II. Những người cộng sản tiên phong
Trần Độc Tú người tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Thời trẻ, ông lưu học tại trường Đại học sư phạm Tokyo Nhật Bản. Về nước, ông dạy ở trường tiểu học Hàng Châu. Ông đã lãnh đạo cuộc chống quân chủ tại Thượng Hải , và tham gia phong trào Ngũ tứ. Sau cách mạng Tân Hợi 1911, Trần Độc Tú tham gia chính quyền cách mạng ở tỉnh An Huy. Năm 1915, ông sáng lập tạp chí Tân thanh niên, viết nhiều bài báo vận động cho phong trào văn hóa mới. Ông trở nên nổi tiếng và được mời lên dạy ở khoa văn trường Đại học Bắc Kinh.
Đảo chính tháng Mười Nga 1917 ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tầng lớp trí thức tiên tiến Trung Quốc. Trần Độc Tú là một trong người đầu tiên tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc. Năm 1921, ông cùng Lý Đại Chiêu thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.
Vào buổi tối ngày 23/7/1921, Đại hội đã được diễn ra một cách hết sức bí mật dưới hình thức một cuộc đánh mạt chược tại phòng ăn vừa là bếp của anh em Lý Thư Thành, Lý Hán Tuấn. Căn phòng ăn-bếp này nằm trong số nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76 đường Hưng Nghiệp) TP Thượng Hải.
Theo khuyến cáo của Đệ tam quốc tế cộng sản, một số đảng viên Cộng sản đã tham gia Quốc Dân đảng Trung quốc, vì lúc này Liên Xô và Tôn Dật Tiên có quan hệ mật thiết. Liên Xô đã giúp đỡ Quốc Dân đảng của Tôn Dật Tiên. Tôn Dật Tiên mất năm 1925, Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền, cương quyết chống cộng khiến Mao Trạch Đông phải tháo chạy lên miền Diên An vào tháng 10-1935. Lịch sử gọi đó là cuộc Vạn lý trường chinh, chỉ còn 30 ngàn người sống sót sau khi vượt 8 ngàn dặm.
Trong khoảng 1927-1930, Mao chủ trương dùng vũ lực với Quốc dân đảng song Trần Độc Tú không thuận, ông chủ trương tranh đấu ôn hòa trong nội bộ để dốc toàn lực chống ngoại xâm. Hơn nữa, Trần Độc Tú bất bình với đệ tam quốc tế vì lúc này đế quốc Liên Xô ra mặt bắt buộc các lãnh tụ Trung Quốc phải nghe lệnh Mạc Tư Khoa mà không nghĩ đến hoàn cảnh và tinh thần Trung Quốc. Do đó, ông theo Trotsky.
Lúc này, Trotsky cũng lên tiếng chỉ trích Comintern và Stalin. Ông trở thành lãnh đạo phe Trotsky ở Trung quốc. Mao Trạch Đông xưa nay vẫn sùng bái Stalin, làm những việc tàn ác như Stalin. Nay thì Stalin tức giận, muốn loại trừ Trần Độc Tú vì Trần Độc Tú và Trotsky chống đối ông. Và Mao cũng thấy đây là cơ hội cho ông nhảy lên ghế chủ tịch đảng và Tổng bí thư đảng cho nên Mao Trạch Đông tìm cách loại bỏ ông, kết tội ông hữu khuynh. Tháng 8/1927, Mao triệu tập thủ hạ họp hội nghị ở Cửu Giang (Giang Tây) , tự đưa ông lên ghế lãnh đạo và cách chức Trần Độc Tú khỏi cương vị Tổng Bí thư.
Tháng 11-1929, Trần Độc Tú bị khai trừ ra khỏi Đảng. Năm 1932, ông bị chính phủ Quốc dân Đảng bắt giam ở Thượng Hải. Sau khi ra tù một thời gian, ông về Tứ Xuyên ẩn dật, rồi mất ở Tứ Xuyên năm 1942 về bệnh tim.Dẫu sao ông cũng là người may mắn vì tất cả những ai trong ban chấp hành đầu tiên của đảng do ông sáng lập dù họ sau này ủng hộ hay phản đối ông đều chết hết bằng cách này hay cách kia. Việc này cũng tương tự những ai quen biết Giang Thanh hồi trẻ đều nhận số phận bất đắc kỳ tử! Khoảng 1952, tại Trung Quốc, hàng ngàn người bị bắt và giết vì tội theo Trotsky, trong đó Auguste Blanqui, nhà lãnh tụ cách mạng Pháp, bị giam 33 năm, đến nỗi có biệt danh là L’enfermé, kẻ bị nhốt; Trịnh Kiều Lâm (1901-?) một người Trotskyist Trung quốc, tù 7 năm do Tưởng , và 27 năm do Mao (1952-1979), tổng cộng 34 năm.
Trần Độc Tú là một nhà cách mạng,một nhà tư tưởng, một nhà thơ và một nhà báo. Ông để lại nhiều tác phẩm.
II.2. Lý Đại Chiêu (Li Dazhao)李大釗 (1888-1927)
Ông quê ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, xuất thân từ một gia đình nông dân. Từ 1913-1917, ông học môn kinh tế chính trị tại đại học Waseda Nhật Bản, về nước năm 1918. Ông làm Quản thủ thư viện Đại học Bắc Kinh. Ông là người đầu tiên ủng hộ phe cộng sản của Lenin. Ông cộng tác với tờ Tân Thanh Niên của Trần Độc Tú. Lúc này, Mao Trạch Đông làm việc ở thư viện dưới quyền của Lý Đại Chiêu. Ông tin tưởng nông dân Trung Quốc sẽ giữ vai trò quan trọng trong cách mạng Trung Hoa.
Ông tổng hợp tinh thần yêu nước với chủ nghĩa Marx trong các tác phẩm của ông. Ông tham gia tổ chức Thanh Niên Xã hội Bắc kinh năm 1920. Ông cùng Trần Độc Tú sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Lúc này, hai ông cộng tác mật thiết với Comintern. Hai ông theo lệnh Comintern gia nhập Quốc Dân đảng năm 1922, Lý được bầu vào ban chấp hành trung ương Quốc Dân đảng năm 1924.
Khi Quốc Dân đảng và Cộng sản bùng lên cuộc nội chiến, Lý Đại Chiêu bị bắt trên đường đi đến tòa đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh, ông và 19 đồng chí bị lãnh chúa Trương Tác Lâm xử tử vào ngày 28-4-1927.
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam). Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc–Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng.
Ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Năm 1927 v lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời.
Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết. Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật.
Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng. Với quyết tâm tiêu diệt cộng sản, tháng 10 năm 1933 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.
Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các lãnh tụ cộng sản ai cũng tự xưng là đệ tử của Marx, trung thành với Marx nhưng sự thực chẳng mấy ai theo đúng Marx. Mao tạo ra một đường lối khác Marx mà chẳng ai dám lên tiếng. Đường lối của Mao gồm những điểm chính:
(1). Marx và Lenin đề cao vô sản, giai cấp công nhân còn Mao đề cao nông dân vì Trung Quốc là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm tuyệt đại đa số. Nhưng Mao cũng dung hóa triết lý Marx đề cao công lẫn nông.
(2). Trong khi Marx, Lenin đề cao tinh thần quyốc tế vô sản, Mao chủ trọng tinh thần quốc gia.
(3). Marx và Lenin đề cao vật chất, Mao đề cao ý thức, đề cao tinh thần.
(4).Marx và Lenin chú trọng yếu tố khách quan, Mao chú trọng yếu tố chủ quan.
Mao có nhiều điểm giống Marx và Lenin trong chủ trương bạo lực. Mao cũng nhu Lenin, Stalin muốn dùng chiến tranh tiêu diệt tư bản, nhất là tiêu diệt Mỹ. Mao phản đối việc Liên Xô và Mỹ ký hiệp ước kiểm soát vũ khí năm 1968 là phản bội chủ nghĩa Marx.
Mao sùng bái Stalin trong việc tàn sát nhân dân một cách tàn bạo cho nên sau khi Khrushchev hạ bệ Stalin, Mao nổi giận, đoạn tuyệt với Liên Xô, chiến tranh Trung Xô suýt xảy ra trong thời kỳ này. Xung đột Trung Xô không những là xung đột ý thức hệ mà là xung đột giữa hai đế quốc Nga và Trung quốc. Mao thể hiện tinh thần đế quốc cộng sản Trung Quốc. Xung đột Trung Xô chỉ là cuộc tranh giành bá quyền của hai con hổ trong cùng một mảnh đất. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các lãnh tụ sau Mao tiếp tục giấc mộng bá quyền của Tần Thủy hoàng để diệt Mỹ và chiếm lĩnh toàn cầu.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh. Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.
Mao muốn loại Trần Độc Tú để nắm quyền bính, Mao và đồng bọn kết tội ông hữu khuynh, Trần Độc Tú bị cách chức Tổng Bí thư vào tháng 7 năm 1927. Từ tháng 8 năm 1927 đến tháng 7 năm 1928, Cù Thu Bạch phụ trách Trung ương lâm thời.
Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa 8 (tháng 8 năm 1966), Bộ Chính trị được mở rộng, gồm 25 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm 11 người, xếp theo thứ tự như sau: Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Đào Chú (đến năm 1967, mất năm 1969), Trần Bá Đạt, Đặng Tiểu Bình (đến năm 1967), Khang Sinh, Lưu Thiếu Kỳ (đến năm 1968, mất trong tù năm 1969), Chu Đức, Lý Phú Xuân, Trần Vân. Nhưng chỉ một hai năm sau, nhiều ủy viên Bộ Chính trị, thậm chí ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị bị vô hiệu hóa, thậm chí bị giam cầm, bức hại.
Năm 1958, Mao chủ trương "Nhảy vọt", cải cách ruộng đất, đấu tố điạ chủ, lập các nông trường. và công trường. Cũng lúc này Trung Sô mâu thuẫn về biên giới và nhiều vấn đế khác, Liên Sô rút hết cố vấn về.Năm 1962, chính sách Mao thất bại, hai triệu người chết đói, các đảng viên cao cấp lên tiếng chỉ trích Mao, và khắp nơi sinh viên và nhân dân biểu tình chống đối.
Người ta lên tiếng chỉ trích chính sách quản lý của Mao đã kiểm soát quá chặt chẽ đời sống hàng ngày, đồng thời cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm với các phong trào như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa và Trăm hoa đua nở làm hàng triệu (thậm chí có thể là hàng chục triệu) người chết, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt từ khi có phong trào Đại nhảy vọt đã xảy ra một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc, và theo như nguồn tin Tây phương và Đông phương, đã có từ 20 - 30 triệu người chết; hầu hết những nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc đã quy kết cho Đại nhảy vọt, trong khi đó những người khác, bao gồm cả Mao, vào thời đó thì đổ cho tại thiên tai.
Mao phải từ chức chủ tịch Nhà nước, giao chức này cho Lưu Thiếu Kỳ. nhưng Mao vẫn giữ chức Tổng bí thư đảng. Năm 1966, Mao cùng Lâm Bưu bày ra cuộc " Cách mạng văn hóa", cho tổ chức Vệ binh đỏ" quấy phá, đánh đập, bỏ tù các đảng viên và dân chúng. Lâm Bưu kêu gọi sinh viên chống những ai theo tư tưởng Nikita Khrushchev. Kết cuộc là Lưu Thiếu Kỳ bị Mao lật đổ, mất hết chức vi từ tháng 10-1968, Lâm Bưu được Mao chỉ định làm người kế thừa của Mao.Lúc này Mao giao quyền hành cho bọn Tứ nhân bang trong đại hội đảng lần thứ X năm 1973.
Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến đấu chống Nhật từ 1937, và đánh nhau với Quốc Dân đảng , rồi tóm thâu đại lục vào năm 1949 lập nước Cộng hoà nhân dân Trung quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có hơn 70 triệu đảng viên, đây là chính đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong các chính đảng trên thế giới nhưng chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc ban đầu do Trần Độc Tú lãnh đạo sau bị Mao Trạch Đông cướp quyền.
Tổ chức đảng cộng sản Trung Quốc cũng theo mô hình đảng cộng sản Liên Xô.
Cơ quan đầu não của đảng là Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.Cứ 5 năm thì có đại hội đảng để thông qua các chính sách của đảng, và bầu ra ban chấp hành trung ương đảng.Ban chấp hành trung ương đảng bầu ra bộ chính trị. Bộ Chính trị có khoảng 20 người. Bộ chính trị có Ban thường vụ bộ chính trị làm việc, gồm khoảng 10 người gồm cac chức vụ quan trọng nhất cua đảng như Tổng bí thư, chủ tịch đảng, thủ tướng, phó thủ tướng. . ..
Đại hội lần thứ nhất họp từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921, ban đầu tại nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76, đường Hưng Nghiệp, Thượng Hải), sau chuyển đến một chiếc thuyền trên hồ Nam Hồ, huyện Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho khoảng 57 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lý Đạt, Lý Hán Tuấn (đại biểu Thượng Hải); Trương Quốc Đào, Lưu Nhân Tĩnh (đại biểu Bắc Kinh); Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hành/Hoành (đại biểu Hồ Nam); Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu (đại biểu Hồ Bắc); Vương Tận Mỹ, Đặng Ân Minh (đại biểu Sơn Đông); Trần Công Bác (đại biểu Quảng Đông, đến dự tại hồ Nam Hồ); Chu Phật Hải (đại biểu từ Nhật về).
Ngoài ra còn có Bao Huệ Tăng, được Trần Độc Tú (đang trốn tránh phái hữu ở Quảng Châu) cử làm đại diện cho mình và 2 đại diện của Quốc Tế Cộng sản là Maring (tức Henk Sneevliet, người Hà Lan) và Nikolsky (người Nga). Đại hội đã cử ra Trung ương Cục (中央局) gồm 3 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào và Lý Đạt, cử Trần Độc Tú làm Bí thư Trung ương (中央书记, Trung ương thư ký). Trương Quốc Đào phụ trách tổ chức, Lý Đạt phụ trách tuyên truyền. Đại hội lần thứ hai họp từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1922, tại Thượng Hải. Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho 195 đảng viên.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (中央执行委员会, Trung ương Chấp hành Ủy viên Hội) gồm 5 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào, Lý Đại Chiêu, Sái/Thái Hoà Sâm, Cao Quân Vũ, (sau này bổ sung thêm Đặng Trung Hạ và Hướng Cảnh Dư). Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương (tương đương Tổng Bí thư). (Wikipedia).
IV. ĐẶNG TIỂU BÌNH & CÁC LỚP SAU
Mao chết tháng 9-1976, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của phong trào cải cách kinh tế, đã giành được quyền lãnh đạo tối cao; nhóm "Tứ nhân bang" (thường bị gọi một cách miệt thị là Bè lũ bốn tên), gồm quả phụ của Mao là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, những người từng vươn lên nắm quyền lực trong "Cách mạng Văn hóa," đã bị bắt và đưa ra xét xử, và Tứ nhân bang bị giam cầm hoặc bị giết vào năm 1980.
Trong khoảng 1976, Đặng Tiểu Bình phê phán chính sách của Mao Trạch Đông , và đưa ra những chính sách mới như là bỏ chủ nghĩa lý lịch, cho những nhà bị kết tội địa chủ, tư sản vào đảng cộng sản, và mở cửa cho ngoại quốc đầu tư. Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách bốn hiện đại hóa va coi nhẹ vấn đề ý thức hệ. Sau vài năm, kinh tế Trung quốc đã phát triển. Đặng Tiểu Bình đã đem quân đánh Việt Nam năm 1979 và tàn sát sinh viên tại Thiên An môn năm 1989. Sau khi Đặng Tiểu Bình mất, những người đi sau như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào vẫn theo chính sách của Đặng.Mặc dù có sự nhượng bộ đối với chủ nghĩa tư bản, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền và duy trì những chính sách độc tài tàn ác như khủng bố nhóm Pháp Luân Công và sinh viên trong vụ Thiên An môn. Trung Quốc cũng ra mặt xâm lược, đã chiếm Tây Tạng, xâm lấn Việt Nam và muốn chiếm Thái Bình dương làm của riêng họ.
I. ÂM DƯƠNG
Người Trung Quốc chia vũ trụ thành hai là âm và dương. Âm và dương là hai thế xung khắc, đối chọi nhưng đồng thời cũng là hai thế tương hợp, cần hợp tác với nhau để tạo thành vũ trụ. Âm dương là hai cái tên đại diện cho vũ trụ. Từ âm dương, người ta sẽ thấy vũ trụ có những cặp mà người ta thường gọi là mâu thuẫn:
-cao thấp, -béo gầy, -trắng đen -thông minh, ngu dốt -thiện, ác -giàu nghèo -trai , gái -ít nhiều -sáng tối -ngày đêm. . .
Những cặp này có người bảo là xung khắc, đối nghịch.Triết học Marx cũng chia ra các phạm trù và chú trọng về mặt mâu thuẫn như mâu thuẫn giai cấp ( đấu tranh giai cấp), mâu thuẫn cũ mới ( cái mới tháng cái cũ, cái mới thay thế cái cũ, hủy thể của hủy thể. . .). Trái lại, Lão tử và Khổng tử thì cho là không mâu thuẫn:
1.Không phải mâu thuẫn
Âm dương không đối nghịch, tàn sát nhau mà là những trạng thái khác nhau, tính chất khác nhau, sự biến hóa xảy ra kề cận nhau, nối tiếp nhau trong cuộc sống và trong vũ trụ. Đôi khi chỉ là hai trình độ hay mực độ khác nhau của một vật thể hay sự kiện. Hết có thành không; không khó thì dễ; dài là nhiều thước tấc, ngắn là it thước tấc; cao thấp cũng vậy; âm thanh là do nhiều điệu tiếng hòa hợp nhau; trước sau là do không gian, thời gian khác nhau.Trong Đạo Đức Kinh
道德經, Lão tử nói:
有 無 相 生 , 難 易 相 成 , 長 短 相 形 ,
高 下 相 盈 , 音 聲 相 和 , 前 後 相 隨 。
(So alive and dead are abstracted from nature, Difficult and easy abstracted from progress, Long and short abstracted from contrast, High and low abstracted from depth, Song and speech abstracted from melody, After and before abstracted from sequence ) (http://www.chinapage.com/gnl.html)
2. Sự cần thiết cho tiến hóa:
Vũ trụ cần sự giao hòa, sự thay đổi và nhờ vậy mà có tiến bộ. Vũ trụ không bao giờ đứng một chỗ, mặt trăng, mặt trời, ngày đêm, nóng lạnh là hình tướng của việc biến dịch vũ trụ và nhân sinh.
日往則月來,月往則日來,日月相推而明生焉.
Nếu vũ trụ chỉ có màu đỏ, một thời tiết nóng, hay chỉ một người, hay một nhóm người cai trị vĩnh viễn thì không bao giờ tiến triển, và việc này không bao giờ có được.
3. Vũ trụ là kết hợp:
Kinh Dịch là một triết lý cách mạng, hòa đồng và phát triển. Âm và dương không triệt hạ nhau, không tranh đấu tiêu diệt nhau nh ư Marx chủ trương. Âm và dương bình đẳng.
一陰一陽之謂道
Nhất âm nhất dương chi vị đạo.Hệ từ thượng. (Một âm, một dương hợp thành đạo). Cây cối và con người cần ngày và đêm, cần nóng và lạnh. Giàu và nghèo giúp đỡ nhau, trí thức và công nông thương là một gia đình. Bầu và bí là anh em. Nam và nữ không chống đối nhau, tiêu diệt nhau mà cần hòa hợp để xây dựng gia đình và xã hội:.天地絪缊,萬物化醇;男女構精,萬物化生 Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh .( Hệ từ thượng)Khí trời đất nghi ngút cho nên vạn vật phát triển; nam nữ giao hợp, vạn vật sinh sôi.
有天地,然後有萬物;有萬物,然後有男女;有男女,然後有夫婦;有夫婦,然後有父子;有父子, 然後有君臣;有君臣,然後有上下;有上下,然後禮義有所錯。
Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ. Hữu nam nữ, nhiên hâu hũu phu thê, hữu phu thê nhiên hậu hữu tử tôn, hữu tử tôn nhiên hậu hữu quân thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ; hữu thượng hạ, nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thác. (Hệ từ thượng)
So sánh ngũ hành và tứ đại thì ngũ hành nhiều chất hơn, song cả hai bên đều có ba yếu tố giống nhau là thủy, hỏa và thổ. Người Trung Hoa yêu ngọc và nói nhiều về khí, tại sao không thêm vào thạch và khí? Ngũ hành rất quan trọng, có thể áp dụng trong đời sống, trong phong thủy, bói toán và trong y học cổ truyền.
Theo lý luận, ngũ hành gồm hai thế tác hợp ( hợp) và phản động ( xung):
Hợp: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Xung: kim khăc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa; hỏa khắc kim, Nói như vậy là cổ nhân đã nhìn nhận sự vật có hai chiều là tương hợp và tương khắc. Tuy nhiên, tương hợp và tương khắc cũng chỉ là tương đối, và không phải là nhất định. Sự hợp tác giữa hai đồng loại thì lý luận khác nhau.Có người nói “Lưỡng thổ thành sơn” , nhưng cũng có kẻ bảo “lưõng mộc mộc chiết”; và “ lưỡng hỏa hỏa tuyệt”.. Theo lý thuyết, kim khắc mộc nhưng sắt non, thép yếu làm sao chặt được gỗ? Lý thuyết nói thủy khắc hỏa nhưng nước it thì làm sao làm tắt lửa?
Người ta gán ghép các sự vật vào ngũ hành như đỏ thuộc hỏa, xanh thuộc mộc, đen là thủy, vàng là thổ. Nhưng ngày nay ngườI ta tạo ra hàng chục, hàng trăm màu sắc khác nhau chứ không phải là ngũ sắc. Và thế giới này là một sự tổng hợp lớn lao, màu cầu vồng thuộc về kim, thổ hay hỏa trong khi khoa học cho rằng cầu vồng là tổng hợp nhiều màu.Hơn nữa, chúng ta không nên quá khích, tuyệt đối hóa sự vật. Sự vật thường là tổng hợp, it khi ở trạng thái thuần chất.Trong âm có dương, trong dương có âm. Trong mộc có thủy , hỏa. Trong thủy có kim, thổ. Trong kim có thổ, thạch. . .Nước tinh lọc cũng không phải là đơn thuần vì trong nước có H và O. Người Trung quốc cho rằng màu xanh, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
Nói tóm lại, vạn vật phức tạp, không thể thâu tóm vào trong ngũ hành. Đàng khác, ngũ hành có xung, có hợp, lúc thì thế này, lúc thì thế khác, không nhất định sẽ là xung hay hợp, ich hay hại, tốt hay xấu. Nước có thể làm nổi thuyền, nhưng nước cũng có thể làm lật thuyền. Lửa làm cháy rừng, đốt nhà cửa nhưng con người cần lửa trong sinh hoạt. Không thể yêu sắt mà ghét gỗ và đất, yêu màu đỏ mà tiêu diệt màu trắng, màu đen. Ngũ hành hợp thì có ich nhưng con người cũng biết lợi dụng sự xung đột để kiến tạo như dùng rìu,cưa, đục búa để đẵn gỗ, làm bàn ghế,làm nhà cửa, lâu đài. . .
Vạn vật có xung có hợp, nếu ta biết hòa hợp thì ta sẽ tạo nên hòa bình và phát triển; nếu ta vô tình hay cố ý tạo ra mâu thuẫn hay chỉ chú trọng về mâu thuẫn thì thiên hạ đại loạn, và thân ta bất an.
Triết học Nho Lão Phật là triết học an bình cho cá nhân và thế giới. Trái lại, những lý thuyết và hành động nhắm gây hận thù, chia rẽ, phỉnh phờ, gây chiến tranh thì rất nguy hại cho đời sống cá nhân và xã hội.
Nghèo là một danh từ ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng rât khó định nghĩa. Không có tài sản là nghèo. Đồng ý, nhưng ít nhất anh cũng phải có một bộ áo quần trong người, hai cánh tay, một bộ óc. Không ai không có tiền, ít nhất cũng có một số vốn: một hai đồng. Nếu đồng ý nhận d8ịnh trên, thì ai cũng có tài sản từ một bộ quần áo cho đến ruộng ngàn mẩu, nhà trăm cái.
Và ai cũng có tiền, từ một đồng cho đến một triệu đồng, một tỷ đồng. Vậy từ một đồng đến mấy đồng mới gọi là nghèo? Đối với tỷ phú, thì hạng một trăm ngàn là nghèo. Đối với hạng một đồng thì mười ngàn đã là giàu. Tuy không rõ định nghĩa giàu nghèo, và không cần làm một bản thống kê, ai cũng biết đa số dân chúng là nghèo. ''Trâu cột thì ghét trâu ăn''Cộng sản đã lợi dụng điều này để chia rẽ giàu nghèo và đưa ra hứa hẹn tranh đãu cho công bình xã hội, chia ruộng đất tài sản cho dân nghèo. Chính vì phỉnh phờ như vậy mà nhiều người theo cộng sản, ngay cả những cậu ấm cô chiêu hay con nhà phú gia, hoặc khoa bảng đầy mình như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo! Chính vì khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo mà các bọn cướp ngày xưa như đám Lương Sơn Bạc có nhiều người theo! Cải cách ruộng đất là thực hiện lời hứa này nhưng chẳng bao lâu đảng lấy lại ruộng đất và bắt dân làm nô lệ, làm tá điền trong những hợp tác xã.
Còn thế nào là vô sản, sau 1975, dân chúng miền nam mới bật ngữa ra khi cộng sản giải thích: theo Marx và Lê Nin, vô sản hay công nhân là những thợ thuyền làm trong những nhà máy hiện đại của tư bản. Những kẻ ăn trộm, ăn cắp là vô sản lưu manh. Theo định nghĩa này, Việt Nam không có bao nhiêu vô sản, may ra chỉ những thợ làm hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định hay công nhân mỏ than Hòn Gai trước 1945 mớI là vô sản thứ thiệt. Như vậy, ông Hồ chí Minh, thợ làm trong tiệm ảnh, và phụ bếp dưới tàu thủy, ông Võ Nguyên Giáp, cử nhân, giáo sư trường tư thục Thăng Long, ông Đỗ Mười hoạn heo, ông Võ Chí Công tuần phu, Lê Duẩn bẻ ghi tàu hỏa, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh. . . đều không phải là vô sản hay công nhân.
Vả lại công hay nông, bản chất chẳng khác nhau bao nhiêu mặc dù Marx và Lê nin đề cao công nhân, cho rằng vì làm việc chung trong công xưởng ( nông dân sống riêng rẻ) nên công nhân có ý thức tranh đãu cao hơn ( công nhân dễ bị xách động biểu tình, đình công). Ở Trung quốc, nông dân nhiều hơn công nhân, công nhân chỉ là một thành phần rất nhỏ, làm sao lãnh đạo nông dân? Mao thấy Marx và Lênin sai lầm vì ngay ở Nga, nông dân bao giờ cũng chiếm đa số, cho nên Mao cải lại Marx và Lê nin, đưa ra thuyết công nông là hai giai cấp tiên tiến trong cách mạng vô sản. Nhưng rồi Mao cũng chỉ là một bạo chúa, một tên tội đồ trong lịch sử Trung Quốc vì y đã gây ra bao tội ác và đưa đến bao đau khổ cho nhân dân trong quốc. Đặng Tiểu Bình thấy Mao sai lầm bèn bỏ ý thức hệ, đưa ra khẩu hiệu'' mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột''. Chính Đặng Tiểu BÌnh, người thân tín của Chu Ân Lai cũng bị Mao va bọn tứ nhân bang bỏ tù vì tội thiên hữu, chống đảng.
Sau kho Mao chết, Đặng lai ngoi lên, đưa ra chính sách mở cửa, tư hữu hóa, cải cách cơ cấu kinh tế cho nên Trung quốc ngày càng đi lên. Đặng Tiểu Bình già, chết, quyền trao tay Giang Trạch Dân. Vẫn là theo tục lệ truyền ngôi chứ không bầu cử như tây phương. Giang Trạch Dân tiếp tục chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Nay thì Giang Trạch Dân đưa ra thuyết '' Ba đại diện'', nghĩa là đảng cộng sản nay công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Mao cho nông dân ngang hàng với công nhân là một điều trái với Marx, Engels và Lenine nhưng vẫn có thể được. Nhưng đến Đặng Tiểu BÌnh với thực dụng chủ nghĩa, bắt tay tư bản và tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái ý thức hệ Mác Lê! Nay Giang Trậch Dân lại đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là đồng chí chứ không còn là kẻ thù như Marx và Engels đã chủ trương. Phải chăng cộng đảng Trung quốc sau Mao với Đặng Tiểu Binh, Giang Trạch Dân đã và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và hòa bình?
Điều này chúng ta phải còn chờ đợi. Dẫu sao Đặng TIểu Bình và Giang Trạch Dân cũng đã thông minh và khôn ngoan mà nhận thấy sai lầm của Mao và cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế phát triển, dân Trung quốc chưa có tự do nhưng có cơm no áo ấm hơn thời Mao! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn còn độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn áp bức, đàn áp tôn giáo, cấm mọi thứ tự do vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa hoà bình thế giới. Tư sản nay được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Nhưng đó là thực tế hay chỉ là một thuật mua chuộc tư bản?
Những thực tế sau đây cho phép ta nghi ngờ: -Ngày nay Trung quốc, nạn hối lộ vẫn mạnh. -Nạn con ông cháu cha vẫn là một truyền thống từ xưa. -Tư hữu hóa hay tư hữu hóa quốc doanh chỉ là hình thình trao tài sản quốc gia cho tư sản đỏ. -Công nhận tư sản là công nhận tư sản đỏ, là một hình thức công nhận con ông cháu cha . Nói chung, thêm tư sản hay không thêm tư sản, bản chất vẫn là thế, nhưng dẫu sao cái mồi vẫn thơm rất quyến rủ đối với những tư sản Trung quốc trong nước và nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư thêm để làm giàu cho tư sản đỏ. Cộng sản Việt Nam là một đồ đệ trung thành của Trung quốc. Việt Nam trước đây chống Trung quốc nhưng vẫn áp dụng chính sách khoán sản phẩm và chính sách mở cửa của Trung quốc.
Nay Trung quốc theo chính sách ba đại diện, mai đây Việt Nam cũng chép nguyên văn. Việc này có lợi cho Việt Nam để đưa tư sản đỏ vào quyền lực đảng, đồng thời vuốt ve những nhà tư sản Việt Nam trong nước và hải ngoại. Đó là những mánh khóe chính trị giả dối mà Việt Nam sẽ áp dụng. Chúng ta là những chiến sĩ tranh đãu cho chính nghĩa quốc gia không dễ lung lạc trước những mánh khóe vụn vặt của cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chúng ta là tranh đãu cho tụ do và dân chủ thật sự, nghĩa là Việt Nam phải có đa đảng, phải có tự do tôn giáo, tự do báo chí, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ác ôn tàn bạo.
No comments:
Post a Comment