Friday, August 8, 2014
HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM II
Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 9 (Huỳnh Tâm)
“…
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9
Hoan lộ của Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1) không được lâu dài, ân hưởng quyền cao, phú quí chấm dứt sớm, bởi Mao Trạch Đông triệu hồi về Bắc Kinh làm vật phế thải. Ông đóng vai tuồng Hồ Chí Minh được 16 năm (1940-1956)…”
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9
Ngày 12 tháng 9 năm 1978, chúng tôi, từ Nam ra Bắc, đi qua biết bao cây cầu sắt, và dừng chân tại điểm đứng cầu Long Biên sông Hồng Hà, Gia Lâm-Hà Nội.Nơi này phong cảnh tuyệt vời, hình ảnh hữu tình của đất nước đáng để con người lặng lẽ chiêm ngưỡng. Được biết trước chiến tranh 1975 cầu Long Biên không cho phép người dân đến thưởng ngoạn, vì nơi đây có nhiều căn cứ phòng thủ của chiến binh Trung Quốc. Nay mọi người đã thong thả đi lại, chúng tôi là những viễn khách đi trên cầu Long Biên, đứng tại lan can cầu trong lòng thoải mái, nhìn dòng sông gợn sóng lặng lẽ trôi. Trời rọi sáng, chan ánh nắng xuống mặt nước lăn tăn lóng lánh. Xa xa có những mái chèo ngư phủ, với những xóm dân cư sống bên sông Hồng, tỏa ra ánh đèn dầu chao trên mặt nước lờ mờ, những cánh lục bình trôi lững lờ, bên bờ sông Hồng hướng Gia Lâm. Nơi đây chính là một vựa lúa rộng lớn tươi tốt, và lũy tre xanh ngọc lục, nhìn lên bầu trời mây lam nhẹ, bay theo chiều giò, màu da trời thiên nhiên thay đổi từng khắc không gian. Phong cảnh của sông Hồng từ đó ở mãi trong tôi, một ấn tượng không phai cho đến bây giờ.
Vào lúc ấy, có một người đàn ông đã ngoài 55 tuổi, đứng kế bên cũng đang chiêm ngưỡng sông Hồng, sau này mới biết y là tình báo Hoa Nam cụm GAT732, bí danh Bảy Tân. Mãi đến năm 1981, tôi tình cờ gặp lại ông tại Sài Gòn, và ông cho biết đã làm Bộ trưởng Lương Thực Việt Nam với bí danh La Lâm Gia (1981-1984). Nhờ biết ông La Lâm Gia, tôi được giới thiệu đi "Điền giả"vựa lúa Lục tỉnh miền Nam, đôi khi đi với các bạn ký giả của báo Tin Sáng, báo Tuổi Trẻ, báo Lương Thực v.v...
Cầu Long Biên, Gia Lâm–Hà Nội, có chiều dài 1.862 m, cấu trúc 12 đoạn.
Xây dựng thời Pháp thuộc vào năm 1890. Ảnh: Huỳnh Tâm.
Bảy Tân, tình báo Hoa Nam cụm GAT732, cho biết:
‒ Năm (1965) đoàn quân chúng tôi vừa vào lãnh thổ Việt Nam, đầu tiên trong đôi mắt cảm nhận mùa thu Hà Nội không hương sắc, chỉ có cây cầu thép Long Biên đáng để ý nhất, bởi cây cầu cấu trúc khung thép cao chót vót, xây dựng thời Pháp thuộc, giống như các cây cầu tại Thượng Hải. Ví như một tòa nhà cao tầng kiến trúc thép, từ đầu đến cuối cây cầu đã nói lên một thời lịch sử của nó. Ngoài sự an toàn của cây cầu, còn cho thấy sức mạnh đặc biệt của dầm giàn thép cố định chặt chẽ, tạo thành một cấu trúc thống nhất có thể chịu đựng trọng tải lớn, và tăng tuổi thọ của nó trong thời gian.
Sông Hồng tuy nhỏ hơn bề rộng đối với sông Dương Tử, nhưng có cây cầu đẹp nhất Đông Á.
Rất tiếc sông Dương Tử không còn cầu thép cao để nhìn hết phong cảnh kỳ lạ của Vũ Hán, tuy tôi đứng ở đây ngắm nhìn quê hương, nhưng lòng lại thương tiếc sông Dương Tử đang từ từ chết.
Tình báo Bảy Tâncụm GAT732 nay đã có thực quyền Bộ trưởng Lương Thực Việt Nam, chúng tôi gọi đùa ông là Bộ trưởng "bao tử". Ở giai đoạn 1975-1983 miền Nam sản xuát dư thừa lương thực, có thể nói lúa gạo của miền Nam rất phong phú, tuy nhiên, hiện tại toàn dân miền Nam Việt Nam phải chịu đói rách, tự chế bao tử. Đời sống cạn kiệt từng ngày sống bằng cao lương "Bo bo", ăn không đủ no, khi thải ra bo bo còn nguyên hột, do bo bo cứng ăn vào khó tiêu, bởi nhà nước không cung cấp chất đốt đầy đủ.Bảy Tân lúc nàytự hào vượt chỉ tiêu lúa gạo, chuyên chở qua Trung Quốc trừ nợ chiến tranh.
Những ngày tháng còn ở Sài Gòn, chúng tôi thường đến thăm ông Bảy Tân, tạo được tình cảm đáng tin cậy, mục đích để tìm tòi, khai thác những gì cất giấu trong lòng người tình báo Hoa Nam này. Chúng tôi âm thầm nhưng tế nhị, cố ý để lộ tối đa về tung tích liên hệ với Hoa Nam trước một người đã dạn dày xương gió tình báo như Bảy Tân. Đương nhiên ông ta thừa dịp khai thác đối tượng và chúng tôi vẫn tự nhiên, vờ như không biết mình đang bị Bảy Tân chiếm thượng phong. Cũng may, chúng tôi cũng có một ít vốn nghề nghiệp để tự bảo vệ bản thân. Trong những lúc tiếp xúc với Bảy Tân, chúng tôi mới biết ông ta làm cố vấn cho Hồ Chí Minh và cũng là người trợ lý công tác bí mật trên những lộ trình công tác tại Trung Quốc. Chúng tôi tò mò muốn biết thêm chi tiết về những hoạt động của tên gián điệp Hán trên đất Việt. Quả tình muốn cạy cái khóa để mở cái tủ miệng của một tên tình báo thật là quá khó, nhưng cuối cùng chúng tôi may mắn được Bảy Tân tiết lộ.
Mỗi khi đặt vấn đề Hồ Chí Minh là mọi người đềurất lý thú, riêng Bảy Tân vẫn còn ái ngại. Có lẽ vì không thể giữ mãi bí mật, đôi lúc đương sự cũng tiết lộ phần nào về cuộc đời bí mật của con người muôn mặt. Bảy Tân cho biết:
‒ Sau khi Nguyễn Ái Quốc đến Matxcơva, cư ngụ ở đây gần hai năm, bị đảng cộng sản Liên Xô khai trừ. Theo báo cáo của Hoa Nam đã xác định: "Thất bại về nguyên tắc đào tạo một điệp viên như Nguyễn Ái Quốcđã để lộ quá khứ, chưa nói đến những nguyên nhân lầm lỗi khác của hội kín cộng sản Châu Á. Cuối cùng Tình báo KGB, báo cáo một hồ sơ Nguyễn Ái Quốc mất tích".
Chân dung của Nguyễn Ái Quốc tham dự tại Đại hội Tours France.
Tháng 12 năm 1920. Nguồn ảnh: Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế.[1]
Liên Xô trong thời gian này đào tạo Nguyễn Tất Thành, người quê quán Nghệ An Việt Nam. Nhưng người này vắn số, bị bỏ tù nhưng không được xét xử. Lúc đó Hương Cảng là một nơi tập trung tình báo quốc tế lý tưởng, tuy nhiên Hương Cảng vốn không ưa cộng sản, đồng thời cũng là đất hoạt động của tình báo Quốc Dân Đảng. Cuối cùng chính quyền sở tại quyết định đưa Nguyễn Tất Thành ra pháp trường tử hình tại nhà tù Hương Cảng (香港).
Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng: Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy, bởi bị nhiều bệnh do trác táng, say đấm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào, và nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với "nàng tiên nâu" [bis 1].
Nhà chức trách Hương Cảng cũng lên tiến và phê phán nội vụ này: "Không cần tử hình Nguyễn Tất Thành, chỉ cần nhìn hồ sơ bệnh lý, đời ông ta đã vắn số trước khi tử hình. Loại người này đã sống thừa thải trong tổ chức và xã hội, chỉ bấy nhiêu lỗi lầm này cũng đủ khiến cho Liên Xô vứt bỏ đương sự và để mặc cho y chết tại Hương Cảng…!" [3].
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương đúng 40 tuổi (1892-1932). Người thân tên Нгуен Винь (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù đem đi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn Tất Thành (mã số-000567...) lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow. (Kuntsevo Cemetery, Moscow, Russian Federation). Nguồn: Chân dung Nguyễn Tất Thành chụp tại Moscow, năm 1929 đã cho thấy một Nguyễn Tất Thành bị "nàng tiên nâu" đưa đám ma. Tư liệu lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng.[2]
Hồ sơ HTC4567, lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc, ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương. Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học Viện Hoàng Phố, Vân Nam. Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Sau đó Hồ Tập Chương thay tên đổi họ nhảy vào chiến trường chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam, và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chi Minh làm chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông. Không may cả gia đình có 5 người chết bất đắc kỳ tử,
bởi quân cảm tử Diên An, riêng người mẹ của Chương thoát nạn, nhờ bà ra phố được sống sót.
Nguồi ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam.[3]
Mẹ của HTChương, trườc bốn ngày lâm chung, công bố tấm ảnh này, mục đích tìm con sau 38 năm im lặng.(Hồ Tập Chương chụp ảnh chung với em trai vào thời niên thiếu). Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[4]
Trung cộng đào tạo Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1), cải trang thành con nhà quí tộc, hoạt động trên mọi lãnh vực, thương nghiệp, văn hoá, quânsự. Đến năm 1927, đảng cộng sản Trung Quốc dùng ông ta vào vũ đài chính trị với vai tuồng Hồ Chí Minh đội hồn xác của Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc) từ đó thay đổi vận mệnh của Hồ Tập Chương, nhất nhất trung thành vớiđảng trưởng Diên An (延安).Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[5]
Ngày 3 tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai chụp ảnh chung với Hồ Chí Minh (1), đang đứng trước nhà riêng của họ Hồ tại Tây Sa. Ảnh tư liệu tình báo Hoa Nam.[6]
Hoan lộ của Hồ Tập Chương(Hồ Chí Minh 1) không được lâu dài, ân hưởng quyền cao, phú quí chấm dứt sớm, bởi Mao Trạch Đông triệu hồi về Bắc Kinh làm vật phế thải. Ông đóng vai tuồng Hồ Chí Minh được 16 năm (1940-1956)…
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hà Nội. Hồ Chí Minh (1) đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Ông mặc bộ veston màu đen, chất liệu cao cấp thuộc mùa Thu rất hợp với thời trang quí tộc Pháp, áo sơ mi trắng, thắt nơ con bướm màu xanh biển, đội nón cối mùa thu Paris, đi xe sang trọng nhất thế giới vào thời điểm 1945, loại xebọc thép do Liên Xô chế tạo, hiệu "Mạc Tư Khoa-Москва". Đặc biệt Liên Xô chỉ sản xuất 5 chiếc xe bọc thép Москва, dành riêng cho những nguyên thủ quốc gia trong khối cộng sản.Nguồn: Báo cáo của tình báo Hoa Nam.[7]
Trung Quốc đã chọn đến hai (2) người Hán thay phiên đóng chung một vỡ kịch nhiều hồi, qua nhân vật chính Hồ Chí Minh.
Đầu năm 1956, Hồ Chí Minh bis đến Việt Nam, lên ngôi chủ tịch nhà nước, thay thế tên Hồ Tập Chương. Đặc biệt Hồ bis nhập vai kiệt xuất, tất cả những thói hư, tật xấu của Hồ Tập Chương, nay Hồ bis phải thực hiện như thật. Cộng với cá tính riêng của Hồ bis, mọi việc khởi đầu bằng phấn đấu giữa cái thực và cái giả cho đồng nhất, Hồ bis phải nhất quán và tự hòa trộn hai cá tính vào với nhau, đôi lúc Hồ bis cũng bị lố bịch, do tự dối lòng quá độ. Ví dụ: Hồ Tập Chương hút thuốc tự tay vấn lấy, còn Hồ bis thích hút thuốc Bastos Luxe thượng hảo hạng, loại thuốc lá này sản xuất tại Thượng Hải.
Trên bao thuốc lá Bastos Luxe có bốn câu thơ chữ Hán:
"请同学们早午餐
沈殿霞看起来好了蝙蝠欢迎提供
大黑烟熏香气.
抽着烟更鲜活的生命".
Trên thị trường và sản xuất thuốc lá Bastos Luxe, cũng có mặt tại miền Nam Việt Nam, giấy phép hoạt động do Nha Thông Tin Nam Phần cấp vào ngày 12/9/1957, số: 1521/XB.
Trên bao thuốc lá Bastos Luxecó bốn câu thơ chữ Việt:
"Hởi ai đi sớm về trưa
Kìa Bát Tốt Lút đón đưa chào mời
Hương thơm khói đậm tuyệt vời
Hút cho một điếu cho đời thêm tươi".[bis 3]
Khi Hồ bis hoạt động tại Việt Nam, thường để trong túi một bao thuốc lá, kỳ quái có hai (2) ngăn, dụng ý bần tiện này khó ai phát hiện. Ngăn 1, đựng thuốc lá vấn tay hương vị thuốc lá nông dân để mời Bộ Chính Trị hay mỗi khi đi kinh lý địa phương nào đó, ông ta mời nông dân cùng hút thuốc lá, và khi Hồ bis hút thuốc láBastos Luxe, điều hợp hơi thuốc không sâu tránh hương vị thuốc lá bay xa. Hồ bis đã chứng tỏ được trước nhân dân ông mới là người cần kiệm, liêm chính và lương thiện, cũng không để người khác phát hiện Hồ bis đóng tuồng thay thế cho Hồ Tập Chương, đương nhiên Hồ bis phải nhập vai kiệt xuất. Ngăn 2, đựng thuốc lá Bastos Luxe chỉ để một mình ông ta hút, dần dà Bộ Chính Trị phát hiện Hồ bis chơi trò đểu. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ rất cay cú bị Hồ bis lừa bịp, thuốc lá Bastos Luxe giả, từ chuyện nhỏ thuốc lá, sau này Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khám phá Hồ bis có một kho đụn đểu cáng, nhờ vớ được cuốn sách Hậu Hắc Học của tác giả Lý Tôn Ngô [4], còn chuyện đểu cáng truyền miệng trong dân gian không có giá trị gì đối với đại anh hùng Hồ bis cha già của dân tộc Việt Nam.
Phân tích photo 1 và photo 2. Những nhiếp ảnh của tình báo Hoa Nam cố tình chụp nhòe mờ (obscur) ảnh của Hồ Chí Minh bis để tránh sự khám phá có 2 nhân vật Hồ Chí Minh. Hồ bis xuất hiện lần đấu tiên tại Hà Nội vào ngày Quốc khánh, 2 tháng 9 năm 1956.
Theo bản báo cáo của Nguyễn Đức Thụy (阮德瑞) cồ vấn tình báo Hoa Nam (sau làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam):
‒ Sáng ngày 2/9/1956. Hồ Chí Minh bis, lên diễn đàn phát biểu trước nhân dân Việt Nam, tay cầm giấy tự đọc và đứng một mình trên diễn đàn trên photo 1, không có thành phần tham dự của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Phạm Hùng, Lê Văn Lương và Nguyễn Lương Bằng đứng bên.
Ngược lại trên photo 2, tình báo Hoa Nam chuyên nghiệp ghép ảnh, ghép những người mặc Âu phục không rõ họ tên gốc tích đứng bên Hồ bis trên diễn đàn ngày quốc khánh, vậy họ là ai và người phụ nữ có liên hệ nào với Hồ Chí Minh bis. Người thợ ghép ảnh nhẩn nha chấm mực tàu, tô đậm khuôn mặt của Hồ, tay áo thêm đen và vẽ lại tấm hình cho sống động, cắt cúp bố cục cho hợp với khung cảnh. Phải nói vào thời đấy ghép được một photo như vậy đã là nghệ thuật hiếm thấy. Nhưng xét kỹ hai tấm ảnh 1&2 trên, chúng ta thấy quá nhiều lỗi không có nét bố cục bình thường của một tấm ảnh, chưa nói đến lỗi làm trái với thiên nhiên.
Có lần người viết bài này đưa ra 2 tấm ảnh trên, thảo luận với nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định [5] chủ tịch hội Nhiếp ảnh Việt Nam đã từng theo Hồ bis 13 năm và có trên 350 chân dung của Hồ bis. Lúc đầu Đinh Đăng Định ngụy biện, và quyết liệt lớn tiếng nói rằng hai tấm ảnh trên chụp khác nhau thời điểm. Nhưng cuối cùng anh Định phải chấp nhận trình độ yếu kém về kỹ thuật ghép ảnh trong phòng tối, và thú thiệt không biết nhiều về không gian và thời gian (thiên nhiên). Phải hiểu rằng thiên nhiên, kỹ thuật và mỹ thuật cần đồng bộ không thể làm khác hơn. Dù thời nay có những tay chuyên nghiệp sử dụng Photoshop 6, tạo ra một photo tuyệt vời về mỹ thuật nhưng cũng bị lỗi như thường.
Photo đó chỉ để quăng vào thùng rác nhiếp ảnh, bởi họ không nắm vững hai nguyên lý bố cục của không gian và thời gian. Nói chung photo 1, chụp vào lúc 8 giờ sáng, photo 2 chụp những người mặc Âu phục vào lúc 14 giờ chiều, hai photo chân dung Hồ bis cùng một thế đứng, khi ấy người chụp đứng ngang tầm sân khấu, thế mà photo không có chân trời vì lý do ghép ảnh chưa tinh vi. Chân dung Hồ bis chụp lúc 8 giờ sáng thì phải có mây trên trời, nếu chụp Hồ bis lu mờ thì mây phải rõ nét, thứ nữa những chân dung những ông bà không rõ danh tánh mặc Âu phục chụp vào lúc 14 giờ chiều kẻ thì ánh sáng trời Nam, kẻ thì ánh sáng trời Đông, còn chân dung Hồ bis ánh sáng trời Bắc.
Ấy thế mà nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục khấn vái một sự giả trá quá trớn. Việc tối kỵ của mỗi dân tộc là thờ phụng một chân dung đã bị lu mờ, và nó không tiêu biểu được tính lãnh tụ quốc gia. Lịch sử dân tộc Việt Nam có lẽ cũng vì vậy theo chân dung Hồ bis mà lu mờ theo. Hình ảnh mờ không được phép loan tải trên báo chí, vì hình chụp và hình vẽ trên nguyên tắc cũng phải rõ nét. Nói tóm lại, ở đây bàn tay Hoa Nam có ý bêu xấu dân tộc Việt Nam, và chân dung Hồ bis có vấn đề dối trá nghiêm trọng.
Tình báo Hoa Nam thay đổi được nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam, nhưng không thể luôn mãi thay trắng đổi đen, lấy giả làm thực. Họ tưởng rằng với những xảo thuật tinh vi trên, đã hoàn chỉnh che khuất được ánh sáng mặt trời, không ai phát hiện. Không ngờ sự thực được phơi bày cho thấy bản thân Hồ bis là đồ giả. Một lãnh tụ đã giả lại có thêm dối trá, và nội tình chính trị bí mật của đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đã có quá nhiều mưu toan dối trá cướp nước Việt Nam. Họ có lắm mưu ma chước quỷ để cướp đất nhưng họ không thể cướp được tinh thần dân tộc Việt Nam. Người cộng sản thừa biết điều này, dù sự bất lương ấy đã đạt được nhiều thành tích, đưa đến cho đất nước Việt Nam một hậu quả lịch sử đau đớn nghiêm trọng, nhưng đó chỉ là giai đoạn, không có qui luật nhân tạo hay thiên nhiên nào kiên kết bền bỉ để cho kẻ cướp sống mãi.
Bảy Tân tình báo Hoa Nam cụm GAT732. Sau này làm Bộ trưởng Lương Thực Việt Nam, còn mở đáy lòng cho biết:
Đầu tháng 4 năm 1965, UBND tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam (CPC) đồng tổ chức tiếp đón Hồ Chí Minh bis tại Vân Nam, Trung Quốc. Bộ phận chiến tranh hải ngoại của Trung Quốc chụp ảnh chung lưu niệm. Ảnh: (từ trái sang) Trần Uất-陈郁, Vi Quốc Thanh-韦国清, Hồ Chí Minh-胡志明, Đào Chú-陶铸,Diêm Hồng Ngạn-阎红彦, Trương Bình Hóa-张平化. Người đứng hàng phía sau Hồ Chí Minh,(từ trái sang) mặc áo trắng (B) cóbí danh Bảy Tântình báo Hoa Nam cụm GAT732. Sau làm Bộ trưởng Lương Thực Việt Nam. Người đứng kế bên mặc áo trắng (N) Nguyễn Đức Thụy (阮德瑞), cồ vấn tình báo Hoa Nam (sau làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam), những người còn lại thành phần tình báo Hoa Nam gốc Việt. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[8]
Ngày 14 tháng 4 năm 1965.Phó Thủ tướng Trung Quốc, Trần Nghị (陈毅), và Bí thư (CPC) tỉnhVân Nam, Diêm Hồng Ngạn (阎红彦). Đến sân bay Côn Minh,cùng người dân tộcKhu tự trị Choong, chào đón Phạm Văn Đồng thay mặt Hồ Chí Minh,ngoài ra còn có Hoàng tử Souphanouvong Lào, Chủ tịch đảng và Mặt trận Yêu nước Lào. Nguồn: Tình báo Hoa Nam, cụm GAT732 bí danh Bảy Tân.[9]
Bảy Tân, nói tiếp:
‒ Trong vùng lân cận của khu vực cầu Long Biên, ngày xưa có quang cảnh khá đẹp, bây giờ đã bị máy bay Mỹ đánh bom tàn phá một phần, những hố đạn bom còn đó không khác miệng núi lửa để lại dấu vết quá khứ. Đất của hoàng thổ, trên các ngọn đồi xa xa, có vẻ cũng bị trơ trọi, cho thấy máy bay Mỹ đã cho rơi xuống vài quả bom trên đầu cây cổ thụ, thổi gốc rời khỏi mặt đất nằm phơi thây trên bãi cỏ xanh. Ngày nay hòa bình lập lại mới có bầu không khí khá yên tĩnh. Nhưng anh có xem xét cẩn thận quang cảnh ở đây đã thấy được những gì?
‒ Thưa ông, chúng tôi người miền Nam không am tường địa lý ở đây; vã lại chúng tôi là dân sự, dĩ nhiên không biết gì về quân sự, chỉ cảm nhận quang cảnh ở đây quá đẹp.
Bảy Tân trầm tư, nói tiếp:
‒ Thảo nào, anh chỉ chiêm ngưỡng trời đất, gió mây, không để ý xa xa có những nhóm pháo binh yếu ớt, ngụy trang cảnh giới địch, do đó, mới có một số vị trí pháo binh xung quanh cây cầu, được phối trí đồn trú trên vùng đất cao, các đơn vị pháo binh của quân đoàn đường sắt Trung Quốc đấy, họ trang bị súng phòng không, ngày và đêm bảo vệ cây cầu Long Biên. Tôi được biết nhiều, nhờ sự hướng dẫn của các đại đội trưởng, các đơn vị pháo binh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng cũng có một số binh sĩ Trung Quốc của chúng tôi đưa tin. Những năm về trước, Liên Xô, Cộng hòa Séc các nước Đông Âu khác, gửi pháo binh, tên lửa viện trợ cho quân đội Việt Nam, và thậm chí cả phụ nữ pháo binh Bắc Triều Tiên cũng tham chiến. Tôi đi bộ trong khu vực này, hình dung bị lạc vào thế giới bảo tàng vũ khi quân sự của Quốc tế.
Bảy Tân cao hứng khoe rằng:
‒ Có lần tôi được Hồ bis cho đi công tác với Lê Duẩn, sang Trung Quốc, viếng thăm khu trù mật Diên An tìm hiển chiến lược bày binh bố trận của các nhà quân sự Trung Quốc, sau khi Lê Duẩn về nước, cho phối trí lại binh bị phòng không theo phiên bản của Diên An, tại khu vực Sông Hồng. Thực tế do chúng tôi phối trí.
Năm 1966, Lê Duẩn (thứ hai từ bên phải) cùng với Phạm Văn Đồng, dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến thăm Diên An. Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón tại chiến lũy. Bảy Tân mặc áo trắng đứng sau Lê Duẩn. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[10]
Bây giờ, các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã rút quân về nước, nhưng quân đoàn đường sắt Trung Quốc, gồm kỹ sư, lính pháo binh còn ở lại Việt Nam tiếp tục chiến đấu. Trong chiến tranh Việt Nam, những năm gần đây binh sĩ Trung Quốc hy sinh rất nhiều đếm không hết, đặc biệt là các đơn vị pháo binh, bởi chúng tôi là mục tiêu của đối phương.
Tôi suy nghĩ nhanh, đặt một câu hỏi:
‒ Thưa ông, nơi này còn được gọi là thành phố tìm kiếm tử thi phải không?
‒ Cách đây không lâu cũng có người nói như bạn. Đúng thế không sai, những hy sinh vì Đạo (đảng) được đóng gói chở về Trung Quốc, binh sĩ còn sống, chúng tôi nhanh chóng sơ tán ra khỏi cầu Long Biên, rất tiếc, chúng ta không biết những gì đã xảy ra sau đó, vì đơn vị chúng tôi đã xâm nhập miền Nam.
Bảy Tân lấy hơi, thở một hơi dài, nói tiếp:
‒ Thời chiên tranh, dùng tiếng còi làm báo động mỗi khí không kích, thực sự kẻ thù đã đến trước lúc báo động, chúng tôi nhanh chóng ẩn dưới cây cầu này. Sau đó chúng tôi nhận ra rằng, chiến tranh không có môi trường nào dành riêng cho kẻ sống trừ phi hòa bình, như cuộc chiến ở Việt Nam. Kẻ thù thực sự muốn đến, có thể bom rơi trên đầu của chúng ta bất cứ lúc nào. Đây không phải là một mũi khoan tầm thường, nó là bom đạn đừng lấy nó làm một trò đùa. Bom đạn Mỹ đã cho khuôn mặt của chúng tôi nhiều vết ảm đạm, cho nên mọi người nhảy xuống hầm trước khi tiếng còi hướng dẫn. Trước đây binh sĩ chết nhiều vì chờ đợi tiếng còi. Cánh quân của chúng tôi tự động di chuyển tránh bom, tìm một nơi để núp quá khó, không có gì che chắn xung quanh, sự sống rất mong manh bom đạn đe dọa hằng ngày. Lúc ấy, tâm trí của tôi trở nên trống rỗng, không còn thời gian để suy nghĩ về kẻ thù, nhưng không dám di chuyển nơi khác vì di động là tự gọi bom đạn đến hại mình, an toàn nhất trụ một chỗ và giả vờ đã chết. Trong đầu tôi chỉ nghe tiếng nổ liên tục của bom, tiếp theo tiếng của máy bay trên bầu trời cao.
Tôi không biết bao lâu, máy bay Mỹ sẽ trở lại, bởi vậy báo động bằng còi không còn hữu hiệu, dù sau đó có giải pháp dùng "Cảnh báo quốc phòng Air đỏ", (Không quân VN-TQ nghinh chiến) cũng không đem lại khả quan nào, thực tế kẻ thù đã làm chủ bầu trời.
Trong chiến tranh, những cây cầu đều nằm trong mục tiêu quân sự, nếu quân đội Trung Quốc không nhanh chóng rút lui khỏi cầu, ẩn đi nơi khác có thể gây ra thương vong đáng kể. Khi chúng tôi đến Việt Nam, không hiểu được sự thật này, kẻ thù đứng trên đầu, còn ta núp dưới chân, kết quả chỉ đếm xác thương binh, trên chiến trường Việt Nam, chúng ta chỉ tiếp nhận được bài học đau đớn. Đôi khi người Hán chúng tôi có ý định muốn bỏ chạy nhưng không dám bởi tương lai đi về đâu! Nguyên nhân đó chúng tôi phải thích ứng với môi trường chiến tranh, có rất nhiều điều để học và tiếp tục sống. Động thái hôm nay, tôi đi bộ trên cầu Long Biên này, chỉ duy ý yên lặng không còn suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh Việt Nam nữa.
(Còn tiếp kỳ 10)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
[1-10] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ chưa từ công bố.
[bis 1]"Nàng tiên nâu" Tiếng lóng của những người hút thuốc phiện.
[2] Nếu có dịp chúng tôi trình bày toàn bộ hồ sơ về đời tư của Nguyễn Tất Thành.
[bis 3] Hồ bis tài tình, thuộc làu bốn câu thơ chữ Hán và bốn câu thơ chữ Việt ở trên, ông ta xem Bastos Luxe là bạn đời không thể thiếu.
[4] Cuốn sách "Hậu Hắc Học” của tác giả Lý Tôn Ngô tùy theo bản tính của mỗi người dụng nó, vào việc thiện hay ác.
[5] Ông Đinh Đang Định (1920 - 2003) là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh về Hồ Chí Minh, trùng tên họ với thầy giáo Đinh Đăng Định hiện bị chính quyền tiếp tục quản chế mặc dù đang ở thời kỳ cuối cùng ung thư.
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 10
Huỳnh Tâm
“..Quả nhiên người dân Việt Nam đã cầm nhầm 12 chử vàng "Ân thâm, nghĩa nặng, tình bền (恩深,义重,情长), và "Tình đồng chí, tình anh em (战友情谊 , 兄弟情谊). Các cấp lãnh đạo CSVN híp mặt, mộng mị, ngủ say trong men nồng của 42 Sư đoàn Trung Cộng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ…”
Năm 1940, Mao Trạch Đông thành lập nhóm tổng hợp hoạt động tại Việt Nam, gồm Thứ trưởng ngoại giao, Trung tướng Trần Canh phụ trách dân sự, Thượng tướng Vi Quốc Thanh quân sự và Hồ Chí Minh phụ trách chiến lược cướp chính quyền.
Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc thấy cần thành lập thêm nhóm 2, và nhóm 3 cùng chia nhau lãnh đạo chiến tranh tại Việt Nam. Nhóm thứ 2 do Vi Quốc Thanh lãnh đạo, nhóm thứ 3 do Hồ Chí Minh đứng đầu tổ chức chiến tranh, mục đích cướp chính quyền của nước lân bang, chống lại những ai không theo cộng sản kể cả nhân dân. Vào thời điểm này, Hồ Chí Minh tiếp nhận của Mao Trạch Đông 12 chữ vàng: "Ân thâm, nghĩa nặng, tình bền” (恩深,义重,情长) và "Tình đồng chí, tình anh em” (战友情谊,兄弟情谊).
Mao Trạch Đông đề ra phương châm 12 chữ vàng cho Hồ Chí Minh thực hiện, xác định tư tưởng Mao, đúng đắn hướng đi có chỉ đạo của cách mạng vô sản, đáng làm khung tổng thể phát triển quan hệ hai đảng, đánh dấu quan hệ Trung-Việt bước vào giai đoạn quyết định lập quốc gia Cộng Sản. Hai đảng, tự ký bí mật tuyên bố chung, ngày 12 tháng 2/1949.
Đưa đến mối quan hệ mang tính hai quốc gia một Trung Quốc, bề ngoài Việt Nam-Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, thực chất Việt Nam đã thuộc vào loại chư hầu không thành văn. Theo suy nghĩ đơn điệu, 12 chữ vàng của Mao Trạch Đông đối với Hồ Chí Minh là một ân sủng lớn, quả nhiên Hồ tiếp nhận trịnh trọng cho rằng tư tưởng Mao đạt đến đỉnh cao trí tuệ. Do ý tưởng thiển cận, cộng thêm thành tích khoác lác, họ Hồ đã đẩy 12 con giáp (12 chữ vàng) vào lộ trình chuyển đổi toàn diện vận mệnh đất nước Việt Nam. Trước nhất thay đổi suy nghĩ của người dân, sinh hoạt đời sống, giáo dục, kinh tế, tổ chức xã hội và truyền thống văn hóa v.v…
Hai điệp viên cố vấn Vi Quốc Thanh (韦国清), (ảnh bên trái) và Đặng Dật Phàm(邓逸凡), thay mặt Mao Trạch Đông trao cho Hồ Chí Minh một công hàm phân tích, hướng dẫn, thực hiện 12 chữ vàng. Hồ, trịnh trọng tiếp nhận, sau khi đọc công hàm, Hồ hứa với Vi và Đặng: "Quý đồng chí an tâm hãy báo cáo lại với Chủ tịch Mao, tôi cam đoan thực hiện thành công 12 điều này của Chủ tịch". Nguồn: Hoa Nam.
Trung Quốc mượn tay Hồ Chí Minh để âm thầm thực hiện 12 chữ vàng, tròng vào cổ người dân Việt Nam làm dây thòng lọng, chờ ngày chín muồi, đúc người đổ vào khuôn mẫu. Cuối cùng nhân dân Việt Nam tự động bị cuốn hút vào hệ thống vệ tinh Cộng sản Đông Nam Á. Thời kỳ 1940-1969, Hồ Chí Minh, đã thực hiện được 3/4, 12 chữ vàng.
Theo đánh giá của Mao Trạch Đông:
‒ Ba thập niên đối với một quyết sách, 12 chữ vàng, quả là thành công lớn. Quả nhiên người dân Việt Nam đã cầm nhầm 12 chử vàng "Ân thâm, nghĩa nặng, tình bền (恩深,义重,情长), và "Tình đồng chí, tình anh em (战友情谊- chiến hữu tình nghị , 兄弟情谊– huynh đệ tình nghị). Các cấp lãnh đạo CSVN híp mặt, mộng mị, ngủ say trong men nồng của 42 Sư đoàn Trung Cộng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ. Tâm đắc, ôm cả Hồ Chí Minh vào lòng làm tư tưởng lãnh đạo đất nước, tự mình làm những điều phản bội lương tâm, trái với tinh thần bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam!
Trong công hàm 12 chữ vàng, ngoài ra còn chứa một nội dung chứa đựng ẩn ngữ chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Nó hàm chứa rất nhiều vấn đề phức tạp. Khi Hồ Chí Minh hành động, đương sự phải tuân theo chỉ dụ của họ Mao, thực hiện mọi thủ thuật khác nhau, như gặm nhấm, dần dà hao mòn, pha trộn, tự tan. Kết quả đưa Việt Nam vào suy đồi phong hoá, suy vong mọi mặt và tự trói chính sách đối ngoại. Trung Quốc chờ đợi thời cơ ra tay thu hoạch nước Việt Nam.
Trong khi đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tung hô Hồ Chí Minh làm cha già dân tộc, Quốc tế lại truy nã Hồ Chí Minh về tội ác chiến tranh. Do đó không có quốc gia nào trên thế giới thiết tha làm bạn với đất nước Việt Nam, một chư hầu của Trung Quốc.
Lịch sử Việt Nam chưa hề xét xử tội ác chiến tranh của một ai, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một cha già dân tộc như Hồ Chí Minh được thế giới bình chọn lên án: "Độc tài và tội ác chiến tranh". Ông Hồ thực sự đã thủ tiêu trên 1 triệu mạng người, nước Việt Nam điêu tàn trong tay của Hồ, chưa kể những thế hệ trẻ chết trên đường Trường sơn, Nguồn: Tân Hoa Xã.
Hồ Chí Minh là một phiên bản của Trung cộng nên mới có tâm trạng "Ân thâm, nghĩa nặng, tình bền. Đứng trên lĩnh vực chủ quyền phân lập của hai quốc gia, Việt Nam và Trung Hoa có ngôn ngữ riêng, lãnh thổ và dân tình phong tục riêng, tập quán riêng, thì làm gì lại có 12 chữ trên. Đây là các chơi chữ của họ Mao, chẳng nhẽ 12 chữ vàng họ Mao chúng vượt biên giới từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam để dạy nhân dân Việt cách sống. Thực ra nếu không có Hồ chí Minh đất nước Việt Nam ngày nay văn minh tột cùng. Tai họa đã đến nước Việt cũng vì chữ "Ân-恩" do Hồ mang vào Việt Nam với mưu đồ của Trung Hoa. Ngôn ngữ Trung Quốc trong lòng chữ Ân đã có chữ Oán, cho nên Hồ Chí Minh đi vay nợ, lập chiến khu là Ân, nếu không trả nợ sinh Oán, trong Oán có "Thâm-深" ; thâm đồng nghĩa "Sâu", nợ trả hoài không hết. Tư liệu Hoa Nam có ghi lại: Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Hồ rằng: "恩曾经付出数千参观 (Ân tằng kinh phó xuất xúc thiên tham quán) - Ân một lần phải trả muôn ngàn lần thâm".
Hồ Chí Minh nhận một súng máy với viên đạn phải trả nợ bằng một đại pháo và đạn cối, trả nợ không được, phải dâng các xã huyện biên giới cho Trung Quốc, chính "ân thâm" nằm trong nghĩa đen này. Đương nhiên Hồ phải biết chữ "nghĩa-义" của Trung cộng, ý muốn nói "nghĩa" của người đã tạo hoá ra Hồ Chí Minh, phải nhớ ơn sinh thành của Mao, cho nên họ Hồ luôn luôn xem "nặng-重". Đứng trên phương diện ngoại giao, hai quốc gia không bao giờ có "tình bền-情长" cả, chỉ có đàm phán tương quan quyền lợi, nếu đem "tình bền-情长" theo kiểu Hồ Chí Minh áp dụng vào xã hội Việt Nam, không khác nào đưa dân tộc Việt Nam làm nô lệ của Trung Quốc!
Chúng tôi đã từng nghe nhiều lần ông Nguyễn Đức Tâm, nguyên tình báo Hoa Nam cụm HMK273, sau này làm đến Trưởng Ban tổ chức Trung ương (Bộ Chính Trị) :
‒ Bác Hồ đã làm được 3/4, của 12 chữ vàng "ân thâm, nghĩa nặng, tình bền" (恩深,义重,情长) và "Tình đồng chí, tình anh em (战友情谊,兄弟情谊). Phần còn lại, hy vọng chúng tôi sẽ kết thúc, nay 12 chữ vàng đã đưa vào các cấp lãnh đạo đảng học tập, và đưa vào giáo dục học đường, thậm chí trong nhân dân cũng học theo lời Bác Hồ: Nhân dân cần học tập cách sống văn hoá "ân thâm, nghĩa nặng, tình bền" (恩深,义重,情长), làm như thể ta với người là một (Việt Nam-Trung Quốc).
Chưa hết, Trung Quốc ban cho Bác, đảng và nhân dân Việt Nam một câu thần chú, trước giờ đi ngủ phải tụng kinh "Tình đồng chí, tình anh em (战友情谊, 兄弟情谊), từ đó cả nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa mắc phải chứng bệnh tin địch. Do đó, trước ngày 17/2/1979, Trung Quốc không còn che dấu ẩn lòng, xua quân tràn sang biên giới xâm chiếm Việt Nam hầu bành trướng đất nước Trung Quốc, kẻ cướp còn to miệng sỉ nhục và mạ lị: "Tình Đồng chí, tình Đồng Minh là kẻ thù” (而同盟国之间的战友, 共同敌人). Ba chữ "tình anh em" không còn trên môi các đồng chí Trung Quốc, trái lại đảng cộng sản Việt Nam vẫn phải tiếp tục học tập theo di chúc Bác Hồ để lại: "Tình Đồng chí, tình anh em", mãi mãi bền lâu!
Hồ Chí Minh, Vi Quốc Thanh (韦国清), Lã Quý Ba (罗贵波), Mai Gia San (梅嘉生), Đặng Dật Phàm (邓逸凡) và những điệp viên tình báo Hoa Nam, hội thảo, học tập tư tưởng Mao tại chiến khu Việt Bắc. Nguồn: Hoa Nam.
Hồ Chí Minh cùng những cố vấn quân sự, dân sự, tổ chức hướng dẫn Bộ chính trị và các cấp lãnh đạo Quân ủy Trung ương học tập "Tình đồng chí, tình anh em" (战友情谊, 兄弟情谊) tại rừng Việt Bắc. Hồ Chí Minh nghiêm chỉnh tuyên bố: "Chân lý của chủ tịch Mao không thể thiếu trong chiến tranh Việt Nam".
Mười Hai (12) chữ vàng thời Hồ Chi Minh, chưa thực hiện thành công, Trung cộng đã chuẩn bị lấy quyết định phán tiếp Mười Sáu (16) chữ vàng và Bốn (4) tốt, một hình thức chuyển biến mới vào năm 1986 thời kỳ của Tổng bí Thư đảng Nguyễn Văn Linh. Ông Linh để lại một trang sử đen tối nhất cho Bác đảng. Đến tháng 12/1997, Lê Khả Phiêu lên làm Tổng bí thư Đảng. Kể từ năm 1986 đến 1990, trải qua 4 đời Tổng bí Thư đảng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười hai nhiệm kỳ, và Lê Khả Phiêu, Trung Quốc đã có đủ thời gian để bắt được mạch đảng cộng sản Việt Nam "ham sống sợ chết, thà tao còn nước mất". Lê Khả Phiêu buộc phải thi hành lệnh của hội nghị Việt-Trung tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên ngày 3 tháng 9 năm 1990, và họ Phiêu tiếp nhận Mười sáu (16) chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai", và Bốn (4) tốt: "Láng giềng tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí tốt; Đối tác tốt".
Những ghi chú trong mật mã HPL1940/1990/123456, được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Nay được giải mã:
A- HPL (Hồ, Phiêu, Linh), số 1 tên của Hồ Chí Minh tiếp nhận 12 chữ vàng của Mao Trạch Đônglàm phương châm: "ân thâm, nghĩa nặng, tình bền-恩深,义重,情长" và 6 chữ tình: "Tình đồng chí, tình anh em战友情谊,兄弟情谊".
B- 1940-1990, năm mươi (50) năm, Trung Quốc cai trị Việt Nam qua hai lần ban bố phương châm.
C- P, ám chỉ Lê Khả Phiêu số 2, Nguyễn Văn Linh số 3, Phạm Văn Đồng số 4, Đỗ Mười số 5, Lê Đức Anh số 6. Năm nhân vật trên đã tiếp nhận 16 chữ vàng và 4 tốt, do Giang Trạch Dân ban bố, để Việt Nam làm phương châm gối đấu hành động.
Trong văn kiện Thành Đô có một ghi chú viết bằng mực đỏ hai chữ "Phiêu Linh", nhấn mạnh vai trò phản bội tổ quốc của Lê Khả Phiêu và Nguyễn Văn Linh. Và hai nhân vật này thi hành quyết định vào tháng 11/2000. Đảng cộng sản Việt Nam phải có bổn phận trung thành tư tưởng chỉ đạo của Giang Trạch Dân.
Hai chữ "Phiêu Linh" nói rõ hai kẻ bán nước là ai. Đó chính là Lê Khả Phiêu và Nguyễn Văn Linh. Hai chữ này còn có một ý nghĩa khác: Nhân dân Việt Nam từ đây khởi đấu phiêu linh chính trên đất của mình, trôi nổi không định hướng, phiêu bạt đó đây vô định, lênh đênh như gió cuốn, kết thúc sinh mệnh của một dân tộc không còn đất sống và hòa tan dân Việt vào văn hóa Hán.
Ngày nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan hệ mật thiết và toàn diện với Trung Quốc, trong khuôn khổ tổng thể hoà tan, đánh dấu giai đoạn mới bằng 3 đột phá: mở cửa biên giới đất liền, mở biển, mở giao thông đường bộ. Đẩy mạnh giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng không gian vô hạn định. Tuy những nhà lãnh đạo Trung Quốc không viết trên giấy trắng mực đen, nhưng ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa ngầm: "Việt Nam chư hầu Trung Quốc".
Hội nghị Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, giữa hai lãnh đạo Trung-Việt (ngày 3 tháng 9 năm 1990). Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9). Nguồn: Tân Hoa Xã.
Ngày nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn tự hào, phương châm 16 chữ đểu và 4 sự hèn là con đường đảng phải kinh qua, cho nên đảng áp dụng giáo dục nhân dân Việt Nam:
‒ "Ổn định lâu dài" (长期稳定, Trường kỳ ổn định) là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau;[4]
‒ "Hướng tới tương lai" (面向未来, Diện hướng vị lai) là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;
‒ "Hữu nghị láng giềng" (睦邻友好, Mục lân hữu hảo) là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;[4]
‒ "Hợp tác toàn diện" (全面合作, Toàn diện hợp tác) là phải không ngừng củng cố, mở rộng sự giao lưu sâu sắc và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Trung Quốc thừa cơ hội đất nước Việt Nam suy nhược, trỗi dậy mưu đồ cướp nước lân bang và đảng cộng sản Việt Nam lén lút bán nước, cả hai cùng đẩy mạnh tuyên truyền, cố ý đưa Việt Nam lạc hướng, đánh mất chủ quyền quốc gia và tạo điều kiện để nhân dân Việt Nam mất dân tộc tính. Họ đã viện cớ:
‒ Do Việt Nam cùng đặc thù với Trung Quốc, có chung địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó.
Thực chất hai đảng cộng sản Việt-Trung thừa cơ hội đẩy đất nước Việt Nam vào vòng lệ thuộc, mất biến nguồn cội bằng bốn câu thơ nguyên văn Hán ngữ:
儿子水电相关性,
理想的互操作性,
文化的相似性,
相关命运。
Dịch :
Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.
Cách truyền tụng thi ca trên cho thấy mưu đồ dài hạn của Trung Quốc, và ngày nay đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một phiên bản của Trung Quốc, cả hai cùng nhau ca hát một luận điệu, chuẩn bị lập lại kịch bản 1000 năm đô hộ Tàu, tuy nhiên ngày nay phong cách đô hộ của Trung Quốc tinh vi hơn.
Việt Nam có một bờ cõi riêng, văn hóa riêng, xã hội riêng, vận mệnh riêng đã từng thăng trầm bể dâu mới có được bề dày lịch sự 5000 năm văn hiến. Tuy có gần gũi với Trung Quốc nhưng hoàn toàn không gắn bó. Việt Nam đã bị Trung Quốc cướp nước và phải trải qua 1000 năm đô hộ nhục nhã. Làm gì có gắn bó, thưa các ông lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam!
(Còn tiếp kỳ 11)
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[1-10] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
Thứ Năm, ngày 17 tháng 7 năm 2014
Huỳnh Tâm - Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 11
Hồ Chí Minh hô hào Quân đội Nhân dân Việt Nam phải trung thành tuân theo nghĩa vụ Quốc tế. Theo báo cáo của Vi Quốc Thanh: "Hồ có ý niệm, vui mừng ngày kỳ công đã đến và sẽ mãi mãi được người Việt Nam ghi nhớ trong lòng như một cha già dân tộc, vượt trội cả Hùng Vương, Lý, Trần, Lê, Nguyễn"…”
Được lệnh của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh mở rộng mật khu Việt Bắc, cũng trong thời gian này họ Mao ban dụ cho Tướng Vi Quốc Thanh (韦国清) , cắt cử nhóm cố vấn quân sự chuyển đến biên giới Việt Lào, lập khu trù mật mở khóa hướng dẫn dành riêng cho Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản của Hồ. Nhiệm vụ của Vi Quốc Thanh hướng dẫn thảo luận và học tập tư tưởng chỉ đạo của Mao: "Việt Nam-Trung Quốc mối tình bạn đặc biệt (我们之间还有一种特别的情谊).
Nhóm cố vấn 2, đứng đầu Vi Quốc Thanh (韦国清) (bên phải), lập khu trù mật biên giới Việt Lào. Ảnh chụp tại biên giới Lào-Việt. Nguồn: Hoa Nam.
Một mặt, Hồ Chí Minh ủy nhiệm cho Vi Quốc Thanh làm cố vấn Bộ chính trị, mặt khác, ông dành thời gian còn lại bí mật viếng thăm Trung Quốc. Sau đó Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai, nhận lệnh và chuẩn bị tâm lý đi Moscow. Hôm sau họ Hồ đến yết kiến Mao Trạch Đông và được trao sứ mệnh nhập vai Nguyễn Tất Thành, kết xác hoá thân thành Hồ Chí Minh.
Theo chương trình đã định, phái đoàn gồm có Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Đặng Tiểu Bình, Tương Giai và Hồ Chí Minh tháp tùng ăn theo Mao. Đảng và chính phủ Trung Quốc yết kiến Stalin, mục đích của Mao là muốn công bố Hồ Chí Minh là người của Trung Quốc, yêu cầu Stalin hỗ trợ nhân dân Việt Nam mở cuộc chiến tranh chống Pháp. Họ Mao viện lý do đảng cộng sản Việt Nam thiếu mọi phương tiện, tuy có nhân lực nhưng không có vũ khí, mọi thứ từ A-Z đều do Trung Quốc viện trợ, như quân sự, tài chính và kinh tế. Chuyến đi này của Hồ Chí Minh hoàn toàn thất bại không đem lại kết quả nào, Mao về tay không! Trái lại Stalin đem họ Hồ ra miệt thị Mao, không công nhận Hồ Chí Minh, bởi Stalin biết họ Hồ giả danh mượn xác Nguyễn Tất Thành tạo uy tín riêng cho Mao Trạch Đông. Mọi bí mật của Hồ Chí Minh đã được công bố tại cuộc họp thượng đỉnh đảng cộng Liên Xô-Trung Quốc. Chú ý nhất là những lời đề nghị của Hồ Chí Minh quá ngớ ngẩn vi phạm ngoại giao Cộng sản Quốc tế. Stalin phê phán: "Hồ, không đủ tư cách lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam". [1]
Ngày 16/1/1950, Hồ Chí Minh (người đứng thứ 2 bên phải) bí mật đến xã Bản Lợi, huyện Sùng Thiên biên giới Việt Nam, sau đó sang thăm Trung Quốc. Năm 1941 nơi đây đổi thành huyện Sùng Tà thuộc lãnh thổ Quảng Tây, Trung Quốc. Cho thấy từ lúc Hồ Chí Minh xuất hiện, và trước sau chỉ 2 năm, huyện Sùng Thiên biến mất trên bản đồ Việt Nam. Nguồn ảnh: Tổ Tại Học (组在学) cụm Hoa Nam, Hà Nội.
Sau chuyến đi Moscow, Trung Quốc tự do tung hoành làm ông chủ lớn của Việt Nam, kiểm soát toàn bộ trái tim miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc còn tùy tiện tiếp máu cho họ Hồ, mạch máu chiến tranh không theo một hợp đồng viện trợ vũ khí nào cả, nói chung nhịp tim thoi thóp nhờ tùy hứng của Mao. Hồ Chí Minh muốn nhận được viện trợ phải đưa đất nước đến miệng con hổ bành trướng Trung Quốc. Đương sự hoàn toàn vô tư không sợ lệ thuộc vào con số chi ra hoặc thu vào của kẻ cho vay vũ khí, vì chính bản thân họ Hồ đã là Hán nên đương nhiên, đương sự không ngại mất nước.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ưu tiên yêu cầu Hồ mở cửa biên giới Tây Bắc Việt Nam, mở lộ trình giao thông, lập cầu viện trợ chiến tranh, khởi động chiến dịch viễn chinh quân đội Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc lấy quyết định gửi Trần Canh (陈赓), làm mệnh sứ toàn quyền, giúp đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức nguồn máy dân sự và lập ủy ban kiểm tra viện trợ quân sự tại biên giới Việt-Trung, xử lý các vấn đề liên quan đến viện trợ của Trung Quốc chuyển đến Việt Nam.
Trước đó Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhóm tư vấn Trung Quốc đến trước khi những lô hàng vũ khí đầu tiên viện trợ cho Việt Nam. Vi Quốc Thanh (韦国清), Mai Gia Sinh (梅嘉生), Đặng Dật Phàm (邓逸凡), với tư cách giám đốc chương trình viện trợ, bộ ba đứng ra chỉ huy, tăng cường xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hồ chỉ làm được một việc lớn đứng chơi xơi nước, mọi phụ thuộc quân sự, dân sự đã có cố vấn lo.
Ngày 01 tháng 7 năm 1955, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ chiêu hiền đãi "sĩ tử" họ Hồ. Cá tính Hồ Chí Minh từ nhỏ đến già vẫn mê say kịch Nói, Bắc Kinh. Nguồn: Hoa Nam. [2]
Đầu tháng 8 năm 1950, nhóm tư vấn quân sự Trung Quốc, do Vi Quốc Thanh đứng đầu kéo vào Việt Nam. Ông luôn tưởng rằng công tác cố vấn thoải mái sống trong thanh bình. Ông ta khởi hành từ Tĩnh Tây (靖西) Quảng Tây. Trần Canh (陈赓) và Hồ Chí Minh, hẹn gặp Vi Quốc Thanh tại Cao Bằng, miền Bắc Việt Nam. Ở đây họ thảo ra những chi tiết kế hoạch chiến tranh biên giới, cùng với sự phát triển quân sự, mở ra những chiến dịch đấu tranh quân sự và dân sự.
Vào thời điểm đó, nấp mình dưới danh nghĩa Việt Minh, quân sư Trung Quốc quyết giành thắng lợi lấy phần đất biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Quân viễn chinh Pháp lúc đó đang trú phòng, tổng cộng 13 tiểu đoàn khoảng 11.000 người, chủ yếu cố thủ con đường chiến lược từ Cao Bình, đến dòng sông Lương Sơn.
Trụ sở chính của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng trong nội địa của Trung Quốc. Trần Canh đưa ra kế hoạch tổ chức hệ thống quân đội, cấp sĩ quan chỉ huy, cán bộ đào tạo đều do người Hán tuyển chọn, huy động quân đội theo qui luật Trung Quốc. "Ba O tám bộ, hai O chín bộ", tổng cộng 1742 nhóm quân binh, hoạt động độc lập, ngoài ra còn có nhiệm vụ điều động lực lượng địa phương và lực lượng dân quân địa phương. Thành lập 6 tiểu đoàn chủ lực quân biệt kích. Sau khi Trần Canh tường trình, Hồ Chí Minh tôn trọng sự lãnh đạo dân quân của Trần Canh. Trần Canh chủ động hỗ trợ cán bộ các cấp trong quân đội, thực hiện toàn diện công tác tư tưởng và chính trị cho đến khi nào thấy được kết quả mới đưa vào chi tiết kế hoạch chiến thuật mặt trận biên giới. Đồng thời, Vi Quốc Thanh dẫn một nhóm cố vấn thực hiện công tác dân vận, vận động quần chúng, chẳng hạn làm báo, đào tạo tư tưởng cho cán bộ, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện chế tạo những vũ khí nhẹ, kêu gọi binh sĩ khắc phục mọi gian khổ. Trần Canh, Vi Quốc Thanh đưa lên kế hoạch chiến tranh biên giới, ngày đêm phát động chiến dịch "quân dân mạnh mẽ". Mao Trạch Đông và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rất hài lòng.
Ngày 16 tháng 9 năm 1950, đúng lúc bình minh, ba tiểu đoàn pháo binh thuộc hai trại quân Trung Quốc, tấn công đồn Đông Khê của quân đội Pháp, đồn trú hơn 300 binh lính. Cuối cùng hai tiểu đoàn pháo binh Trung Quốc phải rút lui khỏi cuộc chiến. Vào thời điểm quan trọng này, trụ sở Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ nhất thất thủ. Vi Quốc Thanh, Trần Canh và Hồ Chí Minh kịp thời củng cố niềm tin, gầy dựng lại trụ sở quân đội và truyền lệnh xuống tiền tuyến, kêu gọi cá nhân kiên trì, vấn an các tiểu đoàn vừa bại trận, các cấp chỉ huy có nhiệm vụ tổng hợp kinh nghiệm cũ, điều chỉnh lại lực luợng, triển khai chiến dịch mới. Quân đội Trung cộng tấn công lần thứ 2, xóa sổ 18 binh sĩ Pháp trước đồn Đông Khê. Tuy nhiên, vào giờ quyết định, xuất hiện Trung đoàn IV của Pháp tiếp viện đúng lúc, đã chuyển bại thành thắng. Hồ Chí Minh xin lệnh Bắc Kinh cho phép xua quân biển người, Mao đồng ý. Cuộc chiến trở nên khốc liệt, phòng thủ của quân Pháp tại Cao Bằng bị cô lập.
Quân đội Pháp tại đồn Đông Khê thất thủ, bộ chỉ huy Pháp ở Hà Nội, ra lệnh Đại tá Brook rút quân hơn 1000 binh sĩ, chia ra hai hướng một về Cao Bằng thủ phủ, một rút quân về hướng Nam, qua Đông Tát Khắc để cùng bộ chỉ huy của Đại tá Lebas có hơn 2000 quân, đồng tăng cường cho phía Bắc. Quân đoàn hướng Đông, liên kết với nhau cố thủ. Đồng thời, quân đội Pháp phát động một cuộc tấn công lớn tàn phá những căn cứ bí mật của Trung ương đảng cộng sản tại Thái Nguyên. Trung Quốc nỗ lực phản công mạnh mẽ với một lực lượng lớn vừa bổ sung quân số, buộc quân Pháp phải giảm áp lực trong vùng, và phong tỏa đường biên giới nơi vận chuyển vũ khí từ Trung Quốc sang Việt Bắc Việt Nam.
Trần Canh tuyên bố: Trong thời gian rất ngắn sẽ tiêu diệt hết các lực lượng binh sĩ của quân Pháp. Vi Quốc Thanh đề nghị bỏ qua không chiến đấu với quân đội Pháp tại Thái Nguyên, ông lấy quyết định tập trung lực lượng, vượt qua cuộc chiến biên giới để quét sạch quân Pháp hướng Đông.
Hồ Chí Minh hoàn toàn ủng hộ quan điểm của nhóm cố vấn. Ngày 01 tháng 10, Vi Quốc Thanh giấu quân trong các hang động, cheo leo trên núi, vô tình quân đội Pháp rơi vào bẫy phục kích, do đó chiến thắng thuộc về Việt Minh. Tuy nhiên quân đội Pháp không muốn thất trận, bộ chỉ huy gọi máy bay hỗ trợ, dù biết địa hình chiến đấu khó khăn, quân đội Pháp cố gắng lấy lại phong độ. Trần Canh và nhóm cố vấn ngay lập tức thảo luận, giải thích chiến tranh biên giới Việt Nam. Họ đưa ra mệnh lệnh "đấu tranh phải kiên trì", thậm chí không cho bất cứ binh sĩ nào trì hoãn hay làm hỏng kế hoạch của toàn bộ trận chiến biên giới.
Trái lại, Hồ Chí Minh có những điểm không hài lòng về chiến lược của Vi Quốc Thanh và Trần Canh. Họ Hồ không hài lòng với những cố vấn quân sự và dân sự, cho rằng: Mọi thất bại là vì không kêu gọi phía trước chiến đấu (biển người) để rồi nhận hậu quả "chịu đựng mệt mỏi, đói khát, hy sinh quá nhiều", cho nên Hồ kiên quyết tiêu diệt kẻ thù bằng máu chan vào đất. Tinh thần của nhóm cố vấn Trung Quốc chưa kịp hồi sinh, đẩy mạnh quân đội vào cuộc chiến ăn thua đủ với quân đội Pháp.
Ngày 07 tháng 10, quân Trung Quốc bao vây và tiêu diệt được đồn Đông Tát Khắc, chiếm được đồn Giả đốc Đông và Cao Bằng. Đoàn quân thứ 8 của Đại tá Lebas bị xóa sổ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh chống Pháp diến ra, Trung Cộng giành được chiến thắng tại Cao Bằng, một khuyến khích lớn đối với quân đội. Họ bắt đầu hứng thú chiến đấu và xây dựng hệ thống phòng thủ tại Lương Sơn.
Sau những trận chiến tiếp theo, quân Trung Quốc làm chủ Thái Nguyên, kiểm soát được bảy dòng suối, những núi nhỏ, bình nguyên Lương Sơn, làng xã và thị trấn Thái Nguyên. Hội đồng quản trị Cộng sản dưới danh nghĩa Nhân dân thành lập chính quyền địa phương. Quân Việt Minh không chiến đấu nhưng vẫn được hưởng chiến thắng, nhờ quân Trung Quốc đội lốt quân Việt Nam! Từ nay, Trung quốc mở rộng đường ranh biên giới, phong tỏa được một vùng rộng lớn phía Bắc Việt Nam. Biên giới Việt Bắc bước sang một giai đoạn mới và đánh một dấu ngoặt lớn cho cuộc chiến tranh sau này. Lúc này, Hồ Chí Minh tin tưởng và đánh giá cao vai trò quan trọng của Tập đoàn cố vấn, do Trung Quốc thiết lập cho chiến tranh Việt Nam. Hồ tuyên bố:
"‒ Những kết quả của cuộc chiến biên giới, đã vượt xa các yêu cầu của kế hoạch ban đầu, chiến thắng của quân đội ta là chiến thắng chủ nghĩa Quốc tế vô sản." (边界战役的结果,远远超出了我军原来规定的计划.这次战役的胜利,是无产阶级国际主义的胜利).
Vi Quốc Thanh và Trần Canh truyền lệnh xuống tập đoàn cố vấn quân đội và các cấp chỉ huy, thiết lập tinh thần chủ nghĩa Quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung quân sự sẵn sàng chiến đấu phản đề, đồng thời nghiên cứu thi hành chủ nghĩa vô sản tại Việt Nam. Và bắt đầu từ đây, tập đoàn cố vấn lấy Bắc Việt làm thành trì tử thủ, trong lòng âm thầm xem Việt Nam như kẻ thù, hướng dẫn bộ máy chiến tranh đứng sau lưng để đưa Hồ về lại cố quốc. Tuy nhiên trước mặt người Việt Nam, họ vẫn hô vang khẩu ngữ ngoại giao: Chúng tôi tận tâm, hết lòng giúp đỡ Quân đội Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng, sống theo tư tưởng Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 01 tháng 11 năm 1950, Trần Canh, Vi Quốc Thanh được lệnh về Trung Nam Hải báo cáo tình hình Việt Nam và nhận nhiệm vụ mới quan trọng hơn, giúp Trung ương Đảng thành lập bộ chỉ huy quân đội chiến tranh chống Pháp tại Việt Nam, sau đó bộ máy chiến tranh nhanh chóng trở lại Việt Nam.
Tháng 2 năm 1951, quân Trung Quốc chiếm tỉnh Tuyên Quang lập khu giải phóng Việt Bắc. Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của đảng cộng sản, mời Vi Quốc Thanh và Lã Quý Ba thủ trưởng tập đoàn chuyên gia tư vấn chính trị tham dự cuộc họp. Trong lúc đại hội, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ca ngợi Trung Quốc hết lời, đặc biệt là nhóm cố vấn quân sự đưa ra kế hoạch về công tác chỉnh lý Chính phủ Việt Nam, và quân đội nhằm tiến hành thực hiện một loạt các cải tổ theo quy hoạch chỉ đạo của nhóm cố vấn và Quân Ủy Trung ương Đảng của Hồ Chí Minh. Từ đó quân đội Việt Minh củng cố nhanh hơn, thiết lập được 312 đơn vị, 316 Sư đoàn, mỗi quân đoàn có 5.351 binh sĩ tính cả quân sĩ Trung Quốc, cùng lúc thành lập 6 Sư đoàn pháo, binh chủng biệt kích, trinh thám v.v… Xây dựng quân đội địa phương, lực lượng du kích và lực lượng dân quân vũ trang, thành lập một bộ chỉ huy kết hợp lực lượng. Chưa kể trước đó đã có lực lượng quân báo, tình báo và tình báo nhân dân, hoạt động khắp nơi đóng góp sức mạnh vào bộ máy chiến tranh của Trung Quốc.
Tháng 12 năm 1950 đến tháng 6 năm 1951, Trung Quốc đưa quân tiến vào vùng sông Hồng, mở trận chiến với quân Pháp ở phía Đông Bắc Hà Nội và chiến dịch Ninh Bình, tổng cộng gần 1.876 binh sĩ Trung Quốc tử thương.
Tháng 12 năm 1951 đến tháng 2 năm 1952, quân đội Việt Minh mở cuộc chiến mới chấp nhận đối đầu với quân Pháp. Nhóm cố vấn quân sự đưa ra kế hoạch "chiến dịch hòa bình", nhờ thực hiện chính xác của các mũi quân tiến công phía trước, phía sau, và quân Trung Quốc kết hợp chiến thuật hy sinh vì đạo (đảng), tiêu diệt hơn 1.500 binh sĩ Pháp. "Mùa thu năm 1952, nhóm cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh giúp các nhà lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lại bộ chỉ huy của chiến dịch Tây Bắc. Ngày 14 tháng 10 – ngày 10 tháng 12, lực lượng cấp Quân đoàn chia thành 8 cánh mở rộng chiến trường hướng Tây Bắc. Chiếm được Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Thuận Châu, An Châu, những làng núi Điện Biên Phủ và các điểm chiến lược khác, Việt Minh lập chính quyền có dân số trên 250.000 người, tiếp tục củng cố và mở rộng Bắc Việt Nam. Cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh báo cáo cho Hồ Chí Minh biết đầy đủ nội dung chỉ đạo tư tưởng của Mao Trạch Đông. Một lần nữa Quân Ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), “bày tỏ hài lòng với chính phủ và đảng anh em".
Đầu tháng 5/1953, Tướng Navarre được cử sang Đông Dương, thay thế Tướng Salan trong chức vụ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Ông đưa ra chiến thuật, gia tăng quân tiếp viện, tổ chức lại cơ cấu chiến đấu, trút hết mọi nỗ lực để lấy lại thế chủ động chiến trường Bắc Việt Nam. Đó là kế hoạch được lập ra trong những điều kiện chung mà báo chí Pháp, Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre".
Tình hình Đông Dương những năm cuối sôi động theo cuộc chiến 1953, 1954. Pháp, các Nước Liên kết và Mỹ mặc dù hợp tác cùng chống kẻ thù chung Cộng sản nhưng mỗi nước nhìn kẻ thù dưới khía cạnh khác nhau. Mỹ coi đây là chính sách be bờ ngăn chận Cộng sản tại Đông Nam Á, tránh đại họa Cộng sản đem đến cho Thái Lan, Mã Lai, Miến điện, Đông Dương, Ấn độ. Họ đã công khai thực hiện mục đích nhắm vào kinh tế, chính trị Việt, Miên, Lào. Họ muốn đưa ba nước Đông Dương ra khỏi quĩ đạo Pháp để vào quỹ đạo Mỹ.
Còn Trung Quốc với ý đồ bành trướng muốn đẩy mạnh chiến tranh Đông Dương, mục đích trục lợi và gây ảnh hưởng Quốc tế Cộng sản, cho nên chiến trường Điện Biên Phủ đối với Trung Quốc rất cần thiết. Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) ra lệnh cho Vi Quốc Thanh tiến hành thành lập bộ chỉ huy chiến tranh trên đất nước Việt Nam. Thời gian 1 tháng đã thành hình, bộ chỉ huy Điện Biên Phủ với quân số 19 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn kỹ sư vũ khí cơ động, 1 Lữ đoàn xe tăng, 450 xe ô tô tiếp vận vũ khí, quân tài, 12 nhóm không quân, đúc kết sức mạnh của Trung Quốc hơn 38.000 binh sĩ, đủ đè bẹp "Kế hoạch Navarre".
Vi Quốc Thanh bất kể không điều kiện, hướng dẫn các nhóm cố vấn quân sự làm việc suốt ngày đêm. Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của Quân Uỷ ban Trung ương Việt Nam (CPC) đều do Vi Quốc Thanh đưa vào kế hoạch chiến tranh, từ kế hoạch chiến đấu cá nhân phát triển thành chiến đấu tập thể (chấp nhận ôm nhau chết). Mùa xuân năm 1954, dưới sự chỉ huy của Tướng Vi Quốc Thanh, quân đội đã phát động một cuộc tấn công vào mùa Đông. Chiến lược của Vi Quốc Thanh quan tâm đến việc nắm bắt máy bay chiến đấu của Pháp. Hồ Chí Minh không có kinh nghiệm giải quyết chiến tranh bình diện lớn nên một số cán bộ cao cấp Việt Minh không xác định được góc độ tấn công Điện Biên Phủ. Sự thiếu tự tin đó một phần do Hồ Chí Minh.
Vi Quốc Thanh đứng ra chịu trách nhiệm trước Quân ủy, tuyên bố:
"Nếu chiến trường thất thủ do tôi chứ không phải Hồ Chí Minh, tôi mới chính là tinh thần chủ nghĩa quốc tế, và thái độ biện chứng duy vật của tôi kiên nhẫn sẽ giải thích cho các nhà lãnh đạo Việt Nam, tôi xin đưa ra sự cần thiết và tầm quan trọng trận chiến Điện Biên Phủ, chiến dịch phức tạp để giành chiến thắng trong chiến thắng của các điều kiện thuận lợi".
Cuối cùng Hồ và các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đồng ý kế hoạch của nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc. Sau đó, theo quyết định của những thành viên trong Quân ủy Trung ương CPC, Vi Quốc Thanh chủ động mặt trận Điện Biên Phủ.
Tướng Navarre tại Điện Biên Phủ.
Cuối tháng năm 1954, quân Pháp rơi vào tình trạng khó khăn, hoàn toàn bất lực, và Điện Biên Phủ sụp đổ. Pháp không ngờ quân đội Trung Quốc xảo quyệt mượn quân phục màu cỏ để ngụy trang quân Việt Minh. Và xuất hiện quân đoàn 13 của Trung Quốc đi đầu cuộc tấn công vào các vị trí ngoại vi của quân Pháp. Mục tiêu chiến thuật mới của Trung Quốc là “Chơi lực lượng an toàn” (稳打稳进). Quân Pháp bắt đầu chao đảo, nhưng vẫn đứng vững nhờ mặt đất vững chắc, công sự ngầm của pháo đài tại trung tâm vẫn gắn bó liên lạc. Một lần nữa Vi Quốc Thanh đổi chiến thuật "Tấn công tiến bộ” (逐步进攻). Nhóm cố vấn tập trung quân sự, thảo luận kỹ thuật làm mềm sức chiến đấu của địch, bằng chiến thuật tấn công chan máu, lấy xác chiến sĩ phơi trắng chiến trường, đổi lấy chiến thắng Điện Biên Phủ. Vì vậy, chiến trường bùng cháy mạnh, chuyển động cả rừng sâu, cường độ đại pháo liên tục không giây phút ngừng khạc đạn. Chiến trường mỗi lúc một quyết liệt, khép lại vòng đai cố thủ, đưa đến khó khăn cho quân Pháp.
Vi Quốc Thanh ra lệnh quân đội chiến đấu liên tục, giành chiến thắng trong chiến thắng cuối cùng. Và thuyết phục Hồ Chí Minh:
‒ Nên cần thiết phải chấp nhận mọi rủi ro, bởi chiến trường biến đổi không chừng, mọi khó khăn hãy chuẩn bị kịp thời, dù hy sinh binh sĩ cũng xem thường, chắc chắn quân ta tiêu diệt quân địch, dấu hiệu Điện Biên Phủ sẽ trong tay chúng ta.
Hồ Chí Minh chấp nhận đề nghị của Vi Quốc Thanh, tổ chức nhiều cuộc họp Quân Ủy Trung ương (CPC) và Bộ Chính trị, chỉnh huấn, chỉ trích sự thiếu năng động của những cán bộ, chính trị viên. Họ Hồ đưa ra quyết định đối đầu quân Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ, tuy nhiên có nhiều ý tưởng không thống nhất lối chơi biển người của họ Hồ.
Sau 55 ngày chiến đấu ác liệt, quân Pháp thất thủ, Điện Biên Phủ ngập tràn quân Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố "kế hoạch Navarre" bị phá vỡ. Thực chất "kế hoạch Navarre" vẫn chưa có hành động nào, bởi chánh phủ Pháp có quá nhiều do dự, chần chừ không quyết đoán đã dẫn đến sự cáo chung của Pháp tại Đông Dương.
Ngày 20 tháng 2 năm 1965. Hồ Chí Minh đến Học Viện Quân Sự Tình Báo Hoa Nam, thăm viếng khóa 3 (1962-1965) đào tạo chuyên viên "Thông minh" (tình báo chiến lược). Trên 27 sĩ quan cao cấp nhất của Quân Đội Nhân dân Việt Nam theo nghiệp tình báo, cuối khóa chọn được 18 sĩ quan, tháng 4/1965, những sĩ quan tình báo ưu tú nhất, lên đường công tác tại Việt Nam. Nguồn: Học Viện Quân Sự Tình Báo Hoa Nam.[3]
Nhóm cố vấn quân sự và quân đội Trung Quốc đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày nay Quân sử Trung Quốc đã viết lên trang lịch sử này không còn để trống như trước đây. Mao Trạch Đông đánh giá cao về chiến tranh Việt Nam.
Hồ Chí Minh tuyên bố: "Đồng chí Vi Quốc Thanh là một anh hùng rất đáng tin cậy". Điều này làm cho Vi Quốc Thanh bối rối, đã nhiều lần nói với Hồ: "Chúng tôi là người lính Bắc Kinh, không cần đích thân Hồ ca tụng".
Hồ Chí Minh quá cay cú, nhưng không biết gì hơn là mượn miệng mỉm cười, và nói:
‒ Tôi muốn chiêm ngưỡng toàn thể nhóm cố vấn của quý bạn".
Ngày hôm sau, Hồ Chí Minh gửi bài thơ ngôn ngữ Hán, tặng Vi Quốc Thanh có ý ca ngợi :
"百里寻君未遇君,
马蹄踏碎岭头云.
归来偶过山梅树,
每朵黄花一点春."
Tạm dịch :
"Bách lý không tìm nhà vua đã gặp vua,(Chú của Sơn Trung: dịch sai, Quân là ông, chỉ Vi Quốc Thanh)
Vó ngựa phi nhanh lên đỉnh đầu mây.
Thậm chí đến tận mạn núi,
Hái một ít hoa vàng mùa xuân."
Bài thơ này của Hồ Chí Minh ví von một loài hoa thơm tình cờ gặp được vua (Vi Quốc Thanh), ông tỉ mỉ trao ươm từng ý, cạn đáy, từng lời thô, tâng bốc Vi Quốc Thanh một người Hán nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc. Chứ họ Hồ nào có biết Vi Quốc Thanh là người dân tộc Choong nguyên gốc Việt, phản quốc làm thân tôi mọi cho Hán. Một tên đểu cáng gặp một tên giả trá, cả hai kết nghĩa tình bạn là chuyện xưa nay đàn đúm một phường vẫn thế. Vi Quốc Thanh làm cố vấn quân sự cho Hồ, dưới sự hướng dẫn của Quân ủy Trung ương (CPC) và Mao Trạch Đông, cho nên toàn đảng của Hồ phải luôn cố gắng trở nhẹ người, cúi xuống phục tùng quyết định của nhóm cố vấn. Hồ Chí Minh hô hào Quân đội Nhân dân Việt Nam phải trung thành tuân theo nghĩa vụ Quốc tế. Theo báo cáo của Vi Quốc Thanh: "Hồ có ý niệm, vui mừng ngày kỳ công đã đến và sẽ mãi mãi được người Việt Nam ghi nhớ trong lòng như một cha già dân tộc, vượt trội cả Hùng Vương, Lý, Trần, Lê, Nguyễn".
(Còn tiếp kỳ 12)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
[1] Hồ sơ Á Châu và Đông Dương, văn kiện BAHK1965/A239, Stalin miệt thị Hồ Chí Minh hàng giả, cướp xác chết Nguyễn Tất Thành.
[2-3] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
Giặc Hán đốt phá nhà Nam -Kỳ 12 (Huỳnh Tâm)
“…Quá nhiều trò dối trá của Hồ Chí Minh đã làm xuy bại đất nước. Thâm cung bí sử của họ Hồ nguyên gốc Hán đã được chúng tôi phơi bày. Thậm chí họ Hồ tự phong cha già dân tộc và người dân vẫn tiếp tục chấp nhận, không biết họ Hồ là một điệp viên kiệt xuất của tình báo Hoa Nam…”
Năm 1965, Mao Trạch Đông vén cho nhân dân Trung Quốc được biết một ít ẩn tàng sau bức màn bí mật Hồ Chí Minh. Ngưởi dân Trung Quốc chứng kiến hiện tượng đảng cộng sản Trung Quốc động viên quân đội và Mao ưu ái với khẩu hiện "Tình đồng chí, tình anh em" tặng cho Hồ Chí Minh.Sự kiện này đã làm cho nhân dân Trung Quốc xôn xao kinh hãi một thời. Họ tự hỏi Hồ Chí Minh là ai, có khả năng gì mà huy động được 80.000 binh sĩ của Quân đội Nhân dân Trung Quốc vào chiến trường Việt Nam. Nhân dân Trung Hoa nghi ngờ Mao Trạch Đông trao người đổi lấy đất của Hồ Chí Minh, chủ yếu bành trướng lãnh thổ. Điều này nhân dân Trung Quốc thấy không cần thiết. Thực chất Mao-Hồ đã có dụng ý "thà lấy đất, không nuôi người". Từ đó, đảng cộng sản Trung Quốc bí mật tăng cường thêm quân đội và mọi phương tiện chiến tranh xâm nhập vào Việt Nam. Tính ra quân số Trung Quốc nhiều gấp đôi quân Hoa Kỳ ở thời điểm 1965.
Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh bí mật đến Trung Quốc, theo kế hoạch dự kiến của tình báo Hoa Nam. Hồ Chí Minh sẽ đến điểm hẹn Hồ Nam
(Trường Sa) gặp Mao Trạch Đông (Hồ Nam quê nhà của Mao Trạch Đông.Nguồn: Tân Hoa Xã.[1]
Sau đó, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh làm lễ nhận quân, 80.000 binh sĩ. Mao phán rằng: "Bạn Hồ đến từ đảo Đài Loan, tôi đến từ Hồ Nam, chúng ta cùng có nhữngđiều khó khăn, như các yếu nhân khác, đều muốn làm những việc mình không có". Ý của Mao Trạch Đông là cảnh cáo Hồ Chí Minh mọi việc phải cẩn thận, khả năng họ Hồ có hạn, hãy củng cố địa vị tại Việt Nam.
Hồ Chí Minh báo cáo khẩn về tình hình chính trị, quân sự tại Việt Nam. Họ Hồ để biểu đạt một động thái chính trị để Mao chú ý khen thưởng, bất ngờ, từ trong túi áo lấy ra một hồ sơ. Hồ trịnh trọng đứng lên trình bày trước mặt Mao một bản vẽ sơ đồ, có ghi từng chú thích tinh tế, định vị hướng "long mạch" (Những căn cứ chiến lược mà Trung Quốc phải cần trong tương lai) từ Hà Nội đến miền Bắc Việt Nam.
Ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 1966, Mao Trạch Đông thừa dịp mời những nguyên thủ của khối Cộng sản Quốc tế xem kịch Nói, Bắc Kinh.
Cá nhân Hồ Chí Minh từ nhỏ đến già vẫn mê say bộ môn kịch nói.
Hồ hài lòng, thích thú mỗi đoạn kịch hay thường liên tục vỗ tay.
Hồ để lộ nguyên gốc Hán mỗi khi xem kịch. Nguồn: Tân Hoa Xã.[2]
Sau khi Mao Trạch Đông nhận được toàn bộ bản đồ và hồ sơ chiến lược của Việt Nam do Hồ Chí Minh bí mật cung cấp. Mao hài lòng, cười rằng:
‒ 80.000 quân, cung cấp cho bạn chưa xứng đáng đối với giá trị hồ sơ này, thôi thì dịp khác tôi sẽ cung cấp quân số nhiều hơn, bạn hãy tiếp tục thực hiện cho đến khi thành đại cuộc. Nhớ phải giữ đúng lời hứa, theo những điều ghi rõ trong bản vẽ, sơ đồ này. Mao vì lợi, Hồ vì quyền, dùng người dân làm sở hữu vật dụng trao đổi. Sở dĩ các nhà lãnh đạo cộng sản chọn phương thức trao đổi theo thời cổ là có nguyên do của nó, họ không muốn để lại văn tự. Sự kiện cho thấy hội kín (cộng sản) của Mao-Hồ có những trao đổi bất chính không thành văn để tránh lịch sử tìm chứng cứ và phán quyết. Thực sự Hồ Chí Minh là một tên tội đồ của dân tộc Việt. Họ Hồ đã thực hiện hơn nghìn lần bán nước Việt Nam, vượt trội hơn hẳn những tên "rước voi về giày mã tổ". Ấy vậy mà vần còn không ít dân Việt Nam tôn vinh đương sự là "Cha già dân tộc". Họ Hồ mặc dù phạm đầy dẫy tội ác chiến tranh đã trở thành hiền nhân, nhờ biết cách xoay xở, đánh bóng tên tuổi, tạo ra hư cấu huyền thoại. Đương nhiên họ Hồ được bộ máy cộng sản tuyên truyền mạnh, bản thân Hồ Chí Minh do tình báo Hoa Nam dựng lên, bởi chính trị là như vậy.
Tháng 5 năm 1962, Hồ Chí Minh trú tại khách sản
Viên Phạm (园饭), tỉnh Nam Ninh Trung Quốc.
Nguồn: Triệu Hoàng Cương (赵黄岗), Nhiếp ảnh gia,
ký giả, tình báo Hoa Nam, thực hiện, và loan tải trên báo
"Quảng Tây hàng ngày".[3]
Trong lúc 80.000 binh sĩ Hán đang chuẩn bị tiến vào lãnh thổ Việt Nam, họ Hồ còn đang công du Bắc Kinh. Lời ký kết trên môi chưa hòa tan vào không khí, hôm sau quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm vùng đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Sau này mới biết trong bản vẽ sơ đồ có ghi rỗ "Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ là nơi chiến lược quan trọng nhất của miền Bắc Việt Nam. Đảng anh em quản lý được hải đảo này tất thắng trong tương lai !"
Một hồ sơ khác của tình báo Hoa Nam ghi chú tỉ mỉ chuyến công du bí mật của Hồ Chí Minh:
Cùng năm 1965, xuất hiện một chiếc xe, chạy vận tốc nhanh tiến lên hướng Bắc, chính Hồ Chí Minh di chuyển bằng phương tiện này. Hồ bí mật đến Trung Quốc gặp Mao Trạch Đông (毛泽东), tại điểm hẹn Liễu Châu. Sau đó cả hai cùng đến Trường Sa trao đổi mật nghị về tình hình của Việt Nam. Thực ra Mao Trạch Đông đã nhận rất nhiều báo cáo của tình báo Hoa Nam, tuy nhiên không trung thực bằng chính Hồ trình bày. Sau khi nghe Hồ tự sự, Mao Trạch Đông có một nụ cười bí hiểm, dường như không quan tâm đến chiến trường Việt Nam, khẳng định với Hồ:
‒ Một lần nữa chạm trán với người Mỹ, cũng không có gì hơn chiến tranh Triều Tiên, chúng ta hãy dùng Việt Nam làm nơi chiến tranh cho cả vùng Đông Nam Á, chiến thắng sẽ về đảng ta, đừng lo sợ, bất quá ta mất một khu nghỉ mát (与美国接触再次冲洗,也无非就是在朝鲜战争中,我们使用了越南战争作为整个东南亚的一个地方,是我们党的赢家,不要害怕,我们比任何更损失一个度假胜 地).
Bài viết của tác giả Vương Hiểu Lị. Có nội dung:
"Lưu ý Hồ Chí Minh huy động 80.000 quân Trung Quốc"
Nguồn: Báo Lão Nhân. [4]
Hồ Chí Minh lấy ra một tờbáo từ trong túi áo, có tựa đề "Trung Quốc huy động 80.000 quân!". Xem qua bản tin, Hồ an tâm, như thể được Mao bơm sức mạnh và khuyến khích. Hồ sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu, đề nghị của Chu Ân Lai (周恩来). Trong ngày, Hồ chấp thuận ký vào những văn kiện do Mao Trạch Đông (毛泽东), chỉ đạo. Chu Ân Lai đang trao đổi với Hồ, có tiếng điện thoại bên kia đầu dây, ông nhận được báo cáo của Tổng tham mưu Lã Thụy Khanh (罗瑞卿), và Dương Thành Vũ (杨成武), cho biết kế hoạch đã hoàn chỉnh, chỉ còn chờ lấy quyết định của Chu Ân Lai, lập tức đưa quân tiến vào Việt Nam.
Chu Ân Lai giải thích ngắn gọn để Hồ Chí Minh hiểu:
‒ Quân ủy Trung ương đã có quyết định mới, đồng chí an tâm, tất cả nỗ lực dồn hết vào chiến lược: - một: lập đường mòn Hồ Chí Minh từ hai hướng Vân Nam và Quảng Tây điểm dừng lại tại Thái Nguyên Việt Nam, -hai: mở rộng tuyến đường vào Nam Việt Nam, quân đội ta đi đâu di chuyển viện trợ theo sau.
Chu Ân Lai báo cáo với Mao :
‒ Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn muốn chúng tôi giúp sửa chữa 12 tuyến đường bộ và các tuyến đường sắt, chắc chắn không phải cả hai cùng một lúc, nên được dựa trên nhu cầu quân sự, theo mức độ phát triển, khó khăn hiện nay phải tính đến nguyên tắc viện trợ, còn phải thông qua Bộ Tổng chỉ huy của Quân ủy Trung ương (CPC) duyệt xét, sắp xếp kế hoạch quân sự giờ X.
Hồ Chí Minh đề nghị với Dương Thành Vũ (杨成武):
‒ Đồng chí Dương có thể nào, lập kế họach cao điểm xây dựng đường sắt, tôi rất cần rút ngắn thời gian di chuyễn quân dụng viện trợ cho Việt Nam, và cần chuyên viên sửa chữa khẩn cấp những đường sắt bị người Mỹ đánh bom vừa qua, hy vọng đồng chí chấp nhận?
‒ Hiện chúng tôi đang có xu hướng tìm giải pháp đầu tiên, chuyển 80.000 quân bằng lối nào đến được Việt Nam nhanh nhất, còn tùy thuộc vào thay đổi hiện tại và trong tương lai hai quốc gia ban giao tiến bộ hơn. Hiện nay đề nghị của đồng chí chưa thực hiện được vào lúc này, tuy nhiên chúng tôi rất chú ý.
Hồ Chí Minh hài lòng việc huy động 80.000 quân của Trung Quốc, ở thời điểm này Hồ muốn cấp bách có số quân đã chuẩn y. Mao Trạch Đông lợi dụng dịp này đề cập đến "Pháp Thanh Tân Ước năm 1885",mục đích của Mao muốn lên tiếngxóa bỏ biên giới Việt Nam. Mao còn dự trữ trong túi áo những mưu toan khác, muốn biến Việt Nam thành vùng đất thử nghiệm vô sản. Ngoài ra Mao còn muốn đất nước Việt Nam lập lại Điện Biên Phủ, lần này dành riêng cho người Mỹ, thực ra Mao tạo ra một Việt Nam tuyệt vọng trước khi chiếntranh 1965. Ý định đó của Mao muốn Trung Quốc nhảy vào quĩ đạo thuộc địa thay thế Pháp tại Việt Nam, tuy nhiên ở thời điểm đó Việt Nam chia thành hai quốc gia, miền Bắc thuộc Cộng sản quốc tế, miền Nam thuộc thế giới Tự do.
Mao Trạch Đông ngồi tại Bắc Kinh bấm đốt ngón tay từng khắc giờ, mong chờ đợi tập đoàn cố vấn chiến tranh đưa tin báo tử Việt Nam, nhưng mọi thứ đã không đi theo mong muốn của Mao. Sau khi Trung Quốc can thiệp vào Việt Nam gặp phải Hoa Kỳ chèn chân, buộc Trung Quốc lún sâu vào chiến tranh với số quân thời điểm 1965 lên đến 230.000 quân, và 80.000 quân đang trên đường vào biên giới Việt Nam, chưa tính 40.000 quân của những quốc gia Cộng sản tham chiến. Quân số Trung Quốc tham chiến tại miền Bắc Việt Nam cao gấp bội đối với quân số của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Chiến trường Việt Nam có hai cực độ chiến tranh, Trung Quốc sử dụng biển người, Hoa Kỳ dùng kỹ thuật vũ khí.
Năm 1966, Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đại diện Quân ủy Việt Nam đến Bắc Kinh xin viện trở vũ khí. Nguồn: Trung Nam Hải. [5]
Mao Trạch Đông mỉm cười, bắt tay với tất cả mọi người trong phái đoàn Quân ủy Việt Nam. Nụ cười của Mao chứng tỏ không quan tâm đến sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam. Mao tự biện rằng: Đã một lần trong quá khứ, ông vẫy tay chào, đánh bại lực lượng vũ trang của Quốc Dân Đảng do Hoa Kỳ ủng hộ, và đối đầu trực tiếp với Mỹ ở Hàn Quốc, tuy nhiên Mao vẫn còn ngán ngẩm. Có lần Mao thừa nhận sự sai lầm trước đối thủ, quân Trung Quốc tham chiến thiếu năng động. Mao tự bào chữa: Chiến tranh Triều Tiên không có gì để người Mỹ hãnh diện.
Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đến Bắc Kinh nhân dịp tiếp nhận viện trợ mới. Báo chí Trung Quốc loan tải, tổng kết viện trợ vũ khí, quân lương v.v… Nguồn: Tân Hoa Xã.[6]
Mao Trạch Đông tuy đã biết tình hình ở Việt Nam, nhưng vẫn muốn Phạm Văn Đồng thay mặt chính phủ Việt Nam báo cáo thành tích chống Mỹ và nội tình Việt Nam. Còn Võ Nguyên Giáp báo cáo về nhu cầu quân sự và đề nghị thành lập Quân ủy chiến tranh. Sau khi Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp trình bày, Mao phán:
‒ Đây là một cuộc chạy đua, nếu Việt Nam chiến thắngsẽ xây dựng được Đông Dương cộng sản, quý đồng chí muốn thắng Mỹ phải mở rộng chiến tranh Việt Nam, chính phủ Việt Nam phải lấyquyết định triển khai thêm quân số từ những phía sau ra phía trước (lấy thịt đè vũ khí).
Câu nói này, Mao Trạch Đông đã từng trao đổi với Hồ Chí Minh. Mao nói tiếp :
‒ Trung Quốc sẽ tôn trọng lời hứa, trao trọn gói hỗ trợ hậu cần, vì vậy quý đồng chí huy động quân đội vào mặt trận phía Nam. Tôi mong muốn quý đồng chí chiến thắng vượt trội Triều Tiên.
Đầu mùa xuân năm 1966, phái đoàn chính phủ Việt Nam bí mật đến Bắc Kinh. Phạm Văn Đồng đại diện chính phủ, và Võ Nguyên Giáp đại diện Quân ủy Việt Nam. Nguồn: Trung Nam Hải. [7]
Đã là Cộng sản Trung Hoa hay Việt Nam, họ đều có một mẫu số chung: tiêu diệt tất cả những người khác chính kiến, càng không chấp nhận sống chung với bất cứ ai đã biết sự thật của họ. Nói tóm lại cộng sản muốn dưới bầu trời này chỉ có một thứ không khí vô sản, và mục đích cao nhất là cướp chính quyền để độc trị quốc gia. Trong mọi động tác, tổ chức của Cộng sản Á Đông hành động theo qui luật hội kín. Nếu không may có người phát hiện hành động hội kín của cộng sản, họ sẽ bị sử lý bằng mã tấu hay mò tôm. Xưa nay cộng sản muốn hành quyết ai, họ không cần tòa án. Sở trường của cộng sản là dập tắt hay thủ tiêu đầu mối lộ bí mật (hội kín cộng sản - đồng hóa với quốc gia). Đặc biệt tòa án cộng sản có nhiệm vụ dấu kín sự thực.
Việt Nam nay đã thấm mệt do sự lộng hành của Hồ Chí Minh. Đương sự đã từng vẽ bò ra trâu và cho rằng đó là chân lý, buộc cả nước Việt phải học tập cách sống bò trâu. Hồ Chí Minh đã mở gói thuốc tể của người Hán, nâng cấp nó thành chân lý “tư tưởng bác Hồ” và nhân dân Việt luôn đeo đẳng chân lý này cho đến ngày nay.
Báo chí Bắc Kinh, loan tải nguyên văn về sự kiện
Phạm Văn Đồng báo cáo nội tình Việt Nam,
và Võ Nguyên Giáp báo cáo nhu cầu viện trợ quân sự,
xin phép Mao thành lập Quân ủy chiến tranh.
Nguồn: Báo Lão Nhân. Nguồn: Tân Hoa Xã. [8]
Đảng cộng sản vận hành theo quy luật của một hội kín, không chấp nhận những người thừa hành nếu nặng lời phê phán, cũng không ưa thích những kể tăng bốc quá đảng quá đáng. Tất cả những người này đều phải chết. Con dân của đảng tất cả đều rập khuôn và con người hóa thành chiếc máy báo cáo láo. Khi nào công-tắc mở ra mới được phát biểu và khóa lại không được nói. Mọi hoạt động của Cộng sản có chung một đặc điểm là bí mật. Người dân không được đụng chạm đến lãnh vực đảng cấm, không được hé lộ việc của đảng, cho dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bán lãnh thổ và biên giới, người dân cũng phải lững lờ, vờ vĩnh không biết. “Trí thức” của đảng phải biết giữ miệng để sống cho hết kiếp nhân sinh. Việc sống luồn cúi và sợ hãi được xem là sở trường, và lâu ngày trở thành người đú đẩn. Họ đã đánh mất đi đời thực bẩm sinh và không còn gì để thú vị cuộc đời. Nếu họ sống thực thì sao, đương nhiên họ phải có bản lĩnh tiếp cận cuộc đời và chấp nhận mọi thử thách, càng nhiều thử thách thì trang sử đời họ càng phong phú. Luận cho cùng, sống dưới chế độ cộng sản chẵn có mấy ai sống thực với bản lãnh của mình.
Ngày 5 tháng 4 năm 1961, Hồ Chí Minh viếng thăm phân bộ Quân
ủy Chiến tranh Trung Quốc đặt tại Quảng Ninh Việt Nam. (từ trái sang) Tướng Vi Quốc Thanh (韦国清), tướng Lạp Trung Thu (啦中收), người đưa tay chỉ là tình báo bí mật của Hoa Nam, tên Trần Lượng (陈良), rất thân với Hồ Chí Minh, sau này làm bí thư tỉnh Quế Lâm, trên thực tế mỗi bước chân của Hồ Chí Minh đều có tình báo Hoa Nam ở bên cạnh.
Nguồn lưu trữ: Tình báo Hoa Nam. [9]
Chúng ta thử so sánh quyền sống làm người giữa hai miền trước 1975. Việt Nam có hai chế độ khác biệt rõ ràng. Miền Nam có Việt Nam Cộng Hòa, người dân tự do phát biểu, phê phán chế độ, tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do lập hội, biểu tình, thương mai, kinh doanh 18 ngành nghề, trừ nghề kinh doanh vũ khí người dân không được quyền, giáo dục học đường tư nhân, bệnh viện tư nhân, những tổ chức xã hội dân sự, báo chí tư nhân trên 50 tờ nhật báo, bán nguyệt san, đặc san. Nhà nước miền Nam lúc đó chỉ có 5 tờ nhật báo. Người dân có quyền giám sát nhà nước. Bầu cử hay ứng cử được xem là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, tự do lập hội chống tham nhũng, chống tệ đoan xã hội, v.v…
Miền Bắc trước 1975, theo chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, người dân những tưởng tự do hơn hẳn chế độ miền Nam. Bây giờ mời họ biết miền Bắc của Bác Đảng không có gì, chỉ thực hiện tự do trên môi mép. Từ 1975 cho đến nay 2014, thử hỏi người dân cả nước sống dưới chế độ cộng sản có được như miền Nam trước 1975 không hay sống trong nỗi lo sợ từng giờ. Tuy nay, đất nước đã thống nhất, thế mà dân tộc Việt Nam vẫn chưa được quyền sống làm người. Mơ ước tự do của người dân còn xa, xa lắm bởi người dân bị trị quá lâu nên hóa ra hèn. Muốn hết hèn thì phải nhất quyết đứng lên đấu tranh xây dựng lại đất nước Việt Nam mới với tinh thần Dân Chủ Đa Nguyên.
Ngày nay, nhân dân cả nước cần biết vai trò, quyền sống làm người và giá trị của mình. Người dân có quyền giám sát và phê phán nhà nước. Các đảng phái khác nhau đều thuộc tổ chức xã hội dân sự. Đảng Cộng sản cũng vậy, đảng phái chỉ có đại biểu trong chính quyền nhà nước nhưng không đứng trên đầu Tổ quốc. Thế nhưng đối với tình trạnh đất nước hiện nay, người dân không có quyền gì cả, bởi đảng Cộng sản cai trị đất nước bằng thứ luật người ăn thịt người.
Phiền muộn nhất, người dân vẫn không biết “hội kín cộng sản” đã bí mật bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Quá nhiều trò dối trá của Hồ Chí Minh đã làm xuy bại đất nước. Thâm cung bí sử của họ Hồ nguyên gốc Hán đã được chúng tôi phơi bày. Thậm chí họ Hồ tự phong cha già dân tộc và người dân vẫn tiếp tục chấp nhận, không biết họ Hồ là một điệp viên kiệt xuất của tình báo Hoa Nam.
Từ xưa đến nay, danh tính thực sự của Hồ Chí Minh là gì, chỉ có vài người thẩm quyền trong đảng cộng sản mới biết nhưng họ giấu kín. Đảng cộng sản xem vận mệnh sống còn của đảng đứng trên sự tồn vong của đất nước. Đảng Cộng sản mạnh miệng công bố: "Mọi việc có đảng lo" và "Đảng còn đất nước còn". Lịch sử của Việt Nam ta đấy, mai này sẽ đi về đâu!
(Còn tiếp kỳ 13)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
[1] Những bài kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày toàn văn bản Stalin miệt thị Hồ Chí Minh, và những lời đề nghị của Hồ Chí Minh quá ngớ ngẫn. Stalin còn phán một câu lịch sử: "Hồ không đủ tư cách lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam".
[1-9] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ và tư liệu báo chi.
Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 13 (Huỳnh Tâm)
Chọn cỡ chữ
“…Tư liệu đang nằm trong tình trạng mạch nước rõ rỉ và dĩ nhiên lâu ngày ắt phải thấm đất ướt sâu. Hy vọng sẽ chảy mãi không cạn nguồn sự thật mà đã hơn 74 năm cấm kỵ mà người dân không được biết đến. Chúng tôi tin rằng nhân dân Việt khó chấp nhận kẻ phản bội Tổ quốc lại tự do sống nhởn nhơ trong nhà Việt Nam…”
Ngày 15 tháng 8 năm 1963, Hồ Chí Minh tuyên bố "trục xuất các lực lượng Mỹ" nhưng lời tuyên bố này đã không được phổ biến vì Mao chưa cho nói đích danh Mỹ ở đây. Cùng ngày ông Hồ gửi 2 công văn đến Quân ủy Trung ương (CPC) Việt Nam, và Nguyễn Văn Linh phái viên của Quân Giải Phóng miền Nam Việt Nam, nội dung Hồ giới thiệu : "…. Quý đồng chí miền Nam chuẩn bị tiếp đón những nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đang bí mật vào miền Nam, quý đồng chí Trung Quốc có nhiệm vụ quan sát tình hình, lập chi tiết kế hoạch, phối trí lại quân sự, điều động chiến trường cho phù hợp chiến lược mới, tôi thay mặt đảng và chính phủ hy vọng quý đồng chí miền Nam đấu tranh nhất định giành chiến thắng ….."
Ngày 21 tháng 7 năm 1955. Mao Trạch Đông (毛泽东), Chu Đức (朱德),
Hồ Chí Minh (胡志明), đồng chí Hoàng Văn Hoan (黄文欢) tại sân bay Bắc Kinh.
Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Hôm sau Hồ Chí Minh báo cáo về Bắc Kinh, Mao Trạch Đông nhận được kế hoạch cơ bản chiến lược Việt Nam chống lại Hoa Kỳ, cùng lúc đưa ra kế hoạch bí mật phản công, tiến hành theo chỉ đạo của Mao:
‒ Mùa thu năm 1964. Tình hình chiếnsự tại Việt Nam leo thang, Mỹ lên kế hoạch 1 "Sự cố phía Bắc vùng Vịnh". Người Mỹ bắt đầu bổ xung quân số ở phía Nam. Trong cuộc chiến này, tôi tin tưởng đảng ta nhất định giành được chiến thắng.
Ngày 20 tháng 11 năm 1964, Mao Trạch Đông quan tâm nhiều hơn đến tình hình chiến tranh tại miền Nam Việt Nam. Từ Bắc Kinh Mao truyền lệnh cho Hồ Chí Minh mở rộng chiến tranh làm áp lực buộc người Mỹ rút quân.
Ngày 26 tháng 8 năm 1963, lần đầu tiên họ Hồ tuyên bố:
‒ Yêu cầu người Mỹ rút các lực lượngquân sựra khỏi miền Nam Việt Nam, các vấn đề của Việt Nam phải để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết.
Hồ Chí Minh vừa tuyên bố, tức khắc túi khôn của Việt Nam bị bóp chết. Mọi sáng kiến và đường hướng của đảng CSVN kể từ này đều thuộc sự chỉ đạo của Trung Quốc. Ngày hôm sau Hồ Chí Minh tiếp chính phủ Kim Nhật Thành Hàn Quốc. Mục đích chuyến viếng thăm này Mao có chủ ý muốn Hồ Chí Minh học tập theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, Mao hy vọng cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như Triều Tiên.
Ngày 21 tháng 11 năm 1964, chủ tịch Kim Nhật Thành và
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu nghỉ Hồ Tây. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Nhân dịp tiếp Kim Nhật Thành, Hồ phấn khởi tuyên bố:
"…. Việt Nam quyết tâm chống lại xâm lăng Hoa Kỳ đã thảm sát người dân Nam Việt Nam" , "Ngô Đình Diệm là tay sai trung thành của đế quốc Mỹ, tuy nhiên, vai trò tay sai nếu bị chết đi, hoặc thậm chí bị kéo vào chủ nghĩa đế quốc Mỹ, theo đuổi chính sách hiếu chiến chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Đảng nhà nước chúng tôi, sẵn sàng chuyển sang điểm A, Ngô Đình Diệm cũng sẽ theo tiền lệ số phận Lý Thừa Vãn (李承晚) của Nam Hàn. Một tay sai chết sẽ dẫn đầu những mũi tên đến mục đích cuối cùng. Những tay sai chỉ làm vật hy sinhcho chủ nghĩa đế quốc tế Mỹ…".
Cũng vào thời điểm này (1963) chính quyền miền Nam Việt Nam chưa hề lên tiếng tố cáo sự thực của miền Bắc đã có sự hiện diện của 1,4 triệu quân bành trướng Trung Quốc, thậm chí quân phục kaki màu cỏ úa của Trung Quốc đã nhuộm toàn bộ miền Bắc. Trong khi ấy miền Nam Việt Nam chỉ có 300.000 quân Mỹ, điều này cho thấy quân số Mỹ-Trung không đối xứng.
Ngô Đình Diệm âm thầm sắp xếp cánh cửa quay vòng số một, kiềm chế được những lực lượng quân cộng sản miền Bắc xâm nhập vào Nam. Nhưng rất tiếc sau khi Ngô Đình Diệm qua đời, những con rối chính trị không có khả năng làm suy giảm thế lực cộng sản. Lúc này miền Nam Việt Nam cũng không khác tình hình bán đảo Triều Tiên vào năm 1950 bao nhiêu.
Hiện chiến trường đã khởi động leo thanh từng ngày. Mao Trạch Đông viện trợ thêm sức mạnh cho đảng cộng sản Hồ Chí Minh. Họ lấy làm phấn khởivì mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Họ ôm nhau ca tụng "Tình đồng chí, tình anh em" muôn đời.
Tại tư gia Bắc Kinh, "Cha già dân tộc", ăn trưa, tay phải cằm bánh mì, tay trái ly rượu mạnh đã lưng, chiều uống rượu mạnh, làm thêm
cữ café nghe nhạc Tàu, hút thuốc thơm Bastos Luxe.
Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Ngày 07 tháng 2 năm 1965, Tổng thống Johnson ra lệnh cho các tàu sân bay Hạm đội 7, ném bom khắp miền Bắc Việt Nam.Trung Cộng la làng, tuyên bố: "Toàn cõi Đông Dương và nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam đã bị người Mỹ tấn công”.
Ngày 17 tháng 4 năm 1965, Trung Quốc thành lập Bộ chỉ huy Quân sự Trung ương Chiến trường Việt Nam, công khai tuyên bố nâng cấp chiến tranh. Tình hình leo thang đột ngột. quân đội Trung Quốc xâm nhập qua vĩ tuyến 17, tiến thẳng xuống miền Nam Việt Nam, trong khi đó, Tổng thống Mỹ Johnson bỏ qua động thái của quân đội Trung Quốc.
Ngày 08 tháng 6, tình hình quân sự khẩn cấp, Mỹ gửi thêm quân đến Việt Nam tiếp tục xây dựng một hệ thống phòng thủ tại bờ biển. Mao Trạch Đông không còn che giấu núp sau lưng xác của Hồ Chí Minh, công khai viện trợ vũ khí cho Hồ Chí Minh, mặt nạ gỡ xuống sớm hơn dự định, và Mao tuyên bố chấp nhận thay Hồ Chí Minh khởi sự chiến tranh với Mỹ tại Việt Nam.
Buổi tối lúc 08:30 ngày 09 tháng 6, quân đội Trung Quốc xuất quân từ hướng tây Nam Trung Quốc, tại đèo Hữu Nghị biên giới Bằng Tường, còn có tên gọi Bình Hưng (萍乡) (trước đây là thị trấn Nam Môn (南门) lãnh thổ Việt Nam). Những quân đoàn tiên phong Trung Quốc trang bị vũ khí nặng, quân đoàn phòng không, pháo binh, quân phục vải màu xanh cỏ, giày chiến, trên tay nắm lấy khẩu súng trường sẵn sàng tấn công, trên đôi vai ba lô và vũ khí.
Thời tiết miền Bắc tháng 6 bỗng lạnh buốt, Bộ chỉ huy quân đoàn bất chấp những cơn mưa xối xả, dù binh sĩ than vắn than dài, vẫn tiến quân giữa đêm giá lạnh. Hai hướng hành trình dài của đoàn quân xa, nửa đêm tiến vào hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, một phần quân chuyển qua hướng Đông Bắc Việt Nam đến địa điểm tập kết Quảng Ninh, xuống tàu đổ bộ hướng biển. Tàu chuyên chở vũ khí nặng, khi đến đảo vùng vịnh nhằm lúc nước thủy triều xuống thấp, những con tàu bị mắc cạn, đậu cách cầu đảo hơn trăm mét.Thiếu tướng Lưu (刘), người đứng đầu cán bộ chính trị viên của Sư đoàn 234, có nhiệm vụ phòng thủ vịnh Bắc Bộ, đối mặt Đông với quân Mỹ, tiết lộ:
‒ Chúng tôi đổ bộ ra đảo, ngay lập tức, các sĩ quan và những người lính nhảy xuống, sóng nước biển ngang vai với tay nắm cơ giới, thân lao nhanh lên đảo Khởi Tố (起诉), với khẩu hiệu "quân biển thực hiện trước khi bình minh đến đảo!"Để thích ứng với chiến tranh Việt Nam, quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật "hạ cánh" cố ý thực hiện mọi sự chuẩn bị đặc biệt, tạo bất ngờ làm cho quân Mỹ nao núng. Đúng lúc trời sáng, chúng tôi đã xây dựng hoàn thành phòng thủ theo từng nhóm liên kết ba doanh trại, một tiểu đoàn cơ khí, một tiểu đoàn pháo binh phòng không, 85 khẩu pháo, 82 súng cối, có cả truyền tin (通联) và liên kết giao thông vận tải với đường biển.
Quân đội Trung Quốc đã thành lập bộ chỉ huy trên đảo, đúng kế hoạch dự trù chiến thuật hành quân biển, chiến thuật này đáp ứng hành quân cho địa thế đảo ven biển. Ngoài ra còn có đội quân "dưới lều" chuyên xây dựng phòng thủ cho bộ chỉ huy, công sự pháo binh, công sự phòng không, chiến hào, mọi chuẩn bị tiến hành chặt chẽ.
Theo yêu cầu của Việt Nam lập phòng thủ cho chiến tranh dài hạn, chủ yếu xây dựng công sự vững chắc tạo ra tâm lý an toàn chiến đấu, vật liệu nặng bằng xi măng, cốt sắt, thép, gỗ, do quân đội Việt Nam cung cấp, nhiều đảo thiếu cát, đá, và một số đảo không có nước ngọt, được vận chuyển từ đảo lân cận. Áp lực lớn nhất đối với Lữ đoàn hàng hải, phải đảm bảo xây dựng những cơ sở quân đội trước hạn định, họ làm việc ngày và đêm, mưa hay nắng. Ngoài ra, còn có những đoàn truyền vận chuyển vũ khi, cơ giới nặng đến Vịnh Bắc Bộ từ các cảng biển Trung Quốc.
Quân đội Bắc Việt đặt dưới sự chỉ huy của Quốc phòng Trung Quốc, những lãnh đạo quân sự Trung Quốc được ưu tiên làm việc bên trong công sự "đại dương" theo tiêu chuẩn pháo đài kiên cố và vững chắc. Trong vùng đảo còn có những pháo đài thiên nhiên bao quanh bởi vách đá, binh sĩ chia ca giờ, đi tuần tra trên vách đá phải buộc giây cáp vào thắt lưng, nhấn thanh khoan búa treo lơ lửng thân người trên vách. Ở trên những con mòng biển lượn quanh đầu, dưới chân sóng biển lăng tăng, sóng biển ập vào vách đá ầm ầm, những người lính ẩn thân trong khe vách an toàn không sợ bích kích pháo của Mỹ, cũng như binh sĩ lục địa ẩn mình trong chiến hào.
Sau khi kế hoạch phòng thủ hoàn chỉnh, quân đội Trung Quốc bổ sung lực lượng, gia tăng quân số từ đất liền đến hải đảo, cho nên công trình xây dựng vất vả, ngưới lính xây dựng không có ngày nghỉ trải qua nhiều tháng, làm việc ngoài trời tiếp xúc với ánh nắng, tất cả chiến sĩ thợ xây trên khuôn mặt đầy màu khói, da ngăm đen. Chiến binh ở đây đều có kinh nghiệm chiến đấu với Hải Tặc (飞贼) cướpbiển, họ không phải lo lắng, nhưng bây giờ ở hải đảo không phải môi trường chiến đấu của họ.
Nói đến chiến tranh Việt Nam, chúng tôi được biết nhiều nhờ thông tin hướng dẫn qua chương trình Hoa ngữcủa đài phát thanh Hà Nội, có những bình luận không tốt về quan chức miền Nam Việt Nam. Quá nhiều chương trình ca tụng Bác đảng không mang tính quốc gia, và những anh hùng huyền thoại không tưởng, hy sinh vì Bác đảng, những thông tin quân đoàn đóng quân tại những hải đảo phía Đông Bắc, bảo vệ bờ biển và những khu rừng trong lục địa có doanh trại pháo binh Trung Quốc.
Những lãnh đạo chỉ huy đơn vị phòng không, pháo binh Trung Quốc, tiết lộ:
‒ Chúng tôi chan máu xuống đất để giành chiến thắng, chống lại sự kiêu ngạo của các cuộc không kích của Mỹ.
Tháng 8 năm 1965, những quân đoàn pháo binh Trung Quốc (PLA) tổn cộng 63 Sư đoàn nhận lệnh phân bổ lại cấp chỉ huy, thành lập 609 Trung đoàn phòng không với nhiệm vụ chiến đấu chống không kích của Mỹ, cùng lúc bảo vệ các tuyến đường sắt tại Cổng Hữu Nghị, bảo vệ những khu vực xây dựng đường sắt của quân đội Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 23 tháng 8, tình cờ 609 trung đoàn phòng không của Trung Quốc, đồng loạt bị máy bay Mỹ ném bom tơi tả.
Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc phân tích:
"…. Mỹ đánh bom vào trụ sở chính pháo đài phòng không, đánh dấu chiến tranh leo thang khủng khiếp, có thể không kích sẽ bước gần đến biên giới Trung Quốc".
Trong ngày, bộ chỉ huy lập tức ra lệnh Tiểu đoàn 2 pháo binh của Trung đoàn 214, do Thiếu tá Trịnh Ngọc Sơn (郑玉山) dẫn đầu chuyển quân nghi binh với địch quân. Trịnh Ngọc Sơn được lệnh chuyển quân đến Lạng Sơn, cả đêm không có một chớp mắt để ngủ, vừa đến Song Cầu tìm gấp vị trí xây dựng chiến lũy. Trịnh Ngọc Sơn (郑玉山) tiếp nhận được lệnh của Quân ủy Trung Quốc, ban hành hướng dẫn "các đơn vị pháo binh kiên quyết chiến đấu, hãy thử một trăm cú đánh cực mạnh, chúng ta phải chiến đấu để chiến thắng, hiệu suất của người dân ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Mỹ, quý đồng chí thực hiện chủ nghĩa anh hùng cứu nước, được thành lập bởi Chủ tịch Mao, phản ánh quân đội nhân dân chống lại sức mạnh Mỹ".
Tháng sau, cuộc chiến mỗi ngày dữ dội. Bầu trời như thể sân bay riêng của Mỹ, tưởng đâu bom nổ ầm ầm trên đồng vắng. Thiếu tá Trịnh Ngọc Sơn ra khỏi giao thông hào xem hướng kẻ địch đánh bom, trên người ngụy trang lá cây xanh, bỗng ánh sáng (bom chùm) mặt trời đốt cháy cả thân người cuộn tròn khô héo. Đơn vị phòng không tiểu đoàn 126 cách 2 km đứng trên đồi đất cao tầm nhìn thu nhỏ, quan sát không chính xác, nhìn thấy mảnh bom rơi từ máy bay Mỹ không trúng mục tiêu, họ lý giải:
‒ Người Mỹ xảo quyệt, bom của chúng có thể thoát khỏi tầm mắt, hay là chúng ta đánh giá sai. Do không am tường hướng máy bay Mỹ, cho nên không nắm vững trái bom đến mục đích! Thực ra bom đã đến trước mục tiêu, còn vỏ của bom rơi sau trên đồng vắng, đó là qui luật thả vỏ bom tự nhiên, lần đầu tiên họ tiếp cận không lực Mỹ, khó định hướng khi máy bay không kích.
Trận chiến đối không của Trung Quốc hoàn toàn đưa đến thất thủ, binh sĩ chỉ biết đứng lặng người chiêm ngưỡng bấu trời, từ không gian đã nghe được tiếng không khí của một số máy bay Mỹ từ xa nhào xuống, tiếp theo hàng loạt máy bay cũng gầm lên những tiếng vang động liên hồi của "Bom", "Bùm!" "Bùm!". Lửa khói ngút trời, máy bay Mỹ trên không trung, rẻ cánh tạo thành đường bay bông hoa nở, tan biến vào không gian để lại bầu trởi xanh vắng lặng.
Bây giờ sĩ quan phòng không Trung Quốc, mới định hướng máy bay Mỹ đến từ góc phía Tây Nam của Sông Cầu. Bộ chỉ huy lấy quyết định: "Truyền lệnh, bật lửa, nhắm mục tiêu, dương cao khung giá pháo phòng không, hy vọng đốt cháy vài máy bay Mỹ".
F-105 "Bàn tay sắt", cất cánh từ tàu sân bay USS Richard,
ném bom bằng radar, sẵn sàng tấn công các điểm nóng
miền Bắc Việt Nam. Nguồn: Không quân Hoa Kỳ.
Ngày 05 tháng 10, một lần nữa máy bay Mỹ tấn công Song Cầu, đầu tiên thấy một lô hàng F-4 ở độ cao, tiếp cận từ hướng Tây Nam, phòng không Trung Quốc rút ra kinh nghiệm kịp thời đốt pháo để nắm bắt cơ hội hy vọng bắn chúng rơi xuống. Bốn máy bay Mỹ F-105 kín đáo tấn công từ phía Đông Bắc, ngay lập tức bộ chỉ huy phòng không Trung Quốc ra lệnh chuyển đổi hỏa lực, tập trung chơi chuyến hàng đầu tiên, khung pháo thứ hai, thứ ba, bắn hạ một vỏ đạn, lửa chụp vào bốc cháy, đã bắn đến 6 lần lô hàng F-4 đi qua, vẫn không được chiến thắng, một giờ sau đó có lô hàng mới, F-4 nghinh chiến, quân Trung Quốc đem hết hỏa lực phòng không hạ được một F-4, bắt sống sĩ quan phi công Hoa Kỳ đang lúc bị thương. Trung Quốc ca khúc chiến thắng. Theo báo cáo trong ngày quân đội phòng không của Trung Quốc thiệt hại 2.436 binh sĩ, trên 416 cao xạ phòng không bị loại ra khỏi vòng chiến, 142 cao xạ phòng không mất tác dụng 50%, trên 42 doanh trại bị bom thiêu hủy hoàn toàn, đơn vị phòng không Lạng Sơn được xem thất thủ.
Kết quả, tính theo thời giá kinh tế 200.000 nhân dân tệ đổi lấy 1 đô la, Trung Quốc muốn bắn rơi một máy bay F-4 của Mỹ phải trả giá 2.436 binh sĩ, 416 cao xạ phòng không, 142 súng phòng không mất tác dụng 50%, 42 doanh trại, và hơn 70.000 đạn pháo. Trung Quốc phải chi ra một giá đắt đỏ cho chiến tranh Việt Nam, thiệt hại như trên chỉ thu vế một F-4 phế thải, bắt một sĩ quan của Mỹ làm tù binh. Chứng tỏ chiến trường Việt Nam là nơi tiêu biểu cho cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã đưa quân vào Việt Nam hỗ trợ một số lượng lớn pháobinh để bảo vệ không phận. Và tiểu đoàn phòng không đặc nhiệm
Sam 15, tên lửa chống máy bay tại miền Bắc Việt Nam, điều khiển
bởi radar, mã Nato SA-2 (S-75-防空飞弹). Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Đơn vị phòng không Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội 30 km, đặt trong tình trạng chiến tranh cơ động, trong vòng 3 tháng đã chiến đấu với không quân Mỹ 17 lần. Hành trình cơ động trên 31.000 km, trong đó có 9 lần chiến đấu, bắn rơi 7 chiếc máy bay Mỹ, và làm bị thương bốn phi công Mỹ. Thật không may pháo đài Bắc Ninh bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn, người đứng đầu Trung tá Phong Thú (风趣) bị tử thương, tính đến ngày 07 tháng 10, phòng không Trung Quốc thiệt hại tương đương pháo đài Lạng Sơn.
Từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969
Trung Quốc bổ sung ào ạt quân số pháo binh, tổ chức lại chiến lược phòng thủ, thành lập thêm 16 Sư đoàn phòng không, tách rời 63 Sư đoàn phòng không chuyển đến đồng bằng sông Hồng Bắc Ninh, phối trí lại 3 bộ chỉ huy Bắc Ninh, bộ chỉ huy phòng không Cao Bằng, Lạng Sơn và phòng thủ những trung tâm quân sự tại biên giới. Bộ chỉ huy hướng Nam phòng thủ Hà Nội, lực lượng pháo binh tiếp tục tăng cường sĩ quan chuyên nghiệp, phát huy vượt trội sức mạnh với chiến thuật linh hoạt, cung cấp thiết bị vũ khí, đặc biệt ủy ban nghiên cứu vũ khí thẩm định vũ khi quân ta đã lỗi thời.
Trung Quốc nhận ra ưu thế không quân, khẩn cấp trang bị máy bay đưa vào chiến trường Việt Nam. Trung Quốc tăng quân số bộ binh lên khoảng 1,6 triệu binh sĩ, cùng thời điểm quân đội Mỹ tham chiến tại miền Nam Việt Nam với quân số 350.500 binh sĩ.
Tổng kết sơ khởi, 3 năm và 7 tháng (1965-1969), Không quân Hoa Kỳ có 558 phi vụ, thiệt hại 227 máy bay. Trung Quốc thiệt hại 653 máy bay, 479 sĩ quan phi công thương vong,75.280 binh sĩ phòng không tử trận, 23.166 Cao xạ phòng không loại ra khỏi vòng chiến, phá hủy 542 doanh trại, trên 8 tuyến đường sắt bị bom đánh cuốn đường ray, sử dụng trên 1.690.000 đạn cao xạ phòng không.
Quân lực Trung-Việt liên kết ôm nhau tình hữu nghị, Hồ Chí Minh-Mao Trạnh Đông hạ quyết tử trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Dân-quân Việt Nam Cộng Hòa quyết tâm chống Cộng, tấn công qui mô vào quân du kích, quân chính qui Bắc Việt, đem đến thiệt hại nặng nề cho Mặt trận Giải phóng miền Nam, đưa đến tình trạng khan hiếm vũ khí, đường thủy và đường mòn Hồ Chí Minh thất thủ liên miên. Những đường vận chuyển vũ khí, lương thực vào Nam hầu như bị bít lối, gần như kiệt quệ mọi nguồn cung cấp, trở nên khó khăn, một số lượng lớn vũ khí, thiết bị quân sự do Trung Quốc viện trợ không đến tay du kích, quân chính qui Bắc Việt.
Trung Quốc hối hả thiết lập chiến thuật 2 (biển người) muốn phong toả, giải vây đường mòn Hồ Chí Minh và đường Biển, giành lại đường vận chuyển huyết mạch, tuy không hoàn toàn phong tỏa được những qui định chiến trường, nhưng ít nhất đã tiếp tế được một số lượng lớn vũ khí, lương thực và y tế, đặc biệt về gạo, Trung Quốc thiết kế bao bì nhựa bơm hơi, dùng phao nổi kết thành bè không cho chìm xuống biển, áp dụng thủy triều định hướng địa điểm cho trôi dạt vào bờ biển, sau đó thông báo cho những lực lượng vũ trang, du kích đến điểm hẹn cửa sông hay ngoài khơi tiếp nhận, gạo sẽ được vận chuyển về căn cứ. Trung Quốc đánh giá vận chuyển vũ khí bằng đường biển đạt hiệu năng cao, không muốn bị thất thoát bằng cách giả dạng cá voi chuyển vũ khí vào bờ do người nhái phụ trách. Thuyền 3 đáy cũng là phương tiện chuyển vũ khí, sau khi quân du kích nhận được số lượng lớn vũ khí và thiết bị lập tức phân tán mỏng, chuyển đến cơ sở mật khu. Chưa kể, có một số tàu buôn lợi dụng chiến tranh Việt Nam bán vũ khí ngoài khơi hải phận quốc tế. Trung Quốc và Liên Xô trực tiếp điều động vận chuyển vũ khí xâm nhập vào miền Nam Việt Nam cũng bằng đường biển. Tuy nhiên dân quân VNCH không thể làm ngơ để cộng sản tự do tung hoành, đường biển trở thành nơi điểm nóng, VNCH cảnh giác, kiểm soát nghiêm ngặt, khám phá rất nhiều tàu Trung Quốc và Liên Xô xâm nhập hải phận bất hợp pháp. Không quân VNCH chọn chiến trường biển miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Ngải, Qui Nhơn, Bình Định, Khánh Hoà làm nghĩa trang chôn vùi dưới đáy biển những xác hạm đội quốc tế cộng sản.
Ngoài ra Trung Quốc còn sử dụng đảo Hải Nam và lục địa tỉnh Quảng Tây làm kho chứa hàng viện trợ, cung cấp vũ khí cho Hà Nội, cũng là trạm trung chuyển cung cấp đáng kể nhất cho du kích tại miền Nam. Trường hợp này do tàu tuần duyên Mỹ kiểm soát, đôi khi máy bay trực thăng Mỹ lơ lửng trên không thám thính.
Trung Quốc-Liên Xô không dễ dàng xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền của VNCH, Cộng sản đành phải thành lập căn cứ trung chuyển 3, tại bên kia bờ Bắc, sông Bến Hải ở vĩ độ 17 độ, gần đường lộ làm kho chứa hàng viện trợ, bởi nơi này là biên giới Bắc-Nam thuận lợi cho việc tiếp tế, Trung Quốc-Liên Xô vận chuyển bằng máy bay với kỹ thuật cầu không vận.
Đôi khi gió mạnh những kiện hàng vũ khí, lương thực bay qua bờ Nam thuộc vùng đất của VNCH, cũng có lúc những kiện hàng rơi xuống giữa dòng sông, gồm súng phòng không, đạn dược, gạo và một số thực phẩm bao bì thiết kế bơm hơi, trôi lềnh bềnh dọc theo rìa sông phía Nam Bến Hải.
Sông Bến Hải (Rào Thanh) cầu Hiền Lương, nối hai bờ Nam-Bắc tạivĩ tuyến 17 độ. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 mét, ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Nguồn: Tư liệu Không quân VNCH.
Với sự gia tăng xâm lược của quân đội Trung Quốc tại miền Bắc Việt Nam, liên tục mở rộng cuộc chiến quy mô, đưa quân tiến sâu vào miền Nam. Đồng thời du kích Mặt trận Giải phóng mở rộng liên kết với tình báo Hoa Nam (cụm thương mại) người Hoa tại miền Nam, có tên gọi "hỗ trợ quân", chính những cụm Hoa Nam này cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Mặt trận Giải phóng miền Nam, một lượng lớn vũ khí trong nội địa. Họ mua được từ những tên tướng nằm vùng trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà và lương thực mua từ những vựa lúa người Hoa.
Bỗng một ngày du kích được trang bị vũ khí nặng, và lập những tổ khủng bố Sài Gòn, Chợ Lớn. Nhờ tình báo Hoa Nam và cơ quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài địa chỉ đường Cống Quỳnh Sài Gòn (không trực thuộc Tòa Thánh Tây Ninh) một tổ chức đội lốt tôn giáo lập ra cơ sở Việt Cộng miền Nam nằm vùng, tạo điều kiện cho quân Việt Cộng nhanh chóng phát triển nội thành Sài Gòn đến mật khu miền Nam, đo đó, Việt Cộng lấy lại vị trí chiến lược ngoại ô và nội thành Chợ Lớn, Sài Gòn. Việt cộng đặt lại vấn đề cấp bách về lương thực nuôi quân từ đâu đến? Tạm thời vận tải đường biển không thể giải quyết một mình.
Bản đồ đường biển Hồ Chí Minh, vận chuyển vũ khí
lương thực từ Vịnh Bắc Bộ Quảng Ninh Việt Nam,
vịnh Sihanouk Campuchia, đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Tây
Trung Quốc. Nguồn: Bộ quốc phòng Trung Quốc.
Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Tàu vận chuyển vũ khí của Trung Quốc cải dạng tàu buôn nước ngoài, chở vũ khí vào chiến trường miền Nam, cập vào những tỉnh Đồng Tháp Mười, Bến Tre, Cà Mau, Hồng Ngự, Trà Vinh, Lộc An Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi nào cũng có dân quân chuyển tải vũ khí bằng trâu, bò, ghe, xuồng vào tận bưng biềnhay ra tiền tuyến, có những chiếc ghe chở 10 tấn vũ khí từ vịnh Bắc Bộ vào chiến trường QK8. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Năm 1968 (Mậu Thân), chính Trung Quốc-Liên Xô đã thất trận thảm hại tại miền Nam Việt Nam, nay Trung Quốc dốc hết toàn lực thành lập quân đoàn vận tải đường bộ do tướng Từ Bôn Trí (斯奔驰), phụ trách chuyển vũ khí và lương thực từ Trung Quốc đến tận miền Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh.
Ngày 21 tháng 2 năm 1965, Trung Quốc chuyển tải vũ khí bằng
đường biển, những con tàu mang ký hiệu không số, cập bến
Vũng Rô Miền Trung,viện trợ vũ khí vào Khu 5. Không quân
VNCH phát hiện, đánh bom cho chìm xuống đáy biển.
Nguồn: Tư liệu Không quân VNCH.
Trung Quốc giải quyết được vấn đề lương thực và vũ khí, Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ Bắc Việt Nam được hả hê một ít. Trung Quốc tiếp tục mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh qua những dãy núi khu vực hẹp trong lãnh thổ Lào, đến miền Nam Việt Nam và Campuchia, lúc đầu đường mòn chỉ đủ xe đạp, xe đẩy, xe tay ga và voi di chuyển, dần dần mở rộng, quân vận di chuyển thong dong. Đặc biệt bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh với quân số trên 600.0000 nghìn quân Trung Quốc, phối trí vũ khí nặng, súng pháo, cao xạ, phòng không.
Sau năm 1965, hơn 10 triệu quân Trung Quốc đã vào chiến tranh miền Nam Việt Nam, nhờ vậy miền Bắc rảnh tay, triển khai quân đội hành quân qua Lào và tiến quân xâm nhập miền Nam Việt Nam, cơ sở hậu phương đã vững chắc, nhu cầu chiến tranh cần mở rộng thêm đường mòn Hồ Chí Minh. Trung Quốc trực tiếp xây dựng đường Trường Sơn, với số quân 10 triệu, kiều lộ ầm ỳ những xe chân rít, xe sâu nái, xe kéo, xe xúc, thuốc nổ "第一汽车(Đệ nhất khí xạ) ngày đêm phá rừng, một mặt huấn luyện quân giải phóng (解放) miền Nam Việt Nam. Xây dựng đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh) do tướng Mai Tái Đức (梅赛德) phụ trách, dưới sự huy động của Quân uỷ Trung ương (CPC) Trung Quốc.
Điểm đứng đường mòn Hồ Chí Minh tại ngã ba Khâm Muôn, giao điểm của hai nhánh Quyết Thắng 20 và Tân Kỳ, đi vào khu rừng già Hạ Lào, song song với con sông Nam Cà Dinh, chạy tới đỉnh dốc đứng 1001 trên núi Răng Cọp. Từ đây đường mòn đổi tên thành Trường Sơn, sau khi vượt qua vĩ tuyến 17, để tới thị trấn Tchepone (Muang Xepon) nằm trên quốc lộ 9. Ðây cũng là phân nhánh đầu tiên của đường mòn Trường Sơn, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, để tấn công các căn cứ quân sự Lao Bảo, Khe Sanh, Làng Vei, Cà Lu, ... trong tỉnh Quảng Trị. Sau đó, đường mòn vẫn tiếp tục chạy trên đất Lào tới núi Ấp Bia (937m), một địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II (1960-1975), được một ký giả ngoại quốc chứng kiến tận mắt cảnh hàng ngàn xác bộ đội Bắc Việt, bị banh thây bỏ lại tại chiến trường, vì bom đạn phi pháo, nên đã đặt là Hamburger Hill. Tại đây, đường lại được phân nhánh tới các thung lũng A Lưới, Tà Bạt và A Shau. Ðậy là bàn đạp mà Hà Nội tập trung bộ đội, để tấn công Thừa Thiên và Ðà Nẳng. Sau khi vượt qua cao nguyên Boloven gần ngã ba biên giới Việt-Lào-Miên, đường mòn lại phân thành hai nhánh khác chạy vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, một nhánh phát xuất từ Savarane tới Dakto, Tân Cảnh, Kontum... trước khi rẽ ngang qua các trại Lực Lượng Ðặc Biệt Benhet, Dakto... Nhánh khác từ Attopeu vào Pleiku, ngang qua Trại Lực Lượng Đặc Biệt Ðức Cơ, Pleime. Nằm giữa hai nhánh rẽ này vẫn trên đất Lào, là mật khu 609 của Bắc Việt. Kể từ đây, đường mòn Trường Sơn đổi thành đường mòn Sihanouk, với nhiều mật khu như 702, 701, 740, 203, 351, 350 và 400. Trên đất Miên, đường mòn có một nhánh rẽ nữa vào Phước Long và phần cuối cùng chạy xuống tận hải cảng Kampong Som (Sihanouk Ville) của Miên. Chính tại đây, Bắc Việt nhận trực tiếp hàng hóa viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và Ðông Âu, tới năm 1970 mới chấm dứt, khi Sihanouk bị Lonnol lật đổ. Nhờ đó Hoa Kỳ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới được phép hành quân sang đất Miên theo lời yêu câu của chính phủ mới, cho nên tiêu diệt gần như toàn bộ những mật khu của Bắc Việt tại đây, qua các cuộc hành quân Toàn Thắng và Cửu Long.
Ngày 27 tháng 5 năm 1967, đơn vị phòng không của Thượng tá Trương (张) chỉ huy Sư đoàn pháo, đóng quân tại vùng đất cao Lạng Sơn. Dùng địa thế chống lại máy bay B-52. Trong tháng chiến đấu trên 6 lô hàng F-105 mỗi lô 20 máy bay, đánh phá thiêu hủy hoàn toàn bộ doanh trại vùng cao, tại trung tâm pháo đài, phòng điều hành chiến thuật bị thiêu hủy. Thượng tá Trương nhận được lệnh không thể bỏ pháo đài. Vì sự sống còn Trương nhảy ra khỏi bản doanh với một chân, chạy hơn 780 mét trong mương giao thông hào. Tuy nhiên vẫn còn một vị trí trung tâm thường trực tiếp tục chỉ huy cuộc chiến chống lại kẻ thù, nhưng họ không an tâm vì quá sợ hãi.
Những chuyển vận trên đường mòn Hồ Chí Minh xảy ra
hằng ngày, tức là hành lang xâm nhập người và quân dụng,
từ Bắc vào Nam của Trung Quốc và Cộng sản Hà Nội,
đối với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà, không phải là
huyền thoại hay bí mật ghê gớm, vì những gì xảy ra ở đó,
qua phi cơ thám thính và các toán Biệt Kích hoạt động,
gần như biết toàn bộ. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Trong tuần tháng 5, xuất hiện 4 lô hàng F-4 tấn công khốc liệt, trong đó có tám trường hợp bom chùm phát nổ ở vị trí pháo đài, chánh trị viên Sư đoàn Trung tá Vạn (万) bị thương trước ngực và cánh tay phải, vài ngày sau cùng 234 đồng đội tử vong.
Ngày 5 tháng 7 năm 1967. Thượng tá Trương (张) liên kết những đơn vị còn lại, tự chỉ huy, phối trí từng nhóm phòng không, gồm nhóm 1 đến nhóm 15, mỗi nhóm có 8 pháo thủ chiến đấu, một quả bom chùm đã hạ cánh xuống giữa hai chân hàng đại pháo, nổ tung, toàn bộ binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng, nhóm pháo 15 và nhóm 5, bảo vệ đồng đội, phi thân nhảy vào bảo vệ đại pháo phòng không, đồng chơi cảm tử lấy hai chân kẹp vào pháo, kết quả không bảo vệ được pháo, bị bom thổi bay những thân thể biến mất để lại những đôi chân trần trụi trên xác đại pháo, đĩa súng phòng không dính máu quốc tế cộng sản. Trong trường hợp này Thượng tá Trương (张) trở lại pháo đài vẫn ngồi theo thế cũ, trên ụ đất tiếp tục chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng.
Tháng 3 năm 1968, những phi vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam "leo thang" phạm vi ném bom được giới hạn khu vực phía Nam vĩ độ 20 độ dòng Bắc, người dân Mỹ áp lực buộc chính phủ phải dừng lại.
Ngày 10 tháng 3, những quốc gia tham chiến tại Việt Nam bắt đầu chấp nhận mở hội nghị đàm phán hòa bình, họp tại Paris.
Ngày 31 tháng 10, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố: "Chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc Việt Nam, và pháo kích của hải quân". Giai đoạn này Trung Quốc và Liên Xô vận động ngoại giao trong khối Quốc tế cộng sản hổ trợ cho Bắc Việt, ngoài ra Trung Quốc và Liên Xô lợi dụng thời điểm đình chiến, âm thầm tiếp tục hỗ trợ cho quân đội Bắc Việt.
Tháng 7 năm 1970, tại Paris, Trung Quốc hứa sẽ rút hết quân đội ra khỏi Nam Bắc Việt Nam. Trung Quốc hứa bằng miệng không đi vào thực tế, dù đã ký vào quy ước chiến tranh trước quốc tế. Nhờ thời điểm này quân Bắc Việt phối trí lại, bổ sung quân đội và củng cố lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam. Chính người Cộng sản thiếu lương thiện không muốn hòa bình, thừa dịp đẩy miền Nam Việt Nam vào khói lửa.
Hơn 7 năm quân đội Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, hỗ trợ quân Bắc Việt lớn mạnh, xây dựng cơ sở hạ tần vững mạnh, có khả năng đáp ưng mọi nhu cầu chiến tranh, từ lúc khó khăn cho đến lúc đầy đủ phương tiện chiến đấu, Trung Quốc đã thực hiện một kỷ lục tham chiến "tuyệt vời" (theo ngôn ngữ Việt cộng). Trong quân sử Trung Quốc tự cho phép mình có quyền lấy quyết định chiến tranh độc đáo, có một không hai tại Việt Nam. Nhóm kỹ thuật quân đội Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, báo cáo trước Quân ủy Trung ương (CPC) Trung Quốc, theo hồ sơ, đã xây dựng hơn 125.600 mét chiến hào, hơn 2.300 công sự khác nhau, xây dựng mới và cải tạo quốc lộ 7, dài hơn 430 km. 217 km đường sắt mới, xây dựng lại 1.363 km đường sắt, lấp xây cầu 198 km; xây dựng 1 sân bay, xây dựng 2 nhà chứa máy bay; lắp điện thoại cố định hơn 1.560 km; lắp đặt cáp thông tin liên lạc tàu hơn 190 km.
Ngày 02 tháng 9 năm 1969, cái chết của Hồ Chí Minh đưa đến sự chia rẽ Trung-Xô, đánh dấu sự tan rã Quốc tế vô sản và xã hội chủ nghĩa từng quốc gia. Một phần do các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam thấy được âm mưu của Trung Quốc muốn thanh trừng Lê Duẩn để rồi cướp lân bang. Cấp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã biết quá nhiều về Hồ Chi Minh, họ biết rõ đương sự là ai, quan hệ thế nào với Trung Quốc. Vì nguyên nhân sâu xa đó, Lê Duẩn đưa Cộng sản miền Bắc dần dần xa Hồ-Mao. Việt Nam thân Liên Xô vẽ lên vết nứt đối với Trung Quốc. Năm 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự kết thúc. Trung Quốc không hài lòng Lê Duẩn đã ra lệnh cho bộ phận tình báo Hoa Nam ngưng mọi viện trợ, nguồn cung cấp vũ khí phải trả với giá cao. Việt Nam không còn mong đợi "tình đồng chí, tình anh em", giờ này quan hệ họ hàng Trung Quốc và Việt Nam đã quay lưng lại với nhau, do đó Trung Quốc đòi lại nợ chưa trả bằng cuộc chiến ngày 17 tháng 2 năm 1979. Chiến tranh Trung-Việt khởi sự từ lúc Hồ Chí Minh xuất hiện tại Việt Nam.
Trung Quốc sơ kết viện trợ vật chất cho Việt Nam không qui định thành tiền.
Trước năm 1940 khi Hồ Chí Minh chỉ là một tay vô danh tiểu tâm (1940年以前,当胡志明匿名的副中心- Niên dĩ tiền đương Hồ Chí Minh胡志明nặc danh đích phó tiểu tâm). Đảng cộng sản Việt Nam là của Trung Quốc, chính vì vậy họ đã viện trợ cho đảng CSVN lâu dài nhất trong lịch sử. Trung Quốc đầu tư lớn nhất từ năm 1950 trở đi, thực hiện toàn diện viện trợ thiết thực cho Việt cộng. Ngoài ra Trung Quốc còn xây dựng cơ sở trọng yếu công nghiệp quốc phòng cho Việt Nam. Trung Quốc vận dụng mọi khả năng của mình để cung cấp vũ khí, thiết bị kỹ thuật.
Trung Quốc tổng kết sơ bộ viện trợ cho chiến tranh Việt Nam.
‒ Năm 1940-1955:
270.000 khẩu súng đủ loại, 3.000 khẩu pháo binh, 400 triệu viên đạn, 920.000 đạn pháo, 120 xe bọc thép, 10.000 động cơ điện, 3.000 vô tuyến điện, 900 xe ô tô, 110 xe tăng, 18 tàu chiến Hải quân, 18.240 tấn thuốc nổ, 1.140.000 bộ quân trang.
‒ Năm 1956-1961: 470.000 khẩu súng đủ loại, 20.000 khẩu pháo binh, 600 triệu viên đạn dủ loại, 2.020.000 đạn pháo, 420 xe bọc thép, 15.000 động cơ điện, 5.000 vô tuyến điện, 2.500 xe ô tô, 163 xe tăng, 25 máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom, 68 tàu chiến Hải quân, 218.240 tấn thuốc nổ, 2.180.000 bộ quân trang.
‒ 1962-1964: 390.000 khẩu súng đủ loại, 2.466 khẩu pháo binh, 220 xe bọc thép, 363 xe tăng, 21.030.000 triệu viên đạn, 1.500 xe ô tô, 15 máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom, 418.240 tấn thuốc nổ, 3.176.400 bộ quân trang.
‒ 1965-1975: 2.778.000 súng khác nhau, 763 xe tăng, 60.000 đại pháo binh, 60 tỷ viên đạn, 25.970.000 đạn pháo, 176 tàu thủy, 552 tàu thủy vừa lội nước, 620 xe bọc thép, 270 máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom, 31.000 xe ô tô, 118.240 tấn thuốc nổ, 65.000 động cơ điện, 35.000 vô tuyến điện, 11.170.000 bộ quân trang.
Việc Trung Quốc viện trợ cho đảng Cộng Sản Việt Nam đã được phản ánh trên báo chí đảng và Quân uỷ Trung ương: -Trước năm 1968, Trung Quốc viện trợ cho cơ sở cộng sản miền Nam Việt Nam 3.660 máy vô tuyến điện, 3000 cuốn sách học thuật xã hội vô sản, 5 Trung đoàn thiết bị tên lửa phòng không, 1.170.000 bộ quân trang.
Báo chí còn cay đắng loan tải: Trung Quốc không phải là nơi chứa hàng tồn kho của Việt Cộng, không thể muốn sử dụng lúc nào cũng được, thậm chí Hồ Chí Minh còn xin triển khai thiết bị để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết tại Việt Nam.
Trong một thập kỷ (1965-1975) chiến tranh tại Việt Nam, lăng kính quốc tế cho rằng: Trung Quốc-Hoa Kỳ đối đầu với nhau bởi ý thức hệ cộng sản và tư bản. Đến năm 1965 Liên Xô nhảy vào tham chiến tại Việt Nam, từ đó Bắc Việt nhận nhiều nguồn viện trở của khối cộng sản quốc tế, như Liên Xô và các nước Đông Âu, viện trợ Bắc Việt trên 630.000 tấn hàng đủ loại. Trung Quốc nhận vận chuyển cho Bắc Việt miễn phí, nếu tính thành tiền Bắc Việt phải trả 83 triệu nhân dân tệ. Ngày 20 tháng 11 năm 1977, Tổng bí thư Trung ương Đảng Lê Duẩn tuyên bố: "Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên bài phát biểu của Chủ tịch Mao Trạch Đông với tình thần công chính. 700 triệu nhân dân Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam, đất nước rộng lớn của Trung Quốc lãnh thổ phía sau Việt Nam đáng để nhân dân Việt Nam tin cậy." (越南人民永远不会忘记毛泽东主席情至义尽的讲话 :七亿中国人民是越南人民的坚强后盾,辽阔的中国领土是越南人民的可靠后方.)
Ngày nay tình thế đã khác xưa, thế giới thay đổi nhiều từ suy nghĩ đến sinh hoạt. Mỗi cá nhân là thành tố của vận mệnh quốc gia, nhân loại đã đi vào hành trình sáng tạo xã hội dân sự và đất nước cần có Dân Chủ Đa Nguyên, đi chung lộ trình tiến bộ khoa học, đưa từng cá nhân hợp đồng với nhau, xây dựng thế giới, thực hiện quyền sống làm người. Trào lưu xây dựng xã hội văn minh và khoa học ngày nay không có chỗ đứng cho những kẻ tàn bạo chỉ muốn gom trăm mối tiền-quyền vào một cá nhân.
Sau ngày 30/4/1975, nhân dân Việt đã có mặt khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều luồng suy tư thông thoáng. Họ cho rằng đất nước Việt Nam phải thay đổi mạnh mẽ theo nguyện vọng của nhân dân, thậm chí nhân loại cũng đã lên tiếng: Việt Nam phải hoàn toàn thay đổi, mới có cơ may vươn mình qua khỏi sự suy thoái của đất nước. Đứng trên bình diện quốc gia, Việt Nam đã mất vị trí tính năng động trong vùng Đông Nam Á, thậm chí biển Đông và cả vùng biển trong thềm lục địa cũng không còn thuộc chủ quyền Việt Nam!
Việt Nam cần phải trở mình, đó là điều tất yếu, phải đến gần với thế giới Dân Chủ Đa Nguyên, con đường đúng đắng nhất để cằm lấy hướng tương lai. Người dân có quyền lấy quyết định phán quyết sa thải những khả năng hèn kém trong quá khứ đã từng xoáy mòn lãnh thổ, lãnh hải đưa đất nước điêu linh lùi trở lại đồ đá. Nhân dân nên tìm hiểu dấu vết mã tấu của đảng cộng sản vào một thời hung hăng, nhân dân cần thấu triệt những hồ sơ đảng cộng sản Hồ Chí Minhbán nước cho Trung Quốc, nhận diện lại một chế độ không còn giá trị nữa, bởi nó đã "hèn với giặc ác với dân", bởi nó không phải hướng đi "dân tin đảng và đảng tin dân". Nhân dân không cho phép nước Việt biến thành một nhà tù vĩ đại, càng không thể tự cho "đảng Cộng sản vẫn coi mình là ân nhân của dân tộc và dó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc". Chỉ có những kẻ phản bội Tổ quốc Việt Nam mới có suy nghĩ điên rồ như vậy. Bảy mươi bốn (74) năm qua đã đủ quá rồi (1940-2014).Phải trả lại đất nước cho nhân dân, vì đất nước này đã từng thấm bao xương máu của bao nhiêu thế để cấu thành nước Việt Nam hôm nay.
Ngày nay, nhân dân nhất định cất lên tiếng nói, giành lại quyền sống làm người của mình, không còn im lặng như trước đây, dù kẻ thù cản trở bước chân đi của dân tộc vẫn phải vượt qua đứng lên vì tương lai Việt Nam.
Chúng tôi chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ trong tiến trình dân chủ, công bố những tư liệu này, tìm hiếu và tiết lộ mọi sự thật về Hồ Chí Minh và đảng cộng sản. Tư liệu đang nằm trong tình trạng mạch nước rõ rỉ và dĩ nhiên lâu ngày ắt phải thấm đất ướt sâu. Hy vọng sẽ chảy mãi không cạn nguồn sự thật mà đã hơn 74 năm cấm kỵ mà người dân không được biết đến. Chúng tôi tin rằng nhân dân Việt khó chấp nhận kẻ phản bội Tổ quốc lại tự do sống nhởn nhơ trong nhà Việt Nam. Nhân dân Việt Nam hãy bừng tỉnh đừng để tối mặt. Thế hệ trẻ vì tương lai của đất nước hãy nhận diện kẻ thù từ đây. Lịch sử luôn luôn công bằng phán xét, đưa lên bàn mổ tính sổ từng tội ác. Tìm lại quyền sống làm người cho dân tộc, đem lại mọi sự tái tạo mới cho đất nước Việt Nam nhân bản hơn.
(Còn tiếp kỳ 14)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 14 (Huỳnh Tâm)
“…Năm 1957, Hồ Chí Minh bí mật "chuyển giao" đảo Bạch Long Vĩ cho Bắc Kinh, xem đó là việc riêng của đảng cộng sản. Nội dung cụ thể của thỏa thuận không có một người dân Việt Nam nào được biết. Mặc dù chữ ký của của Hồ Chí Minh vô giá trị, nhưng đảo Bạch Long Vĩ đã bị Trung Quốc chiếm gọn…”
Hồ Chí Minh dâng đảo Bạch Long Vĩ cho Mao
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hố Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Cũng trong ngày này tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố:
‒ Việt Nam hoàn tòan sụp đổ, đảng cộng sản của ta đại thắng, Trung Quốc không bị thiệt hại nào đáng kể, lợi ích quốc gia sẽ đến từ ngày hôm này.
Ngày 25 tháng 7 năm 1955, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh đàm phán vùng Vịnh Bắc Bộ. Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, đưa Hồ Chí Minh vào lạc thú xem các màn trình diễn kịch nói (hát tuồng), chủ đề "Tháng 9" (nhấn mạnh ngày 2/9/1945), tại vườn hoa Trung Nam Hải. Bắc Kinh theo nghi thức ngoại giao, phân ngôi thứ tự "chủ-tớ" một khi ở nơi sinh hoạt công cộng, Hồ phải ngồi cách một khoảng xa vị trí của Mao. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Sự kiện đen tối nhất của Việt Nam khởi đầu vào năm 1978. Mối quan hệ "Tình đồng chí, tình anh em" của Việt Nam và Trung Quốc đã đến lúc không khoan dung, không khoan nhượng. Trung Quốc nhanh tay tính sổ cả vốn lẫn lời. Trước sau gì đảng cộng sản Việt Nam cũng phải thanh toán cho ông chủ lớn. Trung Quốc có ý đồ lấy món nợ chiến tranh để trừng trị Hà Nội. Trong sổ nợ, trên trang đầu tiên, Trung Quốc ghi tính từ năm 1950-1978. Theo thuật cai trị của cộng sản, Bắc Kinh muốn Hà Nội khấu đầu (chịu làm "Chư hầu", bằng không Hà Nội bị "Chinh phạt"). Trung Quốc đã chi cho chiến tranh Việt Nam hơn 20 tỷ USD, tương đương khoảng 5.000 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, với thời giá năm 1978.
Năm 1950, Hồ Chí Minh đầu tư chiến tranh vào Việt Nam, ký hợp đồng vớ Trung Quốc để nhận viện trợ chống lại kẻ thù của cộng sản là miền Nam Việt Nam.
Năm 1978, Trung Quốc kết thúc viện trợ cho Cộng sản Việt Nam nhưng diễn biến lại không lấy gì tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Thực chất Trung Quốc cản trở không cho phép Việt Nam thân Liên Xô. Họ viện cớthu hồi tất cả vốn, lời lãi đã viện trợ cho Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc mang nặng tính chất oán thù giữa người cộng sản lẫn nhau, họ không còn đề cao "Tình đồng chí, tình anh em". Số nợ này được phân chia thành bốn giai đoạn:
1- 1950-1954, Trung Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương, viện trợ cho Việt Nam chống Pháp.
2- 1954-1964, sau khi miền Bắc Việt Nam tuyên bố độc lập, Trung Quốc viện trợ kinh tế, tài chánh, quốc phòng củng cố chế độ Cộng sản chủ nghĩa.
3- 1965-1973, Trung Quốc cung cấp viện trợ toàn diện cho Việt Nam để cướp chính quyền miền Nam Việt Nam .
4- 1973-1978, sau chiến tranh Trung Quốc viện trợ tái thiết cho Việt Nam và củng cố quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam.
Trong 30 năm qua, Bắc Kinh buộc Việt Nam sống hòa mình theo ân nghĩa cổ của Trung Hoa, chủ yếu khía cạnh viện trợ và ngoại giao như sau:
Ngày 18 tháng 1 năm 1950. Trung Quốc công nhận ngoại giao và viện trợ:
A ‒ Trên trường quốc tế lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với người Pháp tại Việt Nam.
Lưu Thiếu Kỳ mời đại sứ Việt Nam Hoàng Văn Hoan thông báo:
‒ Trung Quốc công nhận Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, tôi tin rằng Pháp Quốc sẽ trì hoãn việc công nhận Trung Quốc, nhưng chúng ta không sợ.
Năm 1964, Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc lấy thái độ kiên quyết viện trợ cho Việt Nam nhiều hơn. Chẳng hạn, ngày 24 tháng 6 năm 1964, Mao Trạch Đông đã gặp Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tuóngg Văn Tiến Dũng và tuyên bố rằng:
"‒ …Đừng sợ sự can thiệp của Mỹ, một lần nữa không có gì hơn chiến tranh Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đã một lần nữa được chuẩn bị, nếu cuộc phiêu lưu Mỹ đánh Bắc Việt, quân quân đội Trung Quốc đã từng có một quá khứ chiến đấu chống lại các lực lượng Mỹ …nhân dân Trung Quốc sẵn sàng, nếu Mỹ có khả năng gửi quân đội đến Việt Nam, Trung Quốc sẽ không xa lánh chiến tranh với Hoa Kỳ. Chúng tôi đi về hướng của các bạn, sẽ bước vào tham chiến vô điều kiện chống lại kẻ thù chung. Tất cả chúng ta cùng dòng suy nghĩ chiến đấu. Người dân Trung Quốc sẽ cung cấp tất cả vật liệu chiến đấu cho nhân dân Việt Nam, và mọi viện trợ vật chất cần thiết, bao gồm vũ khí. Nguyên tắc của viện trợ là không cần bạn yêu cầu, chúng tôi đã đưa ra sáng kiến viện trợ này nằm trong bàn tay của bạn….".
B ‒ Từ 1950-1978, ngoài thời kỳ chiến tranh Việt Nam chống Pháp, còn có một loạt tổng viện trợ giúp đào tạo cán bộ đảng, xây dựng cơ sở đảng. Trung Quốc đã cung cấp 203.6845 triệu nhân dân tệ (RMB). Trong đó: Viện trợ các tài liệu chung lên đến 100.6742 triệu nhân dân tệ, chiếm tổng viện trợ 50% , bao gồm thực phẩm 5.000.000 tấn, 2.000.000 tấn dầu, ô tô 35.000,600 tàu tuần tra, các khoản viện trợ quân sự trên 49.667.900.000 nhân dân tệ, chiếm viện trợ trong tổng số 24% , bao gồm súng 2.138.000 (khá), 70.000 pháo phòng không, 1.240.000.000 đạn dược, 18.070.000 bộ quân dụng, 176 tàu chiến, 552 xe tăngđổ bộ, 320 xe bọc thép, hơn 170 máy bay, 18.240 tấn thuốc nổ, 65.000 động cơ điện, 35.000 vô tuyến điện, 11.170.000 quân trang cho những đơn vị binh chủng... có khả năng trang bị cho 200 triệu người, tương đương khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ. Viện trợ theo kế toán sơ khởi 36.261.900.000 nhân dân tệ, chiếm tổng viện trợ 18% , còn có những viện trợ đặc biệt, đã thành lập từ 339 đơn vị đến 450 đơn vị Sư đoàn.
Kể cả viện trợ xây dựng các nhà máy công nghiệp nặng, bệnh viện, viện nghiên cứu của bộ thiết bị; trợ cấp tiền mặt 635 triệu nhân dân tệ, chiếm trong tổng số8%. Đặc biệt, tình trạng thiếu ngoại hối của Trung Quốc trong các trường hợp, hàng trăm triệu đô-la ngoại tệ viện trợ cho Việt Nam sử dụng cho đoàn quân cơ giới.
C ‒ Ngày 16 tháng 5 năm 1965, Hồ Chí Minh và Mao hẹn gặp nhau tại Trường Sa, trong buổi đàm phán Mao Trạch Đông đã nhắc nhở Hồ:
‒ Đảng của bạn và chính phủ Việt Nam phải có quyết định triển khai thêm quân đội từ phía sau ra phía trước, đẩy quân chính qui hoạt động nhiều hơn, nếu khôngviệc hỗ trợ hậu cần phía sau sẽ bị ảnh hưởng.
Hồ chí Minh biết ý của Mao muốn đề cập đến chiến thuật biển người, (Mào thà lấy đất bỏ người), và yêu cầu Mao:
‒ Về các khía cạnh hậu cần, Trung Quốc có thể làm một số lĩnh vực đắc lực hơn nữa, quân chính qui Việt Nam-Trung Quốc nhất định tin tưởng vào hậu cần, do đó Việt Nam có thể huy động quân đội tiến lên phía trước như Chủ tịch đã dạy.
Mao Trạch Đông lập tức đồng ý. Ngày 09 tháng 6 năm 1965, Trung Quốc viện trợ phù hợp với các yêu cầu của Hồ Chí Minh. Trung Quốc liên tục gửi những Sư đoàn phòng không, kỹ thuật, đường sắt, hậu cần và những binh chủng quân đội khác tiến vào Việt Nam để thực hiện đường lối quân sự của Mao, cuộc viện trợ này kết thúc từ tháng 3 năm 1968. Tuy nhiên quân số viễn chinh thực sự của Trung Quốc đang đóng quân trong lãnh thổ Việt Nam không được tiết lộ; chỉ biết, từ 17 triệu quân binh có thể nâng cao đến 32 triệu quân, cụ thể nhất trong lãnh thổ Việt Nam đã có13 quân đoàn.
Con số viện trợ của Trung Quốc hỗ trợ quân đội cho Việt Nam đã vượt ngoài kỷ lục, chưa từng có trong quân sử chiến tranh, bao gồm số lượng lớn pháo binh, có hơn 4.150 cao xạ phòng không. Dự kiến bắn hạ 1707 máy bay Mỹ, 1608 tù binh. Quân đội Trung Quốc lấy quyết định hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hơn 1250 pháo đài, 1370 chiến hào, và những công sự khác nhau, xây dựng lại đường chiến lược 7, dài 1.206 km; đường sắt mới117 km.
D ‒ Năm 1968, Trung Quốc hỗ trợ vận chuyển miễn phí lần thứ 2, gồm 178 chuyến tàu hỏa, giúp Liên Xô và các nước Đông Âu tham chiến tại Việt Nam, chuyên chở trên 576.523 tấn hàng cung cấp cho nhà nước Cộng sản Việt Nam. Vận tải lần thứ 3, hơn 185 chuyến tàu hỏa, tổng cộng 630.000 tấn hàng. Trung Quốc hoàn toàn miễn phí vận chuyển 138 triệu nhân dân tệ.
Theo thống kê, kế toán của Trung Quốc, vật tư chi tiêu quân sự đã trực tiếp chuyển vào Việt Nam, tổng cộng hơn 20 tỷ USD, theo kế toán hiện có khoảng 5 nghìn tỷ nhân dân tệ RMB, (Chú ý: chuyển đổi USD so với vàng trước những năm 1980 giá là $ 35/lạng vàng (ounce), và bây giờ giá là $ 1,600/lạng vàng (oz). Tỷ giá nhân dân tệ đô la hiện tại là $ 1=6,2 nhân dân tệ). Trong sự trợ giúp tổng thể, ngoài vay không lãi khoảng 1,4 tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc. Ngay cả sự hỗ trợ thanh toán và cho vay, phía Trung Quốc cũng có thể giảm nhẹ lãi để giảm bớt gánh nặng cho Việt Nam.
Ví dụ, giữa tháng 7 năm 1965, khi Hồ Chí Minh đã ký kết "Hiệp định về viện trợ kinh tế và kỹ thuật của Trung Quốc đối với Việt Nam" (中国给予越南经济技术援助的协定).
Những năm 1963, Trung Quốc đã cho Hồ Chí Minh vay 100.000 tấn ngũ cốc, từ năm 1963-1965. Hồ Chí Minh vay thêm 196.500 tấn ngũ cốc, và phân bón 88.600 tấn. Ngoài ra Trung Quốc viện trợ cho Hồ Chí Minh, 3.400 tấn ngũ cốc, 18.600 tấn phân bón, tổng cộng trước sau lên tới 106 triệu nhân dân tệ.
Hồ Chí Minh bí mật liên hệ với các tướng lãnh Trung Quốc đến đảo Mã Bạch Sơn viếng thăm bộ chỉ huy viện trợ quân sự tại căn cứ Quân khu Nam Hải. (Từ trái sang) Đại tướng Vi Quốc Thanh, Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trương Nhật Thanh (张日清) Bí thư tỉnh ủy Nam Ninh, Thiếu tướng Hà Đình Nhất (何廷一) Chủ tịch tỉnh Quảng Châu. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Tháng 2 năm 1963, Trung Quốc táo bạo vừa giả danh, vừa bí mật "bàn giao" cho Hồ Chí Minh một góc đảo Bạch Long Vĩ (白龙) thuộc vùng đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ để làm điểm trung chuyển, cung cấp hàng hóa và viện trợ quân sự cho Việt Nam. Thực chất Trung Quốc không chỉ đã cướp lãnh hải của Việt Nam, mà còn dùng Bạch Long Vĩ làm bàn đạp trong tương lai hứa hẹn động thủ chiếm miền Bắc của Việt Nam!
Âm mưu thâm độc của Trung Quốc đã có Hồ Chí Minh hổ trợ sau lưng : năm 1945 là giai đoạn đầu cướp chính quyền, bước kế tiếp, chiếm vùng đảo Vịnh Bắc Bộ, và làng xã biên giới. Lúc đó Trung Quốc đã lấy quyết định cướp cả vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, nếu người Việt Nam phản ứng sẽ có Hồ uy hiếp bằng nhiều thủ thuật. Trung Quốc không bận tâm về mặt này.
Nhờ có Hồ Chí Minh hỗ trợ, Trung Quốc ngang nhiên thành lập căn cứ quân sự, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam bằng những hệ thống radar, xây dựng pháo dài kiên cố, và có hơn 2 Sư đoàn tác chiến phòng ngự tại đảo Bạch Long Vĩ. Bộ quốc phòng Trung Quốc vốn xem vùng đảo Bạch Long Vĩ là đặc khu chiến lược "bí mật hàng đầu "(秘密移交) tại biển Đông về hướng phía Bắc của Việt Nam. Hiện nay (2014) thành phố đảo Bạch Long Vĩ thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Trung Quốc chọn đảo Họa Mi (夜莺) và đảo Phiêu Phù Đích (漂浮的) để thực hiện những chuyển giao hàng viện trợ cho Việt Nam, tăng cường quân sự tại đảo Mã Bạch Sơn (马白山) thành lập bộ chỉ huy viện trợ cho Việt Nam dưới sự quản lý của Quân khu Nam Hải (军分区). Theo hồ sở lưu:
‒ Năm 1955, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đóng quân tại đảo Họa Mi trên một Sư đoàn, xây dựng trên 136 công sự kiên cố. Trên đảo có dân cư Việt Nam sinh sống bị quân Trung Quốc xua đuổi, buộc phải rời hỏi đảo.
Tháng 3 năm 1957, Đảo Mã Bạch Sơn thành lậpcơ sở 4, chuyển giao viện trợ vũ khí nặng cho Việt Nam. Bộ chỉ huy chiến trường Việt Nam chính thức thành lập tại đảo Mã Bạch Sơn. Hồ Chí Minh thường bí mật đến đây tham khảo chiến lược, cũng là nơi phân bổ các tướng lãnh Trung Quốc nhảy vào Việt Nam, và đại diện cấp chính phủ thi hành chuyển giao ký nhận theo thủ tục viện trợ đến "ăn mòn" vùng đảo (đổi đảo lấy viện trợ).
Một số người Việt trong phái đoàn đến đảo, cảm thấy bất bình không hài lòng với lối ngoại giao cướp đảo của Trung Quốc. Một sĩ quan Trung Quốc ngang nhiên phát biểu:
‒ Chúng tôi là người Trung Quốc, chỉ chuyển giao những gì theo thủ tục viện trợ, ngoài ra không có lý do nào để quý đồng chí lưu lại trên đảo Họa Mi, nghĩa là đảo của Trung Quốc. Nếu sau này có bàn giao cho Việt Nam, chủ yếu là quan hệ song phương tốt đẹp với Trung Quốc. Dù sao Hồ Chí Minh đã có "tình đồng chí và tình anh em", một chút gần nhau….tuy nhiên vẫn phải có thủ tục thông qua nghi lễ.
Mao Trạch Đông hạ lệnh cho phép bộchỉ huy phân khu Nam Hải Quân (军分区) Trung Quốctiến quân chiếmtrước đảo Họa Mi (夜莺 ) thuộc trong vùng đảo Bạch Long Vĩ (白龙尾).Một vùng Vịnh rộng lớn của Việt Nam ở phía Bắc, nay Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên thềm lục địa, quân Trung Quốc tràn lên đảo hảm hiếp phụ nữ, cướp bóc dụng cụ ngư nghiệp, đàn áp ngư dân, phá hủy cuộc sống hàng chục ngàn của ngư dân không còn đất sống.
Trong bản báo cáo, Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄) tiết lộ:
‒ Về tranh chấp vùng Vịnh Bắc Vịnh, thái độ của Trung Quốc có vẻ găy gắt, đôi khi hành động không khoan nhượng, phía Việt Nam thì nhu nhược. Sự mềm mỏng khó hiểu chỉ có thể giải thích họ Hồ đã bán nước. Hồ Chí Minh không hề lên tiếng, nhân dân trên đảo hỏi nhau: Hồ là người Việt hay là người Hán?
Quả nhiên Hồ nhượng đảo không nghi thức và dường như không có phản ứng... Từ đó Trung Quốc có lý do xem vùng đảo Bạch Long Vĩ là một phần của đảo Hải Nam, Việt Nam tự đánh rơi và xa Bạch Long Vĩ, một cách gián tiếp trao tặng Trung Quốc toàn vùng Vịnh Bắc Bộ.
Trung Quốc đã được quà tặng lớn, đúng như nhận định của Mao :
‒ Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, đảng cộng sản của ta đại thắng, Trung Quốc không bị thiệt hại nào đáng kể, lợi ích quốc gia sẽ đến từ ngày hôm này.
Trung Quốc đã chiếm đảo, còn tuyên truyền theo luận điệu đạo đức giả:
‒ Trung Quốc không tha thiết với vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, chỉ là tạm mượng thôi.
Đã là kẻ cướp có khi nào rộng lượng bao giờ, lòng nhân từ của anh cả cộng sản Bắc Kinh được thể hiền bằng lời đơn giản:
"….Yêu cầu chính phủ Việt Nam ngồi vào bàn hội nghị phân định ranh giới, giữa đất liền Việt Nam và đảo Bạch Long Vĩ".
Từ đó đến nay (2014 ) Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện đàm phán với Việt Nam về vùng Vịnh Bắc Bộ, họ chỉ nói không bao giờ hành. Thời đại nào Trung Quốc cũng rêu rao : "….Vịnh Bắc Bộ trong dòng chảy giữa Bạch Long Vĩ và đảo Hải Nam, tại phía Nam của Vịnh có lịch sử và truyền thống thủy sản của Trung Quốc từ đó đã có hàng trăm ngàn năm qua. Nếu có đàm phán với Việt Nam hai bên sẽ phân định lại, do sự "hiểu biết ngầm" (nhân nhượng), tuy nhiên làm thế nào để phân chia khu vực đánh cá truyền thống, vì trước đây đã được giải quyết bằng một câu ngắn "qui phục". Bây giờ chúng tôi phải tuân theo qui định mới, căn cứ trên khu vực biển đánh cá của cộng đồng người Hoa để kiểm soát ngư dân Việt Nam".
Anh cả Bắc Kinh của Hồ Chí Minh giảo hoạt, mạnh miệng cho rằng:
‒ Năm 1955, sau khi Trung Quốc giải phóng đất nước, đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh Quảng Đông, trước đây gọi là đảo Hoạ Mi (夜莺-Nightingale), đã là một phần của lịch sử Trung Quốc.
Luận giảo của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Trong vùng đảo Bạch Long Vĩ, ở phía cuối Nam trong vịnh có một làng chài tên Bạch Long Vĩ, có 71 gia cư người Việt, trong khi đó chỉ có 14 gia cư người Hoa. "Pháp Thanh Tân Ước năm 1885" đã phân định ranh giới,chữ ký còn đó chưa phai của nhữngquốc gia liên hệ Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Bản đồ vùng đảo Bạch Long Vĩ, có làng chài Bạch Long Vĩ màu dấu đỏ,
theo: "Pháp Thanh Tân Ước năm 1885" còn ghi rõ.
Nguồn: Pháp Thanh Tân Ước.
Vùng đảo Bạch Long Vĩ lấy hình ảnh từ vệ tinh 2014. Thế nhưng
Trung Quốc vẫn cho rằng Việt Nam xâm lược.
Nguồn: Cục Bản Đồ Trung Quốc.
"...Bạch Long Vĩ " diện tích khoảng 50.000 km vuông, nằm ở trung tâm của phía Bắc Vịnh Bắc Bộ vĩ độ 20 ° 1 ', kinh độ 107 ° 42'. Trong lịch sử biển đạo của Việt Nam, nghi quá rõ vùng vịnh Bắc Bộ có rất nhiều tên khác nhau do ngư dân Việt Nam cảm xúc tự đặt. Nhà Minh và nhà Thanh cũng đã xác nhận sự thật này. Ngày nay Trung Quốc trắng trợn muốn cướp lấy vùng đảo Bạch Long Vĩ và cả vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Tuy toàn đảng cộng sản của Hồ Chí Minh không lên tiếng, nhưng không có nghĩa dân tộc Việt Nam đồng tình, chấp nhận để đảng cộng sản bán đứng Vịnh Bắc Bộ và vùng đảo Bạch Long Vĩ để đổi lấy vũ khí. Nhân dân Việt Nam có quyền lên tiếng bảo vệ vùng đảo muôn đời cho đất nước.
Năm 1957, Hồ Chí Minh bí mật "chuyển giao" đảo Bạch Long Vĩ cho Bắc Kinh, xem đó là việc riêng của đảng cộng sản. Nội dung cụ thể của thỏa thuận không có một người dân Việt Nam nào được biết. Mặc dù chữ ký của Hồ Chí Minh vô giá trị, nhưng đảo Bạch Long Vĩ đã bị Trung Quốc chiếm gọn. Quay ngược lại trước thời gian năm 1940, thử hỏi Trung Quốc có dám cầm nhầm vùng đảo Bạch Long Vĩ không? Hồ Chí Minh đã làm khổ đất nước Việt Nam quá nhiều cho đến ngày nay, Trung Quốc thừa biết điều này!
Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại và nhân dân luôn tham gia vào việc quyết định đại sự sống còn của quốc gia, đến thời Cộng sản Hồ Chí Minh đạp trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam để đi tắt về ngang bán nước. Đảng Cộng sản Hồ đã chà đạp lịch sử Việt Nam. Họ Hồ lạm dụng quyền thế, nhờ Bắc Kinh hổ trợ cướp chính quyền, tự ý thông đồng với Bắc Kinh dùng một tờ giấy làm công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958. Hồ mượn Phạm Văn Đồng làm con sai dịch. Bắc Kinh thừa cơ hội bất minh, lấy đà quấy rối, cướp biển Đông của Việt Nam.
Trước đó vào năm 1957, Phạm Văn Đồng cùng Chu Ân Lai đã ký thỏa thuận với nhau, nhượng biển trong Vinh Bắc Bộ gồm vùng đảo Bạch Long Vĩ, vì họ Hồ muốn có phương tiện chiến tranh của Trung Quốc. Thử hỏi Hồ Chí Minh là ai? Có phải là người Việt không mà vui vẻ dâng đất biển cho họ Mao [1]
Tham khảo, lời tuyên bố của Chu Ân Lai: "Trung Quốc-Việt Nam ký văn kiện thỏa thuận nhượngđảo". Chứ không phải cướp đảo. Đặc biệt chữ ký của Mao là "mượn đảo". Dù nhượng hay mượn đảo, đối với Bắc Kinh, việc này đồng nghĩa với đảo thuộc lãnh hải của Trung Quốc. Trong văn kiện thoả thuận nhượng đảo nghi rõ: "Sau khi hoàn tất thỏa thuận. "Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung ương Việt Nam của Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yết kiến Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai để yêu cầu thông qua bản thoả thuận mượn đảo Họa Mi nằm trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, "Mượn" (借-tá) thành "sử dụng" (用-dụng) để xây dựng pháo đài và hệ thốngradar tiên tiến nhất nhầm theo dõi phát hiện máy bay của đế quốc Mỹ ở mọi nơi. Hồ Chí Minh thúc bách, yêu cầu Mao thông qua sơm văn kiện thỏa thuận nhượng đảo" [2]
Trung Quốc viện trợ hào phóng vì quyền lợi, không vì sợ bất kỳ mọi rủi ro nào hay rắc rối về sau bởi trong chiến lược đã có Hồ Chí Minh "tình đồng chí, tình quê hương". [3]
Cả hai Mao - Hồ cùng tuyên bố chung "Thoả thuận mượn Đảo" (借岛说) và " Thoả thuận chuyển giao" (移交说). Theo lý giải của Bộ nghiên cứu Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân xuất bản năm 1992: "Chúng tôi tranh chấp hải giới với Việt Nam, vấn đề dữ liệu vốn chủ quyền sở hữu đã quy định theo thỏa thuận". Thực tế những văn kiện trên Trung Quốc có được do Hồ Chí Minh thỏa thuận trao đổi vũ khí và Trung Quốc đề cập: "Vịnh Bắc Bộ phân định liên quan đến một yếu tố quan trọng, cụ thể là một hòn đảo ở giữa biển, ban đầu là một phần của đất nước Trung Quốc, như đảo Họa Mi được gọi là lục địa nổi, trong năm 1957, Trung Quốcchuyển giao cho Việt Nam, đểđổi lấy cái đuôi phía Nam của đảo Bạch Long Vĩ, có 14 gia cư người Hoa. " [4]
Ngày nay Trung Quốc cho rằng tất cả trong tất cả, cho dù trước đó "mượn đảo" hay "chuyển giao đảo", đều một ý nghĩa: Trung Quốc trao vũ khí đổi lấy đảo của Việt Nam. Nói chung Hồ Chí Minh bán đảo bằng cách đổi vũ khi qui thành tiền. Thậm chí Hồ Chí Minh tham gia bằng một "cánh tay vào bí mật" (秘密移交方式- Bí mật dị giáo phương thức) bán Vịnh Bắc Bộ.
Theo nhà biên khảo Cao Kiện (高健) tác giả của cuốn sách "Trung Quốc và Luật Quốc Tế về Biển", và một cuốn sách khác có tựa đề "Lịch sử Bạch Long Vĩ lãnh hải Trung Quốc". Cả hai cuốn sách đều cùng nội dung, nhấn mạnh: "Vùng đảo của Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ có giá trị từ tháng 3 năm 1957, đã thông qua việc chuyển giao bí mật giữa Hồ-Mao. "Vì vậy, một số điều kiện cụ thể của thỏa thuận, đồng co giá trị. Tuy nhiên cuối cuốn sách có cậu : "…những gì của vùng đảo Bạch Long Vĩ cho đến nay vẫn còn trong bí ẩn….". [5]
Lý do nào đảo Họa Mi (夜莺-Nightingale) củaViệt Nam nhưng Trung Quốc "mượn", rồi sau đó đổi lấy cái đuôi của đảo"Bạch Long Vĩ". Tại sao lại có một "Phương thức chuyển đổi bí mật" (秘密移交方式). Rất nhiều nguồn giải thích khác nhau, cho rằng những tài liệu đã tham khảo không tiết lộ bí mật, tuy nhiên tài liệu của Hoa Nam hé lộ một cách tinh tưởng: …."Trung Quốc đứng đầu phong trào Cộng sản châu Á, kêu gọi các nhà lãnh đạo Cộng sản hỗ trợ cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam được Mao hậu thuẫn. Tuy nhiên Trung Quốc tránh mặt không muốn ai biết nhiều về cung cách "hiếu chiến" (参战国) của Mao, người đã trực tiếp tham chiến tại Việt Nam vào thời điểm đó. Mao đã trở thành người đối đầu trực tiếp với quân đội Mỹ tại Việt Nam. Vì vậy, Maolấy những đảo trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nơi quan trọng nhất, làm trạm trung gian chuyển vũ khí viện trợ cho Cộng sản Việt Nam.
Dữ liệu hiện có cho thấy rằng: Trung Quốc thực sự có mượn đảo Họa Mi làm nơi chuyển vũ khí giúp Việt Nam, trên đảo xây dựng một pháo đài trung tâm radar, và một số trại lưu trữ lượng lớn vũ khí với những vật liệu cung cấp chiến tranh cho Việt Nam, từ đó vận chuyển đến những nơi bí mật của Cộng sản Việt nam. Hồ sơ thỏa thuận về vùng Vịnh Bắc Bộ đề cập: "….về phía Bắc Việt Nam đãbí mật đầu hàng, dâng đảo "Họa Mi" cho Trung Quốc". Hồ Chí Minh người chịu trách nhiệm "chuyển giao" hải đảo. Mặt khác Hồ Chí Minh đã khôn ngoan muốn tránh lịch sử phê phán, tuyên bố: Công việc cũ, tôi nhớ lại "Có vẻ như tôi đã làm sai". (工作的老将军回忆 :“看来我是做错了一件事”). Chính Hồ chạy quanh quất, tìm đủ phương cách bán nước Việt Nam cho Trung Quốc [6]
Thành phố đảo, Vịnh Bạch Long Vĩ thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Nguồn: Hành chính tỉnh Quảng Đông.
Trong văn kiện thỏa thuận đã được ký kết theo ngôn ngữ Trung Hoa, còn có hai chữ ẩn ý đầy ấp mưu đồ cướp. Danh từ "Tống khứ" (送岛) cho thấy thông tin này là thật. Chính Hồ Chi Minh đã bán toàn vùng Vịnh Bắc Bộ và nói lên ý nghĩa của nó "Tống khứ". Trong qui trình "chuyển giao" đảo, Mao và Hồ đã cónhững quyết định mù mờ khi ký nhượng đảo.
Sự kiện này không ngờ Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄) tổng chỉ huy quân sự Tiểu khu Hải đảo Hải Nam,đại diện cho Trung Quốc, lo thủ tục "chuyển giao" đảo, đã phanh phui ra. Ông có mộtuẩn khúc, vô tình phản đối, trong thỏa thuận bán nước của Hồ Chí Minh, có ghi: "Sáp nhập đảo Mã Bạch Sơn (码白山) của Hải Nam vào Vịnh Bắc Bộ". Thực chất sáp nhập vào vùng đảo Vịnh Bắc Bộ, chỉ là một lý cớ để sau đó chuyển quyền kiểm soát quân sự cho Tiểu khu Hải Đảo Hải Nam".
Trong thỏa thuận có một đoạn văn ghi là cướp hải đảo của Việt Nam:
"Năm 1950, Hải Nam và các đảo nổi trong vùng Vịnh được Trung Quốc giải phóng, đến đầu năm 1955, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đóng quân tại những hòn đảo này, xây dựng các công sự đảo. Buộc nhân dân Việt Nam đang sống trên đảo nhập tịch Trung Quốc, thay đổi điều hành làng-xã, quản lý người dân theo sinh hoạt người Hán, quân đội có nhiệm vụ kiểm soát đảo, hạn định tháng 4 năm 1955, mọi sinh hoạt trên các đảo phải ổn định”.
Đảo Họa Mi (Vịnh Bắc Bộ) trong vùng Vịnh Bạch Long Vĩ,
nay đã thuộc quyền lãnh hải của Trung Quốc.
Nguồn: Hành chính tỉnh Quảng Đông.
Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄) để lại nhật ký trong ngăn kéo Hoa Nam:
"…Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄), phó chỉ huy của quân đội tiểu khu Hải Nam, tháng 3 năm 1957, tôi được phân công làm đại diện cấp cao, có nhiệm vụ bàn giao đảo nổi giữa Việt Nam-Trung Quốc. Phía đại diện Việt Nam cũng có một phó chỉ huy thuộc tiểu khu quân sự Duyên Hải. Chúng tôi trao đổi tập tin tại đảo Mã Bạch Sơn, trước nhất bổ nhiệm tôi làm mệnh toàn quyền vùng đảo nổi trong Vịnh Bắc Bộ. Sau đó nhân dân và hành chánh Đảng ủy quận Hải Nam cho di dân đến đảo Bạch Long Vĩ. Người Trung Hoa phản đối như tôi ở buổi ban đầu, họ cho rằng nhà nước Trung Quốc đầu hàng, rút quân, mọi người không di chuyển. Một số người không hài lòng, nói rằng: Chúng tôi là người Trung Quốc, tại sao thay đổi đảo và các cơ sở khác trao cho Việt Nam”.
Đúng hơn, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh xem trọng việc cướp đảo của Việt Nam, và không hề quan tâm đến quyền sống của con người. Cộng sản đã chủ trương, nếu hôm nay chết một người dân rồi ngày mai sẽ sinh trăm, riêng lục địa, hải đảo, biển Đông chỉ mất chứ không sinh!
Đặc biệt trong buổi lễ bàn giao, được tổ chức trên đảo, tất cả các công tác chuẩn bị đã có sắp xếp và lệnh từ trên xuống, tài liệu đã sẵn sàng, thủ tục ký kết thực hiện chuyển giao theo nghi thức ngoại giao rấtchu đáo: Buổi lễ tổ chức trên sân thượng (桌上) pháo đài, khai trà hội, đặt thức ăn nhẹ, từ Hà Nội đem đến đảo, sau đó tổ chức một bữa ăn tối vào nử đêm. Phía đại diện quân sự Việt Nam cử một đoàn biểu diễn ca múa. Những thành viên trong đoàn kịch có nhiều người dân Trung Quốc, tuyển từ trong hội Hoa-Việt đã sinh sống lâu năm tại Việt Nam... trong lúc bàn giao đảo cho Trung Quốc, chủ yếu là quan hệ song phương tốt đẹp. Chúng tôi đã từng xem Hồ Chí Minh trong "tình đồng chí và tình anh em". Vâng, nay họ dâng hiến một chút đảo của Việt Nam thể hiện tình bạn, dành cho ông anh tốt, có xá gì! Nghi lễ bàn giao diễn ra khá long trọng". [7]
(Còn tiếp kỳ 15)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
‒ Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
[1] Nguyên văn:“为了支援越南的抗美战争,周恩来和越南总理范文同签署协议,将我国北部湾里的白龙尾岛,出借给越南政府,让其在上面修建雷达基地,作为预警轰炸 河内的美国飞机,同时作为中国援越物资的转运站. (《南海!南海!》, 伊始、姚中才、陈贞国等着,广东人民出版社)
[2] Nguyên văn: 另一种说法则称:周恩来是“借岛协议” 的签署者,毛泽东则是“借岛”的拍板者 : “越共中央委员会主席胡志明来到中国,通过周恩来总理向毛泽东请求,让我们把位于北部湾海域的夜莺岛,'借'给越南'用'一下,建一个前沿雷达站,用以监 视美帝飞机的行踪,那时的中国,有点像慷慨汉子,几乎没费什么周折,胡志明的请求就得到了应允.”
[3] Tác giả Tào Bào Kiện, biên khảo (Khấu tỉnh Trung Quốc Biển Đông), P133, Nhà xuất bản nhân dân Hà Bắc. (叩醒中国海), P133,曹保健,河北人民出版社)
[4]《我国与邻国边界和海洋权益争议问题资料选编》记载 :“北部湾划界涉及一个重要因素,即在海域中央的一个岛屿,原属于我国,称为浮水洲或夜莺岛,1957年我移交给越南,越改称为白龙尾岛.”
[5] 在历史上曾属中国领土,1957年3月通过'秘密移交方式'将该岛移交越南.所以,当年具体的协议条款有些什么内容,迄今是谜.
[6] Nguồn Hoa Nam : 一方面,中国作为亚洲共产主运动领袖,必须支持胡志明的越共与美国支持下的南越之间的战争 ;另一方面 ,中国当时并不希望直接卷入战争,成为“参战 国”, 进而直接与美军对峙.于是 ,作为援助越共的关键中间站——现有资料显示,中国确实在夜莺岛上帮助越南建造了雷达站,大量的援越物资,也正是通过该岛输送 给了越共——“夜莺岛”就被“秘密移交”给了北越。
负责具体“移交”工作的老将军回忆 :“看来我是做错了一件事”.
[7] Tác giả Mã Đại Chánh "Đảo Tìm Về Cố Quốc", P42, Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương. (《海角寻古今》, P42,马大正,新疆人民出版社).
Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 15 (Huỳnh Tâm)
“…tiêu chuẩn của một binh sĩ Việt Nam-Trung Quốc với sự chăm sóc của viện trợ rất sung túc, những chiến binh Trung Quốc tại chiến trường Việt Nam vẫn sống tốt hơn tại xứ sở. Tiêu chuẩn này, có thể tương đương với quân lực Hoa Kỳ, tuy nhiên không hiểu vì lý do nào binh sĩ Việt Nam lại đói khát, không đủ ăn mặc, trong khi đó đạn dược dư thừa…”
Hồ Chí Minh bán biển cho Trung Quốc
Hồ sơ lưu trữ GHTR11257/H54 của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) cho biết:
‒ Hồ Chí Minh đã từng là một sĩ quan xuất sắc của tình báo Hoa Nam phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc tại Quảng Châu, Vũ Hán, tiếp giáp với Việt Nam trong khu vực Quảng Tây. Khởi đầu Hồ Chí Minh tham gia vào câu lạc bộ kích động nhân dân đứng lên đấu tranh. Tại tỉnh Cương Sơn (冈山) tổ chức này hoạt động tích cực nhất, kỷ luật đấu tranh năng động, với những chủ đích chống chủ nghĩa cá nhân, lang rộng đến những giới chủ, kinh tế, thương nghiệp công nghiệp, cuối cùng đối đầu Quốc Dân Đảng. Hồ Chí Minh xuất thân tình báo Hoa Nam được đào tạo chính quy, nhận công tác với tư cách chủ tịch chi bộ B214. Người tình báo khởi nghiệp cần nhất thể hiện được nhiều sáng tạo giảo hoạt tinh vi, chứng tỏ khả năng trước khi đạt danh vọng, mỗi hành động đều lấy quyết định cho tương lai, và Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ. Tại tỉnh Cương Sơn, Hồ Chí Minh đã tạo được thành tích xuất sắc, nhờ vận dụng phương thức đấu tranh "địch dân" (人敌), thúc đẩy lòng dân câm hờn đế quốc (Nhật Bổn), đưa đến những chiến thắng ngoạn mục cho cách mạng màu Hồng. Những nhân viên tình báo khác, dù cùng sở trường hay cao trí hơn cũng không thể nào bạo gan thực hiện những dã tâm hoàn toàn mị dân như Hồ Chí Minh. Đương sự nắm bắt tinh thần của nhân dân đang xuống thấp, quăng ra đúng lúc cái phao cách mạng vô sản. Tướng Nguyễn Sơn (tình báo Hoa Nam còn có tên là Hồng Thủy), chính ủy viên B214, người bạn cùng khóa tình báo tại Học viện Quân sự Côn Minh cũng phải mở lời khen.
Thời kỳ này Mao Trạch Đông đang có mặt tại tỉnh Cương Sơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc rất quan tâm những thành tố đã đưa đến chiến thắng chớp nhoáng, nhờ trí óc mưu mẹo quyền biến sáng chế cách đấu tranh bằng máu, không theo cảm tính, không nguyên tắc. Chính điểm này đã bất ngờ đưa Hồ Chi Minh đến gần trái tim quyền lực Cộng sản Trung Quốc.
Hồ Chí Minh quyết liệt hơn, muốn có trên tay những phương tiện vũ khí do chủ nghĩa cộng sản đem lại. Đương sự dễ dàng chấp nhận phương thức đấu tranh bạo động và vũ lực vì tương lai muốn độc trị xã hội. Họ Hồ cho đó là một định luật chung của cách mạng cờ Hồng.
Thực chất, họ Hồ đấu tranh vì tham vọng cá nhân với tim đen và hơi thở hời hợt không theo qui luật công dân hay qua giáo dục đạo đức. Vào thời điểm này sách báo cộng sản cũng hiếm hoi, chỉ có vài luận thuyến của Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels. Sau đó nhờ có Vladimir Lénine hành động đem đến kết quả nhất định trong một góc xã hội, từ đó chủ nghĩa cộng sản Quốc tế (tưởng chừng thay đổi trái đất nay mai) chủ trương đấu tranh vũ trang là điều không thể tránh, gieo rắc chiến tranh khắp nơi. Chiến trường, đồng nội, nhà máy là những nơi thể hiện tội ác Cộng sản. Liên Xô từ đó trở thành trung tâm hoạt động Cộng sản Phương Tây. Gần đây thế giới không ngần ngại lên án chủ nghĩa Cộng sản là chống lại nhân loại.
Đặc điểm người cộng sản Á Châu là lấy mọi lý thuyết Đông-Tây rồi vo tròn, trộn lẫn vào nhau để sáng tạo ra viên "thuốc tể" thực dụng của người Hán. Nhóm Cộng sản Mao Trạch Đông chủ trương "hòa dung" (华融) nấu chảy lý thuyến Khổng Tử, Lý Tôn Ngô, Karl Heinrich Marx, Friedrich Engels, kết quả Mao Trạch Đông làm chủ một vùng Cộng sản, thực hiện bành trướng, được gọi, trung tâm Quốc tế Cộng sản Phương Đông và Mao còn tham vọng hơn cả Vladimir Lénine muốn dành lấy chức Bí thư Quốc tế Cộng sản Đông Tây.
Tất cả những người Cộng sản đều có cùng một tham vọng, họ muốn bước lên đỉnh cao của quyền lực, họ phải có những cá tính hung đồ, có máu tội ác và bảng năng tráo trở, để đạt điểm cao nhất của loại người, biến thành "thần thánh" của nhân loại. Hồ Chí Minh thuộc loại người trên, và chính Hoa Nam là môi trường đào tạo Hồ Chí Mình trở thành nhân vật xuất sắc Cộng sản đem đến di căn hậu hoạn cho Việt Nam có thể đến 100 năm. Chúng tôi sẽ có dịp khai thác thêm hồ sơ HCM dưới mã số: GHTR11257/H54.
Nhân ngày kỷ niệm 45 năm kháng chiến tại tỉnh Cương Sơn (18 tháng 7 năm 1925-1970), báo Cương Sơn (冈山) loan tải hình Hồ Chí Minh tham gia đấu tranh chống xâm lược. (ghi chú: Hồ Chí Minh có chữ x màu trắng và dấu chấm đỏ). Nguồn: Quân ủy Cương Sơn (CPC).
Ngày 24 tháng 3 năm 1927, Hồ Chí Minh đang công tác tại Quảng Châu, nhận chỉ thị đi thụ huấn khoá chính trị cao đẳng dành riêng cho cán bộ Quân ủy. Cuối khóa Hồ Chí Minh được chỉ định tổ chức vũ trang khởi nghĩa chống Pháp tại Việt Nam nhằm chận đường tiến của quân Pháp. Họ Hồ nhận được dấu hiệu tiến thân qua một bước ngoạc mới, với khả năng thủ đoạn có thừa, nhiệm vụ đấu tranh cho sự sụp đổ một chính quyền Việt Nam không khó. HCM chấp nhận một đời người đứng trước thử thách, đến Việt Nam chống ảnh hưởng phương Tây, thực hiện cướp nước, đồng thời thi hành ý đồ cố hữu là Hán hóa Việt Nam.
Năm 1927, Thiếu tá Hồ Chi Minh phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Nguồn:Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC).
Năm 1930, sự nghiệp của Hồ Chí Minh liên quan chặt chẽ với cách mạng Trung Quốc. Cuối năm 1939, chính phủ Trung Quốc bí mật hỗ trợ Hồ Chí Minh, gửi những tập đoàn cố vấn dân sự và quân sự đi tiền trạm, lập 2 chiến khu trong biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn Việt Nam đối diện khu tự trị người Choong, Quảng Tây Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 2 năm 1940, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), (hàng thứ nhất từ trái) người y phục đại cán màu trắng Chu Ân Lai, người phụ nữ có tên Tống Khánh Linh vợ của Tôn Dật Tiên, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Hồ Chi Minh (y phục màu đen) và Chu Đức. Chụp ảnh lưu niệm trước khi Hồ Chí Minh trở thành nhà chính khách của một quốc gia. Những thành phần tướng lãnh Trung Quốc nhất trí hổ trợ quân sự cho Hồ Chí Minh. Nguồn: Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC).
Năm 1949, chính phủ Trung Quốc chính thức công bố gửi sang Việt Nam tập đoàn cố vấn dân sự gồm có Trần Canh, Lã Quý Ba, và Vi Quốc Thanh cố vấn quân sự xây dượng thực lực của bộ chỉ huy chiến tranh. Mao cố vấn chính trị hỗ trợ Hồ Chí Minh chống Pháp. Vi Quốc Thanh trình Ủy nhiệm thư và kèm theo một câu thần chú dạy bảo Hồ Chí Minh từ đây sẽ là: "Việt Nam-Trung Quốc hữu nghị mãi mãi (越中友谊万古长青).
Đầu tháng 4 năm 1957, chính phủ Trung Quốc gửi cho Hồ Chí Minh một văn thư kế hoạch nhượng đảo, Hồ đồng ý, ký vào với điều kiện bí mật. Lần đầu tiên, thỏa thuận nhượng (bán) đảo Họa Mi, đảo Bạch Long Vĩ được hoàn tất. Bắc Kinh vui mừng, Mao Trạch Đông hớn hở tuyên bố:
‒ Tôi nhận định tình hình Việt Nam đã khởi đầu sụp đổ, chúng ta đa tạ Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ. Tôi đã tiếp nhận được tin mới từ bạn Hồ sẽ cho một phái đoàn chính phủ và phái bộ quân sự Việt Nam đến Bắc Kinh, trao Công hàm dâng hiến những vùng đảo trong Vịnh Bắc Bộ và biển Đông để đổi lấy vũ khí, trong nội dung này có nhấn mạnh chủ quyền biển của Việt Nam, (chỉ có) 12 hải lý. Chỉ dấu, tương lai phần biển Đông còn lại của ta. [1]
Năm 1958, những dữ kiện vùng hải đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam âm thầm biến mất, chỉ còn lại những danh từ hải đảo nằm dài trên giấy. Vào một buổi sáng không bình thường, cả vùng hải đảo ngàn đới sinh cư tạo nghiệp của cha ông ta, bỗng náo động, dân cư trên đảo trở thành người Hán với danh nghĩa "gốc Việt, giấy Hán lao động nước ngoài". Chính quyền hành chính Nam Hải Trung Quốc đã thực sự quản lý vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Hình 1 ‒ Trung Quốc chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, tại sân bay Hồ Nam (南湖). Trong buổi lễ trình Công Hàm. Thủ tướng Phạm Văn Đồng (phải), Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (黎清毅) (thứ hai từ phải sang), Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lã Quý Ba (罗贵波) (trái), đi kèm có thống đốc của tỉnh Hồ Bắc Trương Thế Học (张体学) (thứ hai từ trái sang), đồng duyệt qua hàng chào quân đội danh dự.
Hình 2 ‒ Tại bữa tiệc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, tiếp nhận lá cờ Hồng "Việt Nam-Trung Quốc hữu nghị sẽ kéo dài mãi mãi - 越中友谊万古长青". Mười một (11) chữ vàng do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (黎清毅), thay mặt Mao Trạch Đông trao tặng cho Hồ Chí Minh và cả nước Việt Nam học tập lời Mao. Nguồn: Loan tải trên báo Hồ Bắc Hằng Ngày do phóng viên Trương Kỳ Quân (张其军) thực hiện.
Công hàm Phạm Văn Đồng dâng hiến biển cho Trung Quốc, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, đính kèm bản đồ xác định 12 hải lý biển của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh cung cấp bản đồ biển Đông ngày 14 tháng 9 năm 1958, thay cho lời tuyên bố biển Đông của Việt Nam chỉ có thế thôi. Nguồn: Sưu Hồ Báo loan tải ngày 22 tháng 6 năm 1965. [2]
Hồ Chí Minh đã chịu những tác động và áp lực nào khiến cho ông ta tiêu cực từ chối Tổ Quốc của mình, do đó, có thái độ dâng hiến bờ cõi Việt Nam cho Hán một cách vô trách nhiệm. Đến nỗi một sĩ quan Hải quân Trung Quốc tên Lý Siêu (李超) phải thốt thành lời:
"…..Việt Nam, Đắc lũng vọng thục (得陇望蜀) [3]. Hồ Chí Minh vô đạo, lừa bịp thiên hạ, dâng hiến cả biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồ Chí Minh chỉ giữ lại 12 hải lý cho Việt Nam, trong khi ở phía Vịnh Bắc Bộ đã mất trắng cả vùng đảo Bạch Long Vĩ, một khu vực rộng lớn trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa không còn chủ quyền, tệ hải hơn ngư dân Việt Nam trở thành nô lệ biển của Trung Quốc, Hồ Chí Minh bí mật phá hủy đời sống của hàng chục ngàn ngư dân tại vùng Vịnh Bắc Bộ". [4]
Ngày 21 tháng 4 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập triều đại Cộng sản Việt Nam, bí mật, về thăm quê hương đất tổ và để nhớ những chiến trận hiển hách cách mạng cờ Hồng. Trước khi yết kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải, Hồ và những tên trùm tình báo Hoa Nam đã từng hoạt động tại Việt Nam, chụp hình chung lưu niệm tình bạn thấm thía. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai viện trợ vũ khí khẩn cấp cho Hồ Chí Minh bởi đã có cơ sở quyền lợi tại vùng Vịnh Bắc Bộ mà không hề sợ rắc rối pháp lý về sau. Bắc Kinh cho lập hành chính quản lý những đoàn dân ngư nghiệp, di cư lập nghiệp từ đảo Hải Nam đến vùng đảo Bạch Long Vĩ.
Hôm sau, Trung Quốc ồ ạt viện trợ cho Hồ Chí Minh gồm các loại vũ khí nặng, chuyên dụng v.v... Thời gian này có thể mô tả Trung Quốc chi viện rộng rãi, tránh mọi trắc trở trên đường chuyên chở đến tận nơi, bảo đảm quân sự có đầy đủ vũ khí cho cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sắc thái chính trị của Trung Quốc đối với Việt Nam, xưa nay trên khuôn mặt cướp để lộ diện mạo thôn tính lân bang, muốn đạt được mục đích cho nên không hối hận viện trợ bất hoàn trả. Tuy nhiên sau năm 1978, Trung Quốc đã tự phản lại chính mình, trước đó đề ra "Tình đồng chí, tình anh em", để rồi người cộng sản lương thiện rất hổ thẹn, đau đớn trong lòng. Sau năm 1969, Hồ Chí Minh đã phiêu diêu với Karl Heinrich Marx, Friedrich Engels và Vladimir Lénine về tận bên kia xứ thiên đàng Quốc tế Cộng sản, để lại hậu quả bi thảm, hãi hùng, điêu linh cho đất nước Việt Nam.
Ngày 18 tháng 6 năm 1966, Đặng Dĩnh Siêu (邓颖超) Ủy viên chiến lược Quốc tế Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), Chính ủy Cục Tình báo Hoa Nam viếng thăm Việt Nam với mục đích kiểm tra vũ khí, quân dụng, và phòng thủ của Hải quân Việt Nam. Nhân dịp này Hồ Chí Minh cho biết: "Chỉ có tôi gọi Đặng Dĩnh Siêu bằng Cô….". Vì lời tuyên bố trên, có những nghi vấn "Hồ Chí Minh là người của Hoa Nam". Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Trung Quốc có một cuốn sổ rất đen đúa, đã đến lúc họ đem ra tính toàn bộ không bỏ sót một cây đinh hay viên đạng nhỏ buộc Việt Nam phải trả một lần, đầu tư nào cũng có mặt trái của nó, nhất là chiến tranh. Tài liệu tối mật tiết lộ sự thật trong giới quân sự Trung Quốc. Viện trợ bổ túc cho Việt Nam lần cuối quá khủng khiếp:
‒ Quân đội Việt Nam đã tiếp nhận các loại vũ khí tiên tiến nhất của Trung Quốc, còn đưa kỹ sư vũ khi sang Việt Nam hướng dẫn triển khai thiết bị kỹ thuật chiến tranh, ưu tiên để bảo đảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Có thể nói Trung Quốc đầu tư kinh doanh chiến tranh, họ cố gắng hết sức mình để cung cấp tất cả các nhu cầu cho Việt Nam, thậm chí mọi chi phí của các thiết bị quân sự tối tân nhất cũng xuất kho lưu trữ, chủ yếu trong các trường hợp sau đây:
1 – Nhiều nguồn cung cấp vũ khí nặng cho Việt Nam, riêng Trung Quốc chỉ cung cấp bổ sung tổng cộng 2250 pháo loại 122 mm, 3100 súng chống máy bay 57 mm, 50.200 súng cối các loại, từ giữa năm 1961 đến năm 1972 (11 năm). Những thiết bị quân sự (PLA) trên được tăng lên khoảng 100%, đôi khi hơn, riêng về súng cối đã cung cấp trên 270.000 khẩu. Rất tiếc chúng tôi không có số liệu về viện trợ vũ khí của Liên Xô và các nước Đông Âu.
2 – Sau khi, Trung Quốc phát triển thành công nhiều thiết bị quân sự mới, chuyển sang quân đội Việt Nam trang bị vũ khi ưu tiên cho chiến tranh.
3 – Trước năm 1972, Việt Nam chủ yếu thuê tàu thủy để chở nhiên liệu. Trung Quốc tiếp tục cung cấp dầu cho Việt Nam qua đường sắt, và vận chuyển xăng bằng xe tải. Do đó, vào những năm 1970-1971, máy bay Mỹ ném bom vào mùa khô có hơn 4.500 xe chở dầu bị thiêu hủy gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc, sau đó Việt Nam sử dụng các đường ống dẫn dầu của Trung Quốc, nhờ vậy vận chuyển cùng thời gian giảm hơn 10 lần so với năm trước. Nhu cầu viện trợ cho Việt Nam lớn hơn năng lực sản xuất của Trung Quốc, những thiết bị hiện đại tối tân gửi sang Việt Nam đáp ứng được nhu cầu cấp bách. Ví dụ, trong năm 1968, phía Việt Nam đề xuất cần khẩn cấp 107 mm tên lửa.
Cuối năm 1972, Trung Quốc sản xuất hơn 29.500 xe pháo binh, chống máy bay, chiến lược mới của quân đội đưa vào chiến trường Việt Nam, Việt Nam nhận hơn 16.000 xe, 1260 máy móc kỹ thuật, cũng trong năm Trung Quốc hỗ trợ cho pháo binh Việt Nam hơn 19.500 xe, phối trí lại vũ khí cho 8558 đơn vị, máy móc xây dựng 380, chuyển đến Việt Nam 150 máy bay gồm cả thiết bị, 5 Tiểu đoàn SAM cờ đỏ, thiết bị mặt đất 280 tên lửa giám sát radar, 3150 xe tăng lội nước.Và cung cấp 250.000 áo giáp chống đạn.
Ngày 11 tháng 6 1967, Bắc Kinh nỗ lực lập nhà máy sản xuất quân dụng tại quân khu Côn Minh, từ đó chuyển vào Việt Nam. Theo biên bản đàm phán giữa hai Bộ Tham mưu quân đội ký kết, đề xuất chỉ tiêu năm 1967, Trung Quốc cung cấp đầy đủ thiết bị và vật liệu cho 2.200 đơn vị quân đội Việt Nam, mỗi đơn vị có 687 binh sĩ, bảo đảm rằng mỗi người lính có trên 3 bộ quần áo, mỗi năm 3 đôi giày, một ngày nhận được 800 gram gạo, 30 gam muối, 80 gram thịt, 30 gram cá, 30 gram đậu, 30 gram đậu phộng mè, 30 gram mỡ lợn, 10 gram nước tương, 30 gram đường. Cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày cho mỗi đơn vị: 8.000 bàn chải đánh răng, 11.100 chai kem đánh răng bạc hà, 24700 thanh xà phòng, 10600 xà phòng thường, 74.000 gói thuốc lá hiệu Kim Sa Giang (金沙江牌香烟), 35.000 gói thuốc lá hiệu Mùa Xuân (春城牌香烟). Cung cấp dụng cụ thể thao bóng bàn, bóng chuyền. Văn nghệ khẩu cầm, bài, đại đầu châm, bút. Giải khát, trái cây nước, kim, hạt, táo và cam. Thậm chí có tài liệu còn ghi đã cung cấp cho nữ quân nhân những trang sức, gồm dây chuyền hạt, vòng bạc đeo tay, dép của trẻ em, hoa biên ren kết trên áo, những phương tiện vệ sinh và nhiều thứ khác v.v… Nói chung quân đội của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (越南民主共和国) quá đầy đủ và nhiều hơn so với mức sống của người dân Trung Quốc.
Theo tư liệu này, tiêu chuẩn của một binh sĩ Việt Nam-Trung Quốc với sự chăm sóc của viện trợ rất sung túc, những chiến binh Trung Quốctại chiến trường Việt Nam vẫn sống tốt hơn tại xứ sở. Tiêu chuẩn này, có thể tương đương với quân lực Hoa Kỳ, tuy nhiên không hiểu vì lý do nào binh sĩ Việt Nam lại đói khát, không đủ ăn mặc, trong khi đó đạn dược dư thừa.
Trung Quốc cung cấp vũ khí chiến tranh thừa thải, thậm chí có những trường hợp, thiết bị chất đống bên cạnh đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, có nhiều kho vũ khí để ngoài trời lâu ngày, bất chấp gió mưa, bị rỉ sét xuống cấp, …có những đề nghị cung cấp nhu yếu phẩm nhiều hơn vũ khí. "...quân đội chỉ đơn giản là ăn, sau đó được bán vào thị trường".
Trung Quốc ưu tiên, bảo đảm nguồn cung cấp mọi thứ cho chiến trường Việt Nam, cho nên kế hoạch 3, dừng lại mọi chi phí sản xuất trong nước, để bảo đảm định lượng nguồn cung cấp kịp thời cho chiến trường. Trung Quốc đưa ra chương trình "ánh sáng của màu xanh" lá cây cho mỗi đơn vị sản xuất, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 1965, lãnh đạo ĐCSTQ duyệt xét lại tầm quan trọng chiến lược viện trợ cho Việt Nam, và cho phép Việt Nam xây dựng kinh tế ngoài chiến tranh để mở đường cho các dịch vụ phát triển xã hội. Ví dụ, du kích miền Nam Việt Nam sản xuất lương thực, chăn nuôi, nông nghiệp, nữ du kích được mặc vải họ ưa thích. Một số nhà máy miền Nam Trung Quốc ngừng sản xuất hàng dệt phong cách địa phương, chuyển qua dệt vải theo phong cách phụ nữ miền Nam Việt Nam. Thượng Hải trồng cây lương thực chế biến thực phẩm nén khô, cung cấp cho Việt Nam mỗi năm từ 10 triệu đến 20 triệu ký lô.
Những năm Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc gần như bế tắc sản xuất, do tăng viện trợ lương thực đáng kể cho chiến tranh Việt Nam, và nguyên liệu cực kỳ khan hiếm. Đôi khi Trung Quốc muốn hụt hơi bởi bảo đảm con số cung cấp. Bắc Kinh yêu cầu những trung tâm doanh nghiệp tái sản xuất, "những nỗ lực chủ yếu giảm tiêu thụ, thực hiện kiểm kê kho dự trữ, điều chỉnh mỗi lần xuất kho và giải quyết nhập kho". Lúc này Trung Quốc gặp trở ngại vì thiếu năng lực sản xuất, muốn đổi mới công nghệ, phải tăng tần suất và nâng cao hiệu quả sản xuất. Những đề xuất và biện pháp chế tài không giải quyết được xã hội, trong khi gom góp sản phẩm phải ưu tiên viện trợ cho Việt Nam. Nhân dân Bắc Kinh khôi hài: "Sứ mệnh sản xuất cho chiến tranh Việt Nam, điện cần thiết cho khu vực quy hoạch, theo nguyên tắc bảo toàn điện để bảo đảm". Không chỉ vậy, nếu sản xuất trong nước không đủ, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài để cung cấp cho Việt Nam, chẳng hạn 1 triệu tấn lương thực viện trợ mỗi năm chuyển đến Việt Nam. Năm 1975, Trung Quốc phải mua lương thực lúa, mì, ngô từ Canada, Úc, Argentina, phân bón mua từ Nhật Bản, máy móc mua từ Tây Đức.
4 – Ngày 16 tháng 12 năm 1950, để đánh dấu lịch sử Thương mại Trung-Việt, Lưu Thiếu Kỳ đến Tỉnh ủy Vân Nam mở cuộc vận động báo cáo của Cục Tây Nam, thông điệp của Bắc Kính hướng dẫn thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mục tiêu chính cần giải quyết những khó khăn kinh tế của Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu này, Trung Quốc phải thực tiễn về thương mại, chọn ý thức nhất định, ít tiền thực hiện thương mại lớn. Trong năm 1966, tỉnh Vân Nam báo cáo tình trạng thùng tiền của thương mại thủng đáy.
(Còn tiếp kỳ 16)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
‒ Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
[1] 我知道的情况是没有错的,越南开始崩溃,因为您的支持力量,我们非常感谢越南共产党的主席。我收到了你一个新的消息,他们会给政府代表团和军事任务照会交给北京,提供在北部湾和中国南海的岛屿,越南只保留12海里。
[3] Đắc lũng vọng thục (得陇望蜀) là một thành ngữ thời Tam Quốc ở Trung Quốc cổ đại. Ban đầu được gọi đã được thực hiện tại Long, muốn xâm chiếm Tây Tứ Xuyên. Ẩn dụ tham lam, người ta thường sử dụng "Delongwangshu" cụm từ này để mô tả những người tham lam. Xem thêm:baike.sogou.com/v122259.htm
[4] Lý Siêu (李超) nói: Hãy đọc ngôn ngữ Trung Quốc sẽ tiếp nhận được Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Hồ Chí Minh tuyên bố biển Đông của Việt Nam chỉ có 12 hải lý. 究其原因超人(李超)说:请阅读中国的语言将收到照会1958年9月14日由胡志明宣布越南的东海只有12海里.
Huỳnh Tâm
Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 16 (Huỳnh Tâm)
“…Cùng năm, vào tháng 10, Liên Xô và Việt Nam ký kết "Liên Xô hữu nghị và Hiệp ước Hợp tác Việt Nam", hai bên thành lập một liên minh quân sự. Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, và hai nước Việt Nam-Trung Quốc chính thức đối đầu, sau đó xảy ra xung đột quân sự ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến 2000 (21 năm)…”
Trung Quốc-Việt Nam vào thời kỳ trăng mờ, đèn tắt.
Trung Quốc viện trợ rất hào phóng cho Việt Nam từ những vật liệu nhỏ nhất cái đinh, con vít, bù lon cho đến quân nhu, vũ khí, đại pháo, máy bay và 1,3 triệu quân thiện chiến nhảy vào hỗ trợ cho Cộng sản Việt Nam, nhờ đó Cộng sản miền Nam Việt Nam đứng vững trên chiến trường. Đến năm 1978, mối quan hệ Việt-Trung suốt 30 năm (1940-1970) êm ấm bảo vệ "răng hở môi lạnh" đột nhiên thay đổi, và cuối cùng không thể tránh đối đầu xung đột. Hai đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc hiểu nhau sâu sắc nhìn thấy thăm thẳm âm mưu cướp giựt của nhau, rốt cuộc đưa đến chiến tranh ngày 17 tháng 2 năm 1979-2000. Việt Nam đang rơi vào hệ lụy chết dần mòn trong vòng xoáy của Trung Quốc, đúng theo thành ngữ "Tao sống mày chết" (我住你死) của người Hán.
Quân ủy Trung ương Việt Nam-Trung Quốc. Mao Trạch Đông trao những gói hàng viện trợ cho Lê Duẩn. Nguồn: Hoa Nam.
Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã phản bội, "vong ơn bội nghĩa" đáng trách. Phía Việt Nam đối đáp rằng "sòng phẳng viện trợ", thừa nhận làm lính đánh thuê cho Trung Quốc, với trách nhiệm giữ cửa mặt Nam, bảo vệ an ninh cho Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện từng bước một nhiều kế hoạch bí mật khác, theo con đường bành trướng xuống hướng Nam, lan rộng chủ nghĩa Mao. Sau khi Việt Nam chấm dứt nhiệm vụ người lính canh phòng cho Trung Quốc, Trung Quốc thay đổi chiến lược đưa Việt Nam vào vị thế cuộc đơn độc trước trường Quốc tế, sau đó tấn công bằng quân sự. Họ đã lấy quyết định và lên kế hoạch chỉ còn thời khắc cho nổ tín hiệu chiến tranh.
Tuy nhiên, trước khi hành động, Trung Quốc dọn đường dư luận trong nhân dân, hầu tránh tiếng một thời tuyên truyền rầm rộ "tình đồng chí, tình anh em". Nay sát phạt bằng vũ khí người anh em, Trung Quốc sợ nhất Quốc tế trừng phạt ngoại giao, và xấu hơn đưa đến đối đầu quân sự.
Sự kiện Trung Cộng tuyên truyền một chiều, tạo ra lẽ phải cho riêng mình, kích động, nhân dân toàn ý phẩn nộ, căm phẫn, tác động người dân đồng thanh ghét bỏ Việt Nam. Và bước xa hơn nữa, Trung Quốc tuyên truyền, thúc dục tinh thần của nhân dân chuẩn bị chấp nhận chiến tranh với Việt Nam.
Trong thời gian vận động, Trung Quốc tuyên truyền "Việt Nam phản bội vô ơn", lên án đạo đức đảng Cộng sản Việt Nam một cách thậm tê. Trung Quốc và Việt Nam bôi bẩn lẩn nhau không tiếc thương. Thực chất, cả hai đã phản bội lẫn nhau từ khi Hồ Chí Minh cướp nước. Trong tính toán viện trợ của Trung Quốc, họ đã có mầm mống âm mưu phản bội. Trước đó cán cân phản bội nghiêng về phía Trung Quốc với lời giao hảo theo ngôn ngữ của thầy Mao, lúc nào cũng dè chừng đối phó với bạn để răn đe kẻ khác. Mao Trạch Đông nhân danh lợi ích của Trung Quốc hứa hẹn mượn Việt Nam làm trò chơi chính trị "thượng tôn cá nhân", buộc đảng Cộng sản Việt Nam phải trung thành với Trung Quốc, nếu bằng không sẽ bị trừng phạt, tùy theo những qui ước đã định trước:
1 . Trung Quốc muốn sử dụng viện trợ từ năm 1940-1978 để áp đặt chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam, vì vậy nếu cần trừng phạt Việt Nam không khó.
Trung Quốc còn đưa ra những lý do răn đe khác:
‒ Trung Quốc là quốc gia duy nhất viện trợ lâu dài, tạo sinh đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam. Trong đó có sự đồng tình trên ý thức hệ với những yếu tố cách mạng, thúc đẩy một thế giới Cộng sản. Và những lý do sâu xa hơn, Trung Quốc coi lợi ích quốc gia trên hết. Điều này, chủ yếu thể hiện ở qua hai khía cạnh:
A ‒ Đảng Cộng sản Việt Nam bất ổn định chính trị, trực tiếp đe dọa an ninh Trung Quốc.
Đầu tháng 11 năm 1949, Chu Ân Lai nhắc nhở Hồ Chí Minh:
"….Người Pháp sống tại Việt Nam, một khi, có một người bị bắt vì bất cứ lý do gì, sẽ đe dọa sự an ninh của Trung Quốc". Chu Ân Lai nói tiếp vể Vô sản:
‒ Tôi nhớ, có một lần đồng chí Hồ phát biểu, so sánh Trung Quốc với Việt Nam rất thú vị: "…. Chúng ta cùng sống dưới một cổ áo…". Bây giờ nguy hiểm đã đến, rất cấp thiết, xin người đứng đầu (Lê Duẩn) vì Cách mạng Xã hội Vô sản không thể hoàn toàn tranh luận ai đúng hay ai sai vào lúc này".
Năm 1950. Lưu Thiếu Kỳ ủng hộ Lê Duẩn, phát biểu:
"….Nếu chúng ta không giúp đỡ người Việt Nam, kẻ thù ở lại đó (Quân đội Pháp), chúng ta sẽ gặp những khó khăn lớn hơn, và những rắc rối khác. Hãy lấy quyết định như khi chiến tranh Triều Tiên", (viện trợ tối đa cho Việt Nam). [1]
B ‒ Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ 38 năm qua (1940-1978), đó là sự phát triển của cánh tả chính sách nội địa Trung Quốc và chính sách đối ngoại lên đến cùng cực, do thông qua viện trợ kinh tế và dùng đòn bẩy ngoại giao làm công cụ, Trung Quốc đã cố gắng ảnh hưởng đến chính sách trong nước và Việt Nam. Đặc biệt sau khi Trung-Xô chia rẽ. Mao Trạch Đông muốn viện trợ trở lại cho Việt Nam để cân bằng viện trợ của Liên Xô. Vì vậy, cùng một lý do, Trung Quốc sẽ nhận được cảm tình và không còn cản lực nguy cơ nào xúc phạm đến những thỏa thuận với Hoa Kỳ.
Lê Duẩn viếng thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông đón tiếp một người anh em khó tính. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Hai yếu tố trên đã khiến dẫn đường lòng hai phản trắc của Trung Quốc, đặt lại vấn đề viện trợ tối đa cho Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiếp tục gieo hạt giống tốt (đào tạo tình báo) cho Việt Nam. Thế nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng: "Việt Nam có quá nhiều xúc phạm đến Trung Quốc".
2 . Trung Quốc lấy quyết định trừng phạt, nếu phía Việt Nam tái phạm qui ước của hai đảng:
A ‒ Trung Quốc sẽ bỏ hay thêm viện trợ cho Việt Nam, còn tùy thuộc vào những bộ phận kiểm tra cân bằng hoạt động trong đảng, đòi hỏi có sự phán xét trung thực của Trung Quốc, tất cả vì lợi ích của quốc gia và tình hình quốc tế đương thời, Việt Nam hãy tuân theo sự sắp xếp của Trung Quốc, do cho quá trình viện trợ cho Việt Nam có những bất cập không đồng tình. Ví dụ, Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam chấp nhận "chống đế quốc và chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô".
Trong buổi chiêu đãi Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Trung Quốc yêu cầu một số vấn đề: "…Chống chủ nghĩa xét lại, chúng ta không dùng bánh mì nướng". Đại sứ quán Việt Nam không đáp ứng đề nghị, khiến cho không khí vô cùng căng thẳng. Trái lại Việt Nam yêu cầu cả hai đảng anh em Trung Quốc và Liên Xô viện trợ công nghệ tiên tiến và thiết bị sản xuất. Trung Quốc cho rằng: "Việt Nam quá tháo vát trong thái độ mập mờ về viện trợ".
Năm 1968. Liên Xô chấp nhận bắt đầu tích cực viện trợ cho Việt Nam, quan hệ thân mật Việt-Xô. Sau đó Trung Quốc bất mãn, Việt Nam lo lắng, gửi một phái đoàn ngoại giao 10 người đến Trung Quốc. Chu Ân Lai từ chối: "‒ Đảng và chính phủ Trung Quốc đang bận rộn, không thể tiếp phái đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam và Mặt trận miền Nam Việt Nam".
Năm 1969, Trung Quốc nhấn mạnh: "Đã đến lúc Trung Quốc không còn phụ thuộc về viện trợ và quân sự quá mức cho Việt Nam". Trung Quốc phê phán: "Việt Nam phải tự chủ không nên xin ăn của người khác, thậm chí Việt Nam có vẻ xin ăn được phát tài mọi mặt kể cả nguồn nhân lực, vũ khí, nhờ đó quân đội Việt Nam không gặp khó khăn. Cùng thời Trung Quốc gặp phải một số vấn đề do Cách mạng Văn hóa tàn phá, Trung Quốc hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét lại viện trợ, vận dụng hợp lý nguồn nhân lực của mình tốt hơn".
Tình báo KGB (Liên Xô) cho biết: "Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực tranh thủ ngoại giao, xin Trung Quốc cấp viện trợ nhiều hơn năm trước 30%, nhưng vào giữa tháng 6 năm 1969, Hiệp định viện trợ cho Việt Nam có những bất đồng nội bộ của hai đảng. Trung Quốc quyết định từ chối viện trợ, trong khi đó Trung Quốc chỉ hoàn thành viện trợ được 31,4%. Một tin xấu khác, Trung Quốc khẩn cấp đề nghị tàu thuyền Việt Nam rời cảng…".
B ‒ Trước khi Trung Quốc và Hoa Kỳ tái lập quan hệ, Việt Nam có cảm giác "phản bội". Việt Nam không muốn Trung Quốc đối thoại với Hoa Kỳ về nội vụ chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại cho rằng: Việt Nam không có tiếng nói nào giá trị đối với Hoa Kỳ, chính Trung Quốc có thẩm quyền trực tiếp sự kiện chiến tranh Việt Nam đem ra thảo luận đối với Hoa Kỳ.
Ví dụ, vào năm 1971, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình của cái gọi là "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, khi gặp Chu Ân Lai, cho biết: "Khi tôi chuẩn bị hội đàm với Henry Kissinger, lập tức tôi nhận được tin phải về Hà Nội gấp". "Ngoại trưởng" Nguyễn Thị Bình còn cho biết thêm: Kissinger sẽ viếng thăm Trung Quốc.
Chu Ân Lai đáp:
‒ Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối công nhận Trung Quốc, dù nhà nước Trung Quốc đã thành lập cách đây 22 năm. Sáng kiến của Thổng Thống Richard Nixon, gửi Bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger viếng thăm Trung Quốc mục đích đàm phán hòa bình, có nghĩa là họ thừa nhận lỗi lầm về chiến tranh Việt Nam. Còn ông Khrushchev đến Mỹ, chỉ để thương lượng chiến trang lạnh, nhưng tôi không đi đến Washington, nay mai có thể Việt Nam đi Paris đàm phán với Hoa Kỳ, tại sao chúng tôi không thể đàm phán với Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, lý do chúng tôi chỉ yêu cầu Mỹ rút quân càng sớm càng tốt, chúng tôi không phản bội bạn Hồ Chí Minh".
Trái lại, các nhà lãnh đạo Việt Nam không tin và không chịu hiểu lời giải thích của Chu Ân Lai, kịch liệt phản đối cải thiện ban giao quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc lấy chiến tranh Việt Nam thúc đẩy Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc, tất cả trên bàn hội nghị vì lợi ích trên hết của quốc gia Trung Quốc, Việt Nam phải hiểu, sở dĩ Trung Quốc viện trợ toàn diện và tham chiến tại Việt Nam cũng không ngoài mục đích trên.
Trung Quốc chuyển viện trợ cho đảng Cộng sản Bắc Việt, thông qua cửa Ải Nam Quan, ngày đêm rót người, xe, súng, đạn, quân nhu, vật tư vào chiến trường Việt Nam. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Lê Duẩn nói về mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc:
"…Chu Ân Lai dối trá không phải lần đầu, từ thời chống Pháp đến chống Mỹ, chúng tôi đã ăn quá nhiều thứ cặn bả của Chu Ân Lai, nay Việt Nam có suy nghĩ riêng về chuyến viếng thăm của Nixon tại Trung Quốc, nội dung chủ yếu thảo luận chiến tranh Việt Nam và các vấn đề có lợi cho Trung Quốc".
Lê Duẩn (黎笋) tuôn lời thẳng thắn thách đố:
"…Quý đồng chí Trung Quốc, đương nhiên đã sẵn sàng thảo luận những gì có lợi nhất cho Trung Quốc, nhưng tôi vẫn không làm theo, quý đồng chí không phải là bạn của người Việt, Việt Nam của tôi, Việt Nam là đất nước của tôi, Việt Nam không bao giờ có người bạn (Hán) như Hồ Chí Minh (胡志明), Trung Quốc không có quyền lấy quyết định để nói về các vấn đề của chúng tôi tại Việt Nam". [2]
Những năm 1971-1973, qua câu chuyện Richard Nixon, Henry Kissinger, Trung Quốc đã làm Việt Nam bất bình. Trung Quốc vội vã vô điều kiện, cung cấp thêm viện trợ cho Việt Nam để lấy lại thế thượng phong trong đàm phán với Hoa Kỳ. Trung Quốc cung cấp viện trợ trên 9.000.000.000 nhân dân tệ, theo "hiệp định viện trợ bổ sung quân sự", viện trợ này nhiều hơn tổng số 20 năm qua. Nhưng ở thời điểm này Việt Nam không còn tin Trung Quốc, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam quay chiều xác định thân Liên Xô... không còn nhắc nhở đến "tình đồng chí, tình anh em" với Trung Quốc như trước đây cũng đã từng thề "tình đảng vô biên".[3]
Trong lúc Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng, có những đột biến chưa từng có, đặc biệt Trung Quốc viện trợ xoa dịu cơn thịnh nộ của Lê Duẩn. Sau khi suy nghĩ và so sánh viện trợ, Trung Quốc lấy quyết định cần giữ lại con mồi lợi ích quốc gia không cho tuột khỏi bàn tay mưu sự với Hoa Kỳ, chỉ cần tham khảo nước cạn với Việt Nam về một khía cạnh ngoại giao riêng tư với Hoa Kỳ sẽ đem lại kết quả cho Trung Quốc, khôn khéo hơn trao cho Lê Duẩn viện trợ vô điều kiện sẽ có kết quả. Lúc này Trung Quốc không thể viện trợ vượt quá khả năng kinh tế bởi trong nước gặp nhiều khó khăn. Để đối phó với quan niệm của Lê Duẩn,Trung Quốc chỉ cần viện trợ vũ khí để ông ta làm chủ chiến trường. Trung Quốc khẩn cấp gửi viện trợ đến Việt Nam đôi khi còn quá lượng qui định. Vấn đề tiếp tục viện trợ ở đây với mục đích chính nhằm xoa dịu Việt Nam nhắm mắt ngủ qua một đêm trăng mờ, và cũng báo tin cho đối tác hãy an tâm, bớt một chút thất vọng.
Nội địa Trung Quốc tự biết, tất cả còn tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế, tuy nhiên đang gặp khó khăn về sản xuất và công nghệ lạc hậu, nếu đeo đuổi viện trợ với tốc độ nhanh sẽ làm yếu Trung Quốc, có nhiều vật dụng không cần viện trợ theo chỉ tiêu, đã vượt quá mức độ trên khả năng viện trợ, một lần nữa Trung Quốc cạn kiệt kinh tế, thiếu kỹ thuật sản xuất, chỉ vì củng cố quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, nhưng mối bất hòa giữa hai anh em Cộng sản lân bang vẫn tiếp tục mặc cả.
Những nhà chiến lược Trung Quốc đưa ra nhận định:
‒ Trước tiên, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam phải có số lượng nhất định, vật liệu, thiết bị, quân nhu, quân lương, quân số phải theo từng trường hợp. Như trước đây, vào năm 1961, Việt Nam nhận viện trợ bởi đối tác tỉnh Quảng Tây, theo những đề xuất của Hồ Chí Minh, xây dựng thủy điện tại Lạng Sơn, cuối cùng 2 nhà máy thủy điện hoạt động quá kém chất lượng, công suất tuabin trung bình, quá trình sản xuất điện lực nghèo, những nhà máy phát điện lạc hậu, tuổi thọ sử dụng khoảng 2 năm, theo nhu cầu phải xây dựng lại nhà máy điện theo tiêu chuẩn đường "xích đạo" cho năng xuất cao, những nhà máy bán cơ giới vẫn sử dụng, cần thiết tuyển dụng nhiều lao động. Thất bại trong việc sử dụng khí đốt, thay vì tiêu thụ gỗ (một tấn rưỡi gỗ cho 1 tấn đường mía), chi phí 250 nhân dân tệ (1963). Khiếm khuyết của Trung Quốc sản xuất máy kéo, chất lượng kém xuất năng. Việt Nam sử dụng khó đạt chỉ tiêu, và những sản phẩm máy bơm áp suất cao nhưng chất lượng không vượt qua nhu cầu. Viện trợ cho Việt Nam thiếu những linh kiện thay thế bộ phận, và thậm chí chất lượng một số bộ phận máy kéo, máy bơm không thể sử dụng được bởi tháo rời thành mãnh.
Trung Quốc viện trợ những nhà máy :
‒ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, cài đặt vào năm 1962 có tổng cộng 1806 bộ phận thiết bị, nhập cảng 226 phụ tùng từ Đài Loan, "thời gian xây dựng trì hoãn, tăng chi phí bảo trì quá cao cho chuyên viên Đài Loan, dẫn đến tác động tiêu cực". Trong khi đó, trợ giúp thiết bị của Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số vấn đề về thiết kế lấp ráp, chẳng hạn quản lý khí đốt thất thoát, lò Gang thép Thái Nguyên do thiết kế sai sót, sửa chữa lại nhiều lần mới hoàn thành, thay vì tiết kiệm đã trở thành phung phí, kết quả giá thành cao hơn nhà máy gang thép tối tân nhất của Đức Quốc.
‒ Nhà máy dệt nhuộm Hà Nội thiết kế lỗi thời, nhiều lần thay đổi thiết kế, tác động xây dựng gây ra quá nhiều chất thải, gây ô nhiễm trong vùng lân cận.
Lê Duẩn đọc lời hiệu triệu trước toàn dân, toàn đảng, quyết tâm chống bành trướng Bắc Kinh. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Vào thời điểm này, tại lục địa Trung Quốc có phong trào ù lì, tiếp tục dẫn đến sản xuất chậm trễ hoặc không còn khả năng cung cấp nguồn viện trợ chiến tranh Việt Nam. Cơ sở hạ tầng Trung Quốc do Phong trào “Đại nhảy vọt” đứng trên sản xuất vì muốn xây dựng nhanh xã hội chủ nghĩa, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp viện trợ và đời sống của nhân dân Trung Quốc, chủ yếu không có đầu máy sản xuất và phân phối bị trì trệ. Càng nghèo thêm không có nguyên liệu, kỹ thuật thiết kế lỗi thời, sáng tạo tìm kiếm khoa học sản xuất không có, việc cung cấp các mặt hàng đã nhất định thời gian không đủ nhu cầu của nhân dân; có những thiết bị không có một đơn đặt hàng vẫn sản xuất, thiết bị cá nhân không được giải quyết, bởi tập trung vào viện trợ cho Việt Nam. Hơn nữa, phía Trung Quốc đã cam kết viện trợ không lường đến hậu quả, phóng tay quá mức mà Trung Quốc không thể có. Ngoài ra, Trung Quốc không hoàn thành các dự án tái thiết quốc gia.
Năm 1968, chiến lược gia Lý Cường (李强) tham dự cuộc hội đàm về những vấn đề thiết bị chiến tranh Việt Nam, cho biết:
"…Kể từ năm 1950 xem xét thực hiện được 273 dự án, nói chung không thực hiện đúng thời hạn chuyển giao khoảng 100 điểm nhập cảnh, đa số chỉ thực hiện nửa vời. Nói cách khác, chiến tranh Việt Nam, có hơn một nửa dự án của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành, tiến độ của dự án khó khăn để đáp ứng các nhu cầu của phía Việt Nam. Ngoài ra, thiết bị công nghệ cao, người Trung Quốc không thể cung cấp, gây cho Việt Nam nhiều thất vọng. Ví dụ, trong năm 1973, các cuộc đàm phán của Lê Duẩn (黎笋) và Chu Ân Lai (周恩来) được đặt ra: Việt Nam cần 3 triệu tấn ngũ cốc tinh chế, nhà máy và thiết bị để Việt Nam sản xuất xăng dầu, chất xơ, chất dẻo và những vật liệu cơ bản khác, hy vọng Trung Quốc cung cấp. Thế nhưng Chu Ân Lai (周恩来) đã bác bỏ những yêu cầu của Lê Duẩn, bởi vì Trung Quốc không thể cung cấp toàn bộ thiết bị kỹ thuật, do đó, Lê Duẩn quá thất vọng một Trung Quốc tình đồng chí tình anh em…"
Cuối cùng, Trung Quốc để lộ khiếm khuyết khả năng, không đủ viện trợ, do nội tại Trung Quộc yếu kém mọi mặt. Ví dụ, trong năm 1975, Chu Ân Lai cho rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam có cùng một căn bệnh nghiêm trọng: "Mở miệng ra chỉ biết xin viện trợ chiến tranh, thời điểm này Trung Quốc có nhiều khó khăn nhất. Nay chúng tôi có được nhiều điều hiểu biết rút ra từ phía Việt Nam về tham nhũng viện trợ, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện viện trợ quá lớn. Tổng số tiền viện trợ cho Việt Nam vẫn tăng lên dần không giảm, đến nay có thể tính được 200 tỷ đô la [4]. Chúng tôi xin Việt Nam hãy cho hít một hơi thở thật sâu, nếu tình trạng này kéo dài sẽ có vấn đề khó chịu của chúng tôi".
Tháng 11 năm 1976, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng (范文同) gửi một bức thư cho Trung Quốc, đệ trình một danh sách viện trợ bổ sung lớn hơn quá 50%. Trung Quốc không có khả năng đáp ứng yêu cầu của bên nhà nước Việt Nam.
Tháng 2 năm 1977, Thứ trưởng Lý Tiên Niệm (李先念) gửi văn thư hồi đáp, và giải thích cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Tranh (阮筝):
‒ Trong quá khứ, chúng tôi đã hứa sẽ viện trợ cho Việt Nam, và cho đến nay đã đạt hơn 200 tỷ đô la, số tiền này phía Việt Nam sử dụng không được hợp lý, có hơn 170 dự án đã được cấp tín dụng xây dựng nhưng đến nay Việt Nam chưa thực hiện. Chúng tôi đã nỗ lực quá lớn chỉ vì nhiệm vụ, vì vậy không thể cung cấp viện trợ mới cho Việt Nam. Quý đồng chí nên biết, chính vì chúng tôi chịu gánh gồng viện trợ chiến tranh Việt Nam, đưa đến nền kỹ nghệ của Trung Quốc yếu kém, do thiếu sót trong đàm phán viện trợ, nay quý đồng chí đã tìm được một nguồn viện trợ mạnh mẽ với khả năng công nghệ tiên tiến của Liên Xô, mà Việt Nam đang thụ hưởng.
Trung Quốc lân bang đang quan tâm xuất khẩu vào Việt Nam, mặc dù chương trình viện trợ vẫn còn hiệu lực. Trung Quốc vẫn phải cảnh giác, cẩn thận để tránh can thiệp vào viện trợ không nhầm lẫn với xuất khẩu. Đặc biệt trong nội bộ đảng và nhà nước Việt Nam, có hai cánh máu đen và máu đỏ (tình báo Hoa Nam-KGB) tích cực hoạt động. Trung Quốc tránh né, sợ rơi vào tình trạng đối đầu với Liên Xô. Cộng sản Việt Nam áp dụng thủ đoạn nắm lấy những phương tiện tình báo Hoa Nam và cả KGB, tạo ra ấn tượng ngoại giao hai chiều, khiến chi phối Trung Quốc phải chạy đua ảnh hưởng Việt Nam. Mao Trạch Đông thấy được lối chơi trịch thượng của Lê Duẩn nên đã ra lệnh:
"…Yêu cầu, bộ phận quân sự chiến tranh Việt Nam trở về vị trí nhà cố vấn chiến lược, không còn bị ràng buộc bởi chỉ huy trên giấy của Việt Nam, họ đã đánh mất sự đúng đắn trong hiệp ước. Ý tưởng của Việt Nam đang suy nghĩ Trung Cộng là nước lớn, coi thường người khác, từ đây họ sẽ không tự chiến thắng, họ sẽ không còn kiêu ngạo. Chúng ta trừng trị chúng bằng phương tiện lịch sử, địa lý và những yếu tố khác. Chúng ta hãy cử động theo nhạy cảm này, đưa phía Việt Nam vào từng khớp để trị. Ví dụ, quân đội Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1965 cho đến nay hơn 1,3 triệu quân, nếu cần hành động đè bẹp Việt Nam tại chỗ. Thời điểm này Việt Nam rất nhạy cảm với những gì trước khi chúng ta hành động, tuy nhiên ý tưởng của Việt Nam và quý đồng chí cố gắng hạn chế tiếp xúc với Lê Duẩn. Bộ phận tinh nhuệ của Thông Minh (Hoa Nam) làm một thao tác giả trang, đưa đội ngũ y tế Trung Quốc giúp nhân dân Việt Nam điều trị những chứng bệnh nan y, quý đồng chí "thông minh" có nhiệm vụ giải độc và chướng ngại vật của phía Việt Nam, đồng thời phân phối tin tức đến mọi người dân, tạo điều kiện cho họ nhận định quân đội Trung Quốc có công ơn nghĩa nặng của nhân dân Việt Nam, tiếp theo công khai công bố những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, tạo điều kiện để nhân dân Việt Nam mặc nhiên chấp nhận tư tưởng Chủ tịch Mao, phù hợp với đất nước Việt Nam. Trong khi đó, những đồng chí có trách nhiệm "nghiên cứu lịch sử" và các ấn phẩm khác đã xuất bản liên tục về đề tài lịch sử Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt Nam đối với những bài viết của Trung Quốc, đương nhiên chúng ta không hài lòng "vô ơn bội nghĩa" của Việt Nam”.
Năm 1966, Lê Duẩn thông báo cho Đặng Tiểu Bình:
"…Bởi vì chúng tôi rất nhiệt tình, nghi ngờ Trung Quốc muốn kiểm soát Việt Nam qua Hồ Chí Minh (胡志明), nay chúng tôi muốn nói thẳng thắn với quý đồng chí Trung Quốc, và nguyên nhân nào Trung Quốc ngăn trở nhân dân Việt Nam muốn hiểu thấu về lịch sử nguồn gốc của dân tộc mình". [5]
Báo chí Trung Quốc loan tải, luận bàn "vô ơn bất nghĩa" của Cộng sản Bắc Việt. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Trung Quốc không phát triển được kỹ nghệ do cuộc Cách mạng văn hóa tàn phá, Mao Trạch Đông kêu gọi nhân dân Trung Quốc "nhiệt tình cách mạng" và "đấu tranh kinh nghiệm" đã lan sang các nước khác, và xoay mạnh vào cuộc chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Mọi cố gắng viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam không khác nào một "hình nộm đòi ăn cơm lạnh" (mâm cơm cúng cô hồn). Do đó, Trung Quốc cảnh giác Việt Nam ở mức độ cao. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Lý Gia Trung (李家忠) kể lại:
"…..Lê Duẩn cần Trung Quốc viện trợ, bất kể công khai chống lại Cách mạng Văn hóa, nhưng rất lo lắng Cách mạng Văn hóa truyền vào Việt Nam, nó chỉ có thể bảo vệ chống lại và chống lại quy định, như vậy Lê Duẩn thay mặt cho toàn đảng Cộng sản Việt Nam. Ra lệnh không được phép tiếp nhận tư tưởng Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, bởi Việt Nam nhạy cảm đúng thời điểm thân Liên Xô. Việt Nam từ chối, mọi cử chỉ tạm thời không lưu ý Cách mạng Văn hóa, và sau đó lặng lẽ bỏ lửng. Tuy nhiên Hồ Chí Minh tìm mọi cách đưa Cách mang Văn hóa vào Đảng nhưng có nhiều trở ngại. Đôi khi, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, hổ trợ Hồ Chí Minh phát hành hàng ngàn số "Báo ảnh nhân dân" (人民画报), có nội dung Cách mạng Văn hóa, vả lại người dân Việt Nam không có điều kiện mua báo, cuối cùng tặng báo qua họp thư, chúng tôi đã từng tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng nhiều tuần lễ phim Trung Quốc, và chương trình đặc biệt do nhạc sĩ Hồng Đăng Kí (红灯记) đệm đàn Piano, kết quả chỉ có 5 khán giả tham dự... sau đó Trung Quốc dùng phương tiện truyền thông dấy động tuyên truyền "tình hình đổi khác" đem đến thành công tuyệt vời, ở khắp mọi nơi niềm vui đón nhận Cách mạng Văn hóa vào mùa xuân". Nhưng không bao lâu tình hình Việt Nam-Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn, vì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã trong suốt thời gian này không bao giờ nói đến viện trợ hoặc Cách mạng Văn hóa….."
Lê Duẩn còn đẩy Cách mạng Văn hóa xa nhân dân, làm Trung Quốc bị thương rất nặng tại Việt Nam, vì vậy giữa Trung Quốc và Liên Xô, thì Lê Duẩn chọn sức mạnh mẽ hơn, một lần nữa Trung Quốc ngã ngựa, thua cuộc, bởi Trung Quốc mất hấp dẫn đối với Việt Nam. Mặc khác trước đây Trung Quốc thường hung hăng xâm lấn chiếm cứ vùng biển đảo Vịnh Bắc Bộ và vùng đảo Hoàng Sa. Việt Nam-Trung Quốc đã từng "tình đồng chí tình anh em", nay chỉ để lại tình thù và xung đột chưa đến.
Việt Nam gia nhập Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế)
Năm 1978, Việt Nam gia nhập Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) theo quĩ đạo Liên Xô, gồm 11 quốc gia thành viên Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Rumania, Liên Xô, Albania, Cộng hòa Dân chủ Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam. Tổ chức này tự giải thể vào ngày 28 tháng 6 năm 1991, sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Cùng năm, vào tháng 10, Liên Xô và Việt Nam ký kết "Liên Xô hữu nghị và Hiệp ước Hợp tác Việt Nam", hai bên thành lập một liên minh quân sự. Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, và hai nước Việt Nam-Trung Quốc chính thức đối đầu, sau đó xảy ra xung đột quân sự ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến 2000 (21 năm).
Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, thua quá đậm, kết quả đổ máu hơn 320.000 binh sĩ và tính cho đến nay đã đổ viện trợ vào Việt Nam hơn 200 tỷ đô la (Chu Ân Lao cho biết) [5]. Việt Nam đã dành được nhiều tài liệu chiến tranh... dù đã nhận được nhiều viện trợ từ Trung Quốc nhưng không đồng nghĩa "nhớ ơn đời đời". Thực sự viện trợ của Trung Quốc đã bị phản tác dụng bởi vì Hồ Chí Minh lộ nguyên hình làm thân lính đánh thuê cho Trung Quốc. Họ Hồ để lại muôn ngàn hậu quả đau thương cho đất nước Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
‒ Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Lê Duẩn.
[1] Nguyên văn: 1949 年11 月初周恩来就说 : "….一旦越南全部陷于法国之手,会威胁新中国的安全。有人把越南比喻为中国的下领,现在下领有危险,头部就不完全".
- 1950 年刘少奇也说 : "如果我们不去帮助越南,让敌人呆在那里,我们的困难就会更大,麻烦也就更大…".
[2] Nguyên văn: "….黎笋的回答听来声色俱厉: "同志,你愿意说什么都可以,但是我仍然不会跟从,同志,你是中国人;我是越南人;越南是我自己的国家;决不是你的"胡志明" (Hồ Chí Minh) 你没有权力谈论我们越南的事务….".
[3] Nguyên văn: "…而正是为了平息越南方面的怨气 ,1971-1973 年中国向越南提供了更多的援助,援助协定金额达90 亿人民币,单就军事援助来说,近两年的援助物资即超过以往20年的总和. 但越南此时已不再相信中国,这就促使越南决心亲苏制华…. "
[4] Nguyên văn: "…周文重说,越南的领导人大病: “打开你的嘴,请帮助只知道战争,这个时候中国有最大的困难现在我们有很多事情要了解.知道,从越南的援助腐败画,我们已实施的援助力度过大.援越总金额不增加逐渐下降,这可以计算为200美元十亿…". Hy vọng, Chu Ân Lai phóng đại viện trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam lên con số quá khủng khiếp (200 tỷ đô la).
[5] Nguyên văn: "…因为我们都很热情,怀疑中国想在他的越南(胡志明) 的控制,现在我们想与您的中国同志坦率地交谈,并导致中国以防止越南人男人想把握自己民族的历史渊源
Subscribe to:
Posts (Atom)