Sunday, December 27, 2009

SƠN TRUNG * PHIẾM LUẬN

BÀN VỀ SẤM KÝ

Trong lịch sử Việt Nam, giữa những trang tranh đấu xương máu hiện thực, có nhiều trang ghi lại những chuyện tâm linh huyền bí.Lẽ tất nhiên, bá nhân bá tính, có kẻ tin người không vì xã hội ta là xã hội tự do. Tuy xã hội quân chủ là tư do mà là một xã hội đạo đức, chứ không phải mang hai mặt như truyền thống Marx Lenin :một mặt hung bạo, gian manh, một mặt xưng thần xưng thánh !

Các nhà viết sử, một mặt mang tính khách quan của sử học, ghi chép sự thực, vua và triều đình không được dòm ngó việc của sử quan. Một mặt các sử quan tin vào Trời Phật, tức là thuộc phái Duy Tâm như phe Marx nhận định.Vì vậy trong sử ta có nhiều đoạn viết về sấm.Sấm, hay sấm ngôn là những lời, những bài thơ ngắn hoặc dài, thường là ngắn, có nội dung tiên đoán tương lai của một ông vua vua hay một triều đại, hay một biến cố quan trọng sắp xảy đến cho một quốc gia, dân tộc. Tôi xin đưa một vài dẫn chứng về sử:


Theo sử sách, nhà tiên tri đầu tiên của Việt Nam là sư Định Không (730-808), thuộc đời thứ 8 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Thuở nhỏ, Ngài thông về lý số, được mọi người tôn trọng, gọi ngài là trưởng lão. Khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (765-804) nhà Đường, sư lập chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Lúc đào đất đắp nền, sư được một quả hương và 10 cái khánh. Sư đem xuống ao rửa, một cái khánh lăn xuống tận đáy ao. Sư làm bài tụng:

Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh Cổ Pháp.

( Đất dâng pháp khí,
Là một chất đồng ròng.
Điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng Cổ Pháp)
Sư lại nói :
Pháp khí xuất hiện, thập khẩu đồng chung,
Lý hưng vương, tam phẩm thành công.

Bài sấm này tiên đoán họ Lý làng Cổ Pháp sẽ lên làm vua. Tam phẩm có hai nghĩa : Nghĩa thứ nhất, ở triều Lê, Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ có thể vào bậc tam phẩm. Nghĩa thứ hai là chữ Uẩn vì chữ Uẩn ? gồm hai chữ giống chữ tam và chữ phẩm. Quả nhiên, hai trăm năm sau, Lý Công Uẩn lên làm vua tức Lý Thái tổ (1010- 1225). Sư lại nói thêm:


Thập khẩu thủy thổ khứ
Cổ pháp danh hương hiệu.
Kê cư loan nguyệt hậu,
Chánh thị hưng tam bảo.
( Thập, khẩu, thủy, thổ, khứ
Tên làng là Cổ Pháp.
Gà ở sau loan nguyệt,
Tam bảo được hưng vượng)

Quả nhiên năm kỷ dậu (1009), Lê Long Đỉnh chết, Lý Công Uẩn lên ngôi, Phật giáo toàn thịnh. Sau sư trụ trì chùa Thiền Chúng ở làng D?ch Bảng, sau đổi là Đình Bảng, phủ Thiên Đức ( Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Trước khi viên tịch, sư dặn đồ đệ là Thông Thiện như sau:
Ta muốn mở rộng làng nhà, nhưng e sau này sẽ có tai họa, vì người lạ sẽ đến phá hoại cảnh thổ ta. Sau khi ta viên tịch, ngươi phải giữ gìn đạo pháp của ta. Khi gặp người họ Đinh, thì truyền cho y, như vậy chí nguyện của ta mới thỏa.

Nói xong thì tịch, thọ 79 tuổi. Thông Thiện dựng tháp thờ sư ở chùa Lục Tổ, ghi lời sư dặn vào đá. Khoảng năm ất dậu (865), Cao Biền sang Việt Nam làm Tiết Độ sứ, Cao Biền làm phép trấn yểm nhiều nơi, trong đó có làng Cổ Pháp, đúng như sư Định Không tiên đoán.

Sư La Quý An là đệ tử đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, sư họ Đinh, thuở nhỏ tham yết khắp các thầy. Sau gặp sư Thông Thiện ở chùa Thiền Chúng, nghe sư nói một lời liền giác ngộ, bèn theo Thông Thiện. Khi Thông Thiện sắp viên tịch, gọi sư lại mà bảo:

Xưa thầy ta là Định Không dặn rằng : Hãy gìn giữ pháp của ta, gặp người họ Đinh sẽ giao truyền. Vậy ngươi hãy nhận lấy trách nhiệm này, ta từ giã đây'

Sư Thông Thiện mất, La Quý An đi tìm đất dựng chùa, truyền giảng chánh pháp, lời sư nói đều là sấm ngữ. Sư đúc tượng lục tổ bằng vàng nhưng sợ trộm cướp bèn chôn xuống đất. Sư có di chúc:

Đại sơn long đầu khởi
Cù vĩ ẩn chu minh
Thập bát tử định thành
Miên thụ hiện long hình
Thố kê thử nguyệt nội
Định kiến nhật xuất thanh.

Đại sơn : Đinh Bộ Lĩnh ( Lĩnh là núi cao), Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm mậu thìn (968). Chu minh : ánh sáng đỏ, tức ánh sáng mặt trời. Chỉ Lê Hoàn ( trong chữ Hoàn có chữ Nhật), nhưng đây là mặt trời bị mây che ( ẩn ) vì trên dưới đều có chữ nhất ngăn chận, và cây cối che lấp ( bên cạnh có chữ mộc) . Lê Hoàn lên ngôi cuối năm canh thìn 980 ( cù vĩ). Thập bát tử họp lại thành chữ Lý ?.Nhà Lý lên thay Tiền Lê. Miên thụ cây bông gạo. Chữ Miên ? và chữ Uản ? giống nhau, đều là cây bông, cây gai dùng dệt vải may quần áo. Uẩn ? là cây gai và Uản ? là súc tích thông nghĩa. Thố, kê, thử nguyệt : trong khoảng tháng mão, tháng dậu, tháng tí, Lý Công Uẩn lên ngôi. Quả vậy, ngày quý sửu, tháng mười, năm kỷ dậu (1909), Lý Công Uẩn lên ngôi, mở một kỷ nguyên thái bình thịnh trị.

Năm thứ năm, niên hiệu Thái Bình (974), đời Đinh Tiên Hoàng, trong dân gian truyền tụng bài sấm sau:

Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất thánh minh.
Cạnh đầu đa hoành nhi ,
Đạo lộ tuyệt nhân hành.
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Kế đô nhị thập thiên.

Dịch
Đỗ Thích thí Đinh, Đinh (Đỗ Thích giết hai người họ Đinh) : tháng mười, năm kỷ mão (979), Đỗ Thích giết Đinh Tiên hoàng và Việt Nam vương Đinh Liễn.
Lê gia xuất thánh minh ( Họ Lê làm vua sáng)
Đinh Toàn lên ngôi mới sáu tuổi, binh quyền lọt vào tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Bà Dương Thái hậu tư thông với Lê Hoàn, trao ngôi vua cho Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành. Lê Đại Hành lên ngôi đánh thắng quân Tống xâm lược.
Cạnh đầu đa hoành nhi ( Các trẻ tranh giành nhau). Đại lộ tuyệt nhân hành ( Trên đường cái, không người qua lại). Lê Đại Hành lên ngôi, cho con thứ ba là Lê Long Việt làm thái tử. Lê Đại Hành mất ( 1005), các con tranh giành nhau, đem binh chém giết nhau trong bảy tháng trường, ngoài đường không ai dám qua lại.
Thập nhị xưng đại vương. Thập ác vô nhất thiện
( Thập nhị tự xưng làm vua). Thập nhị là Lê Long Đỉnh giết anh là Lê Long Việt mà lên làm vua ( Trong chữ Đỉnh ? có Nhâm? chiết tự là Thập Nhị? ?). Long Đỉnh là người tàn ác ( Mười điều ác không có một điều lành) .
Thập bát tử đăng tiên : (Thập bát tử họp lại thành chữ Lý ) họ Lý sẽ lên làm vua.
Kế đô nhị thập thiên : Đô nhị thập thiên : bốn chữ này hợp thành Trần giả .
Kế đô nhị thập thiên tức là họ Trần sẽ kế tiếp làm vua.

Trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, ở hương Duyên Uẩn, châu Cổ Pháp, có cây gạo bị sét đánh, trong ruột cây có chữ:

Thụ căn diễu diễu ,
Mộc biểu thanh thanh.
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Sư Vạn Hạnh giải thích như sau :
Vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh. Họ Lê mất, họ Lý nổi lên. Họ Trần làm vua, rồi đến Lê. Sau đó, họ Mạc nổi lên rồi nhà Lê trung hưng. Rồi họ Trịnh mất. Trải qua năm, sáu năm, thiên hạ thái bình. (Ngô Sĩ Liên. Toàn Thư I, 185-186).

Sấm Trạng Trình phần đầu cũng nhắc lại các việc trên:

7-Việt Nam khởi tổ xây nên
8 - Lạc Long ra trị đương quyền một phương
9 - Thịnh suy bỉ thới lẽ thường
10 - Một thời lại một nhiễu nhương nên lề
11 - Đến đinh Hoàng nối ngôi cửu ngũ
12 - Mở bản đồ rũ áo chấp tay
13 - Nhự đao phút chốc đổi thay
14 - Thập bát tử rày quyền đă nổi lên
15 - Đông a âm vị nhi thuyền
16 - Nam phương kỳ mộc bổng liền lại sinh
17 - Chấn cung hiện nhật quang minh
18 - Sóng lay khôn chống trường thành bền cho
19 - Đoài cung vẽ rạng trăng thu
20 - Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn.

Trong dân gian từ xưa đến vẫn có sấm. Sấm là do những bậc tiên tri nhưng cũng có thể là do những tay chính trị làm ra. Nhưng ta phải phân biệt vì những tiên tri thường là xuất hiên trước. Sấm ký nhiều khi là những ý kiến bình luận.
Tại Hà Tĩnh, người ta ca tụng về họ Nguyễn Du:
"Bao giờ ngàn Hống hết cây,
S6ng Rum hết nước, họ này hết quan."
Tại Nghệ An từ thời Nguyễn Thiếp (nhà Lê) đã truyền tụng:
Bao giờ Bò Đá (1) thất thanh,
Nghệ An sinh thánh rành rành chẳng sai."

Câu này cũng đúng. Bò Đá là một địa danh, là một cái suối kêu vang, trước đây đã im tiếng. Tại Nghệ An có hai ông vang danh thiên ha. Một là Phan Bội Châu, hai là Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh . Phan Bôi Châu chính là thánh mà Nguyễn Ái Quốc cũng là "thánh". Chữ "thánh " theo cổ nhân có hai nghĩa, một là người làm vua, hai là thánh hiền!
Như câu sấm nói về Lê Đại Hành: Lê gia xuất thánh minh.Thánh ở đây là vua.
Trong sử sách, vua chúa thì có minh quân, hôn quân, mà ông Hồ cũng như Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot. . . là ma vưong, quỷ vương.

Trước đây một số người Thiên chúa giáo ghét Bảo Đại vì người ta loan truyền "Bảo Đại" là bãi đạo". Việc này không đúng vì bên cạnh Bảo Đại có bà Nam Phương và các đại thần là giáo dân, và trện cao là thực dân Pháp, làm sao vua Bảo Đại lại "bãi đạo"? Lại nữa, ông được đào tạo tại Pháp, người khôn ngoan, cởi mở, việc gì mà phải "bãi đạo"!
Nhưng tiên tri này cũng đúng vì trong thời vua Bảo Đại còn sống, Việt Minh cai trị, chúng đã giết hại Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác.

Nhạc gia tôi thường kể truyện trước 1945, cụ đi xin cơ bút.Trong thơ tiên có câu:
" Nhất nhật đằng vân quy Bắc hải"( một ngày sau sẽ bay về biển băc) . Vì vậy sau di cư vào Nam, cụ tin tưởng có ngày cả nhà trở về đất Bắc! Nhưng thực tế hơi khác điều cụ nghĩ. Sau 1980, dần dần cả nhà đi máy bay ( đằng vân) sang định cư tại Bắc Hải tức là Mỹ và Canada! Nhưng biết đâu sau này con cháu sẽ trở về Hà Nội trong ngày vinh quang?

Những truyện về trạng Trình, người ta bàn đã nhiều. Sấm Trạng Trình cũng như sấm Nostradamus thì bí hiểm, nhiều người giải thích khác nhau. Sấm Trạng trình có đoạn:

Cửu cửu kiền côn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
(AB 444, AB 355 thư viện Viễn đông Bác cổ Hà Nội)

Có kẻ bàn :Năm 1954 vào tiết thanh minh đã tàn (Hoặc thế lực Pháp suy tàn? Đến đầu năm dê và đuôi ngựa (1954) tám vạn lính cộng sản (Hồ binh) tiếp thu Hà Nội.

Một đoạn khác:
109- Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông ?
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.

Trưóc đây tôi nghĩ về đoạn này. Trong chiến tranh, nhất là khi Nam Băc chia cắt, đường sắt Việt Nam cũng bị cắt đôi. Sau 1975, cộng sản tái lập giao thông toàn quốc, Cục Đường Sắt lập ra "Xe lửa Thống Nhất" chạy suốt Nam Bắc. Tôi nghĩ câu sấm Trạng Trình rất đúng;
Trạng Trình đặ ra câu hỏi và trả lời:
Khi nào thì đường sắt Việt Nam nối liền?
Lả khi Hồ Chí Minh (1890- 1969) và Mao (1893- 1976) chết. Chính trong giai đoạn này đã xảy ra cuộc hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc được Phạm Văn Đồng hoan hô nhiệt liệt với công hàm công nhân chủ quyền Trung Quốc ở
biển đông:

Công hàm của TT Phạm Văn Đồng

Công hàm của TT Phạm Văn Đồng by Nguyen Tien Trung.
Ngày 4 tháng 9 năm 1959, Bắc Kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc, "trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.... tức là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam"

Mười ngày sau, Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng gởi công hàm chính thức cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Và rõ ràng là ở thế XVI, Trạng Trình (1491-1585) đã thấy xe lửa Việt Nam ,cuộc hải chiến này và việc cộng sản chiến thắng miền Nam. Cũng có thể ngài nhìn xa hơn nữa.

Nhân đây, tôi xin kể thêm một việc nhỏ. Giáo sư Bửu Cầm trước 1975 kể cho tôi nghe rằng người Mỹ đã tìm đến giáo sư và hỏi câu:
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.

Có phải là chiến tranh ngoài biển không?

Nay những biến cố về biển đông dồn dập, uy hiếp sự tồn vong của nhân dân Việt Nam, lòng tôi không nén được kinh hãi. Câu trên vẫn có thể hiểu một cách khác.

Có ba sự kiện:
+Toàn cầu: Trung Cộng xâm lăng kinh tế khắp thế giới
+Về mặt biển: Cộng sản chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và vẽ lại bản đồ thềm lục địa hình lữỡi bò. Trung Cộng nửa đùa nửa thực đề nghị với Mỹ đòi chia đôi Thái Bình Dương. Hơn nữa Trung Cộng đã đem chiến thuyền diễn hành khắp nơi từ Á sang Phi.
+Về mặt bộ, Trung cộng đã trúng thầu nhiều mối làm ăn, nhất là việc làm đường xe lửa Trung Quốc Việt Nam mà địa điểm đầu là Hà Nội:

Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của Trung quốc vừa trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội trị giá gói thầu $350.57 triệu, theo tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN được hãng tin tài chính Dow Jones thuật lại.

Tin này được đưa ra không thấy hệ thống báo chí trong nước loan tải vào lúc đang có nhiều chuyện tố cáo các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng lớn ở Việt Nam và họ đem lậu hàng ngàn công nhâu đủ loại vào Việt Nam thay vì thuê mướn nhân công địa phương.

“Cổng thông tin điện tử” của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN phần tiếng Việt cũng không thấy đưa tin này.

Theo nguồn tin Dow Jones thuật lại từ bản tin của Bộ vừa nói cho biết công ty của Trung quốc sẽ lập đồ án và xây dựng hệ thống 13.5 km đường sắt cũng như cung cấp 52 toa xe trong vòng 5 năm.

Đường sắt sẽ xây dựng chạy từ trung tâm ở thủ đô tới quận Hà Đông nằm phía Tây Nam thành phố, với phí tổn chung cho dự án là $552.86 triệu. Hà Đông trước đây là thị xã của tỉnh Hà Tây nhưng nay trở thành một phần của thủ đô khi được sát nhập vào thành Hà Nội mở rộng.
http://www.hoa-viet.com/forum/archive/index.php/t-13301.html
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=142950

Phải chăng chiến tranh ngoài hải phận Việt Nam sẽ xảy ra trong thời gian làm xe lửa Trung Việt (Nam Bắc hà thời thiết lộ thông? ).

Suy nghĩ lại, tôi thấy hai cuộc hải chiến khác nhau. Cuộc hải chiến Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc trước 1975 hay cuộc giao phong giữa hải quân Việt Cộng và Trung cộng sau 1975 là không đúng ý nghĩa của Trạng Trình bởi hai điều:
  • Cuộc chiến trên chỉ hư hại vài chiếc tàu và chỉ chết mấy chục người thì không đáng kể.
  • Cuộc chiến trên xảy ra khi Ưng khứ ( Mỹ bỏ đi) còn cuộc chiến tương lại là Ưng lai ( Mỹ trở lại) Trạng Trình muốn nói đến cuộc hải chiến kinh khiếp máu loang biển đông. Nhưng phải chờ Mỹ đến đánh Trung Quốc (con chim ưng ăn thịt con sư tử -- Nhược đãi Ưng lai Sư tử thượng --- Mỹ là chim ưng, Tàu được mệnh danh là con sư tử Á châu), thì thế giới mới hòa bình. Tuy nhiên câu trên cũng có kẻ giải:
+Khi nào Mỹ đánh Trung Quốc thì Thái Bình Dương nổi sóng (Thái Bình phong)
+Khi nào Mỹ tấn công Trung Quốc, thì chiến tranh Thái Bình Dương lan khắp thế giới (Tứ phương thiên hạ).

Theo thiển ý , đoạn trên có ý nghĩa như sau:
Bao giờ đường xe lửa Bắc Nam thông suốt? Bắc Nam đây là Việt Nam và Bắc Quốc Trung Hoa chứ không phải Bắc Kỳ- Nam Kỳ!
Đó là giai đoạn Hồ Cẩm Đào cầm quyền , hay ẩn dật, hay chết. .(Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch)
Hải chiến rất khủng khiếp, máu loang biển động.
Hai câu năm và sáu không rõ. Phải chăng chiến tranh xảy ra năm dậu?
Phải chờ Mỹ ra tay thì thế giới mới hòa bình.
*

Một số người Việt Nam không tin thần thánh, bói toán. Đó là tự do của họ. Đừng có nửa nạc nửa mỡ như các ông cộng sản lúc thì phỉ báng thần thánh, mạ lị khoa học tiên đoán tương lai để rồi bắt giam người ta và khủng bố người ta như họ đã làm với các tôn giáo và thầy bói, đồng bóng! Nhưng nay cộng sản lại tin đồng bóng, thờ cúng, cụ thể là họ làm rầm rộ cái mà họ gọi là "môn ngoại cảm"!Họ luôn luôn oai phong mà không chút xấu hổ về những điều họ đã nói và làm trong quá khứ!

Tuy nhiên ta phải coi chứng về thần thánh và bói toán vì nhiều lẽ:
+Thần thánh có lúc ứng lúc không, ma quỷ có nhiều trình độ như con người chúng ta ở thế gian. có kẻ i tờ, có ông tiến sĩ. Các ông thầy bói cũng có thầy giỏi, thầy dở, và có lúc đúng, lúc sai.

Kinh Thư (đã được giáo sư Thẩm Quỳnh dịch khoảng 1960 ) là một cổ thư nhưng có nhiều điều chí lý.
  • Kinh Thư khuyên ta nên dùng ý chí quyết định mọi việc. Trừ khi nào không quyết định được hoặc nghi ngờ thì mới dùng bói toán, và cầu thần thánh.
  • Kinh Thư khuyên ta nên thận trọng. Nên chọn thầy nổi tiếng, đứng bạ ai cũng tin. Và sau khi đã chọn thầy, cũng nên kiểm nghiệm bằng cách thử gặp vài thầy để xem họ nói có đúng không và thống nhất không.
+Nhiều kẻ lợi dụng bói toán để làm tiền. Việc nào, giới nào cũng có chân và giả. Có thầy bói tài ba, có thấy bói ba xạo. Chính trị gia có kẻ chân thành, có kẻ gian ác như ta đã thấy trong thế giới cộng sản. Tu hành cũng vậy, có loại chân chính, có hạng lưu manh .

Nêu bạn không tin bói toán, không tin thần thánh là tự do của bạn, nhưng xin nói thêm:
  • Nếu bạn là nhà khoa học, hay nhà kinh tế, chính trị, triết học duy vật,xin bạn đừng chỉ trích tôn giáo và các khoa học huyền bí vì đối tượng nghiên cứu của bạn không thuộc bộ môn này. Không phải chuyên môn của mình thì xin đừng đề cập đến.
  • Nếu bạn là tín đồ một tôn giáo, xin đừng chỉ trích tôn giáo khác là mê tín, dị đoan... bởi vì tôn giáo nào cũng có những điều "thiêng liêng" nhưng đối với tôn giáo khác lại là những điều khả ố, hoặc mê tín dị đoan.

Dân ta một số nông nổi. Vừa theo Tây phương ít tháng, vừa nghe cộng sản vài ngày đã lên tiếng chỉ trích duy tâm thần bí, mê tín dị đoan. Không ai phủ nhận Mỹ là khoa học kém nhưng người Mỹ bộ môn nào người ta cũng nghiên cứu kỹ dù duy tâm hay duy vật. Xem như chuyện giáo sư Bửu Cầm (nay còn sống ở Việt Nam) và chuyện về tài liệu ông Đạo Nhỏ mà CIA lấy đi thì sẽ thấy rõ người Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nào.TÀI LIỆU VỀ CÁC NHÀ TIÊN TRI

___
1.Bò Đá : Phải chăng là khe Hoàng Ngưu (khe Trâu Vàng) ở Hồng Lĩnh?
*


No comments: