Sunday, December 20, 2009

KINH NĂM ÔNG

*

Kinh Năm Ông


Bổn kinh chữ Nôm chép tay còn sót lại cổ động việc thờ Năm Ông,
Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương
(sưu tầm được ở An Giang 2006)
Nam Kỳ Lục Tỉnh 2009


2
Kinh Năm Ông: bổn văn sót còn lại của một hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương

Tôi chưa từng nghe biết gì về chi phái Năm Ông cho tới
khi được bổn kinh nầy, tháng 06-2006. Trong những lần nói chuyện
trước đó rất lâu với những bậc thức giả tôi loáng thoáng nghe nói tới
Năm Ông là (1) danh từ riêng mấy thầy pháp thường nói đến khi trừ
tà ma, trấn ém. (2) Rằng Năm Ông là tiếng Nôm của từ Ngũ Vị chỉ
năm vị tướng, thần, có tài phép và là ác thần, chỉ chịu sự chỉ huy của
những thầy pháp giỏi, còn có tên khác là Ngũ Hổ1. (3) Rằng Năm
Ông là Quan Thánh Đế Quân và mấy vị tướng của ngài.
Vậy thì từ Nam Ông rất mơ hồ, ta phải hiểu tùy theo trường
hợp. Chưa bao giờ tôi nghe nói Năm Ông là năm vị Phật. Vốn không
tin tưởng chuyện bùa phép, càng không tin rằng con người có thể
làm được chuyện điều động âm binh hay khiển tướng vô hình vô
ảnh… tôi nghe rồi bỏ qua. Kịp khi có được bổn Kinh Năm Ông
trong lần về Miền Tây gần đây để tìm kiếm các bản Nôm thuộc văn
chương của vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh, tôi mới nghe biết được chút ít
về đạo thờ Năm Ông là một chi nhánh nhỏ của Phật giáo, chi phái
Bửu Sơn Kỳ Hương. Kinh Năm Ông dính dáng xa gần tới những
quyển Kim Cổ Kỳ Quan và các tác phẩm ở trong dòng đó như Thừa
Nhàn, Kiểng Tiên, Sư Vãi Bán Khoai, Kệ Dân Của Người Khùng.. ..
1 Về Ngũ Hổ, sách Quảng Tập Viêm Văn, Bài Sai Quan Ngũ Hổ cho ta biết
đây là 5 tướng mà thầy pháp sai phái để trừ tà [QTVV, trang 158-159, bản
in mới của Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn, Sàigòn, 2006].



3
là những quyển văn thơ dạy đạo viết bằng chữ Nôm của hệ phái
Phật giáo nầy, được sáng tác từ những ngày đạo mới khai sáng. Tôi
thích đi vào chính văn bản. Từ văn bản ta đi ra nhìn thấy được nhiều
điều chính xác hơn là suy đoán ý nghĩa từ những sự kiện ngoài đời.
Bản Kinh Năm Ông 經 五 翁 mà tôi, trong một duyên kỳ
ngộ bất ngờ, sưu tầm được, gồm 26 trang thơ lục bát, chữ Nôm viết
tay trên giấy bản, chữ thật đẹp, sắc xảo. Sưu tập được ở An Giang,
đoán định là được chép vào hậu bán thế kỷ 19.

Cỡ sách thông thường, 12 câu mỗi tờ, 6 câu sáu và 6 câu tám. Ngoài bìa đề Kinh
Năm Ông bằng Quốc Ngữ, chắc chắn là của người đời sau viết khi
đóng sách để bảo vệ khỏi mối mọt. Trong Kinh có chỗ viết Kinh
Ngũ Công bằng chữ Hán 經 五 公, Chúng tôi chọn cái tựa Kinh Năm
Ông cho bản kinh vì nghĩ rằng đó là cái tên người đương thời dùng
nhiều nhất. Ngoài bản kinh viết bằng chữ Nôm, phần cuối có 2 trang
đóng thêm, chép lại tin tức về tai trời ách nước đối với người làm ác,
viết bằng Hán văn. Bản tin không khả tín về mặt thực tế, chỉ có mục
đích tạo thêm sự tin tưởng đối với người hơi hơi xiêu lòng sau khi
đọc kinh mà thôi.

Bản kinh bắt đầu bằng câu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế
Âm Bồ Tát 南 無 大 慈 大 悲 觀 世 音 菩 蕯 như là sự mở đầu cần
thiết cho sự trang nghiêm của khung cảnh khi bổn kinh được đọc.
Danh hiệu Năm Ông được xưng tụng ngay từ khai đoan của bổn
kinh, được dùng để chỉ danh hiệu năm vị Phật, luôn luôn đi liền
nhau, nên tôi viết hoa từ Năm Ông, coi như đây là một thực thể.
Năm Ông ở đây là năm ông Phật đệ tử của Phật Bà Quan
Âm. Các vị nầy là Chí Công Quan Âm Phật 志 公 觀 音 佛, Hóa
Công Quan Âm Phật 化 公 觀 音 佛, Đường Công Quan Âm Phật

4
唐 公 觀 音 佛, Tức Công Quan Âm Phật 卽 公 觀 音 佛, Bửu Công
Quan Âm Phật2 宝 公 觀 音 佛. Năm Ông do vậy xuống trần theo
chỉ định của sư phụ, cũng theo con đường của sư phụ là cứu nhân độ
thế, tế khổn phò nguy, dạy người đời làm điều phải đạo. Kinh Năm
Ông nói về điều nầy một cách trực tiếp:
Nhân khi vừa thuở thừa nhàn 因 欺 �� 課 乘 閒,
Phật Bà tới ngự tòa trang xem tường 佛 妑 禦 细 臺 荘 䀡 詳.
Thấy trong thời vận Hạ Nguơn �� 冲 辰 運 下 元,
Nhân dân thiên hạ khốn nàn lắm thay 人 民 天 下 困  凛 台,
Mới dạy Năm Ông ngày rày 買 �� �� 翁 㝵 ��,
Kíp xuống hạ giới mách bày dân hay 及 �� 下 界 覓 排 民 台…

Và thế là Năm Ông xuống trần dạy dân chuyện cần thiết phải
làm để tự cứu.
Năm Ông dạy rằng trong đời Hạ Nguơn nầy thiên hạ trở nên
xấu, làm chuyện ác đức quá nhiều cho nên sẽ có tai trời ách nước để
trừng phạt kẻ ác. Người hiền ngõ, kẻ tu nhân, ai làm lành thì sẽ tránh


2 Tôi không biết bên Trung Hoa một thế kỷ gần đây có những vị Phật nầy
hay không, chỉ biết rằng sách vở Phật điển không thấy tên các vị Phật nầy.
Dầu sao quan niệm rằng Kinh Năm Ông như một lời rao giảng khuyến
thiện thì các danh hiệu trên chỉ có tính cách tượng trưng cho những khái
niệm để tạo nên sự xác tín cần thiết của quần chúng mà thôi, không cần
phải là những vị Phật đã hiện hữu lâu đời trong kinh sách và đã được số
đông người công nhận. Với quan niệm đó, bài viết nầy chỉ thuần trên mặt
văn bản và nội dung của văn bản, không bàn đến sự đúng sai đối với
Phật giáo như là một tôn giáo.

5
khỏi cái họa tàn khốc đó. Tránh khỏi họa còn có cách khác nữa là
lưu truyền phát tán kinh dạy răn khuyến thiện Năm Ông để càng
ngày càng có nhiều người hiểu được điều cần hiểu. Từ hiểu họ sẽ
thực hành, và cuộc đời sẽ bớt đi kẻ làm ác. Sao tả kinh dạy răn vì
vậy là cách gieo thiện duyên cho thiên hạ nên người chép và phát
kinh cũng sẽ được phước lành, khỏi đại nạn.
Sợ rằng dân chúng sẽ xao lãng lời mình dạy, Năm Ông dạy
cho dân biết niệm hồng danh và thờ cúng mình. Niệm là con đường
gần gũi nhứt để đến với Phật, là cách thế đơn giản để nhớ đến những
điều được răn dạy. Khuyến niệm Năm Ông cho biết: Niệm thời đặng
thoát tai ương ngày rày 念 辰 鄧 脱 災 殃 㝵 , Tu trừ thói vạy
làm ngay 須 除 �� �� 滥 .


Niệm đi kế bên tu. Hai nghi thức nầy giúp đở lẫn nhau.
Ngoài niệm còn có thờ. Thờ cúng là cách thực tiển nhứt để thấy sự
hiện diện của Năm Ông, để nhớ lời chỉ bảo của các vị đó: Thành tâm
trai giới thờ rày Năm Ông 誠 心 齋 界 ��  �� . Lựa nơi thanh
tịnh mịt mùng 攎 尼 清 靜 �� ��. Hương hoa trà quả kính cùng sớm
khuya 香 花 茶 菓 敬 共 �� . Cờ đen vải trắng bìa vàng 旗 顚 解
�� �� 鐄, Treo ngay giữa cửa đêm khuya giữ gìn 撩  ��  店  
纏.
Tôi chưa có đủ điều kiện để tìm hiểu xem hiện nay còn tín đồ
thờ Năm Ông ở địa phương nào Lục Tỉnh không, hay Năm Ông giờ
đây chỉ là cái dư vang ngày xưa, nhưng tôi biết rằng ở ngay tỉnh lỵ
Sốc Trăng có Chùa Năm Ông, chùa nầy thờ Quan Công và những vị
khác, không phải là Phật. Điều nầy có nghĩa rằng một thời hệ phái
Năm Ông phát triển mạnh chẳng may càng ngày càng suy trệ đi,
6
người hiểu như ngày xưa theo bổn kinh mà ta nói đây không còn
nhiều, chệch đi là phần lớn.
Trở về văn bản bổn kinh.
Đi tìm một tư tưởng mới trong tư tưởng Phật giáo bình dân
là chuyện mò kim đáy bể, nhưng điều hiển nhiên của tư tưởng Phật
giáo bình dân là sự thu hút cực kỳ mãnh liệt đối với đại đa số quần
chúng thông thường. Một vùng Miền Tây là địa bàn của Phật giáo
Bửu Sơn Kỳ Hương, của Phật giáo Hòa Hảo, của Cao Đài giáo và
những hệ phái hay niềm tin tương tợ… trong một thời gian lâu dài
ngay từ khi người Pháp mới chiếm Lục tỉnh (1862) cho đến thời
gian gần đây. Sự thu hút và sức mạnh phát triển phải chăng nằm
trong niềm tin làm điều lành, không làm điều dữ và những hệ quả
của nó được nói bằng một cách dễ hiểu, vừa tầm với căn cơ của
người nghe.
Chư ác mạc tác 諸悪莫作, Chúng thiện phụng hành
衆善奉行, Tự tịnh kỳ ý 自靜其意, Thị chư Phật giáo 是諸佛敎. Bài
kệ của Thiền Sư Ô Sào đọc cho thi sĩ Lý Bạch nghe có thể dùng để
tóm lược toàn bộ bổn kinh Năm Ông: Các điều ác chớ làm, các điều
thiện nên thực hiện, tự mình làm cho tâm mình lắng đọng, đó là lời
Phật dạy.


Thiền Sư Ô Sào chỉ nói với duy nhứt một đại thi hào nên ông
dùng hình thức kệ để được ngắn gọn, người viết kinh Năm Ông nói
tới nói lui gần 300 câu thơ lục bát vì ông rao giảng cho số đông dân
chúng bình thường lam lủ với cuộc sống, kiến thức triết lý Phật giáo
không nhiều.
Mỗi người rao giảng mỗi cách tùy theo căn duyên của mình
và của người nghe. Rồi để cho lời nói của mình được chú ý hơn,

7
người viết bổn kinh nhắc đến phần thưởng do sự tin tưởng hay sự
trừng phạt nếu nghi ngờ, xao lãng.
Dầu ai xem kinh tín thành3 油 埃 䀡 經 信 誠, Tự nhiên yêu quái
lánh mình đi xa 自 然 妖 怪 另 �� �� 賒. Dầu ai chẳng tưởng thiệt
thà 怞 埃 庒 想 寔 他, Quỷ cho thêm bịnh phải hòa tai ương  朱
添 病 沛 和 災 殃. Chẳng hay tu hạnh tu nhơn 庄 台 修 行 修 仁,
Cho nên mình mắc nhiều cơn lệ đầy 朱 �� ��  �� 干 淚 苔.
Sợ rằng người đọc/nghe không tin, tác giả viện dẫn rằng kinh
Phật đã nói như vậy. Ý niệm Kinh Phật theo niềm tin bình dân thì
rộng hơn ý niệm kinh [điển] của đạo Phật chính danh ở chùa hay tu
viện. Có thể kinh ở đây là một cuốn sách nào đó của một vị thầy mới
gần đây dạy chuyện liên quan đến việc tu hành, sống đạo, và nhất là
có thể viết bằng thứ chữ của người Việt, không cần phải là thứ chữ
được coi như thiêng liêng là chữ Hán. Do đó ta không lấy làm lạ khi
thấy bổn kinh nầy được viết bằng chữ Nôm và chắc chắn tác giả nó
là người Việt Nam sống cách ta không bao lâu.

Bổn kinh thường nhắc đến những năm Mậu Ngọ, Ất Dậu…
Những chữ như Mậu Ất 戊 乙… chỉ có tính cách gợi ý hơn là xác
định thời gian. Sự trùng hợp với những biến cố tương tợ ngoài đời
nếu có cũng là ngẫu nhiên, chuyện bàn ngang tán dọc để nói về sấm
ký tôi cho là không đúng khoa học và làm mất đi cái trọng điểm
3 Chữ dầu ai 油埃 là từ ngữ xưa có nghĩa nếu ai, không có nghĩa mặc dầu
như ngày nay. Chữ dầu ai, khiến tôi thêm một lí do nữa, tin rằng ít nhất
bản kinh cũng được viết ra từ hậu bán thế kỷ 19.
8
khuyến thiện của những bản kinh tương tợ4. Tôi thấy mình thích thú
và hân hạnh để giới thiệu bổn kinh nầy lần đầu tiên vì đã được nhân
duyên lành thủ đắc bản Nôm. Nghĩ rằng để lâu hơn biết đâu những
tác nhân xấu của cuộc đời khiến mình không thể làm được việc đó
như đã từng xảy ra bốn mươi năm trước, khi tôi được bổn Nôm Kim
Cổ Kỳ Quan 今古奇觀 mà rồi chẳng làm được mải may nghiên cứu
gì từ đó, sau cùng lại để mất đi. Tội thay! Tiếc thay!

Bổn kinh cố ý lập đi lập lại nhiều lần điều căn bản cần rao
giảng, đó là thói quen chung của những người viết tác phẩm nhằm
phục vụ đại chúng bình dân. Thơ lục bát nhiều phần gieo vần ở chữ
thứ sáu như bình thường, tuy vậy nầy cũng có nhiều câu gieo vần ở
chữ thứ 4, thứ 2, thứ 7. Đó là hình thức thông thường của những tác
phẩm Miền Nam thế kỷ 19 hay trước đó chút ít. Vần trong bản kinh
có chỗ ở chữ thứ ba. Đó là điều lạ đối với ngày nay, nhưng nếu ta để
ý đến tác phẩm đồng thời như Hà Tiên Thập Cảnh Khúc Vịnh thì ta
sẽ thấy chuyện nầy không lạ.

Chẳng hạn đoạn Kim Dữ Lan Đào:
Giữa trời một đỉnh cao xây,
Sáu ngao ấy giá năm mây là lầu.
Trải ngàn thu con vua ngậm đá
Suy hình hài như nhã ngọc phun.
Nguyên bản kinh gồm 26 trang viết trên giấy bản xưa trình
bày trên sáu dưới tám như các truyện thơ thông thường. Chữ viết
chân phương, trung bình, một vài sai lầm nho nhỏ về chữ Nôm cho
4 Ngoài Bắc cách sau kinh nầy chừng 4, 5 chục năm, là một hai thập niên
đầu thế kỷ 20, những bản kinh tương tợ với Kinh Năm Ông 經��翁 xuất
hiện khá nhiều, nhưng hầu hết đều thác là lời giáng bút của bà công chúa
nầy, ông thánh nọ….


9
biết người viết không phải là người học rộng, có thể là học trò hay
một cụ đồ thi cử dở dang về sống đạm bạc trong làng xóm5.
Bản nầy xưa ở chỗ các âm câm (kim 今) duơn (duyên 縁),
bường (bình 平) còn thấy hiện diện. Chắc chắn rằng các âm nầy
đầu thế kỷ 20 không còn nữa. Từ đây tôi tạm xếp Kinh Năm Ông
vào loại tác phẩm xuất hiện khoảng thời gian cuối cùng của tiền bán
thế kỷ 19.


Kinh Năm Ông như là một tảng đá trong cơ ngơi tư tưởng
của người vùng cực Nam mà lâu nay bị chìm sâu trong lòng đất.
Phiên âm, giới thiệu không phải vì những lời hứa hẹn, khuyên lơn
trong đó mà chỉ vì tôi yêu quí biết bao sự mộc mạc của nó và những
điều dạy dỗ chơn tình trong đó.


Cũng xin nhắc lại rằng trước đây non một thế kỷ, giống như
ở Âu Châu trước đó, thỉnh thoảng dân chúng nhận được những tờ
giấy chép tay hay in sơ sài gọi là Sấm Truyền hay Kinh Sấm thuyết
truyền về thời Hạ Nguơn, rằng sẽ có bịnh dịch tàn khốc lan rộng…
và người nào khi nhận được mà không sao chép Sấm Truyền thì sẽ
bị nhiều tai trời ách nước. Kinh Năm Ông không viết những răn đe
ghê rợn như vậy, chỉ có một vài câu thiệt nhẹ nhàng đối với người
không tin, còn ngoài ra chủ yếu tác giả dành cho những lời khuyên
hành thiện. Tôi thích đọc và chiêm nghiệm những câu nhẹ nhàng
nhân ái nầy hơn là những lời đe dọa mà ta thường thấy trong những
bản văn rao giảng về ăn hiền ở lành, nhưng đầy rẫy hình ảnh địa
ngục với những hình phạt ghê hồn trong đó.


5 Nguyên văn có những sai lầm do sự sao chép như câu lập lại, câu viết lộn
vị trí, chữ viết lộn… những trường hợp nào giải quyết được chúng tôi giải
quyết, với sự tôn trọng tối đa bản văn.


10


Kết thúc quyển kinh nhắc rằng con người cần ăn ở với nhau
lấy thiện lành làm gốc, đối với xã hội thì từ bi là căn bản để có
cuộc sống yên vui, từ đó người cầm đầu quốc gia chẳng cần nhọc
sức cũng có một nước thái bình, nhân dân an hưởng lại đời Nghiêu
Thuấn: Lấy câu vô trị nhi vi �� 句 而 治 無 為, Cũng nhờ một phép
Từ Bi lập đời 供 如 蔑 法 慈 悲 立 ��. Muôn dân rày đặng thảnh
thơi 閍 民 �� 鄧 請 台, Ăn mừng vỗ bụng nối đời Thuấn Nghiêu. 咹
�� �� 撫 䏾 綏 �� 舜 堯.


Mong rằng công việc giới thiệu và sơ chú nầy đem lại ích lợi
phần nào cho những ai muốn tìm hiểu con người Miền Nam nói
riêng và tư tưởng Việt nói chung của thời người Pháp sắp đến Việt
Nam.
Nguyễn Văn Sâm (Sàigòn, 11-2006, Texas, 03-2009)
11
Kinh Năm Ông
(1) Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Chí Công Quan Âm Phật,
Nam Mô Hóa Công Quan Âm Phật,
Nam Mô Đường Công Quan Âm Phật,
Nam Mô Tức Công Quan Âm Phật,
Nam Mô Bửu Công Quan Âm Phật
Nhơn khi vừa thuở thừa nhàn6,
Phật Bà ngự tới đài trang xem tường.
Thấy trong thời vận Hạ Nguơn,
Nhơn dân thiên hạ khốn nàn lắm thay.
(2) Mới dạy Năm Ông ngày rày7,
Kíp xuống hạ giới mách bày dân hay.
Tới năm Mậu Hợi8 vậy vay,
Trời xui nạn ách khốn thay muôn phần.
Cảm thương thiên hạ phân vân9,
6 Câu đầu kiểu thừa nhàn như thế nầy thường thấy ở nhiều tác phẩm khác.
Nữ Tú Tài…Thung dung nhân thuở thanh nhàn. Đặc biệt tác phẩm Kim Cổ
Kỳ Quan của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương có Thừa Nhàn.
7 rày=này, ngày rày: những ngày nay, bấy lâu nay.
8 Những chữ như Mậu Hợi 戊亥…, Ất Hợi 乙亥 . chỉ có tính cách gợi ý
thời tương lai thôi, nếu trúng với một biến cố nào thì chỉ là trùng hợp ngẫu
nhiên.
12
Khá tua10 thìn nết ân cần sớm khuya.
Bao nhiêu thói vạy thời chừa,
Đêm ngày cho biết phụng thờ Năm Ông.
Nam Mô Chí Công Quan Âm,
Niệm thời tiêu giảm cổ câm tai nàn11.
Nam Mô Đường Công Quan Âm,
Vạn sự tiêu trừ tai ách bằng không.
(3) Nam Mô Hóa Công Quan Âm,
Xuống bảo thiên hạ phụ tòng thiện duơn,
Nam Mô Tức Công Quan Âm,
Răn trong thiên hạ khá kiêng mọi đường.
Nam Mô Bửu Công Quan Âm,
Niệm thời đặng thoát tai ương ngày rày.
Tua trừ thói vạy12 làm ngay,
Thành tâm trai giới thờ rày Năm Ông.
Lựa nơi thanh tịnh mịt mùng13
9 Phân vân 紛 紜: lo lắng, sợ hãi (từ xưa). Từ nầy nay đã biến nghĩa, chỉ
một sự lưỡng ước không biết chọn phương cách nào.
10 Tua: phải. Xưa trước cổng trường TH Petrus Kýở Sàigòn có hai câu liễn:
Khổng Mạnh cương thường tua khắc cốt. Âu Tây tư tưởng yếu minh tâm.
11 Niệm thời giảm tiêu các tai nạn xưa nay. Tai nạn xưa là những hình thái
bịnh tật còn kéo dài đến bây giờ. Chữ câm tức kim 今, phiên âm theo giọng
xưa.
12 vạy=quấy, thói vạy=điều quấy.
13 Thanh tịnh mịt mùng 清靜����: thanh tịnh, kín đáo.
13
Hương hoa trà quả kính cùng sớm khuya.
Cờ đen vải trắng bìa vàng14,
Treo ngay giữa cửa đêm khuya giữ gìn15.
(4) Hương hoa phụng cúng lòng tin16,
Quỉ vương làm bịnh mình liền chẳng sao.
Ân cần vọng tưởng thấp cao,
Trên đầu đã có Nam Tào xét cho17.
Bảo trong nam nữ khá lo,
Kim sanh18 đại họa khốn to muôn phần.
Sống xa thác đã hầu gần19,
Địa Phủ, Thiên Thần, Ngũ Hổ, can qua.
Người chết vô số hằng hà,
Xương thịt tan nát (??)20 đầy đồng.
Bốn phương vườn ruộng minh mông.
Biết bao nhiêu dặm người không, chết hoài21.
14 Tôi cho Kinh Nam Ông tiêu biểu cho một hệ phái của Bửu Sơn Kỳ
Hương: hệ phái Năm Ông mà câu nầy là lý do chánh. Thờ vải trắng
bìa/viền vàng chớ không phải tấm trần điều.
15 Chữ đêm 店 chỗ này câu văn không ổn, nếu là chữ sớm  thì quá hay!
16 Mấy câu chỉ dẫn cách thiết lập chỗ thờ, bàn thờ và cách thế cúng Năm
Ông. Những điều nầy ngày xưa rất cần thiết để có thể tạo nên một hệ phái.
17 Sự tu của mình đã được bề trên ghi chép, tu thì không uổng công tu.
18 Kim sanh=thời này.
19 Sống xa thác đã hầu gần: con người lúc nầy dễ chết lắm thay!
20 Hai chữ nầy hiện giờ chúng tôi chưa đọc được.
14
(5) Hồn xiêu phách lạc Diêm Đài,
Tan xương nát thịt không ai đắp bồi.
Mịt mù sơn thủy rạch ngòi,
Mùa màng bỏ hết thương ôi nhơn bần.
Vạn gia bất kiến nhứt nhơn22,
Trâu bò cũng hết ruộng nương chẳng cày.
Đến năm Mậu Hợi vậy vay,
Độc trùng ác thú loạn ngay vào nhà.
Ghe phen tổn hại người ta,
Trong kinh Phật dạy phải là nói chơi23!
Xem qua đã thấy dưới đời,
Thấy trong thiên hạ nhiều người gian manh.
(6) Phải toan cải dữ làm lành,
Tu nhơn tích đức Phật đành cứu cho.
Dầu ai giàu có ấm no,
Cũng đừng khá nói so đo24 của mình.
Lòng đành thương xót xung quanh,
21 Tám câu nầy cảnh báo đại họa chết người hàng loạt sẽ xảy ra.
22 Vạn gia bất kiến nhứt nhơn 萬家不見一人: vườn không nhà trống,
muôn nhà cũng chẳng thấy một ai!
23 Sợ rằng người đọc/nghe không tin, tác giả viện dẫn rằng kinh Phật đã
nói như vậy. Kinh Phật theo niềm tin bình dân thì rộng hơn ý niệm kinh
[điển] của đạo Phật truyền thống ở chùa hay tu viện. Có thể kinh ở đây là
một cuốn sách nào đó của một vị thầy dạy chuyện liên quan đến việc tu
hành, sống đạo, và nhất là viết bằng chữ Việt.
24 so đo=phân bì.
15
Sạch không chớ tưởng mọi đường thị phi25.
Vận trời đã khiến nan nguy,
Đàn bà túi đức26 khác gì tặc binh
Chị em người chẳng thuận tình,
Gây nên giặc loạn tại mình phải ai.
Có phước một người cùng hai,
Ai hay tích đức khỏi tai nạn nầy27.
(7) Khuyên hết già trẻ bằng nay,
Tin trong kinh ấy truyền rày cho ta.
Tả nên một quyển phát ra28,
Thời Trời thêm xuống phước qua cho mình.
Dầu ai chép được mười kinh,
Toàn gia muôn hưởng an ninh thọ trường.
Người nào xem đọc cho thường,
Phật Trời cũng chứng mọi đường thiện tâm.
Thìn29 lòng kính niệm Quan Âm
Dầu mà có bị bắt cầm cũng mau.
Tý Sửu Dần Mẹo năm sau,
Đế vương chơn mạng về chầu thời hay.
25 Giàu có thì mở rộng lòn bố thí, bố thí không nên tiếc của, cũng đừng
nghĩ đến lời khen chê của người đời khi làm công việc nầy.
26 Túi đức 襊德. Không hiểu chữ túi nầy, xin được góp ý.
27 Người có phước đức để thoát nạn Trời không nhiều.
28 Tả 寫: viết.
29 Thìn: giữ gìn
16
(8) Kể từ Tần Hán tới nay,
Can qua cũng hết đông tây tâm tình,
Lại thêm hải yến hà thanh30,
Thiên hạ thái bình một khắc phân minh
Phụng thờ tín kính Năm Ông,
Chúng sanh cũng đặng an ninh thọ trường.
Thành tâm cho tới đế vương,
Thiên hạ thái bường khoái lạc âu ca.
Phong điều võ thuận31 gần xa,
Dân an quốc thái thạnh hòa đòi nơi.
Thánh minh vương Phật ra đời,
Trẻ già vui vẻ người người ấm no.
(9) Muôn dân đã hết âu lo,
Một tay vững đặt cơ đồ quốc gia,
Gạo thời một đồng một sa32,
Thịt cá hằng hà vô số niên niên.
Lụa thời một thước một tiền33,
Qua năm Dần Mẹo hết phiền chúng dân.
30 hải yến hà thanh: bể yên sông lặng.
31 phong điều võ thuận: gió thuận mưa hòa.
32 Cái sa, theo Huình Tịnh Của, đồ bện bằng tre giăng ngang qua suối, để
mà bắt cá chạy theo nước đổ. Vậy thì cái sa như cái bội mà nhỏ hơn người
ta dùng như đơn vị đo lường. Thời Huình Tịnh Của đơn vị nầy không còn
dùng nữa hay ít ra cũng không còn phổ biến.
33 Tiền 錢 tức tiền xu, tức nửa xu, đơn vị quá nhỏ của tiền bạc ngày trước.
Lụa một thước một tiền thì là quá rẽ.
17
Rành rành truyền để trong kinh,
Toan trừ hung kiếp vắng tanh cho liền.
Thiện nam tín nữ hai bên,
Tai nghe Phật dạy lòng xin làm lành.
Kính niệm Năm Ông Phật kinh,
Thời đặng tiêu tội an ninh thọ trường.
(10) Phép Phật truyền để mọi đường,
Phải ra cho đủ bốn phương xa gần.
Chớ làm ích kỷ hại nhân.
Lợi mình34 mà bỏ chúng dân chẳng lành.
Trong kinh Phật dạy rành rành,
Dầu già dầu trẻ sửa mình khéo khoan.
Thế gian nhiều đứa tính càn35
Kinh văn bỏ tệ mắc oan nhiều người.
Ai mà chẳng niệm Phật Trời,
Hãy còn nghi hoặc ắt đời chẳng yên,
Thiện nam tín nữ đôi bên,
Thọ phù Phật pháp giữ lòng răn răn36,
(11) Rèn lòng nhân đức khăng khăng,
Thời trời an số phước hằng có hơn,
Sao chẳng biết nghĩ sự duơn,
Từ năm Ngọ Mùi Thân Dậu tới nay,
34 Lợi mình 利��, bản Nôm viết lộn thành khoa mình 科��.
35 Bản Nôm viết cương 剛.
36 giữ lòng răn răn: luôn luôn như vậy.
18
Nhơn dân đồ khổ lắm thay,
Sao không thìn nết hãy còn so đo.
Làm người sao chẳng biết lo,
Giữ bền Phật dạy lần dò an thân.
Trong kinh Phật đã ân cần,
Dạy trong thiên hạ thời đừng bất nhơn37.
Phật rày tạc để khăng khăng,
Xét xem cho biết vật ăn có phần.
(12) Năm Ngọ cho tới năm Thân,
Qua Dậu Tuất Hợi nhân dân ách nàn.
Những từ binh cách dậy loàn,
Trẻ già phiêu lạc xóm làng38 đòi nơi.
Lên nguồn xuống biển thương ôi,
Dầu ai tích đức có hồi gặp nhau39.
Còn nhiều ôn dịch năm sau,
Vợ chồng tản lạc khôn âu lẽ nào.
Của nhiều tế lễ tổn hao,
Người ta đói rách lẽ nào chẳng thương.
Xưa truyền kinh quốc Long vương,
Rõ ràng Phật dạy bốn phương làm lành.
(13) Gặp năm hải yến hà thanh,
Xem trong kinh ấy có thành Long Xa.
37 Dạy rằng sống trên đời đừng ở ác.
38 Xóm làng 坫廊, BN viết nhầm thành bụi làng 培廊.
39 Những người tích đức thì còn sống nên gặp nhau được. Chết là hết thấy.
19
Trong ngày tháng chín mồng ba,
Thần linh giáng hạ gần xa chẳng lành.
Những loài quỉ quái yêu tinh,
Ngoài trong lê thứ giữ mình khéo oan.
Dầu đi trong chốn lâm san,
Hổ lang ác thú tai nàn chẳng qua40.
(14) Khuyên hết nam nữ trẻ già,
Trong kinh Phật dạy bảo mà thiện duơn,
Mấy người tích đức tu nhơn,
Dạy trong thiên hạ còn hơn giữ hoài41.
Truyền đặng một người cùng hai,
Toàn gia khỏi hại khỏi tai tới mình,
Nhơn dân chưa đặng thái bình,
Thời trời đã khiến linh đinh cũng nhiều
Tháng chín ắt có tai nguy42.
Thiệt là tháng ấy trên thời phải âu.
Dầu mà bịnh hoạn ốm đau,
Thỉnh bùa mà uống mới mau trợ mình.
(15) Giấy vàng chu (??) cho tinh43,
40 Trang nầy chép dư 4 câu của trang trước!
41 Nguyên bản chép hai lần bốn câu trên đây, nghĩ là dư.
42 Tai nguy 災 危, bản Nôm viết lộn thành tai nghèo 災��. Nhiều chữ
nguy bị sai như thế nầy trong toàn bản văn cho thấy người chép học không
rộng.
43 Bản Nôm viết cho tình 朱情, vô nghĩa.
20
Nam tả nữ hữu thông kinh mười phần.
Trước cúng Trời Phật linh thần,
Sau kiếng ôn dịch44 trợ dân mọi đường.
Thời mình khỏe mạnh thọ trường,
Khá toan niệm Phật lo đường giữ thân.
Dầu ai làm phước làm nhơn,
Nan nguy45 thoát khỏi oán hờn sạch không.
Thìn lòng niệm Phật ăn chay,
Đừng cho trà rượu bằng nay vào mình.
Tới khi thiên hạ thái bình,
Giá vàng một chỉ tiền đành một quan.
(16) Gạo nhiều dân chẳng lo toan,
Ba xu một đấu đầy tràn dãy kho.
Bốn phương nhà đủ người no,
Tu nhơn tích đức trời cho duơn lành.
Dầu ai xem kinh tín thành,
Tự nhiên yêu quái46 lánh mình đi xa.
Dầu ai chẳng tưởng thiệt thà47,
Quỷ cho thêm bịnh phải hòa tai ương.
44 Sau kiếng ôn dịch: Sau sợ bịnh dịch.
45 Nan nguy 难危, Bản Nôm viết nhầm thành nan nghèo 难�� .
46 Yêu quái đã dùng yêu khoái 妖快, nhưng chữ khoái 快 viết lộn thành
yêu 㤇.
47 Thiệt thà 寔他, từ xưa có nghĩa là thiệt, thiệt như vậy, chắc chắn như
vậy, nay biến nghĩa ra thành thật.
21
Chẳng hay tu hạnh tu nhơn,
Cho nên mình mắc nhiều cơn lệ đầy.
Chẳng xem mấy đoạn kinh nầy.
Phật Trời dạy bảo bằng nay cho mình.
(17) Bao giờ cho đặng an ninh,
Ốm đau thôi đã trong mình tả tơi.
Bảo cho sống một chết mười,
Nước tràn dãy núi người người khốn thay.
Âm dương lẽ đã vần xây,
Đông Tây Nam Bắc chết đầy mọi nơi.
Phải toan kêu khóc thấu Trời,
Tu tâm tu hạnh thời trời mới dung,
Đất trời như thể vòng cung,
Nhơn từ đức hạnh giữ trong tấm lòng.
Phụng thờ tín kính Năm Ông,
Cải dữ làm lành thì quỉ mới tha,
(18) Bây giờ đại tiểu toàn gia,
Xem kinh niệm Phật lòng mà đừng gian.
Đời nầy thiên hạ chết oan,
Khắp đều lệ chốn suối vàng đòi nơi.
Bao nhiêu dân chúng thời hay,
Nghe trong kinh Phật giữ rày toàn thân.
Dầu ai mà chẳng đặng gần,
Không chép mà học phong trần chết oan.
Người nào đọc đặng ba ngàn,
Mỗi đêm mỗi đọc đèn nhang cho thường.
22
Tấm lòng trai giới kính nhường,
Thời Trời cũng xuống trinh tường cho min48.
(19) Ai mà xem thấy chẳng tin,
Tới khi có bịnh trở mình kêu van.
Phật dạy chẳng phải phàm gian,
Phụng lịnh Ngọc hoàng thỉnh số cứu dân.
Dầu ai kinh sử mười phần,
Chép đặng mười lần Trời mới độ cho.
Người nào xem thấy chẳng lo,
Phật Trời chẳng chứng quỷ cho mắc nàn.
Hồ đồ theo thói phàm gian,
Chết xuống âm phủ kêu oan nỗi gì.ua
(20) Khuyên hết kẻ trí người si,
Mỗi người mỗi quyển để suy việc đời.
Trẻ già chưa đặng thảnh thơi,
Hạ Nguơn nên nỗi oan rơi rất nhiều.
Noi theo đời trước Thuấn Nghiêu,
Nhà không đóng cửa người đều gắng xoang49
Ai ai tu lấy thiện duơn,
Của rơi đừng lấy cứ mà làm nhơn
Bao giờ thấy của đừng tham,
Thiện duơn tác phước giữ làm thời nên.
48 Min = ta. Thì trời cũng ban điềm lành tốt cho ta.
49 Xoang: ca hát, còn thấy từ ca xoang, tay xoang là gõ nhịp. Cảnh thanh
bình nhà người ta khỏi đóng cửa vì không có kẻ trộm cắp và người người
đều vui vẻ ca hát.
23
Sử kinh tua khá đừng quên,
Mặc ai hung kiếp lòng bền từ bi.
(21) Nam Mô Thích Ca Mâu Ni,
Họa thì rơi xuống phước liền đưa lên50.
Thảo cha ngay chúa hai bên,
Trong lòng niệm giữ cho bền sắt đinh.
Mấy điều trước mặt chẳng kinh,
Độc xà ác thú yêu tinh ở đời,
Lệ sầu khắp hết đòi nơi51,
Sao chẳng niệm đời còn hỡi so đo.
Hạ Nguơn đã mắc tai to,
Vì chưng hung kiếp là đồ bất nhơn.
Trau tria52 lỗ miệng là ơn53
Trong lòng đao kiếm oán hờn cho sâu.
(22) Sáu ba tấc hơi thấy đâu54,
Thịt xương tan nát dễ hầu biết chi.
Xem kinh cho biết từ bi,
Làm sao cho khỏi tai nguy thời làm.
50 Nguyên bản là dâng ��.
51 Chữ đòi nơi cũng là một từ cổ đáng lưu ý. Thế kỷ 20 không còn thấy
dùng.
52 trau tria: sửa soạn cho đẹp đẽ, cho tốt lành. Thơ Tôn Thọ Tường: Về
Hán trau tria mảnh má hồng.
53 Bản Nôm dư ba chữ chép lầm từ hàng khác.
54 Chết chôn xuống đất.
24
Mỗi đêm mỗi niệm lăm răm
Điều lành thời giữ chớ làm thói gian.
Mấy điều trong kinh rõ ràng,
Năm sau gần thấy chết oan mười phần.
Bắc nam Ất Dậu55 mắc lần
Nhân dân tan nát chẳng gần thôn hương.
Đông tây nam bắc bốn phương,
Chúng sinh đói chết cảm thương nhiều người.
(23) Lệ sầu ai cũng chẳng tươi,
Thiên hạ cách đất nhiều người chẳng xong.
Người nào chẳng có hiếu trung,
Phật Trời chẳng kể toan lòng tranh đương.
Sai năm Ngũ Hổ56 tra tường.
Lại thêm ôn dịch đón đường chẳng không.
Đêm ngày tin tưởng Năm Ông,
Thảo ngay cũng trọn thời không nạn nghèo.
Trong kinh Phật dạy mấy điều,
Khá tu tin tưởng bao nhiêu trong lòng.
Giữ cho thoát khỏi ba vòng,
Thời sau mới biết Phật lòng thương ta.
(24) Đừng cho xao lãng sai ngoa,
55 Ta nhớ tới trận đói năm Ất Dậu và hai triệu người chết ở Bắc. Tác giả
tiên tri hay là trùng hợp ngẫu nhiên? Tuy nhiên có một chi tiết không phù
hợp là trận đói nầy chỉ hoành hành ở phía Bắc nước Việt mà thôi, miền
Nam không bị ảnh hưởng.
56 Vậy thì Năm Ông chắc chắn không phải là Ngũ Hổ.
25
Rèn lòng đinh sắt vậy mà mới hay.
Người nào lòng ở chẳng ngay,
Nỗi sau có biết Phật hay là gì
Mấy người văn học trí tri,
Minh tâm đức để thánh Nho57 chẳng lầm.
Cơ thâm họa diệc cơ thâm,
Sờ sờ trong sách Minh Tâm sẵn sàng.
Bất oán thiên bất vưu nhân58,
Ngô nhật tam tĩnh ngô thân thọ trường59.
Vậy sau mới thấy Phật vương,
Trị trong thiên hạ thái bường như xưa.
(25) Nội trong một khắc một giờ,
Bao nhiêu ác đảng bây giờ hướng quy60.
Lấy câu nhi trị vô vi61,
Cũng như một phép từ bi lập đời62.
57 Bản nôm viết chữ mà ��, nghĩ là chữ Nho 儒.
58 Không oán trời, không đdổ lỗi cho người.
59 Ngày ba lần tĩnh tâm thì thân ta sống lâu.
60 Khi tất cả thiên hạ làm điều thiện thì đời sẽ thái bình ngay. Tụi ác không
còn do đó xã hội sẽ thái bình, dân không còn nơm nớp sống trong cảnh bất
an.
61 Nhi trị vô vi 而治無為: thánh nhơn vô vi nhi trị nghĩa là không cần làm
gì hết mà đời yên. [Lão Tử]
62 Câu quan trọng là đây: Cũng như một phép từ bi lập đời 拱 如 蔑 法 慈
悲 立 ��. Cuối cùng thì nói gọn lại: nước nhà muốn lập nên, muốn thái
bình thì mọi người nên sống bằng lẽ từ bi.
26
Muôn dân rày đặng thảnh thơi,
Ăn mừng vỗ bụng nối đời Thuấn Nghiêu.
HẾT



*

No comments: