Monday, March 3, 2014

STEPHEN OPEPENHEIMER * ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG I

STEPHEN OPEPENHEIMER 

 ĐỊA ĐÀNG  Ở PHƯƠNG ĐÔNG I




Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden In The East
Hiệu đính: GS. Cao Xuân Phổ
Sách dày 800 trang, giá bìa: 100.000 đồng
Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành,

Hà Nội, 1/2005.





Lời giới thiệu của NGUYỄN VĂN TUẤN, Australia.

Tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng
trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỷ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng
của một dân tộc. ở nước ta, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù
đã và đang phát triển, nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc
đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông
Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền
sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ
làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm
sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những
diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này.

Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng
của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay
thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính
thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha
trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng
kể.

Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất
thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi
dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình
bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ
thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông
Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G.
Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây
trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một
cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi
đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại.

Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một
phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan
và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần
đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần
đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước,
Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển
Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc
Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar
(Miến Điện), Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một
giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển.
(Khoảng 5 năm trước đây, người ta phát hiện một số công trình xây cất, tòa nhà được
kiến trúc rất độc đáo dưới lòng biển thuộc Đài Loan). Giả thuyết này có nhiều cơ sở khoa
học mà chúng ta sẽ thấy trong sách.

Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế
kỷ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm hương liệu hiếm để buôn bán.
Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục
đậu khấu, cây đinh hương, cây chùy... ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỷ 17, Anh và Hà
Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để
bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà (chè) và thiếc. Các đế quốc
lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng
Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một
vùng đất mà họ đặt tên là “Indochina”. (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta
cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là
phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa!) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị
thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay. Năm 1858, trong khi người Pháp đã thiết
 lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành một 
cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc
 hành trình này được ông sắp xếp cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm 
cho thế giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc 
Biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến
 trúc hoành tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một
 nền văn minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiếtvà đề nghị nghiên cứu thêm, 
chứ không diễn dịch, những gì ông thấy.

Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa
Pháp cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, 
hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành.
Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát
hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là thủ đô của đế
quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về trước). Họ còn phát
hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời
với nền Văn minh Khmer.

Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn
Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia
tiếng Phạn mà ông tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp
của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà
(Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại
Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh
Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn
minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès còn viết: người Đông Nam
Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”.

Mãi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh
Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại
Đồ đá (Stone Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác. Clark viết
rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử
dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật
được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam
Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó
chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn
minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi.

Vào thập niên 1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu
các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại
đây đã có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến hành
khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt mà bà gọi là
“Văn hóa Hòa Bình”. Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm bằng đá từ
Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài đến
Mã Lai Á, các nhà khảo cổ học kết luận rằng những di chỉ từ Văn hóa Hòa Bình không
phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá.

Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thuyết của Grahame
Clark và Georges Coedès rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh
lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng mặt khác Colani còn phát hiện đồ gốm từ Văn hóa Hòa
Bình có niên đại 8000 năm về trước - tức còn cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng
cư dân Đông Nam Á vẫn còn học cách làm đồ gốm! Thế rồi, đến khi những trống đồng
lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim
khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử đã được hình thành.

Phải diễn dịch sao cho hợp lý trước những phát hiện này? Năm 1932, Nhà nhân chủng
học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để giải thích những sự thật trên
như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều “làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di
cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại. Ông tin rằng những cái
rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ
miền Bắc Trung Quốc. Thế còn trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết
rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Đông
Âu, những người - theo ông - di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến
Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thuyết của Heine-Geldern, ngày
nay mới đọc qua ai cũng phải lắc đầu về sự thiếu cơ sở khảo cổ và phi lý của nó, cực kỳ
sơ sài, nhưng được chấp nhận như là một cách giải thích khoa học nhất thời đó!

Nhưng nhiều bằng chứng thu thập sau đó cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa” của
Heine-Geldern không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan F. D. K.
Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên các đền đài ở Nam Dương, và ông
khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của Ấn
Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy trong các
vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải. Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ
đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện ở các vùng duyên hải hơn là các vùng
trong đất liền. Do đó, phát hiện này cho thấy cách diễn giải của Heine-Geldern và vài học
giả trước đó như Coedès hay Clark là không đúng.

Ngoài ngành khảo cổ học và nhân chủng học, giới thực vật học cũng thu thập nhiều bằng
chứng cho thấy giả thuyết của Heine-Geldern thiếu cơ sở khoa học. Các nhà thực vật học
nghiên cứu nguồn gốc của cây cỏ và cây ăn trái từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê
hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai mỡ, khoai nước, mía và chuối. Năm
1952, nhà địa lý học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây
trồng, đưa ra ý kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế
giới. Nhưng lúc đó, chưa có bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho đề xuất này.

Năm 1965, Chester Gorman, một học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái
Lan truy tìm những di chỉ về nông nghiệp Thời đại Đồ đá để làm bằng chứng cho giả
thuyết của Sauer. Để làm việc này, Gorman phải học tiếng Thái và bỏ ra nhiều năm tháng
sống với người Thái trong các làng xã xa xôi. Ông lang thang từng thôn làng và hỏi thăm
có ai biết bất cứ di chỉ nào từ các hang động cổ hay không. Tháng 4/1966, một người thợ
săn làng Mai Sang Nam dẫn ông đến một hang động đá vôi gồm có ba ngăn. Ông bèn đi
ngay đến hang động và đặt tên là Động Linh hồn (Spirit Cave). Qua những phương pháp
khảo cổ hiện đại, Gorman và các cộng sự nghiên cứu viên ước đoán rằng Động Linh hồn
đã được con người sử dụng khoảng 10.000 năm trước CN. Tại đây, Gorman phát hiện
một cây rìu và dao có niên đại 7.000 năm trước CN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu
tìm thấy ở Trung Quốc đến 2.000 năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như
thế do Trung Quốc “xuất cảng” sang Đông Nam Á khoảng 3.000 năm trước CN). Cũng
tại Động Linh hồn, Gorman còn phát hiện con người tại đây đã biết nấu ăn và đã bắt đầu
dùng (hay sản xuất) đồ gốm có trang trí hoa văn.

Sau ba năm phân tích và viết về khám phá từ Động Linh hồn, Gorman quay lại Thái Lan
vào năm 1972 để khai quật các hang động chung quanh. Ông tìm thấy hai động khác, và
có thể kết luận rằng có một quá trình định cư tại đây khoảng 10.000 năm trước CN đến

1.000 năm sau CN. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh vượng này là nền kinh tế Hòa Bình (vì
các công cụ dùng có cùng hình dạng với công cụ tìm thấy tại Hòa Bình trước đó).

Năm 1966, một học trò khác của Solheim là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa
trang thời tiền sử có tên là Non Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét,
ông đã phát hiện 800 bình, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của
chúng. Qua phân tích cẩn thận, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 trước
CN đến 2.000 năm trước CN (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà bắt
đầu xuất hiện). Ngoài ra, Mayard còn khám phá một số công cụ như rìu, vòng đeo tay
làm bằng đồng và thiếc. Những công cụ tìm thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu thô
sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đã nấu chảy kim loại và đổ khuôn.

Những phát hiện tại Động Linh hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là một thách thức
nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp nhận trước đây. Wilhelm
Solheim II không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh
nhân loại. Nhưng quan điểm của Solheim và những phát hiện quan trọng vừa trình bày
trên có ít người trên thế giới biết đến, vì những tài liệu khảo cổ thường chỉ lưu hành trong
giới chuyên môn, chưa được truyền bá đến mức độ đại chúng. Cuốn Địa đàng ở Phương
Đông là một tác phẩm được viết ra cho quần chúng.

Kế tiếp sự nghiệp của Solheim và những người trước đó, qua cuốn sách bạn đang cầm
trên tay, Stephen Oppenheimer, một bác sĩ nhi khoa, đã bỏ ra 15 năm trời để thu thập,
phân tích và tổng hợp dữ kiện từ các ngành nghiên cứu như di truyền học, nhân chủng
học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, hải dương học và khảo cổ học để
cho ra đời một tác phẩm làm cho nhiều nhà nghiên cứu Đông Nam Á học và khảo cổ học
phải ngẩn ngơ. Giả thuyết mà Oppenheimer trình bày trong cuốn sách này lần đầu tiên
đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh thế giới.
Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9.000 đến 10.000 năm về trước, một số dân vùng
Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống
bằng nghề săn bắn ban sơ như giới khảo cổ học Tây phương mô tả. Vào khoảng 8.000
năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra một trận đại hồng thủy,
và trận lụt vĩ đại này đã làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới này phải di tản đi
các vùng đất khác để mưu sinh. Trong quá trình di cư đến các vùng đất mới, họ đem theo
ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng
cấp xã hội đến vùng đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn
ghi đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi
này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Theo Oppenheimer, những “người tị nạn” này có thể là những hạt giống cho những nền
văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung
Hải.

Những kết luận và phát biểu của Oppenheimer cũng phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di
truyền học mới được công bố gần đây. Chẳng hạn như qua phân tích DNA, các nhà khoa
học Mỹ đã có thể tái xây dựng quá trình di cư thời tiền sử. Con người hiện đại di dân khỏi
châu Phi đến châu Á vào khoảng 100.000 năm trước đây. Có thể trong đợt di dân đầu tiên
họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó

có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam
Á. Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông Phi, dọc theo đường biển ảrập ngày nay băng ngang
qua Ấn Độ, và đến định cư ở Đông Nam Á. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa:
nhóm một đi về hướng nam ra châu úc và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến
Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây.
Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa
ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng
Đông Nam Á.

Nhưng những phát hiện mới nhất về văn minh Đông Nam Á có ý nghĩa gì đến đời sống
tinh thần của người Việt chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần phải nói rõ
rằng tọa độ văn hóa Việt Nam nằm trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. Là người Việt,
chúng ta cần phải hiểu và biết về nguồn gốc văn minh và văn hóa nước nhà, bởi vì văn
hóa là tài sản quí báu nhất mà tổ tiên ta đã truyền lại qua bao thế hệ.

Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ, thì thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. Suốt 100 năm
tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ 20, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và
cao điểm của sự phân biệt đó là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Trong tương lai, các quốc gia
trên thế giới có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo.
Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay vì “Anh thuộc phe nào” như trong thời
Chiến tranh lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo.
Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn liền với con người
trong thế giới hiện đại. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay góp phần trả lời cho câu hỏi đó.

Người viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc Eden in the East và đã có dịp giới thiệu
cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua Tạp chí Tia Sáng vài năm trước đây. Nay, có cơ hội
viết lời giới thiệu cho bản tiếng Việt của một cuốn sách viết bằng tiếng Anh là một vinh
hạnh cho người viết, bởi vì tôi thấy những câu trả lời khoa học của cuốn sách đã vượt
biên giới quốc gia, âu cũng là một ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và
xuất bản cuốn sách này sang tiếng Việt. Trước khi viết những dòng giới thiệu này, người
viết đã đọc hết bản dịch, và người viết rất phấn khởi thấy bản dịch có chất lượng cao, vì
người dịch tỏ ra trân trọng với tiếng Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn.
Cuốn sách quả xứng đáng có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc.

Cuốn sách tuy cung cấp cho chúng ta câu trả lời đầy đủ cho toàn vùng, những vẫn chưa
cụ thể cho người Việt chúng ta. Tổ tiên gần nhất của chúng ta xuất phát từ đâu, hay họ
đến Việt Nam bằng cách nào vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều
nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi
thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm trở lại đây,
chúng ta có thể tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt sẽ đem
lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Nhưng
muốn làm sáng tỏ vấn đề, xã hội cần đến sự đóng góp của nhiều người, kể cả bạn đọc. Vì
thế bạn đọc không nên chỉ đọc sách, mà cần phải bỏ thì giờ để suy nghiệm về những dữ
kiện trong sách, để đặt vấn đề và giả thuyết, để tự mình tiến hành nghiên cứu thêm.

Tôi thực sự hân hạnh mời đón bạn đọc cùng tác giả và dịch giả đi ngược thời gian để tìm
về cội nguồn của một nền văn hóa và văn minh huy hoàng ở Đông Nam Á và Việt Nam,
để tìm thấy hình dáng tổ tiên mình trong những trang sách kế tiếp.

Nguyễn VănTuấn. Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Australia.






3 4
Lời tựa 
 p. xi



Những ý tởng của cuốn sách này bắt đầu từ năm 1972, khi đó với t
cách là một bác sĩ mới ra trờng tôi chuyển đến vùng Viễn Đông và làm
việc cho rất nhiều bệnh viện nằm rải rác khắp khu vực Đông Nam á.
Những ý tởng đó đạt đến đỉnh điểm khi tôi làm việc với t cách là một bác
sĩ lu động ở Borneo. Những lúc rảnh rỗi, tôi đã tận dụng tất cả các cơ hội
có thể để đi du lịch vòng quanh Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Những
hình ảnh rực rỡ của những nền văn hoá đa dạng này đã ám ảnh tâm trí tôi
hơn bất kỳ những gì tôi đã trải qua khi đi thăm thú ở Châu Âu, Ma-rốc hay ở
Trung Đông. Rõ ràng là trên góc độ t tởng và tôn giáo, ngời dân của
khu vực Đông Nam á đã vay muợn rất nhiều từ những ngời láng giềng ấn
Độ và Trung Hoa lục địa, cũng nh vay mợn của ngời Phơng Tây. Tuy
nhiên, bản thân tôi đã không quá choáng ngợp và ngạc nhiên bởi những
hình ảnh đa dạng đó mà bỏ qua cái cơ sở văn hoá chung nằm ẩn mình phía
sau những xã hội mang dấu ấn văn hoá Hindu, Phật giáo, Hồi giáo, Thiên
Chúa giáo và duy linh của khu vực này, đó là hình thái văn minh đã từng
tồn tại trớc khi văn hoá Trung Hoa và ấn Độ xâm nhập vào nơi đây.


Bớc ngoặt đối với nghi vấn cha có lời giải đáp của tôi diễn ra khi tôi
làm việc ở Papua New Guinea vào những năm 80. Sau khi lấy bằng thạc sĩ,
tôi làm việc ở khoa nhi trong các bệnh viện vùng nhiệt đới. Năm 1978, sau
hai năm làm việc với t cách là bác sĩ nhi khoa tại Papua New Guinea, sự
nghiệp của tôi có một bớc ngoặt. Tôi làm việc sáu năm tại Trờng y khoa
nhiệt đới Liverpool, nhng chủ yếu vẫn là làm việc trên t cách biệt phái
viên ở Papua New Guinea. Từ chuyến thăm đầu tiên đến New Guinea, tôi
bắt đầu chú ý đặc biệt đến những câu chuyện về sự khởi nguyên - những
chuyện tơng tự nh trong Kinh Sáng Thế, những câu chuyện kể về sự khởi
nguyên của loài ngời. Niềm thích thú này đạt đợc những kết quả không
ngờ khi tôi trở lại vào năm 1979 để thực hiện một công trình nghiên cứu về
bệnh thiếu sắt trong máu của trẻ em thuộc miền Bắc New Guinea.


Tôi đã trao đổi với một già làng về những kết quả bớc đầu của công
trình nghiên cứu này. Tôi nói với ông về sự khác biệt về gen trong máu trẻ
em tại một số ngôi làng dọc bờ biển phía bắc Guinea. Ông nhìn tôi một
cách tò mò và cho biết rằng những đứa trẻ đó là hậu duệ của ngời
Kulabob. Sau đó tôi phát hiện ra rằng lời ông ấy nói là có liên quan đến
truyền thuyết di c cổ xa Kulabob và Manup, rất phổ biến đối với ngời
dân trên vùng duyên hải phía bắc. Truyền thuyết này dờng nh sau đó đã
đợc các nhà nhân chủng học công nhận và ngời dân nơi đây là hậu duệ của
những ngời Kulabob tha phơng nói thứ ngôn ngữ gần giống nh ngôn ngữ
của ngời dân Đông Nam á và Đa Đảo (Đa Đảo). Sự đột biến gen của những
đứa trẻ Kulabob dọc bờ biển phía bắc New Guinea đã bảo vệ chúng
khỏi bệnh sốt rét và trở thành dấu hiệu then chốt bao trùm lên con đờng di c
của ngời Đa Đảo vào vùng biển Thái Bình Dơng.



Ngời ta nghĩ rằng hậu duệ của ngời Manup là những ngời Papua New Guinea

bản địa, những ngời di c đến New Guinea sớm hơn nhiều, trong kỷ Băng Hà,

chủ yếu bằng đờng bộ (công trình nghiên cứu về con đờng di truyền gen vẫn

tiếp tục cho đến ngày nay, và bản thân tôi cũng đã từng nghiên cứu về cơ chế

di truyền đã bảo vệ ngời dân khỏi bệnh sốt rét).


Vì vậy, tôi bắt đầu băn khoăn suy nghĩ về nguyên nhân làm cho những
ngời dân cổ xa của vùng Đông Nam á rời bỏ vùng đất quê hơng trù
phú, di c đến vùng biển mênh mông của Thái Bình Dơng, để lại dấu
chân về ngôn ngữ, văn hoá và di truyền dọc theo bờ biển phía bắc của
New Guinea trên con đờng đông tiến.


Sau thời gian làm việc tại Liverpool, tôi chuyển sang Đại học Oxford và
sau đó trở lại Viễn Đông. Thời gian này, thời gian tôi ở Phơng Đông và
Phơng Tây là tơng đối bằng nhau vì tôi kết hôn với trợ lý nghiên cứu
ngời Malaysia mà tôi gặp ở Liverpool. Tôi làm việc hai năm rỡi với t
cách là giảng viên y khoa tại một trờng y khoa của Malaysia trớc khi

2
5 6
chuyển sang làm bác sĩ nhi khoa ở Hồng Kông. Sau bốn năm làm việc tại
Hồng Kông, tôi chuyển đến Borneo năm 1994.
Bớc ngoặt thứ ba và là bớc ngoặt quyết định đối với công trình
nghiên cứu lâu dài của tôi về Đông Nam á và Thái Bình Dơng diễn ra
năm 1993, 9 tháng trớc khi tôi rời Hồng Kông. Đó là lúc tôi bay đến
Manila để giảng bài tại một trờng y khoa và dành thời gian rảnh đi
thăm Bảo tàng Quốc gia Philipine. Tôi đã ở đó cho đến tận giờ đóng cửa,
bị lôi cuốn bởi một cuộc trng bày mới về di vật khảo cổ biển. Một trong
những hiện vật có giá trị tại cuộc trng bày là một chiếc thuyền dài,
trông giống nh một chiếc thuyền táng của ngời Viking (Vai-kinh).



Việc xảy ra sau đó là vào tối hôm ấy, có một buổi lễ khai mạc cho một cuộc
trng bày về những hiện vật quý giá tìm thấy trong một chiến thuyền bị
chìm đắm. Tôi là ngời cuối cùng rời khỏi bảo tàng và đợc mời tham dự
buổi lễ đó. Tôi đã gặp vị phụ trách bảo tàng, Giáo s Jesus Peralta. Tôi
trao đổi với ông về nỗi ám ảnh New Guinea của mình. Đổi lại, ông cũng
kể cho tôi nghe về truyền thuyết những cơn hồng thủy của các bộ tộc
Philipine. Buổi tối hôm đó và trên chuyến bay trở về qua vùng biển Đông
sáng hôm sau, tôi suy xét về những gì ẩn dấu đằng sau các cơn đại hồng
thủy đó.


Khi máy bay cất cánh, tôi có thể nhìn thấy những cánh đồng lúa ngập
nớc, các hồ cá, và cuối cùng là các rặng tre và những bè cá lớn vơn ra
ngoài biển dọc những vùng nớc nông. Thật khó có thể nói vùng đất ngập
nớc kết thúc ở đâu và biển thực sự bắt đầu từ chỗ nào. Ng dân đều đang
sống ở cả hai phía của vạch phân chia mờ nhạt ấy. Hầu nh vô thức, tôi
bắt đầu gắn kết những ng dân lỡng c, những truyền thuyết về hồng thủy
và thềm lục địa nông nằm dới vùng biển Đông lại với nhau. Sự mơ mộng
thăng hoa, và tôi đột nhiên nhận ra một khả năng thực tế là có một trận lụt
lớn đã nhấn chìm cả thềm lục địa Đông Nam á vào cuối kỷ Băng Hà, và đó
có thể là nguyên nhân chính thúc đẩy những ngời dân duyên hải Đông
Nam á di c vào vùng biển Thái Bình Dơng hàng ngàn năm trớc.



Trong cuộc hành trình đó, họ cũng có thể đã mang theo mình cả những truyền
thuyết, quan niệm về tôn giáo, thiên văn học, những điều thần bí và cơ cấu
xã hội. Những t tởng và truyền thống của họ cũng có thể là những hạt
mầm nảy nở nên các nền văn minh vĩ đại của ấn Độ, Lỡng Hà, Ai Cập và
Địa Trung Hải.


Tính không thực tế của lý thuyết này sau đó đã sớm định hình trở lại
trong tâm trí tôi. Lúc đầu, niên đại là không chính xác. Vì căn cứ vào
những kiến thức thông thờng, ngời Đa Đảo không thể bắt đầu di c cho
đến khi mực nớc biển dâng cao lên đến mức nh hiện nay. Và trong bất kỳ
trờng hợp nào thì làm sao mà việc mực nớc biển dâng lên một cách từ từ
lại có thể đợc coi là một trận lụt hay là gây nên một điều gì khác hơn là
một cơn cáu giận nhỏ nhoi?


Rất nhiều tháng sau đó, ý tởng về những truyền thuyết hồng thủy vẫn
liên tục quay cuồng trong tâm trí tôi và tôi bắt đầu đọc nhiều về đề tài này.
Ban đầu, việc đọc của tôi không có mục đích nào khác ngoài thoả mãn trí
tò mò về những truyền thuyết hồng thủy của vùng Đông Nam á. Tuy nhiên,
càng đọc tôi càng phát hiện ra nhiều căn cứ không chỉ đợc dùng cho
những truyền thuyết chung về hồng thủy khắp vùng Thái Bình Dơng, mà
tôi còn phát hiện ra những chứng cứ cho mối liên hệ giữa nguồn gốc ban
đầu của các truyền thuyết ở vùng Thái Bình Dơng và kho tàng văn học
dân gian của ngời Địa Trung Hải và ngời Cận Đông cổ xa.



Tôi mở rộng sang đọc về di truyền học và ngôn ngữ học lịch sử, cả hai

lĩnh vực này tôi đều có đề cập đến trong những công trình nghiên cứu y

khoa của mình ở Papua New Guinea. Sau đó, tôi chuyển sang đọc cả về

hải dơng học và khảo cổ học. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng những bằng

chứng tôi cố gắng tìm kiếm để minh chứng cho lý thuyết của mình có thể

đầy đủ nhng không có căn cứ khoa học.



Vì thế, tôi chứng minh cho giả định của mình thông qua việc sử dụng

những bằng chứng trong càng nhiều lĩnh vực càng tốt. p.xiìì
Trong quyển sách này, tôi mô tả sự khám phá của riêng mình và phân
tích bằng chứng sinh tồn của con ngời ở một lục địa đã bị đánh mất,
những con ngời đó đã làm nảy nở những nền văn hoá vĩ đại không chỉ ở
Viễn Đông mà còn ở Trung và Cận Đông hơn 7000 năm về trớc, đồng thời
mang đến cho lục địa á-Âu một th viện đầy ắp những câu chuyện huyền
thoại dân gian. Tôi tin rằng chỉ còn sót lại một vài chứng tích về mặt địa
chất tại Đông Nam á của những nền văn hoá này là không bị phá huỷ bởi
những trận hồng thủy cuối kỷ Băng Hà.

3
7 8
Trong quá trình tìm hiểu và viết nên quyển sách này, tôi biết rằng tôi đã
xây dựng nó dựa trên nhiều ý tởng của ngời khác. Một vài nhà địa chất
học và hải dơng học nh Bill Ryan và Walt Pitman đã xem những truyền
thuyết về hồng thủy là những sự thực trong thời tiền sử và bắt đầu công
nhận sức mạnh cũng nh tốc độ của quá trình dâng lên của mặt nớc biển
sau Kỷ Băng Hà, ví dụ nh tại Biển Đen và các khu vực khác. Các nhà
khảo cổ học tại Hồng Kông và Mỹ nh William Meachan và Wilhem
Solhem gần đây đã phát triển luận điểm rằng tổ tiên của ngời Indonesia
và ngời Đa Đảo hiện nay đã từng sống trên lục địa bị chìm ngập của
Đông Nam á chứ không phải đến từ lục địa Trung Hoa.



Rất nhiều học giả viết sách hàng trăm năm trớc ủng hộ cho luận điểm

rằng quê hơng của ngời Đa Đảo ở cách rất xa miền Đông Nam của Trung

Quốc. Nhà nhân chủng học nổi tiếng ngời Tô Cách Lan, ngài James Frazer,

đã chỉ ra hàng trăm mối liên hệ giữa thần thoại châu Âu và châu á vào

đầu thế kỷ 20 và bản thân tôi cũng trích nhiều đoạn thần thoại đó trong

phần hai của tác phẩm này.


Tuy vậy, tôi cũng tuyên bố và giữ bản quyền cho nhiều ý tởng mới của
riêng mình. Tôi tin rằng tôi là ngời đầu tiên lập luận và ủng hộ Đông
Nam á với t cách là cội nguồn của nhiều nhân tố trong các nền văn minh
phơng Tây. Thứ hai, những bằng chứng về mặt di truyền mà tôi sẽ trình
bày cho thấy những c dân nói tiếng Đa Đảo bắt đầu cuộc di c vĩ đại của
họ vào Thái Bình Dơng không phải là từ Trung Quốc mà là từ Đông Nam
á. Thứ ba, những phân tích của tôi về các mối liên hệ dân gian - trên cơ sở
tác phẩm tiên phong của ngài James Frazer - xác định một mối liên hệ
Đông-Tây thời tiền sử và cung cấp một cơ sở lô-gic cho những ý nghĩa ban
đầu của nhiều thần thoại và văn hoá dân gian ở phơng Tây.


Phần mở đầu
p.1



Đông Nam Á: thời tiền sử bị đánh mất
Những lục địa và các nền văn minh bị đánh mất
Những dấu chân trên bãi biển: Liệu phương Đông đi về phương Tây?
Đại hồng thủy ở Đông Nam Á và cuộc di cư của người Châu Á
Lịch sử trong lòng thần thoại





Khu vực Đông Nam á là một trong những khu vực trù phú và có
nền văn hoá đa dạng và cổ xa nhất trên trái đất. Tuy nhiên, các sử
gia gần nh đã mặc định với nhau rằng các nền văn hoá ở khu vực
Đông Nam á chỉ là những phái sinh đơn giản từ hai nền văn minh lớn
của lục địa Châu á là ấn Độ và Trung Hoa. Một quan niệm nh vậy
là không xứng đáng và bỏ qua rất nhiều những bằng chứng về di tích
và khảo cổ tại khu vực này.


Khu vực này cũng mang trong mình một số địa chỉ du lịch đông
khách hàng đầu thế giới. Vơn rộng ra đại dơng giống hình một cái
lới chụp vơn ra theo cánh tay chài của ngời ng phủ, cả khu vực,
bao gồm cả các quần đảo, tạo ra một thềm lục địa - thờng gọi là
thềm lục địa Sunda - có kích thớc gần bằng kích thớc của lục địa
Châu Phi. Dù phần lớn diện tích nay đã thành biển cả, nhng khu
vực này vẫn là nơi quy tụ của một lợng dân số đông đáng kinh
ngạc. Xét về mặt chính trị và địa lý, có hai phần cơ bản: lục địa và
hải đảo (xem Biểu đồ 10). Phần lục địa có hai bán đảo:



Bán đảo lớn bao gồm Miến Điện (Myanmar) ở phía Bắc, Thái Lan

ở trung tâm và Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam cuộn vào nhau nh

khúc dồi ở phía Đông và Đông Nam; bán đảo nhỏ và hẹp, gọi là

bán đảo Mã Lai, nh mình rắn từ Thái Lan và Miến Điện trờn xuống

phơng Nam. p.1


Giống hình một cái đầu voi, Thái Lan bao gồm hai phần ba nửa trên
của chiếc vòi. Ngày nay, bạn có thể đi bằng xe lửa từ thành phố cao
nguyên cận nhiệt đới Chiang Mai ở phía Bắc Thái Lan, qua thủ đô
Bangkok, đi tiếp xuống dải đất hẹp của bán đảo Mã Lai, băng qua
vùng núi đá vôi với những ngọn núi nghiêng tới Penang ở Malaysia.
Xe lửa tiếp tục đi xuống qua thủ đô Kuala Lumpur rồi xuống đến
vùng đất nóng ẩm Singapore sát đờng xích đạo. Tôi cho rằng, đây
là một trong những đờng xe lửa thú vị nhất ở Châu á với một nền
ẩm thực phong phú và đa dạng.


Miến Điện nằm ở cực bắc của khu vực Đông Nam á với núi rừng
gỗ tếch trùng điệp, những ngôi chùa kỳ vĩ ở Rangoon, những cung
điện chạm khắc ở Mandalay và những phế tích linh thiêng còn sót lại
ở Pagan. Từ con đờng băng qua vùng Karen ở phía đông Miến Điện
sang vùng cao nguyên của Thái Lan, bạn có thể dõi theo lộ trình của
tín ngỡng Phật giáo truyền xuống phơng Nam qua những cố đô
Chiang Rai, Chiang Mai, Muang Lamphun và tiếp tục xuống
Sukhothai rồi Ayutthaya. ở bờ đông của bán đảo Trung ấn, ta cũng
có thể làm một chuyến du ngoạn dọc theo bờ biển từ bắc xuống nam
bằng đờng xe lửa. Nếu có điều gì tôi muốn nói thì đó là hình ảnh
về những cánh đồng lúa trải dài không dứt ở Việt Nam.



Đợc bao bọc bởi núi đồi phía sau lng, những cánh đồng lúa ở nơi

đây còn xanh mớt và sống động hơn cả những gì tôi thấy ở Thái Lan. ở
phía Bắc, những núi đá vôi kỳ vĩ và đẹp đẽ nhô lên khỏi mặt biển
trong vịnh Hạ Long, nơi cha đầy 10.000 năm trớc chúng còn
đợc bao bọc bởi một vùng đất không hề ngập nớc. Khoảng gần
một nửa độ dài trên con đờng xuống phơng Nam có hai vùng đất
nằm sát bên nhau, Huế và Đà Nẵng, cho ta thấy một sự t
ơng phản giữa ảnh hởng của Trung Hoa và ấn Độ. Đô thành Huế chịu ảnh
hởng của Trung Quốc, dù có niên đại lâu đời hơn Đà Nẵng nhng
lại có những công trình xây dựng mới hơn. Còn Đà Nẵng nổi tiếng
với những di tích tháp Chàm theo phong cách của nền văn minh ấn
Độ. Những ngời dân tộc Chàm có một mối quan hệ gần gũi về mặt

5
11 12
ngôn ngữ với ngời dân ở Borneo và Sumatra. Du khách cũng sẽ rất
muốn khám phá một viên ngọc vỡ ở vùng Đông á, di tích Angkor
Wat nằm sâu trong nội địa Cam-pu-chia, với một lời hứa hẹn về
một nền văn hoá lâu đời hơn còn nằm lại dới những gò đồi trong
rừng sâu. p.2
Chín hòn đảo chính của Đông Nam á tạo thành một nửa vòng
tròn bao quanh phía ngoài hai đảo trung tâm là Borneo và Sulawesi.
Tất cả chúng đợc biết đến với tên gọi Đông Nam á hải đảo hay
Quần đảo Mã Lai. Khu vực này mang trong mình một sự đa dạng
về văn hoá lớn hơn bất kỳ một khu vực nào ở Châu á. (Xem Biểu đồ
10)


Sau khi du ngoạn một vòng quanh Thái Lan và vùng phía tây
Malaysia, nếu bạn muốn chứng kiến những gì tơng tự trong vùng
Đông Nam á hải đảo thì chắc chắn bạn sẽ không ít ngạc nhiên.
Những điểm giống nhau còn lại chỉ là hoa quả và những truyền
thống tôn giáo vay mợn: Hồi giáo, Đạo Hindu, Thiên Chúa giáo
và Phật giáo. Thậm chí những truyền thống này cũng có những
khác biệt tinh tế. p.2


Miến Điện và Thái Lan gần nh là hai quốc gia Phật giáo, trong
khi đó ngời dân sống ở Malaysia và các đảo chính của Lục địa lớn
Sunda là Sumatra và Java lại là ngời Hồi giáo. Trái lại, Philipine là
quốc gia Thiên Chúa giáo ngoại trừ phía nam, nơi có một lợng dân
số tơng đối đông theo Hồi giáo. Những phần khác của Đông Nam á
hải đảo đều là các khu vực đa tôn giáo, kể cả tôn giáo bản địa và vay
mợn. ảnh hởng của văn hoá ấn Độ qua hơn 2000 năm hiện nay
chủ yếu còn lại ở phần phía tây của Lục địa lớn Sunda, mặc dù nó
còn có một vài ảnh hởng ngoài xa đến tận phía đông Kalimantan
(Vùng Borneo của Indonesia).


Đối với những ai cha có cơ may làm một chuyến thăm thú đến
vùng Đông Nam á thì việc mô tả không biết thế nào cho đủ. Tất cả
nền ẩm thực đa dạng, phong cảnh hữu tình, phong cách nghệ thuật
nhiều màu sắc và tinh tế, biển, đảo, núi non và những di tích vụn gãy
cho thấy một quá khứ huy hoàng là một món quà khó quên đối với
du khách. Khách du lịch viếng thăm những di tích nổi tiếng ở Đông
Dơng và Java có thể sẽ thấy ngạc nhiên vì chúng có niên đại ít
hơn so với Knossos ở Hy Lạp và những di tích tơng tự tại Địa
Trung Hải, châu Âu và Trung Đông. Bởi vì do khí hậu, sự sinh
trởng của thảm thực vật và việc tu tạo ít ỏi do hậu quả của chiến
tranh, nên những di tích ở vùng này trông cổ xa hơn nhiều so với
niên đại của chúng.


Di tích nổi tiếng ở Cố đô của Thái Lan, Ayutthaya, đã bị quân
Miến Điện phá huỷ năm 1767. Vào năm đó ở Phơng Tây, đờng
ray tàu điện đầu tiên đợc khởi công và cũng chỉ sớm hơn một chút
trớc cuộc binh biến Bounty. Ngời dân Đa Đảo đã làm một cuộc
đông tiến lớn lao từ đảo Samoa vào Thái Bình Dơng vào khoảng
năm 500, một vài trăm năm trớc khi những di tích vĩ đại nh
Angkor ở Cam-pu-chia, Prambanan và Borobudur ở Java, và
Chiang Mai ở Đông Bắc Thái Lan đợc hình thành.



Angkor Wat, cùng với thành phố đền đài lăng tẩm đặc sắc Pagan

bên bờ sông Irawaddy ở Miến Điện, cha hề đợc xây dựng trớc khi ngời
Norman (Noóc-măng) xâm chiếm nớc Anh; và Sukhothai, thủ đô
cuối cùng của Thái Lan trớc Ayutthaya, ra đời vào thế kỷ thứ 12.
Trong số những di tích hoành tráng cổ xa còn sót lại, thì tháp
Chàm ở Việt Nam có lẽ là đáng để chiêm ngỡng nhất. Những gì
còn lại sau chiến tranh nằm rải rác bên bờ duyên hải phía đông
xung quanh thành phố Đà Nẵng. Việt Nam cũng là quốc gia có di
tích đô thị sớm nhất Đông Nam á. Những gì còn lại của di tích
thành Cổ Loa trong nội địa miền Bắc đất nớc có niên đại từ hơn
300 năm trớc Công nguyên.
Một đặc điểm chung của những di tích kỳ vĩ ở vùng Đông Nam á
là chúng đều đợc xây dựng bởi xã hội của những ngời bản địa
nhng chịu ảnh hởng của ấn Độ. Chúng làm nổi bật lên hình ảnh

6
13 14
của cả đạo Hindu và đạo Phật. Văn hoá Trung Hoa cũng có một
ảnh hởng sâu sắc đối với xã hội Việt Nam kể từ năm 200 trớc
Công nguyên, mặc dù những gì còn lại về mặt kiến trúc vào thời
điểm đó là rất ít. Ba nhóm ngời khác nhau đã từng buôn bán và
qua lại bằng thuyền bè dọc theo bờ ấn Độ Dơng chính là ngời
ả-Rập, ngời ấn Độ và ngời Đông Nam á. Những ngời đứng sau
lại là những ngời bắt đầu công việc đó sớm hơn. ảnh hởng lớn
lao của ấn Độ và Trung Hoa đối với nghệ thuật cũng nh tôn giáo
của vùng Đông Nam á còn đợc thể hiện qua cái tên địa lý của
khu vực này: khu vực Trung-ấn.


Đông Nam á: thời tiền sử bị đánh mất      ENG.edenp.3


Vì sự đa dạng văn hoá khác thờng của khu vực Đông Nam á,
ngời ta ít tò mò về nguồn gốc của các nền văn hoá độc đáo này.
Một ví dụ điển hình về sự thiên kiến của ngời phơng Tây đối với
các nền văn hoá khu vực là quá trình tìm hiểu ngữ hệ. Hai trăm năm
trớc đây ngời ta biết rằng hoá ra ngôn ngữ châu Âu và ấn Độ
thuộc về một ngữ hệ, ngay nay chúng ta gọi là nhóm ngôn ngữ ấn-
Âu. Phát hiện này đợc xem là một trong những thành tựu vĩ đại của
tri thức nhân loại.



Quá trình tự tìm hiểu bản ngã thậm chí còn đợc
xem là đóng góp lớn lao của chủ nghĩa lãng mạn, thế mà sự phát
hiện ra nhóm ngôn ngữ Nam Đảo trớc đó vài năm thì mãi đến thập
kỷ 70 của thế kỷ 20 mới gây đợc chú ý đối với giới nghiên cứu.
Những ngôn ngữ đợc sử dụng tại Madagascar, Đảo Easter, Đài
Loan, Hawaii và New Zealand tất cả thuộc cùng một ngữ hệ với
ngôn ngữ ở vùng Đông Nam á. Chúng đợc truyền bá khắp Thái
Bình Dơng và có thể là quanh cả ấn Độ Dơng trớc khi Đức Phật
Thích Ca đợc sinh thành.


p4.Những quyển sách viết về nguồn gốc của các nền văn minh thật
sự đã loại Đông Nam á ra ngoài lề. Những cuốn sách lịch sử về các
quốc gia cụ thể trong vùng cũng thờng bỏ qua thời tiền sử với chỉ
vài dòng cho có lệ rồi sau đó tập trung vào giai đoạn chịu ảnh hởng
của văn hoá ấn Độ và Trung Hoa và thời kỳ thuộc địa sau này. Mãi
đến gần đây, nền văn hoá Đông Sơn thời đại đồ đồng và tổ tiên của
họ ở Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ nhất trớc Công nguyên hầu
nh vẫn là nền văn minh phức hợp duy nhất đợc xem là văn hoá
bản địa trong khu vực     .p.4



Các nhà dân tộc học thờng tìm thấy sự tơng đồng trong tín ngỡng,

tôn giáo và thần thoại của c dân các vùng đảo Thái Bình Dơng với

các nền văn hóa châu Âu và vùng Cận Đông, và họ thờng lý giải đó

là sự ảnh hởng từ Tây sang Đông. Quả thật là không có một bằng

chứng nào về sự giao thoa văn hoá trớc khi các nhà thám hiểm phơng

Tây đến khu vực này. Chỉ có sự có ngạo mạn văn hoá của ngời Phơng

Tây mới có thể giải thích đợc cho những quan điểm phiến diện nh vậy p.4

về thời tiền sử của vùng Đông Nam á. Một là, ngoại trừ ở Việt Nam và Thái Lan,
các nhà khảo cổ học chỉ khai thác bề mặt của những di chỉ thời đại
đồ Đồng và Đồ Đá Mới ở Đông Nam á. Một lý do khác là thiếu
những văn bản viết có thể giải mã đợc về thời kỳ tiền ấn Độ.
Nguyên nhân thứ ba và có phần quan trọng là hầu hết các di chỉ cốt
yếu hiện nay đang nằm dới lòng biển cả.


Một vài phát hiện khảo cổ gần đây đã đánh tan mối nghi ngờ về
một quan điểm từng đợc chấp nhận rộng rãi là khu vực này ban đầu
chịu ảnh hởng từ văn minh ấn Độ và Trung Hoa. Hệ thống nông
nghiệp ở Indonesia có niên đại còn lâu đời hơn nhiều so với cái nôi
truyền thống ở Cựu Thế Giới thời kỳ đồ đá mới thuộc Trung Cận
Đông. Bằng chứng về việc trồng cây khoai sọ và khoai lang đợc tìm
thấy ở Indonesia có niên đại khoảng giữa 10.000 và 15.000 năm
trớc Công nguyên. Thêm nữa, nền văn minh lúa nớc có thể đã ra
đời vào khoảng thiên niên kỷ thứ sáu hoặc thứ bảy trớc Công

7
15 16
nguyên, sớm hơn nhiều so với thời điểm ngời Trung Hoa phát minh
ra nó.
Những đồ tạo tác thời đại Đồ Đồng đợc tìm thấy tại di chỉ Bian
Chang ở Thái Lan và Phùng Nguyên ở Việt Nam làm ngời ta phải
ngạc nhiên. Niên đại của những di chỉ này gây ra nhiều tranh cãi, tuy
nhiên, việc xác định vỏ trấu bằng công nghệ các-bon thời gian gần
đây đã cho thấy một cách có cơ sở rằng các di chỉ ở Bian Chang có
niên đại khoảng vào thiên niên kỷ thứ 2 trớc Tây lịch. Hai trong số
đó có niên đại lâu đời hơn - khoảng 5000 đến gần 6000 năm. p.5


Khoảng thời gian này, nếu là chính xác thì đúng là ở vào khoảng thời
gian của những di chỉ sớm nhất của Trung Cận Đông và diễn ra trớc
khi ngời Trung Hoa đạt đợc mức phát triển đó.
Thông thờng, ngời ta vẫn nghĩ rằng những phát triển này ở
Đông Nam á diễn ra một cách độc lập với những sự kiện tơng tự
diễn ra ở phía Tây xa xôi, đồng thời diễn ra hàng ngàn năm trớc khi
văn minh ấn Độ ảnh hởng đến khu vực này trong kỷ nguyên Công
giáo. Một vài nơi ở Đông Nam á đã làm chủ đợc những kỹ năng
tơng tự nh các kỹ năng đợc sử dụng trong các nền văn minh cùng
thời nh Lỡng Hà, Ai Cập và Thung lũng sông ấn, nếu không muốn
nói là sớm hơn. Nếu nói rằng c dân Đông Nam á học những kỹ
thuật đó từ ngời ấn Độ thì ai là ngời đã dạy họ kỹ thuật trồng trọt
và luyện kim hàng ngàn năm trớc? Và họ đã làm gì trong thời gian
giữa hai thời kỳ đó?


Khi những bớc nhảy vọt nh kỹ thuật trồng ngũ cốc, làm đồ
gốm và luyện đồng diễn ra đồng thời ở các khu vực khác nhau, cách
giải thích thông thờng là cho rằng chúng diễn ra một cách độc lập.
Điều này xem ra là một lý lẽ thiếu sức thuyết phục, tuy vậy trong
học thuật việc lập luận nh thế sẽ là an toàn hơn so với việc tạo nên
một điều nực cời khi đi chứng minh rằng những phát minh đó đợc
truyền bá qua một khoảng không gian rộng lớn nh vậy. Dù sao, về
mặt lý thuyết, cả hai quan điểm đều có thể chấp nhận đợc. Giả định
khác đáng tin cậy hơn so với giả thuyết nguồn gốc độc lập theo các
ghi nhận khảo cổ có thể giải thích cho Cuộc cách mạng đồ đá mới là
các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến đợc phát minh ở một khu vực trong
một thời gian dài rồi sau đó chúng lan truyền ra các lục địa khác
bằng đờng biển hoặc bằng đờng bộ. Để thoát khỏi sự dòm ngó của
các nhà khảo cổ, một nền văn minh nh vậy đáng ra cần phải bị vùi
sâu vĩnh viễn hoặc là phải chịu số phận do núi lửa phun trào nh đảo
Thera (Santorini) ở phía đông biển Địa Trung Hải. Vì thế, giờ đây
thềm lục địa Sunda của Đông Nam á và bờ biển phía đông của Trung
Quốc là những ứng viên về di chỉ khảo cổ sáng giá, nơi chứng kiến
những biến cố ghê gớm đã từng xảy ra.      p.5


Có ba cuộc cách mạng to lớn của quá trình phát triển của xã hội
loài ngời đã diễn ra trong quá trình dâng cao của mặt nớc biển sau
Kỷ băng hà. Sau trồng trọt và luyện kim, sự thăng hoa thứ ba chính
là các nền văn minh ở Trung Cận Đông trong khoảng thời gian từ
3200 đến 2500 trớc Công nguyên. Những thời đại này trùng với
thời kỳ ổn định sau khi nớc triều dâng hậu kỷ Băng hà. Những nền
văn minh đó bao gồm Lỡng Hà, Elam, Thợng Ai Cập, Hy Lạp,
Syria, Palestine và Thung lũng sông ấn. Những nền văn minh này
khác nhau trên nhiều phơng diện nhng đều có một đặc điểm
chung, đó là những đặc điểm phân biệt chúng với xã hội nông nghiệp
thời kỳ đồ đá mới, thời kỳ mà bản thân chúng nảy sinh.



Những đặc điểm nổi bật bao gồm việc hình thành các thành bang

với những toà nhà tráng lệ, xã hội có tổ chức, những vị chức sắc

tôn giáo nắm quyền, hệ thống thần linh và thần thoại về sáng thế

tơng đồng nhau.


Những phát triển về mặt kỹ thuật chung giữa các nền văn minh đó là
những phát minh ra chữ tợng hình và kỹ thuật luyện kim. Trên hết
là sự thăng hoa của mỹ thuật. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh rằng dù
cho những tiến bộ kỹ thuật là thành tố chung, nhng cách thể hiện
thì mỗi một nền văn minh có những cách riêng độc đáo. Chữ tợng
hình đợc ngời Lỡng Hà, ngời Elam và ngời Ai Cập phát minh

8
17 18
và sử dụng khoảng vào 3000 năm trớc Công nguyên, nhng chữ của
ngời Lỡng Hà khác hoàn toàn về phong cách và dạng thức với chữ
của ngời Elam hay ngời Ai Cập.


Những lục địa và các nền văn minh bị đánh mất

EDEN.p.6


Rất nhiều tác giả khác đã từng gợi ra ý tởng về một nền văn
minh cội nguồn đã bị đánh mất. Trong quyển sách bán rất chạy của
mình năm 1995 Dấu tay của các thiên thần (Fingerprints of Gods),
nhà báo ngời Đức Graham Hancock đã sử dụng nhiều mối liên hệ
liên lục địa về tôn giáo và kỹ thuật để minh chứng cho một nền văn
minh cội nguồn đã bị thất lạc tại Nam Cực. Điểm mấu chốt trong tác
phẩm của ông chính là những lý giải của Charles Hapgood (1966) về
tấm bản đồ rất có tính xác thực mang tên Piri Reis do một học giả
ngời ả Rập sao chép lại từ nguyên bản đã bị mất trong Th viện
Alexandria. Tấm bản đồ này do một vị đô đốc ngời Thổ Nhĩ Kỳ vẽ
ra vào năm 1513 trên một tấm da sống của loài linh dơng gazen. Nó
phác thảo một cách tơng đối chính xác đờng biên trên bờ Đại Tây
Dơng của Nam Cực nằm dới cái mũ băng hiện tại.



Những nét khác đợc thể hiện trên tấm bản đồ và vẫn có độ chính xác

cao là bờ đông của Nam Mỹ và bờ đông của Châu Phi và châu Âu.

Một vài tấm bản đồ khác đợc vẽ cùng thời do Hapgood phát hiện

cũng có những phác thảo tơng tự. Do Nam Cực không hề có băng

tuyết vào khoảng 4000 năm trớc Công nguyên nên giả thuyết của

Hancock là phải có ai đó rất giỏi nghề đi biển và khả năng toán học

để khảo cứu các bờ đại dơng và tính toán địa đồ toàn cầu.



Ngời châu Âu không thể làm đợc việc đó vào năm 1513.

Điều đó hàm nghĩa rằng đã từng có
con ngời của một nền văn minh xa xa nào đó đã từng du khảo
quanh bờ Đại Tây Dơng. Một bằng chứng xác thực nữa mà không
đợc quyển sách đề cập đến là phải có một bộ phận c dân phát triển
sống ở hai bên bờ của Đại Tây Dơng ít nhất là 7000 năm trớc.
Để làm mạnh mẽ thêm cho lý thuyết của mình về các nền văn
minh lâu đời hơn, Hancock còn trích dẫn tác phẩm của John West,
một chuyên gia du lịch ngời Mỹ sống ở Ai Cập.



Quan điểm của West về thời tiền sử của ngời Ai Cập đã từng

làm đau đầu các nhà khảo cổ học toàn cầu. Điều gây hoang mang

nhiều nhất là ông đã đa những lý luận học thuật vào trong quan

điểm của mình rằng Tợng nhân s ở Ai Cập có niên đại lâu đời hơn

là ngời ta vẫn tởng.



Bằng chứng về các đờng rãnh do nớc bào mòn ở chân đế
của bức tợng đã nói lên một giả thuyết về một trận lụt xa xa và có
tồn tại trong một thời gian dài, đồng thời dấu vết đó cũng cho thấy
phải có sự hỗ trợ về địa chất.


Hầu hết phần còn lại của cuốn sách Dấu tay của các thiên thần
phân tích những đồ tạo tác của vùng Cận Đông và Trung-Nam Mỹ,
tuy vậy Hancock lại định vị cho nền văn minh bị đánh mất đấy là tại
Nam Cực. Lập luận chủ yếu của ông là Nam Cực chính là lục địa
duy nhất mà giờ đây các nhà khảo cổ học không thể chạm tới, vì thế
nó thoả mãn yêu cầu những ngời muốn biết tên của nền văn minh
đó là gì.


Trên một góc độ nào đó, tôi cũng dùng lập luận tơng tự cho một
lục địa khác, đó là thềm lục địa Sunda của vùng Đông Nam á, nhng
với những lý do khác. Tôi nghĩ rằng lựa chọn của tôi hợp lý hơn vì:
dờng nh bờ biển Nam Cực không hề bị phủ băng trong khoảng
thời gian thuỷ triều dâng cao 7000 năm trớc; tuy nhiên cũng có thể
là một lục địa văn minh vẫn đang nằm dới lớp băng dày và thời
gian phát triển của nền văn minh đó ngắn hơn nhiều so với tính toán
của Hancock.



Ngợc lại, lục địa Đông Nam á có cả một kỷ Băng Hà
trọn vẹn để phát triển nền văn minh của mình. Hơn nữa, tại đây rõ
ràng là có những bằng chứng hiện vẫn còn tồn tại để minh chứng cho
nền văn minh đó. Nh tôi đã đề cập trên đây, những truyền thuyết về

một thảm hoạ đã huỷ hoại nền văn minh đó có niên đại xa xa hơn

nhiều so với các

9
19 20
tác phẩm viết về chúng. Sự kiện chung nhất trong các truyền thuyết
đó chính là một trận lũ lụt. Sự dâng cao của thuỷ triều đợc đề cập
đến nh là những biến cố địa chấn. Ngoài ra, những nguyên nhân
thuộc về trái đất cũng đợc xem là nguyên nhân tự nhiên của thảm
hoạ huyền bí và cũng là một điều lý giải cho sự tuyệt chủng của
nhiều loài động vật cuối kỷ Băng Hà. Ngời theo thuyết tai biến nổi
tiếng và gây nhiều tranh cãi nhất là Immanuel Velikovsky. Học giả
uyên bác ngời Nga này xuất bản quyển sách mang tên Những thế
giới trong cơn xung đột (Worlds in Collision) vào năm 1950 đã gây
hiệu ứng xôn xao tức thì. Ông đa ra bằng chứng cụ thể minh chứng
cho lý thuyết của mình là Sao Kim trong hơn 4000 năm qua liên tục
tiến dần về Trái đất, gây ra những thảm hoạ thiên nhiên rộng lớn vì
lực hấp dẫn. Điều này khiến chúng ta phải nghi ngờ ông không phải
là một ngời lập dị mà quả thật ông đã đã đa ra đợc những cơ sở
đáng tin cậy cho tiên đoán của mình. Một vài lời tiên đoán đó sau
này hoá ra là hoàn toàn chính xác.


Mặc dù một sự kiện nổi bật nh vậy của vũ trụ có thể là nguyên
nhân gây ra triều cờng và là xuất xứ của những truyền thuyết về
hồng thủy, nhng đối với giả thuyết của bản thân tôi, nó hoàn toàn
không quan trọng. Đã có rất nhiều bằng chứng về hải dơng học cho
thấy ba đợt tan băng lớn và nhanh chóng gây ra sự dâng cao của mặt
nớc biển từ 120-130 mét trên khắp thế giới sau Kỷ Băng Hà cuối
cùng. Và bản thân tôi cũng không phải là ngời đầu tiên cho rằng sự
dâng cao của mặt nớc biển là nguồn gốc của những thần thoại về
hồng thủy (dù cho đến hiện nay, đó vẫn cha phải là cách giải thích
phổ biến nhất). Bản thân sự dâng cao của mặt nớc biển còn có một
tác dụng nữa là đã mang đến động lực cho quá trình xâm lấn vùng
biển Tây Nam Thái Bình Dơng trong thời tiền sử.


Nhiều học giả từ thế kỷ 19 trở về sau đã nêu ra những mối liên hệ
giữa các nền văn hoá trong thời kỳ cự thạch (đá lớn) trên khắp thế
giới. Một số ví dụ đó vẫn còn tồn tại đợc cho đến ngày nay ở Đông
Nam á và Thái Bình Dơng, một số khác vẫn lu đợc dấu ấn của
mình tại châu Âu, Châu á và Tân Thế giới. ý tởng về thời cổ đại và
tính thống nhất của các nền văn hoá thời kỳ đó càng lúc càng trở nên
phổ biến, đặc biệt vào lúc chuyển giao thế kỷ. Trong cuốn Lịch sử
đại cơng (Outline of History) xuất bản năm 1920, sử gia ngời Anh
I. G. Wells đã khái lợc những bằng chứng về sự đóng góp toàn cầu
của nền văn hoá gọi là dơng thạch (heliolithic - liên quan đến
kiến trúc bằng đá dùng để đo đạc ánh sáng mặt trời - ND) và chủng
tộc Brunet, là một trong số những tộc ngời ở vùng Đa Đảo.



Lý thuyết dơng thạch, vốn có sự phát xạ về văn hoá cự thạch và tín
ngỡng sùng bái mặt trời, đã đợc nhà phân tích ngời Anh, Ngài
Grafton Elliot Smith, đa lên đỉnh cao trong thập kỷ 20, nhng sau
đó do thiếu bằng chứng nên đã rơi vào quên lãng. Thí dụ này thỉnh
thoảng vẫn thờng đợc dùng một cách thận trọng bởi những ai đi
tìm hiểu sâu hơn về quá trình phát tán văn hoá. Mặc dù bị một tấm
màn học thuật nh vậy che phủ, nhng những ý tởng này cha bao
giờ rời bỏ sức tởng tợng của con ngời và dần dần theo thời gian
đã thoát ra khỏi bóng tối của bức màn đó.



Gần đây hơn, nhà thám hiểm ngời Na Uy, Thor Heyerdahl, đã lấy

lại sự chú ý của công chúng không chỉ bằng ý tởng của ông cho rằng

sự xâm lấn vùng Đa Đảo đến từ Peru, mà hơn cả là sự thúc giục của

ông thông qua việc tự mình đặt lý thuyết này vào vòng thử nghiệm.

Hành trình mang tên Ton Hiki của ông từ Peru đến đảo Easter Land

giữa biển Thái Bình Dơng trên một chiếc bè bằng gỗ balsa vẫn mãi

là một bản anh hùng ca của loài ngời về thám hiểm trong thế kỷ 20.


Những dấu chân trên bãi biển: Liệu phương Đông đi về 
phương Tây?      Eden.p.8


Ý tởng về những ngời thầy đầu tiên đến từ phơng Đông quả
thật không có gì mới mẻ. Nh những gì tôi sẽ lập luận một cách cụ
thể trong phần hai của cuốn sách này, rõ ràng là có bằng chứng về
một nền văn minh cổ xa không ai biết đến nhng đã thụ phấn cho

10
21 22
sự thăng hoa của vùng tây bắc ấn Độ Dơng đợc ghi nhận qua
những ký lục về khảo cổ và nghệ thuật của vùng Cận Đông cũng nh
trong toàn bộ thời tiền sử của vùng Đông Nam á. Cả hai nền văn
minh đợc xem là đầu tiên - Ai Cập và Lỡng Hà - đều có những
truyền thuyết và chứng tích về sự ảnh hởng phơng Đông từ thuở
ban đầu của chúng.


Một số nhà khảo cổ học đã lý giải xuất xứ phơng Đông trong xã
hội Ai Cập tiền đế chế trớc năm 3000 năm trớc Công nguyên.
Bằng chứng cho luận điểm này bao gồm phong cách nghệ thuật phù
điêu, kiến trúc và những bức hoạ trên sứ vẽ những chiếc thuyết bằng
gỗ với những cột buồm giơng cao. Trớc đây, do thiếu những dạng
thức khác tơng tự, chúng đợc giải thích là do ảnh hởng từ Lỡng
Hà. Tuy nhiên, sự đối sánh và đồng đại giữa hai vền văn minh này
cho thấy chúng có quan hệ anh em chứ không phải là quan hệ cha
con. Quyển Sổ tử thần (Book of the Dead) p.8 của ngời Ai Cập vốn
chứa đựng nhiều t liệu về thời Tiền đế chế có nhắc đến Phơng
Đông mời sáu lần và với một giọng điệu sợ hãi.



Phơng Đông đợc mô ta nh là một nơi mà sự tàn sát bao trùm biển cả

và từ đó linh hồn cần phải đợc bảo vệ. Quyển sách cổ này còn đề

cập vài lần đến lãnh thổ của Manu trên biển nơi đó Ra đã trở về.

Điều kỳ dị là Manu trong thần thoại Hindu là tổ tiên của loài ngời

và một trong số hiện thân của Manu chính là Manu ngư phủ.

Một cách ngẫu nhiên, hiện thân của Manu này chính là Noah

của ngời ấn Độ. Tại Lỡng Hà, những văn bản về sự ảnh hởng của

phơng Đông lại càng trực tiếp hơn. Phiên bản của Kinh Thánh,

dựa trên bản đầu tiên của ngời Sume cổ là nổi tiếng nhất.

Trong Kinh Sáng Thế II, Vờn Địa đàng đợc xác định là ở phơng

Đông. Kinh viết: khi con ngời đến từ phơng Đông, họ tìm thấy một

cánh đồng bằng phẳng ở Shinar (Sumer) và định c ở đó.

Sau đó, họ đã xây dựng toà tháp (hay còn gọi là ziggurat) Babel

và trải qua những sự pha trộn về ngôn ngữ.          p.9
Về mặt ngôn ngữ, ngời Sume chính là những kẻ lạc loài trong
khu vực. Họ nói loại ngôn ngữ pha trộn (agglutinative) chẳng liên
quan gì đến hệ ngôn ngữ ấn-Âu mà cũng không liên quan gì đến
ngôn ngữ của những ngời láng giềng Seme. Một loại ngôn ngữ
đợc nói trong khu vực, ngôn ngữ Elamite, cũng là một ngời con
côi cút. Hầu hết những tài liệu đáng tin cậy đều cho rằng ngời
Sume đến từ đâu đó ở phơng Đông, đồng thời cũng nắm bắt đợc
những kỹ thuật đi biển tiên tiến, thế nhng địa điểm chính xác đó là
ở đâu thì vẫn còn có nhiều nghi vấn. Hiện nay, đã có bằng chứng về
một vài nơi đợc xem là nguồn gốc của ngời Sume ở Lỡng Hà
trớc khi sự dâng cao chính của mực nớc biển diễn ra (chơng 1-3).


Với t cách là những ngời nhập c đến bờ biển vùng vịnh ả-Rập,
ngời Sume đã có ảnh hởng nhanh chóng và đáng kinh ngạc đền
nền văn minh thời kỳ đồ đá mới của những c dân bản địa Ubaidi.
Những tín đồ của thần biển Ea này có thể đã dạy cho ngời Lỡng
Hà tất các những kỹ thuật đi biển, qua đó cũng gợi lên nguồn gốc xa
xôi của họ. Khảo cổ học vùng Cận Đông có đợc một chiều kích
mới khi đặt nó vào bối cảnh của quá trình dâng cao mực nớc biển
xa xa.


Những trích tuyển trong quyển sách này từ các văn bản sớm nhất
của ngời phơng Tây với mục đích cố gắng mô tả cội nguồn của
nền văn hóa phơng Tây có hai chủ điểm chính: khái niệm về một
tai biến gốc và một cuộc phát tán từ phơng Đông. Những tài liệu
chữ viết lâu đời kết hợp những thành tố về một nền văn minh đã mất
và một tai biến kinh hoàng gồm có: huyền thoại về thành phố
Atlantis, Vờn Địa đàng đã mất và truyền thuyết về hồng thủy. Chủ
đề về một nền văn minh cội nguồn hoặc Thời hoàng kim đã bị tiêu
huỷ trong một thảm hoạ khủng khiếp đã sản sinh ra hàng ngàn tài
liệu và chuyên luận xuyết suốt hàng thiên niên kỷ. Tôi cũng có đề
cập một vài trong số đó trong cuốn sách này.

11
23 24
Bằng sự nhận thức muộn màng của các nhà hải dơng học thế kỷ
hai mơi, những ngời cho chúng ta biết một lục địa rộng lớn thật sự
đã đắm chìm dới những lớp sóng bạc chỉ trớc khi thời đại của các
nền văn minh phơng Tây bắt đầu, giờ đây chúng ta đã có thể mang
đến một ý nghĩa nào đó cho những câu chuyện truyền thuyết về đại
hồng thủy, cái chết, cuộc di c và một sự khởi đầu mới.


Đại hồng thủy ở Đông Nam ávà cuộc di c ư của ngời Châu á
p.10


Sau Kỷ Băng Hà, những nơi bị ảnh hởng nặng nề nhất của nạn
đại hồng thủy là những khu vực thuộc vùng duyên hải và thềm lục
địa nh Đông Nam á và Trung Quốc. Những chứng tích địa lý cho
thấy sự dâng cao của mực nớc biển không diễn ra từ từ, ba đợt tan
băng đột ngột trong thời gian khoảng giữa 14000 và 7000 năm
trớc đã tạo ra ba cơn lũ lụt nhanh chóng khi nớc tràn ra khỏi
những núi băng ở hai địa cực chảy vào lòng biển. Sự di chuyển
nhanh chóng và đột ngột của nớc từ đất liền vào biển cả cũng gây
ra những khe rạn nứt sâu trên bề mặt vỏ trái đất, tạo ra triều cờng
và sóng thần dữ dội.

Vào thời đỉnh điểm của Kỷ Băng Hà 20000-18000 năm trớc,
Đông Nam á là một lục địa có kích thớc gấp hai lần so với bây giờ
bao gồm cả tiểu lục địa ấn Độ, Biển Nam Trung Hoa, Vịnh Thái Lan
và Biển Java. Khi đó, tất cả còn là đất liền và vì thế chứa đựng những
phần kết nối chúng với nhau thành một lục địa riêng. Về mặt địa lý,
lục địa nay đã bị đắm chìm một nửa đó ngời ta gọi là thềm lục địa
Sunda hay Lục địa Sunda. Phần đất bằng của lục địa Sunda bị ngập
chìm sau kỷ Băng hà có diện tích bằng với tiểu lục địa ấn Độ. Cuối
cùng, chỉ còn lại một số vùng núi cao rải rác của Quần đảo Mã Lai là
còn sót lại. Một dải đất rộng lớn tơng tự trên bờ biển Thái Bình
Dơng của Châu á cũng đã bị mất. Vùng đất trớc đó nối liền Trung
Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản nay thành Hoàng Hải và
biển Đông Trung Hoa. Những hải cảng ngày nay nằm dọc theo vùng
duyên hải Trung Quốc, xa xa trong kỷ Băng Hà, chúng ở trong đất
liền hàng trăm dặm.

p.10. Quyển sách này bàn đến một khả năng là sau những biến động
sâu sắc và đột ngột của mực nớc biển diễn ra vào khoảng 8000-
7500 năm trớc, một loạt các cuộc di c cuối cùng của c dân trên
lục địa Sunda cũng bắt đầu diễn ra. Những hành trình di c đó tiến
về phơng Nam đến châu úc, tiến về phơng Đông vào biển Thái
Bình Dơng, tiến về phơng Tây vào ấn Độ Dơng và đi lên phơng
Bắc đến lục địa Châu á. Hậu duệ của những di dân thời đó tại Thái
Bình Dơng, c trú trên nhiều hòn đảo của vùng Đảo Đen, Đa Đảo
và Tiểu Đảo. Họ nói thứ ngôn ngữ thuộc hệ Nam Đảo nh những c
dân sinh sống trên các đảo ở Đông Nam á. Trong hành trình của
mình, họ mang theo những vật nuôi và thực phẩm trên những chiếc
thuyền đi biển to lớn. Một phần trong số họ di chuyển theo hớng
tây, mang theo hạt giống lúa nớc sang ấn Độ. Những c dân sinh
sống ở Bắc lục địa Sunda thì di chuyển theo hớng bắc đến Đông
Dơng và Châu á và sau đó hình thành nên những nền văn hoá phức
tạp và tinh tế ở Tây Nam Trung Quốc, Miến Điện và Tây Tạng.

 Mộtsố những đồ tạo tác tinh xảo và đẹp đẽ của những nền văn minh rất
sớm này chỉ cho đến hiện nay mới đợc khai quật lên từ lòng đất.
Những ngời nhập c phía bắc đến từ những hòn đảo bị lũ lụt
nhấn chìm ở khu vực Trung-ấn nói thứ ngôn ngữ thuộc một ngữ hệ
lớn khác của Đông Nam á là ngữ hệ Nam á, Tạng Miến và Thái-
Kadai. Nhng trên hết, những cuộc di c bất đắc dĩ này đã thiết lập
nên những con đờng giao lu và thơng mại xuyên á-Âu và Thái
Bình Dơng, từ đó tạo nên dòng lu chuyển liên tục và nhanh
chóng các ý tởng, kiến thức và kỹ thuật trong suốt nhiều thiên
niên kỷ sau này.          p.11

12
25 26
Trong số những ngời di c bắt buộc đó, những ngời còn lu giữ
đợc nét văn hóa truyền thống ít bị pha loãng nhất chính là những
ngời theo hớng tây đi vào Thái Bình Dơng. Kể từ cuộc di c đó
cho đến sau này, nền văn hoá của họ đã bị tách khỏi phần còn lại của
Châu á bởi New Guinea, Đảo Đen và một khoảng không gian rộng
lớn của biển cả. Những ngời Đa Đảo đi xa nhất về phía tây cuối
cùng đã đến Fiji và Samoa khoảng 3500 năm trớc và sau đó còn
tiếp tục đến vùng phía Đông của Đa Đảo khoảng 1500 trớc, nhng
tổ tiên của họ đã bắt đầu di chuyển quanh các đảo của vùng Đông
Nam á trớc đó rất lâu rồi, và đơng nhiên vào lúc đó cha hề có
một ảnh hởng nào của văn hoá Trung Hoa hay ấn Độ ở khu vực
này. Vì thế, trên nhiều phơng diện, những nhà thám hiểm
Argonauts đầu tiên này ở Thái Bình Dơng có lẽ mang trong mình
hình ảnh gần gũi nhất với những c dân loạn lạc xa xa của Đông
Nam á. Những vị khách sớm sủa của vùng đất này từ phơng Tây,
nh thuyền trởng James Cook, vào thế kỷ mời tám đã ghi nhận
những xã hội phân tầng phức tạp và những kỹ năng đi biển đặc biệt
của họ. Trong khi những vị khách đến sau thành công hơn nhiều thì
những ngời đến trớc dờng nh vẫn còn bị ám ảnh và hớng vọng
về một quá khứ huy hoàng xa xa.


Đời sống tinh thần của ngời Đa Đảo rất giàu có với hệ bách thần
đa dạng. Trong tất cả các nhóm thần thoại, Thần mặt trời là tối
thợng, và trong một vài thần thoại Thần mặt trời cũng có tên là Ra
giống nh trong thần thoại Ai Cập cổ đại. Hầu nh không hề có
ngoại lệ, thần thoại của họ đều làm sống lại một thiên đờng trên trái
đất đã bị mất ở phía Tây hoặc Tây Bắc, gọi là Avaiki hoặc Bolutu.
Truyền thuyết tơng tự nh Adam và Eve thì có rất nhiều và trong
hầu hết ngôn ngữ của các vùng nơi đây, từ xơng sờn hay xơng
đều giống nhau đó là ivi. Hơn nữa, một truyền thuyết về cuộc đấu
tranh của hai ngời anh em có văn hoá khác nhau rất phổ biến. Tổ
tiên của những con ngời này và những ngời láng giềng nói tiếng
Nam á ở lục địa Châu á hiện nay đã xây dựng nên những xã hội có
tổ chức phức tạp đầu tiên ở Đông Nam á. Trong khi văn minh
nông nghiệp ngũ cốc là phát triển chính ở lục địa thì những khái
niệm về vơng quyền, pháp thuật, tôn giáo và thiên văn học là
những đặc điểm của ngời Nam Đảo biển cả. Những gì tôi đề xuất
ra đây chính là để chứng minh rằng những phát triển này ra đời
trớc những thay đổi tơng tự ở Tây á, và trong quá trình phát tán
của mình, những nhà thám hiểm Đông Nam á đã làm nảy nở nên
những nền văn hoá thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc, ấn Độ,
Lỡng Hà, Ai Cập và Hy Lạp.           p.11


Bởi vì tôi khuyến nghị cần phải xem xét lại những quan niệm
thông thờng về thời tiền sử và nguồn gốc của những nền văn minh
buổi ban đầu, vì thế những nguồn t liệu tiềm tàng cần phải đợc
đánh giá nghiêm túc. Chẳng có gì lạ khi trong tự bản thân mỗi con
ngời đều có những thắc mắc và nghi vấn về chính tổ tiên mình.
Nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học là một quá trình tự nhận thức
khách quan về quá khứ. Kể từ thời đại Herodotus, lịch sử đã đợc
viết ra rất nhiều. Các nhà khảo cổ học còn khai quật đợc thêm
nhiều thẻ bài chạm khắc thô sơ có niên đại trớc thời văn minh
(khoảng 3200 đến 2800 năm trớc Công nguyên). Mặc dù lịch sử
của thiên niên kỷ thứ ba trớc công nguyên vẫn phải dựa rất nhiều
vào những bằng chứng khảo cổ học, tuy nhiên, niên đại của những vị
vua trị vì ngời Sume ở Lỡng Hà vẫn còn có rất nhiều vấn đề:
những gì trớc thời kỳ này đều gọi là tiền sử, thế thì khảo cổ học
chỉ cung cấp duy nhất đợc một bằng chứng khả thức mà thôi.
ở những quốc gia mà chữ viết phát triển muộn hơn, thời tiền sử
hầu nh chỉ căn cứ vào khảo cổ học. ở Châu á và Thái Bình Dơng,
nơi không có những văn bản lịch sử viết buổi ban đầu, khảo cổ học
thậm chí cũng không thể cung cấp cho chúng ta một bức tranh liên
tục về những tiến bộ trong văn minh trồng trọt sơ khai. Các nhà lịch
sử nghiên cứu thời tiền sử chỉ còn cách nghiên cứu ngôn ngữ và qua

13
27 28
đó tìm lại diễn trình phát triển của con ngời. Vì vậy, họ đã cố gắng
gắn kết lịch sử ngôn ngữ với những bằng chứng không trọn vẹn về
khảo cổ. Có rất nhiều khó khăn và trở ngại trong cách tiếp cận ngôn
ngữ-khảo cổ này, không ít trong số đó là những khoảng đứt gãy
trong di chỉ khảo cổ và sự thiếu chính xác của các bằng chứng về
ngôn ngữ. Mặc dù xuất hiện một mặt trận thống nhất của một vài
trờng phái, nhng vẫn còn đó những bất đồng giữa các nhà ngôn
ngữ học về mối liên hệ giữa các hệ ngôn ngữ chính của Châu á, và
quan trọng là các hệ ngôn ngữ đó bắt nguồn từ nơi đâu ở Châu á.
Vì những khoảng đứt gãy đó trong thời tiền sử ở Đông Nam á và
Viễn Đông, chúng ta phải tìm kiếm những nguồn t liệu khác để làm
tờng minh quá khứ. Di truyền học có thể làm cho nhận thức của
chúng ta về những cuộc di c xa xa trong những thời biến động lớn
lao và sự vận động của dân c trong những thời đại gần đây hơn trở
nên rõ ràng. Tuy nhiên, từ trớc đến nay, nó chỉ giúp chúng ta kiểm
tra những lý thuyết bắt nguồn từ ngôn ngữ và khảo cổ hơn là đa ra
những mô hình riêng của nó. Vì thế, những phát hiện gần đây đợc
trình bày trong Chơng 6 và 7 sẽ giúp chúng ta thay đổi nhận thức
đó và đặt Đông Nam á vào trung tâm của những cuộc di c cuối kỷ
Băng Hà.


Lịch sử trong lòng thần thoại                  p.12


Còn một nguồn t liệu gây nhiều tranh cãi hơn nữa về thời tiền sử
và có khả năng còn có giá trị sâu sắc về thời đại huy hoàng đó hơn
cả nguồn ngôn ngữ, đó chính là văn hoá dân gian cổ xa và các
truyền thống tôn giáo. Những câu chuyện dân gian - tiếng vọng kỳ lạ
của quá khứ - đã khơi dậy trong tôi một hình ảnh cha chắc xác thực
về một con đờng mòn của thời tiền sử ở Châu á. Truyện dân gian
(huyền thoại, thần thoại, truyện thần tiên), những truyền thuyết về
buổi đầu của nhân loại, trờng ca, sử thi đợc sáng tác qua hàng
thiên niên kỷ chính là những cách biểu đạt sớm nhất của con ngời
về tổ tiên mình. Thêm nữa, những văn bản mang tính chất linh thiêng
phần lớn bao gồm biên niên ký, phả hệ và thần thoại về sáng thế.
Trong quá trình tìm kiếm cánh cửa mở vào quá khứ, các học giả
thờng dùng những văn bản đó với t cách là một nguồn thông tin
quan trọng. Ví dụ, việc nghiên cứu Kinh Thánh với t cách là một
nguồn t liệu lịch sử là một nguyên tắc đã đợc xác lập. Những phát
hiện khảo cổ về những văn bản đơng thời tại Syria và Lỡng Hà có
xu hớng làm cho độ tin cậy của Kinh Cựu Ước với t cách là cơ sở
lịch sử ngày càng tăng lên.


Mặc dù rất nhiều bản sau này của Kinh Cựu Ước mang tính chất
biên sử - đợc viết dới dạng lịch sử và chứa đựng nhiều chi tiết đã
đợc cải biên - nhng ngời đọc có thể tự hỏi liệu những truyền
thuyết về sáng thế, về Vờn địa đàng, về Cain và Abel trong đó có
thể có một vài cứ liệu lịch sử nào hay không. Bản thân tôi rất ngạc
nhiên khi phát hiện ra rằng những truyền thuyết đó chính là những
câu chuyện phúng dụ về thời tiền sử. Ví dụ, hai nhân vật Cain và
Abel trong Kinh Thánh không phải là hai anh em mà là hai nền văn
hoá xung đột nhau. Những phiên bản của ngời Sume đã mô tả Cain
là nông dân còn Abel là ngời du mục. Những văn bản ở Thái Bình
Dơng về truyền thuyết này thì lại viết rằng một ngời là thợ săn da
đen, còn ngời kia là ng dân có nớc da màu sáng hơn. So sánh
những phiên bản này một cách khách quan, ta có thể có đợc nhiều
thông tin bổ ích. Cách tiếp cận cũng tơng tự đối với ngôn ngữ học
lịch sử. Cũng giống nh ngôn ngữ và di truyền của chúng ta, những
truyền thuyết xa xa đều có một mối liên hệ lẫn nhau trên một mức
độ mà chúng ta có thể tính toán đợc. Kết quả là, chúng ta có thể
xây dựng đợc một cây phả hệ.


Ngợc với quá trình nghiên cứu Kinh Thánh, việc sử dụng truyền
thuyết dân gian, thần thoại về cội nguồn và sử thi nhằm lý giải
những sự kiện trong cổ sử và tiền sử không đợc các nhà nghiên cứu
dùng đến. Có những nguyên nhân hiển nhiên cho sự thận trọng này.
Cùng trong một dạng, những câu chuyện này mang tính chất tởng
tợng, với rất nhiều hiện tợng siêu nhiên và có vẻ nh thiếu những

14
29 30
bối cảnh hữu dụng. Đối với hầu hết các độc giả, chúng rất lạ thờng
và ly kỳ. Tuy nhiên, sự thận trọng về mặt học thuật đó cũng đã
không dừng bớc đợc các nhà khảo cổ học truy tìm nguồn gốc của
những truyền thuyết đó. Một trong những thành công nổi bật đó là
việc phát hiện và khai quật thành Troy (Tơ-roa) và Mycenae huyền
thoại của nhà khảo cổ học Heinrich Schliermann và di tích Minoan
Knossos của ngài Arthur Evans. Những thất bại cũng không ít, nổi
bật là sự thất bại trong việc tìm kiếm thành phố mất tích Atlantis
và Chiếc thuyền của Noah (Nô-ê). Dù thiếu những bằng chứng
đáng tin nh vậy, nhng hai huyền thoại trên vẫn là những huyền
thoại có sức sống bền bỉ nhất cho đến ngày nay khi có đến hơn
hai ngàn cuốn sách đề cập đến chúng.


Dù có nội dung dã sử và ngụ ngôn nhng những truyền thuyết
dân gian vẫn có đợc sự tôn trọng đáng kể trong quá trình nghiên
cứu cổ sử. Quá trình thu thập và so sánh truyền thuyết dân gian, thần
thoại và sử thi tự nó cũng có một phả hệ riêng. Bắt đầu trong thế kỷ
19 với truyện cổ Grimn, những nghiên cứu của Hans Christian
Andersen, Andrew Lang và Ngài James Frazer đã nhấn mạnh đến sự
tơng đồng trong những truyền thuyết của các khu vực trên thế giới.
Những sự tơng đồng này còn rộng lớn hơn cả cấu trúc ngôn ngữ và
văn hoá cho chúng ta biết. Một ví dụ nổi tiếng là quyển sách Chiếc
gậy vàng (The Golden Bough) xuất bản năm 1914. Trong tác phẩm
về dân tộc học này, Ngài James Frazer đã truy nguyên một phong
tục mơ hồ về việc kế thừa các thầy tu, đợc mô tả lần đầu tiên trong
Đền thờ Diana ở Nemi của nớc ý.        p.13

Ông đã phát hiện ra những tiếng vọng của các nghi lễ ở khắp cả Cựu

Thế giới cũng nh Tân Thế giới. Dù cho tác phẩm của Ngài Frazer

có một ảnh hởng rất to lớn, nhng đáng buồn là cách tiếp cận của ông về

nghiên cứu truyền thuyết dân gian đã bị lãng quên so với những cách

nghiên cứu học thuật khác trong nửa đầu thế kỷ hai mơi. Vì những di

chỉ khảo cổ ở Đông Nam á và Viễn Đông vẫn cha đợc khai quật hoàn tất,
nên tôi sẽ xem xét cẩn thận hơn những truyền thuyết đó với t cách
là nguồn truyền thống của thời tiền sử trong phần hai của tác phẩm
này và biết đâu nó cho thấy một vài điểm mấu chốt nhất mà chúng ta
trớc nay chưa hề có đợc.


Phần I: Đá, xương,
gien và tiếng nói


15
31 32
Giới thiệu Phần I

p.17


Lý thuyết mà tôi trình bày trong cuốn sách này lần đầu tiên đặt
Đông Nam á ở vị trí trung tâm của những cội nguồn văn hoá và
văn minh. Tôi cho rằng rất nhiều ngời đã bị cơn đại hồng thủy
cuốn khỏi những ngôi nhà ven biển của mình ở phơng Đông. Và
sau đó, họ đã gieo mầm cho những nền văn minh kỳ vĩ ở phơng
Tây. Trong nửa đầu cuốn sách, tôi sẽ xem xét những bằng chứng
về câu chuyện phát tán thông qua việc sử dụng bốn công cụ thông
thờng của một nhà tiền sử học, bao gồm địa chất, khảo cổ, ngôn
ngữ và di truyền. Trong tổng hợp của tôi, một số nhân tố đã đợc
xác minh, một số khác là những phát kiến gần đây nhng đã đợc
công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm còn nghi vấn và cần
phải đợc tranh luận thêm.


Để đơn giản hoá vấn đề, tôi xin đợc bắt đầu với những sự kiện
đã đợc xác thực về các trận đại hồng thủy. Không còn nghi ngờ gì
nữa, trong Kỷ nguyên Băng Hà, Đông Nam á là một lục địa khổng
lồ một khu vực đất đai rộng lớn bao gồm Đông Dơng, Malaysia
và Indonesia. Sau khi Kỷ Băng hà kết thúc, mực nớc biển đột ngột
dâng cao và chia cắt lục địa này thành các quần đảo mà chúng ta
thấy ngày nay. P.17. Một quá trình tơng tự cũng đã ập đến Vịnh ả Rập
và nhấn chìm vùng bờ biển của Trung Hoa. Chiếc cầu đất liền giữa
Bắc Mỹ và Châu á cũng theo đó mà biến mất. Rất nhiều bờ biển
khác cũng chịu ảnh hởng. Trong hai thập kỷ vừa qua, ngời ta thu
thập đợc ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy mực nớc biển
dâng cao sau kỷ Băng Hà cuối cùng không diễn ra một cách từ từ;
Ba đợt tan băng đột biến, với đợt cuối cùng diễn ra cách đây chỉ
khoảng 8000 năm, đã tàn phá khủng khiếp những bờ biển nhiệt đới
với các thềm lục địa bằng phẳng.



Những trận động đất lớn bị gây ra bởi những vết nứt trên vỏ trái đất

do trọng lợng của băng hà đổ ra các đại dơng càng khiến cho đất đai

nhanh chóng mất đi. Chắc chắn là những trận động đất này đã gây ra

các đợt sóng thần trên các đại dơng lớn của thế giới. Tôi sẽ trình bày

bằng chứng cho sự kiện này trong Chơng I. Một điều vẫn còn cha đợc

xác minh là những sự kiện chấn động trái đất này đã ảnh hởng nh thế

nào đến những c dân Đông Nam á và những bờ biển ở khu vực Inđô-

Thái Bình Dơng.


Theo lẽ thờng, để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm đến các
nhà khảo cổ học. Khác với các thời kỳ sơ sử và lịch sử đã có những
văn bản cổ để giải thích chứng minh, thời tiền sử hoàn toàn phải
dựa trên những thông tin xác thực về các di vật khảo cổ. Các nhà
khảo cổ học rất giỏi trong việc tái tạo và xác định thời đại cho các
khu vực cổ xa. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này lại có một khiếm
khuyết lớn là có những di vật còn bị bỏ sót. Một số kỹ năng của
thời kỳ đồ đá mới ví dụ nh kỹ năng canh tác lúa rất có thể đã phải
mất một thời gian phát triển rất lâu dài. Do không có bằng chứng
khảo cổ về các thời kỳ đầu nên các nhà khảo cổ học có thể gọi sự
xuất hiện đầu tiên của kỹ năng thành thạo này là cuộc cách mạng
nông nghiệp. Hơn nữa, nếu các bằng chứng khảo cổ về các bớc tiến

nhảy vọt ban đầu trong nông nghiệp hay trong đúc đồng thiếc có thể

không có ở khu vực này nhng có thể tìm thấy ở những nơi khác.

Nếu khu vực đầu tiên đợc xác định ở ngày tháng muộn hơn
thì điều đó hàm ý rằng khu vực đó bị lạc hậu hơn và phải học theo
từ các vùng khác. Đây dờng nh chính là trờng hợp của Đông á
và Đông Nam á.
Mặc dù có cơ may tìm thấy một số địa điểm khảo cổ có giá trị
nhng vẫn rất rủi ro nếu chúng ta bỏ sót những địa điểm đó trên
toàn bộ một khu vực rộng lớn nh Đông Nam á. Có lẽ sẽ cần đến

16
33 34
một chấn động lớn để quét đi tất cả những gì đã xảy ra để tạo ra
một khoảng trống lớn nh vậy trong ghi chép khảo cổ. Có ba chấn
động lớn đã xảy ra và ảnh hởng nhiều nhất đến vành phía tây của
Thái Binh Dơng. Nh đã đề cập, những chấn động này là những
đợt tan băng nhanh diễn ra vào cuối kỷ Băng Hà, khiến cho mực
nớc biển ba lần dâng cao trên các thềm lục địa thấp. Sau mỗi lần
nh vậy thờng xuất hiện những cuộc cách mạng hoặc những dấu
ấn văn hoá quan trọng.


p.18. Hồ sơ của ngành hải dơng học cho thấy rằng mực nớc biển
dâng cao ít nhất là 120 mét (500 fít) trong ba trận đại hồng thủy
thứ tự diễn ra cách đây khoảng 14.000, 11.500 và 8000 năm. Giai
đoạn mực nớc biển tăng đột biến đã có ba tác động lớn đến bằng
chứng về hoạt động của con ngời. Thứ nhất, ở khu vực Đông Nam
á và Trung Quốc, nơi có thềm lục địa bằng phẳng, bất cứ bằng
chứng nào về các vùng định c và các kỹ năng ở ven biển và đồng
bằng cách đây 8000 năm đã bị nhấn chìm mãi mãi (Xem Chơng 1
và 2). Thứ hai, trong lần gia tăng cuối cùng của mực nớc biển,
nớc tràn lên các thềm lục địa bằng phẳng và mãi đến thời điểm
cách đây 5500 năm mới rút đi. Các vùng định c ven biển trong
giai đoạn từ 7700 đến 5500 năm trớc vẫn ở trên mực nớc hiện
đợc bao phủ với một lớp phù sa dày. Các nhà khảo cổ học đã xem
xét phần dới của lớp bùn này tại Lỡng Hà (Mesopotamia), Nam
Trung Hoa, Đông Nam á và Đảo Đen (Melanesia) để tìm kiếm
bằng chứng về đợt phân tán cuối cùng do các trận đại hồng thủy
gây ra. Thứ ba, các c dân tại các vùng địa c ven biển bị lũ cuốn
trôi có thể đã buộc phải di c và mang theo những kỹ năng của họ
đến một nơi ở khác (Xem Chơng 2 và 3).


Những dự đoán này xuất phát từ bảng niên đại mới về cuộc
Cách mạng Đồ đá mới ở lục địa Âu á. Các nớc ở vành đai Thái
Bình Dơng dờng nh đã bắt đầu cuộc cách mạng của họ trớc
phơng Tây một thời gian dài nhng sau đó buộc phải dừng lại.
Cách đây khoảng 12.500 năm, không lâu sau trận đại hồng thủy
thứ nhất, nghề gốm ra đời ở phía nam Nhật Bản. Khoảng 1.500
năm sau, có bằng chứng cho thấy các bình gốm đã đợc làm tại
Trung Quốc và Đông Dơng. Những điều này cho thấy nghề làm
gốm ở khu vực này đã có trớc khu vực Lỡng Hà, ấn Độ hay Địa
Trung Hải khoảng 2.500 đến 3.500 năm. Các dụng cụ đá dùng để
nghiền hạt ngũ cốc xuất hiện ở đảo Solomon ở nam Thái Bình
Dơng khoảng 26.000 năm trớc đây trong khi nó chỉ mới xuất
hiện ở Thợng Ai Cập và Nubia cách đây 14.000 năm và ở
Palestine cách đây 12.000 năm.
p.19

Khoảng 11.000 năm trớc, khi ngời Trung Quốc bắt đầu làm
đồ gốm, những con cừu đầu tiên cũng đợc thuần hoá ở bắc Lỡng
Hà và lúa mì einkorn đợc trồng tại Syria. Trong khoảng thời gian
1.000 năm, lúa mì, lúa mạch và đậu đã đợc trồng tại Jericho, và
dải đất màu mỡ hình lỡi liềm vùng Cận Đông cổ xa chuyển sang
cuộc cách mạng nông nghiệp cuộc cách mạng đã nhân rộng các
giống cây trồng và vật nuôi mới đợc thuần hoá từ Tiểu á (Thổ Nhĩ
Kỳ) sang Iraq và đến tận Pakistan cách đây khoảng 9.000 năm.
Cũng vào thời kỳ này, làng trồng trọt đầu tiên đã ra đời tại Tiểu á
và sau đó những bình gốm đầu tiên đợc làm tại vùng Cận Đông,
muộn hơn Nhật Bản đến 3.500 năm. Do đó, khoảng 9.000 năm
trớc, vùng Cận Đông cổ đã thực sự bớc vào cuộc Cách mạng
Đồ đá mới.


Cách đây 9.000 năm, tại các vùng rải rác trên thế giới, con
ngời bắt đầu canh tác các vụ mùa. Nghề trồng lúa mạch rất phát
triển tại thung lũng sông ấn và các cây có rễ nh khoai sọ đã đợc
trồng ở vùng cao nguyên New Guinea. Thật đáng kinh ngạc là vào
thời kỳ sớm nh vậy mà ngời dân cao nguyên New Guinea đã sử
dụng mơng rãnh để thoát nớc đầm lầy cho canh tác. 9.000 năm
trớc, trồng trọt cũng đợc bắt đầu tại Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Những giải thích về mức độ nhanh chóng của cuộc cách mạng
thần kỳ trải rộng trên toàn thế giới này vẫn còn rất nghèo nàn. Một
số chuyên gia cho rằng nguyên nhân là các điều kiện môi trờng
đợc cải thiện sau khi kỷ Băng Hà kết thúc. Tuy nhiên, tại các khu
vực cận nhiệt đới và ôn hoà, nơi đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng

17
35 36
về cuộc Cách mạng Đồ đá mới, khí hậu đã mang tính chất ôn hoà
và ấm nóng ngay trong kỷ Băng Hà. Bức tranh về điều kiện môi
trờng ổn định ôn hoà sau kỷ Băng Hà dờng nh cũng kém thuyết
phục vì tại các vùng ven biển, khí hậu không những không ổn định
mà còn kém đi.


p. 19

Có hai chỗ trống nổi bật trong cuộc cách mạng nông nghiệp
đầu tiên của lục địa Âu á, đó là bờ biển phía đông của Châu á và
Đông Nam á. Nếu vùng đất lỡi liềm màu mỡ của Cận Đông đợc
xem nh là khu vực phát triển nhanh điển hình thì mãi 1.000 năm
sau khi có trồng trọt ở vùng Cận Đông mới có những phát hiện đầu
tiên về nghề gốm với đồ tạo tác lâu bền đợc các nhà khảo cổ đặc
biệt a thích. Một điều khiến ngời ta hoang mang là mặc dù
những bình gốm đầu tiên đợc làm ra tại Nhật Bản, Trung Quốc và
Đông Nam á hàng nghìn năm trớc đó nhng cây trồng chỉ mới
đợc canh tác tại Châu á cách đây 8.000 năm. Tại sao lại có một
khoảng cách xa đến vậy? Chắc chắn là có những bằng chứng cha
đợc hệ thống về lối sống thời kỳ Đồ đá mới ở Đông á với nhiều
loại công cụ nh dao bầu, dao nạo, dùi, và đá nghiền cũng nh
những bình gốm, lòng lò luyện kim và vật dụng nhà bếp ra đời từ
trớc đó rất lâu. Tuy nhiên, những di vật này của thời kỳ đồ đá mới
lại nằm rải rác trong các hang động nằm sâu trong đất liền.


Các hang động ở Trung Quốc và Đông Nam á là nguồn tốt nhất
và thờng là duy nhất của các di vật cổ xa. Liệu đây có phải là
nơi ngời xa thích c trú? Có chắc là không phải tất cả những
ngời Châu á thời tiền sử đều là ngời hang động? Những gì còn
thiếu trong những phát hiện về sơ kỳ đồ đá mới tại Đông á chính là
những gì mà ngời lữ hành đi qua đã nhìn thấy và là những gì
chúng ta vẫn nhìn thấy ngày nay một nền văn hoá ven biển phát
triển rực rỡ với kỹ thuật canh tác lúa và các cây trồng khác và khai
thác thủy sản thâm canh.



Dờng nh hoàn toàn thiếu vắng những khu vực đồ đá mới nằm ngoài

hang động trên các vùng đồng bằng trong thời kỳ 10.000 đến 5.000

năm trớc Công nguyên.
Vấn đề này tại đảo Đông Nam á xem ra còn kỳ lạ hơn. Một thập
kỷ trớc đây, không có bằng chứng khảo cổ nào cho thấy lúa đợc
trồng ở Indonesia và đông Malaixia cách đây hơn 1.500 năm, tức
là cách 1.000 năm sau so với ngày ớc đoán ra đời các đồ tạo tác
bằng đồng thiếc và sắt trong khu vực này. Do đó, các nhà tiền sử
học mô tả đảo Đông Nam á nằm ở phía nam Phillipines bớc vào
thời kỳ đồ đồng và đồ sắt từ thời kỳ đồ đá trớc khi có những bằng
chứng về trồng lúa tại địa phơng. Tuy nhiên, nh sẽ mô tả trong
Chơng 2 và Chơng 4, vừa có một bằng chứng mới gây xôn xao
tại Hang Sakai ở miền nam Thái Lan cho thấy rằng nghề trồng lúa
đã ra đời ở Đông Dơng trớc khi xảy ra cơn đại hồng thủy cuối
cùng, và kỹ thuật này có thể đã đợc chuyển về phía tây sang ấn
Độ.          p.20 .



Do đó, bằng chứng khảo cổ hiện có về một nền nông nghiệp sơ
khởi ở Trung Quốc và Đông Nam á có thể đa ra một bức tranh
cha hoàn chỉnh về sự phát triển của nó. Do các vùng ven biển bị
chìm ngập nên bằng chứng về sự tồn tại của một nền nông nghiệp
thời kỳ trớc đó ở các vùng ven biển có thể đã chìm sâu dới đáy
nớc. Lập luận này đợc minh chứng với một sự thật là những khu
vực phát triển nông nghiệp sớm nhất ở Châu á thờng nằm tại các
vùng nội địa hoặc vùng núi cao.


Bức tranh hầu nh để trống về giai đoạn đồ đá mới thời tiền sử
của Đông Nam á đã khiến cho các quan điểm khảo cổ bị phân cực.
Đa số các nhà khảo cổ cho rằng thời kỳ Đồ đá mới của đảo Đông
Nam á chỉ mới bắt đầu cách đây 4000 năm với sự xuất hiện của
những ngời di c từ Trung Quốc qua đảo Đài Loan và Phillippines.

Một số ngòi khác mà tôi cùng chia sẻ quan điểm cho rằng tổ tiên

của ngời dân Đông Nam á ngày nay đã sống tại khu
vực này vào cuối Kỷ Băng hà; họ không những đã phát triển kỹ
thuật chèo thuyền và nông nghiệp sớm hơn nhiều so với ngời dân
ở Cận Đông mà còn bắt đầu chèo thuyền đi xa vòng quanh Châu á
và Thái Bình Dơng cách đây hơn 7.000 năm. Những lập luận về
khảo cổ và ngôn ngữ để bảo vệ cho quan điểm thứ hai đợc trình
bày trong hầu hết Chơng 3 và Chơng 5.     p.20

18
37 38
Bằng chứng kỹ thuật cuối cùng và có lẽ có sức thuyết phục nhất
cho lập luận rằng c dân hiện nay của Đông Nam á đã ở đây từ
thời Kỷ Băng hà và bắt đầu di chuyển đến tất cả các hớng khi
những trận đại hồng thủy xảy ra chính là các gien di truyền họ
đang mang theo (Xem Chơng 6 và Chơng 7). Những di truyền về
gien cho thấy rằng thổ dân ở Đông Nam á nằm ở rễ của cây phả hệ
Châu á và sau đó rẽ ra tất cả các diểm trên la bàn và đến cả Châu
Mỹ và Trung Đông. Một gien di truyền đặc biệt đợc gọi là "gien
Po-li-nê-di" do rất nhiều ngời Po-li-nê-di mang theo gien này
bắt nguồn từ ngời dân vùng Maluku phía đông Indonesia trong Kỷ
Băng hà. Gien này không hề đợc tìm thấy ở Trung Quốc, Đài
Loan hay Phi-lip-pin; điều này mâu thuẫn với lý thuyết thông
thờng và do đó cho phép chúng ta có một quan điểm sâu hơn về
thời tiền sử của Đông Nam á. Nếu bạn là một vị thần đi theo Trái
Đất trong quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời nhng lại đậu trên
cao để trực tiếp nhìn về Bắc Cực từ trên xuống, bạn sẽ thấy cực này
quay chậm theo hình tròn.


19

http://www.tuvilyso.com

ENGp.23.


I. Kỷ Băng hà và Ba trận đại hồng thủy


Hình ảnh về các nhóm nghiên cứu theo trờng phái chính thống
trịnh trọng bớc lên Ngọn Ararat để tìm kiếm những mẫu gỗ còn sót
lại của Thuyền Nô-ê đã gây ra rất nhiều xôn xao nhng lại chẳng
mang tính thuyết phục. Bất cứ cuộc thảo luận nào về tính chất có
thực của trận đại hồng thủy Nô-ê và những huyền thoại khác về đại
hồng thủy đều gây ra những phản ứng tơng tự nh vậy trong giới
địa chất mãi cho đến gần đây. Nếu nhìn vào lịch sử những cố gắng
của con ngời nhằm giải thích những câu chuyện về đại hồng thủy,
chúng ta cũng có thể hiểu tại sao chủ đề này lại gây ra sự phản đối
lớn nh vậy trong các giới khoa học. Chúng ta chỉ cần trở lại thế kỷ
18 để tìm ra nguồn gốc của thành kiến này. Chúng ta sẽ thấy rằng
bất cứ khái niệm nào về tính lịch sử của trận đại hồng thủy Nô-ê sẽ
bị phản đối kịch liệt do tâm lý chống Giáo hội sôi sục của những
ngời theo thuyết đồng dạng thế kỷ XIX.


Theo những ghi chép sớm nhất hơn 200 năm trớc, trận đại hồng
thủy Nô-ê đợc xem là một sự thật lịch sử. Tuy nhiên, năm 1785,
một nhà địa chất học ngời X-cốt-len James Hutton đa ra khái
niệm đồng dạng, theo đó lịch sử của Trái Đất chỉ có thể đợc giải
thích trên cơ sở của các quá trình địa chất diễn ra từ từ với một tốc
độ đồng dạng
1
. Với ớc đoán rằng những quá trình này phải mất đến
hàng triệu năm, Hutton đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ phía những
ngời theo Thiên Chúa giáo có quan điểm khoa học. Điều này xuất
phát từ nguyên nhân là quan điểm thần học của thời đó cho rằng Trái
Đất chỉ có 4000 năm tuổi. Ngời phản bác Hutton đầu tiên và nổi bật
nhất là nhà tự nhiên học ngời Pháp Goerges Cuvier với lập luận
rằng các đặc điểm địa chất xung quanh ta đợc gây ra bởi một loạt
các thảm hoạ tự nhiên đột ngột nh đại hồng thủy và động đất. Quan
điểm của Cuvier sau đó đợc gọi là thuyết tai biến. Cuộc đấu tranh
giữa thuyết đồng dạng và thuyết tai biến vẫn giằng co mãi cho đến
tận ngày nay.


Lúc đầu, quan điểm của Hutton bị phớt lờ vì nó đi ngợc lại với
tín ngỡng của những ngời theo Đạo Cơ đốc thời bấy giờ. Chiến
thắng đầu tiên của thuyết đồng dạng trong giới địa chất đợc thực
hiện vào thập niên 30 của thế kỷ 19 với sự ủng hộ thuyết đồng dạng
của Charles Lyell trong cuốn Những nguyên tắc của Địa chất. Sau
đó, vào năm 1837, Louis Agassiz đã làm một phép đảo ngợc lại
thuyết đồng dạng với cuốn sách Thuyết trình về Neuchâtel trong
đó ông trình bày rõ ràng thuyết tai biến băng hà. Mặc dù Agassiz
không phải là ngời đầu tiên đa ra khái niệm về kỷ nguyên băng hà
trong quá khứ nhng đóng góp của ông đối với cuộc tranh luận lại có
tác động vô cùng to lớn. Là ngời theo thuyết đồng dạng, Charles
Lyell lúc đầu cũng phản bác lại những quan niệm về tai biến của
Agassiz. Tuy nhiên, dần dần ông chấp nhận chúng và trở thành một
trong những ngời ủng hộ nhiệt tình nhất cho những quan điểm này.



Do vậy, lý thuyết về băng hà dần dần đợc đa vào trong trờng
phái đồng dạng và trở thành một lý thuyết cực kỳ hấp dẫn. Thiếu
vắng một quan điểm mạnh mẽ thể hiện tính tai biến để làm điểm tựa
tranh luận nên các nhà địa chất học theo thuyết tai biến, những ngời
tin tởng vào học thuyết về cơn đại hồng thủy Nô-ê, rơi vào thế
phòng thủ và trở thành trờng phái thiểu số dới sự chỉ đạo của nhà
khoa học ngời X-cốt-len Roderick Impey Murchison. Sự suy yếu
của lý thuyết về đại hồng thủy đã khiến cho Ngài James Frazer, nhà
dân tộc học và nghiên cứu dân gian lỗi lạc ngời Anh, tự tin tuyên
bố trong phân tích của ông vào đầu thế kỷ 20 về các câu chuyện đại
hồng thủy rằng đại hồng thủy Nô-ê là không có thật vì nếu bằng
43 44


chứng đợc công nhận rộng rãi nhất của địa chất học hiện đại là có
thể đáng tin cậy thì không có một trận đại hồng thủy nào nh thế xảy
đến với Trái đất trong thời kỳ con ngời còn c ngụ trên hành tinh
này.
2
Nhìn lại quá khứ, có thể thấy rằng quan niệm về tính có thực của
cơn đại hồng thủy đã bị suy yếu nặng nề do nó gắn với giáo lý tôn
giáo chính thống. Rốt cuộc, Lyell đã cùng sánh vai với Charles
Darwin và mạnh mẽ bác bỏ cái mà ông xem là ảnh hởng của những
thành kiến thần học trong khoa học địa chất mới. Sau sự suy yếu
này, thuyết tai biến lại nổi lên vào giữa thế kỷ 20 với các tác phẩm
của Immanuel Velikovsky
3

. Sau đó, một cơn thịnh nộ và phản bác âm ỉ của giới khoa học chính

thống đã trút lên đầu ông nh trút lên một kẻ thánh chiến.
Trong chơng này, tôi sẽ trình bày ba trận đại hồng thủy của thế
giới. Chúng xảy ra trong bối cảnh mà chỉ có duy nhất một loại tai
biến đợc những ngời theo thuyết đồng dạng của thế kỷ 19 thừa
nhận - đó là việc hình thành dần dần và tan ra của các mảng băng
khổng lồ. Ba cơn đại hồng thủy này thứ tự diễn ra cách đây 14.000,
11.500 và 8000 năm (Xem Hình 1). Ba lần dâng cao đột ngột của
mực nớc biển có thể đã gây ngạc nhiên cho các quý ông của ngành
địa chất học và việc sử dụng thuật ngữ đại hồng thủy có thể đã
khiến cho các ngài đó bực bội. Tuy nhiên, những quan điểm chính
thống hiện đại về các chuyển động của trời đất ảnh hởng đến thời
gian diễn ra các trận đại hồng thủy vẫn còn chịu ảnh hởng của các
lý thuyết thiên văn học do các nhà nghiên cứu băng hà thế kỷ 19
khởi xớng. Vào thế kỷ 20, những lý thuyết này đã đợc tập hợp
trong học thuyết với tên gọi Giả thuyết Milankovitch về kỷ nguyên
băng hà.


Thiên tài của Milankovitch: ngoài không gian và thời gian

p.24

Milutin Milankovitch là một ngời Xéc-bi. Cũng giống nh nhà
t tởng lớn ngời Đông Âu, nhà nhân loại học Bronislaw
Malinowsky, Milankovitch bị bắt khi Thế chiến thứ nhất nổ ra vào
năm 1914 và bị giam giữ. May mắn thay, một giáo s ngời Hungari
đã bảo lãnh cho ông và chuyển ông từ xà lim đến Budapest, nơi ông
đợc tiếp cận th viện của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Hoàn
toàn thoát xa khỏi cuộc chiến, ông tiếp tục những tính toán của mình
và cuối cùng đã xuất bản hệ thống dự đoán đầu tiên của mình vào
năm 1920. Thuyết thiên văn của Milankovitch không phải là học
thuyết khởi nguyên. Trớc đó, đã có hai cuốn sách cùng cách tiếp
cận đợc xuất bản của Adhemar (1842) và James Croll (1864).


Thiên tài của Milankovitch thể hiện ở việc kết hợp đúng đắn các biến
đổi độ sáng của các ngôi sao với những tính toán hết sức tỉ mỉ. Khi
ông mất vào năm 1958, học thuyết của ông không còn đợc thịnh
hành một phần là do nhiều điểm không nhất quán trong những dự
đoán của ông với những phát hiện của các nhà địa chất. Sau đó,
ngời ta phát hiện ra là hiện còn thiếu những kỹ thuật lâu đời hơn
cho các nhà dịa chất học, đặc biệt là độ chính xác của thời đại các
bon, và học thuyết của Milankovitch lại chiến thắng và vẫn còn đứng
vững với thử thách của thời gian.
Tôi sẽ không mô tả chi tiết về học thuyết này vì các bạn có thể
tìm thấy nó ở nhiều t liệu khác
4


. Nhng tôi thực sự muốn chỉ ra rằng những thời kỳ nóng lên và

lạnh đi theo ngẫu nhiên của Trái Đất có thể đợc giải thích bởi sự

tơng tác của ít nhất ba chu kỳ của không gian vận hành với những

tốc độ khác nhau. Những chu kỳ này ảnh hởng đến sức nóng mà

Mặt trời chuyển đến các vùng khác nhau của Trái đất theo một cách

hết sức phức tạp. Một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với đóng bang

là sự suy giảm nhiệt độ đợc chuyển đến các vĩ độ ôn hoà phía bắc

vào mùa hè. Ba chu kỳ quan

22
45 46

trọng của không gian thứ tự đợc gọi tên là mạch thẳng 100.000
năm, độ nghiêng 41.000 năm và dao động 23.000 năm.
Hàng năm, khi Trái đất quay quanh Mặt trời, nó lần lợt di
chuyển lại gần hơn và xa hơn tại các điểm khác nhau trên vòng quay.
Đây là chuyển động elíp và Mặt trời nằm ở cuối hình elíp chứ không
phải là ở giữa. Trong khoảng thời gian 100.000 năm, hình elíp này
duỗi ra và sau đó rút ngắn lại và phình ra cho đến khi nó biến thành
hình tròn. Quá trình này tơng tự nh việc lấy một cái vòng chơi của
trẻ con và dùng hai tay bóp méo nó theo từng đợt để làm thành hình
elíp. Trong chu kỳ này, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời có thể
dao động trong khoảng 18,26 triệu ki lô mét (11,35 triệu dặm).



Mặc dù thay đổi trong sức nóng chuyển đến Trái Đất trong chu kỳ tơng
đối nhỏ nhng tác động của nó đối với khí hậu của Trái đất lại lớn
hơn tác động của cả hai chu kỳ còn lại do một số nguyên nhân. Hiện
tại, chu vi của Mặt Trời không đặc biệt thuận lợi cho việc diễn ra
một kỷ nguyên băng hà. Cùng với nhiều chu kỳ tự nhiên, có nhiều
hơn một dấu hiệu đợc thể hiện cùng một thời điểm; và thờng có
những hoạ ba bổ sung. Đối với mạch thẳng 100.000 năm, điều
này thể hiện một chu kỳ thẳng chậm hơn và ít quan trọng hơn kéo
dài trong 400.000 năm. Ngoại trừ việc thay đổi sắp xếp một chút
ít, những hoạ ba không ảnh hởng đến hiệu lực của mô hình này

5
.
Nh chúng ta đã biết, trục quay của Trái Đất nghiêng theo một
góc đối với Mặt trời, tơng tự nh một con quay không xoay theo thế
thẳng đứng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mùa hè và mùa đông
vì trái đất lúc đầu chĩa mặt phía bắc và sau đó là mặt phía nam ra
Mặt trời trong một vòng quay. Hiện tại, độ nghiêng đợc xác định là
23,5 độ, nhng nó có thể dao động trong khoảng 21,5 đến 24,5 trong
một chu kỳ khoảng 41.000 năm. Độ nghiêng càng lớn thì những mất
cân bằng theo mùa của sức nóng chuyển từ Mặt Trời càng lớn và khả
năng băng hà tại các vùng khí hậu ôn hoà vào mùa hè vẫn giữ
nguyên trạng càng thấp. Hiện tại, chúng ta đang nằm tại điểm trung
hoà giữa các cực của dao động của độ nghiêng này và do đó không
thuận lợi cho một thời kỳ băng hà. Có một chu kỳ nhỏ bổ sung với
dao động khoảng 54.000 năm.


Theo một nghĩa nào đó, Trái Đất giống nh con quay. Nó không
chỉ xoay trên một góc khoảng 23 độ so với Mặt Trời mà còn xoay
tròn chậm trên chân của mình khi trục nghiêng tự quay quanh nó.
Nếu bạn là một vị thần đi theo Trái Đất trên quỹ đạo của nó xoay
quanh Mặt Trời nhng lại đậu ở trên cao và nhìn trực tiếp Bắc Cực từ
trên xuống, bạn sẽ thấy Bắc Cực xoay chậm theo vòng tròn theo chu
kỳ từ 22.000 đến 23.000 năm. Nếu bạn có thể nhìn thấu qua quả cầu
thuỷ tinh tởng tợng để thấy Nam Cực, bạn sẽ thấy nó quay vòng
tơng tự và lệch pha theo 180 độ. Việc trục tự xoay quanh bản thân
nó đợc gọi là sự tiến động của trục, và tất cả các con quay đang
xoay vòng cũng đều chuỷen động nh thế.


Ảnh hởng của sự tiến động này là Trái Đất dần dần thay đổi bề
mặt hớng tới Mặt Trời tại các phần khác nhau trên quỹ đạo hình
elíp. Tiến động không làm thay đổi góc nghiêng mà chỉ thay đổi
hớng của nó. Kết quả là trong khoảng 11.000 năm tới, ngày 21
tháng 6 sẽ trở thành điểm giữa mùa đông tại Châu Âu và Bắc Mỹ và
điểm giữa mùa hè tại Australia. Vũ điệu ba lê này mang thuật ngữ là
sự tiến động của các điểm phân. Một lần nữa, một chu kỳ bổ sung
kém quan trọng hơn kéo dài 19.000 năm chông lên trên dao động
22.000 năm

6
. Gần đây, các nhà địa chất đã phát hiện thêm các hoạ
ba nhỏ của tiến động với những chu kỳ ngắn hơn. Nh chúng ta sẽ
thấy, những sự kiện này có thể góp phần giải thích tính chất đột ngột
của việc tan băng.


Hiện tại, Trái Đất đang chĩa bán cầu Bắc về phía Mặt Trời (tức là
vào mùa hè) khi nó ở điểm xa Mặt Trời nhất. Ngợc lại, bán cầu
Nam sẽ có mùa hè khi nó gần với Mặt Trời nhất. Vị trí hiện tại của
sự quay quanh trục đang tạo thuận lợi cho đóng băng ở bán cầu Bắc.
Cũng đã có một tình huống tơng tự xảy ra cách đây khoảng 20.000
năm vào thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà cuối cùng. Nhng sau đó,
hai chu kỳ khác đã xảy ra khiến cho sự cân bằng nghiêng về đóng

23
47 48

băng. Khoảng 11.000 năm trớc, mùa hè ở bán cầu Bắc có nhiệt độ
nóng hơn và điều đó đáng lẽ đã tạo thuận lợi cho các tảng băng ở cực
trái đất tan ra.


Các chu kỳ của Milankovitch có thể đợc xem nh những vũ điệu
thanh nhã và trang nghiêm của trời đất. Chúng biểu thị những dao
động vô hạn nhng có thể dự đoán đợc trong sức nóng đối với khí
hậu trên hành tinh chúng ta. Trong hai thập kỷ trở lại đây, các nhà
địa chất học và hải dơng học đã phát triển các phơng pháp để giúp
họ đo gián tiếp thời gian và những dao động trong sự tan băng và
đóng băng của các tảng băng. Những đo đạc này càng đợc cải tiến
bao nhiêu thì chúng càng thích ứng với những dự đoán của
Milankovitch về sự ra đời và biến mất của các kỷ nguyên băng hà
trong hai triệu năm qua.



p.27

Milankovitch và các trận đại hồng thủy


Mô hình lý thuyết của Milankovitch đã đi trớc và tỏ ra hiệu quả
hơn công việc đo đạc địa chất rất vất vả đối với thế giới hiện tồn.
Tuy nhiên, tất cả các lý thuyết dù là hiệu quả nhất vẫn có những hạn
chế và vẫn có thể bị sửa đổi. Thậm chí thuyết tơng đối, học thuyết
cực kỳ hữu hiệu cho đa số trờng hợp, vẫn đợc sửa đổi và bổ sung
bằng thuyết lợng tử cho thiểu số trờng hợp. Mặc dù học thuyết của
Milankovitch có thể giải thích những thay đổi lớn trong các thời kỳ
từ hàng vạn đến hàng nghìn năm nhng nó không đề cập đến ba trận
đại hồng thủy trong vòng 15.000 năm cuối cùng mà tôi sẽ trình bày
dới đây. Thay vào đó, nó dự đoán một đờng cong đồng dạng hình
chữ S về các tảng băng tan trong khoảng 20.000 năm qua.


Các nhà địa chất hiện đang phải đánh vật với những mô hình toán
học/địa vật lý học nhằm giải thích tại sao các tảng băng dờng nh
tan ra một cách đột ngột. Một trong những phơng pháp tiếp cận là
xem xét những chu kỳ mới bên ngoài về sự nóng lên và/hoặc lạnh đi
ảnh hởng đến toàn bộ hành tinh một cách thờng xuyên hơn những
đờng cong chủ yếu của Milankovitch. Một mảnh đất màu mỡ cho
công việc nghiên cứu ở đây chính là những hoạ ba nhỏ của tiến động
mà tôi đã đề cập ở trên. Cách tiếp cận thứ ba là xem xét một tai biến
nào đó cha đợc biết đến do tác nhân bên ngoài gây ra, ví dụ nh
một cuộc tấn công của thiên thạch hay một hành tinh nào đó ghé
thăm khiến cho Trái Đất nghiêng nhanh hơn.



p.27

Đại hồng thủy khơi mào một hiện tượng bên trong?


Sau này, chúng ta sẽ xem xét một trong những nguyên nhân có
khả năng nhất về một đợt tan băng khổng lồ - đó là một nạn hồng
thủy đột ngột xảy ra trên các hồ băng; lý thuyết này đợc nhà địa
chất học ngời Canađa Paul Blanchon và một số nhà khoa học khác
7

ủng hộ. Những trận đại hồng thủy này gây ra những tác động cục bộ
bằng cách thúc đẩy các rãnh nớc nhỏ dới lớp băng và ảnh hởng ở
cấp độ liên khu vực bằng cách đột ngột dâng cao mực nớc biển. Tác
động thứ hai rất có thể đã xảy ra vì nhiều tảng băng bị kết thành
mảng trôi và có tác động tàn phá trở lại vì nhiều tảng băng bị tách ra
hơn và nâng mực nớc biển cao hơn nữa.


Nguyên nhân gây ra các nạn hồng thủy cục bộ có thể xuất phát từ
biển. Do các mực nớc biển dâng cao, nớc biển mặn thấm vào dới
các lớp băng. Một số ngời trong chúng ta đã từng trải qua những
mùa đông lạnh giá biết rõ rằng muối có thể đợc sử dụng để làm tan
băng trên các con đờng đông băng. Do đó, ở một quy mô và cấp độ
lớn hơn, muối biển có thể thúc đẩy nhanh quá trình tan băng bằng
cách hạ thấp điểm đóng băng. Tác động gây tan băng của nớc biển
dới các tảng băng phía bắc lại càng đợc tăng cờng bằng một
nguồn cung cấp băng tải của nớc ấm nhiệt đới chảy từ Vịnh Mêhicô
theo dòng chảy ranh giới phía tây đổ về bắc Đại Tây Dơng. Điều
này cũng gần tơng tự nh dòng nớc ấm từ vịnh Mêhicô qua Đại
Tây Dơng đến châu Âu, chỉ có điều là nó chạy về hớng tây nhiều
hơn. Cờng độ, hớng chảy và nhiệt độ của dòng nớc ấm phía tây

24
49 50

dao động theo mùa và diễn ra trong thời kỳ dài này đến thời kỳ khác.
Do đó, nó có thể khơi mào cho các đợt tan băng
8

p.28

. Dao động trên băng tải


Một hệ luận then chốt của sự truyền nhiệt từ các vùng nhiệt đới
đến các khu vực cận cực thông qua các dòng nớc ấm là bất cứ tính
chất nhiệt đới chu kỳ nào cũng có thể tự chuyển về phía bắc trên
băng tải của dòng nớc ấm dù nó có thay đổi theo mùa hay dao động
trong hàng nghìn năm. Ngoài ra, ngời ta còn quan sát đợc rằng
mức độ thờng xuyên của các chu kỳ nhiệt tiến động ở khu vực nhiệt
đới cao gấp hai lần những chu kỳ ở khu vực ôn hoà và địa cực và do
đó có thể xảy ra những ảnh hởng bổ sung về băng hà mang tính
tuần hoàn theo mô hình của Milankovitch. Một giải thích sơ bộ cho
quan sát phức tạp này là các khu vực nhiệt đới đợc truyền nhiệt từ
cả hai phía của xích đạo. Ngời ta đã đề xuất về một số vận động tự
quay nhỏ và các dao động khác ảnh hởng đến khí hậu, trong đó có
một số dao động chỉ ngắn khoảng 1450 năm

9


p.28



. Thậm chí chu kỳ về cờng độ biến đổi của Mặt Trời cũng đã đợc nêu ra.

Một báo cáo quan trọng gần đây dờng nh đã liên hệ những chu
kỳ tiến động của xích đạo và băng tải của dòng nớc ấm với ít nhất
hai trong số ba trận đại hồng thủy trong 15.000 năm cuối. Thông qua
tìm hiểu về các di tích cổ dới đáy biển, các nhà nghiên cứu Andrew
McIntyre và Barbara Molfino thuộc Đại học Columbia, New York
đã chỉ ra những thay đổi có tính chất tuần hoàn của dòng hải lu
xích đạo phía Nam dới Sierra Leone. Dòng hải lu này cách các
tảng băng phía bắc một khoảng cách rất xa và do đó những chu kỳ
của nó không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện cục bộ nào thuộc
phơng bắc. Những chu kỳ này lặp đi lặp lại cứ khoảng 8400 năm
niên lịch; chúng xảy ra đồng thời với các núi băng thờng xuyên bị
vỡ ra khỏi những chỏm băng trôi về Bắc Đại Tây Dơng trong vòng
80.000 năm qua. Cách đây 10 năm


10

, Hartmut Heinrich đã ghi nhận về những núi băng này. Chúng đợc

đặc trng bởi các lớp sỏi lục địa thuộc Canada bị rơi xuống đáy của

Đại Tây Dơng do quá trình di chuyển của các núi băng bị tan ra.

Sự kiện cuối cùng mà Heinrich ghi nhận chắc chắn xảy ra cách đây

14.000 năm đồng thời với nạn hồng thủy đầu tiên trong số ba cơn

đại hồng thủy mà tôi sẽ trình bày dới đây. Di tích dới đáy biển của

dòng hải lu xích đạo phía năm dự kiến rằng cách đây khoảng 7500 năm

11
, có thể đã xảy ra một sự kiện khác tơng tự nh sự kiện mà Heinrich đã ghi nhận.

Nh chúng ta sẽ tìm hiểu, gần đây, ở nhiều nơi trên thế giới đã thu thập đợc
những bằng chứng thuyết phục về cơn đại hồng thủy khổng lồ và đột
ngột vào khoảng thời gian đó.


p.29


Không chỉ một, mà là ba trận đại hồng thủy


Sẽ là quá giản đơn nếu chúng ta giải thích các huyền thoại về đại
hồng thủy chỉ thuần tuý dựa trện cơ sở rằng nớc biển dâng cao khi
Kỷ Băng hà cuối cùng chấm dứt và những ngời dân thời kỳ Đồ Đá
đã ghi lại những sự kiện đó trong các câu chuyện dân gian của mình.
Mực nớc biển chắc chắn là cao hơn mực nớc trớc đó 20.000 năm,
tức là vào thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà cuối cùng, khoảng 120
đến 130 mét. Tuy nhiên, 20.000 năm là một khoảng thời gian rất dài
để cho diễn biến đó xảy ra. Nếu cơn đại hồng thủy đến một cách từ
từ và êm ả trong suốt thời gian đó thì chắc nó sẽ không đợc quan
tâm nghiên cứu làm gì. Nh chúng ta vừa xem xét, băng hà tan ra
một cách đột ngột. Phần lớn các tảng băng ở địa cực bị tan thành ba
dòng nớc mạnh đổ về Bắc Đại Tây Dơng. Kết quả là cả ba cơn đại
hồng thủy đều xảy ra sau khi có một đợt lạnh giá cao độ đột ngột
trong một thời gian ngắn. Trong chơng này, tôi tập trung phân tích
ba chu kỳ tai biến này tại sao chúng xảy ra và xảy ra vào khi nào
và chúng đã ảnh hởng đến tổ tiên của chúng ta nh thế nào. Trong
Chơng 3, tôi mô tả những hành động của con ngời khi đối mặt với
trận đại hồng thủy thứ ba cách đây khoảng 7500-8000 năm.     p.29



Đường cong mực nước biển mà tôi sử dụng để mô tả các chu kỳ đại hồng thủy được dựa
trên công trình của nhà hải dương học người Canada Paul Blanchon và các đồng nghiệp
của ông . Mặc dù nó chủ yếu chỉ đề cập đến những nghiên cứu tại Barbados thuộc vùng
Caribê nhưng đây là công cụ tốt nhất hiện có để mô tả ba trận đại hồng thủy. Đường cong
xác định rõ các mốc diễn ra nạn hồng thủy nhưng chưa phải là một phát hiện hoàn toàn
chính xác mà đúng hơn là một tổng hợp từ kết quả của một số nghiên cứu khác. Ví dụ, nó
không chỉ ra những đợt rút xuống của mực nước biển có thể đã xảy ra trước khi diễn ra
mỗi trận đại hồng thủy. Ngoài ra, như chúng ta sẽ nhận thấy, bờ biển Barbados có khác
biệt với các bờ biển của Đông Nam Á và Vịnh Ả-Rập trên một số phương diện quan
trọng.

Các đợt lạnh giá đột ngột khi mào cho hai trận đại hồng thủy đầu tiên đã được nhiều
người ghi nhận và được mang tên sự kiện Dryas Anh và Dryas Em. Hai đợt lạnh giá này
xảy ra sau một đợt ấm lên của khí hậu trái đất bắt đầu vào hậu kỳ của Kỷ Băng hà cuối
cùng cách đây khoảng 20.000 năm. Hai thời kỳ lạnh giá này được gọi tên như vậy là vì
chúng được ghi dấu ấn tại Châu Âu với sự hồi sinh của loại hoa dại vùng địa cực mang
tên Dryas Octopetala vốn chỉ phát triển trong các đợt rét.



p.30

Sự kiện Dryas Anh và trận đại hồng thủy đầu tiên

Đợt lạnh giá đầu tiên, hay còn gọi là sự kiện Dryas Anh bao gồm hai bộ phận là Dryas
Anh C và Dryas Anh Thứ bị gián đoạn bởi một thời kỳ ấm hơn, hay còn gọi là thời kỳ
Bứlling . Đợt lạnh giá Dryas Anh C bắt đầu cách đây hơn 15.000 năm và kéo dài khoảng
vài nghìn năm và làm cho mực nước biển trước đó dâng cao nhanh chóng bị hạ xuống
khoảng 10 mét .

Hình 1: Ba cơn đại hồng thủy. Sau khi Kỷ Băng hà cuối cùng kết thúc, ba đợt tan băng
mạnh đã diễn ra sau một thời kỳ lạnh giá kéo dài khoảng từ 400 đến 1200 năm. Mực
nước biển dâng cao sau Kỷ Băng hà được mô t ở đây là thuộc bờ biển đo Barbados vùng
Caribê. Hình này không chỉ ra một số ảnh hưởng khác, ví dụ như nước biển hạ thấp trong
thời kỳ lạnh giá và các mực nước biển dâng cao được quan sát trên thềm lục địa. (Đường
cong được phỏng theo Blanchon và Shaw (1995; tập 3). )

Vào cuối thời kỳ Dryas Anh C cách đây khoảng 14.000 năm , băng lại tan với cường độ
rất mạnh và tốc độ tan băng lớn hơn thời kỳ trước rất nhiều lần. Các núi băng trôi về Bắc
Đại Tây Dương giống như những thảm họa vô tận khi các tảng băng khổng lồ của Châu
Âu bị vỡ ra. Cuối cùng, vào thời điểm các núi băng bắt đầu hành trình của mình (khoảng
14.000 năm trước đây), mực nước biển bắt đầu dâng cao trở lại . Sự dâng cao này một
phần là do Sông băng Livingstone ở Bắc Mỹ bất thần bị đổ sụp, làm cho 84.000 km3
nước ngọt đột ngột chảy về phía bắc Đại Tây Dương. Cơn đại hồng thủy này ngay lập tức
nâng mực nước biển trên thế giới lên khoảng 23 cm. Ngoài ra còn có những tác động phụ
khác, ví dụ như những chấn Động địa chấn sâu rộng và các cơn sóng thần do sức ép
khổng lồ của dòng nước đổ từ địa tầng vỏ trái đất vùng Canada đến phía bắc Đại Tây
Dưng. Một số người lập luận rằng hệ lụy quan trọng nhất của sự kiện hồ băng bị đổ sụp
là nó khi mào cho nhiều đợt băng tan khác vì diện tích khổng lồ của các tấm băng ở phía
bắc bị tách khỏi lớp đá ở đáy và trôi nổi về phía Đại Tây Dương giống như hàng trăm núi
băng và đảo băng trôi.

Dù điều gì đã xảy ra đi nữa thì trong khoảng thời gian chưa đầy 300 năm, như người ta
thường gọi là thời kỳ Allerứd, mực nước biển dâng cao khoảng từ 13,5 mét đến 80 mét
dưới mức hiện tại của nó. Vào thời điểm đỉnh cao của các núi băng và nước băng tan,
mực nước biển trên trái đất dâng cao hơn 7 cm mỗi năm .

p.31

Sự kiện Dryas Em và cơn đại hồng thủy thứ hai

Sự tan băng đột biến của các phiến băng ở Châu Âu và Châu Mỹ sau sự kiện Dryas Anh
tiến triển chậm lại. Sau đó, cách đây khoảng 13.000 năm , trái đất bước vào một thời kỳ
khô lạnh khác, được gọi là sự kiện Dryas Em, thời kỳ này được xem là còn lạnh giá hơn
cả Kỷ Băng hà. Những giả thiết gần đây cho rằng nhiệt độ ở Greenland trong thời kỳ
Dryas Em thấp hơn hiện nay khoảng 20 độ . Trong thời kỳ Dryas Em, nước băng tan chỉ
chảy thành dòng nhỏ. Mực nước biển chỉ dâng lên khoảng 2 milimét mỗi năm và thậm
chí còn rút xuống giống như trong thời kỳ lạnh giá Dryas Anh trước đó.


Đợt lạnh giá Dryas Em kết thúc cách đây 11.500 năm, đột ngột hơn cả khi nó bắt đầu và
sau đó trái đất trở lại một thời kỳ rất nóng. Khí hậu ở Greenland ấm lên trong vòng 50
năm . Tốc độ tăng nhiệt độ được lần ra bằng cách đo khí mêtan bị kẹt trong các tầng sâu
của các chỏm băng ở giữa Greenland (sn xuất mêtan trên thế giới rất nhạy cm với những
thay đổi khí hậu). Cùng vào thời điểm khí hậu nóng lên, hàng trăm núi băng trôi bắt đầu
xuất hiện trở lại về phía bắc Đại Tây Dương. Lần này, phiến băng khổng lồ Laurentide ở
đông bắc Canada bị lắc mạnh, một số phần bị đổ sụp và khiến cho một khối lượng lớn
băng bị tan thành nước. Mực nước biển dâng lên rất nhanh, khoảng trên 7 cm mỗi năm.
Paul Blanchon và Johơn Shaw ước tính rằng, nước biển dâng cao khoảng từ 7.5 mét lên
khoảng 50 mét dưới mức hiện tại trong vòng chưa đầy 160 năm.

Các nhà địa chất học một lần nữa lại xác định một số cú sốc đổ sụp sông băng gây ra
những cơn đại hồng thủy vào lúc mực nước biển bắt đầu dâng cao và thậm chí là xảy ra
trước cả lúc đó. Một trong số các hồ băng thời tiền sử mà các nhà địa chất thường gọi là
“hồ băng Ban-tích” bị vỡ cách đây 12.000 năm, đổ ra khoảng 30.000 km khối nước ngọt
chy từ Scandinavia xuống Biển Bắc. Hồ Agassiz, một hồ băng của Canada nằm ở khu
vực Saskatchewan ngày nay đã đổ ra một khối lượng nước tương tự vào Vịnh Mê hi cô ít
nhất là hai lần – cách đây 11.500 năm và 11.400 năm . Tổng lượng nước của ba trận đại
lụt này là 81.000 km khối. Sau mỗi lần băng tan thành nước, nhiều khu vực rộng lớn
trước đây là đáy hồ chìm đột ngột nổi lên tren các rìa phía nam của phiến băng Laurenide.

Một đợt khô lạnh nữa và cơn đại hồng thủy thứ ba        p.32

Sau khi phiến băng Laurentide ở Canada bị tan ra một phần, khí hậu trở lại ấm áp. Mực
nước biển tiếp tục dâng cao nhưng với một tốc độ vừa phải là chưa đầy 1 cm mỗi năm
vào thời điểm cách đây khoảng 10.000 năm. Thậm chí vào lúc đó, các mực nước biển có
thể đã trải qua một thời kỳ tương đối ổn định. Điều này thể hiện ở các thềm san hô thấp
hơn khoảng 30 mét so với mực nước biển ngày nay tại Hawai’i và những đảo khác ở Thái
Bình Dương . Trong thời kỳ 9.500-8000 năm trước đây, các vùng châu thổ được hình
thành trên khắp thế giới do mực nước biển dâng cao trên các thềm lục địa . Những vùng
châu thổ này bao gồm và tạo ra những nền móng cho các đòng bằng phù sa phì nhiêu ở
Lưỡng Hà. Những đồng bằng tương tự cũng được kiến tạo bên sông Hằng của Ấn Độ,
sông Chao Phraya ở Thái Lan, sông Mahakam ở Borneo và sông Dương Tử ở Trung
Quốc. Đó chỉ là một vài trong số hơn 40 vùng châu thổ đã được xác định trên khắp thế
giới. Các đồng bằng phù sa là c sở cho những thành tựu lớn trong nông nghiệp tại những
vùng này kể c trước và sau trận đại hồng thủy thứ ba xảy ra cách đây 8000

năm. Tuy nhiên, tính chất bằng phẳng của các đồng bằng do các con sông tạc nên một

cách từ từ cũng khiến cho những vùng này càng dễ bị tấn công hơn bởi lũ lụt kinh niên.

Cách đây 8400 năm, nước biển lúc đầu tăng nhanh và sau đó chậm dần sau sự kiện Dryas
Em dẫn đến sự dâng cao của các mực nước biển xích đạo từ 19 đến 24 mét dưới mức
đường nước gập bờ ngày nay . Đợt lạnh giá xảy ra tiếp theo làm cho sự dâng cao của
nước biển ngừng lại một lần nữa . Mặc dù hai đợt lạnh đầu mang tên của loài hoa hoang
dã vùng địa cực là Dryas được nhiều người biết đến nhưng đợt lạnh giá thứ ba chỉ mới
được công nhận gần đây. Khoảng trống về tri thức này xuất phát từ nguyên nhân chính là
thời kỳ này chỉ kéo dài rất ngắn, khoảng 400 năm.

Các mốc địa tầng ở đáy đại dương vàtrong các chỏm băng mà các nhà địa chất học và
 những người khác sử dụng để xác địnhcác sự kiện Dryas lại qúa ít ỏi để có thể phác
thảo ra đợt lạnh giá này mãi cho đến thờigian gần đây. Tuy nhiên, sự thay đổi này một
lần nữa lại được phát hiện gần đây bằngcách phân tích khí mê tan bị nghẽn ở nhiều
 loại nồng độ trong chỏm băng ở trung tâmGreenland. Cách đây 8400 năm, nồng độ
khí mê tan lên rất cao sau đợt lạnh giá DryasEm, rồi đột ngột hạ thấp xuống trong
 vòng 400 năm . Những đo đạc trầm tích đáy hồ ởMa-rốc cũng chỉ ra rằng đây là
 thời kỳ khí hậu trên trái đất trở nên rất khô . Một số nhànghiên cứu tìm hiểu vỉa
đá ngầm Great Barrier ngoài khi Australia đã phát hiện ra rằngmực nước biển giảm
 xuống khoảng 6 mét trong thời kỳ cách đây 8.400 và8.000 năm trong đợt lạnh giá này.

Thời kỳ khô lạnh thứ ba đột ngột bị gián đoạn cách đây khoảng 8000 năm do một sự kiện
mới được phát hiện ra trong thập kỷ vừa qua. Sự kiện này được mô tả là cơn đại hồng
thủy lớn nhất trong vòng 2 triệu năm qua . Chỏm băng tan Laurentide đã kiềm giữ khối
lượng nước ngọt khổng lồ trong các sông băng chiếm một phần ba diện tích phía đông
Canada. Các tấm băng tan là những thực thể phức hợp; tuy nhiên, chúng ta có thể ví
chỏm băng Laurentide như là một cái bát (vịnh Hudson) nước đá dần dần nóng lên. Xung
quanh mép bát, nước băng tan được góp lại để lại giữa bát một khối băng. Nước băng tan
được định kỳ hút ra chỗ khác, gây ra lụt lội ở những nơi khác (thường là sông Mississippi
và St Lawrence) và khiến cho khối băng còn lại bám vào đáy bát chứ không phải là nổi
lên. Trên một đoạn ngắn ở mép bát bằng sứ, có một lổ hổng chạy xuống đáy. Đây chính
là Eo biển Hudson. Nước dự trữ không thể chảy qua lỗ hổng này trong một thời gian dài
vì khối băng được nêm chặt vào để bịt kín lỗ hổng.

Hình 2: Phiến băng Laurentide bị vỡ và cơn đại hồng thủy. Đợt tan băng lớn cuối cùng là
chấn Động lớn nhất. Khoảng 8.400 năm trước, một khối băng phức hợp khổng lồ vẫn còn
bao phủ vùng đông bắc Canada kiềm lại dung lượng nước khổng lồ trong các sông có
băng bao quanh. Khi chúng bị chảy ra cách dây khoảng 8.000 năm, chúng mang theo
phần lớn phiến băng qua Eo biển Hudson. (Phỏng theo Dyke và Prest (1987).)82 (chương
2)

Các nhà địa chất học đã tính toán rằng tổng diện tích bề mặt của các sông băng bao quanh
phiến băng Laurentide vào thời điểm đó lên tới hơn 700.000 km vuông. Sông băng lớn
nhất là tập hợp của hai con sông Agassiz và Ojibway trải dài trên 4.800 km ở lục địa và
bao quanh phiến băng, với độ cao khoảng 450-600 mét so với mực nước biển. Khi bể
chứa nước khổng lồ này trên các ngọn đồi phụt lên cách đây khoảng 8000 năm, nó không
chảy từ từ về phía nam đến các con sông Mississippi hay St Lawrence như những lần
trước. Thay vào đó, nó chạy về phía bắc và phía đông đổ thẳng ra Vịnh Hudson và chy
qua Eo biển Hudson, chở theo hơn một nửa còn lại của phiến băng Laurentide. Băng đã
bị long ra và được nâng lên do nước biển xâm lấn qua eo biển Hudson và do nước hồ
băng xuyên qua theo đường khác. Những tính toán về dung lượng nước đóng băng bị đổ
ra ngay sau đó dao động trong khoảng 75.000 đến 150.000 km khối - đủ để lập tức nâng
mực nước biển trên trái đất lên 20-40 cm. Tâm điểm của phiến băng cũng được phun qua
qua Eo biển Hudson và làm mực nước biển dâng lên thêm 5-10 mét khi phiến băng với
độ dày 1.6 km và bằng 1/3 diện tích của Canada bị vỡ ra . Mực nước biển tăng nhanh
cũng khiến băng bị lở ra từ các tấm băng khác.

Sự dâng cao đột ngột khoảng từ 5-10 mét của mực nước biển cách đây 8000 năm đủ để
làm những người theo thuyết tai biến tin rằng đây thực sự là một ứng cử viên cho cơn đại
hồng thủy. Tuy nhiên, những báo cáo trên các tạp chí dường như còn cho rằng sự kiện
này thậm chí còn thảm khốc và phức tạp hơn nhiều. Mực nước biển có thể dâng đến 25
mét chứ không phải chỉ 5-10 mét. Ngoài ra, như các huyền thoại đã nói, đợt dâng cao này
được nối tiếp bằng một đợt rút xuống. Trong cuộc hội thảo của Hiệp hội Phát triển Khoa
học Mỹ năm 1995 về những thay đổi trong mực nước biển trong quá khứ địa chất gần đây, một số người tham gia từng nghiên cứu những khu vực cách xa nhau như Greenland,
phía Bắc Đại Tây Dương và Đan Mạch đã báo cáo về một sự kiện lớn xảy ra cách đây
8000 năm. Nghiên cứu ở Đan Mạch cho biết “Mực nước biển dâng cao (25 mét) và sau
đó rút xuống tại 8000 B.P với mức 8-15 cm/năm” .

Vùng tây bắc nước Anh cũng trải qua thời kỳ nước biển dâng cao khoảng 3,4 đến 4,4 cm
mỗi năm cách đây khoảng 7800 năm. Sự biến mất đáng kể của nhiều bờ biển cũng được
ghi nhận ở nước Đức cùng thời kỳ đó . Thay đổi trong mực nước biển với tốc độ 8-15 cm
mỗi năm được duy trì ở Đan Mạch trong phạm vi tối đa là 25 mét vào thời kỳ này không
hề được ghi nhận trong hai trận đại hồng thủy trước đó. Điều này có nghĩa là phần lớn
chu kỳ lên xuống đã làm tổn hại các đồng bằng ở Lưỡng Hà có thể đã được hoàn tất trong
một vài thế hệ hoặc thậm chí là ít hơn.

Câu hỏi được đặt ra là liệu những dao động lớn này trong mực nước biển tương đối được
ghi lại tại các vùng băng hà trước đây có được tìm thấy ở phía nam. Câu trả lời dường
như là có. Mực nước biển ở ven biển Trung Quốc dâng lên 2,0-7,5 cm mỗi năm cách đây
7800 năm, tương tự như hai trận đại hồng thủy trước đó.

Thậm chí vỉa đá ngầm Great Barrier ở Australia cũng chịu ảnh hưởng bởi diẽn biến này.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Townsville đã phân tích hàng trăm niên kỷ và độ sâu từ
vỉa đá ngầm Barrier và kết luận rằng mực nước biển đã dao động rất lớn trong thời gian
cách đây 8400 năm và 7800 năm (Xem hình 3). Điểm đầu tiên trong chu kỳ này xảy ra
cách đây khoảng 8500 năm khi mực nước biển dâng cao tột đỉnh dưới mực nước hiện tại
11 mét. Sau đó, cách đây 8200 năm, mực nước biển giảm xuống 6 mét trong khoảng 300
năm, tức là dưới mức hiện nay 17 mét. Giai đoạn tiếp theo chứng kiến sự dâng cao của
mực nước biển với tốc độ nhanh nhất. Trong vòng 400 năm, nước biển dâng cao 12 mét,
tức là khoảng cách của nó so với mức nước biển hiện tại giảm từ 17 mét xuống còn 5
mét.

Đợt dâng cao cuối cùng của nước biển ở vỉa đá ngầm Great Barrier đạt tốc độ trung bình
là 3 cm mỗi năm. Đây là một tốc độ tương đối cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức
được ghi nhận ở Đan Mạch cùng thời kỳ đó . Khi so sánh những con số này, chúng ta
cần ghi nhớ rằng những sự kiến lớn và đột ngột có thể bị bỏ qua hoặc bị không chú ý
đúng mức do không xác định được các phương pháp. Nếu chúng ta cho rằng mức nước
biển “dưới 17 mét” tại vỉa đá ngầm Barrier có thể là do một đợt lạnh giá ở Greenland gây
ra trong khi đợt dâng nước biển cuối cùng xảy ra sau khi toàn bộ một phiến băng bị vỡ và
tan thành nước thì diễn biến thứ hai có thể diễn ra trong vòng chưa đầy 400 năm.

Trên thềm lục địa xích đạo, mức ngập nước biển thậm chí còn cao hơn con số 10 mét đã
được ước đoán ở trên. Rõ ràng là còn có những ý kiến khác nhau về mức nước biển vào
thời điểm bắt đầu đợt tăng nhanh lần cuối cùng. Các mức lấy đà, lúc nước biển bắt đầu
dâng nhanh, dao động trong khoảng từ 17 đến 24 mét dưới mực nước biển tương đối hiện
tại. Người ta cũng chưa hoàn toàn thống nhất về thời điểm diễn ra cơn đại hồng thủy thứ
ba, độ dâng cao của nước biển và thời điểm nước biển dâng chậm lại. Mặc dù có một số
quan điểm cho rằng cơn đại hồng thủy này bắt đầu cách đây khoảng 8000 năm như đã mô
 tả ở trên nhưng một số người lại cho cho rằng nó xảy ra cách đây 7600 năm . Tuy nhiên,
trong địa chất học, mức khác biệt này lại không phải là lớn lắm.

Vì một số nguyên nhân mà tôi sẽ trình bày ngắn gọn ở phần tiếp theo, tốc độ dâng cao
của mực nước biển không giống nhau ở các nơi trên thế giới. Vì thế một biểu đồ về mức
tăng của mực nước biển trên thế giới biểu thị những đường cong khác nhau (Xem Hình
3). Ví dụ, tại Barbados, nước biển chưa đạt đến mức hiện tại mãi cho đến thời kỳ gần
đây. Ngược lại, cách đây 7600-7500 năm, trên thềm lục địa của Đông Nam Á, nước biển
vượt mức đường nước gập bờ và vẫn tiếp tục dâng cao . Tuỳ thuộc vào thời kỳ thực sự
diễn ra cơn đại hồng thủy, mực nước biển có thể lập tức dâng cao 24m hoặc thấp hơn
chút ít trong vòng 400-1000 năm. Cách đây khoảng 7600 năm, mực nước biển tại Vịnh
Ả-Rập nhanh chóng tăng lên khoảng 7,5 mét trong vòng chưa đầy 100 năm và dâng đến
24 mét trong vòng 1000 năm.

Hình 3: Đợt dâng cao cuối cùng của mực nước biển tại bốn bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt
trên thế giới. Một đợt rét ngắn xảy ra cách đây 8400 năm khiến cho nước biển dâng chậm
lại và sau đó là rút xuống. Tiếp đó, khoảng 8000 năm trước, nước biển lại dâng cao rất
nhanh trên tất c các bờ biển, đó chính là cơn đại hồng thủy thứ ba. Tuy nhiên, biển vẫn
chưa dâng cao đến mực nước ngày nay tại Barbados và vỉa đá ngầm Great Barrier mãi
cho đến gần đây. (Đường cong phỏng theo Zarins (1992)42, Blanchon and Shaw
(199513), Geyh et al. (1979)41 và Larcombe et al. (1995; tập 5)31; thời gian: niên lịch
sửa đổi BP.)

Thoạt nhìn, những đường cong chỉ mực nước biển tại bốn bờ biển trên thế giới – Eo biển
Malacca, Fao ở Vịnh Ba Tư, vỉa đá ngầm Great Barrier và Barbados không nói lên được
nhiều thông tin gì. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ trong giai đoạn cách đây 8400 năm và
7600 năm trước, có thể thấy một số nét tương đồng. Khoảng 8400 năm trước, khi trái đất
đang ở vào thời kỳ lạnh giá, mức tăng của tất cả các đường cong đều chậm lại; thậm chí
hai đường cong biểu thị vỉa đá ngầm Great Barrier và Fao tại Vịnh Ả Rập còn cho thấy
một sự sút giảm rõ nét. Sau đó, các đường cong lại cho thấy mực nước biển tăng vọt và
chủ yếu diễn ra cách đây 7500 năm. Các mức dâng này đều diễn ra hầu như đồng thời
nếu tính sai số trong việc xác định năm tháng. Cùng với những phát hiện tại Đan Mạch và
Greenland, chúng ta dường như đang xem xét những bằng chứng trên khắp thế giới về
những tác động của cơn đại hồng thủy thứ ba do Paul Blanchon và những người khác ghi
lại.

p.38

Đại hồng thủy ở Hắc Hải

Đợt dâng cao cuối cùng của mực nước biển trên trái đất có thể đã nhấn chìm Hellespont
và làm ngập một phần bờ biển Hắc Hải. Trước khi cơn đại hồng thủy cuối cùng xảy ra,
mực nước ở Hắc Hải thấp hơn mực nước của biển Địa Trung Hải ngay gần kề đến hàng
chục mét. Eo biển hẹp Bosporus đã bị nghẽn bùn. Tuy nhiên, do mực nước biển dâng lên,
đến một thời điểm nào đó, cái chốt bùn nổi lên cao và sau đó nhanh chóng làm nước phụt
ra. Cách đây khoảng 7250 năm, cùng với dòng chảy và tiếng gầm bằng 200 con thác
Niagara cộng lại, cơn đại hồng thủy ập đến Địa Trung Hải, đặc biệt là di đất bằng phẳng
 ở phía bắc Hắc Hải. Bill Ryan và Walt Pitman, hai nhà địa chất biển người Mỹ đến từ
New York và có công phát hiện ra trận lũ này, cho rằng nó có thể là nguồn gốc của huyền
thoại về đại hồng thủy Nô-ê. Điều này có thể đúng đối với khu vực Trung Đông nhưng
nó không thể giải thích cho hơn 500 câu chuyện khác về nạn đại hồng thủy trên toàn bộ
phần còn lại của thế giới. Do đó, đại hồng thủy ở Hắc Hải chỉ được xem như là một trong
những sự kiện lớn sau khi Kỷ Băng hà kết thúc. Trong chương 3, tôi sẽ trả lời câu hỏi ai
bị ảnh hưởng bởi cơn đại hồng thủy này, tại khu vực nào và mức độ trầm trọng ra sao.

p.38
Đất nâng lên sau cơn đại hồng thủy

Như sẽ trình bày trong Chương 8, tôi cho rằng những huyền thoại về nạn đại hồng thủy ở
Bắc Mỹ của người Algonquian Indian cùng với những trận lụt hồ và đất nâng lên đột ngột
có thể có cơ sở từ những sự kiện xảy ra ở Canada sau Kỷ Băng Hà. Đầu tiên, đã có một
thời kỳ lạnh giá, khô hạn và đói, tiếp đó là nước hồ dâng lên rất nhanh. Thời kỳ lạnh giá,
khô hạn và đói rét trùng khít với các thời kỳ diễn ra ngay trước ba trận đại hồng thủy mà
tôi đã mô tả sơ bộ. Sự kiện nước hồ dâng cao đột ngột cũng là một đặc điểm của một
chuỗi các hồ có liên quan một phần với nhau bao quanh chỏm băng Laurentide. Khi
chỏm băng này tan ra, theo định kỳ, mực nước hồ sẽ dâng đủ cao để tràn sang một hồ bên
cạnh. Toàn bộ dung lượng nước trước bị dồn nén giờ đây được tháo ra khiến cho nước hồ
thứ hai dâng lên rất nhanh. Quá trình này được lăp lại ở hồ tiếp theo trong hệ thống đó
cho đến khi dòng nước lũ tràn qua khỏi các hồ và đổ về sông Mississippi, hoặc chảy qua
“Hồ Lớn” đến sông St Lawrence. Lúc đó, Hồ Lớn mà chúng ta biết ngày nay có một kích
thước rất khiêm tốn so với các gã khổng lồ như Hồ Agassiz và Hồ Ojibway. Những trận
lụt hồ khủng khiếp nhất xảy ra ngay trước cơn đại hồng thủy thứ ba cách đây 8000 năm.
Như chúng ta đã thấy ở trên, đây là những trận lụt lớn nhất từ khi có con người trên Trái
Đất. Trong phạm vi những khu vực này, nước lũ thậm chí đã dâng cao lên đến chỏm núi.

Trận lụt hồ cuối cùng cũng là trận lụt lớn nhất và có thể đã khiến cho núi băng Laurentide
bị sụp đổ và tan băng. Trong trường hợp này, nước tháo ra không chảy về phía nam như
trước đây mà chảy về phía bắc đổ ra lưu vực sông nằm dưới chỏm băng mà ngày nay
chúng ta gọi là Vịnh Hudson. Khi nước hồ chảy dưới lớp băng để đổ về Eo biển Hudson,
chỏm băng Laurentide bị tách làm hai; phần trung tâm và sườn phía tây của nó tan thành
nước chy ra phía bắc Đại Tây Dương. Nước mặn thấm nhập càng làm tăng tốc độ tan
băng phía dưới và đẩy nhanh dòng chảy. Cuối cùng, cái duy nhất còn lại là hai chỏm
băng, một ở phía bắc và một ở phía nam bị chia cắt bởi Vịnh Hudson hay còn được các
nhà địa chất gọi là Biển Tyrrell.


Biển Tyrrell lúc đó ngập đầy nước mặn có diện tích bề mặt và độ sâu lớn hơn hậu duệ
của nó là Vịnh Hudson. Sở dĩ có điều này xảy ra là bởi vì toàn bộ tầng lục địa phía dưới
chỏm băng đã bị đẩy xuống thấp đến 300 mét. Một trong những sự kiện lún đất lớn nhất
diễn ra xung quanh bờ biển phía nam và “Vịnh James.” Tốc độ tan băng nhanh khiến cho
lớp vỏ Trái Đất không đủ thời gian để nâng lên trở lại sau khi một khối trọng lượng lớn bị
chuyển đi. Tuy nhiên, sau đó tầng đáy Biển Tyrrell có nâng lên với tốc độ tương đối
nhanh và con người có thể nhìn thấy đất liền ở bờ biển phía nam nhô lên trên mặt biển
như những mô tả trong các câu chuyện về hiện tượng đất nâng lên và sụt xuống (xem
Chương 11). Một bức tranh nổi tiếng về Hồ Gấu Lớn đã mô tả cấu trúc của nhiều thềm tự
nhiên được tạo thành do nước hồ rút xuống (xem mô tả 1).



Do đó, không hoàn toàn ngạc nhiên khi hiện tượng đất nâng lên ở vùng Algonquin là

câu chuyện chung của nhiều tộc người, từ những người ở khu vực phía đông Hồ Lớn

định cư trên một dải đất rộng lớn trước đây được tạo thành từ các hồ băng cho đến

người Athapascan ở phía tây bắc. Đặc biệt, những câu chuyện về đất nâng chỉ được tìm
 thấy ở rìa phía đông của những khu vực trước đây được bao phủ hay bị đe doạ bởi các
hồ băng khổnglồ là Agassiz và Ojibway.Đó là tất cả những gì mà người ta thường nói đến.

Những sự kiện xung quanh sự tan băng của núi băng khổng lồ Laurentide thực sự là
những chấn động lớn. Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét một trận lũ với quy mô và cường
độ có thể làm hài lòng những người theo thuyết tai biến. Không những thế, nó là khởi
nguồn của một trong những câu chuyện kỳ lạ nhất trên thế giới. Dòng nước bị đổ ra trong
cơn lũ này nhanh với tốc độ kỷ lục. Thay đổi đột ngột trong áp suất từ các lục địa Bắc Mỹ
và Châu Âu xuống các lưu vực biển trên thế giới có thể đã gây ra những trận động đất dữ
dội và núi lửa phun trào trên khắp thế giới, và những cơn sóng thần địa chấn trên Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương (xem Chương 8).


Một bằng chứng về cường độ năng lượng do các núi băng tan giải phóng lên lớp vỏ giòn
của Trái đất vào thời kỳ này không phải đến từ Canada mà là từ Thuỵ Điển. Ông Arch
Johnston thuộc Trung tâm Động đất của Đại học Memphis đã mô tả rất sinh động rằng
khi những phần còn lại của tảng băng Phần Lan – Scandinavi tan ra cách đây 8500-8000
năm trước, những chuyển động dao động lớn và đột ngột của lớp vỏ giòn trên Trái đất đã
gây ra những cơn sóng lớn vào đất liền. Những cơn sóng này chính là những tai biến sau
khi băng tan và ngày nay được gọi là những “con sóng thần bằng đá băng” tại khu vực
Scandinavia (xem Chương 8). Một trong những con sóng thần lớn nhất dài đến 150 km
và cao 10 mét, đựơc gọi là Parvie, một từ của người Láp có nghĩa đen là “sóng trên mặt
đất”. Con sóng thần này có thể được quan sát ở phía bắc Thuỵ Điển. Những tai biến này
là những sự kiện kỳ lạ hiếm có.



Chúng có thể thọc vào vỏ Trái Đất sâu tới 40 km. Những tính toán của Arch Johnston về
mức năng lượng đủ để gây ra những tai biến này cho thấy rằng chúng có liên quan đến
các trận động đất với cường độ lớn ngoài sức tưởng tượng.
Nếu những trận động đất này xảy ra tại các rìa lục địa của tất cả các chỏm băng lớn còn
lại thì những cơn sóng thần cao chất ngất có thể cùng lúc đổ ra các đại dương trên Bác
Cầu Bắc trên c ba hướng giống như ba trận đại hồng thủy. Bắc Đại Tây Dương có thể
phải hứng chịu những con sóng thần từ hai phía là Canada và Châu Âu. Bắc Thái Bình
Dương cũng gặp phải tình trạng tương tự nếu phiến băng Cordilleran trên dãy Rockies
tan ra. Vị trí của cường độ năng lượng lớn nhất được giải phóng có thể là dọc đường đứt
gãy ven biển của Canada nằm trong khu vực vòng lửa địa chấn Thái Bình Dương. Tuy
nhiên, sự kiện này đã xảy ra trên dãy Rockies trước khi xuất hiện hai cơn đại hồng thủy
cuối. Những đợt đổ sụp lớn của hồ băng Missoula ở phía Tây đã diễn ra trước sự kiện
Dryas Em.

Các thời kỳ băng giá và tan băng định kỳ mà tôi đã mô tả đối với các núi băng phía bắc
lại chưa được mô tả đầy đủ ở Nam Cực. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thừa nhận rằng
những thay đổi khí hậu đi kèm với các thời kỳ này có phạm vi toàn cầu chứ không phải là
cục bộ; rằng những sự kiện và những đợt tan băng nhanh không chỉ giới hạn trong các
chỏm băng hai bên bờ bắc Đại Tây Dương. Những con sóng thần bắt nguồn từ những trận
 động đất ở Nam Cực có thể đã đe doạ toàn bộ khu vực Nam Á, Đông Á, Australia và
Nam Mỹ.

Nói tóm lại, thời kỳ “băng giá và tan băng” hậu sông băng xảy ra gần đây nhất có đặc
điểm khác với hai thời kỳ trước. Trước hết, giai đoạn băng giá diễn ra quá ngắn nên khó
nhận biết được. Thứ hai, trận lũ do nước băng tan và mực nước biển dâng cao quá đột
ngột và có sức tàn phá lớn hơn hai lần trước; nước biển đã có lúc dâng lên từ 12 đến 25
mét. Sức tàn phá của sự biến này đã không cho lớp vỏ giòn của Trái Đất có đủ thời gian
để điều chỉnh với phân bố trọng lực mới của băng và nước ở các khu vực khác nhau. Mực
nước biển dâng cao đáng kể và đi kèm theo nó là nhiều trận động đất và sóng thần dữ dội.

p.41.         Một Trái đất mềm, dẻo, lỏng và dễ đàn hồi

Một trong những điều khó lý giải nhất đối với các nhà địa chất học là việc mực nước biển
tại các vùng khác nhau trên thế giới không dâng cao cùng một mức khi các chỏm băng
tan ra. Thoạt đầu, điều này xem chừng có vẻ vô lý vì tất cả các đại dương trên trái đất đều
thông với nhau. Tuy nhiên, nó lại hợp lý nếu chúng ta xem xét đến những chuyển động
của lớp vỏ Trái đất phía dưới biển và bờ biển. Thay đổi trong các mực nước biển tương
đối có nghĩa là mực nước biển hiện nay và trước đó khác nhau như thế nào trong cái nhìn
của người sống trên bờ biển hoặc gần bờ biển đó. Ví dụ, mực nước biển của bờ biển đông
bắc Canada hiện đang dâng lên, như nó đã dâng trong suốt 10.000 năm do trọng lượng
khổng lồ của băng bị bong ra vào cuối Kỷ Băng hà. Do đó, mực nước biển tương đối
dường như là đang rút xuống.


Đối với từng cá nhân, những thay đổi ở địa phương rõ ràng là có ý nghĩa quan trọng hơn
những thay đổi xảy ra ở những nơi khác trên đại dương. Hiểu được những tác động này
có thể giúp chúng ta hiểu sự trùng hợp về thời gian diễn ra các trận lụt ở Đông Nam Á và
Vịnh Ả Rập. Do đó, chúng cần phải được giải thích cặn kẽ. Trước khi tôi thực hiện điều
này, cần phải hiểu một số thuật ngữ có vẻ khó nghe, ví dụ như tính đẳng tĩnh, tính thuỷ
đẳng tĩnh, chấn tĩnh, chấn tĩnh kiến tạo, chấn tĩnh băng hà, và chấn tĩnh thể địa cầu.
Những thuật ngữ này thường được các nhà địa vật lý sử dụng để mô tả trạng thái của Trái
Đất khi các tảng băng tan. Tuy nhiên, do tất cả các thuật ngữ này đều thuộc ngôn ngữ
“Hy Lạp mới” nên tôi sẽ không sử dụng chúng ở đây.

Cần nắm vững ý tưởng đầu tiên rằng tính chất chủ yếu của Trái đất là nóng và lỏng. Thử
tưởng tượng rằng bạn là một nhà du hành vũ trụ không trọng lượng bay quanh quỹ đạo
Trái Đất và cố đổ xuống một tách ca cao nóng. Giả định rằng bạn đã vượt qua được
những khó khăn khi lấy chất lỏng ra khỏi bình nhưng sau đó lại làm rơi chiếc tách. May
mắn thay, dòng chất lỏng không rơi vào thành ca bin nhưng vẫn cứ lơ lửng. Sau một lúc,
ca cao cuộn tròn thành một quả cầu xoay lắc lư. Do nó đang xoay nên các cực của quả
cầu có xu hướng bị dẹt đi một chút còn đường xích đạo lại phồng lên đôi chút.

 Cực trởnên dẹt đến đâu và đường xích đạo phình đến đâu phụ thuộc vào tốc độ xoay.
Bởi bạntrộn ca cao với sữa đặc nên lớp da trên bề mặt sẽ có những nếp gấp. Bề mặt
cứng hơn lớpchất lỏng phía dưới, nó mềm nhưng lại khá giòn. Những mẩu sô cô la
đóng cặn trong táchbị hút về tâm của quả cầu và trở thành thể rắn. Tiếp tục hình dung
rằng ban đang chi đùavới quả cầu thể lỏng đang xoay. Nếu bạn dùng hai ngón tay trỏ
để đẩy hai cực của quảcầu, chúng sẽ bị lõm. Tuy nhiên, cùng lúc đó, bạn có thể gây ra
 những thay đổi khác trênquả cầu. Những gợn sóng chảy qua và xung quanh quả cầu
và nó dần thay đổi hình dạng.
Thậm chí nếu bạn cất tay đi thì chấn động mà bạn gây ra đối với quả cầu vẫn còn tiếp tục.
Và sau một thời gian, những vết lõm mà bạn gây ra có thể phục hồi lại. Bây giờ, chúng ta
hãy xem Trái Đất như là một quả cầu xoay bằng chất nóng.

p.43.         Lớp vỏ nguội, đàn hồi và dễ gãy

Lớp vỏ bên ngoài của Trái Đất dài chưa đầy 50 km, nguội, cứng, giòn nhưng có thể đàn
hồi. Nó có thể uốn cong nhưng nếu bị đẩy quá mạnh hoặc quá nhanh, nó có thể nứt gãy.
Có một số đứt gãy vĩnh cửu trên lớp vỏ và được gọi là các “vành đai địa chấn.” Những
 vành đai này góp phần tạo thành bề mặt gồ ghề của các lục địa và đại dưng. Do đó, bất cứ
áp lực bất thường nào theo chiều thẳng đứng đối với một trong những bộ phận của bề mặt
đó sẽ dồn vào đứt gãy vĩnh cửu gần nhất và gây ra động đất. 10.000 năm qua, trong một
số trường hợp, sự giải phóng năng lượng được kiểm soát này đã không thể xảy ra vì chưa
có đứt gãy nào đủ gần.

Một trong những minh chứng thuyết phục nhất cho điều này thể hiện ở trường hợp đứt
đoạn parvie tại Thuỵ Điển. Khi tảng băng Phần Lan-Scandinavia bị tan ra cách đây 8000
năm trong cơn đại hồng thủy cuối cùng, lớp vỏ bị lõm phía dưới của Trái Đất căng lên để
phục hồi lại hình dạng. Thật không may, không có rạn nứt địa chấn nào đủ gần để giải
phóng áp lực đó và tiêu hao năng lượng. Vì vậy, toàn bộ tầng lục địa xuất hiện một đứt
gãy khác xuyên qua độ dày của lớp vỏ Trái đất. Nhưng cơn sóng thuỷ triều lớn do những
sự kiện vỏ Trái đất bị rạn có thể đã xảy ra trên toàn thế giới. Rạn nứt này của lớp vỏ trái
đất cũng có thể xảy ra nếu có những thay đổi nhỏ trong trọng lực. Cách đây 10.500 năm,
Hồ băng có kích thước rất nhỏ Glen Roy tại X-cốt-len đột ngột tống ra 5 km3 nước băng
tan (vào cuối thời kỳ lạnh giá Dryas Em). Lượng nước tháo ra rất nhỏ này đã gây ra đứt
gãy và sụt lở đất ở nhiều nơi. Lượng nước tháo ra của Glen Roy cũng chưa thấm tháp gì
so với trận lụt xảy ra sau này, cách đây khoảng 8.000 năm, đột ngột tống ra lượng nước
lớn hơn gấp 36.000 lần.


Ví dụ về Glen Roy cũng cho thấy rằng sau khi một trọng lượng bị đột ngột mất đi, lớp vỏ
Trái đất ban đầu phản ứng lại bằng cách nảy bật lại rất nhanh và đàn hồi. Một cách ngẫu
nhiên, phản ứng này cũng làm tăng cường thêm những tác động dữ dội của các tảng băng
bị vỡ. Phản ứng xóc lên một cách đàn hồi của đáy lưu vực biển Ban-tích và Vịnh Hudson
ngay sau khi các chỏm băng ở những khu vực này bị vỡ có thể đã đổ ra thêm một dung
lượng nước khổng lồ vào các đại dương trên thế giới. Tình trạng nảy bật lại không bị
kiềm chế chỉ xảy ra khi các hồ băng tan thành nước hoặc các phiến băng bị mất các chỏm
băng, như trong nạn hồng thủy cuối cùng trong số ba trận đại hồng thủy sau khi Kỷ Băng
hà kết thúc. Trong hầu hết thời gian tan băng thời kỳ sau sông băng, vẫn còn một số
chỏm băng còn sót lại trên đỉnh của các khu vực bị lõm và cản trở sự nảy bật trở lại.


p.43.       Lớp manti: nóng, yếu và dẻo

Dưới lớp vỏ mỏng của Trái Đất khoảng từ 50 đến 100 km, tính dẻo của Trái Đất thay đổi
rất nhanh chóng. Từ một lớp vỏ cứng, chúng ta chuyển sang một lớp manti nóng và có
tính dính thấp hơn rất nhiều. Mặc dù có rất nhiều đặc tính của một chất lỏng và có chứa
chất nấu chảy nhưng lớp manti cũng chứa nhiều chất rắn lơ lửng – gần giống như kem
đánh răng dưới áp suất. Lớp manti có độ sâu khoảng 350 km và nằm sâu dưới bề mặt so
với độ sâu của những vết lõm do các phiến băng gây ra. Tuy nhiên, do là chất nửa lỏng
nên lớp này có vai trò trong việc phân phối lại khối lượng đã bị những sụt lún làm thay
đổi vị trí. Người ta vẫn chưa xác định chính xác được mức độ phân phối lại của “chất
kem đánh răng nóng” này trong phạm vi toàn cầu và trong phạm vi thuần tuý cục bộ.



Một bằng chứng cục bộ về sự phân phối lại này là phần lồi ra phía trước giống như một vành
đai cách mép của một phiến băng khoảng 300 km. Đo Wight ngoài khi bờ biển phía nam
nước Anh chưa bao giờ bị băng bao phủ. Thay vào đó, nó được nâng lên như phần lồi ra
phía trước của mép một phiến băng phía trên nước Anh. Do hiện tại không còn băng nữa. lên đo Wight đang chìm dần và nhiều thế hệ cư dân ở đây đã gặp rất nhiều khó khăn vì
điều này. Thành phố Luân Đon từng nằm gần phiến băng hiện nay cũng đang chìm dần
với mức độ là 16 mét mỗi thế kỷ.

Do những khối lượng khổng lồ và tính dính tương đối của lớp vỏ trái đất và lớp manti
nên việc phục hồi những vết lõm do băng diễn biến nhanh chóng trong thời kỳ ban đầu
nhưng dần dần chậm lại trong khoảng 10.000 năm trở lại đây. Ngày nay, đáy Vịnh
Bothnia của Biển Ban tích, biển này từng nằm dưới phiến băng Finno-Scandinavia, hiện
vẫn nâng lên khoảng 1 mét trong mỗi thế kỷ để khôi phục lại trọng lượng của Kỷ Băng hà
cuối cùng. Bằng chứng của sự thay đổi sâu rộng của lớp manti có thể được tìm thấy trong
độ hụt trọng lực âm với tâm là Vịnh Bothnia.


p.43.        Tỉ trọng của các đáy đại dương

Khi những chỏm băng trả lại nước cho các đại dương trên thế giới, trọng lượng trên vỏ
trái đất được phân phối lại và chuyển từ các vùng đất đai rộng lớn ở địa cực sang các lưu
vực đại dương.

Sự sụt lún của các lưu vực do mực nước biển dâng cao gây ra ở tất cả các khu vực trên
biển không hoàn toàn giống nhau: ở rất nhiều ni, thậm chí lưu vực còn được nâng lên.
Các địa tầng đại dương trên vỏ trái đất mặc dù không dày bằng các tầng lục địa nhưng
cũng có cùng những đặc tính chung là tính đàn hồi giòn như tôi đã đề cập ở trên. Tuy
nhiên, phân phối trọng lượng nước băng tan trên 2/3 bề mặt của thế giới có thể dẫn đến
tình trạng sụt lún chung của các lòng cho đại dương chỉ khi nào các tầng lục địa được
nâng lên để bù vào. Do các lục địa không bị tải thêm nhiều nước và thậm chí có thể được
nâng lên một chút còn thềm đại dương lại bị lún xuống nên chúng ta có thể chứng kiến
một sự đối lập trên các bờ biển với sự đấu tranh giữa đại dương và đất liền. Rìa lục địa
cũng dày hơn địa tầng đại dương liền kề và do đó nó có xu hướng không chịu lún xuống.
Sự khác biệt giữa bờ biển và đại dương sâu thẳm đã gây ra những ảnh hưởng bất ngờ và
thú vị khi chúng ta xem xét độ dâng tương đối hoặc biểu kiến của mực nước biển.

Trong cuốn sách này, tôi đặc biệt muốn nói về các bờ biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt vì
tại các khu vực này trước đây chưa hề có băng hà; nhìn chung mực nước biển tương đối ở
đây đã dâng lên. Tôi xin đưa ra đây hai bối cảnh nhiệt đới hoàn toàn đối lập nhau. Bối
cảnh thứ nhất là một hòn đảo cận nhiệt rất nhỏ ở vùng Caribê, ngày nay gọi là Barbados,
và có một ngư dân bất tử người Caribê/Arawak sống ở đó. Xung quanh hòn đảo này là
các bờ dốc và thọc sâu vào đáy đại dương hơn 200 mét. Do mực nước biển trên thế giới
đều dâng lên nên đáy đại dương lún chậm và cùng mang theo hòn đảo nhỏ.



Nền của hòn đảo không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lục địa kế bên và sự lún xuống của

đáy biển phản ánh những gì đã xảy ra trên nhiều lòng cho đại dương sâu thẳm gần xích đạo.

Do đó, có thể nói thay đổi biểu kiến trong mực nước biển trên bờ biển hòn đảo phản ánh
mức thay đổi thực tế tối đa của các mực nước biển vào khoảng 127 mét trên khắp thế giới
tại nhữngvĩ độ đó (xem Hình 1 và 3). Tuyên bố này xuất phát từ nhiều cơ sở chuyên môn.
Tuynhiên, những cơ sở đó có thể được bỏ qua vì mục đích tranh luận. Do lòng cho đại dương
vẫn đang từ từ lún xuống nên mực nước biển trên bờ biển Barbados vẫn tiếp tục từ từ dâng
 lên cho đến tận ngày nay. Kể từ Kỷ băng hà cuối cùng, nước biển chưa bao giờ
dâng lên quá mực nước biển ngày nay tại Barbados.

Bối cảnh thứ hai của chúng ta có thể được xem xét từ góc độ của ngư ông bất tử “Adad”
sống trên bờ biển của một lục địa; để đến được với biển xanh sâu thẳm, ông phải chèo
thuyền qua thềm lục địa dài 1000 km. Vẫn tồn tại những nơi như thế, ví dụ như bờ biển
Fao gần Kuwait nằm trong Vịnh Ả Rập hay eo biển Malacca gần Singapore. 12.000 năm
trước đây, hầu hết vịnh Ả Rập vẫn rất khô cạn. Hơn nữa, Fao còn tựa trên thềm lục địa
rắn dài khoảng 1000 km. Do vậy, 127m nước băng tan chất lên vỏ Trái Đất ở dưới Ấn Độ
Dương không có tác động gây lõm lớn đối với lớp vỏ của vịnh khi được đo tại bờ biển
Fao nằm ngay trong vịnh. Bởi vậy, tầng lục địa cũng giống như một loại thanh nẹp.

Có ba hậu quả bị gây ra bởi tác động “bó nẹp” của thềm lục địa đối với các mực nước
biển tương đối – tức là nước biển dâng nhanh hơn trong những đợt tan băng gần đây,
vượt quá mức hiện tại và hạ thấp mức tăng ròng của mực nước biển. Hậu quả thứ nhất là
cách đây 7500 năm, ngay sau đợt tan băng nhanh cuối cùng, nước biển dâng lên đã chạm
tới mức hiện tại của đường bờ biển ở Fao. So sánh với đường cong Barbados, mực nước
biển trên Vịnh Ả Rập cách đây 8000 năm dâng lên với tốc độ rất nhanh. Hậu quả thứ hai
là cách đây 6500-5000 năm, mực nước biển trong vịnh tiếp tục dâng lên cho đến khi nó
cao hơn mức hiện tại của bờ biển Fao 3 mét. Sau đó, nước biển rút xuống bãi biển Fao
sũng nước và trong vòng 3000 năm đến nay đã lắng xuống xung quanh bãi biển ngày
nay.

Lần rút xuống gần đây là do các lòng cho lớn của đại dương vốn tháo nước từ các
thềm lục địa vẫn tiếp tục bị lún. Dù trước đó đã có lần dâng đến đỉnh cao nhưng tổng
mức tăng ròng của mực nước biển dưới cái nhìn của ngư ông bất tử Adad vẫn chỉ ở mức
106 mét, chứ không phải là 127 mét như nhìn từ Barbados. Ngoài ra, tác động “bó nẹp”
của thềm lục địa rộng còn được thể hiện ở khu vực Muscat của Oman nằm ngay ngoài
Vịnh Rập, ni có thềm lục địa tương đối hẹp. Tại Muscat, đường cong mực nước biển
trong 10.000 năm qua là trung bình của mực nước biển ở Fao và Barbados. Nước biển
dâng gần đến mực nước biển hiện tại với tốc độ nhanh tương tự như ở Fao nhưng không
vượt quá; nó vẫn ở thấp hơn 1 mét so với mực nước biển ngày nay trong một thời gian
dài; chỉ có điêù là nó đang dần dần liếm vào bờ.

Hình 4: ảnh hưởng của thềm lục địa đối với các mực nước biển tương đối tại hai địa điểm
trong Vịnh A Rập cách đây 6000 năm. Tại bãi biển Fao, nằm về phía bắc của Vịnh, nước
biển dâng cao đỉnh điểm vượt 3 mét trên bãi biển hiện tại (đường cong trên), còn tại
Muscat (đường cong dưới) nằm ngoài Vịnh trền mép của thềm lục địa, mực nước biển
chưa bao giờ vượt quá bờ biển hiện nay (Các đường cong theo chương trình máy tính,
phỏng từ Lambeck (1995; tập 4); thời gian chưa được hiệu chỉnh.)

Trạng thái kỳ lạ của biển tại bãi biển Fao đã có những ảnh hưởng sâu rộng về phương
diện xã hội và khảo cổ và được lặp lại trên các thềm lục địa nhiệt đới và cận nhiệt, đặc
biệt là tại khu vực Vịnh Ả Rập, Viễn Đông và Ấn Độ. Trước hết, sự dâng cao 3 mét của
mực nước biển đã khiến cho nước biển tràn sâu vào trong nội địa, cách bãi biển Fao hiện
nay chừng 150-180 mét, và được gọi là hiện tượng biển tiến Flandrian. Hiện tượng này
đã đưa nước biển lấn vào các bờ biển của thành phố cổ đại Ur của người Xume và cả
thành phố Eridu thậm chí còn cổ xưa hơn (xem chương tiếp theo). Các thành

phố của Nhà nước Lagash cũng nằm dọc đường nước gập bờ dâng cao này cách đây

6500-5000 năm (Xem Hình 9.)

Phân bố địa lý này phù hợp với quan điểm cho rằng người Xume là những người đi biển
vùng duyên hải. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy niên đại của sự khởi đầu các trung tâm
thành thị ở Lưỡng Hà vào thiên niên kỷ thứ tư tr.CN chỉ là một ảo tưởng. Rất có thể
Eridu là thành phố duyên hải cổ xưa nhất không bị phá hủy bởi hiện tượng biển lấn. Nói
cách khác, nó có thể là thành phố cổ xưa cuối cùng đã được xây dựng vào thời kỳ đỉnh
cao hậu sông băng. ‘Cư dân Ubaid, những người đã làm ra những đồ gốm cổ xưa nhất
(‘Ubaid 1) sau đó được khôi phục lại ở Eridu, dường như cũng đặt cho các thành phố Ur
và Eridu những cái tên không mang tiếng Xume. Cách đây hơn 8000 năm, những cư dân
nông nghiệp tiền Xume này có thể đã xây dựng các khu định cư ven biển tại những vùng
đất thuộc Vịnh Rập hiện đang bị nhấn chìm dưới mực nước biển. Mặc dù ý tưởng về
‘các khu định cư của người Ubaid thời tiền sử chỉ mang tính suy đoán nhưng người ta
vẫn rộng rãi thừa nhận rằng cách đây khoảng 5500 năm trước, hiện tượng biển lấn đã
cuốn trôi các địa điểm khảo cổ ven biển tại các khu vực khác ở Châu Á, bao gồm cả Thái
Lan và bờ biển Trung Hoa.

p.46              .Những nguyên nhân về sự dao động trong mực nước biển

Một vài khía cạnh bất thường trong biến thái của Trái Đất sau Kỷ Băng hà cuối đã khiến
cho những thay đổi trong mực nước biển tưng đối trông có vẻ không giống nhau ở những
nơi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng chỉ làm thay đổi những đặc điểm trên thềm
lục địa nhiệt đới và cận nhiệt. Ví dụ, mực nước biển đỉnh điểm trên thềm lục địa Sunda
của Đông Nam Á có thể cao hơn mực nước ngày nay khong 5 mét, còn ở Vịnh Ả Rập là
3 mét.

Một hậu quả của quá trình tan băng là nước từ các cực, chủ yếu là Bắc Cực, chảy mạnh
về phía xích đạo. Cùng lúc đó, sự giải phóng sức nặng trên các lớp vỏ lục địa của địa cực
đã dẫn đến hiện tượng bù đắp phức tạp cho lớp manti và lớp vỏ trái đất nằm gần xích đạo.
Những nhân tố này đã góp phần thay đổi hình dạng và đặc tính của quả cầu dẹt xoay tròn.
Ví dụ,vùng thềm đại dương ở xích đạo dường như võng xuống với cường độ lớn hơn.
Tuy nhiên, tác động chỉ mang tính rải rác.

Đại dương không bao giờ đi theo những đường mức nhẵn nhụi trên một quả cầu dẹt xoay
lý tưởng và đây là một nguyên nhân khác dẫn đến sự dao động trong mực nước biển.
Thay vào đó, khi quay theo quỹ đạo, các vệ tinh đo được chiều cao của bề mặt đại dương
và phát hiện những vết lồi lõm lớn. Vết lồi lớn nhất tại vùng xích đạo cao 70 mét, tập
trung tại các biển xung quanh Papua New Guinea. Vết lõm sâu nhất là ở hai khu vực:
Một là Đảo Baldive phía nam Ấn Độ với độ sâu của vết lõm khoảng hơn 100 mét; vết
lõm còn lại ở gần Barbados của vùng Caribê với độ sâu hơn 50 mét. Những vết lồi và
lõm này phản ánh các lực hấp dẫn bất thường trên lớp vỏ phía dưới và lớp manti. Không
một ai biết chắc là những vết lồi lõm đó đã diễn biến như thế nào trong quá khứ và sẽ như
thế nào trong tưng lai. Chúng có thể đã di chuyển, nhưng không nhất thiết phải cùng một
lúc với chu kỳ băng hà. Nếu chúng vẫn ở nguyên tại chỗ từ Kỷ Băng hà cuối cùng thì các
 mực nước biển tưng đối có thể sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng. Nói cách khác, nếu các
vết lồi lõm này đã di chuyển thì rất có thể đã có những thay đổi lớn đối với mực nước
biển tưng đối gần đó. Đây cũng là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà địa chất học nghiên
cứu Barbados và bờ biển phía bắc của New Guinea, nơi xuất phát những ý tưởng quan
trọng nhất về sự thay đổi trong mực nước biển.

Một vấn đề khác ảnh hưởng đến mực nước biển thời kỳ hậu sông băng là sự chuyển động
theo chiều thẳng đứng của vỏ Trái Đất do các nhân tố khác ngoài nhân tố băng tan. Trong
quá khứ, các chuyển động ‘kiến tạo’ này đã được coi là nguyên nhân của mức độ khác
nhau của các đường cong mực nước biển trên khắp thế giới. Những chuyển động này vẫn
rất quan trọng tại một số nơi, ví dụ như ở New Zealand, Tonga và Đại Trung Hải, và góp
phần duy trì tình trạng không chắc chắn trong phân tích.


Nguyên nhân cuối cùng mà tôi muốn đề cập ở đây là hiện tượng cực trượt nghiêng với độ
rất nhỏ. Năm 1978, Edward Weyer cho rằng thay đổi trong lực ly tâm do các núi băng tan
có thể liên quan chặt chẽ với hiện tượng trượt tuần hoàn của cực địa lý (Cực địa lý là
điểm gặp nhau của các đường kinh tuyến). Thậm chí nếu cực chỉ trượt nửa độ cũng có thể
gây ra những thay đổi sâu rộng, không cân đối trong các mực nước biển, và thay đổi lớn
nhất diễn ra ở xung quanh kinh tuyến của sự trượt. Weyer đã tính toán rằng những thay
đổi trong mực nước biển do nguyên nhân này gây ra có thể dao động trong khoảng 300
mét theo chu kỳ 5600 năm. Đường kinh tuyến thích hợp nhất với các con số tính toán của
Weyer đã chia cắt các núi băng và chạy qua Bắc Kinh, Hồng Kông, Borneo và Perth (Ô-
xtrây-lia) ở phía đông, Eo biển Hudson, Bermuda và Tierra Del Fuego ở phía tây.

Tôi không tìm thấy những nghiên cứu tiếp theo để khẳng định quan điểm này. Dù hiện tượng
trượt của cực địa lý có xảy ra hay không thì cực từ vẫn đi qua đường kinh tuyến không
đối xứng nằm gần Vịnh Hudson, và có bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng cực này cũng
xảy ra hiện tượng trượt. Người ta biết chắc chắn rằng cực từ có chuyển động và thậm chí
có thể đo ngược chiều phân cực theo định kỳ.

p.48.                      Bằng chứng về đại hồng thủy thứ ba

Trong chương này, tôi đã mô tả về ba nạn hồng thủy diễn ra vào thời kỳ hậu sông băng.
Bất cứ đại hồng thủy nào trong số này có thể đã là một mô típ trong các huyền thoại. Nạn
hồng thủy cuối cùng có nước biển dâng cao nhanh nhất trước khi đạt đến mực nước ngày
nay và kèm theo nó là những cơn động đất dữ dội. Điều này càng chứng tỏ rằng đại hồng
thủy cuối cùng chính là cơn hồng thủy được kể lại ở Đông Nam Á.

Ba trận đại hồng thủy đã gây ra những ảnh hưởng khác nhau lên các khu vực khác nhau
trên thế giới. Những dao động trong sự thay đổi của mực nước biển tương đối vẫn tiếp
tục gây khó khăn cho các chuyên gia trong việc suy đoán và tìm kiếm một đường cong
‘chính xác’ về nước biển dâng cao thời kỳ hậu sông băng. Trước đây, những nghiên cứu
về sự dâng cao của mực nước biển thường đem lại những đường cong rất khác nhau với
những dao động quá lớn. Những đường cong chính xác hoàn thiện hơn dã cho thấy rằng
các dao động trong mực nước biển do ba cơn đại hồng thủy gây ra có ảnh hưởng rộng rãi
đối với nhiều bờ biển tách biệt tại cùng một thời điểm và những dao động nhỏ vẫn tiếp tục

trong vòng 6000 năm qua. Cuối cùng, tiêu chuẩn cuối cùng để xác định được điều gì
đã diễn ra trên một bờ biển hay một thềm lục địa nào đó là phải thực hiện nghiên cứu đối
với chính vị trí đó. Điều này có nghĩa là phải phân tích các niên đại của bờ biển, các lớp
trầm tích phía dưới, các tầng dưới nước trong biển…

Trong hai chương tới, tôi sẽ sử dụng đường cong mực nước biển bộ phận tại hai vùng
Viễn Đông và Nam Á để lập bản đồ cho hiện tượng mất đất từ sau Kỷ Băng hà cuối cùng.
Từ đó, chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn khía cạnh khảo cổ của ba bờ biển đã bị cuốn
chìm mà tôi vừa phân tích. Cơn đại hồng thủy diễn ra vào thiên niên kỷ thứ 5 tr.CN đã
gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đối với các cư dân sống trên các thềm lục địa

bằng phẳng vào thời kỳ đó. Ngoài ra, độ cao của nước biển so với mực nước biển ngày nay

tại các khu vực này cũng có những ảnh hưởng quan trọng. Hiện tượng nước biển dâng cao
này xảy ra vào khoảng năm 5000 tr.CN và lên đến đỉnh cao vào khoảng năm 3500 tr.CN.
Hiện tượng này đã xoa đi dấu vết khảo cổ về sự sinh sống của con người từ trước năm
3500 tr.CN, ví dụ như những cư dân Lưỡng Hà sống trên các đồng bằng bằng phẳng.
Trong nhiều trường hợp, chính điều này đã dẫn đến những nhận định sai lầm về thời tiền
sử. p.48 (hết chuơng 1)





Chương II              p.49

Bức màn bùn

Chương này bàn về trận Đại hồng thủy cuối cùng trong số ba nạn hồng thủy mà tôi đã đề
cập và giải thích tại sao nó đã xoá đi những bằng chứng về chính vai trò của nó đối với sự
khai sinh của nông nghiệp, Trận hồng thủy này đã xoá hết những dấu vết về mình đến nỗi
mà ngày nay chúng ta chỉ xem nó như một huyền thoại.

Ngày 16 tháng 3 năm 1929, Ngài Leonard Woolley, một nhà khảo cổ học nổi tiếng người
Anh hoạt động ở Lưỡng Hà đã gây sửng sốt cho các đồng nghiệp với lá thư được in trên
tờ Thời báo. Lá thư này tuyên bố rằng ông đã tìm thấy mỏ phù sa được tạo thành trong
cơn đại hồng thủy Utnapishtim (Truyền thuyết về Nô-ê của người Babylon) nằm dưới
Nghĩa trang Hoàng gia Ur và phía dưới sa mạc hiện nay khoảng 40 fít (12 mét).

Ông cũng tuyên bố rằng trận lũ này chính là cn đại hồng thủy Nô-ê trong Kinh Thánh.

Mặc dù tuyên bố của Leonard Woolley luôn bị phản đối và phớt lờ đi nhưng cho đến ngày nay
vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào để bác bỏ quan điểm trên. Xem ra tầm quan
trọng của phát hiện Woolley không phi ở chỗ nó có mối liên hệ với huyền thoại đại hồng
thủy, mặc dù rất có thể ông cũng đúng trên phưng diện này, mà là ở bằng chứng mà nó
đưa ra rằng đại hồng thủy Utnapishtim xuất phát từ đại dương. Đồng thời, câu chuyện
này cũng nói cho ta biết về những lập luận mang tính chất kinh viện và giúp ta thấy được
các nhà khảo cổ đã tái tạo lại thời tiền sử như thế nào.

Đợt tuôn trào cuối cùng của nước băng tan dần dần chảy chậm lại thành các dòng nước
nhỏ còn mực nước biển dâng cao đỉnh điểm trên các thềm lục địa cách đây khoảng 5500
năm. Đó là một bức màn nước được kéo xuống khắp các khu vực còn lại của các khu
định cư duyên hải trước đây. Người ta không thể tìm được các bình lọ và dụng cụ để các
nhà khảo cổ học có thể xác định được các thời đại văn hoá tiền sử. Chúng nằm dưới bùn
và dưới đại dương, cách bờ biển hàng dặm. Trong vòng vài nghìn năm tiếp theo, mực
nước biển rút xuống khoảng 5 mét và bờ biển lại nổi lên trên chiều dài khoảng 100 km.
Bức màn nước được kéo xuống một phần đã cho phép Woolley quan sát kỹ lớp bùn phía
dưới được hình thành vài trăm năm sau khi trận đại hồng thủy Utnapishtim đổ vào. Do
tình trạng ngập nước biển trên nhiều khu vực kéo dài trong thời kỳ cách đây 7500 năm và
5500 năm nên có một khoảng cách lớn giữa những di vật khảo cổ dưới lớp bùn và những
di vật phía trên. Bằng chứng của Woolley đã bắc cầu cho sự quá độ từ thời kỳ đồ đá mới
sang thời kỳ kim khí.


Trong hai chưng tiếp theo, tôi sẽ tìm hiểu những thí dụ về các thềm lục địa bị ngập tại ba
khu vực khác nhau để chỉ ra ảnh hưởng của cơn đại hồng thủy thứ ba đối với các nền văn
hoá thời kỳ đồ dá mới cách đây hơn 7000 năm. Ngoài ra, tôi còn phân tích sự suy đoán
của những nhà khảo cổ học, những người cố gắng chắp nối lịch sử của thời đại này qua
‘lăng kính’ khảo cổ. Như tôi đã đề cập, thí dụ đầu tiên là trận lũ mà Woolley phát hiện tại
khu vực Ur trong Vịnh Ả Rập. Trận lũ thứ hai đến từ Đông Nam Á và Châu Đại dương,
và cn lũ thứ ba đến từ Australia. Tôi cũng đưa ra những bằng chứng để khẳng định rằng
sự phát tán của của người Nam Đo có thể đã xảy ra cách đây hơn 7000 năm trước và họ
đã đến được bờ biển phía Bắc của New Guinea trong khoảng thời gian rất ngắn. Cũng
vào thời kỳ này, ở hướng tây, tổ tiên của những người nói tiếng Nam á có thể đã du nhập
kỹ thuật trồng lúa vào ấn Độ.


p.50.          Xem xét lại trận đại hồng thủy Nô-ê

Các nhà khảo cổ đã bàn luận rất nhiều về các thời kỳ tiền sử và sơ sử của Lưỡng Hà. Về
vấn đề này, họ đã tham khảo một nghiên cứu về các văn tự dùng chữ hình nêm trong các
thời đại sau. Thật ngạc nhiên là một sự kiện có sức tàn phá khủng khiếp và được mô tả
chi tiết như trận đại hồng thủy này lại gây ra nhiều tranh cãi trong các học giả về tính chất
có thực của nó, chứ chưa nói đến là năm tháng nó xảy ra. Điều này xuất phát từ một trong
những nguyên nhân là các nhà khảo cổ học có thể đã xem xét nhầm một trận lũ thuộc
kiểu dạng khác, tức là trận lũ sông theo mùa chứ không phải cơn bão biển. Hoặc có thể là
khi những câu hỏi về vấn đề mới được nêu lên, người ta còn thiếu những hiểu biết và
những công cụ cần thiết về địa chất và hải dương học.

Lớp bùn mà Woolley phát hiện ra tại Ur đã phân tách thời kỳ Ubadian tiền Sumer ra khỏi
thời kỳ Sumer của khu vực Uruk và Jemdat-Nasr. Dưới lớp bùn dày 3-4 mét tại UR,
Woolley không tìm thấy dấu vết của nghề luyện kim. Tuy nhiên, ngay phía trên, ông tìm
thấy những mảnh vỡ bằng đồng nằm sâu trong lớp đỉnh chóp và những bằng chứng về
các đồ tạo tác cuối cùng của người Ubaidian cổ. Do đó, Woolley cho rằng, thời gian kiến
tạo địa tầng của lớp bùn này trùng với bảng niên đại trong các Danh sách của Hoàng đế
Sumer được khắc trên các phiến gỗ bằng chữ nêm. Những biên niên sử này đều xem cơn
đại hồng thủy là một sự kiện lớn xảy ra trước các triều đại của người Kish, Erech và Ur.
Do đó, theo những ghi chép bằng chữ nêm và bằng chứng khảo cổ học, trận lũ này đánh
dấu sự sụp đổ của thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ của người Ubaidian và báo hiệu sự ra đời của
nền văn minh đô thị đầu tiên của người Sumer ở vùng Cận Đông cổ xưa. Kết luận về mặt
khảo cổ của Woolley cho rằng bùn đã phân tách thời kỳ Đồ đá mới với Kỷ nguyên kim
khí. Kết luận này là một đặc điểm quan trọng trong tuyên bố của Woolley và đã khuấy
lên trí tưởng tượng lúc đương thời.

Nhưng ngay sau đó, tranh cãi nổ ra. Hai ngày sau khi Woolley đưa ra công bố của mình,
một đồng nghiệp của ông tên là Langdon cũng tuyên bố rằng bằng chứng về một cơn đại
hồng thủy tương tự xảy ra muộn hơn (2600 trước công nguyên) đã được tìm thấy tại Kish
vào năm trước. Các đồng nghiệp của Woolley cũng bày tỏ nghi ngờ về tính chất của mỏ
bùn. Đáp lại, Woolley cũng bác bỏ lập luận cho rằng trận lũ Kish chính là cơn đại hồng
thủy Utnapishtim vì những lý do về niên đại. Ông còn tiến hành các biện pháp để phân
tích mỏ bùn mà ông đã phát hiện. Và cuộc tranh cãi được khuấy lên nhưng vẫn không
giải quyết được vấn đề.

Vào thời điểm đó, lập luận thuyết phục nhất của Woolley để phản đối cơn đại hồng thủy
do Langdon nêu ra chính là vấn đề niên đại. Woolley tham chiếu đến Thiên sử thi
Gilgamesh trong các ấn triện được khai quật từ Nghĩa trang Hoàng gia Ur để xác định
tính cổ xưa của trận Đại hồng thủy huyền thoại. Gilgamesh là thiên sử thi đầu tiên được
viết thành văn và nó cũng là nguồn gốc của câu chuyện về đại hồng thủy Utnapishtim. Và
nhiều người cho rằng, trận đại hồng thủy trong Kinh thánh là xuất phát từ thiên sử thi
này. Nghĩa trang Hoàng gia Ur, nơi tìm thấy các ấn triện, ra đời trước trận lũ Kish mà
Langdon nêu ra. Và theo lôgíc, điều này đã bác bỏ lập luận cho rằng trận lũ Kish có thể
chính là cơn đại hồng thủy Utnapishtim. Do câu chuyện về nạn hồng thủy Nô-ê cũng có
nhiều nội dung giống như trong Gilgamesh nên điều này cũng chứng tỏ cơn đại hồng
thủy trong Kinh thánh cũng xảy ra từ trước đó.


Các nhà khảo cổ học khác cũng không đồng ý với tuyên bố của Woolley rằng ông đã xác
định được đại hồng thủy Nô-ê. Một trong những người đó có cả người chồng của văn sỹ
nổi tiếng Agatha Christie, Max Mallowan. Ông là người có mặt trong tất cả các cuộc khai
quật trước đó tại Ur. Sau khi Woolley mất, Max Mallowan đã trở lại với câu hỏi đã được
nêu ra cách đó 35 năm trong bài báo có tên ‘Xem xét lại trận đại hồng thủy Nô-ê.’
Mallowan đồng ý với Woolley rằng trong lịch sử cũng tồn tại những câu chuyện tương tự
như câu chuyện về cơn đại hồng thủy Utnapishtim. Ông cho rằng thiên sử thi Gilgamesh
là chìa khoá để xác định niên đại của cơn đại hồng thủy, nhưng là vì những lý do khác
nhau. Gilgamesh, hoàng đế xứ Uruk, đã đi thăm vị vua già Utnapishtim để hỏi ông về sự
bất tử. Vua Utnapishtim kể cho Gilgamesh câu chuyện về đại hồng thủy đã nhấn chìm thế
giới mà trong đó ông là người sống sót. Sau thử thách đó, ông đã được trời ban cho sự bất
tử và sống ẩn dật ở phương Đông. Thông qua câu chuyện của thiên sử thi và một số
phỏng đoán, Mallowan đã xem Gilgamesh là một nhân vật lịch sử sống khoảng vào năm
2600 trước Công nguyên còn trận lũ Utnapishtim xảy ra vào năm 2900 trước CN. Những
dấu vết về những trận lũ sông trùng hợp với mốc thời gian này được tìm thấy ở Kish và
Fara nhưng không có ở Ur. Tuy nhiên, những trận lũ này có cường độ và quy mô thấp
hơn nhiều so với hai trận lũ giả thuyết mà Woolley và Langdon đưa ra.


Mallowan cũng đồng ý với lý do mà Woolley nêu lên để bác bỏ trận lũ Kish của Langdon
vì nó diễn ra muộn hơn và do đó nó không phải là trận lũ mà Utnapishtim đã mô tả. Dựa
trên giải thích văn tự của mình về những ngày tháng của cuộc đời Gilgamesh, Mallowan
lại bác bỏ quan điểm của Woolley về trận lũ Ur và cho rằng nó diễn ra quá sớm đối với
một nhân vật nửa huyền thoại như vậy. Xét từ góc độ bằng chứng, lập luận của Mallowan
dường như không có cơ sở chắc chắn như của Woolley. Woolley sử dụng cơ sở địa tầng
học để xác định niên đại của các sự kiện trong câu chuyện còn Mallowan lại làm ngược
lại bằng cách sử dụng những bằng chứng từ các văn tự để cố xác định địa tầng của trận
lũ. Mallowan thừa nhận rằng nội dung có tính tai biến, tức là sự phá huỷ của

nền văn minh, có thể bị mất đi từ sự kiện lịch sử này. Do đó, cách tiếp cận của ông dường

như đã bỏ qua đặc trưng phổ biến nhất của hệ thống các huyền thoại về đại hồng thủy ở
Cận Đông. Và bất luận như thế nào đi chăng nữa, điều đó đã làm giảm ý nghĩa liên quan của
toàn bộ câu hỏi đã nêu ra.

Hình 5: Cơn đại hồng thủy theo giả thuyết của Leonard Woolley. Mặt cắt dọc của Hố F
nổi tiếng tại Ur bắc qua khoảng ba nghìn năm sinh sống của con người từ thời Ubaid cho
đến những triều đại lớn trong thiên niên kỷ thứ ba trước CN. Lớp bùn của Đại hồng thủy
ở mặt đáy phân tách thời kỳ Ubaid bị giới hạn bởi mực nước biển cao nhất thời kỳ sau sông
 băng ở phía trên và mực nước biển hiện tại ở phía dưới, cho thấy là nó đã bị biển
làm lắng xuống (Phỏng theo, với sự chấp thuận của Bo tàng Anh, từ nguyên bản).

Hình 6: Trải dài theo thời gian. Những quan điểm khác nhau về các niên đại của Lưỡng
Hà và cơn đại hồng thủy được thể hiện trong ‘Hố F’ của Ngài Leonard Woolley. Không
ai tranh cãi về các mốc thời gian trong khoảng từ năm 3500 trước CN cho đến năm 2500
trước CN. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn diễn ra Đại hồng thủy theo giả định của
Woolley không bảo đảm đủ thời gian cho các triều đại kéo dài sau lũ tích là Erech và
Kish. Một trận lũ kéo dài bao phủ khu vực hố F trong phần lớn thời kỳ Ubaid giải đáp
được vấn đề này và lùi thời gian bắt đầu trận lũ khoảng 2000 năm.


p.52.                          Những địa tầng bị bỏ qua

Mặc dù đã giải thích rất thuyết phục cho lập luận rằng lớp bùn đánh dấu sự suy tàn của
thời kỳ đồ đá mới Ubaid nhưng Woolley cũng thừa nhận có một vấn đề vẫn chưa được
làm sáng tỏ, ít nhiều thể hiện qua số lượng ít ỏi của những di vật của người Ubaid được
tìm thấy trong cái hố nổi tiếng mang tên F trong cuộc khai quật của Woolley tại Ur; hố F
chứa đựng lớp bùn quan trọng nói trên. (Thời kỳ đồ gốm của Ubaid kéo dài khoảng 1500-
2000 năm và có trước những cái gọi là thời kỳ đồ gốm Uruk, Jemdat Nasr và S kỳ Triều
đại của người Sumer.)

Những bằng chứng khảo cổ về thời kỳ Ubaid cũng cho thấy một nền văn hoá rực rỡ thuộc
thời kỳ đồ đá mới thể hiện qua những đồ gốm vẽ tinh tế với những phong cách độc đáo.
Mười chín giai đoạn thuộc thời kỳ này đã được xác định từ khu vực định cư sớm nhất tại
Eridu. Độ sâu và số lượng các địa tầng Ubaid tại khu vực Eridu lân cận không thể hiện rõ
nét như trong các di vật ở hố F tại Ur. Dãy địa tầng thấp nhất trong hố F của Woolley cho
thấy gần hai mét các di tích của thời kỳ Ubaid ban đầu ở lớp móng. Chúng bị kẹp giữa
một vùng đất hoang sơ và một lớp bùn đã lắng nước dày khoảng 3 đến 4 mét. Những đồ
tạo tác ở tầng dưới đều đã bị vỡ với những mảnh gốm vỡ nằm rải rác. Woolley cho rằng
chúng có thể đã bị ném ra những đầm lầy cạn qua cửa sổ. Ngay phía trên của lớp bùn là
sự sống sót ngắn ngủi của ‘nền văn hoá Ubaid dưới một hình thức đã thoái hoá’, theo như
lời của Woolley.

Nếu vẫn còn những di vật ban đầu của người Ubaid phía dưới lớp bùn và những di vật
cuối cùng ở phía trên thì hoặc là lớp bùn đã phải trải qua những năm tháng còn lại của
thời kỳ Ubaid hoặc là trận lũ đã cuốn đi các tầng trung gian.


p.54.                                 Một nạn lụt biển?

Giờ đây, người ta có thể dễ dàng giải thích cho khoảng trống bất thường trong hồ sơ về
Ur dựa trên khám phá về lớp bùn này. Thay vì cuốn trôi những di vật của Ubaid, cơn đại
hồng thủy đã bao phủ toàn bộ khu vực của hố F qua nhiều năm tháng trong thời kỳ
Ubaid. Do đó, theo lẽ tự nhiên, nó đã ngăn cản sự cư trú của con người. Tuy nhiên, đối
với mô hình này, chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng hoặc là con sông đã đổi dòng hoặc là
nước biển thấm nhập đã bao phủ khu vực này trong thời kỳ này chứ không phải là một
trận lũ sông ngắn. Vế thứ hai không phải là một ý tưởng mới. Trên thực tế, bản thân
Woolley đã đề cập đến những tư liệu cùng thời viết về Ur và Eridu ‘nằm bên cạnh biển.’
Mallowan cũng cho rằng lớp bùn của Woolley có nguồn gốc từ biển hoặc là bùn ở cửa
sông và điều này càng làm giảm sức thuyết phục của giả thuyết Woolley vì theo quan
điểm của Mallowan, Kinh Cựu Ước không hề đề cập tới một nạn lụt biển. Như chúng ta
sẽ xem xét ở phần sau, phần lớn những cơn lũ trong huyền thoại hay truyền thuyết đều có
nguồn gốc từ biển. Vì vậy, trên thực tế, lập luận này lại ủng hộ cho quan điểm của
Woolley.

Như đã mô tả trong Chương 1, các nhà địa chất và khảo cổ đã tìm ra những bằng chứng
về hiện tượng biển lấn đó tại Vịnh Ả Rập, tạo cơ sở cho quan niệm rằng sự thăng hoa của
nền văn minh Sumer ở Lưỡng Hà ra đời trước một đợt dâng cao của nước biển. Tổng hợp
những thông tin từ sáu nguồn dữ liệu, nhà khảo cổ học người Mỹ Juris Zarins đã dựng đồ
thị về hiện tượng biển lấn Flandrian (hay Hammar) tại vùng vịnh. Nước biển dâng cao
đỉnh điểm ở độ cao hơn ba mét so với mực nước biển trung bình hiện tại (MSL) cách đây
khoảng 5500 năm vào cuối thời kỳ Ubaid và sau đó dần trở lại mực nước hiện tại trong
thời kỳ 2000-1000 trước CN. Hiện tượng lấn biển Flandrian trên thực tế là đợt dâng cao
sau cùng của mực nước biển với mức 120-150 mét, biến Vịnh Ả Rập từ một vùng đất khô
cằn sau Kỷ Băng hà thành một bãi nước mênh mông như ta thấy ngày nay.


Hình 7: Cơn đại hồng thủy thứ ba trên Vịnh Ả Rập. Mực nước biển trên Vịnh rút xuống
nhanh chóng trong thiên niên kỷ thứ bảy trước CN và sau đó lại nhanh chóng dâng lên và
vượt qua mực nước biển trung bình hiện tại vào giữa thiên niên kỷ thứ sáu trước CN. Sau
đó, nó tiếp tục dâng lên với tốc độ chậm hn, đến điểm cao nhất là cao hơn 3 mét so với
MSL vào năm 3500 trước CN trong thời kỳ Ubaid. Sau đó, nó dần trở lại mực nước biển
ngày nay vào khoảng năm 2000-1000 trước CN. Tính liên tục về mặt khảo cổ được trình
bày trong Hình 5 và Hình 6 (Đường cong phỏng theo Zarins (1992); thời gian được hiệu
chỉnh vào đúng năm dương lịch.)

Vào thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà cách đây 20.000 năm trước, vịnh Ả Rập còn là một
vùng đất khô, ngoại trừ ba hồ nước nhỏ không thông ra với biển. Sau khi cơn đại hồng
thủy đầu tiên trong số ba nạn hồng thủy thời kỳ sau sông băng yếu dần đi cách đây
khoảng 13.500 năm, hai trong số những hồ này hợp lại với nhau, làm thành một nửa
chiều dài của vịnh và chảy qua Eo biển Hormuz thông ra biển. Phần lớn khu vực vùng
Vịnh vẫn là đất khô với một vài hồ không thông với nhau. Khi trận đại hồng thủy thứ hai
bắt đầu cách đây khoảng 11.500 năm, đất đai tiếp tục bị ngập. Tuy nhiên, vào thời điểm
đó, vùng Vịnh vẫn chỉ là một eo biển hẹp và hơn một nửa diện tích lưu vực vẫn còn khô
hạn.

Đợt dâng cao thứ hai của nước biển bắt đầu khoảng 11.500 năm trước đã làm ngập phần
lớn bờ biển của vùng vịnh. Sau đó, mực nước biển ổn định trở lại trước khi xảy ra cơn đại
hồng thủy cuối cùng; hơn ba phần tư khu vực bao quanh vịnh hiện nay trước đây từng là
biển.

Hình 8: Vịnh Ả Rập bị ngập. Để xác định được sự nhanh chóng và quy mô của sự mất
đất tại vùng Vịnh, chúng ta may mắn có được những bản đồ đã được điện toán hoá về lưu
vực của Vịnh mô tả những thay đổi của nó do tình trạng bị ngập thời kỳ sau sông băng.
(Bản đồ được phỏng theo với sự cho phép của Lambeck (1996, hình 7.

Như chúng ta đã biết, cơn đại hồng thủy thứ ba và cuối cùng xảy ra cách đây

khoảng 8000 năm, dẫn đến sự đổ sụp của phiến băng Laurentide ở Canada. Trong thời kỳ

ngập lụt này, đất tại vùng Vịnh bị mất ít hơn trận hồng thủy trước đó nhưng trong một thời
gian ngắn hơn rất nhiều. Vào thời điểm nước biển dâng lên mực nước biển ngày nay, các
con sóng đã tràn qua 200 km bờ biển chỉ trong một vài năm hoặc thậm chí ngắn hơn. Tuy
nhiên, trận đại hồng thủy không dừng lại ở đó. Trong khoảng vài trăm năm sau đó, bờ
biển lại bị xâm thực thêm khoảng 150 – 180 km vào thời kỳ biển lấn Flandrian

(hay Hammar), và theo đó nước biển dâng cao hơn 3 mét so với mực nước hiện tại.
Thật kỳ lạ
nhưng cũng thật trùng hợp ngẫu nhiên, sự tăng vọt này không khác lắm so với ghi chép
về độ cao 15 cubít của mực nước biển trong Kinh Cựu Ước 7:20. Hiện tượng biển lấn
Flandrian đã đưa trận đại hồng thủy đến tận khu vực Ur, Lagash và các thành phố khác
của Sumer.

Hình 9: Trận đại hồng thủy thứ ba trên Vịnh Ả Rập. Cách đây khoảng 8000 năm trước,
cơn đại hồng thủy thứ ba ập đến, tràn qua bờ biển hiện nay trong thời gian từ 7500 năm
đến 7000 năm trước đây. Và nó không dừng lại ở đó mà di chuyển thêm 170 km đổ vào
các thành phố cổ Ur, Eridu và Lagash vào năm 3000 trước CN. Vào lúc đó, những khu
vực ngày nay như thành phố Basra đang chìm ngập trong nước biển.

Kho cứu địa tầng học của Ngài Leonard Woolley từ hố F tại Ur cho rằng tầng nước lũ
cao nhất nằm trên mực nước biển hiện tại 4 mét. Con số này cũng rất gần với điểm cao
tối đa của hiện tượng biển lấn Flandrian được xác định từ các cách thức khác. Sự trùng
hợp này thực sự rất kỳ lạ. Ngoại trừ trường hợp một trong những đo đạc gốc bị sai, giải
thích duy nhất thuyết phục cho hiện tượng này là lớp bùn lắng xuống dưới mực nước biển
hoặc mực nước cửa sông (Xem Hình 5-7). Về câu hỏi liệu toàn bộ khu vực Ur có bị ngập
khi cơn đại hồng thủy ập đến, thậm chí Woolley vẫn còn dè dặt trong phán đoán vì trung
tâm của thành phố cổ này dường như đã được nâng lên trên một đồi nhỏ hoặc một hòn
đảo. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy ở trung tâm thành phố những chiếc hố giống như
hố F để giúp trả lời câu hỏi này. Bản đồ về vùng Vịnh được tái tạo lại vào thời kỳ 5000-
2500 trước CN (Hình 9) mô tả Ur nằm bên bờ vực của hiện tượng biển lấn nhưng không
bị ngập.

Trong các cuộc thảo luận về tính chất và nguồn gốc của lớp bùn trong các hố tại Ur, phần
lớn các học giả đều cho rằng nó bắt nguồn từ sông. Và điều này không mâu thuẫn với
hiện tượng biển lấn. Ur nằm gần sông Ơ-ph-rát và nằm trong một khu vực có quá trình
tạo thành đồng bằng diễn ra mạnh mẽ. Do đó, bất cứ lớp bùn nào lắng lại trong vùng khi
mực nước biển dâng lên từ phía đông nam cũng có nhiều khả năng xuất phát từ cửa sông
chứ không phải là từ biển. Hiện tượng lắng bùn tại một cửa sông được càng được tăng
cường nhờ nước biển dâng lên vì dòng chảy bị chậm lại. Tác động này rất có thể đã rút
ngắn thời gian mà con người không thể cư trú trên toàn bộ khu vực này. Việc xem xét lại
lớp bùn lắng bằng những kỹ thuật hiện đại có thể giúp tìm ra nguồn gốc của nó. Tương tự
như vậy, việc xem xét lại những di tích của thời kỳ Ubaid ban đầu nằm dưới lớp bùn sẽ
giúp xác định niên đại bắt đầu hiện tượng biển lấn tại khu vực này.

Một trong những lập luận mà Max Mallowan và các nhà khoa học khác sử dụng là tại
vùng Eridu nằm cạnh Ur và hai khu vực khác có khả năng xảy ra trận Đại hồng thủy là
Kish và Fara nằm sâu trong nội địa, người ta không tìm thấy lớp bùn lắng trong trận lũ
như tại Ur. Quan sát này cũng nhất qquán với hiện tượng biển lấn ở Ur vì cả ba địa điểm
này đều nằm cao trên mực nước biển vào thời kỳ đó.

Mallowan bác bỏ giả thiết về một trận lũ từ biển với lý do là các tư liệu viết bằng chữ
nêm không có dòng nào nói đến biển. Điều này hơi bất thường. Vì có thể thiên sử thi nổi
tiếng Gilgamesh không nhắc đến một trận đại hồng thủy từ biển nhưng huyền thoại diệt
rồng của Ninurta và Kur đều đề cập cụ thể về quá trình biển lấn kéo dài trên đồng bằng
sông Tigris. Thật ngạc nhiên là Mallowan lại sử dụng những dòng chữ sau đây trong
Kinh Cựu Ước để bo vệ cho lập trường của mình: Tất những suối nguồn của đáy sâu
(great deep) bao la đều bị tan vỡ và những cánh cửacủa thiên đường được mở ra
(Kinh Cựu Ước: 7:11).

Những suối nguồn của đáy sâu và những cánh cửa của thiên đường bị ngăn lại, và mưa
móc trên thiên đường cũng bị cn trở (Kinh Cựu Ước 8:2).

Sau khi đưa ra bằng chứng này, Mallowan tiếp tục cho rằng thật quá sức tưởng tưởng nếu
ta suy đoán về một trận lụt biển từ những dòng th này. Theo tôi, lập luận này hết sức phi
lý. Đối với những người đọc nghiệp dư, từ ‘đáy sâu’ (great deep) hàm ý biển cả. Tuy
nhiên, rất có khả năng là những trận lũ sông thường xuyên xảy ra theo mùa có thể đã làm
trầm trọng thêm những ảnh hưởng của nạn biển lấn. Giai đoạn cách đây 8000-7000 năm
trước gần tiến đến thời kỳ ‘khí hậu tốt nhất’ của gian băng. Không chỉ những sông băng
phía bắc đổ những khối nước khổng lồ vào Đại Tây Dương mà nhiệt độ trái đất trung
bình còn cao hơn nhiệt độ ngày nay 4°C và lượng mưa hàng năm cũng cao hơn nhiều.
Những khu vực khô cằn ngày nay như Thung lũng sông ấn và Lưỡng Hà đã từng có
lượng mưa rất cao. Trong cuốn sách khảo cổ gần đây về Vịnh Ả Rập, nhà khảo cổ học
Michael Rice đã xem giai đoạn 7000-4000 trước CN là ‘Giai đoạn đồ đá mới ẩm ướt.’

Khi xác định trận lũ Fara là ‘ứng cử viên’ có khả năng nhất cho Đại hồng thủy
Utnapishtim (và cũng chính là Đại hồng thủy Nô-ê, theo quan điểm của Mallowan),
Mallowan đã gim nhẹ sự nhấn mạnh của Kinh thánh về một tai biến phá huỷ toàn bộ thế
giới vì điều này rõ ràng không thích hợp với hồ sơ khảo cổ của cơn lũ Fara. Tuy nhiên,
Một trận lũ sông diễn ra trong thời gian ngắn không thể áp dụng được với một đợt dâng
cao kéo dài của mực nước biển. Theo Juris Zarins, hiện tượng biển lấn Flandrian có thể
đã làm ngập tất c các khu định cư Ubaid nằm về phía đông năm của ranh giới chạy từ Ur
qua Lagash đến Amara. Rất nhiều tàn tích của thời kỳ Ubaid có thể vẫn còn nằm dưới
những dòng nước của Vịnh. Nếu nạn biển lấn này cũng giống như cơn đại hồng thủy của
Woolley, nó mang tính chất tai biến mạnh mẽ hơn.


p.59.                    Liệu Đại hồng thủyNô-ê có phải là Đại hồng thủy Utnapishtim?

Dường như cái sai trong lập luận của Mallowan và Leonard Woolley là giả định cho rằng
do còn những điểm tương đồng khác giữa thiên sử thi Gilgamesh và câu chuyện về đại
hồng thủy Nô-ê nên có thể trong dụng ý của thi sỹ thêu dệt nên những câu chuyện này,
hai cơn đại hồng thủy thực chất chỉ là một. Thiên anh hùng ca Gilgamesh được sáng tác
dành cho các hoàng đế. Một thiên hướng được thừa nhận rộng rãi của các tác giả sử thi là
lồng ghép bối cảnh hiện tại vào những câu chuyện xưa để tăng thêm tính hấp dẫn, độ tin
cậy và làm hài lòng độc giả. Khởi nguồn từ những huyền thoại của người Celtic trong
Đêm trường Trung cổ, Thomas Malory đã soạn lại bối cảnh trong thiên sử thi ‘Cái chết
của Arthur’ và đặt nó vào trong Kỷ nguyên Hiệp sỹ.



Tương tự như vậy, rất có thể (những) tác giả của Gilgamesh đã sử dụng phương

thức này để gắn một trận đại hồng thủy xảy ra trước đó trong thời tiền sử hiện vẫn sống
trong ký ức dân gian với những vị anh hùng cái thế của các triều đại sau (Gilgamesh và
 Utnapishtim) và một trận lũ nổi tiếng đưng thời (Fara). Và mặc dù không phải chịu ân
điển của vương triều Sumer nhưng các tác giả của Kinh Cựu Ước cũng sử dụng cùng
một nguồn gốc dân gian. Có thể là thiên sử thi Gilgamesh cũng chưa đến được với
Giáo trưởng Abraham và gia đình của ông ta trước khi họ rời Ur và mang theo truyền
 thống cổ xưa truyền miệng về chính mình.

Bên cạnh việc Mallowan xác định sai niên đại của cơn đại hồng thủy căn cứ vào
Gilgamesh, một nguồn tư liệu cổ khác là Danh sách các Hoàng đế Sumer cũng cho rằng
trận lũ xảy ra trước những triều đại đầu tiên như Kish, Erech và Ur. Điều này cũng gần
với thứ tự thời gian mà Woolley đưa ra vào năm 1928. Tuy nhiên, bảng niên đại của
Woolley vẫn còn có vấn đề. Giống như phần lớn các nhà nghiên cứu về lũ tích, Woolley
giả định rằng trận lũ là sự kiện xảy ra trong thời gian ngắn. Mallowan xác định niên đại
của sự kiện này là vào năm 3500 trước CN trên cơ sở của lớp bùn trên cùng.



Thậm chí nếu con số này bị đánh giá thấp hơn thực tế thì các triều đại đầu tiên là Kish
 và Erechcũng chỉ tiến hoá trước vương triều Ur chỉ 500 năm. Danh sách các Hoàng đế
 Sumer ghilại ba triều này theo trình tự thời gian liên tục với một vài đời vua sống rất lâu.
 Năm trămnăm có thể là thời kỳ quá ngắn so với ba triều đại, dù là với những ông vua
 chỉ sống theotuổi thọ thông thường. Giải pháp thông thường đối với vấn đề niên đại là
 lập luận rằng batriều đại này tồn tại cùng thời chứ không phải là nối tiếp nhau.
 Nếu như cơn đại hồngthủy bắt đầu trước đó 2000 năm (tức là cách đây 7500 năm)
 theo như ghi chép địa chấtthì trục trặc về vấn đề niên đại đã được tháo gỡ.

Nếu xem lớp bùn của Woolley là kết quả của tình trạng ngập lụt nước biển kéo dài do
trận lũ tương tự như trong Danh sách các Hoàng đế Sumer thì sẽ dẫn đến một hệ quả là
phần lớn thời kỳ dài Ubaid trên thực tế đều tồn tại sau nạn đại hồng thủy. Điều này có
phần hợp lý nếu chúng ta xác định niên đại của cơn đại hồng thủy trong truyền thuyết là
vào đợt biển lấn nhanh đầu tiên xảy ra cách đây ít nhất 7500 năm. Sau đó, cơn đại hồng
thủy có thể đã nổ ra cùng lúc hoặc trước lúc bắt đầu các phong cách làm gốm của người
Ubaid.



Những người Ubaid trước thời kỳ Sumer đã từng sống tại các thành phố Kish,
Erech và Ur. Theo đó, trong bối cảnh của Danh sách các Hoàng đế Sumer, họ đồng thời
được xem như những người dân của một triều đại tương ứng đầu tiên sau nạn hồng thủy,
đó là triều đại Kish. Danh sách các Hoàng đế Sumer ghi rằng triều đại Kish được thành
lập ngay sau trận đại hồng thủy lắng dịu. Tuỳ thuộc vào việc xác định thời điểm cơn hồng
thủy bắt đầu lắng xuống và vào độ chính xác của các đường cong mực nước biển, đợt rút
nước biển này có thể xảy ra trong khoảng thời gian cách đây 7000 và 5500 năm trước.

Nếu người Ubaid chủ yếu sống sau nạn hồng thủy thì một số ghi chép lịch sử chưa rõ
ràng sẽ được nhìn nhận dưới một ánh sáng khác. Thần Ea, vị thần được thờ trong đền thờ
đầu tiên của thành phố cổ Eridu, là người có công đưa bảy nhà hiền triết lưỡng cư từ
phương Đông đến để dạy nghề thủ công cho loài người. Dù sự du nhập của các kỹ thuật
ngoại lai diễn ra dưới hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng bắt đầu cách đây 7000 năm.
Eridu hiện có những di tích hoàn chỉnh và cổ xưa nhất về sự phát triển của nghề gốm
Ubaid; do đó, nó có thể là thành phố đầu tiên ở đông nam Lưỡng Hà. Dù người Ubaidian
có là ai đi nữa thì sự kế thừa nghề gốm của họ tại cùng những địa điểm có phong cách
tiếp nối của người Uruk (có phần thô hơn) cách đây khoảng 6000 năm trước cũng gợi mở
về khả năng phát triển liên tục song song của văn minh trên khu vực này trong một thời
kỳ dài tính từ năm 5500 trước CN. Đồ gốm không hoa văn của Uruk xuất hiện tại khu
 vực Ur cách đây 6000 năm có thể giúp xác định được thời điểm người Sumer mới đến
đây.

Mặc dù một số dạng sọ người khác nhau có thể được coi là của người Sumer, nhưng
những sọ người đầu ngắn (hay còn gọi là đầu rộng) là một đặc trưng của những người
đến từ Viễn Đông. Đầu ngắn cũng là một đặc điểm nổi bật của người ‘Beaker’ bí ẩn,
những người đã xuất hiện trên khắp các bờ biển và đã đến những con sông ở Tây Âu
trong thiên niên kỷ thứ ba trước CN. Những cuộc xâm lược Châu Âu thời tiền sử của
những người đầu rộng từ phương Đông vẫn là một vấn đề gây tranh cãi từ lâu trong lịch
sử. Hiện nay, vấn đề này không được nhiều người quan tâm và cũng nằm ngoài phạm vi
nghiên cứu của cuốn sách này.

Nếu người Sumer đến từ phương Đông thì không phải tất cả những hoàng đế thực sự
sống trước thời kỳ hồng thủy đều tập trung ở vùng duyên hải Lưỡng Hà bởi vì người ta
đã tìm thấy bằng chứng khảo cổ về sự cư trú của con người tại những thành phố này
trước khi xuất hiện nghề gốm có hoa văn tinh tế của người Ubaid. Chúng tôi đã nghe
được một câu chuyện kỳ lạ về những vị vua được kể trong Gilgamesh. Không ai khác
chính là Utnapishtim, Nô-ê của người Sumer, người đã sống sót trong cơn đại hồng thủy
để sống cuộc đời bất tử trong chốn ẩn dật phía bên kia đại dương ở phương đông. Từ câu
chuyện về hành trình vượt biển của Gilgamesh để thăm Utnapishtim, chúng ta tự hỏi
phương đông cách bao xa? Một trong những nhà phân tích khảo cổ nổi tiếng nhất về
nguồn gốc người Sumer, ông Menno Landsberger, lập luận rằng, người Sumer đã đi
thuyền từ phương Đông vượt đại dương và mang theo họ những câu chuyện về Đáng
sáng tạo, về Thiên đường và đại hồng thủy Nô-ê:

Nền văn minh đô thị của Lưỡng Hà đã phát triển đến một cấp độ nào đó trước khi có sự
di cư của người Sumer. Nhưng chính người Sumer đã sáng tạo ra những giá trị tri thức và
nghệ thuật của nền văn hoá này. Niên đại chính xác về sự di cư của người Sumer vẫn
chưa được xác định. Người ta cũng chưa khẳng định được rằng người Sumer chỉ sáng tạo
ra những thành quả tinh thần đó trên mảnh đất Lưỡng Hà hay họ đã mang theo những hạt
giống đó từ quê hương phương Đông. Huyền thoại về Bảy vị hiền triết nổi lên từ biển cả,
phổ biến kỹ thuật và kiến thức cho người Babylon có thể có một số căn cứ lịch sử.


p. 62.              Đông Nam Á bị nhấn chìm và sự phát tán của người Nam Đảo

Tôi đã bàn đến tầng khảo cổ ‘giả’ ở Vịnh Ả Rập thể hiện qua lớp bùn tại Ur cũng như
những tranh cãi xung quanh nó. Các nhà khảo cổ học khắp vùng Viễn Đông hiện đang
bắt đầu xem xét một tác động tương tự như thế đối với các thềm lục địa trong khu vực
của họ. Đo Đông Nam Á là nơi tập trung nhiều nhất những huyền thoại về đại hồng thủy
trên thế giới. Đây là khu vực có ít đồng bằng châu thổ lớn và không nổi tiếng

về các truyền thuyết hồng thủy nhưng đây là nơi đã mất đi một nửa diện tích đất sau Kỷ

Băng hà. Tương tự như trong trường hợp vùng Vịnh, nước biển dâng cao đã xoá đi bằng

chứng về những nền văn hoá duyên hải hậu kỳ đồ đá mới và khiến cho các nhà khảo

cổ học không có được một cái nhìn chính xác. Những lổ hổng đó đã dẫn đến những quan
điểmtrái ngược nhau về thời tiền sử ở Đông Á. Bờ biển bằng phẳng ở Trung Quốc cũng mất
rất nhiều đất và chính ở đây người ta đã tìm thấy một số bằng chứng thuyết phục nhất về
những tác động của cơn đại hồng thủy.


Hiện nay, các nhà địa chất cho rằng cơn đại hồng thủy cuối cùng đã đổ vào bờ biển Trung
Quốc vào thiên niên kỷ thứ tám. Một trong những nhà khảo cổ học đầu tiên thừa nhận
ảnh hưởng của trận lũ đối với diện mạo và sắp xếp niên đại của các khu vực thời kỳ đồ đá
mới ở vùng duyên hải Viễn Đông là ông William Meacham. Meacham đã nghiên cứu tại
Hồng Kông từ năm 1970 và cùng với nhiều đồng nghiệp đến từ đại lục, ông đã mở ra
cánh cửa về nhiều địa điểm thuộc thời kỳ đồ đá mới trên bờ biển Nam Trung Hoa.



Trong những giải thích về thời tiền sử của khu vực này, Meacham đặc biệt nhấn mạnh
tầm quantrọng của một dải đất ven biển đã bị chìm đắm, có tên là ‘vùng đất Nam Hải’,
 những cư dânven biển sơ kỳ đồ đá mới có thể đã có các vụ mùa bội thu bên bờ biển nhờ
những đồng bằng phù sa thuỷ triều và những bãi rừng ngập mặt trước khi cơn lũ ập đến.
Ông tin rằngnhững người dân ven biển này xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau
 nhưng họ khôngcó mối liên hệ trực tiếp về văn hoá và ngôn ngữ với các nền văn hoá đồ
 đá mới trên sôngDương Tử ở mạn phía bắc. (Xem Hình 13, bản đồ trên cùng).

Trong nửa đầu của thời kỳ sau sông băng (10.000-5000 năm trước), mực nước biển dọc
bờ biển Nam Trung Hoa và Việt Nam cũng trải qua những thời kỳ dâng cao, ổn định và
rút xuống tương tự như ở Vịnh Ả Rập. Đợt dâng cao và rút xuống cuối cùng có thể đã
xoá sạch những di tích về nền văn hoá sơ kỳ đồ đá mới trên bờ biển Trung Hoa. Năm
1985, Meacham đã viết như sau: ‘Lỗ hổng quan trọng nhất trong hồ sơ về thời kỳ Đồ đá
mới là sự thiếu vắng hoàn toàn những địa điểm không thuộc hang động trên các khu vực
đồng bằng có niên đại từ năm 10.000 đến năm 5.000 trước CN.



Trong thời kỳ dâng cao cuối cùng cách đây 7000 năm, mực nước biển đã vượt mức hiện tại,

với điểm cao nhất là cao trên 5 mét so với mực nước hiện nay. Sau đó, nước biển dần dần rút

xuống. Mặc dù rõ ràng là nước biển đã có thời kỳ dâng lên rất cao nhưng các nhà nghiên cứu
vẫn chưa thống nhất được về niên đại và mực nước biển cao nhất; một số nhà địa chất còn
 tin rằng,các điểm cao nhất dao động rất lớn trước khi mực nước biển dần tụt xuống.
Sau khi nướcbiển rút xuống cách đây 6000 năm, các khu vực dân cư duyên hải làm nghề
gốm đã xuấthiện trên một dải từ Đài Loan cho đến miền Trung Việt Nam.

Charles Higham, nhà khảo cổ người New Zealand chủ yếu hoạt động tại Thái Lan, cho
rằng những khu vực sinh sống này chính là nơi tái định cư của những người dân miền
biển vẫn sống ở đây từ trước, chứ không phải là của những người bị lũ đánh giạt. Các nền
văn hoá duyên hải theo giả thuyết có thể đã liên tục được gây dựng lại trong và sau cơn
lũ. Lập luận của Higham dựa trên thực tế là không có bằng chứng về những người di cư
từ nơi khác đến và một số điểm tương đồng văn hoá với nền văn hoá Hoà Bình đã có từ
trước thời kỳ đồ đá mới nằm sâu trong đất liền của Việt Nam.



Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bằng chứng rất đáng quan tâm

về ảnh hưởng của trận lũ này đối với vùng dân cư, soi rọi một ánh sáng mới về sự định cư
của con người dọc bờ biển nam Trung Hoa. Thật kỳ lạ là câu chuyện mà những phát hiện
 đó mang lại rất giống với truyền thuyết về lớp bùn của Ngài Leonard Woolley mà tôi đã
mô tả ở trên.Khoảng 90 vùng định cư thời kỳ Đồ đá mới trên các cồn cát ven biển cách đây
hơn 7000 năm đãđược tìm thấy trên Đo Hi Nam và các khu vực thuộc cửa sông Ngọc Trai
 gần HồngKông.

Nhiều bình gốm và đồ tạo tác của những vùng định cư này có đặc điểm giống nhau.
Chính điều này đã khiến cho nhiều học giả nỗ lực xây dựng một chuỗi thời gian thống
nhất về sự phát triển văn hoá trên bờ biển nam Trung Hoa thời tiền sử. Một số người cho
rằng họ đã phân biệt được bốn giai đoạn hay bốn tầng nấc phát triển. Li Guo thuộc trường
ại học Zhonghan thì đưa ra một quan điểm đơn giản hơn. Ông thừa nhận hai giai đoạn
phát triển văn hoá chính tại nhiều địa điểm Đồ đá mới.



Giai đoạn đầu tiên trùng hợp với thời kỳ ngay sau khi nước biển dâng cao nhanh chóng
và vượt mực nước hiện tại; giai đoạn này kéo dài từ cách đây 7.700 năm cho đến 5750
năm trước. Giai đoạn thứ hai bắt đầu sau khi nước biển rút xuống và kéo dài từ cách đây
4850 năm đến 3550 năm. Hai giai đoạn này được phân tách bởi một lớp bùn dày tới 150 cm
. Li Guo mô tả lớp bùn này như . sau: Tại nhiều địa điểm quan trọng, nằm giữa hai giai
đoạn này là một tầng cằn cỗi có thể làhậu quả của những thay đổi trong mực nước biển.
 Lớp cằn cỗi này cho thấy đặc điểm đứtđoạn về văn hoá, đặc biệt khi chúng ta tính đến
 nền văn hoá vật chất của hai giai đoạn…
Trong giai đoạn đầu, đồ gốm hoa văn rất phổ biến… Còn giai thứ hai chủ yếu chứa đựng
đồ gốm mịn hình hoạ.

Những đồ tạo tác và đồ gốm có hoa văn và khắc chạm cũng được tìm thấy ở những nơi
khác dọc bờ biển nam Trung Hoa và được coi là thuộc vào trung kỳ Đồ đá mới. Đồ gốm
hình hoạ và không có hoa văn thuộc giai đoạn thứ hai theo quan điểm của Li Guo cũng
xuất hiện tại những vùng khác phía nam Trung Quốc và thuộc vào hậu kỳ Đồ đá mới. Li
Guo chỉ ra rằng những gián đoạn trên diện rộng về văn hoá và niên đại tại những cồn cát
có vẻ rõ ràng hơn tính liên tục thực sự của các nền văn hoá ven biển. Mặc dù những vùng
này đã bị bỏ hoang trong hơn 700 năm nhưng những địa điểm khảo cổ khác ở khu vực
sông Ngọc Trai cho thấy sự phát triển của văn hoá và quá trình cư trú liên tục và có niên
đại đầy đủ của con người trong cùng thời kỳ đó.



Sự tương phản giữa những khu định cư bị ngập và những vùng không bị ngập cũng giống

với sự tương phản giữa những người Ubaid sống qua hơn 1000 năm tại Eridu trong cơn

đại hồng thủy đã nhấn chìm một phần khu vực Ur trong cùng thời kỳ. Cũng giống như

Vịnh Ả Rập, các lớp địa tầng trung kỳ Đồ đá mới cách đây khoảng 7000 đến 5750 năm

được phát hiện trên bờ biển nam Trung Hoa chính là bằng chứng khảo cổ về mực nước

biển dâng cao vượt quá mức hiện tại.



Các khu vực duyên hải thuộc sơ kỳ Đồ đá mới cách đây hàng nghìn năm trong quá khứ có lẽ
đã nằm sâu dưới biển Nam Trung Hoa. Rất nhiều đồ tạo tác được tìm thấy bên bờ biển
Nam Trung Hoa tại các địa tầng trung kỳ Đồ đá mới nằm dưới lớp bùn mang dáng dấp
tương tự như những di vật được tìm thấy dưới lớp bùn của Woolley tại Ur. Trong số đó
có đĩa đất sét có lỗ xuyên, chì lưới, con suốt cọc sợi bằng đất sét, bát có vẽ hoa văn, chuỗi
hạt sò và những viên đá bán quý được lấy từ những ni khác, rìu đá bốn cạnh mài sắc và
cuốc đá.

Mặc dù đã trải qua những thời kỳ sinh sống lâu dài nhưng những khu định cư trên cồn cát
của sông Ngọc Trai dường như chỉ là những ngư dân cư trú tạm thời và thường liên kết
với những khu định cư lâu đời hơn có đặc trưng là những lớp sò nằm sâu trong đất liền.
Kiểu cư trú ‘tạm thời dài hạn’ này thể hiện qua những ngôi nhà sàn của ngư dân và những
túp lều nhỏ được tìm thấy trên những miền đất phẳng ven biển dọc suốt khu vực đảo
Đông Nam Á nói tiếng Nam Đảo và Thái Bình Dương (xem minh hoạ 2).


p. 64.     Một mạng lưới buôn bán đường biển tạiĐông Nam Á và Thái Bình Dương

Trái ngược với quan điểm của Meacham và Higham về tính chất thuần tuý địa phương
của sự phát triển trung kỳ Đồ đá mới ở vùng bờ biển nam Trung Hoa, nhà khảo cổ học
người Mỹ, Wilhelm Solheim cho rằng sinh sống tại khu định cư trên cồn cát này là những
người dân di cư thuộc mạng lưới buôn bán trải rộng trên các đảo và bờ biển dọc vành đai
Thái Bình Dương và đi sâu vào khu vực đảo Đông Nam Á cách đây khoảng 7000 năm
cho đến tận ngày nay. Phần lớn những cư dân thuộc mạng lưới này đều nói tiếng Nam
Đảo, một hệ ngôn ngữ được sử dụng tại các đảo Đông Nam Á và ngày nay

vẫn đượcdùng ở Madagascar thuộc ấn Độ Dương và phần lớn các đảo nhỏ trên Thái

Bình Dương (xem Chương 5). Solheim gọi nền văn hoá của mạng lưới này là ‘Nusantao.’

Ông xem dải đá ngầm Sunda bị ngập của đảo Đông Nam Á vào cuối Kỷ Băng hà là quê

hương của nền văn hoá biển Nusantao:


Giả thiết của tôi về nguồn gốc và sự phát triển của mạng lưới thông thương trên biển của
Nusantao là như sau: Cội nguồn của những người dân đi thuyền vượt biển Nusantao xuất
phát từ miền đông Indonesia và miền nam Philipin. Họ buộc phảinâng cao khả năng chèo
thuyền bởi mực nước biển liên tục dâng cao, đòi hỏi họ phảithực hiện những hành trình
trên các chặng đường dài ra biển khi xa để duy trì mối liên hệ với những người thân ở
quê hương. Những chiếc thuyền có mái chèo có thể rất cần thiết cho sự phát triển của nền
văn hoá Nusantao; nguồn gốc và trung tâm của những ci tiến về thuyền ở khu vực Nam
Đảo có thể nằm tại những các hòn đảo bao quanh Sulawesi.

Với quan điểm cho rằng những người Nam Đảo có cội nguồn từ các đảo ở Đông Nam Á,
Wilhelm Solheim về cơ bản thống nhất với nhà khảo cổ học William Meacham nhưng lại
hoàn toàn bất đồng với nhà khảo cổ học sống tại Australia Peter Bellwood và phần lớn
các nhà ngôn ngữ nghiên cứu hệ Nam Đảo (xem Hình 12). Solheim cho rằng

các khu định cư trên cồn cát của sông Ngọc Trai là hỗn hợp của nền văn hoá Nusantao

và nền văn hoá trung kỳ Đồ đá mới ở nam Trung Quốc. Ông còn tin rằng, sự pha trộn

này đã lan đến tận Đài Loan và tạo thành những khu định cư tương tự nói tiếng Nam
Đảo, mà theo như nhiều nhà khảo cổ học, chính là nền văn hoá Ta-p’en-k’eng.

Trong khi đó Peter Bellwood lại ủng hộ quan điểm cho rằng một trong những nền văn
hoá trung kỳ Đồ đá mới tại cửa sông Dương Tử về phía bắc Trung Quốc là tổ tiên của
những người nói tiếng Nam Đảo bị phát tán ra Thái Bình Dương thông qua Đài Loan và
Phi-lip-pin. Còn theo nhà ngôn ngữ nghiên cứu tiếng Nam Đảo đến từ Hawaii,

Robert Blust, Đài Loan là ni mảnh đất tốt để gieo trồng một ngôn ngữ mới của những

người bị phát tán. Blust phát triển giả thuyết mà ông đã đưa ra trong suốt thập niên 70

và 80 (của thế kỷ 20) dựa trên bằng chứng về mặt ngôn ngữ; giả thuyết này cho rằng

Đài Loan là quê hương của những ngôn ngữ Nam Đảo. Quan điểm này dần được hoàn

thiện hơn qua những ý kiến về mặt khảo cổ (từ phía Bellwood), bao gồm c xứ sở đất liền

Châu Á và tái tạo thời kỳ tiền sử của Đông Nam Á và Châu Đại dương. Quan điểm cho

rằng Đài LoanTrung Quốc là cội nguồn của ngữ hệ Nam Đảo hiện là quan điểm đang được

chấp nhận rộng rãi nhất. Bellwood và Blust đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh và cuốn hút

bởi hiện nay, Đài Loan là khu vực nói tiếng Nam Đảo gần với Trung Quốc nhất. Bản thân

những ngôn ngữ Nam Đảo của Đài Loan cũng rất khác nhau và khác với những tiếng nói

khác trong hệ ngôn ngữ này. Điều này lại khiến cho nền văn hoá bản địa của Đài Loan mang
không khí cổ xưa đích thực.

Tuy nhiên, hiện nay người ta chưa tìm được những tiền thân rõ ràng của ngữ hệ Nam Đảo
tại vùng đất liền Châu Á và cũng chưa xác định được nguồn gốc từ đất liền của hệ ngôn
ngữ này, nói gì đến việc xác định một địa điểm cội nguồn cụ thể. Những chiếc bình gốm
không thể thay lời nói của những người sáng tạo ra chúng và những khác biệt ngôn ngữ
rất khó xác định về mặt không gian và thời gian. Vì thế, hầu hết những tranh

luận về nguồn gốc ngôn ngữ Nam Đảo phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các nhà ngôn

ngữ học và khảo cổ học. Bởi vậy, như bản thân Blust đã chỉ ra, điều quan trọng là bằng

chứng của ngành này phảiđứng độc lập và không có mối liên hệ tương hỗ với ngành kia.

Với kinh nghiệm lâu năm về khảo cổ học ở Trung Quốc, William Meacham bác bẻ lại
chứng cứ khảo cổ của Bellwood và cho rằng không có bằng chứng trực tiếp nào về mặt
ngôn ngữ để chứng minh rằng nguồn gốc của ngôn ngữ Nam Đảo đến từ đại lục này.
Cùng với Wilhelm Solheim, Tsang và một số nhà khoa học khác, Meacham xem Đài
Loan là một vùng nước đọng nằm cách ly ở ngoại vi thời tiền sử Nam Đảo và không chịu
ảnh hưởng của những thay đổi về văn hoá và ngôn ngữ trong suốt thời kỳ Đồ đá mới.

Đây là một bất đồng ý kiến lớn trong giới học giả. Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra một cái
nhìn hoàn toàn khác biệt về toàn bộ thời tiền sử của Đông Nam Á và Châu Đại dương,
tuỳ thuộc vào từng khía cạnh cụ thể được xem xét. Điều quan trọng là phảixác lập ngay
từ đầu độ tin cậy của giả thiết mà Blust và Bellwood nêu ra. Bởi vì, trong mô hình của
họ, những niên đại của sự phát tán ngôn ngữ Nam Đảo hầu như được xác định theo bảng
niên đại khảo cổ ở Đài Loan và Phi-lip-pin với nội dung như sau: (1)



Từ Trung Quốc đến Đài Loan vào năm 4500 trước CN; (2) Từ Đài Loan đến Phi-lip-pin
vào năm 3000 trước CN; (3) đến phía nam Philipnpin vào năm 2000 trước CN.

Sau đó, trong thời gian chưa đầy 200 năm, các khu vực còn lại của Đông Nam

Á và Châu Đại dương thời tiền sử phảitheo một lịch trình địa lý và khảo cổ bị gán

vào một cách tuỳ tiện, và kết thúc bằng một đợt phát tán nhanh đến Thái Bình Dương

cách đây khoảng 3500 năm. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung khảo cổ ở Châu Đại dương

và Đông Nam Á không thống nhất với lịch trình này.



Rõ ràng là có thể còn những con đường khác và nguồn gốc khác cho sự phát
tán của người nói tiếng Nam Đảo. Ví dụ, các ngôn ngữ Nam Đảo có thể bắt nguồn từ
Châu Đại dương hoặc trên các đảo Đông Nam Á; giả thuyết này cho phép thời gian di cư
diễn ra dài hơn. hơn nữa, nếu người nói tiếng Nam Đảo có nguồn gốc từ lục địa Châu Á,
họ có thể đã di cư nhiều lần từ bờ biển, chứ không phải chỉ một lần duy nhất qua Đài
Loan.

Điều mà tôi muốn chỉ ra trước hết là giả thuyết của Bellwood dựa trên nền văn hoá vật
chất và những đặc điểm thức ăn của người dân duyên hải nam Trung Hoa là chưa vững
chắc; thứ hai, về mặt lý thuyết, lập luận dựa theo những di vật khảo cổ ở Đài Loan và
Phi-lip-pin có thể được áp dụng đảo ngược với những đợt di cư trực tiếp từ bất cứ vùng
nào ở bờ biển nam Trung Hoa hoặc từ Đông Nam Á, chứ không qua Đài Loan; và thứ ba,
tôi muốn đưa ra những bằng chứng khác về sự phát tán bằng đường biển từ Đông Nam Á
diễn ra sớm hơn thời gian nêu trong giả thuyết ‘Trung Quốc - Đài Loan – Phi-lip-pin’ của
Bellwood và Blust.

Bellwood đã dựng đồ thị về các tầng khảo cổ tại những khu vực mà trước đây người nói
tiếng Nam Đảo có thể đã sinh sống. Ngoài ra, ông còn đề xuất một mô hình suy đoán về
sự phát triển văn hoá trong thời kỳ đầu của những người dân này dựa trên những tái tạo
về mặt ngôn ngữ của tiếng nói Nam Đảo nguyên thuỷ và những từ ngữ cụ thể chỉ thức ăn
và những vật dụng hàng ngày khác. Tuy nhiên, nội dung của ngôn ngữ nguyên thuỷ này
phù thuộc vào kiểu cây ngôn ngữ được sử dụng cho công việc tái tạo và kiểu cây ngôn
ngữ đã được lựa chọn từ trước. Nếu kiểu hoặc phân nhóm cây không đúng thì thì ngôn
ngữ nguyên thuỷ cũng bị sai. Đối với Bellwood, kỹ năng quan trọng nhất hay dấu ấn văn

hoá của những người nói tiếng Nam Đảo đầu tiên là trồng lúa. Nhưng tôi sẽ chỉ ra rằng
niềm tin này xuất phát từ yêu cầu phảigiải thích tại sao người Nam Đảo phảidi cư chứ
hơn là dựa trên lập luận về mặt ngôn ngữ.

P.67. Thực đơn của những người nói tiếng Nam Đảo đầu tiên

Bellwood liệt kê ra ba kỹ năng hay ba thói quen mà ông cho là trụ cột của công việc tái
tạo về mặt ngôn ngữ-khảo cổ đối với sự phát tán của tiếng Nam Đảo từ Trung Quốc, sang
Đài Loan sau đó đến Philipin. Đó là: ăn cau, trồng lúa và làm đồ gốm. Trong đó, kỹ năng
thứ hai - trồng lúa – là một lựa chọn có phần gây hoang mang. Các bằng chứng về khảo
cổ và dân tộc học cho thấy rằng trong suốt thời kỳ phát tán của người nói tiếng Nam Đảo,
cây cọ sagu và cây lấy củ như khoai sọ và khoai lang là những món ăn chính thời tiền sử
chứ không phải là cây lúa. Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng mà Bellwood dành cho
cây lúa trong đoạn văn sau đây liên quan đến nguồn gốc của ngôn ngữ Nam Đảo: p.67

Về thời kỳ Đồ đá mới ở Đài Loan, tôi cho rằng, cần chấp nhận khả năng về sự mở rộng
của nghề trồng lúa và những kỹ thụât liên quan bắt nguồn từ châu thổ sông Dương Tử
qua các vùng Triết Giang và Phúc Kiến. Đơn giản là bởi vì tôi xem nghề trồng lúa là một
bộ phận quan trọng trong nền kinh tế làm chỗ dựa cho sự phát tán ban đầu của ngôn ngữ
Nam Đảo, và bởi vì dựa trên hiểu biết hiện nay, các địa điểm tại Dương Tử có một ưu thế
rõ rệt về mặt niên đại trong nghề trồng lúa. Nếu người ta tìm thấy được bằng chứng về
nghề trồng lúa tại Việt Nam, Hồng Kông và Quảng Đông trước năm 3500 trước CN thì
lúc đó tôi mới có thể thay đổi quan điểm này.      p.67

Hình 10: Những di tích về thời kỳ Đồ đá mới ở Đông Nam Á. Sự phân bố của các địa
điểm khảo cổ sơ kỳ Đồ đá mới ở Đông Nam Á được đề cập trong Chương 2 và Chương
3. Cần lưu ý sự lấn át của các khu vực hang độngđược bảo vệ (nơi có chữ in nghiêng),
phản ánh khả năng là các di vật khác sơ kỳ Đồ đá mới trên di đá ngầm Sunda đã bị phá
huỷ. Các vùng có bóng đại diện cho các thềm lục địa đến 100 mét     . p.68.


Bellwood có thể sẽ phảithay đổi quan điểm của mình nếu những phát hiện gần đây được
khẳng định. Nhà khảo cổ học người Thái Lan, Surin Pookajorn, đã tìm thấy những hạt lúa
liên quan đến các đồ gốm và đồ tạo tác khác thời kỳ Đồ đá mới như rìu đá mài sắc ở
Hang động Sakai phía nam Trung Quốc, xuôi xuống phía dưới Bán đo Malay (xem Hình
10). Những khu định cư này có niên đại cách đây khoảng từ 9260 đến 7620 năm. Kiểu
dáng của những đồ tại tác tại tầng khảo cổ này có thể sánh được với những địa điểm sơ
kỳ Đồ đá mới trên bán đảo Đông Dương tại Ban Kao (Thái Lan) và Gua Cha phía dưới
bán đảo này.       p.69



Ngay dưới lớp địa tầng Đồ đá mới là nền văn hoá Hoà Bình điển hình có
trước thời kỳ Đồ đá mới và trước cơn đại hồng thủy, cho thấy có sự cư trú của con người
mang tính liên tục. Mặc dù rất thận trọng để tránh khả năng khái quát hoá trên cơ sở một
vài niên đại nhưng Pookajorn vẫn đi đến kết luận rằng “cần phảixem xét lại thời kỳ Đồ đá
mới tại Đông Nam Á.      p.69

Đây thực ra chỉ là một cách nói giảm nói tránh. Trên thực tế, nếu phát hiện của Pookajorn
được xác minh, nó có thể đảo ngược ít nhất hai định kiến trước đây về thời tiền sử ở
Đông Á. Cư dân Hoà Bình, những người sống vào trước thời kỳ Đồ đá mới tại Đông
Dương cách đây ít nhất 10.000 năm, thường được xem là tổ tiên của những cư dân nói
tiếng Austro-Asia. Sau đó hàng nghìn năm, họ được coi là đã tiếp thu các kỹ năng nông
nghiệp nhờ sự phát tán của các nền văn hoá sơ kỳ Đồ đá mới từ phía bắc Trung Quốc.
Phát hiện của Pookajorn có thể đảo chiều quá trình tiếp thu này. p.69

Wilhelm Solheim lập luận rằng cư dân Hoà Bình không lạc hậu như người ta nghĩ và có thể
 họ đã bắt đầu trồng cây thân củ từ rất sớm.                    p.69



Nhà khảo cổ học người Mỹ Joyce White đã xác định niên đại của Ban Chang, một xã hội

thuần nông trên bán đo Thái Lan là vào thiên niên kỷ thứ sáu và thứ bảy trước CN.

Nói cách khác, người ta có thể chứng minh rằng vùng Đông Dương trùng với những thời

đại nông nghiệp sớm nhất của Trung Quốc. Khu vực khảo cổ sớm nhất tại Trung Quốc

có bằng chứng rõ ràng về nghề trồng lúa quy mô rộng là vùng Hemudu dưới

cửa sông Dương Tử. Khu vực trung kỳ Đồ đá mới này có cư dân cư trú cách đây khoảng

7000 đến 5900 năm và theo Bellwood, đây chính là cội nguồn của các nền văn hoá sử dụng

ngôn ngữ Austronesian.                                    p.69



Dấu hiệu sớm nhất về cây lúa ở Trung Hoa là trên thượng lưu sông Dương Tử tại vùng
Pengtoushan vào khoảng năm 6500- 5800 trước CN nhưng người ta vẫn chưa rõ là liệu
5800 các giống cây này là xuất phát từ cây dại hay cây đã thuần dưỡng. Charles Higham
đã từng nói: “việc xác định quá trình chuyển tiếp sang trồng lúa là vấn đề trung tâm của
thời tiền sử ở Đông Nam Á”. Mà cho đến nay, nó vẫn là một vấn đề rất mơ hồ.   p.69

Tại một vài địa điểm thuộc thời kỳ Đồ đá mới ở Đông Dương, chủ yếu là những nơi nói
tiếng Austro-Asiatic, người ta đã tìm thấy những đồ tạo tác chứng minh rằng nghề trồng
lúa và nông nghiệp có từ rất sớm ở khu vực này, ví dụ như những chiếc cuốc và dao làm
bằng đá phiến có cạnh sắc để cắt lúa. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa phát hiện được cây
lúa thực sự hay những cây trồng có thể nhận biết được trên khu vực này mãi cho đến gần
đây. Những địa điểm này bao gồm Động Linh hồn nổi tiếng gần biên giới Miến Điện hay
những khu định cư ven biển trong Vịnh Băng Cốc cho đến Việt Nam. Tất cả đều có niên
đại vào thiên niên kỷ thứ 5 trước CN và cho thấy có sự kế thừa từ nền văn hoá Hoà Bình
trước đó. Các khu vực tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nghề gốm với những vết dây
thừng và những hoa văn khác chạm, những chiếc rìu đá mài sắc có từ trung kỳ Đồ đá mới
ở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở khu vực Sakai tại Thái Lan người ta phát hiện những
đồ tạo tác tương tự có cùng niên đại và có cả lúa. Điều đó mâu thuẫn với quan điểm cho
rằng người Trung Quốc tìm ra lúa đầu tiên.   P.69



p.70.   Kết luận này còn hợp lôgíc nhất về khía cạnh sinh học. Như Peter Bellwood đã
chỉ ra,xét về mặt khí hậu, quê hương của nghề trồng lúa là vùng Đông Dương nhiệt đới

kéo dài xuống biên giới với Malaixia, Miến Điện, Băng la đét và vùng bờ biển

phía nam. Phần lớn sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - hai vùng trung tâm phát triển

Đồ đá mới của Trung Quốc - đều nằm ngoài những khu vực này. Và như tôi sẽ trình

bày ở phần dưới, quan điểm cho rằng Đông Nam Á là nguồn gốc của nghề trồng lúa
có thể có những hệ luỵ sâu rộng đến sự lan rộng của nghề này sang phía Tây đến ấn Độ.


70
Sau khi xem nghề trồng lúa có vai trò quan trọng đối với sự mở rộng của ngôn ngữ Nam
Đảo ra ngoài phạm vi Phi-lip-pin, Bellwood trở lại với Đài Loan và cho rằng cây lúa chỉ
xuất hiện ở Đài Loan cách đây 5000 năm, một kết luận gây ngạc nhiên bởi nó diễn ra
1.500 năm sau khi những người nói tiếng Nam Đảo được xem là đã đến từ Trung Quốc
theo giả thuyết của chính Bellwood và cũng thời kỳ này, ông đưa họ di cư sang tận Phi-
lip-pin.

Chắc chắn là cây lúa đã được trồng tại miền bắc Phi-lip-pin và tại Đảo Marina cách đó
2500 km về phía đông trước năm 1000 sau CN; và loại cây trồng này có vị trí rất quan
trọng tại những khu vực bị cô lập sau đợt phát tán ban đầu. Tuy nhiên, sự hiện diện của
cây lúa tại những nơi xa xôi này dường như chẳng hề ủng hộ cho giả thuyết của
Bellwood về sự mở rộng của ngôn ngữ Nam Đảo từ Trung Quốc sang Đài Loan. Trên
thực tế, cây lúa chỉ là một khía cạnh sau này của thời kỳ tiền sử của người Đài Loan nói
tiếng Nam Đảo.


70
Gần đây, Bellwood đưa ra niên đại là năm 2334 trước CN cho giống lúa được tìm thấy
trong đồ gốm tại Gua Sirech, một hang động tại Sarawak (Borneo). Tuy nhiên, theo
Wilhelm Solheim, phát hiện này không chứng minh rằng con đường chuyển giao nghề
trồng lúa đi từ Đài Loan và Phi-lip-pin đến Borneo mà là theo chiều ngược lại, nghĩa là từ
tây nam xuống đông bắc. Những niên đại khảo cổ mới đây cũng phù hợp với sự đo chiều
này. Địa điểm có bằng chứng sớm nhất về nông nghiệp là vùng Gua Sireh (Borneo) cách
đây 5150 năm, tiếp đó là Ulu Leang tại Sulawei (5100 năm), động Rabel ở Luzon, Phi-
lip-pin (4850 năm) và Uai Bobo tại Timor (4100 năm). Như chúng ta đã xem xét,
Bellwood xem nghề trồng lúa là một động lực then chốt đối với sự mở rộng của tiếng
Nam Đảo ra ngoài Phi-lip-pin. Tuy nhiên, thay vì ủng hộ cho giả thiết của Bellwood, lập
luận này đi ngược lại với chính giả thuyết đó.

Nếu những nguyên thủy nói tiếng Nam Đảo tại Đài Loan không phải là những người
trồng lúa thì nhữngkhía cạnh khác trong sự tái tạo về mặt ngôn ngữ của Bellwood và
Blust cũng không có sức thuyết phục. Bellwood lập luận rằng, khả năng kiếm được thức
ăn có mối liên hệ rõ rệt với sự phát tán của cư dân nói tiếng Nam Đảo diễn ra sau đó và
được thực hiện chỉ sau khi họ đã đến Phi-lip-pin. Ông xem các thức ăn như thịt gà, quả
dầy cơm, khoai sọ, khoai lang, chuối, cây trầu không, bột cọ sagu và dừa là những đặc
trưng của người nói tiếng Nam Đảo bị phát tán. Tuy nhiên, điều quan trọng là không một
từ ngữ nào nêu trên có trong từ vựng tiếng Nam Đảo nguyên thuỷ được tái tạo theo giả
thuyết ở Đài Loan mặc dù chúng vẫn có mặt trong từ vựng tiếng Mã Lai – Polynesian
nguyên thuỷ ở Phi-lip-pin được tái tạo theo giả thuyết của Blust. Rất nhiều loại thức ăn,
ngoại trừ chuối và dừa, đều đã được người tiền sử ở Đông Dương sử dụng.

Nếu họ cũng không ăn lúa thì lương thực chính của người Đài Loan nói tiếng Nam Đảo
là gì? Và đâu là nguồn gốc của những loại lương thực ngon và mới của người Phi-lip-pin
cách đây hơn 5000 năm? p.71 Để tạo thuận lợi cho tranh luận, giả định rằng nếu những người
nói tiếng Nam Đảo không có nguồn gốc từ lục địa Trung Hoa thì rất có thể họ đã mang
theo những cây trồng và vật nuôi chủ yếu của mình chứ không phải là phó mặc cho
những gì mà họ có thể nhặt nhạnh được ở Phi-lip-pin. Mặc dù cây chuối có thể có xuất
xứ từ New Guinea hay Maluku nhưng cây khoai sọ vẫn mọc tưi tốt tại Miến Điện và
Đông Dương. Nếu những người Nam Đảo nguyên thuỷ đã mang theo mình những cây
trồng thì từ ngữ họ dùng để chỉ những loại cây này đáng lẽ phảigiống với tiếng Đài Loan
hoặc Phi-lip-pin. Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Do đó, cũng tương tự như
cây lúa, chiều ngược lại của sự phát tán cũng có thể được áp dụng với trường hợp của các
cây có rễ. Các cây lấy rễ bắt đầu được trồng tại New Guinea cách đây 9000 năm và
không có lý do gì để không cho rằng nghề làm vườn đã có tại các đo Đông Nam Á từ rất
lâu trước khi người Nam Đảo di cư từ Trung Quốc sang Đài Loan theo giả thuyết của
Bellwood, nếu trên thực tế đã từng xảy ra sự di cư này.

p.71    Tóm lại, nghề trồng lúa có thể không phải là một đặc trưng của cuộc sống thời
tiền sử ởĐài Loan và những niên đại gắn liền với sự phát triển về phía nam của nghề
 trồng lúa từĐài Loan đến Borneo cũng không chính xác. Mặc dù về sau này, lúa có thể
đóng vai tròquan trọng đối với các khu định cư của cư dân nói tiếng Nam Đảo nhưng
 những hìnhthức nông nghiệp khác ở Đông Nam Á đã tồn tại trước đó rất lâu, cách hiên
 nay khoảngbảy thiên niên kỷ.

Nếu những phát hiện tại Hang động Sakai được công nhận thì chúng ta có thể khẳng định
rằng cây lúa có vị trí cực kỳ quan trọng đối với người dân Đông Dương trong sơ kỳ Đồ
đá mới. Một bức tranh hoàn toàn khác biệt được dựng nên: thay thế cho giả thuyết lấy
Trung Hoa làm trung tâm cho rằng người Trung Quốc phát minh ra nghề trồng lúa, chúng
ta đưa ra quan điểm rằng những người ‘Hoang dã phương Nam’ nói tiếng Nam Á ở Đông
Dương đã truyền nghề trồng lúa cho người Trung Quốc. Gần đây, trên cơ sở nghiên cứu

các giống lúa, Wilhelm Solheim cũng ủng hộ quan điểm về sự mở rộng nghề trồng lúa từ
phương nam đến phương bắc.



Niên đại về nghề trồng lúa đầu tiên dường như có sớm hơn niên đại ở vùng lục địa Đông

Nam Á, thậm chí có thể trước cả cơn đại hồng thủy. Ngoài ra, những khía cạnh khác

về những người nông dân đầu tiên ở vùng Viễn Đông cũng không thống nhất với

ý kiến cho rằng có sự di cư muộn của người nói tiếng Nam Đảo từ Trung Quốc.

Quan điểm về nghề trồng lúa dựa trên giả thuyết về sự di cư từ Trung Quốc
đến Đài Loan của người Nam Đảo không những không được xác minh bằng chứng cứ
thuyết phục mà những mối liên quan về mặt khảo cổ cũng rất mơ hồ. Đây là nội dung mà
chúng ta sẽ xem xét ở phần dưới đây.


P.72.                   Đồ gốm có chạm khắc, có vết dây thừng và

Theo Peter Bellwood, đồ gốm đặc trưng và những đồ tạo tác lâu bền khác trong nền văn
hoá sơ kỳ Đồ đá mới phía tây Đài Loan, bao gồm cả khu vực Ta-p’en-k’eng (khoảng
4000-2500 trước CN), cho thấy con đường giả thuyết của nền văn hoá Nam Đảo nguyên
thuỷ xuất phát từ Hemudu ở Trung Quốc. Trong số những vật thể văn hoá này, người ta
tìm thấy những bình gốm có vết dây thừng (được làm với mái chèo có bện dây thừng),
bình gốm có những hoa văn chạm khắc hình tròn hoặc chấm đốm và bình gốm có đục lỗ
ở đáy tròn. Những vật dụng khác bao gồm rìu đá có mặt cắt ngang hình tứ giác, qu cân
bằng đá, cuốc và gậy bọc vỏ cây. Tuy nhiên, tất cả những vật thể này đều có trước trận
đại hồng thủy, vào địa tầng Đồ đá mới đầu tiên hoặc sơ kỳ ở khu vực châu thổ sông Ngọc
Trai gần Hồng Kông. Các nhà khảo cổ học Kwang Chi Chang thuộc Đại học Harvard và
Ward Goodenough thuộc Đại học Pennsylvania đã chỉ ra rằng các nhóm đồ

tạo tác này đã được phổ biến đến Việt Nam vào thiên niên kỷ thứ năm trước CN.   p.72



Điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc nền văn hoá sơ kỳ Đồ đá mới

của Đài Loan phảixuất phát từ Hồng Kông ở phía nam chứ không phải là từ Hemudu ở

phía bắc của Trung Quốc. Đơn giản hơn, toàn bộ truyền thống này dường như đã có một

sự phân bố rộng khắp khu vực Đông Nam Á. Nhà khảo cổ học người Pháp, Jean-Michel
 Chazine, p.72 đãtìm thấy đồ gốm có vết dây thừng cách đây khoảng 5500

năm ở vùng phía đông Borneo. Rất có thể còn tồn tại những mối liên quan tiềm ẩn khác
 giữa Đài Loan và bờ biển đại lục ở phía tây nam mà Bellwood chưa thừa nhận trong cuốn
 sách ông viết năm 1985: ‘Vài năm gần đây, người ta đã phát hiện ở Hồng Kông nhiều thông
 tin hơn về những phát triển ở vùng phía nam Trung Quốc… Tôi tin rằng, khu vực này nằm
quá xa ởphía nam và do đó không thể có mối liên hệ trực tiếp với Đài Loan thời tiền sử.

Những niên đại mà Bellwood đưa ra cho nguồn gốc đại lục đầu tiên của nền văn hoá Ta-
p’en-k’eng dao động trong khoảng 11.000-7500 năm trước tại một số địa điểm và trong
khoảng 7200-6200 năm tại địa điểm khác. Dựa theo những niên đại này, những di vật sơ
kỳ Đồ đá mới tại sông Ngọc Trai và bờ biển Nam Trung Hoa nằm lộ thiên khi mực nước
biển dâng cao vượt mực nước ngày nay rõ ràng phảicó chung một giai đoạn phát triển
văn hoá vào cùng thời kỳ. Chang và Goodenough cho rằng, không có bằng chứng nào về
ngôn ngữ Nam Đảo không thuộc nhánh tiếng Đài Loan (nghĩa là tất cả các nhánh ngôn
ngữ Nam Đảo khác) có xuất phát trực tiếp từ Đài Loan. Với giả định về nguồn gốc từ
Trung Quốc, rất có thể những ngôn ngữ này đã phát triển sang các đảo Đông Nam Á

một cách riêng rẽ và trực tiếp từ bờ biển Trung Hoa. Nếu con đường Hemudu-Taiwan-Phi-lip-
pin quá m hồ về mặt ngôn ngữ và khảo cổ thì dường như nó đã bị mờ dần trong vô số các
nhánh khác.

p.73.                Ống thổi, gậy đập vỏ cây làm quần áo và những tảng đá

Trong một bài báo viết năm 1985 có tiêu đề ‘Thời tiền sử của Quần đảo Inđô-Mã Lai’,
Peter Bellwood đã đưa ra bức tranh tái tạo toàn diện về các xã hội Nam Đảo ở khu vực
này trước khi chúng chịu ảnh hưởng của các luồng ảnh hưởng văn hoá từ ấn Độ từ cuối
thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Ông thừa nhận không thể truy tìm nguồn gốc về mặt

khảo cổ và ngôn ngữ của một số đặc trưng văn hoá (không bắt nguồn từ lương thực tại
Đài Loan. Một số đặc điểm khác được tim thấy ở Đài Loan nhưng lại có rất nhiều biến
thể tại các khu vực đất liền Châu Á. Một công cụ săn bắn điển hình mà Bellwood từng đề
cập đến, chiếc ống thổi, có thể gây ra một lỗ hổng lớn trong giả thuyết con đường ‘Trung
Quốc-Đài Loan-Phi-lip-pin’ về ngôn ngữ Nam Đảo thời tiền sử.


Stephen Jett,    p73 nhà địa lý học người Mỹ, đã chứng minh rằng người xưa đã dùng

ống thổi để săn bắn trên lục địa Âu-Á. Phân tích của ông về một số đặc điểm của hình

dạng ống thổi cho thấy rằng chúng được làm vào thời tiền sử xung quanh Borneo và sau

đó phát sinh ra toàn khu vực. Ngày nay, có một sự phân bố rõ ràng về sử dụng ống thổi

giữa hai nhóm ngôn ngữ chính là nhóm Nam Đảo và nhóm Nam Á. ở nhóm thứ hai, ống

thổi được sử dụng không liên tục từ khu vực của thổ dân nói tiếng Nam Á ở Mã Lai cho
đến người Mundaic ở Ấn Độ. ống thổi cũng là một đặc trưng của một số người thổ dân
Ấn Độ ởphía Nam và và ở Sri Lanka.



Trừ rất ít trường hợp ngoại lệ, khu vực sử dụng liên tục ống thổi tại vùng đảo Đông Nam

Á gần như mô tả chính xác một nửa rộng lớn ở phía tây của vùng phân bố ngôn ngữ

Nam Đảo (xem Chưng 4 và 5). Do đó, các ống thổi thậm chí còn được tìm thấy tại khu vực

người Chăm ở Nam Việt Nam, Madagascar và hòn đảo nhỏ Micronesian có cư dân nói tiếng

Nam Đảo nằm sâu trong Thái Bình Dương hàng nghìn ki lô mét. Jeff lập luận rất có lý rằng

sự phân bố chung giữa ngôn ngữ Nam Đảo và Nam Á chứng tỏ ống thổi là một đặc điểm

của những người Austric nguyên thuỷ. Giả thuyết của Jeff về nguồn gốc tiền sử của ống
thổi tại Đông Nam Á rất đáng tin cậy. Những ngoại lệ về sự phân bố của ống thổi ở khu
vực Đông Nam Á gần Châu Đại dương cũng giúp ta biết nhiều về thời tiền sử của người
nói tiếng Nam Đảo.

Hình 11: Phân bố ống thổi ở Cựu Thế giới. Phân tích về kỹ thuật chế tạo và phân bố công
cụ thời tiền sử này cho thấy nguồn gốc của nó trên Đảo Borneo, được chế tạo bởi những
cư dân nói những ngôn ngữ mà ngày nay vẫn được sử dụng trong vùng đó. Các vùng
phân bố liên tục của ống thổi hầu như chỉ thuộc khu vực của các nhóm ngôn ngữ Tây
Nam Đảo. Quá trình mở rộng của ống thổi sang tận Đông Dương đã hỗ trợ cho mối liên
kết về ngôn ngữ ‘Austric’. Đồng thời, quá trình mở rộng xung quanh ấn Độ Dương nhất
quán với sự bành trướng của ngôn ngữ Nam Đảo.

Những ngoại lệ quan trọng nhất trong phân bố của ống thổi tại về phía Tây của các khu
vực nói tiếng Nam Đảo là miền bắc Luzon của Phi-lip-pin và toàn bộ Đài Loan. Lỗ hổng
này khiến Peter Bellwood phảilưu tâm vì chúng chính là những hành lang quan trọng
trong giả thuyết khảo cổ-ngôn ngữ của ông và Robert Blust về con đường phát tán duy
nhất của tiếng Nam Đảo từ Đài Loan (xem Chương 5). Do ống thổi không được tìm thấy
ở Đài Loan và dựa trên một danh sách các từ trong ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thuỷ được
tái tạo lại theo giả thuyết, Bellwood đi đến kết luận rằng ống thổi không thể là một trong
những đồ tạo tác đầu tiên của người Nam Đảo. Nói cách khác, những thông tin về ống
thổi không phù hợp với giả thuyết ‘Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-pin.

Bellwood đã khu biệt vấn đề bằng cách sử dụng quan điểm của Jett cho rằng ống thổi
được chế tạo tại Borneo trong thời kỳ sau này. Nhưng ‘sau này’ không phải là từ mà Jett
đã dùng. Theo Jett, ống thổi được chế tạo từ cổ xưa, hoặc vào thời ‘Austric’ (trước thời
Nam Đảo) hoặc ít nhất cũng thuộc sơ kỳ Đồ đá mới, khi người Mã Lai nguyên thủy di cư
sang các đảo Đông Nam Á. Nếu ống thổi là một sản phẩm sau này theo quan điểm của

Bellwood thì người ta không thể biết được mức độ phức tạp của việc phân bố rộng rãi
những chi tiết của kỹ thuật chế tạo này trong hai nhóm ngôn ngữ. Người ta cũng không
tìm thấy ống thổi trên hầu hết các phần còn lại của các đảo có cộng đồng người Nam Đảo
ở Châu Đại dương cũng như trên những hòn đảo biệt lập nói tiếng Nam Đảo là Enngano
và Mentawei, cách bờ biển phía tây Sumatra khoảng vài dặm. Sự phân bố rất cụ thể này
về sử dụng ống thổi cần phảiđược tính đến trong bất cứ phương án nào về sự phát tán
ngôn ngữ Nam Đảo.


Mặc dù ống thổi không được sử dụng ở Đài Loan và miền bắc Phi-lip-pin nhưng người ta
vẫn tìm thấy chúng trên một số địa điểm ở phía nam Nhật bản và phía nam đại lục Trung
Quốc thuộc bán đảo Leizhou. Leizhou là một dải đất liền từng nối đại lục Trung Quốc
với phần nhô ra xa nhất về phía nam là hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, cách Đài Loan về
phía tây nam.


p.75.
Jett nêu ra kết luận rằng ống thổi được chế tạo trong thời kỳ khổ xưa trên vùng đất nào đó
thuộc miền bắc Borneo, nơi có biên độ lớn nhất về sự đa dạng và phat triển văn hoá; điều
này dường như phù hợp với thực tế hơn cả. Nếu kết luận này đúng thì sự phân bố của ống
thổi theo xác định ngôn ngữ sẽ hỗ trợ cho quan điểm rằng tiếng Nam Đảo xuất phát từ
các đảo Đông Nam Á và từ đó được phát tán ra các nơi khác chứ không phải từ đại lục
Trung Quốc. Một số trường hợp đơn lẻ có phát hiện thấy ống thổi ở miền nam

Trung Quốc và Thái Lan là do sự phát tán từ mạng lưới thông thương đường biển
Nusantao dọctheo đường bờ biển phía đông của Châu Á, theo như đề xuất của
Wilhelm Solheim.

Một dấu hiệu đặc trưng khác của nền văn hoá Nam Đảo trong giai đoạn đầu của trung kỳ
Đồ đá mới ở khu vực xung quanh Hồng Kông là những chiếc gậy để đập vỏ cây làm quần
áo. Chúng là những chiếc gậy có các vết cắt song song giống như mái chèo. Trong quá
trình phát tán, những người nói tiếng Nam Đảo kể c ở Đài Loan đã làm quần áo từ vỏ
cây, đặc biệt là từ cây dâu giấy. Vỏ cây được ngâm xuống nước cho mềm và sau đó được
đập đi đập lại bằng một cây gậy dẹt để tẩm ướt và tách rời các sợi thớ. Trong khi đó,
vùng Hemudu ở phía bắc hầu như không có những chiếc gậy đập vỏ cây để làm quần áo.

Bellwood cho rằng những tảng cự thạch (tng đá lớn có hình dạng kỳ quái hoặc được sắp
xếp rất đặc biệt) là một đặc điểm quan trọng của nhiều cộng đồng nói tiếng Nam Đảo.
Hiện nay, cự thạch không còn là một chủ đề được ưa chuộng của nhiều nhà tiền sử học.
Tuy nhiên, khi những mộ đá (mộ xây bằng một phiến đá phẳng nằm trên những tảng đá
hình thẳng đứng) được tìm thấy trong các cư dân nói tiếng Nam Đảo, người ta có lý khi
đưa ra giả định về một mối liên hệ về mặt văn hoá. Về phương diện này, William
Meacham đã chỉ ra rằng những phiến đá cổ của các nền văn hoá Chihlin và Peinan được
tìm thấy trên bờ biển phía đông và đông nam Đài Loan có niên đại vào khoảng thiên niên
kỷ thứ hai trước CN chính là biểu hiện của sự phát tán từ những nền văn hoá tương tự tại
Phi-lip-pin đến khu vực phía nam. Những phiến đá này hầu như không mang đặc điểm
của nền văn hoá Ta-p’en-k’eng trước đó trên bờ biển phía tây. Mà theo quan điểm của
Bellwood, đây cư dân Ta-p’en-k’eng là những người nói tiếng Nam Đảo đầu tiên của Đài
Loan. Một lần nữa, các bằng chứng đưa ra không ủng hộ cho giả thuyết về một quá trình
phát tán văn hoá Nam Đảo trưởng thành xuất phát từ Trung Quốc.

Xuất phát từ Đài Loan?                    p76

Peter Bellwood đưa ra lập luận đúng cho sự mở rộng của nền văn hoá Nam Đảo cách đây
5000 năm tại Phi-lip-pin. Thậm chí cây lúa có thể đã được đưa từ Đài Loan đến phía bắc
Luzon vào thời kỳ này. Tuy nhiên, các địa điểm sơ kỳ Đồ đá mới ở Đài Loan và những
tái tạo về phương diện ngôn ngữ của Robert Blust lại đưa ra một bức tranh ngôn ngữ
Nam Đảo nguyên thuỷ của Đài Loan mà trong đó thiếu vắng những kỹ năng trồng trọt và
các loại lưng thực nhiệt đới vốn là đặc trưng của Phi-lip-pin và một số nơi khác. Theo
William Meacham và Wilhelm Solheim, câu trả lời đơn giản nhất cho bài toán về những
phân bố văn hoá dị biệt thời tiền sử này là quê hương của ngôn ngữ Nam Đảo chính là
đảo Đông Nam Á. Sau đó, những thương nhân trên biển nói tiếng Nam Đảo đã có những
ảnh hưởng đến bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc và Triều Tiên cũng như những
hòn đảo ngoài khi như Đài Loan và Nhật bản qua con đường buôn bán.


Những mối liên hệ về văn hoá giữa Đông Á và Ur     p. 76


Tôi đã đề cập đến sự tương thích giữa các đồ tạo tác thời kỳ Đồ đá mới nằm dưới lớp bùn
của bờ biển nam Trung Hoa với những đồ tạo tác mà Woolley tìm thấy dưới lớp bùn ở Ur
của Lưỡng Hà. Các mẫu vật này bao gồm đồ gốm có hoa văn, đĩa đất sét có lỗ xuyên
hoặc chì lưới, con suốt cọc sợi bằng đất sét, những viên đá bán quý được du nhập từ ni
khác, rìu bốn canh mài sắc và cuốc đá. Ngoài ra còn có một đặc điểm Nam Đảo nổi trội
xuất hiện trong các đồ gốm ở sơ kỳ Ubaid được tìm thấy trong các phần mộ nằm sâu dưới
lớp bùn tại Ur.



Đó là đặc điểm xăm mình trên những bức tượng phụ nữ. Phát hiện kỳ lạ
nhất tại Lưỡng Hà là những bức tượng phụ nữ thanh mảnh loã lồ với bộ phận sinh dục
được cách điệu và có khi bế trẻ con. Mặc dù thân thể của họ rất hấp dẫn nhưng đầu của
họ rất to, tóc đen và mắt xếch mở to dưới mí mắt (xem minh hoạ 3). Có những nét vẽ và
trang sức làm bằng những hòn đất sét nhỏ được treo phủ vai, gợi cho ta liên tưởng đến
tập quán xăm hình. Một số tượng đàn ông khoả thân cũng có mắt xếch, vai trộng và eo
thon cũng được tìm thấy tại Eridu. Vẫn chưa khẳng định được liệu những bức tượng này
có phải là kiểu biếm hoạ để những thợ gốm Ubaid mô tả những vị khách lạ phương xa
đến từ Đông Á.

André Parrot, một nhà khảo cổ học người Pháp, đưa ra một suy đoán khác. Khuôn mặt
của những bức tượng kỳ cục đến nỗi ông cho rằng chúng là những người đàn bà rắn.
Những hình tượng kỳ quái tương tự hiện vấn được khắc trên gỗ ở vùng bờ biển phía bắc
New Guinea. Woolley lưu ý về đặc điểm của những hầm mộ nơi tìm thấy những bức
tượng này. Móng của mộ có hình chữ nhật và được cố ý lót bằng những mảnh gốm vỡ.
Thi thể được duỗi thẳng (không giống như hầm mộ sau này) và được rắc bột quặng sắt.

Tục xăm mình là một tập quán rất phổ biến của những người nói tiếng Nam Đảo nhưng
rạch da lại hạn chế hơn ở Châu Đại dương. Cư dân của khu vực Middle Sepik trên bờ
biển phía bắc New Guinea vẫn còn duy trì tập tục này. Mặc dù họ không nói tiếng Nam
Đảo nhưng vẫn có rất nhiều vay mượn về văn hoá. Tại một số làng, tục xăm mình hoa
văn trên vai và thân người được thực hiện như một nghi lễ kết nạp và mô phỏng vết răng
 của cá sấu. Các vết sẹo hình trái xoan có hoa văn này có nét tương tự như các bức tượng
của Ubaid.

Chúng ta hãy trở lại với những đồ tạo tác khác trong các khu dân cư hình thành sau cơn
đại hồng thủy; mặc dù các phong cách đồ gốm chính xác có thể không theo kiểu phương
Đông hay phương Tây nhưng một điều khó giải thích là trong suốt thời gian diễn ra
những thay đổi lớn lao của cơn đại hồng thủy cuối cùng, người dân vùng Viễn Đông hay
Tây Á đáng lẽ vẫn thuộc cùng một giai đoạn phát triển Đồ đá mới nhưng lại không hề
tiếp xúc với nhau. Nếu lập luận của Solheim là đúng thì các nền văn hoá bên bờ Ấn Độ
Dương và vành đai Thái Bình Dương đã có sự giao lưu tiếp xúc liên tục cho đến tận ngày
nay thông qua mạng lưới thông thương của những thuyền nhân Nusantao. Liệu họ có
phải là những người giáo hoá hay những vị thông thái lưỡng cư từ phương Đông đến Ur?
(het chuong 2)




Chương III.
Bàn chân ẩm

p.78


Chúng ta đã thấy cơn đại hồng thủy đã làm phân đoạn và méo mó niên đại của những
vùng định cư ven biển và của nền nông nghiệp trên lục địa Âu-á và khu vực Đông Nam
Á. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hn bằng chứng về sơ kỳ Đồ đá mới ở Đông
Nam Á và những đợt phát tán khỏi khu vực do cơn đại hồng thủy gây nên trước khi diễn
ra sự mở rộng của ngôn ngữ Đa Đo (Polynesian).

Điều vẫn thường khiến người phương Tây kinh ngạc và bối rối là những phát kiến lớn
của người Nam Đảo nguyên thuỷ với đỉnh cao vào thời kỳ người Đa Đo định cư trong
khu vực Thái Bình Dương cách đây 3500 năm. Nhà khảo cổ học Peter Bellwood cho rằng
những người nói tiếng Nam Đảo đầu tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc cách đây khoảng
6000 năm và sau đó di cư đến Phi-lip-pin và Đài Loan. Đây là quan niệm được chấp nhận
rộng rãi nhất trong số những giả thuyết về nguồn gốc của người Nam Đảo ngày nay. Nhà
ngôn ngữ học người Hawaii, Giáo sư Robert Blust cũng ủng hộ quan điểm này. Tuy
nhiên, tôi lại cho rằng đây là một giả thuyết sai.

Ngoài những điểm đã được đề cập trong chương cuối cùng, lý do chính khiến tôi phản
đối giả thuyết của Bellwood đó là nếu sử dụng hành trình Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-
pin vào khu vực Thái Bình Dương mà ông nêu ra thì đợt phát tán đầu tiên của người Nam
Đảo từ nam Phi-lip-pin sẽ ở vào một niên đại quá muộn so với hàng loạt các biến cố lớn
trong khu vực. Nói cách khác, theo giả thuyết này, khi những người đi biển nói

tiếng Nam Đảo phát tán đi khắp ni từ vùng phía nam Phi-lip-pin cách đây 4000 năm trước,

họ đã mang theo mình những kỹ năng về nông nghiệp và đi thuyền đường dài và đó chính là
những kỹ thuật mới mẻ chưa từng có tại các hòn đảo khác ở Đông Nam Á và Thái Bình
Dương.

Kết luận này mâu thuẫn với quan điểm của một số nhà tiền sử học uy tín khác. Những
báo cáo khảo cổ gần đây cho thấy một bức tranh về những vùng canh tác nông nghiệp
trước đó tại Đông Nam Á hi đo. Do đó, đã có một đợt phát tán đến vùng hải đảo và duyên
hải Đo Đen (Melanesia) diễn ra trước niên đại mà Bellwood đề xuất. Solheim cho rằng
các nền văn hoá biển thời kỳ Đồ đá mới của Đông Nam Á trùng với niên đại của cơn đại
hồng thủy cách đây hơn 7000 năm và quê hưng của những ngôn ngữ dòng Nam Đảo
cũng như những kỷ thuật chèo thuyền đã tồn tại ở khu vực Sulawesi. Theo ông, chúng bắt
đầu phát tán từ đông Indonesia trước năm 5000 trước CN, đi theo hướng bắc đi qua Phi-
lip-pin đến Đài Loan và sau đó là Trung Quốc. Như chúng ta sẽ thấy, có tồn tại bằng
chứng cho thấy cùng thời kỳ đó, chúng cũng hành trình về phía đông và phía tây.

Hình 12: Các quan điểm khảo cổ về Quê hương của người Nam Đảo. Bellwood/Blust đưa
ra giả thuyết về nguồn gốc từ vùng lục địa Châu Á với những người đi biển trên Thái
Bình Dương từ Trung Quốc đi qua Đài Loan cách đây khoảng 5500 năm. Còn theo giả huyết của William Meacham (hình tam giác) và Wilhelm Solheim (hình tròn), nguồn gốc
của nền văn hoá Nam Đảo nằm ngay tại khu vực mà người ta phát hiện ngày nay nhưng
chúng có niên đại cách đây hơn 7000 năm, khi lục địa Sunda bị chìm xuống (Phỏng theo
Bellwood (1995), Meacham (1985), Solheim (1996): xem Chương 2, ghi chú 45, 32 và
50).

Để hiểu được tại sao các nhà tiền sử học có thể đưa ra những quan điểm hoàn toàn đối lập
nhau như vậy về niên đại và phương hướng của vùng định cư đầu tiên của thời kỳ Đồ đá
mới tại một khu vực hải đảo rộng lớn của Đông Nam Á, chúng ta cần biết rằng có rất ít
khu vực khảo cổ thời tiền sử được tìm thấy trong khu vực này. Những gì còn lạị ngày nay
của Sundaland, di lục địa rộng lớn của Đông Nam Á từng là vùng đất khô hạn trong Kỷ
Băng hà hiện chỉ chưa đầy một nửa diện tích trước đây. Hàng trăm dặm đất đai đồng
bằng ven biển màu mỡ với lượng nước mưa dồi dào đã bị mất đi. Nói cách khác, tất c
những bằng chứng về quê hương của những cư dân ven biển nguyên thuỷ của Sundaland
đã không còn.

Một số đầu mối còn lại chủ yếu nằm trong các hang động nằm trên mực nước thuỷ triều
cao nhất, trong các khu định cư bị chôn sâu dưới các lớp bùn và tại các vùng đất khai
hoang cho nông nghiệp ở miền núi. Trước khi xem xét những đầu mối này và hình dung
được quy mô tàn phá đã xy ra, chúng ta cần trở về với những cơn đại hồng thủy sau khi
Kỷ Băng hà kết thúc và hậu qu là mực nước biển dâng cao như đã mô tả trong Chương 1.


Sundaland bị nhấn chìm                 p.80 


Diễn biến của các mực nước biển tại Đông Nam Á trong 14000 năm qua rất giống với
những gì đã xảy ra ở Vịnh Ả Rập và bờ biển Trung Hoa: mực nước biển đột ngột dâng
cao; đợt dâng cao thứ ba và cũng là cuối cùng diễn ra trong thiên niên kỷ thứ 8, như đã
mô tả trong Chương 1. Tuy nhiên, tại đây, trên thềm lục địa Sunda, nước biển không hề
nh hưởng đến một khu vực có diện tích bằng Ấn Độ. Cách đây khoảng 7500 năm, mực
nước biển dâng cao vượt mức hiện tại. phải mất hơn một nghìn năm sau nước biển mới
trở lại trạng thái ổn định như hiện nay. Do thềm lục địa Sunda rất bằng phẳng và có diện
tích lớn nên ở đây có nhiều khu dân cư bị phá huỷ hơn ở Vịnh Rập. Ngoài ra, do nước
biển dâng đến đỉnh cao trong một khoảng thời gian dài và sau đó rút xuống chậm nên

người ta dễ đi đến nhìn nhận sai lầm về những vết tích ven biển. (Xem Hình 3 và 13).



Quy mô đất bị mất ở vùng Đông Nam Á được biểu hiện rõ nét nếu chúng ta áp

dụng những đường cong của mực nước biển vào thềm lục địa Sunda rộng lớn và hình
 dung rằng lục địa Châu Á mênh mông đã bị thu hẹp thành Bán đo Mã lai trên bản đồ
của chúngta ngày nay. Cách đây khoảng 14000 năm, ngay trước khi cơn đại hồng thủy
đầu tiên xảyra, các đo Đài loan và Hi Nam đều là một phần của đại lục Trung Quốc và
 đỉnh núiVictoria ở Hồng Kông là một bộ phận của dãy núi nằm sâu trong nội địa. Biển
NamTrung Hoa, Vịnh Băng cốc và Biển Java đều là những đồng bằng khô nối Đông
Dương,Borneo, Sumatra và Java thành một lục địa với hình dạng giống như bàn chân
của con cásấu và diện tích lớn hơn hẳn ấn Độ. Vào thời điểm đó, Singapore nằm ở trên
cổ tay của con cá sấu, cách biển khoảng 1000 cây số. Phạm vi của Sundaland biểu hiện
rõ với một đường chạy vòng quanh dài 100 mét.


Ngay trước cơn đại hồng thủy thứ hai cách đây 11.500 năm, mực nước biển thấp hơn
mực nước ngày nay khoảng 50 mét. Lục địa Sunda vẫn còn một phần đuôi rất dễ nhận
thấy và tất cả các vùng đất đai rộng lớn vẫn được nối liền với nhau nhưng dần xuất hiện
những vết nứt ở phía đông giữa Đông Dương và Borneo, và giữa Borneo với Java. Đài
loan thì đã hoàn toàn bị tách rời.

Ngay trước khi cơn đại hồng thủy cuối cùng diễn ra, mực nước biển có thể vẫn còn nằm
dưới mực nước hiện tại khoảng 20 mét. Đường mức chiều sâu khoảng 20 mét cho thấy
các đường bờ biển chịu nh hưởng nhiều nhất và ít nhất trong cơn đại hồng thủy thứ ba.
Những khu vực có thềm lục địa và vùng nội địa bằng phẳng nhất mất nhiều đất nhất, đặc
biệt tại các vùng ngoài khi Bán đảo Mã lai, các bờ biển phía đông của Java và Sumatra,
và các bờ biển phía nam và phía tây Borneo và Đông Dương. Thềm lục địa bao quanh
Singapore và Malaca có thể là khu vực cuối cùng chịu tác động của cơn đại hồng thủy.


p.81.                                        Eo biển Malaca bị chìm ngập

Ngay từ khi bắt đầu cơn đại hồng thủy cách đây khoảng 9 thiên niên kỷ, eo biển Malaca
đã trải ra như một eo biển hẹp dài và hiểm trở. Trước đó, con đường duy nhất đếnẤn Độ
Dương là một kẽ nhỏ giữa Sumatra và Java đã được mở ra trong cơn đại hồng thủy trước
đó (theo giả thuyết của tôi thì đó là đại hồng thủy thứ hai). Một điều rất quan trọng là cần
phải xác định niên đại của những hạn chế đối với việc tiếp xúc giữa vùng Viễn Đông và
phương Tây. Trước cơn đại hồng thủy thứ hai, con đường duy nhất để trao đổi nông
nghiệp và các bí quyết khác giữa Nam Trung Hoa và vùng Nam Á là đi qua một đường
mòn hẹp hiện vẫn được dùng để buôn bán thuốc phiện giữa Vân Nam và Miến Điện.

Mặc dù phần đuôi của Bán đảo Mã lai vẫn là một phần của lục địa Châu Á về mặt tự
nhiên; nhưng xét về mặt địa lý và văn hoá, khu vực này gần gũi với khu vực Đông Nam
Á hải đảo hơn. Trong chương trước, tôi đã đề cập đến phát hiện của Surin Pookajorn về
nền văn hoá trồng lúa sơ kỳ Đồ đá mới trên Bán đảo Mã lai với niên đại trong khoảng
thiên niên kỷ thứ mười đến thiên niên kỷ thứ tám, tức là cách đây hàng nghìn năm. Đây là
một phát hiện gây ngạc nhiên cho nhiều người (Xem Hình 10). Ngoại sự ngạc nhiên về
một nền nông nghiệp trồng lúa xuất hiện rất sớm, phát hiện này cùng với nhiều phát hiện
khác cho thấy rằng một cuộc cách mạng nông nghiệp đã diễn ra ở Đông Nam Á sớm hơn
rất nhiều so với phán đoán trước đây.

Luận điểm của Pookajorn đưa ra là động lực chính dẫn đến những thay đổi trong thói

quen tìm kiếm thức ăn, ví dụ như trồng lúa và khai thác hải sản cách đây khoảng
10000-5000 năm trước chính là những dao động trong mực nước biển chứ không
phải lànhững thay đổi về khí hậu hay của giới động vật và thực vật.
Khu vực hang động Sakai ở miền nam Thái lan vẫn còn sót lại trong khi các

đầu mối khác bị mất đi và lý do thuyết phục nhất giải thích cho diều này nằm ngay tại

địa điểmcủa chúng. Thậm chí tại điểm cao nhất của mực nước biển, tức là cao hơn mực

nước hiện tại khoảng 5 mét, những hang động này cũng không bị cơn đại hồng

thủy đe doạ dù chúng nằm rất gần với biển và nhờ đó cư dân có thể tìm kiếm thức ăn từ biển.


Hình 13: Đất bị biến mất khỏi khu vực Sundaland của lục địa Châu Á từ Kỷ Băng hà.
Vào thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà, Sundaland tri rộng từ Đông Dương đến Bali. Vùng
đất Nam Hải dọc bờ biển nam Trung Hoa và thềm lục địa Sahul (Úc và New Guinea)
cũng trải dài hàng trăm cây số. Hiện tượng mất đất lớn nhất sau thời kỳ hậu sông băng
xảy ra ở phía tây và phía nam của Borneo, hình thành nên Biển Nam Trung Hoa và Biển
Java. Đường mức 100 m và 50 m (bn đồ trên) và đường mức 20 m (bản đồ dưới) tương
ứng xấp xỉ với các mốc 14000, 11000 và 8500 năm trước. Hiện tượng mất đất trong cơn
đại hồng thủy thứ ba (bản đồ dưới) diễn ra với quy mô nhỏ hơn trong hai cơn đại hồng
thủy trước đó. Tuy nhiên, cơn đại hồng thủy này đã mở thông con đường vè phía tây giữa
Singapore và Sumatra và nối đến Eo biển Malaca.

Những kết quả gần đây từ vùng nội địa Sakon Nakon ở đông bắc Thái lan đã cho thấy
một khu vực đất đai rộng lớn đã được khai hoang cách đây khoảng bảy thiên niên kỷ.
Trong báo cáo này, nhà khảo cổ học người Mỹ Joyce White lập luận rằng ‘Truyền thống
Ban Chiang’ ra đời cách đây khoảng 8000 – 7500 năm tại Thái lan. p. 83 Bà cho rằng rất
có thểcon người đã định cư ở Ban Chiang hai thiên niên kỷ trước niên đại được phán đoán
trước đây về nền nông nghiệp tại khu vực này. Mặc dù phát hiện quan trọng của White có
tính thuyết phục nhờ những niên đại sớm về nghề trồng lúa nhưng nó cũng dẫn đến giả
định rằng khu vực Hang động Sakai p.83 tại Bán đảo Mã lai ở phía nam tồn tại trước cơn đại
hồng thủy thứ ba cũng rất có thể ra đời trước cuộc cách mạng nông nghiệp chính ở Thái
lan.

Vậy những cư dân trồng lúa trước cơn đại hồng thủy này là ai? Rất có thể họ là những
người dân nói tiếng Austro-Asiatic ở miền nam Bán đảo Mã lai. Đây là những tộc người
bản xứ được gọi là người Aslian sống trong các rừng nhiệt đới và vùng duyên hải
Malaya. Về mặt tự nhiên và văn hoá, họ là những nhóm người khác biệt với người nói
tiếng Mon-Khmer ở phía bắc Thái lan, Miến Điện và Việt Nam (xem Chương 7). Dựa
vào bằng chứng của các di cốt còn lại, Bellwood cho rằng một tộc người bản địa, người
Senoi, có thể có tổ tiên ở thời kỳ Đồ đá mới tại miền nam Bán đảo Mã lai. Các niên đại
sớm về nông nghiệp khác đã được tìm thấy ở trong vùng này. p.83. Một hang động khác,

hang Gua Kechil, nằm xa hơn về phía nam ở Malaya, cũng có những di cốt của cùng

một nền văn hoá có niên đại vào thiên niên kỷ thứ tư trước CN nằm trên các địa tầng của

nền văn hoá Hoà Bình cổ xưa hơn.

Nếu những niên đại của hang Sakai mà Surin Pookajorn p. 83 đưa ra được xác minh thì
 những cư dân trồng lúa trên bờ biển của Bán đảo Mã lai và tìm kiếm thức ăn trên biển
có niênđại vào thiên niên kỷ thứ bảy và thứ năm trước CN, khi tuyến đường biển đến
Ấn Độđược mở ra qua Eo biển Malaca. Niên đại này khiến người ta nêu ra một câu hỏi
quantrọng là: Liệu những người được coi là nói tiếng AustroAsiatic (hậu văn hóa
Hoà Bình) có nguồn gốc từ phía nam của bán đảo không chỉ định cư ở Thái lan mà sau
đó còn dunhập ý tưởng về trồng lúa đến tận Ấn Độ bằng đường biển cách đây 8000
 năm haykhông? Quan điểm này có căn cứ từ một số bằng chứng nhất định.

Những người dân sơ kỳ Đồ đá mới ở phía tây Ấn Độ bắt đầu sản xuất nông nghiệp vào
thiên niên kỷ thứ by trước CN; họ trồng lúa mạch theo sáu hàng và chăn nuôi gia súc, cừu
và dê. Đây có thể chính là tiền thân của các nền văn minh nguyên thủy sông ấn. Trồng trọt

bắt đầu muộn hơn tại các khu vực miền trung và miền đôngẤn Độ và là một tiến
trình phát triển độc lập, trong đó lúa là cây trồng chính chứ không phải là lúa mì và lúa
mạch. Những di tích cổ nhất về sự phát triển này đến từ miền trung Ấn Độ tại khu vực
Đồi Vindhya cách đây khoảng thiên niên kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước CN. Có rất nhiều
di tích cự thạch trong vùng này, tưng tự như Miến Điện ở phương đông. Các bình gốm có
vết dây thừng và những ấn tượng về mái chèo chứng tỏ có một sự liên hệ với Đông Nam
Á về nghề gốm. Những đặc điểm về mái chèo có niên đại vào sơ kỳ Đồ đá mới cho thấy
có sự giao lưu lâu dài giữa Ấn Độ và các nền văn hoá biển ở Đông Nam Á. Ngoài ra, các
khu vực trồng lúa nguyên thuỷ tại Ấn Độ cũng có đặc điểm phân bố chung như các bộ tộc
Mundaic ngày nay nói tiếng Austro-Asiatic ở các vùng miền trung và đông bắc.

Mặc dù các thứ tiếng Mundaic đến từ các nhánh rễ của cây ngôn ngữ Austro-Asiatic
nhưng chúng cùng có chung những từ cùng gốc liên quan đến nghề trồng lúa với nhánh
Mon-Khmer nói tiếng Austro-Asiatic ở Đông Dương. Những từ đó bao gồm trấu lúa, tre
và măng, chày và cối, bị say xỉn, chó, bò cái, và thú vị nhất là đồng thiếc. Charles
Higham cho rằng tổ tiên của những người nói tiếng Mundaic thuộc hệ Austro-Asiatic này
là ‘những người trồng lúa và biết luyện kim… và rất có thể đã mở rộng theo hướng tây từ
vùng đất trung tâm của ngôn ngữ Austro-Asiatic ở Đông Nam Á (sang ấn Độ) trong quá
khứ tiền sử xa xưa.’

Một cách tình cờ, khi Higham đề cập đến “quá khứ tiền sử xa xưa”, ông không hàm ý hay
xác định đó là vào thiên niên kỷ thứ năm và thứ sáu trước CN. Nhưng đây chính là điều
được ngụ ý trong phát hiện về nghề trồng lúa thời nguyên thuỷ ở miền trung Ấn Độ và
những niên đại của Hang động Sakai ở miền nam Thái lan. Tuy nhiên, nếu lập luận về
mặt ngôn ngữ và những bằng chứng về lúa tại Hang Sakai được xác minh thì lại tồn tại
vấn đề về các từ cùng gốc về đồng thiếc và đồng đỏ. Nếu người nói tiếng Mundaic bị tách
rời khỏi những tiếng nói Austro-Asiatic khác cách đây 7000 năm trước thì làm thế nào họ
có thể có những từ về đồng thiếc đồng đỏ vào thời điểm đó?

Những niên đại được khẳng định gần đây nhất về các đồ tạo tác bằng đồng ở Ban Chiang,
Thái lan, có cách đây khoảng 3500 năm; điều này đi ngược lại với giả thuyết. Tuy nhiên,
hai niên đại cổ hơn được đề xuất đối với đồ tạo tác Ban Chiang là cách đây 5805 năm và
4810 năm cũng bị Joyce White, nhà khảo cổ học người Mỹ, bác bỏ vì cho rằng chúng
chẳng có “ý nghĩa về mặt khảo cổ.” Mặc dù niên đại cách đây gần 6000 năm về sự xuất
hiện của đồng thiếc hay đồng đỏ tại vùng Viễn Đông có vẻ không mấy thuyết phục
nhưng nó vẫn nằm trong khung thời gian mà White đã xác lập đối với tổng thể nền văn
hoá Ban Chiang. Thiên niên kỷ thứ tư trước CN cũng là niên đại của một cán mai bằng
đồng được phát hiện trong phần mộ ở dưới lớp địa tầng của leonard Woolley tại Ur.


Trong tất cả các trường hợp, nếu đợt di cư đầu tiên của người nói tiếng Mundaic từ Đông
Dương sangẤn Độ bằng cách sử dụng đường biển Nusantao và những chiếc thuyền đi sát
bờ biển, thì thông thương sẽ còn tiếp tục trong thời gian sau đó. Nếu đồ đồng được phát
hiện sau đó thì có lẽ kỹ thuật làm đồng đã được truyền thụ bởi những người nói những
thứ tiếng hiểu được với nhau.

Hình 14: Sự phát triển của nghề trồng lúa từ Đông Nam Á sang ấn Độ. Một con đường
được mở ra về phía Đông qua Eo biển Malaca cách đây hơn 8000 năm đã tạo ra một
tuyến đường Đông-Tây tiềm năng cho việc buôn bán bằng đường biển và trao đổi quan
điểm. Đây có thể là con đường đưa nghề trồng lúa đến ấn Độ. Sự phân bố của các khu
vực trồng lúa ởẤn Độ trùng khớp với sự mở rộng của ngôn ngữ Austro-Asiatic (Bản đồ
ngôn ngữ phòng theo Higham (1996); các niên đại của nghề trồng lúa).

Sự hình thành của Eo biển Malaca cách đây khoảng chín thiên niên kỷ có thể đã mở
đường cho quá trình định cư lên khu vực Sumatra. Bằng chứng duy nhất tìm thấy ở các
đo của Indonesia về nền văn hoá Hòa Bình sử dụng ngôn ngữ Austro-Asiatic của Đông
Dương nằm ở khu vực đông bắc Sumatra cách Eo biển về phía bắc. Một trong số những
nơi này có niên đại vào khoảng thiên niên kỷ thứ sáu trước CN.


Hoạt động nông nghiệp đầu tiên diễn ra tại vùng Sumatra đang được tái hiện rõ nét hơn
nhờ các chuyên gia nghiên cứu các chỉ số phấn hoa (chỉ số phấn hoa trong lõi đất là chỉ
số quan trọng trong hoạt động nông nghiệp thông qua khai hoang rừng). Dường như
Sumatra đã trải qua hai đợt biến động sinh thái sau Kỷ Băng hà. Đợt biến động đầu tiên
diễn ra cách đây 8000 năm và trùng khớp với niên đại của cơn đại hồng thủy thứ ba (xem
Hình 10). Đỉnh điểm của đợt biến động thứ hai điễn ra cách đây khoảng 3000 năm.


p.86.                      Những hang động an toàn ở Đông Nam Á hải đảo

Một số khu vực duyên hải của Đông Nam Á có thềm lục địa rất hẹp và nhờ đó không mất
nhiều đất khi mực nước biển dâng cao sau Kỷ Băng hà. Chúng ta tìm thấy những khu vực
như vậy trên Đảo Borneo (bờ biển phía đông Kalimantan và các hang động Niah ở
Sarawak), bờ biển phía đông Việt Nam, Phi-lip-pin, Sulawesi, Maluku, khu vực Tiểu
Sunda, bờ biển phía tây của Indonesia và đặc biệt là bờ biển phía đông và phía nam của
Đài Loan. Đây là những nơi tìm thấy các di vật cổ nhất của thời kỳ Đồ đá mới, ngoại trừ
vùng bờ biển phía tây Java và Sumatra. Chúng ta có thể cho rằng những bờ biển với
thềm lục địa hẹp và vùng đất liền dốc không chịu nhiều ảnh hưởng trong cơn đại hồng
thủy thứ ba nhưng có thể thực tế không phải như vậy. Những vùng này rất dễ bị tổn
thương trước các tác động cục bộ của những cn sóng thần khổng lồ ở Thái Bình Dương
đồ ập đến từ phía bờ bên kia khi núi băng ở Canada bị đổ sụp. Điều lạ kỳ là đây chỉ là
một hiện tượng thường được kể lại trong những câu chuyện về cơn đại hồng thủy của
người dân bản địa cổ ở vùng biển phía đông Đài Loan và Phi-lip-pin (Xem Chương 1 và
10).

Những tác động khác của cơn đại hồng thủy thứ ba thể hiện qua những gián đoạn khó gii
thích trong sự cư trú của con người cách đây by thiên niên kỷ ở vùng bờ biển dốc của
Sundaland. Một trong những gián đoạn này xuất phát từ Hang Madai ở bờ biển phía đông
Sabah – cách đây 7000 năm, người dân đã bỏ đi khỏi vùng này một cách khó hiểu. Một
trong số những hang động cổ nổi tiếng nhất là các hang đá vôi tại Niah, Sarawak thuộc
vùng bờ biển phía bắc Borneo (xem Hình 10). Chính tại nơi đây, các niên đại rất sớm đã
được xác định ở vùng Đông Nam Á hải đảo và đặt câu hỏi nghi vấn đối với giả thuyết
“Nguồn gốc Đài Loan” của Peter Bellwood. Ví dụ, một số hầm mộ ở Niah thuộc thời kỳ
Đồ đá mới có niên đại vào đầu thiên niên kỷ thứ sáu trước CN. Vấn đề này đã

được Bellwood thừa nhận khi ông đề cập đến Niah:

Những bằng chứng ở Niah đặt ra một số vấn đề lớn. Một mặt, có hàng loạt niên đại được
xác định bằng các bon đồng vị phóng xạ nhưng chủ yếu là trên chất tạo keo hoặc apatit
(mẫu vật xưng) và không có đủ độ tin cậy. Mặt khác, có rất nhiều đồ tạo tác nhưng lại
không thể tìm ra mối quan hệ giữa đa số đồ tạo tác này với những mẫu xưng đã xác định
được niên đại.


p.87
Bellwood giải quyết những vướng mắc trên bằng cách đặt nghi vấn đối với địa tầng do
người khai quật đầu là ông Tom Harrison xác định tại Niah; sau đó, Bellwood chỉ định
một số niên đại “có thể chấp nhận được” và “không thể chấp nhận được” (mặc dù những
niên đại “không thể chấp nhận” có thể còn mang tính chủ quan hơn c xác định địa tầng
của Harrison). Có nhiều lý do giải thích tại sao những niên đại của các bon đồng vị phóng
xạ có thể không chính xác và dẫn đến những quan điểm sai lệch. Tuy nhiên vẫn có những
 phương pháp tiêu chuẩn dể giải quyết những vấn đề như thế này và bác bỏ những niên
đại không rõ ràng.

p.87

Gần đây tôi có đi thăm Niah, nay đã trở thành một công viên quốc gia và là một điểm thu
hút nhiều khách du lịch. Quần thể hang động Niah rộng lớn nằm lõm sâu trong các vỉa đá
vôi lộ thiên hiện nay vẫn được sử dụng bởi những người thu thập tổ chim. Hành trình của
tôi bắt đầu bằng đi bộ khoảng vài dặm dọc theo con đường bên sườn núi nằm trên một
đầm lầy khuất sâu trong rừng tối cách xa bờ biển. Đến các vách đá, con đường lại chạy
qua một khe nứt lớn và sau đó lên cao dần. Khi tôi đi đến điểm này, hầu như ngay lập tức
tôi nhận thấy một hẻm núi sâu rộng khoảng vài mét và nằm bao quanh nền của vách đá.
Hẽm núi có thể đã bị xẻ thành đá vôi do mực nước biển dâng cao trải qua hơn 6000 năm
và nó song song với một bãi đất nằm trên đầm lầy khoảng vài mét. Sau đó, con đường
hầm này chạy đến cửa “Long Môn” khổng lồ thuộc quần thể hang động Niah. Đợt khai
quật khảo cổ nổi tiếng của Tom Harrison nằm ngay ở góc bên phải của cửa này và nằm
gần hẽm núi.

p.87
Tôi thật là may mắn vì người hướng dẫn viên Penan đã đưa tôi đi thăm khắp quần thể
hang động, sau đó ra khỏi hang và xuyên qua một hàng rào thép cao có khoá, rồi đi vào
vực thẳm xanh tưi có cây cầu gỗ bắc qua. Từ phía bên kia của vực thẳm, hẽm núi lại xuất
hiện khi con đường chạy qua vách núi đến “Hang Vẽ”. Tại đó, ngay trên nẽm núi nằm
trên thành hang, có rất nhiều hình vẽ về những chiếc thuyền mũi cao có thể chở đến 20
người (xem minh hoạ 4). Một số người đứng ngoài thuyền. Ngoài ra còn có những hoa
văn hình học, những vòng xoáy trôn ốc đồng tâm , mặt trời và một số động vật bao gồm c
cá. Những hoa văn trừu tượng theo hình mạng xung quanh các con thuyền có thể miêu tả
những con sóng hoặc bẫy thú. Dựa vào thành hang, tôi nhìn thấy hình vẽ một số thuyền
độc mộc ngắn, không thể đi biển, và được dùng như những cỗ quan tài. Đây là những di
vật được khai quật gần đây. Những thứ bên trong quan tài hiện đang nằm tại Kuching,
thủ phủ của Sarawak. Các niên đại các bon đồng vị phóng xạ được hiệu chỉnh cho những
chiếc thuyền trong hang động có hình vẽ và những nội dung bên trong cho thấy chúng
thuộc thời đại kim khí cách đây khoảng 2500-2800 năm.

Những chiếc quan tài này cho thấy chức năng mai táng của các hang động Niah qua
nhiều thời kỳ; những hình vẽ cũng rất đáng quan tâm bởi từ trước đến nay người ta vẫn
cho rằng Borneo không có những thông điệp kiểu như vậy từ quá khứ. Nhà khảo cổ học
người Pháp Jean-Michel Chazine đã tìm thấy những tranh vẽ trong hang tương tự ở vùng
phía đông của Borneo thuộc Indonesia (Kalimantan) (Xem Hình 10). Ngoài mô típ nổi
tiếng của người Nam Đảo về “thuyền của người chết” được tìm thấy ở Niah, các hang
động ở Kalimantan còn có những dấu tay. Mối liên quan giữa những chiếc thuyền của
người chết và hẽm núi nằm cao trên mực nước biển trên dãy núi đá vôi ở Niah dường như
không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những hình ảnh này có thể đã được vẽ sau
khi mực nước biển dâng cao tới đỉnh điểm trong trận hồng thủy thứ ba cách đây khoảng
5500 năm. Những khai quật sơ bộ ở phía đông Kalimantan, cách Niah về phía đông nam,
cho thấy rằng các lớp đất bề mặt xung quanh những hình vẽ này đã sản sinh ra các sản
phẩm gốm có vết dây thừng và khắc mái chèo thuộc sơ kỳ Đồ đá mới tương tự như
những đồ gốm được tìm thấy ở vùng bờ biển Nam Trung Hoa, Đài Loan và miền trung
Ấn Độ. Một mẫu vật được lấy từ những lớp bề mặt ở khu vực Kalimantan có niên đại
cách đây khoảng 5500 năm. Những đồ gốm tương tự cũng được tìm thấy ở Sabah và
Sulawesi. Theo Peter Bellwood, niên đại của những người đi thuyền và nghệ sỹ của thời
kỳ Đồ đá mới cũng trùng khớp với thời điểm phát tán từ vùng biển nam Trung Hoa
nhưng lại quá sớm đối với sự phát tán từ Phi-lip-pin vì người nguyên thủy chỉ có thể đặt
chân đến Borneo cách đây khoảng 3000 đến 4000 năm.

Phía bắc và phía đông Borneo có thể giúp ta tìm ra đầu mối về ý nghĩa của mô típ con
thuyền tâm linh trong lịch sử truyền miệng của hòn đảo này. Người bộ tộc Berawan sống
ở khu vực lân cận Niah truyền rằng có một huyền thoại về con sông linh thiêng chy qua
vùng đất của những người chết. Vùng đất và con sông này nằm trên vùng thềm lục địa
Sunda đã bị chìm. Bộ tộc Kayan vốn đã mở rộng cư trú đến tận Kaltim cũng chia sẻ một
huyền thoại tương tự (xem Chương 5). Mô típ “những con thuyền của người chết” xuất
hiện trong các hình vẽ ở tận đo Sumba phía nam thuộc khu vực Tiểu Sunda, hoặc trong
những tấm vải dệt đựoc tìm thấy ở Lampung thuộc Sumatra về phía tây (xem minh hoạ
22), hoặc ở tận Việt Nam về phía bắc; những hình vẽ này đã được mô tả trên các mặt của
trống đồng Đông Sơn Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ nhất trước CN.      p.88.

Người phương Tây có thể nhớ lại huyền thoại Hy Lạp về Sông Mê, con sông mà người
ta phải chèo thuyền để đi đến vùng đất của người chết. Những con thuyền tương tự với
những chiếc bẫy bí hiểm cũng được tìm thấy rộng rãi ở các hình đá chạm khắc ở Thuỵ
Điển có niênđại vào thời kỳ đồ Đồng vào khoảng năm 1800 và 500 trước CN.

Thời kỳ đồ Đồng của Thuỵ Điển cũng có những chiếc rìu đồng hình lưỡi liềm đặc trưng
rất giống với những chiếc rìu mang phong cách văn hoá Đông Sơn được tìm thấy ở
Indonesia và New Guinea (xem minh hoạ 5).

Một đặc điểm chung khác của các hình đá chạm khắc ở Scandinavia và Đông Nam Á là
những chạm khắc axit hình chén. Người ta phát hiện một sắp xếp đặc biệt là hai hàng
song song, mỗi hàng có bảy hình chạm khắc (xem mô tả 6). Tại Sumatra và Đảo Flores,
sắp xếp này được tìm thấy ở những phiến đá tiền sử và được gắn liền với trò chi bàn cờ
Chanka (hay còn gọi là Mancala) tri khắp khu vựcẤn Độ Dương. Các hàng hình chén này
còn được tìm thấy ở các núi đá của vùng bờ biển phía đông Châu phải và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu thực sự có một sợi dây văn hoá giữa các mô típ nghệ thuật này của Đông Nam Á và
Scandinavia thì rất có thể nó đã được hình thành qua những hành trình dài của mạng lưới
những người thương nhân trên biển. Như tôi đã đề cập, nhà khảo cổ học Wilhelm
Solheim đề xuất rằng một mạng lưới như vậy của toàn bộ vùng bờ biển Đông Á bắt đầu
từ Nusantao cách đây khoảng 7000 năm.

Người Chàm đến từ đâu                            p.89

Chúng ta đang xem xét thời kỳ đồ Đồng, và trước khi chúng ta rời khỏi thềm lục địa
Sunda, tôi muốn đề cập đến một câu hỏi nghi vấn lớn đối với giả thuyết Trung Quốc -
Đài Loan – Phi-lip-pin của Peter Bellwood. Câu hỏi được đặt ra từ một trong những nền
văn minh rực rỡ nhất của Đông Dương. Ngay sau khi người Pháp thiết lập chế độ thực
dân ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, họ đã tìm thấy những mẫu tự khắc chữ Phạn cổ thuộc
ngôn ngữ Nam Đảo vẫn còn được sử dụng trong nhiều phương ngữ dọc bờ biển phía nam
Việt Nam và sâu trong vùng nội địa. Từ sau đó, người ta đã tìm thấy nhiều bằng chứng về
một nền văn minh đã phát triển rực rỡ (thuộc Nhà nước Cham pa) trong khoảng - một
 nghìn năm từ thế kỷ 5 sau CN và nền văn minh này tôn thờ thần Siva và Đức Phật.

Người Chàm giành giật quyền cai trị Đông Dương với người Khơ me và người Việt cho

đến khi chịu thất bại vào thế kỷ thứ năm sau CN. Tiếng Chàm gần với ngôn ngữ Malai và

được xem là những bằng chứng rõ ràng duy nhất về sự di cư của người Nam Đảo từ Đông

Nam Á hải đảo đến lục địa Châu Á (xem Chương 5). Một vài năm trước, tôi lái xe dọc
 con đường ven biển từ Thành phố Hồ Chí Minh đếnHuế và nhìn thấy những toà tháp
 khắc chạm đứng sừng sững như chiếc mũ tế của đứcgiám mục giữa những ngọn đồi
và các vỉa đá vôi. Trong những tàn tích đó, người ta vẫncòn thấy một nền tôn giáo
 hỗn hợp giữa đạo Hindu và Đạo Phật. Trong khoảng khônggian mờ tối đầy khói
 dưới ngọn tháp, những vòng hoa và lễ vật được kính cẩn đặt xung
quanh một bức tượng Dương vật lớn và mịn làm bằng đá granit xám .

Sau đó, người Pháp lại khám phá ra một nền văn hoá thậm chí còn sớm hơn là văn hoá Sa
Huỳnh trải ra trên một khu vực rộng bằng văn hoá Cham Pa. Từ đó, người ta lại đưa ra
suy đoán về mối liên quan thời tiền sử giữa hai nền văn hoá này. Các nhà khảo cổ học
người Pháp đầu tiên có dường như muốn bác bỏ bất cứ mối liên hệ nào dựa trên định kiến
rằng người Chàm là những cư dân ‘khai hoá’ đến từ Indonesia. Tuy nhiên, gần đây, các
nhà khảo cổ học Việt Nam đề xuất một tiến trình liên tục từ văn hoá Sa Huỳnh trước thời
kỳ đồ Sắt vào thiên niên kỷ thứ hai sau CN đến khi khởi đầu văn hoá Chàm vào khoảng
năm 200 sau CN. Nhà khảo cổ học người Anh, Ian Glover, gần đây đã xem xét những
bằng chứng về mối liên hệ giữa hai thời kỳ này và đưa ra đánh giá rằng “Một hệ quả ít
được nhắc đến của sự tái hiện mới về Việt Nam là cư dân Sa Huỳnh có thể đã sử dụng
ngôn ngữ Nam Đảo; mặc dù ngôn ngữ này được du nhập vào Việt Nam nhưng nó đã
được xác lập tại đây trong một thời gian dài hơn dự kiến của các nhà ngôn ngữ.” Xét theo
khía cạnh ngôn ngữ học của giả thuyết Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-pin, người Chàm
không thể đến Việt Nam trước năm 300 trước CN.

Sa Huỳnh là một nền văn hoá tinh tế thuộc thời kỳ Đồ đồng và Đồ sắt và từ trước đến nay
vẫn bị che khuất bởi cái bóng quá lớn của một nền văn hoá rực rỡ cùng thời, nền văn hoá
Đông Sơn nổi tiếng của những cư dân nói tiếng Austro-Asiatic ở Bắc Việt Nam vào thời
kỳ Đồ đồng. Mặc dù có sự gần gũi nhưng hai nền văn hoá này dường như đã phát triển
phong cách và kỹ thuật của mình độc lập với nhau và độc lập với cả Trung Quốc và ấn
Độ. Ngoài những đồ trang sức bằng đồng giống như những di vật tìm thấy ở hang Tabon
ở Palawan của Phi-lip-pin (xem dưới), văn hoá Sa Huỳnh rất nổi tiếng với phong tục kỳ
lạ là hỏa táng trong bình. Việc mai táng thường được thực hiện ở các cồn cát ven biển.
Nghi thức mai táng bao gồm việc phá huỷ các bình gốm và những vật dụng mai táng.
Phong tục hỏa táng trong bình tro được truyền lại đến văn hoá Chàm. Hài cốt thường
được ném xuống biển.



Hỏa táng trong bình tro là một phong tục không phổ biến ở Đông Dương và Đông Nam Á
và thường gắn liền với các cư dân nguyên thủy nói tiếng Nam Đảo sống xung quanh biển
Nam Trung Hoa trong thiên niên kỷ thứ hai và đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Điển
hình là các hang động Niah ở Sarawak, Borneo (thiên niên kỷ thứ hai) và Luzon ở Phi-
lip-pin (năm 1000 đến năm 500 trước CN). Các khu vực khác ở Đông Dương, tất cả được
coi là nói tiếng Austroasiatic, bao gồm Đồng bằng Jars ở vùng núi cao của Lào và khu
vực nổi tiếng Ban Chiang ở Thái Lan. Mặc dù sau đó có những di vật mai táng tương tự
ởẤn Độ và Nhật bản (văn hoá Jomon) và một vài di vật điển hình được tìm thấy tại các
địa điểm sơ kỳ Đồ đá mới ở Bắc và Nam Trung Quốc nhưng hỏa táng vào bình tro của
người Nam Đảo rất có thể là một phong tục bản địa.

Mối liên quan về phong tục hỏa táng của văn hoá Chàm và văn hoá Sa Huỳnh cách đây
3000 năm không hỗ trợ cho quan điểm của các nhà ngôn ngữ học rằng họ là những người
mới đến muộn từ phía nam Borneo đến vùng bờ biển mà sau này lính Mỹ thường gọi là
Bãi biển Trung Hoa. Do đó, có vẻ như họ là những thành viên lâu đời của một mạng lưới
thông thương xung quanh Biển Nam Trung Hoa. Và cũng giống như phát hiện của nhà
khảo cổ học Wilhelm Solheim trong hành trình tìm kiếm không biết mệt mỏi của ông,
mạng lưới này đã đưa những người đi biển tiến xa về phía tây và phía bắc không chỉ đến
Đài Loan mà còn cả Nhật bản và Triều Tiên.

Tóm lại, người Chàm và cả cư dân Sa Huỳnh, được coi là tổ tiên của người Chàm, không
phải là những cư dân định cư muộn ở bờ biển Indonesia mà rất có thể đã cư trú ở Việt
Nam từ thiên niên kỷ thứ hai trước CN. Có thể họ là một mắt xích trong mạng lưới thông
thương tri rộng trên biển thuộc thời kỳ Đồ đồng. Giả thuyết này mâu thuẫn với bng niên
đại ngôn ngữ của Bellwood/Blust về đợt phát tán đầu tiên của người Nam Đảo từ Đông
Nam Á hải đảo; bảng niên đại này cho rằng những người nói tiếng Nam Đảo mới chỉ đến
được Bãi biển Trung Hoa vào năm 300 trước CN.



Buôn bán đường dài giữa Đông Nam Á và Đảo Đen sau cơn đại hồng thủy.    p.91

Trở lại với Borneo cách đây khoảng hơn một nghìn năm sau cơn đại hồng thủy thứ ba
thời kỳ hậu sông băng, chúng ta tìm thấy một niên đại và hoạt động khác không hoàn
toàn tương thích với giả thuyết phát tán theo hành trình Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-
pin. Bằng chứng này xuất phát từ vùng Sabah của Borneo; Hình như tại khu vực này cách
đây khoảng 6000 năm, thuỷ tinh làm từ đá vỏ chai và đá núi lửa đã được buôn bán từ Đo
Admiralty, Đo Đen về hướng đông qua một chặng đường khoảng 3500 km. Loại khoáng
vật kỳ lạ giống như thuỷ tinh có màu sắc từ xám đậm đến màu đen chính là loại đá lý
tưởng để mài thành dao hoặc mũi giáo. Những mảnh đá vỏ chai có gờ rất sắc, vì vậy, loại
khoáng vật này được nhiều người tìm kiếm và được buôn bán trên những chặng đường
dài trên Thái Bình Dương. Nó mang theo đặc điểm hoá học và những dấu hiệu khác về
nguồn gốc. Điều này khiến cho đá vỏ chai trở thành một mặt hàng rất chạy.

Trong vài năm qua, các nhà khảo cổ đã biết rằng đá vỏ chai được buôn bán trên những
khoảng cách ngắn xung quanh các hòn đảo thuộc Quần đảo Bismarck phía đông bắc New
Guinea trước khi người Nam Đảo đến sinh sống ở khu vực này. Điều đó hàm ý rằng
người New Guinea bản địa có thể thực hiện những hành trình ngắn trên biển trước khi
người Nam Đảo đặt chân đến vùng này bằng những chiếc thuyền vượt đại Dương. Chúng
ta biết rằng người dân cao nguyên của New Guinea biết làm vườn cách đây 9000 năm và
những cư dân biết trồng ngũ cốc đã cư trú ở Bắc Solomon cách đây ít nhất là 28000 năm.
Tuy nhiên, những cư dân nguyên thuỷ của Đảo Đen dường như đã dừng lại, có thể bởi vì
đây là nơi xa nhất mà họ có thể chèo thuyền đến vào thời kỳ đó. Quan điểm thông thường
cho rằng sau khi khu vực Solomon có cư dân sinh sống trong khoảng hơn 22000 năm tiếp
theo, những hành trình buôn bán ngắn trên đại Dương theo một ‘hành lang’ hạn chế thuộc
khu vực Đảo Đen ở tây nam Thái Bình Dương không vượt quá 25 km hoặc tối đa là 200
km, và người đi biển thường đi sát bờ biển.



Cuộc tranh cãi về Lapita        p.92

Theo mô hình của Bellwood, tất cả các “hành trình ngắn trên biển” đều bắt đầu thay đổi
với sự xuất hiện khá đột ngột của nghề làm gốm Lapita tại khu vực cách đây 3500 năm.
Cái gọi là giả thuyết “chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo” (xem Chương 5) này cho rằng
những kỹ thuật của thời kỳ Đồ đá mới đến từ Đài Loan, đi qua Phi-lip-pin và

nhanh chóng phổ biến khắp Đảo Đen cho đến miền trung Đa Đảo cách đây khoảng3500
-3100 năm. Đồ gốm Lapita chỉ được tìm thấy ở Đảo Đen, Đa Đảo và không một nơi nào
 khác(xem minh hoạ 8 và 9). Nhiều người cho rằng nghề làm gốm cho thấy một bước
 tiến lớncủa kỹ thuật chèo thuyền từ những ranh giới phía đông trước đây của các đảo
Solomonđến Thái Bình Dương và miền trung Đa Đảo. Thời kỳ Lapita trùng khớp với
quan điểmcủa Bellwood về đợt phát tán đầu tiên của ngôn ngữ Nam Đảo đến vùng tây
nam TháiBình Dương, trùng khớp đến nỗi mà nhiều người cho rằng nhóm ngôn ngữ
Nam Đảo củaChâu Đại Dương gắn bó chặt chẽ với Lapita và văn hoá Lapita được xem
là tiền bối củanhững người Đa Đảo.

Hình 15: Có phải những nghệ nhân làm ra đồ gốm Lapita là những người đi biển thực sự
đầu tiên ở tây nam Thái Bình Dương? bản đồ này cho thấy những niên đại sớm nhất
(gạch dưới) của sự cư trú của con người tại nhiều khu vực khác nhau thuộc Australasia và
Châu Đại Dương cách đây khoảng 3000 năm. Trong thời kỳ Lapita cách đây 3500 năm,
cư dân đã chèo thuyền ra xa ngoài khi Thái Bình Dương còn những người đi biển địa
phương đã có những hành trình dài hơn 170 cây số cách đó khoảng 25000 năm. Ngoài ra,
đá vỏ chai bắt đầu được buôn bán trên biển giữa Đông Nam Á và Đảo Đen cách đây ít
nhất là 6000 năm.

Không điều gì có thể tương thích hơn thế. Trong hơn 10 năm qua, giới học thuật đã rộ lên
cuộc tranh luận về vấn đề người Lapita thực sự là ai? Liệu họ có phải là một tộc người và
một nền văn hoá thuần nhất? Có phải họ thuần tuý là người Nam Đảo hay là sự pha trộn
với những cư dân bản địa không nói tiếng Nam Đảo? Liệu nền văn hoá của họ xuất phát
từ bản địa? Có phải người Nam Đảo đến từ Châu Á hay không?… Trong chương 5, tôi sẽ
trình bày kỹ hơn những lập luận về khía cạnh ngôn ngữ và văn hoá để ủng hộ hoặc phn
đối giả thuyết về sự mỏ rộng diễn ra muộn của người Nam Đảo. Vấn đề mà tôi muốn giải
quyết ở đây là liệu thời kỳ Lapita cách đây khoảng 3500 năm có thực sự đánh dấu sự
khởi đầu của nền văn hoá biển thời kỳ Đồ đá mới với những hành trình thông thương và
đi biển dài một cách có chủ ý hay không? Thực tế hình như đã không diễn ra như vậy.

Trước hết, cách đây 28000 năm, việc di chuyển từ New Caledonie đến các hòn đảo Bắc
Solomon với một hành trình dài 170 km trên đại dương không phải là một điều quá khó
khăn. Để đến được nhóm đo Admiralty bao gồm Đo Manus phía bắc New Guinea, phải
có cuộc hành trình trên biển dài tới 200 km. Mà cách đây ít nhất là 12,000 năm, những
hòn đảo này đã có người định cư. Rõ ràng là những người thám hiểm sơ khởi đó đã biết
chèo thuyền đường dài trước khi có sự hiện diện của đồ gốm Lapita.

Người ta còn tìm thấy nhiều bằng chứng khảo cổ khác có niên đại cách đây khoảng
8000-6000 năm, cùng thời điểm của cơn đại hồng thủy cuối cùng. Trong thời kỳ cách đây
khoảng 9000-6000 năm, càng có nhiều người định cư sinh sống ở Hang Matenbek ở phía
đông New Britain và việc sử dụng đá vỏ chai cũng tăng lên. Cách đây khoảng 8000 năm,
người ta bắt đầu di chuyển đá vỏ chai trên những chặng đường dài hơn, ví dụ như từ
Talasea thuộc vùng bờ biển phía bắc New Britain đến Panakiwuk và Balof ở bờ biển phía
đông New Ireland. Cùng lúc đó, xương của động vật, ví dụ như răng cá mập, cũng xuất
hiện tại những địa điểm này. Sau đó, người dân đột ngột rời bỏ vùng bờ biển phía đông ở
New Ireland. Chris Gosden, nhà khảo cổ học thuộc Đại học Oxford cho rằng cách đây
khoảng 8000-6000 năm, khi phần lớn các hang động của New Ireland và Lachitu (thuộc
vùng biển phía bắc New Guinea) bị rời bỏ và vẫn như thế trong suốt 6000 năm, nhất định
đã diễn ra những thay đổi lớn của con người trong khu vực này. Không có lý do rõ ràng
nào về những sự kiện chấn động đó. Tuy nhiên, rất có thể những khu vực bị bỏ hoang đó
đã phải hứng chịu những con sóng thần dữ dội của Thái Bình Dương xuất phát từ Bắc

Mỹ khi núi băng khổng lồ Laurentide đổ sụp cách đây 8000 năm. Cùng thời điểm đó, các
vùng định cư ven biển khác bắt đầu tạo lập hay thay đổi điều kiện tự nhiên, một trong
những khu định cư đó có tên gọi Pamwak trên Đảo Manus.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sự thay đổi trong các phương thức thông thương cục
bộ cách đây 8000-6000 năm vẫn có thể được giải thích bằng một quá trình cải thiện dần
dần các chặng đường từ đảo này sang đảo khác bằng những chiếc thuyền thô sơ. Geoffrey
Irwin, nhà khảo cổ học người New Zealand vốn rất thích chèo thuyền, đã lập luận rằng
không có cơ sở nào để khẳng định rằng những chuyến chu du ngắn này là tiền thân của
những kỳ tích vượt đại dương trong nền văn hoá Lapita 4500 năm sau. Và Chris Gosden
cũng chỉ ra rằng trong hồ sơ khảo cổ, không hề có mối liên hệ giữa những người hang
động ở quần đảo Bismarcks cách đây 12000-18000 năm với nền văn hoá Lapita.

Mặc dù vậy, Đảo Manus (hiện là một phần của Quần đảo Bismarcks) dường như có phần
chồng chéo với Lapita. Chính tại nơi đây người ta đã phát hiện ra những hành trình dài
buôn bán đá vỏ chai cách đây 6000 năm. Năm 1992, Irwin, một chuyên gia thế giới trong
lĩnh vực hành trình vượt Thái Bình Dương, đã khẳng định quan điểm của ông rằng trước
thời kỳ Lapita, mới chỉ có những hành trình ngắn: “đá vỏ chai ở đảo Lou không xuất hiện
trong lưu thông trước thời kỳ Lapita”. Tuy nhiên, những phát hiện ở Sabah đã không ủng
hộ sự khẳng định này.

Đảo Lou nhỏ bé nằm gần Manus, với những tàn tích vẫn còn cháy âm ỉ của một núi lửa,
đã và đang là một mỏ đá vỏ chai thuộc nhóm Đảo Admiralty. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ điều
đó vì trong một chuyến thăm đảo năm 1982, tôi bị trúng cơn sốt rét mà thuốc không thể
chữa được. Tôi phải nghỉ tại một ngôi nhà trong làng với những người bạn.

Vào buổi sáng, họ đưa tôi ra suối nước nóng ở bờ biển, nơi có một dòng nước nóng chảy

liên tục.Phía bên kia của đảo, một ngôi làng khác có bùn nóng được dùng để nấu thức ăn,
 đặc biệtlà nấu những quả trứng to của loại gà khổng lồ. Khi đi bộ trở lại ngôi nhà của
người bạn,tôi thấy con đưòng vãi đầy những mảnh đá nhỏ màu đen sẫm giống như thuỷ
tinh. Khinhặt một số mảnh lên, tôi nhận ra rằng chúng là những mảnh vỡ bay ra từ một
nhà máysản xuất công cụ đá vỏ chai. Lần theo những mảnh đá này, tôi đi lên một ngọn đồi
và tìmthấy có một nguồn nguyên liệu đá vỏ chai nằm giữa các cây chuối và được bao
quanh lànhững mảnh vụn và những công cụ còn để dở. Một người dân trong làng đã bán
cho tôimột con dao bằng đá vỏ chai mà bố anh ta đã làm ra cách đó 20 năm (xem minh họa 7).

Đảo Lou chỉ là một trong số các nguồn của khoảng 200 mẩu đá vỏ chai được nhà khảo cổ
học người Malaixia, Stêphn Chia, tìm thấy gần đây tại Bukit Tengkorak trên vùng biển
phía đông của Sabah cách đó 3500 dặm về phía tây. Vùng Talasea ở New Britain là một
nguồn khác. Phát hiện này còn có một chấn động khác là niên đại các bon phóng xạ của
tầng khảo cổ Đông Nam Á nơi đá vỏ chai đảo Lou được tìm thấy. Trước đó, các nhà khảo
cổ học cũng tìm thấy loại đá vỏ chai tương tự tại cùng một địa điểm nhưng có niên đại
muộn hơn 3500 năm, tức là vào cuối thời kỳ Lapita. Rõ ràng là những phát hiện này cần
có sự kiểm chứng độc lập. Niên đại mới cách đây khoảng 6000 năm có thể đảo ngược
quan điểm thông thường cho rằng nền văn hoá Lapita 2500 năm sau là sự khởi đầu của
việc buôn bán đường dài trên vùng biển tây nam Thái Bình Dương.


Một hệ quả khác của phát hiện này là những người Sabah mua đá vỏ chai Melanesi đã
buôn bán trước 3000 năm so với niên đại mà họ sống ở Borneo theo mô hình của Peter
Bellwood. Hiện nay những ngôn ngữ được sử dụng ở gần Sabah đều thuộc hệ Nam Đảo;
do đó, giả định đầu tiên phải là những thương nhân này nói tiếng Nam Đảo. Như chúng ta
sẽ thấy trong Chương 6 và 7, bằng chứng về gien cũng ủng hộ cho kết luận này. Dựa trên
những bằng chứng về một thay đổi lớn trong các hoạt động của con người ở quần đảo
Bismarcks như đã đề cập ở trên, toàn bộ bảng niên đại về hành trình trên

Thái Bình Dương và sự thay thế về văn hoá cần phải được xem xét lại.


Nhà tiền sử học John Terrel, người rất nổi tiếng trong giới khảo cổ vì sự phn đối của

ông đối với quan điểm thông thường về văn hoá Lapita, đã tóm tắt những hệ quả của
 phát hiện về đá vỏ chai ở đảo Lou như sau: "Phát hiện mới này ủng hộ quan điểm cho
 rằng thay vì bắt đầu một hành trình di cư một chiều về phía đông, những cư dân nguyên
thuỷ ở Thái Bình Dướng đã mở ra một "hành lang vượt biển" giữa Đông Nam á, Đảo
Đen, và Đa Đảo; và trong hành lang này,"những dòng người và luồng tư tưởng đi qua đi lại."

Không chỉ những dòng người và dòng tư tưởng được trao đổi qua lại giữa Đảo Đen và
Đông Nam Á trong hàng nghìn năm đó trước thời kỳ Lapita mà còn hơn thế nữa. Có thời
người ta cho rằng lợn được bán từ Lapita, nhưng gần đây người ta đã tìm thấy di cốt của
loài vật này ở vùng cao nguyên New Guinea với niên đại khoảng 8000 đến 6000 năm
trước. Một phát hiện gây chấn động khác là những mảnh vỡ của gốm Nhật bản trên bình
nguyên Mele ở Vanuatu trong thập kỷ 60. Ban đầu, các chuyên gia Nhật bản xác định
những mảnh gốm có vết dây thừng này có vào Giai đoạn Sơ kỳ Somon. Những phân tích
toàn diện theo phương pháp hiện đại đối với những mảnh gốm vỡ này càng khẳng định
rằng chúng thực sự có niên đại ở Sơ kỳ Somon và được sản xuất ở Nhật bản cách đây hơn
5000 năm trước. Nhật Bản có một truyền thống nghề gốm lâu đời nhất trên thế giới vào
khoảng thiên niên kỷ thứ 9 trước CN. Người ta vẫn chưa đưa ra được lời giải thích thuyết
phục cho phát hiện về đồ gốm Somon ở Vanuatu, ngoại trừ lý do là những bình gốm đã
được chuyển đi bằng cách nào đó từ Nhật bản cách đây rất lâu. Thậm chí những mảnh
gốm cổ hơn đã được tìm thấy ở Hang Matenkupkum ở New Ireland, cho thấy thời kỳ Đồ
đá mới ở đây đã xuất hiện vào thời điểm của cơn đại hồng thủy thứ ba (khoảng 8000 năm
trước đây).

Jim Allen, nhà khảo cổ học thuộc Đại học La Trobe, gần đây đã xem xét lại tất cả các
bằng chứng về thời kỳ Đồ đá mới tiền Lapita ở Đảo Đen. Ông lập luận rằng thời kỳ cách
p.94 đây khoảng 8000-6000 năm ở các đảo của Đảo Đen là một trong những thay đổi đáng kể
mặc dù "những khu vực khác nhau lại có những thay đổi khác nhau". Khi tìm thấy những
đồ tạo tác tiền Lapita mang phong cách Đảo Đen tại các đảo Bismarcks và Bắc Solomon,
ông kết luận: "Dựa trên bằng chứng này, tất cả các kỹ thuật nghiền đá, kỹ thuật về vỏ
công cụ, kỹ thuật nghề gốm, kỹ thuật làm vườn, và kỹ thuật chèo thuyền hiệu quả đều đã
diễn ra ở Đảo Đen trước thời kỳ Lapita; chứ không phải là chúng xuất hiện cùng với sự ra
đời của Lapita như người ta vẫn thường quan niệm cách đây hơn một thập kỷ."

Từ đó, chúng ta cũng tự hỏi liệu có phải con đường của những ống thổi (xem Chương 2)
là đi từ Sabah ở Borneo đến cộng đồng các thương nhân trên biển ở các đảo Bismarcks và
Bắc Solomon trước thời kỳ Lapita?                     P.94.

Khu định cư cổ của người Nam Đảo ở New Guinea bị đại hồng thủy che khuất
Có thể vùng đất liền New Guinea là nơi có bằng chứng khảo cổ thuyết phục nhất về sự
định cư ở vùng biển phía bắc Đảo Đen của cư dân tiền Lapita đến từ Đông Nam Á. Mặc
dù những bằng chứng được tìm thấy ở những nơi không sử dụng ngôn ngữ Nam Đảo
thuộc các tỉnh Sepik, Madang và Enga nhưng phong cách của các đồ tạo tác bằng sò và
những vết tích động, thực vật còn lại cho thấy rằng những cư dân nguyên thuỷ này đến từ
một truyền thống tương tự như những cư dân Nam Đảo sau này. Tuy nhiên, cũng giống
như ở Lưỡng Hà, Trung Quốc và Đông Nam Á, phần lớn bằng chứng về các khu dân cư
tiền Lapita đã bị chôn sâu nhiều mét dưới biển hay lớp bùn cửa sông do những thay đổi ở
bờ biển trong vòng 10.000 năm qua. Pamela Swadling, nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàng
Quốc gia Papua New Guinea, đã nghiên cứu về những bằng chứng còn sót lại.

Sông Sepik ở bắc New Guinea có lưu lượng dòng chảy hàng năm cao thứ năm trên thế
giới. Khoảng 6000 năm trước, khi mực nước biển thời kỳ hậu sông băng lên đến đỉnh
điểm, vùng đồng bằng đầm lầy phù sa của Sepik bị chìm ngập trong nước biển mặn nội
địa. Cửa biển hẹp bị mờ khuất một phần bởi một hòn đảo, hiện là khu vực các đồi núi
thấp gọi là Bosmun. Các nhà khảo cổ học tìm thấy một khu định cư trên bãi biển ở
Dongan thuộc bờ biểnphía Nam Đảo Bosmun. Tại đây, dọc theo các lớp vỏ sò biển, có
bằng chứng về những các loại thực vật thuần hoá đặc trưng, ví dụ như cây cau, lai, trám,
dừa và dứa dại. Di tích của những loại cây này có niên đại khoảng 5800 trước. Quả lai
từng là loại hàng hoá chính được bán từ Đông Nam Á và là loại quả điển hình cho các
cộng đồng Nam Đảo mặc dù hiện nay nó được sử dụng rộng rãi như là một chất kích
thích.

Sự trao đổi này có trước hiện tượng Lapita khoảng 2300 năm và hiện vẫn là hoạt
động buôn bán cổ nhất được biết đến từ Châu Á đến New Guinea. Còn có những hòn đảo
khác ở biển Sepik. Một trong những hòn đảo này hiện là vùng nội địa của đồng bằng phù
sa và là nơi có nghệ thuật khắc truyện nổi tiếng trên ván của Kambot để lưu giữ những
mô típ truyện cổ trên khắp lục địa Âu-Á (xem Chương 16). Một phát hiện khác không
ngờ tới về thời kỳ Đồ đá mới tiền Lapita là những chiếc bình gốm. Những trang trí trên
bình được mô tả là dùng kỹ thuật chạm khắc và đính trang sức. Mặc dù loại đồ gốm này
sau đó được tìm thấy ở các khu vực Lapita nhưng nó không phải là điển hình cho nghệ
thuật gốm Lapita. Pamela Swadling cho rằng phong cách này có nguồn gốc từ miền đông
Indonesia.

Hình 16: Bình nguyên Sepik bị chìm ngập và khô cạn. Khu vực biển mặn nội địa rộng
lớn đạt tới quy mô rộng nhất khi nó nhấn chìm bình nguyên Sepik cách đây 6000 năm.
Làng Kambot có nghệ thuật khắc truyện trên ván lúc đó là một hòn đảo. Các khu định cư
ở bãi biển vào thời kỳ đó, ví dụ như khu Dongan trên đo Bosmun, cho thấy các đồ vật
nhập từ Đông Nam Á và tập quán của người Nam Đảo. Sau đó, nước biển tràn qua và để
lại một lớp bùn dày 3 mét bao phủ trên các bằng chứng (phỏng theo với sự cho phép của
Swadling (1997).)

Cũng giống như các khu vực ở Châu Á và Lưỡng Hà bị che phủ bởi nước biển dâng cao,
những phát hiện dưới lớp bùn lộ ra do biển Sepik rút xuống khi mực nước biển ổn định
trở lại mở ra cánh cửa về các nền văn hoá ven biển vì những khu vực dân cư trước đó có
thể đang nằm dưới lòng biển sâu. Mặc dù niên đại sớm nhất được phát hiện cho đến nay
đối với nền văn hoá biển thuộc bờ biển phía bắc New Guinea là năm 3800 trước CN
 nhưng Swadling chỉ ra rằng những khu vực trước đó "sẽ chỉ được tìm thấy ngoài khu vực
vùng biển nội địa và lớp trầm tích thể holoxen dày 3 mét." Dựa trên những bằng chứng
về khảo cổ và ngôn ngữ, bà suy đoán rằng đã tồn tại sự tiếp xúc đáng kể từ rất sớm giữa
các nền văn hoá biển thuộc biển nội địa Sepik với các cư dân bản địa vùng cao xung
quanh. Lập luận có sức thuyết phục hơn do đặc điểm gần kề của các cao nguyên đối với
bờ biển cũ. Cư dân vùng cao bắt đầu nghề làm vườn cách đây 9000 năm; các nhà nghiên
cứu về người Lapita Nam Đảo luôn cho rằng nghề làm vườn này là một tiến trình hoàn
toàn độc lập với văn hoá Đồ đá mới của Châu Á và Đông Nam Á. Nếu những niên đại
sớm hơn về sự di cư trên biển và nền nông nghiệp ở Đông Nam Á và bắc Đảo Đen được
chứng minh thì nghề làm vườn ở vùng cao có thể được coi như là một phần của cuộc
cách mạng Đồ đá mới rộng lớn hơn trong khu vực.

Trong thời kỳ cách đây 5000 năm và 3500 năm, đường nước gập bờ của vùng biển nội
địa ở Sepik dần dần rút xuống cho đến khi hồ nước khô cạn và một đồng bằng nhô ra
Biển Bismarck. Do đó, cho đến trước thời kỳ đồ gốm Lapita và sự mở rộng của người Đa
Đảo ra Thái Bình Dương, tất cả các địa điểm trước đây của cư dân duyên hải Nam Đảo
đã bị bao phủ bởi một lớp bùn dày ba mét và một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn.
Swadling lập luận rằng thông qua giao lưu tiếp xúc với vùng nội địa, người dân ở Sepik
và các đầm lầy sông Ramu bên cạnh đã sử dụng tiếng bản địa và dần dần mất đi những
đặc trưng ngôn ngữ nguồn gốc của mình. Trong Chương 6 và 7, tôi đưa ra quan điểm
rằng họ không mất đi những đặc điểm văn hoá hay di truyền để xác định nguồn gốc Đông
Nam Á của họ. Những bằng chứng và kết luận của Swadling đã có những hệ luỵ quan
trọng đối với thời tiền sử của Đông Nam á:

Một điều ngày càng trở nên rõ ràng là tầm nhìn của nhiều nhà tiền sử học về hái Bình
Dương đã bị che khuất bởi mối quan tâm lớn của họ là giải quyết nguồn gốc của đồ gốm
Lapita. Cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến khu vực Sepik-Ramu, vì đây là phần phức tạp
nhất về khía cạnh văn hoá thuộc Thái Bình Dương.

Mặc dù chúng ta đã mất hầu hết các dấu vết về giai đoạn sớm hơn của thời kỳ Đồ đá mới
ở Đông Nam Á nhưng hiện vẫn có đủ những manh mối để khẳng định.

(chuong 3: con tiep)
Thời đại của rừng ngập mặn

p.99. Các nhà khảo cổ học thường bàn luận nhiều về Lapita hơn là về sự xâm nhập của giống
mới ở phía nam Nam Đảo. Sự xâm nhập này được đặc trưng bởi những loài vật nhập từ
bên ngoài (đặc biệt là giống cho đin-gô) và những dụng cụ nhỏ bằng đá. Hành trình của
trận đại hồng thủy thứ ba ở Australia cũng phn ánh diễn biến tương tự ở phía bắc nhưng
những cư dân có liên quan và những ảnh hưởng của thói quen hái lượm thức ăn của họ có
khác nhau chút ít. Một số nhà khảo cổ học đã gọi đó là thời đại của rừng ngập mặn.

p.100 Trong chương 1, tôi đã trình bày các đường cong của mực nước biển ở vỉa đá ngầm
 GreatBarrier dọc bờ biển phía đông Australia để mô tả bức tranh được nhìn từ một nơi khác
trên thềm lục địa và một sự dao động lớn của nước biển trong thời kỳ cách đây 8000-
7500 năm. Sau khi dâng cao mạnh mẽ trong cơn đại hồng thủy, mực nước biển chững lại
 trong một thời kỳ ở mức âm 5 mét và sau đó lại vượt quá mực nước biển ngày nay cách
đây chưa đầy 6000 năm. Rất có thể nước biển lại dâng cao trên mực nước ngày nay
khoảng 1 mét trong vòng 4000 năm tiếp đó. Thời kỳ cách đây 8000-6000 năm được xem
là thời kỳ của ‘đầm lầy lớn’ hay thời kỳ của ‘rừng ngập mặn’ tại thềm lục địa Sahul rộng
lớn phía bắc Australia và đã để lại các lớp trầm tích đặc trưng. Tại những khu vực như
vùng đất Arnhem và sông Nam Cá Sấu, rừng ngập mặn trải dài trên một dải bờ biển rộng
hơn hiện nay và cũng đâm sâu hơn vào vùng nội địa. Harry Allen, nhà khảo cổ học người
Australia, tin rằng những thay đổi tương tự cũng đã diễn ra trên toàn khu vực nhiệt đới
Đông Nam Á:



Á hải đảo đến lục địa Châu Á (xem Chương 5).

p.89.    Một vài năm trước, tôi lái xe dọc con đường ven biển từ Thành phố Hồ Chí Minh
 đếnHuế và nhìn thấy những toà tháp khắc chạm đứng sừng sững như chiếc mũ tế của đức
giám mục giữa những ngọn đồi và các vỉa đá vôi. Trong những tàn tích đó, người ta vẫn
còn thấy một nền tôn giáo hỗn hợp giữa đạo Hindu và Đạo Phật. Trong khoảng không
gian mờ tối đầy khói dưới ngọn tháp, những vòng hoa và lễ vật được kính cẩn đặt xung
quanh một bức tượng Dương vật lớn và mịn làm bằng đá granit xám .

p.90. Sau đó, người Pháp lại khám phá ra một nền văn hoá thậm chí còn sớm hơn là
văn hoá SaHuỳnh trải ra trên một khu vực rộng bằng văn hoá Cham Pa. Từ đó, người ta
 lại đưa rasuy đoán về mối liên quan thời tiền sử giữa hai nền văn hoá này. Các nhà khảo
cổ họcngười Pháp đầu tiên có dường như muốn bác bỏ bất cứ mối liên hệ nào dựa trên
định kiếnrằng người Chàm là những cư dân ‘khai hoá’ đến từ Indonesia. Tuy nhiên, gần đây,
 cácnhà khảo cổ học Việt Nam đề xuất một tiến trình liên tục từ văn hoá Sa Huỳnh trước thời
kỳ đồ Sắt vào thiên niên kỷ thứ hai sau CN đến khi khởi đầu văn hoá Chàm vào khoảng
năm 200 sau CN. Nhà khảo cổ học người Anh, Ian Glover, gần đây đã xem xét những
bằng chứng về mối liên hệ giữa hai thời kỳ này và đưa ra đánh giá rằng “Một hệ quả ít
được nhắc đến của sự tái hiện mới về Việt Nam là cư dân Sa Huỳnh có thể đã sử dụng
ngôn ngữ Nam Đảo; mặc dù ngôn ngữ này được du nhập vào Việt Nam nhưng nó đã
được xác lập tại đây trong một thời gian dài hơn dự kiến của các nhà ngôn ngữ.” Xét theo
khía cạnh ngôn ngữ học của giả thuyết Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-pin, người Chàm
không thể đến Việt Nam trước năm 300 trước CN.

Sa Huỳnh là một nền văn hoá tinh tế thuộc thời kỳ Đồ đồng và Đồ sắt và từ trước đến nay
vẫn bị che khuất bởi cái bóng quá lớn của một nền văn hoá rực rỡ cùng thời, nền văn hoá
Đông Sơn nổi tiếng của những cư dân nói tiếng Austro-Asiatic ở Bắc Việt Nam vào thời
kỳ Đồ đồng. Mặc dù có sự gần gũi nhưng hai nền văn hoá này dường như đã phát triển
phong cách và kỹ thuật của mình độc lập với nhau và độc lập với cả Trung Quốc và ấn
Độ. Ngoài những đồ trang sức bằng đồng giống như những di vật tìm thấy ở hang Tabon
ở Palawan của Phi-lip-pin (xem dưới), văn hoá Sa Huỳnh rất nổi tiếng với phong tục kỳ
lạ là hỏa táng trong bình. Việc mai táng thường được thực hiện ở các cồn cát ven biển.
Nghi thức mai táng bao gồm việc phá huỷ các bình gốm và những vật dụng mai táng.
Phong tục hỏa táng trong bình tro được truyền lại đến văn hoá Chàm. Hài cốt thường
được ném xuống biển.

p.90.
Hỏa táng trong bình tro là một phong tục không phổ biến ở Đông Dương và Đông Nam Á
và thường gắn liền với các cư dân nguyên thủy nói tiếng Nam Đảo sống xung quanh biển
Nam Trung Hoa trong thiên niên kỷ thứ hai và đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Điển
hình là các hang động Niah ở Sarawak, Borneo (thiên niên kỷ thứ hai) và Luzon ở Phi-
lip-pin (năm 1000 đến năm 500 trước CN). Các khu vực khác ở Đông Dương, tất cả được
coi là nói tiếng Austroasiatic, bao gồm Đồng bằng Jars ở vùng núi cao của Lào và khu
vực nổi tiếng Ban Chiang ở Thái Lan. Mặc dù sau đó có những di vật mai táng tương tự
ởẤn Độ và Nhật bản (văn hoá Jomon) và một vài di vật điển hình được tìm thấy tại các
địa điểm sơ kỳ Đồ đá mới ở Bắc và Nam Trung Quốc nhưng hỏa táng vào bình tro của
người Nam Đảo rất có thể là một phong tục bản địa.

Mối liên quan về phong tục hỏa táng của văn hoá Chàm và văn hoá Sa Huỳnh cách đây
3000 năm không hỗ trợ cho quan điểm của các nhà ngôn ngữ học rằng họ là những người
mới đến muộn từ phía nam Borneo đến vùng bờ biển mà sau này lính Mỹ thường gọi là
Bãi biển Trung Hoa. Do đó, có vẻ như họ là những thành viên lâu đời của một mạng lưới
thông thương xung quanh Biển Nam Trung Hoa. Và cũng giống như phát hiện của nhà
khảo cổ học Wilhelm Solheim trong hành trình tìm kiếm không biết mệt mỏi của ông,
mạng lưới này đã đưa những người đi biển tiến xa về phía tây và phía bắc không chỉ đến
Đài Loan mà còn cả Nhật bản và Triều Tiên.


Tóm lại, người Chàm và cả cư dân Sa Huỳnh, được coi là tổ tiên của người Chàm, không
phải là những cư dân định cư muộn ở bờ biển Indonesia mà rất có thể đã cư trú ở Việt
Nam từ thiên niên kỷ thứ hai trước CN. Có thể họ là một mắt xích trong mạng lưới thông
thương tri rộng trên biển thuộc thời kỳ Đồ đồng. Giả thuyết này mâu thuẫn với bng niên
đại ngôn ngữ của Bellwood/Blust về đợt phát tán đầu tiên của người Nam Đảo từ Đông
Nam Á hải đảo; bảng niên đại này cho rằng những người nói tiếng Nam Đảo mới chỉ đến
được Bãi biển Trung Hoa vào năm 300 trước CN.


Buôn bán đường dài giữa Đông Nam Á và Đảo Đen sau cơn đại hồng thủy.   p.91

Trở lại với Borneo cách đây khoảng hơn một nghìn năm sau cơn đại hồng thủy thứ ba
thời kỳ hậu sông băng, chúng ta tìm thấy một niên đại và hoạt động khác không hoàn
toàn tương thích với giả thuyết phát tán theo hành trình Trung Quốc-Đài Loan-Phi-lip-
pin. Bằng chứng này xuất phát từ vùng Sabah của Borneo; Hình như tại khu vực này cách
đây khoảng 6000 năm, thuỷ tinh làm từ đá vỏ chai và đá núi lửa đã được buôn bán từ Đo
Admiralty, Đo Đen về hướng đông qua một chặng đường khoảng 3500 km. Loại khoáng
vật kỳ lạ giống như thuỷ tinh có màu sắc từ xám đậm đến màu đen chính là loại đá lý
tưởng để mài thành dao hoặc mũi giáo. Những mảnh đá vỏ chai có gờ rất sắc, vì vậy, loại
khoáng vật này được nhiều người tìm kiếm và được buôn bán trên những chặng đường
dài trên Thái Bình Dương. Nó mang theo đặc điểm hoá học và những dấu hiệu khác về
nguồn gốc. Điều này khiến cho đá vỏ chai trở thành một mặt hàng rất chạy.

Trong vài năm qua, các nhà khảo cổ đã biết rằng đá vỏ chai được buôn bán trên những
khoảng cách ngắn xung quanh các hòn đảo thuộc Quần đảo Bismarck phía đông bắc New
Guinea trước khi người Nam Đảo đến sinh sống ở khu vực này. Điều đó hàm ý rằng
người New Guinea bản địa có thể thực hiện những hành trình ngắn trên biển trước khi
người Nam Đảo đặt chân đến vùng này bằng những chiếc thuyền vượt đại Dương. Chúng
ta biết rằng người dân cao nguyên của New Guinea biết làm vườn cách đây 9000 năm và
những cư dân biết trồng ngũ cốc đã cư trú ở Bắc Solomon cách đây ít nhất là 28000 năm.
Tuy nhiên, những cư dân nguyên thuỷ của Đảo Đen dường như đã dừng lại, có thể bởi vì
đây là nơi xa nhất mà họ có thể chèo thuyền đến vào thời kỳ đó. Quan điểm thông thường
cho rằng sau khi khu vực Solomon có cư dân sinh sống trong khoảng hơn 22000 năm tiếp
theo, những hành trình buôn bán ngắn trên đại Dương theo một ‘hành lang’ hạn chế thuộc
khu vực Đảo Đen ở tây nam Thái Bình Dương không vượt quá 25 km hoặc tối đa là 200
km, và người đi biển thường đi sát bờ biển.

p.92.                                Cuộc tranh cãi về Lapita

Theo mô hình của Bellwood, tất cả các “hành trình ngắn trên biển” đều bắt đầu thay đổi
với sự xuất hiện khá đột ngột của nghề làm gốm Lapita tại khu vực cách đây 3500 năm.
Cái gọi là giả thuyết “chuyến tàu tốc hành đến Đa Đảo” (xem Chương 5) này cho rằng
những kỹ thuật của thời kỳ Đồ đá mới đến từ Đài Loan, đi qua Phi-lip-pin và nhanh
chóng phổ biến khắp Đảo Đen cho đến miền trung Đa Đảo cách đây khoảng 3500-3100
năm. Đồ gốm Lapita chỉ được tìm thấy ở Đảo Đen, Đa Đảo và không một nơi nào khác
(xem minh hoạ 8 và 9). Nhiều người cho rằng nghề làm gốm cho thấy một bước tiến lớn
của kỹ thuật chèo thuyền từ những ranh giới phía đông trước đây của các đảo Solomon
 đến Thái Bình Dương và miền trung Đa Đảo. Thời kỳ Lapita trùng khớp với quan điểm
của Bellwood về đợt phát tán đầu tiên của ngôn ngữ Nam Đảo đến vùng tây nam Thái
Bình Dương, trùng khớp đến nỗi mà nhiều người cho rằng nhóm ngôn ngữ Nam Đảo của
Châu Đại Dương gắn bó chặt chẽ với Lapita và văn hoá Lapita được xem là tiền bối của
những người Đa Đảo.


Hình 15: Có phải những nghệ nhân làm ra đồ gốm Lapita là những người đi biển thực sự
đầu tiên ở tây nam Thái Bình Dương? bản đồ này cho thấy những niên đại sớm nhất
(gạch dưới) của sự cư trú của con người tại nhiều khu vực khác nhau thuộc Australasia và
Châu Đại Dương cách đây khoảng 3000 năm. Trong thời kỳ Lapita cách đây 3500 năm,
cư dân đã chèo thuyền ra xa ngoài khi Thái Bình Dương còn những người đi biển địa
phương đã có những hành trình dài hơn 170 cây số cách đó khoảng 25000 năm. Ngoài ra,
đá vỏ chai bắt đầu được buôn bán trên biển giữa Đông Nam Á và Đảo Đen cách đây ít
nhất là 6000 năm.

Không điều gì có thể tương thích hơn thế. Trong hơn 10 năm qua, giới học thuật đã rộ lên
cuộc tranh luận về vấn đề người Lapita thực sự là ai? Liệu họ có phải là một tộc người và
một nền văn hoá thuần nhất? Có phải họ thuần tuý là người Nam Đảo hay là sự pha trộn
với những cư dân bản địa không nói tiếng Nam Đảo? Liệu nền văn hoá của họ xuất phát
từ bản địa? Có phải người Nam Đảo đến từ Châu Á hay không?…p.94 Trong chương 5,
 tôi sẽtrình bày kỹ hơn những lập luận về khía cạnh ngôn ngữ và văn hoá để ủng hộ hoặc phn
đối giả thuyết về sự mỏ rộng diễn ra muộn của người Nam Đảo. Vấn đề mà tôi muốn giải
quyết ở đây là liệu thời kỳ Lapita cách đây khoảng 3500 năm có thực sự đánh dấu sự
khởi đầu của nền văn hoá biển thời kỳ Đồ đá mới với những hành trình thông thương và
đi biển dài một cách có chủ ý hay không? Thực tế hình như đã không diễn ra như vậy.

p.94. Trước hết, cách đây 28000 năm, việc di chuyển từ New Caledonie đến các hòn đảo Bắc
Solomon với một hành trình dài p.94. 170 km trên đại dương không phải là một điều quá khó
khăn. Để đến được nhóm đo Admiralty bao gồm Đo Manus phía bắc New Guinea, phải
có cuộc hành trình trên biển dài tới 200 km. Mà cách đây ít nhất là 12,000 năm, những
hòn đảo này đã có người định cư. Rõ ràng là những người thám hiểm sơ khởi đó đã biết
chèo thuyền đường dài trước khi có sự hiện diện của đồ gốm Lapita.

P.94. Người ta còn tìm thấy nhiều bằng chứng khảo cổ khác có niên đại cách đây khoảng
8000-6000 năm, cùng thời điểm của cơn đại hồng thủy cuối cùng. Trong thời kỳ cách đây
khoảng 9000-6000 năm, càng có nhiều người định cư sinh sống ở Hang Matenbek ở phía
đông New Britain và việc sử dụng đá vỏ chai cũng tăng lên. Cách đây khoảng 8000 năm,
người ta bắt đầu di chuyển đá vỏ chai trên những chặng đường dài hơn, ví dụ như từ
Talasea thuộc vùng bờ biển phía bắc New Britain đến Panakiwuk và Balof ở bờ biển phía
đông New Ireland. Cùng lúc đó, xương của động vật, ví dụ như răng cá mập, cũng xuất
hiện tại những địa điểm này.

Sau đó, người dân đột ngột rời bỏ vùng bờ biển phía đông ở New Ireland. p. 94 Chris
Gosden, nhà khảo cổ học thuộc Đại học Oxford cho rằng cách đâykhoảng 8000-6000
năm, khi phần lớn các hang động của New Ireland và Lachitu (thuộcvùng biển phía bắc
New Guinea) bị rời bỏ và vẫn như thế trong suốt 6000 năm, nhất định đã diễn ra những
thay đổi lớn của con người trong khu vực này. Không có lý do rõ ràngnào về những sự
kiện chấn động đó. Tuy nhiên, rất có thể những khu vực bị bỏ hoang đóđã phải hứng
chịu những con sóng thần dữ dội của Thái Bình Dương xuất phát từ Bắc Mỹ khi núi
băng khổng lồ Laurentide đổ sụp cách đây 8000 năm. Cùng thời điểm đó, các
vùng định cư ven biển khác bắt đầu tạo lập hay thay đổi điều kiện tự nhiên, một trong
những khu định cư đó có tên gọi Pamwak trên Đảo Manus.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sự thay đổi trong các phương thức thông thương cục
bộ cách đây 8000-6000 năm vẫn có thể được giải thích bằng một quá trình cải thiện dần
dần các chặng đường từ đảo này sang đảo khác bằng những chiếc thuyền thô sơ. Geoffrey
Irwin, nhà khảo cổ học người New Zealand vốn rất thích chèo thuyền, đã lập luận rằng
không có cơ sở nào để khẳng định rằng những chuyến chu du ngắn này là tiền thân của
những kỳ tích vượt đại dương trong nền văn hoá Lapita 4500 năm sau. Và Chris Gosden
cũng chỉ ra rằng trong hồ sơ khảo cổ, không hề có mối liên hệ giữa những người hang
động ở quần đảo Bismarcks cách đây 12000-18000 năm với nền văn hoá Lapita.

Mặc dù vậy, Đảo Manus (hiện là một phần của Quần đảo Bismarcks) dường như có phần
chồng chéo với Lapita. Chính tại nơi đây người ta đã phát hiện ra những hành trình dài
buôn bán đá vỏ chai cách đây 6000 năm. Năm 1992, Irwin, một chuyên gia thế giới trong
lĩnh vực hành trình vượt Thái Bình Dương, đã khẳng định quan điểm của ông rằng trước
thời kỳ Lapita, mới chỉ có những hành trình ngắn: “đá vỏ chai ở đảo Lou không xuất hiện
trong lưu thông trước thời kỳ Lapita”. Tuy nhiên, những phát hiện ở Sabah đã không ủng
hộ sự khẳng định này.

Đảo Lou nhỏ bé nằm gần Manus, với những tàn tích vẫn còn cháy âm ỉ của một núi lửa,
đã và đang là một mỏ đá vỏ chai thuộc nhóm Đảo Admiralty. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ điều
đó vì trong một chuyến thăm đảo năm 1982, tôi bị trúng cơn sốt rét mà thuốc không thể
chữa được. Tôi phải nghỉ tại một ngôi nhà trong làng với những người bạn. Vào buổi
sáng, họ đưa tôi ra suối nước nóng ở bờ biển, nơi có một dòng nước nóng chảy liên tục.
Phía bên kia của đảo, một ngôi làng khác có bùn nóng được dùng để nấu thức ăn, đặc biệt
là nấu những quả trứng to của loại gà khổng lồ. Khi đi bộ trở lại ngôi nhà của người bạn,
tôi thấy con đưòng vãi đầy những mảnh đá nhỏ màu đen sẫm giống như thuỷ tinh. Khi
nhặt một số mảnh lên, tôi nhận ra rằng chúng là những mảnh vỡ bay ra từ một nhà máy
sản xuất công cụ đá vỏ chai. Lần theo những mảnh đá này, tôi đi lên một ngọn đồi và tìm
thấy có một nguồn nguyên liệu đá vỏ chai nằm giữa các cây chuối và được bao quanh là
những mảnh vụn và những công cụ còn để dở. Một người dân trong làng đã bán cho tôi
một con dao bằng đá vỏ chai mà bố anh ta đã làm ra cách đó 20 năm (xem minh họa 7).

Đảo Lou chỉ là một trong số các nguồn của khoảng 200 mẩu đá vỏ chai được nhà khảo cổ
học người Malaixia, Stêphn Chia, tìm thấy gần đây tại Bukit Tengkorak trên vùng biển
phía đông của Sabah cách đó 3500 dặm về phía tây. Vùng Talasea ở New Britain là một
nguồn khác. Phát hiện này còn có một chấn động khác là niên đại các bon phóng xạ của
tầng khảo cổ Đông Nam Á nơi đá vỏ chai đảo Lou được tìm thấy. Trước đó, các nhà khảo
cổ học cũng tìm thấy loại đá vỏ chai tương tự tại cùng một địa điểm nhưng có niên đại
muộn hơn 3500 năm, tức là vào cuối thời kỳ Lapita. Rõ ràng là những phát hiện này cần
có sự kiểm chứng độc lập. Niên đại mới cách đây khoảng 6000 năm có thể đảo ngược
quan điểm thông thường cho rằng nền văn hoá Lapita 2500 năm sau là sự khởi đầu của
việc buôn bán đường dài trên vùng biển tây nam Thái Bình Dương.


Một hệ quả khác của phát hiện này là những người Sabah mua đá vỏ chai Melanesi đã
buôn bán trước 3000 năm so với niên đại mà họ sống ở Borneo theo mô hình của Peter
Bellwood. Hiện nay những ngôn ngữ được sử dụng ở gần Sabah đều thuộc hệ Nam Đảo;
do đó, giả định đầu tiên phải là những thương nhân này nói tiếng Nam Đảo. Như chúng ta
sẽ thấy trong Chương 6 và 7, bằng chứng về gien cũng ủng hộ cho kết luận này. Dựa trên
những bằng chứng về một thay đổi lớn trong các hoạt động của con người ở quần đảo
Bismarcks như đã đề cập ở trên, toàn bộ bảng niên đại về hành trình trên Thái Bình
Dương và sự thay thế về văn hoá cần phải được xem xét lại. Nhà tiền sử học John Terrel,
người rất nổi tiếng trong giới khảo cổ vì sự phn đối của ông đối với quan điểm thông
thường về văn hoá Lapita, đã tóm tắt những hệ quả của phát hiện về đá vỏ chai ở đảo Lou
như sau: "Phát hiện mới này ủng hộ quan điểm cho rằng thay vì bắt đầu một hành trình di
cư một chiều về phía đông, những cư dân nguyên thuỷ ở Thái Bình Dướng đã mở ra một
"hành lang vượt biển" giữa Đông Nam á, Đảo Đen, và Đa Đảo; và trong hành lang này,
"những dòng người và luồng tư tưởng đi qua đi lại."

Không chỉ những dòng người và dòng tư tưởng được trao đổi qua lại giữa Đảo Đen và
Đông Nam Á trong hàng nghìn năm đó trước thời kỳ Lapita mà còn hơn thế nữa. Có thời
người ta cho rằng lợn được bán từ Lapita, nhưng gần đây người ta đã tìm thấy di cốt của
loài vật này ở vùng cao nguyên New Guinea với niên đại khoảng 8000 đến 6000 năm
trước. Một phát hiện gây chấn động khác là những mảnh vỡ của gốm Nhật bản trên bình
nguyên Mele ở Vanuatu trong thập kỷ 60. Ban đầu, các chuyên gia Nhật bản xác định
những mảnh gốm có vết dây thừng này có vào Giai đoạn Sơ kỳ Somon. Những phân tích
toàn diện theo phương pháp hiện đại đối với những mảnh gốm vỡ này càng khẳng định
rằng chúng thực sự có niên đại ở Sơ kỳ Somon và được sản xuất ở Nhật bản cách đây hơn
5000 năm trước. Nhật Bản có một truyền thống nghề gốm lâu đời nhất trên thế giới vào
khoảng thiên niên kỷ thứ 9 trước CN. Người ta vẫn chưa đưa ra được lời giải thích thuyết
phục cho phát hiện về đồ gốm Somon ở Vanuatu, ngoại trừ lý do là những bình gốm đã
được chuyển đi bằng cách nào đó từ Nhật bản cách đây rất lâu. Thậm chí những mảnh
gốm cổ hơn đã được tìm thấy ở Hang Matenkupkum ở New Ireland, cho thấy thời kỳ Đồ
đá mới ở đây đã xuất hiện vào thời điểm của cơn đại hồng thủy thứ ba (khoảng 8000 năm
trước đây).

Jim Allen, nhà khảo cổ học thuộc Đại học La Trobe, gần đây đã xem xét lại tất cả các
bằng chứng về thời kỳ Đồ đá mới tiền Lapita ở Đảo Đen. Ông lập luận rằng thời kỳ cách
đây khoảng 8000-6000 năm ở các đảo của Đảo Đen là một trong những thay đổi đáng kể
mặc dù "những khu vực khác nhau lại có những thay đổi khác nhau". Khi tìm thấy những
đồ tạo tác tiền Lapita mang phong cách Đảo Đen tại các đảo Bismarcks và Bắc Solomon,
ông kết luận: "Dựa trên bằng chứng này, tất cả các kỹ thuật nghiền đá, kỹ thuật về vỏ
công cụ, kỹ thuật nghề gốm, kỹ thuật làm vườn, và kỹ thuật chèo thuyền hiệu quả đều đã
diễn ra ở Đảo Đen trước thời kỳ Lapita; chứ không phải là chúng xuất hiện cùng với sự ra
đời của Lapita như người ta vẫn thường quan niệm cách đây hơn một thập kỷ."

Từ đó, chúng ta cũng tự hỏi liệu có phải con đường của những ống thổi (xem Chương 2)
là đi từ Sabah ở Borneo đến cộng đồng các thương nhân trên biển ở các đảo Bismarcks và
Bắc Solomon trước thời kỳ Lapita?


Khu định cư cổ của người Nam Đảo ở New Guinea bị đại hồng thủy che khuất
Có thể vùng đất liền New Guinea là nơi có bằng chứng khảo cổ thuyết phục nhất về sự
định cư ở vùng biển phía bắc Đảo Đen của cư dân tiền Lapita đến từ Đông Nam Á. Mặc
dù những bằng chứng được tìm thấy ở những nơi không sử dụng ngôn ngữ Nam Đảo
thuộc các tỉnh Sepik, Madang và Enga nhưng phong cách của các đồ tạo tác bằng sò và
những vết tích động, thực vật còn lại cho thấy rằng những cư dân nguyên thuỷ này đến từ
một truyền thống tương tự như những cư dân Nam Đảo sau này.

Tuy nhiên, cũng giống như ở Lưỡng Hà, Trung Quốc và Đông Nam Á, phần lớn bằng
chứng về các khu dân cư tiền Lapita đã bị chôn sâu nhiều mét dưới biển hay lớp bùn
cửa sông do những thay đổi ở bờ biển trong vòng 10.000 năm qua. Pamela Swadling,
nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàngQuốc gia Papua New Guinea, đã nghiên cứu về những
bằng chứng còn sót lại.

Sông Sepik ở bắc New Guinea có lưu lượng dòng chảy hàng năm cao thứ năm trên thế
giới. Khoảng 6000 năm trước, khi mực nước biển thời kỳ hậu sông băng lên đến đỉnh
điểm, vùng đồng bằng đầm lầy phù sa của Sepik bị chìm ngập trong nước biển mặn nội
địa. Cửa biển hẹp bị mờ khuất một phần bởi một hòn đảo, hiện là khu vực các đồi núi
thấp gọi là Bosmun. Các nhà khảo cổ học tìm thấy một khu định cư trên bãi biển ở
Dongan thuộc bờ biểnphía Nam Đảo Bosmun. Tại đây, dọc theo các lớp vỏ sò biển, có
bằng chứng về những các loại thực vật thuần hoá đặc trưng, ví dụ như cây cau, lai, trám,
dừa và dứa dại. Di tích của những loại cây này có niên đại khoảng 5800 trước.

 Quả lai từng là loại hàng hoá chính được bán từ Đông Nam Á và là loại quả điển hình
 cho cáccộng đồng Nam Đảo mặc dù hiện nay nó được sử dụng rộng rãi như là một chất
 kíchthích. Sự trao đổi này có trước hiện tượng Lapita khoảng 2300 năm và hiện vẫn là hoạt
động buôn bán cổ nhất được biết đến từ Châu Á đến New Guinea. Còn có những hòn đảo
khác ở biển Sepik. Một trong những hòn đảo này hiện là vùng nội địa của đồng bằng phù
sa và là nơi có nghệ thuật khắc truyện nổi tiếng trên ván của Kambot để lưu giữ những
mô típ truyện cổ trên khắp lục địa Âu-Á (xem Chương 16). Một phát hiện khác không
ngờ tới về thời kỳ Đồ đá mới tiền Lapita là những chiếc bình gốm. Những trang trí trên
bình được mô tả là dùng kỹ thuật chạm khắc và đính trang sức. Mặc dù loại đồ gốm này
sau đó được tìm thấy ở các khu vực Lapita nhưng nó không phải là điển hình cho nghệ
thuật gốm Lapita. Pamela Swadling cho rằng phong cách này có nguồn gốc từ miền đông
Indonesia.

Hình 16: Bình nguyên Sepik bị chìm ngập và khô cạn. Khu vực biển mặn nội địa rộng
lớn đạt tới quy mô rộng nhất khi nó nhấn chìm bình nguyên Sepik cách đây 6000 năm.
Làng Kambot có nghệ thuật khắc truyện trên ván lúc đó là một hòn đảo. Các khu định cư
ở bãi biển vào thời kỳ đó, ví dụ như khu Dongan trên đo Bosmun, cho thấy các đồ vật
nhập từ Đông Nam Á và tập quán của người Nam Đảo. Sau đó, nước biển tràn qua và để
lại một lớp bùn dày 3 mét bao phủ trên các bằng chứng (phỏng theo với sự cho phép của
Swadling (1997).)

Cũng giống như các khu vực ở Châu Á và Lưỡng Hà bị che phủ bởi nước biển dâng cao,
những phát hiện dưới lớp bùn lộ ra do biển Sepik rút xuống khi mực nước biển ổn định
trở lại mở ra cánh cửa về các nền văn hoá ven biển vì những khu vực dân cư trước đó có
thể đang nằm dưới lòng biển sâu. Mặc dù niên đại sớm nhất được phát hiện cho đến nay
đối với nền văn hoá biển thuộc bờ biển phía bắc New Guinea là năm 3800 trước CN
nhưng Swadling chỉ ra rằng những khu vực trước đó "sẽ chỉ được tìm thấy ngoài khu vực
vùng biển nội địa và lớp trầm tích thể holoxen dày 3 mét."

Dựa trên những bằng chứng về khảo cổ và ngôn ngữ, bà suy đoán rằng đã tồn tại sự
 tiếp xúc đáng kể từ rất sớm giữa các nền văn hoá biển thuộc biển nội địa Sepik với
các cư dân bản địa vùng cao xung quanh. Lập luận có sức thuyết phục hơn do đặc
 điểm gần kề của các cao nguyên đối với bờ biển cũ. Cư dân vùng cao bắt đầu nghề
 làm vườn cách đây 9000 năm; các nhà nghiên cứu về người Lapita Nam Đảo luôn cho
rằng nghề làm vườn này là một tiến trình hoàn toàn độc lập với văn hoá Đồ đá mới
của Châu Á và Đông Nam Á. Nếu những niên đạisớm hơn về sự di cư trên biển
 và nền nông nghiệp ở Đông Nam Á và bắc Đảo Đen đượcchứng minh thì nghề
làm vườn ở vùng cao có thể được coi như là một phần của cuộccách mạng Đồ đá mới
 rộng lớn hơn trong khu vực.

Trong thời kỳ cách đây 5000 năm và 3500 năm, đường nước gập bờ của vùng biển nội
địa ở Sepik dần dần rút xuống cho đến khi hồ nước khô cạn và một đồng bằng nhô ra
Biển Bismarck. Do đó, cho đến trước thời kỳ đồ gốm Lapita và sự mở rộng của người Đa
Đảo ra Thái Bình Dương, tất cả các địa điểm trước đây của cư dân duyên hải Nam Đảo
đã bị bao phủ bởi một lớp bùn dày ba mét và một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn.
Swadling lập luận rằng thông qua giao lưu tiếp xúc với vùng nội địa, người dân ở Sepik
và các đầm lầy sông Ramu bên cạnh đã sử dụng tiếng bản địa và dần dần mất đi những
đặc trưng ngôn ngữ nguồn gốc của mình. Trong Chương 6 và 7, tôi đưa ra quan điểm
rằng họ không mất đi những đặc điểm văn hoá hay di truyền để xác định nguồn gốc Đông
Nam Á của họ. Những bằng chứng và kết luận của Swadling đã có những hệ luỵ quan
trọng đối với thời tiền sử của Đông Nam á:

Một điều ngày càng trở nên rõ ràng là tầm nhìn của nhiều nhà tiền sử học về hái Bình
Dương đã bị che khuất bởi mối quan tâm lớn của họ là giải quyết nguồn gốc của đồ gốm
Lapita. Cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến khu vực Sepik-Ramu, vì đây là phần phức tạp
nhất về khía cạnh văn hoá thuộc Thái Bình Dương.

Mặc dù chúng ta đã mất hầu hết các dấu vết về giai đoạn sớm hơn của thời kỳ Đồ đá mới
ở Đông Nam Á nhưng hiện vẫn có đủ những manh mối để khẳng định.

(chuong 3: con tiep)


Thời đại của rừng ngập mặn                      p.99

Các nhà khảo cổ học thường bàn luận nhiều về Lapita hơn là về sự xâm nhập của giống
mới ở phía nam Nam Đảo. Sự xâm nhập này được đặc trưng bởi những loài vật nhập từ
bên ngoài (đặc biệt là giống cho đin-gô) và những dụng cụ nhỏ bằng đá. Hành trình của
trận đại hồng thủy thứ ba ở Australia cũng phn ánh diễn biến tương tự ở phía bắc nhưng
những cư dân có liên quan và những ảnh hưởng của thói quen hái lượm thức ăn của họ có
khác nhau chút ít. Một số nhà khảo cổ học đã gọi đó là thời đại của rừng ngập mặn.

Trong chương 1, tôi đã trình bày các đường cong của mực nước biển ở vỉa đá ngầm Great
Barrier dọc bờ biển phía đông Australia để mô tả bức tranh được nhìn từ một nơi khác
trên thềm lục địa và một sự dao động lớn của nước biển trong thời kỳ cách đây 8000-
7500 năm. Sau khi dâng cao mạnh mẽ trong cơn đại hồng thủy, mực nước biển chững lại

trong một thời kỳ ở mức âm 5 mét và sau đó lại vượt quá mực nước biển ngày nay cách
đây chưa đầy 6000 năm. Rất có thể nước biển lại dâng cao trên mực nước ngày nay
khoảng 1 mét trong vòng 4000 năm tiếp đó. Thời kỳ cách đây 8000-6000 năm được xem
là thời kỳ của ‘đầm lầy lớn’ hay thời kỳ của ‘rừng ngập mặn’ tại thềm lục địa Sahul rộng
lớn phía bắc Australia và đã để lại các lớp trầm tích đặc trưng. Tại những khu vực như
vùng đất Arnhem và sông Nam Cá Sấu, rừng ngập mặn trải dài trên một dải bờ biển rộng
hơn hiện nay và cũng đâm sâu hơn vào vùng nội địa. Harry Allen, nhà khảo cổ học người
Australia, tin rằng những thay đổi tương tự cũng đã diễn ra trên toàn khu vực nhiệt đới
Đông Nam Á:

Các lớp trầm tích giống nhau được biết đến ở Vịnh Bengal, Vịnh Thái Lan, dọc bờ biển
Việt Nam và Nam Trung Quốc, và Eo biển Malacca. Các khu vực của Kalimantan có thể
cũng chịu tác động tương tự… Ngoài ra, vị trí, niên đại và đặc điểm động vật có vỏ (các
loài ở rừng ngập mặn, đất bùn và cửa sông) của những đống vỏ sò mang phong cách văn
hoá Hoà Bình được tìm thấy ở Sumatra hiện nằm sâu trong nội địa hàng ki-lô-mét cho
thấy rằng công tác trắc địa môi trường ở vùng đồng bằng phía đông Sumatra sẽ đưa ra
một loạt những thay đổi đã được chứng minh đối với bắc Australia và vùng bờ biển miền
trung Thái Lan và Nam Trung Quốc.

Nhân thể, cũng cần nhắc lại rằng thời đại của rừng ngập mặn ở các vùng duyên hải bằng
phẳng của Australia cũng là ‘thời đại của cá sấu’: đây là lý do tại sao người ta đặt tên con
sông là Sông Cá Sấu. Như tôi sẽ trình bày ở phần sau của quyển sách này, mô típ về loài
rồng nước của Đông Dương cũng phản ánh sự phát triển nhanh chóng về môi trường
sống của loài vật vốn là kẻ thù tự nhiên đáng sợ nhất này của con người, khi cư dân Đông
Nam Á đang đấu tranh để gây dựng nền văn minh Đồ đá mới của mình vào thời điểm của
cơn đại hồng thủy.

Điều đặc biệt thú vị trong những nghiên cứu về miền bắc Australia là phát hiện rằng đồ
ăn và kỹ thuật của cư dân ven biển có thay đổi sau khi mực nước biển dâng lên. Trên các
vùng đất ven bờ ngập nước cách đây 7000-5000 năm, khi mực nước dâng cao đến đỉnh
điểm và sau đó rút xuống, cư dân không định cư trở lại trên vùng đất nằm trong vành đai
của lũ trong khoảng hơn 500 năm. Tương tự, trên bờ biển của biển Nam Trung Hoa,
người ta tìm thấy bằng chứng thuyết phục nhất về nền văn hoá biển thời kỳ đại hồng thủy
ở vùng nhiệt đới Australia được tìm thấy trên những đống sò trong các hang động hoặc ở
những địa điểm ngoài trời nằm sâu trong nội địa và do đó không bị chìm ngập.

Thổ dân địa phương đã giải thích rất tương thích về các ‘hang sò’ được tìm thấy sâu trong nội địa cách các đầm lầy ngập mặn hiện tại ở phía đông vùng đất Arnhem khoảng 25-30 ki-lô-
mét: “Đó là đại hồng thủy Nô-ê”. Trong quan niệm này, có bao nhiêu phần là do ảnh
hưởng của những người truyền giáo? và có bao nhiêu phần phản ánh câu chuyện thật?
Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Những thay đổi trong kỹ thuật công cụ bằng đá tại khu vực
này xuất hiện cách đây khoảng 5000 năm, tức là rất lâu sau khi có thay đổi lớn về môi
trường.

p. 101 .                          Giống chó đin-gô và những loài du nhập khác

Sự du nhập của các loài khác đến Australia sau cơn đại hồng thủy diễn ra cách đây
khoảng 5000 năm. Một trong những loài vật hoàn hảo và tinh nhanh nhất được du nhập là
giống chó đin-gô. Qúa trình mở rộng của giống chó này trên khắp Australia có thể đã
hoàn tất cách đây 4000 năm. Chó đin-gô chưa bao giờ đến được Tasmania bởi nước biển
dâng cao đã chia tách hòn đảo này với phần đất liền của Australia. Do những khoảng
trống và khoảng cách giữa Châu Á và Australia, tổ tiên của giống chó đin-gô đã không
thể quá giang trên các bè gỗ trôi giạt mà phải là ‘khách mời’ trên những chiếc thuyền của
người khác. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất quan điểm về câu hỏi: giống chó đin-
gô đầu tiên đến từ cư dân Châu Á nào; hay nó có thể có nguồn gốc từ loài chó ở bất cứ
nơi nào thuộc Nam Á và Đông Nam Á.

Cùng thời kỳ đó, hoặc có thể không lâu trước khi đin-gô được du nhập vào, những mũi
mác tinh xảo và và các dụng cụ nhỏ bằng đá xuất hiện ở Australia, bổ sung thêm vào kho
tàng kỹ thuật muôn màu muôn vẻ của người thổ dân ở đây. Những dụng cụ mới với kỹ
thuật cao tay này nhanh chóng lan rộng khắp Australia với một sự đa dạng rõ rệt theo
vùng không tuân theo sự phân bố của các khu vực văn hoá chính hiện nay của người bản
địa A-bo-gin. Sự phát triển rộng rãi và tính da dạng của những dụng cụ này dẫn đến quan
niệm gây tranh cãi cho rằng các đợt di cư của những người mới đến Australia cách đây
9000 đến 5000 năm trước đã mang theo những dụng cụ mới và giống chó đin-gô.

Sự du nhập của các công cụ mới cách đây 5000 năm vẫn còn sớm hơn rất nhiều so với
những niên đại sớm nhất về sự phát triển của văn hoá Lapita vào phía bắc Đảo Đen; điều
này cho thấy kh năng diễn ra đợt phát tán trên biển rất sớm từ Đông Nam Á. Những dụng
cụ nhỏ bằng đá tương tự với những thứ đã xuất hiện ở Australia cách đây khoảng 5000
năm cũng được phát hiện ở Sulawesi và Java. Vì vậy, nhiều nhà khảo cổ học ủng hộ giả
thuyết về sự giao lưu hai chiều chứ không phải là một chiều giữa Australia và Indonesia
cách đây 6000 đến 4000 năm p.102. Tuy nhiên, dụng cụ đá nhỏ cũng có mặt rộng rãi ở Cựu
Thế giới và dường như chắc chắn đã được du nhập đến Australia từ Châu Á. Cho đến
nay, vẫn có rất ít bằng chứng để xác định ai đã mang những công cụ đó đến Australia.
Trong nhiều trường hợp như thế, người ta có thể tìm đến các nhà ngôn ngữ học để tìm ra
câu trả lời hoặc ít nhất là một giả thuyết.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, tất cả những gì các nhà ngôn ngữ học có thể đưa ra là:
vào thời kỳ cách đây khoảng 10000 đến 4000 năm, các ngôn ngữ khác nhau đã được mở
 rộng nhanh chóng trên khắp Australia, và giải thích thuyết phục nhất cho hiện tượng này
là sự du nhập của những cư dân mới. Người ta không xác định được rõ ràng những ngôn
ngữ mới đến Australia từ Cựu Thế giới. Nhà ngôn ngữ học Johanna Nichols ủng hộ quan
niệm về sự mở rộng ngôn ngữ diễn ra muộn hơn ở Australia trên c sở phân tích chính xác
của ông về tính đa dạng ngôn ngữ trong không gian và thời gian. Theo Nichols, các tiếng nói Australia chỉ là một trong số nhiềunhóm ngôn ngữ trên khắp thế giới được đa dạng hoá từ
 thời kỳ hậu sông bằng. Ngoài racòn có bằng chứng di truyền rõ ràng về sự xâm nhập trực
tiếp của con người đến vùng tâybắc Australia từ Đông Nam Á. Vấn đề này sẽ được thảo
 luận chi tiết hơn trong Chương 6và 7.

Trong cuốn sách “Khảo cổ học về Cõi mơ” p.102 Josephine Flood đưa ra giả thuyết về

nguyên nhân của sự du nhập đột ngột vào Australia của những người săn bắn-hái lượm cùng
 với những công cụ mới và những con chó của họ:

Không phải ngẫu nhiên mà những vũ khí mới này lại xuất hiện vào thời điểm mà mực
nước biển đã dâng cao và nhấn chìm nhiều vùng đất rộng lớn… và để lại những tác động
mạnh mẽ đối với thềm lục địa Sunda. Tại đây, một bán đảo rộng lớn có diện tích bằng Ấn
Độ bỗng nhiên biến thành quần đảo lớn nhất trên thế giới. Đất bị mất rất nhiều. Đặc
biệt, nếu hiện tượng này diễn ra nhanh chóng thì rất có thể nó là nguyên nhân gây ra
hiện tượng di cư và xung đột, mang lại kỹ thuật mới, công cụ mới và ý tưởng mới đến
Australia, và ít nhất là hai chú chó đin-gô.

Không phải tất cả các nhà khảo cổ học Australia đều đồng ý với giả thuyết của Josephine
Flood. Những dụng cụ nhỏ bằng đá có thể không phải là một mốc niên đại ở Australia
như bà quan niệm, mặc dù rõ ràng là có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc phổ biến chúng.
Nếu những ‘vị khách’ đầu tiên mang theo công cụ đá nhỏ chưa đến được Australia cho
đến thời kỳ cách đây 6000 đến 4000 năm thì cơn đại hồng thủy cuối cùng của thời kỳ hậu
sông băng phải xảy ra trước đó ít nhất là 1500 năm. Với sự phân chia đó, nhưng người
lánh nạn đại hồng thủy có thể đã phải đợi ở Timor hoặc Sumba trong một thời gian dài
trước khi có hành trình cuối cùng vượt biển đến Australia.    P.102

Một niên đại sớm hơn cách đây khoảng 8000 và 7500 năm trùng khớp hơn với niên đại
của cơn đại hồng thủy. Như Josephine Flood đã chỉ ra, rất có thể là mực nước biển tiếp
 tục     p.102 gia tăng sau tai biến này giống như trên tất cả các thềm lục địa khác đã xoá
sạch những bằng chứng sớm nhất về các khu định cư ven biển ở miền bắc Australia, do
đó dẫn đến nhiều nhận định không chính xác. Các bãi biển phía đông hiện nay của vỉa đá
 ngầm Great Barrier đã không bịnước biển cuốn tràn cho đến thời điểm cách đây 6000 năm,
và không ảnh hưởng gì đếncác khu định cư duyên hải mới trước thời điểm đó. Bức
tranh của Josephine về sự tàn phácủa nạn úng lụt thời kỳ hậu sông băng dẫn đến suy
 đoán khảo cổ cuối cùng của tôi vớicâu hỏi: Tai biến đó đã gây hại như thế nào đối với
 những cư dân duyen hải ởSunnđaland và vùng biển Nam Trung Hoa?


LỤT LỘI VÀ ĐI ĐÂU?                     p.103


Trong cuốn sách gần đây về “Những người Nam Đảo” .103 Peter Bellwood đã liệt kê

bảy tác nhân kích thích sự phát tán của người Nam Đảo nhưng không một tác nhân nào
đề cậpđến giả thiết đặc biệt của Josephine Flood rằng sự dâng cao của mực nước biển thời kỳ
hậu sông băng có thể đã buộc những cư dân duyên hải rời khỏi thềm lục địa Sundaland và
đi lên thuyền của họ. Giả thiết này cực kỳ hợp lý với khung thời gian và niên đại mà ông
đã nêu ra đối với cộng đồng người Nam Đảo. Tất cả các chặng đường di cư trong giả
thiết của ông, ngoại trừ chặng đường ra khỏi Trung Quốc, đều đã diễn ra sau khi cơn đại
hồng thủy cuối cùng kết thúc. Mặc dù vậy, ở đây cũng cần xem xét kỹ bảy lý do hay bảy
 động cơ mà Bellwood giảithích cho việc những cư dân này rời khỏi lục địa Châu Á an toàn
 và dễ chịu để đi thuyềnra biển cả mênh mông.
1. Tăng trưởng dân số liên tục nhờ nguồn cung cấp thức ăn nông nghiệp,
tạo điều kiện cho sự sinh sôi nảy nở của những gia đình mới theo các thế hệ
tại những vùng đất mới;

Nếu phát biểu trên được hiểu thuần tuý như là những động cơ thì nó sẽ dẫn
đến kết cục là tình trạng thiếu đất khi những thế hệ trẻ hơn muốn đi ra ngoài
tạo lập ra vùng đất của họ (Tuy nhiên, Bellwood thừa nhận rằng, ông không
đặt trọng tâm vào lập luận dặc biệt này.)

2. Đặc tính tái sản xuất và dễ chuyên chở của nền kinh tế nông nghiệp tạo

thuận lợi cho những thế hệ mới định cư, đặc biệt trên những đảo nhỏ nghèo tài
nguyên.Điều này có nghĩa là những người định cư Nam Đảo hoàn toàn có thể

canh tác trên các đảo cằn cỗi. Điều này là hiển nhiên nhưng nó không phải là

một động cơ thúc đẩy cư dân di chuyển đến những hòn đảo đó.

Sự xuất hiện của "vùng biên cương" rộng lớn nằm cạnh khu vực phát

triển nông nghiệp đầu tiên của người Nam Đảo. Đây là vùng định cư hấp dẫn
đối với các cư dân chăn thả (tức là Đài Loan và Phi-lip-pin trong những thời
kỳ mở rộng đầu tiên); phần lớn trong số họ đều không mấy quan tâm đén việc
tạo lập một nền kinh tế nông nghiệp có hệ thống cho bản thân mình.

Bỏ qua một bên cơ sở giả định rằng những người săn bắn-hái lượm không
quan tâm đến những phát hiện mới nhưng phát biểu này dường như hàm nghĩa
rằng các đảo lớn gần với một vùng đất quê hương Châu Á có thể là một đòn
bẩy thúc đẩy quá trình định cư ở những khu vực mới. Đây là một điểm hợp lý.
Tuy nhiên, nó cũng không có nghĩa là một động cơ và nó lại mâu thuẫn với
lập luận “thiếu đất” ở mục 1.

4. Một truyền thống rất phát triển về nghề đóng thuyền và đi biển

Đây cũng không phải là một động cơ để ra đi. Một khi đã có kỹ thuật đóng
thuyền và và đi biển, những người Nam Đảo chắc chắn sẽ ra khi xa hơn. Đây
rất có thể à một nhân tố thúc đẩy quá trình phát tán của văn hoá Lapita đến vùng

Thái Bình Dương rộng lớn và vùng Đa Đảo cách đây 3500 năm. Tuy
nhiên, vào thời kỳ này, do sự lựa chọn của tổ tiên họ, những cư dân nói tiếng
Nam Đảo trên các đo nhỏ và bờ biển xung quanh New Guinea có thể đã sống
trong những điều kiện câu thúc và khó khăn hơn. Có thể họ cũng phải chịu sự
cạnh tranh quyết liệt từ những cư dân địa phương không nói tiếng Nam Đảo
chiếm đa số, như ngụ ý trong truyện kể về Kulabob và Manup (xem Chương
16). Một cách ngẫu nhiên, khu vực Tây Nam Thái Bình Dương này là nơi diễn
ra tình cảnh thiếu đất, chứ không phải là vùng bờ biển Trung Hoa.

P.104

5. Niềm ham thích khám phá và di chuyển nhanh để tìm kiếm môi trường

thuận lợi nhất cho trồng trọt và nghề cá ven bờ, do đó khuyến khích khuynh
hướng định cư trên các vùng rộng lớn và chỉ xác định lãnh thổ vài thế kỷ sau
đó.Động cơ được ngụ ý ở đây là khát khao ‘mạnh dạn đi đến những nơi mà chưa
ai từng đặt chân đến.’ Mong muốn được khám phá đúng là rất mãnh liệt
nhưng cần tính đến một thực tế là hầu hết những nhà thám hiểm thành công
vào vùng đất vô danh nào đó đều cận thẩn bảo đảm rằng họ có đủ trang bị để
trở về.

Về phương diện này, hiện tượng mở rộng của văn hoá Lapita của
những người đi biển đầy tự tin cách đây 3500 năm có thể coi là giai đoạn sau
của một quá trình đã bắt đầu từ 4000 năm trước đó. Những đợt phát tán sớm
hơn, bao gồm cả những phát tán của cư dân chăn thả đến Ô-xtrây-lia, có vẻ
liều lĩnh hơn. Quan niệm này có cơ sở từ những truyện kể dân gian về sự lánh
nạn khỏi cơn đại hồng thủy đã nhấn chìm quê hương của họ. Tôi sẽ

mô tả phần này trong Chương 10.

6. Một mong muốn có động cơ văn hoá là thành lập các khu vực định cư

mới để trở thành tổ tiên sáng lập linh thiêng trong phả hệ của các thế hệ tưng
lai (giả định là quá trình này diễn tiến song song với bản thân quá trình định
cư); Ở phần này, tôi cho rằng Bellwood muốn đề cập đến vấn đề quyền

trưởng nam vùng với vấn đề thiếu đất. Nghĩa là người con trai (con gái) trưởng

đảm nhận cương vị thủ lĩnh còn những người con trai (con gái) mong muốn ra đi
để xây dựng vùng đất của họ ở nơi khác (Về cơ bản, vấn đề này cũng tương tự
như điểm 1 phía trên).

7. Mong muốn tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới cho các mạng lưới trao

đổi ‘hàng hoá uy tín’Điểm cuối cùng này giả định rằng tồn tại một mạng lưới buôn

bán giữa các đảo, và do đó không thể coi là một động cơ về các hành trình thám

hiểm đảo đầu tiên. Bellwood thừa nhận rằng một số động cơ nêu trên, cụ thể là

các động cơ nêu ở điểm 4, 6
và 7, có thể chỉ xuất hiện sau khi quá trình phát tán đã bắt đầu và là một phần của quá
trình. Tuy nhiên, với lập luận này, Bellwood lại trở lại với tiền đề chủ yếu đầu tiên của
ông là ‘tôi nghi ngờ quan điểm cho rằng điều kiện tiên quyết hay gốc rễ cho quá trình mở
rộng là sự sở hữu một nền kinh tế nông nghiệp có hệ thống và có khả năng nuôi sống
cộng đồng dân cư liên tục tăng lên.

Đến đây thì chúng ta đã rõ vì sao Bellwood muốn đưa ra quan niệm về nguồn gốc của
nghề trồng lúa thành công của tổ tiên người nói tiếng Nam Đảo ở Đài Loan (xem chương
trước). Nếu không, sẽ chẳng có gì để phân biệt các cư dân Nam Đảo nguyên Thuỷ với
nền văn hoá Đồ đá mới không di cư trên các bờ biển Châu Á. Đối với tôi, điều này dường
như không quan trọng lắm trong lập luận về dân cư dù lương thực chủ yếu đầu tiên của
người Nam Đảo có là gạo hay là cây lấy rễ và khoai lang đi chăng nữa. Cả hai loại hình
nông nghiệp này đều có thể nuôi sống các cộng đồng dân cư rộng lớn mặc dù nông
nghiệp trồng cây có củ và khoai lang phù hợp với các đảo Thái Bình Dương hơn (vùng
Cao nguyên New Guinea ngày nay và 9000 năm trước đây là bằng chứng thuyết phục về
sự thành công của các vụ mùa cây có củ ở khu vực Thái Bình Dương).

Những phương tiện để đảm bảo lương thực cho dân cư tăng nhanh là một điều thiết yếu
 đối với quá trình mở rộng nhưng chúng không buộc cư dân phải chạy ra biển trừ phải
có một sự thúc épthực sự ngay ở vùng đất quê hương. Giả thuyết về nông nghiệp có
 thể được kiểm chứngbằng cách trả lời hai câu hỏi: (1) có tiền lệ hay lôgíc nào về khả
năng hoạt động nôngnghiệp thúc đẩy con người đi ra biển; (2) có bằng chứng nào về tình
trạng thiếu đất trầmtrọng vào thời điểm bắt đầu quá trình phát tán đầu tiên từ Trung Quốc?
    P.105

Colin Renfrew, nhà tiền sử học thuộc Đại học Cambridge, đã khi gợi cảm hứng cho nhiều
học giả khi giới thiệu cuốn sách Khảo cổ học và Ngôn ngữ. Trong cuốn sách này, ông
ủng hộ mạnh mẽ một quá trình phát tán dần dần của các ngôn ngữ ấn-Âu đến toàn bộ
vùng Nam Á và Châu Âu trên cơ sở một nền nông nghiệp mới hoặc nền nông nghiệp thời
kỳ Đồ đá mới. Mặc dù Colin Renfrew có nêu ra những điểm tưng đồng giữa hai loại ngôn
ngữ ấn-Âu và Nam Đảo nhưng chính ông là người đầu tiên cho rằng sự phát tán của tiếng
Nam Đảo - đặc biệt là đến vùng Đa Đảo – là một quá trình hoàn toàn khác. ‘Đây là một
quá trình của thời kỳ định cư ban đầu tại những vùng đất trước đây không có dân cư. Xét
theo khía cạnh này, nó khác biệt rõ rệt với các quá trình nhân khẩu diễn ra tại Châu Âu
vào giai đoạn phát triển trồng trọt ban đầu.’

Ngoài ra còn có những điểm khác biệt khác. Xét trên một số bình diện, tốc độ thực tế của
quá trình mở rộng ngôn ngữ ấn-Âu chậm hơn tốc độ phát tán tiếng Nam Đảo ở Thái Bình
Dương và thậm chí những người nói tiếng Ấn-Âu cũng không phải đi biển. Châu Âu và
Châu Á được tạo thành bởi các vùng đất khô rộng lớn, trong đó có một số vùng rất phì
nhiêu màu mỡ. Thái Bình Dương là một đại dương và càng đi về phía đông thì các đảo
trong khu vực Thái Bình Dương càng nhỏ và kém phì nhiêu hơn. Trung Quốc hiện đang
nuôi sống trên một triệu người dân với lương thực chính là lúa gạo và lúa mì. Lúa được
coi là loại cây lương thực chính trong qúa trình phát tán tiền Nam Đảo từ Hemudu và trở
thành cây trồng chính của Trung Quốc từ sau cơn đại hồng thủy. Trung Quốc mới chỉ trở
thành nước nhập khẩu gạo ròng trong thời gian gần đây.

Do đó, chúng ta có thể giả định rằng khu vực đất liền có khả năng nuôi sống các cộng đồng
 dân cư tăng trưởng nhanh vào thời kỳ Đồ đá mới cách đây từ 6000 đến 7500 năm.
 Nói một cách tương thích hơn, Trung Quốc không thể là nơi quá đông dân cư vào thời kỳ
 Đồ đá mới; ông Kwang ChihChang thuộc Đại học Hawaii và ông Ward Goodenough thuộc
Đại học Pennsylvania cũng không đồng ý với giả thuyết của Bellwood: ‘Tất nhiên là vào
thời kỳ đó dân số ở Trung Quốctăng trưởng mạnh. Nhưng không hề xảy ra tình trạng thiếu
 đất nông nghiệp.’

Điều gì đã khiến những người nông dân duyên hải đó phải rời bỏ vùng đất liền rộng lớn
phì nhiêu để tìm kiếm tương lai ở một nơi chưa từng biết đến? Vì mục đích tranh luận,
chúng ta hãygiả định rằng vì một lý do nào đó, họ đã quyết tâm rời bỏ đất liền màu mỡ
và an toàn.
Nhưng sau đó, liệu họ có đi qua các đo Maluku đã có người sinh sống để đến đảo New
Guinea đông đúc dân cư (trong bối cảnh của thời kỳ Đồ đá mới) và không mấy thân thiện
như giả thiết mà Peter Bellwood và Robert Blust nêu ra hay không? Các đảo Java và
Sumatra gần hơn, thuận lợi hơn cho nông nghiệp và hầu như chưa được khai phá. Nhóm
từ ‘thuận lợi cho nông nghiệp’ còn chưa nói hết được tiềm năng của Java bởi đây là nơi
có những vùng đất đông đúc và phì nhiêu nhất trên thế giới. Trong số 270 triệu người nói
tiếng Nam Đảo ngày nay, có khoảng một trăm triệu người, tức là hơn một phần ba, được
nuôi sống nhờ hòn đảo núi lửa Java.

Bởi vậy, những động cơ phát tán của tiếng Nam Đảo trong những thời kỳ đầu mà Peter
Bellwood nêu ra – ví dụ như sự tăng trưởng dân số và tình trạng thiếu đất – là không có
sức thuyết phục, mặc dù chúng có thể được áp dụng đối với giả thuyết mở rộng ngữ hệ
Ấn-Âu của Renfrew. Mặt khác, chúng ta cũng không cần phải bàn cãi về những

cách thức để đảm bảo thành công cho sự mở rộng ra Thái Bình Dương bởi chúng được

quyết định bởi những nông dân giỏi, những ngư dân giỏi và những người đi biển xuất sắc.
Rõ ràng là có những cơ sở để bác bỏ giả thuyết về động cơ ‘nông nghiệp’ của quá trình
 pháttán ngôn ngữ Nam Đảo, dù là nó diễn ra cách đây 3500 năm hay 7000 năm.

Bởi vậy, chúng ta có thể xem xét một lựa chọn khác mà tôi đã đề xuất - đó là những người
 đi biển đầu tiên đã phải rời bỏ quê hương vì cơn đại hồng thủy.     P.106

Bàn chân ẩm

Nhiều nhà khảo cổ học đã bác bỏ giả thuyết cho rằng sự dâng cao của mực biển thời kỳ
hậu sông băng là nguyên nhân dẫn đến sự phát tán của văn hoá Đồ đá mới vì họ cho rằng
quá trình đó diễn ra cách đây quá lâu và quá chậm. Trong hai chương vừa qua, tôi đã lập
luận rằng sự phát tán trên biển đầu tiên của các cư dân Đồ đá mới ở Đông Á đã diễn ra

sau trận hồng thủy cuối cùng. Còn ở phần này, nhiệm vụ của tôi là xây dựng lại tai biến
này. Điều này được nhìn nhận trên hai phương diện, thứ nhất là những cơn sóng thần dữ
dội và thứ hai là hiện tượng mất đất nhanh chóng.

Trong Chương 1, tôi bàn về khả năng đã xảy ra những đợt sóng thần do vỏ trái đất chịu
sức ép quá lớn khi núi băng Laurentide ở Canađa bị đổ sụp cách đây 8000 năm. Sự giải
phóng năng lượng khỏi lớp vỏ Trái Đất có thể đã gây ra những con sóng tràn vào Thái
Bình Dương, nhấn chìm tất cả các bờ biển và vùng nội địa bằng phẳng theo một đường
thẳng. Các bờ biển phía đông của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Phi-lip-pin và bờ
biển đông bắc của New Guinea và New Ireland có thể đã bị tấn công bởi những bức
tường sóng cao từ 50 mét đến 300 mét. Sức tàn phá của chấn động này là hết sức khủng
khiếp và toàn bộ sự sống ở khu vực duyên hải gần như bị tuyệt diệt. Tuy nhiên, những
cư dân lánh nạn trên đỉnh của các dãy núi, ví dụ như ở Đài Loan và đông Phi-lip-pin, có
thể đã sống sót để truyền lại chuyện kể này. Trên các bờ biển dốc, cường độ tàn phá cũng
rất khủng khiếp nhưng hạn chế về phạm vi; trên những bờ biển bằng phẳng, các con sóng
đã cuốn tràn sâu vào nội địa. Nhà địa lý học thuộc Đại học Birmingham, ông

Richard Huggett đã mô tả sự tàn phá do những con sóng nhỏ hơn gây ra:      p.107

Nếu còn nghi ngờ về hậu quả của những con sóng thần cao chưa đầy 50 mét đối với đất
liền thì bạn hãy xem xét những tác động mà sóng lũ trong một trận động đất gây ra đối
với một vịnh nhỏ ở Vịnh Alaska. Nước trong vịnh tạo ra một con sóng cao đến trên 30
mét với vận tốc 210 km/giờ. Con sóng thần này đã phá huỷ những cánh rừng dài hàng km
dọc bờ biển. Tại một vài nơi, xung lượng của nước bắn lên cao tới 525 mét vì ở độ cao
này rất nhièu cây đã bị lóc hết vỏ còn rễ của chúng bị bật lên trên mặt đất.

So với những trận động đất cách đây 8000 năm thì sự kiện trên chỉ rất khiêm tốn. Như tôi
đã chỉ ra trong Chương 1, các trận động đất do những chấn động địa chấn thời kỳ hậu
sông băng gây ra là những trận động đất (do nguyên nhân bên ngoài) dữ dội nhất từng
được biết đến. Một trong số đó là trận động đất đã sản sinh ra sóng thần Thụy Điển (sóng
trên mặt đất) cách đây 8000 năm. Trận động đất do một tảng băng tan gây ra. Cùng vào
thời kỳ này cũng xảy ra những cơn động đất đi kèm với sự đổ sụp của núi băng khổng lồ
Laurentide ở Canađa. P.108. Hồ sơ về sóng thần trên mặt đất ghi lại rằng

‘Những tảng băng khổng lồ có thể dẫn đến những trận động đất dữ đội.’ Những trận

dộng đất và những con sóng thần dữ dội này là kết quả của năng lượng phát ra từ vỏ

Trái Đất sau khi quá trình tan băng diễn ra quá nhanh; tiếp theo những địa chấn này, mực

nước biển dâng cao nhanh chóng. Nói cách khác, các cư dân ven biển, những người đã

bị mất rất nhiều đất, sau đó lại phải đối mặt với những cơn sóng thần ập vào. Do đó, chắc

chắn là có lý do nào đó khi những người sống sót thưòng liên hệ hai hiện tượng

này trong nhiều truyện kể về đại hồng thủy (xem Chương 9 và 10). Giờ đây, chúng ta

có thể trả lời câu hỏi liệu biển có tràn đến đủ nhanh để được lưu lại trong các huyền thoại.

Chúng ta có thể đưa ra một vài tính toán trong kh năng xấu nhất dựa trên lớp vỏ bọc của
khí cầu. Tại một số địa điểm, thềm lục địa Sunda ở Đông Nam Á bằng phẳng hơn những
nơi khác; khoảng cách ngang tối đa giữa hai đường mức sâu 20 mét trên bản đồ đo độ sâu
của biển là khoảng chừng 2000 km. Điều đó cho thấy là nếu mực nước biển tăng lên 10
cm thì biển đã xâm thực vào đất liền khoảng 1 km. Mực nước biển dâng cao nhanh nhất

sau Kỷ Băng hà diễn ra cách đây 8000 năm với sự đổ sụp của quần thể hai sông băng
Agassiz và Ojibway ở Canađa. Tai biến này đã khiến mực nước biển hầu như ngay lập
tức dâng cao từ 20 đến 40 cm (xem Chương 1). P. 108


Trên các bờ biển của thềm lục địa Sunda cách đây 8000 năm, nước biển có lẽ đã tràn sâu
vào nội địa với chiều dài tối đa 4 km chỉ trong vòng 2 ngày. Chúng ta có thể tưởng tượng
được rằng biển không ập vào một cách lặng lẽ. Những dao động trong mực nước biển có
thể là do sự bật lại của vỏ trái đất do thoát khỏi một trọng lượng rất nặng. Chắc chắn vào
lúc đó, các cư dân ven biển trên khắp thế giới đã ‘nhận thấy’ sự kiện này.

Tuy nhiên, sự kiện này không dừng lại ở đó. Như tôi dã giải thích trong chương đầu tiên,
các hồ băng ở Canađa là những bề chứa nằm rất cao so với mặt biển và đã phun ra khối
lượng nước khổng lồ được giữa trong núi băng Laurentide trong khoảng thời gian vài
năm. Nhiều nghiên cứu về sự dâng cao của mực nước biển đã đưa ra những con số rất
khác nhau. Con số tối đa về độ dâng cao liên tục của mực nước biển là 8-15 cm mỗi năm
trong phạm vi 25 mét; những con số thấp hơn được ước tính là 3-4 mét mỗi năm.

Những trị số này có thể suy ra tốc độ xâm thực của biển vào vùng duyên hải là 1 km
mỗi năm.Dù sao đi nữa, con số tuyệt đối chính xác không phải quá quan trọng; bất cứ
quá trìnhmất đất nào do hiện tượng này gây ra phải kéo dài liên tục trong vài trăm năm
và tàn pháđời sống của các cộng đồng cư dân duyên hải. Tôi tin rằng nguyên nhân mất
đất này (dẫnđến tình trạng thiếu đất) đã buộc con người phải đi ra biển. Giờ đây, tôi có
thể bắt đầu vẽra bức tranh về các đường bờ biển khác nhau tại Viễn Đông cách đây
8000-7500 năm.Tuy nhiên, dầu tiên, cần phải trả lời câu hỏi về các đặc điểm giống
nhau của thm thực vậttại vùng bờ biển Nam Trung Hoa và Thái Lan vào thời điểm
diễn ra đại hồng thủy cuốicùng.


Ba chu kỳ nóng ẩm và khô lạnh đều đặn đều đặn đã biểu thị đặc điểm của ba cơn đại
hồng thủy diễn ra vào thời kỳ hậu sông băng cách đây 15.000 năm (xem Chương 1). Đợt
lạnh giá cuối cùng diễn ra rất ngắn, chỉ trong khoảng 400 năm. Sau đó, trái đất ấm dần
lên và bước vào giai doạn nóng ẩm khoảng 100.000 năm – thường được gọi là giai đoạn
gian băng tối ưu. Sau đó, trần hồng thủy cuối cùng đã xảy ra cách đây 8000-7500 năm.
Những thay đổi nhiệt độ rất dễ tác động đến rừng và đời sống thực vật. Tuy nhiên, tại các
vùng nhiệt đới, tác động này có phần yếu hơn bởi thay dổi nhiệt độ diễn ra ít hn, ngoại
trừ ở nơi có độ cao lớn so với mặt biển. Còn ở các vùng cận nhiệt đới, giới thực vật theo
mùa phát triển hơn trong các đợt lạnh giá.

Vào thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà, các vùng khô, phẳng và lộ thiên ở Sunda được
bao phủ bằng những cánh rừng thông và đồng cỏ, ngoại trừ vùng trung tâm, tức là nửa
 phía bắc của Borneo, và vùng bãi cạn ở phía bắc.Hai vùng này vẫn luôn luôn ẩm ướt
trong suốt Kỷ Băng hà. Khi trái đất thời kỳ hậu sôngbăng nóng dần lên, các rừng
 thông và hoang mạc xavan được thay thế bằng rừng ẩmnhiệt đới đồng bằng và rừng đước
ngập mặn. Khu vực nhiệt đới tri dài trên bờ biển TrungHoa hơn hiện nay. Hồng Kông
hiện vẫn còn một số rừng đước nhỏ; tuy nhiên, vào thậpkỷ 90 khí hậu ở đây đã mát mẻ
hơn so với giai đoạn gian băng tối ưu. Đây cũng là khởiđầu của kỷ nguyên rừng ngập
 mặn mà tôi đã đề cập ở trước. Chúng ta có thểmường tượng về những bờ biển Nam
Trung Hoa và Đông Nam Á hải đảo vào thời điểmdiễn ra đại hồng thủy thứ ba là những
 khu vực dày đặc rừng ngập mặn và rừng rậm nhiệt đới.

Các cư dân nói tiếng Nam Đảo sống theo kiểu duyên hải truyền thống tại các hải đảo tri
dài từ Tây Sumatra đến Đa Đảo. Họ làm ra thức ăn bằng cách làm vườn, chăn nuôi
và tìm hải sản. Khác với một vài bộ tộc Inuit, họ không hoàn toàn dựa vào hải sản
trong nhữngthời kỳ dài. Chúng ta có thể biết được thực đơn phong phú của người
Nam Đảo thông quaviệc tìm hiểu ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thuỷ được tái tạo.
 Nghề làm vườn đòi hỏi phảicó dất. Nếu vùng nội địa được bao phủ bằng rừng rậm
thì họ có thể khai quang rừng theođịnh kỳ bằng cách đốt rừng và đốn cây.

Tuy nhiên, công việc khai quang rừng ngập mặn theo phương pháp này không mấy

dễ dàng. Ngoài ra, việc đốn cây trong rừng nhiệt đới cũng đòi hỏi rất nhiều công sức.

Nếu bờ biển cứ lùi dần vào nội địa thì công việc này cứ liên tục tái diễn nhưng không

mang lại kết quả. Khi rừng nhiệt đới bị nước biển tràn vào, những cây gỗ cứng vẫn

đứng trơ trong nước trong nhiều năm trời. Một khi những cư dân Đồ đá mới ven biển

thất bại trong cuộc chiến khai hoang đất đai thì những cây khổng lồ chưa được đốn

trong rừng vẫn đứng trong nước biển và do đó cơn trở lối đi từ vùng nội địa còn lại

ra đại dương.

Chúng ta có thể tưởng tượng ra cảnh tượng này: biển vẫn tràn vào các đồng bằng rừng
rậm với tốc độ 1 km mỗi năm; những cư dân nói tiếng Nam Đảo và Nam Á không còn
khả năng liên tục tái định cư sâu trong vùng nội địa; và con đường duy nhất còn lại là
phải ra đi, theo những hướng sau:

p.110.

1. Họ phải di chuyển vào sâu trong nội địa khoảng hàng trăm ki lô mét, đến

vùng núi cao để tiếp tục nghề làm vườn. Các bộ tộc Bontoc và Ifugao đã lựa
chọn giải pháp này. Tổ tiên của họ dã xây dựng các ruộng lúa bậc thang ở cao
nguyên Luzon ở Phi-lip-pin. Trong bối cảnh này, cần lưu ý một điều là bằng
chứng về sự phát tán thời kỳ Đồ đá mới đến Sumatra cách đây 8000 năm được
phát hiện ở cao nguyên Batak xung quanh Hồ Toba, nơi đã diễn ra công việc
khai quang rừng vào thời kỳ đó.

2. Họ đi sâu vào trong rừng rậm đồng bằng để tiếp tục tìm kiếm thức ăn cho

gia súc. Những người tin vào giả thuyết ‘động cơ nông nghiệp’ của sự phát tán
của người Nam Đảo, ví dụ như Peter Bellwood, nhìn nhận những cư dân săn
bắn hái lượm và chăn thả gia súc nói tiếng Nam Đảo ngày nay trên các đo như
Borneo và Phi-lip-pin như là một khiếm khuyết trong giả thuyết của họ. Do
đó, họ đề xuất rằng những người chăn thả gia súc đó có thể là những

‘nhà nông được ủy thác.’ Tuy nhiên, các hồ sơ khảo cổ ở bắc Ô-xtrây-lia lại cho
thấy phong cách sống bằng chăn thả súc vật không loại trừ việc sử dụng
thuyền ó khả năng đi biển.

3. Họ đi thuyền đến những vùng đất mới có địa hình duyên hải cao hơn so

với mặt biển và ít rừng rậm hơn. Họ chính là những nhà thám hiểm đầu tiên ở
Thái Bình Dương. Giải pháp đi thuyền ra biển dường như đã được nhiều cư
dân hải đảo ở Inđônêxia lựa chọn. Ngày nay, họ vẫn xây nhà theo hình dạng
trông giống như những chiếc thuyền; họ nói rằng tổ tiên của họ đã bị lũ cuốn
ra khỏi vùng dất quê hương và phải đi ra biển. Trong số đó, có những người
không có tìm được chỗ đứng tại các đảo còn lại ở Đông Nam Á và phải phát
tán ra khắp bốn hướng của la bàn .Một số người quyết định vẫn sống trên bờ biển
và xây dựng nhà ở và bệcâu cá trên các cà kheo để tránh nước dâng cao.
Lập luận thuyết phục nhất vềsự sáng tạo ra nhà sàn về cơ bản giống như giả
huyết có bão biển thườngxuyên (xem Một số người quyết định sống một phần
hoặc hoàn toàn trên những conthuyền của họ. Trong số này có các cư dân
gipxi biển Badgao trên Quần đảoSulu, người Orang Laut ở Eo biển Malacca,
và người Moklen và Moken ngoàikhi bờ biển Miến Điện.
 Trong giả thuyết của mình về nguồn gốc ngôn ngữNam Đảo theo hướng từ
nam tới bắc, Wilhelm Solheim cho rằng tiếng NamĐảo nguyên thuỷ là một ngôn
ngữ trao đổi giữa những tổ tiên của các thươngnhân ‘Nusantao’ buôn bán trên biển.



p.111. Tất cả những giải pháp này đã được các cư dân nói tiếng Nam Đảo và Nam

Á ở vùng Đông Nam Á hải đảo sử dụng và định hình phong cách sống của họ cho

đến tận ngày nay. Trên cơ sở những phân tích này, giờ đây chúng ta đã hiểu rõ lý do

tại sao thiếu vắng các vùng định cư Đồ đá mới duyên hải ở Java và Sumatra mặc dù

có bằng chứng về một nền văn hoá Đồ đá mới rất phong phú trên các đo này.

Những nhà thám hiểm đầu tiên đã không bỏ qua các bờ biển phía bắc và phía đông

của Java và Sumatra. Họ đã đi đến đó và phát hiện ra rằng những nơi này cũng chịu

chung tình cảnh mất đất liên tục. Tại nơi mà họ định cư, dấu vết về chỗ đứng chân của

họ đã bị nước biển cuốn đi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có đủ bằng chứng về công việc

khai quang đất ở vùng cao; và những chiếc rìu mài rất đẹp ở một số khu vực cho ta

biết họ đã sống ở dó sau cơn đại hồng thủy. Những cư dân Nam Đảo cổ xưa còn

sống sót ở Tây Inđônêxia và Miến Điện – người Enggano, người Mentawai,

người Nias, người Batak và người Aceh - đã được tìm thấy trên các hải đảo có bờ

biển rất dốc nên không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng biển lấn hoặc ở các vùng
đất nằm cách xa bờ biển.

Có phải trận hồng thủy đã thúc đẩy cách mạng Đồ đá mới?      p.111

Một số chứng cứ khảo cổ học về sự phát tán do đại hồng thủy mà tôi vừa xem xét đã cho
thấy sự tàn phá đối với các vùng định cư bị đột ngột bỏ hoang cách đây 8000 năm. Tuy
nhiên, còn có một khía cạnh khác của vấn đề, cuộc Cách mạng Đồ đá mới, chứng tỏ rằng
các trận hồng thủy không chỉ thúc đẩy quá trình đa dạng hoá phương thức tìm kiếm thức
ăn và trồng trọt mà còn góp phần mở rộng những kỹ thuật mới này đến toàn bộ vùng Âu
Á.

Nếu cư dân thực sự buộc phải rời bỏ quê hương do nạn hồng thủy thì mỗi đợt di cư trong
tuyệt vọng rất có thể đã góp phần phát tán những kỹ thuật của họ đến những địa điểm
khác ở Âu Á và các bờ biển Châu Đại Dương. Quá trình đi biển bằng thuyền có thể đã
 minh hoạ 2) khởi đầu cho các tuyến đường hành lang trên biển và các mạng lưới buôn bán
 ở Tây namThái Bình Dương. Sau đó, trên toàn bộ khu vực Inđô-Thái Bình Dương, các
ý tưởng, cácphong cách nghề gốm, quan điểm tôn giáo, các truyện kể và công nghệ dễ
 dàng được dunhập từ nơi này sang nơi khác.


Một ví dụ về sự ‘chuyển giao công nghệ mới’ là địa điểm đầu tiên phát hiện ra đồng thiếc
(còn đang gây tranh cãi). Các nhà khảo cổ học tin rằng sự chuyển giao này đã xảy ra tại
vùng Cận động cổ xưa vào thiên nien kỷ thứ tư tr.CN và hiện tượng đó cũng diễn ra độc
lập ở phía đông Châu Á. Tuy nhiên, niên đại sớm nhất về nghề làm đồng thiếc được ghi
nhận ở Ban Chiang, Thái Lan cũng bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ tư tr.CN (xem ở trên).
Chắc chắn đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên rất ít khi xảy ra liên quan đến một phát hiện
quan trọng như thế. Một trong những ưu điểm của vị trí phía đông là ở đây có rất nhiều
thiếc; do đó đây rất có thể là nguồn gốc đầu tiên của phát hiện về nghề nấu đồng đỏ để
tạo ra đồng thiếc. Sau đó, những người đi biển trên các mạng lưới buôn bán có thể dễ
dàng so sánh các dấu hiệu.

Văn hoá sơ kỳ Đồ đá mới ở Đông Nam Á và quá trình phát tán của nó (trước sự phát tán
của Lapita từ rất lâu) vào thời điểm diễn ra cơn đại hồng thủy cuối cùng của thời kỳ hậu
sông băng đã được chứng minh bằng chứng cứ khảo cổ học. Ngoài ra, câu chuyện về sự
mở rộng của các ngôn ngữ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng góp phần chứng
minh thực tế đó. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khía cạnh ngôn ngữ của vấn đề.



 

No comments: