Tuesday, December 4, 2012

TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ IV

Phần thứ tư
TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA
Chương này ghi lại một phần những điều tôi đã nghĩ, đã làm, đã thấy
trong khoảng thời gian từ sau khi chúng tôi lập lại Xứ ủy Nam Kỳ, tháng 10
năm 1943, đến trước khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thời gian ngắn, chỉ
20 tháng, mà cuộc sống thì hết sức phong phú, sôi nổi nhất trong cuộc đời
tôi, kể từ khi được sinh ra. Khó khăn chồng chất từ lâu, cao như núi; khó
khăn mới thêm vào khó khăn cũ chưa giải quyết hết. Thuận lợi chỉ xuất hiện
như kết quả sự nỗ lực kiên trì của tập thể anh chị em; lúc bấy giờ còn quá ít
người, mà người nào cũng hoạt động không biết mệt, không ai “rớt đài”cả;
thuận lợi cũng dồn dập đến với chiến thắng của Liên Xô và của Đồng Minh
trên các chiến trường Âu châu và Thái Bình Dương. Thành công nhiều, mà
về sau tai tiếng cũng lắm. Có sáng tạo cần thiết để ứng phó kịp thời với tình
hình mà cũng không ít vấp váp, sai lầm. Vừa đánh kẻ thù trước mặt, lại vừa
đỡ ngọn giáo của bạn bên hông. Mệt ơi là mệt! Nhưng, xét cho cùng, đời
bằng phẳng chưa chắc là đáng sống hơn đời sóng gió. Tôi thích khoảng đời
sóng gió mà cô đặc này; phần khác, vì thấy mình đóng vai của một người vo
quần, cởi áo nhảy xuống sông, góp sức đẩy thuyền qua khúc cạn chớ không
phải đứng trên thuyền “tiếp” đẩy cái mui, càng không phải đứng trên bờ mà
vỗ tay cổ vũ hay là phẩy quạt phê bình.
Từ cuối năm 1943, tôi bám sát Sài Gòn, ít đi lục tỉnh. Lục tỉnh được sự
chú tâm của tuyệt đại đa số các đồng chí trong Xứ ủy. Còn Sài Gòn là chiến
trường mà tất cả bọn tôi đều xem như nơi quyết định sự thành bại của tổng
khởi nghĩa, mà khi ấy, rất ít người kham. Anh em ta có nhiều kinh nghiệm
về nông vận, hiếm đồng chí biết làm công vận, càng hiếm đồng chí làm
được trí vận, binh vận. Cho nên, với ý thức nhận lãnh cái khó nhất về phần
mình, tôi phải để hầu hết thời giờ và tâm trí vào Sài Gòn, mong có thể kịp
thời xoay chuyển tình thế. Ta không hề xem nhẹ công tác nông thôn. Trong
một xứ nông nghiệp lạc hậu như xứ ta, tuyệt đại đa số đồng bào là nông dân,
ai đi làm cách mạng mà lại xem nhẹ công tác nông thôn bao giờ? Nhưng vào
cuối năm 1943, qua đầu năm 1944, Đảng Cộng sản chưa có lực lượng đáng
kể ở thành phố, cụ thể là ở Sài Gòn. Tại Sài Gòn, cơ sở ít và nhỏ; hệ thống
tổ chức chưa hoàn chỉnh. Phong trào cách mạng như ở giữa hai làn sóng.
Cán bộ thưa thớt như sao buổi sớm; anh em ở tù, ở căng chưa về; anh em ở
115
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
ẩn phần nhiều chưa ra; số đồng chí có khả năng hoạt động thành phố như
những người ở báo Le Peuple, Dân chúng, ở “Ủy ban sáng xuất công đoàn”,
hồi 1937, 1938, 1939, đều cao bay xa chạy hay đều bị án “biệt xứ” không có
phép đi Sài Gòn. Trong lúc đó thì chính đảng và giáo phái thân Nhật vừa
nhiều, vừa mạnh, tập hợp ở thành phố dưới sự bảo trợ của sở Sen đầm
Kempeitai67. Vấn đề được đặt ra là làm sao, trong một thời gian tương đối
ngắn (tôi nhấn mạnh ở chữ “ngắn”), ta phải bám rễ chắc chắn trong Sài Gòn,
phải đưa rất đông đảo công nhân, thanh niên, trí thức vào tổ chức yêu nước,
phải thổi bừng lên một phong trào quần chúng cách mạng sâu rộng, phải làm
cho Đảng Cộng sản theo kịp và mạnh hơn tất cả các chính đảng và giáo phái
thân Nhật, thân Pháp cộng lại. Tôi không chủ quan lấy gàu tát sông đâu; khó
khăn lớn lắm; nhưng nếu không làm được như vậy, nếu không nhảy vọt mà
cứ phát triển từ từ thì sẽ không làm gì có cách mạng. Tôi lường được những
nỗi khó khăn trước mắt và lâu dài; nhưng tôi không đến nỗi đơn thương độc
mã; tôi lạc quan, lạc quan cách mạng vốn là bản tính của tôi. Tôi tin tưởng ở
tài đức của số đồng chí đã tập hợp được, tin tưởng ở truyền thống nhạy bén
chính trị và đấu tranh bất khuất của người dân Sài Gòn đặc biệt là của công
nhân và thanh niên; tôi tin ở bản chất yêu nước và cách mạng của đồng bào
nói chung, tin ở thế tất thắng của Hồng quân Liên Xô, khiến phong trào sắp
có ngày đột biến và khiến tư tưởng chính trị của các tầng lớp nhân dân
chuyển động rất mau về hướng cách mạng tức là về phía Đảng Cộng sản và
mặt trận dân tộc thống nhất mà bọn tôi đang nỗ lực xây dựng.
1. Tình hình chiến tranh thế giới biến chuyển thuận lợi
cho công tác cách mạng của chúng tôi
Không ai dám bảo rằng mình tài giỏi, tài giỏi mấy cũng còn phải nhờ
thời thế mới làm nên; mà phần lớn những yếu tố của thời thế không do ta tạo
thành. Thời thế nghịch thì “anh hùng ẵm hận”, ngày xưa bảo là “vận khú”.
Dù sao, chèo ngược vẫn hơn là buông trôi. Ông bà từng dạy: “chớ đem
thành bại luận anh hùng”. Còn thời thế thuận mà không sử dụng được mới
là dở thật, là đáng chê trách, há miệng chờ trái sung rơi xuống, càng dở hơn,
trái sung rất có thể rơi trên mũi, trên mắt.
67 Kempeitai : 憲兵隊Hiến binh đội, bộ phận công an của quân đội Nhật Bản (1881-
1945) thành lập theo mô hình Gendarmerie (Sen đầm) của quân đội Pháp. Công cụ trấn
áp và đàn áp của phát xít Nhật ở Triều Tiên, Mãn Châu, Đông Dương… trong Thế chiến
Thứ hai. Tại mỗi nước Nhật Bản chiếm đóng, Kempeitai sử dụng khá đông người bản
địa. Ở Nam Kì, đặc biệt là hàng ngũ Cao Đài.
116
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Hồi 1941, khi Hồng quân Liên Xô thua đậm, khi Nhật thắng Mỹ, Anh
như chẻ tre, thì hoạt động tuyên truyền của bọn tôi ủng hộ Liên Xô, chống
Nhật, gay go lắm nhưng mà tôi và anh em vẫn ra sức ủng hộ Liên Xô, ủng
hộ Liên Xô là trợ lực cho tinh thần cách mạng Việt Nam. Khi ấy, ở Sài Gòn,
ở Nam Kỳ, chắc là trên toàn Việt Nam cũng vậy thôi, phe thân Trục, thân
Nhật thắng thế dữ. Trong Nam, phe thân Trục mạnh lắm, có hàng vạn ức
người theo, đặc biệt là một số giáo phái lớn như Cao Đài. Lúc ấy ta đi tuyên
truyền cho cách mạng, chống Nhật, Pháp, tin tưởng vào Liên Xô, thì gần
như là gào thét trong sa mạc, hát vọng cổ ở chợ cá đang đông. Nói gì đến
dân thường ít chính trị? Ngay cả cái việc mời những đồng chí ẩn náu từ
1939, 1940 (kể cả các đồng chí nguyên là Xứ ủy viên), mời anh em đó trở lại
hoạt động cũng khó, khó lắm, khó hết sức! Xét cho cùng thì không nên trách
ai cả. Nếu mọi người đều vững như núi thì tuyên huấn sẽ là thừa; mà tuyên
huấn có bao giờ thừa đâu? Đúng! Hồi 1941, 1942, đầu 1943, bọn vượt ngục
Tà Lài chúng tôi thưa thớt như sao ban ngày. Thỉnh thoảng chúng tôi ngâm
lại câu “gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần”68 để tự mình an ủi và
khuyến khích lấy mình.
Vào cuối năm 1943, đầu năm 1944 thời cuộc chiến tranh thế giới không
còn u ám như hồi 1941-1942 nữa. Bĩ cực, thái lai.
Mỗi ngày tôi nhờ mua nhiều báo Tây, Nam để theo dõi tin tức chiến sự
và chính trị. Tôi cũng nhờ vài người bạn nghe các đài phát thanh chống phát
xít, thuật lại cho tôi. Lúc này, chúng ta nghèo quá; nông dân làm ra lúa mà
không bán được. Lúa bán được thì mấy cắc bạc một thùng quan; đi làm thuê
chỉ mấy xu một ngày, ở nhà quê, nhiều nơi bao cà ròn69 thay cho quần vải;
thì chúng tôi chạy đâu cho ra tiền mua một chiếc máy thu thanh, mướn một
căn phố để đặt máy nghe tin; khó hơn là hồi 1928, 1929 mua một chiếc xe
hơi, mướn một villa!
Ở châu Âu vào thời điểm cuối năm 1943 sang1944, chiều gió của chiến
tranh đổi hẳn. Phe Đức, Ý thất bại lớn, thất bại liên tiếp. Các báo Tây, Nam
ở Sài Gòn, trừ các bài “xã luận”, đều đăng tin kể cũng là khách quan. Sau
chiến dịch Stalingrad long trời (11.1942-2.1943), Hồng quân đuổi quân phát
xít về phía Tây, quân Đức thoái mau như chúng đã tiến. Vòng vây quân Đức
ở Leningrad bị phá vỡ. Rồi phát xít Đức bị đuổi ra khỏi biên cương Liên Xô
và Hồng quân bắt đầu vào Đông Âu, Trung Âu, Bancăn, kích động mạnh
cuộc chiến tranh giải phóng chống phát xít của nhân dân các dân tộc ở vùng
68 Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần: Nhà nghèo mới biết (người) con nào có
hiếu, nước loạn mới hiểu (ai là) tôi trung.
69 Bao cà ròn: bao (nhỏ) đan bằng cói.
117
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đó. Hồi chiến thắng Stalingrad, tụi tôi ở Chợ Gạo, Phú Lạc, Gò Vấp mổ gà
ăn mừng; bây giờ chiến thắng của Hồng quân nhiều quá, đâu có đủ tiền mua
gà để mà mổ nữa, vả lại nghe tin chiến thắng trở thành quen, như bình
thường, không còn kích thích mạnh nữa, trái lại, tôi càng sốt ruột về những
tiến bộ chậm chạp của công tác cách mạng trong Sài Gòn, sợ thời cơ sẽ đến
mau mà lực lượng Đảng còn quá yếu; mấy chục, một trăm anh chị em trong
một Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định gần một triệu người thì như nắm muối bỏ
mái nước70 đầy.
Quân Anh, Mỹ, sau khi đánh thắng quân Ý, Đức ở Bắc Phi liền đổ bộ
lên miền Nam nước Ý. Quân đội Ý tan rã. Mussolini bị bắt; y được Đức giải
thoát mà chẳng làm nên trò trống gì. Ô hô một trong ba chân của chiếc ghế
có thời lừng danh cũng gọi là trục Bá Linh - La Mã - Đông Kinh. Hồi 1942,
Liên Xô đòi Anh, Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu đỡ bớt đòn nặng cho
Liên Xô thì Anh, Mỹ không chịu, vì chuẩn bị chưa đủ hay có lẽ đúng hơn, vì
muốn cho Đức tiêu diệt thêm nhiều sinh lực của Liên Xô và Liên Xô tiêu
hao thêm nhiều sinh lực của Đức. Nay, tháng 6 năm 1944, khi Hồng quân
Liên Xô đã quét sạch Đức khỏi Liên Xô và đã vào tới Trung Âu, thì Anh,
Mỹ mới mở mặt trận thứ hai ở Pháp, thực hiện một cuộc đổ bộ lớn nhất
trong lịch sử với nhiều triệu lính, mấy vạn máy bay, nhiều tàu đủ loại. Quân
Đức tháo lui. Paris được giải phóng. Chính phủ De Gaulle vừa thành lập ở
thủ đô Pháp thì đã quyết định tuyên chiến với Nhật (cho có chừng, để tạo thế
pháp lý, chớ sức mấy mà đánh đấm), và quyết định chuẩn bị quân đội gửi
sang chiếm lại Đông Dương. Một mối lo mới cho chúng tôi bắt đầu xuất
hiện. Đám “Pháp-Việt đề huề” lại ngo ngoe mạnh ở Sài Gòn. Tụi thực dân
Pháp trở nên phách lối, láo xược ra mặt và ngày nào cũng như ngày nào, độ
11 giờ trưa, chúng nó đánh trận mồm chống Đức, chống Nhật ở các nhà
hàng Majestic, Continental, trước những ly áppêrô đắt giá. Trong lúc đó,
những chiến thắng liên tục, vang dội của Liên Xô đánh bại một đội quân nổi
tiếng là không ai đánh bại nổi, làm cho dư luận chê bai cộng sản trước đây,
nay không còn nữa, ngược lại, tiếng khen đều trời, những người cách mạng
Việt Nam dù ở góc biển chân trời phương Đông xa xôi này cũng được thơm
lây: Nói người ta nghe hơn, đoán người ta tin hơn, hoạt động người ta ủng
hộ hơn. Các đồng chí ẩn náu từ 1939, 1940 nay lục tục tự động ra xin công
tác; đội ngũ cán bộ không phải là đông đủ mà đã tăng lên trông thấy; không
còn cảnh lẻ loi buồn tẻ như vài năm trước. Chính lúc này gần cuối năm
1944, là lúc tôi gặp Nguyễn Văn Trấn (Chợ Đệm) và nhóm “các anh La Sơn
- Bàn Tiên Động” của anh ấy là Tươi và đại ca Nguyễn Thiện Hành, các anh
“hạ san” về thành phố bắt tay làm việc ngay.
70 Mái nước: chum nước
118
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đặc biệt của chiến cuộc Đông Á và Thái Bình Dương qua 1943, 1944
là quân Nhật từ dẫm chân đến thoái lui, thua trên bộ thì ít, thua trên biển
nhiều hơn… sau khi mất quần đảo Gilbert, Nhật mất luôn quần đảo Marshall
rồi mất cả quần đảo Mariannes. Trên các đảo Saipan và Guam quân Nhật
chiến đấu với một tinh thần tuyệt đỉnh anh hùng nhưng rút cuộc đều bị vũ
khí hiện đại Mỹ tiêu diệt. Như vậy là cái “vòng đai an toàn”của nước Nhật
bị vỡ toang rồi. Từ Saipan, từ Guam, máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ
có thể đánh thẳng vào nội địa Nhật và Mỹ đã thật sự bắt đầu dội bom xuống
các thành phố Nhật. Gần cuối 1944, sau khi nhấn chìm một bộ phận lớn của
hải quân Nhật ở đông Philippines, quân Mỹ đổ bộ lên Philippines, chiếm lại
các quần đảo quan trọng mà Mỹ đã phải chịu nhục bỏ chạy 2, 3 năm trước.
Đầu năm 1945, quân Mỹ vào Manille. Xuất hiện một khả năng mới trong
cuộc chiến tranh ở Đông Nam châu Á là khả năng quân Mỹ từ Philippines
đổ bộ lên Trung Kỳ của Đông Dương thuộc Nhật, Pháp nhằm cắt đứt đại
quân Nhật trên lục địa Đông Nam Á ra làm hai71. Câu hỏi khẩn cấp đặt ra
71 Mỹ có kế hoạch đổ bộ lên Đông Dương không? Kế hoạch quân sự ấy liên quan thế nào
với ý đồ chính trị của Hoa Kì đối với Đông Dương và vai trò của Pháp? Đúng là mùa hè
1944 tổng thống F. Roosevelt đã ra lệnh cho bộ tổng tham mưu chuẩn bị kế hoạch đổ bộ
lên đảo Hải Nam và vào bắc Trung Kì và Bắc Kì, lấy đó làm bàn đạp đánh lên phía bắc.
Ý đồ chiến lược này giải thích một phần các cuộc ném bom của Mĩ ở Đông Dương, và đó
cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp (9.3.1945). Về mặt
chính trị, Roosevelt sử dụng ngôn ngữ “đả thực”, hứa hẹn sau ngày chiến thắng phe Trục,
sẽ đặt các nước thuộc địa dưới sự ủy thác quốc tế, tiến dần (20 năm?) tới tự chủ, độc lập.
Những tuyên bố của ông khá mập mờ, không rõ sẽ áp dụng cho các thuộc địa của phe
Trục, hay cho cả các thuộc địa của những nước đồng minh. Một điều chắc chắn:
Roosevelt không có ý hoặc không muốn đụng tới thuộc địa của Anh; còn đối với thuộc
địa của Pháp, thì tùy nơi. Bắc Phi và Phi châu, không đụng tới, thậm chí còn cam kết tôn
trọng chủ quyền của Pháp. Còn đối với Đông Dương, thì trong nội bộ chính quyền, hoặc
trong các cuộc gặp riêng với Stalin và Tưởng Giới Thạch, Roosevelt tỏ ý không cho Pháp
quay trở lại Đông Dương, và nêu khả năng Mỹ-Trung cùng ủy trị. Ý đồ này không những
gặp sự kháng cự của Churchill (vì quyền lợi đế quốc Anh, Churchill ủng hộ Pháp trở lại
Đông Dương) mà còn gặp sự bất tuân của ngay bộ máy Bộ ngoại giao Mĩ. Chỉ có bộ phận
OSS ở Vân Nam và Hoa Nam là ủng hộ, thậm chí còn đi xa hơn trong việc ủng hộ Việt
Minh và ngăn cản đoàn Sainteny –một phần vì họ được Hồ Chí Minh chinh phục, một
phần vì trong số họ số đông là những người có tư tưởng phóng khoáng, một số tiến bộ
(sau này, từ Việt Nam về Mĩ, chiến tranh lạnh bắt đầu, nạn McCarthy hoành hành, họ sẽ
bị loại trừ hoặc phải “lặn”mất tăm). Trong mấy thập niên sau đó, người ta vẫn giữ hình
ảnh “chống thực dân”của Roosevelt và tưởng rằng khi ông mất đi, Truman mới chịu để
cho Pháp trở lại Đông Dương. Vậy mà không phải vậy: ngay từ tháng 2.1945, Mĩ quyết
định đánh thẳng từ Philippines lên Okinawa, bỏ kế hoạch đổ bộ lên Hải Nam và miền
Bắc Việt Nam, câu chuyện “ủy trị”đã chìm xuồng. Khi huân tước Mountbatten chấp
nhận cho Sư đoàn thiết giáp số 2 của tướng Leclerc tham gia lực lượng chuẩn bị đánh
(hay giải giới) Nhật, Roosevelt biết mà không ngăn chận. Ông còn cho phép Bộ ngoại
119
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
cho Xứ ủy Nam Kỳ chúng tôi là quân Mỹ sẽ đổ bộ lên Trung Kỳ hay không?
Họ đổ bộ lên Trung Kỳ thì may hay rủi, lợi hay hại cho ta? Chưa rõ. Điều đó
chắc chắn là những người cách mạng phải chú ý đến vấn đề và tính toán
sách lược đối phó với khả năng đó. Chúng tôi dự tính (mà dự tính này rốt
cuộc là sai) rằng Mỹ mà muốn trong thời gian ngắn bắt buộc Nhật phải xếp
giáp quy hàng thì Mỹ không thể không đổ bộ vài ba triệu quân lên đất Nhật,
ở đó người Nhật sẽ đánh một trận cuối cùng, một trận xáp lá cà mà Mỹ chắc
ngán run, một trận trong đó máy bay, đại bác đều bất lực, nghĩa là ưu thế của
Mỹ trở thành vô dụng. Bởi vậy, Mỹ phải tìm chỗ yếu nhất của quân Nhật
trên lục địa Đông Á, cắt đứt quân Nhật ra để mà diệt, vì vậy Mỹ sẽ đổ bộ lên
“cái bụng mềm”của Đông Dương là một khả năng lớn. Nếu Mỹ và đồng
minh của chúng ở Viễn Đông đổ bộ lên Nam Trung Kỳ thì ở Nam Kỳ ta
phải làm gì? Các bạn của tôi trong Xứ ủy và tôi đều nhất trí là chúng ta sẽ
tuỳ sức mà làm khởi nghĩa từng phần ở những nơi nào có thể khởi nghĩa
được, như miền đông rừng núi hay miền tây sình lầy dựng cờ độc lập dân
tộc chống cả hai bọn thống trị Pháp, Nhật, xem cả hai như là “bệnh dịch
hạch và bệnh dịch tả, không phải lựa chọn một cái nào”, hình ảnh này tôi đã
có lần dùng trong một bài báo công khai hồi 1939, được nhiều anh em tán
thưởng mà cũng bị vài anh em công kích hồi thời trước chiến tranh khi mà
báo ta “lắm khi”cũng công khai tán thành “phòng thủ Đông Dương”!
Xa hơn, ở phía Tây, trên xứ Miến Điện, vào đầu 1945, con đường bộ
Miến Điện –Vân Nam lại được mở ra do thắng lợi của quân Anh. Trong
tình hình chiến sự đó, ở Nam Kỳ, ở Sài Gòn, việc tuyên truyền của Nhật và
tay sai bản xứ cho chủ nghĩa Đại Đông Á dẫu còn mà đã mất hẳn đà. Uy thế
của Cao Đài, Phục Quốc chẳng những khựng lại mà còn giật lùi mau. Các
đảng thân Nhật đã đâm lao thì phải theo lao vậy thôi, theo với một lòng tin
bị bào mòn, bởi thời cuộc chiến tranh, bởi chính sách gian trá lừa đảo của
Nhật. Họ còn tuyên truyền theo Nhật mà đã có ý một ngày nào đó sẽ phản
lại Nhật, thời bây giờ gọi là “bỏ giò lái”.
Tất cả những chiến sự kể trên, các báo Tây, Nam đều nói rõ, nói hết,
công chúng theo dõi dễ dàng. Các báo quốc ngữ chỉ còn hai trang, nhưng Sài
giao bắn tin cho phép Pháp trở lại Đông Dương dưới một dạng nào đó. Và một tháng sau
khi Roosevelt từ trần (12.4.1944), tại hội nghị San Francisco (tháng 5.1945), ngoại
trưởng Mĩ Edward Stettinius đã có thể tỉnh bơ nói với Georges Bidault, bộ trưởng ngoại
giao của de Gaulle, rằng “chính phủ chúng tôi chưa bao giờ có tuyên bố chính thức nào…
đặt vấn đề, dù chỉ là hàm ý, về chủ quyền của nước Pháp ở Đông Dương cả”(xem tác
phẩm của David G. Marr, Stein Tonnesson, George C. Herring, và lưu trữ Bộ ngoại giao
Mĩ trên mạng)..
120
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Gòn không ngày nào thiếu báo. Mỗi sáng anh cứ đi “kéo ghế nhẩm xà”72 thì
anh thông thạo tình hình, anh cứ yên tâm ngồi nghe người ta bình luận, máy
bay Mỹ trưa trưa mới đến. Bọn tôi chẳng những cho ra đều tờ báo Tiền
Phong cơ quan của Xứ uỷ mà chúng tôi còn phát hành Bản tin rônéo để kịp
thời hướng dẫn dư luận. Dư luận quần chúng làm cho chúng tôi thích thú
nhất là: hồi 1941, 1942, khi Đức tiến, Liên Xô lùi, mà cộng sản đoán trước
rằng Đức sẽ bị Liên Xô đánh bại, khi Mỹ, Anh thua, Nhật Bản thắng thì
cộng sản khẳng định rằng Nhật sẽ bị Đồng minh đánh bại; cộng sản đoán
trúng; “anh hùng đoán giữa trần ai mới cừ”, có người bảo như vậy. Còn lời
đoán của cộng sản rằng cách mạng Đông Dương sẽ thắng lợi ngay trong
cuộc chiến tranh thế giới này, Việt Nam, Miên, Lào sẽ giành được độc lập tự
chủ, thì theo nhiều người, sự đoán trước ấy phải còn chờ thực tế chứng
minh, chắc không lâu lắc gì đâu. Song người ta bàn tính với nhau rằng một
ách Pháp còn chưa bẻ gãy, nay cả hai ách Pháp, Nhật thì bẻ cách nào cho
xong? Khi Nhật thua, Pháp sẽ trở lại và trở lại với quân Đồng minh, thì làm
sao cản được? Huống chi là ở Nam Kỳ từ sau cuộc bạo động 1940 thất bại,
Đảng cách mạng còn, mất, mạnh, yếu chưa rõ, phong trào cách mạng như
chìm xuống, chìm đến bao giờ mới nổi lên trong lúc chiến tranh chắc không
còn kéo dài lắm? Vậy, dư luận quần chúng có tin tưởng lẫn với hoài nghi.
Bọn tôi biết rằng đối với người dân thường, thuyết lý không đủ, phải có thực
tế, họ cần được tự kinh nghiệm thì lòng tin mới toàn vẹn và khi ấy thì tinh
thần quần chúng mới thật cao vọi.
Tựu trung, vấn đề được đặt ra là: thời cơ thì nhất định sẽ đến nhanh
nhưng khi thời cơ đến, liệu phe cách mạng có đủ lực lượng hay không? Thời
cơ là cái ngoài ta. Lực lượng cái do ta. Có cả hai tụ hội, có đủ lực lượng khi
thời cơ thuận lợi thì mới có cách mạng giải phóng thành công.
Tôi nhớ mãi và luôn nhắc với đồng chí của mình bằng những lời than
thở tuyệt vọng của cụ Phan Bội Châu, cụ Nguyễn Thượng Hiền khi chiến
tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc thắng lợi về phía thực dân Pháp. Và
chúng tôi hạ quyết tâm làm cho kỳ được nhiệm vụ thiêng liêng mà các cụ đã
mất và các đồng chí đã hy sinh trao lại cho chúng ta: giành độc lập tự do với
bất cứ giá nào trong thời cơ chiến tranh thế giới này.
72 Nhẩm xà: uống trà.
121
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
2. Những bước đầu xây dựng lực lượng
trước cuộc đảo chánh Nhật tháng 3 năm 1945
1) Vận động thành lập Tổng Công đoàn
Tôi không nhớ đã lên lớp bao nhiêu lần về công vận, về sứ mạng lịch
sử của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng Đông Dương. Có lẽ cho
đến đó, tôi là một người chiếm kỷ lục về việc mở lớp dạy công vận. Tôi
không nhớ có lần lên lớp nào mà tôi không nhấn mạnh vào những lời của
Trung ương Đảng hay của Đại hội Đảng phê bình các sai lầm và thiếu sót
trong công vận từ 1930 đến 1939. Tôi giảng bài công vận ai cũng khen là
đúng. Bây giờ tới phiên tôi làm, tới phiên tôi thực hiện những điều tôi nói.
Tôn Văn của nước Tàu bảo “tri nan, hành dị”, biết khó, làm dễ. Thì câu ấy
cũng có phần đúng, nhưng đúng chỉ một phần thôi. Biết như Karl Marx biết
vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong thế giới ngày nay, thì khó thật.
Chớ còn sau Marx, Engels, Lenin, tôi biết lý luận về vai trò lịch sử của giai
cấp công nhân, thì khó gì? Còn như thực tế làm làm sao cho giai cấp công
nhân xứ mình đóng nổi vai trò lịch sử ấy? Thì khó lắm! Khó lắm! Tôi lo quá,
đôi khi sợ anh em cười mình “Năng thuyết bất năng hành”73. Anh em cán bộ
lão luyện công vận bây giờ còn ai? Nguyễn Công Trung mà hồi chọn người
vượt ngục tôi nhắm để làm công vận, thì đã bị bắt lại rồi. Nguyễn Thành A
còn bó gối ở căng Bà Rá. Văn Công Khai, Nguyễn Văn Chùa nghe nói ở
Bến Súc, Thủ Dầu Một, điều tra mãi mới gặp Khai và anh ấy đã nhận nhiệm
vụ Bí thư Ban cán sự tỉnh Thủ Dầu Một. Mà Thủ Dầu Một cũng là nơi có
hàng vạn công nhân đồn điền cao su thì điều động Khai về Sài Gòn sao
được? Phần nhiều cán bộ cũ, nhân viên báo Dân Chúng, Lao Động điều bị
án “biệt xứ”, không được rời các tỉnh mình ở, mà dầu có dời được anh em vị
tất đã chịu lên Sài Gòn và vào vườn cao su đâu? Người lên Sài Gòn được,
không phải ai cũng làm được cái chuyên môn công vận. Khi ấy công vận
khó hơn nông vận. Một cái khó nữa là trong thời kỳ chiến tranh, công nhân
Sài Gòn bị phân tán. Như Ba Son (công xưởng thuỷ quân) bị xé lẻ thành
mấy bộ phận ở xa nhau. Vì thiếu nguyên liệu, thiếu chất đốt, nhiều nhà máy
đóng cửa. Nhà đèn Chợ Quán kia còn phải lấy lúa thay than đá thì các xưởng
thợ khác làm sao có than, có điện. Thợ trở thành thủ công, nông dân, người
đi buôn vặt. Những người còn lại thì ngày làm, ngày nghỉ bất thường. Trong
lúc đó Nhật Bản nhờ phe Trần Quang Vinh chiêu mộ hàng vạn tín đồ Cao
Đài lên Sài Gòn - Chợ Lớn làm nhiều nghề mà nhà binh Nhật dùng, ví dụ
như cưa gỗ, đóng tàu dọc theo Kinh Đôi từ cầu Nhị Thiên Đường (Chợ Lớn)
73 Năng thuyết bất năng hành: nói thì giỏi làm thì không.
122
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
ra tới cầu Tân Thuận (Sài Gòn). Những công nhân mới này lạc hậu về tư
tưởng và ta rất khó chen vào đây để làm việc tuyên truyền. Lại thêm, hồi
1937, 1938, 1939 (mà trước đây cũng vậy) một nhược điểm lớn của chúng ta
là mạnh ở xưởng nhỏ và các hãng lao động lẻ tẻ, thủ công, nhưng yếu ở
xưởng lớn, và các xưởng lớn thì mạnh ở số thợ “áo nâu”, mà yếu ở thợ “áo
xanh”; viên chức, công chức đông mà ít được tổ chức, tổ chức họ cũng khó.
Tự phê bình không biết bao nhiêu lần rồi mà chưa vượt qua khuyết điểm.
Bây giờ phải thực sự phải vượt qua những khuyết điểm đó một cách nhanh
chóng. Nói thì dễ, làm thì khó hơn rất nhiều: muốn kiếm một đồng chí khuân
vác được, nay bảo mai có; muốn kiếm một đồng chí làm nghề điện, máy,
“cạo giấy” kiếm đâu ra, kiếm ra rồi làm sao xin vào sở? Xin vào sở rồi phải
có thời gian mới làm quen với anh em đồng nghiệp, chớ đâu phải họp mít
tinh nói chương trình công đoàn rồi ghi tên vào tổ chức như ở xứ có tự do
dân chủ đâu? Việc thì đòi hỏi nhiều thì giờ mà tình hình không trì hoãn
được, trái lại rất khẩn trương. Làm sao đây? Bài toán khó giải quyết. Chúng
tôi thấy: muốn đi nhanh trước hết phải tìm lối mòn cũ, Đảng đã hoạt động
công đoàn từ năm 1930; trước khi có Đảng thì Tôn Đức Thắng tổ chức công
hội đỏ (bí mật). “Tàn dư”của công hội Tôn Đức Thắng nay hãy còn. Lê Văn
Lưỡng, Ca Him –đều là bạn thân của Phúc, Xứ uỷ viên Thường vụ. Rồi
những năm 1937, 1938, 1939, ta có nhiều hội ái hữu lớn làm nhiệm vụ công
đoàn; từ 1940, hội viên, đoàn viên nằm yên không hoạt động, nhưng ý thức
của họ hãy còn, đó là kết quả của một cuộc tuyên truyền bền bỉ nhiều năm
của nhiều thế hệ cán bộ cách mạng. Công nhân viên chức Sài Gòn - Chợ
Lớn - Gia Định chắc chắn là có truyền thống sâu xa, họ không giống như
một đám ruộng khô đất nẻ mà giống như là đám ruộng đã có nước chân,
mưa thêm vài đám thì cấy lúa được; ta phải hết sức chú tâm đi tìm người cũ
còn “mai phục”, còn “dấu mũi nhọn” làm ăn hiền lành vô sự ở nhà máy, ở
văn phòng và chờ bắt liên lạc trở lại với Đảng. Ta tin chắc còn những người
cũ, và họ cũng tin chắc sẽ có ngày lại gặp Đảng. Quả đúng như vậy. Làm
tuyên truyền cách mạng là cả một sự kế thừa; trong cái gián đoạn về tổ chức
còn cái liên tục về ý thức tư tưởng. Chúng tôi ở Sài Gòn có nhiều anh em đã
sống trong thành phố hàng chục năm, đã tham gia mấy giai đoạn phong trào,
cho nên việc tìm lại người cũ, lối mòn, không phải là điều khó lắm, vấn đề
mấu chốt là nói sao cho anh em nghe, làm gì cho anh em tin, đưa người nào
đến thì anh em mới chịu hợp tác.
123
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Dân
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
ra tới cầu Tân Thuận (Sài Gòn). Những công nhân mới này lạc hậu về tư
tưởng và ta rất khó chen vào đây để làm việc tuyên truyền. Lại thêm, hồi
1937, 1938, 1939 (mà trước đây cũng vậy) một nhược điểm lớn của chúng ta
là mạnh ở xưởng nhỏ và các hãng lao động lẻ tẻ, thủ công, nhưng yếu ở
xưởng lớn, và các xưởng lớn thì mạnh ở số thợ “áo nâu”, mà yếu ở thợ “áo
xanh”; viên chức, công chức đông mà ít được tổ chức, tổ chức họ cũng khó.
Tự phê bình không biết bao nhiêu lần rồi mà chưa vượt qua khuyết điểm.
Bây giờ phải thực sự phải vượt qua những khuyết điểm đó một cách nhanh
chóng. Nói thì dễ, làm thì khó hơn rất nhiều: muốn kiếm một đồng chí khuân
vác được, nay bảo mai có; muốn kiếm một đồng chí làm nghề điện, máy,
“cạo giấy” kiếm đâu ra, kiếm ra rồi làm sao xin vào sở? Xin vào sở rồi phải
có thời gian mới làm quen với anh em đồng nghiệp, chớ đâu phải họp mít
tinh nói chương trình công đoàn rồi ghi tên vào tổ chức như ở xứ có tự do
dân chủ đâu? Việc thì đòi hỏi nhiều thì giờ mà tình hình không trì hoãn
được, trái lại rất khẩn trương. Làm sao đây? Bài toán khó giải quyết. Chúng
tôi thấy: muốn đi nhanh trước hết phải tìm lối mòn cũ, Đảng đã hoạt động
công đoàn từ năm 1930; trước khi có Đảng thì Tôn Đức Thắng tổ chức công
hội đỏ (bí mật). “Tàn dư”của công hội Tôn Đức Thắng nay hãy còn. Lê Văn
Lưỡng, Ca Him –đều là bạn thân của Phúc, Xứ uỷ viên Thường vụ. Rồi
những năm 1937, 1938, 1939, ta có nhiều hội ái hữu lớn làm nhiệm vụ công
đoàn; từ 1940, hội viên, đoàn viên nằm yên không hoạt động, nhưng ý thức
của họ hãy còn, đó là kết quả của một cuộc tuyên truyền bền bỉ nhiều năm
của nhiều thế hệ cán bộ cách mạng. Công nhân viên chức Sài Gòn - Chợ
Lớn - Gia Định chắc chắn là có truyền thống sâu xa, họ không giống như
một đám ruộng khô đất nẻ mà giống như là đám ruộng đã có nước chân,
mưa thêm vài đám thì cấy lúa được; ta phải hết sức chú tâm đi tìm người cũ
còn “mai phục”, còn “dấu mũi nhọn” làm ăn hiền lành vô sự ở nhà máy, ở
văn phòng và chờ bắt liên lạc trở lại với Đảng. Ta tin chắc còn những người
cũ, và họ cũng tin chắc sẽ có ngày lại gặp Đảng. Quả đúng như vậy. Làm
tuyên truyền cách mạng là cả một sự kế thừa; trong cái gián đoạn về tổ chức
còn cái liên tục về ý thức tư tưởng. Chúng tôi ở Sài Gòn có nhiều anh em đã
sống trong thành phố hàng chục năm, đã tham gia mấy giai đoạn phong trào,
cho nên việc tìm lại người cũ, lối mòn, không phải là điều khó lắm, vấn đề
mấu chốt là nói sao cho anh em nghe, làm gì cho anh em tin, đưa người nào
đến thì anh em mới chịu hợp tác.
123
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Dân ta dưới ách Tây-Nhật, tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc
(báo Việt Nam Độc Lập)
Năm 1943 trôi qua nhanh như một thời gian dành cho việc tìm lại manh
mối ở các công sở và tư sở lớn, chớ còn những tiệm giày, thợ giặt ủi, tiệm
may, bồi bếp Tây, nhà riêng và nhà hàng thì các anh Oanh, Chí, Thức trong
Ban cán sự Sài Gòn đã quen lớn liên lạc từ đời nào. Riêng tôi có một ông
bạn là cò-mi Hên ở Ba Son, hùng mạnh hồi 1938, 1939; anh em của Sáu
Sáng (ở Bàu Lăng, Gò Vấp), người làm trong kho thuốc đạn Pyrotechnie,
người làm ở nhà thương Đồn Đất. Anh Nỉ, anh Vị (đường Mới, Gò Vấp) vẫn
làm nhà in Ardin. Hai anh em Khương, Lương (đường Mới, Gò Vấp) vẫn
còn làm ở sở Trường Tiền và Ba Son. Nắm mấy cái mối ấy mà phăng ra thì
bắt liên lạc được với nhiều cơ sở xí nghiệp lớn. Nhờ các chi bộ xã ở Bà
Hom, Bình Trị thì sẽ biết người mình ở hãng rượu Bình Tây và nhiều nhà
máy xay Rạch Cát…
Vào cuối năm 1944, Đảng bộ Sài Gòn đã có chân đứng ở hơn 30 nơi
lớn nhỏ, công tư sở, không kể các khu phố lao động, đã có khá đông cán bộ
công đoàn, mà nổi nhất là Nguyễn Lưu, Hoàng Đôn Văn, Từ Văn Ri, Huỳnh
Đình Hai, Nguyễn Văn Tư. Ở hãng FACI có Nguyễn Văn Lưỡng, ở xe lửa
có anh Chiêu, ở Eiffel có anh Giỏi, ở Labbé có các anh Trần Mạnh Quyền,
Trần Mạnh Phú, Trương Luyện, Phạm Văn Củng; ở tàu thuỷ có Từ Văn Ri,
ở MIC có Nguyễn Viết Phái, ở nhà đèn Paul Blanchy74 có Vũ, ở nhà đèn
Chợ Quán có Dương, Thức, Mao, Anh; ở máy cưa Vĩnh Hội có Lê Tấn Ích,
ở Scama có Xuyên, v.v… Tuy cơ sở đã khá, nhiều sở lớn ta chưa có tổ chức:
hãng dầu Nhà Bè, đề pô Dĩ An, sở Bưu điện, v.v. Công đoàn xí nghiệp, buồn
74 Paul Blanchy: nay là đường Hai Bà Trưng.
124
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
thay, chưa đông người bằng những công đoàn thợ may, thợ giày, thợ giặt ủi,
thợ nhuộm, thợ mộc… lúc này tôi ở Phú Lạc (Chợ Lớn), hay ở Bàu Lăng
(Gò Vấp), hoặc ở các trại bán tre của anh chị Tám Chiếu tại bến Cầu Ông
Lãnh. Anh chị Tám là cơ sở của Đảng từ thời Mặt trận Bình dân. Sau khởi
nghĩa Nam Kỳ thất bại, Trấn người chợ Đệm (người báo Dân Chúng), đi
“ẩn” ở núi La Ba, động Bàn Tiên với một nhóm người anh em, như Marcel
Tươi, Sáu Hành, nay trở về Sài Gòn hoạt động đắc lực với Xứ uỷ mà anh em
trở thành trụ cột. Tôi thêm một chỗ trú chân tại thành phố; tôi đỡ đạp xe đi
về xa xôi lại dễ bị lộ bí mật. Tôi không nhớ rõ là những ngày cuối năm 1944
hay là những ngày đầu năm 1945, bọn tôi đã có thể tổ chức Tổng Công đoàn
Sài Gòn –Chợ Lớn –Gia Định với non già 5.000 đoàn viên. 5.000 đoàn
viên trong thời bình và trong bí mật là khá lớn, là giỏi, có triển vọng. Nhưng
so với thời “loạn” (chiến tranh) với nhu cầu lịch sử (cần chuẩn bị lực lượng
cho tổng khởi nghĩa), thì 5.000 hãy còn quá ít. Sắp tới tình hình có thể biến
đổi nhảy vọt, đột biến thì ở cái đất Sài Gòn có nhiều chính đảng và giáo phái
này, chẳng nói 5, 6 ngàn mà đến 10.000, 20.000 cũng chỉ là muối bỏ biển.
Làm sao bây giờ? Làm sao tổ chức cho được 10, 15 vạn công nhân viên
chức ở thành phố lớn nhất nước là Sài Gòn bấy giờ đông hơn tám chục vạn
dân.
Bàn tới bàn lui, chẳng biết có gì quan trọng hơn, mấu chốt hơn là gấp
rút đào tạo nhiều cán bộ công đoàn để phòng khi thời cuộc biến chuyển ta có
đủ người làm việc cho giỏi. Chúng tôi nhắc lại lời của Stalin: “cán bộ quyết
định tất cả”, xem đó là chí lý. Đó cũng là “chuyên môn”của tôi trong huấn
luyện đào tạo cán bộ. Vả lại, bây giờ anh em khá đông, tôi không phải trực
tiếp đi nhiều nơi, nên lo việc huấn luyện là chính, đồng thời kiểm tra, đôn
đốc chỗ nào cần. Các anh Văn, Lực, Lựu, Ri, Tư cà phê, Hai Râu, Giỏi
(Eiffel) và Giỏi (cứu hoả) đều hăng hái lắm, nhưng họ ít kiến thức “sai đâu
đánh đó”chớ lý luận cách mạng chưa có gì, chưa ai có một bó đuốc trong
tay; vì vậy, sáng kiến bị hạn chế. Phải ra sức đào tạo họ thành những nhà
lãnh đạo công đoàn, lãnh đạo phong trào công nhân, và khi cần thì đủ sức
đương đầu với các lãnh tụ chính đảng tư sản, tiểu tư sản, tôn giáo. Phải đào
tạo nhiều, phải thật nhiều cán bộ cơ sở xuất thân từ xí nghiệp, để khi thời thế
đến, họ có sức nhân lên gấp mười, gấp hai mươi sức lao động và sức tổ chức
công đoàn, làm cho lực lượng công nhân lao động trở thành mạnh nhất ở Sài
Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, làm cho phong trào công nhân có tác dụng tập
hợp và dẫn đầu tất cả các phong trào yêu nước. Nói thực hiện vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân, là một mặt thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản –đội tiên phong mácxít lêninnít của giai cấp công nhân, mặt khác
(và đồng thời) là làm sao cho phong trào công nhân thật sự dẫn đầu tất cả
125
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
các phong trào yêu nước, thu hút các phong trào yêu nước theo mình. Một
mặt không đủ; phải hai mặt thì mới chọn là sự “lãnh đạo của giai cấp công
nhân”, lúc đó cũng gọi là “bá quyền của giai cấp công nhân” –điều kiện cốt
yếu cho cách mạng dân tộc dân chủ triệt để thành công. Trong mục đích
chính trị đó, Thành uỷ và Thường vụ Xứ uỷ quyết định mở những lớp học
liên hoàn cho cán bộ công đoàn toàn thành phố và một số anh chị em từ lục
tỉnh lên tiếp tay làm công vận. Học viên chủ yếu do các công đoàn lựa chọn.
Ban đầu giảng viên chỉ có mình tôi, cùng lúc dạy nhiều lớp, ở chùa Bà Đầm,
ở nhà Hoàng Đôn Văn (ĐaKao) ở Xóm Lách, ở Bàu Lăng, v.v. Khi ấy Lý
Chính Thắng chưa tham gia, Nguyễn Thành A còn ở căng Bà Rá chưa về,
Hà Huy Giáp ở căng ngoài Trung Kỳ chưa vào, Nguyễn Văn Nguyễn mới từ
Côn Lôn về Mỹ Tho cũng chưa chịu nhập cuộc, Nguyễn Văn Tây ẩn náu nơi
nào đó ở Hậu Giang, Ung Văn Khiêm giả đi làm cố nông ở Cần Thơ, các
anh lúc đó đều chưa nhận công tác, còn “chờ xem”. Các đồng chí đó, sau 9
tháng 3 sẽ có điều kiện góp phần đào tạo cán bộ công đoàn và các anh em sẽ
hoạt động đắc lực lắm. Tạm thời tôi “bao sân”, anh Oanh (Bạch Đằng lớn)
nói đùa rằng tôi một mình day trở như “Tam chiến Lữ Bố”! (lớp học Đảng
và công đoàn, lớp học thanh niên và trí thức).
Chương trình huấn luyện cán bộ công đoàn lấy vấn đề “vai trò lịch sử
của giai cấp công nhân” làm trung tâm, các vấn đề khác đều xoay quanh
vấn đề trung tâm đó. Huấn luyện công nhân, tôi giảng một hệ thống tám bài.
Không nói về triết học, về kinh tế học; không trình bày chủ nghĩa Marx -
Lenin theo kiểu nhà trường mà đi thẳng vào “các vấn đề căn bản của cách
mạng Đông Dương”– một cái “tủ” của tôi, bao gồm bốn phần, mỗi phần
hai bài, mỗi bài một buổi. Phần thứ nhất: những tiền đề (thế giới và quốc
gia) của cách mạng Đông Dương. Phần thứ hai: nhiệm vụ, tính chất của
cách mạng Đông Dương. Phần thứ ba: các giai cấp và động lực của cách
mạng Đông Dương. Phần thứ tư: tình hình hiện tại và những nhiệm vụ cần
thiết (trong nhiệm vụ cần kíp, nhấn mạnh vào việc tổ chức công đoàn). Anh
em đi học nghiêm túc lắm, tới đúng giờ, về có trật tự. Có lần anh Ca Him
thợ kỳ cựu nhà đèn Chợ Quán, bạn của Tôn Đức Thắng, của Dương Văn
Phúc (Năm Đông), đi tới trễ (có lẽ vì anh lớn tuổi) anh em không cho vào
lớp, tôi phải xin mới được. Tôi có kinh nghiệm giảng dạy cán bộ công nông
ở tù, ở căng Tà Lài, ở U Minh, nên anh em hiểu rõ, một số anh ghi được, tất
cả đều nhớ các chương, tiết mục và khi về có thể ít nhiều “quay” lại cho bạn
bè. Tôi khuyến khích anh em chất vấn. Tôi trả lời tất cả các câu hỏi. Tôi biết
rằng hồi 1936, 1939, ở Sài Gòn ảnh hưởng của tờ-rốt-kýt trong anh em công
nhân viên chức không phải không có, nên tôi chú ý đánh đổ tư tưởng chính
trị của đệ tứ. Có lần mấy học viên lớp công đoàn xin phép tôi mời lãnh tụ
126
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
một nhóm đệ tứ là Hồ Hữu Tường đến tranh luận với tôi, ngay ở nhà Hoàng
Đôn Văn. Ai cũng tưởng đâu cuộc tranh luận sẽ nảy lửa. Nhưng không!
Tường xuôi xị trong lúc một học trò của tôi, chú Tổng (người Càng Long,
thợ nhà in) công kích tờ-rốt-kýt dữ dội. Tàn cuộc, anh em bảo rằng gà của đệ
tứ chạy “rót”, đừng hòng nói trạng với thợ thầy Sài Gòn nữa. Chính tôi bảo
anh em tổ chức cuộc đụng độ đệ tam, đệ tứ này để chứng tỏ cho anh em rằng
đệ tứ không phải là đối thủ lợi hại, họ không có lý luận gì chân chính và họ
không có tinh thần cách mạng đâu. Điều chính là tôi cố vũ trang cho cán bộ
công đoàn một số vốn tối thiểu về lý luận cách mạng Đông Dương, trong đó
có vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân phải được thực hiện, một số vốn
càng cụ thể càng hay về tổ chức công đoàn, hoạt động xưởng máy, các hình
thức đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động thành phố.
Ảnh căn cước ở nhà tù Côn Đảo năm 1935 của Trần Văn Giàu (số tù 588).
Thời đó, ông được gọi là "Giáo sư Đỏ"
Quả thật đúng với dự đoán, mà dự đoán này không có gì là tài tình cả,
cuộc đảo chánh Nhật ngày 9-3-1945 nổ ra. Trái với ý muốn của Nhật, cuộc
đảo chánh làm phát sinh một tình hình thuận lợi cho cuộc vận động chống
Nhật, trong cuộc vận động đó, phong trào quần chúng phát triển nhảy vọt.
Lúc này mấy lớp cán bộ công đoàn thứ nhất của chúng tôi đã học xong và
mấy lớp thứ hai đã bắt đầu, chúng tôi có một lực lượng nòng cốt tối thiểu để
chèo chống, không đến nỗi phải “theo đuôi” phong trào. Có cán bộ, lại có
mấy chục công đoàn cơ sở và mấy ngàn đoàn viên có thể được đánh giá là
nòng cốt, công vận chắc chắn sẽ phát triển rất nhanh, đưa lực lượng của giai
cấp công nhân lên hàng tiền đạo.
127
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ở đây cần chú ý rằng, trong Nam, ở Sài Gòn, chúng tôi lập công đoàn
chớ lúc ấy không lập công đoàn cứu quốc. Không phải vì lý do gì khác hơn
là, khi ấy, chúng tôi không biết có chỉ thị lập công nhân cứu quốc. Chúng tôi
theo Nghị quyết Trung ương tháng 11-1939. Vả lại đó là “đường mòn”quen
thuộc. Mà xét cho cùng thì công đoàn cho phép tổ chức một cách rộng rãi
hơn, cho phép hoạt động nhiều khi công khai, mà nhiệm vụ cứu quốc thì tất
nhiên là làm được, đồng thời không hạn chế nhiệm vụ công đoàn trong
khuôn khổ phản đế. Cho nên về sau, khi gần đến cách mạng tháng Tám, khi
chúng tôi biết điều lệ công nhân cứu quốc, chúng tôi cũng không thấy cần
thiết phải đổi tên. Liền sau 9 tháng 3, lực lượng công đoàn lớn nhanh tới
15.000 đoàn viên, vào thời điểm tháng 4, không nơi nào có lực lượng công
nhân, có tổ chức mạnh bằng Sài Gòn, nhưng 15.000 đoàn viên vẫn quá ít đối
với thời cuộc.
2) Những bước đầu của phong trào thanh niên
Những bước đầu lập lại Tổng công đoàn và gây dựng lại phong trào
công nhân ở Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, đều là do Xứ uỷ Nam Kỳ của
Đảng Cộng sản chủ trương, do cán bộ Đảng đứng ra thực hiện trước hết.
Nên biết rõ là hoàn toàn không có đảng phái chính trị hay khuynh hướng tôn
giáo nào chen vào. Kể cả Tờ-rốt-kýt hồi 1936, 1939 đã hoạt động khá ồn ào
trong công nhân, hay kể cả Cao Đài Trần Quang Vinh hồi 1943, 1944, 1945
đã đưa hàng vạn tín đồ lên làm công nhân đóng tàu gỗ cho Nhật. Đảng Cộng
sản là Đảng duy nhất có tổ chức trong giai cấp công nhân ở Sài Gòn lúc này.
Còn những bước đầu của phong trào thanh niên ở đây trước khởi nghĩa
tháng Tám là một cuộc vận động tự phát, sau đó Đảng mới chú ý và ra sức
hướng dẫn, phát triển. Thừa nhận rằng phong trào lúc đầu là tự phát, tất
nhiên không phải chê trách các đồng chí ta, trong đó có tôi. Thành bộ có
một số đoàn viên thanh niên cộng sản mà ít lắm; còn bảo rằng Đảng chú ý
dìu dắt thanh niên đi đúng hướng yêu nước, không phải là kể công với tuổi
trẻ, nếu kể công hãy kể cho Bà Trưng hay xa hơn nữa là cho ông Thánh
Gióng mà tất cả chúng ta kế thừa sự nghiệp. Có thể ghi nhận rằng trong các
cao trào 1930-1931, 1935-1939, chưa hề có ở Nam Kỳ một tổ chức, một cao
trào thanh niên rộng lớn như năm 1945.
Từ năm 1930, khi Đảng mới ra đời, Trung ương Đảng đã từng quyết
nghị là đảng viên phải chú ý lãnh đạo các phong trào “đột nhiên”(tức là tự
phát) của quần chúng. Trong một xứ đang đi vào đường cách mạng, cách
mạng chưa thành công, thường thấy nhiều loại vận động yêu nước của đồng
128
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
bào mà Đảng cách mạng không thể biết trước cho hết. Làm sao biết trước
cho hết được? Chống thực dân, nào phải chỉ có một mình Đảng Cộng sản?
Nhiều lớp người tự động chống thực dân là lẽ thường ở một dân tộc yêu độc
lập tự do. Biết việc mình chưa chắc đã hết, biết trước sao được việc của mọi
người? Cái đó không có gì là “xấu hổ” cả, cũng không có gì gọi là “sai lầm”.
Nhưng sẽ sai lầm thật nếu mình không chú ý đến những phong trào tự phát
để biến nó thành phong trào tự giác.
Trước đảo chánh 9 tháng 3, ở Sài Gòn có một số đồng chí trẻ hoạt động
đắc lực, như Trần Bạch Đằng (Bạch Đằng nhỏ, là anh thợ thụt lò nướng sắt,
khác với Bạch Đằng lớn là anh Oanh thợ giày), nhưng Bạch Đằng nhỏ lúc
này lại hoạt động trong phong trào công nhân là chính. Chưa có ban bệ nào
của Xứ uỷ chuyên lo về thanh vận.
Tôi có một thằng cháu trai bên vợ tên là Đỗ Tường Hoàng, học sinh cấp
ba ở trường Pétrus Ký. Qua nó, tôi được biết vài nét lớn của phong trào học
sinh Sài Gòn mấy năm 1940, 1941, 1942. Còn từ 1943 thì tôi đã bám sát Sài
Gòn nên có thể tự mình trực tiếp theo dõi phong trào học sinh, sinh viên
(Hoàng hy sinh năm 1948 với chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn Quyết
Tử của Sài Gòn).
Lúc thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cuối 1940 cũng là
lúc Pháp giải tán “Câu lạc bộ học sinh” Sài Gòn. Câu lạc bộ học sinh này
nguyên là một tổ chức mang tính chất thuần văn hoá của học sinh trung học
thành phố được thành lập đầu năm 1940, dựa vào hội SAMIPIC (Nam Kỳ
đức trí thể dục) và hoạt động dưới các hình thức thông thường như nói
chuyện, dạ hội, du lịch, điền kinh, thể thao. Câu lạc bộ học sinh Sài Gòn75
không có chí hướng cải lương hay cách mạng, quốc ca hay cộng sản gì hết.
Nếu nhìn bề ngoài, thấy hình như nó chịu ít nhiều ảnh hưởng của Pétain –
cái ông thống chế có thời là anh hùng dân tộc Pháp, nay cầm đầu chính phủ
đầu hàng (Vichy); hình như có những ai đó, tôi không biết rõ tên, muốn kéo
câu lạc bộ học sinh theo chủ trương “cách mạng quốc gia” và “Pháp-Việt
phục hưng”của Decoux. Không có gì lạ. Độ này báo chí đầy dẫy những “lời
của thống chế’ và sáng sáng các thầy các trò các trường phải chào cờ tam
sắc và hô “Thống chế, có chúng tôi đây”. Câu lạc bộ học sinh (CLBHS)
cũng đưa ra một số khẩu hiệu cần lao, danh dự, đoàn kết là những vị thuốc
gọi là hồi sinh của Pétain - Decoux. Nhưng thực ra, nhà cầm quyền thực dân
không chỉ đạo được Câu lạc bộ học sinh, không ngăn nổi ảnh hưởng của
phong trào cách mạng đối với tuổi trẻ nhà trường. Câu lạc bộ học sinh tập
75 Có thể đọc thêm hồi kí của Mai Văn Bộ: Một ký ức sâu sắc không thể nào quên.
Trong: http://www.petruskylhp.org/hkymvbo.htm
129
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
hợp nhiều thanh niên các trường trung học công và tư Pétrus Ký, Tabert, Lê
Bá Cang, Huỳnh Khương Ninh v.v… Câu lạc bộ học sinh tổ chức nhiều buổi
nói chuyện, dạ hội, cắm trại. Những buổi sinh hoạt đó thực ra chẳng có nội
dung gì tiến bộ lắm đâu, những nội cái sự tập hợp tổ chức và hoạt động văn
hoá của tuổi trẻ đủ làm cho nhà cầm quyền Sài Gòn sinh nghi và quyết định
giải tán CLBHS. Cạp vỏ dưa, thấy vỏ dừa thì sợ. Bấy giờ là sau khởi nghĩa
Nam Kỳ. Như vậy là nhà cầm quyền chọc tức tuổi trẻ, vô tình nhà cầm
quyền Pháp gắn liền CLBHS với nhân dân khởi nghĩa mà chúng vừa nhận
chìm trong máu.
Trong không khí Nam Kỳ khởi nghĩa bị trấn áp dã man còn CLBHS thì
bị giải tán, tâm trạng của tuổi trẻ không khỏi bàng hoàng. Người ta cho rằng
phần nào đó, bài hát “Khóc quốc hồn” –nhạc của Mỹ Ca, lời của Mai Văn
Bộ –một lúc phổ biến trong học sinh Nam Kỳ là ít nhiều biểu hiện tâm trạng
có lúc bàng hoàng đó nếu có và nếu có thì ấy là một cái bàng hoàng đang
chuyển sang sự chuẩn bị thái độ chống đối. Phương hướng hành động thì
chưa có, mà lòng yêu nước thương nòi thì sẵn rồi:
Hương trầm theo gió đưa
Khơi nguồn thương tiếc xưa,
Tiếng nước non vang rền dư âm,
Điêu tàn thay quốc gia,
Đau lòng thương xót xa,
Khóc giống nòi bao đời lầm than…
Sau khi CLBHS Sài Gòn bị giải tán thì một số cậu tú Sài Gòn đi học
Đại học Hà Nội. Lúc này, sinh viên Hà Nội có một tổ chức (hợp pháp) gọi là
“Tổng hội sinh viên Đông Dương”(A.G.E.I). Trong Tổng hội này xu hướng
trì trệ và xu hướng tiến bộ chọi nhau. “Trì trệ” không có nghĩa là theo Tây
mà có nghĩa là: hãy lo việc học giỏi, thi đậu, lấy bằng đã rồi sẽ hay. Sinh
viên y khoa Phạm Biểu Tâm, chủ tịch Tổng hội, đại diện cho khuynh hướng
này. Còn “tiến bộ” có nghĩa là học hành nhưng đồng thời quan tâm nhiều
đến những việc yêu nước thương dân; con người thì ở Hà Nội mà chí khí thì
ở Việt Bắc (nơi đó nghe nói có chiến khu). Xu hướng trì trệ bị đẩy lùi, xu
hương tiến bộ thắng thế với việc bầu sinh viên Luật khoa Dương Đức Hiền
lên làm chủ tịch Tổng hội sinh viên Đông Dương. Ngay trong sinh viên Nam
Kỳ cũng có hai phe, một phe “trưởng giả” và một phe mà sau này người ta
gọi là “dám nghĩ dám làm”, học thì giỏi mà “xem thường công danh như
phù vân”: một mức, còn thấp, của sự phân hoá chính trị trong tình thế chiến
tranh và cách mạng.
130
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Hè năm 1942, một số sinh viên Nam Kỳ ở Hà Nội về Sài Gòn, liên kết
với học sinh các trường trung học Sài Gòn để mở một đợt hoạt động văn hoá
và chính trị. Lúc này thì toàn quyền Decoux đã tuyên bố chính sách mới của
y rồi, sinh viên học sinh có thể lợi dụng được một số điểm của chính sách
ấy. Đứng ngoài ngó vào, ở xa đọc báo (như tôi hồi này đang ở U Minh, Rạch
Giá) thì có thể ngờ rằng cái đám sinh viên, học sinh này, ít nhất, những anh
cầm đầu, là tay sai của Decoux, đi truyền bá học thuyết “cách mạng quốc
gia”của Pétain và bè lũ. Tại trụ sở quen thuộc của SAMIPIC (Sài Gòn), sinh
viên Mai Văn Bộ lên đàn diễn thuyết về “Con đường cách mạng quốc gia”.
Vậy đích thị Pétain - Decoux chớ còn gì nữa? Thế nhưng không phải! Bình
Tây mà rượu đế! Diễn giả hô hào tuổi trẻ Việt Nam “hãy làm một cuộc cách
mạng trong tâm hồn và trong tư tưởng mình trước tình hình biến động hiện
nay và hãy trở về với chân giá trị dân tộc”. Vẫn còn mù mờ gần như buổi
diễn thuyết của Nguyễn An Ninh năm 1923, cũng tại hội trường SAMIPIC
này, khi ấy anh Ninh hô hào thanh niên hãy đi tìm lý tưởng, khác một điều là
hai mươi năm trước Nguyễn An Ninh bảo thanh niên phải dám rời bỏ tổ ấm
gia đình, đi thật xa, tìm chân trời mới. Còn bây giờ Mai Văn Bộ hô hào
thanh niên “hãy trở về với giá trị dân tộc”. Xét cho cùng thì ở hai đầu của
thời gian lịch sử hai mươi năm, hai diễn giả bổ túc cho nhau chớ không đối
lập nhau, duy cả hai, ít ra là trong diễn văn của họ, không ai nói lên được cái
lý tưởng (khi ấy gọi là cao vọng) mới đó là gì và cái chân giá trị truyền
thống dân tộc đó là gì. Dù sao đi nữa, diễn văn của Mai Văn Bộ đã gieo vào
tâm trí một số thanh niên Sài Gòn, thanh niên lục tỉnh, những khái niệm
“cách mạng tư tưởng”, “cách mạng tâm hồn”, “chân giá trị dân tộc”. Lần
theo đường tìm hiểu những khái niệm đó, có thể và sẽ gặp cách mạng giải
phóng dân tộc mà Đảng Cộng sản chủ trương, tôi sơ bộ nghĩ như vậy.
Còn vở kịch hè 1942 của sinh viên học sinh Sài Gòn là gần như vô
thưởng vô phạt.
131
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Bộ ba Hoàng Mai Lưu năm 1955 tại Hà Nội.
Từ trái sang phải: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ
Đáng chú ý hơn hết là sự xuất hiện một hiện tượng văn hoá đặc sắc
trước kia ít thấy trong vòng hợp pháp; nhiều bài ca nhạc mới được phổ biến,
mang nội dung chính trị tiến bộ; nổi tiếng nhất là bài “Tiếng gọi sinh viên”
của Lưu Hữu Phước, lời ca của Mai Văn Bộ76, nhạc hùng tráng, lời mạnh
mẽ, tinh thần quật cường, có giá trị cổ động như hàng trăm người hô hào.
“Này sinh viên ơi, đứng lên đáp lời sông núi!”
Không còn sướt mướt nữa như trong “Khóc quốc hồn” năm trước, mà
kêu gọi tuổi trẻ nỗ lực vượt khó, mở đường, bền chí trước mọi khó khăn.
“Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta
76 Bài Tiếng gọi sinh viên, trở thành Tiếng gọi thanh niên (có thể nghe trên Youtube:
http://www.youtube.com/watch?v=9RVWWovJwHw) sau này đã bị chính quyền “quốc
gia”rồi các chính quyền Việt Nam cộng hòa (1955-1975) mượn tạm làm quốc ca (đổi tên
thành Tiếng gọi công dân). Trong suốt 15 năm trời (1960-1975), hai lực lượng, chính
quyền đối nghịch nhau ở miền Nam Việt Nam đểu sử dụng làm bài ca chính thức tác
phẩm của cùng một nhóm ba tác giả: Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước
(mang tên tập thể, lấy từ ba họ: Hoàng Mai Lưu) tức là Huỳnh Minh Siêng (tác giả bài
Giải phóng miền Nam) –có lẽ đây là trường hợp có một không hai trong lịch sử chính trị
thế giới. Hoàng Mai Lưu đã sáng tác nhiều bài ca và nhạc kịch trong phong trào thanh
niên những năm 1940. Năm 1960, khi thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, Lưu Hữu Phước đã sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng soạn lời.
Họ gửi vào chiến khu miền Nam, ký tên là Huỳnh Minh Liên (không ký Hoàng Mai Lưu,
sợ “lộ bem”, nhưng vẫn giữ ba chữ cái HML). Bài ca được chấp nhận, điện gửi ra Hà
Nội, viết tên tác giả là Huỳnh Minh Liêng. Tại Hà Nội –thời ấy người ta còn coi trọng
chính tả –thấy chữ Liêng không có nghĩa, bèn nhanh nhảu sửa thành Huỳnh Minh Siêng,
khiến cho tác giả bản nhạc (Lưu Hữu Phước) mất luôn cả chữ L trong cái tên tập thể.
132
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Dù muôn chông gai vững lòng chi sá…”
Hè 1942, hoạt động của học sinh, sinh viên để lại một kỷ niệm khó
quên được tô đậm bằng hoạt động của họ cuối 1942, khi Sài Gòn có hội chợ
lớn. Thừa hội chợ, Tổng hội sinh viên Đông Dương gởi vào một đoàn đông
hơn 100 người (do Nguyễn Ngọc Minh, Huỳnh Văn Tiểng, Lê Khắc Thiều
cầm đầu). Vào Sài Gòn, đoàn sinh viên đã đông rồi, lại được tăng cường bởi
hàng trăm học sinh nam nữ của hai trường Pétrus Ký và Nữ học đường;
đoàn hoạt động rầm rộ lắm. Tinh thần sinh viên, học sinh bồng bột, tinh thần
công chúng Sài Gòn cũng bồng bột, hai bên gặp nhau ở chỗ khêu gợi ý thức
yêu nước và tự hào dân tộc. Đứng xa mà ngó (cuối năm 1942, tôi mới chuẩn
bị rời U Minh) thì nửa mừng nửa lo. Mừng là vì phong trào nhân dân ở Sài
Gòn hình như bắt đầu lên trở lại, có lẽ tự phát, nhưng không thể chối cãi là
có thật. Lo là vì, lạ quá, tại sao lại nổi lên được cuộc vận động sinh viên, học
sinh khá lớn như vậy, hay là phong trào này do một đảng quốc gia tư sản,
tiểu tư sản nào khuấy động? Nếu vậy thì ta vừa thêm đồng minh mà cũng
vừa thêm đối thủ đấy! Tôi nghĩ như vậy. Nghĩ sai. Có đồng minh chớ không
phải gặp đối thủ.
Không thể kéo dài cuộc ẩn náu trong rừng tràm, trong vườn thơm nữa.
Phải mau mau trở về Sài Gòn thôi. Về hỏi anh Oanh, anh Chí mới rõ được.
Về mới có thể theo kịp với thời cuộc bắt đầu chuyển. Quân Đức đang đại bại
trước Stalingrad, ngọn gió chiến tranh thế giới đổi chiều.
Sự xuất hiện của đoàn sinh viên, học sinh hơn 200 người kia làm cho
Sài Gòn vốn rộn rịp vì hội chợ càng thêm rộn rịp. Đoàn bắt đầu hoạt động
bằng một buổi dạ hội ở một nhà hát lớn. Nói là “Nhà hát lớn” chớ nó lớn lao
gì đâu! Ngồi chen chúc thì được một ngàn người là cùng. Nhưng nó “oai”:
không phải ai cũng thuê được; phải có thân thế mới thuê được. Đoàn sinh
viên, học sinh thuê được bởi vì Decoux kẹt cứng trong cái đường lối “liên
bang”của y, buộc y phải thừa nhận “thực tế dân tộc”, phải mua lòng thanh
niên, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nhật Bản. Độ 42, 43 này, cuộc
“tranh giành”đó dữ dội lắm. Cho nên bọn đầu xanh “dám nghĩ dám làm”
lại được một số nhân vật bự (như Michel Văn Vĩ - Giám đốc Ngân hàng
Pháp-Hoa) ủng hộ mạnh, họ được phép vào cửa Nhà hát lớn Sài Gòn diễn
thuyết về một đề tài rất hấp dẫn là “Trần Hưng Đạo phá Nguyên”và giới
thiệu các bài ca nhạc yêu nước mới. Ở Nhà hát lớn mà diễn thuyết về Trần
Hưng Đạo phá Nguyên thì khác gì nổ bom (tư tưởng) trong thành phố từng
được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”? Hai diễn giả Nguyễn Ngọc Minh và
Trần Văn Khê thuở ấy là sinh viên không tên tuổi gì lắm; nhưng khán giả
đông nứt rạp vì các đề tài nói chuyện riêng nó đã hấp dẫn rồi!
133
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
“Trần Hưng Đạo phá Nguyên”thì người Việt Nam có học chút ít, ai
mà không biết? Diễn giả lại là một sinh viên luật khoa, biết gì nhiều về lịch
sử đâu, vậy mà anh được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Có lẽ vì câu
chuyện gảy đúng sợi dây đàn tự hào dân tộc trong tâm hồn của người Việt
Nam. Có lẽ vì chuyện thì xưa mà ý thì nay: dân tộc Việt Nam nhỏ yếu phen
này phải đánh đế quốc hùng cường và phải thắng, chẳng phải thấy ông cha ta
đã đánh bại quân Nguyên đó sao? Diễn giả hoàn toàn không đụng chạm tới
Nhật, tới Pháp mà thính giả thì cứ nghĩ đến việc giải phóng dân tộc trước
mắt. Có lẽ vì mấy năm nay, người mình mệt nghe đại thắng của Đức, của
Nhật, bây giờ cần nghe và được nghe đại thắng của Việt Nam. Trong đầu
của nhiều người: chuyện xưa đã có thì nay sao không thể có? Dám có lắm
chớ! Cho nên khi Minh chấm dứt bài nói, thính giả “vỗ tay dài như không
bao giờ dứt”. Tâm hồn Việt Nam của dân Sài Gòn biểu lộ rõ: người ta vỗ
tay cho tổ tiên ông cha mình anh hùng, cho ngày mai vinh quang của dân
tộc. Đêm ấy, đi về, người ta bảo nhau “Sài Gòn nổi sóng Bạch Đằng!”.
Nhớ lại mấy năm trước, hồi thời Mặt trận Bình dân, hồi thời nhóm La
Lutte và Le Peuple xung khắc nhau, La Lutte là đệ tứ, Le Peuple là đệ tam,
giáo sư Trần Văn Thạch trên La Lutte tuyên bố rằng “đã lâu rồi, sợi dây đàn
yêu nước trong lòng bọn tôi không còn rung lên nữa” (il y a longtemps, chez
nous, la fibre patriotique ne vibre plus)77. Ý muốn nói rằng chủ nghĩa yêu
77 La Lutte và Le Peuple: La Lutte từ 1933 đến tháng 5-1937 là tờ báo chung của phái tả,
do Nguyễn An Ninh khởi xướng, tập hợp cả “đệ tam”(Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch
Mai, Nguyễn Văn Nguyễn) lẫn “đệ tứ”(Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn
Phương, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường). Đó là thời gian hai phái vừa “đoàn kết”vừa
“đấu tranh”. Đến khi “đấu tranh”lấn át “đoàn kết”(xung đột trên nhiều vấn đề: thái độ
đối với Mặt trận Bình dân Pháp, dân tộc và giai cấp) và dưới sức ép của Quốc tế Cộng
sản (thông qua Đảng Cộng sản Pháp), phái “đệ tam”rút khỏi báo La Lutte; báo này (và
ấn bản tiếng Việt Tranh Đấu) trở thành cơ quan của riêng xu hướng tờ-rốt-kýt (“đệ tứ
quốc tế”); xứ ủy Nam Kỳ của ĐCS ra báo Le Peuple và Dân Chúng. Nhược điểm chính
của những người tờ-rốt-kýt là coi nhẹ yếu tố dân tộc. Đây cũng là nhược điểm của phái
“đệ tam”nhất là trong thời kì đi theo chủ trương “giai cấp đối đầu với giai cấp”của
Stalin (chính trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc đã bị lên án mạnh mẽ là “quốc gia
chủ nghĩa”và “cải lương chủ nghĩa”). Phải từng bước, ĐCSVN mới thoát ra khỏi quan
niệm tả khuynh giáo điều này. Nhưng đối với những người đã được đào tạo trong tinh
thần ấy, tiếp thu quan niệm Mặt trận đoàn kết dân tộc như Việt Minh của Nguyễn Ái
Quốc không phải dễ dàng. Sự mâu thuẫn giữa hai nhóm “xứ ủy Tiền Phong”và “xứ ủy
Giải Phóng”còn phức tạp hơn. Ngoài yếu tố cá nhân, có lẽ còn một nghịch lí khác: tuy
chưa biết và chưa thấm chủ trương Việt Minh, nhưng quan điểm của Trần Văn Giàu đã
đặt nặng vấn đề dân tộc, trong khi các đồng chí đối nghịch với ông, tuy đứng trên danh
nghĩa Việt Minh, tổ chức Thanh niên Cứu quốc, nhưng quan niệm chưa chắc đã gột rửa
bệnh tả khuynh của thập niên 1930. Chúng tôi nêu điều này với tất cả sự dè dặt, ngày nào
134
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
nước không còn được xem là có khả năng kích thích nữa. Thì nay, ở Nhà hát
lớn Sài Gòn, người ta thấy cái chủ nghĩa yêu nước truyền thống rõ ràng là có
tác dụng kích thích rất cao ở Nam Kỳ cũng như ở cả nước Việt Nam. Đảng
Cộng sản phất cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước cách mạng; sinh viên, thanh
niên và Đảng cộng sản gặp nhau ở đây.
Sau diễn thuyết có đồng ca mấy bài hát yêu nước. Lại có triển lãm của
Vương Quang Lễ về “nguồn gốc của dân tộc Việt Nam”.
Công chúng theo dõi sự hoạt động của sinh viên, học sinh một cách rất
cảm tình. Đồng chí Oanh (tức Bạch Đằng lớn) mừng lo lẫn lộn, lo hơn là
mừng. Anh báo cáo, nói rằng anh ngờ rằng, đằng sau việc này, hoặc có một
ý đồ gì của đế quốc Pháp, muốn khai sinh cho một loại chủ nghĩa quốc gia
cải lương tả phái mang nhiều khả năng hấp dẫn thanh niên hơn là các loại
quốc gia cải lương hữu phái bất lực trước đây; nếu không phải như vậy thì
tại sao đám chính khách và nghệ sĩ này mượn được Nhà hát lớn để vận động
cho chủ nghĩa dân tộc? Hoặc có một chánh đảng quốc gia tư sản nào đứng
sau lưng đám thanh niên hăng hái này. Lịch sử hiện đại sau chiến tranh thế
giới thứ nhất cho biết rằng, ở nhiều xứ thuộc địa và nửa thuộc địa, phong
trào học sinh, sinh viên chống thực dân thường gắn liền với một chính đảng
quốc gia tư sản hay một tôn giáo có tinh thần dân tộc. Đồng chí Oanh không
tự giải đáp cho mình được thì làm sao các bạn xung quanh cũng thắc mắc
như anh. Anh chờ tôi về Sài Gòn.
Khoảng vài tháng đầu năm 1943, tôi có mặt gần như thường trực ở Sài
Gòn, bỏ đứt vườn thơm mười mẫu cho anh Hai Đen, tức anh Mười Nhung
(Chợ Lớn) muốn làm gì thì làm. Tôi về Sài Gòn không phải vì bị kích thích
bởi phong trào sinh viên học sinh mà được thúc đẩy bởi chiến thắng
Stalingrad của Hồng quân Liên Xô trước hết. Tôi xáp gần sinh viên học sinh
yêu nước, sinh viên học sinh yêu nước xáp gần tôi. Hai bên cần nhau. Nhớ
rằng hơn mười năm trước, 1930, Xứ uỷ do Ung Văn Khiêm làm Bí thư chỉ
định hai thanh niên đảng viên được vào Ban phản đế và học sinh của xứ: tôi
và Hải Triều. Thanh vận không phải là việc mới đối với tôi. Một cái
“nghiệp” (nói theo kiểu nhà Phật), “đã mang lấy nghiệp vào thân”.
Hè năm 1943, sinh viên người Nam Kỳ học ở Hà Nội lại về Sài Gòn.
Lại hợp tác với học sinh Sài Gòn. Lại hoạt động văn hoá. Họ trình diễn liên
tiếp ba vở kịch: “Đêm Lam Sơn”; “Nợ Mê Linh”, “Hội nghị Diên Hồng”.
Cả ba đều của Huỳnh Văn Tiểng.
hồ sơ lưu trữ của ĐCSVN chưa được công khai hóa (về những sự việc đã đi vào lịch sử,
cách đây 70 năm rồi).
135
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Toàn là những đề tài lịch sử, đề tài yêu nước chống ngoại xâm. Tôi
không được đi xem diễn, chỉ được đọc kịch bản “Hội nghị Diên Hồng”.
Không có vở nào cấu kết hay. Diễn xuất không có gì xuất sắc. Nhưng công
chúng Sài Gòn hoan nghênh “Đêm Lam Sơn”dữ lắm. Tại sao? Tìm hiểu thì
có thể thấy được rằng điều đó chứng tỏ một tâm trạng chính trị của quần
chúng mà những người cán bộ Đảng cách mạng không dễ xem thường: bằng
mọi cách khêu gợi lòng yêu nước, khêu gợi tinh thần dân tộc, khêu gợi tự
hào dân tộc, thì dễ khuấy lên được phong trào quần chúng, đẩy nhanh cách
mạng tới trước, chớ nếu chỉ lo bênh vực quyền lợi thiết thực của dân thì
chưa đủ, không đủ. Đành rằng người cộng sản không được một phút xem
nhẹ quyền lợi thiết thực của dân, nhưng, trước mắt và lâu dài, nếu muốn huy
động hết sức đông đảo quần chúng thuộc tất cả các tầng lớp xã hội thì phải
giương cao ngọn cờ dân tộc, phải không rời chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Vở kịch “Đêm Lam Sơn”gây xúc động lớn. Tới màn chót, khi Lê Lợi tuốt
gươm thề quyết tâm tiêu diệt giặc Minh, thì cả rạp hát công chúng, không ai
bảo ai, đều đứng dậy, vỗ tay, hò reo, nhịp tay nhịp chân đồng hát và hát đi
hát lại bài “Tiếng gọi sinh viên”(từ nay được đổi tên là “Tiếng gọi thanh
niên”cho hợp với yêu cầu xã hội và chính trị). Dư luận Sài Gòn nêu cao sức
đồng cảm sâu sắc giữa người xem vở kịch và tác giả, diễn viên vở kịch yêu
nước. Đêm ấy, anh Oanh đi xem về, kết luận rõ ràng: ta phải đến với nhóm
sinh viên, học sinh này, phát huy đầy đủ khả năng của họ, hướng dẫn họ đi
đúng đường, bằng không thì hoặc địch (Pháp hay Nhật) sẽ lợi dụng họ, sẽ
lái họ vào đường sai lầm nguy hiểm, hoặc tự họ sẽ tổ chức thành một chánh
đảng quốc gia tiểu tư sản, khi ấy sẽ khó nắm họ hơn nay. Tôi đồng ý. Nhất
là vì, ít lâu nay, do điều tra, tôi biết chắc rằng phong trào sinh viên, học sinh
là một phong trào tự phát. Còn như nếu phải trả lời câu hỏi tại sao Toàn
quyền Đông Dương và Thống đốc Nam Kỳ cho phép sinh viên, học sinh
hoạt động như thế kia mà không kiểm duyệt kịch bản, cấm cản công diễn, thì
trước hết ta chớ nghi ngờ tấm lòng trong sáng của tuổi trẻ, ta hãy tìm nguyên
nhân trong chính sách “Liên bang”của Decoux thì rõ (tuyên cáo của Xứ uỷ
chú trọng đến việc phê phán “chủ nghĩa Liên bang của Decoux”). Nói theo
kiểu của ta thì ấy là đám thanh niên táo bạo và yêu nước kia đã biết “lợi
dụng khả năng công khai hợp pháp” tựa như Xứ uỷ Nam Kỳ năm 1933,
mười năm trước, đã lợi dụng khả năng hợp pháp đưa “Sổ lao động” Nguyễn
Văn Tạo tranh cử hội đồng thành phố.
Cũng trong hè 1943, sinh viên, học sinh tổ chức cắm trại ở bờ suối Lồ
Ồ, gần Thủ Đức. Việc cắm trại Lồ Ồ sẽ tạo ra một mẫu cắm trại phổ biến
trong học sinh các trường trung học Nam Kỳ. Trại trưởng trại Lồ Ồ là Đặng
Văn Chung, nội trú năm thứ VI trường đại học Y khoa. Anh này xem chừng
136
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
như không sợ mất bằng cấp bác sĩ đã ở trong tầm tay. Nhiều sinh viên, nhất
là các cậu người lục tỉnh “xem thường công danh”, trước mắt họ, đường đời
rộng thênh thang, đâu phải chỉ có hoạn lộ? Trại viên tự rèn luyện tinh thần
đoàn thể, kỷ luật, tự quản; cũng còn luyện cho mình lòng yêu đồng bào, yêu
nhân dân: trại viên là sinh viên y thì khám bệnh, chữa bệnh, truyền bá vệ
sinh; trại viên khác thì dạy chữ, dạy hát; tất cả tổ chức nhiều màn kịch cho
đồng bào xem. Trại là một lớp học sử, lịch sử nước nhà trước hết, học sử để
tự hào dân tộc, để tự lập, tự cường. Ngày ngày, nhất là thứ bảy, chủ nhật,
đồng bào trí thức, nhân sĩ, thanh niên từ Sài Gòn, từ các tỉnh đến thăm trại.
Trại Lồ Ồ chỉ có một tháng mà ảnh hưởng của nó trong học sinh thì dài hơn
nhiều.
Sau trại Lồ Ồ, học sinh Sài Gòn dẫn đầu là học sinh Pétrus Ký tổ chức
đoàn SET78 (đoàn du lịch và cắm trại). Cái tên vô thưởng vô phạt đó gói bên
trong một tổ chức thanh niên yêu nước hẹp hơn, một “hạt nhân” gọi là
“Đoàn Hùng”. “Đoàn Hùng”không phải là thanh niên cộng sản hay thanh
niên cứu quốc đâu, nhưng nó đã có ít nhiều màu sắc chính trị yêu nước, làm
nòng cốt cho SET; SET lấy huy hiệu “con đường”, nền xanh tươi, đường đỏ
hồng. Có nhiều cách giải thích ý nghĩa của huy hiệu: nền xanh là tuổi trẻ,
đường đỏ là cách mạng; hoặc, ôn hoà hơn: đường đỏ thắm chạy thẳng trên
cánh đồng xanh um. Thanh niên đoàn viên hát:
Trời mây lồng lộng,
Đồng ruộng mênh mông,
Chân trời xa xa,
Con đường màu hồng,
Cùng nhau thẳng tiến.
Ai muốn hiểu “con đường màu hồng” là gì, thì tự do: đường cách
mạng hay là đường đá Biên Hoà.
Đoàn SET có thể được xem như dọn một khúc đường cho Thanh niên
Tiền phong sau này. Đoàn viên hợp thành một đội ngũ, mặc đồng phục,
quần soóc màu, sơ mi trắng, ngực đeo biểu tượng “con đường” đi, nghỉ theo
sự chỉ huy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Đến tập trung, đi cắm trại, đoàn viên
vừa đi vừa hát bài “Tiếng gọi thanh niên”. SET cũng tổ chức dạ hội. Tháng
12 năm 1944, SET trình diễn vở kịch “Nguyễn Huệ phá Thanh”, được đồng
bào cổ vũ, lại một sự kiện văn hoá nhằm nói lên cái chân lý rằng một dân tộc
78 SET: Section d’Excursion et de Tourisme (Đoàn du ngoạn và du lịch)
137
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
nhỏ có thể đánh bại được một kẻ xâm lược lớn, rất lớn. Tư tưởng chính trị
này phù hợp biết mấy với tình hình đất nước ta lúc đó.
Đoàn trưởng thứ nhất của SET ở Sài Gòn là Trịnh Kim Ảnh, con một
ông thợ mộc ở Thủ Dầu Một. Đoàn trưởng kế tiếp là Đỗ Tường Hoàng, cháu
ruột của vợ tôi. Ở Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Thủ Dầu Một cũng có đoàn
SET.
Anh em trong Xứ uỷ chúng tôi rất lúng túng trong việc cần thiết phải
tìm ra –như anh Dương Văn Phúc thường nói, những “hình thức tổ chức
biến tướng” để tập hợp quần chúng cho thật đông. Cái “đường mòn”là lập
ái hữu, trợ táng, đổi công, hội thể thao, v.v… những thứ biến tướng đó vào
buổi này không mấy hấp dẫn và không mấy tác dụng trong tình thế chiến
tranh và cách mạng. Đối với thanh niên, SET có phần hấp dẫn, nhưng nó chỉ
là một tổ chức có tính chất văn hoá, còn cái mà ta cần hiện giờ và sắp tới là
một tổ chức rất rộng lớn mang tính chất chính trị, yêu nước, cao hơn SET,
chẳng những của học sinh mà của các tầng lớp trẻ tuổi khác nữa. Cao hơn
SET thì là cái gì? Chưa trả lời được. Dù sao thì sự xuất hiện, sự hoạt động
của SET cũng gợi ý cho chúng ta rất nhiều.
Mùa đông 1944, nhiều sinh viên Nam Kỳ học ở Hà Nội khởi xướng
một phong trào mới lạ mà hợp thời, ấy là phong trào “xếp bút nghiên”.
Không phải chỉ có những người học năm thứ hai, thứ ba đại học, có cả
những người học năm thứ năm, thứ sáu, sắp thi ra, như anh Huỳnh Bá
Nhung, họ cho rằng lúc này không phải là lúc chà mòn đũng quần trên ghế
nhà trường nữa để lấy một cái văn bằng ra làm ăn, cưới vợ giàu; không phải
“công danh trước đã, sau sẽ hay”. Họ nhận định rằng tình thế kêu gọi thanh
niên các trường Đại học “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” sát cánh với
nhân dân để giành độc lập tự do. Đúng là “xếp bút nghiên theo việc kiếm
cung”. Hoạt động như thế nào, họ chưa biết rõ lắm. Song họ biết rằng, về
Nam họ sẽ tìm Đảng bộ Cộng sản và Kỳ bộ Việt Minh ở đó. Họ đi về bằng
xe đạp, vừa đạp xe vừa ca hát để thâu đường ngàn dặm.
“Xếp bút nghiên, lên đường đấu tranh
Coi thường công danh như phù vân.
Xếp bút nghiên, sơn hà xao xuyến, tiến ta tiến!
Hồn Việt Nam hùng thiêng,
Từ nghìn xưa bừng chuyển,
Kêu ta lên đường…
(nhạc Lưu Hữu Phước, lời Huỳnh văn Tiểng)
138
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Hàng trăm sinh viên Hà Nội tiễn đưa các bạn “xếp bút nghiên”của họ
bằng xe đạp. Tới Hà Nam, một số sinh viên “xếp bút nghiên”bị Pháp bắt
đày lên Sông Đà, số còn lại về tới Sài Gòn bắt tay ngay vào việc truyền bá
quốc ngữ, sang báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền, ban biên tập báo
Thanh niên có Huỳnh Tấn Phát (kiến trúc sư), Huỳnh Văn Tiểng (sinh viên y
khoa), Nguyễn Hải Trừng (hoạ sĩ và thi sĩ). Trong lúc Đảng Cộng sản tìm
cách đi đến với sinh viên, thanh niên, trí thức thì họ cũng tìm cách bắt liên
lạc với Đảng Cộng sản. Họ tỏ ý muốn học chính trị, học lý luận và kinh
nghiệm cách mạng. Phạm Ngọc Thạch (và cả Huỳnh Văn Phương79 nữa) nói
với họ rằng ở Sài Gòn bây giờ chỉ có anh Ba (cũng gọi là anh Sáu) mới có
thể thoả mãn được yêu cầu sinh viên, thanh niên, trí thức, các trường đại
học. Anh Ba, anh Sáu đó là tôi.
Thế là tôi buồn ngủ mà gặp manh chiếu! Xứ uỷ đồng ý mở lớp huấn
luyện liên hoàn cho thanh niên trí thức, một ít lâu sau khi mở lớp huấn luyện
cán bộ công đoàn. Nói “liên hoàn”là nói: những chú đi học ở Sài Gòn ngày
chủ nhật, ngày thứ hai về cơ sở, về tỉnh, tập hợp anh em nói lại bài đã học,
rồi thứ bảy lại lên Sài Gòn để sáng chủ nhật học nữa. Cứ như thế. Tôi còn
nhớ tên một số thanh niên trí thức dự lớp học chính trị vào đầu năm 1945
như: Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, Huỳnh Văn Tiểng, Vương Văn Lễ,
Nguyễn Việt Nam, Tạ Bá Tòng, Trường Công Cán, Trương Công Trung,
Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trương Cao Phước, Trương Công Nhơn,
Trần Ngọc Hiền, Lương Phán, Bùi Sĩ Hùng, v.v… Bên công đoàn cũng qua
học bên sinh viên như: Hoàng Đôn Văn, Từ Văn Ri, Huỳnh Đình Hai, Sỹ
Trúc, mấy tay công đoàn này cũng xấp xỉ tú tài cả (tất cả đều tham gia cách
mạng và kháng chiến đến cùng). Thật là một lớp thanh niên đẹp, đẹp lắm!
Lớp học đầu tiên mở tại nhà một dược sĩ giàu có, tiến bộ, anh Trần Kim
Quang.
79 Huỳnh Văn Phương: thuộc xu hướng trốt-kít (trong ban biên tập La Lutte), bà con với
cậu sinh viên Huỳnh Văn Tiểng. Khi bộ ba Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu
Phước ngỏ ý muốn học hỏi về chủ nghĩa Marx, chính ông Huỳnh Văn Phương đã khuyên
họ đi tìm Trần Văn Giàu mà học. Đây không phải là thí dụ độc đáo duy nhất về mối quan
hệ giữa những người “đệ tam”và “đệ tứ”những năm 1930 ở Sài Gòn. Theo nhiều nhân
chứng, trong những cuộc mít-tinh 1935-37 tại đây, có một cặp vợ chồng khoác tay đi dự:
ông Phan Văn Hùm và bà Mai Huỳnh Hoa (vợ thứ nhì). Khi Phan Văn Hùm lên đài diễn
thuyết tuyên truyền cho chủ nghĩa Trotsky, thì bà Hoa ngồi ghế cử tọa đứng dậy hô với
giọng ỏn ẻn “Đả đảo trốt-kít Phan Văn Hùm!”. Mít tinh kết thúc, chàng và nàng lại khoác
tay nhau ra về. Tiếc thay, cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trị ấy, mười năm sau, đã
chuyển sang lãnh vực khác và biến chất như thế nào.
139
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Chương trình học là tám bài về chủ nghĩa Lenin, lý thuyết và thực
hành, mỗi bài liên hệ mật thiết với các vấn đề cách mạng Đông Dương.
Chương trình nhằm mục đích cung cấp cho thanh niên trí thức một lý tưởng
cao đẹp và khoa học, cung cấp cho họ một đường lối cách mạng Đông
Dương sáng tỏ, làm cho thanh niên trí thức tin tưởng chắc chắn vào sự thành
công tất yếu của sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Tôi mở
đầu chương trình bằng đề bài: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tôi kết
thúc chương trình bằng đề tài: Tình hình hiện tại và những nhiệm vụ cần kíp.
Mỗi bài giảng xong thì Trần Bửu Kiếm cũng đã ghi xong các tiết mục và ý
chính, đánh máy cho mỗi học viên một bản để về cơ sở, về tỉnh “quay” lại
cho nhóm của mình (y như bên công đoàn). Tôi khuyến khích anh em đặt
câu hỏi, bất cứ câu hỏi gì miễn là ở trong đề. Tôi trả lời tất. Qua các câu hỏi,
tôi hiểu thêm thanh niên trí thức và qua các câu trả lời, anh em họ càng tin
tưởng lý luận Marx-Lenin thật uyên thâm chứ không phải chỉ là lý luận
thường thức.
Ban đầu tôi hơi bao sân. Sau đó Nguyễn Văn Nguyễn, Hà Huy Giáp
tham gia giảng những bài phụ. Lớp học liên hoàn này của trí thức trẻ tuổi
góp phần đào tạo kịp thời một số cán bộ nòng cốt của phong trào thanh niên
phát triển nhảy vọt từ tháng 4 năm 1945 cho đến tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Có thể thấy rằng lớp học hoàn toàn là lớp học cách mạng, cộng sản,
nhằm cung cấp trong 2, 3 tháng cho mấy chục thanh niên trí thức và trí thức
lý tưởng tốt đẹp và khoa học là chủ nghĩa cộng sản Marx-Lenin, nhằm cung
cấp cho họ một hệ thống lý luận về chiến lược và chiến thuật cách mạng
Đông Dương, nhằm đặt cho họ những nhiệm vụ trước mắt và cách thực hiện
những nhiệm vụ cần thiết. Tóm lại, tôi không có nhân nhượng bất kỳ một số
điểm nào về mặt tư tưởng, và anh em thanh niên trí thức rất nhất trí với tôi.
Tất nhiên, vấn đề còn lại là hướng dẫn sự hoạt động thực tế của họ, bởi họ là
những người trẻ tuổi, sôi nổi, tuy chưa có kinh nghiệm, dễ bị vấp thì họ cũng
cứ đi tới nơi tới chốn, không ngồi lại nhất là không quay đầu nhất là một khi
đã “giác ngộ lý luận” (conscience théorique).
Hoạt động của Xứ uỷ Nam Kỳ đang biến phong trào thanh niên trí thức,
sinh viên, học sinh từ tự phát thành tự giác, biến những dòng suối nhỏ thành
một nhánh sông đổ vào sông cái.


No comments: