Friday, July 16, 2010

TRUNG QUỐC LUẬN VII * THAI BÌNH DUIƠNG

XIII.THÁI BÌNH DƯƠNG CÓ THÁI BÌNH KHÔNG?


Từ đầu năm dần, cọp đã gầm thét vang dội. Tháng giêng năm 2010, Bắc Hàn thử hỏa tiễn hạt nhân, tháng 3- 2010, Bắc Hàn bắn tàu Cheonan của Nam Hàn. Và các tháng sau đó, thế giới , nhất là Á châu đã có những biến cố quan trọng.

I. CÁC BIẾN CỐ

1. TRUNG QUỐC CẤM VIỆT NAM ĐÁNH CÁ

Tháng 5, Trung Quốc ngang ngược ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá ở Biển Đông trong hai tháng. Vietnam net đưa tin:

Trung Quốc hôm qua (16/5) tuyên bố áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại Biển Đông. Hành động đơn phương này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở khu vực biển có nhiều tranh chấp, đồng thời làm dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh thúc đẩy mục tiêu khẳng định chủ quyền tại đây. Theo đó, các đội tàu giám sát ngư nghiệp của Trung Quốc sẽ thực hiện việc thực thi lệnh cấm trong vòng 10 tuần ở khu vực đánh bắt cá thương mại từ vĩ tuyến 12 độ bắc của quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tới bờ biển Trung Quốc và cả vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa.
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Trung-Quoc-don-phuong-cam-danh-ca-o-Bien-Dong-910432/

Đài BBC loan tin và bình luận như sau:
Việt Nam nói hàng nghìn ngư dân bị ảnh hưởng vì lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc Bắt đầu từ Chủ nhật 16/05, Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, kéo dài cho tới ngày 01/08. Đây là lệnh cấm được áp dụng hàng năm kể từ 1999, cho hải phận từ vĩ tuyến 12 phía bắc quần đảo Trường Sa, cho tới vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh nói cần hạn chế đánh bắt để duy trì nguồn cá. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hôm 06/05, Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, cho đó là "vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế". Lời phản đối này bị Trung Quốc để ngoài tai, trong khi giới quan sát lo lắng rằng lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc sẽ đổ dầu vào chảo lửa Biển Đông đang ngày càng tăng nhiệt. Một quan chức ngoại giao khu vực được báo South China Morning Post tại Hong Kong trích lời nói: "Tất cả chúng tôi đều đang theo dõi và tự hỏi xem chuyện này rồi sẽ đi đến đâu". “Những gì chúng ta đang chứng kiến là một cách để thúc đẩy chủ quyền." Chủ quyền hay nguồn lợi thủy sản?
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia cũng cho rằng lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc nhắm tới một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn là bảo vệ nguồn cá.

“Mười năm nay, chúng ta có thể thấy Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi kinh tế của mình." Sử dụng tàu tuần ngư là một cách thức tuyệt vời vì đây không phải tàu chiến, chúng sơn màu trắng chứ không phải màu xám; nhưng đừng lầm tưởng, vì chúng cũng được trang bị vũ trang đầy đủ. Gs Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc châu Ông Thayer phân tích: “Sử dụng tàu tuần ngư là một cách thức tuyệt vời vì đây không phải tàu chiến, chúng sơn màu trắng chứ không phải màu xám; nhưng đừng lầm tưởng, vì chúng cũng được trang bị vũ trang đầy đủ." Theo GS Thayer, thực hiện hành động đơn phương như thế này không theo đúng tinh thần thúc đẩy hợp tác, kiềm chế căng thẳng mà Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất với nhau.

Giới quan chức và học giả Trung Quốc thì lại cho rằng lệnh cấm đánh cá bắt nguồn từ cả hai việc bảo vệ nguồn lợi hải sản và chủ quyền lãnh thổ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100516_china_fishing.shtml

2.TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG CAO ĐỘ

Trong bài "Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tăng tốc" , đài RFI ngày 23-7-2010 bình luận:

Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

REUTERS/Guang Niu

Mai Vân

Quyết định của Bắc Kinh đặt Biển Đông vào diện "quyền lợi quốc gia thiết yếu", thể hiện một tham vọng độc chiếm khu vực được mệnh danh là « Vịnh Ba Tư của Châu Á ». Hành động này trực tiếp xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều nước Đông Nam Á, và thách thức Hoa Kỳ nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành vì Biển Đông đã trở thành cần thiết và Bắc Kinh tự cho rằng đã đủ khả năng khống chế.

Trong bài phân tich ngày 13/07/2010 mang tựa đề ‘’Full steam ahead for China’s territorial ambitions’’, Peter Hartcher, biên tập viên quốc tế của nhật báo Úc Sydney Morning Herald phân tích các yếu tố thúc đẩy tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Quyết định về Biển Đông là yếu tố mới nhất trong một loạt những hành động gần đây nhằm thực hiện chủ thuyết mới về Hải quân của Bắc Kinh. Điều được tác giả nêu bật là thái độ của Trung Quốc coi thường phản ứng quá yếu ớt của các nước Đông Nam Á, và trong tình hình quyền lợi của Mỹ cũng bị đụng chạm, Hoa Kỳ sẽ phải gánh vác trách nhiệm tìm ra giải pháp. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

3.MỸ CƯƠNG QUYẾT BẢO VỆ NGUỒN LƯU THÔNG ĐƯỜNG BIỂN, VÀ TRỞ LẠI Á ĐÔNG Trong khi Trung Quốc ngày càng ngạo mạn và ngang ngược tỏ vẻ muốn lấn

lướt Mỹ và các quốc gia châu Á thì Mỹ cũng cứng rắn đáp đáp lại Trung Quốc.
Năm ngoái, tổng thống Obama sang Trung Quốc đã tỏ thái độ nhẫn nhịn. Nay thì thái độ của Mỹ ngày càng cứng rắn.Ngày 6-7-2010, tại hội nghị Singapore, bộ trưởng Gates và Phó Tham mưu trưởng thiếu tướng Mã Hiếu Thiên Trung Quốc đã khẩu chiến kịch liệt
http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=20&sub=20&id=48965

Hơn hai tuần sau, trong cuộc họp Asean tại Hà Nội,ngoại trưởng Clinton tuyên bố thẳng thừng với Trung Quốc là Mỹ coi biển đông là quyền lợi của Mỹ. Đài RFI ngày 23-7-2010 trong bài " Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông:" có đoạn như sau:

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (Reuters)

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (Reuters) Trọng Nghĩa

Phát biểu vào hôm nay (23/07/2010) trước Diễn Đàn An Ninh Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Trong tình hình Trung Quốc vừa xác định khu vực này là "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được cho là một thách thức của Washington đối với Bắc Kinh.

Theo hãng tin AFP, tại Diễn Đàn An Ninh Khu vực, bà Clinton đã xác định một số yếu tố được Hoa Kỳ xem là "lợi ích quốc gia" của mình, bao gồm : "Quyền tự do hàng hải, quyền tiến vào các vùng biển chung của châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông". Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi “tôn trọng quyền lợi của cộng đồng quốc tế’’ trong hồ sơ Biển Đông. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100723-tai-ha-noi-hoa-ky-thach-thuc-trung-quoc-tren-ho-so-bien-dong


II.THÁI BÌNH DƯƠNG THÁI BÌNH?

Những ai theo Trung Cộng , ủng hộ chính sách bành trướng của Trung Cộng tất phẫn nộ ghê lắm. Nhưng những ai lo sợ nạn đế quốc Trung Cộng thì có niềm tin tốt đẹp. Trước đây, các nước Á châu lo ngại Mỹ sẽ " tháo chạy" và bỏ rơi đồng minh, mặc cho Trung Cộng xâm lược, đè đầu cưỡi cổ họ. Nay thì lời tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Gates và ngoại trưởng Clinton đã đem lại niềm tin cho họ không nhiều thì ít.

Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, trường đại học New South Wales, chuyên gia về châu Á nhận xét, phát biểu mới này của ngoại trưởng Mỹ đã cho thấy một thay đổi lớn trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Ông nói:

"Phát biểu của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho thấy một thay đổi lớn trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Từ năm 2007 đến nay, lập trường của Trung quốc về chủ quyền trên biển Đông luôn trái ngược với Việt nam. Trung quốc có nói chuyện hợp tác nhưng họ vẫn giữ thái độ quả quyết. Nhưng khi họ làm như vậy thì đồng thời cũng dẫm chân lên quyền lợi của Hoa kỳ và các công ty thương mại Hoa Kỳ. Trung quốc cũng tỏ ra khá căng thẳng với những nghiên cứu của tàu quân sự Mỹ trên biển gần đảo Hải nam. Cho nên theo ý kiến của tôi, Hoa Kỳ đã giành lại ưu thế, và sử dụng phương cách đa phương hóa để đối đầu với Trung quốc."

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Niềm phấn khởi thứ hai là song song với những tuyên bố mạnh mẽ, Mỹ còn tích cực sự biểu dương quân sự như vụ diễn tập của Mỹ và Nam Hàn trên Thái Bình Dương, cạnh ngõ Bắc Hàn và trước mũi Trung Quốc trong bốn ngày từ chủ nhật 25-7-2010 để trả lời cho việc Bắc Hàn bắn chìm tàu Cheonan của Nam Triều Tiên. Những việc đó là một khẳng định quyết tâm của Mỹ bảo vệ đồng minh. Sự quyết tâm này là một hy vọng cho thế giới vì Trung Quốc có thể từ bỏ mộng bá chủ của họ.Giáo sư Carl Thayer nói:

"Nếu nói là hy vọng nhiều thì theo tôi có vẻ hơi quá lạc quan, nhưng logic của tình huống bây giờ dù là qua đối đầu hay ngoại giao đều khiến Trung quốc phải đối diện với Mỹ và có ngày càng nhiều các bên cùng lên tiếng về quyền lợi của họ. Điều này theo tôi làm cho Trung quốc thấy rằng vì quyền lợi của chính mình Trung quốc phải nhấn mạnh ngoại giao hơn là quốc phòng."
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Riêng về phía Việt nam, giáo sư Carl Thayer cho rằng việc củng cố lực lượng hải quân của Việt nam từ năm 1995 trở lại đây đã diễn ra khá mạnh mẽ và tạo cho Việt nam khả năng phòng vệ tốt hơn trước Trung quốc trên biển:

"Từ năm 1995 trở lại đây thì Việt nam có các bước tiến khá mạnh trong việc xây dựng lực lượng biển. Tàu ngầm mà Việt nam mới mua cho Việt nam một khả năng đối xứng để phản ứng lại với Trung quốc. Nó giống như là câu chuyện giữa David và Golliath và cái súng cao su. Và điều này sẽ khiến Trung quốc giờ đây phải cân nhắc kỹ hơn khi có bất cứ hành động quân sự nào."

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Tiến sĩ Giản Quân Ba thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải đã đứng về phe Trung Quốc cũng cho rằng cuối cùng hai bên phải đi đến hòa đàm, nhưng là một kiểu hòa đàm theo lệnh của Trung Quốc, một kiểu hòa bình làm nô lệ Trung Quốc:

Về lâu dài, tôi cho rằng chính sách cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa sẽ mang lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và thực tế hơn giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vì thực ra các chính sách mang tính hòa nhã của họ đã dẫn tới quá nhiều xung đột và các căng thẳng tiềm tàng. Một phần bởi vì các nước láng giềng coi Trung Quốc là ‘con hổ giấy’, nên không sẵn lòng tuân theo nguyên tắc ‘gác lại tranh chấp để cùng phát triển’. Nhưng giờ thì họ sẽ phải chú ý tới thái độ và quan điểm của Trung Quốc.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/south-china-sea-core-interests-99451964.html

III. THÁI BÌNH DƯƠNG DẬY SÓNG?

Cuộc sống trong gia đình và xã hội là do song phương, một bên yêu hòa bình mà một bên gây chiến thì không sao tránh được chiến tranh. Đấu khẩu vu vơ cũng gây ra chiến tranh huống hồ cả hai bên đều liều chết để bảo vệ quyền lợi cố thiết của mình.
Sau đệ nhị thế chiến, Mỹ đã trở nên hùng mạnh còn các đệ nhất cường quốc trước kia là Anh, Pháp đã tiêu hao lực lượng vì chiến tranh. Nga và Trung Cộng với chính sách đế quốc dưới danh nghĩa "giải phóng thế giới" đã muốn vùng lên diệt đế quốc Mỹ. Liên Xô ngã ngựa, Mỹ rút lui khỏi châu Á thì đây là cơ hội cho Trung Quốc làm bá chủ thiên hạ.
Mao Trạch Đông cho rằng chiến tranh xảy ra thì một tỷ người Trung Quốc sẽ hy sinh hai phần, còn lại ba trăm ngàn người sẽ trở thành anh hùng bách chiến bách thắng, gây ra một thế hệ thông minh tài ba, thống trị thiên hạ. Mao sếnh sáng quả là một anh nhà quê "ếch ngồi đáy giếng" cây dân đông cho nên Mao đã dùng chiến thuật "biển người" và quan niệm rằng tinh thần chiến đấu quan trọng hơn vũ khí!Không biết Mao có học đại học hay chỉ là lý lịch ngụy tạo nhưng Mao quả là ngông cuồng không biết rằng bom nguyên tử, bom hạt nhân có thể giết hàng loạt, chiến thuật biển người trở thành vô ích trong cuộc chiến hôm nay!

Mao chết rồi và Đặng Tiểu Bình đã thấy sai lầm của Mao. Ông thầy Trung Quốc dạy học trò Việt Nam bài học năm 1979 đã bị học trò dạy lại cho thầy một bài học đích đáng là vũ khí quyết định chiến trường (1). Kết quả trông thấy là các tướng tá giáo sư khi về bị cách chức và khiển trách thậm tệ! Mất mặt, Đặng Tiểu Bình đi ngược chính sách của Mao là hiện đại hóa quân sự! Hiện đại hóa quân sự chính là củng cố mục đích đế quốc của Tần Thủy hoàng chứ không phải vì hòa bình.
Đặng Tiểu Bình kêu gọi đồng bào của ông "che giấu vẻ hào nhoáng để chờ thời". Đến đây, Trung Quốc đã vững mạnh, đủ sức tiêu diệt Mỹ để làm bá chủ thiên hạ! Cái mục đích đó phải thực hiện nghĩa là phải có cuộc trường chinh từ Á sang Âu Mỹ, từ mặt biển qua đất liền! Nếu Hồ Cẩm Đào không tích cực thực hiện mộng ước này, phe quân phiệt sẽ lật đổ ông để đưa ra một tay sắt máu như Stalin để họ tự do bắn súng đùng đùng!

Trung Quốc đã hiện đại hóa quân sự và đã thành công. Sự thành công này giúp cho mộng đế quốc xâm lược bay cao. Mộng thực dân, đế quốc này nổi bật nhất là ý muốn chiếm tài nguyên trên biển cả, cụ thể là dầu hỏa.
Các nhà nghiên cứu ngoại quốc đã nhìn rõ tim gan, phổi phèo của Trung Quốc. Ngay một người Trung Quốc cũng thú nhận mục đích bành trướng quan trọng nhất là dầu khí biển Đông. Theo Vương Hàn Linh, một chuyên gia về các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc : "Trên thực tế, tranh chấp đã nẩy sinh từ khi dầu mỏ và các nguồn tài nguyên đại dương khác được phát hiện dưới quần đảo Điếu Ngư [mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi Senkaku] ở vùng biển Hoa Đông , và quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong thập niên 1970.''

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Họ có thể tấn công vì :
+Mỹ đang bị kinh tế khủng hoảng và bị hao tốn vì các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Dù Mỹ thắng hay hòa cũng thiệt hại trầm trọng và mất vai trò bá chủ thiên hạ.
+Trung Quốc độc tài đảng trị, đảng cộng sản dư tiền, dư người , dư vũ khí tất nắm phần thắng. Mỹ là dân chủ, dân chúng Mỹ cầu an, sợ hãi, không dám trả giá cho độc lập và tự do của họ . Dù chiến tranh hạt nhân, Trung Cộng sẵn sàng nhận một nửa nước , một nửa dân số tử vong, nhưng một khi vài tiểu bang tan hoang, dân Mỹ hoảng hốt. nghe theo lời bọn phản chiến, sẽ nổi loạn, đòi ngưng chiến. (DƯƠNG DANH DY * GS. NYE)

Nếu dân chúng phản đối chiến tranh thì chính phủ không dám chống lại dân chúng. Trung cộng đã có lực lượng Hoa kiều hàng mấy triệu và bỏ tiền thuê, họ sẽ có một lực lượng quấy động, biểu tình chống chiến tranh có thể du kich chiến trong lòng nước Mỹ. Hơn nữa, vì tranh giành nhau, nhất là mùa bầu cử, các đảng phái, các ứng viên tổng thống với chiêu bài " hòa bình, "rút quân", triệt thoái" sẽ lại được áp dụng, và đương nhiên, Mỹ sẽ lạy Trung Quốc.

+Mỹ rút lui khỏi châu Á và tỏ vẻ hèn yếu ( nhất là thời Clinton) trước Trung Quốc dũng mãnh. Và quan trọng nhất là các nước đồng minh của Mỹ không đoàn kết, không tin Mỹ.
Vương Hàn Linh phát biểu:

"Vào lúc này, Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể điềm nhiên thúc đẩy tham vọng lãnh thổ mà vẫn vô sự. Vào thời đó (thập niên 70), đã từng có suy nghĩ là các quốc gia Đông Nam Á có thể hình thành một mặt trận chung chống lại Trung Quốc, một khả năng “từng làm Bắc Kinh lo ngại", theo lời ông Vương, nhưng mối quan ngại này ngày nay đã tan biến sau ba thập kỷ bất động từ phía các nước Đông Nam Á. "Chúng tôi thấy rằng bản thân các nước láng giềng còn tranh chấp lãnh thổ với nhau, và có lợi ích quốc gia để bảo vệ, cho nên khó mà xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi họ thành công trong việc liên kết với nhau, thì họ vẫn không đủ mạnh để đánh bại Trung Quốc ".

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

+Có thể Trung Quốc đã tin theo thuyết Igor Panarin, tiến sĩ chính trị học, Giám đốc Khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Ngoại giao, trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, xuất thân KGB, cho rằng năm 2010 Mỹ sẽ tan rã, chia thành 6 nước mà California là chư hầu của Trung Quốc, và Nga và Trung Cộng sẽ làm bá chủ thiên hạ.

http://saigonecho.com/main/doisong/tailieu/8922-Chuy%E1%BB%87n%20ti%E1%BA%BFu%20l%C3%A2m%20th%E1%BB%9Di%20%C4%91%E1%BA%A1i?.html

Mỹ sắp tan rã, Trung Cộng phải chiếm ngay! Dù Mỹ không tan rã, thì Mỹ cũng suy yếu rồi, đây là cơ hội ngàn năm một thuở, Trung Quốc phải ra tay dứt bỏ Mỹ mà chiếm ngôi bá chủ toàn cầu! (2)

Phải chăng cuộc chiến đã khởi đầu năm Dần (tháng 3-2010) với việc Bắc Triều Tiên bắn tàu Cheonan của Nam Hàn? Bắc Hàn chẳng qua là quân chạy cờ hiệu, thủ phạm đàng sau là Trung Quốc. Nay cả hai bên Trung Quốc và Mỹ đều gia tăng cường độ tranh đấu.
Thiếu tướng Mã Hiểu Thiên và bộ trưởng Gates đã đấu khẩu với nhau. Khái niệm "lợi ích quốc gia" mà Ngoại trưởng Mỹ nêu lên tại Hà Nội là một cú phản công chống lại với quyết định của Trung Quốc nâng vị trí Biền Đông thành "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ. Và Trung Quốc đã phản pháo.
Đài VOA cho biết:

Theo trang tin điện tử Montreal Gazette.com hôm 28/7, nhật báo China Daily của nhà nước Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ tìm cách “khơi lại hận thù” về chủ quyền các hòn đảo ở Biển Đông, đồng thời khuyến cáo các nước láng giềng tại Đông Nam Á rằng chính sách của Washington trực tiếp chống lại Trung Quốc và cố ý khuấy động các quốc gia có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Báo điện tử Etaiwannews.com cùng ngày trích thuật truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh việc Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong tuyên bố tại đảo Hoàng Sa-Trường Sa là nhằm đe dọa các mối quan tâm chủ chốt của Trung Quốc và xây dựng đồng minh chiến lược bao quanh nước này.

Vẫn theo trích dẫn của tờ Etaiwannews, báo chí Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang thiết lập thêm một lực lượng NATO tại Châu Á để kiềm chế Trung Quốc, mà bằng chứng cụ thể là các cuộc diễn tập hải quân chung với Nam Triều Tiên và hành động được xem là can thiệp vào các vấn đề tại khu vực Biển Đông.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-vietnam-07-28-2010-99456814.html

Đài VOA cũng tường thuật tin tức Trung Quốc như sau:

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục đả kích điều mà họ gọi là “âm mưu can thiệp của Hoa Kỳ” ở Biển Đông sau khi Washington hô hào cho việc áp dụng đường lối đa phương để giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong khối Asean.

Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm đăng tải một bài viết của ông Lý Bân, cựu nghiên cứu viên Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tố cáo rằng Hoa Kỳ đang tìm cách khích động các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề biển Nam Trung Hoa để ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nói chung, Trung Quốc và đối phương có hai khó khăn lớn, e khó vượt qua:
(1). Trong khi các nước muốn quốc tế hóa vấn đề biển đông, Trung Quốc không chịu, muốn "bẻ đũa từng chiếc", muốn đe dọa và mua chuộc giới lãnh đạo các nước yếu hèn, trong tim đã sẵn máu làm nô lệ Trung Quốc.
(2). Trung Quốc muốn chiếm 80% biển Đông, Mỹ và đồng minh không chịu. Hai bên quyết tâm tranh giành quyền lợi thì khó mà hoà bình.
Tình hình ngày càng căng thẳng. Mỹ và Trung Quốc đã thách thức qua các cuộc thao diễn quân sự
+ Đài RFA ngày 28-7-2010, đưa tin Trung Quốc tiếp tục cử tàu ngư chính xuống tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-continues-sending-patrol-ship-to-Spratlys-Islands-07282010092634.html

+Trung Quốc liên tiếp tập trận. Vào tháng ba, Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quân sự với sự hiện diện của Hạm Đội Bắc Hải .

Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nhật, thì hồi 20 giờ tối thứ bảy 10 tháng 4, hai tàu tuần duyên của Nhật phát hiện một hạm đội Trung Quốc trong vùng biển cách Okinawa 140 cây số về hướng Nam đi về hướng Thái Bình Dương. Ngày hôm sau, hạm đội này gồm 2 tàu ngầm và 8 khu trục hạm mở một cuộc thao dượt tiếp liệu trên biển có trực thăng tham dự. Một chiếc trực thăng bay sát tàu tuần tra của Nhật. Phát ngôn viên bộ quốc phòng Nhật nói thái độ này gây nguy hiểm cho giao thông trên biển.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100413-nhat-to-cao-hai-quan-tq-thao-dien-gan-okinawa

Đài BBC ngày 20-4-2010 đưa tin Hải quân Trung Quốc tập trận quy mô lớn ở vùng biển đảo chiến lược cận kề Nhật Bản, đánh động quan tâm của các nước láng giềng. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong cho hay đợt tập trận cuối tuần rồi ngay tại phía đông nam các đảo quan trọng của Nhật Bản là một phần của loạt các cuộc tập trận hải quân quy mô chưa từng thấy của Trung Quôc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/04/100420_china_navy_exercise.shtml

- Ngày 30/6, biên đội tàu hộ vệ số 6 “Côn Lôn sơn” của hải quân Trung Quốc đã rời cảng Trạm Giang đi vịnh A-đen và vùng biển Sô-ma-li. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử tàu chiến lớn nhất đi vịnh A-đen, thể hiện sự thay đổi tư duy mới trong việc hộ tống, bảo vệ tàu dân sự và phương thức sử dụng binh lực của hải quân Trung Quốc. Biên đội tàu hộ vệ số 6 dự kiến sẽ thực hiện hành trình 4.600 hải lý, đi qua Hoàng Sa, Trường Sa, eo biển Singapore, eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương, đến vịnh A-đen và vùng biển Sô-ma-li.
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/895-y-kien

Cuối tháng 6-2010 , Trung Cộng đã duyệt binh gần biển Nhật Bản, và trong khi Mỹ và Nam Hàn tập trận từ 25 đến 28-7-2010 thì ngày 27, Trung Cộng cũng diễn binh và bắn đạn thật nhằm đe dọa các nước Á châu và Mỹ.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-conducts-naval-drill-in-disputed-southern-seas%20-07292010120422.html

Nhiều tờ báo và đài đã nói nhiều về tham vọng bành trướng và xâm lăng của đế quốc Trung Cộng. Các nhà bình luận cho rằng Trung Quốc tham vọng quá lớn khó mà không gây chiến tranh.

Tờ Figaro có hai bài bình luận:
Bài thứ nhất có tựa đề : « Bắc Kinh muốn mở rộng chủ quyền biển xuống phía Nam ». Le Figaro cho biết, Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng trong các ưu tiên chiến lược của Trung Quốc. Cách đây vài tuần, Bắc Kinh chính thức tuyên bố Biển Đông là một trong những "quan tâm sống còn" của Trung Quốc, bên cạnh Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận nhượng bộ về vấn đề này.

Bài báo thứ hai của Figaro viết:
Trung Quốc luôn theo đuổi chiến lược mở rộng lãnh hải về phía Nam cũng như phía Bắc.Trung Quốc cố tình diễn giải theo cách riêng về Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Tờ báo kết luận : Trung Quốc cho rằng các tàu quân sự ngoại quốc không được vào trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc, nhưng lại cố tình quên khái niệm vùng biển quôc tế.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100724-trung-quoc-muon-mo-rong-chu-quyen-lanh-hai-o-bien-dong

Đài RFI trích bài « Ảnh hưởng toàn cầu mới của Trung Quốc – China’s New Global Leverage », đăng trên website Asia Sentinel ngày 14/07/2010, của nhà nghiên cứu Mỹ Bruce Stokes đã phân tích các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm khẳng định uy lực của mình trên trường quốc tế và ngay cả đối với các láng giềng châu Á. Ông cho Trung Quốc là một nguy cơ cho thế giới vì họ thấy họ đã mạnh, đủ sức nuốt thế giới. Ông viết:

Nguy cơ tình hình quốc tế căng thẳng lên và tính toán sai lầm sẽ chỉ xẩy ra nếu thái độ kiên quyết của Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong những tháng tới đây [. . .]. Sẽ là không thực tế nếu chờ đợi một Trung Quốc thành công về mặt kinh tế, ngày càng tự tin hơn, mà lại không muốn đóng một vai trò rộng lớn hơn trên thế giới. Nhưng thực tế đó không cho Bắc Kinh quyền tung sức mạnh đi mọi nơi mà không sợ bị trừng phạt, cho dù trong quá khứ đã có quốc gia làm như thế. Châu Âu, châu Mỹ và phần còn lại của châu Á phải cảnh giác, Trung Quốc đang vươn lên. Và những thế lực đang vươn lên thì thường hay làm đảo lộn nguyên trạng.

http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100722-trung-quoc-the-luc-toan-cau-moi

Để thực hiện mộng chiếm Biển Đông và thế giới, Trung Quốc đã đi những bước nhanh, bước mạnh và bước vững chắc như sau:

Xác định Biển Đông là vùng quyền lợi quốc gia thiết thân là một trong nhiều động thái Bắc Kinh tiến hành trong năm nay để mở rộng phạm vi thống trị của Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên hết, họ đã loan báo một chủ thuyết hải quân mới mang tính bành trướng. Cho đến nay, khu vực hoạt động của Hải quân Trung Quốc được giới hạn ở cái gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ Nhật Bản đến Philippines. Nhưng bây giờ Bắc Kinh tuyên bố chính sách “phòng ngự viễn dương”, vươn tới Chuỗi đảo thứ hai, một khu vực trải dài và vươn ra mọi hưóng xuống đến tận đảo Guam, Indonesia và Úc.Kế đến, Trung Quốc đã tung ra những chiến dịch tuần tra hung hãn hơn và những cuộc tập trận hải quân để bổ sung hiệu năng tác chiến cho học thuyết mới. Trong tháng tư 2010 chằng hạn, một hạm đội gồm 10 chiếc tàu đã vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất, một cuộc diễn tập có quy mô chưa từng thấy đối với Trung Quốc.Động thái thứ ba là Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường năng lực cho hải quân, trong đó việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm dưới mặt đất trên đảo Hải Nam, và một hàng không mẫu hạm chiến đấu, dự trù triển khai trong vài năm tới.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard, cho biết trong tháng tư : "Đặc biệt đáng quan ngại là các yếu tố hiện đại hóa quân sự đó của Trung Quốc lại có dấu hiệu là nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực."Với nền kinh tế thịnh vượng và năng lực ngày càng gia tăng, Bắc Kinh không còn chờ thời nữa mà đang hành động để khẳng định bản thân.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Ông Dương Danh Dy lo sợ rằng Mỹ và châu Á không hiểu rõ Trung Quốc. Thật ra Mỹ đã hiểu rõ nhưng họ cứ tỏ ra lịch sự và hòa bình, chú trọng hòa đàm hơn là dùng vũ lực cho hết nước hết cái. Dương Danh Dy đã phân tích đầy đủ và điểm chính là Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vì đó là một chủ trương nhất thống, một ý chí sắt đá của Trung Quốc từ chính phủ cho đến dân chúng. Ông trả lời đài RFI:

Cũng trong tháng ba, Trung Quốc đã ngầm nói với James Steinberg (thứ trưởng Ngọai giao Mỹ) rằng Trung Quốc đặt Biển Đông là khu vực lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Lúc đó, họ chỉ nói ngầm thôi. Nhưng đến ngày 13/07/2010, Tần Cương, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đưa ra định nghĩa rõ ràng : Chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia đều thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc chỉ quy định Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là lợi ích cốt lõi của họ. Và bây giờ Biển Đông đã được nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cũng thuộc phạm vi trên.

Đây là lần đầu tiên, Biển Đông được Bắc Kinh chính thức coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Cần phải thấy, từ ngữ « cốt lõi » ẩn chứa hàm nghĩa khi lợi ích này bị xâm phạm thì Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Rõ ràng là Trung Quốc đã và đang có sự chuẩn bị ráo riết về các mặt cho công việc này.

Cho nên trước thái độ hung hăng, ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc như vậy ở Biển Đông, tất nhiên, các nước ASEAN và cả người Mỹ nữa phải có một sự nhìn nhận lại và thấy rằng không thể không tìm cách, không có biện pháp để đối phó với ý đồ bành trướng, bá quyền đó.

RFI : Cách nay vài ngày, Trung Quốc đã có phản ứng về những đề nghị của ASEAN và của Mỹ cần phải tiến hành đàm phán và giải quyết hòa bình và cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển, trên không ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Anh nhận định thế nào về phản ứng của Trung Quốc, liệu Trung Quốc dám dùng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình hay không ?

Chuyên gia Dương Danh Dy : Tôi xin nói thẳng rằng người Trung Quốc đã sẵn sàng. Trong một bài viết cách đây cũng khá lâu, tôi đã cung cấp thông tin là 92% dân mạng Trung Quốc đồng ý dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Lúc đó, dân mạng có khoảng 380 triệu. Hiện nay là 420 triệu. 90% của 400 triệu tức là có khoảng 360 triệu dân mạng Trung Quốc sẵn sàng. Dân mạng Trung Quốc, theo tôi, phần đông là những người trẻ, có tri thức, có hiểu biết mà họ còn quan niệm như vậy.

Gần đây, ông Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, trong một buổi phát biểu nội bộ, đã nói rằng chúng ta phải sẵn sàng cả hai tay. Cả hòa bình, cả chiến tranh và tay nào cũng phải cứng. Cho nên, chuyện Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông không phải là chuyện có thể mà khả năng chắc chắn có thể xẩy ra nếu như tham vọng bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ngăn chặn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100729-khong-nen-coi-nhe-phai-dieu-hau-tai-trung-quoc

Sự thế biến chuyển khôn lường. Có thể nhân dân Trung Quốc vùng lên lật đổ chế độ cộng sản. Cũng có thể chính Trung Quốc suy nghĩ lại mà rút lại mộng đế quốc của họ. Nhưng hy vọng đó e mong manh, nó chỉ chiếm khoảng 10% khi trong tim người Trung Cộng sục sôi khí thế xâm lược toàn cầu.Theo đa số nhà nghiên cứu, 90% là Trung Quốc quyết chiến. Mỹ quyết giữ quyền lợi của Mỹ trên thế giới, và các quốc gia Á châu quyết tâm bảo vệ độc lập và tự do của họ, còn Trung Cộng quyết đánh Mỹ để thỏa mộng đế quốc và giải quyết các vấn đề của họ như nhu cầu dầu khí, nhu cầu bắt cá, nhu cầu đất đai, nhu cần công ăn việc làm và nạn nhân mãn, nhất là nạn thiếu đàn bà cho khoảng năm chục hay trăm triệu đàn ông. . .Như vậy, Trung Quốc bắt buộc phải đánh và đánh gấp.

Từ tháng bảy 2010 cho đến cuối năm ,Trung Quốc sẽ bắn thẳng vào tàu Mỹ hoặc đổ quân vào Việt Nam, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản, Singapore. . .Chiến tranh sẽ xảy ra. Tháng 3 -2010, Bắc Hàn đã bắn vào tàu Nam Hàn. . . . Đó là phát súng đầu tiên mà Bắc Hàn đại diện cho Trung Quốc bắn vào Nam Hàn một đại diện của Mỹ. ___


(1). Với vũ khí Nga có sẵn trong tay và vũ khí Mỹ để lại, Việt Nam đã gây thiệt hại nặng cho Trung Quốc.
(2).Không biết ông Igor Panarin thuộc phe nào?Nga, Trung Cộng hay Mỹ? Phải chăng ông đốc Tàu đánh Mỹ năm 2010? Để làm gì? Phải chăng để Nga làm ngư ông đắc lợi? Tất nhiên Trung Cộng có đường lối xâm lăng từ trước, không phải là dễ dàng tin thầy bói. Nhưng dẫu sao, tiên đoán của ông Tiến sĩ giáo sư KGB cũng có tác dụng của chất dầu đổ thêm vào lửa. Lời tiên đoán của ông vào tháng 3-2009, nay thì nhiều điều sai, vì :
+Năm 2009, Obama không thiết quân luật.
+Mặc dù Mỹ suy thoái, tờ Mỹ kim nay vẫn chưa đến độ trở thành tờ giấy lộn. Chờ bốn tháng nữa hết năm 2010, xem thử tiên đoán cuả ông thầy Nga đúng mấy phần trăm? XV. TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG
Trong mấy năm lên cầm quyền, Kennedy đã tìm cách mật đàm với phe cộng sản nhưng lúc này phe cộng sản còn làm cao. Phải đến khi Khrushchev lên tiếng chỉ trích Stalin và chủ trương sống chung hòa bình với Tây phương thì công cuộc hòa đàm càng ngày càng tiến triển. Theo thiển kiến việc Mỹ đem binh vào Việt Nam chỉ là chiến thuật "đả đả đàm đàm ". Việc này binh thư Tôn Tử gọi là muốn tiến phải thoái, muốn thoái phải tiến. Một anh bạn tôi cũng nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, cho rằng sau 1960 Mỹ chưa đem quân Việt Nam thì làm gì mà lui quân. Nhưng theo các tài liệu về Tổng thống Kennedy, chúng ta thấy ông đã cổ võ việc giải trừ chiến tranh lạnh và rút lui khỏi Việt Nam.
Như đã nói, sau Kennedy, các Tổng Thống Mỹ đều chủ trương hòa đàm lui binh mặc dầu Việt Nam cường độ chiến tranh chưa ác liệt. Nhưng Việt Nam, Nga, Tàu đều quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Cuối cùng, Mỹ cũng đã ký kết với Nga và Tàu để giải quyết chiến tranh Đông Dương với hiệp định Paris 1973.
Vì mục đích lui binh cho nên Mỹ không chủ trương chiến thắng. Đại tướng Westmoreland đã than phiền việc này. Không những thế, mỗi khi Mỹ rải bom B52 đều có thông báo cho cộng sản biết. Trong thời gian học tập chính trị 1975-1977 tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, chúng tôi được cán bộ cộng sản cho biết tại cổ thành Quảng Trị, hai phe phải ngồi yên tại chỗ, phe cộng sản hay phe cộng hòa mà tiến công thì bị Mỹ dội bom lên đầu! Như vậy là Mỹ muốn hai bên phải phải dừng lại, đừng ai hơn ai nghĩa là Mỹ không muốn chiến thắng. Một sĩ quan khác trong cuộc học tập trên cho biết là trong thời gian oanh kích Hà Nội, nếu kéo dài vài ngày nữa thì Hà Nội phải đầu hàng. Nhưng ngay lúc nguy hiểm đó, Mỹ đã ngưng oanh tạc. Đó là ngẫu nhiên hay do Mỹ không muốn Việt cộng nằm xuống?
Nay một tài liệu khác cho biết Hà Nội đã đánh điện tín đầu hàng mà tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ỉm đi. Nếu việc này là đúng thì chính người Hà Nội phải hiểu tại sao Mỹ không muốn Việt Cộng thất bại. Mỹ mong muốn gì ở Việt Cộng?
Tại sao Mỹ rút lui? Phe cộng sản thì cho họ đại thắng. Trong khi đó phe Mỹ thì coi chiến tranh Việt Nam là một "hội chứng", mà đoàn quân viễn chinh trở về nước lại bị chính phủ và dân chúng quay lưng! Nhiều chính khách viết hồi ký công nhận sự thất bại của Mỹ. Một vài tài liệu cho rằng vì chiến tranh tốn kém, vì dân chúng phản đối, vì nước Mỹ rách đôi vì chiến tranh Việt Nam mà Mỹ phải rút lui.
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như thế.
(1).Theo thiển kiến, Mỹ muốn lui binh vì Mỹ muốn hòa bình như đã nói từ 1960, Kennedy đã chủ trương hòa bình, chấm dứt chiến tranh lạnh nhất là khi với chủ trương xét lại, Khrushchev muốn sống chung hòa bình với tư bản.
(2). Lúc này Nga Hoa đang căng thẳng, có thể xảy ra chiến tranh, Mỹ muốn đứng ra ngoài nhìn xem cuộc long tranh hổ đấu. Nhưng cuộc chiến này không xảy ra vì Gorbachev đã hạ lệnh lui binh ở biên giới Nga Hoa.
(3). Mỹ chủ trương " Toàn Cầu hóa", muốn buôn bán với Trung Cộng. Mỹ và các nước Tây phương đã nhắm vào thị trường mấy tỷ người tiêu thụ, và số nhân công rẻ mạt của Trung Quốc. Phe " Toàn Cầu hóa" vị lợi nhuận, không còn coi cộng sản là kẻ thù, không còn quan tâm đến nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc, Việt Nam. Trong lúc này, Mỹ xem Trung Đông là kẻ thù cần tiêu diệt.
Vì vậy trong thập niên 70 ký hiệp ước hòa bình thì thập niên 80-90 tư bản đầu tư vốn, mang hãng xưởng và kỹ thuật sang Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ.

(4). Nhiều người đa nghi, cho rằng đàng sau "Toàn Cầu hóa" là cả một chính sách ghê gớm nhằm dứt " cái họa da vàng" . Âu Mỹ đã triệt hạ quân phiệt Nhật trong đệ nhị thế chiến và trong tương lai , Trung Quốc cũng sẽ là con mồi bị vây trong lưới. Có kẻ cho rằng đó là kế hoạch "Vỗ béo để làm thịt". Chính tư bản đã đưa vốn liếng, kỹ thuật, máy móc cho Trung Cộng làm giàu. Đó chính là cơ mưu của những kẻ đưa tiền cho con bạc vay nợ để cuối canh, con bạc sẽ mất cửa nhà, ruộng đất.

Không lẽ tư bản ngu mà đưa tiền cho Trung Quốc để Trung Quốc giết hại mình? Tư bản bán cái dây cho Trung Quốc để Trung Quốc thắt cổ tư bản hoặc Trung Quốc tự treo cổ mình? Có tiền tất là sinh ra xã hội bất công, tham nhũng , bóc lột công nhân và dân chúng khiến cho dân ghét. Có tiền thì phải tiêu thụ nhiều, phải nhập cảng nguyên liệu ngoại quốc. Họ sẽ làm thủy điện hoặc chiếm Biển Đông để khai thác dầu. Hai việc này sẽ làm cho chính Trung Quốc bị hủy hoại và bị các nước căm thù. Có tiền thì phải mua sắm vũ khí và phe quân phiệt sẽ sinh lòng hiếu chiến. Nay Trung quốc xâm chiếm Việt Nam, và trong tương lai sẽ chiếm Kampuchia, Lào, Thái Lan và Ấn Độ đồng thời tấn công Đài Loan, Nam Hàn.. . như Nhật Bản đã chiếm các nước lân cận trong đó có Trung Quốc. Cái hình lưỡi bò của Trung Quốc chính là lưỡi gươm treo trên đầu Trung Quốc.

Tâm lý kẻ hãnh tiến là kiêu căng, phách lối và hung hăng. Tâm lý này đã bộc lộ ngay trong Olympic Bắc Kinh và trong việc khoa trương thanh thế quân sự tại Biển Đông.Tâm lý này cũng thể hiện trong những trang web của Trung Quốc nhằm hù dọa Việt Nam và thế giới.

Cái truyền thống đế quốc từ Tần Hán được sống lại với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào. Nếu Trung Quốc thắng thì cả thế giới sẽ phải làm nô lệ cho bọn mọi rợ . Nếu Trung Quốc bại thì Trung Quốc sẽ bị chia năm xẻ bảy vì các sứ quân cát cứ. Và đây chính là lúc Việt Nam được giải phóng. Theo thiển kiến, những lực lượng Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và Ấn Độ cũng đủ sức đương cự với Trung Quốc. Trung Quốc nhờ Âu Mỹ mà thu nhiều đô la nhưng nội lực kém. Khoa học kỹ thuật Trung Quốc không có gì ngoài việc sao chép Nga, Singapore, Philippines và Mỹ. Vũ khí mới của Trung Quốc lạc hậu, thua Mỹ gần nửa thế kỷ. Nghèo thì nên an phận đã đành mà giàu cũng nên tri túc. Duy tân mà trở thành đế quốc xâm lưọc như Nhật Bản thì Trung Quốc nên suy ngẫm. Nhưng e chậm mất rồi. Trung Quốc không thể nâng giá đồng nguyên vì hàng sẽ đắt, không lời được bao nhiêu. Lại nữa, hàng Trung Quốc xấu, làm giả và làm hàng độc hại đã bị quốc tế tẩy chay. Đó là kết quả trước mắt của những kẻ gian ác trong chính trị và kinh doanh.Mỹ không cần dùng quân sự, chỉ riêng vài biện pháp kinh tế thì tự nhiên việc thương mại của Trung quốc sẽ suy sụp và kéo theo chế độ cộng sản Trung Quốc bị hủy diệt. Nhưng Mỹ không dùng quân sự mà Trung Quốc để yên à? Thất bại về kinh tế, Trung Cộng sẽ dùng quân sự. Tổ tiên ta nói" thua me gở bài cào"! Ngày xưa Trung Quốc đã thắng Mỹ ở Triều Tiên, Pháp và MỸ

ỹ ở Việt Nam thì sợ gì Mỹ? Với phi cơ, hỏa tiễn, hạm đội tối tân sau mấy thập niên "hiên đại hóa", chắc chắc Trung Quốc sẽ dạy cho My một vài bài học, trong đó sẽ khởi đầu bằng một Trân châu cảng " bất ngờ khiến cho Mỹ xính vính! Có thật thế không? Chúng ta chờ xem cơ trời xoay chuyển trong giai đoạn sắp tới.


No comments: