TRỊNH HOÀI ĐỨC
GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ (phần 1)
GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ (phần 1)
Hậu học LÝ VIỆT DŨNG (dịch và chú giải)
Tiến sĩ HUỲNH VĂN TỚI (hiệu đính, giới thiệu)
Tiến sĩ HUỲNH VĂN TỚI (hiệu đính, giới thiệu)
Trịnh Hoài Đức (1765-1825), tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một công thần của triều Nguyễn, đồng thời là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 18. Văn thơ của ông và Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh in chung trong một bộ "Gia Định tam gia thi". Ngoài ra ông để lại các bộ sách Lịch đại kỷ nguyên, Khang Tế Lục, Cấn trai thi tập, Bắc sử thi tập, Minh bột di hoán văn thảo và Gia Định thành thông chí.
Bộ Gia Định thành thông chí là một công trình có giá trị cao về lịch sử, địa lý và văn hóa của miền Nam Bộ. Nội dung tập sách ghi chép đầy đủ và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, việc thành lập các trấn, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Cho đến nay bộ sách này vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Nam Bộ.
MỤC LỤC
Bảng chữ viết tắt
Tiểu sử Trịnh Hoài Đức
Lời giới thiệu
Quyển 1. TINH DÃ CHÍ
Quyển 2. SƠN XUYÊN CHÍ
TRẤN BIÊN HÒA
TRẤN PHIÊN AN
TRẤN ĐỊNH TƯỜNG
TRẤN VĨNH THANH
TRẤN HÀ TIÊN
Quyển 3. CƯƠNG VỰC CHÍ
TRẤN PHIÊN AN
TRẤN BIÊN HÒA
TRẤN ĐỊNH TƯỜNG
TRẤN VĨNH THANH
TRẤN HÀ TIÊN
Quyển 4. PHONG TỤC CHÍ
PHONG TỤC CỦA TOÀN THÀNH
LỄ TẾT CUỐI NĂM Ở NÔNG NẠI
NĂM TRẤN
Quyển 5. VẬT SẢN CHÍ
Quyển 6. THÀNH TRÌ CHÍ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: CÁC TRIỀU ĐẠI
Phụ lục 2: HỌ MẠC Ở HÀ TIÊN VÀ 10 BÀI THƠ VỊNH
Phụ lục 3: LOÀI VẬT, ĐỒ VẬT, ĐO LƯỜNG
Phụ lục 4: GIẢI NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ
Phụ lục 5: TỪ VỰNG NHÂN DANH
Phụ lục 6: TỪ VỰNG ĐỊA DANH
Bảng chữ viết tắt
PCGBC Petit cours de géographie de la Basse : Cochinchine
NKLTDĐC Nam Kỳ lục tỉnh Dư địa chí :
GĐTTC Gia Định Thành thông chí :
VSH Viện Sử học :
VHN Viện Hán Nôm :
Bt Chú thích : của Biên tập.
Các chú thích còn lại là của dịch giả và người hiệu đính.
TIỂU SỬ
Trịnh Hoài Đức (1765-1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai; tổ tiên gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến (Trung Quốc). Đầu đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư qua Việt Nam, ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay).
Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) được bổ làm Cai thu, sau được thăng Cai đội. Khi cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau theo mẹ dời vào Phiên Trấn (Gia Định - TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Tại đây, ông theo học Xử sĩ Võ Trường Toản.
Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn lâm viện Chế cáo. Năm 1789, ông nhậm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Sau đó, ông đổi qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung. Năm 1794 ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức làm Tham tri bộ Hộ.
Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được thăng Thượng thư bộ Hộ, làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1804, ông hộ giá Gia Long về Phú Xuân, vẫn đảm nhiệm chức Thượng thư bộ Hộ.
Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được cử làm Hiệp Lưu trấn Gia Định. Năm 1808, Gia Định trấn được đổi thành Gia Định thành, Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hiệp Tổng trấn.
Năm 1812, ông được triệu về kinh, cải nhiệm Thượng thư bộ Lễ, kiêm quản Khâm Thiên giám. Năm sau (1813), ông được chuyển sang làm Thượng thư bộ Lại. Đến năm 1816, ông lại được nhiệm chức Hiệp Tổng trấn Gia Định thành.
Năm 1820, thời Minh Mạng, ông tạm lãnh chức Tổng trấn Gia Định thành, sau đó được triệu về kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại.
Năm 1821, Minh Mạng thăng cho Trịnh Hoài Đức hàm Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh, trở thành nguyên lão của triều đình.
Tháng 3 năm 1822, ông được sung làm Chánh Chủ khảo trường thi Hội; tháng 11, ông kiêm lãnh Thượng thư bộ Lễ.
Tháng 7 năm 1823, Trịnh Hoài Đức xin về Gia Định nghỉ vì sức khỏe. Đến tháng 9 cùng năm, ông trở lại kinh lãnh chức Thượng thư bộ Lại và bộ Lễ. Tháng 10 cùng năm, ông trở về Gia Định liệu việc nhà. Tháng 3 năm 1824 trở ra kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại kiêm quản Lễ bộ sự vụ. Tháng 7 cùng năm, ông được sung chức Tổng tài và quyền lãnh công việc ở ty Thương Bạc. Chẳng bao lâu, do bệnh nặng, tuổi cao, ông từ trần tại Quỳ Viên (3‑1825), thọ 61 tuổi.
Image
Khi ông mất, triều đình cho bãi triều ba ngày, truy tặng ông làm Thái bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ (hàm Chánh nhất phẩm), đặt tên thụy là Văn Khác. Thi hài ông được đưa về chôn tại quê nhà: làng Bình Trước, huyện Phước Chánh, phủ Phước Long (nay là phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa).
Tác phẩm của Trịnh Hoài Đức gồm có:
- Cấn Trai thi tập gồm 3 tập: Thối thực truy biên tập, Quan quang tập, Khả dĩ tập.
- Gia Định Thành thông chí.
- Bắc sứ thi tập (có ý kiến cho rằng Bắc sứ thi tập chính là Quan quang tập trong Cấn Trai thi tập.
- Lịch đại kỷ nguyên.
- Khang tế lục.
- Gia Định tam gia thi tập: chung với Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh.
Đương thời, ông cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh được mọi người tôn làm Gia Định tam gia.
Trước - Tiếp >>
Người post bài: Trần Ngọc Thêm
Cập nhật ( 28/04/2008 )
No comments:
Post a Comment