Thursday, July 23, 2009

TRIỆU TỬ DƯƠNG 7

Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Ngày 1 tháng 7 năm 1993
Hẹn mời Vu Quang Viễn [1] bàn về lý luận của cải cách Trung Quốc

Vu Quang Viễn là quyền uy lý luận, có uy tín cao trong giới trí thức. Triệu Tử Dương có ý định hẹn ông đến bàn bạc, qua sự liên hệ và tháp tùng của tôi, ông đã có cuộc nói chuyện với Triệu Tử Dương.

Vu Quang Viễn nói: xem xét từ sự phát triển lịch sử xã hội loài người thấy, trong xã hội nguyên thuỷ, người ta chưa có quan niệm về tài sản, tương lai con người trong xã hội loài người cũng nên không có quan niệm tài sản. Nhưng ở giữa, từ mỗi một giai đoạn phát triển lịch sử xã hội của xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa đều là những xã hội mà “công hữu và tư hữu đồng thời tồn tại”, vì vậy “chế độ công hữu” không phải là tiêu chí khu biệt xã hội. Ý tưởng vốn có của Marx cũng không phải là chế độ công hữu (hoặc chế độ quốc hữu) mà là chế độ sở hữu xã hội. Marx vốn không đề xuất hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản mà chỉ đề xuất giai đoạn thứ nhất của chủ nghĩa cộng sản và giai đoạn cao hơn. Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn cao cấp, giai đoạn xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu là của Lenin.

Vu lại nói, về giai đoạn cộng sản, cái gọi là “làm theo năng lực”, “hưởng theo nhu cầu” trong đó lời dịch “hưởng theo nhu cầu” đúng là có đậm đặc mầu sắc lãng mạn của chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa tự do. (Lúc này Vu Quang Viễn nói một cách rất khiêm tốn và tự trách mình). Đó là sai lầm của dịch thuật. Thế nhưng, hiện nay mọi người đã công nhận là công thức, khó có thể sửa lại. Theo ý tứ vốn có của Marx, là nói: xã hội căn cứ vào năng lực của mỗi cá nhân, thu được những cống hiến của họ, [xã hội] căn cứ vào nhu cầu của mỗi người cho họ [một cái báo đáp] để thoả mãn cần thiết cá nhân.

Vu tiếp tục: đó là giai đoạn xã hội chủ nghĩa, cũng là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quyết không thể dùng công thức tiên nghiệm cố định lại, tiến tới hình thành hình thái ý thức cứng nhắc và dùng nó để điều khiển.

Triệu Tử Dương nói xen: cần phải khu phân chế độ xã hội chủ nghĩa hiện hành và con đường xã hội chủ nghĩa; trước đây do công thức tiên nghiệm đã hình thành chế độ cứng nhắc, đặc biệt là chế độ công hữu, khi thực hiện đã làm cho trình độ công hữu hóa vượt quá trình độ sức sản xuất, khiến sức sản xuất bị phá hoại cực lớn, từ đó tạo thành nghèo nàn khiến chúng ta càng ngày càng xa chủ nghĩa xã hội, cũng là xa rời con đường xã hội chủ nghĩa.

Vu Quang Viễn tiếp: khi nghiên cứu vấn đề, chúng ta nên tách nhân tố cơ bản và nhân tố không cơ bản ra. Như nghiên cứu hoá học, nguyên tố cơ bản là thuyết nguyên tử phân tử, còn những thứ khác là vật hỗn hợp; về kinh tế học, nhân tố cơ bản là công hữu và tư hữu, nhân tố chủ yếu của nó là vật hỗn hợp, tức kinh tế chế độ cổ phần. Trong giới tự nhiên không tồn tại nguyên tố đơn thuần thuần tuý, cũng như vậy, trong bất kỳ xã hội nào, tức các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người trước đây cũng không tồn tại “tư hữu” hoặc “công hữu” đơn thuần.

Vu lại phân tích: không nghi ngờ gì, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhân tố xã hội chủ nghĩa sẽ càng ngày càng nhiều, tỷ lệ và thành phần tư nhân sẽ càng ngày càng ít, cộng thêm việc thu thuế di sản, đặc biệt là thành phần các loại đoàn thể xã hội, các hội quỹ, cổ phần càng ngày càng tăng, kinh tế tư sản cũng chủ yếu phải dựa vào nhà doanh nghiệp. Khi điều đó xẩy ra, quan hệ tài sản sẽ biến thành mơ hồ.

Khi bàn đến quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Quang Viễn nói: luận điểm cách mạng bạo lực mà Marx nêu ra vẫn là thủ đoạn bất đắc dĩ, và cũng không phải là hình thức duy nhất phổ biến được áp dụng; quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên có nhiều loại hình thức.

Triệu Tử Dương xen vào: cách mạng vô sản theo ý tưởng vốn có của Marx phải bùng nổ tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển chứ không bùng nổ tại các nước tư bản chưa phát triển; thế nhưng sự phát triển khách quan lại là giai cấp vô sản đã giành được chính quyền đầu tiên tại quốc gia lạc hậu. (Lúc này Triệu lại nói với giọng điệu trịnh trọng) những nước giành được thắng lợi cách mạng này lẽ ra nên tuân theo qui luật tự nhiên của sự phát triển kinh tế nước mình, căn cứ vào tình hình đất nước mình để phát triển sức sản xuất; thế nhưng lại muốn vượt giai đoạn, thực hiện công hữu hoá. Kết quả là dục tốc bất đạt mà bị sụp đổ, tan rã. Xem xét từ mười năm cải cách của Trung Quốc thấy, tăng trưởng của kinh tế cũng đều là từ kinh tế tư hữu phát triển lên, còn kinh tế quốc hữu đã được chứng minh là thiếu hiệu quả, không nâng cao nổi sức sản xuất.

Vu Quang Viễn tiếp tục: sự tan rã của Liên Xô nên nói là sự tất nhiên. Cái thể chế của nó, bất kể là về thể chế kinh tế hoặc thể chế chính trị đều là cứng nhắc, không phù hợp với trào lưu thời đại, và cũng không chịu nổi những xung kích của trào lưu khoa học kỹ thuật mới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta phân tích tình hình quốc tế cho rằng: kẻ địch ngày một thối nát, chúng ta ngày một tốt hơn. Chủ nghĩa tư bản lúc đó có bị trắc trở, rất có cái thế chủ nghĩa xã hội lôi cuốn cả thiên hạ. Nhưng chủ nghĩa tư bản đã thu được bài học từ trong thất lợi, tiến hành tự điều chỉnh, khôi phục được sức sống, thể hiện được sức sống dồi dào. Các nước xã hội chủ nghĩa chúng ta lại thiếu cơ chế điều chỉnh, hơn nữa tính tùy tiện của ý chí chủ quan lại phát huy tác dụng, kết quả là đi vào khó khăn, đi tới sụp đổ.

Nói đến đó, Vu tràn đầy niềm tin nói: mặc dù chủ nghĩa xã hội bị bất lợi nhưng nhìn chung xã hội vẫn phát triển theo phương hướng tiến bộ, hợp lý. Với tư cách là một học giả, tư duy lôgíc của Marx là nghiêm khắc chặt chẽ, thuyết duy vật lịch sử của ông là khoa học. Vấn đề nghiêm trọng vẫn là sự giáo dục cán bộ, làm thế nào để bọn họ giải thoát khỏi hình thái ý thức cũ.

Vu Quang Viễn nói, rất dí dỏm lý thú: mình vẫn là một anh Mác-xít chết không hối cải, và đề xuất công thức chủ nghĩa xã hội nên là: Chế độ sở hữu xã hội + Kinh tế thị trường + Phân phối theo lao động, đi theo hướng cùng giầu có.

Triệu Tử Dương nói, cải cách của Trung Quốc trước đây không đề xuất rõ ràng lý luận cải cách, những nhà cải cách dường như không phải là có lẽ phải không sợ gì; còn người chống cải cách lại lợi dụng luận điểm cũ để giầy vò, đến nỗi cải cách phải lặp đi lặp lại. Vấn đề hiện nay nên là, phải đột phá lý luận chế độ sở hữu. (Nói đến đó Triệu thể hiện rất phấn khởi). Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc là một nước lớn, cải cách lại tiến hành nhiều năm như vậy rồi, hoàn toàn có thể, hơn nữa càng có tư cách đề xuất hệ thống lý luận liên quan đến cải cách xã hội chủ nghĩa. Những nước xã hội chủ nghĩa khác không được. “Lý luận cải cách kinh tế Trung Quốc là dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc phát triển chủ nghĩa tư bản đi tới cùng giầu có”, đó đúng là một đầu đề rất lớn. Triệu Tử Dương đã đề xuất rõ ràng với Vu Quang Viễn.

Cuộc nói chuyện kết thúc ở đó. Với tinh thần rất tôn trọng, Triệu tiễn Vu lão ra ngoài cửa lên ôtô.


Ngày 9 tháng 9 năm 1993

I. Không đại phẫu thuật lớn doanh nghiệp quốc doanh, không được.

Tôi ra ngoài tham quan một số địa phương, sau khi trở về đã phản ảnh với Triệu Tử Dương mấy điểm về tình hình.

Tôi nói: từ tình hình bên dưới thấy, về mặt nông nghiệp thi hành chế độ khoán, đúng là thành công; sau này lại phát triển chế độ kinh doanh hai tầng, phát triển kinh doanh nhiều loại, gần đây lại đề xuất, nhất thể hoá công (nghiệp) nông (nghiệp) mậu (dịch). Xem ra con đường này là rất chính xác. Về thương nghiệp khoán cửa hàng, áp dụng biện pháp cho thuê. Như vậy, chia làm đơn vị nhỏ, phân tán kinh doanh tự chủ, vừa phát huy được tính tích cực lại vừa có thể sắp xếp nhiều nhân viên thành thị và tỉnh ngoài, lại vừa tăng thêm thu thuế, hiệu quả cũng rất tốt. Đối với hợp tác xã cung tiêu, có địa phương áp dụng biện pháp cổ phần hợp tác, không lỗ vốn nữa, xem ra đây cũng là một con đường.

Triệu Tử Dương hỏi: gần đây ngành thương mại đề xuất cửa hàng lên kết, hiệu quả kinh doanh thế nào?

Tôi không biết việc này, không trả lời được.

Tôi tiếp tục: về việc phát triển xí nghiệp hương trấn, trước đây nói chung đều do chính quyền hương trấn chủ đạo, được ưu tiên về nhân, tài, vật lực ra sức ủng hộ, nên phát triển; các vùng ven biển dựa vào điều kiện địa lý ưu việt, dùng cách bán cho thuê dất đai làm nhà đất phát triển. Cũng như vậy, xí nghiệp tập thể ở thành phố, để giải quyết sức ép công ăn việc làm của con em cán bộ nhân viên trong đơn vị mình đã dùng điều kiện ưu việt của cơ quan (xí nghiệp) mình ra sức giúp đỡ, phát triển, đúng là đều có tác dụng phát triển kinh tế to lớn, và cũng có cống hiến rất lớn. Thế nhưng bất kể là xí nghiệp hương trấn hay là xí nghiệp tập thể thành phố đến nay đều xuất hiện xu thế hiệu quả giảm sút. Nguyên nhân của nó là, gốc rễ là ở nồi cơm nhỏ, không cải tạo không được; áp dụng chế độ khoán, thực tế cũng chỉ là tự chịu lỗ lãi, cũng không được. Xem ra chỉ có đi con đường chế độ cổ phần hợp tác, làm rõ quyền sở hữu tài sản mới xong, hiện nay các nơi đều tiến hành theo cách đó, phát triển rất nhanh; có xí nghiệp quốc doanh nhỏ, áp dụng biện pháp cho thuê, đó là dân doanh quốc hữu, cũng là một con đường.

Cuối cùng, tôi nói: khó khăn nhất vẫn là doanh nghiệp quốc doanh, vẫn còn chưa ra khỏi con đường này.

Triệu nói: xí nghiệp nhỏ và vừa quốc hữu nên đi con đường dân doanh quốc hữu, áp dụng biện pháp, chế độ cổ phần và cho thuê, sáp nhập, phá sản v.v.., đối với các doanh nghiệp quốc hữu lớn có thể dùng biện pháp ghép chung vốn trong ngoài nước (thở dài trước điều này), tóm lại không đại phẫu thuật doanh nghiệp quốc doanh không được.

Cách nhìn của tôi là: rốt cuộc đại phẫu thuật như thế nào áo dụng thủ thuật nào vẫn là một đầu đề lớn, điểm khó là vấn đề sắp xếp nhân viên.


II. Bình luận của nước ngoài

Tôi trình bầy với Triệu Tử Dương những bình luận của nước ngoài. Tôi nói:

Gần đây tôi đọc một bài bình luận của nước ngoài liên quan đến Trung Quốc, cho rằng mặt trận xã hội chủ nghĩa không thể khôi phục được. Sau khi Liên Xô tan rã, sự phát triển của nước Nga từ nay trở đi chỉ có thể là quốc gia dân tộc chủ nghĩa, hoặc là động loạn dấy lên, hình thành chuyên chế kiểu phát xít, nhưng không thể nào khôi phục lại nhà nước xã hội chủ nghĩa vốn có. Trung Quốc cũng không là xã hội chủ nghĩa nữa, đang thay đổi, cũng tư bản chủ nghĩa hóa. Bọn họ phân tích cho rằng, trước đây, bất kể là Trung Quốc và Liên Xô đều là giương chiêu bài ngọn cờ xã hội chủ nghĩa và vì nhân dân phục vụ, trên thực tế đều là thực hiện thống trị chuyên chế độc tài, đều là phục hồi chế độ chuyên chế phong kiến.

Bọn họ bình luận, trước đây đảng cộng sản nắm chắc ngọn cờ chống phong kiến, lấy ruộng đất cho nông dân; nắm chắc ngọn cờ cứu vong dân tộc tiến hành đấu tranh chống Nhật; lại nắm chắc ngọn cờ chống độc tài Tưởng Giới Thạch, thực hiện dân chủ nhân dân. Đảng cộng sản Trung Quốc đã giành được lòng dân như vậy đó, tranh thủ đông đảo quần chúng các tầng lớp về phía mình, từ đó giành được cách mạng thắng lợi, thành lập Trung Quốc mới. Nhưng sau khi thành lập Trung Quốc mới, đảng cộng sản Trung Quốc luôn luôn đi xuống dốc.

Bọn họ còn phân tích, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đảng cộng sản Trung Quốc lúc đó nên giương cao ngọn cờ hoà bình phát triển, bởi vì trào lưu lúc đó là hoà bình phát triển, là tiến hành xây dựng kinh tế. Nhiều nước như Nhật bản, Đức v.v.. đều đã tranh thủ cơ hội này để phát triển lên. Chiến lược của Mỹ lúc đó vốn dự tính vứt bỏ Đài Loan, tiến hành kế hoạch viện trợ cho Trung Quốc, giống như dùng kế hoạch Marshall thực hiện viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu, để phục hưng Trung Quốc. Thế nhưng đảng cộng sản thực hiện phương châm “nhất biên đảo”, ngả về Liên Xô, và tham gia chiến tranh Triều Tiên, khiến kế hoạch đó của Mỹ phải tuyên bố thất bại. Trung Quốc cũng mất đi một cơ hội phát triển.

Bọn họ cho rằng, tiếp đó Đảng Cộng sản Trung Quốc lại phát động phong trào “nhẩy vọt lớn”, “công xã nhân dân” và “đại cách mạng văn hoá”, không ngừng có phong trào chính trị, tự mình tiêu hao mình, đảng cộng sản đã đẩy nền kinh tế quốc dân đến bên bờ của sự sụp đổ.

Kết luận của bọn họ là: người lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc trước đây đã chơi trò ma thuật tại Trung Quốc.

Cuối cùng tôi bàn thêm một chút về cách nhìn của người ta đối với cuộc chiến tranh Trung-Việt [1979]. Cho rằng Đặng Tiểu Bình phát động cuộc tác chiến với Việt Nam là một sai lầm, cũng là một bi kịch của ông ta, cái gọi là “dạy cho Việt Nam” vẫn là thể hiện của chủ nghĩa sô vanh nước lớn.

Trước những bàn luận nói trên của tôi, Triệu Tử Dương đều không biểu thị thái độ, chỉ lặng yên nghe.


[1]Vu Quang Viễn (1915 -) người ThượngHải, từng giữ chức Phó Viện truởng Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhà kinh tế học.
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219
==


Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Ngày 7 tháng 10 năm 1993

I. Triệu Tử Dương một mình vượt lên

Tôi đến nói chuyện gẫu với Đỗ Nhuận Sinh, có nói tới một cuốn sách do nhà kinh tế học Hồng Kông, Trương Ngũ Thường [1] viết, trong đó có câu “Triệu Tử Dương một mình vượt lên.” Tôi bắt đầu từ chỗ đó trình bầy lại với Triệu Tử Dương.

Tôi nói: Trương Ngũ Thường đề xuất cái gọi là “Triệu Tử Dương một mình vượt lên” là chỉ Triệu Tử Dương đã kết hợp cái tốt nhất của chủ nghĩa xã hội với cái tốt nhất của chủ nghĩa tư bản lại với nhau, chỗ hội hợp đó, chính là Triệu Tử Dương một mình vượt lên. Những điểm quan trọng của nó là:

Một là, thực hiện khoán, tách rời quyền sở hữu ruộng đất và quyền sử dụng, quyền thu lợi, có nghĩa là nói, ruộng đất vẫn là công hữu, nhưng quyền sử dụng, quyền thu lợi thuộc về tư hữu của nông dân sau này phát triển thành có quyền chuyển nhượng.

Hai là, thực hiện tách rời quyền sở hữu và quyền kinh doanh tại doanh nghiệp quốc doanh, mặc dù tài sản vẫn là quốc hữu nhưng doanh nghiệp có thể kinh doanh tự chủ. Có nghĩa là, có thể sử dụng biện pháp kinh doanh tư nhân, tức cái gọi là “dân doanh quốc hữu”

Ba là, cho phép xí nghiệp tư nhân và xí nghiệp ba loại vốn phát triển, loại bỏ sự lũng đoạn của xí nghiệp quốc doanh, thực hiện tự do bình đẳng, cạnh tranh công bằng, phát huy sức sống của kinh tế thị trường.

Bốn là, đề xuất chiến lược phát triển ven biển, ra sức triển khai mậu dịch đối ngoại, cái gọi là hai đầu ở ngoài, mở cửa giá cả và quản chế xuất nhập khẩu, tiến quân ra thị trường thế giới.

Năm là, cải cách chế độ ngân hàng, ngân hàng tiến hành khống chế vĩ mô, dùng lượng tiền tệ để khống chế lạm phát.

Trương Ngũ Thường viết: như vậy vừa có tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, và bảo lưu được hình tượng xã hội chủ nghĩa, lại vừa có kinh tế tư nhân, động lực của kinh doanh tư nhân, và phát huy được sức sống của cạnh tranh tự do kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc dân Trung Quốc vào quỹ đạo phát triển tốc độ nhanh.

Trương Ngũ Thường luận chứng rằng, bỏ hết chế độ khoán thì là chế độ tư hữu. Ở đây, quyền sở hữu trên kinh tế không quan trọng, có thể qui vào sở hữu quốc gia, cái quan trọng là quyền sử dụng, quyền thu lợi, quyền chuyển nhượng. Cái gọi là quyền tư hữu tài sản phải bao gồm ba điều kiện: một là quyền sử dụng tư hữu, hai là quyền thu lợi tư hữu, ba là quyền chuyển nhượng tự do. Ba điều kiện này đã được thể hiện trong chế độ khoán của Trung Quốc, vì vậy bỏ hết chế độ khoán hoàn chỉnh thì là chế độ tư hữu, điều này đã được xác định trong ba điều kiện giới hạn trên. Vì thế, tài sản của Trung Quốc thực hiện quốc hữu hoặc sở hữu xã hội cũng đều có thể thực hiện chế độ quyền tài sản tư hữu như vậy.

Trương Ngũ Thường lại viết, căn cứ vào định lý Gauss, kinh tế thị trường được phát triển trên cơ sở quyền tài sản tư hữu, bởi vì nó có thể sản sinh động lực, có hiệu quả kinh tế cao, là nhân tố chủ yếu phát triển kinh tế, có vai trò làm cho chế độ công hữu từ chỗ chết rồi lại sống lại.

Vì thế Trương Ngũ Quyền kết luận: Trung Quốc xã hội chủ nghĩa có thể, hơn nữa nên thực hiện kinh tế thị trường.

Trương Ngũ Thường còn cho rằng, từ nay trở đi, để tránh hiện tượng chế độ nhận khoán, nhận mà không khoán, chỉ thu lợi chứ không chịu thiệt, có thể áp dụng biện pháp giảm giá thích đáng tài sản quốc hữu, chính quyền đánh giá giá trị tài sản ròng đối với tài sản xí nghiệp. Chỉ yêu cầu xí nghiệp theo thời hạn nộp cho chính quyền giá trị ròng tài sản được tính theo lãi suất thấp, chính quyền chỉ thu hồi mức lãi phải thu hồi, những cái khác chính quyền không quản, để xí nghiệp kinh doanh tự chủ. Cũng như vậy, đối với nông thôn có thể coi ruộng đất là tài sản riêng của nông dân, phát cho nông dân, thực hiện chế độ thuế suất 10%, bãi bỏ mọi thứ phải nộp lên trên khác, mở cửa giá cả, thực hiện thị trường hoá nông sản phẩm, do nông dân kinh doanh độc lập tự chủ, đồng thời bảo đảm quyền thu lợi của nông dân không bị xâm phạm.

Triệu Tử Dương chỉ yên lặng lắng nghe những điều nói trên, không có biểu thị gì.


II. Không được để mất thời cơ

Triệu Tử Dương nói, mấy hôm trước đến bệnh viện, gặp Lã Đông [2] , nhờ ông này gửi một thư miệng tới Chu Dung Cơ: bất kể dùng chế độ phân thuế hình thức gì đều không được ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ven biển, trước mắt nơi này là cơ hội lớn nhất của Trung Quốc.

Triệu lại nói, thực hiện chế độ phân thuế sẽ xẩy ra chuyện trung ương tập trung tiền của lại, điều này khiến các tỉnh đều chìa tay về trung ương. Nếu anh chia cho mỗi nơi mỗi nơi một ít như chia vừng, kết quả là không làm được việc gì lớn cả. Rất rõ ràng, nếu có nhập vốn nước ngoài thì cũng cần có vốn đồng bộ để làm xây dựng cơ bản, kết quả của làm bình quân là kinh tế không lên được.

Tôi nói xen vào: lần thực hiện phân thuế này, giữa trung ương và địa phương xẩy ra mâu thuẫn. An Chí Văn nói với tôi, trong mười năm, Quảng Đông sẽ thu ít hơn 20 tỷ NDT. Sau này áp dụng biện pháp thoả hiệp, tức là theo mức chi năm 1993, trả lại cho địa phương một phần.

Lúc này Triệu dùng giọng điệu tương đối khẳng định nói: tốt nhất là để cho các tỉnh tự trị, tức là các tỉnh căn cứ vào nhân lực, vật lực, tài lực của mình tự phát triển. Như thế sẽ không so sánh nữa, đều sẽ để mắt hướng nội, khai thác tiềm lực nội bộ của mình, hoặc cho phép kinh tế phát triển rất nhanh. Triệu đưa ra ví dụ nói, các nước Tây Âu sở dĩ có thể phát triển lên là dựa vào các nước đều phân tán, đều là độc lập tự phát triển; nếu như hình thành quốc gia thống nhất thì trước đây chưa chắc đã phát triển nhanh như vậy. Về điểm này, khi còn sống, Chủ tịch Mao đã từng nói tới. Cũng giống như vậy, sở dĩ nước Mỹ phát triển rất nhanh cũng là nhờ liên bang tự trị, các bang đều thực hiện tự trị, căn cứ vào năng lực của mình và phát huy tiềm lực của mình để phát triển. Sự vùng lên của bốn con rồng phương Đông cũng như vậy. Nếu Đài Loan, Hồng Kông ở dưới sự quản chế của thể chế Đại Trung Quốc Thống nhất thì có khả năng cũng chưa thể bay lên như vậy.

Sau khi nghe những lời bàn luận đó, điều khiến tôi suy ngẫm là, mặc dù thân đang trong “nhà giam”, nhưng Triệu Tử Dương vẫn quan tâm đến sự phát triển kinh tế vùng ven biển, điều nay không chỉ vì chiến lược vùng ven biển do ông đề xuất mà còn xuất phát từ trách nhiệm lịch sử. Bởi vì Trung Quốc dân số đông, vốn liếng mỏng, tài nguyên ít, muốn đưa kinh tế đất nước phát triển lên, phải nhập khẩu vốn nước ngoài với số lượng lớn, nhập khẩu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, phải ra sức phát triển mậu dịch đối ngoại, bao gồm cái gọi là “hai đầu ở ngoài” nhập nguyên liệu về gia công. Bất kể là Nhật Bản và Đức sau chiến tranh hay là bốn con rồng châu Á sau này đều là đã tranh thủ được điều kiện như vậy mới phát triển lên được. Đồng thời cũng phải nắm chắc thời cơ có lợi của trào lưu khoa học kỹ thuật mới trước mắt, có thể nói là không để mất thời cơ. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, do chính quyền nhà Thanh làm lỡ việc nước, để mất cơ hội, làm cho đất nước ngu muội, lạc hậu như cũ, rơi vào cảnh nguy hiểm bị các cường quốc xâu xé chia nhau. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật mới, do vào cuối đời Mao Trạch Đông sai lầm phát động nhẩy vọt lớn và đại cách mạng văn hoá, lại để mất cơ hội, khiến nền kinh tế quốc gia đã đến ven bờ của sự sụp đổ, nhân dân chịu khổ chịu nạn. Vào thời đại cách mạng thông tin hiện nay, Triệu Tử Dương cho rằng bất kể như thế nào cũng không thể để mất cơ hội lần này nữa, đó là lần có thể gọi là “không thể để mất thời cơ”.


Ngày 18 tháng 10 năm 1993

I. Chủ trương đổi chế độ quốc hữu làm chế độ sở hữu doanh nghiệp

Trước tiên Triệu Tử Dương nói: thử suy nghĩ xem liệu có thể đổi chế độ quốc hữu làm chế độ sở hữu doanh nghiệp hay không, bởi vì chế độ sở hữu doanh nghiệp cũng là hình thức thực hiện chế độ công hữu. Như thế sẽ do người thuê mướn doanh nghiệp kinh doanh tự chủ; đồng thời cũng có khả năng dùng biện pháp trả nợ tài sản quốc hữu theo từng thời kỳ, biện pháp vay tiền chia cho mỗi công nhân viên chức một phần.

Triệu nói: chỉ có xác định rõ ràng quyền sở hữu tài sản mới có thể phát triển kinh tế thị trường; không có quan hệ quyền sở hữu tài sản rõ ràng, kinh tế thị trường không phát triển được. Tự chịu lỗ lãi và kinh doanh tự chủ của doanh nghiệp là sự tương hỗ, nếu không thể kinh doanh tự chủ, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện nổi tự chịu lỗ lãi. Thế nhưng (Triệu nhấn mạnh) kinh doanh tự chủ và quan hệ quyền sở hữu tài sản lại có liên hệ. Không có quan hệ quyền sở hữu tài sản rõ ràng sẽ khó thực hiện kinh doanh tự do. Còn về việc đánh giá tài sản quốc hữu, cũng nên xem xét từ phương diện chiến lược, doanh nghiệp và công nhân viên chức được nhiều một chút quan hệ cũng không lớn.

Triệu nhất quán chủ trương, cải tạo doanh nghiệp quốc hữu phải thực hiện biện pháp dân doanh quốc hữu, áp dụng biện pháp cho thuê, tức là cho phép theo biện pháp kinh doanh tư nhân để tiến hành quản lý kinh doanh một cách tự chủ. Ông không tán thành đều là chế độ cổ phần tài sản quốc hữu lắm, cho rằng làm như vậy không khác doanh nghiệp quốc doanh. Ông đã từng nói, nếu thực hiện chế độ cổ phần chí ít kinh tế tư nhân phải chiếm 1/3. Suy nghĩ của ông là, chỉ trên cơ sở phát huy đầy đủ kinh tế tư nhân, hình thành cơ chế thị trường mới có thể thúc đẩy doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường, và cũng mới có thể tiến hành cải tạo doanh nghiệp quốc doanh; dù phải thúc đẩy doanh nghiệp quốc hữu ra thị trường nhưng cũng phải cho doanh nghiệp có quyền kinh doanh tự chủ, điều này đòi hỏi thực hiện chế độ sở hữu doanh nghiệp.

Tôi cho rằng Triệu Tử Dương đề xuất vấn đề như vậy là xuất phát từ phát triển kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp quốc hữu hiện có, trên thực tế là do bộ môn chính quyền các cấp sở hữu và chủ quản. Nếu không thể tách chính quyền và doanh nghiệp ra, doanh nghiệp không thể thực hiện kinh doanh tự chủ, tất nhiên cũng không thể tự chịu lỗ lãi, từ đó khó thể hình thành vai trò chủ thể của doanh nghiệp trên thị trường, khó phát triển kinh tế thị trường.

Xem ra Triệu đề xuất quan điểm chế độ sở hữu doanh nghiệp này là có hội hợp với “Bàn về bản vị doanh nghiệp” của Tưởng Nhất Vỹ nhà kinh tế học đã mất.

Trước đó Triệu đã từng nói với tôi: tại nước ngoài doanh nghiệp quốc hữu cũng làm rất tốt, đó là vì chỉ trên sự thúc đẩy của cơ chế kinh tế thị trường mà kinh tế tư hữu chiếm ưu thế mới có thể làm được.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas


[1]Trương Ngũ Thường (1935-) Nhà kinh tế học Hồng Kông tôn sùng kinh tế thị trường tự do thả nổi và lý luận quyền tài sản. Từng là Chủ nhiệm khoa kinh tế học đại học Hồng Kông. Năm 2003 vì nghi ngờ trốn thuế bị chính phủ Mỹ ra lệnh truy nã.
[2]Lã Đông (1915-2002), người Liêu Ninh, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ luyện kim, Bộ trưởng Bộ Cơ khí số ba, cố vấn Tổ lãnh đạo tài chính kinh tế trung ương.
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219

TRIỆU TỬ DƯƠNG 6

Ngày 6 tháng 5 năm 1993

I. Về vấn đề thế nào là chủ nghĩa xã hội

Triệu nói: về vấn đề thế nào là chủ nghĩa xã hội không nên xuất phát từ nguyên tắc, khái niệm, không thể định nghĩa theo mô hình mục tiêu cấu thành từ suy lý tư duy lôgíc, mà nên xuất phát từ sự phát triển thực tế của lịch sử kinh tế; cũng có nghĩa là nói, không thể cấu tạo mô hình một cách “lý tính” từ trong đầu óc con người. Đúng như Đặng Tiểu Bình đã từng nói, rốt cuộc thì chủ nghĩa xã hội là như thế nào đúng là chẳng ai nói rõ được. Trước đây [xác] định chủ nghĩa xã hội là kinh tế kế hoạch, trải qua thực tiễn chứng minh là con đường thể chế kinh tế kế hoạch đi không thông; trước đây coi phân phối theo lao động là một thước đo, nhưng kết quả là chưa bao giờ thực hiện được; trước đây cũng đã luôn luôn coi “chế độ công hữu” là tiêu chí của chủ nghĩa xã hội, kết quả là các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chế độ công hữu đều là đầu vào cao hiệu quả thấp, phát triển sức sản xuất hoặc còn xa mới đạt được lý tưởng, hoặc mang lại rất nhiều vấn đề. Thực tế chứng minh kết quả thực hiện “chế độ công hữu” là thất bại. Vì vậy nói, không thể định trước một khuôn mẫu nào, một mô hình mục tiêu nào cho chủ nghĩa xã hội, mà nên xuất phát từ chỗ làm thế nào để phát triển sức sản xuất. Bởi vì bản chất của chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất. Chỉ có phát triển một cách thuận lợi sức sản xuất xã hội lên, hiển thị được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, mới có thể thể hiện được sức sống dồi dào. Tiêu chí của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là sức sản xuất xã hội phát triển cao.

Vì thế, Triệu nói tiếp một cách rõ ràng: nếu như thay đổi chế độ sở hữu thực hiện tư hữu hoá, giống như thực hiện kinh tế thị trường đều có lợi cho phát triển sức sản xuất xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội; nên nói là, cũng có thể thực hiện tư hữu hoá để phát triển chủ nghĩa tư bản. Điều này cũng chẳng có gì đáng sợ cả. Tiện đây nói rõ ra, đó chính là học bù về chủ nghĩa tư bản, cũng chẳng có cái gì đáng trách cả.

Triệu còn nói: hiện nay thực hiện kinh tế thị trường có thể nói là, đã được mọi người công nhận và đưa vào hiến pháp. Nhưng mới chỉ đột phá được một nửa. Bởi vì trong đó còn có vấn đề họ “tư”, họ “xã”. Có người vẫn còn nói, các anh thực hiện kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa họ “tư” không phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa họ “xã”. Do vậy vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phái “tả” phản công, thụt lùi.

Lúc này Triệu lại luyến tiếc nói tiếp: cộng thêm tầng lớp lãnh đạo hiện nay luôn nhấn mạnh chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiền đề chủ thể… Thế nhưng dưới điều kiện đó, muốn phát triển sức sản xuât cũng không được. Ông nói như qui nạp, xét cho cùng cái khu cấm này của chế độ sở hữu vẫn chưa thể đột phá, (Ông nhấn mạnh) nên nói là bất kể là chế độ sở hữu gì chỉ cần có lợi cho phát triển sức sản xuất đều có thể áp dụng, không lảng tránh điểm này, phải đột phá khu cấm này.

Ở đây, tôi thể hội được phương thức tư duy của Triệu là coi trọng thực tiễn, không câu nệ vào suy ngẫm lý tính. Vì thế tôi dẫn chứng một đoạn viết của [Eduard] Bernstein [1] : “đối với một học thuyết đã lấy phát triển tư tưởng làm cơ sở thì không thể có mục đích cuối cùng nào”. “Xã hội loài người ở trong quá trình phát triển không ngừng, căn cứ vào học thuyết này có thể có đường lối phương châm và mục tiêu lớn, nhưng không thể có mục đích cuối cùng. Cũng không nên từ trong đầu óc hư cấu một cách tiên nghiệm ra, mà phải xuất phát từ bản thân cuộc đấu tranh thực tế của phong trào mà hình thành.” Đó là đạo lý.

Tôi nói: trước đây đúng là chúng ta đã thiết kế một “mục đích cuối cùng”, các nước tư bản chủ nghĩa nói họ là mô hình mục tiêu tốt nhất, chủ nghĩa xã hội cho rằng mình là mô hình tốt nhất, chủ nghĩa phát xít lại nói chủ nghĩa xã hội của đất nước họ là mô hình mục tiêu tốt nhất, do đó mà hai bên đã không từ thủ đoạn tiến hành cuộc đấu tranh “mày sống tao chết” gây ra mấy cuộc tai họa lớn cho xã hội loài người trong thế kỷ XX. Thực ra, người ta không thể thiết kế mô hình nào đó cho xã hội. Tôi vô cùng tán thành luận điểm mà Hayek [2] đề xuất trong cuốn “Con đường đi tới nô dịch”, tức là lịch sử xã hội là do con người sáng tạo, nhưng con người không thể thiết kế. Hiện nay người ta dần dần nhận thức được xã hội cộng sản mà Marx ý tưởng vẫn chỉ là một loại hy vọng, chỉ có thể là cái theo đuổi của lý tưởng, lòng tin, không thể là mô hình mục tiêu.


II. Nguồn gốc của chuyên chính vô sản

Triệu lại tiếp tục: còn về vấn đề thiết lập chủ nghĩa xã hội, xem ra nhiệm vụ chủ yếu của các nước lạc hậu, các nước đang phát triển, sau khi giành được cách mạng thắng lợi là vấn đề làm thế nào để phát triển sức sản xuất, cũng có nghĩa là nói, biện pháp nào có lợi cho phát triển sức sản xuất thì áp dụng biện pháp đó, không nên xuất phát từ việc xây dựng một chế độ có mô hình mục tiêu nào đó, nhưng cần phải thuyết minh rõ rằng là phát triển hướng về con đường xã hội chủ nghĩa, phải sáng tạo điều kiện và chuẩn bị điều kiện đầy đủ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy có thể tránh được những đau khổ và tai họa do lộ trình tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa đi qua mang lại cho mọi người; điều này đã sửa lại lần bàn luận trước của tôi về cách nêu các nước lạc hậu sau khi cách mạng giành được thắng lợi không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là không nên xây dựng chủ nghĩa xã hội quá sớm. Hai cách nói này trên thực tế là nhất trí, nhưng cách nói sau tinh xác hơn một chút.

Triệu lại nói: trước đây chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là vượt giai đoạn. Cái gọi là “cải cách” là phải điều chỉnh lại những cách làm vượt giai đoạn, điều chỉnh này cũng căn cứ vào nguyên lý mà Marx đã thuật rõ trong “Lời dẫn” [Lời nói đầu] Phê phán kinh tế chính trị học. (Triệu đọc cho tôi nghe một đoạn của Marx): “bất kể loại hình thái xã hội nào trước khi nó phát huy được toàn bộ sức sản xuất mà nó dung nạp thì quyết không thể diệt vong; còn quan hệ sản xuất mới cao hơn, trước khi nó thành thục trong bào thai của xã hội cũ mà nó tồn tại thì quyết không thể xuất hiện được. Vì vậy nhân loại trước sau chỉ đề xuất những nhiệm vụ mà tự mình có thể giải quyết được, bởi vì chỉ cần khảo sát tỷ mỷ là có thể phát hiện, bản thân nhiệm vụ, chỉ có thể sản sinh ra khi điều kiện vật chất giải quyết nó đã tồn tại hoặc chí ít là đang trong quá trình hình thành.” (Lúc này, Triệu cảm thán nói): những việc chúng ta đã làm trong thực tiễn xã hội chủ nghĩa trước đây hoàn toàn vi phạm nguyên lý này của Marx. Do thiếu điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã vượt giai đoạn, chỉ làm việc theo ý chí chủ quan, điều này tất nhiên phải dựa vào mệnh lệnh hành chính để thực hiện, thực hiện cưỡng bức, thậm chí dùng biện pháp trấn áp. Để thuận lợi đạt được mục đích tất nhiên phải tạo ra sùng bái cá nhân, dựa vào “quyền uy” để điều khiển tình hình; để thống nhất ý chí, phải tạo ra dư luận giống nhau, không thể cho phép tân văn và ngôn luận tự do; để ổn định phải tiến hành thống trị, tất nhiên không cho phép những người bất đồng chính kiến tồn tại, thực hiện ngoài đảng không có đảng, trong đảng không có phái, càng không thể cho phép đa nguyên hoá chính trị, thực hiện chế độ đa đảng, những việc này tất nhiên đi vào con đường độc tài chuyên chính hơn nữa là con đường chuyên chính tư tưởng, muốn người người đều biến thành “công cụ thuần phục”.

Tôi nói: trước đây tôi luôn luôn mê hoặc không hiểu, mâu thuẫn của chuyên chính vô sản vì sao lại chuyển hướng vào nội bộ nhân dân, cũng thực hiện chuyên chính với nhân dân. Bây giờ tôi mới bước đầu minh bạch, đó là do điều kiện không đầy đủ mà lại miễn cưỡng thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra; đối với những người quyết sách thấy, vì sự nghiệp vĩ đại thì thi hành chuyên chính, thực hiện trấn áp với một số người là việc nên làm, bởi vì những người này không tán thành thực hiện chế độ mới, tức là phản đối chủ nghĩa xã hội. Tôi hiểu được ở đây Triệu đã đề xuất một vấn đề rất trọng đại, chuyên chính vô sản đã diễn biến như vậy. Điều này có khả năng cũng là một bài học lớn của lịch sử phát triển lý luận Marx.

*


Ngày 16 tháng 5 năm 1993
Liêu Quí Lập bàn vấn đề chủ nghĩa xã hội với Triệu

Liêu Quí Lập [3] viết một luận văn nhờ tôi chuyển tới Triệu, muốn trực tiếp trình bầy những kiến giải của mình với Triệu, được sự đồng ý của Triệu, tôi tháp tùng đến cuộc nói chuyện này. Theo đề cương đã chuẩn bị tốt, Liêu liên tục trình bày.

Liêu Quí Lập nói: về việc chủ nghĩa xã hội vẫn còn là giai đoạn quá độ, hiện nay là giai đoạn đầu, tương lai sẽ có giai đoạn trung và giai đoạn cao.


I. Về vấn đề chế độ sở hữu

Chủ nghĩa xã hội sinh ra và lớn lên từ xã hội cũ, tức trên cơ sở chủ nghĩa tư bản. Tất nhiên nó phải mang theo những dấu vết của chủ nghĩa tư bản, cũng giống như chủ nghĩa phong kiến đã phát triển trên cơ sở xã hội nô lệ. Trung Quốc mới của chúng ta được xây dựng trên cơ sơ xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Vì thế trước đây chỉ chống tư tưởng tư bản chủ nghĩa không chống tư tưởng phong kiến chủ nghĩa là không đúng.

Hiện nay là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, đã được mọi người công nhận, điều này phải có nhiều thành phần kinh tế, từ đó phải có nhiều loại hình thức sở hữu; mà chế độ sở hữu vẫn là một hình thức tổ chức kinh tế, căn cứ vào trình độ và giai đoạn phát triển của sức sản xuất mà có hình thức tổ chức kinh tế khác nhau, tức hình thức chế độ sở hữu. Bất kể là chế độ xã hội nào, cũng đều không tồn tại hình thức tổ chức kinh tế thuần túy, đơn nhất.

Marx phân tích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất và chiếm hữu tư nhân, có ý đồ dùng chế độ sở hữu xã hội hoặc chế độ sở hữu toàn dân thay thế chế độ tư hữu, còn Lenin, Stalin là dùng chế độ quốc hữu để đột phá và thay thế chế độ tư nhân độc chiếm. Thế nhưng dùng chế độ sở hữu hỗn hợp như thực hiện chế độ cổ phần làm cho quyền sở hữu tài sản xã hội hoá, như thế có nghĩa là nói, đã không còn là tư bản tư nhân giản đơn mà là xã hội tư bản rồi. Nó đã do xã hội quản lý, nó cũng có thể đột phá và thay thế chế độ độc chiếm tư nhân.

Sự thực chứng minh hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh rất kém, là thất bại. Điều này có thể thuyết minh từ Đông Âu, Liên Xô. Trước đây Marx đề xuất phải thực hiện “chế độ công hữu” vẫn chỉ là một trạng thái lý tưởng, là sản phẩm của lôgíc suy lý. Tất nhiên phát triển cuối cùng của của xã hội vẫn là chế độ sở hữu xã hội. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay cũng đã đột phá hình thức chế độ sở hữu của mình, do xuất hiện chế độ cổ phần, hình thái “tư bản tư nhân” biến thành “hình thái tư bản xã hội”, những người nắm giữ chủ yếu cổ phần đã không còn là cá nhân mà là các công ty lớn và các loại tổ chức quỹ và do tầng lớp kinh doanh quản lý, quyền sở hữu tài sản của chủ nghĩa tư bản cũng biến thành mơ hồ.

Vì vậy, sự phân chia trong xã hội không nên lấy chế độ sở hữu làm tiêu chí mà nên lấy sức sản xuất làm tiêu chí; chủ nghĩa xã hội nên là sức sản xuất xã hội phát triển cao. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất (tất nhiên còn có cùng giầu có) cũng không nên phân chia bằng việc lấy chế độ sở hữu làm chủ thể hoặc là ưu thế, càng không nên áp đặt bằng những mô hình khái niệm và định nghĩa tiên nghiệm.

Triệu nói xen vào: sự biến đổi to lớn ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô là sự thất bại của chế độ công hữu.

Liêu Quý Lập tiếp tục nói: ở Trung Quốc, cho dù thành phần tư bản chủ nghĩa nhiều, tỷ trọng kinh tế tư nhân lớn nhưng nếu có thể phát triển sức sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân thì cũng tốt. Không thể lảng tránh điểm này, bởi vì chính quyền ở trong tay chúng ta, sợ cái gì? Còn có thể thông qua phân phối lại để giải quyết vấn đề cùng giầu có. Như vậy vừa giải quyết được vấn đề phát triển sức sản xuất lại vừa có thể đạt được mục đích cùng giầu có, nâng cao đời sống nhân dân.


II. Về vấn đề phân phối

Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội tất nhiên có nhiều loại hình phân phối, hơn nữa, tất nhiên còn tồn tại bất công. Điều này do trình độ phát triển kinh tế khách quan quyết định, cái gọi là phân phối công bằng chỉ là tương đối. Nó không chỉ căn cứ vào chế độ sở hữu, mà còn căn cứ vào sức sản xuất và chịu sự kiềm chế của trình độ phát triển sức sản xuất; đồng thời, vấn đề phân phối vẫn còn phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế. Chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh hiệu quả, thiếu phân phối công bằng dẫn tới tiêu dùng không đủ, sản xuất co lại gây ra khủng hoảng kinh tế, hình thành kinh tế thiếu hụt. Tóm lại đều đi về cực đoan. Trên thực tế, hiệu quả nên là vị trí số một, không có hiệu quả thì bàn không nổi phân phối công bằng; không có phân phối công bằng có hiệu quả thì là cùng nghèo khó.

Trước đây đảng Dân chủ xã hội của đệ nhị quốc tế ở rất nhiều nước ven biển, như Thuỵ Điển, Na Uy đã áp dụng dân doanh quốc hữu, thực hiện kinh doanh tư nhân, đã nâng cao hiệu quả; lại dùng nhà nước can thiệp, thực hiện biện pháp phân phối lại để giải quyết vấn đề công bằng. Phương hướng và biện pháp này là thích hợp.


III. Về vấn đề thị trường

Kế hoạch và thị trường là điều tiết hai hướng, đều là thủ đoạn, điều này đã được mọi người có nhận thức chung. Nhưng điều cần làm rõ là thị trường có tác dụng cơ sở, tác dụng quyết định. Hiện nay tình hình nước ta lại ngược lại, đó là kế hoạch đang có tác dụng chủ đạo, tác dụng quyết định. Như vậy không thiết lập được cơ chế thị trường.

Vấn đề kinh tế thị trường mà nước ta dang bàn thực tế là vấn đề thể chế kinh tế, tức là phải từ thể chế kinh tế kế hoạch chuyển sang thể chế kinh tế thị trường. Hiện nay, kiềm chế kinh tế thị trường phát triển vẫn là hành vi của chính quyền là chính quyền can thiệp quá nhiều vào doanh nghiệp; không thay đổi, không làm suy yếu chức năng của chính quyền thì kinh tế thị trường khó mà phát triển. Những nền kinh tế quốc hữu, tỉnh hữu [sở hữu tỉnh], huyện hữu [sở hữu huyện] trước đây đều là sản phẩm của hành chính, đều là vật phụ thuộc của chính quyền; không thực hiện khu vực hóa kinh tế, không cải thiện quan hệ quyền sở hữu tài sản, không sử dụng chế độ cổ phần, chỉ thay đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp là không được. Mà kinh tế thị trường cũng không phát triển được, đặc biệt là việc chia cắt địa khu, xây dựng trùng lặp - những vấn đề cũ ấy cũng không giải quyết nổi.

Nói chung, điều tiết kế hoạch chỉ có thể giải quyết vấn đề cân bằng, qui hoạch tổng lượng tức những vấn đề mà thị trường không thể giải quyết. Điều chỉnh và khống chế thị trường thực sự vẫn là tác dụng của ngân hàng. Trước mắt, ngân hàng nước ta vẫn là vật phụ thuộc ngành tài chính, kế hoạch, đều đang hướng về ngân hàng “chi quá thu”; ngân hàng Trung ương không thể làm nổi tác dụng “độc lập”của ngân hàng Trung ương, cũng chưa xử lý tốt quan hệ giữa ngân hàng Trung ương với các ngân hàng chuyên ngành mà ngân hàng các địa phương lại là sản phẩm của sự phân chia hành chính cũng là vật phụ thuốc của chính quyền các nơi.

Xem ra, kinh tế thị trường, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc có kinh tế thị trường do đảng cộng sản lãnh đạo; dưới chế độ tư bản chủ nghĩa có kinh tế thị trường do giai cấp tư bản lãnh đạo.


IV. Về vấn đề chuyên chính vô sản

Chuyên chính vô sản vẫn là vấn đề hình thái chính trị, cũng là nói là chính trị giai cấp vô sản tức vấn đề dân chủ giai cấp vô sản, chứ không phải là một vấn đề thể chế và chế độ. Nhưng ở nước ta lại hình thành một thể chế chuyên chính, điều này không phù hợp với những nguyên lý của Marx.

Sau khi cách mạng giành được thắng lợi, sau khi giai cấp bóc lột bị tiêu diệt, mà lại chuyên chính chỉ là sự chuyên cái chính của giai cấp vô sản mình. đả kích nhân dân của mình.

Triệu nói xen: danh từ chuyên chính vô sản đã bị vứt bỏ từ lâu ở Đông Âu, Liên Xô cũ.

Tôi cũng nói xen: ở nước Pháp, đại hội lần thứ 22 của đảng cộng sản Pháp năm 1976 đã vứt bỏ cách nêu “chuyên chính vô sản”; năm 1977 đã vứt bỏ “chủ nghĩa quốc tế vô sản” đồng thời đã đề xuất chủ trương “quản lý tự trị” trong hình thức chính quyền. Sau này đã huỷ bỏ chế độ tập trung dân chủ của đảng.

Liêu Quí Lập tiếp tục: nhưng chúng ta lại một mực kiên tri. Về lý luận chuyên chính vô sản, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Công xã Paris thất bại Marx đã tổng kết ra, coi như là đề xuất ra một bài học kinh nghiệm. Cho rằng không thực hiện chuyên chính đối với giai cấp tư sản là cho kẻ thù cơ hội phản công, dẫn đến cách mạng bị trấn áp mà thất bại. Nhưng sau khi cách mạng thắng lợi giành được chính quyền và xây dựng được ưu thế, nên nhấn mạnh dân chủ và pháp trị để đoàn kết lực lượng các mặt trong xã hội để xây dựng xã hội mới, xây dựng trật tự mới chính trị dân chủ; nếu vẫn nhấn mạnh chuyên chính vô sản, thì sẽ đẩy các giai cấp và thành phần xã hội khác vào mặt đối lập để tiến hành đả kích. Còn về những tội phạm, phần tử phạm pháp trong xã hội thì bất kỳ xã hội nào cũng có, và cũng là hiện tượng phổ biến phát sinh trong bất kỳ xã hội nào. Chỉ có thể xử lý theo pháp luật chứ không thể lẫn lộn với nhân dân, thực hiện trấn áp.

Bài học kinh tế của Trung Quốc, Liên Xô là: thực hiện cái gọi là chế độ tập trung dân chủ, thực hiện cái gọi là dân chủ, trên thực tế đều vì tập trung; nguyên tắc của chế độ tập trung này là cái gọi là toàn đảng phục tùng Trung ương, trên thực tế đã hình thành phục tùng một người, kết quả là cá nhân nói là xong, biến thành chuyên chính cá nhân.

Triệu nói xen: thực tế đã hình thành chuyên chính lãnh tụ.


V. Về hướng đi của chủ nghĩa xã hội trong tương lai

Liêu Quí Lập nói: tóm lại, sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ nay trở đi nên là một thể [chế] nhiều [hình] thức; chủ nghĩa xã hội không thể là một hình thức cố định cũng không thể có một hình thức tiên nghiệm nào đó.

Triệu nói xen: chủ nghĩa xã hội nên là sản phẩm thực tế, là căn cứ vào thực tiễn tổng kết ra; cũng là một loại hình thái xã hội không ngừng thay đổi, là đang từng bước hoàn thiện, phát triển không ngừng.

Liêu tiếp tục: sự phát triển của xã hội loài người là nhiều kiểu nhiều dạng, sự phát triển của chủ nghĩa xã hội cũng nên nhiều kiểu nhiều dạng. Hiện nay nước Đức cho rằng mình đang thực hiện chủ nghĩa dân chủ xã hội; đệ nhị quốc tế cho rằng mình thực hiện chủ nghĩa xã hội dân chủ; các nước tư bản chủ nghĩa cũng rêu rao minh cũng đang tiến lên trên con đường công bằng xã hội, giầu có, đời sống so với nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa còn tốt hơn; ngay Lý Đăng Huy của Đài Loan cũng tuyên bố phải thực hiện mục tiêu “cùng giầu”. Xu thế chung của thế giới là, đều phải trong cạnh tranh hoà bình để nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.

Cải cách của Trung Quốc trước đây trải qua tranh luận nhiều năm, đã đột phá kinh tế kế hoạch, bước tiếp sau của phát triển cải cách là đột phá chế độ công hữu. Khi điều đó xẩy ra thì tiêu chí của chủ nghĩa xã hội là gì? Rốt cuộc thế nào là chủ nghĩa xã hội, đúng là không nói rõ được. Xem ra thực hiện chế độ công hữu cố nhiên là không được, mà lấy chế độ công hữu là chủ thể cũng không được; chế độ công hữu chiếm ưu thế cũng không được; chỉ có thể chiếm 25%. Bởi vì nó không có hiệu quả, không phát triển được sức sản xuất, không thể đi tới giầu có.

Triệu nói xen: phân tích của Marx đối với chủ nghĩa tư bản trước đây có hai điểm đánh giá là chưa đầy đủ: một là về năng lực chủ nghĩa tư bản dung nạp kỹ thuật; một là năng lực tự động điều tiết kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Xem ra sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ nay về sau chỉ có thể là quá độ hoà bình, con đường lại làm cách mạng bạo lực đi không thông. Sự phát triển kinh tế Trung Quốc từ nay trở đi cũng chỉ có thể dựa vào thành phần kinh tế phi quốc hữu, phải ra sức phát triển thành phần kinh tế phi quốc hữu; hướng đi của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc từ nay trở đi vừa không có nhân vật người hùng như Gorbachov xuất hiện, nhưng lại dám đột phá khuôn khổ cũ của thể chế cũ; cũng không thể có thế lực chính trị khác chống đối đảng cộng sản, còn nhân dân lại mong muốn ổn định, sợ động loạn. Vì thế vẫn là phải dựa vào lực lượng tích cực hiện có trong tầng lớp lãnh đạo để thúc đẩy cải cách xã hội tiến lên. Nếu không dễ phát sinh dùng bạo loạn thay bạo loạn, lật đổ một chính thể chuyên chính lại có thể có một chuyên chính mới đến.

Liêu tiếp tục: trong quá trình tiến hành cải cách ở Trung Quốc trước đây đã có tranh luận lâu dài giữa kinh tế kế hoach và kinh tế thị trường, từ nay trở đi sẽ đến lượt tranh luận giữa chế độ công hữu và kinh tế thị trường; liệu hai cái đó có thể thống nhất nội tại hay không? Xem ra chỉ có sử dụng chế độ sở hữu hỗn hợp tiến tới thực hiện chế độ sở hữu xã hội mới có thể thống nhất được. Chế độ quốc hữu không phải là tiêu chí của chủ nghĩa xã hội bởi vì chủ nghĩa tư bản cũng có chế độ quốc hữu; tỷ trọng kinh tế tư hữu lớn cũng không phải là tư bản chủ nghĩa bởi vì ở Trung Quốc có đảng cộng sản lãnh đạo, có thể đi tới cùng giầu có. Loại chế độ sở hữu nào có thể phát triển được sức sản xuất thì nên sử dụng chế độ sở hữu đó chứ không hỏi họ “tư” họ “xã”. Hiện nay cũng không nên nêu lấy chế độ công hữu làm chủ thể, bởi vì thực tế đã chứng minh chế độ công hữu không có hiệu quả, là thất bại, nhưng có thể nêu tác dụng lãnh đạo, tác dụng chủ đạo của chế độ công hữu; cũng không nên coi kinh tế tư hữu là bổ sung có ích, mà nên nêu là bộ phận tổ thành hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Hoặc giả nói, đều là chủ thể của nền kinh tế quốc dân, đều nên được bảo vệ và duy trì, ủng hộ như nhau để phát triển.

Tôi bổ sung: Liêu lão có một lần nói với tôi, kinh tế tư nhân trong nhà nước xã hội chủ nghĩa nên là tính chất xã hội chủ nghĩa, không xác định rõ như vậy, kinh tế tư nhân không thể phát triển được.

Cuối cùng Liêu nói: tiêu chí của xã hội tiên tiến không ở chế độ sở hữu mà ở hiệu quả. Chế độ xã hội không có hiệu quả kinh tế là không có sức sống. Đã xác định bản chất chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất là cùng giầu có, thế thì chế độ công hữu không thể là tiêu chí cho nó, bởi vì nồi cơm chung không có hiệu quả. Rốt cuộc chủ nghĩa xã hội là như thế nào, chỉ có thể là sản phẩm của xã hội.

Triệu Tử Dương cuối cùng cũng nói: trước đây mình học tập, hiểu biết lý luận Marx còn rất chưa đủ.

Khi từ biệt, Liêu Quí Lập nói: sau này có cách nhìn gì khác sẽ báo cáo với đồng chí.

Trương Xương Minh, Uỷ ban cải cách thể chế quốc gia, sau khi biết giữa Triệu và Liêu Quí Lập có cuộc nói chuyện trên đã yêu cầu tôi [cho biết], để tiện làm tài liệu lịch sử lưu giữ. Sau đó tôi đã ghi nhớ chép lại một bản, bọn họ sau khi đọc xong nói với tôi: những quan điểm này của Liêu là đại biểu cho cách nhìn của những người bình thường ở Uỷ ban cải cách.

Bản tiếng Việt © 2008 talawas

[1](1850 - 1932), người Đức, Chính trị gia, lý thuyết gia Xã hội Dân chủ. (BT)
[2]Friedrich Hayek (1899-1992) nhà kinh tế học Anh chủ trương tự do thị trường tư bản chủ nghĩa, phản đối chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Keyne, năm 1974 được Giải thưởng Nobel về kinh tế. Năm 1944 ra cuốn sách Con đường đi tới nô dịch chỉ ra kinh tế kế hoạch tất sẽ dẫn đến chủ nghĩa cực quyền.
[3]Một đại biểu phái cải cách của giới kinh tế quan phương, chủ trương kinh tế hàng hoá trong thời kỳ đầu cải cách kinh tế.
===
Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Ngày 3 tháng 4 năm 1993

I. Người già lãnh đạo: đặc sắc của lãnh đạo chính trị Trung Quốc

Triệu Tử Dương nói: xem ra một nước lớn như Trung Quốc đòi hỏi có người hùng, có người có quyền uy lãnh đạo. Điều đó quyết định bởi việc, đất đai Trung Quốc quá rộng lớn, phát triển lại rất không cân bằng, phát triển kinh tế, văn hoá lại lạc hậu; xem xét từ sự phát triển lịch sử xã hội Trung Quốc thấy xưa nay cũng đều như thế. Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện “chính trị người già” do các nguyên lão lãnh đạo. Điều này được hình thành trong đấu tranh cách mạng lâu dài trước đây của Trung Quốc. Là các vị ấy lãnh đạo giành được cách mạng thắng lợi, thành lập Trung Quốc mới, tất nhiên phải do các vị lãnh đạo. Đó là việc mà ai cũng không thể thay thế được. Cũng giống như đế vương phong kiến các đời, tự mình đánh lấy thiên hạ thì tự mình ngồi, sau đó cũng tất nhiên phải do gia tộc mình tiến hành thống trị, người khác không thể chia hưởng. Nói tóm lại cũng giống như một gia đình là do gia trưởng lập nghiệp tạo ra gia sản, tất nhiên phải do gia trưởng làm chủ, đó là đặc sắc chính trị của Trung Quốc.

Tôi nói xen vào: theo tôi được biết, khi Uỷ ban Cố vấn Trung ương họp hội nghị thảo luận, đều không đồng ý bỏ “Ban Cố vấn” cho rằng nếu làm như vậy, một số đồng chí già ngay chỗ họp hành nêu ý kiến cũng không còn nữa, vì thế đã yêu cầu chí ít phải bảo lưu một tiểu tổ cố vấn. Tóm lại các vị kiên quyết không đồng ý xoá bỏ hoàn toàn “Ban Cố vấn”. Lúc đó Bạc Nhất Ba đang chủ trì hội nghị, không biết kết thúc thế nào, bất đắc dĩ phải dựa vào Đặng Tiểu Bình, nói: quyết định này là do Đặng quyết. Vừa nói ra như vậy, hội nghị liền im bặt, chẳng ai nêu ý kiến nữa.

Triệu nói: ở nước ngoài không thể như thế, đó là đặc sắc Trung Quốc.

Tôi nói: quốc dân tính của Trung Quốc là từ trên xuống dưới đều thần phục người hùng, thần phục quyền uy, cái gọi là đặc sắc cũng là có cơ sở kinh tế xã hội. Do Trung Quốc là một xã hội nông nghiệp lâu dài, kinh tế tự nhiên, nông nghiệp cá thể, năng lực của kinh tế cá thể nông dân chống thiên tai cực yếu, tạo ra nghèo khó, đói rét, họ không tin là mình có thể cứu được mình, nên gửi gắm hy vọng vào các vị hoàng đế “khai minh”, “thanh quan” hoặc người hùng, quyền uy, phổ biến tồn tại tâm lý ỷ lại. Từ xưa đến nay lại ảnh hưởng của quan niệm luân lý theo học thuyết của nhà Nho “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, lại thêm nhiều năm nay đảng cộng sản một mực nhấn mạnh, cá nhân nhất định phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, phải nghe lời đảng, phải làm một công cụ phục tùng. Trên thực tế không được nêu ý kiến bất đồng, nhấn mạnh hết mức quan niệm phụ thuộc, vì vậy làm sao quần chúng còn có ý thức tự chủ được? Đều lấy ý chí của người hùng, quyền uy làm ý chí [của mình] trên thực tế đó là sự phát triển tiếp tục của tính nô lệ, tính nô tài.

Triệu lại nói: người hùng, quyền uy Đặng Tiểu Bình một khi ra đi, xem xét từ lịch sử, nhìn chung có thể nói là tầng lớp lãnh đạo phải có thay đổi. Triệu phân tích có ba loại khả năng: một là lại có một người hùng, quyền uy nữa xuất hiện. Khả năng này không lớn, bởi vì không có điều kiện lịch sử, hơn nữa hiện nay là trào lưu dân chủ hễ cứ nói tới quyền uy, thống trị cá nhân là người ta phản cảm, về tư tưởng, căn bản không tiếp nhận. Hai là xẩy ra động loạn. Do thực hiện kinh tế thị trường và xã hội tiến hành thay đổi mô hình, dẫn đến có nhiều mâu thuẫn xã hội, tích lũy lại dễ hình thành cùng động đất, phát sinh động loạn. Đó là điều mà mọi người không muốn nhìn thấy. Trước tiên là nhân dân cả nước muốn ổn định sợ động loạn. Thứ hai, căn cứ vào phân tích tình hình quốc tế tình hình trong nước, loại khả năng này không lớn. Thế nhưng một vài năm sau nông nghiệp Trung Quốc sẽ phát sinh khủng hoảng. Do xây dựng cơ bản mỗi năm mất 4 triệu mẫu [1] đất đai bị chiếm dụng mà dân số vẫn gia tăng nhanh chóng; mà kỳ vọng của nông dân lại cao, các vùng khác nhau xa, chênh lệch thành thị và nông thôn mở rộng, lại cộng thêm đóng góp nặng thu nhập giảm. Vì vậy sẽ xẩy ra đât bỏ hoang, chạy về thành phố hình thành cục diện nông dân bỏ đi, hướng mạnh vào thành phố. Ba là, tập quyền Trung ương cao độ thỏa hiệp với các tỉnh, thành phố địa phương, thực hiện phân quyền, mở rộng quyền tự chủ cho địa phương, khả năng này tương đối lớn.

Triệu nói: đạo lý rất đơn giản, do thực hiện kinh tế thị trường nên đã xuất hiện kinh tế đa nguyên, xuất hiện những tập đoàn có lợi ích khác nhau, sự thay đổi cơ cấu kinh tế đó, tất nhiên phải yêu cầu mở cửa về chính trị, ý đồ tiến hành thống trị theo biện pháp vốn có là khống chế không nổi. Ví dụ như nông dân đã thực hiện khoán tới gia đình, mỗi nhà, mỗi hộ tiến hành sản xuất hướng ra thị trường, liệu anh có khống chế được không?

Triệu lại nói: từ nay trở đi, thể chế chính trị tập trung cao độ cố nhiên không thích hợp nữa, nhưng biện pháp dân chủ nghị viện, đa đảng luân lưu cầm quyền của phương Tây cũng không nhất định là rất tốt, cũng không phải là chế độ lý tưởng.

Sau một lúc dừng lại, suy nghĩ một chút ông tiếp tục nói: dưới sự lãnh đạo độc đảng nên mở cửa dư luận, mở cửa việc cấm đoán báo chí, thực hiện tự do ngôn luận, tiến hành giám sát công khai. Hồng Kông dưới sự thống trị thực dân, về chính trị là tập trung, quyền lực không thể chia hưởng nhưng nhân dân được tự do, báo chí được mở cửa, có thể phê bình bất cứ người lãnh đạo nào, có thể tiến hành diễu hành thị uy, kiềm chế và giám sát chính quyền và người lãnh đạo.

Tôi hiểu được cách suy nghĩ của Triệu Tử Dương, đảng cộng sản cầm quyền phải thực hiện chính trị minh bạch, dân chủ.



Ngày 31 tháng 5 năm 1993

II. Hai tay chính trị, kinh tế của Đặng đều rắn

Tại lần gặp này, tôi nói trước: bài nói của Đặng trong chuyến tuần du miền nam năm ngoái biểu thị không hài lòng với ban lãnh đạo mới, sau đó Đặng lại công khai phê bình ở Công ty Gang thép thủ đô. Lúc đó người ta bàn luận Đặng muốn điều chỉnh ban lãnh đạo, bây giờ khi Lý Bằng đi thăm, bị giễu cợt ở Pháp, sau này lại ốm phải nằm viện, tại cuộc họp quốc hội lần này lại bị phản đối; mà bài nói của Kiều Thạch, Điền Kỷ Vân bên quốc hội và Lý Thụy Hoàn bên Chính hiệp lại nhấn mạnh quan điểm pháp trị, được bình luận tốt. Như vậy liệu Đặng có suy tính tới việc sắp xếp nhân sự nữa hay không?

Triệu Tử Dương nói: không có khả năng. Đặng sẽ không có sự sắp xếp nào nữa đối với ban lãnh đạo mới đâu. Tiếp đó Triệu Tủ Dương nói với giọng điệu vô cùng kiên định: căn cứ vào kết quả mình quen biết Đặng trong 8 năm, tôi đã hiểu tính cách Đặng, phàm những vấn đề ông ta đã định, là quyết không thể thay đổi.

Với cảm nhận thiết thân của mình trong quá khứ, Triệu chỉ ra một cách rõ ràng: về chính trị Đặng kiên quyết đi con đường, là quyền lãnh đạo của đảng phải tập trung, quyết không được chia quyền, điểm này quyết không thể thay đổi và cũng quyết không được dao động. Về kinh tế có thể làm kinh tế phương Tây, ra sức tiến hành cải cách mở cửa, điểm này cũng như vậy, không thể thay đổi, không thể dao động. Triệu đặc biệt nhấn mạnh, cả hai tay này của Đặng đều rắn cả. Ai chạm tới hai điều đó, ông ta tuyệt đối không cho phép, vì thế báo chí Hồng Kông bình luận nói, về chính trị “chỉ cần dân chủ” không cần động chạm đến ông ta; nếu không, ông ta chỉ nói một câu: muốn “chống tự do hoá” là sẽ bị phái “tả” tóm chặt, bị lợi dụng để đả kích thế lực cải cách. Triệu lại nói tiếp một cách thương cảm, trong sự kiện “4-6” chính vì lúc đó có một số khẩu hiệu kích tiến, lời nói bị lợi dụng, đưa tới chỗ Đặng, chọc giận Đặng, mới bắt đầu trấn áp.

Triệu quay lại đầu đề câu chuyện và nói: cũng như vậy, đối với ban lãnh đạo mới, Đặng phải ủng hộ thể chế Giang [Trạch Dân], Lý [Bằng], đó là vấn đề Đặng đã định. Mặc dù không vừa lòng Lý Bằng nhưng vì “4-6” nên cũng không thể lại có dư địa để tiến thoái. Vì đã như thế, nên Đặng không cho phép có người có ý kiến khác. Và cũng chính vì thế mà Dương Thượng Côn, Vạn Lý do có cách nhìn khác với Giang, Lý mà bị hạ bệ; nếu không, Vạn Lý thôi không làm Chủ tịch Uỷ ban thường vụ quốc hội nữa chuyển sang nhận chức Chủ tịch nước là việc hoàn toàn rành mạch.

Tôi xen vào: theo tôi biết, sau khi Vạn Lý xuống, đã nhẹ nhõm nói với người thân cận: “thế là mình đã hạ cánh an toàn.”

Triệu nói: còn về quốc hội, chính hiệp, với Đặng đều là những cơ cấu chẳng quan trọng gì. Xưa nay chưa bao giờ Đặng coi quốc hội là cơ cấu quyền lực cao nhất mà chỉ coi là nơi để sắp xếp người, chẳng thể có vai trò gì đối với chính quyền. Lần hội nghị này đối với Lý Bằng ở Quốc vụ viện, Kiều Thạch ở quốc hội mà nói, quyền lực của bọn họ không có tăng cường gì cả; ngược lại do thành lập Tổ lãnh đạo kinh tế tài chính do Giang [Trạch Dân] kiêm nhiệm, còn là cái làm yếu quyền lực của Lý Bằng, khiến Lý không thể muốn làm gì thì làm. Giống như lúc tôi còn đang chức, Đặng bảo Diêu Y Lâm nói với tôi kiêm nhiệm chức Tổ trưởng lãnh đạo tài chính kinh tế.

Triệu lại nói: gần đây Lý Bằng đi thăm nước ngoài, bị giễu cợt và phản đối (tôi nói xen, nghe nói do nhân dân diễu hành thị uy, Lý Bằng không dám đi cửa chính, mà phải đi ra từ cửa sau), ở trong nước cũng bị phản đối như vậy. Đặc biệt là trong lần bầu cử này ở quốc hội có tới hàng trăm người không bỏ phiếu, có đoàn đại biểu còn công khai viết thư cho trung ương nói không thể để Lý Bằng lại làm Thủ tướng. Làm cho trung ương rất căng thẳng, sợ sẽ không trúng cử, phải luôn cử người làm công tác với địa phương.

Triệu nói: như vậy ở trong, ngoài nước Lý Bằng đều bị kích thích, còn Chu Dung Cơ đi thăm nước ngoài đều được hoan ngênh; so sánh khiến tinh thần không thoải mái, sợ rằng đó là nguyên nhân ốm của Lý Bằng lần này. Chính là do hình tượng Lý Bằng bị tổn hại, xem ra chỗ dựa của Giang lộ ra càng mạnh. Lần này ở miền nam, Giang tự xuất đầu, tự triệu tập hội nghị công tác kinh tế sáu tỉnh, và không cho nhân viên Quốc vụ viện tham gia, đây là việc trước đây chưa hề có; trước đây Giang không dám chạm đến công việc của Quốc vụ viện, vì Lý Bằng là phái thực lực. Nhưng hiện nay tình hình thay đổi rồi, thay đổi sau khi hình tượng Lý Bằng bị hạ thấp.


III. Chỉ ra: giam lỏng [là] vi phạm điều lệ đảng, hiến pháp

Triệu Tử Dương nói: mấy hôm trước tôi đề xuất đi Dưỡng Phong hiệp đạo (nơi vui chơi giải trí của cán bộ cấp Bộ) đánh bóng, nhưng không cho đi, tôi cứ đi bộ tới, bọn họ không làm gì được. Sau này họ chỉ đồng ý cho tôi đi đánh bóng vào các buổi sáng thứ ba, thứ năm, mà hai buối đó đều là ngày không mở cửa, không có người đến. Điều này rõ ràng là không muốn có người tiếp xúc với tôi. Tôi đề xuất muốn đi đánh golf, chỉ đồng ý cho tôi tới Thuận Nghĩa, các nơi khác như sân golf hợp doanh Trung Nhật cũng ở ngay Thuận Nghĩa lại không thể đi; tất nhiên còn qui định không cho phép tôi được tới những nơi phồn hoa trong thành phố, nhưng các công viên ở ngoại ô có thể đi. Tôi đã từng đề xuất tới Mộ Điền Cốc, dù cũng là ở ngoại ô, nhưng vẫn không đồng ý… Còn có một lần tôi ở Quảng Tây, có đồng chí già tên là Hạ Diệc Nhiên ba lần yêu cầu gặp tôi, đều không cho phép. Sau này tôi đề xuất muốn gặp đồng chí Hạ Diệc Nhiên, bọn họ không còn cách gì nữa mới đồng ý cho Hạ Diệc Nhiên tới, nhưng bọn họ nói với Hạ Diệc Nhiên chỉ đồng ý cho phép nói chuyện mười phút. Tất nhiên những tình hình đó sau này tôi mới biết.

Triệu Tử Dương giận dữ, nói: vì thế tôi gửi một bức thư cho Giang Trạch Dân, chỉ ra như vậy là “giam lỏng” tôi, đồng thời chỉ rõ rằng, hạn chế tự do như thế là vi phạm điều lệ đảng, vi phạm hiến pháp. Đến nay đã hai tuần lễ cũng chưa trả lời, nghĩa là không để ý. Tôi cũng đã từng đề xuất, đưa lại cho tôi một số tư liệu bài nói đã công khai và chưa công khai của tôi trước đây để xem duyệt lại, để tiện viết hồi ký, nhưng cũng không để ý.

Triệu lại nói: trước đây tôi đã từng nhờ Đoạn Quân Nghị [2] chuyển lời cho Giang Trạch Dân, không thể tiến hành khống chế như vậy, như thế là vi phạm điều lệ đảng, vi phạm hiến pháp. Yêu cầu tự do tiếp khách. Đã cuối đời rồi, tự mình chẳng có cách gì khác, chỉ hy vọng cuối đời thoải mái một chút.

Tôi nói xen: Đoạn Quân Nghị nói với tôi, ông đã chuyển những lời đó cho Giang Trạch Dân rồi.

Triệu nói tiếp: đại khái Giang Trạch Dân đã cử người chuyển lời cho Đoạn Quân Nghị: xin Đoạn lão nghỉ ngơi cho tốt! Có ý là bảo Đoạn đừng quản những việc không quan hệ gì tới mình. Thời gian vừa qua, cũng chuyển lời cho tôi, Triệu không kiềm chế như Hoa [Quốc Phong]. Rêu rao đó là lời của một người phụ trách trung ương, nhưng không nói tên.

Nghe xong, trong lòng tôi ấm ức, như thế chẳng phải là muốn Triệu Tử Dương mãi mãi làm một tù nhân à? Tôi không thể hiểu được vì sao lại đối xử với Triệu Tử Dương như vậy. Sau này tôi trao đổi tình hình đó với An Chí Văn, An nói: “có tính hợp pháp của Triệu Tử Dương thì không có tính hợp pháp của Giang, Lý; bọn họ cho rằng Triệu Tử Dương [là sự] đe dọa quyền lực, địa vị của họ, bởi vì trong sự kiện “4-6” bọn họ là những người được lợi. “ Đại khái vấn đề là ở chỗ đó. Từ đó, tôi hiểu ra: tất cả là vì quyền lực của mình, vì nhu cầu của sự thống trị thì chẳng cần suy tính tới hiến pháp gì đó, và cũng chẳng cần lấy sự thực làm căn cứ để xử lý vấn đề, quốc gia nhân trị là như vậy đó, đại khái bản chất của vấn đề là ở chỗ đó, cũng là đặc trưng của chính thể chuyên chế. Pháp luật có cũng như không, công dân không được luật pháp bảo vệ, còn nói gì tới nhân quyền!

Bản tiếng Việt © 2008 talawas

[1]Một mẫu TQ bằng 1/15 ha, 4 triệu mẫu bằng khoảng trên 266.000 ha. ND
[2]Đoạn Quân Nghị (1910-2004), người Sơn Đông. Giữ chức Bí thư thứ nhất thành uỷ Bắc Kinh trong thập kỷ 80, về hưu năm 1992.
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219

TRIỆU TỬ DƯƠNG 5

Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Ngày 4 tháng 1 năm 1993

Dưới sự giúp đỡ của kinh tế thị trường, mâu thuẫn đã bộc lộ ra

Trước tiên Triệu đọc cho tôi nghe một đoạn trong “Chống Duhring” của Engels: “đối với sự không hợp lý và không công bằng của chế độ xã hội hiện nay và đối với nhận thức ngày càng tỉnh ngộ rằng lý tưởng đã biến thành hoang đường, hạnh phúc đã biến thành thống khổ, chẳng qua đó là một loại tiêu chí…”

Triệu nói: không thể lên án những bất hợp lý những không công bằng của xã hội cũ về đạo nghĩa và luân lý. Ông lại dẫn lời Engels nói: “vì thế việc phân chia giai cấp đều có lý do lịch sử nào đó, và cũng chỉ là nói về một thời đại nhất định và một điều kiện xã hội nhất định. Nó lấy sản xuất không đủ làm căn cứ, nó sẽ giảm nhỏ khi sức sản xuất hiện đại phát triển đầy đủ.”

Triệu nói: sau khi thực hiện ý tưởng “chế độ công hữu” vốn có của Marx, quần chúng nhân dân sẽ trở thành chủ nhân của tư liệu sản xuất, không bị nô dịch nữa, có thể phát huy tính tích cực lớn nhất; đồng thời nhà nước lại thực hiện quản lý kế hoạch có thể lợi dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, có thể hiển thị tính ưu việt càng nhiều hơn so với chủ nghĩa tư bản, nhưng kết quả trên thực tế lại không như vậy.

Triệu cho rằng: chỉ dưới tác dụng của cơ chế kinh tế thị trường, trên cơ sở kinh tế tư hữu phát triển đầy đủ, chế độ công hữu mới có thể phát huy được hiệu quả kinh tế. Vì vậy đối với các doanh nghiệp thuộc chế độ công hữu, ngoài một số ít ngành sản xuất quan hệ đến an ninh quốc gia như ngành sản xuất cơ sở công, quốc phòng, hàng không vũ trụ v.v.. ra thì phần lớn những doanh nghiệp quốc doanh khác phải áp dụng các phương thức như hợp doanh, cổ phần hoá, cho thuê, bán, sáp nhập, phá sản v.v.. để cải tạo triệt để, đồng thời đưa các doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường. Hiện nay dưới sự lôi kéo của kinh tế thị trường mọi mâu thuẫn vốn có đều bộc lộ ra: trước tiên là các doanh nghiệp quốc doanh bị xung kích. Do trước đây các doanh nghiệp quốc doanh không phải là đơn vị kinh tế mà là đơn vị xã hội, là doanh nghiệp làm xã hội (các đơn vị cơ quan cũng làm xã hội) ôm cả việc sinh, lão, bệnh, tử của mọi nhân viên của mình cũng như cả việc kiếm công ăn việc làm cho con cái họ. Vì vậy doanh nghiệp không có hiệu quả, khi cải tạo khó khăn rất lớn, nhất là vấn đề sắp xếp nhân viên. Việc có công ăn việc làm mới cho mấy chục triệu công nhân là vấn đề xã hội lớn nhất, dễ dẫn tới động loạn xã hội.

Ông nói: thứ hai là vấn đề nông nghiệp. Từ kinh tế tiểu nông chuyển sang sản nghiệp hoá nông nghiệp nhằm thích ứng với đòi hỏi của kinh tế thị trường là một công trình rất to lớn khó khăn. Mấy năm trước đây phát sinh lạm phát là do không cung ứng đủ sản phẩm phụ nông nghiệp, vì thế Đặng Tiểu Bình đã từng cảnh cáo, nếu như kinh tế Trung Quốc có vấn đề thì là có vấn đề từ nông nghiệp. Lại thêm cơ sở nông nghiệp Trung Quốc yếu kém, bị điều kiện thiên nhiên hạn chế rất lớn.

Thứ ba, do thực hiện kinh tế thị trường, cùng tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển nhập khẩu vốn nước ngoài, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, thực hiện cổ phần hoá, phát triển chế độ công ty, tồn tại kinh tế pháp nhân, thế là xuất hiện các loại tập đoàn lợi ích kinh tế. Dự thay đổi của những loại cơ sở kinh tế đó đòi hỏi quyết sách phân tán hoá, dân chủ hoá đã làm nẩy sinh mâu thuẫn trong thể chế chính trị tập quyền cao độ về kiến trúc thượng tầng, về khách quan tất nhiên phải yêu cầu mở cửa về chính trị, chỉ áp dụng biện pháp khống chế là không được.

Ông còn nhấn mạnh: dưới điều kiện kinh tế thị trường cơ hội, giữa người và người có khác nhau, vùng ven biển và vùng trong nội địa cũng khác nhau, từ đó phát sinh mở rộng chênh lệch thu nhập, nhất là trong thể chế chính trị tập trung cao độ, trong điều kiện kinh tế thị trường hình thành trao đổi quyền tiến, đã làm cho chính phủ - cái thể chế này sản sinh hủ bại, dẫn tới đông đảo quần chúng trong xã hội phổ biến bất mãn.

Cuối cùng, ông nói: sự tích lũy những mâu thuẫn nói trên, nếu không được làm dịu đi dễ dẫn tới khủng hoảng có tính xã hội.


II. Đơn giản hoá vấn đề phức tạp, phiền phức để xử lý

Triệu nói: có một số vấn đề phức tạp mà lại phiền phức, nếu dùng biện pháp giản đơn lại có thể giải quyết được một cách đầy đủ trọn vẹn. Ví dụ như vấn đề sản xuất nông nghiệp, thời kỳ công xã nhân dân trước đây, một năm bốn mùa cán bộ xã, thôn thúc giục thu hoạch, thúc giục cấy trồng, đồng thời yêu cầu sắp xếp giống má, phân bón, thuốc trừ sâu tốt, lại còn có vấn đề ăn, chất đốt, mặc, dùng của quần chúng v.v…; hàng ngày còn phải đánh trống gõ thanh la dẫn dắt quần chúng lên núi xuống đồng để hoàn thành những nhiệm vụ do cấp trên bố trí, bận rộn vô cùng, có thể nói cán bộ xã thôn cực kỳ vất vả. Kết quả, sản lượng mỗi ngày mỗi giảm, tính tích cực của quần chúng càng ngày càng thấp. Sau khi đổi sang “chế độ khoán”, cán bộ thôn, xã chỉ quản lý sự nghiệp công, như thủy lợi, sửa chữa đường xá và sinh đẻ có kế hoạch và thúc đẩy nộp lương thực cho nhà nước v.v…, hơn nữa cũng chỉ phân phối về con số, tất cả những cái khác đều không cần quản, thế mà sản lượng ngược lại lại tăng, tính tích cực của quần chúng cũng được nâng cao. Lại như vấn đề sản xuất hàng hoá nhỏ. Trước đây chính quyền các cấp tỉnh, địa [1] , huyện để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng nhân dân về các hàng hoá nhỏ thường dùng hàng ngày đã hết năm này đến năm khác họp hành, điều tra nghiên cứu, làm kế hoạch, sắp xếp hạng mục, phân phối nguyên liệu, hợp tác tiến hành sản xuất rồi thực hiện việc điều động, cấp phát, phân phối có tính hành chính, cán bộ nhân viên công tác chính quyền các cấp đều tốn rất nhiều công sức nhưng hàng năm đều không đáp ứng nổi nhu cầu sinh hoạt thường ngày của nhân dân quần chúng, quần chúng có rất nhièu ý kiến. Sau này, áp dụng biện pháp “mở cửa”, cho phép cá thể, tư nhân tiến hành sản xuất, tiến hành kinh doanh, cho phép quần chúng ra thị trường buôn bán, trao đổi; chính quyền chỉ quản việc giữ gìn trật tự thị trường, ngăn chặn sản phẩm giả mạo, tiến hành thu thuế, còn tất cả các việc khác đều không quản. Kết quả là trong xã hội bất kỳ loại hàng hoá nhỏ thường dùng hàng ngày nào đều có hết, thị trường phồn vinh, quần chúng hài lòng.

Triệu lại nói: trong những năm tháng chiến tranh cách mạng trước đây, khi xây dựng căn cứ địa tại nông thôn, cũng có những vấn đề tương tự. Lúc bắt đầu, nông thôn dưới sự thống trị của thế lực phong kiến thực hiện phong tỏa chúng ta, chính quyền thôn đều do các nhân vật cường hào, nhân vật đại biểu tầng lớp trên nắm giữ tiến hành gây khó khăn cho chúng ta, không cung cấp lương thực; còn quần chúng cơ sở lại chưa giác ngộ, không dám tiếp cận dựa vào chúng ta; bên ngoài lại thêm bọn quỉ Nhật Bản liên tục càn quét tiến công. Vì vậy thời kỳ đó ở nông thôn chúng ta ăn, mặc đều rất khó khăn, muốn lương thực không có lương thực, muốn tiền không có tiền, càng không phải nói tới việc bổ sung quân số và nhân viên, đến nỗi khó đứng vững chân. Sau đó phát động quần chúng, thưch hiện giảm tô giảm tức trước, lại thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, thiết lập quan hệ cá nước với quần chúng, hình thành thể số phận giống nhau, là tình thế đã hoàn toàn khác hẳn; muốn lương thực có lương thực, muốn tiền có tiền, muốn người có người.

Vì vậy, Triệu nói: đối với các doanh nghiệp vừa và lớn luôn luôn gây khó khăn quấy rối chúng ta cũng nên áp dụng biện pháp tương tự, đó là: xác định rõ quan hệ quyền sở hữu quan hệ tài sản, kinh doanh tự chủ, sau khi thực hiện tự chịu lỗ lãi, tình hình nhất định cũng có thay đổi lớn. Vấn đề là hiện tại doanh nghiệp lớn và vừa làm xã hội, gánh vác quá nặng, lỗ cũng nghiêm trọng càng để thời gian dài, ba lô càng nặng.

Tôi xen vào: không những doanh nghiệp quốc doanh bị lỗ nặng mà tài sản quốc hữu bị chảy đi mất cũng rất nghiêm trọng, tỷ lệ nợ cũng rất nghiêm trọng. Hiện nay có một số doanh nghiệp quốc hữu dựa vào tài sản quốc hữu để sống, trước tiên ăn vào vốn lưu động, sau đó ăn vào tài khoản, làm cho đến nỗi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp quốc doanh càng ngày càng cao, khiến trong xã hội bất mãn mạnh mẽ.

Triệu tiếp: cải cách doanh nghiệp quốc doanh, trước tiên là đụng phải vấn đề sắp xếp nhân viên dư thừa. Ở Việt Nam, dùng biện pháp cấp phát một lần bằng tổng số tiền lương và số năm làm việc trong mấy năm cho mỗi công nhân thất nghiệp, coi là cấp tiền vốn cho họ, để cá nhân đi vào thị trường, xã hội, hoạt động kinh doanh, tự tìm lấy nghề nghiệp, chính quyền không quản nữa. Còn ở Trung Quốc dùng biện pháp nào hãy xem quyết sách của nhà đương cục. Thế nhưng do thay đổi cơ cấu nông nghiệp, sức lao động dư thừa từ nông thôn chuyển ra sẽ càng nhiều hơn. Đó là một vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Theo tôi hiểu, cái gọi là “xử lý đơn giản hoá” mà Triệu nói ở đây là để cho quần chúng có “quyền tự chủ”. Phàm là những việc của riêng quần chúng đều do quần chúng làm chủ, quản lý, Trên thực tế những loại việc này thực sự giao cho quần chúng tự làm nói chung đều được giải quyết tương đối tốt đẹp. Bởi vì như vậy có thể phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng đến độ cao nhất. Nếu như do chính quyền và cán bộ đứng ra làm chủ xử lý bao biện, coi quần chúng như vật lệ thuộc, coi họ như quân cờ thì nhất định làm không tốt. hơn nữa còn làm phức tạp hoá sự tình gây ra phiền phức.

Tôi nói: nhớ lại những năm tháng chiến tranh trước đây, căn cứ vào khi tôi làm bí thư huyện uỷ đảng cộng sản Trung Quốc, cảm thấy trong phạm vi công tác của mình bất kể là nhân, tài, vật, đều có quyền tự chủ rất lớn, tổ chức đảng cấp trên chỉ tiến hành lãnh đạo về phương châm chính sách; dưới tinh thần chỉ đạo của cấp trên, trong công tác cụ thể mọi người đều phát huy được tính tích cực và tính sáng tạo lớn nhất. Nhưng đến thời kỳ xây dựng sau khi thành lập chính quyền mới, khi tôi giữ chức giám đốc một nhà máy loại lớn, cảm thấy tình hình hoàn toàn khác hẳn. Bất kể là nhân, tài, vật, sản [xuất], cung [cấp], tiêu [thụ] đều do các bộ môn hành chính cấp trên thống nhất sắp xếp, mọi qui định, kế hoạch đều do các bộ môn cấp trên chế định, giống như hàng ngàn sợi dây xích buộc chặt anh lại, chỉ có thể trượt đi thôi, không cho phép vượt khỏi đường ray một bước, coi nhà máy doanh nghiệp hoàn toàn là một vật phụ thuốc hành chính, làm cho nhà máy càng ngày càng thu nhỏ. Nhà máy động cơ máy bay Thẩm dương nơi tôi làm việc trước đây, vốn là một con át chủ bài của Bộ Hàng không vũ trụ, sau này nghe nói người lãnh đạo chủ yếu của Bộ Hàng không rêu rao: nhà máy này trong tương lai bất đắc dĩ phải dùng sự tan rã để kết thúc. Vì thế đối với các điểm mà Triệu đã nói trên tôi có cảm xúc rất sâu.


Ngày 3 tháng 4 năm 1993



Phân tích của Marx về chủ nghĩa tư bản không phù hợp với sự thực

Triệu nói: Marx sống vào thế kỷ XIX, cho rằng chủ nghĩa tư bản sản sinh ra xã hội hóa và chiếm hữu tư nhân là mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ làm cho phân hóa hai cực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng từ đó gõ lên tiếng chuông mặc niệm cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng sự thực của thế kỷ XX là trong xã hội tư bản chủ nghĩa không xuất hiện sự thiếu thốn về sản phẩm vật chất, mà ngược lại sản phẩm vật chất lại phong phú vô cùng; cũng không hình thành giai cấp công nhân ngày càng bần cùng hoá và tuyệt đối bần cùng hoá, ngược lại tiêu chuẩn sống của nhân dân phổ biến được nâng cao, đã xuất hiện tầng lớp trung gian to lớn, công nhân cổ xanh giảm bớt, công nhân cổ trắng tăng lên nhiều. Sự phát triển của sự thực lịch sử không phù hợp với phân tích của Marx. Vì vậy điều này đã thuyết minh chế độ tư hữu cũng có thể làm cho sản phẩm vật chất giầu có, tiêu chuẩn sống của nhân dân được nâng cao; điều này cũng thuyết minh chế độ tư hữu cũng có thể phát triển sức sản xuất, thúc đẩy tiến bộ xã hội, thực hiện văn minh xã hội đồng thời cũng có thể các nước tư bản chủ nghĩa phối hợp với nhau trong trình độ nhất định để cùng phát triển đi tới phồn vinh. Liên minh châu Âu sắp thành lập, sự xuất hiện liên tiếp của khu vực mậu dịch tự do có tính khu vực có thể chứng thực.

Vì vậy, tôi nói xen: xem xét tăng trưởng kinh tế từ ngày nước ta cải cách kinh tế đến nay thấy, cũng chủ yếu là đến từ sự phát triển của thành phần kinh tế phi quốc hữu, mỗi năm đều tăng trưởng với tốc độ 20%.

Triệu tiếp tục: chế độ tư hữu cũng có thể mang lại phồn vinh cho xã hội, đó là điều mà Marx không dự kiến tới, mà đó lại là sự thực được thực tiễn của chủ nghĩa tư bản chứng minh. Còn sự biến đổi to lớn ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô trên thực tế lại là sự thất bại của chế độ công hữu. Vì thế sự phân chia “công hữu”, “tư hữu” không thể coi là tiêu chí giữa hình thái ý thức của chủ nghĩa xã hội và hình thái ý thức của chủ nghĩa tư bản, thế nhưng trước mắt vẫn là “khu cấm”

Tôi nói: trước đây trải qua những cuộc tranh luận nhiều năm về kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường và những thăm dò của giới lý luận đã nhận thức được kế hoạch và thị trường đều là thủ đoạn và không phải là tiêu chí cho họ “tư” họ “xã”; bây giờ giới lý luận lại đề xuất chế độ sở hữu chủ yếu cũng là thủ đoạn, sức sản xuất mới là luận điểm của mục đích, chế độ công hữu cũng không được coi là tiêu chí của chủ nghĩa xã hội nữa.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas


[1]“Địa” là chữ viết ngắn của địa khu, một đơn vị hành chính ở Trung Quốc dưới cấp tỉnh trên cấp huyện, một địa khu có thể có tới năm, bẩy huyện và thành phố tương đương cấp huyện, hoặc nhiều hơn tuỳ từng địa phương. (ND)
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219
bản để in Gửi bài này cho bạn bè


====

Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Ngày 28 tháng 4 năm 1993

I. Phải giải quyết vấn đề chế độ sở hữu

Triệu nói: áp dụng chế độ cổ phần lấy chế độ công hữu làm chủ thể không giải quyết nổi việc cải tạo doanh nghiệp quốc hữu, bởi vì đều là chế độ công hữu, không khác gì trước đây. Chỉ cần vấn đề tự chịu lỗ lãi không giải quyết, chỉ giải quyết sự thay đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh thôi thì cũng như không, nhất thiết phải giải quyết vấn đề sở hữu. Ông cho rằng áp dụng phương thức dân doanh quốc hữu, phương thức cho thuê cũng như hợp doanh với nước ngoài để bảo đảm giữ được giá trị của tài sản quốc hữu cũng như của hợp doanh với nước ngoài là tương đối thích hợp; đương nhiên những biện pháp, phương thức khác như khoán, bán đi và cổ phần hóa cúng như chia ra thành những đơn vị hạch toán nhỏ tiến hành hạch toán độc lập v.v… cũng có thể áp dụng. Nhưng bất kể như thế nào đều phải đẩy doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường đề phải tự chịu lỗ lãi.

Thể hội [hiểu biết] của tôi là: sở dĩ Triệu luôn luôn nhấn mạnh không tiến hành mổ xẻ lớn với doanh nghiệp quốc doanh không được, không giải quyết chế độ sở hữu, làm minh bạch quan hệ quyền tài sản không được, là dựa trên một nhận thức rõ ràng chính xác của ông, tức là: chế độ sở hữu đều đã thất bại ở Đông Âu, Liên Xô; trước đây Trung quốc thực hiện trình độ công hữu hóa cũng đã vượt quá tiêu chuẩn phát triển sức sản xuất xã hội, phải lùi trở lại, thực hiện cải tạo triệt để. Thực hiện kinh tế thị trường phải xác định rõ quan hệ quyền tài sản.


II. Bi kịch của Stalin, Mao Trạch Đông là ở chỗ không được học bù về chủ nghĩa tư bản

Triệu nói: thực tiễn loại chủ nghĩa xã hội mà Đông Âu, Liên Xô và Trung Quốc tiến hành hơn nửa thế kỷ thuyết minh, ở những nước lạc hậu, tại các nước đang phát triển sau khi cách mạng giành được thắng lợi không thể thiết lập ngay lập tức chủ nghĩa xã hội mà phải học bù về chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng: ở những nước này điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chưa đầy đủ, càng không thể nói đến chuyện đã thành thục mà miễn cưỡng xây dựng chủ nghĩa xã hội tất sẽ phát triển dị dạng, làm cho chủ nghĩa xã hội biến hình. Đó là do con người thực hiện một cách nhân tạo, đông đảo quần chúng không đồng ý, áp dụng lãn công tiêu cực, thậm chí phản đối; thế là phải sử dụng thủ đoạn cưỡng bức, thực hiện chính sách áp lực cao, thậm chí không ngần ngại dùng biện pháp trấn áp, thế là tự nhiên phải nhấn mạnh chuyên chính, tăng cường thống trị, thực hiện độc tài cá nhân và sùng bái cá nhân; đồng thời dùng phê đấu hoặc trấn áp những người bất đồng chính kiến, cũng như vậy, cá nhân Stalin và Mao Trạch Đông đã đi vào bi kịch. Triệu cho rằng bất kể là Liên Xô cưỡng bức thực hiện tập thể hoá nông nghiệp hoặc ở Trung Quốc áp dụng lực quyền uy thực hiện chế độ công xã nhân dân “một là lớn, hai là công hữu” thì sự phá hoại của chúng đối với sức sản xuất cũng đều rất lớn; số người chết cũng cực nhiều! Vì thế Gorbachev nói: thí nghiệm tiến hành chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một “bài học đau đớn” còn Yeltsin nói là “một tai họa”. Tất cả là do chưa được học bù về chủ nghĩa tư bản tạo ra.

Triệu lại nói: tạo thành hậu quả nghiêm trọng này không thể đơn giản cho rằng là sai lầm của lý luận chuyên chính vô sản, cũng không thể đơn giản qui nạp là độc hại để lại của tư tưởng đế vương phong kiến mà thực tế là miễn cưỡng thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa kiểu “utopie” gây ra. Vì vậy xem ra lý luận của đệ nhị quốc tế [1] là tương đối thực tế. Đó là chủ nghĩa tư bản càng phát triển, sức sản xuất xã hội càng nâng cao, sản xuất vật chất càng dồi dào, cũng tức là xã hội càng giầu có thì thực thi chủ nghĩa xã hội càng dễ, càng ổn thỏa. Đó là chủ nghĩa tư bản càng phát triển, thành phần xã hội chủ nghĩa sẽ càng nhiều, tức cái gọi là “chủ nghĩa xã hội lớn lên một cách hoà bình”. Trên thực tế cũng là nguyên lý của Marx. Đó là chủ nghĩa xã hội chỉ có thể sản sinh trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển cao, ngược lại lý luận của đệ tam quốc tế [2] mới là “utopia”

Triệu còn nói: cần phải khôi phục nguyên lý này của Marx, phải học bù bài học chủ nghĩa tư bản, đó là quá trình phát triển tự nhiên của xã hội loài người, nhưng điều đó bị coi là khu cấm. Nếu nêu ra vấn đề này sẽ gặp nguy hiểm phản công lại của phái cực “tả” gọi là phục hồi chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, cần nói rõ là: nguyên lý này không khôi phục thì khó dùng chân lý thu phục người.

Nghe đoạn phân tích đó của Triệu tôi cảm thấy rất sâu sắc. Đại khái là vì ông đã căn cứ vào bài học đau đớn trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ và thực tiễn hơn bốn mươi năm của Trung Quốc mà đưa ra lời kêu gọi đó. Cũng thuyết minh là ông đã thoát khỏi những trói buộc của chủ nghĩa giáo điều quốc tế, có lý luận, dũng khí tự chịu trách nhiệm.

Tóm lại, theo quan điểm của Triệu mà tôi hiểu được, thì trong giai đoạn hiện nay, muốn thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới ở Trung Quốc, dưới điều kiện lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải phát triển chủ nghĩa tư bản một cách có điều kiện, có khống chế.


III. Đi con đường cải cách tiệm tiến có kết quả tốt, ca ngợi An Chí Văn

Triệu nói: cải cách của Trung Quốc đi con đường quá độ tiệm tiến, hiệu quả là tốt, là thành công; thực hiện chế độ hai giá là không thể tránh khỏi, cái gọi là con đường mở cửa giá cả, siết chặt tiền tệ, một bước làm xong là không được. Bởi vì cơ chế thị trường còn chưa hình thành, không có cạnh tranh, doanh nghiệp quốc doanh còn ở vào địa vị lũng đoạn, mở cửa giá cả chỉ có thể làm cho lạm phát, phát sinh chấn động xã hội, chịu thiệt vẫn là đông đảo nhân dân; chỉ có mở cửa ngoài kế hoạch, khống chế trong kế hoạch áp dụng chế độ hai giá mới có thể tránh được chấn động lớn. Điều này cũng giống như trong cùng một vùng, mở cửa vùng ven biển, khống chế trong nội địa. Trước tiên thực hiện chiến lược phát triển ven biển, sau đó từng bước thúc đẩy nội địa. Nếu không mở cửa toàn diện sẽ tạo thành hỗn loạn thậm chí không thể thu dọn được.

Triệu lại nói: thực hiện chế độ hai giá tất nhiên có người sẽ lợi dụng cơ hội chênh lệch giá giữa trong kế hoạch và ngoài kế hoạch để kiếm lời, sản sinh hủ bại, điều này chỉ có thể coi là cái giá phải trả và cũng không thể tránh được. Chỉ có thể từ trong động loạn tìm được trị an.

Nói đến đây, Triệu lại so sánh với Liên Xô, cải cách của Liên Xô thất bại. Một là, đã bắt đầu từ cải cách chính trị trước, chứ không bắt đầu từ cải cách kinh tế, một khi đã loạn về chính trị là không thể thu dọn được; hai là, sử dụng “liệu pháp sốc”, đó là hoàn toàn mở cửa giá cả một bước là đạt được dự định, gây ra lạm phát, nhân dân chịu đau khổ lớn, cái giá phải trả rất lớn,

Tôi nói xen vào: cải cách của Trung Quốc đi con đường tiệm tiến không phát sinh chấn động lớn là nhờ có tham mưu An Chí Văn. Trải qua một số năm tham gia hoạt động ở Uỷ ban cải cách thể chế cùng trao đổi tiếp xúc với An Chí Văn tôi cảm thấy tư tưởng của đồng chí ấy rất thực tế, rất thực sự cầu thị, cũng rất đáng tin cậy; ông không chỉ không làm qui hoạch mục tiêu, cũng không làm thiết kế mô hình, càng không nêu chủ trương kích tiến; gây cho tôi ấn tượng là “mò đá qua sông”, cách làm của ông là dễ trước khó sau, do đó bị quấy rối nhỏ nhất, từ nơi tương đối dễ đột phá tiến hành thí điểm cải cách thành thị, chọn Sa Thị của Hồ Bắc và Thường Châu của Giang Tô để làm mà không vi phạm qui định; về mặt lãnh đạo cần phải nắm lại từ doanh nghiệp đòi quyền tự chủ, nhấn mạnh bắt đầu trao quyền xuống dưới để phát huy tính tích cực của cơ sở, điều này đã thay đổi cách làm có tính hành chính đơn thuần trước đây, tránh được con đường cũ phân quyền giữa trung ương và địa phương. Có bước đi, lại xuất phát từ những lợi ích cấp bách nhất mà doanh nghiệp, quần chúng yêu cầu, đó là cái gọi là: trao quyền, nhường lợi. Về chính sách trước tiên thực hiện chiếu cố ưu đãi với kinh tế phi quốc hữu, với kinh tế cá thể, tập thể, tư nhân, doanh nghiệp hợp doanh và đặc khu, nhằm bồi dưỡng căn cứ và chỗ đặt chân của kinh tế hàng hóa; về phương thức bắt đầu áp dụng chế độ khoán mà quần chúng dễ tiếp nhận và cũng dễ hiển thị nhất lợi ích thực. Cộng thêm nhà nước trong mặt điều tiết và khống chế đã thực hiện chế độ hai giá, thực hiện chính sách cùng kết hợp cả “điều chỉnh”, “buông”, “quản”. Và như vậy đã làm cho cải cách của Trung Quốc đi vào con đường tương đối vững chắc tiệm tiến.

Triệu nói tiếp: An Chí Văn là người xử lý vấn đề rất thận trọng, lời nói của đồng chí ấy tương đối đáng tin. Sử dụng biện pháp tiệm tiến từng bước quá độ có thể làm cho thị trường phát dục lên. Tại đó, đồng chí ấy lại nhiều lần nhấn mạnh chỉ có mở cửa ngoài kế hoạch mới có thể làm cho kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, xí nghiệp hương trấn và xí nghiệp ba loại vốn có được nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, làm cho bộ phận ngoài thể chế này phát triển được, mở rộng ra, hình thành cơ chế thị trường mới thuận tiện cho việc thúc đấy doanh nghiệp quốc hữu ra thị trường. Đồng thời đối với bộ phận trong thể chế, cũng thực hiện biện pháp buông quyền. nhường lợi, khoán, khiến cho doanh nghiệp cũng có chút quyền tự chủ, cũng nâng cao tính tích cực, cũng sống động lên.

Cuối cùng, Triệu phấn khởi nói: một khi làm được những điều đó, kinh tế sẽ tăng trưởng, đời sống nhân dân sẽ nâng cao mà lại tránh được động loạn.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas


[1]Quốc tế [của các đảng] Xã hội (ND)
[2]Quốc tế Cộng sản (ND)
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219
bản để in Gửi bài này cho bạn bè

TRIỆU TỬ DƯƠNG 4

Tôn Phượng Minh

Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch


Triệu Tử Dương nói: về vấn đề của tôi, ngay trong [vòng] nửa năm, bọn họ đã kiểm tra rõ trong nội bộ; từ năm ngoái, vốn đã nói phải kết thúc vụ án. Thế nhưng có người già bảo: bây giờ vừa mới yên ổn mà [trước mắt] lại xử lý vấn đề kết án Triệu Tử Dương ngay, chẳng phải là sẽ đưa sóng gió tới à? Thế là lại kéo dài ra.

Về vấn đề của Bào Đồng, Triệu nói: đại để là Kiều Thạch đã tỏ thái độ, do Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Giám sát cùng viết một báo cáo gửi Trung ương, thuyết minh không đủ điều kiện khởi tố. Thường vụ Trung ương đều đã phê duyệt báo cáo này, và không đề xuất ý kiến bất đồng. Sau đó báo cáo này được chuyển đến chỗ Đặng Tiểu Bình, nghe nói, đối với báo cáo này Đặng xem mà cũng không xem, chỉ nói: vì sao lại không kết tội vậy? Bào Đồng là một kẻ xấu mà! Và thế là xử Bào Đồng 7 năm tù.

Triệu Tử Dương lại nói: Về vấn đề “4-6”, tôi chỉ nêu phương pháp xử lý và ý kiến bất đồng mà còn trị tội tôi, thực hiện giam lỏng, hạn chế tự do của tôi, điều này tôi không hề nghĩ đến.

Đến đây, Triệu Tử Dương có chút căm giận, nói: đó là vi phạm hiến pháp, sự nhẫn nại của tôi chỉ có giới hạn, [sẽ] đến thời gian, nhất định tôi phải tố cáo những điều đó với xã hội.

Lương Bá Kỳ, phu nhân của ông, cũng một lần nói với tôi: không để cho làm Tổng Bí thư, thì không làm nữa! Ông nguyện nhường ghế, không nghĩ là như vậy lại trị tội người! Nhìn thần thái của Lương Bá Kỳ, tôi thấy rất thương cảm, lúc đó tôi chỉ có thể dùng ánh mắt đồng tình để biểu thị với bà thôi, chứ [tôi] còn có thể nói được điều gì!

Cái khiến tôi cảm thán là, quốc gia nhân trị, chính thể chuyên chế đều như vậy thôi. Luật pháp chỉ có hình thức, là làm ra vẻ; đối với Tổng Bí thư mà còn như thế, thì chẳng cần nói đối với nhân dân nói chung làm gì. Trên thực tế hoàn toàn là căn cứ vào đòi hỏi chính trị, đòi hỏi thống trị và quan hệ lợi ích của mình để định vấn đề, là lấy lời [nói] thay cho pháp luật. Không chỉ như thế, mà hơn nữa, dưới loại thể chế này, không khí chính trị của nó là điều mà Lý Thuỵ Hoàn đã chỉ ra trong một lần nói chuyện: “vẫn là ai nắm quyền thì mọi cái đều đúng.” Cũng có nghĩa là nói, mọi người đều tán tụng; “nhưng một khi mất quyền, thì chẳng cái gì đúng nữa”. Không chỉ như vậy mà tôi còn cho rằng, thậm chí đã trút hết sai lầm vào đầu những người đã mất quyền, không thể nêu một chữ về thành tích lịch sử của họ. Thậm chí còn có người còn tiến hành một cách giả vờ thành thật cái gọi là “vạch trần phê phán”; tất nhiên cũng chỉ là để lấy lòng lãnh đạo, để thể hiện mình mà mượn gió bẻ măng; còn người bị phê phán thì lại không có bất kỳ sự tự do biện bạch nào, làm đến mức ranh giới đúng sai không rõ, làm hỏng cả phong khí xã hội. Lại nữa, mặc dù công khai rêu rao không liên quan gì đến con cái và gia thuộc, nhưng trên thực tế sau sự kiện “4-6”, con rể Triệu Tử Dương đang công tác tại Bộ Tổng Tham mưu đã bị điều đi, hơn nữa, trước sau vẫn chưa phân công công tác mới. Theo tôi được biết, sự kiện này trước tiên do Trì Hạo Điền đề xuất, được Giang Trạch Dân phê chuẩn chấp hành. Một thân thích khác của Triệu công tác tại bệnh viện, ý định đề bạt người này đã bị gạt ra ngoài. Đó chẳng phải là điển hình của việc lấy người vạch ranh giới à, hoàn toàn là làm theo kiểu liên lụy phong kiến, lấy đâu ra văn minh hiện đại!

Triệu Tử Dương nói: Tôi còn một điều không hề nghĩ tới: đó là nhân dân cả nước đã dành cho tôi tín nhiệm và kỳ vọng lớn đến như vậy.

Tôi nói tiếp: Sau sự kiện “4-6” hình tượng và uy vọng của ông trong tim óc nhân dân cả nước không thấp đi mà lại cao hơn. Tiện đây nói mấy việc mà tôi đã tự mình trải qua:

Một là, một lần tôi đến một hiệu ảnh lấy tấm ảnh chụp chung với Triệu Tử Dương, khi người chủ hiệu nhìn thấy hình Triệu Tử Dương đã nói ngay: rửa ảnh Triệu Tử Dương, không lấy tiền, ông ấy là người tốt.

Một là, có một khách trung niên đến chơi, thấy ảnh Triệu Tử Dương ở chỗ tôi, đã lập tức tỏ ra xúc động, chảy nước mắt.

Một là, một lần tôi tới Hải Nam tham dự hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu Uỷ ban Cải cách Thể chế Quốc gia, có một thầy dạy khí công biết tôi quen Triệu Tử Dương, đã vội vàng đi tới trước mặt và nói với tôi: nhất định phải thay mặt ông ta hỏi thăm sức khoẻ Triệu Tử Dương, và nói ông vô cùng khâm phục Triệu Tử Dương. Sau khi hội nghị họp xong khi tôi ăn cơm tại phòng đợi tại sân bay, một Hoa kiều biết tôi quen Triệu Tử Dương đã mua ngay một làn quả xoài tặng tôi và nhờ tôi nói với Triệu Tử Dương, ông ta muốn mời Triệu đi Tây An tham quan chỉ đạo công ty do mình mở ở đó. Như thế là thân giá của tôi hình như cũng được nâng cao lên.

Một là, một xí nghiệp hương trấn ở Lai Dương, Sơn Đông, vừa gặp tôi đã nói: không có Triệu Tử Dương thì không có xí nghiệp hương trấn chúng tôi, nhất định nhờ tôi chuyển tới Triệu Tử Dương, ông ta muốn tới thăm Triệu Tử Dương. Giám đốc khách sạn Tứ Xuyên ở Bắc Kinh cũng nhờ tôi chuyển lời: Triệu Tử Dương làm cho Tứ Xuyên không ít việc tốt, ông ta sẽ làm những món ăn ngon nhất để thết đãi cả nhà Triệu Tử Dương. Nhưng ông hiện nay bị hạn chế, không tự do, không thể đến dự tiệc được. Mọi người đều biết, nhân dân Tứ Xuyên từ lâu đã lưu truyền câu “muốn ăn cơm, tìm Tử Dương”.

Lại nữa, một thân thích của tôi tên là Tôn Thư Linh ở Hồng Kông, nhìn thấy ảnh Triệu Tử Dương tại nhà tôi, khi biết tôi và Triệu Tử Dương có quan hệ thân thiết đã nhờ tôi dẫn tới thăm ông, nói rằng: cả nhà em đều tôn kính ngưỡng mộ Triệu Tử Dương, nhất là chồng em, dù là người nước ngoài nhưng đã từng học tập công tác tại Trung Quốc, hễ khi nào nói tới Triệu Tử Dương là anh ấy đều cúi người xuống tỏ ra vô cùng kính phục. Sau này tôi gửi tặng cô em đó một chai Long Tuyền tửu do Triệu Tử Dương tặng tôi. Cô em hứa sẽ giữ gìn cẩn thận và trưng bầy chai rượu ngay trong nhà. Sau đó không lâu, còn từ Hồng Kông gửi về một bài thơ:

Long tuyền ngọc dịch Triệu quân tặng.
Minh huynh tích ẩm tứ Thư Linh
Thức Hàn [1] niệm thiết tửu ý nồng.
Khất kiến dẫn giai hối Thư Linh.


Dịch nghĩa:

Ngọc dịch long tuyền Triệu quân tặng Anh Minh không uống cho Thư Linh Ngưỡng mộ người mới quen ý rượu nồng Xin gặp theo bậc thềm tới dạy Thư Linh

Tôi cũng đã từng nói chuyện với Đỗ Nhuận Sinh về một số việc mà tôi đã trải qua, Đó là lòng dân cả nước hướng về, là sự biểu đạt đối với chính nghĩa và chân lý.

Còn nhớ nhà triết học Vương Nhược Thủy đã từng nói với tôi: nếu như thực hiện nhân dân toàn quốc bầu cử trực tiếp, khẳng định là mọi ngưṾi sẽ chọn Triệu Tử Dương chứ không phải là Lý Bằng. Đại khái điều này là kết luận khách quan.

Tôi cho rằng bất kể từ nay trở đi Triệu Tử Dương ở vào địa vị nào, giam lỏng cũng vậy mà lại trở lại [làm việc] cũng vậy, thậm chí vào trại giam cũng thế thôi, hình tượng, ngọn cờ của ông trước sau vẫn tồn tại. Vì vậy tôi dẫn một đoạn bình luận trong cuốn sách Tấn năng bát động của tác giả Khai Nhan [2] : “Triệu Tử Dương không chỉ toàn lực thúc đẩy cải cách mở cửa về kinh tế mà về chính trị cũng đột phá lập trường cứng nhắc của Đặng Tiểu Bình, trở thành nhân vật đại biểu trong nội bộ Đảng Cộng sản thúc đẩy chính trị dân chủ.” “Về mặt kinh tế, Triệu Tử Dương là tiên phong của đường lối cải cách của Đặng Tiểu Bình, là đại biểu sắc bén nhất trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.” “Ở trong Đảng, Triệu Tử Dương cũng sáng tạo ra mô thức Triệu Tử Dương mới, thể hiện rõ giá trị của chân lý và lòng tin, thể hiện rõ giá trị cá tính.” Ông cho rằng trong nội bộ Đảng Cộng sản “từ Bành Đức Hoài đến Lưu Thiếu Kỳ, từ Đặng Tiểu Bình đến Hồ Diệu Bang… những công việc mà mấy vị lãnh đạo đương thời đã làm đều được lịch sử chứng minh là chính xác”, dù luôn nhận “sai”, nhận “tội”. “Điều này đã giúp cho tệ nạn không phân biệt phải trái, chủ nghĩa mù quáng, cứ cấp trên là theo trong Đảng phát triển.” “Triệu Tử Dương đã thay đổi truyền thống sai lầm đó.” “Nhưng ông đã chịu rủi ro rất lớn”, “thậm chí khả năng chết vì tai nạn.”

Đúng là trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã “phá lệ”! Cần có dũng khí phi phàm! Triệu Tử Dương cho rằng là chính xác thì kiên trì không dao động; cho rằng là chính nghĩa thì dũng cảm kiên trì, không sợ mất mũ cánh chuồn; vì chính nghĩa mà không cần “ghế báu”, cam chịu tù đầy chứ không sợ hãi! Theo tôi biết, bản thân Triệu Tử Dương đã có sự chuẩn bị ngồi tù, sau khi viết xong bài tự bào chữa tại hội nghị Trung ương lần thứ 4 và sau khi giao cho người ở bên mình xem xong, khi nói đến vấn đề liệu có vào trại giam hay không đều đã có sự chuẩn bị. Vì “giá trị của chân lý và lòng tin” nguyện hy sinh tất cả của mình!

Đúng như Hàn Sơn Bích [3] , Hồng Kông, viết bài bình luận Triệu Tử Dương, đã nói: “Trong ‘sự kiện 4-6’ Triệu Tử Dương mới được coi là đã thể hiện được phong độ của một nhà chính trị, khiến hình tượng ông càng cao lớn hơn, thiết lập một tấm gương cho đời sau, khiến người ta ca ngợi, khâm phục khí phách của ông. Đúng như câu thơ của Cao Thích đời Đường: “Tính linh xuất vạn tượng; phong cốt siêu thường thâu” [linh thiêng hơn mọi cảnh vật, phong cốt khác thường] Đó là một khắc họa Triệu Tử Dương rất thích hợp.

Xét từ những điều căn bản hơn, tôi cho rằng đó vẫn là sự phát huy lớn tinh thần, quan niệm mà suốt đời Triệu Tử Dương ôm ấp.


I. Bi kịch của Đặng Tiểu Bình

Triệu Tử Dương nói: nỗi lo buồn âm thầm nhất của Đặng là “4-6” đó là vấn đề hàng đầu ông ta phải suy tính. Việc sắp xếp ban lãnh đạo cũng xuất phát từ đây. Do cách nhìn của Dương Thượng Côn và Vạn Lý với ban lãnh đạo mới không nhất trí với bản thân Đặng Tiểu Bình, lo lắng sau này sẽ xẩy ra phản phúc, tiến tới sợ ảnh hưởng tới vấn đề “4-6”. Do đó quan hệ giữa Đặng và Dương Thượng Côn, Vạn Lý không thân. Nghe nói hai người không thể gặp được Đặng, về căn bản không nói gì được với Đặng. Đặng đã để cho hai người Dương, Vạn ra rìa. Nếu không thế thì sau khi Vạn Lý thôi giữ chức Uỷ viên trưởng [Ủy ban Thường vụ Quốc hội], việc đảm nhiệm Chủ tịch nước là điều hợp lẽ.

Triệu nói: xưa nay không bao giờ Đặng trực tiếp nhận điện thoại. Vương Thụy Lâm [4] thư ký của Đặng có tác dụng rất lớn trong cuộc sống cuối đời của ông ta. Quan hệ của Vương Thụy Lâm với Trì Hạo Điền [5] tốt, nhưng quan hệ với Dương Thượng Côn lại không thân. Để quân đội nghe theo chỉ huy của ban lãnh đạo mới chỉ có thể dùng Lưu Hoa Thanh và Trương Chấn. Còn việc có nắm chắc được tình hình hay không đã không tính toán tới.

Triệu Tử Dương nói: phương châm chỉ đạo của Đặng là, về kinh tế thì bất cứ cải cách gì cũng đều được cả, bất kể hình thức sở hữu nào cũng đều không quan trọng, nhưng quyền lãnh đạo của Đảng thì không thể buông. Có nghĩa là chỉ có thể đơn thuần cải cách kinh tế, địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản quyết không thể dao động, đó là định luật tuyệt đối của Đặng.

Tôi nói: điều đó [nghĩa] là Đảng Cộng sản nhất định muốn thực hiện chế độ tập quyền, không thể nào chia hưởng quyền lực. Về đại thể, Đặng Tiểu Bình đã tiếp thu bài học Liên Xô tan rã, cho rằng chính là vì Gorbachov đề xướng dân chủ hoá, công khai hoá, thực hiện cải cách chính trị nên mới dẫn đến làm tan rã chủ nghĩa xã hội Liên Xô. Vì thể phải thực hiện tập trung về chính trị. Đại khái Đặng Tiểu Bình còn rút kinh nghiệm bài học lịch sử Trung Quốc, cho rằng một nước lớn như Trung Quốc, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phát sinh “khoảng trống quyền lực”, như thế nhất định Trung Quốc sẽ xuất hiện nội loạn giống như cục diện quân phiệt hỗn chiến sau khi vua nhà Thanh thoái vị.

Tôi nói: Bây giờ không ít người cho rằng cải cách mở cửa và bốn nguyên tắc cơ bản của Đặng Tiểu Bình tự mâu thuẫn với nhau. Mọi người nói, tại bài nói trong hội nghị Bộ Chính trị mở rộng năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất rõ ràng: phản đối “tập quyền cao độ”, phản đối “cá nhân đứng trên tổ chức”, phản đối coi “tổ chức là công cụ của cá nhân”, phản đối “tác phong gia trưởng trong đội ngũ cách mạng” thế nhưng ông ta lại để cho Bạc Nhất Ba nhắn lời cho Trần Vân: “chỉ có thể có một mẹ chồng”. Cuối năm 1986, ông ta dùng danh nghĩa Chủ tịch Uỷ ban Cố vấn Trung ương và Chủ tịch Quân uỷ, đã chỉnh [đánh] đổ Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang; năm 1989 ông ta lại dùng danh nghĩa Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương đánh đổ Tổng Bí thư thứ hai và đưa người thừa kế thứ ba của mình và phong làm “hạt nhân”, thực hiện tập quyền cao độ. Như thế là ông ta đã tự thu lại những cái ông ta đã tự phản đối. Ông ta phản đối Mao Trạch Đông một người nói là xong, phản đối Mao Trạch Đông làm “thái thượng hoàng” nhưng lại đưa mình lên ngồi vào vị trí “thái thượng hoàng”, thực hiện “buông rèm nghe chính sự”. Đối với những ý kiến bất đồng của hai Tổng Bí thư, mà đó là những ý kiến chính xác cũng không dung thứ, mà bác bỏ hết. Loại hiện tượng như vậy trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều, không có gì lạ. Như Hồng Tú Toàn của Thái bình Thiên quốc, một mặt rêu rao: “thiên phụ”, “thiên huynh”, “thiên hạ một nhà”, mặt khác, các lãnh tụ của Thái bình Thiên quốc lại tranh quyền đoạt lợi, tàn sát lẫn nhau; một mặt rêu rao: “bình đẳng”, “bình quân”, “thiên hạ đều là anh em”, một mặt lại xây dựng chế độ đặc quyền đẳng cấp nghiêm nhặt, cưỡi trên đầu nhân dân ra oai làm phúc, hình thành vương triều mới. Kết quả là lật đổ hoàng đế cá biệt rồi tự mình lại làm hoàng đế, cái gọi là “sáu đường luân hồi” lại trở lại điểm cũ. Bây giờ mọi người đều rõ đó là hình thái ý thức chuyên chế phong kiến mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc rất thâm căn cố đế, nếu như không trải qua sự hun đúc đào tạo của giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản, không qua lễ rửa tội của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, ai ở vị trí đó cũng đều sẽ như vậy. Và tất nhiên là Đặng Tiểu Bình cũng không ngoại lệ. Đương nhiên nếu tư tưởng không cứng nhắc mà xuất phát từ thúc đẩy tiến bộ xã hội, thích ứng với trào lưu thời đại thì tình hình sẽ có khác. Mọi người công nhận Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương là nhân vật đại biểu của thế hệ sau.

Cuối cùng, Triệu Tử Dương nói: về cơ bản, Đặng đã bị “bốn nguyên tắc cơ bản” do mình chế định buộc chặt lấy mình mà không thể thoát ra, và đó là bi kịch của ông ta.

Cách nhìn của tôi, về căn bản mà nói là, Đặng Tiểu Bình nhận định tư tưởng chính trị quyền uy, chủ trương cá nhân nói là quyết định, tất nhiên gồm cả màu sắc hình thái ý thức chuyên chính cá nhân.

Theo Lý Nhuệ nói thì Đặng từng nói với Giang Trạch Dân: “Mao cho là Mao nói là xong, tôi cho là tôi nói là xong, bao giờ anh nói là xong thì tôi mới yên tâm.” Điều này đã thuyết minh đầy đủ hình thái ý thức của Đặng. Có loại hình thái ý thức đó thì không thể thực hiện được chính trị dân chủ. Cuối cùng tôi truyền đạt ý kiến của Đồng Đại Lâm [6] , ông ấy nói: từ nay trở đi, liệu không biết Triệu Tử Dương có thể hoạt động đối ngoại với thân phận cá nhân độc lập như các nhân vật quốc tế [Henry] Kissinger, bà [Margaret] Thatcher… để từ trên quốc tế ảnh hưởng vào trong nước không. Triệu Tử Dương nói: bọn họ không thể để tôi ra nước ngoài hoạt động, sợ mở rộng ảnh hưởng của tôi. Đồng thời hoạt động trên quốc tế, cũng chưa chắc cá nhân đã thích ứng. Triệu cho rằng từ nay trở đi mình có ba con dường có thể suy tính: Một là, viết hồi ký, đặc biệt là mười năm gần đây.
Hai là, làm một chút nghiên cứu, nhưng khó phát biểu trong nước, mà chỉ theo quan điểm trong nước thì chẳng có ý nghĩa gì. Muốn nghiên cứu ra được cái gì đó cũng không dễ, cũng rất tốn công sức. Ba là làm cả hai điểm đó, nhưng sợ rằng tinh lực không đủ, làm không nổi. Những cái đó đều đòi hỏi rất nhiều công sức. Có thể thấy, mặc dù thân tại “lao tù” lại vào lúc cuối đời Triệu Tử Dương vẫn muốn làm cái gì đó. Còn đối với nhà đương cục thì đúng như ông đã tự nói: “Chỉ xem thủy triều chứ không rỡn thủy triều.”

Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]Thơ Lý Bạch, ý chỉ ngưỡng mộ người mới quen.
[2]Khai Nhan, tác giả cuốn Tám tiềm năng - tình hình chính trị Trung Quốc trong mười năm tới, do Học viện Tân truyền bá Đài Bắc xuất bản năm 1996.
[3]Hàn Sơn Bích, bút danh của nhà văn Hàn Văn Phố, Hồng Kông, tác giả cuốn Truyện Đặng Tiểu Bình.
[4]Vương Thụy Lâm (1930 -) người Sơn Đông, từng làm Chủ nhiệm văn phòng Đặng Tiểu Bình, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thượng tướng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương.
[5]Trì Hạo Điền: người Sơn Đông, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thượng tướng, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương.
[6]nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban cải cách thể chế quốc gia, nhà kinh tế.
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219



=

Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Ngày 5 tháng 7 năm 1992

I. Lý luận cải cách và đặc sắc của cải cách Trung Quốc

Lần này tôi nêu vấn đề trước. Tôi nói: giới nhân sĩ lý luận mà tôi tiếp xúc cho rằng. cải cách của Trung Quốc không có lý luận, chỉ là mò đá qua sông, không biết cách nhìn của ông như thế nào? Đặc sắc của cải cách Trung Quốc là gì? Ông cũng thử nói xem sao?

Triệu nói: cái gọi là lý luận cải cách, là cách mạng ở các nước lạc hậu sau khi thắng lợi, không thể thực hiện chủ nghĩa xã hội, những nước đã xây dựng chủ nghĩa xã hội là đã đi “quá bước”, tất phải lùi về. Đó là tiến hành cải cách đối với chế độ hiện có, làm cho nó thích ứng với trình độ sức sản xuất hiện có, mà cũng là làm điều kiện chuẩn bị cho chủ nghĩa xã hội, hoặc là nói chỉ có thể xây dựng giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội.

Triệu nói: cái gọi là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội là phải dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản thông qua phát triển chủ nghĩa tư bản để gia tăng thành phần xã hội chủ nghĩa, để phát triển kinh tế, phát triển sức sản xuất xã hội. Đó cũng là những bàn luận về chủ nghĩa dân chủ mới mà chủ tịch Mao đã trình bầy. Do chủ tịch Mao đã kết thúc quá sớm giai đoạn chủ nghĩa dân chủ mới, thực hiện chủ nghĩa xã hội một cách vượt giai đoạn, muốn nhanh nên không đạt, cũng làm loạn tư tưởng mọi người. Điều này về tư tưởng cần phải được xử lý lại cho tốt.

Cái gọi là vượt giai đoạn, là Triệu muốn chỉ trình độ công hữu hóa quá cao. Ông nói: mọi cách làm trước đây đều trói chặt người ta, công xã và các đơn vị đều quản tất cả mọi cái của cá nhân, cái gì cũng bao hết, sinh đẻ, già, ốm, chết cái gì cũng can thiệp, bao gồm cả đời sống gia đình cá nhân, đời sống cá nhân v.v..kết quả là càng quản càng nhiều, càng bao càng nặng, đường cũng càng đi, càng làm, càng không thông.

Triệu nói: Chủ tịch Mao vốn đã không vừa lòng với mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô, nhất là việc Trung ương tập trung quyền lực quá nhiều, quản lý địa phương và doanh nghiệp quá chặt, quản quá nhiều, đè nén tính tích cực của địa phương và doanh nghiệp, phải tiến hành cải cách, thực hiện trao quyền xuống dưới. Nhưng trước đây do chỉ nói năng bàn bạc tới việc phân chia quyền lực, kết quả là rơi vào cái vòng kỳ quái: hễ buông ra là loạn, hễ loạn là lại thu hồi, hễ thu hồi là lại thoi thóp. Loại cải cách như vậy không ổn. Sau này Chủ tịch Mao phát động “Đại Cách mạng Văn hóa” triệt để đập nát cơ cấu quan liêu của cái nhà nước này; thực hiện công xã nhân dân, nhất thể hóa công, nông, binh, học, thương, vừa công lại vừa nông vừa văn lại vừa võ, cho rằng như vậy có thể khôi phục được “thể liên hợp người tự do” trên ý nghĩa vốn có của chủ nghĩa Marx, là con đường lớn đi tới chủ nghĩa cộng sản. Kết quả là lại rơi vào cái không tưởng của chủ nghĩa xã hội nông nghiệp.

Khi bàn đến đặc sắc của cải cách Trung Quốc, Triệu nói: đó là phát triển thành phần kinh tế phi quốc hữu ngoài thể chế, trước tiên làm “sống động” cái mảnh đó, đó là đặc sắc của cải cách Trung Quốc. Điều này khác với con đường Liên Xô, bọn họ chỉ quanh co trong thể chế, chuyển đi chuyển lại trước sau cũng không “sống động” lên được.

Triệu nói: thực hiện khoán đến hộ tại nông thôn, làm cho nông dân có quyền tự chủ kinh doanh, điều đó có nghĩa là làm sụp đổ thể chế công xã. Đồng thời cũng hình thành thị trường nông thôn rộng khắp. Phát triển xí nghiệp hương trấn ở nông thôn, sắp xếp cho thanh niên chờ công ăn việc làm ở thành phố, phát triển xí nghiệp tập thể cũng như xí nghiệp “ba loại vốn” và hộ cá thể đồng thời làm cho chúng đi đầu hình thành điểm sinh trưởng của thị trường, như vậy là đả phá cục diện “nhất thống thiên hạ” của doanh nghiệp quốc hữu. Ngoài ra thực hiện chế độ hai giá đối với các xí nghiệp lớn và vừa bên trong thể chế, tức là cho phép tiến vào thị trường ngoài kế hoạch, làm cho các xí nghiệp ngoài kế hoạch cũng có thể có được nguyên liệu vật liệu, nếu không bộ phận xí nghiệp này không thể phát triển lên được, còn các xí nghiệp trong thể chế cũng có thể thu được lợi nhuận ngoại ngạch, cộng thêm việc “buông quyền”, “nhường lợi” càng có thể gia tăng thu nhập, cũng có tính tích cực. Bàn đến đây, Triệu nhấn mạnh nói: có học giả kinh tế đề xuất: “quản chặt tiền tệ, mở cửa giá cả” chủ trương một bước làm xong ngay cải cách giá cả, đó là cách làm của những con mọt sách. Ai chẳng biết, trong tình hình xí nghiệp quốc hữu chiếm địa vị lũng đoạn, chính đông đảo nhân dân là người chịu hại.

Triệu nói tiếp: như vậy, bất kể là thành thị hay là nông thôn đều có thể hình thành thị trường, từ đó cũng thuận tiện cho việc đẩy xí nghiệp quốc hữu ra thị trường. Ông một mực thuyết minh với tôi, thị trường không phát dục được, không có cơ chế cạnh tranh thị trường thì không thể cải cách được xí nghiệp quốc doanh. Ông nói: nếu chỉ đơn thuần cải cách từ trong thể chế thì khó khăn và sức cản đều rất lớn. Cải cách của Liên Xô khó khăn là ở chỗ đó, bất kể là “liệu pháp sốc” [1] hay là “mò đá qua sông” [2] đều rất khó. Mà điều then chốt là phải xử lý tốt quan hệ chế độ sở hữu, làm rõ quan hệ sở hữu về tài sản, đó là điều căn bản nhất.

Tiếp đó tôi nói đến một số bàn luận trên xã hội. Tôi nói: cải cách hiện nay không đi sâu được, vấn đề là ở chỗ: hễ đề xuất phát triển kinh tế tư nhân là đã có người cho rằng đó là phục hồi chủ nghĩa tư bản; hễ đề xuất tới chế độ cổ phần là đã có người cho rằng đó là tư hữu hóa, là muốn thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa; hễ nhấn mạnh phải nhập khẩu vốn nước ngoài là đã có người cho rằng đó là đi con đường thực dân hóa. Như thế là trói chặt chân tay người ta.

Tôi dẫn chứng một đoạn bình luận của chuyên gia nước ngoài, cho rằng chính sách mà Trung Quốc đang thực hiện hiện nay là tự mâu thuẫn. Họ nói: một mặt Trung Quốc phản đối tự do hóa, tư hữu hóa; một mặt lại thực hiện tự do hóa, tư hữu hóa.

Tôi nói: trên thực tế chế độ công hữu hình thành trên chế độ sở hữu quốc gia, bất kể là ở Liên Xô, Đông Âu hoặc Trung Quốc đều xuất hiện chế độ sở hữu tầng lớp quan liêu, bọn họ dựa vào quyền phân phối quản lý vật [chất], tiến hành thống trị với người. Cái gọi là sở hữu toàn dân là “giả”. Còn chiếm hữu của tầng lớp quan liêu mới là “thật”. Nói đến đây, tôi dẫn một câu của Marx về lý luận chế độ sở hữu. Marx đã chỉ ra một cách đúng đắn: “chế độ sở hữu là chỉ toàn bộ sự chiếm hữu tư liệu sản xuất, nhưng bản chất của nó suy cho cùng là chiếm hữu lao động của con người.”. “Chiếm hữu cả người lao động và đất đai là chế độ nô lệ..., chiếm hữu đất đai và thông qua việc thuê mướn đất đai, chiếm hữu sức lao động là chế độ phong kiến..., chiếm hữu nhà xưởng và thông qua trao đổi chiếm hữu sức lao động là chế độ làm thuê tư bản chủ nghĩa...”

Tôi nói: nguyên lý này của Marx cũng thích hợp với chế độ công hữu dưới thể chế kinh tế kế hoạch. Lúc này, “chế độ công hữu” trên thực tế đã biến thành chế độ sở hữu của tầng lớp quan liêu, người lao động không chiếm hữu tư liệu sản xuất, giống như vậy, không thể không chịu nô dịch.

Triệu xen vào: liệu có thể không dẫn chứng những lời của Marx làm căn cứ không? Ông dẫn chứng như vậy, người khác cũng có thể dẫn chứng như vậy.

Tiếp đó tôi nói: tôi vô cùng tán thành quan điểm của Vương Ban [3] , giáo sư trường đảng, nhà kinh tế, ông này cho rằng cái gọi là cùng giầu có, tất phải có tài sản, có quyền chi phối tài sản; không thể chi phối tài sản thì không thể nói là cùng giầu có.

Triệu lại xen vào: Marx vốn không phản đối chiếm hữu cá nhân, chỉ phản đối lũng đoạn cá nhân.

Đối với điều này, tôi nói: tôi đã từng tìm đọc nguyên tác của Marx. Marx nói: đặc điểm của chủ nghĩa cộng sản không phải là loại bỏ chế độ sở hữu nói chung; mà là loại bỏ chế độ sở hữu của chủ nghĩa tư bản. Có thể thấy, việc chấp hành của chúng ta trước đây là có sai lệch.




Ngày 24 tháng 12 năm 1992

II. Lưu động nhân tài có lợi cho việc thực hiện giá trị con người

Trước tiên, Triệu bàn từ chuyện “đi đánh lẻ”. Ông nói, trong xã hội cũ, khi thành lập đội kịch đi biểu diễn đều lấy danh nghĩa những diễn viên tài sắc hoặc diễn viên nổi tiếng để thành lập; những diễn viên khác đều chịu làm vai phụ, đội kịch sắp sếp thứ tự theo tài sắc, và mọi người không có ý kiến. Mọi người đều cho rằng không có diễn viên nổi tiếng thì kịch diễn không thành, đều chịu không có cơm ăn. Vì vậy, mỗi người đều chịu làm vai phụ, tiền lương nhiều ít cũng vui lòng chịu hạn chế, cũng không so sánh. Còn nếu cho rằng ở đó không thích hợp, không phát huy được tài năng của mình thì tự động “đi đánh lẻ” để đi đến nơi khác. Nhưng từ khi thành lập Trung Quốc mới, thể chế đã thay đổi, tất cả đều do người lãnh đạo hành chính sắp xếp, ai diễn vai gì, ai không diễn vai gì đều phải phục tùng sự phân phối. Diễn viên nổi tiếng cũng không được can thiệp, tác dụng của nhân tài khó phát huy hợp lý. Còn về tiền lương cũng phân phối bình quân theo cấp bực hành chính. Khi nâng lương, đề bạt, không đề bạt ai, ai cũng chẳng dám có ý kiến. Cũng giống như nhà nước cải cách tiền lương, nhân viên khoa học kỹ thuật đều tăng, tiền lương cán bộ cơ quan thấp cũng được nâng; còn nhà máy, xí nghiệp là tuyến đầu của sản xuất không nâng cũng không được. Như vậy hình thành việc luân lưu nâng lương, kết quả là mấy lần cải cách tiền lương đều thất bại.

Tôi nói: không chỉ cải cách tiền lương mà cải cách cơ cấu mấy lần cũng thất bại. Cải cách cơ cấu trở thành nơi danh nghĩa sắp xếp cán bộ, nâng cao cấp bậc, sắp xếp người thân kéo bè kết cánh. Kết quả là cơ cấu càng cải cách càng phù thũng, nhân viên càng giảm càng nhiều.

Triệu tiếp tục: cách làm tất cả đều áp dụng sự can thiệp hành chính và thủ đoạn hành chính để sắp xếp nhân viên như vậy, không thực hiện được giá trị của “nhân tài”. Hiện nay, đang tiến hành cải cách thể chế thực hiện nhân viên lưu động, người có tài từ chức “hạ hải” [đi kinh doanh, buôn bán] hoặc được mời đến các đơn vị khác. Xem ra bên ngoài đã có chút loạn, trên thực tế chỉ có như vậy giá trị của “nhân tài” mới được thực hiện. Điều này cũng giống như trước đây tiến hành cải cách hai loại thể chế, hai loại giá cả bề ngoài cũng loạn. Bây giờ xem ra, đúng là do phát triển trước các loại thành phần kinh tế ngoài thể chế, đồng thời trong thể chế thực hiện hai loại giá trong kế hoạch và ngoài kế hoạch đối với doanh nghiệp quốc doanh, khiến các thành phần kinh tế ngoài thể chế có được nguyên liệu mà có thể phát triển. Các doanh nghiệp quốc doanh cũng do được tự tiêu thụ sản phẩm ngoài kế hoạch mà có được thu nhập ngoài hạn ngạch, mới “sống động” được. Từ đó làm thị trường phát dục, khiến kinh tế phồn vinh lên.

Triệu còn nói: làm như vậy, đã hình thành cơ chế thị trường, đã có cạnh tranh; cộng thêm việc nhân viên lưu động là có thể phá bỏ được cách làm “đổi chỗ làm quan”, sắp xếp nhân viên theo lối hành chính; thực hiện cạnh tranh trong việc cử người giữ chức, từ đó thực hiện giá trị của “nhân tài”.

Theo hiểu biết của tôi, Triệu rất coi trọng nhân tài. Đó là một đặc sắc của cá nhân ông.


III. Chỗ thành công của cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc

Triệu nhấn mạnh: cải cách thể chế của Trung Quốc nếu như chỉ tiến hành cải cách trong thể chế thôi thì khó khăn và sức cản rất lớn, bất kể là dùng “liệu pháp sốc” hay “mò đá qua sông” đều rất khó. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp quốc doanh là một cục diện đại thống nhất, không có cạnh tranh, không có cơ chế thị trường là rất khó cải cách; mà doanh nghiệp quốc hữu bản thân lại là một doanh nghiệp [như là một] xã hội, phụ trách rất nặng, không có hiệu quả, rất khó tiến hành cải cách. Vì vậy lối ra là ở chỗ phát triển thành phần kinh tế ngoài thể chế, ra sức phát triển kinh tế hàng hoá, hình thành cơ chế kinh tế thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp quốc doanh hướng ra thị trường; kinh tế thị trường càng phát triển càng có lợi cho việc cải tạo doanh nghiệp quốc doanh. Từ đó thuyết minh, sự phát triển của các thành phần phi quốc hữu ngoài thể chế vừa có thể giải quyết được việc làm lại vừa gia tăng thu thuế, giải quyết khó khăn tài chính, đồng thời cũng làm kinh tế phồn vinh.

Triệu nói: tóm lại, không phát triển thành phần kinh tế ngoài thể chế hình thành cơ chế cạnh tranh thị trường thì không cải cách được doanh nghiệp quốc doanh. Đó là một trong những kinh nghiệm thành công của cải cách thể chế Trung Quốc. Tất nhiên cũng không thể vứt bỏ cải cách từng bước trong nội bộ doanh nghiệp quốc doanh như giao quyền xuống dưới, nhường lợi, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp v.v.. Trước đây đối với cải cách thể chế Trung Quốc, trước tiên từ phát triển thành phần kinh tế ngoài thể chế, thực hiện cách làm hai loại giá trong kế hoạch và ngoài kế hoạch là mình bị bắt buộc, nên thiếu sự tự giác lý tính. Bây giờ quay đầu nhìn lại thì lại đúng là chỗ thành công của cải cách thể chế Trung Quốc. Nếu như chỉ đơn thuần cải cách cải cách trong thể chế khẳng định là không thành công, mà còn làm chậm lại; mà càng chậm lại càng làm lòng người hốt hoảng, tất sẽ làm cho sản xuất giảm xuống, phát sinh lạm phát, kết quả là chỉ có thể xảy ra động loạn, cải cách cũng sẽ kết thúc bằng thất bại. Con đường cải cách của Gorbachov Liên Xô cũ chính là như vậy.

Khi tôi nói đến tiến hành cải cách trong nội bộ doanh nghiệp quốc doanh hiện nay đang áp dụng chế độ cổ phần, Triệu nói: vấn đề là ở chỗ áp dụng chế độ cổ phần tính chất gì. Nếu như là chế độ cổ phần có tính chất quốc hữu, cùng tham gia cổ phần với nhau tiến hành kinh doanh lại cộng thêm cơ chế thị trường chưa thể hình thành thì tình hình sẽ giống như tình trạng vốn có của doanh nghiệp quốc doanh không biết đi đến đâu; nếu như là bán cổ phiểu để hình thành cổ phần lại có thể phát sinh hiệu quả thấp, vần đề là người ta mua hay không mua cổ phần; như Yelsin của Nga áp dụng biện pháp phân phối cổ phiếu khiến quần chúng có được cổ phần nên mọi người thuờng cho rằng đó là của cải không ngờ mà có, nên về căn bản không quí, tiếc mà dễ tuỳ tiện tiêu đi. Tình hình hiện nay là doanh nghiệp quốc doanh một khi hợp doanh với nước ngoài là sống động. Đó là vấn đề gì vậy ? Đó chính là chính phủ không thể can thiệp vào doanh nghiệp nữa, doanh nghiệp cũng không thể lại như một xã hội nữa. Nhà nước chỉ quản lý chỉ tiêu tăng trưởng tiền lương của doanh nghiệp, chính phủ chỉ có thể quản lý thu thuế, còn tất cả những thứ khác đều do doanh nghiệp độc lập tự chủ kinh doanh. Như vậy cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp tự nhiên thay đổi.

Còn hơn thế nữa, khi Triệu cho rằng, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp cá thể Trung Quốc cũng có thể dùng biện pháp này để kinh doanh chung vốn với doanh nghiệp quốc hữu. Triệu nói một cách rõ ràng: đã cho phép doanh nghiệp nước ngoài được làm như vậy, tại sao lại không thể cho phép người Trung Quốc cũng làm như vậy? Đó là dùng biện pháp “ ghép cây” đối với doanh nghiệp quốc doanh, vẫn có thể xem là một con đường cho cải cách doanh nghiệp quốc doanh nước ta.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]Liệu pháp sốc: những năm 90, nước Nga thi hành chiến lược cải cách kích tiến, lấy tự do hóa và tư hữu hóa làm chủ thể. Do Thủ tướng Gaida chủ trì.
[2]Mò đá qua sông: đầu những năm 80, Đặng Tiểu Bình đề xuất câu tục ngữ miền nam Trung Quốc để biểu đạt dòng suy nghĩ cải cách tiệm tiến.
[3]Vương Ban, nhà kinh tế, giáo sư cấp đặc biệt Trường đảng cộng sảnTW , Hội trưởng Hội nghiên cứu kinh tế thị trường Trung Quốc.
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219