Friday, July 2, 2010

VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU 55




NGUYỄN THIÊN THỤ

VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI



TẬP 55

MỤC LỤC


1021. CON CHÓ SĂN CỦA CÔNG AN
1022.THẠC SĨ VIỆT NAM
1023. CHINA TOWN LỚN NHẤT THẾ GIỚI
1024.THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
1025. PAUL MARTIN & PHAN VĂN KHẢI
1026. GIÁO DỤC MIỀN NAM XẤU XA
1027. KHÔNG XỨNG ĐÁNG LÍNH CỤ HỒ
1028.TIÊN LÀ TIÊN LÀ PHẬT
1029. QUÝ HIẾM VÀ TỐT
1030. CÁI ĐÍT BA TÀU
1031.THẰNG ĂN CẮP
1032. GIÁO DỤC VIỆT NAM
1033. SINH NHẬT CẬU ẤM
1034. NGÔN NGỮ HÀ NỘI XHCN
1035. BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH
1036. NHÀ TRƯỜNG XHCN




1021. CON CHÓ SĂN CỦA CÔNG AN

Công ty Y Phục Thời Đại ở Hà Nội mất một cái áo lông thú hàng Anh quốc rất đắt tiền. Cái áo này rất đẹp, bà giám đốc ngắm nghía đinh lấy nó nhưng chưa kịp mua thì áo không cánh mà bay. Bà vô cùng tức giận, gọi công an Hà Nội điều tra.

Ông giám đốc công an cho một con chó đặc nhiệm đi truy lùng dấu vết của kẻ cắp. Một đồng chí công an đội nón cối, mặc áo vàng dẫn một con chó đến công ty. Lúc đó ông giám đốc bận đi họp, phó giám đốc và các nhân viên đều ra tiếp đón con chó. Con chó này giống chó Đức, rất to, cao trông rất dữ tợn như một con hổ. Nó thuộc giống chó săn, đã được huấn luyện năm năm ở Nga, hiện công tác ở ban truy tầm tội phạm sở Công An Hà Nội.

Người đàn ông đưa con chó đến gần cửa hàng xuỵt xuỵt mấy tiếng . Con chó đi một vòng, đánh hơi trong không khí, đảo mắt nhìn khắp lượt mọi người, rồi bỏ đi. Khi ra đến đường phố, nó không chịu lên xe mà lại chạy quanh. Bỗng nó lao vào nhà số 185, đường Hai Bà Trưng, cắn áo bà chủ nhà và sủa inh ỏi. Bà chủ nhà bỏ chạy, chó đuổi theo, vật bà xuống đất, công an đưa bà về đồn công an tra hỏi . Bà chủ liền qùy xuống dưới đất trước mặt công an:

-Xin tha cho tôi, tôi có tội!
-Thú thật đi thì tội nhẹ!
-Dạ, tôi có tội! Tôi có tội vì đã mua bán xăng lậu.
-Mày mua xăng lậu ở đâu?
-Ở các anh bộ đội!
-Thế cái áo lông thú đâu?
-Tôi không biết cái áo lông thú nào cả.
Công an trưởng phán:
-Ba năm tù ở!

Người công an lại chạy theo con chó. Con chó hít hít trong không khí, mắt đảo xung quanh, rồi nó tiến vào nhà ông chủ tịch uỷ ban nhân dân quận. Ông này nghe danh thần sầu quỷ khốc của con chó, bèn than van:.

- Lạy đảng, tôi có tội. Tôi đã thu tiền cứu trợ bão lụt đến ba chục triệu và đem đi đánh bạc hết rồi.

Ông liền bị giải lên tỉnh. It bữa ông về vì ông cam đoan sẽ trả tiền lại cho đảng và nhân dân.
Thừa thắng xông lên, con chó xông vào nhà ông bí thư thành ủy. Ông này sợ hãi, thú nhận:

-Tôi đã lấy mấy trăm triệu của nhà nước, mua nhà cho con mèo của tôi! Xin nghĩ công lao tôi bấy lâu nay phục vụ đảng mà tha thứ cho tôi!

Không biết nội vụ xảy ra sao nhưng thấy việc cái áo lông gây chấn động đến thành ủy, ông giám đốc công ty y phục xin bãi bỏ vụ điều tra. Nhưng bà giám đốc không chịu. Bà yêu cầu công an làm sáng tỏ vụ này bởi vì bà có thế lớn. Bố của bà là đại tướng, chú của bà là bộ trưởng công an.

Vì vậy mà công việc điều tra vẫn tiếp tục. Một hôm, ông ra phố không biết có việc gì, bỗng nhiên gặp chí công an và con chó săn. Nó chồm lên người ông, ông rút súng bắn con chó. May thay, nhờ phúc đức bác Hồ, con chó chỉ bị thương nhẹ, sau cuộc giải phẩu ít tháng thì nó bình phục. Công an nghi ngờ ông có dính líu đến vụ mất cắp!

Vài tuần sau nữa, con chó gặp một cô gái, nó bèn cắn quần và sủa ầm ỉ. Công an bắt cô gái và đến nhà lục xét thì thấy đúng là chiếc áo lông Anh quốc đã mất! Cuộc điều tra cho biết cô gái này là một ca sĩ nổi danh, là đào của ông giám đốc, người đẹp được ông giám đốc tặng chiếc áo lông thú để làm quà sinh nhật cho nàng!



1022.THẠC SĨ VIỆT NAM


Mấy năm gần đây, nhu cầu học cao học, lấy bằng thạc sỹ đang “sôi” lên, một phần do quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn của giảng viên đại học, cao đẳng đến năm 2010, một phần do nhu cầu “có bằng” để giữ ghế của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức.



Nhiều thạc sỹ không xứng đáng với tấm bằng. Ảnh mang tính minh hoạ.



Tháng 5 trượt, tháng 9 đỗ

Có lẽ, việc tổ chức thi thành nhiều đợt và việc liên kết đào tạo loại hình này tại địa phương là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng này.

Ở các trường có quyền đào tạo thạc sỹ, thường tổ chức 2 kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 5 và tháng 9.

Tuy nhiên, các trường chủ yếu tập trung nhân lực, vật lực cho kỳ thi tháng 5 (chúng tôi gọi là thạc sĩ tháng 5) với tiêu chí và nội dung đề rất khắt khe, còn lại quá ưu ái cho những người dự thi ở lần thi tháng 9 (chúng tôi gọi là thạc sĩ tháng 9) mà không khó để nhận ra rằng phần lớn những người dự thi ở lần 2 này đã không thể “vượt vũ môn” trong "tháng 5 đỏ lửa".

Thạc sỹ liên kết: Núp bóng


Một loại hình đào tạo cũng khá khôi hài và chứa nhiều uẩn khúc khác là loại hình liên kết đào tạo thạc sĩ tại các địa phương (thường là thạc sĩ giáo dục).

Đối tượng tham gia các khoá này thường là các thí sinh “không bao giờ dám ló đầu lên chiến trường Hà Nội, Sài Gòn máu lửa” mà vận động hành lang với đầy đủ lí do "muôn đời” là địa phương vùng sâu, vùng xa.

"Kẻ cần bán, người cần mua” gặp nhau thế là hình thành một liên minh “núp bóng liên kết đào tạo” mà những hậu quả xã hội của nó thật nặng nề. Nó làm thui chột ý chí của những người tâm huyết với giáo dục và đặc biệt là làm mất lòng tin của nhân dân vào giáo dục, vào hệ thống công quyền ngay cái lúc mà ta cần chấn hưng để phát triển và hội nhập.

Giao lưu vui vẻ, hướng dẫn qua mail
Học thạc sĩ chính quy ở các trường lớn thật khổ, khổ thứ nhất là số tài liệu phải đọc nhiều như núi, khổ thứ nhì là trong các buổi thảo luận phải đưa ra được các chứng cứ và lí lẽ khoa học để thuyết phục các thầy và các học viên khác.

Hằng năm, học viên còn phải tham gia các hội nghị khoa học trẻ. Những học viên nào không có báo cáo trong hội nghị này đương nhiên không được bảo vệ luận văn. Còn các tỉnh lẻ thì sao?

Thật khôi hài khi các thầy từ Hà Nội hay TP.HCM đến dạy chỉ 3 ngày cho một chuyên đề, tài liệu thì “thầy cho cuốn nào photo cuốn đó”, học thì “bữa đực, bữa cái” vì lí do công việc trăm đường…

Tuy nhiên, sau cuộc “giao lưu vui vẻ”, các học viên hiển nhiên qua chuyên đề đó mà không cần đọc thêm một cuốn sách nào… Tôi cũng không nghe ở tỉnh tôi tổ chức một hội nghị khoa học nào.

Còn chuyện chọn đề tài bảo vệ và chọn thầy hướng dẫn thì cũng nực cười “thầy một nơi, trò một nẻo”, hướng dẫn qua điện thoại và mail, webcam. Đến khi bảo vệ thì lũ lượt học viên khăn gói ra Hà Nội, mà ngạc nhiên là không có luận văn nào điểm dưới 7.


1023. CHINA TOWN LỚN NHẤT THẾ GIỚI


Năm nay nhiều Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới về VN tham dự cuộc thi "Gala đố 2009". Câu hỏi do ban giám khảo đưa ra cho năm nay là: “China Town ở nước nào lớn nhất thế giới?“


Thí sinh Việt kiều ở Anh quốc trả lời:
- China Town lớn nhất thế giới ở London.
Thí sinh Việt kiều ở Canada trả lời:
- China Town ở Toronto lớn nhất thế giới.Thí sinh Việt kiều ở Mỹ trả lời:
- China Town ở San Francisco là lớn nhất thế giới.

Bây giờ đến lượt thí sinh Việt gian ở Việt Nam trả lời:
- Tôi cam đoan là China Town ở VN là lớn nhất thế giới, vì người ta phải dùng xe lửa đi suốt cả ngày mới xuyên qua hết.
Tất cả những người tham dự buổi thi đố đều cười ầm lên, có người lên tiếng:
- Lại định mang Chợ Lớn ra gạt bà con ở đây chứ gì?
Người khác tiếp lời:
- China Town Chợ Lớn đi bộ một chút là hết chứ cần gì phải đi xe lửa cả ngày?


Thí sinh Việt gian đợi cho hết tiếng cười rồi mới giải thích:
- China Town mới của VN chúng ta bắt nguồn từ Ải Nam Quan chạy dài đến tận vịnh Cam Ranh, nay mai nữa có thể đến Cà Mâu cho nên mới gọi là lớn nhất thế giới.



1024.THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM


Trong giờ học về địa lý, cô giáo giảng cho học sinh:
- Thềm lục địa VN mỗi năm bị nước biển làm khuyết đi khoảng 5 tấc, trong khi đó thì ở Trung quốc mỗi năm lại được bồi đắp thêm khoảng 5 tấc…
Nghe đến đấy có một học sinh đứng lên phát biểu:

- Thưa cô điều đó không đúng, vì hồi năm ngoái lảnh thổ Trung quốc được các lãnh đảo đảng Việt Nam bồi dưởng thêm 11.000 cây số vuông và năm nay sắp được bồi đắp thêm đến tận vịnh Cam Ranh.


1025. PAUL MARTIN & PHAN VĂN KHẢI

Trong chuyến viếng thăm Canada vừa qua, Thủ Tương Phan Văn Khảỉ và Thủ Tướng Paul Martin có dịp đi thăm thác Niagara, một thắng cảnh nổỉ tiếng nằm ngay biên giơí Mỹ và Canada. Đứng trên dòng nước chảy cuồn cuộn, hai ông đem những mẩu chuyện anh hùng cuả đất nước mình ra trao đổỉ với nhau .

Trong lúc hứng chí, hai ông thách thức nhau xem thử hai người cận vệ thân tín cuả mình ai can đảm hơn ai bằng cách ra lệnh cho họ nhảy xuống thác. Người cận vệ của Martin từ chối :-"Thưa ngài, tôi còn vợ con ở nhà! "

Trong khi đó, cận vệ của PVK, không chút chần chừ, chaỵ lao về phiá ngọn thác. May thay, chỉ vài bước nửa là rơi xuống thác thì nhân viên an ninh đã kịp thời chận anh ta laị.

Sửng sốt, Paul Martin kêu ngươì cận vệ cuả PVK tơí hỏỉ, "Sao anh laị có thể làm một chuyện hết sức nguy hiểm như vậy mà không chút đắn đo?

-"Thưa ngaì tui còn vợ con ở nhà"

Cũng dịp này, thủ tướng Canda mời Phan Văn Khải đi thăm Ngũ hồ ở Toronto. Thủ tướng Canada hỏi bằng tiếng Việt:
-Bên ông có nhiều hồ không?
-Nhiều hồ lắm?

Thủ tướng Canada kêu trời:
-Một hồ thôi mà dân ông đã bỏ chạy sang đây khiến chúng tôi phải bỏ ra mấy trăm triệu cứu trợ. Nếu mà có mấy chục hồ thì chính phủ tôi phá sản mất!

1026. GIÁO DỤC MIỀN NAM XẤU XA

Tại Huế trong khoảng 1970 có nhiều trí thức thiên tả. Một giáo sư trung học đã lên trình bày một đề tài giáo dục. Khán thính giả cũng rất đông, độ 60 người. Vị giáo sư này đả kích nền giáo dục miền Nam xấu xa , sai lầm như học vẹt, chú trọng văn chương không chú trọng khoa học và thực tế.
Giáo sư trình bày xong, đến mục giải đáp thắc mắc. Một lão nhân khoảng 60 tuổi, tuổi cao hơn vị giáo sư khả kính của chúng ta, với giọng Huế nhỏ nhẹ, bình dị và lịch sự xin lên phát biểu như sau:
-Thưa giáo sư. Chúng tôi biết giáo sư đã du học ngoại quốc, là một giáo sư giỏi lại có đạo đức, được học sinh kính trọng. Chính giáo dục miền Nam đã đào tạo nên một trí thực vẹn toàn như thế thì giáo dục miền Nam không thể xấu xa, đồi!

Vị lão nhân nói xong bước xuống. Thính giả vỗ tay rào rào vì lời nói khôn ngoan, tế nhị và văn hoa của lão nhân!


1027. KHÔNG XỨNG ĐÁNG LÍNH CỤ HỒ



Một sĩ quan cao cấp trong bộ đội CSVN đã có trên 30 tuổi đảng, bị đưa vào Nam chiến đấu và bị thương trên chiến trường ở miền Nam. Sau khi bị thương thì đương sự bị đuổi ra khỏi đảng, nên đương sự nộp đơn kiện cáo ở các cơ quan nhà nước, nhưng không nơi nào chịu giải quyết, cuối cùng đương sự thưa thẳng lên tòa án nhân dân ở Hà Nội.

Đến ngày tòa xử, đương sự ra đứng trước vành móng ngựa. Ông tòa quan sát thật kỹ từ đầu đến chân một hồi lâu rồi hỏi:
- Ông bảo ông là thương binh nhưng mà tôi có thấy ông bị thương ở chỗ nào đâu?

- Dạ thưa trong lúc tôi đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thì bị trái bom của giặc Mỹ nổ gần bên, miển bom cắt đứt mất của tôi cái… "ấy“… cái của quí của tôi đấy.
- Nếu ông bị mất cái "ấy" thì ông bị đuổi ra khỏi đảng là đúng rồi chứ làm gì mà phải kêu oan?
- Nhưng tôi đã hy sinh cái "ấy" vì đảng
- Nhưng đảng viên mà không có cái "ấy" thì làm sao noi theo gương của bác Hồ vĩ đại được?



1028.TIÊN LÀ TIÊN LÀ PHẬT

Một du khách Ngoại Quốc qua thăm Hà Nội, Ông ta muốn đi thăm tất cả những nơi nổi tiếng nhất.Ông ta tới nhà hàng sang trọng nhất Hà Nội.
Người hầu bàn bảo ông:

- Thưa ông, nhà hàng hết chỗ trống rồi !
- Thế anh làm ơn cho tôi đặt cọc 3 bàn, nhưng tôi chỉ cần một bàn và một ghế thôi, hai bàn kia anh có quyền xử dụng tùy ý!

Ngay tức khắc, người hầu bàn tìm ra chỗ ngồi cho ông khách hào phóng.
Sau khi thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn, có bồi bàn đứng hầu, ông khách quyết định đi xem buổi trình diễn của đoàn ca múa Trung Ương có tiếng ở VN.

Tới trước của rạp,người gác của nói:
- Thưa ông, hội trường đã hết chỗ!
- Thế anh cho tôi mua mưòi vé, tôi chỉ xài một, còn chín cái anh muốn làm gì thì làm .

Đúng một phút sau, ông khách có ngay một chỗ ngồi tốt nhất trong rạp. Vãn hát, ông khách đi tới Ba Đình để vào thăm lăng Hồ chí Minh. Trước lăng, một hàng dài cả trăm người đang phải nối đuôi nhau chờ đợi .

Ông khách nói với đám Công an:
- Thời gian tôi ở đây rất ngắn, các anh có cách nào giúp tôi vào thăm lăng mà khỏi xếp hàng không ?
- Xin lỗi ông, rất tiếc, ông phải xếp hàng như mọi người khác.
Ông khách mỉm cười rồi nói:
- Nếu đã vậy thì trong khi chờ đợi, tôi xin mời các anh cùng uống với tôi một ít rượu ngoại quốc.
Nói xong, ông khách lôi trong túi ra năm sáu chai Walker, đưa cho mỗi công an một chai.

Nhận rượu xong, đám công an vồn vã nói:
- Thưa ông, bây giờ ông muốn vào thăm lăng "Bác", hay ông muốn chúng tôi bưng "Bác" ra đây cho ông thăm ?


1029. QUÝ HIẾM VÀ TỐT

Một ông nhà giàu nọ ở Mỹ bị bệnh ung thư gan sắp chết, bác sĩ Mỹ bó tay. Một người bạn Trung Quốc bảo ông muốn sống thì phải thay lá gan. Ông bạn Trung Quốc còn bảo:
-Bọn đế quốc, tư bản Mỹ bóc lột quá, thay một lá gan phải cả năm chờ đợi và tốn những hàng trăm nghìn Mỹ kim. Sao bằng sang nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, giá bèo lắm. Tù nhân hàng chục triệu, thiếu giống gì hàng tươi sống! Tất cả chỉ hai chục ngàn đô, bao luôn viện phí, tiền ăn ở khách sạn và du lịch. Nếu ông thích du hý, món nào cũng có. Hơn nữa tim, gan, phổi phèo Trung Quốc tươi rói à, mổ ngay ráp ngay, trái tim và gan còn nhảy tưng tưng, không như bên Mỹ, nội tạng đem ướp nước đá coi như là đã chết khô!

Nghe lời ngon ngọt, ông ta lập tức bay sang Trung Quốc! Việc đầu tiên là ông ra cửa hàng nội tạng xem mẫu. Ở đây đủ mẫu hàng. Già ,trẻ, trai, gái, võ sĩ, tu sĩ, tướng, tá, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nha sĩ, họa sĩ, ca sĩ, minh tinh màn bạc.. .Khách hàng là thượng đế, có quyền lựa chọn. Nếu muốn xem mặt, sờ mó, quan sát đều được ngay.

Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim. Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng đắt nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm :

- Sao tim này đắt dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.

- Sao hiếm ?
- Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có một thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi.
Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu…nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm :
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
- Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?

- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi!
Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như hai tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay :

- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ?
- Nị khéo chọn ghê ! Cả triệu thằng cộng sản mới có một thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới ! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não tức là nó sắp có tiền !
-Thế nội tạng Việt Nam so với nội tạng Trung Quốc thì hàng nào tốt hơn?
-Hàng "Chung Kộ" tốt nhất thế giới mà! "Zịt Nàm " thì ăn thua gì! Ai nói đồ "Zịt Nàm" tốt? Tim, gan, óc của chúng nó bé xíu à!
Chúng nó nên người là do "Chung Kộ" nuôi bằng cơm thừa, canh cặn của "Chung Kộ." Chúng nó là nô lệ của "Chung Kộ" mà! Nị không thấy xưa thì Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, nay thì Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng luôn sang quỳ lạy "Chung Kộ" hay sao?


Sau khi thay lá gan xong, ông người Mỹ lúc ở Trung Quốc thì vui vẻ, phấn khởi, nhưng về Mỹ được hai tháng thì chết!


Trước 1975, Việt Nam hai miền Nam Bắc đã có nghề bán máu. Nay Việt Nam tiến nhanh tiến mạnh nên nhiều nơi bán nội tạng. Tin Việt Nam cho biết anh Nguyễn Hy Sinh, ở Nghệ An, quê bác, 30 tuổi, có vợ với ba con, nhà nghèo và thất nghiệp. Nghe theo đường dây khuyến mại nội tạng, bán mỗi bộ phận được mấy chục triệu Việt Nam, anh liên theo cò sang Quảng Đông. Anh được đưa vào trú ngụ ở một căn nhà tồi tàn, và họ bảo đợi. Tháng sau có điện thoại đặt hàng, người ta mới dắt anh đến một chỗ khác, cũng chỉ là một căn nhà đổ nát. Tại đây họ cột chân tay anh, mổ lấy nội tạng . Xong họ khâu bụng anh lại rồi đuổi anh ra về. Anh ra đường , đi một đoạn thì té xỉu. Công an Trung Quốc bắt gặp, xem giấy tờ rồi gọi điện thoại về Việt Nam. Vợ anh và em trai anh phải sang Quảng Châu đem anh về. Vài tuần sau anh chết mà vẫn không được một đồng nào!


1030. CÁI ĐÍT BA TÀU

Một hôm bà Hồ Cẩm Đào nằm mộng lên tham quan Thiên Đình. Bà đi với phái đoàn đại biểu Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Phái đoàn của bà được Thiên Đình đón tiếp long trọng. Đi một buổi, mắt bà tìm cái bảng "Washroom" hay "Restroom" đều không thấy.

Thiên đình khác với trần thế. Đây là nơi ở của các tiên, thánh, thần cho nên không có đại tiểu và trung tiện cùng việc dâm ô như nơi trần tục. Thành thử không có "Washroom" hay "Restroom" hay "khách sạn" như cõi đời. Bà chịu không nổi bèn hỏi nhỏ một tiên nữ đứng gần" Xin chỉ dùm nơi xả láng bầu tâm sự". Dù ngôn ngữ bất đồng, tiên nữ cũng hiểu ý bà và chỉ cho bà vào một đám mây xanh. Vừa đặt đít xuống, bà đã nghe tiếng vỗ tay và hoan hô tứ phía. Bà hoảng hồn kéo quần chạy ra. Bà lại chạy sang một đám mây vàng.

Vừa đặt mông xuống, chưa kịp cởi váy, thì lại nghe tiếng vỗ tay và hoan hô. Bà sợ hết hồn, vội kéo quần chạy. Bà tìm đến một đám mây hồng, bà nghĩ nơi này kín đáo, không ai nhìn thấy bà. Nhưng rủi thay, vừa cởi dây lưng là đã nghe tiếng hoan hô và vỗ tay nhiệt liệt. Bà tức giận cành hông, theo ngôn ngữ Đặng Tiểu Bình, bà gọi cái bọn nào đó là lũ côn đồ mất dạy! Bà tức giận, bèn đi gặp chủ nhân khách sạn mà chất vấn. Vị giám đốc tiên ông trên đó thở dài mà bảo rằng:
-Bà xui xẻo nên đã đi vào những đám mây thuộc không phận CHXHCN Việt Nam. Ngày xưa, người Việt Nam coi Trung Quốc là bạn, rất kính trọng Khổng Tử, Mạnh Tử, Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu, nhưng trong đó vẫn ngụ ý trào phúng. Trẻ con Việt Nam chạy ngoài đường ca hát:
"Cái đít Ba Tàu, màu xanh hóa ra màu đỏ.. . Tèng tèng tenh teng téng teng tèng tèng". .. Và họ gọi dân Trung Quốc bằng nhiều danh từ : Tàu, Ba Tàu, Chệt, Ngô. . .

Từ khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc cầu viện và lạy lục Mao Trạch Đông, thì đảng Cộng sản nịnh hót Trung Quốc ra mặt. Quyển truyện " Đàn bà Tàu" của Nguyễn Công Hoan hay của ai đó phải đổi là "Người phụ nữ Trung Quốc"; trà Tàu phải gọi là trà Trung Quốc, chữ Tàu phải gọi là chữ Trung Quốc, mực Tàu phải gọi là mực Trung Quốc. Nhất là sau khi Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam, nói tận tai, nhìn tận mặt bọn cộng sản Việt Nam và bảo chúng khôn hồn thì phải bầu cho Nông Đức Mạnh. . . Thế là bọn chúng răm rắp tuân theo. Trung quốc cướp đất, cướp biển, chúng cúi đầu, không dám phản đối. Đảng cộng sản Việt Nam thấy cái mông của Trung Quốc là sợ hãi, huy động đảng viên và nhân dân vỗ tay hoan hô. . .Xin bà thông cảm cho họ. Họ kính trọng bà đấy chứ không phải là bọn mất dạy, dám vô lễ với bà đâu!

Tuy được giải thích như vậy, bà Hồ Cẩm Đào vẫn không nguôi giận. Bà nói:
"-Quân lưu manh, đồ mất dậy, ta phải dậy cho chúng một bài học nữa cho chúng biết thế nào là lễ độ!


1031.THẰNG ĂN CẮP

Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.



Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.



Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa. Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”



Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói: - Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta. Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con: - Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn! Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.






Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách. Vừa đến cỗng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu: - Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa! Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.

Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi: - Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu? Cụ già ngạc nhiên: - Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác? - Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này! Cụ già vẫn bình thản: - Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?

Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.


Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”

Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi: - Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa? - Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay.



Xin cho tôi nhận lại. - Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì? Người thương gia trả lời: - Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường. Người nông phu nói: - Thế thì không phải túi đồ của bác. - Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ. Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia: - Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận. Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói: - Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác.


Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn. Người nông dân ngạc nhiên: - Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền? - Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ. - Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.


Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán: - Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp. Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi: - Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?

- Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!



It lâu sau, bão lụt và mất mùa làm cho gia đình người nông dân thêm khốn khổ. Đã thế tại Ấn Độ, bọn cướp nổi lên, lật đổ nhà vua để lập ra một chế độ mới. Triều đình mới là một lũ vua quan tàn ác, chúng tịch thu ruộng đất của nhân dân để lập các công xã, và bắt nông dân làm nô lệ cày cấy cho họ. Nhân dân nghèo khổ hơn trước, đói rét gấp năm, gấp mười thời trước. Việc học là độc quyền của giai cấp mới. Học phí phải nộp cho nhà nước khoảng hai mươi cây vàng mỗi năm.Chùa chiền bị phá hoại, hoặc bị bọn cướp chiếm đóng làm trụ sở. Gia đình bác nông dân xuống cấp không phanh. Bác nông dân mới tiếc rằng ngày xưa mình đã quá lý tưởng, không những từ chối vàng của người hảo tâm tặng mà còn vu cáo người ta tội ăn cắp. Nỗi buồn khổ làm cho sớm từ bỏ cõi trần.



Một thời gian sau, bác được đầu thai vào đất nước Anh Hùng. Bác bây giờ tích cực tranh đấu cho sự nghiệp. Bác vào đoàn, rồi vào đảng, rồi lên làm giám đốc. Bác đã hoàn toàn giác ngộ những sai lầm của kiếp trước, cho nên bác xin thủ trưởng cho làm ngành xây dựng cầu đường để đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Kết quả là bác đã xây dựng cầu Cần Thơ và cầu Hải Phòng nổi danh thế giới, được ghi vào Guiness quốc gia là những cây cầu to nhất, dài nhất, hiện đại nhất và sập mau nhất.




1032.GIÁO DỤC VIỆT NAM


Tại Mỹ, hai ông Việt Cộng gặp nhau.
- Việt Nam mình lúc này có gì lạ không bác?- Ối giời… nhiều thay đổi lắm bác ơi! Này nhé, khách sạn năm sáu sao mọc lên như nấm, muốn đi ăn ở các nhà hàng loại hạng sang phải đặt chỗ trước cả tuần, còn xe hơi loại hạng sang của Nhật và của Đức không kịp sản xuất để bán.

- Thật tui không ngờ 50 năm trước đây mà Bác đã biết trước nước Việt Nam chúng ta ngày nay sẽ sánh cùng với năm châu… mà lại còn vượt hơn năm châu.
Rồi hắn hỏi tiếp tên cộng trong nước:- Nền giáo dục ở VN tiến bộ đến đâu rồi vậy bác?
- Trường mẫu giáo tư nhân thâu mỗi học sinh là 1.000 đô Mỹ một tháng, vậy mà không đủ chỗ cho học sinh ghi tên học.


-Thế có trường nào cho con em nhân dân không?
-Có, nhưng học phí mỗi tháng từ 500 ngàn đến một triệu đồng VN?
-Vậy lương giáo viên chắc nhiều lắm phải không?
-Nhiều cái khỉ khô! Giáo viên cấp một lương 500 ngàn, cấp ba bảy trăm ngàn, nuôi thân không đủ thì tiền đâu cho con đi học.
- Thế thì con của bác học trường nào?
- Không có tiền mua gạo nên chúng nó phải theo mẹ của chúng bán vé số cả ngày ở ngoài đường.
-Thế thì tương lai chúng ra sao?

-Bác đừng quá bi quan! Ngày xưa, các lãnh đạo ta cũng chỉ lớp hai, lớp ba mà làm nên sự nghiệp vẻ vang đó sao? Ngày nay, nhiều đồng chí lãnh đạo làm toán nhân chia không xong mà cũng tiến sĩ, thạc sĩ đó mà!
Nói xong ông hát:
Ai bảo "i-tờ" là khổ?
Không! "i-tờ" sướng lắm chứ!



1033. SINH NHẬT CẬU ẤM


Đồng chí Tư Râu là tỉnh ủy viên tỉnh nọ, sinh đứa con trai đầu lòng. Cứ đến sinh nhật con là Tư Râu tổ chức lễ mừng rất lớn, cán bộ các cấp và thương gia biếu xén rất hậu hỉ. Tư Râu bèn nhờ một thầy bói đoán tương lai đứa bé. Thầy bói khuyên Tư Râu bắt chước phong tục cổ, trong buổi mừng sinh nhật con, bày ra trong một phòng riêng các thứ bánh, kẹo, cái búa, lưỡi liềm, hạt súc sắc, chai rượu, mà trong các thứ đó phải có ba món chính là một quyển sách, một thanh gươm và một tờ đô la Mỹ.


Nếu cậu ấm cầm quyển sách tức là ham học, sẽ thành một nhà thông thái, tức là đại trí. Nếu cầm thanh gươm, cậu sẽ giết sạch những người được gọi là kẻ thù, có nghĩa là đại dũng. Nếu cầm đô la thì sẽ là đại phú! Đồng chí Tư Râu nghe lời thầy bói, nhân ngày sinh nhật con, bèn đặt con trong một phòng khá rộng rãi với các món kể trên rồi đóng cửa lại. Khi mở cửa ra thấy cậu ấm ngồi trên quyển sách, một tay cầm gươm, còn tay kia cầm đồng đô la!



Tư Râu đem chuyện này hỏi bốc sư. Bốc sư nghe xong gật gù khen ngợi:
-Xưa nay, trong ba món, trẻ chọn một món là đã phúc đức hơn người. Thế mà cậu ấm nhà ta đã lấy hết cả ba! Tốt thay! Tốt thay! Cậu ấm sau này sẽ là một chính trị gia đại tài, sẽ là một bác Hồ thứ hai đại trí, đại dũng và đại phú quý!
-Con tôi không cầm sách mà ngồi lên quyển sách thì tương lai ra sao?

- Người bình thường phải học hành giỏi, thi đỗ cao thì mới được làm quan. Còn số cậu ấm và bọn chân tay không cần học cũng đại phú đại quý!




1034. NGÔN NGỮ HÀ NỘI XHCN



Một ông Sài Gòn sau 1975 được người nhà là một cán bộ Hà Nội vào thăm. Ông khen ngợi các trẻ trong Nam ngoan ngoản vì chúng đang chơi giữa đường, thấy xe đạp của ông đi tới là chúng tránh đường cho xe đi. Trái lại, trẻ con ngoài Bắc hỗn lắm. Người lớn đụng trái banh của chúng hay đụng phải dây diều của chúng là bị chúng chửi mắng om sòm. It lâu sau, ông Sài Gòn sang Mỹ tị nạn. Thời mở cửa, Việt kiều lần lượt về thăm nước. Ông SàiGòn về thăm Sài Gòn , rồi ra Hà Nội. Ông phải đến trình giấy tờ cho tổ trưởng khu phố ở quận Đống Đa. Nhà ông tổ trưởng ở trong ngõ, đường sá quanh co, khó tìm. Thấy mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài ngõ, ông lại gần hỏi:- -Này các cháu, các cháu có biết nhà ông tổ trưởng khu phố không?

Một đứa trẻ khoảng 12 tuổi, xấc láo nhìn ông, trả lời:

-Biết nhưng đéo chỉ!

Ông Việt kiều lắc đầu ngao ngán, cúi đầu đi tiếp. Gặp một thanh niên trong ngõ đi ra, ông chặn lại hỏi nhà ông tổ trưởng. Chàng thanh niên chẳng thèm nhìn ông, đáp cộc lốc:

-Đéo biết!

Khi gặp ông tổ trưởng vốn là một cán bộ sở văn hóa về hưu, ông Việt kiều than phiền vể cách ăn nói vô lễ của trẻ con và thanh niên ở đây:

-Tại sao các bậc phụ huynh ở đây không dạy dỗ chúng mà để chúng ăn nói thô bỉ như thế hở ông?

Ông tổ trưởng không ngần ngại, đáp ngay:
-Trường lớp, gia đình và đảng dạy cả đấy chứ nhưng chúng đéo nghe!


Vừa lúc đó con gái ông tổ trưởng là một giáo viên Văn đi dạy về, nghe chuyện, bèn thuật một câu truyện như sau:
Một hôm giảng về thành tích anh dũng chống Mỹ của nhân dân ta, cô giáo bèn hỏi một học sinh:
-Anh dũng là gì?

Học sinh đó đáp gọn lỏn: -Nghĩa là. . . đéo sợ!


Một hôm cô được lệnh tham dự một buổi nói chuyện của ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo vốn là người Nghệ An đã sống lâu năm ở đất Thăng Long ngàn năm văn vật, cô báo cáo việc này cho ông nghe. Sau một hồi suy nghĩ ghê lắm, ông gật gù như một triết gia vừa khám phá ra một chân lý cao sâu, ông nhìn cô giáo và nói:
-Nó giải nghĩa như vậy đéo sai!


Câu chuyện trên sau được kể cho một nhà giáo kiêm bình luận gia về giáo dục và chính trị trong nước, thường viết cho báo Tuổi Trẻ ( Sàigon), và Văn Nghệ ( Hà Nội), là người SàiGòn đã ra Bắc tập kết. Ông kết luận:
-Miền Nam sau này cũng tiến nhanh, tiến mạnh theo kịp miền Bắc! Nhưng tiến nhanh tiến mạnh kiểu này thì đéo khá!




1035.BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH


Hùng thuở nhỏ ở thôn quê miền Bắc trong một gia đình nghèo. Chú họ của anh là ông Tào là một người sống phiêu bạt, nay sống nơi này, mai sống nơi kia. Lúc thì làm thuê, làm mướn, lúc thì buôn bán ở mạn ngược, lúc thì sang Lào, sang Thái làm thợ mộc, thợ nề. Lúc nào trở về quê, ông thường đưa về món quà này, món quà khác cho Hùng. Vì vậy, giữa Hùng và chú Tào có một chút cảm tình sâu đậm.


Sau 1954, bố mẹ Hùng di cư vào Nam còn chú Hùng ở lại. Nghe nói chú rất tích cực trong việc đấu tố cho nên được vào đảng và làm đến chủ tịch xã. Hùng học đại học, sau phải đi Thủ Đức, đi khắp bốn vùng chiến thuật, đeo lon thiếu tá rồi sau 1975, Hùng đi học tập ngoài Bắc.


Sau muời năm ở tù, Hùng đưọc ra trại, rồi sang Mỹ định cư.

Sau một thời gian ở Mỹ, Hùng trở về thăm Việt Nam. Anh thăm Sài Gòn rồi ra Bắc thăm quê cũ. Anh trở về làng rồi gặp lại chú Tào. Chú bây giờ hơn sáu mươi tuổi, ở một mình trong một cái lều ngoài cánh đồng.

Tại sao chú Tào ra nông nổi này? Hỏi ra, Hùng mới biết chú Tào vì yêu nước, yêu đảng đã tình nguyện tòng quân. Chú được vào làm ở Cục Tiếp vận. Tụi cao cấp ăn cắp kho hàng rồi đổ tội cho chú phải ngồi tù. Sau khi ra tù, chú về làng bị kỷ luật ra khỏi đảng và bị gạt ra ngoài xã hội.

Chú không được vào Hợp Tác Xã, phải sống riêng ở ngoài cánh đồng.


Gặp Hùng chú mừng rỡ và vui vẻ như ngày xưa. Chú khoe làng xã từ khi tiến lên xã hội chủ nghĩa thì nhà nào cũng tự do dân chủ và ấm no, không có ai bị chết đói. Năng suất tăng mỗi mẫu năm tấn, bảy tấn. Thôn quê bây giờ có điện, nhà nào cũng có đài, có xe gắn máy.

Nước ta có dẩu hỏa, cứ việc cắm ống đu đủ xuống đất là dầu phụt lên. Nước ra bây giờ sản xuất xe hơi ra khắp quốc tế.


Hùng nhận thấy chú Tào" nổ " quá! Chú là nạn nhân của cộng sản , là một thằng tù mà lại ăn nói như lãnh tụ! Chú mắc cái bệnh tuyên truyền và nói láo của cộng sản. Khi mới vào Nam, các ông ngoài Bắc nói ầm ĩ rằng ngoài Bắc TV chạy đầy đường, còn cà rem phơi khô xuất cảng sang Mỹ mỗi năm hàng trăm, ngàn tấn!


Hùng thấy tội nghiệp chú nên khi anh ra về tặng chú áo quần và hai trăm đô! Chú mừng rỡ vô cùng đến trào nước mắt!


Nghĩ tình chú Tào ngày xưa, Hùng xin bảo lãnh chú sang Mỹ du lịch một chuyến. Hùng xin nghỉ hai tuần để đưa chú sang Mỹ. Chú như lạc vào Thiên Thai, nhìn thấy cái gì cũng ngạc nhiên. Ngày chú ra về, anh tặng năm trăm đô và hai va lý áo quaân đủ thứ.


Khi về đến làng, cả làng xúm đến thăm chú. Chú vui cười và tuyên bố:

- Nước Mỹ nghèo lắm, thua xa Hà Nội của ta. Dân Mỹ đói khổ lắm , phải xếp hàng cả ngày mua gạo, cá, mắm muối chứ không được tự do, dân chủ như ta. Bọn Mỹ quý trọng nhân dân ta lắm! Nghe tin tôi sang, tổng thống Mỹ, các bộ trưởng Mỹ đều đến thăm tôi và mời tôi dự tiệc tại tòa Bạch Cung. Chúng quỳ xuống trước mặt tôi xin tha tội! Tôi nói:" Nhân dân Việt Nam anh hùng, kẻ thù nào cũng đánh thắng" cho nên thắng Mỹ là chuyện nhỏ!

Chúng tỏ ra hối hận xin bồi thường chiến tranh.Mấy thứ này là do bọn Mỹ bồi thường cho tôi!


Vài ngày sau, vào một đêm không trăng, không sao, hai ba công an huyện đến căn lều của chú. Họ bảo họ được lệnh khám xét cái chòi lá của chú. Họ tịch thu hai va ly quần áo, chăn màn của chú và bảo đây là tài sản của đế quốc Mỹ bồi thường cho nhân dân ta phải trả lại cho nhân dân ta. Họ còn bắt chú lên huyện về tội làm tay sai cho đế quốc Mỹ, không được lệnh của Đảng mà đã tự tiện tiếp xúc với tổng thống và tướng tá Mỹ, và bắt chú làm kiểm điểm. Thế là chú mất toi hai va ly quần áo, nhưng may phước, chú đã chôn năm trăm đô la ở ngoài vườn nên họ không tìm thấy mà tịch thu mất!


Kể từ đó, chú Tào không còn kể truyện Mỹ du nữa. Hễ ai hỏi đến chuyện cũ, chú chỉ lắc đầu mà bảo:

-Tôi nói đùa thôi. Tôi không hề đi Mỹ. Chuyến đó tôi vào Sài gòn kiếm việc làm nhưng không được lại trở về!



No comments: