NGUYỄN MINH CẦN * ĐẢNG CỘNG SẢN II
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (6)
Nguyễn Minh Cần
II. Ðôi điều về Đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN)
Ở đây, chúng tôi không trình bày lịch sử ÐCSVN, mà chỉ phác qua đôi điều nhận xét về ÐCSVN.
Trong „văn học nghệ thuật cung đình“ Việt Nam, một thời gian dài đã vang lên bao nhiêu bài thơ, bài ca tôn vinh Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh như những bậc thánh sống. Tố Hữu, người cai quản văn nghệ „xã hội chủ nghĩa“ một thời, là nhà thơ chuyên làm những bài tụng ca các vị thánh sống đó:
...“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Aú Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười“...
...“Hoan hô Stalin!
Ðờiđời câyđại thọ
Rợp bóng mát hòa bình
Ðứngđầu sóng ngọn gió!
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hảiđăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!“...
...”Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếngđầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoàiđồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ôngđã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalinơi, Ông Stalinơi!
Hởiơi, Ông mất! Ðất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con, yêu nước, yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!“...
Còn Ðỗ Nhuận, tổng thư ký Hội âm nhạc, hết lời ca tụng các „lãnh tụ“ kính yêu trong ca khúc của mình:
...“Việt Nam Trung Hoa,
Núi liền núi, sông liền sông,
Chung một biển Ðông,
Mối tình hữu nghị sáng như vừng Ðông.
Anh ở bên ấy, tôi ở bênđây,
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy rộn,
....
Chung một ý, chung một lòng,
Ðường cách mạng thắm màu cờ hồng
A! A...
Nhân dân ta ca muôn năm
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Ðông!“...
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (8)
( Nguyễn Minh Cần )
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (9)
( Nguyễn Minh Cần )
Ðồng Xuân (còn nói là Bắc Qua) là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.
Nguyễn Minh Cần
II. Ðôi điều về Đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN)
Ở đây, chúng tôi không trình bày lịch sử ÐCSVN, mà chỉ phác qua đôi điều nhận xét về ÐCSVN.
1. Khách quan mà xét, trong sự xuất hiện của Ðảng cộng sản Việt Nam/Ðảng
cộng sản Ðông Dương (xin viết gọn là ÐCSVN) trên sân khấu chính trị
nước ta, những yếu tố bên ngoài đóng vai trò chính yếu. Cố nhiên, không
có những yếu tố trong nước - tình hình kinh tế, xã hội, đấu tranh của
dân chúng - thì không thể xuất hiện được đảng, nhưng phải nói thẳng rằng
khi lập ÐCSVN và trong buổi đầu tồn tại của đảng, những yếu tố bên
ngoài thực tế đã đóng vai trò chủ yếu. Cả ý thức hệ, tức là tư tưởng,
chủ nghĩa, cả đường lối cụ thể, tức là chiến lược, sách lược, cả các
quan điểm về ÐCS... đều du nhập từ nước ngoài. Các chỉ thị cụ thể về xây
dựng đảng đều được đề ra bởi người nước ngoài. Tiền tài, phương tiện
vật chất ... đều do nước ngoài cung cấp. Thậm chí cán bộ cũng do nước
ngoài tuyển lựa, nuôi dưỡng, đào tạo rồi đưa về Việt Nam. Ðó là một thực
tế kéo dài trong nhiều năm tồn tại của ÐCSVN.
Ðể minh họa điều vừa nói, xin nêu vài tài liệu cụ thể. Trong tác phẩm
"Việc đào tạo những nhà cách mạng Việt Nam trong các trường đại học của
nước Nga xô-viết trong những năm 20-30" của nhà Việt học A. Sokolov, có
đưa ra con số 67 người Việt Nam đã được nước Nga xô-viết đào tạo từ năm
1925 đến khoảng năm 1936 (trong bài của A. Sokolov tính đến năm 1938, đó
là trường hợp của Lin, hay Linov, tức là Nguyễn Aùi Quốc, nhưng điều đó
chỉ là trên giấy tờ mà thôi, thực tế hồi đó, Lin, hay Linov không còn
học ở Moskva nữa).
Con số này tác giả đã sưu tập rất công phu khi nghiên cứu ở kho lưu trữ
của Cộng Sản Quốc Tế, cộng số học viên Việt Nam đến học ở Trường đại học
cộng sản của những người lao động phương Ðông (tiếng Nga viết tắt là
KUTV), Trường quốc tế Lenin (MLSH) và Học viện nghiên cứu khoa học các
vấn đề dân tộc và thuộc địa (NIINKP).
Con số này chắc chắn là chưa đầy đủ, vì tác giả không thể biết hết các
bí danh học viên Việt Nam đã dùng, không biết được số học viên các
trường đặc biệt rất bí mật của ngành quân sự và mật vụ, cũng như có một
số người Ðông Dương do ĐCS Pháp cử đến học ở các trường nói trên lại
mang tên Pháp nên không thể đoán được (xem sách: „Nước Việt Nam truyền
thống“, Quyển 2, Moskva, 1996, tr. 143-177).
Còn để bạn đọc biết rõ phần nào nguồn tài chính QTCS đã chi ra cho việc
chuẩn bị thành lập ÐCSVN, chúng tôi chỉ xin dẫn một trong nhiều tài liệu
về vấn đề này còn lưu trữ tại RSKHIDNI. Ðó là biên bản cuộc họp ngày
3.3.1927 tại Canton (Quảng Châu) của ba người là Doriot, Voline (đại
diện cho Phân bộ) và Lee (ghi theo biên bản, có lẽ đọc là Lý, hồi đó Lý,
hay Lý Thụy, làm việc cho Borodin - trong văn bản tiếng Nga có chú
thêm: Nguyễn Aùi Quấc) để bàn về vấn đề: chính trị, tổ chức và ngân
sách. Biên bản có ghi rõ: "giao cho Doriot viết tuyên ngôn gửi thanh
niên Ðông Dương, còn Lee làm dự chi để gửi lên QTCS (Cộng Sản Quốc Tế)".
Ðồng thời ở đây cũng kèm luôn "tờ trình" (RSKHIDNI, Kho 495, Bảng kê
154, Hồ sơ 555, tr. 5) về các dự chi trong năm:
"a/ đưa đến Canton 100 tuyên truyền viên: 200 $ X 100 người = 20 000 $ (đô la Trung Quốc);
b/ tối thiểu 10 tuyên truyền viên tự do (chúng tôi không hiểu chữ „tự
do“ ở đây nghĩa là gì - NMC): 150 $ X 10 = 1 500 $; c/ nhà in, giấy,
việc in ấn = 1 500 $;
c/ chi phí về tổ chức = 7000 $;
d/ đưa 100 người đến học viện quân sự Wampoa (Hoàng Phố) = 5 000 $;
e/ chi phí bất thường = 5 000 $; tổng cộng = 40 000 $ (đô la Trung Quốc).
Chắc cái dự chi này về sau không được thực hiện tất cả, vì phái bộ
Borodin quá lợi dụng sự thân thiện của Quốc Dân Ðảng Trung Quốc đã mở
rộng hoạt động mạnh mẽ để gieo cấy các tổ chức cộng sản và gián điệp
xô-viết vào các nước châu Á và ngay cả ở Trung Quốc, nên cuối cùng cả
phái bộ đã bị chính phủ Trung Hoa Dân quốc trục xuất hồi cuối năm 1927.
Cố nhiên, ngày nay, ban lãnh đạo ÐCSVN không thích nói đến những điều
này, họ muốn "đề cao“ tính chất "độc lập" của đảng. Nhưng "độc lập“ như
thế nào được, khi chính Nguyễn Ái Quốc đã nói trong bài giảng cho cán bộ
hồi năm 1926: "... Ðệ Tam Quốc tế là một ÐCS thế giới. Các đảng các
nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc
gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc tế thì các đảng không
được làm" (xem: Hồ Chí Minh. T.1)? Việc ra đời của ÐCSVN hồi năm 1930
cũng là theo chỉ thị QTCS.
Sau khi đại hội „Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí hội“ (1929) xin
gia nhập QTCS, BCH QTCS có gửi thư trả lời, phê phán những sai lầm hay
thiếu sót trong đường lối cũng như trong điều lệ và chỉ thị cụ thể về
cách thức xây dựng ÐCS. Sau đó, QTCS còn ra một chỉ thị nữa vào ngày
27.10.1929 „về việc thành lập một ÐCS Ðông Dương“ với những hướng dẫn cụ
thể về nhiều mă.t. Những chỉ thị này kèm theo những sự giúp đỡ về vật
chất và cán bộ đã tạo điều kiện cho sự ra đời của ÐCS trên bán đảo Ðông
Dương hoàn toàn theo đúng tiêu chuẩn của QTCS.
Không thể phủ nhận rằng nhiều người Việt Nam đã đến với QTCS vì lòng yêu
nước. Nhưng khi họ đã tiếp thụ say mê chủ nghĩa
Marx-Engels-Lenin-Stalin thì chủ nghĩa quốc tế vô sản (cụ thể là giành
chuyên chính vô sản trên phạm vi thế giới) đã trở thành mục tiêu tối
thượng của họ, và họ theo sách lược của Lenin-Stalin khéo léo lợi dụng
lòng yêu nước của dân tộc để cướp chính quyền, thiết lập chuyên chính vô
sản trên đất nước mình nhằm tiến tới mục tiêu tối thượng của họ và
QTCS.
Cho nên việc theo "mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc tế" là điều dĩ
nhiên đối với họ. Nói chung, những người cộng sản trên thế giới đều coi
việc giành chuyên chính vô sản ở nước mình, cũng như mở rộng chuyên
chính đó ra các nước khác đều là "làm nghĩa vụ quốc tế".
2. ÐCSVN ra đời hồi năm 1930 đúng vào lúc chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn
thống trị ở Liên Xô và trong toàn bộ PTCSQT, do đó từ thời ấu thơ đã
tiếp thụ sâu đậm lý luận và thực hành chẳng những của chủ nghĩa Lenin,
mà cả của chủ nghĩa Stalin. Chủ nghĩa Lenin mà ÐCSVN tiếp thụ từ đầu là
qua sự lý giải, diễn dịch của Stalin, qua các sách của Stalin, như
"Nguyên lý chủ nghĩa Lenin“ (1924), "Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin“
(1926).
Vì thế có thể nói không sai rằng ÐCSVN tiếp thụ chủ yếu là chủ nghĩa
Stalin. Theo quyết định của QTCS, trong thời gian đầu khá dài, hai ÐCS
Trung Quốc và Pháp được giao nhiệm vụ "đỡ đầu“ ÐCSVN. Vì vậy, ÐCSVN còn
chịu thêm ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của chủ nghĩa Mao. Việc Nguyễn
Ái Quốc vốn là đảng viên của ÐCSTQ, từng phục vụ trong Hồng quân Trung
Quốc, và việc Stalin thỏa thuận với Mao Trạch Ðông hồi năm 1950 giao cho
Trung Quốc phụ trách Việt Nam càng làm sâu đậm thêm ảnh hưởng chủ nghĩa
Mao đối với Việt Nam.
Cái tinh thần sùng bái Stalin và Mao Trạch Ðông trong ÐCSVN đã có một
thời gian dài rất nặng, chủ yếu là do các lãnh tụ và bộ máy tuyên truyền
của đảng gieo rắc cho cán bộ, đảng viên, rồi truyền ra dân chúng. Chính
kẻ viết bài này đã nhiều lần chứng kiến hiện tượng đó. Chẳng hạn, hồi
năm 1950, lúc còn làm ủy viên Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên, đã được TƯ
ÐCS (lúc bấy giờ là ÐCS Ðông Dương) triệu tập ra chiến khu Việt Bắc dự
hội nghị cán bộ để chuẩn bị cho đại hội 2 của đảng vào năm sau.
Tại hội nghị đó, Hồ Chí Minh đã giải thích về chủ trương đổi tên ÐCS
Ðông Dương thành Ðảng lao động Việt Nam. Sau khi giải thích lợi ích của
việc đổi tên đảng là để đảng dễ dàng gần gũi, lôi kéo nhiều tầng lớp dân
chúng, nhất là các tầng lớp trên, cả miền Bắc lẫn miền Nam đang còn
nghi ngại đảng, ông giơ cao nắp hộp thuốc lá thơm Craven „A“ của ông lên
về phía có nhãn hiệu thuốc và nói: „Ðây là Ðảng cộng sản“, rồi ông quay
phía trong nắp không có nhãn hiệu và nói: „Còn đây là Ðảng lao động“.
Ông lại lớn tiếng hỏi: „Thế thì các cô, các chú thấy có khác gì nhau
không?“ Cả hội trường đồng thanh đáp vang: „Dạ không ạ!“. Ông nghiêm
nghị nói: „Các cô, các chú nên biết rằng việc đổi tên đảng ta, Bác đã
xin ý kiến các đồng chí Stalin và Mao Trạch Ðông rồi (chúng tôi được
biết hồi đó ông vừa đi Moskva về), các đồng chí đã đồng ý. Các cô, các
chú nên biết rằng: ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí
Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được“.
Cả hội trường vỗ tay rầm rầm. Tại đại hội 2 của đảng (1951), Hồ Chí Minh
cũng đã có những lời tuyên bố tương tự. „Ai đó thì có thể sai, chứ đồng
chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được“. Bạn
đọc có thấy không, cái đó là cái gì, nếu không phải là sự sùng bái
Stalin và Mao Trạch Ðông đến độ mù quáng? Ðây là một chuyện thật 100%,
những người cùng thời với chúng tôi đều biết rõ và nhớ kỹ những chuyện
như thế, tiếc rằng không mấy ai chịu viết sự thật lên giấy trắng mực
đen!
Ðể chứng minh bằng „giấy trắng mực đen“ là Hồ Chí Minh đã hết sức đề cao
Stalin và Mao Trạch Ðông như thế nào, chúng tôi đành phải dẫn ra vài
câu trong "Tuyển Tập Hồ Chí Minh“ xuất bản bằng tiếng Pháp hồi năm 1962
(chúng tôi dùng chữ "đành phải“ vì lần xuất bản này xảy ra sáu năm sau
đại hội 20 ÐCSLX, là đại hội đã vạch trần những tội ác của Stalin, nên
nhiều câu ông Hồ ca ngợi Stalin có thể đã bị xóa bỏ từ lâu rồi):
"La révolution vietnamienne doit apprendre et a beaucoup appris de
l’expérience de la révolution chinoise. L’expérience de la révolution
chinoise et la pensée de Mao Tsé Toung nous a permis de mieux comprendre
la doctrine de Marx-Engels-Lénine-Staline. Les révolutionnaires
vietnamiens doivent en garder le souvenir et se montrer reconnaissants“ -
Cách mạng Việt Nam phải học và đã học nhiều kinh nghiệm của cách mạng
Trung Quốc.
Kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Ðông đã giúp cho
chúng tôi hiểu thấu đáo hơn học thuyết của Marx-Engels-Lenin-Stalin.
Những người cách mạng Việt Nam phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn Mao
Trạch Ðông về sự cống hiến to lớn đó (xem: Hồ Chí Minh. Oeuvres
Choisies, t.2, Ele, Hanoi, 1962, p. 221-222). Như vậy là những người
cộng sản Việt Nam lĩnh hội chủ nghĩa Marx-Engels-Lenin-Stalin qua sự lý
giải và thực hành của Mao Trạch Ðông, qua tư tưởng Mao Trạch Ðông. Tại
đại hội 2 ÐCSVN (2.1951), đại hội đã quyết định rằng cơ sở tư tưởng của
Ðảng lao động Việt Nam (tức là ÐCSVN) là chủ nghĩa
Marx-Engels-Lenin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Ðông.
Cũng xin nói thêm, đến năm 1986, khi xuất bản „Toàn Tập Hồ Chí Minh“
bằng tiếng Việt - tức là sau khi ÐCSVN và ÐCSTQ đã mâu thuẫn nhau cao
độ, thậm chí đem quân đánh nhau dữ dội ở biên giới Viê.t-Trung - thì
trong bài này „người ta“ đã cố tình cắt bỏ một đoạn, trong đó có những
câu vừa nói trên (xem: Hồ Chí Minh. Toàn Tâ.p. NXB Sự Thật, Hà Nội,
1986, t.6, tr. 12)! Và đây chẳng phải là trường hợp duy nhất của lối làm
việc không trung thực khi xuất bản „Toàn Tập Hồ Chí Minh“.
Trong „văn học nghệ thuật cung đình“ Việt Nam, một thời gian dài đã vang lên bao nhiêu bài thơ, bài ca tôn vinh Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh như những bậc thánh sống. Tố Hữu, người cai quản văn nghệ „xã hội chủ nghĩa“ một thời, là nhà thơ chuyên làm những bài tụng ca các vị thánh sống đó:
...“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Aú Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười“...
...“Hoan hô Stalin!
Ðờiđời câyđại thọ
Rợp bóng mát hòa bình
Ðứngđầu sóng ngọn gió!
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hảiđăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!“...
...”Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếngđầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoàiđồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ôngđã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalinơi, Ông Stalinơi!
Hởiơi, Ông mất! Ðất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con, yêu nước, yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!“...
Còn Ðỗ Nhuận, tổng thư ký Hội âm nhạc, hết lời ca tụng các „lãnh tụ“ kính yêu trong ca khúc của mình:
...“Việt Nam Trung Hoa,
Núi liền núi, sông liền sông,
Chung một biển Ðông,
Mối tình hữu nghị sáng như vừng Ðông.
Anh ở bên ấy, tôi ở bênđây,
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy rộn,
....
Chung một ý, chung một lòng,
Ðường cách mạng thắm màu cờ hồng
A! A...
Nhân dân ta ca muôn năm
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Ðông!“...
Tóm lại, trong một thời gian rất dài, trong thời kỳ bí mật cũng như sau
khi cướp được chính quyền, Stalin và Mao Trạch Ðông là những mặt trời,
những ngôi sao, những ngọn cờ vẫy gọi ÐCSVN, còn ÐCSLX và ÐCSTQ thật sự
là mẫu mực cho ÐCSVN rập khuôn cả về tư tưởng, cả về lề lối sinh hoạt
lẫn về kiểu cách tổ chức bộ máy đảng-nhà nước...
3. ÐCSVN ø vốn là một phân bộ của QTCS, một bộ phận của PTCSQT. Mà QTCS
xây dựng trên những nguyên tắc tập trung dân chủ, cho nên ÐCSVN, cũng
như tất cả các ÐCS khác, phải tuyệt đối phục tùng một trung tâm, trung
tâm đó về hình thức là BCH QTCS, về thực chất là tập đoàn thống trị
ÐCSLX. Ðúng như Nguyễn Ái Quốc đã nói: „Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế
hoạch của Ðệ Tam Quốc tế thì các đảng không được làm“. Ðiều này nói lên
sự lệ thuộc chặt chẽ của ÐCSVN vào tập đoàn thống trị ÐCSLX (và ÐCSTQ)
trong một thời gian dài. Trong thời gian đó, sự sùng bái cá nhân Stalin
và Mao Trạch Ðông trong ÐCSVN làm cho sự lệ thuộc này càng trầm trọng
thêm.
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (7)
( Nguyễn Minh Cần )
4. Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam thường quả quyết rằng với sự ra đời của
ÐCSVN, từ năm 1930, "quyền lãnh đạo (cách mạng Việt Nam - NMC) hoàn
toàn về giai cấp vô sản" (xem: Lê Duẩn. "Một vài đặc điểm của cách mạng
Việt Nam". Hà Nô.i. 1956), vì giai cấp vô sản là giai cấp tiên tiến nhất
như Marx đã nói.
Cứ cho rằng "phát kiến" của Marx là một định đề (postulat) không cần
phải chứng minh nữa (dù trên thực tế, "phát kiến" đó đã bị thực tế bác
bỏ), thì thử hỏi: khi ra đời, ÐCSVN có phải là đảng của giai cấp vô sản
không? Hồi đó, ở Việt Nam/Ðông Dương đã trải qua cách mạng công nghiệp
chưa? Ðã có giai cấp vô sản chưa? Nếu không có thì làm sao có thể coi
ÐCSVN là đảng của giai cấp vô sản được? Và nếu nó không có tính chất vô
sản thì nó mang tính chất gì? Giải đáp những câu hỏi này rất cần thiết,
vì xây dựng đảng cũng giống như xây cất một ngôi nhà, cái nền móng giai
cấp đầu tiên vô cùng quan trọng - trong những giai đoạn sau, khó mà thay
đổi bản chất của nó được.
Theo những tài liệu công bố của nhà nghiên cứu mác-xít Trần Văn Giàu,
vào năm 1929, ở Ðông Dương có 220 ngàn công nhân, trong đó đông nhất là
công nhân và viên chức trong các ngành công nghiệp và thương nghiệp 86
ngàn người (39%) , công nhân đồn điền 81 ngàn người (độ 36,8%), công
nhân mỏ 53 ngàn người (24%). Trần Văn Giàu lưu ý người đọc rằng đó chưa
kể thợ may, thợ cạo, thợ giặt, chèo thuyền, đánh xe ngựa, kéo xe tay,
bồi bếp, v.v... rất đông, lại chưa kể thầy giáo trường công, trường tư,
trường đạo (xem: Trần Văn Giàu. "Giai cấp công nhân Việt Nam". Hà Nội
1958, tr.169).
Chẳng riêng gì Trần Văn Giàu, nói chung giới "học giả mác-xít" của Hà
Nội đều có khuynh hướng cố vơ vào giai cấp vô sản nhiều lớp người khác
để chứng minh là ở Việt Nam/Ðông Dương đã có một giai cấp vô sản "đàng
hoàng" trước khi thành lập ÐCS, từ đó chứng minh "quyền lãnh đạo hoàn
toàn về giai cấp vô sản" đã được xác lập vững chắc.
Họ thường cố ghép bừa các lớp người không thuộc về giai cấp vô sản vào
một chữ chung chung là "công nhân", mà lờ đi khái niệm rõ ràng của Marx
và Engels về giai cấp vô sản "là giai cấp những người công nhân làm thuê
hiện đại, do cách mạng công nghiệp đẻ ra". Phải nói rằng về mặt này,
tiếng Việt trước đây đã khá chính xác: trước năm 1945, trong từ vựng của
dân tộc đã phân rõ các lớp người trong xã hội bằng những từ "thợ",
"phu" và "thầy"....
Người ta nói "thợ", "thợ máy", "thợ thủ công", v.v... (từ tập hợp là"thợ
thuyền"), "phu", "phu đồn điền", "phu mỏ", "phu khuân vác", v.v... (từ
tập hợp là "phu phen"), "thầy", "thầy ký", "thầy thông", "thầy giáo",
v.v... một cách rất bình thường, hoàn toàn không có tinh thần kỳ thị.
Nhưng sau tháng 8 năm 1945, những người cộng sản chỉ cho dùng một chữ
"công nhân" cốt làm cho sự phân biệt đó bị xóa nhòa, làm tăng số lượng
"giai cấp công nhân".
Xét về bản chất giai cấp vô sản theo đòi hỏi của Marx, thì phải nhận
thấy rằng ngay cả thợ thuyền trong nhà máy ở Ðông Dương hồi những năm
20, 30 phần đông vẫn còn quan hệ kinh tế chặt chẽ với nông thôn, nhiều
người có ruộng đất ở làng quê, như thế theo Marx, Lenin, là có sở hữu tư
nhân. Thợ thuyền, phu mỏ, phu đồn điền, phu khuân vác... hồi đó, phần
đông xuất thân từ nông dân, lớp nghèo thành thị và lớp "đáy" xã hội mà
Marx gọi là "lumpen-prolétariat" (vô sản lưu manh), điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến tư tưởng, tâm lý, não trạng của cái gọi là "giai cấp vô
sản" Việt Nam/Ðông Dương. Với chất liệu xã hội như thế để xây dựng đảng,
thì làm sao ÐCS mang được tính chất vô sản? làm sao có thể gọi ÐCSVN là
đảng vô sản được? Ðiều này càng về sau càng đẻ ra hậu quả cho dân tộc
và cả cho cái gọi là sự nghiệp "vô sản" nữạ
Dù cho cứ gọi chung tất cả khối người đó là công nhân, như các nhà
nghiên cứu của đảng đã quyết đoán "lấy được", và cứ giả dụ họ là một
"giai cấp vô sản" thật, "sinh ra từ cuộc cách mạng công nghiệp" thật (dù
cuộc cách mạng đó không có ở Ðông Dương và Việt Nam!), theo đúng tiêu
chuẩn của Marx thật, thì cái tỉ lệ 1,1% công nhân (mà tuyệt đại đa số là
mù chữ, không có học vấn hoặc có cũng rất thấp) so với dân số Việt Nam
hồi đó (220 ngàn so với khoảng 20 triệu người; theo tài liệu của QTCS
thì thống kê dân số toàn Ðông Dương hồi năm 1928 có 20 413 504 người,
trong đó người Âu, không kể quân đội, là 20 528 người, dân nhập cư người
Á, phần lớn Hoa kiều, là 688 317 người, "người An Nam" 19 700 695
người) thì làm sao có thể khẳng định cái tỉ lệ rất bé nhỏ đó lại nhất
định phải có "quyền lãnh đạo hoàn toàn" đối với đại khối dân chúng gồm
98,9% dân số? làm sao có thể khẳng định được rằng ÐCSVN là của giai cấp
vô sản và nhất định đảng ấy phải nắm độc quyền lãnh đạo đất nước?
Thật ra, ngay cả những "nhà lãnh đạo" của ÐCSVN không mấy ai hồi đó đã
đọc nổi các tác phẩm chủ yếu của các vị tổ sư của chủ nghĩa cộng sản,
nhiều người may lắm là được biết vài nét sơ lược, thế thì làm sao dám
quả quyết là "quyền lãnh đạo hoàn toàn về giai cấp vô sản" được? Hơn
nữa, các "nhà lãnh đạo" đó phải chăng là vô sản? Trong một tài liệu của
QTCS bằng tiếng Pháp, nhan đề "Questions intérieurs du Parti et les
fautes opportunistes dans le Parti. Tâches imédiates" (Những vấn đề nội
bộ của Ðảng và những sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong Ðảng. Những nhiệm vụ
trước mắt), bài nói ngày 21.9.1931 (RSKHIDNI ở Kho 495,
Bảng kê 154, Hồ sơ 561, tr.1-5) có nhận xét như sau: "những sai lầm cơ
hội chủ nghĩa trong ÐCSVN là do nguồn gốc xã hội của đảng"... "thành
phần xã hội của đảng rất xấu, đa số là trí thức"... "tiểu tư sản thống
trị", nên trong đảng có nhiều phần tử cơ hô.i. Ðó là cách nhìn của QTCS
đối với ÐCSVN, chúng tôi muốn giới thiệu mà không bình luận để bạn đọc
rộng đường suy nghĩ.
Vì thế không lấy làm lạ khi thấy những thành phần không vô sản hoặc
thuộc tầng lớp vô sản lưu manh giữ vai vế trọng yếu trong ÐCSVN - tổng
bí thư xuất thân là hoạn lợn, ủy viên BCT kiêm chủ tịch nước vốn là cai
phu đồn điền từng đánh đập phu phen, ủy viên BCT xuất thân một tên móc
túi lại vỗ ngực là công nhân, v.v... Biết bao hiện tượng đáng buồn chỉ
làm tủi hổ giai-cấp-vô-sản-lý-tưởng của Marx, như có những ủy viên BCT
luôn miệng răn dạy đảng viên về lòng trung thành thì hóa ra là đã từng
khai báo phản bội hay thậm chí làm tay sai cho địch, kẻ chết rồi mới
phát hiện ra, người bị vỡ lở khi còn tại chức...
Nhưng, có lẽ, đáng buồn hơn cả là sự lây lan tính chất lumpen (lưu manh)
từ lãnh đạo ra đảng viên, trong ÐCS ra ngoài dân chúng và đã tạo nên sự
sa đọa rất trầm trọng về đạo đức, nhân cách và tinh thần trong đảng và
ngoài xã hô.i. Mà hậu quả của tình trạng này không dễ dàng gì giải quyết
trong một vài thế hệ dưới chế độ dân chủ. Quá trình lumpenization (lưu
manh hóa) vừa nói thì không riêng gì ÐCSVN bị mà là một hiện tượng phổ
biến ở hầu hết các đảng cầm quyền. ÐCS càng hô khẩu hiệu "xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa" bao nhiêu thì kết quả thu được càng ngược
lại điều họ nói bấy nhiêu. Các bạn đọc đã từng sống dưới những chế độ
khác nhau thì dễ dàng so sánh và thấy rõ điều nàỵ
5. Ngay từ đầu, ÐCSVN được xây dựng theo đúng "lý luận" và mẫu mực của
đảng Lenin và Stalin, nghĩa là một hội kín của những kẻ âm mưu, gồm phần
lớn là "những người cách mạng chuyên nghiệp" được nuôi dưỡng, đào tạo
và chỉ huy từ bên ngoài. Cái "tính chất âm mưu", "hành động khủng bố"
thể hiện rõ trong hoạt động của đảng, thậm chí cả về sau này khi đảng đã
nắm quyền rồi. Ngay cái nguồn tài chính của đảng suốt mấy chục năm hoạt
động bí mật và kháng chiến dựa vào việc buôn lậu thuốc phiện cũng đủ
nói rõ cái tính chất của đảng.
Lúc mới thành lập, ÐCSVN nhắm mục tiêu trước mắt quan trọng nhất là cướp
chính quyền bằng bạo lực, dưới sự chỉ huy của "những người cách mạng
chuyên nghiệp". Cứ tỉnh táo nhìn vào thành phần xuất thân, trình độ học
vấn, v.v.... của "những người cách mạng chuyên nghiệp" đó, thì dễ dàng
nhận thấy họ là hạng người chỉ có khả năng tổ chức những cuộc âm mưu,
khủng bố, đập phá, đàn áp, cưỡng bức, v.v... chứ không có khả năng làm
công việc có tính xây dư.ng. Vì thế, trong suốt quá trình tồn tại, đầu
óc sùng bái bạo lực của ÐCS rất nă.ng.
Trường Chinh đã viết: "Từ ngày ra đời, luôn luôn trung thành với tư
tưởng cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Marx-Lenin, ... đảng ta đã xác
định con đường cách mạng bạo lực là con đường duy nhất đúng đắn để đánh
đổ kẻ thù giai cấp và của dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân
(đúng hơn là về tay một nhúm chóp bu trong đảng - NMC), bảo vệ chính
quyền cách mạng, đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi..." (xem: Trường
Chinh. "Ðời đời nhớ ơn Các Mác và đi con đường Các Mác đã vạch ra". Hà
Nội, 1969, tr.47-49). Trường Chinh nói những lời này trong dịp kỷ niệm
150 năm ngày sinh của K.Marx (1968), ngay sau vụ bắt bớ, giam cầm hàng
loạt cán bộ đảng viên bất đồng với đường lối Mao-ít của hội nghị lần thứ
9 TƯ ÐCSVN.
Bài nói của ông nói nhằm biểu thị thái độ của TƯ ÐCSVN chống đường lối
của ÐCSLX và tỏ tình đoàn kết với phe Mao-ít trong ÐCSTQ, trước ngày Lưu
Thiếu Kỳ đặt chân đến Hà Nội để mưu đồ tạo thế liên kết Trung - Việt
chống Liên Xô. Những lời lẽ đó phản ánh đúng thực chất tư tưởng của các
lãnh tụ cộng sản Việt Nam - đầu óc sùng bái bạo lực rất nặng, không chỉ
khi cướp chính quyền và giữ chính quyền, mà cả khi xây dựng "xã hội
mới".
Ðể hiểu rõ hơn thực chất của ÐCS là "một hội kín của những kẻ âm mưu",
xin hãy nhìn lại lịch sử ngay từ thời kỳ thành lập đảng. Hồi năm 1929, ở
Việt Nam đã có những tổ chức cộng sản xin gia nhập QTCS, đó là Việt Nam
cách mạng thanh niên đồng chí hội và Tân Viê.t. Nhưng QTCS cho rằng
những tổ chức đó chưa đủ tiêu chuẩn ÐCS và đã chỉ thị cho những tổ chức
đó phải làm thế nào để trở thành ÐCS. Sau đó, cũng trong năm 1929, từ
các tổ chức nói trên đã xuất hiện ba ÐCS - Ðông Dương cộng sản đảng, An
Nam cộng sản đảng và Ðông Dương cộng sản liên đoàn. Cả ba tổ chức đó đều
tự xưng là cộng sản nhưng lại kình chống nhau kịch liê.t. QTCS bèn chỉ
thị cho ba ÐCS đó phải thống nhất la.i.
Ngày 6 tháng 1 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc lấy danh nghĩa phái viên của
QTCS mời đại biểu ba đảng đến Hồng Kông họp để thống nhất. Cuộc họp diễn
ra trên sân bóng, các đại biểu giả vờ là khán giả xem bóng đá để ho.p.
Có ba người đến họp: Trịnh Ðịnh Cửu, đại biểu cho Ðông Dương cộng sản
đảng, Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm, đại biểu cho An Nam cộng sản đảng
(xem: Trần Văn Giàu. "Giai cấp công nhân Việt Nam". Hà Nội, 1958, tr.
487). Như vậy là không có mặt Ðông Dương cộng sản liên đoàn. Hội nghị
quyết định thống nhất ba đảng, kể cả đảng bộ cộng sản của Hoa kiều,
thành một đảng, lấy tên là Ðảng cộng sản Việt Nam, chỉ định trung ương
đảng chín người.
Từ đó, TƯ ÐCSVN coi ngày 6 tháng 1 là ngày thành lập ÐCSVN. Trong suốt
30 năm, hàng năm vẫn lấy ngày 6 tháng 1 để kỷ niệm thành lập đảng thì
đùng một cái, đến đại hội 3 của ÐCSVN (1960), BCT TƯ đề nghị đại hội
thông qua quyết định thay đổi lại ngày thành lập ÐCSVN là ngày 3.2.1930,
lấy lý do "các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu
lưu trữ của Liên Xô". Tại đại hội, một đại biểu (Lê Minh) lên phản bác
đề nghị thay đổi ngày thành lập đảng, thì Hồ Chí Minh ngồi trên chủ tịch
đoàn gạt phăng, không cho thảo luâ.n. Thế là đại hội thông qua việc
thay đổi lại ngày sinh của ÐCSVN.
Nhân thể xin nói thêm. Cuộc họp diễn ra trên sân bóng ở Hồng Kông được
nói đi nói lại nhiều lần trong ba bốn thập niên ròng cứ mỗi dịp kỷ niệm
thành lập đảng. Thế nhưng, đến những năm 80, chắc thấy cuộc họp trên sân
bóng có vẻ lén lút như cuộc gặp mặt của những kẻ âm mưu, nên người ta
đã "viết lại" sử đảng: "Sau 5 ngày làm việc hết sức khẩn trương (từ 3
đến 7 tháng 2) trong hoàn cảnh bí mật, hội nghị đã nhất trí tán thành
thống nhất các đảng cộng sản..." (xem: "Lịch sử Ðảng cộng sản Việt Nam".
NXB Sự thật, 1985, tr.27).
Những chuyện đại loại như thế có nhiều trong lịch sử ÐCSVN làm nổi bật
tính chất "lèm nhèm", không đàng hoàng của một hội kín của những kẻ âm
mưụ
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (8)
( Nguyễn Minh Cần )
6. Xin nói thêm một chuyện "lèm nhèm" tương tự nữa: cái gọi là phong
trào Xô-viết Nghê.-Tĩnh. Nếu nói đúng sự thật thì trong cuộc nổi dậy
mạnh mẽ và dũng cảm của nông dân hồi tháng 8 - 9 năm 1930, không một nơi
nào ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã lập ra xô-viết cả. Hồi đó, ở một
số vùng nông dân nổi dậy, hào lý sợ hãi bỏ chạy, dân làng cử vài người
đứng ra lo một vài việc ở xã thôn, và tùy nơi gọi đó là "xã bộ", "xã bộ
nông", "thôn bộ", "thôn bộ nông" hoặc không gọi tên gì cả. Thế nhưng khi
được tin nông dân nổi dậy ở Nghê.-Tĩnh, Nguyễn Ái Quốc đã vội vã báo
cáo hồi tháng 11 năm đó cho QTCS và Quốc tế Nông dân (một tổ chức quần
chúng "hữu danh vô thực" của QTCS) là:
"Hiện nay ở một số làng đỏ, Xô-viết nông dân đã được thành lập". Từ đó,
cái tên Xô-viết Nghê.-Tĩnh được tung ra và trở thành "lịch sử": sau này,
ban lãnh đạo ÐCSVN cố nói lấy được là ở Nghê.-Tĩnh đã có các xô-viết,
đã có phong trào Xô-viết Nghê.-Tĩnh. Trong lúc đó, chính những người
viết sử của đảng đã phải thừa nhận trên giấy trắng mực đen như sau: "về
chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết thì hồi đó không đồng chí nào
nhận được chỉ thị hoặc nghe phổ biến" và "khi xã bộ nông đã nắm quyền
hành ở nông thôn mà vẫn chưa có quan niệm rõ là ta đã giành được chính
quyền". Ðiều đó nói lên gì?
Một là, ngay ở Nghê.-Tĩnh không đâu có chủ trương hay ý định lập chính
quyền, chứ nói gì đến chính quyền xô-viết; hai là, chính ÐCSVN cũng
không có chủ trương lập chính quyền xô-viết; và ba là, đảng viên và dân
chúng ở các địa phương đó không hề có ai biết "xô-viết" là cái gì cả.
Thế mà... úm ba la... lại "có" các "xô-viết"! Lại "có" phong trào
"Xô-viết Nghê.-Tĩnh"! Những người viết sử đảng buộc phải xác nhận những
điều thực tế nói trên trong sách "Xô-viết Nghê.-Tĩnh", lại cố gượng gạo
giải thích:
"Ðảng đã xác nhận rằng ở Nghê.-Tĩnh đã có chính quyền Xô-viết là căn cứ
vào sự hoạt động và những chức năng của chính quyền ấy" (những câu
trong ngoặc kép của cả đoạn này đều trích từ sách: "Xô-viết Nghê.-Tĩnh".
Hà Nội, 1962, tr. 11, 92-93). Ðó là kiểu ngụy biện, nói lấy được muôn
thuở của những người cộng sản. Thử hỏi: thế thì vì sao sau này chính
quyền do ÐCS lập ra cũng có "sự hoạt động và những chức năng" đúng như
vậy lại không gọi là xô-viết?
Trong việc này có thể có hai khả năng. Hoặc là hồi đó, thấy QTCS đang đề
ra nhiệm vụ trước mắt cho các ÐCS là "xô-viết hóa các nước", nên Nguyễn
Ái Quốc báo cáo như thế để làm đẹp lòng cấp trên. Hoặc là cán bộ QTCS
gợi ý cho Nguyễn Ái Quốc báo cáo như thế để cổ động các nước khác theo
gương lập ra các xô-viết. Khả năng đầu nhiều hơn, nhưng dù khả năng nào
đi nữa thì đó cũng là sự lừa dối lịch sử.
Trong cuộc nổi dậy của nông dân Nghê.-Tĩnh, lần đầu tiên trong lịch sử,
những người cộng sản Việt Nam ở vùng này đã hé ra cho mọi người thấy rõ
bộ mặt thật của "chuyên chính vô sản" qua những chính sách và hành động
ác liệt của họ, như "Trí, Phú, Ðịa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ"...
Ðối tượng hàng đầu bị "đánh" là trí thức, mà trí thức ở làng xã Nghệ
Tĩnh hồi đó là những ai thì độc giả có thể hình dung được, thiết tưởng
không cần phải kể rạ
Nói cho công bằng, khởi đầu chỉ có vài cuộc đấu tranh tự phát, sau đó
một vài người trong Kỳ bộ Trung Kỳ, chứ không phải cả Kỳ bộ, mới chủ
trương phát động cuộc nổi dậy phiêu lưu này. Thường vụ Trung ương ÐCSVN ở
trong nước do Trần Phú làm tổng bí thư thì hoàn toàn không hay biết gì
hết về chủ trương này. Thường vụ Trung ương bị đặt trước "việc đã rồi",
rất bị động, đã phê phán mạnh mẽ tính chất manh động, tả khuynh của
phong trào Nghê.-Tĩnh và rất bực mình vì sự báo cáo vội vã của Nguyễn Ái
Quốc với QTCS.
Ðây là một trong nhiều việc khác thúc đẩy Trung ương ÐCS ở trong nước,
một thời gian sau đó, đã gửi thư lên BCH QTCS nói lên sự bất bình của
mình đối với Nguyễn Ái Quốc. Người viết bài này đã được đọc nguyên văn
bức thư đó tại kho lưu trữ của QTCS (nay là RSKHIDNI). Ðây là nội dung
một đoạn: ... "Liên la.c.
Xin các đồng chí hãy viết trực tiếp cho chúng tôi, vì rằng khi Quốc (tức
là Nguyễn Ái Quốc - NMC) truyền đạt thì anh ta nói quá vắn tắt và đôi
khi anh ta đưa ý kiến riêng của cá nhân vào mà không xin ý kiến các đồng
chí, và cũng không báo cho các đồng chí biết, dù anh ta chỉ là liên lạc
viên thôi. Chúng tôi cũng viết trực tiếp cho các đồng chí. Vì sao Quốc
lại cứ liên lạc với TƯ và Bắc Kỳ bộ, ở đâu anh ta cũng ra mệnh lệnh, ở
đâu anh ta cũng đòi báo cáo. Tình trạng như thế làm cho chúng tôi cực kỳ
khó khăn (trong nguyên văn là "khó khăn khủng khiếp" - NMC).
Thậm chí các đồng chí ở các Kỳ bộ hỏi chúng tôi: "Ai lãnh đạo chúng tôi,
TƯ hay là Quốc?" Chúng tôi hy vọng rằng từ nay về sau, về các vấn đề có
liên quan đến đảng chúng tôi, các đồng chí sẽ liên lạc trực tiếp với TƯ
và các đồng chí sẽ giải thích cho Quốc rằng tình trạng đã xảy ra vừa
qua là không bình thường. Nếu Kỳ bộ phải làm báo cáo cho khắp nơi và
nhận mệnh lệnh và chỉ thị từ khắp nơi, thì như vậy chúng tôi sẽ rất khó
khăn trong việc cung cấp tình hình chính xác cho các đồng chí và điều đó
đặc biệt gây ra nhiều khó khăn cho sự lãnh đạo của TƯ đối với toàn thể
bộ máy của mình.
Chúng tôi yêu cầu các đồng chí giải thích ngay cho Quốc trách nhiệm của
anh ta là ở việc gì, và đòi anh ta phải chuyển giao cho các đồng chí
tất cả những gì anh ta nhận từ chúng tôi (báo, truyền đơn, thông tri,
v.v...). Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ gửi trực tiếp đến các đồng chí
những báo cáo và thư từ bằng tiếng Pháp, còn Quốc thì chỉ có nhiệm vụ
chuyển lại các đồng chí mà không cần phải giữ lại ở chỗ anh ta và tự
mình nghiên cứu"...
Ðể bạn đọc thấy rõ vấn đề, người viết cố ý trích dịch từ nguyên bản đoạn
có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc trong thư của TƯ ÐCS Ðông Dương đề ngày
2.7.1931, viết bằng tiếng Nga và tiếng Pháp, có ghi chữ Tối mật, hiện
lưu giữ tại RSKHIDNI ở Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 463, toàn văn bức thư
ở trang 147-156, riêng đoạn đã dẫn trên đây do chúng tôi dịch ở trang
156. Có thể tin chắc rằng hồi đó, Trung ương ÐCSVN ở trong nước đã nắm
được "tính cách" Nguyễn Ái Quốc cũng như "động cơ" của việc ông Nguyễn
vội vã báo cáo với QTCS về các "xô- viết" tưởng tươ.ng.
7. Với thực chất đảng-hội kín của những kẻ âm mưu, ÐCSVN đặt ra một thứ
kỷ luật sắt vô cùng nghiêm ngặt theo đúng tinh thần của Stalin. Nhiều
người mới vào ÐCS thường không hiểu được vì sao lại gọi là "kỷ luật
sắt"? Hồi năm1929, đại hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí hội
(sau này xin viết tắt là Ðồng chí hội), tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam tự đặt cho mình nhiệm vụ "chỉ huy cách mạng Việt Nam... lập vô sản
chuyên chính, làm cho cách mạng thế giới chóng thành", đã quy định hình
thức "kỷ luật sắt" xử tử đối với các đảng viên phạm một trong những tội
như: theo địch, làm hại đến an toàn của đồng chí, cố ý làm sai chỉ thị,
mưu phá hoại hội, cố ý làm lộ bí mật (xem: "Lịch sử cận đại Việt Nam".
Hà Nội 1963, t.4, tr.204). Ðiều đó chắc ít đảng viên cộng sản ngày nay
được biết, cũng như không mấy ai được biết về những vụ xử án tử hình của
tổ chức cộng sản đầu tiên ấy ở Việt Nam. Chẳng hạn, "vụ giết người ở
đường Barbier, Sài Gòn" (nay là đường Lý Trần Quán, thuộc phường Tân
Ðịnh, quận 1) hồi năm 1929 mà nạn nhân là một người lãnh đạo Kỳ bộ Nam
Kỳ của Ðồng chí hội bí danh là Lang đã bị Kỳ bộ xử bí mật tuyên án tử
hình vì tội "đã cưỡng ép nữ đồng chí Trần Thị Nhất bí danh là Lê Oanh 18
tuổi".
Các tội phạm trong vụ giết người này là Tôn Ðức Thắng, Phạm Văn Ðồng,
Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Duy Trinh, v.v... đã bị Tòa án đại hình Sài Gòn
kết án nặng ngày18.7.1930 (tài liệu sưu tầm của nhà báo Như Phong Lê
Văn Tiến). Hồi tháng 4.1994, người viết cũng đã được đọc về vụ án này
trên một tài liệu gửi đến QTCS nhan đề "Từ bản cáo trạng của Tổng công
tố Sài Gòn chống những bị cáo của vụ án ở đường Barbier" tại RSKHIDNI ở
Kho 495, Bảng kê 154,
Hồ sơ 564, trang 62-72, trong đó có đưa ra một chi tiết đáng nói ở đây:
người bị giết tên là Tan Ðức Toang (vì phiên âm từ tiếng Nga nên chúng
tôi không rõ họ Trần hay Tân và tên Toáng hay gì khác), người này đã
đánh Tôn Ðức Thắng, nên bị đuổi ra khỏi đảng, sau đó anh ta lập ra tổ
chức biệt phái Nam Kỳ Công hội (nếu dịch theo sát tiếng Nga là Liên hiệp
nghiệp đoàn Nam Kỳ). Ðó là lý do bị giết.
Cũng trên tài liệu này có ghi dòng chữ khó hiểu này: "có chú thích của M
(?) - chúng tôi cho rằng cải chính điều bịa đặt của ông công tố về việc
phân liệt là thừa". Dù nhìn dưới khía cạnh nào thì vụ án giết người này
cũng đã xảy ra thật và những người phạm tội cũng là những con người có
thật.
Nói cho công bằng thì QTCS đã gửi thư phê phán hình thức kỷ luật tử hình
(thành văn) ấy trong điều lệ của Ðồng chí hô.i. Phê phán thì phê phán,
nhưng thật ra, ngay trong ÐCS bolshevik Nga/Liên Xô thậm chí khi đã nắm
quyền rồi mà hình thức kỷ luật tử hình (bất thành văn) ấy vẫn còn được
áp dụng: hàng nhiều thập niên dưới thời Stalin, hàng triệu cán bộ, đảng
viên đã bị hành quyết chỉ vì cái "tội" bất đồng chính kiến hoặc phê bình
"lãnh tụ" hoặc chẳng có tội gì cả! Thế thì sự phê phán đó của QTCS còn
có nghĩa lý gì? Chính vì thế, ở Việt Nam, trong thời kỳ ÐCS còn hoạt
động bí mật đã có nhiều đảng viên chỉ vì bị lãnh đạo nghi ngờ mà bị đảng
thủ tiêu.
Còn trong thời kỳ ÐCS đã nắm chính quyền thì những đảng viên bất đồng
chính kiến với lãnh đạo đều bị lãnh đạo "chấm dứt sinh mệnh chính trị",
còn vợ con, anh em, bà con, bè bạn đều bị vạ lây. Ðó là chưa nói đến sự
bắt bớ, giam cầm, tra tấn, hành hạ, quản chế, tù tội, có người chết
trong tù ngục, có người chết khi bị tù tại gia. Ngoại trừ đảng phát xít
và ÐCS, không một chính đảng nào với tư cách là một tổ chức xã hội trong
thế giới văn minh này mà có một thứ "kỷ luật sắt" như thế. Kỷ luật sắt
đó là một lưỡi gươm Damocles lơ lửng treo trên đầu mọi người bắt họ phải
tuyệt đối phục tùng kẻ thống tri..
8. Là một "hội kín của những kẻ âm mưu" hoạt động trong điều kiện cực kỳ
khó khăn dưới chế độ thực dân, cố nhiên, ÐCS phải coi trọng nguyên tắc
bí mật để bảo vệ mình và thực hiện được ý đồ cướp chính quyền. Ðó là
điều đương nhiên. Thế nhưng, khi đảng đã cướp được chính quyền rồi,
nguyên tắc bí mật chẳng những không giảm bớt mà lại càng tăng cường
thêm, phạm vi giữ bí mật càng rộng thêm, đối tượng giữ bí mật càng nhiều
lên, các đề tài giữ bí mật được liệt kê ngày một dài ra.
Ngay trong ÐCS, một chế độ giữ bí mật được "quy chế hóa" rất chặt chẽ,
cực kỳ tinh vi đến nỗi chẳng những dân chúng mà cả cán bộ đảng viên cũng
bị tước mất quyền được thông tin khách quan và chính xác. Có thể nói,
nguyên tắc giữ bí mật trong ÐCS được thực hiện theo "chế độ khoanh
vòng". Vấn đề này chỉ có vài người trong BCT được biết (vòng 1), vấn đề
kia chỉ BCT được biết (vòng 2), vấn đề nọ không phổ biến ra ngoài TƯ
(vòng 3).
Vấn đề nào chỉ phổ biến đến bí thư tỉnh và thành phố (vòng 4) thì các
ban thường vụ tỉnh và thành phố không được biết (vòng 5), vấn đề nào chỉ
phổ biến đến thường vụ tỉnh ủy, thành ủy thì các tỉnh ủy viên, thành ủy
viên không được biết (vòng 6), v.v... cứ thế đi xuống tận cơ sở.
Khi đến đảng viên và người dân thì sự thật bị bóp méo đến chục lần rồi
và trở thành điều dối trá trắng trợn! Mà thật ra những điều gọi là "bí
mật" có phải là bí mật gì ghê gớm cho cam, lắm lúc đó chỉ là những thông
tin mà ở các nước dân chủ đăng đầy trên các báo, ai cũng có thể đọc
được! Giữ bí mật để độc quyền thông tin, độc quyền bưng bít và xuyên tạc
sự thật là một trong những nền tảng của chế độ độc tài toàn trị. Và đó
cũng là một đặc quyền của các đẳng cấp thống trị!
9. ÐCSVN theo nguyên tắc tập trung dân chủ, điều đó có nghĩa là: tập
trung là căn bản, còn dân chủ chỉ là hình thức. Nguyên tắc này bảo đảm
sự tồn tại mãi mãi của một kẻ độc tài hay một nhóm độc tài toàn quyền
thao túng công việc đảng và nhà nước, độc tôn thống trị toàn xã hô.i. Cứ
nhìn lề lối sinh hoạt nội bộ ÐCSVN cũng đủ thấy được điều đó. Chẳng
hạn, nói về đại hội toàn đảng và đại hội các cấp. Vấn đề không chỉ là
phải họp đều kỳ (thực ra trước đây TƯ thường lấy nê hoàn cảnh khó khăn
để kéo dài khoảng cách giữa các đại hội), mà còn - quan trọng hơn - cách
tổ chức thế nào để bảo đảm được chế độ dân chủ trong đảng.
Khốn thay, điều quan tâm nhất của tập đoàn thống trị lại không phải là
bảo đảm được chế độ dân chủ trong đảng, mà là bảo đảm địa vị thống trị
lâu dài, mãi mãi của họ trong đảng-nhà nước. Thông thường khi chuẩn bị
đại hội toàn quốc, BCT TƯ đưa ra một đề cương về đường lối, chủ trương,
hay kế hoạch kinh tế xã hội (thường dưới dạng dự thảo báo cáo của TƯ)
cho đại hội các cấp dưới thảo luận và bầu đại biểu dự đại hô.i.
Ðề cương này được coi là chân lý, nghĩa là đại hội các cấp chỉ có thể
thảo luận theo sự hướng dẫn của cấp trên để "quán triệt", "thấm nhuần",
hoặc "thêm râu ria, mắm muối", chứ không thể phản bác, không thể có ý
kiến khác biệt hoặc trái ngược, càng không thể đưa ra đề cương khác để
cùng thảo luận, tranh luận cho ra lẽ. Những đại biểu nào ở cấp dưới tỏ
ra "thông suốt", "nhất trí cao" với đề cương của TƯ thì mới được cử đi
dự đại hội cấp trên. Theo lệnh của BCT TƯ, ban tổ chức TƯ phải có nhiệm
vụ hướng dẫn các cấp dưới bầu đại biểu đi dự đại hội toàn quốc "đúng yêu
cầu của TƯ".
Làm như vậy, thì chắc chắn bảo đảm trăm phần trăm đường lối cũng như
thành phần nhân sự ban lãnh đạo mới mà tập đoàn thống trị muốn sẽ được
thông qua. Thậm chí, để chắc chắn đạt được yêu cầu của cấp trên, có khi
tại đại hội đảng người ta còn tổ chức bầu cử thử ban chấp hành, nếu
không đúng ý lãnh đạo thì lại tiếp tục "đả thông"! Ðấy, bằng cái gọi là
"tập trung dân chủ" và "dân chủ có lãnh đạo" như thế, tập đoàn thống trị
duy trì lâu dài quyền lực của mình trong đảng, trong nhà nước và xã hộị
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (9)
( Nguyễn Minh Cần )
10. Do những nguyên tắc sinh hoạt như trên, trong ÐCS và trong xã hội
"xã hội chủ nghĩa", hình thành rõ rệt một chế độ đẳng cấp có tính chất
phong kiến, chủ yếu dựa trên mức độ được cấp trên tin cậy và do đó được
hưởng thụ vật chất với mức độ khác nhau trong hàng ngũ cán bộ.
Người ta gọi đó là "chế độ đãi ngộ cán bộ", nhưng thật ra đó là một chế
độ đặc quyền đặc lợi với những quy định cực kỳ phức tạp và phong kiến.
Thậm chí khi đã chết rồi, những cán bộ cộng sản cũng "được" phân biệt
đối xử theo chế độ đặc quyền đặc lợi đó: từ việc cáo phó được đăng báo
hay không, vị trí trên tờ báo - trang nhất hay trang cuối, kèm ảnh hay
không kèm ảnh, khổ ảnh to nhỏ, rộng hẹp, cho đến việc chôn cất như thế
nào, lễ nghi ra sao, ai được chôn ở đâu, rộng hẹp mấy thước, v.v... Ðấy,
người cộng sản vô thần, "chí công vô tư" coi trọng cái chết của họ như
thế đấy. Còn những thứ khác liên quan đến sự sống vật chất thì khỏi phải
nói!
Tất cả mọi thứ, từ cái ăn, cái mặc, cái ở, việc chữa bệnh, an dưỡng,
nghỉ ngơi, thậm chí đến việc học hành của con cái đều phân biệt đối xử
chi li theo đẳng cấp, tôn ti trật tự. Ngày nay, giai cấp cầm quyền cộng
sản vẫn tiếp tục duy trì chế độ đẳng cấp để dựa vào các tổ chức chính
quyền, các công ty quốc doanh ăn của đút, ức hiếp dân thường, mánh mung
làm ăn bất hợp pháp, che đậy cho thân thuộc đứng đầu các công ty gọi là
"tư nhân" vơ vét tài sản nhà nước, làm giàu bất chính.
Chính vì thế, từ lâu rồi trong ÐCSVN đã hình thành một lớp "nịnh thần" -
lớp người do khéo bợ đỡ, xu nịnh, a dua cấp trên mà được đề bạt làm cán
bộ lãnh đạo, có đủ mọi đặc quyền đặc lợi, mà trước tiên là "đặc lợi"
tham nhũng. Lớp "nịnh thần" này là nòng cốt của giai cấp mới thống trị
trong xã hội "xã hội chủ nghĩa" Việt Nam, là chỗ dựa của ÐCSVN.
Ngày nay, trong văn chương bình dân dưới thời "xã hội chủ nghĩa" vẫn còn
truyền tụng câu ca dao châm biếm cái chế độ phân phối thực phẩm theo
đẳng cấp phong kiến đó của "đảng ta"ù:
Tôn Ðản (cửa hàng ở phố Tôn Ðản bán hàng tốt và rẻ cho cán bộ cao cấp) là chợ vua quan,
Nhà Thờ (cửa hàng ở phố Nhà Thờ bán cho cán bộ trung cấp) là chợ trung gian nịnh thần,
Ðồng Xuân (còn nói là Bắc Qua) là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.
11. ÐCSVN ngoài miệng thường tuyên bố là họ đấu tranh cho một xã hội
không có giai cấp, đấu tranh cho công bằng xã hội, v.v... nhưng khi đã
cầm quyền rồi thì chính họ lại đẻ ra một giai cấp xã hội mới - giai cấp
quan liêu nomenklatura, và ngay trong giai cấp đó lại chia ra nhiều đẳng
cấp rõ rệt, tạo nên sự bất bình đẳng xã hội trầm trọng nhất. Vì thế đầu
óc đẳng cấp "xôi thịt", nạn "mua quan bán chức" nặng nề làm cho số ít
người có nhân cách trong đảng thấy xấu hổ, nhưng một bộ phận không nhỏ
cán bộ đảng viên thì như đàn ruồi lao vào "đĩa mật" đặc quyền đặc lợi,
đua nhau còng lưng cúi gối, luồn lọt nịnh bợ cấp trên, cốt để leo lên
địa vị cao hơn.
Lên địa vị cao hơn thì lại muốn cao hơn nữa và quay lại đè nén cấp dưới,
hoạnh họe làm tiền để bù vào "chi phí sản xuất" khi phải đút lót cấp
trên. Ngày nay, nhiều người vào ÐCS là để kiếm lợi, để vươn lên giai cấp
cầm quyền, chứ không phải để đấu tranh cho xã hội công bằng tốt đe.p.
Vì thế ở nông thôn Việt Nam nghèo khổ, tối tăm, người nông dân vẫn bị
đám "cường hào mới", chủ yếu là cán bộ của đảng, đè nén, áp bức, bóc lột
không khác gì dưới thời Pháp thuộc, có khi còn nặng nề hơn vì bộ máy
cai trị ở nông thôn ngày nay đông hơn thời Pháp gấp bội (theo thống kê
của Trần Văn Giàu, số cán bộ nhân viên nhà nước chỉ trong một tỉnh Thanh
Hóa đã đông hơn số công chức toàn Ðông Dương dưới thời Pháp). Còn ở
thành thị thì nạn tham nhũng tràn lan, các "quan cán bộ" tha hồ nhận
"phong bì" hầu như bán công khai.
Thậm chí tổng bí thư ÐCS cũng nhận "phong bao" của công ty nước ngoài
hàng triệu đô la, những ủy viên BCT TƯ hay ủy viên TƯ, thủ tướng, phó
thủ tướng, thống đốc Ngân hàng nhà nước đút túi riêng bạc triệu bị cán
bộ đảng viên trung thực tố cáo, khiếu nại bao lần thì vẫn nguyên vị (mới
đây một phó thủ tướng và một thống đốc Ngân hàng bị "xử lý nội bộ" theo
kiểu "giơ cao đánh khẽ"!), còn những cán bộ đảng viên thật lòng muốn
giúp lãnh đạo làm trong sạch bộ máy đảng- nhà nước thì lại bị đàn áp,
sách nhiễu, hành hạ "đến sống dở chết dở" (xem: thư của cựu chiến binh
Trần Dũng Tiến gửi tổng bí thư Lê Khả Phiêu tố cáo tình cảnh 11 cụ đảng
viên bị đàn áp vì đã dám vạch trần tội tham nhũng của các cán bộ cao
cấp). Cái gọi là tính chất "tiên phong" của ÐCSVN ngày nay quả thật là
sự mỉa mai chua chát.
12. Chính do sự sa đọa đạo đức của cán bộ đảng viên, sự biến chất khủng
khiếp của ÐCSVN như vậy, nên hiện nay trong ÐCSVN tình trạng chia bè,
lập khối rất trầm trọng và phổ biến dựa trên "nguyên tắc" giành và giữ
lợi ích kinh tế và địa vị trong đảng-nhà nước. Các cấp càng cao thì sự
đấu đá nhau càng dữ dội và thâm độc để giành và giữ quyền lư.c. Còn ở
nông thôn tình trạng năm bè bảy bối thật trầm trọng, các chi bộ đảng ở
nhiều nơi dựa theo "nguyên tắc" tộc phái, họ hàng (clan), họ nọ chống họ
kia. Cái gọi là "tình đồng chí", "tình giai cấp" chỉ là sự mỉa mai!
Tình trạng chia rẽ, bè phái này cũng như nạn tham nhũng là những chứng
bệnh nan trị kinh niên của ÐCS kể từ năm 1945, khi đảng bắt đầu cầm
quyền. Các "vị" lãnh đạo đảng đều hô hào chống những tệ nạn đó nhưng nào
có ăn thua gì vì chính bản thân họ cũng ngập ngụa trong những tệ nạn
đó, cho nên mọi cuộc "chỉnh đảng" xưa nay đều chỉ là hình thức.
13. Từ khi ÐCSVN ra đời, ở Việt Nam đã diễn ra cuộc đấu tranh ác liệt,
không ngừng giữa chủ nghĩa quốc tế (internationalisme) và chủ nghĩa quốc
gia (nationalisme). ÐCSVN theo chủ nghĩa quốc tế vô sản, đặt cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc trong phạm trù cách mạng vô sản thế giới, nhằm
mục tiêu giành chuyên chính cho giai cấp vô sản quốc tế để xây dựng chủ
nghĩa cộng sản trên thế giới. Như thế có nghĩa là ÐCS đặt cách mạng Việt
Nam phụ thuộc trực tiếp vào QTCS, chịu sự chi phối của tập đoàn thống
trị ÐCSLX
Còn chủ nghĩa quốc gia (sau này, những người cộng sản Việt Nam thường
dùng từ "chủ nghĩa dân tộc" để dịch chữ nationalisme) thì hướng tới việc
giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ nước ngoài và xây dựng đất nước độc
lập, hùng cường mà không muốn gắn số phận đất nước và dân tộc vào chủ
nghĩa cộng sản, nên tích cực chống lại chủ nghĩa quốc tế. Cố nhiên, chủ
nghĩa quốc gia gắn nền kinh tế đất nước vào hệ thống kinh tế tư bản thế
giới.
Vì thế ÐCSVN coi chủ nghĩa quốc gia là khuynh hướng chính trị của giai
cấp tư sản, là khuynh hướng đối lập, thù địch với mình nên luôn luôn
chống chủ nghĩa quốc gia và những người theo chủ nghĩa quốc gia một cách
vô cùng ác liê.t. Ðã thế mà vẫn còn bị QTCS nghiêm khắc phê bình. Sau
đây, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong Thư của QTCS gửi ÐCS Ðông
Dương hồi năm 1931: "Có nhiều chứng cớ chỉ rằng đảng không hiểu rõ cái
nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia cải lương, đảng không kịch liệt tranh
đấu, không giải thích rõ cho quần chúng hiểu rõ tính chất phản dân, phản
quần chúng của bọn quốc gia cải lương. Dù cái vai tuồng của chúng không
lấy gì làm lớn... ...
Ảnh hưởng của tư tưởng quốc gia cải lương vẫn có ở trong đảng...".
(RSKHIDNI ở Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 567, trang 8-9, bản tiếng Việt,
nên chúng tôi chép lại nguyên văn). Sau khi cướp được chính quyền, việc
đầu tiên những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam quan tâm là tiêu diệt
các lãnh tụ và các đảng quốc gia để thực hiện nền chuyên chính độc tôn
của họ.
Suy cho cùng, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa quốc
gia về thực chất chỉ là cuộc đấu tranh quyền lực mà thôi. Chính vì thế,
ngay với những người quốc tế, như Ðệ tứ quốc tế, thì vì đấu tranh quyền
lực, những người cộng sản quốc tế cũng sẵn sàng vu khống họ là "gián
điệp", "tay sai đế quốc, phát xít"... để thẳng tay tiêu diệt ho..
14. ÐCSVN là một phân bộ của QTCS, phải thực hiện những nghĩa vụ đối với
QTCS, mà các lãnh tụ QTCS, thật ra là tay chân của tập đoàn thống trị
ÐCSLX, thì chỉ quan tâm đến ý đồ "quốc tế" của họ. Ðó là sự thâ.t. Tuy
nhiên, cũng có một sự thật khác là: nghe nói QTCS quan tâm đến việc giải
phóng các nước thuộc địa, nghe nói ÐCSVN đấu tranh giành độc lập dân
tộc thì nhiều người Việt Nam, nhất là thanh niên trí thức vừa có lòng
yêu nước vừa có khát vọng dân chủ, đã hồ hởi đi theo ÐCS với lòng mong
ước đất nước được độc lập, dân tộc được tự do, chứ lúc đầu họ không biết
rõ về chủ nghĩa cộng sản, về chủ nghĩa quốc tế, về chuyên chính vô sản
(cũng có khi ÐCS giấu không nói những điều đó với họ từ đầu).
Nhưng khi đã vào ÐCS rồi, cũng như "cá đã vào lờ", với sự giáo dục, với
kỷ luật sắt và mọi cơ chế kìm chế khác của đảng, dù muốn dù không, cuối
cùng họ cũng phải chấp nhận những thứ đó. Càng về sau, khi chế độ cực
quyền đã thiết lập rồi thì một số đảng viên có tinh thần dân tộc và ý
thức dân chủ càng nhận thấy ban lãnh đạo ÐCS thực tế đã trở thành những
kẻ thống trị dân tộc, phản bội những lời hứa hẹn tốt đẹp về dân chủ tự
do, về công bằng xã hội, thì họ lên tiếng phản đối. Ðó chính là nguồn
gốc của trào lưu bất đồng chính kiến (dissidence) trong đảng.
15. Có điều đáng nói là lúc mới đầu, trong thập niên 30, ÐCSVN lệ thuộc
rất chặt vào QTCS, những người lãnh đạo đảng luôn luôn cố tỏ ra đắc lực
với QTCS, họ thi hành triệt để mọi mệnh lệnh của QTCS, nên cái tệ giáo
điều cứng nhắc trong lãnh đạo của đảng rất nặng nề. Từ đầu và giữa thập
niên 40, do bị đứt liên lạc với QTCS, lại gặp rất nhiều khó khăn, nên
thời kỳ này ÐCSVN phải gượng nhẹ với các tầng lớp trong dân tộc, hoạt
động ít nhiều có tính tự lập hơn, dù về căn bản vẫn tuân theo đường lối
chung của QTCS.
Trong những năm này, ÐCSVN có quan tâm hơn đến những vấn đề của dân tộc,
nhờ đó đã tập hợp được đại đa số dân chúng làm cách mạng giải phóng đất
nước và tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính trong thời gian này,
đường lối phân biệt giai cấp của đảng chưa được nhấn mạnh, khối đoàn
kết dân tộc tuy đã bị sứt mẻ do việc thanh trừng các đảng phái đối lập,
nhưng còn chưa quá trầm trọng, dân chúng còn tập hợp quanh tổ chức Việt
Minh (ÐCS đã nấp dưới chiêu bài này để che giấu thực chất cộng sản của
mình). Trong ký ức nhiều người theo ÐCS trong cách mạng và kháng chiến
còn ghi lại nhiều kỷ niệm tốt của thời gian này. Nhưng từ cuối thập niên
40đdầu thập niên 50, sau khi ÐCSTQ chiếm được toàn bộ Hoa lục, ÐCSVN
nối lại liên lạc đã với ÐCSTQ và ÐCSLX và lại tiếp tục bị lệ thuộc về
mọi mặt vào hai đảng "đàn anh" thì tình hình lại đổi khác, không khí hồ
hởi biến mất, nhường chỗ cho sự sợ hãi và thù hâ.n.
Do tinh thần phục tùng nô lệ các thần tượng Stalin và Mao Trạch Ðông, do
đầu óc giáo điều, rập khuôn máy móc các mô hình của Liên Xô và Trung
Quốc, trong thời gian này ÐCSVN đã kỳ thị các giai cấp không vô sản,
siết chặt "chuyên chính vô sản" (bắt chước Trung Quốc gọi là chuyên
chính dân chủ nhân dân) và đã phạm nhiều bạo hành nghiêm trọng gây ra
biết bao tai họa cho dân tộc - đặc biệt là trong cuộc "cải cách ruộng
đất và chỉnh đốn tổ chức", "hợp tác hóa nông nghiệp", "cải tạo tư sản",
"cải tạo công thương nghiệp tư doanh", "vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm", "vụ
án Xét lại - chống Ðảng", v.v...
Trong thời gian này, ÐCSVN hăm hở "làm nhiệm vụ quốc tế", tích cực "đấu
tranh giai cấp", hăng hái "tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội"
để biến "Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Ðông Nam Á",
v.v... nên dân tộc ta đã phải trả giá cao nhất bằng xương máu, mồ hôi,
nước mắt và tự do của mình.
16. Càng về sau, nhất là từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa và PTCSQT bị
sụp đổ, ÐCSVN đã biến chất rõ rệt, không còn thực chất "cộng sản" nữa.
Ðối với tập đoàn thống trị, những cái gọi là chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ
nghĩa quốc tế vô sản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, v.v... ngày
nay không còn là niềm tin hay lý tưởng như xưa, mà chỉ là những chiêu
bài để che đậy âm mưu giữ vững quyền lực cũng như quyền lợi của họ và
của giai cấp quan liêu cầm quyền đất nước, là giai cấp thực tế đang
thống trị và bóc lột dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, ÐCSVN trên thực tế đã chia ra thành hai "đảng vô sản" đối lập
nhau rõ rệt - một "đảng vô sản thống trị" và một "đảng vô sản bị trị",
nói cụ thể hơn là một "đảng vô sản" nắm quyền với những đảng viên "vô
sản" giàu có, nhà lầu, xe hơi, biệt thự, sống xa hoa phè phỡn, chủ nhân
những công ty "quốc doanh" trá hình, thậm chí một số là chủ nhân những
tài khoản hàng triệu, hàng chục triệu đô la ở các nhà băng ngoại quốc,
chuyên ngồi trên các "ghế " cao để ra lệnh cho toàn đảng, và một "đảng
vô sản" của những đảng viên thường, những cựu chiến binh, những người
nghỉ hưu nghèo khổ, thật sự vừa "vô sản" lại vô quyền,ăn bữa nay lo bữa
mai và chỉ biết cắmđầu cắm cổ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Giữa hai
"đảng vô sản" đó hầu như không có cái gì chung, ngoài những khẩu hiệu
"vô sản" rỗng tuếch: muôn năm chủ nghĩa Marx-Lenin, muôn năm tư tưởng Hồ
Chí Minh, muôn năm chủ nghĩa xã hội...
No comments:
Post a Comment