Friday, July 16, 2010

TRUNG QUỐC LUẬN X * TRIỀU TIÊN

XIX. BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN,

NGÒI NỔ THẾ CHIẾN 3?

Á châu luôn là mồi lửa chiến tranh. Đã hơn nửa thế kỷ nay, Trung Đông, Việt Nam, Triều Tiên là kho thuốc súng. Nhưng hai nước mang hai số phận khác nhau. Hai nước đều có quân Mỹ tham gia trận chiến, và chia đôi, nhưng Triều Tiên nay vẫn tồn tại hai nước, còn Việt Nam thì Mỹ rút lui để cho cộng sản xâm chiếm miền Nam.

I. LỊCH SỬ CHIẾN TRANH 1950-1953

Sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, chính phủ đế quốc Nhật được thay thế bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ và Liên Xô. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ), còn Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền ở miền nam ( Đại Hàn Dân quốc) . Sau đó, Hoa Kỳ giảm binh sĩ tại Nam Hàn , chỉ để lại một số cố vấn. Được sự khuyến khích của Stalin, Bắc Triều Tiên tấn công vào miền nam. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc.

Theo đài BBC, chiến tranh Triều Tiên được cho là mở màn cho xung đột hai phe tự do và cộng sản tại châu Á mà xung đột tiếp đó tại Đông Dương làm bùng nổ cuộc chiến Việt Nam.

Dù tham chiến ngắn, Hoa Kỳ đã gửi tới chiến trường Đông Bắc Á gần 1,8 triệu quân, và trong đó hơn 36.900 người bị giết, con số không nhỏ hơn bao nhiêu so với thiệt hại sinh mạng của Mỹ tại Việt Nam (58 nghìn).

Nhưng đây cũng là cuộc chiến duy nhất Trung Quốc đụng độ trực tiếp với Hoa Kỳ, và con số Chí nguyện quân cộng sản Trung Hoa bị giết rất lớn.(1)

Cũng theo bài bình luận trên, một học giả khác, ông Lưu Minh ở Trung Quốc thì cho rằng nhìn lại quyết định của Mao Trạch Đông hồi đó, Trung Quốc không thể tránh khỏi việc dính líu vào cuộc chiến.

Thậm chí, ông giữ quan điểm rằng nhờ tham chiến mà Trung Quốc có một vị thế cao hơn trong quan hệ với các cường quốc.

Trong nghiên cứu mang tên 'Đánh giá lại Chiến tranh Triều Tiên sau 60 năm', ông Lưu cho rằng sau khi Stalin chấp nhận để Kim Nhật Thành nổ súng trước, Mao Trạch Đông đã thấy đó là một cơ hội để biến Bắc Triều Tiên là vùng trái độn, ngăn thế lực của Mỹ ở miền Nam với vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Ông Mao cũng tin rằng quân Mỹ, sau khi chiến thắng Nhật Bản ở Thái Bình Dương, là một mối đe dọa cho nước Trung Hoa cộng sản vừa thành lập.

Giáo sư Thời Ân Hoằng, nhà nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ tại Trung Quốc tin rằng chiến tranh Triều Tiên nằm trong chiến lược xây dựng phòng tuyến đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á.(1)

Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ (Nam Hàn chiếm được nhiều lãnh thổ hơn là mất).

II.XUNG ĐỘT NAM BẮC. BẮC HÀN TẤN CÔNG

Sau hiệp định ngưng chiến 1953, những cuộc xung đột lẻ tẻ giữa hai xứ Triều Tiên vẫn tiếp diễn.
+Ngày 21/1/1968: Đặc công Triều Tiên đột kích dinh Tổng thống Hàn Quốc nhằm sát hại Tổng thống khi đó là Park Chung-Hee. Khi chỉ còn cách Nhà Xanh 800m, toàn bộ 32 đặc công bị giết hoặc bắt. Thông tin chi tiết về vụ xử lý đó đến nay vẫn còn là bí ẩn.

+Ngày 15/8/1974: Một điệp viên Triều Tiên nổ súng về phía Tổng thống Park khi ông đang phát biểu. Điệp viên bắn trượt và viên đạn nhắm đúng vào phu nhân Tổng thống và bà thiệt mạng.

+Ngày 9/10/1983: Các điệp viên của Triều Tiên cho nổ tung một địa điểm tại Myanmar ngay trước khi Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đến thăm. Hậu quả là bốn Bộ trưởng Hàn Quốc cùng 16 người khác mất mạng.

+Ngày 29/11/1987: Toàn bộ 115 người trên một chiếc máy bay của Hàn Quốc thiệt mạng khi một quả bom do điệp viên Triều Tiên cài đặt phát nổ.

+Tháng 9/1996: Một tàu ngầm của Triều Tiên đưa đặc công vào bờ biển của Hàn Quốc, châm ngòi cho một chiến dịch săn lùng quy mô lớn. Tuy nhiên, 24 người trong số họ phải bỏ mạng, trong đó 11 người tự sát.

+Ngày 15/6/1999: Quân đội hai nước đối đầu trên khu vực biển Hoàng Hải. Đây được coi là cuộc xung đột trực diện đầu tiên của hải quân hai nước kể từ khi chiến tranh kết thúc, với 20 người thủy thủ Triều Tiên thiệt mạng do một thuyền bị chìm.

+Ngày 29/6/2002: Một tàu Hàn Quốc chìm trên biển Hoàng Hải, khiến 6 thủy thủ thiệt mạng. Vụ này diễn ra trong thời gian Hàn Quốc đang là đồng chủ nhà World Cup. Ước tính 13 người của phía Triều Tiên cũng mất mạng.

+Ngày 10/11/2009: Hải quân hai nước đọ súng trên biển Hoàng Hải. Cuối cùng phía Triều Tiên phải rút lui do chiếc tàu bốc cháy. Thiệt hại về người sau đó không được công bố.

+Ngày 26/3/2010: Một vụ nổ xảy ra trên tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc, con tàu vỡ đôi và chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.

+Ngày 20/5/2010: Kết quả cuộc điều tra đa quốc gia cho thấy tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên tấn công.

cheonan-250.jpg

Chiến hạm Cheonan được trục vớt lên. AFP photo.

+Ngày 24/5/2010: Hàn Quốc đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên và cấm mọi tàu thuyền của Bình Nhưỡng hoạt động tại lãnh hải của Seoul.

+Ngày 29/10/2010: Quân đội hai miền đọ súng tại biên giới, châm ngòi căng thẳng ngay trước thềm hội nghị G-20 tại Thủ đô Seoul.

+Ngày 23/11/2010: Triều Tiên “dội pháo” về phía Hàn Quốc. Sau đó hai bên có cuộc đấu súng căng thẳng và Seoul cũng phải huy động máy bay chiến đấu F-16 đến vùng chiến sự. Thông báo mới nhất của phía Hàn Quốc cho thấy, ít nhất một binh sĩ thiệt mạng và ba người khác bị thương nặng.
+ Trong năm 2010, Nam Hàn cùng Mỹ nhiều lần tập trận trên Thái Bình Dương, trong tháng 12-2010, cả hai tập trận tại hải phận Nam Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng

Quan hệ liên Triều vẫn còn căng thẳng

Tình hình cực kỳ căng thẳng từ sau đó đến nay, với những cuộc tập trận hải quân lớn nhất xưa nay của liên quân Mỹ Hàn, rồi những cuộc thao dượt phối hợp hỏa lực hải pháo, pháo binh, không quân lớn nhất của quân đội Nam Hàn, và thực tập hành quân bộ với xe tăng, trực thăng vũ trang, trực thăng đổ quân có không lực và pháo binh, hải pháo yểm trợ.

Quân đội Nam Hàn gia tăng tuần tiểu dọc biên giới giáp Bắc Hàn. AFP

Quân đội Nam Hàn gia tăng tuần tiểu dọc biên giới giáp Bắc Hàn. AFP

Dư luận Nam Hàn buộc Seoul phải có thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, trong khi cả thế giới lo âu vào lúc bán đảo Triều Tiên đang chập choạng bước trên bờ vực chiến tranh. Trước cuộc tập trận của Nam Hàn hôm thứ hai, Bắc Hàn đã kéo pháo và những dàn phi đạn ra khỏi hầm, sẵn sàng tác xạ, và đe dọa sẽ trả đũa gây thảm họa cho Nam Hàn nếu Seoul cứ tiến hành thao dượt quân sự.

Tướng Walter Sharp tư lệnh LL. Mỹ tại Nam Hàn và Tổng thống Nam Hàn

Tướng Walter Sharp tư lệnh LL. Mỹ tại Nam Hàn và Tổng thống Nam Hàn Lee Myung Bak tuyên bố cuộc tập trận quy mô sau trận pháo kích của Bắc Hàn. AFP Nhưng giữa lúc tình hình lên cơn sốt vì sự đe dọa đó trong k

hi đạn pháo binh Nam Hàn nổ ran vùng phía nam ranh giới lãnh hải, Bình Nhưỡng đã giữ yên lặng. Hãng thông tấn Nhà nước Bắc Hàn chỉ đăng bài nói quân đội không thèm trả đũa trò khiêu khích như trẻ con chơi đùa với lửa đó. Nam Hàn đe dọa mở cuộc thánh chiến nhưng cho đến nay, Bắc Hàn chưa nổ thêm phát súng nào.

III. TRUNG CỘNG VÀ BẮC HÀN HÒA HOÃN

Sau tháng 9-2010, tàu Trung Cộng đụng độ tàu Nhật, và tàu Nam Hàn bắt tàu đánh cá Trung Cộng, thái độ Trung Cộng tỏ ra hòa hoãn hơn. Trung Cộng mời bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thăm Trung Cộng và nối lại các cuộc thương thảo về quân sự mà Trung Cộng đã cắt đứt. Và Trung Cộng sau vụ tàu Nhật bắt tàu đánh cá Trung Cộng, Trung Cộng làm mình làm mẫy không bán đất hiếm cho Nhật, thì nay lại chào mời Nhật mua đất hiếm...Để bớt xấu hổ, Trung Cộng tuyên bố chỉ bán ít đất hiếm thôi! Không thèm bán nhiều đâu!

Trong thông điệp đầu năm 2011, Bắc Hàn cũng đổi giọng, kêu gọi đối thoại hòa bình.

Trong bài xã luận năm mới, Bình Nhưỡng viết chính sách nhất quán của Bắc Triều Tiên là "thiết lập một hệ thống hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên và giải trừ hạt nhân thông qua đối thoại và đàm phán".(2)

Và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã phát biểu nhân dịp đầu năm 2011 với cam kết theo đuổi các quan hệ ngoại giao quốc tế ôn hòa trong khi thúc đẩy việc chuyển đổi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này.(3)

IV.Ý NGHĨA CỦA THÁI ĐỘ HÒA HOÃN

Những sự kiện này có ý nghĩa gì?

1. Bắc Hàn là tay sai Trung Cộng. Cả hai là một đồng, một cốt. Bắc Hàn múa may là cậy có Trung Cộng sau lưng. Sau khi Bắc Hàn bắn phá Nam Hàn, Mỹ kêu gọi Liên Hiệp quốc trừng phạt Bắc Hàn nhưng Trung Cộng che chở mà phủ quyết. Và trong mối bang giao quốc tế, Bắc Hàn tỏ ra lưu manh xảo quyệt. Suốt thời gian gần 10 năm nay hội nghị 6 nước để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn khi vui vẻ, khi cau có, chỉ để câu giờ và hạch sách như Việt cộng tại hội nghị Paris 1972.Trong thời gian đó Bắc Hàn nói Bắc Hàn có quyền thử bom hạt nhân, lúc lại đồng ý bãi bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nói thế, lâu lâu Bắc Hàn lại đem thí nghiệm nổ bom nguyên tử, rồi trâng tráo công nhận thử bom. Lúc thì Bắc Hàn cấm cửa LHQ, lúc thì mời LHQ vào thanh tra. Tại sao Mỹ nổi nóng với Iran, Iraq mà lại lép vế trước tiểu yêu Bắc Hàn?

Nhất là tháng 12-2010, Mỹ gửi đặc sứ Bill Richardson của Mỹ tới thăm Bắc Hàn đã cảnh báo rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện nay như một "trái bom chờ nổ", và ông đã đề nghị họ phải “hết sức kiềm chế”. (4)

Không biết công việc ra sao mà chính phủ Mỹ lại bảo ông Bill Richardson đến Bắc Hàn là việc cá nhân của ông.(5)

Thế giới nay đầy vũ khí hạt nhân, thêm vào một Bắc Hàn thì có gì quan trọng mà Mỹ phải ầm ĩ? Tại sao phải viện trợ tiền bạc, lương thực cho quỷ đói Bắc Hàn? Mỹ tính nước cờ gì đây?Tại sao Mỹ phải dung dưỡng Bắc Hàn? Cổ nhân nói: "Đánh chó phải ngó nhà chúa". Phải chăng Mỹ không muốn hay chưa muốn đụng độ với Trung Cộng? Lời tuyên bố hòa hoãn của Bắc Hàn là gian trá như bao lần trước. Mỹ lẽ nào không biết? Thế giới sao lại chiều chuộng đứa trẻ hư hỏng Bắc Hàn?

Người ta kể chuyện rằng ngày xưa có một ông quan văn ngồi võng qua làng, bị một đứa bé ngồi trên cây đái xuống. Ông không la mắng mà lại vui vẻ thưởng cho thằng bé một quan tiền. Trên đường này có nhiều quan lớn qua lại. Thằng bé từ hôm được ông quan văn thưởng tiền thì thích thú lắm. Thói đời " Thấy mùi, quen mui, đánh mãi." Một hôm, có ông quan võ tính nóng như lửa, hể tức giận là chém người. Nó leo lên cây và cũng đái xuống đầu ông quan võ. Quan tức giận, sai lính lôi xuống chém đầu! Người ta bảo ông quan văn thâm!

Tại sao Bắc Hàn hòa hoãn? Xưa nay Bắc Hàn vẫn chơi trò gạt gẫm này. Lúc thì kêu gọi các bên hội họp, tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân để lấy tiền. Lấy được tiền, được gạo thì trở mặt. Chính sách này đã dùng đi dùng lại 10 năm nay rồi.

Cũng có thể vì chuyến đi của Hồ Cẩm Đào sang Mỹ tháng 1-2011, Bắc Hàn phải đồng ca với Trung Cộng bản nhạc hòa bình. Sau khi Hồ Cẩm Đào về nước, Bắc Hàn lại sẽ phóng hỏa tiển để thị uy với dân chúng và cổ võ cho cậu đại tướng Kim Jong Un sắp lên làm vua.

2. Phải chăng Trung Cộng phải lùi bước, chấm dứt mộng đế quốc vĩnh viễn hoặc tạm thời vì vũ khí thua Mỹ và kinh tế Trung Cộng đang lâm nguy vì chính sách hạ giá đồng đô la của Mỹ và biện pháp kinh tế khác?

Tại hội nghị APEC tại Nhật, Tổng Thống Obama nói: “Nhìn về phát triển, không nước nào nên cho rằng con đường tới thịnh vượng của họ chỉ dựa vào việc xuất khẩu hàng sang Mỹ”.

Ông nói thêm rằng cạnh tranh lành mạnh không cần phải gây ra rạn nứt giữa các quốc gia.

Sau ông Obama, chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào tái khẳng định cam kết sẽ cải cách tiền tệ dần dần và cân bằng mậu dịch. (6)

Trước chuyến Mỹ du ngày 19-1-2011, Hồ Cẩm Đào nói rõ ý nghĩa cuộc chuyển đổi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nghĩa là Trung cộng hứa sẽ làm theo lời Mỹ! Đó là lời hứa thật lòng hay hứa cuội? Đây không phải là lần thứ nhất Trung Cộng lừa dối Hoa Kỳ. Trước đây, khoảng đầu 2010, Trung Cộng hứa tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ, nhưng chỉ một ngày thì đâu lại vào đấy. Cao lắm là 2%-3% trong vài ngày rồi lại hạ xuống như cũ. Còn hứa giảm xuất khẩu thì giảm bao nhiêu? Được mấy ngày? Vẫn là trò lừa bịp của Tàu Cộng.

Theo báo Dân Tộc Việt Nam, giá trị đồng nhân dân tệ đột ngột tăng cao sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc bị đe dọa. Trên đây là nhận định của giới phân tích trong bối cảnh, nói như báo chí, là đang có « chiến tranh tỷ giá » giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong một chừng mực nào đó, chính thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận như vậy khi ông công du châu Âu trong tuần qua.(7)

Tờ Thời báo kinh tế Trung Quốc” ngày 27/7 dẫn nguồn tin từ Tân hoa Xã, cho biết " Trong 5 năm qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu có mật độ lao động tập trung cao phải dựa vào việc không ngừng tăng giá để bù đắp cho khoản tăng giá thành do việc tăng giá trị của đồng NDT gây ra, dẫn đến có doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Nhìn lại quãng thời gian từ tháng 10/2007 đến tháng 7/2008, đồng NDT tăng giá với tốc độ nhanh, chỉ trong 9 tháng giá trị của đồng NDT tăng lên xấp xỉ 11%, gây tổn thất lớn cho xuất khẩu của Trung Quốc, trong thời gian này có hàng vạn doanh nghiệp ngoại thương ở khu vực tam giác sông Châu, sông Trường bị đóng cửa. (8)

Tờ Việt BÁo loan tin: Ngày 30/5, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố đồng nhân dân tệ đã tăng giá lên mức kỷ lục 7,64 NDT đổi 1 USD, các chuyên gia Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Trung Quốc cảnh báo việc tăng giá đồng nhân dân tệ quá nhanh có thể khiến hàng triệu công nhân Trung Quốc lâm vào tình cảnh thất nghiệp trong thời gian tới.

Theo một công trình nghiên cứu của Bộ trên, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá 5-10 % sẽ khiến 3,5 triệu công nhân thất nghiệp và khoảng 10 triệu nông dân bị ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, sự tăng giá này còn gây thiệt hại nặng cho các ngành như dệt may, giày dép, đồ chơi và ô tô xe máy là những ngành sử dụng nhiều nhân công và phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu.

Hơn nữa, việc tăng giá đồng nhân dân tệ còn khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề trên giảm từ 3-5 %, trong khi mức lãi hiện nay vốn đã rất thấp. Những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp loại này như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông và Phúc Kiến, cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại.(9)

Tháng tư năm 2010, theo Tân Hoa Xã, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thêm 3%, lợi nhuận của nhóm các công ty xuất khẩu có thể giảm từ 30% đến 50%. (10)

Còn sắp tới nếu giảm xuất khẩu 5% hay 10% thì lợi nhuận giảm bao nhiêu? 30% hay 50%? Và số người thất nghiệp sẽ tăng bao nhiêu? 30% hay 50 %?

Trung Quốc không có lựa chọn. Tăng tỷ giá đồng nguyên thì chết mà không tăng cũng chết. Không giảm xuất khẩu thì chết mà giảm xuất khẩu cũng chết. Chỉ có con đường liều là đánh một trận, được ăn cả, ngã về không theo tinh thần liều mạng của Marx, Mao. Nhiều bình luận gia không tin vào cuộc hội họp Obama và Hồ Cẩm Đào sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Người ta chờ đợi Thái Bình Dương nổi sóng trong năm 2011.

Còn về phía Mỹ, nếu đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế và trở về chính sách bảo vệ kinh tế, dù kinh tế không hưng thịnh thì cũng không đến nỗi chết như Trung Cộng. Nói rõ ra, Mỹ không cần đánh chiếm Trung Cộng, chỉ vài đòn kinh tế là đủ bởi vì nội lực Mỹ mạnh và ít người . Còn Trung Cộng thì khác, là một nước lớn, hãnh tiến , dân đông và nghèo. Họ mang một lần hai tâm trạng: tâm trạng bá quyền truyền thống, và tâm trạng khố rách áo ôm muốn cướp đoạt.
Cổ nhân nói:
"Thứ nhất thì sợ anh hùng,
Thứ nhì thì sợ cố cùng liều thân".

Kẻ cố cùng thường thích đánh nhau như Chí Phèo. Còn người sang không dám đánh nhau vì sợ đau mình mẩy, sợ rách áo và sợ mất thể diện!

V. BẮC HÀN , CON TỐT, CON XE?

Trên bàn cờ, việc thí xe, thí pháo là việc bình thường. Con cờ là gỗ, là ngà, là nhựa nên không đau đớn. Trung Cộng cũng đã giết các đồng chí và tay sai, và nay thì hy sinh Bắc Hàn.

Tin động trời do Wikileak tiết lộ nói rằng một viên chức cao cấp của Trung Quốc đã nói với Nam Hàn rằng họ chán người anh em miền Bắc của Seoul quá, vì những hành động của Bình Nhưỡng chẳng khác nào con trẻ. Trong chỗ không chính thức, Bắc Kinh còn nói hy vọng hai xứ Triều Tiên sẽ thống nhất dưới bàn tay chăm sóc của Seoul và lá cờ Cộng Hòa Hàn Quốc.(11)

Đây không phải là tin vịt do những kẻ có ác ý tung ra. Trong lúc nhiều người bàn tán xôn xao về việc Trung Quốc có ý định bỏ rơi chính phủ ở Bình Nhưỡng để ủng hộ cho bán đảo Triều Tiên được thống nhất dưới sự kiểm soát của Seoul, một học giả Trung Quốc nói rằng quốc gia Cộng Sản bị cô lập này là “lợi ích cốt lõi hàng đầu” của Trung Quốc và việc gây ra chiến tranh ở Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và tuyên chiến với Trung Quốc.

Trong bài bình luận đăng ngày 30 tháng 11 trên tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, giáo sư Lý Hy Quang của Đại học Thanh Hoa cho rằng bất kể Bắc Triều Tiên do ai cai trị và theo thể chế nào thì nước này vẫn là lợi ích cốt lõi thượng hạng của Trung Quốc, chứ không phải chỉ là một nước “láng giềng hữu nghị” thông thường. Nhà nghiên cứu bang giao quốc tế nổi tiếng của Trung Quốc này nói thêm rằng hòa bình của bán đảo Triều Tiên không phải chỉ là vấn đề giữa hai miền Triều Tiên mà là một vấn đề có liên hệ mật thiết với an ninh của Trung Quốc.(12)

Phải chăng Trung Cộng hy sinh Bắc Hàn vì “lợi ích cốt lõi hàng đầu” của Trung Quốc? Trung Cộng đơn phương đem Chiêu Quân cống Hồ hay cả hai bên Trung Mỹ có đàm phán tương nhượng? Phải chăng bán đảo Cao Ly thuộc Mỹ còn Đài Loan "hòa hợp hòa giải" với Trung Cộng? Và Việt Miên Lào đi về đâu? Hai đại ca chơi chung cô Thúy Kiều Đông Dương hay nàng Kiều sẽ thuộc về tay ai làm chủ? Nàng Kiều sẽ về dinh Chệt ở Tô Châu hay về building Mẽo ở Texas?


Đông Dương như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng tất cả chỉ là tấn kịch. Bắc Hàn sắp suy sụp vì nghèo đói mặc dầu vũ khí khá mạnh. Kinh nghiệm Đức, thống nhất đông tây thì Tây Đức phải nuôi Đông Đức! Nếu thống nhất Bắc Nam Triều tiên thì Nam Hàn phải nuôi báo cô Bắc Hàn cho béo rồi Bắc Hàn sẽ phản lại Nam Hàn. Mồi nhử này không có lợi cho Nam Hàn và Mỹ. Nếu đổi Bắc Hàn lấy Đài Loan thì Trung Cộng được lợi vì Đài Loan là kho vàng còn Bắc Hàn là đống rác. Cái mà Mỹ chú ý là Trung Cộng phải tăng tỷ giá nhân dân tệ và bớt xuất cảng sang Mỹ. Trung Cộng không chấp nhận hai việc này thì Mỹ sẽ đưa ra các phương pháp bảo vệ mậu dịch hoặc tuyệt thương. Lúc đó, chắc chắn kinh tế và chính trị Trung Cộng sẽ rối bời. Chính trong thương trường tranh đấu, Trung Cộng sẽ gục.

VI.BINH BẤT YẾM TRÁ?

Cũng có thể Trung Cộng và Bắc Hàn giả bộ hòa hoãn để họ bất thình lình tấn công các quốc gia lân cận. Ai có thể tin Trung Cộng, Bắc Triều Tiên nhưng Nhật Bản thì rành Cộng sản sáu câu.

Sau đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.

Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.

Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.

Theo chiến thuật này, khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.

Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.

Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định : « Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ».(13)

Trong khi Trung Cộng và Bắc Triều Tiên lên tiếng hòa hoãn, thì Trung Cộng lại điều quân đến đảo Điếu Ngư. Đấy cũng là thủ đoạn " đả đả đàm đàm" của Cộng sản, miệng nói hòa bình nhưng âm thầm đánh chiếm. Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 19/12 dẫn lời quan chức Cục Ngư chính Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ điều tàu Ngư chính cỡ lớn 310, vừa được sản xuất tháng 9/2010, tiến về quần đảo Điếu Ngư để triển khai các hoạt động giám sát xung quanh.(14)

Trước đây, tàu Nhật bản chận bắt tàu đánh cá Trung Quốc, tàu Trung Quốc 63 tấn đâm vào tàu Nhật Bản trên ngàn tấn. Nếu Trung Cộng đem tàu lớn trên bốn năm ngàn tấn, đậu tàu mãi mãi ở Điếu Ngư thì hai việc sẽ xảy ra. Nếu Nhật im lặng, Trung Cộng sẽ tiến chiếm Điếu Ngư. Nếu Nhật Bản chống cự, thế chiến sẽ xảy ra.

Nhưng chính phủ Nhật không thể im lặng cúi đầu như chính phủ Việt cộng vì nhân dân Nhật sẽ phản đối như đã phản đối trong vụ tàu Trung Quốc thị uy ở lãnh hải Nhật. Đài RFI ngày 7 tháng 11 năm 2010 cho biết bốn ngàn dân Nhật đã biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng phản đối Trung Cộng vi phạm lãnh hải Trung Quốc. (15)

Đài RFA ngày 18.12.2010 cho biết 2000 người Nhật biểu tình chống Trung Cộng . Số người này tập trung trên nhiều đường phố tại khu Shibuye của Tokyo với các biểu ngữ chống Trung Quốc, sau khi một Ủy ban của thành phố Ishigaki tại đảo Okinawa thông qua một sắc lệnh lấy ngày 14 tháng 01 là “Ngày khởi đầu” của cuộc tranh chấp quần đảo Sensaku với Trung Quốc.(16)

Như vậy là Nhật Bản đã chuẩn bị , đã biết Trung Cộng sẽ chiếm Điếu Ngư và thế chiến bùng nổ nên họ đã lấy ngày 14-1-2011 là ngày đầu của Điếu Ngư đẫm máu, và là ngày khởi đầu thế chiến!

Những ngày tới, bọn Việt cộng sẽ hành xử ra sao?E rằng vẫn chính sách hèn nhát, quỵ lụy. Chúng thản nhiên xem từng tấc đất tổ tiên bị xâm phạm mà bảo" Biển Đông , Hoàng Sa, Trường Sa không có gì lạ!" như Nguyễn Chí Vịnh đã nói mà không ngượng mồm. Mặt khác, chúng khủng bố nhân dân, đánh đập, bỏ tù những ai kêu gọi chống Trung Quốc, đòi Hoàng Sa, Trường Sa và tự do, dân chủ. Nhân dân Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản sao đoàn kết và oai hùng đến thế? Còn chính phủ Việt Cộng là cái giống gì, loài gì mà như thế?

Những ngày tới, không riêng Nhật Bản bị uy hiếp, mà châu Á bị uy hiếp trong đó có Việt Nam.

Đài RFA ngày 24.12.2010 loan tin rằng Trung Quốc cho hay trong năm tới họ sẽ tiến hành bảo vệ mạnh hơn các vùng đánh cá quanh những đảo tranh chấp. Tờ China Daily hôm nay trích phát biểu của quan chức phụ trách ngư chính của Trung Quốc nói rằng những cuộc tuần tra thông thường để bảo vệ vùng đánh cá quanh quần đảo Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông sẽ được tổ chức vào năm tới. Ngoài ra hoạt động giám sát các ngư trường tại Hoàng Hải và Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, cũng được tăng cường.(17)

Trung cộng chỉ hù dọa hay làm thật? Nếu họ cương quyết ra mặt và thẳng tay nổ súng vào đối phương Mỹ, Nhật, năm canh dần 2011 hứa hẹn nhiều sôi động mà chủ động là Trung Cộng với lý do" bảo vệ lãnh thổ" của họ. Mỹ, Nhật có im lặng không? Chờ xem tình thế sẽ diễn như thế nào sau tháng 1-2011 khi Hồ Cẩm Đào đi Mỹ về. Cũng có thể cuộc chiến xảy ra trước khi Hồ Cẩm Đào đi Mỹ.


Trước thái độ hoà hoãn hiện nay của Trung Cộng, đài RFA vẫn tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Trung Cộng. RFA vẫn nhìn tình hình đầu năm 2011 với nhãn quan và tình hình trước tháng 9-2010. Trong bài "Mỹ - Trung cạnh tranh quyền lực" do Thanh Quang, phóng viên RFA viết ngày 3-1- 2011 có đoạn:

. . . theo giới quan sát thì rắc rối đang xảy ra là 2 siêu cường Mỹ-Trung đang lâm vào tình trạng ngày càng bất tín nhiệm nhau. Khi đề cập tới vị thế của TQ trên bình diện quốc tế, chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trụ sở tại thủ đô Washington nhận xét rằng sự bất tín nhiệm chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục nghiêm trọng thêm.

Thậm chí cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ giới lãnh đạo Mỹ-Trung trong vòng một thập niên sắp tới đang gieo nền móng thù nghịch đáng ngại, mặc dù trước kia ông Kissinger tin chắc rằng Hoa Kỳ và TQ cùng có lợi qua sự hợp tác, chứ không phải kình chống nhau.

Và tờ The Economist cũng cảnh báo thêm rằng hiện không có nơi nào diễn ra sự kình chống manh nha nhưng gay gắt như giữa quân lực Mỹ và quân đội Giải phóng (18) .


VII.KẾT LUẬN

Năm 2011 là năm quan trọng. Phe Cộng sản luôn luôn gian trá, họ liều chết chứ không chịu hàng phục. Nói như Marx, trong cuộc đấu tranh, người cộng sản không mất gì cả. Bọn lãnh tụ cộng sản không mất sợi lông. Trái lại, có chiến tranh, chúng càng có quyền thế và có tài sản. Chỉ có dân chúng là mất xác , mất tài sản và tự do. Hòa hoãn chỉ là cái vỏ giả tạo. Họ chờ đợi thời cơ. Ngòi nổ là bán đảo Cao Ly.

Trung Cộng chưa ra mặt, mà đứng đàng sau chỉ đạo Bắc Hàn. Vở kịch có nhiều màn. Màn thứ nhất Bắc Hàn bắn Nam Hàn. Màn thứ hai Bắc Hàn, Nam Hàn bắn nhau kịch liệt. Màn ba, Trung Cộng nhảy vào. Mỹ nhảy vào, Nhật nhảy vào. Cũng có thể Trung Nhật đánh nhau mà cũng có thể hải quân Trung Mỹ đánh nhau ở Thái Bình Dương. Các phương án có thể bất ngờ xảy ra. Thế là thế chiến bùng nổ. Chúng ta phải tỉnh táo phòng bị, đừng mắc mưu bọn Cộng sản.

___

(1).http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100622_korea_war_60_years.shtml
(2). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110102_nkorea_dialogue.shtml
(3). http://www.voanews.com/vietnamese/news/new-year-01-01-11-112744159.html
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101218_us_korea_warning.shtml
(5). http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2009-08-20-voa8-81872367.html?refresh=1
(6). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/11/101113_obama_asianexports.shtml
(7). http://dantocvietnam.com/?p=37652
(8).http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/52/tin-tuc/27767/dong-nhan-dan-te-qua-5-nam-cai-cach-ty-gia.aspx
(9). http://vietbao.vn/Kinh-te/Trung-Quoc-Dong-NDT-tang-gia-gay-thiet-hai-lon-cho-nhieu-nganh-kinh-te/65093753/87/
(10). http://cafef.vn/2010040508012419CA0/loi-nhuan-cong-ty-xuat-khau-trung-quoc-giam-toi-50-neu-dong-nhan-dan-te-tang-3.chn
(11). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Series-of-events-worth-noticed-in-2010-north-korea-belligerence-vlong-01012011145252.html
(12). http://www.voanews.com/vietnamese/news/north-korea-china-12-03-2010-111270804.html
(13). www.viet.rfi.fr/chau-a/20101231-bao-chi-nhat-ban-trung-quoc-da-chuan-bi-ke-hoach-danh-chiem-bien-dong
(14). http://tintuc.timnhanh.com/the-gioi/20101221/35AB0AFA/Tau-Ngu-chinh-Trung-Quoc-se-thuong-tru-tai-dao-Dieu-Ngu.htm
(15).http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20101107-bon-ngan-nguoi-nhat-bieu-tinh-chong-trung-quoc
(16). http://rfavietnam.wordpress.com/2010/12/18/2000-ngan-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83u-tinh-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c/
(17). http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/china-pledges-regular-patrols-near-disputed-islands-12242010072434.html
(18). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-us-and-china-rival-for-their-influence-tq-01032011162509.html

XIX. BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN,

NGÒI NỔ THẾ CHIẾN 3?

Á châu luôn là mồi lửa chiến tranh. Đã hơn nửa thế kỷ nay, Trung Đông, Việt Nam, Triều Tiên là kho thuốc súng. Nhưng hai nước mang hai số phận khác nhau. Hai nước đều có quân Mỹ tham gia trận chiến, và chia đôi, nhưng Triều Tiên nay vẫn tồn tại hai nước, còn Việt Nam thì Mỹ rút lui để cho cộng sản xâm chiếm miền Nam.

I. LỊCH SỬ CHIẾN TRANH 1950-1953

Sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, chính phủ đế quốc Nhật được thay thế bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ và Liên Xô. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ), còn Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền ở miền nam ( Đại Hàn Dân quốc) . Sau đó, Hoa Kỳ giảm binh sĩ tại Nam Hàn , chỉ để lại một số cố vấn. Được sự khuyến khích của Stalin, Bắc Triều Tiên tấn công vào miền nam. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc.

Theo đài BBC, chiến tranh Triều Tiên được cho là mở màn cho xung đột hai phe tự do và cộng sản tại châu Á mà xung đột tiếp đó tại Đông Dương làm bùng nổ cuộc chiến Việt Nam.

Dù tham chiến ngắn, Hoa Kỳ đã gửi tới chiến trường Đông Bắc Á gần 1,8 triệu quân, và trong đó hơn 36.900 người bị giết, con số không nhỏ hơn bao nhiêu so với thiệt hại sinh mạng của Mỹ tại Việt Nam (58 nghìn).

Nhưng đây cũng là cuộc chiến duy nhất Trung Quốc đụng độ trực tiếp với Hoa Kỳ, và con số Chí nguyện quân cộng sản Trung Hoa bị giết rất lớn.(1)

Cũng theo bài bình luận trên, một học giả khác, ông Lưu Minh ở Trung Quốc thì cho rằng nhìn lại quyết định của Mao Trạch Đông hồi đó, Trung Quốc không thể tránh khỏi việc dính líu vào cuộc chiến.

Thậm chí, ông giữ quan điểm rằng nhờ tham chiến mà Trung Quốc có một vị thế cao hơn trong quan hệ với các cường quốc.

Trong nghiên cứu mang tên 'Đánh giá lại Chiến tranh Triều Tiên sau 60 năm', ông Lưu cho rằng sau khi Stalin chấp nhận để Kim Nhật Thành nổ súng trước, Mao Trạch Đông đã thấy đó là một cơ hội để biến Bắc Triều Tiên là vùng trái độn, ngăn thế lực của Mỹ ở miền Nam với vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Ông Mao cũng tin rằng quân Mỹ, sau khi chiến thắng Nhật Bản ở Thái Bình Dương, là một mối đe dọa cho nước Trung Hoa cộng sản vừa thành lập.

Giáo sư Thời Ân Hoằng, nhà nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ tại Trung Quốc tin rằng chiến tranh Triều Tiên nằm trong chiến lược xây dựng phòng tuyến đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á.(1)

Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ (Nam Hàn chiếm được nhiều lãnh thổ hơn là mất).

II.XUNG ĐỘT NAM BẮC. BẮC HÀN TẤN CÔNG

Sau hiệp định ngưng chiến 1953, những cuộc xung đột lẻ tẻ giữa hai xứ Triều Tiên vẫn tiếp diễn.
+Ngày 21/1/1968: Đặc công Triều Tiên đột kích dinh Tổng thống Hàn Quốc nhằm sát hại Tổng thống khi đó là Park Chung-Hee. Khi chỉ còn cách Nhà Xanh 800m, toàn bộ 32 đặc công bị giết hoặc bắt. Thông tin chi tiết về vụ xử lý đó đến nay vẫn còn là bí ẩn.

+Ngày 15/8/1974: Một điệp viên Triều Tiên nổ súng về phía Tổng thống Park khi ông đang phát biểu. Điệp viên bắn trượt và viên đạn nhắm đúng vào phu nhân Tổng thống và bà thiệt mạng.

+Ngày 9/10/1983: Các điệp viên của Triều Tiên cho nổ tung một địa điểm tại Myanmar ngay trước khi Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đến thăm. Hậu quả là bốn Bộ trưởng Hàn Quốc cùng 16 người khác mất mạng.

+Ngày 29/11/1987: Toàn bộ 115 người trên một chiếc máy bay của Hàn Quốc thiệt mạng khi một quả bom do điệp viên Triều Tiên cài đặt phát nổ.

+Tháng 9/1996: Một tàu ngầm của Triều Tiên đưa đặc công vào bờ biển của Hàn Quốc, châm ngòi cho một chiến dịch săn lùng quy mô lớn. Tuy nhiên, 24 người trong số họ phải bỏ mạng, trong đó 11 người tự sát.

+Ngày 15/6/1999: Quân đội hai nước đối đầu trên khu vực biển Hoàng Hải. Đây được coi là cuộc xung đột trực diện đầu tiên của hải quân hai nước kể từ khi chiến tranh kết thúc, với 20 người thủy thủ Triều Tiên thiệt mạng do một thuyền bị chìm.

+Ngày 29/6/2002: Một tàu Hàn Quốc chìm trên biển Hoàng Hải, khiến 6 thủy thủ thiệt mạng. Vụ này diễn ra trong thời gian Hàn Quốc đang là đồng chủ nhà World Cup. Ước tính 13 người của phía Triều Tiên cũng mất mạng.

+Ngày 10/11/2009: Hải quân hai nước đọ súng trên biển Hoàng Hải. Cuối cùng phía Triều Tiên phải rút lui do chiếc tàu bốc cháy. Thiệt hại về người sau đó không được công bố.

+Ngày 26/3/2010: Một vụ nổ xảy ra trên tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc, con tàu vỡ đôi và chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.

+Ngày 20/5/2010: Kết quả cuộc điều tra đa quốc gia cho thấy tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên tấn công.

cheonan-250.jpg

Chiến hạm Cheonan được trục vớt lên. AFP photo.

+Ngày 24/5/2010: Hàn Quốc đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên và cấm mọi tàu thuyền của Bình Nhưỡng hoạt động tại lãnh hải của Seoul.

+Ngày 29/10/2010: Quân đội hai miền đọ súng tại biên giới, châm ngòi căng thẳng ngay trước thềm hội nghị G-20 tại Thủ đô Seoul.

+Ngày 23/11/2010: Triều Tiên “dội pháo” về phía Hàn Quốc. Sau đó hai bên có cuộc đấu súng căng thẳng và Seoul cũng phải huy động máy bay chiến đấu F-16 đến vùng chiến sự. Thông báo mới nhất của phía Hàn Quốc cho thấy, ít nhất một binh sĩ thiệt mạng và ba người khác bị thương nặng.
+ Trong năm 2010, Nam Hàn cùng Mỹ nhiều lần tập trận trên Thái Bình Dương, trong tháng 12-2010, cả hai tập trận tại hải phận Nam Bắc Hàn.

Bình Nhưỡng

Quan hệ liên Triều vẫn còn căng thẳng

Tình hình cực kỳ căng thẳng từ sau đó đến nay, với những cuộc tập trận hải quân lớn nhất xưa nay của liên quân Mỹ Hàn, rồi những cuộc thao dượt phối hợp hỏa lực hải pháo, pháo binh, không quân lớn nhất của quân đội Nam Hàn, và thực tập hành quân bộ với xe tăng, trực thăng vũ trang, trực thăng đổ quân có không lực và pháo binh, hải pháo yểm trợ.

Quân đội Nam Hàn gia tăng tuần tiểu dọc biên giới giáp Bắc Hàn. AFP

Quân đội Nam Hàn gia tăng tuần tiểu dọc biên giới giáp Bắc Hàn. AFP

Dư luận Nam Hàn buộc Seoul phải có thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, trong khi cả thế giới lo âu vào lúc bán đảo Triều Tiên đang chập choạng bước trên bờ vực chiến tranh. Trước cuộc tập trận của Nam Hàn hôm thứ hai, Bắc Hàn đã kéo pháo và những dàn phi đạn ra khỏi hầm, sẵn sàng tác xạ, và đe dọa sẽ trả đũa gây thảm họa cho Nam Hàn nếu Seoul cứ tiến hành thao dượt quân sự.

Tướng Walter Sharp tư lệnh LL. Mỹ tại Nam Hàn và Tổng thống Nam Hàn

Tướng Walter Sharp tư lệnh LL. Mỹ tại Nam Hàn và Tổng thống Nam Hàn Lee Myung Bak tuyên bố cuộc tập trận quy mô sau trận pháo kích của Bắc Hàn. AFP Nhưng giữa lúc tình hình lên cơn sốt vì sự đe dọa đó trong khi đạn pháo binh Nam Hàn nổ ran vùng phía nam ranh giới lãnh hải, Bình Nhưỡng đã giữ yên lặng. Hãng thông tấn Nhà nước Bắc Hàn chỉ đăng bài nói quân đội không thèm trả đũa trò khiêu khích như trẻ con chơi đùa với lửa đó. Nam Hàn đe dọa mở cuộc thánh chiến nhưng cho đến nay, Bắc Hàn chưa nổ thêm phát súng nào.

III. TRUNG CỘNG VÀ BẮC HÀN HÒA HOÃN

Sau tháng 9-2010, tàu Trung Cộng đụng độ tàu Nhật, và tàu Nam Hàn bắt tàu đánh cá Trung Cộng, thái độ Trung Cộng tỏ ra hòa hoãn hơn. Trung Cộng mời bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thăm Trung Cộng và nối lại các cuộc thương thảo về quân sự mà Trung Cộng đã cắt đứt. Và Trung Cộng sau vụ tàu Nhật bắt tàu đánh cá Trung Cộng, Trung Cộng làm mình làm mẫy không bán đất hiếm cho Nhật, thì nay lại chào mời Nhật mua đất hiếm...Để bớt xấu hổ, Trung Cộng tuyên bố chỉ bán ít đất hiếm thôi! Không thèm bán nhiều đâu!

Trong thông điệp đầu năm 2011, Bắc Hàn cũng đổi giọng, kêu gọi đối thoại hòa bình. Trong bài xã luận năm mới, Bình Nhưỡng viết chính sách nhất quán của Bắc Triều Tiên là "thiết lập một hệ thống hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên và giải trừ hạt nhân thông qua đối thoại và đàm phán".(2)

Và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã phát biểu nhân dịp đầu năm 2011 với cam kết theo đuổi các quan hệ ngoại giao quốc tế ôn hòa trong khi thúc đẩy việc chuyển đổi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này.(3) IV.Ý NGHĨA CỦA THÁI ĐỘ HÒA HOÃN Những sự kiện này có ý nghĩa gì?

1. Bắc Hàn là tay sai Trung Cộng. Cả hai là một đồng, một cốt. Bắc Hàn múa may là cậy có Trung Cộng sau lưng. Sau khi Bắc Hàn bắn phá Nam Hàn, Mỹ kêu gọi Liên Hiệp quốc trừng phạt Bắc Hàn nhưng Trung Cộng che chở mà phủ quyết. Và trong mối bang giao quốc tế, Bắc Hàn tỏ ra lưu manh xảo quyệt. Suốt thời gian gần 10 năm nay hội nghị 6 nước để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn khi vui vẻ, khi cau có, chỉ để câu giờ và hạch sách như Việt cộng tại hội nghị Paris 1972.Trong thời gian đó Bắc Hàn nói Bắc Hàn có quyền thử bom hạt nhân, lúc lại đồng ý bãi bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nói thế, lâu lâu Bắc Hàn lại đem thí nghiệm nổ bom nguyên tử, rồi trâng tráo công nhận thử bom. Lúc thì Bắc Hàn cấm cửa LHQ, lúc thì mời LHQ vào thanh tra. Tại sao Mỹ nổi nóng với Iran, Iraq mà lại lép vế trước tiểu yêu Bắc Hàn?

Nhất là tháng 12-2010, Mỹ gửi đặc sứ Bill Richardson của Mỹ tới thăm Bắc Hàn đã cảnh báo rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện nay như một "trái bom chờ nổ", và ông đã đề nghị họ phải “hết sức kiềm chế”. (4)

Không biết công việc ra sao mà chính phủ Mỹ lại bảo ông Bill Richardson đến Bắc Hàn là việc cá nhân của ông.(5)

Thế giới nay đầy vũ khí hạt nhân, thêm vào một Bắc Hàn thì có gì quan trọng mà Mỹ phải ầm ĩ? Tại sao phải viện trợ tiền bạc, lương thực cho quỷ đói Bắc Hàn? Mỹ tính nước cờ gì đây?Tại sao Mỹ phải dung dưỡng Bắc Hàn? Cổ nhân nói: "Đánh chó phải ngó nhà chúa". Phải chăng Mỹ không muốn hay chưa muốn đụng độ với Trung Cộng? Lời tuyên bố hòa hoãn của Bắc Hàn là gian trá như bao lần trước. Mỹ lẽ nào không biết? Thế giới sao lại chiều chuộng đứa trẻ hư hỏng Bắc Hàn?

Người ta kể chuyện rằng ngày xưa có một ông quan văn ngồi võng qua làng, bị một đứa bé ngồi trên cây đái xuống. Ông không la mắng mà lại vui vẻ thưởng cho thằng bé một quan tiền. Trên đường này có nhiều quan lớn qua lại. Thằng bé từ hôm được ông quan văn thưởng tiền thì thích thú lắm. Thói đời " Thấy mùi, quen mui, đánh mãi." Một hôm, có ông quan võ tính nóng như lửa, hể tức giận là chém người. Nó leo lên cây và cũng đái xuống đầu ông quan võ. Quan tức giận, sai lính lôi xuống chém đầu! Người ta bảo ông quan văn thâm!

Tại sao Bắc Hàn hòa hoãn? Xưa nay Bắc Hàn vẫn chơi trò gạt gẫm này. Lúc thì kêu gọi các bên hội họp, tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân để lấy tiền. Lấy được tiền, được gạo thì trở mặt. Chính sách này đã dùng đi dùng lại 10 năm nay rồi.

Cũng có thể vì chuyến đi của Hồ Cẩm Đào sang Mỹ tháng 1-2011, Bắc Hàn phải đồng ca với Trung Cộng bản nhạc hòa bình. Sau khi Hồ Cẩm Đào về nước, Bắc Hàn lại sẽ phóng hỏa tiển để thị uy với dân chúng và cổ võ cho cậu đại tướng Kim Jong Un sắp lên làm vua.

2. Phải chăng Trung Cộng phải lùi bước, chấm dứt mộng đế quốc vĩnh viễn hoặc tạm thời vì vũ khí thua Mỹ và kinh tế Trung Cộng đang lâm nguy vì chính sách hạ giá đồng đô la của Mỹ và biện pháp kinh tế khác?

Tại hội nghị APEC tại Nhật, Tổng Thống Obama nói: “Nhìn về phát triển, không nước nào nên cho rằng con đường tới thịnh vượng của họ chỉ dựa vào việc xuất khẩu hàng sang Mỹ”.

Ông nói thêm rằng cạnh tranh lành mạnh không cần phải gây ra rạn nứt giữa các quốc gia.

Sau ông Obama, chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào tái khẳng định cam kết sẽ cải cách tiền tệ dần dần và cân bằng mậu dịch. (6)

Trước chuyến Mỹ du ngày 19-1-2011, Hồ Cẩm Đào nói rõ ý nghĩa cuộc chuyển đổi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nghĩa là Trung cộng hứa sẽ làm theo lời Mỹ! Đó là lời hứa thật lòng hay hứa cuội? Đây không phải là lần thứ nhất Trung Cộng lừa dối Hoa Kỳ. Trước đây, khoảng đầu 2010, Trung Cộng hứa tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ, nhưng chỉ một ngày thì đâu lại vào đấy. Cao lắm là 2%-3% trong vài ngày rồi lại hạ xuống như cũ. Còn hứa giảm xuất khẩu thì giảm bao nhiêu? Được mấy ngày? Vẫn là trò lừa bịp của Tàu Cộng.

Theo báo Dân Tộc Việt Nam, giá trị đồng nhân dân tệ đột ngột tăng cao sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc bị đe dọa. Trên đây là nhận định của giới phân tích trong bối cảnh, nói như báo chí, là đang có « chiến tranh tỷ giá » giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong một chừng mực nào đó, chính thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận như vậy khi ông công du châu Âu trong tuần qua.(7)

Tờ Thời báo kinh tế Trung Quốc” ngày 27/7 dẫn nguồn tin từ Tân hoa Xã, cho biết " Trong 5 năm qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu có mật độ lao động tập trung cao phải dựa vào việc không ngừng tăng giá để bù đắp cho khoản tăng giá thành do việc tăng giá trị của đồng NDT gây ra, dẫn đến có doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Nhìn lại quãng thời gian từ tháng 10/2007 đến tháng 7/2008, đồng NDT tăng giá với tốc độ nhanh, chỉ trong 9 tháng giá trị của đồng NDT tăng lên xấp xỉ 11%, gây tổn thất lớn cho xuất khẩu của Trung Quốc, trong thời gian này có hàng vạn doanh nghiệp ngoại thương ở khu vực tam giác sông Châu, sông Trường bị đóng cửa. (8)

Tờ Việt BÁo loan tin: Ngày 30/5, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố đồng nhân dân tệ đã tăng giá lên mức kỷ lục 7,64 NDT đổi 1 USD, các chuyên gia Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Trung Quốc cảnh báo việc tăng giá đồng nhân dân tệ quá nhanh có thể khiến hàng triệu công nhân Trung Quốc lâm vào tình cảnh thất nghiệp trong thời gian tới.

Theo một công trình nghiên cứu của Bộ trên, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá 5-10 % sẽ khiến 3,5 triệu công nhân thất nghiệp và khoảng 10 triệu nông dân bị ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, sự tăng giá này còn gây thiệt hại nặng cho các ngành như dệt may, giày dép, đồ chơi và ô tô xe máy là những ngành sử dụng nhiều nhân công và phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu.

Hơn nữa, việc tăng giá đồng nhân dân tệ còn khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề trên giảm từ 3-5 %, trong khi mức lãi hiện nay vốn đã rất thấp. Những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp loại này như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông và Phúc Kiến, cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại.(9)

Tháng tư năm 2010, theo Tân Hoa Xã, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thêm 3%, lợi nhuận của nhóm các công ty xuất khẩu có thể giảm từ 30% đến 50%. (10)

Còn sắp tới nếu giảm xuất khẩu 5% hay 10% thì lợi nhuận giảm bao nhiêu? 30% hay 50%? Và số người thất nghiệp sẽ tăng bao nhiêu? 30% hay 50 %?

Trung Quốc không có lựa chọn. Tăng tỷ giá đồng nguyên thì chết mà không tăng cũng chết. Không giảm xuất khẩu thì chết mà giảm xuất khẩu cũng chết. Chỉ có con đường liều là đánh một trận, được ăn cả, ngã về không theo tinh thần liều mạng của Marx, Mao. Nhiều bình luận gia không tin vào cuộc hội họp Obama và Hồ Cẩm Đào sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Người ta chờ đợi Thái Bình Dương nổi sóng trong năm 2011.

Còn về phía Mỹ, nếu đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế và trở về chính sách bảo vệ kinh tế, dù kinh tế không hưng thịnh thì cũng không đến nỗi chết như Trung Cộng. Nói rõ ra, Mỹ không cần đánh chiếm Trung Cộng, chỉ vài đòn kinh tế là đủ bởi vì nội lực Mỹ mạnh và ít người . Còn Trung Cộng thì khác, là một nước lớn, hãnh tiến , dân đông và nghèo. Họ mang một lần hai tâm trạng: tâm trạng bá quyền truyền thống, và tâm trạng khố rách áo ôm muốn cướp đoạt.
Cổ nhân nói:
"Thứ nhất thì sợ anh hùng,
Thứ nhì thì sợ cố cùng liều thân".

Kẻ cố cùng thường thích đánh nhau như Chí Phèo. Còn người sang không dám đánh nhau vì sợ đau mình mẩy, sợ rách áo và sợ mất thể diện!

V. BẮC HÀN , CON TỐT, CON XE?

Trên bàn cờ, việc thí xe, thí pháo là việc bình thường. Con cờ là gỗ, là ngà, là nhựa nên không đau đớn. Trung Cộng cũng đã giết các đồng chí và tay sai, và nay thì hy sinh Bắc Hàn.

Tin động trời do Wikileak tiết lộ nói rằng một viên chức cao cấp của Trung Quốc đã nói với Nam Hàn rằng họ chán người anh em miền Bắc của Seoul quá, vì những hành động của Bình Nhưỡng chẳng khác nào con trẻ. Trong chỗ không chính thức, Bắc Kinh còn nói hy vọng hai xứ Triều Tiên sẽ thống nhất dưới bàn tay chăm sóc của Seoul và lá cờ Cộng Hòa Hàn Quốc.(11)

Đây không phải là tin vịt do những kẻ có ác ý tung ra. Trong lúc nhiều người bàn tán xôn xao về việc Trung Quốc có ý định bỏ rơi chính phủ ở Bình Nhưỡng để ủng hộ cho bán đảo Triều Tiên được thống nhất dưới sự kiểm soát của Seoul, một học giả Trung Quốc nói rằng quốc gia Cộng Sản bị cô lập này là “lợi ích cốt lõi hàng đầu” của Trung Quốc và việc gây ra chiến tranh ở Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và tuyên chiến với Trung Quốc.

Trong bài bình luận đăng ngày 30 tháng 11 trên tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, giáo sư Lý Hy Quang của Đại học Thanh Hoa cho rằng bất kể Bắc Triều Tiên do ai cai trị và theo thể chế nào thì nước này vẫn là lợi ích cốt lõi thượng hạng của Trung Quốc, chứ không phải chỉ là một nước “láng giềng hữu nghị” thông thường. Nhà nghiên cứu bang giao quốc tế nổi tiếng của Trung Quốc này nói thêm rằng hòa bình của bán đảo Triều Tiên không phải chỉ là vấn đề giữa hai miền Triều Tiên mà là một vấn đề có liên hệ mật thiết với an ninh của Trung Quốc.(12)

Phải chăng Trung Cộng hy sinh Bắc Hàn vì “lợi ích cốt lõi hàng đầu” của Trung Quốc? Trung Cộng đơn phương đem Chiêu Quân cống Hồ hay cả hai bên Trung Mỹ có đàm phán tương nhượng? Phải chăng bán đảo Cao Ly thuộc Mỹ còn Đài Loan "hòa hợp hòa giải" với Trung Cộng? Và Việt Miên Lào đi về đâu? Hai đại ca chơi chung cô Thúy Kiều Đông Dương hay nàng Kiều sẽ thuộc về tay ai làm chủ? Nàng Kiều sẽ về dinh Chệt ở Tô Châu hay về building Mẽo ở Texas?


Đông Dương như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng tất cả chỉ là tấn kịch. Bắc Hàn sắp suy sụp vì nghèo đói mặc dầu vũ khí khá mạnh. Kinh nghiệm Đức, thống nhất đông tây thì Tây Đức phải nuôi Đông Đức! Nếu thống nhất Bắc Nam Triều tiên thì Nam Hàn phải nuôi báo cô Bắc Hàn cho béo rồi Bắc Hàn sẽ phản lại Nam Hàn. Mồi nhử này không có lợi cho Nam Hàn và Mỹ. Nếu đổi Bắc Hàn lấy Đài Loan thì Trung Cộng được lợi vì Đài Loan là kho vàng còn Bắc Hàn là đống rác. Cái mà Mỹ chú ý là Trung Cộng phải tăng tỷ giá nhân dân tệ và bớt xuất cảng sang Mỹ. Trung Cộng không chấp nhận hai việc này thì Mỹ sẽ đưa ra các phương pháp bảo vệ mậu dịch hoặc tuyệt thương. Lúc đó, chắc chắn kinh tế và chính trị Trung Cộng sẽ rối bời. Chính trong thương trường tranh đấu, Trung Cộng sẽ gục.

VI.BINH BẤT YẾM TRÁ?

Cũng có thể Trung Cộng và Bắc Hàn giả bộ hòa hoãn để họ bất thình lình tấn công các quốc gia lân cận. Ai có thể tin Trung Cộng, Bắc Triều Tiên nhưng Nhật Bản thì rành Cộng sản sáu câu.

Sau đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.

Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.

Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.

Theo chiến thuật này, khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.

Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.

Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định : « Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ».(13)

Trong khi Trung Cộng và Bắc Triều Tiên lên tiếng hòa hoãn, thì Trung Cộng lại điều quân đến đảo Điếu Ngư. Đấy cũng là thủ đoạn " đả đả đàm đàm" của Cộng sản, miệng nói hòa bình nhưng âm thầm đánh chiếm. Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 19/12 dẫn lời quan chức Cục Ngư chính Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ điều tàu Ngư chính cỡ lớn 310, vừa được sản xuất tháng 9/2010, tiến về quần đảo Điếu Ngư để triển khai các hoạt động giám sát xung quanh.(14)

Trước đây, tàu Nhật bản chận bắt tàu đánh cá Trung Quốc, tàu Trung Quốc 63 tấn đâm vào tàu Nhật Bản trên ngàn tấn. Nếu Trung Cộng đem tàu lớn trên bốn năm ngàn tấn, đậu tàu mãi mãi ở Điếu Ngư thì hai việc sẽ xảy ra. Nếu Nhật im lặng, Trung Cộng sẽ tiến chiếm Điếu Ngư. Nếu Nhật Bản chống cự, thế chiến sẽ xảy ra.

Nhưng chính phủ Nhật không thể im lặng cúi đầu như chính phủ Việt cộng vì nhân dân Nhật sẽ phản đối như đã phản đối trong vụ tàu Trung Quốc thị uy ở lãnh hải Nhật. Đài RFI ngày 7 tháng 11 năm 2010 cho biết bốn ngàn dân Nhật đã biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng phản đối Trung Cộng vi phạm lãnh hải Trung Quốc. (15)

Đài RFA ngày 18.12.2010 cho biết 2000 người Nhật biểu tình chống Trung Cộng . Số người này tập trung trên nhiều đường phố tại khu Shibuye của Tokyo với các biểu ngữ chống Trung Quốc, sau khi một Ủy ban của thành phố Ishigaki tại đảo Okinawa thông qua một sắc lệnh lấy ngày 14 tháng 01 là “Ngày khởi đầu” của cuộc tranh chấp quần đảo Sensaku với Trung Quốc.(16)

Như vậy là Nhật Bản đã chuẩn bị , đã biết Trung Cộng sẽ chiếm Điếu Ngư và thế chiến bùng nổ nên họ đã lấy ngày 14-1-2011 là ngày đầu của Điếu Ngư đẫm máu, và là ngày khởi đầu thế chiến!

Những ngày tới, bọn Việt cộng sẽ hành xử ra sao?E rằng vẫn chính sách hèn nhát, quỵ lụy. Chúng thản nhiên xem từng tấc đất tổ tiên bị xâm phạm mà bảo" Biển Đông , Hoàng Sa, Trường Sa không có gì lạ!" như Nguyễn Chí Vịnh đã nói mà không ngượng mồm. Mặt khác, chúng khủng bố nhân dân, đánh đập, bỏ tù những ai kêu gọi chống Trung Quốc, đòi Hoàng Sa, Trường Sa và tự do, dân chủ. Nhân dân Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản sao đoàn kết và oai hùng đến thế? Còn chính phủ Việt Cộng là cái giống gì, loài gì mà như thế?

Những ngày tới, không riêng Nhật Bản bị uy hiếp, mà châu Á bị uy hiếp trong đó có Việt Nam.

Đài RFA ngày 24.12.2010 loan tin rằng Trung Quốc cho hay trong năm tới họ sẽ tiến hành bảo vệ mạnh hơn các vùng đánh cá quanh những đảo tranh chấp. Tờ China Daily hôm nay trích phát biểu của quan chức phụ trách ngư chính của Trung Quốc nói rằng những cuộc tuần tra thông thường để bảo vệ vùng đánh cá quanh quần đảo Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông sẽ được tổ chức vào năm tới. Ngoài ra hoạt động giám sát các ngư trường tại Hoàng Hải và Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, cũng được tăng cường.(17)

Trung cộng chỉ hù dọa hay làm thật? Nếu họ cương quyết ra mặt và thẳng tay nổ súng vào đối phương Mỹ, Nhật, năm canh dần 2011 hứa hẹn nhiều sôi động mà chủ động là Trung Cộng với lý do" bảo vệ lãnh thổ" của họ. Mỹ, Nhật có im lặng không? Chờ xem tình thế sẽ diễn như thế nào sau tháng 1-2011 khi Hồ Cẩm Đào đi Mỹ về. Cũng có thể cuộc chiến xảy ra trước khi Hồ Cẩm Đào đi Mỹ.


Trước thái độ hoà hoãn hiện nay của Trung Cộng, đài RFA vẫn tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Trung Cộng. RFA vẫn nhìn tình hình đầu năm 2011 với nhãn quan và tình hình trước tháng 9-2010. Trong bài "Mỹ - Trung cạnh tranh quyền lực" do Thanh Quang, phóng viên RFA viết ngày 3-1- 2011 có đoạn:

. . . theo giới quan sát thì rắc rối đang xảy ra là 2 siêu cường Mỹ-Trung đang lâm vào tình trạng ngày càng bất tín nhiệm nhau. Khi đề cập tới vị thế của TQ trên bình diện quốc tế, chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trụ sở tại thủ đô Washington nhận xét rằng sự bất tín nhiệm chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục nghiêm trọng thêm.

Thậm chí cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ giới lãnh đạo Mỹ-Trung trong vòng một thập niên sắp tới đang gieo nền móng thù nghịch đáng ngại, mặc dù trước kia ông Kissinger tin chắc rằng Hoa Kỳ và TQ cùng có lợi qua sự hợp tác, chứ không phải kình chống nhau.

Và tờ The Economist cũng cảnh báo thêm rằng hiện không có nơi nào diễn ra sự kình chống manh nha nhưng gay gắt như giữa quân lực Mỹ và quân đội Giải phóng (18) .


VII.KẾT LUẬN

Năm 2011 là năm quan trọng. Phe Cộng sản luôn luôn gian trá, họ liều chết chứ không chịu hàng phục. Nói như Marx, trong cuộc đấu tranh, người cộng sản không mất gì cả. Bọn lãnh tụ cộng sản không mất sợi lông. Trái lại, có chiến tranh, chúng càng có quyền thế và có tài sản. Chỉ có dân chúng là mất xác , mất tài sản và tự do. Hòa hoãn chỉ là cái vỏ giả tạo. Họ chờ đợi thời cơ. Ngòi nổ là bán đảo Cao Ly.

Trung Cộng chưa ra mặt, mà đứng đàng sau chỉ đạo Bắc Hàn. Vở kịch có nhiều màn. Màn thứ nhất Bắc Hàn bắn Nam Hàn. Màn thứ hai Bắc Hàn, Nam Hàn bắn nhau kịch liệt. Màn ba, Trung Cộng nhảy vào. Mỹ nhảy vào, Nhật nhảy vào. Cũng có thể Trung Nhật đánh nhau mà cũng có thể hải quân Trung Mỹ đánh nhau ở Thái Bình Dương. Các phương án có thể bất ngờ xảy ra. Thế là thế chiến bùng nổ. Chúng ta phải tỉnh táo phòng bị, đừng mắc mưu bọn Cộng sản.

___

(1).http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100622_korea_war_60_years.shtml
(2). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110102_nkorea_dialogue.shtml
(3). http://www.voanews.com/vietnamese/news/new-year-01-01-11-112744159.html
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101218_us_korea_warning.shtml
(5). http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2009-08-20-voa8-81872367.html?refresh=1
(6). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/11/101113_obama_asianexports.shtml
(7). http://dantocvietnam.com/?p=37652
(8).http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/52/tin-tuc/27767/dong-nhan-dan-te-qua-5-nam-cai-cach-ty-gia.aspx
(9). http://vietbao.vn/Kinh-te/Trung-Quoc-Dong-NDT-tang-gia-gay-thiet-hai-lon-cho-nhieu-nganh-kinh-te/65093753/87/
(10). http://cafef.vn/2010040508012419CA0/loi-nhuan-cong-ty-xuat-khau-trung-quoc-giam-toi-50-neu-dong-nhan-dan-te-tang-3.chn
(11). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Series-of-events-worth-noticed-in-2010-north-korea-belligerence-vlong-01012011145252.html
(12). http://www.voanews.com/vietnamese/news/north-korea-china-12-03-2010-111270804.html
(13). www.viet.rfi.fr/chau-a/20101231-bao-chi-nhat-ban-trung-quoc-da-chuan-bi-ke-hoach-danh-chiem-bien-dong
(14). http://tintuc.timnhanh.com/the-gioi/20101221/35AB0AFA/Tau-Ngu-chinh-Trung-Quoc-se-thuong-tru-tai-dao-Dieu-Ngu.htm
(15).http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20101107-bon-ngan-nguoi-nhat-bieu-tinh-chong-trung-quoc
(16). http://rfavietnam.wordpress.com/2010/12/18/2000-ngan-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83u-tinh-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c/
(17). http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/china-pledges-regular-patrols-near-disputed-islands-12242010072434.html
(18). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-us-and-china-rival-for-their-influence-tq-01032011162509.html

XX. LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Các kinh điển Phật giáo thì nhiều vô số. Khoảng thế kỷ thứ nhất, Đại Thừa Phật giáo(Mahayana) nổi lên thì cũng là lúc một số đại sư như Long Thọ , Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân xuất hiện và kinh điển ra đời. như các bộ kinh Kim Cương, Diệu Pháp Liên Hoa, Trung Luận (hay Trung Quán Luận), ĐạI Thừa KhởI Tín Luận. Các bộ kinh này không nói rõ tác giả là ai. Pháp Bảo Đàn Kinh là một tác phẩm đầu tiên công khai cho biết tác giả.
Pháp bảo đàn kinh (zh. 法寶壇經) là một bộ ngữ lục, 1 quyển, do Lục tổ Huệ Năng thuyết giảng , nên còn gọi là Lục tổ đàn kinh (六祖壇經). Lúc Lục tổ Huệ Năng ở chùa Bảo Lâm, Tào Khê có Thứ sử Thiều Châu là Vi Cừ thỉnh Tổ vào chùa Đại Phạm để diễn giảng pháp Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật. Bài giảng của Huệ Năng được đệ tử là Pháp Hải ghi lại thành sách, về sau gọi là Đàn kinh. Trải qua nhiều lần sửa chữa thêm thắt, xuất hiện hơn 10 bản khác nhau, nhưng đại khái có thể phân làm 4 bản quan trọng hơn cả:
(1). Bản Đôn Hoàng (敦煌本), gọi đủ là Nam tông đốn giáo tối thượng đại thừa ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật kinh Lục tổ Huệ Năng Đại sư ư Thiều Châu Đại Phạm tự thí pháp đàn kinh (南宗頓教最上大乘摩呵般若波羅蜜經六祖惠能大師于韶州大梵寺施法壇經). Bản này gồm có 57 tiết, chẳng chia phẩm mục, chữ nghĩa chất phác, được xem là bản có sớm nhất.
(2). Bản của Huệ Hân (惠昕), tên Lục tổ đàn kinh (六祖壇經), chia làm 2 quyển thượng và hạ, gồm 11 môn, khoảng hơn 14.000 chữ, ít hơn bản Đôn Hoàng 1.000 chữ. Bài tựa của Huệ Hân viết: Bản xưa văn rườm rà được đệ tử xem qua, trước vui sau chán. Có thể thấy rằng bản này đã được lược bớt chút ít.
(3). Bản của Khế Tung, gọi đủ là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh Tào Khê nguyên bản (六祖大師法寶壇經曹溪原本), gọi tắt là Tào Khê nguyên bản, gồm 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Khế Tung biên sửa lại vào khoảng niên hiệu Chí Hoà (1054-1056) đời nhà Tống.
(4).Bản của Tông Bảo, gọi đủ là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh (六祖大師法寶壇), 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Tông Bảo (宗寶) biên tập lại vào niên hiệu Chí Nguyên thứ 28 (1291) đời nhà Nguyên, đây là bản thường thấy lưu hành, được xếp vào Đại Chính tạng tập 48 trang 845.


Như vậy, Pháp Bảo Đàn Kinh do lục tổ truyền giảng, sau do các đệ tử ghi chép lại, và sửa chữa nhiều lần. Nội dung của Pháp Bảo Đàn Kinh bản Đôn Hoàng đại khái chia làm 3 phần:
(1).Việc Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trao truyền y pháp cho Huệ Năng.
(2). Những lờI giảng thuyết của Huệ Năng và các lời vấn đáp giữa Huệ Năng và đệ tử.
(3).Những lời Huệ Năng dặn dò đệ tử trước khi tịch diệt.



Hòa thượng Thích Mãn Giác đã dịch bản Đôn Hoàng và nhân định như sau:
Nguyên bản Pháp Bảo Đàn kinh mà tôi dịch đây là bản mới tìm được từ động Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, miền Trung Á. Bản này đã được viết ra vào khoảng năm 830 và trễ nhất là năm 860 (theo giảo nghiệm lối viết chữ thảo ở thời đó, do một chuyên viên danh tiếng, giáo sư Akira Fujieda của Đại học Tokyo). Đây là bản Pháp Bảo Đàn xưa nhất của thế giới hiện nay. Trước đây, ở Việt Nam, tôi được biết ít nhất có ba bản dịch Việt của ba dịch giả (Hòa thượng Thích Minh Trực, ông Đoàn Trung Còn, và ông Tô Quế), nhưng cả ba bản dịch này được dựa theo bản chữ Hán Pháp Bảo Đàn kinh được viết vào thế kỷ thứ XIII (năm 1291), gọi bản Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290 tại Nam Hải (bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên vào năm 1316 và tất cả bản Pháp Bảo Đàn kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản Đức Dị).


Bản Pháp Bảo Đàn kinh được thông dụng nhất hiện nay ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291 và được in trong Đại Tạng kinh ở đời Minh. Ngoài những bản vừa kể, ít nhất chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau, ngoài bản xưa nhất tìm lại được ở động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm 830-860 (chính là bản tôi dịch), những bản khác là bản Huệ Hân (năm 967), bản Thiều Hồi (năm 1013), bản Tồn Trung (năm 1116), bản Bắc Tống (năm 1153).


Ngoài ra có hai bản đáng lưu ý và được coi đầy đủ nhất là hai bản ở Nhật Bản, bản Đại Thừa Tự (Daijòji) và bản Hưng Thánh Tự (Kòshòji); bản Đại Thừa Tự thì dựa vào bản Tồn Trung, còn bản Hưng Thánh Tự thì dựa vào bản Bắc Tống và bản Thiều Hồi. Tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau vừa kể trên đều xuất phát từ bản duy nhất còn tìm lại được: chính là bản Đôn Hoàng (830-860) mà tôi dịch ở đây. Bản Đôn Hoàng là bản ngắn gọn nhất và chỉ gồm có mười hai ngàn chữ, còn những bản khác (bản đời Nguyên và Minh) gồm khoảng hai mươi mốt ngàn chữ. Bản chữ Hán tôi dịch ở đây được dựa theo bản chữ Hán đã được san định kỹ lưỡng do công phu uyên bác của giáo sư Philip B.Yampolsky của Đại học Columbia (The Platform Sutra of the Six Patriarch, the Text of the Tun-Huang Manuscript with Translation, Introduction, and Notes by Philip B.Yampolsky, Columbia University Press, New York, 1967). ( NXB. Tôn Giáo Hà Nội (2003).



I. HUỆ NĂNG:


Huệ Năng (zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, là đệ tử của ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sau khi được truyền y bát, sư bắt đầu giáo hoá ở chùa Pháp Tính, về sau về Bảo Lâm tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông. Trong tác phẩm này, lục tổ đã giới thiệu tiểu sử của Ngài:
. Cha hiền của Huệ Năng vốn là một quan viên ở Phạm Dương, sau đó người bị giáng chức và phạt làm thường dân ở Tân Châu, Lĩnh Nam. Lúc Huệ Năng còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ già và con thơ dọn về Nam Hải.



Hòa thượng Mãn Giác xác quyết – “Huệ Năng là người Việt Nam, sinh ở Lĩnh Nam””. . .- Lĩnh Nam là đất Việt Nam (ngày xưa Lưỡng Quảng: Quảng Đông và Quảng Tây cũng thuộc Việt Nam). Ngay đến Yampolsky cũng đã chú thích rất rõ: "Lĩnh Nam là những vùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, và miền "Bắc Đông Dương Việt Nam" ("Ling-nan indicates the areas of Kwangtung, Kwangsi, and Northern Indochina", op. cit., trang 126). Còn địa danhh "Nam Hải" ghi trong tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh thì theo Yampolsky đó là Phiên Ngung, tức là thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày xưa .



Hoà thuợng căn cứ hai điểm mà kết luận Huệ Năng là người Việt Nam:
(1)- Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu;
(2)- Huệ Năng sinh trưởng tại Lĩnh Nam và hoằng pháp chung quanh vùng Nam Hải, tức là Phiên Ngung (thuộc lãnh thổ Việt Nam thời đó).


1.LĨNH NAM


Lĩnh Nam 嶺南 là một vùng rộng lớn và có nhiều định nghĩa khác nhau.
+Theo Yampolsky, Lĩnh Nam gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam.
+Theo Đào Duy Anh, Lĩnh Nam là phía nam miền Ngũ Lãnh nước Tàu. NgườI ta thường gọI miền Quảng Đông, Quảng Tây là Lãnh Nam (Hán Việt Từ Điển).
+Từ Điển Từ Hải chú: Lĩnh Nam là tên đường đặt ra từ đời Đường. Lĩnh Nam là vùng đất ở phía nam Ngũ Lĩnh. Hiện nay ở vùng Lưỡng VIệt (Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam, thuộc thành phố Quảng Châu, tức là huyện Phiên Ngung. Sau lại phân ra hai đường Lĩnh Nam đông, Lĩnh Nam tây, nay thuộc Vi ệt trung .
+Một số người Việt Nam cho rằng Lĩnh Nam là Việt Nam như trong “ Lĩnh Nam Chích Quái” của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh. Điều này không đúng, và là một sự suy diễn quá rộng rãi. Hòa thượng đã theo ý tưởng này, cho Lĩnh Nam là Việt Nam:
- Lục tổ “người đất Lĩnh Nam (tức là Việt Nam).”
- “Huệ Năng là người Việt Nam, sinh ở Lĩnh Nam”




Theo thiển kiến, dù rằng năm 208 tr.TL, Triệu Đà, lấy quận Nam Hải và nước Âu Lạc lập nên nước Nam Việt cũng không thể bảo rằng người Quảng Đông, Quảng Tây đều là người Việt Nam vì nước Nam Việt chỉ là một phần của Quảng Đông và Quảng Tây mà thôi, mà trong nước Nam Việt còn có một phần là người Tàu. Như vậy không thể kết luận Huệ Năng là người Việt Nam. Hơn nữa, năm 208 trước TL, Phiên Ngung, Quảng Châu thuộc Nam Việt nhưng năm 111 tr.TL thì bị Lộ Bác Đức xâm chiếm, bị sát nhập vào Trung Quốc, cho nên khoảng thế kỷ thứ bảy, tức gần ngàn năm sau, khi lục tổ ra đời, người và đất đai không còn là Nam Việt hay Việt Nam nữa. Việc này giống như trăm năm, hay ngàn năm sau, một sử gia hay thiền sư nào đó viết Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Mãn Giác là người Chiêm Thành, và Trương Vĩnh Ký, Paulus Của, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường là người Cambodia !



Giả sử Lĩnh Nam là Việt Nam đI nữa, Huệ Năng là ngườI Trung Quốc, vì cha của Ngài ở Phạm Dương, tỉnh Hà Bắc phạm tộI, bị cách chức và bị đày ra biên cương (bản Tuyên Hóa).. . Phạm Dương là chánh quán còn Lĩnh Nam chỉ là trú quán cho nên không thể nói ông là người Lĩnh Nam, Việt Nam. Việc này cũng dễ hiểu. Như tại Sài gòn, có nhiều người Trung Quốc, Ấn Đô và Tây phương sinh sống, ta không thể kết luận họ sống ở Sài gòn tức họ là người Việt Nam.


2. BẮC NAM
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh hai từ “Bắc, Nam” được nhắc đến nhiều lần. Hoà thượng Mãn Giác vin vào hai chữ Bắc và Nam để xác định Bắc là Trung Quốc, Nam là Việt Nam.. Chúng ta phải hiểu chữ "Bắc" trong kinh có nghĩa là "Trung Quốc" và "Nam" có nghĩa là Việt Nam; ngày xưa người Trung Hoa coi nước Việt Nam là thuộc địa miền Nam của họ.


Vì suy nghĩ như vậy cho nên khi diễn giảng, hòa thượng đã đem tất cả chữ Nam trong Pháp Bảo Đàn Kinh cho là Việt Nam.


Mãn Giác dịch :
Huệ Năng nói: "Con người tuy có Nam Bắc, Phật tánh lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, Phật tánh trong chúng ta có gì là sai biệt?".
Mãn Giác diễn giảng:
"Con người tuy có Tàu có Việt, tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, nhưng Phật tánh trong Hòa thượng và trong tôi chẳng có gì là sai biệt".
Mãn Giác dịch :
Sau khi đắc pháp rồi, nửa đêm Huệ Năng tôi bèn cấp tốc ra đi. Ngũ Tổ đích thân tiễn Huệ năng tới đến mãi tận trạm Cửu Giang. Tôi giác ngộ lập tức. Ngũ Tổ lại dặn dò: "Ông
phải nỗ lực, đem pháp về phương Nam, trong vòng ba năm không được hoằng pháp, nếu không e sẽ có pháp nạn. Sau đó rồi ông hãy hoằng hóa, khéo dẫn dắt kẻ mê mờ. Nếu như ông khai mở được tâm họ thì họ cũng không khác gì ông". Sau khi tạ từ xong, tôi bèn đi về phương Nam.
Mãn Giác diễn giảng:


Ngũ Tổ âm thầm lén lút đưa tiễn Huệ Năng đến trạm Cửu Giang, và đuổi khéo Huệ Năng trở về rừng rú Việt Nam, không dám giữ lại đất Trung Hoa, [. . .]. Hòa thượng khéo léo kín đáo trao truyền tất cả trách nhiệm tâm linh nặng nề nhất của đạo pháp, khéo léo khuyên Huệ Năng lui trở về Việt Nam và trốn tránh ở Việt Nam, chứ đừng ra mắt xuất hiện ở đất Trung Hoa nữa; Huệ Năng đã nghe lời dạy của Ngũ Tổ và đã mất dạng ở đất Trung Hoa trong vòng mười sáu năm; ngài trở về ẩn náu ở vùng rừng núi Việt Nam và đến mười sáu năm sau mới xuất hiện giữa vùng biên cương hai nước để thuyết pháp.


Đó là một việc diễn dịch sai lầm vì Bắc và Nam có nhiều nghĩa. Trung quôc có Nam Kinh, Bắc Kinh, Việt Nam có Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Mỹ có Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam không có nghĩa là Việt Nam.



3. NGÔN NGỮ VÀ VĂN TỰ


Hòa thượng còn căn cứ vào việc Huệ Năng không biết viết Hoa văn và nói không giỏi Hoa ngữ mà kết luận Huệ Năng là người Việt Nam. Sự thật thì người Việt Nam và Trung quốc không phải ai cũng học Hoa văn và nói giỏi tiếng Hoa bởi vì dân Quảng Đông có thể không hiểu ngôn ngũ tỉnh khác. Các tài liệu đều nói Huệ Năng không biết đọc, biết viết, nhưng không có tài liệu nào nói ngài chỉ biết tiếng Hoa chút ít như Hòa thượng Mãn Giác đã viết: Huệ Năng biết nói tiếng Tàu, nhưng nói đại khái thôi và không rành lắm : dữ kiện lịch sử đã chứng minh rằng Huệ Năng nói không rành tiếng Tàu (đã được những hậu bản kinh Pháp Bảo Đàn ghi chép) dù Huệ năng có nói tiếng Tàu theo giọng Quảng Đông đi nữa thì không có lý do gì mà Huệ Năng phải cần tự biện hộ (ngài đối đáp với Hoằng Nhẫn) lúc Ngũ Tổ đưa ngài đến trạm Cửu Giang để trở về Việt Nam, như sắp vĩnh biệt Ngũ Tổ. Chẳng hạn đọc lại bản Tông Bảo của Pháp Bảo Đàn kinh. . . .
Về việc nói tiếng Hoa, các bản dịch như nhau.
+Bản Duy Lực: Huệ Năng sanh nơi biên địa nên giọng nói khó nghe.
+Bản Minh Trực: Huệ Năng này sanh tại xứ dã man, giọng nói nặng âm thổ ngữ,
+Bản Thanh Từ: Huệ Năng sanh nơi biên phương, tiếng nói không đúng,
+Bản Trí Quang: Huệ Năng con sanh ra ở chỗ biên địa, đến nỗi tiếng nói cũng không đúng. . .
+ Bản Tuyên Hóa: Huệ Năng nầy sanh nơi biên địa, giọng nói không đúng.
+Bản Mãn Giác: Huệ Năng này sanh tại xứ dã man và giọng nói không đúng,



Như vậy là đa số bản đều hiểu rằng Huệ Năng sinh sống nơi biên địa cho nên giọng nói khó nghe, Huệ Năng sinh trưởng ở Quảng Đông nên ngôn ngữ khác với Kỳ Châu, chứ không phải ông không thạo tiếng Hoa. Chúng ta đều biết mỗi địa phương Trung Hoa có ngôn ngữ khác nhau. Ngay tại Việt Nam, người Bắc Kỳ hay Nam kỳ thì cho rằng giọng Nghệ, Tĩnh, Bình , Quảng Nam, Quảng Ngãi là nói khó nghe ( nói khó nghe chứ không phải là không biết nói tiếng Việt, hay chỉ biết chút đỉnh tiếng Việt thôi!)


Một người lúc nhỏ nghe được kinh Kim Cang, sau lớn lên đi thuyết pháp bằng tiếng Hoa thì trình độ nói tiếng Tàu không phải dở. Hơn nữa, Ngài sinh ở Quảng Đông, thuyết pháp ở Quảng Đông thì chắc chắn không gặp trở ngại về ngôn ngữ. Tôi nhớ trước đây, có một vị tu sĩ đã cho rằng Pháp Bảo Đàn Kinh có lối văn giản dị, dễ hiểu và đó là Hán văn của người Việt Nam. Vị tu sĩ đó quên mất một điều là Huệ Năng không biết viết, biết đọc. Pháp Bảo Đàn Kinh là do các đệ tử đời sau ghi chép.



Lý luận của hòa thượng Mãn Giác đôi khi mâu thuẫn. Phần lớn hòa thượng cho rằng Lĩnh Nam là Việt Nam và lục tổ là người Việt Nam nhưng có đoạn hòa thượng lại nói Huệ Năng “ở vùng gần biên giới Trung Hoa”[.. ] Ngài Huệ Năng thuyết pháp trên ba mươi mấy năm trời chung quanh vùng Quảng Đông và vùng biên giới Trung - Việt [ . ..]


Theo Yampolsky, chúng ta chỉ biết chắc có một điều là có một người tên là Huệ Năng, một thiền sư có đôi chút tiếng tăm đương thời và sống đâu đó ở vùng miền Nam Trung Hoa".
Theo thiển kiến, theo các tài liêu, các địa danh mấu chốt về nơi sinh trưởng của Huệ Năng là Lĩnh Nam, Hải Nam, Phiên Ngung, do đó ta có thể kết luận Huệ Năng sinh trưởng ở vùng Quảng Đông, Trung Quốc.

Xưa nay, Pháp Bảo Đàn Kinh được coi như là một tài liệu khá đầy đủ về cuộc đời và tư tưởng Huệ Năng. Nhưng sau này,Tào Khê Ðại sư Biệt truyện (gọi tắt là Biệt truyện) đã tuyệt tích ở Trung Quốc lại được lưu truyền đến Nhật Bản, năm 1920 mới được Trung Quốc sao chép lại. Quyển sách này ghi chép cuộc đời của Lục tổ, và so sánh hai bản, chúng ta nhận thấy có những điểm khác biệt như sau:


(1). Huệ Năng đi tu ở chùa từ nhỏ:
Theo Biệt truyện: Ðại sư Huệ Năng họ Lô, người Tân Châu. Bố mẹ mất sớm, 3 tuổi đã mồ côi, có chí hướng hơn người. Năm đó, Đại sư vân du đến Tào Khê, kết nghĩa anh em với người trong thôn tên Lưu Chí Lược, lúc đó khoảng 30 tuổi. Lưu Chí Lược có người cô, xuất gia ở chùa Sơn Giản, hiệu Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Niết Bàn. Ban ngày, Ðại sư cùng Lược làm lụng, tối đến nghe kinh, sáng lại vì Vô Tận Tạng giải thích nghĩa kinh. Ni cô Vô Tận Tạng lấy kinh cùng đọc. Sau Huệ Năng xuất gia ở chùa Bảo Lâm 3 năm.
Năm thứ 5 niên hiệu Hàm Hanh, lúc Ðại sư 34 tuổi, sư đến Hoàng Mai, Kỳ Châu, xin học Ngũ tổ. Đàn Kinh thì nói Huệ Năng bán củi nuôi mẹ, đến Hoàng Mai học pháp lúc 24 tuổi.

(2). Đối thoại giữa ngũ tổ và Huệ Năng khác Đàn Kinh. Tổ hỏi: Con là người Tân Châu, Lãnh Nam, lẽ nào có thể làm Phật? Huệ Năng hỏi lại: Phật tánh người Tân Châu, Lãnh Nam và Phật tánh của Hòa thượng có gì sai biệt? Ngũ tổ không hỏi tiếp, và không có bài kệ Bồ đề bản vô thọ.
Theo Tâm Hiếu, Biệt truyện được một vị Tăng vô danh trước tác vào năm thứ 2 niên hiệu Kiến Trung đời Ðường (781), là sách chép tay lưu truyền ở khu vực Triết Giang. Khoảng 24 năm sau, cao tăng Nhật Bản, hiệu Tối Trừng (761- 822) đến Trung Quốc học pháp vào năm thứ 20 niên hiệu Trinh Nguyên đời Ðường (804), “bán vàng mua giấy” sao chép cả thảy 345 quyển gồm 128 bộ kinh điển Phật giáo. Sau đó, mang toàn bộ những kinh sao chép này về Nhật Bản. Trong đó, có quyển Tào Khê Ðại sư biệt truyện. Nhật Bản rất trọng bộ Biệt truyện này, liệt vào Tục tạng của Nhật. “Truyện” có dòng chữ “viết xong vào ngày 9 tháng 3 năm 19 niên hiệu Trinh Nguyên, Thiên Thai tông-Tối Trừng”, đóng mộc chùa Tỷ Duệ. Năm 1920, khoảng 1.200 năm sau, từ Nhật Bản, kinh này được sao chép về lại Trung Quốc. Lúc này, Hồ Thích từng đi đến Nhật Bản, Anh, Pháp sưu tập một số lượng lớn sử liệu trước đời Tống, có liên quan đến Thiền tông vào đời Đường của Trung Quốc, Biệt truyện có phải Hồ Thích lúc đó sao chép lại không, cần phải nghiên cứu nữa .



Theo Tâm Hiếu, Biệt truyện là tập truyện ghi lại gia thế, cuộc đời và hoạt động truyền pháp của Lục tổ, là tư liệu hình thành sớm nhất trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Ra đời sau khi Lục tổ viên tịch 68 năm, so với Ðàn kinh của Ðôn Hoàng viết sớm hơn 120 năm, là tài liệu vô cùng quý giá. Hồ Thích đối với Biệt truyện, có viết, đọc và khảo chứng qua. Ông so sánh 3 quyển: Biệt truyện, Ðôn Hoàng bổn đàn kinh và Minh tạng bổn đàn kinh, phát hiện có 5 chỗ mà Ðàn kinh trưng dụng sao chép từ trong Biệt truyện. Sau khi khảo chứng, Hồ Thích có viết bài Khảo chứng đàn kinh. Ông nói: Có thể chứng minh quan hệ giữa Tào Khê Ðại sư biệt truyện và bản Minh tạng bổn đàn kinh, tôi đã từng khảo đính qua các bản Ðàn kinh, liệt kê ra một bản, ghi rõ diễn biến của Ðàn kinh. Trong quyển Hướng dẫn đọc Ðàn kinh, trang số 200, Hồ Thích có liệt kê rất nhiều sự tích, thuyết minh Ðàn kinh được rút từ tài liệu Biệt truyện, bản thân của Ðàn kinh chính là khẳng định tính chân thật đối với Biệt truyện.
Sau khi Hồ Thích khẳng định Biệt truyện, không rõ vì nguyên nhân nào ông lại phủ nhận gọi nó là bộ “Ngụy thư”.


Theo Mãn Giác, sau khi khảo xét rất kỹ lương tất cả tài liệu liên quan đến Huệ Năng trong bộ Toàn Đường văn, Yampolsky phải đi đến kết luận rằng tất cả đều là ngụy tạo (op. cit., trang 59).[. .] Theo Yampolsky, chỉ có hai tài liệu đáng tin cậy: thứ nhất là Lăng Già sư tử ký (khai quật ở Đôn Hoàng), và tài liệu này chỉ nhắc đến tên Huệ Năng như là một trong mười học trò của Hoằng Nhẫn, chỉ thế thôi và không có ghi chép sự kiện gì khác; tài liệu thứ hai là bia ký của thi hào Vương Duy vào khoảng năm 740. Còn tất cả những tài liệu khác đều do những thời đại sau ngụy tạo. . .(Mãn Giác).



Theo thiển kiến, Pháp Bảo Đàn Kinh do đời sau ghi chép, nhằm tuyên truyền cho nên có nhiều điều không thật, hoặc truyền thuyết, mơ hồ, và “những điểm chép sai quá lộ liễu” như việc tạc tượng Huệ Năng “ Bản Tông Bảo có điều vô lý là ghi rằng Phương Biên, người tạc tượng, đã gặp Bồ Đề Đạt Ma, đến trước Huệ Năng năm đời Tổ ( Mãn Giác ).
Chúng ta cũng còn phải chờ các tài liệu mới để có đủ kết luận.


II. TƯ TƯỞNG TRONG PHÁP BẢO ĐÀN KINH


Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, chúng ta thấy hai phần rõ rệt. Phần nói về tư tưởng Huệ Năng, và một phần nói về cuộc đời Huệ Năng. Phần tư tưởng có lẽ là của Huệ Năng. Trong phần này, chúng ta nhận thấy có hai phần. Một phần là tư tưởng chung của Phật giáo Bắc phương, và một phần là tư tưởng riêng của Huệ Năng.

1. ĐẠI THỪA
(1). Không tính:
Bài giảng đầu tiên của Huệ Năng lấy ý từ Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa:
Chư vị Thiện tri thức! Bồ đề tự tánh bổn lai thanh tịnh giác ngộ, vốn là bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Cần nên dùng cái chân tâm giản đơn thẳng thắn này mà thành Phật, không nên dùng tâm vọng tưởng
Bài kệ của Huệ Năng là bày tỏ không thuyết của Phật nhất là của phái Thiền Tông:
Bồ đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào vướng trần ai?
(2). Bất nhị pháp môn:
–Pháp sư! Ngài diễn giảng kinh Niết Bàn, nếu Ngài có thể thấy Phật tánh, minh tâm kiến tánh, đó chính là pháp bất nhị pháp môn trong Phật pháp. [. . .]. "Thiện căn có hai loại: một là thường, hai là vô thường. Nhưng Phật tánh không có sự phân biệt giữa thường và vô thường, cho nên không đoạn Phật tánh. Gọi đó là bất nhị pháp môn. Lại nữa, ngũ giới, thập thiện là thiện; ngũ nghịch, thập ác là ác, nhưng Phật tánh không có sự phân biệt của thiện ác, đó gọi là bất nhị pháp môn [. . .] "Phiền não tức là Bồ-đề, chẳng phải hai và chẳng phải khác nhau. Lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não, là chỗ thấy hiểu của hàng Nhị thừa, là cái căn cơ của xe nai, xe dê. Bực đại trí thượng căn chẳng phải làm như vậy.[. .] .Minh và vô minh, kẻ phàm phu xem đó là hai loại khác nhau, nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ tánh của nó không có hai thứ, là tánh vô nhị, đó là Thực tánh." (Bản Tuyên Hóa).

(3). Tôn trọng cư sĩ và tu tại gia.
Rất nhiều kinhđiển đã đề cao vai trò cư sĩ như Duy Ma Cật Kinh. Ở đây, Huệ Năng cũng vậy:
Nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, không nhất định phải ở Chùa. Người tại gia có thể tu hành, giống như người Ðông phương có tâm lành. Xuất gia mà không tu hành cũng giống như người Tây phương tâm ác (bản Tuyên Hóa).


2. HUỆ NĂNG


Huệ Năng có kiến giải riêng, rất mạnh mẽ và độc đáo, khác với Lâm Tế.
(1). Chống cực đoan của không thuyết:
Diệu tánh của chúng ta vốn là không, không có một pháp khả đắc, cho nên nói Tự tánh như hư không, chân vọng đều ở trong, ngộ triệt bổn lai thể, một cái thông tất cả đều thông, tự tánh Chân không giống như đạo lý trên đây tôi vừa nói.
Quý vị Thiện tri thức! Không nên nghe tôi nói không, liền chấp vào không. Ðiều quan trọng nhất là không được chấp vào không. Nếu các ông nói tất cả là không, tâm không thân cũng không, thế giới cũng không, như thế ngồi thiền sẽ lạc vào vô ký không. Vô ký không thì giống như người đã chết rồi, cái gì cũng không biết, tuy là người sống nhưng vừa ngồi thiền là giống như chết. Chúng ta tu đạo cần phải biết trong cái Chân không có cái Diệu hữu, không phải cái gì cũng không biết. Cái gì cần biết, cái gì không cần biết, phải sáng suốt nhận định rõ ràng; giống như đạo lý "tâm thanh nước hiện bóng trăng, định tâm định ý bóng mây không còn. (bản Tuyên Hóa).


(2). Chống cực đoan bất lập văn tự:
Nếu các ông không chấp có, mà lại chấp vào không, thì sẽ tăng trưởng vô minh. Người chấp trước vào không sẽ nói như thế này: "Cái gì cũng không cần, không cần học kinh điển, vì tất cả đều là không, không cần dùng văn tự! Văn tự là chấp tướng." Ðã nói không dùng văn tự vậy thì y cũng không nên nói, vì ngữ ngôn là tướng của văn tự, văn tự chính là ngữ ngôn.


(3). Kiến giải minh bạch về tọa thiền:
Tâm bình hà lao trì giới,
Hạnh trực hà dụng tu thiền!
[. . .]. Thiền, không nhất định giới hạn nơi im lặng tịnh tọa, mà là đi đứng nằm ngồi đều là thiền, cho nên nói "đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói im động tĩnh thể an nhiên." Người biết dụng công, không chỉ giới hạn nơi tịnh tọa mới dụng công, mà bất cứ lúc nào, ở đâu cũng đều có thể dụng công [. . ]. "Chư Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn nầy không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cản. Ngoài đối với tất cả các điều lành dữ các cảnh giới, mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là tọa. Trong thấy tánh mình chẳng động, gọi là thiền [. . .]. Ðại sư nói: "Ðạo do tâm mà ngộ, đâu phải do ngồi. Kinh nói: ‘Nếu nói Như Lai hoặc nằm hoặc ngồi là hành tà đạo. Bởi cớ sao? Không từ chỗ nào mà lại, cũng không từ chỗ nào mà đi.’ Không sanh không diệt là tánh Như Lai thanh tịnh thiền. Các pháp đều vắng lặng trống không là tánh Như Lai thanh tịnh tọa. Thế là cứu cánh không chứng đắc, hà huống là ngồi!"" (Bản Tuyên Hóa).


(4). Chủ trương đốn ngộ:
Ðốn pháp là gì? Ðốn chính là bảo quý vị phải đoạn. Ðoạn cái gì? Ðoạn lòng dâm dục.[. . .]. Ðốn là lập tức hiểu rõ sáng suốt, hiểu rõ một cái lý. Lý tức đốn ngộ, sự cần tiệm tu, tu hành cần ngày này qua ngày kia tu hành, ngộ chỉ là ngộ cái lý, cho đến chứng quả vẫn là tự mình tu hành[. ..]. Tổ Sư mới gọi đại chúng mà bảo rằng: "Pháp vốn là một tông, còn người thì có Nam và Bắc. Pháp tức là một thứ, còn chỗ thấy thì có mau chậm. Pháp không có mau chậm. Bởi con người có tánh sáng tối, cho nên mới gọi là mau chậm.



III. GHI CHÉP CỦA CÁC ĐỆ TỬ


Phần nói về tiểu sử chính là ngọn bút của các đệ tử đời sau.
1.Về việc Huệ Năng được truyền y bát:
(1). Truyền y bát.
Dường như mục đích chính là tuyên thuyết Huệ Năng được truyền thụ y bát để đánh tan việc dư luận nghi ngờ vai trò lãnh đạo của Huệ Năng. Tài liệu của hoà thượng Mãn Giác cho thấy ban đầu Huệ Năng không có tiếng tăm gì cả, sau nhờ Thần Hội gióng trống khua chiêng mà được người đời để ý:
Danh tiếng, uy thế của Thần Tú và đệ tử Phổ Tịch lẫy lừng vang dội và được vua Trung Hoa coi như Quốc sư, đang khi ấy ngài Huệ Năng chỉ là một ông đạo sĩ "man rợ" tối tăm ở biên cương, chỉ có được một số môn đệ người Trung Hoa trung thành sùng bái, trong số đó có một người tên là Thần Hội; chính Thần Hội sau này đã khôi phục lại ngôi vị Tổ sư thứ sáu cho Huệ Năng và rao truyền đạo lý Đốn ngộ Bát nhã của Huệ Năng và đẩy lùi tất cả những trường phái Thiền tông khác đi vào bóng tối của lịch sử. Tất cả tư tưởng đạo lý của Thần Hội đều được rút ra trực tiếp từ Huệ Năng.
Huệ Năng lúc đầu không nổi bật là do những lý do sau:
-Không ai biết hoặc ít biết về việc Huệ Năng được truyền y bát.
-Phải rất lâu, sau khi rời Hoàng Mai, Huệ Năng mới xuất đầu lộ diện.
Phải chăng muốn biện minh việc Huệ Năng được “bí truyền” mà các tác giả phải bày ra những chuyện tranh giành, ám toán như sau:
–Ta nghĩ trí huệ và kiến giải của ngươi có chỗ dùng, nhưng lo có người ganh ghét mà khởi tâm hại ngươi, cho nên cố ý không nói chuyện nhiều với ngươi. Ngươi có hiểu nỗi khổ tâm của ta không?
-"Y bát là đầu mối của sự tranh giành, chỉ truyền đến ông là ngừng, đời sau không nên tiếp tục truyền nữa. Nếu truyền y bát này, sợ rằng sinh mệnh ông giống như sợi chỉ mành treo chuông, bất cứ lúc nào cũng có sự nguy hiểm. Ông lập tức rời khỏi chỗ này, vì tôi e có người hại ông."
Đoạn sau đây thì giống như việc tổ sư cầm gậy đập vào đầu Tôn Hành giả:
Ngũ Tổ dùng gậy gõ vào cối ba tiếng, rồi bỏ đi. [. . ]. Huệ Năng hiểu rõ ý của Ngũ Tổ muốn Ngài canh ba đêm nay vào phòng Ngũ Tổ. Gõ vào cối ba tiếng là cách nói không lời.
Nếu nơi tu hành mà tranh giành, chém giết như vậy thì trách sao đảng cướp?

(2). Nói xấu Thần Tú và ca tụng Huệ Năng.
Dù là Huệ Năng cao hơn Thần Tú, Thần Tú cũng đứng sau Huệ Năng, hai ông đều là thiền sư, học một thầy. Cách đề cao mình và mạt sát người là một điều không nên có trong cửa thiền. Việc tự đề cao không ngờ chi làm hoen ố danh dự hai bên:
Giống như đồ đảng của Thần Tú, tâng bốc đưa Thầy mình lên cao, cho rằng Thầy mình sẽ làm Lục Tổ, cho nên dự bị những người đồ đảng tâm phúc ở khắp nơi dò tin tức. Nếu Ngũ Tổ Ðại sư truyền y bát cho ai liền sát hại người ấy.
Tôn giáo nào cũng có những kẻ xấu. Bên Phật có Devadatta, bên Thiên Chúa giáo có Judas . Tác phẩm “ Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết “ của Colleen Mc Cullough đã nói lên tham vọng của một số nhà tu, mà Ái tình, Tiền tài và Quyền lực vẫn là những mục tiêu của họ. Bởi vậy mà ta không ngạc nhiên về việc tôn giáo đã gây ra chiến tranh thế giới mà người ta gọi là cuộc thánh chiến. Cuộc thánh chiến đã qua nhiều thế kỷ, nhưng ngày nay, một số Hồi giáo vẫn phá hoại các di tích Phật giáo



Mục đích chính của các đệ tử của Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh là truyền bá tư tưởng của thầy mình, đồng thời ca tụng thầy mình. Đó là tâm lý chung của người đời, ai cũng quý thầy mình, phe mình và người mình yêu còn người khác là không đáng quan tâm. Hoà thượng Mãn Giác cũng đề cao Huệ Năng mà cho rằng Huệ Năng là tổ sư Thiền chứ không phải Đạt Ma:
“Người đã thực sự sáng tạo ra Thiền tông lại chính là Huệ Năng chứ không phải Bồ Đề Đạt Ma; ngài Bồ Đề Đạt Ma chỉ là được truyền thống Thiền chọn lựa đứng tên danh dự mà thôi để linh động hóa tinh thần tạ ơn đối với Ấn Độ, quê hương tâm linh của Phật giáo nhân loại”.
Những điều viết ra trong Đàn Kinh không biết có đúng sự thực hay không, nhưng dù đúng hay sai, vẫn là phản tác dụng, tôn kính hóa ra bất kính, đề cao hóa ra miệt thị..
Tất nhiên là đệ tử của Huệ Năng tôn kính Pháp Nhẫn. Nhưng trong khi đề cao Huệ Năng kém văn hóa và quê mùa mà có trí tuệ cao, họ viết về lời ngũ tổ trong buổi sơ ngộ Huệ Năng mà những lời lẽ này không thể có ở một nhà chân tu:
Ngươi là người Lĩnh Nam lại là người man di mọi rợ thì làm sao có thể làm Phật được?
Ngũ tổ đã gọi Huệ Năng là “ các lão”. Hoà thượng Tuyên Hóa giải thích:
"Các" là một loại thú nhỏ có mũi rất ngắn, gần giống như loại chó. "Lão" là người man di chưa khai hóa. Các lão là chỉ loại người không rõ đạo lý, chưa được khai hóa, là người thuộc về loài súc sanh.
Chính hoà thượng Mãn Giác rất tôn kính và tự hào về Huệ Năng nhưng không hiểu sao trong lời diễn giảng lại vô tình khinh thị Huệ Năng, coi Huệ Năng là một kẻ “ khôn vặt” , có hành động “ lố bịch” mặc dầu những chữ này được đóng trong ngoặc kép:
Huệ Năng đã hiểu mật ý của Ngũ Tổ và muốn nói với Ngũ Tổ rằng: "Thầy muốn đưa con về Việt Nam là để cứu thoát con để khỏi bị lâm nạn ở đất Tàu, vì con nói tiếng Tàu không rành, là người mọi rợ, lại lên ngôi vị Tổ sư [. . .]. Chỉ có thể hiểu như vậy mới không thấy cái "lố bịch" của Huệ Năng khi tỏ vẻ "khôn vặt" chơi chữ với chữ "độ" trong một giây phút linh thiêng nhất, lúc giã biệt thầy.
Tóm lại, Pháp Bảo Đàn Kinh là một viên ngọc quý nhưng có một vài tỳ vết.




TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Pháp Bảo Đàn Kinh . Thích Duy Lực. Thư viện Hoa Sen
Pháp Bảo Đàn Kinh. Mãn Giác. Thư viện Hoa Sen
Ngài Huệ Năng . Trí Quang. Thư viện Hoa Sen
Pháp Bảo Đàn Kinh .Thanh Từ. Thư viện Hoa Sen
http://www.thuvienhoasen.org/khphapbaodan-07.htm
Pháp Bảo Đàn Kinh .Hoà thượng Tuyên Hóa
http://www.tangthuphathoc.net/gianggiai/kpbdlg-01.htm

Tâm Hiếu. Khảo chứng mới về cuộc đời lục tổ Huệ Nă ng.
(Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung Quốc)
http://www.giacngo.vn/chude/vulan2008/2008/08/05/73C413/
Tuệ Nguyễn. Lục tổ Huệ Năng là người Hoa hay người Việt? http://giaodiemonline.com/2008/10/lucto2.htm

XX. LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Các kinh điển Phật giáo thì nhiều vô số. Khoảng thế kỷ thứ nhất, Đại Thừa Phật giáo(Mahayana) nổi lên thì cũng là lúc một số đại sư như Long Thọ , Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân xuất hiện và kinh điển ra đời. như các bộ kinh Kim Cương, Diệu Pháp Liên Hoa, Trung Luận (hay Trung Quán Luận), ĐạI Thừa KhởI Tín Luận. Các bộ kinh này không nói rõ tác giả là ai. Pháp Bảo Đàn Kinh là một tác phẩm đầu tiên công khai cho biết tác giả.
Pháp bảo đàn kinh (zh. 法寶壇經) là một bộ ngữ lục, 1 quyển, do Lục tổ Huệ Năng thuyết giảng , nên còn gọi là Lục tổ đàn kinh (六祖壇經). Lúc Lục tổ Huệ Năng ở chùa Bảo Lâm, Tào Khê có Thứ sử Thiều Châu là Vi Cừ thỉnh Tổ vào chùa Đại Phạm để diễn giảng pháp Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật. Bài giảng của Huệ Năng được đệ tử là Pháp Hải ghi lại thành sách, về sau gọi là Đàn kinh. Trải qua nhiều lần sửa chữa thêm thắt, xuất hiện hơn 10 bản khác nhau, nhưng đại khái có thể phân làm 4 bản quan trọng hơn cả:
(1). Bản Đôn Hoàng (敦煌本), gọi đủ là Nam tông đốn giáo tối thượng đại thừa ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật kinh Lục tổ Huệ Năng Đại sư ư Thiều Châu Đại Phạm tự thí pháp đàn kinh (南宗頓教最上大乘摩呵般若波羅蜜經六祖惠能大師于韶州大梵寺施法壇經). Bản này gồm có 57 tiết, chẳng chia phẩm mục, chữ nghĩa chất phác, được xem là bản có sớm nhất.
(2). Bản của Huệ Hân (惠昕), tên Lục tổ đàn kinh (六祖壇經), chia làm 2 quyển thượng và hạ, gồm 11 môn, khoảng hơn 14.000 chữ, ít hơn bản Đôn Hoàng 1.000 chữ. Bài tựa của Huệ Hân viết: Bản xưa văn rườm rà được đệ tử xem qua, trước vui sau chán. Có thể thấy rằng bản này đã được lược bớt chút ít.
(3). Bản của Khế Tung, gọi đủ là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh Tào Khê nguyên bản (六祖大師法寶壇經曹溪原本), gọi tắt là Tào Khê nguyên bản, gồm 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Khế Tung biên sửa lại vào khoảng niên hiệu Chí Hoà (1054-1056) đời nhà Tống.
(4).Bản của Tông Bảo, gọi đủ là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh (六祖大師法寶壇), 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Tông Bảo (宗寶) biên tập lại vào niên hiệu Chí Nguyên thứ 28 (1291) đời nhà Nguyên, đây là bản thường thấy lưu hành, được xếp vào Đại Chính tạng tập 48 trang 845.


Như vậy, Pháp Bảo Đàn Kinh do lục tổ truyền giảng, sau do các đệ tử ghi chép lại, và sửa chữa nhiều lần. Nội dung của Pháp Bảo Đàn Kinh bản Đôn Hoàng đại khái chia làm 3 phần:
(1).Việc Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trao truyền y pháp cho Huệ Năng.
(2). Những lờI giảng thuyết của Huệ Năng và các lời vấn đáp giữa Huệ Năng và đệ tử.
(3).Những lời Huệ Năng dặn dò đệ tử trước khi tịch diệt.



Hòa thượng Thích Mãn Giác đã dịch bản Đôn Hoàng và nhân định như sau:
Nguyên bản Pháp Bảo Đàn kinh mà tôi dịch đây là bản mới tìm được từ động Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, miền Trung Á. Bản này đã được viết ra vào khoảng năm 830 và trễ nhất là năm 860 (theo giảo nghiệm lối viết chữ thảo ở thời đó, do một chuyên viên danh tiếng, giáo sư Akira Fujieda của Đại học Tokyo). Đây là bản Pháp Bảo Đàn xưa nhất của thế giới hiện nay. Trước đây, ở Việt Nam, tôi được biết ít nhất có ba bản dịch Việt của ba dịch giả (Hòa thượng Thích Minh Trực, ông Đoàn Trung Còn, và ông Tô Quế), nhưng cả ba bản dịch này được dựa theo bản chữ Hán Pháp Bảo Đàn kinh được viết vào thế kỷ thứ XIII (năm 1291), gọi bản Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290 tại Nam Hải (bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên vào năm 1316 và tất cả bản Pháp Bảo Đàn kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản Đức Dị). Bản Pháp Bảo Đàn kinh được thông dụng nhất hiện nay ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291 và được in trong Đại Tạng kinh ở đời Minh. Ngoài những bản vừa kể, ít nhất chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau, ngoài bản xưa nhất tìm lại được ở động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm 830-860 (chính là bản tôi dịch), những bản khác là bản Huệ Hân (năm 967), bản Thiều Hồi (năm 1013), bản Tồn Trung (năm 1116), bản Bắc Tống (năm 1153). Ngoài ra có hai bản đáng lưu ý và được coi đầy đủ nhất là hai bản ở Nhật Bản, bản Đại Thừa Tự (Daijòji) và bản Hưng Thánh Tự (Kòshòji); bản Đại Thừa Tự thì dựa vào bản Tồn Trung, còn bản Hưng Thánh Tự thì dựa vào bản Bắc Tống và bản Thiều Hồi. Tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau vừa kể trên đều xuất phát từ bản duy nhất còn tìm lại được: chính là bản Đôn Hoàng (830-860) mà tôi dịch ở đây. Bản Đôn Hoàng là bản ngắn gọn nhất và chỉ gồm có mười hai ngàn chữ, còn những bản khác (bản đời Nguyên và Minh) gồm khoảng hai mươi mốt ngàn chữ. Bản chữ Hán tôi dịch ở đây được dựa theo bản chữ Hán đã được san định kỹ lưỡng do công phu uyên bác của giáo sư Philip B.Yampolsky của Đại học Columbia (The Platform Sutra of the Six Patriarch, the Text of the Tun-Huang Manuscript with Translation, Introduction, and Notes by Philip B.Yampolsky, Columbia University Press, New York, 1967). ( NXB. Tôn Giáo Hà Nội (2003).



I. HUỆ NĂNG:


Huệ Năng (zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, là đệ tử của ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sau khi được truyền y bát, sư bắt đầu giáo hoá ở chùa Pháp Tính, về sau về Bảo Lâm tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông. Trong tác phẩm này, lục tổ đã giới thiệu tiểu sử của Ngài:
. Cha hiền của Huệ Năng vốn là một quan viên ở Phạm Dương, sau đó người bị giáng chức và phạt làm thường dân ở Tân Châu, Lĩnh Nam. Lúc Huệ Năng còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ già và con thơ dọn về Nam Hải.



Hòa thượng Mãn Giác xác quyết – “Huệ Năng là người Việt Nam, sinh ở Lĩnh Nam””. . .- Lĩnh Nam là đất Việt Nam (ngày xưa Lưỡng Quảng: Quảng Đông và Quảng Tây cũng thuộc Việt Nam). Ngay đến Yampolsky cũng đã chú thích rất rõ: "Lĩnh Nam là những vùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, và miền "Bắc Đông Dương Việt Nam" ("Ling-nan indicates the areas of Kwangtung, Kwangsi, and Northern Indochina", op. cit., trang 126). Còn địa danhh "Nam Hải" ghi trong tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh thì theo Yampolsky đó là Phiên Ngung, tức là thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày xưa .



Hoà thuợng căn cứ hai điểm mà kết luận Huệ Năng là người Việt Nam:
(1)- Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu;
(2)- Huệ Năng sinh trưởng tại Lĩnh Nam và hoằng pháp chung quanh vùng Nam Hải, tức là Phiên Ngung (thuộc lãnh thổ Việt Nam thời đó).


1.LĨNH NAM


Lĩnh Nam 嶺南 là một vùng rộng lớn và có nhiều định nghĩa khác nhau.
+Theo Yampolsky, Lĩnh Nam gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam.
+Theo Đào Duy Anh, Lĩnh Nam là phía nam miền Ngũ Lãnh nước Tàu. NgườI ta thường gọI miền Quảng Đông, Quảng Tây là Lãnh Nam (Hán Việt Từ Điển).
+Từ Điển Từ Hải chú: Lĩnh Nam là tên đường đặt ra từ đời Đường. Lĩnh Nam là vùng đất ở phía nam Ngũ Lĩnh. Hiện nay ở vùng Lưỡng VIệt (Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam, thuộc thành phố Quảng Châu, tức là huyện Phiên Ngung. Sau lại phân ra hai đường Lĩnh Nam đông, Lĩnh Nam tây, nay thuộc Vi ệt trung .
+Một số người Việt Nam cho rằng Lĩnh Nam là Việt Nam như trong “ Lĩnh Nam Chích Quái” của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh. Điều này không đúng, và là một sự suy diễn quá rộng rãi. Hòa thượng đã theo ý tưởng này, cho Lĩnh Nam là Việt Nam:
- Lục tổ “người đất Lĩnh Nam (tức là Việt Nam).”
- “Huệ Năng là người Việt Nam, sinh ở Lĩnh Nam”




Theo thiển kiến, dù rằng năm 208 tr.TL, Triệu Đà, lấy quận Nam Hải và nước Âu Lạc lập nên nước Nam Việt cũng không thể bảo rằng người Quảng Đông, Quảng Tây đều là người Việt Nam vì nước Nam Việt chỉ là một phần của Quảng Đông và Quảng Tây mà thôi, mà trong nước Nam Việt còn có một phần là người Tàu. Như vậy không thể kết luận Huệ Năng là người Việt Nam. Hơn nữa, năm 208 trước TL, Phiên Ngung, Quảng Châu thuộc Nam Việt nhưng năm 111 tr.TL thì bị Lộ Bác Đức xâm chiếm, bị sát nhập vào Trung Quốc, cho nên khoảng thế kỷ thứ bảy, tức gần ngàn năm sau, khi lục tổ ra đời, người và đất đai không còn là Nam Việt hay Việt Nam nữa. Việc này giống như trăm năm, hay ngàn năm sau, một sử gia hay thiền sư nào đó viết Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Mãn Giác là người Chiêm Thành, và Trương Vĩnh Ký, Paulus Của, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường là người Cambodia !



Giả sử Lĩnh Nam là Việt Nam đI nữa, Huệ Năng là ngườI Trung Quốc, vì cha của Ngài ở Phạm Dương, tỉnh Hà Bắc phạm tộI, bị cách chức và bị đày ra biên cương (bản Tuyên Hóa).. . Phạm Dương là chánh quán còn Lĩnh Nam chỉ là trú quán cho nên không thể nói ông là người Lĩnh Nam, Việt Nam. Việc này cũng dễ hiểu. Như tại Sài gòn, có nhiều người Trung Quốc, Ấn Đô và Tây phương sinh sống, ta không thể kết luận họ sống ở Sài gòn tức họ là người Việt Nam.


2. BẮC NAM
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh hai từ “Bắc, Nam” được nhắc đến nhiều lần. Hoà thượng Mãn Giác vin vào hai chữ Bắc và Nam để xác định Bắc là Trung Quốc, Nam là Việt Nam.. Chúng ta phải hiểu chữ "Bắc" trong kinh có nghĩa là "Trung Quốc" và "Nam" có nghĩa là Việt Nam; ngày xưa người Trung Hoa coi nước Việt Nam là thuộc địa miền Nam của họ.


Vì suy nghĩ như vậy cho nên khi diễn giảng, hòa thượng đã đem tất cả chữ Nam trong Pháp Bảo Đàn Kinh cho là Việt Nam.


Mãn Giác dịch :
Huệ Năng nói: "Con người tuy có Nam Bắc, Phật tánh lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, Phật tánh trong chúng ta có gì là sai biệt?".
Mãn Giác diễn giảng:
"Con người tuy có Tàu có Việt, tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, nhưng Phật tánh trong Hòa thượng và trong tôi chẳng có gì là sai biệt".
Mãn Giác dịch :
Sau khi đắc pháp rồi, nửa đêm Huệ Năng tôi bèn cấp tốc ra đi. Ngũ Tổ đích thân tiễn Huệ năng tới đến mãi tận trạm Cửu Giang. Tôi giác ngộ lập tức. Ngũ Tổ lại dặn dò: "Ông
phải nỗ lực, đem pháp về phương Nam, trong vòng ba năm không được hoằng pháp, nếu không e sẽ có pháp nạn. Sau đó rồi ông hãy hoằng hóa, khéo dẫn dắt kẻ mê mờ. Nếu như ông khai mở được tâm họ thì họ cũng không khác gì ông". Sau khi tạ từ xong, tôi bèn đi về phương Nam.
Mãn Giác diễn giảng:
Ngũ Tổ âm thầm lén lút đưa tiễn Huệ Năng đến trạm Cửu Giang, và đuổi khéo Huệ Năng trở về rừng rú Việt Nam, không dám giữ lại đất Trung Hoa, [. . .]. Hòa thượng khéo léo kín đáo trao truyền tất cả trách nhiệm tâm linh nặng nề nhất của đạo pháp, khéo léo khuyên Huệ Năng lui trở về Việt Nam và trốn tránh ở Việt Nam, chứ đừng ra mắt xuất hiện ở đất Trung Hoa nữa; Huệ Năng đã nghe lời dạy của Ngũ Tổ và đã mất dạng ở đất Trung Hoa trong vòng mười sáu năm; ngài trở về ẩn náu ở vùng rừng núi Việt Nam và đến mười sáu năm sau mới xuất hiện giữa vùng biên cương hai nước để thuyết pháp.


Đó là một việc diễn dịch sai lầm vì Bắc và Nam có nhiều nghĩa. Trung quôc có Nam Kinh, Bắc Kinh, Việt Nam có Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Mỹ có Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam không có nghĩa là Việt Nam.



3. NGÔN NGỮ VÀ VĂN TỰ


Hòa thượng còn căn cứ vào việc Huệ Năng không biết viết Hoa văn và nói không giỏi Hoa ngữ mà kết luận Huệ Năng là người Việt Nam. Sự thật thì người Việt Nam và Trung quốc không phải ai cũng học Hoa văn và nói giỏi tiếng Hoa bởi vì dân Quảng Đông có thể không hiểu ngôn ngũ tỉnh khác. Các tài liệu đều nói Huệ Năng không biết đọc, biết viết, nhưng không có tài liệu nào nói ngài chỉ biết tiếng Hoa chút ít như Hòa thượng Mãn Giác đã viết: Huệ Năng biết nói tiếng Tàu, nhưng nói đại khái thôi và không rành lắm : dữ kiện lịch sử đã chứng minh rằng Huệ Năng nói không rành tiếng Tàu (đã được những hậu bản kinh Pháp Bảo Đàn ghi chép) dù Huệ năng có nói tiếng Tàu theo giọng Quảng Đông đi nữa thì không có lý do gì mà Huệ Năng phải cần tự biện hộ (ngài đối đáp với Hoằng Nhẫn) lúc Ngũ Tổ đưa ngài đến trạm Cửu Giang để trở về Việt Nam, như sắp vĩnh biệt Ngũ Tổ. Chẳng hạn đọc lại bản Tông Bảo của Pháp Bảo Đàn kinh. . . .
Về việc nói tiếng Hoa, các bản dịch như nhau.
+Bản Duy Lực: Huệ Năng sanh nơi biên địa nên giọng nói khó nghe.
+Bản Minh Trực: Huệ Năng này sanh tại xứ dã man, giọng nói nặng âm thổ ngữ,
+Bản Thanh Từ: Huệ Năng sanh nơi biên phương, tiếng nói không đúng,
+Bản Trí Quang: Huệ Năng con sanh ra ở chỗ biên địa, đến nỗi tiếng nói cũng không đúng. . .
+ Bản Tuyên Hóa: Huệ Năng nầy sanh nơi biên địa, giọng nói không đúng.
+Bản Mãn Giác: Huệ Năng này sanh tại xứ dã man và giọng nói không đúng,

Như vậy là đa số bản đều hiểu rằng Huệ Năng sinh sống nơi biên địa cho nên giọng nói khó nghe, Huệ Năng sinh trưởng ở Quảng Đông nên ngôn ngữ khác với Kỳ Châu, chứ không phải ông không thạo tiếng Hoa. Chúng ta đều biết mỗi địa phương Trung Hoa có ngôn ngữ khác nhau. Ngay tại Việt Nam, người Bắc Kỳ hay Nam kỳ thì cho rằng giọng Nghệ, Tĩnh, Bình , Quảng Nam, Quảng Ngãi là nói khó nghe ( nói khó nghe chứ không phải là không biết nói tiếng Việt, hay chỉ biết chút đỉnh tiếng Việt thôi!)


Một người lúc nhỏ nghe được kinh Kim Cang, sau lớn lên đi thuyết pháp bằng tiếng Hoa thì trình độ nói tiếng Tàu không phải dở. Hơn nữa, Ngài sinh ở Quảng Đông, thuyết pháp ở Quảng Đông thì chắc chắn không gặp trở ngại về ngôn ngữ. Tôi nhớ trước đây, có một vị tu sĩ đã cho rằng Pháp Bảo Đàn Kinh có lối văn giản dị, dễ hiểu và đó là Hán văn của người Việt Nam. Vị tu sĩ đó quên mất một điều là Huệ Năng không biết viết, biết đọc. Pháp Bảo Đàn Kinh là do các đệ tử đời sau ghi chép.



Lý luận của hòa thượng Mãn Giác đôi khi mâu thuẫn. Phần lớn hòa thượng cho rằng Lĩnh Nam là Việt Nam và lục tổ là người Việt Nam nhưng có đoạn hòa thượng lại nói Huệ Năng “ở vùng gần biên giới Trung Hoa”[.. ] Ngài Huệ Năng thuyết pháp trên ba mươi mấy năm trời chung quanh vùng Quảng Đông và vùng biên giới Trung - Việt [ . ..]


Theo Yampolsky, chúng ta chỉ biết chắc có một điều là có một người tên là Huệ Năng, một thiền sư có đôi chút tiếng tăm đương thời và sống đâu đó ở vùng miền Nam Trung Hoa".
Theo thiển kiến, theo các tài liêu, các địa danh mấu chốt về nơi sinh trưởng của Huệ Năng là Lĩnh Nam, Hải Nam, Phiên Ngung, do đó ta có thể kết luận Huệ Năng sinh trưởng ở vùng Quảng Đông, Trung Quốc.

Xưa nay, Pháp Bảo Đàn Kinh được coi như là một tài liệu khá đầy đủ về cuộc đời và tư tưởng Huệ Năng. Nhưng sau này,Tào Khê Ðại sư Biệt truyện (gọi tắt là Biệt truyện) đã tuyệt tích ở Trung Quốc lại được lưu truyền đến Nhật Bản, năm 1920 mới được Trung Quốc sao chép lại. Quyển sách này ghi chép cuộc đời của Lục tổ, và so sánh hai bản, chúng ta nhận thấy có những điểm khác biệt như sau:


(1). Huệ Năng đi tu ở chùa từ nhỏ:
Theo Biệt truyện: Ðại sư Huệ Năng họ Lô, người Tân Châu. Bố mẹ mất sớm, 3 tuổi đã mồ côi, có chí hướng hơn người. Năm đó, Đại sư vân du đến Tào Khê, kết nghĩa anh em với người trong thôn tên Lưu Chí Lược, lúc đó khoảng 30 tuổi. Lưu Chí Lược có người cô, xuất gia ở chùa Sơn Giản, hiệu Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Niết Bàn. Ban ngày, Ðại sư cùng Lược làm lụng, tối đến nghe kinh, sáng lại vì Vô Tận Tạng giải thích nghĩa kinh. Ni cô Vô Tận Tạng lấy kinh cùng đọc. Sau Huệ Năng xuất gia ở chùa Bảo Lâm 3 năm.
Năm thứ 5 niên hiệu Hàm Hanh, lúc Ðại sư 34 tuổi, sư đến Hoàng Mai, Kỳ Châu, xin học Ngũ tổ. Đàn Kinh thì nói Huệ Năng bán củi nuôi mẹ, đến Hoàng Mai học pháp lúc 24 tuổi.

(2). Đối thoại giữa ngũ tổ và Huệ Năng khác Đàn Kinh. Tổ hỏi: Con là người Tân Châu, Lãnh Nam, lẽ nào có thể làm Phật? Huệ Năng hỏi lại: Phật tánh người Tân Châu, Lãnh Nam và Phật tánh của Hòa thượng có gì sai biệt? Ngũ tổ không hỏi tiếp, và không có bài kệ Bồ đề bản vô thọ.
Theo Tâm Hiếu, Biệt truyện được một vị Tăng vô danh trước tác vào năm thứ 2 niên hiệu Kiến Trung đời Ðường (781), là sách chép tay lưu truyền ở khu vực Triết Giang. Khoảng 24 năm sau, cao tăng Nhật Bản, hiệu Tối Trừng (761- 822) đến Trung Quốc học pháp vào năm thứ 20 niên hiệu Trinh Nguyên đời Ðường (804), “bán vàng mua giấy” sao chép cả thảy 345 quyển gồm 128 bộ kinh điển Phật giáo. Sau đó, mang toàn bộ những kinh sao chép này về Nhật Bản. Trong đó, có quyển Tào Khê Ðại sư biệt truyện. Nhật Bản rất trọng bộ Biệt truyện này, liệt vào Tục tạng của Nhật. “Truyện” có dòng chữ “viết xong vào ngày 9 tháng 3 năm 19 niên hiệu Trinh Nguyên, Thiên Thai tông-Tối Trừng”, đóng mộc chùa Tỷ Duệ. Năm 1920, khoảng 1.200 năm sau, từ Nhật Bản, kinh này được sao chép về lại Trung Quốc. Lúc này, Hồ Thích từng đi đến Nhật Bản, Anh, Pháp sưu tập một số lượng lớn sử liệu trước đời Tống, có liên quan đến Thiền tông vào đời Đường của Trung Quốc, Biệt truyện có phải Hồ Thích lúc đó sao chép lại không, cần phải nghiên cứu nữa .



Theo Tâm Hiếu, Biệt truyện là tập truyện ghi lại gia thế, cuộc đời và hoạt động truyền pháp của Lục tổ, là tư liệu hình thành sớm nhất trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Ra đời sau khi Lục tổ viên tịch 68 năm, so với Ðàn kinh của Ðôn Hoàng viết sớm hơn 120 năm, là tài liệu vô cùng quý giá. Hồ Thích đối với Biệt truyện, có viết, đọc và khảo chứng qua. Ông so sánh 3 quyển: Biệt truyện, Ðôn Hoàng bổn đàn kinh và Minh tạng bổn đàn kinh, phát hiện có 5 chỗ mà Ðàn kinh trưng dụng sao chép từ trong Biệt truyện. Sau khi khảo chứng, Hồ Thích có viết bài Khảo chứng đàn kinh. Ông nói: Có thể chứng minh quan hệ giữa Tào Khê Ðại sư biệt truyện và bản Minh tạng bổn đàn kinh, tôi đã từng khảo đính qua các bản Ðàn kinh, liệt kê ra một bản, ghi rõ diễn biến của Ðàn kinh. Trong quyển Hướng dẫn đọc Ðàn kinh, trang số 200, Hồ Thích có liệt kê rất nhiều sự tích, thuyết minh Ðàn kinh được rút từ tài liệu Biệt truyện, bản thân của Ðàn kinh chính là khẳng định tính chân thật đối với Biệt truyện.
Sau khi Hồ Thích khẳng định Biệt truyện, không rõ vì nguyên nhân nào ông lại phủ nhận gọi nó là bộ “Ngụy thư”.


Theo Mãn Giác, sau khi khảo xét rất kỹ lương tất cả tài liệu liên quan đến Huệ Năng trong bộ Toàn Đường văn, Yampolsky phải đi đến kết luận rằng tất cả đều là ngụy tạo (op. cit., trang 59).[. .] Theo Yampolsky, chỉ có hai tài liệu đáng tin cậy: thứ nhất là Lăng Già sư tử ký (khai quật ở Đôn Hoàng), và tài liệu này chỉ nhắc đến tên Huệ Năng như là một trong mười học trò của Hoằng Nhẫn, chỉ thế thôi và không có ghi chép sự kiện gì khác; tài liệu thứ hai là bia ký của thi hào Vương Duy vào khoảng năm 740. Còn tất cả những tài liệu khác đều do những thời đại sau ngụy tạo. . .(Mãn Giác).



Theo thiển kiến, Pháp Bảo Đàn Kinh do đời sau ghi chép, nhằm tuyên truyền cho nên có nhiều điều không thật, hoặc truyền thuyết, mơ hồ, và “những điểm chép sai quá lộ liễu” như việc tạc tượng Huệ Năng “ Bản Tông Bảo có điều vô lý là ghi rằng Phương Biên, người tạc tượng, đã gặp Bồ Đề Đạt Ma, đến trước Huệ Năng năm đời Tổ ( Mãn Giác ).
Chúng ta cũng còn phải chờ các tài liệu mới để có đủ kết luận.




II. TƯ TƯỞNG TRONG PHÁP BẢO ĐÀN KINH


Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, chúng ta thấy hai phần rõ rệt. Phần nói về tư tưởng Huệ Năng, và một phần nói về cuộc đời Huệ Năng. Phần tư tưởng có lẽ là của Huệ Năng. Trong phần này, chúng ta nhận thấy có hai phần. Một phần là tư tưởng chung của Phật giáo Bắc phương, và một phần là tư tưởng riêng của Huệ Năng.

1. ĐẠI THỪA
(1). Không tính:
Bài giảng đầu tiên của Huệ Năng lấy ý từ Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa:
Chư vị Thiện tri thức! Bồ đề tự tánh bổn lai thanh tịnh giác ngộ, vốn là bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Cần nên dùng cái chân tâm giản đơn thẳng thắn này mà thành Phật, không nên dùng tâm vọng tưởng
Bài kệ của Huệ Năng là bày tỏ không thuyết của Phật nhất là của phái Thiền Tông:
Bồ đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào vướng trần ai?
(2). Bất nhị pháp môn:
–Pháp sư! Ngài diễn giảng kinh Niết Bàn, nếu Ngài có thể thấy Phật tánh, minh tâm kiến tánh, đó chính là pháp bất nhị pháp môn trong Phật pháp. [. . .]. "Thiện căn có hai loại: một là thường, hai là vô thường. Nhưng Phật tánh không có sự phân biệt giữa thường và vô thường, cho nên không đoạn Phật tánh. Gọi đó là bất nhị pháp môn. Lại nữa, ngũ giới, thập thiện là thiện; ngũ nghịch, thập ác là ác, nhưng Phật tánh không có sự phân biệt của thiện ác, đó gọi là bất nhị pháp môn [. . .] "Phiền não tức là Bồ-đề, chẳng phải hai và chẳng phải khác nhau. Lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não, là chỗ thấy hiểu của hàng Nhị thừa, là cái căn cơ của xe nai, xe dê. Bực đại trí thượng căn chẳng phải làm như vậy.[. .] .Minh và vô minh, kẻ phàm phu xem đó là hai loại khác nhau, nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ tánh của nó không có hai thứ, là tánh vô nhị, đó là Thực tánh." (Bản Tuyên Hóa).

(3). Tôn trọng cư sĩ và tu tại gia.
Rất nhiều kinhđiển đã đề cao vai trò cư sĩ như Duy Ma Cật Kinh. Ở đây, Huệ Năng cũng vậy:
Nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, không nhất định phải ở Chùa. Người tại gia có thể tu hành, giống như người Ðông phương có tâm lành. Xuất gia mà không tu hành cũng giống như người Tây phương tâm ác (bản Tuyên Hóa).


2. HUỆ NĂNG


Huệ Năng có kiến giải riêng, rất mạnh mẽ và độc đáo, khác với Lâm Tế.
(1). Chống cực đoan của không thuyết:
Diệu tánh của chúng ta vốn là không, không có một pháp khả đắc, cho nên nói Tự tánh như hư không, chân vọng đều ở trong, ngộ triệt bổn lai thể, một cái thông tất cả đều thông, tự tánh Chân không giống như đạo lý trên đây tôi vừa nói.
Quý vị Thiện tri thức! Không nên nghe tôi nói không, liền chấp vào không. Ðiều quan trọng nhất là không được chấp vào không. Nếu các ông nói tất cả là không, tâm không thân cũng không, thế giới cũng không, như thế ngồi thiền sẽ lạc vào vô ký không. Vô ký không thì giống như người đã chết rồi, cái gì cũng không biết, tuy là người sống nhưng vừa ngồi thiền là giống như chết. Chúng ta tu đạo cần phải biết trong cái Chân không có cái Diệu hữu, không phải cái gì cũng không biết. Cái gì cần biết, cái gì không cần biết, phải sáng suốt nhận định rõ ràng; giống như đạo lý "tâm thanh nước hiện bóng trăng, định tâm định ý bóng mây không còn. (bản Tuyên Hóa).


(2). Chống cực đoan bất lập văn tự:
Nếu các ông không chấp có, mà lại chấp vào không, thì sẽ tăng trưởng vô minh. Người chấp trước vào không sẽ nói như thế này: "Cái gì cũng không cần, không cần học kinh điển, vì tất cả đều là không, không cần dùng văn tự! Văn tự là chấp tướng." Ðã nói không dùng văn tự vậy thì y cũng không nên nói, vì ngữ ngôn là tướng của văn tự, văn tự chính là ngữ ngôn.


(3). Kiến giải minh bạch về tọa thiền:
Tâm bình hà lao trì giới,
Hạnh trực hà dụng tu thiền!
[. . .]. Thiền, không nhất định giới hạn nơi im lặng tịnh tọa, mà là đi đứng nằm ngồi đều là thiền, cho nên nói "đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói im động tĩnh thể an nhiên." Người biết dụng công, không chỉ giới hạn nơi tịnh tọa mới dụng công, mà bất cứ lúc nào, ở đâu cũng đều có thể dụng công [. . ]. "Chư Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn nầy không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cản. Ngoài đối với tất cả các điều lành dữ các cảnh giới, mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là tọa. Trong thấy tánh mình chẳng động, gọi là thiền [. . .]. Ðại sư nói: "Ðạo do tâm mà ngộ, đâu phải do ngồi. Kinh nói: ‘Nếu nói Như Lai hoặc nằm hoặc ngồi là hành tà đạo. Bởi cớ sao? Không từ chỗ nào mà lại, cũng không từ chỗ nào mà đi.’ Không sanh không diệt là tánh Như Lai thanh tịnh thiền. Các pháp đều vắng lặng trống không là tánh Như Lai thanh tịnh tọa. Thế là cứu cánh không chứng đắc, hà huống là ngồi!"" (Bản Tuyên Hóa).


(4). Chủ trương đốn ngộ:
Ðốn pháp là gì? Ðốn chính là bảo quý vị phải đoạn. Ðoạn cái gì? Ðoạn lòng dâm dục.[. . .]. Ðốn là lập tức hiểu rõ sáng suốt, hiểu rõ một cái lý. Lý tức đốn ngộ, sự cần tiệm tu, tu hành cần ngày này qua ngày kia tu hành, ngộ chỉ là ngộ cái lý, cho đến chứng quả vẫn là tự mình tu hành[. ..]. Tổ Sư mới gọi đại chúng mà bảo rằng: "Pháp vốn là một tông, còn người thì có Nam và Bắc. Pháp tức là một thứ, còn chỗ thấy thì có mau chậm. Pháp không có mau chậm. Bởi con người có tánh sáng tối, cho nên mới gọi là mau chậm.



III. GHI CHÉP CỦA CÁC ĐỆ TỬ


Phần nói về tiểu sử chính là ngọn bút của các đệ tử đời sau.
1.Về việc Huệ Năng được truyền y bát:
(1). Truyền y bát.
Dường như mục đích chính là tuyên thuyết Huệ Năng được truyền thụ y bát để đánh tan việc dư luận nghi ngờ vai trò lãnh đạo của Huệ Năng. Tài liệu của hoà thượng Mãn Giác cho thấy ban đầu Huệ Năng không có tiếng tăm gì cả, sau nhờ Thần Hội gióng trống khua chiêng mà được người đời để ý:
Danh tiếng, uy thế của Thần Tú và đệ tử Phổ Tịch lẫy lừng vang dội và được vua Trung Hoa coi như Quốc sư, đang khi ấy ngài Huệ Năng chỉ là một ông đạo sĩ "man rợ" tối tăm ở biên cương, chỉ có được một số môn đệ người Trung Hoa trung thành sùng bái, trong số đó có một người tên là Thần Hội; chính Thần Hội sau này đã khôi phục lại ngôi vị Tổ sư thứ sáu cho Huệ Năng và rao truyền đạo lý Đốn ngộ Bát nhã của Huệ Năng và đẩy lùi tất cả những trường phái Thiền tông khác đi vào bóng tối của lịch sử. Tất cả tư tưởng đạo lý của Thần Hội đều được rút ra trực tiếp từ Huệ Năng.
Huệ Năng lúc đầu không nổi bật là do những lý do sau:
-Không ai biết hoặc ít biết về việc Huệ Năng được truyền y bát.
-Phải rất lâu, sau khi rời Hoàng Mai, Huệ Năng mới xuất đầu lộ diện.
Phải chăng muốn biện minh việc Huệ Năng được “bí truyền” mà các tác giả phải bày ra những chuyện tranh giành, ám toán như sau:
–Ta nghĩ trí huệ và kiến giải của ngươi có chỗ dùng, nhưng lo có người ganh ghét mà khởi tâm hại ngươi, cho nên cố ý không nói chuyện nhiều với ngươi. Ngươi có hiểu nỗi khổ tâm của ta không?
-"Y bát là đầu mối của sự tranh giành, chỉ truyền đến ông là ngừng, đời sau không nên tiếp tục truyền nữa. Nếu truyền y bát này, sợ rằng sinh mệnh ông giống như sợi chỉ mành treo chuông, bất cứ lúc nào cũng có sự nguy hiểm. Ông lập tức rời khỏi chỗ này, vì tôi e có người hại ông."
Đoạn sau đây thì giống như việc tổ sư cầm gậy đập vào đầu Tôn Hành giả:
Ngũ Tổ dùng gậy gõ vào cối ba tiếng, rồi bỏ đi. [. . ]. Huệ Năng hiểu rõ ý của Ngũ Tổ muốn Ngài canh ba đêm nay vào phòng Ngũ Tổ. Gõ vào cối ba tiếng là cách nói không lời.
Nếu nơi tu hành mà tranh giành, chém giết như vậy thì trách sao đảng cướp?

(2). Nói xấu Thần Tú và ca tụng Huệ Năng.
Dù là Huệ Năng cao hơn Thần Tú, Thần Tú cũng đứng sau Huệ Năng, hai ông đều là thiền sư, học một thầy. Cách đề cao mình và mạt sát người là một điều không nên có trong cửa thiền. Việc tự đề cao không ngờ chi làm hoen ố danh dự hai bên:
Giống như đồ đảng của Thần Tú, tâng bốc đưa Thầy mình lên cao, cho rằng Thầy mình sẽ làm Lục Tổ, cho nên dự bị những người đồ đảng tâm phúc ở khắp nơi dò tin tức. Nếu Ngũ Tổ Ðại sư truyền y bát cho ai liền sát hại người ấy.
Tôn giáo nào cũng có những kẻ xấu. Bên Phật có Devadatta, bên Thiên Chúa giáo có Judas . Tác phẩm “ Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết “ của Colleen Mc Cullough đã nói lên tham vọng của một số nhà tu, mà Ái tình, Tiền tài và Quyền lực vẫn là những mục tiêu của họ. Bởi vậy mà ta không ngạc nhiên về việc tôn giáo đã gây ra chiến tranh thế giới mà người ta gọi là cuộc thánh chiến. Cuộc thánh chiến đã qua nhiều thế kỷ, nhưng ngày nay, một số Hồi giáo vẫn phá hoại các di tích Phật giáo



Mục đích chính của các đệ tử của Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh là truyền bá tư tưởng của thầy mình, đồng thời ca tụng thầy mình. Đó là tâm lý chung của người đời, ai cũng quý thầy mình, phe mình và người mình yêu còn người khác là không đáng quan tâm. Hoà thượng Mãn Giác cũng đề cao Huệ Năng mà cho rằng Huệ Năng là tổ sư Thiền chứ không phải Đạt Ma:
“Người đã thực sự sáng tạo ra Thiền tông lại chính là Huệ Năng chứ không phải Bồ Đề Đạt Ma; ngài Bồ Đề Đạt Ma chỉ là được truyền thống Thiền chọn lựa đứng tên danh dự mà thôi để linh động hóa tinh thần tạ ơn đối với Ấn Độ, quê hương tâm linh của Phật giáo nhân loại”.
Những điều viết ra trong Đàn Kinh không biết có đúng sự thực hay không, nhưng dù đúng hay sai, vẫn là phản tác dụng, tôn kính hóa ra bất kính, đề cao hóa ra miệt thị..
Tất nhiên là đệ tử của Huệ Năng tôn kính Pháp Nhẫn. Nhưng trong khi đề cao Huệ Năng kém văn hóa và quê mùa mà có trí tuệ cao, họ viết về lời ngũ tổ trong buổi sơ ngộ Huệ Năng mà những lời lẽ này không thể có ở một nhà chân tu:
Ngươi là người Lĩnh Nam lại là người man di mọi rợ thì làm sao có thể làm Phật được?
Ngũ tổ đã gọi Huệ Năng là “ các lão”. Hoà thượng Tuyên Hóa giải thích:
"Các" là một loại thú nhỏ có mũi rất ngắn, gần giống như loại chó. "Lão" là người man di chưa khai hóa. Các lão là chỉ loại người không rõ đạo lý, chưa được khai hóa, là người thuộc về loài súc sanh.
Chính hoà thượng Mãn Giác rất tôn kính và tự hào về Huệ Năng nhưng không hiểu sao trong lời diễn giảng lại vô tình khinh thị Huệ Năng, coi Huệ Năng là một kẻ “ khôn vặt” , có hành động “ lố bịch” mặc dầu những chữ này được đóng trong ngoặc kép:
Huệ Năng đã hiểu mật ý của Ngũ Tổ và muốn nói với Ngũ Tổ rằng: "Thầy muốn đưa con về Việt Nam là để cứu thoát con để khỏi bị lâm nạn ở đất Tàu, vì con nói tiếng Tàu không rành, là người mọi rợ, lại lên ngôi vị Tổ sư [. . .]. Chỉ có thể hiểu như vậy mới không thấy cái "lố bịch" của Huệ Năng khi tỏ vẻ "khôn vặt" chơi chữ với chữ "độ" trong một giây phút linh thiêng nhất, lúc giã biệt thầy.
Tóm lại, Pháp Bảo Đàn Kinh là một viên ngọc quý nhưng có một vài tỳ vết.




TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Pháp Bảo Đàn Kinh . Thích Duy Lực. Thư viện Hoa Sen
Pháp Bảo Đàn Kinh. Mãn Giác. Thư viện Hoa Sen
Ngài Huệ Năng . Trí Quang. Thư viện Hoa Sen
Pháp Bảo Đàn Kinh .Thanh Từ. Thư viện Hoa Sen
http://www.thuvienhoasen.org/khphapbaodan-07.htm
Pháp Bảo Đàn Kinh .Hoà thượng Tuyên Hóa
http://www.tangthuphathoc.net/gianggiai/kpbdlg-01.htm

Tâm Hiếu. Khảo chứng mới về cuộc đời lục tổ Huệ Nă ng.
(Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung Quốc)
http://www.giacngo.vn/chude/vulan2008/2008/08/05/73C413/
Tuệ Nguyễn. Lục tổ Huệ Năng là người Hoa hay người Việt? http://giaodiemonline.com/2008/10/lucto2.htm


.

No comments: