Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn phải kể nhiều sự đặc biệt khác nữa.
Nước lụt làm cho đất mầu mỡ và phì nhiêu nên mỗi năm có ba vụ lúa 1, đầy đủ và dồi dào đến nỗi không ai phải lam lũ vất vả để sinh sống, ai cũng sung túc.
Quanh năm có rất nhiều và có đủ thứ trái cây như ở Ấn Độ, vì xứ Đàng Trong có cùng khí hậu như ở Ấn. Nhưng đặc biệt là cam ở Đàng Trong trái lớn hơn ở Châu Âu to và rất ngọt. Vỏ rất dể bóc, mềm và ngon, cam có thể ăn được cả vỏ lẫn ruột và có mùi vị thơm như trái chanh 2 ở Ý. Ở đây người ta cũng thấy một số trái khác người Bồ gọi là chuối, người khác gọi là vả An Độ.
Theo ý tôi thì không xác đáng vì ở An không có cây nào được gọi là vả, và cây ở Đàng Trong không có gì giống cây vả của chúng ta, về thân cây cũng như về trái. Về thân cây thì nó giống như cây chúng ta gọi là “lúa mì Thổ Nhĩ Kỳ” tuy cao lớn hơn, là rất dài và rất to bản, đến độ chỉ cần hai lá cũng đủ để có thể che một người từ chân đến đỉnh đầu và bao quanh cả người.
Do đó mà có người muốn gọi cây này là “cây vườn địa đàng” và Ađam đã lấy lá của nó để che giấu sự trần truồng của mình 3. Cây này trổ ngay trên ngọn một buồng gồm hai mươi, ba mươi hay bốn mươi trái cột chặt với nhau, mỗi trái về hình thù, bề dài và độ lớn, đều giống trái chanh thông thường ở Ý. Khi trái chưa hoàn toàn chín thì vỏ xanh và sau đó trở nên vàng giống hệt như chanh. Không cần dùng dao để bổ hay gọt vỏ, người ta lột vỏ rất dễ dàng như bóc đâu mới hái.
Mùi thì rất thơm, ruột vàng và khá cứng chắc như một trái lê bergam chín muồi của ta, dễ tan trong miệng. Do đó không thể nói là nó giống cây vả của chúng ta được, trừ vị thơm ngon và dịu ngọt. Cũng còn một thứ trái khác thuộc loại này, người ta sấy và ngâm rượu 4. Hàng năm, sau khi cây có trái, sẽ héo đi và một nhánh con trổ ở gốc để cho năm sau. Ở Ý chúng ta gọi là cây vả An Độ, nhưng thực ra không có gì giống về cây cũng như về trái chuối này. Bây giờ chúng tôi nói tới cây (chúng ta gọi là cây vả An Độ, nhưng không phải là cây người ta thấy ở những miền này).
Trái này có rất nhiều ở hầu hết các tỉnh An Độ, nhưng ở Đàng Trong còn một thứ không thấy ở Trung Quốc cũng như ở khắp An Độ. Trái nó to, như trái chanh lớn nhất ở Ý và to đến nỗi chỉ cắn một trái cũng đủ no. Ruột thì trắng và có rất nhiều hạt nhỏ đen và tròn, người ta nhai lẫn với ruột. Các hạt này có vị thơm ngon và rất tốt cho dạ dày.
Ở Đàng Trong cũng còn một loại trái cây nữa, tôi không thấy có ở An Độ, người ta gọi là cam 5. Về hình thù và chất vỏ, nó giống như lựu của ta, nhưng ruột bên trong hơi lỏng phải dùng thìa để múc và có vị thơm và có màu gần giống trái sơn trà chín.
Họ cũng có thứ giống như trái anh đào của ta, nhưng mùi vị thì lại như trái nho theo tiếng họ gọi là gnoo.
Họ không thiếu dưa, nhưng không ngon bằng dưa của ta, nên phải ăn với đường hay mật. Dưa gang hay dưa nước, như nhiều người gọi, rất to và rất tuyệt.
Có một trái gọi là mít. Trái này cũng có ở Ấn Độ, nhưng không ngon bằng trái ở Đàng Trong. Trái mọc ở trên một cây cao như cây hồ đào và cây dẻ của ta, nhưng gai thì dài hơn nhiều. Trái to như trái bí ngô lớn ở Ý và chỉ cần một trái cũng đủ cho một người vác. Bề ngoài nó có hình thù của một nón thông, nhưng ruột thì dịu và mềm. Bên trong thì đầy những múi vàng có hột dẹp và tròn như đồng tiền ở Ý hay đồng “teston” (ở Pháp). Ở giữa mỗi múi có hạt 6 người ta bỏ đi không ăn. Có hai loại7, một loại người Bồ gọi là “giaca barca”, dóc hột, ruột cứng. Loại thứ hai không dóc hột và ruột không cứng bằng, rất mềm và nát như keo. Mùi vị của cả hai loại này rất ngon gọi là sầu riêng chúng tôi sẽ nói sau đây.
Trái “durion” (sầu riêng) là một trong những trái ngon nhất hoàn cầu, không thấy có ở đâu trừ ở Malacca, Bornéô và mấy đảo xung quanh. Không có gì để nói giữa cây này và cây mít. Bên ngoài, trái này cũng giống trái mít và trái thông của ta, cả về kích thước cũng như độ cứng của vỏ.
Còn thịt thì bám vào hột như keo, rất trắng, còn mùi vị thì giống như món đông hạnh nhân của người Ý 8. Thịt và nước ngọt của nó được chứa trong mười hay mười hai ngăn nhỏ, mỗi ngăn có nhiều múi thịt trắng bọc quanh hột, to bằng hạt dẻ lớn nhất của ta. Khi mở ra thì xông mùi khó chịu như mùi hành thối, nhưng ở trong thì không có mùi và lại rất thơm ngon. Tôi kể ở đây một câu chuyện xảy ra trước mắt tôi. Số là có một người muốn cho một giáo sĩ cao cấp mới tới Malacca thưởng thức trái này và không báo trước. Ông mở một trái ngay trước mặt vị giáo chủ. Mùi khá nặng và khó chịu xông ra làm cho giáo chủ ghê sợ và nản không dùng được.
Nhưng lúc ngồi vào bàn tiệc, trong các món ăn có một món chỉ toàn là trái cây có mùi vị thơm giống món đông hạnh nhân làm cho giáo chủ dễ lầm cũng như bất cứ ai chưa được biết trước. Ông vừa đưa tay lấy một miếng thứ nhất và nếm thì thấy rất ngon làm ông bỡ ngỡ và hỏi xem người đầu bếp nào khéo dọn món đông hạnh nhân ngon đến thế. Chủ nhà mỉm cười trả lời là chẳng có hỏa đầu quân nào ngoài Thiên Chúa cao cả đã cho xứ này một trái hiếm gọi là sầu riêng mà lúc đầu ông đã ghê sợ. Nghe tới đây vị giáo chủ sửng sốt và hết lời ca ngợi, ông dùng rất ngon miệng. Thế nhưng trái này ngon đến độ ngay ở Malacca là nơi sản sinh, nhiều khi giá lên tới một đồng “êcu” một trái.
Xứ Đàng Trong còn có một loại trái khác người Bồ gọi là dứa. Và tôi biết trái này cũng rất thông thường ở khắp An Độ và ở Brésil. Tuy nhiên, vì tôi thấy người ta tả không đúng theo ý tôi lắm, nên tôi nghĩ là phải nói một chút. Trái này không trổ trên cây, cũng không do hạt giống, nhưng do rễ như thể cây atisô của ta. Thân và lá hoàn toàn giống như cây các đông và atisô của ta. Trái hình tròn dài bằng chín ngón tay 9 và to như thể lấy hai vốc tay ôm vừa.
Ruột ở trong thì dày như ruột cải củ, nhưng vỏ thì cứng hơn và sờm như vây cá. Khi chín bên trong vàng và sau khi lấy dao gọt vỏ thì ăn sống. Trái có vị chua dịu và khi chín thì thơm ngon như trái lê “bergam”.
Ở xứ Đàng Trong còn một trái khác đặc biệt của xứ này người Bồ gọi là “aerca” (cau). Cây nó mọc thẳng như cây dừa, rỗng ở trong và chỉ đâm lá ở chóp đỉnh, lá tựa như lá dừa: ở giữa các tàu lá, nảy các ngành nhỏ trái. Trái có hình thù và kích thước của trái hồ đào 10, sắc xanh cũng như vỏ hồ đào, còn ruột thì trắng và cứng như trái dẻ 11 chẳng có mùi vị gì hết.
Trái này không ăn một mình, nhưng ăn với lá trầu không, thứ cây rất thông dụng ở khắp Ấn Độ, lá như lá thường xuân 12 ở Châu Au và thân bám vào cây chống như giống cây thường xuân. Người ta hái lá cắt thành từng miếng nhỏ và trong mỗi miếng để một miếng cau, như vậy mỗi trái có thể làm thành bốn hay năm miếng. Người ta còn thêm vôi với cau. Vôi ở xứ này không làm bằng đá như ở Châu Au, nhưng bằng vỏ sò hến 13. Vì trong nhà thường có những người chuyên lo việc bếp núc, chợ búa và các việc khác, nên ở Đàng Trong mỗi nhà đều có một người không có việc gì khác hơn là việc têm trầu, những người dùng vào việc này thường là đàn bà, nên gọi là các bà têm trầu.
Những miếng trầu đã têm sẵn thì để vào trong hộp và suốt ngày người ta nhai trầu, không những khi ở trong nhà mà cả khi đi lại trong phố chợ, cả lúc nói, ở mọi nơi, mọi lúc. Và sau khi đã nhai trầu lâu và nghiền trong miệng người ta không nuốt mà nhả ra, chỉ giữ hương vị và phẩm chất tăng thêm sức mạnh cho dạ dày một cách kỳ lạ. Trái này được têm thành miếng rất thông dụng đến nỗi khi tới thăm ai, người ta đem theo một túi đầy trầu và mời người mình tới thăm, người chủ nhà lấy một miếng cho ngay vào miệng. Trước khi người khách từ biệt ra về, chủ nhà sai người têm trầu của nhà mình đem ra một túi để mời người khách đến thăm mình, như để đáp lại sự lịch thiệp mình đã nhận được. Do đó vì cần phải có sẵn coi trầu cau và có liên tục, nên cau cũng là một nguồn lợi lớn ở xứ này, có vườn cau thì cũng như ở xứ chúng ta có ruộng nho và ruộng ôliu.
Họ cũng hút thuốc lá, nhưng thuốc lá không thông dụng bằng trầu cau. Cũng có đầy đủ các loại mướp và có cả mía nữa. Các trái cây ở Châu Au thì cho tới nay chưa được đưa tới xứ Đàng Trong. Tôi tin rằng nho và vả sẽ mọc được ở đây, những thứ rau như rau diếp, rau diếp xoắn, sú và những thứ rau tương tự hiện có ở Đàng Trong như ở khắp Ấn Độ, nhưng chúng chỉ ra lá mà không có hạt và nếu muốn gieo thì phải đem hạt từ Châu Âu qua.
Thịt thà thì rất nhiều ở đây vì có vô số súc vật bốn chân nuôi trong nhà như bò, dê, lợn, trâu và các giống tương tự, và thú rừng như hươu nai to lớn hơn ở Châu Au, lợn rừng và mấy loại khác. Gia cầm như gà và gà rừng rất nhiều ở thôn quê, chim gáy, chim bồ câu, vịt, ngỗng, sếu, thịt thơm ngon và sau cùng là mấy thứ khác ở Châu Au không có.
Ngành ngư nghiệp cũng rất thịnh vượng và cá ở đây có hương vị tuyệt diệu và rất đặc biệt, tôi đã qua nhiều đại dương, đã đi nhiều nước, nhưng tôi cho rằng không nơi nào có thể so sánh được với xứ Đàng Trong. Và như tôi đã viết, xứ này chạy dọc bờ biển, nên có rất nhiều thuyền đánh cá và rất nhiều thuyền tải cá đi khắp xứ, từng đoàn người chuyển cá từ biển tới tận miền núi, có thể nói trong một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ thì ít ra họ dùng tới hai mươi tiếng để làm việc này. Thực ra người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt.
Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước “sốt” 14 gọi là balaciam 15 làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum, vại như tại nhiều nơi ở Châu Au, người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì không nuốt được nhưng được dùng để gợi nên hương vị và kích thích tì vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có thứ nước đó. Vì cơm là thức ăn chung và thông thường của xứ Đàng Trong, nên cần phải có rất nhiều balaciam (nếu không thì không có mùi vị) và do đó phải có một lượng lớn nước mắm và cũng do đó phải liên tục đánh cá. Cũng không ít sò, hến và các hải sản khác, nhất là một thứ họ gọi là cameron 16.
Nhưng ngoài tất cả những gì đã nói, Thiên Chúa quan phòng còn dành cho họ một thức ăn hiếm và ngon, theo thiển ý tôi, chỉ có thể so sánh được với manna 17 Thiên Chúa dùng để nuôi dân riêng của Người trong sa mạc và thức ăn này rất đặc biệt chỉ có ở xứ Đàng Trong chứ không đâu có. Những điều tôi sẽ nói thì không phải bởi tôi đã nghe hay theo người khác kể lại, nhưng chính tôi có kinh nghiệm, tôi đã thấy và thường được ăn.
Ở xứ này có một thứ chim be bé giống như chim én, nó làm tổ 18 ở các cồn đá và hốc đá sóng biển vỗ vào. Con vật nhỏ này dùng mỏ lấy bọt biển và với chất toát ra từ dạ dày, trộn cả hai thứ lại làm thành một thứ tôi không biết là bùn hay nhựa để làm tổ. Tổ này khi đã khô cứng thì trong suốt và có sắc vừa vàng vừa xanh. Dân xứ này nhặt những tổ đó về ngâm trong nước cho mềm và tan rã, rồi dùng làm đồ gia vị trộn với thịt, các thứ thịt, cá, rau, hoặc thứ nào khác làm cho các món ăn có một hương vị khác nhau tuỳ món như thể đã sẵn cho hồ tiêu, quế, đinh hương hay như vậy chỉ một tổ yến mà có thể làm gia vị cho hết các thứ thịt, không cần thêm muối, dầu, mỡ hay thứ gì tương tự.
Vì thế tôi nói, nó giống như manna, có hương vị của hầu hết các món thơm ngon nhất, chỉ khác, một đàng là do công trình của một con chim bé nhỏ và một đàng là do tay các thiên thần của Thượng Đế nhào nặn. Thứ này nhiều đến nỗi chính tôi đã thấy người ta chất đầy mười chiếc thuyền nhỏ những tổ yến nhặt ở dọc các hốc núi đá, trong khoảng chưa đầy nửa dặm. Và đây là món rất ngon, nên chỉ có chúa độc quyền sử dụng, người ta dành tất cả cho ngài và ngài đem một số lớn cống vua Tàu là người rất chuộng.
Dân ở đây không dùng sữa, họ cho là trọng tội nếu vắt sữa bò, họ sợ nếu làm việc đó là mang tội, vì theo thiên nhiên thì sữa dành để nó nuôi con. Như thể bò nuôi con mà không được sử dụng thứ lương thực dành riêng cho con.
Họ còn ăn mấy thứ chúng ta rất sợ và chúng ta coi như độc, thí dụ con tắc kè, con vật này nhỉnh hơn những con đã phơi khô nhập cảng từ ngoại quốc và thường đem về Ý. Tôi đã thấy người bạn tôi mua mấy con, buộc lại thành bó và đem nướng trên than hồng. Giây buộc đứt và chúng bò lê thê theo kiểu của chúng trên than hồng cho tới lúc thấy sức nóng thì chúng chống đỡ một chút vì lúc này rất lạnh, nhưng cuối cùng chúng bị thiêu và nướng chín. Thế là ông bạn tôi lôi ra, lấy dao lóc lớp da đã cháy, thịt nó rất trắng, ông bạn tôi nghiền thịt ra và trộn với một thứ “nước sốt” đem đun chín rồi bỏ bơ vào ăn như một thứ thịt rất thơm ngon. Ông mời tôi, nhưng tôi không dùng, chỉ nhìn theo mà thôi.
Chương 3: Đất đai phì nhiêu (P2)
Nước lụt làm cho đất mầu mỡ và phì nhiêu nên mỗi năm có ba vụ lúa 1, đầy đủ và dồi dào đến nỗi không ai phải lam lũ vất vả để sinh sống, ai cũng sung túc.
Quanh năm có rất nhiều và có đủ thứ trái cây như ở Ấn Độ, vì xứ Đàng Trong có cùng khí hậu như ở Ấn. Nhưng đặc biệt là cam ở Đàng Trong trái lớn hơn ở Châu Âu to và rất ngọt. Vỏ rất dể bóc, mềm và ngon, cam có thể ăn được cả vỏ lẫn ruột và có mùi vị thơm như trái chanh 2 ở Ý. Ở đây người ta cũng thấy một số trái khác người Bồ gọi là chuối, người khác gọi là vả An Độ.
Theo ý tôi thì không xác đáng vì ở An không có cây nào được gọi là vả, và cây ở Đàng Trong không có gì giống cây vả của chúng ta, về thân cây cũng như về trái. Về thân cây thì nó giống như cây chúng ta gọi là “lúa mì Thổ Nhĩ Kỳ” tuy cao lớn hơn, là rất dài và rất to bản, đến độ chỉ cần hai lá cũng đủ để có thể che một người từ chân đến đỉnh đầu và bao quanh cả người.
Do đó mà có người muốn gọi cây này là “cây vườn địa đàng” và Ađam đã lấy lá của nó để che giấu sự trần truồng của mình 3. Cây này trổ ngay trên ngọn một buồng gồm hai mươi, ba mươi hay bốn mươi trái cột chặt với nhau, mỗi trái về hình thù, bề dài và độ lớn, đều giống trái chanh thông thường ở Ý. Khi trái chưa hoàn toàn chín thì vỏ xanh và sau đó trở nên vàng giống hệt như chanh. Không cần dùng dao để bổ hay gọt vỏ, người ta lột vỏ rất dễ dàng như bóc đâu mới hái.
Mùi thì rất thơm, ruột vàng và khá cứng chắc như một trái lê bergam chín muồi của ta, dễ tan trong miệng. Do đó không thể nói là nó giống cây vả của chúng ta được, trừ vị thơm ngon và dịu ngọt. Cũng còn một thứ trái khác thuộc loại này, người ta sấy và ngâm rượu 4. Hàng năm, sau khi cây có trái, sẽ héo đi và một nhánh con trổ ở gốc để cho năm sau. Ở Ý chúng ta gọi là cây vả An Độ, nhưng thực ra không có gì giống về cây cũng như về trái chuối này. Bây giờ chúng tôi nói tới cây (chúng ta gọi là cây vả An Độ, nhưng không phải là cây người ta thấy ở những miền này).
Trái này có rất nhiều ở hầu hết các tỉnh An Độ, nhưng ở Đàng Trong còn một thứ không thấy ở Trung Quốc cũng như ở khắp An Độ. Trái nó to, như trái chanh lớn nhất ở Ý và to đến nỗi chỉ cắn một trái cũng đủ no. Ruột thì trắng và có rất nhiều hạt nhỏ đen và tròn, người ta nhai lẫn với ruột. Các hạt này có vị thơm ngon và rất tốt cho dạ dày.
Ở Đàng Trong cũng còn một loại trái cây nữa, tôi không thấy có ở An Độ, người ta gọi là cam 5. Về hình thù và chất vỏ, nó giống như lựu của ta, nhưng ruột bên trong hơi lỏng phải dùng thìa để múc và có vị thơm và có màu gần giống trái sơn trà chín.
Họ cũng có thứ giống như trái anh đào của ta, nhưng mùi vị thì lại như trái nho theo tiếng họ gọi là gnoo.
Họ không thiếu dưa, nhưng không ngon bằng dưa của ta, nên phải ăn với đường hay mật. Dưa gang hay dưa nước, như nhiều người gọi, rất to và rất tuyệt.
Có một trái gọi là mít. Trái này cũng có ở Ấn Độ, nhưng không ngon bằng trái ở Đàng Trong. Trái mọc ở trên một cây cao như cây hồ đào và cây dẻ của ta, nhưng gai thì dài hơn nhiều. Trái to như trái bí ngô lớn ở Ý và chỉ cần một trái cũng đủ cho một người vác. Bề ngoài nó có hình thù của một nón thông, nhưng ruột thì dịu và mềm. Bên trong thì đầy những múi vàng có hột dẹp và tròn như đồng tiền ở Ý hay đồng “teston” (ở Pháp). Ở giữa mỗi múi có hạt 6 người ta bỏ đi không ăn. Có hai loại7, một loại người Bồ gọi là “giaca barca”, dóc hột, ruột cứng. Loại thứ hai không dóc hột và ruột không cứng bằng, rất mềm và nát như keo. Mùi vị của cả hai loại này rất ngon gọi là sầu riêng chúng tôi sẽ nói sau đây.
Trái “durion” (sầu riêng) là một trong những trái ngon nhất hoàn cầu, không thấy có ở đâu trừ ở Malacca, Bornéô và mấy đảo xung quanh. Không có gì để nói giữa cây này và cây mít. Bên ngoài, trái này cũng giống trái mít và trái thông của ta, cả về kích thước cũng như độ cứng của vỏ.
Còn thịt thì bám vào hột như keo, rất trắng, còn mùi vị thì giống như món đông hạnh nhân của người Ý 8. Thịt và nước ngọt của nó được chứa trong mười hay mười hai ngăn nhỏ, mỗi ngăn có nhiều múi thịt trắng bọc quanh hột, to bằng hạt dẻ lớn nhất của ta. Khi mở ra thì xông mùi khó chịu như mùi hành thối, nhưng ở trong thì không có mùi và lại rất thơm ngon. Tôi kể ở đây một câu chuyện xảy ra trước mắt tôi. Số là có một người muốn cho một giáo sĩ cao cấp mới tới Malacca thưởng thức trái này và không báo trước. Ông mở một trái ngay trước mặt vị giáo chủ. Mùi khá nặng và khó chịu xông ra làm cho giáo chủ ghê sợ và nản không dùng được.
Nhưng lúc ngồi vào bàn tiệc, trong các món ăn có một món chỉ toàn là trái cây có mùi vị thơm giống món đông hạnh nhân làm cho giáo chủ dễ lầm cũng như bất cứ ai chưa được biết trước. Ông vừa đưa tay lấy một miếng thứ nhất và nếm thì thấy rất ngon làm ông bỡ ngỡ và hỏi xem người đầu bếp nào khéo dọn món đông hạnh nhân ngon đến thế. Chủ nhà mỉm cười trả lời là chẳng có hỏa đầu quân nào ngoài Thiên Chúa cao cả đã cho xứ này một trái hiếm gọi là sầu riêng mà lúc đầu ông đã ghê sợ. Nghe tới đây vị giáo chủ sửng sốt và hết lời ca ngợi, ông dùng rất ngon miệng. Thế nhưng trái này ngon đến độ ngay ở Malacca là nơi sản sinh, nhiều khi giá lên tới một đồng “êcu” một trái.
Xứ Đàng Trong còn có một loại trái khác người Bồ gọi là dứa. Và tôi biết trái này cũng rất thông thường ở khắp An Độ và ở Brésil. Tuy nhiên, vì tôi thấy người ta tả không đúng theo ý tôi lắm, nên tôi nghĩ là phải nói một chút. Trái này không trổ trên cây, cũng không do hạt giống, nhưng do rễ như thể cây atisô của ta. Thân và lá hoàn toàn giống như cây các đông và atisô của ta. Trái hình tròn dài bằng chín ngón tay 9 và to như thể lấy hai vốc tay ôm vừa.
Ruột ở trong thì dày như ruột cải củ, nhưng vỏ thì cứng hơn và sờm như vây cá. Khi chín bên trong vàng và sau khi lấy dao gọt vỏ thì ăn sống. Trái có vị chua dịu và khi chín thì thơm ngon như trái lê “bergam”.
Ở xứ Đàng Trong còn một trái khác đặc biệt của xứ này người Bồ gọi là “aerca” (cau). Cây nó mọc thẳng như cây dừa, rỗng ở trong và chỉ đâm lá ở chóp đỉnh, lá tựa như lá dừa: ở giữa các tàu lá, nảy các ngành nhỏ trái. Trái có hình thù và kích thước của trái hồ đào 10, sắc xanh cũng như vỏ hồ đào, còn ruột thì trắng và cứng như trái dẻ 11 chẳng có mùi vị gì hết.
Trái này không ăn một mình, nhưng ăn với lá trầu không, thứ cây rất thông dụng ở khắp Ấn Độ, lá như lá thường xuân 12 ở Châu Au và thân bám vào cây chống như giống cây thường xuân. Người ta hái lá cắt thành từng miếng nhỏ và trong mỗi miếng để một miếng cau, như vậy mỗi trái có thể làm thành bốn hay năm miếng. Người ta còn thêm vôi với cau. Vôi ở xứ này không làm bằng đá như ở Châu Au, nhưng bằng vỏ sò hến 13. Vì trong nhà thường có những người chuyên lo việc bếp núc, chợ búa và các việc khác, nên ở Đàng Trong mỗi nhà đều có một người không có việc gì khác hơn là việc têm trầu, những người dùng vào việc này thường là đàn bà, nên gọi là các bà têm trầu.
Những miếng trầu đã têm sẵn thì để vào trong hộp và suốt ngày người ta nhai trầu, không những khi ở trong nhà mà cả khi đi lại trong phố chợ, cả lúc nói, ở mọi nơi, mọi lúc. Và sau khi đã nhai trầu lâu và nghiền trong miệng người ta không nuốt mà nhả ra, chỉ giữ hương vị và phẩm chất tăng thêm sức mạnh cho dạ dày một cách kỳ lạ. Trái này được têm thành miếng rất thông dụng đến nỗi khi tới thăm ai, người ta đem theo một túi đầy trầu và mời người mình tới thăm, người chủ nhà lấy một miếng cho ngay vào miệng. Trước khi người khách từ biệt ra về, chủ nhà sai người têm trầu của nhà mình đem ra một túi để mời người khách đến thăm mình, như để đáp lại sự lịch thiệp mình đã nhận được. Do đó vì cần phải có sẵn coi trầu cau và có liên tục, nên cau cũng là một nguồn lợi lớn ở xứ này, có vườn cau thì cũng như ở xứ chúng ta có ruộng nho và ruộng ôliu.
Họ cũng hút thuốc lá, nhưng thuốc lá không thông dụng bằng trầu cau. Cũng có đầy đủ các loại mướp và có cả mía nữa. Các trái cây ở Châu Au thì cho tới nay chưa được đưa tới xứ Đàng Trong. Tôi tin rằng nho và vả sẽ mọc được ở đây, những thứ rau như rau diếp, rau diếp xoắn, sú và những thứ rau tương tự hiện có ở Đàng Trong như ở khắp Ấn Độ, nhưng chúng chỉ ra lá mà không có hạt và nếu muốn gieo thì phải đem hạt từ Châu Âu qua.
Thịt thà thì rất nhiều ở đây vì có vô số súc vật bốn chân nuôi trong nhà như bò, dê, lợn, trâu và các giống tương tự, và thú rừng như hươu nai to lớn hơn ở Châu Au, lợn rừng và mấy loại khác. Gia cầm như gà và gà rừng rất nhiều ở thôn quê, chim gáy, chim bồ câu, vịt, ngỗng, sếu, thịt thơm ngon và sau cùng là mấy thứ khác ở Châu Au không có.
Ngành ngư nghiệp cũng rất thịnh vượng và cá ở đây có hương vị tuyệt diệu và rất đặc biệt, tôi đã qua nhiều đại dương, đã đi nhiều nước, nhưng tôi cho rằng không nơi nào có thể so sánh được với xứ Đàng Trong. Và như tôi đã viết, xứ này chạy dọc bờ biển, nên có rất nhiều thuyền đánh cá và rất nhiều thuyền tải cá đi khắp xứ, từng đoàn người chuyển cá từ biển tới tận miền núi, có thể nói trong một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ thì ít ra họ dùng tới hai mươi tiếng để làm việc này. Thực ra người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt.
Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước “sốt” 14 gọi là balaciam 15 làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum, vại như tại nhiều nơi ở Châu Au, người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì không nuốt được nhưng được dùng để gợi nên hương vị và kích thích tì vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có thứ nước đó. Vì cơm là thức ăn chung và thông thường của xứ Đàng Trong, nên cần phải có rất nhiều balaciam (nếu không thì không có mùi vị) và do đó phải có một lượng lớn nước mắm và cũng do đó phải liên tục đánh cá. Cũng không ít sò, hến và các hải sản khác, nhất là một thứ họ gọi là cameron 16.
Nhưng ngoài tất cả những gì đã nói, Thiên Chúa quan phòng còn dành cho họ một thức ăn hiếm và ngon, theo thiển ý tôi, chỉ có thể so sánh được với manna 17 Thiên Chúa dùng để nuôi dân riêng của Người trong sa mạc và thức ăn này rất đặc biệt chỉ có ở xứ Đàng Trong chứ không đâu có. Những điều tôi sẽ nói thì không phải bởi tôi đã nghe hay theo người khác kể lại, nhưng chính tôi có kinh nghiệm, tôi đã thấy và thường được ăn.
Ở xứ này có một thứ chim be bé giống như chim én, nó làm tổ 18 ở các cồn đá và hốc đá sóng biển vỗ vào. Con vật nhỏ này dùng mỏ lấy bọt biển và với chất toát ra từ dạ dày, trộn cả hai thứ lại làm thành một thứ tôi không biết là bùn hay nhựa để làm tổ. Tổ này khi đã khô cứng thì trong suốt và có sắc vừa vàng vừa xanh. Dân xứ này nhặt những tổ đó về ngâm trong nước cho mềm và tan rã, rồi dùng làm đồ gia vị trộn với thịt, các thứ thịt, cá, rau, hoặc thứ nào khác làm cho các món ăn có một hương vị khác nhau tuỳ món như thể đã sẵn cho hồ tiêu, quế, đinh hương hay như vậy chỉ một tổ yến mà có thể làm gia vị cho hết các thứ thịt, không cần thêm muối, dầu, mỡ hay thứ gì tương tự.
Vì thế tôi nói, nó giống như manna, có hương vị của hầu hết các món thơm ngon nhất, chỉ khác, một đàng là do công trình của một con chim bé nhỏ và một đàng là do tay các thiên thần của Thượng Đế nhào nặn. Thứ này nhiều đến nỗi chính tôi đã thấy người ta chất đầy mười chiếc thuyền nhỏ những tổ yến nhặt ở dọc các hốc núi đá, trong khoảng chưa đầy nửa dặm. Và đây là món rất ngon, nên chỉ có chúa độc quyền sử dụng, người ta dành tất cả cho ngài và ngài đem một số lớn cống vua Tàu là người rất chuộng.
Dân ở đây không dùng sữa, họ cho là trọng tội nếu vắt sữa bò, họ sợ nếu làm việc đó là mang tội, vì theo thiên nhiên thì sữa dành để nó nuôi con. Như thể bò nuôi con mà không được sử dụng thứ lương thực dành riêng cho con.
Họ còn ăn mấy thứ chúng ta rất sợ và chúng ta coi như độc, thí dụ con tắc kè, con vật này nhỉnh hơn những con đã phơi khô nhập cảng từ ngoại quốc và thường đem về Ý. Tôi đã thấy người bạn tôi mua mấy con, buộc lại thành bó và đem nướng trên than hồng. Giây buộc đứt và chúng bò lê thê theo kiểu của chúng trên than hồng cho tới lúc thấy sức nóng thì chúng chống đỡ một chút vì lúc này rất lạnh, nhưng cuối cùng chúng bị thiêu và nướng chín. Thế là ông bạn tôi lôi ra, lấy dao lóc lớp da đã cháy, thịt nó rất trắng, ông bạn tôi nghiền thịt ra và trộn với một thứ “nước sốt” đem đun chín rồi bỏ bơ vào ăn như một thứ thịt rất thơm ngon. Ông mời tôi, nhưng tôi không dùng, chỉ nhìn theo mà thôi.
Chương 3: Đất đai phì nhiêu (P2)
Còn về tất cả những gì thuộc đời sống hằng ngày, xứ Đàng Trong cũng rất đầy đủ. Thứ nhất là áo mặc, họ có rất nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày. Vì thế đã hơn một lần tôi rất thích thú khi thấy đàn ông, đàn bà khuân vác đá, đất, vôi và những vật liệu tương tự mà không hề cẩn thận giữ cho áo đạp và quý họ mặc khỏi rách hay bẩn. Điều này không có gì lạ, nếu biết rằng có những cây dâu cao lớn người ta hái lá để nuôi tằm được trồng trong những thửa ruộng rộng lớn như cây gai ở bên ta, và mọc lên rất chóng. Thế nên chỉ trong một ít tháng là tằm được đưa ra nuôi ngoài khí trời và đồng thời nhả tơ, làm thành những cái kén nhỏ với số lượng rất nhiều và dư thừa đến nỗi người Đàng Trong đủ dùng riêng cho mình mà còn bán cho Nhật Bản và gửi sang nước Lào để rồi đưa sang Tây Tạng 19. Thứ lụa này tuy không thanh và mịn nhưng bền và chắc hơn lụa Tàu.
Nhà cửa và đền đài, mặc dầu chỉ bằng gỗ, nhưng không thua kém bất cứ nước nào, bởi vì không nói quá chút nào, gỗ ở xứ này là gỗ quý nhất hoàn cầu, theo nhận xét của những người ở các nơi đó. Trong vô số cây và vô số loại cây ở đây, có hai thứ thường được dùng để làm nhà cửa và là thứ không bao giờ hư mặc dầu bị ngâm trong nước hay vùi trong bùn, và rất chắc, rất nặng đến nỗi không bao giờ nổi trên mặt nước và dùng làm neo tàu. Một thứ là gỗ đen, nhưng không phải đen như mun, loại thứ hai có mầu đỏ hung. Cả hai sau khi được lóc vỏ thì nhẵn và trơn không cần phải bào. Các cây đó gọi là Tin 20 và rất có thể người đó không lầm khi nói rằng thứ gỗ không bao giờ hư đó là gỗ chính vua Salomon đã dùng để dựng Đền thánh và chúng ta được biết qua Kinh Thánh rằng thứ cây này được gọi bằng một cái tên rất gần với tên này, ligna thying 21. Núi xứ Đàng Trong mọc đầy loại cây này, thẳng tắp và cao ngất nghểu, như thể ngọn chạm tới mây và lớn bằng hai người ôm. Người Đàng Trong dùng gỗ này để dựng thể lên núi chặt tuỳ thích. Tất cả kiến trúc nhà đều dựa vào hàng cột cao, chắc và đóng rất sâu, rồi lắp ván, nhưng người ta có thể tháo gỡ ra và thay thế bằng phên liếp, bằng tre, sậy đan rất tài tình để thông khí trong mùa nóng bức và một phần nào cho nước và thuyền qua lại tự do vào mùa lụt lội như chúng tôi đã nói ở trên. Họ cũng làm rất nhiều hoa lá nhỏ xinh và nhiều hình hài khéo léo để tô điểm trang trí nhà của họ, họ chạm trổ và đẽo gọt gỗ ván rất công phu.
Vì chúng tôi đang nói về cây cối và trước khi qua đề tài khác, tôi xin thêm ít điều về một loại gỗ vốn là món hàng quý nhất có thể xuất từ xứ Đàng Trong ra các nước ngoài. Đó là thứ gỗ nổi tiếng gọi là aquila và calamba 22; cùng loại gỗ nhưng khác về tác dụng và sự quý chuộng người ta dành cho chúng.
Loại cây này có rất nhiều, nhất là trên núi Kẻ Mọi, cây rất to và rất cao. Nếu gỗ cắt ở thân cây non thì là trầm hương, có rất nhiều và ai muốn lấy bao nhiêu tuỳ thích. Nhưng khi lấy ở gốc già thì đó là kỳ nam rất khó hiếm, vì hình như thiên nhiên cho những cây đó mọc lên ở những ngọn núi cao nhất và hiểm trở nhất để được thảnh thơi già cỗi đi, không ai làm hại được mình. Thỉnh thoảng có ít cành gẫy và rời khỏi thân rơi xuống, hoặc vì khô quá hoặc vì già cỗi quá khi người ta nhặt được thì đã mục nát và mốc thếch. Nhưng đó lại là thứ có giá nhất và lừng danh nhất gọi là kỳ nam vượt hẳn thứ trầm hương thông thường rất nhiều về tác dụng và về hương thơm. Trầm hương thì ai cũng có thể bán tuỳ thích nhưng chúa giữ độc quyền mua bán kỳ nam vì hương thơm và tác dụng đặc biệt của nó. Thực ra ở chính nơi nhặt được, nó rất thơm, rất dịu, tôi đã muốn thử mấy miếng người ta cho tôi, tôiđem chôn dưới đất sâu chừng hơn năm chân 23 thế mà vẫn ngửi thấy hương thơm. Kỳ nam nhặt tại chỗ thì giá năm đồng đuca 24 một líu, nhưng ở hải cảng xứ Đàng Trong, nơi buôn bán thì đắt hơn, nghĩa là hai trăm đuca một líu. Nếu tìm được một tấm lớn có thể làm gối để gối đầu, còn hay làm gối dài 25 thì người Nhật mua tới ba trăm hay bốn trăm đuca một líu. Là vì người ta nghiệm thấy, vì sức khỏe thì nên dùng làm gối một thứ gì cứng hơn là thứ gối làm bằng lông vừa không lành vừa hay sinh bệnh. Thường thì họ dùng một phiến gỗ, và tuỳ theo khả năng, người ta mong có được thứ gỗ quý nhất có thể sắm được 26. Trầm hương thì ít được trọng hơn và giá cũng rẻ hơn kỳ nam, nhưng chỉ một tàu chở đầy trầm hương cũng đủ cho thương gia trở nên giàu có và sung túc suốt đời. Thế nên phần thưởng lớn nhất chúa ban cho thuyền trưởng Malacca, đó là cho phép ông buôn trầm hương. Bởi vì người Bàlamôn và người Banian 27 ở An Độ có tục hỏa thiêu xác người chết bằng gỗ rất thơm, nên họ cần có ngay một số lượng lớn.
Sau cùng, xứ Đàng Trong có rất nhiều mỏ kim khí quý và nhất là vàng. Và để hiểu biết thêm bằng vài lời những gì đáng được kể dài dòng hơn nữa về sự giàu có của xứ này thì tôi kết thúc chương này bằng lời của các thương gia Châu Au đã có dịp tới đây. Họ quyết rằng xứ Đàng Trong có nhiều của cải hơn Trung Quốc mà chúng tôi biết là rất Phải nói thêm ở đây chút ít về các thú vật chúng tôi đã nói là có rất nhiều ở Đàng Trong, nhưng để khỏi nói nhiều, tôi chỉ xin nói về voi và tê giác, nhất là ở xứ này và nhiều chuyện kỳ lạ chưa bao giờ nghe thấy.
Chú thích:
(1) Ba vụ lúa: chúng tôi chưa biết rõ việc này.
(2) Chanh ở Ý lớn hơn chanh của ta, màu vàng chứ không xanh như ta.
(3) Theo Kinh Thánh, sau khi phạm tội ăn trái cấm, tổ tiên thấy mình trần truồng và phải lấy lá che thân.
(4) Có thể là một thứ chuối “ngự” thơm và nhỏ, hay một thứ trái cây nào khác.
(5) Trái nói ở trên có thể là trái ổi còn trái “cam” này có thể là trái thanh long.
(6) Có thể cho trái mít cũng thuộc về loại “sầu riêng”
(7) Mít mật và mít dai
(8) Món hạnh nhân tán nhỏ hòa với đường, rồi để vào tủ lạnh, món ăn rất sang của người Châu Au vào thời này.
(9) “Pouce” cách đo thời xưa cũng như kiểu đo gang tay hay sải.
(10) Tiếng Pháp: noix
(11) Tiếng Pháp: châtaignes
(12) Tiếng Pháp: lierre, thứ như nho dại, lá xanh và leo trên tường
(13) Thứ vôi này có màu hồng
(14) Nước sốt (sauce), một thứ nước dùng riêng đằng đặc gồm nước thịt và mỡ béo để tưới vào các thức ăn khô và nhạt.
(15) Nước mắm rất danh tiếng của ta(16) Chúng tôi chưa rõ đây là thứ gì
(17) Thức ăn từ trời rơi xuống, có mùi vị theo sở thích người dùng.
(18) Chim yến, tổ yến. “Người ta cho rằng, ban ngày chim yến đi kiếm ăn, nuốt cả con trong biển, rồi đêm đến nhả nước dãi thành những vành tròn hình xoáy ốc để xây tổ (Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam, Hà Nội 1981, tr.945)
(19) Vào thế kỷ 15, 16, 17 người Châu Au qua phương Đông nhất là Trung Quốc để buôn hồ tiêu và tơ lụa, vì thế có con đường gọi là con đường tơ lụa (route de la soie)
(20) Gỗ lim
(21) Chúng tôi chưa nghiên cứu xem danh từ này có nghĩa thế nào. Nếu là lim thì theo Đỗ Tất Lợi, sách dẫn, là những thứ cây mọc phổ biến của nước ta, nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung. Còn thấy ở Lào, miền Nam Trung Quốc. Thường người ta khai thác gỗ làm nhà, làm đồ dùng. Có thể cao hơn mười thước hoặc hơn nữa (tr.361)
(22) Trầm hương: kỳ nam là loại trầm hương quý nhất, xem: Đỗ Tất Lợi, sd tr.449-450.
(23) Pied: chân, cách đo thời xưa, chừng 0.3407m
(24) Đồng tiền này thường đúc bằng vàng vào thế kỷ 13 tại Venise (Ý) lúc đó là một cộng hòa độc lập và rất thịnh vượng. Líu: livre, tức nửa cân.
(25) Gối dài là thứ gối theo suốt bề ngang của chiếc giường lớn.
(26) Ở xứ nóng thường dùng gối mây hoặc gỗ, khác hẳn các xứ lạnh.
(27) Không rõ thuộc tôn giáo nào, còn đạo Bàlamôn là đạo chính yếu của Ấn Độ.
Nhà cửa và đền đài, mặc dầu chỉ bằng gỗ, nhưng không thua kém bất cứ nước nào, bởi vì không nói quá chút nào, gỗ ở xứ này là gỗ quý nhất hoàn cầu, theo nhận xét của những người ở các nơi đó. Trong vô số cây và vô số loại cây ở đây, có hai thứ thường được dùng để làm nhà cửa và là thứ không bao giờ hư mặc dầu bị ngâm trong nước hay vùi trong bùn, và rất chắc, rất nặng đến nỗi không bao giờ nổi trên mặt nước và dùng làm neo tàu. Một thứ là gỗ đen, nhưng không phải đen như mun, loại thứ hai có mầu đỏ hung. Cả hai sau khi được lóc vỏ thì nhẵn và trơn không cần phải bào. Các cây đó gọi là Tin 20 và rất có thể người đó không lầm khi nói rằng thứ gỗ không bao giờ hư đó là gỗ chính vua Salomon đã dùng để dựng Đền thánh và chúng ta được biết qua Kinh Thánh rằng thứ cây này được gọi bằng một cái tên rất gần với tên này, ligna thying 21. Núi xứ Đàng Trong mọc đầy loại cây này, thẳng tắp và cao ngất nghểu, như thể ngọn chạm tới mây và lớn bằng hai người ôm. Người Đàng Trong dùng gỗ này để dựng thể lên núi chặt tuỳ thích. Tất cả kiến trúc nhà đều dựa vào hàng cột cao, chắc và đóng rất sâu, rồi lắp ván, nhưng người ta có thể tháo gỡ ra và thay thế bằng phên liếp, bằng tre, sậy đan rất tài tình để thông khí trong mùa nóng bức và một phần nào cho nước và thuyền qua lại tự do vào mùa lụt lội như chúng tôi đã nói ở trên. Họ cũng làm rất nhiều hoa lá nhỏ xinh và nhiều hình hài khéo léo để tô điểm trang trí nhà của họ, họ chạm trổ và đẽo gọt gỗ ván rất công phu.
Vì chúng tôi đang nói về cây cối và trước khi qua đề tài khác, tôi xin thêm ít điều về một loại gỗ vốn là món hàng quý nhất có thể xuất từ xứ Đàng Trong ra các nước ngoài. Đó là thứ gỗ nổi tiếng gọi là aquila và calamba 22; cùng loại gỗ nhưng khác về tác dụng và sự quý chuộng người ta dành cho chúng.
Loại cây này có rất nhiều, nhất là trên núi Kẻ Mọi, cây rất to và rất cao. Nếu gỗ cắt ở thân cây non thì là trầm hương, có rất nhiều và ai muốn lấy bao nhiêu tuỳ thích. Nhưng khi lấy ở gốc già thì đó là kỳ nam rất khó hiếm, vì hình như thiên nhiên cho những cây đó mọc lên ở những ngọn núi cao nhất và hiểm trở nhất để được thảnh thơi già cỗi đi, không ai làm hại được mình. Thỉnh thoảng có ít cành gẫy và rời khỏi thân rơi xuống, hoặc vì khô quá hoặc vì già cỗi quá khi người ta nhặt được thì đã mục nát và mốc thếch. Nhưng đó lại là thứ có giá nhất và lừng danh nhất gọi là kỳ nam vượt hẳn thứ trầm hương thông thường rất nhiều về tác dụng và về hương thơm. Trầm hương thì ai cũng có thể bán tuỳ thích nhưng chúa giữ độc quyền mua bán kỳ nam vì hương thơm và tác dụng đặc biệt của nó. Thực ra ở chính nơi nhặt được, nó rất thơm, rất dịu, tôi đã muốn thử mấy miếng người ta cho tôi, tôiđem chôn dưới đất sâu chừng hơn năm chân 23 thế mà vẫn ngửi thấy hương thơm. Kỳ nam nhặt tại chỗ thì giá năm đồng đuca 24 một líu, nhưng ở hải cảng xứ Đàng Trong, nơi buôn bán thì đắt hơn, nghĩa là hai trăm đuca một líu. Nếu tìm được một tấm lớn có thể làm gối để gối đầu, còn hay làm gối dài 25 thì người Nhật mua tới ba trăm hay bốn trăm đuca một líu. Là vì người ta nghiệm thấy, vì sức khỏe thì nên dùng làm gối một thứ gì cứng hơn là thứ gối làm bằng lông vừa không lành vừa hay sinh bệnh. Thường thì họ dùng một phiến gỗ, và tuỳ theo khả năng, người ta mong có được thứ gỗ quý nhất có thể sắm được 26. Trầm hương thì ít được trọng hơn và giá cũng rẻ hơn kỳ nam, nhưng chỉ một tàu chở đầy trầm hương cũng đủ cho thương gia trở nên giàu có và sung túc suốt đời. Thế nên phần thưởng lớn nhất chúa ban cho thuyền trưởng Malacca, đó là cho phép ông buôn trầm hương. Bởi vì người Bàlamôn và người Banian 27 ở An Độ có tục hỏa thiêu xác người chết bằng gỗ rất thơm, nên họ cần có ngay một số lượng lớn.
Sau cùng, xứ Đàng Trong có rất nhiều mỏ kim khí quý và nhất là vàng. Và để hiểu biết thêm bằng vài lời những gì đáng được kể dài dòng hơn nữa về sự giàu có của xứ này thì tôi kết thúc chương này bằng lời của các thương gia Châu Au đã có dịp tới đây. Họ quyết rằng xứ Đàng Trong có nhiều của cải hơn Trung Quốc mà chúng tôi biết là rất Phải nói thêm ở đây chút ít về các thú vật chúng tôi đã nói là có rất nhiều ở Đàng Trong, nhưng để khỏi nói nhiều, tôi chỉ xin nói về voi và tê giác, nhất là ở xứ này và nhiều chuyện kỳ lạ chưa bao giờ nghe thấy.
Chú thích:
(1) Ba vụ lúa: chúng tôi chưa biết rõ việc này.
(2) Chanh ở Ý lớn hơn chanh của ta, màu vàng chứ không xanh như ta.
(3) Theo Kinh Thánh, sau khi phạm tội ăn trái cấm, tổ tiên thấy mình trần truồng và phải lấy lá che thân.
(4) Có thể là một thứ chuối “ngự” thơm và nhỏ, hay một thứ trái cây nào khác.
(5) Trái nói ở trên có thể là trái ổi còn trái “cam” này có thể là trái thanh long.
(6) Có thể cho trái mít cũng thuộc về loại “sầu riêng”
(7) Mít mật và mít dai
(8) Món hạnh nhân tán nhỏ hòa với đường, rồi để vào tủ lạnh, món ăn rất sang của người Châu Au vào thời này.
(9) “Pouce” cách đo thời xưa cũng như kiểu đo gang tay hay sải.
(10) Tiếng Pháp: noix
(11) Tiếng Pháp: châtaignes
(12) Tiếng Pháp: lierre, thứ như nho dại, lá xanh và leo trên tường
(13) Thứ vôi này có màu hồng
(14) Nước sốt (sauce), một thứ nước dùng riêng đằng đặc gồm nước thịt và mỡ béo để tưới vào các thức ăn khô và nhạt.
(15) Nước mắm rất danh tiếng của ta(16) Chúng tôi chưa rõ đây là thứ gì
(17) Thức ăn từ trời rơi xuống, có mùi vị theo sở thích người dùng.
(18) Chim yến, tổ yến. “Người ta cho rằng, ban ngày chim yến đi kiếm ăn, nuốt cả con trong biển, rồi đêm đến nhả nước dãi thành những vành tròn hình xoáy ốc để xây tổ (Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam, Hà Nội 1981, tr.945)
(19) Vào thế kỷ 15, 16, 17 người Châu Au qua phương Đông nhất là Trung Quốc để buôn hồ tiêu và tơ lụa, vì thế có con đường gọi là con đường tơ lụa (route de la soie)
(20) Gỗ lim
(21) Chúng tôi chưa nghiên cứu xem danh từ này có nghĩa thế nào. Nếu là lim thì theo Đỗ Tất Lợi, sách dẫn, là những thứ cây mọc phổ biến của nước ta, nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung. Còn thấy ở Lào, miền Nam Trung Quốc. Thường người ta khai thác gỗ làm nhà, làm đồ dùng. Có thể cao hơn mười thước hoặc hơn nữa (tr.361)
(22) Trầm hương: kỳ nam là loại trầm hương quý nhất, xem: Đỗ Tất Lợi, sd tr.449-450.
(23) Pied: chân, cách đo thời xưa, chừng 0.3407m
(24) Đồng tiền này thường đúc bằng vàng vào thế kỷ 13 tại Venise (Ý) lúc đó là một cộng hòa độc lập và rất thịnh vượng. Líu: livre, tức nửa cân.
(25) Gối dài là thứ gối theo suốt bề ngang của chiếc giường lớn.
(26) Ở xứ nóng thường dùng gối mây hoặc gỗ, khác hẳn các xứ lạnh.
(27) Không rõ thuộc tôn giáo nào, còn đạo Bàlamôn là đạo chính yếu của Ấn Độ.
No comments:
Post a Comment