Friday, July 30, 2010

SƠN TRUNG * TÂM ĐỊA & HÀNH ĐỘNG CỦA VIỆT CỘNG

SƠN TRUNG * TÂM ĐỊA & HÀNH ĐỘNG CỦA VIỆT CỘNG

Đặng Tiến đài BBC ngày thứ năm 24-6-2010 loan tin tướng Pháp là Marcel Bigeard đã mất ngày 18-6-2010 thọ 94 tuổi. Ông là một binh nhì leo dần lên cấp tướng bốn sao, đã bị bắt làm tù binh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Năm 1988, ông dặn vợ con "Hãy rải tro hỏa táng tôi xuống lòng chảo Điện Biên Phủ."

Tướng Marciel Bigeard - ảnh của Quân đội Pháp cung cấp

Ông Marciel Bigeard tham gia trận Điện Biên Phủ với hàm trung tá

Ý tưởng ông thật lạ lùng. Quan điểm này trái với phong tục Pháp và Việt Nam. Người Việt Nam ta nghĩ rằng " Lá rụng về cội", đa số muốn về chết ở quê hương hay chôn tro cốt ở quê hương. Tuy nhiên một số người Việt lại về quê mang hài cốt tổ tiên ra hải ngoại mà chôn cất vì tại Việt Nam không còn thân nhân, hoặc là sợ nắm xương tàn của thân nhân không được " mồ êm mả đẹp" vì chính sách của cộng sản luôn dời nghĩa trang để chiếm đất và bán đất lấy tiền bỏ túi.


Tại Việt Nam đa số nhân dân muốn ra ngoại quốc sinh sống. Nếu cột đèn biết đi thì cũng vượt biên. Không những dân miền Nam bỏ nước ra đi mà dân XHCN nghĩa cũng bỏ nước ra đi bằng cách này hay cách khác.

Tướng Bigeard

Tướng Bigeard là tác giả của hơn 15 đầu sách

Tại sao tướng Marcel Bigeard lại muốn trở lại Việt Nam? Ông là một sĩ quan anh dũng, đã bị giam cầm, chịu bao tủi nhục với các chiến hữu của ông. Một số chiến hữu của ông đã nằm lại Điện Biên Phủ và ông muốn sống chết có nhau, muốn trở lại nằm bên cạnh các chiến hữu của ông, binh sĩ dưới quyền của ông. Đó là con người thủy chung, có đạo nghĩa và khí tiết của một quân nhân. Ông khác với những ông tổng thống hoặc ứng cử viên tổng thống trốn quân dịch , hoặc những ông tướng tháo chạy bỏ lại đồng đội đàng sau. Ý tưởng của ông cũng giống Nam Lộc trong bài ca "Người di tản buồn ":Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ..."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_marcel_bigeard.shtml

Hình của ECPAD



Tin tức Việt Nam và ngoại quốc đều loan tin bộ Quốc Phòng và Ngoại giao Việt Nam đã từ chối yêu cầu của tướng Marcel Bigear.


Nguồn tin trên gây cho người đọc ngạc nhiên. Tại sao Việt Nam từ chối?
Giới chức Việt Nam không muốn nêu tên nói rằng Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam không ủng hộ ý kiến đó, vì không muốn tạo tiền lệ.

Theo trang tin điện tử History News Network cùng ngày, khước từ của Việt Nam được xem như một ngụ ý đối với các binh sĩ Mỹ có thể sẽ có những yêu cầu tương tự.
Nguồn: AFP, History News Network
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-bigeard-07-28-2010-99458129.html

Chúng ta thử tìm hiểu thử xem.
1.Phải chăng Việt Nam ái quốc cực đoan và thù dai?
Nếu ái quốc thì tại sao bán nước cho Tàu? Nếu anh hùng thì sao lại quỳ lạy Trung Quốc?Nếu ghét xâm lược tại sao Việt Cộng xây mộ phần và bia tưởng niệm các lính Trung Quốc xâm lược năm 1979 tại Lạng Sơn?
2. Phải chăng sợ Tàu? Có thể. Sợ Tàu giận cho nên từ chối. Phải chăng Việt Nam "nhức đầu " về các xác chết của liệt sĩ Trung Quốc tại Trường Sơn và miền Nam trong chiến tranh? Phải trả tiền? Bao nhiêu tiền? Bao nhiêu đất? ?Phải xây lăng mộ, nghĩa trang và cúng tế?
3. Phải chăng từ chối là để làm tiền? Cộng sản rất khôn lanh trong tiền bạc. Cải Cách Ruộng Đất, đánh tư sản chẳng qua là cướp tài sản nhân dân. Quốc doanh, HTX cũng là những cách cướp nguồn sống của nhân dân. Sau 1975, Việt cộng đòi Mỹ bồi thường 50 tỷ Mỹ kim. thì mới được bang giao với nước Việt Nam anh hùng! Trại tị nạn Hồng Kông đuổi người Việt, Đông Đức đuổi người Việt cuối cùng phải chi tiền cho Việt Cộng thì chúng mới cho người về. HO cũng vậy? Việt Cộng nhìn qua vụ tướng Marcel Bigeard đã thấy một mối làm ăn lớn. Sau này tướng Mỹ, lính Mỹ, tướng "ngụy" lính ngụy" muốn về nằm ( bằng tro bụi) đều phải chi tiền! Diệu kế! Diệu kế! Nhìn xa thấy rộng một con đường làm ăn xán lạn vô cùng!
4. Giả sử việc này là do ghét Pháp thực dân. Nếu ghét Pháp Mỹ tại sao buôn bán với Âu, Mỹ, nhận viện trợ Pháp Mỹ, và cầu cạnh Pháp Mỹ? Ngày 18-12-2009, Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin đại tướng Phùng Quang Thanh đã sang thăm Pháp.
Để đạt được điều này, hai bộ trưởng quyết định sớm triển khai các thỏa thuận hợp tác quốc phòng đã được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của Thủ tướng Pháp François Fillon.

Cụ thể, hai bên sẽ xúc tiến thành lập Ủy ban hỗn hợp cấp cao, có nhiệm vụ triển khai các chương trình chiến lược và hợp tác quân sự Việt-Pháp. Hai bộ trưởng đã đề cập đến nhiều lĩnh vực có triển vọng xúc tiến hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và hợp tác đào tạo, nhất là trong ngành quân y...

Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ coi trọng mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp. Đại tướng đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn quân sự hai nước, triển khai các chương trình hợp tác công nghiệp quốc phòng, nâng cấp trang thiết bị quân sự và đào tạo. Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã mời vị đồng nhiệm của mình sang thăm Việt Nam.

Về phần mình, Bộ trưởng Hervé Morin cho biết Pháp đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong khu vực châu Á, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên xây dựng mối quan hệ đối tác dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và bằng mối quan hệ sâu rộng và lâu bền.. . .

Trong thời gian ở thăm Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có buổi làm việc với tập đoàn Hàng không Quốc phòng và Không gian châu Âu (EADS). Ông Louis Gallois, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Việt Nam, bày tỏ mong muốn quan hệ này không chỉ phát triển trong lĩnh vực hàng không dân dụng mà cả trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng và không quân.

Sau khi đại diện tập đoàn giới thiệu các sản phẩm của mình, hai bên đã trao đổi những khả năng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là vấn đề đào tạo phi công và phát triển công nghệ quốc phòng Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đoàn cũng thăm trụ sở Bộ Chỉ huy không quân Pháp và Trung tâm điều hành các hoạt động không quân của Pháp./.

(TTXVN/Vietnam+)


http://www.vietnamplus.vn/Home/Bo-truong-Quoc-phong-Phung-Quang-Thanh-tham-Phap/200912/28205.vnplus


Đài VOA loan tin Pháp cũng hy vọng không chỉ cung cấp các thiết bị quốc phòng đơn thuần theo hợp đồng thương mại cho phía Việt Nam mà kèm theo là gói chương trình đào tạo, huấn luyện, bảo trì…, tất cả các khâu trong quá trình sử dụng trang thiết bị quân sự do phía Việt Nam đặt hàng.

Cũng theo AP, trước khi đặt những đơn hàng này của Pháp thì Nga là nước cung cấp chính các loại thiết bị quốc phòng cho Việt Nam.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/france-vn-military-07-27-2010-99307079.html

Sự kiện trên cho chúng ta thấy Việt cộng bao giờ cũng nhỏ nhen, thù dai và trong mọi vấn đề đều có thái độ cao ngạo và làm tiền. Rõ rệt nhất là sợ Trung Quốc. Trung Quốc cũng thù dai, làm tiền với Nhật Bản. Có lẽ Việt cộng muốn chính phủ Pháp thi hành các "thủ tục đầu tiên".

Và điều này cho chúng ta thấy tâm địa cộng sản là nhỏ nhen, tàn ác, thiếu suy luận hợp tình hợp lý. Trong đối xử với nhân dân và trong bang giao quốc tế, bao giờ cộng sản cũng gian manh và thủ lợi.

*

Saturday, July 24, 2010

SƠN TRUNG * CỘNG SẢN TẤN CÔNG HẢI NGOẠI


Trước 1975, cộng sản Việt Nam đã xâm nhập nước Mỹ. Từ sau 1975, cộng sản đã xâm nhập nhiều hơn. Một số thân cộng hay gián điệp cộng sản đã được Mỹ đem theo. Ở đâu cũng có cộng sản cụ thể như vụ tàu Việt Nam Thương Tín. Vụ đi bán chánh thức do Mai chí Thọ tổ chức có ba mục đích. Một là lấy vàng, hai là gửi gián điệp ra hải ngoại, và ba là đuổi bớt người để lấy nhà, lấy đất. Vụ HO và các vụ bảo lãnh đã là cơ hội cho cộng sản trà trộn người theo.

Một số HO giả mạo, một số trí thức như bác sĩ, kỹ sư và dân chúng cam tâm làm tay sai cho cộng sản, nhận làm công an, tình báo để được cộng sản dễ dàng cấp giấy xuất cảnh. Sau ngày Việt Mỹ nối lại bang giao, Mỹ cho phép người Việt Nam sang Mỹ du lịch và đi du học. Rồi việc hôn nhân, lao động đã đưa một số cộng sản xâm nhập nước Mỹ .Ngay du học sinh cũng đã đến mấy chục ngàn.Riêng Thích Nhất Hạnh đã dùng kế khổ nhục trong màn Bát Nhã mà nay ông đã thành công đưa khoảng 70 công an và triệu phú đỏ ẩn dạng tu hành sang Mỹ "tị nạn"!
Nghị quyết 36 của cộng sản mở đầu cuộc đánh phá và chiêu dụ hải ngoại. Họ đã thành công một phần. Rõ rệt là Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ và một số nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, bác sĩ , kỹ sư và nhà đầu tư.

Nay chính phủ Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam nên tỏ ra dễ dãi với Việt cộng cho nên Việt Cộng càng dễ hoạt động và gây khó khăn trong kinh tế, chính trị và tâm tư người Việt Quốc gia. Người Việt quốc gia đã bỏ nhà, bỏ tài sản, bỏ tánh mạng để tìm tự do mà nay lại phải đối mặt với kẻ thù ngay tại đất Mỹ là miếng đất tự do cuối cùng của họ.
Cộng sản luôn luôn có tư tưởng và hành động xâm chiếm và đánh phá. Chúng xâm chiếm miền Nam, xâm chiếm Lào Miên, cướp đất, bán nước, khủng bố dân chúng trong nước và sau cùng là xâm chiếm hải ngoại.

I. MỤC ĐÍCH CỦA CỘNG SẢN

1.Chính trị:
Xâm chiếm hải ngoại để chúng tiêu diệt tinh thần chống cộng của nhân dân Việt Nam và đặt ách thống trị lên người Việt hải ngoại. Chẳng hạn, tại Việt Nam, chúng không đàn áp được Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chúng không bẻ được ý chí của hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Không Tánh, và Phật giáo hải ngoại, thì chúng đã dùng các chính sách mua chuộc, lợi dụng và đánh phá.

Trong nước chúng đã mua chuộc Lê Mạnh Thác, hải ngoại kéo được Trần Quang Thuận.Chúng lợi dụng Thích Nhất Hạnh, cộng tác với Thích Nhất Hạnh. Trước đây, một số tăng ni theo Phật giáo Thống nhất, nay họ hiện rõ bộ mặt thân cộng, đánh phá Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Họ đánh phá Phật giáo một cách bí mật và công khai. Họ công khai chỉ trích ông Võ văn Ái, vu khống các vi tu sĩ Phật giáo, họ lập hệ thống riêng, tổ chức riêng. Họ cố ý gây cho các tôn giáo xung đột, nhất là nhắm làm ta rã Phật giáo Thống nhất là một lực lượng dân tộc, luôn luôn đi tiên phong trong việc vệ đạo và vệ quốc.

Họ vu cáo các tu sĩ Phật giáo là cộng sản. Những lời tố cáo này không đúng. Như hòa thượng Trí Quang bị tố cáo là cộng sản, họ lại tố cáo ông nhận mỗi tháng hàng triệu Mỹ kim của Mỹ (?), ông được Mỹ chứa chấp trong cơ quan của Mỹ. . . Trên bình diện lý luận, kết luận ông Trí Quang là cộng sản thì còn thiếu vì ông còn có thể là người của Mỹ! Biết đâu, biến cố miền Trung một phần lớn là do Mỹ?

Họ tố cáo một số tu sĩ Phật giáo trước đây theo cộng sản. Trên bình diện chính trị, những ai trước đây là thân cộng hay là cộng sản mà nay đã từ bỏ cộng sản, trở về với chủ nghĩa dân tộc, chống lại cộng sản như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang. . .chúng ta đều hoan nghênh.

Ngoài ra họ đã cố tâm gây cho Phật giáo và Thiên chúa giáo xung đột bằng cách này hay cách khác. Nhóm Giao Điểm là một minh chứng cụ thể. Họ mượn danh Phật giáo để tấn công Thiên Chúa giáo. Xin đồng bào nhận rõ mưu gian của cộng sản.

2.Kinh tế:

Xâm lăng hải ngọai là để chiếm tiền bạc, kho tài nguyên phong phú ở đây. Chúng lấy tiền hải ngoại đồng thời lấy tiền của dân trong nước trong các vụ lao động nước ngoài, buôn người, đưa người xâm nhập bất hợp pháp ra hải ngoại. Đồng thời chúng dùng những người này hoạt động bất hợp pháp như trồng cần sa, buôn bán ma túy, buôn lậu, mãi dâm, lập những băng xã hội đen để khủng bố, cướp phá và kinh tài cho cộng sản.

3. Tình báo:

Cộng sản bao giờ cũng chú trọng việc tình báo . Những ca sĩ, những kẻ đội lốt tu hành thật ra là những công an. Họ làm văn nghệ, làm từ thiện chẳng qua là cái áo bên ngoài, bộ mặt bên ngoài đẹp đẽ của hồ ly tinh nhằm bóp chết tự do dân chủ của nhân dân hải ngoại.Họ dùng cái vỏ văn hóa để làm việc phi văn hóa. Họ lợi dụng nền tự do dân chủ của hải ngoại để phá hoại tự do dân chủ nơi đây.

4. Quân sự:

Nay số du học sinh, tu hành, lao động, du khách Việt cộng đã lên đến hàng trăm ngàn. Nếu cần, lực lượng này sẽ đánh phá "Mỹ ngụy" ngay trên đất Mỹ, bằng quân sự hay bán quân sự hay du kích chiến nhất là khi chiến tranh Mỹ Hoa khởi đầu mà cộng sản Việt Nam cam tâm làm nô lệ cho Trung cộng.

Ban đầu chỉ là tuyên truyền, dần dần, chúng sẽ có một lực lượng mới chống phá chính trị và kinh tế hải ngoại. Chúng sẽ đặt ách nô lệ lên đầu cổ người Việt hải ngoại, và hoàn thành một đạo quân gián điệp cho Việt Cộng và Trung Cộng trong các lãnh vực kinh tế, chính trị và khoa học.

II.CÁC HÌNH THỨC

Như trên đã trình bày, một số Việt kiều nằm vùng , du học sinh, cán bộ cộng sản tại hải ngoại, hôn nhân, những nhà tu hành giả hiệu hay biến chất, những nhà "đối kháng giả hiệu". . .đã dần dần lộ mặt.

Họ đã dùng các chiến thuật sau:
1. Họ là những nhà tu hành giả mạo, hoặc nhà tu " quốc doanh" , hoặc cá nhân đã mượn danh nghĩa từ thiện để kinh tài cho cộng sản như Thích Thanh Từ, Thích Trí Dũng, Hồng Y Phạm Minh Mẫn.. .
+Họ quyên tiền cứu trợ bão lụt
+Họ kêu gọi giúp người tàn tật.
+Họ kêu gọi giúp trẻ mồ côi.
+Họ kêu gọi góp tiền làm nhà cho các thầy cô. Một số cựu học sinh Trưng vương Gia Long đã góp tiền xây nhà cho thầy cô, được it lâu thì những nhà này bị đảng hay những tay gian lận bán mất!
+Họ kêu gọi việc tìm mộ sĩ quan VNCH, giúp thương binh VNCH nhưng sự thực như thế nào?
Chính người cộng sản đã xây mộ không có cốt, hoặc bỏ xương chó, xương trâu làm xương liệt sĩ của họ thì làm sao họ thành thật trong việc tìm mộ, tìm cốt sĩ quan VNCH?
Chúng ta nên biết rằng việc từ thiện, việc cứu tế xã hội là độc quyền của cộng sản, các vị Quảng Độ, Không Tánh trong Phật Giáo Thống nhất bị cấm làm từ thiện. Tất cả đồ cứu trở phải vào tay cộng sản để họ bỏ túi.
2. Họ kêu gọi về Việt Nam đầu tư.
3.Họ tích cực hoạt động để chinh phục lòng tin của cộng đồng sau đó lèo lái cộng đồng, hoặc phá hoại cộng đồng.
4.Tổ chức văn nghệ, xâm nhập hàng ngũ văn nghệ và lôi kéo các văn nghệ sĩ hải ngoại. Sự hiện diện của văn công cộng sản là sự hiện diện công khai của cộng sản tại hải ngoại. Trong hiện tại, cộng sản chỉ đưa ra một vài ca sĩ trong các chương trình văn nghệ nhưng tương lai, cộng sản sẽ gạt hết ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại để ca sĩ, nhạc sĩ cộng sản độc diễn.
5. Dùng miệng lưỡi xuyên tạc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, đoàn thể và cá nhân.
6. Xâm nhập báo chí, đài truyền thanh. Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Nhật Tiến, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, . . . đã công khai chỉ trích người Việt hải ngoại.
Trong lãnh vực này, có khi họ công khai chỉ trích cộng đồng, hoặc lúc chỉ trích cộng sản, lúc ca ngợi cộng để làm rối mù dư luận. Một người của họ ký nhiều tên và xúi dục những người nhẹ dạ gây nên sóng gió trong cộng đồng.

+ Trước đây, nhiều kẻ tự xưng là con của Vũ Trọng Phụng, hay tự xưng người tù cùng Trần Văn Tuyên viết nhiều lời để mạ lỵ Trần Văn Tuyên. Cũng có kẻ mượn danh con cháu Nhất Linh để vu vạ các nhà văn trong TLVĐ.
+Họ tấn công, vu khống cá nhân hay một nhóm người đã hoạt động cho cộng đồng.
+Họ dùng pháp lý để gây thiệt hại cho những người hoạt động cộng đồng.
+Đôi khi họ đưa ra những tên giả, việc giả như Vũ Hạnh đã giả tên người Ý A. Pazzi trong quyển "Người Việt Cao Quý. Trong khi chống Mỹ, đề cao lòng yêu nước cũng là một cách chống Mỹ. Trong mọi sự, cộng sản chú trọng vào chính trị. Một số người ở hải ngoại cũng làm việc tương tự. Theo Lê Xuân Nhuận và nhiều người khác, DHN với " bản dịch" Saigon Et Moi Của Cựu Đại Sứ Pháp Mérillon cũng là việc ngụy tạo . Những cuộc trình diễn văn nghệ, sự có mặt của văn công cộng sản là một hành động chính trị của cộng sản, và việc giới thiệu các ni, sư, cha, soeur quốc doanh, và việc xin tiền, quyên góp chỉ là chính sách kinh tài của cộng sản, đồng thời mang tính chất chính trị, thể hiện nghị quyết 36 của cộng sản. .

7. Họ dùng các cơ sở tôn giáo để kinh tài và hoạt động gián điệp và phá hoại:
Trước 1975, cộng sản đã trà trộn trong các tôn giáo để hoạt động chống phá quốc gia. Nay họ vẫn theo sách lược cũ. Có những gia đình cha mẹ, anh chị em đi tu xây dựng ba bốn cái chùa. Rõ ràng đó là kinh doanh gia đình hoặc đó là một chi bộ cộng sản nằm vùng.

Đã nhiều lần cộng sản lường gạt nhân dân ta. Trước đây, dân Miền Nam đã tin rằng Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải là tay sai cộng sản. Trước đây nhiều trí thức và dân chúng ủng hộ cộng sản, theo GPMN nay thì đã thấy mặt thật cộng sản. Bọn Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Hảo sau một thời gian phục vụ cộng sản đã phải bỏ nước mà đi.
Chúng ta phải sáng suốt trước cuộc xâm lăng của cộng sản. Chúng ta phải kiên quyết phân biệt tốt xấu, thiện ác. Đi đến với các sư cha quốc doanh là theo sa tăng. Nghe văn công Việt cộng ca hát mà vỗ tay và vui cười là chấp nhận sự thống trị của cộng sản. Họ dùng văn nghệ sĩ trong lãnh vực văn hóa và nhà tu hành trong lãnh vực tôn giáo và từ thiện để đặt ách độc tài thống trị vô văn hóa, vô nhân đạo, phi tôn giáo lên người Việt Quốc gia hải ngoại. Chúng là những con hồ ly tinh giả làm mỹ nữ để mê hoặc những người nhẹ dạ sau đó chúng sẽ nhai xương, nuốt thịt và bắt linh hồn con người!

Họ kêu gọi đoàn kết, xóa bỏ hận thù nhưng họ thẳng tay cướp đất dân oan, đánh đập và khủng bố các trí thức, các nhà dân chủ thì làm sao mà hòa giải với nhân dân? Họ không thương yêu nhân dân trong nước thì sao mà yêu bọn "Mỹ ngụy"? Họ nói thương dân nhưng họ không chia sẻ quyền lợi cho nhân dân, họ không cho dân chúng quyền tự do dân chủ, họ chỉ chủ trương độc tài đảng trị, phục vụ cho quyền lợi vài ba gia đình, vài ba ngàn đảng viên thân tín. Độc tài đảng trị thì không thể nào thương dân, hòa hợp, đoàn kết với nhân dân!

Bên kia bờ đại dương, cộng sản đã bóc lột nhân dân, cấm đoán mọi thứ tự do của nhân dân , cướp bóc tài sản của nhân dân, của các giáo hội và tài sản quốc gia, nay thì chúng càng ngày càng công khai xâm phạm hải ngoại. Chúng ta còn một chút tự do, xin đồng bào hải ngoại có ý thức bảo vệ cái tự do mà chúng ta đã hy sinh mà có được. Cuộc tranh đấu của Lý Tống là một hành động chống cộng sản thâm độc để bảo vệ tự do của người Việt Quốc gia.

Đề tài liên hệ:

TIẾNG GỌI GIỮA ĐÊM KHUYA CỦA ĐÀN MÈO HÓA CÁO


*

Saturday, July 17, 2010

GIA HỘI * CHÍNH SÁCH HIỆN NAY CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHÍNH SÁCH HIỆN NAY CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM


GIA HỘI

Ngày nay, cộng sản Việt Nam thực hiện nhiều chính sách. Sau dây là những điểm chính:
1. Cướp tài sản nhân dân, tham nhũng.

Cộng sản cướp tài sản, phá hoại đất nước công khai như vụ cướp Việt Nam quốc tự,
tòa Khâm sứ Thái Hà, bán đất của của nhân dân, tham nhũng trong vụ cầu Cần Thơ. . .Chúng tham nhũng, bao che cho tham nhũng như vụ án PMU 18, miễn tố thứ trưởng Giao thông Vận tải, khởi tố ngược lại một tướng một tá công an cùng hai nhà báo. Lê Đức Anh bị tố là tham nhũng trước Đại hội Đảng 10 là thế, nay cũng bị cho chìm xuồng, và được Nguyễn Minh Triết trao huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Chúng rút hết ngoại tệ, tiền tệ lạm phát phi mã. . Chúng ra sức bóc lột dân chúng khiến cho dân chúng khốn khổ, phải đem thân làm nô lệ và bán thân xác tại Đài Loan, Đại Hàn, Sigapore, Kampuchia, Thái Lan. . Trong khi dân chúng thiếu cơm áo, mất nhà cửa, còn chúng thì lâu đài ngang dọc, vua chúa và thực dân cũng còn thua xa.








(H1. Biệt thự của cựu bí thư tỉnh ủy Vũng Tàu)







(H.2. Dân bị cướp đất biểu tình)


(H3. Dân chúng biểu tình đòi nhà đất tại Sàigòn)


2. Khủng bố nhân dân.






Chúng cấm tự do tôn giáo, đàn áp Phật giáo Việt Nam thống nhất, khủng bố các nhà tranh đấu dân chủ, bỏ tù nhân dân. Chúng cúi đầu làm nô lệ Trung Quốc, bán nước cầu vinh.


(H4. trái và phải: Công an do tên trung tá ác ôn Lê Quý Luận chỉ huy đàn áp các ông đồ trong tết kỷ sửu 2009 tại Văn Miếu Hà Nội. )

















(H5. linh muc Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa án CS)


3. Mê tâm

Chúng phản quốc, bán nước, hại dân, độc tài, tàn ác. Chúng sợ dân chúng vùng lên đạp tan chế độ cộng sản. Một mặt chúng khủng bố, đàn áp, một mặt chúng thi hành chính sách mê tâm để dân chúng ham vui chơi, theo đuổi nhục dục, mê cái này,cái nọ mà quên ý chí đấu tranh.

(H6.Mừng tết kỷ sửu 2009 tại Hà Nội)




(H7. Chợ hoa Nguyễn Huệ Sàigon tết kỷ sửu 2009 )

Chúng bán xì ke, ma túy, thuốc lắc khắp nơi để đầu độc nhân dân và cũng để kinh doanh. Sách báo bây giờ thiên về tình dục, các cơ sở giải khát, giải trí, khách sạn, nhà hàng đầy rẫy nạn cà phê ôm, karaoké ôm, tắm ôm, bia ôm. . .
Mấy năm gần đây đặc biệt là năm nay, chúng trang trí thành phố với hoa hòe, tranh ảnh, nhảy múa để dân chúng quên nhục vong quốc và cảnh đói nghèo của tuyệt đại đa số nhân dân.



Quả thật:

" Già Hồ lớn tiếng xưng xe ái quốc, bản chất phản quốc,

Đảng Cộng to mồm khoác lác vị dân, thực tế hại dân"


Tóm lại, cộng sản bán nước, hại dân. Chúng ta phải diệt trừ cộng sản để cứu quốc và kiến quốc.


Gia Hội

Xin nghe bài Mẹ Việt Nam ơi.Thơ Hoàng Phong Linh




==

Posted by sontrung at 9:23 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 100

Friday, July 16, 2010

PHỤ LỤC



CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC VÀ MỸ CÓ THỂ XẢY RA HAY KHÔNG
?
***
Trong những loại bài trước,với nhịp đập của con tim Việt Nam, chúng tôi bày tỏ sự lo sợ Trung Quốc sẽ gây chiến tranh thứ ba. Tuy nhiên, những chính trị gia và những tiến sĩ chính trị học quốc tế có những ý kiến lạc quan, tin rằng Thái Bình Dương muôn năm vẫn thái bình. Họ tin rằng hai bên không thể xảy ra chiến tranh dù là chiến tranh lạnh. Trong khi bày tỏ ý kiến mình, chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến của những người khác. Chúng tôi xin sưu tập và đăng lên để bạn đọc rộng đường dư luận.
Tựu trung, thế giới có hai ý kiến, một là đi đến chiến tranh và hai là không có chiến tranh. Trong sòng bài có nhiều trò chơi, nhưng bàn "tài xỉu" thì đông người chen chúc. Sấp hay ngửa? Tài hay xỉu" ?
Dù tài hay xỉu, Việt Nam chắc chắn bị Trung Cộng chiếm đoạt.Đó là những ý kiến chính trong giai đoạn này.
Ai đúng ai sai, chúng ta sẽ chờ xem.
Sơn Trung


***
Liệu Mỹ và Trung Quốc có xảy ra chiến tranh lạnh hay không?

Phát biểu mới nhất của nhà ngoại giao kỳ cựu Henry Kissinger

Chủ Nhật 21, Tháng Ba 2010, do DT


Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.

Henry Kissinger.



Hiện nay mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở vào thời điểm gay go nhất, sau khi Trung Quốc kiên quyết phản đối một loạt hành động của Mỹ mà Trung Quốc cho là xâm phạm chủ quyền nước họ, và mới đây nhất khá đông nghị sĩ Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama tỏ ý kiên quyết trả đũa Trung Quốc về việc định giá đồng Nhân Dân Tệ quá thấp, vì thế làm nạn thất nghiệp ở Mỹ tăng cao. Dư luận thế giới cho rằng từ nay cho tới ngày bầu cử giữa kỳ ở Mỹ (đầu tháng 11/2010), cuộc khẩu chiến giữa nước sẽ ngày một gay gắt; nhiều người nói có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh như kiểu quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô cũ trước kia. Đầu tháng 3 Mỹ đã cử Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và một quan chức ngoại giao cấp cao là ông Jeffrey Bader đến thăm Bắc Kinh trao đổi quan điểm nhằm tìm lối thoát.

Trong bản thông báo phát đi hôm 16/3/2010, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: theo lời mời của Hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa đến thăm Bắc Kinh. Ngày 15 ông đã được Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp.

Nhân dịp này tiến sĩ Kissinger 87 tuổi đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Nhà báo Thuỷ Quân Ích thực hiện cuộc phỏng vấn, chủ yếu tập trung vào vấn đề quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Nguyên văn cuộc phỏng vấn như sau (dịch theo bản Trung văn). Chú ý: vì là phỏng vấn trên truyền hình nên có chỗ Thuỷ Quân Ích nói với khán giả chứ không phải nói với ông Kissinger.



Thuỷ Quân Ích: Gần đây Trung Quốc trở thành đề tài bàn luận nóng sốt trên thế giới, có lúc Trung Quốc được thế giới ca ngợi, ca ngợi rất cao, có lúc Trung Quốc cũng trở thành đối tượng công kích của thế giới. Rốt cuộc tại Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì vậy?

Kissinger: Xưa nay Trung Quốc bao giờ cũng là một quốc gia đặc biệt, vì thế đây là nguyên nhân được thế giới rất quan tâm. Trung Quốc không những có lịch sử lâu đời mà còn có nền văn hoá độc đáo. Hiện nay Trung Quốc đang trải qua tiến trình phát triển chưa từng có. Đây là một quốc gia có những vùng rất phát triển mà cũng có những vùng tương đối lạc hậu. Cho nên người ta nói Trung Quốc là một quốc gia tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo.

Thuỷ Quân Ích: Phải chăng Ngài có thể nêu ra cho chúng tôi một số kiến nghị như Trung Quốc nên làm thế nào để tỏ rõ cho thế giới thấy sự phát triển của chúng tôi, Trung Quốc sẽ không gây tổn thương và đe doạ cho các nước khác. Tôi có cảm giác đây là một quá trình vô cùng gian nan.

Kissinger: Khi bạn thành công thì sẽ dẫn đến sự ghen tị của người khác, cho nên các bạn không thể tránh khỏi phải nghe những tiếng phê bình. Kết quả do sự thành công mang lại tất nhiên là như thế. Trong bất cứ lúc nào, Trung Quốc đều nên tỏ rõ cho thế giới thấy đó là tình hình thực tế của Trung Quốc. Như vậy thì người ta sẽ không quên Trung Quốc có một số vùng đang phát triển mà một số vùng vẫn chưa được phát triển. Tôi có một kiểu lý giải đặc biệt: tôi luôn luôn nhớ tình hình Trung Quốc cách đây 40 năm như thế nào; hồi ấy tình hữu nghị Mỹ-Trung Quốc đã ảnh hưởng tới thế giới, vì thế tôi không bi quan mà vô cùng lạc quan. Bởi lẽ đó, Trung Quốc nên để người khác đánh giá, rốt cuộc Trung Quốc xếp thứ nhất, thứ nhì hay là thứ mấy, đó không phải là đề tài chúng ta tranh cãi.

Thuỷ Quân Ích: Nghe những lời ấy của tiến sĩ Kissinger thì hoàn toàn có thể giải thích, theo cách nói của chúng tôi, là: “Đường ta ta cứ đi, mặc người khác nói gì thì nói”. Dĩ nhiên anh cũng chẳng thể ngăn được; hiện nay rất nhiều người đang nói về Trung Quốc. Thí dụ hôm nay tuần báo Time có một bài viết về mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ, họ dùng một khái niệm mới. Bởi lẽ trước đây chúng ta nói: có G4, G8, tám nước, bốn nước, về sau lại xuất hiện một cái G2, tức là cái khái niệm hai nước Trung Quốc-Mỹ cùng nhau khống chế thế giới. Rất nhiều người cho rằng cái ấy không hiện thực lắm, sao mà có khả năng Trung Quốc-Mỹ chung nhau lại quản chế cả thế giới được, hơn nữa thái độ của chính phủ Trung Quốc cũng không hiện thực lắm.

Thuỷ Quân Ích: Cho nên cá nhân Ngài không thích lắm những cái tên như G2, G8, G20.

Kissinger: Khối G20 đã hình thành, G8 cũng đã hình thành. G20 hiện nay đang đứng trước vấn đề là có quá nhiều quốc gia khác nhau, họ đều có những mục tiêu riêng khác nhau, mà họ chưa chứng minh được sức mạnh thực của họ. Sự xuất hiện G2, cũng tức là Trung Quốc và Mỹ, hai nước gọi nhau như thế nào điều đó không quan trọng. Nguyên tắc của G2 là Trung Quốc và Mỹ nên gắng hết sức xây dựng cơ chế phối hợp chính sách. Đây là điều tôi tán thành, còn đặt tên gì là một chuyện khác.

Thuỷ Quân Ích: Thưa tiến sĩ Kissinger, tôi biết Ngài năm xưa đến Trung Quốc vào thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô đang cực kỳ gay gắt, qua “ngoại giao bóng bàn” của Ngài mà hai nước Trung Quốc-Mỹ thực hiện được việc bình thường hoá quan hệ, thậm chí ngày nay có người vẫn còn nói hồi ấy Ngài thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ liên hợp đối kháng Liên Xô cũ. Giờ đây có dư luận nói từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có người coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh giống như Liên Xô cũ. Chuyện ấy có thể xảy ra trong thế giới ngày nay hay không?

Kissinger: Trước tiên, vào thời kỳ ấy chúng tôi không hề thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ chống Liên Xô cũ. Hồi đó là lúc Liên Xô cũ đang dự định tấn công Trung Quốc và Trung Quốc có lý do tin rằng tồn tại sự đe doạ ấy. Đây cũng là lý do vì sao Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai mở rộng cửa đối thoại với nước Mỹ. Chúng tôi cũng có lý do hoan nghênh sự hợp tác đó. Chúng tôi cũng có cùng lý do như vậy với vấn đề Liên Xô cũ.

Nói về tình hình hiện nay, tôi cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.

Thuỷ Quân Ích: Thế nhưng xem ra chính sách đối với Trung Quốc của Obama có những gay gắt, kể cả việc tiếp Đạt-lai Lạt-ma, bán vũ khí cho Đài Loan.

Kissinger: Chính phủ Mỹ khoá trước cũng từng làm những việc ấy.

Thuỷ Quân Ích: Đây là chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ chăng?

Kissinger: Chính phủ Mỹ nói họ sẽ suy nghĩ thận trọng việc Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với những vấn đề này. Tôi muốn nói, một số hành vi của Mỹ không phải là có ý làm như vậy.

Thuỷ Quân Ích: Cho nên về cơ bản Ngài vẫn giữ thái độ lạc quan; vì thế Ngài cho rằng hai nước chúng ta sẽ không rơi vào cục diện đối lập gay gắt?

Kissinger: Căn cứ theo sự hiểu biết (của tôi) về (các nhà) lãnh đạo của hai nước, tôi có thể tự tin nói hai nước chúng ta sẽ không rơi vào một cục diện đối lập.

Thuỷ Quân Ích: Nghe Ngài nói có vẻ như nghe một đại sư đang luận bàn chuyện thiên hạ. Vào lúc giữa Trung Quốc với Mỹ hiện nay xem ra sắp có chút sóng gió lại càng nên duy trì mối quan hệ hai nước ổn định, lành mạnh, đây là một suy nghĩ cơ bản của Ngài Kissinger.

Nguyễn Hải Hoành tổng hợp

Nguồn:

- http://english.people.com.cn/ (16/3)

- http://news.sina.com.cn (17/3)

http://htx.dongtak.net/spip.php?article3410

***


Mỹ - Trung Quốc: liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới?
11:5' 18/3/2010



(TCTG)- Từ hơn 1 năm nay, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, sau đó là cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã không ngăn cản được Trung Quốc và các nước mới nổi khác duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Ngược lại, suy thoái kinh tế đã không ngừng làm gia tăng thất nghiệp và làm tăng nợ công một cách báo động tại Bắc Mỹ và châu Âu.


Năm 2009 được đánh dấu bởi sự thống nhất giữa các nước để cứu hệ thống tài chính quốc tế và phục hồi hoạt động kinh tế của các nhà nước, song cũng được phân biệt thành hai khối: 1/ khối thứ nhất, do Mỹ dẫn đầu và các nước phát triển nhưng nợ lớn, đang ì ạch ra sức giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng. 2/ khối thứ hai, do Trung Quốc dẫn đầu và các nước công nghiệp mới nợ ít và có các nguồn lợi để kích thích sự phát triển của mình do nhu cầu trong nước lớn nhưng chưa được hỗ trợ đầy đủ (Bắc Kinh dự báo đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010).

Bối cảnh mới này, chứa đựng những hoài nghi liệu tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ quay trở lại, không quên ghi nhận trong năm 2010 sự bắt đầu căng thẳng trong quan hệ Trung – Mỹ. Thời điểm xích lại gần nhau giữa hai cường quốc này và hình ảnh Tổng thống Barak Obama bình thản đi trên Vạn lý trường thành tháng 11/2009 dường như đã trở nên xa vời sau những căng thẳng mới đây liên quan Yêmen, Đài Loan hay Tây Tạng và đặc biệt là sự phản đối bền bỉ của Trung Quốc đối với kế hoạch trừng phạt kinh tế chống Iran.

Cần phải nhìn nhận xem đây là những căng thẳng tình thế hay thảm kịch của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như đã từng thông báo vào đầu kỷ nguyên tân bảo thủ của chính quyền Mỹ cũ.

Lời giải:

Lão Tử từng nói: “Kẻ mạnh là kẻ thống trị người khác. Kẻ biết kiềm chế là kẻ mạnh”.

“Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama được ví như lái một đoàn tàu hơn là một chiếc ô tô: một đoàn tàu không thể lựa chọn đường đi, người lái chỉ có thể điều chỉnh tốt tốc độ, nhưng rốt cục, con tàu vẫn phải dừng lại trên đường sắt”.

Cách đây vài tuần, chúng ta cũng có thể biết được qua báo chí những cuộc mặc cả mới đây giữa Mỹ và chế độ Yêmen như một “câu chuyên phiêu lưu nhắm vào Trung Quốc”. Một nhà quan sát khác nhận xét, đằng sau cuộc chiến chống Al Qaïda và ngăn ngừa nguy cơ nổi lên một mặt trận chống đối mới của người Chiit tại Yêmen theo hình mẫu của phong trào Hezbollah, đó còn là âm mưu quân sự hoá các tuyến đường hàng hải chiến lược tại Ấn Độ Dương đang cuốn hút các cường quốc.

Sau các vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và hai cuộc chiến được những người tân bảo thủ của Mỹ tiến hành tại Afghanistan và Irak và việc cho phép Ixraen thực hiện hai chiến dịch “thảm sát dân thường” chính tại Li Băng và Gaza, chính quyền Obama dường như đang chuyển sang một chương mới: xiết chặt gọng kìm xung quanh ngã khổng lồ mới nổi, đó là Trung Quốc.

Chúng ta có thể thử tin rằng những căng thẳng tình thế đơn giản trên là do chính quyền Obama đang tiến gần đến một cuộc hẹn quan trọng, đó là các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, trong một giai đoạn khủng hoảng kinh tế chưa có lối thoát, hay đó là cuộc đối thoại ngầm liên quan đến lợi ích năng lượng và địa chính trị khác nhau giữa Mỹ và Iran liên quan chương trình hạt nhân của Têhêran.


Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc, nước đang thực hiện chính sách dài hạn, thực dụng và rất thận trọng, không thể để Mỹ mãi tăng cường gây sức ép mà không buộc Mỹ phải tôn trọng một số “đường ranh giới đỏ” có liên quan tới những lợi ích địa chính trị của mình (cung cấp các nguồn năng lượng và nguyên liệu, an ninh thương mại hàng hải) hay thống nhất quốc gia (trường hợp Đài Loan và Tây Tạng, những cuộc bạo loạn dân tộc thiểu số như vụ xảy ra vào tháng 7/2009 tại tỉnh Tân Cương).

Thực tế là những căng thẳng Trung – Mỹ hiện nay không thể được giải thích bởi duy nhất những yếu tố tình thế. Bởi đối thủ Trung Quốc được coi như một cường quốc tư bản, được trang bị một nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Nếu chúng ta cho thêm yếu tố Trung Quốc từ nay trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới và chủ nợ hàng đầu của Mỹ, chúng ta sẽ hiểu được thế tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền Mỹ đang mắc phải và yếu tố khác nguy hiểm hơn khi xảy ra đối đầu Trung – Mỹ, đó là khi cuộc đối đầu này trở nên căng thẳng thường trực, thậm chí bùng nổ xung đột, có thể so với cuộc chiến tranh lạnh phương Tây – Liên Xô.

Hiển nhiên mục đích chiến lược quan trọng của Mỹ là duy trì vị trí đứng đầu thế giới lâu nhất có thể trong khi kìm hãm Trung Quốc – chắc chắn là nước duy nhất có khả năng tranh giành vị trí số một với người Mỹ. Sự thay đổi thái độ mới đây của chính quyền Obama đối với Trung Quốc chứa đựng những được mất khác nhau gắn liền với hai đường hướng chiến lược cơ bản khác biệt giữa hai cường quốc này.

Đường hướng chiến lược thứ nhất liên quan quan hệ Trung – Mỹ sẽ như thế nào khi Trung Quốc ngày càng mạnh hơn. Nói cách khác, Trung Quốc phải được Washington coi trọng như một đối tác chiến lược hay một đối thủ cạnh tranh chiến lược? Có thể câu trả lời sẽ có ở phần dưới và dường như đã được Washington giải quyết trong khi theo một tài liệu lưu hành nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra vào tháng 3/2001 thì mục đích địa chiến lược của Trung Quốc là “chống lại chủ nghĩa bá quyền và luật lệ của kẻ mạnh nhất”. Cụ thể: 1/ Mục đích của Trung Quốc là, trong giai đoạn đầu, không chỉ thu hồi Đài Loan vì những lí do kinh tế cũng như chính trị, mà trong giai đoạn hai sẽ là gây căng thẳng mối quan hệ bảo hộ giữa Mỹ với hai đồng minh châu Á chính của họ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong giai đoạn ba, Trung Quốc có tham vọng nắm quyền kiểm soát Thái Bình Dương về mặt thương mại và quân sự”.

Hơn nữa, với việc hỗ trợ chế độ Bình Nhưỡng, Trung Quốc mong muốn “thiết lập một nước Triều Tiên thống nhất chịu sự chi phối của Bắc Kinh với một hệ thống “tư bản tự quản” như tại Hồng Kông. Mục đích của Mỹ cũng gần giống Trung Quốc, song hoàn toàn ngược lại: thiết lập một nước Triều Tiên duy nhất, một cường quốc kinh tế và quân sự nhất quán dưới sự bảo trợ của Mỹ. Mục đích của Mỹ đã rõ ràng: đe doạ và kìm hãm Trung Quốc bởi ba “khẩu súng” và ba nước cạnh tranh nhắm vào Bắc Kinh, đó là Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan. Đối với ba thực thể này, Bắc Kinh cố gắng sử dụng lý lẽ “đoàn kết dân tộc” các nước châu Á chống lại các nước phương Tây”.

Đường hướng chiến lược thứ hai, hệ quả của đường hướng chiến lược thứ nhất, có liên quan đến các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương nối Trung Đông, Đông Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Ấn Độ Dương có bốn tuyến đường vào then chốt tạo thuận lợi cho thương mại hàng hải quốc tế, trong đó có kênh đào Suez ở Ai Cập, eo biển Bab-el-Mandeb (nằm dọc Djibouti và Yêmen), eo biển Ormuz (nằm dọc Iran và Ôman) và eo biển Malacca (nằm dọc Inđônêxia và Malaixia). Các “điểm thắt nút trên” đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với ngành thương mại dầu lửa của thế giới bởi phần lớn lượng dầu được vận chuyển qua đây”.

Sau khi được Yêmen cho phép xây dựng một căn cứ quân sự tại đảo Socotra, ngoài khơi Yêmen, Mỹ tăng cường kiểm soát các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương và điều này như một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, nước ngày càng cảm thấy chịu sức ép từ khu vực này, trong khi Ấn Độ là một đồng minh chiến lược của Mỹ tại đây. Về phần Pakistan, nước này đang lao vào vòng xoáy của cuộc chiến với lực lượng Taliban và chấp nhận đứng đằng sau Mỹ ngay cả khi quan hệ giữa Pakistan với Trung Quốc là bước quan trọng để làm đối trọng với sự bá quyền của Ấn Độ. Trong trường hợp này, Trung Quốc không thể chế ngự được tuyến đường tới vùng Vịnh qua Trung Á và Pakistan.

Những nét chấm phá chiến lược này phần lớn giải thích sự gia tăng ấn tượng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong 10 năm vừa qua (hơn 10% GDP/năm), trong đó tập trung chủ yếu vào các lực lượng tên lửa đạn đạo, hải quân và hạt nhân. Đó cũng là cơ sở giải thích cho việc Bắc Kinh ngầm hỗ trợ Bắc Triều Tiên và Iran, hai nhà nước cuối cùng thuộc “Trục xấu xa” trong mắt người Mỹ./.

* Thái Hà Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)
* http://www.tuyengiao.vn/Home/Quocte/sukienvabinhluanqt/2010/3/18533.aspx


***

SAU CÁC BIẾN CỐ DỒN DẬP
LIỆU CHIẾN TRANH GIỮA MỸ VÀ TRUNG CỘNG
CÓ XẢY RA HAY KHÔNG?

* ĐÀI LOAN: VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN

* TRUNG CỘNG: CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI TRONG THẾ KỶ XXI


Tài Liệu Tham Khảo

MƯỜNG GIANG


Người Mỹ từ xưa tới nay luôn luôn bị mang tiếng là kẻ chủ động trên chính trường và gần như họ đều đạt được chiến thắng bằng nhân đạo và kỹ thuật.Trong quá khứ,từ năm 1948 là thời gian khởi đầu của chiến tranh lạnh,để đạt thế thượng phong,Mỹ đã sử dụng chiến tranh tình báo trên không bằng các loại phản lực cơ RB-47 và U-2.Mưu toan bị bại lộ,ngày 1.7. 1958,Liên xô bắn hạ một chiếc RB-47 tại Mourmanks và cầm tù hai Ðại Úy Phi Công Mỹ là Bruce Olmstead và Johl McKon.

Tiếp đến ngày 1.5.1960,một chiếc U-2 lại bị bắn hạ tại Sverlovsk,viên Phi Công Mỹ là Gary Power cũng bị bắt.Thế nhưng việc đâu lại hoàn đó sau khi hai nước đấu võ mồm kịch liệt,làm cho thế giới tưởng rằng đại chiến thứ ba sắp xảy ra. Nhưng gây cấn và hồi hộp hơn hết là ngày 22.10.1961 xe tăng của Liên xô và Hoa Kỳ đã dàn trận suốt 18 giờ liền tại Checkpoint (Bá Linh) chờ lệnh khai hỏa.Rồi khi Mỹ là Tổng Thống Kennedy phát giác là Liên xô đã đem hỏa tiễn có gắn đầu đạn nguyên tử vào thiết trí tại Sierra del Rosario (Cuba),thì nhân loại coi như đứng bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt.


Thế nhưng mọi sự vẫn huề cả làng.Bởi vậy lần này,khi có cuộc đụng chạm trên không một máy bay phản lực F-8 của Trung cộng cố tình đâm vào chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng nó phải rơi xuống biển,làm chết viên phi công.Trung cộng hùng hổ bắt giữ phi cơ và Phi Hành Ðoàn gồm 24 người,khi máy bay EP-3 của người Mỹ xin khẩn cấp hạ cánh trên Ðảo Hải Nam từ 1.4 cho tới ngày 11.4.2001 mới thả,sau khi Tổng Thống W.Bush viết thư tỏ ý hối tiếc vụ đụng chạm trên.Riêng Trung cộng thì răn đe bằng dao to,búa lớn,nói là sẽ không để yên vụ này.Qua các diễn tiến trên,các Nhà Bình Luận trên thế giới đều bảo rằng vụ trên chưa kết thúc mà mới là bắt đầu.Vậy thì liệu chiến tranh có thể xảy ra hay không,khi tình trạng giao hảo giữa Mỹ-Hoa,vốn đã bị rạn nứt từ lâu qua các biến cố chính trị dồn dập,mà kẻ chủ động không phải là Hoa Kỳ.

1- Nguyên nhân khiến Trung cộng làm lớn chuyện trong vụ đụng máy bay:

Thật ra sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung cộng đã xảy ra từ mấy năm nay nhưng cả hai phía đều có bưng bít vì còn đang cần lợi dụng lẫn nhau (thời Clinton).Trong quá khứ,Trung cộng đã cố ngậm miệng ăn tiền qua các sự kiện Mỹ và khối NATO oanh kích vào Tòa đại sứ tại Thủ Ðô Bergrade của Nam Tư trong cuộc chiến Kosovo vào tháng 3.1999.Cũng thời gian này,Mỹ lại tố cáo Trung cộng đã gài điệp viên Wen lee Ho vào làm việc tại Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia tại Los Alamos (Mỹ) để đánh cắp tài liệu chế tạo vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ.Chưa hết hai nước lại đụng chạm thường xuyên về vấn đề Ðài Loan,mà theo Trung cộng thì Mỹ luôn luôn bảo vệ nước này chống lại họ.


Ðó là lẽ dĩ nhiên vì Ðài Loan là nước bạn Ðồng Minh theo thể chế Dân Chủ Tự Do.Mới đây Quốc Hội Mỹ lại họp,nhiều Nghị sĩ đề nghị Chính Phủ Bush can thiệp không cho Trung cộng đăng quan xin tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2008 tại Bắc Kinh,tại vì Trung cộng hiện nay là một trong những nước không tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,chà đạp nhân quyền,cấm đoán tín ngưỡng và tự do của dân chúng trong nước.Cũng do những sự kiện nhức nhối trên,nên Trung cộng không ngần ngại hy sinh người,chịu tốn của để mong gài bẫy Mỹ phải đáp ứng theo nhu cầu của mình,mới thả con tin.


Nhưng Tàu cộng đã tính sai nước cờ vì đối thủ trong cuộc cũng là Khổng Minh và trên hết,nước Mỹ hiện giờ đang được điều khiển bởi Tổng Thống W. Bush và đảng Cộng Hòa không còn là anh phản chiến Bill Clinton nữa.Bởi vậy,ngay khi nhận được tin Phi Hành Ðoàn Mỹ đang bị giam cầm tại Ðảo Hải Nam,người Mỹ dùng chiến lược ``tương kế tựu kế`` giúp Trung cộng tìm kiếm viên phi công mất tích,để điều động một Lực Lượng Hải,Lục,Không Quân hùng hậu từ các Hạm Ðội 6 và 7 gồm có 42 chiến hạm,74 phản lực cơ chiến đấu và 10.000 Binh Sĩ Thủy Quân Lục Chiến đến Hải Nam.Ngoài ra,người Mỹ còn biết thâm ý của Trung cộng,nếu lần này chịu lép vế xin lỗi,cũng kể như Mỹ đã đồng tình chấp nhận lãnh hải mới mà Trung cộng tự nhận là của mình trong biển đông.

2- Đảo Hải Nam và lãnh hải Trung cộng:

Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên xô chấm dứt,nhân loại thở phào nhẹ nhõm vì hy vọng được sống hòa bình và những luật trời,luật biển sẽ được mọi người dung hòa.Nhưng Liên xô vừa gục thì Trung cộng nổi lên,càng hung hăng và ngang tàng gấp ngàn lần mấy ông thầy cũ,coi mọi người là số không khi đã chế tạo được vũ khí nguyên tử,ngang nhiên tự vẽ cho mình một biên giới trên trời,dưới biển.Người La Mã xưa từng nói: ‘’ubi societas,ibi jus’’ nghĩa là ở đâu có xã hội,thì ở đó có luật pháp.Tiếc thay người cộng sản không bao giờ coi trọng luật đời mà chỉ quen dùng luật rừng mà thôi.Nhưng luật vẫn là luật,Trung cộng dù có lớn mồm và khoe khoang,phách lối vẫn phải tuân theo luật quốc tế về lãnh hải do Liên Hiệp Quốc đã ấn định như sau:Luật Biển: Thời Trung Cổ,các Quốc Gia hùng mạnh tự cho mình có quyền tuyệt đối trên biển

Năm 1609,một Luật Gia người Hòa Lan tên Grotius đặt ra căn bản cho Luật Hàng Hải.Nhưng biển,ngoài việc là thủy đạo,còn được coi như kho báu vô tận của con người,nên nhân loại đã phải đặt ra Luật Biển để tránh sự va chạm về quyền lợi của các Quốc Gia.Nhiều cuộc họp quốc tế về Luật Biển đã được tổ chức liên tục tại Lahaye (Hòa Lan) năm 1930, Genève (Thụy Sĩ) năm 1958 và 1960.New York năm 1973 và Caracas (Venèzuela) năm 1973, ấn định lãnh hải,vùng tiếp giáp,thềm lục địa,bờ biển quốc tế và đại dương.Cũng kể từ đó lãnh hải của một nước được ấn định từ 6 tới 12 hải lý,riêng các nước Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh thì đòi tới 200 hải lý.Tuy nhiên,dù có sử dụng theo ý riêng của mình,trước đây vẫn không có sự đụng chạm quá đáng giữa các nước.



Chiếu theo Luật Biển quốc tế,Mỹ có xâm phạm lãnh thổ Trung cộng hay không? Máy bay Mỹ và Trung cộng thật sự đụng nhau trên không là hải phận quốc tế,nều căn cứ theo Luật của Liên Hiệp Quốc ấn định,nhưng vì phi cơ Mỹ bị hư nặng nên phải đáp khẩn xuống Ðảo Hải Nam.Với Mỹ lãnh thổ của một nước chỉ có 6 hải lý,nên Mỹ không xâm phạm lãnh thổ Trung cộng,ngược lại người Tàu ngày nay đã coi Ðông Hải là cái ao của nhà mình,nên nói Mỹ phạm luật.Riêng Ðảo Hải Nam,nơi Phi Hành Ðoàn Mỹ bị giam 11 ngày,trước thuộc Tỉnh Quảng Ðông.


Từ tháng 9.1988 Trung cộng tách làm một Tỉnh lỵ riêng,gọi là đặc khu kinh tế. Ðây cũng là quê hương của ba chị em nhà họ Tống nổi tiếng trong lịch sử cận đại Trung Hoa: Tống Ái Linh,Tống Khánh Linh (vợ Tôn Văn) và Tống Mỹ Linh (vợ Tưởng Giới Thạch).Ðảo Hải Nam có diện tích 34.000 km2 và dân số hơn 7 triệu người,Hải Cảng Dương Phố chỉ cách Hải Phòng có 151 hải lý,riêng Thủ Phủ của Ðảo đóng tại Hải Khấu,là nơi giam dữ Phi Hành Ðoàn Mỹ.Hiện Trung cộng tuyên bố lãnh hải của mình ở Hải Nam là 2,1 triệu km2,nghĩa là giáp giới tận bờ biển Nam Dương,Châu Úc.Trung cộng bắt Mỹ xin lỗi nếu muốn đem con tin về: Trên ngôn ngữ ngoại giao,Tàu muốn Mỹ xin lỗi,nhưng bên trong thì khác hoàn toàn.


Tóm lại ý của người Tàu trong khi nắm giữ được con tin Mỹ,muốn Hoa Kỳ phải thỏa thuận các vấn đề tối quan trọng với họ như vụ Ðài Loan,kế hoạch hỏa tiễn chống hỏa tiễn và sau hết là xen vào nội bộ của nước Tàu,phá bĩnh không cho họ được tổ chức Thế Vận Hội 2008.Nhưng âm mưu trên đã bị Mỹ đoán biết trước,bởi vậy Tổng Thống W.Bush đã tuyên bố thẳng thừng,là việc nào là giải quyết theo việc đó.Cuối cùng Tàu thả con tin khi Mỹ nói hối tiếc vì viên phi công bị mất tích.

3. Những rắc rối chính hiện nay giữa Mỹ và Trung cộng:

Ngay khi Tổng Thống W.Bush lên nhậm chức,lập trường chính trị của Hoa Kỳ đã thay đổi từ nhu nhược sang cương quyết và cứng rắn của chính quyền Ðảng Cộng Hòa,nhất là việc bán vũ khí phòng thủ tối tân cho Ðài Loan,đã chận đứng mưu mô xâm chiếm Ðông Nam Á của Trung cộng.Thực tế tình trạng của Ðài Loan hoàn toàn khác biệt với hai nhượng địa Hồng Kông và Ma Cao.

Ðài Loan từ đầu Thế Kỷ 20 đã tuyên bố độc lập và đa số thổ dân trên Ðảo khác Chủng Tộc với người Hoa.Năm 1949,sau khi mất Hoa Lục vào tay cộng sản,Tưởng Giới Thạch và quân Quốc Dân Ðảng chạy ra chiếm Ðảo này,làm căn cứ chống lại Tàu cộng.Bởi vậy,người Ðài Loan bảo rằng họ là một Quốc Gia độc lập thì cũng là chuyện bình thường. Thật ra Ðài Loan chỉ có một lãnh thổ chật hẹp,người đông và hầu như chẳng có một tài nguyên thiên nhiên nào đáng kể.Thêm vào đó,nơi này hay thường bị thiên tai tàn phá như bão lụt,động đất hạn hán,nạn sâu rầy tàn phá mùa màng.Nếu con người ở đây không quyết tâm,thì chưa chắc họ đủ cơm ăn,đừng nói chi tới chuyện làm giàu.



Ðài Loan hiện nay gồm có 79 Ðảo nhỏ lớn,hai Ðảo Kim Môn và Mã Tổ nằm sát đất liền,chỉ cách Phúc Kiến có 193 km.Riêng Ðảo Ðài Loan lớn nhất có chiều ngang 102 km và chiều dài 402 km.Hiện Trung Hoa Dân Quốc có diện tích tới 26.195 km2 hay là 3971 sqml dân số tính tới cuối năm 2000 là 20.204.880 người,là nơi có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (558 người/1km2),82% dân số Ðài Loan đều sống ở Thị Trấn hay Thành Phố.Tất cả các Tỉnh Thị quan trọng đều nằm trên Ðảo lớn Ðài Loan,như Ðài Bắc (Thủ Ðô) hơn 3 triệu người, Ðài Trung,Cao Hùng,Cơ Long,Ðài Nam.Từ năm 1990 Ðài Loan đã là một trong những con rồng kinh tế của Á Châu và là nước có trữ lượng tiền thặng dư nhiều nhất thế giới (hơn 100 tỷ Ðô la).Quân Ðội Ðài Loan hiện nay có gần một triệu người,tuy ít hơn Trung cộng nhưng lại vượt hẳn về phẩm chất và trang bị.


Mới đây,để chống lại sự đe dọa của Trung cộng,Ðài Loan đã mua thêm rất nhiều quân cụ tối tân của Anh,Pháp,Ðức và Mỹ.Nhưng điều lo ngại nhất của Trung cộng là hiện nay Ðài Loan cũng vẫn còn là một căn cứ nguyên tử của Hoa Kỳ.Thật vậy,qua sự tiết lộ của Tòa Bạch Ốc khi giải mã một số hồ sơ quá hạn vào năm 1995 thì từ năm 1951 đến 1977,Mỹ đã thiết lập căn cứ nguyên tử trên 18 Quốc Gia,khắp các Châu Âu,Phi,Mỹ và Á Châu.

Tuy số hồ sơ mật được giải mã nhưng tên các địa điểm đều bị bôi xóa.Tuy nhiên các Chuyên viên về nguyên tử như Robert S Norris, William Arkin và William Burr vẫn tìm được tên 17 địa điểm trong đó có Nhật,Ðại Hàn và Ðài Loan...Vào tháng 7.1995,cuộc khủng hoảng về vũ khí nguyên tử bùng nổ,nhiều Quốc Gia Ðồng Minh quan trọng yêu cầu giao cho họ toàn quyền sử dụng vũ khí trên hoặc tháo gỡ.


Ngược lại cũng có nhiều nước làm ngơ,coi như không hề biết tới,trong số này có Ðài Loan.Vì vậy,ta cũng đừng lấy làm ngạc nhiên khi thấy Trung Hoa Dân Quốc lúc nào cũng coi thường sự hù họa của Trung cộng.Trung cộng bắt Mỹ phải ngưng kế hoạch phi đạn chống tên lửa thế nào được.Thử hỏi ai mạnh hơn ai?Tính đến cuối năm 2000,Hoa Kỳ đã bốn lần thử nghiệm kế hoạch phi đạn chống phi đạn trong hệ thống phòng thủ toàn diện Quốc Gia.Theo báo chí loan tải thì lần thứ nhất vào ngày 2.10.1999 thành công,lần thứ hai vào ngày 18.1.2000 và lần thứ ba 8.7.2000 đều thất bại.Tuy nhiên,Tổng Thống Bill Clinton vẫn tuyên bố vào tháng 9.2000 là Hoa Kỳ đã quyết tâm thực hiện kế hoạch phòng thủ trên,bất chấp sự phản đối của các nước hiện có vũ khí nguyên tử như Nga,Pháp và nhất là Trung cộng.Vậy kế hoạch trên như thế nào,đã khiến cho những con ngáo ộp,trong đó có Bắc Hàn phải xốn mắt,quyết phá cho được.

* ABM (LÁ CHẮN MẶT ÐẤT): Ngày 26.5.1972,cố Tổng Thống Hoa Kỳ là Richard Nixon và cố Tổng bí thư Liên xô là Leonid Brejnev đã ký một Hiệp ước chống hỏa tiễn đạn đạo (ABM) tại Mạc Tư Khoa.Theo tinh thần hiệp ước này thì cả hai phía đều đồng ý hạn chế việc phát triển vũ khí chống hỏa tiễn,chứ không đề cập tới việc phát triển vũ khí phá hủy hỏa tiễn từ trên không.Ngoài ra cả hai cũng không muốn đề cập tới sự hạn chế vũ khí từ chiến trường,vì nó là chức năng bảo vệ lãnh thổ.Năm 1997,Mỹ và Nga lại họp để bàn lại vấn đề thế nào là vũ khí nguyên tử phòng thủ và vũ khí nguyên tử sử dụng ngoài chiến trường.Vì hiện nay,thế giới chỉ còn có Nga là quốc gia duy nhất còn sử dụng các loại hỏa tiễn galoch,gazelle và gargon để phòng thủ diện địa.Các hỏa tiễn trên đều có gắn đầu đạn nguyên tử.Riêng Mỹ từ năm 1976 đã phá bỏ tất cả hệ thống phòng thủ như Nga,được gọi là safeguard,dùng để bảo vệ kho hỏa tiễn hạt nhân liên lục địa ở Grandfirst (Bắc Dakota).

* Hiệp ước Start 2 và ABM: Trước khi rời Tòa Bạch Ốc,cựu Tổng Thống G.Bush và cựu Tổng Thống Nga là Boris Eltsine đã ký Hiệp ước Start 2,theo đó Nga giảm số đầu đạn nguyên tử còn 3000 và Mỹ là 3600.Hiệp ước trên không ảnh hưởng tới các nước có đầu đạn nguyên tử như Trung cộng (410),Pháp (350),Anh (192),Ấn Ðộ (70) và Hồi Quốc(25).Hiện Nga và Mỹ bắt đầu thi hành Hiệp ước trên sau khi Quốc Hội hai nước phê chuẩn.Thế nhưng năm 1997,Thượng Viện Mỹ lại thay đổi ý kiến,đòi sửa lại thời gian thi hành trong Hiệp ước là năm 2003-2007 và xét lại chương trình ABM.Tóm lại người Mỹ cần hệ thống phòng thủ Quốc Gia.

* NMD (HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI: Là kết quả cuối cùng sau những lần thử nghiệm thất bại của Mỹ qua những dự án hỗ trợ đánh chặn,chống hỏa tiễn đạn đạo (Bambi) từ năm 1957,dự án Sentinel hay còn gọi là Safeguard ra đời năm 1964. Năm 1984,Tổng Thống Ronald Reagan lại đưa ra kế hoạch chiến tranh trên các vì sao (IDS), rồi thì dự án bảo vệ toàn diện chống tấn công (GPALS) của Tổng Thống G.Bush,nhưng tất cả đều bị dẹp bỏ khi Clinton đắc cử Tổng Thống...

Theo Philip Coyle,người phụ trách chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Mỹ,thì vào tháng 2.2000,qua áp lực mạnh mẽ của đa số Nghị Sĩ của hai Ðảng tại Quốc Hội nên Clinton mới phê chuẩn tiếp tục các cuộc thử nghiệm chương trình trên.Theo tuyên bố của Tổng Thống W.Bush ngay khi vừa nhậm chức,thì các cam kết giữa Nga và Mỹ qua các hiệp ước vừa ký kết,nay đã lỗi thời,vì vậy cần phải thực hiện kế hoạch phòng thủ mới,cho hợp với giai đoạn hiện tại.Theo Nga,Pháp,các nước mới có vũ khí nguyên tử nhất là Trung cộng,thì nếu Mỹ thành công trong kế hoạch phi đạn chống phi đạn thì công trình phát triển vũ khí hạt nhân thế giới trong 50 năm qua coi như bị đảo lộn hoàn toàn.Nhưng người Mỹ vẫn giữ vững lập trường và tuyên bố phải có hệ thống phòng thủ NMD để đề phòng các nước thù nghịch hiện đã có vũ khí nguyên tử như Iran,Iraq,Libye,Bắc Hàn,Hồi Quốc,dĩ nhiên trong đó có Trung cộng.

Sở dĩ người Mỹ phải quyết tâm thực hiện cho được kế hoạch trên vì các nước nhỏ đã chế được loại hỏa tiễn liên lục địa (ICBM).Tháng 8.1998,Bắc Hàn chế tạo thành công loại hỏa tiễn ba tầng (TAEPO-DONG 1),có thể mang một quả bom nguyên tử nặng 1000 kg và phóng xa tới 2.500 km,hoặc một loại bom loại sinh hóa học phóng xạ tới 3.100 km.Hiện Bắc Hàn sắp hoàn thành DONG 2,có khả năng phóng xa tới 6.000 km.Riêng Nga và Trung cộng cũng đang ráo riết tìm các loại vũ khí mới để đối đầu với Mỹ.

Theo nguyên tắc,kế hoạch hỏa tiễn của Mỹ có khả năng tiêu diệt tất cả các vũ khí của nước ngoài phóng từ không gian vào,sau khi rút tỉa kinh nghiệm từ thất bại của hỏa tiễn Patriot không ngăn được hỏa tiễn Scud của Iraq trong cuộc chiến vùng vịnh vào năm 1991.Ngoài ra, người Mỹ cũng đã tìm ra được ba khuyết điểm của hệ thống phòng thủ như:- Những viên đạn nhỏ.- Chim mồi.- Những quả bong bóng không màu.Tìm được tất cả trở ngại trên,hiện Hoa Kỳ ráo riết nghiên cứu phương cách khắc phục. Ngoài ra đề phòng sự trục trặc,Hoa Kỳ còn phát triển thêm hệ thống phòng thủ ngoại biên do Lực Lượng Hải và Không Quân đảm trách.Tóm lại với một bộ máy chiến tranh đồ sộ như thế, bảo sao Trung cộng không nhượng bộ.

4.Trung cộng cấm Mỹ xen vào nội bộ nước Tàu

Năm 2001,Ủy Ban Tổ Chức Thế Vận Hội lại nhận được đơn của các nước xin tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2008.Thế nhưng Quốc Hội Mỹ đã họp và quyết định xin Ủy Ban không cho Trung cộng được tổ chức vì nước này đã không chịu thi hành nghiêm chỉnh Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,luôn luôn vi phạm nhân quyền,đàn áp Tôn Giáo,ngăn cấm tự do của người trong nước.Sự kiện trên làm cho Tàu cộng đến điên cuồng lên vì coi đó là sự xâm phạm vào nội bộ của họ.

Thật ra người Mỹ do Clinton cầm quyền cũng đâu có tốt gì,nếu ta nhớ lại những năm về trước,khi vụ Thiên An Môn xảy ra năm 1989,đã khiến cho hầu hết thế giới ngẩn ngơ,và đồng loạt lên án hành động dã thú,bất nhân của bọn cộng sản,thì ngay tại nước Mỹ,trong thời gian đó,cái gọi là chương trình Nightline của Ðài truyền hình ABC lại bày tỏ thái độ hoài nghi về sự kiện Thiên An Môn,trong lúc đài có hàng trăm phóng viên tại chỗ.

Chưa hết,Tổng Thống Clinton,thay vì có biện pháp mạnh để ngăn chặn kẻ gian ác,ngược lại vẫn hồ hởi ký cho phép Trung cộng được gia hạn thời gian tối huệ quốc.Ðể biện giải hành động phi đạo đức trên,Bill Clinton và đảng Dân Chủ nói người Mỹ phải đặt quyền lợi của họ trên hết.

Hỡi ôi! Ðời như thế còn gì để mà nói? Dân chủ và Dân quyền dưới chế độ dân chủ của Clinton là một sỉ nhục quốc thể.Nhiều chính trị gia trên thế giới hiện nay,trước sự kiện lộng hành và côn đồ của Trung cộng đã không ngần ngại quy trách nhiệm cho Ðảng Dân Chủ của Hoa Kỳ là kẻ nuôi ong tay áo,nuôi dưỡng Tàu cộng từ một quốc gia nghèo đói,lạc hậu thành một siêu cường quân sự,chẳng những gây hại cho nhân loại mà Mỹ cũng phải coi chừng hậu quả.Dĩ nhiên không phải ai cũng hèn như Clinton cho nên đã có rất nhiều người bất chấp hiểm nguy,như Tổ Chức Human Right Watch...Ðã len lõi vào tận nước Tàu,thu thập tin tức và đúc kết thành bản cáo trạng 7 điểm,tố cáo hành vi ngược đãi đồng bào mình và trên hết là giã tâm tiêu diệt các Dân Tộc bị trị như Mãn Châu,Mông Cổ,Hồi và Tây Tạng.

Chính cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là Waren Christopher cũng phải công nhận là Trung cộng rất cứng đầu chẳng bao giờ chịu thi hành Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.Do tình trạng trên,Trung cộng chỉ mang bộ mặt phồn vinh giả tạo ở Ðô Thị,còn khắp nơi trong nước thì gần như hỗn loạn với trăm ngàn tệ đoan xã hội do chính chế độ độc tài gây ra,mà nhức nhối nhất,gây mất ăn mất ngủ cho cấp lãnh đạo trung ương vẫn là môn phái Pháp Luân Công.

PHÁP LUÂN CÔNG:

Như ta biết,suốt dòng lịch sử Trung Hoa,mỗi lần các giáo phái xuất hiện là có đại họa cho nhà cầm quyền,chẳng hạn như vào Thế Kỷ 18,Vương Phát Sinh (Vương Luân),lãnh đạo Bạch Liên Giáo,chống lại Nhà Thanh gần 100 năm.Tiếp theo là cuộc nổi dậy của Hồng Tú Toàn (Thái Bình Thiên Quốc),đã gây nên một cuộc nội chiến tàn khốc, làm cho Ðài Loan có cơ hội tuyên bố độc lập như ngày nay.Pháp Luân Công cũng là một giáo phái vừa mới thành hình tại Trung cộng vào những năm cuối cùng của Thế Kỷ 20,mà Giáo Chủ là một người Hoa phương Bắc tên là Lý Hồng Chí.Giáo đồ của Pháp Luân Công cho biết họ không làm chính trị,mà chỉ theo sư phụ triển khai một chủ thuyết thực tiễn,dung hòa từ các Tôn Giáo Ðông Phương như Phật,Hồi và Thiên Chúa,để giải thoát con người đang trong thời mạt pháp,hỗn loạn với các tội ác đầy rẫy như buôn người,mãi dâm, ma túy...


Từ năm 1992 đến nay,Pháp Luân Công bành trướng không ngừng,hiện có trên 60 triệu tín đồ mà hầu hết đều là những người nghèo khổ,thất nghiệp,bị đảng cộng sản vắt chanh bỏ vỏ...Giáo phái có 39 trung tâm huấn luyện,1800 chi nhánh khắp nước mà Ban Chỉ Huy đầu não chính là Hội Nghiên Cứu Pháp Luân Công tại Bắc Kinh,dù Lý Giáo Chủ đang phải tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ và bị chính quyền cộng sản truy nã như một tội phạm quốc tế.Theo các Nhà phân tích thời cuộc thì Pháp Luân Công hiện nay là một tổ chức đối đầu nguy hiểm tại Trung cộng,vì giáo phái này có khả năng huy động cùng một lúc nhiều cuộc biểu tình bao vây các trụ sở đảng,theo lệnh Giáo Chủ bằng điện thoại di động và mạng lưới Internet.


Ngoài ra,khắp nơi ở Trung cộng nay đầy rẫy những Bang Hội từ nông thôn cho tới Thành phố lớn như Bắc Kinh,Thượng Hải,Nam Kinh,Tế Nam,Thành Ðô,Tây An,Quảng Châu...đến nỗi Nhậm kiệm Tân,viện trưởng tòa án tối cao Trung cộng phải lên tiếng báo động đỏ,còn bộ công an thì ra lệnh thẳng tay tiêu diệt.Trong lúc tuyệt đại dân chúng Tàu lầm than,đói rách thì bọn cán bộ đảng lớn nhỏ thi nhau ăn chơi trác táng.Theo thống kê của nhà nước thì từ năm 1992 tới nay,tỷ lệ viên chức nhà nước phạm pháp lên tới 12% với các tội danh tham nhũng,hối lộ,ăn cắp của công,hợp tác với các băng đảng thuộc xã hội đen buôn người,ma túy...

Nhiều tên cán bộ cao cấp của đảng tại trung ương cũng như địa phương đã bị tử hình cũng như kết án nặng nề.Khắp nơi những băng hoại xảy ra hàng ngày như nước lũ,có nguy cơ cuốn phăng đảng theo.Việc xấu chưa giải quyết xong thì nửa đêm ngày 18.6.2000,Nhân Viên Cảng Dove (Anh),trong lúc khám xét xe hàng đông lạnh từ Hòa Lan sang,đã vô tình phát hiện được 34 xác đàn ông và 4 xác đàn bà, nằm chết cóng trên xe,giữa các thùng cà chua,chỉ còn 2 người đàn ông thoi thóp chờ chết.Tất cả nạn nhân đều là người Hoa,nhập cư lậu vào Âu Châu.



Sự kiện trên làm cho thế giới kinh hoàng,nhất là các nước Âu,Mỹ phải họp khẩn cấp để tìm cách ngăn chận,nhưng còn lâu vì người Tàu cộng sản có trăm ngàn phương kế để lường gạt thiên hạ.Sự kiện lời qua tiếng lại giữa Mỹ và Trung cộng trong lúc đụng máy bay trên bầu trời ngoài khơi Ðảo Hải Nam,khiến cho người ta nhớ lại tình trạng ba nước Liên xô,Trung cộng và Hoa Kỳ,trong thời chiến tranh lạnh.Cũng nhờ có Henry Kissinger,Ngoại Trưởng thời Tổng Thống Nixon,tiết lộ các bí mật giữa ba nước trên trong tác phẩm The Kissinger Transcrips. Bằng chứng trên cho thấy cuộc đối đầu tay ba chẳng bao giờ chấm dứt.Ngày trước,Mỹ muốn hạ bệ Liên xô,đã không ngần ngại bán đứng đồng minh của mình.


Nay bánh xe lịch sử lại quay tròn, ba kẻ thù cũ lại gặp nhau và lần này,không biết ai bán đứng ai?Nhưng rõ ràng trước mắt,hiện nay nước nào cũng căm ghét Trung cộng ra mặt,nhất là vùng Ðông Nam Á,kể luôn Việt cộng.Trung cộng biết rõ mọi điều,kể cả tiềm năng quân sự của mình so với đối phương cộng với tình trạng rối ren trong nước.Ðó là kết luận của các hãng thông tấn ngoại quốc khi viết rằng: Tất cả cũng chỉ là trận đấu võ mồm thế thôi.Nhưng những ai có hiểu biết sẽ nhận ra tương lai sẽ có nhiều biến chuyển,mà kẻ bại trận sẽ là Trung cộng vì chế độ độc tài gian ác sẽ bị trời đất trừng phạt.


ĐÀI LOAN:VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN.


Lục địa Trung Hoa đất rộng người đông,nhưng lãnh thổ phần lớn đều cưỡng chiếm của thiên hạ nên sự tranh chấp cứ triền miên tiếp diễn bao đời và hiện nay vẫn đang sôi sục giữa Trung cộng và các Quốc Gia bị vong quốc như Mãn Châu,Mông Cổ,Tân Cương,Miêu Tộc trong các Tỉnh Vân Nam,Quý Châu,Quảng Tây,Tứ Xuyên.Hải Nam và gây cấn nhất vẫn là Tây Tạng vì nước này đã có Chính phủ lưu vong do Ðức Ðạt Lai Lạt Ma Ðời thứ 14 lãnh đạo,được thế giới công nhận...Qua lịch sử,ngày nay ta mới biết được,chính các Dân Tộc ngoại lai như Liêu-Tạng,Hồi-Miêu,Mông và gần nhất là người Mãn Thanh đã làm dùm cái việc thống nhất Trung quốc cho người Tàu,khi Họ vào làm chủ Trung Nguyên,chứ không phải người Hán,qua các thời kỳ Nam-Bắc Triều,Nguyên-Mông và Ðại Thanh.Tóm lại,người Hán ăn sò còn các Dân Tộc kia thì đổ vỏ hay nói một cách văn hóa thì Hán Tộc bị ngoại nhân khuất phục bằng quân sự ngược lại các Dân Tộc chiến thắng lại bị kẻ bại trận đồng hóa,khiến phải mất chì lẫn chài mà ôm mối hận lớn nhất vẫn là người Mãn Châu.

Ðó là thực trạng của Liên bang tạp chủng Trung Hoa ngày nay,giống như Liên bang Xô viết trước năm 1991,xa xa với nhìn thì thấy vững mạnh như Núi Thái Sơn nhưng khi được rờ mó,mới biết mặt thật chẳng qua cũng chỉ là những lâu đài được xây bằng các tảng băng tuyết chờ rã riệu.Xét cho cùng cái danh dự Thiên Triều trong quá khứ hay đại cường Trung cộng ngày nay,qua cái chính sách xâm lược cố hữu luôn vẫn là sự khoe khoang rung cây nhát khỉ các xứ yếu kém quanh vùng, hoặc giả đã cùng nhau đồng thuận để cùng chia nhau lợi lộc như mối tình Hoa-Việt (cộng sản) ngày nay.

Tuy nhiên không phải ai cũng để cho Trung cộng bá đạo,muốn làm gì thì làm,đó là vấn đề Ðài Loan từ năm 1949 tới nay,luôn công khai đối đầu với kẻ thù có dân số trên một tỷ người,đã hoài công trong việc với tay và được tháp tay bởi bọn tài phiện da trắng,chỉ biết có lợi nhuận,bất chấp đạo đức và lương tâm,qua trăm phương ngàn kế để chiếm lại cho được Ðảo Quốc nhỏ bé nhưng giàu mạnh này,như họ đã lấy lại các nhượng địa Hồng Kông và Ma Cao từ tay Anh và Bồ mà không phải tốn một viên đạn.


Nói như Andrew Tully trong tác phẩm Central Intellingence Agency,thì từ năm 1949 tới nay,cho dù ai làm lãnh tụ tại Ðài Loan,cái mục tiêu và ý chí của Họ vẫn không thay đổi: ‘’quyết tâm tiêu diệt chế độ cộng sản,thống nhất Hoa Lục từ Ðài Loan và trên hết tìm đủ mọi phương kế đẩy Hoa Kỳ vào vòng chiến với Trung cộng...’’ Do trên qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ như Truman,Eisenhower,Kennedy và sau này là Nixon...


Luôn xếp Thống Chế Tưởng Giới Thạch giống như Tướng Franco của Tây Ban Nha là biểu tượng của sự nguy hại.Năm 1972, Hoa Kỳ bắt tay với Mao-Chu,hợp tác chiến lược liên minh bao vây Liên xô.Tất cả những mưu mô trong canh bài bịp do Kissinger thao túng đạo diễn,kể luôn sự bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Ðài Loan cho khối cộng sản quốc tế,ngay từ thời điểm đó,mới đây đã được các Chuyên Gia thuộc Trung Tân Nghiên Cứu tại Ðại Học G. Washington,vận động Quốc Hội Mỹ giải cấm những tài liệu quá hạn giữa Hoa-Trung,rồi soạn thành một tài liệu lịch sử,gọi là Bí lục Kissinger,nói toạc móng heo tất cả mọi thủ thuật mà Hoa Kỳ đã làm để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình.


Ngày 30.4.1975,Việt Nam Cộng Hòa bị tan rã vì nghèo và trên hết là do bọn phản tặc đội trăm lớp tại miền Nam bán đứng và đâm sau lưng,nhưng Ðài Loan thì không hề hấn gì,tuy rằng bị Mỹ-Anh-Pháp toa rập đuổi ra khỏi Liên Hiệp Quốc,để rước Trung cộng vào thay thế chỗ đứng mà Trung Hoa Dân Quốc đã chính thức hiện diện từ lâu đời.Cũng kể từ đó,Ðài Loan đã sáng mắt trước những người bạn đồng minh sinh tử và Họ đã quyết tâm tự lực,tự cường nên sớm trở thành một cường quốc đúng nghĩa tại Thái Bình Dương,khiến cho cả Mỹ-Nhật cũng phải nể nang huống gì là Trung cộng.Tất cả cũng chỉ vì Ðài Loan quá giàu và dĩ nhiên có tiền mua tiên cũng được.Ðó cũng là cái lý do mà từ Tổng Thống Lý Ðăng Huy cho tới Trần Thủy Biển luôn quyết liệt tuyên bố rằng MỖI BÊN EO BIỂN là một nước độc lập,mặc cho Trung cộng gào dọa,Trước tình trạng trên,nhiều nhà chính trị quốc tế đã dí dõm tuyên bố:

Ðây mới chính là con dao trí mạng,không biết bao giờ nó sẽ cắt miếng da beo Trung Hoa thành những mảng như thực trạng trước khi Khang Hy,Càn Long của Ðại Thanh cưỡng chiếm lãnh thổ của các Quốc Gia Ðộc Lập quanh vùng.

ÐẢO QUỐC ÐÀI LOAN :

Qua các văn kiện tìm thấy trong cổ sử Trung Hoa từ các đời Hạ,Thương,Châu,Tần, Hán,Tam Quốc,Tùy,Tống cho tới nhà Thanh,mỗi triều đại đều gọi Ðài Loan bằng những tên khác nhau.Chỉ riêng thời nhà Minh,Ðài Loan đã được gọi bằng nhiều tên như Tiểu Lưu Cầu, Tiểu Ðông,Ðạm Thủy,Ðông Phan,Bắc Cảng,Ðài Viên,Ðông Ðô..Còn cái tên Ðài Loan chỉ mới xuất hiện từ đời nhà Thanh.Cuối đời Minh,người Hòa Lan chiếm Ðảo này và gọi là Formosa,có nghĩa là miền đất trân quý,thơ mộng.Về cư dân nguyên thủy trên Ðảo đã được các Nhà nhân chủng học xếp vào nhóm BÁCH VIỆT,vì từ chủng tộc,cách ăn mặc,cho tới phong tục tập quán...không khác bao nhiêu so với nhóm Việt Tộc trong đất liền,trên Ðảo Hải Nam và tại Việt Nam ngày nay.


Tóm lại người Ðài Loan hiện nay là một tập thể gồm chín Sắc Tộc Thượng và nhóm Hán Tộc di cư từ đất liền ra đảo,mà tài liệu cho biết là đã tới cư ngụ ở đây vào thời nhà Tống,đa số thuộc các Tỉnh ven biển nhưng nhiều nhất là Phúc Kiến và Quảng Ðông.Năm 1660,Tướng nhà Minh là Trịnh Thành Công đã dành lại Ðài Loan trong tay người Hòa Lan,sau 38 năm bị đô hộ.Năm 1683,đời Vua Khang Hy thứ 22,nhà Thanh chính thức chiếm Ðài Loan.Năm 1874 đời Vua Ðồng Trị,Ðài Loan coi như một tiền đồn chống Nhật.Vào thời Quang Tự thứ 11 Ðài Loan trở thành một Tỉnh của Thanh Triều,được Tỉnh Trưởng Lưu Minh Truyền thực tâm kiến thiết và xây dựng các cơ sở hạ tầng,mở màn cho sự văn minh tiến bộ của Ðảo Quốc sau này.Từ năm 1895-1945,Ðài Loan bị Nhật Bản đô hộ theo tinh thần hiệp ước Mã Quan.Năm 1945,Nhật bại trận nên trao trả Ðài Loan lại cho Trung Hoa Dân Quốc và từ năm 1949 tới nay,Ðài Loan coi như là một Quốc Gia độc lập,đã trải qua bốn đời Tổng Thống đều anh minh,đó là Tưởng Giới Thạch,Tưởng Kính Quốc,Lý Ðăng Huy,Trần Thủy Biển.


Thời kỳ 1949-1988 được coi là thời kỳ chiến tranh do Trung Hoa Quốc Dân Ðảng lãnh đạo.Từ năm 1988,Tổng Thống Lý Ðăng Huy hủy bỏ lệnh giới nghiêm,chính thức tuyên bố chấp nhận đảng cộng sản như là một thể chế chính trị,cho phép dân chúng Ðài Loan có quyền lựa chọn.Từ năm 1996 người dân trực tiếp đi bầu.Ðây là một đòn sát thủ mà chính quyền Ðài Loan dùng để đối phó với cường lực của Trung cộng cũng như áp lực quốc tế chèn ép Ðảo Quốc phải quay về một nước Trung Hoa cộng sản.Còn một lý do khác mà Ðài Loan thường nêu ra biện minh cho nền độc lập của mình,đó là việc có bao giờ Trung quốc coi Ðài Loan như là núm ruột của mình? Chỉ tới khi Trịnh Thành Công cùng đường mới chịu tới Ðảo hoang,giống như Tưởng Giới Thạch
năm 1949,vậy Ðài Loan và Trung quốc liên hệ gì?

Còn vấn đề có một số người Hoa sinh sống tại đây,như vậy tất cả những nơi nào có người Hoa sinh sống đều là lãnh thổ của Trung cộng?Thật ra Ðài Loan chỉ là một vùng đất hẹp.Dân số lại đông đảo,còn tài nguyên thì hầu như không có gì đáng kể,gồm có một Ðảo lớn và 79 hòn Ðảo nhỏ,nằm giữa Ðông Hải và cách bờ biển Phúc Kiến chừng 193 km.Riêng Ðảo lớn Ðài Loan có hình dạng giống như một củ khoai lang,có chiều dài chừng 400 km,chiều ngang 200 km,diện tích toàn vùng là 13.971 sq.ml hay là 36.185 km2 với dân số theo World Atlas năm 2000,chừng 23 triệu người.Khắp Ðảo,núi non chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước,có tới 62 ngọn núi cao trên 3000 mét nhưng ngọn cao nhất là Tân Cao Sơn (3997m).Ðài Loan có mực độ dân cư cao nhất thế giới (558 người/1km2),82% dân số tập trung sống tại các Thành Phố lớn như Ðài Bắc (Thủ Ðô trên 3 triệu dân),Cao Hùng,Ðài Trung,Ðài Nam,Cơ Long...Ngoài ra ở Ðài Loan thường bị thiên tai như động đất,bão tố,lụt lội và hạn hán.Hiện nay Ðài Loan được coi như một cường quốc kinh tế của Á Châu,có ngoại tệ thặng dư trên 80 tỷ mỹ kim,lợi tức trung bình là 13.000 mỹ kim/1 năm.

ĐÀI LOAN NGÀY NAY:

Tôn Dật Tiên là người đã khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc,sau khi đã lật đổ được nhà Mãn Thanh trong cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911.Ông cũng là người đã khai sinh ra tam dân chủ nghĩa (Dân Tộc,Dân Quyền và Dân Sinh),mà Quốc Gia Ðài Loan đã dựa vào đó để thiết lập hệ thống Chính Phủ,Hiến Pháp,cũng là một triết lý sống chẳng những cho người Ðài Loan mà cả Hoa Kiều trên khắp thế giới,không chấp nhận chủ nghĩa vô thần đang bá đạo tại Hoa Lục và một vài phần đất còn sót lại trên thế giới như việt cộng,Bắc Cao và Cuba.Chính vì sự khác biệt rõ rệt giữa hai thể chế chính trị và mức sống của dân chúng hai nước quá chên lệch,cộng thêm cái gương mới sống chung hòa bình giữa Trung cộng-Hồng Kông-Ma Cao,khiến cho Ðài Loan nẩy sinh ý tưởng MUỐN Ðộc lập thật sự,dù rằng dân chúng trong nước vẫn có các lập trường chính trị khác biệt như chỉ muốn thống nhất khi có điều kiện hợp lý.Duy trì tình trạng cũ và đám đông muốn độc lập.



Ngoài ra trên vấn đề ngôn ngữ cũng là một phức tạp,tuy rằng cả hai nước,đều lấy tiếng Quan Thoại làm Quốc Ngữ nhưng cách kết cấu,mỗi nơi mỗi khác,trong lúc người Hồng Kông-Ðài Loan dùng Quan Thoại-Phồn Thể,thì Trung cộng sử dụng Quan Thoại-Giản Thể,đó là chưa kể tới các dị biệt phong thổ từ Ðịa phương.Trong thập niên cuối cùng của Thế Kỷ 20,Ðài Loan đứng đầu trong 4 con rồng kinh tế Á Châu dù rằng Ðảo Quốc đã bị Trung cộng cô lập trên trường ngoại giao,nhưng sự thành công quá mức của Ðài Loan,làm cho Âu Mỹ và Nhật lúc đó đã phản trắc bỏ rơi Họ,cũng đã phải muối mặt quay lại cầu cạnh trong sự giao dịch mua bán và tự nguyện bảo vệ ngấm ngầm Ðài Loan trước sự xâm lăng võ lực,bởi vì có quá nhiều quyền lợi ở đây.Ðể phá giải thế gọng kìm chiến lược của Tàu đỏ,Ðài Loan trong vòng 15 năm qua,đã tung tiền rất nhiều để đấu tư vào các nước quanh vùng như Việt Nam,Phi Luật Tân,Thái Lan và Mã Lai.

Thời gian từ 1997-2000,nhờ chính sách kinh tế năng động,góp vốn nên Ðài Loan đã thoát được cuộc khủng hoảng kinh tế kinh khiếp,đã làm cho Nam Dương,Thái Lan,Nam Hàn,Mễ Tây Cơ và Ba Tây... gần sập tiệm nếu như không có Quỹ Tiền Tệ Thế Giới tiếp hơi,giúp vốn.Trong lãnh vực thị trường chứng khoáng,nhờ chủ trương tự do hóa,nên mấy năm gần đây đã thu hút được nhiều công ty ngoại quốc tham gia,trở thành liên mạng,chịu sự ảnh hưởng và biến động của các thị trường quốc tế tại Nữ Ước,Ðông Kinh,Luân Ðôn..


Ngày 18.3.2000,cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống với 5 liên danh đã đem lại sinh khí mới cho Ðài Loan.Liên danh thứ 5 của Trần Thủy Biển,Cựu Thị Trưởng Ðài Bắc và Lữ Tú Liên,Nữ Huyện Trưởng Ðào Viên,đại diện cho Ðảng Dân Chủ Tiến Bộ đã trứng cử với 4,4 triệu phiếu,đạt tỷ lệ 39% tổng số cử tri đi bầu.Như vậy,Quốc Dân đảng sau 50 năm cầm quyền đã bị thảm bại trước Ðảng Dân Chủ Tiến Bộ.


Ðiều này cho thấy dân chúng Ðài Loan đã quyết tâm ủng hộ cương lĩnh của đảng bằng lá phiếu,để cùng xây dựng một nước Cộng Hòa Ðài Loan chủ quyền,độc lập và tự chủ.Một luồng gió mới đã thổi vào sinh hoạt chính trị,càng khiến cho dân chúng vững tâm hơn trước đe dọa của kẻ thù,lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Họ.Theo nhận xét của Giáo Sư Võ Chấn Tư tại Ðại Học Quốc Gia Ðài Bắc, thì đây là lần đầu tiên,có sự chuyển giao quyền lực một cách êm thắm giữa hai Ðảng chính trị và Ông cũng hy vọng một ngày nào đó,sự tái diễn của lịch sử lại xảy ra tại Hoa Lục,cũng giống như đã xảy ra tại Ðài Loan.Ðể chấm dứt bài diễn văn đầu tiên ngày nhậm chức,Tổng Thống Trần Thủy Biển đã hô to khẩu hiệu ‘’Tự Do Dân Chủ muôn năm’’ Trong vấn đề này, Liên Hiệp Quốc đã làm một chuyện vô duyên không thể tưởng tượng nổi,đó là dùng áp lực ngoại giao cấm quốc tế liên hệ với Ðài Loan,nên chỉ có 4 trong số 30 Quốc Gia công nhận Ðài Loan,tới tham dự buổi lễ,đó là các nước Thụy Sĩ,Nicaragua,Palau và Nauru.


Riêng Mỹ thì Tổng Thống Bill Clinton,cử Laura Andrea Tyson,một Cựu Cố Vấn Tòa Bạch Ốc,tham dự vì hai nước đang liên hệ mua bán vũ khí,quân dụng lên tới hàng tỷ Mỹ kim.Phản ứng đầu tiên của Trung cộng qua bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Trần Thủy Biển,ngoài sự dự liệu của mọi người,là Bắc Kinh chỉ nhắc tới việc Ðài Loan thiếu thành thực hay cố tình tránh né,để cùng với Trung cộng tiếp nhận,nguyên tắc một nước Trung Hoa.Ngày 12.8.2002 tại Ðài Bắc,Tổng Thống đã lên tiếng tại một cuộc họp của Liên Ðoàn Ðoàn Kết Ðài Loan rằng Ðảo Quốc chẳng bao giờ sợ hãi trước hăm dọa của Trung cộng nhưng để duy trì hòa khí giữa hai nước,ông không nhắc lại với Quốc Hội việc tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của Ðài Loan,cũng như xin lỗi vì phải hủy bỏ chương trình tập trận chống tàu ngầm.


Tuy nhiên thái độ của Cựu Tổng Thống Lý Ðăng Huy thì khác,Ông tuyên bố ủng hộ lập trường của Tổng Thống Trần Thủy Biển rằng MỖI BÊN EO BIỂN ÐÀI LOAN là một nước,đó là sự thật trong mối quan hệ đặc biệt giữa Quốc Gia và Quốc Gia.Như lửa chế thêm dầu,ngày 18.8.2002,nhiều Ðồng Minh của Ðài Loan hô hào Liên Hiệp Quốc phải cứu xét để cường quốc kinh tế Ðài Loan được gia nhập Tổ Chức Quốc Tế này vì đó là quyền lợi chính đáng của 23 triệu người.Chắc chắn là đề nghị lại bị bác bỏ nhưng điều trên,ít ra cũng làm Trung cộng nao núng vì uy thế của kẻ có tiền.

Theo tin từ Reuters,sở dĩ Ðài Loan dự định mở cuộc trưng cầu dân ý vì đã thấy rõ dã tâm của họ Giang,qua việc đem mồi bắt bóng bọn thương buôn,trong hứa hẹn là sẽ bổ nhiệm một vài tên kinh doanh đang làm ăn tại Hoa Lục,vào làm cố vấn cho đảng và nhà nước về vấn đề Ðài Loan.Trò này,Giang đã thực hiện một lần thành công trong kế hoạch chia rẽ chính quyền và dân chúng Hồng Kông trước đây,nhưng lần này Giang coi như thất bại,khi Tổng Thống Ðài Loan tuyên bố: ‘’Ðài Loan không phải là một phần lãnh thổ của một nước khác, không phải là chính quyền địa phương.Nói thẳng ra,Ðài Loan và Trung cộng,mỗi bên là một nước.Ngoài ra giới làm ăn buôn bán với Trung cộng,không phải là tiếng nói,cũng chẳng là đại diện cho ai cả,mà quyết định là do toàn dân Ðài Loan’’.

Đài Loan,vết dao trí mạng trong tim phổi Trung cộng

1.- Chiến cuộc năm 1954-1955 tại eo biển Đài Loan

Năm 1949 Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Ðài Loan nhưng nhờ đã chuẩn bị trước, cũng như đã di chuyển toàn bộ của cải vàng ngọc,bảo vật của Trung Hoa tới Ðảo,đồng thời được Hoa Kỳ viện trợ quân phí thêm 3 tỷ mỹ kim,vì vậy Tưởng Giới Thạch đã nhanh chóng lập lại Quân Ðội hơn 500.000 người,đủ sức phòng thủ Ðảo Quốc,ngoài ra còn nuôi mộng đổ bộ tái chiếm Hoa Lục,lúc đó cũng đang vướng chân vào nhiều vũng lầy tại Bắc Cao,Ðông Dương,Tây Tạng và vùng tam biên Miến-Lào-Vân Nam.

Tháng 12.1954,sau khi đã chuẩn bị xong,Tưởng Giới Thạch tuyên bố tái chiếm Hoa Lục,nhiều cuộc đụng độ giữa hai bên bằng hải và không quân rất ác liệt.Thật ra chiến tranh đã chính thức xảy ra vào lúc 1 giờ 45 sáng ngày 3.9.1954 do đại pháo của hồng quân,dưới quyền chỉ huy của Tướng Chu Ðức,Tổng tư lệnh,bắn từ bờ Hạ Môn,Phúc Châu trong Tỉnh Phúc Kiến vào các Ðảo thuộc Trung Hoa Quốc Gia như Bành Hồ,Ðại Trần,Kim Môn và Mã Tổ...

Tại Hoa Kỳ,tình trạng bất đồng ý kiến đã xảy ra giữa Tổng Thống Eisenhower và Tư Lệnh Thái Bình Dương là Ðề Ðốc Radford quanh vụ Mỹ sẽ oanh tạc Hoa Lục để giải cứu Ðài Loan.Cuối cùng cả hai chịu theo phương cách của Ngoại Trưởng Dulles,nhờ Liên Hiệp Quốc kêu gọi hai bên ngưng bắn.Tuy nhiên lúc đó Liên xô và Trung cộng còn cùng phe nên đề nghị của Mỹ bị bác bỏ.Do trên cuộc chiến vẫn tiếp diễn,ngày 18.1.1955,cảm tử quân Trung cộng đổ bộ lên Ðảo Ykian trong nhóm Tachen cách Ðài Loan 350 km về hướng Bắc,nhưng Mỹ đã thuyết phục được Tưởng Giới Thạch bỏ nhóm Ðảo này,sau khi di chuyển hết 35.000 quân dân về Ðài Loan.Cũng kể từ giờ phút này,Mỹ cảnh cáo là nếu hồng quân tiếp tục tấn công các lãnh thổ khác của Trung Hoa Quốc Gia,một cuộc chiến tranh sẽ phải xảy ra và Mỹ phải oanh tạc Hoa Lục để bảo vệ Ðài Loan theo thỏa ước mà hai nước đã ký...


Nói là làm,Ðệ Thất Hạm Ðội đã được điều động tới án ngữ kín vùng biển Phúc Kiến,được lệnh phản công khi Trung cộng vượt qua vùng ranh đỏ giới hạn,đồng thời Hoa Kỳ còn nói xa nói gần là sẽ sử dụng nguyên tử nếu Trung cộng dùng biển người như tại Bắc Cao.Và rồi mọi việc đâu cũng vào đó,Trung cộng qua lời cảnh cáo của Liên xô và trên hết là đang hồi tô son trét phấn để tham dự Ðại Hội các nước Á Phi đầu tiên tại Bandoung,Nam Dương,nên ngừng tấn công.Ðài Loan qua áp lực của Hoa Kỳ,cũng rút về các Ðảo Bành Hồ,Kim Môn,Mã Tổ và Ðảo Ðài Loan cho tới hôm nay.

2.- Đài Loan ám sát Chu ân Lai

Trong lúc Mao và Tưởng giao chiến ác liệt tại eo bể Ðài Loan,thì tại hải ngoại,chiến tranh gián điệp của cả hai phía cũng nhảy vọt.Hồng Kông được chọn làm nơi so tài và cuộc thử lửa đầu tiên đã xảy ra vào tháng 4.1955,khi Chu ân Lai Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao Trung cộng,hướng dẫn một phái đoàn gồm 18 người,tham dự Hội Nghị Á Phi tại Bandoung.Trung cộng thuê một máy bay của Hãng Kashmir-Prinsess của Ấn Ðộ.Máy bay đã nổ trên không như Chu ân Lai vẫn sống và có mặt tại Hội Nghị ngày 11.4.1955.Bí mật vụ nổ được giữ kín mãi 40 năm sau (1995),cả Trung cộng và Ðài Loan mới chịu vén bức màn bí mật.Chính Steve Tsang (Tăng Vũ Sinh),một chuyên viên tại Ðại Học Oxford,về Trung cộng,đã viết trên báo The China Quarterly,một tài liệu giải mật vụ án trên và kết luận thủ phạm là Cơ Quan Ðặc Vụ của Tưởng Giới Thạch nhưng do CIA lãnh đạo.

Theo tài liệu của Trung cộng thì đây là kế hoạch của Cục Bảo Mật Quốc Dân Ðảng giao cho Tổ Tình Báo Hồng Kông thi hành,mà người đứng đầu là Chu Vũ Thành và kẻ thi hành đặt chất nổ trên máy bay là Chu Câu,tức Chu Tân Minh,một công nhân lau máy bay làm việc trong Phi Trường Hồng Kông.Theo tin tức thu nhận,Chu ân Lai và các yếu nhân Trung cộng,trên đường từ Bắc Kinh tới Jakarta,máy bay sẽ ghé Phi Trường Khải Ðức để tiếp nhiên liệu và Chu Câu đã đặt được chất nổ trong thời gian đó.

Lúc 12 giờ 15 ngày 11.4.1955,máy bay lại cất cánh và đã nổ gần bờ biển Nam Dương khoảng 100 dặm,vào lúc 6 giờ 30 cùng ngày.Ngoại trừ 3 trong 5 Phi Hành Ðoàn còn sống sót,tất cả hành khách đều chết,trong số này có Hoàng Dương,trưởng ban tân hoa xã tại Hồng Kông.Chu cùng nhiều cán bộ cao cấp thoát chết? Riêng Chu Câu thoát được sang Ðài Loan.Sau này qua những tài liệu từ mọi phía,mới biết được là Trung cộng đã nắm được kế hoạch phá máy bay giết Chu ân Lai,thế nhưng Trung cộng vẫn không thay đổi lộ trình,chịu hy sinh một vài con ngóe để có cớ chống Mỹ-Anh và Ðài Loan,riêng Chu cùng nhân viên cao cấp,lấy cớ bận họp nên phải đi Ngưỡng Quảng rồi mới ghé Nam Dương.


Tất cả sự việc vào năm 1994,được Cốc Chính Văn lúc đó đã 85 tuổi,người đã giữ chức Tổ Trưởng Tổ Bảo Mật Cục Tình Báo Quốc Dân Ðảng,xác nhận do Tưởng Giới Thạch ra lệnh và ông cho biết,tin Chu đổi lộ trình,Ðài Loan cũng nắm biết nhưng vì thời giờ cấp bách nên không thể đổi kế hoạch.Riêng chất nổ TNT thuộc loại cao cấp,được đặc chế thành kem đánh răng,do CIA Hồng Kông cung cấp.Chiếc máy bay sau đó được Nam Dương trục vớt và ráp lại,theo nhân chứng còn sống,thì cánh phải phi cơ phát nổ trước và do bộ phận điều khiển bị tháo gỡ,nên phi cơ đã rơi rất nhanh từ cao độ 18.000 mét Anh xuống biển.

3.- Trung cộng và Đài Loan chạy đua vũ lực

Từ sau khi bị thằng đầy tớ phản chủ đá giò lái thua đau trên khắp Ðông Dương,Trung cộng quyết tâm trả thù và thề sẽ dạy cho cộng sản Việt Nam cũng như các nước trong đó có Ðài Loan những bài học.Ngoài vấn đề canh tân hóa quân đội,chế bom nguyên tử,hỏa tiễn,mua sắm tàu chiến,phi cơ để trang bị lên tới tận răng.Tuy nhiên,vấn đề thiết yếu và khiến thế giới lo sợ phập phồng,đó là đạo quân gián điệp đông đảo lên tới 540.200 người,mà Trung cộng đang bủa vây khắp thế giới.

Tại Ðài Loan,theo báo cáo của Bộ Trưởng Nội Vụ Bành Hoài Chân,thì Trung cộng hiện có 50.000 gián điệp đang hoạt động trên Ðảo Quốc dưới lốt thương buôn,du lịch...với mục đích phá hoại và làm lũng đoạt mọi cơ cấu chính quyền bằng đường lối rỉ tai,tuyên truyền...Ngoài ra gián điệp Trung cộng cũng tung hoành khắp nơi,cộng thêm giặc miệng,khiến cho tình trạng an ninh tại Á Châu vốn đã sôi động tại các lò sát sinh Trung Ðông, Vùng Vịnh,Trung Á,nay đang ngùn ngụt bốc khói tại Nam Dương,Phi Luật Tân,Triều Tiên và sôi nổi nhất tại biển Ðông,giữa Trung cộng,Ðài Loan và Việt Nam.

Ngoại trừ Việt cộng không thấy nhắc tới,hầu hết như tất cả các Quốc Gia Ðông Nam Á đều chạy đua sắm vũ khí,mà nhiều nhất là các loại tàu chiến,tàu ngầm,phi cơ chiến đấu.Ðây là dấu hiệu cho thấy Thái Bình Dương bắt đầu dậy sóng,đoàn kình ngư năm nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ quen hát độc hành trên biển cả,rồi đây sẽ gặp rất là nhiều bạn đồng hành người thù kẻ bạn nhưng điều cần thiết nhất là Trung cộng chắc hẳn cũng đã thấy cái thế mạnh của Hải Quân các nước Ðông Nam Á sau này,đó là chưa kể con đại kình Nhật Bản,Nam Hàn, Ðài Loan...Lúc nào cũng chờ thời cơ xé xác thiên quốc như Hạm Ðội Nhật đã làm trong trận chiến Hoàng Hải năm 1895 và mới đây giữa Hải quân Bắc-Nam Hàn vào tháng 6.2002.

Riêng Trung cộng và Ðài Loan thì khỏi phải nói,nước nào hiện nay cũng đang giàu xụ, cho nên tha hồ vung tiền mua sắm.Mới đây,theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ,thì Trung cộng đã mua thêm của Nga 8 tàu ngầm loại tối tân Kilo Class,trị giá hơn hai tỷ mỹ kim. Số tàu này cộng với 60 chiếc cũ,dùng để phong tỏa Ðài Loan.Nhưng theo các chuyên viên, ngoài số tàu chiến mua của Nga,tàu đóng của Trung cộng tại Lữ Thuận và Sơn Ðông yếu kém về mọi mặt,nên khó lòng đạt được chiến thắng khi thật sự đụng trận vì Trung cộng chưa phải là một cường quốc trên đại dương.

Ðể đối phó,Ðài Loan đã mua của Mỹ 8 tàu ngầm tối tân,trang bị bằng thủy lôi và hỏa tiễn cực mạnh,có tầm hoạt động xa,cho nên đối với các loại chiến cụ này,Trung cộng làm sao bao vây kẻ thù cho nổi.Tuy nhiên Trung cộng cho biết đang có hạm đội tàu ngầm hùng mạnh, khiến cho Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ sẽ né sợ khi có chiến tranh.Hiện nay Ðài Loan đang nhờ Mỹ trang bị dùm cho một Hạm Ðội tàu ngầm tối tân,cộng thêm những Phi Ðội hiện có,toàn các loại máy bay hiện đại nhất của Hoa Kỳ,Anh,Pháp và Do Thái.Một công ty đầu tư Liên doanh Ðài Loan-Hoa Kỳ tên là One Equity Partmenrs đã mua lại cộng ty chế tàu Ðức HDW 75% cổ phần,qua sự trợ giúp kỹ thuật của Ðức-Do Thái,từ đây Ðài Loan,qua cố vấn Mỹ công khai và tha hồ đóng tàu ngầm,trước sự hù hét không tiếc lời của Trung cộng.

VIET NAM - TRUNG CONG

Theo nhận xét của các nhà phân tích thời sự,thì dù Trung cộng không đánh với Ðài Loan,Trung cộng vẫn gây chiến với các nước quanh vùng trong đó có Việt Nam vì các mỏ dầu khí to lớn được phát hiện tại Hoàng Sa và Trường Sa.Lần trước trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1945-1975),Trung cộng tốn người,tốn của,rốt cuộc khi chiến tranh kết thúc chỉ có Mỹ,việt cộng và Nga thu lợi,còn Trung cộng thì mất hết kể cả những con bò sữa Hoa Kiều hải ngoại tại Việt Nam,Kampuchia,Lào,Thái.Lần này,Trung cộng lại làm một câu chuyện vô duyên thêm là lớn miệng hăm dọa các nước quanh vùng,khiến họ sợ hãi,phải bỏ tiền mua sắm vũ khí,làm giàu cho bọn da trắng,Do Thái,tạo thêm bất lợi và trên hết là tạo cơ hội và lý do để thế chiến lược bao vây con cọp đói của Hoa Kỳ,Nam Hàn,Nhật Bản,Úc và Tân Tây Lan thành hình...Tóm lại Trung cộng ngày nay đang bốn bề vây hãm,ngày xưa Kissinger dụ Mao-Chu liên minh chống Liên xô,ngày nay Mỹ cũng đang dụ Putin liên minh để hạ độc thủ Trung cộng như ngày trước,lịch sử thì ra vẫn là sự xoay vần.


Có người bảo Ðài Loan hiện đang bỏ ra cả 70 tỷ đô la đầu tư vào Hoa Lục,hai bên đang làm ăn ngon lành,thì làm sao có chiến tranh được.Chuyện này thật ra đâu có mới mẻ gì vì tuy không ra đời chính thức,khối kinh tế Trung Hoa ( C.E.A Chinese Economic Area) cũng đã được thành lập giữa ba nước Trung cộng,Ðài Loan và Hồng Kông vào năm 1978,tức là sau khi Trung cộng mở cửa,đổi mới kinh tế và kêu gọi đầu tư quốc tế.Khối gọi tên là Ðại Trung Hoa hay Ðại Hán vì nó chỉ gồm có ba nước nói tiếng Trung Hoa.Riêng Tân Gia Ba không được vào vì chỉ có 70% gốc Trung Hoa và số dân này không nói tiếng Hán.Ðặc biệt của khối kinh tế này là chỉ nói tới chuyện làm giàu mà thôi,còn về chính trị,lập trường,đường ai ấy đi cho nên Trung cộng và Ðài Loan vẫn giữ nguyên thái độ cứng rắn về Quốc phòng,Lãnh thổ và thể chế chính trị.Tuy nhiên để làm ăn chung cùng kiếm tiền.

Trung cộng đồng ý từ bỏ phần giáo điều của chủ thuyết Mac-Le-Mao trong sinh hoạt kinh tế,để chấp nhận kinh tế thị trường theo tư bản.Ðài Loan qua Quốc Dân đảng cũng chấp nhận từ bỏ độc quyền,cho phép chính phủ và quốc dân có quyền mang vốn để đầu tư vào Hoa Lục kiếm lời.Riêng chính phủ Anh cũng cho phép thương gia Trung cộng và Hồng Kông hợp tác thương mại.Cũng chính nhờ sự hòa giải hợp tác này,mà họ Giang của Trung cộng đã dùng mồi danh lợi khuyến dụ được một số lớn gian thương Hồng Kông phản bội,kết quả người Anh phải bỏ Hồng Kông trong đắng cay.


Bây giờ Giang lại bổn cũ soạn lại nhưng đã bị Ðài Loan chặn họng tức khắc,khiến cho Bắc Kinh lại nổi nóng và hăm đánh như đã từng hăm đánh Ðài Loan nhiều lần...Có điều người Ðài Loan du lịch hay thăm bà con,đi thì về chứ không ai xin ở lại Trung cộng tỵ nạn chính trị, điều đó cho thấy đâu mới là thiên đàng xã nghĩa.Một mai khi chiến tranh kết thúc,thiên triều chắc chắn sẽ bại trận,các nước Ðài Loan, Mãn Châu,Nội Mông,Tân Cương,Tây Tạng,Qúy Châu,Hải Nam chắc chắn sẽ tách thành các nước độc lập.Không biết lúc đó Việt cộng nếu còn,có dám đòi lại biên cương,Hải Ðảo và phần biển đã bán nhượng cho kẻ thù bao năm qua?



____


Tài liệu tham khảo:

Người Hoa tại Việt Nam của Nguyễn Văn Huy.
Chân dung nước Nhật ở Á Châu của Nigel Holloway và Phillip Bowring
Bí lục Kissinger của Bill Burr Ðài Loan của Nguyễn Hữu Vinh
Ðài Loan tiến trình hóa rồng của Hoàng Gia Thụ
C.I.A của Andrew Tully
Lịch sử chiến tranh lạnh của André Fontaine
Tội ác trên thế giới của Kiêm Thêm
Việt Nam và trật tự Trung Hoa của Nguyễn Xuân Nghĩa
Các báoViệt Báo,Người Việt,Diện Ðàn Phụ Nữ,Tiền Phong,Hồn Việt...

***

TRUNG CỘNG CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI TRONG THẾ KỶ XXI

Tháng 2.1972,Mao trạch Ðông và toàn bộ đảng cộng sản Tàu,trải thảm nhung,mở rèm sắt,chào đón vợ chồng Nixon và Kissinger tới thăm hữu nghị Trung cộng.Sau đó,Mỹ chủ động viện trợ các vũ khí chiến lược kể cả vệ tinh cung cấp tình báo cho kẻ thù,để ly gián tình đồng chí của Liên xô và Trung cộng.Tháng 7.1973,James Lilley,xuất thân là CIA sau trở thành Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Trung cộng,đã được cử làm Trưởng Trạm Tình Báo Hoa Kỳ,dọc theo ranh giới Nga Hoa.

Tháng 4.1975,Tổng Thống Carter lại viện trợ cho Trung cộng nhiều thiết bị điện tử hiện đại và các quân trang quân dụng để Tàu cải tổ lại hệ thống quân đội vốn ô hợp và yếu kém.Cũng kể từ đó,mối quan hệ giữa hai nước càng lúc càng tốt đẹp.Tuy ngoài miệng Mỹ lúc nào cũng phản đối Trung cộng về vụ Thiên An Môn và chà đạp nhân quyền,nhưng đột nhiên không khí chiến tranh lạnh giữa hai khối tây phương và cộng sản đã chấm dứt từ năm 1991 khi Liên bang Xô viết và khối Ðông Âu tan rã,lại được hâm nóng hừng hực sự vụ Mỹ thẳng thừng tố cáo Trung cộng đã cho gián điệp là Wen Lee Ho,ăn cắp hồ sơ chế tạo vũ khí hạch nhân tại Trung Tâm Nguyên Tử Los Alamos (Hoa Kỳ).


Cũng kể từ ngày 8.3.1999 nước Mỹ xôn xao và báo động về tin tức cực kỳ nghiêm trọng trên và dù Thủ Tướng Trung cộng là Zhu Rongji (Chu dung Cơ) đã đến Mỹ để giải độc ngày 8.4.1999 cũng như Tổng Thống Bill Clinton hết sức trấn an dân chúng nhưng làn sóng chống đối Trung cộng vẫn dữ dội.Nhân loại chưa bước chân vào ngưỡng cửa của Thế Kỷ 21,thì trong năm cuối cùng (1999) đã xảy ra nhiều biến cố đẫm máu tại Iraq,Ấn Ðộ,Nam Dương, Kosovo.Tuy nhiên đây cũng chỉ là những vẫn đề cục bộ,những đám cháy nhỏ có thể lần hồi dập tắt,nếu đem so sánh với dã tâm thôn tính toàn cầu của Trung cộng.Chuyện gì sẽ xảy đến cho các nạn nhân chiến tranh?

Như quá khứ Mông Cổ đã làm cỏ từ Á sang Âu vào Thế Kỷ 13,Trung cộng tấn công các lãnh thổ các Quốc Gia độc lập Mãn Châu,Mông Cổ,Tân Cương,Tây Tạng,Việt Nam...Cơn ác mộng của nhân loại đã bắt đầu ló dạng và theo sự ước đoán của Giáo Sư Samuel Huntington,Ðại Học Harvard trong tác phẩm The Clash of Civilisations and The Remarking of World Order,thì khi xảy ra cuộc chiến,Việt Nam sẽ là vùng đất đầu tiên để Trung cộng giương oai,ló vuốt với nhân loại.Trung cộng đánh cắp công thức chế tạo bom trung hòa tử

Ngày 24.4.1970,tại bệ phóng Tửu Tuyền,bên dòng Sông Nhược Thủy,Tỉnh Cam Túc gần Sa Mạc Gobi,thuộc miền Tây Bắc nước Tàu.Lần đầu tiên Trung cộng chế tạo thành công hỏa tiễn CZ1(trường trinh 1),để phóng vào quỹ đạo vệ tinh Ðông Phương Hồng 1.Tính đến nay,Trung cộng đã có 49 vệ tinh được phóng đi từ các căn cứ Tây Xương (Tứ Xuyên),Thái Nguyên (Sơn Tây),Tửu Tuyền (Cam Túc) và Ðảo Hải Nam.Trong các căn cứ trên,Tây Xương được coi như hiện đại nhất,được xây dựng từ năm 1975 và hoàn thành vào ngày 7.4.1990,nằm trên một cao nguyên 1500 m,cách Thành Ðô 500 km về hướng Ðông Nam.Năm 1992,Trung cộng phóng vệ tinh cho Úc Ðại Lợi,có mời Trương Kế Cao,Chủ Bút Dân Sinh (Ðài Loan) và nhiều ký giả Tây Phương đến tận nơi để chiêm ngưỡng.


Nhưng lần đó (1992) cũng như sự kiện ngày 15.2.1996 tại Tây Xương hỏa tiễn và vệ tinh vừa phóng ra đã bị tiêu hủy,làm nhiều nước hủy bỏ hợp đồng hợp tác không gian với Trung cộng.Chính những thất bại liên tiếp trên,đã cho Trung cộng phải dùng gián điệp cũng như tiền bạc để đánh cắp các hồ sơ bí mật của Tây Phương và Mỹ,bổ túc lại các nghiên cứu kỹ thuật của họ trong mất chục năm qua.Ngày 18.7.1998,trong khi Trung cộng và Pháp hân hoan chúc mừng vụ phóng vệ tinh thành công tại căn cứ Tây Xương,thì Mỹ phản pháo đầu tiên,tố cáo các thiết bị ở căn cứ không gian Tây Xương,không đạt tiêu chuẩn quốc tế và thiếu sự an toàn,đồng thời ngày 21.5.1998 trước đó,Quốc Hội Mỹ đã ban hành một đạo luật gồm 4 khoản,cấm Hoa Kỳ không được hợp tác ngành không gian với Trung cộng.



Ngày 8.3.1999,chánh phủ Mỹ lại lên tiếng cáo buộc Trung cộng đã gài điệp viên Wen Lee Ho vào làm việc tại căn cứ Nguyên Tử Los Alamos.Chính Lee đã lợi dụng chức vụ,cung cấp nhiều tài liệu tuyệt mật cho Trung cộng.Hành động trên đã bị CIA phát hiện và theo dõi từ ba năm qua,cuối cùng Lee bị sa thải để điều tra sự việc đánh cắp bí mật W88,liên quan tới đầu đạn hạt nhân tối tân nhất của Hoa Kỳ hiện nay.Tất cả hồ sơ về Lee cũng như các nghi vấn bị lộ tin ra ngoài,tại các căn cứ Nguyên tử khác ở Sandia (New Mexico),Lawrence Livermore (California)...đã được đệ trình Quốc Hội.Nội vụ hiện trong vòng điều tra nhưng chắc tìm được chứng cớ để buộc tội đương sự.


Riêng Trung cộng thì bác bỏ cáo buộc này.Thật ra những tài liệu mật tại Căn Cứ Los Alamos,luôn luôn bị tiết lộ ra ngay từ thập niên 1980,thời Tổng Thống Reagan và Bush.Riêng nội vụ sau khi đổ bể,Tổng Thống Bill Clinton đã bị cáo buộc và chỉ trích nặng nề là tắc trách,làm Mỹ bị đánh cắp một số đầu đạn hạch nhân vào năm 1995. Ðầu mối phát hiện được Lee làm gián điệp cho Trung cộng,bắt nguồn từ vụ vợ chồng điệp viên Kurt Stand và Theresa Squillacote,nhân viên cao cấp phục vụ tại Tòa Bạch Ốc,bị bắt và kết tội ngày 22.1.1999.Do sự khai thác trên,FBI và CIA đã phát hiện được sự hoạt động bí mật của Lee.


Căn Cứ Thí Nghiệm Nguyên Tử Los Alamos được thành lập vào năm 1943 trong bí mật tuyệt đối với danh xưng là Ngọn Ðồi.Chính quả bom nguyên tử của Mỹ cũng được chế tạo tại Căn Cứ này.Vì tính cách quan trọng,nên căn cứ Los Alamos coi như được phòng thủ cẩn mật nhất nước Mỹ,vì ngoài các hồ sơ còn có Khu Tech 55 tích trữ chất phóng xạ Platonium.Tuy vậy,nhiều vụ phản bội đã xảy ra tại đây liên tục như vụ sáu Khoa Học Gia Mỹ bán tài liệu mật cho Liên xô năm 1940,vụ Khoa Học Gia gốc Ðức Klans Fuchs,hợp tác với nhiều Khoa Học Gia Mỹ như Etkel,Julius Rosenberg,Theodore Hall...cung cấp tài liệu chế tạo bom nguyên tử cho Liên xô,nhờ vậy nước này đã chạy đua với Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Trung Cộng: Cơn ác mộng của các nước Á Châu Và Thế Giới.

Phân tích tiền lực của quân đội Trung cộng ngày nay,các chiến lược gia và quân sự của Mỹ nhận định rằng: ‘’Trung cộng hiện nay là một cơn ác mộng đối với các nước Ðông Nam Á,kể cả thế giới vì khả năng dàn quân nhanh chóng tới các vùng chiến sự bất cứ nơi nào. Lực lượng đặc biệt về quân sự này,rõ ràng nói lên quyết tâm làm cỏ nhân loại khi cần như nhảy vó ngựa năm xưa của Hốt Tất Liệt.Ðể đạt được mục tiêu quân sự,Trung cộng đã tăng cường quân số lên đến 2 triệu 300 ngàn người,chia thành 84 sư đoàn bộ binh và 10 sư đoàn thiết giáp,trang bị từ 5.000-8.000 xe thiết giáp đủ loại.


Ngoài ra lập thêm các binh chủng thủy quân lục chiến và nhảy dù,sử dụng nhiều tàu chiến và phi cơ chiến đấu.Sự tăng trưởng quân đội khiến cho Trung cộng ngày nay là cái đích để các Quốc Gia trong vùng bất thân thiện và đề phòng.Các mục tiêu có thể bị tấn công không riêng gì Việt Nam,Ðài Loan hay các nước Ðông Nam Á,kể luôn Ấn Ðộ,Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Việc lộng hành trên và cũng từ luận điệu muốn đuổi Mỹ ra khỏi Á Châu,để Trung cộng trám chỗ,đủ khiến Mỹ,Nhật có cớ thành lập hiệp định an ninh Mỹ-Nhật ngày 17.8.1997, nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Nhật,Mỹ,Ðại Hàn,Ðài Loan và Phi Luật Tân.Từ ngày 14.12 đến 16.12.1997,Thủ Tướng Nhật là Hashimoto đã đại diện Mỹ,đi khắp các nước Ðông Nam Á,vừa mở hầu bao hứa giúp đỡ họ qua cơn khủng hoảng kinh tế,vừa yêu cầu xác nhận lập trường là theo Mỹ-Nhật hay Trung cộng.Dĩ nhiên trước đồng Yên và Ðô La vạn năng,các nước trên đã Okey theo Mỹ-Nhật,dù lúc đó có sự hiện diện của hoàng đế đỏ Giang trạch Dân cũng đang đi kinh lý các nước Ðông Nam Á.


Một mặt ve vãn trong khối Asean,mặt khác Trung cộng kết thân với Irak,hứa mua dầu và đổi lại sẽ cung cấp các vũ khí hiện đại để chống lại Mỹ và Tây Phương.Người Mỹ đã phản ứng lại bằng cách yêu cầu tòa đại sứ Trung cộng rút ngay khỏi Baghdad lập tức,để Liên Quân Anh Mỹ oanh tạc Irak ngày 17.12.1998 đồng thời còn công khai ra giá cái đầu của Sadam Hussein là 1 triệu đồng,khiến cho Trung cộng tức ói máu nhưng vẫn im lặng.

Cuối cùng,để khỏa lấp phần nào những gay cấn vừa xảy ra,Trung cộng mời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ sang thăm xã giao ngày 17.1.1999 và muốn mua các máy móc siêu điện tử,nhưng bị Cohen thẳng tay từ chối và đến nay,Quốc Hội Mỹ cũng đã ra lệnh ngưng bán các thiết bị trên cho Trung cộng.Tóm lại dù không có đủ khả năng để chống chọi trực tiếp với Hoa Kỳ,nhưng Trung cộng vẫn thừa sức chơi lén nhân loại với kho vũ khí hiện đại gồm có bom nguyên tử,hạt nhân, hóa học,vi trùng và đạo quân gián điệp với hai nhiệm vụ tình báo và khủng bố tới 540.200 người do Lý Bằng,Giang trạch Dân,Kiều Thạch và Dương thạch Côn chỉ huy,đang hoạt động khắp nơi trên Thế giới kể cả Hoa Kỳ.

Trung cộng dùng chính sách đồng hóa để tiêu diệt các dân tộc bị trị

Lãnh thổ nguyên thủy của người Hán được gọi là Trung Nguyên chỉ gồm có 18 Tỉnh là Hà Bắc,Hà Nam,Sơn Ðông,Sơn Tây,Thiểm Tây,Cam Túc,An Huy,Giang Tô,Giang Tây, Chiết Giang,Tứ Xuyên,Phúc Kiến,Hồ Bắc,Hồ Nam,Quý Châu,Vân Nam,Quảng Ðông và Quảng Tây.Ðời các Vua Khang Hy và Càng Long,nhà Thanh đem Mãn Châu sát nhập vào Trung Hoa,đồng thời chiếm thêm vùng Nội Mông,Hồi Cương để lập thêm các Tỉnh mới như Thanh Hải,Tây Khang,Tây Hạ,Sát Cáp Nhĩ,Liệc Ninh,Thẩm Dương và Hắc Long Giang.


Năm 1949, Trung cộng sau khi đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hoa Lục,xua quân chiếm Quốc Gia Tây Tạng,Ðảo Hải Nam.Riêng Ðảo Ðài Loan đến nay vẫn coi như một Quốc Gia riêng biệt.Hồng Kông đã trả về Trung cộng năm 1997 và Ma Cao vào ngày 31.12.1999.Nhờ xâm lăng đất đai của các Dân Tộc Mãn Châu,Mông Cổ,Hồi Cương và Tây Tạng nên Trung cộng hiện nay có lãnh thổ đứng thứ ba trên thế giới (sau Nga và Gia Nã Ðại),với diện tích là 9.560.734 km2 và dân số là 1 tỷ 139 triệu người.Chính sách đồng hóa để tiêu diệt của các Dân Tộc nhược tiểu là thái độ muôn đời của vua chúa Trung Hoa,mới đây được đem áp dụng tại Nội Mông và Tây Tạng do Chen Kui Yuan,nguyên thái thú tại Nội Mông,sau khi bình định xong vùng đất trên,thuyên chuyển tới Tây Tạng để tiêu diệt Dân Tộc này.


Ðể tiến hành chính sách thâm độc trên,Trung cộng cho di dân ào ạt vào lãnh thổ Tây Tạng.Ngoài ra ngăn cấm sự sanh đẻ các dân bản xứ,bằng kế hoạch phá thai và số lớn người Tây Tạng đã chết khi nổi lên chống lại sự xâm lăng của người Tàu.Ðức Ðạt Lai Lạt Ma,vị lãnh đạo tinh thần và thế tục của Dân Tộc Tây Tạng đã được các điệp viên CIA giải thoát cùng với đoàn tùy tùng hơn 100 người,vào một đêm tối 17.3.1959,đưa ngài đến vùng an toàn tại Népal.Hạn chế sinh sản vẫn không làm tiêu diệt hết dân Tây Tạng,Trung cộng lại thi hành thêm chánh sách đàn áp Phật Giáo Tây Tạng,để dân chúng địa phương mất gốc,dễ dàng bị đồng hóa theo người Tàu.Bao nhiêu chùa chiền tại Tây Tạng bị phá bỏ,hơn 1 triệu người phần lớn là tu sĩ bị sát hại.Số dân chúng và tu sĩ còn lại bị cán bộ công an Trung cộng nhồi sọ hàng ngày.Những ai chống lại đều bị trục xuất khỏi Thành Phố,cấm hành nghề.Chữ Tây Tạng được lần hồi thay thế bằng Hán Tự,tại các Viện Ðại Học ở Lhassa.Mặt khác,đối với các tu sĩ sống trong các hang động hẻo lánh,cũng bị Bắc Kinh đánh thuế,ai khước từ sẽ bị đuổi đi nơi khác.Trước sự bạo hành thô bỉ trên,lớp lớp người Tây Tạng nổi lên chống lại Trung cộng bằng đủ mọi hình thức,trong đó chống đối mạnh nhất vẫn là Bộ Tộc Khang Ba được sự yểm trợ quân sự của CIA.


Nhiều Tăng lữ và dân chúng đã phải bỏ Quê Hương để lưu vong.Nhiều người đã chết vì đói lạnh,sau khi vượt qua con đường dài hiểm nguy giữa Tây Tạng và Népal để tới Katmandoa.Ngoài Tây Tạng,Hồi Cương,Nội Mông,Mãn Châu...Trung cộng luôn hướng về Ðông Nam Á và nạn nhân đầu tiên vẫn là Việt Nam,tiền đồn ngăn cản bước chân của Trung cộng xuống miền Nam.Tháng 1.1974,Trung cộng xua quân cưỡng chiếm Ðảo Hoàng Sa của Việt Nam.Tháng 2.1979,một trận ác chiến đã xảy ra giữa việt cộng và Tàu cộng,tàn phá hoàn toàn 5 Tỉnh biên giới của Việt Nam là Cao Bằng,Lạng Sơn,Hà Giang,Lào Kay, Tuyên Quang thành bình địa.


Năm 1988,Trung cộng vẽ lại bản đồ,nới rộng lãnh hải,tuyên bố chủ quyền 85% trên biển Ðông,rồi dùng vũ lực cưỡng chiếm 7 Ðảo của Việt Nam tại Quần Ðảo Trường Sa.Năm 1991,chiếm thêm 8 Ðảo nữa,gây tình trạng hỗn loạn trong vùng.Hành động bá quyền trên,khiến cho toàn thể các Quốc Gia vùng Ðông Nam Á căm giận.Tất cả các nước trên vội tăng ngân sách quốc phòng,mua sắm thêm nhiều tàu chiến và phi cơ quân sự tối tân của Nga,Mỹ,Anh,Pháp.Riêng Thái Lan đã có một hàng không mẫu hạm.Việt Nam được cho gia nhập khối Asean để làm vật bung xung cản bước tiến của quân đội Trung cộng khi có chiến tranh.Sự phản ứng của những nước trong vùng,sự ra đời của Liên minh Mỹ-Nhật và gần nhất là quyết tâm bảo vệ Ðài Loan của Mỹ,làm chùn bước Trung cộng phần nào nhưng vẫn không từ bỏ ý định xâm lăng các nước lân bang và làm bá chủ thủy đạo Ðông Hải.


Quyền lực trên biển Thái Bình Dương của Hải Quân Hoa Kỳ và sự khủng hoảng trên Biển Đông do Trung cộng gây ra.


Từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến,Hoa Kỳ loại bỏ Hải Quân Nhật Bản và chiếm địa vị hàng đầu trong vùng Thái Bình Dương.Từ năm 1945,Hoa Kỳ đã tham dự 9 cuộc chiến quan trọng và Lực Lượng Hải Quân vẫn là nồng cốt để đạt chiến thắng,điển hình là Ðệ Lục Hạm Ðội Mỹ, luôn luôn hiện diện ngoài khơi Libye,để kềm chế nước này từ năm 1980 trở về sau,không dám xưng hùng,xưng bá tại Châu Phi và vùng Cận Ðông.

Ðể duy trì quyền lực trên biển,Hải Quân Mỹ luôn luôn sẵn có 12 Hàng không mẫu hạm và phi đoàn chiến thuật.Ngoài ra Mỹ cũng thực hiện đóng các Hàng không mẫu hạm thế hệ Nimitz và CVX.Tàu Nimitz chạy bằng năng lượng nguyên tử và có trọng tải 90.000 tấn,dài 335 m.Trên mỗi Hàng không Nimitz đều có trang bị bốn dàn phóng bằng hơi nước,bốn dây cáp giữ máy bay lại khi hạ cánh,chứa một phi đoàn gồm 76 chiến đấu cơ,oanh tạc cơ,thám thính cơ và trực thăng.Từ năm 1995,công ty đóng tàu Newport New Shipbuilding đã chuyển giao cho Hải Quân Mỹ Hàng không mẫu hạm nguyên tử John Stennis,năm 1998 lại giao chiếc Haray Truman,còn lại năm 2003 sẽ hoàn thành chiếc Ronald Reagan (chiếc thứ 9 trong thế hệ tàu nguyên tử Nimitz).Hiện Mỹ đang thử nghiệm các loại tàu CVX để thay dần các loại tàu cũ,hầu hoạt động hữu hiệu trong suốt Thế Kỷ 21.

So sánh lực lượng Hải Quân Mỹ và Trung cộng,ta thấy sự tương quan chênh lệch như đất trời.Nhưng Trung cộng lúc nào cũng tự đắc coi như mình là bá chủ vùng Ðông Hải,giống như thái độ xưa kia của Ming Thành Tổ,vào năm 1405 đem một đoàn thuyền buồn,dưới quyền chỉ huy của Thang Su Ðô Ðốc là Thái Giám Trịnh Hòa,đi thị uy các nước man di và xả thân theo lệnh của Thiên Tử dùng vũ lực khuất phục các nơi chống lại.Mấy lúc gần đây,Trung cộng cũng bắt chước Nhà Minh,đem tàu đi cắm cờ,chiếm Ðảo của các nước Ðông Nam Á,trong đó có Việt Nam.Cuộc đụng độ trên biển vào tháng 3.1988, kéo dài 28 phút với lời rêu rao của Trung cộng là đã bắn chìm 2 chiến hạm và giết chết 77 thủy thủ.Lời rêu rao cũng là thông điệp báo cho các nước trong vùng là Trung cộng sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm chủ quyền trên Ðông Hải.


Cái quan trọng không phải là khai thác các tiềm năng hứa hẹn sẽ có ở Hoàng Sa hay Trường Sa,mà là sự chế ngự thủy đạo chuyên chở dầu của các Quốc Gia Ðại Hàn,Nhật,Ðài Loan kể cả Mỹ.Sau đại chiến thứ hai,nhiều nước trong vùng như Ðài Loan,Trung cộng,Phi Luật Tân,Brunei và Mã Lai đều tuyên bố chủ quyền trên Quần Ðảo Trường Sa của Việt Nam. Trừ Brunei,tất cả các nước đều có quân đóng trên Ðảo,trong đó Việt Nam chiếm 24 Ðảo. Riêng Trung cộng đã cho xây dựng sân bay và bến tàu trên Ðảo Woody,chiếm được của Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 1.1974.Ðạo luật vừa được Trung cộng ban hành năm 1998,chẳng những xác nhận tất cả các Hải Ðảo,cồn cát,nước,trời,trong vùng Ðông Hải đều thuộc Trung cộng.Ngoài ra hàm ý sâu xa, Trung cộng cấm Hạm Ðội Thứ 7 của Mỹ không được lai vãng tới lãnh địa của họ,nếu không được cho phép.Ðến nay hành động dao to búa lớn trên,chỉ làm thiên hạ ghét để cùng kết bè,chờ dịp hạ độc thủ.


Riêng Hoa Kỳ,Nhật Bản kể cả Ðài Loan,Ðại Hàn chẳng thèm để ý tới,dù họ biết đây không phải là lời nói suông của một con thú sắp săn mồi,nhất là con thú đó có thể có khả năng làm liều bằng lực lượng tàu ngầm nguyên tử đứng thứ ba trên Thế giới.Nhưng dù đã rút ra khỏi Vịnh Subic,Hải Quân vẫn là chúa tể trên Thái Bình Dương ít ra thêm vài thập niên nữa.Theo tin tình báo quốc tế,lực lượng hải quân Trung cộng hiện có 93 tàu ngầm trong đó có 1 tàu nguyên tử phóng hỏa tiễn liên lục địa và ba tàu nguyên tử khác có khả năng phóng hỏa tiễn tuần hành quy ước,56 chiến hạm,19 khu trục hạm,58 tàu đổ bộ và một lữ đoàn thủy quân lục chiến 6.000 người.Ngoài ra còn có ba tàu tiếp tế viễn liên,tám tàu yểm trợ cho tiền thủy đỉnh với 894 phi cơ chiến đấu và 55 trực thăng võ trang.

Trước đà tăng trưởng của hải quân Trung cộng,các nước Nam Dương,Mã Lai,Tân Gia Ba,Phi Luật Tân đều mua thêm nhiều tàu chiến và các loại chiến đấu cơ tối tân của Anh,Mỹ,Ðức,Pháp.Trong khi đó cộng sản Việt Nam chỉ có 7 khu trục hạm hạng nhẹ,62 chiến hạm và chiến đỉnh tuần duyên cùng 27.000 lính Hải quân.Hiện Trung cộng còn e dè chưa dám lộng hành quá đáng,một phần vì nể sợ sự can thiệp của Hoa kỳ,phần khác không dám đụng chạn tới Nhật Bản,vốn coi biển đông như mạch máu và con tim của mình.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=1554

***

Câu chuyện Việt Nam

Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á'

Thưa quý vị, Hà Nội mới lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ‘thả ngay và vô điều kiện’ các ngư dân Việt Nam mà lực lượng hải quân Trung Quốc đã bắt giữ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông, khu vực địa chính trị được coi là quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương, thời gian qua đã dậy sóng trở lại vì một loạt các động thái mới của các nước tuyên bố chủ quyền. Trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này, mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi của Nguyễn Trung với Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), người cho rằng địa chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp hiểu rõ vấn đề tranh chấp ở biển Đông cũng như để tránh gia tăng căng thẳng ở khu vực này.

Nguyễn Trung | Washington, DC Thứ Bảy, 03 tháng 4 2010
Tiến sĩ Ralf Emmers (ltrái)
Hình: Saatnya Bicara

Tiến sĩ Ralf Emmers (ltrái)
Chia sẻ

* Digg
* Yahoo Buzz
* Facebook
* del.icio.us
* StumbleUpon

Tin liên hệ

* Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc tuần tra ở Trường Sa
* Không đạt được thỏa thuận về Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
* TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng
* Thêm một tàu đánh cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ

Ðường dẫn liên hệ

* Câu chuyện Việt Nam

VOA: Ông từng cho rằng các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến lược tác động tới bước đi của các nước liên quan tới vấn đề biển Đông. Yếu tố địa chính trị quan trọng như thế nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa các quốc gia?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Tôi nghĩ rằng để hiểu rõ vấn đề tranh chấp biển Đông cần phải cân nhắc ba yếu tố chính. Một là, bản thân cuộc tranh chấp này tác động ra sao tới tinh thần dân tộc tại một số quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, đặc biệt là tại Trung Quốc, Việt Nam và có lẽ cả Philippines nữa. Yếu tố thứ hai liên quan tới năng lượng. Người ta cho rằng khu vực biển Đông là nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Nhân tố này rõ ràng cũng góp phần vào cuộc tranh chấp. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng cần phải đánh giá vấn đề tranh chấp biển Đông trong bối cảnh quan hệ quốc tế và địa chính trị rộng lớn hơn như sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc cũng như sự đón nhận của các nước Đông Nam Á khác về sự lớn mạnh này.


Tôi tin rằng khi nắm được ba yếu tố này cũng như sự tương tác giữa chúng, chúng ta có thể hiểu vấn đề tranh chấp lãnh hải biển Đông một cách rõ ràng hơn.

VOA: Vậy chính sách nội địa của các nước đóng vai trò như thế nào trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông, thưa ông?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Điều quan trọng tôi cần phải nhấn mạnh rằng tranh chấp lãnh hải ở biển Đông sẽ tác động tới nội tình các nước. Nó là một phần của tinh thần dân tộc tại nhiều nước Đông Nam Á, và cả Trung Quốc nữa.

Đây là một yếu tố quan trọng bởi lẽ nó khiến cho các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông khó đưa ra bất kỳ một sự nhượng bộ nào. Tôi nghĩ rằng bất kỳ một sự nhân nhượng nào sẽ bị nhìn nhận là một sự nhu nhược trên trường quốc tế, cũng như đóng vai trò quan trọng trên chính trường nội địa. Sự nhân nhượng đó có thể bị phe đối lập ở trong nước sử dụng để lên tiếng phản đối.

Chính bởi lẽ đó, các quốc gia tranh chấp chủ yếu ở biển Đông không có nhiều lựa chọn khi đàm phán về vấn đề này. Họ không thể tạo ấn tượng rằng họ không theo đuổi quan điểm cứng rắn. Các quốc gia này cần phải chứng tỏ với cộng đồng quốc tế và người dân trong nước rằng họ bảo vệ quyền lợi của đất nước mình.

VOA: Thưa ông, việc Trung Quốc chiếm giữ Bãi đá Vành Khăn hồi những năm 90 đã gây quan ngại về chuyện Bắc Kinh có thể tìm cách thống trị biển Đông bằng vũ lực. Lo ngại này còn có cơ sở không, thưa ông?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Hồi những năm 90, tranh chấp ở biển Đông rõ ràng đã minh họa cho hình ảnh về sự đe dọa của Trung Quốc cũng như phản ánh ý kiến cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh đồng thời hành động như là một cường quốc theo ‘chủ nghĩa xét lại’ (revisionist), thay vì là một cường quốc ‘muốn giữ nguyên hiện trạng’ (status quo). Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) – nơi Trung Quốc chiếm đóng hồi năm 1995 - luôn được coi là một chỉ dấu cho thấy hành động có thể của Trung Quốc trong những thập niên tới, tức là nước này có thể dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng thực tế.

Nhưng điều chúng ta cần nhớ rằng sự việc đó xảy ra hồi năm 1995. Kể từ hồi đó, Trung Quốc đã thay đổi quan điểm rất nhiều. Nước này không nhượng bộ về vấn đề chủ quyền, nhưng những gì Trung Quốc làm cho thấy họ sẵn lòng có các bước tiếp cận mang tính hòa giải và xây dựng cũng như thương thảo vấn đề với các nước ASEAN liên quan ở cấp độ đa phương nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước thành viên của Hiệp hội.

Nhìn chung, thời kỳ sau 1995, có thể thấy rằng Trung Quốc đã thay đổi chính sách ngoại giao một phần vì nước này nhận thấy rằng vụ việc liên quan tới Bãi đá Vành Khăn đã gây ra nhiều quan ngại từ chính quyền các nước Đông Nam Á, trong đó có Hà Nội và Manila. Nhưng không may là, kể từ năm 2007, chúng ta lại chứng kiến một sự gia tăng căng thẳng ở biển Đông. Điều tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ duy trì chính sách ‘giữ nguyên hiện trạng’. Tôi cho đó là quan điểm đúng đắn nhằm duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực.

VOA: Hồi năm 2002, Trung Quốc đã ký vào Tuyên bố chung về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea), và động thái này được đánh giá rằng Bắc Kinh sẵn lòng tôn trọng các nguyên tắc của ASEAN. Nhưng đồng thời cũng có chỉ trích cho rằng Tuyên bố này chưa hiệu quả và đủ mạnh. Ông nghĩ sao về ý kiến đó?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Tôi đồng quan điểm với đánh giá này. Tôi cho rằng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông ký hồi năm 2002 rõ ràng là một bước đi đúng hướng. Hồi đó, Trung Quốc cho thấy họ sẵn lòng thể hiện sức mạnh một cách kiềm chế, và tôn trọng các nguyên tắc của ASEAN. Thiện chí này đã được khẳng định lại một năm sau đó khi Trung Quốc trở thành nước không thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Treaty of Amity and Cooperation).

Theo tôi, việc làm này mang tính biểu tượng, và nó cho thấy rằng Trung Quốc đã thay đổi quan điểm nếu so với hồi cuối những năm 90. Tuy nhiên, Tuyên bố đó cũng có những điểm yếu và hạn chế. Nó chỉ là một tuyên bố thuần túy chính trị và không bao gồm một cơ chế ngăn chặn tranh chấp lãnh hải leo thang cũng như tranh chấp về đánh bắt cá ở biển Đông. Trên thực tế, Tuyên bố chung đó nhằm hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử mang tính chất cưỡng hành. Nhưng kể từ năm 2002, tiến trình thảo luận mang lại ít tiến bộ.

VOA: Ông đánh giá như thế nào về sự phân chia sức mạnh hải quân ở khu vực biển Đông hiện nay, và các nước nhỏ như Việt Nam cần phải làm gì?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Điều chúng ta chứng kiến trong 10 hay 15 năm qua là sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Điều này không trực tiếp liên quan tới vấn đề tranh chấp biển Đông, mà là kết quả từ việc Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành một cường quốc trên thế giới. Chính vì thế, họ nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình. Tôi cho rằng Trung Quốc thực hiện điều này chủ yếu nhằm bảo đảm sự an toàn các tuyến hàng hải của nước này, nhằm tiếp cận các nguồn khoáng sản tự nhiên từ Trung Đông và châu Phi.

Nhưng dĩ nhiên, việc Trung Quốc hiện đại hóa hải quân cũng nhằm để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở vùng biển Đông Trung Hoa, Đài Loan và Nam Trung Hoa. Những gì chúng ta chứng kiến là một sự gia tăng sức mạnh nhanh chóng và điều đó rõ ràng đã làm thay đổi sự phân chia quyền lực ở biển Đông. Đó là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các nước như Việt Nam.

Việc Việt Nam mua tàu ngầm của Nga là nhằm hiện đại hóa hải quân của nước này, nhưng cũng đồng thời có yếu tố biển Đông trong đó. Tôi nghĩ rằng điều các nước muốn tránh bằng mọi giá là tình trạng đối đầu an ninh đang hình thành, trong đó có chuyện một quốc gia vừa mua một loại khí tài cụ thể, một nước khác ngay lập tức đáp lại bằng việc mua vũ khí tương tự. Điều các nước muốn tránh ở biển Đông, theo tôi, là một cuộc chạy đua vũ trang. Việc vũ trang hóa các tranh chấp ở biển Đông sẽ khiến khó giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình.

Tôi cho rằng điều các nước cần làm là các bước đi xây dựng lòng tin, các biện pháp ngoại giao phòng vệ, các nỗ lực đa phương và song phương nhằm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tôi nghĩ đó là vấn đề cơ bản.

VOA: Ông từng nghiên cứu về các biện pháp ngoại giao phòng vệ cũng như nguy cơ xung đột ở biển Đông. Ông nhận định như thế nào về nguy cơ này?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Tôi cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột hải quân ở khu vực biển Đông ngày nay không lớn. Điều tôi quan ngại là nguy cơ xảy ra các vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các nước. Tôi cho rằng cho tới nay, các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông kiểm soát vấn đề này tương đối tốt. Chúng ta đã chứng kiến căng thẳng ở đây đó, nhưng các bên đã nhanh chóng trở lại hiện trạng ban đầu nhằm ngăn cản tình hình xấu đi.

Trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, tôi không nghĩ biển Đông trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á. Tôi cho rằng các bên cần phải nhận thức về các nguy cơ xảy ra các vụ việc liên quan tới vấn đề đánh bắt hải sản mà có thể dẫn tới căng thẳng và khủng hoảng song phương và đa phương giữa các nước. Nói chung, tôi nghĩ nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột ở biển Đông là không nhiều.

Xin cám ơn Tiến sĩ Ralf Emmers. Đến đây cũng đã kết thúc chương trình 'Câu chuyện Việt Nam' tuần này. Nguyễn Trung xin hẹn gặp lại Quý vị tuần sau. Nếu Quý vị muốn chia sẻ các câu chuyện cùng thông tin hấp dẫn từ nơi mình sinh sống, xin gửi về địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin chân thành cám ơn.


http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/Geopolitics-and-Maritime-Territorial-disputes-in-the-South-China-Sea-04-03-10-89839547.html

***


China unveils its new worldview
By Willy Lam

Chinese President Hu Jintao has signaled his administration's readiness to play a bigger - and perhaps more constructive - role in global affairs through the release of a five-pronged foreign policy game plan.

Cited by the official Outlook Weekly as "Hu Jintao's Viewpoints about the Times", this far-reaching initiative consists of five theories on, respectively, "the profound changes [in the world situation], constructing a harmonious world, joint development, shared responsibilities and enthusiastic participation [in global affairs]".

In a late November issue of Outlook Weekly (a mouthpiece of the Chinese Communist Party - CCP), ideologue Zhang Xiaotong



indicated that the party chief and president's "viewpoints" amounted to a "major theoretical innovation" based on the "scientific judgment of the development and changes of the times."

This ambitious agenda has been unveiled after US President Barack Obama's visit to China and before the Copenhagen climate change summit, two events that could become milestones in the Middle Kingdom's quest for quasi-superpower status.

According to National College of Administration (NCOA) Professor Wang Yukai, Hu's new-look diplomacy marked the first time that a contemporary Chinese leader had arrived at a comprehensive set of theories with an international perspective. He noted that the "viewpoints" would "undoubtedly provide a theoretical guideline for China's future participation in global affairs".

More significantly, the CCP leadership's rejiggered worldview can be interpreted as the CCP leadership's response to a key point recently raised by Obama, that Washington "welcomes a strong, prosperous and successful China that plays a greater role in world affairs". While Premier Wen Jiabao, a close Hu ally, had disputed the Group of Two characterization of China and America during his meeting with Obama, Beijing seems primed for evermore-stellar performances on the world stage.

In his 7,000-word article, Zhang, an editor at the Party Literature Research Center under the CCP central committee, collected foreign policy statements that Hu made on public occasions as well as in internal party conclaves. He cited Hu, who heads the CCP Leading Group on Foreign Affairs (which is China's foremost policy-setting organ on the diplomatic and security fronts) as saying that the contemporary world had experienced "historic changes" and that the same could be said for China's relations with the world.

Saluting impressive gains in China's industrial and technological prowess, Hu noted that the Chinese were living "in an era that is full of opportunities and challenges" - and that "the opportunities exceed the challenges". The Chinese "economic miracle" has made it possible for the CCP Fourth-Generation leadership under Hu to make radical departures from late patriarch Deng Xiaoping's famous diplomatic credo of "adopting a low profile and never taking the lead" in international affairs.

Not all of Hu's "viewpoints" are new. The ideals of constructing a harmonious world as well as "joint development" - especially with neighboring nations -were first raised by former president Jiang Zemin in the late 1990s. The harmony concept, which harks back to the Confucianist ethos of shijiedatong ("commonality of the nations"), also means that China's precipitous rise will not lead to conflicts with other countries. "Harmony" means the minimization of military and other conflicts. Whereas "joint development" is Beijing's preferred solution to sovereignty disputes with Asian countries ranging from Japan to Vietnam and the Philippines.

Of the five components of the Hu leadership's novel worldview, perhaps the twin theories of "shared responsibility and enthusiastic participation" are most significant. The idea that Beijing is willing to shoulder "shared responsibilities" for global obligations reflects the CCP leadership's readiness to become what former US deputy secretary of state, Robert Zoellick, called a "responsible stakeholder".

The "enthusiastic participation" imperative implies that Beijing will be acquitting itself of world affairs in a way that is commensurate with its quasi-superpower status. Theorist Zhang quoted salient passages from Hu's speech in December 2008, which celebrated the 30th anniversary of the start of the reform era: "The future and fate of contemporary China is intimately linked with the future and fate of the entire world." The supremo went on to urge party and government officials to synthesize the goal of "upholding independence and sovereignty" with globalization so that the country can "make contributions to fostering humankind's peace and development".

The year 2009 has seen Beijing appear to take the lead in a plethora of world issues. At the Group of 20 meetings in London and Pittsburg, Chinese diplomats called for the gradual replacement of the US dollar as the "world currency". They also lobbied successfully for an augmentation of the voting powers of developing nations in the World Bank and International Monetary Fund. Tens of billions in aid dollars have been pledged to poor nations during Hu and Wen's meetings with African and Southeast Asian leaders.

Most importantly, Wen will, at Copenhagen, reassure the international community of China's commitment to fighting global warming: By 2020, China will cut "carbon intensity" - the amount of fossil-fuel emission per unit of economic output - by 40% to 45% from 2005 levels. At the same time, Beijing has led developing nations including India and Brazil in pressing the industrialized world to devote at least 0.5% of gross domestic product to helping poor nations in areas including fostering green technology.

Moreover, Beijing seems to have made at least selective modification to its long-standing principle of "non-interference in the internal affairs of other countries". The Outlook Weekly article pointed out that China has joined more than 20 peacekeeping missions mandated by the United Nations, in addition to participation in efforts to resolve nuclear problems in North Korea and Iran, and ethnic conflicts in Sudan.

During the China visit of Obama, Beijing apparently acceded to Washington's demands that it use its influence with Tehran to rein in the Middle Eastern country's nuclear-weapons program. Late last month, China joined Russia and 25 other nations in endorsing an International Atomic Energy Agency resolution that called on Iran to immediately halt operations at its Qom uranium enrichment plant. The resolution also expressed "serious concern" about the military applications of the pariah state's putatively peaceful nuclear facilities.

Of course, there are limits regarding the extent to which this country with US$2.2 trillion worth of foreign-exchange reserves and a population of 1.3 billion can do for global harmony and development. One of the five theories under "Hu Jintao's Viewpoints" is that "various parties must observe the principle of mutually shared responsibilities".

This refers to Beijing's insistence that its contributions to the global commonwealth be conditional on commensurate inputs by other nations, especially developed countries and regions such as the United States and the European Union. Moreover, the Outlook Weekly article cited Hu as asking cadres to strike a balance between China's internal development and its national interests on the one hand, and its globalization commitments on the other.

Thus, Beijing has to ensure that its international contributions will not adversely affect the country's "core interests" in both the economic and diplomatic arenas. For example, given China's reliance on smokestacks industries, the CCP leadership can only do so much to curb carbon emissions. Moreover, in light of China's dependence on exports as an engine of growth, do not expect a significant appreciation of the renminbi in the foreseeable future.

These considerations will also form the parameters of Beijing's international commitments regarding Iran and North Korea. Given China's traditional quasi-alliance relationship with Iran - and its hefty investment in the latter's oilfields - it may be unrealistic to assume that Beijing will go the distance in pressuring Tehran to jettison its nuclear ambitions. How the Hu leadership will draw the line between China's dependence on Middle Eastern oil and its cooperation with the Western alliance will become clearer when the UN Security Council debates possible sanctions on Tehran early next year.

It is also significant that Beijing has flatly refused to heed repeated requests from the US, Japan, South Korea and other nations to use its clout with North Korea regarding Pyongyang's equally ambitious nuclear gambit. The November visit to the North by Chinese Defense Minister General Liang Guanglie, which came hot on the heels of the North Korean tour of Wen, has highlighted the "lips-and-teeth" relationship between the two socialist neighbors.

Both in public addresses in recent years and in speeches cited by ideologue Zhang, Hu has stressed that China's enhanced participation in global affairs will not affect its unique model of development. One of the president's favorite arguments is that globalization means countries should respect and learn from each other so as to "safeguard the world's pluralism and the multiplicity of development models".

The Fourth-Generation chieftain has also reiterated that Beijing will "ceaselessly explore and perfect a road [map] of development that is suitable to China's national conditions". In other words, Hu and his colleagues are warning critics in the US and Europe that China's enhanced globalization notwithstanding, the CCP will never introduce "Western" norms ranging from freedom of expression to multi-party politics. This perhaps explains why even as China's top cadres and diplomats are throwing their weight around the globe, the country's state-security personnel are working overtime to detain or intimidate hundreds of dissidents, activist lawyers and non-governmental organizations.

NCOA's Professor Wang has cited the possibility that "Hu Jintao's Viewpoints about the Times" may be enshrined in the CCP charter, perhaps at the 18th Party Congress slated for 2012. Given the unrestrained aggrandizement of Chinese influence around the globe, Hu might go down in history as a "foreign policy president" that has immensely raised the country's profile.

The Middle Kingdom's enhanced participation in world events, however, has hardly been greeted with universal acclaim. The popularity of the "China threat" theory has testified to fears on the part of nations with disparate backgrounds about the possibility that the CCP leadership will use its unprecedented powers to pander to the growing legions of nationalists at home.

Beijing's continuing love affair with pariah states such as North Korea and Iran has aroused suspicions about its tendency to put narrow national interests above international peace and development. The onus is on the Hu leadership to convince the world that while Beijing must juggle its "core interests" and global commitments, its "active participation" in world affairs will at least be in line with those of the UN.

Dr Willy Wo-Lap Lam is a Senior Fellow at The Jamestown Foundation. He has worked in senior editorial positions in international media including Asiaweek newsmagazine, South China Morning Post, and the Asia-Pacific Headquarters of CNN. He is the author of five books on China, including the recently published Chinese Politics in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges. Lam is an Adjunct Professor of China studies at Akita International University, Japan, and at the Chinese University of Hong Kong.

(This article first appeared in The Jamestown Foundation. Used with permission.)

(Copyright 2009 The Jamestown Foundation.)
http://www.atimes.com"