Friday, December 12, 2008

GIAI CẤP MỚI 3

==

Milovan Djilas
Giai cấp mới
Phạm Minh Ngọc dịch

Chương III

GIAI CẤP MỚI
(THE NEW CLASS, 37-69)


1.

(Quan liêu)

Như đã nói ở trên, tại Liên Xô và các nước cộng sản khác, tất cả đã diễn ra không như tưởng tượng của các lãnh tụ nổi tiếng nhất như Lenin, Stalin, cũng như Trotsky và Bukharin. Cứ theo quan niệm của họ thì bộ máy nhà nước Liên Xô sẽ ngày một yếu đi, trong khi nền dân chủ sẽ ngày một mạnh thêm. Đã xảy ra điều hoàn toàn ngược lại. Người ta cho rằng mức sống sẽ được nâng cao nhanh chóng trong một tương lai không xa, nhưng hoá ra đời sống được cải thiện không đáng kể, trong các nước Đông Âu mức sống lại có phần bị sụt giảm: dù sao thì sự cải thiện điều kiện sống cũng không tương xứng với mức độ công nghiệp hoá. Người ta từng tin tưởng rằng mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay sẽ dần được san bằng, nhưng hoá ra các mâu thuẫn này ngày một sâu sắc thêm. Tình hình cũng xảy ra tương tự trong các lĩnh vực khác, kể cả các dự đoán về sự phát triển của thế giới phi cộng sản.

Nhưng ảo tưởng lớn nhất chính là ảo tưởng rằng cùng với việc công nghiệp hoá và tập thể hoá nghĩa là cùng với việc thủ tiêu sở hữu tư bản chủ nghĩa, Liên Xô sẽ trở thành xã hội phi giai cấp. Năm 1936, nhân dịp công bố Hiến pháp mới, Stalin tuyên bố rằng ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột, nhưng trên thực tế người ta không chỉ thực hiện xong quá trình thủ tiêu các nhà tư sản và các giai cấp khác của chế độ cũ mà còn thiết lập một giai cấp hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử.

Dễ hiểu là giai cấp mới này, cũng như mọi giai cấp trước nó trong quá khứ đã tự coi sự thống trị của mình là sự toàn thắng của hạnh phúc và tự do cho tất cả mọi người. Chỉ có một khác biệt duy nhất: thiếu khoan dung hơn, nó không cho phép nghi ngờ những ảo tưởng do nó áp đặt và không cho phép nghi ngờ quyền cai trị của mình. Điều đó lại chứng tỏ rằng sự thống trị của nó toàn triệt hơn mọi chế độ từng được biết đến trong lịch sử, thành kiến và ảo tưởng giai cấp của nó cũng tương đương như thế.

Cái giai cấp mới, tầng lớp quan liêu, đúng hơn phải nói tầng lớp chính trị quan liêu, không những mang trong mình nó tất cả đặc thù của các giai cấp bóc lột trước đó mà còn có những đặc trưng riêng biệt, khác hẳn. Ngay sự xuất hiện của nó, tuy có nhiều điểm chung với sự xuất hiện của những giai cấp khác, nhưng vẫn có những khác biệt.

Các giai cấp khác, trong đại đa số các trường hợp, cũng giành được tài sản và quyền lực bằng con đường cách mạng, nghĩa là phá bỏ các quan hệ chính trị, xã hội và các quan hệ cũ khác. Nhưng các giai cấp đó giành được chính quyền sau khi các hình thức kinh tế mới đã có thế thượng phong trong lòng xã hội cũ. Giai cấp mới trong hệ thống cộng sản xuất hiện không phải với mục đích hoàn thành các cuộc cải cách mà với ý định đặt nền móng cho các quan hệ kinh tế mới và sự thống trị của chính nó đối với xã hội.

Trong các thời đại trước, việc giành chính quyền của một giai cấp, một bộ phận của giai cấp hay của một đảng nào đó chính là hành động cuối cùng trong việc tạo lập và hình thành ý thức của thời đại. Tại Liên Xô tình hình diễn ra khác hẳn: giai cấp mới chỉ thực sự hình thành sau khi đã nắm được quyền lực. Nhận thức về thời đại tiếp tục phát triển - và phải phát triển vì cho đến lúc đó nó chưa ăn sâu, bén rễ vào đời sống của dân tộc – vượt trước cả khả năng kinh tế và khả năng vật lí của nó; còn vai trò của dân tộc và bức tranh của thế giới thì được vẽ ra dưới dạng lí tưởng hoá. Điều này tuy nhiên không làm giảm khả năng thực tế của nó.

Ngược lại là khác. Cùng với những ảo tưởng và mặc dù có những ảo tưởng như thế, giai cấp mới chính là hiện thân của xu hướng công nghiệp hoá, một xu hướng đã trở thành đòi hỏi khách quan. Từ đó cũng xuất hiện tính thực dụng của nó. Niềm tin vào một thế giới lí tưởng do chính nó hứa hẹn đã cố kết đội ngũ, đã reo rắc ảo tưởng vào trong quần chúng nhưng cũng kêu gọi và động viên họ hoàn thành những công việc có ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Vì giai cấp mới không thoát thai từ cội nguồn của các tiến trình kinh tế-xã hội hiện thực, ta chỉ có thể tìm thấy mầm mống của nó bên trong một tổ chức đặc biệt, một tổ chức dựa trên kỉ luật sắt và sự thống nhất về mặt tư tưởng. Họ phải lấy những nhân tố chủ quan, đấy là sự thống nhất về nhận thức và kỉ luật sắt để bù vào những khiếm khuyết khách quan trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội trong những giai đoạn đầu.

Nguồn gốc của giai cấp mới là đảng kiểu mới, đảng bolshevik. Lenin đã hoàn toàn có lí khi cho rằng đảng do ông thành lập là đảng đặc biệt trong lịch sử loài người, nhưng ông không thể nghĩ rằng chính đảng đó lại là cội nguồn của một giai cấp mới.

Đúng hơn phải nói rằng mầm mống của giai cấp mới không phải nằm trong toàn bộ đảng bolshevik mà chỉ nằm trong tầng lớp các nhà cách mạng chuyên nghiệp, lực lượng nòng cốt của đảng trước khi đảng giành được chính quyền. Không phải vô tình mà sau thất bại của Cách mạng năm 1905 Lênin đã khẳng định rằng chỉ có các nhà cách mạng chuyên nghiệp, nghĩa là những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp chính, ngoài ra họ không làm gì khác, mới có thể thành lập được một đảng kiểu mới mà thôi. Stalin, người kiến tạo giai cấp mới là biểu hiện rõ ràng nhất hình ảnh người cách mạng chuyên nghiệp kiểu đó.

Nhóm các nhà cách mạng chuyên nghiệp đó đã phát triển dần dần thành một giai cấp cầm quyền mới. Các nhà cách mạng này sẽ còn đóng vai trò hạt nhân của nó trong một thời gian dài nữa. Trotsky đã nhận xét rằng chính các nhà cách mạng chuyên nghiệp đã tạo ra mầm mống của bộ máy quan liêu của Stalin. Nhưng ông đã không hiểu một điều, đây chính là mầm mống của một giai cấp cầm quyền, giai cấp bóc lột mới.

Nhưng điều đó không có nghĩa là đảng và giai cấp là một. Đảng chỉ là hạt nhân, là cơ sở. Thật khó, thậm chí không thể xác định được ranh giới của giai cấp mới và không thể liệt kê được tất cả các thành viên của nó. Nói chung, bất cứ người nào nhờ độc quyền trong việc quản lí mà có đặc lợi về kinh tế thì đều có thể coi là thuộc giai cấp mới cả.

Đồng thời công tác quản lí cũng là một công việc cần thiết cho xã hội cho nên cá nhân có thể vừa là một người có ích vừa là một kẻ ăn bám. Rõ ràng rằng không phải đảng viên nào cũng nằm trong giai cấp, cũng như không phải bất kì người thợ thủ công hay đảng viên đảng tư sản nào cũng được coi là nhà tư bản vậy.

Một cách chung nhất có thể nói rằng: cùng với việc củng cố giai cấp mới, khi bộ mặt của nó ngày càng thể hiện rõ thì vai trò của đảng cũng ngày càng giảm đi. Hạt nhân và cơ sở của giai cấp mới đã hình thành ở bên trong cũng như trên đỉnh quyền lực của đảng cũng như của bộ máy nhà nước. Cái đảng từng có lúc là một tổ chức sinh động, đầy sáng kiến, thì nay, đối với những người cầm đầu của giai cấp mới, họ đã biến thành một vật trang trí, càng ngày chỉ càng kéo vào hàng ngũ của mình những kẻ hãnh tiến, những kẻ muốn nhập vào hàng ngũ của giai cấp mới và đẩy những người vẫn còn tin vào lí tưởng ra.

Đảng sinh ra giai cấp. Sau đó giai cấp tự phát triển bằng chính nguồn lực của mình và sử dụng đảng như là cơ sở. Giai cấp thì mạnh lên, trong khi đảng thì yếu đi, đấy là số phận không thể cưỡng lại được của tất cả các đảng cộng sản cầm quyền.

Một đảng không quan tâm đến việc tái sản xuất, nghĩa là không mang trong mình nó giai cấp mới và tài sản của giai cấp ấy thì không thể nào trụ vững được về mặt tư tưởng và đạo đức, hơn nữa lại có thể cầm quyền lâu trong một thời gian dài như đảng cộng sản. Sau khi hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ nhất, Stalin hùng hồn tuyên bố rằng nếu không thành lập được bộ máy thì “chúng ta” đã thất bại rồi! Đáng ra phải nói thành lập “giai cấp mới” thì mọi sự đã rõ ràng hơn.

Việc một đảng chính trị trở thành mầm mống của một giai cấp mới có vẻ như là một việc không hoàn toàn bình thường. Thường thì đảng là sản phẩm của các giai cấp hay tầng lớp dân cư đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế và tinh thần nhất định. Nhưng nếu xem xét kĩ các bước thăng trầm của nước Nga và các nước khác, nơi mà chủ nghĩa cộng sản đã giành thắng lợi bằng nội lực thì ta sẽ thấy rằng cái đảng kiểu mới đó chính là sản phẩm của những hoàn cảnh cụ thể và không phải là hiện tượng bất thường và vô tình.

Mặc dù chủ nghĩa cộng sản có nguồn gốc từ trong sâu thẳm của lịch sử Nga, nó còn là phó sản của hoàn cảnh chính trị mà nước Nga rơi vào trong cuộc chuyển tiếp giữa thế kỉ XIX và thế kỉ XX. Sự phát triển đã buộc nước Nga phải thoát ra khỏi chế độ độc tài chuyên chế, nhưng chủ nghĩa tư bản lại quá yếu, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, không đủ sức thực hiện cách mạng công nghiệp. Việc đó chỉ có thể được thực hiện bởi một giai cấp mới, dĩ nhiên là giai cấp này sẽ thực hiện theo những quan điểm riêng của mình.

Giai cấp như vậy chưa tồn tại.

Lịch sử không quan tâm đến việc ai làm, quan trọng là điều cần thiết đã được làm. Điều đó đã xảy ra ở Nga và ở các nước đã từng diễn ra các cuộc cách mạng cộng sản khác. Cách mạng đã tạo ra lực lượng: đấy là các lí tưởng, các tổ chức và những lãnh tụ cần thiết. Giai cấp mới đã hình thành từ những điều kiện khách quan, do ý chí, tư tưởng và hành vi của những lãnh tụ cách mạng.


2.

Giai cấp mới có nguồn gốc từ những người vô sản. Quí tộc thoát thai từ tầng lớp nông dân, giai cấp tư sản sinh ra từ những người buôn bán, thợ thủ công, các điền chủ thời trung cổ, tương tự như vậy, giai cấp mới được hình thành từ tầng lớp vô sản. Ở đây có thể có một số ý kiền bất đồng là do điều kiện đặc thù của từng dân tộc. Nhưng “vật liệu” hình thành nên giai cấp mới thì vẫn là tầng lớp vô sản ở những nước kém phát triển và chính tầng lớp ấy cũng còn rất lạc hậu

Nhưng nguồn gốc không phải là lí do duy nhất, thậm chí chỉ là lí do phụ giải thích vì sao giai cấp mới luôn luôn nói rằng họ là đại diện của giai cấp công nhân. Họ làm điều đó vì những lí do khác. Thứ nhất giai cấp này tuyên bố lập trường chống tư bản cho nên nó phải tìm sự ủng hộ của các tầng lớp lao động, thứ hai nó dựa vào cuộc đấu tranh và niềm tin của giai cấp vô sản về chế độ cộng sản, nơi không còn cảnh người bóc lột người dã man nữa. Ngoài ra giai cấp mới còn phải quan tâm đến việc đảm bảo cho qúa trình sản xuất hoạt động bình thường, đấy cũng là lí do nó phải cố gắng để không bị mất liên hệ với quần chúng lao động.


Nhưng quan trọng nhất là giai cấp mới không thể tiến hành công nghiệp hoá và bằng cách đó củng cố sức mạnh của mình nếu không có giai cấp công nhân, những người vẫn coi việc nâng cao vai trò của công nghiệp là con đường thoát khỏi cảnh nghèo nàn và tuyệt vọng mà chính giai cấp này cũng như toàn dân tộc đang lâm vào. Quyền lợi, lí tưởng, hi vọng và niềm tin của giai cấp mới, của một bộ phận giai cấp công nhân và bần cố nông đã song hành với nhau trong một thời gian dài. Sự đồng thuận như vậy cũng đã từng xảy ra giữa các giai tầng của các giai cấp khác nhau trong quá khứ. Chả phải là giai cấp tư sản đã là người đại diện cho tầng lớp nông dân trong cuộc đấu tranh phản phong đấy ư?

Con đường đưa giai cấp mới đến với quyền lực là tham gia vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và những tầng lớp cùng khổ khác, các tầng lớp này chính là chỗ dựa của đảng, đúng hơn phải nói: của giai cấp mới. Quyền lợi của các lực lượng này liên kết chặt chẽ với nhau cho đến khi giai cấp mới thiết lập được sự thống trị của mình. Sau đó thì giai cấp vô sản và các tầng lớp nghèo khổ khác chỉ còn được quan tâm vì nhu cầu của sản xuất và giữ cho những tầng lớp dễ biến động và nổi loạn trong vòng kìm kẹp mà thôi.

Địa vị độc tôn đối với toàn xã hội mà giai cấp mới nhân danh giai cấp công nhân lập nên trước hết là sự độc tôn ngay với giai cấp công nhân, ban đầu là trong lĩnh vực tinh thần, dưới danh nghĩa là đội tiên phong của giai cấp vô sản, sau đó là trong tất cả các lĩnh vực khác, thực chất là một sự lừa dối vĩ đại mà giai cấp mới buộc phải thực hiện. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng nguồn sức mạnh và lĩnh vực quan tâm của giai cấp mới chính là công nghiệp. Không có công nghiệp thì giai cấp mới không những không thể ổn định mà cũng không thể khẳng định được địa vị thống trị của mình.

Giai cấp mới luôn luôn được bổ sung bằng những người xuất thân từ giai cấp công nhân. Số phận của tầng lớp nô lệ từ xưa đến nay vẫn là như thế, họ phải cống nạp cho các ông chủ những đại diện tài năng nhất, có tầm nhìn xa trông rộng nhất của mình. Trong trường hợp này giai cấp bóc lột mới đã phát sinh và phát triển từ chính giai cấp bị bóc lột.


3.

Khi phân tích một cách có phê phán hệ thống cộng sản người ta thường đưa ra đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống này, đây là việc toàn dân phải chịu khuất phục trước một tầng lớp đặc biệt, tầng lớp các viên chức quan liêu. Nói chung thì điều đó đúng. Nhưng khi phân tích một cách kĩ hơn thì ta sẽ thấy rằng toàn dân phải chịu khuất phục trước những con người cụ thể, những người trong thực tế không phải là quan chức hành chính, những người hợp thành hạt nhân của bộ máy quan liêu, hay theo cách gọi của tôi là giai cấp mới.

Trên thực tế đấy chính là bộ máy quan liêu chính trị, bộ máy của đảng. Tất cả các viên chức khác chỉ là người giúp việc, ở đây có thể là một bộ máy vừa to lớn vừa chậm chạp nhưng cần thiết cho mọi cộng động. Sự phân biệt giữa nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai có thể được nhận biết về mặt xã hội học, nhưng trong cuộc sống thì hai nhóm này là không thể tách biệt. Vấn đề không chỉ bởi vì toàn bộ hệ thống cộng sản là một hệ thống có tính chất quan liêu, tầng lớp quan liêu chính trị và hành chính đều có thể náu mình trong đó mà còn vì các đảng viên thường khi cũng thực hiện những nhiệm vụ quản lí có ích nhất định. Ngoài ra, tầng lớp quan chức chính trị không thể nắm hết đặc quyền đặc lợi, nó phải chia bớt một phần cho những quan chức khác nữa.

Ngoài ra cần phải nhận rõ sự khác nhau giữa bộ máy quan liêu chính trị đã nói ở trên với bộ máy quan liêu xuất hiện trong quá trình tập trung hoá của nền sản xuất hiện đại (sự độc quyền, các công ty, tài sản nhà nước). Trong các công ty độc quyền tư bản số lượng viên chức cũng đang tăng lên một cách nhanh chóng. Điều đó cũng đúng đối với cả các ngành công nghiệp đã được quốc hữu hoá ở phương Tây nữa. R. Dabin khẳng định rằng các viên chức nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất được coi là một tầng lớp đặc biệt: “Các viên chức thường sống gắn bó với các đồng nghiệp.

Quyền lợi chung thường đóng vai trò chất kết dính, gắn bó họ với nhau, đặc biệt là sự cạnh tranh nội bộ ít xảy ra vì sự thăng tiến phụ thuộc vào thâm niên công tác. Khả năng xảy ra xung đột nội bộ như vậy là gần như không có, và người ta cho rằng điều đó có ảnh hưởng tích cực đối với bộ máy quan liêu. Nhưng tinh thần đồng đội và cơ cấu xã hội lại dẫn đến kết quả là cá nhân thường chăm lo đến quyền lợi của mình chứ không còn quan tâm đến khách hàng hay các viên chức cấp cao do bầu cử mà ra” [1] .

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau, nhất là tinh thần đồng đội, nhưng các viên chức quan liêu cộng sản không phải là các quan chức phương Tây đã được nói tới ở trên. Khác biệt là ở chỗ: tuy cũng là một giai tầng đặc biệt nhưng các viên chức nhà nước trong các nước không cộng sản không có quyền quyết định về tài sản, trong khi các viên chức cộng sản lại làm chính công việc ấy. Bên trên các viên chức phương Tây là các chính trị gia, thường là thông qua bầu cử hoặc là các ông chủ thực sự, trong khi đó bên trên các viên chức cộng sản thì không còn ai, không có chủ nhân cũng chẳng còn người quản lí nào khác, chỉ có họ với nhau mà thôi. Ở phương Tây thì đấy là các công chức trong nhà nước hiện đại hay các viên chức trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, còn ở đây là một hiện tượng hoàn toàn khác, ta thấy một giai cấp mới.

Tương tự như các giai cấp hữu sản khác, minh chứng cho sự tồn tại của một giai cấp đặc biệt chính là sở hữu và quan hệ đặc thù của nó với những giai cấp khác. Chỉ cần nhìn vào đặc quyền do cái sở hữu kia mang lại là ta biết ngay một cá nhân cụ thể có thuộc về giai cấp ấy hay không.

Nếu xem xét khái niệm “sở hữu” theo quan điểm được khoa học xác định ngay từ thời La Mã, như là quyền chiếm hữu, quản lí và sử dụng (usus, Fructus, abusus) sản phẩm vật chất thì tầng lớp quan liêu cộng sản đã thực hiện chính những quyền ấy đối với tài sản quốc gia. Còn muốn biết một người có thuộc tầng lớp quan liêu, tầng lớp hữu sản hay không, chỉ cần xem người đó được sử dụng những gì do tài sản đó mang lại, trong trường hợp này là tài sản đã được quốc hữu hoá. Một người được coi là thuộc về tầng lớp đảng trị quan liêu, thuộc về giai cấp mới nếu người đó nhận được nhiều hơn cái đáng lẽ xã hội phải trả cho phần công việc mà người đó thực hiện, cũng như trong mọi vị trí xã hội đặc quyền đặc lợi khác, chính vị trí mang lại cho người ta quyền được hưởng mọi ưu đãi.

Trên thực tế quyền sở hữu của giai cấp mới được thể hiện trong việc bộ máy quan liêu đảng trị nắm toàn bộ quyền hành trong việc phân phối thu nhập quốc dân, định đoạt mức lương, lựa chọn phương hướng phát triển của nền kinh tế, cũng như quản lí số tài sản đã được quốc hữu hoá cũng như mọi tài sản khác mà trong con mắt một người dân bình thường thì đây là công việc vừa sức, có thu nhập cao chứ hoàn toàn không phải là một công việc quá nặng nề đối với người cán bộ cộng sản.

Sau khi đã huỷ bỏ quyền sở hữu tư nhân, về nguyên tắc giai cấp mới không thể dựa vào một kiểu sở hữu tương tự được nữa. Quan hệ sở hữu tư nhân không những không phù hợp đối với việc thiết lập quyền thống trị của giai cấp mới mà việc bãi bỏ quan hệ sở hữu này còn là điều kiện cần thiết về mặt kinh tế để cải tạo toàn bộ dân tộc. Giai cấp mới khai thác sức mạnh, đặc quyền, tư tưởng và thói quen từ một hình thức sở hữu đặc thù. Đấy là sở hữu tập thể, nghĩa là cái sở hữu mà nó có quyền quản lí và phân phối “nhân danh” dân tộc, “nhân danh” xã hội. (NC45)

Hình thức quan hệ sở hữu cộng sản nói trên có xu hướng ràng buộc với những quan hệ xã hội hoàn toàn xác định. Đấy là quan hệ giữa sự quản lí độc quyền, một bên là một nhóm người rất nhỏ làm công việc quản lí và bên kia là đám quần chúng công nhân, nông dân và trí thức chẳng có một chút quyền hành gì. Nhưng mối quan hệ đó vẫn chưa phải là tất cả vì tầng lớp quan liêu cộng sản còn nắm độc quyền trong việc phân phối sản phẩm nữa.

Từ đó có thể thấy rằng bất kì sự thay đổi quan hệ xã hội nào, nghĩa là sự thay đổi quan hệ giữa những kẻ giữ độc quyền quản lí và người lao động nhất định sẽ dẫn tới thay đổi trong quan hệ sở hữu. Và ngược lại: sự giảm thiểu hay loại bỏ độc quyền phân phối sản phẩm sẽ làm thay đổi quan hệ xã hội đã nói ở trên, nghĩa là sẽ làm thay đổi tình trạng trong đó một số người được độc quyền quản lí còn số khác thì buộc phải làm việc.

Trong chế độ cộng sản quan hệ chính trị - xã hội và sở hữu (chính quyền toàn trị và độc quyền về sở hữu) liên kết và bổ sung cho nhau một cách hữu hiệu hơn bất kì hệ thống xã hội nào khác.

Tước bỏ quyền của những người cộng sản đối với sở hữu cũng có nghĩa là thủ tiêu họ như một giai cấp. Đấu tranh để buộc họ cho những lực lượng xã hội khác tham giai quản lí tài sản (giống như các nhà tư sản bị các cuộc đình công và quốc hội buộc phải cho công nhân tham gia vào việc phân chia lợi nhuận) cũng có nghĩa là tước bỏ của họ độc quyền đối với tài sản, độc quyền tư tưởng và độc chiếm chính quyền. Đấy sẽ là khởi đầu của dân chủ và tự do dưới chế độ cộng sản. Vì vậy khi điều đó chưa xảy ra thì việc thuyết phục người ta rằng có thể đạt được những thay đổi sâu sắc và nghiêm túc dưới chế độ cộng sản là một việc bất khả thi. Như vậy, sự thay đổi thật sự sâu sắc chỉ có thể là loại bỏ độc quyền cộng sản về kinh tế và chế độ toàn trị. Hiện tại thì chưa có tín hiệu nào rằng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần.

(Đặc quyền đặc lợi)

Quyền sở hữu của giai cấp mới cũng như việc một người được coi là thuộc vào giai cấp đó, như đã nói ở trên, được thực hiện thông qua đặc quyền quản lí của họ. Đặc quyền này bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội, từ quản lí nhà nước và quản lí kinh tế cho đến các cơ sở thể thao hoặc từ thiện. Lãnh đạo đảng, lãnh đạo chính trị chính là hạt nhân của toàn bộ hệ thống, có khả năng quản lí tất. Chính nó tạo ra đặc quyền đặc lợi. A. Uralov [2] viết rằng lương trung bình của người công nhân Liên Xô vào năm 1935 chỉ có một ngàn tám trăm rub, trong khi bí thư huyện uỷ lĩnh tổng cộng khoảng 45 ngàn rub. Từ đó đến nay vị trí của người công nhân và cán bộ đảng đã có thay đổi. Nhưng thực chất vẫn như xưa. Các tác giả khác cũng đưa ra những số liệu tương tự. Không thể che giấu được những mối quan hệ như thế với ngay cả những người khách viếng thăm Liên Xô và các nước cộng sản khác trong thời gian vừa qua. (NC,46)

Các hệ thống khác cũng có các chính khách chuyên nghiệp. Ta muốn nghĩ về tầng lớp này thế nào cũng được, tốt có, xấu có, nhưng họ là một tầng lớp cần thíêt. Xã hội không thể tồn tại mà không có chính quyền, không có nhà nước, cũng như không thể thiếu những người đấu tranh để giành quyền lực.

Nhưng các chính khách chuyên nghiệp trong các hệ thống ấy là những người khác hẳn với các chính trị gia cộng sản. Trong trường hợp xấu nhất các chính khách đó có thể sử dụng quyền lực để giành đặc lợi cho mình hoặc cho những kẻ đồng hội đồng thuyền với mình, hoặc bảo vệ quyền lợi kinh tế của những giai tầng nhất định trong xã hội. Xã hội cộng sản thì khác hẳn. Ở đây chính sự quản lí, chính quyền lực đã đồng nghĩa với chiếm hữu, quản lí và sử dụng gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia. Giành được chính quyền nghĩa là giành được đặc quyền đặc lợi, và một cách gián tiếp là giành được sở hữu. Cho nên trong chế độ cộng sản quyền lực, chính trị như là một nghề, đã trở thành nếu không phải là nghề lí tưởng của tất cả mọi người (vì đối với số đông thì được làm quan là việc thiên nan vạn nan) thì cũng là nỗi khát khao của những người kẻ muốn được sống ăn bám hoặc cảm thấy rằng có hi vọng “lọt” vào được tầng lớp ăn bám đó.

Trước cách mạng, đảng viên cộng sản có nghĩa là nghèo khổ về vật chất, thoát li hoạt động cách mạng là vinh dự, thì giờ đây, khi đảng đã nắm được chính quyền đảng viên đồng nghĩa với thành viên của giai cấp nắm quyền, hoạt động cách mạng đồng nghĩa với việc trở thành những kẻ bóc lột đầy quyền uy.

Cách mạng cộng sản và hệ thống cộng sản cố tình che giấu bản chất của mình trong một thời gian dài. Tương tự như vậy, quá trình hình thành giai cấp mới không chỉ được che đậy bằng những thuật ngữ xã hội chủ nghĩa mà quan trọng hơn bằng hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể. Một hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể, hay như thường gọi là sở hữu xã hội xã hội chủ nghĩa là cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, nhưng thực ra đấy chính là hình thức sở hữu của tầng lớp quan liêu chính trị. Bản chất giai cấp của hình thức sở hữu này được che đậy bằng bình phong quyền lợi của toàn dân tộc.


4.
(độc tài)

Marx - Lenin - Stalin - Khrushchev: lãnh tụ thay đổi, cách truyền bá tư tưởng cũng thay đổi theo. Marx là người có ý chí, nhưng ông không thể tưởng tượng ra cảnh cấm một người nào đó trình bày tư tưởng của anh ta; Lenin vẫn còn khoan dung với những cuộc thảo luận trong đảng và không cho rằng tổ chức đảng hay lãnh tụ đảng có quyền coi điều này là “đúng đắn” về tư tưởng, điều kia là “sai lầm”; Stalin cấm mọi cuộc thảo luận trong nội bộ đảng và “chuyển” cho trung ương, nghĩa là cho chính mình độc quyền về tư tưởng.

Các hình thức của phong trào cũng biến đổi theo: Liên hiệp công nhân quốc tế của Marx (Quốc tế thứ nhất), chưa phải là tổ chức mac-xit về tư tưởng mà chỉ là sự kết hợp của các nhóm khác nhau, cùng ra các nghị quyết với một sự đồng thuận nhất định; đảng của Lenin là một nhóm tiên phong với một sự thống nhất, một tư tưởng và đạo đức của riêng họ và một mức độ dân chủ nhất định; dưới gót giày của Stalin, đảng đã trở thành một đám đông ù lì về tư tưởng (vì tư tưởng được “rót từ trên xuống”), nhưng toàn tâm toàn ý bảo vệ hệ thống, bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho họ. Thực ra Marx chưa hề thành lập ra bất kì đảng phái nào; Lenin tiêu diệt mọi đảng phái, kể cả các đảng xã hội chủ nghĩa, chỉ để lại đảng của chính mình; Stalin thì đẩy ngay cả đảng bolsevk vào hậu trường sau khi đã biến hạt nhân của nó thành hạt nhân của giai cấp mới và biến toàn đảng thành một giai tầng đặc quyền đặc lợi vô cảm và phi nhân.

Marx đã tạo ra một lí thuyết nhất quán về tác động của các giai cấp và đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội (mặc dù đây không phải là phát kiến của chính ông), ông đánh giá con người chủ yếu từ thành phần giai cấp của họ. Mặc dù vậy ông vẫn thường nhắc đi nhắc lại lời giáo huấn của Terentius: Nihil a me alienum puto (đúng hơn phải là: Nihil humani a me alienum puto – Không có gì của con người là xa lạ với tôi); Lenin đánh giá con người trên cơ sở quan điểm tư tưởng của người đó chứ không dựa vào thành phần giai cấp nữa; Stalin thì chia loài người thành hai: trung thành và kẻ thù. Marx chết như một người nhập cư nghèo khổ ở London, nhưng ông được cả những nhà tư tưởng lớn cũng như các đồng chí trong phong trào đánh giá rất cao; Lenin chết khi đã là lãnh tụ của một trong những cuộc cách mạnh vĩ đại nhất, và đã là một nhà độc tài vì xung quanh ông đã có một số nịnh thần rồi; Stalin thì đã được người ta biến thành thánh.

5.


Sư biến đổi trong những khuôn mặt đại diện nói trên chỉ là phản ánh sự biến đổi của hiện thực khách quan và dĩ nhiên cũng là sự biến đổi của đời sống tinh thần của phong trào nữa.

Lenin, người sáng lập đảng bolshevik, một đảng kiểu mới và lí thuyết về vai trò đặc biệt của nó trong việc xây dựng xã hội mới chính là cha đẻ về mặt tinh thần và thực tế của giai cấp mới, mặc dù ông không hề nhận thức được điều đó. Dĩ nhiên đây không phải là trang sử duy nhất trong khối di sản đồ sộ và nhiều mặt của ông. Nhưng nó xuất hiện từ chính những hành động của ông, dù ông không hẳn muốn như thế, và vì vậy giai cấp mới cho đến nay vẫn coi ông là người cha tinh thần của mình.

Người sáng lập thật sự giai cấp mới chính là Stalin. Đấy là một người vai so, chân tay quá dài, thân người lại ngắn, bụng bự, khuôn mặt nông dân, khá điển trai, đôi mắt nâu, sáng, tinh ranh và lúc nào cũng như đang cười cợt, tỏ ra khoái trá mỗi khi nói được một lời châm biếm chua cay hay khôn vặt; một người thích những chuyện tiếu lâm thô lậu, thiếu giáo dục và không hẳn có tài về văn chương, một diễn giả kém, nhưng là một nhà tổ chức thiên tài, một người giáo điều thâm căn cố đế, nhưng cũng là một nhà quản lí vĩ đại, một người Gruzia, nhưng lại hiểu rõ hơn ai hết khát vọng của những người Nga mới – ông đã sáng lập ra một giai cấp mới bằng những phương pháp tàn bạo nhất. Dễ hiểu rằng ban đầu ông đã được giai cấp mới đẩy lên để rồi sau đó lại phải cúi rạp mình tuân phục những hành vi tàn bạo và không có ai kiềm chế được của Stalin. Stalin đã là người dẫn đầu, là lãnh tụ xứng đáng trong khi cái giai cấp ấy tiến từng bước một lên đỉnh cao quyền lực của mình.

Giai cấp mới đựơc tượng hình trong bão tố của cách mạng, trong lòng của đảng cộng sản, nhưng nó đã có hình hài như ngày nay là nhờ cách mạng công nghiệp: vị trí của nó chẳng thể vững chắc và sức lực của nó chẳng thể được củng cố nếu không có cuộc cách mạng công nghiệp và nền công nghiệp ấy. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội cũng đồng nghĩa với việc giai cấp mới đã giành thắng lợi. Hai quá trình đó đã song hành với nhau và do hoàn cảnh đã đan xen, đã xoắn xuýt với nhau một cách chặt chẽ nhất.

Giữa cao trào công nghiệp hoá, sau khi đã mở tung cánh cửa của đủ mọi thứ đặc quyền đặc lợi, Stalin bắt đầu đưa ra các mức lương chênh lệch nhau một trời một vực. Ông ta hiểu rằng không thể thực hiện được tiến trình công nghiệp hoá nếu như giai cấp mới không nhận được quyền lợi về mặt vật chất, nếu không cho nó quyền sở hữu tài sản. Nếu không có công nghiệp hoá thì giai cấp mới cũng khó mà sống còn được: không có nguồn sống và cũng chẳng thể tìm được sự biện hộ về mặt lịch sử.

Cùng với việc công nghiệp hoá là sự mở rộng đội ngũ của tầng lớp quan liêu, tăng cường số lượng đảng viên của đảng. Khởi đầu công nghiệp hoá, năm 1927 đảng có tổng cộng 887.233 đảng viên, thì năm 1934, nghĩa là sau kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đã có 1.847.448 người. Đây là một hiện tượng mới, liên quan trực tiếp đến quá trình công nghiệp hoá: các cơ hội của giai cấp mới đã tăng lên, đặc quyền đặc lợi của những thành viên của nó cũng gia tăng. Hơn thế nữa, đặc quyền đặc lợi và chính cái giai cấp đó đã phình lên nhanh hơn tốc độ công nghiệp hoá. Khó mà đưa ra được các số liệu chứng minh cho điều đó, nhưng một người quan sát bình thường cũng có thể nhận thấy điều đó, hơn nữa nếu ta nhớ rằng sản xuất đã phát triển nhanh hơn khả năng cải thiện điều kiện sống của người dân. Phần lớn thành quả của tiến bộ kinh tế đạt được bằng giá của những mất mát và sự nỗ lực vô bờ bến của quần chúng rõ ràng là đã rơi vào tay giai cấp mới.( NC,49)

6.

(sự chống đối của đảng viên) NC, 50


Chính quá trình hình thành giai cấp mới cũng không diễn ra một cách hoàn toàn suôn sẻ. Sự kháng cự không chỉ xuất phát từ các giai cấp và các đảng phái cũ, mà từ ngay một số người người cách mạng, những người không thể chấp nhận hiện thực nhãn tiền khi so sánh nó với lí tưởng mà họ từng theo đuổi. Tại Liên Xô sự phản kháng của những người cách mạng thể hiện rõ nhất trong cuộc xung đột giữa Trotsky và Stalin. Không phải vô tình mà cuộc tranh chấp giữa Trotsky và Stalin, giữa những người đối lập trong đảng với Stalin, giữa chế độ và tầng lớp nông dân, lại có những hình thức biểu hiện rõ rệt nhất chính vào lúc quyền lực và sự thống trị của giai cấp mới được củng cố.

Trotsky, một diễn giả tài ba, một ngòi bút tinh tế, sắc sảo, một người thông minh, có tầm hiểu biết rộng, nhưng lại thiếu một điều: cảm nhận thực tế. Ông muốn tiếp tục là người cách mạng khi mà mọi người đã muốn sống cuộc sống đời thường. Ông muốn làm hồi sinh một đảng cách mạng, trong khi chính nó đã biến thành một giai cấp mới, giai cấp không còn quan tâm tới những lí tưởng cao cả nữa, nhưng lại hoàn toàn không thờ ơ đối với những tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày. Ông chờ đợi phản ứng của quần chúng, cái quần chúng đã bị chiến tranh, đói khát làm cho kiệt quệ ngay đúng vào lúc giai cấp mới đã nắm được trọn vẹn quyền lực. Sau khi đã giành được đặc quyền đặc lợi giai cấp mới bắt đầu ru ngủ quần chúng bắng cách vẽ ra cảnh ấm no mà người ta từng mơ ước bấy lâu.

Ánh hào quang mà Trotsky vẽ ra có thể nhuộm hồng những chân trời xa tít, nhưng không thể khơi lên ngọn lửa trong bếp của những con người đói khát. Ông đã cảm thấy một cách rõ ràng mặt trái của những hiện tượng mới, nhưng ông không hiểu được ý nghĩa của chúng. Hơn nữa ông cũng không phải là một người bolshevik, đấy vừa là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của ông. Quá khứ “phi” bolshevik làm ông luôn luôn phải hành động với cảm giác thiếu tự tin.

Khi nhân danh cách mạng đả phá tầng lớp quan liêu, ông đã không nhận ra rằng mình đang tấn công vào uy tín của đảng, nghĩa là tấn công vào giai cấp mới. Trong khi đó Stalin chẳng thèm quan tâm đến quá khứ cũng như tương lai. Ông ta đã khống chế được lực lượng của một giai cấp mới, của chế độ quan liêu đang định hình, trở thành lãnh tụ và người tổ chức của chính giai cấp đó. Ông ta không tuyên truyền, ông ta ra lệnh.

Dĩ nhiên là ông ta cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng, nhưng là tương lai hiện thực đối với tầng lớp quan liêu, để cho tầng lớp ấy hàng ngày hàng giờ cảm thấy sự quan tâm của Stalin đối với sự sung túc trong đời sống và sự ổn định trong vị trí xã hội của họ. Các bài diễn văn của ông ta không thể gọi là có lửa, thực ra phải nói là chán ngắt, nhưng đối với giai cấp mới thì đấy chính là ngôn ngữ của thực tế, gần gũi và dễ hiểu. Trotsky mơ ước nhìn thấy một cuộc cách mạng bao trùm khắp châu Âu và sau đó là toàn thế giới. Stalin không phản đối, nhưng trước khi thực hiện công việc mạo hiểm đó, ông ta phải quan tâm đến nước Nga, đến những người mà ông ta dựa vào để củng cố hệ thống, tạo ra sức mạnh và niềm vinh quang của nhà nước Nga. Trotsky là người của cuộc cách mạng đã trở thành quá vãng, Stalin là người của hôm nay và như vậy cũng có nghĩa là người của ngày mai.

7. NC 51

Trotsky coi thắng lợi của Stalin là sự phản bội, là sự xuyên tạc chính quyền Xô-viết và thành quả của cách mạng. Ông cho rằng các biện pháp của Stalin là phi luân chính là vì như thế. Mặc dù Trotsky là người đầu tiên gần như hiểu được bản chất của chủ nghĩa cộng sản hiện đại (dù là không cố ý, dù là với ước mong cứu nó) nhưng phải nhận rằng ông không thể đi đến tận cùng bản chất ấy. Cho rằng đấy chỉ là “sự bùng phát” nhất thời của chủ nghĩa quan liêu chà đạp lên đường lối trong sáng của đảng cách mạng, Trotsky tin có thể giải quyết bằng cách thay đổi ban lãnh đạo, tiến hành “đảo chính cung đình” là được.

Nhưng khi cuộc đảo chính ấy diễn ra (sau khi Stalin chết) thì người ta mới hiểu rằng bản chất của hệ thống là không thay đổi. Vấn đề hoá ra là có nguồn gốc sâu xa và căn bản hơn nhiều. Stalin đã để lại không chỉ một chính quyền mới, chuyên chế hơn chính quyền trước đó, mà còn để lại một giai cấp mới. Một trong những khía cạnh của cách mạng, khía cạnh bạo lực vẫn tiếp tục; sự sinh thành và củng cố của giai cấp mới đã trở thành hiện tượng đương nhiên.

Stalin có thể có nhiều lí do hơn cả Trotsky khi tự xưng là người kế tục của Lenin và con đẻ của cách mạng, dù là đứa con thiếu giáo dục.

Lenin là người kiến tạo một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất của mọi thời đại. Stalin là người đã thực hiện một khối lượng công việc cực kì to lớn để thiết lập nên sự thống trị và quyền sở hữu của một giai cấp mới, giai cấp xuất thân từ trong lòng của một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất, trong một đất nước rộng lớn nhất. Sau Lenin, một người hoàn toàn sống bằng tư tưởng và lòng say mê, trên sân khấu đã xuất hiện nhân vật Stalin, biểu tượng của những bước chân tàn nhẫn, nặng nề của giai cấp mới trong việc chinh phục đỉnh cao quyền lực của nó.

Sau họ, sau Stalin sẽ đến cái điều phải đến cùng với sự trưởng thành của giai cấp mới, đấy là sự tầm thường, đấy là lãnh đạo tập thể và một người chân thật, hiền lành, một người “từ nhân dân” mà ra - đấy là Nikita Khrushchev. Giai cấp mới đã không còn cần những nhà cách mạng hay những kẻ giáo điều nữa. Giai cấp mới có thể chấp nhận những con người “đơn giản” như kiểu Khrushchev, Malenkov, Bulganin hay Shepilov, họ chính là đại diện trung bình của giai cấp đó. Chính giai cấp mới cũng đã mệt mỏi với những cuộc thanh trừng và cải tạo bất tận rồi. Sau khi đã ổn định vị trí, giai cấp mới cần phải tránh ngay cả mối nguy hiểm xuất phát từ chính lãnh tụ của mình.

Đấy là do giai cấp đã thay đổi, còn Stalin thì vẫn như cũ, giống như thời giai cấp còn non nớt, những người giao động và những kẻ bị nghi là sẽ giao động đều bị trừng phạt cả. Chính cá nhân Stalin cũng như lí luận về “sự khốc liệt của cuộc đấu tranh giai cấp” sau khi “chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi” cũng là điều kiện cần của việc hình thành giai cấp mới. Nhưng bây giờ điều đó đã trở thành thừa. Giai cấp mới không hề phủ nhận những di sản do triều đại Stalin để lại, nó chỉ phê phán thói lộng hành trong những năm cuối đời của ông ta, thực ra cũng không phải hoàn toàn như vậy, nó chỉ phủ nhận những biện pháp đụng chạm đến chính giai cấp, hay nói như Khrushchev là “đụng chạm đến những người cộng sản tốt” mà thôi.


8.

Thời đại cách mạng của Lenin được thay bằng thời đại củng cố quyền lực và quyền sở hữu hay thời đại công nghiệp hoá vì cuộc sống ấm nó, hạnh phúc của giai cấp mới do Stalin lãnh đạo. Chủ nghĩa cộng sản cách mạng của Lenin được thay bằng chủ nghĩa cộng sản giáo điều Stalin và đến lượt nó, lại được thay bằng sự lãnh đạo tập thể, nghĩa là quyền lãnh đạo nằm trong tay một nhóm đầu sỏ.

Đấy là ba giai đoạn phát triển giai cấp mới ở Liên Xô, ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa cộng sản Nga. Về nguyên tắc đấy cũng là những giai đoạn phát triển của mọi chế độ cộng sản khác.
NC 53

Chủ nghĩa cộng sản Nam Tư cũng có đầy đủ đặc trưng của ba giai đoạn như đã nói ở trên, nhưng lại quyện chặt với vấn đề dân tộc và cá nhân, tập trung vào một con người, đấy là Tito. Là một nhà cách mạng vĩ đại (nhưng thiếu tư tưởng độc đáo), một kẻ tiếm quyền (nhưng không có biểu hiện ngờ vực bệnh hoạn và giáo điều kiểu Stalin), giống như Khrushchev, ông cũng là đại diện của “nhân dân”, nghĩa là tầng lớp cán bộ trung cấp của đảng. Chính ông là người luôn luôn bảo vệ một cách nhất quán (nếu so với những người khác) chủ nghĩa Mác nhưng hành động lại chỉ vì lợi ích (chỉ cần thấp thoáng bóng dáng lợi ích thôi cũng đủ); ông chính là tấm gương phản chiếu toàn bộ con đường của chủ nghĩa cộng sản: cách mạng, rập khuôn chủ nghĩa Stalin và cuối cùng là từ bỏ nó để tìm diện mạo riêng.

Ba giai đoạn phát triển của giai cấp mới – Lenin, Stalin, “lãnh đạo tập thể’ – là không tách rời nhau cả về nội dung và tư tưởng. Lenin đã là người giáo điều, còn Stalin đã là nhà cách mạng, theo cách của mình, cũng như “ban lãnh đạo tập thể”, trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng một cách hữu hiệu cả những phương pháp cách mạng cũng như phương pháp giáo điều. Hơn thế nữa, ban lãnh đạp tập thể chỉ không chấp nhận phương pháp giáo điều khi nó đụng chạm quyền lợi của nhóm chóp bu của giai cấp mới mà thôi. Đồng thời nó lại kiên quyết hơn trong việc “giáo dục” quần chúng”, tích cực nhồi sọ giáo điều mac-xit - lenin-nít cho họ. Giai cấp mới sau khi nắm được sức mạnh kinh tế đã tỏ ra mềm dẻo hơn, đã không còn khốc liệt và độc đoán như xưa.

Giai đoạn anh hùng của chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung.

Thời đại của các lãnh tụ vĩ đại đã cáo chung.

Bắt đầu giai đoạn của những kẻ thực dụng. Đấy là giai cấp mới. Giai cấp ấy đang đứng trên đỉnh cao của quyền lực và tài sản, nhưng thiếu tư tưởng. Giai cấp ấy không có gì để phát biểu nữa. Chỉ còn một việc là xem xét thực chất chính cái gi NC 54
Nếu những người cộng-sản-chống-Stalin, trong đó có Trotsky và một số nhà dân chủ xã hội khác không coi tầng lớp lãnh đạo cộng sản như là một hiện tượng “song hành”, bản chất là quan liêu, là một căn bệnh trong thời kì phát triển của một xã hội lí tưởng, xã hội phi giai cấp, tương tự như xã hội tư bản đã từng trải qua dưới thời Cromwell hay Napoleon, thì có lẽ việc chứng minh rằng chủ nghĩa cộng sản hiện đại không phải là chế độ chuyên chế sớm nở tối tàn và sự độc đoán của chế độ quan liêu đó chỉ là tạm thời, mà là một giai cấp bóc lột mới, sẽ chẳng phải là một việc có ý nghĩa lắm.

Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng chúng ta đang nói về một giai cấp mới. Nghĩa là ta đang nói về một hiện tượng ổn vững và có nguồn gốc sâu xa. Và sự kiện đấy là một giai cấp mới, giai cấp đặc biệt, với hình thức sở hữu và cầm quyền đặc biệt không có nghĩa là nó không phải là một giai cấp. Ngược lại.

Dù sử dụng bất cứ định nghĩa nào về giai cấp, kể các định nghĩa mac-xít nữa, ta đều đi đến kết luận: tại Liên Xô và các nước cộng sản khác đã xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp hữu sản và bóc lột. Dĩ nhiên là tôi không khắng định rằng giai cấp này hoàn toàn tương đồng với những giai cấp hữu sản khác trong quá khứ. Tôi chỉ khẳng định rằng vấn đề không phải là sự lên ngôi tạm thời của các đầu lĩnh quan liêu đã giành được quyền lực do những hoàn cảnh ngẫu nhiên của cách mạng.

Đặc trưng cơ bản của giai cấp mới chính là quyền sở hữu tập thể.

Các lí thuyết gia cộng sản khẳng định rằng (hiện nay họ tin là như thế) chủ nghĩa cộng sản phát minh ra sở hữu tập thể.

Sở hữu tập thể dưới những hình thức khác nhau đã từng tồn tại trong những hình thái xã hội trước đây. Các chế độ chuyên chế phương Đông tồn tại dựa trên cơ sở sở hữu nhà nước, nghĩa là sở hữu của chính nhà vua. Đất canh tác chỉ trở thành sở hữu tư nhân tại Ai Cập kể từ thế kỉ thứ XV trước công nguyên, trước đó tư nhân chỉ có quyền sở hữu nhà và vườn: đất công được cho thuê, các viên chức nhà nước thu tô và quản lí. Hệ thống tưới tiêu và những công trình khác đều là tài sản nhà nước. Tài sản nhà nước giữ vai trò chủ đạo cho đến tận khi nước này mất độc lập vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên.

Nếu quên những sự kiện đó ta sẽ không thể nào hiểu được sự thần thánh hoá các Pharaoh Ai Cập hay các vua chúa phương Đông cổ đại, ta cũng không thể nào hiểu được tại sao người ta lại có thể xây dựng được những đền chùa, lăng tẩm, cung điện, kênh đào, đường xá, thành quách vĩ đại đến như vậy.

La Mã cổ đại cũng coi những vùng đất mới chiếm được là tài sản nhà nước và nhà nước cũng sở hữu rất nhiều nô lệ. Nhà thờ trung cổ cũng sở hữu rất nhiều tài sản tập thể.

Chỉ có chủ nghĩa tư bản là chống lại sở hữu tập thể (bản chất của nó là như thế). Nhưng đấy là nói trước khi có các công ty cổ phần. Chủ nghĩa tư bản tuy không hào hứng nhưng cũng không thể chống lại được hình thức sở hữu này.

Cái mới mà những người cộng sản đem lại không phải là tính chất tập thể, mà là sự bao trùm toàn bộ của hình thức sở hữu này. Sở hữu của giai cấp mới bao trùm lên toàn bộ, khác hẳn với các giai đoạn trước, kể cả thời kì của các Pharaoh. (NC 54)

Tất cả chỉ có thế.

Tài sản của giai cấp mới cũng như đặc điểm của nó không phải xuất hiện ngay lập tức mà hình thành trong một quá trình lâu dài kèm theo những biến động không ngừng. Ban đầu chính dân tộc, đúng hơn là một bộ phận của dân tộc, cảm thấy có nhu cầu (nhân danh cải tạo công nghiệp) chuyển toàn bộ tiềm năng kinh tế vào tay một đảng chính trị.
Đảng, “đội quân tiên phong của giai cấp vô sản” tìm mọi cách cổ vũ cho sự tập trung đó, một sự tập trung chỉ có thể xảy ra cùng với việc thay đổi chính quan hệ sở hữu. Sự thay đổi như vậy quả thật đã diễn ra, ban đầu là việc quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn, rồi sau đó cả các xí nghiệp nhỏ nữa.

Loại bỏ sở hữu tư nhân là điều kiện của tiến trình công nghiệp hoá và sự xuất hiện giai cấp mới. Nếu không giành được vai trò đặc biệt, vai trò cai quản xã hội và tài sản quốc gia, những người cộng sản không thể biến thành giai cấp mới. Tài sản về mặt hình thức đã trở thành sở hữu toàn dân, nhưng trong thực tế, thông qua quyền quản lí, sử dụng và phân phối, đã trở thành tài sản của một tầng lớp của đảng và bộ máy quan liêu châu tuần xung quanh tầng lớp đó.

Quá trình này xảy ra tương đối chậm và đấy chính là mảnh đất màu mỡ cho ảo tưởng rằng trong chế độ cộng sản toàn thể xã hội chứ không phải một giai cấp đã nắm trọn quyền sở hữu tài sản.

Nhận thức được rằng tài sản có thể củng cố được quyền lực và mang lại nhiều đặc lợi, bộ máy quan liêu của đảng không thể không thò bàn tay thâu tóm cả các ngành sản xuất nhỏ. Hơn nữa vì bản chất là toàn trị và độc quyền, thù địch với mọi hình thức sở hữu mà nó không quản lí được, giai cấp mới tìm mọi cách tiêu diệt hoặc chiếm hữu các hình thức sở hữu đó.

Trước khi tiến hành tập thể hoá, Stalin tuyên bố rằng vấn đề là “ai thắng ai?” mặc dù giai cấp nông dân, vốn phân tán cả về kinh tế và chính trị, không thể tạo ra bất cứ mối nguy hiểm nào đối với chính quyền Xô Viết. Nhưng giai cấp mới không thể yên tâm khi còn những chủ sở hữu khác: lỡ xảy ra phá hoại trong nông nghiệp hay cung cấp nguyên liệu thì sao! Đấy là nguyên nhân chủ yếu của việc đàn áp nông dân.

Nhưng còn một lí do nữa, lí do giai cấp: khi tình hình không ổn định, nông dân có thể làm lung lay địa vị của giai cấp mới. Giai cấp mới phải sử dụng các hợp tác xã như là biện pháp hành chính và kinh tế để buộc tầng lớp nông dân khuất phục mình. Đấy cũng là đòi hỏi của giai cấp mới đang hình thành ở nông thôn, nơi bọn quan liêu cũng sinh sôi và phát triển với một tốc độ không thể nào tưởng tượng nổi.

Mặc dù sự tước đoạt sở hữu, nhất là của các chủ sở hữu nhỏ, thường tạo ra hỗn loạn về kinh tế và kìm hãm sản xuất, nhưng điều đó không làm giai cấp mới bận tâm. Giống như mọi chủ sở hữu khác trong lịch sử, giai cấp mới chỉ quan tâm giành giật thật nhiều tài sản và củng cố địa vị của mình. Dân tộc dù có bị thua nhưng quyền sở hữu vẫn tiếp tục đảm bảo cho giai cấp mới đặc quyền đặc lợi, nghĩa là họ thắng, là được. Tập thể hoá nông thôn là biện pháp cần thiết để giai cấp mới khẳng định sức mạnh và quyền sở hữu của nó.


(thất bại kinh tế) (NC, 57)

Tuy không có số liệu cụ thể nhưng ta cũng không thể nói rằng năng suất cây trồng ở Liên Xô cao hơn thời Sa Hoàng. Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hậu.

Nhưng nếu số thiệt hại này là có thể tính đếm được thì thiệt hại về người, hàng triệu nông dân bị đẩy vào các trại lao động, là không thể đo đếm được. Tập thể hoá tràn qua như một cuộc chiến tranh huỷ diệt, giống như một cơn điên, không thể nào xảy ra được, nếu như nó không có lợi cho giai cấp mới, không đảm bảo cho giai cấp này quyền bá chủ xã hội.

2.

Người ta đã tiến hành tiêu diệt hoặc “tập thể hoá” (biến thành sở hữu của giai cấp mới) sở hữu tư nhân bằng đủ mọi cách có thể tưởng tượng được: quốc hữu hoá, tập thể hoá cưỡng bức, thuế cao, chèn ép khi tham gia thị trường. Dù người chủ cũ có sử dụng ít lao động hơn, dù việc tước đoạt sở hữu không giải quyết được các vấn đề kinh tế, thì đấy cũng không phải là vấn đề mà giai cấp mới quan tâm.

Sự xuất hiện giai cấp mới và tài sản của nó không thể không ảnh hưởng đến tâm lí và cách sống của những người đã nằm trong giai cấp ấy. Họ chiếm đoạt hết: nhà nghỉ, các căn hộ đẹp, đồ gỗ, v.v...Tầng lớp quan chức chóp bu, giới tinh hoa của giai cấp mới, sống trong các khu đặc biệt, nghỉ trong những khu vực an dưỡng riêng. Bí thư đảng uỷ và giám đốc cảnh sát mật trở thành không chỉ những người có quyền tối thượng mà còn sở hữu những căn hộ đẹp nhất, những chiếc ô tô xịn nhất, v.v...

Sau họ là những người khác, theo nấc thang quyền lực. Tiền ngân sách, “tặng phẩm”, việc xây dựng và tái trang bị, tất cả dường như là do nhu cầu của nhà nước và cơ quan, nhưng thực ra đây chính là nguồn tài sản vô tận, vĩnh cửu dành riêng cho các quan chức của bộ máy chính trị.

Chỉ khi nào giai cấp mới không thể “giải quyết” được với số tài sản mà nó cướp được hoặc số tài sản đó đã trở thành gánh nặng và nguy hiểm về chính trị, thì nó mới chịu nhường cho những giai tầng khác, nghĩa là chấp nhận các hình thức sở hữu khác. Đấy là trường hợp giải tán hợp tác xã ở Nam Tư: bị nông dân chống đối, sản lượng giảm liên tục chính là mối nguy tiềm ẩn đối với chế độ. Nhưng giai cấp mới, chưa ở đâu và chưa bao giờ, tuyên bố rằng nó từ bỏ quyền sở hữu đó và không tái hợp tác hoá khi có điều kiện. Vâng, giai cấp mới không thể từ bỏ, cũng như nó không thể khác cái nó đang là: một giai cấp toàn trị và độc đoán, chuyên quyền về bản chất.

Chưa có một bộ máy quan liêu nào từng theo đuổi mục đích của mình với sự kiên định đến như thế. Chỉ có các ông chủ, với những hình thức sở hữu mới, đang dọn đường cho những hình thức sản xuất mới, mới có thể thể hiện sự kiên trì và kiên định đến như thế.

Marx tiên đoán rằng sau khi giành được thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ gặp hai mối nguy, đấy là các giai cấp đã bị lật đổ, và bộ máy quan liêu của chính mình. Khi những người cộng sản, đặc biệt là cộng sản Nam Tư, phê phán chế độ của Stalin và chủ nghĩa quan liêu, họ đã dựa vào tư tưởng này của Marx.

Nhưng những điều xảy ra hôm nay trong chế độ cộng sản và giả định của Marx mà ta đang nói tới có rất ít điểm chung. Marx đã tiên đoán khả năng sinh sôi nảy nở của bộ máy quan liêu ăn bám (điều đang diễn ra trong các chế độ cộng sản), nhưng ông không thể nào ngờ được rằng những người cầm quyền cộng sản lại có thể sử dụng tài sản không phải vì quyền lợi của toàn bộ bộ máy quan liêu nói chung mà chỉ vì quyền lợi của một nhóm chóp bu nắm quyền. Cho nên trong trường trường hợp này Marx chỉ là cái cớ để phê phán sự tham lam vô độ của một giai tầng riêng biệt của giai cấp mới mà thôi.

Như vậy vấn đề không phải chỉ là sự quan liêu độc đoán, thoái hoá, biến chất và ăn bám, dù chế độ cộng sản, hơn bất cứ chế độ nào khác, đầy dẫy các hiện tượng đó mà là việc những người cộng sản giành quyền quản lí và phân phối toàn bộ tài sản quốc gia, chính ở đây họ đã tự thể hiện là hạt nhân của giai cấp mới, giai cấp hữu sản và đấy cũng là cơ sở của chế độ toàn trị của họ.

Chủ nghĩa cộng sản hiện đại không chỉ là đảng kiểu mới, không chỉ là chế độ quan liêu dựa trên sở hữu độc quyền và sự can thiệp quá mức của nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Chủ nghĩa cộng sản hiện đại trước hết là tư tưởng giai cấp của những kẻ hữu sản và bóc lột kiểu mới.


3. (NC6, 59)

Không có một giai cấp nào xuất hiện nhờ vào những hành động hữu thức dù sự hưng thịnh của từng giai cấp bao giờ cũng đi kèm với cuộc đấu tranh có ý thức và có tổ chức. Giai cấp mới cũng không ngoài thông lệ đó. Nhưng giai cấp mới cũng có một số đặc thù.

Do sự bấp bênh về vị trí xã hội và kinh tế, cũng như xuất thân từ một đảng chính trị, giai cấp mới buộc phải cực kì cố kết, luôn luôn hành động một cách có ý thức và với một kế hoạch thật rõ ràng. Như vậy là giai cấp mới có tổ chức và có ý thức hơn bất kì giai cấp nào trước đó.

Kết luận này là chính xác nếu nói về nhận thức và ý thức tổ chức trong quan hệ với thế giới bên ngoài, với các đảng phái, các giai cấp và lực lượng xã hội khác. Không có một giai cấp nào trong lịch sử từng thể hiện sự đoàn kết thống nhất trong việc tranh đoạt và bảo vệ độc quyền sở hữu tài sản và chế độ toàn trị của mình đến như thế.

Mặc dù vậy, giai cấp mới, vốn bị è cổ dưới gánh nặng của sự tự huyễn, lại là giai cấp có nhận thức về mình kém nhất, mà cụ thể là không nhận rằng nó là một giai cấp, dù là giai cấp với những đặc điểm hoàn toàn mới mẻ. Tất cả các chủ tư sản hay chúa đất đều tự nhận thức được rằng họ thuộc vào một thành phần xã hội nhất định và tin tưởng rằng thành phần xã hội này có trách nhiệm đưa nhân loại đến bến bờ hạnh phúc, không có họ thế giới sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn và diệt vong. Người cộng sản, như một thành viên của giai cấp mới, cũng tin rằng không có đảng của anh ta xã hội sẽ thụt lùi và tiêu vong.

Đồng thời người đảng viên cộng sản không nhận thức được rằng mình thuộc về giai cấp hữu sản dù anh ta có nhận được bao nhiêu đặc quyền đặc lợi từ chính khối tài sản đó thì cũng vậy mà thôi. Đúng là chỉ cần tách khỏi giai cấp đó là mọi đặc quyền đặc lợi đều biến mất ngay lập tức. Dĩ nhiên là anh ta hiểu rằng mình chia sẻ với nhóm những tư tưởng, mục đích, tâm trạng và vai trò nhất định. Và chỉ thế thôi. Anh ta không thể nào nhận thức được rằng mình thuộc về một giai tầng xã hội nhất định, thuộc về giai cấp hữu sản.

Sở hữu tập thể có tác dụng cố kết giai cấp nhưng đồng thời cũng là vật cản không cho người ta nhận ra bản chất giai cấp của mình: những người được chọn đều nghĩ rằng mình đang tham gia vào một phong trào với mục đích tiêu diệt xã hội có giai cấp.

So sánh giai cấp mới với các giai cấp khác cho ta thấy nhiều tương đồng cũng như tương dị.

Giai cấp mới cũng tham lam, giống như giai cấp tư sản thời kì đầu, nhưng lại không cần cù và tiết kiệm như các nhà tư sản. Nó là một tổ chức cố kết và khép kín, giống như giai cấp quí tộc, nhưng lại thiếu tâm hồn tinh tế và phẩm chất của người hiệp sĩ.

Nhưng tính ưu việt của giai cấp mới cũng không phải là ít.

Là một tổ chức cực kì cố kết, nó luôn sẵn sàng hi sinh và sẵn sàng cho những chiến công. Từng “nguyên tử” của mỗi “chiến binh” của nó cũng thuộc về toàn thể đội ngũ, ít nhất về lí thuyết người ta đã nghĩ như thế. Cá nhân biến mất hoàn toàn, nhưng lòng trung thành với tổ chức thì lại cao vòi vọi. Chưa từng có giai cấp nào trong quá khứ có nhiều quyền lực như thế: nắm toàn bộ tài sản quốc gia, nó có thể huy động sức mạnh tinh thần của chính mình và lực lượng của toàn dân để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng sống còn.

4.

Quyền sở hữu mới không phải là quyền lực chính trị nhưng nhờ quyền lực chính trị mà đảng và bộ phận đầu não của đảng có toàn quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lí khối tài sản đó. (NC,60)

Quyền lực, nghĩa là quyền phân phối tài sản quốc gia, sẽ tạo ra cho những kẻ có quyền đó các ưu đãi về vật chất nhất định sẽ kéo theo thói ham hố quyền lực, giả dối, ninh bợ, ghen tị. Tham quyền và chủ nghĩa quan liêu ngày càng phát triển là hai căn bệnh nan y của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì những người cộng sản đã thoái hoá thành giai cấp hữu sản (chỉ có một con đường duy nhất để chiếm được quyền lực và quyền lợi, đấy là trung thành với đảng, với giai cấp và chủ nghĩa xã hội) cho nên “việc bước qua xác chết” đồng đội đã là một trong những đặc điểm của lối sống, là điều kiện tiên quyết trên con đường hoạn lộ của chủ nghĩa cộng sản.

Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người đó đã có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ cộng sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hũu hay đồng sở hữu cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính trị. Chỉ thế thôi, không cần hơn.

Giống như mọi nơi khác, vị trí của kẻ thất sủng được người khác chiếm ngay. Nhưng trong các giai cấp hữu sản quyền tư hữu đối với tài sản sở hữu được thừa kế. Trong chủ nghĩa cộng sản không ai có quyền thừa kế, mỗi người phải tự chen bằng được vào hàng ngũ những kẻ được lựa chọn. Giai cấp mới được hình thành từ những người đại diện của giai tầng hạ lưu nhất, đông đảo nhất trong xã hội, nó luôn luôn chao đảo không khác gì sóng biển. Như đã nói ở trên, về mặt xã hội học ta có thể xác định được thành phần của giai cấp mới, nhưng trên thực tế việc đó khó hơn rất nhiều vì nó luôn luôn biến động, có kẻ từ nhân dân thành “quan nhất thời” thì lại có kẻ trở về làm “dân vạn đại”.

Về mặt lí thuyết thì mọi người đều có thể leo lên. Giống như những người lính của Napoleon trước đây, họ cũng từng đeo sau lưng trượng nguyên soái, nhưng số thực sự được cầm nó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ở đây mỗi người chỉ cần một phẩm chất, đấy là lòng trung thành tuyệt đối đối với đảng (thực ra là với giai cấp). Nhưng đấy lại chính là điều khó khăn nhất. Giai cấp mới giống như một hình kim tự tháp: đáy to, càng lên trên càng hẹp dần. (NC 61)

Để đi lên, chỉ ý chí không chưa đủ, còn cần phải hiểu và “vận dụng lí luận” nữa, cần phải quyết liệt trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, phải cực kì khôn khéo khi xảy ra các cuộc tranh chấp trong nội bộ đảng, phải nắm được nghệ thuật, thậm chí tài năng trong việc củng cố vị trí cho giai cấp nữa. Nhiều người có thể bước vào nhưng những kẻ đến đích thì tương đối hiếm. Nếu so sánh với các giai cấp hữu sản khác thì giai cấp mới vừa rộng mở hơn vừa khó đạt đến hơn. Vì một trong những đặc trưng của nó là độc chiếm quyền lực, các thành kiến của bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc chỉ làm cho việc leo lên khó khăn hơn mà thôi.

Chưa ở đâu và chưa bao giờ cánh cửa lại rộng mở như thế đối với những kẻ trung thành, nhưng cũng chưa ở đâu con đường danh vọng lại khó khăn và đòi hỏi nhiều nạn nhân và sự hi sinh to lớn đến như vậy. Chế độ cộng sản, một mặt mở rộng cửa chào đón tất cả, nhưng mặt khác nó lại là chỗ khó vào và bất dung với cả những môn đồ của chính mình.


5. (NC, 7, 62)

Nói rằng trong các nước cộng sản đã xuất hiện một giai cấp mới, tuy chưa làm cho vấn đề trở nên hoàn toàn rõ ràng nhưng cũng tạo cơ sở để cho ta tìm hiểu những thay đổi theo chu kì trong những nước này, mà trước hết là ở Liên Xô. Dĩ nhiên mọi sự thay đổi, trong từng nước hay trong cả khối cộng sản đều phải được nghiên cứu: vùng ảnh hưởng và ý nghĩa của nó trong những hoàn cảnh cụ thể. Nhưng để làm điều đó phải có khái niệm chung về cả hệ thống.

Liên quan đến những thay đổi hiện nay ở Liên Xô, thiết nghĩ sẽ không thừa khi tìm hiểu những chuyện đang diễn ra với các hợp tác xã nông nghiệp. Hơn nữa việc thành lập hợp tác xã và chính sách của chính quyền Xô Viết thể hiện rõ bản chất bóc lột của giai cấp mới.

Stalin trước đây cũng như Khrushchev hiện nay đều coi hợp tác xã chưa phải là hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, thực ra điều đó chỉ có nghĩa là giai cấp mới chưa giành được địa vị bá chủ ở nông thôn. Sự thật là như thế. Thông qua các hợp tác xã, nó mới chỉ nô dịch được nông dân và giành được một phần khá lớn thu nhập của họ (bằng cách buộc phải bán cho nhà nước), nhưng chưa trở thành người chủ sở hữu đất đai duy nhất. Stalin hiểu rõ điều đó và trước khi chết (trong bài báo Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô) đã dự trù việc biến các hợp tác xã thành tài sản nhà nước, hay nói một cách khác, đã chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc biến bộ máy quan liêu thành chủ nhân ông thật sự. Mặc dù chỉ trích Stalin vì những sai lầm trong các vụ thanh trừng nhưng Khrushchev lại giữ nguyên quan điểm của Stalin về vấn đề hợp tác xã, hơn nữa còn biến nó thành hiện thực bằng cách gửi về nông thôn 30 ngàn cán bộ đảng, phần lớn những người này đều giữ chức chủ tịch nông trang. (NC,63)

Chế độ mới tuy thực hiện cái gọi là dân chủ hoá, nhưng giống như thời còn Stalin, họ càng ngày càng chiếm thêm nhiều “tài sản xã hội chủ nghĩa” hơn. Phi tập trung hoá trong kinh tế không phải là phân phối lại sở hữu mà chỉ là tăng quyền phân phối tài sản cho các tầng lớp quan liêu cấp thấp hơn, cấp nước cộng hoà, tỉnh, huyện. Nếu cái gọi là dân chủ hoá và phi tập trung hoá được tiến hành khác đi thì sẽ đụng chạm đến vấn đề chính trị, sẽ cho phép, nếu như không phải toàn dân thì cũng là một bộ phận dân chúng được có tiếng nói trong quá trình phân phối sản phẩm hoặc ít nhất cũng có thể thể hiện thái độ phê phán đối với tầng lớp chóp bu.

Trên thực tế điều đó nhất định sẽ dẫn tới việc xuất hiện các phong trào chính trị, phong trào đối lập, dù vẫn trung thành với đường lối chính. Việc đó đã không diễn ra. Cũng như đã không diễn ra quá trình dân chủ hoá đảng. Dân chủ hoá và phi tập trung hoá chỉ dành cho những người cộng sản: trước hết là dành cho tầng lớp chóp bu, sau đó thì đến các tầng lớp dưới. Một phương pháp mới, phương pháp phù hợp với những điều kiện đã thay đổi nhằm tăng cường hơn nữa độc quyền sở hữu tài sản và củng cố quyền thống trị toàn trị của giai cấp mới.

Sự xuất hiện trong những nước cộng sản một giai cấp độc-quyền-toàn-trị-hữu-sản cho ta kết luận: những thay đổi được thực hiện theo sáng kiến của những người cộng sản thực chất là vì quyền lợi và “theo đơn đặt hàng” của chính giai cấp mới. Điều đó không có nghĩa là có thể bỏ qua không xem xét các thay đổi đó. Cần phải tìm hiểu thực chất các thay đổi và sau đó xác định ý nghĩa và hậu quả của chúng.

Giống như mọi giai tầng xã hội khác, giai cấp mới luôn luôn tồn tại, phản ứng với các tác nhân bên ngoài, chống đỡ và tiến lên để trở thành ngày một mạnh hơn. Điều đó không có nghĩa là các thay đổi này không ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài hoặc không đụng chạm đến tận căn để chính giai cấp đó. Nhưng hiện tại các thay đổi đó chưa thể làm lung lay chứ đừng nói biến cải được hệ thống cộng sản.

Giống như mọi chế độ khác, chế độ cộng sản cũng phải tính đến những thay đổi và tâm lí của quần chúng. Do tính biệt lập của mình và do không được tự do phát biểu ý kiến, đảng cộng sản không nắm được tâm trạng của dân chúng. Nhưng lãnh đạo nhất định phải thấy sự bất bình của quần chúng. Mặc dù có một chính quyền toàn trị, về nguyên tắc giai cấp mới không có khả năng miễn dịch đối với phong trào đối lập.

Sau khi nắm được chính quyền, những người cộng sản đã dễ dàng đè bẹp được giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản: hướng cuộc đấu tranh của quần chúng chống lại những lực lượng này không phải là việc khó. Tịch thu tài sản của họ cũng không khó. Khó khăn chỉ xuất hiện khi tiến hành tịch thu tài sản của các tiểu chủ. Dù quần chúng đã đấu tranh nhưng ở đây những người cộng sản cũng thắng. Xã hội trở lại như xưa: các giai cấp cũ, các ông chủ cũ đã không còn, chỉ còn xã hội “phi giai cấp”, hay đang trên đường tiến đến đó, nhưng con người thì bắt đầu sống theo cách khác.

Đòi hỏi trở về với những quan hệ cũ, quan hệ trước cách mạng là không thực tế (nếu không nói là khôi hài) vì các quan hệ cũ đã không còn cơ sở, cả về vật chất lẫn xã hội nữa rồi. Những người cộng sản thanh toán dễ dàng các đòi hỏi kiểu này.

Nhưng giai cấp mới sẽ cảm thấy khó chịu khi phải đối mặt với những đòi hỏi về tự do. Không phải tự do nói chung và cũng không chỉ tự do về chính trị. Giai cấp mới không phản ứng dữ dội đối với những đòi hỏi trở về với những quan hệ xã hội hay quan hệ sở hữu cũ, nó tỏ ra thù địch nhất đối với những đòi hỏi về tự do tư tưởng, tự do phê bình, dù chỉ là trong khuôn khổ của các quan hệ mới, trong khuôn khổ của “chủ nghĩa xã hội”. Có sự nhạy cảm như vậy là do tính chất đặc biệt của giai cấp mới.

( tài sản quốc gia)

Tự bản năng giai cấp này nhận thức được rằng toàn bộ tài sản quốc gia thực ra đã là của nó, còn những nhãn hiệu như “tài sản xã hội chủ nghĩa”, “tài sản nhà nước”, “tài sản xã hội” chỉ là những khái niệm giả tạo về mặt pháp lí. Nó cũng nhận thức được rằng nếu tính toàn trị của nó bị phương hại thì tài sản của nó cũng bị đe doạ. Chính vì thế nó chống lại mọi đòi hỏi về tự do: nhân danh bảo vệ “tài sản xã hội chủ nghĩa”. Và ngược lại, những lời phê phán phương pháp quản lí (độc quyền) cũng làm nó hoảng loạn: nó sợ mất chính quyền. Giai cấp mới càng phản ứng với những đòi hỏi và phê phán thì người ta càng dễ nhận ra bản chất của nó, bản chất của giai cấp hữu sản và tham quyền.

Ta có thể nói đến một mâu thuẫn lớn, có thể là lớn nhất của giai cấp mới. Cụ thể là: sở hữu dường như là của xã hội, của cả nước, nhưng lại bị một nhóm sử dụng cho quyền lợi của mình. Sự bất tương hợp giữa quan hệ pháp lí và thực tế không chỉ làm cho vấn đề trở nên mù mờ mà còn dẫn đến việc nói một đằng làm một nẻo (đừng nghe nó nói, hãy xem nó làm – ND) của tầng lớp lãnh đạo, vì tất cả những biện pháp mà họ thi hành cuối cùng đều chỉ nhằm mục đích củng cố vị trí chính trị và quan hệ sở hữu của chính mình.

Giai cấp mới không thể nào giải quyết được mâu thuẫn đó, giải quyết nó cũng đồng nghĩa với việc vị trí của họ bị đe doạ vậy.

Các giai cấp hữu sản trong quá khứ không nắm độc quyền về quyền lực và sở hữu, họ chỉ giải quyết mâu thuẫn này với mức độ phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh. Nói cách khác ở đâu có tự do thì ở đó giai cấp hữu sản buộc phải từ bỏ một phần độc quyền của mình đối với sở hữu tài sản. Và ngược lại: ở đâu độc quyền sở hữu tài sản không còn thì dù ít dù nhiều, tự do nhất định sẽ tới.

Trong chế độ cộng sản, cả quyền lực và sở hữu đều nằm trọn trong tay một nhóm người. Điều này lại bị thượng tầng pháp luật che đậy. Nếu trong chế độ tư bản người lao động và nhà tư sản bình đẳng trước pháp luật dù về mặt vật chất một người là bị bóc lột, người kia là kẻ bóc lột, thì trong chế độ cộng sản đã xảy ra điều hoàn toàn ngược lại: trong quan hệ sở hữu mọi người đều bình đẳng (tài sản là của toàn dân) nhưng trên thực tế, thông qua độc quyền quản lí, chỉ một nhóm nhỏ có quyền sở hữu tài sản mà thôi.

Đòi hỏi tự do trong chế độ cộng sản chính là mũi kim đâm trúng tim đen của nó, lật tẩy bản chất của nó, là đòi hỏi đưa quan hệ sở hữu phù hợp với luật pháp.

6.

(NC,66). Đòi hỏi tự do và chuyển giao các tài sản lớn do toàn thể nhân dân tạo dựng được vào tay nhân dân và đặt nó dưới sự quản lí của xã hội (thông qua các đại diện được bầu một cách thực sự dân chủ) có nghĩa là buộc giai cấp mới hoặc là nhượng bộ các lực lượng xã hội khác hoặc phải dỡ bỏ cái mặt nạ che đậy bản chất là một giai cấp hữu sản và bóc lột của chính nó. Vì tài sản của giai cấp ấy cũng như sự bóc lột của nó được thực hiện thông qua quyền lực, thông qua sự độc quyền quản lí chính là những khái niệm mà nó phủ nhận. Có phải chính giai cấp ấy vẫn thường nhấn mạnh rằng nó thực hiện vai trò quản lí là để bảo vệ tài sản của toàn xã hội ư? NC,66)

Mâu thuẫn nói trên tạo ra hàng loạt vấn đề nội bộ của giai cấp mới. Làm cho giai cấp mới có địa vị không xác định về mặt pháp lí. Đẩy giai cấp mới vào bế tắc, càng ngày càng lột trần sự không phù hợp giữa lời nói và việc làm của nó: trong khi hứa hẹn loại bỏ mọi sự phân biệt giữa người với người nhưng bằng việc chiếm đoạt một cách bất công thành quả lao động của người khác, giai cấp mới đang hàng ngày hàng giờ đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người với người.

Thực hiện những điều trái ngược hẳn với lí thuyết giáo điều mà nó từng tuyên cáo, giai cấp mới buộc phải bảo vệ đến cùng giáo điều đó như bảo vệ con ngươi của mắt mình, vì giáo điều cung cấp cho dân chúng huyền thoại về vai trò lịch sử của giai cấp mới, một giai cấp có nhiệm vụ giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức và bất công.

Mâu thuẫn giữa vị trí thực tế của giai cấp hữu sản và địa vị pháp lí của nó có thể là lí do chủ yếu cho việc phê phán “có tính khiêu khích” ảnh hưởng đến quần chúng và phá vỡ hàng ngũ của nó, vì chỉ một tầng lớp nhỏ của giai cấp này được hưởng đặc quyền đặc lợi mà thôi. (NC, 67)

Mâu thuẫn này sẽ ngày càng lan rộng và phát triển và đấy chính là hi vọng cho những thay đổi thật sự dù tầng lớp nắm quyền trong các chế độ cộng sản đi theo hay chống lại trào lưu thay đổi đó. Mâu thuẫn này đã là lí do của những thay đổi mà giai cấp mới đã tiến hành trong quá khứ, trong đó có việc dân chủ hoá và phi tập trung hoá. Thực hiện từng bước và nhượng bộ đối với các lực lượng xã hội khác là cách làm của giai cấp mới nhằm che đậy mâu thuẫn vừa nói và củng cố địa vị của mình. Nhưng vì tài sản và quyền lực của giai cấp mới vẫn chưa hề bị đụng chạm, mọi biện pháp, kể cả những biện pháp được thực hiện do khát vọng dân chủ hoá, cũng đều thể hiện một xu hướng, đó là tăng cường quyền lực của bộ máy quan liêu của đảng.

Hệ thống được thiết kế một cách khéo léo đến nỗi ngay cả các biện pháp dân chủ cũng bị “đúc khuôn” cho vừa với mức cho phép và quay sang phục vụ cho việc tăng cường quyền lực của tầng lớp đương quyền. Tương tự như ở phương Đông cổ đại, nơi chế độ nô lệ ngấm vào mọi quan hệ xã hội kể cả quan hệ gia đình, chế độ chuyên chế toàn trị của tầng lớp đương quyền cộng sản áp đặt sự quản lí của mình lên cả những lĩnh vực mà tầng lớp chóp bu không hề trông thấy bất kì lợi ích nào.

Phong trào tự quản công nhân Nam Tư, được lập ra trong thời kì đối đầu với Liên Xô, đã có lúc được coi là biện pháp dân chủ nhằm kêu gọi đảng từ bỏ độc quyền quản lí, đã biến hoá dần và không những không làm thay đổi hoặc lung lay hệ thống mà đã trở thành một trong những phương hướng hoạt động của tổ chức đảng. Cái điều được trù liệu khi người ta tổ chức phong trào tự quản - tạo ra một hình thức dân chủ mới – đã không và không thể đạt được kết quả mong đợi. Tự do không thể chỉ là được chia miếng bánh to hơn. (NC 67)

Phong trào tự quản công nhân không tạo ra sự tham gia của người sản xuất trực tiếp vào quá trình phân phối lợi tức, không chỉ trên bình diện quốc gia mà ngay tại các cơ sở nữa, người ta đã tìm mọi cách ngăn chặn nó trong những giới hạn an toàn. Chế độ đã tìm mọi cách như chính sách thuế khoá và các biện pháp khôn khéo khác để tước đoạt phần lợi nhuận mà người công nhân đã cố gắng tạo ra chỉ với hi vọng rằng nó sẽ là của họ. Ngoài ảo tưởng ra, họ chẳng thu nhập thêm được bao nhiêu. Không có tự do nói chung, phong trào công nhân phải mất tự do là đương nhiên. Trong một xã hội thiếu tự do, không một ai được quyền ra bất cứ quyết định nào. Kẻ ban phát bao giờ cũng hưởng phần hơn.

Điều đó không có nghĩa rằng giai cấp mới, dù chỉ vì lợi ích của chính mình, không thể nhượng bộ quần chúng. Phong trào công nhân tự quản và việc phi tập trung hoá chính là những nhượng bộ đối với quần chúng. Hoàn cảnh có thể buộc giai cấp mới, dù nó có độc đoán chuyên quyền và toàn trị đến đâu, phải tuân theo ý chí của quần chúng. (68)

Năm 1948, khi xảy ra đối đầu với Liên Xô, các nhà lãnh đạo Nam Tư đã buộc phải tiến hành một loạt cải cách, nhưng sau này, khi vừa có dấu hiệu nguy hiểm cho địa vị của mình, chính họ đã bãi bỏ những biện pháp cải cách này. Những chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại các nước Đông Âu.

Để bảo vệ quyền thống trị của mình, giai cấp cầm quyền buộc phải tiến hành một số cải cách khi quần chúng nhận ra rằng tài sản về danh nghĩa là của toàn dân đã bị giai cấp ấy sử dụng như là tài sản riêng. Những biện pháp được thực hiện thường được mệnh danh là “tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa” nhưng cơ sở của chúng chính là sự bùng nổ những mâu thuẫn nói trên.

Giai cấp mới phải luôn luôn tính toán nhằm củng cố quyền lực và quyền sở hữu của mình, đồng thời lẩn tránh sự thật và càng ra sức chứng minh rằng họ đang lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng xã hội của những con người hạnh phúc và bình đẳng, một xã hội không còn người bóc lột người. Giai cấp mới không thể vượt qua được mâu thuẫn sâu sắc nội tại sau đây: nguồn gốc xuất thân không cho phép nó hợp thức hoá tài sản, nhưng từ bỏ nó thì lại sợ vì làm thế chính là cách tự đào huyệt dưới chân mình. Giai cấp mới buộc phải dùng những mục tiêu phi thực tế và mù mờ hơn để biện hộ cho sự thống trị không giới hạn của mình.

Đây thực sự là giai cấp nô dịch với sức mạnh của chưa từng có trong lịch sử. Nhưng đây cũng là giai cấp đoản thọ nhất, tương lai của nó thật là mờ mịt. Vì chứng tự mãn, dẫm đạp lên toàn bộ xã hội, nó không thể nào đánh giá được đúng vai trò của mình cũng như không thể đánh giá đúng những điều đang diễn ra xung quanh.

7.

Thực hiện công nghiệp hoá, giai cấp mới đồng thời đã thực hiện công cuộc chấn hưng dân tộc, ở những chỗ, những lúc mà điều đó nhất định phải chấn hưng, nhưng nay nó đã hết hơi rồi, nó không còn khả năng gì ngoài khả năng đàn áp một cách dã man và cướp bóc một cách vô liêm sỉ. Nó không còn khả năng sáng tạo nữa. Và hậu quả không thể đảo ngược được: vũ khí của nó chỉ còn là sự lừa dối.

Khi tiến hành cách mạng, giai cấp mới đã đã thực hiện được những chiến công vô tiền khoáng hậu, nhưng giai đoạn cầm quyền của nó là một trong những trang nhục nhã nhất trong lịch sử nhân loại. Người ta sẽ lấy làm hân hoan khi nhớ lại những thành tựu đạt được dưới quyền nó, nhưng người ta cũng sẽ phải lấy làm xấu hổ khi nhớ đến những phương tiện mà nó đã sử dụng.

Giai cấp mới nhất định sẽ biến khỏi vũ đài lịch sử, điều đó là rõ ràng. So với các giai cấp khác trong quá khứ việc biến mất của nó sẽ tạo ra ít hoài cảm nhất. Chà đạp lên tất cả những gì không thoả mãn được tính ích kỉ của nó, giai cấp mới tự chuốc lấy cho mình một cái chết nhục nhã và sự thờ ơ của người đời. NC59
C,69


(chuyên chính- Pháp luật)

1.

Mâu thuẫn này cùng với việc người cộng sản luôn luôn coi nhà nước là và chỉ là cơ quan chuyên chính đã dẫn đến kết quả là nhà nước cộng sản không thể trở thành nhà nước pháp quyền, nghĩa là nhà nước với toà án không phụ thuộc vào chính quyền còn pháp luật thì được tôn trọng trên thực tế.

Hệ thống không chấp nhận một nhà nước như thế. Ngay cả khi các lãnh tụ cộng sản muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thì họ cũng không thực hiện được vì nó sẽ là mối đe doạ cho chế độ toàn trị của họ.

Sự độc lập của toà án và tuân thủ pháp luật nhất định sẽ dẫn tới đối lập. Không có điều luật nào của cộng sản cấm, thí dụ, tự do tư tưởng hay tự do lập hội. Trên cơ sở các nguyên tắc độc lập của toà án, luật pháp phải đảm bảo các các quyền tự do công dân khác nữa.

Nhưng trên thực tế những điều đó chưa bao giờ được thực hiện.

Công nhận về mặt hình thức các quyền tự do công dân, chế độ cộng sản lại đặt ra điều kiện tiên quyết: chỉ được sử dụng các quyền ấy vì mục đích của “chủ nghĩa xã hội” mà các lãnh tụ cổ xuý nghĩa là ủng hộ cho quyền lực của họ.

Tương tự như vậy, không thể nào tách quyền lực của cảnh sát khỏi quyền lực của tư pháp. Người ra lệnh bắt giam, khởi tố trên thực tế cũng là người nắm quyền kết án và thi hành án. Một vòng tròn khép kín: chính quyền hành pháp và lập pháp chỉ là một, các cơ quan điều tra, xét xử và trừng phạt cũng là một nốt.

Thế thì tại sao chuyên chính cộng sản lại cần pháp luật, tại sao họ lại che đậy bằng sự tuân thủ pháp luật?

Ngoài lí do chính trị, lí do tuyên truyền, nếu chế độ muốn tồn tại nó phải đảm bảo tính pháp lí cho những kẻ mà nó dựa vào, nghĩa là tính pháp lí cho giai cấp mới.

Luật pháp được soạn thảo do nhu cầu và quyền lợi của đảng, của giai cấp mới. Về mặt hình thức pháp luật bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân nhưng trên thực tế nó chỉ bảo vệ quyền lợi của những người không bị coi là “kẻ thù của chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy những người cộng sản luôn bị đau đầu vì trò chơi luật pháp do chính họ viết ra nhưng rồi lại bị họ phủ nhận ngay khi cần. Sau một thời gian, khi đã nhận ra nguyên nhân “đau khổ” của mình, để đơn giản hoá trò chơi pháp luật họ thường sáng tác ra những luật lệ “vá víu” có thể giải thích thế nào cũng được.

Thí dụ ở Nam Tư luật ghi rằng không thể kết án một người nếu hành vi của người đó không được xác định rõ ràng theo các khung pháp lí. Nhưng đa số các vụ án chính trị lại được thực hiện theo cách gọi là “tuyên truyền xuyên tạc”. Người ta không dựa vào luật để giải thích khái niệm này, nó được trao cho các quan toà với lực lượng cảnh sát mật đứng đằng sau.

Như vậy là các vụ án chính trị trong chế độ cộng sản chỉ là những cuộc trình diễn, nghĩa là toà án được giao nhiệm vụ chứng minh “tội lỗi” của bị cáo phù hợp với yêu cầu của những kẻ đương quyền. Nói các khác, toà án có trách nhiệm đưa những kết luận chính trị đã được chuẩn bị trước vào trong khung pháp luật hiện hành.

2.

Trong cách xử này việc thú nhận của bị cáo đóng một vai trò quan trọng (có thể là quan trọng nhất). Bị cáo phải tự nhận là kẻ thù. Không cần chứng cớ gì hết, chứng cớ được thay bằng lời thú tội của chính bị cáo.

Cái gọi là “Những vụ án Moskva” chỉ là những thí dụ lố bịch và đẫm máu nhất của trò hề về pháp luật trong chế độ cộng sản mà thôi. Các vụ việc cụ thể cũng như mức án chỉ đóng vai trò thứ yếu.

Các vụ án chính trị được bày đặt như thế nào?

Đầu tiên cảnh sát mật, theo “gợi ý” của cán bộ đảng, “phát hiện” được một người nào đó là kẻ thù của chế độ, là cái gai của chính quyền vì anh ta công khai bảo vệ một quan điểm nào đó hoặc anh thảo luận quan điểm đó với bạn bè của mình. Nếu việc “phát hiện” thành công thì sẽ đến giai đoạn hai, giai đoạn đưa nạn nhân vào bẫy. Người ta sẽ sử dụng một kẻ khiêu khích để thu thập những “bằng chứng có tính chất phá hoại” hoặc doạ dẫm một kẻ nào đó và bắt phải kí những tài liệu vu khống mà cảnh sát đưa cho. Đa số các tổ chức bí mật là do chính cảnh sát lập ra để bẫy các phần tử bất đồng ý kiến. Chế độ cộng sản không tìm cách ngăn chặn mà ngược lại còn cố tình đẩy các công dân “không đáng” tin đến những hành động sai trái và tội lỗi khác nhau để trừng phạt họ.

Stalin đã làm như vậy, có cả tra tấn và không cần toà án. Ngay cả trong trường hợp có toà án và không tra tấn thì thực chất cũng vẫn thế: cộng sản thanh toán những người chống đối mình không phải vì họ vi phạm pháp luật mà chỉ vì họ là những phần tử chống đối. Vì vậy có thể nói rằng: đa số tù nhân chính trị thực chất là những người chống đối chế độ, nhưng theo quan điểm của luật pháp thì họ không phải là tội phạm. Nhưng người cộng sản lại cho rằng họ đáng bị trừng phạt dù không có cơ sở pháp lí để làm chuyện đó.

Khi có các cuộc nổi dậy của quần chúng, chính quyền cộng sản đã thẳng tay đàn áp mà không cần để ý đến tính hợp hiến và hợp pháp của những hành động đó. Lịch sử hiện đại chưa từng biết đến những vụ đàn áp dã man đến như thế. Vụ đàn áp ở Poznan gây nhiều tai tiếng nhưng chưa phải là vụ đẫm máu nhất. Quân đội chiếm đóng cũng như chính quyền thuộc địa dù là người ngoài, dù hành động theo những biện pháp khẩn cấp cũng ít khi sử dụng những biện pháp dã man như thế. Những nhà cầm quyền cộng sản đã chà đạp pháp luật và tiến hành khủng bố ngay chính nhân dân mình.

Trong chế độ cộng sản, các lí thuyết về luật pháp bị bóp méo cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của nhóm chóp bu đương quyền.

Ngay trong những vấn đề không liên quan gì đến chính trị, luật pháp cũng thường bị vi phạm. Giai cấp toàn trị vẫn hàng ngày hàng giờ can thiệp cả vào những lĩnh vực này.

Bài báo ngắn trên tờ Chính sách được trích dẫn dưới đây đủ nói lên vai trò và vị trí của toà án ở Nam Tư, nơi luật pháp nói chung được tôn trọng hơn so với các nước cộng sản khác.

“Trong cuộc hội thảo kéo dài hai ngày dưới sự chủ trì của công tố viên liên bang, đồng chí Brana Evremovich, khi thảo luận các vấn đề liên quan đến tội phạm kinh tế, các công tố viên các nước cộng hoà và hai tỉnh Voevodin và Belgrad đều nhất trí cho rằng muốn ngăn chặn hữu hiệu các tội phạm kinh tế cần phải kiên quyết và sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan kinh tế và tất cả các tổ chức chính trị…

Mọi người đều nhất trí rằng cho đến nay xã hội chưa phản ứng đúng mức đối với các loại tội phạm kinh tế…

Các công tố viên đều cho rằng xã hội cần phản ứng một cách hữu hiệu hơn nữa. Họ cho rằng cần phải xử lí nghiêm khắc về mặt pháp luật, bên cạnh những biện pháp hành chính khác….

Các sự kiện được dẫn ra trong các báo cáo đã chứng minh một cách thuyết phục rằng những lực lượng bị thất bại trên trường chính trị đang cố gắng báo thù trong lĩnh vực kinh tế. Như vậy vấn đề tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay không chỉ là vấn đề pháp lí mà còn là vấn đề chinh trị, đòi hỏi sự phối hợp của công tố với các cơ quan chính quyền và tổ chức xã hội…

Tổng kết buổi thảo luận, công tố liên bang, đồng chí Brana Evremovich, nhắc lại rằng cần phải tuân thủ pháp luật cũng như sự nghiêm khắc mà các đồng chí lãnh đạo cấp cao đã phê phán những cá nhân phạm các tội về kinh tế» (Chính sách, ngày 23 tháng 2 năm 1955)

Như vậy là các công tố đã quyết định đường lối xử án và cách thực thi án phát cho các quan toà trên cơ sở tâm trạng của “lãnh đạo cấp cao”.

Sự độc lập của toà án và tinh thần thượng tôn pháp luật ở đâu?

Trong chế độ cộng sản, lí thuyết về pháp luật được cải biến theo hoàn cảnh và nhu cầu của nhóm chóp bu nắm quyền. Hình phạt theo nguyên lí của Vưshinski phải được quyết định trên “nguyên tắc đích xác”, nghĩa là không được để cho các tính toán chính trị làm ảnh hưởng đến quyết định của toà. Nhưng cho dù người ta có áp dụng các nguyên lí nhân bản và khoa học hơn thì thực chất vẫn không thay đổi nếu quan hệ giữa chính quyền, toà án và luật pháp vẫn giữa nguyên như trước.




3.


Trật tư pháp luật cộng sản không thể tránh khỏi bệnh hình thức, vai trò của các tổ chức đảng và cảnh sát trong thủ tục tố tụng cũng rõ ràng như trong hệ thống bầu cử và các lĩnh vực khác. Thế vẫn chưa hết. Càng lên cao thì sự thượng tôn pháp luật càng có tính cách trang trí và ảnh hưởng của chính quyền đối với toà án và các cuộc bầu bán càng tăng.

(bầu cử)


Mọi người đều biết sự trống rỗng và phô trương của các cuộc bầu cử dưới chế độ cộng sản, nói theo Clement Rechard thì là: “cuộc đua một ngựa”. Tôi nghĩ rằng cũng cần thảo luận về việc tại sao những người cộng sản lại cần những cuộc bầu bán không hề có ý nghĩa gì đối với việc phân bố lực lượng cũng như tại sao họ lại cần cái quốc hội khá tốn kém mà chẳng được tích sự gì.

Ngoài lí do tuyên truyền, lí do đối ngoại và những lí do khác tương tự, có một việc mà không chính quyền nào, kể cả chính quyền cộng sản có thể bỏ qua, đấy là mọi sự đều phải được hợp pháp hoá. Trong điều kiện hiện nay thì hợp pháp hoá là thông qua các đại diện dân cử. Nhân dân có trách nhiệm ủng hộ mọi quyết định của những người cộng sản, dù chỉ là hình thức.

Bên cạnh đó còn một nguyên nhân sâu xa nữa giải thích lí do vì sao các lãnh tụ cộng sản lại phải “nuôi” quốc hội: các chính sách của chính phủ-giới chóp bu của giai cấp mới phải được giới chức đảng ủng hộ. Không cần quan tâm tới dư luận xã hội, nhưng tất cả các chính phủ cộng sản đếu phải quan tâm tới dư luận trong đảng, dư luận trong các đảng viên cộng sản.

Đấy là lí do vì sao bầu cử chẳng có ý nghĩa gì nhưng việc chọn người lại được các cấp lãnh đạo thực hiện một cách vô cùng thận trọng. Hàng loạt khía cạnh được cân nhắc: đóng góp, vai trò và chức năng trong xã hội, nghề nghiệp, vv... Đối với lãnh đạo thì các cuộc bầu cử có ý nghĩa rất lớn vì họ có thể xếp bên cạnh mình những lực lượng mà họ coi là có giá trị, cũng có nghĩa là tạo cho chính mình tính hợp pháp trước đảng, trước giai cấp và nhân dân.

Những thử nghiệm nhằm đưa hai ba ứng viên cho một ghế đại biểu trong các cuộc bầu cử quốc hội đều thất bại. Nam Tư đã tiến hành các cuộc bầu cử như vậy nhưng sau đó đã bị lãnh đạo gán cho nhãn “chia rẽ”. Có những tin tức nói rằng tại các nước Đông Âu cũng đang tiến hành việc có nhiều ứng viên cho một ghế đại biểu. Giả sử chuyện đó có xảy ra thì tôi cho rằng khả năng thành công là rất thấp, mặc dù đây là một bước tiến hay có thể nói là sự khởi đầu của quá trình dân chủ hoá. Tôi nghĩ rằng Đông Âu rồi cũng đi theo mô hình “tự quản” của Nam Tư chứ chưa thể dẫn đến quá trình dân chủ hoá hoặc phân hoá trong hàng ngũ đảng cầm quyền được. Hạt nhân chuyên chế nhận thức được rằng nó sẽ gặp nhiều rắc rối nếu không giữ vững sự thống nhất truyền thống và vì vậy vẫn nắm giữ chặt quyền điều khiển. Mọi sự tự do, kể cả tự do trong đảng, đe doạ không chỉ quyền lực của các lãnh tụ mà đe doạ ngay chính chế độ toàn trị.

Quốc hội cộng sản không chỉ không đưa ra các quyết sách quan trọng, thực ra nó không có khả năng làm việc đó. Biết trước rằng sẽ được bầu, hả hê vì được tham gia vào toàn bộ tiến trình kể từ lúc lập danh sách ứng viên, các đại biểu, dù có muốn cũng không có sức lực và dũng khí để có thể tranh luận. Hơn nữa họ được uỷ quyền không phải bởi cử tri cho nên họ cũng không phải chịu trách nhiệm với cử tri. Họ chỉ có mỗi một quyền là thỉnh thoảng lại ủng hộ một trăm phần trăm những quyết định đã được giải quyết sau hậu trường. Hệ thống cũng cần chính một quốc hội như thế, cho nên nếu có trách thì chỉ trách là nó quá tốn kém và vô tích sự.

Nhà nước cộng sản được xây dựng trên cơ sở bạo lực và đàn áp, luôn luôn xung đột với nhân dân, cho nên ngay cả khi không có tác nhân bên ngoài thì vẫn là một bộ máy nhà nước quân phiệt. Không ở đâu sự tôn sùng sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, lại được đề cao như trong các nhà nước cộng sản. Chủ nghĩa quân phiệt là nhu cầu nội tại của giai cấp mới, là một trong những hình thức tồn tại của nó và đồng thời cũng là tác nhân củng cố đặc quyền đặc lợi của nó.

(bạo lực)
Là một tổ chức mang tính bạo lực, và khi cần thì chỉ thực hiện vai trò bạo lực, nhà nước cộng sản khởi kì thuỷ là một nhà nước quan liêu. Hoàn toàn phụ thuộc vào một nhóm nhỏ những kẻ cầm quyền chóp bu, cơ quan nhà nước, không ở đâu bằng chế độ cộng sản, tràn ngập đủ các thứ văn bản pháp qui. Ngay từ khi vừa xuất hiện nó đã lập tức tạo ra một khối lượng văn bản pháp qui nhiều đến nỗi các luật sư và quan toà bị ngập lụt. Ngay những việc tầm phào nhất cũng phải được phê duyệt, mặc dù trên thực tế chẳng có ý nghĩa gì. “Tác phẩm” của các nhà làm luật cộng sản thường có động cơ chính trị và vì vậy mà bỏ qua hiện thực của đời sống. Chìm trong những công thức pháp lí “xã hội chủ nghĩa” trừu tượng, lại không bị các lực lượng đối lập phê phán, họ đã “nhốt” cuộc sống sinh động vào những điều khoản cứng nhắc. Và tất cả đều được quốc hội thông qua.

(quan liêu)
Nhưng chủ nghĩa quan liêu cộng sản lại không hề ảnh hưởng đến nhu cầu và cách thức làm việc của các lãnh tụ cộng sản. Giới cầm quyền chóp bu của nhà nước, cũng là của đảng, ít khi chịu tự giới hạn bởi các nguyên tắc. Trong tay nó là chính sách, là các quyết định mang tính chính trị, không thể chờ đợi và không chịu bất kì giới hạn nào. Chính những người sáng lập ra bộ máy quan liêu nhất và tập trung nhất lại không phải là những người quan liêu hoặc chịu tự giới hạn bởi các tiêu chuẩn pháp lí nào. Stalin không quan liêu. Tito cũng thế. Vì vậy các văn phòng của các lãnh tụ cộng sản thường rất lộn xộn và cẩu thả.

Điều đó cũng không ngăn cản các “ông chủ” thỉnh thoảng lại tổ chức các phong trào “đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu” nghĩa là chống lại sự cẩu thả và chậm trễ của bộ máy hành chính. Nhưng đây không phải là ý định loại bỏ chủ nghĩa quan liêu thực sự đã ăn sâu, bén rẽ vào xã hội mà bản chất của nó là sự phụ thuộc toàn diện của đời sống xã hội vào bộ máy chính trị.

Các lãnh tụ cộng sản thường nhắc đến Lenin khi tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu.

Nhưng nếu nghiên cứu kĩ Lenin thì ta sẽ thấy ông không thể nào tiên đoán được rằng bộ máy quan liêu sẽ nuốt chửng hệ thống mới. Khi chạm trán với sự quan liêu, một phần là sản phẩm của chế độ do Sa Hoàng để lại, ông cho rằng tai hoạ là do “không có bộ máy gương mẫu gồm toàn những người cộng sản hoặc những người đã học qua trường đảng” [1] . Dưới thời Stalin những quan chức cũ đã không còn, chỉ còn “toàn” đảng viên cộng sản nhưng tệ quan liêu thì lại tăng lên. Ngay ở Nam Tư, nơi tệ quan liêu có ít hơn, nhưng bản chất của nó, nghĩa là sự độc quyền chính trị và các quan hệ do độc quyền này tạo ra thì vẫn vững như bàn thạch.


4.

Nhà nước cộng sản, đúng hơn phải nói chính quyền, tìm mọi các để phi cá tính hoá không những từng người mà còn toàn thể dân tộc, thậm chí phi cá tính hoá ngay chính những người bảo vệ chế độ.

Người ta định biến cả dân tộc thành một nòi quan chức. Tiền lương, diện tích nhà ở và nói chung tất cả nhu cầu về mặt tinh thần đều được phân phối, đều bị kiểm soát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự phân biệt không chỉ theo tiêu chuẩn là viên chức hay không (tất cả đều là viên chức) mà theo mức lương và đủ mọi loại ưu tiên ưu đãi khác. Sau khi tập thể hoá thì ngay tầng lớp nông dân cũng ngày càng bị lôi kéo vào tổng liên đoàn những kẻ quan liêu.

Nhưng đấy chỉ là bề ngoài. Nếu người công nhân khác nhà tư sản, dù cả hai đều được tự do bán món hàng của mình, một bên là phương tiện sản xuất, còn bên kia là sức lao động, thì trong chế độ cộng sản giữa các tầng lớp xã hội cũng có sự khác nhau rất lớn. Nhưng mặc dù có những mâu thuẫn và khác biệt như thế xã hội cộng sản vẫn là xã hội cố kết nhất. Điểm yếu của sự cố kết này chính là tính chất cưỡng chế và mâu thuẫn của nó. Tất cả các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau, không khác gì các chi tiết của một cỗ máy khổng lồ.

Giống như mọi chế độ chuyên chế khác, chính quyền cộng sản coi cá nhân chỉ như là một đơn vị trừu tượng. Những người thuộc phái trọng thương đã đẩy nền kinh tế vào sự bảo trợ hoàn toàn của nhà nước, còn chính nhà vua (thí dụ Ekaterina) thì cho rằng nhà nước có trách nhiệm cải tạo các thần dân của mình. Đấy cũng là đường lối tư duy của các lãnh tụ cộng sản. Nhưng lúc đó chính quyền chỉ cải tạo về tư tưởng các chủ sở hữu, còn bây giờ, trong chế độ cộng sản chính quyền vừa là chủ sở hữu vừa là nhà tư tưởng. Nhưng điều đó không có nghĩa là cá nhân đã biến mất, đã trở thành một chiếc đinh ốc vô hồn di chuyển theo quyết định của một mụ phù thuỷ toàn năng trong lòng của bộ máy to lớn nhưng vô hồn của nhà nước. Con người vừa có xu hướng tập quần, vừa có xu hướng cá nhân cho nên ngay cả trong hệ thống này nó vẫn tìm mọi cách bảo vệ cá tính mình. Chưa bao giờ cá tính con người lại bị đè nén đến như thế cho nên nó phải thể hiện bằng những cách khác.

Thế giới của cá nhân đã trở thành thế giới của những lo toan thường nhật, không có tương lai nào. Nhưng những lo toan thường nhật đó cũng luôn luôn đụng độ với hệ thống, một hệ thống muốn đè bẹp tất cả nhu cầu vật chất và tinh thần của con người nên ngay cái thế giới nhỏ bé đó của cá nhân cũng không được tự do, không được bảo vệ. Trong chế độ cộng sản cá nhân buộc phải học được cách sống mà không có bất kì sự đảm bảo nào. Nếu nó chịu khuất phục thì nhà nước sẽ để cho nó lay lắt qua ngày. Nó luôn bị giằng xé giữa ước muốn và khả năng. Nó phải chấp nhận phục tùng quyền lợi tập thể, nhưng cũng như trong mọi hệ thống khác nó luôn luôn chống đối các đại diện độc đoán của tập thể.

Đa số công dân của chế độ cộng sản không chống lại chủ nghĩa xã hội, nhưng họ bất bình cách thực hiện, thực ra những người cộng sản đâu có xây dựng chủ nghĩa xã hội cho nên từng thần dân của họ phải bất bình với những hạn chế không phải vì quyền lợi của toàn xã hội mà chỉ nhân danh quyền lợi của nhóm đương quyền. Những người thuộc các hệ thống khác không thể nào hiểu được vì sao các dân tộc dũng cảm và đầy tự hào lại có thể chấp nhận để người ta tước đoạt tự do tư tưởng và tự do lao động kiếm sống.

Cách giải thích khá chính xác và đơn giản: bộ máy đàn áp dã man và bao trùm lên tất cả. Nhưng còn có những nguyên nhân khách quan sâu sắc hơn.

Một trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân lịch sử, đã được chúng tôi nói tới: khao khát cải tạo nền kinh tế đã buộc nhân dân phải chấp nhận mất tự do.

5.

Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân trí dục và đức dục. Ước mơ chủ nghĩa xã hội-chủ nghĩa cộng sản, ước mơ đạt được mức sống lí tưởng, niềm hi vọng, sự phấn khích có thể nói sánh ngang với niềm phấn khích tôn giáo không chỉ đối với những người cộng sản mà cho cả một bộ phận dân chúng nữa. Trong quan niệm của đa số người không thuộc các giai cấp cũ thì việc vùng dậy có tổ chức nhằm chống lại chính quyền, chống lại đảng đồng nghĩa với sự phản bội tổ quốc, phản bội những lí tưởng cao đẹp nhất.

Phong trào đối lập có tổ chức không thể xuất hiện trong các chế độ cộng sản dĩ nhiên là do tính chất bao trùm, tính chất toàn trị của các nhà nước đó. Tính chất toàn trị thâm nhập vào mọi tế bào của xã hội, vào từng cá nhân, vào những nghiên cứu của các nhà bác học, vào cảm hứng của các thi sĩ, vào ước mơ của các đôi tình nhân. Chống lại nó không chỉ có nghĩa là tự đưa mình đến giá treo cổ mà còn chuốc lấy sự khinh bỉ và né tránh. Không một chút ánh sáng nào, không một chút khí trời nào có thể lọt vào được dưới gót sắt của nó.

Cả hai phong trào đối lập, sinh ra từ các giai cấp cũ và xuất hiện ngay trong lòng chế độ cộng sản đều không có khả năng tạo ra được đường lối đấu tranh. Đại diện của phong trào thứ nhất sẽ biến mất, còn đại diện của phong trào thứ hai thì quay ra phê phán chế độ bằng những thuật ngữ giáo điều vô nghĩa lí. Điều kiện cho những con đường mới chưa xuất hiện.

Bên cạnh đó nhân dân, bằng bản năng của mình, đã phát hiện ra các phương pháp khác, họ luôn phản kháng, ngay cả chỉ vì những tiểu tiết. Phong trào phản kháng này chính là mối đe doạ cụ thể nhất, lớn nhất đối với chế độ. Các lãnh tụ cộng sản không biết nhân dân đang nghĩ gì, muốn gì. Biết rằng lòng dân không yên, họ không thể tự tin như xưa nữa.

Nếu lịch sử chưa từng thấy một hệ thống nào có thể vô hiệu hoá những người chống đối như chế độ chuyên chính vô sản thì nó cũng chưa từng thấy một trật tự xã hội nào lại bị người dân chối bỏ đến như thế. Có vẻ như lương tâm càng bị cầm tù và khả năng cho những hành động có tổ chức càng bị giới hạn quần chúng càng thêm ta thán, oán ghét.

Toàn trị cộng sản đưa tới oán cừu toàn diện, mọi tình cảm của con người đều bị nung cháy trong ngọn lửa oán hận đó, chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng và lòng hận thù.

Sự chống đối một cách tự phát, từng ngày từng giờ, bùng lên vì những “việc vặt” của hàng triệu người là hình thức phản kháng mà cộng sản không thể nào dập tắt được. Có thể thấy điều đó ngay trong cuộc chiến tranh Xô-Đức. Có cơ sở để tin rằng tinh thần chiến đấu của người Nga không phải đã cao đến thế ngay khi quân Đức tràn vào Liên Xô. Nhưng Hitler đã để lộ mục đích: tiêu diệt nhà nước Nga và biến tất cả người Slav thành nô lệ. Chỉ khi đó lòng yêu nước sâu xa không gì dập tắt được mới bùng dậy. Trong suốt cuộc chiến tranh, Stalin không một lần nào nhắc tới chính quyền Xô Viết hay chủ nghĩa xã hội cả, ông ta chỉ dùng danh từ Tổ quốc. Người ta sẵn sàng chết vì tổ quốc ngay cả khi bên cạnh đó là chủ nghĩa xã hội của Stalin.








--------------------------------------------------------------------------------
[1]R. Dabin, Quan hệ giữa người với người trong môi trường hành chính, New York 1951, trang 165-166.
[2]A. Uralov, Khi Stalin nắm quyền, Paris.1951, trang 202, 215.


==

No comments: