Vũ trụ có nhiều thứ, và các nhà khoa học Đông Tây đều có những cái nhìn khác nhau. Người Trung Hoa thu lại trong hai loại là âm dương, hay năm loại, gọi là ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Ấn độ lại quan niệm vũ trụ gồm bốn yếu tố, gọi là tứ đại: phong đại, hỏa đại, thủy đại, và địa đại. Còn, các khoa học gia Tây phương gọi là các nguyên tố như O, H, C,N, Hg . .Nay tôi xin trình bày sơ lược về âm dương và ngũ hành.
I. ÂM DƯƠNG
Người Trung Quốc chia vũ trụ thành hai là âm và dương. Âm và dương là hai thế xung khắc, đối chọi nhưng đồng thời cũng là hai thế tương hợp, cần hợp tác với nhau để tạo thành vũ trụ. Âm dương là hai cái tên đại diện cho vũ trụ. Từ âm dương, người ta sẽ thấy vũ trụ có những cặp mà người ta thường gọi là mâu thuẫn:
-cao thấp,
-béo gầy,
-trắng đen
-thông minh, ngu dốt
-thiện, ác
-giàu nghèo
-trai , gái
-ít nhiều
-sáng tối
-ngày đêm. . .
Những cặp này có người bảo là xung khắc, đối nghịch.Triết học Marx cũng chia ra các phạm trù và chú trọng về mặt mâu thuẫn như mâu thuẫn giai cấp ( đấu tranh giai cấp), mâu thuẫn cũ mới ( cái mới tháng cái cũ, cái mới thay thế cái cũ, hủy thể của hủy thể. . .). Trái lại, Lão tử và Khổng tử thì cho là không mâu thuẫn:
1.Không phải mâu thuẫn
Âm dương không đối nghịch, tàn sát nhau mà là những trạng thái khác nhau, tính chất khác nhau, sự biến hóa xảy ra kề cận nhau, nối tiếp nhau trong cuộc sống và trong vũ trụ. Đôi khi chỉ là hai trình độ hay mực độ khác nhau của một vật thể hay sự kiện. Hết có thành không; không khó thì dễ; dài là nhiều thước tấc, ngắn là it thước tấc; cao thấp cũng vậy; âm thanh là do nhiều điệu tiếng hòa hợp nhau; trước sau là do không gian, thời gian khác nhau.Trong Đạo Đức Kinh 道德經, Lão tử nói:
有 無 相 生 , 難 易 相 成 , 長 短 相 形 ,
高 下 相 盈 , 音 聲 相 和 , 前 後 相 隨 。
Hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương doanh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy(Chương 2)
(So alive and dead are abstracted from nature,
Difficult and easy abstracted from progress,
Long and short abstracted from contrast,
High and low abstracted from depth,
Song and speech abstracted from melody,
After and before abstracted from sequence )
(http://www.chinapage.com/gnl.html)
2. Sự cần thiết cho tiến hóa:
Vũ trụ cần sự giao hòa, sự thay đổi và nhờ vậy mà có tiến bộ. Vũ trụ không bao giờ đứng một chỗ, mặt trăng, mặt trời, ngày đêm, nóng lạnh là hình tướng của việc biến dịch vũ trụ và nhân sinh.
日往則月來,月往則日來,日月相推而明生焉.
Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên (Hệ từ hạ)
Nếu vũ trụ chỉ có màu đỏ, một thời tiết nóng, hay chỉ một người, hay một nhóm người cai trị vĩnh viễn thì không bao giờ tiến triển, và việc này không bao giờ có được.
3. Vũ trụ là kết hợp:
Kinh Dịch là một triết lý cách mạng, hòa đồng và phát triển. Âm và dương không triệt hạ nhau, không tranh đấu tiêu diệt nhau nh ư Marx chủ trương. Âm và dương bình đẳng. 一陰一陽之謂道 Nhất âm nhất dương chi vị đạo.Hệ từ thượng. (Một âm, một dương hợp thành đạo).
Cây cối và con người cần ngày và đêm, cần nóng và lạnh. Giàu và nghèo giúp đỡ nhau, trí thức và công nông thương là một gia đình. Bầu và bí là anh em. Nam và nữ không chống đối nhau, tiêu diệt nhau mà cần hòa hợp để xây dựng gia đình và xã hội:
.天地絪缊,萬物化醇;男女構精,萬物化生 Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh .( Hệ từ thượng)Khí trời đất nghi ngút cho nên vạn vật phát triển; nam nữ giao hợp, vạn vật sinh sôi.
4. Các yếu tố có mối tương quan nhân quả.
Vạn vật có tương quan chặt chẽ. Nếu ta tạo được mối giao hảo tốt đẹp, mọi sự sẽ đạt được hòa bình và phát triển. Trái lại nếu gieo tranh chấp, gây chiến tranh thì nhân loại điêu tàn. Nếu thiên địa tương hòa thi vạn vật tương sinh, gia đình thịnh vượng, quốc gia lớn mạnh như kinh Dịch nói:
有天地,然後有萬物;有萬物,然後有男女;有男女,然後有夫婦;有夫婦,然後有父子;有父子,然後有君臣;有君臣,然後有上下;有上下,然後禮義有所錯。
Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ. Hữu nam nữ, nhiên hâu hũu phu thê, hữu phu thê nhiên hậu hữu tử tôn, hữu tử tôn nhiên hậu hữu quân thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ; hữu thượng hạ, nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thác. (Hệ từ thượng)
II. NGŨ HÀNH
So sánh ngũ hành và tứ đại thì ngũ hành nhiều chất hơn, song cả hai bên đều có ba yếu tố giống nhau là thủy, hỏa và thổ. Người Trung Hoa yêu ngọc và nói nhiều về khí, tại sao không thêm vào thạch và khí?
Ngũ hành rất quan trọng, có thể áp dụng trong đời sống, trong phong thủy, bói toán và trong y học cổ truyền.
Theo lý luận, ngũ hành gồm hai thế tác hợp ( hợp) và phản động ( xung):
Hợp: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim.
Xung: kim khăc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa; hỏa khắc kim,
Nói như vậy là cổ nhân đã nhìn nhận sự vật có hai chiều là tương hợp và tương khắc. Tuy nhiên, tương hợp và tương khắc cũng chỉ là tương đối, và không phải là nhất định. Sự hợp tác giữa hai đồng loại thì lý luận khác nhau.Có người nói “Lưỡng thổ thành sơn” , nhưng cũng có kẻ bảo “lưõng mộc mộc chiết”; và “ lưỡng hỏa hỏa tuyệt”..
Theo lý thuyết, kim khắc mộc nhưng sắt non, thép yếu làm sao chặt được gỗ?
Lý thuyết nói thủy khắc hỏa nhưng nước it thì làm sao làm tắt lửa?
Người ta gán ghép các sự vật vào ngũ hành như đỏ thuộc hỏa, xanh thuộc mộc. Nhưng ngày nay ngườI ta tạo ra hàng chục, hàng trăm màu sắc khác nhau chứ không phải là ngũ sắc. Và thế giới này là một sự tổng hợp lớn lao, màu cầu vồng thuộc về kim, thổ hay hỏa?Hơn nữa, chúng ta không nên quá khích, tuyệt đối hóa sự vật. Sự vật thường là tổng hợp, it khi ở trạng thái thuần chất.Trong âm có dương, trong dương có âm. Trong mộc có thủy , hỏa. Trong thủy có kim, thổ. Trong kim có thổ, thạch. . .Nước tinh lọc cũng không phải là đơn thuần vì trong nước có H và O.
Nói tóm lại, vạn vật phức tạp, không thể thâu tóm vào trong ngũ hành. Đàng khác, ngũ hành có xung, có hợp, lúc thì thế này, lúc thì thế khác, không nhất định sẽ là xung hay hợp, ich hay hại, tốt hay xấu. Nước có thể làm nổi thuyền, nhưng nước cũng có thể làm lật thuyền. Lửa làm cháy rừng, đốt nhà cửa nhưng con người cần lửa trong sinh hoạt. Không thể yêu sắt mà ghét gỗ và đất, yêu màu đỏ mà tiêu diệt màu trắng, màu đen. Ngũ hành hợp thì có ich nhưng con người cũng biết lợi dụng sự xung đột để kiến tạo như dùng rìu,cưa, đục búa để đẵn gỗ, làm bàn ghế,làm nhà cửa, lâu đài.
.
Vạn vật có xung có hợp, nếu ta biết hòa hợp thì ta sẽ tạo nên hòa bình và phát triển; nếu ta vô tình hay cố ý tạo ra mâu thuẫn hay chỉ chú trọng về mâu thuẫn thì thiên hạ đại loạn, và thân ta bất an.
Triết học Nho Lão Phật là triết học an bình cho cá nhân và thế giới. Trái lại, những lý thuyết và hành động nhắm gây hận thù, chia rẽ, phỉnh phờ, gây chiến tranh thì rất nguy hại cho đời sống cá nhân và xã hội.
III.THUYẾT BA ĐẠI DIỆN
CỦA GIANG TRẠCH DÂN
Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết 'Ba đại diện', và đặt nó ngang hàng với tư tưởng của Lê Nin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Trước đây Marx, Lê Nin đều chủ trương công nhân là lực lượng chủ yếu trong cách mạng vô sản, là nòng cốt của đảng cộng sản. CHỉ có công nhân mớI thực là vo sản, chứ không phải nghèo là vô sản. Thế nào là nghèo? Thế nào là vô sản? Nghèo là một danh từ ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng rât khó định nghĩa. Không có tài sản là nghèo. Đồng ý, nhưng ít nhất anh cũng phải có một bộ áo quần trong người, hai cánh tay, một bộ óc. Không ai không có tiền, ít nhất cũng có một số vốn: một hai đồng. Nếu đồng ý nhận d8ịnh trên, thì ai cũng có tài sản từ một bộ quần áo cho đến ruộng ngàn mẩu, nhà trăm cái. Và ai cũng có tiền, từ một đồng cho đến một triệu đồng, một tỷ đồng. Vậy từ một đồng đến mấy đồng mới gọi là nghèo? Đối với tỷ phú, thì hạng một trăm ngàn là nghèo.
Đối với hạng một đồng thì mười ngàn đã là giàu. Tuy không rõ định nghĩa giàu nghèo, và không cần làm một bản thống kê, ai cũng biết đa số dân chúng là nghèo. ''Trâu cột thì ghét trâu ăn''Cộng sản đã lợi dụng điều này để chia rẽ giàu nghèo và đưa ra hứa hẹn tranh đãu cho công bình xã hội, chia ruộng đất tài sản cho dân nghèo. Chính vì phỉnh phờ như vậy mà nhiều người theo cộng sản, ngay cả những cậu ấm cô chiêu hay con nhà phú gia, hoặc khoa bảng đầy mình như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo!
Chính vì khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo mà các bọn cướp ngày xưa như đám Lương Sơn Bạc có nhiều người theo! Cải cách ruộng đất là thực hiện lời hứa này nhưng chẳng bao lâu đảng lấy lại ruộng đất và bắt dân làm nô lệ, làm tá điền trong những hợp tác xã. Còn thế nào là vô sản, sau 1975, dân chúng miền nam mới bật ngữa ra khi cộng sản giải thích: theo Marx và Lê Nin, vô sản hay công nhân là những thợ thuyền làm trong những nhà máy hiện đại của tư bản. Những kẻ ăn trộm, ăn cắp là vô sản lưu manh. Theo định nghĩa này, Việt Nam không có bao nhiêu vô sản, may ra chỉ những thợ làm hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định hay công nhân mỏ than Hòn Gai trước 1945 mớI là vô sản thứ thiệt. Như vậy, ông Hồ chí Minh, thợ làm trong tiệm ảnh, và phụ bếp dưới tàu thủy, ông Võ Nguyên Giáp, cử nhân, giáo sư trường tư thục Thăng Long, ông Đỗ Mười hoạn heo, ông Võ Chí Công tuần phu, Lê Duẩn bẻ ghi tàu hỏa, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh. . . đều không phải là vô sản hay công nhân.
Vả lại công hay nông, bản chất chẳng khác nhau bao nhiêu mặc dù Marx và Lê nin đề cao công nhân, cho rằng vì làm việc chung trong công xưởng ( nông dân sống riêng rẻ) nên công nhân có ý thức tranh đãu cao hơn ( công nhân dễ bị xách động biểu tình, đình công).
Ở Trung quốc, nông dân nhiều hơn công nhân, công nhân chỉ là một thành phần rất nhỏ, làm sao lãnh đạo nông dân? Mao thấy Marx và Lênin sai lầm vì ngay ở Nga, nông dân bao giờ cũng chiếm đa số, cho nên Mao cải lại Marx và Lê nin, đưa ra thuyết công nông là hai giai cấp tiên tiến trong cách mạng vô sản. Nhưng rồi Mao cũng chỉ là một bạo chúa, một tên tội đồ trong lịch sử Trung Quốc vì y đã gây ra bao tội ác và đưa đến bao đau khổ cho nhân dân trong quốc.
Đặng Tiểu Bình thấy Mao sai lầm bèn bỏ ý thức hệ, đưa ra khẩu hiệu'' mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột''. Chính Đặng Tiểu BÌnh, người thân tín của Chu Ân Lai cũng bị Mao va bọn tứ nhân bang bỏ tù vì tội thiên hữu, chống đảng. Sau kho Mao chết, Đặng lai ngoi lên, đưa ra chính sách mở cửa, tư hữu hóa, cải cách cơ cấu kinh tế cho nên Trung quốc ngày càng đi lên. Đặng Tiểu Bình già, chết, quyền trao tay Giang Trạch Dân.
Vẫn là theo tục lệ truyền ngôi chứ không bầu cử như tây phương. Giang Trạch Dân tiếp tục chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Nay thì Giang Trạch Dân đưa ra thuyết '' Ba đại diện'', nghĩa là đảng cộng sản nay công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Mao cho nông dân ngang hàng với công nhân là một điều trái với Marx, Engels và Lenine nhưng vẫn có thể được. Nhưng đến Đặng Tiểu BÌnh với thực dụng chủ nghĩa, bắt tay tư bản và tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái ý thức hệ Mác Lê! Nay Giang Trậch Dân lại đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là đồng chí chứ không còn là kẻ thù như Marx và Engels đã chủ trương. Phải chăng cộng đảng Trung quốc sau Mao với Đặng Tiểu Binh, Giang Trạch Dân đã và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và hòa bình? Điều này chúng ta phải còn chờ đợi.
Dẫu sao Đặng TIểu Bình và Giang Trạch Dân cũng đã thông minh và khôn ngoan mà nhận thấy sai lầm của Mao và cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế phát triển, dân Trung quốc chưa có tự do nhưng có cơm no áo ấm hơn thời Mao! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn còn độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn áp bức, đàn áp tôn giáo, cấm mọi thứ tự do vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa hoà bình thế giới.
Tư sản nay được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Nhưng đó là thực tế hay chỉ là một thuật mua chuộc tư bản? Những thực tế sau đây cho phép ta nghi ngờ:
-Ngày nay Trung quốc, nạn hối lộ vẫn mạnh.
-Nạn con ông cháu cha vẫn là một truyền thống từ xưa.
-Tư hữu hóa hay tư hữu hóa quốc doanh chỉ là hình thình trao tài sản quốc gia cho tư sản đỏ.
-Công nhận tư sản là công nhận tư sản đỏ, là một hình thức công nhận con ông cháu cha .
Nói chung, thêm tư sản hay không thêm tư sản, bản chất vẫn là thế, nhưng dẫu sao cái mồi vẫn thơm rất quyến rủ đối với những tư sản Trung quốc trong nước và nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư thêm để làm giàu cho tư sản đỏ.
Cộng sản Việt Nam là một đồ đệ trung thành của Trung quốc. Việt Nam trước đây chống Trung quốc nhưng vẫn áp dụng chính sách khoán sản phẩm và chính sách mở cửa của Trung quốc. Nay Trung quốc theo chính sách ba đại diện, mai đây Việt Nam cũng chép nguyên văn. Việc này có lợi cho Việt Nam để đưa tư sản đỏ vào quyền lực đảng, đồng thời vuốt ve những nhà tư sản Việt Nam trong nước và hải ngoại.
Đó là những mánh khóe chính trị giả dối mà Việt Nam sẽ áp dụng. Chúng ta là những chiến sĩ tranh đãu cho chính nghĩa quốc gia không dễ lung lạc trước những mánh khóe vụn vặt của cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chúng ta là tranh đãu cho tụ do và dân chủ thật sự, nghĩa là Việt Nam phải có đa đảng, phải có tự do tôn giáo, tự do báo chí, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ác ôn tàn bạo.
IV. BANG GIAO VIỆT CỘNG & TRUNG CỘNG
Năm 1917, cách mạng tháng mười Nga thành công, lật đổ Nga hoàng và lập nên chế độ cộng sản đầu tiên tại quả đất này. Lúc này Nga là trung tâm của cách mạng thế giới, các nước bị thực dân, đế quốc đô hộ đều hướng đến Nga để mưu con đuờng giải phóng đất nước mình. Tưởng Giới Thạch muốn chống Nhật đã hướng đến Nga và cho con trai là Tưởng Kinh Quốc du học Nga. Nga sau khi xâm chiếm các nước nhỏ, lập thành Liên Bang Sô Viết thì uy thế càng lừng lẫy, vì lúc này chiếm gần một nửa diện tích và dân số thế giới. Ông Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đã tìm đến Liên Xô, và đuợc Liên Xô thu nhận. Trong lúc này , Mao Trạch Đông cũng đã nổi lên, và đựa vào Liên Xô để phát triển. Liên Xô đã yểm trợ cố vấn, tiền bạc và vũ khí cho Mao Trạch Đông. Sau này, ông Hồ về Trung quốc hoạt đng, nưong náu Mao. Trong đệ nhị thế chiến, Mỹ bắt buc hai phe Quốc Cng liên hiệp chống Nhật. Mỹ viện trợ cho cả hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch đột nhiên tấn công Mao Trạch Đông, đuổi Mao chạy dài lên phía băc Trung quốc. Mao lúc này dựa vào Liên Xô phương bắc mà cầm cự với Tưởng Giới Thạch.
Trước cách mạng tháng 10 năm 1917, năm 1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ qua Trung quốc hoạt động cách mạng, rồi sang Nhật Bản hoạt động, gây dựng phong trào Đông Du. Năm 1908, Pháp Nhật bắt tay, Nhật đuổi du học sinh Việt Nam, cụ Phan và các sinh viên Việt Nam sang Tàu hoạt động. Tại Trung Hoa cụ Phan lập Việt Nam Quang Phục hội để chống Pháp. Thanh thế Việt Nam Quang Phục hội rất lớn ở quốc nội cũng như quốc ngoại. Khoảng 1920, Việt Nam Quang Phục Hội đã có nhiều gian tế thuộc phe cộng sản và bọn mật thám Pháp trà trộn.
Lý Thụy tức Hồ Chí Minh đã khuyến khích cụ Phan gặp gỡ đại diện Cộng đảng Liên Xô. Trong quyển Tự Phán, cụ Phan thuật lại là họ muốn cụ Phan làm tay sai cho đệ tam quốc tế, nhưng cụ sáng suốt, biết rõ âm mưu họ nên từ chối. Thế là Hồ CHí Minh bèn mật báo cho Pháp bắt cụ Phan. Cụ Phan thuộc thế hệ cha chú của ông HỒ, lại là người đồng hương, song vì quyền lợi của cộng sản quốc tế mà ông Hồ bán nước phản thầy! Làm việc này, ông Hồ nhắm hai cái lợi. Cái lợi thứ nhất là có một số tiền. Cái lợi thứ hai là nhờ tay Pháp tiêu diệt phe quốc gia.
Nói tóm lại, trước 1949, Hồ Chí Minh đã làm tay sai cho Liên Xô và Trung Quốc. Hồ Chí Minh lúc này có hai hậu phương vững mạnh, đó là hậu phương Liên Xô và hậu phương bắc Trung quốc của Mao Trạch Đông. Trong thời gian hoạt động tại Trung quốc, ông Hồ ẩn hình kín đáo, được sự yểm trợ của phe Mao Trạch Đông hoạt động bí mật trong vùng Tưởng Giới Thạch.
Năm 1949, Mao Trạch Đông thống nhất đất nước, thế là từ đây, lực lượng Trung cộng đã ở sát nách cộng sản Việt Nam. Trung Hoa cũng như Liên Xô giúp Việt Nam là để bành trướng lãnh thổ của xã hội chủ nghĩa. Từ 1950, các cố vấn Trung quốc đã đầy rẫy trong quân đội cộng sản Việt Nam. Quân đội Việt Nam đã tăng lên 350 ngàn với đầy đủ võ khí Trung cộng. Chính Trung quốc đã giúp Việt Nam đánh thắng các trận biên giới và Điện biên Phủ.
Năm 1950, nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Cộng sản đưa nhiều trung đoàn qua Trung quốc huấn luyện. Cũng năm này, cộng sản thu thắng lợi trong chiến dịch Cao Bắc Lạng tiêu diệt hai binh đoàn Le Page và Charton, giải phóng một vùng đất rộng lớn phía bắc, giúp Việt Nam liên lạc với Trung quốc dễ dàng. Các tướng Trung Quốc như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, Lã Quý Ba đã chỉ huy trận Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp chỉ là cha hờ của cuộc chiến này mà thôi.
Lực lượng Pháp giữ Điện Biên Phủ là 10. 881 sau tăng 53.850. Bên phía cộng sản có 53.850 dân công và 260 ngàn quân. Trận đánh kết thúc lúc một giờ sáng ngày7-5-1954, Pháp chết bị thương và bị bắt từ 15 ngàn đến 17 ngàn, Việt Nam 16 đến 19 ngàn chết, 8 đến 10 ngàn bị thương và tử thương. Pháp thất trận, các nước Anh Pháp, Trung Quốc mở hôi nghị Genève giải quyết vấn đề Việt Nam. Kết quả Việt Nam bị chia thành hai miền. Miền Bắc vĩ tuyến 17 thuộc cộng sản, miền nam vĩ tuyến 17 thuộc chính quyền quốc gia.
Về mặt ngoài, Việt cộng đã thắng Pháp nhưng sự thực đây là trận thử lửa giữa Trung cộng và Pháp. Chiến thuật biển người đã thắng quân số ít ỏi và vũ khí lạc hậu của Pháp. Mỹ chỉ đứng ngoài, ‘’wait and see’’, chờ trai cò thắm mệt, chỉ khuyến khích miệng và giúp đỡ nhỏ giọt. Pháp thua, phải bỏ Việt Nam mà đi, Mỹ đưa Ngô Đinh Diệm về làm thủ tướng rồi đảo chánh Bảo Đại, sau đó Mỹ từ từ tiến vào Việt Nam.
Nhờ hôi nghị Genève và nhờ Trung quốc mà Việt Cộng được nửa nước nhưng phe Việt cộng rất bất bình. Trong hôi nghị Genève, Việt công đòi chia đến vĩ tuyến 21 tức là vùng Nha Trang, nhưng Chu Ân Lai cười hềnh hệnh, cầm thước chỉ vào bản đồ và quyết định cắt vĩ tuyến 17, tức là lấy sông Hiền Lương ( Bến Hải) làm ranh giới. Việt cộng tức uất người nhưng đành nhẫn nhịn. Sau cuộc ký kết, Trung Cộng mở tiệc thết đã các phái đoàn quốc tế. Khi phái đoàn Việt cộng tiến vào bàn tiệc thì thấy phái đoàn Việt Nam cộng hòa gồm Ngô Đình Luyện, Trần văn Đỗ ngồi đó rồi. Phái đoàn Việt Cộng tức giận lui về nhưng Chu Ân Lai kéo tay lôi lại mà bảo:’’ Các ông đều là người Việt Nam cả, sao không ngồi với nhau!’’
Theo hiệp định Genève, sau hai năm kể từ ngày ký kết, hai bên sẽ tiến đến bầu cử. Lúc này quân Pháp đã lui mà quân Mỹ chưa vào, quân đôi Việt Nam mới ra đời, dân chúng miền Nam có khuynh hướng thân cộng. Nếu bầu cử lúc này, Việt Nam sẽ không đương nổi lực lượng cùng âm mưu gian xảo của cộng sản. Ngô Đình Diệm từ chối bầu cử, Việt Cộng thành lập mặt trận Giải Phóng, quân Mỹ tiến vào Việt Nam. Chính phủ Mỹ ban đầu thích Ngô Đình Diệm nhưng sau họ chỉ trích họ Ngô theo chính sách độc tài gia đình trị nên họ muốn ông Diệm bỏ Ngô Đình Nhu, ông Diệm không chịu bỏ ông Nhu, ông Cẩn, ông Diệm sợ quân Mỹ vào lật đổ nên từ chối việc Mỹ đổ quân.
Ông Diệm thấy nguy ngập, bắt tay với cộng sản ( Nguyễn Hữu Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở) . Kết quả Mỹ thanh toán anh em ông Diệm. Mỹ công khai đương đầu với Cộng sản. Trận chiến ngày càng leo thang. Cộng sản Việt Nam phải bám vào Trung quốc và Liên Xô. Ta có thể nói rằng trong hai trận kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung quốc đã giúp Việt Nam nhiều nhất.
Trong quyển ‘’Giọt Nước Trong Biển Cả’’, Hoàng Văn Hoan viết rằng Trung quốc đưa sang Việt Nam hơn nửa triệu quân và giúp mỗi năm hai tỷ Mỹ kim , nghĩa là tương đương với Mỹ đem sang Việt Nam nửa triệu quân và giúp buổi đầu mỗi năm hai tỷ Mỹ kim). Có sự khác biệt là quân Mỹ thay nhau sang Việt Nam, phần ít là chiến đãu, đa số là phục vụ,ở tại các đô thị, còn quân Trung cộng hầu hết là chiến đãu. Mỹ thì công khai xuất hiện, còn quân Trung quốc, Bắc Hàn, Liên Xô, Tiệp thì ẩn náu trong những căn cứ bí mật, dân chúng không được biết.
Ảnh hưởng Trung quốc rất sâu đậm trên chính trường Việt Nam. Hầu hết lớp cán bộ già đều được đào tạo tại Trung quốc. Ông Hồ thường đề cao tình hữu nghị Việt Hoa,’’núi liền núi, sông liền sông’’, ‘’ môi hở răng lạnh’’. Ông đổi tên ải Nam quan thành ‘’Hữu Nghị quan’’.
Ông có câu thơ:Mối tình thắm thiết Việt Hoa,/
Vừa là đồng chí , vừa là anh em.
Tình nghĩa tay ba Việt Trung Sô thay đổi luôn luôn. Sau 1949, Trung quốc thống nhất đất nước, đòi lại đất Nga đã chiếm thời Bát quốc Liên quân chiếm Trung quốc. Nga không chịu trả. Điều này cho thấy chủ trương xóa biên cương các nước , chống thực dân đế quốc , tình quốc tế vô sản, tình đồng chí anh em chỉ là khẩu hiệu láo toét!
Hơn nữa,Trung quốc càng tức giận vì thái độ trịch thượng của các cố vấn Nga cho nên hai bên chửi nhau, đưa đến chiến tranh biên giới. Lúc này Việt Nam đu giây giữa Nga và Tàu. Năm 1957, Khrutchev hạ bệ Staline, chỉ trích đường lối sùng bái cá nhân. Trung quốc bất bình vì Staline là thần tượng của Mao. Trung quốc và Việt Nam chung ý hướng chống chủ nghĩa xét lại của Khrutchev vì xét lại nghĩa xét lại đường lối chính sách của ông Mao, ông Hồ, hạ bệ Staline là hạ bệ ông Mao, ông Hồ. Việt Nam lúc này ngữa tay xin viện trợ Liên Xô nên không dám chống đối thẳng như Trung quốc. Họ chống đối âm thầm bằng cách chặt cánh phe thân Liên Xô.
Năm 1967, họ bắt tất cả những ai nghi ngờ là theo Liên Xô như Tướng Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chánh,Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên ( Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên). Họ nhốt những ai đứng nói chuyện với Liên Xô, cấm dịch các sách báo Liên Xô theo chủ trương xét lại. Người mà họ tình nghi nhất là Võ Nguyên Giáp vì Giáp được phe Khrutchev ủng hộ và là ngườI có khả năng làm một Kjhrutchev ở Việt Nam. Họ không dám bắt Võ Nguyên Giáp nhưng họ giết hại, sa thải, bỏ tù bộ hạ của ông Giáp.
Đàn em của Võ Nguyên Giáp như Lê Vinh Quốc, Văn Doãn phải ở ở lại Liên Xô không dám về nước. Văn Doãn tự tử chết, Thời Lê Duẫn, ông theo hạm đội Liên Xô về thăm Việt Nam trong phái đoàn Liên Xô nhưng các đồng chí cũ của ông ai cũng ngoảnh mặt làm lơ vì sợ Lê Duẫn ghép tội theo chủ nghĩa xét lại! Họ sùng bái Tàu, kiêng những từ có liên quan đến Tàu như trà tàu, thịt kho tàu, thím xẩm. . . tất cả phải gọi một cách kính cẩn là trà Trung Quốc! Thịt kho Trung quốc, người đàn bà Trung quốc! Tôi còn nhớ lúc nhỏ học ở chiến khu, ông thầy đảng viên hết sức ca ngợi Trung quốc.
Ông nói : trong tiếng Việt, những chữ như ‘’Tàu’’,’’ ba Tàu’’, ‘’anh Ba’’, Ngô’’, ‘’chệt’’, ‘’khách’’ ‘’xẩm’’ là khinh bỉ, phải bỏ đi, như vậy là xúc phạm Trung quốc vĩ đại. Cũng không nên gọi là Trung Hoa vì chữ ‘’ Hoa’’ là kênh kiệu’’’ khinh người’’( Hoa là trái với Man, Di), mà phải gọi là Trung quốc. Sau này, tôi thấy những hàng hóa hay báo chí Trung Cng đề ‘’ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa’’! Tinh thần sùng bái thiên triều ăn sâu vào bọn lãnh đạo đảng. Nguyễn Đình Thi là ộng sản gộc, viết ‘’ Nguyễn Trãi ở Đông Quan’’ vì trong đó có câu: người Việt Nam ai cũng có một ông Tàu trong bụng’’ mà bị bọn thân Tàu trừng trị!
Ta có thể nói rằng từ thập niên 1960 về trước, Việt Nam thân Trung Quốc. Từ thập niên 1970, Việt cộng chống Trung quốc. Năm 1966, Trung quốc ngăn Liên Xô chuyển vũ khí cho Việt Nam qua đường xe lửa Trung quốc. Năm 1950, công binh Trung Quốc sang Việt Nam 50 ngàn, năm 1968, Việt Nam yêu cầu Trung quốc rút đi quân này Sau Lê Duẩn lên làm Tổng Bí Thư, Trung quốc tỏ ra lạnh nhạt. Trên đường từ Liên Xô về Việt Nam, Lê Duẩn ghé Trung quốc nhưng được tiếp đón lạnh nhạt. Việt Nam tố cáo Trung quốc .
Hai bên đãu khẩu dữ dội. Họ dùng mọi danh trừ thô tục nhất như trong cuộc chiến Trung Sô. Đấu miệng đã đời họ quay sang đãu súng. Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, chúng ta thấy hai bên không những đãu gươm mà còn đãu khẩu! Có lẽ Kim Dung đã lấy cảm hứng từ cuộc chiến giữa các nước cộng sản anh em ! Cuộc chiến âm thầm, Việt Nam cô bưng bít nhưng đến lúc không bưng bít được nữa! Chiến tranh Hoa Việt đã khởi đầu. Năm 1979, Trung quốc tuyên bố ‘’ dạy cho Việt Nam một bài học’’.
Nhân dân Việt Nam đã hai lần trải qua chiến tranh, nhưng dù sao Pháp và Mỹ cũng bắn phá những nơi tập trung quân đội, kho hàng và cầu đường. Còn trong cuộc chiến tại Lạng Sơn, quân Trung quốc đã dùng đội quân sơn cước ẩn nấp trong rừng. Ban đầu, quân Trung quốc rồ máy bay, nhưng vẫn nằm yên, quân Việt Nam liền dương cao xạ để bắn máy bay. Thế là các đại pháo của Trung quốc nhắm đến tiêu diệt hết các ổ súng phòng không của VIệt Nam. Sau đó xe tẳng Trung quốc tiến lên theo hàng ngang, tiêu diệt hết mọi thứ.
Pháo Trung quốc bắn chi chít còn dày hơn bom B52 của Mỹ. Nếu pháo chưa dập bức tường tan nát, thì bộ binh sẽ dùng mọi cách đập các viên gạnh cho thành cám. Cổ nhân nói ‘’ chỗ nào quân Mông cổ đi qua thì cỏ không thể mọc lại.’’ Có lẽ ở đây cũng mang hình ảnh tương tự! Sau cuộc tấn công, không còn nhà, không còn cây, không còn cỏ, không còn một nấm mồ, không còn một viên gạch.. Người ngoài bắc đã nói: ‘’Trong chiến tranh Pháp, Mỹ, họ còn đào hầm ẩn nấp, nhưng nếu xảy chiến tranh với Trung cộng, thì họ không còn đào hầm nữa!’’
Việt Nam nhờ có kho vũ khí của Mỹ đem ra xài khiến cho Trung quốc thiệt hại vô số. Đây là lần đầu tiên, Trung quốc nhận thấy hai điều:
- Chiến thuật biển người đã lạc hậu, và lý thuyết chiến tranh của Mao là sai lầm.
- Vũ khí quyết định chứ không phải ý chí quyết định.
Từ đó Trung quốc nêu ra khẩu hiệu ‘’bốn hiện đại hóa’’ trong đó có hiện đại vũ khí! Nhờ cuộc chiến Việt Trung, Trung quốc mua vũ khí Mỹ và nghiên cứu cách chế tạo vũ khí, trong đó thành công nhất là hỏa tiễn liên lục địa. Nay thì họ có đủ mọi thứ võ khí bán cho khối Trung Đông!
Việt Nam ôm chân Liên Xô chống Trung quốc đã khiến cho Trung Quốc căm giận. Họ coi Việt cộng như là một tên phản thầy, khi sư diệt tổ, phải xử theo’’môn quy’’ như trong các truyện tàu. Họ hăm sẽ dạy cho Việt Nam bài học thứ hai. Việt Nam lo sợ nên đã đi dây giữa Mỹ và Trung quốc. Họ năn nỉ Mỹ can thiệp vì vậy mà Trung quốc bỏ ý định dạy bài học thứ hai! Tuy không tiếp tục đưa quân tấn công, Trung cộng đã liên tiếp tấn công Việt cộng bằng nhiều cách, trong đó việc phá hoại và bao vây kinh tế là chủ yếu.
Trên thị trường quốc tế, chỗ nào Việt Nam muốn chen chân vào thì Trung cộng cũng lấn vào.Việt Nam xuất cảng lao động thì Trung quốc cũng xuất cảng lao đng với giá rẻ hơn. Việt Nam xuất cảng ngũ cốc thì Trung quốc cũng xuất cảng ngũ quốc với giá rẻ hơn và có chất lượng hơn.
Đậu Trung quốc to hơn đậu Việt Nam. Gạo và nếp Trung quốc thơm hơn, dẻo hơn nếp và gạo Việt Nam. Ngoài ra Trung quốc còn chơi nhiều trò thâm độc hơn, bỉ ổi kiểu Tàu như là thu mua rất đắt chân trâu bò, rắn, mèo, rễ quế, đồng khiến cho nông dân không có đủ trâu bò cày bừa, chuột lộng hành vì không còn rắn, mèo bắt chuột, rừng quế héo hon vì trốc rễ, đường dây điện khắp nơi bị cắt để lấy đồng bán cho Trung quốc!
Họ còn đưa hàng lậu vào Việt Nam qua biên giới Hoa Việt và Thái Lan, Cao Miên khiến cho rất nhiều của hàng quốc doanh đóng cửa vì hàng hóa trong nuớc không cạnh tranh nổi hàng Trung cộng. Trước đây Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cấm hàng hóa Tàu và cấm người Hoa kinh doanh và hoạt động trong một số nghề nhưng rồi đâu cũng vào đãy. Khoảng 1985,Việt cộng cũng ra lệnh cấm một số hàng Trung quốc nhưng được vài tháng lệnh trên bị vứt sọt rác vì trung ưong không dám đụng thiên triều.
Tại sao Việt Nam, Trung quốc tình nghĩa như thế mà lại đi đến chiến tranh như thế? Các cán bộ cao cấp im miệng như thóc, không tiết lộ bí mật vì sợ nhân tâm xao xuyến. Nhưng tin tức vẫn tiết lộ. Nguyên nhân chính là Trung quốc không muốn Việt Nam đánh Mỹ và xâm chiếm Miền Nam. Trung Quốc chủ trương hai nưóc Việt Nam và muốn Mỹ hiện diện tại Đông Nam Á để chận đường Nga Xô. Cuộc gặp mặt giữa Trần Văn Đỗ, và Việt Cộng tại sứ quán Trung cng năm 1954 là mang ý nghĩa đó. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam muốn chiếm miền Nam và đuổi Mỹ, và lập trường này đuợc Nga tán thành. Trung cộng càng căm hận thêm vì Việt Nam vong ân bội nghĩa, lừa thầy, phản bạn, ăn cháo đá bát!
Nhưng Trung quốc cũng chịu thua vì lúc này Việt Nam cậy thế Liên Xô! Để tiến tới hội đàm Paris, Mỹ đã bí mật hội đàm với Nga và Hoa. Theo Nguyễn Ngọc Huy, Mỹ hứa hẹn chế độ tối huệ quốc cho Nga, nhưng sau khi ký hiệp định Paris năm 1973, Mỹ nuốt lời. Nga tức giận tăng viện quân và vũ khí cho Việt Nam để lấy cho đuợc miền nam cho bẽ mặt Mỹ. Năm 1974, Kulicov sang Hà Nôi lập kế hạch đánh miền Nam (Di Cảo 4, tr.50-51).
Trong khoảng 1968, quân cộng sản có vũ khí tối tân như AK, trong khi quân Việt Nam chỉ có súng trường thời Pháp. Quân cộng sản có hỏa tiển của Nga đã hạ B52 như sung rụng, và B40 của cộng sản một quả đủ sức đốt cháy sắt thép và công sự các đồn. Xe tăng Liên Xô dày hơn mạnh hơn xe tăng Mỹ. Trong khi Liên Xô tăng viện còn Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến thì chấm dứt trách nhiệm với Miền Nam, tất nhiên trong tình thế này Việt Nam cộng hòa phải thất trận!
Năm 1975, Pháp và Trung cộng đã dự mưu lập một Việt Nam trung lập. Nếu Dương Văn Minh đồng ý thì Trung cộng và Pháp sẽ đem quân chống lại quân Liên Xô và Việt Cộng. Chính vì tin tưởng lá bài trung lập, sau tháng 4-1975, một số tướng lãnh, và bộ trường đã ở lại! Cũng vì sợ Trung cộng can thiệp và một số lãnh đạo trong Mặt Trận Giải Phóng theo chính sách Trung lập nên Việt Cộng vi vàng thống nhất và giải thể Mặt Trận Giải Phóng. Ảnh hưởng của Trung cộng và Pháp rất mạnh ở Việt Nam. Sau 1975, một số trí thức, quân đội và tôn giáo, trong đó chủ yếu là Cao Đài đã tập họp lực lượng để giải phóng đất nước theo đường lối trung lập.
Nghe nói họ đã cho người sang tận Bắc kinh thương thuyết, và đã đuợc Trung cộng và Pháp hứa hẹn ủng hộ. Lực lượng của họ rất lớn, từ Sai gòn cho tới lục tỉnh. Một số tỉnh ủy miền nam như Biên Hòa, Tháp Mười theo họ. Họ tổ chức thành các Hợp tác xã, các cơ sở sản xuất hay thương mại để che mắt cộng sản.
Người ta đồn rằng CIA Mỹ quyết phá vỡ kế hoạch này bằng cách báo tin cho Việt Cộng vì Mỹ không muốn Pháp và Trung Cộng hớt tay trên. Cộng sản Hà nội bèn cho một nhóm công an đặc nhiệm vào Nam giả đò mở chiến dịch kiểm tra văn hóa đồi trụy, rồi đột nhiên đánh vào các cơ sở nghĩa quân. Kết quả một số chiến sĩ quốc gia đã bị xử tử hình như Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân , HỒ Văn Bạch(?) và khoảng sáu ngàn người bị bắt trong đó có Mã Thành Công, tiến sĩ Sử học, Phó Viện Trưởng viện Đại Học Cao Đài. Dường như Mười Vân ở Biên Hòa cũng vì liên hệ vụ này mà bị cộng sản xử tử!
Việt Nam chống Trung quốc, nhưng sự thật Việt Nam là đồ đệ trung thành của Trung quốc. Đấu tố, học tập cải tạo, gian manh, tàn ác là chính sách của Mao Trạch Đông. Khoán sản phẩm, mở cửa cho tư bản đầu tư là chính sách của Đặng Tiểu Bình.
Việt Nam trước sau đều lấy Trung quốc làm kiểu mẫu. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam cô thế, phải ôm chân Trung quốc và chịu nhượng bộ Trung Quốc về biên giới và lãnh hải.
Tại sao vậy? Trước tiên là yếu tố tâm lý. Những kẻ gian manh, do cơ hội mà thành công thường có tâm lý hèn yếu, sợ hãi. Họ phải có một chỗ nương dựa, phải có dù che, phải có bậc thầy, phải có đàn anh bảo trợ đứng đàng sau để dương oai đối với dân chột ngày mai dân nổi lên, họ chạy về đâu? Chỉ có con đường chạy qua Trung quốc như đời Lê Chiêu Thống. Vi vậy mà nay Việt Cộng đã bán nước cho Trung cộng.
Ngoài ra, những người trong phe thân Trung quốc muốn bảo vệ ngôi vị của họ nên đã cam tâm làm nô lệ Trung quốc, chịu nhượng bộ tất cả, kể cả giang sơn tổ quốc để được vinh hoa phú quý. Cụ thể là trong đại hội đảng mới đây họ đã mời Hồ Cẩm Đào sang gây thanh thế và hù dọa dân chúng, đó là ‘’cáo mượn oai hùm’’ vậy!
Việc bán nước đã xảy ra từ lâu. Trước tiên là Phạm Văn Đồng đã ký văn bản năm 1968 công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là đất Trung Quốc. Trong cuộc thủy chiến giữa quân Trung cộng và Việt Nam cộng hòa năm 1974, Phạm Văn Đồng lại lên tiếng công nhận các quần đảo trên là đất Trung quốc. Ngoài ra, trong thời kỳ 1950, Việt cộng đã để cho quân Trung quốc chiếm đất đai biên cương, lấy cớ là yểm trợ quân đội cộng sản Việt Nam Trong những vùng này người Việt Nam cũng như Liên Xô đều cấm vào ( Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, tr.371).
Trung quốc là một nước lớn, và bọn Trung cộng là một bọn gian manh, và bọn cộng sản Việt Nam là một lũ bán nước. Chỉ chờ khi nào tiêu diệt cộng sản, lập một chính thể dân chủ thực sự, chúng ta mới đưa vấn đề này ra liên hiệp quốc để giải quyết.
No comments:
Post a Comment