LUẬN NGỮ DANH NGÔN YẾU LÝ
[1.1].Tử viết ‘Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ, hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ, nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ’.
[1.3] .Xảo ngôn lệnh sắc tiển hỉ nhân.
[1.4].Tăng Tử viết: ‘ngô nhật tam tỉnh ngô thân ─ vị nhân mưu nhi bất trung hồ、dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ、truyền bất tập hồ’
(1.14) .Tử viết : quân tử thực vô cầu bảo , cư vô cầu an , mẫn ư sự , nhi thận ư ngôn , tựu hữu đạo , nhi chánh yên , khả vị hảo học dã dĩ.
(1.15).Tử Cống viết : bần nhi vô siểm , phú nhi vô kiêu ,
(1.16). Tử viết : bất hoạn nhân chi bất kỷ tri , hoạn bất tri nhân dã .
(2.1). Tử viết : vi chánh dĩ đức , thí như Bắc thần , cư kỳ sở , nhi chúng tinh cộng chi.
(2.2).Tử viết: Thi tam bách , nhất ngôn dĩ tế chi , viết , tư vô tà .
(2.3).Tử viết : đạo chi dĩ chánh , chi dĩ hình , dân miễn nhi vô sỉ . Đạo chi dĩ đức , chi dĩ lễ , hữu sỉ thả cách .
(2.4).Tử viết: Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học ; tam thập nhi lập ; Tứ thập nhi bất hoặc .Ngũ thập nhi tri thiên mệnh ;lục thập nhi nhĩ thuận ;thất thập nhi tòng tâm sở dục , bất du củ .
[ 2.11].Tử viết: ôn cố nhi tri tân , khả dĩ vi sư hĩ .
[ 2.13]. Tử Cống vấn quân tử , Tử viết : tiên hành kỳ ngôn , nhi hậu tòng chi .
[ 2.14].Tử viết: quân tử chu nhi bất tỉ , tiểu nhân ti nhi bất chu .
[2.15].Tử viết : học nhi bất tư tắc võng , tư nhi bất học tắc đãi .
[2.16].Tử viết :công hồ dị đoan , tư hại dã kỷ .
[ 2.17]. Tử viết :Do , Hối nhữ ( 女 nữ dùng như 汝 nhữ ) tri chi hồ , tri chi vi tri chi , bất tri vi bất tri , thị tri dã .
[2.18). Tử Trương học can lộc . Tử viết : đa văn khuyết nghi , thận ngôn kỳ dư , tắc quả vưu , đa kiến khuyết đãi , thận hành kỳ dư , tắc quả hối , ngôn quả vưu , hành quả hối , lộc tại kỳ trung hĩ
[2.24]. Tử viết: phi kỳ quỷ nhi tế chi , siểm dã .Kiến nghĩa bất vi , vô dũng dã .
[ 3.7 ] Tử viết : quân tử vô sở tranh
[ 3.12 ] .Tế như tại , tế thần như thần tại . Tử viết: ngô bất dữ tế , như bất tế.
[11.12].Quý Lộ hỏi về sự thờ phượng thần linh. Khổng Tử đáp: " Đạo thờ người còn chưa biết, sao biết việc thờ thần linh?- Dám hỏi về sự chết. Ngài đáp: " Chưa biết sự sống sao biết sự chết?
[ 4.3 ] .Tử viết : duy nhân giả , năng hảo nhân , năng ác nhân .
[ 4.8]. Tử viết :triêu văn đạo , tịch tử , khả hĩ .
[4.9]. Tử viết :sĩ chí ư đạo , nhi sỉ ác y ác thực giả , vị túc dữ nghị dã .
[4.10]. Tử viết : quân tử chi ư thiên hạ dã , vô thích dã , vô mạc dã , nghĩa chi dữ bỉ .
[ 4.11]. Tử viết : quân tử hoài đức , tiểu nhân hoài thổ , quân tử hoài hình , tiểu nhân hoài huệ.
[4.15].
Tử viết: Sâm hồ , ngô đạo nhất dĩ quán chi .
[4.16].
Tử viết : quân tử dụ ư nghĩa , tiểu nhân dụ ư lợi .
[4.17] .
Tử viết : kiến hiền tư tề yên , kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã .
[4.18]. Tử viết : sự phụ mẫu ki gián , kiến chí bất tòng , hựu kính bất vi , lao nhi bất oán.
[ 4.19]. Tử viết : phụ mẫu tại , bất viễn du , du tất hữu phương .
[4.24].
Tử viết : quân tử dục nột ư ngôn , nhi mẫn ư hành .
[4.25].
Tử viết : đức bất cô , tất hữu lân .
[5.26]. Tử viết , lão giả an chi , bằng hữu tín chi , thiểu giả hoài chi .
[6.16]. Tử viết: chất thắng văn tắc dã , văn thắng chất tắc sử , văn chất bân bân , nhiên hậu quân tử.[6.21].Tri giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san, tri giả động , nhân giả tĩnh . Tri giả lạc , nhân giả thọ.
[6.25].Tử viết: " Quân tử bác học ư văn , ước chi dĩ lễ , diệc khả dĩ phất bạn hĩ phu .
[6.27]. Tử viết: trung dong chi vi đức dã , kỳ chí hĩ hồ , dân tiên cửu hĩ .
[7.1].Tử viết: Thuật nhi bất tác , tín nhi hảo cổ , thiết bỉ ư ngã lão bành .
[7.2]. Tử viết: " mặc nhi thức chi , học nhi bất yếm , hối nhân bất quyện , hà hữu ư ngã tai .
[7.3].Tử viết: " đức chi bất tu , học chi bất giảng , văn nghĩa bất năng đồ , bất thiện bất năng cải , thị ngô ưu dã" .
[7.5]. Tử viết: thậm hĩ ngô suy dã , cửu hĩ , ngô bất phục mộng kiến Chu công .
[7.10].Khổng tử nói với Nhan Uyên ( Nhan Hồi ): Đời dùng (ta) thì ta hành động, đời bỏ (ta) thì ta ẩn dật. Chỉ có ta với ngươi làm được như vậy thôi. Tử Lộ hỏi: " Ví như thầy đem quân ra trận, thầy sẽ chọn ai theo phò tá? Đức Khổng đáp: " Những kẻ tay không đánh hổ, không dùng thuyền mà lội qua sông, chết chẳng hối hận, ta chẳng cho những kẻ ấy theo ta. Ta chọn những ai biết lo sợ, dè dặt, biết mưu tính sao cho thành công."
[7.16]. Tử viết: gia ngã sổ niên , ngũ thập dĩ học dịch , khả dĩ vô đại quá hĩ .
[8.7].Tăng Tử viết: sĩ , bất khả dĩ bất hoằng nghị , nhiệm trọng nhi đạo viễn . Nhân dĩ vi kỷ nhiệm, bất diệc trọng hồ , tử nhi hậu dĩ , bất diệc viễn hồ .
[8.9].Tử viết: dân khả sử do chi , bất khả sử tri chi .
[8.10]. Tử viết: hảo dũng tật bần , loạn dã , nhân nhi bất nhân , tật chi dĩ thậm , loạn dã .
[ 8.13].Tử viết:Đốc tín hiếu học , thủ tử thiện đạo, nguy bang bất nhập , loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến , vô đạo tắc ẩn, bang hữu đạo , bần thả tiện yên , sỉ dã , bang vô đạo , phú thả quý yên , sỉ dã.
[ 9.16.] Tử tại xuyên thượng viết: thệ giả như tư phù , bất xả trú dạ .
[ 9.17]. Tử viết: ngô vị kiến hảo đức , như hảo sắc giả dã .
[ 9.25].Tử viết : tam quân khả đoạt sư dã , thất phu bất khả đoạt chí dã .
[9.26]. Tử viết: y tệ ôn bào , dữ y hồ hạc giả lập , nhi bất sỉ giả , kỳ Do dã dữ . Bất kĩ bất cầu , hà dụng bất tang . Tử Lộ chung thân tụng chi. Tử viết : thị đạo dã , hà túc dĩ tang .
[9.27].Tử viết: Tuế hàn , nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã .
[9.22].Tử viết: hậu sanh khả úy , yên tri lai giả chi bất như kim dã , tứ thập ngũ thập nhi vô văn yên , tư diệc bất túc úy dã dĩ .
[9.28]. Tử viết: trí giả bất hoặc , nhân giả bất ưu , dũng giả bất cụ .
[9.29]. Tử viết: khả dữ cộng học , vị khả dữ thích đạo , khả dữ thích đạo , vị khả dữ lập , khả dữ lập , vị khả dữ quyền .
[ 11.12]. Quý Lộ vấn sự quỷ thần . Tử viết: vị năng sự nhân , yên năng sự quỷ . Cảm vấn tử . Viết: vị tri sanh , yên tri tử.
Mạc xuân giả , xuân phục ký thành , quán (2) giả ngũ lục nhân , đồng tử lục thất nhân , dục hồ nghi , phong hồ vũ vu , vịnh nhi quy [11.26]
[12.23]. Tăng Tử viết: Quân tử dĩ văn hội hữu, dĩ hữu hội nhân.
[13.1]. Tử Lộ vấn chánh . Tử viết , tiên chi , lao chi . Thỉnh ích . Viết , vô quyện .
[13.2]. Trọng Cung vi Quý thị tể , vấn chánh . Tử viết: tiên hữu ti , xá tiểu quá , cử hiền tài . Viết : yên tri hiền tài nhi cử chi . Viết : cử nhĩ sở tri , nhĩ sở bất tri , nhân kỳ xá chư .
[13.3]. Danh bất chánh , tắc ngôn bất thuận , ngôn bất thuận , tắc sự bất thành , sự bất thành , tắc lễ nhạc bất hưng , lễ nhạc bất hưng , tắc hình phạt bất trung , hình phạt bất trung , tắc dân vô sở thố thủ túc . Cố quân tử danh chi tất khả ngôndã , ngôn chi tất khả hành dã , quân tử ư kỳ ngôn , vô sở cẩu nhi dĩ hĩ .
[13.16]. Diệp công vấn chính. Tử viết: cận giả duyệt , viễn giả lai .
[13.17]. Tử Hạ vi cử phụ tể , vấn chánh . Tử viết , vô dục tốc , vô kiến tiểu lợi . Dục tốc tắc bất đạt , kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành .
[13.23]. Tử viết: quân tử hòa nhi bất đồng , tiểu nhân đồng nhi bất hòa .
[13.24]. Tử Cống vấn viết , hương nhân giai hảo chi , hà như . Tử viết , vị khả dã . Hương nhân giai ác chi , hà như . Tử viết: vị khả dã . Bất như hương nhân chi thiện giả hảo chi , kỳ bất thiện giả ác chi .
【13.26]. Tử viết: Quân tử thái nhi bất kiêu , tiểu nhân kiêu nhi bất thái .
【14.1】. Hiến vấn sỉ . Tử viết: bang hữu đạo cốc , bang vô đạo cốc , sỉ dã . Khắc , phạt , oán , dục , bất hành yên , khả dĩ vi nhân hĩ . Tử viết: khả dĩ vi nan hĩ , nhân tắc ngô bất tri dã .
[14.2]. Tử viết: sĩ nhi hoài cư , bất túc dĩ vi sĩ hĩ .
[14.3]. Tử viết: bang hữu đạo , nguy ngôn nguy hành , bang vô đạo , nguy hành ngôn tốn .
[14.6]. Tử viết: Quân tử nhi bất nhân giả, hữu hỉ phù! Vị hữu tiểu nhân nhi nhân giả dã!
[ 14.10]. Tử viết : bần nhi vô oán , nan ; phú nhi vô kiêu , dị .
【14.26]. Tử viết: bất tại kỳ vị , bất mưu kỳ chánh . Tằng tử viết : quân tử tư bất xuất kỳ vị .
【14.27】. Tử viết: quân tử sỉ kỳ ngôn nhi quá kỳ hành .
[14.35]. Hoặc viết , dĩ đức báo oán , hà như ? Tử viết : Hà dĩ báo đức ? Dĩ trực báo oán , dĩ đức báo đức .
【14.36]. Tử viết : mạc ngã tri dã phu . Tử Cống viết : hà vi kỳ mạc tri tử dã ? Tử viết , bất oán thiên , bất vưu nhân , hạ học nhi thượng đạt , tri ngã giả kỳ thiên hồ !
【15.13】. Tử viết : dĩ hĩ hồ , ngô vị kiến hảo đức như hảo sắc giả dã
【15.21】. Tử viết: quân tử cầu chư kỷ , tiểu nhân cầu chư nhân .
【15.22】. Tử viết : quân tử căng nhi bất tranh , quần nhi bất đảng .
【15.23】. Tử viết , quân tử bất dĩ ngôn cử nhân , bất dĩ nhân phế ngôn 。
【15.24】. Tử Cống vấn viết : hữu nhất ngôn , nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ . Tử viết : kỳ thứ hồ , kỷ sở bất dục , vật thi ư nhân .
【15.27】. Tử viết: xảo ngôn loạn đức , tiểu bất nhẫn , tắc loạn đại mưu .
【15.28】.Tử viết: chúng ác chi , tất sát yên , chúng hảo chi , tất sát yên .
【15.29】.Tử viết , nhân năng hoằng đạo , phi đạo hoằng nhân .
【15.30】. Tử viết: quá nhi bất cải , thị vị quá hĩ .
【15.36】. Tử viết: đương nhân , bất nhượng ư sư .
【15. 37】. Tử viết : Quân tử trinh , nhi bất lượng .
【15.38】. Tử viết: Sự quân kính kỳ sự , nhi hậu kỳ thực .
【15.39】. Tử viết: Hữu giáo , vô loại .
[16.1].
bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an
[16.7】.Khổng tử viết , quân tử hữu tam giới , thiểu chi thời , huyết khí vị định , giới chi tại sắc , cập kỳ tráng dã , huyết khí phương cương , giới chi tại đấu , cập kỳ lão dã , huyết khí ký suy , giới chi tại đắc .
【16.8】.Khổng tử viết , quân tử hữu tam úy , úy thiên mệnh , úy đại nhân , úy thánh nhân chi ngôn .Tiểu nhân bất tri thiên mệnh , nhi bất úy dã , hiệp đại nhân , vũ thánh nhân chi ngôn . 【16.9】.Khổng tử viết , sanh nhi tri chi giả , thượng dã , học nhi tri chi giả , thứ dã , khốn nhi học chi , hựu kỳ thứ dã , khốn nhi bất học , dân tư vi hạ hĩ .
【16.13】.Trần Kháng vấn ư Bá Ngư viết: tử diệc hữu dị văn hồ .Đối viết , vị dã , thường độc lập , lý xu nhi quá đình , viết: học thi hồ . Đối viết , vị dã . Bất học thi , vô dĩ ngôn . Lý thối nhi học thi . Tha nhật , hựu độc lập , lý xu nhi quá đình , viết , học lễ hồ . Đối viết , vị dã . Bất học lễ , vô dĩ lập . Lý thối nhi học lễ . Văn tư nhị giả . Trần Kháng thối nhi hỉ viết , vấn nhất đắc tam , văn thi , văn lễ , hựu văn quân tử viễn kỳ tử dã .
【17.2】. Tử viết : tính tương cận dã , tập tương viễn dã .
【17.3】. Tử viết: duy thượng tri dữ hạ ngu bất di .
【17.10】. Tử vị Bá Ngư viết : nhữ vi Chu nam Chiêu nam hĩ hồ , nhân nhi bất vi chu nam triệu nam , kỳ do chánh tường diện nhi lập dã dữ .
【17.22】. Tử Lộ viết , quân tử thượng dũng hồ?. Tử viết : quân tử nghĩa dĩ vi thượng , quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn , tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa , vi đạo .
【17.23】. Tử Cống viết : quân tử diệc hữu ố hồ ? Tử viết: hữu ố , ố xưng nhân chi ố giả , ố cư hạ lưu nhi san thượng giả , ố dũng nhi vô lễ giả , ố quả cảm nhi trất giả . Viết : "Tứ dã diệc hữu ố hồ? Ố kiêu dĩ vi tri giả, ố bất tốn dĩ vi dũng giả, ố kiết dĩ vi trực giả.
[ 19.13]. Tử Hạ viết: sĩ nhi ưu tắc học , học nhi ưu tắc sĩ .
LUẬN NGỮ ĐỊA NHÂN DANH
Ai công: vua nước Lỗ .
Án Bình Trọng晏平仲 :tức Án Tử 晏子,họ Án tên Anh 晏 婴, tự Bình Trọng 平仲, quan đại phu nước Tề.
Bá Di 伯夷 : Bá Di, Thúc Tề là hai anh em
、 : Xem Thúc Tề 叔齊
Bá Ngư 伯魚 con trai Khổng Tử, chết sớm. Bá Ngư chết vào năm 12 đời Ai Công, lúc đó Khổng Tử 69 tuổi, như thế chết sau Nhan Hồi 8 năm, nhưng trong thiên Tiên Tiến sách Luận Ngữ lại chép, Nhan Uyên chết, Nhan Lộ xin chiếc xe của Khổng Tử làm cái quách, Khổng Tử đáp : - Khi Lý (Bá Ngư) chết, cũng chỉ có quan mà không quách... Như thế thì Bá Ngư chết trước Nhan Uyên. Trong sách Ngũ Kinh dị nghĩa của Hứa Thận, cho đó nếu là lời giả thiết cũng không hợp tình lý, thế nên trong sách Sử Ký thám nguyên nói rằng tuổi của Nhan Uyên phải là nhỏ hơn Khổng Tử 40 mới hợp lý, vì nếu ông chết vào năm 32 tuổi, thì Khổng Tử 72, lúc đó thì Bá Ngư đã chết được 3 năm rồi...
Bá Ngưu 伯牛 họ Nhiễm tên Canh冉耕 tự Bá Ngưu, bị bệnh hủi, là học trò Khổng Tử.
người nước Lỗ, sách Khuyết lý quảng chí và Thánh môn chí đều viết : nhở hơn Khổng Tử 7 tuổi. Thiên Tiên Tiến trong sách Luận Ngữ liệt ông vào hàng đức hạnh, thiên Ung dã viết : Bá Ngưu có bịnh, Phu Tử hỏi thăm ngoài cửa và nắm tay yên ủi : " Mất ...là mạng vậy, người như vầy mà lại có bịnh như thế ". Phu Tử thương tiếc sâu xa, tình cảm hiện rõ ra lời nói. Tên Bá Ngưu thấy trong sách Luận Ngữ chỉ có hai chương mà thôi. Sách Luận Ngữ chỉ viết có bịnh. Đệ tử truyện và Gia ngữ đều viết : Bá Ngưu có " ác tật ". Sách của Hoài nam Tử, Tinh thần huấn có viết : " Bá Ngưu có bịnh phong cùi, đó là bịnh khó trị và cũng dễ truyền nhiễm, thế nên mới gọi là ác tật. Khổng Tử thân đến thăm, Bá Ngưu sợ truyền nhiễm nên không để cho Phu Tử vào, mà chỉ để đứng ngoài cửa hỏi thăm, Bá Ngưu ra ngoài nằm phía trong cửa, Khổng Tử thấy bịnh tình nguy ngập, cảm thương nên cầm tay Bá Ngưu xem thử mạch, thấy mạch đã mất nên than thở ". Đọc đoạn nầy, thấy tình cảm của Khổng Tử đối với môn đệ thật đậm đà.
Biện: Đất Biện ở nước Lỗ
.
B
iện Trang: Xem Trang Tử.
Cảnh công :Xem Tề Cảnh công
Cao Sài: xem Tử Cao.
Cao Tông 高宗 : ông là vị vua đời Thượng Cổ . Có nhiều vị vua Trung Quốc xưng Cao Tông như Thương Cao Tông Vũ Đinh trị vì: 1324 TCN – 1266 TCN, Đường Cao Tông Lý Trị. Kinh Thi nói về Cao Tông nhà Thương. Ông đã ở chòi tranh Lượng Âm trong ba năm để tang
Cốc sóc: lễ vào ngày đầu tháng ( mồng một là ngày sóc) , vua chư hầu dùng dê để tế tổ tiên tại miếu đường để kính cáo ( cốc). Mỗi vị quan phải dâng một con dê sống để vua tế. Ở nước Lỗ, từ Văn công trở đi nhà vua chẳng còn cúng tế. Nhưng mỗi đầu tháng, các quan vẫn giữ lệ cũ mà nạp dê. Tử Cống thấy vô lý và tốn kém bèn đề nghị bỏ lệ này đi.
Công Bá Liêu公伯寮 họ Công Bá tên Liêu 寮,tự Tử Chu 子周, người nước Lỗ ,học trò Khổng tử, làm gia thần họ Quý. Đệ tử truyện chép Công Bá Liêu, tự Tử Châu, Luận Ngữ tập giải viết : Người nước Lỗ, trong sách Gia ngữ không thấy chép tên người nầy.Trong sách Luận Ngữ, đề cập đến Công Bá Liêu chỉ có 1 chương trong thiên Hiến Vấn, đề cập đến việc tố Tử Lộ với Quí Tôn. Thiên Hoặc Vấn trong sách Luận Ngữ của Chu Tử chú giải cho rằng : " Đó là lúc đánh Tam độ, tìm thấy giáp binh " ! Công Bá Liêu tố cáo Tử Lộ, tức là muốn ly gián Khổng Tử như thế rõ ràng là ông nầy không phải là đệ tử của Khổng Tử. Như thế, Luận Ngữ và Đệ tử truyện đều lầm lẫn.
Công Minh Giả 公明贾: họ Công Minh, tên Giả người nước Vệ, học trò của Công Thúc Văn Tử, đã gặp Khổng Tử có lẽ là khi Khổng Tử đến nước Vệ.
Công Tử Củ 公子糾(?-前685年)),là em Tề Tương Công và Tề Hoàn Công. Thời Tề Tương Công lưu vong nước ngoài, mẹ là người Lỗ, do Quản Trọng và Thiệu Hốt phò tá trú tại Lỗ, sau bị Tề Hoàn Công giết.
Công Tây Xich : xem Tử Hoa
Công tử Kinh 公子荆 là quan đại phu nước Vệ, tự Nam Sở, anh của Vệ Hiến công.
Công Sơn Phất Nhiễu 公山弗擾 :Ông là gia thần họ Quý, chiếm ấp Phí của họ Quý, ông muốn mời Khổng Tử cộng tác.
Công Thúc Văn Tử 公叔文子: đại phu nước Vệ thời Xuân Thu, nổi tiếng là hiền, ông sống đồng thời với Vệ Linh công, Lỗ Định công
Công Dã Tràng公冶長 (519-470), họ Công Dã, tên Tràng tự Tử Tràng 子長, Tử Chi 子芝, người người nước Lỗ thời Xuân Thu. Sách Đệ tử truyện viết : Người nước Tề, tự Tử Trường. Sách " Sách Ẩn " viết : Người nước Lỗ, tên Trường. Phạm Ninh viết : Tự Tử Chi. Sách Luận Ngữ thích văn lại dẫn lời sách Gia ngữ viết : tự Tử Trương. Sách Luận Ngữ tập giải dẫn lời Khổng an Quốc viết : " Công dã Trường người nước Lỗ, họ Công dã, tên Trường, các thuyết khác nhau là do chữ gần nhau và âm cũng tương tợ ". Khổng Tử đã gã con cho Công dã Trường, như vậy là rễ của Khổng Tử.
Cơ Tử 箕子 , họ Cơ , tự Tử Cơ 子姓 thuộc tôn thất nhà Thương , can vua Trụ mà bị bắt làm nô lệ.
Cức Tử Thành 棘子成: Ông là quan đại phu nước Vệ, sống đồng thời với Khổng Tử.
Cừ Bá Ngọc 蘧伯玉 Quan đại phu nước Vệ, làm quan ba đời vua Hiến công, Tương công và Linh công, phẩm cách cao đẹp. . Khổng tử qua Vệ đến ở nhà ông. Sau này, ông cho người sang thăm Khổng tử.
Châu công 周公: tên thật là Cơ Đán, cũng được gọi là Chu Công Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Chu Vũ Vương (Cơ Phát) lập ra nhà Chu (1122 - 256 trước Công nguyên), sau giúp vua mới là Chu Thành Vương xây dựng và phát triển nhà Chu thành một nước mạnh mẽ . Ông được ban tước công cho nên người ta gọi ông là Chu Công. Tuy được phong đất, ông vẫn ở lại triều phò tá Vũ vương, Văn vương. Ông sai con là Bá Cầm tập hưởng tước công, là Lỗ công, cai trị nước Lỗ.
Châu Nhậm 周任 : sử quan thời Chu Chiêu Công (995 TCN-977 TCN) , tính tình ngay thẳng
Chí 摯: Xem thái sư Chí.
Chúc Đà 祝鮀 , tự Tử Ngư 子鱼,quan đại phu nước Vệ, tôi của Vệ Linh công.
Chuyên Du 顓臾 : tên một nước cổ thời Xuân Thu, chư hầu nước Lỗ, họ Quý Tôn nước Lỗ muốn đánh chiếm.
Chuyên Tôn Sư: xem Tử Trương.
Diệp công 葉公,Ông người nước Sở, tên là Thẩm Chư Lương,沈諸梁 tự Tử Cao 子高 làm quan tại huyên Diệp nên được gọi là Diệp công. gặp Khổng Tử khi Ngài đến nước Sở.
Dương Hóa 陽 貨 là gia thần Quý thị , tên Hổ 虎。Lúc Quý Hoàn tử cầm quyền , Dương Hổ có lúc nhốt Quý Hoàn Tử. Y muốn vời Khổng tử đếnh nhà y, nhưng Khổng tử từ chối.
Dương Phù 陽膚 học trò của Tăng Tử。
Đại phu Soạn: xem Soạn
Đam Đài Diệt Minh澹台灭明 (512 BC—?)tự Tử Vũ 子羽,học trò Khổng Tử , làm quan tể ở ấp Võ Thành nước Lỗ (Quan tể lúc này là chức quan coi một ấp tức thái ấp, là đất vua phong cho công thần, coi như một thành (khác với tể tướng là quan lớn trong triều, địa vị sau vua mà thôi. Tể tướng còn gọi là Trủng tể, Thừa tướng, sau này là thủ tướng).
Ông người Võ thành, sách Đệ tử truyện viết : " Nhỏ hơn Khổng Tử 39 tuổi. Sách Gia ngữ viết : Nhỏ hơn Khổng Tử 49 tuổi ". Thiên Ung dã trong sách Luận ngữ có ghi việc Tử Du làm quan Tể đất Võ thành, Khổng Tử hỏi có tìm được người giỏi không. Tử Du tiến cử Đam Đài Diệt Minh. Đệ tử truyện chép : Hình trạng Tử Vũ thật xấu xa, muốn đến thờ Khổng Tử làm thầy. Khổng Tử nghĩ rằng dù cho có tài ít, mà chịu khó học tập thì cũng có thể lập danh được. Sau đó, Khổng Tử nói : " Ta xem lời nói để dùng người, thì bị thất bại với Tể Dư, xem diện mạo dùng người, thì bị thất bại với Tử Vũ ". Sách Gia ngữ viết : Tử Vũ có dung mạo của người quân tử, mà tài thì không xứng, trái ngược lại những điều đã chép trong Đệ tử truyện.
Định Công鲁定公: tên là Cơ Tông, người nước Lỗ , dòng họ vua nhà Châu, thời Xuân Thu, con trai của anh Lỗ Chiêu Công, nối Chiêu công làm vua ( 509 TCN - 495 TCN) tại vị 15 năm.
Đông Mông 東蒙 : núi ở nước Chuyên Du là nơi nước Lỗ tế tự thần Xã tắc.
Giản công : xem Tề Giản công
Hạ Vũ : xem Vũ
Hậu Nghệ“后羿: xem Nghệ羿
Hậu Tắc 后稷: xem Tắc
Hiến 憲 xem Nguyên Tư
Hoàn công: xem Tề Hoàn công
Hòan Khôi 桓魋: Quan Tư mã (Thượng thư bộ binh) nước Tống sau thời Tống Hoàn công.Khổng Tử đến nước Tống, giảng dạy các đệ tử dưới cây đại thọ. Hoàn Khôi ghét ngài bèn sai người đốn cây đại thọ. Bọn đệ tử sợ sệt, nhưng Ngài vẫn vững vàng không lo lắng vì tin Trời che chở.
Hữu Tử: họ Hữu 有 tên Nhược 若là người có hiếu, học trò Khổng Tử. Trong thiên Học nhi, thiên thứ nhứt của Luận Ngữ, chương đầu ghi lời nói của Khổng Tử, chương hai là ghi lời của Hữu Tử. Hữu Tử tên là Hữu Nhược, sách tập giải dẫn lời Trịnh Huyền viết : " Là người nước Trịnh " (Trịnh Huyền có sách Mục lục về đệ tử của Khổng Tử, nhưng sách đã mất). Sách Đệ tử truyện viết : " Nhỏ hơn Khổng Tử 13 tuổi, sách Chánh nghĩa lại dẫn lời sách Gia ngữ viết : " Nhỏ hơn Khổng Tử 33 tuổi ". Ấn bản mới của sách Gia ngữ thiên đệ tử giải có viết : " Nhỏ hơn Khổng Tử 36 tuổi ". Trong các sách khác như Lễ ký, sách của Khổng Dĩnh Đạt thì lại ghi " Nhỏ hơn Khổng Tử 43 tuổi ". Các thuyết đều khác nhau, không biết đâu là đúng. Sách Đệ tử có chép : " Khổng Tử đã mất, đệ tử nhớ thương, Hữu Nhược hình dáng giống Khổng Tử, đệ tử đồng ý với nhau lập Hữu Nhược làm thầy, rồi thờ như thờ lúc Khổng Tử còn sống. " Sách Gia ngữ lại chép Khổng Tử tiên tri, biết trời sẽ mưa, và Thượng Cù sẽ có 5 người con, đó là những điều truyền thuyết huyền hoặc của hậu nho đề cao Khổng Tử một cách vụng về và nhơn đó để so sánh Hữu Nhược không thể nào bằng Khổng Tử được... Sách Luận Ngữ nhắc đến các đệ tử, dùng chữ " tử " (thầy) để gọi, duy chỉ có hai người mà thôi : đó là Hữu Nhược và Tăng Tử. Hữu Nhược được tất cả các đồng môn tôn xưng, sách Lễ ký có viết : Lời nói của Hữu Nhược giống như Khổng Tử, sách Đệ tử truyện lại viết : Hình trạng ông giống Khổng Tử, vì thế mà tất cả môn đệ đều lập ông lên làm thầy...như thế thì " trông diện mạo mà chọn người " vậy. Thiên Đằng văn Công trong sách Mạnh Tử có viết về sau cái chết của Khổng Tử : " Ngày nọ, Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương, vì thấy Hữu Nhược giống như thầy mà muốn thờ Hữu Nhược như thờ thầy nên bắt ép Tăng Tử theo. Tăng Tử nói : - Không nên...Sông Giang, Hán đã gột rửa, nắng thu đã hong sấy, nên sáng rỡ, không thể nào được như thế ! Quả thật chuyện đó đã có bàn đến, nhưng bị tăng Tử không đồng ý nên Hữu Nhược không được tôn... Tăng Tử chỉ nói Khổng Tử không có ai so sánh được, không thể suy tôn một người nào để kế vị, chớ không phê phán một lời nào về Hữu Nhược cả. Trong Sử ký có chép : Khổng Tử là người học rộng, biết nhiều, không việc gì mà không biết...Nhơn đó mà người đời sau phụ họa cho rằng Khổng Tử tiên tri để quá khen ông một cách vụng về. Hữu Tử, họ Hữu mà tên Nhược, dường như không có gì đáng nghi cả. Trong sách Lộ sử chép " Hữu thị là hậu duệ Hữu sào thị nhưng Hữu sào thị chỉ là một danh từ tuợng trưng chỉ người thời thượng cổ làm ổ trên cây mà ở, chớ không phải ở thời ấy có dòng Đế vương tên họ như thế. Thời thượng cổ cũng có những tên : Hữu hùng thị, Hữu nga thị, Hữu hộ thị, Hữu tô thị, rồi Hữu Ngu, Hữu Hạ, Hữu Ân, Hữu Châu, nhưng chữ Hữu ở đây chỉ là " phát ngữ từ " mà thôi. Từ xưa đến nay, ở Trung Hoa chưa bao giờ nghe ai có họ Hữu cả. Sách Gia Ngữ Đệ Tử Giải có viết : Hữu Nhược, người nước Lỗ, tự là Tử Hữu như thế là tên Nhược, còn tự là Tử Hữu chớ không phải họ Hữu
Kiệt Nịch: Xem Tràng Thư, Kiệt Nịch 長沮桀溺.
Khang Tử :Xem Quý Khang Tử
Khổng Tử là người ấp Trâu nước Lỗ.
Khổng Văn Tử xem Trọng Thúc Ngữ .
Lao 牢: Ông họ Cầm, tên Khai 琴 開, tự Tử Khai 子開, học trò Khổng từ. Thiên Tử Hản trong sách Luận Ngữ có viết : " Lao có nói : Phu Tử nói : Ta không làm thử, nên không có nghề ". Tên Lao thấy trong sách Luận Ngữ chỉ có chương ấy mà thôi. Trịnh Huyền, trong sách Tập giải viết : " Lao là đệ tử Tử Lao không biết họ là gì. Thiên Tắc dương trong sách Trang Tử có viết : " Trường Ngô hỏi người về chuyện Tử Lao ". Sách Thích văn dẫn lời Tư mã Ban viết : " Tức là Cầm Lao, đệ tử của Khổng Tử ". Trong sách Hán thơ, thiên Cổ kim nhơn biểu cũng có Cầm Lao. Vương Kiện Tôn trong Đọc thơ tạp chí gọi tên Cầm Lao là lầm với Cầm Trương, vì Tả truyện và Mạnh Tử đều có tên Cầm Trương và sách Trang Tử cũng có Tử Cầm Trương mà không viết Cầm Lao. Cầm Lao tự là Trương, thấy có chép trong Gia ngữ, người đời sau căn cứ theo đó mà sửa chữa lại trong sách Hán thơ.
Lâm Phóng Thiên Bát dật trong Luận Ngữ, có chép chuyện Lâm Phóng hỏi về cái gốc của Lễ, Khổng Tử khen : Đó là câu hỏi " lớn " và cũng có ghi chuyện Quí thị đến Thái Sơn, Khổng Tử lại có nói " Thái Sơn không bằng Lâm Phóng chăng ? " Lời chú sách Luận Ngữ không có ghi ông là đệ tử, trong Đệ tử truyện cũng không thấy nói đến, duy chỉ trong Lễ điện đồ của Văn Ông nói Lâm Phóng là đệ tử của Khổng Tử mà thôi.
Liễu Hạ Huệ 柳下惠 (720 TCN- 621 TCN), tên thật là Triển Cầm (展禽), tự là Quý (季), người đất Liễu Hạ (柳下), nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng là một chính nhân quân tử. Liễu Hạ Huệ làm Sĩ Sư, ba lần bị truất mà không bỏ nước. Có người hỏi, ông trả lời: "Lấy đạo ngay mà thờ người thì đi đâu mà không bị ba lần truất. Nếu lấy đạo cong thì hà tất phải bỏ nước của cha mẹ". Sau khi chết, được đặt tên thụy là Huệ. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa (Thánh chi hòa 聖之和).
Linh công : xem Vệ Linh công.
Lỗ công 魯公: tên là Bá Cầm 伯禽, con của Chu Công, được thừa tập tước công của cha, làm vua đầu tiên ở nước Lỗ.
Mạnh Vũ Bá 孟武伯 họ Trọng Tôn, 仲孙,cũng gọi là Mạnh Tôn孟孙 tên Trệ 彘, tên Hà Kị 何 忌 con quan đại phu Mạnh Ý Tử ở nước Lỗ, tánh gàn dở, không biết giữ thân nên Khổng Tử bảo nên giữ thân để khỏi buồn lòng cha mẹ.
Mạnh Kính Tử 孟敬子làm quan đại phu nước Lỗ, họ Mạnh Tôn, tên Tiệp 孟孙捷, song người đời thường gọi là Trọng Tôn Tiệp sống đồng thời với Khổng Tử, là ông tổ của Mạnh Tử.
Mạnh Ý Tử: Quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng Tôn 仲 孫, cũng có tên là Mạnh Tôn, tên là Hà Kị 何忌. Mạnh Ý Tử hay nói trái ngược cho nên Khổng Tử bảo:"Chớ nên nói trái ngược".
Thiên Vi chánh trong Luận Ngữ, có chương Vấn hiếu của Mạnh Ý Tử, nhưng lại viết ông là Đại phu nước Lỗ, Đệ tử truyện cũng không thấy ghi tên ông, duy chỉ có sách Khổng Tử thế gia chép : Nghe theo lời di mạng của cha là Hi Tử đến học lễ với Khổng Tử. Mạnh Trang Tử 孟莊子(550BC),họ Cơ, tên Tốc 速 thuộc dòng Mạnh Tôn nước Lỗ, con Mạnh Hiến tử, làm quan đại phu nước Lỗ.
Mạnh Công Xước 孟公绰: Quan đai phu nước Lỗ, thuộc họ Mạnh tôn là một gia đình quyền uy ở Lỗ.
Mẫn Tổn. Mẫn Tử Khiên
Mẫn Tử Khiên 閔子騫: họ Mẫn 閔 tên Tổn 損,tự Tử Khiên, người nước Lỗ, sống thời Xuân Thu, cao đệ của Khổng Tử. Mẫn Tử Khiên là người con có hiếu. Sông Vấn ở phía bắc biên cương nước Lỗ, bên kia sông là nước Tề. Mẫn Tử Khiên ghét Quý Khang Tử là quyền thần ở ấp Phí, chuyên lấn áp vua nên không muốn cộng tác. Nếu ép thì ông bỏ đi nơi biên giời xa xôi ẩn dật
Mật Bất Tề : xem Tử Tiện
Miện: xem Sư Miện 師冕
Nam Dung : Xem Nam Cung Quát
Nam Cung Quát 南 宮括: cũng có tên Nam Dung 南容, tự Tử Dung 子容 , tên Đạo 縚, cũng có tên Quát 适, anh của Mạnh Ý Tử, làm quan đại phu nước Lỗ. Thiên Công Dã Trường trong sách Luận Ngữ có viết : " Phu Tử bảo Nam Dung : Nước có đạo thì không bị bỏ, nước không đạo thì khỏi bị hình lục, Phu Tử liền đem đứa cháu gái (con của anh) gả cho ông ấy ". Sách Luận Ngữ tập giải viết : " Nam Dung là đệ tử của Nam Cung Đạo, người nước Lỗ ". Sách Gia ngữ viết : " Nam Cung Đạo tự Tử Dung, đời trong sạch không bị bỏ, đời ô trọc không bị nhiễm. Khổng Tử đem đứa cháu gái gả cho. Đệ tử truyện viết : " Nam Cung Quát tự Tử Dung, thiên Hiến Vấn sách Luận Ngữ viết Nam Cung Quát, Nghệ, rất thiện xạ ". Sách tập giải dẫn lời Khổng an Quốc : Quát là Nam Cung Kỉnh Thúc. Sách Hán thơ, thiên Cổ kim nhơn biểu, sách Thù Tứ khảo tín lục đều viết là Nam Cung Quát và Nam Cung Kỉnh Thúc là một người. Sách Lễ Ký của Trịnh Huyền viết : Nam Cung Đạo tức là Nam Cung Duyệt con của Mạnh hi Tử. Sách Thế bản cũng có viết : " Trọng Tôn Quốc sanh Nam Cung Đạo ". Sách Tả truyện viết : Nam Cung Kỉnh Thúc và Khổng Tử qua nhà Châu, Kỉnh Thúc là con Mạnh hi Tử, tức Nam Cung Kỉnh Thúc là Nam Cung Đạo vậy. Trong sách Hán thơ, phần Cổ kim nhơn biểu thì lại cho rằng Nam Cung Kỉnh Thúc và Nam Dung là hai người, thế nên về những nhân vật Nam Dung, Nam Cung Quát, Nam Cung Đạo, Nam Cung Kỉnh Thúc, Trọng Tôn Duyệt, những người ấy liên quan như thế nào, chưa có tài liệu nào xác định được cả.
Nam Tử 南子: Người thời Xuân Thu, là phu nhân của Vệ Linh Công, bà nổi tiếng dâm dục, vốn là công chúa nước Tống , kết hôn cùng Vệ Linh Công ,đã thỉnh Khổng Tử và Ngài nhận lời .Bà này dâm dục nổi tiếng khiến con trai bà là thế tử Khoái Quý lấy làm hổ thẹn muốn giết bà. Công việc không thành, cha là Linh Công đày Khoái Quý và tước chức thế tử. Linh Công định lập công tử Dĩnh làm thế tử, công tử Dĩnh chẳng nhận. Linh công mất, Nam Tử đưa công tử Dĩnh lên ngôi. Công tử Dĩnh cũng chối từ, Nam Tử bèn tôn công tử Triếp là con Khoái Quý, là muốn dùng con chống cha. Khổng Tử đến Vệ, nếu được dùng thì Khổng Tử sẽ tôn công tử Dĩnh làm vua, thế là danh thuận. Còn để cho hai cha con Khoái Quý làm vua là danh bất chính, nhưng tahn ôi, toan tính của Khổng Tử cũng vô ích vì công tử Dĩnh đã từ chối hai lần, Việc này cho thấy Khổng Tử tham danh lợi, chẳng màng danh tiết khi ra mắt Nam Tử!
Ninh Vũ Tử 甯武子: tên Ninh Du 宁俞,hiệu Vũ Tử 武子。làm quan đại phu nườc Vệ thời Xuân Thu, thờ hai vua Văn Công và Thành Công. Thời Văn Công, nước yên ổn, ông ra sức phò vua, đến đời Văn Công, nước suy đồi ông vẫn hết lòng giúp nước. Người đời chê ông ngu muội.
Ngu Trọng 虞仲 :Ông thuộc giòng Chu Vũ vương , đi ẩn dật.
Nguyên Hiến: xem Tử Tư
Nguyên Nhưỡng 原壤: ông là người thường dân, it học, quen Khổng Tử lúc trẻ.
Nguyên Tư 原思 tên là Hiến, học trò Khổng Tử. Chương Hiến vấn mang tên ông.
Ngư: xem Sử Ngư.
Nghệ 羿tức Hậu Nghệ “后羿 vốn là vua nước Hữu Cùng, một chư hầu thời nhà Hạ. Ông nổi tiếng có sức khoẻ hơn người và đặc biệt là có khả năng bắn cung giỏi nhất thiên hạ . Năm 2188 TCN, vua Khải mất, con là Thái Khang lên thay. Thái Khang ham chơi bời, thích săn bắn, không quan tâm việc chính sự. Hậu Nghệ thường đi theo phục vụ Thái Khang. Thấy Thái Khang bỏ triều chính, Hậu Nghệ nảy sinh ý định chiếm ngôi. Một hôm Thái Khang rời kinh đô đi săn ở đất Lạc. Hậu Nghệ bí mật điều quân từ nước Hữu Cùng sang tập kích kinh đô nhà Hạ, chiếm được kinh thành. Thái Khang, phải lưu vong ở nước ngoài cho đến hết đời. Hậu Nghệ cướp được ngôi nhà Hạ lại tỏ ra kiêu ngạo, bỏ chính sự như Thái Khang trước kia. Ông cũng ham mê săn bắn và thích uống rượu. Bầy tôi của Hậu Nghệ là Hàn Trác thấy Hậu Nghệ như vậy cũng nảy sinh ý định cướp ngai vàng. Một ngày năm 2120 TCN, Hậu Nghệ đi săn, Hàn Trác đi theo. Trác mang rượu ngon ra dâng lên Hậu Nghệ. Ông uống rượu say bất tỉnh. Hàn Trác thừa cơ giết chết ông.
Theo truyền thuyết Trung Quốc, Hậu Nghệ có vợ là Hằng Nga. Hai vợ chồng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Một hôm, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Ngọc Hoàng ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất không được bèn triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.
Ngọc Hoàng thấy chín con trai của ông đã chết bèn trừng phạt Hậu Nghệ bằng cách đày Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người. Thấy Hằng Nga rất đau khổ vì bị mất khả năng bất tử, Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm thuốc trường sinh trong một cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử. Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đồng ý cho Hậu Nghệ một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử. Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp. Khi ông đi vắng, Hằng Nga tò mò mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi Hậu Nghệ quay lại nhà. Sợ Hậu Nghệ nhìn thấy, vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do thuốc quá mạnh. Mặc dù Hậu Nghệ muốn bắn Hằng Nga để tránh không cho nàng bị lơ lửng trên bầu trời, nhưng không thể nhằm mũi tên vào nàng. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi đến mặt trăng.
Nghiệu 奡: một người thời thượng cổ có sức mạnh có thể một mình kéo chiếc thuyền trên bãi sông. Ông có tài đánh trận sau rồi cũng chết bất đắc kỳ tử.
Nhan Vô Do xem Tử Lộ
Nhan Lộ 顏路 : cha của Nhan Hồi.
Nhan Uyên tức Nhan Hồi 顏回(521BC -481BC),người nước Lỗ, tự Tử Uyên 子淵,còn có hiệu Nhan Tử 顏子, cao đệ của Khổng Tử, được thờ ở Khổng miếu (đứng đầu Tứ phối) . Đệ tử truyện và Gia ngữ đều viết : " Người nước Lỗ, một đai cơm, một bầu nước, nhưng không thay đổi sự vui thích (Thiên Ung dã, sách Luận Ngữ), học một biết mười (thiên Công dã, sách Luận Ngữ), học một biết mười (thiên Công dã Tràng), ham học, không giận dỗi vô lý, không bị lầm lỗi hai lần (thiên Ung dã) cho nên Khổng Tử khen : Ta thấy nó tiến mà không hề thấy nó dừng lại (thiên Tử Hản), các bạn đồng môn nhiều người tôn sùng, như Tử Cống đã nói : " Tứ nầy đâu dám mong như Hồi " (thiên Tiên Tiến) nhưng ông không may chết sớm, cho nên Khổng Tử khóc rất cảm động : " Trời hại ta, trời hại ta ". Tình cảm đau xót tràn ngập ngoài thái độ và ngôn ngữ, vì Nhan Uyên là một đệ tử rất đắc ý của Khổng Tử, cho nên trong thiên Tiên Tiến đã sắp ông là người có nhiều đức hạnh hơn hết. Về tuổi của Nhan Uyên, trong Đệ tử truyện và Gia ngữ đều viết nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi. Đệ tử truyện lại có viết : " Nhan Hồi 29 tuổi, tóc đều bạc, chết sớm ". Gia ngữ cũng viết : " Nhan Tử 29 tuổi mà tóc bạc, mới 32 tuổi mà chết sớm ". Thiên Lực mạng trong sách Liệt tử lại viết " tài Nhan Hồi không dưới đám đông, nhưng chỉ thọ có 4, 8 (32). Truyện Tôn Đăng, sách Tam quốc Ngô chí có viết : " Tôn Quyền lập Đăng làm thái tử, tuổi 33, Đăng đã thượng sớ viết : Nhan Hồi ở Châu Lỗ có tài thượng trí mà còn yểu chiết...hà huống gì thần đã qua tuổi thọ của ông, v.v... " như thế thì Nhan Tử chỉ có 32 tuổi dường như là đúng.Nhan Hồi nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi, chết vào năm 32, lúc đó Khổng Tử 62 tuổi nhằm năm thứ 5 đời Ai Công.
Nhiễm Bá Ngưu 冉 伯牛〗: Ông họ Nhiễm, tên Canh 耕, tự Bá Ngưu 伯牛, người nước Lỗ, thời cuối Xuân Thu, thuộc dòng quý tộc, cùng họ với Nhiễm Ung ( Trọng Cung ) . Ông được kể là thập triết của Khổng tử.Khi Đức Khổng Tử làm quan Tư Khấu nước Lỗ, Đức Khổng Tử cử ông làm quan Tể ở Trung Đô. Sau nầy ông có theo Đức Khổng Tử lúc bị tai nạn ở nước Trần và nước Thái. Khi ông đau sắp chết, Đức Khổng Tử có đến nhà thăm, cầm tay mà than rằng: Ngươi như thế mà mắc phải bệnh nặng nầy ư? Bá Ngưu chết, Đức Khổng Tử tỏ lòng thương tiếc lắm. Bá Ngưu được đời sau phong là Đông Bình Công.
Nhiễm Cầu 冉求(522-489BC): xem Tử Hữu 子有,
Nhiễm Ung: xem Trọng Cung
Nhũ Bi 孺悲 Người nước Lỗ , thời Lỗ Ai công, đồng thời Khổng Tử.
Trong thiên Dương hoá sách Luận Ngữ, có ghi Nhụ Bi muốn ra mắt Khổng Tử. Khổng Tử từ chối, bảo là mình có bịnh, người truyền lờivừa ra ngoài là ông lấy đàn, đàn hát, muốn cho Nhụ Bi nghe. Thiên Tạp Ký trong Lễ ký viết : " Tang của Truất Do, Ai Công khiến Nhụ Bi đến học tang lễ với Khổng Tử, vì đó mà có thiên Sĩ tang lễ, như thế chứng minh Nhụ Bi là đệ tử Khổng Tử.
Phàn Tu xem Tử Trì
Phàn Trì:Học trò Khổng Tử, họ Phàn tên Tu 須.
Quản Trọng 管仲 (725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng"
Quý Lộ季路 Xem Tử Lộ .
Quý thị: họ Quý Tôn như Quý Khang Tử.
Quý Hoàn Tử季桓子: quan đại phu nước Lỗ, dòng quyền thần Quý thị,.
Quý Bình Tử 季平子sinh Quý Hoàn Tử 季桓子,Quý Hoàn Tử sinh Quý Khang Tử季康子
Quý Tử Nhiên李子然: thuộc gia tộc quyền thần họ Quý ở nước Lỗ, con Quý Bình Tử, em Quý Hoàn Tử.
Quý Khang Tử 季康子: quan đại phu nước Lỗ, đồng thời Khổng Tử.Ông là một quyền thần. Ông là con của Quý Hoàn tử, kế nghiệp cha. Khổng Tử làm quan Trủng tể (Tể tướng) ở nước Lỗ hồi còn Quý Hoàn Tử. Khi Quý Khang Tử kế tục địa vi cha, đức Khổng Tử trở về Lỗ sau 13 năm chu du liệt quốc.
Quý Văn Tử 季文子 (?—568BC),tức Quý Tôn Hành Phụ 季孙行父。 họ Cơ 姬,cũng họ Quý 季.Người nước Lỗ, làm quan đại phu thời Lỗ Hoàn Công
Soạn 僎, không rõ họ gì, làm đại phu thuộc hạ của Công Thúc Văn tử ,đại phu nước Vệ.
Sở Cuồng 楚狂接輿 : Người thời Xuân Thu, họ Lục, tên Thông, sống vào đời vua Chiêu Vương nước Sở, thích ẩn dật, giả cách rồ dại không chịu ra làm quan. Người đương thời gọi ông là Sở cuồng (Kẻ cuồng nước Sở) .
Sư Miện 師冕 Ông là thầy dạy nhạc nên gọi là sư, tên Miện, nên gọi là sư Miện.( Trong sách xưa, cổ nhân thường gọi các nhạc sư là sư như sư Khoáng.. .). Sư Miện là nhạc sư nước Lỗ, người mù, đến thăm Khổng Tử.
Sử Ngư 史鱼 Ông là quan đại phu phụ trách chép sử đời Vệ Linh công, không rõ họ gì tên Ngư cho nên sách gọi là Sử Ngư, người thời Xuân Thu. Ông tự là Tử Ngư là nhà chép sử ngay thẳng. Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng. Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghẹ Lúc ông có bệnh,sa('p mất, dặn con rằng: "Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến được Cừ Bá Ngọc, thoái được Di Tử Hà thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho tạ" Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng: "ấy là cái tội của quả nhân!" Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di Tử Hà.
Tả Khâu Minh 左丘明: Người nước Lỗ, sống thời Xuân Thu, là một sử gia.
Tang Bá Tử 桑伯子: Ông là người nước Lỗ, đồng thời với Khổng Tử , ở nhà không mặc áo, không đội mũ, Khổng Tử chê là cẩu thả.
Tàng Văn Trọng 藏文仲 hay Tang Văn Trọng 臧文仲,, họ Cơ 姬 (Tôn thất nhà Chu) ,họ Tang (Tàng)臧,tên Thìn 辰,làm quan chính khanh đại phu nước Lỗ, là người thông minh nhưng Khổng Tử chê là di đoan vì tin bói rùa, nuôi rùa cầu phước.
Tang Vũ Trọng 臧武仲: họ Tang , tên Hột 纥, quan đại phu nước Lỗ, được vua phong ấp Phường, có tội với vua Lỗ, chây qua nước Châu 邾, sau trở lại ấp Phường, cho người tới xin lỗi vua Lỗ, và xin cho người lập tự cho dòng họ mình ở đất Phường. Vua thuận thì ông sẽ bỏ đi xứ khác nếu không ông sẽ chống cự nhà vua. Như vậy là uy hiếp vua.
Tắc 稷 :tức Hậu Tắc
后稷.. Hậu Tắc là con Đế Cốc, mẹ là con gái họ Hữu Thai, tên là Khương Nguyên - vợ cả Đế Cốc.Truyền thuyết cho rằng Khương Nguyên vào rừng thấy vết chân người khổng lồ bèn dẫm vào rồi mang thai. Cho rằng đó là điềm không lành, khi sinh nở, Khương Nguyên bỏ đứa trẻ ra ngõ hẹp. Nhưng trâu ngựa đi qua đều tránh không dẫm vào đứa trẻ. Khương Nguyên bèn mang bỏ vào rừng, nhưng đúng lúc rừng lại đông người, nên bỏ vào lạch. Đứa trẻ được loài chim lấy cánh ủ cho
. Khương Nguyên thấy lạ bèn mang con về nuôi và đặt tên là Khí (nghĩa là bỏ).
Từ nhỏ, Khí đã tỏ ra là người có chí khí như người lớn. Ông thích trồng cây vừng, các loại đậu và đay. Lớn lên, Khí thích việc canh nông, xem xét các chất đất, tìm ngũ cốc thích hợp với từng loại đất, vì vậy mọi người học theo ông. Vua Nghiêu nghe tiếng ông tài giỏi, bèn cử ông làm Nông sư. Nhờ vậy trong nước được mùa. Đến thời vua Thuấn, ông tiếp tục đảm nhiệm việc trồng lúa đậu. Ông được vua Thuấn đặt hiệu là Hậu Tắc, phong cho đất Thai và ban cho họ Cơ, nên gọi tên là Cơ Khí. Hậu Tắc sống qua đời vua Thuấn đến đời nhà Hạ thì qua đời[1]. Tiếng tăm của ông được nhiều người biết đến. Con Hậu Tắc là Bất Khuất lên nối nghiệp. Dòng họ của ông truyền đến đời thứ 16 là Cơ Phát thì lật đổ nhà Thương lập ra nhà Chu.
Tăng Điểm:
Tự Tích, sách Đệ tử truyện lại chép là Tăng Điềm. Sách Thuyết văn viết : Điềm tuy có nghĩa là đen, nhưng lại sáng suốt. Trong thiên Tiên Tiến, chương Thị tọa, sách Luận Ngữ có viết chuyện Tử Lộ, Nhiễm Hữu, Công Tây Hoa, mỗi người đều nói xong " chí " của mình, Phu Tử liền quay lại hỏi Tăng Tích : - Còn Điểm, ngươi như thế nào ? - Tôi thì khác với ba người ấy... Phu Tử nói : - Cũng là mỗi người nên nói lên cái chí của mình vậy. Tăng Điểm tiếp : - Xuân phục đã thành, kẻ đội mũ năm, sáu người, tắm ở sông Kỳ, hứng gió ở nền Võ Vu, ca hát mà về. Trong thiên Đàn Cung cũng có chép chuyện đám tang Quí Võ Tử, Tăng Tích đứng dựa cửa mà hát v.v...cho nên Mạnh Tử đã đáp với Vạn Chương, cho rằng ông với Cầm Trương, Mục Bì là một số người mà Khổng Tử cho là cuồng sĩ (Thiên Tận Tâm). (Phải chăng ông này là cha Tăng Sâm?)
Tăng Tử曾子: họ Tăng tên Sâm 曾参(505BC~432BC), tự Tăng Tử Tử Dư 子舆,người nước Lỗ thời Xuân Thu , học trò Khổng Tử là người trung tín, giữ đạo lý.
Sách Luận Ngữ, thiên Học nhi, chương tư, có ghi lời Tăng Sâm, và cũng gọi là Tăng Tử. Tăng Sâm tự Tử Dư, trong Đệ tử truyện và Gia ngữ đều ghi nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi, người ở Nam Võ thành, tức hiện nay thuộc tỉnh Sơn Đông, phía Tây Nam, cách Phí huyện 90 dặm. Quyển " sách Ẩn " có viết : " Đất Võ thành thuộc nước Lỗ, lúc đó cũng có Bắc Võ thành, cho nên mới ghi rõ là Nam Võ thành ". Như thế thì Tăng Tử cũng là người nước Lỗ. Tăng Tử là người nỗi tiếng có hiếu, thiên Thái Bá trong sách Luận Ngữ có viết : " Tăng Tử có bịnh, triệu môn đệ tử vào nói : " Mở chưn cho ta, mở tay ta (xem coi có gì lạ không). Kinh Thi viết : Nơm nớp lo ngại như đi gần vực sâu, như bước trên giá mỏng ". Từ nay trở đi ta mới biết là khỏi vậy các người ơi ! Trong Hiếu kinh có câu " Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu, bất cam hủy thương " là do câu nói trên mà ra vậy. Mạnh Tử có nói : "Tăng Tử nuôi Tăng Tích, ắt có rượu, thịt, sắp dọn thì hỏi có cần thêm gì không ? Nếu có hỏi có còn thức ăn nữa không, thì cứ bảo luôn là còn. " Mạnh Tử đã khen Tăng Tử nuôi cha. Gia ngữ có viết : Nước Tề thường rước ông, muốn ông làm quan Khanh, nhưng ông không đến mà nói rằng : - Cha mẹ tôi già, ăn lộc của người thì lo việc người, cho nên tôi không nỡ xa cha mẹ để làm việc cho người khác. Như thế chúng ta đã thấy chữ Hiếu của Tăng Sâm. Gia ngữ cũng có viết chuyện ông bỏ vợ vì vợ chưng trái lê không chín, rồi sau đó không cưới vợ nữa v.v...chuyện nầy chắc do kẻ hiếu sự đặt thêm chớ không có sự thật. Trong các sách Đệ tử truyện, Gia ngữ, Hán chí đều nói : " Khổng Tử nói về đạo Hiếu cho Tăng Tử nghe, rồi Tăng Tử mới viết Hiếu kinh. " Nhưng trong Hiếu kinh bắt đầu có câu : " Trọng Ni ở đó, Tăng Tử hầu... ". Như thế thì dù cho quyển sách nầy của Khổng Tử nói ra, Tăng Tử chép thì cũng không bao giờ có việc ghi lên trên mấy chữ Khổng Tử và Tăng Tử như vậy. Người ta nghĩ rằng ai đó đã viết quyển Hiếu kinh và vì Tăng Tử có hiếu nổi tiếng, cho nên mới mượn danh mà ghi vào quyển sách. Mạnh Tử có viết : " Tăng Tử ở Võ thành dạy học ", thật ra thì Tăng Tử không bao giờ có dạy học cả. Trong số đệ tử của Khổng Tử, Tăng Tử là người nhỏ tuổi hơn cả và cũng thọ hơn nhiều người, cho nên trong các thiên của sách Lễ ký, thường có nhắc đến Tăng Tử luôn. Trong thiên Lý nhơn sách Luận Ngữ có chép : " Khổng Tử bảo Tăng Tử : - Đạo của ta " Nhứt dĩ quán chi ". Tăng Tử liền nói với môn nhơn : - Cái đạo của Phu Tử, Trung Thứ mà thôi vậy " Vì thế Chu Tử mới viết " Chỉ có mình Tăng Tử mới độc cái chơn truyền đạo thống. " Ông cũng cho rằng thiên Đại Học trong sách Lễ Ký là do Tăng Tử viết, và định đó là một trong pho Tứ Thơ. Trong sách Hán chí, phần Nho gia, có ghi tên sách của Tăng Tử viết gồm 18 thiên, nhưng đã bị thất lạc. Sách " Nguyên hoà tánh soán " có viết : " Dưới thời Xuân Thu, Lữ diệt Tăng, Tăng thái tử là Vu làm quan ở nước Lỗ, bỏ ấp của mình mà trở thành Tăng thị (lớp bình dân). Theo sách Thế bổn : Vu sanh Phụ, Phụ sanh Tích là phụ thân của Tăng Tử
Tấn Văn Công : xem Văn Công .
Tất Điêu Khai 漆雕開:học trò Khổng Tử, tự Tử Nhược 子若, Tử Khai, sách Tập giải dẫn lời Trịnh Huyền viết : Người nước Lỗ, sách Chánh nghĩa dẫn lời Gia ngữ viết : Người nước Thái tự Tử Nhược nhỏ hơn Khổng Tử 11 tuổi. Trong sách Hán chí phần Nho gia có Tất điêu Tử, là đệ tử Khổng Tử, hậu duệ cuả Tất điêu Khai. Sách " Tiên kinh đại huấn " viết tên là Bằng. Sách Bạch thủy bi ghi tự là Tử Tu. Thiên Công dã Tràng sách Luận Ngữ có viết : " Phu Tử bảo Tất điêu Khai làm quan. Thưa : " Dạ đối với việc ấy tôi chưa được tự tin ". Phu Tử rất thích ". Trong sách Luận Ngữ, thấy tên Tất điêu Khai chỉ có trong chương ấy mà thôi.
Tề Cảnh công齊景公 họ Khương . Tề Cảnh công sống đồng thời với Khổng Tử.Tề là cường quốc sau Tấn tại Trung Nguyên. Năm 567 TCN Tề Linh công diệt Lai, cương thổ mở rộng tới phía đông Sơn Đông: phía đông giáp biển, phía tây tới Hoàng Hà, phía nam tới Thái Sơn, phía bắc tới Vô Lệ Thủy (nay là phía nam huyện Diêm Sơn, địa cấp thị Thương Châu, tỉnh Hà Bắc).
Cuối thời Xuân Thu, Tề suy yếu. Các khanh đại phu chuyên quyền. Năm 548 TCN, Thôi Ninh giết Trang công, lập Tề Cảnh công. Năm 489 TCN, Tề Cảnh công chết, hai họ Quốc, Cao (hậu duệ của Tề Văn công) lập Yến Nhụ Tử làm quân chủ nước Tề.
Tề Hoàn Công 齊桓公 (?-前643), người thời Xuân Thu, tên là Khương Tiểu Bạch, là một trong ngũ bá. Khương Tiểu Bạch là con thứ của Tề Ly công – vua thứ 13 nước Tề và là em của Tề Tương công – vua thứ 14 nước Tề. Mẹ ông là người nước Vệ.
Cuối năm 686 TCN, Tề Tương công bị Công Tôn Vô Tri sát hại. Những người em của Tương công bỏ chạy ra nước ngoài. Khương Tiểu Bạch được Bảo Thúc Nha phò tá, bỏ chạy sang nước Cử; người em thứ hai của Tương công là Khương Củ được Quản Trọng và Thiệu Hốt phò tá chạy sang nước Lỗ. Đầu năm 685 TCN, Công Tôn Vô Tri bị giết. Vì Tiểu Bạch chơi thân với đại phu Cao Hề nên Cao Hề bàn với đại phu họ Quốc đi đón ông ở nước Cử về nối ngôi. Công tử Củ ở nước Lỗ nghe tin đó bèn sai Quản Trọng đi đón đường ngăn cản ông về nước. Quản Trọng bắn trúng đai áo Tiểu Bạch, ông bèn ngã ra giả vờ chết. Quản Trọng sai người đi báo với công tử Củ. Vì vậy công tử Củ chủ quan đi chậm, không vội về nước Tề.
Khi Quản Trọng đi khỏi, Khương Tiểu Bạch ngồi trên chiếc xe bịt kín đi gấp về nước Tề. Ông được họ Cao và họ Quốc làm nội ứng, cùng lập làm vua mới, tức là Tề Hoàn công. Tề Hoàn công lên ngôi bèn dàn quân tấn công nước Lỗ. Quân Lỗ thua chạy, bị quân Tề chặn đường về. Ban đầu Tề Hoàn công định giết cả 3 người chống đối ở nước Lỗ, nhưng Bảo Thúc Nha vốn là bạn thân của Quản Trọng, do đó Bảo Thúc Nha đề nghị Hoàn công nên tha cho Quản Trọng sống dùng làm người phò tá lên nghiệp bá.
Tề Hoàn công nghe theo, bèn ra điều kiện nước Lỗ tự giết công tử Củ và giao nộp Thiệu Hốt cùng Quản Trọng để cho nước Tề xử tội. Nghe lời Bảo Thúc Nha, Tề Hoàn công trao chính sự cho Quản Trọng, dùng làm đại phu. Ông còn trọng dụng Cao Hề, Bảo Thúc Nha và Thấp Bằng sửa sang chính sự nước Tề. Từ đó nước Tề trở nên giàu mạnh.
Tề Giản công 齊簡公 vua nước Tề, tên tên thật là Khương Nhâm 姜壬 , cai trị: từ 484 TCN-481 TCN, là vị vua thứ 29 nước Tề - một chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 485 TCN, Ngô Phù Sai sai sứ liên minh với nước Lỗ, nước Châu và nước Đàm để cùng tấn công Tề. Họ Bão có thù với vua cha Tề Điệu công, bèn giết chết Điệu công để đề nghị Phù Sai lui quân rồi bỏ trốn sang nước Ngô. Điền Khất lập Khương Nhâm lên ngôi, tức là Tề Giản công.
Ngô Phù Sai mang quân từ đường biển vào tấn công nước Tề nhưng bị quân Tề đánh bại phải rút lui. Cùng lúc đó quân Tấn do Triệu Ưởng chỉ huy cũng xâm lấn nước Tề nhân lúc nước Tề rối ren. Quân Tấn đánh tới đất Lai mới rút về.
Thế lực họ Điền trong nước Tề ngày một lớn. Điền Khất (Điền Hi tử) chết, còn là Điền Hằng (Điền Thành tử, Trần Thành Tử, Trần Thành) lên thay. Tề Giản công nhớ ơn Hám Chỉ theo giúp ông khi lưu vong ở nước Lỗ, bèn cho Hám Chỉ vào triều nắm trọng trách. Điều đó khiến Điền Hằng không bằng lòng. Người đánh xe của Tề Giản công là Ương khuyên ông nên chọn một trong hai họ Điền hoặc Hám vì hai họ sẽ không hòa thuận, nhưng Giản công không nghe.
Điền Hằng mưu trừ họ Hám để nắm toàn quyền. Năm 481 TCN, Điền Hằng cùng các anh em mang quân đến cung vua. Hám Chỉ mang quân tới đánh, bị Điền Hằng đánh bại, phải chạy sang Phong Khâu. Người Phong Khâu giết chết Hám Chỉ. Tề Giản công chạy đến Từ châu thì bị quân Điền Hằng đuổi bắt được. Tề Giản công hối hận không nghe lời người đánh xe. Tháng 5 năm 481 TCN, Tề Giản công bị Điền Hằng giết chết tại Từ châu. Ông ở ngôi 4 năm. Điền Hằng lập em ông là Khương Ngao lên nối ngôi, tức là Tề Bình công.
Tể Dư 宰豫 (Xem Tể Ngã) .
Tể Ngã 宰我: Tể Ngã là đệ tử của Khổng Tử, họ Tể tên Dư 予, tự là Tể Ngã, người nước Lỗ, sau làn quan nước Tề.Ông được đời sau phong là Lâm Truy Công.
Tư Mã Canh, Tư MãNgưu, Xem Tử Ngưu
Tử Cao 子羔 tên là Cao Sài 高柴, học trò Khổng Tử. Tự Tử Cao, Đàn Cung cũng viết là Tử Cao (chữ Cao trong tên ông Cao Dao). Đệ tử truyện viết : Người nước Tề, nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi. Sách Tập giải dẫn lời Trịnh Huyền viết Người nước Vệ. Sách Gia ngữ viết : Nhỏ hơn Khổng 40 tuổi. Thiên Tiên Tiến trong sách Luận Ngữ viết : " Bảo Tử Lộ cho Tử Cao làm quan Tể đất Phí, Gia ngữ viết Tử Cao thường làm quan Tể đất Võ thành. Cũng có sách chép ông làm quan Sĩ sư nước Vệ, thường làm tội chặt chân người, và trong cuộc loạn Bằng Khoái, những người bị tội chặt chân thoát đượcv.v...
Tử Cầm: tên là Trần Cang (Khang) 陳亢 , học trò Khổng Tử.
Tử Cống :Họ Đoan Mộc 端木 , tên Tứ 賜, người nước Vệ, học trò giỏi của Khổng Tử, nhỏ hơn Khổng Tử 31 tuổi, giỏi về ngôn ngữ Ông cũng có tài về buôn bán, nhà giàu. Làm quan nước Lỗ sau mất ở Tề. Đời sau phong ông là Lê Dương Hầu.Trong thiên Tiên Tiến, sách Luận Ngữ có viết : " Ngôn ngữ, có Tể Ngã và Tử Cống ", như thế là Tử Cống giỏi về khoa ngôn ngữ. Đệ tử truyện cũng có viết : " Tề sắp đánh Tấn, Tử Cống qua du thuyết với Ngô, bảo hãy bỏ Việt để đánh Tề, rồi lại qua Tấn du thuyết đánh Ngô, Tử Cống một lần ra đi du thuyết, giữ còn nước Lỗ, làm loạn Tề, phá Ngô, làm mạnh Tấn, làm Bá nước Việt, là nhờ giỏi về khoa ngôn ngữ... Thật ra, chuyện ghi trên đây không giống với tài liệu Ngô thế gia và Tề thế gia...cũng có thuyết nói ông làm tướng nước Tề, Vệ, nhưng không có bằng chứng gì đáng tin. Trong thiên Tiên Tiến cũng có chép : " Nếu Tứ không chịu mạng với đế vương mà đi buôn thì làm giàu ". Tử Cống có tài sản đến ngàn vàng, trong các sách Đệ tử truyện, Hóa thực truyện và Gia ngữ đều có chép. Sách Thôi thuật chép rằng, Tử Cống giàu, là chỉ lưu tâm đến việc sản xuất, chớ không phải buôn bán. Về cuối đời Xuân Thu, thương nghiệp đã lần lần phát đạt, vì các đệ tử của Khổng Tử không chú tâm đến việc lợi, nếu lo làm giàu thì tất nhiên sẽ có nhiều người sẽ giàu lớn, lời nói của họ Thôi, không phải là không căn cứ. Tử Cống là người có tiền nhiều nhứt trong số môn đệ của Khổng Tử, mà nghèo nhứt là Nguyên Hiến và Nhan Uyên, cho nên sách Gia ngữ và Hàn thi ngoại truyện đều có chép chuyện Tử Cống đến thăm Nguyên Hiến. Tử Cống sùng bái ngôn luận của Khổng Tử, điều nầy thấy có chép rất nhiều trong sách Mạnh Tử, cho nên Thôi Thuật mới nói : " Khổng Tử mà được sáng danh trên đời là nhờ công của Tử Cống rất nhiều ".
Tử Du 子游(506-BC):Họ Ngôn tên Yển言偃. tự Tử Du 子游,Ngôn Du, “言游”、Người nước Ngô thời Xuân Thu , là học trò của Khổng Tử , kém Đức Khổng Tử 35 tuổi (có sách nói ông là người nước Lỗ, kém hơn Đức Khổng Tử 45 tuổi), giảng tập về Lễ được liệt vào khoa Văn học trong cửa Khổng..Tử Du làm quan Tể ở ấp Vũ Thành nước Lỗ, đem Lễ Nhạc dạy dân, người trong ấp ấy học tập về huyền ca cho đến mãi bây giờ.. Tử Du được đời sau phong là Sơn Dương Công.
Đệ tử truyện chép : " Người nước Ngô, nhỏ hơn Khổng Tử 45 tuổi ". Sách Gia ngữ chép : " Người nước Lỗ, nhỏ hơn Khổng Tử 35 tuổi... "Theo sách Luận Ngữ, Lễ Ký, có chép thì Tử Du, Tử Hạ và Tăng Tử đều có nhiều lời nói trong các sách ấy, tuổi những người ấy xấp xỉ nhau. Có lẽ theo sách Đệ tử truyện là đúng. Số đệ tử của Khổng Tử, người nước Lỗ là nhiều hơn hết. Kế đó là người nước Vệ, rồi sau là người nước Tống. Sách Mạnh Tử có chép : " Nước Trần, Lương, Sở sanh ra, đẹp cái đạo của Châu Công, Trọng Ni, phía Bác học với Trung quốc ". (Trong thiên Đằng Văn Công). Sau khi Khổng Tử mất, vì Ngô cách xa với Lỗ, và Khổng Tử cũng chưa hề đến Ngô, mà Tử Du, chỉ là người độc nhứt mà nước Ngô, không nài đường xa vạn dặm đến học, xét ra, sách Gia ngữ chép có phần đúng. Tử Du thường làm quan ở Lỗ, làm quan Tể ở Võ Thành. Thiên Dương Hóa trong sách Luận Ngữ có viết : " Tiếc người có đại tài mà đem dùng vào việc nhỏ ". Thiên Lễ vận sách Lễ Ký có chép Tử Du dạy " Đại đồng và Tiểu khương ", Tử Du và Tử Hạ đều nổi tiếng về văn học và cũng giỏi về Lễ, và thiên Lễ vận là cũng do học trò của Tử Du ghi chép.
Tử Hạ子夏(507-?BC) , Họ Bốc tên Thương 卜商, tự Tử Hạ 子夏,sau cải là Bốc Tử Hạ 卜子夏”、Bốc tiên sinh卜先生”.người nước Tấn thời Xuân Thu, học trò Khổng Tử được xếp vào hạng thập triết, ông hay phụ giúp và thết đãi cha mẹ nhưng hay giận dữ. Cũng có tài liệu nói ông người nước Vệ, nhỏ hơn Đức Khổng Tử 44 tuổi, học tập về Kinh Thi thông hiểu được nghĩa lý, nên được liệt vào khoa Văn học trong cửa Khổng. Sau khi Đức Khổng Tử mất, Tử Hạ trở về nước Vệ. Ông thấy có người đọc sách Sử Chí rằng: "Tấn sư phạt Tần, tam thỉ độ hà." Nghĩa là: quân nước Tấn đánh nước Tần, ba con heo bơi qua sông. Tử Hạ nghe xong, nói với người đọc sách ấy là: Không phải Tam thỉ mà là Kỷ Hợi. Người đọc sách Sử Chí hỏi lại các người làm sử nước Tấn thì đều nói rằng: Kỷ Hợi là đúng. Từ đó, người nước Vệ cho Tử Hạ là bậc Thánh nhân. Tử Hạ dạy học ở Tây Hà. Vua nước Ngụy là Ngụy Văn Hầu (423-387 tr TL) tôn ông làm thầy và thường đến hỏi ý kiến về Chính sự trong nước, đặt quan bác sĩ để học các Kinh. Nho giáo thành ra quốc giáo khởi đầu từ đó. Tử Hạ chú trọng về văn chương và lễ nghi, lại có vua bảo hộ, có quan bác sĩ coi giữ các Kinh, cho nên về sau càng ngày càng phát đạt lên. Tử Hạ được đời sau phong là Hà Nội Công (?).
Tử Hoa 子华 : họ Công Tây tên Xích 公西赤,tự Tử Hoa 子华.Học trò Khổng Tử. Khi Khổng Tử làm quan Tư Khấu ( Hình bộ thượng thư) nước Lỗ, Tử Hoa làm quan nước Lỗ.
Đệ tử truyện viết : " Tự Tử Hoa, nhỏ hơn Khổng Tử 42 tuổi ". Sách Tập giải dẫn lời Trịnh Huyền viết : " Người nước Lỗ. Khổng Tử khen : Thắt đai đứng chốn thiên đình, có thể nói chuyện với tân khách (Thiên Công dã Tràng, sách Luận Ngữ) ". Tử Hoa cũng nhận mình : " Nguyện làm tiểu tướng ở chốn Tôn miếu Hội đồng " (thiên Tiên Tiến) như vậy Tử Hoa có tài về ngoại giao. Mã Dung trong sách Luận Ngữ tập giải viết : Tử Hoa có dung nghi có thể làm hành nhơn (đi sứ) Thiên Ung dã cũng có ghi chuyện Tử Hoa đi sứ ở nước Tề, Nhiễm Tử xin gạo cho mẹ, và Khổng Tử có nói : Chu cấp không nên tiếp giúp cho kẻ có tiền... Đây là chuyện chép lúc Khổng Tử còn làm quan Tư Khấu, dự việc chánh ở nước Lỗ. Nếu xét cho kỹ, lúc đó Khổng Tử đúng 52 tuổi, thì Tử Hoa mới có 10 tuổi thôi, như thế là Đệ tử truyện sai lầm.
Tử Hữu子有 : là tự của Nhiễm Cầu 冉求 .Nhiễm Hữu冉有 người nước Lỗ, Gia ngữ vết : " Ông thuộc tông tộc Trọng Cung ". Đệ tử truyện và Gia ngữ đều viết : " Nhỏ hơn Khổng Tử 29 tuổi ". Khổng Tử khen ông có thể làm quan Tể cho một ấp ngàn nhà, hay là một nhà có đến 100 cổ xe (Thiên Công dã Tràng trong Luận Ngữ), như vậy là giỏi về việc chánh cũng như Tử Lộ. Nhiễm Hữu có nói về chí, cho rằng : " Nếu cần làm việc đó, thì 3 năm có thể làm cho dân ấm no " ; như thế là giỏi về lý tài. Ông đã làm chức việc coi thu góp cho Quí thị. Khổng Tử có nói : " Cầu không phải là học trò của ta...tiểu tử hãy nổi trống công kích nó ! " Nếu chuyên môn về lý tài thì sẽ đi đến chỗ tệ hại là cứ lo thu góp. Cá tánh của ông tương phản với Tử Lộ...cho nên Khổng Tử đã nói : " Cầu thoái bộ cho nên phải đẩy tới, còn Do thì lấn lướt người, nên phải kéo lui...(thiên Tiên Tiến). Nhiễm Hữu thường nói : " Không phải tôi không thích cái đạo của thầy, tôi chỉ không đủ sức ". Khổng Tử nói : " Sức không đủ, giữa đường mà bỏ, là tại ngươi tự vạch cho mình. Tự cho mình là sức không đủ, tự vạch lằn mức cho mình mà không cầu tiến, đó gọi là thối vậy ". Trong sách Khổng Tử thế gia có ghi chuyện Quí Khương Tử trước triệu Nhiễm Hữu trở về nước Lỗ, nhờ lời Nhiễm Hữu mà mới rước Khổng Tử về để an dưỡng tuổi già. Khổng Tử được trở về Lỗ là nhờ công Nhiễm Hữu vậy.
Tử Lộ子路 (542-480) : tên là Nhan Vô Do. Ông là người có hiếu, Ông họ Trọng 仲 tên Do 由,tự Tử Lộ ,người nước Lỗ , học trò Khổng Tử . Ông làm gia thần cho nhà đại phu họ Quý nước Lỗ nên được gọi là Quý Lộ. Tử Lộ hay cậy mình khỏe, sau chết ở Tích Thành nước Vệ.
Đệ tử truyện và Gia ngữ đều chép : " Nhỏ hơn Khổng Tử 9 tuổi, người đất Biện, Biện là một ấp của Lỗ, thành cũ hiện nay ở phía Đông huyện Tư Thủy, tỉnh Sơn Đông, như thế thì Tử Lộ cũng là người nước Lỗ. Tử Lộ hiếu dõng, thích tiến thủ, học được điều gì chưa làm được, thì không chịu học thêm (Thiên Công dã Trường trong Luận Ngữ), nhưng ông không biết lo ngại, dè dặt, tính toán khi lâm sự để thành công nên Khổng Tử mới nói : Tay không cự cọp dữ, lội bừa qua sông nguy hiểm, chết mà không hối hận...ta không như thế (thiên Thuật nhi). Khổng Tử cũng thường than thở : " Như ngươi Do, thì bất đắc kỳ tử vậy " (thiên Tiên Tiến). Sau Tử Lộ làm quan ở nước Vệ và chết trong nạn Bằng Khoái đánh đuổi Triếp. Khổng Tử đang ăn, nghe tin Tử Lộ bị chết thảm, liền khóc lớn : " Trời dứt ta, t trời dứt ta ". (Xem Đệ tử truyện và thiên Đàn cung trong sách Lễ Ký). Khổng Tử thường khen Tử Lộ : " Một lời nói có thể đoán định được việc hình ngục " (thiên Nhan Uyên) và " Nước có ngàn cổ xe có thể dùng ông vào việc tài chánh (thuế má) " (thiên Công dã Trường) thế nên trong sách Luận Ngữ có viết : " Việc chánh thì Nhiễm Hữu và Quí Lộ ". Dưới thời Quí Hoàn Tử, ông thường làm quan Tể cho Quí thị. Lúc Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ, mà được Quí tôn trọng dụng là cũng nhờ Tử Lộ.
Tử Ngưu tên là Tư Mã Canh, Tư Mã Ngưu, người nước Tống, sách Luận Ngữ tập giải của Khổng an Quốc viết : Ngưu là đệ tử của Tư mã Lê, dường như cũng có tên là Lê. Ngưu là em của Tư mã Hoàn Đồi nước Tống, Hoàn Đồi chuyên quyền ngang ngược, vua Tống thảo phạt, Hoàn Đồi thua chạy qua nước Tào rồi nước Vệ. Ngưu bỏ ấp chạy qua Tề, Hoàn Đồi cũng chạy qua Tề, Ngưu lại bỏ Tề, chạy qua Ngô, người nước Ngô không ưa, liền trở về Bắc, đi ngang qua Lỗ, chết ngoài cửa thành, cho nên Khổng Tử đã khuyên : " Người quân tử không lo, không sợ ", mà Ngưu thì có lời than : " Người ta đều có anh em, chỉ có mình tôi là không có gì cả " (thiên Nhan Uyên trong sách Luận Ngữ). (Trong chữ Nho, Ngưu và Lê hình và nghĩa tương tợ nhau, nên Ngưu lầm ra Lê, chớ chẳng phải có hai tên).
Tử Nhược: xem Tất Điêu Khai
Tử Phục Cảnh Bá 子服景伯 là quan đại phu nước Lỗ thời Khổng tử.
Tử Sản子產(?-522BC): Họ Cơ 姬 ( là họ Tôn thất nhà Chu), cũng có họ Công Tôn公孫 tên Kiều僑,do đó có tên là Công Tôn Kiều 公孫僑、Công Tôn Thành Tử 公孫成子、tự Tử Sản子產,Tử Mỹ 子美 .Ông làm quan đại phu nước Trịnh, là một chính trị gia, một nhà cải cách.
Tử Tây 子西 (?~前479),là tự của Công tử Thân 申 hay Nghi Thân 宜申,người thời Xuân Thu, con của Sở Bình vương, anh của Sở Chiêu vương, làm quan đại phu nước Sở, được tôn lên ngôi nhưng nhường cho Chiêu vương. Ông giỏi chánh trị. Chiêu vương muốn dùng Khổng tử, Công Tây ngăn cản.
Tử Tiện子賤: học trò Khổng Tử, họ Mật 宓tên Bất Tề 不齊, tự Tử Tiện.
sách Gia ngữ và Luận Ngữ tập giải đều viết : người nước Lỗ, sách Đệ tử truyện viết : Nhỏ hơn Khổng Tử 49 tuổi. Sách " Sách Ẩn " dẫn lời sách Gia ngữ viết : Nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi. Sách Gia ngữ bản mới lại chép : Nhỏ hơn Khổng Tử 40 tuổi, thường làm quan Tể ở Đơn phụ, gảy đàn, chẳng ra khỏi nhà mà trị. Sách Đệ tử truyện và Lã thị Xuân Thu đều có viết những dật sự lúc ông làm quan. Khổng Tử khen ông : " Quân tử thay con người đó...như vậy ông cũng là một cao đệ trong Khổng môn ".Sách Hán chí có chép : Nho gia, Mật Tử có viết quyển sách gồm 16 thiên nhưng bị thất lạc. Sách " Chánh Nghĩa " dẫn lời Nhan thị gia huấn viết : " Vĩnh Thành huyện ở Đái Châu tức là huyện Đơn phủ cũ, phía Đông có Tử Tiện bi, có khắc " Tế Nam phục sanh " tức là người dòng dõi của Tử Tiện.
Tử Tư, sách tập giải dẫn lời Trịnh Huyền viết : " Người nước Lỗ ". Sách Gia ngữ viết : " Người nước Tống, nhỏ hơn Khổng Tử 36 tuổi ". Thiên Ung dã trong sách Luận Ngữ viết : " Nguyên Tư làm quan Tể, cho lúa 900 mà từ chối ". Sách Gia ngữ cũng viết : " Khổng Tử làm quan Tư Khấu nước Lỗ, Nguyên Hiến thường làm quan Tể cho Khổng Tử ". Không nghe nói Khổng Tử có Thái ấp (đất cấp) như thế thì tể đây là giao tể, không phải là ấp tể. Có thuyết nghi rằng, Nguyên Hiến nhỏ hơn Khổng Tử 26 tuổi, Gia ngữ lầm chữ " tam " với chữ " nhị ". Nếu như Gia ngữ nói đúng thì lúc Khổng Tử làm Tư Khấu, thì Nguyên Hiến chỉ có 16 tuổi, Nguyên Hiến rất nghèo, sách Gia ngữ và Hàn thi ngoại truyện đều chép như thế.
Tử Trì, trong sách Gia ngữ và Đệ tử truyện đều chép nhỏ hơn Khổng Tử 36 tuổi. Trịnh Huyền cho ông là người nước Tề, nhưng Gia ngữ lại nói là người nước Lỗ. Sách Gia ngữ cũng chép : Ông thường làm quan với Quí thị, nhưng không biết căn cứ vào đâu mà sách Gia ngữ lại viết như thế. Thiên Tử Lộ trong sách Luận Ngữ có viết : Phàn Trì xin học làm ruộng làm vườn, Khổng Tử chê là " tiểu nhơn " Chữ tiểu nhơn nầy là đối với chữ quân tử tại vị...cũng như Mạnh Tử đã nói chữ " dã nhơn " vậy (người quê mùa). Sách Bạch Thủy Bi có viết : " Phàn Tu tự là Tử Đạt, Phàn Hưởn tự Tử Trì, như thế dường như Phàn Tu và Phàn Hưởn là hai người...Người đời xưa dùng chữ Tu có nghĩa là " râu " mà cũng có nghĩa là chờ đợi, như thế thì Phàn Tu, tự là Trì cũng có lý..Phần trên có nói : Một người chống gậy mỉa mai Khổng Tử : " Tay chưn không động, 5 giống lúa không phân biệt được " là ý muốn chê Khổng Tử không lao động. Trước thời Khổng Tử, chưa có tư nhơn dạy học, thâu học phí của đệ tử [ngày xưa chữ thúc tu (bó nem) là như học phí bây giờ]. Lúc đó cũng chưa có giới bình dân đi đó đi đây du thuyết, và hoạt động chánh trị...vì hế những kẻ ẩn sĩ rất chướng tai gai mắt với phong trào mới mẻ ấy. Ýù của Phàn Trì, có phải muốn chống đối thái độ thiếu lao động của Nho gia thời ấy chăng ? Hay là ông phẫn chí vì cái đạo không hành được trong lúc ấy chăng ? Hay là Phàn Trì đã nhận được sự cần thiết của lao động, cày cấy ; làm vườn là điều thực tế trong hoàn cảnh xã hội lúc đó ?
Tử Trương 子張 ( (503BC-?), người nước Trần 陳 cao đệ Khổng Tử, Luận Ngữ thiên 19 mang tên ông. Ông có họ là Chuyên Tôn, tên là Sư, tự là Tử Trương, người nước Trần, nhỏ hơn Đức Khổng Tử 48 tuổi, người có dung mạo đẹp đẽ, tư cách hòa nhã, lúc nào cũng có vẻ trang nghiêm, ở ngôi sang không mừng, không khinh người hèn, không ngại người khổ, không câu nệ, nên không tương đắc với các đồng môn. Hai ông Tăng Tử và Tử Du chê Tử Trương chưa thật là bậc nhân, vì cái học của Tử Trương có phần phóng khoáng thái quá, nhưng hai ông thì lại tỉ mỉ và câu nệ tiểu tiết. Tử Trương được đời sau phong là Uyển Khâu Hầu.Đệ tử truyện và Gia ngữ có viết : " Nhỏ hơn Khổng Tử 48 tuổi, người nước Trần ".Sách " Sách Ẩn " dẫn lời Trịnh Huyền : "
Người đất Dương Thành. Dương Thành thuộc về nước Trần... "Thiên Tôn Sư trong " Lã thị Xuân Thu " viết : " Tử Trương thuộc về một gia đình tầm thường ở nước Lỗ " như thế là cho Tử Trương là người nước Lỗ.Họ Chuyên Tôn đuổi Trần công tử, chuyện nầy thấy có chép trong sách Thông chí thị tộc lược...nhưng theo sách Tả truyện thì vào năm 25 đời Chiêu Công, Chuyên Tôn ra đi...Năm Chiêu Công thứ 25 thì Khổng Tử mới 35 tuổi thì Tử Trương chưa sanh, làm sao Tử Trương là con Chuyên Tôn được.
Họ Chuyên Tôn đẩy Trần công tử qua Lỗ, thế nên mới có thuyết Tử Trương là người nước Trần, nước Lỗ.Thiên Tiên Tiến trong sách Luận Ngữ có viết : " Tử Cống hỏi Sư với Thương (Bốc Thương) ai hiền ? " Khổng Tử đáp : " Sư thì thái quá, còn Thương thì bất cập ".
Tử Cống lại hỏi thêm : " Như thế thì Sư hơn chăng ? " Khổng Tử đáp : " Thái quá thì cũng như bất cập...vì Tử Hạ tánh tình đôn hậu thành thật, nhưng khí độ lại hẹp hòi, còn Tử Trương thì khí độ rộng rãi, tánh tình xốp nổi, hay khoa trương và hơi bạc... "Thiên Tử Trương trong sách Luận Ngữ có viết : Môn nhơn của Tử Hạ hỏi về chuyện giao thiệp với Tử Trương.Tử Trương hỏi : " Về chuyện đó thầy Tử Hạ nói như thế nào ? ".
Môn nhơn đáp :- Thầy Tử Hạ nói : Nếu người khá thì cùng giao thiệp. Nếu không khá thì cự tuyệt...Tử Trương nói : - Chỗ tôi biết thì khác : Người quân tử tôn hiền mà bao dung đám đông, khen người lành mà xót thương người dở...Ta có phải là kẻ đại hiền chăng ? Làm sao không dung người được ? Ta là kẻ chẳng hiền chăng ? Người ta sẽ cự tuyệt ta, ta làm sao cự tuyệt người được ? Xem chương nầy, chúng ta thấy khí độ hai người không giống nhau. Thiên Đàn cung trong sách Lễ Ký có viết : " Tử Hạ đã hết tang mà đến ra mắt...Ta đàn, họa đó mà không hòa, đàn mà không thành tiếng... Bảo rằng : Buồn chưa quên được...vì Tiên vương chế lễ mà không dám vượt qua... Tử Trương đã hết tang, mà đến ra mắt, ta đàn, họa đó mà hòa, đàn mà thành tiếng. Bảo rằng : Tiên Vương chế lễ, chẳng dám chẳng đến... ". Đọc chương nầy, ta thấy tánh tình hai người chẳng giống nhau. Tăng Tử nói : - Đường đường Tử Trương cũng khó mà sánh được cái nhơn của người ấy. Theo Đệ tử truyện, Tử Hạ nhỏ hơn Khổng Tử 44 tuổi, Tử Du nhỏ hơn Khổng Tử 45 tuổi, Tăng Tử nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi, Tử Trương nhỏ hơn 48 tuổi, 4 ông nầy là lớp thiếu niên đồng môn tuổi xấp xỉ nhau, mà Tử Trương nhỏ hơn hết. Mạnh Tử có nói : Khổng Tử đã mất, Tử Hạ, Tử Du, Tử Trương vì thấy Hữu Nhược giống thánh nhơn nên muốn dùng lễ thờ Khổng Tử, thờ Hữu Nhược mà bắt Tăng Tử phải theo. Tăng Tử không đồng ý (thiên Đằng văn Công) như thế, lúc Khổng Tử mất, 4 thầy kể trên là lãnh tụ của các đồng môn vậy. Trong thiên " Phi thập nhị tử ", Tuân Tử đã phê bình Tử Trương, Tử Hạ và Tử Du là 3 phái " tiện Nho " mà không đề cập đến Tăng Tử là vì cho phái của Tăng Tử là chánh thống. Sách Luận Ngữ ghi những lời đệ tử phát biểu ý kiến mình, về Tăng Tử thấy có 13 lần, Tử Hạ 12 lần, Tử Trương 2 lần, Tử Du 4 lần, 4 ông ấy là tuổi trẻ nhứt trong số đồng môn, và đó là số đệ tử nổi nhứt trong số đệ tử lớp sau. Số đệ tử lớp trước, như Nhan Tử, chỉ thấy lời nói có một lần ; và đó là lời tán tụng Khổng Tử, lời nói của Tử Cống có 7 lần ; trong số có 5 lần tán tụng Khổng Tử còn phát biểu ý kiến mình chỉ có 2 lần...Như thế thì số đệ tử từ lớp sau phát biểu ý kiến riêng của mình nhiều hơn lớp trước.
Tử Văn子文: làm Lệnh doãn nước Sở
Tử Vũ子羽: là tự của Công Tôn Quân 公孫揮 quan đại phu nước Trịnh 。đồng thời với Tử Sản (520BC)
Tử Uyên: Nhan Hồi (Xem Nhan Uyên)
Tỳ Thẩm 裨谌 là quan đại phu nước Trịnh.
Tỷ Can 比干 là một người trong hàng chú bác của bạo chúa nhà Ân là Trụ. Đế Tân (帝辛), Trụ (紂), Trụ Tân (紂辛) hay Trụ Vương (紂王) ở ngôi từ 1154 TCN - 1123 TCN[1] hoặc 1075 TCN - 1046 TCN. Tỷ Can thường can gián Trụ nên bị Trụ giết.
Thái Bá 太伯 : Thái vương nhà Châu ngày trước làm vua chư hầu, tước công, có ba người con là Thái Bá, Trọng Ung, Quý Lịch. Ông Quý Lịch sinh một trai tên Xương sau thành Văn vương lập nhà Châu. Thái vương biết Văn vương là người tài đức, muốn truyền ngôi cho Quý Lịch để Quý Lịch truyền ngôi cho Văn Vương. Thái Bá biết ý cha, bèn rủ em là Trọng Ung cùng đi hái thuốc mà đi lên phía bắc, ẩn dật ở xứ Kinh Man.
Thái miếu là điện thờ Chu Công ở nước Lỗ. Võ vương sau khi diệt vua Trụ nhà Thương lập nhà Châu, phong cho em là Châu công làm vua nước Lỗ.
Thái Sơn: Thái Sơn ở ngoài lãnh thổ nước Lỗ. Thiên tử có lệ phái vua chư hầu thay mình đi tế thần, gọi là lễ Lữ. Lúc bấy giờ Quý Khương Tử chỉ là quan đại phu mà lạm quyền đi tế Lữ.
Thái sư Chí 大師摯 quan thái sư nước Lỗ, tên Chí, đứng đầu bộ âm nhạc, bỏ sang nước Tề. Thái sư Thiếu sư lúc này là quan coi nhạc, khác đời sau, Thái sư là quan to ngang quyền tể tướng.
Thân Trành 申棖,tự Chu 周,học trò Khổng Tử, người nước Lỗ.
Thiên Công dã Tràng trong sách Luận Ngữ viết : Phu Tử nói : Ta chưa thấy ai cứng rắn... Hoặc có kẻ đáp : Có Thân Tranh. Phu Tử nói : Thân Tranh nhiều lòng dục, đâu có cứng rắn. Sách Tập giải viết : " Thân Tranh người nước Lỗ. Sách Đệ tử truyện không có tên Thân Tranh, chỉ có Thân Đảng, tự là Châu. Sách Chánh Nghĩa viết : " Người nước Lỗ. Sách Đệ tử khảo dẫn Lễ điện đồ của Văn ông nói có Thân Đảng ; Hán Vương Chánh bi có viết : " Không có lòng dục của Thân Đường ". Sách Luận Ngữ thích văn có dẫn lời Gia ngữ : " Thân Tục, tự Châu. Sách Sử ký, sách Ẩn lại viết Thân Trách...các thuyết đều khác nhau không biết đâu là đúng.
Thế Thúc 世叔 tức Tử Thái Thúc 子太叔,tên Du Cát 游吉,quan đại phu nước Trịnh sau khi Tử Sản chết, ông làm Tể tướng.
Thiệu Hốt 召忽: Người nước Tề thời Xuân Thu, đồng thời với Quản Trọng.Hai ông phò công tử Củ, khi Hoàn công giết công tử Củ, Thiệu Hốt chết theo, còn Quản Trọng theo phò Hòan công.
Thôi Tử 崔子: Ông tên là Thôi Trữ 崔杼, người thời Đông Chu liệt quốc, là quan Hữu Khanh nước Tề đã giết Tề Trang Công vì Tề Trang công tư thông với vợ Thôi Trữ.
Thúc Tề : Bá Di, Thúc tề 伯夷、叔齊 là 2 con vua Cô Trúc, chư hầu của nhà Ân.. Vua Cô Trúc chon Bá Di làm vua, Bá Di không chịi, bèn nhường cho em là Thúc Tề. Thúc Tề cũng từ chối. Sau cả hai giúp Vũ vương. Khi Vũ Vương kéo quân sang đánh Trụ ( vua nhà Ân), lập nhà Chu. Bá Di và Thúc Tề bỏ đi ở ẩn ở núi Thủ Dương, hái rau vi mà ăn chứ không ăn thóc nhà Chu.
Thúc Tôn Võ Thúc 叔孫武叔: Đại phu nước Lỗ sống đồng thời với Khổng Tử
Trang Tử 庄子: Trang tử ở đất Biện (thuộc Lỗ) cho nên nhiều sách ghi là Biện Trang 卞庄 hay Biện Trang Tử 卞庄子là người tay không đánh hổ.
Tràng Thư , Kiệt Nịch 長沮桀溺 hai nhà ẩn sĩ ỏ giữa nước Sở và nước Thái, cùng nhau làm ruộng, sống đồng thời với Khổng Tử.
Trần Cang 陳亢 (511BC~?) tự 子亢, và Tử Cầm 子禽,là người nước Trần học trò Khổng Tử.
Trần Tử Cầm 陳子禽 người này không rõ tông tích, có nhiều thuyết khác nhau, nhưng không phải là Trần Cang 陳亢, có tên trong sách Luận Ngữ ở 3 chương, chương 1 là Học nhi, chương 2, Tử Cầm hỏi Tử Cống và thiên Quí thị, chương Trần Cang hỏi Bá Ngư.Sách Luận Ngữ do Trịnh Huyền chú và thiên Đàn Cung trong kinh Lễ đều nói là đệ tử của Khổng Tử.Trong sách Đệ tử giải không có tên Trần Cang, mà chỉ có Nguyên Cang Tịch.Sách Gia ngữ viết : " Trần Cang, người nước Trần, tự Tử Ngươn, cũng tự là Tử Cầm, nhỏ hơn Khổng Tử 40 tuổi rồi cũng có người có tên là Nguyên Cang tự Tử Tịch, như thế thì Trần Cang và Nguyên Cang không phải là một người.
Thiên Đàn Cung viết : " Trần Tử Xa chết ở nước Vệ, vợ ông và quan Đại phu tính toán việc tuẫn táng mà Trần Tử Cang đến...Trịnh Huyền có lời chú : Tử Xa là Đại phu nước Tề, Tử Cang là em Tử Xa, như thế thì Tử Cang lại là người nước Tề.Sách Hán thơ, thiên Cổ kim nhơn biểu phân : Trần Cang, Trần Tử Cầm và Trần Tử Cang là 3 người, và không cho là đệ tử của Khổng Tử.
Trần Thành Tử 陳成子 tức Trần Hằng 陈恒 , cũng có hiệu là Điền Thành Tử quan đại phu nước Tề khoảng 481 BC. đã giết Giản công,
Trần Văn Tử 陳文子:làm quan nước Tề thời Tề Trang Công.
Trọng Cung 仲弓 : họ Nhiễm冉, Nhiễm Ung 冉雍, tự Trọng Cung 仲弓,tự Hành 行。người nước Lỗ , cùng họ với Nhiễm Bá Ngưu 周冉伯牛, là học trò Khổng Tử. Ông là người có đức hạnh , Khổng Tử khen là có thể làm vua (Nam diện: vua thường ngồi quay mặt về phương nam) .
Sách Tập giải dẫn lời Trịnh Huyền viết : Người nước Lỗ. Sách " Sách Ẩn ", dẫn lời Gia ngữ viết : " là tông tộc của Bá Ngưu, nhỏ hơn Khổng Tử 29 tuổi ". Thiên Ung dã trong Luận ngữ viết : Phu Tử gọi Trọng Cung bảo : " Con của trâu lang mà đã có sừng và sắc đỏ (có thể dùng cúng tế) tuy muốn chẳng dùng, nhưng núi sông (thần thánh) đâu có thể bỏ được. " Gia ngữ cũng có viết : " Sanh trong gia đình một người cha bất hiếu ". Sách Đệ tử truyện viết : " Cha của Trọng Cung là người đê tiện ". Những điều đó đều do ức đoán của sách Luận Ngữ mà ra. Trong thiên Tiên Tiến thì liệt Trọng Cung vào hạng đức hạnh, trong thiên Ung Dã, Khổng Tử khen " Có thể khiến ngồi day mặt về phương Nam " là rất hợp với ý trên. Trọng Cung thường làm quan Tể cho Quí thị (xem thiên Tử Lộ) mà thành tích chánh trị không thấy ghi trong sách vở, không hiểu tại sao...
Trọng Thúc Ngữ 仲叔圉:tức Khổng Văn Tử 孔文子。 tên là Khổng Ngữ 孔圉,tự Trọng Thúc 仲叔, làm quan đại phu nước Vệ.
Văn Công 晉文公(697-628 BC),là con của Tấn Hiến Công , họ Cơ tên Trùng Nhĩ, làm vua 9 năm, là một trong ngũ bá thời bấy giờ.
Vệ Linh Công 衛靈公:tên Cơ Nguyên, vua nước Vệ thời Xuân Thu, đồng thời với Khổng Tử.
Vệ công Tôn Triều 衛公孫朝: Ông là quan đại phu nước Vệ tên là Công Tôn Triều, sống đồng thời với Khổng Tử.
Vi Sanh Cao 微生高: Họ Vi Sanh 微生,tên 高,người nước Lỗ thời Xuân Thu , học trò Khổng Tử.
Vi tử 衛子 hay 衛子夫
(90BC),Tự Tử Phu
子夫, ông người nước Vi, anh em cùng cha khác mẹ với vua Trụ, bỏ nước ra đi
Vu Mã Thi: Gia ngữ viết : tự là Tử Kỳ, người nước Trần, nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi. Sách Luận Ngữ lại chép là : Vũ Mã Kỳ (thiên Thuật nhi). Đệ tử truyện chép : tự Tử Kỳ.
Sách Hán thơ, thiên Lễ kim nhơn biểu, và thiên Câu bị lãm của Lã thị Xuân Thu cũng chép là Tư Mã Kỳ.
Vương Tôn Giả : là quan đại phu nước Vệ. Khi Khổng Tử qua Vệ, Vương Tôn Giả cho rằng Khổng Tử muốn làm quan nước Vệ nên nói câu trên để dò là ý tứ Khổng Tử. Thần Áo là thần bậc trên, Táo quân là thần nhỏ. Ý nói nên nhờ thần cấp thấp hơn là thần cấp cao, nghĩa là nên nhờ ông ta, quan đại phu thì hay hơn là xin vua. Khổng Tử trả lời khéo léo rằng người quân tử không cần cầu cạnh ai, dầu là cầu thần Áo hay ông Táo. Người chân chánh thì Trời giáng phước, kẻ gian ác thì Trời trừng phạt, thần Áo hay thần Táo cũng chẳng thể cứu giúp được."
Vũ 禹: tức vua Vũ nhà Hạ, được gọi là Hạ Vũ (2205 TCN – 2198 TCN[) là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đầu tiên lập chế độ cha truyền con nối. Tên khi sinh của ông là Tỉ Văn Mệnh ( 姒文命), cũng được gọi là Đại Vũ (大禹). Cha của ông Vũ l2 ông Cổn được vua Nghiêu sai đi trị thủy nhưng không thành. Vua Nghiêu truyền ngôi cho ông Thuấn , vua Thuấn xử tử ông Cổn. Ông Vũ tiếp tục công việc của cha trong 13 năm hoàn thành 9 con sông mới.Vua Thuấn nhường ngôi cho ông Vũ chứ không cho con trai mình là Thương Quân.
Vũ thành 武城 một ấp ở nước Lỗ
Vương Tôn Giả 王孙贾: người nước Vệ thời Xuân Thu, làm quan đại phu thời Vệ Linh Công (khoảng 502BC).