Friday, July 20, 2012

HỒ CHÍ MINH NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP III * XIII-XXVI






PHẦN II

NHẬN ĐỊNH VỀ HỒ CHÍ MINH
TỪ MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM


 CHƯƠNG XVIII
6 TÁC GIẢ
và Le Livre Noir du Communisme


Mười năm sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Đông Âu và Liên Xô tan rã,
Trường Đại Học Harvard, một trường danh tiếng nhất của Mỹ cho xuất bản cuốn The
Black Book of Communism dày 858 trang khổ lớn do Jonathan Murphy và Mark
Kramer dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, Le Livre Noir du Communisme: Crimes,
Terreur, Répression (1) của 6 tác giả Courtois Stéphane, Welth Nicolas, Panné
Jean-Louis, Paczkowski Andrzej, Bartosek Karel, Marolin Jean-Louis.
122 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Mở đầu tác phẩm, Courtois Stéphane viết: ’’Người ta bảo lịch sử là khoa học
của sự bất hạnh của nhân loại. Thế kỷ bạo lực đẫm máu mà chúng ta sống đã xác
nhận câu nói đó một cách rộng rãi’’. Courtois đã nêu một tiền đề chính xác khi
chúng ta nhìn vào lịch sử Việt Nam trọn thế kỷ qua. Tuy nhiên, dường như chính các
tác giả Le Livre Noir du Communisme lại chưa hẳn thấu đáo về nguyên nhân dẫn
đến nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam và cũng chưa hẳn nhận rõ hết về nỗi bất
hạnh đó. Dựa vào những thống kê chưa hoàn toàn đầy đủ, Courtois tổng kết số
người bị cộng sản tàn sát trên khắp thế giới là 100 triệu, trong đó riêng Trung Cộng
chiếm 65 triệu (2), Liên Xô 20 triệu, Căm Bốt 2 triệu, còn Việt Nam, tác giả ghi 1
triệu.
Những người am tường thực tế, nhất là những người Việt Nam từng sống
dưới chế độ cộng sản không thể đồng ý với tác giả về con số đã nêu. Có lẽ Courtois
đã nghĩ nguồn gốc các cuộc chiến liên tục tại Việt Nam từ 1945 tới 1975 là do thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ và phe quốc gia ở miền Nam nên con số cả chục triệu người
chết trong chiến tranh đã bị gạt sang bên, bởi lẽ tác giả cho rằng trách nhiệm gây
chiến không thuộc về đảng cộng sản Việt Nam. Ngay giữa lúc tiến hành thiết lập hồ
sơ về tội ác cộng sản, nhiều tác giả có vẻ vẫn bị ảnh hưởng tuyên truyền của sách
báo cộng sản chi phối để tiếp tục giản lược hóa một cách sai lạc tính chất các cuộc
chiến Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến sau 1954, theo hình ảnh nhân dân Việt Nam
đã tập trung dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng yêu nước Hồ chí Minh và đảng
cộng sản Việt Nam thành lực lượng kháng chiến chống các thế lực đế quốc ngoại lai
xâm lược. Đám khói mù quanh huyền thoại Hồ chí Minh cho tới giờ này vẫn dày đặc
đủ để che khuất những tội ác tầy trời trong khi các thần tượng Lenin, Staline đã bị
bóc trần và xô đổ ở mọi nơi.
Tuy vậy, tác giả cũng so sánh con số nạn nhân bị cộng sản giết với con số 25
triệu nạn nhân (trong đó có 6 triệu người Do Thái) của Đức Quốc Xã và nêu nhận xét
trong khi Đức Quốc Xã bị cả loài người lên án, thì cho đến nay nhiều người vẫn bào
chữa cho cộng sản cố trút mọi tội ác cho cá nhân Stalin thay vì phải chỉ rõ Mác và
Lênin mới là nguồn gốc.
Le Livre Noir du Communisme gồm 5 phần. Hai phần đầu dành ghi tội ác
của Liên Xô và quốc tế cộng sản, phần 3 nói về các nước cộng sản Đông Âu, phần 4
nói về cộng sản Á Châu, trong đó Việt Nam chỉ chiếm 11 trang trên tổng số 858 trang
và phần chót nói về các tổ chức cộng sản trong thế giới thứ ba.
Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ trước công luận, các tác giả tỏ ra vô
cùng dè dặt khi nêu những con số, phần đông dựa vào tài liệu chính thức.
Tác giả Nicolas Werth, thực hiện phần 1, cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918,
số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lênin là từ 10.000 đến 15.000. Con số này lấy từ
báo cáo của Mật vụ Cheka, sau khi tác giả ghi lại các huấn thị của chính Lênin về
việc phải trừng phạt những kẻ bất phục tùng được gọi là những ‘’tên Gulaks’’. (3) Dù
vậy, số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lenin
đã nhiều gấp hơn 10 lần so với số nạn nhân của chế độ Nga Hoàng trọn năm 1906
là năm đàn áp dữ dội nhất do phản ứng chống cuộc cách mạng 1905. Theo tác giả
trong vòng gần một thế kỷ dưới chế độ Nga Hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số
người bị giết chỉ có 6.321 nạn nhân. Số người bị tống vào tù dưới chế độ Lênin thì
trong 2 năm từ 1919 tới 1921 đã tăng từ 16 ngàn lên 70 ngàn không kể nhiều trại tù
địa phương có nơi lên tới 50 ngàn trong mùa thu 1921.
Phần 2 do 3 tác giả Stéphane Courtois, Jean-Louis Panné và Rémi Kauffer
đảm nhận, nói nhiều về tổ chức Đệ Tam Quốc Tế như một trong những ‘’dụng cụ’’
chính để khuynh đảo tình hình thế giới. Theo các tác giả, đại hội kỳ 2 của Đệ Tam
Quốc Tế mới đạt được nền tảng vững chắc cho tổ chức này. Tại đại hội kỳ 2, Lênin
123 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
đặt ra 21 điều kiện để những người có xu hướng xã hội gia nhập Đệ Tam Quốc Tế.
Đệ Tam Quốc Tế cũng được định nghĩa là ‘’một đảng quốc tế nhằm nổi dậy và thực
hiện chuyên chính vô sản.’’ Do đó, điều kiện thứ 3 trong số 21 điều kiện nêu rõ:
‘’…trong hầu hết các nước thuộc Châu Âu và Châu Mỹ, cuộc đấu tranh giai cấp đang
tiến vào thời kỳ nội chiến. Trong điều kiện như vậy, người cộng sản không được tin
vào luật pháp tiểu tư sản nữa. Cần phải lập nên khắp nơi, song song với tổ chức hợp
pháp, một phong trào bí mật có khả năng hành động quyết định phục vụ cách mạng
vào thời điểm của chân lý.’’ Thuật ngữ thời điểm của chân lý được diễn giải là lúc nổi
dậy làm cách mạng và hành động quyết định phục vụ cách mạng là tham gia nội
chiến. Chính sách được áp dụng cho mọi quốc gia không phân biệt chế độ, kể cả
những chính thể dân chủ cộng hòa và những chế độ quân chủ lập hiến.
Với cái đảng quốc tế được định nghĩa như thế, có chủ trương như thế, Lenin
vận dụng các đảng cộng sản chư hầu và mọi đảng cộng sản khác trên toàn thế giới
như một lợi khí sắc bén để thôn tính các nước lân bang, tiến tới bá chủ thế giới. Các
tác giả nêu nhiều sự kiện xẩy ra tại các nước vùng Ban Nhĩ Cán và Đông Âu.
Tại Cộng Hòa Estonia, ngày 14.1.1920, trước khi rút lui vì thất bại, cộng sản
giết 250 người tại Tartu và hơn 1000 người tại Rakvere. Khi Wesenburg được giải
phóng vào ngày 17.1.1920, người ta khám phá ra 3 mồ chôn tập thể với 86 tử thi.
Tại Tartu, các con tin bị bắn ngày 26.12.1919 sau khi bị đập gẫy tay chân và có
người bị khoét mắt. Ngày 14.1.1920, bọn Bolshevik chỉ kịp giết 20 người trong số
200 người bị chúng giam giữ ở Tartu. Tổng Giám Mục Plato bị giết vào dịp này
nhưng ‘’bởi vì những nạn nhân đã bị đánh túi bụi bằng búa rìu và báng súng nên cực
kỳ khó khăn để nhận diện.’’ (4)
Những vụ tàn sát dã man như thế đầy dẫy trong các chương sách.
Chuyện xẩy ra tại Trung Quốc cũng chận đứng mọi ý muốn bào chữa cho
Mao trạch Đông là người yêu nước có công chống ngoại xâm và những Đặng tiểu
Bình, Giang trạch Dân v.v…không còn là huyền thoại anh hùng dân tộc nữa. Những
tội ác do Trung Cộng gây ra trong các cuộc cải cách ruộng đất (1947-1952), trong
đại cách mạng văn hóa v.v…và những cuộc đàn áp tôn giáo tại Tây Tạng, bắn giết
hàng ngàn người trong vụ Thiên An Môn (1991), tàn sát tín đồ giáo phái Pháp Luân
Công...đều được ghi khá đầy đủ.
Nhưng những chuyện xẩy ra tại Việt Nam gần như không được lưu tâm.
Trong cuốn sách ngót 860 trang, các tác giả chỉ dành 11 trang nói về cả Ai
Lao lẫn Việt Nam. Riêng Cam Bốt được dành 59 trang có lẽ vì con số 2 triệu người
bị giết chiếm tới trên một phần tư dân số.
Tội ác của cộng sản Việt Nam ghi trong mấy trang này là điều đã được cả thế
giới biết qua tác phẩm của Hoàng Văn Chí, Hoàng Hữu Quýnh, Dương thu Hương,
Bùi Tín, Vũ thư Hiên...nhưng cũng chỉ được ghi lại với thái độ hết sức dè dặt. Hoàng
Văn Chí ước lượng có nửa triệu người bị giết trong cải cách ruộng đất trong khi Jean
Louis Margolin đắn đo chọn con số 50 ngàn và nói thêm là ngoài ra còn có từ 50
ngàn đến 100 ngàn bị bắt bỏ tù. Điều đáng chú ý là chính Jean Louis Margolin cho
biết có 86 phần trăm đảng viên đảng lao động (tức cộng sản) ở nông thôn bị thanh
trừng cùng với 95 phần trăm cán bộ kháng chiến chống Pháp.
Về tội ác này, một cựu cán bộ cộng sản Việt Nam là Việt Thường đã phân tích
trong tác phẩm Sự Tích Con Yêu Râu Xanh như một cuộc thanh trừng để củng cố
hàng ngũ đảng cộng sản. Khoảng thời gian 1949-1950, rất nhiều người tham gia
đảng lao động do không biết rõ bản chất cộng sản và nghĩ đây là một đoàn thể yêu
nước đang đấu tranh chống thực dân. Những người này phần nhiều thuộc thành
phần không đảng phái hoặc thuộc các đảng quốc gia đã chấp nhận tham gia chính
phủ Liên Hiệp với Hồ chí Minh từ 1945-1946. Số này rất đông nên tỷ lệ 95 phần trăm
124 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cán bộ kháng chiến chống Pháp bị thanh trừng là con số có thể phản ảnh đúng thực
tế. Vì trong cải cách ruộng đất, theo Việt Thường, những kẻ chủ chốt đứng ra điều
khiển đấu tố đều thuộc thành phần ngu dốt, côn đồ được cộng sản Việt Nam gọi là
‘’rễ’’. Những phần tử này cho tới lúc đó không có điều kiện dự các guồng máy chính
quyền địa phương thấp nhất ở các cấp xã ấp, nhưng được nhóm cán bộ cốt cán của
đảng cộng sản đẩy ra làm công cụ loại trừ những thành phần bị nghi ngờ không
hoàn toàn trung thành với đảng. Với khẩu hiệu ‘’Thà giết lầm 10 người còn hơn tha
lầm một người’’ và với sự hỗ trợ tuyệt đối của đảng và chính quyền, những phần tử
này đã sát hại hoặc tống vào nhà tù bất kỳ ai bị đánh giá là thiếu lòng trung thành
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng và ‘’Bác’’.
Jean Louis Margolin nhắc tới con số 95 phần trăm cán bộ kháng chiến chống
Pháp bị thanh trừng trong cải cách ruộng đất, nhưng không nêu rõ cụ thể ra sao.
Ngoài vụ tàn sát trong cải cách ruộng đất, Margolin đề cập đến vụ mồ tập thể ở Huế
hồi Tết Mậu Thân 1968 nhưng chỉ nêu con số thấp nhất trong những con số được
ghi lại là 3.000 nạn nhân trong khi không giải thích về những con số cao hơn là 4.000
hay 5.000 từng được nêu qua nhiều nguồn tin.
Tác giả xác nhận là không có tắm máu trong ngày cộng sản đánh chiếm Sài
Gòn nhưng sau đó đã đưa ra con số 200 ngàn người bị giam giữ theo xác nhận của
Phạm văn Đồng. Tuy nhiên về việc này, tác giả ghi thêm: ‘’Những ước tính nghiêm
chỉnh nói từ 500 ngàn đến một triệu tù nhân trong tổng số dân là 20 triệu’’.
Thái độ thận trọng của người cầm bút là điều đáng ca ngợi nhưng khó thể
chấp nhận sự thiếu nắm vững về chính vấn đề được nêu ra. Khuyết điểm này không
chỉ khiến giảm giá mức thận trọng trong thái độ của người cầm bút mà còn dẫn đến
sự hiểu biết sai lạc về vấn đề đang mong được phô bày.
Cụ thể là tội ác của cộng sản Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua không thể
gói gọn vào số nạn nhân bị sát hại và tù đầy theo cân nhắc dè dặt của Jean Louis
Margolin qua cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc 1955-56 hay cuộc tàn sát tập thể
tại Huế hồi Tết Mậu Thân và số người bị giam giữ sau tháng 4.1975 theo lời của
Phạm văn Đồng.
Khi đặt vấn đề thiết lập hồ sơ tội ác của cộng sản Việt Nam, bắt buộc phải xác
định rõ mức độ tương quan và trách nhiệm của Hồ chí Minh cùng đồng chí với các
biến cố kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ qua trên một địa bàn bao trùm từ Hoa Nam qua
khắp ba xứ Đông Dương. Các tác giả không hề nhìn thấy bàn tay thúc đẩy các cuộc
chiến kéo dài tại Việt Nam và diễn ra khắp ba xứ Đông Dương liên tục suốt 30 năm
kể từ 1945, không hề nhìn thấy những thủ đoạn tàn ác đối với người quốc gia yêu
nước để độc chiếm quyền hành khởi diễn ngay từ giữa thập niên 20, không hề nhìn
thấy cảnh đọa đày mà dân chúng Việt Nam phải chịu đựng dưới gông cùm thống trị
của bạo quyền mà mức cơ cực đang còn là thực tế phơi diễn trên khắp lãnh thổ Việt
Nam, cũng không hề nhìn thấy ngay cả tội ác tàn sát 2 triệu người Căm Bốt cũng có
phần trách nhiệm của cộng đảng Việt Nam vì tập đoàn Khmer Đỏ ban đầu chỉ là một
bộ phận của đảng này...
Thiếu cái nhìn cần thiết đó nên các tác giả đã bỏ quên những con số nạn
nhân bị sát hại trong hai cuộc chiến, không ghi nổi những thảm cảnh bị đày đọa của
người dân Việt Nam và đặc biệt là không nêu rõ được con số nạn nhân đã bỏ mình
trên biển Đông hay giữa rừng núi phía Tây để cố trốn thoát khỏi đời sống ngục tù
ngột ngạt của cái xã hội do cộng sản Việt Nam tạo dựng...
Khuyết điểm có thể khởi từ sự thiếu các nguồn tài liệu thống kê khả tín khiến
người cầm bút với thái độ thận trọng bắt buộc đã không thể làm khác hơn được.
125 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Khuyết điểm có thể do chính người cầm bút chưa gột rửa nổi định kiến sai lầm
do những luận điệu tuyên truyền cộng sản được nhắc lại liên tục hơn nửa thế kỷ qua
để dẫn tới những đánh giá lệch lạc về mọi biến cố.
Khuyết điểm cũng có thể do cách làm việc máy móc của người cầm bút luôn
dựa vào các tài liệu chính thức có xuất xứ là các cơ quan, đoàn thể đương quyền
nên đã tự đặt vào thế bị lường gạt bởi những tính toán xuyên tạc và bóp méo mọi sự
thực.
Dù khởi từ căn cỗi nào thì khuyết điểm này vẫn hủy hoại giá trị đóng góp của
tác phẩm theo mong mỏi của chính các tác giả. Bởi vì khi đưa ra tác phẩm trên, chắc
chắn các tác giả không mong gì hơn là được thấy toàn thể nhân loại căm phẫn
những thế lực tội ác sẽ cùng chung sức xóa tan bóng đêm cộng sản ở bất kỳ nơi nào
để ánh sáng tự do dân chủ có thể chiếu sáng cuộc sống của mọi dân tộc.
Ước mong đó có thể thành thực tế tại Việt Nam không, khi mà hầu hết những
tội ác tày trời của cộng sản Việt Nam đều được vùi lấp ?
Stéphane Courtois, chủ biên, là người phụ trách phần II cùng với 2 tác giả
khác, cũng là người viết đoạn mở đầu và phần kết luận. Trong phần kết luận, tác giả
đã thử tìm lời giải đáp cho câu hỏi tự đặt ‘’Tại Sao ?’’. Tuy chưa hoàn toàn hài lòng
về lời giải đáp của chính mình, tác giả cũng giúp người đọc một số dữ kiện để có thể
giải thích tại sao thế kỷ 20 lại là một thế kỷ của bạo lực, khủng bố, giết chóc kinh
khủng nhất trong lịch sử.
Trước hết, tác giả nêu chủ trương dùng bạo lực cách mạng của Marx và khẩu
hiệu ‘’Vô sản thế giới hãy đoàn kết lại’’ trong Tuyên Ngôn cộng sản để cho rằng Mác
có một phần trách nhiệm. Nhưng theo tác giả, trách nhiệm chính là Lenin và các
đồng chí trong nhóm cực đoan Bolshevik- Đa Số, nhất là Stalin, kẻ ngay từ nhỏ đã
chịu ảnh hưởng của những băng đảng giết người. Tác giả trưng dẫn thêm trường
hợp Nga Hoàng Ivan giết con, và khi mới 13 tuổi đã cho chó xé xác vị Thủ Tướng
của mình, trường hợp Nga Hoàng Petro cũng tự tay giết con... để cho rằng bản tính
người Nga tàn ác...và ghi lại lời của Maxim Gorki kết tội nhóm Bolshevik để xác định
lập luận của mình: ‘’Sự tàn ác đã làm tôi kinh ngạc và luôn giày vò tâm tư tôi suốt
cuộc sống. Gốc rễ của sự tàn ác của loài người là cái gì ? Tôi đã nghĩ nhiều về điều
này và vẫn không sao hiểu nổi…Nhưng nay thì, sau sự điên khùng khủng khiếp của
cuộc chiến ở Châu Âu và những biến cố đẫm máu của cách mạng...tôi bó buộc phải
nhận ra rằng sự tàn ác của người Nga đã không biến chuyển chút nào. Những hình
thức của nó vẫn y nguyên. Một phóng viên thời sự khoảng đầu thế kỷ 17 đã ghi lại
rằng trong thời ấy những hình thức cực hình tra tấn đã được thực hiện như sau:
‘’Nhét thuốc súng vào đầy miệng, rồi châm lửa. Kẻ thì bị nhét thuốc nổ vào hạ môn.
Phụ nữ thì bị khoét lỗ nơi vú, xỏ giây thừng qua những vết thương đó rồi cột lại treo
lên’’. Trong những năm 1918-1919 tại các vùng Don và Urals người ta cũng hành
hình theo kiểu đó. Người ta nhét thuốc nổ vào hậu môn rồi cho nổ tung lên. Tôi nghĩ
người Nga có cảm quan độc đáo về sự tàn ác cũng giống như người Anh có cảm
quan độc đáo về sự hài hước.’’
Maxim Gorki nói đến hai năm 1918-1919 là thời kỳ Lênin vừa lên nắm quyền
(từ ngày 7.11.1917, vẫn gọi là cuộc cách mạng tháng 10-theo lịch Nga). Courtois
cũng ghi rằng liền ngay sau khi nắm quyền, Lenin lập tức bắt đảng áp dụng bạo
hành: ‘’Lênin thiết lập một chế độ độc tài chuyên chế sớm biểu lộ sự khủng bố đẫm
máu từ bản chất. Bạo lực cách mạng nay không còn nhằm mục đích tự vệ chống lực
lượng Sa Hoàng, vì nó đã biến mất từ mấy tháng trước rồi. Nhưng đây là biện pháp
tích cực chủ động đánh thức dậy cả một nền văn hóa tàn bạo, độc ác châm ngòi cho
sự bạo hành tiềm ẩn của cuộc cách mạng xã hội. Mặc dầu cuộc khủng bố Đỏ chỉ
126 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
chính thức khơi mào ngày 2 tháng 9 năm sau, nhưng trong thực tế nó đã có ngay từ
tháng 11 năm 1917.’’
Tác giả dẫn lời Yuri Martov, lãnh tụ nhóm Menshevik-Thiểu Số viết vào tháng
8.1918: ‘’Ngay khi mới lên cầm quyền, đã tuyên bố bãi bỏ án tử hình, (thế mà) nhóm
đa số (5) liền bắt đầu giết.’’ Ngày 6.9.1919, sau khi hàng loạt trí thức bị bắt giữ,
Gorky gửi cho Lenin một bức thư giận dữ nói: ‘’…Học giả cần được đối đãi một cách
kính cẩn. Nhưng nay muốn giữ cái da, chúng ta lại chặt cái đầu, phá hủy bộ óc của
chúng ta’’. Lênin trả lời: ‘’Chúng không phải bộ óc của quốc gia. Chúng là cục phân.’’
(6)
Sau khi thành công trong việc nắm chính quyền, Lenin coi những gì đã tiên
đoán về cách mạng, về vô sản về trật tự xã hội đều đúng và những lý thuyết, ý hệ
của ông ta trở thành tín điều bắt buộc mọi người phải tin theo, một thứ chân lý phổ
quát. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tối hậu là đưa vô sản lên nắm quyền chuyên
chính khắp thế giới mọi phương tiện đều tốt, kể cả bạo lực. Tất cả những người nói
ngược, đi ngược tín điều trên đều bị coi là chướng ngại cần trừ khử và để trừ khử
chỉ cần gán cho cái nhãn tư sản. Phải tận diệt tư sản vì tư sản là kẻ thù của vô sản
theo lý thuyết cộng sản. Phương thức diệt trừ chướng ngại đó được Stalin tiếp nối
khi thay thế Lenin. Để giữ vững quyền hành, Staline đã thanh toán các chướng ngại
bằng cách tiêu diệt tất cả đồng chí của mình như Kamenev, Zenoviev, Trotsky...
Tác giả dẫn lời một cán bộ cộng sản Nga có nguồn gốc vô sản thực sự là
Alexander Shlyapnikov phát biểu tại đại hội 11 cộng đảng Nga: ‘’Hôm qua đồng chí
Lenin đã khẳng định tại nước Nga này không có giai cấp vô sản theo đúng nghĩa
Mác-xít. Bây giờ tôi xin phép chúc mừng đồng chí đã có thể xoay sở để thực hiện
một nền chuyên chính vô sản nhân danh một giai cấp không thực sự hiện hữu!’’
Câu nói diễn tả tuyệt vời khả năng vận dụng một phương tiện để thành công
và tác giả kết luận: ‘’Khéo léo sử dụng biểu tượng của vô sản là điều phổ biến trong
mọi chế độ cộng sản ở Âu Châu, trong thế giới thứ ba và cả ở Trung Hoa, Cuba. Chỉ
cần nêu danh nghĩa vô sản, bất kể có giai cấp này hay không, người ta có thể đưa ra
hàng loạt chiêu bài như cách mạng vô sản, bảo vệ giai cấp vô sản, thiết lập chế độ
chuyên chính vô sản trên khắp thế giới ... và từ đó có thể dùng mọi biện pháp kể cả
bạo lực ở mức độ khủng khiếp nhất để đạt mục tiêu ‘’chính nghĩa’’ đã nêu. Cũng
nhân danh vô sản là giai cấp đông đảo nhất, người cộng sản loại tất cả phe chống
đối bằng cách gán cho tội danh tư sản, phản cách mạng, phản động, tay sai đế quốc
với hàm nghĩa hết sức co dãn...để mặc tình chém giết, mặc tình phạm tội ác tày trời
chống nhân loại trong sự yên tâm là đang thi hành một sứ mạng cao cả’’.
Tác giả diễn giải thêm: ‘’Lênin đã trưng dẫn Engels, để nói rõ cái (thâm ý) gì ở
trung tâm tư duy và hành động của mình: ‘’Thực ra nhà nước chỉ là bộ máy mà một
giai cấp dùng để hủy diệt giai cấp kia’’ (7)
Trong Cách mạng vô sản và kẻ phản đảng Kausky, Lenin cũng viết:
‘’Chuyên chính là quyền lực dựa trực tiếp trên sức mạnh và không bị hạn chế bởi luật
pháp nào. Nền chuyên chính cách mạng vô sản là quyền lực đoạt được và duy trì
qua sử dụng bạo lực của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, đó là quyền lực
không bị hạn chế bởi bất cứ luật pháp nào.’’
Có lẽ đó là lý do khiến các chế độ cộng sản trên khắp thế giới đều tàn bạo,
độc ác ? Tác giả dùng câu tự hỏi để giải đáp chữ WHY đã được dùng làm tựa cho
phần kết luận của mình.
Cuối sách, Stéphane Courtois đã nhắc một nhân chứng là Aino Kuusinen từng
kể rằng tại thành phố Moscow hiếm thấy một gia đình nào không chịu sự bách hại
dưới hình thức nào đó. Nhưng chẳng ai dám hé răng….
Sự sợ hãi đã ăn sâu vào tâm trí mọi người.
127 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Đáng tiếc là các tác giả Le Livre Noir du Communisme đã không tìm cơ hội
để lắng nghe tiếng nói của hàng triệu nhân chứng như thế tại Việt Nam.
CHÚ THÍCH
01.- Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do
Robert Laffont, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997. Ban đầu có tất cả 11 tác giả
cùng viết do Courtois Stéphane chủ biên. Khi sách đem in 5 người xin rút tên do áp
lực sao đó nên chỉ còn lại 6. Những người rút tên nói chủ biên Courtois đã đi quá xa
khi đề nghị đưa các tội phạm cộng sản ra tòa án quốc tế, tương tự tòa án Nuremberg
từng xử Đức Quốc Xã. Cuốn sách đã được dịch ra khoảng 30 thứ tiếng, bán
700.000 bản tính đến tháng 9.2002. Bản dịch Việt ngữ mang tựa đề Hắc Thư về chủ
nghĩa cộng sản của nhà báo Hồ Văn Đồng phát hành cuối năm 2002 tại Hoa Kỳ.
Trong bản dịch Việt Ngữ, dịch giả thêm phần Phụ Lục về Tội Ác Cộng Sản tại Việt
Nam. Chúng tôi trích dẫn tác phẩm này theo bản Anh Ngữ của Jonathan Murphy và
Mark Kramer.
02.- Trong phần IV về Á Châu, đoạn kết, đồng tác giả Jean Louis Margolin viết
rằng chế độ của Đặng tiểu Bình tuyên bố cuộc cách mạng văn hóa của Mao trạch
Đông đã tàn sát 100 triệu người, nhưng Margolin vốn quá dè dặt đã nói ‘’1 triệu đã là
khó tin.’’
03-04-07.- Sách đã dẫn, trang 178, 275-278, 741
05.- Tiếng Nga là Bolshevik chỉ nhóm quá khích, theo cộng sản của Lênin.
06.- Chúng ta đã biết, do câu này mà về sau nhiều lãnh tụ cộng sản bắt chước
nói theo, trong đó có Mao trạch Đông và Hồ chí Minh.

 

CHƯƠNG XIX

JOSEPH BUTTINGER
và Vietnam: The Unforgettable Tragedy


Joseph Buttinger (1906-1992), người Đức gốc Áo, từng là chủ tịch Ban Chấp
Hành Đảng Dân Xã Áo Quốc khi mới 28 tuổi. Năm 33 tuổi sang Mỹ và 4 năm sau
thành công dân Mỹ.
Ông viết nhiều tác phẩm về Việt Nam trong đó có Con Rồng Nhỏ, lịch sử
chính trị Việt Nam (1958), Dân thiểu số ở Việt Nam (1961), Con Rồng Nghênh
Chiến: Lịch sử chính trị Việt Nam (1967), Con Rồng thách đấu: Lược sử Việt
Nam (1972). Vietnam:The Unforgettable Tragedy. Việt Nam: Thảm kịch không
thể quên (1977), đặc biệt là bài Lịch sử Việt Nam viết cho tự điển Bách Khoa
Britannica đã được tái bản tới 15 lần tính đến năm 1967. Chỉ với số sách trên đã có
thể nói ông là học giả chuyên về Việt Nam.
Joseph Buttinger chỉ được học qua 6 năm Tiểu Học. Sự nghiệp văn học của
ông là do tự học mà có. Cuốn Việt Nam A Dragon Embattled mà chúng tôi tạm dịch
là Con Rồng nghênh chiến (hai tập) dầy 1300 trang khổ lớn biểu hiện xu hướng xã
hội mạnh mẽ của tác giả.
Sau 1954, Joseph Buttinger là người nhiệt tình ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, coi là một phép lạ chính trị, nhưng sau khi không thuyết phục được Ngô Đình
Diệm cải cách xã hội một cách triệt để như mình mong muốn và cũng một phần vì
chê Ngô Đình Diệm chuyên quyền, không chịu dành một vài Bộ trong chính phủ cho
các nhân vật đối lập như Nguyễn Tôn Hoàn, Phan Quang Đán (1) ...ông quay ra chỉ
trích Ngô Đình Diệm và bênh vực Hồ chí Minh, cổ võ cho ‘’cuộc cách mạng xã hội
của miền Bắc’’. Ông chê các chính phủ Mỹ ‘’dốt lịch sử Việt Nam là nước từng đánh
thắng Mông Cổ ở thế kỷ thứ 13’’, cho nên đã sa vào vũng lầy chiến tranh, rồi sẽ thảm
bại.
Đây là điều được Neil Sheehan lặp lại sau này.
128 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong Vietnam: The Unforgettable Tragedy, (2) Buttinger nhắc lại lời Ngô
Đình Diệm nói với ông mà ông bảo là ‘’không bao giờ quên’’ rằng ‘’những người Việt
‘’quốc gia’’ chúng tôi tất cả đều theo một chủ nghĩa xã hội nào đó’’, rồi hết lời ca ngợi
cộng sản Việt Nam có một sức mạnh vượt xa mọi đảng cộng sản trên thế giới. Tác
giả bảo đó là nhờ có thiên tài chính trị của Hồ chí Minh: ‘’Chẳng những ông (Hồ) có
khả năng thích nghi một học thuyết phát sinh từ phương Tây công nghiệp hóa với
nhu cầu của một nước nông nghiệp Á Châu. Mà quan trọng hơn nữa, ông ta có tài
làm cho dân tin rằng ông ta không thua bất cứ ai về lòng yêu nước, và rằng độc lập
quốc gia thực sự chỉ có thể đạt được dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.’’ (3)
Tác giả ca ngợi Hồ chí Minh còn ‘’Titô hơn cả Titô’’ và đưa ra những lý do có
vẻ hợp lý, nếu không nhìn vấn đề một cách bao quát từ lịch sử tới chủ thuyết và
chiến lược cộng sản: ‘’Không có ảo tưởng nào về cộng sản Việt Nam, tôi có thể đi xa
hơn nữa để nói rằng vì những lý do thúc bách của lịch sử, Hồ chí Minh rất có thể đã
trở thành một người theo chủ nghĩa Titô hơn cả chính Titô’’ (4) Cứ điểm của lập luận
trên được tác giả nêu rõ: ‘’Khi trở thành cộng sản vào năm 1945, Việt Nam đã không
nhận được mà cũng không cần tới bất cứ sự viện trợ nào của một nước Nga xa xôi.
Hoàn cảnh lịch sử đặc thù của Việt Nam, hoàn toàn khác hoàn cảnh những nước
chư hầu Đông Âu, đã tạo ra một nước cộng sản đầu tiên không lệ thuộc vào thế lực
Liên Xô để sống còn, trừ phi bị ngoại xâm.’’
Tác giả cực lực đả kích chính quyền Mỹ, chê từ Tổng Thống, Ngoại Trưởng
đến các Dân Biểu Nghị Sĩ đều ngu dốt, vì coi cuộc chiến Đông Dương là cuộc chiến
chống cộng. Tác giả dẫn lời Tổng Thống Truman tuyên bố vào tháng 5.1951 như
một bằng chứng cho lập luận của mình: ‘’Cuộc tấn công của cộng sản vào Đông
Dương đã bị chặn đứng bởi nhân dân tự do của Đông Dương với sự trợ giúp của
người Pháp.’’ Sau đó, tác giả viết tiếp: ‘’Huyền thoại rằng cuộc chiến mà Pháp khai
mào vào tháng 9.1945 là do cộng sản xâm lược đã được phổ biến chẳng những bởi
Tổng Thống, Ngoại Trưởng mà cả Quốc Hội cũng đồng thanh tán thành ủng hộ
Pháp.’’ Tác giả nêu đích danh những người mà ông cho là không hiểu biết gì trong
đó có các Nghị Sĩ J. F. Kennedy, Mike Mansfield. Riêng về Ngoại Trưởng Dean
Acheson là người mà ngày nay ai cũng ca tụng là sáng suốt, nhìn xa trông rộng đã bị
tác giả chê thậm tệ: ‘’Không một người Pháp nào ngu xuẩn đến độ đi xa như Dean
Acheson khi viết trong bản tin Bộ Ngoại Giao ngày 13.2.1950, rằng Hồ chí Minh là kẻ
tử thù của nền độc lập bản xứ. Trong khi ngay đối phương cũng phải nhìn nhận ông
Hồ là hiện thân của sự nghiệp chống thực dân.’’ (5)
Không rõ sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, tác giả có còn duy trì quan điểm
của mình không, một quan điểm gần như do cộng sản Việt Nam đưa ra với những
lập luận chủ yếu:
Thứ nhất, Việt Nam đã thực sự độc lập và làm chủ toàn quốc từ ngày
2.9.1945, nhờ Việt Minh lãnh đạo tốt. Sau đó bị Pháp xâm lăng với sự viện trợ của
Mỹ.
Thứ hai, nước Việt Nam là một. Hiệp định Genève không chia làm hai nước
mà chỉ tạm thời chia làm hai khu vực quân sự.
Thứ ba, chính phủ Sài Gòn ngoan cố, không chịu tổ chức tổng tuyển cử theo
hiệp ước Genève 1954 qui định, vì thấy mình yếu thế, biết thế nào cũng thua. Và như
vậy là vi phạm hiệp định quốc tế.
Thứ bốn, Mỹ trước đã giúp Pháp xâm lăng Việt Nam cho nên khi giúp Việt
Nam Cộng Hòa, không phải chống Bắc Việt xâm lăng mà là ủng hộ một chính quyền
thối nát, không có cơ sở pháp lý.
Thứ năm, Bắc Việt không xâm lăng vì chỉ giúp người miền Nam lật đổ một
chính phủ thối nát, mất lòng dân.
129 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Luận điệu trên không chỉ riêng Buttinger mà còn nhiều tác giả khác lập lại
khiến người đọc Việt Nam không thể nghĩ tới lời lẽ mà Buttinger đã dành cho chính
giới Mỹ. Trong lúc xỉ vả chính giới Mỹ ngu dốt, không hiểu biết gì về thực tế và lịch
sử Việt Nam, Buttinger đã ghi sẵn những lời xỉ vả dành cho chính bản thân và hết
thẩy những người cầm bút tán thành lập luận của mình. Niềm tự hào về sự hiểu biết
của Buttinger và những người cầm bút này đã gợi nhắc niềm tự hào của hàng ngàn
cán binh cộng sản Việt Nam về con đường chính nghĩa mà họ theo đuổi dưới sự
lãnh đạo của ‘’Bác Hồ’’ để đem lại đời sống tự do no ấm cho đất nước! Sức mạnh
của tối tăm quả là phi thường vì có thể đạt tới mức biến những kẻ đang mò mẫm
trong bóng đêm vẫn thấy mình thênh thang bước đi giữa vùng trời chói lòa ánh sáng.
Chương IV, tác giả tiếp tục làm cái việc tự thóa mạ bằng sự trưng dẫn rồi bình
luận lời tuyên bố của hai chính khách Mỹ về cuộc chiến Việt Nam. Người thứ nhất là
Ronald Reagan và người thứ hai là Cựu Đại Sứ Mỹ tại Ấn Độ John Kenneth
Galbraith. Reagan từng là Thống Đốc California đã nói ‘’chúng ta thua vì chính phủ
Liên Bang không cho phép chiến sĩ của ta thắng.’’ Tác giả ghi lại câu tuyên bố trên
và phê phán:...‘’trong chính trường, một bộ óc tốt, nếu bị chi phối bởi thiên kiến vì ý
thức hệ có thể dễ dàng trở thành một bộ óc tồi.’’
Trước khi thở hơi cuối cùng, có thể tác giả đã kịp thấy bộ óc tồi của Reagan
hoạt động ra sao khiến khối Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã còn bộ óc tốt của nhà
phân tích chính trị Buttinger đã bị thiên kiến chi phối thế nào.
Về John Kenneth Galbraith, Buttinger trích lời ông này viết trên tờ Nữu Ước
Thời Báo ngày 12.7.1975: ‘’Các bạn sẽ hỏi tại sao đối với Hà Nội, Nga và Trung
Cộng xử hay hơn ta. Câu trả lời là họ khôn ngoan hơn: Họ không gửi quân tới Việt
Nam...cho nên họ không bị đuổi vì họ có ở đó đâu mà bị đuổi.’’ Tác giả bình luận:
‘’Tôi muốn thêm rằng một trong ba lý do họ không có mặt ở đó là vì Việt Nam không
cần có họ.’’ (6)
Buttinger viết Vietnam: The Unforgettable Tragedy trước khi Hoàng văn
Hoan cho ra cuốn hồi ký Giọt nước trong biển cả. Với tư cách nguyên ủy viên bộ
chính trị đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ Tịch Quốc Hội, nguyên Đại Sứ
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kinh, thủ hạ thân tín của Hồ chí Minh, từng góp
công lập đảng cộng sản Xiêm...và là người sùng bái Hồ chí Minh, vẫn hết lời ca tụng
Hồ chí Minh, vẫn bám chặt chủ nghĩa Mác, vẫn trung thành với đảng, Hoàng văn
Hoan chỉ chống Lê Duẩn nên bị xử tử hình vắng mặt phải bôn đào sang Trung Quốc.
Nhưng Hoàng văn Hoan đã tiết lộ là Hồ chí Minh từng yêu cầu Trung Quốc phái
sang Việt Nam trên ba trăm ngàn quân. (7)
Đi vào chi tiết việc này, Vũ thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày đã ghi lại cảm
giác đau lòng trong thời gian công tác tại vùng Việt Bắc, thấy dân chúng bị xua đuổi
dã man không cho lai vãng gần những vị trí đóng quân của quân Trung Cộng. (8)
Thêm nữa, lẽ nào Buttinger không biết chiến thắng Điện Biên không do tài chỉ huy
của Võ nguyên Giáp mà là do hai viên Tướng Trung Cộng Trần Canh và Vi quốc
Thanh. Hai viên Tướng này đã có mặt bên cạnh Võ nguyên Giáp từ 1950 để điều
khiển các cuộc phản công quân Pháp ở chiến trường biên giới trong năm đó. Cộng
sản Việt Nam không cần cộng quân Liên Xô vì đã có mặt cộng quân Trung Quốc.
Nhưng đó chưa phải là điểm chính.
Điểm chính là vì cuộc chiến tranh mà cộng sản tiến hành ở bất cứ chiến
trường nào, từ Đông sang Tây, không bao giờ là cuộc chiến thuần túy quân sự. Nó
bắt nguồn từ chiêu bài đấu tranh giai cấp toàn cầu chủ yếu là chiêu bài chiến tranh ý
thức hệ, lấy tuyên truyền làm vũ khí quyết định.
Với tính chất này của cuộc chiến, những người cầm bút như Joseph Buttinger,
France Fitzgerald, Stanley Karnow, Anthony Lewis, Neil Sheehan v.v...đã hợp thành
130 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
đạo quân đánh mướn không công vô cùng đắc lực cho cộng quân Liên Xô và Hà
Nội. Đạo quân này không hề trực diện đối đầu trước mũi súng trên trận tuyến mà
núp lén phía sau để liên tục tấn công vào nguồn hỗ trợ sinh tử là nhân tâm bằng
những lời lẽ xảo trá, những mưu mô lường gạt ti tiện nhắm kích động và dắt dẫn dư
luận nghiêng về một phía. Đạo quân đánh mướn không công này có sức mạnh lớn
hơn bất kỳ đạo quân cầm súng nào nên khi đã có nó trong tay tất nhiên Hà Nội
không cần cộng quân Liên Xô có mặt.
Điểm gây thắc mắc là hết thẩy những người cầm bút này chắc chắn không
bao giờ chịu đặt cuộc sống bản thân và gia đình họ vào bất kỳ xã hội cộng sản nào.
Một số người còn không phủ nhận cộng sản là tai họa lớn hơn cả tai họa Đức Quốc
Xã. Thế nhưng, hàng ngày với cây bút trong tay, họ vẫn say mê thọc mũi dáo độc ác
đâm lén vào sau lưng những người phải đem xương máu ra ngăn chống tai họa
cộng sản.
Động cơ thúc đẩy hành vi này là gì ?
Nhiệt tình cao độ đã gây nên tâm trạng bất bình do tính thiếu hiệu quả của
những người chung chí hướng hay nhu cầu vị kỷ đã đẩy con người xuống đáy vực
tham sân si để trở thành hiện thân của thèm khát, đố kỵ và thù hận trong mù quáng
hèn mạt ? Bởi vì, những người như Buttinger vẫn luôn đối diện với không ít sự kiện
chứng tỏ cách lập luận của mình là vô căn cứ nhưng vẫn khăng khăng nói ngược với
thực tế.
Trong tác phẩm A Dragon Embattled, nói về việc thành lập Mặt Trận Liên
Việt ngày 27.5.1946, Buttinger đã viết: ‘’Trung tâm sinh tử của Liên Việt dĩ nhiên là
Việt Minh. Thực ra Liên Việt chẳng là gì khác hơn là một thứ siêu Việt Minh. Kẻ nào
từ chối không chịu tham gia Liên Việt sẽ bị tố cáo là chống độc lập dân chủ và bị dán
cho nhãn hiệu phản động, để có thể bị giết...Vì thế, các đảng xã hội, Việt Nam Quốc
Dân Đảng, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội...đều ở trong mặt trận Liên Việt.’’ (9)
Dù nhìn rõ cái căn bản hợp tác man trá, Buttinger vẫn tiếp tục công kích một
tổ chức tiêu biểu của những người Việt Nam yêu nước là Việt Nam Quốc Dân Đảng,
một tổ chức mà bất kỳ người dân Việt Nam nào ở thời điểm đó cũng không quên
những đóng góp xương máu qua 13 liệt sĩ tuẫn quốc tại Yên Bái ngày 17.6.1930.
Buttinger lên tiếng kết án Việt Nam Quốc Dân Đảng là một bọn ‘’bất tài và bất lương’’
vì đã ‘’không chịu để cho chính phủ Hồ chí Minh tuyên chiến với Pháp’’. Tác giả có
vẻ muốn diễn tả các đoàn thể quốc gia thiếu tinh thần yêu nước so với người cộng
sản, nhưng ngay sau đó, tác giả lại kết án Việt Nam Quốc Dân Đảng có hành vi bạo
động tấn công người Pháp để phá hoại cuộc hưu chiến và nói về khả năng khai thác
tình thế của người cộng sản: ‘’... Những cuộc tuần tiễu hỗn hợp Pháp-Việt Minh được
thành lập để giữ trật tự và đề phòng bạo động chống Pháp thêm nữa. Nhưng đó mới
chỉ là bước đầu. Những bước tiếp theo cho thấy Việt Minh đã nhìn ra rằng đây là dịp
tốt để họ tiêu diệt các đảng thân Trung Hoa, và người Pháp vốn coi phe quốc gia
không thể thỏa hiệp còn tệ hơn phe cộng sản chịu hợp tác nên quyết định ủng hộ
Việt Minh trong vấn đề này. Nhằm mục đích loại trừ kẻ thù không cộng sản, Pháp đã
trở thành đồng minh tạm thời của Việt Minh.’’ (10)
Tác giả gần như tán trợ việc Hồ chí Minh ký được bản tạm ước Modus
Vivendi với Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet, dù ‘’tạm ước’’ còn bất
lợi cho Việt Nam hơn cả bản Hiệp Ước Sơ Bộ 6.3.1946, vì chỉ nhắm giữ thể diện cho
cá nhân Hồ chí Minh.
Điều được ghi nhận ở đây là thời gian Hồ chí Minh qua Pháp đã tạo cơ hội
cho các thủ hạ hoàn tất việc loại trừ khỏi chính quyền những thành phần không cộng
sản: ‘’Điều khiến ông Hồ vui là tay chân của ông đã tiêu diệt được những đảng phái
thân Trung Hoa (11) và đã mở rộng đáng kể căn cứ tổ chức của chính phủ’’.
131 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả tỏ ra nắm vững ý hướng và mưu tính của Hồ chí Minh về chính phủ và
Quốc Hội thứ nhất của Việt Nam cuối năm 1946, nhất là về vai trò của Võ nguyên
Giáp được tác giả ca ngợi. Tác giả diễn tả như Hồ chí Minh chỉ chấp nhận những
chuyện đã rồi nhưng cũng có vẻ như tán dương Hồ đã khôn khéo và vì ‘’chính nghĩa
dân tộc’’ thúc đẩy thủ hạ thanh trừng tất cả những phần tử chống đối nguy hiểm.
Nhờ thế, khi từ hội nghị Fontainebleau trở về ngày 20.10.1946, Hồ chí Minh đã nắm
lại quyền hành trong thế trọn vẹn hơn. Trong điều kiện thoải mái này, Quốc Hội được
triệu tập để bầu chính phủ mới và soạn thảo hiến pháp.
Bản Hiến Pháp được thông qua ngày 8.11.1946 được tác giả tóm lược:
‘’...Những quyền tự do đó đối với toàn dân, có một số kẻ không được hưởng. Đó là
những kẻ phản động, Việt gian, bọn hợp tác với Pháp, những kẻ gây rối, và những
kẻ thù khác của nhân dân, tóm lại bất cứ ai có hoạt động chính trị bị cộng sản coi là
có hại cho chính nghĩa quốc gia mà Việt Minh, và sau này là Liên Việt, là người bảo
vệ về chính trị và tổ chức.’’ (12)
Đại hội thông qua Hiến Pháp chỉ có 291 dân biểu trên tổng số 360 dân biểu
hiện diện. Đông nhất là nhóm mệnh danh Độc Lập gồm 90 dân biểu. Đảng Dân Chủ
có 45. Đảng Xã Hội mới thành lập trước đó 3 tháng có 24. Đó là những người đáng
tin cậy vì ủng hộ Việt Minh. Phía Việt Minh chỉ có 80 người.
Tác giả viết: ‘’cộng sản muốn chế độ độc đảng được quốc hội đa đảng chấp
nhận. Một nhóm Mác-xít gồm toàn những người cộng sản đã được mọi người biết rõ
chỉ có 15 người. Nhưng là những người có thực tài hiếm có, vì chính họ đã dàn dựng
và điều khiển mọi sự. Có ý nghĩa hơn nữa là trong số 70 ghế dành cho phe đối lập,
có tới 33 người vắng mặt, chỉ còn 37. Những dân biểu đối lập hiện diện bị công an
chìm theo dõi, quan sát, nhiều người bị bắt và buộc tội, nhiều người bị khám nhà
trong khi quốc hội đang họp. Khi tạm ngưng họp, trong số 37 người chỉ còn 20 hiện
diện và trong số 20 người này chỉ có 2 người đủ can đảm giữ lập trường chống đối
mạnh mẽ, bỏ phiếu chống’’ (13)
Hai phiếu chống là phiếu của hai dân biểu Nguyễn văn Thành và Cung đình
Quý. Sau đó, một người bị bắt, một người phải bỏ trốn.
Tác giả ghi rõ trước khi quốc hội họp ít ngày, Võ nguyên Giáp đã bắt giam 200
thủ lãnh đối lập và giết một số người trong đó có Vũ Đình Chi, một cây bút nổi tiếng
của tờ Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tác giả còn nêu trường hợp nhiều người khác bị giết do không tán thành Việt
Minh với chi tiết về từng người, trong đó gồm có:
Bùi Quang Chiêu, người sáng lập Đảng Lập Hiến, cùng đi Pháp trên chuyến
tầu mà Hồ chí Minh làm phụ bếp năm 1911.
Hồ Văn Ngà, Đảng Trưởng Đảng Độc Lập, ủy viên Mặt Trận Thống Nhất.
Nguyễn Văn Sâm, Khâm Sai triều đình Huế ở Nam Kỳ
Phạm Quỳnh, Học Giả, Đại Thần và Cố Vấn của Bảo Đại. Tác giả gọi Phạm
Quỳnh là nạn nhân nổi tiếng nhất của Việt Minh.
Ngô Đình Khôi, anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bị giết cùng với con là
Ngô Đình Huân.
Huỳnh Phú Sổ, theo tác giả, là nhà tiên tri, sáng lập và giáo chủ Phật giáo Hòa
Hảo, chẳng những bị giết mà còn bị phanh thây, ném đi mỗi nơi một chi thể để tín đồ
khỏi tôn thờ và lập đền thiêng.
Trương Tử Anh, Đảng Trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng bị Việt Minh bắt mùa
Hè 1946, trong chiến dịch lùng diệt đối lập và không bao giờ thấy tăm tích đâu nữa.
Tạ Thu Thâu mà tác giả bảo là do Trần văn Giàu cho phục kích và giết, sau
khi Trần văn Giàu đi thăm Hồ chí Minh trở về. Tác giả gọi Trần văn Giàu là kẻ theo
chủ nghĩa Stalin thuần thục nhất-a Stalinist of the purest water.
132 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trần Quang Vinh, lãnh tụ Cao Đài, suýt bị giết vì kịp trốn thoát.
Trần Văn Phát và Nguyễn Văn Thoại, hai người có xu hướng Nam Kỳ tự trị.
Ông Phát bị giết ngày 29.3.46 và ông Thoại ngày 3.5.46. (14)
Dù không tỏ vẻ kết án thủ đoạn tàn bạo của Hồ chí Minh và cộng sản Việt
Nam đối với những người yêu nước không tán thành cộng sản, tác giả cũng không
thể chối bỏ thực tế là ngọn cờ cộng sản không lôi cuốn nổi quần chúng.
Tác giả viết: ‘’Nhưng không ai hơn Hồ biết rằng cuộc chiến đấu cho độc lập
không thể tiến hành dưới ngọn cờ cộng sản. Lập một nền độc tài công khai của đảng
cộng sản sẽ chỉ làm sụp đổ tòa nhà chính trị tài tình qua đó những người cộng sản
hoàn toàn khống chế phong trào yêu nước. Chế độ càng triển khai theo chiều hướng
độc quyền, độc đảng, càng cần có một bề ngoài trang trọng theo nghi lễ và bộ mặt
trang trí bằng những định chế dân chủ. Bản hiến pháp đệ trình quốc hội duyệt y được
vẽ kiểu theo mục đích ấy và đã được thông qua ngày 8.11 bằng 240 phiếu thuận, chỉ
có hai phiếu chống.’’
Không ai ngăn cấm Buttinger theo đuổi ý hướng riêng của bản thân để tiếp tục
ngưỡng mộ mẫu người Hồ chí Minh, nhưng hàng triệu oan hồn Việt Nam vất vưởng
từ biển cả tới rừng sâu suốt nửa thế kỷ nay không thể chấp nhận sự gán ghép trắng
trợn và ngược ngạo rằng các hành vi của Hồ chí Minh là vì dân vì nước.
Có thể Buttinger sẽ không bao giờ có thái độ này trong trường hợp Tổng
Thống Ngô Đình Diệm chấp nhận những đề nghị riêng mà ông ta nêu ra vào lúc đó ?
Nếu sự việc diễn ra chỉ vì thế thì thái độ mà Buttinger biểu hiện là một khía
cạnh đáng buồn trong tính cách của con người.
CHÚ THÍCH
01.- Ông can thiệp với Ngô Đình Diệm cho đích danh hai ông này và có thư từ
qua lại với ông Diệm rất chi tiết về việc này. Trong tác phẩm Vietnam the
unforgettable Tragedy (trang 68-69) tác giả cho đăng bản chụp nguyên văn hai
trang đầu và cuối của bức thư rất dài do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đánh máy bằng
tiếng Pháp đề ngày 29.5.1955 gửi tác giả với tư cách riêng.
02.- Horizon Press, New York, 1977
03.- Sách đã dẫn, trang 19
04.- Sách đã dẫn, trang 26, nguyên văn: ‘’better Titoist than Tito himself’’.
Lãnh tụ Nam Tư Tito theo cộng sản, nhưng không chịu sự chi phối của Stalin, từ
1948 tách khỏi khối cộng sản quốc tế và nhận viện trợ của thế giới tự do.
05-06.- Sách đã dẫn, trang 28, 167
07.- Xem Giọt nước trong biển cả, trang 345
08.- Xin xem Đêm Giữa Ban Ngày, trang 229
09.- A Dragon Embattled, trang 400, nguyên văn: The vital center of Liên Việt
was of course the Việt Minh....
10-12-13-14.- A Dragon Embattled, trang 402, 407, 403- 405, 408- 409
11.- Chỉ các Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng
Đồng Minh Hội.

 

CHƯƠNG XX

DOUGLAS PIKE
và History of VN Communism


Douglas Eugene Pike (1924-2002), học giả chuyên về các vấn đề Việt Nam và
đã có 7 tác phẩm về đề tài này. Ông viết vì coi đó như sự đam mê muốn cho người
đọc hiểu về Việt Nam. Các tác giả sau này viết về Việt Nam hoặc về các lãnh tụ Việt
Nam như Ngô Đình Diệm, Hồ chí Minh đều tham khảo sách của ông. Tác phẩm đầu
133 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
mang tựa đề Viet Cong, 492 trang khổ lớn (1). Tác phẩm thứ hai là tác phẩm được
đề cập, History of VN Communism, 1925-1976-Lịch Sử Cộng Sản Việt Nam (2) .
Trong cuốn Viet Cong, Douglas Pike viết về Hồ chí Minh: ‘’Thời hiện đại, trên
thế giới không có lãnh tụ nào bí ẩn như Hồ chí Minh...Tài tổ chức của ông Hồ ngay
từ thời ấy (giữa thập kỷ 20) đã ở vào giai đoạn phát triển cao. Ông ta tập họp xung
quanh mình tiềm năng của tuổi trẻ, dạy họ cách in truyền đơn viết tay, điều khiển
những cuộc mít-tinh lớn, xúi giục các cuộc đình công và tiến hành những công tác
tuyên truyền khuấy động quần chúng khác.’’ (3)
Hơn chục trang sau, tác giả nói rõ hơn về tài tổ chức này, đồng thời trình độ
‘’kỹ thuật loại trừ’’(!) mà Hồ chí Minh đã vận dụng để ‘’đánh phá khéo léo các đảng
quốc gia đối lập’’: ‘’Thiên tài số một của Hồ là tổ chức. Ngay những ngày đầu, khi còn
làm việc với Borodin ở Hoàng Phố (4), ông ta đã say mê bởi tổ chức xã hội, và rõ
ràng những tế bào cơ cấu bí mật của cộng sản trong bóng tối đã lôi cuốn ông hơn là
duy vật biện chứng, chẳng hạn. Hầu hết những thắng lợi chính trị của Hồ trong thời
kỳ tiền Việt Minh là kết quả của tài tổ chức: Tạo dựng, sử dụng và đưa ra ánh sáng
một cách thuận lợi một chuỗi những tổ chức mặt trận thống nhất, cái sau bao giờ
cũng cao hơn cái trước, mỗi cái đều tăng cường quyền lực của đảng, mở rộng thêm
sự ủng hộ của cơ sở quần chúng và loại trừ đối lập (rivals). Kỹ thuật (loại trừ) này
gồm có việc bao lấy tổ chức đối lập đưa nó vào trong một cộng đồng xã hội rộng lớn
hơn như một phương cách làm lu mờ căn cước riêng của nó và như một màn mở
đầu để chặt mất đầu, không còn lãnh tụ nên phải tan rã....
Có lẽ có thể kết luận không sợ sai lầm là Việt Minh đã không tan rã mà còn
phát triển mạnh trong những năm sau Thế Chiến II là nhờ tài tổ chức của lãnh tụ. Võ
nguyên Giáp có thể là thiên tài về bạo lực, Trường Chinh là lý thuyết gia uyên bác.
Nhưng chính sự vận dụng óc tổ chức xuất sắc của Hồ chí Minh đã đưa tới thắng lợi
rõ rệt.’’
Dù ngưỡng mộ cái kỹ thuật loại trừ để thanh toán những người khác chính
kiến hầu tạo thế độc tôn, tác giả cũng không thể phủ nhận một thực tế là tính xảo trá
và tàn bạo trong các thủ đoạn của Hồ chí Minh. Tuy nhiên, trước mắt tác giả, việc thi
thố các thủ đoạn xảo trá và tàn bạo cũng là một tài năng để đi tới kết luận: ‘’...Hồ
luôn luôn chứng tỏ là kẻ đại tài về xảo trá và tàn bạo, cũng như về tổ chức.’’
Cho nên, tác giả không đặt thành vấn đề phán xét tính cách con người Hồ chí
Minh qua hành động của cộng sản Việt Nam đối với nhóm Đệ Tứ Quốc Tế theo ghi
nhận của tác giả: ‘’Theo các nguồn tin đáng tin cậy, ngày thế chiến 2 bùng nổ
(1.9.1939) có kẻ trao cho mật thám Tây ở Sài Gòn đầy đủ danh sách của nhóm Đệ
Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc.
Chỉ trong vài giờ cảnh sát Pháp đã tóm hết các lãnh tụ đầy đi New Hebrides, New
Caledonia, Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp xa Đông Dương...Sau
này nhiều Sử Gia và các chuyên gia về chính trị quả quyết chỉ có cộng sản Việt Nam
có tài liệu và khả năng làm một việc có tính tình báo chiến thuật đó.’’
Nhưng dường như chính Douglas Pike vẫn không tìm được an lòng thực sự
trong cái nhìn của mình về nhân vật mà mình ngưỡng mộ.
Từ những điều được mô tả là tài năng thiên phú kia có lẽ vẫn nổi lên một thúc
đẩy mơ hồ nào đó khiến tác giả bứt rứt phải cố tìm cách tự giải tỏa.
Và, tác giả đã tìm tới trước hết với những thế lực đủ mạnh để chi phối mọi
hành động của Hồ chí Minh.
Trong History of VN Communism, tác giả trưng dẫn chỉ thị của quốc tế cộng
sản gửi cho các đảng cộng sản ở Đông Dương ngày 27.10.1929, trong đó có
đoạn:’’Chỉ những nhóm hay tổ chức nào chấp nhận hoàn toàn những nghị quyết của
ủy ban trung ương quốc tế cộng sản (Comintern), và của quốc tế cộng sản mới có
134 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thể được nhìn nhận là bộ phận của đảng cộng sản Đông Dương, và mới có thể gửi
đại biểu tới dự đại hội của đảng...Tất cả những tổ chức và cá nhân không chấp nhận
các nghị quyết của quốc tế cộng sản phải bị đuổi ra khỏi đảng.’’ (5)
Điều này cho thấy Hồ chí Minh không thể vượt qua sự ràng buộc chặt chẽ của
kỷ luật. Vì ngay các tổ chức và đảng viên cộng sản vẫn bị loại trừ nếu không tỏ ra
tuyệt đối tuân hành mọi chỉ thị của quốc tế cộng sản thì bằng cách nào có thể nương
tay với những tổ chức và thành phần khác chính kiến.
Tác giả kể tiếp về các cuộc bạo động đẫm máu do phong trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh gây ra tại các làng xã hồi đảng mới thành lập với lập luận sự kiện này hoàn
toàn nằm ngoài chủ trương của Hồ chí Minh vì theo tác giả Hồ chí Minh không chủ
trương bạo động. Tác giả đã đưa ra một chứng cớ hết sức mơ hồ: ‘’Quả thực, nhiều
người Việt Nam tin chắc rằng ông Hồ, ngay từ đầu đã chống toàn bộ thời kỳ bạo
động’’ (6)
Douglas Pike tiến thêm một bước trong nỗ lực chứng minh cho lý do bắt buộc
Hồ chí Minh phải có các thủ đoạn xảo trá và tàn độc là tính vô hiệu và sa đọa nằm
bên phía các tổ chức quốc gia yêu nước. Tác giả cho rằng đã nhiều lần Hồ chí Minh
muốn liên minh với Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng tổ chức này không có đường
lối chính trị rõ rệt.
Thực ra, điều này do chính Hồ chí Minh đã viết trong cuốn sách ký tên Trần
dân Tiên khi phát biểu không thể nuôi ảo tưởng về Việt Nam Quốc Dân Đảng vì ‘’tuy
nó chống đế quốc, nhưng chỉ ở mức độ cách mạng tư sản, chỉ nhằm đánh đổ đế
quốc mà không chủ trương xây dựng lại hoàn toàn trật tự xã hội.’’
Về một đảng khác là Đại Việt Quốc Dân Đảng, tác giả nói tuy đảng này tự
khoe có tới 200 ngàn đảng viên nhưng trên thực tế lại chẳng là gì cả. Một đảng khác
nữa là Tân Việt Đảng thì tác giả kể ‘’Tổng thư ký Đào Duy Anh đã phản đảng bán
đảng viên cho Pháp, rồi sau lại theo đuôi cộng sản, nhưng cộng sản chẳng bao giờ
tin dùng, chỉ cho giữ những chức vụ hèn mọn cho tới khi chết vào năm 1960’’. (7)
Douglas Pike không chỉ nói mà đã viết lên giấy những dòng chữ về một con
người là Đào Duy Anh để cung cấp chứng liệu cụ thể về một thực trạng chính trị xã
hội đã thúc đẩy những người nặng lòng yêu nước như Hồ chí Minh phải tàn nhẫn
hầu đạt tới một lực lượng đấu tranh cách mạng hữu hiệu.
Tất nhiên đòi hỏi đầu tiên là phải ghi chép đúng sự thực. Nhưng, sự thực Đào
Duy Anh không hề chết năm 1960 mà còn sống tới năm 1988.
Trong khi đó, Tân Việt đảng không phải đoàn thể của những người quốc gia
yêu nước mà là một nhánh khác của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội thành lập
từ 1927 và gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ tháng 9.1929 là thời gian Tổng thư
ký đảng Đào Duy Anh đang bị mật thám Pháp bắt giữ.
Hãy gác lại chuyện liên lạc với mật thám Pháp để bán những người quốc gia
tranh đấu chính là điều cộng sản thường làm mà tác giả đã ghi lại, để chỉ nhìn nhận
một thực tế là lúc đó Đào Duy Anh đang nằm trong tù. Đào Duy Anh chỉ không được
cộng sản tin dùng một thời gian sau khi liên hệ với nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm hồi
1956-1957.
Tháng 12.1978, số 5, tạp chí Khoa Học Xã Hội tại Paris còn đăng một bài viết
của Đào Duy Anh với tựa đề Một vài uẩn khúc về đảng Tân Việt nói rõ vào giữa
năm 1929, Tổng bộ đảng Tân Việt đã đưa ra một bản Tuyên Ngôn nhắm đánh lạc
hướng mật thám Pháp bằng cách xác định Tân Việt đảng không thể theo đường lối
cộng sản vì chủ nghĩa cộng sản không có cơ sở... (8)
Douglas Pike hoàn tất tác phẩm History of VN Communism đúng 10 năm
trước khi Đào Duy Anh chết và vào giữa lúc Đào Duy Anh đang ngồi tại Viện Khoa
135 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Học Xã Hội tại Hà Nội. Thời điểm này cũng tròn 50 năm Đào Duy Anh hoạt động cho
cộng sản Việt Nam.
Vậy thì cái đảng Tân Việt có nguồn gốc cộng sản từ 1927, gia nhập đảng
cộng sản Việt Nam từ 1929 và cá nhân Đào Duy Anh theo cộng sản từ thuở đó bằng
cách nào có thể là chứng cớ cho sự vô năng và sa đọa của các tổ chức quốc gia hồi
1945-1946 để trở thành động cơ bắt buộc Hồ chí Minh phải tàn nhẫn ám hại những
người không cùng chính kiến trong thời điểm này ?
Dù sao Douglas Pike cũng đã gián tiếp xác nhận Hồ chí Minh là kẻ xảo trá và
tàn bạo. Tác giả đã chứng minh điều này bằng những trang viết kể lại việc Hồ chí
Minh tỏ ra hòa hoãn với các phe đối lập để thành lập xong chính phủ Liên Hiệp. (9)
Đoạn cuối chương 2 được tác giả dành để so sánh phe quốc gia với phe cộng
sản theo cái hướng phe quốc gia quá yếu kém. Tác giả nêu ra 8 điểm so sánh trong
đó đáng kể là ‘’cộng sản có chiến lược cao siêu hơn, ăn rễ trong nhân dân’’ còn phe
quốc gia chỉ có mục đích dành độc lập, một từ rỗng, người dân quê không lãnh hội
được, vì quá trừu tượng. Trong khi đó, lý tưởng của cộng sản rất cụ thể như: Cơm
no áo ấm, giảm thuế, tăng lương, người cày có ruộng, đánh đuổi thực dân bóc lột...
Tuy thế, tác giả cũng nêu một điều kiện khách quan bất lợi cho phe quốc gia
vào thời điểm đó là thế mạnh của cả thực dân lẫn cộng sản. ‘’Trong khi cuộc đấu
tranh tiếp diễn, hai bên cực đoan càng ngày càng mạnh, còn kẻ ở giữa bị ép như vắt
chanh. Trong cuộc tranh đấu ở Việt Nam...giữa cộng sản và Pháp, nạn nhân của sự
lưỡng cực hóa này là phe quốc gia.’’ (10)
Về hoạt động của cộng sản Việt Nam trong thời gian 1935, tác giả khen đã lớn
mạnh và đưa ra con số 30 tờ báo phát hành đều đặn để xác nhận sự chú trọng nhiều
đến công tác tuyên truyền. Tác giả phân tích về sự lỗi thời của việc hiện diện Mặt
Trận Bình Dân do Đức khai mào Thế Chiến II và nêu quan điểm sách lược mới của
quốc tế cộng sản theo chỉ thị từ đại hội kỳ 7 Đệ Tam Quốc Tế: ‘’Nhiệm vụ giai cấp
công nhân quốc tế lúc này là phải xiết chặt đoàn ngũ và lập nên một mặt trận rộng
rãi cùng các giai cấp khác, và các giai tầng xã hội để chiến đấu chống Phát xít và
chống chiến tranh.’’ (11)
Tác giả nhận định về chỉ thị này: ‘’Vào đúng lúc thực dân đang suy yếu và dễ
bị thương nhất, lại có lệnh bảo ‘’đừng làm nó suy yếu hơn nữa, hãy hợp tác với nó.
Có thể chống đế quốc, nhưng không được chống chính quyền thực dân.’’ (12)
Tác giả nhắc lại thái độ Liên Xô lúc đó khi thì thân Đức, khi thì chống Đức thay
qua đổi lại tùy theo giai đoạn ký hòa ước hay chiến tranh khiến đảng cộng sản Việt
Nam luôn căng thẳng, vì không thể không bảo vệ Liên Xô mà cũng không dễ bỏ rơi
mục tiêu chống thực dân để giành lại độc lập.
Theo Douglas Pike, đây là giai đoạn khiến những người cộng sản Việt Nam và
Hồ chí Minh rất ‘’khổ tâm’’(painful!) Tác giả không nói rõ kết luận trên dựa trên bằng
cớ nào và cũng không mô tả rõ nỗi khổ tâm ra sao, vì phải xoay trở khó khăn giữa
hai mục tiêu trái ngược hay khổ tâm vì cái thân phận quá nhỏ bé của mình trước mắt
thủ lãnh Liên Xô ? Vì theo tác giả thì suốt thời gian hoạt động, Hồ chí Minh đã được
phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa ở Quảng Đông của Trương Phát Khuê giúp đỡ
nhiều hơn so với Liên Xô và Trung Cộng. Tác giả còn khẳng định: ‘’Ông Hồ giúp ích
nhiều cho quốc tế cộng sản với tư cách một điệp viên, nhưng nhiệm vụ của ông chỉ ở
ngoài rìa xét về quan điểm toàn cầu của quốc tế cộng sản...Chỉ sau khi ông ta lên
cầm quyền sau chiến thắng các lãnh tụ cộng sản trên thế giới mới để ý đầy đủ đến
ông.’’ (13)
Tác giả nhận định tổng quát về Hồ chí Minh là rời Việt Nam năm 1911, chưa
hề có mục đích chính trị gì như các Sử Gia chính thức của đảng quảng bá.
136 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cho đến những năm 1919-1920 Hồ chí Minh mới bắt đầu dính líu với chính trị
và vừa là nhà ái quốc vừa là người trung thành quốc tế cộng sản: ‘’Ông trung thành
với hệ thống cộng sản và tuân lệnh quốc tế cộng sản một cách không do dự, nhưng
vẫn cố xoay xở để cho những mệnh lệnh đó tới ông mà vẫn phù hợp với quyền lợi
của nước Việt Nam (và của ông). Giáo điều không ngăn cản được ông, và chưa bao
giờ ông phải hy sinh nhiều cho quốc tế cộng sản. Ông không thấy vấn đề như một
lựa chọn giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa cộng sản, và vì thế là một người quốc gia
(yêu nước), đối với ông, không mâu thuẫn với thực tế là ông vẫn là người cộng
sản...Hồ coi cộng sản như một phương tiện hữu hiệu một cách khác thường để phục
vụ hơn nữa quyền lợi của tổ quốc. Nó có một chiến lược sâu xa, những kỹ thuật tổ
chức xuất sắc và nó đáp lại tất cả những câu hỏi quan trọng...’’ (14)
Douglas Pike tỏ ra khảo sát vấn đề rất công phu, đi sâu vào nhiều chi tiết
nhưng phát hiện của tác giả lại có nhiều trái ngược như dễ dàng chấp nhận ngay
trong đoạn viết trên hai sự việc khó thể cùng tồn tại là trung thành tuyệt đối không do
dự với Đệ Tam Quốc Tế trong khi vẫn chỉ coi chủ nghĩa cộng sản là một phương tiện
để phục vụ tổ quốc.
Mặt khác, tác giả cho thấy thiếu hẳn cân nhắc về mức độ giá trị của những tài
liệu tham khảo, nếu không muốn nói rằng tác giả chỉ sử dụng tài liệu như một loại
chất liệu diễn tả ý nghĩ chủ quan của mình. Điều này hiển hiện rất rõ qua những
trang viết về hoạt động của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ 1961 đến 1964 dựa
hẳn theo tài liệu cộng sản Việt Nam nêu ra hàng trăm cuộc biểu tình và mỗi cuộc
biểu tình đều có số người tham gia cực kỳ đông đảo, thậm chí được kể rõ là 1 triệu
tới 3 triệu tức đông hơn cả dân số của nhiều Tỉnh, Thành tại miền Nam!
Cách sử dụng và đánh giá tài liệu này đã khiến tác giả thoải mái trích dẫn lời
lẽ của Trường Chinh để ca tụng Hồ chí Minh có tài về tổ chức, tận tụy hy sinh, chí
công vô tư, lo trước dân hưởng sau dân....và còn khen Trương Chinh là người viết
tiểu sử Hồ chí Minh hay nhất so với mọi tác giả khác. Ngoài ra là những lỗ hổng
đáng ngạc nhiên về kiến thức đối với các vấn đề được nói đến như trường hợp đánh
giá các đoàn thể đấu tranh yêu nước Việt Nam thời điểm trước 1945, trường hợp
Tân Việt đảng với Đào Duy Anh, trường hợp chỉ thấy một Mặt Trận Việt Minh do Hồ
chí Minh thành lập từ Pac Bó năm 1941, trường hợp tô vẽ cho các lãnh tụ Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam v.v....
Dường như trong lúc viết, tác giả đã bị cuốn hút vào nỗi đam mê diễn tả tài
năng lãnh đạo đấu tranh của Hồ chí Minh nên mọi tài liệu, ý kiến đều được sắp xếp
để xuôi về điểm thuận lợi nhất cho sự thốt lên câu kết luận: ‘’Xem ra khá rõ là lịch sử
sẽ phán đoán về sự thành công của cộng sản Việt Nam như sản phẩm của óc tổ
chức siêu việt, của tài lãnh đạo đúng đắn, và có lẽ sẽ không có thành quả đó nếu
không có sự đóng góp độc đáo của Hồ chí Minh’’ (15)
Chính vì thế mà mặc dù không dám phủ nhận thực tế tệ hại cùng cực của xã
hội Việt Nam sau khi cộng sản Việt Nam thành công, tác giả đã cho rằng mọi sự
không đến như Hồ chí Minh mong đợi. Và trong trường hợp này, tác giả không nhắc
đến tài lãnh đạo của Hồ chí Minh mà nhắc tới cái thông lệ của chính trường kim cổ là
sau khi thành công, phong trào chính trị nào cũng phải gắn số phận của mình vào
cuộc đấu tranh duy trì quyền lực: ‘’Khi thực dân bị đánh bại và người Pháp bị đuổi
rồi, cái chính nghĩa chống thực dân bị biến đổi, từ quyền tự quyết của nhân dân nó
biến thành quyền độc tôn của đảng. Danh nghĩa không thay đổi, người ta chỉ đổi lại
định nghĩa của sự chống thực dân. Cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục, nay là để chống lại
nhân dân Việt Nam, một cuộc chiến dành quyền lực, vì quyền lực, đó là số phận của
tất cả các phong trào chính trị, một khi nó thành công. Cái chủ nghĩa chống thực dân
137 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cao cả đã trở thành một giai đoạn lịch sử chuyên chế, ham hố quyền lực. Rất có thể,
ông Hồ đã không muốn nó trở thành như vậy’’ .
Ngay trong trường hợp chấp nhận lời biện giải sự biến đổi từ chủ nghĩa chống
thực dân cao cả thành một giai đoạn chuyên chế, ham hố quyền hành chỉ là công lệ
lịch sử thì vẫn phải nhìn nhận một thực tế là chủ nghĩa chống thực dân cao cả kia
không hề đáp ứng bất kỳ mong mỏi nào của người dân sau khi đòi hỏi người dân
đóng góp xương máu suốt già nửa thế kỷ.
Như vậy, hết thẩy những con người nêu cao ngọn cờ chống thực dân kiểu ấy
dù được diễn tả là tài ba đức độ tới đâu vẫn khó thể gọi là những con người đặt
quyền lực bản thân thấp hơn hạnh phúc nhân dân để ca tụng là đã tận tụy hy sinh
phục vụ nhân dân. Và ngay cả vấn đề tài năng của những con người ấy cũng cần xét
lại, bởi lẽ tài năng ấy không cứu nổi người dân thoát khỏi kiếp sống nô lệ cay cực mà
còn đẩy người dân xuống một đáy vực thảm họa hãi hùng gấp bội lần.
CHÚ THÍCH
01.- Do Viện Kỹ Thuật Tiểu Bang Massachusett MIT xuất bản năm 1966
02.- Do Hoover Institution Press xuất bản năm 1978
03.- Viet Cong, trang 10 và trang 21
04.- Đúng ra là Quảng Đông.
05-07.- History of VN Communism, trang 9-10, 29.
06.-History of VN Communism,trang 20 nguyên văn: Indeed, many
Vietnamese believed that Ho from the start had been against the entire period of
violence
08.- Theo Từ Điển Tác Gia Việt Nam, Nguyễn Quốc Thắng, Nxb VHTT, Hà
Nội 1999, trang 138-139, và Việt Nam, những sự kiện lịch sử 1919-1945, Dương
Trung Quốc, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 2002, trang 145.
09.- Viet Cong, trang 42
10-12-13-14-15.- History of VN Communism, trang 37-39-40, 35, 57, 59, 59-
60
11.- Tác giả trích báo Quân Đội Nhân Dân của cộng sản Việt Nam, 24.1.1970.



CHƯƠNG XXI

ROBERT SHAPLEN
và The Lost Revolution


Robert Shaplen (1917-1988) là Sử Gia Mỹ chuyên về chiến tranh Việt Nam,
được nhiều nhà phê bình văn học cho là một trong vài cây viết có uy tín nhất về vấn
đề này. Trong số gần chục tác phẩm của ông có 2 cuốn về cuộc chiến Việt Nam, The
Lost Revolution-Cuộc Cách Mạng Bị Bỏ Lỡ và The Road From War-Con Đường
Từ Chiến Tranh. Ông đến miền Nam Việt Nam từ 1962 với tư cách phóng viên của
tờ The New Yorker tại Á Châu.
The Road From War (1) gồm 22 bài viết cho tờ The New Yorker từ tháng
3.1965 đến tháng 1.1970 trong đó có hai chục bài viết từ Sài Gòn và hai bài viết từ
Paris, nói về tình hình rối reng tại Sài Gòn trong những năm sau khi Tổng Thống Ngô
Đình Diệm bị giết, về cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Bắc Việt và cách thức các giới
chức giới quân sự cũng như dân sự Mỹ, Việt đối phó với cuộc xâm lăng của cộng
quân.
Tác giả đưa ra rất nhiều tài liệu giá trị, kể cả những hình ảnh sinh động phức
tạp của một cuộc chiến mà tác giả không tán thành. Nhưng tác phẩm này gần như
không đề cập đến nhân vật Hồ chí Minh.
138 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong The Lost Revolution, (2) tác giả trách Tây phương, nhất là Pháp và
Mỹ, đã đánh mất một cơ hội cho nhân dân Việt Nam đạt được cuộc cách mạng mà
Mỹ và Pháp là hai nước đi tiên phong để gợi hứng cho các dân tộc trên thế giới noi
theo. Tác phẩm gồm 12 chương dày 404 trang này bàn về cuộc chiến của Pháp
(1946-1954) và sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam (1954-1965).
Tuy trách cả Pháp lẫn Mỹ, nhưng là người Mỹ được tiếp xúc nhiều với các
nhân vật Mỹ và có cơ hội nhìn vấn đề theo nhãn quan người Mỹ, tác giả dành tới ba
trăm trang để bàn về những biến cố chính trị tại miền Nam và hoạt động của các giới
chức Mỹ.
Ba chương đầu gồm 100 trang nói lên chủ ý của tác giả là Mỹ bỏ lỡ cơ hội
nắm lấy nhân vật Hồ chí Minh, trong khi ông này rất có thể trở thành một thứ Tito,
ngay vào lúc chưa ai nói đến chủ nghĩa Tito (3) cho nên đã sa lầy ở chiến trường
Việt Nam. Ngay đoạn mở đầu, tác giả trách chính phủ Mỹ đã quên lời hứa trong thế
chiến là sẽ giúp các dân tộc thuộc địa dành độc lập.
Tác giả viết: ‘’Tôi chia xẻ niềm tin của nhiều nhà quan sát lúc ấy ở Đông
Dương rằng Pháp và Mỹ, nhất là những nhà làm chính sách ở Paris, đã sai lầm lớn
khi không thương lượng với Hồ chí Minh một cách thực tiễn hơn trong những năm
45-46 là lúc ông ta rất có thể đã được biến thành Tito (Titofied), ngay trước khi chưa
nghe ai nói đến Tito hay ‘’chủ nghĩa Tito’’ (Titoism), và như vậy một loạt biến cố đã
có thể khác đi và đã tránh được nhiều máu đổ, và ngày nay đã có được một nước
Việt Nam thống nhất, ngay cả nếu nó bị lãnh đạo bởi phe tả, thì vẫn trở thành bức
tường ngăn chặn của khối quốc gia trung lập ở Đông Nam Á là những nước đang
muốn tránh bị Trung Cộng thống trị.’’ (4)
Nói cách khác, tác giả cho rằng đáng lẽ Việt Nam đã có thể trở thành một thứ
Nam Tư ở Đông Nam Á. Để chứng minh, tác giả nêu ý kiến của một số chứng nhân
là những người Mỹ từng có dịp tiếp xúc với Hồ chí Minh vào thời điểm đó. Những
người này đều nói Hồ chí Minh dịu dàng dễ thương. Một chàng Trung Úy mà tác giả
tạm gọi là John đã viết: ‘’Ông (Hồ) là người dịu ngọt kinh khủng. Nếu tôi có thể nêu
một đức tính của con người đó thì phải nói đó là sự nhã nhặn, dịu dàng.’’ (5)
Nhưng liền sau đó, tác giả lại trưng dẫn nguyên văn bức thư của Hồ chí Minh
viết cho John, trong đó tố cáo đảng Đại Việt đang có kế hoạch đại khủng bố người
Pháp.
Bức thư này rõ ràng chứng tỏ Hồ chí Minh không phải con người dịu dàng dễ
thương như lời mô tả mà ngược lại, là một người đầy thủ đoạn hiểm ác muốn lợi
dụng người Mỹ cho một mưu toan riêng của mình. Tuy nhiên, tác giả không lưu tâm
tới khía cạnh này có lẽ vì quá bị lôi cuốn bởi những lời lẽ ngọt ngào mở đầu lá thư:
‘’Bạn John thân mến,
Tôi cảm thấy yếu hơn từ khi anh ra đi. Có lẽ tôi cần phải theo lời anh khuyên
rời đi một nơi nào khác để dễ kiếm thức ăn cho sức khỏe khá hơn...
Tôi gửi anh một chai rượu vang, hy vọng anh thích nó. Hãy làm ơn cho tôi biết
tin tức nước ngoài mà anh có...Hãy làm ơn gửi cho bộ chỉ huy của anh 2 bức điện
sau đây:
1.- Đảng Đại Việt đang có kế hoạch đại khủng bố người Pháp để đổ cho Việt
Minh chúng tôi làm. Nhưng Việt Minh đã ra lệnh cho 2 triệu đoàn viên và tất cả dân
chúng dưới quyền hãy canh chừng và ngăn chặn Đảng Đại Việt không cho chúng
tiến hành kế hoạch gây tội ác này khi nào có thể và nếu có thể được. Việt Minh tuyên
bố trước thế giới mục đích của mình là giành độc lập cho tổ quốc. Chúng tôi sẽ chiến
đấu bằng các phương tiện chính trị và nếu cần bằng quân sự. Nhưng sẽ không bao
giờ dùng tới hành động tội ác và bất lương.
Ký tên: Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc của Việt Minh
139 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
2.- (....)
Ký tên như trên.
Xin cám ơn anh về việc rắc rối tôi nhờ anh làm...gửi anh lời chào tạm biệt.
Thân mến,
(ký tên) HOO (sic)’’
Tiếp tục ý nghĩ Hồ chí Minh có thể cắt đứt tương quan với quốc tế cộng sản
như Tito, tác giả kể chuyện Hồ chí Minh đang ở trong tù đã viết thư cho Tướng
Trương Phát Khuê, Tư Lệnh Đệ Tứ Chiến Khu Quốc Dân Đảng Trung Hoa, hứa nếu
được thả sẽ tổ chức mạng lưới tình báo ở Đông Dương để hoạt động cho Trương.
Tác giả bảo vì lý do này mà Trương hạ lệnh phóng thích Hồ chí Minh. (6)
Hãy khoan nói về việc Hồ chí Minh có thành tâm trong khi hứa hẹn hay không
mà chỉ nói riêng về lý do giúp Hồ chí Minh ra khỏi nhà tù lúc ấy. Sự thực không đơn
giản như xác quyết của Robert Shaplen, vì nếu không có sự can thiệp và bảo lãnh
của một tổ chức tranh đấu của người Việt quốc gia được thành lập ở Nam Kinh thì
chưa chắc Trương Phát Khuê đã cho Hồ chí Minh ra khỏi nhà tù.
Trong The Lost Revolution, ngoài nhân vật John, tác giả còn nhắc đến Đại
Tá Paul E. Helliwell, Trưởng lưới tình báo Mỹ OSS và Tướng Không Quân Mỹ Claire
Chennault cũng từng gặp Hồ chí Minh. Helliwell đã tặng Hồ chí Minh sáu khẩu súng
ngắn và một Quân Nhân Mỹ khác từng sống với Hồ chí Minh ở chiến khu đã ngỏ lời
khen như sau: ‘’Lúc này Hồ đang giúp chúng tôi ở trên bộ. Chúng tôi và người Pháp
tính sẽ giúp ông ta trong tương lai. Tôi nghĩ ông ta sẵn sàng đứng về phe Tây
phương.’’ (7)
Nhưng, các giới chức Mỹ bỏ qua cơ hội này nên Hồ chí Minh phải dựa vào
Trung Cộng và do đó không những không trở thành Tito mà còn trở thành kẻ kịch liệt
đả kích Tito. Tác giả ghi lại ‘’đài phát thanh của ông ta ở trong rừng hết lời nguyền
rủa Titô, vì ông này phản Liên Xô, đi với Mỹ để lấy đôla’’ theo cách gợi ý như Hồ chí
Minh không còn chọn lựa nào khác. (8)
Trong chương cuối, tác giả cho rằng Mỹ đã tiếp cận vấn đề Việt Nam một
cách tiêu cực, muốn bảo vệ những tự do cho dân Việt Nam mà thực ra ở đó có tự do
đâu mà bảo vệ. Theo tác giả, miền Nam dưới quyền những nhà độc tài từ Ngô Đình
Diệm trở xuống, làm gì có tự do, cho nên ‘’...có thể nói, cách mạng đã bị mất ở Vịnh
Hạ Long, năm 1947-1948 khi thỏa hiệp không thỏa đáng đầu tiên được ký kết giữa
Pháp và Hoàng Đế Bảo Đại.’’ (9)
Tuy vậy, theo Robert Shaplen, trong 6 năm đầu chính quyền miền Nam cũng
đạt được nhiều thành tựu. Tác giả đánh giá Ngô Đình Diệm là người duy nhất trong
số các lãnh tụ quốc gia có khả năng đương đầu với Hồ chí Minh và kể lại một số
hoạt động của nhân vật này (10).
Tác giả cũng ghi lại một chi tiết ít được nhắc tới trong các cuộc phân tích về
tình hình Việt Nam thuở đó là ban đầu cả Mỹ lẫn Pháp đều không muốn trao quyền
cho Ngô Đình Diệm nên không thể nói ‘’Mỹ bồng ông Diệm đặt vào chức Thủ
Tướng’’, như một số người từng phát biểu.
Theo tác giả, Tướng Collins, đại diện của Tổng Thống Mỹ Eisenhower bên
cạnh Ngô Đình Diệm đã chưng hửng khi thấy Ngô Đình Diệm, đơn thương độc mã
ổn định miền Nam trong những tháng đầu, khiến Mỹ phải bỏ ý định đưa Bác Sĩ Phan
Huy Quát lên làm Thủ Tướng để biến Ngô Đình Diệm thành thứ Quốc Trưởng vô
quyền như chính Tướng Collins miễn cưỡng đề nghị theo tinh thần dàn hòa để lấy
một quyết định trung dung thay vì loại bỏ hẳn Ngô Đình Diệm do đã coi thường
những khuyến cáo và cố vấn của Tướng Collins (11)
140 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nhưng tác giả vẫn nghĩ là do ủng hộ những người như Bảo Đại, Ngô Đình
Diệm và xua đuổi Hồ chí Minh nên Mỹ mới sa lầy và làm mất một cuộc cách mạng
cho nhân dân Việt Nam.
Quan điểm của Robert Shaplen được rất nhiều nhà báo và Sử Gia lập lại và
trở thành một xác quyết Hồ chí Minh đã có thể là đồng minh của Mỹ nếu chính giới
Mỹ hồi đó không xoay lưng lại. Việc phải bám vào Liên Xô, Trung Cộng hoàn toàn
không do ý muốn của Hồ chí Minh mà chỉ do những thúc đẩy của tình thế khiến
không còn chọn lựa nào khác. Xác quyết này có phản ảnh chính xác thực tế tình
hình Việt Nam và con người Hồ chí Minh không? Nếu không do thiên kiến thì câu trả
lời chỉ có thể là một câu phủ định. Tuy nhiên, vấn đề vẫn cần được thẩm định kỹ hơn
qua sự phân tích thấu đáo về cái chất Tito của Hồ chí Minh mà Robert Shaplen luôn
tin là có.
CHÚ THÍCH
01.- Harper & Row, New York, 1965
02.- Harper & Row, New York, 1970
03.- Vì Tito chỉ trở thành ‘’Tito’’ và do đó xuất hiện ‘’chủ nghĩa Tito’’ vào năm
1948 là năm Tito đưa nước cộng sản Nam Tư của ông ly khai khỏi Liên Xô và
‘’Phòng Thông Tin Quốc Tế Cộng Sản’’ (tức Cominform, thối thân của Comintern).
04-05-06-07-08-09-11.- Sách đã dẫn, trang28, 29, 32, 35, 53, 38, 71, 21- 122
10.- Sách đã dẫn, trang 111: ‘’Năm 1947 ông (Diệm) đã cố gắng khởi sự
thành lập một chính đảng gọi là Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc nhắm mục đích đi
đến một thể chế tự trị (dominion) trong Liên Hiệp Pháp, tương tự như các nước trong
khối Thịnh Vượng Chung của Anh. Đảng này có một tờ báo hàng ngay ở Sài Gòn và
một tờ ở Hà Nội. Chủ bút tờ Hà Nội bị bắt giam, chủ bút tờ Sài Gòn bị ám sát, sau đó
cả hai tờ bị Pháp đóng cửa.’’




CHƯƠNG XXII

MICHEL TAURIAC
và Viet Nam, le dossier noir du Communisme

Cuốn Le Livre Noir du communisme-Crimes, terreur, répression do 6 tác
giả biên soạn, phát hành năm 1997 tại Paris chỉ dành vỏn vẹn 11 trang ghi về cộng
sản Việt Nam trên tổng số hơn 800 trang. Có lẽ đây là một trong những lý do thúc
đẩy Michel Tauriac, nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Pháp viết tác phẩm Viet Nam,
le dossier noir du communisme de 1945 à nos jours-Hồ Sơ Đen Việt Cộng, tựa
đề Việt ngữ do chính tác giả dịch. (1)
Michel Tauriac là một tác giả Pháp biết rất nhiều về Việt Nam và coi Việt Nam
như quê hương thứ hai. Việt Nam đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của
tác giả như Jade, La Tunique de soie, La Nuit Du Tết...Hầu hết tác phẩm của
Michel Tauriac là sáng tác và đã có 3 tác phẩm được giải thưởng văn học.
Viêt Nam, le dossier noir du communisme là tác phẩm thứ 20 của tác giả.
Trong tác phẩm này, Michel Tauriac trưng dẫn hàng trăm tác giả và nhân chứng để
thiết lập một hồ sơ cộng sản Việt Nam về mọi mặt: Sinh mạng, tài sản, sự đói khổ,
sự mất tự do của dân chúng bên cạnh sự lộng hành, đàn áp, tham nhũng, sa
đọa…của các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền tại Việt Nam với điểm nổi bật là
trách nhiệm trực tiếp của Hồ chí Minh trước thực trạng trên. Tác giả mở đầu cuốn
sách 20 chương, dày 260 trang bằng câu: ‘’Ngày ấy các bạn Việt Nam của tôi đã
khóc. Họ đã khóc, kể cả những người không khóc vào ngày 30 tháng Tư năm 1975,
khi Sài Gòn đầu hàng.’’
Ngày mà tác giả nhắc ở đây là ngày 30.4.2000, một phần tư thế kỷ sau ngày
Sài Gòn thất thủ. Tauriac nói rằng những người bạn Việt Nam của tác giả đã khóc vì
141 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
những đau khổ triền miên mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng trong thời gian qua,
trong khi đáng lý họ phải được hưởng hòa bình hạnh phúc.
Tác giả nhấn mạnh là đã có những người không khóc hoặc còn cười vui trong
ngày 30.4.1975, nhưng tới ngày 30.4.2000 thì không ai kìm nổi nước mắt vì sau một
phần tư thế kỷ, tất cả đã thấy rõ cảnh sống ác nghiệt lầm than tận cùng của người
dân Việt Nam dưới chế độ chuyên chế cực quyền cộng sản.
Nói về sức chịu đựng vô bờ của người dân Việt Nam trước đói nghèo, bệnh
tật, khổ nhục, đau thương, chết chóc…tác giả viết: Người Việt Nam có một nghệ
thuật và cách thức tài tình để che giấu sự khốn cùng của mình trong chiếc mặt nạ
tươi rói.
Dù coi Việt Nam là quê hương thứ hai, Tauriac vẫn chưa vượt nổi cảm quan
của người đứng bên ngoài nên đã nghĩ cách biểu lộ đó là cái tài của người dân. Một
người Việt Nam sống trong lòng chế độ cộng sản hơn nửa đời người là nhà báo Việt
Thường thì cho rằng chế độ đã biến người dân thành nô lệ, bảo cười phải cười, bảo
khóc phải khóc. Đón rước khách nước ngoài thì mọi người phải nhất trí nhe răng
cười, nhất trí vẫy cờ, nhất trí hô khẩu hiệu, đi đứng hàng ngũ chỉnh tề như lính diễn
hành. Việt Thường viết: ‘’Chỉ có một tập hợp những nô lệ mới nhất trí trong mọi biểu
lộ mà chủ nô quy định.’’
Trong chương ba, Michel Tauriac trích lời Nhà Văn Nga Alexander
Solzhenitsyn nói trên Đài Truyền Hình Pháp Quốc số 2, ngày 10.4.1975, đúng 20
ngày trước khi cộng quân chiếm Sài Gòn tiên đoán ‘’Việt Nam sẽ trở thành một nhà
tù rộng mênh mông’’. (2)
Tauriac nhắc tới nhiều chứng nhân để bác bỏ con số 50 ngàn tù do Hà Nội
nêu ra và ghi lại con số tối thiểu được các chứng nhân ước lượng năm 1978 là 800
ngàn trên tổng số 20 triệu dân của miền Nam bị tống vào các trại cải tạo.
Tauriac viết: ‘’Tại miền Nam Việt Nam, nơi mà cứ một gia đình ba người, cách
này hay cách khác, đều phải liên hệ đến việc học tập cải tạo cho dù chỉ trong một
tháng thôi cũng đủ cho những người dễ tin nhất hiểu rằng thứ chính trị gọi là khoan
hồng chỉ là một cái kế’’. (3)
Về đời sống trong tù, Tauriac ghi lại... ‘’70 hoặc 80 người bị nhét vào một xà
lim dành cho 20 người với một cái lỗ đào dưới đất để tiểu tiện, một chút nước với
chút gạo đỏ trộn sạn làm thức ăn, nước uống nhiễm độc và rất hiếm hoi, không thuốc
men, không một tấm mền che gió bấc lạnh thấu xương ở vài vùng, không thư từ,
không thăm viếng ...
Việc lao động khổ sai bất kể tuổi tác (nhiều khi cải tạo già hơn 70 tuổi) dưới
mặt trời thiêu đốt hay trong gió mùa khốc liệt...không khác trại trừng giới Xô Viết từng
được mô tả trong L’Etat criminel (của Yves Ternon)...
Kẻ hành hạ ‘’không cần nghe nạn nhân giải thích lý do hành động của mình,
cũng không cần nêu bất kỳ lý do nào để cho nạn nhân biết tại sao họ bị giết’’. Tại
Việt Nam, cán bộ tuyên bố với tù nhân là mình được đào tạo để trừng trị cặn bã của
xã hội tư bản bằng cách tận diệt chúng... Đảng đã ra lệnh như thế. Đây chỉ là vấn đề
bổn phận’’. (4)
Những nạn nhân thoát khỏi nhà tù sau một thời gian nào đó cũng không thể
gọi là đã trở về với cuộc sống bình thường.
Bởi vì, ngoài đủ thứ bệnh nan y mà đời sống ngục tù gieo vào thân xác họ,
còn là cảnh ngộ bơ vơ, không có một phương tiện nào để sinh sống. Gia đình họ đã
bỏ trốn bằng tàu hay đã bị lột sạch của cải, nhà cửa trong lúc họ nằm trong trại cải
tạo.
Michel Tauriac kể lại trường hợp chính ông đã gặp trên đường phố Sài Gòn:
‘’Tôi còn nhớ mãi về Phạm mà tôi gặp khi ông ta ngồi trên vỉa hè Sài Gòn với chiếc
142 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cân cá nhân đặt trước mặt. Đó là đồ nghề kiếm sống của ông ta. Gầy nhom, lưng
khòm, da cháy nắng, mắt kéo mây ngầu đục. Một lão già. Nhưng chỉ mới vừa bốn
mươi tám tuổi. Cựu Đại Úy Pháo Binh, mười một năm cải tạo. Khi về nhà, không còn
vợ con. Họ đã vượt biên trên một chiếc bè và biệt vô âm tín. Không còn mái nhà,
không còn đời sống. Tìm được chiếc cân dưới đống lá trong khu vườn hoang của
một căn nhà đổ nát là phép lạ. Tôi còn nhớ mãi nụ cười tội nghiệp của ông ta khi tôi
nhận lời đặt chân lên chiếc cân...để cân cái thân hình nuôi dưỡng đầy đủ và hạnh
phúc của một nhân chứng hoàn toàn bất lực...
Những người như thế đầy rẫy ở Sài Gòn mười lăm năm sau ‘’ngày giải
phóng’’. Họ nằm sát nhau trên các bến của con sông cùng với những người vừa trốn
khỏi các ‘’vùng kinh tế mới’’...Thỉnh thoảng, người ta đẩy ra một hoặc hai người cuộn
tròn trong chiếc chiếu, đặt lên một chiếc xích lô thường do một ‘’cựu cải tạo’’ như họ
để chở họ đi một chuyến cuối cùng’’ (5)
Nhưng bệnh hoạn, lang thang, đói khổ vẫn chưa phải là điều đáng kể. Bao
trùm lên cuộc sống của những người này là cái thân phận đã bị đóng dấu ngụy quân,
ngụy quyền hoặc phản cách mạng...để phải co ro sau những bức màn sắt vô hình
thường xuyên đe dọa từng cử chỉ, lời nói và bất kỳ lúc nào cũng có thể bị tống trở lại
nhà tù. Michel Tauriac đã không giấu nổi cảm giác chua chát khi nhắc tới một điều
vẫn được nghe thấy từ cửa miệng nhiều người: ‘’Nếu Hồ chí Minh còn sống...’’
Michel Tauriac nhắc lại ý nghĩ của cựu Đại Tá cộng sản Bùi Tín là người đã
thấy rõ mặt trái lừa đảo của chế độ nên phải bỏ gia đình thân thích trốn đi, nhưng
ngay tại Paris vẫn chưa hết thắc mắc ‘’nếu Hồ chí Minh còn sống tới năm 1975, có
thể sẽ không có các trại cải tạo ?’’
Michel Tauriac đã nêu một loạt tài liệu để xác quyết trên thực tế, người phát
minh ra các trại cải tạo chính là Hồ chí Minh chứ không phải ai khác.
Chương tiếp nối, tác giả nhắc lại cuộc gặp gỡ Nguyễn thị Bình tại Paris năm
1973. Thuở đó, Nguyễn thị Bình với tư cách Bộ Trưởng Ngoại Giao Chính Phủ Lâm
Thời Cộng Hòa Miền Nam đã khẳng định với tác giả: ‘’Không, thưa ông, tôi không
phải cộng sản’’. Theo tác giả tháng 4.1959, khi lên nắm quyền tại Cuba, Fidel Castro
cũng tuyên bố với một nhà báo Mỹ: ‘’Tôi nói một cách rõ ràng và khẳng định là chúng
tôi không phải cộng sản’’.
Tác giả nhắc thêm nhiều sự kiện và lời tuyên bố của từ Hồ chí Minh, Phạm
văn Đồng...tới những thủ hạ cấp thấp như Nguyễn khắc Viện để xác định nói dối là
thuộc tính của cộng sản. Trên thực tế, khi cần che giấu thì họ phủ nhận tính chất
cộng sản, khi không cần hoặc không thể che giấu thì họ dùng lời lẽ tốt đẹp tô điểm
cho cộng sản những màu sắc tuyệt vời nhất chẳng hạn tờ Độc Lập của Việt Minh số
ra ngày 2.9.1945 nói Hồ chí Minh thuộc một tổ chức cách mạng quốc gia, trong khi
tờ Nhân Dân xuất bản tại Hà Nội ngày 27.1.1955 cho biết ‘’Hồ Chủ Tịch tuyên bố
đảng cộng sản chẳng những không loại trừ tôn giáo mà còn bảo vệ nó .’’
Hồ chí Minh thuộc tổ chức quốc gia nào không còn là vấn đề cần bàn nên nơi
chương 14, tác giả trưng dẫn tác phẩm Le temps des chiens muets của Giám Mục
Paul Seitz, vị Giám Mục Pháp cuối cùng tại Việt Nam để mọi người thấy rõ cách bảo
vệ tôn giáo của Hồ chí Minh là quốc hữu hóa các Chủng Viện, chỉ định cư trú cho
các Linh Mục, tống vào nhà tù một số với tội danh gián điệp, phản quốc, trong khi
một số khác bị bắt cóc, thủ tiêu và ngăn cấm giáo dân tới các giáo đường...Tác giả
cũng ghi lại lời tuyên bố của Phạm văn Đồng với Tổng Giám Mục địa phận Sài Gòn
Nguyễn Văn Bình: ‘’Tôi đọc Phúc Âm nhiều lắm. Tôi nhận thấy lời dạy của Chúa Giê-
Su hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa xã hội’’ (6)
Toàn bộ chương 14 ghi lại các sự kiện thực tế tại Việt Nam đối chiếu với
nhiều lời tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân do Hồ chí Minh và
143 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
những thủ hạ thân cận đưa ra từ 1945 tới 2000, trong đó có nhiều con số nạn nhân
bị tàn sát chỉ vì là tín đồ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo hoặc Tin
Lành...
Tác phẩm của Michel Tauriac còn nhắc nhiều thảm trạng khác diễn ra dọc thời
kỳ lịch sử Việt Nam có sự xuất hiện của Hồ chí Minh và cộng sản. Từ những cuộc
thanh toán đẫm máu nhắm vào các phần tử đảng phái không chấp nhận chủ nghĩa
cộng sản hồi 1945 qua cuộc cải cách ruộng đất man rợ 1953-1955 tới những vụ tàn
sát kinh hoàng trong chiến tranh năm 1968 tại Huế, Quảng Ngãi, năm 1972 tại
Quảng Trị...rồi trại tù mọc như nấm trên khắp nước, cư dân thành phố được ‘’tái phối
trí’’ bằng cách lùa lên các vùng rừng hoang khô khốc được mệnh danh là ‘’kinh tế
mới’’, cảnh những người lén lút vượt biên chen chúc nhau trên nhiều bờ bãi bất chấp
sự đe dọa của tù đầy và cả cái chết do sóng gió biển khơi hay hiểm họa hải tặc...
Theo Michel Tauriac, thực ra không chỉ từ 1945, cộng sản mới bắt đầu nhúng
tay vào máu đồng bào mình mà ‘’cuộc tàn sát bắt đầu từ năm 1931. Nhà cầm quyền
thực dân thời đó không thể can thiệp. Các địa chủ phải trả giá trước tiên. Đảng cộng
sản Đông Dương non trẻ có trụ sở chính ở Hải Phòng đã thúc đẩy đám đông nông
dân khốn khổ miền Bắc đến chỗ giết chết mấy trăm địa chủ tại Nghệ Tĩnh, sinh quán
của Hồ chí Minh và Quảng Ngãi đến nỗi kích động ngay cả bầy trẻ con tham dự ‘’.
(7) Đó là thời điểm cộng sản thúc đẩy các cuộc nổi dậy thực hiện khẩu hiệu ‘’trí phú
địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ’’.
Tác giả dành hẳn chương 11 nói về những thảm họa chung mà nhân dân Việt
Nam phải chịu đựng do cuộc chiến gây nên. Không chỉ có 600 ngàn thương phế binh
trong hàng ngũ cộng quân mà có tới 4 triệu người tàn phế theo ghi nhận của Tướng
Trần Độ, chỉ riêng về phía cộng sản.
Trong khi đó một thảm trạng xã hội chưa từng có trong lịch sử nhân loại đã
kéo dài cho tới nay ở Việt Nam: Nhiều bà mẹ quá nghèo phải đem con đi bán, nhiều
người khác đã cho heo ăn bào thai của mình. Trung bình cứ 100 người mang thai thì
50 người phá. Về giáo dục thì ngay tại Sài Gòn, 26% không được đi học. 400 ngàn
thiếu niên không có bằng tiểu học và 200 ngàn hoàn toàn mù chữ.
Theo báo Lao Động của nhà nước cộng sản, trong năm 1997, vùng châu thổ
Cửu Long giầu nhất miền Nam mà có tới 45% thất học và 50% trẻ con trên 5 tuổi
không được đi học.
Michel Tauriac nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai với 500 nạn nhân bị giết bởi một
đơn vị lính Mỹ mà cả thế giới nghiêm khắc lên án để thấy tội ác trên chỉ như một
chấm nhỏ trên tấm màn đen tội ác mênh mông của chế độ cộng sản Việt Nam.
Tác giả đã phát biểu ‘’không có gì để biện giải cho tội ác Mỹ Lai. Cũng không
có tội ác nào dù hung bạo hay ti tiện hơn gấp cả trăm lần có thể xóa bỏ một tội ác
khác nhỏ hơn. Nhưng sao lại có sự im lặng lạ lùng trước những tội ác tột cùng của
cộng sản Việt Nam với đồng bào của họ ? Phải chăng vì không thể gán những tội ác
này cho mấy cái tên quen thuộc như Hitler hay Pinochet’’ (8) bởi tất cả đều dính tới
một cái tên khác mà nhiều người đã lỡ có lần lớn tiếng ca ngợi ?
Michel Tauriac, theo tiết lộ của Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Qúy Chủ Tịch Viện Đông
Nam Á ở Paris, cho biết cái con người mà nhiều người ca ngợi đó đã chuẩn bị ướp
xác cho mình từ hai năm trước khi qua đời, nhưng đến phút cuối vẫn tạo ra một bản
di chúc đầy lời lẽ xảo trá để thực hiện màn lường gạt cuối cùng trước dư luận.
Dù tới phút này dư luận chưa chịu thú nhận sự nhẹ dạ cả tin vì bất kỳ lý do gì,
nhất là những người đã bị chi phối đậm đà bởi các trò lường gạt thì trước sau sự
thực vẫn phải được nhìn nhận là Hồ chí Minh chính là người chịu mọi trách nhiệm về
những thảm cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua.
144 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bom đạn Mỹ, thậm chí hóa chất khai quang hay sóng gió biển khơi và ngay cả
những tên hải tặc đều chỉ là các tội phạm thứ yếu do tình huống thực tế đẩy đưa mà
thôi.
Tất cả những tội phạm đó không thể xóa nhòa hình bóng của kẻ đã đẩy xã hội
Việt Nam vào cảnh ngộ thực tế hiện nay, một xã hội công an lúc nhúc như rắn rết,
Linh Mục bị đàn áp, tăng sĩ bị tấn công, trẻ ăn xin đầy đường phố, giới trẻ không
phương hướng, bắt giam người không cần xét xử, nhà văn bị cấm viết những gì cần
viết, nhà báo nhận lệnh phải viết bất cứ thứ gì, quan chức tham ô nhét tiền đầy túi
trong khi dân chúng luôn quằn quại với cái bụng trống không.... (9)
Michel Tauriac chỉ nhắm ghi lại những sự kiện bi đát đã xảy ra trong cái xã hội
đó nhưng tác phẩm Viet Nam, le dossier noir du communisme de 1945 à nos
jours, đã chứa đựng lời giải đáp hùng hồn nhất cho những người tới giờ này còn
đang quay cuồng với nỗi thắc mắc: Nếu Hồ chí Minh còn sống ....
CHÚ THÍCH
01.- Nxb Plon, Paris, 2001. Bản dịch Việt ngữ của Nguyên Văn xuất bản tại
Mỹ năm 2003.
02-03-04-05.- Sách đã dẫn, bản tiếng Việt, trang 36, 37, 45, 47-48
06-07-08-09.- Sách đã dẫn, bản tiếng Việt, trang 201, 267-268, 285-286, 308

 

CHƯƠNG XXIII

P. J. HONEY
và Communism in North Việt Nam


Giáo Sư P. J. Honey, người Anh, chuyên gia về cộng sản Việt Nam từng
giảng dậy về môn này bằng tiếng Việt tại Trường Đại Học Luân Đôn đồng thời cũng
là cố vấn của Ban Việt Ngữ đài BBC Luân Đôn trong một thời gian dài. Ông cũng là
người viết lời giới thiệu cuốn From Colonialism to Communism (1) của Kỹ Sư
Hoàng Văn Chí.
Hai tác phẩm của P.J Honey về vấn đề cộng sản Việt Nam, North Việt Nam
Today (2) và Communism in North Việt Nam (3) phát hành trong 2 năm 1962-
1963, đã nêu khá rõ nhận định của tác giả về Hồ chí Minh.
North Việt Nam Today-Bắc Việt Ngày Nay thực ra là một tập hợp bài viết
của nhiều tác giả đề cập tới nhiều vấn đề tại miền Bắc Việt Nam do P.J Honey chọn
lựa:
1.- Như Phong Lê Văn Tiến viết về văn nghệ sĩ, trí thức miền Bắc
2.- Nguyễn Ngọc Bích trình bày một quan điểm độc lập về Việt Nam
3.- Hoàng Văn Chí viết về Chế độ hợp tác hóa nông nghiệp và sản xuất lúa
gạo
4.- Philippe Devillers viết về Cuộc đấu tranh thống nhất Việt Nam
5.- P.J. Honey viết về Ban lãnh đạo Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và việc kế vị
Hồ chí Minh
6.- Bernard B. Fall viết về Quyền Lực và các nhóm áp lực tại Bắc Việt
7.- Gerard Tongas viết về Nhồi sọ thay cho giáo dục
8.- William Kaye viết về Kinh tế Bắc Việt
9.- George Ginsburgs viết về Chính quyền địa phương và hành chánh quản trị
dưới thời Việt Minh, 1945-1954.
Communism in North Việt Nam-Chế độ cộng sản tại Bắc Việt gồm 5
chương nhận định một số khía cạnh khác nhau của chế độ cộng sản tại miền Bắc
Việt Nam:
Chương 1, những nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách của Bắc Việt.
145 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chương 2, ban lãnh đạo (Hồ, Đồng, Giáp, Chinh, Duẩn và sự đối địch giữa
Trường Chinh-Võ nguyên Giáp.
Chương 3, từ lệ thuộc Trung Cộng đến trung lập trong khối cộng.
Chương 4, con đường khó khăn ở giữa.
Chương 5, hai cuộc khủng hoảng Xô Viết-Cuba, Trung-Ấn và sau đó.
Trong North Việt Nam Today, P. J. Honey xác quyết Hồ chí Minh đã bán Cụ
Phan Bội Châu cho mật thám Pháp và đưa ra 3 lý do để bào chữa cho hành động
này: ‘’Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc
ấy đang sống lưu vong tại Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của
con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng nghiệp thấy đó là việc làm
chính đáng bằng cách nêu 3 lý do thúc đẩy ông ta hành động như thế:
Thứ nhất, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người ‘’quốc gia’’ và có
thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến
chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai.
Thứ hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối
ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam. (4)
Thứ ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ
mạnh trong nước lúc ấy đang cần có.
Với ghi nhận đó, P.J. Honey kết luận: ‘’Biện luận kiểu đó chứng tỏ không còn
nghi ngờ rằng Hồ cực đoan, tàn nhẫn và có óc tính toán.’’ (5)
Với tư cách một học giả nổi tiếng thế giới và một chuyên viên về vấn đề Việt
Nam, P. J. Honey đã ghi lại một cảnh sống của người dân Bắc Việt sau cải cách
ruộng đất ngoài hẳn mọi mức độ tưởng tượng: ‘’Tại một vài vùng quê, vì thiếu vải,
ngay cả phụ nữ cũng phải bất đắc dĩ ở trần, để cả vú ra, là điều phụ nữ Việt Nam rất
lấy làm xấu hổ, nhục nhã, chẳng kém gì đàn bà Âu Mỹ.’’ (6) Thực ra, một người
từng sống trên chục năm tại miền Bắc sau 1954 là Nhà Văn Xuân Vũ đã ghi lại trong
các sáng tác của mình hai câu ‘’ca dao mới’’:
May quần để vú tô hô,
May áo thì để bộ đồ em ra.
Với Xuân Vũ, người đọc có thể nghĩ hai câu ‘’ca dao mới’’ kia chỉ là sản phẩm
do óc sáng tạo đượm tính hài hước của một tiểu thuyết gia chứ không thể là hình
ảnh của thực tế.
Nhưng qua ghi nhận của P. J. Honey, vấn đề bắt buộc phải được hiểu ngược
lại. Hơn nữa, P. J. Honey còn nêu thêm nhiều chi tiết về cái thực cảnh không tiền
khoáng hậu này qua những giới hạn về việc mua bán nhu yếu phẩm của người dân.
Trong trường hợp có tiền để mua vải thì cũng phải có điều kiện mới mua nổi,
nhất là khi cần có số vải ngoài ‘’mức khẩu phần’’ qui định: Trên nguyên tắc, người
dân có thể được mua vải đặc biệt để liệm người chết hoặc để may áo cưới lúc làm lễ
thành hôn. Nhưng trong thực tế có những áp lực mạnh mẽ để ngăn cản việc này,
khiến hầu hết mọi gia đình đều phải tình nguyện bằng lòng với khẩu phần thường
lệ’’. (7)
Tác giả đưa ra một nhận định khá độc đáo về lý do tồn tại của chế độ cộng
sản Bắc Việt khi cho rằng ‘’nếu chế độ cộng sản miền Bắc đổ, Trung Cộng sẽ can
thiệp để lập một chế độ mới còn tệ hại hơn nữa. Đó là lý do thực sự tại sao cộng sản
Việt vẫn tiếp tục cầm quyền. Nếu cộng sản Trung Quốc đổ, thì cộng sản Việt khó
sống sót được vài ngày.’’
Tìm hiểu về thành phần ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và người sẽ kế
vị Hồ chí Minh, tác giả chia 11 ủy viên bộ chính trị thành 3 nhóm: Thân Nga, thân
Trung Cộng và trung lập. Tác giả phân tách một số biến cố thời sự rồi xếpTrường
Chinh, Nguyễn duy Trinh (và Lê đức Thọ với sự dè dặt) vào phe thân Trung Cộng.
146 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Võ nguyên Giáp, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng (và Phạm Hùng với sự dè dặt) vào nhóm
thân Nga. Các nhân vật như Hoàng văn Hoan, Lê Thanh Nghị được coi là những
chuyên viên về ngoại giao và kinh tế được tác giả xếp vào nhóm trung lập, đứng
ngoài cuộc tranh chấp và sẽ nghiêng theo phe thắng.
P.J. Honey nêu nhận định này dựa trên những biến cố cách đây hơn bốn
mươi năm và không thể có cơ sở cụ thể vững chắc về tương quan cũng như hướng
nhắm của từng cá nhân nên không phản ảnh đúng với thực tế sau đó. Tuy nhiên xác
quyết của tác giả về uy thế lãnh đạo và vai trò trọng tài hòa giải của Hồ chí Minh vẫn
giữ nguyên được tính chính xác.
Việc đề cao vai trò Hồ chí Minh trên chính trường Bắc Việt của tác giả cũng là
lời xác nhận Hồ chí Minh luôn luôn thực sự điều khiển mọi việc và chính là người
chịu toàn bộ trách nhiệm về các chính sách của đảng cộng sản và nhà nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày
nay.
Vai trò của Hồ chí Minh cũng được coi như kết quả đương nhiên của cái thế đi
dây mà chế độ cộng sản Bắc Việt bắt buộc phải chọn lựa trước cuộc tranh chấp Liên
Xô-Trung Cộng diễn ra quyết liệt vào lúc đó.
Tác giả ghi lại việc xảy ra trong đại hội các đảng cộng sản thế giới vào tháng
11 năm 1960 ở Mạc Tư Khoa: ‘’Thật là lý thú để ghi nhận rằng, ông Hồ hơn bất cứ
lãnh tụ cộng sản nào khác đang dự đại hội, đã không ngừng làm hết cách không mệt
mỏi để đưa hai đảng Nga Trung Cộng lại với nhau. Hòa giải 2 bên là điều bất khả thi
vì sự chia rẽ quá lớn. Vì vậy ông chỉ nhằm mục đích thuyết phục hai bên cố che giấu
sự bất đồng đừng để cho thế giới không cộng sản thấy. Điều này có nghĩa là phải
làm sao để bản tuyên bố chung cuộc của đại hội được cả hai bên chấp nhận và đồng
ký tên, và Hồ đã dàn xếp để có những buổi họp của hai phái đoàn đàn anh cho mục
đích ấy.’’
Theo tác giả thì Hồ chí Minh đã thành công, vì cuối cùng phái đoàn Trung
Cộng chịu ký vào bản tuyên bố chung cuộc. Nếu Trung Cộng không ký, Bắc Việt sẽ
bị đặt trước một lựa chọn nguy hiểm, ký hay không ?
Ký tức là chống Bắc Kinh còn không ký tức là chống Liên Xô. Thời ấy nhiều
nhà quan sát đã khen Hồ chí Minh tỏ ra cực kỳ khôn khéo để có thể tiếp tục giữ
vững thế đi dây giữa hai đàn anh đang kình chống nhau.
Trong số 9 tác giả của North Việt Nam Today, Sử Gia nổi tiếng của Pháp
Gérard Tongas là người đã chọn ở lại miền Bắc sau 1954 để hợp tác với cộng sản
trong một thời gian 7 năm. Cả hai vợ chồng Gérard Tongas đều là Giáo Sư Trường
Trung Học Chu Văn An, Hà Nội. Tongas dạy Pháp Văn còn bà vợ dạy Anh Văn. Bài
viết của Tongas mang tựa đề Indoctrination replaces Education-Nhồi sọ thay cho
giáo dục.
Lúc đó, Tongas cũng đã có một tác phẩm về đề tài Việt Nam, J’ai vécu dans
l’enfer communiste au Nord Việt Nam et j’ai choisi la liberté-Tôi đã sống trong
hỏa ngục cộng sản Bắc Việt và đã chọn tự do.
Tongas hoàn thành tác phẩm này ngay sau khi rời Bắc Việt. Tongas vốn được
giới cầm quyền cộng sản Bắc Việt tin cậy nên đã có cơ hội biết rõ nhiều điều bí mật
của chế độ để đi tới quyết định phải xa lánh nó.
Trong bài viết chỉ gồm vỏn vẹn 12 trang, tác giả cho biết: ‘’Đối với việt cộng,
những danh từ văn hóa, giáo dục và dậy học chỉ có một nghĩa là nhồi sọ. Tại Bắc
Việt, một người có văn hóa tương đối hay có giáo dục, có chút học vấn là người đã bị
liên tục nhồi nhét ý thức hệ Mác Xít Lêninít, là kẻ không còn suy nghĩ cho riêng mình
mà chỉ biết chấp nhận toàn bộ như sách thánh những khái niệm được nhồi nhét vào
147 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
đầu một cách có hệ thống bằng một thứ tuyên truyền cẩn thận, khéo léo dần dần.’’
(8)
Hiểu biết về chủ nghĩa là tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên vào Đại Học nên
trình độ kiến thức tổng quát hết sức tệ hại. ‘’Hầu hết Giáo Sư đều rất kém cỏi, hoàn
toàn không đủ khả năng. Gần như tất cả Giáo Sư đều là cán bộ. Một vài người thực
sự có khả năng trình độ là những biệt lệ hiếm hoi.’’ (9)
Cộng sản thường tự hào khoa trương họ đã có công đầu trong việc xóa nạn
mù chữ ở Việt Nam. Theo Gérard Tongas, họ chỉ lợi dụng chiến dịch này để nhồi
nhét cho đám đông những khẩu hiệu chính trị, như ‘’Hồ chủ tịch muôn năm’’, ‘’đảng
Lao Động Việt Nam muôn năm’’, ‘’Hòa bình muôn năm’’, ‘’Đế quốc Mỹ và tay sai nhất
định sẽ thua’’, ‘’các đồng chí Liên Xô muôn năm’’ v.v...hầu hết những người đi học
không biết gì hơn những khẩu hiệu tương tự như thế.
Tác giả nêu rõ một lý do dễ dàng gây xúc động cho những khách ngoại quốc
viếng thăm các lớp học chống mù chữ là thành phần học sinh và những cảnh trình
diễn.
Nhìn qua những ông già bà cả tay run run nắn nót nét chữ, hay những em bé
bặp bẹ những tiếng ‘’i, tờ’’...với sự giúp đỡ tận tình của các công nhân không ngần
ngại hiến dâng cả buổi tối đáng lẽ được nghỉ ngơi sau một ngày lao động cực nhọc,
ai mà không xúc động ? ‘’Nhưng khi người ta có thể bàn chuyện tự do với những học
viên hay giảng viên đó về chiến dịch chống nạn mù chữ, và theo dõi công việc của
họ như tôi có nhiều thì giờ để làm việc đó thì sự thực đã quá chán chường. Vì vậy
càng ngày lớp học càng trở nên buồn tẻ và những giảng viên tình nguyện cũng sớm
rút lui. Chỉ còn một số cán bộ và giảng viên được chỉ định cố gắng duy trì các lớp
đó.’’ (10)
Trong những năm cải cách ruộng đất, nhất là sau vụ nổi loạn của nhân dân
Ba Làng, Quỳnh Lưu ở Việt Nam và nhân dân Budapest bị đàn áp dã man, thanh
niên Hà Nội xôn xao bàn tán và không ít người đã có ý định tổ chức biểu tình chống
đối, nhưng rồi cơ hội vuột đi, không thực hiện được.
Dù vậy, theo tác giả, giới trẻ không còn hướng về Hồ chí Minh như trước nữa.
Một hình ảnh thực tế được nhắc tới là những bức chân dung Hồ chí Minh ở nhiều
nơi bắt đầu bám bụi vì không còn ai nghĩ tới lau chùi. Và ‘’theo tôi, giới trẻ nóng lòng
mong đợi miền Nam, hy vọng trong đó sẽ ra giải phóng cho họ. Họ đặt tất cả niềm hy
vọng nơi sự can thiệp của miền Nam và có vẻ thích thú quan tâm đến những tiến bộ
về kinh tế xã hội và sự phát triển chung trong đó’’ (11)
Thời gian này miền Nam đang sống dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
Trong Communism in North Việt Nam, Giáo Sư Honey cho biết sở dĩ một số
ủy viên trung ương đảng lao động (tên gọi đảng cộng sản Việt Nam lúc đó) đã không
được nêu tên hay lý lịch vì vào thời điểm đó những người này đang trực tiếp chỉ huy
cuộc chiến chống chính quyền miền Nam. Dưới phần cước chú tác giả nêu rõ: ‘’Sau
khi hiệp định về nền ‘’trung lập’’ của Lào được ký kết vào tháng 7 năm 1962 một
nhân vật cao cấp của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vô ý tiết lộ trước
mặt các phóng viên quốc tế rằng có những thành viên bí mật trong trung ương đảng
lao động đang điều khiển các cuộc hành quân ở trong Nam. Ông ta nêu tên 4 người,
Phạm văn Đang, Nguyễn văn Cúc, Lê toàn Thư, và Phạm thái Bường và cho người
nghe có cảm tưởng là còn những người khác nữa. Việc này đã được loan tải trên
nhiều báo, nhưng trước tiên người ta thấy trên tờ The Sunday Telegraph-Tin Điện
Chủ Nhật, Anh) ngày 29.7.1962.’’ (12)
Về sự lãnh đạo và uy quyền của Hồ chí Minh trong đảng cũng như nhà nước
ở Hà Nội, tác giả viết: ‘’Chỉ một mình ông (Hồ) quyết định những vấn đề chính trị cao
148 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cấp, còn những kẻ khác, kể cả các ủy viên bộ chính trị, chỉ có việc chấp nhận và
tuân hành mệnh lệnh của ông về các vấn đề liên quan...’’
Tác giả giải thích cách thức Hồ chí Minh vận dụng để nắm quyền uy như sau:
‘’Bằng cách khai thác sự đối địch giữa các ủy viên bộ chính trị...Khi nào ông ta muốn
thay đổi một chính sách đang áp dụng để chuyển sang một chính sách khác, ông ta
chỉ việc rút sự ủng hộ của cá nhân ông đối với những kẻ đang ủng hộ chính sách đó,
để quay ra ủng hộ người nào mạnh nhất trong nhóm chủ trương chính sách đối lập.
Vì phải nương nhờ vào quyền lực chính trị và ảnh hưởng của ông Hồ mà tồn tại, các
ủy viên bộ chính trị không có lựa chọn nào khác hơn là phải theo quyết định của ông
ta.’’ (13)
Tác giả nêu thêm một lý do nữa: ‘’Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác, mà
hầu hết nằm trong bộ chính trị đương thời, rõ ràng không có khả năng tự mình lãnh
đạo đảng. Có lẽ điều này chẳng đáng ngạc nhiên vì ông Hồ có kinh nghiệm nhiều
mặt trong các vấn đề chính trị quốc gia và quốc tế, những kẻ khác biết rất ít về thế
giới bên ngoài’’. (14)
Chương 3, trong đoạn nói về xung đột nội bộ đảng, P. J. Honey nêu một sự
thật có thể khiến nhiều người đọc ngạc nhiên về sự bày tỏ thái độ của người dân
trong một xứ sở mà tuyên truyền cộng sản hoàn toàn chế ngự hết thẩy: Tin đồn ông
Hồ chết (hay mất tích) hồi ấy đã không làm người dân buồn. Trái lại họ ‘’vui mừng vì
ít nhất một bạo chúa đã biến mất.’’ (15)
Mức thông hiểu tình hình Việt Nam khiến Honey không ngạc nhiên về tâm
trạng của người dân nên khi nêu sự việc trên, có lẽ tác giả chỉ muốn nhấn mạnh về
sự thiếu hiệu quả hoàn toàn của những nỗ lực tuyên truyền mà cộng sản nỗ lực theo
đuổi.
Tác giả cũng nêu một sự việc cho thấy không phải lúc nào Hồ chí Minh cũng
tự chủ nổi trong mọi quyết định. Trưng dẫn nhật báo Nhân Dân, tiếng nói chính thức
của đảng cộng sản Việt Nam xuất bản tại Hà Nội, các số ngày 23-4, 5-5, 8-5-1958,
P.J. Honey cho thấy Hồ chí Minh đã có một thay đổi thái độ hết sức đột ngột so với
chỉ hai tuần trước đó. Vì chỉ chưa đầy hai tuần trước đó, Hồ chí Minh đã lên tiếng ca
ngợi Tito thì lúc này báo Nhân Dân tại Hà Nội lại lên tiếng đả kích Tito. Sự việc xảy
ra chỉ do báo Nhân Dân của Trung Cộng xuất bản tại Bắc Kinh trong số ra ngày
2.5.1958 đã kết án Tito là kẻ theo chủ nghĩa xét lại, xa rời con đường đấu tranh
được chủ nghĩa Mác-Lê chính thống vạch ra.
Tất nhiên, đây không phải lần đầu Hồ chí Minh cho các cán bộ truyền thông
dưới quyền đả kích Tito, nhưng điều được P.J. Honey ghi lại cũng có thể coi là một
nhắc nhở đáng suy nghĩ với những người vẫn chủ trương Hồ chí Minh còn Tito hơn
cả Tito.
CHÚ THÍCH
01.- Xin xem Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ chương về
tác phẩm này.
02.- Praeger, New York, xuất bản 1962
03.- Viện Đại Học Kỹ Thuật Massachuset-MIT, xuất bản 1963
04.- Món tiền được ghi là lên đến 100 ngàn đồng. Lúc ấy chỉ với 5 đồng có thể
mua một con trâu.
05-06-07-08-09-10-11.- North VN Today, trang 4, 11, 21, 93, 96, 98, 103
12-13-14-15.- Communism in North VN, trang 21-22, 23, 25, 55-56


 

CHƯƠNG XXIV


PHILLIP B. DAVIDSON
và Vietnam At War


149 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Phillip B. Davidson là Đại Tướng 3 sao của Quân Lực Hoa Kỳ, Phụ Tá Tư
Lệnh Quân Đội Mỹ ở Sài Gòn trước khi Sài Gòn thất thủ.
Với tư cách một Tướng lãnh có nhiều dịp tiếp xúc với các giới chức cao cấp
trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng như chính quyền Mỹ, đồng thời là
Trưởng Ngành Tình Báo, trực tiếp báo cáo tình hình với Thống Tướng Abrahams,
Phillip B. Davidson đã có trong tay nhiều tài liệu sống về cuộc chiến Việt Nam. Ngoài
ra, khi viết cuốn lịch sử chiến tranh Việt Nam dày 840 trang khổ lớn, Vietnam At
War-Việt Nam lâm chiến (1), Phillip B. Davidson còn tham khảo nhiều tác phẩm viết
về cùng đề tài của những cây viết nổi tiếng.
Vietnam At War kể về hai cuộc chiến được tác giả gọi là cuộc chiến Đông
Dương I và II.
Tác phẩm gồm 27 chương, chia làm 2 phần. Phần I nói về cuộc chiến Đông
Dương I, gồm 12 chương và phần II nói về cuộc chiến Đông Dương II gồm 15
chương.
Võ nguyên Giáp là nhân vật thu hút sự khâm phục của tác giả đến độ có thể
nói đối với Davidson, việc Mỹ thất trận tại Việt Nam chỉ vì nguyên do gần như duy
nhất là đối phương có Võ nguyên Giáp.
Suốt tám trăm trang sách, tác giả chỉ vài lần nhắc đến Hồ chí Minh, ngoài ra,
luôn nhắc đến Võ nguyên Giáp như người lãnh đạo thực thụ cuộc chiến từ đầu đến
cuối.
Tuy ít nhắc tới Hồ chí Minh, nhưng tác giả lại có những nhận xét khá độc đáo
về nhân vật này, phản ảnh một hướng nhận định hoàn toàn trái ngược với các Sử
Gia Mỹ cũng như Pháp từ trước tới nay.
Theo tác giả, trong ngày 9.10.1954, ngày Hà Nội tổ chức lễ mừng chiến thắng
Điện Biên chỉ có một sư đoàn 308 tham dự và không có mặt Võ nguyên Giáp. Tác
giả nêu lý do của sự vắng mặt này là do lệnh của Hồ chí Minh nhưng không giải
thích tại sao. Phải chăng tác giả hàm ý cho rằng Hồ chí Minh không muốn thanh thế
Võ nguyên Giáp lên quá cao ?
Tác giả ghi nhận việc đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu sau cải
cách ruộng đất là do lệnh của Hồ chí Minh-Hồ ordered Giáp to suppress it. Nêu chi
tiết về việc này, tác giả cho biết Hồ chí Minh đã ra lệnh cho Võ nguyên Giáp đem sư
đoàn 325 lúc đó đang đóng ở gần Vinh tới đàn áp. 1000 nông dân đã bị giết và 6000
bị đầy biệt xứ.
Tác giả trưng dẫn thêm tài liệu của Ngũ Giác Đài xác nhận có nhiều ngàn
người bị giết trong vụ này. (2)
Dù Võ nguyên Giáp là một trong những thủ hạ thân tín nhất của Hồ chí Minh,
nhưng mối tương quan giữa hai nhân vật này không hoàn toàn diễn ra tốt đẹp theo
ghi nhận của Phillip B. Davidson.
Dựa theo lời một cán bộ cao cấp cộng sản Việt Nam đào ngũ thì có thời gian
Hồ chí Minh tỏ ra tín nhiệm Nguyễn chí Thanh, người mang cùng cấp bậc Đại Tướng
trong quân đội cộng sản Việt Nam như Võ nguyên Giáp. Tác giả thuật lại rằng vào
năm 1964, Hồ chí Minh đã cử Nguyễn chí Thanh, vốn có xu hướng thân Trung Cộng,
cầm đầu toán nghiên cứu về ‘’chủ nghĩa xét lại’’ trong trung ương đảng cộng sản Việt
Nam lúc đó vẫn mang tên là đảng lao động Việt Nam. Đây là bước đầu của chiến
dịch chống ‘’xét lại’’ nhắm vào Võ nguyên Giáp, Trường Chinh và ba nhân vật lãnh
đạo khác trong đảng lao động. Theo kết quả cuộc điều tra của Nguyễn chí Thanh, 5
người này đều bị dán nhãn hiệu ‘’kẻ xét lại’’ và phải qua những lớp chỉnh huấn do Hồ
chí Minh đích thân đảm nhận.
Nhưng, người tiết lộ tin này nói rằng Hồ chí Minh không có ý thanh trừng nội
bộ mà chỉ nhắm chỉnh hướng cho những kẻ đi sai đường lối của đảng. Sau đó,
150 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nguyễn chí Thanh được trao nhiệm vụ tổng chỉ huy chiến trường miền Nam và điều
này được coi như một cái tát tai dành cho Võ nguyên Giáp. (3)
Võ nguyên Giáp cũng là người cực lực chống lại kế hoạch tổng nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968, theo Davidson. Lúc đó, sức khỏe Hồ chí Minh đã suy yếu và các thủ
hạ như Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng muốn có chút quà
cuối cùng dâng ‘’Bác’’.
Món quà có ý nghĩa nhất là mở một trận đánh quyết định để giành chiến thắng
nhanh nhất tại miền Nam (4). Võ nguyên Giáp chia xẻ quan điểm trên nhưng không
đồng ý về kế hoạch tổng nổi dậy.
Về trận Mậu Thân, với tư cách phụ tá tình báo của Thống Tướng Tổng Tư
Lệnh Mỹ tại Việt Nam lúc đó, tác giả cho biết qua những ghi nhận từ các cuộc tiếp
xúc và hỏi cung các cán bộ cao cấp cộng sản Việt Nam, chỉ có 2 phần trăm dân
chúng ủng hộ cuộc tổng công kích Mậu Thân.
Tác giả đã đích thân hỏi cung hai sĩ quan cao cấp cộng sản Việt Nam ra đầu
thú với quân đội Hoa Kỳ là Đại Tá Trần văn Đắc đầu thú ngày 19.4.1968 và Trung Tá
Phan việt Dũng ít ngày sau đó. Phan việt Dũng là Tư lệnh trung đoàn ưu tú cộng sản
165 còn Trần văn Đắc là Đại Tá chính ủy nhưng giữ nhiệm vụ của một Trung Tướng.
Cả hai sĩ quan này đều cho biết họ thất vọng từ nhiều ngày trước nên đã quyết định
đào ngũ khi nhận nghị quyết số 6 của đảng chủ trương đánh thêm đợt hai sau thất
bại đợt đầu.
Nhắc lại biến cố này, Phillip B. Davidson ca ngợi lòng dũng cảm và sự thành
công của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. (5) và cho biết: ‘’Với cuộc tổng công kích
Mậu Thân của việt cộng, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thu đạt một thắng lợi lớn
đối với trí óc và con tim của nhân dân miền Nam.’’
Tuy nhiên, tác giả không đề cập tới hậu quả khác của trận đánh đó khởi từ
thái độ của một số báo chí phản chiến Mỹ đã biến chiến thắng quân sự của Việt Nam
Cộng Hòa và Đồng Minh thành một thất bại chính trị ngay tại Mỹ là dựa vào trận
đánh để thúc đẩy phong trào phản chiến bùng lên mạnh mẽ.
Về thái độ ngoan cố và tàn bạo của Hồ chí Minh, tác giả thuật lại việc Hồ chí
Minh nhận được đề nghị hòa hoãn của Tổng Thống Nixon từ lâu nhưng chỉ bày tỏ
phản ứng vào lúc kề cận ngày tận số: ‘’Đáp lại bức thư hòa hoãn của Tổng Thống
Nixon ngày 15.7.1968, là cuộc tấn công của việt cộng vào 100 Thành Phố và Thị Xã
miền Nam. Mãi ngày 25 tháng 8, Hồ mới chính thức phúc đáp thư của Nixon bằng
một cách lăng nhục. Đặt nó chung với cuộc tấn công, người ta có thể tưởng tượng
ông ta cầm lấy tẩu thuốc hòa bình mà Nixon đưa mời ông ta để đánh Nixon và còn
đổ tàn thuốc nóng hổi vào bàn tay Nixon nữa. (6)
Chương cuối, bàn về lý do thất trận của Mỹ, Davidson khen đối phương nói
chung và gián tiếp khen Hồ chí Minh có một chiến lược thượng thặng: Nhắm mục
đích tối hậu là nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. (7)
Kết luận này nếu phù hợp với luận điệu của cộng sản Việt Nam và biện giải
của nhiều giới chức quân sự Mỹ lại khó phù hợp với nhiều điều được chính tác giả
nêu trong tác phẩm.
Sự mâu thuẫn khó hiểu luôn hiện diện trong quan điểm của các tác giả viết về
cuộc chiến Việt Nam vẫn là điều không thể không nhìn lại.
CHÚ THÍCH
01.- Prisidio Press, Novato, California, 1988
02-03-05-06-07.- Sách đã dẫn, trang 287, 311 & 312, 545, 597, 795
04.- Sách đã dẫn, trang 449, nguyên văn: ‘’to give the old man this last
present, a decisive victory in the shortest time’’.
151 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP

 
CHƯƠNG XXV

ELLEN HAMMER
và The Struggle For Indochina


Ellen J. Hammer (1922-2001) là Nữ Học Giả, Sử Gia, Nhà Báo, lỗi lạc của Mỹ.
Theo bà, chính quyền Dân Chủ của Tổng Thống Kennedy đã phạm sai lầm trong chủ
trương lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam đưa đến cái chết của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm và sự sa lầy của Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Với quan điểm này, Ellen J. Hammer mang tâm trạng chán nản trước các diễn
biến chính trường, không còn muốn cầm bút bày tỏ ý kiến về mọi vấn đề thời cuộc
trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, năm 1988, Ellen J. Hammer lại trở lại với việc cầm bút và hoàn tất
tác phẩm A Death In November: America in Vietnam, 1963, (1) nêu ra nhiều thủ
đoạn của một số giới chức Mỹ thời ấy liên quan tới cuộc đảo chính 1.11.1963 tại
miền Nam Việt Nam.
Trong tác phẩm này, Ellen J. Hammer bày tỏ lập trường bênh vực Tổng
Thống Ngô Đình Diệm, hết lời tán dương các chính sách do Ngô Đình Diệm chủ
trương khiến Douglas Pike, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam còn nổi tiếng
hơn Hammer đã đưa ra một lời khen đượm vẻ mỉa mai là Hammer ‘’trung thành
riêng với ông Diệm’’ personally loyal to Diem.
Năm 1947, khi mới ra trường, còn độc thân ở tuổi 25, Hammer đã có tác
phẩm đầu tay về Việt Nam, The Emergence of Việt Nam (2).
Bốn năm sau, 1951, bà có thêm 2 tác phẩm nói về đề tài Đông Dương và hai
năm sau nữa, 1953, bà đưa ra tác phẩm phân tích riêng về hoạt động chính trị và
đảng phái ở Việt Nam.
Năm 1954, Ban Báo Chí Đại Học Stanford, California cho phổ biến tác phẩm
thứ nhất của Hammer bàn về chiến tranh Đông Dương, nhan đề The Struggle For
Indochina-Chiến đấu cho Đông Dương. (3)
Trong tác phẩm này, Hammer thuật lại, phân tích và đánh giá hoạt động của
hai phe Quốc-Cộng Việt Nam thời khoảng 1945-1954 trong khung cảnh đấu tranh
loại trừ quyền lực của người Pháp tại Đông Dương qua nhiều diễn biến từ các cuộc
thương thuyết, các trận đánh tới sự can thiệp của Hoa Kỳ, sự xuất hiện của Trung
Cộng sau 1949 cũng như cục diện xoay vần từ một cuộc chiến địa phương thành
cuộc xung đột quốc tế.
Tác phẩm chấm dứt khi trận Điện Biên Phủ chưa ngã ngũ và hội nghị Genève
còn đang bàn về vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên Hammer đã nói đến viễn tượng chia
đôi lãnh thổ Việt Nam, vì cả Pháp lẫn Việt Minh đều muốn như vậy trong khi Liên Xô,
Trung Cộng tỏ ra không phản đối.
Tác giả cho rằng Hồ chí Minh lệ thuộc khối cộng chẳng khác gì phe quốc gia
với Quốc Trưởng Bảo Đại lúc ấy lệ thuộc Pháp. Nhưng tác giả nhìn nhận trước đó,
Hồ chí Minh đã khéo léo lập được Mặt Trận Việt Minh và đặt Bảo Đại vào thế tự
nguyện thoái vị. Theo tác giả, vì Nhà Vua vốn được sự kính trọng và tuân phục của
nhân dân Việt Nam nên việc tự nguyện thoái vị đã giúp Hồ chí Minh tạo được cho
mình thế đứng vừa hợp pháp vừa hợp lòng dân.
Tác giả cũng thuật lại có lần Hồ chí Minh đã ngụ ý rằng sẵn sàng hành động
trong khuôn khổ một nền quân chủ lập hiến, đứng đầu là Bảo Đại, nhắm tranh thủ sự
ủng hộ của Đồng Minh. (4) Nhưng khi Bảo Đại chấp nhận thoái vị thì Hồ chí Minh
không nhắc lại ý định ấy nữa.
Hammer nhận định về việc thoái vị của Bảo Đại:‘’Tin này được Việt Minh hoan
nghênh, khi vị Hoàng Đế đã tự nguyện từ chức, thì sự liên tục giữa chính quyền cũ
152 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và chính quyền mới sẽ được bảo đảm. Nó sẽ khiến cho sự chuyển quyền dễ dàng
hơn nhiều và trước mắt ngoại quốc sẽ thuận lợi vì nó tăng cường cho điều Việt Minh
từng rêu rao rằng họ lãnh đạo một cuộc cách mạng dân tộc thực sự.’’ (5)
Ngoài sự hỗ trợ của Bảo Đại, Hồ chí Minh còn được sự hỗ trợ cụ thể của một
cộng đồng mà cộng sản luôn coi như thù địch là Cộng Đồng Công Giáo.
Vào thời điểm 1945-46, cộng đồng này không những không chống đối mà còn
tích cực ủng hộ Hồ chí Minh do tin tưởng Việt Minh là tổ chức theo đuổi chung mục
đích giành độc lập cho đất nước: ‘’Sự khát khao độc lập to lớn đến nỗi đa số 2 triệu
người Công Giáo tán thành chính nghĩa của Việt Minh và 4 vị Giám Mục đã thỉnh cầu
Giáo Hoàng ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, dù tại nhiều địa phương rải rác vẫn có
những cộng đồng giáo dân chống lại việc Việt Minh tìm cách tổ chức họ thành ‘’đoàn
thể Cứu Quốc’’ dưới quyền kiểm soát của Việt Minh.’’ (6)
Tác giả cho rằng về phương diện cá nhân, người Công Giáo cũng yêu nước
như bất cứ ai khác và trích dẫn lời một vị ‘’thừa sai’’: ‘’Trong cuộc đấu tranh giành
độc lập, các Cha Xứ ở Việt Nam không do dự khẳng định người Công Giáo, chẳng
những không lạnh lùng hay dửng dưng mà trái lại, còn tỏ ra có lòng yêu nước nồng
nàn. Họ nhắc nhở con chiên chẳng những có quyền, mà còn có bổn phận đứng vào
hàng tiền đạo trong cuộc đấu tranh, và bằng cách đó họ sẽ trung thành với Chúa và
với tổ quốc. Cộng Đồng Công Giáo Annam với 500 Linh Mục và 2 triệu tín hữu đã
không ngần ngại noi gương các vị Giám Mục. Họ đã đưa vai gánh vác trách nhiệm.
Không chứng cớ nào hơn là thái độ hăng say bột phát của giới trẻ Công Giáo Hà Nội
đã cung ứng cho đoàn quân của chính phủ nhiều tiểu đoàn xung kích.’’ (7)
Ngoài ra, tình yêu nước nồng nàn của mọi người dân Việt Nam cũng được ghi
nhận qua thái độ của Hoàng Hậu Nam Phương đối với cuộc đấu tranh ban đầu của
Việt Minh.
Hammer kể lại việc Đô Đốc D’Argenlieu muốn đưa Hoàng Tử Bảo Long lên
ngôi Hoàng Đế và Hoàng Hậu Nam Phương giữ quyền Nhiếp Chính.
Nhưng Hoàng Hậu Nam Phương dứt khoát không chịu tiếp các đặc sứ do vị
Đô Đốc đại diện toàn quyền của Pháp cử đến. Vị Khâm Sứ Tòa Thánh phải khẩn
khoản thỉnh cầu Hoàng Hậu Nam Phương đổi ý. Tuy nhiên thay vì trả lời cho các
Đặc Sứ của D’Argenlieu, Hoàng Hậu đã đi tới chiếc đàn dương cầm và cử bài quốc
thiều mới (của Việt Minh)-But (she) went to the piano and played the new national
anthem.
Về việc Pháp thương thuyết với Hồ chí Minh, tác giả nêu lý do khởi từ phía
lực lượng quốc gia lúc đó, ít nhất cũng là lý do theo quan điểm của người Pháp. Tác
giả ghi rằng vì ‘’họ thấy Việt Cách của Nguyễn Hải Thần không có thực lực, còn Việt
Nam Quốc Dân Đảng thì không muốn liên hệ với đại diện của Pháp. Nhất là vì chính
Bảo Đại cũng từ chối không muốn gặp họ. Như vậy chỉ còn một mình Việt Minh là
một tập thể có tổ chức vừa sẵn lòng vừa có khả năng thương thuyết với Pháp’’. (8)
Tuy nhiên, Hammer cho biết Việt Minh luôn theo đuổi chủ trương độc quyền
lãnh đạo, không từ bỏ mưu tính loại trừ mọi phần tử quốc gia đấu tranh.
Vì thế, Cựu Hoàng Bảo Đại đã chấp nhận sứ mạng do Hồ chí Minh trao cho
để rời Việt Nam lên đường đi Trùng Khánh ngày 18.1.1946. Lúc đó Cựu Hoàng đã
bắt đầu hiểu và không còn tin cậy Việt Minh nên hài lòng ra đi, dù biết không có ngày
về.
Theo Hammer, sự ra đi của Bảo Đại cũng là niềm vui của Hồ chí Minh vì ở
bên cạnh không còn hiện diện con người có thể là đối thủ nguy hiểm, đồng thời vai
trò của Cựu Hoàng cũng không còn cần thiết cho Việt Minh trong mọi giao dịch với
người Pháp kể từ sau khi Hồ chí Minh đã có trong tay bản Hiệp Ước Sơ Bộ
6.3.1946. (9)
153 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong thực tế, thời điểm này Pháp và Việt Minh đã mặc nhiên trở thành đồng
minh trên trận tuyến chống lại lực lượng quốc gia, cụ thể là tổ chức Việt Cách của
Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Quốc Dân Đảng là những tổ chức kịch liệt phản đối
bản Hiệp Ước Sơ Bộ 6.3.1946 do các điều khoản cho phép Pháp đưa quân vào
miền Bắc Việt Nam. Đây là điều người Pháp cần có để hợp pháp hóa sự có mặt ở
phía Bắc vĩ tuyến 16, trong khi Việt Minh rất cần Pháp yểm trợ để triệt phe đối lập.
Tác giả ghi lại một số sự kiện về cuộc hợp tác giữa Pháp và Việt Minh:‘’Tại Hà
Nội, các xe trinh sát của Pháp chặn hết các đường phố dẫn tới trụ sở của Việt Nam
Quốc Dân Đảng để cho Việt Minh tấn công vào đó. Quân Pháp xua đuổi quân của
Đồng Minh Hội (chỉ Việt Cách) ra khỏi Lạng Sơn và Hải Phòng giúp cho quân Việt
Minh tiến vào. Tại Hòn Gay, quân Pháp thả hết tù thuộc ủy ban hành chánh địa
phương của Việt Minh.’’ (10)
Khi các lực lượng quốc gia bị Việt Minh được Pháp yểm trợ loại hẳn khỏi các
cơ cấu lãnh đạo cuối năm 1946 cũng là lúc mâu thuẫn Việt Minh-Pháp phải giải
quyết bằng súng đạn.
Lúc này, người Pháp lại nghĩ tới một chính quyền Việt Nam đối đầu với chính
phủ Hồ chí Minh.
Năm 1947, Pháp đã tìm cách liên lạc với hai nhân vật Ngô Đình Diệm và
Nguyễn Mạnh Hà (11) để vận động đứng ra lập một chính quyền như vậy, nhưng tất
cả đều từ chối tham gia. (12) Pháp cũng cử người tiếp xúc với Cựu Hoàng Bảo Đại
và không đạt kết quả (13).
Trong lúc đó, Bảo Đại cũng được Hồ chí Minh cử người tìm gặp đề nghị cộng
tác để tạo bộ mặt đoàn kết quốc gia cho Việt Minh hầu xoa dịu sự chống đối vì tổ
chức này do cộng sản lãnh đạo và nhất là để nối lại đàm phán với người Pháp.
‘’Trong tháng 5 (1947), Việt Minh gửi phái viên tới gặp Bảo Đại để cố tái lập đoàn kết
quốc gia. Người đó là Hồ Đắc Liên, một nhân vật quốc gia nổi tiếng. Ông này yêu
cầu Cựu Hoàng thực hiện một cuộc thương thuyết chung với Pháp nhân danh ông
Hồ và nhân danh cá nhân Cựu Hoàng nữa. Các Cố Vấn của nhà vua đã phá vỡ kế
hoạch này.’’ (14)
Không lâu sau đó, khi Cựu Hoàng chấp nhận đứng ra cầm đầu một chính
quyền đối lập với Việt Minh, Hồ chí Minh đã lập tức ra lệnh thủ tiêu những người có
thể thành tay chân đắc lực của Cựu Hoàng như Nguyễn Văn Sâm từng được cử làm
Khâm Sai Nam Kỳ, và Bác Sĩ Trương Đình Tri, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Bắc
Việt. Hai người này bị cộng sản giết chỉ cách nhau không đầy 24 giờ, một ở trong
Nam, một ở ngoài Bắc. (15)
Ngày 8.3.1949, cùng với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, Cựu Hoàng Bảo
Đại lúc này là Quốc Trưởng của Việt Nam Quốc Gia ký thỏa ước Elysée chấp nhận
điều mà trước đó 3 năm đã bị bác bỏ tại hội đàm Fontainebleau. Thỏa ước Elysée
được Quốc Hội Pháp phê chuẩn ngày 23.4.1949, với 55 phiếu thuận, 6 phiếu chống
và 2 phiếu trắng. (16)
Tác giả phân tích thêm về vai trò của đảng cộng sản Pháp thời gian này và kết
luận họ đã theo đuổi một thứ chính trị thực tiễn thô bạo-Realpolitik.
Nhiều đảng viên cộng sản Pháp là thành viên chính trong cái chính phủ đã bổ
nhậm và ủng hộ D’Argenlieu, cái chính phủ đã để cho hội đàm Fontainebleau thất
bại, cho phép tấn công Hải Phòng, và sau cùng từ chối thương thuyết với Hồ chí
Minh sau ngày 19.12.1946.
Lúc ấy với tư cách tổ chức chính trị lớn nhất tại Pháp và theo lý tưởng cộng
sản, đảng cộng sản Pháp không có một hành vi giúp đỡ nhỏ nhoi nào vào mục tiêu
giành độc lập của Việt Nam...Điều đáng nói là về sau, khi bị gạt khỏi quyền lực và
yếu thế, đảng này lại rầm rộ cổ võ cho cộng sản Việt Nam. (17)
154 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Vấn đề then chốt đã được đưa ra phân tích là mục tiêu chủ yếu của Pháp
trong cuộc chiến Việt Nam. Theo tác giả, cộng sản không phải là động cơ thúc đẩy
hành động của người Pháp tại Đông Dương. Việc Pháp chịu thương thuyết với Hồ
chí Minh năm 1946, rồi từ chối mọi cơ hội đàm phán năm 1947 và sau nữa, từ 1948
ủng hộ Bảo Đại chống Việt Minh...đều không liên can tới vấn đề cộng sản mà chỉ vì
cái gọi là Liên Hiệp Pháp. Đúng là cho tới năm 1953 tinh thần thực dân cũ đã chết,
nhưng nó đã được thay thế không phải bởi chủ nghĩa chống cộng mà bởi sự quyến
luyến tình cảm của người Pháp đối với khái niệm Liên Hiệp Pháp. Thủ Tướng Laniel
đã nói với quốc hội vào tháng 10.1953, cũng như trước kia đã nói với Bảo Đại:
‘’người Pháp chiến đấu ở Đông Dương cho Liên Hiệp Pháp, nếu người Việt thích bỏ
Liên Hiệp Pháp, thì nước Pháp không có lý do gì để chiến đấu.’’ (18) Nhưng chiêu
bài chống cộng không thể không nêu ra nếu muốn nhận được viện trợ của Mỹ với
mức độ hết sức quan trọng. Viện trợ Mỹ, bắt đầu từ 1950, mỗi năm trung bình 500
triệu. Cho đến 1954, Mỹ đã viện trợ khoảng 80% chi phí quân sự của Pháp tại các
quốc gia liên kết Đông Dương (19).
Chiêu bài này không đủ sức thuyết phục dư luận thế giới và càng không đủ
tác dụng xoa dịu khát vọng giành độc lập của người dân Việt Nam.
Tác giả đã phân tích tình hình chính trị luôn sôi động ngay tại các vùng Pháp
kiểm soát trong ý hướng đòi hỏi một nền độc lập thực sự cho quốc gia Việt Nam và
ghi lại: ‘’Trong bối cảnh đó, Ngô Đình Nhu, một lãnh tụ công đoàn và là em Ngô Đình
Diệm, đã đảm nhận vai trò lãnh đạo đứng ra tổ chức một đại hội chính thức ‘’đoàn
kết quốc gia và hòa bình’’ ở Chợ Lớn vào ngày 6.9.1953. Đại hội đòi độc lập vô điều
kiện cho Việt Nam, và trên bình diện quốc nội, đòi triệu tập ngay tức khắc một quốc
hội, đòi tự do lập hội, tự do báo chí, chấm dứt tham nhũng, cải tổ quân đội và hành
chánh. Đại hội này có một lập trường mạnh mẽ đến nỗi Bảo Đại cảm thấy cần phải
triệu tập đại hội chính thức của chính ông vào tháng sau trong hai ngày nhằm mục
đích ủng hộ lập trường của Cựu Hoàng bằng cách chọn 12 người để ông tuyển lấy 6
người thực hiện thương thuyết với Pháp.’’
Trong khi đó, ảnh hưởng các bước đi ban đầu của Hồ chí Minh với tư cách
lãnh đạo Việt Minh vẫn đủ sức giữ những âm vang. Tác giả viết: ‘’Không người Việt
Nam nào có thể quên Hồ chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiên tuyên bố Việt Nam
Độc Lập, không phải chỉ trên nguyên tắc như ông Trần Trọng Kim mà là trong thực
tế. Ông Hồ tuyên bố Việt Nam Độc Lập vào tháng 9 năm 1945, và Việt Nam tự trị
(quốc gia tự do) vào tháng 3 năm sau. Cho đến năm 1947, tại Việt Nam chỉ có một
chính phủ Hồ chí Minh. Và nước Pháp là nước đầu tiên nhìn nhận như thế.’’
Trên thực tế, nhiều nhà ái quốc, kể cả Hoàng Gia cũng nhiệt tình ủng hộ chính
phủ Hồ chí Minh trong mấy năm đầu. Việc Hồ chí Minh tiếp tục theo đuổi mưu đồ
củng cố chế độ cộng sản độc tài đảng trị và dập tắt mọi hy vọng về một tương lai tốt
đẹp của đất nước gần như không dễ nhận ra khi những âm vang trên còn đủ sức tác
động vào mọi người.
Vì thế, chiêu bài chống cộng của người Pháp càng lộ rõ thì chiêu bài quốc gia
yêu nước của Hồ chí Minh càng được củng cố, mặc dù người quốc gia trong nước
xa lìa và chính quyền nhiều quốc gia dân chủ Á Châu cũng như Tây Phương cắt đứt
mọi quan hệ.
Theo Hammer, từ 1953, hàng ngũ quốc gia dưới quyền Quốc Trưởng Bảo Đại
bắt đầu đạt nhiều tiến bộ và chính phủ do Bửu Lộc lãnh đạo gồm hầu hết các kỹ
thuật gia tài trí và nhiệt tâm đã trở thành một niềm hy vọng. Khi tác giả viết những
dòng cuối cùng của tác phẩm, hội nghị Genève chỉ mới chuẩn bị bàn về vấn đề Việt
Nam. Tuy nhiên, tác giả đã nghe đồn nhắc về một giải pháp chia cắt lãnh thổ nên tỏ
155 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
ý e ngại là giải pháp này sẽ khiến miền Bắc chịu áp lực nặng nề của Trung Cộng,
trong khi miền Nam khó tránh khỏi bị Pháp khống chế trở lại như những năm trước.
Mối lo của Hammer trở thành thực tế tại miền Bắc, nhưng tại miền Nam,
người Pháp đã phải triệt thoái và một chính thể Cộng Hòa chính thức ra đời năm
1956.
Chiêu bài ngụy trá của các khối lực chính trị kéo dài trên đất nước này từ
1945 có thể không còn nhiều thời gian đứng vững, nhất là sau thành quả của Ngô
Đình Diệm trong việc củng cố miền Nam. Hammer tin tưởng khá nhiều vào nhân vật
lãnh đạo này và khi xẩy ra biến cố 1.11.1963 đã mang tâm trạng chán ngán vì
nguyện vọng chính đáng của một dân tộc sống gian khổ đau đớn suốt mấy chục năm
lại tiếp tục bị đẩy xa bởi sai lầm của một số giới chức nắm quyền tại đất nước của
tác giả. Có lẽ đây cũng là tâm trạng của Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Frederick Nolting, khi
ông này đệ đơn xin từ nhiệm vì không đồng ý với đường lối của chính quyền Mỹ
đương thời. Những tâm cảnh hoàn toàn mang tính cá nhân này cũng không hẳn
thiếu ý nghĩa khi được đặt vào vị thế phản ảnh một nét thực tế trong vấn đề Việt
Nam.
CHÚ THÍCH
01.- E.P. Dutton, 1987
02.- Institute of Pacific Relations, New York, 1947
03.- Stanford University, 1954
04-05-06-08-09-10.- Sách đã dẫn, trang 102, 103, 140, 149, 175, 176
07.- Trích bài Giáo Hữu Đạo Kitô Annam và nền độc lập Việt Nam trên tờ Le
Bulletin des Missions, 1946.
11.- Vốn là Bộ Trưởng Kinh Tế của chính phủ Hồ chí Minh nhưng đã ở lại Hà
Nội sau ngày bùng nổ chiến tranh 19.12.1946
12-13-14-15-16.- Sách đã dẫn, trang 203, 209, 209, 215.
16.- Thực ra, vào ngày này chỉ mới có Hội Đồng Lãnh Thổ Nam Kỳ thông qua
việc sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam. Quốc Hội Pháp chỉ họp biểu quyết về thỏa ước
Elysée ngày 29.1.1950 và phê chuẩn ngày 2.2.1950.
17-19.- Sách đã dẫn, trang 298, 313
18.- Sách đã dẫn, trang 306, nguyên văn: ‘’It is true that by 1953 much of the
old spirit of colonialism had died, but it had been replaced not by anti-Communism,
but by an emotional attachment on the part of Frenchmen to the concept of the
French Union. It was for the French Union that France was fighting in Indochina,
Premier Laniel told the National Assembly in October, 1953 as he had told Bao Dai: if
the vietnamese chose to leave the French Union, France would have no reason to
fight.’’



CHƯƠNG XXVI

DANIEL ELLSBERG
và Secret

Cuối năm 2002 xuất hiện cuốn hồi ký của Daniel Ellsberg với tựa đề Secret-Bí
Mật (1) màu trắng in nổi trên nền bìa xanh sậm, và ở phía dưới ghi thêm một hàng
chữ nhỏ: Hồi ký về Việt Nam và hồ sơ Ngũ Giác Đài.
Tác giả là một cựu Quân Nhân đồng thời cũng là một cây bút gây sôi nổi một
thời trong báo giới và chính giới Mỹ. Dan Ellsberg từng giữ nhiệm vụ Đại Đội Trưởng
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và là một người hăng say trong chiến đấu chống cộng.
Từ ngày 4.8.1964 (2), Ellsberg trở thành viên chức Bộ Quốc Phòng, thuộc
toán đặc biệt của Tướng Landsdale, người từng giúp đỡ nhiều mặt cho Ngô Đình
Diệm và được coi như bạn thân của nhân vật này. Từng phục vụ nhiều năm tại Việt
156 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nam, có nhiều dịp chứng kiến tình hình tại chỗ và là người có thẩm quyền tiếp cận
các tài liệu mật liên quan đến những kế hoạch quốc gia, Ellsberg lại nẩy ra một ý
kiến khiến suýt nữa phải lãnh án tù chung thân. Đó là việc lén lấy 7000 trang tài liệu
bí mật quân sự tiết lộ cho báo chí.
Trong cuốn hồi ký Secret, tác giả ghi lại những ý nghĩ, hành động và nhận
định của mình liên quan đến tình hình chiến sự trong thời gian phục vụ ở Việt Nam,
nhất là những bí mật được mệnh danh là hồ sơ Ngũ Giác Đài. Ngoài ra, Ellsberg
cũng ghi lại rải rác trên nhiều chương, một số ý kiến về cuộc chiến nói chung và con
người Hồ chí Minh là những ý kiến được nhắc đến ở đây.
Nếu Trung Tá John Paul Vann đã là anh hùng của Neil Sheehan trong thời Đệ
Nhất Cộng Hòa Việt Nam thì Cố Vấn cao cấp John Paul Vann lại trở lại Việt Nam để
trở thành anh hùng của Daniel Ellsberg trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam. Tác
giả mô tả J. P. Vann là người hăng say trong nhiệm vụ, cực kỳ can đảm và thẳng
thắn.
Chỉ riêng việc dám đơn độc lái xe không cần hộ tống vượt hàng trăm dặm
đường vào thời gian sau biến cố 1.11.1963 là lúc du kích cộng sản hầu như kiểm
soát các trục giao thông đã đủ nói lên mức độ can đảm cùng cực của J. P. Vann. Với
bút pháp điêu luyện của một nhà văn, Daniel Ellsberg dễ dàng tạo sự ngưỡng mộ
của người đọc dành cho nhân vật của mình. (3)
Trong lúc đề cao Cố Vấn J.P.Vann, tác giả tỏ ra thất vọng trước cung cách và
tinh thần chiến đấu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cũng như sự hiện diện của
Quân Đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
Chương 9 được tác giả đặt cho tiêu đề Losing Hope-Thất Vọng, ghi lại những
nhận xét về tình hình nông thôn miền Nam trong năm 1966 như sau: Chính phủ Việt
Nam (Cộng Hòa) cai trị ban ngày còn ban đêm việt cộng cai trị. Việt cộng thu thuế
thường xuyên, tuyển lính, tổ chức tuyên truyền nhồi sọ và nhiều đêm đã ngủ lại. Ban
ngày thì nhân viên chính phủ cũng có thể đến với lính gác để tuyên truyền, thu tô, thu
thuế và tuyển lính...Nghĩa là người dân một cổ hai tròng. Nhưng dân không dám báo
cho người của chính phủ những gì việt cộng làm ban đêm. Và như vậy, theo tác giảkhông thể bảo những vùng nông thôn như thế là vùng xôi đậu, đang còn bị thử
thách, hay còn bị hai bên tranh giành mà phải coi đó là vùng việt cộng kiểm soát. (4)
Tác giả thuật lại trường hợp một ấp thuộc Tỉnh Long An, một địa phương rất
gần Sài Gòn, gồm toàn nhà lá đã bị thiêu rụi chỉ vì có một tiểu đội (a squad ) việt
cộng tới ngủ đêm tại đó một cách yên lành, không có đụng độ gì rồi đến sáng bỏ đi.
Daniel Ellsberg trách Trung Đoàn 49 thuộc Sư Đoàn 25 là đơn vị có 2 Tiểu
Đoàn hùng hậu đóng quân cách đó chưa đầy 200 mét nhưng không chịu phái một
Trung Đội hay một Tiểu Đội tới đánh đuổi việt cộng để bảo vệ dân mà lại bắn súng
cối và đại bác vào đốt cháy hết nhà dân.
Rất nhiều ví dụ cụ thể tương tự đã được Daniel Ellsberg đưa ra để chứng
minh mức viện trợ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam Cộng Hòa dù cao tới đâu cũng hoàn
tòan vô hiệu do cách thức và tinh thần chiến đấu đó của quân đội. Về đám cháy tại
Long An, chính tác giả đã chụp hình và đưa trình trước một buổi họp. (5)
Ellsberg dành 2 trang tả cảnh tượng một đoạn đường dọc theo miền Nam mà
tác giả có dịp đi qua. Tác giả cho biết đã nhìn thấy những đồn bót đủ kiểu từ thời Bắc
thuộc, đến thời Pháp thuộc, thời Nhật chiếm đóng, rồi những đồn bót hiện nay...và
có cảm tưởng như đi du lịch trong thời gian viếng thăm một viện bảo tàng lộ thiên với
những lớp thời gian thuộc về lịch sử được khai quật lên từ những di tích khảo cổ...để
rồi sợ hãi nghe như có ai nhắc bảo đang đi vào vết chân quân xâm lược Nhật Bản.
(6)
157 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Những trang sách của Ellsberg luôn là những áng văn óng ả, nhưng nổi bật
lên vẫn là tâm trạng hoang mang giao động của người lính, bao gồm cả Việt Nam lẫn
Mỹ.
Theo tác giả, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ để người Mỹ đem
quân vào Việt Nam hoặc tình hình Việt Nam trở nên quá trầm trọng khiến quân Mỹ
ào ạt tới đây thì ngay những viên chức Mỹ từng hăng say chống Cộng cũng có cảm
tưởng như mình đang chiến đấu cho mục tiêu xâm lược.
Trong khi đó, Quân Nhân các cấp Việt Nam thấy không còn lý tưởng chiến
đấu nữa vì lâm cảnh hoàn toàn bị động dưới sự điều động của ngoại nhân.
Tác giả cũng nêu điều kiện sống tệ hại tại các trại tỵ nạn cộng sản ở miền
Nam và đưa ra một nhận định đầy sức lôi cuốn với đám đông hoạt động phản chiến
Mỹ về lý do thúc đẩy người dân tới đây. Tác giả mô tả các trại này đều ở trong tình
trạng dơ bẩn tồi tệ đến độ có thể cho rằng chỉ bom đạn Mỹ mới buộc nổi họ chịu tìm
tới chứ không phải họ trốn chạy cộng sản. (7)
Trong phát biểu của mình, chưa hẳn Ellsberg hoàn toàn phủ nhận lý do trốn
chạy cộng sản của người dân Việt Nam mà chỉ muốn nhấn mạnh về tình trạng tệ hại
trong tổ chức đời sống tại các trại tị nạn, nhưng những người phản chiến viện điều
tác giả trình bày như một chứng cớ cụ thể về hành vi xâm lược và sức tàn phá của
bom đạn Mỹ để biến thành động cơ thúc đẩy phong trào phản đối việc Mỹ tham
chiến tại Việt Nam.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, Ellsberg đã đưa ra lập luận gần như
nghiêng hẳn về phía cộng sản Việt Nam, dù vẫn xác nhận mình là người chống cộng
và đại đa số dân chúng Việt Nam không ưa cộng sản.
Chương 14 nói về chiến dịch Mậu Thân 1968 vào lúc bắt đầu có cuộc hòa
đàm Paris, tác giả nhấn mạnh việc Tổng Thống Johnson tiếp tục cho gia tăng cường
độ tấn công sau khi đã hứa ngưng ném bom Bắc Việt.
Ellsberg nêu con số được trích theo bản báo cáo ngày 1.8.1968 cho biết từ
1965 đến lúc đó, Mỹ đã thả xuống toàn bộ Đông Dương 2 triệu 581 ngàn 876 tấn
bom và hỏa tiễn. Tiếp theo, tác giả thuật lại thái độ cương quyết của phái đoàn Bắc
Việt tại hòa đàm Paris đòi Mỹ ngưng dội bom vô điều kiện, đồng thời cho biết chính
quyền Johnson lại muốn đạt được bảo đảm rằng Bắc Việt phải có hành động đáp
ứng tương tự.
Theo tác giả, dĩ nhiên phía Việt Nam (8) không chịu. Tác giả nhắc lại một lời
tuyên bố của Hồ chí Minh nói ‘’người Mỹ hành động như bọn cướp của giết người ở
Chicago đề nghị không bắn, nếu nạn nhân chịu nộp tiền ‘’mãi lộ’’. Hà Nội sẽ đề nghị
một bảo đảm ‘’hỗ tương’’ là sẽ không ném bom và xâm lăng Bắc Mỹ cho rằng điều
này rất logíc, nhưng các nhà thương thuyết Mỹ coi đó như lời nói hỗn xược.’’ (9)
Chương 16 được dành bàn về vấn đề được gọi là đạo lý của sự tiếp tục chiến
tranh.
Theo tác giả, ‘’đại đa số nhân dân Việt Nam không hứng thú ủng hộ việt cộng
hoặc các nhà lãnh đạo cộng sản (trừ ông Hồ)’’. Mấy chữ trong ngoặc đơn chứng tỏ
tác giả tin là đại đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ Hồ chí Minh.
Tuy nhiên, tác giả không quan tâm nhiều về điều này so với nguyện vọng hòa
bình của người dân. Trước mắt tác giả, đại đa số nhân dân Việt Nam, cụ thể là tỷ lệ
80 phần trăm, đều muốn chấm dứt chiến tranh bất kể phe nào thắng. Tác giả cho
biết tỷ lệ trên là ước tính của Morton Halperin lúc ấy đang làm việc với Kissinger ở
Tòa Bạch Ốc.
Tác giả ghi lại là chính mình đã hỏi Morton về ý kiến của ‘’boss’’ (tức
Kissinger) ra sao thì được trả lời chưa bao giờ hỏi thẳng nhưng có lẽ Kissinger cũng
ước lượng như thế.
158 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả kể về chuyện này: ‘’Tôi nói (với Mort) là những ước đoán đó có vẻ
đúng. Nhưng đây là vấn đề mới đối với tôi. Nó bắt đầu làm tôi băn khoăn nhiều. Nếu
đúng là hầu hết nhân dân Nam Việt muốn hết chiến tranh, bất kể phe cộng hay phe
quốc gia thắng, thì làm sao chúng ta có thể biện minh việc kéo dài chiến tranh bên
trong xứ sở của họ ? Làm sao chúng ta có quyền để nó kéo dài thêm dù chỉ một
ngày ? Im lặng thật lâu. Rồi Mort nói: ‘’Câu hỏi thật hay. Tôi không có câu trả lời. Để
tôi nghĩ về điều đó.’’ (10)
Với suy nghĩ đó, Ellsberg bác bỏ danh nghĩa chiến đấu chống cộng của người
Mỹ để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời kết án cả Mỹ lẫn Việt Nam Cộng Hòa
đã không tôn trọng hiệp định Genève 1954.
Nhìn lui xa hơn về quá khứ, Ellsberg còn cho rằng các chính quyền Mỹ chỉ
hành động trợ giúp thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam là quốc gia đã độc lập từ
tháng 3 năm 1945 và sau đó được Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị trao quyền lãnh đạo
cho Hồ chí Minh. Trên căn bản đó, Hồ chí Minh là nguyên thủ quốc gia chính thức
của Việt Nam, mọi hành vi chống lại chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đều trái
với truyền thống Mỹ là bảo vệ tự do dân chủ và tôn trọng chủ quyền của mọi quốc
gia, đồng thời cũng trái với cam kết của hiến chương Đại Tây Dương.
Ellsberg viết: ‘’Những tài liệu nội bộ cho thấy rõ sự kiện ông Hồ là cộng sản
(mặc dù ông ta đứng đầu một chính phủ liên hiệp với đa số người không cộng sản tại
miền Bắc) không hề quan trọng trong quyết định từ khước đáp ứng lời kêu gọi của
ông ta năm 1945. Đúng ra, sự từ khước đáp ứng của chúng ta phản ảnh một chính
sách đã được Tổng Thống Roosevelt lưỡng lự quyết định nhưng đã được khẳng định
một cách cương quyết, nhằm bảo đảm với người Pháp rằng chúng ta nhìn nhận chủ
quyền của Pháp tại Việt Nam như một thuộc địa, bất chấp sự không liên tục do chiến
tranh và những đòi hỏi độc lập của người bản xứ sau chiến tranh. Quyết định đó đã
được duy trì dưới thời Tổng Thống Truman, trái với truyền thống chống thực dân của
Hoa Kỳ và trái lời hứa tôn trọng quyền tự quyết trong Hiến Chương Đại Tây Dương.
Trong những lá thư ông Hồ gửi Tổng Thống Truman đều có viện dẫn cả hai điều đó.’’
(11)
Tác giả đã phủ nhận hoặc không nhìn thấy hai điều qua đoạn phát biểu trên.
Thứ nhất, việc liên hiệp với các đảng phái quốc gia của Hồ chí Minh năm 1945
chỉ là một chiêu bài trong sách lược giai đoạn theo chiến lược Lenin chứ không phải
hành vi liên hiệp thực sự theo tinh thần đoàn kết toàn dân. Cho nên ngay trong lúc
cổ võ liên hiệp, cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tiến hành các thủ đoạn tiêu diệt
những người yêu nước đứng ngoài hàng ngũ cộng sản và tìm mọi cách cô lập số
người đứng chung với họ nên không hề có một chính phủ liên hiệp với đa số người
không cộng sản tại miền Bắc như Ellsberg khẳng định.
Thứ hai, hướng nhắm của các chính phủ Mỹ sau Thế Chiến II đã hình thành
trên căn bản dự báo về mối hiểm họa xuất phát từ phía Liên Xô dưới chiêu bài cách
mạng vô sản. Vào thời điểm đó, những người hoạch định chính sách Mỹ đã nhìn
thấy mối nguy cộng sản theo đà mở rộng của Liên Xô và mục đích mà khối quốc tế
cộng sản theo đuổi dưới khẩu hiệu ‘’tiêu diệt Tư Bản’’ chỉ đơn giản là tiến hành đấu
tranh tiêu diệt các quốc gia dân chủ Tây Phương.
Không lưu tâm tới hai sự kiện này, Ellsberg cho rằng những người hoạch định
chính sách Mỹ lúc đó chỉ nhắm duy trì bang giao tốt đẹp với Pháp-Anh là hai nước
tuy ký kết bản Hiến Chương Đại Tây Dương nhưng không hề có ý định áp dụng tại
những thuộc địa của mình như Ấn Độ, Mã Lai...nên Mỹ đã hành động ngược với
truyền thống bằng cách hỗ trợ cho những tham vọng thực dân của Pháp tại Đông
Dương.
159 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Dẫn lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 27.9.1948 về Đông Dương, tác
giả kết luận là ngay thời gian đó, khi ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương, Mỹ đã trực
tiếp chống lại phong trào quốc gia do một người cộng sản cầm đầu được đa số đáng
kể nhân dân ủng hộ. Như vậy, cái được gọi là sự cao cả và vị tha của Hoa Kỳ đã mất
ý nghĩa.
Một khẩu hiệu được tung ra vào thời ấy (thà chiến tranh (tức thà chết) còn hơn
bị nhuộm đỏ) theo Ellsberg, hoàn toàn không thích hợp với một xứ sở do những
người ‘’đỏ’’ đang lãnh đạo một phong trào yêu nước được hầu hết mọi người tán
thành. (12) Ellsberg còn cho là Mỹ đã bất chấp công pháp quốc tế, vi phạm hiệp định
Genève 1954 hệt như Pháp đã vi phạm hiệp ước sơ bộ 6.3.1946 và tạm ước Modus
Vivendi mà Moutet ký cùng năm đó với Hồ chí Minh, sau hội nghị Fontainebleau.
Ellsberg khẳng định do những vi phạm này chiến tranh bùng nổ và cả Pháp
lẫn Mỹ đều thất bại vì hiểu lầm sức mạnh tinh thần của đối phương.
Tác giả minh chứng bằng lời nói của Hồ chí Minh với Jean Sainteny trước khi
ký tạm ước Modus Vivendi tháng 9.1946: ‘’Đừng để tôi ra về như thế, hãy giúp tôi
(cho tôi một vũ khí) chống lại những kẻ tìm cách vượt trội tôi. Ông sẽ không hối tiếc
về điều đó...Nếu chúng tôi phải chiến đấu thì chúng tôi sẽ chiến đấu. Các ông sẽ giết
10 người của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ giết được một người của các ông. Và
cuối cùng chính các ông sẽ thấm mệt.’’ (13)
Vào khoảng cuối tháng 9.1969, sau khi đọc xong một số hồ sơ mật của Ngũ
Giác Đài, Ellsberg nêu ra 4 điểm về cuộc chiến Việt Nam:
1.- Không hề có 2 cuộc chiến Đông Dương mà chỉ có một cuộc chiến kéo dài
gần một phần tư thế kỷ kể từ 1945 tới 1975.
2.- Đó là cuộc chiến của Mỹ ngay từ buổi mở đầu và trong thời điểm mở đầu
này Mỹ có sự chia xẻ của Pháp. Minh chứng cho điều này là từ cuối thập niên 40,
không năm nào mà Tổng Thống, Quốc Hội hay công dân Mỹ không đổ vào cuộc
xung đột đó tiền bạc, vũ khí rồi nhân lực, ban đầu qua người Pháp, sau là trực tiếp.
3.- Sau 1954, Việt Nam đã có thể có hòa bình nếu Mỹ đừng chống việc tổ
chức tổng tuyển cử để thống nhất hai miền theo quy định của hiệp định Genève.
4.- Tại Việt Nam không hề có nội chiến Nam-Bắc, cũng không có chuyện miền
Bắc xâm lăng miền Nam mà chỉ có một cuộc chiến do Mỹ xâm lược hoặc nhìn từ
phía Việt Nam là cuộc chiến của người Việt Nam chống xâm lược Mỹ.
Bốn điểm trên được Ellsberg phát hiện khi phân tích hai nguồn tài liệu được
đánh giá là có mức giá trị rất cao.
Nguồn tài liệu thứ nhất là những văn kiện phản ảnh chính sách đối ngoại của
Mỹ từ các thời Truman qua Eisenhower, Kennedy, Johnson đến Nixon. Ellsberg tìm
thấy trong mọi quyết định quan trọng của các chính quyền Mỹ chỉ có một điều nổi bật
là tinh thần hiếu chiến của giới lãnh đạo Mỹ và ý đồ bênh vực chính sách thực dân.
Cho nên, Ellsberg đã thấy toàn thể giới lãnh đạo Mỹ kế tục từ 1945 tới 1975 là
những kẻ dối trá và tàn ác. Dối trá vì đã lừa gạt nhân dân Mỹ bằng chiêu bài chiến
đấu chống cộng để bênh vực thực dân trong khi tàn ác vì coi rẻ sinh mạng của nhân
dân Việt Nam bằng những chỉ thị leo thang chiến tranh, trút bom đạn lên đầu các nạn
nhân vô tội.
Nguồn tài liệu thứ hai là những hồ sơ mật của Ngũ Giác Đài ghi chép cung từ
của các tù binh và hồi chánh viên cộng sản Việt Nam. Ellsberg đã ghi nhận qua các
tài liệu này những lời khai rằng họ chiến đấu chỉ vì lòng yêu nước, chiến đấu chống
ngoại xâm chứ không chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản dù họ vẫn tin tưởng cộng
sản có chính nghĩa. Với những lời khai này của cán binh cộng sản, Ellsberg khẳng
định không có chuyện nội chiến Quốc-Cộng Việt Nam và cũng không có chuyện
160 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
miền Bắc xâm lăng miền Nam, vì thực tế đã rõ ràng là chỉ có những người Việt Nam
đang cầm súng chống xâm lược Mỹ để bảo vệ đất nước mà thôi.
Truyền thống tự do Mỹ có thể cho phép Ellsberg xuyên tạc để lăng mạ giới
lãnh đạo Mỹ bằng bất kỳ thủ thuật tráo trở nào mà một kẻ tệ mạt nhất nghĩ ra được.
Ellsberg cũng có thể bất chấp cái nhìn ghê hãi của chính thân thích, bạn bè
hướng về mình để theo đuổi các mưu tính cá nhân bằng cách phỉ nhổ và dày xéo lên
thân xác đồng đội là những người lính Mỹ đã gục ngã trên các chiến trường Việt
Nam. Nhưng, mọi cảm nghĩ và lời lẽ dù được tô điểm bằng ánh hào quang rực rỡ
nhất của một cá nhân có thể bình thản hành sử như vậy sẽ luôn luôn cần xét lại,
ngay cả với những người vô cùng dễ tính.
Ellsberg đặt ý kiến trong khuôn khổ vấn đề đạo lý của chiến tranh và dựa theo
nguyện vọng hòa bình của tám chục phần trăm dân chúng Việt Nam để kết án chính
quyền Mỹ đã kéo dài cảnh bom rơi đạn nổ.
Thực ra, Ellsberg không cần đợi tới lúc nghe Morton Halperin hay Kissinger
tiết lộ mới có thể nêu con số trên. Ngược lại, Ellsberg có thể nêu sớm hơn và nêu
chính xác hơn hẳn là một trăm phần trăm dân chúng Việt Nam đều thiết tha mong
sớm có hòa bình.
Thế nhưng, ít nhất từ 1945 tới nay Việt Nam đã hai lần có hòa bình, năm 1954
và năm 1975. Trong cả hai lần đó, Ellsberg có thể nhìn thấy rõ việc bom đạn ngưng
tiếng đã thực sự đáp ứng nguyện vọng hòa bình của người dân Việt Nam chưa ?
Vấn đề đạo lý của chiến tranh chắc chắn cũng phải đặt ra nhưng trước hết
khó thể quên đạo lý của chính người nêu vấn đề. Hãy ngưng lại với một sự việc do
Tauriac nêu: ‘’Theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc HCR, trong vòng
hai mươi năm, từ 1975 tới 1995, có gần 800 ngàn người Việt Nam đã bỏ trốn thành
công bằng việc dùng tàu đến một xứ khác. Nhưng cùng thời khoảng đó, có từ 40 tới
70 phần trăm người ra đi tức từ 1 triệu tới 1 triệu 900 ngàn boat people đã không đến
nơi...và biến mất. Bị chết ngay khi vừa xuống thuyền, chết đuối do tàu đắm, chết đói
hoặc khát hoặc bị hải tặc tàn sát... Đó là chưa kể con số những land people chưa thể
thống kê. Những người này thường bị chết dọc đường do đi lạc, bị giết bởi những
người thượng du thù nghịch, bởi công an Lào-Căm Bốt, hoặc bộ đội Việt Nam tại
Căm Bốt và bởi cả Khmer Đỏ...Như thế, hàng mấy trăm ngàn người (thậm chí có thể
mấy triệu người) nam nữ già trẻ đã chết do muốn đi tìm khả năng được sống tự do.
Họ chết trong âm thầm, trong các điều kiện rất khủng khiếp...’’ (14)
Quả tình nên theo Ellsberg vứt bỏ cái khẩu hiệu thà chiến tranh còn hơn bị
nhuộm đỏ mang tính tuyên truyền cho những âm mưu chính trị gian trá.
Nhưng trường hợp do HCR ghi nhận ở trên đã nêu lên một khẩu hiệu của
chính người dân chưa hề biết đến chính trị và cũng chẳng muốn lường gạt ai. Những
người dân này đã đem mạng sống bản thân và người thân yêu nhất ra để hét vào
mặt những kẻ đang ca ngợi đời sống hòa bình và thành tựu của cách mạng Việt
Nam rằng thà chết còn hơn bị nhuộm đỏ hoặc thà chết còn hơn sống trong đời sống
hòa bình hiện nay.
Tiếng hét đó vang lên suốt mấy chục năm và theo ghi nhận của HCR có thể
đã có tới 2 triệu người Việt Nam chết để thể hiện thái độ chọn lựa dứt khoát của
mình.
Những người giữ được mức đạo lý tối thiểu để không gian trá sẽ không thể
vùi lấp sự việc này khi phân tích vấn đề Việt Nam. Chính vì thế, người từng hết lời ca
ngợi Hồ chí Minh, từng tán tụng cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam như Jean
Lacouture mặc dù cố tình bỏ quên các cuộc trốn chạy khỏi ách thống trị của cộng
sản năm 1954 và 1975, cuối cùng vẫn cố cứu vãn tư cách của mình bằng một lời
161 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
biện bạch: ‘’Để giữ nguyên sự thán phục dành cho cuộc cách mạng, tốt nhất là
không nên nhắc đến các nạn nhân của nó’’. (15)
Ellsberg đã nêu việc đại đa số dân chúng Việt Nam đều tin tưởng Hồ chí Minh
như tiền đề cho câu chuyện đạo lý của hành vi tiếp tục chiến tranh hẳn không thể giả
dạng mù câm trước sự việc này, trừ trường hợp duy nhất là tự coi tư cách đạo lý của
chính bản thân như một thứ cần rũ bỏ.
CHÚ THÍCH
01.- Sách do nhà Viking Penguin xuất bản tại NY, London...Khi nghe tin sách
ra được độ ba tháng, chúng tôi đến thư viện địa phương xin mượn, thì được biết hệ
thống thư viện này có 9 ấn bản của tác phẩm. Nhưng tất cả đều đã có người mượn,
và hiện còn cả tá độc giả đã đăng ký chờ đến lượt mình.
02.- Cũng là ngày xảy ra biến cố tàu Maddox bị tấn công tại Vịnh Bắc Bộ, trở
thành lý do cuộc chiến khai mào.
03.- Sách đã dẫn, trang 118-123. Trung Tá Vann thời Đệ Nh03.- Sách đã dẫn, trang 118-123. Trung Tá Vann thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng
Hòa là Cố Vấn Sư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn IV. Đến thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng
Hòa ông trở lại Việt Nam với tư cách Cố Vấn dân sự cho Quân Khu II. Ông bị tử
thương trong nhiệm vụ này và được vinh danh như một anh hùng.
04-05-06-07.- Sách đã dẫn, trang 127, 128, 134- 135, 140.
08.- Tác giả không viết Hà Nội hay Bắc Việt hoặc việt cộng mà viết Người
Việt Nam-the Vietnamese, coi như phía Bắc Việt mới đại diện cho dân Việt.
09-10-11-12-13.- Sách đã dẫn, trang 221, 248, 249-250, 253- 254, 251.
14.- Vietnam, le dossier noir du communisme-Bản Việt ngữ của Nguyên
Văn, trang 291-192
15.- Vietnam, voyage à travers une victoire-Le Seuil 1976, trang 7







 

No comments: