Chương 13
Thân phận những con rối!
Rồi bỗng bác Thảo tự gỉễu chính mình:
- Lúc ấy tôi tự mắng tôi: “Mày muốn làm cái anh vô sản chính cống nên bây giờ túng quẫn, còn than khổ, than đói nỗi gì nữa?” Thật sự là cảm thấy chính mình đang là thẳng ngớ ngẩn. Bị mấy ông nhà văn, nhà thơ chế giễu là tên ngớ ngẩn! Vì hắn không biết noi gương “bác Hồ”, nên bị thằng lớn nó đì, thằng nhỏ nõ giỡn mặt. Thế là nổi lên tiếng tăm của anh gàn, anh bướng, anh khùng. Lức nào cũng sống như một anh hề ngơ ngác để chung quanh giễu cợt. Nhưng khổ nỗi là không được no đủ như anh hề trong gánh hát mà chỉ là anh hề đói khổ trong cuộc đời! Bỗng thấy anh hề Trần Đức Thảo sống sao mà ngu si, đần độn quá, nên nhịn cười không được. Phải bật phá lên cười, cứ cười như người… điên. Mà điên thật! Cười đến phát khóc! Ha! Ha! Hà! Bố mẹ nuôi nấng, cho sang Tây ăn học, nay trở thành thằng điên, thằng khùng trong xã hội! Ha! Ha! Ha!
Kể tới đó, bác Thảo ngưng cười, thở dài, lắc đầu, nhưng rồi bỗng lại bật tiếng cười rũ rượi, hồn nhiên, cười đến chảy nước mắt, phải lấy tay áo chấm mắt mà vẫn còn cười sặc sụa! Chúng tôi kinh ngạc, đầy thắc mắc vì cơn cười lạ lùng ấy. Đấy là cơn cười đậm nét cay đắng, đau khổ, chứ không phải vì vui. Nhưng bác lại có vẻ tự đắc vì chính nỗi gian truân, khổ ải của mình. Bác hãnh diện giãi bày cái khốn khổ ấy như nêu một thành tích của một trí thức Chúng tôi nhìn cảnh ấy mà không cười theo được, vì thấy thảm quá.
Đã hơn một lần chúng tôi ngồi bàn với nhau về nụ cười Trần Đức Thảo! Bởi thật sự là trong những lời tâm sự ấy, chẳng có gì vui để cười. Cảm tưởng là con người này không phải sinh ra để vui sống, để làm một thẳng hề, mà chỉ có thể là một thân phận bị lưu đầy, trong một đại bi kịch.
- Tại sao bác lại có thể bật cười như vậy? Bác không thấy sống như thế là bi thảm sao?
- Tai tôi bỗng nhớ lại một mẩu chuyện cười, nó khơi dậy cả một giai đoạn bi hài trong cuộc chiến tranh được gọi là “chống Mỹ cứu nước”.
Lúc đó dân chúng đã kể cho nhau nghe để mà cười cay đắng với nhau, Đó là vào đầu năm 1973, khi vừa ký kết hiệp định Paris để kết thúc việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. “Đảng” rầm rộ tuyên truyền là ta đã buộc được Mỹ phải ký kết hiệp định để rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đảng nói đấy là cuộc đấu trí “thần kỳ” giữa hai bộ óc được coi là mưu trí nhất của thời đại! Phe ta là đồng chí Lê Đức Thọ, phe Mỹ là Henry Kissinger. Tại Hà Nội, một số trí thức bên ngoài “đảng” và tôi đã hết sức tò mò, theo dõi, tìm hiểu các điều khoản bí mật đã được thoả thuận ngầm với nhau của hiệp định tái lập hoà bình tại Việt Nam đã được ký kết ở Paris năm 1973 có một số bí mật của phía ta, thì rồi chúng tôi cũng đã biết phần lớn về phía Mỹ thì dĩ nhiên là phải dựa trên những tiết lộ rất phong phú của báo chí Mỹ và thế giới. Chúng tôi có hai thắc mắc lớn trong chính sách của Mỹ lúc ấy. Một là tại sao cuộc tổng tấn công nổi dậy do ta bí mật phát động thật là bất ngờ, hồi Tết Mậu Thân 1968, ở miền Nam, nhưng ta đã hoàn toàn thất bại, lực lượng của ta tại miền Nam bị kiệt quệ, bị tổn thất nặng nề vì nhân dân miền Nam không nổi dậy tiếp tay với ta như ta đã trù liệu. Vậy mà Mỹ lại nhương bộ, chấp nhận các điều kiện của ta, đặc biệt là điều kiện phải để cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng do ta chủ động ở miền Nam được tham dự hội nghị ngang hàng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, gọi là Việt Nam Cộng Hoà. Thắc mắc lớn thứ nhì là cuộc oanh tạc của Mỹ vào miền Bắc năm 1972, lúc đó ta vô cùng bối rối, đến mức nếu nó đánh bom kéo dài thêm vài tháng nữa thì ta sẽ phải nhượng bộ trong bất cứ điều kiện nào. Vậy mà bỗng Mỹ ngưng ném bom, để cho cuộc thương thảo ở Paris bước vào giai đoạn kết thúc, mà cả thế giới đều thấy là có lợi cho ta. Phía ta thì khoe đó là do tài trí của trưởng đoàn Lê Đúc Thọ.
Bác Thảo kể thêm:
- Trong dân gian lúc đó, có giai thoại được phổ biến rất rộng rãi, rằng đồng chí Lê Đức Thọ đã tiết lộ với vài nhà báo thân cận một thành tích đấu trí với Kissinger, khiến hắn từ đó phải nể mặt đồng chí Thọ. Mẩu chuyện đấu trí vui ấy đã được phổ biến trong các tầng lớp nhân dân, như một thành tích “thắng lợi vẻ vang” của “ta”!
Chuyện kể rằng lần đầu tiên bí mật gặp riêng Kissinger ở vùng ngoại ô Paris, Lê Đức Thọ chìa tay trước để bắt tay Kissinger, tên này cũng vui vẻ chìa tay ra và hai bên xiết tay nhau. Sau đó, Kissinger chơi trò khinh bỉ ta, y thò tay vào túi lấy khăn “mù-xoa” lau bàn tay vừa bắt tay Lê Đức Thọ, rồi bỏ lại khăn tay vào túi quần! Đồng chí Lê Đức Thọ liền có phản ứng tức thì, đồng chí cũng rút khăn ra lau tay, nhưng sau đó vứt bỏ luôn khăn tay xuống đất chứ không bỏ lại vào túi! “Kissinger từ đấy về sau không dám giở trò gì nữa”.
Kể xong câu chuyện “đấu trí” kiểu trẻ con ấy, bác Thảo nói:
- Sự khoe thành tích đấu trí như vậy, đã làm anh em trí thức Hà Nội nực cười. Trí tuệ gì, ngoại giao quốc tế gì cái trò láu cá vặt đó. Vì sự thật, ở bên lề hội nghị, toàn là những nhân nhượng quan trọng rất bí mật trong cuộc thương thảo giữa hai bên, mà phần quyết định trọng điểm là do thoả hiệp giữa Trung Quốc với Mỹ! Sau này có lần gặp riêng nhà báo cộng sản người Úc Winfred Burchett, ông này giải thích tận tình cho tôi hiểu về chính sách thực dụng rất nguy hiểm của Mỹ trong việc giải quyết “vấn đề” Việt Nam! Theo Burchett thì Mỹ nhúng tay vào miền Nam Việt Nam vì coi đó là một thị trường của khối tư bản, và tuyên bế quyết tâm bảo vệ Nam Việt Nam, vì đấy là một “tiến đồn của thế giới tự do”. Điều này có nghĩa là Mỹ muốn giữ vùng này không để nó lọt vào trong bức màn sắt của khối cộng sản. Nhưng Mỹ cũng dứt khoát không tính diệt “Bắc Việt Cộng sản” để tiến tới thống nhất Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Bởi chiến tranh đối với Mỹ luôn luôn nằm trong sách lược của kinh tế thị trường toàn cầu. Cuộc chiến tranh bảo vệ thị trường Nam Việt Nam đã bị sa lầy vì tốn kém và bị dư luận nhân dân Mỹ chán ghét. Thế nên các nhà chiến lược Mỹ, đứng đầu là Kissinger, đã đề xa một giải pháp khác. Vì đã không bảo vệ được thị trường miền Nam Việt Nam bằng chiến tranh, thì phải quay qua giải pháp tìm thị trường thay thế bằng con đường hoà bình: cách này ít tốn kém mà bền vững hơn. Bởi Mỹ, trên nguyên tắc, không hề tính tiêu diệt chế độ Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam, nên khi thấy cuộc tổng tiến công nổi dậy hồi Tết Mậu Thân, 1968, đã làm cho “cộng sản” kiệt sức, thì đó là lúc tốt nhất để đưa “địch” ngồi vào bàn hội nghị. Cũng như khi thấy cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam hồi 1972, đã đủ cho Hà Nội thấm đòn, thì Mỹ liền ngừng ném bom, rồi đưa ra những điều kiện, thuận lợi cụ thể, để Hà Nội chịu kỷ kết chấm dứt chiến tranh, để Mỹ rút chân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tất cả là dùng lá bài hoà bình thay thế cho lá bài chiến tranh. Cũng để tỏ rõ chính sách của Mỹ như thế, liên hạm đội 7 rất hùng hậu quả Mỹ, lúc đó có mặt đông đảo ở ngoài khơi Việt Nam, vậy mà lực lượng hùng hậu ấy đã đứng ngoài nhìn hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa (Paracels) của Nam Việt, hồi 1974. Sự án binh bất động này có nghĩa rõ là Mỹ không coi Nam Việt Nam là tiền đồn nữa. Ngay từ khi đại quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, Mỹ đã chỉ đánh cầm chừng để giữ đất, để dung hoà chứ không hề có ý đẩy chiến tranh đến tận cùng ra miền Bắc, để tiêu diệt chế độ cộng sản ở miền Bắc. Dù là đã oanh tạc miền Bắc, nhưng chiến lược của Mỹ là chỉ chờ lúc địch kiệt quệ để áp dụng lá bài hoà bình, nhằm đánh địch băng kinh tế hậu chiến. Và quả thật ván bài đó sau này đã làm cho Hà Nội hoàn toàn kiệt quệ về kinh tế. Để rồi tới lúc Hà Nội, tuy đạt chiến thắng, nhưng lại phải chấp nhận mọi điều kiện để Mỹ nó bỏ cấm vận. Rồi sau đó là Hà Nội lại trải thảm đỏ long trọng đón rước lãnh đạo Mỹ trở lại. Từ đó, chính thức mở cửa cho vốn của khối tư bản tràn vào tự do tung hoành trên toàn bộ nước Việt Nam thống nhất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong chế độ này không chấp nhận các cuộc đình công đòi quyền lợi của các công đoàn thợ thuyền. Một chế độ như thế thật là lý tưởng cho sự khai thác lâu dài của tư bản Mỹ, có lợi hơn hẳn dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam. Bây giờ thì kết cuộc đã rõ rệt của ván bài “ai thắng ai” trong cuộc đấu trí ấy. Bây giờ đã lộ rõ ai là mưu trí, ai là trí tuệ. Nực cười và bi thảm là như thế.
Kể tới đó, tâm sự tới đó, bác Thảo bật cười, nhưng rồi lại nghiêm nét mặt, thở dài chán nản:
- Công cuộc phát triển cách mạng vô sản, với giấc mơ xây dựng thế giới đại đồng… như vậy là đã hoàn toàn tan vỡ, sau khi đã hi sinh tính mạng của hàng bao nhiêu vạn bộ đội! Bây giờ thì không còn phải chống Mỹ cứu nước nữa. Giờ đầy là phải tìm lối thoát ra khỏi chế độ bao cấp, dẹp bỏ mục tiêu tự tức tự cường, phải bám theo Mỹ để cứu nước. Cả một nền kinh tế toàn cầu dưới sự áp đảo của đồng đô-la Mỹ, cả một nền văn hoá sống cuồng, sống vội, hừng hực sinh lực thực dụng của văn hoá Mỹ, nay nó tự do tràn vào như thác đổ, nhậu một xứ sở đã bị kiệt quệ đến xương tuỷ vì chiến tranh và cách mạng. Một nền văn hoá nông nghiệp rệu rạo đã bị kiệt sức đến trống rỗng, sau bao năm chiến đấu “tự lực tự cường”, chỉ biết hỉ sinh và chịu đựng, nay làm sao cưỡng lại lối sống no nê, phè phỡn kiểu Mỹ như thế! Tương quan lực lượng giữa một nền kinh tế lạc hậu với nền văn hoá nghèo túng và kìm kẹp như vậy thì làm sao cưỡng lại trước sức tràn ngập của nền kinh tế dư thừa và của nền văn hoá tự do sống cuồng, sống vội của Mỹ! Tới đây ta, sẽ thấy tuổi trẻ nông thôn cũng thì đua “quần bò, áo phông”, cũng son, cũng phấn lòe loẹt như ở bên Mỹ thôi!
Giờ đây cả nước đều “phấn khởi hồ hởi” vì được “hoà nhập”! Cửa đã rộng mở để cho vốn kinh tế thị trường tư bản tràn vào! Giờ đây, trước mắt mọi người, tên Thảo này bỗng chỉ còn là thân phận của một con rối, đã lỗi thời về tư tưởng, đã quá cổ hủ vì không biết làm “con phe, con phẩy” để “kinh doanh”. Tôi nay chỉ mang thân phận một con rối đau đớn. Bởi đã thấy rõ trước tất cả nguy cơ tai hại của sự phát triển quá trớn, không giới hạn của khối tư bản. Giờ đây quê hương ta đang cuồng nhiệt lao vào đà phát triển xổi thì theo ý hướng của đồng USD, của những thế lực siêu đẳng về phương pháp bóc lột tinh vi. Sự thật là đằng sau các đại công ty mang danh hiệu là của Đài Loan, của Đại Hàn, của Singapore thì đều là của đồng đô-la Mỹ! Thế là thiên nhiên giàu, đẹp của ta đã và đang bị tàn phá không thương tiếc. Tôi rất đau lòng đứng nhìn sức mạnh tung hoành của đô-la Mỹ trên đất nước ta. Dân ta nay mừng rỡ được hội nhập kinh tế tư bản. Các nước quanh ta, cùng khởi sự tranh đấu giành độc lập sau thể chiến thứ hai cùng với ta, nhưng do họ không có thứ “lãnh đạo thần thánh”, nên họ không phải hi sinh như ta, không phải đổ ra nhiều xương máu như ta. Và họ đã giành được độc lập và ấm no trước ta cả nửa thế kỳ… Như vậy cái công lao, cái tài lãnh đạo thần thánh ấy, sự thật chúng là công hay là tội? Rốt cuộc nay thì đã phải trải thảm đỏ đón mời Mỹ trở lại! Trong khi đó Tàu đang ức hiếp ta, đang gậm nhấm vùng đất, vủng biển của ta, vẫn đang công khai tiếp tục trắng trợn lấn chiếm một số hải đảo ở vùng Trường Sa, Hoàng Sa của ta! Và ta vẫn cứ kiêu hãnh hát vang bài ca “đại thắng”! Đại thẳng gì mà giang sơn gấm vóc tổ tiên để lại nay đã bị tiêu hao vào tay mấy “đồng chí vĩ đại” như thế? Đau lòng lắm! Đau lòng lắm!
- Con một thắc mắc này nữa muốn hỏi bác, có phải Mỹ vẫn đang duy trỉ ván bài lá cờ vàng ở Mỹ để sau này tìm cách đánh phá, lật đổ ta phải không?
- Tôi tin chắc là không phải vậy. Vì nước ta nay hoàn toàn là một thị trường vững chắc của phe tư bản rồi, thì nó tính đánh phá ta làm gì cho phí công sức, cho xáo trộn thị trường của nó. Vấn đề lá cờ Vàng là một phản ứng hoàn toàn do ta gây ra. Phải nhớ rằng lúc đầu, cuộc cách mạng tháng tám đã thành công hoàn toàn, thì lúc đó đã làm gì có lá cờ vàng. Lúc đó cả nừớc đều vui mừng trung lên cờ đỏ sao vàng: Đó là giai đoạn cả nước đồng lòng đứng lên cướp chính quyền để giành độc lập… Nhưng sau đó là giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu trưng cờ đỏ búa liềm tràn lan ra ở khắp nơi. Bắt đầu chính sách loại trừ thành phần “con đẻ của thực dân phong kiến”, loại trừ “các đảng phái phản động”. Chính từ lúc này là bắt đầu triệt để phân loại, phân chia dân tộc ra làm nhiều thành phần… vì cuồng tín chủ nghĩa đã đẩy ra bên ngoài xã hội một số đông người yêu nước nhưng không yêu xã hội chủ nghĩá! Và là cờ vàng đã phát sinh ra từ đó, rồi đã trở thành một biểu tượng “quốc gia” để đối đầu với lá cờ đỏ sao vảng “của cộng sản”! Sự chia rẽ dân tộc, sự đối đầu ấy là do đâu? Tại ai? Ngày nay vấn đề nhậy cảm này, thực chất là rất dễ thấy và rất dễ hiểu. Việc cả triệu người di tản vào miền Nam năm 1954, rồi sau ngày 30 tháng tư, 1975 là cuộc tháo chạy của cả triệu người liều chết lao ra biển, và đã trở thành phong trào “thuyền nhân” đã làm cả thế giới xúc động. Những hình ảnh cho thấy đấy là một thảm hoạ của dân tộc mà mỗi người chúng ta trực tiếp có trách nhiệm. Nói rõ ra thì đau đớn lắm… Vấn đề lá cờ vàng này không ai có thể giải quyết ngoài những người Việt chúng ta với nhau. Nhưng là phải giải quyết hết sức trí tuệ, chứ không thể dùng mưu kế dối gạt, cũng không thể giải quyết bằng bạo lực và hận thù. Phức tạp và khổ tâm lắm! Đau lòng lắm!
- Bác nói ngoài chúng ta ra không ai có thể giải quyết vấn đề lá cờ vàng, là sao?
- Thì như tôi đã nói, chỉ có chúng ta mới hiểu rõ vấn đề ấy. Vì thế mà đã tới chính sách “hoà giải, hoà hợp dân tộc”… Nhưng chỉ là nói thôi chứ chưa hề làm, thực tế là chưa hề có nỗ lực hành động “hoà giải” nào cả! “Hoà hợp” thì lại càng không có. Chỉ toàn là những cú phá hoà giải, phá hoà hợp thôi. Hoà giải là phải nhìn nhận nhau, tôn trọng nhau. Ngay sau tháng tư 1975, cách mạng đã khẳng định bằng lời tuyên truyền rằng trong cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của đại gia đình dân tộc ta, giữa chúng ta không có kẻ thắng, người thua, chỉ có nước Mỹ thua thôi. Tổng thống Dương Văn Minh của miền Nam đã ra lệnh cho quân lính của miền Nam buông súng, để tiết kiệm xương máu. Tuy vậy trong thực tế cho tới nay, người của chế độ cũ ở miền Nam vẫn bị đối xử như là địch, là thù, là nguỵ… với biện pháp giam giữ hàng loạt, trong một chính sách trả thù đại trà, với kế hoạch ”học tập cải tạo tập trung”. Bao nỉiiêu vạn công chức và sĩ quan của miền Nam đã bị giam giữ vô hạn định rất tàn nhẫn, trong nhiều năm, trong các trại tập trung bị che giấu trong các vùng rừng sâu, nước độc như vậy thì làm sao coi đó là hòã giải hay là hoà hợp được!
Tây Đức đã thống nhất với Đông Đức, có xảy ra cảnh tù đày hàng loạt như thế đâu! Gần ta hơn thì việc Trung Quốc, sau khi cố dùng sức ép của vũ lực để đánh phá triệt hạ Đài Loan, làm mãi mà không được, nay thì họ đành có chính sách thật sự hoà giải, hoà hợp với Đài Loan bằng sự công nhận, sự tôn trọng Đài Loan rồi đó! Cờ ”thanh thiên bạch nhật” trên các phi cơ thương mại Đải Loan đã tự do bay vào Trung Quốc đấy! Bài học tốt đẹp ấy, sao chúng ta không học hỏi? Tại sao ta cứ cố duy trì tình trạng thù hận, rất trái với tinh thần thống nhất dân tộc như vậy? Đây là thảm kịch nan giải của người Việt Nam chúng ta! Mà tôi coi đó như là thảm kịch của riêng những người ưa suy tư như tôi và dĩ nhiên là của cả đám môn đệ “bác Hồ”!
Nói tới đó, rồi bác Thảo im lặng hồi lâu. Lúc này chúng tôi thấy bác Thảo nổi bật như một người, lúc cuối đời, đầu óc trĩu nặng tâm tư, đầy ân hận, hối hận rất u buồn, đau đớn, và đang tìm cách gì đó để giải toả thảm kịch của chính mình!
Mà bác Thảo khi nói tới bi kịch Việt Nam, thảm kịch Việt Nam thì thường liên tưởng tới “bác Hồ”. Thấy cứ nhắc hoài tới “bác Hồ”, nên tôi hỏi:
- Nghe bác nói thế, tối vẫn có cảm tưởng là bác mang tâm tư oán trách “cụ Hồ” và đảm đàn em lắm phải không?
- Tôi đã nói rồi. Nêu ra thảm kịch này không phải là để gây thêm oán, thêm thù. Khi kể ra những trải nghiệm vui, buồn của của dân tộc, của hôm qua và hôm nay, thì không thể không nhắc tới “ông cụ”. Khi nhắc tới nhũng “thắng lợi vẻ vang”, không thể quên được những mất mát những đau đớn mà nhân dân vẫn còn phải gánh chịu dài dài như không bao giờ kết thúc. Rõ ràng là trong bi kịch của đất nước ta, chiến thắng là công, nhưng chiến tranh là tội. Công và tội gắn liền với nhau. Đối với một thời đau khổ, đối với một lãnh tụ có trách nhiệm, thì nói tới công lao của lãnh tụ, thì đương nhiên cũng phải nhắc tới tội lỗi của lãnh tụ. Vì vậy mà phải phân tích, tìm hiểu cho cặn kẽ đâu là công, đâu là tội đích thực của lãnh tụ, để tìm hiểu giới hạn trách nhiệm của những quyết định nặng nể hậu quả nghiêm trọng trong lịch sử cận đại. Vì thế nên phải tìm hiểu cặn kẽ “ông cụ”, phải nghiên cứu, phân tách những chuyển biến tư tưởng qua từng bước thay đổi, từ những giai đoạn đổi tên, đổi họ, từ những tính toán khởi nghiệp, từ lúc đã tự chọn cho mình những cái tên như “Tất Thành”, rồi là “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”…! Nội việc bỏ họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là Hồ cũng là cả một chứng nghiệm tâm lý chính trị cần được nghiên cứu. Phải chỉ ra cho dân, cho chế độ, cho cả “đảng”, thấy rõ, hiểu rõ “ông cụ” là người thế nào, đã bị tham vọng đam mê chi phối từ trong nội tâm, tới ở bề ngoài ra sao.., để từ đó nhận ra những giá trị tương đối, hiểu rõ trách nhiệm hạn chế của “ông cụ”…
- Như thế là bác muốn đả phá tham vọng của “bác Hồ “ phải không?
- Tôi không đả phá, nhưng tôi chỉ ra đấy là do tham vọng, do cuồng vọng không gì lay chuyển nổi của “ông cụ”. Bởi đã sống trong nỗi đau của dân tộc, đã có trăn trở của con người triết học trong triển khai bạo lực cách mạng, nhất là sau kinh nghiệm tàn nhẫn của cải cách ruộng đất, nên tôi đã ý thức được rằng chính “ông cụ” đã phải cố ý sa vào sai lầm lớn khi tuyệt đối tuân theo sự thúc đẩy của Mao, nên tôi thấy phải can đảm, phải thẳng thắn, phải có tham vọng nêu ra tất cả sự thật lịch sử rất tàn nhẫn liên quan tới “ông cụ”!
- Trời đất! Bác mà cũng có tham vọng, thật sao? Tham vọng ấy có lớn không? Có sánh được với tham vọng của “bác Hồ” không?
- Nói về tham vọng của tôi thì thật sự là tham vọng của “bác Hồ” không tham vào đâu cả!
- Bác giỡn đùa hay lắm. Như vậy là bác cũng là bậc tổ sư kiêu ngạo đấy!
- Tôi không giỡn, tôi không kiêu ngạo, nhưng sự thật là tôi có tham vọng cao hơn của “bác Hô” nhiều lắm!
- Bác giễu còn hay hơn cả chú hề trong rạp xiếc rồi đấy!
- Tôi không giễu! Đây là tôi nói thật. Mà thằng hề cũng có tham vọng của nó chứ.
- Thế tham vọng của bác là cái gì? Là bác sẽ làm gì?
- Là tôi sẽ xây dựng tại Việt Nam một lâu đài.
- Lâu đài ấy bao lớn?
- Phải nói đó là một lâu đài vô cùng vĩ đại sống ở đâu cũng thấy nó.
- Ai sẽ sống trong lâu đài ấy?
- Ai cũng có quyền, sống trong lâu đài ấy. Cả nhân loại đều có thể tới sống trong lâu đài ấy. Tham vọng của tôi là lo tìm hạnh phúc đích thực cho toàn thể nhân loại!
- Trời đất! Bác định xây lâu đài ấy ở đâu?
- Ở ngay trong đầu mỗi con người. Đó là một lâu đài tư tưởng. Cho tới nay, không một người Việt Nam nào đã có một tham vọng toàn diện như vậy, kể cả “bác Hồ”. Mưu đồ phát triển một cuộc cách mạng mà cả nhân loại mong chờ thì đấy không phải là một tham vọng vĩ đại sao? Cuộc sống gian khổ của dân ta và của tôi đã chuẩn bị vật liệu để tôi xây cất ngôi lâu đài ấy. Đấy là một lâu đài của tinh thần và lý tưởng dân chủ, của một nền công bằng xã hội chân chính, nền móng của lâu đài ấy là công lý nghiêm minh, thắp sáng bởi đạo lý. Lâu đài ấy sẽ không chấp chứa những gì thuộc về xảo trá, hận thù, thủ đoạn ma quỷ. Sống trong lâu đài ấy con người sẽ khai triển một cuộc cách mạng lý tưởng bằng lương tri, trí tuệ, bằng luật pháp nghiêm minh, với sức mạnh của công lý, công bằng, chứ không phải bằng bạo lực của hận thù. Trong lịch sử loài người, chưa có ai xây được một lâu đài như vậy. Đã có vài nhà lãnh đạo nỗ lực xây dựng một vài lâu đài kiểu ấy. Nhưng khi xây, thì đã đúng tới những động lực của hận thù, dùng tới phương pháp của sự độc ác, gian xảo, nên đã làm hư hỏng hết cả. Bởi trong một xã hội lạc hậu, con người tốt thì hiếm, nhưng con người xấu xa, hư hỏng thì nhiều. Những lâu đài kiểu ấy, khi xãy dựng xong thì luật pháp của nó đã bị biến thành luật rừng, xã hội của nó chỉ là gian trá, quỷ quyệt… Những thứ lâu đài ấy chỉ làm cho con người thêm khổ, xã hội thêm loạn. Lâu đài của Trần Đức Thảo sẽ là thứ lâu đài trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ băng lá phiêu của mình… Một lâu đài như vậy không phải là vĩ đại sao? Ha! Ha! Đấy không phải là một cuồng vọng cao hơn, lớn hơn, đẹp hơn, trong sáng hơn là cuồng vọng của “bác Hồ” rất nhiều hay sao? Các anh thử trả lời tôi đi!
- Chi có thể hỏi lại bác là lâu đài ấy có phải là cũng không tưởng, cũng là quả duy tâm, quá siêu hình hay không?
- Không hể có gì là không tưởng hay duy tâm, siêu hình gì đâu. Nền tảng của lâu đài ấy: toàn là những đòi hỏi của tình trạng thực tế xã hội đen tối, bế tắc của cách mạng hiện nay. Những gì tôi quan sát hằng ngày, trong cái hiện thực đau đớn của cuộc cách mạng trước mắt, thì tất cả những cái đó đã chất vấn tôi, đã quy trách nhiệm cho tôi. Tôi không thể thờ ơ trước những nhức nhối của con người, của xã hội, Những chất vấn ấy, những thôi thúc ấy bắt tôi phải hành động theo khả năng lương tri và tri tuệ của tôi. Do đó lâu đài của tôi là do hiện thực xã hội đòi hỏi và đặt nền tảng. Nghiệm sinh thực tại tàn nhẫn đã đặt nền móng cho cuồng vọng của tôi, để cho lâu đài ấy thật sự là có nền tảng duy vật sử quan. Còn tham vọng của “bác Hồ” thì khác hẳn. Tham vọng của “bác Hồ” thì một phần do học thuyết sách vở chưa đọc kỹ, tư duy xổi thì chưa tiêu hoá được, một phần còn là do mưu trí chính trị cực kỳ cơ hội mà ra… Đây là tôi nói và làm sự thật. Không có lâu đài ấy thì loài người còn khổ, còn lâu mới tìm được hạnh phúc… Tôi đã nghiền ngẫm, thiết kể cho ngôi lâu đài ấy từ lâu rồi. Bởi hàng ngày trong đầu luôn luôn có cuộc xung đột giữa cái tôi khao khát hành động với cái tôi lo sợ sẽ bị xử tiêu nếu lộ ra ý hướng phản biện. Một bên là quyết phải làm một cái gì cho đất nước và dân tộc, chẳng lẽ cứ im lặng như đầu hàng… một bên là sự khôn ngoan muốn bảo vệ tính mạng, nói thẳng ra là cái sự hèn vì sợ. Trong suốt bốn chục năm qua, tôi không sợ sống vất vả về điều kiện vật chất, mà tôi đã sống rất căng thẳng vì trong đầu tôi luôn luôn có một cuộc xung đột với chính tôi giữa cái tôi triết học với cái tôi khôn ngoan sống hèn trong chế độ đầy sai trái này. Cuộc xung đột ấy đã bước tới phần kết thúc khi tôi được vào sống ở Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của người Sài Gòn…
- Khi nhìn nhận có một cuộc xung đột như vậy, với mộng ước xây dựng một toà lâu đài như vậy, thì có phải là bác đã quá không tưởng và kiêu ngạo không thua gì Cụ Hồ hay không?
- Tôi cũng xin thành thật trả lời rằng mỗi khi nghĩ tới công việc của một nhà triết học, thì tầm cỡ của mộng ước là rất cao, rất sâu, rất rộng… nên nó dễ bị hiểu lầm là một thứ kiêu ngạo, ngông cuồng không tưởng. Tôi vì triết học mà nghĩ, mà làm, chứ không phải vì kiêu ngạo! Nếu kiêu ngạo thì đã không bị cái sợ chi phối gần cả đời người!
- Nhưng một lâu đài như thế thì nó có tính khả thì hay không?
- Nó rất có tính khả thi!
- Trong thực tế thì bác sẽ xây dựng nó bằng cách nào?
- Bằng một cuốn sách. Và tôi đang hoàn thành cuốn sách ấy. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như thế, và cũng bằng một cuốn sách, chỉ tiếc là có nhiều người từ cuốn sách, từ trong lâu đài ấy của Marx, khí bước ra, thì họ đã trở thành ác quỷ. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại, chẳng những thế mà còn là món nợ mà tôi phải trả cho dân tộc, vì cái mộng về nước lúc đó của tôi của tôi là xây dựng một mẫu mực, một mô hình cách mạng mà dân ta mong đợị. Bởi thế mà lâu đài của tôi, tức là cuốn sách của tôi, trong đó, nhân dânh chân lý, tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ, bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực, với những cơ sở lý luận và pháp lý, để những ai từ đó đi ra sẽ không thể trở thành ác quý. Chính vì lâu đài tư tưởng của Marx, mà từ đó đi ra, những lãnh tụ đã đã thành những ác quỷ tuỳ tiện, lộng hành quyền lực, khiến hàng vạn chiến sĩ cộng sản đã bị hi sinh một cách oan uổng, vô ích… và ở nước ta đã có hàng triệu người bỏ làng mạc, bỏ mồ mả tổ tiên để di tản vào Nam năm 1954, và rồi cũng đã có hàng triệu người đã liều chết bỏ nhà bỏ của chạy ra biển gây thảm cảnh “thuyền nhân” sau năm 1975 … làm cả thế giới rơi lệ. Thành phần dân chúng khốn khổ ấy, vì đã hiểu, đã nếm mùi lâu đài “thế giới đại đồng” của Marx, nên họ đã liều chết bỏ chạy! Là vì họ muốn đi tìm nơi có công bằng, bác ái, có tự do và hạnh phúc thật sự!
- Bộ bác cũng băn khoăn với khát vọng đi tìm tự do và hạnh phúc sao?
- Ai mà không có khát vọng đi tìm tự do và hạnh phúc! Khổ nỗi là con người không biết làm sao tìm. Và đã có bao dân tộc, đã bị lãnh tụ, theo chỉ dẫn của Marx, mà đã dẫn dân vào con đường bế tắc chứ khỡng tiến tới được thế giới đại đồng!
- Theo bác thì có thể tìm tự do hạnh phúc ở đâu?
- Tìm ở nơi không có con quỷ quyền lực và con quỷ chiến tranh nó ám. Tìm ở nơi có nhà nước biết dùng phần lớn ngân sách để lo cho phúc lợi của nhân, dân, chứ không dùng ngân sách nhà nước để củng cố đảng cầm quyền, để chuẩn bị những cuộc chiến tranh phiêu lưu, để làm những điều không tường để củng cố cho một “đảng” được vĩnh viễn cầm quyền, để phát triển triệt để guồng máy đàn áp để đảng tồn tại, mà coi nhẹ việc tạo phúc lợi cho nhân dân! Người ta bỏ đi vì họ không muốn bị hi sinh, mà là họ muốn tìm tự do hạnh phúc, ở nơi công an không canh chừng dân chúng như canh tù, không làm khổ nhân dân vì thủ đoạn vu khống, chụp mũ. Phải biết rằng: chỉ có quỷ mới kiêu căng, mới vui khi làm khổ, làm nhục con người. Kẻ vênh váo, cảm thấy vui khi làm khổ, làm nhục con người thì không phải là người mà là quỷ, là kẻ bị con quý quyền lực nó ám trong đấu. Mà quỷ ấy là ai? Là gì? Quỷ ấy là thứ đầu óc đầy ý đồ gian xảo, hung bạo của quyền lực. Quỷ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác ở trong đầu con người, nó thúc đẩy con ngườì lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác, bằng đủ thứ quỷ kế, để mưu đồ cùng cố cho chế độ độc tài, độc đảng. Những vinh quang độc tài, độc đảng ấy đều là phù phiếm, vì chúng đã làm khổ con người! Xét như vậy là thấy rõ là quỷ nó vẫn ở với người, vẫn ở trong trong con người lãnh đạo. Bàn sâu vào thực tại của quỷ ở quanh mình thì bi thảm lắm! Vì chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của quỷ. Quỷ nó quậy trong đầu những người nắm quyền lực để làm chính trị, làm chiến tranh. Quỷ lộng hành vì không cơ chế nào kiểm soát được nó! Nó bảo đảm với con người chính trị, con người chiến tranh là mau trí của nó sẽ mang lại chiến thắng để tồn tại lâu dài. Bi kịch của ta là do nó đã tạo ra niềm tin tất thắng khi tận dụng bạo lực và hận thủ! Chính cái niềm tin tất thắng ấy đã đầy đoạ con người, đã xoá đi tính nhân bản trong chính sách! có lúc phải mở chiến tranh, như để giành độc lập, là đúng. Nhưng dùng con đường chiến tranh cách mạng một cách trường kỳ, vô hạn… để bành trướng chủ nghĩa, để giải quyết các vấn đề, để mưu tìm thế độc quyền, độc tôn cho ý thức hệ, tức là cho đảng nắm toàn quyền yêu nước, toàn quyền ban phát tự do hạnh phúc cho con người là sai. Vì đó là con đường của thảm hoạ, của tội ác…,
Khi thấy bác Thảo đang trong cơn phẫn uất, thao thao giải thích gay go, sôi nổi như thế, tôi muốn lái qua những đề tài khác có tính bình tĩnh hơn, liên quan tới bản thân bác hơn, nên tôi hỏi:
- Bác nghĩ sao khi bị chung quanh chê bai, chế giễu bác là người khùng, cứ như kẻ sống ngơ ngác trước cuộc đời?
- Tôi đã nói rồi, chẳng thà làm thằng khùng hơn là làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh, thằng gian dối. Tôi làm thằng hề ngơ ngác trước cuộc đời vì không hiểu nổi tại sao có nhiều kẻ sống gian dối, lưu manh, độc ác, quỷ quyệt mà họ cứ vênh váo tự đắc? Và tại sao chung quanh biết thế là sai, là ác, mà không dám có phản ứng, lại còn hùa nhau vào nịnh nọt, tâng bốc cho cái ác, cái gian dối cứ tiếp tục? Nịnh nọt như thế là đồng loã với cái gian ác. Tôi nghĩ đã không thể làm thằng nịnh nọt, thì chẳng thà cứ làm thằng khùng, thằng hề thì ít tội hơn… Vả lại thẳng khùng, thằng hề cũng dễ thoát chết hơn dưới bàn tay của kẻ ác.
- Nghe nói có lúc bác bị “đi thực tế” để cải tạo tư tưởng, bằng cách phải đi cắt cỏ, đi chăn bò, rồi lại còn đánh mất bò nữa, phải không?
Nghe câu hỏi, nét mặt bác Thảo biến sắc, má ửng đỏ lên, như bị nhắc tới một điều làm bác xấu hổ! Có vẻ như bác không muốn nhắc tới những chuyện như thế. Ngẩn ngừ, im lặng, như nhớ lại điều gì. Rồi bác đáp với giọng bực bội:
- Hừ! Giai thoại Trần Đức Thảo bị đi chăn bò ở nông trường Ba Vì đã được loan truyền rộng rãi. Đấy thật là một điều đáng xấu hô! Mà không phải là xấu hổ cho Trần Đức Thảo đâu. Xấu hổ là xấu hổ cho cả nước ấy chứ! Làm nhục một trí thức như thế, là lối hành xử của một nước man rợ, không có văn minh văn hoá! Đấy chung quy chỉ là sự ganh tức của đám người, vì ít học, nên căm thù trí thức, coi trí thức toàn là con đẻ của giai cấp bóc lột, của bất công xã hội… Họ đã thuộc lòng câu “trí thức không băng một cục phân”, thì làm sao họ đối xử tốt với tôi được! Mà một con bò lúc ấy là quý hiếm, đắt tiền lắm! Ai có bò mà dám để cho Trần Đức Thảo chăn! Mà có nơi nào có nhiều bò đâu mà đánh mất dễ dàng như thế được. Cứ y như cái anh ăn mày rêu rao bị mất của! Có thể là mấy ông cán bộ báo cáo lên trên như vậy để có cơ hội mà ngả bò đánh chén với nhau thôi. Ha! Ha! Ha! Các anh không thể ngờ rằng ở nông thôn lúc ấy, người ta chỉ rình trong chăn nuôi của tập thề có dấu hiệu dịch gà, dịch heo để vội giết cả chuồng cho không gây lây truyền. Thế là cả vùng bỗng vui lên vì có thịt mà ăn, mà lại rẻ! Ha! Ha! Ha! Khốn khổ và vui thế đấy!
Vẫn với một nụ cười nhạt nhẽo, bạc phếch, cay đắng, không chứa một chút gì vui. Thật sự là mỗi lần thấy bác Thảo cười, tôi lại cảm thấy đau lòng, thấy bác thật là đáng thương hại… Vì đấy chỉ là thứ cười đau đớn!
- Còn chuyện này nữa: Phạm Huy Thông, hồi ở Pháp cũng là bạn thân của bác phải không? Sao trong vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, ông ta đấu tố bác nặng quá vậy?
- Anh chàng ấy hồi ở Pháp thì tôi có biết nhưng không thân có khi y còn ganh ghét tôi nữa. Vì lúc tôi được bầu làm Đại diện Kiêu dân Đông Dương, để đọc diễn văn bênh vực quyền lợi cho dân mình, thì có nhiều kẻ, nhiều phe ganh tị lắm. Có phe cộng sản đệ tứ trốt-kít, có phe cộng sản đệ tam, có cả phe thân Đức, thân Nhật nữa. Trong khi đó thì Thảo này không thuộc phe cánh nào, mà lai được bầu. Thế nên sau này, nhân vụ đấu tố nhóm “Nhân Văn - Giai Phẩm) thì Phạm Huy Thông đã ngả theo phe Tố Hữu để tố khỗ tôi một cách hằn học thật là tồi tệ bất ngờ. Cách thức tố cáo, buộc tội tôi như thế đã làm cho y sau này bị xấu mặt, chứ tôi thì chẳng hề gì. Có thể nói là những lời lẽ đấu tố nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm đã làm xấu mặt cả đám văn nghệ sĩ cán bộ. Bởi lúc ấy, những gì mà mỗi trí thức đã viết ra, thì đều phơi bày cái mặt trái, mặt thật xấu xa, hèn kém của nó. Sau này Thông còn bị khinh bi và bị chụp lên đầu tội làm gián điệp cho Nhật. Bởi bị quy cho tội là đã viết bảo cáo tình hình cách mạng Việt Nam gửi qua Tòkyo, cho thằng cháu ở bên ấy. Rồi thằng cháu ấy gửi tiền về cho. Nghe nói Nhật Bản nó gửi nhiều tiền đến nỗi bị cướp vào nhà nên đã mất mạng…
- Vậy là bác nói xấu Phạm Huy Thông rồi đấy!
- Con người đã có hành động như thế thì làm sao nói tốt cho được, phải không?
- Bây giờ xin lỗi bác để hỏi về một chuyện tế nhị và không vui, là tại sao gia đình bác bị tan vỡ? Có phải là đã có sự bạc tình, phụ nghĩa bỏ nơi bị túng quẫn, để về nơi có ấm no phải không?
- Chuyện buồn đó cũng đã gây nhiều thắc mắc: Thật ra thì chúng tôi quen nhau và đã hứa hôn với nhau từ hồi còn trẻ ở Paris. Đấy là mối tình trong sáng giữa chúng tôi. Rồi khi có hoà bình ở miền Bắc, thì cô ấy tự động về, và cứ nằng nặc đòi cưới ngay. Bất chấp điều kiện, sống của cả hai đứa lúc đó đang bị đối xử rất miệt thị như là kẻ thân Pháp. Vì thế mà phải sống trong những hoàn cảnh rất vất vả, chật chội, túng thiếu, khổ sở. Bởi lúc Nhất về thì trong xã hội vẫn đang kỳ thị rất tồi tệ với những ai bị coi là kẻ dính líu đến Pháp, từ Pháp về, do Pháp đào tạo! Lúc đó cái gì mang màu sắc của Pháp đều bị tẩy chay nặng. Chính tôi lúc đó cũng đang bị xua đuổi, kiềm chế rất khốn khổ. Thể mà cô ta cứ nằng nặc đòi làm đám cưới… Nên kết hôn với nhau xong là rất khó sống. Đến khi Nhất xin đứa con nuôi về thì như giọt nước tràn li. Vì đã khó khăn, chung đụng, chật chội, nay với đứa con nuôi ốm yếu khóc lóc cả đêm, nên lại càng khốn khổ. Do vậy đã khiến Nhất phải mang con ra ở riêng. Rồi vì thương tôi mà đòi li dị.
- Sao lạ vậy? Vì thương mà lại đòi li dị à?
- Nhất đã phân trần, giải thích trong nức nở nghẹn ngào là do đã chia sẻ và đã hiểu rố lý tưởng của tôi. Rằng sự trở về quê hương của tôi là vì tự do hạnh phúc của dân tộc, của nhân loại, chứ không phải vì tự do hạnh phúc của riêng tôi. Sự thật là Nhất ra đi và đòi li dị, là muốn trả tự do cho tôi, để tôi tiếp tục đi cho trọn con đường lý tưởng của tôi, để tránh cho tôi cái gánh nặng gia đình. Bị gia đình tan vỡ như vậy tôi rất buồn. Nhưng cuộc li hôn của chúng tôi mang tính thần lý tưởng mà người bên ngoài không thể hiểu. Bởi chúng tôi đã chia tay nhau không do phụ tình, phụ nghĩa gì cả, Sau này thì Người Khắc Viện ở Pháp về, có điều kiện gia đình may mắn hơn tôi, nên đã tìm gặp lại Nhất. Và hai người cũng đã từng biết nhau ở Paris. Khi hai người quyết định lấy nhau, thì Viện có lại nói chuyện với tôi. Tôi đã cám ơn Viện là người có điều kiện để lo cho Nhất. Và tôi chúc Viện và Nhất sẽ được hạnh phúc; Nếu phải quy trách nhiệm về sự đổ vỡ này, thì hoàn toàn là do tôi. Tôi đã không có khả năng làm nhiệm vụ một chủ gia đình… Đấy là một đổ vỡ, một thất bại lớn trong đời tôi. Do sự kém cỏi không biết tháo vát, xoay sở trong cái xã hội này. Bởi khi đi hiến thân cho một lý tưởng thì gánh nặng gia đình là một trở ngại lớn. Và biết vậy nên sau này tôi vĩnh viễn chọn cảnh sống cô đơn. Trở ngại ấy thì chính “cụ Hồ” cũng đã gặp, nhưng cách trút bỏ gánh nặng gia đình của “ông cụ” thì khác với trường hợp của tôi…
- Khác là như thế nào?
- Thì mọi ngưồd đều dư biết là “ông cụ” đã lần lượt ăn ở với nhiều phụ nữ một cách nghiêm túc, từng đã chính thức lập gia đình, từng đã có con ở Âu, ở Á, nhưng “ông cụ” đã vì cuồng vọng chính trị, mà phải chứng tỏ mình là người thanh khiết thanh cao, cộ đức độ “cách mạng” (cách mạng có cấm ai lấy vợ đâu!…) nên “ông cụ” đã phải phủi tay từ bỏ tất cả vợ con! Dù vào lúc đỉnh cao quyền lực cho phép, thì “ông cụ” cũng đã tử bỏ việc tìm kiếm, không muốn nhìn nhận lại gia đình vợ con đã có. Do đấy mà đã sinh ra bi kịch của bản thân “ông cụ”. Vì buộc phải chấp nhận thân phận sống cô đơn cho tới chết. Chỉ vì muốn tự tạo ra huyền thoại của một lãnh tụ thần thánh, nên ”ông cụ” đã bị tai tiếng; vì đã phạm ba tội: một là mạo nhận minh là bậc chân nhân chỉ biết nói thật và làm thật, điều này không một nhà chính trị nào có thể giữ được. Hai là “ông cụ” đã tự coi minh là một thứ quân tử của thời phong kiến, chứ không phải là một chiến sĩ cách mạng vô sản thời hiện đại! Ba là muốn đội lôt một thánh nhận để nêu gương sống thanh cao khắc khổ như tu hành, đã biết hi sinh hạnh phúc gia đình! Những sự thận thánh hoá giả tạo đó là do tâm thức vẫn mang nặng ảnh hưởng của thời phong kiến, nó vừa lạc hậu, vừa dối trá. Chính vì vậy mà “ông cụ” thường dặn đám cán bộ thân cận rằng: “bác làm gì kệ bác!” Và do đó mà việc hô hào “sống theo gurơng bác Hồ” là một việc làm sai trái rất ngớ ngẩn, vì cuộc sống muôn mặt của “bác” không thể là một tấm gương. Nhưng sự thật là cả “đảng” và cả dân, cho tới nay, chưa hề có ai sống thanh cao theo tấm gương giả tạo ấy. Mà họ chỉ chọn cách sống như con người xoay sở muôn mặt, muôn hướng của ”bác Hồ”!
- Bác nói về cụ Hồ như vậy, thì là bác muốn bênh hay bác muốn chống?
- Ấy đấy, các anh lại muốn hiểu lầm tôi! Thì tôi đã nói rõ nhiều lần rồi! Khổ lắm! Tôi đã kể nhiều về ”ông cụ”, đấy chính là muốn phân tích khía cạnh số phận bi thảm của lãnh tụ chính trị trong con người “ông cụ”. Dĩ nhiên là tôi không nói nhiều thêm về những gì người ta đã nói quá mức để tâng bốc “ông cụ”. Còn tôi thì muốn nhấn mạnh tới những khía cạnh bi thảm, tiêu cực đã bị che giấu trong những quyết định, chọn lựa của “ông cụ”. Những khía cạnh ấy là thuộc về mặt trái, lề trái. Khi nhắc lại những vụ việc huy hoàng, vĩ đại thì họ đều nói “đấy là nhờ có công lao của “ông cụ”!” Tâm thức cuồng tín, ngu tín thường ưa nghe kể về những huyền thoại đã thần thánh hoá “ông cụ”. Nhưng khi ôn lại bao di sản, hậu quả tai hại, gian nan, khổ ải của chiến tranh mà nhân dân phải gánh chịu, thì họ không dám chỉ ra rằng những cái ấy cũng đều phát xuất từ những chọn lựa, những tính toán rất quỷ quái của “ông cụ”. Bởi đấy toàn là những hành động trí trá, muôn mặt của “ông cụ”. Những sự chọn lựa ấy đã gây ra nhiều thống khổ… Thế nên bây giờ mà bàn luận về công và tội của “cụ Hồ” thì sẽ dễ biến thành tranh cãi, có thể đi tới xung đột. Tình trạng đó không phải là do lỗi của bên bênh lẫn bên chống.
- Vậy thì là lỗi do đâu?
- Ta phải hiểu hoàn cảnh kẻ sùng bái cũng như kẻ oán hận. Vì cả hai đều là nạn nhân đáng thương hại của những bài toán lịch sử, của sự chia cắt đất nước do chính lãnh đạo đã ký kết với ngoại bang. Như tôi đã nói: là trên thân phận “bác Thảo”, thì có cái bỏng ma của “bác Hồ”, nhưng trên thân phận “bác Hồ” lại có bóng ma của các bác Lenin, bác Stalin, và nhất là của bác Mao. Mà trên thân phận bác Mao, lại cỏn có cái bóng ma vĩ đại rất ám ảnh, rất thúc đẩy của cụ tổ Marx…! Nói riêng về thân phận nước ta, thì ngoài bắc đã bị hai cái bóng ma bao trùm, là hai anh cả đỏ Liên Xô và Trung Quốc, chúng thúc bách chế độ chuyên chế phải tận lực phát triển xã hội chủ nghĩa để đi giải phóng miền Nam, dù là cả miền Bắc còn đang chìm trong tình trạng nghèo đói! (Sự thật là khi bộ đội miền Bắc ta đánh chiếm được miền Nam, thì là ta đã nuốt vào bụng “con ngựa thành Troa” của khối tư bản… để rồi khi ta kiệt quệ nên lâm cảnh tự diễn biển thành chư hầu của khối tư bản!) Còn ở miền Nam thì cũng bị cái bóng ma kinh khủng của bàn tay lông lá Mỹ. Nó đã khuynh đảo toàn điện, nó giết lãnh tụ, nó liên tiếp thay đổi lãnh đạo, gây ra hỗn loạn đến mức tan rã chính trị, rồi thì nó nản chí, phủi tay, bỏ đi. Nhưng rồi ta đã phải khổ công điều đình xin “hội nhập”, để mời nó quay lại làm ông chủ toản diện…! Đấy là thảm cảnh của ta, của cả hai miên đất nước ta, của dân tộc ta. Tất cả đất nước ta nay đã trở thành con mồi cho đế quốc nước lớn xúm vào cắn rỉa, gậm nhấm, trước thì bằng cách chia cắt lãnh thồ ta chia rẽ dân tộc ta, nay thì bằng cách biến ta thành một thứ thuộc địa của khối tu bản của các nước lớn. Suốt trong thời chúng ta đánh nhau, thì mấy đế quốc lớn ấy đã trắng trợn họp mặt vui vẻ với nhau để mặc cả, để chia vùng ảnh hưởng trên đầu chúng ta. Tựu trung thì chúng ta đã phải chịu toàn là những giải pháp, những chọn lựa ngoài ý muốn của dân tộc ta, nhưng hoàn toàn là theo ý muốn của mấy thế lực nước lớn! Nêu ra thảm kịch này, không phái là để gây thêm thù oán nước lớn, mà là để hiểu rõ hoàn cảnh và vấn đề giữ vững chủ quyền, bảo vệ quyền lợi của ta, một nước nhược tiểu, trước các thế lực nước lớn. Bởi dĩ nhiên những nước lớn luôn luôn lo phát triển quyền lợi của họ.
Ngưng lại, im lặng một hồi, như để dằn cơn xúc động xuống, bác Thảo lại tiếp:
- Chúng ta phải hiểu rằng thời thế đã ép chúng ta phải chấp nhận như thế. Nhưng, khi xét tội, thì tất cả những kẻ có trách nhiệm đều ẩn mặt. Cách làm việc, cách sống, cách hành động của chế độ, kể cả của bàn tay tham lam các nước lớn đã luôn luôn được hoá trang rất kín đảo, chúng chỉ phô ra bộ mặt thật hào phóng, thật là tốt lành, đẹp đẽ… Cách hành xử của mấy đế quốc là như vậy. Tất cả những trách nhiệm ẩn mặt đó đã tạo ra những hoàn cảnh lịch sử tàn nhẫn mà lãnh đạo đã chấp nhận, để rồi chúng ta chỉ là những nạn nhân. Chính họ đã làm hỏng lịch sử và đã làm khổ chúng ta. Có những nhà lãnh đạo chính trị, trong đó dĩ nhiên là có cả “ông cụ”, cứ tưởng mình tài giỏi, cứ tưởng mình đã tạo ra những trang sử oai hùng cho dân tộc, cứ tưởng mình có tài khuynh đảo các nước lớn, tưởng rằng minh đã xoay vần được lịch sử… theo ý mình, nhưng cuối cùng mới nhận ra là nước mình vẫn nằm trong vòng cương toả của mấy thế lực nước lớn. Và chính lãnh đạo ta cũng chỉ là con rối trong tay các nước lớn ấy. Các nước lớn “đàn anh” đã tuồn súng đạn cho chúng ta đánh nhau. Họ đã bố trí, dàn dựng cho mỗi phe một lý tưởng, một chính nghĩa, để mỗi người chúng ta cứ nhắm mắt cầm súng để diệt kẻ thù đối diện… quên hẳn kẻ thù ấy chỉ là anh em một nhà! Lãnh đạo ra lệnh “tất cả phải là một đạo binh, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến!” Cả nước phải là một trại lính. Tất cả phải sẵn sàng chấp nhận hi sinh… vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa…! Bên đối diện cũng hô hào tất cả phải vì lý tưởng tự do dân chủ! Rốt cuộc, mỗi người, mỗi bên đều tự giam mình trong mỗi lý tưởng, mỗi hoàn cảnh. Hà Nội muốn là anh hùng của xã hội chủ nghĩa. Sài Gòn cũng muốn là anh hùng của chính nghĩa quốc gia tự do! Đấy thật sự toàn là những anh hùng bi thảm. Bởi với cái nhìn khách quan, thấu suốt những hoàn cảnh lịch sử như thế, thì thấy rõ mình và “kẻ thù” đối diện, ở bên chiến tuyến, cũng chỉ là những nạn nhân. Và những lãnh đạo tài giỏi rốt cuộc đều là kẻ đã làm hỏng lịch sử! Những sự nghiệp, dù vinh quang, thì cũng chỉ nhất thời, nhưng thực ra di sản lâu dài của sự nghiệp ấy chỉ là làm khổ dân… Sự nghiệp được coi là vĩ đại của Napoléon, của Hitler, của Stalin, của Mao, của “bác Hồ”… trong thực chất đều là những sự nghiệp đã mang lại muôn vàn đau khổ cho nhân dân, dù cho họ đã tạo ra những giờ phút vinh quang huy hoàng. Thực chất đấy chỉ là thứ vinh quang phù phiếm, nhất thời, nhưng đau khổ thì lâu dài… Trường hợp tâm tư “ông cụ” thì cũng thê thảm lắm chứ không vinh quang gì đâu. Tin tưởng mình là tay phù thuỷ thần thánh, mưu trí vượt bậc, qua mặt được đám đàn ém, qua mặt và đánh thắng được những nước lớn, nào ngờ rồi chính mình lại là tay phù thuỷ đã bị đám âm binh đàn em cô lập trong thân phận ngồi trên đỉnh cao quyền lực mà bị tước mất quyền làm người có hạnh phúc gia đình, có vợ con như mọi người! Cứ tưởng lợi dụng được các nước lớn, nào ngờ các nước lớn đã dùng mình làm con bài để mặc cả, chia chác ảnh hưởng và quyền lợi giữa chúng với nhau. Cuối cùng ngày nay để lại cho dân một di sản phong kiến kiểu mới, một đảng độc tài tham nhũng, thối nát vô phương cứu vãn. Vậy mà vẫn cứ có thái độ kiêu binh, tự đắc, tưởng mình là thần thánh, là trí tuệ, là anh hùng! Thế nên khi nói tới lãnh đạo, tới chế độ, nếu chỉ bênh hay chống thôi, thì đấy chỉ là cái nhìn nông cạn, một chiều. Lịch sử luôn luôn là muôn mặt, muôn chiều, luôn luôn là một sự cộng sinh của nhiều xu hướng tốt - xấu, thiện - ác. Lịch sử đã tạo ra thời cuộc, với những cá nhân lãnh đạo, với những mưu đồ của những thế lực chính trị quốc tế, với những ctiọn lựa vị kỷ, những tính toán tàn nhẫn.... Thật ra là tôi rất khiếp phục sự thông minh quá sắc bén, tôi rất ngán ngẩm những “mưu thần chước quỷ”, rất cơ hội của “ông cụ”. Vì thế mà nay về già rồi, qua bao trải nghiệm đau đớn, tôi đã thấy phải tự giải thoát mình khỏi căn bệnh ngu tín, cuồng tín băng cách giải mã những mảng tối bí ẩn của lịch sử, giải mã lãnh đạo với những hành động phức tạp, đã phá tan lương tri và đạo lý. Xét cho cùng thì đằng sau những chiến thắng vang dội, là biết bao nhiêu sai lầm và tội ác đã bị che giấu. Bởi thế, tôi thấy nay cần phải can đàm, thẳng thắn giải mã chính “ông cụ”. Vì “ông cụ” là người luôn luôn ẩn mặt sau những đường lối, chính sách, quyết định tai hại như chọn thể chế xã hội chủ nghĩa Mác-Lê, như chọn lối cải cách ruộng đất của Mao, như quyết định dùng chiến tranh xé bỏ cả hai hiệp định hoà bình… Ngay trong bản thân và trong cuộc đời tư và đời công, “ông cụ” đã từng bước, qua mặt, loại bỏ được tất cả đối thủ tiềm năng cạnh tranh, có thể đối đầu với “ông cụ”, để gạt ho ra khỏi địa bàn chính trị ở quốc nội và quốc tế. “Ông cụ” đã từ vị trí lu mờ ở trong nước, từ tình trạng đã bị Đệ Tam Quốc tế dứt khoát loại bỏ ra bên lề, không cho phép giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào cộng sản Đông Dương. Vậy mà “ông cụ” đã lật ngược lại mọi tình huống, qua mặt tất cả những “trở ngại” trong đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, kể cả Trường Chính… để rồi vẻ vang vươn lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước năm 1945! Đây là một sự kiện lịch sử, cho tới nay, chưa có tư liệu nào làm sáng tỏ những phương cách mà ông cụ đã dùng để qua mặt tất cả các đối thủ từng có hậu thuẫn của Đệ Tam Quốc tế… để vươn lên đỉnh cao quyền lực như vậy. Có khá nhiều giai thoại về những quỷ kế của ông cụ, để qua mặt những lãnh đạo các phong trào. Họ là kẻ đã cả đời vào tù ra khám ở trong nước, đã từng được đào tạo chính quy, với hậu thuẫn của Đệ Tam Quốc tế… vậy mà cuối cùng họ cũng bị đẩy vào hàng thứ yếu, chôn vùi vào quên lãng, như trường hợp cay đắng của Trần Văn Giàu. Tôi đã gặp được vài cán bộ lão thành đã từng sống và làm việc ở Trung Quốc lúc ấy. Và họ dã kể ra những điều cạnh tranh, thanh toán bí ẩn này.
- Bí ẩn là như thế nào?
- Đại khái họ kể rằng khi biết mình đã bị Đệ Tam Quốc tế, tức là phía Liên Xô loại ra, “ông cụ” đã khôn khéo mưu tìm sự tiến cử mình bằng cách khác, nghĩa là tạo cơ hội cho mình được chính thức đưa về bởi một thế lực tại chỗ, tức là bởi “Mao lãnh tụ”. Bởi ông cụ biết Mao có đầu óc muốn làm thủ lãnh các phong trào cộng sản của châu Á. “Ông cụ” bắt đầu bằng bước nhẫn nhục vào làm việc cho Bát Lộ Quân của đảng cộng sản Trung Quốc, để rồi từ đó tạo điều kiện được phong trào cộng sản Trung Quốc tấn phong, ủng hộ đưa trở về, để ép các khu uỷ, xứ uỷ từ trong nước ra, phải chấp nhận “ông cụ” làm lãnh đạo duy nhất của phong trào cách mạng Việt Nam sau các đại hội ở Ma Cao và Hồng Kông… Cho dù bước tiến thân thực tế này đã gặp phản ứng gay gắt từ phía “Đệ Tam”. Nhưng rồi do Mao dàn xếp, nên đã qua mặt những sự phản đối này. Bởi các cấp lãnh đạo phong trào ở trong nước thì đa số đều là những kẻ từng được đào tạo, từng sống trong một thời gian dài nhờ sự nâng đỡ của đảng cộng sản Trung Quốc. Đấy là một bằng chứng cho thấy “ông cụ” là một nhà chính trị “thần sầu, quỷ khốc” về mặt tư tưởng, thì do ảnh hưởng của thời nho học lúc trẻ, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, nên “ông cụ” luôn luôn chứng tỏ phong cách, hành động, mang nặng tư tưởng phong kiến nho giáo nhiều hơn là tư tưởng cách mạng Mác-Lê. “Ông cụ”, tuy ca ngợi tư tưởng Mác-Lê, chưa bao giờ thấy “ông cụ” bàn sâu về lý luận và tư tưởng Mác-Lê. Vậy mà ông cụ lại nổi danh và được sùng bái như một lãnh tụ cách mạng mác-xít! Bởi ông cụ luôn luôn là người biết chụp bắt đúng cơ hội. Nhiêu người không hiểu được điều này, nên họ cứ tưởng rằng “ông cụ” luôn luôn đi trên con đường chính đạo, chính quy! vì thế mà họ đã tin vào cồng đức liêm khiết của “ông cụ”, để rồi phong thánh, phong thần cho “ông cụ” Họ cứ lẫn lộn mưu kế, quỷ kế chính trị với trí tuệ, với đạo lý. Họ còn cổ võ dân chúng lập đền thờ “bác Hồ” đế cúng bái, khói hương cứ y như đối với một ông bụt! Việc thần thánh hoá này thật sự là một việc làm có tính duy tầm phong kiến vừa ngu tín, vừa phản cách mạng. Phải lưu ý rằng “ông cụ” là một nhà chính trị đã làm những điều mà không một người cộng sản nào dám lám là đã dám chính thức xoá tên “Đảng Cộng Sản”, để đổi thành “Đảng Lao Động”… không một nhà tranh đấu giành độc lập nào dám ký hiệp định “sơ bộ” chấp nhận để cho binh lính Pháp chính thức được trở lại Bắc bộ, để êm thấm đuổi được đám quân Tường ra khỏi Bắc bộ. Vì quân Tưởng lúc ấy là lực lượng của Đồng Minh sang giải giới quân Nhật, nhưng có ý đồ hậu thuẫn cho cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tưởng Tam, Vũ Hồng Khanh của Việt Cách, Việt Quốc… Hành động này đã làm cho nhân dân cả nước kinh ngạc. “Bác Hồ” còn mưu trí công khai cho lập thêm hai đảng chính trị khác là đảng Xã Hội và đảng Dân chủ… Đấy chỉ là quỷ kế che mắt dư luận íhé giới, đi tạo hình thức đa nguyên, đa đảng, cứ như thật sự có tự do dân chủ. Thực tế thì khác. Vụ này đã làm cho chính Stalin bực minh sửng sốt, nhưng nhờ đó mà đã lừa được một vài lãnh đạo của khối “Đồng Minh”, lừa được đám trí thức, quan lại ngây thơ ở trong nước, làm cho họ lầm tưởng, rằng “cụ Hò” chỉ mưu tính thành lập một chế độ dân chủ đa đảng thật sự như kiểu của phương Tây!
Phải ghi nhận rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một nhà chính trị “mưu thần chước quỷ”, chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc! Một bậc chân nhân, quân tử không ai dám có những hành động trái sự thật một cách nham hiểm như thếl Nhưng đấy lại là những thứ mưu trí cao siêu về chính trị. Đạo đức không phải là vấn đề được đặt ra trong chính trường. Nhưng những người cộng sản ít học thì không hiểu, nên lại muốn nêu giá trị đạo đức ra: để thần thánh hoá “ông cụ”, nên họ đã làm “ông cụ” bị bêu xấu, lật tẩy! Những ca ngợi thần thánh ấy đã gây ra hiểu lầm tai hại về di sản đạo đức thuần hình thức “của ông cụ”. Bởi người dân ai cũng biết giá trị đạo đức của “ông cụ” rất là hạn chế. Ai cũng nghĩ rằng những đòn chính trị muôn mặt độc đáo của “bác Hồ” như thế là một như cầu để thành công! “Bác” từng đánh lừa được dư luận Âu-Mỹ, khi chép lại câu mở đầu bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, rồi ngay sau khi cướp được chính quyền lúc đầu, thì đã cho thành lập một chính phủ đại đoàn kết quốc gia rất đẹp mắt, gồm đại diện của phong kiến, của các đảng phái đối lập và mời cựu hoàng đế Bảo Đại làm cố vấn. Nhưng chính phủ đại đoàn kết ấy chỉ là cái vỏ, và cũng chỉ tồn tại được có vài tháng. Bởi sau đó; thì đã có lệnh ngầm cho bộ trưởng bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp thẳng tay dẹp bỏ các đảng phái, coi họ như những “đảng phản động”. Bảo Đại thì bị lừa đưa sang Côn Minh rồi bị vứt lại ở đó v v… Tất cả những đòn chính trị xảo trá vô cùng nham hiểm ấy, cuối cùng thì đã thu quyền lực vào trong tay một người, một đảng, khiến thiên hạ phải khiếp phục. Nay thì “đảng” cứ gượng ép dạy dân về thứ “đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội, cực kỳ muôn mặt đó, người dân rút ra bài học rằng muốn sống, muốn thành công như “bác Hồ” thì phải biết sống muôn mặt: vừa nói đạo đức, vừa làm thủ đoạn, để thành đạt. Đấy là lối “đạo đức” thực tiễn của cách mạng, xu hướng ấy nay cũng vẫn còn rất phổ biến và rất phát triển trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường! Kết quả là người dân cũng nói năng, lý luận thật có vẻ là đạo đức cách mạng, nhưng đồng thời lại cứ hành động với đủ thứ mưu mẹo gian xảo kiểu “tư bản man rợ”, trong mọi ngành, đặc biệt là trong giáo dục, trong y tế, cả trong thoa học và xây dụng…! Thế nên nay chỗ nào cũng “có vấn đề”, cũng hỏng! Vì thế mà ngày nay mọi giá trị đều suy đồi. Phâiĩ tích kỹ về cách làm lịch sử của “bác Hồ” thì thấy có sự hiểu lầm trầm trọng về bài học “đạo đức” của “bác”. Và từ đó mới nhận ra do đâu mà có tình trạng nhân tình thế thái suy đồi tồi tệ như ngày nay. Bởi “bác Hồ” chỉ có thể coi như một mẫu mực thành đạt về chính trị, chứ thật sự là “bác” không thể nào là một mẫu mực về mặt đạo đức. Sự tôn sùng “ông cụ” như thánh nhân đã tạo ra thứ đạo đức giả, rất tai hại cho hậu thế. Bởi “ông cụ” là một nhà ảo thuật chính trị đại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành có.
Với cái nhìn của ý thức hệ, chúng ta đã quên hẳn rằng tiềm lực của mỗi quốc gia, là ở trong ý thức thuộc về cùng một dân tộc, cùng một lịch sử, cùng một ngôn ngữ, cùng một đất nước! Không thể quên rằng nội lực một dân tộc là nền tảng đạo lý ngay thẳng do lổ tiên để lại. Nhưng lịch sử nước ta thì đã trải qua những giai đoạn đau buồn dẹp bỏ di sản đạo đức của tổ tiên để đón nhận thứ “đạo đức cách mạng mác-xít”. Chấp nhận việc chia cắt lãnh thổ dù chỉ là tạm thời, nhưng việc đó thực sự đã chia rẽ dân tộc, đã tạo ra sự phân biệt đối xử vì khác “ý thức hệ” mà coi nhau như kẻ thù. Rồi thời gian qua đi, ta mới nhận ra rằng cả hai bên thù địch nhau ấy đều là cùng chung giống nòi, cùng chung một truyền thống văn hoá. Xưa kia, theo Trịnh hay Nguyễn, theo đàng Trong hay đàng Ngoài, theo Nguyễn Huệ hay Gia Long gì thì bây giờ cũng đều là cùng là con dân, đồng bào đất Việt cả. Bây giờ ai cũng thấy xấu hổ vì những mâu thuẫn nhau, thù địch nhau một cách ngu xuẩn, tồi tệ của thời ấy. Ai lại đào mả nhau, mang sọ nhau ra làm bình nước tiểu để trả thù! Thật là thô bạo, thấp hèn, dã man quá. Kể ra những hành động độc ác như thế thì chẳng khác nào tự tố giác sự thấp kém của dân tộc, giống nòi của mình. Rồi thời nay thì cái sự chia cắt, chia rẽ do ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, nó còn ghê gớm hơn gấp bội thời phân tranh Trịnh Nguyễn khi xưa. Thế nên, tuy nay đã hết chiến tranh rồi, đã có hoà bình rồi, những nước lớn thù địch đã bắt tay nhau để cộng tác phát triển… vậy mà ta vẫn cứ luẩn quẩn trong sự thù hận nhau, quyết không đội trời chung… Chế độ cách mạng, sau khi chiến thắng, đã dung túng sự thẳng tay đập phá hết di sản có giá trị của “nguỵ quân nguỵ quyền” của miền Nam trong mọi lãnh vực… Ta lại còn trả thù cả người chết khi ra lệnh đập phá, nhục mạ cả những nghĩa trang của quân đội “nguỵ”, ta làm vậy chính là ta tự sỉ nhục chính nghĩa và danh dự của ta, ta đã nêu gương thấp hèn để dạy dân cách sống, cách nhìn như của lũ côn đồ thô bạo… Ta đã vẽ ra hình ảnh “nguỵ” với nét mặt của ác quỷ. Ta đã quên hẳn rằng: “nguỵ” ấy là cùng một chủng tộc, cũng là anh em trong huyết thống của một đại gia đình dân tộc! Sự độc ác luôn luôn hiện diện trong thái độ thù địch, đối địch. Sự thật cho thấy khi đã coi nhau là kẻ thù thì rất dễ phạm tội ác. Có lo-gích của chiến tranh nào, của cách mạng nào mà không hề gây tội ác? Lén lút ném lựu đạn, ám sát nhau ở thành thị và nông thôn không phải là tội ác sao? Đấu tố, chụp mũ những tội danh mơ hồ như “tội phản cách mạng” không phải là tội ác sao? Vậy mà nay, “đảng” đã công khai khoe thành tích ám sát, ném lựu đạn ở vùng địch, khoe lén lút đưa đại quân, len lỏi rừng già Trường Sơn vào nam, để xé hiệp định Genève, xé hiệp định Paris…. Để rồi bị mưa bom, trải chất độc da cam…! Hành động như thế là gây hoạ lên đầu dân vậy mà coi đó là những thành tích vinh quang! Khi đã chấp nhận, con đường chiến trành thì đừng oán than cái ác mà chính mình đã chọn và dân đã phải gánh chịu. Người ta bảo chiến tranh cũng có những quy luật quốc tế của nó. Chi có những kẻ dại khờ mới tin vào những quy luật ấy. Như khi “đảng” ký hiệp định Genève, là biết sẽ chẳng thể tôn trọng nó. Vì thế “đảng” chỉ rút ra bắc một phần lực lượng, phần còn lại, để mai phục, sẵn ở miền Nam, chờ cơ hội ra tay mở lại… chiến tranh. Lúc ký hiệp định Paris cũng vậy, “đảng” đã ra tay trước, bằng cách lén lút ngầm tuôn vũ khí và bộ đội vào Nam bằng mọi cách. Hai hiệp định Genève và Paris theo định nghĩa là để chấm dứt chiến tranh, là để duy trì hoà bình, nhưng “đảng” đã ký để dùng chúng chuẩn bị mở lại chiến tranh cho rộng hơn, ác liệt hơn! Tôi đã nhìn thấy những bước mưu trí quá trớn ấy rất là độc hại. Vì là quá tham lam nguy hiểm, nên tôi đã cố bám theo “bác” và “đảng” để chỉ ra những hậu quả vô cùng tiêu cực của việc tái phát động chiến tranh như thế. Chung quanh ta, ở khắp vùng Đông Nam Á, chẳng có một nước nào đi theo con đường chiến tranh trường kỳ và triệt để như thế.. Họ đã cố tránh hiểm hoạ của chiến tranh.
Chiến tranh bao giờ cũng là giải pháp tồi tệ nhầt đế giải quyết vấn đề. Giải pháp chiến tranh chỉ là cơ hội để thi thố mưu mẹo lừa gạt. Giải pháp hoà bình mới là cơ hội để triển khai trí tuệ, xây dựng những cái tốt đẹp, vững bền. Hậu quả của hai giải pháp chiến tranh và hoà bình là rất khác nhau. Lúc thay “bác và đảng” quá kiêu căng tin vào chiến tranh, tin vào bạo lực, tôi đã tìm cách nói thẳng rá rằng trong nhiều lãnh vực, do chiến tranh, chúng ta đã không thật sự làm chủ tinh thế mà chỉ là những con rối, những thằng hề đáng thương hại trên bàn cờ quốc tế.
- Làm như vậy, là đã cản đường của “bác Hồ” mà không sợ bị trừ khử sao?
- Tôi biết lúc ấy lãnh đạo rất hiếu thẳng, rất cuồng tín, vì đã nhiệt liệt cam kết sẽ mang lại chiên thắng để kích thích tinh thần chiến đấu, để vận dụng lòng yêu nước. Trong lúc ấy thì dân chúng đang rất lo ngại “đảng” sẽ mở lại chiến tranh. Vì ai cũng đã thấy sức tàn phá của bom đạn Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Xứ sở ấy đã từng bị sự tham chiến của Mỹ san thành bình địa… Không dân tộc nào muốn có chiến tranh, không muốn có những chiến thắng hao tổn xương máu như thế. Chẳng có dân tộc nào muốn có chiến tranh để trở thành anh hùng. Dân lúc ấy chỉ âm thầm cầu mong cho có hoà bình. Nhưng lãnh đạo cách mạng thì tin tưởng rằng phải dửng bạo lực cách mạng để không chế, áp đảo tinh thần, để ép cả nước phải chấp nhận chiến tranh, biến cả nước thành trại lính, cả trẻ con, phụ nữ cũng phải là những tay súng. Trước nguy cơ sẽ mở lại chiến tranh ở miền Nam, tức là sẽ phải nêm trải chiến tranh ở mức độ thảm khốc như đã thấy bên Triều Tiên ấy, nên tôi đã liều mình chỉ cho giới trí thức và thành phần đảng viên cao cấp thấy rằng phãi coi chừng lãnh đạo cũng có thể sai lầm vì tham vọng. Mà mưu tính mở lại chiến tranh trong điều kiện phải nhờ vả hoàn toàn vào Trung Quốc là một cuộc phiêu lưu vô cùng nguy hại… Chọn lựa tiếp tục đi theo con đường chiến tranh như thế thì không thể lên án kẻ thù là độc ác. Bởi như thế là không biết tự xét trách nhiệm của chính mình. Sự chọn lựa con đường chiến tranh, mà lại là thứ chiến tranh trong mục đích bành trướng cách mạng, mà mãi sau này tôi mới nhận ra là chính con đường đó đã đưa tới thảm hoạ! Đẩy lý luận cho tới tận cùng của trải nghiệm, càng về lâu về dài, càng thấy rõ có ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử: đối với đất nước và dân tộc, bởi nó đã để lại di sản vô cùng trầm trọng, lợỉ bất cập hại. Đó là chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dựng chế độ, chọn chiến tranh xoá hiệp định hoà bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, chọn Mao và đảng cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí… Vì nhận thấy như thế mà tôi nguyện sẽ không tiếp tay để gây chiến tranh trường kỳ, để gây oán thù triền miên. Với nguy cơ làm gẫy đổ nền tảng đạo đức và lương tri trong xã hội. Vì thế mà tôi phải tỉnh táo để giữ vững bản chất trí tuệ. Khai triển sự thù hận để hành động thì dễ, nhưng đấy là con đường đầy hậu quả bi thảm! Nêu ra tội lỗi, độc ác của đối phương thì dễ, những nhìn ra tội lỗi, sai lầm của chính mình thì rất khó. Vì thế mà tôi phải cố phân tích cái hại của chiến tranh, nhất là những hậu quả trầm trọng khôn lường của thời hậu chiến là lúc phải đương đầu với tình trạng mất lương tri, mất đức hạnh, mất nhân phẩm của con người. Cái đó mới là những vấn đề nan giải, tác hại lâu dài. Vì như vậy là xã hội sẽ loạn! Bởi cho tới nay, tổ quốc “đã sạch bóng quân thù”, nhưng cái nếp dùng thủ đoạn gian xảo độc ác vẫn được duy trì, tồn tại trong sinh hoạt của xã hội vẫn dùng những thủ đoạn gian xảo, trí trá để tiếp tục đàn áp, hành hạ anh em, chỉ vì bất đồng chính kiến… Càng sống trong thứ hoà bình nuôi dưỡng căm thù và bạo lực với quá nhiều thủ đoạn gian xảo như thế, “đảng”, ngày càng bị suy yếu đi, càng bị dân oán ghét. Xã hội tiếp tục hỗn loạn, tiếp tục suy đồi đạo đức chính là vì thế. Còn lâu ta mới rũ bỏ được nếp sống thủ đoạn gian xảo, trí trá mà ta đã tích cực khai triển trong chiến tranh. Trong hoà bình, nếp sống đầy thủ đoạn ấy đã làm xã hội ta loạn, dân ta điêu linh khốn khổ, nước ta bị tai tiếng là thiếu ngay thẳng, thiếu đạo đức trước quốc tế là do vậy….
- Bác suy nghĩ thế là có quá bi quan không?
- Không có gì là quá bi quan cả! Đấy không phải, là những lời tiên tri của tôi. Đây chỉ là những ghi nhận hiện tượng đã và đang diễn ra trước mắt. Sự thật là ngày nay, ta đang thấy tình trạng suy vi tinh thần, đạo lý như thế. Từ hồi trở về nước, tôi đã tâm nguyện làm cách mạng là sẽ phải tìm cách cố tránh những sai lầm bi thảm của cuộc cách mạng ở Nga. Rồi khi Stalin chết, tội ác của ông ta bị tố cáo, tôi lại càng kỉên trì với lập trường là phải làm sao cho cuộc cách mạng ở nước la sạch sẽ hơn, lương thiện, khác hẳn với cuộc cách mạng cuạ Nga, khác với cuộc cách mạng của Trung Quốc của Mao. Tôi đã không ngừng gợi ý là phải cố tránh chiến tranh và củng cố hoà hình cho miền Bắc thật sự được có đỏi sống ổn định, thật sự ấm no, hạnh phúc trước đã… Vì thế mà tôi lại càng bị phe cánh hiếu chiến nghi ngờ, ghét bỏ!
- Vậy là bác cũng là kẻ phản chiến hay sao?
- Thực ra ai biết suy nghĩ sâu và xa thì rồi cũng sẽ phải là người phản chiến. Vì biết rằng sau mỗi cuộc chiến tranh, tuy con người sẽ khôn hơn, nhưng chắc chắn là nó cũng sẽ quỷ quyệt, gian xảo hơn. Nó sẽ coi nhẹ lương tri, đức hạnh, mà coi nặng phần mưu trí, thủ đoạn. Vì mưu trí và thủ đoạn đã đưa tới chiến thắng. Xã hội do tin vào mưu trí và thủ đoạn nên nó sẽ suy đồi. Đó là quỷ luật tâm lý xã hội. Tôi muốn tránh việc gây thù, gây oán là vì vậy. Công việc của tôi phải là công việc của trí tuệ, không thể dùng thủ đoạn, dùng mưu trí! Tôi không đi tìm chiến thắng, tôi đi tìm con đường đưa tới gần sự thật và công lý. Triển khai bạo lực thù hận lẫn nhau thì luôn luôn là một bi kịch. Đạt tới sự thật và công lý mới là thắng lợi bền vững. Người ta làm công tác hồì tưởng những đau khổ của chiến tranh là để tránh cho chiến tranh không tái diễn, chứ không phải để hâm nóng lại tâm thức thù hận, để dùng nó làm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh khác, sẽ bùng lên ác liệt hơn, tàn nhẫn hơn. Ở ta tình hình thù hận cho tới nay thì vẫn nặng nề lắm. Vẫn có nhiều người cứ như tin rằng chỉ có thể tồn tại, chỉ có thể sống còn nhờ… thù hận, biết nhận diện kẻ thù. Họ luôn luôn thấy mình bị bao vấy bởi đủ thứ kẻ thù! Họ tin rằng kẻ thù nào họ cũng có thể đánh thắng. Họ tin rằng muốn tiến tới, thì phải đánh thắng những kẻ thù. Nhưng có một thứ kẻ thù mà họ không bao giờ thắng nổi, đó là tâm thức tự giam chính mình trong vòng thù hận, thù địch, cứ để con quỷ thù hận làm chủ trong đầu. Mý đã coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Mỹ đã biết ngưng những hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư dã sức mạnh tàn phá để chiến thắng, nhưng Mỹ đá không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam, mà Mỹ đã đổi chiến lược là sẽ tìm thắng lợi trong hoà bình, khi nước ta bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Rồi từ đó, sẽ ép ta phải mở cửa mời Mỹ trở lại… Mưu trí khác với trí tuệ là ở chỗ đó. Khi ta xé hai hiệp định đã ký, thì ta khoe là đã dùng sự mập mờ của chữ nghĩa, “phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, dùng hiệp định để chuẩn bị mở rộng chiến tranh! Tôi thấy lối suy nghĩ ấy là trò choi không thông minh chút nào, mà còn là rất có hại cho tương lai của đất nước và dân tộc. Chơi trò nuôi oán, nuôi thù để lúc nào cũng thấy thù trong, giặc ngoài… Tưởng đó là sự khôn ngoan, sáng suốt! Duy trì một tâm thức phản hoà bình bằng chữ nghĩa là tự gieo hoạ trong đấu mình, tự phá hoại trong tâm hồn của mình. Nguy hại là như vậy. Nay thì đất nước mang đầy thương tích, lãnh thổ bị gậm nhấm một phần đảng kể, xã hội thì cứ ngày càng hỗn loạn vì kỷ cương, đạo đức cứ suy đồi như tuột dốc! Dân nay thụ động trong nếp sống gian xảo, thấp hèn, chỉ cố chạy theo đồng đô-la. Chính quyền thì luôn luôn hô hoán; phải cảnh giác trước nỗi sợ “diễn biến hoà bình” mà Trung Quốc đã cài vào đầu ta! Rốt cuộc là ta đã làm được một việc mà Trung Quốc muốn, nhưng Trung Quốc đã không làm được ở Triều Tiên, đó là muốn đẩy Mỹ ra khỏi Đông Dương! Khi có ký hiệp định Paris thì tôi biết rồi Trung Quốc nó sẽ tiếp thêm vũ khí để thúc ta tiếp tục đánh để đẩy Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam để trả thù Mỹ như nó muốn…! Và ta đã làm theo nó, nhưng rồi sau vì quá kiệt quệ nên ta đã phải mở cửa mời cả Pháp lẫn Mỹ trở lại… Với bao máu xương đã đổ ra cho chiến thắng, rốt cuộc là ta chỉ làm trò múa rối mang danh mang lợi về cho Trung Quốc! Giải quyết vấn đề bằng chiến tranh như thế chỉ là mắc mưu, mắc bẫy của Trung Quốc! Các nước quanh ta đã không chấp nhận chơi cái trò tai hại ấy của Trung Quốc. Và nay thì ta đang cố chạy theo để bất kịp những thành tựu no ấm, thịnh vọng của các nước quanh ta!
Nói tới đó, bác Thảo, với nét mặt buồn thảm, lắc đầu nhìn chúng tôi, vẫn mỉm cười, thật tê tái:
- Bao nhiêu phân tích tình hình một cách sâu và xa của tôi đã không được lãnh đạo lắng nghe. Bởi lãnh tụ và “đảng” chỉ đam mê tìm thắng lợi trước mắt, mà không nghĩ tới những hậu quả của tình trạng đất nước bị tàn phá, con người bị tàn phế vì bom đạn, bị nhiễm độc bởi thuốéc khai quang… Nêu ra những nguy cơ ấy, tôi bị coi là kẻ bi quan vì đã “đọc nhiều sách vở của phương Tây”, đã chạy theo xu hướng triết học của thực dân! Bởi lãnh tụ và “đảng” chỉ tin thờ, sùng bái mấy cái ông thấy mác-xít như Stalin, như Mao… “ông cụ” không hiểu rằng giá trị căn bản của con người nói chung, của chân lý nói chung, thì ở đâu cũng vậy, ở thời nào cũng vậy. Thật ra thì những danh nhân triết học với cắc hệ tư tưởng chỉ là đề tài để tôi nghiên cứu và giảng dạy. Kể cả đối với Marx cũng vậy. Đó là ngành nghiên cứu của tôi. Còn tư tưởng của tôi, thì đã được hoàn cảnh thực tại của đất nước, đã từng bước mở tâm, mở trí cho tôi, để tôi cải đổi tư tưởng ấy, trong nỗ lực phân biệt đâu là mưu trí, đâu là trí tuệ. Tôi không mác-xít, tôi không giáo điều, mà tôi cũng chẳng xét đi, xét lại gì cả. Bởi thực tại đã định hướng, đã nung đúc tôi thành người có ý thức tôn trọng sự thật. Những gì tôi nói ra với lãnh đạo chỉ là những tiếng nói của sự thật, của lương tri. Vậy mà họ vẫn cứ kiêu căng khoe chiến thắng, nhưng trong thực tế, họ chưa hề biết xoa dịu được những nỗi thống khổ của chiến tranh mà nhân dân phải gánh chịu. Thế mà nay họ vẫn tiếp tục gây oán, nuôi thù và kể lể công lao chiến thắng! Cái tâm lý trong xã hội ta bây giờ nó quá tàn nhẫn thế đấy! Vì sao? Vì chúng ta vẫn mang nặng quá nhiều mặc cảm trong tâm trí. Mỗi người chúng ta đều đã bị giam hãm trong những hoàn cảnh lịch sử riêng biệt của chính mình, vẫn chưa tìm ra lối thoát khỏi tâm trạng bị giam hãm trong hoàn cảnh đó. Vì thế, kẻ nọ, người kia vẫn cứ nhìn nhau như kẻ thù, như “cộng sản”, như “quốc gia”…! Mối nguy là kẻ thù vô cùng tham lam độc ác đứng ngay trước mặt, mà chúng ta không thấy! Chỉ thấy kẻ thù ngay trong đám anh em với nhau thôi. Khổ thế đấy! Ở trong nước hiện nay, chính quyền, đặc biệt là cánh công an, vẫn là dùng thủ đoạn chụp mũ, vu oan, để gây thêm kẻ thù trong dân. Thù hận là do đó. Tội ác là do đó! Tình trạng nay là bế tắc hoàn toàn! Và chính tôi cũng đã từng là một đồng loã gây ra sự bế tắc ấy. Làm sao gỡ bỏ được gông cùm của sự chia rẽ, chia cắt? Đấy là một thử thách nan giải, vì chúng ta chưa hiểu rõ những uẩn khúc tàn nhẫn của thời cuộc, của lịch sử và thân phận nhược tiểu của chính dân tộc ta. Vì thế mà tôi đã không thể trốn mình trong những than thở, trăn trở vụn vặt như mọi người, mà là tôi phải đứng dậy, phải phẫn nộ, mà là tôi phải phản đối, phản kháng, phải tìm ra lối thoát. Trước những sai lầm quá trầm trọng, tôi không thể quên nhiệm vụ sống còn của người trí thức. Ngay từ hồi ấy, chỉ có luật sư Nguyễn Mạnh Tưởng và tôi là đã dám công khai lên án, đã dám phản đối lãnh đạo. Bởi thế, cái đám cán bộ tuyên huấn, tuyên giáo lếu láo, bảo hoàng hơn vua, đã làm đủ cách để đàn áp tinh thần tôi, và còn mưu tính sẵn sàng tiêu diệt tôi. Nhưng chủng còn chờ lệnh.
Nghe câu kết luận buồn thảm như vậy, chúng tôi không khỏi suy nghĩ về thân phận của chính mình. Chúng tôi muốn đưa bác trở về sớm, vì hôm sau, bác còn phải chuẩn bị thuyết trình tiếp một chương khác trong cuốn sách của bác. Nhưng không ngờ rằng chiều thứ ba ấy lại là thêm một khúc rẽ vô cùng bi thảm trong cuộc đời của bác.
Vào buổi chiều thứ ba 12 tháng tư, năm 1993, bác Thảo mang bài thuyết trình đã in bằng sao ảnh (photo-copie) tới nơi thuyết trình là Nhà Việt Nam, để bán. Ít ai biết được ràng bác Thảo lúc ấy đang vô cùng lạc quan tin tưởng vào những gì bác sắp sửa công bố qua các buổi thuyết trình này. Bác từng vui vẻ tâm sự với chúng tôi rằng đây là những bước kết thúc cung hành trình đi tìm sự thật. Vì kể như bác đã truy ra thủ phạm của cái sai, cái ác trong cách mạng, trong ý thức hệ. Đấy “sẽ là một thành tựu trong cuộc đời và sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo”.
Những bất ngờ thay! Vừa bước tới trước “Nhà Việt Nam”, thì một nghịch cảnh quá tàn nhẫn đang chờ đợi bác! Tại đây anh Dũng, người trực phiên, nhưng lại đứng ở ngoài đường, chỉ vào hai cánh cửa cũ kỹ bị khoá bằng xích sắt để báo tin buồn: sứ quán ra lệnh đóng cửa Nhà Việt Nam để từ nay không cho bác Thảo tổ chức diễn thuyết ở đó nữa. Thính giả đành bỏ về. Nhưng một số bực tức đứng lại tranh luận, như muốn gây gổ, đấu khẩu với anh Dũng. Rồi vợ chồng bà Bình và ông Jaeques tới. Đây là hai thính giả Việt kiều trung thành mà cũng là có vai vế kỳ cựu của Liên hiệp Việt kiều, khi thấy cửa khoá, đã nổi nóng bẻ khoái mở rộng cửa, lớn tiếng mời mọi người vào:
- Nhà Việí Nam này là của Liên hiệp Việt kiều, chứ có phải là của sứ quán đâu mà sứ quán có quyền ra lệnh đóng cửa.
Bác Thảo lắc đầu, chán nản rồi tỏ ra rất phẫn nộ. Bác cho biết vì đa số thính giả đã bỏ về, nên bác không còn hứng để thuyết trình nữa. Bác mím môi, mặt tái mét, trông rất bi thảm. Thấy vậy, anh Lê Tiến, một trong những người sáng lập hội thân hữu Trần Đức Thảo, kéo bác và tôi vào ngồi cạnh chiếc bàn nhỏ, trong gian, phòng nhỏ sau hội trường để tìm lời an ủi. Trong căn phòng nhỏ ấy, tất cả trăn trở, nghiền ngẫm được giữ kín bấy lâu nay trong đầu, giờ đây, được bung trải ra minh bạch và thẳng thắn. Rất may là tôi đã kịp thời ghi âm được một phần của đoạn chót(1). Bác Thảo lúc thì nói gay gắt, lúc thì đập tay xuống bàn để nhấn mạnh.
Xin coi mục “Phụ lục” ở phần cuối, chép lại nguyên văn, từ băng ghi âm, những lời tâm sự, cũng như những lời trăn trối của Trần Đức Tháo, lúc phẫn nộ vì bỗng bị cấm không cho mượn nơi thuyết trình để giới thiệu cuốn sách đang được hình thành để nói về sai lầm của Marx đã đưa tới sai lầm và bế tắc của lý thuyết đấu tranh tranh giai cấp.
Chương 14
Nêu đích danh thủ phạm!
ực bội nói ra những lời trăn trối, trong đó tóm gọn sơ đồ cuốn sách đang trong nguy cơ không thể hoàn thành, bác Thảo giải thích:
- Trong cuốn sách đó, tôi thẳng thắn đánh giá lại tư tưởng Marx khi soạn ra phương pháp cách mạng đấu tranh giai cấp, dùng hận thù giai cấp đánh gục giai cấp tư sản, để xây dựng thế giới đại đồng với một xã hội không cỏn giai cấp bóc lột. Lenin, Stalin, Mao, rồi Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castro cho tới Pol Pot… mỗi con người ấy, ở vị trí lãnh đạo, đã tuỳ tiện khai triển cách mạng theo lời dạy của Marx. Qua những kinh nghiệm lịch sử ấy, cùng những dì sản thảm khốc của nó, tôi đã giải mã Marx, Lẻnine, Mao, Hồ, Kim, Pol… để chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx. Đặc biệt là bác Thảo đã nhắc đi nhắc lại câu “Chính ông Marx sai”!
- Chính tôi, trong những bước đầu nghiên cứu, đã thấy giai đoạn mình tự nguyện làm môn đệ của Marx, sùng bái Marx với tất cả lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, là giai đoạn cuồng tín, cứ nghĩ mình phải một lòng đi theo Marx như một tín đồ tin theo vị chúa cứu thế trên con đường giải phóng con người khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản, tư bản. Bởi cuộc cách mạng này đã dựng lên cả một hệ thống chính trị chuyên quyển giam hãm, kim kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư sản, tư bản. Mà quyền lực chuyên chính lại không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy. Tạĩ sao kỳ lạ vậy?
- Nay già rồi tôi mới nhận ra là tất cả những sai trái ấy đều là do sự cuồng tín vào lý thuyết, vào ý thức hệ nên đã dẫn lối tới những bước quá trớn… Thế rồi các lãnh tụ, từ Lenin trở đi, đều đã tuỳ tiện theo cảm hứng mà suy diễn, mà đề ra nhưng chính sách, những phương pháp triệt để, những hành động tuyệt đối, để rồi gây ra những tội ác của cách mạng!
Khởi đầu, nhà tư tưởng đã tung ra một học thuyết thật hấp dẫn, thật là cuốn hút nhân loại, nhất là thành phần nhân loại lao động nghèo khổ… Nhưng rồi học thuyết ấy, ý thức hệ ấy đã làm khổ con người, đã nô dịch con người, đã phản bội con người và đã không hề giải phóng con người!
- Cuốn sách của tôi chứng minh rõ rằng chính cái phần xây dựng mô hình thế giới đại đồng của Marx đã làm hỏng học thuyết. Trừ ra khi phê phán chủ nghĩa tư bản, Marx đã sử dụng những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử đương đại, trong xã hội đương thời, để đả kích xã hội tư bản. Cách phê phán này có tính biện chứng duy vật sử quan không thể bất bẻ. Nhưng bước qua phần lý luận căn bản để xây dựng xã hội mới bằng cách nêu mô hình thế giới đại đồng mà mọi người mơ ước, thì Marx bắt đầu lúng túng trong biện chứng. Vì cái mô hình thế giới đại đồng ấy là không có giai cấp, không có bóc lột. Nó được coi là nền tảng của khái niệm, của ý thức “đấu tranh giai cấp”. Cái mô hình ấy, thật ra là chưa hề thấy, chưa hề có ở đâu đó trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai! Làm như vậy trong lý luận, là Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó lên trước hiện tại để dùng nó như một kinh nghiệm đã có, đã thấy. Đấy là lối lý luận với một nền tảng siêu hình, đúng là thứ biện chứng của Hegel! Biện chứng đó không còn có chút gì là duy vật sử quan nữa.
Từ khái niệm thế giới đại đồng tốt đẹp theo dự báo, do mong ước ấy, Marx đã biến nó thành ý thức cách mạng đấu tranh giai cấp, để hành động, để đạt tới thắng lợi, để xoá bỏ giai cấp bóc lột, để hoàn thành một xã hội không còn giai cấp! Viễn ảnh quá đẹp ấy là một kinh nghiệm ảo, một ý niệm siêu hình của một thứ thiên đường ảo chưa hề có trên trải đất. Trong mô hình ảo ấy, giới công nông được giải phóng, được làm chủ chính mình. Từ kinh nghiệm ảo mơ ước ấy, Lenin khai triển một chủ nghĩa xã hội mới, bằng cách khơi dậy hận thù giai cấp để đem động lực đấu tranh của giai cấp vô sản, làm đòn bẩy để hoàn thành cuộc cách mạng tạo ra sự đổi đời với một hệ thống giá trị mới của giai cấp công nông! Với một đảng cầm quyền “là đại diện cho giai cấp công nông”, tức là “đảng cộng sản”. Vậy là cách mạng đạt tới một chế độ mới, một nhà nước mới theo một chủ nghĩa xã hội mới. Trong chế độ mới ấy, “sẽ” không còn cảnh người bóc lột người vì quyền tư hữu đã bị bãi bỏ, thay thế nó bằng quyền sở hữu tập thể. Đặc điểm là tập thể sở hữu tư liệu sản xuất! Nghe lý luận như công nông nào mà không mê.
Như vậy là khi cách mạng thành công, giai cấp công nông sẽ sống và làm việc một cách sung sướng: vì mình sẽ không còn bị bóc lột, mình sẽ làm chủ! Con người từ đây được giải phóng! Sung sướng thay! Phấn khởi thay cái xã hội không còn giai cấp “sẽ” thành hình trong tương lai! Lời hô hào “vô sản thế giới hãy đoàn kết lại!” đã vang dậy khắp trái đất rồi vang lên khúc ca: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian”, đã thôi thúc giai cấp bị bóc lột đúng dậy, quyết tâm vùng lên tiêu diệt giai cấp tư sản! Hoan hô con người mới xã hội chủ nghĩa, là con người vô sản chân chính. Lúc đó, các dân tộc đều là anh em một nhà. Và toàn thế giới sẽ là một tổ quốc vô sản duy nhất! Hoan hô tinh thần vô sản quốc tế! Hoan hô xã hội mới trong đó “mọi người sẽ làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu”! Sáng kiến của Marx lập tức bùng lên như một ngọn đuốc trong đầu mọi giới lao động. Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã náo nức ủng hộ; đã sùng bái Marx. Đây là bình minh của một kỷ nguyên quyền lực chuyên chính của giai cấp lao động! Đây chính là con đường vinh quang, con đường cứu rỗi của cả nhân loại.
Cả thế giới đã bị lung lạc vì luồng tư tưởng mới đầy hứa hẹn này, với niềm hi vọng tràn trề của nhân dân lao động, với lòng cằm thù “giai cấp bóc lột” sôi sục trong đầu. Người người đều muốn đứng lên phá tan xiềng xích của xã hội tư bản!
Rồi bác Thảo lắc đầu giải thích, trong nước mắt;.
- Biến khái niệm, biến học thuyết “đấu tranh giai cấp” chống bóc lột thành ý thức cách mạng. Lấy hận thù giai cấp làm nền tảng phát động một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn cầu. Đấy là một phát minh ý thức hệ vô cùng sắc bén và tinh vi! Bởi nó có một sức bùng phát phi thường, nhờ đánh thức dậy trong con người bản năng bạo lực của thời còn là muông thú, khi khơi dậy tâm lý hận thù! Lý thuyết cách mạng hay hận thù giai cấp làm động lực, lấy ý chí tiêu, diệt giai cấp bóc lột làm vũ khí! Không cần lý luận sâu xa, chỉ nghe sơ qua lý thuyết ấy, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng tin như thế là đúng, như thế là sẽ thắng, sẽ là đại thắng!
Với niềm tin tất thắng, ai cũng có thể tưởng tượng ra đủ thứ kết quả tốt đẹp… Để rồi cuồng tín đến độ sùng bái ý thức hệ ấy như là một thứ thánh kinh, “đảng” trở thành linh hồn của cách mạng, là “hội thán”, lãnh tụ là vị giáo hoàng! Khát vọng phát triển cuộc cách mạng xã hội theo ý thức hệ ấy làm cho con người sẵn sàng hi sinh tất cả cho nó! Vì nó!
Thế nhưng cho tới nay, những ai đã từng sống cả cuộc đời trong sự vận hành cách mạng do Lenin phát động, do Stalin triệt để khai thác, do Mao hò hét vận động… đều đã thấy rõ kết quả tồi tệ của một tổ chức mang danh “đảng của giai cấp công nông”, là một nhà nước chuyên chính vô sản cầm quyền… Tất cả mọi người đã được thấy tận mắt, đã được tận tay tham dự vào công cuộc xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa” là như thế nào! Thực tế là tất cả đã nhận ra một cách khách quan và đau đớn rằng việc xay dựng xã hội mới ấy gây ra quá nhiều vấp váp, phạm quá nhiều tội ác, vì đã trắng trợn dẫm lên quyền sống của con người, đã trói buộc, giam hãm con người. Kết quả là con người trong công cuộc đấu tranh giai cấp, khi kết thúc, thì nó đã không hề được giải phóng! Đau đớn hơn hết là trong thực tại, con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Trong xã hội mới này, thành phần công nông vẫn chỉ là thành phần thiệt thời nhất!
Kết quả là “thế giới đại đồng” ấy đã không hiển hiện trong một chế độ xã hội chủ nghĩa nào cả. Sau này thì “cuộc cách mạng long trời lở đất ấy” đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín, vừa cuồng tín! Và bộ mặt thật của ý thức hệ ấy là đã dụng cụ hoá, đã nô lệ hoá con người bởi đủ thứ kim kẹp, giam hãm, tuyên truyền xảo trá, chứ chẳng phải là đã giải phóng con người! Con người lao động đã chẳng hề được làm chủ, kể ca làm chủ bản thân minh. Vì mình cũng là của… “đảng”!
Vì trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới, vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp chuyên chính, chuyên quyền của đáng cộng sản cầm quyền! Đó là giai cấp tư sản đỏ phát, sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp lại quyền lực trong tay giai cấp tư sản thống trị! Lớp người vô sản vùng lên cướp đoạt chính quyền, đồng thời nó cũng đã cướp đoạt tài sản của giai cấp tư sản để tự nó trở thành một nhà nước tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, vừa nặng tính chuyên quyền, vừa toàn quyền lũng đoạn kinh tế! Trước mắt giờ đây, là một nhà nước tư bản đỏ độc quyền bóc lột kiểu mới, mang danh hiệu là “chế độ dân chủ nhân dân”, được quảng bá là “dân chủ gấp ngàn lần dân chủ tư sản”! Mà rồi mãi sau này người ta đặt cho chế độ ấy, cho thời ấy một cái tên có tính khinh thị là “Chế độ bao cấp! Thời bao cấp”.
Đặc biệt là ngay ở trong chế độ “vô sản” mới này, con người vô sản ở khắp nơi, đều tỏ ra vẫn giữ nguyên bản năng hữu sản! Họ gậm nhấm, xâm chiếm của công, cướp đoạt tài sản của tập thể, của kẻ yếu, cướp đoạt đất đai của nông dân… làm của riêng. Tư hữu kiểu cũ đo làm ăn cần cù, do tích luỹ lâu dài mà có được, này đã bị xoá bỏ. Thay thế nó nay là tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký của quyền lực, hoặc do móc ngoặc với quyền lực. Con người vô sản cầm quyền nay tha hồ bòn mót của công, cướp đoạt của tư, để tạo cho minh một tài sản vừa nhiều, vừa nhanh! Vì cái gì cũng là của chung, đặc biệt là “đất đai là sở hữu của toàn dân”, nên ai cũng nghĩ rằng toàn dân có quyền nhúng tay vào cái sở hữu chung ấy! Bởi là của chung nên, trong thực tế, nó không được bảo vệ như của riêng. Rừng, núi, sông ngòi, ao hồ… bị con người mới trong xã hội vô sản mới ấy phá phách, lấn chiếm vô tội vạ! Con người vô sản đã tỏ ra là con người tham lam, phá phách, gậm nhấm, xâm chiếm những gì là của chung bất kể luật pháp! Vì là của chung nên ai cũng nghĩ là mình cũng có quyền xâm phạm, nhưng không thấy ai có nhiệm vụ phải bảo vệ, bảo trì! Trong thực tế trước mắt, con người, vô sản có quyền hành, luôn luôn phấn đấu để chiếm hữu một cách rất tự nhiên của cải của xã hội, đã trở thành nhà tư sản kiểu mới. Đấy là thứ tư sản đỏ, do tham nhũng, do hối mại quyền thế mà có: họ chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia định, họ hàng, cho đồng chí, đảng viên, bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ!
Khi thấy của công, của tập thể bị xâm phạm, người ta không có phản ứng quyết liệt và nghiêm chỉnh như khi thấy sự xâm phạm của tư! Thói thường của xã hội, và nay đã thành một thứ tư duy phổ biến, một suy nghĩ tự nhiên rằng “lấy của tập thể, lấy của nhà nước không phải là ăn cắp”! Vì đấy là của chung!
Marx đã không ngờ rằng một giai cấp tư bản đỏ sẽ ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế. Giai cấp tư bản độ ấy đã phát triển một cách lộng hành, nó xâm chiếm, do cướp đoạt vừa nhiều, vừa trắng trợn, gấp bội lần thứ tư bản tư sản cổ điển! Một điều khủng khiếp nữa mà Marx không thể ngờ là bởi tham lam quyền lực và quyền lợi, chính các lãnh đạo trong “đảng”, cũng đã trắng trợn triệt hạ nhau, quy chụp cho nhau những tội lỗi tày trời để diệt nhau, để tranh nhau địa vị, để được sống đế vương trên đầu nhân dân, để rồi tìm cách truyền ngôi, truyền gia tài cho con cái!
Thực tại cho thấy trong xã hội mới “xã hội chủ nghĩa”, các phe cánh vô sản kình chống nhau. Trong khi đó, giai cấp công nông vẫn còn bị bóc lột, thật là trái ngược với biện chứng và hứa hẹn của Marx! Và kẻ bóc lột đây lại là những người của “đảng”, của nhà nước, một nhà nước nắm toàn bộ vốn liếng, tư liệu sản xuất và mọi hình thức sinh hoạt khác trong xã hội, nhất là về mặt kinh tế! Trong thực tế, tất cả mọi thứ, từ đất đai cho đền con người, tất cả đều là “của đảng”! Các cá nhân, hội đoàn, các thành viên của nhà nước, các định chế như toà án, viện kiểm soát, các tổ chức tập thể… tất cả đều phải thề trung thành với “đảng”! Trong chế độ vô sản nay có một ông chủ toàn quyền, toàn năng! Bởi nay “đảng” là ông chủ lớn nhất, duy nhất, sở hữu tất cả, từ vật chất tới tinh thần! “Đảng” đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý! Và ”đảng” tự tuyên xưng “đảng” là nhân dân! Những ai chống lại “đảng” là chống lại nhân dân! Cụm từ “nhân dân” từ đây là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản!
“Đàng” còn ngang nhiên tuyên bố: “Yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước”
Quan sát những hiện tượng đã xảy ra trước mắt, ngay tại Hà Nội sau nhất là tại Sài Gòn sau năm 1975, là nhũng nơi chế độ tư bản, tư hữu kiểu cũ đã bị đánh gục bằng bạo lực cách mạng, người dân bừng tỉnh, và kinh ngạc trước hiện tượng phát sinh và bành trướng một tư bản đỏ: chưa bao giờ thấy xuất hiện những đảng viên cao cấp, cùng phe cánh, đã trở thành những nhà giàu mới, vơ vét nhiều và nhanh đến thế. Những cơ ngơi bất động sản không lồ đã lọt vào tay “giai cấp tư sản đỏ”, nó thống trị một cách trắng trợn, như chưa từng thấy ở đất nước nghèo nàn, lạc hậu này. Mà những cơ ngơi và vốn liếng của giai cấp mới ấy đã được đánh giá hàng bao nhiêu tỉ đô-la Mỹ!
Đó là những hiện tượng kinh khủng mà Marx đã không hề tiên liệu.
Sai lầm cơ bản của lối lý luận ấy là đã mang cái mô hình ảo của tương lai, đặt nó lên trước hiện tại, coi nó như là kinh nghiệm lịch sử. Thế là từ một học thuyết mơ hồ, siêu hình ấy, Lenin muốn suy diễn ra sao cũng được, Stalin cũng mặc sức tuỳ tiện khai triển nó, rồi đến Pol Pot lại càng tuỳ tiện khùng khiếp hơn nữa!
Rồi bác Thảo nhấn mạnh:
- Tôi ra đi kỳ này, là với dự tính qua Paris để công bố, trong cuốn sách, những lý luận chứng minh sự sai lầm bất đầu từ lý luận siêu hình của Mars, rồi từ đó bước tới sai lầm trong phương pháp hành động dùng hận thù làm đòn bẩy, để từ đó tuỳ tiện xúc phạm quyền sống của con người.
Thế nhưng trong sáu tháng vừa qua tại Paris, sau những trao đổi với vài nhà tư tưởng tiến bộ hiện đại, trong đó đáng kể nhất là những góp ý của giáo sư Boudareỉ, thì tôi đã đẩy lý luận truy lùng thù phạm gây ra “sai lầm và tội ác” ấy tới điểm tột cùng: chẳng những sai lầm do lý luận, do phương pháp hành động, mà trước cả những điểm đó là sai lầm của khái niệm, của học thuyết, của ý thức “đấu tranh giai cấp”! Đó là cái gốc của mọi sai lầm, cái gốc của mọi hành động quá trớn, cái gốc của bế tắc. Vì đấu tranh giai cấp để xoá bỏ giai cấp bóc lột, nhưng rồi lại nảy sinh một giai cấp bóc lột mới. Chính cái học thuyết; cái ý thức “đấu tranh giai cấp” ấy đã dẫn tới tình trạng con người vẫn bị bóc lột. Và con người không hề được “cách mạng” giải phóng.
Ỷ thức đã sai vì nó kìm kẹp con người, dụng cụ hoá con người. Con người mới” ấy đã bị chủ nghĩa cuồng tín (fenatisme) và chủ nghĩa ngu tín (obscurantisme) xỏ mũi lôi vào con đường của giáo điều, theo một thứ “tín ngưỡng cộng sản… Vì thế trên đường đấu tranh giai cấp để đi tới tương lai và hạnh phúc, nhưng cứ đi hoài mà không bao giờ tới đích! Đấy là thảm kịch lớn nhất của thế kỷ XX, tức là của chính chúng ta. Tác giả của học thuyết, của ý thức hệ ấy chính là ông Marx. Chính Marx là thủ phạm đã gây ra mọi sai lầm và tội ác!
Diễn giải như vậy rồi bác Thảo than thở:
- Tôi tính ít ra cũng phải bốn tháng nữa thì mới có thể hoàn thành cuỗn sách với kết luận hoàn toàn mởi mẻ và khách quan về mặt triết học. Vì cũng phải lướt qua những bước biến đổi của xã hội, thông qua các giai đoạn phát triển của vật chất, của vũ trụ, trải nghiệm vấn đề môi trường bị tàn pha do phát triển… chứ không thể nhảy ngay tới kết luận giản dị là mọi sự xấu xa đã xẩy đến là do học thuyết sai lạc của Marx.
- Thật là bi thảm cho một nhà triết học như tôi, khi đã quyết tâm cống hiến cả đời mình cho lý tưởng cách mạng vô sản. Nhưng rồi cuối cuộc đời, tôi mới khám phá ra rằng mình đã bị lạc hướng vào con đường cách mạng không tưởng, con đường độc ác, không lối thoát, mà Marx đã vạch ra.
Để gò ép con người phải chấp nhận cái phương pháp xây dựng không tưởng này, các đảng cộng sản cầm quyền đã phải dung tới chính sách tuyên truyền dối trá: “cứ nói hoài thì người ta phải tin!” Rồi dùng những phương pháp khùng bố tinh thần bằng cái sợ trước bạo lực, trước những trừng trị, tù đày và tử hình hàng loạt mà không cần xét xử bằng toà án… Vì “cái sợ sẽ chi phối cả suy tư lẫn hành động”!
Xét cho cùng thì thủ phạm, gây sai lầm cơ bản ấy không phải là Lenin, không phải Stalihe, hay là Mao. Cũng không phải là Pol Pot… vì tất cả những nhà “lãnh đạo dân tộc” ấy, đều do ý thức hệ mác-xít dẫn lối, do “đảng” nhào nặn ra… tất cả đều do một “thiện ý”(!) muốn xây dựng một xã hội không giai cấp như Marx đã chỉ ra, để cho loài người được hưởng thứ thiên đường không giai cấp của giới vô sản trên trái đất!
Phải thẳng thắn mà ghi nhận rằng cho tới nay, chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất đã thực hiện được đúng một hình thức xã hội không giai cấp mà Marx mơ ước. Đó là một chế độ vô sản, một xã hội không có tư hữu, không có tiền tệ để đừng làm dụng cụ bóc lột. Đó chính là cuộc cách mạng mà Pol Pot đã xây dựng tại Campuchia, sau năm 1970. Trong suốt những năm tồn tại của chế độ Pol Pot, các chế độ xã hội chủ nghĩa khác đã im lặng đồng tình, đồng ý, vì tin là trong chế độ Pol Pot ấy thật sự là chỉ có giai cấp vô sản. Vì thế lúc ấy, không một nước xã hội chủ nghĩa nào đã dám lên tiếng phê phán, bắt bẻ để phản biện lại cuộc cách mạng của Pol Pot! Kể cả Liên Xô, Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc đã ủng hộ nó triệt để, và cả Việt Nam cũng đã nhìn nhận chế độ ấy! Tất cả khối xã hội chủ nghĩa và nhiều nước trên thế giới, kể cả Liên Hiệp Quốc, cũng đã nhìn nhận chế độ của Pol Pot, trong suốt mấy năm nó tồn tậi! Đấy là một thử nghiệm cụ thể cao nhất của tư lưởng Marx trong công cuộc cách mạng vô sản. Nhưng…
Nhưng cho tới cuối năm 1977, khi Pol Pot bắt đầu công khai gây căm thù mang tính chủng tộc với Việt Nam, coi người Việt là kẻ thù của người Khmer, và bắt đầu thực thi chính sách phân biệt chủng tộc để bài xích, rồi sau là gây xung đột ở biên giới với Việt Nam, thì chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội mới xua quân đánh chiếm thủ đô Phnom Penh, và áp đặt ở đó một chế độ xã hội chủ nghĩa theo kiểu thông thường của khối “xã hội chủ nghĩa”, mà ở đó vẫn còn mâu thuẫn giai cấp, vẫn còn mầm mống tư sản bóc lột… Lúc đó người ta mới dám phát giác chế độ Khmer đỏ của Pol Pot là chế độ diệt chủng đẫm máu. Dù sao thì đấy cũng là chế độ thuần tuý vô sản duy nhất đã thành hình trên trái đất! Tuy nó đã là một chế độ của tội ác không thể tha thứ!
Thủ phạm, kẻ gợi ý, kẻ chuyển lửa của niềm tin đấu tranh giai cấp cho các nhà lãnh đạo, trong: đó có cả Poi Pot, để đi vào con đường cuồng tín đến đẫm máu ấy chính là Marx! Lời tiên tri sẽ “xoá bỏ giai cấp” của Marx đã mê hoặc nhiều thế hệ. Và họ đã lao mình vào tội ác! Tại những nước đã có chính quyền vô sản triệt để “của giai cấp công nông” (Sự thực là của “đảng” cầm quyền, của nhà nước do đảng cộng sản nắm giữ), chính giai cấp công nông trung thực, tại các chế độ ấy đã bị bóc lột và đàn áp một cách vô tội vạ! Vì đã không còn được ai bảo vệ, nên giai cấp công nông đã ngậm ngùi, nguyền rủa Marx, coi Marx là một nhà tiên tri khốn nạn, đã lừa đảo, lấy cái khát vọng thế giới đại đồng không có bóc lột làm bả lừa dối công nông!
Cách mạng ta đã hứa với dân rằng: “đảng” là đày tớ của nhân dân, lo trước, vui sau dân”. Nhưng mặt trái của lời hứa ấy là “đày tớ” nay đã giành hét đặc quyền, đặc lợi, ngang nhiên vui sướng trên đầu nhân dân. Tình trạng này vẫn còn kéo dài dài cho tới nay. Đó là một chính sách hết sức trơ trẽn, chướng mắt, công khai, trong thời buổi khó khăn, mà “đảng” giành hết đặc quyền, đặc lợi cho cán bộ đảng viên cấp cao, cho các “diện” thuộc “gia đình cách mạng”! Người trong gia đình của “đảng”, của quan chức cách mạng thì được ưu tiên sống no ấm, được mua hàng tốt, hàng ngon ở cửa hàng riêng (Nổi tiếng đã đi vào ca dao là chợ Tôn Đản ở Hà Nội). Chết thì được chôn tại nghĩa địa riêng! (Nghĩa trang Mai Dịch). Con cái của “đảng” đi thì được ưu tiên cho điểm cao, được ưu tiên vào học trong các trường tốt… Được ưu tiên nhận học bổng du học nước ngoài!
Thực tế là nhà nước vô sản cứ tuỳ tiện tiêu xài công quỹ, cấp phát bừa bãi đất đai để phục, vụ riêng cho phe, cánh của “đảng”, cứ thực thi chính sách tiêu xài hoang phí ấy rất tự nhiên, coi đấy là “công bằng xã hội”. Vì bao công lao đi tới chiến thắng là do “đảng”! Khi dân chúng tỏ ra công phẫn thì “đảng” hứa sẽ sửa sai, sẽ đọc lại Marx để sửa sai… Nhưng rồi vẫn cứ mang ông Marx ra làm bình phong…
Đến nay tôi phải thành thật thú nhận là mình đã một thời đam mê, mù quáng coi Marx là người dẫn đường không bao giờ sai lầm! Giờ đây thì phải thoát ra khởi sự u mê, bằng cách chứng minh, lý giải, theo phương pháp triết học, qua một “lô-gích vừa biện chứng, vừa hình thức”, để hiểu rõ tại sao sai, sai lầm đã bắt đau từ đâu, từ khâu nào, vào lúc nào và do ai!
- Thật là nhục nhã cho sự ngu tín ấy, vì trong thê giới ngày nay, phần lớn nhân loại đã biết sống theo ý thức sinh tồn, theo lương tri của trực giác, với khả năng thực tế nghiệm sinh, biết phân biệt thiện ác, đúng sai. Con người đã biết sống theo luân thưởng đạo lý tự nhiên do truyền thống tổ tiên, ông bà truyền dạy, mà không cần học tập, lý luận theo một chủ nghĩa hay một ý thức hệ chuyên chính nào cả.
Thực tại cho thấy không một ai muốn phấn đấu để trở thành con người vô sản, không một ai bằng lỏng với cuộc sống trong chế độ kinh tế nhà nước độc quyền, qua sự phân phối hách dịch như bố thì bởi tập thể. Phải xếp hàng cả ngày để mua những thứ hàng rất tồi về phẩm chất, rất hạn chế về số lượng, thường thiếu hụt về cân, đo, tại các cửa hàng “mậu dịch” nhà nước. Vậy mà cứ tuyên truyền đề cao “mậu dịch là bà nội trợ đảm đang của toàn xã hội”, coi đấy là công cụ nuôi dân của “bác và đảng”! Thật ra là ai cũng muốn phấn đấu để thoát ra hoàn cảnh vô sản túng thiếu như thế, để trở thành con người hữu sản, có quyền tư hữu, quyền sống, quyên tự do sản xuất, tự do kinh doanh! Dân giễu gọi chế độ bao cấp và hạn chế đó là chế độ Xếp Hàng Cả Ngày!
Vả lại, chính lãnh tụ các đảng cộng sản cầm quyền, cũng sống theo băn năng của những con người đại tư sản, với sự hưởng thụ những đặc quyền, đặc lợi. Họ dẫm lên chủ nghĩa tập thể mà sống, nhưng họ bắt dân phải tôn thờ chủ nghĩa ấy! Tư duy cách mạng đâu phải là làm như vậy? Vô sản gì cái lũ gian dối, tham lam ấy! Công nông gì cái lũ cán bộ mang ban chất nhà giàu kếch sù, ưa sống xa hoa hỗn xược ấy! Chúng chỉ là những tay chính trị gian tà quý quái, tận dùng thủ đoạn dối trá, đội lốt công nông, để giữ chuyên quyền chính trị cho phe, cho “đảng” và cho chính chúng mà thôi.
Rồi Thảo thành thật thú nhận:
- Phát động hận thù giai cấp là đã đẩy lùi còn người trở về với bản năng muông thú, phải cắn nhau để giành ăn ở thời nguyên thuỷ, dù là nói “để tạo niềm tin tất thắng”! Lý thuyết đấu tranh giai cấp ấy trong thực té là một sự phản tiến bộ, phản văn minh, văn hoá. Trước đây, vì tuyệt đối tin vào Marx mà tôi cứ lúng túng, cứ luẩn quẩn trong lý luận, cứ lẫn lộn trong mấy bậc phủ định, để tránh phủ định ông Marx! Vì tin rằng nếu có sai lầm là do mình, chứ ông Marx không thể nào sai! Nay tối thấy phải can đảm, phải khách quan mà phân tích kỹ lại tất cả, qua sự hiểu biết về vận động của sự kiện thời gian hoá (mouvement de la temporisation), bằng cách soạn ra một cuốn sách, để cho thấy con người và xã hội đã biến thái tồi tệ như thế nào trong ý thức “đấu tranh giai cấp”. Và rồi sau này còn cần có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá thật khách quan, vô tư khác nữa về những tiết lộ của lịch sử, từ các hồ sơ mật, cất giấu kỹ trong các kho lưu trữ của các đảng cộng sản cầm quyền nữa, để cho nhân loại thấy rõ tầm tác hại vô cùng, vô tận của ý thức hệ “đấu tranh giai cấp” ấy.
Với vẻ mặt buồn bã, sầu thảm, vì thấy rõ rằng minh đã là kẻ đồng loã, là kẻ đã đồng hành với tội ác trong một thời gian quá dài, đã gây quá nhiều đau khổ cha con người, bác Thảo lắc đầu thở dài:
- Khố thế đấy! Làm cách mạng dân tộc để giành độc lập là đúng quá rồi, là đẹp quá rồi! Nhưng lại đem ông Marx vào! Chỉ vì muốn xây dựng cho bằng được cái thế giới đại đồng không tưởng ấy mà các đảng cộng sản và các môn đệ của Marx đã phải dùng đủ thứ phương cách, đủ thứ thủ đoạn nham hiểm, tồi tệ… Bởi biết rằng dùng thủ đoạn là xấu, là ác, là tội nên cứ phải che giấu, cứ phải bóp méo sự thật để tô hồng, rồi từ đó rất sợ phản biện, rất sợ đối lập, rất sợ tự do báo chí, nghĩa là rất sợ những định chế bảo vệ sự thật, sợ tất cả những ai đã nhìn thấy và muốn nói ra sự thật! Người lãnh đạo ngay thẳng, một chế độ trong sạch, tôn trọng sự thật, tôn trọng công lý thì đâu có lý do gì mà sợ những quyền dân chủ tối thiểu ấy.
- Giờ đây, “đảng” đành phải ngả hẳn sang kinh tế thị trường của khối tư bản. Chính sách ấy thật ra là mang tố chất phản cách mạng xã hội. Làm như vậy chỉ cốt để chế độ và “đảng” tồn tại… “Đảng” vẫn phải nói vớt vát rằng đó là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, tức là vẫn còn phải mang ông Marx ra làm bình phong! Nhưng khốn nỗi chính ông Marx cũng đã sai! Tôn thờ ý thức hệ mác-xít là duy trì tư duy sai lầm từ cái gốc tổ tông của cách mạng, nghĩa là từ Marx! Nói kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nói dối, là vẫn mang thứ biện chứng không tưởng, siêu hình của Marx ra để bảo vệ chính sách “đổi mới”, một chính sách đã bước ra ngoài hệ thống tư tưởng mác-xít…
Sự thực ở ta, nay không phải là đang áp dụng chính sách “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, mà thực tế là ta đang thi hành thứ “chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trưởng”! Nghĩa là ngày nay “đảng” vẫn duy trì hình thức cai trị của chế độ chuyên chính, nhưng là theo một thứ chủ nghĩa tư bản mới rất tàn nhẫn, nhưng vẫn là thử lý luận của xã hội chủ nghĩa. Thứ chủ nghĩa tư bản mới dã man này ở Mỹ không có. Vì ở đó dân có quyền của dân, dân được phép phê phán, thay đổi đảng cai trị không vừa ý dân, bằng lá phiếu. Còn ở nước ta, thực sự là sự “đổi mới” này, là đang theo một thứ chủ nghĩa tư bản rất mới so với thời bao cấp trước đây, nghĩa là nay cái gì cũng bị coi là hàng hoá, cái gì cũng có thể rao bán: từ lý thuyết, nghĩa vụ, từ con người, tử trẻ thơ tới thanh niên, phụ nữ, cái gì cũng có thể bán, bán cả tài nguyên, cả đất đai, lãnh thổ, cả sức lao động cho nước ngoài, cốt để thu đô-la về!… Vì tất cả đối tượng đều được coi là hàng hoá để kinh doanh buồn bán, để sinh lợi nhuận… Vì thế mà trong thực tế, nay đồng đô-la Mỹ đang làm chủ nước ta! Độc hại của sự định hướng theo kinh tế thị trường này là đã coi các nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng chất như giáo dục để phát triển con người, như y tế để cứu chữa coin người. thì nay những nghĩa vũ đó cũng đều là hàng hoá, cũng phải chịu luật hạch toán kinh tế, cũng phải tính lời, tính lỗ. Do vậy mà nghĩa vụ chức năng thiêng liêng, thuần tuý phục vụ con người, nay đã hoàn toàn bị phả sản. Phát triển xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường như hiện nay là sự thống trị của tư bản man rợ, là một sự phá hoại tinh thần về mọi mặt, từ lương tri tới lý tưởng, từ trật tự kỷ cương tới truyền thống văn minh, văn hoá của tổ tiên… Tất cả nay đều bị đồng đô-la lũng đoạn, hoạch định, xỏ mũi lôi đi vào một cuộc sống cuồng nhiệt quá trớn. Bây giờ là thời tự do sa đoạ, tự do chui luồn luật lệ. Để cho giới trẻ mặc sức bị cuốn hút theo lối sống phù phiếm, sống cuồng, sống vội, sống giả. Và cứ tưởng thế là văn minh, là hiện đại, ai ngờ đó chỉ là thử phản văn minh, là đi tụt lùi, là thứ phản văn hoá vì nó mất gốc, mất lý tường, mất trật tự kỷ cương mà tổ tiên đã dày công xây dựng… Tại các nước dân chủ như ngay tại nước Mỹ, chính sách kinh tế thị trưởng luôn luôn bị quyền tự do dân chủ kiềm chế, bị tự do báo chí canh chừng, nên nó không thể tự do tung hoành phá phách được, vì ở đó có sức phản bác của người dân. Vì dân ở đó có quyền dùng lá phiếu của mình để lật đổ một chính phủ không tôn trọng và bảo vệ quyền dân. Ở nước ta cho tới nay, lá phiếu chỉ là trò đùa dân chủ của “đảng”, để tô đẹp bề ngoài cho chế độ. Thực tế là chế độ ta nay đã không hề bảo vệ dân. Thực chất của lá phiếu ở ta là nó không có quyền lực gì cả. Nó chẳng thể đào thải được một chính quyền tham nhũng thối nát đã bị dân chúng oán ghét, nguyền rủa.
- Giờ đây phải lấm sao cho mọi người thấy rõ sự thật là như vậy. Vì chỉ có sự thật ấy mới giải thoắt, giải phóng được con người khỏi những “giấc mơ vô sản không tưởng”, với tất cả đam mê cuồng tín và ngu tín của nó! Nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta.
Rồi bác Thảo lại thú nhận một cách đau đớn:
- Nay tôi già rồi mới nhận ra điều ấy. Gần đất xa trời rồi mới có cơ hội để nói ra. Khổ thế đấy! Vì vậy mà quyền lực đã muốn bịt miệng tôi, đã xua đuổi tôi ra khỏi quê hương… Tôi đã chấp nhận ra đi, dù là vào lúc tuổi già, sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng: “Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx!”
Từ lúc tôi khám phá ra là tôi đã sai lầm, đã một thời đúng trong hàng ngũ của tội ác, đã mù quáng cả tin vào ý thức đấu tranh giai cấp của Marx, thì sự tỉnh thức ấy làm tôi thấy sung sướng. Bởi như thế là tôi đã tự giải thoát chính tôi, đã tự giải phóng tôi. Tôi đã trở lại thành con người tự do. Tôi đã đạt tới tâm trí thanh thản, trong sáng của con người tự do, tư tưởng không còn bị gông cùm của ý thức hệ! Và nay dĩ nhiên là tôi phải phủ nhận tất cả những gì đã viết lúc đang sùng bái Marx!
Những gì đã viết mà dựa vào Marx, thì vẫn báo hàm một định kiến, một ngộ nhận, một căn bản không tưởng, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm khác, có thể phạm vào tội ác. Bởi một phần tư tưởng tranh đấu của Marx, lúc nào cũng như cái bóng ma quái, muốn thúc đẩy con người lao vào các hành động quá trớn, quá khích, do hận thù và bạo lực cách mạng, để giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội, của con người. Thật sự là trong chiều dài lịch sử nhân loại, bạo lực cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không hề giải quyết được vấn đề bất công trong xã hội loài người và cũng chưa hề giải phóng được ai!
Trong thực tế, chính Milovan Djilas, nhả lãnh đạo và cũng là nhà văn của Nam Tư (cũ), đã tố cáo sự tồn tại của giai cấp thống trị trong những cuốn như “Giai cấp mới”, “Đất đai không công lý”. Djilas là cây viết cộng sản đầu tiên đã mạnh mẽ nêu ra sai lầm và tội lỗi của chế độ xã hội chủ nghĩa trong tất cả các tác phẩm của ông, tuy ông ta chưa chứng minh được những sai lầm ấy về mặt triết học! Nhưng ông ta đã thấy chúng là sai lầm, là tội ác trong thực tại.
Còn tôi, vì đã sống trong thời suy mạt của “xã hội chủ nghĩa”, nên đã thấy rõ về mặt triết học, kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, thì tất cả những gì xảy ra trên thế giới sau ngày 30 tháng tư năm 1975, đều đã làm chứng cho một sự thật đã bừng sáng, vì hoà bình ở Việt Nam là một mốc thời gian, đưa tới giai đoạn mà sự thật đã chứng minh rằng, dù đã phá tan cơ cấu kinh tế tư bản, nhưng rồi đã không thể hình thành một xã hội chủ nghĩa vô sản nào, một chính quyền vô sản nào cả! Vì thế mà nay cái gọi là Đệ Tam Quốc tế nay đã sụp đổ hoàn toàn, từ căn bản tư tưởng, từ bên trong xương tuỷ của nó! Cái gọi là tinh thần, là nghĩa vụ quốc tế vô sản, là Đệ Tam Quốc tế ấy chỉ là cái vỏ bề ngoài, là một tấm màn che mắt, là một con số không. Đệ Tam Quốc tế chỉ là công thức giúp để quốc sô-viết giữ lại toàn thể di sản đế quốc do các Sa hoàng để lại. Toàn thể khối Liên xô tại Đông Âu đã sụp đổ từ bên trong vì sự trống rỗng tư tưởng giải phóng của nó. Cuộc cách mạng vô sản của Pol Pot đã bị bộ đội cộng sản Việt Nam dẹp tan, cuộc chiến tranh ngắn ngày do đảng cộng sản Trung Quốc phát động chống chế độ cộng sản ở Việt Nam năm 1979… tất cả các cuộc chiến tranh ấy chỉ là hành động của thực dân đế quốc bành trướng kiểu mới. Về mặt kinh tế, sự đứng dậy ngoạn mục của Trung Quốc, của Việt Nam… cũng là do thành phần tư sản, tư bản đỏ đã bùng lên cấu kết mạnh mẽ với tư bản man rợ nước ngoài, rất lấn át, rất tàn nhẫn, rất vô luật lệ, để tung hoành. Vì thế nó đã phát triển rất nhanh, rất ngoạn mục, những cũng vô cùng tai hại!
Chân lý của sự mở mang, phát triển ngoạn mục ở Trung Quốc, ở Việt Nam là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà nhân dân lao động đã phải trả giá: thợ thuyền vẫn bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt, nông dân bị bóc lột bằng hành động cướp đất, đuổi nhà! Nhà nước tư bản đỏ đã bóc lột bằng cách tận thu, tích luỹ vôn tư bản để phát triển một sự phồn vinh giả tạo “hoành tráng” bề ngoài, mà không lo gì cho đời sống khổ cực của đám dân nghèo khổ ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa. Tại Trang Quốc, dân lao động bị bóc lột rất dã man: lương rẻ mạt, lao động không an toàn. Con số tai nạn lao động ở Trung Quốc cao nhất thế giới.
Thật là tội nghiệp cho thành phần cùng dân lao động bây giờ bị bóc lột mà không có ai bênh vực. Trước các vụ oan ức chồng chất vì bị bóc lột, bị mất đất, mất ruộng, mất nhà! Lao động trong điều kiện tính mạng luôn luôn bị đe doạ! Và mỉa mai thay: cái bóng ma của Marx nay lại hiện ra để kêu gào “Ở đâu có bóc lột, ở đó phải có đấu tranh”, nhưng đâu tranh để bị đàn áp, tù đày… bởi vì đây là một nhà nước của chuyên chính tư bản chủ nghĩa đỏ. Nó nhân danh “nhân dân”, nó có trong tay một guồng máy công an cực kỳ thủ đoạn và thô bạo! Sai lầm, tội lỗi của Marx, chính là cái vòng luẩn quẩn của ý thức “đấu tranh giai cấp” như thế; Dẹp bỏ giai cấp mà vẫn còn giai cấp. Dẹp bỏ bóc lột này thì lại mọc ra thứ bóc lột khác, tàn nhẫn hơn, kinh khủng hơn bao giờ! Bởi sự bùng phát tư bản đỏ là một tội hình của “đảng”, phát xuất từ gợi ý của Marx. Mà ”đảng” sai thì bất trị, không có một cơ chế nào hay một đạo luật nào trừng trị được “đảng”. Nay người ta nói tới tư bản chủ nghĩa man rợ, nhưng người ta quên rằng cái gốc của nó, chính là do cái xã hội chủ nghĩa ấy, là do cái ý thức thô bạo của “đấu tranh giai cấp” ấy.
Rồi bác Thảo lắc đầu than một cách thất vọng:
- Bây giờ thì tôi thấy nhiệm vụ là phải nêu ra sự thật, phải lật ra cái mặt trái, mặt thật của “đấu tranh giai cấp”, phải chỉ cho rõ đấy là thứ vi-rút vô cùng độc hại! Vì đấy là thứ xã hội chủ nghĩa phản nhân đạo. Vì vậy mà nay, các cuộc thuyết trình của tôi đã bị áp lực, bị đe doạ phải ngưng lại. Nay thì tôi không còn diễn đàn để công bố sự thật ấy! Và thế là cuốn sách có xu hướng giải thoát, giải phóng của tôi đã bị bóp chết trong trứng nước!
Anh Lê Tiến tới lúc này thúc giục:
- Bây giờ có lẽ bác phải làm sao hoàn thành cuốn sách cho được nhanh lẹ, cho nóng hổi, phải giản dị nội dung để cuốn sách sớm được xuất bản, vì thời gian không còn nhiều, bởi sức khoẻ của bác cũng không cỏn nhiều!
- Tôi biết! Tôi biết hoàn cảnh của tôi chứ! Vì vậy mà tôi tính sẽ phải lướt sơ qua một số luận chứng về vận động của thời gian hoá như đã dự trù. Nhưng dù thế nào, thì cũng phải nêu ra một số vấn đề liên quan tới quyền dân để bảo vệ ba thực thể của cuộc sống là con người, là xã hội, là môi trường thiên nhiên… để cho cuốn sách có đủ sức lý luận thuyết phục về mặt triết học… Nhưng cũng phải vài tháng nữa! Không thể sớm hơn được!
Lúc chia tay, tôi hỏi thêm:
- Một khi cuốn sách được hoàn thành và xuất bản thì như vậy là bác đã đặt xong nền tảng để giải quyết tất cả các vấn đề của cách mạng ta chua?
- Cuốn sách của tôi chỉ là mới giải quyết xong vấn đề tư tưởng. Còn các vấn đề thực tế hơn, như các hậu quả tai hại của những cơ chế, những phương pháp, những di sản độc hại do chủ nghĩa xã hội để lại, như cách thức tổ chức và điều hành guồng máy đàn áp, là ngành công an, mật vụ, như chính sách chia rẽ dân tộc vì ý thức hệ, và nhất là của các món, nợ, các vết thương mà cách mạng và chiến tranh để lại như tâm thức dùng thủ đoạn, dùng bạo lực, như tù nhân lương tri (objecteur de conscience), như phế binh, như nạn nhân “da cam”… thì những cái đó dù lâu dài cũng không thể nào thanh toán được. Nhưng để giải quyết tốt các vấn đề do chiến tranh và cách mạng đã gây ra, thì trước hết phải dựa trên những phân tích biện chứng lịch sử trong cuốn sách của tôi. Đây là một công trình có tính khai thông bế tắc tư tưởng, mổ xẻ các khía cạnh bi thảm của cách mạng, tình trạng thiếu luật pháp, thiếu kiểm soát, thiếu chế tài đối với “đảng” và chính quyền cách mạng.
- Thú thực với bác là chúng tôi vẫn chưa hiểu hết tầm vóc và ý nghĩa của “lý thuyết hiện tại sống động” mà bác đang bận tâm khai triển.Và chúng tôi cũng chẳng muốn tới nghe bác để đi sâu vào vấn đề ấy. Điều chúng tôi muốn biết, như đã nói với bác nhiều lần, là tại sao bác phải đánh giá lại tư tưởng của Marx, tại sao cho tới lúc này vẫn cứ phải lôi Marx ra? Thế giới hiện nay đã chôn Marx sâu vào dĩ vãng rồi, trừ ra vài lý thuyết gia cộng sản trong mấy nước độc đảng toàn trị như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam ta thôi. Ông Marx đã hết thời rồi. Bác có thấy vấn đề cơ bản và cấp bách nhất hiện nay của ta là vấn đề gì khác không?
- Tại ở nhà bây giờ, họ vẫn cứ lôi ông Marx ra làm bình phong để tự bào chữa, nên tôi phải lôi ông ấy ra để dứt khoát chứng minh, bằng lý luận vừa biện chứng, vừa hình thức, để thấy rằng ông ấy là nguồn cội của mọi sai lầm, tội lỗi bế tắc của các cuộc cách mạng mà Lenin, Stalin, Mao, Hồ và cả Pol Pot nữa… đã phát động. Và từ chứng minh cơ bản ấy, đế đi tới kết luận là những gì đã xây dựng dựa trên tư tưởng Marx một cách tuỳ tiệm như thế là phải vĩnh viễn đào thải hẳn. Không thể sửa sai, sửa lại, đổi mới, cách tân nó mà dùng lại. Vấn đề cơ bản và cấp bách nhất của ta hiện nay là nhất định không sửa sai, không sửa đổi, không đổi mới nhũng gì đã dùng và đã thất bại… để rồi dùng lại. Vấn đề cấp bách; cơ bản và lớn nhất của ta hiện nay là phải biết hoàn toàn thay thế hẳn nó, từ cơ sở lý luận tới phương cách tổ chức, cách hành động quá tuỳ tiện trong đảng, trong những định chế, trong các cơ quan, hội đoàn, nghĩa là trong nhà nước và trong toàn chế độ. Bởi những cái cũ đó đều mang trong nó bản chất sai lầm, dối trá, gian xảo, giấu giếm. Những tội lỗi đó đều là tội ác của “đấu tranh giai cấp”. Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã nhận ra điều đó khi đưa ra lý luận “không cần phân biệt mèo trắng hay mèo đen, miễn là mèo biết bắt chuột”. Đấy là lãnh tụ họ Đặng đã can đảm thay thế hẳn quan điểm cơ bản của đảng cộng sản là “Hồng hơn Chuyên”. Bây giờ người ta mới chịu nhìn nhận, không thể nào lấy “hồng” thay “chuyên”. Bởi “hồng” mà dốt, mà gian thì hỏng hết! Điều nầy tuyệt đại đã sổ nhân loại đã biết. Chỉ có mấy lãnh đạo các đảng cộng sản đang cầm quyền và mấy tay lý luận mác-xít là ù lì, vì tham quyền, tham lợi, nên chưa chịu nhận tội và thú tội! Một số lãnh đạo còn muốn đề bạt con cái lên nối ngôi lãnh đạo cứ y như dưới thời phong kiến! Lý do là vì họ đang có trong tay cả một guồng máy lộng quyền cai trị nên họ cứ tuỳ tiện dẫm lên luật pháp, cứ mưu tính tuyên truyền gian dối, cứ dùng bạo lực để kiềm chế, đàn áp. Họ nghĩ với thứ quyền lực không bị kiểm soát ấy, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, bất chấp sự phẫn nộ của dân!
- Trong một chế độ chính trị như vậy, bây giờ bác có ân hận hối tiếc là đã uổng công, uổng thời giờ trong những hoạt động triết học của bác hay không?
- Dĩ nhiên là tôi rất ân hận vì đã im lặng đồng loã, mãi tới lúc cuối đời mới thấy tường tận, cội nguồn những sai lầm là bắt nguồn từ Marx, và cũng là từ thái độ, cúi đầu cam chịu của chính tôi. Ân hận vì đã chúng kiến, đã im lặng trước biết bao nhiêu tội ác trong quá trình khai triển cách mạng!
Lúc cùng với bác Thảo buồn rầu bước ta khỏi “Nhà Việt Nam”, tôi nói nửa đùa, nửa an ủi:
- Thôi bác ạ, bác nên tạm gác qua một bên cái công việc viết sách ấy đi để nghi ngơi, cho khỏe, cái thân già. Cả đời bác đã đa mang nhiều quá rồi.
- Không phải là tôi ưa đa mang đâu, sự thật là mình đã tự thân bước vào con đường của sai lầm, bế tắc. Nỗi khổ tâm là minh cũng đã làm cho nhiều người cùng với minh sa vào sai lầm và bế tắc. Nay mình đã tìm ra được lối thoái, nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động. Vào lúc hoàng hôn, thấy một ngày bị lãng phí đã là đáng tiếc, đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn qua cả một cuộc đời, một cuộc đời đã bị lãng phí! Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi. Thế nên tôi phải tìm cách chuộc tội, phải chỉ ra cho mọi người cùng thấy cái sai lầm của mình, cái lối thoát của mình. Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của mình, đã biến minh thành một tên trí thức đồng loã khốn nạn, đáng nguyền rủa. Đấy là món nợ phải trả cho dân tộc, cho triết học… Mà thực sự bây giờ chỉ còn một cách chuộc tội là gấp rút hoàn thành cuốn sách này. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng để tôi chuộc tội trước mọi người. Chứ tôi có muốn đa mang gì đâu! Không đền được tội, không trả được món nợ này, thì đến chết mình vẫn còn ân hận… Chết mà chưa truyền lại cho người đi sau những trải nghiệm đau đớn, để mà thấy cái sự độc hại vô cùng của con đường “đấu tranh giai cấp”… Không làm được việc nãy, thì chết cũng không thế yên nghi! Vì thế việc biên soạn cuốn sách của tôi là điều bắt buộc phải làm cho bằng được. Phải điểm mặt tử gốc, cái thứ “vi-rút” tư tưởng đã phá hoại xã hội, phá hoại con người. Vì thế mà tôi phải cố hoàn thành cuốn sách… Chính vì thế mà nay chúng nó muốn đè đầu tôi, ngăn cản tôi, không muốn để cho sống!
- Bộ bác thật tâm thấy mình đã phạm tội hay sao mà phải tìm cách chuộc tội?
- Sống trong thời cách mạng, chạy theo cách mạng như thế… thì làm sao mà không phạm tội! Riêng tôi thì còn phạm tội nặng hơn mọi người nữa ấy chứ! Người ta phạm tội mà không biết mình phạm tội, không biết, tội ấy nặng nhẹ ra sao. Còn tôi, đã bao phen biết mình phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là minh đã phạm tội, tội giả dối, tội a đua hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình… Đã biết là tội là như vậy, mà vẫn cứ nói, cứ làm!
- Nghe bác than thở tôi cũng thấy nhột. Tôi cũng từng nhiều phen, cùng đám người chung quanh, phải vỗ tay hoan hô cái xấu, cái ác. Không vỗ tay là khó sống, vì sợ bị chụp ngay lên đầu cái tội phản động Trong những lần học tập chính trị, tôi cũng đã bao phen mạnh miệng hô: “Nhất trí! Nhất trí!” để đi với cái xấu, cái ác. Cứ nghĩ nói thế cho xong chuyện, cốt để được yên thân. Bây giờ nghe bác phân tích cái tội của bác, cái hèn của bác làm tôi cũng thấy cái tội, cái hèn của tôi….
- Anh có nói như vậy, có làm như vậy, cũng là thường thôi, vì không ai coi anh là mẫu mực, là nêu gương… Cỏn tôi thì khác, đi đâu, tới đâu cũng đã được trịnh trọng giới thiệu là thạc sĩ triết, là trí thức ở bên tây về ủng hộ cách mạng… thì nói một câu, làm một cử chỉ như thế, là như cấp chứng minh thư cho những cái sai, cái ác. Tội của tôi nặng nề là như vậy. Nay càng nghĩ lại càng thấy cái sự giả dối cái sự hèn hạ khốn kiếp của mình mà hối hận, không thể tha thứ. Mỗi trí thức hèn một tí thì cánh bảo thủ, cảnh ít học, ít suy nghĩ, lại lấn tới một tí, rồi cứ thế mà làm cho cách mạng vấp váp thêm, làm cho xã hội sống quen trong gian dối thêm, thêm… mãi. Nhìn lại quá khứ, biết bao trí thức cũng hèn như tôi, chỉ biết theo đuôi ca ngợi lãnh tụ và đảng như vậy, thì nhân dân và tổ quốc còn biết trông cậy vào ai? Tội ác cứ tiếp tục phát triển, xã hội cứ tiếp tục suy đồi vì giả dối, vì tội lỗi. Tất cả là do đám trí thức hèn như tôi. Buồn lắm! Hèn lắm! Nhục lắml Đau lòng lắm!
Nghe những lời thú tội rơm rởm nước mắt ấy, tôi không còn biết nói gì để an ủi bác. Mà an ủi bác thì khác nào như tôi cũng muốn chạy tội cho tôi. Nhìn bác Thảo buồn rầu thú nhận “cái sự hèn khốn nạn, khốn kiếp” của mình, tôi bỗng thấy vóc dáng bác trong sáng hơn lên, cao cả hơn lên. Thật không thể ngờ cuộc đời trí thức Trần Đức Thảo đột nhiên đi tới giai đoạn hối hận, dằn vặt, bi thảm nặng nề đến như thế. Nghe những tâm sự khe khắt với chính mình như vậy, bỗng cũng thấy mình phải có cái nhìn khác đối với mọi sự, tức là phải biết chân thành nhìn lại chính mình.. Sau mỗi lần gặp bác Thảo, lúc nào về cũng thấy trong lòng thêm căng thẳng, trĩu nặng ưu tư. Quả thật những ưu tư trăn trở trong đầu bác Thảo cứ như một khối nham thạch đang sôi sục bùng cháy ở độ áp xuất, loãng lỏng fusion, với sức ép ở một nhiệt độ kinh khủng sắp nổ tung ra, sắp phun ra ngoài vòng khí quyển như một núi lửa. Nỗi niềm tâm sự ưu tư, dằn vặt về thời thế, là một căn bệnh rất truyền nhiễm. Bởi nó bắt người nghe cũng phải thành khẩn, nhìn lại chính mình.
Rồi thí một loạt tin khủng khiếp ập tới. Từ bế tắc tuyệt vọng vì mất diễn đàn, tới bị xua đuổi khỏi nơi đang trú ngụ, với nguy cơ bị cưỡng bách, phải trở về nơi lặng câm cũ… Lúc ấy bác Thảo nói mà mắt tập trung như đang nhìn vào chính mình, như đang thấy trong nội tâm ngọn lửa trăn trở, phẫn uất đang ngùn ngụt bùng cháy! Chúng tôi ngậm ngùi đề nghị đưa bác ra về, nhưng bác từ chối một cách buồn bực:
- Thôi! Các anh cứ để tôi về một mình, tôi muốn được đi một minh trong lúc này!
Nói rồi bác Thảo lặng lẽ, lủi thủi rời “Nhà Việt Nam”. Nhìn bác cô đơn đi về phía trạm xe điện ngầm, ý như bác không muốn chia xẻ với ai tất cả nỗi đau, nỗi tuyệt vọng đang hành hạ tâm trí!
Nhưng rồi sau đó, bỗng nhiên ùa tới toàn là tin vui mừng lạc quan vượt quá mong đợi: một diễn đàn mới khang trang đã sẵn sàng. Một khoản trợ cấp rất khả quan và lâu dài đã được chấp thuận. Đấy là tất cả điều kiện khả dĩ đảm bảo bền vững cho một cuộc sống độc lập về kinh tế, tự do về tư tưởng! Không thể mong ước gì hơn!
Nhưng niềm vui mừng bỗng vụt tắt. Một đột biến đã kết thúc số mệnh thật là nghiệt ngã.
Mấy ngày đầu, sau khi bị mất diễn đàn, bác tỏ ra vô cùng chán nản, bi quan… làm chúng tôi áy náy thương bác vô cùng. Bác nói với chúng tôi:
- Có lẽ tôi sẽ phải qua tạm trú ở Đức hoặc ở Bi. Vì hai nơi ấy vừa trả lời mấy bức thư của tôi, họ ngỏ ý bằng lòng đón tiếp tôi, sẵn sàng chu cấp nơi ăn ở để cho tôi tiếp tục hoàn thành cuốn sách. Nhưng tôi vẫn cứ luyến tiếc Paris, bởi nơi đây, anh em, bạn bè đã quá thân quá tốt với tôi. Và ai cũng muốn níu kéo tôi ở lại với Paris. Thật sự là ngoài quê hương ra, không có nơi nào tôi thấy thân thuộc, tình nghĩa bằng cái đất Paris này. Vì thế tôi chưa có quyết định chọn lựa ròi bỏ Paris.
Canh và tôi cũng nhiệt liệt muốn giữ bác ở lại Paris với chúng tôi. Nhưng tình hình trở nên đen tối, phức tạp, khi sứ quán đã dứt khoát thúc bách, ép buộc, bác phải trở về lại Việt Nam!
Thế rồi một buổi chiều Canh điện thoại cho tôi với giọng hốt hoảng:
- Này, đã biết tin động trời chưa?
- Tin gì mà động trời?
- Chuẩn bị đi nghe bác Thảo họp báo chính thức ly khai, để tuyên bố chọn tự do.
- Trời đất quỷ thần ơi! Thật không? Nói giỡn chơi đấy chứ?
- Tin thật nghiêm túc đấy. Chi còn đang chọn nơi và ngày để họp báo thôi. Chính bác gọi điện thoại cho tôi, nhờ huy động anh em sẵn sàng tới dự cuộc họp báo cho thật đông, ông nghĩ sao về tin dự tính họp báo này?
- Thật sự là tin này làm tôi chới với, không thể ngờ… Một người như bác Thảo đâu đến nỗi phải họp báo để tuyên bố chọn tự do ngay giữa Paris này! Tuy bác Thảo đã cho biết trong mấy ngày qua, ở số 2 Le Verrier “chúng nó” đã gây căng thẳng, thúc bách bác quá… làm bác hết kiên nhẫn, chịu không nổi. Nên nay đã đi tới quyết định phải chọn con đường chính thức công bố ly khải… Nếu có họp báo thì anh có đi dự không?
- Phải dự chứ! Một biến cố như vậy mà không tới chứng kiến thì thật là một thiếu sót không thể tha thứ. Nhưng tôi vẫn không tin nổi là sự việc sẽ phải đi tới chỗ đó. Bao nhiêu đầu óc, trí tuệ ở chung quanh, mà để xảy ra sự việc tai tiếng động trời như vậy sao! Mà giận dữ đến mức nào thì cũng thủng thẳng mà đối phó chứ cần gì phải dùng tới biện pháp li khai, chọn tự do như những người cùng đường phải xin tỵ nạn chính trị như vậy.
- Bác cho biết vấn đề là ngay sau khi họp báo thì dĩ nhiên là bác sẽ không thể về lại căn nhà sổ 2 đường Le Verrier được nữa. Nhưng nay bác vẫn chưa quyết định được là sẽ dọn về đâu. Bởi đã có vài gia đình tỏ ý sẵn sàng mời bác về tá túc tạm thời, đợi khi tìm ra chỗ ở đàng hoàng. Nhưng bác bảo, tất cả các nơi sẵn sàng mở cửa đón bác đều hơi chật chội, bác sợ làm phiền gia đình người ta, nên còn do dự… Ồng có quen gia đình nào có nhà cửa rộng rãi, thì thử tìm giúp xem...
- Việc tới ở nhờ một gia đình nào ở vùng Paris này cũng khó, vì ở đây nhà nào cũng chỉ đủ ở, ít có gia đình nào khá giả, có phòng dành cho bạn bè từ phương xa lúc ghé thăm… Nhưng tôi có quen bác sĩ Quyền, có phòng mạch riêng khá rộng ở vùng ngoại ô Cachan, có phòng dư để đó. Thỉnh thoảng nhiều bạn bè tôi qua đông để thăm Paris, thì tôi vẫn mượn phòng ở đấy…. Để tôi dò ý xem sao. Ồng “tu-bíp” này là một Việt kiều chính cống, sống ở đây từ nhỏ, nhưng lại rất thương quý người Việt tị nạn, nên ông ta được họ coi là một ân nhân.
- Vậy thì ông hỏi thử xem sao, có gì thì cho biết kết quả gấp. Vì bác Thảo đang nóng ruột bồn chồn lắm.
Tôi gọi điện thoại ngay cho ông bạn bác sĩ ấy. Ông rất ngạc nhiên khi tôi nói Trần Đức Thảo sắp họp báo tuyên bố chọn tự do… rồi ông la lớn:
- Trời ơi! Sao vậy? Sao mà đến nông nỗi bi thảm như thế?
Tôi kể sơ qua lý do. Ông bạn bảo:
- Với ai thì tôi còn phải suy nghĩ, chứ với Trần Đức Thảo, thì tôi rất sẵn sàng. Bởi chỗ phòng mạch của tôi là một căn hộ, còn một phòng lớn và một phòng nhỏ, định cho một bác sĩ khác thuê cùng làm phòng mạch và phòng thư ký, nhưng sau thấy hành nghề chung đụng như vậy cũng bất tiện. Vậy thì ông trả lời ngay đi. Tôi sẵn sàng cho Trần Đức Thảo mượn phòng lớn để ở, phòng nhỏ làm việc, mà đấy là một căn hộ đã có đầy dù tiện nghi cho một gia đình, sẵn nhà bếp, nhà tắm, cứ việc dọn tới là sống thoải mái.
Tôi vội gọi Canh để báo tin mừng là đã tìm được nơi tạm trú cho bác Thảo. Nhưng Canh đã đi ra ngoài. Lát sau, bác sĩ Quyền lại gọi tôi và tỏ vẻ lo ngại, một cách am hiểu:.
- Này ông ơi! Tin ấy làm tôi suy nghĩ và đâm lo cho ông ta. Nếu ông thân với Trầu Đức Thảo, thì bảo ông ta “zọt” ngay cho lẹ! Bởi khi họ biết dự tính sắp họp báo để chọn tự do, thì coi chừng không đủ thời giờ mà họp báo nữa đâu. Nguy lắm đấyl Phải thúc ông ta thoát ra khỏi nơi ấy ngay đi, kẻo quá trễ mà nguy tới tính mạng đấy. Với những con người của chế độ ấy thì không thể coi thường.
Tôi cười và trấn tĩnh anh bạn:
- Không đến nỗi như vậy đâu! Ngay giữa Paris chứ có phải bên ta, bên tầu hay bên châu Phi đâu! Nhưng mà tôi sẽ cố tìm ông ta để nói rõ sự lo lắng của anh. Cảm ơn anh.
Rồi cả ngày hôm sau nữa, dù cố công đi tìm, tôi không gặp được Canh, mà gọi trực tiếp cho bác Thảo ở nhà số 2 đường Le Verrier, thì ở đó trả lời như quát tháo:
- Đồng chí Thảo đi vắng từ mấy bữa nay chua thấy về. Chắc còn lâu ông ấy mới về. Ở đây không biết ông ấy đi đâu. Từ sáng tới giờ toàn phải trả lời điện thoại cho ông ấy. Chúng tôi không rảnh để trực điện thoại đâu. Đừng gọi lại nữa nghe không!
Cả gần tuần sau, tôi mới gọi được Canh, thì được biết mọi căng thẳng đã lắng dịu, mọi sự nay trở thành tốt đẹp. Vì có nhiều tin mừng. Thứ nhất là vợ chồng bà Bình và ông Jacques, đã vận động và vừa lập ra ra được một một diễn đàn mới là Nhà Văn hoá Việt Nam, ở đường Rue des Ecoles, cũng quận 5, Paris ở ngay mặt tiền một đường phố lớn, rất sầm uất. Cơ ngơi sang trọng, rộng rãi gấp bội lần Nhà Việt Nam ở đường Cardinal Lemoine.
Bác Thảo đã được mời tới đó xem và tỏ ý rất hài lòng. Vậy là bác đã có một diễn đàn mới để nối lại được nguồn hi vọng. Mọi người đều mừng vì đã có nơi hoạt động văn hoá đẹp đẽ sang trọng mới này.
Tin mùng thứ nhi là hội “Les Amis des Sciences” (Những người bạn của khoa học), đã gửi thư báo cho bác Thảo biết là hội đã chấp thuận từ nay, thường xuyên chu cấp cho bác mỗi tháng, một số tiền là mười ngàn francs (10.000. frs) để tiếp tục hoàn thành cuốn sách. Cùng với thư ấy là một tấm ngân phiếu đầu tiên đề tên Trần Đức Thảo. Đây là một khoản trợ cấp hàng tháng đảng kể, vì lương tháng tối thiểu cho một công nhân viên chức ở Pháp lúc ấy là một ngàn năm trăm francs.
Vậy là từ nay bác Thảo vừa có diễn đàn khang toang, vừa dư sức “độc lập về kinh tế”, để thuê nhà ra ở riêng, và sẽ yên trí lớn mà tiếp tục lo viết và xuất bản cuốn sách.
Nhưng rồi hôm ẳỳ là thứ năm, 22 tháng tư 1993, một buổi sáng đẹp trời, ông bạn Việt kiều Mặc Lâm đã đưa bác ra một ngân hàng gần nhà ga Montparnasse, để bảo lãnh cho bác mở một chương mục, rồi ký thác tấm ngân phiếu do hội khoa học tài trợ vào chương mục ấy. Ngân hàng trao cho bác cuốn ngân phiếu để sử dụng khi tiêu dùng. Vậy là từ nay, bác không còn lo sợ bị thiếu tiền, thiếu diễn đàn nữa. Rồi bác Thảo hãnh diện và hào hứng thông bảo cho sứ quán biết là sẽ dọn đi trong một tương lai thật gần.
Những thân hữu của bác, nghe tin này, ai cũng mừng. Phải vậy chứ! Cuộc đời bác Thảo cũng phải có lúc được sống đầy đủ về vật chất, thoải mải, tự do về tinh thần cho
Đánh máy: Mõ Hà Nội - Nguyễn Học
Nguồn: MHN - VNthuquan.net - Thư viện Online Được bạn: Ct.Ly đưa lên |
Chương 15
Dột tử trước thềm chân lý
hưng rồi bỗng bác Thảo không cần tới những may mắn đến dồn đập ấy nữa…
Chiều hôm sau đó, tôi đang lái xe trên đường về nhà thì nghe đài “France Info”, mà tôi có thói quen mở nghe tin tức trong khi lái. Bỗng đài này loan tin giáo sư Trần Đức Thảo, nhà triết học Việt Nam vừa qua đời! Tin đột ngột ấy làm tôi lạnh người và buột miệng:
- Ôi! Thế là cuốn sách không còn cơ hội chào đời! Phải chăng tên đao phủ đã ra tay?
Việc đầu tiên là tôi tìm gặp ngay bà Bích Hồng để được nghe bà kể thật chi tiết.
Thật là quá bất ngờ! Bác Thảo hằng ngày vẫn có nếp ăn uống rất tinh khiết, không bao giờ ăn thức ăn cũ. Vậy mà ngay xẩm tối hôm thứ năm ấy, bỗng bác bị “thượng thổ, hạ tả” như bị trúng độc: vừa nôn mửa vừa đại tiện tràn lan đến mệt là đi. May là lúc đó bà Bích Hồng đang có mặt. Bà vội dìu bác vào nhả tắm, tắm rửa bằng nước nóng cho sạch sẽ, rồi lấy quần áo sạch thay cho. Sau đó đưa bác vào nằm tạm trong một căn phòng ở ngay tầng dưới ấy. Đấy là phòng của một cán bộ của sứ quán, lúc đó đi vắng xa. Bác Thảo dần dần tỉnh táo lại, nằm nghỉ và không hiếu tại sao, đã ăn phải thứ gì mà bị ngộ độc như thế. Bà Bích Hồng vào hỏi thăm. Bác cảm ơn sự săn sóc của bà, rồi bác tâm sự một cách rất lạc quan và tự tin:
- Này bà Bích Hồng này! Mai mốt, tôi thuê nhà ra ở riêng, bà về làm cho tôi. Mỗi tháng tôi biếu bà năm trăm. Như vậy chúng ta sẽ sống thoải mái, tự do hơn là sống ở đây.
Câu nói ấy chứng tỏ bác Thảo vẫn không có ý thức gì về tình hình giá cả trong dời sống: vì số tiến lương để nghị ấy là quá nhỏ, không đáng kể.
Bà Bích Hồng tới đặt tay lên trán bác, thấy vẫn có nhiệt độ cao, tức là vẫn còn đang bị sốt.
Đêm ấy, bác chỉ uống một ly sữa nóng rồi nằm nghỉ. Sau thấy nhức đầu quá nên được cho uống một viên Aspirine..Cả đêm bác rên rỉ vì cơn sốt vẫn cao. Đến gần trưa hôm sau, thứ sáu, cơn sốt tăng đến mê sảng, chốc chốc lại giật mình la hét lên. Bà Bích Hồng chạy vào lay gọi cho tỉnh lại để bớt rên la. Bỗng bác ngồi nhóm dậy, mặt đỏ gay vì mê sảng, hốt hoảng, tay nắm thật chặt lấy cánh tay phải bà Bích Hồng miệng la lớn:
- Nó kiểm điểm! Nó kiểm điểm!
Bà Bích Hồng lay gọi:
- Bác Thảo! Bác Thảo! Bác buông tay tôi ra! Bác làm tôi sợ quá! Buông tay tôi ra!
Bị lắc người thật mạnh, bác Thảo buông tay bà Bích Hồng ra, rồi nằm vật mình xuống; Nhưng yên được một lúc thì lại lên cơn mê sảng, rồi ngồi phắt dậy, mặt vẫn đỏ gay, hoảng hốt rồi thét lên như đang trong cơn ác mộng:
- Đông Âu đấy! Đông Âu đấy!
Nói rồi lại nằm xuống, xuội lơ, duỗi thẳng tay chân, không còn biết gì nữa… Bà Bích Hồng sợ quá vội kêu la cầu cứu ầm ĩ. Cán bộ Hào từ trên tầng lầu xuống, tới gần quan sát, rồi chạy ra gọi điện thoại cho sứ quán.
Một lát sau, đại sứ Trịnh Ngọc Thái tới, ông quyết định gọi xe cấp cứu của hệ thống cấp cứu công cộng SAMU.
Bác sĩ của toán cấp cứu hỏi:
- Trước đó bệnh nhân đã làm gì để rồi rơi vào hôn mê?
- Ông ta trước đó, đã bị ngất xỉu rồi bị té ở cầu thang!
- Bị ngất xỉu đến té ngã như vậy, sao không thấy thương tích gì trên người?
- Cái đó thì tôi không rõ, nhưng ông ta cũng đã cao tuổi rồi và rất yếu.
Bác sĩ cấp cứu quyết định cấp tốc đưa bệnh nhân vào nhà thương. Nơi gần nhất và thích hợp cho trường hợp này là bệnh viện đa khoa Les Broussais, cách đó chỉ vài phút xe hơi. Tới nơi, bác sĩ cấp cứu trực của bệnh viện chích cho bác Thảo một mũi thuốc an thần, và giữ lại tại phòng hồi sinh để theo dõi. Đêm ấy bác Thảo vẫn sốt, nằm bất tỉnh, ngủ li bì. Đến khoảng năm giờ rưỡi sáng ngày 24 tháng tư, năm 1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh ghi nhận bác Thảo đã trút hơi thở cuối cùng! Ngay sau đó, bệnh viện làm thủ tục đưa người quá cố xuống nhà xác.
Khi được tín, tôi tìm tới nhà xác của bệnh viện. Nhìn bác nằm đấy, vẻ mặt đăm chiêu như vẫn còn đang suy nghĩ, sắp xếp những chương mục cho cuốn sách, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho số phận nghiệt ngã của bác.
Than ôi! Thế là một cuộc đời khổ ải đi tìm chân lý, đi làm cách mạng… đã vụt tắt. Một cuồng vọng nói lẽn sự thật, bất chấp bao đe doạ, cuối cùng đã bị chặn lại bởi một cái chết đột biến, tức tưởi. Hành trình đầy triển vọng, với mộng ước thực hiện một cuộc cách mạng huy hoàng cho dân tộc, và cho cả nhân loại, với phát minh một “lý thuyết hiện tại sống động”, với một “lô-gích vừa biện chứng, vừa hình thức” tử nay bị dang dở. Cả một sự nghiệp triết học trải nghiệm công cuộc cách mạng Việt Nam rồi đầy sẽ chìm vào quên lặng…
Vả cuốn sách mang hi vọng “giải mã, giải tà quá khứ để giải thoát, giải phóng hiện tại và tương lai… để chuộc tội” mà bác nóng lòng hoàn thành, nay đã vĩnh viễn chìm vào im lặng!
Một cuộc đời thanh bạch, chân thật, không hạnh phúc, không danh vọng đã kết thúc thật oan nghiệt!
Nghĩ lại những giây phút vui mừng, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tưởng như cuối cùng, may mắn và hạnh phúc đã đến với bác Thảo. Nhưng chúng đã bị tan biến thật phi lý.
Nhìn bác khiêm tốn nằm đấy, ai câng nghẹn ngào. Không cầm được nước mắt, khóc thương cho một kiếp người tận tuỵ với lý tưởng, với chân lý, nhùng rồi giấc mộng đã không thành….
Chỉ còn biết nguyện cầu cho vòng linh bác dược an nghỉ từ đây!
Sáng hôm chủ nhật 25 tháng tư, Canh rủ tôi vào thăm lại bác lần cuối. Tới nơi thì thấy đã có mấy người thân với bác lúc cuối đời đang ngậm ngùi chung quanh bác. Tôi chỉ nhận ra bà Bích Hồng, bà Hồng Hạnh là hai người đang sụt sùi khóc, giáo sư Boudarel, và một nữ ký giả Pháp, và vài người nữa tôi không nhớ tên… Nhờ anh Lê Tiến lúc đó có mang theo máy chụp hình nên đã ghi lại được giây phút cảm động này.
Trong nhà xác của bệnh viện, lúc ấy, bác Thảo tạm nằm đó, trên một giường sắt cũ kỹ giản dị như cuộc đời bác: một tấm vải drap cũ trắng ngà của bệnh viện che phủ cao lên tới tận cổ, chỉ để hở phần mặt. Trên bụng bác, ai đó đã đặt một bó hoa cúc trắng. Bác nhắm mắt đăm chiêu, nhưng nét mặt vẫn cau có, tập trung, như trong đầu, tư tưởng, tinh thần, nghị lực vẫn đang sôi sục vận hành, như vẫn đang suy nghĩ về những vấn đề trọng đại của triết học, của con người… Vậy mà bộ óc cất giữ cả một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng ấy, nay đã tan vào… hư vô!
Nhìn bác cô đơn, khiêm tốn nằm đấy, tôi cảm thấy thật là hụt hẫng, như vừa mất một cái gì cần thiết cho cuộc sống tinh thần của chính tôi, như cuộc đời bỗng mất hết ý nghĩa. Cái chết của người đang nằm đây làm cho kẻ tầm thường như tôi phải băn khoăn tự hỏi: cuối cùng, sống lặng câm, vất vả, ngược xuôi, chịu đựng bao dẳn vặt, cặm cụi làm việc suốt cả đời như thế để làm gì? Để cho ai? Để còn lại gì? Tôi chỉ ghi nhận một điều này: lúc cuối đời, bác Thảo đã hăng say, hào hứng, hăm hở hoàn thành một cuốn sách “để đời”, “để trả nợ đời”… nhưng chưa viết xong phần mở đầu thì đã bị cái chết chặn lại. Cái chết đã tàn nhẫn chấm dứt sự bắt đầu của một công trình lớn! Thật là tiếc, vì bao người đang bồn chồn, nóng lòng chờ đón cuốn sách mang thông điệp “giải thoát, giải phóng” mà bác Thảo đã hứa: “Khi cuốn sách này được xuất bản thì các anh sẽ thấy mọi nút thắt, mọi trói buộc, mọi sức ép sẽ được tháo gỡ ra cho bằng hết… để minh bạch vấn đề công tội trong lịch sử… Công của ai, tội của ai? Đấy là cách chuộc tội của Trần Đức Thảo này!” Nay thì điều mong ước ấy đã tiêu tan. Đây không phải lần đầu tiên tôi thấy kẻ nhận trách nhiệm và tỏ hối hận khi đã quả trễ. Nhưng trường hợp hối hận và muốn chuộc tội bằng một công trình triết học mà bác Thảo đang làm, như tôi thấy, thì đây thật là một bi kịch lớn. Bởi đấy là một sám hối chân thành, căng thẳng, bồn chồn vội vã, sau gần cả một đời im lặng tư duy về mối tương quan giữa chân lý và cách mạng, chứ không phải chỉ là cách nói vớt vát đãi bôi lúc cuối đời của nhiều nhà chính trị…
Đến bản tin buổi trưa, đài phát thanh “France Info”, (Pháp quốc tin tức) là đài đầu tiên loan báo: “Nhà triết học Việt Nam, Trần Đức Thảo, vừa qua đời tại bệnh viện Les Broussáis, lúc 7 giờ sáng ngày 23 tháng tư vừa qua ở tuổi 76. Trước năm 1951, ông nổi tiếng ở Paris là một nhà hiện tượng học. Sau đó ông trở về Việt Nam và đã rơi vào im lặng trong suốt bốn mươi năm. Ông mới trở lại Paris năm 1991”.
Nhật báo Le Monde phát hành vào chiều thứ hai nhưng đề là ngày 27 tháng tư, nơi trang trong chuyên đăng tin cáo phó của tờ báo, người ta đọc được lời cáo phó nguyên văn như sau:
“Phòng hộ tịch lãnh sự quán Việt Nam tại Paris đau buồn loan báo: cựu giáo sư triết học Trần Đức Thảo, của Đại học Hà Nội, đã tạ thế ngày 24 tháng tư năm 1993, thọ 77 tuổi”. (Le Monde ngày 27 tháng tư)
Tuy không được thông báo rộng rãi ngày giờ làm lễ hoà táng, nhưng ngay từ lúc tin bác Thảo qua đời, từng nhóm thân hữu đã tới bệnh viện Les Broussais để nghiêng mình tiễn chào trước linh cữu của bác.
Rồi gần trưa ngày 29 tháng tư, cũng là vào ngày thứ năm, đã có mặt ở khu hoả táng của nghĩa trang Père Lachaise của thành phố Paris, khoảng bốn chục người, đa số là những người có đôi chút thân tình với bác Thảo từ khi bác trở lại Paris. Họ đợi khá lâu, tới lúc gần trưa thì xe nhà đòn chở quan tài bác đến. Theo sau không có xe thân nhân gia đình, điều đó dễ hiểu. Nhân viên nhà đòn đưa ngay quan tài xuống phòng lễ tang, để chờ được đưa vào lò thiêu. Tại tầng hầm rất rộng ấy, có ba phòng lễ tang như vậy.
Quan tài bác Thảo được đặt giữa một phòng lễ tang. Hai bên đầu quan tài là hai vòng hoa cỡ lớn: một của “Mặt trận Tổ Quốc” do Sứ quán đặt theo lệnh từ Hà Nội, một của “Amicale Trần Đức Thảo” do tiền còn lại từ những đóng góp để bác chi tiêu lúc sống. Và vài bó hoa cầm tay lẻ tẻ của người không thuộc nhóm thân hữu Trần Đức Thảo. Nhưng nghi thức hoả thiêu chưa bắt đầu, mọi người bỏ lên sân chờ đợi cho thoáng mát, vì đây là một buổi sáng chớm có nắng đầu xuân. Tất cả chờ. Họ tụm nhau ở góc sân bên trái, để thì thầm, bàn tán về cái chết đột ngột có quá nhiều nghi vấn của bác Thảo. Thông lệ là kiều bào ở đây rất hiếm cơ hội gặp nhau, nên chỉ có thể nói chuyện, trao đổi thăm hỏi, tin tức trong những dịp ma chay như thế này.
Bỗng một xe Mercedes đen lớn, bỏng loáng mang biển số màu xanh của ngoại giao đoàn lao tới. Xe ngưng ngay cạnh góc phải của sân, một vệ sĩ cao lớn mà người Pháp thường gọi với tiếng binh dân là “đười ươi” từ phía cạnh tài xế, vội tung cửa nhào nhanh ra để trịnh trọng mở cửa cho đại sứ Trịnh Ngọc Thái bước ra khỏi xe. Ông đại sử nhìn thấy đám đông ở góc trái, thay vì tiến lại bắt tay trò chuyện với kiều bào của ông, ông lại ngần ngại, tránh né, bước qua góc phải đứng một mình một góc xa họ. Vài nhân viên sứ quán bỏ phía chúng tôi từ từ, khúm núm tới đứng quanh, ông đại sứ.
Sau đó đại sứ Trịnh Ngọc Thái đi xuống phòng tang lễ, mọi người xuống theo. Đợi mọi người vào hết, đại sứ Trịnh Ngọc Thái chậm rái rút ra từ túi áo vét, một tờ giấy, để chuẩn bị đọc. Ai cũng nóng lòng chờ đợi xem “đảng” và nhà nước tỏ thái độ ra sao qua bài điếu tang sắp được đọc để vĩnh biệt người quá cố một thời nổi tiếng ngay tại Paris này.
Rồi ông đại sứ đọc. Hoá ra đây không phải là một bài điếu văn, mà chỉ là một bức điện tin vô cảm, ngắn gọn chỉ có vài dòng. Bức điện cho biết giáo sư Trân Đức Thảo được truy tặng huân chương Độc Lập. Chỉ có vậy thôi. Không một câu chữ lịch sự tối thiểu ca ngợi hay thương tiếc dành cho người quá cố. Đọc xong mẩu điện tín ngắn ngủi ấy, quan tài được chuyển vào lò thiêu. Ông đại sứ ra về ngay sau đó. Mọi người xì xào bình luận về bài điếu tang vắn tắt, vô cảm như thế. Một cụ cao tuổi lắc đầu, buồn rầu nói:
- Chắc bác Thảo nằm trong quan tài, cũng phải giật nảy mình khi nghe thấy mình được gắn huân chương Độc Lập. Thật là không thể ngờ có một lối ứng xử hai mặt trái ngược nhau lúc sống, lúc chết, như thế!
Vậy là chấm dứt một cuộc đời gian nan đầy ngang trái. Cầu cho vong linh nhà bác được vĩnh viễn an nghỉ từ đây.
hết: Chương 15, xem tiếp: Chương 16
Chương 16
Chết rồi vẫn… gian nan
Nhưng rồi sau cái chết, vong linh bác vẫn chưa được an nghỉ!
Bởi sau đó, thiên hạ lại bàn tán ồn lên về một tin buồn thảm: bình tro của bác đã được gửi về Hà Nội, nhưng bị bỏ vô thừa nhận dưới gầm cầu thang của một nhà đòn đám ma… ở ngay giữa thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!
Rồi nghe nói tình trạng này đến tai bà Nhất, người bạn đời đứt quãng của bác Thảo, làm cho bà trăn trở. Bà quyết định xin được đứng ra lo mồ mà cho bác. Và mấy người thân của bác ở Hà Nội đã cố vận động để xây cho bác một mộ phần ở trong Nghĩa trang Liệt sĩ Mai Dịch, nơi dành cho các bậc có công với đất nước. Vì bác đã được ghi công bằng tấm huân chương Độc Lập. Nhưng sự vận động xin đất ấy đã bị chính quyền từ chối. Một cuộc tranh cãi và phản khảng nhỏ đã diễn ra. Chính quyền giải thích: nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch chỉ dành cho các bậc có công lao với đất nước, còn với huân chương Độc Lập không thôi, thì Trần Đức Thảo chưa đủ tiêu chuẩn. Chẳng lẽ coi mấy cái nghiên cứu thuần sách vở ấy là công lao với đất nước… sao? (!)
Cuối cùng thì nắm tro tàn ấy đành phải mang về để trong một ngôi mộ do bà Nhất lo xây cất tại nghĩa địa của thường dân ở Văn Điển… Nhưng “người ta” đã đặc cách cho phép xây ngôi mộ ấy ở một đầu dẫy! Thôi như thế cũng là một cách đối xử, tuy vẫn là một sự phân biệt giai cấp, nhưng cũng là tương đối tử tế. Chuyện phân biệt giai cấp, công lao kia cũng chỉ là thứ phù phiếm, chắc người như bác Thảo chẳng thèm khát thứ danh vọng ấy.
Nhưng rồi đến năm 2000, hương hồn bác Thảo lại bị phiền hà thêm lần nữa. Bởi được nhà nước lại lôi vong linh bác ra để cho lãnh thêm Giải thưởng Hồ Chí Minh!
Nhưng rồi vong linh ấy vẫn chưa hết gian nan, vẫn còn bị sách nhiễu thêm nhiều nữa chứ chưa hẳn là đã được yên nghỉ! Vì cho tới nay vẫn cứ lai rai còn những bài báo “lề phải”, khi thì nêu ra những nghiên cứu vớ vẩn của bác để ca ngợi, để bày tỏ bác là người được chế độ quý trọng. Khi thì để đề cao bác là kẻ có tư tưởng rất trùng hợp với “tư tưởng Hồ Chí Minh”(!). Người ta tiếp tục to hồng, đánh bóng lại một vóc dáng tiều tuỵ, uốn nắn lại một Trần Đức Thảo, không phải là cô đơn, mà là rất gần gũi, thân thiết với lãnh đạo.
Thực ra thì trong dư luận, đã có một phản ứng mỉa mai cay đắng ngay sau khi bác vừa về với cát bụi: hàng loạt bài báo ngậm ngùi tố cáo cách đối xử tàn nhẫn đối với một bộ óc hiếm có của dân tộc! Họ đã tả thực băng cách giễu cợt cuộc sống gian khổ của một nhà triết học “từng tranh luận với Jean-Paul Sartre”, mà nay trở thành một kẻ ngớ ngẩn, túng quẫn, đói khổ, lúc nào cũng như ngơ ngác không biết thích nghi với cuộc đời và xã hội. Chỉ cần đọc lại mấy mẩu hí hoạ rất thản nhiên, rất “vô cảm” như thường thấy, của một nhà văn lớn của “đảng” là Tô Hoài, trong hai cuốn “Chiều Chiều” và “Cát bụi chân ai” khi ông kể về một Trần Đức Thảo tiều tuỵ, đang cố tập ăn mặc nâu sồng, tập chịu đựng sốt rét… để bắt kịp “đà tiến bộ của các cậu”, nghĩa là của những người như Tô Hoài! Không hề thấy ai nói tới một sự chăm sóc, quý mến của lãnh đạo đôi với “nhà triết học lừng danh và được kính trọng” ấy.
Câu chuyện dài về một trí thức lớn, một nhà triết học quý hiếm của một dân tộc nhược tiểu, từ nơi quê hương kém mở mang, lạc hậu, nhưng luôn luôn tự hào là một đất nước có mấy ngàn năm văn hiến, và đang chuyển mình thành, một “con rồng” của châu Á, câu chuyện ấy đã không thể chấm dứt bằng một cái chết. Càng về sau, càng có nhiều, bài báo giới thiệu, giải thích, ca ngợi về những gì nhà trí thức ấy đã nghiên cứu, đã viết, đã được công bố, đã được dịch ra nhiều thử tiếng… Tuy ở chính đất nước có ngàn năm văn hiến ấy, nhà trí thức ấy đã sống một kiếp đoạ đầy, không thấy một ai dám bênh vực, không thấy một hội đoàn, một cơ quan văn hoá, văn minh nào dám gióng lên một tiếng kêu cứu, đề giúp nhà triết học có thể sống đàng hoàng, để che chở ông lúc bị đám đông, “trí thức” xúm vào đánh đòn hội chợ. Vậy mà nay ông chết rồi, thì ông lại được huân chương, giải thưởng cao quỷ, lại được học trò cũ lao xao ca ngợi. Nay không ít người hãnh diện tự khóe từng là người thân cận, từng là bạn, là đồng chí, là học trò của nhà triết học ấy! Không thể hiểu thời đại này là thời gì mà lại lắm “thân thích” với nhà triết học như thế!
Điều đáng tiếc, đáng buồn là ít ai biết được rằng lúc cuối đời, chính con người, một thời từng chân thành tự nhận minh là người mác-xít ấy, đã giác ngộ, đã can đảm nhìn nhận, thái độ a dua hèn hạ, đã thú nhận sai lầm của mình, để bác bỏ, phủ nhận những gì đã viết trong cái thời sai lầm vì cuồng tín ấy. Và từ đó, nêu ra nhận thức mới, để đánh giá lại tư tưởng, sự nghiệp, với vấn đề công tội của Marx! Rồi nhà triết học ấy đã vội vã lao mình vào một công trình biên soạn một cuốn sách, “để chuộc lại những tội lỗi, sai lầm” của mình!
Mấy người đã chứng kiến rõ sự việc này, tới nay vẫn còn im lặng. Không biết là họ vẫn muốn bảo vệ ông Marx hay để bảo vệ chính họ? Hay là họ còn e ngại, sợ sệt… trước quyền lực ma quái vận đang bao trùm lên thân phận họ và lên xã hội mà họ đang sống?
Dù thế nào, thì việc đánh giá cuộc đời và sự nghiệp Trần Đức Thảo sẽ là một công việc khó khăn. Bởi việc trả lại công lý cho Trần Đức Thảo cần tới lòng dũng cảm, cần có tinh thần lương thiện trí thức (mà không biết có hay không?), cần tới trí tuệ. Bởi con người ấy đã sống, đã nghiên cứu, đã trải nghiệm trong bối cảnh đấy nhiễu loạn tư tưởng, đầy diễn biến đau đớn, sôi động, phức tạp, trong cái thời lương tri con người bị lu mờ vì chiến tranh, vì cách mạng, tức là cái thời tràn đầy những thủ đoạn chính trị, những mưu kế gian xảo, vừa ngu tín, vừa cuồng tín, khi thì đòi xét đi, khi thì phải “xét lại”, rồi là lại “chống xét lại”…
Dù sao thì nhà triết học ấy đã tự bào chữa bằng sự can đảm thú nhận cái hèn, cái sai của chính mình, băng sự kiên trì giữ vững lập trường chân thật của mình cho tới cùng.
Không ít người cho rằng cuộc đời ấy là một thất bại, vì đã không biết thoả hiệp với quyền lực đương thời, không biết thích nghi dù chỉ là trong một giai đoạn tạm thời, để “đi với Bụt thì mặc áo cà-sa, đi với ma thì mặc áo giấy”! Nhưng cũng chính nhờ vậy mà nay những gì nhà triết học để lại đều thuộc về một sự nghiệp khả tín, chân thật.
Không rõ sự thất bại trong chính trị của nhà triết học, cuối cùng có được coi là một thành tựu có ích cho triết học? Dù thế nào thì cuộc đời ấy cũng là sự trải nghiệm tuy đau đớn nhưng quý hiếm trong hiện thực khai triển cách mạng, chứ không phải trong sách vở. Đây là một bài học về sự vận động của thời gian, do con người, cho con người và cho xã hội, trong lịch sử cận đại.
Có người cho rằng nhả triết học Trần. Đức Thảo đã thất bại vì cái tội ngông cuồng muốn làm một việc không thể làm, là trở về quê hương cộng tác với “cụ Hồ” xây dựng một mô hình cách mạng mới mẻ mà loài người mơ ước! Và ông đã chết vì tội thứ nhì là lúc cuối đời ông đã cố chứng minh cái gốc của mọi sai lầm và tội ác là do cụ tổ Marx, trong khi cung đình vẫn sùng bái, vẫn quả quyết bảo lưu rằng Marx “đúng”, “duy nhất đúng”! Nhưng đối với tôi cả hai tội vừa kể đều không thể coi là tội, bởi mơ ước và hành động sám hối chuộc tội đều là quyền cơ bản cao quý của con người trí thức chân chính.
Tội tin rằng trước ông đã có, rồi sau ông sẽ còn có, những người tiếp tục những công trình đội đá vá trời như thế. Nên sự ra đi đột ngột của ông tuy có thể là một dang dở, một tổn thất, nhưng không thể là một chấm dứt, một mất hẳn, một thất bại của triết học. Vì chứng tích của sự nghiệp ấy còn đó, cái “hiện tại sống động” mà ông đang hào hứng khai triển vẫn còn đó. Hậu thế vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu nó để tìm hiểu nó thật cặn kẽ…
Nay thì những năm tháng cứ tiếp tục trôi đi, sự chờ đợi trở thành vô vọng. Lớp bụi thời gian cứ phủ lên mỗi lúc mỗi thêm dầy! Quái ác hơn nữa, theo sau sự quên lãng ấy, là những lớp bụi bậm, những lớp rác rưởi đã, vô tình hay cố ý, bao phủ, che khuất, như muốn lấp kín mọi sắc thái tư tưởng đích thực của ông!
Trần Đức Thảo đã cố làm sáng tỏ chân lý bằng cách sống và cách làm việc của ông. Đó là vì tôn trọng sự thật, tôn trọng con người, chứ không vì danh lợi, không vì địa vị. Vì vậy việc truy tặng huân chương và trao giải thưởng, dù là cao quỷ, dù là một cách chuộc lại những gì còn có thể chuộc của một thời lịch sử đã bị ô nhiễm vì gian dối. Thế nhưng hành động, ấy có thể lại gây thêm một ngộ nhận, một sự phản bội lại tư tưởng độc lập của nhà triết học. Bởi Trần Đức Thảo đã có nhận xét về một thời lịch sử đã bị làm hỏng, làm bẩn, mà người ta khéo léo gọi đó là một thời đầy những “mảng tối”! Hi vọng rồi đây, sẽ tới một thời trong sáng, sạch sẽ, liêm khiết, một thời dũng cảm, để làm công việc giải toả, dọn rác cho lịch sử, chứ không phải để cố duy trì những cái “duy nhất đúng”. Bởi những “cái duy nhất đúng” ấy đã làm ô danh cả lãnh tụ, cả “đảng” lẫn cả cách mạng.
Sau này, chừng nào hậu thế có đầy đủ điều kiện lương thiện trí thức, để mở lại vụ án “Nhân Văn - Giai Phẩm”, để có thể trả lại công lý cho cái phong trào tư tưởng tiến bộ ấy, cho lớp người thực sự là “tiên tiến” như Trương Tửu, như Nguyễn Hữu Đang… như cả Trần Đức Thảo… thì lúc đó mới có thể làm sáng tỏ để đánh giá tầm vóc cuộc đời và sự nghiệp, và cả về cái chết đột ngột của Trần Đức Thảo..
Chỉ lúc ấy, hậu thế mới có thể biết rõ được giá trị sự nghiệp mà Trần Đức Thảo đã hết lòng mơ ước và đã dầy công tạo dựng là như thế nào.
Đấy là một Trần Đức Thảo bi thảm, như tôi đã thấy, đã gặp và đã được nghe ông trải bầy tâm sự.
Đấy là một con người tàn tạ trong gian nan, hối hận, Đấy là một cuộc đời bi thảm… mang đầy thương tích thối tha của hận thù và bạo lực. Nhưng bộ óc ấy vẫn trong sáng, không oán thù ai, mà chỉ hối hận về sai lầm, về sự im lặng của chính mình, tự thấy mình mang tội đồng loã với sai lầm trong một thời gian quá dài. Đây là công, tội của một kẻ tôn thờ chân lý. Không ít người cho đấy là một nỗi đau, một thất bại của nhà triết học khi đã dại khờ lao minh vào đống rác của lịch sử… với giấc mộng cuối cùng, là sẽ mang công sức và trí tuệ của mình ra để làm sạch lịch sử, làm sạch cách mạng!
Tuy vô tài, bất tưởng, văn dốt, vũ dát, tôi cũng muốn gắng làm chứng cho bộ óc thông thái vô cùng bi thảm ấy. Bi thảm vì thấy mình đã uổng phí cuộc đời: lúc có thể, lúc nên nói, nên vùng dậy để bênh vực con người và những giá trị văn minh văn hoá, để dũng cảm ngăn chặn tội ác, để uốn nắn cách mạng theo hướng thiện, thì ông đã không làm. Nay thấy cái sự im lặng trong suốt mấy chục năm qua là đã đồng loã với cái sai, với cái dối, cái ác. Bi thảm vì vào lúc hoàng hôn cuộc đời, nỗi hối hận đã thiêu đốt ông, đã hối thúc ông phải vùng dậy để hành động, để chuộc tội. Nhưng than ôi, đã quá trễ! Cái chết không cho ông chuộc lại tội đã uổng phí cuộc đời, uổng phí bao nhiêu năm ăn học, uổng phí bao nhiêu năm nghiền ngẫm suy tư về cách mạng!
Với bài học của đám trẻ nghèo khổ phải kiếm sống trên những bãi rác bao la, nhưng chúng có con mắt tính anh, bẻn nhạy, nhạnh tay bới tìm ra từ đồng rác đó những gì còn đùng được, tôi cũng muốn cố bởi tìm trong đồng rác lịch sử đương đại, để nhặt nhạnh, từ cuộc đời và sự nghiệp dang dở Trần Đức Thảo, một chút gì còn dùng được. Chặng lẽ một cuộc đời đầy ắp tư duy thông thái ấy đã không.. để lại được chút gì hữu ích cho hậu thế? Chẳng lẽ tôi cứ thản nhiên, vô cảm, đứng nhìn cái đống rác thối rữa vĩ đại ấy vĩnh viễn vùi lấp ông sâu vào thối tha và quên lãng? Như vậy thì cuộc đời bi thảm ấy thật là lãng phí. Bởi thế, tôi cố kể lại, để chia sẻ cùng bạn đọc, cái sự may mắn của tôi vì đã được triết gia Trần Đức Thảo coi như người thân, để ông tâm sự, nỗi niềm. Tôi đã lắng nghe ông vì đời ông tuy bi thảm, nhưng đã tích luỹ nhiều điều thật hay, cũng hữu ích người nghe, là… tôi.
hép lại từ cuốn băng ghi âm mấy lời tâm sự của giáo sư Trần Đức Thảo mười hai ngày trước khi ông lìa đời
Hôm ấy, là thứ Ba, 12-4-1993, vào khoảng gần 6 giờ chiều, mấy anh em chúng tôi tới “Nhà Việt Nam” ở đường Cardinal Lemoine, quận 5, Paris, để nghe giáo sư Trần Đức Thảo thuyết trình tiếp như thường lệ mấy phần đầu của một cuốn sách đang được ông soạn thảo, thì bất ngờ thấy nhiều người có vẻ bực tức, lục tục bỏ ra về. Khi chúng tôi vừa tới, họ mách bảo: “Buổi thuyết trình bị cấm rồi”… Nhưng sau đó, chúng tôi cũng vào được để tìm hiểu lý do. Lúc đó giáo sư Thảo đang thầm thì với anh Dũng, bên cạnh có anh Lê Tiến, trong phòng hội của “Nhà.Việt Nam”. Anh Lê Tiến cùng giáo sư Thảo kéo tôi bước sang một phòng nhỏ phía sau để nói chuyện cho kín đáo tránh những cái nhìn đang rất thắc mắc tại sao bỗng nhiên lại có lệnh cấm buổi nói chuyện đã được loan báo từ trước. Chính trong căn phòng nhỏ này, tôi đã ghi âm lại những lời tâm sự mà nay nó trở thành những lời trăn trối quan trọng và rất cảm động
Và sau đây là bản chép ra từ phần ghi âm ấy.
Như những lời trăng trối
Trước sự thất vọng vì buổi thuyết trình dự trù đã bị cấm quá đột ngột, giáo sư Thảo đã bực bội nói ra những gì bác cất giấu trong đầu lúc đó. Bác lớn tiếng, tay đập xuống bản, dằn từng tiếng mà nói:
- Chỉ tại tôi muốn nói ra là chính Marx sai.
Tôi hỏi:
- Tạĩ sao bây giờ bác mới nói là Marx sai?
Bác Thảo lại đập mạnh tay trên bàn một cách giận dữ:
- Bây giờ tôi nhận ra là chính ông Marx sai. Chứ không phải là ông Marx nói đúng rồi học trò học sai. Chính ông Marx cũng sai.
- Nhưng bây giờ thì có phong trào đòi “phải đọc lại kinh điển”…
- Đấy! Thì mấy cái thẳng đòi đọc lạỉ kinh điển, rồi chúng nó vẫn cứ thế… Đến lúc có gì kiểm thảo thì lại bảo: sai là chúng tôi sai, chúng tôi sẽ đọc lại Marx, nhưng mà chính ông Marx cũng sai. Rồi cứ luẩn quẩn mãi thế…
- Bác phải chỉ cho họ thấy chứ!
- Thì hiện nay tôi đang chỉ, vì thế mà chúng nó muốn đè đầu tôi. Nếu mà không nhận ra là ông Marx sai thì không thể nào thoát ra khỏi chỗ này được.
Nhưng mà “lần này” là còn phải bao lâu nữa bác mới chỉ rõ cho họ biết được?
- Còn độ vài tháng nữa thôi. Có lẽ tôi cũng phải làm sớm hơn, có lẽ cũng chỉ hai ba tháng nữa thôi. Tại vì để lâu quá rồi. Vì chúng nó vẫn cố giữ địa vị. Hiện nay thất bại như thế rồi nhưng vẫn cố giữ địa vị, để giữ cái món ăn tiền… cứ bảo vệ ông Marx. Bảo sai là chúng tôi sai, nhưng mà ông Marx ông ấy đúng. Cứ bảo vệ ông Marx.
- Bây giờ có mấy cái nghị quyết mới muốn xiết lại…
- Tai hại nhất là cái thằng Baiibar ấy, cái thằng ấy là nó lại là siêu Marx! Nó giả vờ đứng về phía Marx để nịnh mấy cái thằng kia vốn đã đội Marx lên trời… Nhưng nó lại còn quá nữa, nó còn siêu hơn cả Marx nữa…
- Tức là thứ ultra đấy…
- Ừ, tức là ultra đấy. Thế là cứ loanh quanh mãi, lại cứ ông Marx mãi… Rồi nói là chúng ta học sai. Rồi lại cứ ông Marx mãi.
- Nếu vậy thì bác phải kịp thời chỉ ra cho họ thấy chứ!
- Thì tôi đang chỉ cho họ thấy, thì cũng độ sáu tháng nữa… vì thế mà chúng nó đàn áp tôi. Nếu mà không rời ông Marx ra thì cứ luẩn quẩn mãi.
Anh Lê Tiến chặn lại:
- Bác nói ai sai cũng được, nhưng mà cũng phải khiêm tốn một chút… Cũng như khi Euclide viết định đề toán học, cũng có người nói ông này sai, nhưng…
- Không! Cái này không thể chỉ như toán học được…
- Nhưng mà bây giờ muốn hỏi bác, bác nhận thấy Marx sai từ lúc nào?
- Từ cuối năm ngoái (tức cuối năm 1992). Tôi nhận ra rằng ông Hegel ông ấy sai, rồi ông Marx lấy lại phương pháp của ông Hegel. Chính phương pháp y sai. Ông Marx bảo phương pháp ấy đúng, ta cứ lấy lại… nhưng thực ra là phương pháp ấy sai…
- Bác phải chỉ ra cho rõ cái điều đó chứ….
- Ừ thì đấy, tôi đã chỉ ra trong cái bài đầu. Bài đầu và bài thứ hai. Chính là phương pháp ấy sai, ống Marx lại lấy lai phương pháp ấy…
- Nếu thế thì bác phải phủ nhận những gì đã viết từ trước tới giờ?
Bác Thảo (gõ mạnh xuống bàn):
- Tất nhiên rồi. Tôi nói rõ ra như vậy, tất nhiên là phải phủ nhận. Tất nhiên là phải phủ nhận! (Chúng tôi nghe và im lặng hồi lâu như bị sốc!) Ông Marx tưởng là ông Hegel đúng, ông Marx lấy lại phương pháp của ông Hegel, khổ thế! Chính là ông Hegel cũng sai.
- Bác phải làm sao chỉ ra như vậy chứ.
- Thì trong hai cái bài đầu, tôi chỉ ra là ông Hegel sai…
- Nhưng mà chưa rõ lắm.
- Nếu mà không vạch ra được cái chỗ ấy thì cứ luẩn quẫn mãi. Cái bi kịch của cách mạng ta là cứ bảo Marx đúng, nhưng mà ta không hiểu, nên ta vận dụng sai, rồi cứ luẩn quẩn đi học Marx mãi.
Anh Lê Tiến:
- Cái bi kịch của cách mạng ta, dù sao đi nữa thì cũng có hai giai đoạn, một giai đoạn cách mạng dân tộc giành lại độc lập cho đất nước…
- Đấy không phải là giai đoạn cách mạng vô sản, sau rồi nó mới làm cách mạng vô sản, rồi nó mới chia ruộng, mới đấu tố. Còn cách mạng dân tộc thì đúng quá rồi. Cách mạng dân tộc thì đúng quá rồi. Nhưng mà cái mà đưa ông Marx vào ấy, bảo rằng cách mạng dân tộc chưa ăn thua gì hết, phải theo đường lối của nhà nuức là của chung ấy… chiếm công vi tư theo cái kiểu nhà nho.
Anh Lê Tiến:
- Dù sao thì trong giai đoạn đầu…
Bác Thảo chặn lại:
- Gíai đoạn đầu ấy thì chưa thò ông Marx ra…
- Nhưng mà ở nhà bây giờ người ta lại nêu ra tư tưởng Hồ Chí Minh…
- Nói tư tưởng Hồ Chí Minh thì cũng lại là lòi ông Marx ra… (Tay đập bàn) Mà vận đụng Marx là nó sai từ gốc. Ở nhà chúng nó cứ bảo tôi: cứ giữ danh nghĩa ông Marx thì ăn tiền. Chúng nó biết tôi nghiên cứu về Marx thì nói thế. Chính mấy cái anh học mót về Marx ấy cứ bảo: Sai là chúng tôi sai vì chúng tôi dốt nên chúng tôi sai, bây giờ chúng tôi học lại Marx…
Anh Lê Tiến:
- Nhưng giờ đây người ta nói tới tư tưởng.Hồ Chí Minh nhiều hơn…
- Thì Hồ Chí Minh thì vẫn là Marx, tất nhiên ông ấy cũng khôn hơn, ông ấy nói ra một cách đại chúng… nhưng cũng vẫn là Marx, nghĩa là vẫn sai tận gốc…
- Như cải cách ruộng đất thì có phải là Marx không?
- Cải cách ruộng đất chính là theo tinh thần Marx. Vì thế mà nó sai. Nó sai vì ông Marx, chứ không phải nó sai vì hiểu lầm.
Anh Lê Tiến:
- Từ trước tới giờ không có ai nói là Marx sai…
- Ông Marx sai trước hết là vì ông Marx lấy lại phương pháp của ông Hegel, mà chính là Hegel sai, sai vì phương pháp. Lại thêm một điểm nữa là vì ông Hegel nói trên trời thì không đến nỗi tai hại quá… Marx lấy lại phương pháp tư tưởng của Hegel làm cho cái học thuyết nó sai… Như là trong Chính sách Kinh tế mới của Lenin ấy…
Anh Lê Tiến tiếp tục chặn lại:
- Cái Kinh tế mới ấy là đúng nhưng con người thi hành kinh tế mới ấy chưa phải là con người mới xã hội chủ nghĩa…
- Kinh tế mới ấy là đúng, nhưng có người nói theo Marx thế là nó sai, thế nên Lenin thua. Mà chính là do Marx sai nên mới dẹp nó đi…
- Dù thế nào thì bác cũng chưa nói thật rõ…
- Thì trong hai cái bài đầu, tôi đã chứng minh là cái dialectique của Hegel là sai, mà ông Marx lấy lại cái dialectique ấy thì lại cảng sai. Vì sao? Vì Marx đưa từ trên trời xuống đất.
- Sao bác không nói thẳng ra như vậy…
- Không thể nói thẳng, nói rõ ngay ra tất cả nhur thế được. Vì chủng nó đang đả tôi như thế, chủng nó đánh cho vỡ đầu ra… Nhưng nay đã là quá lắm rồi, đã sai lầm như thế rồi mà chúng nó cứ lại mác-xít mãi, chúng nó vẫn cứ vin vào bảo Marx đúng, sai là chúng tôi sai… Nhưng thật là đã sai từ gốc…
Anh Lê Tiến lại nói:
- Cháu chưa thấy ai đã nói ra như vậy.
- Ở nhà không có ai dám nói ra như vậy. Mà ở đây cũng không có ai nói ra như vậy. Nhưng mà tôi nhận thấy nếu mà không nói ra như vậy thì cứ luẩn quẩn mãi, đã thất bại như thế, lại cứ ông Marx mãi, cứ đọc lại kinh điển…
Anh Lê Tiến;
- Bác không dùng marxisme nữa thì dùng cái gì?
- Thì phải dửng cái khác!
- Cái khác là cái gì?
- Là cái mà tôi đang xây dựng. Cái mà tôi đang xây dựng bước đầu, là hoàn toàn mới chứ mà cứ theo Marx mãi thì không được…
Anh Lê Tiến:
- Theo trong lịch sử triết học thì phương đông kể từ Khổng Tử, Mạnh Tử rồi Lão Tử, còn phương tây thì là từ Aristote tới Descartes…
- Tất cả những cái đó thì nó sai rồi…
Anh Lê Tiến:
- Bác nói như thế thì từ khi con người xa rời cái thế cầm thú mà bác nói nó sai thì…
- Những cái của thời đó thì nó có thể thử nghiệm được, nhưng nay thì nó không còn dùng được…
(Cuộc tranh luận giữa giáo sư Thảo và anh Lê Tiến trở nên gay go và lộn xộn rất khó nghe rõ nên xin gác qua đoạn này để chỉ chú ý tới những lời lẽ của giáo sư Thảo sau đó)
Anh Lê Tiến:
- Cháu thấy bác dù sao thì cũng nên thận trọng.
- Thì nay mới bước sang phần thứ tư, còn trong ba cái phần đầu, chúng nó có nói gì nổi đâu. Nếu chúng nó mà phá được, thì tôi chết rồi. Tối không còn ngồi đây nữa. Nhưng mà đánh vào quyền lợi của nó thì tuy nó không làm gì được, nhưng nó bịt đấu, bịt đuôi, không cho sống. Nếu mà nó đánh được thì chết ấy chứ.
- Nhưng bác phải chỉ rõ ra cái đường hướng mới ấy chứ.
- Thì những cái mà tôi đã viết, nhát là trong ba cái bài đầu ấy, chính chúng nó không bẻ được thì tôi mới còn sống…
Anh Lê Tiến:
- Cháu nói cái này cũng là để information thôi, để mà thấy chuyện chung thôi, chứ không phải là phê bình bác. Nhiều người, trong đó có những người đã viết thư cho bác… Thì người ta nói những điều bác viết, những điều bác nghĩ cũng như mấy cái propositions của bác, thì… (mấy từ tiếng Pháp này nghe không rõ…), nhưng mà tới bây giờ trên phương diện trao đổi giữa người với người, xưa tới nay chưa có ai nói những cái như bác viết…
- Thì cho tới nay tôi chưa đưa ra được những điểm cần thiết… Làm thì không thể nào trong bốn tháng mà làm xong được… Cái mà tôi nhận ra thì mới trong sáu tháng thôi.
Anh Lê Tiến:
- Mà bây giờ thì thời gian cũng không có, vấn đề sức khỏe của bác rất là giới hạn, rồi chương trình công tác nó đòi hỏi nóng hổi, phải nhanh phải lẹ. Mà với điều kiện sinh sống của bác như thế này, với phương tiện vật chất của bác như thế này, thì cũng phải làm cho lẹ…
- Những cái tôi làm, không thể đi thẳng vào vấn đề, vào con người và xã hội hiện nay… Mà xã hội hiện nay nó xuất phát từ cả một lịch sử xã hội… Mà lịch sử xã hội nó xuất phát từ cả một cái lịch sử động vật… Tất cả những cái đó là cần thiết phải thông qua… Thì đấy tôi cũng đã nói rất là đơn giản, nhưng mà cũng phải nói, mà cũng mất công… Mà công thì không thể nào bốn tháng mà làm xong được. Làm xong thì cũng chỉ năm hay nói chậm ra cũng chỉ sáu tháng thôi… Mà hiện nay tôi tới tuổi già rồi mới nhận ra, mà tới tuổi già rồi mới có điều kiện, nhận ra, chứ trước có ai dám động tới cụ Marx đâu.
(Mấy câu này do giáo sư Trần Đức Thảo nói ra để phác hoạ mấy chương của cuốn sách mà ông đang hình thành, nhưng không kịp nữa)
Trở lại với cuộc đối thoại, Anh Tiến lại nói:
- Cái đó là thói quen của bác ở trong nước, chứ ở đây nó đụng tơi bời…
- Nó đụng nhưng mà nó không có một chính truyền… Tôi là người đầu tiên dám đụng tới Hegel. Ở ngoài không ai dám đụng tới Hegel, cứ nghe ông Hegel như là thành, còn thì là do không hiểu, nên không ai đụng tới Hegel.
Anh Lê Tiến:
- Ở đây thì họ vẫn đụng tơi bời…
- Nhưng không ai đi vào cái gốc tức là cái phương pháp.
- Tức là logique và dialectique…?
- Thì đây! Thì cái ấy đấy, chưa ai đụng đến. Nếu đụng đến thì anh phải có một cái mới… Nếu mà không có một cái mới thì anh không dám làm gì…
Anh Lê Tiến:
- Có thể là từ Marx tới bây giờ thì chỉ có một Trần Đức Thảo dám đặt lại vấn đề…
- Tôi không phải là người đầu tiên, mà có từ ấy… Nhưng mà tôi là tôi nói cho nó rõ, rồi tôi phát triển được… những cái đó thì mới lắm… chưa bao giờ… Mới bắt đầu có từ những năm ba mươi, thì tôi phát triển được… Ông Husserl thì nói từ những năm ba mươỉ, Nhưng mà ông ấy theo phe duy tâm.
Anh Lê Tiến:
- Bây giờ lại nói Marx là học trò của ông Hegel… thì bây giờ…
- Không! Bây giờ thì phải làm lại… Lần đầu tiên tôi làm đến nay, nghĩa là những cái mà tối làm rồi thì chưa ai bẻ được. Mà không thể nào bẻ được. Thì nó là lần đầu tiên có một phương pháp mới, chưa bao giờ có cái phương pháp ấy… Trước đây ấy, có hai quy trình: quy trình vin vào dĩ vãng… rồi cứ nhớ lại di vãng… Rồi nó lý tưởng hoá dĩ vãng, thần thánh nó… lấy nó làm gốc. Thế rồi có những cái nó lại đi trước, nó thiên về tương lai… khổ nhất là Marx… ông ấy đã đặt cái tương lai lên trước cái hiện tại… để bảo rằng: “ Sau này thì sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản… thì sẽ gì, gì đấy...
Đến đây vì cuốn băng bị hết nên không ghi âm được đầy đủ phần chứng minh của giáo sư Thảo nói về vấn đề “chính Marx đã sai”.
Cũng xin nói thêm cho rõ: đáng lẽ ra giáo sư Thảo tới Nhà Việt Nam hôm ấy là để diễn thuyết về đề tài “La Théorie du Présent vivant comme Théorie de Associativité (Lý thuyết Hiện tại sống động như là lý thuyết của liên hợp tính)”.
Nhưng anh Dũng người trực phiên tại Nhà Việt Nam hôm ấy cho biết có lệnh thôi không cho tổ chức các buổi thuyết trình như vậy nữa. Hôm ấy giáo sư Thảo cầm tới một số tập tư liệu sao ra băng photocopie về các đề tài đã thuyết trình bằng tiếng Pháp để bán. Trong đó có đề tài của buổi thuyết trình hôm ấy, nhưng rồi bị cấm. Tập tư liệu bằng tiếng Pháp ấy bác ghi rõ là “Edité par l’auteur (Do tác giả ấn hành)” và có ghi ngày in là 12-4-1993. Rồi có tin bác giận dữ tính họp bảo để tuyên bố chọn tự do!
Nhưng tiếc thày, đến ngày 24-4-1993 thì bác Thảo đột ngột qua đời.
Cũng xin nói thêm lá cuốn băng ghi âm này và vài cuốn băng ghi âm mấy buổi nói chuyện khác của bác, tôi sẵn sàng trao lại cho những ai muốn nghiên cứu về bác Thảo, đặc biệt là nếu có thư viện nào muốn lưu trữ tư liệu của chính Trần Đức Thảo.
rần Đức Thảo đã ra đi và Việt Nam mất đi một triết gia. Song điều đó có nghĩa gì đối với một đất nước có quá nhiều mất mát, ở một nơi mà do cuồng vọng của lãnh đạo hàng triệu gia đình đã mất cha mất con, mất vợ mất chồng, đôi khi mất cả hai ba thế hệ, mất cả không ít trẻ thơ là mầm non của đất nước?
Song ta có thấu hiểu về sự mất mát của chỉ một người như Trần Đức Thảo, ta mới trông ra hết cả cái thảm kịch của một dân tộc bất hạnh như dân tộc Việt nam.
Từ nhỏ, ông đã học giỏi. Song điều đó không lạ, không hiếm ở một nước có truyền thống hiếu học. Lớn lên, ông vẫn nổi bật giữa chúng bạn, trong một ngành mà không mấy người Việt Nam đi vào, mà còn ở ngay một môi trường không phải là của ta.
Người ta bảo người Việt không thích triết bởi cái tính thực tiễn, thiết thực ở nơi ta. Với loại triết lý “thằng Bờm”, ta sẵn sàng để những vấn đề nhức đầu nhức óc cho người khác. Chẳng thế mà người ta bảo người Việt bình thường chỉ có loại triết lý vụn chứ không có triết học.
Vì sao?
Vì triết học đích thực đòi hỏi những tư duy tập trung, sâu sắc, dài hơi và dài hạn, để cho cái nhìn của ta trở thành hệ thống. Dựng nên một hệ thống triết học liền lạc, do đó, không phải là ai cũng làm được mà không làm được thì làm sao ta có thể sánh với những bộ óc lớn của nhân loại?
Chính vì thế mà cái học lên đến cỡ của một Trần Đức Thảo hay Nguyễn Mạnh Tường thời tiền chiến không phải là dễ, đạt đến mức của một Nguyên Xuân Vinh hay Trịnh Xuân Thuận, Ngô Bảo Châu đời nay là đã thành những bảo vật mà xã hội cần gìn giữ, cưu mang. Bởi những con người như vậy không tự nhiên sinh ra là xuất chúng. Cái giỏi của họ là kết quả của bao nhiêu tu luyện, để một ngày kia họ có thể trở lại đền đáp xã hội đã nuôi dưỡng tài năng của họ.
Những con người như vậy sẽ đem lại vinh quang cho xã hội sản sinh ra họ và họ càng đóng góp được cho nhân loại bao nhiêu thì họ càng làm vẻ vang cho nguồn gốc của họ bấy nhiêu.
Vùi dập những tài năng như vậy, do đó mà thành một trọng tội. Không phải chỉ chúng ta nghĩ như vậy. Ngay một người đi theo “Đảng và Bác” bao năm như nhà thơ Huy Cận mà cũng trông ra cái mất mát to lớn của một người như Trần Đức Thảo.
Sau khi được tin ông chết, có lẽ qua con ông là Cù Huy Hà Vũ lúc bấy giờ đang học ở Paris, Huy Cận ở tận Hà Nội đã phải thốt lên:
NHÀ TRIẾT HỌC
Tặng hương hồn Trần Đức Thảo
Anh sinh ra ở miền Kinh Bắc
Đất nước thâm trầm nuôi dưỡng anh
Cha ông sông lắng dòng sâu sắc
Suy ngẫm nhân sinh tập đại thành.
Cổ kim suy tưởng ôm hành động
Chân lý rèn trong lửa cuộc đời
Thế kỷ hai mươi hồn mở rộng
Gốc xưa nhựa ẩm bật cành tươi.
Chao ôi dao động, lòng chao đảo
Ai héo nhân văn, xấu kiếp người
Đã có giữa đời Trần Đức Thảo -
Người ơi vững gót (1) trụ đất trời
Triết nhân tẩn mẩn như con trẻ
Từ tiếng u ơ tìm lại nguồn
Ngôn ngữ lắng trầm nghìn thế hệ
Giọng người đâu phải tiếng chim muông
Triết nhân có phải tăng nguồn sống
Cho mỗi hồn ta, cho thế nhần
Vất vả đường ai, nhưng gió lộng
Nâng chân muôn dặm bước hài văn.
Huy Cận
5 giờ sáng 11-7-91
(1) Ngạn ngữ xưa: “Biết cắn môi để chịu thiệt, Đứng vững gót mà làm người”.
Trong bài thơ, Huy Cận nhắc đến một tác phẩm lớn của Trần Đức Thảo, cuốn Recherche sưr l’Origine du Langage et de la Conscience (được Đoàn Văn Chúc dịch sang tiếng Việt là Tìm Cội Nguồn của Ngôn Ngữ và Ý Thức, một trong những tác phẩm chính làm nên sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo cũng như đã xây dựng tên ông thành một triết gia của nhân loại trong thế kỷ 20.
Theo Cù Huy Chữ thì từ năm 1991 Huy Cận tuy không hiểu lắm định nghĩa của Trần Đức Thảo về học thuyết của ông là “hiện tượng học - Mác-xít, đứng hơn nên gọi tôi là nhà duy vật biện chứng nhân bản”, song nhà thơ vẫn công nhận ông là “một nhà khoa học vĩ đại đang cần mẫn sống và làm việc cho đất nước, cho dân tộc, cho sự phát triển tự do của con người”.
Như vậy, cho dù như Trần Đức Thảo bị CSVN bao vây hàng mấy chục năm từ khi “héo nhân văn” (1956), không cho làm gì ngoại trừ ngồi dịch mấy cuốn sách Pháp (một cách dùng người thật lạ kỳ, tương tự như dùng một ông giáo làm việc của học trò), ở ngay trong chế độ (Huy Cận đã có một thời gian dài làm bộ trưởng Bộ Văn hoá ở miền Bắc) vẫn có người nhìn ra chân giá trị của ông.
Song cũng phải tinh lắm thì mới nhìn được ra như thế. Chứ bề ngoài thì triết gia Trần Đức Thảo, sau bao năm bị chế độ trù dập, có thể nói là không “ấn tượng” lắm. Khi ông được sang Pháp vào cuối đời (tháng 3/199 l đến 21/4/1993), ban đầu ông đã gây được sự chú ý nhờ tiếng tăm của ông từ 40 năm trước. Nhưng khi người ta tò mò đến nghe ông thì chỉ thấy một ông già nhếch nhác, lại còn bị thối tai, mà xem chừng rất dè dặt, kín đáo (đâu mấy ai biết ông bị bao vây bởi các “đồng chí” ở Sứ quán) nên trước công chúng không dám nói thật mà phải nói quanh co, nói triết học xem chừng rất khó khăn. Chẳng bao lâu, ông mất dần thính chúng… để đi đến chỗ lèo tèo với đôi ba người là có can đảm ở lại với ông đến cùng.
Nhưng đằng sau cái bề ngoài không mấy ấn tượng đó là cả một khối tinh ròng suy nghĩ ấp ủ một đời mà may mắn chúng ta có nhà Văn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê nhờ thiện duyên đắ làm thân được với ông để ghi lại những lời cuối, những lời xem như trăng trối của Trần Đức Thảo.
Cuộc đời Trần Đức Thảo xem như một cuộc đời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào nãm 1951 nên mọi sự trở nên lỡ dở. Cuộc đời đó có thể xem như một bài học ”an object lesson” đối với những ai để cho tính cảm, lý tưởng che mờ đi lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có đời sống gia đình, không có cả tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm - cho quê hương đất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự-nghiệp dang dở.
Cuối đời, dù được cho đi Pháp ông vẫn bị bao vây nếu không muốn nói là ám hại. Cũng may là bên ông còn có một số người thân đi lại chăm sóc cho ông, trong đó có thể kể vợ chồng Cù Huy Hà Vũ lúc bấy giờ đang học ở Pháp. Theo lời kể của Luật sư Dương Hà, lúc ông Trần Đức Thảo mới được sang Pháp, thì Cù Huy Hà Vũ còn đang thực tập ở Sénegal (Tây Phi) nhưng sau khi ở đó về, vợ chồng chị thường đến thăm ông Trần Đức Thảo vào cuối tuần. Vì ông không có thu nhập gì đáng kể nên vợ chồng chị hay đi mua nước đến cho ông, và trong khi Cù Huy Hà Vũ chuyện trò trao đổi với ông thì chị dọn dẹp chung quanh phòng cho ông.
Mãi gần vào những ngày chót, mới có tin vui là giáo sư Jean Dupèbe dạy ở Paris VII (ở khuôn viên Sorbonne ở Quận 5 Paris) vận động được cho Trần Đức Thảo một món tiền hưu để bảo đảm cuộc sống cho ông ở Pháp. Song ngân phiếu đầu tiên là 3.000 francs mới đến, ông chưa kịp tiêu thì đã mất. Theo lời kế của một nhân chứng thuộc Sứ quán, vào phút chót ông chỉ biết kêu: “Vũ… Vũ…”.
Ký ức cuối cùng mà triết gia Trần Đức Thảo để lại nơi một số người quen ông là một hình ảnh khá vô nghĩa: ông thích đội mũ len!
NGUYỄN NGỌC BÍCH
Springfield, Virginia Mùa Giáng Sinh 2013
|
No comments:
Post a Comment