ĐẨU TIẾP - SƠN TRUNG
TIẾNG NÓI CỦA MUÔN VẬT
THƠ NGỤ NGÔN
GIA HỘI 2010
Copyright © 2010 by GIA HOI Publisher
***
LỜI NÓI ĐẦU
TIẾNG NÓI CỦA MUÔN VẬT
THƠ NGỤ NGÔN
GIA HỘI 2010
Copyright © 2010 by GIA HOI Publisher
***
LỜI NÓI ĐẦU
Tác phẩm này do tiên nghiêm viết trong khoảng 1946 tại làng Vĩnh Lộc, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lúc người viết các bài thơ này, tôi còn là một đứa bé chín tuổi thường lẩn quản chơi đùa bên cạnh. Rồi chiến tranh tràn lan, những bất hạnh xảy đến cho gia đình tôi. Hôm nay hơn 60 năm sau, giở chồng sách cũ, lòng xiết ngậm ngùi. Tác phẩm này còn ở trong tình trạng bản thảo, mà một phần bị thất lạc trong chiến tranh. Tôi nghĩ tôi phải "nối điêu" cho thành một tác phẩm để có thể truyền bá những tư tưởng thâm thúy của Đông Tây kim cổ vào lòng người đọc, nhất là cho các cháu thiếu nhi.Những bài tôi viết lấy từ truyện cổ Việt Nam, Cổ Học Tinh Hoa, thơ ngụ ngôn của Aesop , La Fontaine và các tài liệu khác.
Sơn TrungMỤC LỤC
TẬP 1
I. HAI CON RẬN KIỆN NHAU
II.HỒ MƯỢN OAI HỔ
III.TÀI NGHỀ CON LỪAIV. CÁCH ĐÁNH HỔ
V. CON CHÓ VỚI CÁI ÁO
VI. CAN VUA
VII. LẤY CỦA BAN NGÀY
VIII.LÀM VIỆC NHÂN NGHĨA
IX. ÔM CÂY ĐỢI THỎ
X. ĐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM
XI. BÁN GIÁO VÀ BÁN MỘC
XII. TÌM NGỌC TRONG ĐÁ
XIII. ĐỜI LÀM QUAN
XIV. KHÉO CAN VUA
XV. YÊU VÀ GHÉTXVI. HÀ BÁ LẤY VỢ
XVII. BỨC TƯỜNG ĐỔXVIII. TRAI VÀ CÒ
XIX. CON CHIM VÀ CON KIẾN
XX. ÔNG QUAN VÀ TỘI NHÂNTẬP 2
XXI. NGƯỜI HÀ TIỆN
XXII. LÀM NHÀ GIỮA ĐƯỜNG
XXIII.ÔNG THẦY HÀ TIỆN
XXIV. CON QUẠ VÀ CON CHỒN
XXV. BUỘC CHUÔNG CỔ MÈO
XXVI.CON SƯ TỬ VÀ CON CHUỘT
XXVII. NGƯỜI NÔNG PHU VÀ CON CHIM HỌA MI
XXVIII.SU TỬ VÀ MUÔN VẬT
XXIX. NGƯỜI NÔ LỆ VÀ SƯ TỬ
XXX. CON LỪA VÀ DA SƯ TỬ
XXXI. CON LỪA VÀ CON CHÓ
XXXII. CON LỪA VÀ SƯ TỬ
CON SÓI VÀ CON CỪU
XXXIV. CHUỘT QUÊ VÀ CHUỘT PHỐ
XXXV. CON ẾCH VÀ CON BÒ
XXXVI. CON THỎ VÀ CON ẾCH
XXXVII. GIÓ VÀ MẶT TRỜI
XXXVIII.RÙA VÀ THỎ
XXXIX. KHI CHÚA SƠN LÂM YÊU
XL. CON CÁO VÀ ĐÀN MUỖI
XLI. CON THỎ VÀ BẠN
XLII. BÓ ĐŨA
XLIII.LÃO TIỀU VÀ THẦN CHẾT
XLV. CÔ GÁI BÁN SỮA
XLVI.MÈO HÓA THÀNH CÔ GÁI
XLVII. CON CHỒN VÀ CON DÊ
XLVIII. BỐN CON TRÂU VÀ SƯ TỬ
XLIX. NGƯỜI CÂU CÁ VÀ CON CÁ
L. ÔNG CHỒNG VÀ HAI VỢ
TẬP 3
LI. NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀ MỘC THẦN.
LII. GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG
LIII. CON CHỒN, CON GÀ TRỐNG VÀ CON CHÓ
LIV. CUA MẸ VÀ CUA CON
LV. KẺ KHỐN CÙNG VÀ VÀNG
LVI. TÊN ĂN TRỘM VÀ NGƯỜI MẸ
LVII. CON GÀ VÀ VIÊN TRÂN CHÂU
LVIII. NGƯỜI MÙ SỜ VOI
LIX. CON CHÓ VÀ CÁI BÓNG
LX. SƯ TỬ VÀ CON NAI
LXI.CON SÓI VÀ CON CÒ
LXII. CON ÉN VÀ ĐÀN CHIM
LXIII. CON CÔNG VÀ THƯỢNG ĐẾ
LXIV. TRÁI NÚI ĐẺ CON CHUỘT
LXV. ÔNG TIỀU VÀ CON RẮN
LXVI. CON CHỒN VÀ CON CÒ
LXVII. CON DƠI VÀ CẦM THÚ
LXVIII. GIẾT CHÓ KHUYÊN CHỒNG
LXIX. CON CHÓ VÀ CON SÓI
LXX. CON MÈO VÀ CON CÁO
.LXXI. CÂY VÀ THÂN LAU
LXXII. CẬU MỤC ĐỒNG
lXXIII. HAI DU KHÁCH VÀ CON GẤU
LXXIV. HAI CÁI BÌNH
LXXV.HAI CHA CON VÀ CON LỪA
LXXVI. SƯ TỬ BỆNH
LXXVII. CON CÁO VÀ CHÙM NHO
LXXVIII. CON NAI VÀ NGƯỜI THƠ SĂN
LXXIX. CHIẾC XE NGẬP BÙN
LXXX. NGỰA, NAI VÀ NGƯỜI THỢ SĂN
LXXXI. XỨ ẾCH VÀ VUA CÒ
I. HAI CON RẬN KIỆN NHAU
Ở xứ Mình Heo (1)Có hai ông Rận Mén (2)
Tranh nhau ăn
Kéo nhau đi kiện
-Thưa nó giành làm trời (3)
Một miếng đất mầu mỡ, đất tôi"(4).
-"Thưa nó đòi ăn thủ lợn mãi
Hể tôi rờ tới là nó thoi."
Quan tòa liền mắng: "Ngu như lợn!
Bây hãy thử nhìn lại bây coi
Rõ ràng cùng trong một nòi giống,
Mà ai đời!
Vì một miếng đất, một miếng thịt
Chúng bây kiện nhau thế thì thôi
Bây muốn tao đem làm tội nhé?
Khôn hồn thì phải xin hòa lẹ (5)
Liệu về cày cuốc làm ăn chung (6)
Làm cùng nhau làm, ăn cùng xẽ
Thịt nào bụng đói ăn chả ngon?
Đất nào chả tốt? Miễn cày khoẻ!
Chớ lo thịt dở, đất khó cày
Mà lo tranh giành, lo xâu xé.
Hãy lo ngọn lửa, nồi nước sôi
Và cái con dao bọn đồ tể!
"Mình Heo nếu mất, bây còn không?
Sống chết riêng ai bây thử nghĩ!
Hai bên cảm động cùng xin hòa
Cùng rủ nhau về ở một nhà
Ai nấy một lòng đoàn kết lại.
Đinh số càng ngày càng tăng gia
Mình Heo được mấy nguồn sinh sống
Đều tìm kiếm lấy mở mang ra
Sông núi Mình Heo thành hiểm trở
Trông như mình ai xương bật ra
Bọn hàng thịt tới, thấy xương xóc
Thế nuốt không vào phải tránh xa.
Vậy là "Mình Heo" khỏi bị chiếm,
Dân Rận muôn năm được thái hòa
Than ôi!Giống Rận còn khôn thế
Há giống Rồng Tiên chịu kém a?
Bài này mượn cốt truyện trong sách Hàn Phi Tử:" Ba con Rận hút máu một con lợn đem nhau đi kiện. Một con khác gặp hỏi: Ba anh kiện nhau về việc gì thế?
Ba con kia đáp:Chúng tôi kiện nhau vì tranh nhau một miếng đất mầu mỡ.
Con Rận kia đáp:Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh nhau làm gì, chỉ nên lo lấy con dao của người đổ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi."
Ba anh đi kiện nghe ra biết là dại, thôi không kiện nữa, cùng nhau quần tụ làm ăn với nhau, dù no, dù đói cũng không bỏ nhau. Con lợn thành mỗi ngày mỗi gầy, người ta không làm thịt, cứ để nuôi, ba con Rận nhờ thế mà no đủ mãi.
_____
Chú thích:
1. Xứ "Mình Heo": Trên mình con heo
2.Rận mén: rận còn nhỏ.
3. Giành làm trời: giành làm chủ.
4.Đất mầu mỡ: chỗ thịt béo
5. Lẹ: mau
6. Cày cuốc: hút máu con heo
7.Lửa thui lơn và nước sôi trụng lợn trước khi cạo lông.
II.HỒ MƯỢN OAI HỔ
Ngày xưa, ông Cọp,
Đi kiếm mồi, gặp một chú Hồ
Cọp cả mừng giơ vút toan vồ.
Hồ quát mắng :"Đồ vô lễ!
Há mầy chẳng biết tin đức Thượng Đế,
Mới phong tao làm chúa tể rừng này?
Sao thấy tao chẳng liệu tránh ngay
Dám vác mặt vênh mày như thế đó!
Tao đi đây, mày đi hầu tao thư?
Xem muôn ngàn loài thú thấy tao
Có đua nhau chạy trốn không nào?
Hồ liền nhảy, Cọp theo bén gót,
Quả nhiên thấy Hồ (Cố nhiên cả thấy Cọp)
Hươu Nai, Dê đều hoảng hốt tránh xa.
Hồ liền quày lại:"Ha ha.
Mầy thấy chửa? Mầy tin ta rồi chớ?
Con thú dữ ngu đần lòng cả sợ
Xá cái mau, rồi bỏ chạy ra ngay.
Hồ cười thầm:Mình khéo mượn oai thay!
Cọp tự nhủ: "Hồ rày oai lắm lắm!"
Một ngày kia, Cọp nằm trong bụi rậm,
Chợt thấy Hồ đứng tắm giữa sương mai.
Cọp hoảng hồn, ngậm miệng nín hơi,
Không dám cựa, sợ ngài Hồ rõ.
Bỗng chú Nai kia, đâu tới đó.
Thấy Hồ, sao chú cứ như thường?
Và ô kìa, sao Hồ kia lại tránh bên đường!
Cọp tự hỏi, Cọp đương ngẫm nghĩ.
Và một tia sáng vừa thoáng qua trí,
Và Nai kia dường ngứa gạc non,
Đè Hồ kia húc một cái bên sườn,
Hồ đau điếng, đâm chồm vào bụi Cọp!
Cọp liền thét lên, Nai liền vọt,
Còn chú Hồ đã bị Cọp chụp đầu:
hỏi:" Sắc chúa rừng mày để đâu,
Để Nai nó bắn nhào vào bụi?"
Ai sinh ra mày khôn mà dại?
Mưọn oai tao mà trở lại dối tao!
Tuồng hôm xưa hãy diễn lại xem nào!
Mày đi trước để tao theo hầu nhé!"
Cọp buồng Hồ, Hồ nhảy lẹ,
Cọp chồm theo, chụp xé hai thây:
"Chúa rừng mày ở đây này!"
Cố truyện này phần lớn rút ở Chiến Quốc Sách (hay Trường Đoản thư) của Lưu Hướng, môt danh sĩ đời Hán. Chiêu Hề Tuất chỉ là một bề tôi của vua Tuyên vương nước Sở. Thế mà người phương Bắc, ai nghe danh Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ ( có lẽ còn kinh sợ hơn khi nghe danh của Tuyên vương.) Tuyên vương lấy làm lạ, hỏi quần thần vì cớ làm sao. Không ai trả lời được, chỉ có Giang Nhất thưa rằng: Một hôm con Hổ bắt được con Hồ. Hồ bảo:" Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà khốn. Trời sai ta xuống cầm quyền coi hết bách thú. Ngươi ăn thịt ta là trái mệnh trời, sẽ hại đến than lập tức. Không tin, thử để ta đi trước, ngươi theo hầu ta, xem có con thú nào thấy ta mà không chạy trốn không? Hổ bèn theo hầu Hồ, quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ chạy xa. Hổ cứ tưởng bách thú sợ Hồ, có ngờ đâu chính là sợ Hổ đó... Nay ngài làm vua, nước mạnh, quân nhiều, ngài giao cả cho Chiêu Hề Tuất, người phương Bắc sợ Hề Tuất, kỳ thực là sợ ngài, như bách thú sợ hổ vậy. . .
III.TÀI NGHỀ CON LỪA
Xưa ở đất Kiềm
Giống Lừa không có.
Dân Kiềm hiếu sự
Tải Lừa về nuôi.
Ngày thả dưới đồi.. .
Ban đầu Hổ thấy
Lừa cao lớn vậy
Tưởng là vật thần,
Vừa mới giáng trần,
Hổ lấy làm nể.
Lại nghe Lừa hí
Tiếng hí chuyển rừng
Hổ sợ quá chừng,
Liền cong đuôi chạy.
Nhưng Lứa hí mãi
Hí một tiếng hoài
Hổ nghe nhàm tai
Sinh ra lờn mặt.
Một hôm Lừa gặp
Hổ thử vờn chơi.
Lừa giận quá trời
Co chân đá đại.
Đá đi đá lại
Một ngón đá không.
Hổ thấy mừng lòng
"Tài Lừa có vậy"!
Rồi Hổ nhảy dậy
Thét lên chụp Lừa.
Cấu bừa, cắn bừa,
Dễ như bắt nhái.
Hổ lui vào núi,
Kể lại chuyện này,
Cho các con hay,
Rồi bảo chúng nó:
"Các con xem đó,
Mà chớ tin ai.
Ở cái bề ngoài,
Đời nay chán kẻ
Cao lớn bệ vệ,
Cả tiếng to oai,
Mới thấy dầu ai
Cũng phải khủng khiếp.
Nếu ta mạn phép
Thử cái tài chơi
Thì ra than ôi!
Đó cũng
Một giống
Lừa Kiềm mà thôi!
Bài trên này, chỉ trừ đoạn kết luận là của người làm sách. Còn đoạn đầu (29) câu) dịch gần đúng theo Hán văn của Liễu Tôn Nguyên, một danh sĩ đời đường, đỗ tấn sĩ làm quan đến chức thứ sử.
IV. CÁCH ĐÁNH HỔ
Giống Lừa không có.
Dân Kiềm hiếu sự
Tải Lừa về nuôi.
Ngày thả dưới đồi.. .
Ban đầu Hổ thấy
Lừa cao lớn vậy
Tưởng là vật thần,
Vừa mới giáng trần,
Hổ lấy làm nể.
Lại nghe Lừa hí
Tiếng hí chuyển rừng
Hổ sợ quá chừng,
Liền cong đuôi chạy.
Nhưng Lứa hí mãi
Hí một tiếng hoài
Hổ nghe nhàm tai
Sinh ra lờn mặt.
Một hôm Lừa gặp
Hổ thử vờn chơi.
Lừa giận quá trời
Co chân đá đại.
Đá đi đá lại
Một ngón đá không.
Hổ thấy mừng lòng
"Tài Lừa có vậy"!
Rồi Hổ nhảy dậy
Thét lên chụp Lừa.
Cấu bừa, cắn bừa,
Dễ như bắt nhái.
Hổ lui vào núi,
Kể lại chuyện này,
Cho các con hay,
Rồi bảo chúng nó:
"Các con xem đó,
Mà chớ tin ai.
Ở cái bề ngoài,
Đời nay chán kẻ
Cao lớn bệ vệ,
Cả tiếng to oai,
Mới thấy dầu ai
Cũng phải khủng khiếp.
Nếu ta mạn phép
Thử cái tài chơi
Thì ra than ôi!
Đó cũng
Một giống
Lừa Kiềm mà thôi!
Bài trên này, chỉ trừ đoạn kết luận là của người làm sách. Còn đoạn đầu (29) câu) dịch gần đúng theo Hán văn của Liễu Tôn Nguyên, một danh sĩ đời đường, đỗ tấn sĩ làm quan đến chức thứ sử.
IV. CÁCH ĐÁNH HỔ
Xưa có hai ông Hùm (1)
Đang thịt một con nghé (2).
Biện Trang (3) cậy sức khỏe
Xăn tay toan nhảy vào.
Có một cậu bé nào,
Tới bên ông thỏ thẻ.
"Ông à, đùng vội thế,
Tuy ông có sức thần
Đã chắc gì hạ hai cọp một lần?
Giống Cọp vẫn tàn bạo,
Đang thịt một con nghé (2).
Biện Trang (3) cậy sức khỏe
Xăn tay toan nhảy vào.
Có một cậu bé nào,
Tới bên ông thỏ thẻ.
"Ông à, đùng vội thế,
Tuy ông có sức thần
Đã chắc gì hạ hai cọp một lần?
Giống Cọp vẫn tàn bạo,
Thịt béo tất nhiên chúng tranh ăn.
Tranh ăn tất nhiên sẽ tranh đấu.
Đánh nhau hổ bé tất thiệt đời
Hổ lớn tài nào khỏi đổ máu!
Ông đợi lúc bấy giờ
Múa giáo (4) hẵng xông vô
Chỉ đánh một con đã yếu sẵn
Mà được cả hai chẳng khoẻ ư?
Trang nghe nói phải,
Đành tạm đứng chờ.
Sau quả bắt đuợc cả đôi hổ
Khoẻ ru!
Than ôi, mạnh như hổ
Sức mạnh trên đời ai dễ đo?
Chỉ vì giành nhau một miếng ăn
Mà bị người ta b ắt rán mỡ!
Hỡi ai tranh nhau
Hãy tránh cái nguy đôi hổ đó.
Hỡi ai, việc lớn đang mưu toan
Hãy học Biện Trang cách đánh hổ.
Thời cơ nếu biết chờ
Và biết thừa thời cơ
Thì mất công ít
Mà được lợi to!
Bài trên dịch gần đúng theơ Hán văn. Duy đoạn kết luận, từ câu:"Than ôi mạnh như hổ" trở xuống là lời bàn của dịch giả.
____
Chú thích:
1. Hùm: hổ ,cọp hay ông Ba mươi.
2. Nghé :trâu con.
3.Biện Trang:Người nước Lỗ thời Xuân Thu Chiến Quốc, làm quan đại phu, khỏe có tiếng, thường đấu với hổ.
4. Giáo: một loại vũ khí, cán gỗ dài, đầu mũi kim loại nhọn.
V. CON CHÓ VỚI CÁI ÁO
Một hôm trời nắng
Dương Bố diện áo trắng đi chơi.
Đi được một đổi dài
Gặp phải trận mưa lớn
Họ Dương chạy vào trốn
Trong nhà một người quen
Thấy ông áo ướt mèm,
Nhà kia bèn đem cho mượn tạm.
Một cái áo đen thay kẻo cảm.
Bố mang áo đem về tới nhà
Bị con chó trắng nhảy chồm ra.
Vừa đuổi vừa cắn
Dương Bố cả giận
Toan choảng vào đầu.
Anh là Dương Châu (1)
Chạy ra:"Này chú!
Đừng đánh oan nó
Nếu nó đi chơi
Lúc đi trắng toát, về đen thui!
Phỏng chú có lấy làm lạ
Mà đuổi xua không hả?
Bài này, trừ câu kết luận , dịch gần đúng Hán văn trong sách Liệt tử, là sách của Liệt Ngữ Khấu soạn ra. Sách này gồm 8 quyển, nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh hay Sung Hư Chí Đức Chân Kinh.
___
1.Dương Châu (Chu) người thời Chiến quốc xướng học thuyết Vị Ngã (Vị kỷ).
Dương Bố diện áo trắng đi chơi.
Đi được một đổi dài
Gặp phải trận mưa lớn
Họ Dương chạy vào trốn
Trong nhà một người quen
Thấy ông áo ướt mèm,
Nhà kia bèn đem cho mượn tạm.
Một cái áo đen thay kẻo cảm.
Bố mang áo đem về tới nhà
Bị con chó trắng nhảy chồm ra.
Vừa đuổi vừa cắn
Dương Bố cả giận
Toan choảng vào đầu.
Anh là Dương Châu (1)
Chạy ra:"Này chú!
Đừng đánh oan nó
Nếu nó đi chơi
Lúc đi trắng toát, về đen thui!
Phỏng chú có lấy làm lạ
Mà đuổi xua không hả?
Bài này, trừ câu kết luận , dịch gần đúng Hán văn trong sách Liệt tử, là sách của Liệt Ngữ Khấu soạn ra. Sách này gồm 8 quyển, nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh hay Sung Hư Chí Đức Chân Kinh.
___
1.Dương Châu (Chu) người thời Chiến quốc xướng học thuyết Vị Ngã (Vị kỷ).
VI. CAN VUA
Vua Ngô muốn đánh nước Kinh
Tất cả triều đình
Mãi theo can gián
Nhà vua nổi giận
Xuống lệnh truyền rằng
"Ai còn can ngăn,
Sẽ bị xử tử."
Một viên quan nọ
Vẫn còn muốn khuyên
Khuyên sao cho nên?
Ông ngồi mãi nghĩ
Bỗng nảy một ý
Ông ta cả mừng
Mỗi sáng xách cung
Vào trong vườn Ngự (1)
Dưới một cổ thụ
Giương cung đứng hoài.
Để mặc sương mai
Ướt dầm áo mũ.
Vậy đã hai bữa
Đến bữa thứ ba.
Vua ra xem hoa
Tất cả triều đình
Mãi theo can gián
Nhà vua nổi giận
Xuống lệnh truyền rằng
"Ai còn can ngăn,
Sẽ bị xử tử."
Một viên quan nọ
Vẫn còn muốn khuyên
Khuyên sao cho nên?
Ông ngồi mãi nghĩ
Bỗng nảy một ý
Ông ta cả mừng
Mỗi sáng xách cung
Vào trong vườn Ngự (1)
Dưới một cổ thụ
Giương cung đứng hoài.
Để mặc sương mai
Ướt dầm áo mũ.
Vậy đã hai bữa
Đến bữa thứ ba.
Vua ra xem hoa
Thấy ông đứng đấy
Hỏi: "Làm gì vậy?"
"Bắn ạ!" "Bắn gì?"
Sao không bắn đi!Hỏi: "Làm gì vậy?"
"Bắn ạ!" "Bắn gì?"
Sương xuống ướt cả.
-Muôn tâu bệ hạ,
Ngài thử xem kìa.
Trên cành cây kia
Có con ve nọ
Ăn sương hút gió
Ca hát suốt ngày
Tưởng thân được vầy
Thật là thích thú
Biết đâu sau cổ
Có bọ ngựa kia
Giơ càng giơ que.
Đang chực bắt nó?
Chính con bọ ngựa
Chực bắt ve kia
Sau lưng nào dè
Sẻ kia nghểng cổ
chực mổ
Chính con sẻ đó
Chực hại bọ ngựa
Nào hay dưới cây
Có tôi đứng đây
Giơ cung chực bắn!
Chính tôi chực nhắm
Để bắn sẻ kia
Cái thân nào dè
Sương dầm ướt rợt!
Ấy điều
Thấy lợi trước mắt
Quên hại sau lưng
Mong ơn cửu trùng
Sẵn lòng tha thứ!
Nhà vua tỉnh ngộ
Truyền lệnh bãi bỏ
Thôi không đánh nữa!
___
1. Vườn Ngự: Vườn hoa của vua
*
VII. LẤY CỦA BAN NGÀY
Mạnh Tử người nước LỗNgày xưa nước Tấn
Có một anh chàng
Sống khác người thường
Hằng ngày ra chợ
Thích gì cứ lấy ngang
Thiên hạ đòi tiền
Anh ta liền chửi mắng:
"Chúng mày lạc hậu,
Còn óc tư hữu
Thích chiếm của riêng.
Chỉ nghĩ đến bạc tiền!
Là quân bóc lột!
Ta đây vô sản
Theo thuyết đại đồng.
Làm theo sở thích
Ăn uống mặc lòng
Muốn gì có nấy,
Không cần bạc tiền
Không cần tích trữ
Thiên hạ là của chung
Ra chợ cứ lấy
Sao phải trả tiền?
(Theo Cổ Học Tinh Hoa)
Có một anh chàng
Sống khác người thường
Hằng ngày ra chợ
Thích gì cứ lấy ngang
Thiên hạ đòi tiền
Anh ta liền chửi mắng:
"Chúng mày lạc hậu,
Còn óc tư hữu
Thích chiếm của riêng.
Chỉ nghĩ đến bạc tiền!
Là quân bóc lột!
Ta đây vô sản
Theo thuyết đại đồng.
Làm theo sở thích
Ăn uống mặc lòng
Muốn gì có nấy,
Không cần bạc tiền
Không cần tích trữ
Thiên hạ là của chung
Ra chợ cứ lấy
Sao phải trả tiền?
(Theo Cổ Học Tinh Hoa)
VIII.LÀM VIỆC NHÂN NGHĨA
Đi sang chơi nước Tề.
Vào thăm người bạn cũ.
Ông bạn ngõ ý chê.
"Thiên hạ bây giờ loạn
Ai cũng thích lợi danh mua bán
Không nghĩ đến đạo đức
Sao ông lại khổ thân
Giảng rao nghĩa với nhân "?
Mạnh Tử bèn cười
Và đáp lời:
"Ví như trong nhà nọ
Chín đứa con biềng lười,
Chỉ một đứa làm việc.
Thằng này phải làm sao?
Hoặc nó tích cực hơn,
Hoặc cũng bỏ phế luôn,
Để cả nhà cùng chết?
(Theo Cổ Học Tinh Hoa)
IX. ÔM CÂY ĐỢI THỎ
Ngày xưa có một người
Thường ngày ra đồng cày .
Một hôm có con thỏ
Bỗng chạy đến nơi đây
Đâm đầu vào gốc cây
Mà chết!
Những ngày kế tiếp
Anh ta bỏ cấy cày
Cứ ngồi ôm gốc cây
Đợi con thỏ chạy đến.
Tháng ngày cứ mãi trôi
Anh ôm gốc cây hoài
Bỏ công việc gặt hái
Mà thỏ không đến lần thứ hai. . .
(Theo Cổ Học Tinh Hoa)
X. ĐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM
Có người tráng sĩ
Một hôm qua sông
Vô ý làm rớt thanh gươm quý
Xuống dòng nước trong.
Ông ta không nhảy xuống vớt lên
Mà đánh dấu vào mạn thuyền!
Lòng bảo lòng hãy nhớ đừng quên!
Thuyền mãi trôi
Nước cứ xuôi
Thời gian không đợi
Dấu khắc trên thuyền còn mãi.
Nhưng gươm ở đâu rồi?
(Cổ Học Tinh Hoa)
XI. BÁN GIÁO VÀ BÁN MỘC
Ngày xưa có một ngưòiRa chợ bán gươm giáo.
Gặp ai ông cũng bảo:
"Gươm của tôi tuyệt vời,
Chém gì cũng đứt ráo!"
Ông cũng bán khiên, bán mộc (1)
Gặp ai ông cũng khoe:
Mộc của ông rất cứng
Không vật gì đâm thủng!
Một hôm có ông lão,
Nghe những lời quảng cáo.
Bèn hỏi thử một câu:
"Nếu bây giờ lấy giáo,
Đâm vào tấm mộc kia,
Thì gươm mộc sẽ ra sao?
Ông bán hàng cứng họng,
Không nói được câu nào!
(Cổ Học Tinh Hoa)
1. Mộc hay khiên là dụng cụ ngăn gươm giáo đâm vào mình.
XII. TÌM NGỌC TRONG ĐÁ
Có một ông thợ ngọc
Vào thăm khu bán đá.
Thấy một khối đá kia
Có dấu vết ẩn ngọc
Ông liền mua về
Đẽo thành viên bảo ngọc
Đem bán trở thành giàu.
Ông chủ bán đá kia,
Lòng dạ rất sầu bi.
Tiếc viên ngọc đã bán đi
Ông phải tìm viên ngọc khác. . .
Ông nghĩ thầm trong dạ:
"Ngọc nằm trong đá
Và đá nào cũng có ngọc."
Cho nên ông hì hục,
Đập hàng chục
Rồi hàng trăm đống đá
Đá to thành đá nhỏ
Nằm ngổn ngang khắp nơi
Mà không thấy ngọc đâu cả!
(Cổ học Tinh Hoa)
XIII. ĐỜI LÀM QUAN
Một hôm, đức Khổng tử
Đến thăm cháu Khổng Miệt.
Ngài nói:
-"Cháu hãy nói thiệt
"Làm quan được mất những gì?"
Nét mặt Khổng Miệt sầu bi:
-"Làm quan thì mất hết!"
"Làm quan bận công việc,
Mà bổng lộc lại it
Nên cuộc đời thua thiệt!
-Không thì giờ học tập.
Nên kiến thức xuống thấp.
-Tình họ hàng không nồng
Vì không tiền bạc cung cấp
-Tình bè bạn trống không
Vì không năng thăm viếng " .
Đức Khổng tử nghe xong,
Mà chua xót trong lòng!
Khổng Tử thăm Bật Tử Tiện,
Và cũng hỏi câu trên.
Bật Tử Tiện vui vẻ trả lời liền:
"-Làm quan được thực thi sở học,
-Làm quan dù ít tiền
Cũng tặng họ hàng chút đỉnh
Nên tình nghĩa càng bền!
-Làm quan dù bận công việc,
Cũng đi thăm bạn bè,
Nên tình nghĩa càng thắm thiết!
Khổng Tử bèn khen
Bật Tử Tiện là người hiền!
(Cổ Học Tinh Hoa)
XIV. KHÉO CAN VUA
Con ngựa của vua Tề,
Bỗng nhiên lăn ra chết.
Vua tức giận gớm ghê,
Bắt mã phu ra giết!
Án Tử quỳ trước ngai:
"Theo lệ vua Nghiêu Thuấn
Trước khi đem giết ai
Phải nói rõ vài lời.
Thần kính xin bệ hạ
Cho thần kể tội nó."
Được đức vua thuận lời,
Với mã phu, ông nói:
"Mày có ba cái tội ,
Cho nên vua phải giết:
-Mày là đứa biếng nhác
-Làm chết ngựa của vua.
-Làm vua mang tiếng ác
Vì phải xử trãm mày!"
Bởi một con ngựa chết
Khiến muôn dân uất hận tràn đầy,
Và lân bang coi vua như rác . . .
Vua nghe lòng đắng cay,
Truyền thả mã phu ngay!
XV. YÊU VÀ GHÉT
Ngày xưa một cận thần,Được vua coi như người thân.
Nghe tin mẹ bệnh nặng
Lấy xe vua mà đi.
Việc này đáng tội chém,
Nhưng vua cười khì khì,
Khen rằng rất có hiếu!
Một hôm vào trong vườn,
Ăn một trái đào ngon.
Liền nhả ra dâng chúa
Vua khen : biết kính nhường!
Thời gian sau vua ghét,
Vua kể lể gần xa:
"-Dám lấy xe của ta
Là vi phạm quốc pháp.
Ăn trong miệng nhả ra,
Là khi quân phạm thượng!"
Vua bèn sai giết!
Ôi! yêu và ghét
Chỉ ở lòng ta!
Trước sau mà công tội khác nhau xa!
XVI. HÀ BÁ LẤY VỢ
Ngày xưa tại vùng kia,
Rất tôn thờ Hà bá (1).
Họ có tục kỳ lạ
Mỗi năm dâng một gái xinh
Để Hà bá làm hầu thiếp
Thì quanh năm được sống an bình. . .
Năm ấy, quan huyện mới
Được dân mời làm chủ đám cưới.
Xem mặt cô dâu, ngài phán rằng:
Cô này xấu quá,
Không thể làm vợ Hà bá. . .
Đám cưới phải tạm đình
Để tìm được một cô khác xinh xinh. . .
Ta cần một ông đồng (2),
Xuống chốn Thủy cung (3)
Báo tin cùng Hà bá.
Ngài bèn sai lính vứt lão xuống sông. . .
Một lát lâu,
Không thấy ông đồng trở về.
Ngài tức giận ghê:
"Bọn đồng cốt lề mề,
Vậy xin nhờ một bô lão
Xuống thủy phủ thông báo. . .
Ông bô lão ra đi
Cũng không thấy trở về.
Quan huyện càng giận dữ. ..
" Bọn họ chậm như rùa
Vậy xin phiền các bậc thân hào (4),
Xuống thủy cung xem sao!.. .
Cả đám chức sắc kinh hãi
Cúi xin quan tha tội.
Từ nay không hại nhân dân,
Và xin phá bỏ những tục lệ tai hại. . .
1. Hà bá: vị thần linh ở sông.
2.Đồng, cốt: những người liên lạc với ma quỷ bằng cách ngồi đồng tức là để cho ma quỷ, thần thánh nhập vào thân mình mà truyền phán mệnh lệnh hay thông báo tin tức..
3. Thủy cung: Cung điện Hà bá dưới nước.
Rất tôn thờ Hà bá (1).
Họ có tục kỳ lạ
Mỗi năm dâng một gái xinh
Để Hà bá làm hầu thiếp
Thì quanh năm được sống an bình. . .
Năm ấy, quan huyện mới
Được dân mời làm chủ đám cưới.
Xem mặt cô dâu, ngài phán rằng:
Cô này xấu quá,
Không thể làm vợ Hà bá. . .
Đám cưới phải tạm đình
Để tìm được một cô khác xinh xinh. . .
Ta cần một ông đồng (2),
Xuống chốn Thủy cung (3)
Báo tin cùng Hà bá.
Ngài bèn sai lính vứt lão xuống sông. . .
Một lát lâu,
Không thấy ông đồng trở về.
Ngài tức giận ghê:
"Bọn đồng cốt lề mề,
Vậy xin nhờ một bô lão
Xuống thủy phủ thông báo. . .
Ông bô lão ra đi
Cũng không thấy trở về.
Quan huyện càng giận dữ. ..
" Bọn họ chậm như rùa
Vậy xin phiền các bậc thân hào (4),
Xuống thủy cung xem sao!.. .
Cả đám chức sắc kinh hãi
Cúi xin quan tha tội.
Từ nay không hại nhân dân,
Và xin phá bỏ những tục lệ tai hại. . .
1. Hà bá: vị thần linh ở sông.
2.Đồng, cốt: những người liên lạc với ma quỷ bằng cách ngồi đồng tức là để cho ma quỷ, thần thánh nhập vào thân mình mà truyền phán mệnh lệnh hay thông báo tin tức..
3. Thủy cung: Cung điện Hà bá dưới nước.
4.Cường hào: Những viên chức có thế lực trong làng xã.
XVII. BỨC TƯỜNG ĐỔ
Có một ông nọ
Vốn người giàu có.
Bỗng một đêm mưa
Bức tường sụp đổ.
Thằng con ông khuyên bố
Nên xây lại bức tường
Kẻo trộm cướp dòm ngó. . .
Vào một bữa nọ,
Ông hàng xóm sang chơi.
Trò chuyện một hồi
Rồi khuyên ông xây tường gấp
Kẻo trộm cướp xâm nhập!
Một đêm mưa dông
Trộm viếng nhà ông.
Ông khen con ông giỏi
Mà nghi hàng xóm thông đồng. . .
Cũng cùng chung một ý
Mà thân sơ khác nhau!
Vậy ta nên suy nghĩ
Trước khi khuyên người nào!
Vốn người giàu có.
Bỗng một đêm mưa
Bức tường sụp đổ.
Thằng con ông khuyên bố
Nên xây lại bức tường
Kẻo trộm cướp dòm ngó. . .
Vào một bữa nọ,
Ông hàng xóm sang chơi.
Trò chuyện một hồi
Rồi khuyên ông xây tường gấp
Kẻo trộm cướp xâm nhập!
Một đêm mưa dông
Trộm viếng nhà ông.
Ông khen con ông giỏi
Mà nghi hàng xóm thông đồng. . .
Cũng cùng chung một ý
Mà thân sơ khác nhau!
Vậy ta nên suy nghĩ
Trước khi khuyên người nào!
XVIII. TRAI VÀ CÒ
Con cò lặn lội bờ sông,
Con trai giữa giòng đùa giỡn vui chơi.
Con cò liền mổ con trai,
Con trai khép miệng mà nhai con cò.
Trai cò ở thế giằng co,
Trai chẳng thua cò, cò chẳng kém trai
Ngư ông bất chợt đến nơi,
Giang tay bắt lấy cả trai lẫn cò.
Con trai giữa giòng đùa giỡn vui chơi.
Con cò liền mổ con trai,
Con trai khép miệng mà nhai con cò.
Trai cò ở thế giằng co,
Trai chẳng thua cò, cò chẳng kém trai
Ngư ông bất chợt đến nơi,
Giang tay bắt lấy cả trai lẫn cò.
Chiên xào nấu nướng thơm tho,
Đem ra đánh chén với vò rưọu tăm!
Đem ra đánh chén với vò rưọu tăm!
XIX. CON CHIM VÀ CON KIẾN
*Chú Kiến trong hang,
Một hôm ra suối
Uống nước bên ngàn
Ai ngờ trượt chân
Suýt phải chết đuối
Một hôm ra suối
Uống nước bên ngàn
Ai ngờ trượt chân
Suýt phải chết đuối
May nhờ chim vàng
Thả một chiếc lá
Cứu sống anh chàng.
Khí thế hiên ngang
Ngày nọ một chàng
Vai mang cung tiển
Đi săn hươu mang.
Khi thấy chim vàng
Anh giương cung bắn,
Kiến ra sức cắn
Anh chàng kêu vang
Khiến con chim vàng
Vỗ cánh bay mất. . .
Ta giúp người, người lại giúp ta,
Ấy là nhân quả, ấy là nghĩa nhân.
*
XX. ÔNG QUAN VÀ TỘI NHÂN
Ngày xưa một ông quan,
Bị quân giặc vây gấp.
Ông chạy tim chỗ nấp.
Ông gặp người cụt chân
Giúp ông tìm đường thoát.
Khi quân giặc đã tan,
Ông gặp người cụt chân.
Ông nói:"Ta nhớ rồi.
Ngươi là một tội nhân
Bị ta xử chặt chân.
Sao không nhân dịp này
Mà tìm cách báo phục?"
Người ấy bèn thưa rằng:
"Ông là người nhân đức,
Khi ông xét án tôi,
Mặt ông đầy thương cảm.
Nhưng phép nước không thể phạm,
Ông phải xử chặt chân ,
Tôi phải nhân dịp này
Để báo đáp thâm ân!
Hai người ôm nhau khóc,
Và cùng nhau thở than!
Thả một chiếc lá
Cứu sống anh chàng.
Khí thế hiên ngang
Ngày nọ một chàng
Vai mang cung tiển
Đi săn hươu mang.
Khi thấy chim vàng
Anh giương cung bắn,
Kiến ra sức cắn
Anh chàng kêu vang
Khiến con chim vàng
Vỗ cánh bay mất. . .
Ta giúp người, người lại giúp ta,
Ấy là nhân quả, ấy là nghĩa nhân.
*
XX. ÔNG QUAN VÀ TỘI NHÂN
Ngày xưa một ông quan,
Bị quân giặc vây gấp.
Ông chạy tim chỗ nấp.
Ông gặp người cụt chân
Giúp ông tìm đường thoát.
Khi quân giặc đã tan,
Ông gặp người cụt chân.
Ông nói:"Ta nhớ rồi.
Ngươi là một tội nhân
Bị ta xử chặt chân.
Sao không nhân dịp này
Mà tìm cách báo phục?"
Người ấy bèn thưa rằng:
"Ông là người nhân đức,
Khi ông xét án tôi,
Mặt ông đầy thương cảm.
Nhưng phép nước không thể phạm,
Ông phải xử chặt chân ,
Tôi phải nhân dịp này
Để báo đáp thâm ân!
Hai người ôm nhau khóc,
Và cùng nhau thở than!
No comments:
Post a Comment