10. “Cuộc đi rước tù chính trị Côn Đảo”
của Lý Văn Chương
Sau đây là bản tự thuật của đồng chí Lý Văn Chương (đã ghi âm và đã
đánh máy thành 7 bản) tại Viện Bảo tàng Cách mạng Hà Nội.
Nhắc lại rằng chiều tối ngày 25 tháng 8, khi cuộc biểu tình vũ trang
một triệu người đã giải tán thì Xứ uỷ họp kiểm điểm ngày khởi nghĩa và đề
ra những nhiệm vụ cần kíp; tôi, chính tôi yêu cầu Xứ uỷ và Uỷ ban ra quyết
định cử người đem tàu, ghe rước anh em ta còn ở ngoài Côn Đảo. Riêng tôi
ký ngay lệnh lấy chiếc tàu De Lanessan để làm ngay việc đón rước cho mau
chóng nhất. Một ban chuyên trách được thành lập ngay gồm ba người: Đào
Duy Kỳ (nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ), Nguyễn Công Trung (viết báo Dân
Chúng) và Tưởng Dân Bảo (người đã từng ở Côn Lôn). Ban này giao cho Lý
Văn Chương thực hiện kế hoạch đi rước. Anh Lý Văn Chương bác bỏ kế
hoạch mướn tàu Hải Nam ở Rạch Giá; anh là người Gò Công, chủ một cái
tiệm máy móc phụ tùng ở đại lộ De La Somme. Mặt xương xẩu, nói lấp vấp
mà tính tình chân thật, thương anh em; quen biết tất cả anh em thủ thuỷ và
hoa tiêu Sài Gòn.
Bản tự thuật của Lý Văn Chương (bản gốc còn ở Bảo tàng Lịch sử Hà
Nội) kể (nguyên văn):
“Việc thi hành nhiệm vụ mà Uỷ ban Ủng hộ Chính trị phạm (chủ tịch
Đào Duy Kỳ; uỷ viên: Nguyễn Công Trung và Tưởng Dân Bảo) giao cho tôi
tổ chức đoàn ghe biển (ghe đánh cá) đi rước những nhà chính trị bị đế quốc
Pháp cầm tù ở Côn Đảo.
(Tôi được mời đến để tự thuật, ngày 23 tháng 9 năm 1965, tại Viện
Bảo tàng Cách mạng).
“Vào lúc 14 giờ ngày 3 tháng 9 năm 1945, anh Ngô Văn Chương (Sài
Gòn), vóc người to lớn, chạy vô tiệm tôi, hơ hãi nói: “Anh Năm, chính phủ
mình lấy chiếc tàu De Lanessan giao cho anh em công nhân và các anh Hoá,
Trúc (hoa tiêu) lo sửa chữa để ra Côn Đảo rước chính trị phạm nhưng bọn
Việt gian cho bọn Pháp hay, Pháp mách (cho Anh, Anh lệnh cho) Nhật Bổn
tịch thu chiếc tàu ấy; lấy đâu mà đi rước các nhà chính trị ngoài đó?
“Do không có phương tiện đi Côn Đảo liền trong ngày chiếc tàu De
Lanessan bị tịch thu, nên Uỷ ban Ủng hộ Chính trị phạm phân công anh
282
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ngô Văn Chương tức tốc xuống tỉnh Rạch Giá tìm mướn tàu Hải Nam, loại
tàu chạy buồm của người Trung Quốc thường tới buôn bán ở nơi đó.
“Phần tôi cố theo dõi tình hình cũng biết một số tin tức ngoài Côn
Đảo từ năm 1940/1941 tới nay là 1945, bọn Pháp giết chóc hơn phân nửa số
người chính trị nó đưa ra ngoài đó. Tôi xét thấy anh Tư Ngô Văn Chương
xuống Rạch Giá khó tìm loại tàu Hải Nam được (thỉnh thoảng mới có một,
hai chiếc ghé đó để bán và mua hàng). Tôi biết là vì tôi là người mua bán
khắp các tỉnh, nắm được tình hình buôn bán khắp nơi.
“Để giải quyết vấn đề này, tôi nhận thấy chỉ có những loại ghe biển
mũi đỏ nhọn, đánh cá, như loại ghe ở ấp Vàm Láng, xã Kiến Phước, tỉnh Gò
Công mới có khả năng đảm bảo; ghe mũi nhọn, nhỏng cao lên, đít thì bầu,
sóng lớn đánh vào mũi, nó cứ lách mình chạy tới, nó đã được nhiều lần thử
thách; gặp gió lớn hay bị bão trôi đi có khi tận đến Phi Luật Tân, Nam
Dương, Xiêm La, mà còn trở về được. Từ đất liền đến Côn Lôn đường xa có
hơn 120 km đường chim bay, vả lại lúc ấy có chút ít gió nồm nam vào buổi
chiều, khi trở về thì xuôi buồm, như thế sử dụng loại ghe biển đó rất thuận
lợi.
“Đến 19 giờ ngày 3 tháng 9 năm 1945, tôi kêu dây nói báo cho anh
Đào Duy Kỳ, nói những ý kiến của tôi, anh Kỳ lúc ấy là chủ bút tờ báo Dân
Chúng ở tại đường Lagrandière151 … lại là Chủ tịch Uỷ ban Ủng hộ Chính
trị phạm.
“Trong hai ngày 4 và 5 anh Đào Duy Kỳ giao cho anh Tưởng Dân
Bảo tìm hiểu tôi và thăm dò những ý kiến của tôi đề ra, xem tôi có tích cực,
thành thật trong công tác này hay không… Đến ngày 6 tháng 9, các anh Kỳ,
Trung, Bảo nói cho tôi biết là Đảng đã chấp thuận ý kiến chương trình của
tôi đề ra và tôi được phân công đi Gò Công bằng một chiếc xe hơi
gazogène.
“Đi vào lúc 9 giờ 30 sáng 6 tháng 9, xe chạy một hơi tới Gò Công; rồi
đi luôn xuống nhà quen ở xã Kiến Phước, nhờ anh Nguyễn Văn Kiết xã
trưởng đi cùng anh Huỳnh Văn Lúa, với chúng tôi đến Vàm Láng, triệu tập
các chủ ghe biển với một số thuỷ thủ tại ấp Vàm Láng –ngày ấy nhằm ngày
trời gió nam, biển động, ghe biển đậu tại bến.
“Anh Tưởng Dân Bảo trình bày lý do, chúng tôi động viên khuyến
khích các chủ ghe và anh em thuỷ thủ đóng góp sức lực cho sự giải thoát
chính trị phạm. Lúc đầu các chủ phương tiện dùng dằng viện lý do này lý do
151 Lagrandière: sau đổi thành đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng.
283
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
khác; nhưng anh em thủy thủ và những tài công (coi lái ghe) đồng tình
cương quyết ra đi, cho nên các chủ ghe cũng thuận theo. Kết quả, tổ chức
được 50 chiếc ghe biển loại lớn, mỗi chiếc chở được ít nữa 100 người. Phải
cho mỗi chiếc ghe mượn từ một trăm đồng trở lên để mua thêm dây neo,
buồm và dụng cụ đi biển…
“Cách đi ra Côn Đảo trong mùa gió này (là) đi trong sông, ra cửa
Cồn Lợi tỉnh Trà Vinh hay ra cửa Định An tỉnh Sóc Trăng, từ đó bắt đầu
chạy buồm thì mau hơn, còn nếu bắt đầu từ Vàm Láng thì sẽ bị gió thổi tắp
và khó chạy, chạy chậm mất thêm ngày giờ.
“Tổ chức, bố trí xong xuôi; anh Lúa, anh Kiết chịu trách nhiệm theo
dõi tình hình đoàn ghe biển trong lúc chuẩn bị, sửa chữa neo buồm. Nên
chúng tôi trở về Sài Gòn vào lúc 15 giờ ngày 6 tháng 9. Lúc xe chạy ngang
nhà, con tôi tên là Toàn mới bốn tuổi chơi trước cửa ngõ, tôi thấy con mà
cũng đành để xe chạy luôn, vì đường vô nhà ba mươi thước, không để mất
thì giờ ghé thăm cha mẹ và con tôi được. Lo việc cho xong sẽ về thăm, muộn
gì. Nhưng, từ đó tới nay tôi đi luôn, hơn hai mươi năm, cha mẹ tôi chết hết,
tôi không gặp mặt.
“Chúng tôi ghé thị xã Gò Công, ghé Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, yêu cầu
Chủ tịch Nguyễn Côn cho mượn 6.000 đồng để phân phát cho các chủ ghe
mượn.
“Trở về báo cáo với anh Kỳ, Trung, tôi yêu cầu có tàu dắt đoàn ghe
biển theo sông Cồn Lợi cho mau. Tìm được chiếc tàu Rodier, nhưng máy nó
yếu, nó kéo không hết đoàn ghe, cần thêm một chiếc nữa. Tôi đến văn phòng
cảng Sài Gòn, xin lấy cho một chiếc tàu kéo. Lúc ấy, anh Lý Văn Sâm giám
đốc cảng Sài Gòn - Chợ Lớn, anh Sâm là anh ruột tôi, ảnh nói: “Phải có ý
kiến và xin giấy phép chính phủ, không nên cảm tình cá nhân anh em”. Tôi
báo cáo với anh Đào Duy Kỳ xin lấy chiếc tàu kéo của cảng. Anh Kỳ đến Uỷ
ban Nam Bộ, anh Trần Văn Giàu ký giấy cho phép và tôi đến cảng nhận
chiếc tàu kéo Remorqueur R.4.
“Lúc ấy, gặp những anh em công nhân lo sửa chữa chiếc tàu Phú
Quốc để chạy ra Côn Đảo. Vì chiều ngày 5 hay là sáng ngày 6 tháng 9 năm
1945, anh Trần Văn Giàu (đã) ký giấy lấy chiếc Phú Quốc. Tôi động viên
anh em sửa chữa nhanh để đi một đoàn cho có bạn.
“Ngày 11 tháng 9, vào lúc 19 giờ, anh Đào Duy Kỳ triệu tập tại nhà
báo Dân Chúng một cuộc họp để phân công. Tôi chịu trách nhiệm chỉ huy
đoàn ghe đi Côn Đảo với danh nghĩa là một uỷ viên Uỷ ban Ủng hộ Chính
trị phạm, có giấy giới thiệu và giấy chứng nhận của Ủy ban. Trong cuộc họp
284
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
này, có tên Tỵ ra ngăn cản với lý do là đoàn ghe biển này đi rước các nhà
chính trị phạm không bảo đảm an toàn; nếu có chìm ghe chết người thì vợ
con họ kiện chính phủ; cần phải có đủ tàu đi rước mới được. Tôi cam đoan,
bảo đảm giữa hội nghị và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm: hội nghị tán
thành. Tên Tỵ nó biết chính phủ mới thành lập, không có tàu. Tên Tỵ theo
tàu Phú Quốc đi với một số người và một phụ nữ ra Côn Đảo. Ra Côn Đảo
nó lên diễn đàn, nói chưa chắc độc lập. Sau nó trở về Sóc Trăng, gạt anh
chủ tịch Dương Kỳ Hiệp, lấy 50.000 đồng để mua súng… (sau tôi báo cáo
cho anh Nguyễn Văn Tây cái tên Tỵ khả nghi này. Quả nó là gián điệp theo
phá hoại cuộc đi Côn Đảo rước chính trị phạm. Tỵ bị bắt).
“12-9-1945, Nguyễn Công Trung giao cho tôi 2.000 đồng. Tôi lấy
thêm tiền nhà 5.000 đồng. Chỉ một mình anh Lý Văn Sâm biết tôi đi làm gì.
Vợ tôi về Gò Công. Cửa tiệm của tôi đã nghỉ buôn bán năm tháng nay để tôi
lo công tác. Đến cảng Sài Gòn, tại cột cờ Thủ Ngữ, trình giấy tờ, anh Đức
giao cho tôi chiếc R.4 đã có chuẩn bị chu đáo theo lệnh anh Sâm.
“14 giờ ngày 12-9, thì R.4 bắt đầu mở máy chạy một mạch đến Kinh
Nước Mặn vào lúc 22 giờ ngày ấy. Chiếc Rodier cũng tập trung với đoàn
ghe biển. R.4 kéo một đoàn 20 chiếc ghe biển; Rodier kéo 12 chiếc… Chạy
đến thị xã Mỹ Tho lúc 18 giờ; đậu lại mua thêm củi cho R.4 chụm lò; đậu
cách chợ một cây số sợ anh em thuỷ thủ lên chơi, tập trung lại chậm trễ…
Đến quận Trà Ôn vào lúc 4 giờ sáng ngày 15 tháng 9, mua hột vịt, muối, cá
khô, gạo, nước ngọt cho mỗi ghe; mua củi cho R.4 trở về Sài Gòn. Còn
Rodier chạy đến Đại Ngãi (Sóc Trăng) đậu lại đó chờ đoàn ghe trở về…
“Khi đó hàng trăm Thanh niên Tiền phong cầm tầm vông đến tra xét,
vì vừa qua Hoà Hảo dậy muốn giành chính quyền ở Hậu Giang; họ bị ta bắt
cũng nhiều; anh em Thanh niên Tiền phong có nhiệm vụ tuần tiễu, canh gác
nghiêm ngặt, họ sợ đoàn ghe lạ đến giải thoát dân phiến loạn, còn Hoà Hảo
nghe tin có đoàn ghe lạ tới, ngỡ là ghe đến chở họ đi, la ó om. Rốt cuộc
Thanh niên Tiền phong và nhà chức trách địa phương biết là đoàn chúng tôi
đi Côn Đảo đưa chính trị phạm về.
“Bản thân tôi, cùng thuyền viên thuỷ thủ trong đoàn ghe hơn 200
người, không một ai biết Côn Đảo. Phải nhờ đồng bào giúp đỡ, ở đây ngư
dân thường đánh cá về hướng Côn Đảo nên rõ đường đi; phải nhờ họ giúp.
“Chương trình lúc ra đi, có bàn là, tình hình chính trị yên tĩnh thì
rước chính trị phạm về thẳng Sài Gòn; không êm thì về Mỹ Tho.
“5 giờ sáng ngày 6-9-1945, tôi cho đoàn ghe ra cửa Bảy Xào, theo
hướng Côn Đảo mà chạy. Trên đầu cột buồm ghe tôi, có treo một cái khăn
285
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
bông tắm để làm beo cho các ghe sau thấy, để khỏi lạc. Quá 10 giờ nổi lên
một trận giông rất lớn. Các ghe phải lăn buồm thả trôi theo lượn sóng mà
chịu. Chiếc ghe mà tôi ngồi là chiếc ghe số 3, chở 9 người thì 3 người nằm
mê man, ba người chịu trách nhiệm trước mũi, khi lăn buồm xong cũng bị
say sóng, chỉ còn ông lái ghe, ông tát nước và tôi ngồi gần lái mà chịu trận.
Sóng đánh trước mũi ra tận sau lái, chiếc trước chạy cách chiếc sau 100
thước mà không thấy cột buồm nhau. Sóng to, gió lớn, mưa nhiều. Lúc ấy,
ông lái ghe đòi quay ghe xuôi sóng trở lại sau sẽ trở ra; tôi không đồng ý,
cương quyết tiếp tục đi tới, nên giữ gối đầu sóng không cho ghe trôi vào, để
làm gương và dẫn đường cho các ghe sau (ghe tôi ngồi là ghe chỉ huy). Chịu
đựng gió to, sóng lớn, mưa nhiều như thế suốt hai giờ rưỡi thì gió mới dịu
bớt.
“Trong trận giông lớn này, tôi nghĩ mười phần chỉ có một phần sống
nhưng vì tôi nhận nhiệm vụ và vì tôi thương các nhà chính trị bị đày đoạ
ngoài Côn Đảo, nên tôi thà chết, không nghe lời ông lái quay ghe trở lại.
Trận giông này làm xiêu bạt hết 9 chiếc ghe và một thuỷ thủ tên là Thủ, còn
tuổi thanh niên, làm nhiệm vụ lăn buồm, bị cánh buồm gạt anh sút tay rơi
xuống biển mất tích. Trong số ghe trở lại, có một chiếc xiêu bạt đến cù lao
Nam Sa, sau sửa chữa trở về được, trong tàu có một thanh niên người Trung
Quốc tên là Thang Bửu Minh ở Chợ Lớn, cũng theo ra đón chính trị phạm
người Trung Quốc. Một số ghe trở lại Cồn Nóc núp gió trong ba ngày sau
mới ra được; tất cả trước sau 25 chiếc, chỉ lạc 7 chiếc.
“Khi gió êm, lại bắt đầu chạy… đến 15 giờ thấy trước mặt hình dáng
Côn Đảo. 19 giờ ngày 16-9-1945, mới đến bãi Cỏ Ong.
“Sáng ngày 17, nhờ anh em trên Côn Đảo đưa chúng tôi leo qua ba
hòn núi mới tới trung tâm của đảo, thì lúc đó cũng vừa xong lễ tiếp rước
phái đoàn chính phủ –chiếc tàu Phú Quốc của anh Tưởng Dân Bảo đã tới
trước…
“Đến nửa đêm ngày 22, rạng 23 tháng 9, các nhà cựu chính trị phạm
xuống tàu, ghe để về đất liền. Kéo buồm vào lúc 3 giờ sáng. Chiếc ghe tôi,
ghe số 3, có nhiệm vụ đi hậu vệ, nó chạy nhanh; nếu có chiếc này chạy chậm
tôi cho ghe số 3 quay lại đôn đốc, chiếc nào chạy rời rạc thì làm dấu hiệu
cho nó đi theo, không cho đi xa đoàn (vì lúc đó còn nghe nói có hai tàu lặn
của Pháp quanh quẩn ở Côn Đảo, nên tôi đề phòng sợ có điều xảy ra không
hay).
“Khi đến Cồn Nóc vào 20 giờ thì nghe tin Pháp đã chiếm Sài Gòn.
Nên đoàn ghe chạy về Đại Ngãi, Sóc Trăng. Năm giờ sáng ngày 24 tháng 9
năm 1945, vào bến đậu lại. Các nhà chính trị lên xe hơi về tỉnh. Chiếc Phú
286
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Quốc chạy ra thêm một chuyến nữa, có anh Văn Cừ (Cần Thơ) đi theo để
chở anh em còn lại…
“Đoàn ghe biển Vàm Láng làm xong nhiệm vụ trở về nơi xuất phát.
“Khi ấy Nam Bộ kháng chiến vừa bắt đầu”.
Cuộc tường thuật ghi âm của Lý Văn Chương ở Viện Bảo tàng Cách
mạng Hà Nội có phóng viên các báo, có các uỷ viên hội đồng khoa học của
viện, có nhiều học viên các tỉnh học trường Nguyễn Ái Quốc, có một số
đồng chí Nam Bộ như chị Mười Thập, chị Sáu Ngãi… chứng kiến.
Vai trò của các đồng chí ở Côn Đảo về rất quan trọng, hết sức lớn lao
trong kháng chiến chống Pháp thì người chép sử sẽ càng đánh giá cao sáng
kiến và công trạng của đồng chí Lý Văn Chương trong việc đi rước chính trị
phạm tháng 9 năm 1945.
Ấy, tình đời như thế ấy. Đề nghị đi rước anh em Côn Đảo là tôi, tôi là
người đầu tiên đưa ra (với lý do lịch sử cụ thể); lẽ cố nhiên là nếu tôi không
đề ra trước thì cũng có người đề ra sau, ký liên tiếp bốn cái giấy trưng dụng
tàu Lanessan, tàu Phú Quốc, tàu Rodier và R.4, là tôi. Vậy mà xậm xì, xậm
xịt rằng tôi, Trần Văn Giàu, không chịu rước anh em Côn Đảo “sợ họ giành
quyền”! Anh Trọng (Đẹt) nguyên tỉnh uỷ viên Mỹ Tho, nguyên Xứ uỷ viên
năm 1940, có lần nói với tôi là ở Côn Lôn về anh đã nghe tụi Sáu Vi (Biện
Vi) nói như vậy, anh Trọng hoài nghi có sai trái, vì ở Côn Đảo đồng chí
Tưởng Dân Bảo thay mặt chính quyền cách mạng ra rước anh em về, và về
tới Mỹ Tho thì Dương Khuy –bí thư tỉnh uỷ, một người của chúng tôi vượt
ngục Tà Lài 1941 –rước Trọng, Khuy lúc đó ở cơ quan gần cầu Quây, còn
Sáu Vi thì ở mút trong làng Long Hưng. Nhóm Giải Phóng của tụi Sáu Vi,
Ba Dự vu cáo thô bỉ quá, ác quá. Vậy mà cũng lắm người lớn nghe! Mãi đến
1965, sau vụ “nổ”ở trường Nguyễn Ái Quốc mới gọi là tạm “hết”, nói cho
đúng là “tạm êm”, thì nạn nhân như tôi đã mềm xương rồi, còn gì? Tôi tự an
ủi: Vẫn còn may hơn bị vu cáo mà đã chết rồi; chết là thua! Còn tôi thì chưa
chết. Chưa chết thì có ngày cải chánh. Nên nói thêm chăng là anh Lý Văn
Chương, già, chết ở Chợ Lớn, linh cữu đưa về Gò Công, hôm đó tôi có đi
đưa mà không có mấy ai ở Côn Lôn đã được Chương rước về đất liền. Buồn
thay! Khi ấy hội cựu tù nhân chưa được tổ chức. Hôm đưa linh cữu Lý Văn
Chương về chôn ở quê nhà Gò Công, tôi sống lại câu chuyện tình cảm anh
đã ghi khi nhắc lại việc tổ chức đoàn ghe đi rước tù Côn Đảo. Xe hơi anh đi
Vàm Láng mướn được ghe biển rồi, anh tức tốc về Sài Gòn, xe hơi chạy qua
trước cửa nhà cách lộ vài chục thước, anh thấy đứa con nhỏ chạy ra đón anh,
287
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
anh chỉ xuống xe vò đầu con mà không vô nhà sợ đi về Sài Gòn trễ việc lấy
tàu kéo ghe đi làm nhiệm vụ rước tù chính trị. Người có trách nhiệm quá!
11. Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang.
Vấn đề “bốn sư đoàn”
Tình hình chính trị Sài Gòn và Nam Bộ tháng 8, tháng 9 năm 1945, đã
phức tạp vì sự có mặt hết sức nguy hiểm của quân Anh, quân Nhật, quân
Pháp, lại càng phức tạp hơn nữa vì sự tồn tại của lực lượng vũ trang của các
chính đảng, các giáo phái. Lúc ấy, tôi mấy lần “nói chơi”với Huỳnh Văn
Tiểng, Nguyễn Lưu là chúng ta đang ở vào cái thế “Xuân thu chiến quốc”.
Có anh thạo truyện khác bảo: ấy là thế “thập bát phản vương đầu tuỳ
Đường”. Ngoài Bắc đâu có như vậy? Làm sao bây giờ? Gỡ rối bằng cách
nào?
Các lực lượng vũ trang của đế quốc (Pháp, Anh, Nhật), chưa nói, chỉ
nói của người bản xứ thôi.
–Trong cái “mặt trận quốc gia thống nhất”sớm nở tối tàn kia, đảng
Quốc gia độc lập là cái chánh đảng ít đáng sợ nhất. Tuy là đảng cầm quyền,
ông giáo Hồ Văn Ngà biết tổ chức cái gì đâu ngoài những lớp trung học cấp
hai; nhà báo Nguyễn Văn Sâm viết, nói đều bất tài, mà tổ chức thì càng dở,
được chỉ có cái dễ gần, dễ thương. Quân Bảo an của Tây rồi của Nhật để lại
thì đã lọt ra khỏi tay họ hết rồi, còn gì đâu? Đáng ngại nhất là phái Cao Đài
Trần Quang Vinh. Họ làm việc với quân Nhật từ 1942, họ mộ lính, mộ thợ
cho Nhật; Nhật từng cho rằng ở Nam Kỳ không thể lập chính đảng thân
Nhật quan trọng mà, làm chính trị ở Nam Kỳ thì phải lợi dụng giáo phái.
Cao Đài suy tôn Cường Để; nhiều báo Sài Gòn cổ vũ cho Cường Để, Cường
Để được phép lưu trú ở Nhật từ lâu. Từ thời Đông Du, Cường Để có đúng là
tay sai của Nhật không, thì không chắc, không có gì làm bằng cớ cho đủ,
nhưng Cao Đài suy tôn ông là chủ trương “quân dân cộng chủ”. Hôm 9
tháng 3, quân Cao Đài có tham gia lấy thành “11è RIC”152 của Pháp bằng
“thanh viện”(nghĩa là bằng la ó). Sau 9 tháng 3, quân Cao Đài thêm đông,
đóng khắp các trường sơ học Sài Gòn. Ước lượng số quân Cao Đài là trên
hai vạn, gần ba vạn. Nhật cho họ bao nhiêu súng lấy của Pháp? Ai biết?
Nhưng chắc chắn không phải ít. Bề ngoài thấy quân Cao Đài tập luyện phần
nhiều bằng súng gỗ. Còn bên trong? Bọn Vinh trước theo Pháp, rồi theo
Nhật. Bây giờ Nhật thua, Pháp dại gì mà không rủ họ trở lại nếu họ chống
152 11e RIC (11ème Régiment d'Infanterie Coloniale): Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số
11. Thành 11e RIC: trại lính sau gọi là "caserne Martin des Pollières, nằm ở giữa các
đường Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Minh Khai.
288
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
cách mạng, nếu Pháp chẳng những hứa tha thứ tội thân Nhật mà lại còn ban
cho một số quyền lợi, chức vụ nào. Quân lính Cao Đài số đông muốn chống
thực dân, nhưng họ lại là tín đồ, dễ nghe theo chức sắc. Quân Cao Đài cũng
được gọi là “Phục quốc quân”, gồm nhiều nhóm khác nhau, chống nhau nữa;
như phe Lê Kim Tỵ thì chống Trần Quang Vinh. Có vài “chính khách”đầy
tham vọng thuộc quân Cao Đài thì cũng cần có hậu thuẫn, mà quân Cao Đài
thì cũng cần có chính khách để ra vẻ “có học thức”, có chính trị. Một chính
khách loại đó là trạng sư tiến sĩ luật khoa Dương Văn Giáo.
–Kế đó là Hoà Hảo, còn gọi là “Phật giáo Hoà Hảo”, và cũng gọi là
“Dân xã Đảng”. Một thời được gọi là “Đạo khùng”: Hễ Thầy (hiện thân của
Phật Thầy trước kia) nói trắng thì phải hiểu là đen, nói cho sống thì phải
hiểu là giết đi! Huỳnh Phú Sổ thanh niên có lên Sài Gòn, và có theo một lớp
huấn luyện chính trị của các anh Nguyễn Công Trung, Nguyễn Thành A,
v.v… ở Uỷ ban “sản xuất công đoàn”hồi 1937. Pháp ngán Huỳnh Phú Sổ,
bắt ông an trí tại Bạc Liêu. Nhật đem Huỳnh Phú Sổ từ Bạc Liêu lên Sài
Gòn, sử dụng Huỳnh. Tại Sài Gòn, quân Cao Đài nhiều hơn quân của Hoà
Hảo đến ba, bốn lần. Không thấy quân Hoà Hảo ở Sài Gòn có vũ khí gì,
nhưng vài năm nay, thì tín đồ Hoà Hảo ở Hậu Giang rất đông người bỏ việc
đồng bái, lo tập luyện dao kiếm, võ thuật. Đáng lo là hiện nay Hoà Hảo đã
có tập trung người lên Sài Gòn. Còn tương lai chắc không xa mấy, nếu ta
yếu thì Hoà Hảo sẽ thực hiện cái mộng lớn chúng tôi được biết là chương
trình “minh vương trị vì”, với kế hoạch ba bước: lấy Hậu Giang, để căn cứ
vào vựa lúa Hậu Giang mà lấy Nam Kỳ và sau đó căn cứ vào vựa lúa Nam
Kỳ mà lấy Việt Nam, như Nguyễn Ánh ngày trước. Kế hoạch tham vọng
thôi chớ Hoà Hảo chỉ là một lực lượng địa phương gồm chỉ mấy tỉnh; song ở
địa phương đó thì họ mạnh. Tín đồ Hoà Hảo rất mê đạo; mê đạo là một sức
mạnh của họ, sau này chắc là lãnh tụ của họ sẽ dắt họ đi đường sai lầm cũng
như Cao Đài; nhưng trong thâm tâm họ có tư tưởng chống thực dân Pháp.
Có người mình bảo: “Hoà Hảo tán thành Việt Minh”. Có người của Tạ Thu
Thâu nói: “Hoà Hảo nói y như nhóm Tranh đấu”. Cả hai ý đều không đúng
sự thực; Huỳnh Phú Sổ có tham vọng cá nhân rất cao, rất to. Châu Văn Giác
lúc chưa ốm đau được tôi phái đi Long Xuyên nhiều lần. Riêng tôi hai lần tôi
đến gặp Huỳnh ở đường Miche,153 sau 9/3/1945, tôi thấy như vậy, tôi tự cho
là hiểu bản chất của phong trào Hoà Hảo. Thầy tu Hoà Hảo nuôi tham vọng
đế vương, “Minh vương trị vì”, mưu tính tổ chức lực lượng vũ trang lớn, để
đạt mục đích ấy chớ họ không phải Việt Minh, hay Trốt-kýt gì cả.
153 Miche: nay là đường Phùng Khắc Khoan.
289
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
–Những tổ chức quân sự hay bán quân sự khác ở Sài Gòn thì khá
nhiều mà mỗi tổ chức như vậy đều là không nhỏ, họ đều có vũ khí (do xin,
mua, giật của Nhật, Pháp hoặc do Nhật trang bị huấn luyện). Hãy kể:
(a) Nhóm Quốc gia đảng của Nguyễn Hoà Hiệp. Nhóm này một mặt
dựa vào “Tịnh độ cư sĩ”của Ngô Đình Đẩu (người Tân Hiệp, Mỹ Tho), mặt
khác dựa vào một số đồng bào Thượng ở miền Đông luôn luôn có cung nỏ.
Nguyễn Hoà Hiệp trước kia là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Tôi có
mấy lần lên chơi nhà Hiệp ở Lái Thiêu hồi những năm 1930; hồi 1943/1945
cũng có gặp. Tinh thần của Nguyễn Hoà Hiệp là tinh thần quân phiệt. Quân
của họ đông cả ngàn mà súng ống xem chừng ít thôi.
(b) Nhóm “Huỳnh Long”của Lý Hoa Vinh. Nhóm này nhại theo đảng
Hắc Long của Nhật mà tổ chức; nó có chân rết trong đơn vị Heiho (lính
“Nhật lô-can”) người Việt do Nhật chiêu mộ, huấn luyện, trang bị, số lượng
chừng một ngàn; Huỳnh Long, theo bạn bè của tôi trong đó báo cáo, có non
già 400 súng kiểu Pháp, chớ không nhiều nhỏi gì; song ba, bốn trăm cây thôi
đã là đáng kể. Điều chắc chắn là họ đã từng liên lạc mật thiết với sở Kim-pêtai,
họ có căn cứ ở một số đồn điền cao su trên Thủ Dầu Một, Gia Định.
(c) Nhóm “Quốc dân quân”và “Võ sĩ đoàn”của Vũ Tam Anh, Lương
Văn Tương. Đám này có hơn vài ngàn người, có tham gia biểu tình 25 tháng
8, có ra thông báo trên báo Điện Tín, Sài Gòn. Tôi không biết họ có bao
nhiêu súng đạn, chỉ biết rằng bấy lâu nay Nhật ủng hộ họ và trong hàng ngũ
của họ có nhiều binh lính cũ của Pháp. Song “cựu binh sĩ”thì có hội riêng (ở
47 Galliéni154) lập ra với tôn chỉ “chống thực dân trở lại”, và “ủng hộ chính
phủ Việt Nam độc lập”, khi cần thì dùng vũ khí đánh bại bất kỳ bọn ngoại
xâm nào. Một người cầm đầu hội cựu quân nhân khá đông đúc này là Tô
Văn Của. Của là người của ta, và Huỳnh Văn Nghệ, Huỳnh Thiện Nghệ, cả
ba đều là người Biên Hoà, chưa phải đảng viên cộng sản, mà là bạn thân của
tôi.
(d) Những nhóm nhỏ ít trăm người, mấy chục cây súng, đếm sao cho
hết? Có cái nhóm “Sao xẹt”, tức “đệ tứ”, tức “Nhóm Tranh đấu”, hoặc
“Nhóm Trí thức”là đáng chú ý lắm. Có hai lý do để chú ý đến họ. Lý do thứ
nhất là họ đã làm chánh phó giám đốc công an của Nhật; Hồ Vĩnh Ký,
Huỳnh Văn Phương, suốt mấy tháng cai trị của Nhật, họ là chủ của bót
Catinat nổi tiếng. Họ tập hợp được lắm súng và giữ khá kín, khá kỹ… Tụi
tôi đã ăn cắp của họ được mấy chục cây súng ngắn với khá nhiều đạn. Lý do
thứ hai là họ quen thân với Cao Đài, Hoà Hảo, Quốc gia độc lập, các tổ chức
154 Galliéni: nay là Trần Hưng Đạo.
290
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đó đều chịu rằng nhóm “Tranh đấu”có nhiều trí thức “cỡ”. Họ mưu chước
có thừa; họ sẵn thành kiến sâu sắc với “Đệ tam”, cho nên tuy tham gia biểu
tình 25 tháng 8, họ có thể và chắc chắn đã lo quy tụ các tổ chức hay cá nhân
nào chống chính quyền cách mạng mà họ đã bắt đầu nói xấu là “Chính
quyền Kerensky”, nghĩa là chính quyền tư sản cần phải đánh đổ. “Tranh
đấu”không hoặc chưa tổ chức lực lượng vũ trang riêng biệt, chỉ mới lo khôi
phục tổ chức chính trị, nhưng đã tích luỹ súng đạn khá nhiều, hàng trăm cây.
Trớ trêu là Huỳnh Văn Phương từ 1930, từ ở Pháp là bạn của tôi, anh ấy là
chú của Huỳnh Tấn Phát, còn Hồ Vĩnh Ký là bạn của Thạch. Hồ Vĩnh Ký
phụ trách công an của Nhật ở Nam Kỳ. Sau 25 tháng 8 năm 1945, chúng tôi
phát hiện ra là ngay nhà bà Ký có chứa nhiều súng đạn.
(e) Bình Xuyên thì không thành một tổ chức gì. Có năm, ba Bình
Xuyên trong cái tên chung đó. Tôi chơi với hầu hết các thủ lĩnh nhóm Bình
Xuyên: Ba Dương (và em là Năm Hà), Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí; mỗi
nhóm có địa bàn, có hàng trăm người, có vũ khí khá nhiều, thậm chí có liên
thanh và đại bác nhỏ nữa, không biết họ đánh cắp ở đâu. Chúng tôi có đường
lối chính sách riêng đối với Bình Xuyên khác với đường lối chính sách đối
với các tổ chức chính trị, quân sự vốn thân Nhật. Bình Xuyên không thân
Nhật bao giờ, mà hồi 1940, thì nhiều nhóm có hợp tác bước đầu với Đảng
Cộng sản. Có anh em chê tôi là “hủ Nho”, nhưng tôi vẫn cho rằng phải phân
biệt bạn cũ, bạn mới, bạn xa, bạn nhất thời, bạn lâu dài. Chớ sao?
–Như vậy, ngoài những lực lượng vũ trang được Xứ uỷ tổ chức thì ở
Sài Gòn, ở Nam Bộ còn nhiều lực lượng vũ trang khác xuất hiện nhất là từ
sau 9 tháng 3 năm 1945. Số lượng tổng cộng của họ ước tính trên dưới bốn
mươi ngàn, số vũ khí của họ là một điều bí mật. Có thể là không bao nhiêu
nên họ không phô trương, cũng có thể là không phô trương để bọn tôi tưởng
đâu là nhiều. Bọn tôi e sợ có lý, có lý để lo ngại. Vì lịch sử đấu tranh từ cổ
chí kim, lịch sử cách mạng hiện đại đều dạy rằng các lãnh tụ đã phục vụ một
đế quốc này thì dễ dàng phục vụ một đế quốc khác. Làm cách mạng, phải
dám tin mà cũng phải biết ngờ. Tin thì chủ yếu là tin nhân dân, quần chúng;
ngờ, chủ yếu là ngờ những tay có lịch sử tráo trở, sớm đầu tối đánh, ích kỷ
hại nhân. Nếu bị ám ảnh bởi nghi ngờ, sẽ không còn chơi với ai được, hoá ra
cô độc, bất lực. Tin lắm, không biết ngờ, thì không đoán trước được những
khả năng tai hại, thì cũng như là tự tử. Tôi, các bạn của tôi, đảng của tôi
không hề nghi ngờ lòng yêu nước của nhân dân ta là đa số thành viên của
các tổ chức trên. Còn lãnh tụ phần nhiều của các tổ chức đó thì tôi đã trực
tiếp: Trần Quang Vinh, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ, Ngô Đình Đẩu, Nguyễn
Hoà Hiệp, Ba Dương, Tám Mạnh, Mười Trí, Bảy Viễn, v.v… Tôi cũng có
bạn thân bí mật làm việc với họ lâu nay nên tình ý của họ tôi không xa lạ
291
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
lắm. Tôi tin rằng có ngày, không xa lắm, hoạt động của bọn Pháp sẽ ra sức
chia rẽ họ với tụi tôi. Nhưng vấn đề chính đối với tụi tôi là làm sao cho
những người lính, những người dân cầm súng, hay cầm gậy trong hàng ngũ
của họ nhận thức được rằng họ là quân của chính phủ cách mạng, có nhiệm
vụ bảo vệ độc lập tự do, chống đế quốc thực dân, chống tất cả các cá nhân
hay tổ chức nào đối lập với chính phủ cách mạng. Các lãnh tụ có thể là bạn
lâm thời hay lâu dài, có thể là bạn gần hay bạn xa, nhưng anh em binh lính,
chiến sĩ chắc phải là bạn lâu dài, gần gũi với ta.
–Cho nên, tôi mới sớm có quyết định thành lập “Dân quân cách
mạng”(Dân quân cách mạng chứ không phải là quân đội chính quy).
–Có người bảo: nên giải tán tất cả các tổ chức quân sự và nửa quân sự
kia đi có hơn không, để đó mà mang theo chỉ càng thêm tội, thêm cực, thêm
nguy, có ích gì? Tôi không nghĩ như vậy.
–Ra lệnh giải tán thì đơn giản nhất, mau chóng nhất. Nhưng liệu có
giải tán được không? Lâu nay mình có tổ chức họ đâu, mình có nuôi ăn may
mặc cho họ đâu? Nay họ muốn chạy lại mà mình xua họ ra thì gây ác cảm
ngay, họ sẽ nói mình không phải là chính phủ của họ nữa. Họ sẽ dễ dàng
nghe theo những lãnh tụ vốn không ưa thích ta. Họ cứ tồn tại như bấy lâu
nay thì mình làm sao? Đem quân lại giải tán họ? Họ có phải tay không, tay
trắng đâu mà dễ dàng giải tán họ? Sao không dùng lực lượng yêu nước của
nhân dân mình đánh với thực dân, mà lại bắt đầu bằng sự xung đột giữa
người Việt Nam với nhau để đế quốc nó lợi dụng cấp kỳ? Giải tán không
phải là một cách hợp lý, hợp tình để giải quyết vấn đề. Hợp tác, hợp tác có
điều kiện tối thiểu, mới đúng; điều kiện đó là tuân theo lệnh của chính phủ
cách mạng và chống thực dân, chống bọn phá hoại cách mạng. Binh lính của
các đảng phái đều tán thành (người ta sẽ thấy nhiều biểu hiện đẹp của sự tán
thành đó).
Cho nên, tôi dùng “Dân quân cách mạng”làm hình thức hợp tác,
thống nhất các lực lượng quân sự dưới một quyền chỉ huy thống nhất còn
lỏng lẻo (và khi ấy không thể không lỏng lẻo được). Song, phải hiểu đây là
“dân quân”, “dân quân cách mạng”, chưa phải là quân chính quy; cái tên đó
đúng hay không đúng là một vấn đề khác, nhưng việc không giải tán mà
chịu hợp tác là cách giải quyết ổn nhất, đúng nhất khi ấy, để ta có thời giờ và
điều kiện mà chỉnh đốn, mà gỡ rối, tránh sự bất bình, tránh sự xung đột, cố
tạo sự đoàn kết hết sức cần thiết trong cái thế “thập bát phản vương”hay
“Xuân thu chiến quốc”này.
Sao gọi là “sư”được không? Có lẽ nếu hồi đó tôi biết lấy chữ “binh
đoàn”thì đúng hơn, song hồi đó không ai tìm ra được chữ ấy. Vả chăng, một
292
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
lực lượng vũ trang hay bán vũ trang đông chín, mười ngàn, hay mười lăm,
hai mươi ngàn thì gọi là “sư”không đáng hay sao? Nó hỗn tạp? Vâng!
Nhưng nó đông đúc lắm. Có ở Sài Gòn lúc ấy mới biết. Chẳng những họ báo
cáo như vậy, mà ở Norodom, ở Charner, họ xếp thành đội ngũ không phải
thưa thớt lắm đâu! Bọn tôi (và chánh quyền ta) chưa cho họ kilôgam gạo
nào, thước vải nào, chiếc cam nhông nào, họ đã có rồi; và họ tuyên bố ủng
hộ chính phủ, ta đưa tay ra cho họ, chẳng hơn là xua đuổi họ hay sao? Vả lại
bọn tôi, lúc ấy mới có mấy ngày, mấy tuần lễ, để tìm hiểu và để đặt ra kế
hoạch chỉnh đốn quân lực cách mạng, thì Pháp đã đánh rồi; non ba tuần và
trong lúc mọi việc mới bắt đầu thì làm được gì? Sao không thấy cho cái điều
kiện thời gian quá ngắn ngủi đó? Bọn tôi đâu có chiếc đũa thần? Hỏi những
ai cười tôi, nói xiên nói xỏ tôi: anh hãy đặt mình vào chỗ anh Giàu khi ấy,
anh sẽ làm được gì hay hơn, tốt hơn nào? Dốt mấy về chính trị cũng biết
rằng Đảng Cách mạng phải nắm lực lượng vũ trang thì lực lượng vũ trang
mới vững, mới đứng về phía nhân dân, mới tác chiến được, không thì nó sẽ
lung tung vô kỷ luật, cướp phá nhân dân, mới tác chiến được, không thì nó
sẽ lung tung vô kỷ luật, cướp phá nhân dân nhiều mà chống giặc ít, hoặc tan
rã mất, hoá thành lưu manh bất trị. Nhưng trong cái thế có hàng mấy vạn
người ghép thành đơn vị của các phái, họ thành lập trước ta nữa, thì làm sao
anh nắm được họ trong vài ba tuần? Vài ba tháng? Nếu mình tổ chức đơn vị
vũ trang mà phức tạp như vậy thì mới đáng chê, đáng trách, đáng cười chớ?
Họ sẵn có, họ chạy lại ta, ta đuổi họ sao? Ta giải tán họ sao? Mà làm sao giải
tán êm ả được? Họ chống lại lệnh giải tán thì anh làm sao? Mà địch thì ở
trước mặt anh, anh muốn thêm thù chớ không muốn thêm bạn sao? Phải tìm
cách bắt tay nhau là thượng sách, rồi sẽ giải quyết lần các vấn đề.
Tôi xin kể lại một câu chuyện thật để nói lên rằng sự công nhận “Dân
quân cách mạng”có ảnh hưởng tốt cho cách mạng, ít nhất là ở lúc đầu:
–Sau khởi nghĩa, Huỳnh Văn Nghệ lãnh của tụi tôi một số tiền lớn đi
Xiêm để mua súng đạn. Nghệ đi được vài hôm thì Pháp đánh Sài Gòn. Tôi
xuống đóng tổng hành dinh ở Bình Điền. Một hôm, Nghệ trở lại báo cáo: bị
ăn cướp Cao Miên lấy hết tiền rồi và xin chịu kỷ luật. Tôi nghĩ ngợi một lúc
rồi nói: Kỷ luật thì sau sẽ tính, còn bây giờ thì chú hãy về Biên Hoà, vừa góp
phần chỉnh đốn lực lượng quân sự ở đó, ở đó bây giờ có Vũ Tam Anh,
Lương Văn Tương mà tôi chưa biết rõ, chưa dám tin cậy. Chú vừa lo xây
dựng lại chiến khu Tân Uyên, mà ta đã làm hồi đầu năm, rồi bỏ dở. Nghệ
lãnh lệnh ra đi có giấy biệt phái của tôi. Nghệ đi ngay lên Chợ Lớn, đâu
chừng một giờ thì trở lại, báo cáo:
293
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
–Đây, cái áp phích mới dán, hồ còn ướt của Dương Văn Giáo tự xưng
“Chủ tịch Chính phủ Dân quốc lâm thời”, nói rằng Chính phủ Việt Minh đã
chạy trốn hết rồi, bây giờ nó lập chính phủ Dân quốc để thương lượng với
Đồng minh!
(Theo yêu cầu của Nghệ) tôi liền ký lệnh bắt Dương Văn Giáo vì tội
phản quốc; lệnh cho Nghệ có quyền khi cần thì trưng dụng lực lượng vũ
trang địa phương. Nghệ trở lên Chợ Lớn với một lái xe và một chiến sĩ. Đến
trường đua Phú Thọ, đường lên ngã tư Bảy Hiền, từ xa Nghệ thấy xe Dương
Văn Giáo chạy trước! May quá! Chưa tìm mà đã gặp. Nghệ rượt theo. Lên
Bà Chiểu, vào đường Cây Quéo; vào một khuôn vườn có nhà rất lớn; cơ
quan hang ổ của Giáo. Giáo thuộc đệ nhị sư đoàn (Cao Đài). Ngoài ngõ, một
tiểu đội canh gác, súng ống đầy đủ. Nghệ liền lấy thêm quân ở Gò Vấp trở
lại ngay nói với tiểu đội canh gác:
–Tôi là phái viên của Uỷ viên trưởng quân sự Trần Văn Giàu, có giấy
tờ đây, tôi tới đây để bắt một người phản quốc vừa mới chạy vào trong này;
các đồng chí có phải là Dân quân cách mạng của chính phủ không?
–Phải!
–Vậy các đồng chí xem lệnh của đồng chí Uỷ viên trưởng quân sự
Trần Văn Giàu. Các đồng chí có cùng tôi vào bắt tên phản quốc kia không?
–Có chớ!
–Vậy chúng ta vào!
Nghệ vào sân gặp Giáo, thì Giáo liền nói:
–Nghệ! Sao mày dẫn xác đến đây nạp mạng cho tao? (Nghệ và Giáo
có thâm thù từ Băng Cốc, ở đó Nghệ ám sát Giáo nhưng không thành).
Nghệ liền đáp: “Tao được lệnh của Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Trần
Văn Giàu đến đây bắt mày vì tội phản quốc”.
Rồi Nghệ hô lên: “Các đồng chí bắt tên này!”. Anh em dân quân cách
mạng bắt Giáo, trói bỏ lên xe của Nghệ. “Chính phủ Dân quốc”của Dương
Văn Giáo chỉ sống có một ngày! Nghệ với vài ba anh dân quân chạy xe
thẳng về Gò Vấp, nộp Dương Văn Giáo cho Quốc gia tự vệ cuộc do Tạ Văn
Hảo chỉ huy. Hôm sau, tôi đi Biên Hoà để chính thức thành lập Uỷ ban
kháng chiến miền Đông, ghé Gò Vấp; đồng chí Tạ Văn Hào báo cáo đầu
đuôi vụ Dương Văn Giáo “bị bắt tại trận đang phạm tội phản quốc”.
294
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đó không phải là một trường hợp lẻ tẻ: Dân quân cách mạng phần
đông trung thành với lời thề ngày 2 tháng 9, ủng hộ chính phủ cách mạng,
thi hành mệnh lệnh của chính phủ dân chủ cộng hoà.
Cách mạng thành công, tôi để phần lớn thì giờ lo việc xây dựng lực
lượng vũ trang, gồm cả việc xây dựng sư đoàn 1 mà tôi trực tiếp chỉ huy và
các đội dân quân của Công đoàn, của Thanh niên do nhóm Nguyễn Lưu,
nhóm Huỳnh Văn Tiểng phụ trách. Lực lượng vũ trang bên Quốc gia tự vệ
cuộc thì có anh Bảy Trấn lo, Trấn lấy người của Tổng Công đoàn mà tổ
chức. Bên công an, cảnh sát thì có đại ca Hành và Marcel Tươi đứng đầu.
Tất cả đều xây dựng lực lượng vũ trang đủ các loại: chính quy, dân quân, tự
vệ chiến đấu; những đơn vị này, binh chủng này thì Đảng tổ chức nắm khá
chắc, tinh thần chiến đấu khá cao, kỷ luật khá chặt chẽ. Khi ấy, liền sau ngày
25, nhân danh là uỷ viên phụ trách quân sự, tôi có ra bản hiệu triệu như sau,
(hiện còn in trên báo Sài Gòn số ra ngày 28 tháng 8), bản ấy nay đọc lại,
thấy biểu lộ khá rõ một số ý kiến của tôi về vấn đề xây dựng lực lượng vũ
trang bấy giờ; không đến nỗi sai lắm:
“Quốc dân!
Toàn thể nước Việt Nam đang trở thành một nước Cộng hoà dân chủ.
Việt Minh đã nắm quyền trong hầu hết các nơi.
Chỉ huy của Chính phủ Trung ương Việt Nam.
Chúng ta muốn độc lập, tự do.
Chúng ta phải có sức mạnh để bênh vực độc lập và tự do ấy, để bảo
vệ non sông gấm vóc bằng chí hy sinh vô tận của hàng chục triệu con dân
đất Việt.
Thay mặt cho Uỷ ban hành chánh Nam Bộ để sáng lập và chỉ huy
“Dân quân cách mạng”, chúng tôi tuyên bố:
1. Giải tán những đoàn thể quân sự và bán quân sự phát xít hay có ý
giúp chế độ thuộc địa phục hồi.
2. Nhập tất cả các đoàn thể quân sự và bán quân sự có nhiệt tâm
tranh đấu cho Việt Nam độc lập, dân chủ, vào hàng ngũ của “Dân quân cách
mạng”.
3. Mở ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ mỗi nơi một phòng chiêu binh.
4. Từ nay quân đội trương cờ đỏ sao vàng.
295
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
5. Các tư nhân có binh khí tân thời hãy đem hiến cho chính phủ để
chính phủ võ trang cho quân đội.
6. Các đảng cướp hãy tự giải tán, tự đem nạp súng đạn cho chính
quyền cách mạng và hãy tự sửa mình.
Đồng bào!
Hãy ủng hộ dân quân cách mạng!
Cựu binh sĩ! Hãy nhập ngũ dưới cờ của Việt Minh. Đây là giờ phút
chúng ta có Tổ quốc thương yêu để phụng sự, tận tâm; chúng ta xem tánh
mạng nhẹ hơn lông, chúng ta đặt độc lập, tự do của quốc dân lên trên quyền
lợi của cá nhân, đảng phái”.
Bản hiệu triệu này được phát ra rộng rãi, nhất là trong các tổ chức
quân sự và bán quân sự, được thảo luận sôi nổi. Và từ hôm ấy, cờ của các
đảng phái lần lượt được thay thế bằng cờ đỏ sao vàng ở tất cả những nơi
đóng quân, dẫu là của Cao Đài, Hoà Hảo. Một bước tiến. Việc đăng ký các
tổ chức vũ trang và bán vũ trang bắt đầu có những khó khăn, vấp váp đối với
số đông; ai cũng tính giữ thế, giữ miếng, sao khỏi? Nhất là lúc đầu.
12. Ngày 2 tháng 9:
Máu đồng bào bắt đầu chảy ở Sài Gòn
Ngay từ hôm 20 tháng 8, từ Paris, qua làn sóng vô tuyến điện De
Gaulle nói với Pháp kiều ở Đông Dương rằng y đã gửi tuần dương hạm
Richelieu sang Viễn Đông, tàu đó đang ở đảo Ceylan đợi lệnh nhổ neo đi Sài
Gòn. De Gaulle nói: “Tôi khuyên các người hãy bình tĩnh đợi cơ hội thuận
tiện”.
Rõ ràng Paris khuyến khích bọn thực dân Pháp ở Đông Dương chuẩn
bị hưởng ứng hành động quân sự của Pháp trên xứ thuộc địa cũ này. Chắc
De Gaulle cũng có ý đe doạ ta đó. Chúng chuẩn bị xâm lăng thực sự cả ở
Nam, rồi Bắc, Trung.
Ngày 27 tháng 8, chiến hạm Greysac đổ quân lên đảo Cát Bà.
Ngày 31 tháng 8, Pháp nhảy dù xuống Phan Thiết, ta bắt và giết 7 tên
nhảy dù.
Từ ngày 25 tháng 8 đến cuối tháng, chúng tôi ở Sài Gòn tuy chưa
được trực tiếp với một phái viên chính phủ ta từ Hà Nội vô, chưa có mật mã
296
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
với chính phủ Trung ương nhưng chúng tôi đã được hướng dẫn bởi đài phát
thanh Hà Nội. Vì vậy, theo chỉ thị chung, chúng tôi ráo riết chuẩn bị ngày lễ
độc lập 2 tháng 9.
Tôi được biết khá sớm, sớm hơn 24, 25 (ngày khởi nghĩa Sài Gòn)
rằng Thanh niên Tiền phong ở Tây Ninh bắt được ba thằng tây nhảy dù rồi
giao cho nhà chức trách địa phương, nhà chức trách địa phương giao cho
Nhật, Nhật đưa cả ba đứa về Sài Gòn ngày 22 tháng 8 và cho ở tử tế trong
một cái nhà nhỏ bên cạnh phủ Toàn quyền. (Sau này, mới hay rằng thằng
cầm đầu toán lính nhảy dù đó là đại tá Cédile,155 rời Calcutta (Ấn Độ) một
lượt với Messmer.156 (Messmer nhảy dù xuống Bắc Bộ). Bọn Cédile đã tận
mắt chứng kiến cuộc biểu tình khởi nghĩa sáng 25 tháng 8 ở Sài Gòn. Mấy
hôm rày tôi liên tiếp được báo cáo rằng thanh niên ta đã bắt được bọn Pháp
nhảy dù ở Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà. Chắc có một số nào trốn thoát
về Sài Gòn. Tiền quân của quân Anh, Ấn (trong đó chắc có Pháp) đã đáp
xuống Tân Sơn Nhứt, nghe đâu có cả mấy sĩ quan tình báo Mỹ tới nữa.
Quân Anh nói với quân Nhật thả một số tù binh Pháp. Thực thà mà nói, tôi
không đoán được trước là ngày 2 tháng 9 tụi Pháp sẽ có âm mưu khiêu khích
cách nào đây; điều chắc chắn nhất là Anh sẽ ủng hộ Pháp trở lại Đông
Dương, vì, nếu Pháp mất Đông Dương, thì Anh sao khỏi mất Ấn Độ, Miến
Điện, Ceylan. Tụi thực dân ủng hộ nhau là tất nhiên, Anh phải giúp Pháp
chiếm nước ta một lần nữa. Ngoại giao, thương thuyết với những tên “Đồng
minh”thực dân Anh này chắc hẳn không đi tới đâu, có chăng, theo dự kiến
của Thạch, ta sẽ ra sức lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh, Pháp một bên và Mỹ,
Tàu một bên. Sau 25 tháng 8, Cédile (nói là đại diện cho De Gaulle) có đến
tìm Thạch, tôi và mở một thứ nói chuyện “vào đề”. Báo Sài Gòn thuật:
Chiều ngày 30 tháng 8, Chủ tịch lâm thời Uỷ ban hành chánh Nam Bộ là
ông Trần Văn Giàu có triệu tập một cuộc họp báo chí tại dinh hành chánh.
155 Jean Cédile(1908-1984): sĩ quan chỉ huy những đơn vị "khố xanh" ở các thuộc địa
châu Phi, tham gia tổ chức ủng hộ tướng De Gaulle ngay từ đầu. Nhảy dù xuống Tây
Ninh với quân hàm thiếu tá. Sau Đông Dương, giải ngũ, tham gia bộ máy thực dân, rồi
thực dân kiểu mới ở Châu Phi.
156 Pierre Messmer(1916-2007): thuở trẻ học Trường đào tạo quan chức thuộc địa, xu
hướng cực hữu. Tham gia kháng chiến, ủng hộ De Gaulle ngay từ ngày đầu. Được cử vào
những chức vụ ở thuộc địa trước khi nhảy dù xuống Tuyên Quang (tháng 8.1945), bị du
kích bắt, vượt ngục về Hà Nội. Tham gia phái đoàn Pháp ở Hội nghị Đà Lạt. Những năm
50, làm quan chức thuộc địa ở châu Phi, những năm 1960 làm bộ trưởng quốc phòng (ở
cương vị, này, đã cách chức nhà toán học Laurent Schwartz khỏi chức vụ giáo sư Trường
Bách Khoa vì ông ủng hộ kháng chiến Algérie). Thủ tướng Pháp từ 1972 đến 1974.
297
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Sau khi nói về tổ chức Dân quân cách mạng, ông Giàu cho biết: có đại biểu
của De Gaulle nhảy dù xuống Sài Gòn, yêu cầu nói chuyện với Uỷ ban hành
chánh. Về việc này, ông Giàu tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng tiếp chuyện nếu
đại biểu của De Gaulle chịu sự thương thuyết trên cơ sở Pháp thừa nhận
Việt Nam hoàn toàn độc lập. Nhưng, nếu đại biểu của De Gaulle đặt sự bàn
bạc trên cơ sở khác (Pháp trở lại Đông Dương), thì chúng tôi xin nhường
cho súng đạn trả lời”. Rồi không hiểu nghĩ sao, ông Chủ tịch kiêm Uỷ
trưởng quân sự Trần Văn Giàu tuyên bố một câu để chấm dứt cuộc họp:
“Nếu một phần đất nào của Việt Nam bị mất thì chúng ta phải dùng máu của
chúng ta mà đặt lại vấn đề Việt Nam trên tấm thảm xanh quốc tế”. (Trần Tấn
Quốc, Sài Gòn Septembre 45).
Cũng vì bọn Anh-Pháp-Mỹ đã bắt đầu có mặt ở Sài Gòn cho nên cuộc
biểu tình ngày 2 tháng 9 chẳng những là nhằm để cho đồng bào ta tuyên thệ
ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, tuyên thệ trung thành với độc lập dân tộc,
chống mọi cuộc xâm lăng, mà còn nhằm để cho các nước đồng minh Anh,
Mỹ, Tàu, Nga thấy rằng tất cả dân tộc Việt Nam cùng một lòng, ai đụng tới
độc lập của chúng tôi thì sẽ vấp phải sức chống trả của 25 triệu đồng bào
Việt Nam. Cho nên, một mặt cả thành phố treo cờ Đồng Minh chiến thắng,
cờ đỏ sao vàng chính giữa, bốn cờ Anh, Mỹ, Tàu, Liên Xô hai bên, mặt khác
khẩu hiệu nổi bật nhất viết bằng năm chữ là: “Độc lập hay là chết!”.
Trần Văn Giàu ứng khẩu trên lễ đài 2-9-1945
(khẩu hiệu ở dưới: Độc lập hay là chết!)
(Cũng có lúc người ta nói “Độc lập hay là chết”157 là do cách mạng
Cuba khởi xướng. Đúng là sau này Cuba đã nêu cao khẩu hiệu “Độc lập hay
là chết”. Nhưng khẩu hiệu ấy thì nhân dân Việt Nam ở Sài Gòn Nam Bộ đã
nêu ra từ ngày 2 tháng 9 năm 1945. Một khẩu hiệu rất tiêu biểu).
157 Khẩu hiệu “Độc lập hay là chết”(tiếng Anh Independence or Death) cũng là một khẩu
hiệu phổ biến ở Hà Nội lúc đó, bên cạnh khẩu hiệu Vietnam To The Vietnamese (Nước
Việt Nam của người Việt Nam), mà trẻ em lúc đó ít biết tiếng Anh đọc là … Việt Nam to
thế, Việt Nam mẹ sề. Có thể xem thêm bài viết của Dương Trung Quốc “Đại tưóng Võ
Nguyên Giáp với nghi thức ngoại giao đầu tiên”
298
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Nơi tập trung đồng bào kỳ này cũng lấy đại lộ Norodom158 là chính
(nay đổi tên là đại lộ Cộng Hoà), với đường Blansubé và tất cả các đại lộ
Thủ Khoa Huân (Charner), Phan Bội Châu (Bonard). Số người biểu tình sẽ
bằng hay đông hơn sáng 25 tháng 8 –nhưng lần này, biểu tình không có vũ
trang của quần chúng, chỉ có vũ trang của quân đội, dân quân, tự vệ, công an
cảnh sát. Ngày trước (tức mùng 1 tháng 9) tôi có mời họp báo bất thường để
cho các báo rõ mục đích của ngày 2 tháng 9 và vài đặc điểm của ngày 2
tháng 9 ở Sài Gòn. Tôi lưu ý các báo đến chỗ cuộc biểu tình ngày 2 tháng 9
thì quần chúng không có vũ trang như ngày 25 tháng 8 vừa qua, nhưng băng
cờ nhiều hơn và các khẩu hiệu đều thống nhất, phải giữ trật tự không làm gì
rối trật tự, đề phòng khiêu khích của địch và tay sai; có khiêu khích thì ta sẽ
đối phó theo sự chỉ huy chung đừng để rối loạn, lại lưu ý tới điều này nữa là
lực lượng dân quân cách mạng được biểu diễn không phải là quân chính quy
đâu mà mong có quân phục tử tế, vũ khí tân thời và đầy đủ; dân quân là dân
quân, “y phục đủ thứ, võ khí thô sơ là phần nhiều”, nhưng phải hiểu rằng
sức mạnh của ta không phải ở vũ khí và y phục “lực lượng vô sản của chúng
ta chính là sự đoàn kết toàn dân và lòng hy sinh của các chiến sĩ cho Tổ
quốc”. Nhà báo Trần Tấn Quốc còn ghi được những lời ấy và nhà báo này
không quên nhắc lại mấy trang lịch sử cách mạng thế giới vẻ vang hết sức
mà chiến sĩ có công nhất là những anh “quần đùi, áo rách”, Âu, Á, Phi châu
đều có nhiều tỷ dụ như vậy.
158 Các tên đường nói trong đoạn này:
Norodom: sau này gọi là đại lộ Thống Nhất, nay là Lê Duẩn
Blansubé: Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch
Charner: nay là Nguyễn Huệ (tháng 8.1945, được đặt tên là Thủ Khoa Huân, đừng nhầm
với đường Thủ Khoa Huân hiện nay tức là Aviateur Garros cũ)
Bonard: nay là đại lộ Lê Lợi (tháng 8.1945 mang tên Phan Bội Châu).
299
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Tuần hành ở Hà Nội dưới khẩu hiệu Độc lập hay là chết!
Mục đích chính của cuộc biểu tình ngày 2 tháng 9 là nghe Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ Hà Nội đọc Tuyên ngôn độc lập. Rồi toàn thể dân biểu tình
ở Sài Gòn (cũng như ở các thị xã khác toàn Nam Bộ), sẽ cùng một lúc làm lễ
tuyên thệ. Cho nên, nhờ có thời gian khá rộng, chúng tôi đã đặt vô tuyến
truyền thanh khắp nơi, nhất là ở đại lộ Cộng Hoà và các đại lộ, yên trí chờ 2
giờ chiều thì bắt đầu.
Tập hợp đông vượt quá mức dự định. Cả thành phố rực rỡ cờ băng.
Giờ khai mạc đến. Chào cờ. Quân nhạc cử Quốc tế ca và Thanh niên hành
khúc. Nhà báo Trần Tấn Quốc trong sách Sài Gòn Septembre 1945 (sách in
tại Sài Gòn năm 1947), còn ghi lại:
“Tại khoảng đại lộ Cộng Hoà, tại đường Blansubé, chung quanh Nhà
thờ lớn, các đoàn thể dân chúng đứng có trật tự theo bốn sư đoàn dân quân
cách mạng.
“Ta hãy thú thật và nói thẳng ra những gì rạo rực trong lòng ta lúc
bấy giờ, trong giờ phút này. Ta có cảm động chăng và có cảm tình gì trong
khi ta thấy y phục của dân quân toàn là quần đùi, áo ngắn, người mang
giày, người chân không, võ khí thì từ liên thanh nhẹ đến súng hai lòng, từ
trường kiếm đến dao găm, trong hàng ngũ ấy có những bạn phóng túng của
ta ngày hôm qua, có những cậu thanh niên ở lối xóm, có những nhà buôn
vừa giã từ thị trường, có những “con ông cháu cha”của thời trước”.
Dân quân cách mạng Sài Gòn khi ấy đại khái là như vậy đó. Nhưng
Trần Tấn Quốc không ghi lại hình ảnh hơn vài ngàn quân chính quy mà gần
phân nửa mới tuyển từ Tổng Công đoàn và Thanh niên Tiền phong đi đầu có
hàng ngũ chỉnh tề, súng ống khá đủ, quân phục kể cũng tử tế. Mới năm ba
ngày tổ chức làm sao mà tốt được? Và đâu có đưa ra biểu diễn hết đâu?
300
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đúng giờ, cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, chờ mãi mà không nghe gì.
Chờ hơi lâu sốt ruột, đâu đó quần chúng hét lên: “Nó phá rồi! Nó phá rồi!”.
(Sau này mới biết rằng hôm ấy đài Hà Nội không phát sóng được). Anh em
Xứ uỷ và Uỷ ban hành chánh có mặt trên lễ đài bảo tôi phải nói thay thì mới
trấn an quần chúng được. Tôi vạch mấy đầu dòng và ứng khẩu nói (truyền
thanh của thành phố hôm ấy rất tốt). Bài nói được các nhà báo tốc ký và
đăng trên các báo Sài Gòn, Điện Tín, sáng hôm sau:
“Hỡi quốc dân!
Hỡi đồng bào tận tâm cứu nước!
Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập.
Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước dân chủ cộng hoà.
Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với toàn
cầu.
Hôm nay, tuân theo mạng lệnh của chánh phủ trung ương do đồng chí
Hồ Chí Minh lãnh đạo, chúng ta làm lễ độc lập, mừng thắng lợi của cách
mạng trên cả nước Việt Nam.
Hôm nay, một lần nữa, chúng ta biểu thị cho Đồng minh và cho thế
giới, cho bè bạn và cho kẻ thù thấy ý chí của tất cả đồng bào kiên quyết bảo
vệ tới cùng quyền độc lập và nền dân chủ của chúng ta.
Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi.
Biểu thị ý chí độc lập, nhưng đồng bào chớ lầm tưởng rằng bấy nhiêu
lực lượng phô trương ở đây là đủ.
Còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
Cần phải cần lao, trọng kỷ luật, kỷ luật nghiêm mật hơn nữa.
Bởi vì Việt Nam yêu quý của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy
nan; không khéo lo, nước ta, dân ta, có thể bị tròng lại ách nô lệ.
Bên trong
Một số kẻ phản quốc đương tập hợp lại để làm hậu thuẫn cho quân
địch. Chúng nó sẽ bị toà án nhân dân trừng trị thẳng tay. Phải trừng trị
thẳng tay bọn mãi quốc cầu vinh, những bọn gây rối cho nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, gây rối để tạo cho quân địch một cơ hội xâm lăng đất Việt
Nam lần nữa.
Bên ngoài
301
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Kẻ địch toan tính một cuộc âm mưu gác lại ách nô lệ trên cổ 25 triệu
đồng bào ta. Họ nhảy dù ở Tây Ninh, Biên Hoà. Họ từ Lào đem quân sang.
Họ đã bị bắt, bị đánh lùi. Nhưng họ chưa chịu đứng yên đâu. Chúng tôi đã
nắm được bằng cớ chắc chắn là họ toan dùng võ lực, thình lình lật đổ chính
phủ dân chủ cộng hoà để đặt lại một quan toàn quyền như thuở trước.
Đồng bào!
Ở đây có ai thừa nhận một quan toàn quyền cai trị xứ ta không?
–Không! Không!
Có ai chịu bó tay để cho chế độ thực dân ra mặt hay giấu mặt trở lại
không?
–Không! Không!
Thì chúng ta hãy thề cương quyết đứng bên cạnh chánh phủ chống
mọi sự xâm lăng, dầu chết cũng cam lòng.
Hỡi các dân tộc trên thế giới đã chiến đấu cho nhân quyền và dân
chủ, chống độc tài và phát xít! Dân tộc Việt Nam có quyền sống độc lập, tự
do. Độc lập, tự do của chúng tôi không trái với độc lập tự do của bất cứ dân
tộc nào khác. Anh, Nga, Mỹ đã chịu đổ máu. Nhờ sự đổ máu đó, nước Pháp
mới được giải phóng, thì có lý do gì, nhờ máu của các bạn mà nước Pháp
lại tròng ách nô lệ lên nước Việt Nam đã tự giải phóng rồi bằng cuộc chiến
đấu chống phát xít bên cạnh Đồng minh?
Từ cựu hoàng đế Bảo Đại đến hàng cùng dân, đồng bào chúng tôi đều
chán cái ách nô lệ, đều quyết hy sinh cho độc lập tự do của đất nước Việt
Nam.
Chúng tôi không bạo ngược, không khiêu khích. Chúng tôi ôn hoà.
Chúng tôi bảo vệ sanh mạng, tài sản của người ngoại quốc. Chúng tôi sẵn
sàng kết dây thân ái với bất cứ một nước nào trên hoàn vũ miễn nước ấy
thừa nhận quyền sống tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.
Hỡi người Pháp!
Các người chớ tưởng tượng rằng dân chúng xứ này trìu mến chế độ
thực dân.
Chúng tôi không chịu ách Nhật. Chúng tôi cực lực phản đối ách Pháp
cho dầu ách ấy có sơn son phết vàng đi nữa.
302
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng ký kết với Cộng hoà Pháp
những hiệp ước cộng tác về kinh tế, văn hoá, luôn binh bị nữa, nếu Pháp
công khai thừa nhận quyền độc lập của nước chúng tôi.
Nhược bằng các người kể chúng tôi như tôi mọi, thì, liên hiệp với dân
chúng Pháp, chúng tôi thề chết, không nhượng bộ trước bất cứ một sự hăm
doạ hay khiêu khích nào.
Quốc dân! Hãy sẵn sàng chiến đấu!
Đồng bào! Hễ gặp dịp thì hiến thân cho nước!
Quét sạch những đồ phản quốc, quét sạch thực dân cầm quyền!
Anh em, chị em! Trong lúc phái bộ Đồng minh đến xứ ta, anh em, chị
em ta chớ để mất thanh danh của một dân tộc đã từng sống vẻ vang.
Đứng lên!
Độc lập, tự do bắt đầu từ nay!
Tiến lên! Vì độc lập tự do!
Tiến tới mãi! Không một thành luỹ nào ngăn cản nổi ý chí của muôn
dân trên đường giải phóng”.
Bài nói ứng khẩu của tôi dầu được hoan nghênh tới đâu nữa làm sao
mà thay cho bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kế tôi thì
Phạm Ngọc Thạch, thay mặt chính phủ long trọng tuyên thệ trước quốc dân:
Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước!
Vượt qua tất cả khó khăn, nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn
cho Việt Nam.
Sau Thạch là Nguyễn Lưu, một người lãnh đạo Tổng Công đoàn Nam
Bộ, đọc lời thề của nhân dân:
“Chúng tôi, toàn thể nhân dân Việt Nam xin kiên quyết một lòng ủng
hộ chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ủng hộ Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Nếu người Pháp đến xâm lược Việt Nam một lần nữa thì
chúng tôi quyết:
–Không đi lính cho Pháp.
–Không làm việc cho Pháp.
–Không bán lương thực cho Pháp.
–Không dẫn đường cho Pháp.
303
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Xin thề!”.
Một triệu người hô to: Xin thề! Xin thề! Nắm tay đưa lên. Dàn quân
nhạc nổi lên trong tiếng reo hò vang dội của hàng chục vạn người như một
tiếng sấm động kéo dài từ đầu chí cuối đại lộ Cộng hoà một biển người.
Cuộc biểu tình tuần hành bắt đầu thì, thình lình từ gara Jean Comte
trước lễ đài, từ nhiều nhà tư nhân và cha cố Pháp xung quanh nhà thờ, súng
nổ vang, bọn thực dân Pháp núp sau các cửa hé mở bắn xuống dân chúng
biểu tình dưới phố. Sách của Trần Tấn Quốc còn ghi:
“Sau bài diễn văn của ông Trần Văn Giàu, cuộc diễn hành khởi sự.
Từ đại lộ Cộng hoà, một tốp đổ xuống đường Ba Lê Công xã (tức Catinat),
một tốp quẹo ra đường Yersin (tức Taberd159) đi có trật tự dưới những biểu
ngữ giăng ngang đường viết bằng các thứ chữ: Anh, Mỹ, Nga, Tàu và Việt:
–“Độc lập hay là chết!”.
–“L’Indépendance ou la mort!”.
– “Independence or death!”
– “Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm!”.
– “Đả đảo thực dân Pháp!”.
Thình lình súng nổ, nổ trước nhà thờ Đức Bà, nổ trước hãng Jean
Comte, và chập sau tiếng nổ đều trong vùng trung tâm thành phố.
Trời đương nắng bỗng sầm tối, mây đen vần vũ, mưa lấm tấm rơi”.
Các đoàn biểu tình tiếp tục đi theo kế hoạch đã định sẵn còn tôi theo ở
luôn tại lễ đài để chỉ huy cuộc đàn áp các ổ khiêu khích quân đội, tự vệ,
công nhân và thanh niên đã xông lên từng nhà có súng nổ tịch thu súng đạn,
bắt bọn bắn lén. Lệnh chung là “bắt mà không giết”. Tất nhiên là trong cơn
xung đột lớn, có một số người chết, nhiều người bị thương. Nhiều cuộc xung
đột ngoài đường và nhiều người Pháp bị bắt. Đến chiều gần tối thì bọn khiêu
khích đều bị đàn áp hết, đầu đuôi mất hơn vài ba giờ chiến đấu, kẻ khiêu
khích ở trong nhà cố thủ, nên ta phải chịu tốn ít nhiều công sức, kể cả sinh
mạng, đặc biệt của công nhân xung phong và thanh niên tự vệ. Bên phiá ta
47 người chết và bị thương kể luôn đồng bào đi biểu tình; phía Pháp có một
159 Taberd: sau đổi thành Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần.
304
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
số người chết, ít hơn ta, bị thương, non già 1.000 người Pháp bị bắt nhốt ở
một số trường học và bót cảnh sát.160
Trong lúc tôi lo việc trấn áp bọn khiêu khích thì Phạm Ngọc Thạch đi
gặp các người có trách nhiệm phía Nhật, Anh, gặp cả thiếu tá Dewey (Mỹ) ở
nhà hàng Continental để trình bày nguyên nhân và diễn biến cuộc xung đột
mà kẻ chịu trách nhiệm gây ra là bọn thực dân Pháp, chúng muốn có xô xát,
đổ máu, và nếu có đổ máu của người Anh thì càng tốt, để chúng có cớ hô lên
rằng “Việt Minh không giữ nổi trật tự, buộc quân Anh phải sớm can thiệp
bằng cách cướp vũ khí của những người yêu nước Việt Nam ở thành phố Sài
Gòn”.
Nội chiều tối ngày 2 tháng 9, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn,
Huỳnh Văn Tiểng và một số đồng chí khác đi đến các nơi giam Pháp kiều,
cho họ về nhà, về trại. Theo lời Tiểng kể lại với tôi đêm đó thì các ông Tây,
bà đầm bị dân quân tự vệ bắt giam đều lo sợ quá chừng, họ khóc, họ lạy, họ
cứ tưởng đâu là đã vào tay cái đám dân thuộc địa này thì sẽ bị trả thù, bị
đánh đập, giết chết. Họ van xin thảm thiết và mừng quýnh quáng khi được
tha về với lời chúc ngủ ngon giấc bằng tiếng Pháp. Còn Anh, Nhật thoả
thuận (lỗ miệng) là từ nay không cho bọn Pháp ra đường mang vũ khí.
Bọn tôi không vội mừng. Dàn xếp này chỉ là tạm khi quân Anh, quân
Pháp còn ít. Chắc hẳn sẽ còn khiêu khích nữa lớn hơn. Không thể có ổn
định. Nhưng bọn tôi không hốt hoảng chút nào, mà bình tĩnh đối phó với
một tình hình mỗi ngày thêm căng thẳng. Ngày 4 tháng 9, chúng tôi yêu cầu
đồng bào Sài Gòn, nhất là người già và trẻ em, hãy về quê bớt đi càng sớm
càng tốt. Trên trời Sài Gòn lúc này, mỗi ngày có máy bay của Anh rải truyền
đơn, gây hoang mang trong một phần dân chúng.
Giữa lúc công việc bề bộn, khó khăn thêm, thì anh Hoàng Quốc Việt
và anh Cao Hồng Lãnh, đại diện của Trung ương Đảng và của Tổng bộ Việt
Minh vào tới Sài Gòn. Tôi mừng quá. Từ mấy năm nay, bọn tôi làm “mò”.
Nay anh Ung Văn Khiêm (đi hội nghị Tân Trào) về tới với hai đồng chí
Việt, Lãnh, thì còn có viện trợ chính trị nào quý hơn nữa? Tôi nghĩ như vậy.
Tôi ghé tai hỏi nhỏ Khiêm, vậy chớ ông Hồ Chí Minh là ai, có phải là
Nguyễn Ái Quốc không? Khiêm cười đáp: phải, đúng là Nguyễn Ái Quốc.
Mừng hết lớn! Trong lúc đó thì anh Việt bực một chuyện cũng đáng bực
thật: khi xe anh Việt qua Xuân Lộc thì anh em ở đó có gởi lên xe hai thằng
Tây nhảy dù mới bị ta bắt. Tới Sài Gòn, xe ghé Khám Lớn bỏ hai thằng Tây
160 Đọc thêm chứng từ của Colette Phạm Ngọc Thạch: “Ba Tôi”có đoạn nói về cuộc biểu
tình ngày 2-9-1945 tại Sài Gòn (trong đó, bà Marie-Louise Phạm Ngọc Thạch bị đả
thương nặng).
305
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
xuống. Việc làm như vậy, tiện thì có tiện thật mà lễ thì trái lễ. Anh Việt
phiền cũng phải lắm chớ!
13. Thực dân Anh, Pháp ngày càng lấn lướt
(1) Anh thả lính Pháp lâu nay bị Nhật bắt giam ở Nam Kỳ
Từ Hà Nội, tin ngày 5 tháng 9, cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa ra
tuyên bố hiệu triệu:
“Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân đồng minh kéo vào Việt Nam
để tước khí giới quân Nhật, nhưng kiên quyết phản đối quân Pháp kéo vào
Việt Nam vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ
một lần nữa.
Hỡi đồng bào!
Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta.
Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh của chính phủ chiến đấu”.
Ở Sài Gòn thì quân Pháp mặc quân phục Anh, rất khó phân biệt Pháp
hay Anh; mà có phân biệt được đi nữa, bọn tôi cũng không có cách nào ngăn
cản. Quốc sách của Anh đế quốc thực dân là ủng hộ Pháp thực dân đế quốc.
Trong mắt chúng, Pháp có trở lại thống trị Việt Nam - Đông Dương thì Anh
mới trở lại làm chủ Miến Điện và giữ Ấn Độ được.
Thực ra thì chính phủ Paris đang chuẩn bị quân, tàu cho đủ số, còn ở
Sài Gòn thì sẵn có nhiều ngàn lính Pháp lâu nay bị quân Nhật bắt giam từ 9
tháng 3, bây giờ chỉ cần Anh bảo Nhật thả bọn này (và Anh đã bảo) thì Pháp
liền có mười mấy ngàn quân Pháp bấy lâu nay như chó sói ở trong lồng, bây
giờ lần lượt được sổ lồng thì chúng rất hùng hổ, đi nghênh ngang trên đường
Công xã Paris (Catinat), khiêu khích, thoi đá vào người Việt Nam. Về ngoại
giao, anh Thạch đến bọn Anh để phản đối việc thả lính Pháp ra làm lộng. Về
phần riêng tôi, thì tôi nhờ Tiểng chọn non già 100 Thanh niên Tiền phong
cao trên 1m65, nặng trên 60 ký lô, có võ ta, mặc thường phục, tay không,
cũng đi dạo trong vùng trung tâm thành phố, đặc biệt là đường Công xã
Paris, đường Thủ Khoa Huân, đường Phan Bội Châu (Boulevard Charner,
Boulevard Bonard cũ) hễ khi nào gặp tụi Pháp đánh đá đồng bào mình thì
nhảy vào bênh, cho tụi Tây một vài miếng hiểm. Rồi cảnh sát ta can thiệp
giải hoà. (Nhân dân xem đấu võ cũng sướng mắt). Trung tâm Sài Gòn náo
động luôn.
306
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Tất nhiên chúng tôi phải đề phòng cái khả năng (mà không chỉ là khả
năng) mấy ngàn quân Pháp được ra khỏi trại giam, ngày nào đó, chắc là gần
đây thôi sẽ được vũ trang bằng các loại súng, và khi viện binh Pháp tới Sài
Gòn thì chắc không phải chỉ có những cuộc đấu quyền trước Continental,
Majestic nữa đâu.
(2) Anh đòi giải tán dân quân, đòi ta nộp vũ khí
Ngày 5 hay 6 tháng 9 (tôi không nhớ rõ), quân Anh ra lệnh cho quân
Nhật yêu cầu ta phải:
- Giải tán dân quân.
- Nộp vũ khí của dân quân.
- Cấm biểu tình không xin phép trước với nhà đương cuộc Nhật.
- Cấm thường dân giữ và mang vũ khí (gồm cả dao, gậy).
- Cấm mọi thứ hoạt động phá rối trị an.
Như vậy, quân Anh (và quân Pháp) trước khi có đủ lực lượng để đàn
áp ta, thì toan sử dụng quân Nhật để làm việc ấy. Quân Nhật đã đầu hàng rồi
thì theo thể thức đầu hàng, phải chịu sự sai khiến của kẻ chiến thắng (là
Anh).
Bọn tôi tất nhiên là phải tìm cách đối phó; mà đối phó thì cũng không
phải khó khăn gì lắm, vì thứ nhất quân Nhật bị động và thờ ơ với lệnh của
Anh, thứ hai là bọn Anh, Pháp chỉ quanh quẩn trung tâm Sài Gòn, không
dám đi đâu xa. Cho nên, tụi nó nói giải tán dân quân, đăng báo, rải truyền
đơn từ máy bay, nhưng mà dân quân thì cứ tồn tại và tăng cường thêm; trước
đây dân quân không có doanh trại nào ở trung tâm Sài Gòn; bây giờ thì dân
quân vẫn ở các khu dân cư đông, nhất là ngoại ô, ai dám động tới? Lệnh của
Nhật quả có ít nhiều ảnh hưởng đến các giáo phái: một số đơn vị Cao Đài
Trần Quang Vinh tan dần như nước đá để ngoài gió; vả lại, không còn được
Nhật nuôi nữa thì họ sống sao được? Nhiều nhóm quay về Thánh thất Tây
Ninh, còn một số (không nhỏ) đóng ở Bà Chiểu, Tân Bình. Số quân Hoà
Hảo thì về Hậu Giang, không phải vì lệnh giải tán của Nhật mà thôi, mà vì
Hoà Hảo đang mưu đồ giành chính quyền của ta ở chín tỉnh miền Tây và họ
đã công khai yêu cầu đồng chí Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn) trao quyền cho
họ (lẽ tất nhiên là Nguyễn Văn Tây phản đối mạnh mẽ), cố thực hiện mưu
đồ đó, Hoà Hảo đưa hết người của họ về miền Tây. Tôi có nói với Tiểng một
307
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
câu tiếng Pháp: “À quelque chose malheur est bon”, mình khỏi mang tiếng
giải tán các đơn vị quân sự hay bán quân sự của giáo phái. Rồi cùng thì,
ngoài đơn vị của “Thiên bồng đại nguyên soái”Lê Kim Tỵ và “quân sư”
Dương Văn Giáo, chỉ còn quân của đám “Huỳnh Long”, họ xin phép lên
đóng ở một số vườn cao su Thủ Dầu Một, còn quân của Vũ Tam Anh,
Lương Văn Tương thì lên đóng quân ở vùng Biên Hoà, quân của Nguyễn
Hoà Hiệp thì rải một vòng cung từ Lái Thiêu xuống Đức Hoà. Trong Sài
Gòn những lực lượng vũ trang đều là do bọn tôi trực tiếp nắm: Cộng hoà vệ
binh, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong, Thanh niên tự vệ, Cảnh
sát; phần lớn lực lượng vũ trang được bố trí từ xa trung tâm thành phố nơi kẻ
địch khó tới lui quan sát, khó tính tới việc tập kích hoặc tước vũ khí.
Như vậy, Nhật, Anh không “giải tán”được dân quân. Làm sao giải tán
bằng mồm được? Còn như cái đòi hỏi “nộp vũ khí”thì đưa đến kết quả là
Nguyễn Văn Trấn với đại ca Nguyễn Thiện Hành gửi cho Nhật mấy chục
cây súng mút hư hỏng và mấy trăm viên đạn lép mà ta còn trong kho hay
vừa lặn mò mấy tuần nay dưới sông Sài Gòn; một ít súng một lòng, hai lòng
đã rỉ; nhiều nhất là gậy tầm vông non. Bọn Nhật, bọn Anh thừa biết là người
Việt Nam đời nào chịu nộp vũ khí? Vậy mà tụi Trốt-kýt cứ đồn ầm lên rằng:
phe Trần Văn Giàu khuất phục, nộp vũ khí cho Anh, Nhật mà không chịu võ
trang cho quần chúng! Cãi với họ là mắc mưu địch. Từ nay ta giữ vũ khí kín
đáo hơn ở trong trung tâm thành phố, còn ở Gia Định - Chợ Lớn thì ngoài
vòng quan sát của địch, ta muốn làm gì có ai ngăn trở được ta?
(3) Anh chiếm trụ sở của Uỷ ban hành chánh Nam Bộ
Chiến thuật của Anh, Pháp là lấn dần. Theo con mắt của chúng thì hãy
chiếm trụ sở của Uỷ ban Hành chánh Nam Bộ (dinh Thống đốc cũ161), xem
như là không thừa nhận chính quyền cách mạng ở Nam Bộ, xem như là
tượng trưng giành lại cho Pháp chủ quyền ở Nam Bộ, làm như vậy là tạm đủ
cho chính quyền cách mạng mất thanh thế trước nhân dân, nhưng về phần
chúng ta thì không vì lẽ mất một trụ sở mà chính quyền cách mạng lại không
kêu gọi kháng chiến được.
Cho nên, ngày 10 tháng 8, trung tá Roe (người Ấn) trao cho Uỷ ban
hành chánh Nam Bộ một lá thơ, đại ý nói Uỷ ban của Quân đội Đồng minh
đòi trưng dụng trụ sở của Uỷ ban Hành chánh Nam Bộ và nói sự trưng dụng
161 Dinh Thống đốc cũ: nay là Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (đường Lý Tự
Trọng, góc đường Nam Kỳ khởi nghĩa). Từng làm dinh Khâm sai, dinh Thủ hiến, dinh
Gia Long, dinh Quốc khách, Dinh tổng thống (1962-63).
308
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đó “không có ý nghĩa chính trị”, mà chỉ là việc tạo “phương tiện cho phái bộ
chúng tôi làm việc”.
Ý nghĩa chính trị của hành động lấn lướt này quá rõ, nhưng cần gì
phải tranh luận về cái ý nghĩa đó với thực dân Anh? Ta cần có thời gian để
làm gấp rút một số việc phải làm để ứng phó với tình hình căng thẳng dữ.
Uỷ ban dời qua dinh Đốc lý thành phố, nơi đó Uỷ ban Hành chánh
Nam Bộ đã được thành lập cách nay mới hai tuần thôi. Uỷ ban thông báo
cho đồng bào Sài Gòn và Nam Bộ rõ như là để xin sự ủng hộ của đồng bào
đối với việc ngoại giao vô cùng tế nhị.
“… Uỷ ban chúng tôi đã nhã nhặn đề nghị cho phái bộ Anh những
dinh thự khác. Nhưng rốt cuộc, không cưỡng được, chúng tôi phải dời đi, có
bộ phận về dinh Đốc lý như bữa đầu, có bộ phận dời chỗ khác…
Đứng trước cảnh ngộ khó khăn, và sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn
nữa, chúng tôi kêu gọi quốc dân nên tỉnh trí, chớ nóng nảy mà hành động vô
phương pháp. Đồng bào hãy xiết chặt hàng ngũ trong Việt Minh, xung
quanh chánh phủ, đừng làm gì trái với mệnh lệnh của chánh phủ mình, hãy
tin chắc rằng bao giờ chúng tôi cũng không quên quyền lợi tối cao của Tổ
quốc là độc lập, tự do.
Một lần nữa, đồng bào hãy lặp lại lời thề của mình hôm 2 tháng 9:
“Chúng tôi toàn thể dân Việt Nam xin cương quyết một lòng ủng hộ chánh
phủ lâm thời của Nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Nếu người Pháp đến xâm lược lần nữa thì chúng tôi quyết: không đi
lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không đưa đường cho Pháp”.
Một lần nữa, chúng tôi, Uỷ ban nhân dân lập lại lời thề: “Cương
quyết lãnh đạo quốc dân, giữ gìn đất nước, thực hiện chương trình Việt
Minh, hy sinh vượt tất cả các nguy hiểm, cương quyết chống mọi mưu mô
xâm lược, dù chết cũng cam lòng”.
Nay quân đội Đồng minh đến, Uỷ ban Đồng minh đến.
Chúng ta hãy tỏ ra cho Đồng minh thấy rằng chúng ta là một dân tộc
có kỷ luật, ham hoà bình, yêu tự do, chuộng cần lao, nhưng luôn luôn có thể
chết để bênh vực độc lập và tự do cho Tổ quốc.
Chào mừng phái bộ Đồng minh!
309
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ta cứ tiến trên đường giải phóng!”.
Không phải tôi viết “thông báo”này, nếu tôi viết thì cái giọng sẽ khác
một chút.
(4) Bọn thực dân Pháp treo cờ ở sân phủ toàn quyền và tập hợp hát
Marseillaise dưới cột cờ
Theo lệnh của Anh, quân Nhật giao phủ Toàn quyền162 cho Pháp. Bọn
Cédile cho rằng chiếm phủ Toàn quyền là tượng trưng cho việc làm chủ lại
Nam Kỳ, làm chủ lại Đông Dương.
Sau khi đã nhờ Anh chiếm lại dinh Thống đốc Nam Kỳ thì sáng 13
tháng 9, bọn Pháp long trọng tập hợp nhau trong phủ Toàn quyền cũ (trước
do Nhật quản lý), ỏm tỏi hát Marseillaise và xấc xược kéo cờ tam sắc lên.
Nhân dân đi đường dừng lại mỗi giây thêm đông, hò hét phản đối, đả đảo
thực dân; hàng trăm rồi hàng ngàn thanh niên kéo tới; họ đã vo quần, cởi áo,
nắm tay trên song rào sắt, chờ một tiếng hô là nhảy vô sân hạ cờ Pháp
xuống. Trong lúc đó, có người báo cáo cho bọn tôi biết sự việc đang diễn ra
ở đầu đại lộ Cộng hoà. Anh Thạch lập tức đi can thiệp với Anh, Nhật nói
rằng bọn Pháp đang khiêu khích như vậy, nhân dân đang sôi nổi phản đối
như vậy, chúng tôi đòi nhà đương cuộc Anh phải bắt Pháp phải hạ cờ ngay,
bằng không, bằng chậm trễ, thì chính quyền nhân dân Việt Nam sẽ không
chịu trách nhiệm về hậu quả của hành động khiêu khích.
Trong lúc Thạch đi thương thuyết thì chúng tôi phái mấy cán bộ ra tại
chỗ để yêu cầu nhân dân, yêu cầu thanh niên bình tĩnh chờ kết quả của cuộc
thương lượng của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, chờ lịnh của chúng tôi. Đồng
thời, chúng tôi yêu cầu cấp tốc công đoàn và thanh niên hô hào đoàn viên
của mình tới tham gia biểu tình thị uy đông hơn nữa, làm áp lực để buộc
Pháp phải hạ cờ tam sắc.
Tụi Anh sợ lại gây ra đổ máu như là ngày 2 tháng 9. Lúc này, Anh,
Pháp chưa đủ chuẩn bị, vả lại hình như là bọn Pháp cứ làm liều mà không
cho Anh hay trước. Cho nên Anh yêu cầu Pháp hạ cờ.
Lúc ấy tôi suy tính, nếu Pháp không chịu hạ cờ thì phải làm sao đây?
Chịu để cho cờ Tây bay giữa Sài Gòn hay sao? Đồng ý hay làm ngơ cho
162 Phủ toàn quyền: tức là Dinh Norodom, thời “Việt Nam cộng hòa”là Dinh “Độc Lập”
(phủ tổng thống), nay là hội trường Thống Nhất.
310
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
thanh niên hàng ngàn người xông vào hạ cờ Tây, thì sao khỏi đổ máu tại sân
cờ rồi ai ngăn nổi cuộc đổ máu trên toàn bộ trung tâm Sài Gòn mà lúc này
mình chưa có chủ trương, chưa có thể kiểm soát tình hình nếu xung đột lớn
nổ ra? Cờ Tây treo lên mà mình bảo thanh niên bó tay thì mình còn nói cho
ai nghe nữa? Khó lắm! Khó tính lắm! Tốt hơn hết là tiếp tục khua thêm hàng
vạn đồng bào cấp tốc đến bao vây dinh Toàn quyền, hò hét phản đối để làm
áp lực. Khi ấy, tôi cũng nghĩ rằng, nếu Pháp không nhượng bộ kéo cờ xuống
thì, trong lúc Pháp chưa có đủ số quân để đánh ta, ta có thể chấp nhận một
cuộc xung đột đổ máu hay không đổ máu mà Pháp chịu trách nhiệm hoàn
toàn, không chối cãi vào đâu được, vả lại Pháp không được sự đồng ý của
Anh. Ta hạ cờ Pháp xuống, chắc đổ máu ít nhiều nhưng lòng dân Sài Gòn sẽ
ít nhiều thoả mãn và tinh thần chiến đấu của đồng bào sẽ lên cao. Nhưng, rốt
cùng, khi ấy, Anh sợ trách nhiệm, yêu cầu Pháp hạ cờ. Khi ấy, đồng bào, số
đông đã lên tới mấy vạn, từ từ giải tán, bình luận náo nhiệt về sự thắng lợi
của mình. Báo Điện tín đăng bài tường thuật:
“… Thiên hạ bao quanh dinh Toàn quyền với tất cả hậm hực sôi nổi
trong khi thấy lá cờ tam sắc thập thò nửa như muốn kéo lên, nửa như ngại
ngùng không dám. Rốt cuộc, lá cờ đành phải lửng lơ lưng chừng rũ xuống
không khác một lá cờ tang…
“Quần chúng tuy tức giận nhưng vẫn biết giữ kỹ luật, giữ trật tự để
tránh cạm bẫy của bọn khiêu khích. Họ mím môi, nén giận chờ đợi cuộc
thương thuyết ngoại giao của chánh phủ. Và, kết quả được đúng như mỗi
người mong mỏi: cờ tam sắc bị triệt hạ hẳn chiều ngày 13.9.1945”.
(5) Đòi lấy lại quyền quản lý cảng tàu biển, sở Ba Son và kho thuốc đạn
(Pyrotechnie)
Hồi khởi nghĩa, chúng ta đã chiếm phần lớn cảng Sài Gòn –phần
cảng mà quân đội Nhật chiếm đóng, thì ta không đụng tới. Bây giờ, để chuẩn
bị cho việc đổ bộ quân Pháp và cả cho việc bóc lột bằng thương mãi, Pháp
xin Anh ra lệnh cho Nhật lấy lại quyền quản lý thương cảng, giao cho Pháp.
Cũng hồi khởi nghĩa, các xưởng Ba Son đều do công nhân ta chiếm và
quản lý. Nay Pháp nhờ Anh chiếm lại cho để sửa chữa tàu chiến ọp ẹp của
chúng sắp tới Sài Gòn.
Kho thuốc đạn ở đầu cầu Thị Nghè rất quan trọng về mặt quân sự.
Trong đó còn nhiều thuốc súng, cùng nhiều đạn đại bác. Pháp muốn qua tay
Anh bảo Nhật giao lại cho nó.
311
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Chúng ta ở trong cái thế không thể nào đòi nắm quyền làm chủ, các
nơi đó là những cơ sở quân sự mà Anh nói là có quyền buộc quân Nhật phải
để nó tiếp quản. Cố giữ thì phải nổ súng với Anh, Ấn và quân Nhật, điều ấy
chúng ta chưa muốn, chúng ta còn muốn kéo dài khả năng thương thuyết hoà
bình. Nhưng không thể để kẻ địch trở lại một cách thắng lợi toàn vẹn. Bọn
tôi chỉ thị cho Tổng Công đoàn cấp tốc gỡ và chở đi những máy móc, vật
liệu gì có thể gỡ ra và chở đi được, đem ra các nơi an toàn xa thành phố để
sau này xây dựng các binh công xưởng; đem đi đuợc những gì, bao nhiêu,
thì tôi chưa được báo cáo. Anh Năm Ngô Văn Dãnh (Ba Son), Lý Văn Sâm
(thương cảng) gặp tôi nhiều lần để tính việc lâu dài; mà, thú thật, tuy tôi lo
việc quân sự, nhưng tổ chức hậu cần phải thế nào, khi ấy tôi chưa có kế
hoạch gì rõ ràng, cho nên cuộc phân tán máy móc và vật liệu khá lộn xộn.
Dù sao thì mấy đồng chí bên Tổng Công đoàn đã bắt đầu nghĩ tới việc chuẩn
bị một kế hoạch phá hoại rộng lớn, trong đó phá hoại nhà đèn Chợ Quán và
kho đạn đầu cầu Thị Nghè; anh em cùng với tôi đã tính rằng ngày nào Pháp
chiếm Sài Gòn, chính quyền cách mạng rời khỏi thành phố thì tất cả các cơ
sở kinh tế của Pháp sẽ phải ra tro hết. Đó không phải là một ý thoáng qua.
(6) Thực dân Pháp âm thầm mà gấp rút tổ chức lại bộ máy cai trị thuộc
địa Nam Kỳ
Tôi được báo cáo của Trương Văn Giàu từ trại “Cộng hoà vệ binh”
Chí Hoà, nói có hai thằng cò Tây trước kia chỉ huy ở đó co mo lên yêu cầu
gặp những người quản cũ; chúng bị cự tuyệt một cách không lấy gì làm “nhã
nhặn”: “Chúng tôi bây giờ thuộc quân đội của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, một nước độc lập, chúng tôi không có quyền tiếp các ông và cũng
không muốn tiếp các ông; các ông đừng tới đây nữa!”. Lúc này Trương Văn
Giàu đã chuẩn bị để đưa số đông binh lính ra ngoài Phú Lâm, về Gò Công
và Tân An, trước và sau sông Vàm Cỏ.
Như vậy là tụi Tây muốn tìm cách nắm lại lính khố xanh cũ.
Anh Nguyễn Văn Trấn, người trực tiếp phụ trách “Quốc gia tự vệ
cuộc”cho biết là bọn Pháp đã đưa bác sĩ Nguyễn Văn Thinh và bác sĩ
Nguyễn Văn Tung vào ở trong 11e RIC163 (cơ binh thứ 11) và có bọn đốc
phủ, hội đồng lén lút ra vào nơi đó.
163 11e RIC (11ème Régiment d'Infanterie Coloniale): Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa số
11. Thành 11e RIC: trại lính sau gọi là "caserne Martin des Pollières, nằm ở giữa các
đường Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Minh Khai.
312
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Chắc là bọn Pháp đang lo sắp xếp bộ máy cai trị của chúng ở Nam
Kỳ. Vừa rồi quân Anh (và quân Nhật) vào Khám Lớn giải thoát cho tên đốc
phủ khát máu Nguyễn Văn Tâm. Tâm có thời được gọi là “hùm xám Cai
Lậy”đàn áp nhân dân ác liệt lắm. Một số anh em trong đó có tôi, ngay sau
khi cách mạng thành công định đưa hắn đi chầu Diêm Vương bằng cách lập
ngay một phiên toà đặc biệt ở Cai Lậy gồm những thẩm phán là những nạn
nhân của hắn trước kia. Nhưng một số anh em khác “thấm nhuần pháp luật”
như anh Phạm Văn Bạch (thay tôi làm chủ tịch và được anh Việt ủng hộ) thì
bảo rằng bây giờ ta đã nắm chính quyền rồi thì phải có toà án tử tế, vả lại
ta
đã chỉ định luật gia Trần Công Tường làm chưởng lý rồi thì để anh ấy liệu
định. Chần chờ mấy hôm thì Tâm vuột khỏi tay của chúng ta (quân Anh vào
Khám Lớn đưa Tâm ra); các đồng chí phê bình dữ quá, và phê bình dữ là
phải; Thinh, Tung, Tâm nhập bọn với nhau. Nguy cơ bù nhìn thấy rõ.
Các anh em bên “Quốc gia tự vệ cuộc”rất cảnh giác, cho nên từ sau
25 tháng 8, đã gấp rút lấy cả ngàn nhân viên mới từ đảng viên, đoàn viên từ
công nhân, nông dân trong tổ chức của ta đồng thời “quét”bọn mật thám
gian ác cũ ra, mà Pháp đang ra sức tập hợp lại.
(7) Tụi Pháp toan “bắt cóc” hay ám sát người phụ trách
Trước khi tụi Anh chiếm trụ sở Uỷ ban Hành chánh (dinh Thống đốc
cũ) thì Huỳnh Văn Tiểng, tôi (và vài anh em uỷ viên nữa) ngủ tại trụ sở, trên
lầu, trong một cái “lồng”lưới sắt, cái lồng ấy ở giữa một phòng rất lớn. Như
vậy, giường không cần mùng, nhưng nằm mà chưa ngủ thì có cảm giác nằm
trong một cái quan tài bằng lưới sắt. Trong ngoài trụ sở có canh gác tử tế.
Tôi cũng có khi trốn điện thoại vì quá mệt, về ngủ ở nhà in Nguyễn Phú
Hữu, gần Chợ Mới. Nhưng từ khi Anh chiếm trụ sở Uỷ ban thì anh Khảm
người cầm đầu hội Cao Đài cứu quốc bấy giờ là chánh văn phòng uỷ ban,
đưa tôi về ở một cái villa trệt ở đường Chasseloup Laubat,164 nhà này cũng
có canh gác tử tế. Tôi hay làm việc khuya. Tôi có ý bảo anh em bảo vệ giúp
đẩy bàn giấy của tôi vào một góc, tôi ngồi xoay lưng vào tường, vào góc, để
chỉ đối phó có một mặt nếu bị tiến công thình lình, khỏi phải giữ lưng, giữ
hông. Trên bàn, bao giờ cũng có cây súng lục “bắn ghen”cán bạc mà Thạch
đã trao cho tôi (nói rằng đó là súng tiếp thu của Thống chế Nhật Terauchi)
lên đạn sẵn. Đêm thứ hai (hay thứ ba) về ở nhà này, tôi viết lách đến mười
giờ hơn bỗng thấy một cánh cửa sổ từ từ mở, như có gió, mà trời thì yên
tịnh, lắc rắc mấy hạt mưa trên mái nhà, tôi lại thấy hai bàn tay trắng nhiều
lông níu vào khuôn cửa sổ. Tôi chụp khẩu 6/35, nổ mấy phát và la lên: “Có
164 Chasseloup-Laubat: sau thành đường Hồng Thập Tự, nay Nguyễn Thị Minh Khai.
313
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
gian!”. Tự vệ chạy tới thì hai thằng Tây vừa tót qua vườn nhà bên cạnh. Cả
đêm không ngủ, sáng hôm sau hỏi anh Khảm coi hai nhà bên là của ai thì
hoá ra anh Khảm cũng không biết rõ, còn tôi thì cả tin vào tính cẩn thận của
anh Khảm, thế mới chết!
Như vậy là tụi Pháp hoặc toan bắt sống tôi, hoặc toan ám sát tôi
(chúng sẽ còn tiếp tục cái âm mưu này).
Tôi liền cùng với Tiểng (và anh em trong ban tham mưu) đi vào ở
trong Chợ Lớn, một đường nhỏ, đường Ngô Quyền, gần trường Đại học Y
Dược ngày nay. Khu vực này chỉ có người Việt và người Tàu. Đi, về xa hơn,
nhưng ăn, ở thì an toàn hơn.
14. Nội bộ nhân dân càng lúc càng có cơ chia rẽ
Sự chia rẽ này, hãy nói ngay, một mặt do mâu thuẫn xã hội vốn có,
mặt khác do thực dân, tìm cách kích lên.
(1) Biểu tình của nhóm Trốt-kýt tổ chức trước Chợ Mới đòi “võ trang
quần chúng”
Từ cuối 1939 (khi chiến tranh bắt đầu) cho đến giữa năm 1945, Sài
Gòn chẳng thấy Trốt-kít ở đâu hết. Như mấy con ếch mùa khô, họ rút sâu
dưới những hang cua. Mưa xuống, ruộng có chút ít nước, thì mới nghe tiếng
huệch huệch; bọn Trốt-kýt mới xuất hiện hồi tháng 7, tháng 8, khi Pháp đã
bị Nhật đảo chánh mấy tháng rồi, khi Nhật sắp đầu hàng và khi cách mạng
Việt Nam sắp thành công. Ở Sài Gòn, người ta thấy từ khi Nhật đảo chánh,
mấy ông Trốt-kýt như Huỳnh Văn Phương, Hồ Vĩnh Ký vào làm chánh phó
sở mật thám Nam Kỳ. Nói cho chí đáng, nắm sở mật thám, họ không bắt bọn
tôi, cũng không cản trở gì hết tuy họ biết tụi tôi hoạt động ngày càng mạnh.
Họ biết anh Thạch làm việc với Đảng Cộng sản mà không nghe nói họ có kẻ
vạch gì. Tiểng báo lại rằng, Phương nhắn nói “mấy anh làm gì thì làm, đừng
lo sợ đàng này”. Nghe thì nghe vậy, tôi biết rằng Ký, Phương đã tích trữ một
số vũ khí đáng kể từ khi có tin Nhật sắp đầu hàng và khi có tin ta sắp giành
chính quyền. Sau ngày 25 tháng 8, một số vũ khí đó chuyển từ nhà Ký đi nơi
khác, anh em tự vệ theo dõi sát, thì bà Sương vợ ông Ký, vốn là bạn thân của
Thạch, đến Thạch, kêu là anh Giàu cho người canh nhà vợ chồng Ký không
biết để làm gì. Thạch cự nự với tôi ngay trước mặt bà Sương. Tôi bèn giơ
telephone kêu bên Trấn, hỏi:
–Các anh có canh nhà ông Ký, bà Sương không?
314
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
–Có!
–Vì lẽ gì?
–Họ đang di chuyển súng đạn mà súng đạn thì chỉ có chính phủ mới
có quyền tàng trữ.
–Di chuyển súng đạn à? Nhiều không?
–Xem chừng cũng nhiều, hàng mấy trăm khẩu lớn nhỏ với số đạn khá
lớn.
–Nè, có canh gác thì canh gác kín đáo, chớ ngồi thù lù trước cửa
người ta như thế bà Ký đang phản đối đấy!
Bà Sương khóc rú lên. Anh Thạch cự nự với tôi càng dữ. Khi bà
Sương về thì Thạch sang phòng tôi, trách: “Anh làm cho đàn bà khóc, hay
lắm hả?”.
Tôi chỉ cười và nói: “Tụi đệ tứ đang âm mưu gì đó, hãy dè chừng. Tôi
không ưng để súng đạn trong tay họ đâu; họ không dùng để đánh Pháp mà
để đánh ta đó”.
Trấn và Mai (Dương Bạch Mai) có đặt người trong các nhóm Trốtkýt,
ấy là nghề nghiệp mới của hai anh, trách làm sao được, vả lại Trấn và
Mai hồi 1936-1939, đã biết Trốt-kít lắm rồi.
Hôm 25 tháng 8, và hôm 2 tháng 9 có mặt “nhóm Tranh đấu”với huy
hiệu “trái đất - sao xẹt”. Họ tập hợp lực lượng mà vẫn chia làm hai ba nhóm,
nhóm này không thừa nhận nhóm kia là đệ tứ. Nhưng họ lại thống nhất với
nhau trong việc chống Đảng Cộng sản, chống Việt Minh.
Trốt-kýt nhận định rằng:
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 (trên toàn thể nước Việt Nam), là
cách mạng tư sản giống như cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga.
- Chính quyền được thành lập từ Cách mạng tháng Tám là chính
quyền tiểu tư sản đại diện cho quyền lợi của tư sản, một thứ chính phủ
Kerensky.
315
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
- Chính quyền kiểu Kerensky thì sẽ thoả hiệp với đế quốc tư bản; cho
nên cần biến cuộc cách mạng tư sản thành cuộc cách mạng vô sản, như
Lenin và Trotsky đã làm ở nước Nga từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1917.
- Vậy phải đánh đổ chính quyền tư sản của bọn Trần Văn Giàu hiện
nay để lập chính quyền công nhân do nhóm Đệ tứ lãnh đạo.
Họ lập luận như vậy. Thật đúng với lý thuyết “cách mạng thường
trực”.
Họ ra sức “đào đất dưới chân”bọn tôi; họ tìm cách đâm vào hông tụi
tôi.
Lúc này, sau vụ xung đột 2 tháng 9, nhất là sau vụ Tây treo cờ ở phủ
Toàn quyền, Anh, Nhật đòi tước vũ khí của dân quân, v.v… thì ai cũng thấy
quân Pháp sắp sửa trở lại, nhiều người tán thành thái độ hoà hoãn thương
lượng (tranh thủ thời gian để chuẩn bị) của chính quyền (của anh Thạch và
tôi), nhưng cũng có một số ít người cho rằng bọn tôi “mềm”quá, thoả hợp
quá, họ trách tại sao lại thả bọn Pháp bị bắt chiều 2 tháng 9, sao không đem
xử tội chúng vì đã bắn chết người Việt Nam, họ trách tại sao chịu “nộp vũ
khí”v.v… Họ đòi thừa lúc Pháp còn chưa đông, đánh úp một trận, tiêu diệt
hết thực dân. Có lần, không biết ai, chắc là bọn tay sai của Pháp chớ ai đâu
lạ, dán áp phích hàng chục cái ở đường Paul Blanchy165 từ Tân Định đến
Tân Bình, cho biết: “xe tăng của Nga qua giúp cách mạng Việt Nam đã đến
Miến Điện rồi!”. Rõ ràng là tụi khiêu khích muốn cho đồng bào ta tin một
cách hão huyền, rồi đánh Pháp, trị Anh ngoài đường, gây phản ứng mạnh
của Đồng minh, phản ứng có lợi cho Pháp. Bọn tôi biết được, cho người đi
gỡ các áp phích lố lăng ấy thì, ở một vài nơi, quần chúng tưởng đâu anh em
đi gỡ áp phích đó là Việt gian; suýt có đánh lộn.
Bọn đệ tứ Trốt-kýt lợi dụng tâm lý của dân “muốn đánh”để tuyên
truyền cổ động rằng tụi tôi sợ Tây, không dám đánh Tây, đang “thoả hợp”
với thực dân. Khẩu hiệu của chúng lúc này là: đòi chính quyền phải kiên
quyết chống Pháp; và muốn chống Pháp có hiệu lực thì đòi chính quyền phải
“võ trang quần chúng”. Tụi đệ tứ biết chán rằng không có vũ khí (súng đạn)
ở đâu để mà phát cho quần chúng; chính phủ cách mạng còn phải đi kiếm
từng cây súng, từng viên đạn mà cũng không có bao nhiêu để võ trang cho
quân lính cách mạng. Quần chúng chỉ có thể tự võ trang bằng vũ khí thô sơ.
Nhưng vấn đề chính của Trốt-kýt là làm cách nào để hạ uy thế của chính
165 Paul Blanchy: nay là đường Hai Bà Trưng.
316
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
quyền, cụ thể nhất là của ông Giàu. Cho nên, tụi nó biểu tình om sòm trước
cửa Chợ Mới. Vài trăm người thôi (mà tin được đưa lên báo). Bên anh Hành,
anh Tươi (cảnh sát) hỏi tôi phải đối phó cách nào, họ xin phép trị bọn Trốtkýt
ngóc đầu; tôi không đồng ý, chỉ yêu cầu anh em mặc thường phục ra giải
thích cho nhân dân: Chính phủ còn chưa có mấy súng đạn thì làm sao võ
trang cho quần chúng bằng súng đạn được? Hãy coi chừng bọn khiêu khích
làm rối thêm cho chính quyền cách mạng mới thành lập, ngồi chưa nóng
ghế… Tụi đệ tứ Trốt-kýt bày ra vụ biểu tình này, bên anh Trấn điểm danh
được họ; họ khôn, nhưng làm sao khôn hơn tụi tôi được? Họ không trương
cờ và huy hiệu “sao xẹt”của họ, nhưng “thấy của biết người”, giấu thế nào
được? Tụi tôi đoán trước rằng tụi đệ tứ Trốt-kýt sớm hay muộn sẽ tìm cách
tập hợp lực lượng, làm “quân sư”thầy dùi cho các tổ chức chống Việt Minh,
chống Đảng Cộng sản. Quả thật như vậy.
(2) “Minh thệ” –một âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng
Tất cả những ai đã làm chính trị ở xứ này đều biết trước rằng các ông
lãnh tụ “Mặt trận quốc gia thống nhất”, phần lớn (phần lớn chớ không phải
tất cả) có kỳ thị với Đảng Cộng sản. Bởi vậy, cho dù Việt Minh chủ trương
tập hợp toàn thể dân tộc (bao gồm cả tư sản dân tộc và thân hào yêu nước),
các ông lãnh tụ quốc gia kia chỉ xin gia nhập Việt Minh vì áp lực của quần
chúng phần nào, vì sự an toàn của chính họ chớ không phải chủ yếu vì quyết
tâm xây dựng đoàn thể rộng lớn để đánh đổ thực dân, giành độc lập tự do,
bảo vệ chính quyền cách mạng. Không quá mười ngày, sau khi khởi nghĩa
thành công, thì họ đã âm mưu tập hợp lại chống chính quyền cách mạng.
Nếu sau một vài tháng, năm ba tháng Việt Minh tỏ ra bất lực hay đầu hàng
thực dân khi ấy bọn kia lập một cuộc “minh thệ”chống Việt Minh thì “còn
có lý”–như lời Tiểng nói –đầu này, chính quyền cách mạng chưa có thì giờ
để xếp đặt xong cái văn phòng, trong lúc đó thì Anh, Pháp đã bắt đầu tiến
công chúng ta đều khắp, thì chúng đã đồng hè lo đánh đổ chính quyền cách
mạng rồi! Rõ ràng là họ có ác ý, nếu không phải trực tiếp thì cũng là gián
tiếp làm lợi cho địch, làm lợi cho Pháp.
Có quan hệ gì giữa bọn họ với Pháp, Anh trong cái “minh thệ”mà
mục đích chúng là đánh đổ chính quyền cách mạng?
Ai, những ai âm mưu đó?
Họ tưởng đâu chúng tôi không biết gì về hành tung của họ. Thật ra thì
Trấn, Tiểng và tôi nắm được gần hết âm mưu của họ. Bọn Trốt-kýt đọc sách
mà không hiểu sử, cứ nghĩ rằng cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là cách
317
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
mạng tháng Hai năm 1917 của nước Nga, một cuộc cách mạng tư sản đưa
giai cấp tư sản và Đảng tiểu tư sản Men-sơ-vích, s.r lên cầm quyền; chúng
mưu toan tiếp tục làm cách mạng tư sản bằng cách đánh đổ chính quyền Việt
Nam dân chủ cộng hoà, đưa Trốt-kýt đệ tứ lên cầm quyền. Nhưng đệ tứ ở
Sài Gòn thì yếu quá, vì vậy, đệ tứ Trốt-kýt liên kết với Đảng quốc gia độc
lập thân Nhật, với Hoà Hảo (Hoà Hảo đang tính nổi dậy cướp chính quyền ở
9 tỉnh miền Tây Nam Bộ) và với một cánh của Cao Đài. Cuộc họp “minh
thệ”của chúng họp ở một nhà ở xóm Cây Quéo, chưa tới ga Xóm Thơm, ở
cơ quan quân sự của Cao Đài Dương Văn Giáo. Ký bản “minh thệ”mà
chúng tôi (tôi, Tiểng, Trấn) nắm được văn bản ngay trong đêm ký kết, có 13
người, trong đó phần lớn là Trốt-kýt: Huỳnh Văn Phương, Hồ Vĩnh Ký,
Phan Văn Chánh, Phan Văn Hùm, bà Sương (vợ của Ký), Trần Văn Thạch,
Huỳnh Phú Sổ, Lương Trọng Tường, Lương Văn Giáo, Phan Hiếu Kinh, và
ba người nữa tôi không nhớ tên, hình như có Vũ Tam Anh nữa. “Minh thệ”
đoàn kết thành một mặt trận, quyết tâm đánh đổ chính quyền hiện giờ. Đêm
ấy, khi tôi mới bắt đầu đi ngủ tại dinh Hành chánh Nam Bộ, trời cũng khuya
rồi, thì Huỳnh Văn Tiểng đánh thức tôi, đưa bản “minh thệ”cho tôi xem.
Tiểng lấy làm tiếc tại sao có những anh Hùm, anh Chánh trong đám âm mưu
lật đổ này; Tiểng chưa hiểu rõ bản chất Trốt-kýt. Còn tôi thì biết tụi ấy quá
rồi. Chúng tôi có cách đối phó. Cách đối phó hay nhất chưa chắc là bắt họ.
Bắt họ khi họ chưa chuyển qua hành động thì có thể dân Sài Gòn không lấy
gì làm bằng lòng, nhưng người không hiểu rõ sẽ nói là Cộng sản đệ tam
nặng đầu óc bè phái, độc tài. Trong lúc Trấn giám sát sự hoạt động của
nhóm này ở Sài Gòn thì Tiểng thi hành lệnh của tôi vào Chợ Quán, nhà của
Ký, Sương thu gọn mấy trăm khẩu súng và đạn tích trữ bất hợp pháp từ lâu.
Bà Sương tới khóc lóc với anh Thạch. Nhưng làm thế nào được? Ai đi trả lại
súng đạn cho đám sắp làm loạn? Không đem bắn ngay đã là may rồi! Anh
Hoàng Quốc Việt được tôi báo cáo về vụ “minh thệ”này, anh bán tín bán
nghi, có lẽ anh ngờ tôi “bày vẽ”, “bịa đặt”; anh cứ mời mấy tay Trốt-ký “sao
xẹt”vào ban ngoại giao, mời Hùm, Sổ vào Uỷ ban nhân dân Nam Bộ. Tôi
phản đối không được. Lần này Thạch ủng hộ Việt trong cái việc làm trái
nguyên tắc này. Ngay đêm hội nghị mở rộng đưa bọn này vào Uỷ ban thì
Hoà Hảo vũ trang nổi lên cố giành chính quyền ở các tỉnh miền Tây.
(3) Nổi loạn của Hoà Hảo
Từ 1942, khi tôi xuống U Minh Thượng (Rạch Giá) thì tôi đã nhờ
Châu Văn Giác đi nhiều chuyến qua Long Xuyên nhằm điều tra tình hình
hoạt động của Hoà Hảo. Đạo Hoà Hảo, cũng gọi “đạo khùng”là một hiện
tượng xã hội kỳ kỳ mang tính chất địa phương ở miền Hậu Giang, bổn đạo
rất đông, mê tín rất nặng, có một khuynh hướng chính trị cần được nghiên
318
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
cứu. Có lẽ, trong số các đảng viên, anh Nhung, bí thư tỉnh uỷ Long Xuyên,
người chiến sĩ già hoạt động nhiều năm ở Long Xuyên, là người biết rõ Hoà
Hảo hơn ai hết, nắm chắc thực chất của Hoà Hảo. Theo anh Nhung, Hoà
Hảo thực ra chủ yếu không phải là một cộng đồng tu hành, mà thực tế là một
tổ chức đảng phái theo hình thức tôn giáo nhằm mục đích chính trị. Theo
đồng chí Nhung nói, có thể tóm tắt mục đích chính trị của Hoà Hảo là:
“Minh vương trị vì”tức là đem lại cho nước Việt Nam độc lập một chính
quyền quân chủ có tính chất thần quyền, mà ông vua khai sáng đó không ai
khác hơn là Huỳnh Phú Sổ –“hiện thân của Phật Thầy”. Phật Thầy không
phải huyền thoại mà là một nhân vật yêu nước của cuối thế kỷ XIX ở Nam
Kỳ đã vận động chống Pháp theo một đường lối mà Pháp gọi là “chủ nghĩa
dân tộc tôn giáo”(nationalisme religieux), chủ nghĩa dân tộc nhuộm máu
Phật giáo này cũng đã từng xuất hiện ở Bắc Kỳ với Vương Quốc Chính, ở
Nam Trung Kỳ với Võ Trứ, chớ không riêng gì ở lục tỉnh, duy ở Nam Kỳ thì
nó kéo dài nhất, có số dân theo đông nhất, đặc biệt là ở vùng Thất Sơn.
Chương trình kế hoạch của Huỳnh Phú Sổ gồm ba bước kế tiếp: thứ nhất lấy
chín tỉnh miền Tây Nam Kỳ, thứ hai lấy Nam Kỳ, thứ ba lấy cả Việt Nam,
gần như các bước “phục quốc”của Gia Long ngày nọ.
Nhóm Giải Phóng nói rằng “Hoà Hảo là Việt Minh”, thuộc Việt Minh
“cũ”. Trong khi đó, không ai không biết rằng, hồi 1943, 1944, 1945, Huỳnh
Phú Sổ được sở sen đầm Nhật bảo vệ. Hoà Hảo có gì là Việt Minh đâu?
Chẳng qua họ tìm một chiếc thang để leo lên. Trên Sài Gòn, các anh Thâu,
Phương, Ký đi gặp Hoà Hảo ở đường Miche cũng tưởng Hoà Hảo là khuynh
hướng đệ tứ.
Nhật lật Pháp. Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân đại hội (ở Tân
Trào). Trong khi bọn tôi cử Ung Văn Khiêm và Hà Huy Giáp đi dự đại hội
quốc dân thì bên “Giải Phóng”gởi một đoàn đại biểu ba người trong đó có
một người tên là Nguyễn (hay Lê) Phú Xuân, đại diện cho Hoà Hảo. (Hoà
Hảo chịu hết tốn phí cho đoàn này đi Bắc). Yêu cầu mà Phú Xuân mang ra
Bắc là: Huỳnh Phú Sổ làm Phó Chủ tịch nước. Xuân lâu nay là người chấp
bút làm ra kinh kệ, thi thơ, sấm truyền cho Hoà Hảo, nghĩa là mưu sĩ số một.
Yêu sách Hoà Hảo tất nhiên là không dễ đạt (và Phú Xuân bị chính quyền ta
bắt trong cuộc nổi loạn của Hoà Hảo sau ngày 2 tháng 9 ở Cần Thơ). Trước
cuộc nổi loạn này, Hoà Hảo ở Long Xuyên đòi Tỉnh uỷ Long Xuyên phải
nhường chính quyền tỉnh cho Hoà Hảo; lẽ cố nhiên là đồng chí Nhung và
Tỉnh uỷ bác bỏ yêu sách đó, chỉ nhận người của họ vào làm phó; ở Cần Thơ
cũng vậy. Rồi họ tính to chuyện hơn nổi dậy cả Hậu Giang, bắt đầu ở “Tây
đô”Cần Thơ. Hôm Hoà Hảo kéo quân vào đánh úp Cần Thơ, thì Bùi Văn
319
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Dự (một lãnh tụ của “Giải Phóng”như Trần Văn Vi), đích thân cầm giấy của
Hoà Hảo đưa cho Thanh Sơn (Nguyễn Văn Tây), là uỷ viên Uỷ ban Hành
chánh Nam Bộ, thanh tra chính trị miền Tây. đòi ta giao 9 tỉnh miền Tây
Nam bộ cho Hoà Hảo. Lẽ tất nhiên là Thanh Sơn không thể chấp nhận, vả lại
anh không có quyền chấp nhận một đòi hỏi lố bịch như vậy.
Đòi hỏi không được, Hoà Hảo dùng đến vũ lực.
Hôm hội nghị Việt Minh mở rộng ở trụ sở Uỷ ban Hành chánh Nam
Bộ nhằm cải tổ Uỷ ban, anh Hoàng Quốc Việt có mời mấy đại biểu Hoà
Hảo, và bản thân Huỳnh Phú Sổ đến dự. Trong lúc đang thảo luận ở Sài Gòn
thì tín đồ Hoà Hảo kéo nhau hàng vạn vào Cần Thơ toan giành chính quyền
bằng vũ lực; họ có đủ thứ vũ khí: kiếm, siêu, đao, có những người mang
giáp, đội mão lông trĩ y như hát tuồng! Họ đòi chính quyền cách mạng phải
giao hết quyền bính lại cho Hoà Hảo; “lần này không thể không giao được”.
Cần Thơ báo tin lên Sài Gòn xin chỉ thị và điện qua cho các tỉnh xung quanh
xin tiếp ứng. Lực lượng vũ trang của ta ngăn quân Hoà Hảo phiến loạn lại ở
cửa ngõ thị xã, đánh tan phiến loạn một cách dễ dàng. Bùi Văn Dự bị Thanh
Sơn bắt, sau đó Dự được anh Hoàng Quốc Việt xin tha.
Trong hội nghị ở Sài Gòn đêm ấy, Ung Văn Khiêm và Huỳnh Phú Sổ
cãi nhau dữ dội. Tôi nắm tê-lê-phôn liên lạc với Cần Thơ và các tỉnh, và tôi
thông báo từng chặp cho Khiêm. Khiêm đòi Thầy Hoà Hảo phải ra lệnh cho
tín đồ giải tán đi, đừng xông vào thị xã Cần Thơ nữa. Thầy Hoà Hảo chưa
bằng lòng với chức phó chủ tịch Uỷ ban Nam Bộ, tỏ ra thật ương ngạnh,
thầy tin chắc rằng, trong lúc hội nghị ở Sài Gòn tiếp tục thì ở Hậu Giang,
chủ yếu là Cần Thơ, hàng vạn tín đồ Hoà Hảo đã giành được chính quyền
rồi! Cho nên, Thầy Hoà Hảo lạnh lùng trả lời Ung Văn Khiêm: “Các người
cứ giao chính quyền ở 9 tỉnh Hậu Giang thì mọi việc sẽ yên ổn bằng không
thì không biết tình hình sẽ đi đến đâu”. Anh Hoàng Quốc Việt thì ra sức
giảng hoà. Tôi không rời dây nói ở phòng bên cạnh chỗ họp, nghe kỹ báo
cáo tình hình từ Hậu Giang. Tình hình mỗi lúc thêm nguy cấp, không dùng
vũ lực cách mạng thì không đánh lui được phản cách mạng; anh em Cần Thơ
và các lực lượng vũ trang từ Bạc Liêu đến, từ Vĩnh Long sang, đều nhận
thấy như vậy. Tín đồ Hoà Hảo xông tới với gươm đao, súng lửa. Anh em ta
đã nổ súng chỉ thiên, nhưng Thầy Hoà Hảo đã bảo với tín đồ: súng Việt
Minh bắn sẽ không nổ, nổ sẽ không trúng, trúng sẽ không chết, chết sẽ sống
lại do phép lạ của Thầy. Bây giờ súng của Việt Minh bắn nổ và đạn bay vèo
vèo trên đầu những người đi cướp chính quyền; một số nhảy xuống sông, số
khác chịu tước khí giới, nơi nơi họ đều chạy tán loạn. Thanh Sơn (Tây) bắt
nhiều người cầm đầu phiến loạn, trong đó có Nguyễn Phú Xuân và Bùi Văn
320
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Dự. Trên Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ bị bắt vì tội chủ trương bạo loạn chống
chính quyền cách mạng nhưng được anh Hoàng Quốc Việt ra lệnh thả ngay!
Thầy Hoà Hảo thấy mưu đồ lấy chín tỉnh Hậu Giang thất bại nên tẩu thoát,
không quên truyền ra rằng Thầy đã “tàng hình”! Chưởng lý Trần Công
Tường khám nhà Huỳnh Phú Sổ ở đường Miche, thấy ở trong rương nhiều
tang vật không chứng tỏ rằng chủ nhân là kẻ thực sự tu hành mà là một gã
đàn ông đa tình. Hàng chục người xem tang vật, trong đó có Huỳnh Văn
Tiểng ôm bụng cười; vậy mà anh Việt nghĩ rằng tụi tôi “phao vu”! Điều
đáng chú ý là, trong vụ này, Trần Quang Vinh (lãnh tụ Cao Đài Tây Ninh)
lại kịch liệt lên án Huỳnh Phú Sổ và Hoà Hảo, Trần Quang Vinh công khai
đăng báo thành phố lời lên án đó.
(4) Hoàng Quốc Việt chỉ thị giải tán Thanh niên Tiền phong
Anh Hoàng Quốc Việt đứng về phía của “Giải Phóng”. Anh Việt ở
Bắc vào, đại diện cho Trung ương (và cho Tổng Bộ Việt Minh), cùng đi với
đại diện của phái “Giải Phóng”đã dự Hội nghị Tân Trào (nhưng vì đi lạc
nên không dự); cùng đi với Ung Văn Khiêm, mà Ung Văn Khiêm được xem
là của phái “Tiền Phong”tức là phái Trần Văn Giàu. “Phái của Giàu”, phái
“Tiền Phong”đã lãnh đạo khởi nghĩa tháng Tám thành công trên toàn bộ các
tỉnh Nam Kỳ, không trừ một tỉnh nào, không trừ một quận nào. Nhưng mà
Trung ương đã được phe Giải Phóng báo cáo là phe Tiền Phong không theo
đường lối của Đảng, tổ chức Thanh niên Tiền phong chớ không tổ chức
Thanh niên cứu quốc, tổ chức Tổng Công hội chớ không tổ chức Công nhân
cứu quốc, Thanh niên Tiền phong là tổ chức của Nhật, Thanh niên Phạm
Ngọc Thạch cũng như là Thanh niên Phan Anh thôi, v.v. và v.v. (chưa kể
những chuyện dựng đứng mà ta đã biết). Cho nên, trong lúc anh Việt nghe
theo lời của Giải Phóng, đặt lòng tin vào Hoà Hảo mà phe Giải Phóng bênh
là Việt Minh “cũ”thì anh lại quyết định giải tán Thanh niên Tiền phong (để
rồi cá nhân người Thanh niên Tiền phong nào có tiêu chuẩn sẽ được đưa vào
Thanh niên cứu quốc).
Quyết định của Việt gây ra một làn sóng căm phẫn, buồn bã chán nản
nữa trong tổ chức Thanh niên Tiền phong toàn Nam Bộ; toàn Nam Bộ khi ấy
có hơn một triệu đoàn viên Thanh niên Tiền phong. Cái anh buồn bã, căm
phẫn nhất có lẽ là Phạm Ngọc Thạch. Còn tôi, thì lẽ cố nhiên là tôi không
tán thành giải tán Thanh niên Tiền phong, tôi cho rằng cứ tổ chức và phát
triển Thanh niên cứu quốc đi, còn Thanh niên Tiền phong thì cứ giữ lại đó
làm như một Mặt trận thanh niên, ta có thể lấy Thanh niên cứu quốc làm
đoàn và lãnh đạo Thanh niên Tiền phong, đến khi nào Thanh niên Tiền
phong hết nhiệm vụ, hết tác dụng thì nó chết, chớ việc gì mà phải giải tán
321
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
một đoàn thể quần chúng rất lớn do Đảng lập ra, một đoàn thể có vai trò
quan trọng trước, trong và sau khởi nghĩa tháng Tám? Giải tán Thanh niên
Tiền phong có hại, không có lợi. Anh Việt không nghe. Quyết định giải tán
phải được thi hành ngay không chậm trễ.
Phải triệu tập một cuộc hội nghị đại biểu lớn của Thanh niên Tiền
phong Sài Gòn và các tỉnh. Hơn 500 người dự họp ở phòng họp lớn dinh
Đốc lý cũ, tầng dưới, ngoài cửa vô thì phía bên trái. Ai nấy mặt mày ủ rủ vì
đã biết lý do mục đích cuộc hội nghị rồi.
Một đồng chí giải thích lý do vì sao Thanh niên Tiền phong phải giải
tán. Giải tán rồi thì đoàn viên Thanh niên Tiền phong sẽ lần lượt vào Thanh
niên cứu quốc như thế nào. Các đại biểu dĩ nhiên là không ai phản đối Thanh
niên cứu quốc nhưng cũng không ai tán thành giải tán Thanh niên Tiền
phong, hội nghị kẹt quá! Thủ lãnh tối cao của Thanh niên Tiền phong là
Phạm Ngọc Thạch tất nhiên là phải lãnh nhiệm vụ của anh Việt giao cho là
chính thức tuyên bố chấm dứt tổ chức Thanh niên Tiền phong. Thạch lên
diễn đàn. Ai nấy chờ coi anh nói cách nào hay ho, cho thoả đáng, để sự giải
tán được êm ái, xuôi chèo mát mái. Nào dè, Thạch nét mặt giận dữ tuyên bố:
“Thanh niên Tiền phong là một tổ chức yêu nước, có công lớn trong cuộc
cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở tất cả 20 tỉnh, và trong cuộc đấu
tranh mấy tuần nay để củng cố, bảo vệ chính quyền. Thanh niên Tiền phong
đã tồn tại vinh quang, Thanh niên Tiền phong đang tồn tại anh hùng, Thanh
niên Tiền phong cứ tồn tại, không ai giải tán nó được!”. Tức thì tiếng vỗ tay,
tiếng hoan hô như sấm dậy.
Việt không có mặt ở buổi họp. Tất nhiên, Việt làm sao đoán nổi lời
tuyên bố trái cựa của Thạch? Việt đâu có biết con người của Thạch?
Có mặt ở buổi họp tôi nghĩ: nguy rồi! Nếu như thế này thì mâu thu
Có mặt ở buổi họp tôi nghĩ: nguy rồi! Nếu như thế này thì mâu thuẫn
nội bộ của ta lớn quá, không phải chỉ là mâu thuẫn giữa Hoàng Quốc Việt
đại biểu Tổng bộ Việt Minh với Phạm Ngọc Thạch, thủ lãnh một triệu
Thanh niên Tiền phong Nam Bộ. Hậu quả sẽ ra sao trong cái tình hình đang
găng và càng ngày càng găng này? Việt làm sao có thể tha thứ, chịu nhượng
Thạch? Thật thà tôi không hiểu, hoàn toàn không hiểu vì lẽ gì Việt lại hấp
tấp đến thế?
Thạch nói như vậy. Đại biểu hoan hô Thạch như vậy. Nhưng giải tán
Thanh niên Tiền phong là điều đã được quyết định rồi. Người ta ra về bần
thần đến cực độ. Anh em có người tự hỏi: chừng nào tới phiên Tổng Công
đoàn? Tổng Công đoàn cũng do Xứ uỷ tổ chức, đã có lúc tồn tại và hoạt
322
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
động dưới danh nghĩa “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp”mới lấy lại
tên Tổng Công đoàn mấy ngày trước khởi nghĩa mà cũng không mang tên là
“Công nhân cứu quốc”thì sẽ bị giải tán không? Trong 80 ngàn đoàn viên
Thanh niên Tiền phong ở Sài Gòn và khoảng 1 triệu Thanh niên Tiền phong
Nam Bộ ai có tiêu chuẩn vào Thanh niên cứu quốc (ít hơn rất rất nhiều).
Giữa lúc khó khăn lớn như thế này mà gây thêm lo âu, xáo trộn, anh Việt rõ
ràng là kém chính trị, hẹp hòi quá,166 nhiều anh em nghĩ vậy, nói như vậy, họ
không sai lắm đâu! Sau buổi họp tôi nói nhỏ với Thạch: Anh Việt và cậu
“trái cựa”nhau, như vậy thì cậu và cả tôi chắc khó yên ổn ở đất Sài Gòn
này.
(5) Việt đổi đồng chí Mười Thinh, chủ tịch Hóc Môn xuống làm chủ tịch
Thủ Thừa
Việc giải tán Thanh niên Tiền phong là việc lớn, còn việc sau đây kể
ra là chuyện “nhỏ”trong số nhiều việc nhỏ, từa tựa như cách “làm ăn”của
Việt khi cầm quyền tối cao ở Nam Bộ. Hóc Môn có tiếng rất xứng đáng là
“ổ cộng sản”từ hàng chục năm nay. Mới năm năm trước đó, trong cuộc khởi
nghĩa Nam Kỳ 1940, ở cả vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định chỉ có quận
lỵ Hóc Môn là bị quân khởi nghĩa tiến công chiếm lấy phần lớn trong mấy
giờ liền trước khi rút lui. Ai nấy tưởng đâu phái Giải phóng của các anh Vi,
Dự khi khởi nghĩa đã giành được chính quyền ít nhất là ở Hóc Môn, trong số
cả trăm quận của Nam Kỳ. Sự thật là ngay cả ở Hóc Môn –“căn cứ”của Vi,
Dự –cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 25 tháng 8 lại do Thanh niên
Tiền phong làm gọn và đưa thủ lãnh của mình là Mười Thinh lên làm chủ
tịch quận. Mười Thinh là một đảng viên cộng sản lâu năm thuộc hệ thống
Xứ uỷ Nam Kỳ (gọi là “Xứ uỷ Tiền Phong”). Phía Giải Phóng không bằng
lòng, đi vận động nhờ anh Việt đổi Mười Thinh đi làm chủ tịch quận Thủ
Thừa (Tân An), để lại chỗ cho một chủ tịch quận thuộc cánh Vi, Dự.
Kỳ cục thật! Chẳng lẽ anh Việt lại chẳng thấy rằng phía Vi, Dự hoàn
toàn không có lấy được một tỉnh, một quận nào trên đất Nam Bộ hay sao? Ít
166 Tóm lại một chữ là: ngu. Người biên tập liên tưởng tới một câu nói của bác sĩ Phạm
Ngọc Thạch, bộ trưởng bộ y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu những năm 1960, trong
lúc ĐCS rất mao-ít về mặt đối nội, một tối ở Hà Nội ông Thạch rủ Georges Boudarel
(giáo sư Pháp, năm 1950, ra bưng tham gia kháng chiến, làm việc dưới sự lãnh đạo của
ông Thạch, và đã bị tòa án quân sự Pháp kết án tử hình) đi ăn phở. Nói đến Cụ Hồ, ông
Thạch than thở: "J'arrive pas à comprendre comment le Vieux arrive à supporter tous ces
cons" (Tao không hiểu Ông Già làm thế nào mà chịu đựng nổi cái lũ ngu ấy).
323
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
lâu nữa, cái quyết định của anh Việt chuyển Giàu và Thạch ra Bắc, cũng là
loại Mười Thinh đi Thủ Thừa đó mà thôi!
15. Pháp chiếm trung tâm Sài Gòn bằng vũ lực
(1) Được sự ủng hộ của thực dân Anh, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị
dùng vũ lực đánh chiếm Sài Gòn
Thiếu tá A. Peter Dewey
Vì Anh và Pháp là hai đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới nên cả
hai sát cánh nhau, chống phong trào giải phóng dân tộc là lẽ dĩ nhiên. Dầu
Anh là trong phe “Đồng minh”, không một ai có thể mơ hồ về điều đó. Pháp
sở dĩ ngồi thương lượng với ta ở Sài Gòn chẳng qua vì chúng nó muốn chờ
hoàn thành nốt công việc chuẩn bị xâm lược của nó ở Sài Gòn, và chờ đại
binh của chúng nó từ Pháp sang Sài Gòn mà thôi; cũng không một ai có thể
mơ hồ về điều này. Và trong mọi cuộc nói chuyện ở Sài Gòn giữa chúng tôi
và đại biểu Pháp, thực dân Pháp luôn luôn bảo: Pháp trở lại Đông Dương đã,
rồi sau sẽ nói chuyện về việc cho Đông Dương tự trị như De Gaulle đã hứa
hẹn. Còn ta thì, trái lại, khẳng định rằng chỉ có thể thương lượng trên cơ sở
nước Pháp công nhận quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hai
bên có lập trường trái ngược nhau như vậy; thương lượng không thể đi đến
đâu; không đi đến đâu mà cứ phải thương lượng; Pháp và ta đều hiểu nhau.
Mỗi bên đều “tranh thủ thời gian”để làm việc chuẩn bị đánh. Anh Thạch
324
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh, Pháp và Mỹ về vấn đề thuộc địa. Ở Sài
Gòn khi ấy, có một đại diện có uy thế của Mỹ là thiếu tá Dewey167 –em ruột
của quan thống đốc bang New York của nước Mỹ –mà Dewey thì, một hôm
tiếp chuyện với Thạch ở tại dinh Hành chánh Nam Bộ, nói Mỹ không tán
thành để Pháp trở lại Đông Dương như trước, ông ta đề nghị với Thạch là
nên đi Mỹ ít hôm, để nói chuyện thẳng với chính phủ Mỹ. Thạch cũng ừ à,
chờ bàn lại. Thạch hỏi ý tôi; tôi cho rằng thật có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp
một bên và Mỹ một bên về vấn đề Đông Dương, nhưng mâu thuẫn đó không
cơ bản, không sâu sắc đâu, cho dù Tổng thống Roosevelt còn sống đi nữa;
dù sao thì ta vẫn có thể tìm cách lợi dụng mâu thuẫn ấy xem ra sao, nhưng
việc đó là thuộc thẩm quyền của Hà Nội, ở Nam Bộ ta chỉ có thể góp phần
mà thôi. Dewey có hôm bảo là nếu Thạch muốn đi Mỹ thì y có cách bí mật,
ví dụ như để Thạch trong cái valy ngoại giao lớn, đưa lên máy bay, ít hôm
lại trở về bằng cách ấy. Xem chừng cuộc “đi sứ”ly kỳ lắm! Tôi bàn với
Thạch rằng, nói chuyện với Mỹ là chuyện của chính phủ Trung ương. Thạch
đi Mỹ chẳng giải quyết được gì đâu, ở lại Sài Gòn cần thiết hơn. Thạch và
tôi chưa kịp ừ hử gì thì Dewey 1 bị mất tích, nghe đâu bị trúng đạn khi ông ta
mạo hiểm lái xe đến ngã ba Chú Ía (đường Phú Nhuận đi Gò Vấp).
167 Dewey: Albert Peter Dewey (1916-1945) thiếu tá tình báo, phụ trách phân đội 404 của
OSS (Cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ, được thành lập trong Thế chiến lần thứ nhì)
được gửi tới Sài Gòn tháng 9.1945 để hồi hương quân nhân Mỹ bị Nhật Bản bắt làm tù
binh, theo dõi việc giải giới quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16 và theo dõi tình hình Nam
Bộ. Peter Dewey tỏ ra rất nhạy bén, hiểu rõ sức mạnh của phong trào dân tộc qua những
tiếp xúc với các ông Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Giàu, Phạm Văn Bạch. Sau 20 ngày ở
Sài Gòn và hai ngày trước khi chết, Peter Dewey viết trong báo cáo gửi OSS: “Nam Bộ
đang bùng cháy. Người Pháp và người Anh sẽ bị kết liễu nơi đây và chúng ta [người Mỹ]
cũng sẽ phải rời khỏi Đông Nam Á”(Cochinchina is burning, the French and British are
finished here, and we [the Americans] ought to clear out of Southeast Asia) (24.9.1945).
Nhận định sáng suốt của viên sĩ quan 29 tuổi này đối lập với lập trường thực dân của
tướng Gracey (chỉ huy phái bộ Anh) và đại tá Cédile (phái viên Pháp), và của cả chính
quyền Mỹ (lúc đó, tổng thống Harry Truman đã chấp nhận để Pháp trở lại Đông Dương,
tiếp tục chủ trương của Roosevelt trước khi chết). Cùng ngày 24.9.1945, Gracey quyết
định Dewey là “personna non grata”, phải rời khỏi Việt Nam. Hai ngày sau, trên đường
ra sân bay Tân Sơn Nhất, ông bị bắn chết. Một số người Mỹ nghi rằng đây là do Anh-
Pháp mưu sát, nhưng có nhiều khả năng ông bị du kích bắn tại một nơi từng có đụng độ
với quân Pháp, ông bị hiểu lầm là Pháp (Gracey cấm không cho Dewey và cộng sự treo
cờ Mỹ trên xe). Dewey là quân nhân Mỹ đầu tiên bị chết và mất tích ở Việt Nam. Về hoạt
động và cái chết của ông, có thể đọc tác phẩm (có trên mạng, xem đây) của Archimedes
L. A. Patti: Why Viet Nam? Prelude to American Albatros, University of California
Press, Berkeley & Los Angeles & London, 1980 và bài viết khá đầy đủ của Phan Văn
Hoàng: Bi kịch Albert Peter Dewey trên mạng Giao Điểm.
325
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Bà Nancy Dewey, con gái thiếu tá P. Dewey,
gặp ông Trần Văn Giàu năm 2005 tại Việt Nam.
Cuộc thương lượng với Pháp kéo dài nhì nhằng. Có lần, trưởng phòng
thông tin của đại tá Cédile đến gặp Phạm Ngọc Thạch (có mặt tôi) y nói
thẳng: “Có lẽ các ông quan niệm rằng độc lập phải giành bằng vũ lực, bằng
máu để chứng tỏ là xứng đáng với độc lập, và để chứng tỏ rằng dân nước các
ông biết giành quyền độc lập ấy; bởi vậy, có lẽ các ông quan niệm rằng dù
chưa biết được thành bại ra sao cũng cứ phải chiến đấu đã; và có lẽ các ông
quan niệm rằng những hành động anh hùng sẽ bảo đảm cho tương lai, sẽ làm
cho dân chúng có ý thức về sức mạnh của mình, tự biết rằng mình đã trưởng
thành; nếu quả như vậy thì không còn cần phải thương lượng giữa các ông
và chúng tôi nữa”. Chừng như hắn doạ cắt đứt thương lượng, Pháp muốn thử
tinh thần chúng tôi. Thạch trả lời ngắn gọn: “Chính là như vậy! Ông nói
đúng, chỉ sai có một điều là không phải chúng tôi không biết trước thành bại,
chúng tôi biết trước rằng chúng tôi sẽ thắng, nước chúng tôi sẽ giữ được độc
lập.”
Quân Pháp tại Sài Gòn mỗi ngày thêm đông. Sẵn có mười mấy ngàn
lính Pháp bị Nhật bắt làm tù binh, nay được thả ra, được trang bị, tập luyện
lại và rất hiếu chiến. Quân Anh, Ấn cũng càng ngày càng đông thêm.
Một tuần sau vụ xung đột đổ máu ngày 2 tháng 9, thì trưởng phái
đoàn kiểm soát quân sự “Đồng minh”Anh là Gracey đến Sài Gòn xuống
Tân Sơn Nhất, với một lực lượng quân sự. Tiếp theo đó, Gracey ra “bố cáo”:
- Cấm người Việt Nam mang vũ khí; Việt Nam phải nộp vũ khí.
- Quân đội Đồng minh đã lãnh trách nhiệm gìn giữ trật tự.
- Từ nay lực lượng cảnh sát người Việt Nam là một lực lượng phụ thuộc của
326
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
quân Anh.
- Cấm tất cả các báo Việt Nam.
Người 19 tháng 9, họp báo, Cédile lên chân tuyên bố: “Việt Minh
không đại diện cho nhân dân. Việt Minh bất lực trong việc giữ trật tự, ngăn
cướp. Người Pháp thấy cần phải lập lại trật tự. Và chúng tôi sẽ lập một chính
phủ theo tuyên bố 24 tháng 3”.
Thế là rõ. Người Pháp, người Anh đã ném lá bài xuống chiếu. Nói
một cách trắng ra, họ sẽ dùng vũ lực lập lại chế độ thực dân. Nhà báo P.
Devillers về sau có viết về tình hình lúc này như sau:
“Dưới ảnh hưởng của những người yêu cầu ông ta phải cương quyết,
Cédile dễ dàng nghĩ đến dùng bạo lực. Cédile sợ điều xấu nhất có thể xảy ra,
người Việt thì lúc này sôi nổi lắm, còn quân Pháp thì chưa lấy gì làm đông,
thái độ của Nhật lại mơ hồ. Tình hình vật chất và tinh thần của phái đoán
Pháp rất tồi: không có văn phòng, không có dây nói, không kéo cờ Pháp lên
được. Cédille có mặc cảm là đang theo đuôi người Anh. Hơn nữa người Việt
bắt đầu phá hoại ở bến tàu biển, ở sân bay Tân Sơn Nhứt, giao thông với bên
ngoài có thể bị nghẽn. Ngày 17 Việt Minh rải truyền đơn kêu gọi chuẩn bị
bãi thị, bãi công. Nổ ra nhiều cuộc xung đột giữa người Việt với người Pháp
trên đường phố. Nhiều người Việt theo Pháp bị bắt. Tất cả các cuộc thương
thuyết với nhà cầm quyền Việt Nam đều không đem lại kết quả gì, Ủy ban
Nam Bộ mỗi lần đều trả lời bằng cách đề nghị lại là Pháp phải đưa trở về trại
những quân lính Pháp trước khi trả họ về Pháp”.
Mấy lâu nay, có người đề nghị với tôi là trước sau gì cũng sẽ đánh
nhau giữa ta và Pháp, vậy thì ta nên hạ thủ trước có lợi hơn. Tôi không đồng
ý. Hạ thủ trước chỉ có lợi tạm thời, thắng không quyết định mà có hại về
chính trị. Giữa Pháp và Anh, ta làm sao phân biệt? Vả lại, ngay hồi này lực
lượng của ta đối với Pháp (và Anh) không phải là có ưu thế tuyệt đối. Còn
Anh sử dụng quân Nhật tới mức nào, ai lường trước được hết? Không nên
tính tới chuyện hạ thủ trước mà phải tính đến việc Pháp sẽ thình lình đánh ta,
nhờ sự đồng loã của Anh, thì ta phản ứng tích cực và kịp thời như thế nào,
ngăn chặn và đánh dẹp như thế nào?
Như vậy cả Anh lẫn Pháp vừa bụm miệng ta, vừa trói tay ta và sắp
tiến công đánh ta.
Sau ngày 2 tháng 9, mỗi lúc Anh, Pháp càng tăng cường gấp rút sự
chuẩn bị quân sự để đánh chiếm lại Sài Gòn. Nếu kể chỉ trên địa bàn “Sài
327
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Gòn”thôi thì số quân Pháp bị Nhật cầm tù từ 9 tháng 3, cũng đã nhiều lắm
rồi, chỉ cần tổ chức lại, vũ trang lại, trong lúc quân Pháp tập trung ở Ấn Độ,
Madagascar lục tục sang. Đến ngày 22 tháng 9, quân số của Pháp ở Sài Gòn
gồm có trung đoàn thuộc địa số 11 và trung đoàn thuộc địa số 5, cộng với từ
500 đến 1.000 Pháp kiều mới được động viên nhập ngũ. Riêng lính Gourka
(người Ấn) của Anh non già 3.000; và Anh sử dụng 7 tiểu đoàn Nhật đông 5
nghìn quân.
Ngày 21 tháng 9, Gracey tuyên bố thiết quân luật; ai có “hành động
phá hoại”thì bị tử hình.
Và hôm 22, chúng nó chiếm Khám Lớn. Trong lúc đó thì Pháp thả
tung tất cả mười mấy ngàn lính Pháp, tụi này ra tay cướp bóc: cướp tiệm
vàng Kim Thịnh, cướp tiệm sơn Nguyễn Sơn Hà, cướp tiệm giày Phú Ký,
phá trụ sở Tổng Công đoàn ở số 245 đường La Grandière168
(2) Ta gấp rút hơn nữa chuẩn bị đối phó với tình thế găng sắp nổ
Hồi chưa làm khởi nghĩa thì ở hội nghị Chợ Đệm tất cả chúng tôi đã
tính trước rằng quân đồng minh sẽ sớm vào Sài Gòn và miền Nam, chính
thức là để giải giáp quân Nhật, thực tế là để chống phá cách mạng Việt Nam,
lập lại chế độ thuộc địa của Pháp. Quân Anh vào thì trong đó có quân Pháp.
Chúng vào mà khởi nghĩa chưa thành công thì chúng sẽ ngăn khởi nghĩa;
chúng vào mà cách mạng đã thành công rồi thì chúng quyết phá chính quyền
cách mạng cho kỳ được. Đúng như vậy. Không thể khác. Sài Gòn, Nam Bộ
đã khởi nghĩa thành công rồi thì quân Anh, Pháp mới vào tới. Vào tới thì
chúng phá ngay. Chúng bắt đầu phá ngay từ buổi lễ 2 tháng 9. Ngay từ ngày
2 tháng 9, máu đã đổ trên đường phố Sài Gòn.
Sau ngày 2 tháng 9, nhất là sau khi Gracey đến Sài Gòn, thì chúng tôi
càng tìm hết các cách để theo dõi hoạt động của Anh, Pháp, Nhật. Theo dõi
kỹ thì hết sức khó, song những hành động của Anh, Pháp từ đó không thể
nào không cho chúng tôi tin chắc rằng địch có kế hoạch sẽ “hạ thủ”sớm để
chiếm lại Sài Gòn. Rất sớm thôi. Cho nên chúng tôi ở Xứ ủy và Ủy ban phải
kịp thời có một loạt hành động đối phó. Nói “đối phó”là nói bị động rồi. Mà
168 Các đường phố nói trong phần này:
La Grandière: sau thành Gia Long, nay là Lý Tự Trọng.
Charner: Nguyễn Huệ
Léon Combes: Sương Nguyệt Ánh
328
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
chủ động đánh trước thì, dù là đánh ngay sau 2 tháng 9, lúc địch chưa chuẩn
bị tới đâu, chúng tôi cũng nghĩ rằng không nên; không nên và không được.
Chuẩn bị đối phó với tình thế găng, sắp nổ, chúng tôi đã làm gì?
1. Đã “không kèn không trống”đưa các đơn vị quân đội và một số đơn
vị dân quân ra ngoại thành trước khi và nhất là từ khi Gracey tuyên bố
thiết quân luật.
2. Ta đã ra sức tăng cường các đội xung phong công đoàn thanh niên và
“Quốc gia tự vệ cuộc”. Riêng Công đoàn ta lập được hơn 360 tổ, đội;
lớn thì gọi là đội, nhỏ thì gọi là tổ. Việc làm này có phần công khai,
có phần bí mật; công khai thì một số đội xung phong công đoàn đến
tuyên thệ tập thể trước bàn thờ Tổ quốc lập tại trụ sở Tổng Công đoàn
đường La Grandière; còn các đội xung phong thanh niên thì tuyên thệ
ở trụ sở Charner và nhiều nơi khác; thề hy sinh bảo vệ độc lập của
nước nhà; bí mật là tổ chức thành lập Mặt trận nội thành gồm 16 tiểu
khu, mỗi tiểu khu gồm một số gần mấy chục đội xung phong, cũng
gọi là “ổ đề kháng”, con số này cứ tăng lên mãi.
3. Ta tăng cường chuẩn bị: cứu thương, thuốc men và dầu xăng, dầu lửa
để đốt những nơi cần đốt, ta tập trung ở nhiều nơi những cưa, búa, xà
beng để làm công tác phá hoại những chỗ đã tính trước.
4. Một Ủy ban kháng chiến được thành lập. Tôi chỉ định Huỳnh Văn
Tiểng, Nguyễn Lưu phụ trách riêng nội thành Sài Gòn.
5. Mặt trận nội thành trước hết làm nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức bảo vệ
cơ quan đoàn thể, chính quyền của ta; nó chỉ huy các tổ chức chiến
đấu và các đội xung phong công đoàn và thanh niên. Mặt trận nội
thành, có nhiệm vụ hoạt động ở trong thành phố. Còn ngay lúc đó,
chúng tôi tổ chức ra 4 mặt trận bao quanh thành phố, cố không cho
địch ra khỏi Sài Gòn. Các cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Chữ Y, cầu
Tân Thuận, đường bộ vào Chợ Lớn, ra Bà Quẹo, mỗi đoạn vòng cung
đều có bố trí lực lượng của ta
Hơn 10 ngày nay, Tiểng và tôi đêm thì vào Chợ Lớn, cũng có nhiều
ngày làm việc trong đó, để đề phòng địch ám sát, bắt cóc, hay tập kích của
quân thù, nhưng cũng sắp xếp thế nào để không vắng mặt ở trụ sở.
329
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
(3) Một cái bẫy của thực dân
Xế ngày 22 tháng 9, độ chừng 14 giờ, Thạch qua phòng làm việc của
tôi tại trụ sở ủy ban, tự kéo ghề ngồi (ông này ít khi ngồi nói chuyện lắm),
Thạch bảo: “Nè, anh Giàu à, phái đoàn Pháp cho hai người (có một đảng
viên xã hội, đều là quen biết với Thạch và tôi) tới mời tụi mình ăn cơm tối
với họ và cùng họ tiếp tục thương thuyết; họ nói tướng De Gaulle vừa gửi
người đến Sài Gòn, có chỉ thị mới. “Diner de travail”–Thạch nói bằng tiếng
Pháp –anh Giàu nghĩ thế nào?
–Tụi nó mời ai?
–Mời anh (Giàu) với tôi (Thạch).
–Sao không mời Bạch (chủ tịch mới của ủy ban)?
–Ai biết đâu?
–Ăn ở đâu?
–Ở trụ sở phái đoàn Pháp.
–Theo Thạch thì chúng ta nên đi hay không nên đi?
–Nên đi, đi xem tụi nó có đề nghị gì mới, chớ không còn nói gì được
thêm nữa với Cédile, vả lại Cédile cũng không có đủ tư cách thương lượng
ngoại giao. Theo anh thì nên đi không?
–Tôi suy nghĩ đã.
Thạch bảo: hai thằng đem thư mời còn ở phòng bên chờ trả lời.
Tôi liền nói:
–Đi! Mình sẽ đi với Thạch. Giữa 4 và 5 giờ (16 và 17 giờ), anh trở
qua đây để chúng ta cùng bàn kế hoạch đi thế nào, nói những gì. Bây giờ tôi
lo tổ chức sự “bảo vệ”đã.
Anh Thạch ra thì tôi gọi Hiền vào; Hiền là đội trưởng đội bảo vệ, đội
này gọi là “thân binh”hay là “cận vệ”, do Tiểng tổ chức. Tôi dặn Hiền:
chiều nay Thạch và tôi đi ăn cơm tối với tụi Pháp tại trụ sở phái đoàn Pháp;
anh thu xếp việc bảo vệ; qua báo cho anh Thạch biết là tôi nhờ Hiền làm
việc ấy. Việc thu xếp không cần bí mật. Chừng một tiểu đội bảo vệ là vừa.
Rồi tôi tiếp tục làm việc như không có việc gì xảy ra.
330
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Quá 16 giờ một chút, Thạch lại sang phòng tôi nói:
–Làm gì mà phải lo việc bảo vệ cho mất công vậy? Thôi, anh bảo tụi
Hiền đừng đi bảo vệ nữa. Tụi mình cứ đến như tôi đến mọi lần, làm rình
rang, tụi nó sẽ cho mình nhát gan. Nào, ta bàn kế hoạch.
–Thạch ơi! Tôi cho rằng tụi mình không nên đi.
–Ủa sao vậy? Mình hẹn rồi kia mà! Bộ con nít sao mà lát nói có, lát
nói không? Vậy anh bảo Hiền nó chuẩn bị bảo vệ làm gì?
–Tôi không đi; mà anh cũng không nên đi. Không đi mà cũng không
báo trước là chúng ta sẽ không đến được. Tôi bảo Hiền chuẩn bị công khai
để cho tụi Tây nếu có gián điệp điều tra động tịnh của ta (mà chắc hẳn là có)
thì tụi nó tin chắc rằng tụi mình sẽ tới “phó hội”. Thạch ơi! Với những tin
tức được biết về sự chuẩn bị tác chiến của Pháp, tôi đoán chắc rằng hôm nay
tụi Tây bày tiệc cơm để gài bẫy bắt sống anh và tôi. Có khi chẳng có cơm
nước gì cả, chúng ta vừa đến cửa salon thì tụi nó sẽ tuyên bố anh và tôi là tù
binh của chúng. Anh thấy đó. Tình hình hai, ba ngày nay găng lắm, găng
muốn nổ. Trong một vài hôm nữa thôi, chắc tụi Tây sẽ dùng võ lực đánh úp
chúng ta, chiếm Sài Gòn. Nếu tụi nó bắt được anh và tôi thì sẽ hết sức trở
ngại cho cuộc kháng chiến của nhân dân ít ra là trong lúc đầu. Không nên để
mắc bẫy địch. Để cho địch bắt sống, xấu hổ lắm. Mấy đêm nay tôi ngủ trong
Chợ Lớn, anh biết chỗ nào rồi. Còn anh, Thạch, tối nay, và từ nay cũng
không nên về Léon Combes nữa. Bây giờ tôi đi nói chuyện với Xứ ủy,
Thành ủy về tình hình có thể xảy ra. Còn Hiền thì kệ nó, nó cứ làm như tụi
mình 19 giờ lên xe, nó chờ mãi đến 20 giờ tối, sẽ có người báo lại quyết
định không đi ăn cơm tối với phái đoàn Pháp, nghĩa là không đi nộp mạng
cho bọn Tây. Nếu đêm nay không xảy ra biến động gì, thì anh cứ đổ tại tôi
gấp rút đi lục tỉnh mà anh sai hẹn, vả lại chúng mình có viết thư trả lời cho
bọn Tây rằng chúng mình đồng ý với cái “diner de travail”của tụi nó đâu?
Tôi thì có 100 lý do khác nhau để giải thích tại sao không về kịp để “hội yến
hồng môn”.
Tôi thấy Thạch không bằng lòng mà cũng không cản tôi được. Nhưng
tình hình thế, ứng xử phải thế, chớ làm sao được? Giữ chữ tín với bạn là
đúng, giữ lời hứa với bọn gài bẫy mình là dại. Tôi về Chợ Lớn theo đường
vòng vèo và bố trí canh gác từ xa và gần.
331
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
(4) Pháp dùng vũ lực chiếm trung tâm Sài Gòn đêm 22 tháng 9
Đúng là tối hôm đó, Pháp xua quân đánh chiếm:
–Trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ.
–Trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc
–Nhà đèn.
–Trụ sở Bưu Điện.
–Đài phát thanh.
–Mấy bót chính.
Và lính Pháp đi ba-trui169 suốt đêm ở phần chính trung tâm Sài Gòn.
Tiếng súng nổ, nổ càng lúc càng nhiều. Các tiểu đội bảo vệ cơ quan đều
chống cự mãnh liệt với địch tới viên đạn cuối cùng, tự vệ khu phố cũng nổ
súng bắn trả bọn ba-trui Pháp hung hăng. Cả Sài Gòn không ngủ.
Tôi được Tiểng báo tin chiến sự bắt đầu vào lúc 11 giờ hơn.
Và từ giờ đó, tôi viết lời kêu gọi kháng chiến và triệu tập gấp cuộc hội
nghị liên tịch sáng sớm mai giữa Tổng bộ Việt Minh, Xứ ủy, Ủy ban nhân
dân và Ủy ban kháng chiến.
(5) Hội nghị đường Cây Mai
Từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, đi hết đường Frère Louis (nay là Nguyễn
Trãi) thì tới đường Cây Mai (nay cũng là Nguyễn Trãi). Hai đường gối đầu
nhau ở biên giới hai thành phố của địa phương Sài Gòn. Đường Frère Louis
–Cây Mai là một con đường đã có từ hồi thời phong kiến, từ thế kỷ 18, đầu
thế kỷ 19, đường này xuất từ cửa Tây thành Gia Định đi xuống Định Tường,
Vĩnh Long: một đoạn của đường thiên lý, đoạn dọc theo một số chùa nổi
tiếng, mà ngôi chùa cuối cùng và nổi tiếng nhất là chùa Cây Mai, nơi gặp gỡ
của thi nhân Gia Định. Cái tên đường Cây Mai có lẽ bắt nguồn ở đó. Từ
ngày Tây chiếm Sài Gòn, phá đại đồn Chí Hoà, thì “chùa Cây Mai”xây
dựng trên một quả đồi cao; chùa bị Pháp phá đi và xây dựng lên một cái đồn
lớn, kiên cố; chùa lần lần bị quên lửng, mà đồn “Cây Mai”lại nổi danh lần.
Tiếng ngâm vịnh của nhà văn im bặt trước tiếng “tò te”của kèn lính khố đỏ,
khố xanh. Hội nghị liên tịch của chúng tôi mở tại một địa điểm nằm giữa
đồn Cây Mai và biên giới Sài Gòn - Chợ Lớn; cách nhà ở của tôi chừng 50
thước. Nhà tôi lúc đó ở số 107 (đường Ngô Quyền hiện nay). Nơi họp hội
169 ba-trui: danh từ tiếng Pháp patrouille nghĩa là tuần tra.
332
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
nghị là số 629 đường Cây Mai (nay là Nguyễn Trãi). Tôi với Tiểng đi bộ từ
nhà sang nơi họp, vừa đi vừa bàn cách in ấn, phát hành lời kêu gọi kháng
chiến. Cuộc họp bắt đầu trước hửng sáng ngày 23 tháng 9. Mục đích cuộc
họp là quyết định kháng chiến, kêu gọi nhân dân Sài Gòn và nhân dân Nam
Bộ đứng lên cầm vũ khí kháng chiến bảo vệ độc lập tự do. Tôi tính rằng hội
nghị sẽ ngắn, gọn, toàn thể sẽ nhất trí dễ dàng. Dự hội nghị có: Hoàng Quốc
Việt, Cao Hồng Lãnh (của Tổng bộ), Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Nguyễn
(của Xứ ủy); Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tấn Nhơn (của Ủy ban nhân dân);
Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Giàu (của ủy ban kháng chiến).
Tôi báo cáo tình hình: Quân Pháp với sự đồng ý và hỗ trợ của quân
Anh đã chiếm trung tâm Sài Gòn (trụ sở Uỷ ban, trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc,
các bót lớn, nhà dây thép… ). Các đội bảo vệ cơ quan và tự vệ khu phố đã
chống cự mãnh liệt, lực lượng vũ trang và nhân dân đang chờ lệnh và trong
lúc chờ lệnh, vẫn nổ súng chặn địch. Như vậy là Pháp đã bắt đầu xâm lược
nước ta một lần nữa. Tôi xin hội nghị quyết định bắt đầu kháng chiến. Tôi
yêu cầu hội nghị thông qua lời kêu gọi kháng chiến đã được viết rồi và cần
được anh em chỉnh lý, bổ sung. Tôi cũng đề nghị Xứ ủy và Ủy ban dời về
một nơi an toàn, tôi đề nghị là ở Cần Đốt, gần thị xã Tân An, trên đường đi
vào Đồng Tháp Mười, Mộc Hoá. Có thể bây giờ tạm dọn về thị xã Mỹ Tho,
nhưng nếu đóng ở đó thì ta dễ bị địch đánh úp bằng đường sông, bằng tàu
chiến như hồi gần 100 năm về trước. Còn về phần cơ quan chỉ đạo tác chiến
thì tôi nói với Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến là dời ngay xuống Chợ Đệm,
bên kia cầu Bình Điền.
Tôi rất chủ quan, chủ quan y như hồi bắt đầu hội nghị Chợ Đệm giữa
tháng 8 để quyết định khởi nghĩa. Tôi những tưởng đâu ý kiến đề nghị của
tôi là chí lý, nên sẽ được toàn thể anh em chấp nhận ngay, chỉ sửa chữa chút
đỉnh bản kêu gọi kháng chiến mà thôi. Chớ làm sao tôi đoán trước được rằng
có người, trong tình hình này, không chịu kêu gọi nhân dân và binh sĩ đứng
lên kháng chiến chống Pháp xâm lược, mà người ấy lại là Hoàng Quốc Việt?
Trước đây, tôi nghe đồn Hà Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) sáng suốt. Nhưng
từ ngày 2 tháng 9 đến nay, chỉ trong vòng 20 ngày anh ấy đã làm tôi thất
vọng về tính sáng suốt hư truyền đó; tôi ngạc nhiên, chưng hửng về một số
quyết định kỳ cục của anh. Tôi vừa sôi nổi nhưng vừa bình tĩnh trình bày
xong tình hình và dự án nghị quyết, thì anh Hoàng Quốc Việt –như cũng đã
suy nghĩ từ đêm khi nghe súng nổ dòn ở trung tâm Sài Gòn –Hoàng Quốc
Việt chậm rãi và lạnh lùng nói:
–Không được tự tiện ra lệnh kêu gọi kháng chiến, hãy chờ chỉ thị của
Hồ Chủ tịch. Không được nóng vội, hãy chờ chỉ thị của Trung ương Đảng.
333
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Tôi nghe câu ấy như bị không chỉ một gáo mà một thùng nước lạnh
xối trên lưng. Nhưng tôi cố dằn lòng ngồi im nghe Hoàng Quốc Việt giải
thích ý kiến của anh. Ý kiến của anh Việt thực ra cũng rất đơn giản:
Kêu gọi kháng chiến, dù chỉ kêu gọi đồng bào Sài Gòn và Nam Bộ
thôi, là một điều hệ trọng lắm. Vấn đề được đặt ra là bắt đầu kháng chiến
hay tiếp tục hoà hoãn; là nói chuyện bằng súng đạn hay tiếp tục thương
lượng ở hội nghị? Bây giờ, trong lúc chúng ta mới nắm chính quyền, tổ chức
còn bề bộn, lực lượng còn ít ỏi, thế bị cô lập, thì ta nên hoà hoãn thương
lượng, không nên đối đầu bằng súng đạn, bằng vũ khí. Nếu nay ta kêu gọi
kháng chiến, máu sẽ đổ thêm nhiều, thì sẽ càng khó thương thượng, thương
lượng không được nữa. Cũng có thể là chúng ta bị bắt buộc, phải hô hào
kháng chiến lấy súng đạn chọi với súng đạn, nhưng phải chờ lệnh của Hồ
Chủ tịch, của Trung ương Đảng mới được; ta không được tự mình kêu gọi
kháng chiến. Nếu gặp trường hợp ở đây ta kêu gọi kháng chiến mà Hà Nội
không đồng ý, không tán thành, thì ta sẽ tính sao đây? Cho nên phải chờ.
Bây giờ chỉ nên kêu gọi tổng bãi công phản đối xâm lược mà thôi, phải để
cửa mở cho sự thương lượng. Chúng ta hôm nay sẽ đánh điện báo cáo và
thỉnh thị với Hồ Chủ tịch, với Trung ương Đảng. Chúng ta hôm nay cũng sẽ
phát lời kêu gọi đồng bào sẵn sàng đợi lệnh của Chính phủ Trung ương và
sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do. Hoàng Quốc Việt nói như vậy,
nói như chỉ thị của người lãnh đạo có toàn quyền.
Có người, tôi không nhớ là ai, hình như là Ngô Tấn Nhơn trả lời ngay
cho Việt rằng: “Tổng bãi công bây giờ không hại gì cho Pháp cả; vì Pháp
chỉ có vài cơ quan và vài người Việt Nam làm mướn cho nó; tổng bãi công
không ngăn chặn được sự xâm chiếm bằng võ lực. Nó đánh tới mà ta ngồi
chờ lệnh Trung ương chưa biết hôm nào tới, thì nay ta mất Sài Gòn, mai ta
mất Gia Định, mốt ta mất Chợ Lớn, địch nó có chờ đâu, nó thấy ta chờ nó
càng tiến đánh mau hơn, mạnh hơn; đến khi ta bắt đầu đánh thì địch đã
chiếm được lợi thế, ta càng khó khăn hơn biết mấy!”
334
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Trần Văn Giàu và Huỳnh Văn Tiểng, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám
(2007, ảnh Việt Dũng)
Phạm Ngọc Thạch nói: “Đánh thì cứ đánh, thương thuyết thì tiếp tục
thương thuyết, cái này có “exclure”(Thạch nói nửa ta nửa Tây) - “bài trừ”
cái kia đâu. Tôi nghe anh Giàu nói ngày xưa Nguyễn Trãi vừa đánh vừa nói,
đánh càng thắng thì nói càng có kết quả. Tụi nó đánh, mình không đánh lại,
mà biểu tụi nó ngồi nói chuyện thì sao được?”
Huỳnh Văn Tiểng cho rằng: “Ta chưa ra lời chính thức kêu gọi kháng
chiến mà tự vệ, dân quân, thanh niên, công đoàn đã bắt đầu đánh trả quân
địch rồi, theo chỉ thị đã truyền sẵn, khi tình thế quá căng. Cuộc kháng chiến
tự động đó chắc chắn sẽ mở rộng thêm, kịch liệt thêm, cho dầu ta không ra
lệnh kháng chiến; đến một lúc, không xa lắm đâu, nếu ta không kêu gọi
kháng chiến thì ta sẽ không lãnh đạo được phong trào kháng chiến của quần
chúng nữa, ta sẽ mất hết uy tín, quần chúng sẽ chán chê sự do dự của ta, ta
còn lãnh đạo được ai nữa? Địch đánh ta thì ta đánh lại, tất nhiên phải như
thế, chờ sao được? Sao lại chờ? Bảo chờ đợi khác nào là bảo bó tay để cho
địch tha hồ bắt giết, xâm chiếm?”
Nguyễn Văn Nguyễn nói: “Lấy gì mà đánh? kháng chiến bằng cái
gì?”(Câu hỏi giống y như trong hội nghị Chợ Đệm).
Tôi đáp ngay: “Lấy các lực lượng đã làm khởi nghĩa tháng 8 thắng lợi
để làm kháng chiến đến thành công. Lực lượng này, bây giờ đã to lớn hơn,
có tổ chức hơn, có tinh thần hơn, có vũ trang hơn, được huy động lên thành
phong trào yêu nước cao nhất, đều nhất trước nay và sẽ càng cao hơn, đều
hơn nữa. Vả lại sức kháng Pháp của chúng ta không phải chỉ có Nam Bộ mà
335
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
sẽ có cả nước Việt Nam –bọn Pháp đánh chiếm Sài Gòn là để chiếm lại
Nam Bộ, mà đánh chiếm Nam Bộ là chiếm lại cả Việt Nam, như cách đây
gần một thế kỷ, chắc không khác mấy, cho nên kháng chiến của ta sẽ được
cả dân tộc hưởng ứng. Sức mạnh chiến thắng của ta là ở chỗ đó. Hơn nữa
cuộc kháng chiến của chúng ta tất nhiên sẽ được các dân tộc thuộc địa của
Pháp, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha v.v… hưởng ứng bằng cách
này hay bằng cách khác, kể cả bằng cách khởi nghĩa. Như vậy, chúng ta sẽ
không bị cô lập đâu. Còn nước Pháp mới bị thua trận, mới khôi phục, làm
sao có đủ hơi sức đánh bại cuộc kháng chiến chắc chắn là lâu dài và quyết
liệt của dân tộc ta bắt đầu ở Sài Gòn, ở Nam Bộ. Còn nhân dân Pháp, nhân
dân các nước tư bản, nhất là còn Liên Xô và các nước cách mạng thành
công sẽ ủng hộ ta về ngoại giao quốc tế. Đó là trả lời cho anh Việt về cái
gọi là “tình thế bị cô lập”. Con mắt biện chứng không những thấy cái hiện
tại mà còn phải thấy sự chuyển biến tương lai của thời cuộc.”
Tôi liền trở lại cái ý kiến ban đầu của Phạm Ngọc Thạch về việc vừa
đánh vừa nói chuyện, (sau này gọi là đánh và đàm); tôi là thầy giáo, nên tôi
đưa ra tỷ dụ lịch sử dài dòng hơn, chí lý hơn, rành mạch hơn Thạch. Và tôi
nói thêm rằng, nếu Chính phủ và Trung ương không tán thành kháng chiến
(mà tôi chắc chắn rằng Chính phủ và Trung ương nhất định sẽ tán thành) thì,
trong trường hợp đó, Chính phủ và Trung ương có đủ quyền, đủ lý để ra lệnh
đình chỉ kháng chiến, bãi chức những người chủ trương đánh, rồi tiếp tục
thương lượng hoà bình, có sao đâu? Còn như ta mà “chờ”, mà “đợi”thì sẽ bị
kẻ địch tiến công, đánh chiếm càng nhanh, càng nhiều, tinh thần nhân dân sẽ
suy yếu, rời rã, khi ấy ta sẽ lâm vào chỗ thương lượng trên thế yếu ai chịu
trách nhiệm? Nếu không phải là chính chúng ta đây?
Anh Việt trở lại vấn đề báo cáo thỉnh thị, về quyền quyết định của
Trung ương, của Hồ Chủ tịch trong việc lớn, rất lớn như kêu gọi kháng
chiến. Phải chờ đợi. Không thể khác được. Thấy rõ là đại đa số anh em dự
hội nghị tán thành ý kiến của tôi, nhưng Việt chính thức là đại biểu của Tổng
bộ Việt Minh, của Đảng bộ và Trung ương Đảng. Làm sao cãi ý kiến, trái ý
kiến anh ấy được.
Cho nên Phạm Ngọc Thạch đề ra một ý kiến “nửa chừng”: tổ chức
biểu tình lớn chống xâm lược, ngay ở trung tâm Sài Gòn (Phạm Ngọc Thạch
nói rằng anh sẽ tình nguyện dẫn đầu). Biểu tình tay không. Biểu tình đông
như 28 tháng 8, như 2 tháng 9, Pháp sẽ bắn vào đoàn biểu tình. Phóng viên
cả nước sẽ đưa tin lên báo chí, đài phát thanh khắp thế giới sẽ làm ầm lên,
gây dư luận quốc tế rộng lớn bắt buộc Pháp phải ngừng tiến công và phải
ngồi đàm phán.
336
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Có người, tôi quên là ai, in hình của Ung Văn Khiêm, nói chơi, rằng
đề nghị của Thạch “có mùi vị bất bạo động”của Mahatma Gandhi. Anh em
bỏ qua ý kiến của Thạch, một ảo tưởng. Thật ra trong tình hình lúc bấy giờ,
dân Sài Gòn đang tản cư, ai ở đó mà biểu tình, đồng bào yêu nước đang chờ
lệnh đánh giặc, giết giặc xâm lăng mà ta kêu gọi biểu tình tay không (như
thời trước Godart Brévié170) thì ai nghe mình? Mình huy động như hồi 25
tháng 8 và 2 tháng 9 sao nổi? Ảo tưởng đó chính Thạch cũng thấy ngay.
Cuộc thảo luận tới lúc lình bình như ở “giáp nước”. Tôi thuyết phục
anh Việt không nổi, anh Việt thuyết phục tôi không nổi. Anh em vài người
chẳng nói gì, có lẽ ngại khác ý với đại biểu của Tổng bộ. Tôi bèn đưa ra cái
lập luận cuối cùng của tôi để phá bế tắc. Hội nghị đã kéo dài hơn một tiếng
đồng hồ rồi, mà bấy giờ một tiếng là lâu quá! Tôi chậm dãi, nhấn từng câu
một, từng tiếng một:
–Các anh! Địch đánh ta thì ta phải đánh lại, tất nhiên phải như vậy; ta
không đánh lại thì địch càng đánh tới, ta càng mất đất, mất dân, nhứt là mất
uy tín trong dân.
–Ta không ra lệnh đánh thì dân cũng đánh, đánh thiếu tổ chức, thiếu
chỉ huy; dân đánh mà ta không chịu đánh thì ta làm sao lãnh đạo được dân
nữa?
–Ta đánh, diệt nhiều địch, gây nhiều tổn thất về người, về của cho
địch thì địch mới chịu thương lượng đàng hoàng; ta quyết không để nó
thương lượng trong thế thắng. Kháng chiến không loại trừ thương lượng,
không rấp ngõ thương lượng, kháng chiến càng có hiệu quả thì ta mới có thế
mạnh để thương lượng. Cổ kim đông tây, ở lịch sử ta cũng vậy, vừa đánh
vừa nói chuyện là thường, muốn bao nhiêu tỷ dụ cũng có.
170 Thời Godart Brévié: ám chỉ thời kỳ đấu tranh dân chủ hợp pháp 1936-1938 ở Sài Gòn.
Jules Brévié (1880-1964): thống đốc Nam Kỳ (1938-1939), đã từng làm thống đốc Tây
Phi thuộc Pháp, sau đó làm bộ trưởng thuộc địa dưới thời Pétain; sau khi nước Pháp được
giải phóng, bị tước các ưu quyền và huân chương. Justin Godart (1871-1956): chính
khách xã hội cấp tiến, có tư tưởng tiến bộ, bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ nhân
quyền, chống đàn áp người Do Thái. Trong thời kì Mặt trận Bình dân, việc chuẩn bị phái
đoàn thanh tra của Godart (rốt cuộc không bao giờ sang) trở thành cái cớ cho một cuộc
vận động quần chúng lớn ở Đông Dương, đặc biệt ở Nam Kỳ với nhóm La Lutte (cộng
sản và trốt-kít). Năm 1946, J. Godart tham gia thành lập Hội “France-Vietnam”ủng hộ
chính phủ Hồ Chí Minh.
337
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
–Tất nhiên là ta phải báo cáo thỉnh thị. Đừng tưởng rằng, đừng cho
rằng ý kiến của tôi là không cần báo cáo thỉnh thị. Không phải như vậy.
Nhưng, ta không chờ có chỉ thị kháng chiến mới bắt đầu kháng chiến. Trong
tình hình hiện giờ chắc chắn trăm phần trăm là Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh tán thành kháng chiến. Không thể khác. Nếu ta chờ lệnh
đánh mới đánh thì địch sẽ có lợi thế nhiều quá, ta sẽ mất thế nhiều quá.
Không nên chờ. Phải đánh trả ngay.
Rồi tôi đưa ra cái ý kiến cuối cùng mà tôi đã nghiền ngẫm nãy giờ,
sau khi tôi nghe Việt bảo phải đợi chỉ thị. Tôi nói, tay nắm chặt dằn xuống
bàn như sắp làm một việc gì có tính chất quyết định số phận của chính mình:
“Tướng ở biên cương, cũng như tướng ở nội địa và ở kinh thành đều phải
theo lệnh vua, nguyên tắc là như vậy. Song, tướng ở biên cương có khi
không chờ lệnh vua, trong trường hợp nếu chờ lệnh vua thì địch lấy mất biên
ải, tràn vào nội địa, cướp của, bắt người, chiếm đất. Tướng biên cương phải
biết tự quyết định theo đường lối bảo vệ đất nước mình. Tướng biên cương
cũng có thể làm khác, thậm chí làm khác lệnh vua trong trường hợp lệnh
vua tới nơi thì tình hình đã khác hẳn, nếu theo lệnh cũ thì hại cho dân, cho
nước, cho vua. Tướng biên cương phải biết quyền biến, hoặc tử thủ để làm
chậm bước tiến của địch, hoặc rút lui để bảo toàn chủ lực, hoặc phản công
để tiêu diệt địch, làm những việc mà trong lệnh vua không có. Vua sẽ xem
xét sau, đúng thì khen, sai thì trị tôi, thì chém đầu. Tôi bây giờ là tướng biên
cương. Tôi thấy có trách nhiệm phải quyết định, phải quyền biến. Tôi không
chấp nhận ý kiến “đợi lệnh”của đồng chí Hoàng Quốc Việt –một ý kiến tiêu
cực. Tôi quyết định đánh! Đánh lại ngay. Tôi xin trình với hội nghị lời kêu
gọi kháng chiến sau đây của Ủy ban kháng chiến để các đồng chí chỉnh lý,
chuẩn y.”
Tôi liền đọc lời kêu gọi kháng chiến, bất chấp sự phản đối của Việt
(tựa như Phạm Ngọc Thạch đã bất chấp chỉ thị của Hoàng Quốc Việt giải tán
Thanh niên Tiền phong 2 tuần trước đây). Đa số hội nghị tán thành bản kêu
gọi.
Tôi đưa bản “kêu gọi”cho Tiểng đem đi in ngay ở Chợ Lớn với số
lượng lớn để kịp phát hành và dán ngay buổi sáng. In như thế nào, cái đế dán
trên tường, cái để truyền tay, gửi các ô tô đi lục tỉnh. Tiểng đi ngay.
Việt lên án tôi là vô kỷ luật, vô chính phủ. Tôi không phải là người
thiếu mồm, thiếu chữ để đáp lại Việt. Về tranh cãi, về lý luận, về đấu khẩu
thì Hoàng Quốc Việt còn xa mới là đối thủ của Trần Văn Giàu. Nhưng đấu
khẩu làm gì? Hãy lo chiến đấu với địch. Khi quyết định kháng chiến ngay,
338
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đánh trả ngay, tôi đã thấy trước rằng “số phận”của tôi đã được quyết định,
quyết định đó ở trong tay Việt.
(Về sau, có người nói rằng tôi đã rút súng, dằng súng trên bàn họp.
Đâu có! Tôi đâu có võ phu đến thế, nhưng tách dĩa trên bàn có lúc cũng
động địa một chút).
Cuối cùng, khi Tiểng đi rồi, tôi nói: “Tôi làm sai thì cụ Hồ Chí Minh
và chánh phủ sẽ trị tôi, trị tới mức nghiêm khắc nào cũng được, tôi vui lòng
chịu. Tôi làm đúng thì cụ Hồ Chí Minh, chính phủ và lịch sử sẽ biết cho tôi.
Tôi nhận lãnh trách nhiệm”.
Trước cửa nhà họp, hàng chục cán bộ, nhân dân chí cốt tụ họp sớm
giờ mỗi lúc thêm đông, chờ lệnh kháng chiến.
Hội nghị chấm dứt. Đi ra tôi còn ngoái lại nói một lần nữa: “Xứ ủy và
ủy ban hãy về Cần Đốt (Tân An); đừng đi Mỹ Tho nghen; hãy nhớ rằng
Pháp có chiến thuyền xuất kỳ bất ý vào Mỹ Tho bằng ngõ cửa Tiểu như hồi
thế kỷ trước; mình sẽ chạy không kịp.”(Các anh không nghe lời tôi, không
nghe lời thằng thuộc lịch sử).
Chưa đầy 10 giờ sáng ngày 23 thì hàng chục xe hơi, hàng trăm xe đạp,
hàng ngàn đồng bào đua nhau phát lời kêu gọi kháng chiến khổ nhỏ, chữ
nhỏ, dán lời kêu gọi kháng chiến chữ đậm, khổ lớn, kêu gọi của Ủy ban
kháng chiến.
Anh Hoàng Quốc Việt một vài ngày sau đó, cũng có một bài tuyên
cáo lấy danh nghĩa Ủy ban nhân dân. Ai nấy đều có thể so sánh hai bài. Nói
thật, nhân dân không mấy ai để ý tới bài của Việt dù là phát hành dưới danh
nghĩa Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Ít ai để ý đến lời kêu gọi của Việt, mọi
người đều hăm hở làm theo lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.
Trong cuộc hội nghị đường Cây Mai, anh Nguyễn Văn Nguyễn rất ít
phát biểu ý kiến; ý của anh lơ lửng. Về sau, năm 1947 hay 1948, khi Nguyễn
chết vì bệnh thương hàn ở Liên khu 5, trên con đường ra Trung ương, người
ta thấy trong cái sổ tay của Nguyễn cái ý kiến trễ tràng mà cần thiết, hữu ích
rằng ở hội nghị đường Cây Mai trong vấn đề đánh hay không đánh, “ý kiến
của thằng Giàu là đúng, ý kiến của anh Việt là sai”(Tôi không được đọc,
mà có nhiều người đã đọc, trong số đó có Thạch, Tiểng, họ kể lại cho tôi).
Nhưng, than ôi! Đã đương đầu với Việt trong một vấn đề lớn như thế
(sau khi đã chống lại Việt ở nhiều vấn đề quan trọng khác như Thanh niên
339
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Tiền phong, Hoà Hảo, đưa trốtkít vào Ủy ban Nam Bộ, v.v… ) thì Việt và tôi
làm sao còn có thể cộng tác được? Một người phải đi. Người phải đi khi ấy
chỉ có thể là tôi (và Phạm Ngọc Thạch), vì Thạch cũng đã đương đầu với
Việt trong vấn đề giải tán Thanh niên Tiền phong và cả vấn đề kêu gọi
kháng chiến). Buồn đời là, khi tôi bị Việt “đưa”ra Bắc thì đã tới Bắc trước
tôi, cái tin sai lầm, nguy hiểm, cái vu cáo trắng trợn là “Giàu bị đưa ra Bắc
vì không chịu kháng chiến”.171 Hay không! Người chủ trương kháng chiến bị
tố cáo (ngầm) là không chịu kháng chiến. Còn người không chịu kháng
chiến thì được tiếng thơm là chủ trương và lãnh đạo kháng chiến! Trời hỡi
trời!
Bằng cớ đây, chối cãi sao được? Về sau người ta viết “sử”nói rằng
trong hội nghị Cây Mai, anh Việt ban đầu không chịu đánh sau rồi thuận
theo đa số cũng tán thành đánh. Đâu có! Đâu có!
171 Ở hai phần trước, người đọc đã thấy rõ sự thiểu năng, kém nhạy bén của nhân vật
Hoàng Quốc Việt, mà sự trung kiên và cương quyết không cần bàn cãi. Việc tung lời đồn
ác ý về Trần Văn Giàu như vậy, không biết do Hoàng Quốc Việt hay do “phe Giải
Phóng”(hay do cả hai), nhưng rõ ràng nó biểu hiện bước đầu của một quá trình lưu manh
hóa. Các nhà sử học sẽ phải nghiên cứu vai trò của ông Hoàng Quốc Việt với tư cách
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng đầu thập niên 1950, trong các cuộc “chỉnh đảng”
dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao, cũng như cuộc cải cách ruộng đất (bên cạnh Lê Văn
Lương, Hồ Viết Thắng… ). Đây quả là điển hình của công thức nổi tiếng nhiệt tình + ngu
dốt = tai họa.
340
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
16. Hai bản kêu gọi
Mùa thu rồi, ngày hăm ba...
Thuốc súng kém, chân đi không mà lòng người giàu lòng vì nước.
Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng.
(Tạ Thanh Sơn, Nam Bộ kháng chiến)
(1) Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ
Đồng bào Nam Bộ!
Nhân dân thành phố Sài Gòn!
Anh em công nhân, nông dân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ!
Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung
tâm Sài Gòn.
Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa.
Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng
để bảo vệ độc lập của Tổ quốc:
“Độc lập hay là chết!”
Hôm nay, Ủy ban kháng chiến kêu gọi:
Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi
quân xâm lược.
341
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó thì hãy lập tức
rời khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì:
–Không làm việc, không đi lính cho Pháp.
–Không đưa đường, không báo tin cho Pháp.
–Không bán lương thực cho Pháp.
–Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt.
–Hãy đốt sạch tất cả các sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của
Pháp.
Sài Gòn bị Pháp chiếm, phải trở thành một Sài Gòn không điện,
không nước, không chợ búa, không cửa hàng.
Hỡi đồng bào!
Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc
Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng.
Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chắc võ khí trong tay,
xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước.
Cuộc kháng chiến bắt đầu!
Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945
Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ
TRẦN VĂN GIÀU
Ngay sau khi Pháp dùng vũ lực đánh chiếm trung tâm Sài Gòn, Ủy
ban kháng chiến đã có truyền đơn giải khắp các khu bị người Pháp chiếm
đóng, nhằm làm cho mỗi người Pháp hiểu rõ lập trường của người Việt Nam
yêu nước. Truyền đơn kêu gọi binh lính, viên chức nhỏ, nhân dân lao động
Pháp chớ nên giúp lũ thực dân xâm lược Việt Nam. Nguyên văn tờ truyền
đơn kêu gọi này là:
A la population française de Saigon
Vous avez avoué: 80 ans de domination ont abouti à la faillite.
La guerre que nous menons est une guerre de libération semblable à
celle menée par la Résistance Française contre l’Hitlerisme.
Comme vous, nous éliminons tous ceux qui essayent par la force de
nous subjuguer.
342
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Nous ne sommes point des sicaires professionnels. Vos chefs facistes
nous obligent à nous défendre par tous les moyens.
“Tuer tous les Francais”n'est point notre but.
“Exproprier tous les étrangers”n'est point notre programme.
Nous l’avons dit, et nous le répétons: que la France reconnaisse
officiellement l’indépendance du Vietnam et le gouvernement de Hồ-Chí-
Minh, d'un coup, la vie et les intérêts français seront sauvegardés.
Si au contraire, vos chefs persistent à vouloir dominer même une
infime partie de notre Vietnam, nous riposterons jusqu’à l’anéantissement
du dernier ennemi.
Français! Réfléchissez!
Vous avez appris aux événements de Syrie-Lyban. Ne tentez pas une
nouvelle expérience qui ne vous profiterait point.
Un tract anonyme lancé des avions nous menace de représailles par
les tanks et les bombes.
Nous nous en moquons!
Le bombardement de Cổ Am n' a pas empêché l’insurrection de Nghệ
An.
Et les massacres de 1940 conduisent tout droit au 25 Août 1945.
Soldats, petits fonctionaires et travailleurs français!
Ne luttez pas pour les planteurs et les actionnaires de la Banque de
l’Indochine! Petits fils de la Grande Révolution, n'arrachez pas la liberté à
un peuple qui l’a conquise aux prix d'immenses sacrifices.
Pour le Comité de Résistance
Trần Văn Giàu
Dịch ra tiếng Việt:
Người Pháp ở Sài Gòn hãy nghe đây!
Các người đã thú nhận: 80 năm thống trị dẫn tới phá sản hoàn toàn.
343
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập của chúng tôi là cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc giống như cuộc kháng chiến của người Pháp
chống quân xâm lược Hitler.
Giống như các người, chúng tôi có quyền và có nhiệm vụ bảo vệ, giải
phóng Tổ quốc chúng tôi.
Giống như các người, chúng tôi tiêu diệt tất cả những ai dùng bạo lực
tròng ách lên cổ chúng tôi.
Chúng tôi không phải là kẻ chuyên nghề giết người. Chính bọn lãnh tụ
phát xít của các người bắt buộc chúng tôi phải tự vệ bằng mọi cách.
“Giết tất cả người Pháp”đâu phải là mục đích của chúng tôi!
“Giành lấy tài sản của tất cả người ngoại quốc”, đâu có trong
chương trình của chúng tôi? Chúng tôi đã nói rồi, chúng tôi nói lại rằng:
nước Pháp hãy chính thức công nhận độc lập của Việt Nam và chính phủ Hồ
Chí Minh, thì, tức khắc, sinh mạng và lợi quyền của người Pháp sẽ được bảo
đảm.
Ngược lại, nếu những người cầm đầu của các người cứ muốn thống
trị nước tôi cho dù là thống trị một phần nhỏ xíu của Việt Nam, thì chúng tôi
sẽ kháng chiến cho đến khi nào kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt.
Hỡi người Pháp! Hãy suy nghĩ!
Biến cố ở Syrie-Liban là một bài học cho Pháp. Pháp chớ nên thử
nghiệm một lần nữa, không đem lại lợi ích gì đâu!
Một tờ truyền đơn nặc danh được máy bay rải xuống, đe doạ sẽ đàn
áp chúng tôi bằng bom và xe tăng.
Chúng tôi cóc sợ!
Pháp ném bom Cổ Am, mà có ngăn được khởi nghĩa Nghệ An nổ ra
đâu? Những vụ thảm sát năm 1940, dắt thẳng đến cuộc khởi nghĩa ngày
25.8.1945!
Hỡi anh em binh sĩ, viên chức nhỏ và lao động Pháp! Chớ nên chiến
đấu cho lợi ích của bọn chủ đồn điền và bọn chủ nhà băng Đông Dương!
Hỡi các bạn là cháu chắt của cuộc Đại Cách mạng (Pháp)! Các bạn chớ
tước đi quyền tự do của một dân tộc đã hy sinh biết bao nhiêu là xương máu
để giành lại được quyền tự do ấy!
Thay mặt cho Uỷ ban kháng chiến
344
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Trần Văn Giàu
(2) Tuyên cáo của Hoàng Quốc Việt dưới danh nghĩa Uỷ ban nhân dân
Nam Bộ
Tuyên cáo của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ
“Đồng bào Nam Bộ!
Vì coi quân đội Anh là đại biểu của Đồng minh tới đất nước chúng ta
giải giáp quân đội Nhật để đem lại hoà bình cho dân chúng Đông Dương,
nên chúng tôi, Uỷ ban nhân dân Nam Bộ luôn luôn giúp cho quân đội Anh
làm nhiệm vụ được dễ dãi. Mặc dù có nhiều điều bất mãn, đã nhiều lần
chúng tôi kêu gọi quốc dân nên nén lòng căm giận để chờ cuộc vận động
ngoại giao với Đồng minh trên trường quốc tế. Nhưng do sự nhân nhượng
và dung túng của quân đội Anh, bọn thực dân Pháp đã làm những điều quá
đáng. Đêm 22 tháng 9, chúng nó cùng quân Anh đã chiếm Sở Bưu điện và
Sở Cảnh sát của ta. Sáng hôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiên cùng quân
Anh đến chiếm trụ sở của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và Quốc gia tự vệ Cuộc.
Chúng đã gây nhiều cuộc đổ máu ở đường phố Sài Gòn. Rõ ràng là quân
đội Anh đã cùng bọn Pháp công nhiên làm sai trách nhiệm của Đồng minh
đã uỷ thác cho họ.
Không lẽ chịu nhục hoài, và vì danh dự của dân tộc, chúng ta phải coi
trọng quyền lợi quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra cho Chính phủ
Trung ương xin phép kháng chiến. Chúng tôi đã:
1) Lập Uỷ ban Kháng chiến để lo việc quân sự;
2) Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với Pháp;
3) Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông,
tiếp tế để bao vây địch;
4) Kêu gọi đồng bào tố cáo bọn Việt gian nguy hiểm.
Hỡi đồng bào thân mến!
Mỗi lần quân Anh lạm quyền, chúng tôi đã điện ngay cho thủ tướng
Anh và các nước Đồng minh. Chúng ta chịu nhịn nhục đến nay là cùng rồi.
345
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đồng minh đã hiểu những nguyên nhân sự hành động của ta đối với quân
địch. Các đoàn thanh niên; các đoàn bảo an mau mau cương quyết phấn
đấu. Các giới đồng bào hãy thi hành triệt để kế hoạch phá hoại và chống
quân địch.
Toàn dân hãy đoàn kết bảo vệ quốc gia”.
Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ
Bản tuyên cáo này được đăng trên báo Cứu Quốc (Hà Nội) ngày 29
tháng 9 năm 1945. Tôi không bịa ra được; Lời kêu gọi của Uỷ ban kháng
chiến cũng được Thạch lược dịch đăng báo tiếng Pháp ở Hà Nội, được
P.Devillers nhắc từng đoạn trong sách Lịch sử Việt Nam từ 1940-1952,172
được hàng chục vạn đồng bào đọc, nhớ thuộc lòng.
Vậy ai chủ trương đánh ngay? Ai chủ trương chờ lệnh?
Thì sao lại truyền rằng ông Giàu vì không chịu đánh nên “bị triệu ra
Bắc”?
Vu cáo này tiếp vu cáo khác, đổ vào đầu tôi. Vu cáo:
1. Rằng Giàu bán Deschamps cho Pháp;
2. Rằng Pháp tổ chức cuộc “vượt ngục Tà Lài”cho Giàu và đồng bọn;
3. Rằng Thanh niên Tiền phong do bọn Giàu chủ trương là tổ chức
của Nhật Bản.
4. Rằng bọn Giàu không chịu rước chính trị phạm Côn Lôn, sợ anh
em họ về thì Giàu mất quyền;
5. Rằng Pháp đánh chiếm Sài Gòn thì Giàu không chịu phát động
kháng chiến ngay.
Trong vòng mấy năm mà chịu bao nhiêu điều vu cáo tày trời như vậy,
chịu đựng sao nổi? Sống sao nổi? Chết đi có sướng hơn không? Nhưng, nếu
chết tức là chịu thua, cái láo sẽ trở thành cái thiệt.
172 Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions du Seuil, Paris,
1952.
346
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
17. Chính phủ VNDCCH - Hồ Chủ tịch tán thành kháng chiến
Huấn lệnh của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà gởi cho nhân dân Nam Bộ
Bốn ngày sau 23 tháng 9, nhân dân Nam Bộ nhận được Huấn lệnh
sau đây của Chính phủ. Nguyên văn của Huấn lệnh là:
“Hỡi đồng bào Nam Bộ!
Lòng cương quyết dũng cảm của nhân dân Nam Bộ chống lại quân
đội xâm lăng của Pháp chẳng những đã làm cho đồng bào toàn quốc cảm
phục, mà lại đã chứng tỏ cho thế giới đều biết cái quyết tâm độc lập của
nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, đồng bào Nam Bộ đang đi qua những bước khó khăn gay
go. Điều đó là một sự dĩ nhiên trên con đường tranh đấu cho sự nghiệp giải
phóng của dân tộc. Đồng bào phải kiên quyết, phải giữ vững sự tin ở tương
lai và lập tức thi hành triệt để những lời thề quả quyết trong ngày độc lập.
Hỡi các đồng chí phụ trách! Các đồng chí phải căn cứ theo chính
sách tranh thủ hoàn toàn độc lập của chính phủ và điều kiện thực tế của
Nam Bộ mà định phương châm hành động cho đúng, làm sao cho giữ gìn
được thực lực chính trị và quân sự, đồng thời tỏ cho thế giới biết rằng dân
Việt Nam không chịu ách nô lệ của thực dân Pháp một lần nữa.
Trong giờ phút nghiêm trọng này, chính phủ kêu gọi đồng bào yêu
quý Nam Bộ phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, dũng cảm và thận
trọng, kiên quyết và trầm tĩnh, nghe theo lời chính phủ để đưa cuộc giải
phóng của chúng ta đến thắng lợi cuối cùng”.
Thế là Chính phủ tán thành chủ trương kháng chiến. Ai nấy đều vô
cùng phấn khởi. Riêng tôi tự hào là đã dám quyết định trong lúc khó khăn
nhất, và quyết định không sai ý cụ Hồ. Lạ đời là Hoàng Quốc Việt giấu mãi
bức điện của Trung ương; không gởi cho tôi, nhưng tôi vẫn biết.
18. Câu chuyện mười năm kết thúc
Việc gì rồi cũng phải có kết thúc, duy kết thúc hay dở, đúng sai là vấn
đề khác. Một ngày, tôi nhớ đâu là đầu năm 1988, tốt trời, tôi được Lê Đức
347
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Thọ173 mời dự buổi chiêu đãi ở T.78174 với một số đồng chí. Tôi lấy làm lạ:
là bởi vì, ở Hà Nội từ 1954 đến 1976, anh Thọ chưa hề đến nhà riêng tôi,
chưa hề gọi tôi lên văn phòng hay nhà riêng của anh. Còn tôi thì tôi quen cái
tánh “mọi rợ”là chưa bao giờ tự mình đến thăm bất cứ ai có chức, có quyền
lớn hơn tôi –trừ trường hợp duy nhất là cụ Tôn Đức Thắng mà tôi thỉnh
thoảng lên thăm, trước hết là vì anh Hai Thắng cứ vài ba tháng thì xuống
thăm hai vợ chồng tôi một lần.
Bữa chiêu đãi hôm đó của anh Thọ, có mặt bốn người được mời: chị
Năm Bi,175 Tào Tỵ,176 Tô Ký,177 và tôi –Trần Văn Giàu.
Ăn uống, trò chuyện thân mật. Không có riêng bàn về vấn đề gì cả.
173 Lúc này, hơn một năm sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Đức Thọ
không còn ở trong Bộ chính trị Trung ương nữa. Trong những ngày trước Đại hội, ông đã
lèo lái mọi cách để ông Trường Chinh không ở lại tiếp tục làm tổng bí thư, tạo thêm đà
cho cuộc đổi mới (ông Phạm Văn Đồng bị lung lạc, đã dùng nước mắt để thuyết phục
ông Trường Chinh, nhân danh sự “đoàn kết nội bộ”). Ba người rút ra làm cố vấn Ban
chấp hành Trung ương khóa VI. Với thế lực của bộ máy tổ chức, an ninh, đối ngoại, quân
đội, Lê Đức Thọ tiếp tục nắm giữ nhiều quyền hạn, cho đến ngày ông mất (tháng
10.1990).
174 Khu trụ sở các ban trung ương của ĐCSVN ở thành phố Hồ Chí Minh (phường 7,
quận 3) tiếp giáp các đường Trần Quốc Thảo và Lý Chính Thắng. T.78 là tên gọi của Cục
quản trị, phụ trách các cơ ngơi của ĐCSVN. Nhà ở “phía nam”của các ủy viên Bộ chính
trị nằm ở đây.
175 Tức là bà Hồ Thị Bi (Hồ Thị Hoa). Thành lập và chỉ huy “Chi đội 12”(tiền thân của
Trung đoàn 312) đã lập nên những chiến công hiển hách từ cuối năm 1945 ở vùng Hóc
Môn. Lúc này bà mới tập đọc, tập viết, ký tên BI trông như ba con số 131, nên quân đội
Pháp ở vùng này gọi bà là “Madame 131”. Có thể đọc thêm Nguyên Hùng: Nam Bộ -
Những nhân vật một thời vang bóng.
176 Nhà cách mạng lão thành, hoạt động cách mạng từ những năm 1930 ở Bạc Liêu. Làm
nghề họa đồ, nên còn có tên là “Họa đồ Lý”. Có thể đọc tiểu truyện của ông trong Tuyển
Tập Nguyên Hùng: Tà Lài tụ nghĩa (Hồi thứ nhất: Vì Việc Nghĩa Tào Tỵ Thọ Nạn Tới
Gia Định Gặp Bạn Công Trung).
177 Thiếu tướng Tô Ký sinh năm 1922 (Wikipédia viết 1919), tại làng Bình Lý, Hóc Môn
(nay là xã anh hùng Bình Mỹ, huyện Củ Chi). Ông tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi,
năm 17 tuổi bị bắt giải đi căng Tà Lài (1940). Đầu năm 1942, ông cùng 7 đồng chí vượt
ngục và bị bắt giải lên Bà Rá cho tới ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3. 1945. Ông là
một trong những người lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa,
sau là Chi đội 12. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được thăng thiếu tướng, Chính ủy quân
khu. Ông mất mùng 2 Tết năm Kỷ Mão (1999). Theo Nguyên Hùng: Nam Bộ - Những
nhân vật một thời vang bóng (“TIỂU TƯỚNG”TÔ KÝ CHINH PHỤC “NGƯU MA
VƯƠNG”)
348
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Lúc buổi tiệc tàn, anh em sắp chia tay, thì tôi xin nói một tâm sự, nói
với Thọ, giữa Bi, Tỵ, Ký:
“Tôi cảm ơn anh Sáu mời cơm với các bạn đều là quen thân từ lâu.
Tôi có việc tâm sự cần nói với anh Sáu, có các anh chị nghe, nghe tôi và
nghe anh Sáu sẽ nói sau. Các đồng chí cho phép tôi nói lối nói ở trong tù, tôi
và Thọ cùng ở banh 1, khám 8; Côn Lôn những năm 1935/1936. Đồng ý
chứ?
–Tao là Giàu, mày, ở khám 8, banh 1,178 là Khải, Phan Đình Khải;179
hôm nay chúng ta nói chuyện thân mật như cách đây mấy mươi năm, khi
còn ở ngoài Côn Lôn. (Tới đây, thì Thọ liền nói với các đồng chí khách kia:
hồi ở khám, ở banh tụi mình gọi nhau bằng mày tao như vậy đó, không khi
nào có thưa anh, thưa chú; hồi ở Côn Lôn chính Giàu dạy tôi học chủ nghĩa
Mác-Lênin, chớ trước đó mình có học gì bao nhiêu đâu!).
Tôi nói với Thọ: “Chúng ta là những người quá 70 tuổi, xấp xỉ 80 rồi,
sắp đi theo cụ Hồ rồi. Mấy mươi năm nay, tao chịu những cái hàm oan mà
mày, Khải, mày biết hết, biết rõ trắng đen. Chúng ta đều muốn đi theo cụ Hồ
một cách thanh thản. Vậy lần này, Thọ về Hà Nội hãy có quyết định rõ, bằng
văn bản của Ban Tổ chức Trung ương về tất cả những điều người ta vu cáo
cho Giàu, được không?”Thọ hứa, hứa trước mặt chị Năm Bi, anh Tào Tỵ,
chú Ba Tô Ký.
Chủ khách chia tay nhau trong vui vẻ, thân ái nữa.
Một tháng sau, ủy viên thường vụ Thành ủy là Bảy Dự180 đến nhà tôi,
đem cho tôi một bức thơ, mở ra, thấy cái quyết nghị của Ban Tổ chức Trung
ương mà tôi chờ đợi mấy chục năm nay. Người ký tên không phải là Lê Đức
Thọ mà là Nguyễn Đức Tâm, đương chức bí thư phụ trách tổ chức như Thọ
trước đây. Tôi đọc lên cho Dự nghe. Vả lại bức thư không niêm, chỉ chuyển
178 Banh (từ tiếng Pháp bagne): trại giam. Ở Côn Đảo, có nhiều banh, mỗi banh gồm
nhiều khám. Thời Pháp, có 4 banh: banh 1 (trại Phú Hải), banh 2 (trại Phú Sơn), banh 3
(trại Phú Thọ), banh 3 phụ (trại Phú Tường), Chuồng Cọp, Chuồng Bò. Thời Mỹ, thêm
trại 5 (Phú Phong), trại 6 (Phú An), trại 7 (Phú Bình, còn gọi là Chuồng Cọp Mĩ, phân
biệt với Chuồng Cọp Pháp), trại 8 (Phú Hưng). Tổng cộng 127 phòng giam, 42 xà lim,
504 phòng biệt lập Chuồng Cọp. Các tên “Phú… ”được đặt ra dưới thời Nguyễn Văn
Thiệu sau Hiệp định Paris, khi quần đảo Côn Sơn được gọi tên là Phú Hải.
179 Phan Đình Khải là tên thật của ông Lê Đức Thọ. Cả hai đều sinh năm 1911: Trần Văn
Giàu ngày 6 tháng 9, Lê Đức Thọ ngày 14 tháng 10.
180 Bảy Dự: bí danh của Nguyễn Võ Danh, từng giữ chức phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân
TP HCM, phó bí thư Thành ủy Đảng bộ TP HCM của ĐCSVN.
349
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
tải quyết nghị. Chắc ở Trung ương có bản lưu: bốn việc tố cáo, vu cáo, quyết
nghị này cho là không căn cứ; còn một vụ là Deschamps 1935 thì quyết nghị
nói rằng tôi, Giàu, có chịu trách nhiệm.
Tôi tuyên bố ngay với Bảy Dự rằng tôi không bằng lòng và tôi sẽ cãi.
Dự bảo với tôi rằng, như thế này thì tốt lắm rồi, cãi làm gì nữa. Tôi nói lại
rằng tôi sẽ nhờ Thành ủy gởi cho Ban Tổ chức một bức thơ để tỏ rõ lại mọi
việc. Tôi đã viết và gởi bức thơ đó, trong ấy không có gì lạ hơn là hai bức
thơ trả lời cho tôi của đồng chí Nguyễn Văn Trân (Prigorny)181 và đồng chí
trưởng ban Lịch sử Đảng thành phố –đã chép lại bên trên và đã photocopy.
(Xin xem Phụ lục dưới đây).
Một tháng sau nữa, tôi được giấy của Ban Tổ chức Trung ương cho đi
Liên Xô nghỉ hè ở Sotchi (Hắc Hải).
Tôi gởi lại cho Ban Tổ chức cái giấy mời ấy với lời cảm ơn thành thật
và lời cắt nghĩa vì sao tôi không đi nghỉ mát ở Hắc Hải, dù ý thì rất muốn
(mấy chục năm nay tôi chưa được cho đi nghỉ mát ở Liên Xô lần nào). Tôi
trình bày lý do là: Từ năm 1930, tôi để vợ trẻ182 của tôi ở nhà một mình, đi
mãi, đi miệt, đi làm “cách mạng chuyên nghiệp”. Từ 1930 đó cho đến sau
Genève, tôi chỉ được về nhà hai lần, một lần hơn tháng, một lần 9 ngày; hoạt
động bí mật, ở tù, có vợ mà bỏ vợ ở nhà mãi; tôi kháng chiến ở Bắc, vợ
kháng chiến ở Nam, hai đứa không ở gần nhau như vậy là gần một phần tư
thế kỷ, hết tuổi trẻ. Nay, hoà bình lập lại, tôi không đi nghỉ hè đâu xa mà
không có vợ tôi cùng đi. Vậy xin gởi lại giấy mời với lời cảm ơn thành thật
chớ không phải là chút hờn mát nào, xin các đồng chí ở tổ chức biết cho.
Không tới một tuần sau, Ban Tổ chức Trung ương gởi vào giấy cho vợ
tôi cùng đi nghỉ mát hơn một tháng ở Hắc Hải, viếng Moscou, Lêningrad.
181 Tức Bảy Trân (đừng nhầm với Nguyễn Văn Trấn “ông già Chợ Đệm”), sinh năm
1908, sang Pháp (Marseille) năm 15 tuổi. 19 tuổi, sang Liên Xô học trường Stalin (1927-
1930), cùng khóa Nguyễn Thế Rục, Ngô Đức Trì, Bùi Công Trừng, Trần Phú, Bùi Lâm,
Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Dương Bạch Mai,
Trần Đình Long, Bùi Ái. Bí mật về nước năm 1930. Một trong những đảng viên cộng sản
hiếm hoi đã tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của đạo Cao Đài và hàng ngũ Bình
Xuyên. Cũng đã từng làm liên lạc giữa bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu với những trí thức
yêu nước như Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Thiều... Xem thêm: Nguyễn
Văn Trân, người cảm hóa giang hồ Bình Xuyên trong Nguyên Hùng (sách đã dẫn).
182 Bà Đỗ Thị Đạo. Khi Trần Văn Giàu bị trục xuất từ Pháp về (19 tuổi, năm 1930), cha
mẹ ông buộc phải cưới vợ “cho tròn chữ hiếu”. Cuốn hồi ký này, ông đề “tặng vợ tôi, bà
Đỗ Thị Đạo, người vợ trung thành, người đàn bà theo đúng truyền thống Việt Nam và
truyền thống gia đình”.
350
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đó là vào năm 1988 thì phải, tôi nhớ không rõ. Kiểm lại, tôi thấy trong hơn
ba, bốn mươi năm bị hàm oan, tôi không hề rời công tác, việc gì giao cho
dầu nhỏ tôi cũng làm tròn, không giao việc gì thì tôi viết sách, viết báo, dạy
học và tôi đã đạt những thành tựu tôi mong muốn, giữ vững tư cách đảng
viên, giữ vững nhân cách Việt Nam.
19. Chiến trường Sài Gòn lúc tôi ra đi
Người trong cuộc kể lại có khi không được khách quan bằng nhà quan
sát. Chúng ta hãy đọc lại quyển sách Sài Gòn Septembre 45 (xuất bản năm
1947 ở Sài Gòn) của nhà báo Trần Tấn Quốc, nhà cầm bút nổi tiếng của
Điện Tín:
“Từ sáng ngày 23 tháng 9, Sài Gòn (nói cho đúng là: trung tâm Sài
Gòn), đã chịu dưới quyền kiểm soát của quân đội Pháp và Đồng minh,
nhưng về mặt quân sự, Sài Gòn hiện nằm trong vòng vây của dân quân.
Theo lệnh của Uỷ ban kháng chiến thì (dân quân) chẳng những chặn đường
không cho quân Pháp tiến ra ngoại ô, mà phải nhắm ngay Sài Gòn tập kích.
Như vậy, trong nửa tháng đầu (sự thật, còn lâu hơn nữa), Sài Gòn bị cô lập.
Lúc bấy giờ tình cảnh của người Pháp ở Sài Gòn ra sao? Họ có bị ảnh
hưởng của cuộc phong toả kinh tế và các cuộc tập kích của dân quân
chăng?
“Muốn biết rõ chuyện trên đây, không gì hơn chúng ta nghe lời thuật
của một nhà viết báo Pháp có mặt tại “Sài thành trong vòng vây”(nhà báo
Pháp đó viết):
“Từ sáng ngày 23 đến trưa ngày ấy, Sài Gòn được yên tĩnh. Nhưng
đến xế chiều, tình thế đã biến hẳn. Một bộ phận dân quân Việt Nam tiến theo
đường Verdun183 tràn xuống trung tâm Sài Gòn chiếm chợ Bến Thành, kéo
thẳng đến đại lộ Bonard, xả súng bắn. Mặt khác, nhiều bộ đội vượt kinh Tàu
Hủ (tức sống cầu Ông Lãnh, arroyo chinois) đổ bộ lên Sài Gòn tiến thẳng về
đại lộ La Somme. Trong vài vùng khác, người ta cho hay có những trận
đánh. Tiếng súng nổ khắp nơi. Đại tướng Gracey liền triệu tập một cuộc hội
họp báo giới. Chúng tôi sống âm thầm, không một ngọn đèn. Trong cảnh tối
183 Đối chiếu tên đường phố Sài Gòn nói tới trong phần này:
Bonard: nay là đại lộ Lê Lợi
Boresse: nay là đường Bác sĩ Yersin. Những năm 1920-30, khu này được gọi là khu Bột
Đền (từ chữ Pháp bordel –nhà chứa, nhà thổ), vì khu này có nhiều nhà chứa.
La Somme: nay là đại lộ Hàm Nghi
Verdun: trở thành đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách mạng Tháng Tám
351
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
om ấy, mỗi người đều tự hỏi những gì đã xảy ra và mỗi người đều đặt nhiều
câu hỏi hối thúc. Đại tướng Gracey bình rĩnh giải bày rằng ông còn hy vọng
một cuộc giải quyết hoà bình.
“Ở xa xa, nhiều đám cháy ngùn ngụt đỏ trời. Một cảnh tượng kinh
hoàng bao trùm nhà hàng Continental. Rất đông đàn bà và trẻ con Pháp
lánh nạn tại nhà hàng, mà nơi đây, không còn một miếng nước, không còn
một tia sáng của đèn điện. Ở đây, thỉnh thoảng, lại được tin những người
Pháp lẻ loi, vừa bị thiệt mạng. Những tin điện đầu cứ truyền ra, phần thì
tiếng súng nổ không ngớt, làm rối loạn tinh thần. Còn Việt Minh hiện giờ họ
chiếm đóng tất cả các khu vực ngoại ô. Mặc dù ý muốn của đại tướng
Gracey là không gây lớn chuyện, nhưng sự dùng võ lực từ đây không tránh
khỏi. Còn đại tá Cédile không ngớt yêu cầu quân tuần tiễu thật đông đi khắp
nơi. Ở vùng Tân Định, nhiều tử thi người Pháp nằm sóng sượt. Đêm 25
tháng 9, cả thành phố vẫn không nước, không đèn và không lương thực.
Những người Pháp chỉ còn có nước cuối cùng là đi đến các quán cóc dơ dáy
của Hoa kiều, mà tại đây người ta còn tìm được vài cặp lạp xưởng và cơm
lạt. Trong các quán cóc bẩn thỉu, ngồi bên những anh khu bến tàu, người ta
thấy được nhiều vị cựu thượng quan Pháp không còn khó tánh trước sự dơ
dáy, ngồi trên chiếc ghế đẩu bằng gỗ, dùng đũa ăn cơm.
“Lúc này dân chúng Pháp không sao ngủ được. Họ xao xuyến và mệt
mỏi. Đại tá Cédile viết một tờ bố cáo kêu gọi người Việt Nam bình tĩnh
khuyên họ trở lại với công việc làm. Song, những chứng chỉ rõ ràng để đáp
lại: tất cả người Việt Nam kéo nhau ra khỏi thành phố.
“Trong một thành phố tối om mà lúc bấy giờ không khí chiến tranh và
cách mạng đương bao trùm, những gia đình phải khóc thêm cho người trong
thân quyến vừa tử nạn. Tất cả đều phập phồng lo sợ ở ngày mai… ”.
Sau khi trích bài tường thuật của một nhà báo Pháp, Trần Tấn Quốc
viết tiếp:
“Xin nhắc lại, đoạn trên đây là lời thuật của một ký giả Pháp đã từng
sống trong lúc Sài Gòn bị bao vây, trong Sài thành sau ngày 23 Septembre.
“Càng ngày Sài Gòn càng chìm sâu trong nguy ngập. Trong thành
phố chết ấy, người ta khó tìm thấy một người Việt Nam. Súng vẫn nỗ. Dân
quân đã bắt đầu dùng chiến thuật du kích, lúc ẩn, lúc hiện, đột nhập thình
lình để phá hoại chớp nhoáng và lập tức rút lui trong im lặng. Người ta có
thể ví lối đánh này là một chiến thuật xuất quỷ nhập thần. Chẳng những
352
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
thường dân Pháp phải kinh sợ ngày đêm bởi không thể đoán được Việt quân
sẽ xuất hiện giờ nào và chỗ nào, mà cả đến quân đội Pháp, Anh, Ấn cũng
không thể ngăn ngừa được. Trước tình thế ấy, quân đội chiếm đóng Sài Gòn
chỉ dùng hai phương pháp: một là tự vệ và phản công khi bị tấn công, hai là
mở cuộc tảo thanh trong (trung tâm) thành phố.
“Ngày 25 tháng 9, một cuộc tàn sát xảy ra tại xóm R. Héraut (khu cư
dân Pháp ở Tân Định) mà đến bây giờ thỉnh thoảng một số người Pháp ỏ
đây còn nhắc lại để tố cáo một cách nặng nề người Việt Nam. Cơn khủng
khiếp chưa qua khỏi trong lòng người (thì) đến tối lại, không biết xuất phát
từ nơi nào, Việt quân kéo ngay vào trung tâm thành phố, phóng hoả đốt chợ
Bến Thành. Lửa bốc đỏ trời; dân chúng Pháp hoảng hốt bồng bế đến nhà
hàng Continental, đến bệnh viện Đồn Đất184 tị nạn.
“Lúc bấy giờ, ban ngày của Sài Gòn thuộc về quyền kiểm soát của
quân đội Pháp, Anh, Ấn; ban đêm của Sài Gòn hoàn toàn về tay Việt quân…
“Sài Gòn vẫn còn nằm trong tình trạng kinh khủng. Du kích quân luôn
luôn đột nhập tấn công các đồn lính trong châu thành. Không ngày nào
không có đám cháy. Đêm đêm súng càng nổ vang, lửa bốc đỏ trời…
“Cuối tháng 9, tình hình chưa có gì thay đổi. Về mặt quân sự, vòng
vây Sài Gòn thêm thắt chặt. Ở đây các đường nối liền Sài Gòn và vùng
ngoại ô đều có trận đánh dữ dội. Đánh ở cầu Bông, đánh ở cầu Kiệu, đánh
ở Khánh Hội. Đánh khắp nơi. Người ta đồn sắp có lệnh tấn công. Rồi người
ta đồn sắp thương thuyết…
“… Hôm nay 10 tháng 10, truyền đơn và bố cáo rải khắp vùng ngoại
ô với hai khẩu hiệu:
- Chừng nào Sài Gòn hoá ra tro tàn, quân Pháp mới chiếm được Sài
Gòn.
- Chừng nào Nam Bộ biến thành sa mạc, dân Pháp mới chiếm được
Nam Bộ.
184 Bệnh viện Đồn Đất: nay là Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh viện này do người Pháp xây
từ năm 1867, lần lượt mang tên Bệnh viện Hải quân, Bệnh viện Quân đội, Bệnh viện
Grall. Sau ngày thống nhất (tháng 7.1976) Pháp chuyển giao cơ sở y tế này cho chính phủ
Việt Nam, trở thành bệnh viện dành cho cán bộ cao cấp và trung cấp. Năm 1978, bệnh
viện dành cho cán bộ chuyển về Bệnh viện Thống Nhất (Vì Dân cũ), cơ sở Đồn Đất trở
thành Bệnh viện Nhi đồng 2.
353
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
“Xế ngày 10 tháng 10, một trận kịch chiến xảy ra cách trung tâm Sài
Gòn 3km về phía Tây Bắc, một đoàn lính Gourkas bị dân quân tập kích,
nhiều sĩ quan, binh sĩ Anh, Ấn bị thiệt mạng. Chiều lại, nhiều bộ đội dân
quân ở Xóm Chiếu tràn qua Sài Gòn, hiệp với du kích cảm tử quân trong
thành phố đột kích bót cảnh sát quận Nhì ở đường Boresse. Tối đến, súng nổ
đều, dữ dội nhất là ở phía bắc Sài Gòn; dân quân thừa đêm tràn qua cầu
Bông, cầu Kiệu đột nhập Sài Gòn công kích các nơi đồn trú của quân Pháp
ở vùng Đakao. Sáng ngày sau, súng vẫn nổ… ”.
Tình hình kháng chiến lúc đầu là như vậy, nói cho đúng, sự thật là
mười, ngòi bút tả chỉ được năm, ba thôi. Ngay cả tôi ở Tổng hành dinh Bình
Điền cũng không biết hết các trận đánh và các cuộc phá hoại (anh em chiến
đấu nhiều mà báo cáo ít, cái tốt của người chiến binh cách mạng, thì nhà báo
với tai mắt mình biết làm sao hết được).
Ở các mặt trận nào có nổ súng đều có tôi đến. Có mấy lần gọi là đi
“lược trận”, nhưng sự thật là tôi muốn có mặt ở nơi này nơi nọ trong khói
lửa, chủ yếu là để cho quân dân thấy tận mặt rằng Uỷ ban kháng chiến
không phải ngày đêm ngồi ở phòng giấy của Bộ Tư lệnh. Một cách làm cho
chiến sĩ và nhân dân thêm tin tưởng, thêm kiên quyết chiến đấu. Tôi có mặt
ở cầu Thị Nghè, cầu Kiệu. Tôi đến thăm các mặt trận đông, mặt trận tây của
thành phố. Tôi đi lập mặt trận nam, hội họp ở nhà việc làng Đa Phước với
các lãnh tụ các nhóm Bình Xuyên, Ba Dương, Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười
Trí và chính uỷ của anh em đó là Bảy Trân - Prigorni. Kể một chuyện tiếp
xúc với một nhóm Bình Xuyên cho vui: Hôm đó tôi đi tổ chức Uỷ ban kháng
chiến miền Đông (ở Biên Hoà) về đến Bà Quẹo, gặp Mười Trí và toán quân
của anh ấy. Họ mời tôi vào trụ sở để báo cáo. Không biết tại sao mà, khi tôi
ngồi nghe báo cáo, một tay dự họp lăm le một quả lựu đạn nãy giờ, để quả
lựu đạn sẩy tay lăn trên bàn; mọi người đều lập tức “lặn”dưới bàn. Tôi cũng
hết hồn muốn lặn theo, nhưng linh tính bảo tôi trông chừng Mười Trí; tôi
thấy Mười Trí bình tĩnh ngồi yên, cho nên tôi cũng ngồi yên. Lựu đạn lép!
Các anh giang hồ dùng để thử coi người ta có yếu bóng vía không? May quá.
Tôi ngồi yên như Mười Trí. Từ hôm đó, Mười Trí càng gần tôi. Lần sau, tôi
trở lại Bà Quẹo để đi lên Xuân Lộc đón các chi đội từ Bắc vào tới, do Vũ
Đức, Quang Trung, Nam Long chỉ huy, vào trợ chiến cho đồng bào Sài Gòn
Nam Bộ. Gặp lại tôi, Mười Trí mỉm cười, “xin lỗi”về cái vụ “lơ đễnh”hôm
trước.
Quân Pháp bị bao vây ngặt nghèo trong Sài Gòn. Mà đại quân Pháp
do tướng Leclerc cầm đầu thì chưa tới. Nên Gracey, Cédile yêu cầu ngừng
chiến để thương thuyết. Ta biết chán chúng nó “dục hoãn cầu mưu”, chờ
354
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Leclerc và đại binh Pháp tới. Nhưng, về phần chúng ta, chúng ta cũng cần có
thời giờ để củng cố, chuẩn bị thêm. Đình chiến ít hôm, đại binh Pháp bắt đầu
tới Sài Gòn. Thì cuộc chiến lại tiếp diễn. Bọn Pháp ở Sài Gòn xem Leclerc
như cứu tinh. Quân Pháp có Anh, Ấn và Nhật tiếp sức bắt đầu phá vòng vây.
Chiến sự lại rộ lên một lần nữa. Súng nổ và lửa cháy càng nhiều hơn.
Chính lúc này là lúc tôi và Thạch được lệnh của Việt chuyển cho là
Chỉnh phủ Trung ương “mời”chúng tôi ra Hà Nội ngay. Tôi giao quyền cho
đồng chí Tôn Đức Thắng, Thạch để nhiệm vụ đối ngoại cho Việt. Tôi đâu
phải là con “gà rót”.185 Tôi lại vừa đi rước mấy chi đội của Vũ Đức, Quang
Trung, Nam Long từ Bắc cấp tốc vào chi viện. Vậy mà tôi phải rời chỗ chiến
đấu nóng bỏng để ra Bắc! Hôm tôi từ giã anh em ở Tổng hành dinh (Bình
Điền, Chợ Đệm) phần lớn các đồng chí đều ngạc nhiên, vài anh rưng nước
mắt. Bảy Trân nói khẽ: “Mày biết tích Nhạc Phi về triều không?”. Tôi đáp:
“Sao lại không? Nhưng chắc chắn không đến nỗi nào đâu!”.
Thạch và tôi lên xe, qua trường đua Phú Thọ, lên ngã tư Bảy Hiền,
đến Gò Vấp, vẫn nghe tiếng súng nổ đều. Lên tới cầu Biên Hoà, dừng xe
ngó về thành phố, vẫn thấy Sài Gòn cháy đỏ rực từ mấy tuần rày. Kẻ địch
hãy còn bị bao vây quân sự và kinh tế trong Sài Gòn, hẳn không phải vì bọn
tôi có tài năng đặc biệt gì mà vì toàn dân kháng chiến, vì đại quân Pháp chưa
tới đủ. Chúng đang tới. Nam Bộ sắp bị tiến công lớn, sẽ gặp khó khăn nhiều,
mà mình thì lại phải rời chiến trường. Buồn thay!
Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch phải rời Sài Gòn. Đứng trên cầu
Biên Hoà, ba tuần sau nổ súng, đêm nay vẫn còn thấy Sài Gòn rực
Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch phải rời Sài Gòn. Đứng trên cầu
Biên Hoà, ba tuần sau nổ súng, đêm nay vẫn còn thấy Sài Gòn rực cháy lửa
đấu tranh kháng chiến. Gần một tháng rồi quân xâm lược bị bao vây trong
“một Sài Gòn không điện nước, không chợ búa”.
Ra đi khỏi Sài Gòn trong lúc Sài Gòn và Nam Bộ đang chiến đấu và
chắc chắn là sẽ còn tranh đấu lâu dài, lòng mình không thể không bời bời
những ý nghĩ phức tạp. Một mặt thì tin chắc rằng đảng bộ được củng cố bởi
đồng bào anh em ở Côn Lôn về, sẽ đủ sức đảm đương việc lãnh đạo kháng
chiến, vắng mình chắc không phải là lỗ trống không lấp được, những mặt
khác thì mình có vẻ như “bỏ hàng ngũ”; tôi sẽ bằng lòng hơn nếu Hoàng
Quốc Việt “hạ tầng công tác”tôi, chuyển tôi về một vùng nhỏ bé xa xôi nào
ở Nam Bộ hay là đưa cho tôi một trách nhiệm mới hoàn toàn, ví dụ lên Cao
Miên để giúp gây phong trào kháng chiến ở đất Chùa Tháp, làm một “appui
185 Gà rót: từ lóng của giới chọi gà, chỉ con gà đã bị thua một lần, sau đó, hễ gặp lại đối
thủ là bỏ chạy.
355
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
logistique”186 cho Nam Bộ. Đầu này, đi ra Bắc thì “đi dễ khó về”lắm, mà
không về Nam trong chiến tranh thì làm sao cho đồng bào, đồng chí hiểu
được mình? Có thể ngừng xe ở Dầu Dây, để một mình Thạch đi ra Bắc,
mình ở lại Nam Bộ, trở lại vùng Tà Lài, tự mình gây dựng cơ sở, tập hợp lực
lượng, không phải để “cát cứ nhất phương”mà để tạo ra một thứ chiến khu
làm chủ đường số 1, số 20, mà chẳng sớm thì chầy, Pháp và Anh sẽ đánh
chiếm để ra Trung Bộ và lên Tây Nguyên. Lượng sức, có thể làm được việc
ấy. Nhưng làm như vậy là mắc phải kỷ luật Đảng và Nhà nước. Khó nghĩ
quá! Thôi, đi ra Bắc rồi xin trở về Nam, nếu không được sẽ xin đi Miên, cái
appui logistique này cần quá, ai chớ Võ Nguyên Giáp thì sẽ hiểu tôi ngay.
Giáp chắc sẽ đồng ý, và tôi là người tháo vát, chắc sẽ còn đất dụng võ, đất
chùa Tháp đang cần có phong trào, cần có người, chắc tôi không “thất
nghiệp”đâu.187 Và tôi vẫn còn có thể trả lời cho câu hỏi tất phải có của đồng
bào Sài Gòn và Nam Bộ: “Anh đi đâu, làm gì, mấy năm rồi?”mà không bị
xấu hổ.
Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Giàu
Vậy thì cứ tiếp tục, “an tâm”đi ra Bắc với Phạm Ngọc Thạch.
Việc chiến đấu, như thế, tạm có phương hướng. Nhưng tâm trí vẫn bời
bời vì một vấn đề khác lâu nay như bị quên lửng: vấn đề gia đình.
Chắc nay mai thôi, khi Pháp có đủ viện binh, thì chúng nó sẽ đi lên
Biên Hoà và đi xuống Tân An - Mỹ Tho. Chiến tranh sẽ sớm lan ra tới vùng
186 Appui logistique: chỗ dựa hậu cần
187 Ông Trần Văn Giàu đã được cử sang Campuchia và Thái Lan tổ chức hậu cần cho
kháng chiến Nam Bộ, và cũng đã vận động được nhiều thanh niên Việt kiều ở Thái Lan
về nước chiến đấu. Đầu năm 1947, ông được điều về Việt Bắc làm Tổng giám đốc Nha
thông tin.
356
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
của gia đình tôi. Thì mẹ già và cô vợ của tôi sẽ lâm vào cảnh nào? Ví mình
còn ở gần đó thì có thể giúp gia đình bằng cách này hay cách khác. Nhưng
mà, chiến tranh đã nổ ra gần cả tháng rồi, tôi có dịp hai lần đi ô tô ngang
nhà, nhà cách lộ chỉ một cây số thôi, mà tôi không ghé nhà được lần nào,
vậy thì, dù không đi ra Bắc, tôi cũng có ích gì mấy cho gia đình đâu? Tôi
ước mong biết mấy được gặp lại mẹ tôi một lần nữa. Khi cách mạng tháng
Tám thành công, tôi chỉ được rước vợ tôi lên Sài Gòn sau 25 tháng 8, lần đó
mẹ tôi không cùng đi, phải ở nhà giữ nhà, hẹn lần khác, mà lần khác đó
không có, chỉ có vợ tôi lên Sài Gòn vài tuần rồi thì kháng chiến bắt đầu, tôi
lại phải cho người đưa vợ tôi về làng tảng sáng ngày 23. Chừng nào chúng
tôi sẽ được ở chung với nhau nữa? Nhớ hồi tháng 4 năm 1941, tôi mãn tù,
vợ tôi lên trước cửa Khám Lớn đón tôi về nhà, hai đứa tôi ở chung nhau chỉ
được có 9 ngày thì tôi lại bị bắt nữa, đày lên Tà Lài; rồi tôi vượt ngục, xa
nhà mãi cho tới cách mạng tháng Tám. Nay lại xa nhà nữa, biết đến chừng
nào sum họp mong đợi? Mà chiến tranh còn kéo dài tới bao lâu? Ai biết?
Bổn phận làm trai, làm dân, tôi làm được; giỏi dở tuỳ đồng bào và lịch sử
phán cho, không có gì phải suy tư cho lắm, ít nhất là cho tới nay. Còn bổn
phận làm con, làm chồng thì tôi hoàn toàn không làm được gì. “Được cái
này thì mất cái kia”, có nhất thiết phải như vậy không? Lịch sử cận đại đã
chứng minh rằng, trong nhiều, rất nhiều trường hợp, nhất thiết phải như vậy!
Việc nước trước việc nhà.
Mà tôi chắc rằng, kháng chiến dù gian lao mấy cũng sẽ thắng lợi, mất
mát mấy rồi cũng còn.
357
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Thân mẫu và thân phụ tác giả
(Mẹ tôi, tuổi quá 80, đã qua đời khi tôi còn ở chiến trường Biển Hồ.
Vợ tôi vào bưng biền, làm nhân viên hậu cần cho quân đội, đến 1954 được
tập kết ra Bắc).
358
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
PHỤ LỤC
Thư của Trần Văn Giàu
gởi cho Ban Tổ chức Thành ủy
và Ban Tổ chức Trung ương.
Kính gửi: Ban Tổ chức Thành ủy
Đồng kính gửi: Ban Tổ chức Trung ương
Ngày 13 tháng 5 năm 1988, đồng chí Bảy Dự trao cho tôi, tại 70 Phạm Ngọc
Thạch, bản “Kết luận một số vấn đề tồn tại về lịch sử đồng chí Trần Văn
Giàu”(số 182 –CV/TW) do đồng chí Nguyễn Đức Tâm ký.
Thế là “chung thẩm”rồi! Song tôi thấy cần nói vài lời:
1) Rất buồn là việc đã xảy ra từ 1945 đến 1988 mới có kết luận. Kết
luận mà không có tranh biện giữa bên tiên cáo và bên bị cáo. Dù sao, vẫn có
kết luận và tôi xin thành thật cảm ơn các đồng chí đã quan tâm đến việc của
tôi trong lúc trăm công ngàn việc bối rối, đã kết luận căn cứ vào một phần
lớn sự thật khách quan, và đã giải quyết phần lớn các vấn đề làm cho tôi đỡ
tủi phận.
2) Về vụ vượt ngục Tà Lài. Bản kết luận viết: “Chưa có chứng cớ gì
là Pháp tổ chức cho đồng chí Giàu vượt ngục”. Đáng lẽ phải nói: “Không có
chứng cớ gì… ”; việc đã xảy ra từ 1941, đợi tới bao giờ mới có bằng cớ mà
nay hãy còn nói là chưa? Không phải một mình tôi vượt ngục, có cả Tô Ký,
Năm Đông,188 v.v.… họ còn sống, có Tào Tỵ biết rõ mọi việc. Đáng lẽ phải
hỏi tội vu cáo của kẻ nào cố ý bày chuyện hại người ngay trong lúc làm khởi
188 Năm Đông: tức Dương Quang Đông, tức Dương Văn Phúc (1902-2003). Ông Năm
Đông là nhà cách mạng lão thành đã tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí hội của
lãnh lụ Nguyễn Ái Quốc và sớm hoạt động trong Công hội Đỏ của cụ Tôn Đức Thắng.
Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kì. Trong thời kháng Pháp, ông là Phó phòng Hàng hải
Nam Bộ, phụ trách văn phòng thường trực của ta ở thủ đô Xiêm quốc, Bangkok. Ông
đóng vai doanh thương có cửa hàng xuất nhập cảng lớn tại thủ đô Bangkok, mua sắm tàu
biển chở súng đạn, hóa chất, máy móc về nước đánh Tây. Trong cuộc sống đầy gian nguy
giữa hàng ngũ mật vụ Pháp bố trí dày đặc ở Xiêm, dưới cái tên Xiêm là Nai Chran ông
vẫn bình tĩnh làm tròn sứ mạng của mình cho tới ngày bị phe đảo chính bắt. Xem tiểu sử
đầy đủ trong cuốn Dương Quang Đông xuyên Tây của Nguyên Hùng (sách đã dẫn).
Những năm cuối đời, tuy tuổi cao, ông vẫn lên tiếng chống tiêu cực và sự lưu manh hóa
hàng ngũ đảng (như tố cáo sự gian trá của tướng Lê Đức Anh).
359
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
nghĩa tháng Tám, có hậu quả ghê gớm hơn 40 năm trường. Hỏi tội cho biết
vậy thôi, chớ cũng sống chết cả rồi, còn hơn thua làm chi.
3) Về vụ Deschamps:189 “việc khai nhận (của đồng chí Giàu) gây tổn
thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giao liên
quốc tế”. Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú: Trần Phú không
hở môi. Tôi có hở môi, nhận một số việc đã rồi, nghĩa là có trách nhiệm
trong sự tổn thất. Song, Nguyễn Văn Trân (Prigorny) còn sống, làm chứng
rằng người khai ra Deschamps không phải là tôi, không một ai bị bắt vì tôi
khai, cả chỗ ở tôi, ở Phú Lạc (xóm của Trân –tôi ở hai kỳ, rất lâu) không ai
thấy Giàu dắt Tây về bắt người tra khảo. Nay tôi về đó, bà con vẫn còn quý
mến như xưa. Mà người khai Deschamps cũng không phải là người phát
giác. Kẻ phát giác là thợ Sáu, chồng giả của chị Mười Tốt, chánh hiệu mật
thám, mà một đồng chí trong Xứ ủy đưa vào Thành ủy phụ trách liên lạc
quốc tế! Tay này không bị bắt trong cuộc lại còn đi thăm anh em, rồi sau đó
đã có lần toan đánh lừa chị Bảy Huệ190 nữa, may chị Huệ sanh nghi nên
thoát khỏi. Ta bị địch vào cấp ủy. Mà ta cứ đổ cho nhau, đáng tiếc thay!
(chánh thằng thợ Sáu đó đón tôi ở Hồng Kông về, gởi ở nhà một sốp-phơ,
hai ngày sau, tôi bị bắt, cả sốp-phơ kia và Sáu an toàn). Tôi làm việc liên lạc
quốc tế từ 1933 đến cuối 1934, với Ba Nhâm191 (thành ủy viên thời Minh
Khai). Nhâm nay còn sống, gần 80 tuổi. An toàn tuyệt đối. Tôi đã giao việc
cho anh khác từ tháng 12/1934.
4) Điểm 5 của Kết luận nói tôi làm sai đường lối Trung ương. Sai với
đường lối, thì sai thật. Nhưng mà tôi có biết đường lối của Trung ương là thế
nào đâu? Trung ương có gửi ai vào trực tiếp với tôi đâu?
189 Deschamps là đảng viên Đảng cộng sản Pháp, làm thuyền trưởng. Trong cương vị
này, ông làm giao liên giữa hai đảng, và cung cấp sách báo tài liệu cho ĐCSVN.
Deschamps bị bắt năm 1935 cùng với Trần Văn Giàu. Các nhân chứng ông Giàu kể trong
thư này, và nhiều người khác đều cho biết ai là người tố giác và khai báo về Deschamps
và Trần Văn Giàu (xem Nguyên Hùng, sách đã dẫn).
190 Bảy Huệ tức Ngô Thị Huệ hoạt động cách mạng từ những năm 1930, hai lần tù. Bà kết
hôn với ông (Mười Cúc) Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư tương lai) năm 1948. Hai người
gặp nhau lần đầu trước đó ba năm, khi Bảy Huệ thay mặt tỉnh ủy Sóc Trăng ra đón đoàn
tù trở về từ Côn Đảo.
191 Ba Nhâm tức Trương Văn Nhâm hay Trương Quang Nhâm. Từng làm bí thư tỉnh ủy
Trà Vinh. Một trong tám người vượt ngục Tà Lài (đợt 2) năm 1942, cùng với Trần Văn
Giàu, Dương Văn Phúc (tức Dương Quang Đông), Châu Văn Giác, Trần Văn Kiết (Kiệt),
Nguyễn Công Trung, Nguyễn Hoàng Sính (Đức), Tô Ký.
360
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu