Friday, July 20, 2012

HỒ CHÍ MINH NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP



 MINH VÕ



HỒ CHÍ MINH
Nhận Định Tổng Hợp

Tác phẩm nghiên cứu
Của Nhà Biên Khảo MINH VÕ


Tủ Sách TIẾNG QUÊ HƯƠNG
Virginia
 xuất bản
2003

  

Minh Võ Tiểu Sử


Tên thật Vũ Đức Minh. Sinh tại Nam Định năm 1931. Bị động viên khóa 3 phụ, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Mãn khóa, ông ở lại trường làm huấn luyện viên (1954-1955). Nguyên trưởng phòng 5 liên trường Võ Khoa Thủ Đức (1955-1956). Nguyên tổng thư ký nguyệt san Tinh Thần, nha tuyên úy Công Giáo Quân lực VNCH (1956-1957). Nguyên trưởng phòng Phát Thanh quân Đội, Bộ Quốc phòng (1958-1959). Nguyên phó tổng giám đốc kiêm giám đốc chương trình hệ thống Truyền Thanh VN (1975).

Từng phụ trách trong bảy năm mục "Viễn Ảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (phát thanh hàng tuần) của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) theo lời mời của Ban Việt Ngữ đài này từ 1964 đến 1971.

Dịch giả của nhiều tác phẩm Anh, Pháp về giáo dục và chính trị. (Trong số đó có "Rèn Chí, Sg, 1956, "Óc Tưởng Tượng", Sg, 1957, "Hitler và tuớng lãnh của ông", Sg, NXB Sông Kiên, 1973; "Hitler trước (thời đại ) Hitler", Sg, Sông Kiên, 1974….)

Giải ngũ 1975. Ngồi tù c.s. từ giữa 1975 đến đầu 1985. Định cư tại San Diego, California, Hoa Kỳ từ cuối 1991. Hiện trạng gia đình: Góa vợ từ 1991, 8 con, 2 gái 6 trai trong đó có 4 gia đình còn ở Việt Nam.

Tác giả 4 cuốn sách về chính trị:


Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản, (tác giả tự xuất bản 1963 và tái bản 1970 tại Saigon).

Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê, Thông Vũ xuất bản tháng 5-1998 và tái bản tháng 10 cùng năm.

Phản tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư, Thông Vũ xuất bản tháng 10-1999.

Tâm Sự Nước Non: Ai Giết Hồ Chí Minh?" Tủ Sách Quê Hương Xuất Bản tháng 3 năm 2002.
2003-07-14 05:17:05

MỤC LỤC                        (Updated 2006, 2008, 2009)
 
LỜI NÓI ĐẦU
 

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH VỀ HỒ CHÍ MINH - từ một số tác phẩm loại tiểu sử
Chương 1: WILLIAM J. DUIKER và Ho Chi Minh, a life
Chương 2: JEAN LACOUTURE và HCM, A Political Biography
Chương 3: PIERRE BROCHEUX và Hồ Chí Minh
Chương 4: DAVID HALBERSTAM và Ho
Chương 5: BERNARD FALL và Ho Chi Minh on Revolution
Chương 6: JEAN SAINTENY và Face à Ho Chi Minh
Chương 7: TƯỞNG VĨNH KÍNH và Hồ Chí Minh tại Trung Quốc
Chương 8: SOPHIE QUINN-JUDGE và Ho Chi Minh, the missing years
Chương 9: TRẦN DÂN TIÊN và Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
Chương 10: HỒNG HÀ và Bác Hồ trên đất nước Lê Nin
Chương 11: PHÙNG THẾ TÀI và Bác Hồ, những kỷ niệm không quên
Chương 12: NGUYỄN KHẮC HUYÊN và Vision accomplished ?
Chương 13: NHÓM ĐƯỜNG MỚI và HCM, sự thật về thân thế và sự nghiệp
Chương 14: HOÀNG QUỐC KỲ và Ma đầu Hồ Chí Minh
Chương 15: NGUYỄN THUYÊN và Bộ mặt thật của Hồ Chí Minh
Chương 16: VIỆT THƯỜNG và Con Yêu Râu Xanh
Chương 17: NGUYỄN PHƯƠNG MINH và HCM tên phản quốc số một của thời đại

PHẦN II: NHẬN ĐỊNH VỀ HỒ CHÍ MINH - từ một số tác phẩm viết về cuộc chiến VN
Chương 18: 6 TÁC GIẢ và Le Livre Noir du Communisme
Chương 19: JOSEPH BUTTINGER và Vietnam: The Unforgettable Tragedy
Chương 20: DOUGLAS PIKE và History of VN Communism
Chương 21: ROBERT SHAPLEN và The Lost Revolution
Chương 22: MICHEL TAURIAC và Viet Nam, le dossier noir du Communisme
Chương 23: P. J. HONEY và Communism in North Việt Nam
Chương 24: PHILLIP B. DAVIDSON và Vietnam At War
Chương 25: ELLEN HAMMER và The Struggle For Indochina
Chương 26: DANIEL ELLSBERG và Secret
Chương 27: DENNIS J. DUNCANSON và Government and Revolution in Viet Nam
Chương 28: P. DEVILLERS, J. LACOUTURE và La Fin d’une Guerre
Chương 29: DENIS WARNER và The Last Confucian
Chương 30: VÕ NGUYÊN GIÁP và Những năm tháng không thể nào quên
Chương 31: NGUYỄN THỊ BÌNH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng MNVN
Chương 32: TRẦN VĂN GIÀU và Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam
Chương 33: HOÀNG VĂN HOAN và Giọt Nước Trong Biển Cả
Chương 34: SƠN TÙNG và bài nói về Hồ Chí Minh
Chương 35: HOÀNG TÙNG và HCM, Trung Quốc và Liên Xô
Chương 36: BÙI TÍN và Vietnam, la face cachée du régime
Chương 37: NGUYỄN MINH CẦN và Đảng Cộng Sản Việt Nam …
Chương 38: VŨ THƯ HIÊN và Đêm giữa ban ngày
Chương 39: BẢO ĐẠI và Con rồng Việt Nam
Chương 40: TRẦN GIA PHỤNG và Án Tích Cộng Sản Việt Nam
Chương 41: ĐỖ MẠNH TRI và Di sản Mác-xít tại Việt Nam
Chương 42: MỘT SỐ TÁC GIẢ KHÁC

PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ về trách nhiệm của HỒ CHÍ MINH
Chương 43: Bối cảnh chiến tranh ý thức hệ của tình hình Việt Nam
Chương 44: HỒ CHÍ MINH và sự du nhập chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam
Chương 45: HỒ CHÍ MINH và vụ bán Phan Bội Châu cho Pháp
Chương 46: HỒ CHÍ MINH từ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 tới Cải Cách Ruộng Đất 1953
Chương 47: HỒ CHÍ MINH và Mặt trận Việt Minh
Chương 48: HỒ CHÍ MINH và tình trạng bị thủ hạ khống chế (2009)
Chương 49: HỒ CHÍ MINH và cuộc sống thánh thiện
Chương 50: HỒ CHÍ MINH và Tito Việt Nam?
Chương 51: HỒ CHÍ MINH và vị đại anh hùng ái quốc (2009)
Chương 52: LỜI CUỐI SÁCH

Phụ Lục
Thơ Mục
 

PHONG TRÀO QUỐC DÂN ĐÒI TRẢ TÊN SÀI GÒN
Chân thành cảm tạ Tác giả MINH VÕ đã cho phép đăng tải toàn bộ tác phẩm giá trị nầy.
Nguồn: http://www.saigonforsaigon.org



                              
                                            PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ

Cuộc phỏng vấn do Ký Giả Hồng Phúc Lê Hồng Long, Chủ Nhiệm Tờ Thế
Giới Ngày Nay thực hiện nhân được biết cuốn ‘’Hồ chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp’’
của Minh Võ vừa được Tủ Sách Tiếng Quê Hương tái bản. Cuộc phỏng vấn này đã
được Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngọai phát thanh hồi 18 giờ, rồi phát lại lúc 22 giờ
(giờ miền Đông) ngày chủ nhật, 2.7.06. Sau đây là những gì được ghi lại bởi chính
nhà báo Hồng Phúc và tác giả Minh Võ.
***
Kính thưa Quý Vị Thính Giả,
Chương Trình Thế Giới Ngày Nay tuần này là Chương Trình thứ 167. Với chủ
đề về Hồ chí Minh.
Kính thưa quý vị,
Trong lịch sử cận đại Việt Nam, có một nhân vật mà dù thương hay ghét, dù
muốn hay không, chúng ta không thể xóa tên người ấy được. Đó là ông Hồ chí Minh.
Cuộc đời ông là những huyền thoại đã gắn kết chặt chẽ với từng biến cố của đất
nước hơn nửa thế kỷ qua, và được tô hồng chuốt lục bởi những người thần thánh
hóa ông, hoặc lầm lẫn về ông. Trong số đó, phải kể đến những nhân vật quốc tế tên
tuổi lẫy lừng như: James Buttinger, Jean Lacouture, Jean Paul Sartre, Bertrand
Russel, vân vân.
Kính thưa Quý Vị,
Ngày 25 tháng 6 vừa qua, tại San Jose, California, có một cuốn sách vừa
được ra mắt. Đó là cuốn ‘’Hồ chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp’’ của tác giả Minh Võ,
do nhà Tiếng Quê Huơng tại Hoa Thịnh Đốn xuất bản. Theo nhà xuất bản, thì những
huyền thoại đã được ghi chép về Hồ chí Minh của hàng trăm người cầm bút trên thế
giới, với đủ màu sắc, vừa dị thường, vừa ngược ngạo đến mức người đi tìm chân
dung nhân vật Hồ chí Minh khó tránh khỏi cảnh bị vây hãm giữa một vùng rừng rậm.
Và vì vậy, tác giả Minh Võ đã cố đẩy mọi huyền thoại về Hồ chí Minh trở lại điểm
xuất phát của nó.
Kính thưa Quý Vị,
Tác giả Minh Võ năm nay đã 75 tuổi, Ông đã từng làm Chủ Biên Chương
Trình ‘’Viễn Ảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa’’, của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA)
2 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trong 7 năm, từ 1964 đến 1971 với tư cách chuyên viên về các vấn đề cộng sản.
Hồ chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp là tác phẩm thứ 5 của Minh Võ. Tác phẩm
đầu tay của ông là ‘’Sách Lược Xâm Lăng của cộng sản’’, do tác giả xuất bản tại Sài
Gòn năm 1963, rồi tái bản năm 1970.
Bây giờ, xin mời quý vị cùng nghe cuộc mạn đàm của Hồng Phúc với tác giả
Minh Võ sau đây.
1. Hồng Phúc: Xin ông vui lòng cho biết mục đích ra đời của cuốn sách này ?
Minh Võ: Viết cuốn sách này, tôi muốn đưa ra một Nhận Định Tổng Hợp, cân
bằng hơn về một nhân vật lịch sử đầy bí ẩn, bị bao phủ bởi quá nhiều huyền thoại
khiến các nhà viết tiểu sử đã đưa ra những nhận định rất đa dạng, thậm chí trái
ngược nhau.
2. Hồng Phúc: Ông đứng trên quan điểm của một Nhà Sử Học để viết cuốn
sách này, hay đứng trên quan điểm của một chiến sĩ tự do lên tiếng tố cáo tội ác của
chủ nghĩa cộng sản trước nhân loại ?
Minh Võ: Tôi không có tham vọng làm một Sử Gia, cũng không có khả năng
và điều kiện để đứng vào hàng ngũ các chiến sĩ tự do, dân chủ, mặc dầu rất mong
muốn nước nhà sớm có dân chủ tự do và triệt để ủng hộ phong trào đó. Tôi chỉ cố
gắng nghiên cứu theo khả năng của mình để tìm ra sự thực về một vấn đề có quá
nhiều tranh cãi, làm chia rẽ dân tộc ta trong một thời gian dài, mãi cho đến hôm
nay...
3. Hồng Phúc: Xin ông cho nghe một cách sơ lược chân dung ông Hồ qua cái
nhìn của ông như thế nào ?
Minh Võ: Sau khi đã cố cởi bỏ những lớp mây mù huyền thoại bao phủ con
người ông Hồ, tôi thấy ông ấy là một người có chí lớn, từng có lúc cũng yêu nước,
như thời gian ở Pháp thường tiếp xúc với những Phan Chu Trinh, Phan Văn
Trường...Nhưng sau khi trở thành cán bộ cao cấp của quốc tế cộng sản, ông ấy có
mộng bá chủ, muốn cùng với Mác, Ăng Ghen...dẫn giắt toàn thể nhân loại tới một
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, mới lạ đến độ không tưởng. Ông ấy đã say mê chủ
nghĩa Mác, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đấu tranh có chiến lược sách lược chu
đáo của Lênin. Ông ấy là người duy nhất ở Việt Nam vào thời gian ấy có cơ hội
được quốc tế cộng sản rèn luyện (trong gần 5 năm) đến nơi đến chốn về kỹ năng
tuyên truyền, tình báo, gián điệp, du kích chiến, và các hình thức đấu tranh chính trị
khác. Khi ông ấy lãnh đạo đảng cộng sản chống Pháp, Mỹ và các người theo chủ
nghĩa dân tộc mà ông ấy cho là một chủ nghĩa hẹp hòi, thiển cận, so với chủ nghĩa
xã hội của Mác, thì ông ấy luôn có trước mắt mục tiêu tối hậu là tiêu diệt mọi giai cấp
phi vô sản, để cuối cùng thực hiện được chủ nghĩa đại đồng theo thuyết của Mác. Vì
quá tin tưởng, đến độ cuồng tín ông ấy đã không ngần ngại xô đẩy đồng bào vào
cuộc chiến tương tàn vì một ảo tưởng. Vì vậy đối với dân tộc ông ấy có trách nhiệm
vô cùng lớn, nếu không muốn nói là kẻ tội đồ
4. Hồng Phúc: Ông nghĩ sao về sự kiện trên thế giới có rất nhiều người ca
tụng ông Hồ là một vĩ nhân thế giới, một anh hùng dân tộc của Việt Nam, mà cụ thể
là các cuốn Bách Khoa Tự Điển của Tây Phương đều đề cao ông ta ?
Minh Võ: Uy tín của Tự Điển Bách Khoa rất lớn, không thể nghi ngờ. Nhưng
cũng như những tự điển khác, dù uy tín đến đâu, cũng không tránh được khuyết
điểm. Theo tôi đây là một khuyết điểm đáng tiếc. Cũng như khuyết điểm của
UNESCO hồi 1987 quyết định vinh danh ông Hồ (vào năm 1990) như một nhà văn
hóa lớn, mặc dù sau đó họ đã hủy bỏ quyết định đó trong thực tế, (tuy không ban
hành một quyết định chính thức hủy bỏ). Cũng như việc Ủy Ban Nobel Hòa Bình đã
trao giải thưởng cho Lê đức Thọ. Thực ra những gì ghi trong Tự Điển Bách Khoa
không phải do một tập thể mà thường do một vài tác giả chuỵên ngành. (Những) tác
3 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
giả này thường cũng chỉ dựa vào, hay tham khảo một vài tác giả khác. Mà (những)
tác gỉa này đã sai, thì tự điển cũng sai theo. Vả lại số đông không phải là yếu tố
quyết định đối với một sự thực. Số đông không làm cho sự thực thay đổi được.
Theo tôi, nhiều Sử Gia, nhà báo Tây Phương đã lầm khi khẳng định ông Hồ là
anh hùng dân tộc. Họ bị lừa vì nghệ thuật tuyên truyền của ông Hồ, được bộ máy
tuyên truyền khổng lồ của khối cộng yểm trợ tối đa. Hơn nữa lúc ông Hồ còn sống là
lúc phong trào cộng sản thế giới đang mạnh. Nguyên cuốn tự truyện của ông Hồ, viết
dưới dạng một cuốn tiểu sử nhỏ, ẩn dưới bút hiệu Trần dân Tiên cũng đủ cho thấy
tài của ông Hồ qua mặt các nhà báo lớn trên thế giới. Ngày nay ai cũng biết qua
cuốn sách đó, ông Hồ đã tỏ ra là một người xảo quyệt, gian trá, chủ trương sùng bái
cá nhân, đạo đức giả. Nhưng phải cho đến hai ba chục năm sau nhiều học giả tiếng
tăm thế giới mới biết mình bị lừa. Cứ lấy một ví dụ cụ thể là trường hợp của nhà báo
nổi tiếng với giải Politzer của Mỹ là David Halberstam đủ rõ. Ông này đã nói như đinh
đóng cột rằng Stalin, Mao, Tito tất cả đều mắc tật sùng bái cá nhân, nhưng ông Hồ
thì không.
Hơn nữa, như vừa nói, khi mà các trí thức ngoại quốc ca tụng ông Hồ là anh
hùng dân tộc, là lúc phong trào cộng sản đang lớn mạnh, họ chưa nhìn thấy cái sai
và cái họa của chủ nghĩa Mác. Họ chưa có đủ dữ kiện lịch sử để hiểu rõ về chiến
lược sách lược của Lênin. Lênin chỉ dùng chủ nghĩa dân tộc để làm cái cầu đi tới chủ
nghĩa cộng sản, thế giới đại đồng. Cho nên cuộc chiến chống Pháp do ông Hồ chủ
trương và lãnh đạo, được hiểu lầm là cuộc chiến cho và vì chủ nghĩa dân tộc, nói
nôm na là vì lòng yêu nước. Thực ra đó chỉ vì chủ nghĩa quốc tế cộng sản, vì nền
chuyên chính vô sản với thế giới đại đồng, mà lúc ấy họ chưa nhìn thấy, nó chỉ là
không tưởng, như phần đông chúng ta ngày nay đã thấy rõ qua thực tế lịch sử cuối
Thế Kỷ 20.
5. Hồng Phúc: Trong thế giới cộng sản các lãnh tụ như Stalin, Mao, nổi tiếng
là những kẻ hiếu sát, và họ giết các đồng chí của họ. Nhưng ông Hồ thì không bị tai
tiếng về điều này ? Theo ông, có thực ông Hồ là người không nhúng tay vào những
việc này hay là ông ấy khéo léo che mắt thế gian mà thôi ?
Minh Võ: Sự hiếu sát của các lãnh tụ cộng sản phát xuất từ sự cuồng tín vào
chân lý mà họ cho rằng chỉ có họ nắm giữ. Ai làm sai ý họ, họ cho là phản bội lý
tưởng cộng sản. Ông Hồ cũng nằm trong số đó. Nhưng ông có cách xử lý theo kiểu
Việt Nam: Lạt mềm buộc chặt, tay đấm tay xoa, bàn tay sắt bọc nhung và biệt tài ‘’đổ
lỗi cho cấp dưới’’...Dầu sao, nếu nói về số lượng thì có lẽ ông Hồ giết các đồng chí ít
hơn Stalin và Mao. Sau khi cộng sản Việt Nam không còn, có thể người ta sẽ biết
được một cách chính xác số người bị ông ấy thủ tiêu hay hãm hại đông tới mức nào.
Có một điều rõ ràng là những người cộng sản giết đồng chí, đồng bào nhiều, khác
hẳn Đức Quốc Xã.
6. Hồng Phúc: Guồng máy tuyên truyền của cộng sản Việt Nam, cho đến giờ
này vẫn tiếp tục đề cao ông Hồ là người có công dành độc lập cho đất nước trong
hai cuộc kháng chiến chống ngọai xâm là Pháp và Mỹ. Ông nghĩ sao ?
Minh Võ: Đó là pháo đài, là chiến lũy cuối cùng trong trận tuyến tuyên truyền
của cộng sản. Ông Hồ là cái phao, là điểm tựa duy nhất còn lại để họ bấu víu vào
mà tồn tại. Nhờ có cái gọi là công lao đó mà người dân còn e dè, nể nang đối với
đảng cộng sản, con đẻ của ông Hồ. Người dân thường tự nhủ: Dầu sao ông Hồ và
đảng cộng sản cũng có công đem lại độc lập cho tổ quốc. Không nên ‘’lật đổ’’ họ.
7. Hồng Phúc: Có người cho rằng, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ
nhất, từ 1945-1954, là cuộc kháng chiến của toàn dân Việt Nam đánh đuổi thực dân
Pháp dành độc lập. Nhưng cũng có người cho rằng cuộc chiến ấy là do ông Hồ gây
ra để làm nghĩa vụ quốc tế cho cộng sản thế giới. Theo ông thì sao ?
4 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Minh Võ: Không chỉ những Nhà Văn như Phan Lạc Tiếp hay Sử Gia như
Phạm Cao Dương ở Nam Cali từng nói về việc Việt Minh ‘’cướp chính quyền’’ trong
cách mạng tháng tám (1945) ra sao. Mà cả Trần văn Giàu, cán bộ cộng sản kỳ cựu
tốt nghiệp tối ưu trường Lao Động Đông Phương trong tác phẩm Sự phát triển tư
tưởng tại Việt Nam, cũng tả cảnh cán bộ cộng sản lên cướp micro, biến cuộc mittinh
mừng độc lập của công chức trong chính phủ Trần Trọng Kim thành ra cuộc mittinh
do Việt Minh tổ chức để làm cách mạng dân tộc theo sách lược Lênin. Nhà văn nữ
Dương thu Hương cũng đã có lần bảo đảng cộng sản cướp công của nhân dân.
Trong Chương 47, tôi đã nói chi tiết về vấn đề này.
Đó là nói riêng về cuộc cách mạng mệnh danh là cách mạng mùa thu.
Còn về cuộc chiến từ 1946 đến 1954, thì tôi đã đề nghị đặt nó vào trong bối
cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản, để thấy nó chỉ nằm trong sách lược toàn
cầu của Lênin, nhằm tiến dần từng bước tới tiêu diệt toàn bộ các thế lực đối kháng
chống cộng sản, để cuối cùng lập chuyên chính vô sản trong một thế giới đại đồng
đúng như tiên liệu của Mác. Vì vậy không thể bảo đó là chiến thắng của ông Hồ và
đảng cộng sản Việt Nam dành độc lập cho dân tộc. Nếu chiến đấu chỉ vì chủ nghĩa
dân tộc thì tại sao, sau chiến thắng lại cho áp dụng những chính sách hoàn toàn rập
khuôn theo chủ nghĩa xã hội Mác Xít, như cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, hợp tác
hóa nông, công nghiệp vân vân...tại sao lại đàn áp những người yêu nước bất đồng
chính kiến, vu khống họ là Việt gian, lại áp dụng chuyên chính vô sản...? Những
truyện ngắn Con Bò Thải (về cái tệ cha chung không ai khóc của chính sách hợp tác
hóa nông nghiệp), Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì của Phùng Gia Lộc, hay Linh Nghiệm
(ám chỉ ông Hồ chí Minh, lấy bánh vẽ dụ khị tòan dân...) của Trần Huy Quang, hay
những truyện dài Nổi Loạn của Đào Hiếu, Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi ngọc Tấn
v.v...có thể cho thấy phần nào thực trạng bi đát của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói
riêng và toàn cảnh một xã hội nô lệ, cả nước là một nhà tù vĩ đại còn tồi tệ hơn
những nhà tù nhỏ, khiến cho người tù khi được lệnh tha, đã tìm cái chết để khỏi từ
nhà tù nhỏ rơi vào nhà tù lớn.thảm khốc hơn.
8. Hồng Phúc: Có người cho rằng khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, các cường
quốc Tây Phương đã bỏ rơi Việt Nam, không muốn giúp chúng ta dành lại độc lập từ
tay người Pháp. Cụ thể là ông Hồ đã viết thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Henry Truman
xin viện trợ, nhưng đã bị từ chối. Ông nghĩ sao về chuyện này ?
Minh Võ: Trong cuộc viếng thăm Việt Nam của Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Dennis
Hastert, dịp Đại Hội X của đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch ‘’quốc hội’’ Nguyễn văn
An đã đưa ông Hastert xem bản sao bức thư này, để nhắc lại chuyện xưa, ngầm
trách khéo chính quyền Mỹ bác bỏ lời yêu cầu của ông Hồ. Theo tôi, lúc ấy Hoa Kỳ
không bỏ rơi Việt Nam. Họ chỉ không muốn ủng hộ một cán bộ cao cấp của quốc tế
cộng sản mà họ đã có bằng chứng về sự gắn bó tuyệt đối với Liên Xô lúc ấy. Chính
Đại Tá Archimedes Patti, lúc ấy còn là Đại Úy OSS, tiền thân của CIA, cho biết trong
cuốn Why Vietnam ? Rằng ông đã được ông Hồ thuyết phục bằng mọi cách để
chuyển tới các giới chức cao cấp của Mỹ lời thỉnh cầu này, và ông Hồ luôn chứng tỏ
cho Patti thấy ông ta không phải người cộng sản. Và Patti đã báo cáo lên cấp trên,
nhưng đều được trả lời rằng ông Hồ là cộng sản, không thể ủng hộ được. Thực tế
cuộc đời và hành động của ông Hồ sau này đã chứng tỏ cấp trên đã đúng vì họ có
phương tiện và ở vào vị thế có thể nhìn thấy rõ hơn Patti, là một cấp nhỏ trẻ tuổi
chưa có kinh nghiệm về sự giả dối của một con cáo già về chính trị. Trong chương
50 khi so sánh Hồ chí Minh với Ti Tô, chúng tôi đã nói chi tiết về vấn đề này.
9. Hồng Phúc: Theo ông, ông Hồ có trách nhiệm gì trong vụ Cải Cách Ruộng
Đất ?
Minh Võ: Lúc ấy cái gọi là hiến pháp 1946 đương có hiệu lực. Lúc ấy ông Hồ
5 HỒđương là chủ tịch đảng, Chủ Tịch nhà nước. Chính ông Hồ đã coi hiến pháp như
miếng giấy lộn, ban hành sắc lệnh 151/SL ngày 19.12.1953 phát động chiến dịch Cải
Cách Ruộng Đất, cử các ông Trường Chinh, Hồ viết Thắng, Lê văn Lương, Hoàng
quốc Việt, Chu văn Biên vào ban lãnh đạo chiến dịch. Không thể đổ tội cho Trường
Chinh được. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần. Nếu lỗi do ông ta thì liền sau đó
ông ta không thể nào được trao chức chủ tịch quốc hội được. Về vấn đề này tôi đã
để gần cả chương 46 để nói rõ.
10. Hồng Phúc: Cộng sản Việt Nam đã đàn áp dã man anh em văn nghệ sĩ
qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Theo ông ông Hồ có trách nhiệm gì trong vụ này không
?
Minh Võ: Vụ đó xảy ra cũng vào lúc ông Hồ đang ở vào địa vị quyền uy tột
đỉnh trong đảng cũng như trong nhà nước. Sao lại không có trách nhiệm ? Chiến
dịch Cải Cách Ruộng Đất với những vụ đấu tố giết hại hàng chục vạn người đã làm
nhân dân kinh sợ. Ngày nào cũng có hàng chục người liều chết lội sông Bến Hải vào
Nam tìm tự do. Ông Hồ bèn cho lệnh sửa sai, bắt chước Trung Cộng đưa ra phong
trào ‘’Trăm Hoa đua Nở (Bách hoa tề phóng), trăm nhà đua tiếng (Bách gia tranh
minh)’’. Từ đó ra đời những tập san Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới. Một số trí thức
và văn nghệ sĩ đã mắc mưu thẳng thắn lên tiếng phê bình chỉ trích chính sách của
đảng cộng sản, mặc dù không ai dám đả kích mạnh. Những tên tuổi như Trương
Tửu, Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Phùng
Cung, Trần Dần, Trần Duy, Hữu Loan, Lê Đạt, Nguyễn Bính vân vân...đều sa lưới,
người thì bị bắt bỏ tù, kẻ bị cho đi an trí hay loại khỏi hội nhà văn, hết đường làm ăn
sinh sống. Trong cuốn Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư (chương áp chót)
chúng tôi đã nói đến hàng chục người trong hoàn cảnh đó.
11. Hồng Phúc: Để thay đổi không khí cho bớt căng thẳng vì những vấn đề
chính trị, xin ông cho nghe có bao nhiêu người đàn bà đã đi qua đời ông Hồ ?
Minh Võ: Có lẽ chẳng ai đếm nổi bao nhiêu. Theo tôi, có 5 người được nhắc
tới nhiều nhất.
- Tăng Tuyết Minh, một nữ hộ sinh Trung Quốc theo Ki Tô Giáo. Ông Hồ do
môi giới của vợ Lâm Đức Thụ đã làm đám cưới chính thức với bà, tại nơi mà trước
đó vợ chồng Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai cũng đã làm đám cưới. Tăng Tuyết
Minh là một đảng viên cộng sản trung kiên và là một người vợ đảm đang chung
thủy. Khi biết ông Hồ đã là Chủ Tịch nước, bà đã nhiều lần gửi thư, nhờ cả Tòa Đại
Sứ ở Bắc Kinh can thiệp và chuyển thư. Nhưng thư của bà không bao giờ có hồi âm.
- Nguyễn thị Minh Khai vợ chính thức của nguyên Tổng bí thư Lê hồng
Phong. Có người cả quyết cô con gái của họ Lê ở Sài Gòn chính là con của ông Hồ.
- Người thứ 3 là Đỗ Thị Lạc. Sử Gia Trần Trọng Kim, một Nhà Nho có Tây
Học, liêm chính, nguyên Thủ Tướng chính phủ thời Nhật chiếm đóng Việt Nam, viết
là bà này đã có với ông Hồ một đứa con.
- Người thứ 4 là Nông Thị Xuân (cũng có chỗ ghi bà này họ Nguyễn) đã có với
ông Hồ một trai được ông Hồ đặt tện là Nguyễn Tất Trung, khi ông Hồ mất được trao
cho Tướng Chu văn Tấn coi sóc, sau được ký thác cho ông Vũ Kỳ là Bí Thư của ông
Hồ, và được đổi tên là Vũ Tất Trung. Ông Trung theo tôi được biết, hiện sống ở Hà
Nội.
- Người thứ 5 là (bà Dền?) thân mẫu của đương kim Tổng bí thư đảng cộng
sản Nông đức Mạnh. Trường hợp thứ 5 này chưa chắc lắm. Nhưng vẫn luôn là giả
thuyết có giá trị, bao lâu họ Nông chưa chịu thử DNA để cải chính!
12. Hồng Phúc: Người đàn bà nào được coi là gần gũi với ông Hồ nhất ?
Minh Võ: Theo tôi đó là bà Nông Thị Xuân. Qúy vị nào muốn biết đầy đủ tên
những người tình của ông Hồ và tò mò về chuyện trăng hoa của cựu Chủ Tịch Việt
6 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũ xin đọc chương 49, cuốn ‘’Hồ Chí Minh, Nhận Định
Tổng Hợp, sẽ thấy chi tiết và chứng cớ về nhiều chuyện ly kỳ, quái đản.
13. Hồng Phúc: Ông Hồ có bao nhiêu người con ?
Minh Võ: Cũng như câu hỏi bao nhiêu đàn bà, câu này không thể có câu trả
lời chính xác. Nhưng tôi vừa kể ra 4 người mà tôi đếm được một cách dè dặt.
14. Hồng Phúc: Chúng ta phải làm gì để lật tẩy canh bạc bịp về huyền thoại
Hồ chí Minh của cộng sản Việt Nam trước dư luận quốc tế ?
Minh Võ: Câu này tôi xin nhường cho các chiến sĩ Tự Do Dân Chủ trả lời, nếu
như qúy vị ấy thấy ‘’lật tẩy của cộng sản về huyền thọai Hồ chí Minh’’ như ông nói, là
việc cần làm để cho phong trào Tự Do Dân Chủ phát triển mạnh ở trong nước, và
được thế giới ủng hộ nhiều hơn. Tôi chỉ cố làm công việc nhận định một cách tổng
hợp về con người thực Hồ chí Minh. Và mong cuốn sách đến tay giới trẻ ở trong
nước, ít là từng chương qua liên mạng điện toán, để họ có dịp đối chiếu những gì tôi
viết với những gì họ từng nghe nói từ trước đến giờ về ông Hồ và cuộc chiến. Còn
nếu cuốn sách dược dịch ra ngọai ngữ để đến tay những tác giả ngoại quốc từng
viết về ông Hồ, thì đó là ngoài sự mong đợi của chúng tôi.
15. Hồng Phúc: Xin ông cho hỏi một câu chót. Nếu nay mai mà Phong Trào
Tự Do Dân Chủ thành công, loại bỏ được cộng sản, các nhà lãnh đạo mới và ông sẽ
xử trí với cán bộ cộng sản ra sao ?
Minh Võ: Như đã thưa ở trên, tôi không có khả năng và điều kiện để tham gia,
mặc dù rất ủng hộ, Phong Trào Tự Do Dân Chủ. Cho nên tôi không thể biết trước
các vị đó sẽ có chính sách nào. Nhưng ông đã có nhã ý hỏi thì tôi cũng xin chỉ có
một ý kiến nhỏ. Vì câu hỏi của ông gợi nhớ tới trận cầu chiều hôm qua, thứ bảy, đầu
tháng 7. Tôi chỉ được xem những phút cuối trận đấu, khi hai bên đá 5 quả phạt đền.
Kết quả là khán giả Bồ Đào Nha, thuộc phe thắng đã ca hát, reo hò, nhảy múa cùng
với những cầu thủ đội nhà ôm nhau mừng rỡ, vật lộn trên sân cỏ. Trong khi đó thì
những khán giả người Anh buồn thiu, tiu nghỉu. Nhiều cầu thủ Anh đã khóc, nước
mắt ròng ròng. Đặc biệt là tôi thấy có một cầu thủ Bồ Đào Nha tới choàng vai một
cầu thủ Anh đang khóc. Rồi họ cùng bước đi, quay lưng lại phía tôi. Tôi không nghe
họ nói với nhau những gì. Nhưng tôi mường tượng ra rằng anh cầu thủ thắng trận
đang yên ủi đối thủ của mình rằng: Sau trận đấu chúng ta không còn là đối thủ nữa.
Được thua là chuyện thường. Xin anh đừng khóc nữa.
Tôi cũng ước mơ một cách rất lãng mạn rằng khi Phong Trào Tự Do Dân Chủ
đã toàn thắng, người thắng sẽ không còn coi kẻ thua là kẻ thù, mà sẽ coi tất cả
những ai không tự tách mình khỏi cộng đồng dân tộc đều là công dân Việt Nam,
được sự che chở của luật pháp và chính quyền mới. Bởi vì lúc đó, kẻ thắng là chủ
nghĩa dân tộc, là dân tộc Việt Nam thắng chủ nghĩa cs, một chủ nghĩa quốc tế không
tưởng mà lại độc hại. (Còn trrước kia chủ nghĩa dân tộc và phong trào tự do tòan
cầu đã tạm thời thất bại tại một trận đánh cục bộ là Việt Nam, để rút kinh nghiệm mở
những mặt trận tòan cầu một cách thành công như lịch sử đã chứng minh.) Những
người cựu cộng sản ‘’chiến bại’’ đó sẽ có quyền có tiếng nói tự do, theo đúng ‘’luật
chơi dân chủ’’. Họ sẽ có quyền góp công sức vào việc xây dựng một nước Việt Nam
mới cường thịnh. Họ nên được quyền giữ tên đảng cộng sản, hay đổi thành một
đảng nào khác để tham chính một cách bình đẳng.
Không biết mộng ước của tôi có được các chiến sĩ Tự Do Dân Chủ tán thành
không.
Hồng Phúc: Xin cám ơn tác giả Minh Võ, và xin ần cần giới thiệu với qúy vị
thính giả cuốn sách Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp vừa tái bản, 800 trang khổ
lớn, với giá 32 MK
7 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP



HỒ CHÍ MINH NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP
MINH VÕ
LỜI NÓI ĐẦU

Từng nghe nói trong mỗi con người luôn tiềm ẩn một thiên thần và một ác quỷ.
Nhưng con người không phải là thần cũng chẳng phải là quỷ. Lý tưởng mà
con người theo đuổi, thành quả mà con người đạt được cùng với hành vi biểu hiện
cuộc sống của con người sẽ cho phép nhận diện con người nghiêng về phía thần
hay về phía quỷ.
Điều này càng đúng khi áp dụng với những người đấu tranh chính trị. Mục tiêu
mà họ theo đuổi, phương thức dành quyền lực mà họ thi thố, quyền lực mà họ vận
dụng, ảnh hưởng vai trò của họ tác động vào sinh hoạt xã hội nói chung...chính là
nền tảng cụ thể nhất để đánh giá họ nghiêng về phía nào.
Hồ chí Minh là người tham gia đấu tranh chính trị và là một nhân vật lịch sử
Việt Nam. Thời kỳ đấu tranh của Hồ chí Minh cũng là thời kỳ lịch sử Việt Nam gắn
liền với nhiều biến cố trọng đại của thế giới trong thế kỷ 20. Vì thế, Hồ chí Minh còn
được coi là một nhân vật lịch sử của thế giới trong thế kỷ vừa qua.
Nhưng, có những nhân vật lịch sử thường xuyên hiện ra giữa ánh sáng chói
chang thì cũng có những nhân vật lịch sử luôn lẩn khuất sau nhiều lớp sa mù. Có
những nhân vật lịch sử hoàn toàn trở thành dấu tích dĩ vãng ngay sau khi từ giã cõi
đời thì cũng có những nhân vật lịch sử tiếp tục tác động vào mọi sinh hoạt của nhiều
thế hệ tiếp nối.
Hồ chí Minh không nằm trong số nhân vật lịch sử mau chóng trở thành dĩ
vãng. Ông trút hơi thở cuối cùng từ ngày 2 tháng 9 năm 1969, nhưng gần như vẫn
có mặt trong từng biến cố của Việt Nam sau ngày đó. Hồ chí Minh cũng không nằm
trong số nhân vật lịch sử mà toàn bộ cuộc sống và con người là những trang sách
luôn mở rộng cho bất kỳ ai muốn tìm đọc. Cuộc sống và con người Hồ chí Minh lẩn
khuất sau nhiều lớp màn che với những màu sắc trái ngược để luôn là một bí ẩn
giữa những huyền thoại.
Chính vì thế, Hồ chí Minh trở thành đối tượng được diễn tả theo nhiều cách
khác biệt, thậm chí trái ngược như ngày với đêm, như trắng với đen.
Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà viết sử trên thế giới đã coi Hồ chí Minh là một
chính trị gia tài ba, một người nặng tinh thần quốc gia chủ nghĩa hơn là tinh thần
quốc tế chủ nghĩa dù Hồ chí Minh là người cộng sản. Một số tác giả còn đi xa hơn
không ngần ngại gọi Hồ chí Minh là nhà ái quốc của Việt Nam. Đa số các tác giả này
đều nghĩ rằng Hồ chí Minh đã được toàn thể hoặc ít nhất là phần lớn dân chúng Việt
Nam tôn kính và tin tưởng. Nhiều tác giả đã nhắc tiếng ‘’Bác’’ mà người dân Việt
Nam dùng gọi Hồ chí Minh, nhắc chuyện Hồ chí Minh được sùng bái như một vị
thần, được dân chúng ở vài nơi lập miếu thờ và coi đó như bằng chứng xác minh
nhận định của họ là trong trái tim người dân Việt Nam, Hồ chí Minh đã có vị thế của
một ‘’lãnh tụ vĩ đại’’, một ‘’anh hùng cứu quốc’’, một ‘’cha già dân tộc’’...
Đồng thời, không thiếu những người cầm bút khác lại nhìn Hồ chí Minh như
kẻ đại phản quốc đối với dân tộc Việt Nam. Dưới mắt những tác giả này, Hồ chí Minh
đã say mê lý tưởng cộng sản tới mức sẵn sàng đưa đất nước và đồng bào vào
những thảm cảnh đau đớn cùng tột để cố giành thắng lợi cho Khối Đệ Tam Quốc Tế
trong cuộc đối đầu với các quốc gia Tây Phương. Không những thế, Hồ chí Minh còn
là con người tàn ác xảo trá, trọn đời là một chuỗi dài thủ đoạn hiểm độc. Chứng cớ
viện dẫn cho nhận định này là hành vi sát hại các nhà ái quốc vào thời gian trước và
sau 1945 để nắm độc quyền lãnh đạo, hành vi bịp bợm tuyên bố giải tán đảng cộng
sản năm 1945, hành vi dối gạt dư luận tự tô vẽ một bề ngoài thánh thiện trong khi
sống nhầy nhụa như một kẻ vô luân, hành vi tắm máu nửa triệu người vô tội với
8 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
chính sách cải cách ruộng đất thời khoảng 1953-1955, hành vi cưỡng chiếm miền
Nam bằng võ lực gây nên cuộc chiến đẫm máu suốt 20 năm, và trên hết là sự đẩy lui
đất nước vào cảnh sống đọa đày trong ngu dốt, đói nghèo và ngục tù áp chế cho tới
ngày nay...Tất nhiên, theo những tác giả này, hình tượng Hồ chí Minh trong trái tim
người dân Việt Nam chỉ có thể diễn tả bằng những từ thóa mạ đã xuất hiện ngay từ
1945-46 như ‘’cáo Hồ’’, ‘’quỷ vương’’, ‘’ma đầu’’...Bằng chứng cao hơn hết cho sự
khiếp hãi và lòng thù hận của người dân Việt Nam đối với Hồ chí Minh là sự kiện
hàng triệu người bỏ trốn khỏi miền Bắc năm 1954 và ít nhất hơn hai triệu người đã
bất chấp mọi nỗi hiểm nghèo, kể cả sóng gió đại dương, bỏ quê hương vượt biển ra
đi sau ngày 30.4.1975.
Tóm lại, ý kiến nhận định về Hồ chí Minh rải rác trong hàng trăm tác phẩm viết
về chiến tranh Việt Nam và về tiểu sử Hồ chí Minh được chia làm hai loại rõ rệt, hoàn
toàn trái ngược. Một bên coi ông như thần tượng, một bên coi ông là ‘’tên phản quốc
số một của thời đại’’.
Sự kiện này không chỉ xảy ra với riêng Hồ chí Minh và có thể dễ dàng gạt qua
nếu Hồ chí Minh không thuộc hàng ngũ đấu tranh chính trị, tức cuộc sống và hành vi
của ông không gắn liền với các biến cố chung trong một giai đoạn lịch sử. Ở trường
hợp này, dù ông là thiên thần hay ác quỉ thì ảnh hưởng lớn nhất vẫn không vượt khỏi
giới hạn thúc đẩy sự ngưỡng mộ hay khinh ghét đối với riêng một cá nhân biệt lập.
Sự ngưỡng mộ hay khinh ghét dành cho một nghệ sĩ chẳng hạn không trở thành mối
bận tâm của xã hội, vì đó là biểu hiện quyền tự do và không hề dẫn tới những nhận
định sai lạc về các biến cố chung đã diễn ra.
Sự kiện này vẫn có thể gạt qua dù Hồ chí Minh thuộc hàng ngũ đấu tranh
chính trị nhưng nằm trong số những nhân vật lịch sử đã hoàn toàn trở thành dĩ vãng.
Những bạo chúa như Tần Thủy Hoàng, Neron...những lãnh tụ tàn ác như Hitler,
Staline...ngay giờ phút này vẫn có thể còn được một số người ngưỡng mộ và tiếp
tục là đề tài ca ngợi của một số người cầm bút nào đó trên thế giới. Nhưng việc bày
tỏ sự ngưỡng mộ những nhân vật này và sự xuất hiện các tác phẩm ca ngợi họ
không thể khiến đổi ngược thực chất mọi biến cố mà họ từng tham dự. Đồng thời, dù
được chiếu sáng bằng ánh hào quang nào thì họ cũng không thể vượt khỏi vai trò
dấu tích của một thời đã khuất để tác động nổi vào tiến trình sinh hoạt chung của xã
hội hiện nay.
Hồ chí Minh nằm ngoài cả hai trường hợp trên.
Với tư cách chính trị gia, con người và hoạt động của Hồ chí Minh gắn kết với
hàng loạt biến cố có tầm mức xoay chuyển hẳn chiều hướng sinh hoạt xã hội Việt
Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. Không thể bác bỏ dấu ấn Hồ chí Minh trên thực tế
Việt Nam kể từ đầu thập niên 1940 hay nói một cách khác, lịch sử Việt Nam từ thời
điểm trên không thể tách khỏi con người và hành động của Hồ chí Minh.
Nhu cầu đánh giá chính xác các biến cố đương nhiên bao gồm nhu cầu đánh
giá chính xác về con người và hành động của Hồ chí Minh. Tác động hỗ tương giữa
người và việc ở đây rất rõ ràng. Điều này đã lý giải sự trạng có một số đông người
cầm bút trên thế giới viết về Hồ chí Minh. Con người và tên tuổi Hồ chí Minh chưa
hẳn đủ tầm vóc khiến nổi số người trên chọn đề tài Hồ chí Minh, nhưng mức tác
động vào đời sống thế giới của vấn đề Việt Nam từ nửa thế kỷ qua đòi hỏi phải được
tìm hiểu thấu đáo và trong tiến trình đánh giá các biến cố tại Việt Nam, các tác giả
không thể không đánh giá về nhân vật Hồ chí Minh.
Tiến trình đánh giá các biến cố tại Việt Nam chưa dừng lại vì nhiều ẩn số vẫn
chưa tìm được giải đáp dứt khoát. Chứng cớ cụ thể là đang hiện diện song song hai
lối nhìn trái ngược về Hồ chí Minh.
9 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cần xác định ngay rằng sự hiện diện hai lối nhìn trái ngược về riêng một con
người không phải động cơ chủ yếu thúc đẩy việc tiếp tục nhận dạng Hồ chí Minh.
Nhận dạng Hồ chí Minh hoàn toàn không cần thiết nếu nằm ngoài ý nghĩa là một
đoạn đường trên con đường nhận dạng một thời kỳ lịch sử. Vấn đề được đặt ra, và
bắt buộc phải đặt ra, chính là yêu cầu thẩm định chính xác về mọi biến cố tại Việt
Nam, trong đó không thể bỏ qua sự thẩm định chính xác về nhân vật Hồ chí Minh.
Yêu cầu trên càng khẩn thiết do tính nối dài liên tục của những biến cố khởi
đầu từ thập niên 1940. Cho tới nay, thực tế và tương lai Việt Nam không chỉ in hằn
dấu vết những biến cố đã qua mà tiếp tục bị nhào nặn, bị khuôn nén bởi chính
những biến cố đó. Nếu hình dung Việt Nam như một con thuyền thì con thuyền Việt
Nam chưa ra khỏi cảnh ngộ quay cuồng giữa cơn lũ dấy lên từ hơn nửa thế kỷ qua.
Điều kiện tất yếu cho nỗ lực định hướng vượt qua sóng gió để thuận mái xuôi dòng
chính là sự đáp ứng đòi hỏi nhận thức chính xác về cơn lũ.
Ngoài ra, sự hiện diện của Hồ chí Minh trong các biến cố đang tiếp diễn tại
Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Tính tới nay, Hồ chí Minh đã qua đời tròn 34
năm, nhưng dưới chế độ hiện nay trong nước, từng ngày từng giờ tên Hồ chí Minh
vẫn được nhắc nhở như ánh sáng soi đường cho mọi công việc và khuôn mẫu sống
cho mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Hồ chí Minh không chỉ là dấu ấn trên thực tế của một
thời kỳ mà tiếp tục là động cơ chi phối thực tế xã hội Việt Nam. Vì thế, việc nhận
dạng Hồ chí Minh còn vượt xa thêm khỏi ý nghĩa một đoạn đường nhận dạng các
biến cố lịch sử.
Phải nhận dạng Hồ chí Minh, nếu muốn đánh giá chính xác các biến cố đã và
đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Và, càng phải nhận dạng Hồ chí Minh, nếu
muốn đánh giá chính xác hướng tương lai của đời sống Việt Nam dưới ảnh hưởng
trùm lấp mọi phương diện sinh hoạt xã hội của ông.
Đây là hai động cơ chủ yếu thúc đẩy sự hình thành nội dung cuốn sách này,
nhận dạng một con người đã và đang tiếp tục chi phối đời sống Việt Nam để góp
phần nhận dạng một giai đoạn lịch sử, đồng thời góp phần đánh giá chính xác chiều
hướng diễn biến của thực tế xã hội Việt Nam hiện nay.
Qua nhận định của những tác phẩm mà chúng tôi được đọc, nhân vật Hồ chí
Minh đã được quan sát từ nhiều góc độ và được khắc họa bằng nhiều màu sắc.
Chân dung nhân vật Hồ chí Minh không chỉ là một hình tượng mà bao gồm toàn bộ
khía cạnh sống của con người từ tâm tưởng, ý chí, lời lẽ, hành vi, tương quan, sự
nghiệp...thậm chí gồm cả những nét diễn tả theo huyền thoại và theo cảm xúc riêng
của một số người viết.
Tất nhiên, các góc độ quan sát khác biệt đã đưa đến những bức chân dung
khác biệt và không thể có sự tương hợp hoàn toàn giữa các bức chân dung. Nhưng
mức độ khác biệt dù mở lớn tới cùng cực vẫn chỉ đặt vào mọi bức chân dung hai
màu sắc chủ yếu để có thể phân thành hai loại tương phản như đã nhắc ở trên.
Lý do nào khiến xuất hiện hai loại chân dung Hồ chí Minh tương phản như thế
?
Bằng cách nghĩ bình thường, người ta dễ dàng cho rằng sự kiện trên chỉ do
thế đứng đối nghịch của các tác giả trong tình trạng phân tranh từng diễn ra tại Việt
Nam. Ngay từ tháng 8.1945, chính trường Việt Nam đã có sự đối đầu giữa những
người chọn chủ nghĩa cộng sản làm lý tưởng và những người tham gia đấu tranh với
tinh thần quốc gia yêu nước. Cuộc phân tranh kéo dài đã tác động vào hướng suy tư
của nhiều người cầm bút trên thế giới và dần dần hình thành thái độ hỗ trợ phía này
hoặc phía khác.
Các tác giả thuộc phe cộng sản hoặc nghiêng về phe này dĩ nhiên phải ca
tụng Hồ chí Minh, phải tìm thấy ở nhân vật này mọi đức tính của một con người cao
10 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cả, một bậc anh hùng. Ngược lại, các tác giả thuộc phe đối kháng không thể nhìn
nhận Hồ chí Minh là người yêu nước vì vai trò cán bộ quốc tế cộng sản của ông ta
và không ngần ngại đổ hết mọi sự tàn ác gian trá lên đầu kẻ tiêu biểu cho phe đã
đánh bại mình.
Sự thực có giản dị như vậy không ?
Đành rằng không thể phủ nhận thái độ hận thù do phe phái, nhưng không thể
vì thế mà dễ dàng đẩy hết người trên khắp thế giới vào phe này hay phe kia để tùy
tiện đánh giá mọi nhận định đã được phát biểu.
Trong thực tế, bên cạnh những người cộng sản Việt Nam vốn là thủ hạ của
Hồ chí Minh cầm bút ca ngợi lãnh tụ vẫn có nhiều người cầm bút trên thế giới không
hề đứng chung trận tuyến với họ có cái nhìn về Hồ chí Minh phần nào tương hợp với
họ. Đồng thời, bên cạnh những người Việt Nam thù hận cộng sản sẵn sàng thóa mạ
Hồ chí Minh cũng có không ít người cầm bút trên thế giới chưa từng chọn thế đứng
chống đối cộng sản đã khắc họa Hồ chí Minh như một tai họa đối với dân tộc Việt
Nam.
Hơn nữa, trong số những tác phẩm xóa bỏ các huyền thoại tô vẽ cho Hồ chí
Minh và coi ông ta như một kẻ xảo quyệt, tham tàn lại có những tác phẩm mà tác giả
chính là người cộng sản Việt Nam. Cũng không thể quên rằng nhiều tài liệu được
các tác giả dùng làm cơ sở cho nhận định chính là tài liệu được lưu trữ hoặc công bố
bởi các cơ quan hay giới chức từ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
Thái độ thù hận phe phái dù là một thực tế nhưng không đủ để lý giải sự nhận
định trái ngược đang có về Hồ chí Minh.
Theo thiển kiến, nhận định trái ngược này xuất phát từ quan niệm khác nhau
về lý tưởng và tiếp theo là quan niệm khác nhau về lý tưởng mà Hồ chí Minh theo
đuổi.
Sự đánh giá cao lý tưởng cộng sản với mục đích đấu tranh giai cấp trên toàn
thế giới hay đánh giá cao lý tưởng quốc gia với mục đích đấu tranh giải phóng dân
tộc là nền tảng thứ nhất hình thành cái nhìn khác biệt về Hồ chí Minh. Nền tảng thứ
hai hình thành cái nhìn khác biệt là sự xác định về lý tưởng của bản thân Hồ chí
Minh. Dù Hồ chí Minh là cán bộ của Đệ Tam Quốc Tế với những nhiệm vụ rõ rệt
được trao phó từ Liên Xô nhưng vẫn có người cho rằng Hồ chí Minh không theo con
đường đấu tranh giai cấp mà là một người yêu nước.
Những nhận định khởi từ nền tảng thứ nhất có thể dễ dàng giải thích bằng thế
đứng nghiêng về phía này hay phía khác và cũng dễ dàng thẩm định mức độ chân
xác do dụng ý đề cao hoặc hạ thấp đối tượng. Từ nền tảng này, thế đứng của người
cầm bút luôn giữ vai trò quyết định sự hình thành các nhận định được phát biểu
trong khi yêu cầu khắc họa chính xác về đối tượng có thể sẵn sàng bị gạt bỏ nếu cần
thiết.
Những nhận định khởi từ nền tảng thứ hai không nằm trong vòng chi phối của
các thế đứng nghiêng về phía này hay phía khác nên có thể kể là biểu hiện hoàn
toàn hướng nhìn chủ quan của người cầm bút. Nhưng hướng nhìn chủ quan của bất
kể cá nhân nào cũng không thoát khỏi qui luật hình thành dựa trên tác động của mọi
mặt diễn hóa sự sống bao gồm từ cảnh ngộ, tâm tư riêng biệt của từng cá nhân tới
khung cảnh thực tế chung của thời đại thông qua cách tiếp nhận cũng hoàn toàn
riêng biệt của từng cá nhân. Một thảm cảnh chiến tranh, một hành vi tranh đấu, một
lời nói dịu dàng, một giai thoại cảm động hay vóc dáng, cử chỉ của một nhân vật nào
đó...luôn ghi lại dấu ấn khác nhau trong tâm tư của các đối tượng để từ đó dẫn tới
những hướng nhận định không thể tương hợp. Những nhận định trái ngược từ nền
tảng này rất khó khăn cho nỗ lực giải thích và thẩm định mức chân xác vì không giới
hạn theo một định hướng và vô cùng phức tạp.
11 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Dù vậy, đối diện với những nhận định đã có về Hồ chí Minh vẫn là bước bắt
buộc phải qua để xóa những lớp mây mù che khuất một khuôn mặt thật đầy bí ẩn
hầu có thể hoàn tất cái công việc nhận dạng chính xác về một nhân vật lịch sử mà
nhu cầu thực tế Việt Nam đang đòi phải đáp ứng.
Chúng tôi sẽ cố gắng xem xét tất cả những nhận định trên từ nhiều góc độ,
phân tích trên cả 3 phương diện lịch sử, chiến lược sách lược và chủ thuyết với
mong ước đi tới một nhận định tổng hợp thể hiện mức chính xác hơn.
Khi dùng từ tổng hợp, chúng tôi đã nhớ tới từ ngoại ngữ synthétique hay
synthetical và có thể khiến bạn đọc liên tưởng tới các từ synthèse hay synthesis vừa
có nghĩa khoa học vừa có nghĩa triết học đã được biết trong quá trình biện chứng
tam cấp của Hégel: Đề (thèse), Phản Đề (antithèse), và Hợp Đề hay Tổng Đề
(synthèse) (1). Sự liên tưởng như vậy không có hại gì, vì trong hàng trăm tác phẩm
viết về Hồ chí Minh, hoặc hàng ngàn câu nói ca tụng hay chỉ trích ông, quả tình, nói
chung, có hai xu hướng trái ngược nhau, như đề với phản đề. Nếu từ đó đưa ra một
nhận xét cân bằng hơn thì cũng là một thứ tổng đề hay hợp đề nào đó.
Nghĩa khoa học của từ tổng hợp (synthèse) thì biểu hiện cụ thể bằng công
việc tại các phòng thí nghiệm: Phân tích (analyse, analysis) và tổng hợp (synthèse,
synthesis). Đem nước phân tích sẽ thành khinh khí và dưỡng khí. Đem 2 chất khí
này tổng hợp theo tỷ lệ H2O sẽ có nước. Như vậy tổng hợp khác hẳn tổng cộng và
càng khác với pha trộn (mélange).
Chính trong khái niệm đó, chúng tôi chọn từ tổng hợp với ý nghĩ xác định
không theo đuổi công việc pha trộn hay chỉ đúc kết, tổng cộng các nhận định đã
được phát biểu về Hồ chí Minh.
Nhưng việc phân tích và tổng hợp khoa học luôn đòi phải có chất xúc tác thì
việc nhận dạng một con người không thể thiếu nhận thức về môi trường sống của
con người đó. Tác động hỗ tương giữa môi trường sống và con người không chỉ
giúp xác định mức chính xác của các biến cố liên hệ đến con người mà còn giúp
thấu triệt quá trình hình thành những nét đặc trưng của chính con người. Môi trường
của một con người luôn thay đổi theo thời gian và con người cũng có thể liên tục
thay đổi môi trường nên việc đáp ứng nhu cầu nhận thức về khía cạnh này đòi hỏi
không thể rời xa những thay đổi đó.
Một cách cụ thể, để nhận dạng Hồ chí Minh, bắt buộc phải nhìn lại những môi
trường sống của ông khi còn là cậu bé Nguyễn sinh Cung tự Cuông hay Coong hay
Bé Con, khi mang tên Nguyễn tất Thành để đến trường cho tới lúc xuất dương, khi
mang tên Ba ở trên tàu biển, khi mang tên Nguyễn Ái Quốc ở Pháp chung với các
nhà cách mạng Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh (và có thể
cả Phan Châu Trinh), khi một mình mang cái tên đó, khi lấy tên Lý Thụy, Vương,
Tống văn Sơ, Hồ Quang...ở Trung Hoa và ở Xiêm, khi chọn cái tên cuối cùng Hồ chí
Minh ‘’để ghi nhớ không nguôi người vợ Trung Hoa Tăng Tuyết Minh’’, một nữ hộ
sinh Kitô Giáo, một đảng viên cộng sản trung kiên và một người chung tình. (2)
Tất nhiên khi nhận dạng một nhân vật đấu tranh, những ghi nhận về môi
trường sống không thể khuôn hạn trong thực trạng sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa
mà bắt buộc phải mở rộng qua phạm vi chính trị với những ghi nhận chính xác về
các biến cố, các lực lượng cùng các chủ thuyết, các chiến lược sách lược đấu
tranh...Thiếu những ghi nhận trên, bức tường trở ngại sẽ trở thành bất khả vượt với
độ cao vòi vọi.
Bởi vì, bằng cách nào để nhận dạng nhân vật Hồ chí Minh khi không thấu hiểu
về chủ nghĩa cộng sản, không thấu hiểu về chiến lược sách lược của tổ chức Đệ
Tam Quốc Tế (cụ thể là Liên Xô), không thấu hiểu về cách thức cộng sản thu dụng,
đào tạo Hồ chí Minh cùng nhiệm vụ ông đã nhận lãnh ? Và bằng cách nào để nhận
12 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
dạng Hồ chí Minh, khi không thấu hiểu về tổ chức đảng và chính phủ do ông lãnh
đạo, không thấu hiểu về chủ trương đường lối của ông trong cuộc chiến Việt Nam,
không thấu hiểu về cái chế độ mà ông đã để lại như một di sản ?
Ý thức về yêu cầu đó khiến chúng tôi hiểu rằng dù chọn từ tổng hợp để định
danh cho công việc của mình, giới hạn hiểu biết của chúng tôi khó cho phép chúng
tôi vượt qua mức độ chỉ góp phần cho nỗ lực tiến tới một nhận định tổng hợp về Hồ
chí Minh.
Về suy luận, chúng tôi phối hợp phương pháp cổ điển giản đơn của Aristote
(384-322 B.C) từng phổ cập bởi các Triết Gia lớn như Saint Thomas Aquinas (1225-
1274), René Descartes (1596-1650)...với biện chứng pháp của Friedrich Hégel
(1770-1831), duy vật biện chứng của Karl Marx (1818-1883), suy diễn theo cả diễn
dịch pháp (deduction) lẫn quy nạp pháp (induction), vừa khởi từ các nguyên tắc cơ
bản của chủ thuyết để đi tới những sự kiện cụ thể, vừa đi ngược từ những sự kiện
cụ thể trở về các nguyên tắc cơ bản của chủ thuyết. Nói một cách nôm na, xét cây
để hiểu quả, và ngược lại, xem quả để biết cây.
Đây là một con đường gập ghềnh, nhưng chúng tôi không còn chọn lựa nào
khác để có thể đạt kết quả tương đối hợp với mong mỏi.
Chúng tôi hy vọng phương pháp này sẽ giúp vượt khỏi khuyết điểm võ đoán
rất thường xẩy ra với tất cả mọi người để góp phần tích cực vào công việc loại bỏ
những đám mây mù cho tới lúc này vẫn không ngừng che phủ nhân vật Hồ chí Minh
và vì thế vẫn tiếp tục ngăn trở mọi nỗ lực đánh giá chính xác về thực tế lịch sử Việt
Nam nửa thế kỷ qua. Nhưng chúng tôi đạt được mức độ nào trong công việc vẫn là
vấn đề của thực tế và hoàn toàn theo sự lượng định của bạn đọc.
Nội dung sách được chia làm 3 phần.
Phần I và II giới thiệu và phân tích sơ lược về những tác phẩm viết về đề tài
Hồ chí Minh đã xuất bản, gồm 2 loại: Loại tiểu sử và loại nhận định.
Mỗi loại này đều được chia thành 2 theo phân loại tác giả:
1. Tác giả ngoại quốc
2. Tác giả Việt Nam.
Những tác phẩm được giới thiệu hầu hết đều trên dưới 500 trang với nội dung
đa dạng và phức tạp. Do đó, chúng tôi chỉ tóm tắt những ý kiến trực tiếp liên hệ đến
nhân vật Hồ chí Minh hoặc giúp tìm hiểu bối cảnh sống của Hồ chí Minh. Dĩ nhiên
cuộc chiến Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam, quốc tế cộng sản, chủ nghĩa cộng
sản, chiến lược chiến thuật cộng sản...đều là những bối cảnh cần lưu ý. Việc chọn
lọc và trưng dẫn ý kiến của các tác giả tùy theo nhu cầu của đề tài và mục đích của
cuốn sách. Có những ý chúng tôi trưng dẫn nhiều lần có thể do được nhiều tác giả
cùng lập lại, có thể do muốn nhấn mạnh sự tương đồng hay dị biệt giữa các tác giả
và cũng có thể do dụng ý để độc giả tự giải thích lý do tại sao đã có sự đồng ý hoặc
bất đồng về một vấn đề nào đó.
Khi chọn giới thiệu các tác phẩm, chúng tôi không đặt nặng vấn đề xu hướng
chính trị mà trước tiên dựa vào tầm vóc nội dung và mức độ đóng góp cho vấn đề
nhận dạng Hồ chí Minh. Tuy vậy nếu xét về xu hướng đối nghịch của các tác giả
được giới thiệu, chúng tôi vẫn giữ được mức tỷ lệ tương đối cân bằng. Thực ra,
ngoài các tác giả đứng hẳn về một phe rõ rệt, thái độ chính trị của các tác giả, dù có
thể gọi là đối nghịch, vẫn rất đa dạng thay đổi từ cực tả sang cực hữu hoặc ngược
lại với nhiều sắc thái khác nhau.
Chúng tôi cũng không gạt bỏ một số tác giả thực sự là thủ hạ của Hồ chí Minh
hoặc một số tác giả chống đối không che dấu thái độ hằn học với ông Hồ, dù sự việc
này có thể khiến những nhà nghiên cứu không đồng ý vì phải đối diện với thái độ tôn
sùng quá độ hoặc những từ ngữ thiếu tao nhã. Theo chúng tôi, thái độ tôn sùng mù
13 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
quáng của thủ hạ cũng có thể phản ảnh phần nào tính cách của nhân vật trong khi
giữa thảm họa chết chóc, đau thương xẩy ra với hàng chục triệu sinh linh, tiếng nói
của các nạn nhân hay nhân chứng từng trải những cảnh tàn bạo khủng khiếp, biểu
hiện sự phẫn nộ và lòng đau xót cũng có một giá trị đóng góp tích cực cho công việc
nhận dạng nhân vật có cuộc đời gắn liền với sự trạng đó.
Trong Phần III, chúng tôi chắt lọc một số ý kiến khác nhau cùng những dữ
kiện đa dạng mà các tác giả cung cấp đã được giới thiệu nơi phần I và II để tìm lời
giải thích cho mọi vấn đề liên quan đến nhân vật Hồ chí Minh và cuộc chiến tranh
Việt Nam theo hướng góp phần giúp độc giả đánh giá một cách tổng hợp về nhân
vật này.
Ý kiến của các tác giả rất phức tạp, vừa trái ngược gay gắt vừa bao gồm từ
cực tả sang cực hữu vừa mở rộng liên quan đến rất nhiều vấn đề.
Trong nỗ lực của mình, chúng tôi đã tập trung các ý kiến đó trong một số điểm
chủ yếu thường gây tranh cãi như sau:
- Hồ chí Minh là quốc gia hay cộng sản ?
- Hồ chí Minh đã có thể là một Tito Việt Nam ?
- Hồ chí Minh có chịu trách nhiệm về việc bán đứng nhà cách mạng Phan Bội
Châu, về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, về cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, về vụ
Tết Mậu Thân... ?
- Hồ chí Minh là người có lòng nhân ái hay chỉ khéo đóng kịch ?
- Hồ chí Minh đã bị Lê Duẩn, Lê đức Thọ lấn át kiềm chế nên gây ra cuộc
chiến đẫm máu sau 1954 ?
- Nếu Hồ chí Minh còn sống đến 1975, tình hình Việt Nam đã tốt đẹp hơn ?...
Những vấn đề nêu trên sẽ được lý giải trong các chương của Phần III.
CHÚ THÍCH:
1.- Về sau Karl Marx, học trò của Hégel, cho là duy tâm nên đã biến chế ra
một quá trình ‘’tam cấp’’ khác của biện chứng pháp duy vật: Quyết thể (affirmation),
Hủy thể (négation) và Hủy thể của hủy thể (négation de la négation). Hay Khẳng
Định, Phủ Định và Phủ Định của Phủ Định.
2.- Theo tác giả Trung Cộng Hoàng Tran




 

No comments: