Friday, July 20, 2012

* HỒ CHÍ MINH NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP VI * XLVIII -LII




CHƯƠNG XLVIII


HỒ CHÍ MINH
VÀ TÌNH TRẠNG BỊ THỦ HẠ KHÔNG CHẾ


Một số người Mỹ như Archimedes Patti, Charles Fenn, Gallagher…từng gặp
Hồ chí Minh trước tháng 8.45 và các tác giả Pháp như Bernard Fall, Jean Lacouture,
Jean Sainteny... đều mô tả Hồ chí Minh là người hiếu hòa không thích bạo động.
Do đó, khi xảy ra cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968 tại miền Nam đã có
người cho rằng Hồ chí Minh không dính dấp tới sự việc, thậm chí Hồ chí Minh còn
chống lại chủ trương thống nhất đất nước bằng võ lực.
Ngoài bản tính hiếu hòa, lý do chính được viện dẫn là Hồ chí Minh đã cao tuổi
không còn nắm thực quyền chỉ đạo chế độ miền Bắc, đặc biệt trong những năm cuối
đời, Hồ chí Minh đã bị nhóm Lê Duẫn khống chế.
Nhiều cách biện giải để chứng minh cho nhận định trên đã được đưa ra, trước
hết là cuộc ‘’tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân’’ xảy ra chỉ cách ngày cuối
đời của Hồ chí Minh không đầy hai năm và cũng là thời điểm Hồ chí Minh dưỡng
bệnh tại Trung Quốc.
Trước đó, tình trạng chia rẽ trong nội bộ cộng sản Việt Nam cũng là nguyên
do hạn chế quyền lực của Hồ chí Minh.
281 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Theo nhiều tác giả, sự phân bè kết nhóm do ảnh hưởng cuộc xung đột Liên
Xô-Trung Cộng đã khiến Hồ chí Minh không còn giữ được vị thế tối cao của thời gian
trước 1954 vì thuộc phe yếu thế.
Dựa vào quá trình hoạt động, những người nêu nhận định này cho rằng Hồ
chí Minh đã ngả về phe thân Liên Xô. Đối với Hồ chí Minh, Mạc Tư Khoa là nơi mở
đầu cuộc hành trình đưa vào thế giới cộng sản và cũng là vùng đất thiêng tượng
trưng cho lý tưởng đấu tranh.
Tương quan giữa Hồ chí Minh với các đồng chí Liên Xô luôn chặt chẽ và đậm
đà hơn tương quan với các đồng chí Trung Cộng. Dù được trao vai trò phụ trách
vùng Đông Á và có mặt tại Trung Hoa từ cuối năm 1924, Hồ chí Minh luôn gắn bó
với các giới chức Liên Xô trong mọi công tác vì là nhân viên của Đệ Tam Quốc Tế.
Ngoài ra, do bản tính ôn hòa, Hồ chí Minh không tán thành chủ trương sắt máu của
Mao Trạch Đông.
Kèm theo các biện giải trên là sự viện dẫn một số sự việc ghi nhận qua sách
báo viết về Hồ chí Minh, đặc biệt là một số sự việc mà người kể tự nhận chính là
nhân chứng.
Những câu chuyện được nhắc lại nhiều lần để chứng minh cho bản tính hiếu
hòa, nhân ái là Hồ chí Minh thường luôn ôm hôn trẻ em mỗi khi gặp gỡ, thường
không ngăn được nước mắt ngay trước các đám đông, từng cởi áo khoác tặng một
sĩ quan ngoại quốc hay đưa áo len của mình cho một người lính gác giữa mùa đông
với manh áo mỏng…
Lời lẽ, cử chỉ và dáng vẻ bề ngoài của Hồ chí Minh khi gặp gỡ cũng lưu lại
một ấn tượng thoải mái với Archimedes Patti, Fenn, Gallagher hay Sainteny, Wilfred
Burchett, France Fitzgerald...Và, Lacouture, Bernard Fall đều không quên hình ảnh
Hồ chí Minh đi dép ăn mặc sơ sài từ ngoài bước vào, ‘’tiếng chân nhẹ nhàng như
tiếng lụa xào xạc’’, (chữ của Lacouture) khi họ đang phỏng vấn Thủ Tướng Phạm
văn Đồng về những vấn đề quan trọng.
Cùng với cách xuất hiện đột ngột đó là những lời thăm hỏi hết sức tự nhiên.
Các nhà báo trên đều ghi lại Hồ chí Minh đã điềm nhiên chuyển câu chuyện qua các
đề tài thân mật với từng nhà báo như việc phu nhân Bernard Fall vẽ chân dung Hồ
chí Minh ra sao hay Paris lúc này có gì lạ không v.v...
Mặt khác, việc Hồ chí Minh giải tán đảng cộng sản, lập chính phủ liên hiệp với
những người đối lập, việc ký hiệp định sơ bộ 6.3.1946 với Pháp cũng như nội dung
hai bản hiến pháp 1946, 1959 ra đời thuở Hồ chí Minh còn sống đều không nói đến
chuyên chính vô sản và độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản…và đặc biệt, một tin
đồn cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng xác nhận cũng được nhắc như các chứng
cớ biểu hiện tính hiếu hòa và chủ trương chống giải pháp võ lực của Hồ chí Minh. Đó
là tin đồn về việc Hồ chí Minh gửi tặng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình
Diệm một cành đào đính kèm tấm thiệp chúc Tết nhân dịp đón Xuân Quý Mão 1963.
Theo tin đồn, thời khoảng sau đó cho tới trước khi xảy ra cuộc đảo chính
1.11.1963 tại Miền Nam, Hồ chí Minh đã có một loạt cử chỉ bày tỏ thiện chí muốn
thương thuyết với chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam để đi tới thống nhất đất
nước trong hòa bình.
Trong Đêm giữa ban ngày, Vũ thư Hiên trưng dẫn ý kiến của cha mình, Vũ
đình Huỳnh, vốn là người thân cận với Hồ chí Minh cho rằng Hồ chí Minh không chủ
trương bạo lực: ‘’Sau vụ bắt bớ giam cầm những người cộng sản bất đồng chính
kiến, nhiều người buộc tội ông Hồ chí Minh, thậm chí gán cho ông những tính chất
mà ông không có, như tính hiếu chiến, hiếu sát. Cha tôi giận ông Hồ, nhưng không
đồng tình với lời buộc tội đó. Những ngày ở trong rừng Việt Bắc, cha tôi kể, mỗi khi
sắp mở một chiến dịch ông Hồ trở nên bẳn gắt và hút thuốc lá luôn miệng, có khi
282 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thức trắng đêm. Hồ chí Minh hiểu hơn ai rằng gắn liền với mỗi thắng lợi trên chiến
trường là máu chiến sĩ, đồng bào phải đổ ra’’ (1) .
Riêng Vũ thư Hiên cũng nhận định về Hồ chí Minh: ‘’Khi ban lãnh đạo Đảng
ngả theo Bắc Kinh, ông Hồ còn buồn hơn. Ông hiểu Mao Trạch Đông, hiểu tham
vọng bá, tính cách bá của ông ta. Với đường lối ‘’tọa sơn quan hổ đấu’’ (ngồi trên núi
xem hổ đánh nhau) đã nhiều năm Mao xúi Liên Xô đụng đầu với Mỹ, nay ông ta lại
khuyến khích Việt Nam xông trận. Mao sẵn sàng hy sinh đến người Việt Nam cuối
cùng trong cuộc đấu tranh chống ‘’con hổ giấy’’ là điều Hồ chí Minh hiểu hơn ai hết’’
(2)
Về Lê Duẫn, Vũ thư Hiên viết: ‘’Không có chiến tranh, Lê Duẫn không còn là
Lê Duẫn. Lê Duẫn chẳng ngần ngại chê bai Hồ chí Minh không dám chủ trương
dùng bạo lực giải phóng miền Nam. ‘’Bác còn do dự, chớ khi rời miền Nam tui đã
chuẩn bị hết cả rồi. Với tui chỉ có uýnh thôi, uýnh cho tới thắng lợi cuối cùng’’. (3)
Trong Vietnam, la face cachée du régime, Bùi Tín kể lại chính mình đã ghi
âm trước nhiều nhân chứng khác, những lời Lê Duẫn tự khoe và chê Hồ chí Minh
không dám chủ trương chiến tranh, chỉ nuôi ảo vọng thực hiện thống nhất bằng
đường lối hòa bình.
Bùi Tín viết: ‘’Một hôm ông ta (Lê Duẫn) khoe trước những người được chính
thức cử viết tiểu sử của ông ta (trong đó có tôi) rằng: Sau hiệp định Genève, bác Hồ
vẫn tiếp tục tin là tổng tuyển cử sẽ có thể xảy ra được trên toàn quốc. Đó chỉ là ảo
tưởng. Tôi nhìn sự việc đúng hơn Bác. Tôi tiên liệu ngay việc phải dùng tới bạo lực
cách mạng. Tôi bảo các đồng chí miền Nam hãy chôn vũ khí. Chính tôi đã bảo họ để
lại lực lượng tại miền Nam chứ đừng tập kết hết ra Bắc.’’ (4)
Bùi Tín tỏ ra không tin những lời khoe được đưa ra quá muộn (năm 1983)
nhưng vẫn nhắc lại có lẽ chỉ nhắm cho thấy Hồ chí Minh ít hiếu sát hơn các thủ hạ và
việc sử dụng võ lực là ngoài ý muốn.
Cả Vũ thư Hiên lẫn Bùi Tín đều nhắc đến uy thế và lập trường chủ chiến của
Lê Duẫn, nhưng không xác nhận tình huống Hồ chí Minh bị nhóm Lê Duẫn khống
chế như Nguyễn văn Trấn, một trong số cán bộ cộng sản cao cấp nhất của miền
Nam. Sau năm 1975, khi thất vọng về lý tưởng cộng sản, Nguyễn văn Trấn đã ghi lại
trong Viết Gửi Mẹ và Quốc Hội về thái độ của Hồ chí Minh ngả theo đường lối
‘’sống chung hòa bình’’ của Khrutshchev, nhưng thuộc nhóm thiểu số nên bị nhóm
Lê Duẫn-Lê đức Thọ khống chế.
Nguyễn văn Trấn trích dẫn lời Bùi công Trừng tả cảnh Hồ chí Minh chủ trì hội
nghị trung ương kỳ 9 ngày 11.12.1963, chỉ hơn một tháng sau khi chế độ Đệ Nhất
Cộng Hòa Việt Nam bị lật đổ tại Sài Gòn.
Bùi công Trừng nói với tác giả nguyên văn như sau: ‘’Mày coi, coi nó tội
nghiệp không. Đồng chí Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ,
chủ trì hội nghị mà mặt day ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công
kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ
phép Bắc Hà: ‘’Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà.’’ Tao đếm lão Hồ đưa tay
mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe,
ông nói ca dao bằng tiếng khóc: ‘’Khi thương trái ấu cũng tròn. Khi ghét bồ hòn cũng
méo’’. Và ông nói xụi lơ: ‘’Thấy lợi người ta cho tên lửa vô, thấy bất lợi người ta rút
ra mà!’’ (5)
Đó là quang cảnh hội nghị kỳ 9 trung ương đảng đưa ra nghị quyết số 9, nghị
quyết tối quan trọng mở màn cho cuộc tấn công miền Nam, sau khi Tổng Thống Việt
Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm rồi Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị giết
trong tháng trước. Hai vị Tổng Thống trên đều chủ trương rút quân Mỹ khỏi miền
283 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nam Việt Nam, dù lúc ấy cũng chỉ mới có 16 ngàn lính Mỹ được tăng cường từ cuối
1962.
Tóm lại, nhiều người kể cả một số người cộng sản Việt Nam đã rời bỏ hàng
ngũ đều nghĩ rằng sự bùng nổ cuộc chiến Việt Nam sau 1954 cũng như cuộc tổng
tấn công Tết Mậu Thân 1968 hoàn toàn ngoài ý muốn của Hồ chí Minh.
Ba lý do được viện dẫn cho nhận định này là Hồ chí Minh vốn do bản tính hiếu
hòa nhân ái không ưa chuyện giết chóc, tuổi già bệnh hoạn khiến không thể bao
quát mọi công việc và bị một nhóm thủ hạ thân Trung Cộng, cụ thể là nhóm Lê Duẫn
vốn theo đuổi chủ trương gây chiến khống chế.
Về bản tính hiếu hòa, luận cứ được viện dẫn hầu hết thuộc ý nghĩ chủ quan
dựa trên một số giai thoại trong đó gồm cả những giai thoại do chính Hồ chí Minh
dựng nên.
Giả dụ hết thẩy những giai thoại này đều xác thực vẫn chưa đủ minh chứng
bản tính của một con người luôn đặt vấn đề tuyên truyền lên hàng đầu và từng nhắc
một người thân rằng ‘’Làm chính trị phải biết cười khi cần cười, biết khóc khi cần
khóc.’’ Đó là lời Hồ chí Minh nhắc Vũ đình Huỳnh mùa Thu năm 1946 ở Paris khi Vũ
đình Huỳnh thắc mắc tại sao ông ta có thể khóc dễ dàng như vậy tại nghĩa trang
Père Lachaise.
Với một người dễ dàng cười khóc theo nhu cầu đối phó với từng hoàn cảnh
thì việc ôm hôn trẻ con, việc cởi áo tặng một thuộc hạ thiếu áo, việc băn khoăn bứt
rứt sau khi hạ lệnh mở một chiến dịch, việc xuất hiện nhẹ nhàng, nói năng giản dị với
các nhà báo ngoại quốc… đều có thể chứa hậu ý tuyên truyền một điều gì đó.
Sẽ không khó hiểu nếu bảo những cử chỉ hay lời nói rất tự nhiên trước mắt
mọi người thực ra đã được xếp đặt để chinh phục tình cảm hay ‘’đắc nhân tâm’’ vốn
là mục tiêu mà chính khách chuyên nghiệp nào cũng luôn chú trọng.
Vấn đề chỉ là không phải bất kỳ ai cũng đạt nổi mức tự nhiên để che giấu tính
giả tạo của những cử chỉ hay lời nói đó. Hồ chí Minh đã được rèn luyện kỹ về nghệ
thuật tuyên truyền, về kỹ thuật điệp báo và có thể nhờ sự khôn khéo thiên bẩm nên
dễ dàng thành công hơn nhiều người khác trong sự giả tạo một cách rất tự nhiên.
Vả lại, bên cạnh những giai thoại trên vẫn hiện diện không ít giai thoại phản
ảnh một bản tính ngược lại. Trong hồi ký của Võ nguyên Giáp và trong các tài liệu
lịch sử chính thức của cộng sản Việt Nam đều ghi một lời nói của Hồ chí Minh năm
1945 trong cơn mê sảng dặn Võ nguyên Giáp: ‘’Dù cho phải đốt cả dẫy Trường Sơn
thì cũng quyết dành cho được nền độc lập’’.
Mười tám năm sau, 1963, Hồ chí Minh cũng nói một câu tương tự với Chu ân
Lai: ‘’Đừng nói phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm
cũng phải đánh’’.
Tròn ba tháng sau khi gặp Chu ân Lai để phát biểu như trên, Hồ chí Minh đã
lên tiếng trong phiên họp bộ chính trị trung ương đảng chỉ thị về một phương cách
tiến hành cuộc chiến tại miền Nam: ‘’Ta vừa tiêu diệt, vừa tuyên truyền’’. Những lời
lẽ này không chỉ bác bỏ bản tính hiếu hòa của người nói mà còn cho thấy rõ mưu
toan vận dụng tuyên truyền để che giấu mức độ hiếu chiến.
Thêm nữa, ngay khi nói về bản tính hiếu hòa của Hồ chí Minh, thậm chí còn
nghĩ Hồ chí Minh tin Chúa Jésus, chính Sainteny lại cho biết không hề ảo tưởng
thuyết phục được Hồ chí Minh nhượng bộ trong cuộc thương thuyết giữa hai người
và giải thích về con người Hồ chí Minh như sau: ‘’Khi những mưu tính của ông ta hay
đồng chí của ông ta, hoặc chính bản thân ông ta bị đe dọa, ông ta sẽ không do dự
dùng những cách tàn bạo. Về phương diện này, ông ta hoàn toàn thuộc về cái thứ
Châu Á quá nhiều mâu thuẫn, ở đó người ta áp dụng các hình thức tra tấn cực hình
tinh vi nhất tiếp theo những nghi thức xã giao rất ư ngọt ngào’’.
284 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Sainteny đã tự xô đổ hình ảnh thần tượng của mình.
Bởi, cái tính Á Châu quá nhiều mâu thuẫn được viện dẫn không thể biến một
kẻ không do dự dùng những phương cách tàn bạo thành một kẻ hiếu hòa, nhất là kẻ
đó lại đủ thủ đoạn để vẫn nói cười ngọt ngào giữa lúc thi thố những cực hình man
rợ. Ngôn ngữ Á Châu hay ngôn ngữ Việt Nam đã có những từ để chỉ loại người đó là
tàn ác nham hiểm. Người hiếu hòa nhân ái và kẻ tàn ác nham hiểm luôn luôn là hai
đối cực ngay tại Á Châu chứ không bao giờ là hai mặt của một con người Á Châu
quá nhiều mâu thuẫn.
Duiker trong khi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Hồ chí Minh cũng cho biết Hồ
chí Minh hết sức trung thành với quan điểm về người đấu tranh cách mạng theo diễn
tả của Sergey Nechayev như sau: ‘’Anh ta phải tàn nhẫn, nham hiểm như Machiavel,
trong khi cổ võ cho mục đích cách mạng. Anh ta phải tỏ ra tuyệt đối phục tùng đảng
của anh ta và sẵn sàng từ bỏ mọi liên hệ bạn bè và gia đình. Cũng phải sẵn sàng hy
sinh những tiêu chuẩn đạo lý đã được nhìn nhận một cách phổ quát, để có thể nói
dối, ăn gian vì lợi ích cách mạng…’’
Kẻ đã chấp nhận từ bỏ mọi liên hệ bạn bè, gia đình để sẵn sàng ăn gian nói
dối, sẵn sàng hành động tàn nhẫn nham hiểm không thể là kẻ hiếu hòa nhân ái.
Hai bản hiến pháp 1946, 1959 ban hành khi Hồ chí Minh còn sống không có
những điều khoản minh thị nền chuyên chính vô sản như hai bản hiến pháp 1976,
1992 không phải vì Hồ chí Minh có tinh thần dân chủ hơn mà chỉ vì theo sách lược
giai đoạn khi chưa đoạt được quyền lãnh đạo trên cả nước thì chưa thể lộ bản chất
độc tài.
Trên thực tế, nội dung hai bản Hiến Pháp đó có thể mang thêm nhiều điều
khoản tốt đẹp hơn nữa cũng không có ý nghĩa gì. Bởi, ngay trong thời gian Hồ chí
Minh còn sống, các bản Hiến Pháp vẫn không hề có hiệu lực thực tế mà chỉ là món
đồ trang trí không hơn không kém. Hiến Pháp quy định mọi thứ quyền công dân
nhưng đủ loại công dân đã bị lôi ra đấu tố, tàn sát trong Cải Cách Ruộng Đất mà
chính Hồ chí Minh diễn tả là cuộc đấu tranh long trời lở đất. Hiến Pháp xác nhận
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng hàng loạt văn nghệ sĩ bị xiềng xích
trong các nhà giam với vụ Nhân Văn Giai Phẩm và hàng loạt đồng chí của Hồ chí
Minh chỉ do phát biểu về những sai lầm của giới lãnh đạo đã bị tù đày, bị hành hạ tới
chết như Vũ đình Huỳnh, Đặng kim Giang, Bùi công Trừng, Phạm Viết, Phạm kỳ
Vân, Ung văn Khiêm, Lê Liêm, Nguyễn văn Vịnh…thậm chí bị hạ sát tức khắc như
Dương bạch Mai để không thể mở miệng nói ra ý nghĩ của mình.
Những sự việc trước đó như tuyên bố giải tán đảng cộng sản, thành lập chính
phủ liên hiệp, hô hào đoàn kết dân tộc, ký kết hiệp định Sơ Bộ 6.3.1946…cũng
không khác những bản Hiến Pháp chỉ có tính trang trí.
Bởi mặt trái của những sự việc đã nói quá rõ về các mưu tính, các thủ đoạn
thấm đẫm xương máu của không biết bao nhiêu nạn nhân.
Hết thẩy những sự việc trên đều diễn ra ngay trước mắt Hồ chí Minh, thậm chí
do chính bàn tay sắp đặt của Hồ chí Minh vào giữa thời điểm mà mỗi lời nói của ông
đều là một lời ‘’Thánh huấn’’. Dù muốn dù không, những tiếng nói thực tế này sẽ tiếp
tục cất lên bất chấp một số cá nhân cố sức diễn tả Hồ chí Minh là người hiếu hòa
nhân ái.
Bùi Tín cũng là một người cho rằng Hồ chí Minh không có tính hiếu sát nhưng
lại diễn tả về cách hành sử của Hồ chí Minh đối với những người cộng sản Việt Nam
thuộc Đệ Tứ Quốc Tế như sau: ‘’Cuối năm 1939, Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi
Quốc Tế Cộng Sản chỉ rõ: ‘’Đối với bọn trốt-kýt không thể có một thỏa hiệp hay nhân
nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của phát-xít, phải tiêu diệt
chúng về chính trị’’. Sau đó, từ Trung Quốc, ông gửi thư về nước, chỉ rõ: ‘’Bọn trốt285
HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
kýt là một lũ bất lương, những con chó săn của chủ nghĩa phát-xít Nhật và chủ nghĩa
phát-xít quốc tế…Vu khống chụp mũ những người trốt-kýt Việt Nam, ám sát, thủ tiêu
những người lãnh đạo trốt-kýt như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch là
những bạn chiến đấu một thời của những người cộng sản, những người lãnh đạo
Đông Dương đã thực hiện chủ nghĩa Staline, đã phạm một tội ác trong lịch sử đấu
tranh giành độc lập của dân tộc’’. (6)
Bộ áo không làm thành nhà tu nhưng trong rất nhiều trường hợp, bộ áo vẫn
có thể gây ra sự ngộ nhận một kẻ sát nhân là nhà tu. Riêng trong câu chuyện về con
người Hồ chí Minh, bộ áo hiếu hòa nhân ái mà một số người đưa ra để che đậy bản
tính tàn ác nham hiểm đã không che nổi hai bàn tay thọc quá sâu vào những thảm
trạng đẫm máu kéo dài suốt một thời kỳ lịch sử hơn 30 năm kể từ 1930.
Tuổi già và bệnh hoạn cũng là lý do được viện dẫn để đẩy Hồ chí Minh xa khỏi
những quyết định về trận đánh Tết Mậu Thân 1968.
Cho tới nay, trận đánh này vẫn được ca ngợi là một trận đại thắng của cộng
sản Việt Nam với tầm mức quyết định toàn bộ kết quả cuộc chiến vào tháng 4.1975.
Tuy nhiên, những người ca ngợi ở khắp nơi, kể cả giới lãnh đạo cộng sản Việt
Nam, đều có vẻ chưa thoát khỏi một mặc cảm gì đó khi nhắc đến trận đánh. Sự
vướng mắc có thể khởi phát từ thực tế hiển nhiên là mức tổn thất quá nặng cùng
một số phản ứng bất lợi trong dư luận quốc tế đối với đảng cộng sản Việt Nam do vụ
thảm sát dân chúng tại Huế (7).
Về hai sự việc này, Bùi Tín ghi lại: ‘’Đầu năm 1988, nhân dịp kỷ niệm 20 năm
Tết Mậu Thân, Bộ Quốc Phòng có tổ chức một cuộc họp có ý nghĩa tổng kết về cuộc
tiến công Mậu Thân 1968. Có đại điện Bộ Ngoại Giao đến dự và phát biểu về tác
động của thắng lợi ấy về mặt đấu tranh ngoại giao. Theo những con số được đưa ra
thì quả thật, hy sinh thật là lớn. Hy sinh trong đợt đầu (tháng Giêng 1968) không
nhiều, nhưng đến đợt 2 (tháng 5.1968) thì nhiều hơn và đợt 3 (tháng 9.1968) lại
nhiều hơn nữa. Thiệt hại còn kéo dài sang năm 1969 và đầu năm 1970 với những
chiến dịch bình định, bình định cấp tốc rất ác liệt. Qua Mậu Thân, các lực lượng cơ
sở, du kích, bộ đội địa phương xây dựng hàng chục năm bị lộ gần hết, bị đánh quét
bật ra khỏi các địa bàn quan trọng. Từ giữa năm 1970 tình hình mới khôi phục dần.
Ai cũng thấy từ giữa 1968 đến đầu 1970 là thời kỳ chuyển vào thoái trào, phải bị
động bảo toàn lực lượng để rồi khôi phục dần cơ sở, sức lực bị tổn thất là lớn nhất
so với các thời kỳ khác của cuộc chiến tranh…
Trong cuộc tiến công Mậu Thân 1968, cuộc tàn sát ở Huế được dư luận thế
giới hết sức chú ý…Hồi ấy, trong không khí căng thẳng đột nhập thành phố, thấy dân
không nổi dậy, lại còn bỏ chạy, rất ít người đón chào, phối hợp giúp đỡ bộ đội, nên
bộ đội nhập thành phố liền có thành kiến với dân Huế. Họ bảo nhau: Đúng là dân
‘’ngụy’’ rất nặng căn…Danh từ ‘’ác ôn’’ hồi ấy dùng cũng tràn lan tùy tiện…Cho nên
những vụ tàn sát tập thể có thể đã xảy ra ở các tiểu đoàn đang hành quân rút
lui…Các vụ tàn sát này về sau đã được giải quyết ra sao? Có ai bị kỷ luật không ?
Theo tôi được biết, do dư luận miền Nam, dư luận quốc tế xôn xao, xúc động mạnh
nên Tổng Cục Chính Trị, cơ quan thanh tra quân đội có chú ý vụ này. Việc có 5 Bác
Sĩ Cộng Hòa Liên Bang Đức bị giết cũng làm cho vụ này vang động hơn.
Tướng Trần Văn Quang có bị phê bình. Chính Ủy Lê Chưởng của mặt trận Trị
Thiên về sau chuyển ngành ra Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục. Ông chết trong một tai nạn
ô tô ở Nghệ An. Đại Tá Lê Minh chỉ huy cánh quân ở tả ngạn sông Hương cũng bị
phê bình, ông chết bệnh sau đó.
Cách giải quyết những sự việc lớn của chế độ hiện hành luôn che giấu, ém nhẹm, xử
lý nội bộ, úp úp mở mở…Việc giáo dục căm thù cần thiết trong chiến tranh đã đẩy tới
mức cực đoan quy định tràn lan là ‘’ác ôn’’, kẻ thù tối nguy hiểm, không được để bỏ
286 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trốn…đã tạo nên những vụ tàn sát khốc liệt. Lẽ ra trong vụ này, công lý đã phải lên
tiếng một cách công khai rõ ràng vì liên quan đến mạng sống của hàng ngàn con
người…Lẽ ra tất cả hệ thống chỉ huy Trị Thiên đều phải bị điều tra và xử lý về vụ này
để qui rõ trách nhiệm từng người, để kết luận một cách công minh, để giảm bớt phần
nào nỗi đau của những người trong cuộc và gia đình người thân của họ. Điều tệ hại
là những người lãnh đạo đảng cộng sản có khuynh hướng coi những sai lầm ‘’tả’’
khuynh là nhẹ. Như bắt người trong Cải Cách Ruộng Đất, thái độ hung hãn với các
tôn giáo, qui định quá mức trong Cải Tạo Tư Sản…đều xử trí qua loa. Họ lập luận rất
kỳ quặc là hữu khuynh mới thật tai hại ! Hữu khuynh là thiếu tinh thần cách mạng,
còn tả khuynh là thừa tinh thần cách mạng. Cho nên, ông Đồng sỹ Nguyên hồi 1947-
1948 ở Quảng Bình phạm tội đốt phá bắn giết một số làng Công Giáo, bị kết án cho
yên lòng dân, sau đổi tên (tên thật hồi ấy là Nguyễn sỹ Đồng) ra Hà Nội làm Cục
Trưởng Dân Quân, rồi cứ lên mãi đến Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng’’ (8) …
Qua ghi nhận của Bùi Tín, trận đánh Tết Mậu Thân 1968 dù được coi là một
cuộc tấn công đặc sắc, táo bạo cùng một lúc đánh vào 44 thị trấn và hơn 100 cứ
điểm miền Nam gây một tiếng vang lớn trên thế giới nhưng rõ ràng đã gợi nhắc
nhiều nỗi nhức nhối với những người cộng sản.
Trước hết, trận đánh đã đẩy lui cộng sản vào tình trạng thoái trào kéo dài tới
giữa năm 1970 do tổn thất nặng nề về nhân sự. Ngoài một số đại đơn vị gần như bị
xóa sổ, hầu hết lực lượng cơ sở gồm cán bộ cài đặt từ 1954 và du kích, bộ đội địa
phương tốn công tổ chức hàng chục năm cũng bị quét khỏi địa bàn hoạt động.
Tổn thất này khiến hầu hết người dân miền Bắc đều mất mát người thân và là
một lý do gây bất ổn trong tâm lý quần chúng. Dù chính sách trấn áp vẫn giữ vững
quyền lực cho đảng cộng sản, nhưng không thể phủ nhận mức sút giảm uy tín của
giới lãnh đạo trước con mắt oán trách đã có từ mọi thành phần, kể cả trong hàng
ngũ quân đội.
Lực lượng bị tổn hại quá lớn, dân chúng đau đớn vì mất mát người thân, tinh
thần binh sĩ xuống thấp vì lâm thế bị động trốn tránh là những hậu quả cụ thể nhất
của trận đánh Tết Mậu Thân 1968, trong khi kích đẩy tinh thần chống cộng của nhiều
người dân Miền Nam cho tới lúc đó thường vẫn thờ ơ với mọi vấn đề chính trị.
Nói cách khác, đây là một trận thảm bại của cộng sản Việt Nam nếu nhìn
thuần túy về mặt quân sự và chính trị, vì ngoài những hậu quả trên, trận đánh không
đem lại điều gì tốt đẹp.
Ngay trên mặt trận ngoại giao và tuyên truyền luôn được coi là quan trọng
hàng đầu với cộng sản cũng xuất hiện những trở ngại hiển nhiên là dư luận bất lợi
về chiêu bài chính nghĩa mà cả khối cộng sản quốc tế đang vận động những phong
trào phản chiến tô vẽ cho chế độ Hà Nội.
Cuộc tàn sát tại Huế-Quảng Ngãi và sự vi phạm lệnh hưu chiến nhân dịp Tết
để tạo yếu tố bất ngờ cho trận đánh đã đặt nỗ lực ngoại giao và tuyên truyền vào
cảnh chống đỡ nhiều hơn tấn công. Chủ trương hận thù giai cấp và tận diệt mọi
thành phần đối nghịch mà người cộng sản vẫn che đậy bằng bộ mặt yêu nước
thương dân lâm thế bị đe dọa bóc trần do hành động được gọi là tả khuynh vốn là
kết quả trồng người của đảng.
Bùi Tín cho rằng các cán binh tả khuynh tàn sát những người rơi vào tay họ
chỉ bởi đã ngộ nhận về thái độ thờ ơ và trốn chạy của người dân Huế khi cộng sản
xâm nhập với danh nghĩa giải phóng. Bùi Tín muốn giảm nhẹ tội ác bằng cách đẩy
cho những phần tử quá khích không phân biệt nổi bạn và thù do thái độ của người
dân Huế lúc đó.
Trong lời biện giải đã hiện lên cùng một lúc hai sự thực: Dân chúng xa lánh
cộng sản và cộng sản Việt Nam chỉ theo đuổi việc giành độc quyền thống trị.
287 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Vì thế, họ đã giáo dục về bạn, thù theo cách biến bất kỳ ai không chịu vỗ tay
tán thưởng suy tôn họ đều trở thành ngụy, ác ôn trong mắt cán binh của họ. Những
cán binh này cũng được giáo dục kỹ lưỡng về cách đối phó với kẻ thù là tận diệt thay
vì để cho trốn thoát.
Lời biện giải có thể giúp giảm nhẹ tội lỗi cho những kẻ trực tiếp nhúng tay vào
máu nhưng lại gia tăng tội lỗi của giới lãnh đạo vì chính là lời xác nhận hướng nhắm
của cộng sản luôn ngược với mọi nguyện vọng của dân tộc. Như thế, nhắc tới trận
đánh Tết Mậu Thân 1968 theo cách nào cũng khó tránh chạm tới mối đe dọa bóc
trần bộ mặt thực của giới lãnh đạo cộng sản, đặt họ vào vị thế của những tội phạm
đối với dân tộc và nhân loại. Vì qua trận đánh đó, họ chỉ nhắm giành quyền lực tối
cao cho tập thể đảng và sẵn sàng giết người dù đó là những đồng bào vô tội.
Kể từ khi thành lập tổ chức đầu tiên năm 1925 tại Hoa Nam cho tới năm 1973,
nhiều nhân vật cộng sản Việt Nam trong số có cả Hồ chí Minh gần như luôn tuyên bố
với báo chí quốc tế rằng họ không phải cộng sản.
Sự chối cãi này chính là lời xác nhận giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam ý thức
rõ rệt hơn bất kỳ ai hết về mục tiêu họ theo đuổi hoàn toàn ngược với nguyện vọng
dân tộc. Cho nên, phủ nhận là việc cần thiết để khai thác sức mạnh dân tộc đồng
thời giữ vững chiêu bài yêu nước thương dân trước dư luận thế giới. Không nắm
vững được hai yếu tố này, cộng sản không những khó hy vọng đạt nổi mục tiêu
giành quyền lực cho riêng mình mà còn có thể tiêu tan.
Hơn nữa, dù được mô tả là một trận đại thắng, nhưng chính họ lại hiểu hơn ai
hết trận đánh Mậu Thân là một thảm bại của họ. Năm 1993, năm năm sau kỳ tổng
kết mà Bùi Tín thuật lại, tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử xuất bản tại Hà Nội đã viết về
trận đánh Mậu Thân như sau: ‘’Sau Tết Mậu Thân, vùng làm chủ của ta bị thu hẹp,
cơ sở bị tổn thất, lực lượng vũ trang bị tiêu hao, phải rút dần lên miền núi. Thế trận
chiến tranh nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các sư đoàn, 5.7,9 chủ lực của
miền Nam mất bàn đạp, mất chỗ đứng chân phải lên vùng biên giới Cao Miên. Khu 8
có 2 trung đoàn, còn 1. Khu 9 có 3 trung đoàn còn 1 trung đoàn và một tiểu đoàn. Du
kích đặc khu Sài Gòn chỉ còn 1 phần 3…’’ (9) Cho nên, một số thân tín muốn đẩy
trận đánh xa khỏi tầm trách nhiệm của Hồ chí Minh đồng thời những người ngưỡng
mộ Hồ chí Minh cũng muốn làm việc đó để tránh cảnh thần tượng bị nhuộm máu.
Douglas Pike là người luôn coi mọi thủ đoạn tàn ác và xảo trá của Hồ chí Minh
đều là hành vi biểu hiện thiên tài tổ chức đấu tranh vẫn phải ghi nhận cuộc đấu tranh
mà Hồ chí Minh theo đuổi qua hình ảnh sau: ‘’Khi thực dân bị đánh bại và người
Pháp bị đuổi rồi, cái chính nghĩa chống thực dân bị biến đổi từ quyền tự quyết của
nhân dân biến thành quyền độc tôn của đảng. Danh nghĩa không thay đổi, người ta
chỉ đổi lại định nghĩa của sự chống thực dân. Cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục, nay là để
chống lại nhân dân Việt Nam, một cuộc chiến dành quyền lực, vì quyền lực…Cái chủ
nghĩa chống thực dân cao cả đã trở thành một giai đoạn lịch sử chuyên chế, ham hố
quyền lực’’.
Douglas Pike viết tiếp: ‘’Rất có thể, ông Hồ đã không muốn nó trở thành như
vậy’’.
Câu bào chữa này cũng mơ hồ như lời phát biểu Hồ chí Minh bệnh hoạn
không thể tham gia công việc hoặc như Lữ Phương, một người chạy theo cộng sản
vào dịp Tết Mậu Thân 1968, được ban chức Thứ Trưởng Văn Hóa của chính phủ
Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam thuở đó, nhưng sau 1975 bị mất chức,
tham gia nhóm phản tỉnh, biện bạch rằng Hồ chí Minh chỉ góp cho cuộc tổng nổi dậy
Mậu Thân 1968 một bài thơ.
Những người như Douglas Pike, Lacouture, Jean Sainteny, Bernard Fall…hay
Lữ Phương, Vũ thư Hiên, thậm chí Bùi Tín đều chỉ nêu cảm nghĩ chủ quan chứ
288 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
không có điều kiện gắn bó kề cận với Hồ chí Minh như Vũ Kỳ trong thời gian chuẩn
bị trận đánh Tết Mậu Thân 1968.
Vũ Kỳ là bí thư riêng của Hồ chí Minh trong thời điểm đó đã viết một bài đăng
trên ba tờ báo Văn Nghệ, Tiền Phong và Nghệ An với tựa đề ‘’Bác Hồ vui Tết Mậu
Thân năm ấy’’.
Theo Vũ Kỳ, ngày 21.12.1967 Bộ Chính Trị điện sang Bắc Kinh mời ‘’bác về
dự hội nghị Bộ Chính Trị ngày 28.12.1967’’ quyết định ra lệnh tổng tấn công miền
Nam.
Trận đánh được dự trù khai diễn vào giữa giờ hưu chiến Đêm Giao Thừa
miền Nam trong dịp Tết để giành yếu tố bất ngờ. Như thường lệ, nhân dịp Tết Mậu
Thân, cả hai phía đều ra lệnh ngưng bắn vào ngày cuối năm cũ và ngày đầu năm
mới tức Ba Mươi Tết và Mùng Một Tết trùng với ngày 28 và 29.1.1968.
Chuẩn bị thực hiện kế hoạch tấn công bất ngờ trên, tháng 8.1967, cộng sản
Việt Nam sửa đổi âm lịch, đẩy nhanh lên 24 giờ để tối Mùng Một Tết tại miền Bắc là
Đêm Giao Thừa tại miền Nam, tức giữa lúc lệnh ngưng bắn dứt với quân đội miền
Bắc nhưng đang còn hiệu lực với Quân Đội miền Nam.
Cùng với việc sửa lịch, chính quyền Hà Nội đưa ra một loạt hoạt động có vẻ
xuống thang chiến tranh. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố sẵn sàng
mở các cuộc hòa đàm với Mỹ rồi Thủ Tướng Phạm văn Đồng nhờ Roumanie đóng
vai trung gian cho các cuộc thương thuyết. Trước đó, Hồ chí Minh hai lần bắn tiếng
qua các phái đoàn hòa bình, phản chiến Mỹ tới thăm Hà Nội ngỏ ý muốn nói chuyện
với Mỹ để chấm dứt chiến tranh. Ngày17.1.1967, Hồ chí Minh tuyên bố: ‘’Tổng
Thống Johnson đã nói rằng ông ta sẽ gặp bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào
để nói chuyện hòa bình. Tôi xin mời ông Johnson đến Hà Nội như là khách của
chúng tôi…Tôi xin bảo đảm rằng Tổng Thống sẽ an toàn tuyệt đối’’ (10)
Việc đánh lạc hướng còn bao gồm cả sự điều động 3 sư đoàn tinh nhuệ 304,
320, 325C và một trung đoàn của sư đoàn 324 về quanh căn cứ Khe Sanh như có
vẻ chuẩn bị đánh lớn ở đây để lôi kéo sự chú ý về vùng phi quân sự phía Bắc của
Việt Nam Cộng Hòa trong khi bí mật chuyển lực lượng và võ khí xâm nhập các Thị
Trấn phía Nam.
Song song với các nỗ lực đánh lạc hướng đối phương, bắt đầu từ tháng
7.1967, Hà Nội còn thực hiện một cuộc thanh trừng nội bộ, bắt giam nhiều đảng viên
cao cấp bị coi là có ý chống lại chủ trương tổng công kích trong số có Hoàng minh
Chính, Lê Liêm, Vũ đình Huỳnh, Ung văn Khiêm, Bùi công Trừng…
Hồ chí Minh về đến Hà Nội sau một chuyến bay có vẻ nguy hiểm khiến Sơn
Tùng, trong buổi nói chuyện tại trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục tại Hà Nội ngày
11.4.2001, đã đưa ra với ngụ ý như ngầm nhắc từng có âm mưu ám toán Hồ chí
Minh. Sơn Tùng cũng là một người trong số người chủ trương Hồ chí Minh không
chịu trách nhiệm về các tai họa đã xảy ra từ sau 1954. Nhưng ngoài những trục trặc
kỹ thuật khiến chuyến bay có vẻ nguy hiểm, Vũ Kỳ đã cho biết về hoạt động của Hồ
chí Minh những ngày sau đó:
‘’...Trên các chiến trường, công tác chuẩn bị vẫn được khẩn trương tiến hành.
Một số lượng khá lớn chất nổ, vũ khí bí mật đã được chuyển vào các đô thị, thành
phố miền Nam.
Sáng 25.12.67, thứ hai, 7giờ15 phút, Bác sang hội trường Ba Đình, chủ tọa
cuộc gặp mặt chúc mừng năm mới của đoàn Ngoại Giao ở Hà Nội. Bác rất vui, chúc
năm mới đoàn Ngoại Giao, tiếng bác sang sảng như trẻ ra.
Ngày 28.12.67, Bộ Chính Trị họp phiên đặc biệt ngay bên nhà bác Hồ, có bản
đồ to kê trên bục trong phòng họp và nhiều tướng lãnh đến báo cáo....
289 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chiều 29.12.67, bác Hồ mời bác Tôn đến cùng ăn cơm. Ngắm hai cụ già thân
thiết đi bên nhau, thanh thản, ung dung, nói cười vui vẻ, ta cảm thấy cuộc đời đẹp
biết bao, tưởng như đất nước thanh bình.
Ngày 30.12.67…buổi sáng họp tiếp bộ chính trị. Buổi chiều họp hội đồng
chính phủ…
Ngày 31.12.67, 7 giờ sáng bác Hồ ung dung ra phủ chủ tịch thu thanh lời chúc
mừng năm Mậu Thân, mà bác đã ngẫm nghĩ và trao đổi có lẽ đến ba tháng ròng. Bài
thơ Toàn thắng ắt về ta như bài hịch đã đi vào lịch sử’’.
Bài thơ chúc mừng năm Mậu Thân với tựa đề Toàn thắng ắt về ta mà Hồ chí
Minh phải ngẫm nghĩ và trao đổi suốt ba tháng chỉ gồm 28 chữ, nguyên văn như sau:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Chắc chắn Hồ chí Minh giữa kỳ dưỡng bệnh không thể hao tổn tâm lực nhiều
như thế để mong có một tuyệt tác văn học. Trên thực tế, bài thơ đó không thể gọi
được là thơ. Sự đắn đo suy nghĩ và trao đổi với mọi người bắt buộc phải có chỉ vì bài
thơ chính là mật lệnh khởi phát cuộc tổng tấn công trong kế hoạch đã trù liệu. Trận
đánh được quyết định từ nhiều tháng trước, ít nhất cũng từ trước khi Hồ chí Minh
sang Bắc Kinh dưỡng bệnh vào mùa Thu 1967 là thời gian mà ý định rút khỏi chiến
trường Việt Nam của người Mỹ đã trở nên rõ rệt.
Cho nên ngày 21.12.1967 khi nhận điện tín của bộ chính trị, Hồ chí Minh đã
qua 3 tháng nghiền ngẫm về bài thơ được gọi là bài hịch lịch sử đó. Như thế không
thể cho rằng Hồ chí Minh vì bệnh hoạn nên không biết đến công việc. Trên thực tế,
Hồ chí Minh đã tham gia chuẩn bị công việc từ nhiều tháng trước.
Vũ Kỳ thuật tiếp về những ngày sau đó, khi Hồ chí Minh trở lại Bắc Kinh:
‘’Thế trận đã dàn xong, ba quân đã sẵn sàng. Lời hịch (tức bài thơ nói trên) đã
phát. Bác Hồ ra đi chuyến này yên tâm hơn.
Ngoài liên lạc hàng ngày, các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước ta vẫn
thay nhau sang Bắc Kinh trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Bác. Bốn giờ chiều thứ bảy,
20.1.68, đồng chí Lê đức Thọ sang làm việc với bác đến 6 giờ tối. Sáng ngày 25
tháng 1 năm 1968, đồng chí Võ nguyên Giáp điện trực tiếp báo cáo với bác từ 8 giờ
đến 9 giờ 15 phút. Tối 26.1.68, đã gần đến Tết Mậu Thân, từ 7 giờ đến 8 giờ, hai bác
cháu ngồi im lặng trong phòng, vặn nhỏ đài tiếng nói Việt Nam...’’
Vũ Kỳ thuật lại chi tiết buổi tối hồi hộp chờ đợi đó và cho biết khi nghe hết bài
thơ chúc Tết 28 chữ, Hồ chí Minh phấn khởi nói với Vũ Kỳ: ‘’Giờ này miền Nam đang
nổ súng’’ Sau đó, sáng Mùng Một khi được báo tin ‘’đánh khắp miền Nam’’, Vũ Kỳ
thấy ‘’ánh mắt Bác rực sáng niềm vui’’. (11)
Những dòng hồi ký của Vũ Kỳ nêu rõ Hồ chí Minh tuy ở Bắc Kinh vẫn nhận
báo cáo hàng ngày từ trong nước và sáng suốt điều khiển bộ chính trị tại Hà Nội.
Khi đứng trước những vấn đề hệ trọng, Hồ chí Minh dù đang dưỡng bệnh,
vẫn phải trở về trong một chuyến bay vất vả và nguy hiểm chứng tỏ bộ chính trị rất
cần sự quyết định tại chỗ và những mệnh lệnh trực tiếp của ông trước đầy đủ bộ
tham mưu cao cấp của đảng.
Trong khi đó, ánh mắt rực sáng niềm vui và lời nói đầy phấn khởi giờ này
miền Nam đang nổ súng đã diễn tả trọn vẹn tâm tư và ý hướng của Hồ chí Minh.
Đó không phải là tâm tư và ý hướng của một người chống lại chủ trương dùng
võ lực.
Lý do viện dẫn cuối cùng là Hồ chí Minh đã bị Lê Duẫn lấn áp, khống chế. Lý
do này thực sự không còn nền tảng qua những sự việc cho thấy vai trò nổi bật tới
290 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
những ngày cuối đời của Hồ chí Minh và niềm vui bộc lộ khi nghe tin đang đánh khắp
miền Nam.
Dù Lê Duẫn được diễn tả là nắm quyền hành bao trùm miền Bắc thì hơn một
tuần trước khi khai diễn trận đánh Tết Mậu Thân vẫn phải cử cánh tay thân tín nhất
của mình là Lê đức Thọ, ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương đảng,
đích thân bay sang Bắc Kinh gặp Hồ chí Minh để báo cáo tình hình và nhận thêm chỉ
thị từ 4 giờ đến 6 giờ chiều ngày 20.1.68.
Như thế, Hồ chí Minh chẳng những chủ tọa các phiên họp của bộ chính trị vào
ngày 28 và buổi sáng 30 tháng 12 mà sau đó vẫn tiếp tục ra chỉ thị cho bộ chính trị.
Ngoài ra, người chỉ huy cao nhất của lực lượng võ trang cộng sản Việt Nam là
Võ nguyên Giáp cũng điện thoại trực tiếp báo cáo cho Hồ chí Minh hơn một tiếng
đồng hồ vào sáng 25.1.1968 tức 3 ngày trước khi nổ súng.
Những sự việc thực tế đó không cho phép đặt Hồ chí Minh vào vai trò bù nhìn
thất thế. Dù tập thể lãnh đạo cộng sản Việt Nam phân bè kết nhóm ra sao thì mọi
phe nhóm đều khó dám trái ý Hồ chí Minh.
Điều mà Hồ chí Minh nói với Tướng Salan năm 1946 vẫn hoàn toàn đúng cho
tới những ngày cuối đời của ông. Họ làm được cái gì mà không có tôi. Chính tôi đã
tác thành họ mà!
Giả dụ những sự việc đã trở thành sử liệu của cộng sản Việt Nam trong Biên
niên tiểu sử Hồ chí Minh và những điều do Vũ Kỳ ghi lại đều chỉ là những sự việc có
tính trình diễn để khai thác uy thế của Hồ chí Minh cho đường lối chủ chiến của
nhóm Lê Duẫn thì lúc đó vai trò và vị thế của Lê Duẫn đang đạt độ cao nào ?
So với đám thủ hạ vây quanh Hồ chí Minh từ 1925, Lê Duẫn không phải là
một khuôn mặt nổi bật.
Lê Duẫn sinh tại Triệu Phong, thuộc Tỉnh Quảng Trị liền dưới vĩ tuyến 17, xuất
thân từ một gia đình thợ mộc, học thức mới qua bậc tiểu học, làm việc bẻ ghi cho
công ty đường sắt.
Lê Duẫn tham gia hoạt động cộng sản tại miền Nam đầu thập niên 1930, bị tù
2 lần tại Côn Đảo từ 1931 đến 1936 rồi từ 1940 đến 1945.
Bùi Tín đánh giá Lê Duẫn là cùng loại với những Lê thanh Nghị, Nguyễn duy
Trinh, Trần quốc Hoàn, Lê đức Thọ, Phạm Hùng…là những người làm công tác
đảng chuyên nghiệp không có học vấn mà Nguyễn Khắc Viện mô tả là những người
làm thành nền chuyên chính vô…học.
Tháng 8.1945, Lê Duẫn bị chính các đồng chí bỏ quên nên mãi mấy tuần sau
mới được đưa ra khỏi nhà tù Côn Đảo và chỉ được giao cho một chức vụ nhỏ tại
miền Nam. Phải mất ít nhất năm năm cho tới đầu thập niên 1950, Lê Duẫn mới vươn
lên trong hàng ngũ lãnh đạo thay Tướng Nguyễn Bình lãnh đạo ‘’Cục R’’, là tổ chức
trung ương của chi nhánh cộng sản tại miền Nam, sau khi Nguyễn Bình bị loại. (12)
Sau hiệp định Genève 1954, Lê Duẫn tình nguyện ở lại nằm vùng để duy trì
lực lượng, tiếp tục gây rối miền Nam và được coi là có óc tổ chức giỏi.
Đây là những lý do để Hồ chí Minh đặc biệt lưu ý tới Lê Duẫn và sau Cải Cách
Ruộng Đất, Lê Duẫn được chuyển ra hoạt động tại Hà Nội bên cạnh Hồ chí Minh rồi
trở thành Bí Thư Thứ Nhất đảng lao động Việt Nam do chính Hồ chí Minh đề cử
nhân đại hội kỳ 3 trung ương đảng năm 1960.
Cho đến thời điểm này, Lê Duẫn vẫn chưa thể sánh ngang với nhiều nhân vật
hoạt động tại miền Bắc, đặc biệt là so với Võ nguyên Giáp.
Thế nhưng, Hồ chí Minh đã chọn Lê Duẫn. Vũ thư Hiên viết về sự việc này:
‘’Mọi người đều ngạc nhiên trước kết quả của đại hội. Trong kháng chiến chống
Pháp, Võ nguyên Giáp là nhân vật lãnh đạo thứ ba, chỉ sau có Hồ chí Minh và
Trường Chinh. Trường Chinh ra đi, chức Tổng Bí Thư mặc nhiên phải thuộc về Võ
291 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nguyên Giáp, ai chả nghĩ thế…Theo nhận xét của những người thuộc thế hệ đầu tiên
thì cả Hồ chí Minh lẫn Trường Chinh đều lo ngại ông Tướng đã có quá nhiều vinh
quang sẽ trở nên không dễ bảo sau cuộc đảo lộn ngôi thứ. Mà cả Hồ chí Minh lẫn
Trường Chinh đều muốn giữ lại vị trí trước kia của họ về thực chất, cho dù danh
nghĩa không còn. Cần phải chọn một người có vị trí và uy tín kém hơn Võ nguyên
Giáp. Do biết ơn người cất nhắc mình, người đó sẽ vừa ngoan ngoãn vừa trung
thành. Lê Duẫn thích hợp hơn cả với vai trò đó. Trong điều kiện đất nước chia hai,
mà trước mắt là mục tiêu thống nhất đất nước thì đưa một người từng lãnh đạo miền
Nam lên làm Tổng Bí Thư cũng là lý do dễ thuyết phục’’. (13)
Lê Duẫn đã chính thức thay thế Trường Chinh nhưng chỉ có danh hiệu Bí Thư
Thứ Nhất chứ không phải Tổng Bí Thư.
Hồ chí Minh dùng danh hiệu này vừa bắt chước máy móc theo Khrutschev lúc
ấy ở Liên Xô và cũng có thể do ý muốn dựng sẵn một hàng rào hạn chế quyền lực
của bất kỳ kẻ nào trở thành người lãnh đạo đảng, ít nhất là trong tương quan với Hồ
chí Minh, theo lập luận phổ biến ở miền Bắc là Bí Thư Thứ Nhất khác với Tổng Bí
Thư.
Thời gian Lê Duẫn có mặt bên cạnh Hồ chí Minh trước khi chính thức trở
thành Bí Thư Thứ Nhất là ba năm hẳn đã quá đủ để không thể che đậy xu hướng
thực hiện thống nhất bằng bất cứ giá nào, kể cả cuộc chiến đẫm máu. Như vậy, điều
này cũng có thể là một trong những lý do chọn lựa của Hồ chí Minh, vì không có sự
việc nào chứng tỏ Hồ chí Minh phải miễn cưỡng chọn lựa Lê Duẫn.
Những lời Hồ chí Minh thốt ra với Võ nguyên Giáp trong cơn mê sảng khi còn
ở Việt Bắc cũng như những lời nói với Chu ân Lai sau này cho thấy Hồ chí Minh đã
tìm được ở Lê Duẫn sự tán đồng tuyệt đối.
Có thể nghĩ không sợ lầm lẫn rằng sau ba năm kề cận, Hồ chí Minh đã biết
chắc Lê Duẫn thực sự là cánh tay phụ tá đắc lực nên không ngần ngại chính danh
vai trò phụ tá cho Lê Duẫn trong hệ thống tổ chức đảng, đồng thời quyết định luôn cả
việc kế thừa quyền lực của mình.
Tương quan giữa Lê Duẫn với Hồ chí Minh trong khung cảnh thực tế đó có
thể đúng như diễn tả của Vũ thư Hiên là giữa người gia ơn với người chịu ơn ngoan
ngoãn và trung thành.
Theo Vũ thư Hiên, sau đó ma túy quyền lực đã khiến Lê Duẫn mù quáng kết
nhóm với Lê đức Thọ thanh toán một loạt những người quan hệ với Trường Chinh,
Võ nguyên Giáp đồng thời cũng là những người có nhiều thời gian kề cận với Hồ chí
Minh hầu củng cố địa vị.
Dẫn chứng cho nhận định này, Vũ thư Hiên đã kể trường hợp của Tướng Lê
Liêm, của Dương bạch Mai và hàng loạt người khác bị nhóm Lê Duẫn, Lê đức Thọ
tống vào nhà giam.
Cũng tương tự là nhận định của Bùi công Trừng, Nguyễn văn Trấn cho rằng
Hồ chí Minh đã bị nhóm Lê Duẫn, Lê đức Thọ qua mặt bằng cách nào đó khi hành
động như trên.
Nhưng chính Vũ thư Hiên đã nêu ý kiến của bà mẹ là người biết rõ Hồ chí
Minh từ nhiều năm trước: ‘’Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như
thế này, Lê Duẫn và Lê đức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không thể
không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của Chủ Tịch Nước’’.
Thực ra, không thể quy kết những người bị thanh trừng là phe cánh của
Trường Chinh hay Võ nguyên Giáp, vì một số đông trong đó là những nhân vật miền
Nam và lý do chủ yếu bị thanh trừng, như Vũ thư Hiên đã nhắc, là xu hướng phản
đối dùng võ lực để thống nhất đất nước, cụ thể như trường hợp Dương bạch Mai.
292 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hầu như hết thẩy đều cho rằng chủ chiến là đường lối riêng của Lê Duẫn vốn
nghiêng theo Bắc Kinh còn Hồ chí Minh muốn thực hiện đường lối ‘’sống chung hòa
bình’’ của Krutschev, nhưng Hồ chí Minh yếu thế hơn nên bị khống

chế.
Cho tới nay, ngoài những danh từ trống rỗng thiếu hẳn nền tảng thực tế,
không ai nêu cụ thể nổi mức độ mạnh, yếu ra sao trong vị thế của Hồ chí Minh và Lê
Duẫn ở thời khoảng từ 1960 cho tới lúc Hồ chí Minh chết.
Người ta cũng quên thái độ của Hồ chí Minh lúc đó trước các áp lực của Liên
Xô và Trung Cộng đã được Bùi Tín kể lại: ‘’…Tuy dựa vào Liên Xô và Trung Quốc,
ông vẫn giữ thái độ tự chủ trong lãnh đạo chiến tranh. Không nghe theo lời Mao và
Lâm Bưu khuyên là ở miền Nam chỉ nên duy trì chiến tranh du kích, chỉ nên đánh ở
cỡ đại đội, nếu đánh cỡ tiểu đoàn, trung đoàn trở lên sẽ bị hỏa lực của Không Quân
và Pháo Binh Mỹ diệt hết! Ông cũng không nghe theo lời Liên Xô khuyên là nên hạ
súng, tìm giải pháp hòa bình vì Việt Nam không thể chống nổi Mỹ về mặt quân sự
như lời nguyên soái Kulikov Tư Lệnh Khối Varsovie nhận xét rằng: Việt Nam mà cứ
một mực đánh Mỹ thì đất nước tan tành hết, rồi đến cái quần đùi cũng không có mà
mặc’’. (14)
Trước khi nêu sự việc trên, Bùi Tín mô tả Hồ chí Minh là người truyền bá
mạnh mẽ chủ nghĩa Mác-Lênin, rồi cả chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao ở Việt
Nam. Ông làm công việc tuyên truyền, giới thiệu các chủ nghĩa này với tất cả lòng
hăng hái, tận tâm, coi đó là cẩm nang, là vũ khí, lý luận và tư tưởng, là chân lý dẫn
đến độc lập, giải phóng, hạnh phúc ở Việt Nam, ở Đông Dương và khắp mọi nơi.
(15)
Con người Hồ Chí Minh qua mô tả của Bùi Tín không thể dễ dàng bị một thủ
hạ chỉ là phụ tá cho mình lấn áp, khống chế, dù kẻ thủ hạ này được sự hỗ trợ của
Bắc Kinh.
Vả lại, qua Bùi Tín, chính Liên Xô, Trung Cộng cũng muốn xuống thang chiến
tranh hoặc giải quyết vấn đề trong hòa bình nhưng không được Hồ chí Minh nghe
theo thì Lê Duẫn dựa vào đâu để ép buộc nổi Hồ chí Minh.
Hồ chí Minh đã thản nhiên gạt bỏ lời cảnh cáo của một Nguyên Soái Liên Xô
rằng cứ một mực đánh Mỹ thì đất nước tan tành hết, đến cái quần đùi cũng không có
mà mặc vì Hồ chí Minh là người tận tâm với chủ nghĩa cộng sản coi mục tiêu thiết
lập chế độ vô sản chuyên chính bằng bạo lực mà Marx, Lênin, Stalin, Mao trạch
Đông vạch ra là chân lý tuyệt đối phải được tuân hành. Để đạt tới chân lý đó cái giá
đất nước tan tành cũng chấp nhận được thì rũ bỏ một số thủ hạ nghịch ý mình đâu
phải vấn đề khó khăn.
Nhưng vốn được đào tạo qui mô về nghệ thuật tuyên truyền và sẵn có biệt tài
ứng phó, Hồ chí Minh đã đạt tới phương cách hành sử luôn giữ vẹn uy danh ngay
trong lúc theo đuổi những chuyện nghịch nhân tâm.
Trong quá khứ, người ta từng kết án Lâm đức Thụ giao nạp những phần tử
yêu nước nhưng chống cộng sản cho Pháp, từng kết án Võ nguyên Giáp lợi dụng lúc
Hồ chí Minh vắng mặt để triệt hạ, tàn sát các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng,
từng kết án Trường Chinh tàn nhẫn giết bà Nguyễn Thị Năm và hàng trăm ngàn nạn
nhân trong Cải Cách Ruộng Đất… và cho rằng Hồ chí Minh hoàn toàn vô can hoặc
do áp lực buộc phải im lặng.
Trên thực tế, vào những thời điểm đó, Lâm đức Thụ, Võ nguyên Giáp, Trường
Chính đều là kẻ núp dưới bóng Hồ chí Minh và những sự việc kia luôn đem lại thành
quả mà Hồ chí Minh mong đợi. Hành vi của Lâm đức Thụ đã giúp Hồ chí Minh mặc
sức tung hoành tại Hoa Nam để tuyên truyền phát triển chủ nghĩa cộng sản. Hành vi
của Võ nguyên Giáp đã giúp Hồ chí Minh quét sạch những kẻ thù số một (theo mô tả
của Võ nguyên Giáp) đe dọa chia xẻ quyền lực để giữ vững thế độc tôn trên chính
293 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trường Việt Nam. Hành vi của Trường Chinh đã giúp Hồ chí Minh mở xong đoạn
đường đầu tiên xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc và tăng cao uy tín vì là
người đứng ra ngăn chặn lỗi lầm của các cán bộ tả khuynh.
Chính Vũ thư Hiên đã viết về tương quan giữa Hồ chí Minh với các lãnh tụ
cộng sản Việt Nam như sau: ‘’Đối với ông Hồ chí Minh, họ lúc nào cũng giữ tư cách
những học trò khiêm tốn. Bên cạnh ngôi sao sáng Hồ chí Minh, Tổng Bí Thư Trường
Chinh không có vai trò lớn như nhiều người lầm tưởng. Trường Chinh, Phạm văn
Đồng, Võ nguyên Giáp không bao giờ dám và cũng không bao giờ được phép tự
mình quyết định những chủ trương lớn’’. (16)
Cũng theo Vũ thư Hiên, vai vế của Lê Duẫn chưa so nổi với Võ nguyên Giáp
và Lê Duẫn trở thành Bí Thư Thứ Nhất hoàn toàn do cất nhắc của Hồ chí Minh.
Riêng Bùi Tín còn cho thấy Lê Duẫn chưa hề được nể phục qua câu chuyện những
kẻ làm thành nền chuyên chính vô học của Nguyễn khắc Viện.
Như vậy, Lê Duẫn có đủ can đảm và đủ quyền lực để tự quyết định các chủ
trương lớn đồng thời ép buộc Hồ chí Minh phải nghe theo không ?
Tuy nhiên, Nguyễn văn Trấn không bịa ra câu chuyện quang cảnh hội nghị
trung ương kỳ 9 qua lời kể của Bùi công Trừng. Nguyễn văn Trấn ghi lại câu chuyện
khi ở tuổi 80 và ghi trong tinh thần chuyện trò với Mẹ nên chắc chắn là chuyện thực.
Cũng thế, Vũ thư Hiên không bịa ra câu chuyện Tướng Lê Liêm được Hồ chí Minh
khuyến khích phát biểu công khai quan điểm chống chủ trương dùng bạo lực của
Mao trạch Đông rồi sau đó bỏ mặc cho nhóm Lê Duẫn xử trí.
Những chuyện này đều có thực.
Nhưng Nguyễn văn Trấn, Bùi công Trừng và Vũ thư Hiên đã nhìn những
chuyện thực này theo cái hướng không có thực là Hồ chí Minh bị phe nhóm Lê
Duẫn, Lê đức Thọ khống chế. Đây cũng là cái nhìn mà Sainteny từng có khi cho
rằng tại hội nghị Đà Lạt, Võ nguyên Giáp quá cứng dắn khác hẳn thái độ mềm dẻo
của Hồ chí Minh.
Phùng thế Tài đã ghi rõ trong hội nghị Đà Lạt, Võ nguyên Giáp chỉ là người
chấp hành mọi chỉ thị của Hồ chí Minh do Phùng thế Tài trực tiếp chuyển lại.
Sainteny phàn nàn Võ nguyên Giáp trong khi ca ngợi Hồ chí Minh chỉ do
không nhìn thấy bàn tay Hồ chí Minh đặt sau lưng Võ nguyên Giáp.
Nguyễn văn Trấn, Bùi công Trừng và Vũ thư Hiên cũng rơi vào tình thế của
Sainteny những ngày trước. Hết thẩy đều đinh ninh Hồ chí Minh bị Lê Duẫn qua mặt
hoặc khống chế vì định kiến tốt đẹp sẵn có đối với Hồ chí Minh hoặc vì không hình
dung nổi phương pháp ‘’tay xoa tay đấm’’ quen thuộc của Hồ chí Minh.
Vì thế, Nguyễn văn Trấn, Bùi công Trừng đã tỏ ý tội nghiệp Hồ chí Minh bị Lê
đức Thọ chặn họng không cho lên tiếng trước hội nghị trong khi Vũ thư Hiên buộc tội
Hồ chí Minh vì sợ Lê Duẫn mà nuốt lời hứa với Tướng Lê Liêm.
Câu chuyện nhỏ được kể bởi nhà báo Việt Thường từng sống nhiều năm
trong chế độ miền Bắc cũng có thể giúp một phần đáng kể cho việc tìm hiểu ý nghĩa
thực của những chuyện kể trên.
Theo Việt Thường, vài tháng trước Tết Mậu Thân 1968, Hồ chí Minh có nhiều
cán bộ cao cấp kể cả Võ nguyên Giáp, Tố Hữu tháp tùng…sang sân bay Gia Lâm,
thăm đơn vị tên lửa và không quân để động viên.
Câu chuyện do Việt Thường ghi thuộc loại chuyện bên lề không đăng trên tờ
báo nào tại Hà Nội lúc đó, nhưng được kể ở hầu hết các tòa soạn báo, đài và cả ở
quán cà phê, quán bia hơi ở Hà Nội.
‘’Khi nghe tin Hồ đến thăm đơn vị, lính ngụy (17) trong binh chủng phòng
không, không quân vừa đi học ở Nga Xô về, ào ào chạy ra chẳng có hàng ngũ gì cả.
Từ tư lệnh binh chủng cho đến tụi bảo vệ, cho đến Tố Hữu, Văn Tiến Dũng đều vây
294 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
quanh Hồ để bảo vệ, trong khi Võ nguyên Giáp cầm loa điện cầm tay gào lên: ‘’Yêu
cầu trật tự’’, mà lính ngụy cứ lờ đi. Hồ bèn giật lấy loa trên tay Giáp và hô: ‘’Nghiêm’’.
Theo ‘’phản xạ lính’’, tất cả đứng nghiêm. Hồ lại hô: ‘’Tất cả xếp hàng, 5 hàng dọc!’’
Bọn lính vội xếp hàng. Hồ hô tiếp ‘’Nghiêm!’’ rồi lại hô ‘’Nghỉ’’ và cuối cùng hô:
‘’Nghiêm! Đằng sau quay! Đều bước!’’ Bọn lính ngụy răm rắp làm theo. Bấy giờ Hồ
cười cười quay lại bảo Giáp: ‘’Chú là Đại Tướng vậy mà không biết điều khiển lính!’’
(18)
Thuật lại chuyện này, Việt Thường đã nêu câu hỏi: ‘’Một tên gián điệp lão
luyện, phản ứng rất nhanh như Hồ, ăn nói với Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng, đại
tướng như nói với thằng nhỏ, con sen như vậy, liệu có thể là kẻ để cho Lê Duẫn
khống chế không ?’’ (19)
Trước Tết Mậu Thân vài tháng, Hồ chí Minh đang phải dưỡng bệnh mà vẫn
giữ nguyên phong độ chế ngự thuộc cấp như vậy thì 4 năm trước đó, năm 1963, Hồ
chí Minh có thể khoanh tay chịu nín khe dưới sự khống chế của một kẻ phụ tá vừa
được chính mình ban cho ngôi vị không ?
Chiếu theo câu chuyện này và uy thế mà Hồ chí Minh có cho đến trước trận
đánh Tết Mậu Thân 1968, chỉ có thể nói trong kỳ hội nghị ban chấp hành trung ương
đảng 1963, Tướng Lê Liêm đã sa bẫy, bị Hồ chí Minh lợi dụng làm con mồi lôi kéo
để làm lộ mặt những kẻ chống chủ trương đánh lớn và việc Hồ chí Minh khoanh tay
im lặng là tấn tuồng trút mọi trách nhiệm cho Lê Duẫn, Lê đức Thọ không hơn không
kém.
Có thể chính Lê Duẫn, Lê đức Thọ cũng sa bẫy như Lê Liêm dưới một hình
thức nào đó mà không hay nên sau này mới tự hào là đã sáng suốt chủ chiến.
Những người tin rằng Lê Duẫn đặt được Hồ chí Minh vào cảnh ‘’ngồi chơi xơi
nước’’ để phát động chiến tranh chống lại miền Nam và mở cuộc tổng tấn công Tết
Mậu Thân, có thể không lưu tâm tới một số hoạt động của Hồ chí Minh từ hội nghị 9
kể trên tới phiên họp bộ chính trị ngày 28.12.1967 đã được ghi rõ trong Biên niên
tiểu sử và Hồ chí Minh toàn tập:
Ngày 10.12.1963: Hồ Chủ Tịch họp bộ chính trị bàn về vấn đề miền Nam sau
khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính…
Ngày 27 & 28.3.1964: Hồ Chủ Tịch chủ trì hội nghị chính trị đặc biệt họp tại
Hà Nội …chỉ thị cho đồng bào, cán bộ miền Bắc…‘’phải làm việc bằng hai để đền
đáp lại cho đồng bào ruột thịt miền Nam’’…
Ngày 19.7.1964: Phát biểu tại cuộc mít tinh của hơn 40 vạn đồng bào thủ đô,
Người kêu gọi ‘’mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền
Nam’’.
Ngày 25.9.1964: Chủ Tịch Hồ chí Minh họp bộ chính trị bàn về chủ trương đấu
tranh và đường lối quân sự trước tình hình Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở
miền Nam…Hồ Chủ Tịch mời cơm Đại Tướng Nguyễn chí Thanh và Thiếu Tướng Lê
trọng Tấn chuẩn bị vào chiến trường công tác…
Tháng 3.1965: Hồ Chủ Tịch chủ trì ba hội nghị bộ chính trị và một hội nghị ban
chấp hành trung ương để bàn về cách mạng miền Nam, về tình hình nhiệm vụ cấp
bách trước mắt …
Ngày 10.4.1965: Trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 quốc hội khóa III, Người
khẳng định: ‘’Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi
người Việt Nam yêu nước’’.
Ngày 14.7.1965: Hồ Chủ Tịch họp hội nghị bộ chính trị bàn về tình hình miền
Nam. Người nêu cao quyết tâm ‘’Tất cả để chiến thắng ở miền Nam’’.
295 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Ngày 20.7.1965: Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước…là
‘’dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta kiên quyết
chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn’’.
Ngày 7 tới 18.12.1965: Hồ Chủ Tịch họp bộ chính trị bàn về tình hình miền
Nam và công tác ngoại giao.
Ngày 30.12.1965: Hồ Chủ Tịch họp bộ chính trị bàn về thái độ của ta đối với
tuyên bố 14 điểm của chính phủ Mỹ về thương lượng hòa bình. Người đề nghị ta chỉ
đưa ra ‘’Tuyên bố bốn điểm’’ trả lời trước dư luận Mỹ và thế giới thì tự nhiên tuyên
bố của Mỹ sẽ ‘’như ném hạt cát vào mắt người ta’’.
Ngày 6.1.1966: Hồ Chủ Tịch tiếp Thứ trưởng ngoại giao Ba Lan. Người nói:
‘’Tại sao Mỹ phải đi gõ cửa khắp nơi ? Chính Mỹ gửi quân đến đây, bây giờ Mỹ phải
đình chỉ xâm lược…Mỹ phải cút đi!…Dù Mỹ có tăng thêm quân bao nhiêu cũng
không làm gì được chúng tôi. Nhân dân Việt Nam không sợ. Nếu đời chúng tôi
không hoàn thành thì con cháu chúng tôi sẽ hoàn thành’’.
Ngày 16.1.1966: Hồ Chủ Tịch thăm và nói chuyện với hội nghị cán bộ cao
cấp… khẳng định: ‘’Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, có có thể đưa thêm vào
hơn nữa đến 30, 40, 50 vạn quân. Ta vẫn thắng, nhất định thắng’’.
Ngày 12.3.1966: Hồ Chủ Tịch họp bộ chính trị nghe báo cáo tình hình chiến
sự miền Nam, đồng ý tuyển 50.000 quân đợt 3 và đợt 4 năm 1966…và cho tuyển
5.000 nữ (hoặc hơn) nhập ngũ đợt này…
Ngày 16 & 17.10.1966: Hồ Chủ Tịch họp bộ chính trị nhấn mạnh bất luận thế
nào ta cũng phải nắm phần chủ động đánh Mỹ, thắng Mỹ: ‘’Vô luận thế nào, không
đánh cho nó nhừ tử thì nói gì cũng khó’’.
Từ 15 đến 30.8.1967: Hồ Chủ Tịch họp bộ chính trị cho ý kiến về bản cương
lĩnh chính trị của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam…
Hoạt động và lời lẽ tuyên bố đó đủ để khắc họa chủ trương của Hồ chí Minh
và đủ để xác nhận chưa bao giờ Hồ chí Minh lâm cảnh ‘’ngồi chơi xơi nước’’, ngay
cả trong trường hợp nhóm Lê Duẫn tha thiết mong làm việc này.
Như vậy, cả ba lý do viện dẫn để đẩy Hồ chí Minh xa khỏi việc khởi chiến
chống lại miền Nam và trận đánh Tết Mậu Thân 1968 đều không còn cơ sở.
Một viện dẫn khác là những tin đồn về việc Hồ chí Minh đã gửi thiệp chúc Tết
tới Ngô Đình Diệm và cho mở những tiếp xúc sơ khởi với Ngô Đình Nhu trong ý
hướng tiến tới lập ‘’liên bang Đông Dương’’.
Cho tới nay, không hề có một tài liệu nào ở cả mọi phía cho thấy những tin
đồn trên là sự thực. Nhưng cứ giả dụ những điều đó đã xẩy ra thì cũng không ai
quên Hồ chí Minh là môn đệ tận trung của Lênin, là kẻ theo chủ nghĩa Stalin thuần
thành, từng được chính Khrutshchev gọi là ‘’tông đồ’’ cộng sản.
Do đó, trong đấu tranh, Hồ chí Minh không bao giờ có thể bỏ quên các nguyên
lý chủ nghĩa Lênin nên tuy ‘’ông sống và làm việc nhưng không phải ông, mà chính
Lênin sống và hoạt động trong ông’’. (20)
Với tư cách đó, mục tiêu chiến lược tối hậu của Hồ chí Minh phải là tiêu diệt
chủ nghĩa tư bản nên tỏ ý hòa hoãn với chế độ Việt Nam Cộng Hòa khó thể nằm
ngoài sách lược giai đoạn để tiến tới thôn tính. Nhưng thực hiện sách lược giai đoạn
này không hoàn toàn tùy thuộc ý muốn của Hồ chí Minh. Vì phía sau Hồ chí Minh
còn có áp lực của Liên Xô, Trung Quốc và phía sau Việt Nam Cộng Hòa còn có áp
lực của Mỹ.
Thêm nữa, những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa như Ngô Đình Diệm,
Ngô Đình Nhu đều có kinh nghiệm về liên hiệp với cộng sản nên ngay cả khi không
có những áp lực quốc tế cũng chưa dễ tiến đến hiệp thương, trừ phi Hồ chí Minh
không còn là tín đồ của cộng sản chủ nghĩa tức là thành tâm đặt quyền lợi dân tộc
296 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
lên trên hết. Đòi hỏi này hoàn toàn bất khả với mẫu người Hồ chí Minh đã được biểu
hiện qua mọi hành động và ngôn ngữ suốt nhiều năm tháng kể từ những năm giữa
thập niên 1920.
Cho nên, dù quả tình Hồ chí Minh đã gửi thiệp chúc Tết cho Ngô Đình Diệm
thì hành vi này cũng không hơn hành vi tuyên bố giải tán đảng cộng sản Đông
Dương năm 1945 hoặc những cử chỉ khiêm nhường, bày tỏ thiện chí với Huỳnh
Thúc Kháng, với Nguyễn Hải Thần…từng có.
Tóm lại, mọi biện giải cho rằng Hồ chí Minh là người hiếu hòa, không dính dấp
tới cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968 tại miền Nam, thậm chí Hồ chí Minh còn
chống lại chủ trương thống nhất đất nước bằng võ lực đều chỉ là những lời lẽ mơ hồ.
Càng mơ hồ hơn nữa là nhận định cho rằng Hồ chí Minh đã bị thủ hạ khống
chế. Thực tế tại Việt Nam trước và sau khi Hồ chí Minh chết đều nói ngược lại với
nhận định trên.
Tại Việt Nam cho tới giờ này, chưa một lãnh tụ nào dám hé răng phê bình Hồ
chí Minh về bất cứ điều gì trong khi cố sức tôn vinh Hồ chí Minh bằng mọi hình thức
và hàng ngày hết thẩy vẫn không ngừng nhắc lại một câu nói của Hồ chí Minh: ‘’Chỉ
có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại…Tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá
cờ đỏ để chinh phục thế giới’’.
Rõ ràng cho tới nay, hết thẩy vẫn còn đang được Hồ chí Minh dắt dẫn hay nói
khác đi là chưa thoát khỏi vòng khống chế của Hồ chí Minh.
CHÚ THÍCH
01-02-03.- Đêm giữa ban ngày. Vũ Thư Hiên, trang 228-230
04.- Vietnam, la face cachée du régime. Bùi Tín, trang 71. Dưới cước chú,
tác giả ghi là chuyện xảy ra năm 1983 và tác giả ghi âm trước sự chứng kiến của
nhiều người trong đó có Hoàng Tùng, ủy viên ủy ban tư tưởng của đảng, Đông
Ngạc, phụ tá tổng bí thư đảng và Nguyễn Cần.
05.- Viết Gửi Mẹ và Quốc Hội. Nguyễn Văn Trấn, trang 328
06-08.- Mặt thật. Thành Tín, trang 113-114 & 179-187
07.- Về các vụ tàn sát tập thể này, tin tức cho biết trong số nạn nhân có hai
Linh Mục Việt Nam là Hoàng Ngọc Bang và Lê Văn Hộ. hai Linh Mục Pháp là Urbain
và Guy thuộc Dòng Benedicto Thiên An. Tên 4 người Đức được ghi nhận là Bác Sĩ
và bà Hort Gunther Krainick, Bác Sĩ Raimund Discher, và Bác Sĩ Alois Alterkoster.
Họ là những người tình nguyện đến dạy học ở Đại Học Y Khoa Huế, bị cộng sản bắt
ngày 5.2.1968, về sau tìm thấy xác gần khu Chùa Tường Vân. Theo Bùi Tín trong
hồi ký Mặt Thật thì có 5 Bác Sĩ Đức bị giết. Ông Nguyễn Lý Tưởng ghi thêm tên một
Linh Mục Việt bị giết nữa là Cha Bửu Đồng. Và ông Nguyễn Trân nói còn có thêm
nhiều người Phi Luật Tân cũng bị giết trong vụ này.
Trong hồi ký Mặt Thật, Bùi Tín cho là con số 3000 là hơi cao so với thực tế, vì
‘’Đào lên 50, 100 cho đến 200 thi hài thì đã cảm thấy ghê gớm lắm, có cảm giác như
là 400, 500...’’.
Nhưng Sử Gia Trần Gia Phụng, trong cuốn Án Tích Cộng Sản Việt Nam
(trang 310) đã ghi lại một bản tổng kê số người bị giết ở 19 địa điểm khác nhau thì
thấy có những con số rất là chi tiết, ví dụ: Trường Gia Hội 203 xác. Chợ Thông 102
xác. Khe Đá Mài 428 xác vv.... cộng là 2326 xác. Trần Gia Phụng chú thích là ghi
theo số liệu của Bác Sĩ Elje Vannema, người Hòa Lan nhập tịch Canada, dậy ở Đại
Học Y Khoa New York viết trong cuốn The Vietcong Massacre at Hue. Lúc xảy ra
biến cố, vị Nữ Bác Sĩ này có mặt tại chỗ. Theo Stephen Hosmer tác giả cuốn
Vietcong Repression and its implications for the future (trang 217), ngày 14.6.1968,
Sư Đoàn I Không Kỵ Hoa Kỳ đã bắt được một tài liệu của của việt cộng trong đó có
297 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cuốn sổ tay của một cán bộ cộng sản ghi: ‘’Toàn bộ hệ thống chính quyền ngụy từ
Xã tới Tỉnh đã bị tiêu diệt hoặc phá vỡ. Hơn 3000 tên đã bị giết’’.
Trong tác phẩm của Nữ Bác Sĩ Vannema, các mồ tập thể được nói rất chi tiết.
Ví dụ ngay Khu Trường Gia Hội tuy nói có 203 xác, nhưng không phải chôn chung
trong một hố mà có tới 14 hố tìm thấy trước gồm 101 xác, sau mới khám phá thêm
nhiều hố khác, cộng cả lại là 203. Như vậy, con số 2326 xác không phải là phóng đại
hay do lóa mắt nhìn sai, đếm tăng lên. Con số này chỉ là số xác đã tìm thấy trong khi
có thể còn nhiều xác khác chưa tìm được. Cho nên nếu ước lượng khoảng 3000
cũng không hẳn là thổi phồng hay bịa đặt như sử gia Mỹ Marylin Young đã viết.
09.- Về tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968. Cao văn
Lượng. Nghiên cứu lịch sử số 1. Tháng 1 & 2-1993.
10.- Biên niên tiểu sử. Tập 10, trang 24
11.- Bài báo của Vũ Kỳ trích dẫn ở đây do Sơn Tùng đọc ngày 11.4.2001 tại
Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Hà Nội.
12.- Nhiều người nghi có bàn tay Lê Duẫn trong việc Tướng Nguyễn Bình bị
Pháp giết vào năm 1951, khi ông bị gọi ra Bắc. Lộ trình của Nguyễn Bình đã bị một
kẻ nào đó mật báo cho Pháp. Nguyễn Bình tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng rồi
hợp tác với cộng sản, trở thành Tư Lệnh Lực Lượng Kháng Chiến chống Pháp tại
Miền Nam từ 1945.
13-16.- Đêm giữa ban ngày. Vũ Thư Hiên, trang 328 & 223
14-15.- Mặt thật. Thành Tín, trang 91 & 89
17-18-19.- Con yêu râu xanh. Việt Thường trang 227- 228. Việt Thường luôn
dùng chữ Ngụy để gọi cộng sản, xin đừng lầm với chữ Ngụy do cộng sản gán cho
chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
20.- Nhân hai chữ ‘’tông đồ’’ mà Khutshchev tặng ông Hồ, chúng tôi liên tưởng
tới lời St. Paul là Đại Tông Đồ của Chúa Giêsu Kitô: ‘’Vivo, jam non ego. Vivit vero in
me Christus’’ Tôi sống, song không phải tôi sống, mà là đấng Kitô sống trong tôi.



CHƯƠNG XLIX

HỒ CHÍ MINH
VÀ CUỘC SỐNG THÁNH THIỆN


Từ khoảng mùa Hè 1946, trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang tiếp
diễn tại Nam Bộ, hầu như khắp các thôn xã miền Bắc thường xuyên có những buổi
tập họp dân chúng vào ban đêm để liên hoan văn nghệ hoặc sinh hoạt chính trị mà
Võ nguyên Giáp đã mô tả: ‘’Từ thành thị đến làng quê, đâu đâu cũng cờ mở trống
giong, ngày mít tinh, đêm khai hội. Vùng nông thôn Việt Nam lâu đời yên tĩnh chưa
bao giờ sôi nổi, rộn ràng như vậy.’’ (1)
Những buổi tập họp bao giờ cũng mở đầu bằng màn trình diễn có tên ‘’Suy
tôn Bác Hồ’’.
Sau lời hô ra lệnh, đèn sân khấu vụt tắt và hai thanh niên để mình trần, đầu
chít khăn quì gối giơ cao hai ngọn đuốc trước chân dung Hồ chí Minh trên bàn thờ
Tổ Quốc.
Trong ánh đuốc bập bùng, một giọng hùng tráng cất lên kể công ơn lãnh tụ
với những lời cuối cùng vang dội: ‘’Hồ chí Minh, Người là ông Thánh Sống!’’
Nối theo tức khắc là bản đồng ca quen thuộc:
Đúc gươm thiêng vung cho nước nhà,
Dắt dân Việt đi tới đích xa,
Hồ chí Minh, anh hùng bao năm luôn tranh đấu,
Thắng gian nguy, tranh công đầu...
Hồ chí Minh muôn năm! Hồ chí Minh muôn năm!…
298 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Màn suy tôn được lập lại không ngừng đêm này qua đêm khác, năm này qua
năm khác, thôn này qua thôn khác…đã tạo trong trí tưởng đa số dân quê một hình
tượng lãnh tụ phi phàm sánh ngang thần thánh.
Hình tượng này còn được liên tục tô chuốt mỗi ngày bằng những chuyện kể
về ‘’sự dị thường của Bác’’ với cặp mắt có hai con ngươi, với tình thương bao la như
trời biển chỉ nghĩ tới nhân dân, với cuộc sống hy sinh trọn vẹn mọi sinh thú bản thân
để dồn hết tâm lực cho đất nước… và đã xuất hiện nơi không ít tác phẩm viết về Hồ
chí Minh cho tới nay.
Với Duiker, ‘’ông Hồ đã chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ những anh
hùng cách mạng từng đấu tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ trên thế giới có
được tiếng nói đích thực của họ’’.
Với Halberstam, ‘’Hồ chí Minh là anh hùng số một, anh hùng duy nhất của Việt
Nam…là hiện thân cuộc cách mạng của dân tộc ông đối với dân tộc ông và cả đối
với thế giới…là nhà ái quốc vĩ đại nhất Việt Nam ở thế kỷ 20’’.
Với Douglas Pike, ‘’Hồ chí Minh có tài về tổ chức, tận tụy hy sinh, chí công vô
tư, lo trước dân, hưởng sau dân...’’.
Với nữ ký giả Hélène Tourmaire: ‘’Hình ảnh của Hồ chí Minh đã hoàn chỉnh
với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác,
thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc
trong dáng dấp rất tự nhiên’’.
Với Phạm văn Đồng: ‘’Một con người phi thường và xuất chúng, năng động và
linh hoạt trong mọi ứng biến, minh khiết và thanh thản trong tâm hồn và phong độ,
người của chủ nghĩa nhân đạo trong ý nghĩa đầy đủ nhất, nhà chiến lược, nhà lãnh
đạo, nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn.’’
Bùi Tín xác định kỹ hơn: ‘’Cá nhân tôi kính trọng ông Hồ chí Minh…Đây chính
là con người thẳng thắn lương thiện (honnête), sống rất giản dị, yêu thích trẻ con và
dễ gần gụi với những người hèn mọn nhất (humbles)...Tôi cực lực bác bỏ giả thuyết
cho rằng đó chỉ là cái tài đóng kịch của ông.’’
Nhưng, chính trong tác phẩm của Duiker, Douglas Pike, Halberstam, Bùi
Tín…cuộc sống và con người Hồ chí Minh đã được diễn tả ra sao ?
Duiker đã kể về đời tư Hồ chí Minh với một loạt người tình và vợ như Nguyễn
thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân v.v...một cô ở Pháp, vài
cô ở Nga và cả chuyện Hồ chí Minh vào lúc cuối đời nhờ một cán bộ cao cấp Trung
Cộng giới thiệu cho một cô gái trẻ để hưởng tuổi già...
Duiker còn nêu rõ liên hệ tình cảm giữa Hồ chí Minh và Nguyễn thị Minh Khai
là một bí ẩn rắc rối nhất trong đời ông Hồ do Nguyễn thị Minh Khai là vợ của Lê hồng
Phong.
Halberstam ca ngợi Hồ chí Minh có thủ đoạn hơn người để quét sạch các
phần tử đối địch gồm hầu hết là những người yêu nước kể cả người được kính
ngưỡng như Phan Bội Châu bằng cách báo cho mật thám Pháp bắt hoặc cho thủ hạ
tàn sát sau khi phao vu là lưu manh, phản quốc…
Douglas Pike nhắc lại những sự việc đã được Halberstam đề cập và kể thêm:
‘’Theo các nguồn tin đáng tin cậy, ngày Thế Chiến II bùng nổ (1.9.1939) có kẻ trao
cho mật thám Pháp ở Sài Gòn đầy đủ danh sách của nhóm Đệ Tứ với bí danh và địa
chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ
Cảnh Sát Pháp đã tóm hết các lãnh tụ đầy đi New Hebrides, New Caledonia,
Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp xa Đông Dương...Sau này nhiều Sử
Gia và các chuyên gia về chính trị quả quyết chỉ có cộng sản Việt Nam có tài liệu và
khả năng làm một việc có tính tình báo chiến thuật đó.’’
299 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Và, Douglas Pike tán đồng nhận định của Halberstam với kết luận: ‘’...Hồ luôn
luôn chứng tỏ là kẻ đại tài về xảo trá và tàn bạo’’. (2)
Riêng Bùi Tín phát biểu: ‘’Hồi 1945, mới 55 tuổi, ông tự nhận là cha già dân
tộc và xưng Bác với đồng bào trong đó có cả cụ già 70, 80 tuổi là không ổn…Ông
viết về bản thân mình, ký tên là Trần Dân Tiên và T. Lan tự khen mình là vĩ đại hơn
Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, tự nói về mình rằng: ‘’Bác Hồ rất khiêm tốn, người không
bao giờ muốn nói đến bản thân mình’’ thì thật mỉa mai đến buồn cười!’’ (3)
Dù thành tâm ngưỡng mộ cách nào, những tác giả trên cũng không thể tô
điểm cho Vị Thánh Sống của mình bằng những sự việc đã kể.
Bởi tất cả những sự việc đó chỉ phản ảnh một tính cách đối nghịch cùng cực
với những điều tốt đẹp.
Chỉ nhìn riêng về cuộc sống tình cảm riêng tư, các tác giả đã ghi nhận hoặc
không dám chối bỏ việc ngoài rất nhiều người tình, Hồ chí Minh ít nhất đã chung
sống như vợ chồng với 5 người phụ nữ:
1.- Trong Từ thực dân đến cộng sản, Hoàng Văn Chí thuật theo lời kể của
Nguyễn khánh Toàn, cho biết trong thời gian học ở Liên Xô, Hồ chí Minh cũng như
Nguyễn khánh Toàn đã được quốc tế cộng sản cấp cho một người Nga làm vợ hờ.
Vì Hoàng Văn Chí chỉ nói theo Ngưyễn khánh Toàn rằng có một cô vợ hờ, mà không
nói tên, tuy cũng có người bảo Vera Vasilieva là người tình của Hồ nhưng khó tin vì
cô này là cán bộ cao cấp, người từng bao che bênh vực Hồ.
2.- Năm 2001, Sử Gia Trung Cộng, Giáo Sư Hoàng Tranh, viết một bài báo
dài kể lại rất nhiều chi tiết về việc Hồ chí Minh chính thức lập hôn thú với một nữ hộ
sinh người Trung Hoa theo Kitô Giáo tên là Tăng Tuyết Minh mới 21 tuổi. Tiệc cưới
được tổ chức vào tháng 10.1926 tại nhà hàng Thái Bình ở Quảng Châu là nơi trước
đó Chu ân Lai đã làm lễ cưới với Đặng Dĩnh Siêu.
Năm 1927, khi Tưởng Giới Thạch bắt đầu diệt cộng, Hồ chí Minh phải cùng
với Borodin trở về Liên Xô, không kịp liên lạc với vợ nhưng Tăng Tuyết Minh vẫn một
lòng chung thủy ở vậy chờ chồng cho đến khi lâm chung vào tuổi 91. Nhiều lần bà
đã gửi thư cho sứ quán cộng sản Việt Nam ở Trung Quốc (lúc ấy do Hoàng văn
Hoan làm Đại Sứ), cũng như nhờ người chuyển thư sang Hà Nội, khi biết tin chồng
bà đã thành Chủ Tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng không bao giờ có hồi âm.
Theo Pierre Brocheux, người mối lái cho đám cưới này là Lý Huệ Quần, vợ
Lâm đức Thụ vì Tăng Tuyết Minh rất thân với Lý Huệ Quần. Brocheux ghi theo một
tài liệu cho biết chính Lâm đức Thụ đã kể lại như sau: ‘’Tháng 10 năm 1926, Lý
Thụy, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ chí Minh đã thành hôn với một nữ hộ sinh đồng
môn với vợ tôi. Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn không tán thành cuộc hôn phối
này nên tìm cách chống. Nhưng Lý Thụy đã trả lời: ‘’Tôi cứ lấy vợ, bất chấp các anh
không chấp thuận, vì tôi cần một người đàn bà dậy tiếng Trung Hoa cho tôi và săn
sóc việc nhà.’’ (4)
3.- Nguyễn thị Minh Khai, theo thông tin chính thức của đảng, là vợ của Lê
hồng Phong, nhưng William J. Duiker và cả Bùi Tín đều nhắc các tài liệu cho biết
từng có thời gian là vợ Hồ chí Minh vào khoảng 1934-1935.
Riêng nhà báo Việt Thường nói Hồ chí Minh (khi đó còn mang tên Lin và
Nguyễn ái Quốc) đã làm hôn thú với Nguyễn thị Minh Khai, mặc dù cô này đã hứa
hôn với Lê hồng Phong. Hồ chí Minh đoạt vị hôn thê của đồng chí trong thời gian
Minh Khai thụ huấn lớp đào tạo cán bộ do Hồ chí Minh phụ trách ở Hồng Kông.
Theo Việt Thường, cô con gái của Nguyễn thị Minh Khai hiện sống ở Sài Gòn
và được nói là con của Lê hồng Phong chính là con của Hồ chí Minh.
300 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn tiểu sử Hồ chí Minh mới nhất, người đã
trực tiếp nghiên cứu các tài liệu mới được giải mật ở văn khố Liên Bang Nga cũng
cho biết chính Minh Khai đã khai trong lý lịch bà là vợ của Lin (bí danh Hồ lúc ấy).
4.- Trong Một Cơn Gió Bụi, Sử Gia Trần Trọng Kim ghi: ‘’Khoảng tháng
9.1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội dời về Quảng Tây và cho Hồ chí Minh
về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó Hội cho Hồ chí Minh cùng 22
đảng viên phần nhiều là người trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành
động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người về sau có
đứa con gái với Hồ chí Minh.
5.- Cô Xuân (5) là người phụ nữ thứ năm sống như vợ chồng với Hồ chí Minh.
Cô Xuân thuộc sắc tộc Nùng, người Huyện Hòa An, Cao Bằng, đầu năm 1955, được
tuyển ‘’đưa về Hà Nội phục vụ Bác Hồ’’ và được bố trí sống tại ngôi nhà số 66 Phố
Hàng Bông Thợ Nhuộm. Liên hệ giữa Hồ chí Minh và cô Xuân gần như không ai
biết, ngoại trừ Trần quốc Hoàn lúc đó là Bộ Trưởng công an, có nhiệm vụ đưa đón
cô Xuân ra vào Phủ Chủ Tịch.
Năm 1956, cô Xuân sinh con trai, được Hồ chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất
Trung, nhưng Hồ chí Minh không đồng ý cho cô Xuân vào sống tại Phủ Chủ Tịch
như vợ chính thức. Khoảng hơn 3 tháng sau, đầu năm 1957, người ta tìm thấy một
xác chết ở dốc Cổ Ngư, đưa về bệnh viện Việt-Đức nhận dạng là xác cô Xuân và
được chôn cất vội vã theo lệnh của Trần quốc Hoàn.
Chuyện cô Xuân được Nguyễn minh Cần và Vũ thư Hiên ghi lại với nhiều tình
tiết và nêu tên nhiều người liên hệ.
Nguyễn minh Cần lúc đó là Phó chủ tịch ủy ban hành chính Hà Nội đã kể:
‘’Hôm đó, vào mùa Xuân năm 1957, tôi đang thường trực thì anh Nguyễn quốc
Hùng, thành ủy viên, tới báo cáo có vụ xe cán chết người trên đường Nhật Tân,
công an báo cáo người bị cán đã là một xác chết. Anh em công an nói chiếc xe
mang biển số của Phủ Chủ Tịch. Mấy hôm sau tôi có hỏi anh Trần danh Tuyên, bí
thư thành ủy, về vụ này thì anh ta nói ‘’Vụ đó giải quyết xong rồi’’.
Trong Đêm giữa ban ngày, Vũ thư Hiên kể:
‘’Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi:
- Con lấy xe đưa bố đi một lát….
Cha tôi sai tôi chở ông lên Đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê,
ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và
bảo tôi ngồi xuống bên ông…
- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống.
(cha tôi chỉ tay về phía trước) Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con
phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ
vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của cả một thời đại.
Mắt cha tôi mờ đi. Giọng ông đứt quãng.
- Con không hiểu bố muốn nói gì.
- Lúc này con không hiểu cũng được. Hiểu bây giờ vừa sớm vừa nguy hiểm.
Việc của bố là đánh động trí nhớ của con, bắt nó ghi lại một lời nói không rõ ràng để
đừng quên sau này…
Ông Nguyễn Tạo (6) đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau:
- Bố anh không muốn kể vì vào thời kỳ câu chuyện xẩy ra bố anh không còn
làm việc với Bác Hồ nữa, bố anh e mình không nắm rõ, không trực tiếp biết sự việc,
không biết chi tiết, kể sẽ không đầy đủ, không khách quan. Hoặc giả, bố anh sợ anh
biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh…Nhưng bố anh muốn anh biết để có lúc
anh sẽ phải viết ra. Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng không ngoài ý đó…
- Vậy chuyện gì đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác ?
301 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
- Một vụ án mạng oan khuất.
- Ở chính nơi bố cháu chỉ cho cháu ?
- Ở đó. Có một người đàn bà bị xe cán chết, hay nói cho đúng hơn, cán xác
của người đó.
- Một hiện trường giả ?
- Chính là như vậy…Người đàn bà này bố anh cũng biết, tên là Xuân, quê ở
Huyện Hòa An Tỉnh Cao Bằng. Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như
hoa, được Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương tuyển vào trông nom sức khỏe cho
Bác Hồ…
- Thời gian nào, thưa bác ?
- Sau khi hòa bình lập lại, khoảng năm 1955…Cùng được tuyển với cô Xuân
còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ cũng là con cái gia đình gốc
gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở Phố Hàng Bông Thợ
Nhộm, sát Đường Quang Trung. Thông thường, Trần quốc Hoàn tự thân đưa cô
Xuân vào gặp Bác rồi đưa về…
- Mỗi lần như vậy bà ta ở lại bao lâu ?
- Không chừng. Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm. Cô Xuân rất được lòng
Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau,
trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi…
Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật cung đình
được giữ rất kín.
- Như vậy, có thể coi bà Xuân là bà hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt
Nam ?
- Có thể coi là như vậy. Và là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt
Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra đứa con
không được gọi cha ruột của nó bằng cha…Tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục
nhã…
- Ai đã giết bà Xuân ?
- … Ta hãy ghi nhận sự việc này: Vào một buổi sáng mùa Xuân năm 1957,
người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm.
Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt-Đức, được nhận dạng. Chính là cô Xuân.
Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã theo lệnh của Trần
quốc Hoàn…
- Rồi sau thì sao ?
- Chưa hết. Sau, em ruột cô Xuân bị điều đi học một lớp Y Tá ở Thái Nguyên
rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh…thần kinh. Ít lâu sau, xác cô nổi lên ở một cây
cầu trên sông Bằng Giang…Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy cùng một thời
gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng…’’ (7)
Theo Nguyễn minh Cần, Trần quốc Hoàn nhiều lần đến nhà cô Xuân để hãm
hiếp cô từ ngày 6.2.1957 tới ngày 11.2.1957 thì giết cô bằng cách đánh búa vào đỉnh
đầu rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư dàn cảnh xe cán.
Nguyễn minh Cần cho rằng sự việc có thể xuất phát từ chính Hồ chí Minh
hoặc Bộ chính trị đã quyết định thanh toán cô Xuân do cô muốn công khai hóa mối
liên hệ và đòi chính thức nhìn nhận đứa con. Trần quốc Hoàn được giao cho thi
hành nên mới dám ngang nhiên hãm hiếp cô Xuân trước khi hạ sát và sau đó giết
luôn hai người em cô Xuân vì biết rõ sự việc. (8)
Theo Vũ thư Hiên, một thương binh nhận là chồng của cô Vàng, cuối năm
1983, đã gửi thư lên Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội ghi lại nhiều chi tiết của sự việc
qua lời kể của cô Vàng trước khi bị thủ tiêu. Lá thư dài ghi viết tại Cao Bằng ngày 29
302 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
tháng 7 năm 1983 kính gửi ông Nguyễn hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mở đầu với lời tự giới thiệu như sau:
‘’Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng
với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng
vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang
thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ Tịch
hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng
nghiêm trọng tàn ác mà người vợ chưa cưới của tôi là nạn nhân…’’
Thư trình bày tiếp sự việc cho biết từ năm 1954, người viết thư có người yêu
tên Nguyễn Thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, Huyện Hòa An, Tỉnh
Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn Thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô
Sang tức Minh Xuân. Cuối năm 1952, cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác
hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Mấy tháng sau, Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng
tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân và đầu năm 1955 thì đem xe tới đón về
Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Được mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô
Vàng về Hà Nội ở trên gác căn nhà số 66 Hàng Bông Thợ Nhuộm với cô Xuân và cô
Nguyệt là con gái ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột cô Xuân. Thư viết tiếp:
‘’Đã luôn hai năm, tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người
yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957, tôi bị thương nhẹ được đưa về điều
trị tại bệnh viện Huyện Hòa An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau.
Trong một tuần lễ, cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi
xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi mà không bao giờ tôi có thể lãng
quên được.’’
Thư ghi lại nhiều chi tiết theo lời kể của cô Vàng cho biết khoảng đêm 6 hoặc
7 tháng 2 năm 1957, sau khi cô Xuân sinh con hơn 3 tháng, Trần quốc Hoàn tới nhà
ngang nhiên trói cô Xuân hãm hiếp ngay trước mắt hai cô Vàng và Nguyệt. Sau sự
việc này, cô Xuân đã kể với các em: ‘’Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác,
bây giờ đã có con trai, xin Bác cho mẹ con ra công khai’’. Bác nói: ‘’Cô xin như vậy là
hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường
Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được’’.
Do đó, cô Xuân đành phải im lặng chờ đợi cho tới khi sự việc xẩy ra theo cô
Vàng kể với người tình:
‘’Khoảng một tuần sau, lúc 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn
nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác
Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp
chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm
sau 12 tháng 2, một nhân viên công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô
chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn…Em không được vô nhà xác,
họ nói còn mổ tử thi…Sau một tiếng, hai Bác Sĩ, một cán bộ công an, một Kiểm sát
viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi
không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô…Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị
rạn nứt…Bác Sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh giữa
đầu…
Ít lâu sau một cán bộ công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được
biết đi đâu (9). Rồi em thì được đi học một lớp Y Tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái
Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì
em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh
nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe…Em
chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết…
303 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm
1957, cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng Văn Đệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em
tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu
Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm
nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận xôn xao bị đánh vỡ sọ…Tôi đâm bổ về Hà Nội
liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Tòa Án Hà Nội. Tôi kể vụ án em
tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm Sát hỏi tòa án về vụ
em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều tra. Vụ
này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ chí Minh, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi,
cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường Y Tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi
nói chuyện lại cũng bị giết lây’’...
Cuối thư ký tên vợ chồng Nguyễn Thị Vàng sau khi cho biết người lái xe tới
đón cô Xuân đi giết là Tạ quang Chiến vào năm 1983 đang giữ chức Tổng cục phó
Tổng cục thể dục thể thao và ghi lời cầu xin: ‘’Tôi, một thương binh sắp đi qua thế
giới khác, máu hòa nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm
bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gửi tới trình ông’’. (10)
Trước phát giác về cuộc sống tình cảm phức tạp của Hồ chí Minh, Bùi Tín
phát biểu:
‘’Ở trong nước, việc đánh giá lại ông Hồ chí Minh là điều cấm kỵ một cách
tuyệt đối. Vì ông là chỗ dựa cuối cùng để những người lãnh đạo duy trì con đường
‘’xã hội chủ nghĩa’’, ‘’giữ vững ổn định chính trị’’ có nghĩa là họ không mất quyền lãnh
đạo…Nhà báo Kim Hạnh chỉ giới thiệu về cuốn sách của Giáo Sư Sử Học Daniel
Hemery nói rằng hồi trẻ ông Hồ có thể có vợ ở Trung Quốc đã lập tức bị mất chức
Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Ông Bùi đình Kế, Cục trưởng cục lưu trữ quốc gia viết
một bài tương tự trên báo Nhân Dân Chủ Nhật cũng bị khiển trách rồi ‘’cho về hưu’’.
Lập luận của Ban văn hóa và tư tưởng là tất cả những chuyện kể trên đều là bịa đặt
bậy bạ với ý đồ xấu xa phá hoại đất nước’’. Theo Bùi Tín, ‘’nếu quả thật ông có
người yêu, có vợ khi còn trẻ thì có gì là xấu ? Nếu có cô Brière (Pháp), cô Tuyết Cần
(Trung Hoa), cô Véra Vasiliera (Nga)…là bạn, người yêu, là vợ thì cũng là tự nhiên,
bình thường, có thể là nét đẹp nữa, vì ông cũng có trái tim như mọi người chứ. Chỉ
có kẻ đạo đức giả mới muốn coi ông là thánh’’. (11)
Quả thật không có gì xấu trong cuộc sống tình cảm tự nhiên của con người.
Nhưng, vấn đề được đặt ra không bởi sự việc Hồ chí Minh từng viết thư tán tỉnh phụ
nữ, từng có người yêu. Vấn đề được đặt ra cũng không bởi sự việc Hồ chí Minh đã
nhiều lần có vợ và bỏ vợ.
Vấn đề được đặt ra chỉ bởi cách đối xử của Hồ chí Minh với những người vợ,
những đứa con của mình và quan trọng hơn là sự cố tình bịa đặt một cuộc sống tình
cảm không có thực để dối gạt dư luận.
Những năm trước 1945, việc quần chúng không hiểu rõ cuộc sống riêng của
Hồ chí Minh có thể viện dẫn tình trạng hoạt động bí mật không cho phép nói rõ về
bản thân.
Tuy nhiên từ 1945 về sau, mọi tài liệu sách báo đều không ngừng nói về cuộc
sống độc thân của Hồ chí Minh như chứng cớ cụ thể nhất biểu hiện tinh thần vì nước
quên mình, hy sinh hạnh phúc cá nhân để phục vụ nhân dân.
Hết thẩy sách báo đều mô tả Hồ chí Minh từ tuổi thiếu niên không ngừng băn
khoăn tìm đường cứu nước, trọn đời sống khổ hạnh như một bậc chân tu không biết
đến niềm vui riêng nào, luôn dồn hết tâm lực cho việc đấu tranh giải phóng dân tộc
và cán bộ tuyên truyền khắp nước đã dựng lên màn suy tôn Thánh Sống Hồ chí
Minh cho quần chúng.
304 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong khi đó, gần như không lúc nào Hồ chí Minh không nghĩ đến đàn bà và
gần như không lúc nào Hồ chí Minh không có đàn bà ở bên cạnh.
Thời gian theo Phan Chu Trinh học nghề thợ ảnh tại Paris, Hồ chí Minh đeo
theo tán tỉnh một cô gái Pháp có tên Bourdon, viết những lá thư tình dài dặc mà sau
này Gaspard Thu Trang thu góp in trong cuốn Hồ Chí Minh à Paris.
Những ngày nối sau, khi là đảng viên Xã Hội Pháp, Hồ chí Minh đã có một
người tình cũng là đồng chí, có tên Marie Brière được Sử Gia Daniel Héméry ghi lại
trong cuốn Hồ Chí Minh, de l’Indochine au Việt Nam.
Những năm đầu ở Mạc Tư Khoa, Hồ chí Minh cũng không thiếu đàn bà trong
sinh hoạt thường nhật. Manabendra N. Roy, lãnh tụ cộng sản Ấn Độ từng là ủy viên
chính trị của Đệ Tam Quốc Tế, nhưng bị khai trừ năm 1928 trong tác phẩm Men I
met kể về những người từng một thời gặp gỡ có đoạn nhắc đến Hồ chí Minh với
cách sinh hoạt như sau: ‘’Vì ở Nga không có những quán cà phê kiểu Paris mà ông
ta thường lui tới nên để bù lại cuộc sống kham khổ buồn chán của Mạc Tư Khoa
trong những năm 20, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thú vui nơi đàn bà. Đó là các nàng tư
sản sa đọa hay các thanh nữ cộng sản phóng đãng bị thu hút mãnh liệt bởi những
khóa sinh người Châu Á.’’ (12)
Rời Mạc Tư Khoa về Quảng Châu, Hồ chí Minh lấy vợ năm 1926.
Ngày 6.6.1931, lúc bị Cảnh Sát Anh bắt tại Cửu Long, Hồ chí Minh lại đang
sống với một phụ nữ tên Li Sam.
Ba năm sau đó, năm 1934, Hồ chí Minh có con với Nguyễn thị Minh Khai. Khi
Minh Khai về nước, Hồ chí Minh ở lại cùng Nguyễn khánh Toàn và đã có một người
vợ Nga để có thêm một đứa con lai.
Ít năm sau Hồ chí Minh về nước, sống tại vùng rừng núi Cao Bằng và sinh
hoạt tại đây cũng không thiếu đàn bà. Brocheux ghi lời của Đại Úy Pháp
Desfourneaux là người từng có mặt bên Hồ chí Minh lúc đó kể về một buổi Hồ chí
Minh tiếp đón nhóm sĩ quan đặc vụ Mỹ: ‘’Trong cái trại có cả người Mỹ lẫn người Việt
tụ tập thấy có 15 phụ nữ trẻ từ Hà Nội đến để liên hoan. Ông Hồ giới thiệu họ là
những ‘’cô gái giải trí chuyên nghiệp’’ (professional entertainers). Trước buổi liên
hoan ông Hồ đã cho chuẩn bị sẵn một hợp chất gồm dược thảo và lộc nhung được
coi là có dược tính khích dâm. Người Mỹ từ chối khi được mời tham dự buổi liên
hoan’’.
Desfoureaux thuật lại ‘’nhìn thấy trong ánh mắt ông Hồ như có một ngọn lửa
lóe lên khi các nàng kiều nữ tới trại’’.
Ghi lại mẩu chuyện này, Brocheux thắc mắc ‘’các cô giải trí chuyên nghiệp,
thường được hiểu là biết nhảy, biết ca hát....Tại sao lại pha chế thuốc kích dâm
(aphrodisiaques) trước khi liên hoan ?’’ (13)
Năm 1942, Hồ chí Minh rời căn cứ Cao Bằng trở qua Hoa Nam hơn hai năm.
Trên đường trở lại Cao Bằng vào tháng 8.1944, Hồ chí Minh lại có một phụ nữ cùng
đi là Đỗ Thị Lạc và sau đó có cùng bà này một cô con gái.
Chỉ riêng với những trường hợp đã được ghi nhận rõ ràng, hơn hai mươi năm
hoạt động đấu tranh của Hồ chí Minh cũng là hơn hai mươi năm liên tục đắm chìm
trong lạc thú yêu đương.
Nói như Bùi Tín, như Duiker v.v…, chuyện này chẳng có gì xấu. Nhưng trong
lúc sống như vậy, Hồ chí Minh lại dối gạt mọi người rằng mình là một lãnh tụ cách
mạng thanh cao, đạo đức luôn khép mình trong cuộc đời khổ hạnh của một đấng
chân tu, một vị Thánh.
Chính Bùi Tín từng nghĩ Hồ chí Minh tự nhận là cha già dân tộc và xưng Bác
với đồng bào trong đó có cả cụ già 70, 80 tuổi là không ổn…và cho là mỉa mai đến
buồn cười khi Hồ chí Minh ký tên khác để viết về bản thân mình, tự khen mình là vĩ
305 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, tự nói về mình rằng: ‘’Bác Hồ rất khiêm tốn, Người
không bao giờ muốn nói đến bản thân…’’
Bùi Tín nêu một loạt tiêu chuẩn cho việc nhận diện Hồ chí Minh là cần khách
quan, công bằng, không nên dự đoán và suy diễn. Các tác giả như William Duiker,
Halberstam, Douglas Pike, Sainteny, Bernard Fall...và hết thẩy những người khác
hẳn cũng nghĩ thế. Vấn đề là hết thẩy có theo nổi đúng những tiêu chuẩn do chính
mình đã nêu không ?
Riêng với Bùi Tín chắc chắn là ‘’không’’, qua lời phát biểu: ‘’Cá nhân tôi kính
trọng ông Hồ chí Minh…Đây chính là con người thẳng thắn lương thiện (honnête),
sống rất giản dị, yêu thích trẻ con và dễ gần gụi với những người hèn mọn nhất
(humbles)...Tôi cực lực bác bỏ giả thuyết cho rằng đó chỉ là cái tài đóng kịch của
ông’’.
Bởi vì, có thể gọi là người thẳng thắn, lương thiện không, khi người đó dùng
mọi cách che giấu những hành vi thực của mình, thậm chí giả xưng nhà văn, nhà
báo viết sách ca ngợi mình là anh hùng vĩ đại, là khiêm tốn, là cao thượng ?
Có thể gọi người luôn tìm cách đẩy vợ vào bóng tối để trình diễn cuộc sống
độc thân và rũ bỏ những đứa con của chính mình là người giản dị, yêu thích trẻ con
không ?
Có thể gọi người thản nhiên vô cảm trước hành vi sát nhân mà nạn nhân
chính là kẻ đầu gối tay ấp với mình là người nhân ái, dễ gần gụi với những kẻ hèn
mọn không ?
Có thể gọi người nhân danh lý tưởng để lạm dụng quyền hành vào việc thỏa
mãn những thú vui riêng của bản thân là người tận tụy hy sinh không ?
Có thể gọi người ôm ấp phụ nữ trên giường giữa lúc khắp nơi dân chúng kêu
khóc và máu của các đồng chí đang tuôn đổ là người lo trước dân, hưởng sau dân
không ?
Có thể gọi người luôn ngoảnh mặt làm ngơ trước những chuyện bất bình đau
đớn bằng cách viện dẫn phải chiều theo một áp lực nào đó là người chí công vô tư
không ?
Và, có thể gọi một người làm tất cả những việc đó mà luôn xuất hiện trước
đám đông với bộ mặt dịu dàng, cử chỉ âu yếm, lời lẽ ngọt ngào khuyên nhủ cần sống
hợp đạo lý, cần hết lòng thương yêu kẻ khác là người không biết đóng kịch không ?
Duiker, Halberstam, Douglas Pike, Bùi Tín v.v…có thể kính trọng, ngưỡng mộ
Hồ chí Minh, chọn Hồ chí Minh làm thần tượng không cần giải thích lý do.
Tuy nhiên, mọi câu trả lời khách quan cho những nghi vấn trên chỉ phác họa
chân dung một kẻ luôn che giấu cuộc sống thực bằng những thủ đoạn trình diễn kiệt
xuất như chính Douglas Pike và Halberstam đã nhìn nhận ‘’...Hồ luôn luôn chứng tỏ
là kẻ đại tài về xảo trá và tàn bạo’’.
Bùi Tín cũng đã kết án việc ‘’vu khống chụp mũ, ám sát, thủ tiêu những người
lãnh đạo trốt-kýt như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch là…một tội ác
trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc’’. Tuy Bùi Tín thận trọng ghi tội ác
này là của những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương, nhưng lại xác nhận
mọi việc khởi từ chỉ thị của Hồ chí Minh, nhân danh thực hiện chủ nghĩa Stalin.
Không dễ tìm nổi mối tương đồng giữa kẻ chủ trương vu cáo, thủ tiêu những
người yêu nước, phạm tội ác trong lịch sử đấu tranh với người nhân ái, có công đầu
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Cũng không dễ tìm nổi mối tương đồng giữa kẻ xảo trá tàn bạo với người
thẳng thắn lương thiện, giữa kẻ gạt bỏ tất cả những đứa con của mình và nhẫn tâm
sát hại chính vợ mình với người giản dị, yêu thương con trẻ và người hèn mọn…
306 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Càng khó tìm nổi mối tương đồng giữa kẻ đã nhúng tay vào tội ác và có cuộc
sống riêng nhầy nhụa, lén lút nhưng luôn tô vẽ mình là anh hùng vĩ đại, đạo đức
tuyệt vời, gương mẫu bậc nhất với người luôn thẳng thắn, không hề biết đóng kịch.
Nhiều người vì một lý do riêng nào đó đã cố gắng xóa lằn ranh giữa tàn bạo
và nhân ái, giữa lương thiện và xảo trá, giữa giản dị và quanh co, giữa thẳng thắn và
gian dối…nhưng đây là việc bất khả thi dù tốn hao công sức cỡ nào.
Lằn ranh kia sẽ tiếp tục tồn tại và tồn tại mãi mãi để phân biệt hai mặt thực tế
và xác định ý hướng của mỗi con người trong cuộc sống.
Chọn lựa thẳng thắn hay gian dối, chọn lựa giản dị hay quanh co…nằm trong
ý hướng và nỗ lực của mỗi con người được chứng minh bằng chính hành vi của con
người đó.
Hành vi của Hồ chí Minh đã chứng tỏ ý hướng và nỗ lực của ông nghiêng về
phía nào, bất chấp mọi biện giải của những người khác ở xung quanh ra sao.
Cho nên, để nhận diện Hồ chí Minh một cách khách quan và công bằng không
thể dựa vào những biện giải mà chỉ có thể nhìn thẳng vào hành vi của chính Hồ chí
Minh.
Trên thực tế, Hồ chí Minh từng có vợ, có con và có nhiều vợ, nhiều con từ tuổi
ba mươi tới cuối đời. Đây là một thực tế không thể phủ nhận.
Suốt thời gian đó, Hồ chí Minh luôn tránh né đề cập đến việc vợ con và năm
1967, khi Bernard Fall nêu câu hỏi về vấn đề này, chính Hồ chí Minh đã cho rằng tất
cả chỉ là tin đồn sai sự thực. (14) Đây cũng là một thực tế hiển nhiên.
Sự hiện diện song song của hai thực tế này đủ bài bác mọi lời biện giải khởi
từ những dự đoán hay suy diễn mang tính chủ quan của mọi người.
Bùi Tín luôn kính trọng Hồ chí Minh cũng không thể phủ nhận tiếng nói này
của thực tế. Tuy nhiên, theo Bùi Tín, Hồ chí Minh phải tuân hành ý đảng.
Giả dụ cứ cho rằng ý nghĩ này không phải dự đoán và suy diễn để coi là thực
tế thì lại gặp một thực tế ngược lại. Đó là sự có mặt của cuốn sách do chính Hồ chí
Minh giả xưng nhà báo Trần dân Tiên để viết về mình với những dòng mở đầu:
‘’Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ Tịch
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng mãi đến nay chưa có người nào thành
công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ Tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân
thế mình’’.
Bùi Tín nói đây là điều mỉa mai đến buồn cười vì cảnh Hồ chí Minh ngồi nắn
nót hàng chữ trang trọng ‘’Chủ Tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế’’.
(15)
Nhưng đây mới chỉ là bước mở đầu cho những bước tiếp không còn buồn
cười mà phải cười ra nước mắt khi hình dung chính Hồ chí Minh đang viết những
dòng sau: ‘’Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta, với đức khiêm nhường dường
ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình
sinh của người được’’.
Kiều Phong trong Chân dung Bác Hồ phát biểu: ‘’Nếu bác tôn trọng lời bác
nói thì cuốn sách…không bao giờ được viết ra vì từ ngày 4.9.1945 cho tới chết, có
bao giờ hết cảnh ‘’rất nhiều đồng bào đang đói khổ’’ hay có khi nào bác hết ‘’những
công việc cần kíp đâu’’. (16)
Tất nhiên Hồ chí Minh không tôn trọng lời nói của mình vì biết rõ mình đang
nói dối và thấy nói dối là cần nên đã tiếp tục kể: ‘’Khi Chủ Tịch Hồ chí Minh còn là
người thiếu niên mười lăm tuổi…đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống
khổ của đồng bào…đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…đã tham
gia công tác bí mật, nhận việc liên lạc…nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm
của một người nào, vì: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu Pháp thực hiện cải lương.
307 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội
Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì
‘’đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau’’. Cụ Hoàng Hoa Thám trực tiếp chống Pháp,
nhưng còn nặng cốt cách phong kiến. Anh thấy rõ và quyết định con đường nên
đi…’’.
Hồ chí Minh tả tiếp về mình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau khi đã chọn
được con đường nên đi: ‘’Ngày hôm đó, lần đầu tiên thủ đô Hà Nội được ‘’mắt thấy’’
người con yêu quý nhất của dân tộc Việt Nam…Nhân dân nhận thấy Hồ Chủ Tịch
giản dị, thân mật như một người cha hiền về với đám con…Quần chúng cảm thấy
sâu sắc lòng thương yêu của một người Cha…’’.
Và, hình ảnh Hồ chí Minh do Hồ chí Minh giới thiệu trước công chúng như
sau: ‘’Nhân dân Việt Nam muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ Tịch, vì họ
hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ Tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ Tịch. Không có gì
so sánh được với lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ Hồ chí Minh…Hồ
Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do lòng yêu nước, yêu nhân dân…Hơn bốn
mươi năm nay, Hồ Chủ Tịch chỉ đeo đuổi một mục đích giải phóng Tổ Quốc và đồng
bào…Chủ Tịch đã từng chịu đựng khổ sở vất vả không thể tưởng tượng được suốt
trong thời kỳ hoạt động bí mật…Nhưng Chủ Tịch dũng cảm và kiên quyết vượt qua
mọi khó khăn. Chủ Tịch không bao giờ thay đổi, vẫn luôn luôn là một người yêu
nước trong sạch và nhiệt tình…Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do lòng hy
sinh và lòng nhân từ của Người. Đúng như lời nói của Mặc Tử, nhà triết học Trung
Quốc đời xưa: ‘’Nếu có lợi cho thiên hạ thì dù mình bị mài mòn từ gót đến đầu cũng
vui lòng’’…Chủ Tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ đến người khác,
nghĩ đến nhân dân. Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do tính cương trực và
lòng trong sạch của Người. Thái độ của Người ngay thẳng…Vì Bác Hồ mà những
người lao động trong nhà máy và trên đồng ruộng tăng thêm năng suất. Đối với nhi
đồng, tên bác Hồ như là một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên
ngoan ngoãn...Nhân dân gọi Chủ Tịch là Cha Già của Dân Tộc…’’ (17)
Kiều Phong nhận xét: ‘’Hãy bỏ qua những câu chuyện dại dột, lố bịch....chỉ
cần nhìn lại chính cái giây phút Bác ngồi nắn nót viết câu đó là thấy Bác man trá
chừng nào. Đất nước còn nghèo, nhân dân còn đói, chiến tranh còn khốc liệt…con
người ‘’chỉ nghĩ đến nhân dân’’ ấy lại tranh nghề của bọn văn nô, bỏ hết thời giờ tâm
trí vào việc ngồi viết văn tự tâng bốc. Vào lúc người dân Việt đang thi đua gục ngã ở
chiến trường theo sự hướng dẫn của Chủ Tịch thì vị ‘’cha già dân tộc’’ cứ say sưa
bận rộn với sự nghiệp tự nâng bi. Có ông Cha già nào trên đời lại nhố nhăng, vị kỷ
và bất nhân đến thế !’’ (18)
Thực ra phải nói không một người nào, dù chỉ đạt mức thẳng thắn và lương
thiện tối thiểu, lại dám tự gán cho mình những mỹ hiệu tột đỉnh như ‘’người con yêu
quý nhất của Việt Nam, người cha hiền của quần chúng, người được toàn dân kính
yêu không gì so sánh nổi, người sẵn sàng mài mòn từ gót đến đầu để mưu lợi ích
cho thiên hạ, người dũng cảm, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, người chịu đựng
mọi gian khổ cùng cực, người cương trực, trong sạch và người được nhân dân gọi
là Cha Già của Dân Tộc…’’.
Trong lịch sử nhân loại chắc chỉ duy nhất có một người hoàn hảo như vậy,
một người mà danh hiệu Thánh Sống cũng chưa diễn tả hết những đức tính tuyệt
vời.
Nhưng thực tế cuộc sống của người đó ra sao ?
Mức gian khổ cùng cực được đưa ra là gì ?
Phải chăng là vỏn vẹn hai lần bị bắt tại Trung Hoa vì lý do hoạt động cho cộng
sản với không đầy ba năm tù và chưa từng bị đòn vọt ?
308 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Phải chăng là những năm tháng đóng vai nhà báo, đóng vai sĩ quan Trung
Cộng…với nguồn tiền bạc do Đệ Tam Quốc Tế cung cấp đều đặn ?
Phải chăng là những buổi liên hoan có cả thuốc kích dâm ngay giữa mật khu
và ở đâu, lúc nào cũng không thiếu đàn bà bên cạnh ?…
Theo Bùi Tín, Nguyễn Tạo và cả Vũ thư Hiên, Hồ chí Minh ở vào thế không
thể đi ngược ý muốn của tổ chức, cụ thể là do đảng quyết định.
Đảng muốn biến Hồ chí Minh thành ‘’Thánh Sống’’ trước mắt dân chúng để
trở thành ‘’Cha Già Dân Tộc’’ và Hồ chí Minh bắt buộc phải tuân theo.
Như vậy, tội xảo trá lừa gạt là tội của đảng còn Hồ chí Minh đã trở thành
Thánh Sống, thành Cha Già Dân Tộc một cách bất đắc dĩ.
Nhưng cả Bùi Tín lẫn Vũ thư Hiên đều thấy việc Hồ chí Minh giả xưng nhà
báo để viết hai cuốn sách về mình không do lệnh Đảng. Bùi Tín nghĩ là điều mỉa mai
buồn cười còn Vũ thư Hiên cho là hành động ngớ ngẩn thừa thãi.
Thực ra, người ngớ ngẩn đáng buồn cười không bao giờ là Hồ chí Minh.
Chính Bùi Tín từng nói Hồ chí Minh tuyệt đối tin tưởng ở đường lối và kinh nghiệm
của Liên Xô với thái độ giáo điều, đã đi đầu trong việc mang chủ nghĩa Mác-Lênin
được Stalin hóa vào Việt Nam.
Như vậy, hơn ai hết, Hồ chí Minh ý thức rất rõ tầm vóc quan trọng của võ khí
tuyên truyền, trong đó việc tạo dựng thần tượng là một yếu tố quyết định thành bại
của nỗ lực đấu tranh.
Thần tượng tạo sức mạnh thu hút, đồng thời cũng tạo sức mạnh chi phối đối
với quần chúng và dư luận. Để đạt mục tiêu này, thần tượng phải bao gồm mọi khía
cạnh đáp ứng đúng nhu cầu tình thế và nguyện vọng quần chúng.
Trong hoàn cảnh toàn dân sôi sục nhiệt tình yêu nước, thần tượng không thể
chỉ hiện ra như một nhân vật tài năng quán thế mà còn phải là biểu tượng tột cùng
của tinh thần dân tộc.
Đây cũng là khía cạnh vô cùng quan trọng trong đòi hỏi của tình hình thế giới
đang bắt đầu hình thành trận tuyến giữa tự do và cộng sản. Chính vì thế, mặc dù tự
gán cho mình mọi màu sắc tuyệt vời, Hồ chí Minh đã nỗ lực che giấu niềm tự hào
cao nhất là tính chất cộng sản.
Hồ chí Minh không hề ngớ ngẩn thừa thãi hoặc làm trò cười khi vùi lấp vóc
dáng thực là Vị Thánh của chủ nghĩa cộng sản như Krutshchev đã mô tả để tự gán
cho mình danh hiệu Cha Già Dân Tộc.
Danh hiệu này chính là võ khí cần thiết cho việc thu hút những người yêu
nước, đặt tất cả dưới sự chi phối đồng thời vận động sự hỗ trợ trên khắp thế giới để
tạo một thế trận dư luận bao vây cô lập mọi đối thủ.
Diễn trình cuộc chiến Việt Nam trước và sau 1954 đã nói lên thực tế này rất rõ
ràng với không ít chứng liệu.
Hồ chí Minh, như Bùi Tín diễn tả, là người đi đầu trong việc truyền bá lý tưởng
cộng sản, là tín đồ nặng tinh thần giáo điều của chủ thuyết Stalin, nên không thể
nhắm mục tiêu nào ngoài việc phát triển ảnh hưởng cộng sản để đi tới thiết lập nền
chuyên chính vô sản trên toàn thế giới.
Nhưng đã không ít lần, Hồ chí Minh cũng như các thủ hạ từng tuyên bố mình
không hề là cộng sản, mục đích của mình chỉ là giải phóng dân tộc.
Luận điệu tuyên truyền này được phụ họa với dàn đồng ca xưng tụng thần
tượng là Cha Già Dân Tộc cất lên không ngừng ở bất kỳ nơi nào đã tạo ảnh hưởng
không nhỏ trong dư luận thế giới mà chứng tích đầy rẫy trong sách báo. Ảnh hưởng
đó đã góp phần quyết định thắng lợi cho cộng sản trong mục tiêu giành quyền thống
trị.
309 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tự phong là Cha Già Dân Tộc, Hồ chí Minh không hề ngớ ngẩn mà đã mở ra
một chiến dịch lớn trên mặt trận tuyên truyền tấn công thẳng vào dư luận cả trong
lẫn ngoài nước để củng cố chiêu bài giải phóng dân tộc cho đảng cộng sản theo đuổi
mục tiêu độc chiếm quyền lực tại Việt Nam.
Tầm mức quan trọng đó khiến Hồ chí Minh phải đích thân tự tô vẽ bức tranh
thần tượng của mình thay vì trao cho thủ hạ. Cho tới nay, nhiều hình ảnh Hồ chí
Minh được giới thiệu ở khắp nơi đều rập theo khuôn mẫu do Hồ chí Minh đưa ra từ
đầu năm 1948 cho thấy ảnh hưởng của trận đánh tuyên truyền này sâu rộng tới mức
nào.
Nhưng dù nhắm mục đích nào, lường gạt vẫn là lường gạt.
Hồ chí Minh đã lường gạt quần chúng Việt Nam và lường gạt cả dư luận thế
giới để giành thắng lợi cho cộng sản.
Biện giải để trút bỏ trách nhiệm lường gạt từ Hồ chí Minh qua đảng cộng sản
Đông Dương là điều ngược với thực tế.
Bởi lẽ, đảng trị chỉ là tên gọi khác của một kiểu mẫu chế độ độc tài mà trong
đó lãnh tụ luôn nắm quyền uy tuyệt đối của một bạo chúa.
Bùi Tín đã nhìn về đảng cộng sản Việt Nam như sau: ‘’Đảng độc quyền lãnh
đạo, không cho phe phái xuất hiện trong Đảng, giữ một khối thống nhất nguyên khối
(monolithique) …Đảng là nhà nước, đồng nhất với nhà nước, Đảng là luật pháp, coi
thường luật pháp…Đảng và chính quyền là của một nhóm lãnh đạo, là của một lãnh
tụ duy nhất’’. (19)
Khi đảng đã là thứ nằm dưới quyền sai xử của một lãnh tụ duy nhất thì có thể
ban chỉ thị cho lãnh tụ chăng ?
Nếu đảng có đủ uy lực ép buộc Hồ chí Minh phải làm ngược ý muốn chắc
chắn Hồ chí Minh đã không thể có cuộc sống hoang tàng như từng có.
Để diễn tả chính xác, chỉ có thể bảo đảng chính là một công cụ vận dụng tối
đa uy lực để phục vụ Hồ chí Minh.
Trước hết, chính các cán bộ cao cấp của đảng đã phải đi kiếm gái đẹp về cho
Hồ chí Minh. Trường hợp cô Xuân là một chứng minh và có thể kể thêm trường hợp
bất thành với cô Nguyễn Thị Phương Mai tại Thanh Hóa.
Kế tiếp, chính các cán bộ cao cấp của đảng phải cúi đầu nhận cái công việc
đêm đêm lén lút đưa gái tới với Hồ chí Minh.
Sau đó, cơ cấu chỉ đạo cao nhất của đảng cùng các cơ quan viên chức nhà
nước lại lên tiếng ca ngợi Hồ chí Minh là ông Thánh Sống, là bậc chân tu đạo hạnh
tuyệt vời để dối gạt dư luận. Hồ chí Minh đã hóa thân thành đảng và nhân danh đảng
để biến đồng chí thành một nhóm thủ hạ tận trung tới mức sẵn sàng làm mọi việc kể
cả nhúng tay vào máu như trường hợp cô Xuân, khi phát giác thấy dấu hiệu đe dọa
sự nguyên vẹn của tấm áo thần thánh mà Hồ chí Minh đang mặc.
Chiếu theo thực tế, uy quyền của Hồ chí Minh trong tương quan với đảng
cộng sản Việt Nam còn vượt khỏi phạm vi diễn tả của Bùi Tín.
Trước 1945, đảng chỉ có tư cách một chi bộ độc lập trực thuộc Đệ Tam Quốc
Tế mà Hồ chí Minh là đại diện nên người ra chỉ thị cho đảng, quyết định mọi đường
đi nước bước của đảng chính là Hồ chí Minh.
Trong tương quan cá nhân, hết thẩy tập thể lãnh đạo đảng đều thuộc vai học
trò của Hồ chí Minh nên Hồ chí Minh từng thoải mái tuyên bố là không ai có thể làm
được điều gì nếu không có Hồ chí Minh.
Kể từ 1945, khi Hồ chí Minh trực tiếp lãnh đạo đảng thì uy quyền trở nên tuyệt
đối hơn. Võ nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm văn Đồng…đều đã bày tỏ thái độ
tuân phục triệt để trước Hồ chí Minh mà chứng cớ cụ thể là lời lẽ phát biểu về lãnh tụ
trong các tác phẩm viết nối tiếp sau tác phẩm của Hồ chí Minh tự ca ngợi mình.
310 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
P.J Honey từng mô tả về uy quyền lãnh đạo của Hồ chí Minh trong đảng và
nhà nước ở Hà Nội: ‘’Chỉ một mình ông quyết định những vấn đề chính trị cao cấp,
còn những kẻ khác, kể cả các ủy viên bộ chính trị, chỉ có việc chấp nhận và tuân
hành mệnh lệnh của ông về các vấn đề liên quan’’.
Cho nên, không thể cho rằng đảng ép buộc Hồ chí Minh phải trở thành Thánh
Sống.
Trên thực tế, chính Hồ chí Minh đã chỉ đường vạch lối cho đảng phải thần
thánh hóa mình và còn vẽ ra cả hình thù của vị thánh Hồ chí Minh. Bằng chứng về ý
muốn này của Hồ chí Minh đã hiện diện ngay trước mắt mọi người là 2 cuốn sách ký
tên Trần dân Tiên và T. Lan.
Dù 2 cuốn sách được viết ra bởi bất kỳ lý do nào thì vẫn chứa đựng ý của
người viết muốn tô điểm mình thành một khuôn mẫu nhân vật do chính mình diễn tả
bằng mọi thứ mỹ từ như anh hùng cứu nước, con yêu của đất nước, cha già dân
tộc...
Khởi từ đây, đảng đã tô vẽ cuộc đời đấu tranh không thiếu niềm vui của Hồ
chí Minh thành cuộc đời đầy gian lao khổ hạnh, đã làm mọi cách để vùi lấp những
người đàn bà sống bên cạnh Hồ chí Minh kể cả nhúng tay vào máu, đã phải đi từ
khuyến dụ tới ép buộc mọi người dành riêng tiếng Bác để gọi Hồ chí Minh và tô vẽ
cho Hồ chí Minh những màu sắc huy hoàng nhất bằng các màn trình diễn suy tôn
Thánh Sống trong các buổi sinh hoạt với dân chúng trên toàn miền Bắc từ năm
1946.
Khi Hồ chí Minh giả xưng nhà báo có tên Trần dân Tiên tạo ra khuôn mẫu
thần tượng cho bản thân mình thì toàn đảng có nhiệm vụ phổ biến khuôn mẫu thần
tượng này. Đảng chỉ tuân hành chỉ thị còn người chủ trương xảo trá, lừa gạt không
là ai khác, ngoài Hồ chí Minh, dù đã có những biện giải ra sao.
Với thực tế này, việc Hồ chí Minh có tài đóng kịch đã trở thành rõ ràng. Bởi kẻ
thiếu tài đóng kịch để che giấu chân tướng thì không lường gạt nổi ai.
Cho tới giờ này, sự kiện Hồ chí Minh vẫn được Bùi Tín kính trọng vì cho là
người lương thiện, vẫn được Sainteny nghĩ là người tin ở Chúa Jésus, vẫn được
Nguyễn Tạo, Vũ thư Hiên tội nghiệp do bị áp lực đến nỗi phải im lặng khi vợ mình bị
thủ hạ sát hại và vẫn được nhiều người cho là nhà ái quốc vĩ đại hết lòng lo cho dân,
cho nước…chứng tỏ Hồ chí Minh không chỉ có tài đóng kịch mà còn là kịch sĩ kiệt
xuất đã che mắt không chỉ một người mà nhiều người trong một thời gian dài.
Tài đóng kịch của Hồ chí Minh có thể do thiên phú và phần khác do được rèn
luyện về các kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng điệp báo...
Truy tầm nguồn gốc các kỹ năng này hoàn toàn không cần thiết bởi chủ điểm
của vấn đề ở đây chỉ là Hồ chí Minh có tài đóng kịch hay không. Chủ điểm đó đã có
lời giải đáp qua thực tế con người hai mặt không thể phủ nhận của Hồ chí Minh với
đủ loại huyền thoại.
Dù sao, công bình mà nói phải nhận là về phương diện này Hồ chí Minh đã
chứng tỏ tài trí hơn người. Cứ tưởng tượng một diễn viên điện ảnh hay một điệp
viên quốc tế đã phải tốn biết bao công phu rèn luyện mới leo lên đến bậc siêu sao
hay điệp viên thượng thặng. Thế mà Hồ chí Minh, ngoài cái tài xuất chúng về tuyên
truyền chẳng khác gì một nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng, ông còn có tài
‘’đóng kịch’’ một cách kiệt xuất, đến nỗi những kẻ gần bên ông như Bùi Tín, hay
những bậc thức giả như Bernard Fall đã phải thốt lên: ‘’Không phải kịch!’’ hay
‘’Không thể nào đóng kịch tài đến thế trong suốt một thời gian dài đến thế!’’ Nhiều
người đã đánh giá ông Hồ quá thấp khi bảo tuyên truyền chỉ là nói dối, ai làm không
được. Hoặc đóng kịch chỉ là đánh lừa, cái tài của bọn gian manh!
311 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thực ra tuyên truyền chính trị là một khoa học, hơn nữa đồng thời cũng là một
nghệ thuật mà người lãnh đạo mặt trận này được ví như nhạc trưởng tài ba vừa
thông thạo nhạc lý, vừa có khả năng sử dụng một cách điêu luyện nhiều nhạc cụ, lại
có uy tín đủ để tập họp được một tập thể nhạc công có tài...Và nghề điệp báo hay
diễn viên điện ảnh cũng là cả một khoa học phức tạp không có tài thiên phú khó mà
thành công. Cho nên phải nhìn nhận Hồ chí Minh đã phải có chí lớn, có một lý tưởng
mà ông tôn thờ, say mê nhắm tới mới có thể bền chí khổ công rèn luyện mà thành.
Chỉ tiếc rằng lý tưởng của ông là ảo tưởng (của chủ nghĩa Mác-Lênin), và cái tài của
ông đã được sử dụng để đánh lừa và nhấn chìm cả một dân tộc vào cảnh máu lửa
triền miên.
Hồ chí Minh đã có hàng trăm huyền thoại về cười, khóc, về cung cách thân
mật, về lời lẽ ngọt ngào, về hành vi nhân ái…Giữa những huyền thoại đó, huyền
thoại về đôi dép râu được nhắc lại không biết bao nhiêu lần như một chứng liệu về
nếp sống giản dị và sự quên mình của Hồ chí Minh.
Theo lời kể, Hồ chí Minh gần như không khi nào rời đôi dép râu, kể cả khi đón
tiếp quốc khách quan trọng như Mao trạch Đông. Chuyện kể ngụ ý Hồ chí Minh có
tính tình giản dị và luôn tiết kiệm, nhất là có xu hướng gần gũi với người nghèo khổ.
Sau năm 2000 Lữ Phương còn say sưa kể lại chuyện này để đề cao lãnh tụ:
‘’Bác Hồ đi dép râu thì ai cũng biết. Bác đi một đôi dép đến mòn lẳn. Cậu bảo vệ đề
nghị Bác thay nhiều lần nhưng Bác nhất định không chịu. Cuối cùng nài nỉ mãi không
được, cậu phải lấy lén đôi dép ấy đi đổi. Khi phát hiện, Bác không vừa lòng và nhất
quyết bắt cậu bảo vệ đi lấy lại đôi dép cũ.’’ (20)
Nhưng Hồ chí Minh trung thành với đôi dép râu tới mức đó chưa hẳn do ý
hướng như người kể muốn nhắc.
Trên thực tế, chuyện đã gợi nhớ lời kể của Võ nguyên Giáp: ‘’Bác chỉ định
mấy đồng chí cùng đi. Thấy một đồng chí mang dép, Bác bảo về nhà thay giày. Bác
nói: Khi nào gặp ‘’người ta’’, tôi ăn mặc thế nào cứ mặc tôi, nhưng các chú thì phải
cho tề chỉnh’’.
Lời kể này diễn tả khá đầy đủ ý nghĩa việc Hồ chí Minh nằng nặc đòi lại đôi dép cũ
và đã phản ảnh sự việc không hề do bản tính tự nhiên mà có chủ ý rõ rệt. Mấy câu
thơ của Nguyễn Chí Thiện trong Hoa Địa Ngục có lẽ cũng bắt nguồn từ giai thoại về
đôi dép này:
Chân đi dép lốp
Mồm đốt đôla
Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc.
Phía sau con người thánh thiện Hồ chí Minh đã hiển hiện một con người đúng
như Olivier Todd diễn tả là dù ‘’chết hay sống, chúng ta không có quyền nhìn quá
lâu, hoặc quá gần’’. (21)
CHÚ THÍCH
01.- Những năm tháng không thể nào quên. Võ nguyên Giáp , trang 76
02.- Về các đoạn trích dẫn, xin đọc thêm các chương về các tác giả liên hệ.
03-11-19.- Mặt Thật. Thành Tín, trang 91, 91-92, 98-99
04-12-13.- Hồ chí Minh. Pierre Brocheux, Presses de Sciences PO, Paris
2000, trang 104, 105-106
05.- Vũ thư Hiên chỉ ghi tên Xuân không xác định họ. Nguyễn minh Cần ghi họ
Nguyễn trong khi nhiều tài liệu khác ghi họ Nông.
06.- Nguyễn Tạo nguyên Phó Tổng Giám Đốc Nha Công An thời Lê Giản làm
Tổng Giám Đốc cho tới cuối năm 1954 Nha này biến thành Bộ Công An do Trần
Quốc Hoàn làm Bộ Trưởng mới chuyển qua làm Thứ Trưởng Lâm Nghiệp.
312 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
07-10.- Đêm giữa ban ngày, Văn Nghệ, Cali 1997, trang 605- 609, Phần phụ
lục, trang I-VII
08.- Thế Kỷ 21 số 96. Cali, tháng 4.1997. Nguyễn minh Cần: Thêm vài mẩu
chuyện về cuộc đời của Hồ chí Minh.
09.- Sau khi cô Xuân bị giết, đứa con được giao cho Nguyễn lương Bằng nuôi
tới khoảng 1961-1962 gửi cho Chu văn Tấn, tới 1969 khi Hồ chí Minh chết, được
giao cho Vũ Kỳ nhận làm con nuôi, đổi tên là Vũ Trung.
14.- Xin coi thêm chương về Bernard Fall và tác phẩm Ho chi Minh on
Revolution.
15.- Tác giả Kiều Phong châm biếm: ‘’Không muốn nhắc mà lại tự mình ngồi
viết cả một cuốn sách bốc thơm mình…‘’Không’’ cái kiểu ấy hơi lạ. Đáng lẽ phải viết:
‘’Chủ Tịch Hồ chí Minh không muốn đứa khác viết về thân thế của Người. Chính
người phải tự viết lấy, tự ca tụng mình thì mới đã đời’’. Chân Dung Bác Hồ, Cali
1989, trang 87.
16-18.- Chân Dung Bác Hồ. Kiều Phong , Cali 1989, trang 20 & 137
17.- Xin đọc thêm Chương 8 về Những mẩu chuyện trong đời hoạt động
của Hồ Chủ Tịch.
20.- Huyền Thoại Hồ chí Minh. Lữ Phương, đăng trên nhiều báo ở Mỹ, tháng
10.2001.
21.- Xin coi thêm chương về Nhóm Đường Mới, phần nói về Olivier Todd.

 


CHƯƠNG L

HỒ CHÍ MINH
VÀ TITO VIỆT NAM ?


Không chỉ riêng Neil Sheehan trưng dẫn ý kiến của Nhà Ngoại Giao George
Tabbott để cho rằng nếu các chính quyền Mỹ đừng ruồng rẫy Hồ chí Minh thì ông ta
đã có thể thành một thứ Tito của Việt Nam và như vậy đã tránh được chiến tranh.
Nhiều Sử Gia khác như Joseph Buttinger, Robert Shaplen, Stanley
Karnow…cũng khẳng định tương tự.
Hai nhân vật này có gì giống nhau và khác nhau ?
Hoàn cảnh hai đảng, hai nước cộng sản Nam Tư-Việt Nam như thế nào ?
Và điều được các Sử Gia nói gần gũi ra sao với sự thật ?
Josip Broz Tito sinh năm 1892 trẻ hơn Hồ chí Minh 1 hoặc 2 tuổi (1) và mất
năm 1980, sau Hồ chí Minh 11 năm.
Tito được đào tạo tại Liên Xô, đã sống tại đây khoảng 7 năm. Hồ chí Minh
cũng được đào tạo tại Liên Xô và sống ở đây khoảng 5 năm.
Cả hai đều là lãnh tụ cộng sản, đến khi chết vẫn hãnh diện là đồ đệ trung kiên
của Mác -Lênin.
Cả hai đều tàn sát những người khác chính kiến, đều áp dụng nguyên lý duy
vật biện chứng trong cách hành xử, giành quyền bính bằng mọi giá.
Cả hai đều đề cao lý tưởng cách mạng vô sản, đều cổ võ tiến tới vô sản
chuyên chính, lấy đó làm cứu cánh biện minh cho mọi hành động.
Trên thực tế, sau khi cả hai nắm được quyền lực, giai cấp vô sản tại cả hai
quốc gia Nam Tư-Việt Nam lại bị thiệt thòi hơn hết.
Điểm khác biệt thứ nhất là Tito nhờ tách khỏi khối cộng sản Liên Xô nên được
Tây phương viện trợ dồi dào khiến người dân Nam Tư có một chút tự do hơn, đỡ đói
khổ hơn so với người dân Việt Nam. Điểm khác biệt thứ hai là Nam Tư không phải
trải một cuộc chiến kéo dài ba mươi năm như Việt Nam.
Theo các Sử Gia trên, nếu Hồ chí Minh trở thành Tito Việt Nam thì điểm khác
biệt thứ hai chắc chắn không xẩy ra, tức là người dân Việt Nam không phải trải cảnh
313 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
máu lửa, đồng thời các quốc gia Tây Phương như Pháp, đặc biệt là Mỹ không
vướng vào chiến tranh như đã vướng.
Trở ngại lớn nhất khiến Hồ chí Minh không thể biến thành Tito Việt Nam, theo
các Sử Gia trên, là do các chính quyền Mỹ từ chối lời cầu thân của Hồ chí Minh
được đưa ra vào năm 1945. Sự từ chối khiến Hồ chí Minh không còn chọn lựa nào
khác ngoài việc chấp nhận dựa vào Liên Xô-Trung Cộng trong khi Mỹ theo đuổi
đường lối ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng cộng sản trên thế giới.
Lập luận này nêu hai lý do trực tiếp đưa đến cuộc chiến Việt Nam: Thứ nhất là
nguyện vọng giải phóng dân tộc do Mặt Trận Việt Minh theo đuổi và thứ hai là mục
tiêu chống cộng của các chính quyền Mỹ.
Do mục tiêu chống cộng, các chính quyền Mỹ đã hỗ trợ Pháp trở lại Việt Nam
và do mục tiêu giải phóng dân tộc, Mặt Trận Việt Minh đã phát động kháng chiến với
hậu quả kéo dài tới mãi năm 1975.
Những người nêu lập luận cho rằng cả hai lý do trên đều không xẩy ra nếu
các chính quyền Mỹ chấp nhận lời cầu thân của Hồ chí Minh. Bởi, trong trường hợp
này, Pháp không có sự hỗ trợ của Mỹ sẽ phải tôn trọng nền độc lập của Việt Nam và
Hồ chí Minh được Mỹ nhận là đồng minh sẽ tách khỏi khối cộng sản, như Tito năm
1948.
Như thế, cả lý do giải phóng dân tộc lẫn lý do chống cộng đều đã giải trừ và
cuộc chiến Việt Nam không thể bùng nổ.
Robert Shaplen viết: ‘’…Pháp và Mỹ, nhất là những nhà làm chính sách ở
Paris, đã sai lầm lớn khi không thương lượng với Hồ chí Minh một cách thực tiển
hơn trong những năm 1945-1946 là lúc ông ta rất có thể đã được biến thành Titô
(Titofied), ngay trước khi chưa nghe ai nói đến Titô hay ‘’chủ nghĩa Titô’’ (Titoism), và
như vậy một loạt biến cố đã có thể khác đi và đã tránh được nhiều máu đổ, và ngày
nay đã có được một nước Việt Nam thống nhất, ngay cả nếu có bị lãnh đạo bởi phe
tả, thì vẫn trở thành bức tường ngăn chặn của khối quốc gia trung lập ở Đông Nam
Á là những nước đang muốn tránh bị Trung Cộng thống trị’’. (2)
Xóa bỏ các biến cố đã xẩy ra để thay thế bằng các biến cố giả tượng là việc
làm hoàn toàn vô nghĩa, nhất là trong trường hợp sự giả tưởng chỉ theo suy diễn chủ
quan dựa trên nền tảng là những sự việc vụn vặt mơ hồ được cố tình gán ghép một
ý nghĩa nào đó.
Thực khó nghĩ là đang đối diện với một người nghiêm túc khi nghe người đó
xác quyết chắc chắn tránh khỏi cuộc chiến Việt Nam, nếu chính quyền Mỹ hiểu như
anh Trung Úy John nào đó rằng Hồ chí Minh là người dịu ngọt kinh khủng, rằng Hồ
chí Minh từng viết thư cho Tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Dân Quốc hứa
sẽ giúp tổ chức mạng lưới tình báo ở Đông Dương và rằng từng có vài người Mỹ
nghĩ ông ta sẵn sàng đứng về phe Tây Phương…
Nhưng theo các tác giả Shaplen, Buttinger, Lacouture, Neil Sheehan…đây
chính là những chứng liệu bằng vàng cho thấy lịch sử bắt buộc phải xoay chiều nếu
giới lãnh đạo Mỹ không quá ngu để nhìn ra vào năm 1945!
Buttinger còn quả quyết: ‘’Tôi có thể đi xa hơn nữa để nói rằng vì những lý do
thúc bách của lịch sử, Hồ chí Minh đã trở thành một người theo chủ nghĩa Titô hơn
cả chính Titô’’.
Những chứng liệu bằng vàng này cùng lập luận về lịch sử xoay chiều kể trên
khó tránh dẫn đến những nụ cười dành cho một trình độ nhận thức chính trị mang
nặng tính hài hước.
Tuy nhiên, cứ giả dụ Buttinger và các tác giả trên hoàn toàn có lý và cứ giả dụ
các chính quyền Mỹ biết rõ Hồ chí Minh là người dịu ngọt kinh khủng và bắt tay với
ông ta thì thực tế Việt Nam sẽ ra sao ?
314 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Năm 1985, nữ học giả Anh, Nora Beloff viết tác phẩm Tito’s Flawed Legacy-
Di sản có tỳ vết của Titô, (3) sau nhiều năm lui tới nghiên cứu tại chỗ về Nam Tư
đã có một số ghi nhận đáng lưu ý, đại để như Ti Tô không đánh phát xít Đức bằng
đánh phe quốc gia thân Tây Phương, trong đó có Cộng Đồng người Chetniks (4) mà
lãnh tụ là nhà ái quốc Mihaelovic. Nhân vật này không tìm cách trốn ra ngoại quốc,
sau khi cộng sản toàn thắng ở Nam Tư, ở lại tìm cách quy tụ người Serb chống
cộng. Ông bị bắt trong rừng, bị kết tội phản quốc và xử tử ngày 17.7.1947. (5)
Nữ tác giả Nora Beloff khẳng định Tito không phải nhà ái quốc. Ông ta luôn
luôn đặt quyền lực và chủ nghĩa cộng sản trên tổ quốc. Nora Beloff cũng chê
Churchill và Roosevelt ngây thơ, dễ tin khi xử trí với Tito, vì Tito theo đúng con
đường của Stalin là độc đảng, độc tài, diệt đối lập, kể cả đồng chí như Djilas chẳng
hạn. Tác giả nhắc lại lời Stalin khen tặng Tito sau Thế Chiến II về sự tàn bạo đối với
phe đối lập: ‘’Tito là ngọn tháp của sức mạnh. Ông ta đã quét sạch bọn chúng’’. (6)
Theo Nora Beloff, không nên nhìn Nam Tư qua màu kính hồng mà nên ủng hộ
những ý kiến tiến bộ đang nảy nở trên đất nước này, tức là sau khi chế độ cộng sản
sụp đổ tại đây.
Tito trở nên nổi tiếng và có danh từ chủ nghĩa Tito chỉ do quyết định tách khỏi
tổ chức quốc tế cộng sản, không chịu đặt dưới sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế từ
tháng 6.1948 (lúc ấy không còn mang tên Comintern mà trở thành Cominform-Phòng
thông tin quốc tế cộng sản).
Hành động này rõ ràng xác định thế tự chủ, chống lại sự chi phối của Liên Xô
nên được Tây Phương hỗ trợ. Nhờ vị trí Nam Tư ở giữa nhiều quốc gia thuộc khối
Tây Phương như Ý, Áo, Hy Lạp và được Mỹ, Anh ủng hộ nên Stalin không đàn áp
nổi phong trào ly khai này. Đây là trường hợp ly khai thành công duy nhất trong khối
cộng sản Đông Âu.
Tito thành công trong việc thoát khỏi vòng kiềm tỏa Liên Xô và được báo chí
thế giới lấy tên đặt tên cho một chủ thuyết chính trị mới là chủ nghĩa Tito.
Nhưng chủ nghĩa Tito là gì, đã mang lại gì cho đời sống của đất nước Nam
Tư ?
Nữ tác giả Nora Beloff xác định đó chỉ là con đường độc đảng, độc tài, diệt đối
lập bất kể đồng chí hay người yêu nước, rập khuôn đúng chủ thuyết Stalin tàn bạo.
Điều mà Nora Beloff nêu lên đã được Milovan Djilas, nhân vật lãnh đạo thứ
hai của Nam Tư sau Tito nêu lên từ cuối thập niên 1950.
Milovan Djilas là đồng chí kề cận, là bạn thân của Tito nhiều năm trong tranh
đấu nhưng nhìn thấy cộng sản là một chủ nghĩa hoàn toàn không tưởng và cũng
nhìn thấy Tito không thể từ bỏ chủ nghĩa cộng sản dù đã tách khỏi khối cộng sản
quốc tế và được Tây Phương hỗ trợ.
Với vai trò phụ tá cho Tito, Milovan Djilas thấy rõ Tito vẫn tiếp tục là cộng sản
và tiếp tục áp dụng chế độ cộng sản Mác-Lênin tại Nam Tư, bất chấp những hậu quả
phản lại nguyện vọng nhân dân đồng thời di hại cho đất nước.
Theo Milovan Djilas, sở dĩ Tito bám lấy chủ nghĩa không tưởng này vì ‘’nó tạo
nên quyền lực của lãnh tụ cũng như nó đòi hỏi điều kiện tiên quyết là một đảng có kỷ
luật tuyệt đối và một lãnh tụ độc tôn.’’
Cho nên, dù ảnh hưởng viện trợ kinh tế Anh, Mỹ buộc Tito phải có một số nới
lỏng trong chính sách cai trị so với Liên Xô, chế độ ở Nam Tư vẫn hoàn toàn là chế
độ ‘’chuyên chính vô sản’’ dictatorship of the proletariat, nghĩa là chế độ độc tài toàn
diện (7).
Các nhân vật đối lập vẫn bị bỏ tù, bị sát hại. Mọi mầm mống dân chủ hóa đều
bị triệt tiêu. Tình trạng này không được miễn trừ ngay với Milovan Djilas, khi nhân vật
này cho phổ biến tác phẩm Giai cấp mới năm 1957 mô tả tình trạng bất công trong
315 HỒ
xã hội Nam Tư, vì chế độ chính trị đã tạo ra một giai cấp đặc quyền đặc lợi, mặc tình
tác oai, tác quái nhũng lạm, hà hiếp quần chúng để thâu đoạt lợi lộc cho bản thân.
Trên thực tế, Milovan Djilas không hô hào nổi dậy chống Tito, không kêu gọi
lật đổ chế độ cộng sản. Milovan Djilas chỉ phân tích thực tế đời sống, nêu ra các mặt
tệ hại không nên kéo dài để đề nghị tìm biện pháp cải tổ cần thiết hầu đem lại cho
người dân những điều kiện dễ thở hơn đôi chút về cơm áo và tự do. Ngay lập tức,
Milovan Djilas đã bị Tito lột hết quyền chức, tống vào nhà tù với tội danh ‘’theo chủ
nghĩa xét lại’’.
Riêng cái tên tội danh chủ nghĩa xét lại gán cho Milovan Djilas đủ cho thấy
không có sự khác biệt giữa chủ nghĩa Tito với chủ nghĩa Mác-Lênin, vì dù mang tên
nào chủ nghĩa đó cũng không rời con đường độc tài thống trị, đặt dân chúng vào
cảnh sống không còn một quyền hạn tối thiểu, ngoài phận sự phục tùng mọi chỉ thị
của kẻ cầm quyền.
Trong chế độ đó, đối tượng phụng sự không phải đất nước, không phải nhân
dân mà chỉ là cá nhân lãnh tụ với một thiểu số nô bộc xung quanh.
Milovan Djilas gọi thiểu số này là giai cấp mới, dựa theo uy quyền tối cao của
lãnh tụ vun quén một cuộc sống phè phỡn thừa mứa trong khi đại đa số nhân dân
quật quã trong áp bức, đói rét. Đây là luận cứ để nữ tác giả Nora Beloff nói Tito
không phải người yêu nước vì luôn đặt quyền lực và chủ nghĩa cộng sản lên trên
hết.
Về điểm này, chắc chắn không cần sự chấp nhận kết giao của các chính
quyền Mỹ, không cần sự thương lượng thực tiễn của người Pháp, Hồ chí Minh đã
biến thành Tito từ trước khi có chủ nghĩa Tito.
Tito và Hồ chí Minh là hai lãnh tụ có cùng một tính chất, có cùng một lý tưởng
và cùng được rèn rũa kỹ lưỡng theo một đường lối hành động từ cùng một lò đào
tạo.
Tito kiên trì theo đuổi chủ nghĩa cộng sản với chủ trương giành đoạt và duy trì
quyền lực độc tôn bằng mọi giá. Cho nên, dù được Tây Phương hỗ trợ thoát khỏi
vòng kiềm tỏa của Liên Xô, Tito vẫn không rời chủ nghĩa cộng sản, tự phong là Tổng
Thống trọn đời và tiếp tục củng cố địa vị bằng những biện pháp sắt máu bất kể hậu
quả của những biện pháp này xô đẩy đời sống người dân Nam Tư vào cảnh ngộ bị
đày đọa ra sao. Nói cách khác, Tito chỉ đam mê theo đuổi tham vọng cá nhân chứ
không nghĩ đến quyền lợi của nhân dân Nam Tư.
Hồ chí Minh không hề khác biệt Tito qua lời tán tụng của Krutshshev về sự tận
tụy với chủ nghĩa cộng sản và qua thổ lộ của chính Hồ chí Minh với Lucien Laurat:
‘’Tôi luôn đứng về phía quyền lực. Chỉ có bộ phận này mới có thể hậu thuẫn được
cho tôi.’’ (8)
Thực tế Nam Tư qua diễn tả của Milovan Djilas và Nora Beloff cũng không
khác biệt với diễn tả của Michel Tauriac về thực tế Việt Nam, một xã hội công an lúc
nhúc như rắn rết, Linh Mục bị đàn áp, Tăng Sĩ bị tấn công, trẻ ăn xin đầy đường phố,
giới trẻ không phương hướng, bắt giam người không cần xét xử, nhà văn bị cấm viết
những gì cần viết, nhà báo nhận lệnh phải viết bất cứ thứ gì, quan chức tham ô nhét
tiền đầy túi trong khi dân chúng luôn quằn quại với cái bụng trống không... (9)
Bùi Tín luôn kính trọng Hồ chí Minh cũng thú nhận dưới sự lãnh đạo của Hồ
chí Minh, Việt Nam vắng bóng hẳn ba hạng người cần thiết cho đời sống là người
phát triển kinh tế, người bảo vệ luật pháp và người thể hiện tự do.
Tất nhiên, sự vắng bóng ba loại người trên không do lịch sử thôi thúc, không
do Pháp-Mỹ từ chối kết thân với Hồ chí Minh mà chủ yếu khởi phát từ những biện
pháp củng cố quyền lực của Hồ chí Minh, tức từ nhu cầu thể hiện tham vọng cá
316 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nhân của lãnh tụ bao hàm trong chân lý mà lãnh tụ tôn thờ và đường lối hành động
mà lãnh tụ chọn lựa.
Kết quả cụ thể là lãnh tụ trở thành thần thánh ngự trị trên ngai quyền lực còn
quần chúng sống trong nghèo đói, bất công và áp chế.
Joseph Buttinger, Robert Shaplen, Stanley Karnow, Neil Sheehan…chê bai
các chính quyền Pháp-Mỹ quá ngu dốt khăng khăng duy trì chính sách ngăn chống
cộng sản đến nỗi bỏ lỡ cơ hội biến Hồ chí Minh thành Tito đã cho thấy một khoảng
trống trong kiến thức về cộng sản và về thực tế ở cả Việt Nam lẫn Nam Tư.
Vì trên thực tế, Hồ chí Minh không khác Tito và chủ nghĩa Tito cũng chỉ là cái
tên gọi khác của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được Stalin hóa.
Hồ chí Minh đã thực sự trở thành Tito từ trước năm 1948 và rõ ràng còn Tito
hơn cả Tito như Buttingger từng mong ước.
Tito tách khỏi vòng chi phối của Liên Xô nhưng vẫn đối xử với những người
khác chính kiến theo cung cách của Stalin. Trong cuốn Tito (10), Milovan Djilas nhắc
tới các trại tập trung nổi tiếng ở Goli Otok trong đó riêng số đảng viên bị giam giữ vì
nghi ngờ phản đảng hay có khuynh hướng thân Liên Xô, còn luyến tiếc Phòng Thông
Tin Quốc Tế Kominform đã có khoảng 15 ngàn người. Những người này thường
xuyên bị tra tấn, có khi bị dúi đầu vào đống phân và khi được thả hầu hết không còn
hình dạng người nữa.
Cảnh tù đầy không thiếu tại Việt Nam và đã được Tauriac lược thuật: ‘’70
hoặc 80 người bị nhét vào một xà lim dành cho 20 người với một cái lỗ đào dưới đất
để tiểu tiện, một chút nước với chút gạo đỏ trộn sạn làm thức ăn, nước uống nhiễm
độc và rất hiếm hoi, không thuốc men, không một tấm mền che gió bấc lạnh thấu
xương ở vài vùng, không thư từ, không thăm viếng...Việc lao động khổ sai bất kể
tuổi tác (nhiều khi cải tạo già hơn 70 tuổi) dưới mặt trời thiêu đốt hay trong gió mùa
khốc liệt...Kẻ hành hạ ‘’không cần nghe nạn nhân giải thích lý do hành động của
mình, cũng không cần nêu bất kỳ lý do nào để cho nạn nhân biết tại sao họ bị
giết’’…Cán bộ tuyên bố với tù nhân là mình được đào tạo để trừng trị cặn bã của xã
hội tư bản bằng cách tận diệt chúng...Đảng đã ra lệnh như thế’’. (11)
Trong A Dragon Embattled, Buttinger đã viết về việc Hồ chí Minh thành lập
Mặt Trận Liên Việt ngày 27.5.1946 như sau: ‘’Thực ra Liên Việt chẳng là gì khác hơn
một thứ siêu Việt Minh. Kẻ nào từ chối không chịu tham gia Mặt Trận Liên Việt sẽ bị
tố cáo là chống độc lập dân chủ và bị dán cho nhãn hiệu phản động, để có thể bị giết
...’’
Và, theo Buttinger, ‘’điều khiến ông Hồ vui là tay chân của ông đã tiêu diệt
được những đảng phái thân Trung Hoa, tức các đảng quốc gia đối lập’’.
Vu cáo, tàn sát, giam giữ những người chống đối để củng cố quyền lực là
hành vi quen thuộc của cả Tito lẫn Hồ chí Minh không cần có điều kiện lịch sử thúc
đẩy và không hề tùy thuộc thái độ của các nước Tây Phương.
Sự tương đồng giữa Tito và Hồ chí Minh còn có trong cả đời sống cá nhân.
Theo Milovan Djilas, các bà vợ và tình nhân của Tito đều ‘’đẹp một cách lạ
lùng’’ và đều rất trẻ. Bà vợ đầu tiên kém Tito 9 tuổi, bà vợ thứ hai kém 12 tuổi, bà vợ
thứ năm và cuối cùng kém 31 tuổi. Tất cả đều không được sống trọn đời với Tito.
Ngay Jovanka Budisavljevic duyên dáng, đẹp tuyệt vời, kém Tito 31 tuổi, từng qua
nhiều năm chăm sóc Tito với tư cách trợ lý, thư ký, bảo vệ...trước khi thành hôn,
cũng bị Tito ruồng bỏ vào lúc ông đã ngoài 80 tuổi khiến không ai dám nhắc tới tên
bà nữa.
Milovan Djilas vốn rất thân với Tito khi chưa ly khai và chưa bị bỏ tù nên biết
nhiều về liên hệ gia đình của Tito, kể rằng khi Tito bị bệnh thập tử nhất sinh, Bác Sĩ
Lavric đã tâm sự với Djilas là nếu không có Jovanka (lúc ấy còn vài năm nữa mới
317 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thành hôn với Tito) và một bà phước ở bên cạnh để săn sóc bệnh nhân thì Bác Sĩ đã
không dám tiến hành giải phẫu.
Jovanka yêu Tito đến độ tận tụy với nhiệm vụ như một bà phước, nhưng
chẳng những bị Tito ruồng rẫy vào những năm cuối đời mà ngay khi mới lấy nhau
cũng không được Tito đối xử một cách xứng đáng. Trong tác phẩm mang tựa đề
Tito, Djilas viết về cuộc hôn nhân này như sau: ‘’Cuộc hôn phối thật bất hạnh và tàn
phá, đặc biệt đối với Jovanka. Bà không có cuộc sống riêng bên ngoài nhóm cận
thần của Tito và công việc tẻ nhạt thường ngày theo nhiệm vụ của bà. Nhiều buổi tối
khi chúng tôi đến thăm Tito, chúng tôi đã thấy bà phải ngồi ở lối đi của sảnh đường
để canh chừng cùng với đoàn hộ tống của chồng cho đến khi Tito đi ngủ. Trong hoàn
cảnh đó, sự thèm muốn và đố kỵ, sự ngờ vực từ phía những người xung quanh là
điều không thể tránh. Sự thân mật giữa bà với Tito sẽ có thể bị giải thích bằng nhiều
cách khác nhau, bất lợi và bất công cho bà, như: Hám danh, bợ đỡ, hai lòng, đa
dâm, lợi dụng sự cô đơn của Tito, tham lam. Đôi khi nhân viên an ninh, vì ác tâm
hoặc nghi ngờ đã bắt bà phải ăn thử trước những món ăn mà bà nấu cho chồng với
tất cả tình yêu của mình’’. (12)
Bà vợ thứ hai có một sắc đẹp quý phái trưởng giả, tên Harta Hass, kém Tito
12 tuổi, đã bị Tito ruồng rẫy để lấy bà thứ ba là Zdenka. Harta từng khóc nức nở trên
vai Milovan Djilas khi nghe tin Tito bỏ bà để gắn bó với Zdenka.
Về mặt này hiển nhiên Hồ chí Minh không thua kém Tito. Tăng Tuyết Minh
cũng rất chung tình, đảm đang, chăm lo cho chồng nhưng chỉ được ở với chồng một
thời gian ngắn. Khi Hồ chí Minh thành công, trở thành Chủ Tịch Nhà Nước đã tuyệt
nhiên không nhớ tới cô nữa, dù nhiều lần cô gửi thư, nhờ cả Tòa Đại Sứ cộng sản
Việt Nam ở Bắc Kinh và các nhà lãnh đạo Trung Quốc can thiệp.
Rồi Nông Thị Xuân cũng rất đẹp, rất trẻ, kém Hồ chí Minh trên 40 tuổi, có con
với Hồ chí Minh đã bị ruồng rẫy và hạ sát thê thảm. Những người khác như Nguyễn
thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc v.v…dù đã có con với Hồ chí Minh cũng bị đẩy ra xa kể
như không quen biết.
Về phương diện này, Hồ chí Minh khác với Tito là có nhiều mối tình và có số
lượng phụ nữ ở bên cạnh đông hơn. Một điểm khác nữa là Tito xử sự tương đối
công khai, không lén lút, giả đạo đức. Tito không che giấu chuyện tình cảm, không ra
lệnh cho đảng che giấu giùm để tạo huyền thoại hy sinh trọn đời cho cách mạng giải
phóng dân tộc, quên hết tình cảm bản thân....
Giữa Tito và Hồ chí Minh cũng còn một khác biệt trong đời sống riêng. Cả thế
giới đều biết Tito rất thích ở nhà đẹp và sang trọng. Chỗ ở của Tito thường là những
lâu đài vua chúa thời xưa. Tito còn bỏ công quỹ xây thêm một tư dinh vĩ đại theo kiểu
tối tân. Riêng Hồ chí Minh không chiếm Phủ Toàn Quyền cũ hay Tòa Khâm Sứ mà
chỉ cho làm một ngôi nhà gỗ bên cạnh. Về căn nhà này, Hoàng quốc Kỳ đã châm
biếm, mỉa mai là tấn kịch giả dối vụng về với dụng ý tuyên truyền cho tính giản dị và
gần gũi dân chúng. Dù sao, đây cũng là sự khác biệt của Hồ chí Minh so với Tito.
Những khác biệt hoặc tương đồng về đời sống riêng tư chắc chắn không quan
trọng đủ khiến có sự tiếc rẻ cho việc Pháp-Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội biến Hồ chí Minh
thành Tito để xoay chiều lịch sử theo một hướng khác.
Thực ra, cơ hội đó thực sự có hay không ?
Luận cứ thứ nhất do Jean Lacouture đưa ra để chứng minh cho cơ hội này là
sự đặc biệt lưu tâm của Hồ chí Minh tới nước Mỹ và chính trị Mỹ. Theo Jean
Lacouture, Hồ chí Minh từng tới Mỹ vào khoảng 1915-1916, từng gửi yêu sách 8
điểm cho hội nghị Versailles do sáng kiến của Tổng Thống Mỹ Willson vào tháng
6.1919, từng giúp viên phi công Shaw của Mỹ bị rớt máy bay tại Cao Bằng cuối năm
1944 rồi sau đó cộng tác với toán đặc vụ tình báo Mỹ OSS tại Hoa Nam để được
318 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
giúp đỡ về võ khí, từng trích Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ vào Tuyên Ngôn Độc Lập Việt
Nam đọc ngày 2.9.1945, khi ở tù làm thơ từng nhắc đến tên ứng cử viên Tổng
Thống Mỹ Wendell Willkie, từng nghiên cứu Tam Dân Chủ Nghĩa vì Tôn Dật Tiên nói
đến Abraham Lincoln, từng lưu tâm tới chính sách chống thực dân của Tổng Thống
Mỹ Roosevelt và tại Hà Nội thời 1945-1946 đã có một hội Hữu Nghị Việt Mỹ, đồng
thời trên khắp phố phường luôn xuất hiện cờ Mỹ và nhiều biểu ngữ bằng tiếng Anh,
chứ không có biểu ngữ nào bằng tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa, hay tiếng Nga v.v...
Có thể kể thêm hàng loạt những sự kiện loại này, nhưng nếu cho đây là bằng
chứng cụ thể về sự thành tâm muốn kết thân với Mỹ, muốn trở thành đồng minh của
Mỹ thì rõ ràng đã quá cường điệu hóa. Vì hết thẩy đều vụn vặt và nặng tính cá nhân
không đủ tầm vóc biểu hiện một chính sách quốc gia, thậm chí vô nghĩa, chẳng hạn
việc Hồ chí Minh từng đặt chân lên đất Mỹ, việc Hồ chí Minh khi còn tham gia nhóm
Phan Chu Trinh gửi yêu sách 8 điểm cho hội nghị Versailles, việc tương quan với
nhóm tình báo đặc vụ Mỹ tại Hoa Nam, một câu thơ viết trong tù hay cờ Mỹ tung bay
tại Hà Nội…Các sự kiện này đã được gán cho cái ý nghĩa mà bản thân không đủ tầm
vóc chứa đựng.
Luận cứ thứ hai được nhắc tới là bản tính dịu ngọt, mềm mỏng và ý hướng
của Hồ chí Minh muốn kết thân với Mỹ theo ghi nhận của một số nhân viên tình báo
đặc vụ Mỹ OSS từng có mặt một thời gian tại vùng Việt Bắc, đặc biệt là thái độ thân
hữu của các cán bộ lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh biểu hiện bằng hành vi Võ nguyên
Giáp đã đứng nghiêm đưa nắm tay chào khi nghe cử bản quốc thiều Mỹ…
Nêu tính nết con người và cách xã giao giữa một số cá nhân để suy luận đã
có cơ hội bằng vàng xoay chiều lịch sử là vấn đề cần xét lại về tính nghiêm túc.
Nhưng Duiker vẫn dựa theo đó và nêu thêm mấy lá thư Hồ chí Minh nhờ gửi
tới nhà cầm quyền Mỹ đương thời.
Lá thư thứ nhất viết đầu tháng 5.1945 nhờ Thiếu Tá Patti chuyển cho phái
đoàn Mỹ tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc. Nội dung thư kêu gọi Hội Nghị trên ủng hộ nền
độc lập của Việt Nam, ký tên Đảng Quốc Dân Đông Dương.
Lá thư thứ hai nhân danh Mặt Trận Việt Minh viết ngày 15.8.1945 gửi cho
Trung Úy Mỹ tên John nhờ chuyển về Bộ Chỉ Huy của ông ta với nội dung như sau:
‘’Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng của Mặt Trận Việt Minh yêu cầu nhà cầm quyền Hoa
Kỳ báo cho Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi đã đứng về phía Liên Hiệp Quốc chống
lại bọn Nhật. Nay bọn Nhật đã đầu hàng. Chúng tôi yêu cầu Liên Hiệp Quốc thực
hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và
độc lập’’. (13)
Sau đó, từ 29.9.1945 tới 16.2.1946, Hồ chí Minh gửi thư 7 lần gồm 2 lần gửi
Ngoại Trưởng James Byrnes và 5 lần gửi Tổng Thống Truman. Trong 7 lá thư này, 4
lá lập lại nội dung 2 lá thư nhờ các sĩ quan OSS chuyển và 3 lần gửi vào ngày
18.10.1945, 18.1.1946, 16.2.1946 còn gửi chung cho các nhà lãnh đạo Anh, Hoa,
Nga.
Nội dung riêng biệt chỉ có trong 3 lá thư ngày 1.11.1945, 29.9.1945 và
9.11.1945.
Thư ngày 1.11.1945 gửi Ngoại Trưởng Mỹ James Byrnes, Hồ chí Minh nhân
danh chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đề nghị ‘’được gửi phái đoàn khoảng
50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để thiết lập quan hệ văn hóa thân thiết với thanh
niên Mỹ và xúc tiến việc nghiên cứu kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lãnh vực
chuyên môn khác’’. (14)
Thư ngày 29.9.1945, gửi Tổng Thống Truman, Hồ chí Minh ngỏ lời phân ưu
về trường hợp Trung Tá OSS Mỹ Dewey bị hạ sát tại Sài Gòn ngày 26.9.1945.
319 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thư ngày 9.11.1945, gửi Tổng Thống Truman, Hồ chí Minh tả về cảnh đói của
dân chúng Việt Nam, xin được Mỹ viện trợ và giúp ngăn chặn quân Pháp trở lại Việt
Nam. Lời yêu cầu giúp ngăn chặn quân Pháp cũng được Hồ chí Minh gửi cho Tưởng
Giới Thạch trong các lá thư khác.
Trong cùng thời điểm đó, theo ghi nhận của Võ nguyên Giáp, Hồ chí Minh vẫn
không ngừng nhắc mọi người rằng ‘’Hồng Quân Trung Hoa mới là bạn của ta. Quân
đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch chính là kẻ thù của nhân dân và cách
mạng Trung Quốc, cũng là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Việt Nam’’. (15)
Như vậy, những lá thư trên không dễ coi là bằng cớ cho ý muốn thành thực
kết thân.Võ nguyên Giáp cũng nói rõ dụng tâm che giấu thực chất cộng sản trong
thời gian này: ‘’Đầu tháng Chín, Bác ra mắt nhân dân với danh hiệu Chủ Tịch Hồ chí
Minh. Đó là một bí danh Bác đã dùng mấy năm trước để che mắt bọn Quốc Đân
Đảng Trung Hoa. Những người cách mạng đã qua thời kỳ ẩn náu, lẩn tránh, về sống
giữa đồng bào, nhưng mọi hoạt động của đảng vẫn tiến hành theo phương thức bí
mật…Hầu hết đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa cán bộ Việt Minh’’. (16)
Vì thế, hai lá thư gửi tới các giới chức Mỹ qua sự chuyển giao của Thiếu Tá
Patti và Trung Úy John đều nhấn mạnh mục tiêu tranh thủ độc lập cho dân tộc và
còn ẩn danh dưới một đoàn thể không hề có mặt trên thực tế là Đảng Quốc Dân
Đông Dương. Yếu tố thành tâm mà Duiker và nhiều người khác nhắc tới là điều hết
sức đáng ngờ.
Nói về cùng sự kiện này, Bernard Fall cho rằng Hồ chí Minh cố tình tỏ ra thân
Mỹ chỉ với mục đích mong được tiếp trợ về võ khí và hư trương là được phe Đồng
Minh công nhận hầu che kín thực chất cộng sản trong sự vận dụng chiêu bài giải
phóng dân tộc đối với quần chúng và các phe phái chính trị đương thời.
Tiết lộ của Cựu Hoàng Bảo Đại vào đầu thập niên 1990 xác nhận quan điểm
của Bernard Fall rất gần thực tế.
Trước khi qua đời, Cựu Hoàng Bảo Đại đã gián tiếp thú nhận mình lầm khi nói
với một nhà báo về lý do thoái vị trao quyền cho Hồ chí Minh như sau: ‘’Lúc ấy tôi chỉ
biết Hồ chí Minh có chí hướng quốc gia muốn mưu tìm độc lập, thống nhất cho Việt
Nam. Hồ chí Minh được giới thiệu như người cộng tác với Đồng Minh và được Đại
Tá Patti trong tổ chức OSS ở Vân Nam của Mỹ ủng hộ’’. (17)
Dù sao, tất cả đều trở thành việc đã rồi.
Tuy nhiên cứ giả dụ lịch sử thực sự xoay chiều khiến Hồ chí Minh trở thành
Tito Việt Nam thì có tránh được cái hậu quả thảm khốc cho nhân dân Việt Nam và
cho cả thế giới như W.J. Duiker và một số tác giả khác đã nói không ?
Điều kiện xoay chiều lịch sử được nêu ra chỉ đơn giản là Tổng Thống Truman
chấp thuận ủng hộ Hồ chí Minh. Có điều kiện này, Pháp không thể đưa quân trở lại
Việt Nam khiến bùng nổ cuộc chiến 1945-1954 và Việt Nam hoàn toàn độc lập thống
nhất, nằm ngoài vòng chi phối của Liên Xô nên Mỹ không cần đưa quân tới chống
cộng sản kéo dài cuộc chiến thêm 20 năm. Nền tảng của xác quyết này hết sức
mong manh vì chỉ là sự phán đoán về thái độ của cả Pháp lẫn Hồ chí Minh theo chủ
quan.
Trên thực tế, sau khi Pétain chính thức đầu hàng Đức ngày 22.6.1940, ảnh
hưởng Nhật bao trùm khắp Đông Dương nhưng chính quyền tại đây vẫn nằm trong
tay Pháp.
Năm 1943, trước và sau cuộc đổ bộ Phi Châu của đồng minh, lực lượng
kháng chiến Pháp do De Gaulle lãnh đạo đã có nhiều nỗ lực ngoại giao cùng các
hành động chuẩn bị tiếp tục duy trì chủ quyền tại Đông Dương.
Ngày 8.12.1943, De Gaulle công bố chính sách đối với các quốc gia Đông
Dương với lời hứa hẹn ‘’từng bước trao trả quyền tự trị’’ cho vùng đất này, tuy nhiên
320 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
lại lập Ủy Ban Hành Động Giải Phóng Đông Dương-Comité d’Action pour la
Libération de l’Indochine, lập Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương-Forces
Expéditionnaires Francaises d’Extrême-Orient và cử Tướng Mordant làm Cao Ủy
Đông Dương.
Suốt thời gian này, các giới lãnh đạo Mỹ thường chống lại quan điểm của De
Gaulle về Đông Dương mà kết quả cụ thể là Hội Nghị Cairo tháng 11.1943 và đặc
biệt là hội nghị Postdam tháng 7.1945 không dành cho Pháp vai trò nào tại Đông
Nam Á, dù ngày 24.3.1945, De Gaulle đã công bố một số cải cách trong chính sách
về Đông Dương với các điểm sau:
- Liên Bang Đông Dương sẽ được thành lập bao gồm 5 xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ, Ai Lao, Cao Miên và nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
- Liên bang sẽ có một Quốc Hội do dân cử thông qua các cuộc đầu phiếu tự
do và có quyền tự trị về kinh tế tài chính.
- Liên Bang được lãnh đạo bởi một Chính Phủ với thành phần nhân sự gồm
một nửa là người bản xứ, do một toàn quyền Pháp lãnh đạo. Pháp sẽ thay mặt cho
liên bang trong các hoạt động ngoại giao.
- Liên bang sẽ được trao trả quyền tự trị chính trị sau một thời gian tùy thực
tế.
Chính sách trên không được Mỹ tán thành nhưng De Gaulle tiếp tục đi tới.
Ngày 15.8.1945, Đô Đốc D’Argenlieu được cử làm Cao Ủy Đông Dương thay Tướng
Mordant trong khi Bộ Quốc Phòng Pháp đưa một số đơn vị đang đóng tại Đức vào
Lực Lượng Viễn Chinh Đông Dương.
Hai ngày sau, Tướng Leclerc tới Ấn Độ trực tiếp vận động Anh giúp đỡ đưa
một số đơn vị biệt kích Pháp đổ bộ Sài Gòn.
Ngày 24.8.1945, trong dịp chính thức viếng thăm Mỹ, De Gaulle tuyên bố
thẳng tại Hoa Thịnh Đốn: ‘’Thế kỷ 20 này là thế kỷ độc lập của mọi dân tộc kể cả các
quốc gia thuộc địa, nhưng điều này chưa thể xẩy ra ngay tại Viễn Đông…Chính sách
của Pháp đối với các xứ Đông Dương trong lúc này là phải xác lập chủ quyền tại
đây’’. (18)
Kết quả là ngày 23.9.1945, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ tại Sài Gòn, trước
khi Hồ chí Minh gửi thư chính thức cho Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ.
Nếu Truman chấp nhận xiết tay Hồ chí Minh thì cuộc chiến cũng đã mở màn
và thực tế cho thấy cái xiết tay này khó có uy lực buộc Pháp thay đổi đường lối mà
De Gaulle vạch ra từ mấy năm trước với những chuẩn bị ráo riết để sẵn sàng tiến
hành. Bởi ngay khi đưa quân trở lại Đông Dương, De Gaulle vẫn phải chống chọi với
thái độ phản đối của Mỹ và tỏ ra không hề nao núng.
Về phần Hồ chí Minh sẽ có thái độ nào đối với Mỹ, có thực sự trở thành đồng
minh của Mỹ và sẵn sàng tách khỏi khối Liên Xô không ?
Sau khi Stalin tuyên bố giải tán Đệ Tam Quốc Tế, Tổng Bí Thư Trường Chinh
đã đưa ra chỉ thị ngày15.7.1943: ‘’Vô luận trong tình thế nào, những người cộng sản
Đông Dương cũng không được sao lãng việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và
việc phát triển tổ chức Đảng…không được hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, coi
thường nhiệm vụ Đảng hoặc làm lu mờ sứ mệnh thiêng liêng của giai cấp vô sản
Đông Dương’’. (19)
Trong lúc Hồ chí Minh gửi thư tỏ ý muốn kết thân với Mỹ và tuyên bố giải tán
đảng, Ban chấp hành trung ương đảng tiếp tục đưa ra chỉ thị ngày 25.11.1945 nêu
rõ: ‘’Kẻ thù cụ thể trước mắt lúc này là bọn phản động Pháp. Chúng chủ trương câu
kết với đế quốc Mỹ và đế quốc Anh để bao vây Liên Xô’’.
Đồng thời, đường lối tuyên truyền và ngoại giao của đảng theo chỉ thị của Hồ
chí Minh là ‘’phải lợi dụng sự mâu thuẫn của Trung Hoa-Mỹ và Anh-Đờ Gôn’’. Chính
321 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
vì thế, Võ nguyên Giáp không tiếc lời xỉ vả Nguyễn Tường Tam do chủ trương tìm sự
giúp đỡ từ phía Mỹ. Vào lúc Hồ chí Minh ve vuốt các Quân Nhân Mỹ có mặt ở Hà
Nội, gửi thư tới giới lãnh đạo Mỹ thì Võ nguyên Giáp kết án mọi xu hướng ngả về
phía Mỹ: ‘’Những phần tử phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng trong chính phủ
liên hiệp chủ trương nên tìm chỗ dựa ở Tưởng và Mỹ. Ngày 12 tháng Ba, Nguyễn
Tường Tam tới Bộ Ngoại Giao nhận chức, tuyên bố: ‘’Trung Hoa và Mỹ có nhiệm vụ
duy trì nền hòa bình ở Viễn Đông’’. Y luôn luôn nhắc tới việc cần liên hệ với Mỹ, cần
tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ…’’ (20)
Nguyễn Tường Tam bị kết án vì thực sự muốn kết thân với Mỹ, trong khi đảng
cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh luôn coi Mỹ-Anh là đế quốc
thù địch với Liên Xô và chỉ muốn khai thác tình thế đương thời để lợi dụng Mỹ thôi. Ý
nghĩa thực của những diễn biến trên chỉ có thể ghi nhận như thế.
Cho nên Tưởng Vĩnh Kính từng nhận định: ‘’Hành động ‘’liên kết với Mỹ’’ và
‘’bài Hoa’’ của ông Hồ và Mặt Trận Việt Minh hoàn toàn đặt cơ sở trên nỗi thao thức
về vấn đề sinh tồn và phát triển của bản thân họ’’, bởi Hồ chí Minh luôn trung thành
với điều đã ghi trong tác phẩm Con Đường Kách Mệnh: ‘’Một là, nhiệm vụ cách
mạng không phải vì một thiểu số người nào mà vì quảng đại giai cấp công nhân và
quần chúng nông dân, do đó cần phải tổ chức quần chúng. Hai là, cách mạng tất yếu
phải chịu sự chỉ huy của chủ nghĩa Mác Lênin. Ba là, cuộc vận động cách mạng ở
mỗi quốc gia phải được kết hợp chặt chẽ với giai cấp vô sản quốc tế, công nhân và
quần chúng nông dân phải phân biệt rõ giữa đệ tam và đệ tứ quốc tế.’’
Theo Tưởng Vĩnh Kính, mục đích tối hậu của Hồ chí Minh là đoạt chính quyền
để tiến hành cách mạng vô sản quốc tế nên nỗi thao thức chính yếu lúc đó không
phải vấn đề ‘’có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không’’, mà là vấn đề ‘’bản
thân Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không...’’ (21)
Khi đặt vấn đề Hồ chí Minh là người quốc gia hay cộng sản, Bùi Tín cũng phát
biểu: ‘’Thật ra ông Hồ chí Minh ít có chính kiến riêng về đường lối chính trị. Đến tinh
thần dân tộc trong tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như ông Tito ở Nam Tư, ông Hồ
cũng không có. Ông tuyệt đối tin ở đường lối và kinh nghiệm của Liên Xô, không một
chút phê phán, với thái độ giáo điều’’. (22)
Một người hoàn toàn tin tưởng ở Liên Xô như thế và với chủ trương, đường
lối đã được thực tế biểu thị như thế hẳn khó sẵn sàng từ bỏ Liên Xô để trở thành
đồng minh của Mỹ.
Thực ra, trường hợp Tito ngả về phía Tây Phương đã xẩy ra trong khung
cảnh hoàn toàn khác với khung cảnh Việt Nam.
Tito lúc đó không được Stalin tin cậy và trở thành đối tượng cần loại trừ.
Trong tình thế hiểm nghèo, Tito tách khỏi Cominform, thối thân của Comintern cũ, cả
hai hoàn toàn do Liên xô chi phối. Sự hỗ trợ của Anh-Mỹ chỉ đơn giản là hành vi đáp
ứng trước một thực tế hiển nhiên.
Với Hồ chí Minh, sự việc chỉ nằm trong vòng dự đoán qua những lá thư hoàn
toàn mập mờ trong khi các nguồn tin do Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp nhận không hề ngờ
vực về tương quan giữa Hồ chí Minh với Liên Xô.
Vì vậy, dù vẫn theo đuổi các nỗ lực ngoại giao nhắm thúc đẩy hai phía giải
quyết vấn đề Đông Dương bằng thương thuyết, chính quyền Mỹ đã không thể hoàn
toàn loại bỏ mối lo ngại Liên Xô sẽ mở một đầu cầu tại Đông Nam Á nên Mỹ không
thể dứt khoát nghiêng về phía nào.
Các viên chức trong Đông Nam Á Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Mỹ như Moffat,
Landon ngay từ những ngày đầu năm 1946 đã nhiều lần lui tới Sài Gòn, Hà Nội gặp
gỡ D’Argenlieu và Hồ chí Minh nhưng không tìm được điều kiện dung hòa.
322 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trở ngại lớn nhất là cả hai phía Pháp và Hồ chí Minh đều có những dự tính
nằm ngoài các vấn đề thường được nêu ra trong thương thuyết. Theo đánh giá của
Bộ Ngoại Giao Mỹ, đặc biệt là của Phụ Tá Ngoại Trưởng Dean Acheson, Hồ chí
Minh liên hệ mật thiết với Mạc Tư Khoa và Diên An nên sẽ cố giữ thế toàn quyền
hành động để tiến tới bành trướng ảnh hưởng cộng sản trong tương lai.
Ngược lại, Pháp luôn ngờ vực về sự thành thực của đối phương và cũng
muốn tái lập chế độ bảo hộ. Thực ra, ngay từ thời điểm đó, việc kéo Hồ chí Minh về
phía Tây Phương đã được nghĩ tới qua ghi nhận của lãnh sự Mỹ Reed tại Sài Gòn
trong báo cáo với Bộ Ngoại Giao Mỹ là thái độ trung lập của Mỹ đối với vấn đề Đông
Dương có thể khiến Hồ chí Minh ngả về phía Liên Xô. Thông báo ngày 16.12.1946
của Ngoại Trưởng Byrnes gửi các Đại Sứ Mỹ xác nhận mối liên hệ chặt chẽ với Đệ
Tam Quốc Tế của Hồ chí Minh có thể coi như lời giải đáp.
Vấn đề có thể hiểu là không làm được chứ không phải bỏ lỡ không chịu làm.
(23)
Một điểm so sánh đáng kể khác giữa Hồ chí Minh và Tito, là ‘’Tito tiếp thu chủ
nghĩa Mác-Lênin với tinh thần dân tộc’’, như Bùi Tín đã nhận định, trong khi ‘’Hồ chí
Minh là tông đồ nhiệt thành của tín ngưỡng cộng sản’’ theo mô tả của Krutshchev.
Hồ chí Minh và Tito không hoàn toàn giống nhau về tương quan với cộng sản,
tuy cả hai đều trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và Stalin. Tito vận dụng chủ
nghĩa cộng sản như một phương tiện củng cố quyền lực và giới hạn trong phạm vi
một quốc gia còn Hồ chí Minh say sưa với giấc mơ tiến tới nền chuyên chính vô sản
trên toàn thế giới.
Trên thực tế, Hồ chí Minh được người lãnh đạo tối cao là Stalin tin cậy còn
Tito thì ngược lại. Vào lúc Tito cảm thấy tính mạng và địa vị bị đe dọa thì Hồ chí Minh
hoàn toàn thoải mái, nên giữa cảnh ngộ khó khăn của Việt Nam 1945 vẫn đặt nặng
vấn đề bảo vệ Liên Xô qua lời Võ nguyên Giáp: ‘’Kẻ thù cụ thể trước mắt lúc này là
bọn phản động Pháp…câu kết với đế quốc Mỹ và đế quốc Anh để bao vây Liên Xô’’.
(24)
Trong nỗi thao thức của Hồ chí Minh, Liên Xô lớn hơn Việt Nam và vấn đề
đoạt thủ quyền lực cho đảng cộng sản lớn hơn nền độc lập dân tộc. Hồ chí Minh
không nhìn Liên Xô như một quốc gia mà như một mục tiêu phụng sự. Đây không
phải ý nghĩ chủ quan của Tưởng Vĩnh Kính mà là tiếng nói cất lên từ những diễn
biến thực tế đã có.
Cho nên, cộng sản Việt Nam nguyền rủa Tito là ‘’phản bội để kiếm đô la Mỹ’’
và Hồ chí Minh đã làm một việc hết sức bất thường là đả kích Tito liền ngay sau
ngày 22.2.1950 là ngày Nam Tư công bố sẵn sàng lập bang giao với Việt Nam theo
Hồ chí Minh yêu cầu.
Trong cuốn Tito (25), Vladimir Dedijer cho rằng việc Hồ chí Minh yêu cầu Nam
Tư công nhận Việt Nam chỉ là thủ đoạn của Liên Xô nhắm đẩy Tito vào thế khó khăn
trong bang giao với Pháp, Mỹ do Hồ chí Minh được lệnh thực hiện.
Liệu chỉ bằng một cử chỉ bắt tay thân thiện, Tổng Thống Mỹ Truman có thể
biến đổi hoàn toàn con người Hồ chí Minh như thế thành thù địch với Liên Xô như
Tito không ?
Câu trả lời thuận tình nhất khó tránh là một câu phủ định.
Từ lời nói, từ việc làm, Hồ chí Minh luôn chứng tỏ chỉ muốn lợi dụng Mỹ để
tranh thủ các mục tiêu của mình như đã từng lợi dụng Trung Hoa Dân Quốc, lợi
dụng các đảng phái quốc gia và lợi dụng chiêu bài giải phóng dân tộc.
Do đó, nếu Truman bắt tay Hồ chí Minh thì cũng chỉ có nhiều triển vọng là
thêm một nạn nhân sập bẫy, không hơn không kém. Trong trường hợp này, Hồ chí
Minh có thể dễ dàng hơn trong việc củng cố quyền hành cho bản thân và đảng cộng
323 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
sản Đông Dương để mau chóng tiến hành ‘’nhiệm vụ quốc tế’’ tại Đông Nam Á là
quét sạch ảnh hưởng chủ nghĩa tư bản tại đây.
Như thế, có thể Mỹ sẽ phải đối đầu với một cuộc chiến khốc liệt hơn và Việt
Nam còn có thể biến thành cuộc chiến toàn cầu gây chết chóc nhiều hơn nữa.
Nhưng cứ giả sử Hồ chí Minh dám tách khỏi Liên Xô như Tito và Mỹ tránh
được cuộc chiến tại Việt Nam thì nhân dân Việt Nam hiển nhiên vẫn phải sống dưới
một chế độ độc tài sắt máu. Vì Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam cũng giống như
Tito và ‘’Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư’’ (26) vẫn theo chủ nghĩa cộng
sản, vẫn áp dụng chế độ độc đảng, vẫn tàn sát những người không chịu cúi đầu tuân
phục…
Tổng Thống trọn đời Tito đã đem lại cho đất nước Nam Tư cuộc sống đầy bất
công và áp bức.
Thực tế Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh không khác bao nhiêu.
Dù có cái bắt tay của Truman hay không, lịch sử vẫn đã xoay theo đúng hướng của
nó.
CHÚ THÍCH
01.- Theo tài liệu chính thức, Hồ chí Minh sinh năm 1890. Nhưng cũng có
những tài liệu khả tín khác nói Hồ chí Minh tuổi con Mèo tức sinh năm Tân Mão,
1891. Riêng tài liệu hộ tịch của làng Kim Liên, theo Sử Gia Daniel Hemery, ghi Hồ
chí Minh sinh năm 1894.
02.- The Lost Revolution, Robert Shaplen, trang 28.
03.- Nxb Westview Press, Colorado 1985.
04.- Thuộc chủng tộc Serb, trong khi Tito người gốc Croat.
05.- Trong Thế Chiến II, quân đội Chetniks (thuộc sắc dân Serbia) của
Mihaelovic bị cộng quân tấn công tàn sát dữ quá, đã có lúc phải tạm dựa vào quân
Đức, nhưng vẫn được quân Anh kháng Đức tiếp tế, yểm trợ.
06.- Theo Milovan Djilas trong cuốn Tito, Stalin nói câu này vào lúc khiển
trách phái đoàn Ba Lan về sự do dự yếu kém của cộng đảng Ba Lan đối với phe đối
lập. Một Nhà Ngoại Giao rất trẻ thuộc đảng cộng sản Ba Lan kể lại cho tác giả khi
ngồi trên xe với ông. Sách đã dẫn, trang 39.
07.- Chúng tôi không dùng từ ‘’toàn trị’’ để dịch từ ‘’totalitarian regime’’, vì nó
không lột hết nghĩa chuyên chế, cực quyền mà còn có thể gây hiểu lầm là một chế
độ cai trị tốt (toàn hảo, toàn thiện).
08.- Theo Bùi Xuân Quang. Xin đọc chương về Nhóm Đường Mới.
09.- Bản dịch Anh Ngữ xuất bản tại Hoa Kỳ 1980, trang 71-91
10-12.- Viêt Nam, le dossier noir du communisme, Michel Tauriac, Bản Việt
ngữ, trang 308, 45
11.- Sách đã dẫn, trang 144-145
13-14.- BNTS, Tập2 trang 228, 261, 57
15-16-20-24.- Những năm tháng không thể nào quên, Võ nguyên Giáp,
trang 30, 68-69, 19, 183
17.- Diễn Đàn Phụ Nữ, tháng 9.1992. Bài phỏng vấn của ký giả Phan Thế
Trường.
18-19.- Việt Nam những sự kiện lịch sử, Dương trung Quốc, trang 417, 366
21.- Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Tưởng Vĩnh Kính , trang 361
22.- Mặt thật, Thành Tín, trang 99
23.- Nội dung thông báo của James Byrnes cho biết Hồ chí Minh tương quan
mật thiết với Liên Xô và hướng nhắm của Hồ chí Minh trong ‘’giai đoạn đầu là thực
hiện một quốc gia độc lập rồi tiến tới cộng sản hóa’’ Theo Việt Nam niên biểu,
Chính Đạo, trang 369
324 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
25.- Nxb Simon and Schuster, New York 1953.
26.- Danh xưng của cộng đảng Nam Tư kể từ sau đại hội 6 của đảng này vào
năm 1952, 4 năm sau khi ly khai khối cộng sản Liên Xô.


CHƯƠNG LI


HỒ CHÍ MINH
VÀ VỊ ĐẠI ANH HÙNG ÁI QUỐC


Không một ai thắc mắc khi nghe nhắc Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung…là những đại anh hùng cứu quốc hoặc Trần Bình Trọng, Lê Lai hay Phan
Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học…là những anh hùng dân tộc và
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…là những nhà cách mạng yêu nước.
Cũng không một ai thắc mắc khi các danh xưng trên không được dành cho
nhiều nhân vật lịch sử lừng danh như Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung,
Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh…
Vấn đề không phản ảnh thái độ gán ghép chủ quan mà thể hiện sự đáp ứng
trọn vẹn các tiêu chuẩn trong hàm nghĩa của ngôn từ. Hành vi và quyền lực của Trần
Thủ Độ chưa dễ có người sánh nổi hoặc vượt qua, nhưng Trần Thủ Độ vẫn mãi mãi
chỉ là Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ là nhân vật trung tâm gây dựng một triều đại lẫy
lừng nhưng lịch sử đã ghi nhận xu hướng mưu đồ cho một dòng họ và thủ đoạn
tranh đoạt quyền hành bá đạo. Trần Thủ Độ đã thành công, đã chứng tỏ tầm vóc phi
thường nhưng không phải anh hùng, cũng không phải người yêu nước.
Lịch sử không nghiệt ngã, thiên kiến nhưng công bằng.
Bởi danh hiệu anh hùng, yêu nước luôn bác bỏ việc đặt quyền lợi cá nhân
hoặc phe phái cao hơn cuộc sống toàn dân và bác bỏ mọi hành vi đi ngược nhân
tính. Ở các trường hợp trên, mọi tiêu chuẩn trong hàm nghĩa của ngôn từ đều được
thực tế đáp ứng nên danh chính khiến ngôn thuận, và vì thế, không còn thắc mắc.
Trong trường hợp Hồ chí Minh, việc phù hợp với danh hiệu nào không đơn
giản. Tuy đều dựa vào nền tảng thực tế, mọi danh hiệu luôn có vẻ thiếu chính danh
và tiếp tục khơi gợi những thắc mắc.
Người xưng tụng Hồ chí Minh là anh hùng, yêu nước cũng như người kết tội
Hồ chí Minh là phản dân, hại nước đều có thể nêu chứng cớ và đều gặp chống đối.
Người xưng tụng dựa trước hết vào mục tiêu đoàn kết dân tộc chống xâm
lăng, giải phóng đất nước của các tổ chức đấu tranh mà Hồ chí Minh tham dự qua
nhiều thời kỳ.
Kế tiếp, là lòng yêu nước và bản tính nhân hậu bẩm sinh được tô bồi từ thuở
thơ ấu bởi cả hoàn cảnh gia đình lẫn xã hội đã sớm đặt Hồ chí Minh vào sự chọn lựa
ý hướng tự nguyện hy sinh, sống trọn đời gian khổ vì dân, vì nước.
Cuối cùng là thái độ sùng kính mà toàn dân dành cho Hồ chí Minh thể hiện
qua sự triệt để hưởng ứng mọi hành động của Hồ chí Minh, qua danh hiệu Cha già
dân tộc và qua tiếng gọi Bác thân thiết…
Những người khác phủ nhận mọi viện dẫn trên cho rằng tất cả chỉ là trò trình
diễn lường gạt nhắm lôi cuốn quần chúng để khai thác cho tham vọng cá nhân và
mục tiêu truyền bá ảnh hưởng Liên Xô tại vùng Đông Á là nhiệm vụ mà Hồ chí Minh
được Đệ Tam Quốc Tế giao phó.
Bởi, từ thập niên 1920, Hồ chí Minh đã thực sự trở thành tín đồ cộng sản, (1)
đã dứt khoát chọn con đường cách mạng vô sản thế giới và chưa bao giờ tỏ một dấu
hiệu nào cho thấy chỉ dựa vào Liên Xô như một phương tiện khai thác cho cuộc đấu
tranh giải phóng đất nước.
325 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cho nên, Hồ chí Minh từng bị dân chúng gọi là Cáo Hồ, là Quỷ Vương, Mặt
Trận Việt Minh từng bị coi là tiêu biểu của dối trá qua tiếng Vẹm (2) phổ biến từ
1945…
Sự khác biệt như ngày với đêm, như nước với lửa bắt nguồn từ thực tế phức
tạp của một giai đoạn lịch sử mà mỗi sự việc, mỗi biến cố, mỗi hành vi của các nhân
vật đều có thể hiểu theo nhiều cách, tùy thế đứng, tùy trình độ và tùy cả cảm quan
cá nhân. Nói một cách khác, thực tế đã trải nhiều uốn nắn cho phù hợp với những
phát biểu mang nặng tính chủ quan thay vì được giới thiệu chính xác để tự phát
biểu.
Sau ngót 7 năm xuôi ngược mưu sinh, cuối năm 1917, Hồ chí Minh định cư tại
Pháp và bắt đầu tham gia đấu tranh qua tổ chức Những Người Việt Nam Yêu Nước
của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Nhưng toàn bộ hoạt động của Hồ chí Minh
cho tới cuối năm 1920 hoàn toàn không đáng kể, ngoại trừ sự gia nhập Đảng Xã Hội
Pháp theo thúc đẩy của Phan Văn Trường là người lúc đó có nhiều tương quan với
tổ chức này.
Cuối tháng 12.1920, Hồ chí Minh ngả theo nhóm đảng viên Xã Hội ly khai để
một năm sau, cuối tháng 12.1921, có mặt trong số những người thành lập đảng cộng
sản Pháp rồi được cử sang Nga vào năm 1923.
Từ đây, Hồ chí Minh mới thực sự bước vào đấu tranh với một quá trình hoạt
động có thể phân thành 3 thời kỳ chủ yếu:
- Thời kỳ hoạt động giải phóng dân tộc 1924-1945.
- Thời kỳ cầm đầu lực lượng kháng chiến 1945-1954.
- Thời kỳ ‘’chiếu cố miền Nam’’ từ 1954 tới cuối đời.
Thời kỳ hoạt động giải phóng dân tộc của Hồ chí Minh khởi sự cuối năm
1924 tại Hoa Nam là vùng đất quy tụ người Việt Nam lưu vong đấu tranh chống thực
dân Pháp.
Từ đầu thập niên 1920, diễn biến chính trị tại Á Đông không thể rũ bỏ ảnh
hưởng của cuộc chính biến tháng 11.1917 tại Nga. Trong khung cảnh này, việc
Lenin và đảng cộng sản Nga đoạt được quyền lãnh đạo đất nước có tác động hết
sức lớn đối với hết thẩy người Việt Nam đang đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập.
Câu hỏi đến với mọi người lúc đó không phải chủ nghĩa cộng sản ra sao mà
chỉ đơn giản là người Nga có bí quyết gì để lật đổ nổi chế độ Nga Hoàng ?
Nguyện vọng đánh đuổi thực dân Pháp thúc đẩy tâm trạng nôn nóng muốn
nắm ngay bí quyết này. Cho nên, năm 1920, Phan Bội Châu đã tìm gặp các viên
chức Nga tại Bắc Kinh ngỏ ý nhờ giúp đỡ huấn luyện về kỹ thuật đấu tranh.
Phan Bội Châu không đạt ý muốn vì bị đặt trước đòi hỏi phải chấp nhận sự
ràng buộc của Liên Xô.
Ảnh hưởng chính biến tại Nga cũng gây chấn động với giới lãnh đạo cuộc
Cách Mạng Tân Hợi 1911 của Trung Hoa khiến lãnh tụ Tôn Dật Tiên đã chấp nhận
dung nạp cộng sản Trung Quốc để liên kết với Nga qua việc ban bố chính sách Liên
Nga Dung Cộng. Việc liên kết Liên Xô-Trung Hoa Dân Quốc dẫn tới sự xuất hiện
phái bộ cố vấn Borodin tại Quảng Châu là lý do Hồ chí Minh có mặt tại đây từ cuối
tháng 11.1924 với cái tên Lý Thụy (3).
Sự có mặt của Hồ chí Minh khiến Hoa Nam không còn là địa bàn hoạt động
riêng của những người Việt Nam đấu tranh thuần túy cho mục tiêu giải phóng dân
tộc mà bắt đầu có sự chen chân của cộng sản Quốc Tế với mục tiêu vận động giai
cấp đấu tranh tiến tới chuyên chính vô sản thế giới.
Vì tuy là người Việt Nam, Hồ chí Minh đã có mặt với tư cách một cán bộ Đệ
Tam Quốc Tế để thực hiện các nhiệm vụ ghi rõ trong quyết định ngày 25.9.1924
dưới sự chỉ huy trực tiếp của các cán bộ thuộc Bộ Phương Đông Đệ Tam Quốc Tế
326 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
như Hilaire Noulens, Serge Lefrank…và theo lời lẽ của Hồ chí Minh qua bản báo
cáo ngày 18.12.1924 khi bắt đầu có mặt tại đây: ‘’Trong lúc này, tôi là một người
Trung Quốc chứ không phải là một người Việt Nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không
phải là Nguyễn ái Quốc’’.
Công việc trước mắt của Hồ chí Minh cũng được ghi rõ trong một văn thư của
Quốc Tế Nông Hội thuộc Đệ Tam Quốc Tế: ‘’Theo nghị quyết của đoàn chủ tịch ngày
31.7 (1925), đồng chí được phân công phụ trách không những phong trào của nông
dân Trung Quốc mà còn của tất cả các thuộc địa mà đồng chí có thể liên hệ được từ
Quảng Châu, nghĩa là của Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan và Nam Dương.
Đồng chí đặt ngay liên lạc với những thuộc địa trên và tiến tới lập những nông hội ở
đấy’’.
Thời gian này, Hồ chí Minh thường xuyên báo cáo công tác của mình và
nguyên văn một đoạn báo cáo gửi về Mạc Tư Khoa mùa hè 1926 như sau:
‘’Từ khi tới đây tôi đã làm những việc sau đây cho Đông Dương:
1. Lập một tổ chức bí mật.
2. Lập một hội nông dân (của những Việt Kiều sống ở Xiêm).
3. Lập một nhóm thiếu niên tiền phong Đông Dương, con cái công nông. Các
cháu đang ở Quảng Châu do chúng tôi nuôi dậy.
4. Tổ chức một nhóm phụ nữ cách mạng (bắt đầu từ tháng tư, có khoảng 12
thành viên)
5. Lập một trường tuyên truyền...’’.
Bản báo cáo còn đề cập tới vấn đề tài chánh cung cấp bởi Đệ Tam Quốc Tế:
‘’Các chuyến đi dài ngày (khoảng 2 tuần) nguy hiểm và tốn kém nhiều mà
phương tiện của chúng tôi lại ít ỏi (với tiền lương của tôi cộng với tiền lương của một
trong số các đồng chí Liên Xô, công việc vẫn chưa chạy nhanh như mong muốn)...’’
(4)
Không thể xóa bỏ nguồn cỗi Việt Nam, nhưng Hồ chí Minh không còn coi
mình là người Việt Nam như lời tự xác nhận vì đã chọn ý hướng phục vụ Đệ Tam
Quốc Tế, được tổ chức này nuôi dưỡng và chỉ thị trong từng bước hành động.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả trong thực tế, Hồ chí Minh không thể công khai hóa
tư cách cộng sản mà cần có bộ áo quốc gia che kín thân hình màu đỏ xẫm của mình
tức không thể tách rời khỏi hàng ngũ người Việt Nam yêu nước.
Theo đúng chiến lược Lenin ‘’đường tới Paris phải qua Bắc Kinh’’, Liên Xô
đặc biệt chú trọng việc bành trướng ảnh hưởng về phương Đông mà hầu hết các
quốc gia đều mất quyền tự chủ nên đang sôi sục nguyện vọng giải phóng dân tộc.
Lenin đã đề ra sách lược liên minh qua chính sách mặt trận dân tộc với lời
nhắc nhở:
‘’Thắng lợi của cách mạng thế giới sẽ không thể có, nếu không có liên minh
cách mạng giữa vô sản tại các nước tiên tiến với các dân tộc bị áp bức tại các thuộc
địa bị nô dịch’’.
Liên minh để tăng sức mạnh cho giai cấp vô sản đồng thời phân rẽ kẻ thù tư
sản thành từng cụm nhỏ cô lập.
Tại phương Đông, cụm kẻ thù đầu tiên là các chính quyền thực dân và liên
minh là đoàn kết với các thành phần chống đối thực dân. Nhưng nghĩa chữ đoàn kết
theo cộng sản đã được Bùi Tín nêu rõ như sau: ‘’Với những người lãnh đạo cộng
sản, chữ đoàn kết có ý nghĩa khác với ý nghĩa thông thường...
Đoàn kết luôn có nghĩa và chỉ có một ý nghĩa là: Theo tôi! Đoàn kết trong Mặt
Trận Việt Minh, trong Mặt Trận Liên Việt hay trong Mặt Trận Tổ Quốc có nghĩa là
theo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, chịu mọi sự áp đặt của Đảng cộng sản. Nói
327 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
khác với Đảng, cãi lại Đảng là vi phạm tinh thần đoàn kết, là phá vỡ khối đoàn kết, là
có tội…
Ngay ở trong Đảng, vấn đề giữ đoàn kết của Đảng như con ngươi của mắt
mình, có nghĩa là luôn phải tuân theo ý kiến của lãnh đạo, không được có ý kiến
khác, nếu có ý kiến khác thì liền bị kết tội bè phái, chia rẽ, phá vỡ sự đoàn kết, thậm
chí là phản bội, phản động…
Trong phe xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với Liên Xô luôn bao hàm ý tuân theo
sự lãnh đạo và chỉ huy của Liên Xô, những ý kiến của Liên Xô phải coi là chỉ thị để
chấp hành nghiêm chỉnh.
Trong mối quan hệ trên bán đảo Đông Dương, giữa ba nước Việt-Miên-Lào
cũng vậy, đoàn kết bao gồm ý phải công nhận sự lãnh đạo của Việt Nam, phải coi
ông Hồ chí Minh là người lãnh đạo của cả ba đảng…
Đoàn kết trở thành sợi dây vô hình trói buộc mọi cá nhân với Đảng, mọi tổ
chức với Đảng cộng sản, thủ tiêu các quyền dân chủ, thủ tiêu sự bình đẳng, làm cơ
sở cho mọi sự chuyên quyền và độc đoán tệ hại. Đây cũng là một kiểu cách lạt mềm
buộc chặt của ông Hồ chí Minh’’. (5)
Hồ chí Minh đã được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa về sách lược liên minh và ý
nghĩa đoàn kết đó trước khi nhận nhiệm vụ tại Bộ Phương Đông của Đệ Tam Quốc
Tế.
Cuối năm 1924, Hồ chí Minh có mặt bên cạnh các phần tử dân tộc đấu tranh
tại Hoa Nam trong tinh thần liên minh và đoàn kết theo đúng hướng đã học tập.
Để thuận tình hợp cảnh, Hồ chí Minh bắt buộc phải xuất hiện như một người
yêu nước nhiệt thành với nguyện vọng tranh thủ độc lập và chủ nghĩa cộng sản chỉ
được trình bày như phương tiện hữu hiệu duy nhất để đạt nguyện vọng này.
Đây không phải thủ đoạn cá nhân mà chính là nguyên tắc đấu tranh đã trở
thành kinh điển. Không chỉ Hồ chí Minh trình diễn bộ mặt yêu nước mà hết thẩy
những người khác sau khi trở thành đảng viên cộng sản cũng phải trình diễn tương
tự.
Cũng không riêng các cá nhân mà mọi tổ chức cộng sản đều phải thực hiện
cùng một cung cách, dù hết thẩy đảng viên cộng sản các cấp đều thuộc lòng điều
tâm niệm ‘’dân tộc chỉ là màu sắc chứ không phải bản chất và chủ nghĩa ái quốc là
một điều nguy hiểm’’ như khẳng định của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng
Chí Hội trên báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội số ra ngày 20.12.1926.
Trước đó, tháng 6.1924, nghị quyết đại hội V của Đệ Tam Quốc Tế về sự hợp
tác với các phần tử dân tộc tại Phương Đông cũng ghi rõ: ‘’Điều mà chúng ta bắt
buộc các đảng cộng sản phải làm là tìm cách sử dụng các phần tử dân tộc chống lại
giai cấp tư sản. Các đảng cộng sản phải thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế
độ…Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc…Chúng ta chỉ
lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản.’’ (6)
Hồ chí Minh có mặt tại đại hội này và từng phát biểu: ‘’Hiện nay nọc độc và
sức sống của bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở
chính quốc’’ (7)
Lời phát biểu không chỉ bày tỏ sự tán trợ sách lược vận dụng hình thức mặt
trận dân tộc đoàn kết, lợi dụng các phần tử yêu nước mà còn xác nhận thế đứng dứt
khoát trong trận tuyến đấu tranh giai cấp tiêu diệt kẻ thù tư bản.
Mục tiêu theo đuổi của Hồ chí Minh không còn là nền độc lập dân tộc nữa mà
là sự thành công của cách mạng vô sản và kẻ thù không chỉ là các guồng máy thực
dân thống trị mà là toàn thể bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa.
Dân tộc Việt Nam trước mắt Hồ chí Minh không còn là một tập thể đồng bào
cùng chung huyết mạch mà là một tập thể đầy rẫy bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa, kẻ
328 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thùthù không đội trời chung của giai cấp vô sản là giai cấp tiền phong trong cuộc đấu
tranh cách mạng đem lại hạnh phúc cho con người và cũng là giai cấp được Hồ chí
Minh chọn lựa phụng sự.
Trong tầm nhìn mới của Hồ chí Minh so với ba năm trước, đấu tranh giải
phóng dân tộc chỉ còn là đoạn đường đoạt thủ quyền lực, cụ thể là đoạt thủ chính
quyền cho giai cấp vô sản.
Do các phần tử đấu tranh giải phóng dân tộc đều nhắm mục tiêu lật đổ guồng
máy thực dân thống trị để giành độc lập nên tạm thời được coi như đối tượng liên
minh cần thiết để tăng triển sức mạnh đối đầu với kẻ thù tư bản trong đó các phần tử
thực dân là đối tượng cần tiêu diệt trước hết.
Liên minh chỉ là giai đoạn và ngay trong liên minh vẫn phải nắm quyền chủ
động để bảo đảm chính quyền thuộc về giai cấp vô sản khi thực dân bị xô đổ, bởi
như Engels đã định nghĩa, chính quyền chỉ là bộ máy mà một giai cấp dùng để hủy
diệt giai cấp kia nên không thể để rơi vào tay các giai cấp khác, dù là giai cấp đang
được liên minh.
Suốt thời gian hoạt động tại Hoa Nam, Thái Lan và cho tới cuối đời, trong mọi
cuộc liên minh, Hồ chí Minh đã tuân thủ triệt để ý nghĩa đoàn kết mà Bùi Tín diễn tả
chính bởi mục tiêu này.
Liên minh để tăng triển lực lượng đấu tranh với điều kiện bảo đảm vị thế độc
tôn của giai cấp vô sản nên đoàn kết trở thành tiêu diệt mọi dị kiến.
Trước hết là biến đổi các đối tượng đã tuân phục thành tín đồ tận tụy và kế
tiếp là thanh lọc bằng mọi cách các đối tượng không chịu tuân phục. Cho nên khi
Phùng thế Tài bài bác việc gia nhập hàng ngũ các tổ chức đấu tranh giải phóng dân
tộc, Hồ chí Minh đã giảng giải: ‘’Không vào là sai rồi. Tại sao không vào ? Chúng mở
cửa cho ta vào nắm quần chúng, sao ta lại quay đi ? Chúng mở được hội, thì chúng
có khả năng triệu tập quần chúng. Ta phải lợi dụng khả năng ấy. Phải vào mà biến tổ
chức địch thành tổ chức ta’’.
Tới Quảng Châu tháng 11.1924, chỉ vài tuần lễ sau, Hồ chí Minh đã tiếp cận tổ
chức Tâm Tâm Xã và tháng 6.1925 biến tổ chức này thành Việt Nam Thanh Niên
Cách Mạng Đồng Chí Hội với cái nhân được gọi là nhóm bí mật cộng sản đoàn.
Nhóm bí mật gồm Hồ chí Minh và 8 thành viên Tâm Tâm Xã tuân phục Hồ chí
Minh đã điều khiển tổ chức gồm rất đông hội viên đang có mặt tại Hoa Nam, Thái
Lan, Việt Nam vận dụng chiêu bài giải phóng dân tộc, ngấm ngầm truyền bá tư
tưởng cộng sản.
Với danh nghĩa Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và chiêu bài
tranh thủ độc lập, kể từ 1925, Hồ chí Minh thu hút nhiều phần tử dân tộc đấu tranh ở
trong nước tham gia cộng sản như Trần Phú, Lê hồng Phong, Nguyễn thị Minh Khai,
Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Đặng xuân Khu, Tôn quang Phiệt, Đào Duy
Anh…cùng nhiều phần tử chống Pháp khác đang hoạt động tại Thái Lan, Hoa
Nam…
Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nêu mục đích ‘’hy sinh tính
mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân tộc, đập tan bọn Pháp, giành
lại độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới, lật đổ chủ nghĩa đế quốc’’,
nhưng trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng, phần được nhấn mạnh chỉ
là làm cách mạng dân tộc.
Đầu năm 1930, khi Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội bị xóa tên
để trở thành đảng cộng sản Đông Dương thì đảng viên cộng sản tiếp tục xâm nhập
các tổ chức yêu nước khác như Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm,
Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội của Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần…đồng
thời nêu chiêu bài dân tộc đấu tranh chống Thực Dân Đế Quốc qua một loạt tổ chức,
329 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trước hết là Hội Phản Đế Đồng Minh xuất hiện tháng 11.1930, rồi Mặt Trận Phản Đế
Đông Dương tháng 4.1931, Đông Dương Phản Đế Liên Minh tháng 3.1935, Mặt Trận
Dân Chúng Thống Nhất Phản Đế tháng 6.1936, Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương
tháng 10.1936, Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương tháng 3.1939, Mặt Trận Dân Tộc
Thống Nhất Phản Đế Đông Dương tháng 11.1939 và Mặt Trận Việt Nam Độc Lập
Đồng Minh tức Mặt Trận Việt Minh tháng 5.1941 với lời tuyên truyền Việt Minh không
phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập
cho nước nhà, theo ghi nhận của Trần Trọng Kim.
Suốt 20 năm từ 1925 đến 1945, Hồ chí Minh không ngừng thúc đẩy đồng chí
tuyên truyền cho mục tiêu đấu tranh của cộng sản là đập tan chế độ thực dân Pháp
để thu hồi độc lập dân tộc và không ngừng hô hào đoàn kết dân tộc, thống nhất lực
lượng đấu tranh để sớm đi tới thành công. Nhưng trong hành động thực tiễn, Hồ chí
Minh và các đồng chí không rời xa ý hướng gây dựng và phát triển sự tồn tại duy
nhất của đảng cộng sản.
Cho nên Douglas Pike mô tả về hoạt động của Hồ chí Minh trong giai đoạn
này như sau: ‘’Hầu hết những thắng lợi chính trị của Hồ trong thời kỳ tiền Việt Minh
là kết quả của tài tổ chức: Tạo dựng, sử dụng và đưa ra ánh sáng một cách thuận lợi
một chuỗi những tổ chức mặt trận thống nhất, cái sau bao giờ cũng cao hơn cái
trước, mỗi cái đều tăng cường quyền lực của đảng, mở rộng thêm sự ủng hộ của cơ
sở quần chúng và loại trừ đối lập (rivals). Kỹ thuật (loại trừ) này gồm có việc bao lấy
tổ chức đối lập đưa nó vào trong một cộng đồng xã hội rộng lớn hơn như một
phương cách làm lu mờ căn cước riêng của nó và như một màn mở đầu để chặt mất
đầu, không còn lãnh tụ nên phải tan rã…’’.
Thực chất sách lược liên minh hay đoàn kết dân tộc dành cho tất cả các tổ
chức chấp thuận liên hiệp cùng cộng sản dưới một hình thức nào đó với mục đích
tăng cường lực lượng chống thực dân chỉ là lôi cuốn, khai thác, lũng đoạn để cuối
cùng chiếm đoạt hoặc tiêu diệt theo cách Hồ chí Minh từng giải thích với Phùng Thế
Tài là biến tổ chức địch thành tổ chức ta.
Để giữ vững thành quả, sách lược này còn bao gồm một loạt hành động nối
tiếp nhắm loại trừ trở ngại và những mầm mống đe dọa được định danh là kẻ địch.
Quan niệm không có chân lý thứ hai ngoài chân lý cộng sản đã biến mọi tổ
chức hay phần tử không tuân phục cộng sản đều trở thành kẻ địch. Tất nhiên, trong
loại trừ kẻ địch thì mọi phương tiện đều tốt, bất kể kẻ địch là ai, ở đâu.
Bernard Fall ghi lại cách đối phó của Hồ chí Minh với những người từng tham
gia các lớp huấn luyện do Hồ chí Minh hướng dẫn tại Quảng Châu nhưng không
chịu từ bỏ tinh thần dân tộc: ‘’Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc
sau khi tốt nghiệp Trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, Hồ dùng một
liều thuốc rất công hiệu: Sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo
Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới’’.
Cộng tác với mật thám Pháp chỉ là một trong nhiều phương cách thanh trừng
trở ngại. Hai phương cách khác đã trở thành hoạt động đấu tranh của cộng sản là vu
cáo, bôi nhọ hết thẩy các tổ chức, phần tử dân tộc có uy tín trong quần chúng hoặc
thủ tiêu, ám sát.
Sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu nhìn phương cách hành động của Hồ chí Minh
qua sự biểu hiện một tài năng đấu tranh siêu việt theo kiểu nhìn của Halberstam,
Douglas Pike, Buttinger …hoặc như chứng cớ cho một bản tính hiểm độc tàn ác theo
kiểu nhìn của nhiều người khác.
Đó là những kiểu nhìn chỉ nhắm dẫn đến những lời khen hay tiếng chê về một
con người biệt lập chứ không đóng góp tích cực cho nhu cầu xác định các biến cố đã
xẩy ra trong thực tế với tính cách lịch sử.
330 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tiếng nói quan trọng cất lên từ phương cách hành động của Hồ chí Minh đối
với những người nặng tinh thần dân tộc, không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản là
tiếng nói xác định ý hướng phụng sự của Hồ chí Minh.
Ít nhất kể từ 1918, Hồ chí Minh đã tham gia hoạt động trong nhóm Phan Chu
Trinh do thúc đẩy của lòng yêu nước.
Nhưng từ 1923, khi trở thành cán bộ Đệ Tam Quốc Tế, Hồ chí Minh tin tưởng
tuyệt đối rằng ‘’chủ nghĩa Mác-Lenin là ánh sáng chân lý, là mặt trời đưa lại nguồn
vui’’. (8)
Ánh sáng của vừng mặt trời này cho thấy ngoại trừ giai cấp vô sản và những
người tin theo cộng sản, mọi giai cấp hoặc phần tử khác đều thuộc hàng ngũ kẻ thù
tức bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa, theo ngôn ngữ của Hồ chí Minh.
Vì thế, lòng yêu nước theo cái nghĩa thông thường đã được chính Hồ chí
Minh chỉ cho các đồng chí trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội hiểu
là nguy hiểm bởi vừa khuôn hạn giữa các biên giới quốc gia nhỏ hẹp vừa đồng nghĩa
với sự yêu thương bọn rắn độc tư bản.
Lòng yêu nước, nếu không được hiểu như một vỏ ngoài theo sách lược, sẽ
phải hàm chứa ý nghĩa mới là mở rộng theo tầm soi rọi của ánh sáng chân lý Mác-
Lenin tức bao quát hết thẩy giai cấp vô sản cùng những người tin theo cộng sản trên
thế giới. Đất nước của Hồ chí Minh không còn mang tên Việt Nam mà đã đổi thành
quê hương của giai cấp vô sản.
Cho nên mới có lời nhắc nhở của Hồ chí Minh về tính chất cuộc cách mạng tại
Việt Nam như Trần văn Giàu đã lập lại: ‘’Chúng ta làm cách mạng đánh đế quốc
thực dân tức là đánh tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó có qui mô thế giới mà
cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận’’.
Tính giai cấp đã hoàn toàn thay thế mọi thứ tình nhân loại, tình đồng
bào…thậm chí cả tình gia đình ruột thịt.
Bởi tất cả những thứ tình này đều đe dọa gây trở ngại cho hoạt động đấu
tranh cách mạng vô sản trong trường hợp thiếu nền tảng giai cấp tính.
Sách lược đấu tranh đòi hỏi Hồ chí Minh phải vận dụng lòng yêu nước theo
cái nghĩa thông thường, nhưng ý hướng đấu tranh và mục tiêu phụng sự của Hồ chí
Minh đã đặt trọn vào giai cấp vô sản. Phương cách hành động của Hồ chí Minh từ
1924 tới 1945 là tiếng nói dứt khoát khẳng định thực tế này và phương châm hành
động của cộng sản là cứu cánh biện minh cho phương tiện.
Từ đây tiếng nói quan trọng thứ hai đã cất lên là tiếng nói xác định những tổn
hại mà lực lượng dân tộc yêu nước phải gánh chịu do phương cách hành động của
Hồ chí Minh.
Sau 20 năm hoạt động, Hồ chí Minh đã có trong tay đảng cộng sản Đông
Dương đủ sức đoạt chính quyền vào Tháng Tám 1945. Sự lớn mạnh của đảng này
tất nhiên do tinh thần tích cực của các đảng viên nhưng không thể phủ nhận xương
máu của nhiều nạn nhân là những người Việt Nam yêu nước kể từ tháng 6.1925.
Những nạn nhân này đã đóng góp mạng sống vào sự phát triển của đảng cộng sản
bằng cách tự nguyện hy sinh cho chiêu bài yêu nước mà Hồ chí Minh và các đồng
chí luôn giương cao hoặc bằng cách bị đẩy vào ngục tù thực dân hay bị âm thầm hạ
sát bởi những người cộng sản.
Song song với sự lớn mạnh của đảng cộng sản, lực lượng dân tộc yêu nước
đã liên tục bị triệt hạ, bị tiêu hao không vì mục tiêu phụng sự dân tộc hằng mong mỏi.
Duncanson tỏ ra không xa thực tế khi cho rằng dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh,
đảng cộng sản Đông Dương đã trở thành lực lượng chống lại những người yêu
nước chống thực dân.
331 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bởi khó thể nói khác rằng sức mạnh của Hồ chí Minh và đảng cộng sản Đông
Dương đã được nuôi dưỡng bằng xác chết của không biết bao nhiêu tổ chức dân tộc
đấu tranh và những người Việt Nam yêu nước.
Douglas Pike biện giải rằng dù thực tế diễn ra như thế nhưng có thể ông Hồ
không muốn thế và Larteguy coi đây là cái giá phải trả cho một cuộc cách mạng ‘’Để
giữ nguyên sự thán phục dành cho cuộc cách mạng, tốt nhất là không nên nhắc đến
các nạn nhân của nó’’.
Douglas Pike, Larteguy là những người ngoài cuộc có thể phát biểu theo bất
kể cách suy nghĩ đảo điên nào, nhưng tiếng nói cất lên từ thực tế Việt Nam vẫn
khẳng định Hồ chí Minh đã tranh thủ vị thế lãnh đạo bằng cái giá gây tổn hại đau đớn
nặng nề cho dân tộc và hàng ngũ những người yêu nước đấu tranh.
Hồ chí Minh đã nhân danh lòng yêu nước, nhân danh mục tiêu tranh thủ độc
lập để tiến hành thủ đoạn tiêu diệt các lực lượng yêu nước hầu đi tới việc độc chiếm
quyền hành vào Tháng Tám 1945.
Thời kỳ được gọi là đấu tranh giải phóng dân tộc của Hồ chí Minh đã diễn ra
theo chiều hướng này với những nỗ lực nhắm chủ yếu gây sức mạnh và giành
quyền lực cho đảng cộng sản Đông Dương.
Hồ chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ do Đệ Tam Quốc Tế giao phó là mở một
đầu cầu bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại vùng Đông Nam Á bằng cách vận dụng
hữu hiệu các nguyên tắc chiến lược sách lược Lenin được Staline hóa để tiêu diệt
hầu hết trở ngại là các tổ chức dân tộc yêu nước Việt Nam.
Điểm chính trong chiến lược sách lược này là phải kết hợp mọi tầng lớp nhân
dân trong nước bị trị dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, hay dưới sự lãnh đạo
của đảng cộng sản do Hồ chí Minh, đại diện Đệ Tam Quốc Tế sáng lập và lãnh đạo.
Mục tiêu tối hậu của mọi hoạt động là nắm chính quyền tại Đông Dương để tiến tới
cộng sản hóa vùng Đông Nam Á.
Hồ chí Minh đã thành công nhưng hàng loạt bàn tay khối óc cần thiết cho
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đã bị hãm hại, thủ tiêu đồng thời
đẩy tập thể dân tộc vào cảnh ngộ phân ly thù hận không thể hàn gắn tới ngày nay.
Bởi vì cuối cùng những người yêu nước đã thấy không còn chọn lựa nào
ngoài sự cúi đầu cho cộng sản sai phái hay trở thành nạn nhân bị thanh toán. Tất
nhiên, khi không chịu trở thành công cụ và muốn tránh số phận nạn nhân thì hành vi
đối đầu tự vệ là hành vi bắt buộc phải làm và do đó không thể tránh tình trạng phân
ly thù hận.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ Hồ chí Minh cầm đầu cuộc kháng chiến chống
Pháp từ 1945 tới 1954.
Biến cố mở đầu được gọi là Cách Mạng Tháng Tám hoặc cuộc Tổng Khởi
Nghĩa Cướp Chính Quyền Về Cho Nhân Dân xẩy ra ngày 19.8.1945 là cuộc biểu
tình tổ chức tại Công Trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, sau đó biến thành tuần hành tới
một số cơ quan để đại diện Việt Minh tiếp thu chính quyền theo thỏa thuận đã dàn
xếp.
Mấy ngày sau, 27.8.1945, Hồ chí Minh ra tuyên cáo về việc Ủy Ban Dân Tộc
Giải Phóng thuộc Mặt Trận Việt Minh ‘’tự cải tổ thành Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa, mời thêm một số nhân sĩ tham gia để cùng nhau gánh vác
nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân giao phó…Chính Phủ lâm thời không phải là chính
phủ riêng của Mặt Trận Việt Minh…Nó thật là một chính phủ thống nhất quốc gia giữ
trọng trách chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc Hội để cử ra một
Chính Phủ Dân Chủ Cộng Hòa chính thức…’’.
Trước đó, ngày 25.8.1945 tại Huế, Bảo Đại chính thức tuyên bố thoái vị, trao
ấn kiếm cho đại diện Việt Minh đồng thời tại Sài Gòn, Khâm Sai Nguyễn Văn Sâm
332 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cũng bàn giao chính quyền cho Lâm Ủy Hành Chánh do Trần văn Giàu làm Chủ
Tịch.
Các phe phái không cộng sản trên khắp nước đã bày tỏ cụ thể tinh thần liên
hiệp đoàn kết. Hồ chí Minh đã tuyên cáo chính phủ không phải của riêng Mặt Trận
Việt Minh mà là chính phủ thống nhất quốc gia.
Khó khăn trước mắt là hậu quả nạn đói và trận lụt vừa xảy ra bắt đầu từ ngày
18.8.1945 tại nhiều Tỉnh miền Bắc cùng với thái độ của nhiều phần tử thực dân trong
chính giới Pháp không muốn từ bỏ chủ quyền tại Đông Dương.
Tuy nhiên, công việc đầu tiên của chính phủ do Hồ chí Minh lãnh đạo lại xoay
theo hướng khác.
Chỉ mấy ngày sau khi chính phủ chính thức ra mắt, ngày 1.9.1945, lực lượng
võ trang Việt Minh mở cuộc tấn công tiêu diệt căn cứ Nga My, Ninh Bình của Đảng
Đại Việt Duy Dân.
Trong 10 ngày đầu tháng 9.1945, Võ nguyên Giáp nhân danh Bộ Trưởng Nội
Vụ ký một loạt sắc lệnh giải tán các đảng Đại Việt Quốc Gia Xã Hội, Đại Việt Quốc
Dân Đảng…vì âm mưu với ngoại quốc đe dọa nền Độc Lập của Việt Nam và bắt giữ
nhóm lãnh đạo Thanh Niên Ái Quốc Hội với tội danh Việt gian.
Tại miền Nam, các nhân vật giáo phái và nhóm cộng sản Đệ Tứ Quốc Tế bị
lùng bắt với tội danh âm mưu đảo chính. Hành động này khiến bùng nổ cuộc biểu
tình phản đối của tín đồ Hòa Hảo tại Cần Thơ ngày 8.9.1945 và trở thành một vụ
thảm sát khi Việt Minh đưa lực lượng võ trang tới trấn áp.
Trả lời dư luận thắc mắc, ngày 10.9.1945, Trần huy Liệu họp báo tại Hà Nội
thanh minh chính phủ không hề khủng bố hay bắt bớ tràn lan ‘’mà chỉ bắt những kẻ
đã được nhận thấy là có phương hại tới chính quyền của nhân dân’’.
Ngày 11.9.1945, báo Cứu Quốc của Việt Minh loan tin bắt giữ một số Việt
gian xâm nhập từ các Tỉnh Cao Bằng, Lào Kay mà thực tế chỉ là đảng viên Việt Nam
Quốc Dân Đảng, Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội…
Trong cùng ngày, Võ nguyên Giáp ký sắc lệnh giải tán Việt Nam Hưng Quốc
Thanh Niên Hội, Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội.
Hai ngày sau, 13.9.1945, báo Cứu Quốc loan tin bắt giữ hai lãnh tụ Việt Nam
Quốc Dân Đảng từng là đồng chí của Nguyễn Thái Học là Nguyễn Ngọc Sơn,
Nguyễn Thế Nghiệp với tội danh phản quốc. Hai người này đều bị giết sau đó. Tờ
báo đăng một bài dài mạ lỵ nhóm lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng đồng thời, Hồ
chí Minh ký sắc lệnh số 31 buộc mọi công dân ‘’phải khai báo ý định biểu tình, hội
họp cho chính quyền trước 24 giờ’’ và ngày 15.9.1945, Hồ chí Minh ký thêm sắc lệnh
‘’đưa đi an trí tất cả những phần tử nguy hiểm cho cách mạng’’…
Bộ máy chính quyền đã được vận dụng tối đa và tức khắc vào việc trấn áp
các phần tử được nhận thấy có phương hại tới chính quyền của nhân dân như cách
nói của Trần huy Liệu.
Chỉ có một thay đổi nhỏ so với thời kỳ trước là không cần sự tiếp tay của cơ
quan mật thám Pháp vì lúc này đảng cộng sản đã nắm quyền trong tay.
Bernard Fall nói về hoạt động của Hồ chí Minh: ‘’Ông ta quyết tâm làm cho cái
Nhà Nước Việt Nam (Dân Chủ Cộng Hòa) sống sót bằng bất cứ giá nào…Khi Hồ
thương thuyết với Pháp ở Fontainebleau thì đồng chí của ông là Võ nguyên Giáp,
Trần văn Giầu, Nguyễn Bình, Phạm văn Bạch thanh toán ‘’các kẻ nội thù của chế
độ’’ gồm các nhà lãnh đạo các giáo phái, các quan lại (Ngô Đình Khôi), các nhà trí
thức (như Phạm Qùynh), nhóm Trotskit, và các người yêu nước chống cộng’’ khiến
dẫn đến cái hậu quả là ‘’tại Nam Kỳ, cả hai phía, giáo phái và Việt Minh đã giải quyết
thanh toán những phần tử cảm tình của đối phương như sau: Trói lại từng chùm rồi
thả xuống sông Mê Kông cho chết trôi ra biển’’.
333 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong lúc tiến hành các thủ đoạn khủng bố tàn khốc đó, Hồ chí Minh luôn tỏ ra
sẵn sàng chấp nhận sự nhượng bộ tối đa trước đòi hỏi của các lực lượng dân tộc để
chứng minh lòng yêu nước.
Ngày 11.11.1945, Hồ chí Minh công bố nghị quyết tự động giải tán đảng cộng
sản Đông Dương với lời phát biểu muốn ‘’hợp tác tinh thành với các đảng phái khác’’
trong tinh thần đoàn kết dân tộc và tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp để cùng
chung lo việc nước.
Các lực lượng Việt Cách, Việt Quốc từ Hoa Nam trở về đáp ứng lời kêu gọi
đoàn kết qua bản thông cáo chung ký tên Hồ chí Minh, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng
Khanh ngày 24.12.1945 với mục tiêu cụ thể:
- Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết, tinh thành cùng nhau thảo luận để giải
quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt.
- Ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội.
- Đình chỉ mọi sự công kích nhau bằng ngôn luận và hành động.
Rồi chính phủ liên hiệp ra mắt, bầu cử Quốc Hội được tiến hành. Trên thực tế,
cuộc liên hiệp chỉ giúp Hồ chí Minh củng cố vai trò lãnh đạo trong hoạt động ngoại
giao với Pháp, ngoài ra các biện pháp tấn công phe đối lập vẫn tiếp diễn.
Trong Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim ghi lại diễn tiến liên hiệp thời điểm
đó: ‘’Việt Minh đem một số người ở ngoài đảng của họ vào trong chính phủ như
Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Đào Trọng Kim v.v... để tỏ ra là một chính phủ
liên hiệp có cả các hạng người. Song những cơ quan trọng yếu như quốc phòng, nội
vụ, tài chính, tuyên truyền đều ở tay những người chính thức Việt Minh, tức là cộng
sản như Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Đồng v.v...
Về phương diện quân sự thì quân của Việt Minh có Giải Phóng Quân là quân
đã được huấn luyện chính trị cộng sản, Vệ Quốc Quân và Tự Vệ Quân tức là công
dân do các ủy ban xã, phố cắt để canh gác và giữ trật tự.
Quân của Quốc Dân Đảng thì có từng khu riêng. Tuy bề ngoài nói các quân
đội thuộc về bộ quốc phòng, nhưng thực ra bộ ấy không có quyền hành gì cả. Việc
gì cũng quyết định ở quân sự ủy viên hội có Võ Nguyên Giáp, cộng sản, làm chủ
tịch…Lúc ấy khẩu hiệu của chính phủ là ‘’thống nhất quân đội’’ mà ba tháng sau khi
chính phủ liên hiệp thành lập, quân đội vẫn không thống nhất được…Quân Việt Minh
chỉ rình có cơ hội là đánh quân Quốc Dân Đảng, hay bao vây để tiêu diệt lực lượng
đối phương, thành ra hai bên cứ kình địch nhau mãi…Sở công an Việt Minh bắt
những người Việt Nam Quốc Dân Đảng hay những người bị tình nghi vào tra tấn cực
hình, có khi dùng những cách tàn nhẫn ghê gớm hơn thời Pháp và Nhật cai trị.
Người một nước với nhau mà đối xử vô nhân đạo như thế, thật là thê thảm’’.
Về tình hình chung, Trần Trọng Kim nhận định: ‘’cộng sản đảng, theo cách tổ
chức và hành động, là một tôn giáo mới…Ai không tin theo và phản đối những người
đứng đầu đảng tức những bậc giáo chủ, là người phản đạo, phải trừng trị rất
nghiêm...Cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn
trọng chủ nghĩa cộng sản và phục tòng người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết
hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: Hễ ai làm những việc lợi cho đảng là người giỏi, người
tốt…để thành lập xã hội mới. Xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay dân
tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay dân tộc, cũng chỉ là phương pháp dùng
tạm thời cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô
sản…để thực hiện một thế giới đại đồng, đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng
sản ở bên Nga...Phương thuật của đảng cộng sản bên Nga nói là bài trừ đế quốc
chủ nghĩa và tiêu diệt những chế độ độc tài áp chế nhưng lại áp dụng chế độ độc tài
áp chế hà khốc và tàn ác hơn…Người cộng sản hay dùng chữ giải phóng…Có phải
trước kia có cái cũi giam người, bây giờ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo
334 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
người ta chạy sang cái cũi mới ấy là giải phóng không ? Nếu cái nghĩa giải phóng là
thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ hơn gì ?…Người nào công kích
người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì
bị tình nghi, phải chịu mọi phiền khổ. Nhân dân vẫn bị đàn áp lầm than…Như thế thì
giải phóng ở đâu ?…Lúc đầu Việt Minh tuyên truyền rầm rĩ: ‘’Nước Việt Nam đã
được Đồng Minh cho hoàn toàn độc lập, dân được tha hết các thứ thuế’’…Dân nghe
nói thế chạy ùa ùa theo. Sau chẳng thấy độc lập đâu và dân lại phải đóng góp nặng
hơn trước...Thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, giả dối cho được
việc trong một lúc. Như họ đối với Việt Nam Quốc Dân Đảng, nay nói đoàn kết, mai
nói đoàn kết, nhưng vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi đánh được
thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá...’’
Cho nên, giữa lúc hiện diện chính phủ liên hiệp, tháng 7.1946, Võ Nguyên
Giáp đã chỉ huy công an tấn công các trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hà Nội với
lý do triệt hạ bọn cướp của giết người và cán bộ cộng sản dựng hình nộm khắp các
cửa chợ, bến sông với tấm băng quàng trước ngực ghi tên Việt gian Nguyễn Hải
Thần, Việt gian Vũ Hồng Khanh, Việt gian Nguyễn Tường Tam…là những người có
mặt trong chính phủ liên hiệp nhưng không chấp nhận cộng sản…
Hồ chí Minh đã tiếp nối hoạt động của thời kỳ trước với mức độ cao hơn.
Nhu cầu đoàn kết dân tộc khẩn thiết hơn bao giờ hết khi chiến tranh Việt-Pháp
bùng nổ cuối tháng 12.1946, nhưng với Hồ chí Minh, chiến tranh là cơ hội tốt để
thanh toán các phần tử đối lập hầu củng cố đảng cộng sản được tuyên bố giải tán từ
cuối năm 1945. Bernard Fall là người từng gặp gỡ và có nhiều thiện cảm với Hồ chí
Minh đã ghi lại: ‘’Chiến tranh Đông Dương bùng nổ đã đơn giản hóa những khó khăn
về chính trị của ông Hồ. Không cần phải đối xử với phe đối lập bằng bàn tay bọc
nhung nữa: Cứ việc gọi họ một cách đơn giản là Việt gian’’.
Tất nhiên không phải toàn thể quần chúng đều dễ dàng tin theo luận điệu
chụp mũ vu cáo do cộng sản đưa ra.
Nếu có những người do lòng yêu nước thúc đẩy chỉ dồn trọn tâm lực vào việc
chiến đấu chống Pháp không băn khoăn về mọi diễn tiến khác thì cũng có những
người ưu tư về chủ trương của Hồ chí Minh.
Những người sau này đã nhận thấy đối với Hồ chí Minh, không phải thực dân
Pháp mà chính những người yêu nước không chấp nhận cộng sản mới là kẻ thù số
một. Cho nên thay vì tập trung sức mạnh toàn dân để ngăn chống Pháp, Hồ chí Minh
đã lợi dụng tình thế chiến tranh để tiêu diệt các phần tử đối lập bằng mọi thủ đoạn.
Mục tiêu phụng sự quốc gia dân tộc mà Hồ chí Minh luôn tuyên bố đã hiện
hình là chiêu bài che đậy cho mục tiêu giai cấp đấu tranh. Quốc gia dân tộc chỉ là
phương tiện giúp Hồ chí Minh và các đồng chí áp đặt một đường lối chính trị vào Việt
Nam.
Ý thức này khiến mọi hy vọng cuối cùng về hòa hợp hòa giải dân tộc hết lý do
tồn tại và không ít người đã dứt khoát từ bỏ hàng ngũ kháng chiến do cộng sản đang
khai thác để mở ra cục diện tình hình mới là sự hình thành trận tuyến những người
Việt Nam yêu nước chống cộng sản.
Trên thực tế, sự hiện diện của yếu tố cộng sản trong tình hình Việt Nam ngay
từ 1945 đã trở thành vấn đề hết sức phức tạp đối với chính giới Pháp, Mỹ. Tư cách
cán bộ Đệ Tam Quốc Tế của Hồ chí Minh giúp thêm lý do cho các phần tử thực dân
Pháp theo đuổi tham vọng tái lập chủ quyền tại Đông Dương, đồng thời trở thành
chướng ngại cho chủ trương của Mỹ chống đối chế độ thực dân. Bốn tháng trước khi
chính thức tuyên chiến với Đức, Tổng Thống Roosevelt đã thuyết phục Thủ Tướng
Anh Churchill cùng ký tên trong bản Tuyên Cáo 14.8.1941 được gọi là Hiến Chương
Đại Tây Dương cam kết tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia bị trị. Với chủ
335 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trương này, Mỹ không đồng ý cho quân Pháp giải giới Nhật tại Đông Dương và đặt
lực lượng Đồng Minh tại Đông Nam Á dưới sự chỉ huy của Anh. Do đó, đơn vị đặc vụ
Mỹ tại Hoa Nam đã hỗ trợ Việt Minh từ đầu năm 1945 và nhiều sĩ quan Mỹ tỏ ra có
thiện cảm với Hồ chí Minh. Trong ngày tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 của Việt Nam,
một số Tướng Tá Mỹ đã hiện diện trên khán đài ở Hà Nội, thậm chí Tướng Gallagher
còn lên đài phát thanh Hà Nội hát ‘’quốc ca’’ đòi ‘’phanh thây uống máu quân thù’’
đến nỗi sau đó bị khiển trách. Tuy nhiên, Mỹ lại nắm chắc tính lệ thuộc Liên Xô của
Hồ chí Minh và đang đối diện với mối lo về tình trạng Liên Xô mở rộng ảnh hưởng
khắp Đông Âu sau sự sụp đổ của Đức. Một chính quyền cộng sản xuất hiện tại Việt
Nam với tư cách đầu cầu cho Liên Xô tràn lấn khắp Đông Nam Á là điều ngoài ý
muốn của Mỹ. Cũng ngoài ý muốn của Mỹ nếu Pháp tái lập chế độ bảo hộ tại đây.
Thực ra không phải chính quyền Paris lúc đó không chia xẻ mối ưu tư của Mỹ
về hiểm họa cộng sản. Ngay trong thời gian tiến hành hội nghị Fontainebleau, Thủ
Tướng Pháp George Bidault đã căn dặn Trưởng Đoàn Pháp Max André về thái độ
thận trọng để không biến Hồ chí Minh thành con cờ của Liên Xô như chính Võ
nguyên Giáp đã ghi lại trong tập hồi ký Những năm tháng không thể nào quên.
Lời căn dặn của Bidault có thể hiểu là lời nhắc nhở phái đoàn Pháp nên uyển
chuyển, thậm chí sẵn sàng mềm dẻo tới mức tối đa để thu hút Hồ chí Minh về phía
Tây Phương. Nhưng thái độ của Hồ chí Minh đã khiến mọi nỗ lực của Pháp không
thể đưa tới kết quả mong muốn. Khởi từ sự việc này, có thể nói sự có mặt của Pháp
tại Việt Nam đã mang ý nghĩa ngăn chống cộng sản ngay từ năm 1946, cụ thể là
ngăn chống sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên, ý nghĩa này đã bị
che khuất bởi các định kiến sẵn có từ lâu về vai trò thực dân của Pháp tại Đông
Dương, nhất là khó tránh bị khai thác bởi một số người vẫn chưa thể chấm dứt giấc
mơ tái lập chế độ thuộc địa.
Những yếu tố phụ thuộc này đã dễ dàng biến ý hướng ngăn chống cộng sản
của người Pháp thành một chiêu bài che giấu ý đồ thực dân và vì thế đã đặt Pháp
vào một trận tuyến không được dư luận quốc tế hỗ trợ.
Chính vì thế, trong bản thông báo ngày 16.12.1946 gửi các Đại Sứ Mỹ, Ngoại
Trưởng James Byrnes tuy ghi nhận ảnh hưởng Pháp tại Việt Nam không chỉ là
kháng tố với ảnh hưởng Liên Xô mà còn mang tính bảo vệ toàn vùng Đông Nam Á
trước đà bành trướng của cộng sản, nhưng Mỹ vẫn giữ thái độ hết sức dè dặt. Do
đó, nhiều viên chức ngoại giao Mỹ như Abbott, Landon, Reed, O’Sullivan đã tới Việt
Nam với vai trò điều giải cố tìm một lối thoát cho tình thế khó khăn tại đây đã không
vượt khỏi tình trạng thụ động chờ đợi.
Cuối cùng, tháng 12.1946, Abbott thú nhận đành bó tay, bởi thay vì nhắm tạo
một liên bang kinh tế cần thiết cho cả hai bên thì Pháp cũng như Việt Minh đều nhìn
theo hướng khác. Pháp không thể xác định nổi thế nào là quan điểm quốc gia tự do
trong khối Liên Hiệp Pháp còn Việt Minh giữ thái độ như trẻ nít chỉ nêu đòi hỏi trong
sự thiếu kém kiến thức cả về kinh tế lẫn vấn đề độc lập. Việt Minh không rời bỏ ý đồ
độc bá trong khi Pháp không thể dễ dàng đặt các xứ Đông Dương vào vòng ảnh
hưởng của Liên Xô. Nhưng lập trường ngăn chống cộng sản của Pháp luôn bị đồng
hóa với mong muốn tái lập đặc quyền của Pháp, trong khi Việt Minh lại nắm được
chiêu bài tranh thủ độc lập cho dân tộc. Trên thực tế, mong muốn tái lập đặc quyền
của Pháp vẫn tồn tại với không ít nhân vật trong chính giới Pháp lúc đó và trở thành
một xu hướng có ảnh hưởng đáng kể. Hai xu hướng này chỉ có một điểm gặp gỡ là
cùng đối đầu với lực lượng yêu nước Việt Nam nên đã có lúc mặc nhiên hợp sức cố
loại khỏi chính trường tiếng nói đại diện trung thực cho nhân dân Việt Nam, và chỉ
ngừng tại đó. (9)
336 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thành ra Mỹ không có lý do can thiệp vào nội tình Đông Dương, cũng không
thể nghiêng về phía Việt Minh hay về phía Pháp, và chiến tranh trở thành tất yếu.
Đương nhiên, cả hai phía đều cố che giấu thực chất của mình. Hồ chí Minh và đảng
cộng sản đã có sẵn bộ áo dân tộc yêu nước để hô hào toàn dân hỗ trợ chống xâm
lăng trong khi những phần tử chủ trương tái lập chế độ thuộc địa cũng khai thác
danh nghĩa ngăn chống cộng sản của Pháp để thúc đẩy tình hình diễn biến theo
những tính toán của mình. Thực tế phức tạp này đã đem lại thuận lợi nhiều hơn cho
chiêu bài yêu nước của Hồ chí Minh trong khi phủ mờ ý nghĩa ngăn chống cộng sản
của Pháp vào thời gian bùng nổ cuộc chiến, nhất là khi cộng sản Quốc Tế mở rộng
mặt trận tuyên truyền trên khắp thế giới.
Tháng 9.1947, tổ chức Đệ Tam Quốc Tế Komintern sống lại dưới cái tên
Phòng thông tin quốc tế cộng sản Kominform đặt các quốc gia và tổ chức cộng sản
khắp nơi vào cuộc đấu tranh cho cách mạng thế giới do Liên Xô lãnh đạo.
Do ảnh hưởng Liên Xô mở rộng sau chiến tranh, cuộc cách mạng thế giới
không còn hạn chế trong phạm vi hưởng ứng của một số tổ chức mà có sự tiếp tay
qui mô của nhiều quốc gia. Tình hình thế giới lập tức biến thành thế phân cực đối
đầu giữa Liên Xô và các nước Tây Phương.
Do đặt dưới quyền chỉ đạo của cộng sản, cuộc kháng chiến tại Việt Nam đã
gắn kết chặt chẽ với cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối Tự Do và cộng sản như Hồ
chí Minh tuyên bố: ‘’Chúng ta làm cách mạng đánh đế quốc thực dân tức là đánh tư
bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó có qui mô thế giới mà cách mạng giải phóng dân
tộc ở Việt Nam là một bộ phận. Cách mạng Việt Nam được sự ủng hộ của cách
mạng thế giới, và cách mạng Việt Nam góp phần vào cuộc cách mạng thế giới đó’’.
Lời tuyên bố của Hồ chí Minh cho thấy rõ cuộc kháng chiến không hoàn toàn
nhắm mục tiêu giải phóng dân tộc mà nhắm góp phần vào cuộc cách mạng thế giới
đánh đổ tư bản chủ nghĩa. Nền độc lập của Việt Nam trở thành thứ yếu vì cuộc chiến
mang tính cục bộ của cách mạng vô sản thế giới với mục tiêu bành trướng ảnh
hưởng tại Đông Nam Á. Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam được sự ủng hộ của
cách mạng thế giới (như lời Hồ chí Minh tuyên bố) để đẩy nhân dân Việt Nam vào
một cuộc trường chinh mở rộng biên thùy cho thế giới cộng sản.
Vai trò chống cộng sản của Pháp tại Đông Nam Á trở thành sự thực, nhưng
hình ảnh thực dân vốn có nơi Pháp không dễ xóa nhòa trong dư luận.
Dân chúng Việt Nam sau gần một thế kỷ bị Pháp đô hộ đã quen đồng hóa
người Pháp vào các quan chức thuộc địa.
Với dư luận thế giới, sự xuất hiện những đoàn quân viễn chinh trên một đất
nước xa lạ để chống người dân địa phương không dễ giải thích bằng việc bảo vệ bất
kỳ thứ lý tưởng nào.
Hơn nữa, nhiều người còn ngờ vực về cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì không
nhìn thấy cuộc chiến đó ở đâu và ngờ vực luôn cả sự hiện diện của tình trạng chiến
tranh lạnh.
Tâm trạng này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó quan trọng hơn hết là sự
không lưu tâm tới quan niệm đấu tranh giai cấp với chủ trương liên tục và trường kỳ
chiến đấu khắp toàn cầu dưới mọi hình thức để xóa bỏ ý thức hệ Tư Bản. Từ quan
niệm này, cộng sản đã phát động cuộc chiến mệnh danh chiến tranh ý thức hệ bất
chấp thái độ của kẻ địch, kể cả trường hợp kẻ địch phủ nhận sự hiện diện của ý thức
hệ Tư Bản, một cuộc chiến tất yếu theo quan niệm đấu tranh giai cấp và xảy ra dưới
nhiều hình thức nhắm đánh đổ mọi kẻ địch được nêu rõ theo lập luận duy vật biện
chứng, kể cả những kẻ không hề nghĩ tới cộng sản hay chống lại cộng sản. Cũng do
đó đã xuất hiện danh từ ‘’chiến tranh lạnh’’ để diễn tả tình trạng chiến tranh không có
tiếng súng. Dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, các quốc gia và tổ chức cộng sản khắp
337 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nơi kết thành một trận tuyến chống lại mọi xu hướng tư tưởng khác với tư tưởng
cộng sản bao gồm Phong Kiến, Thực Dân, Tư Bản, Dân Tộc…kể cả các hệ phái
cộng sản ngoài Đệ Tam Quốc Tế như Kausky, Trotski …
Hồ chí Minh là cán bộ Đệ Tam Quốc Tế từ 1923, đảng cộng sản Đông Dương
là chi bộ trực thuộc Đệ Tam Quốc Tế từ 1931 nên cuộc chiến chống Pháp tại Việt
Nam gắn chặt với trận tuyến này, tức không thể không mang tính cục bộ của cuộc
chiến ý thức hệ thế giới đang diễn ra giữa hai phe cộng sản và Tư Bản.
Từ đây, không thể phủ nhận vai trò chống cộng sản của Pháp dù trong chính
giới Pháp vẫn tồn tại những phần tử chưa muốn từ bỏ chính sách thực dân.
Theo đúng nguyên lý Lenin với sách lược mặt trận dân tộc, hết thẩy các quốc
gia và đoàn thể chịu ảnh hưởng Liên Xô đã khai thác sự hiện diện của những phần
tử thực dân để vùi dập, bôi nhọ vai trò chống cộng sản của Pháp đồng thời khai thác
sự hiện diện của những người yêu nước trong hàng ngũ kháng chiến Việt Nam để
tán dương chính nghĩa chống xâm lăng của Hồ chí Minh. Để tăng hiệu quả cho lời
tán dương này cũng xuất hiện những lập luận vu cáo, kết án mọi phần tử yêu nước
từ bỏ hàng ngũ kháng chiến vì nhận rõ con đường đi ngược nguyện vọng dân tộc
của Hồ chí Minh.
Chính nghĩa và ngụy nghĩa trở thành xen lấn, đảo lộn trong tình thế thực giả,
khó phân. Vai trò chống cộng sản của Pháp không thể hoàn toàn hiển thị vào lúc đầu
nên bị bôi xóa dễ dàng và ảnh hưởng nặng nề tới trận tuyến của những người Việt
Nam yêu nước khi từ bỏ hàng ngũ kháng chiến để liên kết với Pháp.
Cuộc liên kết giữa những người Việt Nam yêu nước với Pháp khởi từ cuối
năm 1947 là một quá trình vận động hết sức gập ghềnh cho cả hai phía.
Để đại diện cho tiếng nói dân tộc, những người Việt Nam yêu nước phải đẩy
Pháp về vị trí đồng minh thuần túy trong cuộc chiến ngăn chống cộng sản, trong khi
Pháp một phần bị ràng buộc bởi thực tế chiến trường phần khác vẫn có những phần
tử chưa thể từ bỏ ngay các đặc quyền. Tới cuối năm 1947, nhiều nhân vật chính trị
Pháp vẫn nuôi ý đồ dùng các phần tử yêu nước Việt Nam như một chiêu bài trong
chiêu bài chống cộng sản. Vì thế, không ít khó khăn đã kéo dài với việc chấp thuận
các điều kiện liên kết do những người Việt Nam yêu nước đặt ra, trong số có 2 vấn
đề:
- Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 3 miền Bắc,
Trung, Nam có một chính phủ độc lập do người Việt Nam cử ra.
- Việt Nam sẽ có quân đội riêng do chính phủ Việt Nam độc lập nắm quyền
điều động.
Đổi lại, Việt Nam chấp nhận gia nhập Liên Hiệp Pháp, sẵn sàng dành cho
Pháp thay mặt về các vấn đề ngoại giao và quân đội Việt Nam sẽ tham gia bảo vệ
khối Liên Hiệp Pháp.
Những đòi hỏi này được Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Bollaert thỏa thuận với
Bảo Đại từ cuộc gặp gỡ tại Hạ Long đầu tháng 12,1947 nhưng mãi 6 tháng sau mới
được ghi thành điều 1 trong bản tuyên cáo chung 3 điểm Bollaert-Bảo Đại ngày
5.6.1948 như sau: ‘’Nước Pháp long trọng nhìn nhận sự độc lập của Việt Nam. Từ
rày về sau, việc tự do thực hiện nền thống nhất quốc gia tùy nơi nước Việt nam. Về
phần mình, nước Việt Nam tuyên bố chịu gia nhập vào Liên Hiệp Pháp với danh
nghĩa một quốc gia đồng hội với nước Pháp’’. (10) Bản tuyên cáo được gọi là Hiệp
Ước Hạ Long không được Quốc Hội Pháp thông qua. Suốt thời gian này, Mỹ đã
nhiều lần cảnh giác Pháp về việc có thể đẩy toàn bộ Đông Dương vào tay Liên Xô và
ngày 9.7.1948 Tây Âu Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đề nghị với Ngoại Trưởng
Marshall chính thức nói rõ với chính phủ Pháp rằng Pháp đang đứng trước hai ngã
đường: ‘’Hoặc chấp nhận ngay nguyên tắc Việt Nam thống nhất gồm cả 3 miền Nam,
338 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trung, Bắc và độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp hoặc sẽ mất hết toàn cõi Đông
Dương’’.
Tuy vậy, vẫn phải chờ thêm 8 tháng nữa, hai bên mới tiến tới thỏa ước Élysée
8.3.1949 giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại, chấp thuận các đòi hỏi
mà những người yêu nước nêu ra.
Bản thỏa ước công nhận sự hình thành nước Việt Nam thống nhất độc lập với
danh xưng Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại, nhưng
trên thực tế việc xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập cho Việt Nam vẫn
chưa hết khó khăn trong đó có những khó khăn ngay từ phía Pháp.
Khó khăn lớn nhất là dư luận chống đối dấy lên từ chính nước Pháp bởi các
tổ chức cộng sản và những phần tử chưa muốn từ bỏ chính sách thực dân. cộng
sản Pháp trong thế liên kết với cuộc chiến ý thức hệ đã vận dụng tối đa các phương
tiện truyền thông triệt hạ uy tín của những người Việt Nam yêu nước hầu ngăn chặn
mối nguy cho phe cộng sản do sự xuất hiện lực lượng dân tộc yêu nước tại Việt
Nam.
Trong khi đó, các phần tử chủ trương tái lập chế độ bảo hộ bắt đầu nhìn thấy
viễn tượng tan vỡ các đặc quyền. Những bài báo tương tự bài của Simone Terry gọi
Hồ chí Minh là Bác Hồ (L’Oncle Ho) từng xuất hiện trên tờ L’Humanité lúc Hồ chí
Minh tới Paris tháng 6-1946 lại xuất hiện trên các báo Revue Socialiste, Franc-
Tireur…ca ngợi ‘’Chủ tịch Hồ chí Minh đã qui tụ được những người quốc gia không
đảng phái cũng như một số đông người Thiên Chúa Giáo yêu nước’’ hoặc ‘’Việt Nam
đứng sau lưng Hồ chí Minh. Trước hết phải thương thuyết với Hồ chí Minh-Le
Vietnam est derrière Ho Chi Minh. Il faut traiter en premier lieu avec Ho Chi
Minh’’…Tại diễn đàn Quốc Hội Pháp, các dân biểu cộng sản và phe De Gaulle như
Guillon, Marc Dupuy…vu cáo nhục mạ Cựu Hoàng Bảo Đại bằng đủ mọi lời lẽ như
‘’Bảo Đại là tay sai của Nhật, đã giao Đông Dương cho Nhật, một ông vua mất chức
được biết nhiều ở các sân Golf tại Cannes hay ở các hộp đêm…’’ và xuyên tạc
những người Việt Nam yêu nước ‘’chỉ là một nhóm cựu quan lại, cựu công chức, vài
trưởng giả giàu có… chỉ nghĩ đến gia tăng quyền lợi bản thân trước khi nghĩ đến tổ
quốc của họ…’’
Những người này chống đối thỏa ước Élysée, cho rằng Pháp nhượng bộ quá
nhiều so với các hiệp ước ký với Hồ chí Minh năm 1946, vì Hồ chí Minh đã đồng ý
gác lại vấn đề Nam Kỳ, vẫn coi như lãnh thổ hải ngoại của Pháp…
Trận đánh không có tiếng súng này kìm chân Quốc Hội Pháp trì hoãn tới ngày
2.2.1950 (11) mới phê chuẩn bản thỏa ước. Lúc này, nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa đã thành lập và công nhận chính phủ Hồ chí Minh ngày 18.1.1950. Ngày
1.2.1950, Liên Xô cũng công nhận chính phủ Hồ chí Minh và yêu cầu cử Đại Sứ tới
Mạc Tư Khoa. Hồ chí Minh đã có một hậu phương khổng lồ ở sát sau lưng với sự
yểm trợ về mọi mặt của toàn khối cộng sản trong khi trận tuyến những người Việt
Nam yêu nước chưa ổn định xong về mặt tổ chức.
Dù sao Quốc Gia Việt Nam đã thành hình với chủ quyền độc lập, lãnh thổ
thống nhất, được Mỹ chính thức thừa nhận ngày 4.2.1950 và Anh thừa nhận ngày
7.2.1950.
Sự kiện thực tế này gần như luôn bị gạt qua bởi những người cố tình diễn tả
cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giải phóng đất nước. Theo những người này, lý
do bùng nổ cuộc chiến là hành vi xâm lược của Pháp được Mỹ yểm trợ và chính
quyền Quốc Gia Việt Nam chỉ là bù nhìn do Pháp dựng lên, dập khuôn theo luận
điệu tuyên truyền mà toàn thể khối cộng sản nỗ lực đưa vào dư luận thế giới.
Người ta không chỉ gạt bỏ cuộc vận động giành lại chủ quyền dân tộc của
những người yêu nước, gạt bỏ chủ trương tiêu diệt phe đối lập của Hồ chí Minh mà
339 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
còn cố tình quên tình trạng bị ràng buộc với Đệ Tam Quốc Tế khiến Hồ chí Minh
không thể làm khác được những việc đã làm, trong đó có cả điều mà Vụ trưởng
Đông Nam Á Sự Vụ của Mỹ George Moffat Abbott từng mô tả là ‘’thái độ như trẻ nít
chỉ nêu đòi hỏi trong sự thiếu kém kiến thức cả về kinh tế lẫn vấn đề độc lập’’.
Hồ chí Minh không bao giờ là trẻ nít mà tuân thủ đúng nguyên tắc đấu tranh,
đẩy mọi sự việc theo hướng cần thiết. Từ tháng 9.1945, sau khi quân Pháp đổ bộ
Sài Gòn cho tới cuối 1946, Hồ chí Minh vẫn nhượng bộ, không bàn về vấn đề Nam
Kỳ và ký kết cho quân Pháp vào miền Bắc với dụng ý mà các tác giả Lacouture,
Sainteny…đã thấy và chính Võ nguyên Giáp đã ghi lại là tạm hòa với Pháp để có
đồng minh tiêu diệt kẻ thù số một vào lúc đó là các phần tử phảnđộng tức những
người yêu nước không chấp nhận cả cộng sản lẫn Thực Dân.
Khi trấn áp xong lực lượng này thì đồng minh tạm thời là Pháp trở thành kẻ
địch. Bước đi được định sẵn của cộng sản là lợi dụng các phần tử dân tộc bất mãn
với thực dân nên hành động chặt đứt mọi hy vọng thương lượng, đẩy Pháp vào thế
phải gây chiến là nước cờ theo đúng lớp lang.
Toàn thể dân tộc không còn chọn lựa nào ngoài việc kháng chiến chống Pháp
trong khi Hồ chí Minh và những người cộng sản với vị thế độc tôn lãnh đạo sẽ biến
cuộc chiến thành một bộ phận của cách mạng thế giới và được sự ủng hộ của cách
mạng thế giới để góp phần vào cách mạng thế giới như Hồ chí Minh tuyên bố.
Chuyến du hành qua Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa đầu năm 1950 của Hồ chí Minh
và sự tái xuất hiện Đảng cộng sản dưới danh xưng đảng lao động Việt Nam cuối
1951 để mở đầu cho chiến dịch thanh lọc rộng rãi kéo dài từ 1953 tới 1956 trong
khuôn khổ các chính sách rèn cán chỉnh quân, cải cách ruộng đất, cải tạo công
thương nghiệp…là tiếng nói khẳng định mục tiêu bành trướng chủ nghĩa cộng sản.
Sự việc càng cụ thể hơn, khi Liên Xô thay đổi đường lối sau cái chết của
Stalin và Trung Cộng cần có thời gian hồi phục sau cuộc đối đầu với Mỹ tại Triều
Tiên thì Hồ chí Minh sẵn sàng chấp nhận giải pháp chia đôi đất nước năm 1954, bất
kể nguyện vọng dân tộc ra sao, bất kể đã có bao nhiêu con dân Việt Nam bỏ mình vì
mục tiêu bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ cầm đầu cuộc kháng chiến 1945-1954, Hồ chí Minh vẫn luôn đặt
quyền lợi tối thượng của dân tộc dưới quyền lợi của cộng sản quốc tế. Lòng yêu
nước theo ý nghĩa thông thường đã khô cạn hẳn trong tâm tư Hồ chí Minh nên dù
hàng ngũ kháng chiến có mặt nhiều người yêu nước và ngay cả một số đảng viên
cộng sản cũng kháng chiến vì yêu nước hơn vì lý tưởng cộng sản thì cuộc kháng
chiến vẫn không vì lý tưởng quốc gia. Bởi hàng ngũ kháng chiến được lãnh đạo bởi
một tông đồ (apostle) của tôn giáo cộng sản (như Khrutshchev mô tả) và không lúc
nào tách khỏi sự chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế, cụ thể là Liên Xô, nên luôn hướng
cuộc kháng chiến xoay theo đích nhắm của khối cộng sản.
Kết quả là bất chấp 9 năm hy sinh xương máu của con dân, đất nước bị chia
đôi tại vĩ tuyến 17, sau khi đã giành được sự thống nhất Bắc-Trung-Nam với thỏa
ước Élysée 1949 do nỗ lực của những người yêu nước.
Rõ ràng Hồ chí Minh đặt nặng nhiệm vụ củng cố thế lực cộng sản hơn quyền
lợi dân tộc nên dù luôn kêu gọi liên hiệp, hòa giải vẫn khăng khăng bảo vệ thế độc
chiếm quyền hành, cắt đứt mọi điều kiện hình thành một khối dân tộc đoàn kết thực
sự, kể cả bằng cái giá là chia đôi lãnh thổ.
Hiệp định Genève 1954 đã đem lại cho Hồ chí Minh một nửa phần đất nước
tựa lưng vào hậu phương Trung Cộng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp nối của cuộc
chiến cục bộ tại Đông Nam Á trong cách mạng thế giới, đẩy Việt Nam vào cục diện
tranh chấp mới trong cuộc chiến ý thức hệ giữa cộng sản và thế giới tự do. Đây cũng
là thời kỳ tranh đấu thứ ba của Hồ chí Minh.Thời kỳ thứ ba khởi từ 1954 với nhiệm vụ trước mắt là ‘’chiếu cố miền Nam’’
theo nghị quyết của đảng cộng sản. Trong thời kỳ này, bộ máy quyền lực tại miền
Bắc dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh tiếp tục được vận dụng gần như không rời
phương hướng cũ. Các chính sách rèn cán chỉnh quân, thanh lọc hàng ngũ, cải cách
ruộng đất, cải tạo thương nghiệp…nhắm mục tiêu chủ yếu là củng cố tổ chức và
quyền lực cho cộng sản đã làm tê liệt mọi sinh hoạt xã hội đồng thời gieo rắc thảm
họa tang tóc khắp nơi.
Kết luận này không do gán ghép để chỉ trích Hồ chí Minh mà được nói lên từ
thực tế xã hội miền Bắc qua ghi nhận của chính các đảng viên cộng sản.
Theo Bùi Tín, thực tế đã dẫn đến những nỗi khổ ải của nhân dân, sự đổ vỡ
của nền kinh tế, sự lạc hậu triền miên của xã hội, tình trạng nghèo đói và bất công
của số đông là những thất bại nặng nề mà Hồ chí Minh và ban lãnh đạo đảng cộng
sản chịu hoàn toàn trách nhiệm dù cho ông có thiện chí, có mong muốn tốt đi nữa.
(12)
Ngày 29.10.1956, trước công chúng tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội, Võ
nguyên Giáp đã nói rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến những thất bại đó: ‘’Chúng ta đã
giết quá nhiều người lương thiện...chỗ nào cũng thấy địch và dùng tới khủng bố tràn
lan...Khi chỉnh đảng, chúng ta quá chú trọng tới giai cấp xã hội thay vì chỉ căn cứ vào
khả năng chính trị mà thôi. Thay vì lấy giáo dục làm chính, ta chỉ dùng tới những biện
pháp tổ chức như phạt kỷ luật, khai trừ, xử tử, giải tán tổ chức chi nhánh đảng hay
những chi bộ đảng. Tệ hơn nữa, tra tấn được coi như việc bình thường trong thời
gian chỉnh đốn tổ chức đảng.’’ (13)
Việc xây dựng miền Bắc theo hướng củng cố và bành trướng sức mạnh cho
đảng cộng sản bằng mọi cách, kể cả chém giết, dẫn đến một xã hội ‘’sống kín
mít…giống như đứng dưới đáy giếng. Ăn, mặc, ở, quan hệ với nhau coi như ổn,
không thành vấn đề. Mặc gần như đồng phục, ăn uống cũng gần giống nhau, theo
mức của tem phiếu. Lấy vợ lấy chồng cũng giống nhau, được phép của đảng, của tổ
chức, đám cưới đơn sơ giản dị…không cần có động cơ vun đắp lứa đôi…chẳng
khác gì xưa bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Nay là tổ chức đặt đâu, đảng đặt đâu xin
ngồi nguyên đấy cho yên phận…Thế là trong gần 30 năm, do điều kiện chiến tranh,
do chính sách bế quan tỏa cảng, hàng chục triệu nhân dân Việt Nam bị tước quyền
được là công dân thế giới…Lý lịch là bản mệnh cán bộ và công dân. Nhận xét của
cơ quan tổ chức cán bộ và cơ quan công an là có ý nghĩa quyết định đối với vận
mệnh chính trị mỗi người. Đối với công dân được nhận xét là trung thành với chế độ,
thông suốt chính sách của đảng và nhà nước là điểm son. Đối với cán bộ thì lập
trường chính trị vững vàng, thông suốt đường lối chính sách, tin tưởng ở đảng và
nhà nước, không có gì vướng mắc…là điểm ưu’’. (14)
Kiểu mẫu xã hội đó chắc chắn không cần thiết và cũng không phù hợp với
nguyện vọng sống bình thường của con người ở mọi nơi, nhưng cần thiết cho đảng
cộng sản Việt Nam để đẩy mạnh đấu tranh giai cấp với mục tiêu trước mắt là ‘’chiếu
cố miền Nam’’.
Biến xã hội miền Bắc thành trại lính là điều kiện bảo đảm cho sự tiến hành
chính sách chiếu cố miền Nam bằng bạo lực. Đảng cộng sản đã trù liệu chiến tranh
từ khi ký hiệp định Genève 1954 với kế hoạch chôn giấu vũ khí, cài đặt ‘’cơ sở’’ tại
miền Nam và chiến dịch dựng vợ gả chồng cho cán binh trước khi tập kết ra Bắc để
tạo tương quan tình cảm…
Hơn ai hết, Hồ chí Minh và các đồng chí đã nhìn thấy sự từ khước chủ nghĩa
cộng sản của đa số dân chúng, nhất là của những phần tử dân tộc yêu nước đang
nắm quyền ở miền Nam, sau quá nhiều kinh nghiệm đoàn kết bi thảm với cộng sản
trước và sau 1945.
341 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cũng hơn ai hết, Hồ chí Minh và các đồng chí tự hiểu họ đã chọn con đường
chỉ có một hướng nhắm duy nhất là tiêu diệt mọi xu hướng dị biệt. Khi các chiêu bài
liên hiệp, đoàn kết để hãm hại ngầm không còn điều kiện tiến hành thì giải pháp duy
nhất là sử dụng binh lực.
Bởi vì đích nhắm cuối cùng của Hồ chí Minh với tư cách đảng viên cộng sản
là góp phần vào cách mạng thế giới để tạo dựng một thế giới đại đồng dưới nền
chuyên chính vô sản. Trong khuôn khổ cách mạng đó, mọi người cộng sản đều có
nhiệm vụ tham gia trận chiến liên tục trường kỳ cho tới khi đạt thắng lợi cuối cùng.
Cho nên, phát động chiến tranh để chiếu cố miền Nam trở thành tất yếu, ngoài
trừ trường hợp không thể xẩy ra là Hồ chí Minh từ bỏ khối cộng sản để đặt mục tiêu
phụng sự dân tộc lên hàng đầu và chân thành đoàn kết cùng mọi phần tử yêu nước
khác chính kiến.
Bùi Tín vẫn nghĩ Hồ chí Minh là người yêu nước vẫn phải nhận định: ‘’Trở nên
cán bộ của Quốc Tế cộng sản Ba, ông bị ảnh hưởng lớn của Stalin và Mao Trạch
Đông, đích của ông là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước và đích cao
hơn nữa là cách mạng vô sản ở Đông Dương, ở Châu Á và toàn thế giới…Sùng bái
‘’mặt trời phương Đông’’, nể sợ ‘’thiên triều’’ Bắc Kinh, ông Hồ đã truyền cho những
người lãnh đạo khác ở quanh ông, cho cả đảng cộng sản một thái độ thụ động vô lý,
mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mác-Lenin và tư
tưởng Mao trạch Đông đè lên đầu trong khi cả đảng cộng sản và xã hội bị cỗ xe ấy
nghiền nát’’. (15)
Tuy thế, Bùi Tín cho rằng ‘’không phải bất cứ lúc nào Hồ chí Minh cũng chỉ là
tay sai ngoan ngoãn, trung thành và mù quáng của Đệ Tam Quốc Tế’’. Chứng cớ
được viện dẫn là Hồ chí Minh đã giữ thái độ tự chủ trong lãnh đạo chiến tranh.
Không nghe theo lời Mao và Lâm Bưu khuyên là ở miền Nam chỉ nên duy trì chiến
tranh du kích, chỉ nên đánh ở cỡ đại đội …cũng không nghe theo lời Liên Xô khuyên
là nên hạ súng tìm giải pháp hòa bình vì Việt Nam không thể chống nổi Mỹ về mặt
quân sự’’. (16)
Trong tác phẩm của mình, Bùi Tín nhắc lại sự việc này nhiều lần, coi là ưu
điểm của Hồ chí Minh ‘’cùng với một số người lãnh đạo khác trong Đảng không mù
quáng theo lời khuyên của Mao là chỉ nên tiến hành chiến tranh du kích ở miền Nam
và cũng không theo sức ép của Liên Xô là phải ngừng chiến tranh để tìm một giải
pháp thương lượng nhằm chung sống hòa bình bằng mọi giá’’. (17)
Cứ cho rằng đây là ưu điểm của Hồ chí Minh thì đã dẫn đến kết quả thực tế ra
sao ?
Trước hết, Hồ chí Minh vẫn đặt Việt Nam vào cuộc chiến ý thức hệ với mục
tiêu bành trướng ảnh hưởng cộng sản thay vì đặt quyền lợi dân tộc vào hướng nhắm
cuối cùng để giải quyết mọi mâu thuẫn với các lực lượng đối lập.
Vì điều mà Bùi Tín kể như ưu điểm do sáng suốt, không mù quáng của Hồ chí
Minh chỉ là từ chối thương lượng và cương quyết mở lớn qui mô chiến tranh.
Hồ chí Minh và các đồng chí đã đạt ý muốn là đánh bại các phe phái đối lập,
giành trọn quyền lãnh đạo để thành lập nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng cái giá thực tế mà dân tộc Việt Nam phải trả từ 1954 tới 1975 khó thể diễn tả
là gì ngoài thảm cảnh tương tàn bi đát kinh hoàng với tất cả mọi người dân trên khắp
các miền đất nước.
Thời kỳ thứ ba trong cuộc đời tranh đấu của Hồ chí Minh tại miền Bắc là các
chính sách chỉnh đảng, chỉnh quân, cải cách ruộng đất, cải tạo thương nghiệp, ba
khoan ba chống, ba đảm đang ba sẵn sàng…tới nay vẫn là ác mộng của nhiều
người dân khi nhớ lại và còn lưu dấu trong tác phẩm của nhiều tác giả như Dương
342 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thu Hương, Phùng thế Lộc, Tạ duy Anh, Bùi ngọc Tấn…hay trong hồi ký của Nguyễn
minh Cần, Bùi Tín, Vũ thư Hiên…
Với miền Nam là những ngày đêm khắc khoải âu lo trước tai họa pháo kích
bất ngờ, trước nguy cơ khủng bố ám sát và cảnh sống hãi hùng dưới những trận
mưa bom đạn luôn sẵn sàng ập tới…
Hậu quả thực tế của thời kỳ này do ưu điểm trong chỉ đạo chiến tranh của Hồ
chí Minh là mọi nỗ lực xây dựng đất nước trên cả hai miền Nam Bắc bị hạn chế tối
đa, ruộng đồng trở thành chiến địa, nhà cửa bị tàn phá với hàng triệu người bị sát
hại và hàng triệu người khác trở thành tàn phế, kéo lê cuộc sống vô dụng đau đớn…
Theo Bùi Tín, đây là tấn bi kịch của cả dân tộc bắt nguồn từ lòng tin tuyệt đối
của Hồ chí Minh đặt vào chủ nghĩa cộng sản: ‘’Bi kịch của cả dân tộc cũng là của
ông Hồ là chính ông đã đi đầu trong việc đưa chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là chủ
nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao vào Việt Nam’’. Bùi Tín nhắc lại ý kiến của Phan Chu
Trinh về chọn lựa của Hồ chí Minh ngay từ năm 1921 và viết: ‘’Cụ Phan phê phán
Nguyễn Ái Quốc về phương pháp cách mạng…một mực can ngăn Nguyễn Ái Quốc
chớ chủ quan cho phương pháp của mình là đúng. Cụ còn phê phán Nguyễn là xưa
nay, từ Âu sang Á, chưa ai làm cái việc như Nguyễn làm…Con đường cụ Phan chủ
trương gần giống như con đường của các ông Gandhi và Nehru ở Ấn Độ. Đó là con
đường bất bạo động, con đường nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, mở
mang học vấn, cổ động tinh thần đấu tranh, đồng thời tranh thủ các thế lực dân chủ
và tiến bộ ở chính quốc…Nếu như hồi ấy, đường lối đấu tranh đại loại như của cụ
Phan đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể đã
khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh
được chiến tranh và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao đã
đưa đến thông qua đảng cộng sản với biết bao hậu quả nặng nề chưa biết đến bao
giờ mới khắc phục được…’’. (18)
Mong mỏi của Bùi Tín không xa với mong mỏi của mọi người nhưng không trở
thành hiện thực, vì Việt Nam đã được gắn vào cuộc chiến toàn cầu giữa khối cộng
sản và thế giới tự do theo đường lối lãnh đạo của Hồ chí Minh.
Từ giữa thập niên 20, Hồ chí Minh đã tận lực đấu tranh đưa đất nước vào
chiều hướng dẫn tới thực tế như được diễn tả. Thực tế này không thể là nền tảng
vững chắc cho sự xưng tụng Hồ chí Minh là nhà ái quốc hay đại anh hùng của dân
tộc Việt Nam. Dù muốn dù không, sự nghiệp của Hồ chí Minh đã gắn liền với những
tàn phá khủng khiếp mà dân tộc phải gánh chịu.
Tuy nhiên, sẽ bất công nếu khẳng định Hồ chí Minh chỉ là kẻ nuôi mưu đồ
phản dân, hại nước. Trên thực tế Hồ chí Minh đã bước vào đấu tranh do thúc đẩy
của lòng yêu nước, góp mặt bên cạnh các lãnh tụ Phan Chu Trinh, Phan Văn
Trường.
Sự thay đổi sau đó không hẳn do Hồ chí Minh muốn bán rẻ đất nước cho
ngoại bang như nhiều người đã kết buộc mà chủ yếu do niềm tin mù quáng ở khám
phá của mình để chọn lựa một lý tưởng bôi xóa dân tộc trong quan niệm phân chia
giai cấp.
Hồ chí Minh chắc chắn không muốn bán rẻ đất nước, nhưng đã biến giai cấp
vô sản thành toàn thể dân tộc. Ngoài giai cấp vô sản, mọi thành phần giai cấp khác
đều trở thành rắn độc trước mắt Hồ chí Minh.
Quan niệm về đồng chí, đồng bào của Hồ chí Minh đã đặt trên một nền tảng
tư duy khác biệt hoàn toàn so với nền tảng tư duy thông thường. Khi triệt hạ những
người yêu nước, Hồ chí Minh có thể chỉ nghĩ đang thực hiện sứ mạng triệt hạ những
con rắn độc để đem lại an toàn cho đời sống của con người đã được nêu rõ là chỉ
gồm giai cấp vô sản.
343 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong hoàn cảnh đó, không thể phủ nhận những ý định tốt (dù là mù quáng)
để quả quyết Hồ chí Minh chỉ có ý định phản dân hại nước. Nhưng, ý định tốt hay
xấu không thể là nền tảng để đánh giá con người, nhất là những con người mà cuộc
đời gắn liền vào lịch sử.
Trên thực tế, vẫn diễn ra không ít trường hợp ‘’nền hỏa ngục lát bằng những ý
định tốt-L’enfer est pavé de bonnes intentions’’.
Cho nên, tư tưởng gia Revel đã định nghĩa ‘’Lịch sử không phải là kết quả do
những ý định của người ta mà là kết quả do những hành động của họ’’.
Những bạo chúa trong lịch sử nhân loại như Tần Thủy Hoàng, Néron hay
những lãnh tụ khát máu như Hitler, Staline…vẫn có thể theo đuổi ý định tốt nào đó,
nhưng ý định này không thể xóa nhòa kết quả hành động của họ là hàng triệu nạn
nhân bị tàn sát và những tai họa kinh hoàng mà con người phải gánh chịu. Do đó,
đánh giá về Hồ chí Minh, Revel không nghĩ Hồ chí Minh có ý định xấu khi chọn lựa lý
tưởng cộng sản và tôn thờ Lenin như thầy, như cha...
Vào lúc chọn lựa, Hồ chí Minh có thể đang nuôi nhiều ý định tốt nhưng kết
quả hành động rõ ràng chỉ đưa lại những thảm họa cho dân tộc Việt Nam: ‘’…Những
kết quả còn đó: Nô lệ, xương máu, chết chóc và đói khát. Đã trưng dụng cuộc chiến
đấu chống thực dân để đưa đến một tình trạng suy sụp như thế thì chẳng còn cách
gì chống chế để chạy tội cả. Trái lại, đây là một trường hợp phạm tội gia trọng, một
vụ đánh cắp, một vụ lừa bịp không hơn không kém’’.
So với mọi cách đánh giá đã có, lối nhìn theo tiêu chuẩn thực tế của Revel là
cách đánh giá trung thực và công bằng nhất, vì không mang nặng ảnh hưởng của
những thiên kiến có tính gán ghép chủ quan.
Nhưng, khó thể gọi kẻ đã hành động lừa bịp, đã phạm tội gia trọng là anh
hùng yêu nước, dù trong khi hành động vẫn có thể có ý định tốt là muốn phục vụ cho
một mục tiêu lý tưởng nào đó. Vả lại, trong mỗi con người đều tiềm ẩn hai mặt tốt và
xấu với những xu hướng khi nhịp nhàng ăn khớp với nhau, khi xung khắc loại trừ
nhau.
Cá nhân Hồ chí Minh dù là một chính trị gia, một lãnh tụ hẳn cũng có những
xu hướng trái ngược, một bên là ông thánh, một bên là con quỷ, hay nói theo Pascal,
một bên là thiên thần, một bên là con thú. Bi kịch là lòng ham muốn trở thành thiên
thần quá mạnh lại dễ biến con người thành con thú.
Với cách đánh giá này, các cơ sở khác đã được nêu ra như lòng ái quốc bẩm
sinh khiến Hồ chí Minh sớm chọn ý hướng hy sinh, sống đời gian khổ vì dân, vì
nước và được toàn dân sùng kính, triệt để tin theo không còn đáng kể nữa.
Dù vậy, vẫn có thể nhìn lại các luận cứ viện dẫn để nhận diện thêm về đối
tượng.
Duiker là tác giả tiêu biểu cho những người đề cao Hồ chí Minh dựa trên hai
cơ sở này. Trong Ho Chi Minh, a life, Duiker dành nhiều trang tả thời thơ ấu của Hồ
chí Minh chìm ngập giữa tác động của lòng yêu nước và quả quyết Hồ chí Minh đã
sớm nhận ra sự lạc hướng trong đấu tranh của các bậc tiền bối.
Theo Duiker, từ thuở mới lọt lòng, Hồ chí Minh đã được mẹ ru bằng ca dao và
những vần thơ Kiều rồi được nghe bà kể chuyện về các bậc anh hùng, được cha là
một nhân sĩ yêu nước chống Pháp nhắc về các nhân vật lịch sử, được một người
thợ rèn hàng xóm nói về các cuộc khởi nghĩa chống xâm lăng...
Trong không khí un đúc này, Hồ chí Minh sớm nẩy nở tinh thần cứu nước và
sớm nhận ra các phong trào đấu tranh lúc đó của các lãnh tụ Phan Đình Phùng,
Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…đều sai hướng nên năm 1911
đã xuất ngoại tự tìm lấy con đường cứu nước để trở thành nhà ái quốc vĩ đại, trở
thành vị anh hùng dân tộc của Việt Nam.
344 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Duiker trưng dẫn nhiều nguồn tài liệu khi viết Ho Chi Minh, a life, nhưng
những trang viết về đoạn đời này của Hồ chí Minh chỉ phản ảnh trọn vẹn tài liệu của
các sử gia cộng sản Việt Nam.
Bùi Tín tuy ngưỡng mộ Hồ chí Minh đã phát biểu về khuôn mẫu này như sau:
‘’Những người viết sử ở Hà Nội theo sự chỉ đạo của Đảng đã tô vẽ ông Nguyễn Sinh
Sắc thành một nhân vật cách mạng kiên cường chống thực dân nên bị mất chức, là
cố tình bịa đặt sai sự thật. Việc nêu lên chuyện anh Nguyễn Tất Thành vì thấy cách
mạng bế tắc do chủ trương Đông Du và cải lương thất bại nên ra đi để tìm đường
cứu nước là cố nói lấy được nhằm tô vẽ lãnh tụ đã giác ngộ cách mạng từ lúc còn
rất trẻ cũng là việc sai sự thật lịch sử’’.
Dựa theo các tài liệu xác tín (19) do Sử Gia Daniel Hemery sưu tập và nhiều
nguồn tài liệu khác, Bùi Tín cho thấy cuộc đời thực của Hồ chí Minh tương phản
hoàn toàn với bức họa của William J. Duiker.
Trên thực tế, Nguyễn Sinh Sắc (cha của Hồ chí Minh) chưa từng tham gia đấu
tranh. Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1863, mồ côi cha mẹ năm 1868, được Ông Đồ
Hoàng Xuân Đường đem về nuôi dạy. Năm 1881, Nguyễn Sinh Sắc thành con rể của
Hoàng Xuân Đường, được cha mẹ vợ tặng cho một số vốn ra sống riêng, theo đuổi
con đường cử nghiệp nhưng tiếp tục lận đận. Năm 1893, Ông Đồ Hoàng Xuân
Đường qua đời nên Nguyễn Sinh Sắc cùng vợ con trở về sống chung với mẹ vợ.
Ngoài 30 tuổi, Nguyễn Sinh Sắc mới đậu Cử Nhân kỳ thi Hương 1894, nhưng
năm 1895 thi trượt kỳ thi Hội.
Năm 1898, Nguyễn Sinh Sắc lại thi trượt nên đổi tên là Nguyễn Sinh Huy và
đổi tên hai con trai từ Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất
Đạt, Nguyễn Tất Thành.
Năm 1901, Nguyễn Sinh Huy thi Hội đậu Phó Bảng (20) và theo phép nước
lúc đó, dân làng Kim Liên phải cất cho vị tân khoa một căn nhà lá 5 gian. Năm 1902,
vợ Nguyễn Sinh Huy qua đời và năm 1904, Nguyễn Sinh Huy được bổ nhiệm làm
một viên chức nhỏ trong bộ Lễ nên dẫn các con về Huế.
Tháng 5.1909, Nguyễn Sinh Huy được cử làm tri huyện Bình Khê, Bình Định,
nhưng năm 1910 bị sa thải vì tội say rượu đánh đập đến chết một nông dân tên Tạ
Đức Quang.
Sở Mật Thám mở cuộc điều tra xác định ngộ sát do Nguyễn Sinh Huy say
rượu, nhưng Hội Đồng Nhiếp Chính ở Huế quyết định tước mọi chức quyền. Thế là
gần 50 tuổi bị thu hồi ấn tín, sa thải khỏi quan ngạch, Nguyễn Sinh Huy vỡ mộng
quan trường, lâm cảnh sinh kế cùng quẫn phải về Lộc Ninh làm giám thị cho một đồn
điền cao su. Tại đây, Nguyễn Sinh Huy đã nhiều lần gửi đơn lên Khâm Sứ Trung Kỳ
tả cảnh nghèo khó của mình để xin được giao cho một công việc nào đó. (21)
Bùi Tín viết về Hồ chí Minh thuở đó đại để như sau: ‘’Năm 1911, khi anh thanh
niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu xuất dương, anh chưa nghĩ đó là đi tìm đường
cứu nước…Bằng cấp anh có trong tay chỉ là bằng Certificat (tiểu học)…Anh vào
trường Dục Thanh, Phan Thiết làm trợ giáo là do sinh kế. Bi kịch gia đình đang tác
động mạnh mẽ đến anh. Ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu rất nặng…Bà
Thanh kể rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu là bà bị ông bố đánh bằng
tay và bằng roi rất tàn nhẫn…Cho nên khi xuống tàu xuất dương, anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành đang ở tâm trạng bế tắc, việc học dở dang, ông thân sinh bị ‘’đứt
gánh’’ đột nhiên trên con đường hoạn lộ. Anh ra đi để cứu mình trước hết, tìm việc
tìm nghề và phần nào để giúp gia đình…
Cho nên ngay khi vừa đến Pháp, ngày 15.9.1911, anh đã nộp đơn xin vào
trường Thuộc Địa. Anh bị từ chối vì không thuộc tầng lớp con cháu quan lại cao cấp
bản xứ và không có học vấn khá. Từ đó, anh trở thành bồi tàu với mối lo lớn nhất là
345 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
sự sống của gia đình và niềm mong ước là có lúc bản thân sẽ trở thành một maitre
d’hotel…
Cuối năm 1912, khi tới New York, anh đã liên tiếp gửi 2 lá thư cho Khâm Sứ
Trung Kỳ kèm theo số tiền 15 đồng bạc Đông Dương nhờ chuyển cho cha và ‘’cầu
mong Ngài Khâm Sứ vui lòng cho cha tôi được nhận một công việc như Thừa Biện ở
các Bộ’’ (22)…
Phải đến sau đệ nhất thế chiến 1914-1918, tư tưởng chính trị của Nguyễn Tất
Thành mới thành hình rõ nét, sau khi tiếp xúc với Đảng Xã Hội, tiếp đó là Đảng cộng
sản Pháp’’.
Theo Bùi Tín, đảng đã chỉ thị cho các sử gia dựng lên khuôn mẫu nhân vật Hồ
chí Minh thuộc một gia đình chí sĩ cách mạng, được un đúc lòng yêu nước từ tuổi ấu
thơ, cha bị cách chức vì chống chính sách sưu cao thuế nặng đối với dân chúng nên
sớm nuôi chí đấu tranh rời quê hương đi tìm phương cứu nước cứu dân…
Không thể ngờ vực việc đảng ra chỉ thị nhưng không thể quên rằng khuôn
mẫu trên không do đảng hay các sử gia mà do chính Hồ chí Minh đã dựng lên trong
tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch được Hồ chí
Minh viết dưới bút hiệu ẩn danh Trần đân Tiên. Con người yêu nước từ thuở sơ sinh
và sáng suốt hơn bất kỳ người Việt Nam nào của thế kỷ 20 chỉ là con người trong
tưởng tượng của Hồ chí Minh, sau đó được các nỗ lực tuyên truyền cộng sản trên
khắp thế giới tô vẽ lại và Duiker tin theo. Con người này rõ ràng khác rất xa với con
người viết thư cho một quan chức thuộc địa cầu xin ân huệ với lời lẽ như ‘’sự quan
tâm cao quý của Ngài’’ và ‘’xin Ngài nhận những lời chào kính cẩn của kẻ dân-con và
kẻ tôi tớ chịu ơn Ngài’’…Kẻ có lời lẽ đó không thể là khuôn mẫu anh hùng từ tuổi
thiếu niên đã quyết bỏ trọn đời đấu tranh cứu dân cứu nước.
Duiker cùng các tác giả xưng tụng Hồ chí Minh cũng nhắc rằng Hồ chí Minh
đã trải nhiều gian khổ, đã hy sinh mọi sinh thú cá nhân tận tụy đấu tranh để cuối
cùng trở thành nhà ái quốc vĩ đại, là vị anh hùng dân tộc lớn nhất trong lịch sử Việt
Nam…
Trên thực tế, trọn đời đấu tranh của Hồ chí Minh chỉ là lãnh lương của Đệ
Tam Quốc Tế, đi lại đó đây như một du khách từ Pháp, qua Nga, qua Đức, qua
Trung Hoa, qua Đông Nam Á…với cả nửa tá người tình. Gian khổ cùng cực của Hồ
chí Minh chỉ là 18 tháng bị Trung Hoa Dân Quốc bắt giữ do nhập cảnh trái phép và
13 tháng nằm trong nhà giam Hương Cảng của người Anh vì là tay sai Nga bị nghi
ngờ muốn phá hoại Hương Cảng.
Hồ chí Minh bị bắt không do đấu tranh cho đất nước, chưa qua một ngày
trong ngục tù thực dân, không chịu một ngọn đòn tra tấn nào, dù chỉ là một cái bạt
tai.
Cảnh ở tù được chính Hồ chí Minh kể lại là ‘’mỗi tuần hai lần, chúng cho ông
ăn thịt bò, cơm trắng...Mỗi ngày, chúng cho ông ra sân đi bách bộ mười lăm
phút…Những buổi đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất trong khi ở tù. Vì
bọn mật thám thường mời ông hút thuốc lá Anh…’’ (23)
Cảnh tù đầy đó so với cảnh sống của người dân Việt Nam hiện nay vẫn là
cảnh thần tiên nên khó thể trở thành mức hy sinh gian khổ đủ khiến toàn dân kính
phục tri ân người phải trải qua để xưng tụng là Cha già dân tộc. Danh hiệu này cũng
do Hồ chí Minh tự gán qua cuốn sách viết về mình và được các họng loa tuyên
truyền đổi thành lời xưng tụng của nhân dân.
Riêng người dân nghĩ về Hồ chí Minh ra sao thì Vũ thư Hiên từng có thời
quấn quít bên Hồ chí Minh, coi Hồ chí Minh như người bác thực sự đã ghi lại lời của
một bạn thân: ‘’Chúng ta nhầm…Ông Hồ cũng là vua như các ông vua khác, lại
346 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
không phải vua hiền. Ông ấy biến những con người lương thiện thành những con
quỷ. Ông ấy là Quỷ Vương’’ (24))
Thái độ rõ rệt nhất đối với Hồ chí Minh do thực tế nêu lên là hơn một triệu
người dân miền Bắc ào ạt chạy vào Nam sau hiệp định Genève 1954 khi biết miền
Bắc sẽ đặt dưới sự lãnh đạo của ‘’vị Cha Già Dân Tộc’’ và chọn lựa tương tự của số
đông gấp nhiều lần với những nguy hiểm lớn gấp nhiều lần sau tháng 4.1975 tạo
thành những trang sử được Michel Tauriac diễn tả ‘’đó là lịch sử của những người
được gọi là boat people và còn được mệnh danh là những kẻ chết đắm của tự do.
Lịch sử của một dân tộc đã bị tàn hại bởi thứ chính trị hận thù và phân rẽ của chủ
nghĩa cộng sản’’. (25))
Diễn tả vắn gọn của Michel Tauriac có thể coi là bao quát hết diễn tiến thực tế
lịch sử Việt Nam từ giữa thập niên 1920 về sau. Mức tàn phá của thứ chính trị hận
thù và phân rẽ theo quan điểm cộng sản trước hết đã đánh phá hàng ngũ người Việt
Nam yêu nước đang đấu tranh đòi độc lập, khi Hồ chí Minh hoạt động bí mật. Sau
đó, khi Hồ chí Minh giành được chính quyền thì toàn thể dân tộc trở thành đội ngũ
tiền phong xung trận trong cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối cực quyền trên thế
giới.
Tính chất kháng chiến giành độc lập được gán cho giai đoạn 1945-1954 và
kháng chiến chống xâm lăng được gán cho giai đoạn 1954-1975 không hề phản ảnh
thực tế mà chỉ là kết quả của một trận chiến tuyên truyền với phạm vi bao trùm dư
luận khắp thế giới.
Trong giai đoạn 1945-1954, sự hiện diện của quân đội Pháp bên cạnh hàng
ngũ yêu nước và sự có mặt của những người yêu nước trong hàng ngũ kháng chiến
khiến các luận điệu che giấu tính cục bộ của cuộc chiến ý thức hệ bằng chiêu bài
giải phóng dân tộc dễ được chấp nhận.
Trong giai đoạn 1954-1975, sự có mặt của quân đội Mỹ bên cạnh quân đội
miền Nam tiếp tục bị khai thác theo hướng cũ với chiêu bài chống ngoại xâm cũng
dễ thu đạt hiệu quả do các nỗ lực tuyên truyền của cộng sản.
Có thể nói không sợ lầm lẫn rằng trong cuộc chiến ý thức hệ, cộng sản luôn
nắm ưu thế tuyệt đối về tuyên truyền.
Lý do trước hết là thế giới tự do không đặt nặng việc tuyên truyền trong khi
cộng sản coi tuyên truyền là mặt trận quan trọng có tầm mức quyết định lớn hơn các
mặt trận sử dụng bom đạn.
Lý do kế tiếp là cộng sản đã có một quá trình kết khối với kỷ luật rõ ràng là
tuân hành mọi chỉ thị từ Liên Xô khiến mọi hành vi đều phối hợp nhịp nhàng với qui
mô phủ khắp thế giới nên một luận điệu tuyên truyền được đưa ra ở nơi này sẽ lập
tức được lập lại ở nhiều nơi khác để tăng cường tối đa hiệu quả.
Lý do khác không kém quan trọng là kỷ luật thép trong chính sách cai trị tại
các quốc gia cộng sản và không khí sinh hoạt dân chủ tại phía thế giới tự do. Mọi
phương tiện truyền thông, thậm chí mọi lời nói của từng cá nhân tại các quốc gia
cộng sản đều phải lập lại quan điểm của giới lãnh đạo trong khi người dân phía thế
giới tự do có toàn quyền bày tỏ chính kiến theo bất kỳ quan điểm nào. Ưu điểm trong
sinh hoạt dân chủ đã mở ra khoảng trống khổng lồ cho cộng sản tấn công tuyên
truyền tại bất kỳ nơi nào, với bất kỳ thành phần quần chúng nào.
Cuối cùng, cuộc chiến Việt Nam với tính cục bộ trong cuộc chiến ý thức hệ đã
thành cuộc chiến của mọi quốc gia cộng sản, mọi đảng cộng sản, mọi tổ chức cộng
sản. Tất cả đều đứng trước đòi hỏi phải góp phần, vì là nhiệm vụ chung trên đường
đấu tranh giai cấp để giành thắng lợi cuối cùng cho lý tưởng cộng sản, nên hợp quần
chiến đấu trong mặt trận tuyên truyền bằng những luận điệu xuyên tạc thực tế, vu
cáo bôi nhọ tạo một dư luận dẫn tới cô lập đối phương.
347 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong diễn tiến tình hình, vũ khí chiến cụ do Liên Xô, Trung Cộng tiếp trợ gần
như chỉ đủ giúp cộng sản Việt Nam mở các trận đánh duy trì tình trạng chiến tranh
để toàn khối cộng sản khai thác vào mặt trận tuyên truyền với tầm mức quyết định
kết quả cuộc chiến.
Trên mặt trận này, Hồ chí Minh đã góp phần không nhỏ là dựng bản thân
mình thành một người yêu nước, một anh hùng dân tộc để qua đó thu hút sự hỗ trợ
của dư luận quốc tế tạo thành áp lực chính trị nặng nề cho đối phương. Khuôn mẫu
nhân vật yêu nước Hồ chí Minh do Hồ chí Minh nêu lên đã được chép lại ở khắp nơi
và chinh phục sự ngưỡng mộ của nhiều người.
Cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch ký tên
tác giả Trần dân Tiên chính là công binh xưởng số một, lò đúc võ khí vô tận không
ngừng được tiếp tế tài nguyên dồi dào của bộ chỉ huy chiến tranh ý thức hệ toàn cầu
ở Mạc Tư Khoa. (26)
Khuôn mẫu nhân vật yêu nước Hồ chí Minh khiến nhiều người không nhìn ra
một phần lý do khiến người Pháp ngay từ 1945 không muốn trao trả độc lập hoàn
toàn cho Việt Nam là mối lo Liên Xô bành trướng qua Đông Nam Á nên đã phủ nhận
tính cục bộ trong chiến tranh ý thức hệ của cuộc chiến Đông Dương I.
Không riêng dư luận quốc tế mà nhiều người ở trong nước cũng bị chinh phục
bởi khuôn mẫu này. Do đó, đã có những người yêu nước đứng trong hàng ngũ do
Hồ chí Minh lãnh đạo và không thiếu người xin gia nhập đảng cộng sản vì tin rằng
đảng đang chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Gương hy sinh chiến đấu của
những người này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo sự nể phục cho dư luận đối
với lập trường cứu nước của đảng cộng sản và Hồ chí Minh.
Thực ra, Hồ chí Minh không chỉ tạo ra khuôn mẫu yêu nước cho bản thân
bằng cuốn sách ký tên Trần dân Tiên mà bằng rất nhiều thủ đoạn khác.
Cuối năm 1945, Hồ chí Minh từng ôm Nguyễn Hải Thần khóc nức nở với lời
nói tha thiết: ‘’Cả Nam Bộ lại lọt vào tay thực dân Pháp. Mong cụ và anh em Việt
Nam Quốc Dân Đảng hãy vì Tổ Quốc Việt Nam gánh vác trách nhiệm chung với
chúng tôi’’. Tính chất của lời nói đã được chứng minh bằng hành vi thực tế đối với
Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Quốc Dân Đảng vào mấy tháng sau.
Trước đó, Hồ chí Minh từng tuyên bố giải tán đảng cộng sản để chứng tỏ một
lòng vì dân tộc, trong khi trên thực tế đảng cộng sản vẫn tiếp tục hoạt động và năm
1951 đổi tên để tái xuất hiện công khai. Về sự việc này, Nguyễn minh Cần đã ghi lại
lời lẽ và cử chỉ của Hồ chí Minh trong hội nghị quyết định đổi tên đảng: ‘’Ông giơ cao
nắp hộp thuốc lá thơm Craven A của ông lên về phía có nhãn hiệu thuốc và nói:
‘’Đây là Đảng cộng sản’’, rồi ông quay phía trong nắp không có nhãn hiệu và nói:
‘’Còn đây là đảng Lao Động’’. Ông lại lớn tiếng hỏi: ‘’Thế thì các cô các chú có thấy
khác gì nhau không ?’’ Cả hội trường đồng thanh đáp vang: ‘’Dạ không ạ.’’ Ông
nghiêm nghị nói: ‘’Các cô các chú nên biết rằng việc đổi tên đảng ta, bác đã xin ý
kiến các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông rồi (chúng tôi được biết hồi ấy ông vừa
đi Moskva về), các đồng chí đã đồng ý. Các cô các chú nên biết rằng: Ai đó thì có thể
sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được’’.
Cả hội trường vỗ tay rầm rầm’’. (27)
Cung cách và hành vi của Hồ chí Minh nếu được những người như Douglas
Pike, Robert Shaplen, Halberstam…coi là biểu hiện mức độ tài năng siêu việt thì bị
nhiều người khác, thậm chí cả Honey, Sainteny…nhìn thành hiểm ác, xảo trá.
Những hướng nhìn đó không đánh giá chính xác con người Hồ chí Minh để giải đáp
nghi vấn vẫn treo lơ lửng là nhà anh hùng cứu nước hay kẻ đại phản quốc.
348 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thay vì khen chê theo những tiêu chuẩn đạo đức hay khả năng cần đặt mọi
cung cách, ngôn ngữ và hành vi đó thành nền tảng cho sự xác định con đường phục
vụ và phương pháp đấu tranh của Hồ chí Minh.
Bằng thực tế, Hồ chí Minh cho thấy đã gắn bó với đức tin của một tín đồ vào
tín ngưỡng cộng sản từ năm 1921. Sau sự chọn lựa này, Hồ chí Minh đã tận tụy
không ngừng trong việc thực hiện sứ mạng tông đồ nên ngay từ năm 1926, Hồ chí
Minh đã nhắc nhở các đồng chí rằng dân tộc chỉ là màu sắc và chủ nghĩa ái quốc là
điều nguy hiểm.
Bởi vì, trong giáo điều của tín ngưỡng cộng sản không hề có quốc gia dân tộc
mà chỉ có giai cấp và giai cấp duy nhất được quyền tồn tại là giai cấp vô sản theo
đúng quy luật biện chứng lịch sử. Các giai cấp khác bắt buộc phải bị đào thải theo
những ý thức hệ phụ thuộc bao gồm mọi hình thái chủ nghĩa đế quốc thực dân, quốc
gia dân tộc…
Trước mắt Hồ chí Minh chỉ còn duy nhất ‘’chủ nghĩa Mác-Lenin là ánh sáng
chân lý, là mặt trời đưa lại nguồn vui’’ và con đường phục vụ của Hồ chí Minh hướng
trọn về phía ánh sáng chân lý này.
Sở dĩ Hồ chí Minh luôn xuất hiện dưới vóc dáng người yêu nước, một tín đồ
dân tộc chủ nghĩa, vì theo nguyên tắc sách lược Lenin, phải thích ứng với thực tế
từng giai đoạn để từng bước tiến lên. Không thể với một bước nhảy vọt hoặc theo
một con đường thẳng tắp để đi từ chân lên đỉnh núi. Dù không muốn, vẫn phải tùy
địa thế dựa theo các triền dốc, uốn theo các khúc quanh. Vóc dáng người yêu nước
hay màu sắc dân tộc chính là những khúc quanh, những triền dốc bắt buộc phải bám
theo trong phương pháp đấu tranh để đi tới mục tiêu cuối cùng.
Trên tờ Học Tập, cơ quan lý luận và tuyên huấn của đảng cộng sản Việt Nam,
số tháng 1.1960 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng, Hồ chí Minh đã viết:
‘’Năm nay đảng ta 30 tuổi chẵn....Chúng ta chân thành cảm ơn đảng cộng sản Liên
Xô và đảng cộng sản Trung Quốc đã giúp ta tự rèn luyện thành một đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân’’.
Trong cùng số báo đó, Lê Duẩn viết: ‘’30 năm nay, lý luận khoa học Mác-
Lênin luôn luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng ta’’.
Lênin đã phát biểu: ‘’Chiến tranh lật đổ chế độ tư sản quốc tế là cuộc chiến
tranh trăm phần khó khăn, lâu dài, phức tạp hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào giữa
các quốc gia. Nếu ngay từ đầu đã từ bỏ không chịu dùng những con đường quanh
co, khai thác các mối mâu thuẫn, xung đột quyền lợi thường chia rẽ các đối phương,
không chịu thỏa hiệp ký kết thì có khác gì, trong một cuộc mạo hiểm leo núi chưa
từng có ai đặt chân tới, mà lại từ chối ngay từ đầu, không chịu đi quanh co một đôi
lúc và, đôi khi, quay đầu trở lại, để tìm một hướng đi mới ?’’ (28)
Khai triển ý niệm trên, trong Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, Stalin
đã viết: ‘’Nhiều người nghĩ rằng chủ nghĩa Lênin, nói chung, chống lại cải cách, hiệp
ước và điều đình. Điều đó hoàn toàn sai. Người Bolshevick cũng biết rõ như ai rằng
ở những hoàn cảnh nào đó, cải cách nói chung và điều giải, thỏa hiệp nói riêng, là
điều cần thiết. Chiến sĩ cách mạng chấp nhận sự cải cách, để dùng làm một thứ mồi
lửa phối hợp công tác bất hợp pháp, dùng làm nơi ẩn náu ngõ hầu tăng cường công
tác bất hợp pháp, chuẩn bị quần chúng làm cách mạng lật đổ chế độ tư bản’’. (29)
Mọi cung cách nói năng và hành động của Hồ chí Minh trong diễn tiến tình
hình Việt Nam kể từ thập niên 1920, chiếu theo diễn giải của Stalin, chỉ là những
điều giải, thỏa hiệp mang tính ẩn náu trong từng giai đoạn hoặc các mồi lửa với mục
đích tăng cường chuẩn bị lực lượng làm cách mạng lật đổ chế độ tư bản.
349 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong trường hợp gạt bỏ nền tảng thực tế mà Revel đã nhắc tới để chỉ nhận
diện Hồ chí Minh trên nền tảng lý tưởng và phương pháp đấu tranh, việc xưng tụng
Hồ chí Minh là nhà đại ái quốc hay anh hùng dân tộc cũng hoàn toàn thiếu căn bản.
Hình ảnh chính xác nhất của Hồ chí Minh vẫn là hình ảnh theo Krutshchev
diễn tả: ‘’Hồ chí Minh là tông đồ nhiệt thành của tôn giáo cộng sản…là vị thánh của
chủ nghĩa cộng sản, người nhiệt thành xả thân vì đại nghĩa cộng sản’’. Vì thế,
Krutshchev đã kêu gọi những người cộng sản: ‘’Các bạn phải tôn kính người này,
hãy quỳ gối trước ông ấy để tỏ lòng biết ơn về những đóng góp vô vị lợi của ông ấy
cho chính nghĩa cộng sản’’.
Với cộng sản, dân tộc chỉ là một tập hợp đầy rẫy nọc rắn độc và chủ nghĩa
yêu nước là điều nguy hiểm (như Hồ chí Minh nhắc nhở) nên sự đóng góp lớn lao
cho chủ nghĩa cộng sản của Hồ chí Minh đến mức lãnh tụ Krutschev đòi các đồng
chí phải quỳ gối tôn kính cũng đồng nghĩa với sự tàn phá khủng khiếp mà dân tộc
phải gánh chịu.
Dù theo đuổi ý đồ tốt đẹp nào trong tranh đấu, Hồ chí Minh cũng không thể
được đặt vào hàng ngũ yêu nước để trở thành anh hùng dân tộc.
Thái độ của người dân Đức hiện nay với Hitler hay người dân Nga hiện nay
với Stalin có thể là thái độ thích hợp nhất đối với mọi người Việt Nam để dành cho
thần tượng Hồ chí Minh.
CHÚ THÍCH
01.- Tín đồ cộng sản là từ do chính đảng cộng sản Đông Dương dùng để gọi
các đảng viên. Trong nghị quyết ngày 5.11.1945 tự giải tán đảng cộng sản Đông
Dương được Hồ chí Minh công bố ngày 11.11.1945 có câu: ‘’Những tín đồ của chủ
nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập Hội Nghiên
Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư ở Đông Dương’’
02.- Vẹm là từ ngữ xuất hiện từ chữ VM viết tắt của Việt Minh với hàm nghĩa
nói dối. Tiếng Vẹm rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam từ 1945: Nói dối như
Vẹm…
03.- Dùng thay cho tên Nguyễn ái Quốc mang từ khi gia nhập đảng xã hội
Pháp đầu năm 1919 và được nhắc tới nhiều từ sau tháng 6.1919.
04.- Bác Hồ trên đất nước Lenin, Hồng Hà, trang 190
05.- Mặt Thật, Thành Tín, trang 120-121
06.- Xin xem Hồ Chí Minh, tên phản quốc…Nguyễn Phương Minh.
07.- Biên niên tiểu sử, Tập I, trang 224
08.- Những năm tháng không thể nào quên, Võ nguyên Giáp, trang 13
09.- A Dragon Embattled, Buttinger, trang402 viết về khung cảnh Việt Nam
sau hiệp ước 6.3.1946: ‘’...Những cuộc tuần tiễu hỗn hợp Pháp-Việt Minh được
thành lập để giữ trật tự và đề phòng bạo động chống Pháp thêm nữa. Nhưng đó mới
chỉ là bước đầu. Những bước tiếp theo cho thấy Việt Minh đã nhìn ra rằng đây là dịp
tốt để họ tiêu diệt các đảng thân Trung Hoa và người Pháp vốn coi phe quốc gia
không thể thỏa hiệp còn tệ hơn phe cộng sản chịu hợp tác nên quyết định ủng hộ
Việt Minh trong vấn đề này. Nhằm mục đích loại trừ kẻ thù không cộng sản, Pháp đã
trở thành đồng minh tạm thời của Việt Minh.’’
10.- Nguyên văn tiếng Pháp: ‘’La France reconnait solennellement l’indépendance
du Vietnam auquel il appartient de réaliser librement son unité. De son côté, le
Vietnam proclame son adhésion à l’Union Francaise en qualité d’État associé à la
France. L’indépendance du Vietnam n’a d’autres limites que celles que lui impose
son appartenance à l’Union Francaise’’.
11.- Trong The Struggle For Indochina, Ellen J. Hammer ghi Quốc Hội Pháp
phê chuẩn Thỏa Ước Élysée ngày 23.4.1949. Thực ra vào ngày trên chỉ mới có việc
350 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hội Đồng Lãnh Thổ Nam Kỳ thông qua sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam. Từ đó cho
tới ngày 2.2.1950 là ngày Quốc Hội Pháp phê chuẩn bản thỏa ước, giao dịch giữa
Việt Nam và Pháp chỉ dựa trên văn thư chính thức giữa các đại diện hành pháp là
Auriol, Pignon và Bảo Đại.
12-14-15-16-17-18.- Mặt thật, Bùi Tín, trang 99, 128-129 & 134, 39, 91, 99,
98-102
13.- Vision accomplished ? Nguyễn khắc Huyên, trang 260
19.- 21 tài liệu gồm thư của Nguyễn Sinh Huy (cha Hồ chí Minh) gửi Khâm Sứ
Trung Kỳ, thư của Nguyễn tất Thành (Hồ chí Minh) gửi Khâm Sứ Trung Kỳ, công văn
của Sở Mật Thám Trung Kỳ, lời khai của Trưởng làng Kim Liên, lời khai của các
Hương Chức Kim Liên, lời khai của Nguyễn Tất Đạt (anh Hồ chí Minh), lời khai của
bà Nguyễn Thị Thanh (chị Hồ chí Minh), ghi chép của Sở Mật Thám Nam Bộ, điện
của Toàn Quyền Đông Dương…
20.- Từ thời Minh Mệnh, bãi bỏ chức Trạng Nguyên nhưng thêm Phó Bảng là
bậc cuối cùng trong 5 cấp đậu trong kỳ thi Hội theo thứ tự sau: Bảng Nhãn, Thám
Hoa, Hoàng Giáp, Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân và Phó Bảng.
21.- Nguyễn Lý Tưởng, tác giả Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu (Tác giả
XB, Nam Cali, 2001) cho biết, theo lời kể của ông Võ Như Nguyện, con cụ Võ Bá
Hạp bạn thân và đồng môn với Cụ Phan Bội Châu (tuy kém Phan 10 tuổi), ông
Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ ông Hồ, sau khi vợ chết và bị mất chức, đã đem ba
người con là Nguyễn Thị Thanh tức Kim Liên, Nguyễn Tất Đạt tức cả Khươm hay
Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn sinh Côn tức Nguyễn tất Thành vào Huế gửi ông nội
của ông Nguyện là cụ Võ Văn Giáp trông coi hộ. Ông Võ Như Nguyện cũng kể rằng,
khi ông bị Việt Minh bắt sau cách mạng Tháng Tám, chính ông Nguyễn Tất Đạt, tức
Cả Khiêm đã tự động can thiệp với Trần Hữu Dực lúc ấy là chủ tịch Việt Minh Trung
Bộ thả ông, vì nhớ ơn gia đình ông. Hiện ông Võ Như Nguyện sinh sống tại Pau,
miền Nam nước Pháp. Xem Sách đã dẫn, trang 73-75.
22.- Một đoạn thư của Hồ chí Minh ký tên Paul Tất Thành viết ngày
15.12.1912 như sau: ‘’J’ose même désirer vous prier de bien vouloir lui accorder un
emploi comme Thừa Biện des Bộ ou Huấn Đạo, Giáo Thụ, afin qu’il puisse se
gagner sa vie sous votre haute bienveillance. En espérant que votre bonté ne
refuserait la demande d’un enfant qui, pour remplir son devoir, n’a l’appui que vous
et en attendant votre réponse, veuillez agréer, Monsieur le Résident Supérieur, les
respectueuses salutations de votre filial peuple et reconnaissant serviteur’’. PAUL
TẤT THÀNH, New York le 15 Décembre 1912. Tôi cầu mong Ngài vui lòng cho cha
tôi được nhận một công việc như Thừa Biện ở các Bộ hoặc là Huấn Đạo hay Giáo
Thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài. Với mong mỏi lòng tốt
của Ngài sẽ không từ chối lời yêu cầu của một đứa con chỉ còn biết dựa vào Ngài để
làm bổn phận của mình, xin Ngài Khâm Sứ nhận những lời chào kính cẩn của người
dân con và kẻ tôi tớ chịu ơn Ngài.’’
23.- Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần dân
Tiên, trang 90-91
24.- Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên, trang251
25.- Vietnam, le dossier noir du Communisme, Michel Tauriac. Bản Việt
ngữ, trang 82.
26.- Về TUYÊN TRUYỀN có hàng trăm đề tài để nói. Chỉ xin đưa một ví dụ rất
đơn giản về TIN ĐỒN. Một cán bộ được huấn luyện về tuyên truyền sẽ biết cách tạo
ra tin đồn sao cho có nội dung gần với sự thật, nhưng không phải sự thật rồi chọn
đúng nơi, đúng lúc, đúng người để gieo cái tin đồn đó. Nó khởi sự bằng cách khoác
cái áo mờ ảo ‘’nửa thật nửa giả’’. Những tin đồn loại đó sẽ tạo ra huyền thoại và
351 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nhiều huyền thoại sẽ tạo nên thần tượng. Không có huyền thoại không có thần
tượng. Do đó thần tượng Hồ chí Minh đã được tạo nên bởi phần lớn những huyền
thoại do chính ông Hồ tạo nên trong tác phẩm tự kể về mình theo phương pháp ‘’vẽ
rồng không có đuôi’’. Huyền thoại còn được tạo nên bằng tin đồn do cán bộ tuyên
truyền và khuấy động quần chúng sáng tác, được lặp đi lặp lại qua bộ máy truyền
thông do họ nắm độc quyền. Khi đã giữ độc quyền truyền thông thì dễ dàng chi phối
các tin đồn và đối phương hay dân chúng không có cách gì kiểm tra hay cải chính.
Chính vì thế, ngay sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh đã nắm ngay đài phát
thanh và đặt mọi tờ báo dưới quyền Trần Huy Liệu bộ trưởng bộ tuyên truyền.
27.- Xin xem Đảng cộng sản Việt Nam qua những biến cố, Nguyễn Minh
Cần
28-29.- Sách Lược Xâm Lăng của cộng sản, Minh Võ, Sài Gòn 1970, trang
68


CHƯƠNG LII

LỜI CUỐI SÁCH


Hết thẩy các tác giả viết về Hồ chí Minh được đề cập trong những chương
trên dù thuộc xu hướng nào đều đồng ý về hai điểm.
Thứ nhất, Hồ chí Minh là một tín đồ cộng sản và là một tín đồ thuần thành, tin
tưởng tuyệt đối ở mục tiêu xây dựng của lý tưởng cộng sản cũng như hiệu năng của
phương pháp đấu tranh do Lenin ấn định trong các nguyên tắc chiến lược sách lược
được khai triển bởi Stalin.
Đối với Hồ chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lenin là ánh sáng chân lý, là mặt trời đưa
lại nguồn vui, vì ngay từ 1923, Hồ chí Minh đã khẳng định: ‘’Chỉ có chủ nghĩa cộng
sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc nguồn gốc,
sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và
vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới
chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa chỉ là vách tường dày ngăn
cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau’’.
Thứ hai, từ sau khi tham gia nhóm sáng lập đảng cộng sản Pháp cho tới cuối
đời, Hồ chí Minh luôn là cán bộ cộng sản quốc tế thuộc thành phần lãnh đạo với
nhiều nhiệm vụ cụ thể tại Trung Hoa và Đông Nam Á. Liên tục nhiều năm kể từ
1924, Hồ chí Minh được quốc tế cộng sản trả lương và tài trợ mọi phí khoản để hoàn
thành các công tác do ban lãnh đạo Cục Đông Phương của quốc tế cộng sản trao
phó.
Hồ chí Minh đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc mọi công tác, nhất là các
nhiệm vụ trên bán đảo Đông Dương, do đó, đã nhận được lời tán tụng nồng nhiệt
của lãnh tụ Liên Xô Krutschev: ‘’Hồ chí Minh là tông đồ nhiệt thành của tôn giáo cộng
sản, là vị thánh của chủ nghĩa cộng sản, người nhiệt thành xả thân vì đại
nghĩa…Các bạn phải tôn kính người này, hãy quỳ gối trước ông ấy để tỏ lòng biết ơn
về những đóng góp vô vị lợi của ông ấy cho chính nghĩa cộng sản, đã dành cho nó
tất cả sức lực và khả năng của mình’’.
Ngoài hai điểm trên, nhận định về Hồ chí Minh luôn đưa ra những hình tượng
khác biệt, thậm chí hoàn toàn đối nghịch.
Với tác giả này, Hồ chí Minh là anh hùng dân tộc vĩ đại nhất của Việt Nam thì
với tác giả khác, Hồ chí Minh là kẻ gieo rắc đại họa chưa từng có trong lịch sử dân
tộc Việt Nam.
Với tác giả này, Hồ chí Minh là người luôn chủ trương ôn hòa, giàu lòng nhân
ái nhưng bị thủ hạ lấn áp, khống chế nên phải bó tay trước các chủ trương gây ra
nhiều thảm họa từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh qua chính sách cải cách ruộng đất,
352 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
đàn áp văn nghệ sĩ, trí thức, đối lập tới các chiến thuật biển người tại vùng Việt Bắc,
Điện Biên Phủ trước 1954 và chiếu cố miền Nam bằng binh lực, ra lệnh Tổng Công
Kích Tết Mậu Thân 1968…thì với tác giả khác hết thẩy những việc trên đều do chính
Hồ chí Minh quyết định.
Với tác giả này, Hồ chí Minh là người ngay thẳng, trung thực, một lòng vì dân
vì nước nên được toàn dân ngưỡng mộ suy tôn là Cha Già Dân Tộc thì với tác giả
khác, Hồ chí Minh là hiện thân của xảo quyệt, tàn ác, theo đuổi tham vọng cá nhân
bằng mọi giá nên bị dân chúng căm thù từng đặt ra nhiều giai thoại để rủa xả, thậm
chí gọi là Cáo già, là Quỷ Vương, là Hồ ly tinh…
Cũng thế, có tác giả cho rằng nếu không có Hồ chí Minh, Việt Nam đã tránh
được thảm họa chiến tranh và trở thành một quốc gia độc lập thống nhất phát triển
từ lâu, nhưng lại có tác giả phát biểu Hồ chí Minh là người lập công đầu trong việc
giành độc lập và thống nhất cho đất nước vì đã lãnh đạo thành công cuộc kháng
chiến chống âm mưu xâm lược của các đế quốc thực dân Pháp-Mỹ…
Bỏ qua các động cơ do phe phái hoặc do mưu tính cá nhân với một dụng ý
nào đó, sự khác biệt trong các nhận định xuất phát trước hết từ nhận thức về bối
cảnh lịch sử Việt Nam trong thế kỷ qua.
Với một số tác giả, mục tiêu mà mọi phong trào, mọi lực lượng đấu tranh tại
Việt Nam theo đuổi là chống lại các thế lực ngoại bang để giành độc lập, thống nhất
quốc gia. Quá trình đấu tranh tuy gồm nhiều giai đoạn đặc thù từ đầu thế kỷ nhưng
toàn bộ cuộc đấu tranh chỉ thể hiện ý nghĩa duy nhất là tranh thủ và bảo vệ quyền
sống tự do tự chủ cho dân tộc.
Trong quá trình đấu tranh này, lực lượng do Hồ chí Minh lãnh đạo hoạt động
hữu hiệu hơn hết và cuối cùng đã đem lại thành quả đúng với mong muốn của toàn
dân.
Với số tác giả khác, Việt Nam đã giành lại chủ quyền và thống nhất lãnh thổ
sau biến cố Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945, vì ngay từ ngày 11.3.1945, Bảo Đại
đã tuyên bố hủy bỏ hiệp ước 1884 và sau đó, ngày 14.8.1945 hủy bỏ tất cả các hiệp
ước bất bình đẳng 1862, 1874 do triều đình Huế ký với Pháp. Ngoài ra, ngày
27.4.1945, Bảo Đại đã ký dụ số 11 cử Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Kỳ và ngày
14.8.1945 ký dụ số 108, cử Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Kỳ, thu hồi lãnh
thổ về một mối.
Do Hồ chí Minh muốn biến Việt Nam thành chư hầu của Liên Xô để mở rộng
ảnh hưởng cộng sản tại Đông Nam Á nên năm 1945 Pháp phải can thiệp với mục
đích ngăn chặn và dẫn đến sự có mặt của Mỹ sau 1954.
Không thể phủ nhận nền tảng thực tế của hết thẩy các sự việc nêu trên,
nhưng không thể nhìn toàn bộ diễn biến tình hình Việt Nam trong thế kỷ 20 chỉ qua
một số sự việc được lọc lựa theo chủ quan.
Thực ra, tình hình Việt Nam là sự đan xen hết sức phức tạp của các sự việc
đã được nhắc tới trong bối cảnh quốc tế cũng không kém phần phức tạp từ sau sự
hình thành khối cộng sản quốc tế, nhất là sau khi chấm dứt đệ nhị thế chiến.
Ảnh hưởng mở rộng của Liên Xô tại Đông Âu nói riêng và trên thế giới nói
chung đã hình thành rõ rệt thế lưỡng cực đối đầu quốc tế đặt dưới sự lãnh đạo của
Liên Xô ở một phía và Mỹ-Anh-Pháp ở phía kia.
Giữa bối cảnh này, sự bừng tỉnh của ý thức dân tộc tự quyết cũng trở thành
động cơ thúc đẩy hình thành phong trào đấu tranh tại nhiều quốc gia trên thế giới
chống lại mọi chủ trương thực dân đế quốc, đặc biệt là tại các quốc gia đang bị mất
chủ quyền hoặc đang bị khống chế dưới một hình thức nào đó bởi các cường quốc
Tây Phương, cụ thể là các quốc gia nhược tiểu Á Phi và Nam Mỹ trong đó bao gồm
cả Việt Nam.
353 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chính khối các quốc gia nhược tiểu này là mục tiêu chinh phục trước mắt của
Liên Xô và vì thế trở thành mục tiêu phải bảo vệ của Mỹ-Anh-Pháp.
Cả hai khối cực quyền đều thấy rõ tình thế đối đầu một mất một còn nhưng
không nhắm thẳng vào nhau mà tiến hành tranh chấp ở mức độ hạn chế theo quan
điểm chiến lược riêng tại lãnh thổ các quốc gia nhược tiểu.
Liên Xô tuy theo đuổi mục tiêu xóa bỏ toàn bộ khối Tư Bản để thiết lập nền
chuyên chính vô sản trên toàn thế giới như chủ nghĩa cộng sản đã ấn định, nhưng
không thể rời xa nguyên tắc đấu tranh của Lenin là phải tùy giai đoạn, uốn theo
những khúc quanh để đi dần lên đỉnh núi. Một khúc quanh trong chiến lược Lenin là
khai thác các phần tử dân tộc yêu nước để từng bước tiêu hao sức mạnh của kẻ thù
tư bản như đã được đề ra trong đại hội 5 quốc tế cộng sản vào tháng 6.1924.
Áp dụng nguyên tắc chiến lược này, Liên Xô đã duy trì tình trạng chiến tranh
thường trực, liên tục tấn công Tây Phương theo đúng chủ trương đấu tranh giai cấp,
nhưng luôn ẩn mình sau chiêu bài giải phóng dân tộc vận dụng các lực lượng ngoại
vi, thay vì công khai lộ diện trên trận tuyến.
Do đó tình trạng chiến tranh giữa hai khối cực quyền sau Đệ Nhị Thế Chiến
đã được gọi là chiến tranh gián chỉ hoặc chiến tranh lạnh vì không có sự đối đầu trực
tiếp bằng bom đạn giữa các phe đối địch mà chỉ diễn ra thông qua các lực lượng
trung gian dưới nhiều hình thức tại các quốc gia nhược tiểu.tuyến trong
lúc quần chúng ở khắp nơi, ngay cả tại nội bộ các quốc gia Tây Phương, vẫn chưa
hoàn toàn nhận thức rõ về mối hiểm họa cộng sản thường được nêu ra như lý do
chủ yếu đòi hỏi phải hành động.
Thêm vào đó là sự tiếp tục hiện diện nhiều phần tử còn tiếc nuối chính sách
thực dân trong chính giới Tây Phương bên cạnh những phần tử tiến bộ chủ trương
tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
Tình thế chen lấn vàng, thau và nhận thức còn nhiều nghiêng ngả về các
đường lối chính trị, kể cả nhận thức về mục tiêu đích thực của cộng sản, đã dẫn tới
những chọn lựa vội vã về thế đứng càng khiến cho thực tế trở thành phức tạp hơn.
Tuy cục diện thế giới phân định rõ ràng thành hai khối cực quyền không thể cùng tồn
tại do chủ trương tiêu diệt mọi ý hệ dị biệt của cộng sản, nhưng trên thực tế, hàng
ngũ các lực lượng đấu tranh không kết thành trận tuyến rõ ràng theo phân định đó.
Cộng sản luôn ẩn mình trong các lực lượng dân tộc yêu nước trong khi hàng
ngũ Thế Giới Tự Do luôn có sự trà trộn của những phần tử không coi trọng việc ngăn
chống cộng sản bằng các đường lối chính trị trục lợi.
Nói chung, thế đối đầu giữa hai khối Cộng Sản-Tự Do với danh xưng cuộc
xung đột giữa hai khối Đông-Tây đã thực sự xảy ra ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến,
nhưng không hiện hình rõ rệt. Trong diễn tiến thực tế, tình trạng đối đầu chỉ là những
cuộc chiến giành quyền lãnh đạo tại các quốc gia nhược tiểu được gọi là các cuộc
chiến cục bộ hoặc như chính Hồ chí Minh từng diễn tả: ‘’Chúng ta làm cách mạng
đánh đế quốc thực dân tức là đánh tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó có qui mô
thế giới mà cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận’’.
Cộng sản là một khối đồng nhất trong mọi hành động nên toàn thể các cuộc
chiến cục bộ ở mọi nơi đều là những mặt trận liên kết thuộc một trận đánh mang tính
quy mô thế giới dưới sự chỉ đạo của Liên Xô nhắm tấn công kẻ thù tư bản.
354 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong khi đó, Tây Phương chỉ là một nhóm quốc gia với những chủ trương
khác biệt nên nhiệm vụ ngăn chống cộng sản thường được coi là công việc riêng
của từng quốc gia tùy theo khu vực bùng nổ các cuộc chiến cục bộ. Sự yểm trợ quốc
tế gần như chỉ bó hẹp giữa vài quốc gia đồng minh và giới hạn ở một số lãnh vực
nào đó theo những thỏa thuận có điều kiện. Cuộc chiến Việt Nam 1945-1954 đã diễn
ra trong khung cảnh này.
Quan niệm Đông Dương vốn là phần đất thuộc Pháp khiến người Anh chuyển
giao vai trò giải giới quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 gần như với ý nghĩa trả về
cho Pháp việc ngăn chống cộng sản tại vùng đất này. Trong khi đó, trong chính giới
Pháp vẫn hiện diện nhiều phần tử chưa thể dứt khoát từ bỏ toan tính tái lập quyền
bảo hộ tại đây mặc dù đã thấy rõ bàn tay Liên Xô ở phía sau lực lượng do Hồ chí
Minh lãnh đạo. Ít nhất từ tháng 9.1945 tới hết năm 1947, Pháp tuy đã tự đặt cho
mình nhiệm vụ ngăn chống cộng sản nhưng nhiệm vụ này vẫn bị chi phối bởi các âm
mưu khai thác như một chiêu bài nhắm thuyết phục Mỹ hỗ trợ việc tái lập chủ quyền
ở Đông Dương là điều mà Mỹ quyết liệt phản đối.
Riêng Mỹ tuy biết chắc Hồ chí Minh là cán bộ quốc tế cộng sản nhưng không
tin tưởng hoàn toàn đường lối chính trị của Pháp nên đã chọn thế đứng trung lập sau
khi cảnh giác Pháp về hiểm họa cộng sản có thể lan tràn khắp Đông Dương. Chính
vì thế, vào những ngày mở đầu, cuộc chiến Việt Nam đã thể hiện gần như hiển nhiên
ý nghĩa kháng chiến chống xâm lăng mặc dù phía người Pháp vẫn nhắc đến mục
tiêu ngăn chống cộng sản.
Khi những khó khăn từ nội tình chính quốc khiến hy vọng thắng trận tại Đông
Dương trở nên mờ mịt, nhất là trước viễn tượng Trung Cộng thành công tại Hoa
Lục, Pháp mới khởi sự tìm liên kết với lực lượng dân tộc yêu nước Việt Nam.
Nhưng sự đổi thay này không dễ xóa nhòa ấn tượng dân tộc kháng chiến
trong những ngày đầu của cuộc chiến. Vì thế ngộ nhận tiếp tục kéo dài với cả dư
luận quốc tế lẫn quần chúng quốc nội, nhất là cộng sản dù nắm trọn quyền lãnh đạo
vẫn luôn giấu kín hình tích, trong khi không thể phủ nhận sự hiện diện nhiều phần tử
dân tộc yêu nước nơi hàng ngũ kháng chiến.
Song song với thực tế này là những khó khăn tất yếu tồn tại trong quá trình
thực hiện liên kết giữa Pháp và lực lượng dân tộc yêu nước Việt Nam ở trận tuyến
bên kia.
Hình ảnh các quan thuộc địa kéo dài từ ngót một thế kỷ không thể tan biến
ngay, trong khi sự đối đầu giữa một đội quân viễn chinh với một lực lượng bản xứ
luôn tạo ấn tượng về sự hiện diện giữa phe xâm lược ở phía này và phe yêu nước ở
phía khác. Thành ra, dù Việt Nam thực sự trở thành cuộc chiến cục bộ trong bối
cảnh chiến tranh ý thức hệ Cộng Sản-Tự Do ngay từ 1948, nhưng tính chất này tiếp
tục bị vùi lấp.
Vai trò chủ động của lực lượng dân tộc yêu nước Việt Nam bên cạnh người
Pháp trong trận tuyến ngăn chống cộng sản không được nhận ra, thậm chí còn bị
xuyên tạc là một thứ bù nhìn cho thực dân.
Sau 1954, khi đất nước bị chia đôi và cuộc chiến đã chuyển sang một giai
đoạn khác, lối nhìn này tiếp tục tồn tại với nhiều người bất chấp mọi thực tế lịch sử
để đặt ngay người Mỹ vào vị thế cũ của người Pháp.
Nhưng thực tế phức tạp chỉ là một phần nguyên do dẫn đến cái nhìn thiếu
chính xác về tính chất cuộc chiến Việt Nam, nhất là cuộc chiến sau 1954.
Nguyên do chủ yếu dẫn tới tình trạng ngộ nhận thuộc về trận tuyến tuyên
truyền mà cộng sản liên tục nắm quyền chủ động.
355 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Với quan niệm chiến tranh liên tục, trường kỳ và toàn diện, cộng sản không
giới hạn sự đối đầu với kẻ địch trong một phương diện nào mà luôn tạo thế hỗ tương
giữa nhiều trận tuyến, trong đó tuyên truyền là trận tuyến được đặc biệt chú trọng.
Trước hết, trận tuyến tuyên truyền không cần bom đạn vẫn đem lại thành quả
lớn gấp bội lần so với những trận đánh sử dụng bom đạn.
Trong quan niệm đấu tranh cộng sản, tuyên truyền vận dụng mọi khả năng
nên tiến hành dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc và gần như luôn tạo ra sức mạnh quyết
định kết quả của mọi trận đánh. Tuyên truyền vừa tiêu hao lực lượng kẻ địch vừa
biến đổi, chi phối kẻ địch theo ý đồ sai sử, vì tác dụng chủ yếu của tuyên truyền là
thuyết phục, dẫn dắt tâm lý, tư tưởng đối tượng để xoay chuyển về một định hướng
trù liệu.
Suốt hai giai đoạn chiến tranh Việt Nam từ 1945 tới 1975, trận tuyến tuyên
truyền cộng sản không ngừng nỗ lực xoay chuyển tâm lý, tư tưởng mọi đối tượng
theo hướng kết buộc các cường quốc Tây Phương, cụ thể là Pháp rồi Mỹ, đã nối
nhau theo đuổi tham vọng thực dân đế quốc.
Mục tiêu của nỗ lực này không chỉ nhằm thuyết phục riêng quần chúng Việt
Nam tham gia lực lượng do cộng sản Việt Nam lãnh đạo mà nhằm gieo rắc thái độ
bất bình, thù hận Tây Phương ở khắp nơi trên thế giới trong khuôn khổ cuộc chiến ý
thức hệ toàn cầu do cộng sản quốc tế phát động.
Đạt tới cái nhìn về tính chất cuộc chiến Việt Nam theo định hướng này là một
mục tiêu chiến lược trong tiến trình đấu tranh giai cấp để thực hiện liên minh mở
rộng lực lượng chống tư bản trên khắp thế giới. Tất nhiên, tầm vóc này của mục tiêu
khiến trận tuyến tuyên truyền về cuộc chiến Việt Nam đã có sự tham gia tích cực của
toàn thể các quốc gia cộng sản cùng mọi tổ chức ngoại vi chịu sự chi phối của cộng
sản ở mọi nơi .
Từng ngày, từng giờ, người dân khắp thế giới không ngừng được nghe, được
đọc, được nhắc nhở những tin tức, những sự việc do các bộ máy tuyên truyền cộng
sản chọn lọc, tô chuốt và cuối cùng khó tránh khỏi dấy lên các ấn tượng thuận lợi
cho cộng sản, thậm chí trở thành những công cụ tự nguyện. Đây là trường hợp của
những nhà báo như Wilfred Burchett của Úc, Madeleine Riffaud của Pháp, Don Luce
của Mỹ hoặc những nhân vật nổi danh như Jane Fonda, Cora Weiss, Diane
Johnstone…và ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng bị cuốn vào vòng khai thác để chinh
phục dư luận trong thời gian diễn ra cuộc hòa đàm về Việt Nam tại Paris.
Biến không thành có, đổi một thành mười, chuyển mười thành trăm,
ngàn…vốn là nghệ thuật siêu đẳng trong tuyên truyền cộng sản sau quá trình thực
hành kéo dài gần trọn thế kỷ.
Có thể nói không sợ lầm lẫn rằng sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản trong
thế kỷ 20 đã dựa phần lớn vào thành quả của trận tuyến tuyên truyền, một trận tuyến
gần như luôn bỏ ngỏ với khối các quốc gia tự do.
Do đó, cái nhìn thiếu chính xác của nhiều người về tính chất cuộc chiến Việt
Nam không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Kể từ khi mở đầu cuộc chiến năm 1945, trận tuyến tuyên truyền gần như sân
khấu độc diễn của cộng sản.
Trong tác phẩm Vietnam, le dossier noir du Communisme, Michel Tauriac
đã nhắc lại hai tấm hình và vụ một đơn vị Mỹ sát hại 500 người dân ấp Mỹ Lai khiến
dư luận khắp thế giới không những vùi lấp chính nghĩa của những người Việt Nam
yêu nước mà còn thù hận những người này đồng thời cũng khinh ghét quân đội Mỹ.
Tauriac viết: ‘’Hai hình ảnh đã làm mất đi chính nghĩa của Sài Gòn trên toàn
thế giới. Một tấm cho thấy Tướng Loan, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát miền Nam ngay
trước các nhiếp ảnh viên đã bắn hạ ngoài đường phố bằng một phát súng lục một kẻ
356 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
chỉ vài phút trước đó đã giết người hàng loạt…Và tấm khác, chụp cô bé gái 9 tuổi
chạy ngoài đường, hoàn toàn lõa lồ, sau lưng là các tia nổ tung của bom napalm
nháng lửa…Hai tấm hình khủng khiếp dán vào trán nước Mỹ như hai vết
phỏng…Nước Mỹ đã bị hỏng cả mặt’’.
Trước nỗi bất bình cực điểm của dư luận thế giới về hai tấm hình cùng sự
việc được nêu, Tauriac nhớ lại nhiều hình ảnh và sự việc khác: ‘’Không xa Mỹ Lai
bao nhiêu là một ngôi làng nhỏ Quảng Ngãi, có hai bệnh viện…Trong đêm Tết 1968,
quân cộng sản xông vào một bệnh viện. Y Tá, Bác Sĩ, bệnh nhân nằm trên giường
đều bị giết chết, súng cứ nhả đạn thả dàn. Khi những người cộng sản ra đi, thần
chết đã mang theo hết mọi người…’’.
Và tấm hình thành phố Huế sau ngày 24 tháng Hai 1968 khi quân đội cộng
sản bị đánh bật khỏi đây: ‘’Khi rút lui về rừng, nhóm tấn công mang theo nhiều gia
đình để làm bia đỡ đạn. Các tù nhân này không sống sót trên đời được lâu. Một số bị
bắn, bị bóp cổ, bị đâm bằng dao…Một số khác phải tự đào lấy mồ trước khi bị chôn
sống, bị trói dính thành xâu từng khoảng mười đến mười lăm người…Khoảng năm
mươi hố chôn tập thể được khám phá trong thành phố và các vùng lân cận. Ba ngàn
thi hài làm nghẹt các hào rãnh của thành phố đổ nát’’.
Một hình ảnh khác không xa Huế là đoạn đường phía Nam thị xã Quảng Trị.
‘’Năm 1972, mười mấy ngàn xác chết nằm ngổn ngang trên đó, xác của những
người dân sống trong vùng đất trận mạc này, khi quân đội Bắc Việt tấn công, đã bỏ
trốn do nhìn thấy số phận mà người dân Huế được cộng sản dành cho vào bốn năm
trước. Trên suốt mười cây số, chỉ là những đống thịt đầy máu me trộn lẫn với những
hành trang rải rác…’’.
Một sự việc cũng chìm vào im lặng dù không thể phai nhòa trong ký ức kinh
hoàng của nhiều người Pháp từng sống tại Sài Gòn: ‘’Ngày 25.9.1945, Trần văn
Giàu đã tự tay và thúc giục đồng bọn tàn sát 450 phụ nữ cùng trẻ em Pháp và lai Âu
tại Phố Heyraud giữa trung tâm Sài Gòn…Vợ và con người Việt của các người Pháp
cũng không được tha. Khắp nơi hàng ngàn vụ tàn sát diễn ra…Khắp nơi các hố chôn
tập thể được khám phá…’’
Tauriac tự hỏi tại sao cho tới nay, báo chí tả khuynh Pháp không thốt lên tiếng
kêu khiếp hãi nào về tất cả những sự việc đó mà chỉ nói tới vụ Mỹ Lai và hai tấm
hình kia ?
Làm sao báo chí tả khuynh có thể làm khác, khi trận tuyến tuyên truyền cộng
sản đã định hướng là phải biến phe địch thành những tập đoàn tội ác, những kẻ thù
của nhân loại và tô điểm bức chân dung bản thân bằng những màu sắc thiết tha vì
dân vì nước !
Điểm quan trọng hơn sự im lặng của báo chí tả khuynh là chính báo chí không
tả khuynh đã bị lôi cuốn, kích động và trở thành những trợ thủ đắc lực cho cộng sản
trên trận tuyến tuyên truyền.
Do đó, tội ác thực sự khủng khiếp đã bị vùi lấp trong khi những hình ảnh bình
thường trong chiến tranh được biến thành tội ác và phóng đại thành những tội ác
chưa từng có trong lịch sử. Đây cũng là phương thức áp dụng để diễn tả thực chất
cuộc chiến Việt Nam theo định hướng tuyên truyền cộng sản.
Trong tuyên truyền cộng sản, cuộc chiến Việt Nam được vận dụng như một
nguồn chứng cớ tố giác tình trạng phạm tội của toàn bộ phe tự do, đồng thời xác
định chính nghĩa vì dân vì nước của phe cộng sản.
Thành quả mà trận tuyến tuyên truyền cộng sản đạt được là thực tế của một
giai đoạn lịch sử đã bị lật ngược để đổi đen thành trắng, ít nhất cũng với một số khá
đông người trên thế giới.
357 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nói cách khác, ngoài tính vàng thau lẫn lộn của một thực trạng phức tạp, hình
ảnh cuộc chiến Việt Nam đối với khá đông người trên thế giới chỉ là sản phẩm của
tuyên truyền. Trên căn bản này, bức chân dung Hồ chí Minh với tư cách nhân vật
tiêu biểu cho chính nghĩa của phe cộng sản trong chiến cuộc Việt Nam cũng không
thể mang tính cách nào ngoài tính cách sản phẩm của tuyên truyền.
Điều này chính là lời giải đáp cho câu hỏi do đâu nhân vật Hồ chí Minh đã
được lưu ý ở nhiều nơi trên thế giới và do đâu chính Hồ chí Minh đã phải đích thân
ngồi viết một cuốn sách tự phong cho mình danh vị Cha Già Dân Tộc Việt Nam.
Hồ chí Minh được nhắc tới ở nhiều nơi vì cuộc chiến Việt Nam sau 1945
chính là điểm nóng trong cuộc chiến ý thức hệ đang diễn ra.
Đối với khối Tây Phương, cuộc chiến Việt Nam là mũi dùi tấn công trực diện
vào chế độ thực dân vẫn được cộng sản gán chung cho mọi quốc gia Tây Phương.
Đối với các quốc gia nhược tiểu, cuộc chiến Việt Nam là yếu tố thúc đẩy sự
nổi dậy chống lại ảnh hưởng Tây Phương đồng thời là sức hút sự hướng về chủ
nghĩa cộng sản.
Hồ chí Minh với tư cách tiêu biểu cho cuộc chiến Việt Nam đã trở thành công
cụ trong cuộc đấu tranh giai cấp chống chủ nghĩa tư bản của toàn khối cộng sản.
Cho nên nhắc nhở theo hướng đề cao Hồ chí Minh trở thành việc làm cần thiết của
toàn khối cộng sản cho mục tiêu bành trướng ảnh hưởng để thúc đẩy sự bùng nổ
thêm các cuộc chiến cục bộ mới.
Hơn ai hết, Hồ chí Minh đã nhận thức rõ tầm mức quan trọng trong việc định
hướng cho cách nhìn của dư luận về cuộc chiến Việt Nam và về bản thân mình
thuộc trận tuyến tuyên truyền cộng sản. Được thụ huấn về chủ thuyết cộng sản và
các phương pháp đấu tranh tại Mạc Tư Khoa nên Hồ chí Minh không coi nhẹ trận
tuyến tuyên truyền.
Trên thực tế, khi còn hoạt động bí mật, Hồ chí Minh đã được chỉ thị phải nỗ
lực thành lập một trường tuyên truyền tại Thái Lan và những thành tựu bước đầu
của Hồ chí Minh tại Hoa Nam cuối năm 1924 hoàn toàn nhờ hoạt động tuyên truyền.
Với Hồ chí Minh, tuyên truyền không chỉ là phương thế phát triển ảnh hưởng
mà còn là hoạt động gắn liền với hơi thở của lực lượng đấu tranh nên công tác tuyên
truyền luôn được đặc biệt lưu ý.
Cuối năm 1944, Hồ chí Minh đã đặt tên cho đơn vị võ trang đầu tiên của Mặt
Trận Việt Minh là ‘’đội vũ trang tuyên truyền’’ để nhắc nhở đồng chí về công tác trọng
tâm luôn là công tác tuyên truyền.
Sau đó, trong chính phủ đầu tiên thành lập cuối tháng 8.1945, Hồ chí Minh đã
đặt Bộ Tuyên Truyền trên cả Bộ Quốc Phòng. Đánh giá tuyên truyền ở tầm mức đó
nên việc Hồ chí Minh ngay cuối năm 1947 đã ngồi viết sách tô vẽ cho bản thân mình
là điều dễ hiểu.
Thời điểm trên là thời điểm mà Mặt Trận Việt Minh đối diện với những khó
khăn chồng chất, mặc dù đã thành công trong việc triệt hạ các lực lượng đối lập để
nắm trọn quyền lãnh đạo.
Trước hết, Việt Minh chưa thể bám rễ sâu trong quần chúng vì các phần tử
quốc gia yêu nước vẫn duy trì ảnh hưởng ở nhiều nơi và đang có những vận động
kết hợp thành một trận tuyến chống lại cộng sản.
Dấu hiệu nguy hiểm là người Pháp bắt đầu tìm thế chuyển hướng cho sự hiện
diện tại Đông Dương qua vai trò đồng minh liên kết với các lực lượng quốc gia Việt
Nam.
Dấu hiệu không kém nguy hiểm khác là Hồ chí Minh không còn giấu kín nổi
hình tích cộng sản như thời kỳ hoạt động bí mật trong khi sự nghi ngại trong quần
chúng về cộng sản vẫn là một thực tế.
358 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Dù đã tuyên bố giải tán đảng cộng sản, Hồ chí Minh vẫn chưa thu phục trọn
vẹn lòng tin của nhiều người đấu tranh yêu nước và phía Pháp đã tuyên bố không
chấp nhận thương lượng với Việt Minh do Hồ chí Minh là cán bộ cộng sản quốc tế
chịu sự chi phối của Liên Xô.
Nói gọn lại, tính chất cộng sản của Hồ chí Minh đang đe dọa chiêu bài dân tộc
yêu nước của Việt Minh đồng thời đẩy cộng sản Việt Nam vào cảnh có thể bị chống
đối từ quốc nội tới quốc tế.
Tạo ra hình ảnh một Hồ chí Minh tuy từng có tương quan với cộng sản nhưng
một lòng vì dân vì nước, được toàn thể dân chúng kính yêu chính là một nỗ lực trên
trận tuyến tuyên truyền để giải tỏa các áp lực chống đối.
Vì thế, cái tên Hồ chí Minh chỉ mới xuất hiện lần đầu trước công chúng vỏn
vẹn 24 tháng trước và còn là mối nghi ngại đối với nhiều người vẫn được chính Hồ
chí Minh diễn tả như một cái tên thân thiết với hết thẩy mọi tầng lớp quần chúng và
gán cho quần chúng sự sùng kính tột cùng đối với mình qua những dòng chữ trơ
tráo: ‘’Không có gì so sánh được với lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ
Hồ chí Minh...Nhiều nhà báo và người ngoại quốc rất ngạc nhiên trước lòng kính yêu
của nhân dân Việt Nam đối với vị Cha già Hồ chí Minh...Hồ Chủ Tịch được nhân dân
yêu mến là do lòng yêu nước, yêu nhân dân ...Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến
là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người...Chủ tịch không bao giờ nghĩ đến
mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhân dân...Mọi người kính mến Hồ
chủ tịch, nhất là thanh niên và nhi đồng. Ở ngoài mặt trận khi xung phong các chiến
sĩ hô lớn: Vì tổ quốc, vì Bác Hồ tiến lên! Vì Bác Hồ mà những người lao động trong
nhà máy và trên đồng ruộng tăng thêm năng suất. Đối với nhi đồng tên bác Hồ như
là một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn...Nhân
dân gọi chủ tịch là Cha Già của dân tộc, vì Hồ chủ tịch là người con trung thành nhất
của Tổ Quốc Việt Nam’’.
Kiều Phong bảo Hồ chí Minh lố bịch rẻ tiền, Vũ thư Hiên coi đây là chuyện
ngớ ngẩn trong khi Bùi Tín cho rằng Hồ chí Minh đã diễn một tấn trò nực cười…
Những phê phán theo hướng này đã bỏ qua khung cảnh thực tế căng thẳng
của Mặt Trận Việt Minh lúc đó và không xét việc làm của Hồ chí Minh trong tính cách
một nỗ lực đấu tranh trên trận tuyến tuyên truyền.
Vào lúc ngồi nặn óc viết ra những điều giả dối trơ trẽn trên, Hồ chí Minh không
bị thúc đẩy chỉ bởi riêng lòng ham muốn sùng bái cá nhân mà đang chiến đấu cho sự
tồn tại trên chính trường của bản thân và phe phái. Cho nên cuốn sách được viết
giữa không khí sôi động khốc liệt của chiến trường và vừa viết xong đã gửi cấp tốc
qua Ngưỡng Quang để dịch sang ngoại ngữ phổ biến đi khắp nơi.
Chính cuốn sách giả dối trơ trẽn này đã đóng góp lớn lao vào trận tuyến tuyên
truyền về cuộc chiến Việt Nam do khối cộng sản mở ra trên khắp thế giới những
ngày sau đó. Những huyền thoại mà Hồ chí Minh tạo ra cho mình như con người
nhân từ, một lòng hy sinh vì nước, được toàn dân yêu mến tôn xưng là Cha Già Dân
Tộc…gần như được lập lại ở hầu hết các tác phẩm nói về cuộc chiến Việt Nam theo
định hướng kết buộc Pháp-Mỹ đã theo đuổi ý đồ xâm lược và lực lượng dân tộc yêu
nước Việt Nam chỉ là một nhóm bù nhìn cho ngoại bang.
Dư luận này đã khiến dấy lên những làn sóng chống đối ở nhiều nơi ngăn trở
nỗ lực chiến đấu của phía thế giới tự do và lực lượng yêu nước Việt Nam trong khi
hỗ trợ tối đa cho hành động của cộng sản.
Tới nay, khối cộng sản chỉ còn là một dấu tích của thế kỷ 20, nhưng tiếng nói
chính xác của thực tế lịch sử Việt Nam cũng như chân dung thực sự của Hồ chí
Minh vẫn chưa thoát cảnh bị vùi lấp dưới ảnh hưởng của trận tuyến tuyên truyền
cộng sản.
359 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Vẫn còn không ít người diễn tả Hồ chí Minh như một nhà cách mạng ái quốc
của Việt Nam, một người có công đầu giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại
bang dù trên thực tế, hết thẩy đều đồng ý rằng Hồ chí Minh là tín đồ thuần thành của
chủ nghĩa cộng sản và trong lý thuyết cộng sản không có điểm nào dung nạp tinh
thần dân tộc.
Những người không thể chối bỏ thực tế hiển nhiên của thảm trạng đời sống
Việt Nam suốt già nửa thế kỷ qua thì biện giải rằng mọi việc đều nằm ngoài ý định
của Hồ chí Minh.
Những cách diễn tả hoặc biện giải này đều đã có lời đáp từ nhiều phía được
ghi lại rải rác trong các chương sách trước nên xin được bỏ qua.
Ý nghĩ của chúng tôi chỉ trở lại với một điều từng được trình bày trong cuốn
sách viết trước đây là nếu không đặt Hồ chí Minh cùng cuộc chiến mà ông chủ
trương và lãnh đạo trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ toàn cầu do cộng sản chủ
trương thì chẳng khác những nhà khoa học trước và đương thời với Copernic và
Gallilée, cứ nhất định bảo mặt trời xoay quanh trái đất. Mọi người đã rõ số phận của
Gallilée lúc ấy nhưng ngày nay chỉ người điên mới nói mặt trời xoay quanh trái đất.
Không sớm ắt muộn, thực tế sẽ dõng dạc cất lên tiếng nói chính xác không gì có thể
rời đổi nổi.
Chúng tôi không dám đem mình sánh với Gallilée để diễn tấn tuồng đom đóm
sánh với mặt trời mà chỉ hy vọng những trang sách đã được viết sẽ gợi nhắc phần
nào hướng nhìn gần gũi nhất về con người thực của nhân vật Hồ chí Minh để từ đó
có thể khơi lên những tia sáng sẽ làm tỏ lộ dần tính chất thực của những biến cố lịch
sử nhuốm đầy tóc tang và đau đớn mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu suốt già nửa
thế kỷ qua.
Hy vọng này không chỉ do thúc đẩy của khát khao phát hiện những thực trạng
từng bị vùi lấp và còn đang bị vùi lấp mà chủ yếu khởi phát từ mong mỏi những tiếng
nói hàm chứa trong thực trạng của giai đọan vừa qua sẽ mở ra một lối thoát thực sự
cho tương lai đất nước để không bao giờ còn lâm cảnh tốn hao xương máu nhiều
thế hệ cho thành quả cuối cùng là dấn bước vào một ngõ cụt tối tăm.
Xin được ghi lại như dấu chấm cuối cùng về bức chân dung Hồ chí Minh, lời
trối trước khi giã từ cuộc sống của một người đã dành trọn đời tham gia hàng ngũ
đấu tranh do Hồ chí Minh lãnh đạo: ‘’Đất nước mình bất hạnh cùng cực vì đã có một
lãnh tụ là ông Hồ!’’.
PHỤ LỤC
01 * ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG
Bầu trong ‘’Quốc Dân Đại Hội’’ Tân Trào 8.7.1945
* Chủ Tịch:
HỒ CHÍ MINH
* Phó Chủ Tịch:
TRẦN HUY LIỆU, VÕ NGUYÊN GIÁP, PHẠM VĂN ĐỒNG, CHU VĂN TẤN.
* Các ủy viên:
NGUYỄN LƯƠNG BẰNG, VŨ ĐÌNH HÒE, DƯƠNG ĐỨC HIỀN, CÙ HUY
CẬN,
NGUYỄNVĂN XUYẾN, NGUYỄN HỮU ĐANG, NGUYỄN CHÍ THANH, PHẠM VĂN
THẠCH, PHẠM NGỌC THẠCH, NGUYỄN ĐÌNH THI.
Gọi là đại hội, nhưng thực ra. chỉ có chừng ấy người tham dự.
02 * CHÍNH PHỦ ĐẦU TIÊN (Lâm Thời)
Thành lập ngày 29.8.1945
Chủ Tịch kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao: HỒ CHÍ MINH
360 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bộ Trưởng Nội Vụ: VÕ NGUYÊN GIÁP
Bộ Trưởng Tuyên Truyền: TRẦN HUY LIỆU
Bộ Trưởng Quốc Phòng: CHU VĂN TẤN
Bộ Trưởng Tài Chính: PHẠM VĂN ĐỒNG
Bộ Trưởng Kinh Tế: NGUYỄN MẠNH HÀ
Bộ Trưởng Lao Động: LÊ VĂN HIẾN
Bộ Trưởng Thanh Niên: DƯƠNG ĐỨC HIỀN
Bộ Trưởng Giáo Dục: VŨ ĐÌNH HÒE
Bộ Trưởng Tư Pháp: VŨ TRỌNG KHÁNH
Bộ Trưởng Giao Thông Công Chánh: ĐÀO TRỌNG KIM
Bộ Trưởng Y Tế, Vệ Sinh: PHẠM NGỌC THẠCH
5 Bộ quan trọng Ngoại Giao, Nội Vụ, Tuyên Truyền, Quốc Phòng, Tài Chính
đều do cán bộ cao cấp cộng sản giữ. Bộ Tuyên Truyền đối với cộng sản còn quan
trọng hơn cả Bộ Quốc Phòng. Trần huy Liệu chỉ đứng sau Hồ chí Minh và Võ nguyên
Giáp
03 * CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP (Lâm Thời)
Ngày 01 tháng 01 năm 1946
Chủ Tịch: HỒ CHÍ MINH
Phó Chủ Tịch: NGUYỄN HẢI THẦN
Việt Quốc và Việt Cách giữ 2 Bộ Kinh Tế và Vệ Sinh. Còn lại là Việt Minh.
04 * CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP (Thứ Nhất)
Ngày 02 tháng 03 năm 1946
Chủ Tịch: HỒ CHÍ MINH (VM)
Phó Chủ Tịch: NGUYỄN HẢI THẦN (Việt Cách)
Bộ Trưởng Tư Pháp: VŨ ĐÌNH HÒE (VM)
Bộ Trưởng Giáo Dục: ĐẶNG THÁI MAI (VM)
Bộ Trưởng Tài Chính: LÊ VĂN HIẾN (VM)
Bộ Trưởng Công Chánh: TRẦN ĐĂNG KHOA (VM)
Bộ Trưởng Ngoại giao: NGUYỄN TƯỜNG TAM (VNQDĐ)
Bộ Trưởng Kinh tế: CHU BÁ PHƯỢNG (VNQDĐ)
Bộ Trưởng Y tế: TRƯƠNG ĐÌNH TRI (Việt Cách)
Bộ Trưởng Canh Nông: BỒ XUÂN LUẬT (Việt Cách)
Bộ Trưởng Nội vụ: HUỲNH THÚC KHÁNG (Không đảng phái)
Bộ Trưởng Quốc Phòng: PHAN ANH (Không đảng phái)
* Chú thích 1: Theo Võ nguyên Giáp trong Những năm tháng không thể
nào quên, 2 ghế đáng lẽ dành cho Nam Bộ, được dành cho các đảng đối lập, 2 Bộ
Nội Vụ và Quốc Phòng dành cho trung lập. Việt Minh và Dân Chủ giữ 4 Bộ Tài
Chính, Giáo Dục, Tư Pháp, Giao Thông. Việt Quốc và Việt Cách giữ 4 Bộ Ngoại
Giao, Kinh Tế, Xã Hội, Canh Nông. Phó chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (vắng mặt).
Chính phủ thành lập trong nửa giờ, ngay tại Quốc Hội mà chủ tịch là Ngô Tử Hạ, một
Nhân Sĩ Công Giáo.
* Chú thích 2: Theo Án Tích Cộng Sản Việt Nam của Trần Gia Phụng,
trang 78, thêm Dương đức Hiền giữ Bộ Thanh Niên, Nguyễn văn Tạo giữ Bộ Lao
Động, Nghiêm Kế Tổ giữ chức Thứ Trưởng Ngoại Giao, Cù huy Cận giữ chức Thứ
Trưởng Canh Nông.
05 * CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP ( Thứ Hai )
Ngày 13 tháng 11 năm 1946
Cố Vấn Tối Cao: VĨNH THỤY (đã bỏ qua Hồng Kông)
Chủ Tịch kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao: HỒ CHÍ MINH
Bộ Trưởng Nội Vụ: HUỲNH THÚC KHÁNG
361 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bộ Trưởng Quốc Phòng: VÕ NGUYÊN GIÁP
Bộ Trưởng Tư Pháp: VŨ ĐÌNH HÒE
Bộ Trưởng Tài Chính: LÊ VĂN HIẾN
Bộ Trưởng Giáo Dục: NGUYỄN VĂN HUYÊN
Bộ Trưởng Canh Nông: NGÔ TẤN NHƠN
Bộ Trưởng Giao Thông Công Chánh: TRẦN ĐĂNG KHOA
Bộ Trưởng Lao Động: NGUYỄN VĂN TẠO
Bộ Trưởng Y Tế: HOÀNG TÍCH TRI
Bộ Trưởng Xã Hội: CHU BÁ PHƯỢNG
Thứ Trưởng Ngoại Giao: HOÀNG MINH GIÁM
Thứ Trưởng Nội Vụ: HOÀNG HỮU NAM, tức PHAN BÔI
Thứ Trưởng Quốc Phòng: TẠ QUANG BỬU
Thứ Trưởng Tư Pháp: TRẦN CÔNG TƯỜNG
Thứ Trưởng Kinh Tế: PHẠM VĂN ĐỒNG
Thứ Trưởng Tài Chính: TRỊNH VĂN BÍNH
Thứ Trưởng Giáo Dục: NGUYỄN KHÁNH TOÀN
Thứ Trưởng Canh Nông: CÙ HUY CẬN
Thứ Trưởng Giao Thông Công Chánh: ĐẶNG PHÚC THÔNG
Quốc Vụ Khanh (Bộ Trưởng Không Bộ): NGUYỄN VĂN TỐ, BỒ XUÂN LUẬT.
06 * THÀNH PHẦN DB QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN
Tháng 01.1946
Mác xít: 10 đại biểu. Việt Cách: 22 đại biểu. Xã hội: 27 đại biểu. Việt
Quốc: 26 đại biểu. Dân chủ: 15 đại biểu. Việt Minh: 82 đại biểu. Độc lập: 90 đại
biểu.
(các con số chính thức lúc ấy)
07 * CHÍNH PHỦ LÂM THỜI CHMNVN
Thành lập ngày 8.6.1969
Thủ Tướng: HUỲNH TẤN PHÁT
Phó Thủ Tướng: PHÙNG VĂN CUNG
Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: TRẦN BỬU KIẾM
Bộ Trưởng Quốc Phòng: TRẦN NAM TRUNG
Bộ Trưởng Ngoại Giao: NGUYỄN THỊ BÌNH
Bộ Trưởng Nội Vụ: PHÙNG VĂN CUNG
Bộ Trưởng Kinh Tài: CAO VĂN BỐN
Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa: LƯU HỮU PHƯỚC
Bộ Trưởng Tư Pháp: TRƯƠNG NHƯ TẢNG
Bộ Trưởng Y Tế: DƯƠNG QUỲNH HOA
Bộ Trưởng Giáo Dục: NGUYỄN VĂN KIẾT
08 * NỘI CÁC CUỐI CÙNG
Của triều Nguyễn với Vua Bảo Đại
Thượng Thư Bộ Lại (Nội Vụ, tương đương Thủ Tướng): PHẠM QUỲNH
Thượng Thư Bộ Hộ (Tài Chánh): HỒ ĐẮC KHẢI
Thượng Thư Bộ Lễ: ƯNG ỦY
Thượng Thư Bộ Hình (Tư Pháp): BÙI BẰNG ĐOÀN
Thượng Thư Bộ Học: TRẦN THANH ĐẠT
Thượng Thư Bộ Kinh (Tế): TRƯƠNG NHƯ ĐỊNH
09 * CHÍNH PHỦ TRẨN TRỌNG KIM
(sau Nhật đảo chính Pháp)
Thủ Tướng: TRẦN TRỌNG KIM
Bộ Trưởng Nội Vụ: TRẦN ĐÌNH NAM
362 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bộ Trưởng Ngoại Giao: TRẦN VĂN CHƯƠNG
Bộ Trưởng Tài Chính: VŨ VĂN HIỀN
Bộ Trưởng Kinh Tế: HỒ BÁ KHANH
Bộ Trưởng Tiếp Tế: NGUYỄN HỮU THI
Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật: HOÀNG XUÂN HÃN
Bộ Trưởng Tư Pháp: TRỊNH ĐÌNH THẢO
Bộ Trưởng Giao Thông Công Chánh: LƯU VĂN LANG
Bộ Trưởng Y Tế và Cứu Tế: VŨ NGỌC ANH
Bộ Trưởng Thanh Niên: PHAN ANH.
10 * VÀI BÚT HIỆU
và BÍ DANH của HỒ CHÍ MINH
được nhắc tới trong sách
NGUYỄN SINH CUNG. NGUYỄN TẤT THÀNH. BA . PAUL. NGUYỄN ÁI
QUỐC, QUỐC, QUẤC hay NGUYỄN. LÝ THỤY, LY, LEE (phụ tá và thông ngôn của
Borodin), VƯƠNG, VƯƠNG SƠN NHỊ. TRƯƠNG NHƯỢC TRỪNG. TỐNG VĂN
SƠ. HỒ QUANG. NILOPSKI (1925-1927 ở Hoa Nam). LIN, LINOV (khi ở LX). LU,
LOU (phóng viên báo Rosta ở Hoa Nam). TRẦN DÂN TIÊN, TRẦN ZÂN TIÊN (bút
hiệu ). T. LAN (bút hiệu) XYZ (bút hiệu) TRẦN LỰC (bút hiệu) LUCIUS (bí danh để
liên lạc với OSS của Mỹ)
11 * NHỮNG NĂM SINH
Của HỒ CHÍ MINH
1890: (ngày 19 tháng 5) được chính thức công nhận. Nhưng không có gì bảo
đảm là đúng, nhất là về ngày sinh.
1891: Được anh ông Hồ là Nguyễn Tất Đạt, cũng gọi là Nguyễn Sinh Khiêm
khai. Sơn Tùng (cộng sản) và Cao Thế Dung khẳng định là đúng.
1892: Được chính Hồ chí Minh ghi trong đơn xin nhập học Trường thuộc địa.
1893: Theo bà Nguyễn Thị Thanh, chị ông Hồ khai
1894: Ghi tại hồ sơ cảnh sát Pháp và sổ hộ làng Kim Liên
1895: Nguyễn Ái Quốc khai tại Tòa Đại Sứ Liên Xô ở Đức.
12 * CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ CỘNG SẢN
QUỐC TẾ 1 hay ĐỆ NHẤT QUỐC TẾ: Tức Hội Quốc Tế Công Nhân do Marx
và Engels lập ngày 28.9.1864 tại London, Anh Quốc. Giải tán năm 1876 tại
Philadelphia, Hoa Kỳ.
QUỐC TẾ 2 hay ĐỆ NHỊ QUỐC TẾ: Tức Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã
Hội
thành lập tại Paris năm1889.
QUỐC TẾ 3 hay ĐỆ TAM QUỐC TẾ: Tức Comintern hay Quốc Tế Cộng Sản
do Lênin lập năm 1919 tại Moscow. Giải tán theo lệnh của Stalin năm 1943.
QUỐC TẾ 4 hay ĐỆ TỨ QUỐC TẾ: Do Trotsky lập năm 1938 ở Pháp trong
tình trạng bị trục xuất khỏi Liên Xô.
13 * CÁC ĐẠI HỘI QUỐC TẾ 3
Từ đại hội 1 đến đại hội 7
Đại Hội 1: Từ 2 đến 6.3.1919
Đại Hội 2: 1920 tại Petrograd (các đại hội khác họp tại Moscow)
Đại Hội 3: Từ tháng 6 đến tháng 7.1921
Đại Hội 4: Tháng 11 và 12.1922.
Đại Hội 5: 17.6 đến 8.7.1924 có 504 đại biểu của 49 đảng cộng sản, 10 tổ
chức quốc tế. Hồ chí Minh là đại biểu đầu tiên và duy nhất của Đông Dương
363 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Đại Hội 6: Ngày 8.9.1928, Hồ chí Minh không dự, tả khuynh. Chống thỏa hiệp,
liên hệ với tư sản và các phong trào dân chủ. Lãnh tụ cộng sản Ấn M. N. Roy bị khai
trừ vì chống đường lối của đại hội này. (theo Hồng Hà)
Đại Hội 7: Ngày 25.7.1935 cũng là đại hội chót của Quốc Tế 3. Trong số 513
đại biểu của 76 đảng đại diện 3 triệu 140 ngàn đảng viên, có 3 người Việt Nam là Lê
hồng Phong, Tú Hưu và Nguyễn thị Minh Khai. Theo Hồng Hà, ‘’Anh Nguyễn chỉ
được mời với tư cách là đại biểu tư vấn’’. Đề tài chính trong đại hội này là ‘’chống
chủ nghĩa phát-xít’’.
14– CÁC ĐẠI HỘI
Đảng cộng sản Việt Nam
Đại Hội 1: 1935, tại Macao. Số đảng viên chỉ mấy trăm, sau tháng 8.1945 lên
5.000 đảng viên. Ngày 11.11.1945, đảng cộng sản tự giải tán, rút vào bí mật trở
thành Hội Nghiên Cứu Mác Xít.
Đại Hội 2: 1951, Hội Nghiên Cứu Mác Xít biến thành đảng lao động tại Tuyên
Quang số đảng viên khi giải tán chỉ có khoảng 5000, sau 6 năm lên 760.000.
Đại Hội 3: 1960, tại Hà Nội (tất cả các đại hội từ nay đều ở Hà Nội). Lê Duẩn
được cử làm bí thư thứ nhất.(danh xưng theo LX lúc ấy Khrutshchev cũng tự xưng
bí thư thứ nhất. Thực chất không khác tổng bí thư).
Đại Hội 4: 1976, đảng cộng sản tái lập sau khi chiếm miền Nam. Số đảng viên
là 1.553.500 (trong số 49.6 triệu dân, bằng 3,22% dân số toàn quốc). Lê Duẩn chủ
trì.
Đại Hội 5: 1982, 5 người bị loại khỏi Bộ Chính Trị: Võ nguyên Giáp, Lê thanh
Nghị, Nguyễn duy Trinh, Trần quốc Hoàn, Nguyễn văn Linh.
Đại Hội 6: 1986, quyết định ‘’Đổi Mới’’, bầu Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí
Thư.
Đại Hội 7: 1991, Đỗ Mười làm Tổng Bí Thư.
Đại Hội 8: 1996, Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu
Đại Hội 9: 2001, Nông Đức Mạnh.
15- DANH SÁCH 20 ĐẢNG VIÊN CSVN
Được đào tạo tại trường Lao Động Đông Phương tại Mạc Tư Khoa (Trường
Stalin)
01- Bùi công Trừng (1905-1977)
02- Bùi Lâm, tức Nguyễn văn Xích (1896- ?)
03- Dương bạch Mai (1905-1964)
04- Hà huy Tập (1902-1941)
05- Hồ tùng Mậu (1896-1951)
06- Hoàng văn Nọn (Tú Hưu)
07- Lê hồng Phong tự Litvinov (1902-1942)
08- Ngô đức Trì (1902- ?), con Ngô Đức Kế
09- Nguyễn hữu Cần
10- Nguyễn khánh Toàn bí danh Robert (1905-1993)
11- Nguyễn thế Rục (1905-1937)
12- Nguyễn thế Vinh (1904-1945)
13- Nguyễn thị Minh Khai hay cô Duy (1910-1941)
14- Nguyễn văn Dựt
15- Nguyễn văn Trấn bí danh Prigorny (1914-1998)
16- Phùng chí Kiên (1901-1941)
17- Trần ngọc Danh, em Trần Phú, (1908 -1950)
18- Trần Phú (1904-1931)
19- Trần văn Giàu (1911)
364 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
20- Trần văn Kiệt
Chú thích: Trừ Trần văn Giàu còn sống, Nguyễn khánh Toàn và Nguyễn văn
Trấn tương đối thọ, hầu hết đều chết trẻ. Điểm đáng lưu ý là cả 20 người được đào
tạo tại lò Stalin này, không ai có chân trong các chính phủ đầu tiên của Hồ chí Minh.
Ngay cả trong ủy ban giải phóng tiền cách mạng tháng tám cũng không. Như vậy chỉ
có một mình Hồ chí Minh do Liên xô trực tiếp đào tạo, rèn đúc, đại diện duy nhất của
Quốc Tế 3, toàn quyền xử trí mọi việc.
16– NHỮNG BÀ VỢ & NGƯỜI TÌNH
Của Hồ Chí Minh
Cô Bourdon và cô Brière ở Pháp. Một cô người Nga. Tăng Tuyết Minh, Y Tá
Trung Hoa theo Đạo Ki Tô. Nguyễn thị Minh Khai, vợ của Lê hồng Phong, tổng bí thư
đảng. Đỗ Thị Lạc. Nông Thị Xuân v.v..
17– MỘT SỐ NIÊN HIỆU LIÊN QUAN
Đến cuộc đời của Hồ Chí Minh
19.05.1890: Ra đời với tên Nguyễn sinh Cung sau đổi là Nguyễn tất Thành.
(Theo tư liệu chính thức của cộng sản Việt Nam)
05.06.1911: Nguyễn tất Thành xuống tầu Latouche-Tréville làm phụ bếp để
xuất dương (lấy tên Ba).
15.09.1911: Paul Tất Thành nộp đơn xin học Trường Thuộc Địa.
10.10.1911: Cách mạng Tân Hợi thành công tại Trung Quốc
1915: Nguyễn tất Thành đến Mỹ, rồi sang Anh
1917: Định cư tại Pháp
Tháng 3-1919: Lênin lập Quốc Tế 3 tức Quốc Tế Cộng Sản (Komintern)
1919: Nguyễn ái Quốc đưa thỉnh nguyện thư 8 điểm cho hội nghị Versailles
về Hòa Bình (Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là tên chung của nhóm yêu nước Việt Nam tại
Pháp)
1920: Dự hội nghị Tours của đảng xã hội Pháp. Bỏ phiếu tán thành QT 3, trở
thành đảng viên sáng lập đảng cộng sản Pháp.
1921: Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập
1922: Thành lập Liên Xô (Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết)
1923: Nguyễn ái Quốc (HCM) rời Pháp đi Nga, qua ngả Đức. Tham dự đại hội
Quốc Tế Nông Dân (tháng 3).
1924: Hiến Pháp đầu tiên của Liên Xô
1924: NAQ tham dự đại hội kỳ 5 QT3 (từ 17.6 đến 8.7).
1924: NAQ được cử vào Ủy Ban Tuyên Truyền Quốc Tế, được thành lập liền
sau đại hội V của Quốc Tế Cộng Sản.
11.11.1924: Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu, Hoa Nam làm phụ tá kiêm
thông dịch cho Borodin, trưởng đoàn trong phái bộ của Liên Xô bên cạnh chính phủ
Trung Hoa của Tôn Dật Tiên.
Tháng 6-1925: Thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội từ
Tâm Tâm Xã (không cộng sản). Hội này là hạt nhân của đảng cộng sản Việt Nam 4
năm sau.
1927: Cùng Borodin chạy trốn khỏi Trung Quốc, về Nga, sau khi sự hợp tác
Quốc Cộng Trung Hoa tan vỡ.
1928: Tới Thái Lan qua ngả Pháp, Ý, Tân Gia Ba. Nhiệm vụ: Tổ chức các chi
bộ cộng sản đầu tiên ở Xiêm, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện.
27.10.1929: Thư của Quốc Tế Cộng Sản chỉ thị hợp nhất 3 đảng cộng sản ở
Đông Dương
365 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
03.02.1930: Nguyễn ái Quốc thay mặt QT3 thống nhất 3 đảng cộng sản, và
được coi là sáng lập viên đảng cộng sản Việt Nam (ít tháng sau đổi thành đảng cộng
sản Đông Dương theo chỉ thị của Quốc Tế 3).
01.05.1930: Mở đầu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bắt đầu biểu tình bạo
động trên khắp nước.
Tháng 10.1930: Ban hành luận cương chính trị của đảng do Trần Phú soạn
thảo, sau khi ở Liên Xô về nước. Trần Phú được bầu Tổng Bí Thư đầu tiên của đảng
19.04.1931: Trần Phú, Tổng Bí Thư cộng sản Việt Nam đầu tiên bị bắt.
06.06.1931: Nguyễn ái Quốc bị Cảnh Sát Anh bắt tại Hồng Kông. QT3 vận
động, nhờ Luật Sư Loseby can thiệp, giúp Quốc ra khỏi tù.
1933: Sống ở Nga hơn 4 năm, học trường QT 3 năm.
1935 (27 đến 31.03): Đại Hội I của cộng sản Việt Nam tại Macao.
1935 (25.7 đến 20.8): Nguyễn ái Quốc tham dự đại hội 7, QT3 với tư cách đại
biểu tư vấn. Lê hồng Phong tham dự với tư cách đại biểu chính thức của đảng cộng
sản Việt Nam.
01.09.1939: Thế Chiến II bùng nổ.
Tháng 11.1939: Hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương kỳ 6
Tháng 11.1940: Hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương kỳ 7
1941: Cướp danh nghĩa Việt Minh của ông Hồ Học Lãm (tức Việt Nam Độc
Lập Đồng Minh Hội thành lập năm 1935), gạt người quốc gia phi cộng sản ra.
19.05.1941: Thành lập mặt trận Việt Minh ở Pac Bo (phỏng theo tổ chức Việt
Minh của Hồ Học Lãm: Bỏ chữ hội ở cuối và thêm 2 chữ mặt trận vào đầu)
1942: Lấy tên Hồ chí Minh.
28.08.1942: Bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc bắt giam ở Quảng Tây
1944: Nhờ sự can thiệp của Nghiêm Kế Tổ, Hồ chí Minh được thả cùng với
Nguyễn Tường Tam, nhận lời với Tướng Trương Phát Khuê cung cấp tin tình báo về
quân Nhật tại Đông Dương.
19.12.1944: Thành lập đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân giao cho Võ
nguyên Giáp chỉ huy.
09.03.1945: Nhật đảo chính Pháp tai Động Dương.
11.03.1945: Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập.
06.08.1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật vào giờ chót.
15.08.1945: Nhật đầu hàng.
16.08.1945: Đại Hội Quốc Dân tại Tân Trào, thành lập ủy ban giải phóng quốc
gia, Hồ chí Minh được bầu làm chủ tịch.
17.08.1945: Việt Minh giật micro, cướp diễn đàn trưng biểu ngữ và cờ Việt
Minh, biến cuộc mít tinh của hội công chức ủng hộ nội các Trần Trọng Kim thành mít
tinh ủng hộ Việt Minh.
19.08.1945: Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội (Cách Mạng Tháng 8)
02.09.1945: Tuyên Ngôn Độc Lập.
11.11.1945: Hồ giải tán đảng cộng sản Việt Nam.
06.01.1946: Bầu cử quốc hội đầu tiên. Hồ tặng các đảng đối lập 70 trong số
360 ghế.
17.01.1946: Hồ cho lệnh thống nhất các lực lượng vũ trang.
28.02.1946: Thỏa ước Pháp-Hoa. Pháp trả Trung Hoa một số nhượng địa đổi
lại Trung Hoa để quân Pháp vào Bắc Việt thay thế quân Trung Hoa.
02.03.1946: Quốc hội họp khẩn cấp một ngày trước dự định, lập chính phủ
liên hiệp trong một giờ (theo Bernard Fall thì trong nửa giờ)
06.03.1946: Ký với Sainteny hiệp ước sơ bộ (Convention Préliminaire) 6/3,
bên cạnh có chữ ký của Vũ Hồng Khanh.
366 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
17.04.1946: Hội nghị Đà Lạt. Trưởng đoàn: Nguyễn Tường Tam.
01.08.1946: Hội nghị Đà Lạt ngưng họp vĩnh viễn.
27.05.1946: Thành lập Mặt trận Liên Việt với mục đích quy tụ mọi xu hướng
đảng phái còn ở ngoài Việt Minh. Ai không vào coi như Việt gian, chống lại đường lối
cứu nước của Việt Minh. Thực ra Liên Việt chỉ là cái vỏ. Cái cốt lõi vẫn là Việt Minh,
và cốt lõi của Việt Minh vẫn là đảng cộng sản, dù đã giả vờ giải tán.
30.05.1946: Cao Ủy d’Argenlieu nhân danh chính phủ Pháp nhìn nhận Cộng
Hòa Nam Kỳ tự trị. Nguyễn Văn Thinh Thủ Tướng, Nguyễn Văn Xuân Bộ Trưởng
Quốc Phòng
Tháng 07-1946: Hồ chí Minh đi Pháp dự hội nghị Fontainebleau.
06.07.1946: Khai mạc hội nghị Fontainebleau.
14.09.1946: Ký tạm ước Modus Vivendi với Marius Moutet, Bộ Trưởng Pháp
Quốc Hải Ngoại tại phòng ngủ của Moutet lúc nửa đêm. (Thủ Tướng Pháp lúc ấy là
George Bidault)
09.11.1946: Ban hành hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Tháng 11.1946: Quốc hội tuyên bố chính thức công nhận Mặt Trận Liên Việt
(trung ương gồm 12 đảng viên Lao Động, 6 Việt Minh và 9 các thành phần khác).
19.12.1946: Tuyên bố toàn quốc kháng chiến.
21.01.1947: Paul Ramadier thay Léon Blum (cùng đảng Xã hội) làm Thủ
Tướng Pháp.
Tháng 09.1947: Stalin cho thành lập Cominform.(Phòng thông tin cộng sản)
Tháng 06.1948: Ti Tô bị khai trừ khỏi Cominform.
1948: Tuyên Bố Vịnh Hạ Long, Pháp đồng ý cho Việt Nam (dưới quyền Quốc
Trưởng Bảo Đại) được tự trị trong Liên Hiệp Pháp.
08.03.1949: Hiệp ước Élysée Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ký với Bảo Đại
nhìn nhận Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp.
01.10.1949: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (cộng sản) ra đời.
1950: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc rồi Liên Xô thừa nhận Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa.
02.02.1950: Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Ước Élysée
21.01.1950: Hội nghị trung ương họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, bàn kế
hoạch phản công Pháp ở vùng Việt Bắc với viện trợ của Bắc Kinh.
11 đến 19.2.1951: Họp đại hội đảng kỳ 2 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, quyết
định cho tái sinh đảng cộng sản dưới cái tên ‘’đảng lao động Việt Nam’’
03.03.1951: Ra mắt đảng lao động Việt Nam.
05.03.1953: Stalin chết.
1953: Bắt đầu kế hoạch Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất đợt I.
Tháng 04.1954: Khai mạc hội nghị Geneve về Triều Tiên và Đông Dương
07.07.1954: Nhờ Trung Cộng quân viện và đặc biệt cử 2 Tướng Trần Canh,
Vi Quốc Thanh sang đích thân chỉ huy, quân Bắc Việt thắng trận Điện Biên Phủ.
Tháng 07.1954: Hội nghị kỳ 6 trung ương quyết định điều đình với Pháp
08.07.1954: Hội nghị Genève bắt đầu bàn về đình chiến ở Việt Nam.
20.07.1954: Ký hiệp định Genève chia đôi Việt Nam.
24.11.1955: Bắc Việt ra lệnh thiết lập chế độ hợp tác xã mua bán ở nông thôn
và hợp tác xã tiêu thụ ở thành thị.
1956: Cải Cách Ruộng Đất đợt 2 với các tòa án nhân dân và đấu tố ‘’long trời
lở đất’’
Tháng 02.1956: Giai Phẩm (mùa Xuân) ra mắt ở Hà Nội.
14 đến 25.02.1956: Đại Hội 20 của đảng cộng sản Liên Xô. Khrutshchev hạ
bệ Stalin.
367 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
1956: Giải tán Cominform
26.10.1956: (Đệ Nhất) Cộng Hòa Việt Nam ra đời tại miền Nam.
1959: Mao trạch Đông bắt đầu kế hoạch ‘’Đại nhảy vọt’’ .
13.05.1959: Hội nghị trung ương đảng ra nghị quyết ‘’củng cố miền Bắc, chiếu
cố miền Nam’’
01.01.1960: Ban hành Hiến Pháp thứ 2, gọi là Hiến Pháp 1959.
05 đến 10.09.1960: Đại hội 3 đảng lao động. (tiếp tục củng cố miền Bắc, chiếu
cố miền Nam)
1960: Đặt Lê Duẩn làm Bí Thư Thứ Nhất. Tham dự đại hội 81 đảng cộng sản
thế giới.
20.12.1960: Cho lập Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (20.12.1960)
17.10.1961: Đại hội XXII Liên Xô khai mạc, quyết định đưa thi hài Stalin ra
khỏi công trường đỏ.
01.01.1962: Thành lập đảng nhân dân cách mạng (chi nhánh đảng cộng sản
Việt Nam) tại miền Nam.
01.11.1963: Đảo chính lật đổ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Tổng Thống Ngô
Đình Diệm bị giết ngày hôm sau.
Tháng 12.1963: Trung ương đảng cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 9 (bí mật)
chủ trương tiến đánh miền Nam.
08.08.1967: Nghị định số 121/CP của Bắc Việt thay đổi âm lịch, đẩy nhanh lên
một ngày.
10.11.1967: Hồ chí Minh ban hành luật chống gián điệp, phá hoại, phản cách
mạng... nhằm mục đích bắt giam những phần tử nghi là trong nhóm xét lại chống
đảng.
04.02.1968 (mồng 2 Tết Mậu Thân): ‘’Tổng công kích, tổng nổi dậy’’, vi phạm
thỏa hiệp hưu chiến 2 ngày Tết. Thảm sát tại Huế.
10.05.1968: Hội nghị bốn bên tại Paris khai mạc.
1968: Lại cho lệnh tổng nổi dậy, tổng công kích vào ngày sinh thứ 78,
19.05.1968.
25.01.1969: Hội nghị (bốn bên) Paris khai mạc phiên họp chính thức đầu tiên.
02.09.1969: Hồ chí Minh qua đời, để lại di chúc nói đi gặp Mác Lê.
27.01.1973: Ký Hiệp định đình chiến Paris.
30.04.1975: Việt cộng vi phạm hiệp định Ba Lê tiến chiếm miền Nam.
02.07.1976: Đổi tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VIỆT NAM (thay
cho ba thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa + Việt Nam Cộng Hòa + Cộng Hòa
Lâm Thời Miền Nam Việt Nam)
17.02.1979: Quân Trung Cộng tiến đánh biên giới Việt Bắc.
PHỤ LỤC
A.- TÁC GIẢ VIỆT NAM
BẢO ĐẠI: Con Rồng Việt Nam, Nguyễn Phước Tộc, Cali 1990. Nguyên tác
‘’Le Dragon D’Annam’’, Ed. Plon, Paris 1980
BÙI NGỌC TẤN: Chuyện kể năm 2000, Tuổi Xanh, Cali 2000 (bị Hà Nội tịch
thu)
BÙI TÍN: Hoa xuyên tuyết, Nhân Quyền, Paris 1991. Mây mù thế kỷ, Đa
Nguyên Paris 1998. 1945- 1999 Vietnam, la face cachée du régime, Éditions
Kergour, Paris 1999 (traduction de l’original Following HCM, the memoir of a North
Vietnamese Colonel, publié à Londre en 1995 par Hurst & Company)
BÙI XUÂN QUANG: HCM, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nam Á Paris
1990 Những điều trông thấy trong cuộc đời HCM, Nam Á Paris
368 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
CAO THẾ DUNG: Ba mươi năm máu lửa. Alfa, Falls Church, VA. 1991. Làm
thế nào để giết một Tổng Thống ? Hòa Bình, Sài Gòn 1970. Chân tướng HCM và
cộng sản VN, Hưng Việt, USA 1988. Việt Nam huyết lệ sử, Đồng Hướng, USA
1996
CHÍNH ĐẠO: Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại, Văn Hóa, USA 1991
CƯỜNG ĐỂ: Cuộc đời cách mạng, Hồi ký, Sài Gòn 1968.
DƯƠNG THU HƯƠNG: Những thiên đường mù, Hà Nội 1990
DƯƠNG TRUNG QUỐC: Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội 2001.
ĐẶNG HÒA: Bác Hồ, những năm tháng ở nước ngoài. Trung Tâm
UNESCO & Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộcViệt Nam, Hà Nội 2001.
ĐỖ MẠNH TRI: Di sản Mác xít tại Việt Nam, Tự Do, Nam Cali 2002
HOÀNG HỮU QUÝNH: Tôi bỏ đảng, Paris 1989
HOÀNG NGỌC THÀNH: Những ngày cuối cùng của Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, Cali 1994. Why The Vietnam War ? President Ngô Đình Diệm and
the US. His overthrow and assassination. Đại Nam Publishers, Cali 2001.
HOÀNG QUỐC KỲ: Ma đầu Hồ Chí Minh, Mặt Trận Quốc Dân, Cali. 1995.
HOÀNG VĂN CHÍ:From Colonialism to Communism, Frederick A Praeger,
New York 1964. Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc, Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa,
Sài Gòn 1959.
HOÀNG VĂN HOAN: Giọt nước trong biển cả, Nhóm tìm hiểu lịch sử, 1991
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH: Lịch sử đảng Cộng Sản
Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1999
HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996
HỒ SĨ KHUÊ: Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và mặt trận Giải Phóng, Văn
Nghệ, Cali 1992.
HỒNG HÀ: Bác Hồ trên đất nước Lênin, Thanh Niên, Hà Nội 2000.
HUY PHONG và YẾN ANH: Exploring The Hồ Myth. Thằng Mõ, USA 1989
KIỀU PHONG: Chân Dung Bác Hồ. Bất Khuất, USA 1989.
LÂM THÀNH LIÊM: Chính sách cải cách ruộng đất của HCM, sai lầm hay
tội ác ? Nam Á, Paris 1990
LÊ TÙNG MINH: Vụ án thế kỷ đang tròng vào cổ đảng CSVN, Tạp Chí
Cách Mạng, số 31, tháng 12.2002
LỮ GIANG: Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam, Tác giả
xb, USA 1998.
MINH VÕ: Sách lược xâm lăng của cộng sản, Tác giả xb, Sài Gòn 1963-
1970. Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư, Thông Vũ, Nam Cali 1999. Tâm Sự
Nước Non, Ai Giết HCM ? Tiếng Quê Hương, Virginia 2002
NGHIÊM XUÂN HỒNG: Lịch trình diễn tiến phong trào quốc gia Việt Nam
Ngày Về, Denver 1985
NGUYỄN CHÍ THIỆN: Hoa Địa Ngục, tức Bản chúc thư của một người Việt
Nam. Văn Nghệ Tiền Phong, tháng 10.1980.
NGUYỄN KHẮC HUYÊN: Vision Accomplished ? The Enigma of HCM,
Macmillan, New York 1971.
NGUYỄN LÝ TƯỞNG: Thuyền ai đợi bến Văn Lâu, Tác giả xb Hoa Kỳ 2001.
NGUYỄN MINH CẦN: Đảng CSVN, qua những biến động trong phong trào
CS Quốc Tế, Tuổi Xanh, 2001
NGUYỄN NGỌC HUY: Vị trí Hồ Chí Minh trong diễn tiến của tình trạng
nhân quyền tại VN, Nam Á, Paris 1990.
369 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
NGUYỄN PHƯƠNG MINH: Hồ Chí Minh, tên phản quốc số một của thời
đại. Chưa xuất bản.
NGUYỄN QUANG NGỌC: Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội 2001.
NGUYỄN THẾ ANH: Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh, Nam Á, Paris
1989
NGUYỄN THỊ BÌNH: MTDTGP-CPLT tại hội nghị Paris về VN, Nxb Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội 2001.
NGUYỄN THUYÊN: Bộ mặt thật của Hồ Chí Minh, Tiếng Chuông, Australia
1990.
NGUYỄN VĂN CANH: Vietnam under Communism, 1975-1982, Hoover
Institution, Stanford, University, USA 2002.
NGUYỄN VĂN TRẤN: Viết gửi mẹ và quốc hội (bị Hà Nội tịch thu, 1995).
NHƯỢNG TỐNG: Hoa cành Nam. Khai Trí, Sài Gòn tái bản 1973
PHẠM MINH: Việt Nam đất nước tôi, Tổ chức Hưng Việt, Australia 2001
PHẠM VĂN SƠN: Việt Sử Tân Biên. Đại Nam, Sài Gòn 1972
PHAN BỘI CHÂU: Phan Bội Châu Niên Biểu, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử,
Sài Gòn 1972. Phan Bội Châu Toàn Tập, Nxb Thuận Hóa, Huế 1990
PHÙNG THẾ TÀI: Bác Hồ, những kỷ niệm không quên, Nxb Quân Đội
Nhân Dân, Hà Nội 2002
SƠN TÙNG: Tham luận về vai trò lãnh đạo của HCM, Bài đọc tại trường
quản lý cán bộ, Hà Nội ngày 11.4.2001.
T. LAN: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb Trẻ, Sài Gòn 1999
TÔN THẤT THIỆN: Cái đúng và cái giả dối về chuyện Hồ Chí Minh, Nam
Á, Paris 1989
TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch.
Văn Học, Hà Nội 2001.
TRẦN ĐÌNH HUỲNH: Danh Nhân Hồ Chí Minh, Nxb Văn Học, Hà Nội 2001.
TRẦN GIA PHỤNG: Án tích cộng sản Việt Nam, Non Nước, Toronto,
Canada 2001.
TRẦN VĂN GIÀU: Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam. Tập III: Thành
công của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb TP. HCM, Sài Gòn
1993.
TRƯƠNG NHƯ TẢNG: A Viet Cong Memoir. Harcourt Brace Jovanovich,
San Diego 1985.
VĂN TIẾN DŨNG: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đi theo con
đường của Bác, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 1993.
VIỆT THƯỜNG: Sự Tích Con Yêu Râu Xanh ở VN, Quật Khởi, 2002.
Chuyện thâm cung dưới triều đại HCM, Hưng Việt, USA 2000
VÕ NGUYÊN GIÁP: Những năm tháng không thể nào quên, Nxb QĐND Hà
Nội in lần đầu 1970, lần thứ 5 năm 2001.
VŨ THƯ HIÊN: Đêm Giữa Ban Ngày, Văn Nghệ, Nam Cali 1997.
B.- TÁC GIẢ NGOẠI QUỐC
ANDRÉE VIOLLIS: Indochine S.O.S, Gallimard, Paris 1955
BERNARD F. FALL: Le Viet Minh, la république démocratique du Việt
Nam 1945-1960, Sciences Politiques, Librairie Armand Colin, Paris 1960. The two
Vietnams Frederick A. Praeger, USA 1967. Ho Chi Minh on Revolution, Frederick
A. Praeger, USA 1967
BONNAFANT, L.: Trente ans de Tonkin, Ed. Figuière, Paris 1924
DANIEL ELLSBERG: Secret Viking Penguin, New York 2002
370 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
DAVID HALBERSTAM: HO, McGraw-Hill Inc. New York 1971
DENNIS J. DUNCANSON: Government and revolution in Vietnam. Oxford
University Press, New York & London 1968
DENIS WARNER: The Last Confucian, The Macmillan, New York 1963
DOUGLAS PIKE: Viet Cong, MIT (Ma. Inst. of Tec.) MA 1966. History of VN
Communism, 1925-1976, Hoover Institution Press, 1978
EDUARD BERNSTEIN: Cromwell & Communism..., Schocken Books, New
York 1963
ELLEN HAMMER: A Death In November: America in Vietnam, 1963. E.P.
Dutton, 1987. The Emergence of Vietnam, Institute of foreign relations, New York
1947. The Struggle for Indochina, Stanford Un. 1954.
HENRY KISSINGER: Years of renewal, Simon & Schuster, New York 1999.
JEAN FRANCOIS RÉVEL: Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước bị chuyển hướng.
Nam Á, Paris 1989.
JEAN LACOUTURE: Ho Chi Minh, A political Biography, (English version
by Peter Wiles) Random House, NY 1968
JEAN SAINTENY: Face à Hô Chí Minh, Éditions Seghers, Paris 1970. Ho
Chi Minh and his Vietnam, a personal memoir, (English version), Cowles Book
Co. Inc., Chicago 1972. Histoire d’une paix manquée: Indochine 1945-1947,
Fayard, Paris 1967.
JOSEPH BUTTINGER: Vietnam, A Dragon Embattled, Political history of
VN 1967. Vietnam, the unforgettable tragedy, Horizon Press New York 1977.
JOSEPH STALIN: Les principes du Léninisme, Selected writings,
Greenwood Press, Westport, CT 1970.
KARL MARX: The Portable Karl Marx,Viking Press, New York 1983
KARL MARX & FREDERICK ENGELS: The Communist Manifesto,
International Publishers, 1948.
KARL VON CLAUSEWITZ: On War, Modern Library, Random House, New
York 1943.
LOUIS ROUBAUD: Vietnam, la tragédie Indochinoise, Valois, Paris 1931
LUCIEN BRODARD: The Quicksand War, Prelude to VN, (English version
by Patrick O’Brian), New York 1963.
MARILYN B. YOUNG: The Vietnam wars: 1945-1990, Harper Collins, 1991.
MICHEL TAURIAC: Le dossier noir du Communisme, de 1945 à nos
jours, Plon, Paris 2001.
MIECZYSLAW MANELI: War of the vanquished. (Bản dịch Anh Ngữ của
Maria De Gorgey). Harper & Row 1971
MILOVAN DJILAS: The New Class, Praeger, New York 1957. Tito, Harcourt
Brace, New York 1980.
NEIL SHEEHAN: A Bright Shining Lie, Random, New York 1988. After the
war was over, Random House, New York 1997
NIKITA KHRUTSHCHEV: Khrutshchev Remembers, Volume I, 1970, vol. III
Little Brown and Company Inc.1990.
NORA BELOFF: Tito’s flawed legacy, Westview Press, Bocelder Colorado
1985 .
OLIVIER TODD: Cruel Avril, 1975 La chute de Saigon. France Loisirs, Paris
1987. Huyền Thoại Hồ Chí Minh, Nam Á, Paris 1990
PIERRE BROCHEUX: Ho Chi Minh, Presses de Sciences Po, Paris 2000
PHILLIP B. DAVIDSON: Vietnam at war, Presidio Press, Novato, Cali1988.
371 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Mục tiêu trước mắt của Liên Xô là thúc đẩy khối nhược tiểu thù hận Tây
Phương để thu hẹp phạm vi thế lực đối phương trong lúc bành trướng thế lực bản
thân hầu tiến dần tới thế cô lập đối phương trước khi bước vào trận đánh cuối cùng.
Tất nhiên phản ứng của Tây Phương là ngăn chống mưu đồ tràn lấn này.
Nhưng khi ngăn chống, Tây Phương luôn phải lộ diện công khai trên trận


No comments: