Tuesday, March 4, 2014

STEPHEN OPEPENHEIMER * ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG II

STEPHEN OPEPENHEIMER 

 ĐỊA ĐÀNG  Ở PHƯƠNG ĐÔNG II



Chương IV

Hỗn hợp ngôn ngữ
 9
(BABEL.        p.113)

‘Và toàn bộ trái đất này có chung một ngôn ngữ và lối nói.’ Những lời giảng của Kinh
Cựu Ước nghe có vẻ kỳ quặc với thực tế ngày nay tồn tại hàng nghìn ngôn ngữ của rất nhiều chủng tộc và nền văn hoá khác nhau. Theo truyện kể của cuốn ‘Chúa sáng tạo ra
thế giới’, chính sự xây dựng tháp Babel của những dân tộc ở phưng đông đã dẫn đến ‘mớ
hỗn độn’ của những thứ tiếng được biết đến trên khắp thế giới ngày nay. Chúng đa dạng
đến nỗi chúng ta không thể xác định được niên đại của thứ ngôn ngữ đầu tiên.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng phần lớn phân bố địa lý của những ngôn ngữ hiện đại đều
bắt nguồn từ cuối Kỷ Băng hà. Các ngôn ngữ của những cư dân sống tại một số vùng
nhất định nào đó có mối liên hệ rõ rệt với nhau và điều này ảnh hưởng rất lớn đến các nhà
tiền sử học của Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong nghiên cứu của họ về nguồn gốc
của những đợt phát tán của các nền văn hoá Đồ đá mới. Một số nhà tiền sử học thậm chí
còn xem ‘cổ ngôn ngữ’ là chiếc kính hiển vi hữu hiệu nhất để soi về quá khứ.

Ngay từ đầu, các nhà ngôn ngữ học so sánh đã thừa nhận món nợ văn hoá đối với những
tác giả của cuốn ‘Chúa sáng tạo ra thế giới.’ Tương tự như những tác giả của Danh sách
Hoàng đế Sumer, những nhà phả hệ học Do Thái này đã làm việc không biết mệt mỏi để
chứng minh cho nguồn gốc của cha Abraham trên cây phả hệ ở vùng Cận Đông cổ xưa.
Những tên gọi trong gia đình Nô-ê, trong đó có một số tên gọi đóng góp vào hỗn hợp
ngôn ngữ Babel cả về mặt văn chương lẫn kiến trúc, hiện vẫn được sử dụng để làm tên
gọi của các cây phả hệ ngôn ngữ hiện đại.

Nô-ê có ba người con trai. Shem thường được xem là cha để của những ngôn ngữ Xê-mít,
nhưng trên thực tế ông chia sẻ vai trò này với Ham. Shem có năm con trai. Trong đó có
Asshurr (Assyria), Arpachshad (người sau này sinh ra Abraham), và Elam (có thể không
phải là người Xê-mít). Con trai thứ hai của Nô-ê là Ham, người có tên gọi được đặt tên
cho một số ngôn ngữ Châu Phi (Ha-mít). Ông là cha của Canaan, Put, Cush và Ai Cập.
Sau này, ngữ hệ này sản sinh ra các nhánh Bắc Phi của hệ ngôn ngữ Phi-á (hay còn gọi là
Hamít-Xêmít). Tuy nhiên, Cush cũng là cha của Nimrud, người mà cuốn ‘Chúa sáng tạo
ra thế giới’ cho là có công sáng lập các thành phố Babel, Erech (Uruk) và Accad (do đó
có tiếng Akkadian) trên mnh đất của Shinar (Sumer). Người con trai thứ ba, Japheth, có
vẻ bí ẩn hơn. Ông thường được coi là tổ tiên của người Châu Âu. Tuy nhiên, các thuật ngữ
ngôn ngữ ‘Japhetic’ hay các dân tộc Japhetic thường ám chỉ những cư dân sử dụng một số
 thứ tiếngCápca và sống ở khu vực Cápca- và một số vùng thuộc Châu Á. Một trong
 những  ngườicon  của  Japheth  tên  là  Javan.  Ông  là  tổ  tiên  của  người  Elishah,
 duyên hải’ phát tán. ‘Javan’là một từ Do Thái dùng để chỉ người Hy Lạp. Những hậu
duệ khác của Japheth bao gồm Magog, người có bà con ở vùng Cáp-ca-d và ở tận Trung á.

Chúng  ta  cần  biết  liệu  cuốn  những  lời  của  cuốn  ‘Chúa  sáng  tạo  ra  Thế  giới’  có
 đúngkhông. Nói cách khác, chúng ta phải tìm hiểu xem liệu cơn đại hồng thủy thứ ba sau Kỷ
Băng hà có dẫn đến quá trình phát tán và đa dạng hoá của những ngôn ngữ tren toàn bộ
thé giới. Do dó, trong chương này, tôi sẽ tập trung tìm hiẻu những bằng chứng về các mối
liên hệ giữa những ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Ấn Độ, và giữa chúng với ngôn ngữ đã
mất của người Xume. Đồng thời tôi cũng hy vọng trả lời được câu hỏi liệu sự kết hợp
giữa ngôn ngữ học và khảo cổ học đã không tính đến tác động của mực nước biển dâng
cao sau Kỷ Băng hà đối với những bằng chứng mà họ dựa theo để đưa ra giả thuyết. Cuối
cùng, tôi sẽ tìm hiểu xem liệu những mối liên hệ văn hoá vốn rất rõ ràng trong các huyền
thoại khởi thuỷ (sẽ được trình bày trong các Chương 11 và 12) có trùng khớp với những
giả thuyết về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ Đông Á.


Phương pháp so sánh trong ngôn ngữ học                       p.114.

Đầu tiên, tôi sẽ tìm hiểu sơ bộ những phương pháp của một nhà ngôn ngữ học so sánh.
Một số người ngoài thường quan niệm sai lầm rằng các ngôn ngữ được so sánh dựa trên
số lượng từ vựng chung và mức độ tương đồng giữa chúng. Nhà ngôn ngữ học lịch sử
quan tâm nhiều hơn đến những cách thức thông thường theo đó những từ ngữ giống nhau
được chuyển hoá giữa những ngôn ngữ liên quan. Tất cả chúng ta đều có thể thấy được
tiến trình thay đổi đó trong bn thân các tiếng nói của chúng ta.

Ví dụ, tiếng Anh hiện đại có rất nhiều vay mượn từ các nhánh khác nhau nhưng có liên
quan  thuộc  ngữ  hệ  Ấn-Âu.  Mặc  dù  phần  lớn  từ  vựng  của  tiếng  Anh  tương  tự
 như  cácngôn  ngữ  Giéc-manh  nhưng  thông  qua  tiếng  Anh,  chúng  ta  vẫn  nhận  biết
được  ảnhhưởng  của  cuộc  xâm  lược  của  người  Noóc-măng  vào  năm  1066  sau  CN.
Khi  yêu  cầunhững nông nô người Xắc-xông của mình mang đến thịt bò, thịt lợn, thịt gà
và thịt cừu,các lãnh chúa phong kiến người Pháp vào thời kỳ đầu của nước Anh trung cổ
 rất có thểđã dùng tiếng Pháp để chỉ những món ăn đó (viandes de boeuf, porc, poulet
và veau) chứkhông phi là tiếng Xắc-xông (cow, swine, chicken và calf). Do đó, những
 từ ngữ hiện naytrong tiếng Anh dùng để các món thức ăn thịt cừu, thịt lợn, thịt gà
 (beef, pork, poultry vàveal) có nguồn gốc từ tiếng Pháp  mặc dù những từ ngữ dùng để
chỉ những con vật cònsống vẫn thuộc tiếng Xắc-xông.

Hiện tượng này được gọi là ‘vay mượn’ hay ‘xâm nhập’ ngôn ngữ. Nó có thể xảy ra rất
dễ dàng giữa các ngôn ngữ có liên quan, như đã chỉ ra trong ví dụ trên, và cả giữa những
ngôn ngữ không hề có quan hệ với nhau, ví dụ như giữa tiếng Baxc và tiếng Tây Ban
Nha. Vay mượn vẫn sẽ luôn luôn xảy ra khi những cư dân nói hai thứ tiếng khác nhau sống
 gần với nhau. Nó cũng có thể xảy ra qua đường buôn bán hoặc các hình thức tiếp xúc khác.

Hình thức vay mượn đặc biệt nhất xảy ra khi một nhóm người du nhập và sử dụng một
tiếng nói hoàn toàn mới mà tổ tiên của họ không sử dụng. Hình thức này thường xảy ra ở
những người di cư hoặc các dân tộc bị xâm chiếm. Những ngôn ngữ thực dân như tiếng
Pháp và tiếng Anh đã được mở rộng ra nhiều nơi trên thế giới với rất ít biến đổi thông
qua hình thức này. Tuy nhiên, đôi khi cư dân bản địa chỉ vay mượn từ vựng chứ không
vay  mượn  cú  pháp  ngôn  ngữ  của  dân  tộc  xâm  lược,  và  kết  quả  là  có  ‘tiếng  bồi.’
 TạiPapua New Guinea, tôi có thể học từ vựng rất nhanh nhưng việc học cấu trúc từ và cú
pháp lại đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Hình thức khó khăn nhất là học cách chơi chữ.

Các ngôn ngữ sẽ dần dần thay đổi dù không có bất cứ ảnh hưởng ngoại lai nào. Trong
trường hợp này, nhưng thay đổi – ví dụ như trong phát âm – thường mang tính đồng bộ
trong toàn bộ từ vựng. Do đó, một số âm sẽ thay đổi đồng loạt một cách thường xuyên.
Một trong những nhà ngôn ngữ học đầu tiên nghiên cứu hệ thống hiện tượng này là một
người  Đức,  ông  Jacob  Grimm  –  người  đồng  thời  cũng  rất  nổi  tiếng  về  sưu  tập
  nhữngtruyện cổ dân gian Châu Âu. Quy tắc Grimm mô tả một số thay đổi thông thường
 trongviệc  sử  dụng  các  phụ  âm,  đặc  biệt  giữa  các  ngôn  ngữ  Giéc-manh.
Chữ  ‘d’  trong  tiếngGiéc-manh như ‘der, die, das’ có thể được phát âm như âm ‘th’ trong
tiếng Anh (ví dụ‘the’.) Tương tự, từ ‘dunne’ trong tiếng Đức sẽ trở thành từ ‘thin’ trong
tiếng Anh. Đâychính là tính quy tắc của những thay đổi âm của những thứ tiếng cùng gốc.
Và điều nàygiúp cho các nhà ngôn ngữ học so sánh có thể thiết lập mối liên hệ nguồn gốc
thực sựgiữa các thứ tiếng có chung từ ngữ. Đây là cơ sở thuyết phục hơn những tương
 đồng vềâm và nghĩa dựa trên vay mượn ngôn ngữ hay sự giống nhau ngẫu nhiên.

Điều không cần phải bàn cãi là việc chứng minh các ngôn ngữ có liên hệ về nguồn gốc
phải sử dụng những phương pháp đã được thử nghiệm. Ví dụ, một thứ tiếng La tinh tổng
hợp dễ nhận biết có thể được tái tạo từ các ngôn ngữ Rôman hiện đại. ‘Phưong pháp so
sánh’ có thể được sử dụng và có hiệu quả trong trường hợp có những phát tán và thay đổi
ngôn ngữ không phức tạp, thậm chí kể c khi không có văn bn để chứng nhận cho lịch sử
của ngôn ngữ. Ví dụ, phần lớn các nhà tiền sử học đều đồng ý rằng phương thức phát
triển của nền văn hoá Đa Đảo trên các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương là một hình mẫu về sự
phát tán qua di cư. Trước đây, các đảo này không có người ở và cách nhau rất xa, không
hề có những thứ tiếng ngoại lai du nhập vào, và những hồ sơ về mặt khảo cổ, ngôn ngữ
học, di truyền học và nhân loại học đã cho thấy một sự tương hợp rất rõ rệt (dù không
phải là hoàn hảo). Nói cách khác, tất cả các nền văn hoá khác nhau, các dân tộc và ngôn
ngữ khác nhau trên những hòn đảo nhỏ này có mối liên hệ rất rõ ràng.

Bảng 1: Quy tắc Grimm. Những ví dụ về các thay đổi thông thường của các phụ âm môi
và phụ âm răng trong các ngôn ngữ Ấn-Âu.

 Hy Lạp 
p
b
ph
t
d
th

La tinh
p
b
f/b
t
d
f/d

Gô-tich
f
p
 b
e
t
d
Phạn
f
p
bh
t
d
dh
Slave
p
b
b
t
d
d


Bước thứ hai trong việc tìm hiểu mối quan hệ nguồn gốc giữa các ngôn ngữ là quá trình
thành lập các phân nhóm của những thứ tiếng có mối liên hệ chặt chẽ hơn với nhau. Công
việc này được thực hiện không phi bằng cách đo đạc thống kê thuần tuý các mức độ
tương đồng và những đặc điểm chung mà là thông qua việc xem xét những biến cách
ngôn ngữ chung có tính hệ thống của các ngôn ngữ trong cùng một phân nhóm.


Những thay đổi phụ âm trong Quy tắc Grimm là một lý dụ về cách tân hay thay đổi ngôn ngữ.
Nếu một phân nhóm ngôn ngữ có chung một thay đổi hay một hệ thống các thay đổi
trong khi các thứ tiếng liên quan khác lại không có thì điều đó hàm nghĩa rằng phân
nhóm này có chung một tổ tiên muộn hơn. Những phân nhóm được xác định bằng cách
thức này có thể là bộ phận của những nhánh rộng hơn; và cuối cùng một ‘cây phả hệ’ của
các ngôn ngữ có thể được tái tạo lại. Trong quá trình này, cần phải tái tạo những ngôn
ngữ tổ tiên giả thiết trên các đốt phía dưới của cây phả hệ bởi vì tất cả những gì còn lại
ngày nay đều là những hậu duệ ở các nhánh con. Công việc này cũng được thực hiện
bằng các phương pháp nêu trên.

Các nhà ngôn ngữ học so sánh thường cho rằng những ‘biến cách chung’ là bằng chứng
có tính thuyết phục hơn về mối liên hệ gần gũi giữa các ngôn ngữ, chứ không phải là số
lượng đơn thuần của những ‘đặc điểm chung’ và những từ cùng gốc. Tuy nhiên, họ
không thể bỏ qua những đặc điểm chung này. Nếu hai thứ tiếng được phân vào một nhóm
trên cơ sở những biến cách tương đồng nhưng chỉ có chưa đầy 10% vốn từ vựng chung
thì một câu hỏi hoài nghi sẽ được đặt ra. Như tôi sẽ trình bày trong chương tiếp theo, điều
này sẽ đặc biệt có ý nghĩa tại khu vực tây Đảo Đen, ni các thứ tiếng trên cùng một khu
vực nguồn gốc của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo-Châu Đại Dương phát tán lại rất khác biệt
với các thứ tiếng trong nhóm ngôn ngữ được coi là ‘rẽ nhánh.’


Hãy tìm hiểu tổ tiên của bạn                          p.116


Quá trình phân nhóm và xây dựng cây phả hệ ngôn ngữ cũng sử dụng những nguyên tắc
so sánh giống như trong giai đoạn đầu tiên của việc thiết lập mối liên hệ ngôn ngữ (xem
Chương 6 và 7). Tuy nhiên, kết quả của việc phân nhóm thường kém chắc chắn
hơn,không ổn định và dễ gây tranh cãi. Có hai câu hỏi được nêu ra là: ‘Thế nào là một biến
cách ngôn ngữ?’ và ‘Thế nào là một đặc điểm được lưu giữ lại?’. Câu trả lời của
nhàngôn ngữ học đối với hai câu hỏi này có thể tạo ra những khác biệt lớn đối với cách gii
thích của nhà itền sử học về cây phả hệ ngôn ngữ.



Một lần nữa, tôi muốn đề cập đến giả thiết gần như hoàn hảo về quá trình phát tán qua di
cư của các ngôn ngữ Đa Đảo. Từ thập niên 60 của thập kỷ 20, một cây phả hệ chuẩn của
các thứ tiếng Đa Đảo đã cho thấy năm thế hệ của các nhánh. Trong đó, các nhóm ngôn
ngữ ‘Quê hưng trung tâm Thái Bình Dương’ của người Samoa và Tongan là những thứ
tiếng ‘không di cư’ xuất hiện từ rất sớm trên cây phả hệ. Bill Wilson và Jeff Marck thuộc
Đại học Quốc gia Ô-xtrây-lia vẫn sử dụng phương pháp luận truyền thống nhưng đã tái
tạo lại một cây phả hệ hoàn toàn khác. Các thành viên của cây phả hệ không thay đổi,
nhưng các phân nhóm thì lại có và tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đối với các đợt phát
tán và di cư thời tiền sử. Mối liên hệ tương đối thời tiền sử giữa tiếng Samoa và những
thứ tiếng được gọi là Ngoài Đa Đảo có ý nghĩa rất quan trọng:

Trong trường hợp trước đây đã tồn tại khu vực định cư thật sự ở đông Đa Đảo trước khi
những thứ tiếng Ngoài Đa Đảo định cư, thì chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định khả
năng những thứ tiếng Ngoài Đa Đảo đã dịnh cư trước hoặc cùng một thời điểm với sự
định cư ngôn ngữ thực sự ở đông Đa Đảo.
Theo như lời khẳng định này, cây phả hệ mới cho thấy rằng bản đồ của Đa Đảo cần phải
được vẽ lại. Về mặt số lượng, phần lớn những thứ tiếng Ngoài Đa Đảo không nằm gần
Đa Đảo mà phân bố rải rác về phía tây giữa các hòn đảo Solomon, New Caledonia và
Vanuatu thuộc địa phận Đảo Đen (xem Hình 17). Những khu định cư Đa Đảo bị tách biệt
này thường được coi là hậu duệ của người Samoa, những người đã quay trở lại phía tây
từ ‘Quê hương Đa Đảo ở trung tâm Thái Bình Dương’, sau khi đã định cư tại vùng trung
tâm của Đa Đảo. Cây phả hệ mới này đưa ra một giải thích đơn giản và cân bằng hơn về
vị trí ‘rìa ngoài’ tại Đảo Đen, gần với Đông Nam Á. Những người này có thể là dấu vết
còn lại của các khu định cư của người Đa Đảo trong quá trình họ phát tán qua Đảo Đen
theo hướng tây sang đông. Nói cách khác, nhóm ngôn ngữ Đa Đảo có thể đã phát triển nở
rộ lần đầu tiên tại tây nam Thái Bình Dương chứ không phi ở trung tâm Thái Bình
Dương. Và như tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn ở phần sau, trong các đợt ‘phát tán’ đã
diễn ra những lần rẽ hướng về phía tây, kết quả của những quá trình tổ chức lại ngôn ngữ.
Tương tự như những tái tạo khảo cổ mà tôi đã mô tả trong các Chương 2 và 3, những quá
trình này cho thấy cần phải xem xét lại khung thời gian của sự phát tán mà những người
A-gô-nốt thực hiện trên Thái Bình Dương.

Hình 17: Lộ trình nhanh của Đa Đảo. Các nhà ngôn ngữ học thường giả định rằng những
người nói tiếng Ngoài Đa Đảo đã chu du từ Samoa về phía tây. Cây ngôn ngữ được tổ
chức lại xếp chúng thuộc loại ‘Đa Đảo hạt nhân’ (những tên gọi in nghiêng) và có một
thứ tự cao hơn tiéng Samoa trong cây phả hệ. Điều này gợi ra khả năng các đo nhỏ có thể
là những bàn đạp mà những người Đa Đảo đã sử dụng để xâm nhập xa hơn về phía đông
trên Thái Bình Dương, do đó họ đi vòng qua các hòn đảo lớn hơn thuộc Solomon,
Vanuatu và New Caledonia có người Đảo Đen sinh sống.

Tôi sẽ trở lại với vấn đề tổ chức lại cây phả hệ ngôn ngữ Nam Đảo ở phần sau; trước hết,
tôi cần phải đặt ngữ hệ Nam Đảo trong bối cảnh của các nhóm ngôn ngữ khác ở Á-Âu và
trên thế giới. Khâu đầu tiên trong công tác phân loại ngôn ngữ thông qua việc sử dụng
các phương pháp so sánh ngôn ngữ thông thường sẽ liên kết các nhóm ngôn ngữ rộng
hơn có liên quan đến nhau. Những nhóm nằm ở thứ tự cao nhất thường được gọi là hệ,
tương tự như cách phân loại trong sinh vật học. Các ngôn ngữ Nam Đảo hợp thành một
hệ. Trên lục địa Á-Âu rộng lớn, có khoảng 8 hệ như vậy và mỗi hệ có một số lượng ngôn
ngữ thành viên tương đối ít (xem Hình 18). Ngược lại với lục địa Á-Âu, trên đảo New
Guinea có tới 6 hệ ngôn ngữ dường như không liên quan tới nhau với khoảng gần một
nghìn thứ tiếng riêng biệt. Tính đa dạng hạn chế về mặt ngôn ngữ trên hầu hết lục địa Á-
Âu là do sự mở rộng tương đối muộn sau Kỷ Băng hà của các nền nông nghiệp độc canh
rất thành công thời kỳ Đồ Đá mới và Kim khí.


Ngôn ngữ Ấn-Âu và các ngôn ngữ Âu-Á khác                p. 119


Ngữ hệ chính của Châu Âu có tên gọi là hệ Ấn-Âu, bao gồm gần như tất cả các thứ tiéng
được sử dụng ở Châu Âu. Các phân nhóm lớn của ngữ hệ này bao gồm: Italíc (ngôn ngữ
Rôman); Giéc-manh (gồm hầu hết các ngôn ngữ phía bắc cho dến Hà Lan và Anh); Xen-
tơ (tiếng Brêtôn và một vài ngôn ngữ đã mai một); và tiếng Xla-vơ (gồm có các ngôn ngữ
được sử dụng ở nhiều nước Đông Âu, ví dụ như Nga, Ba Lan và Nam Tư cũ). Tiếng Hy
Lạp, Ac-mê-nia và An-ba-ni là những phân nhóm chỉ bao gồm một ngôn ngữ.

Cách đây 200 năm, người ta phát hiện ra rằng rất nhiều thứ tiếng được sử dụng ở Nam Á
nếu kết hợp với các ngôn ngữ Châu Âu thì sẽ tạo thành một nhóm lớn hơn, gọi là ngữ hệ
Ấn- Âu. Những ngôn ngữ Châu Á trong ngữ hệ này tạo thành một phân nhóm nhỏ hơn có
tên gọi là nhóm Ấn-Iran, bao gồm tiếng Ba Tư, Phạn và nhiều hậu duệ muộn hơn như
tiếng Hindi, Urdu và Bengali. Ba thứ tiếng này kết hợp với tiếng Romany của người Di
gan lang thang trên khắp Châu Âu để tạo thành nhóm Indic. Một số nhóm khác cổ xưa
hơn nhưng không thuộc ngữ hệ Ấn-Âu cũng dược sử dụng trên tiểu lục địa ấn Độ, bao
gồm c các thứ tiếng Dradivian và Mundaic. Ngôn ngữ Dradivian tạo thành một hệ riêng.
Còn các thứ tiếng Mundaic thuộc hệ Nam Á phân bố từ Việt Nam ở phía đông cho đến
Ấn Độ ở phía tây.

Hình 18: Các ngữ hệ chính ở Âu-Á. Bản đồ sơ lược về sự phân bố của sáu ngữ hệ chính
được tìm thấy ở lục địa Âu-Á ngày nay. Ba ngữ hệ ở Đông Dương và Đông Nam Á được
mô tả trong Hình 19 và 26. Các ngữ hệ nhỏ hơn và tách biệt như nhóm Cap-ca-dơ,
Baxcơ, Triều Tiên, Nhật Bn và Palaeo-Siberian không được trình bày trong bản đồ này.

Các ngôn ngữ Ấn-Âu có thể là những thứ tiếng bắt nguồn từ phương đông và được du
nhập tương đối muộn đến Châu Âu. Để thay thế quan điểm khuôn sáo về những người A-
ri-an xâm lược, nhà tiền sử học thuộc Đại học Cambridge, Colin Renfrew, đã vẽ ra bức
tranh về quá trình phát tán từ từ của những ngôn ngữ Ấn-Âu trên nền tảng nông nghiệp
mà không nhất thiết phi có dòng di cư lớn về người. Từ khoảng năm 7000 tr.CN, những
nông dân ở Anatolia (khu vực thuộc Châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ) có thể đã khởi
đầu làn sóng cải tiến kỹ thuật thời kỳ Đồ đá mới và sau đó lan rộng ra xung quanh; quá
 trình này
được phát tán đến phần còn lại của Châu Âu và Nam Á, và mang theo nó là ngữ hệ Ấn-
Âu.

Theo Renfrew và nhiều học giả khác, các ngôn ngữ Ấn-Âu bắt nguồn từ xung quanh Biển
Đen và Cáp-ca-dơ, có thể từ khu vực của nước Ucraina ngày nay. Tuy nhiên, nhà cổ ngôn
ngữ học người Mỹ, Johnana Nichols, lại cho rằng xuất phát điểm nằm xa hơn về phía
đông tại Trung Á và quá trình phát tán diễn ra muộn hơn, vào khoảng năm 3700-3300
tr.CN. Bà lập luận rằng sự mở rộng của ngôn ngữ Ấn-Âu chỉ là sự mở rộng muộn nhất
trong số một loạt các đợt phát tán từ phương đông bắt đầu vào năm 5000 tr.CN, bao gồm
cả ngữ hệ Altaic và Uralic không thuộc hệ Ấn-Âu.

Những ngôn ngữ khác hiện được sử dụng tại Châu Âu thường được coi là không liên
quan đến hệ Ấn-Âu và chủ yếu là nhánh Phần-Hung thuộc ngữ hệ Uralic, bao gồm tiếng
Phần Lan, Estonia, Saami (Lapp) và Hung-ga-ri. Những ngôn ngữ này có cấu trúc từ
hoàn toàn khác với các thứ tiếng Ấn-Âu và đôi lúc được gọi là ngôn ngữ ‘chắp dính,’ Về
phương diện này, ngôn ngữ Uralic giống với ngôn ngữ Nam Đảo và tiếng Xume. Một số
nhà ngôn ngữ học thậm chí còn đề ra giả thuyết về mối liên hệ phái sinh giữa các thứ
tiếng Uralic và tiếng Xume. Ngoài ra, còn có một ngôn ngữ rất có thể thuộc về những cư
dân của Châu Âu trước khi có sự du nhập của kỹ thuật trồng trọt: đó là tiếng Baxcơ được
tìm thấy ở nam Tây Ban Nha; tiếng Baxcơ không hề có một ngôn ngữ nào cùng gốc.

Các ngôn ngữ thuộc hệ Phần-Hung và nhánh Châu Á của hệ Uralic có tên
Samoyediccũng đã mở rộng đến nước Nga. Những người Samoyed sống trong vòng Bắc cực
và rấtcó thể có nguồn gốc từ tây nam vùng Siberia. Các ngôn ngữ Uralic được cho là đã phát
tán từ vùng núi Uran cách đây khoảng 7000 năm trước. Vùng Trung Á, phía bắc và đông bắc
 của lục địa Âu-Á, là nơi sinh sống của những cư
dân sử dụng ngữ hệ Trung Á chính có tên gọi là hệ Altaic. Hệ này gồm có ba
nhánhchính: tiếng Tuốcki, Mông Cổ và Mãn Châu/Tungút. Những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này
đều có đặc điểm chắp dính và có liên quan đến các ngôn ngữ thuộc hệ Uralic. Tuy nhiên,
luận điểm này còn đang gây nhiều tranh cãi. Và gây tranh cãi nhiều hơn cả là nhận định
cho rằng ngữ hệ Altaic còn có mối liên hệ với tiếng Nhật Bản và tiếng Triều Tiên.

Các ngôn ngữ Xêmít ví dụ như tiếng Hê-brơ, tiếng Xy-ri, và tiếng Ả Rập ở khu vực
Trung Đông đều thuộc vào ngữ hệ Á-Phi. Ngữ hệ lớn này bao gồm phần lớn các thứ tiếng
ở Bắc Phi và Đông bắc Châu Phi, ví dụ như tiếng Chad, tiếng Cushitic, tiếng Ai Cập cổ
và tiếng Berber.


Ngôn ngữ và thời tiền sử                       p.121

Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các ngôn ngữ là một công cụ rát hữu hiệu trong nghiên
cứu về thời tiền sử và sự di cư của con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ học lịnh sử cũng chứa
đựng nhiều cạm bẫy nếu chúng ta kỳ vọng quá nhiều và những giả thiết mà phương pháp
này mang lại. Tương tự như phương pháp tái tạo về mặt khảo cổ, hầu hết phương pháp
luận do các nhà cổ ngôn ngữ học đưa ra về căn bản đều không thể kiểm chứng dược. Các
nhà ngôn ngữ học có thể mô tả và xác định số lượng của những tương đồng giữa những
tiếng nói liên quan theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi xác định những ngôn ngữ
hiện đại có liên quan trên cây phả hệ ngôn ngữ, chúng ta có thể sắp xếp các nhánh theo
rất nhiều cách. Vấn đề này lại càng phức tạp bởi chúng ta thiếu kiến thức trực tiếp về các
ngôn ngữ tổ tiên. Ngoại trừ trường hợp các ngôn ngữ cổ xưa hơn đã có văn tự, nếu không
các nhà ngôn ngữ học chỉ có thể đưa ra những phỏng đoán về các ngôn ngữ mẹ dựa trên
những tri thức đã tích luỹ.
Siêu hệ                                          p. 122


Phương pháp so sánh đã tồn tại trong gần 7000 năm qua. Trước đây, phần lớn các nhà
ngôn ngữ học truyền thống thường lập luận rằng ngày càng khó chứng minh về các mối
liên hệ ngôn ngữ. Người ta cho rằng các hệ ngôn ngữ lại thuộc các nhóm ngôn ngữ lục
địa rộng lớn hơn, thường được gọi là siêu hệ. Tuy nhiên, nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn
chưa thống nhất về các phương pháp phân nhóm được sử dụng vì nó không
tuân theo‘phương pháp so sánh’ truyền thống. Một vài siêu hệ trong số này đã
gây ra rất nhiềutranh cãi. Một trong số đó là siêu hệ ‘Nostratic’ bao gồm năm hệ ngôn
ngữ Âu-Á mà tôiđã trình bày – Ấn-Âu, Uralic, Altaic, Dradivian và Phi-Á. Năm ngữ hệ
ở vùng Viễn Đôngbao gồm hệ Nam Á, Nam Thái, Nam Đảo và Hán Tạng (xem phần dưới)
không thuộcsiêu hệ Nostratic.


Cư dân và phân bố, chứ không phải là ngôn ngữ và cây cối         p. 122


Trong cuốn sách gần đây mang tên ‘Tính đa dạng ngôn ngữ trong Không gian và Thời

gian’,
nhà ngôn ngữ học Johanna Nichols đã sử dụng phương pháp so sánh ngôn ngữ để
tìm hiểu lịch sử cách đây hơn 7000 năm. Cuốn sách này cho rằng Đông Nam Á là trung
tâm của các luồng phát tán ngôn ngữ từ sau khi Kỹ Băng hà kết thúc. Nichols đã bổ sung
phương pháp so sánh bằng việc sử dụng các dấu hiệu ngôn ngữ truyền thống.

Thứ nhất, Nichols tránh những phân tích trực tiếp về các cây ngữ hệ ngôn ngữ hiện có.
Cây ngữ hệ duy nhất được đề cập trong cuốn sách dã bao trùm toàn bộ thời kỳ có nhân
loại trên Trái Đất và chỉ có bốn nhánh. Nichols gọi đó là cây ‘loại hình học’ chứ không
phải là cây ‘di truyền.’ Thứ hai, bà tránh những so sánh ngôn ngữ xung quanh các từ cụ
thể. Thứ ba, những công cụ cấu trúc ngữ pháp mà bà sử dụng để phân loại ngôn ngữ có
thể được áp dụng đối với tất cả các thứ tiếng và đều đã được các nhà ngôn ngữ học truyền
thống và phương pháp so sánh công nhận; do đó những công cụ mô tả cũng không gây ra
nhiều tranh cãi. Thứ tư, mặc dù đối tượng nghiên cứu rất phức tạp nhưng Nichols chỉ sử
dụng cách tiếp cận đơn giản nhất và rõ ràng nhất về mặt thống kê.

Chính sự đơn giản đó và sự vắng bóng những giả định phức tạp đã khiến cho phương
pháp Nichols trở nên rất mới lạ và hữu hiệu. Nichols sử dụng những mẫu cấu trúc ngữ
pháp thông thường mà chúng ta thường gặp ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới để phân loại
mỗi ngôn ngữ thành các kiểu loại có/không. Một ví dụ đơn giản là:
Ngôn ngữ đó có trật tự từ theo kiểu ‘chủ ngữ-tân ngữ-động từ’ trong câu hay không?
Câu trả lời để xác định kiểu loại ngôn ngữ: Tiếng Anh – Không; Tiếng Pháp – Không;
Tiếng Đức – Có…

Trên cơ sở các phương pháp mô tả đơn giản ngằm phân loại các ngôn ngữ trên thế giới
thành các kiểu loại ‘Có’ hoặc ‘Không, Nichols đã chứng minh rằng một số kiểu loại (cấu
trúc) ngữ pháp có nhiều câu trả lời ‘Có’ tại một vài khu vực trên thế giới và nhiều câu trả
lời ‘Không’ tại những nơi khác. Sau đó, bà sử dụng những kết quả này trong một phân
tích toàn diện về những thay đổi trong từng lục địa và giữa các lục địa trong một bối cảnh
thời gian rất dài.

Mặc dù các phương pháp của Nichols đã mở đường về Kỷ nguyên Đồ đá cũ nhưng điều
chúng ta quan tâm ở đây lại là thời kỳ hậu sông băng. Nichols cho rằng quá trình đóng
băng chấm dứt là một bước ngoặt lớn và tiếp theo nó là những đợt phát tán của ngôn ngữ,
tính phức tạp trong xã hội tăng lên và tính đa dạng về ngôn ngữ lại gim xuống, đặc biệt
trên lục địa Âu-Á. Những quá trình này đã có ảnh hưởng lớn đến sự di cư của người dân
ra khỏi vùng đất quê hương và làm tan vỡ các cộng đồng cư dân duyên hải. Phân tích của
Nichols đặc biệt làm nổi bật những tác dộng của những quá trình này đối với Đông Á.


Đông Nam Á: trung tâm thế giới thời tiền sử         p.123

Cuốn sách ‘Sự đa dạng ngôn ngữ’ của Nichols dưa ra một thông điệp quan trọng về vai
trò then chốt cua Đông Nam Á trong sự cư trú của con người trên trái đất sau khi Kỷ
Băng hà kết thúc. Sau khi ‘xuất hiện từ rất sớm ở Châu Phi, sau đó dần dần mở rộng sang
Đông Nam Á và trải qua quá trình đa dạng hoá ngôn ngữ sâu rộng ở khu vực này’, những
cư dân này lại bắt đầu ‘mở rộng từ Đông Nam Á đến vùng Thái Bình Dương và Tân Thế
Giới’, đó là những lời viết trong cuốn sách của Nichols.


Không phải sự mở rộng của cư dân từ Cựu Thế Giới mà chính là quá trình định cư trong
khu vực Thái Bình Dương đã tăng cường phân bố của con người trên hầu như toàn bộ thế
giới, tạo ra nhiều nhánh ngôn ngữ phái sinh và thúc đẩy sự di cư sang vùng Tân Thế Giới.
Tất nhiên, lối vào Tân Thế Giới là vùng Beringia (chiếc cầu đất liền này bắc qua Eo biển
Bering ngày nay); tuy nhiên phương pháp loại hình học ngôn ngữ lại cho thấy rằng những
người di cư đi qua Beringia chủ yếu là những cư dân duyên hải đã tham gia vào quá trình
định cư ở Thái Bình Dương… chứ không phải là những cư dân nội địa ở Siberia.

Một khía cạnh thú vị của bức tranh mà Nichols vẽ ra về quá trình định cư ở Châu Á, khu
vực Thái Bình Dương và Châu Mỹ là tình trạng rất cổ xưa của bờ biển Đông Nam Á với
tư cách là trung tâm của sự phát triển ngôn ngữ. Trong giả thuyết ngôn ngữ thời tiền sử
của Nichols, Đông Nam Á và vùng biển phía đông của Châu Á dược xem là khu vực
chính của quá trình mở rộng dân cư bắt đầu từ Kỷ nguyên Đồ đá muộn trở đi; còn Châu
Âu và vùng Cận Đông là những vùng định cư muộn hơn và nằm ở vùng ngoại vi.


Ở đây, chúng ta không nói về những cư dân săn bắn-hái lượm thuộc Kỷ Băng hà,
 những ngườiđã du mục qua khắp các tho nguyên của Châu Á. Thay vào đó, chúng ta
đang xem xét một quá trình mở rộng của cư dân duyên hải đến vùng Thái Bình Dương
bắt đầu từ Đông Nam Á - điều này cũng tương tự như giả thiết của tôi về sự mở rộng
muộn hơn của ngườiNam Đảo đến Thái Bình Dương cách đây khoảng 8000-6000 năm.
 Như tôi đã giải thích trong các chương trước, bất cứ bằng chứng nào về trình độ phát
triển kỹ thuật của những cư dân vùng biển đầu tiên từ Sundaland cũng đã bị nhấn chìm
 trong biển sâu dưới hơnmột trăm mét.


Con đường phát tán các loại hình cấu trúc ngôn ngữ không nhất thiết phi tương tự như
những dòng di cư ào ạt của con người hay những thay đổi ngôn ngữ đơn giản. Con đường
này đã đi qua những biên giới dường như không thể vượt qua giữa các ngữ hệ. Điều này
ám chỉ những mạng lưới giao tiếp mang quy mô lục địa, có thể là thông qua buôn bán
hoặc giao lưu, nhưng không nhất thiết phải đi kèm với quá trình di cư ồ ạt của con người.
Tuy nhiên, một phân tích gần đây về các hình dạng sọ người thời tiền sử đã đưa ra một
bằng chứng độc lập để ủng hộ lập luận của Nichols về nguồn gốc của những cư dân Châu
Mỹ đầu tiên là từ Nam Thái Bình Dương và Nam Á chứ không phải là những người
Đông Bắc Á.


Sự nhầm lẫn về thuật ngữ Phương Nam (Austro) ở Đông Á và Đông Nam Á 
 p.124



Xét trên nhiều phương diện, các ngôn ngữ của Trung Quốc và Đông Nam Á rất khác với
những thứ tiếng ở phần còn lại của vùng Âu-Á. Do các ngôn ngữ này được phân bố pha
trộn về mặt địa lý và thường có rất nhiều từ vựng vay mượn và tương đồng nên rất khó
tách biệt các mối quan hệ qua lại về mặt nguồn gốc giữa chúng. Tuy nhiên, chúng ta cần
cố gắng thực hiện điều này nếu muốn khám phá thời tiền sử của trên 10.000 năm. Những
bình gốm khoảng 9000 năm tuổi và những tro lúa được tìm thấy ở hang Sakai ở nam Thái
Lan chưa thể nói cho ta biết về chủ nhân sáng tạo ra chúng. Tuy nhiên, phương pháp tái
tạo ngôn ngữ có thể góp phần trả lời câu hỏi ‘Những người sống ở hang động này là ai?’
và ‘Ai (nếu có) đã phổ biến những kỹ thuật trồng trọt và luyện kim đến Ấn Độ và Phương
Tây?’

Trước khi xem xét những câu hỏi này, tôi muốn làm rõ một số thuật ngữ và tên gọi. Khó
khăn đầu tiên cho những người không phải là chuyên gia ngôn ngữ khi đọc về các thứ
tiếng Đông Nam Á là sự nhầm lẫn các thuật ngữ nghe ra có vẻ giống nhau để chỉ các ngữ
hệ và cư dân khác nhau; Nam Đảo, Nam Á, Austric, Nam Thái, Tày Thái và Hán Tạng
chỉ là một vài trong số các hệ và siêu hệ ngôn ngữ cần được xem xét. Do đó, trong phần
này, tôi sẽ giải thích ngắn gọn về mỗi thuật ngữ trước khi đi vào đánh giá mối quan hệ
qua lại giữa các ngôn ngữ khác nhau trong các hệ này hoặc với các ngữ hệ khác. Những
khía cạnh ngôn ngữ gây bối rối là các tiền tố và hậu tố của tên gọi của các ngữ hệ.

Tiền tố ‘Austr-’ hay ‘Austro’ có nghĩa là ‘phương nam. Ví dụ: Australia có nghĩa là vùng
đất lạ phương nam. Hởu tố ‘-nesia’ có nghĩa là các đảo. Poly’ có nghĩa là nhiều (tiếng Hy Lạp). Do đó, Polynesia nghĩa là nhiều đo trong khu
vực rộng lớn của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, một điều thường gây nhầm lẫn là từ
Polynesian cũng được dùng để chỉ một ngữ hệ cũng như những người dân sống ở
Polynesia (vùng Đa Đảo). Các ngôn ngữ Polynesian thuộc phân nhóm Oceanic, một
nhóm có vị trí cao hơn trong các thứ tiếng Nam Đảo (Austronesian).

Austronesian, theo nghĩa đen là ‘các hòn đảo ở phương nam’. Các ngôn ngữ
Austronesian (Nam Đảo) cũng hợp thành một ngữ hệ hoàn chỉnh. Những ngôn ngữ thuộc
ngữ hệ này được sử dụng bởi các nhóm chủng tộc khác nhau về mặt văn hoá và di truyền
sống trong khu vực rộng lớn Inđô-Thái Bình Dương. Thuật ngữ ‘Austronesian’ chỉ mang
ý nghĩa ngôn ngữ thuần tuý và không nên sử dụng để xác định một cộng đồng cư dân hay
vùng đất cụ thể nào. Tuy nhiên, nó vấn thường được sử dụng theo cách này.

‘Melanos’ có nghĩa là đen, và Melanesian là một thuật ngữ mơ hồ và không chính xác.
Lúc đầu, người ta sử dụng thuật ngữ này để chỉ những cư dân da hơi đen, tóc xoăn sống
trên các đảo ở tây nam Thái Bình Dương trải dài từ New Guinea cho tới Fiji. Đây cũng
là một trong những nội dung của thuật ngữ được sử dụng trong cuốn sách này. Tuy nhiên,
đôi khi thuật ngữ Melanesian còn dược sử dụng để chỉ nhiều nội dung khác, ví dụ như để
chỉ những người nói tiếng Nam Đảo cũng có da đen và tóc xoăn và cũng sống trên một
nhóm đảo nhất định. Do đó, Melanesian không dùng để chỉ ý nghĩa ngôn ngữ thuần tuý,
bởi khu vực của Melanesia (Đảo Đen) bao gồm ít nhất sáu ngữ hệ khác nhau. Tại Đông
Nam Á, những cư dân bản địa có vẻ ngoài rất giống với người Đảo Đen và thường làm
nghề săn bắn hái lượm mà người ta thường gọi là người Negrito.

‘Tai’ trong thuật ngữ Tày-Thái là xuất phát từ tiếng Thái. Nam Thái là một siêu hệ kết
hợp hai ngữ hệ Tày-Thái và Nam Đảo. Thuật ngữ ‘Sino’ hay ‘Sinitic’ dùng để chỉ người
Hán và những ngôn ngữ có liên quan gần gũi. Hán-Tạng là một nhóm ngôn ngữ bao gồm
tiếng Hán và tiéng Tạng-Miến.

Đối với bản thân các ngữ hệ, các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất rằng có ba ngữ hệ lớn
bắt nguồn từ vùng Viễn Đông và Đông Nam Á, bao gồm tiếng Hán-Tạng, Nam

Á và Nam Đảo; và có một ngữ hệ thứ tư là Tày-Thái nhưng những ngôn ngữ thành viên của
ngữ hệ này còn chưa được xác định rõ ràng. Sau đây, tôi sẽ đi tìm hiểu lần lượt các ngữ
hệ này.


Hán Tạng                        p    . 126


Ngữ hệ Hán Tạng bao gồm hơn 300 ngôn ngữ được khoảng một triệu người sử dụng, chỉ
đứng thứ hai sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người sử dụng. Phần lớn những người nói
tiếng Hán-Tạng đều thuộc vào một trong 14 thổ ngữ Hán Hoa của phân hệ Hán ngữ, ví dụ
như tiếng Quan Thoại. Những thổ ngữ này sử dụng kiểu chữ viết giống nhau trong đó
mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một ký tự riêng biệt. Do vậy, những thứ tiếng này đều là
đơn âm và là ngôn ngữ thanh điệu, tức là mỗi âm tiết được đọc lên theo một ngữ điệu
nhất định. Xét trên những phương diện này, ngôn ngữ Hán Tạng khác với nhiều ngữ hệ

khác trên thế giới, ví dụ như hệ Nam Đảo và hệ Ấn-Âu không có thanh điệu và đa âm
tiết. Nhóm ngôn ngữ xa nhất về phía nam thuộc ngữ hệ Hán Tạng là tiếng Quảng Đông.
Những thứ tiếng này mở rộng đến tận miền bắc Triều Tiên và bao gồm cả vùng bờ biển
Thái Bình Dương và Việt Nam. Ở phía đông, ngữ hệ này được sử dụng trên một nửa lãnh
thổ của Trung Quốc.

Về phía tây, chúng ta còn phát hiện nhiều ngôn ngữ đa dạng hơn thuộc phân hệ Tạng-
Miến. Khu vực sử dụng phân hệ này rất rộng lớn, trải dài từ Tây Tạng và đông bắc Ấn
Độ ở phía tây, phần lớn lãnh thổ Miến Điện (ngày nay gọi là Mianma) ở phía nam cho
đến vùng tây nam Trung Quốc ở phía đông. Các ngôn ngữ Tạng Miến bao gồm: (1) nhóm
tây Himalaya được sử dụng ở Tây Tạng, đông bắc Nêpan và Butan; (2) nhóm đông bắc
được sử dụng tại vùng xung quanh biên giới đông bắc ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện và
Trung Quốc; (3) nhóm đông bắc ấn Độ, bao gồm tiếng Jinghpaw hoặc Kachin; và cuối
cùng (4) là nhóm đông nam, bao gồm ngôn ngữ Miến-Lolo, Kuki-Chin, Naga và Karen
được sử dụng ở tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan.

Mặc dù hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng các ngôn ngữ Hán và Tạng-Miến có
mối quan hệ gần gũi nhưng điều đó không có nghĩa là những cư dân sử dụng các thứ
tiếng này đều có chung nguồn gốc. Về mặt di truyền và thể chất, họ bắt nguồn từ những
tộc người rất khác nhau. Các nhà khoa học cũng chưa thống nhất quê hương của những
ngôn ngữ này. Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Karen có thanh điệu trải dài đến
tận Bán đảo Mã Lai thuộc vào một phân nhóm cổ xưa hơn và có thứ tự cao hơn, được gọi
là nhóm Tạng-Karen. Những người Karen mặc dù trên danh nghĩa sử dụng ngôn ngữ
Hán-Tạng nhưng lại có chung phần lớn lãnh thổ và từ vựng với những người Môn nói
tiếng Nam Á. Những người Môn này hiện chỉ sống rải rác ở miền nam Thái Lan và khu
vực xung quanh cửa sông Salween trên bờ biển đông nam Miến Điện.

Hình 19: Hai ngữ hệ chính ở vùng Đông Nam Á nội địa và bắc Đông Dương. Một bản đồ
đơn giản hoá mô tả sự phân bố của các ngữ hệ Hán-Tạng và Nam Thái được tìm thấy ở
Thái Lan, Miến Điện và nam Trung Hoa ngày nay. Trên thực tế, từng ngôn ngữ riêng lẻ
được phân bố rải rác hơn và phức tạp hơn so với hình minh hoạ. Các ngôn ngữ Nam Á và
sự mở rộng của chúng đến Miến Điện dược trình bày ở hình khác (Hình 21) (phỏng theo
nhiều nguồn, kể cả nguồn từ Higham (1994).



Mặc dù những cư dân sử dụng ngữ hệ Tạng Miến phân bố rải rác nhưng những câu
chuyện huyền thoại của họ về nạn đại hồng thủy lại rất giống nhau (xem Chương 10).
Dấu ấn của những truyện kẻ về nạn hồng thủy vẫn còn rất đậm nét trong truyền thống của
các cư dân Tạng-Miến. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học vẫn cho rằng các ngôn ngữ
Tạng-Mmiến bắt nguồn từ Trung Á và sau đó di chuyển về phía nam đến Miến Điện và
Thái Lan. Do đó, tiếng Karen được sử dụng ở c vùng biển bán đảo của Miến Điện và
được coi là ngôn ngữ được du nhập muộn hơn. Quan điểm này chỉ dựa trên một cơ sở
duy nhất là những ngôn ngữ cùng họ ở phía bắc.

Hầu hết các nhà ngôn ngữ học và khảo cổ học đều cho rằng quê hương của ngôn ngữ
Tạng Miến nằm ở phía bắc, xung quanh Tây tạng, phía tây Szechwan, Vân Nam và ở
thượng lưu các con sông Dương tử, Brahmaputra, Irrawaddy và Mêkông. Quê hương của
tiếng Hán nằm xa hơn về phía bắc, trên sông Hoàng Hà. Sự mở rộng của tiếng Hán bắt
 ầu từ khu vực này và sau đó mở rộng đến tận miền nam Trung Quốc; quá trình này diễn
ra liên tục trong suốt các thời kỳ lịch sử. Dù quê hương của hai ngữ hệ này là ở đâu đi
chăng nữa thì những cư dân ngày nay sử dụng những thứ tiếng này vẫn có thể có nguồn
gốc rất khác nhau.

Phân tích hình dạng các sọ người cho thấy một bằng chứng cho thấy những nguồn gốc
khác nhau của những người hiện nay sử dụng ngôn ngữ Tạng Miến. Những cư dân hiện
sống du mục ở bắc Tây Tạng và những dòng dõi quý tộc Lhasa thường có sọ dài giống
như chủng người Châu Âu và Turkic. Còn những người sống ở phía nam và các thung
lũng sông thường có đầu ngắn, điển hình cho người Nam Á và Đông Á. Như tôi sẽ giải
thích ở phần sau, những người nam Trung Hoa và nam Tây Tạng có đặc điểm di truyền
gần gũi với những cư dân sử dụng ngôn ngữ Nam Á và Tày Thái hơn là với những người
nói tiếng Quan Thoại ở phía bắc.

Khu vực hợp dòng của những con sống lớn của Đông Nam Á ở giữa Ấn Độ, Trung Quốc
và Mién Điện cũng chứa đựng nhiều ngôn ngữ đa dạng phong phú. Tuy nhiên, khu vực
này lại bao gồm hai ngữ hệ lớn khác và dường như không liên quan đến nhau; mỗi ngữ
hệ có những đặc điểm riêng và không có những ngôn ngữ gần gũi trực tiếp, đó là ngữ hệ
Tày thái và Nam Á. Một số chuyên gia cho rằng quê hương của hai ngữ hệ này đều nằm
tại khu vực này. Chẳng hạn, nhà ngôn ngữ học Robert Blust cũng tin rằng quê hương của
các ngôn ngữ Nam Á là ở vùng đất này. Tuy nhiên, xét về tính đa dạng ngôn ngữ thì vùng
phía đông Himalaya rất có thể là vùng hội tụ của rất nhiều người lánh nạn do cơn đại
hồng thủy tràn lên lục địa phía nam thời kỳ hậu sông băng, hơn là nguồn gốc của tất cả
các ngôn ngữ Đông Á. Đây là lập luận của học giả người Thái, ông Sumet Jumsai (xem
phần dưới). Nếu khu vực vànhđai Thái bình Dương phía tây là trung tâm ngôn ngữ của
nền văn hoá duyên hải rộng lớn thời kỳ Đồ đá cũ, theo như quan điểm của Johanna
Nichols và nhiều học giả khác, thì rất khó có thể xem tất cả những ngôn ngữ này đều xuất
phát từ vùng rừng đồi khấp khểnh gần dãy Himalaya. ít nhất thì quê hương của phân
nhóm Tạng-Karen ngay tại vùng cửa sông Irrawaddy và Salween, ni mà chúng được sử
dụng ngày nay, cũng là một giả thuyết đơn giản và hợp lý hơn trong bối cảnh này.

Hình 20: Các quê hương duyên hải của bốn ngữ hệ Đông Nam Á. Dựa trên giả thuyết
rằng các ngữ hệ Đông Nam Á được phát triển từ những nền văn hoá duyên hải, chúng ta
có thể tìm ra các khu vực nguồn gốc của những ngữ hệ này từ phân bố ngôn ngữ hiện tại
của chúng và hệ thống sông thời kỳ Kỷ Băng hà. Quê hương của mỗi ngữ hệ được đánh
bóng giữa đường mức sâu 50 mét và đường bờ biển hiện tại. Trong Kỷ Băng hà, khu vực
này được mở rộng tới đường mức sâu hơn 100 mét.
Một trong số hai ngữ hệ khác ở vùng Đông Nam Á nội địa, đặc biệt là vùng phía nam
Đông Dương, có tên gọi là ngữ hệ Nam Á.


Ngữ hệ Nam Á                             p. 129


Các ngôn ngữ Nam Á được sử dụng ở hai khu vực chính ở Châu Á là Ấn Độ và Đông
Nam Á. Nhìn chung, chúng đều là các ngôn ngữ không ngữ điệu ngoại trừ trường hợp
chịu ảnh hưởng của những thứ tiếng có ngữ điệu. Ví dụ như tiếng Việt đã được âm điệu
hoá do sự tiếp xúc giao thoa với tiếng Hán. Hầu hết người Việt Nam, Lào, Campuchia,
người Mông, các cộng đồng sống tách biệt xung quanh Thái Lan, Miến Điện,

Băng la dét, cho đến những tộc người Mundaic ở miền trung và miền đông Ấn Độ đều

sử dụngngôn ngữ Nam Á. Câu trả lời cho những câu hỏi về địa điểm, thời gian và con

đường dẫnđến phân bố địa lý rải rác của những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này có thể giúp

chúng takhám phá về cuộc cách mạng nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á.

Nếu quê hương đầutiên của ngữ hệ Nam Á là vùng đông bắc Sundaland trong thời kỳ Kỷ

Băng hà thì một vàicâu đố hóc búa về mặt khảo cổ và ngôn ngữ học coi như đã được

giải quyết.Như tôi đã đề cập, nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng ngữ hệ lớn Nam Á bắt

nguồn từ mộtkhu vực xa hơn về phía bắc, chứ không phải là vùng Đông Nam Á.

Robert Blust, tác giả của giả thuyết ‘Nguồn gốc Đài Loan’    p.130  của những người
nói tiếng Nam Đảo mà tôi đã bànở các chương trước, lập luận rằng quê hương của ngôn
 ngữ Nam Á nằm gần Tây Tạng ởvùng biên giới Miến Điện – Vân Nam, nơi mà các con sông Salween, Mêkông và DươngTử chạy gần như song song. Sau đó sông Dương Tử chảy
về phía đông còn sông Salweenđổ ra hướng tây nam gần với đồng bằng sông Irrawaddy
 ở Miến Điện, nơi có ngườiMông sinh sống. Sông Mêkông chy về hướng đông nam,
 đi qua vùng trung tâm của ĐôngDương. Cơ sở để Blust đưa ra vùng đất quê hương
nằm ở phía bắc chính là sự hợp lý hoátừ giả thiết ‘Austric’ của ông. Giả thiết Austric
cho rằng các ngôn ngữ Nam Đảo và Nam Á là các nhánh của cùng một cây ngôn ngữ
 trên cơ sở ngôn ngữ thuần tuý. Nếu mối liênhệ này được công nhận thì ngữ hệ Nam Đảo
và Nam Á đều có cùng một nguồn gốc.

Tuy nhiên giả thiết ‘Nguồn gốc Đài Loan’ của ngữ hệ Nam Đảo mà Robert Blust nêu ra
lại có vấn đề về khía cạnh địa lý. Theo giả thiết này, các ngôn ngữ Nam Đảo được sử
dụng đầu tiên ở khu vực cửa sông Dương Tử cách đây hơn 6000 năm và cách đó hàng
nghìn dặm trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Trong khi đó những người nói tiếng
Nam Á lại sống cách đó hàng nghìn dặm về phía tây và sau đó mở rộng đến Châu Á.
Cũng cần nói thêm rằng, quãng đường này còn đi qua những dãy núi hiểm trở nhất của
Châu Á. Blust đã dung hoà giả thuyết ngôn ngữ của ông với vấn đề nêu trên bằng cách
đặt ngôn ngữ tổ tiên đầu tiên tại khu vực hợp dòng gần Tây Tạng của ba con sông lớn của
Châu Á. Sau đó, ông cho rằng những người nói tiếng Nam Á đã phát tán theo ba hướng
khác nhau dọc theo ba con sông lớn – hướng tây, hướng đông và hướng nam. Đây có vẻ
như là một lập luận có tính chất vá víu qua loa và không có bằng chứng ngôn ngữ suốt
dọc chiều dài sông Dương Tử để ủng hộ cho giả thuyết mà Blust nêu ra.

Hình 21: Ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ chính của Đông Dương. Bản đồ phân bố. Quá trình phát
tán đến Ấn Độ của các ngôn ngữ Nam Á được trình bày ở hình khác (Hình 14). (Phỏng
theo nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ Higham (1994); các con sông thời Kỷ Băng hà
được phỏng theo nguồn của Morley và Frenley (1987), ghi chú 72, Chương 3).

Bằng chứng từ chuyên ngành nhân loại học thời tiền sử cũng không hỗ trợ cho giả thuyết
về nguồn gốc phương bắc của những người nói tiếng Nam Á hiện nay. Cách giải thích
đơn giản nhất là khu vực sử dụng ngữ hệ Nam Á - và quê hương đầu tiên của ngữ hệ
Austric – là nằm dọc bờ biển của Việt Nam, ni các thứ tiếng Nam Á vẫn còn được sử
dụng chủ yếu và phổ biến đến tận ngày nay, hoặc ở trên lục địa Sunda cổ. Trong trường
hợp đó, những người bản địa nói tiếng Nam Á không di cư mà ở lại ở phần đuôi của lục
địa cổ xưa.

Có ít nhất bốn nhà khảo cổ học không đồng ý với giả thuyết về nguồn gốc Himalaya của
các ngôn ngữ Nam Á, bao gồm William Meacham từ Hồng Kông, Charles Higham từ
New Zealand, Wilhelm Solheim từ Mỹ và Surin Pookajorn từ Thái lan. Theo Meacham,
quê hương của ngữ hệ Nam Á là ở nam Trung Hoa và Việt Nam. Ông cho rằng các cư
dân đầu tiên ở nam Trung Hoa là một hỗn hợp đa ngôn ngữ và đa chủng tộc sử dụng các
ngữ hệ Tày Thái, Hmông/Dao và Nam Á. Còn Higham tin rằng rằng quê hương của ngữ hệ

Nam Á phi là vùng Đông Nam Á.


Ông ủng hộ những lập luận ngôn ngữ có bằng chứng khảo cổ về tính tiên tục văn hoá

và vật chất bắt đâu từ những cư dân Hoà Bình cách đây 13000 năm cho đến những cư dân

Đồ đá mới ở vùng biển của Việt Nam. Solheim đưa ra một quan điểm tổng thể và tương

đối đơn giản về ngôn ngữ thời tiền sử ở Đông Nam Á. Ông cho rằng ngôn ngữ Austric

được sử dụng trên toàn bộ vùng Đông Nam Á nội địa và lục địa Sunda trước khi nó

bị nạn hồng thủy cuốn trôi đi.

Khi nước biển dâng cao và chia cắt vùng Đông Nam Á hải đảo ra khỏi lục địa Châu Á,

những ngôn ngữ Nam Á bắt đầu phát triển trong những cộng đồng cư dân ở nội địa Đông

Dương còncác thứ tiếng Nam Đảo lại phát triển trong những cư dân hi đo. Solheim ủng hộ

giả thiếtngôn ngữ này trên cơ sở xem xét rộng rãi những bằng chứng về khía cạnh nhân loại học,
ngôn ngữ học và khảo cổ học. Quan điểm này cũng giải quyết được những vấn đề về mặt
địa lý, ngôn ngữ và khảo cổ một cách hữu hiệu hơn bất cứ giả thuyết nào khác.

Nhà khảo cổ học người Thái Surin Pookajorn, người tuyên bố đã phát hiện bằng chứng
về nông nghiệp trồng lúa từ thiên niên kỷ thứ 8 tr.CN ở vùng bán đo phía nam của Thái
Lan (xem Chương 2), cũng chia sẻ quan điểm nêu trên. Pookajorn và các đồng nghiệp đã
có một nghiên cứu ngôn ngữ và nhân loại học sâu rộng đối với người Mlabri, một tộc
người săn bắn-hái lượm nói tiếng Nam Á hiện đang sống ở tỉnh Mae Hon Son phía bắc
Thái Lan.

Ngôn ngữ Mlabri thuộc tiểu hệ Bắc Khơ me, và lịch sử truyền miệng kể lại rằng nhiều
người đã di cư từ Lào đến đến Thái Lan vào thế kỷ 19. Hình dạng hộp sọ của những cư
dân Mlabri không có những nét mặt điển hình của người Thái và người Lào nhưng lại có
nhiều điểm tương đồng với cư dân Đồ đá mới trên Bán đảo Mã Lai. Pookajorn tin rằng
người Mlabri là tộc người còn sót lại từ các nền văn hoá phong cách Hoà Bình trên vùng
Đông Nam Á nội địa.


Những cư dân này sống ở Đông Dương cách đây khoảng 13.000 cho đến 5000 năm với

nền nông nghiệp phát triển muộn. Những ký ức của tôi về chuyếnđi tới Mae Hon Son

vào thập niên 80 là một hành trình trên sông đi qua các hẽm núi, đồivà rừng rậm, và khám

phá ra các hang động đá vôi. Ký ức sâu dậm nhất là về một phiênChợ sáng sớm ở Mae

Hon Son. Trong buổi sáng đầy sưng mù, những người dân miền núira chợ trong các trang

phục truyền thống để bán các sản vật của rừng. Vài người phụ nữ bán những con chuột đã

được làm sạch và nấu chín; họ đứng ngay ngắn theo từng hàng.

Thực tế là hiện nay vẫn tồn tại hai nhóm người sử dụng ngữ hệ Nam Á trong vùng này;
một nhóm vẫn mang phong cách sống săn bắn hái lượm; còn nhóm kia là những cư dân
nông nghiệp trong 8000-9000 năm qua. Thực tế này cho thấy tình trạng cổ xưa của các
ngôn ngữ Nam Á tại vùng Đông Nam Á lục địa. Sự pha trộn của nhiều nền văn hoá cũng
là một bằng chứng khác cho thấy không có sự di cư từ vùng Himalaya của những cư dân
nói tiếng Nam Á.


Bởi vì những người săn bắn hái lượm thường theo phong cách sống
trước thời kỳ Đồ đá mới và do đó không di cư theo cùng một tuyến đường với những cư
dân nông nghiệp. Sự tồn tại song song hai xã hội của người săn bắn hái lượm và người
nhà nông cũng phổ biến trong các vùng sử dụng các ngôn ngữ Tây Nam Đảo trên các đo
của Inđônêxia, Malaixia và Phi-lip-pin. Điều này cũng cho thấy quá trình phát triển văn
hoá tự thân của những cư dân nói tiếng Nam Đảo ở vùng Đông Nam Á hi đo, chứ không
phải là sự áp đặt và du nhập ngoại lai từ phương bắc.


Các nhà ngôn ngữ học lịch sử và tiền sử học đã sử dụng một số công cụ để giải quyết
nghịch lý về sự tồn tại song song của c cư dân săn bắn hái lượm và cư dân nông nghiệp.
Cách đơn giản nhất là cho rằng những người săn bắn hái lượm trước đây đã sử dụng thứ
tiếng khác và sau đó du nhập thêm những ngôn ngữ mới. Một cách lập luận khác là trước
đây, họ cũng là những cư dân nông nghiệp; tuy nhiên vì một lý do nào đó, họ lại quay về
với tập quán săn bắn hái lượm. Đây cũng là một khả năng.

Từ góc độ nhân loại học và khảo cổ học, giả thiết về vùng đất quê hương của

gữ hệĐông Nam Á tại Đông Nam Á có vẻ thuyết phục hơn là tại khu vực

Himalaya. Tuynhiên, giả thiết này buộc phải đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác

vềthời gian vàphương hướng của quá trình mở rộng của nền văn hoá Đồ đá mới ở

Đông Nam Á. Nhưđã đề cập ở trước, dấu vết duy nhất còn lại về đặc điểm và ngôn ngữ

của những cư dântrồng lúa đầu tiên tại vùng này (mà đại diện là những người hang động

Sakai ở nam TháiLan) là ở trong những người bản địa nói tiếng Nam Á trên Bán đo

Mã Lai ngày nay (xemhình 33).


Những bộ tộc này có những đặc điểm ngoại hình rất đa dạng. Nhóm Negrito ở
phía bắc giống với người Đảo Đen, còn nhóm ở vùng trung tâm giống những cư dân hải
đảo của Moluccas, còn nhóm phía nam lại tương tự người Đông Dương. Phong cách sống
cũng rất khác nhau: nhóm phía bắc bao gồm những cư dân săn bắn hái lượm; nhóm trung
tâm gồm những cư dân trồng lúa, còn nhóm phía nam là những nông-ngư dân. Wilhelm
Solheim cho rằng những nhóm người Orang Asli này là kết quả của sự giao thoa giữa nền
văn hoá Hoà Bình và nền văn hoá Đồ đá mới trên bán đo Mã Lai, như đã thể hiện trong
các di tích hang động. Do đó, tại Mã Lai cũng như tại Thái Lan, chúng ta có thể

thấytrình độ phát triển rất đa dạng của những cư dân trong cùng một nhóm ngôn ngữ, và điều
này cho thấy tình trạng cổ xưa ngay tại vùng đất bản địa. Tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về
những dấu hiệu và nguồn gốc di truyền của người Orang Asli trong các Chương 6 và 7.

Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng ba ngôn ngữ Nam Á được những người Mã Lai bản
địa sử dụng thuộc một phân nhóm Môn-Khơ me. Còn những người khác lại cho

rằngchúng là một phân nhóm bậc cao của ngữ hệ Nam Á. Việc tìm ra những đại diện cho ba
nhánh dân tộc Australasia sử dụng các ngôn ngữ Nam Á có liên quan sẽ cho thấy tình
trạng cổ xưa của ngữ hệ này ở Sundaland, và trả lời luôn câu hỏi về nhóm chủng tộc Asli
nào trong số ba nhóm trên là những người nói tiếng Nam Á đầu tiên. Tôi suy đoán rằng
đó là nhóm trng tâm, tức là người Senoi.


Đây cũng là quan điểm của một chuyên gia địa phương ở Malaysia, ông Iskander Carey.

Tuy nhiên, điều này không nhất thiết ám chỉ rằng đó là những cư dân trồng lúa đầu tiên.

Những cư dân trồng lúa ở hang động Sakai rõ ràng là không hoàn toàn phụ thuộc vào

săn bắn và hái lượm. Do đó, họ có thể vẫn còn có hậu duệ trong số những người bản địa

nói tiếng Nam Á trên Bán đo Mã Lai ngày nay. Những người trồng lúa đầu tiên rất có thể

nằm vào nhóm trung tâm hoặc nhóm phía nam.

Một trong những quan niệm hơi thiếu lôgíc là quan niệm cho rằng những cư dân bản địa
nói tiếng Nam Á đã di chuyển từ Himalaya về phía nam đến Bán đảo Mã Lai, sáng tạo ra
nông nghiệp trồng lúa, rồi sau đó trở về phía bắc để truyền dạy nông nghiệp cho những
người bà con của họ ở Đông Dương. Phương hướng của quá trình phát tán này lại phụ
thuộc vào vị trí của vùng đất quê hương của ngôn ngữ Nam Á. Vấn đề này sẽ được đơn
giản hoá nếu chúng ta nhớ lại rằng tổ tiên giả định của những người nói tiếng Nam Á, cư
dân Hoà Bình, đã sinh sống ở Đông Nam Á cách đây từ khoảng 13.000 năm đến 5.000 năm.


Trong thời kỳ đó, bờ biển Thái Bình Dương bắt đầu thay đổi từ một đường không
đứt gãy ở phía nam đến tận Bali với một vùng nội địa rộng lớn bằng phẳng trở thành rất
nhiều đường đứt gãy rời rạc trên bán đo mà chúng ta thấy ngày nay. Nói cách khác, trung
tâm của quê hương ngữ hệ Nam Á có thể nằm xa hơn về phía nam. Những người

nóitiếng Nam Á ở Mã Lai và những tộc người khác nhau sử dụng ngữ hệ Nam Á ở Đông
Dương và ở phía bắc, phía tây Miến Điện, Ấn Độ rất có thể đều là những người lánh nạn
từ cơn đại hồng thủy ập vào lục địa khổng lồ Sundaland ở phía nam.

Khi lục địa Sunda bị chìm, hành trình di cư của những người đi thuyền lánh nạn

theothượng lưu chứ không phải hạ lưu của các con sông lớn ở Đông Dương đã được
mô tả rấtrõ ràng trong cuốn sách có tiêu đề Naga của một sử gia-kiến trú người Thái, Sumet
Jumsai. Quan điểm này đảo ngược giả thuyết ba con sông của Robert Blust và đưa ra giải
thích về tính đa ngôn ngữ khác thường tại các lưu vực sông xung quanh các ranh giới
phía bắc Miến Điện. Jumsai đã xem xét các tài liệu về các giả thiết có liên quan từ các
học giả như Buckminster Fuller, Thor Heyerdhl và Paul Benedict. Những con sông lớn
mà Jumsai đề cập là sông Chao Phraya ở Thái Lan, sông Mêkông và sông Hồng ở Việt
Nam. Ngoài ra, có một con sông thời tiền sử chảy giữa Bali và nam Borneo. Ngoài ra,
còn có thể bổ sung thêm các sông Salween, Irawaddy, Brahmaputra và sông Hằng bởi tất
cả các con sông này đều bắt nguồn từ vùng Himalaya; Tuy nhiên, trong giả thiết này, việc
đề cập tới sông Dương Tử là không thích hợp hoặc không cần thiết.

Hành trình lánh nạn giả thuyết của những người nói tiếng Nam Á từ lục địa Sundaland rất
có thể đã diễn ra cách đây hơn 10.000 năm, tức là ngay sau khi Kỷ Băng hà kết thúc (xem
bảng niên đại của sự dâng lên của mực nước biển) và có thể được tìm hiểu bằng

cácphương pháp khảo cổ học thông thường. Giả thuyết của Jumsai dựa trên những mô típ
dân tộc học, kiến trúc và phong cách học đã được phát tán trong toàn khu vực. Theo ông,
mô típ quan trọng nhất là mô típ ‘rồng nước’, và khái niệm này sẽ được trình bày sâu hơn
trong Chương 11.                        p.135

Nếu những người nói tiếng Nam Á lánh nạn đến vùng Himalaya sau khi Sundaland bị đại
hồng thủy nhấn chìm thì liệu bảng niên đại ngôn ngữ này có còn thích hợp? Phương pháp
niên đại ngôn ngữ học không thể đưa ra một kết quả hoàn toàn chính xác và rất nhiều nhà
ngôn ngữ học không mấy mặn mà với phương pháp này. Những ngôn ngữ khác nhau có
thể thay đổi theo những mức độ khác nhau. Loại hình cấu trúc quan trọng nhất

theophương diện này là liệu các ngôn ngữ có được xếp vào loại ‘gốc’ hay là loại ‘phái sinh.’



Những ngôn ngữ ‘gốc’ thường dễ có khả năng mất đi bằng chứng về các ngôn ngữ gần
gũi trong một thời gian nhất định hơn là các ngôn ngữ ‘phái sinh.’ Các ngữ hệ ở Nam Á
và Đông Nam Á có tính phhái sinh và do đó chúng có sức sống mãnh liệt qua những sóng
gió thời gian. Theo nghĩa rộng, điều này có nghĩa là những phân ly ngôn ngữ của tất cả
bốn ngữ hệ Đông Nam Á có thể đã diễn ra sớm hơn rất nhiều so với suy đoán của các nhà
ngôn ngữ học.

Phương pháp niên đại ngôn ngữ học còn có một hạn chế xuất phát từ thành kiến cho rằng
không thể xác định niên đại của những phân ly ngôn ngữ bằng phương pháp so sánh. Do
đó, mặc dù sự phân chia của nhánh Mundaic Ấn Độ đã diễn ra trong thời tiền sử nhưng
phương pháp niên đại ngôn ngữ học lại cho thấy sự phân ly của nhánh Môn- khơ me của
 ngữ hệ Nam Á diễn ra cách đây chỉ 3000 - 4000 năm. Nếu chỉ dựa vào khung thời gian 
tương đối ngắn này thì ta dễ đi đến kết luận là tất cả các cư dân sống tại Việt Nam, Butan 
và các đảo Nicobar cũng như những người săn bắn hái lượm trong các rừng rậm ở Mã
 Lai và những người thợ của đền Ăng co Vátđều có chung một tổ tiên vào thời kỳ Hô-me. 

p.   135

Điều này rất khó xảy ra bởi phong cách sống của những cư dân này rất phong phú, ngôn
ngữ lại rất đa dạng. Ngoài ra, sự mở rộng địa lý và những tri thức về niên đại của các nền
văn minh Môn-Kh me sớm nhất cũng không ủng hộ giả thuyết này.Nếu Đông Dương bị
xâm nhập bởi nền văn hoá Đồ đá mới với ngữ hệ Nam Á đến từ chân núi Himalaya cách
đây chỉ khoảng 3000-4000 năm thì kết quả sẽ phải là tính đa dạng về ngôn ngữ và văn
hoá rất hạn chế.

Bên cạnh vấn đề về tính đa dạng ngôn ngữ và văn hoá của những cư dân nói tiếng Nam Á
ở Đông Dương, còn có một vấn đề khác được đặt ra là: Nếu các ngôn ngữ Nam Á được
du nhập đến khu vực này tương đối muộn thì những cư dân Hoà Bình sử dụng thứ tiếng
gì? Nếu dựa theo giả thuyết về quê hương ở vùng Himalaya, ta có thể suy luận
rằng những người Môn-Khơ me cổ xưa có thể đã sống ở dưới các chân núi phía đông
của dãy Himalaya, bên cạnh tổ tiên của người Trung Hoa và người Thái cách đây hơn
4000 năm.
Thậm chí niên đại của quá trình phát tán cũng bị lùi lại vào thời điểm năm 2000 tr.CN,
mà điều này sẽ đặt ra tình trạng là nền văn hoá Hoà Bình, các nền văn hoá gần gũi và cả
nền văn hoá sơ kỳ Đồ đá mới ở Đông Dương có từ trước đó không hề biết đến ngôn ngữ.
Nói cách khác, có bằng chứng khảo cổ để chứng minh cho tiến trình phát triển văn hoá
liên tục của các cư dân ở Đông Dương trong suốt 13.000 năm qua.

 Ngữ hệ Tày Thái và Mèo Dao         p. 136

Trước khi đi vào phân tích ngữ hệ Nam Đảo – một chủ thể chính của quá trình phát tán
của văn hoá duyên hải Châu Á - chúng ta cần xem xét ngữ hệ Tày Thái. Tương tự như
Nam Đảo, ngữ hệ này đã từng có mối liên hệ với tất cả các ngữ hệ chính trong khu vực.

Hầu hết các khách du lịch đến thăm vùng Đông Dương ngày nay sẽ tiếp xúc với người
Thái có tiếng nói gần gũi với tiếng Lào. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng những cư dân
tháo vát này là những người di cư từ phía đông bắc Trung Quốc. Rất có thể họ đã sáng
tạo ra một nhánh ngôn ngữ gốc của nam Trung Hoa. Các ngôn ngữ Thái, Tày, Mèo, Dao
ở nam Trung Hoa và Trung Quốc đã được đặt vào hầu hết tất cả các ngữ hệ của vùng
Viễn Đông để mong tìm thấy những ngôn ngữ cùng gốc thực sự. Hiện nay, nhìn chung
các nhà ngôn ngữ học hiện nay đều thống nhất với giải pháp tập hợp chúng thành một
nhóm riêng của Paul Benedict. Tuy nhiên, mối quan hệ của những thứ tiếng này với ba
ngữ hệ còn lại trong khu vực vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Phân nhóm lớn nhất của các ngôn ngữ Tày Thái là tiếng Kam-Tai, bao gồm những thứ
tiếng được 76 triệu người ở Đông Nam Á sử dụng, trong đó chỉ có ba ngôn ngữ phổ biến
được nhiều người biết đến là tiếng Thái, Lào và Shan. Tiếng Thái và tiếng Lào là tiếng
quốc ngữ còn tiếng Shan được sử dụng ở vùng đông bắc Miến Điện và tại tỉnh Vân Nam
của Trung Quốc. Phân nhóm Kam-Tai hiện bao trùm phần lớn vùng Đông Nam Á nội địa
trung tâm và phía nam, ngoại trừ Campuchia và Việt Nam sử dụng ngữ hệ Nam Á (xem
Hình 19). Phân nhóm này còn kéo dài về phía bắc và phía tây đến Miến Điện, ấn Độ, các
tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây của Trung Quốc. Các ngôn ngữ Tày (Kadai)
được ít người sử dụng hơn và có mặt ở rìa phía tây của khu vực phân bố tiếng Kam-Tai,
đặc biệt là vùng đảo Hi Nam, Bắc Việt Nam, và các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân
Nam của Trung Quốc.

Tiếng Mèo và Dao được sử dụng bởi 8 triệu cư dân sống rải rác theo các cộng đồng văn
hoá nhỏ nhưng lại phân bố rộng rãi trên toàn khu vực Nam Trung Hoa và Đông Nam Á -
từ tây nam Thái Lan, qua hầu hết địa phận của ngôn ngữ Kam –Tai và đến hầu hết các
khu vực miền núi của Nam Trung Hoa. Các thứ tiếng này thậm chí còn được sử dụng ở
một số vùng duyên hải phía đông của Trung Quốc, ví dụ như Hải Nam, và đặc biệt là Phú
Châu.


Hình 22: Ba quân điểm hiện nay về các mối liên hệ cổ xưa của các ngữ hệ ở Đông Nam
Á. (1) Giả thiết ‘Austric’ của Wilhelm Schmidt năm 1906; (2) Giả thiết ‘Nam-Thái’ của
Paul Benedict năm 1942; (3) kết hợp (1) và (2). Chưa có một sự thống nhất nào. Quan
điểm (3) phù hợp về khía cạnh địa lý với giả thiết về quê hương ven biển phía đông thời
kỳ Kỷ Băng hà, được mô tả trong Hình 20.

Paul Benedict, một chuyên gia tâm thần học xuất sắc nhưng có thiên tài về nghiên cứu
ngôn ngữ, là người có công đầu trong việc phân tích và tổng hợp thành nhóm Tày Thái.
Năm 1942, ông đề xuất thuật ngữ siêu hệ ‘Nam-Thái’ để chỉ các nhóm ngôn ngữ có thanh
điệu Tày Thái, Mèo Dao và c ngữ hệ Nam Đảo không có thanh điệu và đa âm tiết. Khi
tạo lập mối liên hệ này, Paul Benedict đã bác bỏ giả thiết ‘Austric’ được nhà dân tộc học
người Áo, Wilhelm Schmidt, nêu ra trước đó vào năm 1906. Giả thuyết ‘Austric’ cho
rằng ngữ hệ Nam Đảo và Nam Á có mối liên hệ cùng gốc.


Giả thiết Austric dần dần không được ưa chuộng còn mối liên hệ Nam –Thái của Benedict
 lại được chấp nhận ở một mức độ nào đó. Peter Bellwood cũng đưa nhóm Tày Thái vào giả
thuyết của ông về sự phát tán của ngôn ngữ Nam Đảo. Một số chuyên gia về ngữ hệ
Nam Đảo, kể cả Robert Blust, đã trở lại giả thuyết Austric trước đó. Mặc dù không
đồng ý với một số phương pháp của Benedict nhưng Blust không bác bỏ mối liên hệ
ngôn ngữ Nam-Thái; có nghĩa là ông ủng hộ một siêu hệ bao gồm ngữ hệ Nam Á, Nam
Đảo và Tày Thái.

Trong Chương 10, tôi sẽ mô tả huyền thoại đại hồng thủy của người Shan và chỉ ra những
điểm tương đồng giữa các phiên bản về nạn hồng thủy của tiếng Đài Loan và tiếng Nam
Á. Siêu hệ Austric của Blust cũng phù hợp với lập luận này. Các huyền thoại về nạn hồng
thủy trong các ngữ hệ Đông Nam Á khác cũng đều cho thấy vùng đất quê hương ở miền
duyên hải. bản thân Blust cũng đã đưa ra nhận định về sự sử dụng nhà sàn một cách liên
tục của các cư dân nói tiếng Tày Thái thậm chí tại những nơi không còn nguy cơ bị lũ
tràn. Khu vực chung của các nhóm ngôn ngữ Tày Thái và Mèo Dao rất rộng lớn, và do đó
vùng đất quê hương có thể là một trong số rất nhiều nơi ở khu vực này. Tuy nhiên, nếu
chúng ta tuân theo nguyên tắc của một nhà ngôn ngữ học lịch sử và tìm kiếm địa điểm có
tính đa dạng ngôn ngữ lớn nhất thì khu vực xung quanh Quảng Tây, Hải Nam và Bắc
Việt Nam là lựa chọn thích hợp nhất. Hải Nam là nơi duy nhất hội tụ đủ tiếng Tày, Thái,
Dao và một ngôn ngữ Nam Đao trên cùng một hải đảo. Paul Benedict cho rằng đây là
vùng đất que hưng của ngữ hệ Nam-Thái và đã diễn ra rất nhiều đợt di cư của các cư dân
nói tiếng Nam Đảo qua đo Hi Nam đến Formosa (Đài Loan) ở phía bắc, Phi-lip-pin ở
phía đông, Việt Nam, Borneo, Java, Sumatra và Bán đảo Mã Lai ở phía nam. Từ vùng đất
quê hương tại một nơi nào đó thuộc bờ biển Nam Trung Hoa, các ngữ hệ Tày Thái và
Mèo Dao đã mở rộng đến hầu hết các vùng phía nam Trung Quốc và sau đó phát tán sang
phía tây và nam. Con đường phía tây đã đưa chúng đi về hướng tây bắc qua tỉnh Quảng
Tây. Tuy nhiên, sự mở rộng của các ngôn ngữ này về phía nam đến Thái Lan và đông
Miến Điện mới chỉ diễn ra trong 2000 năm qua.

Ba quê hương duyên hải       p138
 
Việc định vị quê hương của bốn ngữ hệ Đông Á là điều mấu chốt để tìm hiểu thời tiền sử
hậu sông băng của khu vực này. Liên quan đến các tương tác tương đối giữa các ngữ hệ Đông Á, phần lớn các mối liên hệ và kết hợp ngôn ngữ thời tiền sử đã được nêu ra cách
đây hơn 50 năm. Vấn đề là cần phải tìm ra một đáp án địa lý cho các đợt di cư thời tiền
sử dựa trên nhiều giả thuyết ngôn ngữ học khác nhau.


Charles Higham cho rằng nơi hợp dòng của các con sông lớn của Châu Á trên vùng đất
hiểm trở phía đông Himalaya chính là trung tâm của bánh xe mà từ đó các con sông to ra
như những chiếc nan hoa. Còn Robert Blust hình dung rằng tất cả các ngôn ngữ Châu Á
đều khởi nguồn từ nơi hợp dòng ở miền đồi núi xa xôi này. Quan điểm của Blust một
phần dựa trên số lượng phong phú và đa dạng của các ngôn ngữ được sử dụng trong khu
vực này. Đây cũng chính là một trong những phương pháp lôgíc về mặt địa lý
để giảiquyết một vấn đề ngôn ngữ; đó là liên hệ giả thuyết ngôn ngữ Austric với sự
phân ly củacác ngôn ngữ Nam Đảo được sử dụng Đài Loan và các thứ tiếng Nam Đảo
được nói ởphía tây, ở Đông Dương và ấn Độ.



Tôi cho rằng các quê hương duyên hải của ba ngữ hệ chính của Đông Á nội địa nằm tại
những nơi mà chúng thể hiện phong phú và đa dạng nhất. Quan điểm này rất gần gũi với
giả thuyết của Wilhelm Solheim. Theo đó, các con sông lớn vẫn là đường dẫn ngôn ngữ
quan trọng nhưng chiều hướng phát tán ngôn ngữ lại được đo ngược từ giả thuyết lấy
Himalaya làm trung tâm. Các ngôn ngữ không phải bắt nguồn từ các đồi núi mà là đã
phát tán đến đó từ các bờ biển bằng phẳng của Đông Nam Á, giống như quan điểm của
Johanna Nichols. Khi biển dâng cao và lấn vào đất liền, các cư dân ven biển đã phải di
cư. Như tôi đã trình bày trong chương trước, các nền văn hoá duyên hải đã phải thích
nghi và tìm kiếm nhiều đồng cỏ lâu dài hơn cho các vụ mùa trồng lúa và cây có củ. Một
trong những biện pháp mà một số cư dân của ba ngữ hệ này đã thực hiện là di chuyển sâu
hơn vào nội địa, theo các con sông để đến vùng đồi núi.

Giả thuyết về ‘Quê hương miền duyên hải và nơi lánh nạn miền núi cao’ đã đưa ra được
đáp án đơn giản nhất và bảo toàn nhất. Về mặt địa lý, giả thuyết này cho phép có thêm
các lựa chọn bổ sung, ví dụ như quê hương ngữ hệ Tày Thái của Paul Benedict. Giả
thuyết này cũng góp phần làm rõ mối liên hệ địa lý giữa ngữ hệ Tày Thái, Nam Á và
Nam Đảo theo mô hình siêu hệ Austric mà Robert Blust cũng chấp nhận. Đồng thời, nó
cũng giải thích về vị trí và sự phát tán của các ngữ hệ hiện đại. Ngoài ra, giả thuyết này
cũng rất phù hợp với phát hiện khảo cổ về nghề trồng lúa cổ xưa nhất ở mũi phía nam
Châu Á, và góp phần giải thích về các đợt di cư về phía tây của người Mundaic thời tiền
sử đến Ấn Độ cùng với các kỹ thuật trồng lúa của họ. Giả thiết ‘cư dân ở lại’ tại quê
hương của ba ngữ hệ này cũng có thể được kiểm chứng. Chẳng hạn, đặc điểm gien của
những người Orang Asli nói tiếng Nam Á trên Bán đảo Mã Lai cho thấy rằng họ là tổ tiên
của những người nói tiếng Nam Á đã phát tán. Tôi sẽ trình bày chứng cứ cho lập luận này
ở phần sau.

Giả thuyết về người lánh nạn cũng giải thích tại sao những cư dân săn bắn-hái lượm ở
vùng bờ biển Ấn Độ Dương bị cách ly khỏi những phát kiến kỹ thuật của người nói tiếng
Nam Á thời kỳ Đồ đá mới. Từ cuối Kỷ băng hà cho đến khi eo biển Malacca bị tràn cách
đây 8500 năm, quá trình tiến hoá của những kỹ thuật Đồ đá mới diễn ra trên bờ biển phía
đông của lục địa Sunda rộng lớn này. Những kỹ thuật và sáng kiến đó đã mở rộng sang
bờ biển Ấn Độ Dương như thế nào? Và ai là người đã chèo những chiếc thuyền đó? Tôi
sẽ đưa ra giả thiết cho câu trả lời ở những phần sau.


CHƯƠNG V

Quê hương của những người A-gô-nốt.        p . 141

Xét về mặt địa lý, Nam Đảo là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các hệ
ngôn ngữ của Châu Á. Dân cư của hầu hết toàn bộ các đo ở Đông Nam Á và Thái Bình
Dương, và khu vực Madagascar ở Ấn Độ Dương đều nói những thứ tiếng có nguồn gốc
từ hệ ngôn ngữ này. Rất khó nói chính xác là bao nhiêu người đang sử dụng và người ta
đưa ra con số ước đoán là 270 triệu người. Một ngoại lệ duy nhất trong số các đo ở Thái
Bình Dương là New Guinea. Tại New Guinea, chỉ có một bộ phận nhỏ cư dân ven biển
nói tiếng Nam Đảo, còn đại đa số người dân đều không sử dụng hệ ngôn ngữ này.


Các ngôn ngữ Tây Nam Đảo và những mối liên hệ với vùng đất liền Châu Á     p.141




Hệ Nam Đảo hay Mã Lai – Đa Đảo được chia thành hai nhóm ngôn ngữ/địa lý chính:
Nhóm phía tây (hay còn gọi là nhóm Indonesia) bao gồm 200 ngôn ngữ, và nhóm phía
đông (nhóm Oceania) gồm 300 ngôn ngữ. Người ta vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc, quá
trình tiến hoá và sự phân loại của các thứ tiếng này. Hầu hết các ngôn ngữ thuộc nhóm
thứ hai đều có có liên quan đến vị trí tương đối của tiếng Đài Loan, Molucca và
NewGuinea. Tôi đã mô tả tiếng Nam Đảo như là một hệ ngôn ngữ Châu Á vì nó
chính làhệ ngôn ngữ chính của các đảo Đông Nam Á; nhiều nhà tiền sử học, ngôn ngữ học,
nhân chủng học và … tin rằng tiếng Nam Đảo hay tổ tiên của nó có nguồn gốc từ
đất liền. Tuy nhiên, không có bằng chứng trực tiếp nào để chứng minh cho quan
điểm rằng quê hương của Nam Đảo là ở vùng đất liền Châu Á. Ngoài tiếng Champa
ở Việt Nam và Hải Nam, và tiếng Mã Lai được tìm thấy ở phía đuôi bán đảo, người ta
không phát hiện thêm được ngôn ngữ nào thuộc hệ Nam Đảo tại đất liền Châu Á.

Trong tất cả các trường hợp, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng tiếng Mã Lai
hay tiếng Chàm đều là những sản phẩm du nhập gần đây qua đường biển. Mặc dù rất có
thể xảy ra khả năng các ngôn ngữ bị tuyệt diệt hay bị thay thế nhưng thậm
chí những người ngoại đạo cũng rất ngạc nhiên khi không tìm thấy bất cứ một ngôn ngữ nào
ở đất liền để chứng minh rằng lục địa Châu Á là nguồn gốc của hệ ngôn ngữ Nam Đảo.
Mặc dù, xét cho cùng, Châu Á là lục địa gần nhất.

Mặc dù không có sự hiện diện đáng kể ở vùng lục địa Âu-Á nhưng cho đến vài trăm năm
gần đây, các ngôn ngữ Nam Đảo đã được mở rộng với quy mô lớn hơn bất cứ hệ ngôn
ngữ nào từng được biết đến, và đã bao trùm gần nửa quả địa cầu. Do đó, bất cứ giả thuyết
nào về nguồn gốc của hệ ngôn ngữ Nam Đảo phải giải thích cho được tính lưu động của
nó và những mối liên hệ giữa nó với các tiếng nói Châu Á khác, đồng thời phải giải thích
tại sao không có bằng chứng trực tiếp nào về nguồn gốc của hệ ngôn ngữ này ở lục địa.
Các giả thuyết thường thiên theo hai hướng: hướng thứ nhất xem hệ ngôn ngữ Nam Đảo
có nguồn gốc từ một hay nhiều khu vực tại đất liền, còn hướng thứ hai cho rằng nguồn
gốc của nó là ở các đảo Đông Nam Á hoặc ở Đảo Đen.

Tại một cuộc hội thảo chuyên đề về các mối quan hệ qua lại của các ngôn ngữ Châu Á
được tổ chức vào năm 1996, nhà ngôn ngữ học người Hawaii, Lawrence Reid báo cáo về
những cuộc tranh luận về diễn biến hiện tại của nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngôn
ngữ Nam Đảo. Tranh luận của tôi sẽ dựa trên những thông tin trong báo cáo của ông.

Bắt đầu từ phía đông bắc, lâu nay người ta vẫn thường đề cập đến mối liên hệ với tiếng
Nhật Bản. Reid kết luận rằng bằng chứng về mối quan hệ tiếp xúc với tiếng Nhật là rất
đáng tin cậy nhưng đó không phải là mối quan hệ phái sinh thật sự: “Có thể hình dung
rằng những người đi biển hướng chiếc thuyền của họ theo hướng nam và đông từ
Formosa chứ không bao giờ theo hướng bắc để đi đến những hòn đảo mà chỉ cách bờ
biển của họ chỉ vài ngày chèo thuyền.”


Quan điểm của riêng cá nhân Reid cho rằng tiếng Nhật bản thuộc hệ Altaic, giống như dự
đoán của nhà ngôn ngữ học người Mỹ Joseph Greenberg, và rằng bất cứ mối liên hệ nào
giữa tiếng Nhật bản và tiếng Nam Đảo sẽ chỉ có thể mang tính chất tiếp xúc – thông qua
con đường buôn bán. Mối liên hệ với tiếng Nhật có thể đã diễn ra từ rất sớm. Sau đây là
một số bằng chứng ít ỏi được tập hợp lại để ủng hộ cho quan điểm này: những mảnh gốm
Nhật bản từ thời kỳ tiền Jomon được tìm thấy ở Vanuatu có niên đại cách đây khoảng
5000 năm; hồ sơ của Jett về những chiếc ống thổi ở miền nam Nhật bản được cho là có
nguồn gốc từ những thương gia nói tiếng Nam Đảo (xem Chương 2); và có những bình
tro hỏa táng. Nhà khảo cổ học Wilhelm Solheim, người khởi xướng về giả thuyết
Nusantao, đã hùng hồn khẳng định về những nét tương đồng giữa các đồ tạo tác tiền sử
được tìm thấy ở Nhật bản và Đông Nam Á. Ông tin rằng chúng đã được những người đi
thuyền Nusantao chở theo trong quá trình họ thực hiện mạng lưới thông thương trên khắp
các bờ biển ở Châu Á.

Đài Loan chỉ cách Nhật bản một vài ngày chèo thuyền hướng nam và đây là địa điểm mà
nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay cho là quê hương của ngôn ngữ Nam Đảo. Hòn đảo này
không chỉ có những mối liên hệ về ngôn ngữ với Đông Nam Á. Đài Loan là nơi tồn tại ít
nhất ba nhánh chính của hệ ngôn ngữ Nam Đảo và đây là đặc điểm duy nhất chỉ có tại
Đài Loan; ba nhánh này phân biệt với nhau và phân biệt với tất cả các ngôn ngữ khác
thuộc hệ Nam Đảo. Chính vì thế, nhiều nhà khảo cổ học, kể cả Robert Blust, đặt mỗi
nhánh vào một loại riêng biệt. Theo giả thuyết của Blust, ba nhánh này được xếp vào
cùng một nhóm thứ tư bao gồm tất cả các sinh ngữ khác của hệ Nam Đảo có tên gọi là
nhóm Mã Lai – Đa Đảo. Xét theo khía cạnh đó, Đài Loan, với chỉ 15 sinh ngữ Nam Đảo
chiếm ba phần tư các nhánh cổ nhất của toàn bộ hệ Nam Đảo vốn có hàng trăm ngôn ngữ
khác. Vị trí nằm gần Trung Quốc của Đài Loan cũng góp phần hỗ trợ cho quan điểm này.
Và cùng với những lập luận về mặt khảo cổ của Peter Bellwood, chúng tạo thành những
cơ sở chính cho giả thuyết “Nguồn gốc Đài Loan” mà tôi đã đề cập trong Chương 2 và
Chương 4.


Lập luận của Blust có một số sơ hở. Thứ nhất là giả định cho rằng ngôn ngữ Nam Đảo
cần phải có một nguồn gốc trực tiếp từ lục địa Trung Quốc. Như tôi đã đề cập, không có
một bằng chứng đáng tin cậy nào để hỗ trợ cho giả định này. Vấn đề thứ hai, như nhiều
nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra và bản thân Blust cũng thừa nhận, là không có ngôn ngữ nào
thuộc phân hệ thứ tư đồng thời là phân hệ lớn nhất, phân hệ Mã Lai – Đa Đảo
ở ĐàiLoan. Điều này có thể dự kiến được nếu các ngôn ngữ của Phi-lip-pin, trong đó có
nhữngngôn ngữ thuộc nhánh chính Mã Lai – Đa Đảo, lại có nguồn gốc từ Đài Loan.
Trong mộtbài viết khảo cổ học gần đây, các nhà khảo cổ Kwang-Chih Chang và
Ward H.Goodenough chỉ ra rằng mặc dù Đài Loan có thể nằm rất gần với quê hương của
hệ NamĐảo nhưng bằng chứng này không nhất thiết đưa đến kết luận rằng Đài Loan chính
là quêhương của hệ ngôn ngữ nàyNếu không có nguồn gốc trực tiếp nào của nhóm Mã Lai –
Đa Đảo ở Đài Loan thì cũngrất có thể tính đa dạng sâu sắc của các ngôn ngữ Đài Loan
chỉ là do hòn đảo này nằm ởvị trí quá xa và trong tình trạng cách ly lâu dài.

Các nhánh ngôn ngữ Đài Loan sau đó trởthành những vết tích ngoại vi. Nếu điều này đúng
như thực tế đã xảy ra thì toàn bộ hệngôn ngữ Nam Đảo và sự phát tán của nó phi xảy ra sớm
hơn và điều này nhất quán vớibằng chứng khảo cổ được trình bày trong
Chương 2 và Chương 3 về niên đại của cáchành trình trên biển ở Đông Nam Á và
Thái Bình Dương. Lawrence Reid phân tích về quan điểm của Paul Benedict nêu lên năm
1942 về mối liên hệ giữa ngôn ngữ Tai-Kadai và Nam Đảo như là một siêu hệ giữa tiếng
 Nam Đảo vàtiếng Thái. Một lần nữa, ông lại đi đến kết luận là những mối liên hệ này là có thực
nhưng chủ yếu là do sự vay mượn về mặt ngôn ngữ chứ không phải là mối quan hệ phái
sinh thực sự. Như đã trình bày, Bellwood vẫn ủng hộ mối liên hệ này mặc dù Blust lại
thiên về mối liên quan với tiếng Austro.

Một mối liên hệ khác giữa ngôn ngữ Nam Đảo với vùng bờ biển nam Trung Hoa là giả
thiết tiếng Hán – Nam Đảo. Giả thuyết này được đưa ra đầu tiên vào năm 1942, cùng lúc
với giả thiết ngôn ngữ Austro-Thái. Theo lời của Reid, “để cho giả thuyết này được các
nhà ngôn ngữ học lưu tâm đến cũng đã là khó khăn.” Và tôi cũng nhận thấy như thế tại
một cuộc hội thảo gần đây ngôn ngữ và văn hoá Việt (Yue) mà tôi được mời tham dự ở
Hồng Kông. Quan điểm không chính thống về tiếng Hán – Nam Đảo gần như đã dẫn đến
một sự rối loạn. Laurent Sagart, nhà ngôn ngữ học nổi danh của Pháp, trình bày

bằngchứng mà ông đã nghiên cứu rất công phu về mối quan hệ phái sinh giữa ngôn ngữ Nam
Đảo và tiếng Hán. Các nhà ngôn ngữ học truyền thống của Trung Quốc lại kịch liệt phản
đối mối liên hệ này của ngôn ngữ Hán. Vị chủ toạ hội thảo phải cho dừng cuộc tranh luận
và vội vã đề nghị chuyển sang bài viết của tôi. Đặt sang một bên những chi tiết về bằng
chứng về mặt kết cấu, một trong những cản trở cũng tương tự như đối với mối liên hệ
giữa ngôn ngữ Nam Đảo và tiếng Thái, đó là: tiế Hán đơn âm và có âm điệu cao thấp,
còn tiếng Nam Đảo lại là đa âm tiết, âm điệu đều hoặc không theo thang âm nào nhất
định.


Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết về nguồn gốc lục địa không trả lời câu hỏi: liệu ngôn ngữ
Nam Đảo nguyên thuỷ, hay thậm chí là “ngôn ngữ tiền Nam Đo” có thực sự hình thành ở
lục  địa  hay  không?  Nếu  giả  thuyết  nguồn  gốc  ngôn  ngữ  Mã  Lai  –  Đa  Đảo  đến
 từ  ĐàiLoan có điểm nghi vấn thì giả thuyết về nguồn gốc lục địa của ngôn ngữ Nam Đảo lại
càng dễ lung lay hơn. Tôi sẽ nhanh chóng trở lại vấn đề này.  Đầu tiên là còn những khu
vực nào khác nằm dọc bờ biển nam Trung Hoa có mối liên hệ với ngôn ngữ Nam Đảo?

Hiện tại, hệ Nam Á được coi là hệ ngôn ngữ trên lục địa Châu Á có nhiều khả năng có
mối liên quan với ngôn ngữ Nam Đảo. Tuy nhiên, nhà ngôn ngữ học người Hawaii, ông
Robert Blust, chỉ ra rằng nếu c hai hệ ngôn ngữ này đều có chung một nguồn gốc tại lục
địa thì sẽ đặt ra một số vấn đề. Như tôi đã lập luận ở trên, dù có suy diễn thế nào đi chăng
nữa thì vùng đất dưới chân núi Himalaya cũng khó có thể có mối liên hệ nào đó với Đài
Loan hay bất cứ khu vực nào được xác minh là của người Nam Đảo cổ xưa. Sự tồn tại
song song của c hai ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo nằm ở bán đảo Mã Lai (ni mà tiếng
Mã  Lai  được  sử  dụng  cùng  với  ngôn  ngữ  Nam  á)  và  tại  Việt  Nam  (ni  mà  tiếng
Chămđược bao quanh bởi những ngôn ngữ Nam á). Tiếng Mã Lai và tiếng Chăm đều được coi
là du nhập vào những quốc gia này vào thời kỳ sau, như tôi đã trình bày (xem Chương 3
và 4). Vì thế, đây không phải là những vị trí đáng tin cậy để phân tách hệ ngôn ngữ.


Ngoài biển khi hay trên đất liền?                           p. 144


Tuy  nhiên,  nhà  nghiên  cứu  ngôn  ngữ  Nam  Đảo  sinh  sống  ở  Australia,  ông
AlexanderrAdelaar, đã phát hiện ra có một mối liên hệ thú vị giữa ngôn ngữ Land Dyak
 (Nam Đảo)được sử dụng ở vùng nội địa phía tây của Borneo và nhóm ngôn ngữ trung tâm
 Nam Á- Aslian tại vùng rừng rậm của Bán đảo Mã Lai. Khi ông so sánh những ngôn ngữ này,
ông tìm thấy bằng chứng về sự kết hợp và sự chia sẻ về mặt cấu trúc của từ vựng. Phát hiện
này thực sự gây ngạc nhiên lớn. Ngược lại hoàn toàn với ngôn ngữ Nam Đảo, ngôn ngữ
Nam  Á  không  hề  được  sử  dụng  ngoài  phạm  vi  lục  địa  Châu  Á,  ngoại  trừ  đảo
Nicobarthuộc Ấn Độ Dương. Ví dụ duy nhất về ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ Nam
Á đối vớingôn ngữ Nam Đảo ở đo là sự vay mượn từ vựng Nam Á trong tiếng Achin ở
 mũi phíabắc đo Sumatra. Adelaar cho rằng, “nếu đã có một sự tiếp xúc thì chắc chắn nó
phải xảyra cách đây rất lâu; bởi vì, theo tôi được biết, không hề có bằng chứng nào về sự
tiếp xúcđó trong thời lịch sử.” Mối liên hệ quan trọng về mặt cấu trúc với các ngôn ngữ ở
lục địamà ông mô tả cũng được tìm thấy ở các ngôn ngữ được sử dụng trên đo Borneo.

Ngoàira, tiếng Punan thuộc vùng Borneo cũng có chung một số từ vựng với tiếng Land Dyak
và Aslian. Tuy nhiên, như Adelaar đã chỉ ra, những mối liên hệ này mang tính chất tiếp
xúc và vay mượn chứ không phải là quan hệ phái sinh. Phát hiện của ông không và cũng
không thể chứng minh cho mối quan hệ phái sinh này. Thay vào đó, nó cung cấp những
bằng chứng để ủng hộ quan điểm của Solheim về vị trí địa lý diễn ra sự phân tách giữa
ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo. Những mối liên hệ này dường như đặt các ngôn ngữ Nam
Á bản địa thời tiền sử ra ngoài vùng đất liền và nằm trong khu vực Bornean thuộc lục địa
Sunda gần kề với các ngôn ngữ Nam Đảo.

Những phát hiện của Adelaar không chỉ mở rộng khu vực quê hương ven biển giả định
của ngôn ngữ Nam Á về phía nam mà còn hỗ trợ bằng chứng cho giả thuyết về sự phân
chia  “dòng  Austric”  thành  hai  hệ  Nam  Đảo  và  Nam  Á  tại  một  vị  trí  gần  Tây  Borneo.
Chúng ta thậm chí còn có cơ sở tự nhiên sẵn có về sự phân chia này: mực nước biển dâng
lên  và  chia  tách  Borneo  khỏi  vùng  bờ  biển  phía  đông  của  vùng  đất  liền  Đông  Nam  Á
cách đây khoảng 10000 năm (Xem Hình 13 trong Chương … và Hình 20 trong Chương
4). Adelaar cho rằng mối liên hệ giữa … là kết quả của sự di chuyển của ngôn ngữ. Điều
này có thể đã xảy ra với người nói tiếng Aslian ở Borneo di cư về Land Dyak, hoặc như
ông nói, “rất có thể đã từng có một ngôn ngữ thứ ba (chưa được biết đến và đã biến mất)
được sử dụng ở Borneo và trên Bán đảo Mã Lai; những người sử dụng ngôn ngữ này ở
Borneo đã di chuyển đến Land Dyak còn những người sử dụng nó ở Bán đảo Mã Lai thì
đi đến Aslian.”

Một công trình khác của Ađeelar về tính đa dạng phức tạp của các ngôn
ngữ Borneo có thể góp phần giải quyết những bất đồng về sự mở rộng của ngôn ngữ Nam
Đảo trong và ngoài phạm vi các đảo Đông Nam Á. Tôi sẽ bàn về vấn này ở phần sau.
Những mối quan hệ phái sinh giữa tiếng Nam Đảo và các hệ ngôn ngữ khác của Đông Á
là chủ đề mà hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nam Đảo đều xem xét. Tuy nhiên,
một số nhà ngôn ngữ lại cho rằng có những mối liên hệ phái sinh giữa các ngôn ngữ Nam
Đảo và các ngôn ngữ thuộc dòng Ấn Độ và Mesopotamia. Quan điểm này lần đầu tiên
được đưa ra vào đầu thế kỷ 20 và không hề bị quên lãng. Và trong một công trình tái tạo
ngôn ngữ nguyên thuỷ gần đây, Iren Hegedus đã coi Nam Đảo là một trong những thành
viên đầu tiên thuộc cây tiến hoá của hệ Nostratic Âu Á (Xem Chương 4).

Gần đây, nhà ngôn ngữ học Paul Manansala đã tuyên bố về mối liên hệ giữa các ngôn
ngữ Nam Á và Nam Đảo, giữa tiếng Phạn và tiếng Sumeria. Lập luận của ông dựa trên
những tương đồng về mặt cấu trúc, ví dụ như các tiếng nói này đều có chung đặc điểm
chắp dính; và ông đã công bố trên internet những danh sách dài về các từ đồng âm.
 Kho từ vựng chung mà ông cho là của tiếng Phạn và các ngôn ngữ Nam Đảo còn mở rộng ra
tận Thái Bình Dương và đông Đa Đảo, vượt ra ngoài phạm vi khu vực được coi là vùng
ảnh hưởng gần đây của ngành Ấn Độ (thuộc hệ Ấn-Âu) tại các đảo Đông Nam Á. Theo
như tôi được biết, các nhà ngôn ngữ khác chưa xem xét hay công nhận những mối liên hệ
này. Những lập luận lôgíc để chống lại quan điểm cho rằng tiếng Sumeria hay tiếng Phạn
là nguồn gốc của ngôn ngữ Nam Đảo thậm chí còn mạnh mẽ hơn những lập luận bo vệ
những mối liên hệ ở phía đông.

Những từ ngữ thuộc hệ Nam Đảo du nhập đến phương tây trong quá khứ được biết đến
nhiều nhất cũng chính là những từ ngữ thông dụng nhất, ví dụ như cây chanh và cây quế.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nam Đảo, ông Waruno Mahdi, đã nghiên cứu nguồn gốc Ấn
Độ  của  những  từ  ngữ  liên  quan  đến  cây  đinh  hương  và  cây  long  não.  Tuy  nhiên,  nếu
những  từ  ngữ  này  và  những  từ  ngữ  chung  mà  Manansala  đã  liệt  kê  được  xem  như  là
những vay mượn thuần tuý thì chúng cũng đã góp phần hoàn tất dây chuyền tiếp xúc và
vay mượn ngôn ngữ Nam Đảo tri dài từ Nhật bản vòng quanh bờ biển Châu Á và đi đến
nơi khai sinh ra nền văn minh Tây phương.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà ngôn ngữ học vẫn tin rằng nguồn gốc của ngôn ngữ Nam
Đảo trùng với nguồn gốc của tiếng Nam Á và đó có thể là nguồn gốc giả thuyết của dòng
Austric, dù chi tiết của những mối liên hệ đề xuất này có như thế nào đi chăng nữa. Ví
dụ, người ủng hộ giả thuyết Austric (ví dụ như Robert Blust) có thể không chấp nhận giả
thuyết “Austro-Thái” của Paul Benedict nhưng vẫn có thể đồng ý với những bằng chứng
về mối quan hệ tiếp xúc giữa ngôn ngữ Nam Đảo và tiếng Tai-Kadai. Điều này có thể ẩn
chứa một phần của câu trả lời cho câu hỏi hắc búa này. Những mối liên hệ giữa ngôn ngữ
Nam Đảo và các hệ Á-Âu đa dạng và độc lập đến nỗi tất cả các ngôn ngữ không thể cùng
liên quan đến nhau. Tuy nhiên, không ai có thể ủng hộ mối quan hệ có tính phái sinh rõ
ràng với bất cứ một ngôn ngữ nào trong số đó. Nếu tất cả các mối quan hệ đều có cơ sở,
chúng ta sẽ xem xét những dạng thức khác của quan hệ ngôn ngữ. Đó có thể là những
mối tiếp xúc của trao đổi thông thương, dẫn đến sự trao đổi về quan điểm và vay mượn
ngôn ngữ.

Tất  cả  mọi  người  đều  đồng  ý  rằng  những  người  đi  biển  nói  tiếng  Nam  Đảo  là
 nhữngngười  xê  dịch  nhiều  nhất  trong  thế  giới  tiền  Colômbô.  Trong  Chương  2,  tôi
 đã  mô  tả mạng lưới thông thương đường biển Nusantao theo giả thuyết của Wilhelm
Solheim và bằng chứng về sự trao đổi buôn bán xuyên đại Dương giữa Thái Lan và Ấn Độ
 bắt đầu từ thời kỳ Đồ đá mới. Quá trình tiếp xúc đó được khẳng định qua những bằng
chứng về mặt ngôn ngữ của những người Phê-ni-xi thời kỳ Đồ đá mới nói tiếng Nam Đảo
. Như tôi đãtrình  bày,  những  người  Nam  Đảo  đi  biển  và  truyền  bá  tín  ngưỡng,
ma  thuật,  những  ýtưởng về các thiên thần và vưng quyền có thể đã thiết lập mối cộng tác
với những ngườinói tiếng Nam Á ở lục địa, những người có kiến thức thực tiễn về kỹ thuật
và trồng trọtngũ cốc.
Nếu phần lớn các mối liên hệ giữa hệ Nam Đảo và các ngôn ngữ khác ở lục địa Châu Á
là kết quả của thông thương buôn bán thì quan điểm về nguồn gốc ngôn ngữ Nam Đảo ở
lục địa cũng mất dần cơ sở. Nếu sự phân chia giữa hệ Nam Á và Nam Đảo xảy ra tại một
nơi  nào đó giữa  Mã Lai  và Borneo trên  bờ biển  Sunda  vào thời  kỳ Kỷ Băng  hà thì  sự

phân nhánh của cây ngôn ngữ Nam Đảo sẽ thay đổi bởi chiều sâu thời gian của quá trình
tiến hoá của ngôn ngữ Mã Lai – Nam Đảo hoặc ngôn ngữ không thuộc nhánh Đài Loan
sẽ lớn hơn rất nhiều


 Quê hương ở bao xa về phía tây?   p. 147



Trước khi tôi bàn luận đích xác về nơi mà tôi cho là quê hương của ngôn ngữ Nam Đảo,
tôi muốn tóm tắt những giả thuyết chủ yếu về vấn đề này cho đến thời điểm hiện nay.
Như tôi đã trình bày, các giả thuyết này được chia làm hai loại: nguồn gốc lục
địa vànguồn gốc biển khi (xem Hình 12). Những giả thuyết về nguồn gốc lục địa bao
 gồm giảthuyết Austro-Thái của Paul Benedict cho rằng quê hương của ngôn ngữ Nam 
Đảo nằm ởđâu đó gần đảo Hải Nam; và giả thuyết Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-pin 
của Robert Blust. Giả thuyết về nguồn gốc biển khi cho rằng ngôn ngữ này có nguồn gốc
 ở “gần Oceania” (Đảo Đen) hoặc các đảo Đông Nam Á. Hai bài viết gần đây (tác giả giấu tên)
cho rằng bằng chứng về nguồn gốc ngôn ngữ Nam Đảo “ngày càng thiên về khu vực
Indonesia và New Guinea”. Còn Patrick Kirch và Peter Bellwood đưa ra những lập luận
về mặt khảo cổ và ngôn ngữ để chứng minh rằng nguồn gốc của ngôn ngữ này nằm về
phía tây.

Một phương pháp ngôn ngữ quan trọng để trả lời câu hỏi nguồn gốc của ngôn ngữ Nam

Đảo ở bao xa về phía tây là nghiên cứu việc sử dụng các từ ngữ mô tả động vật có vú và
loài thú có túi. Bằng việc sử dụng cách thức này, các nhà ngôn ngữ học dường như đang
lặp lại phương pháp của Alfred Russel Wallace, nhà tự nhiên học vĩ đại của thế kỷ 19 và
là đồng tác gi, cùng với Charles Darwin, của thuyết chọn lọc tự nhiên. Wallace đưa ra
một đường kẻ phân tách hệ thực vật và động vật phương Đông của Cựu Thế giới, đặc biệt
là các động vật có vú, khỏi hệ thực vật và động vật của Nam Á với đặc trưng là thú có túi
chứ không phải là động vật có vú. Đường kẻ này (Hình 23) đi từ phía nam đến đông bắc
giữa Bali và Lombok, giữa Borneo và Sulawesi, và cuối cùng đổi hẳn sang hướng đông
bắc khi đến phía dưới Phi-lip-pin. Nó phân định một vùng nước chia cách lục địa Sunda
và các đảo ở phía đông, vùng nước này không hề khô cạn vào thời kỳ đỉnh điểm của Kỷ
Băng hà. Các hòn đảo Maluku và Tiểu Sunda nằm giữa Đường kẻ Wallace và New
Guinea đôi khi vẫn được gọi là đo “Wallacia” để dễ phân biệt với các lục địa trũng của
Sundaland ở phía tây và Sahulland (Australia/New Guinea) ở phía đông. Phần lớn các
động vật có vú ở Cựu Thế giới chưa bao giờ vượt qua được vùng phân cách này. Đường
kẻ của Wallace không hoàn toàn cắt đứt đường di chuyển của động vật. Nó đã được sửa
đổi vài lần và trùng một số đoạn với các đường kẻ khác. Ví dụ, Đường kẻ của Thomas
Huxley, đi từ vùng phía bắc đến phía tây Phi-lip-pin (không bao gồm Palawan) được
nhiều nhà địa lý động vật xem là một kết hợp hoàn hảo hơn.

Hình 23: Đường kẻ địa lý sinh học của Wallace, Huxley và Weber. Ban đầu, các đường

kẻ này được dùng để chỉ ra những cản trở tương đối đối với sự di chuyển trên đại dương
giữa Đông Nam Á (Sundaland) và Australia/New Guinea (Sahulland) của các loài động
và thực vật. Chúng không chỉ ra những cản trở đối với đợt xâm nhập đầu tiên của giới
động thực vật vào Australia trong Kỷ Băng hà (xem đường nét liền màu đen). Tuy nhiên,
những đường kẻ này đã được sử dụng để suy đoán về các đợt di cư của con người thời kỳ
hậu sông băng. Đường kẻ của Weber có thể mô tả nguồn gốc phía tây của hệ ngôn ngữ
Nam Đảo trong Kỷ Băng hà.

Blust đã tái tạo một số từ ngữ thuộc hệ Nam Đảo nguyên thuỷ dùng để chỉ loài động vật

có vú, ví dụ như con tê tê, khỉ, và loài nhai lại. Bellwood lập luận rằng nguồn gốc ngôn
ngữ Nam Đảo phải nằm ở phía tây (nghĩa là ở Đài Loan hoặc ở Sundaland) vì ông cho
rằng các loài hữu nhũ không được tìm thấy ở phía tây của Đường kẻ Huxley. Đường kẻ
ban đầu của Wallace có thể thích hợp hơn với lập luận này bởi trong trường hợp này, tất
cả các động vật đó cũng được tìm thấy ở Phi-lip-pin. Nếu theo “lôgíc thực vật” của
Bellwood thì Phi-lip-pin cũng được coi là một khả năng về nguồn gốc của hệ ngôn ngữ
Nam Đảo. Nhà ngôn ngữ học người Đức, Bernd Nothofer sử dụng kiểu lập luận tương tự
như Blust nhưng theo một hướng ngược lại: ông đặt nguồn gốc của nhóm “Palaeo-


Hesperonesian” (sẽ trình bày sau) ở Sulawesi ở phía bên kia của đường kẻ. Ông chỉ ra

rằng khu vực xa nhất về phía tây mà loài cáo có túi sinh sống là Sulawesi nhưng những từ
cùng gốc về loài vật này lại được tìm thấy trong tất cả các ngôn ngữ cổ thuộc nhóm
Palaeo-Hesperonesian nằm xa hơn về phía tây tại các hòn đảo Mentawai ngoài khi
Sumatra dùng để chỉ con tê tê Châu Á hoặc loài thú ăn kiến có vảy, một động vật có vú
nhỏ. Do đó, phương pháp sử dụng tên động vật để định vị sự phân chia ngôn ngữ có thể
đặt quê hương của hệ ngôn ngữ Nam Đảo tại bất cứ nơi đâu từ Sulawesi cho đến lục địa
Châu Á.


Ngoài Huxley còn có nhiều nhà ngôn ngữ khác cố gắng phát triển phương pháp của

Wallace. Đường Weber được đưa ra để phác hoạ khu vực tồn tại cân bằng các loài thực
vật của c Nam Á và Phương Đông. Đường kẻ này đưa Sulawesi và phần lớn khu vực
Tiểu Sunda vào phạm vi của Cựu Thế giới nhưng loại trừ Moluccas (Xem Hình 23). Phân
bố thực vật theo Đường kẻ Weber có hơi khác; Đường kẻ Weber đi theo đường kẻ
Wallace về hướng bắc nhưng sau đó bao gồm cả khu vực Tiểu Sunda, Nusa Tenggara và
Java về phía nam của quần đo. Tại vị trí phía đông Indonesia, cả hai đường kẻ đều không
thể hiện được một ranh giới đường biển tuyệt đối đối với động vật có vú ở bờ phía tây và
loài thú có túi ở bờ phía đông. Nếu tồn tại một ranh giới thì một số loài động và thực vật
vẫn có thể vượt qua được. Khả năng di chuyển dễ dàng hơn này được quyết định bởi
khoảng cách giữa các hòn đảo hơn là bởi độ sâu của vùng biển nằm giữa.



Tuy nhiên, đường thực vật của Weber đã mô tả giới hạn phía tây của các ngôn ngữ tây

Nam Đảo (và một cách ngẫu nhiên, nó cũng mô tả sự phân bố của ống thổi ở Đông Nam
Á). Toàn bộ nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo phía tây được gộp lại với khu vực Tiểu
Sunda. Do vậy, có thể có sự tương đồng giữa sự mở rộng của hệ thực vật và động vật
Phương Đông qua các khoảng cách nhỏ giữa các đảo với những ranh giới của các cộng
đồng miền biển nguyên thuỷ nói tiếng Nam Đảo (giả thuyết) ở Sundaland. Nói một cách
đơn giản, chắc chắn là vào một thời kỳ nào đó trong Kỷ Băng hà, những kỹ thuật đi biển
của các cư dân này đã phát triển đủ để giúp họ thường xuyên có những hành trình ngắn
trên biển từ Java đến Borneo (lúc đó là một phần của Sundaland) qua Biển Celebes đến
vùng Tiểu Sunda, Sulawesi và Phi-lip-pin. 

Nhà khảo cổ học và chuyên gia đi biển Geoffrey Irwin đã có nghiên cứu sâu rộng về các
 tuyến đường di cư và tầm nhìn giữa cácđảo trong khu vực. Trước tiên, ông chỉ ra rằng 
những người đi biển Kỷ Băng hà cách đâyhơn 50000 năm hoàn toàn có khả năng 
vượt qua những khoảng cách đó. Thứ hai, đối với họ, Tiểu Sunda và Sulawesi là hai
 chặng đường cần thiết đầu tiên cho các hành trình đi qua hai đảo để đến tây nam 
Thái Bình Dương. Tuyến hành trình Tiểu Sunda, có nhiều chặng hơn nhưng với chiều
 dài ngắn hơn, dẫn đến Australia và vùng biển phía nam NewGuinea, còn tuyến 
Sulawesi đi đến Oceania và tây nam Thái Bình Dương. Nếu giả thuyết
này đúng, thì vùng đất quê hương cổ xưa của các ngôn ngữ tây Nam Đảo tại các đảo
Đông Nam Á có thể có thể đã có từ thời Kỷ Băng hà.



Một vài nhà khảo cổ học và ít nhất là một nhà ngôn ngữ học đã dựa trên cơ sở này để lập

luận rằng quê hương của hệ ngôn ngữ Nam Đảo có thể là từ đó. Ví dụ, nhà khảo cổ học
Wilhelm Solheim và William Meacham cho rằng cần phải mở rộng khu vực ngôn
ngữ/văn hoá Sundaland cổ về phía đông tới các ranh giới của Đường Weber để bao gồm
cả khu vực Tiểu Sunda, Sulawesi và Phi-lip-pin. Theo giả thuyết của Meacham, nguồn gốc
của hệ ngôn ngữ này nằm ở đâu đó trong khu vực tam giác rộng lớn bao gồm Đài
Loan, Sumatra và Timor, nơi tìm thấy các ngôn ngữ Mã Lai – Nam Đảo cổ nhất (một
cách ngẫu nhiên, tam giác này cũng trùng với sự phân bố ống thổi – xem Chương 2).
Meacham tin rằng xuất phát đúng từ nguồn gốc này, ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thuỷ đã
tiến hoá từ tính chất đa dạng ban đầu thành ngôn ngữ Mã Lai – Nam Đảo nguyên thủy
thống nhất hơn.


Solheim lại thực hiện sự tái tạo về mặt khảo cổ về các cư dân của mạng lưới thông

thương trên biển Nusantao với đặc trưng là văn hoá xê dịch có niên đại từ trước năm
5000 trước CN, tức là ngay sau cơn đại hồng thủy thứ ba. Solheim đã cẩn thận phân biệt
nền văn hoá này với những ngôn ngữ mà các cư dân có thể đã sử dụng hoặc các đặc điểm
chủng tộc của họ. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng “vào một lúc nào đó, đại đa số những
cư dân của nền văn hoá này có thể đã nói tiếng Mã Lai – Nam Đảo… Nusantao chắc
chắn có liên quan trực tiếp đến sự mở rộng của ngôn ngữ Mã Lai – Nam Đảo.” Solheim
cho rằng nguồn gốc văn hoá của họ cũng nằm trong cùng một khu vực xung quanh miền
đông Borneo, nơi gần đây đã phát hiện đá vỏ chai 6000 năm tuổi trên Quần đảo
Admiralty (Xem Chương 3).

Trên cơ sở công trình khảo cổ của Bellwood, một số nhà ngôn ngữ học hiện đại ủng hộ
giả thuyết nguồn gốc Đài Loan của hệ Nam Đảo và cho rằng các nhánh đầu tiên của cây
ngôn ngữ Nam Đảo có niên đại muộn hơn. Với lập luận này, họ phải bác bỏ hoặc phớt lờ
những ngày tháng lấy từ “bảng niên đại ngôn ngữ” mà họ đã công nhận và cổ vũ trong
thập niên 70. Theo những ngày tháng này, sự phát tán của ngôn ngữ tây Nam Đảo diễn ra
vào thời kỳ mà Solheim ước đoán về người Nusantao nguyên thuỷ ở Indonesia. Những
bằng chứng di truyền làm cơ sở cho một niên đại cổ xưa hơn được cung cấp trong
Chương 6 và 7.

Lục địa chìm Sundaland       p.  151


Dựa trên giả định cho rằng nguồn gốc của ngôn ngữ Nam Đảo nằm ở đâu đó trên bờ biển
phía đông của Sundaland thời Kỷ Băng hà, tôi sẽ tái tạo trình tự các sự kiện khi nước
biển dâng lên và chia đôi lục địa này. Thay vì cố đi tìm một vị trí chính xác về quê hương
của tiếng Nam Đảo tại Sundaland, tôi sẽ đi theo quan điểm mang tính tổng thể hơn của
Johanna Nichols cho rằng sự mở rộng của các nền văn hoá ở vành đai Thái Bình Dương
thời Kỷ Băng Hà là nguồn gốc duyên hải của các hệ ngôn ngữ Châu Á thời kỳ Đồ đá
mới. Trong Kỷ Băng hà, lục địa Sundaland bao gồm ba vùng duyên hải miền đông nằm
bao quanh đảo Borneo trước đây từng được nối với đất liền (xem Hình 13 trong Chương
3 và Hình 20 trong Chương 4). Bản đồ ngôn ngữ đa dạng và phức tạp của Borneo là mấu
chốt của quan điểm về sự phát triển của ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo ở phía tây. Nhà ngôn
ngữ học Alexander Adelaar gọi đó là một ngã tư đường. Bờ biển đầu tiên trong số những
bờ biển này của Sundaland hiện nay chính là bờ biển phía bắc và tây bắc Borneo. Khu
vực này đã bị nhấn chìm vào Biển Nam Trung Hoa sau khi Kỷ Băng hà kết thúc và bị
mất nhiều đất hơn bất cứ vùng nào khác trên lục địa Sundaland. Khu vực thứ hai là bờ
biển dốc phía đông bắc của Borneo hầu như không mất đất trong thời kỳ hậu sông băng. 


Vùng bờ biển Sundaland thứ ba hiện là bờ biển phía nam và tây nam của Borneo và bờ
biển phía bắc của Java; vùng bờ biển này cũng mất rất nhiều đất khi nước biển dâng lên.
Trước hết, hãy nói về bờ biển tây bắc của Borneo. Trong Kỷ Băng hà, khi Biển Nam
Trung Hoa vẫn còn là một vùng đất liền khô cạn, một con sông chảy theo hướng đông
bắc phía dưới Đảo Natuna và song song với bờ biển Sarawak hiện tại, ‘dẫn nước vào
thung lũng Bắc Sunda’. Khi nước biển dâng cao và tách Borneo khỏi Mã Lai, cửa phía
tây của con sông dần dần rút về phía tây nam và đi vòng qua mũi phía tây của Borneo và
kết thúc tại sông Kapuas hiện đang đổ ra phía dưới Pontianak ở tây Kalimantan, thuộc
khu vực Borneo ngày nay của Indonesia. Phần còn lại của bờ biển tây bắc Borneo rút
nước vào sông Lupar; cửa của con sông này dần dần lùi về gần khu vực Kuching ở
Sarawak trên bờ biển phía bắc của Borneo. 

Gần đây, Adelaar lập luận rằng quê hươngcủa phân nhóm lớn Mã Lai thuộc nhánh tây
 Mã Lai-Nam Đảo ở vùng phía tây Borneoũng rút nước vào hai con sông này. 
Những đại diện còn sót lại của những cư dân thuộcnhóm ngôn ngữ Mã Lai bao 
 gồm người Iban săn đầu nổi tiếng hay còn gọi là ngườiDyak-Biển, người Kendayan
 và người Salako. Vì thế, không đúng như giả thuyết của Robert Blust, các ngôn ngữ
 Mã Lai không phải nằm ở chặng cuối cùng của con đườngdài từ Đài Loan qua 
Phi-lip-pin và sau đó đi về phía tây đến Borneo. Thay vào đó, chúng
có thể đã tiến hoá “ngay tại quê hương” của mình tại các khu vực mà chúng được phân
bố hiện nay ở Bán đảo Mã Lai, Sumatra, tây Java và tây Borneo (xem Hình 20 trong
Chương 4). Adelaar lập luận về những cơ sở ngôn ngữ cho quan điểm về quê hương của
tiếng Mã Lai ở tây Borneo.


Hình 24: Bờ biển rút xuống thời kỳ hậu sông băng và tình hình phân bố của hệ ngôn ngữ

Tây Nam Đo: một suy đoán. Phân bố của các ngôn ngữ thuộc nhánh “Hesperonesian”
theo quan điểm của Bernd Nothofer tương ứng với hai khu vực dẫn nước phía bắc và phía
nam của hai hệ thống sông băng khổng lồ ở Sundaland. Ngày nay, chúng là hai cụm có
liên quan đến nhau, Mã Lai – Champa ở phía Bắc và Java-Bali-Sasak-Barito về phía nam.
Hai cụm này có lượng dân cư lớn nhưng số ngôn ngữ được sử dụng lại không nhiều.
Ngược lại, các ngôn ngữ Palaeo-Hesperonesian được tìm thấy trên các các bờ biển dốc
xung quanh vùng ngoại vi thì lại rất đa dạng nhưng ít người sử dụng (các sông Kỷ Băng
hà phỏng theo Morley và Frenley (1987), (ghi chú 72 ở Chương 3).



Một vài bằng chứng gián tiếp về nguồn gốc cổ xưa của nhóm ngôn ngữ Mã Lai đến từ
các ngôn ngữ Mã Lai bản địa được sử dụng bởi các nhóm cư dân miền biển sống tại các
đảo từ Singapo, Eo biển Malacca, bờ biển phía tây của Bán đảo Mã Lai cho đến các đảo
Mokens và Moklens ngoài khi bờ biển Miến Điện. Những người đi biển trên đo này là
dấu vết còn lại của mạng lưới thông thương trên biển thời tiền sử theo tìm hiểu của
Solhelm Wilheim. Những cư dân này không chỉ rất đa dạng về bản sắc và ngôn ngữ mà
còn lưu giữ những bằng chứng về quá trình tiếp xúc thời tiền sử với các ngôn ngữ Aslian
thuộc hệ Nam Á mà Adelaar đã xác định cho người Land Dyaks sống ở phía tây Borneo
và ở thượng nguồn con sông Kapuas. Một số đặc tính “Aslian” mà ông mô tả cũng được
tìm thấy ở Sumatra và trong các tiếng nói Mã Lai bản địa được sử dụng ở Bán đảo Mã
Lai và ở các đảo nhỏ thuộc khu vực Eo biển Malacca, từ đo Riau ngoài khi Singapo đến
đo Phuket ở Thái Lan. Việc xác định niên đại ngôn ngữ của các đợt phân chia và di
 chuyển của các tiếng Mã Lai ở tây Indonesia và lên tận Thái Lan rất khó đưa ra con số 
chính xác vì những lý do mà tôiđã trình bày về niên đại ngôn ngữ học. 

Tuy nhiên, có hai  bằng chứng có thể giới hạnđược niên đại sớm nhất mà các ngôn ngữ
 Mã Lai và bắc Borneo di chuyển đến Sumatravà bờ phía tây của Bán đảo Mã Lai. 
Như tôi đã đề cập ở các Chương 3 và 4, hai bằngchứng đó là: sự hình thành Eo biển
 Malacca vào thiên niên 
kỷ thứ bảy tr.CN và sau đó làquá trình khai khẩn đất rừng xung quanh Hồ Toba ở bắc 
Sumatra diễn ra ngay sau đó, tứclà cách đây khoảng 8000 năm. Nguồn gốc cổ xưa hơn
 của ngôn ngữ Mã Lai trên bờ biểnphía tây của Borneo cũng thích ứng hơn với hồ sơ 
khảo cổ về người Chămpa và tổ tiên(giả thiết) của họ là người Sa Huỳnh ở miền trung
 Việt Nam. Tiếng Chàm thường đượcxem là một nhánh con của ngôn ngữ Mã Lai và là 
nhóm mẹ của tiếng Achine ở mũi phíabắc Sumatra. Các nhóm này đã có mặt tại 
Việt Nam với thời gian lâu hơn so với quy địnhtrong giả thuyết về nguồn gốc Đài Loan 
của hệ Nam Đảo.


Các ngôn ngữ Mã Lai có thể đã có ảnh hưởng xa hơn về phía đông. Lawrence Reid đã
phát hiện ra những điểm cách tân giống nhau giữa ngôn ngữ Mã Lai – Java và nhóm
ngôn ngữ ở miền trung Phi-lip-pin. Nếu tiếng Mã Lai xuất phát từ phía tây Borneo thì
những mối liên hệ này có thể cho thấy một quá trình di cư ngôn ngữ theo hướng đông bắc
dọc bờ biển Mã Lai, hoặc đơn giản hơn là một nguồn gốc cổ xưa chung trên bờ biển phía
đông của Sundaland.



Xa hơn về phía tây, dọc bờ biển phía bắc Borneo từ sông Lupar, là hai con sông khác gắn
liền với hai nhóm ngôn ngữ Nam Đảo bản địa – tiếng Rejang và Baram. Hai con sông
này rút nước của hai phần ba khu vực Sarawak. Nhóm Rejang-Baram ở đây có gồm có 10
tiếng nói được sử dụng bởi các tộc người như người Tutong, Punan, và người Berawan.
Chúng đã hấp thu một số đặc điểm của các ngôn ngữ Mã Lai láng giềng. Người Berawan
có những truyện kể rùng rợn nhất bằng tiếng Mã Lai-Nam Đảo về huyền thoại của hành
trình qua biển của các linh hồn để đi đến vùng đất của người chết. Trong truyện kể của
họ, linh hồn phi xuôi dòng sông Baram để đến Sông “Apek” rộng lớn nhưng vô hình nằm
ở đâu đó trong biển cả. Con sông vô hình này chảy xuyên qua “vùng đất của người chết.”
Huyền thoại này dường như mang tính chất chép sử nhiều hơn là thuyết về nguyên nhân
bởi nó gợi lại hiện tượng mất đất thời tiền sử mà hiện nay đã không còn để lại bằng
chứng hữu hình nào. Nó cũng cổ vũ cho ý tưởng về hành trình của “những con thuyền
của người chết” được đề cập trong nhiều huyền thoại bằng ngôn ngữ Nam Đảo và được
vẽ trên vách tường của các hang động Niah ở gần đó (xem Chương 3) để mô tả hành trình
trở về vùng đất tổ tiên của họ trên thềm lục địa Sunda đã bị chìm khuất. Những câu
chuyện tương tự cũng được những người hàng xóm Kayan lưu truyền.



Đi về phía nam Borneo để đến nơi mà biển Java đã phân ly Java và Bali khỏi Borneo sau

khi Kỷ Băng hà kết thúc, chúng ta tìm thấy bốn nhóm ngôn ngữ lớn có thể đã bị chia tách
khỏi nhau sau khi bờ biển ở Sundaland rút xuống. Bắt đầu từ các đảo Sunda ở đông nam,
là tiếng Sasak được sử dụng ở Lombok, và tiếng Bali và Java ở tây Sumbawa. Trên bờ
biển phía bắc của Biển Java, ở miền nam Borneo, là nhóm ngôn ngữ Barito (theo đúng từ
là những ngôn ngữ trên Sông Barito). Trong thời Kỷ Băng hà, Barito là một trong những
phụ lưu của con sông lớn có cửa sông nằm ở nửa đường giữa Bali và Borneo. Bốn nhóm
ngôn ngữ này được gộp vào với nhau, bặc dù mối liên hệ giữa nhóm Ba li và Sasak thể 
hiện rõ ràng hơn. Cái gọi là những thứ tiếng Taman, một nhóm ngôn ngữ nhỏ được sử
dụng ngay tại thượng nguồn của Sông Kapuas ở tây Borneo, có thể đã phi đi một hành
trình dài dọc bờ biển phía nam đến một con sông sau khi bờ biển rút xuống. Mặc dù
những tiếng nói có chung nhiều từ vựng với tiếng Mã Lai, nhưng Adelaar đã đưa ra bằng
chứng thuyết phục rằng chúng có chung một tổ tiên trong thời tiền sử với những cư dân
Makassar nổi tiếng ở Bugis, nam Sulawesi, đông Indonesia. Theo Adelaar, sự phân chia
ngôn ngữ Bugi-Taman chắc chắn đã xảy ra cách đây rất lâu; bởi có như thế thì người nói
tiếng Taman mới có thời gian thích nghi và hoà nhập vào môi trường Borneo và quên đi
nguồn gốc ngoài Borneo của mình.”


Các ngôn ngữ nằm gần với Biển Java mới, tiếng Mã Lai-Chămpa ở phía bắc và tiếng

Java-Bali-Sasak và Barito ở phía nam, đều được gọi là phân nhóm ngôn ngữ tây
Indonesia và bao gồm các ngôn ngữ Malagasy. Phân nhóm này bao gồm tối đa 30 thứ
tiếng, kể cả các thổ ngữ Mã Lai ở nhiều vùng khác nhau; các ngôn ngữ thuộc hệ Nam
Đảo chỉ chiếm 3-6% nhưng lại chiếm phần lớn số người sử dụng. Tuy nhiên, đa số các cư
dân này chủ yếu chỉ sử dụng bốn ngôn ngữ là tiếng Java, Sundan, Mã Lai và Madura. Về
số lượng, đây là nhóm văn hoá chủ đạo ở các đảo hiện nay của Đông Nam Á.


Palaeo-Hesperonesian: nhóm ngôn ngữ cổ nhất của các đảo Đông Nam Á?

 p. 155


Trong một công trình tái tạo thú vị về các ngôn ngữ thời tiền sử, Bernd Nothofer đã áp
dụng lại thuật ngữ cổ Hesperonesian (đúng nghĩa đen là “Người ở đảo phía Tây” để chỉ
ba mươi ngôn ngữ chủ đạo ở Malaixia và Indonesia, và để phân biệt chúng với các ngôn
ngữ cổ hơn thuộc nhóm Palaeo-Hesperonesian mà ông tin rằng đã từng được sử dụng ở
phần lớn khu vực mà hiện nay đang sử dụng tiếng Hesperonesian. Những thứ tiếng cổ
hơn này hiện chỉ được dùng xung quanh ngoại vi Indonesia. Lập luận của Nothofer dựa
trên những so sánh chuẩn về mặt ngôn ngữ và rất thích hợp với giả thiết về nguồn gốc từ
đảo Đông Nam Á của hệ Nam Đảo. Nhóm Palaeo-Hesperonian bao gồm các ngôn ngữ
không xác định được nguồn gốc ở tây bắc Sumatra, ví dụ như Gayo và Batak, và các đảo
Nias, Simalur, Mentawai và Enggano. Một cách ngẫu nhiên, những ngôn ngữ của các nền
văn hoá cổ này ở tây Sundaland không hề có một vị trí xác định trong cây nguồn gốc của
Robert Blust, mặc dù ông thừa nhận rằng chúng không thuộc dòng Mã Lai. Phía tây của
Sundaland, Nothofer đưa bắc Sulawesi và nam Phi-lip-pin vào trong nhóm Palaeo-
Hesperonesian. Ông cũng bao gồm cả các thứ tiếng ở bắc Borneo vào nhóm này (xem
Hình 24). 

Trên bờ biển phía đông của Borneo, có ba con sông, sông lớn nhất là Mahakam và
Kayan, là quê hương của một nhóm ngôn ngữ bản địa rất phong phú về số lượng và mở
rộng về hướng tây qua đến bờ biển phía bắc. Những ngôn ngữ này được xác định là nhóm
Kayan-Kenyah. Những người nói tiếng Kayan có một truyền thống rực rỡ về vẽ tranh
trên tường và chạm khắc với những bức tranh tinh tế về cây đời, gà trống và con rắn. Tại
vùng núi cao, nhóm ngôn ngữ Apo-Duat được sử dụng, bao gồm c tiếng Kalebit vốn có
thể là một nhóm ngôn ngữ cổ xưa hơn. Tổ tiên của những cư dân miền núi xây dựng
những công trình mai táng lớn bằng đá và dựng nên các tảng đá đứng với những dòng
chữ bí hiểm hay những hình thù khắc sâu vào đá và hiện nay đang bị bỏ quên trong rừng
sâu (xem Minh hoạ 15).

 Nếu những phiến đá này không bị bao bọc bởi các thm thực vật nhiệt đới thì trông chúng 
giống một cách kỳ lạ với những phiến đá Dolmen và Menhir ởTây Âu. Rất có thể tại khu 
vực này sau Kỷ Băng hà, đất bị mất ít hơn nên tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ
 của nhóm Palaeo-Hesperonesian ở bờ biển phía bắc và phía đông được bo tồn tốt 
hơn những nơi khác thuộc Borneo. Lối sống truyền thống trong vùng rất
khác với những người săn bắn-hái lượm trong rừng rậm hay những nông dân du canh du
cư. Các con sông là đường đi lại và là nguồn cung cấp thức ăn. Những người sống tại
Sabah thuộc đông bắc Borneo có nước da sáng hơn những cư dân của Borneo và họ sử
dụng các thứ tiếng Murutic, Paintanic và Dusunic – những thứ tiếng này lại có chung một
số đặc điểm với các ngôn ngữ Phi-lip-pin. Ngoài ra, còn có người Sama-Bajau sống trên
những hòn đảo ngoài khi bờ biển đông bắc và đông nam Borneo và những hòn đảo của
Biển Sulu.


Người Sama Bajau của đo Wallacia: Những người cắt cỏ và thương nhân lưỡng cư

p. 156
Một vài năm trước, tôi có chuyến đi năm ngày trên một con tàu chở khách và hàng hoá

chạy xung quanh biển Sulu trải dài từ Mindanao phía nam Phi-lip-pin đến Sabah ở đông
bắc Borneo. Những hòn đảo tí hon nằm rải rác như những viên ngọc trai trong một vùng
nước nông được gọi là quần đo Sulu. Tại mỗi làng trên đo, con tàu lớn bằng gỗ dừng lại
để dỡ hàng, sau đó lại đón thêm khách và bốc lên những bao tải dưa chuột biển để phục
vụ cho các nhà hàng Hồng Kông. Một toán lính có vũ trang có vẻ hăm doạ có mặt trên
thuyền để ngăn chặn những tên cướp biển đang hoành hành trên biển Sulu. Một số người
đã ngà ngà say với bia San Miguel và dường như quan tâm đến vị hôn thê người Trung
Quốc của tôi hơn là nhiệm vụ của họ. May thay, đoàn thuỷ thủ trên tàu đã giúp chúng tôi
thoát khỏi mối hiểm nguy sắp ập tới và cho chúng tôi nghỉ ngơi tại khu vực cầu tàu trong
suốt cuộc hành trình còn lại. Trước đó, chúng tôi đã gặp hai người phương Tây tại một
quầy bar khách sạn trong thành phố Zamboanga, Mindanao, Phi-lip-pin và họ khuyên
chúng tôi hãy thực hiện “chuyến đi vui vẻ” này. Đây là một đôi vợ chồng người Pháp và
người Mỹ cũng đang dự định tham quan Madagascar trên một chiếc thuyền truyền thống.
Cuộc hành trình được bảo trợ này có thể sẽ là một nỗ lực thành công để chứng minh rằng
những người nói tiếng Nam Đảo đã từng đi thuyền xuyên qua Ấn Độ Dương chứ không
phải là đi vòng quanh nó.



Mặc dù những người bạn của chúng tôi rất quen thuộc với biển Sulu nhưng trong suốt

năm ngày của chuyến đi, tôi không hề thấy thêm những vị khác du lịch Châu Âu nào
khác. Thông qua một sỹ quan quân đội đã tra hỏi tôi ở trên tàu, tôi nhanh chóng hiểu ra
 tại sao. Chiến tranh đang diễn ra và họ lo ngại rằng tôi đến từ Tổ chức Ân xá Quốc tế. Tôi
không để ý bất cứ biểu hiện nào khác của cuộc chiến tranh trong suốt chuyến đi. Những
ngôi làng với những khu chợ và các khu nhà nổi của người Bajau giúp cho tôi cm nhận
được làm thế nào mà người ta có thể sống hoàn toàn ở trên nước. Một trong những ngôi
làng lớn nhất, làng Sitankai với diện tích lớn hơn một thị trấn nhỏ, hoàn toàn được xây
dựng trên các ngôi nhà sàn nằm trên các vỉa đá ngầm ngập nước (xem Minh hoạ 2). Mặc
dù chúng tôi lúc đó cách Borneo khoảng 20 km, nhưng tôi không hề thấy đất liền khi
chúng tôi đi đúng một vòng xung quanh các ngôi nhà. Nhìn từ xa, ngôi làng giống như
một thành phố treo lơ lửng giữa đại Dương mênh mông. Ngoài ra, còn có nhiều khu định
cư khác có cùng kích thước và diện mạo nằm rải rác xung quanh Đông Nam Á, xứng
đáng với tên gọi “Venice ở phương Đông.”



Ngôn ngữ mà người Sama-Bajaunois sử dụng thuộc hệ tây Nam Đảo và là một phân

nhóm không liên quan gì đến những người thương nhân hay ngư dân biển sống ở phía tây
mà tôi đã đề cập tới. Mặc dù có mật độ tập trung cao ở biển Sulu, nhưng họ thực sự
không biết đến biên giới ngôn ngữ hay chính trị nào. Họ là những người du mục biển xê
dịch rộng rãi nhất ở khu vực Đông Nam Á. Phía dưới vùng Tiểu Sunda của Indonesia,
cng Flores phía tây, nơi phần lớn khách du lịch thuê thuyền để thăm những con rồng
Komodo, được gọi là Labuhan Baju hay còn gọi là “cảng của người Bajau.” Người Flores
Bajau cũng nói tiếng Sama giống như ở Phi-lip-pin. Người Sama-Bajau còn định cư xa
hơn về phía đông trên các đảo Sula của Maluku.

Wilhelm Solheim cho rằng những người thương nhân (hoặc cư dân chăn thả) lưỡng cư là
hậu duệ của mạng lưới thông thương trên biển Nusantao. Sự tồn tại của những nền văn
hoá như vậy rất có thể sẽ làm giảm giá trị của giả thuyết về sự xuất hiện muộn hơn của
những người dân nói tiếng Nam Đảo thuần nông đến từ Đài Loan. Điều này cũng có thể
áp dụng đối với những cư dân săn bắn-hái lượm nói tiếng Nam Đảo sống ở ven biển hoặc
trong rừng rậm được tìm thấy ở Malaixia, Phi-lip-pin và Indonesia. Lẽ tất nhiên, những
người ủng hộ giả thuyết “Nguồn gốc Đài Loan” cố gắng mô tả lại lối sống thích nghi của
những cư dân phi nông nghiệp này là một hiện tượng diễn ra muộn hơn. Tại Bukit
Tengkorat thuộc vùng biển Sabah, người ta tìm thấy bằng chứng khảo cổ về các cư dân
cắt cỏ ven biển có niên đại từ thiên niên kỷ thứ nhất tr.CN; những người này không chỉ
khai thác các tài nguyên trên biển và ở nội địa mà còn tham gia vào trao đổi buôn bán
đường dài trên biển. Những chiếc lò sưởi di động được sử dụng trên thuyền của họ vẫn là
một đặc điểm của người Sama-Bajau.



Như tôi đã đề cập trong các chương trước, những cộng đồng này và các hoạt động buôn

bán của họ với Đảo Đen có niên đại cách đây khoảng 6000 năm. Sự thích nghi trên biển
của người Bajau được ghi nhận tại Mesopotamia cách đây hơn 4000 năm, khi các nhà th
người Ba-bi-lon gọi ngư dân Adapa hay người Oannes và by vị thông thái đến từ phương
đông là những người lưỡng cư nửa người, nửa cá (xem Chương 12).



Những người nói tiếng tây Nam Đảo đầu tiên?  p. 157



Bernd Nothofer nêu ra những điểm tương đồng công trình tái tạo “cái cũ và cái mới” của

ông với sự phân loại giữa nhóm ngôn ngữ “Mã Lai nguyên thuỷ” và nhóm “Mã Lai thứ cấp
” của hiều nhà ngôn ngữ học, khảo cổ học và nhân loại học vào đầu thế kỷ 20. Những “ngôn ngữ cổ” là một mạng lưới bao gồm c người Bontok và Ifugao ở bắc Luzon,
người Penan ở Borneo và các nền văn hoá cự thạch trải dài từ đông Sumbawa, Sumba và
Flores cho đến phía nam trong vùng Tiểu Sunda. Nhóm ngôn ngữ địa lý rộng lớn hơn
này nằm rải rác xung quanh ngoại vi Indonesia được xác định theo Đường Weber ở bờ
phía đông và gần như trùng với sự phân bố của ống thổi (xem Hình 11 và 23).


Quan điểm của Nothofer về sự tương phản giữa nhóm Hesperonesian và nhóm Palaeo-

Hesperonesian có thể được xem như là một mô hình cho ý tưởng của Johanna Nichol về
sự mở rộng và biến mất của ngôn ngữ trong thời kỳ hậu sông băng. Những ngôn ngữ mới
có khả năng cạnh tranh được mở rộng tại vùng trung tâm và thay thế những ngôn ngữ cổ
tại vùng ngoại vi. Bản đồ ngôn ngữ hiện đại (xem Hình 24) chắc chắn sẽ nhìn nhận các
đảo Đông Nam Á dưới ánh sáng này. Về mặt địa lý, khu vực này có Borneo ở trung tâm
với hai nhóm đảo chồng lấn nhau. ở vùng ngoại vi, tại vành đai phía ngoài của quần đo
phía tây Sumatra, phía tây bắc của nội địa Sumatra, Phi-lip-pin, Sulawesi, và vùng Tiểu
Sunda với những bờ biển dốc, có những nhóm dân cư nhỏ với nhiều loại ngôn ngữ cổ,
nền văn hoá cự thạch, hoặc thậm chí là văn hoá tiền cây lúa, ví dụ như ở Mentawai. Tại
vùng trung tâm của Borneo và ở bờ dốc phía bắc và phía đông, tính đa dạng về ngôn ngữ
và văn hoá thể hiện rất rõ với các nhóm ngôn ngữ nhỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét
các ngôn ngữ Hesperonesian tại các đảo Sunda lớn ở phía trong của Sumatra và Java, và
ở bờ phía tây của Borneo (những vùng này từng bị mất nhiều đất trên bờ biển và hiện
giáp ranh với Biển Java), chúng ta sẽ thấy một số ít các thứ tiếng với rất nhiều người sử
dụng và các nền văn hoá giống nhau.



Theo mô hình này, động lực đằng sau sự mở rộng trung tâm của nhóm Hesperonesian để

phát triển thời kỳ Đồ đá mới duyên hải không phải là một sự bịa đặt không có cơ sở.
Động lực đó, như Surin Pookajorn đã chỉ ra trong trường hợp của những cư dân trên Bán
đảo Mã Lai, chính là đòi hỏi tất yếu phi thích nghi với hiện tượng bờ biển chìm xuống và
những thay đổi trong khí hậu. Trong mô hình về sự tiến hoá của ngôn ngữ Nam Đảo sau
Kỷ Băng hà, những người Palaeo-Hesperronesian thời cự thạch dường như là những
người dùng thuyền để đi đến những hòn đảo đá dốc đứng. Trong khi đó, phần lớn người
Hesperonesian thì ở lại và tập thích nghi với phần còn lại của vùng đại Sunda. Bức tranh
này chắc chắn còn có cơ sở từ hai huyền thoại của c hai nhóm ngôn ngữ này, như sẽ đề
cập trong Chương 10. Những người nói tiếng Hesperonesian ở vùng Đại Sunda xung
quanh Biển Java lưu truyền huyền thoại về đại hồng thủy nhưng đề cập gì đến thuyền.
Còn ở vùng phía tây Sumatra, trên những hòn đảo rìa ngoài, hay ở bắc Borneo, Sulawesi,
Phi-lip-pin và khu vực tiểu Sunda, tất cả các cư dân nói những thứ tiếng của nhóm
Palaeo-Hesperonesian đều có rất nhiều thuyền lớn, một số còn có thể dùng để đi biển.




Hình 25: Sự mở rộng của hệ ngôn ngữ Nam Đảo từ Trung Quốc đến Thái Bình Dương

theo giả thuyết của Bellwood/Blust. Mối quan hệ của hệ Nam Đảo với các ngôn ngữ Tai
và Nam Á vẫn còn chưa được làm rõ (xem Hình 22). Mỗi phân nhóm chính (đường chéo)
bao gồm tất cả các phân nhóm nhỏ hơn phía bên phi. Dòng di chuyển xuống phía dưới
sang bên phải thể hiện sự mở rộng về thời gian, còn xuống phía tây để chỉ khoảng cách.
(Bản đồ được cập nhật với sự giúp đỡ của Peter Bellwood (1998) và được vẽ lại có sự
cho phép). Không có chi tiết về thuyền trong các huyền thoại về đại hồng thủy không có 
nghĩa là những người Indonesia ở phía tây chưa bao giờ đi ra biển. Những người ở miền tây
đã đira biển theo hướng bắc và hướng tây. Những dấu vết về ngôn ngữ của những người đi
biển nguyên thuỷ ở vùng duyên hải phía tây, những người đã đi thuyền đến tận Ấn Độ và
xa hơn nữa, có thể được tìm thấy tại các đảo ngoài vùng biển phía tây của Bán đảo Mã
Lai, và một dòng di cư lớn vào Kỷ nguyên Thiên Chúa đã đưa họ xuyên qua Ấn Độ
Dương và đến Madagascar.


Cho đến nay, tôi đã phác thảo được sự phân bố của các ngôn ngữ tây Nam Đảo trên lục

địa Châu Á cũ của Sundaland và trên các hòn đảo nằm gần nhất ở Phi-lip-pin, Sulawesi
và tiểu Sunda. Phân nhóm địa lý này gần với phân hệ Mã Lai-Nam Đảo ở phía tây theo
mô hình của Robert Blust (xem Hình 25) (ngoại trừ nhóm ngôn ngữ ở tiểu Sunda) và các
nhóm ngôn ngữ thiểu số ở tây Sumatra và các hòn đảo rìa ngoài của Sumatra. Hầu hết các
nhà ngôn ngữ học đều đồng ý về c bản sự phân chia ngôn ngữ đông-tây theo Đường
Weber, mặc dù tên gọi của các phân nhóm có thể khác nhau. Tuy nhiên, vẫn tồn tại
những quan điểm hoàn toàn trái ngược về cách thức và thời điểm những ngôn ngữ này
đến được Sundaland, mà câu hỏi này không dễ dàng được giải quyết bằng phương pháp
khảo cổ. Quan điểm thứ nhất cho rằng hệ ngôn ngữ này có nguồn gốc từ đo và những
ngưòi nói tiếng Nam Đảo đã ở đó từ cuối Kỷ Băng hà. Quan điểm này có cơ sở từ bằng
chứng khảo cổ về nông nghiệp tại Sundaland với niên đại ít nhất là 8000 năm; về thương
mại đường dài với Oceania trong 6000 năm; và về những đặc điểm di truyền nguyên thuỷ
như chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương sau. 

Ngược lại, quan điểm thứ hai với đại diện làmô hình Blust/Bellwood cho rằng tất cả hoạt 
động trên biển thời kỳ Đồ đá mới, kể c cácngôn ngữ Nam Đảo, không thể xuất hiện
 ở Sundaland trước khi kết thúc Kỷ Băng hà.Quan điểm về nguồn gốc lục địa lập luận
 rằng những người nói tiếng Nam Đảo đến từSundaland vào thời gian muộn hơn, tức là 
cách đây chưa đầy 4000 năm qua các chặng từTrung Quốc và Đài Loan đến Phi-lip-pin. 
Đặt trong bối cảnh quê hương của ngôn ngữNam Đảo là Sunda, sự phân bố ngôn ngữ 
của Bernd Nothofer hàm ý rằng đã có một đợt phát tán nội bộ của ngôn ngữ tây 
Nam Đảo. Khi biển chia tách lục địa Sunda, nhóm ngônngữ Palaeo-Hesperonesian 
bị đẩy về phía tây và phía nam và ra đến ngoại vi Indonesia. Bây giờ, chúng ta sẽ 
xem xét bằng chứng ngôn ngữ về một đợt phát tán về phía đông đến
Oceania cách đây 6000 năm của ngôn ngữ Nam Đảo, như đã đề cập trong Chương 3 trên
cơ sở những phát hiện khảo cổ trên bờ biển phía bắc của New Guinea.


Hai đợt phát tán ra Thái Bình Dương của ngôn ngữ Nam Đảo, chứ không phải là

một     p  . 160


Phần lớn cuộc tranh luận về sự phát tán của ngôn ngữ Nam Đảo ở Thái Bình Dương chủ

yếu tập trung vào các giả thuyết về nguồn gốc và tính chất của những cư dân đã sáng tạo
nên nghề gốm “Lapita” đặc biệt với những vết răng cưa đặc trưng. Nỗi ám ảnh về mặt
khảo cổ đã che mờ và thậm chí phủ lên bằng chứng ngôn ngữ đã có từ trước về thực tế là
các ngôn ngữ Nam Đảo đã tồn tại ở Thái Bình Dương trong hơn 5000 năm. Đồ gốm
Lapita được xem là đánh dấu sự khởi đầu của một bước nhảy vọt trong việc đi thuyền từ
những ranh giới phía đông trước đó của các hòn đảo Solomon ra đến Thái Bình Dương
và trung tâm Đa Đảo. Những đặc điểm chính trong phong cách đồ gốm này đã từng gây
sự quan tâm chú ý của nhiều nhà tiền sử học, bao gồm: 1) nó không được tìm thấy cách
đây hơn 3500 năm; 2) khi nghề gốm này xuất hiện, nó mở rộng qua Đảo Đen trong một
khoảng thời gian ngắn đến khó tin; 3) khi nghề gốm du nhập qua các đảo của Đảo Đen ở
phía tây, nó cũng đồng thời mở rộng đến Vanuatu, New Caledonia và vùng trung tâm
Thái Bình Dương, đến cả những hòn đảo trước đó không có người sinh sống như Samoa
và Fiji; 4) các đồ tạo tác và những vật thể được tìm thấy với đồ gốm Lapita cho thấy một
kỹ thuật cao về nghề đi biển và nông nghiệp thời kỳ Đồ đá mới.


Do sự phân bố của đồ gốm Lapita cũng trùng với sự phân bố hiện nay của các ngôn ngữ

Nam Đảo Thái Bình Dương nên dường như đó là một kết luận rõ ràng rằng nghề gốm
Lapita được sáng tạo bởi một nền văn hoá biển phát triển thời kỳ Đồ đá mới; cư dân
 thuộc nền văn hoá này nói các thứ tiếng Nam Đảo – những ngôn ngữ này đột ngột di
chuyển từ một nơi nào đó tại Đông Nam Á cách đây 3500 năm. Tuy nhiên, bình gốm thì
không thể nói được nên hiện nay người ta vẫn tranh cãi về ai là chủ nhân của chúng và họ
nói thứ tiếng gì. Bài trình bày của tôi về sự tranh cãi xung quanh đồ gốm Lapita ở
Chương ba nằm trong bối cảnh của các đợt phát tán diễn ra rất sớm sau cơn đại hồng thủy
bắt nguồn từ Đông Á và Đông Nam Á. Tôi đã đưa ra những bằng chứng khảo cổ để
chứng minh rằng cư dân ở Đảo Đen đã làm được những điều tương tự như nền văn hoá
Lapita cách đây ít nhất 6000 năm và có thể còn sớm hơn. Trong số đó có việc buôn bán
đá vỏ chai đường dài trên biển, làm bình gốm, kỹ thuật vỏ sò tinh tế, trồng và ăn các loại
rau và thực phẩm gia súc du nhập từ Châu Á, ví dụ như quả cau và thịt lợn. ở đây, tôi sẽ
xem xét bằng chứng về sự mở rộng của ngôn ngữ Nam Đảo thời kỳ tiền Lapita với cách
tiếp cận nghiêng về khía cạnh ngôn ngữ và văn hoá.


Ba quan điểm về Lapita       p. 161



Những bằng chứng mâu thuẫn về những kỹ thuật cũ và mới tại Đảo Đen thời tiền sử. Một

mặt, lý thuyết khảo cổ cho rằng đồ gốm Lapita và trình độ kỹ thuật tinh tế của nó bắt
nguồn từ một nơi nào đó tại Đảo Đen. Nhà khảo cổ học Patrick Kirch đã gọi đó là thuyết
về “Nguồn gốc bản địa Đảo Đen” (IMO). Tuy nhiên, như Kirch đã chỉ ra, thuyết này
không giải thích được sự phân bố của các ngôn ngữ Oceania, tất nhiên là trừ phi chúng
cũng khởi nguồn ở Đảo Đen.


Mặt khác, mô hình kết hợp khảo cổ và ngôn ngữ của Blust/Bellwood (mô tả trong

Chương 3) lập luận rằng những người nói tiếng Nam Đảo từ Đông Nam Á đã tri qua một
quá trình di cư và định cư liên tục với đỉnh cao là hiện tượng Lapita cách đây 3500 năm.
Giả thiết về “chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo” (ETP) là quan điểm chủ đạo được nhiều
nhà ngôn ngữ ủng hộ.


Giải thích thứ ba về nghịch lý của những người đi biển thời kỳ tiền Lapita ở bắc Đảo Đen

là giải pháp tôi đã trình bày trong Chương ba. Nội dung của nó là: trước thời kỳ Lapita,
đã có một quá trình định cư của người Nam Đảo tại Đông Nam Á cách đây ít nhất 6000
năm. Giả thiết này thích hợp với quan điểm của Meacham/Solheim về nguồn gốc từ đo
Đông Nam Á của ngôn ngữ Nam Đảo, chứ không thích hợp với giả thiết “Nguồn gốc Đài
Loan” của Blust/Bellwood. Những lập luận ủng hộ và phản đối hai quan điểm này cũng
được đề cập ở phần đầu của chương này. Nếu người Nam Đảo đã từng di cư rất sớm
trong quá khứ thì sự mở rộng của Lapita rất có thể là đợt di cư thứ hai và bổ sung thêm
kỹ thuật chèo thuyền cải tiến cho mạng lưới thông thương của người nói tiếng Nam Đảo
đã có từ trước đó. Do đó, những khác biệt về mặt thể chất, gien và văn hoá giữa những
người nói tiếng Nam Đảo ở Đa Đảo và Đảo Đen có thể là do những người Đa Đảo là
những người mới đến từ Đông Nam Á, còn những người ở vùng hải đảo của Đảo Đen là
hậu duệ của những kiều dân hỗn hợp Papua-Nam Đảo cổ xưa hơn đến từ bờ biển phía bắc
của New Guinea, những người đã tận dụng kỹ thuật mới để đi xa hơn về phía đông. Đây
được gọi là giả thiết “Hai chuyến tàu” và đây là giả thiết mà tôi lựa chọn. Nó mở ra khả
năng là thông thương giữa Đông Nam Á và Đảo Đen vẫn tiếp tục trong suốt thời kỳ đó
cách đây ít nhất 6000 năm. Giả thiết đầu tiên trong ba giả thiết đã nêu có cách tiếp cận 
khảo cổ và không thực sự giải  quyết được những bằng chứng về mặt ngôn ngữ. 
Do đó, tôi sẽ tập trung vào hai giả thiết sau cùng – có tên gọi “chuyến tàu tốc hành” và
 “hai chuyến tàu.” Tuy nhiên, trước hết, tôi cần phải xem xét sâu hơn những quan điểm 
về cây ngôn ngữ của các thứ tiếng Nam Đảo ở phía đông.



Nhánh phía đông của hệ ngôn ngữ Nam Đảo  p. 162



Những ngôn ngữ Nam Đảo được sử dụng tại các vùng đảo xung quanh miền đông

Borneo và Sulawesi, cũng như một số ngôn ngữ Phi-lip-pin, có thể là điểm khởi đầu của
sự hình thành các nhánh phía đông. Trong giả thuyết của Bernd Nothofer, những thứ
tiếng hiện được sử dụng tại khu vực này được mô tả là ngôn ngữ Palaeo-Hesporonesian
nhưng vẫn thuộc nhóm lớn hơn là nhóm Mã Lai – Nam Đảo ở phía tây theo phân loại của
Robert Blust.
Phân nhóm chính ở phía đông của ngôn ngữ Nam Đảo là nhóm đông Oceania. Nhóm
Oceania bao gồm tất cả các ngôn ngữ Nam Đảo Thái Bình Dương phía đông của vĩ tuyến
138 (ngoại trừ Chamorro và Palau ở tây Đảo Nhỏ thuộc nhóm Mã Lai – Nam Đảo phía
tây). Có nghĩa là nó bao gồm toàn bộ Đa Đảo, phần lớn Đảo Nhỏ và các khu vực nói
tiếng Nam Đảo của Đảo Đen, nhưng ngoại trừ hầu hết khu vực tây New Guinea của
Indonesia (Irian Jaya). Do đó, nhánh chính phía Đông của hệ Nam Đảo tách khỏi ngôn
ngữ tây Nam Đảo gần nhất khoảng hơn 1500 km.
 

Khoảng không gian kẹp giữa các nhóm đông và tây Nam Đảo chính là các ngôn ngữ
đông Indonesia, cũng thuộc hệ Nam Đảo. Những thứ tiếng này có mặt tại các đảo
Wallacia và tây New Guinea trên một khu vực được giới hạn bằng Đường Weber ở phía
tây và vĩ tuyến 138 ở phía đông. Những ngôn ngữ này bao gồm một số lượng lớn các
phân nhóm ngôn ngữ đảo không liên quan nhiều với nhau và cũng không liên quan với
những nhóm lớn bên cạnh, tức là nhóm Nam Đảo phía đông và phía tây. Mức độ biến đổi
lớn trong từ vựng của các thứ tiếng này buộc các nhà ngôn ngữ học trước đây phi tách
chúng ra thành nhiều phân nhóm. Tuy nhiên, Blust đã nhóm các ngôn ngữ của Maluku và
Tiểu Sunda vào thành một nhánh, gọi là nhánh “Mã Lai-Nam Đảo trung tâm”, đây là
nhánh thiên về định cư thuộc nhóm Mã Lai – Nam Đảo trung tâm và phía đông (CEM-P).
 

Ông tin rằng, nhóm ngôn ngữ này đã tách khỏi ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo cách đây
5500 năm. Tuy nhiên, Blust thừa nhận rằng việc phân nhóm như thế này cũng có một số
vấn đề. Khoảng cách dài về mặt thời gian trước khi ra đời các thứ tiếng Oceania có phần
được nối bởi một nhóm ngôn ngữ nhỏ ít được biết đến giữa đảo Nam Halmahera và tây
New Guinea (SHWNG). Những thứ tiếng này có chung một nửa những cải tiến ngôn ngữ
tạo nên đặc trưng của các ngôn ngữ Oceania xa hơn về phía đông. Blust lập luận rằng
nhánh Mã Lai-Nam Đảo phía đông, tức là bộ phận phía đông của nhóm CEM-P được
chia thành các nhánh nhỏ Oceania và SHWNG cách đây khoảng 4500 năm.
 

Rõ ràng là mặc dù giả thiết phát tán-ngôn ngữ của Blust tạo thành trụ cột của giả thiết của
Peter Bellwood về sự xâm nhập của ngôn ngữ Nam Đảo vào Thái Bình Dương cách đây
3500 năm nhưng thậm chí mỗi niên đại của Blust cũng lùi về trước niên đại của
Bellwood khoảng 1500 năm (xem Hình 25). Sự chênh lệch này giữa các niên đại 
khảo cổ của Bellwood về sự mở rộng của ngôn ngữ Nam Đảo với những niên đại được
 tính toán của những đợt phân chia ngôn ngữ thậm chí còn lớn hơn cả những dự đoán được
 sử dụng trước đó của các nhà ngôn ngữ học. Và trong hai chương tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra 
rằng sự chênh lệch này không hề thích hợp với những đặc điểm về di truyền. Một khía cạnh còn
chưa được thống nhất là thời gian và vị trí tương đối về mặt địa lý và ngôn ngữ của sự
phân chia các thứ tiếng Oceania ra khỏi hệ Nam Đảo. Rõ ràng là trong bất cứ mô hình giả
thuyết nào, hình dạng của cây ngôn ngữ cũng phải thích ứng với đặc điểm địa lý và thời
gian phân chia ngôn ngữ. Ngoài ra, một giả thiết như vậy cần phải giải thích được nguồn
gốc của những ngôn ngữ đa dạng ở đông Indonesia tại các đảo Wallacia và tây New
Guinea.


Chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo   p.  163



Hình 26: Phân bố của hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Hệ ngôn ngữ này có mặt trên hầu hết các

đảo thuộc khu vực nam In đô-Thái Bình Dương. Chỉ có các nhóm chính của hệ ngôn ngữ
này là được trình bày trong hình này. Vì mục đích thực tiễn, khu vực phân bố quan trọng
nhất nằm giữa Oceanic và phần còn lại, tức là hệ tây Nam Đảo.
Bây giờ, tôi sẽ tìm hiểu làm thế nào mà Peter Bellwood có thể tích hợp cây ngôn ngữ của
Robert Blust vào trong quan điểm của ông về sự mở rộng của ngôn ngữ Austronesian ở
Thái Bình Dương. Chuyến tàu tốc hành muộn về Đa Đảo lần theo dấu vết của những cư
dân đầu tiên nói tiếng Nam Đảo đi từ Đài Loan, mang theo mình nhóm ngôn ngữ bậc cao
thứ tư, nhóm Mã Lai-Nam Đảo, đến Phi-lip-pin vào năm 3000-2500 trước CN. Khi du
nhập vào phía nam Phi-lip-pin khoảng vào năm 2000 trước CN, nhóm Mã Lai-Nam Đảo
bị tách thành hai: nhánh phải (nguồn gốc của ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo phía tây) di
chuyển đến Bắc Borneo vào khoảng năm 2000-1500 trước CN; còn nhánh trái đi đến
Sulawesi và hình thành nên nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo ở trung tâm và phía đông
cũng cùng thời kỳ đó.

Theo giả thuyết của Bellwood, sau khi diễn ra đợt mở rộng qua Phi-pin-pin trước năm

2000 tr.CN, cách đây khoảng 3500 năm bùng nổ một làn sóng di cư và sự đa dạng về
ngôn ngữ/văn hoá; quá trình này hoàn tất chỉ trong vài thế hệ. Gần như toàn bộ đợt phát
tán của ngôn ngữ Mã Lai-Nam Đảo từ Nias ở phía tây đến Fiji ở phía đông và New
Caledonia ở phía nam (chỉ ngoại trừ một số khu vực phía đông Đa Đảo là Đo Nhỏ và
Madagascar) cũng đã kết thúc trước năm 1000 tr.CN. Trên thực tế, hầu hết quá trình định
cư ở Oceania (với bằng chứng là sự phát tán của đồ gốm Lapita) cũng được hoàn tất
trước năm 1600 tr.CN, tức là hầu như tức thời.


Patrick Kirch chỉ ra rằng giai đoạn cuối cùng – tức là đợt mở rộng của văn hoá Lapita từ

Quần đo Bismarck đến miền trung Đa Đảo với khoảng cách 4500 cây số – có thể đã hoàn
tất trong vòng 300-500 năm, tức là chỉ trong 15-25 thế hệ. Do đó, mỗi thế hệ tiếp sau phải
di chuyển trung bình là 180-300 km. Tiến độ nhanh chóng này là lý do giải thích tại sao
mô hình này thường được gọi là chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo. Tuy nhiên, cứ cách
quãng đều, chuyến tàu lại dừng lại để th xuống một số người định cư. Tôi đã bổ sung
thêm từ “muộn” để phân biệt chuyến tàu đơn này với mô hình về chuyến tàu kép trước đó
(xem Hình 27). Khi đến miền trung Đa Đảo, con tàu dừng lại trong khoảng 1500 năm
 trước khi bắt đầu quá trình định cư lên miền đông Đa Đảo vào năm 500 sau CN. Tuy nhiên, đồ gốm Lapita dần dần biến mất tại hầu hết các khu vực vào trước năm 500 tr.CN.


Với ý tưởng từ Châu Á-đến-Samoa, rõ ràng là giả thiết ETP đã giải thích cho hiện tượng

Lapita một cách toàn diện hơn và thuyết phục hơn về mặt khảo cổ so với giả thiết IMO.
Tuy nhiên, ETP cũng tồn tại một số điểm không nhất quán rất khó giải quyết. Những vấn
đề này là do những phân loại và niên đại bất di bất dịch mà giả thiết này nêu ra. Chúng
chỉ có thể được giải quyết nếu mô hình ETP được nhìn nhận chỉ như là đợt mở rộng
muộn nhất trong số rất nhiều đợt mở rộng. Tốc độ của sự phát tán nền văn hoá Lapita
được thể hiện trong những nét tương đồng của các phong cách đồ gốm tại nhiều khu vực
phân bố rộng rãi của Lapita. Theo giả thuyết này, sự di chuyển của văn hoá Lapita từ Đảo
Đen đến Đa Đảo mất khoảng vài trăm năm. Tuy nhiên, những phân tích thống kê về các
niên đại các bon phóng xạ lại cho thấy quá trình mở rộng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Sự mở rộng nhanh chóng đó và tính đồng dạng văn hoá của phức thể văn hoá Lapita cũng
tương thích với tính đồng dạng chung được tìm thấy trong lần phát tán sau đó đến Đa
Đảo sau năm 500 sau CN. Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề phải giải thích khi chúng
ta xem xét cuơng vực đa dạng rất lớn về mặt ngôn ngữ học, văn hoá, đặc điểm di truyền
và thể chất của những cư dân sống dọc trên con đường đi từ Đông Nam Á đến Đa Đảo. 


Đủ thời gian ể thay đổi?  p. . 166


Chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo đã xác định rõ ràng rằng toàn bộ đợt phát tán của hệ

ngôn ngữ Nam Đảo với tất cả những nhánh chính của nó bao gồm nhánh tây Mã Lai -
Nam Đảo, nhánh Nam Đảo phía đông, Nam Đảo trung tâm và cuối cùng là các nhánh phụ
Oceanic phải xảy ra vào khoảng giữa năm 2000 tr.CN, thời điểm mà nhóm trực hệ Mã
Lai-Nam Đảo đến được nam Phi-lip-pin, cho đến năm 1000 tr.CN, khi sự phát tán của
văn hoá Lapita vươn đến tận Đa Đảo. Đây cũng là khoảng thời gian từ khi người Norman
xâm lược nước Anh cho đến ngày nay, gấp đôi khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi
Shakespeare học nói tiếng Anh. Các nhóm ngôn ngữ dù nhỏ hay lớn trong sơ đồ nguồn
gốc của Robert Blust cùng với hàng trăm ngôn ngữ phái sinh đều dựa trên những cách tân
chung về ngôn ngữ chứ không phải là dựa trên vốn từ vụng chung. Tất cả các cách tân
ngôn ngữ làm cơ sở xác định các phân nhóm, trong đó những cách tân lớn nhất thuộc
nhóm Oceanic, chắc cũng phải diễn ra trong một quá trình dài 1000 năm. Tổng thể nhóm
Oceanic là một phân nhánh lớn của các ngôn ngữ Nam Đảo, ví dụ như nhóm tây Mã Lai -
Nam Đảo, không chỉ về mặt cách tân mà còn về khía cạnh mất mát lớn về từ vựng. Ví dụ,
tiếng Mã Lai, một ngôn ngữ thuộc nhóm tây Mã Lai-Nam Đảo, vẫn còn giữ được 74%
vốn từ vựng Nam Đảo nguyên thuỷ tái tạo so với tiếng Tongan thuộc Oceania chỉ còn giữ
được 15%. Ngoài ra, nhóm Oceanic hiện có bảy phân nhóm bậc cao, bao gồm nhóm
Manus. Điều này có nghĩa là tất cả những thứ tiếng đó chắc chắn đã phân chia cùng một
thời điểm tại quê hương Oceania. Peter Bellwood cho rằng quê hương này nằm tại
Wallacia vào khoảng năm 1400 tr.CN (tức là cùng một thời điểm với quá trình phát tán
của văn hoá Lapita). Phân ly ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với thay đổi ngôn ngữ. Theo mô
hình của Pellwood, những nhóm ngôn ngữ này phát tán rộng rãi hầu như ngay lập tức; do
đó, những thay đổi phải xảy ra vào thời điểm phân ly ban đầu và hoàn tất một cách nhanh
chóng cách đây 3500 năm.


Bỏ qua một bên điều đáng hoài nghi là tất cả những thay đổi và tính đa dạng trong mỗi

nhóm và phân nhóm làm sao có thể diễn ra trong một thời điểm ngắn ngủi như vậy, người
ta còn gặp phải một khiếm khuyết trong giả thuyết về chuyến tàu tốc hành. Giả thuyết
này cho rằng tất cả những phân ly của các nhánh chính và nhánh nhỏ thuộc nhóm Mã
Lai-Nam Đảo cũng cùng có chung một chiều sâu thời gian. Xét trên bất cứ quan điểm
nào thì điều này cũng rất khó xảy ra.

Trước đây, chiều sâu thời gian của những phân ly ngôn ngữ được ước tính dựa trên niên

đại ngôn ngữ học. Do đó, những tuyên bố có căn cứ đã được in thành sách báo thường
cho rằng: Niên đại ngôn ngữ học là một kỹ thuật nhằm xác định niên đại của sự phân chia các
ngôn ngữ dựa trên giả định rằng mức độ thay thế từ vựng cơ bản có tính ổn định.
Phương pháp này cho thấy sự phân chia của các phân nhóm Fiji và Đa Đảo diễn ra cách
đây khoảng 3000-4000 năm. Sự phân chia của ngôn ngữ Đa Đảo nguyên thuỷ thành
những nhánh riêng biệt diễn ra trong khoảng thời gian cách đây 1800 đến 2500 năm.


Trên thực tế, hai hệ thống niên đại này gần như phù hợp với niên đại về sự phát tán của

Lapita đến trung tâm Đa Đảo và sau đó là sự phát tán của nhánh đông Đa Đảo. Vấn đề ở
đây là phương pháp này sẽ làm cho cây ngôn ngữ Oceanic và các nhánh trước đó của nó
có sớm hơn rất nhiều so với niên đại được cho phép trong mô hình ETP. Chúng ta có thể
tham khảo một nguồn tư liệu sau để đưa đến kết luận này:
Có những nhóm tương đối muộn hơn thuộc nhánh Oceanic của cây phả hệ Nam Đảo, và
do đó sự phân ly của tổ tiên chung của tiếng Fiji và Đa Đảo từ các nhánh xa hơn thuộc
Oceanic chắc chắn phải diễn ra sớm hơn đôi chút. Những ước tính theo phương pháp niên
đại ngôn ngữ học cho rằng quá trình đa dạng hoá của các ngôn ngữ Nam Đảo bắt đầu
cách đây khoảng 4000 đến 5000 năm tại vùng New Hebridé thuộc New Caledonia, và tại
vùng Solomon, và thậm chí còn sớm hơn tại vùng New Guinea.


Sau đó, chúng tôi phát hiện ra rằng: p. 167


Những so sánh về từ vựng cơ bản cho thấy rằng một số nhóm ngôn ngữ New Guinea-Tây

Đảo Đen có chưa đến 15% vốn từ vựng cơ bản chung với tất cả các thành viên khác của
hệ Nam Đảo. Điều đó cho thấy đã có sự phân ly từ ngôn ngữ mẹ cách đây ít nhất 5000
năm.

Những phát hiện này rõ ràng không thích hợp với giả thuyết ETP bởi chúng cho thấy các

ngôn ngữ Oceanic ỏ gần và ngay tại New Guinea, thường được gọi là ngôn ngữ "rẽ
nhánh", có thể đã có mặt ở đó sớm hơn đồ gốm Lapita ít nhất 1500 năm. Năm 1965, nhà
ngôn ngữ học Isidore Dyen lần đầu tiên đưa ra lập luận ngôn ngữ học cho rằng ngôn ngữ
Nam Đảo đã mở rộng đến quần đảo Bismarcks trước thời kỳ Lapita. Vào đầu thập kỷ 70,
lập luận này được nhiều nhà ngôn ngữ khác như Andrew Pawley và Roger Green tán
thành và còn nhận đực sự ủng hộ về mặt sinh vật học từ nhà nhân loại học vật thể
William Howells cũng vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, quan điểm này ngày càng mất đi tính
thuyết phục khi người ta phát hiện ra những khiếm khuyết của kỹ thuật niên đại ngôn ngữ
học.

Do sự thay đổi về phương pháp nên các sơ đồ ngôn ngữ học hiện đại về tiếng Nam Đảo

thường bỏ qua những khác biệt lớn trong vốn từ vựng giữa các thứ tiếng Oceanic miễn là
chúng có chung những cách tân về ngôn ngữ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một
nhược điểm. Nếu các nhà ngôn ngữ học hoài nghi bằng chứng của chính họ về một sự
phát tán trước đó và dựa theo các nhà khảo cổ học để xác định niên đại cho cây ngôn ngữ
của mình thì tính độc lập giữa các ngành khoa học sẽ không còn nữa. Có một vài nhà
ngôn ngữ và khảo cổ học đã thừa nhận khả năng về một đợt phát tán sớm hơn của các
tiếng nói Nam Đảo.

Rất nhiều cách thức đã được áp dụng để giải thích cho cái gọi là những ngôn ngữ "rẽ

nhánh" trên mũi phía đông và bờ biển phía bắc New Guinea và trên quần đảo Bismarcks
(xem phân bố trong hình 29). Phương pháp tiếp cận chính là quy vào sự ảnh hưởng có
tính cưỡng ép của các ngôn ngữ Papua gần đó, hoặc cho rằng chúng chỉ là những thứ
tiếng lai, tiếng bồi. Điều này đã bị bác bỏ. Trong một cuốn sách phát hành gần đây có tiêu
đề "Sự định cư thời tiền sử ở Thái Bình Dương", Ward Goodenough đã đưa ra một ví dụ
so sánh chi tiết về những ngôn ngữ Nam Đảo trên hòn đảo rộng lớn New Britain thuộc
Biển Bismarck, và những ngôn ngữ nằm trên bờ biển lân cận của vùng đất liền New
Guinea.

 Điểm cốt lõi trong lập luận của ông là như sau: Hai thứ tiếng Nam Đảo được sử
dụng ở bờ biển phía bắc New Britain, tiếng Lakalai và Bulu, có chung nhiều từ vựng cơ
bản với tiếng Fiji ở xa đó hơn là với những ngôn ngữ lân cận tại vùng trung tâm và phía
nam của hòn đo, bao gồm tiếng Babeli và Mangseng. Ngược lại, tiếng Babeli và tiếng
Mangseng lại có chung nhiều từ vựng với các ngôn ngữ dọc trên Eo biển Vitiaz thuộc bờ
biển phía bắc New Guinea hơn là với những thứ tiếng gần đó là Bakalai và Bulu. Tiếng
Babeli và Mangseng cũng có rất ít vốn từ chung với tiếng Fiji. Goodenough lập luận rằng
sự khác biệt này cho thấy hai tiếng thuộc hệ Nam Đảo ở nam New Britain và tất cả các
thứ tiếng Nam Đảo trên bờ biển bắc New Guinea đã phân ly sớm hơn rất nhiều so với các
ngôn ngữ Nam Đảo khác ở Oceania; điều đó được biểu hiện trong vị trí địa lý của các
ngôn ngữ này.

Nghiên cứu này đưa ra ba thông điệp quan trọng. Thứ nhất, nó góp phần hoàn thiện lập

luận về sự mất mát từ vựng trong các ngôn ngữ "rẽ nhánh", mà trong ví dụ này là các thứ
tiếng Babeli và Manseng trên dãy núi Whiteman ở trung tâm và miền nam New Britain
cùng với các thứ tiếng trên bờ biển New Guinea lân cận. Thứ hai, nó chống lại lập luận
về sự pha trộn với tiếng Papua bằng cách cho thấy mối liên hệ từ vựng giữa các thứ tiếng
ở bắc New Britain với tiếng Fiji chặt chẽ hơn so với các ngôn ngữ lân cận trên cùng hòn
đo. Điều quan trọng là sự phân chia ngôn ngữ mà Goodenough nhấn mạnh trên vùng Eo
biển Vitiaz nằm giữa New Britain và New Guinea cũng là một bộ phận của nhóm ngôn
ngữ Meso-Đảo Đen. Tuy nhiên, ở phía nam, trên toàn bộ vùng đất liền duyên hải New
Guinea nói tiếng Nam Đảo, người ta không hề tìm thấy một địa điểm nào sử dụng tiếng
nói này, ngoại trừ một nơi cô lập nằm sâu về phía tây, thuộc Aitape, tỉnh Tây Sepik.

Goodenough tiếp tục chỉ ra rằng nguồn gốc của họat động trao đổi đá vỏ chai Talasea

thời cổ xưa (được bán ở tận Borneo cách đây 6000 năm), tại lãnh thổ của các ngôn ngữ
"rẽ nhánh cổ xưa hn". Và cuối cùng, ông rút ra kết luận hoàn toàn trái với giả thuyết về
chuyến tàu đơn tốc hành:

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Babeli lại nằm ngay sát cạnh với nguồn gốc của đá vỏ

chai Talasea - loại đá đã được trao đổi ở Đảo Đen trước đó từ rất lâu và thậm chí kể c
sau thời kỳ Lapita. Cũng không phải ngẫu nhiên mà những ngôn ngữ thuộc cụm ở Bắc
New Guinea lại đực phân bố trên một khu vực được xem là nguồn gốc của cây mía và nơi
mà loài lợn lần đầu tiên được du nhập vào Đảo Đen. Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà
cụm ngôn ngữ ở Bắc New Guinea lại được phân bố dọc… hành lang thông thương tiền
Lapita. Nói cách khác, đã từng có tuyến đường trao đổi đường dài từ thời kỳ Nam Đảo tiền
Lapita cho đến thời kỳ Nam Đảo dọc theo hành lang giữa Đông Nam Á và Quần đảo
Bismarck theo mô hình của Geoffrey Irwin (xem ở trên).


Vùng chuyển tiếp ngôn ngữ và nghề gốm trải dài từ tỉnh Madang ở bờ biển phía bắc của

đất liền New Guinea cho đến vùng tây nam của New Britain mà Ward Goodenough đề
cập ở đây cũng cho thấy chính xác vùng đất trong huyền thoại về sự xung đột của người
Kulabob và người Manup. Tôi sẽ trình bày nội dung này trong Chương 16.

Hai con đường đến Thái Bình Dương   p.   169


Hình 27: Giả thuyết “Hai chuyến tàu”. Nét khác biệt giữa giả thiết này với mô hình

“Chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo” là ở chỗ: Chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo (ETP) đi
vòng qua Đảo Đen và dừng lại trong một khoảng thời gian đủ để du nhập những kỹ thuật
ci tiến về chèo thuyền và làm gốm. Một chuyến tàu Nam Đảo đã định cư ở bắc Đảo Đen
trước đó ít nhất là 2500 năm (xem sự phân bố của các “ngôn ngữ rẽ nhánh”, Hình 29).
Những nơi định cư muộn hơn, giờ là nơi có nhiều tộc người sinh sống, đã tiếp thu những
kỹ thuật mới này và đi thuyền ra biển, tạo thành một chuyến tàu song song, để định cư ở
phần còn lại của các đảo thuộc Đảo Đen cách đây 3500 năm.


Ý tưởng về sự phát tán cách đây 3500 năm của Lapita qua nền văn hoá Nam Đảo Oceanic

đã có trước đó có cơ sở từ những chỗ trống đáng kể trong sự phân bố của các bình gốm
Lapita. Đo Manus, Lou và các đảo khác thuộc quần đảo Admiralty, nơi được coi là nguồn
gốc của loại đá vỏ chai 6000 năm tuổi được tìm thấy ở Borneo, chỉ có rất ít những mẩu
gốm mang phong cách Lapita. Trung tâm cổ xưa nhất của Đảo Đen về thông thương
đường dài với Đông Nam Á có thể đã là vùng ngoại vi của nền văn hoá đồ gốm Lapita
đầu tiên. Rất nhiều nhà khảo cổ học xem khu vực có hơn 12000 năm định cư này là trung
tâm của Oceania thời tiền sử. Tuy nhiên, thậm chí việc phân nhóm này cũng có thể dẫn
đến những nhận định sai lầm bởi vì những ngôn ngữ của các đảo tí hon Wuvulu và Awa
hầu như hoàn toàn độc lập.


Như tôi đã đề cập, văn hoá đồ gốm Lapita không thực sự bắt đầu cho đến khi chúng ta đi

đến đầu mút phía tây của dãy đo Bismarcks và đến cụm các đảo Mussau, Watom , Duke
of Yorks và New Britain. Như Ward Goodenough đã chỉ ra, khu vực nói tiếng Nam Đảo
này có một số từ vựng liên quan đến tiếng Fiji. Tại đây, huyền thoại về cuộc chiến huynh
đệ đã có đôi chút thay đổi so với câu chuyện về chiến tranh huynh đệ tương tàn
Kulabob/Manup. Thay vào đó, nó phỏng theo phong cách Tolai nhẹ nhàng hơn với cốt
truyện là người em thông minh/người anh ngu ngốc. Giống như một chiếc đèn hiệu bị cô
lập, tập hợp các địa bàn Lapita thuộc vùng Bismarck cũng xác định khu vực chủ yếu sử
dụng ống thổi tại Oceania (xem Chương 2). Vì vậy, nó cho thấy một quá trình phát tán từ
các vùng văn hoá tây Nam Đảo đi sang phía tây. Nghiên cứu chi tiết của Stephen Jett về
những mô típ công nghệ của ống thổi có xu hướng ủng hộ cho giả thuyết này (xem Hình
11). Tính đa dạng của các ống kính thiên văn như ở Bismarck còn được tìm thấy tại vùng
Bisayan thuộc Phi-lip-pin. Sự phát tán của văn hoá Lapita có thể đã xảy ra khi các vũ khí
 tìm đường đến vùng đảo Marshall tại Đảo Nhỏ, nơi nó được biết đến qua những truyện kể
truyền miệng.


Khi mở rộng ra Thái Bình Dương, phong cách nghệ thuật cũng như biên độ địa lý của đồ

gốm Lapita thuộc khu vực Bismarck đã bị quần đảo Solomon chia tách khỏi Vanuatu và
vùng trung tâm Đa Đảo ở phía đông. Dãy đảo Solomon rộng lớn kéo dài 1400 cây số từ
một vùng Lapita tại đầu mút của Đảo Buka ở phía tây cho đến vùng đảo Reef-Santa Cruz
ở phía đông không hề có bóng dáng của văn hoá Lapita. Trong một bài báo gần đây,
Patrick Kirch bình luận rằng “Rất có thể cư dân Lapita chỉ đi dọc theo mép của các hòn
đảo này vì chúng đã có người dân sinh sống.” Do không tìm thấy bất cứ di tích nào của
văn hoá Lapita ở tây Solomon nên nhà khảo cổ học Peter Sheppard và các đồng nghiệp
của ông ở New Zealand và vùng Solomon đã cho rằng “giả thiết về sự không tồn tại của
văn hoá Lapita ở vùng trung tâm và tây Solomon… buộc chúng ta phải xem xét ảnh
hưởng của mối giao thoa của Lapita với các cư dân đã định cư trước đó tại các vùng đảo
Thái Bình Dương. Quá trình định cư tại khu vực Reefs/Santa Cruz… có thể đã đánh dấu
một bước tiến lớn đầu tiên và bỏ qua những khu vực dân cư và hệ văn hoá đã tồn tại từ
trước.”


Mặc dù không hiện diện tại vùng đảo Solomon nhưng 14 địa bàn văn hoá Lapita lại được

tìm thấy ở các đảo Reef-Santa Cruz ở phía đông nam của nhóm đảo Solomon chính. Rất
khó mà tưởng tượng được rằng thậm chí một người đi biển dày dạn kinh nghiệm nhất lại
có thể thường xuyên đi dọc theo mép của dãy đo Solomon khổng lồ, điều mà những
người trao đổi đá vỏ chai của mạng lưới Lapita đã phải làm, mà không có những điểm đỗ
lại luân phiên trong cuộc hành trình. Có lẽ còn tồn tại một tuyến đường khác kết thúc tại
vùng đảo Reef-Santa Cruz ở phía đông của Solomon. Con đường này đi theo tuyến ngầm
Ontong Java, trên đó rải rác các đảo san hô vòng nằm theo một đường thẳng đến phía
đông nhưng nằm song song với dãy đảo Solomon. Dãy đảo san hô vòng này bao gồm các
đảo Tau’u, Nukumanu, Ontong Java và Steward. Tát c những người dân trên các đảo đều
nói tiếng Đa Đảo liên quan đến dòng Samoic, và hợp thành bộ phận phía bắc của chuỗi
ngôn ngữ được biết đến với tên gọi là những thứ tiếng Đa Đảo và Samoic rẽ nhánh (xem
Hình 17). Những đại diện cho nhóm ngôn ngữ này ở cực nam là Tây Uvea và Tây
Futuna, trải dài trên 3000 cây số song song với dại đa số các hòn đảo không nói tiếng Đa
Đảo thuộc quần đảo Bismarck, Solomon, Vanuatu và New Caledonia.

Như tôi đã trình bày trước đó, những người Đa Đảo bị cách ly này có thể không phải là

người Samoan lưu vong như các nhà ngôn ngữ học thường gán cho họ mà là hậu duệ của
người Đa Đảo gốc ở Đảo Đen. Nếu điều này đúng và những bằng chứng theo niên đại
ngôn ngữ học là chính xác thì theo lô gíc, chúng ta có thể tìm thấy các địa bàn Lapita cổ
xưa tại ít nhất vài đo san hô vòng hiện đang có cư dân nói tiếng Đa Đảo. Và thực tế đã
diễn ra như vậy. Trên các đảo Reef-Santa Cruz, người ta sử dụng tiếng Pileni, một ngôn
ngữ Đa Đảo rẽ nhánh; và xa hơn một chút về phía đông là các khu vực Lapita sử dụng
tiếng Anuta và Tikopia, cũng là hai ngôn ngữ Đa Đảo rẽ nhánh. Bức tranh về cuộc hành
trình nhy cóc về mặt ngôn ngữ và khảo cổ này dường như cho thấy một trong hai quá
trình định cư song song lên vùng đảo Đảo Đen, được thực hiện bởi những cư dân nói
tiếng Đa Đảo; họ mang theo những kỹ thuật của văn hoá Lapita và sinh sống tại các đảo
san hô vòng. Còn quá trình khác có thể bắt đầu từ một nền văn hoá lai Nam Đảo/Papua 
cổ xưa hơn, phong phú hơn; Nền văn hoá này đã có từ trước đó và mở rộng dọc theo bờ
biển phía bắc của New Guinea và thừa hưởng những kỹ thuật Lapita mới được du nhập từ
Indonesia cách đây 3500 năm.


Bước nhảy lớn thứ hai về mặt địa lý của văn hoá Lapita bắt nguồn tại các khu vực phía

tây và phía nam thuộc vùng đảo Đảo Đen và mở rộng đến Fiji, sau đó di đến Đa Đảo cách
đó 2000 km về phía đông. Tại đây, các địa bàn Lapita phát triển mạnh. Tất cả các ngôn
ngữ, kể cả tiếng Fiji, đều thuộc nhóm Trung Tâm Thái Bình Dương của ngôn ngữ
Oceanic. Dựa theo sơ đồ mà Andrew Pawley và Malcolm Ross nêu ra gần đây, nhóm
ngôn ngữ này là một trong 9 phân nhóm bậc cao của tiếng Oceanic. Như tôi đã đề cập
trong chương trước, cấp bậc này cũng có nghĩa là không có giao điểm ngôn ngữ nào nối
nhóm này với các nhóm Oceanic khác. Trong số các nhóm này, không thể có một nhóm
đơn nhất là ngôn ngữ gốc. Vì vậy, về mặt lý thuyết, ngôn ngữ gốc có thể bắt nguồn từ
vùng đất quê hương ở đông Indonesia cách đây 3500 năm với những cách tân và thay thế
từ vựng trong quá trình phát tán. 

Đồ gốm đông Lapita cũng có mặt tại các khu vực của tất cả các phân nhóm ngôn ngữ trung
 tâm Thái Bình Dương, ví dụ như ở Fiji, Tonga, Samoa và các ngôn ngữ rẽ nhánh có đặc
 điểm tương tự. Các địa bàn Lapita cũng có mặt tại vùng Đông Uvea và Đông
 Futuna nằm giữa Fiji và Samoa. Rõ ràng văn hoá Lapita có sự hiện diện rõ rệt tại 
các đảo nói tiếng Đa Đảo thuộc vùng Đảo Đen và Đa Đảo. Ngoài ra, những
bằng chứng khảo cổ và niên đại ngôn ngữ cũng cho thấy rằng đã có một quá trình phát
tán và định cư diễn ra nhanh chóng và muộn hơn. Những điều này cho thấy có một sự
liên hệ. Bởi vậy, nhóm ngôn ngữ Trung tâm Thái Bình Dương rất có thể chính là nhóm
ngôn ngữ đã đi trên chuyến tàu tốc hành Lapita đến Đa Đảo. Tuy nhiên, có thể là từ trước
đó rất lâu vùng Tây Oceania đã chịu ảnh hưởng của tiếng Nam Đảo. Tôi sẽ tìm hiểu tóm
tắt những chuyến tàu trước đó đi từ bờ biển phía bắc New Guinea đến Vanuatu và từ
quần đảo Bismarcks đến Solomon và đông Đảo Đen.

Chuyến tàu nhánh từ nam Đảo Đen đến bắc Đảo Đen     p.   173



Dựa trên một niên đại ngôn ngữ học mà có lẽ ngày nay đã không còn được sử dụng, một

bản đồ cũ từ năm 1975 về các dòng di chuyển phức tạp của ngôn ngữ thời tiền sử tại
vùng tây nam Thái Bình Dương cho thấy có một chuyến tàu sớm hơn đã đến từ Đông
Nam Á cách đây 5000 năm. Một vài chi tiết quan trọng của quan điểm này không phù
hợp về mặt lôgíc với giả thuyết ETP sau này. Trước hết, tác giả của quan điểm này, ông
Stephen Wur, cho rằng chuyến tàu tốc hành chạy suốt này ở ngoài biển khi và đi về phía
đông tới một nơi nào đó trên các đảo phía tây Manus, và sau đó đi vòng qua các quần đảo
Bismarcks và Solomon đến phía đông và tiếp tục chạy thẳng đến quần đảo Santa Cruz.
Mặc dù những niên đại của ETP mà Wurm đề xuất có thể là quá sớm nhưng đây cũng là
tuyến đường tương tự như con đường phát tán nhanh chóng của nền văn hoá Lapita.


Điểm thứ hai trong bản đồ của Wurm là những nhánh phụ đến từ chuyến tàu cũ dọc theo

bờ biển phía bắc của New Guinea, và phần còn lại của chuyến tàu này cuối cùng kết thúc
ở quần đảo Bismarcks. Wurm mô tả khu vực giữa quần đảo Bismarcks và bờ biển bắc
New Guinea với mũi Papua là vùng tiếp xúc ngữ Nam Đo/Papua. Như tôi đã đề cập, ngày
nay, về mặt ngôn ngữ những vùng này là quê hương của các thứ tiếng Nam Đảo “rẽ
nhánh”; về mặt kỹ thuật, đây là quê hương của những chiếc thuyền cổ nhất và không có
khả năng đi biển. Wurm chỉ ra các dòng di cư phụ về hướng đông của hỗn hợp những
người nói tiếng ‘Melanid’ và Papua ra khỏi những khu vực này vào khoảng năm 1000
tr.CN để định cư trên những vùng không thuộc Đa Đảo thuộc Solomon, Vanuatua và
New Caledonia.

Wurm cho rằng nhiều dòng di cư của các nền văn hoá Papua và các nền văn hoá cổ xưa

hơn của hỗn hợp người Papua/Nam Đảo đã định cư tại các đảo của Đảo Đen từ New
Guinea và các đảo Bismarcks phía tây trong thời kỳ Lapita. Quan điểm này đã khắc phục
được một khiếm khuyết quan trọng trong giả thuyết về chuyến tàu tốc hành. Đó là, về
mặt thể chất và văn hoá, những dân tộc ở các đảo phía nam Đảo Đen đều rất khác với 
những người Đa Đảo. Không chỉ khác mà những cư dân này còn đa dạng hơn và cho thấy
nhiều mối liên hệ hơn với vùng bờ biển bắc New Guinea so với những người láng giềng
của họ ở Đa Đảo. Chuyến tàu tốc hành mô tả một hành trình di cư một chiều và nhanh
chóng của cư dân và ngôn ngữ đến từ Đông Nam Á và nó phi giải thích sự khác biệt giữa
Đảo Đen và Đa Đảo. Những người ủng hộ giả thuyết này đã cố gắng giải thích bằng cách
mặc nhiên công nhận sự phổ biến dần dần của những đặc điểm di truyền và văn hoá từ
New Guinea trong thời kỳ hậu Lapita. Tại Chương 6 và 7, tôi sẽ trình bày những nhược
điểm về mặt di truyền dân cư trong sự hợp lý hoá này. Còn ở đây, tôi sẽ giải quyết một
cách ngắn gọn những khía cạnh về mặt văn hoá và khảo cổ học.


Quá trình định cư tại bắc Đảo Đen của những người Nam Đảo thời kỳ tiền Lapita

Có lẽ cách tốt nhất để nêu ra một quan điểm về một trong số những mối liên hệ và phân
ly về mặt văn hoá giữa Đảo Đen và Đa Đảo là bắt đầu với một vài giai thoại riêng tư. Hai
trong số những giai thoại này là những chuyện mắt thấy tai nghe. Khi tôi làm việc ở tỉnh
Sepik của New Guinea với tư cách là bác sỹ khoa nhi của chính phủ, một trong những
nhiệm vụ hàng quý của tôi là đi thăm các Trạm Viện trợ tại hai hòn đảo tí hon ở Wuvulu
và Awa cách bờ biển New Guinea 200 km về phía bắc. Công việc này đòi hỏi phi thực
hiện một chuyến đi qua đêm trên một tàu lưới rà của chính phủ. Sau khi tri qua một cơn
bão trong đêm, chúng tôi thức dậy và trước mắt là bầu trời xanh biếc phía xa chân trời là
những rặng dừa ngắn. Trước đó, tôi đã được cảnh báo về điều này nhưng lúc đó tôi vẫn
vô cùng ngạc nhiên khi đến một hòn đảo có vẻ thích hợp với Đa Đảo hơn. 

Những người dân ở đó trông giống như người Đa Đảo và dường như văn hoá cũng mang
 phong cách Đa Đảo ví dụ như những hoa văn chạm khắc và nhiều đặc điểm khác nữa. 
Phía trong các đo, có những chiếc hố mà tổ tiên của họ đã đào để trồng loại củ khoai
 nước khổng lồ của vùng Đa Đảo. Họ không cần những kỹ thuật đánh cá hiện đại vì 
cá mặt trăng, cá nhồng, cá hồi cầu vồng và cá heo đua nhau tìm mồi thả sau những 
chiếc thuyền của họ. 

Những hòn đảo cô lập này cách vùng ngoại vi gần nhất của Đa Đảo thuộc quần đảo 
Bismarcks khoảng 1300 dặm về phía tây, và cách hòn đảo Đa Đảo gần nhất đến một phần 
tư vòng  trái đất. Một trải nghiệm kỳ lạ nữa đối với tôi là hai món ăn mà tôi được phục vụ. 
Những món ăn này chỉ có ở Đông Nam Á chứ không phải ở một nơi nào khác tại New
 Guinea. Một trong số những món này thường được người Mã Lai quen gọi là món otak-otak, 
hay món ‘óc’. Cá trắng được hấp hoặc nướng, giầm nước xốt với sữa dừa và được đặt trong
một cái hộp chữ nhật kín nước làm bằng lá chuối. Món còn lại là món chè làm bằng bột
cọ sagu dính đặt trong một lớp các lát dừa.

Nếu tôi đã từng mong muốn tìm kiếm một bộ tộc đã mất dấu trên chuyến tàu nhanh muộn

của người Đa Đảo tại vùng tây Oceania thì có lẽ đây chính là một điểm đến đầu tiên.
Những người khác cùng đi cũng cm nhận được vẻ quyến rũ duy nhất của nó. Những cư
dân trên đảo bảo tôi rằng một tập đoàn lớn có cả ngôi sao điện ảnh John Wayne đã đến
thương lượng để xây dựng một khu nghỉ mát cao cấp ở đây. Về mặt ngôn ngữ, họ nói thứ
tiếng Oceanic khác lạ không mấy liên quan đến nhóm đảo Admiralty ở phía đông. Không
một bằng chứng nào về đồ gốm Lapita được tìm thấy ở các đảo này. Tuy nhiên, điều này
cũng không gây nhiều ngạc nhiên vì chúng đều là những vỉa đá ngầm thấp và dễ chịu ảnh
hưởng của những dao động của mực nước biển sau khi kết thúc Kỷ Băng hà. Một giai thoại 
khác đến muộn hơn khi tôi đang làm việc ở tỉnh Madang thuộc vùng biển phía bắc New
 Guinea. Sau khi đi thăm một khu vực nằm sâu trong nội địa, tôi lái xe trở về và đi qua 
một ngôi làng trên một khoảng rừng trống; người dân đang đang thực hiện
một nghi lễ và tụ tập với nhau. Dân làng mặc xà rông màu đỏ làm bằng vỏ cây. Họ giải
thích rằng những người con trai của họ vừa mới trở về sau một tháng sống ẩn dật tại rừng
sâu sau khi cắt bao quy đầu; trong rừng, họ được dạy những bí mật về người đàn ông.





Một buổi lễ lớn đã được chuẩn bị với nhiều quà và thức ăn. Tôi được mời tham gia bữa
tiệc. Những chủ nhân của tôi giải thích rằng mặc dù họ sống trong rừng nhưng tổ tiên của
họ đến từ làng Bil Bil trên bờ biển. Những người Bil Bil rất nổi tiếng về truyền thống
nghề gốm độc đáo của họ thông qua những trang nhật ký của nhà nhân loại học người
Nga ở thế kỷ 19, Mikloucho-Maclay (tôi sẽ mô tả huyền thoại của họ về nguồn gốc nghề
gốm trong Chương 12). Vài năm sau đó, tôi cũng có những tri nghiệm như thế với những
cư dân có bề ngoài tương tự với những quần áo và nghi lễ tương tự nhưng cách đó hàng
nghìn km về phía đông, trên hòn đảo Tanna của Vanuatu. Nghi lễ trao đổi quà tinh tế
dành cho những gia đình người mẹ của những chàng trai. Trên khắp các vùng không nói
tiếng Đa Đảo ở các đảo phía đông của Đảo Đen, chúng ta tìm thấy nhiều bản sao như thế
của nền văn hoá thuộc bờ biển phía bắc New Guinea. Nói tóm lại, cư dân của những hòn
đảo này hiển nhiên được thừa nhận là người Đảo Đen, còn những người nói tiếng Đa Đảo
rõ ràng là người Đa Đảo cho dù họ không lên tiếng. Chắc chắn là có những điểm tương
đồng về mặt ngôn ngữ và văn hoá giữa người Đa Đảo và người Đảo Đen, ví dụ như
truyện kể về đấng tạo hoá Tangaloa. Tuy nhiên, huyền thoại Tangaloa cũng được tìm
thấy ở tỉnh Sepik của New Guinea về phía Tây.



Những giai thoại của tôi về những mối liên hệ giữa bắc và nam Đảo Đen dựa trên một

phân tích gần đây về mối quan hệ về mặt văn hoá và kỹ thuật giữa những cư dân Madang
và Sepik ở bờ biển phía bắc New Guinea. Nhà khảo cổ học/phong tục học người Thuỵ
Sỹ, Christian Kaufman thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian Basel, đã tìm thấy một số
truyền thống văn hoá của người Sepik và Madang được tái tạo thành các nhánh riêng biệt
nhưng có liên quan đến nhau ở phía đông, tại Vanuatu, Solomon và New Caledonia. Khu
vực sông Sepik được khôi phục từ cơn đại hồng thủy cách đây 8000 năm là nơi có những
truyền thống văn hoá phong phú nhất của Oceania. Những truyền thống này bao gồm
nghệ thuật chạm khắc, hội hoạ, nghề gốm và lịch sử truyền miệng. Mặc dù hầu hết người
dân trong khu vực này không nói tiếng Nam Đảo nhưng chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng
họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn háo Nam Đảo. Ngoài những mô típ hoa văn đặc
trưng của Lapita được tìm thấy trên bờ biển và trong khu vực trung lưu sông Sepik, họ
còn có chung những mô típ trong các huyền thoại dân gian truyền miệng, ví dụ như
chuyện con chim ưng và hai anh em trong một hành trình đi biển bằng thuyền. Tôi sẽ mô
tả những huyền thoại này và những huyền thoại khác của người New Caledonia/Sepik
Nam Đảo trong Phần II.


Kaufman cho rằng nghề gốm ở bắc New Guinea và các truyền thống khác có lẽ chịu ảnh

hưởng của những đợt di cư diễn ra sớm hơn từ Indonesia cách đây khoảng 5500 năm, và
dần dần phát triển, trở nên phong phú đa dạng hơn tại Sepik rất lâu trước khi có sự phát
tán của nền văn hoá Lapita đến vùng Thái Bình Dương. Sau đó, ảnh hưởng của các nhánh
văn hoá lai cực kỳ đa dạng này tiếp tục mở rộng và được mô phỏng tại các đảo Đảo Đen
 ở phía đông, đặc biệt ở bắc Vanuatu, khoảng vào năm 800 tr.CN. Do đó, từ một cách tiếp
cận khác, chúng ta vẫn rút ra cùng một kết luận về hai đợt di cư đến Vanuatu, các đảo
Solomon và New Caledonia cách đây 3000 năm – một đợt đến từ nền văn hoá Lapita
mới, còn đợt khác đến từ nền văn hoá lai đa dạng có nguồn gốc ở tây Đảo Đen.


Bởi vậy, bức tranh văn hoá và ngôn ngữ này là cơ sở quan trọng cho giả thuyết khảo cổ

học của Pamela Swadling về sự mở rộng sớm hơn của ngôn ngữ Nam Đảo đến vùng Thái
Bình Dương cách đây ít nhất 6000 năm (xem Chương 2 và Chương 3). Như tôi sẽ trình bày trong chương sắp tới, giả thiết này còn có cơ sở từ khía cạnh di truyền, ngoại trừ một
số điều ngạc nhiên về các dòng di cư thời tiền sử của những cư dân Sundaland đầu tiên. 



Chương VI.

Gen của Ê-va                        p.178

Trong bốn chương vừa qua, tôi đã tìm hiểu lại các giả thuyết về mặt khảo cổ và ngôn ngữ

để xác định xem liệu chúng có hỗ trợ cho quan điểm về những đợt phát tán cổ xưa của
những cư dân nói tiếng Nam Á và Nam Đảo, những người đã bị nạn hồng thủy cuốn khỏi
các đảo Đông Nam Á và phát tán đến tất c các hướng trên la bàn, bao gồm c các đảo ở
Thái Bình Dương, cách đây khoảng 7500 năm (xem Hình 14 của Chương 3 và Hình 27
của Chương 5). Có thể những người hoài nghi sẽ đặt câu hỏi rằng có tồn tại những bằng
chứng di truyền về những đợt di cư đó không và niên đại nào thì thích hợp? Hiện nay, các
nhà di truyền học có thể tái tạo lại chuỗi ADN bào quan của Ê-va, mẹ của các bà mẹ, và
các nhà sinh vật học nghiên cứu phân tử trong lĩnh vực luật pháp cũng có thể xác định tội
phạm bằng phân tích ADN từ dấu tay. Tuy nhiên, liệu những kỹ thuật đó có thể giúp lần
ra dấu vết của những đợt di cư trong hơn 10000 năm qua? Đây có thể là những phương
pháp chính xác và thuyết phục hơn bất cứ hỗn hợp phương pháp nào của địa chất học,
khảo cổ học, ngôn ngữ học và cả huyền thoại truyền miệng. Nhưng thực tế có phải như
vậy hay không? Câu trả lời là có.

Phải công nhận là các nhà di truyền có những vũ khí cực kỳ hữu hiệu. Tuy nhiên, cũng

giống như trường hợp của chiến tranh Việt Nam, đôi khi sự phụ thuộc vào công nghệ
hiện đại và sức mạnh hoả lực có thể mang lại những kết quả đáng thất vọng nếu gặp phi
một mục tiêu vô hình và di động. Lời sấm của Delphi cũng đưa ra một hình nh ẩn dụ
khác để chứng minh cho luận điểm rằng những hiểu biết chỉ dựa trên phương pháp di
truyền học là chưa hoàn chỉnh. Nhà thông thái này này có thói quen đưa ra những câu trả
lời mơ hồ và khó hiểu. Lời sấm nói với một nhà vua rằng nếu ông ta tham chiến một quốc
gia vĩ đại sẽ bị phá huỷ. Và ông vua đó đã tham gia chiến tranh. Lời sấm đã không bảo
với ông rằng vương quốc sẽ bị phá huỷ là vương quốc của chính ông ta. Giá trị của thông
tin đưa ra còn phụ thuộc vào câu hỏi và cách giải thích câu trà lời. Khi đi vào những kiến
thức chi tiết, câu trả lời cho những câu hỏi có tính chất căn bản như có một hay nhiều quá
trình tiến hoá của nhân loại vẫn còn bị phân cực. Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu sâu
hơn nữa về các công cụ phương pháp được sử dụng.

Một vài câu hỏi đơn giản đã được nêu ra từ giả thuyết của tôi về sự phát tán sau nạn đại

hồng thủy. Chúng ta nên mong đợi rằng hơn một nửa trong số đó sẽ được trả lời khẳng
định. Bất cứ câu hỏi nào có câu trả lời phủ định thay vì không có câu trả lời sẽ làm giảm
giá trị của những lời khẳng định. Có bằng chứng địa chất về những cn đại hồng thủy có
sức tàn phá dữ dội trong khoảng 15000 năm qua, và cn hồng thủy cuối cùng diễn ra cách
đây khoảng 8000-7600 năm. Liệu tất cả những dữ kiện này có liên quan đến những đợt
phát tán ra tất cả các hướng của các cư dân trên toàn thế giới (kể cả Đông Nam Á)? Câu
hỏi này có thể được phân tích cụ thể theo hướng di cư:


(1) Liệu vào thời kỳ hậu sông băng có diễn ra sự phát tán trên biển phía đông

của cư dân từ các đảo Đông Nam Á đến bờ biển New Guinea và Quần đảo
Bismarck cách đây 8000-7000 năm hay không? Và liệu sự phát tán này có thể
phân biệt về mặt di truyền với sự di cư đến New Guinea – và nhìn chung là cả Melanesia 
 – của những người Polynesia đầu tiên cách đây 3500 năm?
(2) Liệu có diễn ra những quá trình di cư tương tự ở phía nam đến Ô-x-trây-lia qua
khu vực Tiểu Sunda?
(3) Liệu có diễn ra những đợt di cư tương tự ở phía bắc từ Đông Dương và
Miến Điện đến Trung Quốc và Tây Tạng và cả các đảo ở vành đai Thái Bình
Dương như Đài Loan, Nhật bản và Triều Tiên?
(4) Liệu có diễn ra những đợt di cư tương tự ở phía tây vòng qua vành đai
phía bắc của Ấn Độ Dương, và ở phía tây bắc đến Mesopotamia, Trung Đông
và Châu Âu?

Trước khi trả lời chi tiết những câu hỏi này, tôi sẽ trình bày tóm tắt những phương pháp

di truyền học để lần theo dấu vết của các đợt di cư, những phương pháp này có thể mang
lại những gì và có những hạn chế gì.
Nếu xét theo màu da và màu mắt, chúng ta là sản phẩm của gen di truyền và và chịu ảnh
hưởng bởi môi trường sống. Mỗi prôtêin và cấu trúc trong cơ thể của chúng ta được tạo
thành theo các mẫu gen. Thực tế là hồ sơ hoàn chỉnh của cấu trúc gen của chúng ta được
chứa đựng trong mỗi nhân tế bào trong cơ thể. Thông tin được chứa đựng trong mã số
trên các chuỗi phân tử của axít deoxyribonucleic (ARN) hoặc ADN, trông giống như
chiếc phéc-m-tuya. Và với bất cứ mã nào cũng có một loại ngôn ngữ. Nó được viết thành
mật mã trong các đơn vị được gọi là các cặp nuclêôtít sắp xếp cạnh nhau giống như răng
của chiếc phéc-m-tuya. Nhóm mật mã cơ bản là một bộ ba mật mã và mỗi bộ ba mã hoá
duy nhất cho một axít amin, thành phần chủ yếu tạo nên protêin. Do các cặp nuclêôtít này
là đơn vị cơ sở trong chuỗi ADN nên các chiều dài của ADN thường được mô t theo số
lượng các cặp nuclêôtít. Ví dụ, nếu xoá đi một di ADN chứa một nghìn cặp nuclêôtít tức
là xoá đi một nghìn cặp nuclêôtít. ADN là thành phần cơ bản của gen và được chia ra
thành 23 cặp nhiễm sắc thể.


Chúng ta kế thừa một nửa thông tin trong các gen của chúng ta từ bố và một nửa còn

 lại từ mẹ. Nếu các nhà di truyền học phân tử có đủ thời gian để phân tích toàn bộ 
mã gen trong cơ thể mỗi con người chúng ta, họ sẽ phát hiện ra rằng tại sao mỗi chúng 
ta lại khác với những người khác. Các chuỗi ADN quá dài nên không thẻ xác định 
toàn bộ mã gen cho từng cá nhân. Thay vào đó, các nhà di truyền học tập trung vào 
những khác biệt di truyền giữa một số gen nhất định, rất nhiều trong số đó đã được
 tìm hiểu cặn kẽ và dễ nghiên cứu.

Người dân ở các đất nước khác nhau thường có các gen đặc trưng khác nhau và những cư

dân của cùng một nước thường chia sẻ cùng một loại gen. Tuy nhiên, bất cứ dân tộc nào
cũng có muôn màu muôn vẻ các gen tương ứng của một loại gen nhất định. Sở dĩ có điều
này là bởi vì gen, cũng như ngôn ngữ, thay đổi rất chậm hoặc biến đổi không nhiều qua
các thế hệ. Biến đổi gen có thể là nhân đôi, đứt đoạn, ghép nối hoặc thay thế, và có thể
bao gồm một hoặc nhiều cặp nhiễm sắc thể cơ sở. Một khi một gen trong các tế bào phôi
bị biến đổi thì sự thay đổi đó sẽ được truyền qua nhiều thế hệ. Khi sự biến đổi gen xảy ra,
các nhà di truyền học có thể sử dụng nó như là một dấu hiệu nhân bản duy nhất qua các
thời đại. Nếu một vài sự biến đổi khác nhau diễn ra qua nhiều thế hệ trong cùng một
chuỗi ADN thì các nhà di truyền học có thể tái tạo cây ph hệ bằng cách so sánh ADN của
các thành viên khác nhau trong cộng đồng dân cư hiện tại.


Cũng giống như đối với các nhà ngôn ngữ học, những phương pháp nhận dạng này mang

lại hiệu quả hơn phương pháp xác định niên đại các nhánh của cây phả hệ trong việc thiết
lập các mối liên hệ giữa các nhóm tương đồng. Một số biến đổi gen có nhiều kh năng xảy
ra hơn những biến đổi khác và do đó có thể xảy ra không chỉ một lần, hoặc thậm chí có
thể quay trở lại định dạng ban đầu. Để chứng minh rằng điều này chưa từng xảy ra, khi
các nhà di truyền học so sánh hai biến đổi gen tương đồng, họ có thể xem xét ADN của
một mặt biến đổi của mỗi cá thể.

(Điều này cũng gần giống như việc kiểm định xuất xứ của một bức tranh dựa trên phong 

cách của khung tranh; Tôi sẽ đề cập đến khía cạnh này ở phần sau.). Có hai phương pháp
 chủ yếu để tìm hiểu những khác biệt gen cụ thể này. Phương pháp lâu đời hơn là nghiên 
 cứu sản phẩm của các gen, ví dụ như hemoglobin prôtêin, sắc tố hồng cầu trong 
tế bào máu của chúng ta và đây là một chất có thể phân tích được. Phương pháp thứ hai 
phức tạp hơn về mặt kỹ thuật nhưng mang lại nhiều thông tin hn, đó là lập bản đồ ADN
 của gen.


Mỗi một tế bào của chúng ta có hai loại ADN, một loại được chứa trong nhân tế bào và

loại khác nằm trong bào quan. Bào quan là những vật thể nhỏ bé bi trong phần tế bào
ngoài nhân và có chức năng như c quan năng lượng cho phần còn lại của tế bào. Chuỗi
ADN trong nhân tế bào dài hơn rất nhiều so với ADN trong bào quan. Tuy nhiên, một
điều tưởng chừng như nghịch lý là ADN trong bào quan lại mang đến nhiều thông tin hơn
về quá khứ của chúng ta. Lý do là bởi vì ADN bào quan không tham gia vào các biến dị
như hoán vị gen, bố trí lại và nhân đôi gen; trong khi đó, những quá trình này lại diễn ra
đối với ADN trong nhân khi sinh sản hữu tính. Sự pha tạp ngẫu nhiên về gen trong nhân
tế bào xảy ra bởi các nhiễm sắc thể kép từ bố hoặc mẹ xoắn chặt với nhiễm sắc thể tương
đồng. Hiện tượng này có thể là một chức năng ‘cố ý’ của quá trình sinh sản hữu tính - để
tạo ra và thử nghiệm nhiều loại gen mới trong các điều kiện được kiểm soát. Tuy nhiên,
nó cũng dẫn đến những nghiên cứu không chính xác về gen.


Do sống trong bào quan và sinh dưỡng trong tế bào chất nên các ADN chỉ phân chia khi

chúng hoạt động, giống như vi khuẩn, và do đó không bị ‘xáo trộn.’ Khi tinh trùng và
trứng gặp nhau, đơn vị duy nhất có bào quan có khả năng tự sinh sản là trứng. Do đó
ADN bào quan của con chỉ được lấy từ mẹ. ADN bào quan có thể biến đổi – và nếu biến
đổi thì sẽ biến đổi với tốc độ tương đối nhanh. Đồng thời, nó cung cấp một thước đo đáng
tin cậy hơn về thay đổi gen so với phương pháp xác định những ‘biến đổi, xáo trộn, hay
ghép nối” trong ADN nhân tế bào.

Bởi vậy, ADN bào quan gần như là một dấu hiệu di truyền hoàn hảo. Do được truyền từ mẹ

 nên mỗi biến đổi gen sẽ được truyền từ mẹ qua con gái mà không có bất cứ thay đổi nào 
cho đến khi xảy ra biến đổi nhỏ tiếp theo. Do chiều dài của ADN bào quan tương đối 
ngắn với chỉ 5523 “bộ ba mật mã” nên nó có thể xếp thành chuỗi hoàn chỉnh nếu cần
 thiết. Các nhà di truyền học đã đưa ra kết luận về một số lượng nhỏ đến ngạc nhiên 
của các ‘thị tộc mẫu hệ’ đn nhất để giúp phân loại toàn bộ cộng đồng dân cư. 
Bằng cách xây dựng các cây phả hệ dựa trên những thị tộc này, các nhà di truyền học có
 thể tái tạo lại ADN bào quan của Êva – thủy mẫu của chúng ta.

Có một bộ phận ADN thuộc nhân không có nhiễm sắc thể tương đồng với nó. Đó là

nhiễm sắc thể Y của người nam, một nhiễm sắc thể trong nhân mà các nhà di truyền học
chỉ vừa mới bắt đầu đi sâu tìm hiểu. Mặc dầu hợp thành cặp với nhiễm sắc thể X của
người nữ trong qúa trình giảm phân của tế bào giới tính nhưng nhiễm sắc thể Y nhỏ hơn
vẫn giữ nguyên đặc điểm di truyền của chính nó. Tương tự như ADN bào quan, ADN của
nhiễm sắc thể Y của người nam vẫn giữ nguyên trạng trong quá trình sinh sản giới tính.
Nó chỉ truyền nội dung di truyền của chính mình và tất nhiên là cả những biến đổi gen
mà nó đã thực hiện qua nhiều thế hệ.


Do đó, ADN nhiễm sắc thể Y hay các gen của “Adam” có những thuộc tính chỉ dẫn

 tương tự như ADN bào quan của Êva. Những dấu hiệu di truyền của bố và mẹ không
 nhất thiết phải dẫn đến những phương thức di trú giống nhau bởi đàn ông và phụ nữ 
có những cung cách xử sự khác nhau. Tại các khu vực mà toán cướp biển đi thuyền 
đổ bộ và xâm chiếm, cấu trúc gen mẹ của một cộng đồng dân cư có thể phản ánh 
những phụ nữ của dân tộc xâm chiếm. Ngoài ra, nếu phụ nữ bị các toán cướp bắt đi từ
 một vị trí nào đó thì những đặc điểm bào quan của họ có thể bị cưỡng bức di chuyển 
đến những nơi khác và độc lập với những nhiễm sắc thể Y của anh  em, chú bác và
 chồng cũ của họ.


Với những công cụ hữu hiệu như thế, liệu chúng ta có thể tái tạo lại toàn bộ lịch sử của

những đợt di cư của con người? Điều đó không hề đơn giản bởi tồn tại nhiều vấn đề. Một
vấn đề lớn cản trở những nghiên cứu di truyền của các cư dân nguyên thuỷ là dường như
có nhiều biến đổi trong nội bộ các cộng đồng dân cư hơn là giữa các cộng đồng này với
nhau. Nói cách khác, tồn tại nhiều khác biệt giữa những cá thể trong bản thân một cộng
đồng dân cư, ví dụ như ở Borneo, hơn là giữa tổng thể Borneo và các dân tộc láng giềng.
Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến ADN trong nhân tế bào chứ không phải là các gen
của Adam và Êva. Những trở ngại khác đặt ra đối với các nhà di truyền học là các quá
trình tiến hoá, trong số đó tất nhiên có cả biến đổi gen và di cư. Ngoài ra, còn có khó
khăn về mặt tính toán và cả cái gọi là ảnh hưởng của nguồn gen, biến dị và chọn lọc tự
nhiên.


Những ảnh hưởng của nguồn gen thường xảy ra trong tiến trình xâm chiếm lên các hòn

đảo bỏ không trên Thái Bình Dương. Các nhóm người di cư trên những chiếc thuyền
mang theo họ một số gen di truyền của Adam và Êva và các gen có nhân khác. Do đó,
nếu chỉ có 5 người phụ nữ và 5 người đàn ông định cư trên một hòn đảo mới thì sẽ chỉ có
20 bản sao của bất cứ gen có nhân nào trong các thế hệ tiếp theo. Bởi vậy, những người
định cư mới này không phảilà đại diện của cư dân mà từ đó họ đã ra đi – chỉ có một bộ
phận nhỏ trong cộng đồng quê hương để lại gen di truyền của mình. Các hiện tượng thiên
tai như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy và dịch bệnh cũng là những nguyên nhân khác giải thích
cho sự thu hẹp đáng kể số lượng các cư dân, hay còn gọi là hiện tượng “biến động di
truyền”.


Một đợt dâng cao đột ngột của nước biển có thể làm giảm đi một nửa số thành

viên của một cộng đồng người đi biển. Bởi vậy, quá trình giao thoa của các cư dân hải
đảo nhỏ gây ra hai tác động hợp thành nguyên nhân dẫn đến biến dị. Ví dụ, một số nhóm
gen sẽ biến mất nếu tất cả con cháu trong một gia đình có cùng một giới tính; trong khi
đó, một số loại gen khác lại có ở quá nhiều người, khiến cho sự khác biệt với cộng đồng 
cư dân đầu tiên càng nổi trội. Kết quả cuối cùng có thể sẽ là một cộng đồng dân cư với
cấu trúc gen khác với ban đầu và mất đi một số đặc điểm gen căn bản. Điều này thậm chí
còn khiến cho những biến dị có hại vốn không xuất hiện thường xuyên trong đời bố mẹ
ngày càng trở nên phổ biến.


Chọn lọc tự nhiên cũng làm thay đổi cấu trúc gen của các cư dân. Các nhà di truyền học

dân cư đã sử dụng một số biến đổi gen như là những chỉ dẫn di truyền nhằm đề kháng với
bệnh tật. Ví dụ như những biến đổi ảnh hưởng đến hemoglobin trong tế bào hồng cầu
nhằm chống lại bệnh sốt rét. Những người mắc bệnh rối loạn máu di truyền ít có nguy cơ
tử vong vì bệnh sốt rét; và do họ vẫn sống và sinh sản nên sự biến đổi này, cùng với
 những gen bên cạnh, có thể gia tăng tần số xuất hiện trong cộng đồng dân cư. Những rối
loạn máu di truyền này đặc biệt có ý nghĩa trong các nghiên cứ về di cư tại khu vực Inđô-
Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tần số xuất hiện cao của các gen chống bệnh sốt rét trong
hầu hết các cộng đồng dân cư có thể chỉ thuần tuý phản ánh sự mở rộng chọn lọc xảy ra
muộn hơn do du nhập đặc điểm gen mới.


Dấu hiệu gen của Cain          p. 182



Trước khi trình bày chi tiết những vấn đề di truyền, tôi muốn kể cho các bạn nghe một

giai thoại để mô tả một vài ảnh hưởng di truyền trong dân cư và cũng là để cung cấp
thông tin về những đợt di cư tại tây nam Thái Bình Dương. Câu chuyện xảy ra khi tôi
đang thực hiện một nghiên cứu tại Papua New Guinea vào đầu thập kỷ 80. Tôi thấy rất
nhiều trẻ em sinh ra tại Madang thuộc vùng biển phía bắc New Guinea đều bị bệnh thiếu
máu, mà nguyên nhân dường như không phảilà do thiếu sắt. Và tôi đã phát hiện ra một
nguyên nhân tiềm tàng của hiện tượng này khi phân tích hemoglobin của những trẻ sơ
sinh. Phần lớn trẻ sơ sinh trong nghiên cứu về Madang này đều không bình thường. hơn
80% các mẫu thử được kiểm tra bằng phương pháp điện dải đều có thêm dải hemoglobin
khác thường.


Thật khó có thể nói hết niềm vui của tôi khi tìm ra kết quả này. Nó cũng gần giống như

việc tìm thấy một dãy núi mới. Trước hết, tôi muốn chỉ ra rằng hemoglobin không bình
thường đã được nhiều tài liệu nghiên cứu bàn đến. Nó còn được gọi là Hemoglobin (Hb)
Barts, theo tên của Bệnh viện St Bartholomew ở Luân Đôn, nơi nó được tìm thấy lần đầu
tiên. Điều mới mẻ trong phát hiện này là tần số xuất hiện. HB Barts xuất hiện trong máu
dây rốn của trẻ sơ sinh mắc bệnh thiếu máu vùng biển. Rối loạn di truyền này là do sự
đứt đoạn của một hoặc nhiều hơn một trong số bốn gen tương ứng tạo thành mã của
globin đầu, một hợp phần quan trọng trong phân tử hemoglobin của con người.


Nếu chỉ có một gen a đầu bị thiếu hụt như trường hợp được phát hiện ở New Guinea, 

thì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể người đó sẽ thấp hơn mức trung bình của các cư
 dân cònlại khoảng 1-2 gram và người đó sẽ bị bệnh thiếu máu nhẹ (xem Hình 28). Còn nếu
ngược lại thì tình trạng của người đó tương thích với cuộc sống bình thường. Đối với hầu
hết những người mắc bệnh thiếu máu a do đứt đoạn đơn, kỹ thuật chiếu điện dải chỉ có
thể phát hiện bệnh ngay lúc ra đời, chứ không phảivề sau này. Do đó, trước khi có những
tìm hiểu về máu dây rốn, ví dụ như tìm hiểu của tôi, và trước khi việc lập bản đồ gen
được tiến hành ở vùng nhiệt đới, người ta hoàn toàn không biết chính xác tỷ lệ nhiễm
bệnh thiếu máu a_Thalassamemia. Nghiên cứ của tôi không những cho thấy tần số 
xuấthiện cao nhất của bệnh thiếu máu a_Thalassamemia mà còn chỉ ra tần số xuất hiện 
cao nhất của chứng rối loạn gen được phát hiện cho đến nay.

Hình 28: Bệnh thiếu máu a_Thalassamemia do đứt đoạn đơn

một đứt đoạn của gen globin a làm giảm số lượng sinh sản globin a. Sự mất cân đối này
dẫn đến tình trạng thừa globin b so với hàm lượng globin a và bệnh thiếu máu nhẹ (lượng
hemoglogbin trong máu thấp). a1 và a2 đều có thể bị thiếu hụt và mỗi một cặp trong số
16 cặp nhiễm sắc thể có thể mang theo sự thiếu hụt đó, dẫn đến kết quả là chỉ có hai gen
hoạt động.

Khi tôi trở lại Madang sau chuyến trở về Trường Y tế Nhiệt đới Liverpool vào đầu năm

1981, tôi đã tìm ra những kết quả về máu dây rốn của khoảng một nửa nhóm trẻ sơ sinh 
mà tôi đang theo dõi bằng phương pháp điện dải. Do chỉ có một số ít trẻ em không mắc
bệnh thiếu máu a_Thalassamemia nên một giải pháp khôn ngoan là tìm hiểu xem những
trẻ em đó sống ở đâu. Rất nhanh chóng, tôi phát hiện ra rằng những trẻ em không mắc
bệnh đều có bố mẹ là người di cư từ Cao nguyên miền trung của New Guinea. Những trẻ
em Cao nguyên này không chiếm số đông trong cư dân của Cảng Madang. Khoảng một
 ửa trẻ em có nguồn gốc từ các dãy núi gần đó như Dãy Finisterre cũng đều bình thường.
Số trẻ em bình thường còn lại đến từ các làng phân bố rải rác dọc vùng biển phía bắc
ngay bên rìa bờ biển và trên một số đảo ngoài khi. Hầu hết các trẻ em đến từ nội địa
thuộc tỉnh Madang nhưng sống ở các vùng đồng bằng đều có Hb Barts trong máu dây rốn
(xem Bảng 2 và Hình 29). Sự phân chia giữa Cao nguyên và vùng biển dường như rất rõ
ràng và thậm chí vào thời điểm đó, tôi đã cho rằng đây có thể là một ảnh hưởng chọn lọc
cua bệnh sốt rét. Và sau này, tôi phát hiện ra rằng, nó không chỉ có thế.

Bảng 2: Các tần số xuất hiện của bệnh thiếu máu vùng biển a tại Papua New Guinea được

phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm máu của trẻ sơ sinh để kiểm tra ‘hemoglobin
Bart’ bất thường. Tần số thấp được xác định tại các khu vực có độ cao lớn so với mực
nước biển cũng cho thấy sự vắng mặt của bệnh sốt rét tại vùng cao.

*: Xem phân bố ở

Hình 29.

Hình 29: Phân bố cácnhóm ngôn ngữ củanhững gia đình nằmtrong kho sát Hb Bartscủa 

 máu dây rốn. bảnđồ trên cho thấy cácgia đình này có nguồngốc từ những khu vực
ngôn ngữ chính nàothuộc Papua NewGuinea. Hệ ngôn ngữ
xuyên-NewGuinea


(các nhóm 1, 4, 5 và6) là ngữ hệ Papua chủyếu. Các nhóm NamĐảo cư trú tại các

vùng duyên hải và hải đảo. Phần lớn các ngữ hệ Nam Đảo trong nghiên cứ này đều
 thuộc vào cái gọi là các phân nhóm ngôn ngữ New Guinea ‘rẽ nhánh’ đã được bàn 
trong Chương 5 (đánh bóng nhẹ).

Điều làm tôi chú ý hơn cả vào thời điểm đó là tại sao cộng đồng cư dân duyên hải đáng lẽ

ra phải có nhiều trẻ em không bị nhiễm bệnh hơn, kể cả ở vùng bờ biển và các hải đảo
ngoài khi. Như tôi sẽ mô tả trong Phần II, đây chính là nơi mà tôi đã nghe thấy lời
khuyên của một cụ già về việc tìm kiếm con cháu của Kulabob và Manup. Lời khuyên
của cụ đã xui khiến tôi đi đến một hiệu sắch địa phương và tìm thấy chuyên kho của Cha
John Z’Graaggen về các ngôn ngữ trong quận Madang. Công trình học thuật này đưa ra
một phân tích chi tiết về 173 ngôn ngữ độc đáo và độc nhất được sử dụng tại tỉnh
Madang. Nó cũng đưa ra một bản đồ chính xác về sự phân bố của các ngôn ngữ này (xem
Hình 30). Ngay sau đó, tôi dã có thể xác định được ngôi làng quê hương của những đứa
trẻ sơ sinh này. Những Hb Bart còn thiếu trong máu dây rốn của các em đến từ các ngôi
làng của người dân nói tiếng Nam Đảo, bao gồm các hải đảo ngoài khi Manam, vùng
phía nam của Karkar, Bagabag, đảo Long, và dọc bờ biển phía bắc, Megiar, Matukar,
Rempi, Siar, Bilbil, Kranket, Sio, Saidor, Biliau v.v… Nói cách khác những trẻ sơ sinh
bình thường – những đứa con của Kulabov - đều sống trong các làng thuộc nhóm ngôn
ngữ Nam Đảo “rẽ nhánh” bắc New Guinea (xem Chương 5).


Sau đó, tôi đi thăm lại tất cả các gia đình của những đứa trẻ nằm trong nghiên cứu của tôi

nhằm xác định ngôi làng quê hương và nhóm ngôn ngữ của cả cha và mẹ. Cuối cùng, tôi
xác định được 183 trẻ sơ sinh có Hb Barts, và bố mẹ của các em này đều cùng thuộc một
nhóm ngôn ngữ. Lúc đó, tôi được biết đôi điều về những quan điểm hiện hành về sự phân
bố và di chuyển của các ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương (xem
Chương 5). New Guinea là nơi có rất nhiều ngôn ngữ - khoảng trên 750 thứ tiéng, trong
đó 173 thứ tiếng chỉ được sử dụng tại tỉnh Madang. Như đã được đề cập trong Chương
năm, năm ngữ hệ chính có mặt tại Papua New Guinea bao gồm tiếng Nam Đảo, Xuyên-
New Guinea, Sepik-Ramu, Torricelli và Đông Papua. Tôi cho rằng sự khác biệt quan
trọng nhất tại New Guinea là giữa nhóm Nam Đảo thiểu số chủ yếu sống trên vùng biển
với các ngôn ngữ không thuộc hệ Nam Đảo chiếm đa số được gọi chung là ngôn ngữ
Papua.


Hình 30: Các ngôn ngữ ở tỉnh Madang, New Guinea. Đa số các trẻ em trong nghiên cứu
về Hb Barts đều là người bản địa của tỉnh Madang. 173 ngôn ngữ khác biệt này được
250.000 người sử dụng và tạo thành một phần nhỏ so với phạm vi cả nước. Tuy nhiên,
những ngôn ngữ này lại bắt nguồn từ bốn ngữ hệ không liên quan với nhau.
Khi xem xét kết quả của xét nghiệm máu dây rốn, tôi đã chia các ngôn ngữ này thành một
nhóm Nam Đảo và sáu nhóm Papua. Như tôi đã đề cập, những người nói tiếng Nam Đảo
sống tại các làng nằm rải rác dọc bờ biển phía bắc, xung quanh bờ biển New Guinea và
trên tất cả các đảo ngoài khi. Những cư dân không nói tiếng Nam Đảo bao gồm ba nhóm
ở đồng bằng (1-3) và ba nhóm Cao nguyên (4-6). Nhóm ở miền duyên hải Madang có số
lượng lớn nhất trong số các nhóm ở đồng bằng. Nhóm này cùng với ba nhóm Cao nguyên
bắt nguồn từ các cư dân nói những thứ tiếng thuộc ngữ hệ phả Nam Đảo lớn nhất, được
gọi là hệ Xuyên-New Guinea.


Hai nhóm đồng bằng còn lại thuộc hai ngữ hệ khác nhau làSepik/Ramu và Torricelli. 

 Sau khi phân loại những đứa trẻ trong nghiên cứu vào bảy nhóm ngôn ngữ, tôi phát 
hiện ra một số đặc điểm nhất định. Thứ nhất, tất cả trẻ em thuộc ba nhóm duyên 
 hải đồng bằng (Madang, Sepik/Ramu và Torricelli) có hàm lượng Hb
Barts trong máu dây rốn rất cao: 95% ở nhóm Madang, 90% ở nhóm Sepik/Ramu và
100% đối với nhóm Torricelli. Gộp ba nhóm này lại với nhau, ta thấy tần số xuất hiện
chung là 93%, cao hơn rất nhiều con số ban đầu. Cần lưu ý rằng những người đến từ ba
nhóm cư dân đồng bằng này nói những thứ tiếng khác biệt nhau. Trong khi đó, tất cả trẻ
em từ Cao nguyên miền Đông – rất gần gũi với nhóm Madang về mặt ngôn ngữ - lại
không có triệu chứng bất thường. Nhóm Nam Đảo có hàm lượng Hb Barts trung bình so
với nhóm Cao nguyên phi Nam Đảo và nhóm duyên hải.


Và thế là chúng ta tìm được hai phát hiện xem chừng rất nghịch lý: thứ nhất, trong bản

thân nhóm ngôn ngữ pHải Nam Đảo, tần số xuất hiện của Hb Barts tỷ lệ nghịch với độ
cao so với mặt nước biẻn và không liên quan gì đến sự tương đồng ngôn ngữ. Thứ hai,
trong bản thân các nhóm đồng bằng duyên hải, sự phân chia giữa các ngôn ngữ lại gắn
liền với sự khác biệt trong hàm lượng Hb Barts. Mãi đến năm 1983, khi tôi trở về nước
Anh, tôi mới tìm ra câu trả lời đối với nghịch lý thứ hai.


Vào thời điểm đó, rất nhiều người quan tâm đến bệnh thiếu máu ở vùng biển phía bắc của

New Guinea. Khi tôi trở về Anh, tôi mang theo một số mẫu máu đông để xác định các 
bản đồ ADN tại Phòng Huyết học Phân tử MRC thuộc Đại học Oxford. Lúc đó, các
phòng thí nghiệm của Đại học Oxford đã có những bước tiến đáng kể trong việc vẽ bản
đồ chi tiết các khu vực có gen của bệnh a_Thalassamemia trên nhiễm sắc thể 16. Khi tôi
đến thăm Oxford và mang theo nhiều túi máu đông lạnh, một trong những nhà nghiên
cứu đã hỏi rằng tôi muốn biết kết quả của túi máu nào đầu tiên.


Tôi trả lời rằng điều đó không quan trọng mà điều chủ yếu là liệu ông ta có tìm thấy gen 

 tương ứng của bệnh a_Thalassamemia trong túi máu của nhóm duyên hải chứ không 
phảilà trong túi máu của người Cao nguyên. Ông ta ngạc nhiên nhìn tôi và hỏi tại sao 
người dân Cao nguyên lại khác biệt như vậy. Tôi trả lời bởi vì Cao nguuyên không có 
bệnh sốt rét và không đượclựa chọn cho loại gen của bệnh thiếu máu. Khi nghe lời
khẳng định này, thái độ của nhà nghiên cứu chuyển từ đôi chút kẻ cả sang hoài nghi. 
Ông nói rằng người ta luôn luôn tìm thấy dấu hiệu của bệnh thiếu máu a_thalassamemia 
ở bất kỳ nhóm máu nào tại Melanesia và vùng Cao nguyên cũng không phảilà ngoại lệ.


Có lẽ tôi cũng cần chỉ ra ở đây rằng quan niệm về mối liên hệ giữa một số đặc điểm bất 

thường trong hemoglobin của tế bào hồng cầu và khả năng miễn dịch bệnh sốt rét không 
có gì là mới. Nhà sinh lý học nổi tiếng Oxford, ông J. B. S. Haldane đã nêu ra quan điểm 
 này ngay từ năm 1949. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, vẫn không ai đề cập đến 
một tác động tương tự đối với bệnh thiếu máu a_thalassamemia. Bởi vậy mới có thái độ 
hoài nghi đó.



Hai tuần sau đó, Ngài David Weatherall, Giáo sư Y khoa của Oxford, gọi điện khẩn cấp

đến giám đốc của tôi ở Liverpool. Hình như dự đoán của tôi về “khả năng không có bệnh
thiếu máu” trong nhóm máu Cao nguyên là đúng. Còn các nhóm máu ở vùng biển đều có
một tỷ lệ nhất định của bệnh thiếu máu, dù là dị hợp tử hay đồng hợp tử. Phát hiện thú vị
này cho thấy rằng những người vùng cao sống trong khu vực không có tiền lệ về truyền
nhiễm sốt rét thì đều không có hoặc có rất ít tỷ lệ a_thalassamemia; trong khi đó, những
người sống chỉ cách đó một ngày đi bộ và hầu hết đều nói những thứ tiếng thuộc cùng
một ngữ hệ lại có tỷ lệ a_thalassamemia rất cao. Bởi vậy, phát hiện này ủng hộ giả thuyết
về bệnh sốt rét. Ngay lập tức chúng tôi xuất bản ấn phẩm The Lancet.


Báo cáo sơ bộ của chúng tôi có một khiếm khuyết lớn. Đó là nghiên cứu của tôi chỉ có

quy mô hẹp và không có tính đại diện. Tất cả 18 mẫu máu từ Cao nguyên mà tôi mang
đến Oxford đều bắt nguồn từ một tỉnh và hầu hết 39 mẫu máu ở duyên hải đều đến từ
Madang. Sau sự kiện này, nhóm nghiên cứu Oxford muốn có thêm nhiều mẫu máu hơn,
đặc biệt là từ các tỉnh khác ở Cao nguyên. Do tôi vẫn tiếp tục công tác với Viện Nghiên
cứu Y học Papua New Guinea nên tôi quay trở lại New Guinea vào năm 1984 để thu thập
gần 6000 mẫu đại diện từ 5 tỉnh ở Cao nguyên. Lần này, kết quả là rất rõ ràng. Gen tương
ứng a_thalassamemia tại mỗi tỉnh Cao nguyên có tần số xuất hiện thấp, chưa quá 3%. Tất
cả các tỉnh duyên hải có mầm bệnh sốt rét đều có tỷ lệ a_thalassamemia cao (xem Bảng
3).


Chúng tôi cũng thu thập các mẫu máu cho ba vùng đại diện phía bắc, phía nam và phía

đông của nội địa Papua New Guinea. Một lần nữa, xét nghiệm các mẫu máu ở khu vực
phía bắc cho thấy tỷ lệ rất cao (87%). Khu vực duyên hải phía đông và phía nam xung
quanh thủ đô Port Moesby có tỷ lệ thấp hơn – 60% và 35%. Những tỷ lệ này theo sát
mức độ truyền bệnh sốt rét tại mỗi khu vực. Kết quả từ các mẫu máu được các đồng
nghiệp khác lấy từ những nơi khác ở Melanesia cũng cho thấy một xu hướng tương tự, 
nhưng có một điểm khác là tác động của vĩ độ chứ không phảilà cao độ. Càng đi về phía
nam của vùng hải đảo Melanesia, khí hậu càng lạnh và tỷ lệ truyền bệnh sốt rét càng thấp.
Đồng thời với tỷ lệ truyền bệnh sốt rét sút giảm, tỷ lệ bệnh a_thalassamemia cũng giảm
từ 70% ở Bắc Solomon xuống còn 12% ở New Caledonia ở phía nam. Mặc dù có bằng
chứng địa lý rõ ràng về khả năng chống lại bệnh sốt rét nhờ bệnh thiếu máu
a_thalassamemia nhưng rất khó xác định khả năng mức độ tác động này ở cấp độ tế bào.


Tuy nhiên, gần đây, một nhóm nghiên cứu mà tôi thành lập tại Hồng Kông để nghiên cứu

vấn đề này đã đưa ra được một đáp án thuyết phục; nhưng đó lại là một chuyện khác. 
Đối với Madang, chúng tôi phát hiện ra rằng có hai loại đứt đoạn gen a_thalassamemia
trên vùng biển phía bắc của New Guinea (xem Bảng 4). Loại thứ nhất có tên a3.7III làm
đứt đoạn một trong hai gen mã hoá cho bộ phận a-globin của phân tử hemoglobin. Loại
a3.7III chứa 60% đứt đoạn a được tìm thấy trong cơ thể những người nói tiếng Nam Đảo
ở vùng biển phía bắc New Guinea và quần đảo Bismarck. Trong một số trường hợp, nó
không tạo ra Hb Barts trong máu dây rối, do đó số trẻ em ở các làng ven biển không
nhiễm bệnh có tỷ lệ cao.


Đó cũng là loại đứt đoạn phổ biến ở toàn bộ các khu vực còn lại thuộc vùng hải đảo

 Melanesia. Tôi gọi đó là ‘gen Kulabob.’ Những lý do sẽ được trình bày trong
 Phần II. ‘Gen Kulabob’ cũng được tìm thấy ở Polynesia với tỷ lệ thấp hơn ở Melanesia,
 và cả ở Châu Đại Dương. Loại thứ hai có tên a4.2 làm đứt đoạn gen a globin còn lại.
 Tại Melanesia, đây là loại đứt đoạn phổ biến của những người không nói tiếng 
Nam Đảo, đặc biệt tại vùng biển phía bắc New Guinea, nơi có tỷ lệ đến 76% bao gồm
 dị hợp tử hoặc đồng hợp tử. Loại đứt đoạn này cũng xảy ra đối với những cư dân nói 
tiếng Nam Đảo ở vùng hải đảo của Đảo Đen nhưng không phổ biến bằng loại a3.7III. 
Đứt đoạn a4.2 không được tìm thấy ở Đa Đảo.


Do đó, nghiên cứu của chúng tôi cho rằng có hai gen tương ứng của a_thalassamemia ở

Thái Bình Dương, cả hai đều được chọn lọc độc lập cho bệnh sốt rét: một gen quy định
cộng đồng cư dân không nói tiếng Nam Đảo chiếm đa số ở vùng biển phía bắc New
Guinea; còn gen thứ hai quy định những cư dân nói tiếng Nam Đảo ở các hải đảo phía
bắc, các đảo thuộc Đảo Đen và Đa Đảo. Và dường như chúng chính là gen Kulabob và
Manup tương ứng với hai nhóm dân tộc-ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, chúng là một dấu
hiệu rất thuyết phục về khía cạnh di cư. Thật không may, mọi sự không chỉ đơn giản như
vậy. Đối với cả hai loại đứt đoạn gen a_thalassamemia này, các cấu trúc ADN cho thấy
chúng là những biến dị có tính địa phương của New Guinea chứ không phảilà ADN của
người Đông Nam Á. Nói cách khác, đứt đoạn a4.2 có thể đã đi cùng với những người nói
tiếng Nam Đảo đến dông Đa Đo nhưng nó chỉ được du nhập rải rác ở vài nơi xung quanh
hoặc ngoài khi bờ biển phía bắc của New Guinea. Những đứt đoạn này không chỉ mang
tính chất địa phương mà còn rất cổ xưa.


Đứt đoạn a3.7III duy nhất đã có mặt xung quanh các đảo phía bắc của Đảo Đen trong

 một thời gian đủ lâu để tiếp nhận thêm một biến dị khác và sản sinh ra phân tử
 hemoglobin biến thể có tên gọi Hb J Tongariki. Phân tử này được tìm thấy ở một
 số người trên đo Karkar, ngoài khi bờ biển phía bắc của New Guinea. Những quan 
sát trên khẳng định rằng tổ tiên của người Đa Đo có thể đã dừng lại ở đây trong một 
quãng thời gian đủ dài để thông gia với những cư dân ở phía bắc Đảo Đen, và chính
 điều đó sẽ nói cho ta biết nhiều điều hơn về sự giao thoa về gen.


Nếu tổ tiên của người Đa Đảo dừng lại ở vùng biển phía bắc của New Guinea đủ lâu 

để tiếp nhận thêm đứt đoạn a3.7III (và một số đặc điểm gen khác nữa sẽ được xem
 xét sau) thì việc họ không tiếp nhận đứt đoạn a4.2 là một điều khó hiểu bởi đứt đoạn 
này có mặt ở gần 80%cư dân sống tại đây. Đứt đoạn a4.2 du nhập đến Solomon 
và Vanuatu chứ không phảiđến Đa Đảo. Khả năng duy nhất có thể giải thích cho sự 
biến dị di truyền chọn lọc này ở bắc Đảo Đen là vùng tiếp xúc mà những người tiền 
Đa Đảo tiếp nhận đứt đoạn a3.7III nằm ngoài khi của vùng nội địa New Guinea.


Khu vực ngoài khi này có thể bao gồm Quần đảo Bismarck (Đảo Manus, New 

Ireland và New Britain), tất cả những nơi mà đứt đoạn a3.7III là biến dị phổ biến hiện nay.
 Tuy nhiên giải thích này giả định rằng những người đi biển hoàn toàn đi vòng qua bờ 
 biển phía bắc của New Guinea trong hành trình đến Thái Bình Dương cách đây 
3500 năm. Những dấu hiệu gen khác cho thấy rằng đây chính là thực tế đã diễn ra trong
 quá khứ.



Cách giải thích này rất thích hợp với mô hình khảo cổ xác định những cư dân tiền Đa

Đảo gắn liền với văn hoá đồ gốm Lapita bởi vì không có khu vực đồ gồm Lapita nào
được tìm thấy ở nội địa New Guinea, trừ một ngoại lệ duy nhất. Nói cách khác, mặc dù
đứt đoạn người nói những thứ tiếng Nam Đảo trên bờ biển phía bắc và mũi phía đông 
của bờ biển New Guinea và ai tiếp nhận cả hai đứt đoạn

a3.7III và a4.2.


Trong các Chương 2, 3, 4 và 5, tôi đã lập luận trên cơ sở bằng chứng khảo cổ ngôn ngữ

rằng cư dân ở bắc Đảo Đen và những ngôn ngữ Nam Đảo ‘rẽ nhánh’ của họ đã đi khỏi
Đông Nam Á cách đây hơn 7000 năm, tạo thành một luồng di cư độc lập diễn ra sớm hơn
rất nhiều so với hiện tượng Lapita. Nếu như vậy thì phải có bằng chứng cụ thể về việc
gen của họ cũng bắt nguồn từ Đông Nam Á và du nhập đến bờ biển phía bắc New
Guinea. Rõ ràng là những bằng chứng như vậy không cần thiết phải tái tạo một cách cụ
thể trong không gian và thời gian, bởi vì tất cả các con đường di truyền cuối cùng sẽ trở
về với Cựu Thế giới. Chắc chắn là có tồn tại bằng chứng nhưng nó sẽ cho thấy rằng các
bộ tộc nói tiếng Nam Đảo và không nói tiếng Nam Đảo ở bắc New Guinea đều là những
cư dân tiếp nhận các đặc điểm gen của người Đông Nam Á cổ xưa.

Một trong những khía cạnh nổi bật của bất kỳ so sánh nào giữa các cư dân nói tiếng Nam

Đảo ở vùng hải đảo Đông Nam Á ngày nay và những cư dân Nam Đảo của Châu Đại
Dương là họ rất khác nhau về mặt di truyền và thể chất. Nghịch lý này càng rõ ràng hơn
khi chúng ta nghiên cứu những người nói tiếng Nam Đảo của các đảo thuộc Đảo Đen;
những cư dân này có nhiều điểm tương đồng về mặt thể chất, văn hoá và di truyền (thậm
chí nhiều khi không thể phân biệt) với những cư dân đồng bằng không nói tiếng Nam
Đảo ở Đảo Đen hơn là với người Indonesia, Phi-lip-pin và Mã Lai. Thậm chí những
người Đa Đảo vốn rất khác biệt với cư dân đảo của Đảo Đen nhưng vẫn chia sẻ nhiều
điểm tương đồng về thể chất và di truyền với người Đảo Đen (xem các minh hoạ 7, 8 và
10).


Susan Serjeantson, nhà di truyền học thuộc Trường Nghiên cứu Y học John Curtin ở

Canberra cho rằng cư dân nói tiếng Nam Đảo và đại đa số cư dân đồng bằng không nói
tiếng Nam Đảo cùng có chung một đặc điểm huyết học bất thường của người Châu Á
được tìm thấy dọc bờ biển phía bắc New Guinea. Những đặc điểm này, bao gồm khả
năng chống lại bệnh sốt rét, không có mặt trong những cư dân Cao nguyên gần đó hay
trong bất cứ cư dân hải đảo nào về phía đông của Châu Đại Dương nhưng lại xuất hiện
trong một số cộng đồng bản địa cổ xưa ở vùng hải đảo của Đông Nam Á.


Đặc điểm nổi bật nhất trong số này là bệnh ovalocytosis di truyền, một loại rối loạn

 máu thể hiện trong các hồng cầu hình bầu dục. Tại Đông Nam Á, ovalocytosis được tìm 
thấy tại các vùngnói tiếng Palaeo-Hesperonesian ở bắc Sumatra, Phi-lip-pin, đông
 Borneo và Sulawesi. Nó cũng được phát hiện trong những cư dân Temua nói tiếng
 Nam Đảo, các cộng đồng bảnđịa nói tiếng Nam Á trên Bán đảo Mã Lai, người 
 Iban và người Dyak đất liền ở bắc Borneo. Như tôi đã đề cập trong Chương 5, 
nhóm cuối cùng cho thấy mối liên hệ ngôn ngữ cổ xưa trên biển với các nhóm
 Aslian Nam Á trên Bán đảo Mã Lai.


Sự phân bố chiết trung của ovalocytosis bao gồm một vài nhóm người bản địa cổ xưa

nhất của Sundaland. Tuy nhiên, ngoại trừ các nhóm nói tiếng Aslian, tất cả họ đều sử
dụng ngữ hệ Nam Đảo. Tại Đảo Đen, tính bất thường này chủ yếu giới hạn trong phạm vi
vùng biển phía bắc New Guinea mặc dù cũng có một trường hợp được phát hiện ở
Solomon. Đặc biệt, đặc điểm này hoàn toàn thiếu vắng ở vùng Cao nguyên; điều này cho
thấy nó là một sản phẩm của thời kỳ hậu sông băng.


Sự phân bố của đặc điểm bất thường này của người Đông Nam Á cổ xưa tại Melanesia

do đó không bao gồm các khu vực phát tán Lapita cách đây 3500 trước. 
Tình trạng cổ xưa của ovalocytosis tại New Guinea là bằng chứng cho thấy rằng 
tại một thời điểm nào đó, nó đã được di chuyển giữa những cư dân không nói 
tiếng Nam Đảo trên toàn bộ vùng nội địa từ bờ biển phía bắc đến bờ biển phía nam.
 Trên cơ sở phân bố ovalocytosis và một số dấu hiệu gen có nhân, Susan
Serjeantson lập luận rằng những cư dân nói tiếng Nam Đảo và phi Nam Đảo ở hai tỉnh
Madang và Sepik của New Guinea đều đại diện cho một luồng di cư độc lập và diễn ra
 trước các đợt di cư của người Nam Đảo đến các đảo của New Guinea. Mặc dù Susan  
Serjeantson cho rằng các đặc điểm gen bất thường ở Sepik và Madang là xuất phát từ các
bộ tộc bản địa của Đông Nam Á (mà trên thực tế chính là những người nói tiếng Nam
Đảo) nhưng bà cho rằng đợt di cư trước thời kỳ Lapita này là của những cư dân không
nói các thứ tiếng thuộc ngữ hệ Nam Đảo.


Lập luận của bà có vẻ dựa trên số lượng các ngôn ngữ phi Nam Đảo chiếm đa số ở 

vùng duyên hải phía bắc của New Guinea, mặc dù những đặc điểm mà bà sử 
dụng được phân bố đồng đều giữa các cư dân nói tiếng Nam Đảo và không nói
 tiếng Nam Đảo ở vùng nội địa.

Adelar Baer thuộc Đại học Oregon từ lâu đã nghiên cứu các mối liên hệ gen có nhân

tương tự trên cơ sở cách tiếp cận Đông Nam Á. Năm dấu hiệu di truyền, bao gồm cả
ovalocytosis, đều xuất hiện trong nhiều cộng đồng cư dân nói tiếng Nam Đảo ở Đông
Nam Á và cả các cư dân không nói tiếng Nam Đảo ở New Guinea. Mặc dù ba trong số
các dấu hiệu này cũng xuất hiện trong các bộ tộc nói tiếng Aslian Nam Á trên Bán đảo
Mã Lai nhưng không một dấu hiệu nào được tìm thấy trong những cư dân bản địa nói
tiếng Nam Đảo ở Đài Loan. Nếu những mối liên hệ này ở vùng nội địa New Guinea cho
thấy dòng di chuyển gen từ tây sang đông của những người Đông Nam Á nói tiếng Nam
Đảo (Baer nhấn mạnh từ ‘nếu’) thì trường hợp ngoại lệ của Đài Loan có vẻ như đã loại
trừ khả năng rằng chuyến tàu tốc hành đến Polynesia là nguồn gốc của họ.



Đến đây, chúng ta đặt ra câu hỏi tại sau các đặc điểm gen của người nói tiếng Nam Đảo

từ Đông Nam Á lại xuất hiện trong những cư dân không nói tiếng Nam Đảo ở New
Guinea. Nguồn gốc của ngữ hệ Sepik-Ramu và nhánh Madang của ngữ hệ chính Xuyên
New Guinea đều không xuất phát từ Đông Nam Á. Trong bất cứ trường hợp nào thì các
cư dân sử dụng các ngôn ngữ thuộc nhánh Cao nguyên của ngữ hệ Xuyên New Guinea
đều không biểu hiện các dấu hiện gen Đông Nam Á. Do đó, chúng ta phải tính đến quan
điểm của Pamela Swadling về đợt di cư của những người nói tiếng Nam Đảo cách đây
6000 năm từ bờ biển phía bắc và sau đó giao thoa với các cư dân không nói tiếng Nam
Đảo. Một vài hậu duệ của họ đã không giữ được ngôn ngữ ban đầu còn những hậu duệ
khác vẫn sử dụng những ngôn ngữ Nam Đảo ‘rẽ nhánh’ của vùng biển phía bắc. Đây
cũng chính là kết luận tương tự được đúc kết từ các bằng chứng khảo cổ và văn hoá được
bàn trong Chương 3 và Chương 5.


Gen của Êva                  p. 194



Từ những bằng chứng mà tôi đã đề cập, rất có thể một số đặc điểm gen có nhân cổ xưa

hơn được tìm thấy ở những người Đông Nam Á nói tiếng Nam Đảo đã dần dần du nhập
vào các cộng đòng New Guinea không nói tiếng Nam Đảo thông qua một luồng di cư độc
lập diễn ra sớm hơn rất nhiều so với cự phát tán của Lapita đến Châu Đại Dương cách
đây 3500 năm. Đặc biệt, những người nói tiếng Nam Đảo và không nói tiếng Nam Đảo ở
các tỉnh duyên hải phía bắc Madang và Sepik tạo thành một nhóm riêng biệt khác với
những cư dân cao nguyên láng giềng không nói tiếng Nam Đảo, và có thể có những mối
liên hệ với Đông Nam Á trước thời kỳ Lapita.


Khi chuyển từ các dấu hiệu ADN nhân pha tạp sang các dấu hiệu ADN bào quan của

người mẹ, chúng ta có một cái nhìn sâu sát hơn về quá trình di cư cổ xưa này. Thậm chí
ta có thể khẳng định được hướng đi của nó từ tây sang đông. Nhà di truyền học Mark
 Stoneking thuộc Đại học California ở Berkeley và những đồng nghiệp của tôi ở Papua 
New Guinea đã nghiên cứu ADN bào quan của nhiều người New Guinea ở nội địa. Họ xác
 định được ít nhất là 18 “thị tộc mẫu hệ” tương ứng với một số lượng tối thiểu các dòng
 giống khác nhau của các bà mẹ đầu tiên. Con số này là một sản phẩm được tái tạo và 
không phảilà con số ước tính của những người phụ nữ không liên quan đến nhau đã đến
 New Guinea từ Châu Á trong hơn 50.000 năm qua. Nghiên cứu tính đa dạng trong nội bộ
 và giữa các thị tộc này sẽ góp phần xác định mức độ cổ xưa tương đối của họ.
Trên cơ sở cây di truyền của Stoneking, 18 thị tộc này có thể được chia thành sáu nhóm
khác nhau, trong đó hai nhóm lớn nhất và sống tại vùng Cao nguyên của New Guinea.




Dữ liệu lấy từ Stoneking et al. (1990)    p. 195


Bảng 5: Các nhóm ADN mẫu hệ ở New Guinea. Ba nhóm này đều có tính bản địa và cổ

xưa. Hai nhóm đầu tiên phổ biến đối với tất cả các cộng đồng cư dân New Guinea được
nghiên cứu ở đây. Nhóm thứ ba, bao gồm đứt đoạn 9 bp, xuất phát từ Châu Á (từ sau Kỷ
Băng hà) và chỉ xuất hiện ở các vùng đồng bằng và hải đảo xung quanh New Guinea.
Mặc dù các thị tộc Châu Á chiếm đa số phổ biến trong các cư dân nói tiếng Nam
Đảo nhưng họ cũng được tìm thấy trong các nhóm ngôn ngữ Papua ở đồng bằng.


Nhóm đầu tiên được tạo thành bởi các thị tộc mẫu hệ 1-7 trong nghiên cứu của

Stoneking. Với ít nhất 36 kiểu ADN bào quan khác nhau, nhóm này đặc trưng cho tỉnh ở
Cao nguyên phía Nam và rất phổ biến ở phía tây New Guinea. Tuy nhiên, nó không xuất
hiện nhiều ở các vùng duyên hải và hải đảo khác thuộc Papua New Guinea đã được
nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm New Guinea cổ xưa này dường như đã được người Đa Đảo
tiếp nhận và mở rộng ra Thái Bình Dương. Cùng với tính chất cổ xưa tại New Guinea,
nhóm Cao nguyên phía nam không có những nhóm cùng họ về phía tây ở Châu Á. Có
một vài mối liên hệ mờ nhạt với vùng nội địa Đông Nam Á; và một cây phả hệ được lập
bằng máy tính cho thấy rằng kiểu ADN bào quan bản địa trên Bán đảo Mã Lai có thể gần
gũi với định dạng ban đầu nhiều hơn.

Nhóm bản địa thứ hai chỉ bao gồm một thị tộc mẫu hệ, nhưng lại chứa ít nhất 26 mẫu

ADN bào quan. Nhóm này đặc trưng cho vùng Cao nguyên phía Đông nhưng nó cũng rất
phổ biến tại các tỉnh Cao nguyên phía Nam. Nhóm Cao nguyên phía Đông cũng được tìm
thấy rải rác ở các vùng đồng bằng của New Guinea nhưng lại không có mặt trong các cư
dân Sepik ở vùng biển phía bắc. Nhóm Cao nguyên bản địa thứ hai này cũng không hề có
một nhóm Châu Á cùng họ gần gũi ngoại trừ hai kiểu ADN bào quan được tìm thấy ở
một người Mã Lai và một người Jeni bản địa trên bản đo Mã Lai. Một kiểu ADN bào
quan cách ly chỉ được tìm thấy ở Cao nguyên phía Đông lại có những người bà con gần
gũi chủ yếu ở Châu Âu. Nói tóm lại, ngoài những mối liên hệ với Châu Âu, hai nhóm
Cao nguyên chính đã cho thấy tình trạng rất cổ xưa và sự cô lập tương đối của vùng Cao
nguyên New Guinea đối với Đông Nam Á. Sự cô lập đó có thể đã tồn tại từ thời Kỷ Băng
hà. Tuy nhiên, suy cho cùng, chúng vẫn có nguồn gốc Châu Á.



Tuy nhiên, khi chúng ta tìm hiểu những hải đảo và vùng duyên hải trong các nghiên cứu

này, bức tranh về ADN bào quan cho thấy những quá trình xâm nhập vào các vùng này
và sau đó phần nào thay thế hai chủng tộcơ bản địa nói trên. Những xâm nhập này xảy ra
đối với cả những người nói tiếng Nam Đảo và Papua. Bốn nhóm khác của các thị tộc mẫu
hệ duyên hải và hải đảo là những quá trình xâm nhập muộn hơn, thể hiện qua sự vắng
bóng của những nhóm này tại vùng Cao nguyên, tính phân vùng của chúng và sự hiện
diện của nhiều nhóm họ hàng với chúng tại ĐÔng Nam Á. Nhóm nhỏ nhất được tìm thấy
tại bờ biển phía nam New Guinea và chỉ có một thị tộc mẫu hệ (số 17, xem Bảng 5).
Nhóm này có thể đã bắt nguồn từ những cư dân bản địa nói tiếng Nam Á trên Bán đảo
Mã Lai và sau đó phát tán đến Sabah, ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam, Triều Tiên và Siberia.
Thị tộc mẫu hệ 9 cũng hiện diện trong những cư dân nói tiếng Nam Đảo và không nói
tiếng Nam Đảo trên vùng biển phía nam New Guinea. Và nhóm gần nhất tại Cựu thế giới
là kiểu ADN bào quan Mã Lai đến từ Bán đảo Mã Lai. Năm nhóm họ hàng khác được
tìm thấy trong những người Mã Lai trên bán đảo này và trong những người Sabahan đến
từ Borneo. Tất cả những mối quan hệ này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong chương tiếp
theo. Chúng cho thấy rằng những luồng di cư cổ xua được pha trộn giao thoa rất mật thiết
trên toàn bộ vùng biển New Guinea và vùng nội địa đồng bằng.


Đứt đoạn gen Châu Á                            p. 196


Tất cả các nhóm thị tộc mẫu hệ ADN bào quan từ số 11 đến 16 ở New Guinea đều có

chung một đứt đoạn gen Châu Á rất quan trọng được gọi là đứt đoạn cặp nuclêôtít 9 (9-
bp). Đứt đoạn gen Châu Á này không xuất hiện ở vùng Cao nguyên New Guinea và điều
này một lần nữa cho thấy sự cô lập tương đối của khu vực này khỏi những đợt phát tán
của người Châu Á thời kỳ hậu sông băng. Đứt đoạn 9-bp có thể đã bắt nguồn từ Trung
Quốc và không được tìm thấy trong những người lai Âu-Á không có tổ tiên từ Châu Á.
Một dấu hiệu gen bổ sung khác giúp xác định chủng tộc của những người di cư Châu Á
có thể bắt nguồn từ Việt Nam vòng qua Vành đai Thái Bình Dương đến Đài Loan và 
Mỹở phía bắc, Sabah và Châu Đại Dương ở phía nam. Người ta vẫn chưa xác định được 
niên đại của quá trình phát tán vòng quanh Thái Bình Dương này. Có người nêu ra giả thuyết
rằng đặc điểm đứt đoạn gen này đã du nhập đến Châu Mỹ vào khoảng thời gian 6000-
7350 tr. CN. Một nghiên cứu gần đây tại Alaska cho thấy rằng đứt đoạn gen 9-bp đã đến
Châu Mỹ từ rất lâu trước khi những cư dân vòng Bắc cực như người Eskimo, Aleut và
Athapascan đặt chân lên châu lục này và các cộng đồng này không mang đứt đoạn 9-bp.
Hiện tại, người ta đang tranh luận về việc liệu những điểm tương đồng trong các biến dị
9-bp của những thổ dân da đỏ Châu Mỹ và những cư dân trên các đảo Thái Bình Dương
có phải là bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa Nam Mỹ và Thái Bình Dương như giả
thuyết của Thor Heyerdahl. Tuy nhiên, điều không được nhấn mạnh trong các tranh luận
này là chiều sâu thời gian của luồng phát tán ra Thái Bình Dưong được thể hiện trong
tính đa dạng của biến dị 9-bp trên cả hai bờ của đại dương này. Mặc dù tất cả các nhà di
truyền học đều trích dẫn niên đại khảo cổ ngôn ngữ mà Peter Bellwood nêu ra đối với sự
phát tán Thái Bình Dương cách đây 3500 năm nhưng bằng chứng của chính họ về đợt
phát tán của những biến dị muộn nhất tại Thái Bình Dương của đứt đoạn 9-bp lại cho
thấy quá trình này có niên đại sớm hơn rất nhiều.



Như tôi đã đề cập, các chủng tộc mang đứt đoạn gen 9-bp ở Đông Nam Á và Châu Đại

Dương đều liên quan đến kiểu gen của tổ tiên người Châu Mỹ. Nhóm này còn bao gồm
những kiểu gen phổ biến nhất tại vùng duyên hải New Guinea, đặc biệt là ở phía nam.
Trên vùng biển phía bắc và các hải đảo ngoài khi, năm kiểu khác có liên quan cũng hiện
diện rất phổ biến. Do đó, kiểu ADN bào quan 54 của người gốc Đông Nam Á dường như
đã được đa dạng hoá theo từng vùng cụ thể tại vùng biển phía bắc New Guinea và tại
Châu Mỹ vào cùng một thời điểm. Ngoài ra bằng chứng về tình trạng cổ xưa tương đối
của Châu Mỹ cũng cho thấy rằng nhóm đứt đoạn 9-bp ở New Guinea có thể đã xuất hiện
ở Thái Bình Dương cách đây hơn 5000 năm. Ngoài ra còn có nhiều bằng chứng khác mà
tôi sẽ trình bày ở phần sau.


Mô típ Đa Đảo                             p. 197



Trong vài năm gần đây, người ta tìm thấy thêm các bằng chứng về tính cổ xưa của đứt

đoạn 9-bp trên vùng biển New Guinea thông qua nghiên cứu một bộ phận khác của ADN
bào quan, có tên gọi là vùng kiểm soát. Các nhà di truyền học rất chú trọng đến một biến
dị của đứt doạn gen 9-bp được tìm thấy ở những người Đa Đảo vì nó có ba thay đổi nổi
bật trong vùng kiểm soát. Biến dị bộ ba này được gọi là mô típ Đa Đảo vì nó được tìm
thấy với tỷ lệ rất cao trong hầu hết các cư dân Đa Đảo được nghiên cứu, đặc biệt tại vùng
phía đông. Tuy nhien, mô típ Đa Đao không chỉ bó hẹp trong những người Đa Đảo; nó
chiếm tới 74% các biến dị của đứt đoạn 9-bp dược tìm thấy tại vùng duyên hải New
Guinea như vừa đề cập ở trên. Con số cao nhất của thay thế bộ ba được phát hiện tại
những cư dân nói tiếng Nam Đảo và pHải Nam Đảo ở vùng biển phía nam New Guinea.
 

Các nhà di truyền học đã tìm thấy những thay thế gen thuộc mô típ Đa Đảo tại phần lớn
các khu vực đồng bằng mà họ nghiên cứu, không chỉ ở Đa Đảo mà còn ở cả Đảo Đen và
Đảo Nhỏ và toàn bộ vùng phân bố của các ngôn ngữ Nam Đảo Châu Đại Dương. Cho
đến nay, những khu vực duy nhất ngoài Châu Đại Dương mà người ta tìm thấy nhiều biến
dị của mô típ Đa Đảo là các đảo đông Inđônêsia nằm ngay ngoài khi mũi phía đông của
New Guinea. Tại khu vực đông Inđônêxia, mô típ Đa Đảo hiện diện trong 20% dân cư
 của những người nói tiéng Nam Đảo và phi Nam Đảo ở vùng Tiểu Sunda và các đảo
thuộc Mollucu như Alor, Flores, Hiri, Ternate và Timor. Mô típ Đa Đảo không hiện diện
ở tây Inđônêxia, Malaixia, và Đông Dương. Tính đa dạng của biến dị mô típ Đa Đảo thể
hiện rõ nét nhất tại vùng Maluku và Nusa Tenggara, điều này cho thấy vị trí nguồn gốc
của tổ tiên của những cư dân này. Tôi đã nêu ra quan điểm này với ông Martin Richards
thuộc phòng thí nghiệm của Đại học Oxford, người đã nghiên cứu về mô típ Đa Đảo.
Ông đánh giá lại niên đại nguồn gốc của mô típ này ở những người đông Inđônêxia và
đưa ra con số là cách đây 17.000 năm.

Sự phân bố này của mô típ Đa Đảo dường như đã tạo ra một cây cầu di truyền nối khu

vực ngôn ngữ của Châu Đại Dương với khu vực đông Inđônêxia nói tiếng Mã Lai-Đa
Đảo đông và trung tâm. Tuy nhiên, nó cũng đưa ra một xuất phát điểm khác về chuyến
tàu Nam Đảo đầu tiên đến Châu Đại Dương. Người ta cho rằng chiếc vé đặc biệt (mô típ
Đa Đo) được mang theo bởi những phụ nữ Nam Đảo đến từ lục địa Châu Á và rời khỏi
Đông Nam Á cách đây 3400 năm. Tuy nhiên, dựa theo giả thuyết này, mô típ Đa Đảo đã
có mặt tại Moluku cách đây 17.000 năm và không bắt nguồn tại bất cứ khu vực lân cận
nào ở phía tây của Đường Wallace, chứ chưa nói gì đến Phi-lip-pin, Đài Loan hay Trung
Quốc. Mô típ Da Đo không chỉ bó hẹp trong các khu vực Wallacia gần với mũi Papua ở
phía tây mà còn ở cả vùng nội địa New Guinea. Dấu hiệu di truyền mà người ta thường
cho là của người Nam Đảo này sau đó được pha tạp vào các đảo không nói tiếng Nam
Đảo, tạo nên bằng chứng di truyền về tính cổ xưa lớn hơn của mô típ Đa Đảo.

Sự thiếu vắng của mô típ Đa Đảo tại Đài Loan, Phi-lip-pin và phía tây Inđônêxia cũng

như tính cổ xưa của nó cách đây khoảng 17.000 năm ở đông Inđônêxia là những bằng
chứng thuyết phục nhất chống lại giả thuyết chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo cách đây
3500 năm. Tuy nhiên, giả thiết về sự mở rộng trên biển sớm hơn của người Nam Đảo ra
Thái Bình Dương vẫn có cơ sở. Chúng tôi đã ước đoán năm tháng mà mô típ Đa Đảo du
nhập đến vùng biển phía bắc New Guinea dựa trên những biến dị đa dạng của mô típ
được tìm thấy ở vùng này. Con số ước đoán là cách đây khoảng 5000 năm, tức là gần với
niên đại khảo cổ ước tính của những khu định cư Nam Đảo giả định đầu tiên ở tỉnh Sepik
thuộc New Guinea (xem Chương 3). Sự phát tán xa hơn về phía đông của mô típ Đa Đảo
từ Samoa ở trung tâm Đa Đảo có niên đại di truyền khoảng 3000 năm. Con số cuối cùng
này phù hợp với niên đại khảo cổ của đợt phát tán đầu tiên của đồ gốm Lapita đến Samoa
cách đây 3500 năm. Chúng tôi đã tính toán niên đại di truyền của đợt phát tán tiếp theo
của con người từ Samoa đến đông Đa Đảo là 1000 năm. Kết quả này cũng thích hợp với
niên đại khảo cổ của một đợt mở rộng cách đây 1500 năm (xem Chương 3). Những niên
đại di truyền cũng tương thích với các niên đại ngôn ngữ được ước lượng bằng phương
pháp niên đại ngôn ngữ học đối với những đợt phát tán nêu trên. Tuy nhiên, những người
ủng hộ giả thuyết chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo (xem Chương 5) lại không tính đến
những niên đại này.


Hình 31: Lịch sử di truyền của “Mô típ Đa Đảo”. Mô típ Đa Đảo (‘Con gái’) là bộ phận

cuối cùng trong một chuỗi thay thế bộ ba trong ADN mẹ vốn đã mang đứt đoạn 9-bp. Hai
tiền thân của chuỗi này có tương ứng một thay thế (‘Bà ngoại’) và hai thay thế (‘Mẹ’).
Phân bố địa lý của chúng khẳng định rằng có một đợt phát tán sớm hơn của người mẹ
trong khu vực Inđô-Thái Bình Dương và đồng thời cho thấy mô típ Đa Đảo chủ yếu
 giới hạn trong vùng Châu Đại Dương, đông Indonesia, và hầu như vắng bóng ở Phi-lip-pin,
Đài Loan và Trung Quốc. Đứt đoạn 9-bp không hiện diện ở vùng Cao nguyên New
Guinea và điều này chứng tỏ rằng chủng tộc này là những người Đông Nam Á di cư (Dữ
liệu về phân bố địa lý được lấy từ: 46-49).


Lịch sử của thay thế bộ ba này có rất nhiều điểm tương đồng với những bằng chứng ngôn

ngữ và khảo cổ Nam Đảo và đều phủ định giả thuyết ATP. Đồng thời, những bằng chứng
này cho thấy niên đại lâu đời hơn về sự phân ly của nhóm ngôn ngữ Châu Đại Dương ra
khỏi ngữ hệ tây Nam Đảo.
Những sai sót trong những ước đoán di truyền này có thể là rất lớn. Tuy vậy, bằng chứng
chủ yếu chống lại giả thuyết chuyến tàu tốc hành chính là sự thiếu vắng của mô típ Đa
Đảo tại Trung Quốc, Đài Loan và Phi-lip-pin. Đơn giản là nó chưa từng ở đó. Điều này
cho thấy có rất ít khả năng là người Đa Đảo đã chọn con đường qua các vùng này để đi ra
Thái Bình Dương. Do đó, những niên đại di truyền về quá trình mở rộng sớm hơn ra Thái
Bình Dương có một cơ sở địa phương vững chắc hơn. Tuy nhiên, vẫn có bằng chứng di
truyền bảo vệ cho lập luận về những đợt phát tán muộn hơn của những người nói tiếng
Nam Đảo đến Samoa ở trung tâm Đa Đảo cách đây 3500 năm, trùng với niên đại phát tán
của đồ gốm Lapita, và sau đó đến tây Da Đo cách đây 1500 năm.


Có một điều mà mô típ Đa Đảo không nói với chúng ta là sự mở rộng phía đông đến

Samoa bắt nguồn từ đâu – liệu đó có phải là từ bờ biển phía bắc New Guinea hay là từ
đông Inđônêxia. Những so sánh tỉ mỉ về các kích thước đầu lâu đã chứng minh cho nhận
định đầu tiên của Thuyền trưởng Cook về bề ngoài của người Đa Đảo; họ gần giống với
người Đông Nam Á, hi khác với người Đảo Đen và không hề giống với người Trung
Quốc hay người bản địa ở Ô-x-trây-lia. Nhà nhân loại học Michael Pietrusewsky thuộc
Đại học Hawaii đã hoàn thiện những nghiên cứu này về các cư dân Châu Á và Thái Bình
Dương. Những phát hiện của ông được thể hiện qua các biểu đồ và cho thấy rằng những
người Đa Đảo từ nhiều vị trí khác nhau tạo thành một nhóm gắn bó chặt chẽ với những
cư dân ở Đảo Nhỏ và quần đảo Admiralty (xem Hình 32). Nhóm này là trung gian giữa
người Đảo Đen và người Đông Nam Á. Những cực tương ứng khác bao gồm người bản
địa Ô-x-trây-lia ở một cực; Trung Quốc, Đài Loan và Bắc Á là cực còn lại. Điều quan
trọng là trong số những cư dân Châu Á ở vùng lân cận, cư dân có ngoại hình giống người
Đa Đảo nhất đến từ vùng Biển Sulu phía đông Borneo; người Phi-lip-pin ít giống nhất.
Còn ở đầu bên kia, cư dân Đảo Đen gần gũi với người Đa Đảo nhất là người Fiji.


Bởi vậy, suy luận đầu tiên được rút ra sẽ là người Đa Đảo không bắt nguồn từ Đảo Đen,

Trung Quốc, Đài Loan hay Phi-lip-pin, mà có thể là từ Sulawesi ở phía đông Inđônêxia.
Người Đa Đảo có chung nhiều dấu hiệu di truyền riêng biệt với người Đông Nam Á chứ
không phải với người Đảo Đen. Những dấu hiệu này càng hỗ trợ quan điểm về một đợt
phát tán của người Đa Đảo ra khỏi cộng đồng dân cư địa phương ở đông Inđônêxia.

Hình 32: Các mối quan hệ về mặt thể chất và di truyền có thể được mô tả bằng hình cái

 ầu. Trong hình này, 28 phép đo đầu khác nhau đã được sử dụng để phân nhóm các cộng
đồng cư dân từ Châu Á và Thái Bình Dương theo một luồng phát tán hai chiều. Các
‘điểm’ trung gian giữa các nhóm (vòng nét liền) cho thấy mức độ gần gũi về mặt di
 truyền. Các cư dân Đa Đảo và Đảo Nhỏ (cụm phía dưới) là trung gian giữa người Đảo
Đen và người Đông Nam Á. Những họ hàng gần nhất của họ ở Đông Nam Á thuộc khu
vực Biển Sulu và xa nhất là ở Luzon (Phi-lip-pin). Ô-x-trây-lia và Trung Quốc (đầu phía
bên trái và bên phải) nằm xa hơn (Phỏng theo, với sự cho phép của Pietrusewsky (1996).


Trên cơ sở tổng hợp tất cả các bằng chứng về ADN bào quan và các di cốt, giả thuyết

đơn giản nhất về sự phát tán muộn ra Đa Đảo cách đây 3500 năm là nó bắt nguồn từ
những cư dân đã có từ trước ở đông Inđônêxia, sau đó mở rộng nhanh chóng qua các đảo
Admiralty, vòng qua vùng nội địa bắc New Guinea nhưng có tiếp nhận một vài gen của
người Đảo Đen trước khi cập bến Samoa. Đây cũng chính là giả thuyết mà tôi rút ra trên
cơ sở kết hợp các bằng chứng về mặt khảo cổ và ngôn ngữ được bàn đến trong các
Chương 2, 3, 4 và 5, và từ những kết quả phân tích bệnh thiếu máu a_Thalassamemia
được đề cập trong chương này.

Quan điểm cho rằng mô típ Đa Đảo bắt nguồn từ đông Inđônêxia cách đây 17.000 năm

và sau đó được người Nam Đảo mang theo đến Thái Bình Dương đã bắt đầu giúp chúng
ta vén lên bức màn bí mật về quê hương Nam Đảo.

Ba thế hệ của bà mẹ Châu Á                       p.    202



Mặc dù mô típ Đa Đảo chủ yếu bó hẹp trong những cư dân sử dụng nhóm ngôn ngữ Mã

Lai-Đa Đảo trung tâm và nhóm Châu Đại Dương nhưng nó vẫn có mối liên hệ với các
đứt đoạn 9-bp của người Đông Nam Á. Nghiên cứu ba thay thế này cho thấy rằng chúng
tạo thành một dòng giống Châu Á mẫu hệ liên tục. Thay thế đầu tiên trong ba thay thế
này có thể đã xảy ra ngay sau đứt đoạn 9-bp và trước khi nó được du nhập đến Châu Mỹ.
Những ước tính về hai sự kiện biến dị này cho thấy chúng có niên đại khoảng 60.000
năm.Thay thế đầu tiên, mà tôi gọi là bà ngoại Châu Á là hình thức đứt đoạn 9-bp chủ yếu
trong những người Châu Mỹ bản địa ngày nay và cũng rất phổ biến trên toàn bộ Đông
Nam Á. Nó có thể bắt nguồn từ tổ tiên của những người bản địa sử dụng ngữ hệ Aslian
Nam Á của Đông Nam Á - tất cả những cư dân ở đây đều mang kiểu thay thế đầu tiên
của bà ngoại Châu Á và không có những biến thể về sau. Điều này bao hàm ý nghĩa rằng
bà mẹ Châu Á cũng có thể bắt nguồn từ một nơi nào đó xa hơn về phía bắc dọc bờ biển
nam Trung Hoa cách đây 60.000 năm.


Thay thế thứ hai tạo thành biến dị hai. Biến dị thứ hai này đã mở rộng trên toàn khu vực

Nam Trung Hoa, vùng hải đảo Đông Nam Á, Châu Đại Dương và thậm chí ở Nam ấn
Độ. Do đó, nó là biến dị phát tán rộng rãi nhất trong số ba biến dị ở Đông Nam Á/Châu
Đại Dương với trung tâm là vùng Đông Nam Á hải đảo. Tôi gọi loại biến dị phổ biến này
là mẹ Đông Nam Á. Tần số xuất hiện cao nhất của biến dị hai là ở những người Đài Loan
 bản xứ. Và trên cơ sở này, kết hợp với mức độ đa dạng lớn của biến dị này, nhà di truyền
học người Mỹ Terry Melton cho rằng mẹ Đông Nam Á có nguồn gốc từ Đài Loan. Giả
thuyết này có một vấn đề là một số cư dân bản xứ Đài Loan, ví dụ như người Ami,
khoảng hề có cấu trúc gen của bà ngoại Châu Á vốn rất phổ biến ở Đông Nam Á và Châu
Mỹ. Bức tranh chắp vá đó cho thấy rằng Đài Loan là nơi tiếp nhận hơn là nơi bắt nguồn
của mẹ Đông Nam Á. Sự ra đời của mẹ Đông Nam Á khởi nguồn từ bà ngoại Châu Á có
lẽ diễn ra cách đây 30.000 năm. Con số này mặc dù chỉ là suy đoán nhưng rất phù hợp
với những ước đoán ngôn ngữ của Johanna Nichols về điểm khởi đầu của các quá trình
phát tán ra Vành đai Thái Bình Dương. Và dù niên đại thực sự của mẹ Châu Á là như thế
nào thì nó nhất dịnh đã có từ rất lâu trước khi những người Nam Đảo được cho là đặt
chân đến Đài Loan từ Trung Quốc cách đây 7000 năm.


Khi chúng ta xem xét sự phân bố của ba thế hệ từ bà ngoại Châu Á, mẹ Đông Nam Á và

con gái là mô típ Đa Đảo, ta thấy rằng khu vực nguồn gốc thích hợp nhất với cả ba thế hệ
này là đông Inđônêxia (xem Hình 31). Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy bản sao
cổ xưa hơn của bà ngoại Châu Á với chỉ một thay thế gen tại khu vực Đảo Đen lân cận,
nhưng dấu hiệu này lại rất phổ biến ở đông Inđônêxia cho đến tận ranh giới của nó với
Đảo Đen. Do đó, khu vực Tiểu Sunda và Maluku khác biệt với phần còn lại của Đông
Nam Á ở chỗ là những vùng này có sự hiện diện của c ba thế hệ: ở đây, mẹ Châu Á gối
lên con gái Đông Nam Á và cháu gái là mô típ Đa Đảo với các thay thế bộ ba. Đây là một
bằng chứng khác cho thấy tính cổ xưa của cộng đồng cư dân này.




Giả thuyết về sự mở rộng của người Đông Nam Á được dựa trên những niên đại của

chuỗi ba biến dị này được tóm tắt như sau. Biến dị cổ xưa nhất do thiếu hụt 9-bp hay còn
gọi là bà ngoại Châu Á có thể bắt nguồn từ một nơi nào đó ở Châu Á cách đây 60.000
năm và đặc trưng cho dòng dân cư vành đai Thái Bình Dương di chuyển theo phía bắc
đến Châu Mỹ và theo hướng đông nam đến tận Mollucca. Biến dị thứ hai sản sinh ra mẹ
Đông Nam Á, xảy ra tại Đông Nam Á cách đây khoảng 30.000 năm và sau đó phát tán ra
toàn bộ nam Trung Hoa, Đông Nam Á và đến Molucca cách đây ít nhất 17.000 năm.
Cuối cùng, biến dị thứ ba sản sinh ra mô típ Đa Đảo, diễn ra cách đây khoảng 17.000
năm ở đông Inđônêxia và sau đó mở rộng ra Thái Bình Dương nhờ hai đợt di cư trên biển
liên tiếp của những cư dân nói tiếng Nam Đảo thuộc nhóm Châu Đại Dương. Những cư
dân trong đợt di cư đầu tiên đã đến bắc Đảo Đen cách đây khoảng 6.000 năm và sinh
sống trên nhóm đảo Bismarck và bờ biển bắc New Guinea, và có thể còn mở rộng hơn
nữa đến tận các đảo bắc Solomon.


Những người Đông Nam Á xâm nhập đầu tiên đến Đảo Đen giao thoa với các cư dân địa

phương không nói tiếng Nam Đảo và tri qua vài nghìn năm tạo thành cộng đồng dân cư
duyên hải và hải đảo bắc Đảo Đen. Làn sóng xâm nhập thứ hai của người nói tiếng Nam
Đảo đến từ đông Inđônêxia cách đây 3500 năm mang theo mô típ Đảo Đen đến Do Đen.
Sự du nhập phương pháp đi biển tiến bộ hơn cũng cho phép các cư dân hỗn chủng tồn tại
trước đó ở Đảo Đen có thể xâm nhập lên phần còn lại của vùng hải đảo của Đảo Đen đến
tận New Caledonia ở phía nam.


Người Đông Nam Á đến Ô-x-trây-lia     p. 2 03



Trong chương 3, tôi tập trung phân tích những bằng chứng khảo cổ về sự du nhập của cư

dân và các giống chó đến vùng phía bắc và tây bắc Ô-x-trây-lia cách đây 8000 và 5000
năm. Mặc dù vẫn tồn tại lập luận cho rằng giống chó đingô có nguồn gốc Châu Á nhưng
những bằng chứng di truyền lại cho thấy rằng những người di cư bắt nguồn từ các cư dân
Nam Đảo ở Đông Nam Á. Bằng chứng thuyết phục nhất là những dấu hiệu gen có nhân
giống nhau đã được sử dụng để truy tìm nguồn gốc của các đợt xâm nhập dến New
Guinea và Châu Đại Dương.



Những nghiên cứu di truyền gần đây đối với người bản địa Ô-x-trây-lia cho thấy rằng các

bộ lạc ở tây bắc rất khác với những tộc người cổ xưa ở miền trung. Susan Serjeantson
đưa ra nhận định vào năm 1989 rằng miền bắc và miền tây Ô-x-trây-lia có một số dấu
hiệu gen rất hiếm thấy ở vùng Cao nguyên New Guinea. Nhận định này nêu ra khả năng
về sự xâm nhập của người Đông Nam Á bằng cách đi vòng qua New Guinea. Nhưng
nghiên cứu gần đây hơn về đặc điểm gen a_globin đã khẳng định rằng giả thiết này là
đúng. Những dấu hiệu gen được tìm thấy ở tây bắc Ô-x-trây-lia không những bao gồm
biến dị a3.7III của bệnh a_Thalassamemia từ vùng hải đảo Đảo Đen, mà còn chứa đựng
cả kiểu gen Đông Nam Á không hiện diện ở Đảo Đen hay Đa Đảo. Những dấu hiệu này
chứng tỏ rằng đã có những đợt xâm nhập trực tiếp, độc lập và không qua Đa Đảo xuất
phát từ vùng hải đảo của Đảo Đen và Đông Nam Á. Tuy nhiên, các dấu hiệu khác cũng
có ở những người Ô-x-trây-lia, người Đa Đảo, người Đông Nam Á nhưng không có ở
người Đảo Đen. Đây cũng chính là những dấu hiệu đã quy định sự tương đồng của người
Đa Đảo với người Đông Nam Á, và sự khác biệt giữa người Đa Đảo với người Đảo Đen
duyên hải.

Toàn bộ các mối liên hệ di truyền phức tạp này đều khẳng định khả năng về ba đợt xâm

nhập lớn và riêng rẽ đến tây bắc Ô-x-trây-lia. Một trong số những đợt xâm nhập này đã
trực tiếp mang theo nhưng loại gen từ Đông Nam Á không có ở Châu Đại Dương. Còn
hai đợt xâm nhập khác mang theo gen quy định người Đảo Đen và Đa Đảo. Một lần nữa,
những bằng chứng này lại cho thấy rằ






 

CHƯƠNG VII


Orang Asli: những cư dân đầu tiên   p. 205


Bằng chứng di truyền về sự phát tán của các cư dân từ Đông Nam Á vòng quanh vành đai

Thái Bình Dương được xác định ở hai khu vực người bản địa, đó là vùng Sabah ở đông
bắc Borneo và vùng rừng rậm ở Bán đảo Mã Lai. Sở dĩ có sự hiện diện của hai khu vực
này là do những chọn lọc các nghiên cứu di truyền đã được thực hiện trong quá khứ.
Chẳng hạn, Sabah, khu vực sử dụng tiếng Nam Đảo ở mũi phía tây của Borneo, đã thu
hút nhiều sự quan tâm chú ý vì vị trí của nó nằm trong vùng phát tán về phía đông của
ngữ hệ Nam Đảo từ các hải đảo Đông Nam Á. Còn khu vực Bán đảo Mã Lai lại có những
đại diện cổ xưa nhất và đa dạng nhất của các cư dân nói tiếng Nam Á và Nam Đảo ở
vùng Đông Nam Á nội địa.







Orang Asli – những người Châu Á đầu tiên  p. 205



Trên bán đảo Mã Lai, các nhóm bộ tộc không phải người Mã Lai sống theo lối sống

truyền thống tại một số khu vực được chỉ định. Dù được gọi chung là người Orang Asli
nhưng họ rất đa dạng về ngôn ngữ, thể chất và văn hoá. Đây là một thực tế thường không
được thừa nhận hay xác định trong các nghiên cứu của các phòng thí nghiệm gen lớn ở
phương tây. Trong cuốn sách kinh điển của mình có tiêu đề Người Orang Asli, Islander
Carey đã mô tả đầy đủ các đặc diểm dân tộc học cả những nhóm cư dân ngày càng thu
hẹp này. Carey đã phân chia 18 bộ tộc Orang Asli trên bán đảo này thành ba nhóm chủng
tộc rất khác nhau, bao gồm người Negrito ở miền bắc, người Senoi ở miền trung và người
Mã Lai nguyên thuỷ ở miền nam (xem Hình 33). Người Mã Lai nguyên thuỷ ở phía nam
nói các thứ tiếng Nam Đảo bản địa; người Negrito ở phía bắc sử dụng các ngôn ngữ bắc
Aslian thuộc hệ Nam Á; và người Senoi ở vùng trung tâm nói tiếng Aslian trung tâm
hoặc nam Aslian cũng thuộc ngữ hệ Nam Á. Nhóm Mã Lai nguyên thuỷ nói tiếng Nam
Đảo sống ở miền nam của Bán đảo Mã Lai bao gồm cả người Temua – những người
thường mắc bệnh rối loạn máu ovalocytosis như đã đề cập ở chương trước.


Hình 33: Người Orang Asli (người bản địa) trên Bán đảo Mã Lai. Mặc dù sống trên một

khu vực rộng lớn nhưng người Orang Asli chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong cư dân Mã
Lai. Các nhóm chủng tộc đã được đơn giản hoá và được xác định trong từng khu vực theo
ngôn ngữ và tên gọi (Phỏng theo Carey (1976).



Hầu hết các bằng chứng di truyền về mối liên hệ giữa Đông Nam Á và Thái Bình Dương

đều được rút ra từ những nghiên cứu về biến dị ADN bào quan ở người mẹ thuộc hai
nhóm người bản địa đại diện cho nhóm cư dân nội địa nói tiếng Nam Á và nhóm cư dân
hải đảo Đông Nam Á nói tiếng Nam Đảo. Nhóm thứ nhất là những người bản địa sống ở
miền trung Bán đảo Mã Lai, còn nhóm thứ hai tập trung ở tỉnh Sabah phía đông bắc
Borneo. Trong những trường hợp này, ba đại diện của người Aslian và hai đại diện của
người Sabah có thể là kết quả giao thoa của năm nhánh chính của Đông Nam Á; trong đó
nhóm duyên hải New Guinea mà tôi đã đề cập ở Chương 6 và các chủng tộc khác ở Đông
Nam Á, ví dụ như người Việt, Mã Lai và Đài Loan, đều nằm ở các nhánh con bên cạnh
nhưng muộn hơn.



Vị trí của các bộ tộc Orang Asli và Sabah trên cây phả hệ ADN mẹ Châu Á được khẳng

định lại một lần nữa khi chúng ta xem xét sự phát tán về phía bắc và phía tây của
Malaysia. Gần đây, một công trình khảo cứu lại những kiểu ADN bào quan Đông Nam Á
này cùng với nhiều mẫu gien của ở Tây Tạng và Siberia vẫn đưa ra kết luận là người
Aslian, Sabah bản địa là hỗn chủng của các nhánh chủng tộc Châu Á chính. Kiểu ADN
bào quan 62 của người Aslian cũng có xuất hiện ở người Mã Lai và Đài Loan bản địa,
tương tự như một kiểu gen Tây Tạng, và rất có thể là tổ tiên của nhiều biến thể gen khác
ở người Việt, Đài Loan và Sabah. Điều đáng lưu ý là phân tích này của Antonio và các
đồng nghiệp thuộc trường Đại học La Sapienza ở Italia cho rằng trong số bảy nhóm ADN
bào quan chính của Đông Á, nhóm B và F là có cội rễ rõ ràng ở Đông Nam Á.


Nhóm B bao gồm những người có thiếu hụt 9-bp Châu Á. Như đã đề cập ở chương trước,

nhóm này di cư từ Đảo Đen, vòng qua vành đai Thái Bình Dương dể đi đến Châu Mỹ.
Cây phả hệ mà Torroni đưa ra có cả người Tây Tạng và Xibêri và vẫn có cùng kiểu ADN
bào quan như người Sabah tại vị trí gốc của nhánh. Kiểu gen gốc này có kiểu gen hỗn
chủng tương đưng ở người thổ dân da đỏ Châu Mỹ và người New Guinea duyên hải.
Kiểu gen Aslian được tìm thấy ở gần cạnh, thuộc nhánh B trong cây phả hệ của Torroni,
gần với kiểu gen gốc hơn là với kiểu gen của người Đài Loan bản địa, người Triều Tiên,
người Sabah, người Mã Lai, người Tây Tạng và người ở bắc Trung Quốc trên cùng một
nhóm.




Hình 34: Các liên hệ về gen với người Orang Asli (người bản địa) trên Bán đảo Mã Lai.

Đường nét liền cho thấy các liên hệ về đặc điểm gen cụ thể trong cả ADN nhân và ADN
bào quan được xác định trong Chương 6 và 7. Các đặc điểm này không được mô tả trên
bản đồ do hạn chế về không gian trên bản đồ. Còn có bằng chứng khác để chứng minh
 rằng người Senoi nằm ở tâm điểm địa lý pháttán của kiểu gien thiếu hụt 9-bp Châu Á v
ới hành trình vòng qua vành đai Thái BìnhDương để đi đến các con sông lớn ở Tây Tạng.

 Kết luận này được rút a từ một nghiêncứu về ba thay thế gen trong vùng kiểm soát của
 ADN bào quan mà tôi đã đề cập ởchương trước. Trong nghiên cứu năm 1995 c Terry
 Melton, phiên bản cổ nhất của genthiếu hụt 9-bp (hay là bà ngoại Châu Á) chỉ xuất 
hiện ở những cư dân Senoi nói tiếngNam Á ngày nay. Còn những biến thể muộn hơn
 được lai tạp với các nhóm gen Châu Á khác theo cấp độ khác nhau: 90% những kiểu 
gen bản địa của bà ngoại Châu Á cũng là những biến thể phổ biến nhất của gen
 thiếu hụt 9-bp trên toàn bộ vùng Đông Nam Á. Bằng chứng này cho thấy người Senoi 
nói tiếng Nam Á trên Bán đảo Mã Lai có thể làtiêu điểm của tất cả các cư dân Châu
 Á tổ tiên có kiểu gen thiếu hụt 9-bp.



Nghiên cứu của Melton cũng cho thấy rằng kiểu gen bà mẹ Châu Á và mẹ Đông Nam Á

đã xâm nhập vào các cư dân ở nam ấn Độ. Tuy nhiên, những phân tích kỹ lưỡng hơn lại
cho rằng các kiểu gen bà ngoại Châu Á ở miền nam Ấn Độ không tương đồng với kiểu
gen của người Orang Asli. Thay vào đó, cư dân ở nam Ấn Độ rất đa dạng với sáu kiểu
gen thiếu hụt 9-bp khác nhau, tương tự như những kiểu gen đã được tìm thấy ở hầu hết
các khu vực khác thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc ngoại trừ Bán đảo Mã Lai.
Những mối liên hệ này đặc biệt nổi bật ở những cư dân hải đảo Đông Nam Á nói tiếng
Nam Đảo. Do không có thêm những bằng chứng khác về thiếu hụt 9-bp ở phía tây Châu
Á nên các kiểu ADN bào quan này chắc là phản ánh sự di cư từ những khu vực này theo
hướng tây đến Sri Lanka và Ấn Độ, chứ không phải heo hướng ngược lại. Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng những đợt di cư dường như bắt nguồn trực tiếp từ cư dân nói tiếng Nam Đảo
chứ không phải ừ những người bản địa nói tiếng Nam Á ở Đông Nam Á và đã diễn ra
cách đây rất lâu .

Phân tích của Antonio Torroni về nhóm F của ADN bào quan mẹ Đông Nam Á cho ta

biết nhiều hơn về các đợt mở rộng của cư dân nói tiếng Nam Á. Các mối liên hệ giữa
ADN bào quan của nhóm F14 và phần còn lại của Châu Á nhìn chung giống như trường
hợp của nhóm B, ngoại trừ một điều là bằng chứng về nhóm F cho rằng cư dân nói tiếng
Aslian Nam Á, chứ không phảicư dân nói tiếng Nam Đảo, là những người di cư từ rất
sớm về hướng tây, hướng đông và hướng bắc một cách độc lập. Nhóm F có hai kiểu đặc
điểm gen mẹ của người Orang Asli nằm ngay tại gốc. Phần còn lại của các nhánh con
trong nhóm này chủ yếu bao gồm kiểu gen người Việt và người Tây Tạng. Vị rí nổi bật
của các kiểu gen Aslian so với kiểu gen người Việt trong cây phả hệ thuộc nhóm này
cũng hỗ trợ giả thuyết ngôn ngữ khảo cổ học cho rằng tồn tại một quê hương phương
nam của những người nói tiếng Nam Á di cư theo hướng bắc đến các cư dân nói tiếng
Môn-Khme thuộc Đông Dương. Một suy đoán khác của giả thuyết quê hương phương
nam cho rằng các cư dân nói tiếng Môn-Khme ở các khu vực chân núi phía đông của Tây
Tạng chính là những người di cư lánh nạn chứ không phảilà người bản địa (xem Chương
4). Quan điểm này cũng phù hợp với cây phả hệ di truyền.


Suy luận cuối cùng của giả thuyết quê hương phương nam của ngữ hệ Nam Á là hành

trình di cư của những người nói tiếng Nam Á đến Ấộ qua Eo biển Malacca ngay sau khi
nước biển dâng cao cách đây 8000 năm. Dựa trên lập luận này, ta có thể suy ra rằng có
thể có bằng chứng di truyền ở bắc ấn Độ về mối liên hệ với các nhóm chủng tộc Orang 
Asli ở vùng rừng rậm của Mã Lai. Và thực tế có lẽ là đúng như vậy: Dấu hiệu gen đặc
trưng ADN bào quan 72 của những người nói tiếng Aslian Nam Á được tìm thấy ở bắc
Ấn Độ nhưng không có ở nam Ấn Độ. Một phân tích gần đây về các kiểu ADN bào quan
của người Ấn Độ Ấn Độ cho thấy rằng không chỉ đã diễn ra nhiều đợt xâm nhập từ Đông
Á vào tiểu lục địa Ấn Độ mà còn có một sự phân chia bắc-nam rõ ràng. Một kết luận
khác rút ra từ nghiên cứu này là: Tính cổ xưa của các dấu hiện gen ADN bào quan Đông
Á ở Ấn Độ cho thấy một hành trình di cư rất xa xưa về hướng tây.

Hình 35: Các mối liên hệ gen Âu-Á với Quê hương Nam Đảo. Quê hương, vùng được

đánh bóng, đã được phân tích trong Chương 3 và 5. Các đường kẻ cho thấy các mối liên
hệ cụ thể về đặc điểm gen có trong ADN nhân và ADN bào quan được xác định trong
Chương 6 và 7. Để đơn giản hoá, bản đồ không mô tả các đặc điểm gen.


Các bà mẹ và ông bố đi về hướng tây?                    p. 211



Nhóm F của ADN bào quan mẹ mà Torroni và các đồng nghiệp đưa ra có hai kiểu gen

Cáp-ca mang đặc điểm tương đồng (ở Châu Âu, Trung Đông và đa số các cộng đồng cư
dân ở tiểu lục địa Ấn Độ). Một trong số hai gen này đến từ nhóm của người Thuỵ Điển và
Phần Lan. Ngoài ra, còn có một dấu hiệu gen Châu Á khác tại vùng Scandinavia. Nhìn
chung, người Cáp-ca có ADN bào quan hoàn toàn khác với người Đông Á. Tuy nhiên,
bằng chứng độc lập về sự du nhập của người Châu Á đến khu vực Bắc cực Châu Âu lại
bắt nguồn từ nhiễm sắc thể Y của người bố (Adam). Bà Tatiana Zergal thuộc Đại học
Oxford cùng với các đồng nghiệp đã khẳng định rằng biến dị duy nhất của nhiễm sắc thể
Y Châu Á hiện có ở những cư dân nói tiếng Uralic có mối liên hệ với những nhóm chủng
tộc liên quan về mặt ngôn ngữ như người Phần Lan, Extônia và Sammi (Lapps) ở Bắc Âu
và người Mari ở tây bắc nước Nga. 

Một vài ví dụ về biến dị này cũng được tìm thấy ở Na Uy và điều này cho thấy có một quá 
trình di cư cục bộ đến các cư dân nói tiếng Na Uy.Dựa theo phân bố của của biến dị này, 
Zergal và các đồng nghiệp của bà suy đoán nguồn gốc của nó ở khu vực Mông 
Cổ/Trung Quốc. Thậm chí một trường hợp cụ thể của biến dị đã được tìm thấy ở 
Nhật bản nằm ở vành đai Thái Bình Dương. Giả thuyết của Zergal cho rằng một nhóm 
người nam di cư từ Trung Á vẫn giữ lại ngôn ngữ Châu Á và nhiễm sắc thể nam của họ. 

Tuy nhiên, hầu hết các đặc điểm gen trong nhân của họ đã bị thay thế bằng gen của người
 Châu Âu ở Phần Lan, Extônia và tây bắc nước Nga. Gốc gác của người Saami có thể 
được suy đoán dựa trên những hình chạm trổ trên đá có niên đại khoảng vào năm 
4200 tr.CN. Có lẽ họ mang đặc điểm di truyền gần gũi nhất với những
người dân di cư đầu tiên đến từ phương Đông. Nền văn hoá theo đạo Saman và những
câu chuyện thần thoại dân gian của người Saami cũng nhắc đến những đợt di cư như vậy.
Thần thoại Phần Lan mà nổi bật là thiên sử thi Kalevala có phong vị Châu Á và Thái
Bình Dương rất rõ nét. Và rõ ràng là các kiểu gen Châu Á được phân bố trên một phạm vi
rộng rãi nhiều ở đông bắc Châu Âu.

Bằng chứng về nhiễm sắc thể Y cũng giải thích cho sự khác biệt đáng kể về ngoại hình

giữa những người nói tiếng Phần-Hung sống ở Châu Âu với những người bà con về mặt
ngôn ngữ nói tiếng Uralic ssống ở Trung Á và Bắc Á với lý do là sự xói mòn của các đặc
điểm gen ADN nhân của Châu Á tại Châu Âu. Ngoài ra còn có những mối liên hệ ADN
bào quan khác giữa Châu Âu và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhưng không đáng
 kể và cần được nghiên cứu kỹ hơn. Toàn bộ vấn đề về các làn sóng xâm nhập của người
Châu Á vào Châu Âu trong thời kỳ Đồ đá mới và Đồ đồng, thể hiện qua các phong cách
đồ gốm và sọ người ‘đầu tròn’, đã có một lịch sử rất dài lâu và vẫn còn gây nhiều tranh
cãi. Và vấn đề này nằm ngoại phạm vi nghiên cứu của cuốn sách.



Tôi xin tóm tắt lại bằng chứng về quá trình phát tán đông-tây bằng các dấu hiệu gen của

Adam và Eve như sau: thiếu hụt gen 9-bp Châu Á được mẹ Đông Nam Á nói tiếng Nam
Đảo mang theo đến nam Ấn Độ. Các thị tộc mẫu hệ thuộc nhóm F theo phân loại của
Torroni có mối liên hệ gần gũi hơn với những cư dân nói tiếng Nam Á ở lục địa Châu Á
và họ đã phát tán về phía bắc đến Đông Dương và Tây Tạng, về phía tây đến bắc Ấn Độ,
theo giả thiết từ chương trước. Các đặc điểm gen bố và mẹ chũng cho thấy rằng họ có thể
đã đi xa hơn đến tận Châu Âu mà đặc biệt là Phần Lan và Thuỵ Điển qua con đường Ấn
Độ hoặc Trung Á.


Bằng chứng có tính gợi ý từ những gen độc lập của Adam và Eva có cơ sở từ công tác

nghiên cứu về các đặc điểm gen nhân có tính pha tạp hơn. Và tôi muốn nhắclại một lần
nữa rằng một trong những bằng chứng thuyết phục nhất là từ các gen mã hoá cho phân tử
hemoglobin có chức năng chở oxy vào máu.


Vành đai bệnh thiếu máu thalassaemia từ Châu Á Thái Bình Dương đến Châu Âu

Hemoglobin chứa bốn siêu phân tử prôtêin giống như những mắt xích cuốn tròn có tên
gọi là globin. Trong một hemoglobin trưởng thành, bốn siêu phân tử này chia thành hai
nhóm; nhóm thứ nhất có hai globin a và nhóm thứ hai có hai globin b (xem hình 28). Các
biến dị gen của những globin này và một số loại khác có thể được sử dụng làm dấu hiệu
di truyền dân cư. Theo vài khía cạnh nào đó, chúng ta có quá thừa thông tin về phân bố
địa lý của các biến dị trong gen globin. Hầu hết các nghiên cứu đều rập trung vào các gen
globin an-pha (a) và globin bê ta (b) gây a bệnh thiếu máu di truyền thalassaemia như đã
bàn trong Chương 6. Những bản đồ về sự mở rộng của bệnh thiếu máu a_thalassaemia và
b_thalassaemia cũng tương đồng với bản đồ phân bố của các huyền thoại của Genesis
(Chúa sáng tạo ra Thế giới) mà tôi sẽ mô tả trong Phần II. Mặc dù bệnh thiếu máu
thalassaemia cũng phân bố rải rác ở Châu Phi nhưng lại không có ở những người thổ dân
Châu Mỹ; các khu vực bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này trải dài theo một vành đai từ Nam
Thái Bình Dương ở phía đông nam, qua Đông Nam Á, nam Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập,
Trung Đông và đến tận Địa Trung Hải ở tây bắc.


Phần lớn các biến dị đều là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên trong quá khứ vì

chúng làm tăng khả năng chống lại bệnh sốt rét. Do đó, hầu hết vành đai đông-tây của
bệnh thalassaemia được xác định là phân bố lilchj sử của căn bệnh này ở Âu Á. Bệnh sốt
rét phụ thuộc vào khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt nhiều mưa; những khu vực có kiểu khí
hậu này cũng chính là nơi đón nhận những đợt di cư của các cư dân vùng biển thời kỳ Đồ
đá mới. Xét từ quan điểm này, rất trả lời câu hỏi: liệu sự trùng hợp của các di phân bố
theo hướng đông nam-tây bắc trong những câu chuyện của Genesis, những mối liên hệ
cấu trúc ngôn ngữ và các biến dị gen có phảilà sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là nó phản
ánh một con đường di cư chung. Hình 36. Bệnh thiếu máu a_thalassaemia và 
b_thalassaemia và Hemoglobin E. Phân bốcủa những thiếu hụt phổ biến nhất trong gen
 hemoglobin ở Châu Á. Cần lưu ý rằng ba khu vực chồng chéo này đều chứa một số 
biến thể. Những mối liên hệ cụ thể xuyên lục địa được trình bày trong bài và trong
 các Hình 34 và 35.


Các đặc điểm biến dị globin trong nhân có thể giúp trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, có rất

nhiều loại biến dị khác nhau có thể gây ra bệnh thiếu máu thalassaemia. Người ta đã mô
tả được hơn 100 đặc điểm gen của bệnh b_thalassaemia và phát hiện thêm nhiều nhiếu
hụt gen gây ra bệnh a_thalassaemia. Do nhu cầu chọn lọc tự nhiên để chống lại bệnh sốt
rét, rất có thể các đặc điêm di truyền dân cư phổ biến hơn đã xảy ra theo đường biến dị
không chỉ một lần. Và điều này khiến cho việc sử dụng mối liên hệ địa lý giữa các đặc
điểm di truyền để chứng minh các tuyến đường di cư có thể gặp sai sót trong một số
trường hợp.


Tính thuyết phục của lập luận nhiều biến dị này có thể khác nhau tuỳ theo mỗi loại biến

dị cụ thể và thường rất khó xác định. Một số biến dị, ví dụ như những biến dị sản sinh ra
hemoglobin E và nhiều kiểu bệnh a_thalassaemia và b_thalassaemia, xuất hiện trong
nhiều trường hợp khác nhau và dường như đã xảy ra không chỉ một lần. Tuy nhiên, giả
thiết đa biến dị không giải thích được tại sao những biến dị đó chỉ tập trung tại một khu
vực địa lý nhất định và các vùng lân cận chứ không phân bố một cách ngẫu nhiên trên
khắp thế giới.


Một số nhà di truyền học nghiên cứu khu vực này đã đưa ra một giải thích khác về phát

hiện nhiều biến dị trong nhiều tổ chức gen khác nhau ở cùng một khu vực địa lý. Ađrian
Hill, một nhà di truyền học Oxford, đã gọi hiện tượng này là sự kiện ‘tái kết hợp’ (chuyển
đổi gen), tức là một biến dị chuyển từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác. Điều
này có nhiều khả năng xảy ra khi một biến dị giới hạn trong một khu vực địa lý nhất định
gắn liền với hai hoặc hơn hai tổ chức gen. Ông còn lập luận rằng quá trình này dường
như đã diễn ra lâu hơn Châu Á. Một biến dị được phổ biến càng lâu thì các phiên bản của
nó càng có nhiều khả năng xuất hiện tại các tổ chức gen khác nhau. Do đó, nếu cùng một
biến dị được phát hiện trong một tổ chức gen ở hai quốc gia khác nhau, thì rất có thể
chúng có cùng một nguồn gốc; nếu cùng một biến dị được tìm thấy trong nhiều các tổ
chức gen khác nhau thì rất có thể chúng có chung một nguồn gốc nhưng từ rất xa xưa.
 
Mặc dù có sự đảo lộn về nhiễm sắc thể nhưng vẫn có nhiều trường hợp ở khu vực Ấn Độ
Dương cho thấy có cùng một biến dị trong cùng một tổ chức gen. Điều này hỗ trợ cho lập
luận về các quá trình xâm nhập của người Đông Nam Á nguyên thuỷ đến Assam, tây
Bengal, Andhra Pradesh và c vùng Vịnh Ả Rập và Địa Trung Hải. Các mối liên hệ về bệnh


b_thalassaemia từ Đông Nam Á đến Châu Âu  212


Một trong những biến dị gen b-globin cổ xưa nhất đã được sử dụng để lần theo dấu vết

của các đợt di cư ra bên ngoài của người Đông Nam Á là đặc điểm bất thường
Hemoglobin E (HbE); đặc điểm này có thể giúp cơ thể chống lại bệnh sốt rét. HbE được
tìm thấy trong 30% cư dân nói tiếng Nam Á ở Đông Dương và trong các cư dân bản địa
Senoi nói tiếng Nam Á thuộc Bán đảo Mã Lai. Vì vậy, HbE thường được coi là một dấu
hiệu của nhóm ngôn ngữ Nam Á. Quan điểm này dược củng cố nhờ phát hiện về tần số
xuất hiện thấp của đặc điểm này trong những người bản địa nói tiếng Nam Đảo, ví dụ
như người Temua, cũng sống trong vùng rừng rậm dễ gây bệnh sốt rét trên Bán đảo Mã
Lai. Ngược lại, đặc điểm nổi bật của nhóm ngưòi Nam Đảo này là tần số xuất hiện cao
của bệnh ovalocytosis, như tôi đã đề cập trong Chương 6; Tôi cho rằng căn bệnh này
được du nhập theo hướng đông đến vùng biển phía bắc New Guinea.


Năm 1969, nhà di truyền học Lie-Injo Luan ở Kuala Lumpur, Malaixia cho rằng mặc dù

tần số xuất hiện của HbE ở nam Trung Quốc và Đông Nam Á hải đảo tương đối thấp
nhưng tỷ lệ xuất hiện của HbE lại rất cao trong những cư dân nói tiếng Nam Á ở Đông
Dương và Bán đảo Mã Lai. Một ngoại lệ đối với sự xuất hiện phổ biến của HbE trong
những người Mã Lai nói tiếng Nam Á là người Kelantan ở bờ biển phía đông của bán
đảo, gần biên giới với Thái Lan và những người nói tiếng Aslian Nam Á. Tôi từng
 làm việc ở Kelantan trong hai năm rưỡi tại một trường đại học y. Vào thời gian đó, tôi dần
dần tìm hiểu nền văn hoá địa phương ở đây. Những cư dân nói tiếng Mã Lai ở Kelantan
có tỷ lệ xuất hiện HbE là 40% và có nhiều mối liên hệ di truyền và văn hoá với khu vực
nam Thái Lan hơn là với người Mã Lai ở phía nam. Kelantan không nằm cách xa hang
Sakai được xác định có niên đại trồng lúa rất sớm. Hang Sakai cũng chứa đựng một số di
vật hang động cổ xưa nhất từng được tìm thấy ở Đông Nam Á.


Biến dị HbE được tìm thấy ở ít nhất hai tổ chức gen (số 2 và 3). Vị trí của tổ chức 2 được

cho là cổ xưa hơn và có thể thay đổi tuỳ theo từng nhóm cư dân nói tiếng Nam Á cụ thể.
Vị trí của tổ chức gen số 3 được tìm thấy ở Campuchia, nơi loại này tồn tại rất phổ biến
và được xem là một ví dụ diển hình về hiện tượng chuyển đổi gen đã được đề cập. Do
đó, những biến dị được tìm thấy ở người Orang Asli rất có thể là một dạng thức tổ tiên.


Một đặc điểm bất thường của sự phát tán từ Đông Nam Á ra phía tây của HbE là tần số

xuất hiện cao của biến dị này trong những bộ tộc Assam và Arunachal Pradesh sử dụng
ngữ hệ Tạng Miến. Trong khi đó, tần số xuất hiện của HbE lại rất thấp trong những bộ
tộc nói tiếng Nam Á sống bên cạnh ở đông Ấn Độ, ví dụ như người Khasis. Sự lan tỏacủa
ngôn ngữ quốc tế không đặt ra sự nghi ngờ về nguồn gốc những cư dân nói tiếng Nam Á
của biến dị HbE bởi nó được tìm thấy trong tổ chức 2 cổ xưa hơn và các tổ chức tương
tự, giống như trong những người nói tiếng Nam Á ở phía đông. Tỷ lệ xuất hiện cao của
HbE trong cư dân thuộc một nhóm ngôn ngữ khác và tỷ lệ xuất hiện thấp trong những
người Khasis cho thấy rằng đã diễn ra hiện tượng hôn nhân cùng nhóm trong quá khứ.
Đồng thời nó cũng chứng tỏ rằng quá trình chọn lọc tự nhiên chống lại bệnh sốt rét đã
diễn ra trong một thời gian đủ dài tại các vùng đất mới để đảo ngược tần số xuất hiện gen
HbE giữa cư dân thuộc hai nhóm ngôn ngữ.


Những kết quả này cũng mang lại ít nhiều thông điệp. Thứ nhất, những người nói tiếng

Nam Á di cư từ Đông Nam Á về phía tây qua con đường Bengal cũng đã thâm nhập đến
các bộ tộc Assam và Arunachal Pradesh. Thứ hai, sự đảo ngược các tần số gen do chọn
lọc tự nhiên chống lại bệnh sốt rét cho thấy rằng quá trình này đã diễn ra từ rất xa xưa.
Thứ ba, do các bộ tộc Tạng-Miến, ví dụ như người Bodo, đã tiếp nhận HbE nên họ chắc
đã sống ở Ấn Độ cách đây rất lâu. Điều này hỗ trợ giả thuyết mà tôi đưa ra trong Chương
4 rằng quê hương của họ là phương nam và ở đâu đó xung quanh các cửa sông của sông
Salween và Irrawadi. Nếu các ngôn ngữ Tạng Miến đã phát tán về phía bắc đến các con
sông ở Tây Tạng hoặc thậm chí đi từ Assam đến vùng Brâhmputra thì chúng ta có thể hy
vọng tìm thấy HbE trong cộng đồng dân cư chính của Tây Tạng. Những kho sát
hemoglobin tại Tây Tạng đã cho thấy tỷ lệ HbE trong cộng đồng dân cư đa số của Tây
Tạng là thấp nhưng trong các nhóm thiểu số MenBa và LuoBa ở vùng biên giới với
Arunachal Pradesh và Butan. Dấu vết di truyền ở đây cũng giải thích tại sao các huyền
thoại về đại hồng thủy lại được tìm thấy ở Tây Tạng, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu
số Kuki. HbE cũng hiện diện với nhiều tần số khác nhau ở phía tây Ấn Độ qua tây Bengal
và đến Bihar.

Không giới hạn trong sự phát tán ngôn ngữ Nam Á đến bắc Ấn Độ, hemoglobin E đã

phát tán xa hơn về phía tây để đến khu vực Vịnh Ả Rập; HbE được tìm thấy ở Cô-oét và
thậm chí là Tiệp Khắc cũ. Trong trường hợp Tiệp Khắc, biến dị này hoàn toàn nằm trong
tổ chức gen địa phương. Hiện tượng này cùng với các hiện tượng HbE Châu Âu khác. được xem là những biến dị mới do khuôn khổ thay đổi. Tuy nhiên, giải thích của Adrian
Hill về sự chuyển đổi gen cũng có thể là một cách tiếp cận khác.
Trái ngược với phát hiên về các trường hợp HbE trên các tổ chức gen địa phương ở Châu
Âu, bệnh thiếu máu b_thalassaemia ở Đông Nam Á có những biến dị xuất hiện trên cùng
những tổ chức gen trên toàn vùng vịnh Bengal và lan tỏa về phía tây đến tận Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu chỉ nhìn vào các biến dị có chung cấu trúc bêta, ta phát hiện ra năm biến thể ở Ấn
Độ phái sinh từ Đông Nam Á; một biến thể Đông Nam Á thậm chí đã được phát hiện ở
bộ tộc người Kurd sống rất xa về phía tây. Có tất cả 10 biến thể kết nối Miến Điện với
những người láng going phía đông. Một biến thể thuộc loại biến dị nổi bật trong một
nghiên cứu về Vanuatu (Đảo Đen) cũng hiện diện ở Trung quốc, Inđônêxia và Thổ Nhĩ
Kỳ trên cùng một cấu trúc gen. Biến dị Đông Nam Á lan rộng này cũng rất phổ biến ở
những người Ả Rập thuộc Tiểu vương quốc Ả Rập, người Baluchis sống ở Baluchistan,
tây Pakistan. Bởi vậy, những biến dị của gen b_thalassaemia ủng hộ quan điểm cho rằng
vành đai của bệnh thiếu máu thalassaemia từ Thái Bình Dương đến Địa trung Hi không
đn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của chọn lọc tự nhiên chống bệnh sốt rét mà hơn
thế nữa, nó cho thấy dấu vết cổ xưa về di cư hay trao đổi.


Các mối liên hệ về bệnh

a_thalassaemia từ Thái Bình Dương đến Châu Âu  p. 214



Như đã đề cập ở trước, nhóm thiếu hụt gen phổ biến nhất trên thế giới là những thiếu hụt

một gen gây ra bệnh a_thalassaemia. Mặc dù những thiếu hụt này về cơ bản là giống
nhau từ Đông sang Tây nhưng chúng cung cấp những thông tin kém rõ ràng hơn các biến
thể của bệnh b_thalassaemia. Bốn biến dị a_thalassaemia gây ra hầu hết các thiếu hụt gen
này trên một vùng rộng lớn, bao gồm cả Châu Phi và một chuỗi các quốc gia từ Tây nam
Thái Bình Dương qua Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông đến Địa Trung Hải. Đây là
những thiếu hụt dài 4,2 (-a4.2) và 3,7 (-a3.7) kilô bad. Thiếu hụt dài 3,7 kilô bad lại bao
gồm ba kiểu phụ là a3.71, a3.711 và a3.7111. Tôi đã đề cập về hai trong số bốn thiếu hụt
này (a3.7111 và a4.2) trong mối liên quan với các đợt di cư ở Châu Đại Dương trong
Chương 6. Thiếu hụt -a4.2 phân bố rộng rãi từ khu vực Thái Bình Dương cho đến Ả Rập
Xê út, trong đó nơi tập trung cao nhất là vùng bờ biển phía bắc New Guinea và Ấn Độ.
Cả hai loại thiếu hụt a3.711 và a3.7111 đều có phân bố khoanh vùng tương ứng tại tiểu
lục địa Ấn Độ và Thái Bình Dương. Còn thiếu hụt a3.71 lại rất phổ biến trên toàn khu
vực Châu Phi và từ Thái Bình Dương đến Địa Trung Hải.

Tôi đã từng giải thích rằng các biến dị gen b-globin có thể chuyển từ nhiễm sắc thể này

sang nhiễm sắc thể khác. Do các thiếu hụt a lớn thường xảy ra trên nhiều tổ chức gen
khác nhau nên chúng ta không dễ dàng xác định chúng trong các mối liên hệ như đối với
các biến dị điểm b-globin. Một số nhà di truyền học cho rằng mỗi một biến cố này đều
hàm ý những sự kiện biến dị riêng rẽ. Tuy nhiên, dường như có một đặc điểm tương đồng
với các bước chuyển b cũng xảy ra đối với biến dị a. Ricardo Fodde, nhà di truyền học tại
Leiden, Hà Lan, đã cùng với các đồng nghiệp đưa ra bằng chứng thuyết phục về đặc điểm
này trong các nhóm bộ tộc tách biệt sống ở đông nam Ấn Độ. Sự nội giao giữa các bộ tộc
trong một thời gian dài có lẽ dã góp phần làm tăng thêm các tổ chức gen khác nhau chịu
ảnh hưởng bởi ba loại biến dị


Mức độ phân bố cao của các bệnh thiếu máu thalassaemia trên vành đai trải dài từ Thái

Bình Dương đến Địa Trung Hải có thể phản ánh tính chọn lọc tự nhiên chống lại bệnh sốt
rét trong quá khứ. Đồng thời, sự xuất hiện tái diễn của các biến dị a và b trên một dải dài
và hẹp thuộc Âu Á dường như hàm ý một dấu vết cổ xưa của con người.


Bằng chứng di truyền        p. 217


Ba kết luận chung được rút ra từ việc tìm hiểu thư viện cổ xưa nhất của chúng ta. Thứ

nhất, các đặc điểm gen có trong những cư dân nói tiếng Nam Đảo và Nam Á ở Đông
Nam Á và phát tán ra các nơi. Chúng đã hiện diện tại vùng hải đảo ngay từ thời Kỷ Băng
hà, nếu không nói là còn sớm hơn. Điều này mâu thuẫn với quan điểm thông thường cho
rằng sự phát tán của người Nam Đảo bắt nguồn từ lục địa Châu Á và đi qua Phi-lip-pin.
Kết luận này ủng hộ những lập luận về phương diện khảo cổ học và ngôn ngữ học mà tôi
đã trình bày trong các Chương 2, 3, 4 và 5. Thứ hai, trên các cây di truyền được tái tạo dể
xác định đặc điểm gen Đông Á, kể cả ở Tây Tạng, những tộc người bản địa được tìm
thấy ở Đông Nam Á và sử dụng ngữ hệ Nam Á hoặc Nam Đảo đều được đặt ở những
nhánh xuất hiện sớm nhất. Thứ ba, những đặc điểm gen này được phát tán theo hướng
đông đến Thái Bình Dương, theo hướng tây đến Ấn Độ và Trung Đông, theo hướng bắc
đến Đài Loan, Trung Quốc, Miến Điện và Tây Tạng, và theo hướng nam đến Ô-xtrây-lia
từ kỷ Băng hà cuối cùng. Tất cả những phát hiện này đều dựa trên các mô hình giả thuyết
về thời tiền sử đã được trình bày sơ lược trong các chương trước của cuốn sách này.
Gen của chúng ta, tiếng mẹ đẻ của chúng ta và những di vật khảo cổ của tổ tiên chúng ta
chính là đặc điểm của lịch sử và thời tiền sử mà ta có thể say sưa nghiên cứu. 

 Nhưngcông việc này có thể tiến triển rất chậm chạp và đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của
chúng ta. Trong Phần II, tôi sẽ tìm hiểu những dấu vết sống động hơn về quá khứ di cư
của tổ tiên, những dấu vết từng hiện diện trong tâm hồn của các thương nhân và nhà thám
hiểm và có thể được truyền tụng từ đời này sang đời khác - đó chính là những câu chuyện
thần thoại và huyền thoại. Mặc dù những truyện kể sống động này chỉ làm nên một khía
cạnh của các nền văn hoá đa dạng của chúng ta nhưng chúng chứa đựng nội dung bản
chất trong quan điểm của chúng ta về các câu hỏi: ta là ai, ta từ đâu tới và ta sẽ đi tới đâu?
Các huyền thoại và thần thoại cũng có tính cổ xưa, nét riêng biệt và tính mục đích thường
không có trong đá, xưng, gen, hay tiếng nói. Chúng có thể cung cấp những phương pháp
khác để các nhà ngôn ngữ học so sánh có thể giải thích tại sao những từ vựng thuộc ngữ
hệ Nam Đảo như ‘chanh’ và ‘quế’ lại đi vào từ vựng ngôn ngữ Phương Tây trong thời
tiền sử. Từ kinh nghiệm của chính bản thân tôi, tỷ lệ xuất hiện cao của bệnh thiếu máu
a_thalassaemia ở vùng duyên hải New Guinea cho thấy bệnh thalassaemia là kết quả của
quá trình chọn lọc tự nhiên trong vùng bởi nó giúp chống lại bệnh sốt rét. Tuy nhiên,
chính truyện kể của một cụ già về những người anh em xung khắc đã khiến tôi suy ngẫm
về câu hỏi làm thế nào mà hai biến thể khác nhau của bệnh thalassaemia lại đến được
vùng này.



Phần II: Lời thì thầm Trung Hoa     p.219

   Giới thiệu Phần II     p.221

Từ lịch sử của chính thời đại chúng ta, không khó khăn để lập luận rằng một đột phá về

công nghệ sẽ dẫn đến một đột phá khác. Chỉ cần nhìn vào những bước tiến trong công
nghệ viễn thông và vi tính, chúng ta đã có thể hình dung được sự phát triển vượt bậc và
nhanh chóng của toàn cầu trong vòng 50 năm qua. Tuy nhiên, trong trường hợp những
công nghệ đơn giản hơn của tổ tiên chúng ta, liệu ta có thể lần tìm về những phát triển
nhảy vọt diễn ra sau những cn đại hồng thủy thời kỳ hậu sông băng? Tại sao những phát
minh giống nhau về nghề gốm, về công cụ tinh xảo, về nông nghiệp và luyện kim lại xuất
hiện trên toàn bộ khu vực Âu Á, nếu không nói là xuát hiện đồng thời trong một khoảng
thời gian tương đối ngắn ("ngắn" theo bối cảnh thời tiền sử), tức là chỉ trong hai ba thiên 
niên kỷ? Tất cả diều này gợi ra khả năng giao thoa tiếp xúc đường dài đã diễn ra từ cuối
Thời kỳ Đồ đá cũ.

Như tôi sẽ lập luận xuyên suốt cuốn sách này, câu trả lời đối với câu hỏi hắc búa này nằm

ở chính Đông Nam Á. Tôi tin rằng khu vực này là trung tâm của các phát minh từ sau Kỷ
Băng hà. Đồng thời, những tư tưởng từ khu vực này đã lan tỏara nhiều nơi khác và dẫn
đến nhiều đột phá về kỹ thuật. Người Nam Đảo có thể đã góp phần phát triển kỹ thuật đi
biển, ma thuật, tôn giáo, thiên văn học, tôn ti trật tự và khái niệm vương quyền. Những cư
dân nói tiếng Nam Á có thể đã đóng góp vào các kỹ thuật thực tế hơn như trồng ngũ cốc
và đúc đồng. Sự tổng hoà của tất cả những đặc điểm này là rất cần thiết cho những người
đầu tiên xây dựng nên thành phố ở Lưỡng Hà, những người mong muốn tổ chức và kiểm
soát cư dân trong một trật tự nhất định.

Vào đầu thế kỷ 20, sự chuyển giao văn hoá đó có thể được gọi là "sự khuyếch tán tư

tưởng". Bắt đầu từ thập kỷ 30 trở đi, giới nhân loại học ngày càng nhận thấy thuật ngữ
khuyếch tán không còn thích hợp nữa. Tuy nhiên, một số dạng thức phát tán chắc chắn đã
xảy ra giữa các cộng đồng dân cư trong vòng 100.000 năm qua. Sự khuyếch tán này xuất
phát từ những làn sóng di cư hay những trao đổi nguyên liệu làm công cụ và đồ trang sức
như vỏ sò. Người dân cổ xưa đã đi đây đi đó bằng thuyền hoặc đi bộ. Giờ đây, dường như
đã rõ rằng người xưa đã chủ ý thực hiện các hành trình đi biển đường dài giữa Quần đảo
Bismarck và các đảo Solomon phía bắc của Đảo Đen từ hơn 25.000 năm trước, trước thời
kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà cuối. Và rất có thể người xưa đã cần thuyền để đến Ô-xtrây-
lia cách đây khoảng 50.000 và 60.000 năm.

Cuốn sách này bàn về sự chuyển giao công nghệ và văn hoá Đông-Tây thời tiền sử và

góp phần hình thành nền văn hoá Lưỡng Hà đầu tiên. Như chúng ta đã thấy trong phần
đầu của cuốn sách này, thời tiền sử lịch sử trước khi có lịch sử thành văn được nghiên
cứu như một phân ngành của khảo cổ học. Phân ngành này còn bao gồm nhiều chủ đề
khác nhau như ngôn ngữ học, nhân loại học và gần đây hơn là di truyền học. Khảo cổ học
nghiên cứu lịch sử có thể sử dụng lượng thông tin phong phú từ các văn bản đã được
chép tay nhưng nghiên cứu thời tiền sử phải phụ thuộc rất nhiều vào các di vật khảo cổ.
Một trong những nỗi ám ảnh của các nhà tiền sử học ở cả Phương Đông và Phương Tây
là những đợt di cư cổ xưa của các cư dân và mang theo cả công nghệ của họ. 

Đồng thời,người xưa cũng mang theo cả tiếng nói của mình nên khoa học về ngôn ngữ 
học lịch sửcũng có thể được sử dụng để lần tìm dấu vết của các đợt di cư này. 
Tuy nhiên, con ngườicó thể dần dần thay đổi ngôn ngữ, do đó, cách tiếp cận này có 
 thể có những khiếmkhuyết. Nhưng con người ta không thể thay đổi gen di truyền của 
mình; vì thế, di truyềnhọc có thể được vận dụng để đưa hỗ trợ các giả thuyết về sự 
di chuyển của người cổ xưa.

Tất cả ba ngành học này đều hỗ trợ giả thuyết về các đợt di cư từ Đông Nam Á đến muôn
hướng Bắc, Tây, Nam và Đông trong thời kỳ hậu sông băng. Những kết quả gần đây của
di tuyền học đã khẳng định rằng quê hương thời Kỷ Băng hà của người Nam Đảo nằm ở
Đông Nam Á hải đảo, và sau đó họ di cư ra Thái Bình Dương và nam Ấn Độ. Những đợt
di cư này khởi nguồn từ hai trung tâm chủng tộc ngôn ngữ trên vùng đất Sundaland cổ
xưa – quê hương của người Nam Đảo ở đông Inđônêxia xung quanh vùng Sabah,
Sulawesi và Maluku) và quê hương của người nói tiếng Nam Á trải dài từ bờ biển cổ xưa
phía đông từ Việt Nam đến Biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khiếm 
khuyết cố hữu nếu chúng ta chỉ dựa vào dòng di cư củacon người để xác định sự 
phát tán tư tưởng. Mặc dù rõ ràng là những tư tưởng có giá trịcần được truyền đạt 
bằng miệng hay bằng gương mẫu nhưng chúng vẫn có một sức sốngvà cách phát tán
 riêng. Đây là một thực tế mà các nhà khoa học đã thừa nhận. 

Đặc điểm  này cũng có thể áp dụng đối với các đồ tạo tác có khả năng di chuyển
 đường dài, ví dụ như bình gốm và lưõi rìu bằng đá vỏ chai. Sẽ là một sai lầm nếu 
cho rằng nếu ta sử dụnghệ thống dấu hiện gen thì ta có thể biết chính xác người xưa 
đã di cư đến đâu và kỹ thuật, trồng trọt hay luyện kim đã phát tán như thế nào trong 
thời tiền sử. Với tư cách là một tổng thể, một cộng đồng cư dân không nhất thiết 
phải di cư quá nhiều mà vẫn du nhậpđược những kỹ thuật mới.

Sự phát triển nở rộ của các đế chế Sri Vijaya và Majapahit ở Đông Nam Á trong vòng

1500 năm qua đã có ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn hoá ngày nay ở khu vực. Tuy
nhiên, sự chuyển giao văn hoá từ Ấn Độ đến Đông Nam Á trong vòng 2.000 năm qua
không phải bằng con đường xâm lược quân sự hay di cư hoà bình mà là thông qua các
mối tiếp xúc buôn bán và du nhập văn hoá.

Những tác động toàn cầu của kỷ nguyên thực dân càng chứng tỏ rằng ngôn ngữ và tôn

giáo không nhất thiết phải gắn liền với các nhóm chủng tộc mà từ đó chúng phát sinh. Có
những người thổ dân da đỏ Châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào
Nha như tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, tiếng Pidgin, thứ tiếng được sử dụng rộng rãi nhất ở
Papua New Guinea, lại vay mượn rất nhiều từ vựng từ Châu Âu.

Một lần, tôi có cơ hội được chứng kiến một nỗ lực có chủ ý về chuyển giao văn hoá.

Kinh nghiệm này có thể giúp minh hoạ một số quan điểm đã nêu ở trên. Trong một
chuyến tuần tra y tế dọc theo các khúc sông thượng lưu của sông Sepik ở New Guinea,
tôi đã đi thăm một bộ tộc vừa mới "được phát hiện" ngay vào năm trước đó và cư dân ở
đây nói một thứ tiếng mà những người láng giềng gần nhất cũng không thể hiểu được. Họ
thậm chí còn chưa biết đến tiếng Pidgin. Chúng tôi nghỉ trong một nhà gỗ một tầng còn
mới; chủ nhân của nó là một cặp vợ chồng trẻ đến từ miền Trung Tây nước Mỹ. Cặp vợ
chồng này theo đạo tại một nhà thờ và sứ mệnh của nhà thờ này ở Papua New Guinea là
tìm kiếm các bộ tộc mới và học hỏi thứ tiếng của họ để dịch và phát hành Kinh Thánh
bằng các ngôn ngữ mới. 

Thật kỳ quặc là trước sự va chạm văn hoá này, chính hai ngườiMỹ còn cảm thấy choáng
 váng hơn cả các vị chủ nhà thuộc thời kỳ Đồ đá. Lý do chúngtôi tới thăm nhà họ là 
để theo dõi tình trạng sức khoẻ của người vợ vốn đã được nhậpviện do bị nhiễm độc
 vitamin trầm trọng. Chúng tôi không thể làm cho cô ấy dứt bỏ đượcthói quen này. 
Chiếc bàn ăn sáng chất đầy nước cam, sữa, ngô và hơn chục lọ vitamin đãnói lên toàn bộ
 câu chuyện. Hai năm sau đó, khi nhiệm vụ học tiếng của họ kết thúc, cặp vợ chồng trẻ 
trở về Mỹ để cố vấn cho những người biên dịch Kinh Thánh. Sau đó, một mục sư người
 Papua New Guinea và một thầy giáo tiểu học đã dược dưa vào trong làng cùng với 
rất nhiều quyển Kinh Thánh.

Khi tìm hiểu câu chuyện có thật này, chúng ta có thể thấy rằng một quá trình chuyển giao

văn hoá với những tác dộng sâu rộng đã được hoàn thành và đi theo nhiều hướng khác
nhau để thích nghi với các nhân tố khác nhau làm nên con người và văn hoá. Kinh
 Thánh đã được du nhập, chứ không phải là tiếng Anh Mỹ. Ngôn ngữ địa phương của
 vài trămngười sử dụng đã được sao chụp và lưu danh muôn thuở trong văn khố ngôn ngữ 
và sau dó được gửi đến Mỹ. Do tiếng Pidgin được dạy ở trường tiểu học, nên ngôn ngữ địa
phương sẽ dần dần mất đi qua hai thế hệ tới; bởi vậy, nếu một nhà dân tộc học không biết
về bối cảnh này có thể đi đến kết luận rằng chính nền văn hoá nói tiếng Pidgin đã sáng
tạo ra Kinh Thánh. Theo tôi được biết, trong di truyền học người ta không thể áp dụng
cách tiếp cận này. Trong vòng ba mươi năm tới, sẽ không còn lưu lại dấu vết nào của đôi
vợ chồng người Mỹ ngoại trừ chiếc nhà gỗ một tầng cũ kỹ trong rừng sâu. Mặt khác, việc
tách rời các mối liên hệ về di truyền và văn hoá là những trường hợp đặc biệt ở Ô-xtrây-
lia và Châu Mỹ. Ví dụ, có quá nhiều bằng chứng nhân loại học về mặt thể chất và di
truyền chứng minh rằng các nhóm chủng tộc khác đã thay đổi nền văn hoá của cư dân
bản địa trong vòng vài trăm năm qua.

Cốt lõi của câu chuyện truyền giáo nêu trên là mặc dù ngôn ngữ học và nhân loại học thể

chất có những công cụ ADN hiện đại và có thể đưa ra những phương pháp thích hợp để
nghiên cứu sự di cư của con người nhưng giá trị của của hai ngành học này trong việc
lầm tìm dấu vết của sự khuyếch tán văn hoá và văn minh lại có tính hạn chế và phải được
đặt trong bối cảnh cụ thể. Số người mang theo các giá trị văn hoá tiến bộ bằng đường
buôn bán trên biển hoặc các con đường khác dường như rất nhỏ bé so với số người bản
địa đã du nhập những giá trị này. Do đó, những dấu vết hiện có của những chuyển giao
văn hoá này cũng rất mờ nhạt so với những đặc điểm ngôn ngữ và di truyền.

Nếu chúng ta tìm kiếm bằng chứng về sự phát tán của các ý tưởng, khái niệm và văn hoá

thì dấu hiệu nhận dạng thích hợp nhất là từ chính nền văn hoá chứ không phảitrong bản
thân con người. Nếu bạn đang tìm kiếm một con chuột, bạn không nên tìm ở những động
vật có cánh trên trời cao. Dấu hiệu văn hoá bền vững nhất của nhà khảo cổ học, ví dụ như
các phong cách đồ gốm, có thể áp dụng đối với các hành trình thông thương tương đối
ngắn. Tuy nhiên, khi tìm hiểu các hành trình khuếch tán đường dài của các ý tưởng công
nghệ mới ví dụ như các phương pháp nung gạch thì các phong cách và hoa văn đồ gốm
thường chỉ mang tính chất địa phương và không nói lên được toàn bộ câu chuyện.

Một điều ngạc nhiên là cho đến nay, các mối liên hệ văn hoá cổ xưa nhất bắt nguồn từ

Đông Nam Á đến vùng Cận Đông cổ xưa đều là phi vật thể nhưng được lưu giữ bền vững
nhất trong văn hoá dân gian. Như chúng ta sẽ thấy, rất nhiều mối liên hệ văn hoá dân gian
rõ nét được gìn giữ trong các văn bản và ấn triện của Lưỡng Hà từ thiên niên kỷ thứ ba
tr.CN. Nhiều truyện kể có mặt rộng rãi trên toàn bộ khu vực Nam Thái Bình Dương, từ
Đông Nam Á và Ấn Độ cho đến vùng Cận Đông cổ xưa. Làm thế nào mà những truyện
kể ấy có thể trường tồn lâu hơn chính những ngôn ngữ đã sản sinh ra chúng? Nếu suy
ngẫm thì ta có thể thấy câu trả lời rất rõ ràng. Ngôn ngữ thay đổi một cách ngẫu nhiên,
còn truyện kể dân gian lại được lưu giữa một cách chủ ý. 

Để chứng minh điều này, chúngta có bằng chứng về văn hoá dân gian được giữ gìn 
trong các sách thánh của Lưõng Hà và Trung Đông. Mặc dù hầu hết kho tàng văn
 hoá dân gian này được lưu truyền bằng miệng nhưng những câu chuyện mà ngày 
  nhau lại có mối liên hệ rõ ràng với những truyện kểđược khắc bằng tiếng Xume 
trên các cuốn thư và được chôn ở Iraq cách đây khoảng5.000 năm. Hoặc ta có thể 
 lấy ví dụ ở những thiên sử thi Ấn Độ có tên Ramayana và Mahabharata. 

Những truyện kể này vẫn được truyền tụng bằng miệng trong các làng theo
đạo Hồi ở đông Bán đảo Mã Lai và nhiều nơi khác (xem minh hoạ 14). Những truyện kể
đầu tiên đã được kể cách đây hàng nghìn năm và là nguồn gốc của nhiều phiên bản viết
tay cổ xưa được tìm thấy ở Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng vẫn được truyền tụng bằng miệng
một cách chính xác và nguyên vẹn trên toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương. Trong nửa cuối
của cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu kho tàng cổ xưa của những mối liên hệ này với
nền văn hoá quá khứ của chúng ta ở Phương Đông.

Quan điểm xuyên suốt của tôi là chính lũ biển là nguyên nhân sâu xa gây nên các làn

sóng di cư thời kỳ hậu sông băng. Vì thế, đầu tiên, tôi muốn mô tả một vài trong số hàng
trăm huyền thoại về đại hồng thủy được tìm thấy trên tất cả các châu lục của thế giới
(Chương 8, 9 và 10). Sự phân bố của các huyền thoại này cho thấy chúng đã được chép
sử. Nếu như vậy thì những truyện kể này chính là ghi chép của dân gian về một hoặc hai
đại hồng thủy gây chấn động thế giới, tương ứng với đại hồng thủy thứ hai và thứ ba vào
thời kỳ hậu sông băng như đã được mô tả trong Chương 1. 

Ngoài giá trị "lịch sử", nhữnghuyền thoại này còn cung cấp một số cây phả hệ về các
 kiểu truyện kể khuyếch tán xuyênqua các biên giới lục địa, ngôn ngữ và di truyền.
 Điều chúng ta quan tâm ở đây là nguồn,gốc của những huyền thoại đại hồng thủy ở 
vùng Cận Đông cổ xưa. Tôi sẽ xác định bốnkiểu truyện kể ở Âu Á có cội nguồn từ 
các huyền thoại đại hồng thủy ở Đông Nam Á. Cóba lục địa khác không được nghiên
 cứu sâu ở đây, trong số đó có Châu Phi. Châu lục nàythiếu vắng truyền thuyết dân
 gian về đại hồng thủy bởi thềm lục địa của nó không chịunhiều tác động bởi lũ biển. 
Hai lục địa khác là Bắc Mỹ và Nam Mỹ có rất nhiều huyềnthoại đại hồng thủy, trong 
số đó có một vài huyền thoại liên quan đến kiểu truyện kể ÂuÁ. Tuy nhiên, do 
chúng nằm ở ngoại vi của khung lập luận chính Đông-Tây nên tôi chỉnêu ra 
tóm tắt về các huyền thoại này.

p. 225   .Thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu các huyền thoại khác trong kho tàng văn hoá 

phương Tâyđược chứa đựng một cách ngẫu nhiên trong 10 chương đầu tiên của quyển
 Genesis của Kinh Thánh. Để tiện cho nghiên cứu, các huyền thoại này sẽ được phân 
chia như sau: từChương 11 đến Chương 16, chúng ta tìm hiểu các nguyên mẫu 
huyền thoại về sự sángtạo ra Trời và Đất, Đàn ông và Đàn bà, Vườn Địa Đàng, 
và cuối cùng là Cain và Abel.

Điều được hé lộ ở đây là chúng ta không chỉ tìm thấy những mối liên hệ gần gũi giữa
phương Tây ở phương Đông mà còn biết rằng mỗi nguyên mẫu phương Tây đều có
nguồn gốc phương Đông và giải thích lôgíc hoặc ở Maluku hoặc ở Đông Dương. 

Nhiều người cho rằng, đặc điểm thú vị, phức tạp và không ngờ nhất của thần thoại
 phương Tâyđã khởi phát từ những tầng sâu kín nhất của tiềm thức. Còn phân tích của 
tôi lại tìm về khởi nguyên ở những đề tài đơn giản và căn bản bắt nguồn từ Đông Nam Á;
 sau đóchúng được kết hợp và nhào trộn để tạo nên những huyền thoại rực rỡ được ghi lại 
trênnhững ấn triện và cuốn thư ở Lưỡng Hà vào buổi bình minh của lịch sử. Dấu vết này có
niên đại cách đây 4500 năm và nó có thể đưa chúng ta trở về 3.000 năm trước đó nữa, khi
biển lấn vào các bờ biển Đông Nam Á và Lưỡng Hà.   p.226



















No comments: