Tuesday, December 4, 2012

TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ V

3. Chuẩn bị thành lập chiến khu Đất Cuốc
và chiến khu Thủ Thừa
140
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Hồi cuối năm 1944, trong lúc chúng tôi nỗ lực làm công vận, nông
vận, binh vận, thanh vận thì bọn tôi cũng có nghĩ tới lập một vài chiến khu ở
Nam Kỳ. Nói thật là bọn tôi không chịu ảnh hưởng gì nhiều lắm của các
chiến khu ở Trung Quốc, của Chu, Mao.80 Ai tưởng rằng người Việt Nam
học ở Tàu, ở chiến tranh cách mạng Tàu cái việc lập chiến khu, đánh du
kích, lập căn cứ địa, xây vùng giải phóng… thì người đó lầm to. Tất nhiên,
không phải không có tiếng dội tới Nam Kỳ những kỳ công của Hồng quân
Tàu. Các đồng chí ta ở đây đã từng vận động ủng hộ cách mạng Tàu, bí mật
và công khai. Ủng hộ hết lòng. Nhưng, khái niệm căn cứ địa, vùng giải
phóng, chiến khu, đánh du kích không xa lạ gì với lịch sử cứu nước của dân
tộc Việt Nam. Về những vấn đề này, người Việt Nam nếu không hơn thì
bằng chứ không thua kém người Tàu bởi lẽ đất nước ta bị ngoại bang
xâm lược thống trị nhiều lần hơn, do đó người Việt Nam phải làm những
việc cứu nước bằng kháng chiến vũ trang, bằng khởi nghĩa vũ trang nhiều,
lâu, có thể gọi là có truyền thống. Nay, để chống Nhật, chống Pháp, tuy
không xem nhẹ bài học Bắc phương, chúng ta trước hết thừa kế kinh nghiệm
của tổ tiên ông cha là chính. Lê Lợi lập căn cứ ở Lam Sơn rồi cuối cùng quét
sạch quân Minh. Ba anh em Tây Sơn căn cứ vào núi miền tây Bình Định mà
làm nên đại nghiệp. Trương Định, ở Tân Hoà, đã tiếp tục đánh Pháp khi Tự
Đức đã chịu thua. Phan Đình Phùng dựa vào một dải Hương Sơn và lòng
dân Nghệ Tĩnh tận trung với nước mà chống giặc đến mười năm. Đề Thám
hùng cứ một vùng Yên Thế mãi từ thời Cần Vương đến chiến tranh thế giới.
Tuy là tên gọi thời xưa có khác nay, chiến khu, du kích là sản phẩm lớn của
lịch sử dân tộc Việt Nam, không phải nhập cảng từ đâu cả. Đó là một phần
câu chuyện của tôi đã nói với anh Hoằng, anh Trọng, anh Xuân ở Tân An
khi bàn lập căn cứ ở Thủ Thừa81 và với anh Giỏi, anh Nghệ khi bàn lập căn
cứ ở Tân Uyên.82 Hai trong mấy anh ấy nay vẫn còn sống. Điều phải nói là
trong lúc phục tài của Chu-Mao, tôi cũng “liều lĩnh” nói với các bạn vừa kể
tên là, trong cách mạng hiện đại, du kích không phải là cách hay nhất, có
hiệu nghiệm nhất để giành chính quyền trong cả một nước; để giành chính
quyền, trong lịch sử cách mạng hiện đại, điều chính yếu là phải làm khởi
nghĩa vũ trang của nhân dân theo các nguyên lý chủ nghĩa Marx- Lenin, theo
kiểu mẫu cách mạng tháng Mười năm 1917. Tôi quan niệm rằng những
80 Chu, Mao: Mao đây, tất nhiên, là Mao Trạch Đông; Chu không phải là Chu Ân Lai, mà
là Chu Đức (1886-1976), nguyên soái, người thường được coi là cha đẻ của Giải phóng
quân Trung Quốc.
81 Thủ Thừa: nay là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km
về phía tây nam, ở phía bắc Tân An.
82 Tân Uyên: nay là một huyện của tỉnh Bình Dương, ở phía bắc thị xã Biên Hòa, cách
TP. HCM khoảng 45 km.
141
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
chiến khu, du kích đều quan trọng như là sức mạnh chuẩn bị, hỗ trợ cho tổng
khởi nghĩa, mà đòn đánh chính là khởi nghĩa quần chúng ở các trung tâm
chính trị lớn nhất trong nước. Tôi được biết rằng ở Nam Bộ năm 1940, có
phát hành một tập sách “Chiến tranh du kích”(tôi chưa được đọc) nhưng thú
thật, lòng tôi chủ yếu hướng về Petrograd83 [4] 1917, chứ không hướng về
Diên An bao nhiêu. Tuy vậy, trái với tin đồn (sau này) tôi không “chê”chiến
khu và du kích đâu.
Hồi cuối 1944 đó, quan niệm của tôi về “chiến khu” đơn giản lắm; tôi
nghĩ rằng cần có một số chiến khu xung quanh Sài Gòn (chứ không phải ở
nơi xa xôi hiểm trở) để làm những công việc sau đây không thể làm ở thành
phố và ngoại ô: thứ nhất là để máy móc in ấn báo, sách, truyền đơn (tụi tôi
đã đưa máy in chữ in và thợ xếp chữ xuống Thủ Thừa); thứ nhì là chứa và
làm một số vũ khí súng đạn, lựu đạn, mìn; thứ ba là tập luyện một số anh
em, một số đơn vị sau này, lúc nổ ra khởi nghĩa, sẽ đứng ra chỉ huy các đội
xung kích đánh nhau với địch ở đường phố, điều đó anh em “tay ngang” khó
mà làm nổi mặc dù can đảm có thừa; thứ tư là làm nơi vừa tạm lánh mặt,
vừa bồi dưỡng chính trị cho những đồng chí nào bị truy nã quá; và thứ năm
là làm tuyên truyền (dân vận) và đánh một số đồn lẻ tẻ, tước vũ khí của hội
tề ở xa gần để mở rộng mãi thế lực cách mạng đang phát triển. Cũng có thể
chiến khu là nơi mà “Đồng minh” một ngày nào đó, khi họ cần và khi ta đòi,
sẽ thả xuống đó một số vũ khí, khả năng này ít lắm mà có thể có. Đối với
tôi, chiến khu không phải là nơi tổ chức tụ tập phát triển bộ đội để có ngày
kéo về chiếm Sài Gòn mà là nơi góp phần vào cuộc khởi nghĩa của nhân dân
Sài Gòn và ngoại thành. Cái hiểu của tôi khi ấy về chiến khu và du kích thật
đơn giản, sơ sài như thế; thú thật là phần lớn tâm trí của tôi để vào sự chuẩn
bị ở Sài Gòn và ngoại ô. Cho nên chọn nơi lập chiến khu thì tôi chọn chỗ
hiểm trở đã đành, mà phải gần Sài Gòn để việc vận chuyển vũ khí và tập hợp
con người được dễ dàng, mau chóng. Nhưng chiến khu phải phục vụ trước
hết cho cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết định ở Sài Gòn, của nhân dân
Sài Gòn và ngoại ô; tôi hiểu như vậy.
Tôi không được chỉ thị nào từ trên về sự thành lập khu giải phóng, tổ
chức du kích. Tụi tôi làm “mò”thôi, nghĩa là tự nghĩ, tự làm. Cho nên có
khác với ngoài Bắc. Tôi có đọc một đoạn của tài liệu nào, tôi quên mất, về
vũ khí thô sơ của du kích; tôi có viết ở đâu đó, hình như là trong sách “Rạng
đông của một dân tộc”và “Việt Nam trên đường cách mạng”, khẳng định
rằng đánh du kích không đủ giành chính quyền; giành chính quyền phải nhờ
83 Petrograd: Tức Leningrad, nay đổi thành Saint-Petersburg (của Liên bang Nga), nơi nổ
ra các cuộc cách mạng Nga (1905, 1917).
142
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Tổng khởi nghĩa, quan trọng nhất là khởi nghĩa ở trong thành thị, ở Sài Gòn.
Sau này, nghe nói quan niệm của tôi bị anh em ở Bắc phê bình, cho rằng đó
là xem nhẹ tác dụng của du kích trong sự chuẩn bị lực lượng giành chính
quyền. Có lẽ cũng có như vậy thật. Tôi mấy lần thổ lộ với Phúc, với Khuy,
với Oanh rằng Chu-Mao đánh du kích non già 20 năm nay mà đã giành được
chính quyền ở một tỉnh nào đâu? Nước Tàu hết sức rộng lớn, giao thông hết
sức ít ỏi, chính quyền địa phương địch yếu ớt, đó là xứ du kích lý tưởng, vậy
mà tới nay anh em nhà ta hãy còn ở trong Diên An thì còn bao lâu nữa mới
vào Nam Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải với chiến tranh du kích của Chu-
Mao, nếu ngày nào đó không làm được khởi nghĩa theo kiểu Cách mạng
tháng Mười Nga ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải ? Thú thật là, độ này
đầu óc tôi ở Petrograd 1917, không ở Diên An.
Trở lại việc bắt đầu xây dựng chiến khu ở Đất Cuốc.84
Anh Giỏi, cán bộ khá giỏi của Tổng Công đoàn, công nhân hãng xây
dựng Eiffel, một hôm đưa Huỳnh Văn Nghệ tới giới thiệu với tôi tại tiệm
Tân Việt đường d’Espagne,85 sát chợ Bến Thành. Nghệ trẻ hơn tôi năm, bảy
tuổi, thân hình hộ pháp, coi bộ võ tướng như Tô Ký, mắt sáng, nói dòn, vui
tính, thích ngâm thơ, làm được thơ nữa. Có lẽ anh chàng này đã có ý “tìm
đường”; khi trốn sang Thái Lan; anh ta chẳng thấy đường nào hay, chỉ gặp
ông tiến sĩ luật khoa ghiền á phiện là Dương Văn Giáo đang làm một thứ cố
vấn cho chính quyền Băng Cốc. Giáo và Nghệ xung đột nhau như thế nào
mà Nghệ định ám sát Giáo, nhưng ám sát hụt. Nghệ trở về Sài Gòn, gặp lại
Giỏi là bạn cũ, qua Giỏi, Nghệ gặp tôi. Hỏi thăm thì biết Nghệ là người Tân
Uyên (khi ấy thuộc tỉnh Biên Hoà). Nghệ chưa phải đảng viên, nhưng tôi
thích những thanh niên dám làm việc táo bạo. Tôi bàn với Nghệ, Giỏi về
việc mở một chiến khu bắc Tân Uyên, nơi trú ẩn an toàn mấy năm nay của
mấy anh tù vượt căng và nghe đâu cũng có một toán anh em du kích còn
sống sót sau khởi nghĩa 1940. Nghệ đồng ý. Tôi chỉ định Giỏi, Nghệ phụ
trách việc quan trọng này. Nghệ, thổ địa xứ Tân Uyên, lựa khu Đất Cuốc
làm nơi “hạ trại”. Một số chòi, kho được dựng. Một số thợ, số máy, số vật
liệu được Tổng Công đoàn đưa lên; có thợ đúc, thợ in; bắt đầu lựa mấy
thanh niên ở Sài Gòn và lục tỉnh để học tập quân sự, chúng tôi đã có một số
cây súng trường, súng lục, nhiều lựu đạn. Lương thực bắt đầu được tích trữ.
Lại có kế hoạch “chụp” vài cái đồn điền cao su, lấy vũ khí và lấy tiền. Công
việc tiến hành không có gì trắc trở lắm thì:
84 Đất Cuốc: Nay là một xã thuộc huyện Tân Uyên (xem chú thích __ ở trên).
85 Rue d’Espagne: Nay là đường Lê Thánh Tôn.
143
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đùng một cái, nổ ra cuộc đảo chánh Nhật 9 tháng 3 năm 1945. Chính
quyền Pháp sụp đổ trong nháy mắt. Một chiếc tàu nhỏ của Pháp chạy ngược
sông Đồng Nai, lên khỏi Tân Uyên thì bị anh em chiến khu Đất Cuốc đón
bắt. Ta thêm một ít súng đạn. Vốn liếng có, tình hình thuận, chiến khu có thể
“làm ăn”được tốt. Tôi định mở lớp “combat de rue”–chiến tranh trên
đường phố –ở Tân Uyên, Đất Cuốc.
Nhưng tôi thấy rằng, chiếu theo tương quan lực lượng khi ấy, nhất là
ở Sài Gòn và đồng bằng, nếu ta dồn nhiều sức vào việc xây dựng chiến khu
ở Tân Uyên, ở Thủ Thừa (còn tính một cái ở Nhà Bè hay Cần Giuộc nữa) thì
việc vận động chính trị ở Sài Gòn sẽ chậm trễ, ta sẽ không chạy kịp với thời
thế. Tôi cho rằng chiến khu không phải là yếu tố quyết định sự thành bại của
khởi nghĩa cách mạng ở Nam Kỳ; yếu tố quyết định sự thành bại của khởi
nghĩa ở Sài Gòn là công nhân, binh lính, thanh niên, nhân dân, ở trong và
nông dân xung quanh Sài Gòn. Phải tập trung lực lượng vào đây, chứ không
phải vào những nơi xa xôi hẻo lánh, hiểm trở. Phải gấp rút đào tạo cho kỳ
được một “đạo quân chính trị” rất hùng hậu, ta phải mạnh hơn tất cả các
chánh đảng và giáo phái thân Nhật cộng lại thì mới mong đem chính quyền
về tay nhân dân được, chớ hoàn toàn không thể quan niệm được rằng sẽ đem
quân có vũ trang súng ống từ các chiến khu về cùng nhân dân bản địa lấy Sài
Gòn. Cho nên tôi quyết định “đốt đèn cầm canh” ở Đất Cuốc, duy trì nó mà
không có kế hoạch phát triển; Giỏi trở về làm công vận, Huỳnh Văn Nghệ
chuyển sang làm binh vận hợp tác với Tô Văn Của và Huỳnh Thiện Nghệ –
cũng là những ông “hộ pháp” của tỉnh Biên Hoà –tập hợp gần ngàn người
cựu binh sĩ đã đi lính cho Pháp, móc nối với các tổ chức, đơn vị quân sự
người Việt Nam đi theo Nhật cốt để lấy súng đạn đưa về chiến khu hay giấu
trong dân. Công việc này ba anh (anh Của và hai anh Nghệ) làm thành công
lắm. “Liên đoàn cựu binh sĩ”được thành lập gồm lính trơn và hạ sĩ, trụ sở
ngay trước bùng binh chợ Bến Thành - Sài Gòn.
4. Bắt liên lạc với cánh Pháp De Gaulle
Vấn đề tế nhị nhất, cũng là vấn đề khó khăn nguy hiểm nhất là vấn đề
xác định thái độ với bọn Pháp chống phát xít, chống Nhật ở Đông Dương;
cũng gọi là bọn Pháp De Gaulle, Pháp gaulliste. Thời ngắn ngủi Catroux còn
làm toàn quyền, thì tuyệt đại đa số bọn Pháp quân sự và dân sự đều muốn
dựa vào Anh để tiếp tục chống Đức. Nhưng khi Decoux thay Catroux làm
toàn quyền thì đại đa số bọn Pháp dân sự quay theo chủ trương đầu hàng
Đức, đầu hàng Nhật để bảo toàn bộ máy cai trị thực dân Pháp ở Đông
Dương. Một số người Pháp dân sự chống Đức, chống Nhật; đa số quân Pháp
theo tướng Mordant, tướng Aymé, mà cả hai tướng này đều kín đáo theo De
144
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Gaulle, nói là kín đáo, mà không ai không biết. Từ 1943, nhất là từ 1944,
phe De Gaulle ở Đông Dương lần lần mạnh lên và có chút ít hoạt động
chống Nhật, liên lạc với bọn Anh ở Ấn Độ, với bọn Mỹ ở Tàu. Họ không
làm gì lớn chuyện đâu, họ chỉ làm chỉ điểm cho máy bay Mỹ đến ném bom,
họ tích cực chuẩn bị để gặp dịp thì hưởng ứng quân Anh, Mỹ đổ bộ. Phe
Decoux không để họ yên mà đàn áp họ cũng hơi mạnh; Pétain, Decoux chủ
trương nên chơi tốt với Đức, Nhật để duy trì chính quyền Pháp ở Đông
Dương cho đến chiến tranh chấm dứt. Bọn Decoux quỷ quyệt tính rằng nếu
khi chiến tranh chấm dứt mà bộ máy thực dân Pháp ở đây còn, bất luận ai
thắng, ai bại, thì Đông Dương vẫn là thuộc Pháp, chứ không ai lọt vào được.
Vấn đề đối với chúng ta là hỏi vậy nên hay không nên, cần hay không
cần bắt tay với bọn Pháp De Gaulle để chống bọn Decoux và chống Nhật
quân phiệt. Lôgic thì bảo rằng nên, rằng cần, “hành động chống Nhật”,
chống thù chung là phải, dầu đó là tạm thời. Nhưng, còn ai không rõ bọn
Pháp De Gaulle ở Đông Dương hầu hết là thực dân, không ai được chủ quan
ở chỗ này. Bắt tay với cái tụi chủ trương giành lại chủ quyền hoàn toàn của
Pháp trên Đông Dương à? Nhưng, mũi nhọn chính của chúng ta phải chĩa
vào Nhật quân phiệt, vào tụi phản động thực dân phát xít Decoux, mà bọn
Pháp De Gaulle thì chống Nhật, chống Decoux, thì sao không thể tạm thời
bắt tay với họ nếu họ cần và nhất là nếu họ thuận theo một số đòi hỏi hợp lý
của chúng ta? Thường vụ Xứ uỷ, tôi và Bảy Trân quyết định tìm bắt liên lạc
với bọn Pháp De Gaulle, đặt vấn đề hợp tác chống Nhật Bản và Decoux, đòi
họ và đồng minh giao cho chúng ta một số súng đạn.
Chúng tôi ở trong Nam hoàn toàn không biết ở ngoài Bắc các đồng
chí mình chủ trương như thế nào về vấn đề tế nhị này. Nhưng việc phải làm
thì cứ lấy tinh thần trách nhiệm mà làm.
145
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Gia đình bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ở chiến khu Đ cuối thập niên 1940.
Từ trái sang phải: Alain Định, bà Marie-Louise, ông Thạch, Colette Như Mai
(Nguồn: Gia đình Colette & Alain)
Người Pháp làm trung gian giữa Trân và tôi với bọn Pháp De Gaulle
là anh Sauterey một công chức bậc trung khuynh hướng công đoàn vô chính
phủ, do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch giới thiệu cho chúng tôi, trong lúc Thạch
giới thiệu ba đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Sauterey độc thân, ở
xóm René Héraut, khu Tân Định.
Cùng lúc, một dịp nữa để bắt liên lạc với cánh Pháp De Gaulle ở Nam
Bộ là như sau: hồi học bên Pháp, đồng chí Nguyễn Văn Trân tức Prigorny
(Phú Lạc) có một bạn học tên là Brocheux (cha của giáo sư sử học hiện nay
ở đại học Paris VII chuyên nghiên cứu về Việt Nam). Trân đi Liên Xô, trở
thành đảng viên cộng sản. Brocheux sang Đông Dương trở thành Inspecteur
de la Sureté (cò mật thám).Trân bị bắt, Brocheux nhìn ra, hai bạn cũ lại làm
quen. Độ 1944, Brocheux –một người của phe gaulliste –xuống Phú Lạc
tìm Trân, tính chuyện cùng cộng sản chống Nhật. Trân bàn việc đó với tôi.
Brocheux trở thành một nơi liên lạc mà tôi muốn dùng, cũng như dùng
146
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Sauterey để có thể thương thuyết với tướng Mordant.86 Rốt cuộc, không làm
được gì. Mordant không chịu gặp tôi. Có một chuyện nhỏ đáng ghi: khi
Brocheux xuống Phú Lạc tìm gặp Bảy Trân để bắt liên lạc với tụi tôi bàn về
hành động chống Nhật thì Trân thấy việc này có thể sinh ra vấn đề ngờ vực,
nên Trân (báo cáo với tôi) là anh đã viết một bài tự thuật về vấn đề này,
cuốn tròn giấy lại nhét vào một cái chai, khằng nút lại bỏ xuống mương, hay
chôn dưới đất, cố làm bằng chứng rằng mình hành động có mục đích cách
mạng chứ tuyệt nhiên không vì lẽ gì bất chánh. Nay Trân còn sống (90 tuổi).
Trân và tôi, những lúc đi đến nhà Sauterey hay ở nhà Sauterey về,
thường hay nói với nhau là tụi mình sẽ cho tụi Tây “trượt vỏ chuối” chơi
(nghĩa là lợi dụng họ mà không để cho họ lợi dụng mình). Thực ra thì bọn
Pháp De Gaulle cũng khẳng định cho tụi tôi “trượt vỏ chuối”, chúng tôi biết
trước như vậy. Hai bên chưa chắc ai khôn hơn ai. Điều đầu tiên làm cho
chúng tôi bất bình là bọn gaulliste không chịu để chúng tôi bàn luận trực tiếp
với lãnh tụ của họ như đòi hỏi của chúng tôi là Mordant hay Aymé, họ chỉ
để chúng tôi nói chuyện với mấy tay không có quyền quyết định gì cả. Ví dụ
như Brocheux. Chúng chỉ muốn chúng tôi thông báo cho chúng tình hình
quân Nhật, mà không muốn bàn tới việc trao một số súng đạn cho chúng tôi.
Ngay cả Sauterey cũng chán, thì chúng tôi có lý do gì để “làm ổ cho chó
đẻ”? Đến khi De Gaulle về Paris và chuẩn bị đưa quân sang Đông Dương
đánh Nhật, nhất là vào đầu năm 1945, có tin quân Mỹ sắp đổ bộ lên Trung
Kỳ, thì phái Pháp De Gaulle ở Đông Dương càng kiêu căng hơn trước,
chúng tôi chuyển sang một kế hoạch khác, kế hoạch khởi nghĩa địa phương
(những tỉnh có thể làm căn cứ là Biên Hoà, Tân An, Mỹ Tho, Rạch Giá, Bạc
Liêu) nếu quân Mỹ từ Philippines đổ bộ vào duyên hải Đông Dương; không
còn tính chơi với tụi gaulliste như trước.
Không tiếp tục liên lạc và thương lượng với bọn Pháp De Gaulle nữa,
tụi tôi và riêng cá nhân tôi vẫn tiếp tục cộng tác với ba đồng chí người Pháp
và một số đảng viên Đảng Xã hội Pháp. Tôi (và Thạch) tới lui hội họp với
các đồng chí Pháp. Sự giao thiệp với mấy người Pháp Cộng sản và Xã hội
86 Sau khi hồi ký này đựợc đăng lần thứ nhất trên Diễn Đàn thì tòa sọan tạp chí này nhận đuợc thư của nhà
sử học Brocheux như sau: “Chỗ này, Trần Văn Giàu đã mắc lỡm trí nhớ. Sự thật là ông đã nhầm lẫn hai
cái tên: Brocheux (chúng tôi có dịp gặp nhau nhiều lần và có quan hệ tốt, vì như ông nói, chúng tôi đều là
người Nam Kỳ) và ông cò Rochet (tôi đoán là ông này). Cha tôi tán thành De Gaulle ngay từ lời kêu gọi
18 tháng sáu 1940 mà ông nghe thấy qua đài (do Radio Brazzaville tiếp vận), nhưng không tham gia một
tổ chức kháng chiến nào và không đóng vài trò nào cả. Tôi mong rằng Diễn Đàn sẽ nói lại cho rõ, nhất là
trong trường hợp các bạn xuất bản Hồi Ký thành sách in. Trần Văn Giàu đã dành danh dự to lớn cho dòng
họ Brocheux, nhưng với tư cách nhà sử học, tôi thấy cần phải nói rõ sự thật ”.
147
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đem lại một số lợi ích thiết thực cho công tác cách mạng; ít nhất là chúng tôi
nắm được ít nhiều tình hình trong hai phe Decoux và Mordant. Đảng ta thêm
một nguồn thông tin quan trọng về chủ trương của thực dân Pháp.
Một buổi tối, khi tôi đang họp Chi bộ đặc biệt của các đồng chí Pháp
tại Đakao thì tối ấy, 9/3, quân Nhật làm đảo chánh lật đổ Pháp.
5. Cuộc đảo chánh Nhật 9 tháng 3 năm 1945
Đồng chí Pháp ở Sài Gòn chỉ có ba anh, hợp lại thành một chi bộ đặc
biệt (do tôi chỉ đạo trực tiếp87): một làm ở Sở Vô tuyến điện Đakao, một làm
87 Trong truyền thống của Quốc tế Cộng sản (1919-1943), chỉ có một “Đảng”trên toàn
thế giới, tại mỗi nước (hay vùng) là một “đảng bộ”của ĐCS; đảng viên ở đâu thì sinh
hoạt trong đảng bộ tại đó. Ba đảng viên người Pháp sống ở Sài Gòn, do đó, đương nhiên
là đảng viên của ĐCS Đông Dương, hoạt động dưới sự chỉ đạo của bí thư Xứ ủy Trần
Văn Giàu. Sơ đồ tổ chức của QTCS cũng giống như “quốc tế”khác là Giáo hội Roma,
người Công giáo là “dân chúa”ở đâu thì sinh hoạt trong giáo hội tại đó. Năm 1943, để
tranh thủ sự hợp tác với Anh-Mỹ, Stalin tuyên bố giải thể Quốc tế Cộng sản (Komintern),
hàm ý mỗi đảng cộng sản từ nay là một tổ chức độc lập, không chịu chỉ thị của “giáo
hoàng”ở Moskva, thay thế QTCS bằng một “Phòng thông tin Cộng sản”(Kominform).
Trên thực tế, với sự có mặt của Hồng quân ở Đông Âu, QTCS còn kéo dài ở Âu châu ít
nhất cho đến cái chết của Stalin. Ông Trần Ngọc Danh (em trai của cố tổng bí thư Trần
Phú), tổng đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp từ năm 1946, năm 1948 bỏ
nhiệm sở, về Praha (Tiệp Khắc) còn tiếp tục gửi báo cáo cho Kominform (thực chất là
cho Stalin) tố cáo sai lầm “hữu khuynh”của Hồ Chí Minh, “nguyên nhân gây ra những
khó khăn của cách mạng Đông Dương”.
Đảng Cộng sản Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc thành lập ngày 3.2.1930 với một cương
lĩnh tuy vắn tắt nhưng khá phù hợp với tình hình Việt Nam. Mấy tháng sau, Quốc tế
Cộng sản áp đặt tên gọi, cương lĩnh và lãnh đạo khác. Trong suốt thập niên 30, đường lối
của ĐCSĐD đi theo đường lối không mấy nhất quán của QTCS (cụ thể là của Stalin), với
những thành công và thất bại mà mọi người có thể tìm biết. Cũng trong thời kì này, nó
còn chịu ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp của hai đảng “đàn anh”là Pháp và Trung Quốc.
Phải đợi đến năm 1941, sau khi lãnh đạo đảng bị thực dân triệt hạ (sự kiện Nam Kỳ khởi
nghĩa), Nguyễn Ái Quốc về nước, được chấp nhận, ĐCS mới “trở lại”cương lĩnh “vắn
tắt”, triển khai quan niệm giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, trong sự độc lập (nhờ
cách biệt, cô lập đối với QTCS và các đảng “đàn anh”). Giai đoạn độc lập tư tưởng và
thực tế này chấm dứt năm 1950 với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc. Phải đến thập
niên 1960, ĐCSVN, tuy về đối nội vẫn bị chủ nghĩa Mao khuynh loát, về mặt đối ngoại
đã giành được sự độc lập dứt khoát đối với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc, nhờ đó, sự
nghiệp độc lập và thống nhất mới hoàn thành mà không bị quyền lợi quốc gia của các
cường quốc hạn chế, biến chất.
148
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
ở thương chánh,88 một giáo sư trung học. Chi bộ đặc biệt họp ở nhà bên cạnh
Sở Vô tuyến điện (bây giờ là đoạn đường Điện Biên Phủ từ cầu đúc lên
đường Đinh Tiên Hoàng). Cuộc họp mới bắt đầu; các đồng chí Pháp đang
thông báo về tình hình tư tưởng của các loại người Pháp ở Sài Gòn, về việc
bên Pháp De Gaulle chuẩn bị hưởng ứng Mỹ, Tàu đổ quân vào Đông
Dương, thì từ phía đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng ngày nay) vọng qua
cửa sổ tiếng reo hò dữ dội, kéo dài của đông đảo người, không rõ của phe
phái nào; rồi đến tiếng xe bọc thép; không có tiếng đại bác, nhưng nhiều
tiếng súng mút, mấy loạt súng liên thanh. Có biến rồi! Biến gì đây? Ngoài sự
xung đột Nhật-Pháp, không thể có thứ “biến” nào khác. Trong lúc ba đồng
chí khác nhìn ra phía cửa sổ về hướng “trung đoàn thuộc địa thứ 11” (11e
RIC) thì tôi xin chấm dứt cuộc họp, chạy xuống thang rất nhanh, dắt xe đạp
ra đường. Tôi vừa khỏi cửa vài chục thước đã thấy một toán lính Nhật thiệt
và lính Nhật lô-can89 tới gõ cửa Sở Vô tuyến điện. Hú hồn! Thiếu chút nữa,
tôi có thể bị kẹt một cách vô lý và dại dột.
Quân nhân Pháp đầu hàng Nhật, thành Hà Nội 1945
(Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp)
Nhóm mấy người Pháp cộng sản ở Sài Gòn sẽ lập ra “Cercle Culturel Marxiste”(Câu lạc
bộ văn hóa mác-xít Sài Gòn) mà trụ sở những năm 1946-50 đặt ở nhà bác sĩ Phạm Ngọc
Thạch (106, đường Léon Combes, nay là Sương Nguyệt Anh). Chính tại nơi đây,
Georges Boudarel (1927-2003), giáo sự triết học ở Lycée Marie Curie đã có thể liên lạc
được với kháng chiến và từ đó, ra bừng biền tham gia kháng chiến vào cuối năm 1950.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những người châu Âu cộng sản (Pháp, Đức, Áo… )
tham gia kháng chiến đều sinh hoạt trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Sang
những năm 1960, trong bối cảnh mâu thuẫn Trung-Xô, do bất đồng với chủ nghĩa Mao,
họ đã lần lượt rời Hà Nội trở về sống ở Châu Âu (có khi không về nước ngay, như G.
Boudarel, A. Clavier và J. Tarago, ba người Pháp đã bị tòa án quân sự tuyên án tử hình vì
“đào ngũ”và tham gia kháng chiến Việt Nam –mãi đến năm 1967 mới được “ân xá”).
88 Thương chánh: hải quan.
89 lô-can: tính từ tiếng Pháp local nghĩa là bản địa, địa phương, cục bộ.
Tôi dắt xe, đi theo dòng người, theo đường Albert 1er lên sân Hào
Thành90 xem có việc gì ở đó. Lạ một điều là trong nhân dân tôi không thấy
ai hoảng hốt cả. Phố xá, nhà cửa vẫn sáng choang đèn điện. Chỉ một số ít
tiệm Hoa Kiều đóng cửa sớm. Người Sài Gòn lạ thật, nghe tiếng súng mà
như nghe tiếng pháo. Họ bàn luận về chiến tranh gần như bàn luận về một
trận đá banh. Bên kia Cầu Hang, lính Nhật và lính Cao Đài gác rất đông,
không cho dân qua sân Hào Thành.
Chắc là “đảo chánh” rồi. Quân Nhật xuống tay trước. Ngày mai sẽ rõ.
Bây giờ tôi ghé hội ý với Oanh, Thạch rồi sẽ đạp thẳng về Phú Lạc để họp
Thường vụ Xứ uỷ bàn về tình hình mới, nhiệm vụ mới, không quên ghé anh
Hai Sô trước cửa nhà thờ Huyện Sĩ91 để trách anh và nhóm của anh trong
Quốc Gia Đảng không làm được nhiệm vụ thông báo cho tôi biết trước cuộc
đảo chánh này. Kể ra thì cứ trách anh Hai Sô cũng oan. Bọn Pháp có trăm,
ngàn tai mắt mà chẳng biết trước ngày giờ cuộc đảo chánh thì nhóm chuyên
trách của anh Hai Sô trong Đảng Quốc Gia của Ngô Đình Đẩu92mù tịt có gì
lạ? Trong chiến tranh cái “bất ngờ” quan trọng thật. Pháp ở vùng Sài Gòn có
hàng vạn quân mà chẳng bắn được một phát súng nào! Sáng hôm sau, ai nấy
đều hay rằng đêm qua, quan Toàn quyền đô đốc Decoux, tướng Mordant,
tướng Aymé, tất cả đầu sỏ Pháp, đều bị bắt gọn, tất cả quân đội Pháp đều bị
tước khí giới. Chỉ có mấy thằng cò Tây với quan ba Dergue –các tên đã đưa
bọn tôi chuyến đầu tiên lên căng Tà Lài –và ít chục lính khố xanh, trung
thành, nhờ hôm đó không ở Sài Gòn nên tạm thoát nạn, kéo theo mấy bà
đầm, chạy sống chạy chết xuống Cà Mau, mong được tàu Đồng minh đón
rước ở ngoài mũi. Quân Nhật và quân Cao Đài đuổi theo bén gót. Tụi quan
ba Dergue bị bao vây, bị tiến công bất ngờ, Dergue lãnh một nhát kiếm từ
90 sân Hào Thành: nay là sân vận động Hoa Lư, nằm ở góc đường Đinh Tiên Hoàng (thời
đó là Albert 1er) và Nguyễn Thị Minh Khai.
91 Nhà thờ Huyện Sĩ: ở số 1, đường Tôn Thất Tùng, TP. HCM. Do ông bà Lê Phát Đạt
(tức Huyện Sĩ) hiến đất và bỏ tiền ra xây, khánh thành năm 1905.
92 (Chú thích của tác giả) Anh Lê Quang Sô, anh Ngô Đình Đẩu là lãnh tụ của Đảng
Quốc Gia (thân Nhật như Đảng Quốc Gia Độc Lập của Hồ Văn Ngà; Hồ Văn Ngà thì dựa
vào trí thức Sài Gòn; Sô, Đẩu thì dựa vào Tịnh độ cư sĩ Tiền Giang, hợp tác với lực
lượng của Nguyễn Hoà Hiệp). Tôi có ở tù chung với Lê Quang Sô hồi 1933 ở Khám Lớn.
Ngô Đình Đẩu (bà con rất gần với Diệm) là một người thuộc phái Cường Để từ thời
Đông Du, từ lâu tôi quen Đẩu, sếp của Đảng Quốc Gia - thực tế làm “tai mắt”cho sở Sen
đầm Nhật. Hoà Hiệp là Quốc Dân Đảng từ hồi Trần Huy Liệu ở Sài Gòn, cũng quen lớn
với tôi từ 1930, sau khi tôi bị trục xuất khỏi nước Pháp. Tôi thấy có thể dùng Đảng Quốc
Gia để biết tin tức trong cơ quan chỉ huy của quân Nhật ở Nam Kỳ (về sau các anh đó
thuộc Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ). Nhưng anh Sô, anh Đẩu đều không biết trước vụ Nhật
đảo chính ngày 9 tháng 3.
150
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
vai xuống lưng. “Kháng Nhật” của bọn Pháp De Gaulle ở Nam Kỳ hình như
chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Anh Phúc đang ở Cà Mau lúc xảy ra đảo chánh
Nhật, khi về Sài Gòn, thuật lại chuyện “tử chiến” của quan ba Dergue, bà
chủ chùa Phú Lạc, dì Bảy của Bảy Trân, bảo rằng đó là “quả báo nhãn
tiền!”.
Trở lại nguồn gốc đảo chánh 9 tháng 3.
Nhắc lại trước một chút, khi nước Pháp được giải phóng nhờ sức tiến
công thắng lợi của Liên Xô ở Mặt trận Đông Âu, nhờ cuộc đổ bộ thắng lợi
của Mỹ, Anh ở Tây Âu, nhờ cuộc nổi dậy của nhân dân Pháp, đặc biệt là
cuộc nổi dậy của nhân dân Paris dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
chính phủ De Gaulle liền “tuyên chiến” với Nhật. Tuyên chiến cho “ra vẻ”
thôi, cho cái gọi là “pháp lý”rằng Pháp cũng chống Nhật và do có chống
Nhật nên có quyền trở lại làm chủ Đông Dương sau chiến tranh. Chớ thực
ra, lúc ấy, dù nước Pháp đã khôi phục chủ quyền, nó không khác mấy với
một anh chàng bị vật ẹo xương sống, còn đang chống nạng tập đi, thì có lực
lượng quân sự và tàu bè chuyên chở đâu mà sang Viễn Đông tham chiến?
Dù sao, nội cái việc Paris tuyên chiến với Nhật, quyết giành lại Đông Dương
bằng mọi cách ̶ vũ lực và ngoại giao ̶ đủ làm cho tụi thực dân Pháp ở
Đông Dương hăng lên dữ lắm. Trên đường phố, trong nhà hàng, ai cũng thấy
cái bộ mặt con gà Gaulois93 chạy rót bấy lâu nay mặt tái mét, nay có máu trở
lại. Lại thêm, gần cuối 1944, quân Mỹ đổ bộ thành công lên quần đảo
Philippines; người Pháp ở Đông Dương mong rằng, tin rằng quân Mỹ sắp đổ
bộ lên miền Nam Trung Kỳ được xem như cái “bụng mềm” của Nhật ở
Đông Nam châu Á. Năm mươi ngàn quân Pháp sẽ hưởng ứng quân Đồng
minh, đánh sau lưng quân Nhật, quân Đồng minh toàn thắng tức là quân
Pháp toàn thắng, chủ quyền hoàn toàn của người Pháp trên Đông Dương sẽ
được khôi phục, cộng sản có nổi dậy nơi này nơi nọ cũng không tới đâu.
“Ăn ngon”như thế ấy! Quân Nhật ở Đông Dương cũng chỉ độ 50.000 thì sá
gì? Chọi sao lại với 50.000 quân Pháp và hàng trăm ngàn quân đồng minh
93 Gaulois: người xứ Gaule, thuộc về xứ Gaule. Gaule (không dính gì tới tướng De
Gaulle, lãnh tụ kháng chiến Pháp) là tên vùng đất thuộc về Đế quốc Roma, bao gồm nước
Pháp ngày nay, Bắc Ý, Bỉ, Luxembourg. Gaule tiếng Latinh là gallia, mà chữ đồng âm có
nghĩa là con gà trống. Từ đó, (do một sự ngộ nhận hay nhận vơ) người Pháp (France) coi
xứ Gaule là nước gốc của mình và người Gaulois là tổ tiên của mình (rồi sau đó, dân
châu Phi hay “An nam mít”cũng phải học “Tổ tiên ta là người Gaulois”). Biểu tượng của
nước Pháp do đó là con gà trống –con gà trống gaulois –gáy “cocorico”. Trên nóc tháp
chuông nhà thờ Huyện Sĩ (xem chú thích 11 ở trên) còn có con gà trống gaulois nay vẫn
trơ gan cùng tuế nguyệt.
151
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Mỹ, Anh, và Trung Quốc? Nhật chết đến nơi rồi! Quân Pháp hí hửng lắm.
Mordant, Aymé gấp rút chuẩn bị tác chiến; tụi nó dự trữ lương thực ở một số
địa phương ngoài thành phố ở hướng rừng miền Đông Nam Bộ, hướng Tháp
Mười, Cà Mau; tụi nó đào công sự, di chuyển quân đội, lấy cớ là đề phòng
Mỹ đổ bộ. Phe Pháp quân sự thì giữ bí mật ý đồ và hoạt động của chúng,
chứ còn phe Pháp dân sự thì đổ bộ đánh Nhật xung quanh cốc rượu, chén cà
phê ở bất cứ nhà hàng nào. Lại thêm đài phát thanh New Delhi (Ấn Độ
thuộc Anh) và đài phát thanh Trùng Khánh của Mỹ-Tàu, ngày nào cũng
oang oang lên tiếng kêu gọi người Pháp ở Đông Dương nổi lên đánh Nhật.
Con ếch nó chết vì tiếng uệch uệch; con gà nó chết vì tiếng ó o, Pháp chết vì
nói dóc khắp nơi. Tôi nhớ, có lần báo Tiền Phong vẽ một con gà trống đứng
trên bàn đang gáy, kề bên mấy củ hành và một bầu rượu. Gà cất tiếng gáy
“đánh Nhật a!”, “đánh Nhật a!”.
Bọn Nhật ở Đông Dương, ở Sài Gòn làm như không biết gì, không
nghe gì, không thấy gì. Kỳ thật là chúng nghe hết, thấy hết, biết hết.
Tụi tôi được biết mang máng rằng trong Đồng minh, về vấn đề Đông
Dương, có nhiều phe phái chủ trương khác nhau: Tàu (Tưởng) thì muốn sáp
nhập Bắc Kỳ vào nước Tàu để cho Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây có
đường ra biển tiện lợi; Mỹ thì muốn đặt Đông Dương dưới chế độ uỷ trị, tức
là muốn biến Đông Dương thành một thứ thuộc địa (sau này gọi là thuộc địa
kiểu mới) của Mỹ. Anh thì ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương như cũ.
Tụi tôi lại được biết rõ rằng thực dân Pháp ở Đông Dương có hai chủ
trương khác xa nhau. Phe của Decoux thì chủ trương tiếp tục làm lành với
Nhật, Nhật bảo sao thì cứ nghe vậy, Nhật đòi gì được nấy, miễn là bộ máy
chính quyền Pháp còn nguyên cho đến khi Nhật đầu hàng. Nhật đầu hàng mà
bộ máy Pháp còn nguyên tức là Pháp còn làm chủ chứ không ai lọt vào đây
được. Còn phe của Mordant-Aymé thì cho rằng nếu người Pháp ở Đông
Dương không đánh Nhật chút đỉnh thì Pháp sẽ mất Đông Dương vì Pháp đã
làm tay sai cho Nhật từ đầu đến cuối. Hai phe chọi nhau gay gắt. Phe của
Mordant-Aymé thắng thế vì được sự đồng ý của De Gaulle.
Tụi tôi về sau còn biết rằng, được báo cáo rõ về tình hình Đông
Dương đầu năm 1945, những nhà lãnh đạo quân sự Nhật ở Đông Kinh có hai
chủ trương khác nhau; một bên tán thành đề nghị của bọn chỉ huy Nhật ở
Đông Nam Châu Á (đóng ở Sài Gòn) là lật đổ Pháp bằng một hành động
chớp nhoáng; một bên muốn dùng áp lực quân sự buộc Pháp phải giải ngũ
toàn thể quân đội Pháp ở Đông Dương, chỉ còn giữ việc cai trị dân sự mà
thôi, việc phòng thủ hoàn toàn do Nhật phụ trách. Hai bên đều có lý do của
152
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
mình. Cuối cùng phe chủ trương làm đảo chánh quân sự lật đổ Pháp được
thắng thế. Quân Nhật ở Đông Dương chuyển sang hành động, điều động
thêm nhiều quân tinh nhuệ vào Đông Dương, lật đổ Pháp một cách dễ dàng,
gọn ghẽ như trở bàn tay. Còn gà gaulois mới vỗ cánh gáy ó o, bỗng bị đem
ra lấy tiết, nó không kịp giãy giụa.
Không cần phải tài tình sáng suốt gì lắm mới đoán trước Nhật sẽ lật
Pháp ngày nào đó. Từ mấy năm nay ai cũng thấy rằng hai con chó tranh
nhau một miếng thịt có ngày phải cắn nhau, không sao tránh khỏi, Nhật sẽ
thắng, Pháp sẽ thua. Nhưng rất ít người ở Sài Gòn, kể cả tôi, có thể đoán
được rằng phải chờ đến gần ngày tận số của nó, Nhật mới lật đổ Pháp! Các
phe phái thân Nhật xem là trễ quá. Nếu Nhật lật Pháp hồi năm 1943, khi
tướng Tòng Tỉnh –chủ tịch hội Liên Á sang Sài Gòn để lên dây cót tinh thần
cho bè đảng khi ấy chưa phải đã trễ. Để cho tới nay, tháng 3 năm 1945, thì
ngay cả bọn thân Nhật cũng nản, lần này Tòng Tỉnh sang Sài Gòn “lên dây
cót”cho họ chỉ là một viên thuốc không có hiệu quả lâu dài. Đến đầu năm
1945, thì người dốt chính trị nhất nước Việt Nam này, cũng thấy Nhật sắp
thua, vậy cái việc Nhật lật Pháp chỉ là một hành động tự vệ cho Nhật. Nhật
sợ Pháp đánh sau lưng, chứ hoàn toàn, tuyệt đối không phải là một “nghĩa
cử”, không phải là “vì người da vàng mình với nhau”, không phải “vì dân
tộc Việt Nam đồng văn đồng chủng với dân tộc Nhật”. Đêm 9, quanh trại
lính đường Norodom,94 khoảng 5.000 lính Cao Đài làm thanh viện cho vài
ngàn lính Nhật đủ buộc quân Pháp đầu hàng. Mấy ngày sau dân chúng Sài
Gòn được phe thân Nhật hô hào dữ mà chỉ có mấy ngàn người đi biểu tình
hoan hô “anh cả da vàng”. Tôi không muốn đánh giá quá cao truyền đơn và
báo chí mật, bản tin mật của chúng tôi có tác dụng “lật tẩy” ý đồ của Nhật
trong cuộc đảo chánh; tôi cho rằng nhân dân Sài Gòn vốn nhạy bén về chính
trị, tự mình cũng thấy được cái ý đồ xấu xa của Nhật từ mấy năm nay đã tự
nó lật mặt nạ nó bằng hành động cụ thể. Tất nhiên là trong xu thế đó, sự
tuyên truyền cổ động của chúng tôi đã có tác dụng. Trong nhân dân thành
phố nói riêng, nhân dân Nam Kỳ nói chung, mà chắc là ở cả nước Việt Nam
cũng thế thôi, cuộc đảo chánh 9 tháng 3 không làm cho nhân dân ta có ảo
tưởng gì đối với Nhật cả. Cái khải hoàn môn mà phe Cao Đài Trần Quang
Vinh dựng lên ở khúc rộng đường Blansubé (Phạm Ngọc Thạch ngày này,
trước nhà Văn hoá thanh niên), làm bằng hoa lá, tươi rồi héo, héo rồi khô
đến khi bị một que diêm đốt cháy rụi chỉ mấy phút tiêu biểu cho “hy vọng”
đến thời tàn của phe đã cổ vũ cho thuyết Đại Đông Á mấy năm nay. Bọn sử
gia thực dân về sau sẽ viết lếu viết láo rằng, đêm 9 tháng 3, dân chúng Sài
94 Norodom: sau là Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn.
153
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Gòn bị bất ngờ, không hoan hô Nhật bởi vì luyến tiếc Pháp, rằng dân chúng
Sài Gòn “dửng dưng”nên đứng trân mà ngó thời cuộc. Sự thật đâu phải như
vậy! Tuyệt đại đa số dân Sài Gòn, dân Nam Kỳ, dân Việt Nam ai mà luyến
tiếc Pháp? Tám mươi năm mang ách thực dân chẳng nhiều quá rồi sao?
Nhưng người ta cũng không mấy ai hy vọng gì Nhật đứng được lâu, càng
không tin rằng độc lập mà Nhật sắp ban cho là độc lập thật. Nếu có cái gì gọi
là “bất ngờ”, là không ngờ rằng quân phiệt Nhật ngu xuẩn đợi cho đến nay
mới làm cái việc chúng có thể làm hai, ba năm trước. Nếu làm hồi hai, ba
năm trước thì Nhật có thể phần nào bao bọc cái lợi ích đế quốc ích kỷ của
chúng trong cái vỏ “nghĩa cử” dễ tin hơn.
Người Pháp ở hai mươi tỉnh Nam Kỳ bị Nhật dồn về Sài Gòn ở tương
đối thong thả trong khu vực đất cao ráo nhất, tại trung tâm thành phố. Không
phải là trại tập trung đâu. Có lần đạp xe qua đó tôi thấy mấy đồng chí cộng
sản và anh bạn xã hội râu xồm của tôi đang đi bách bộ trong một sân rộng,
họ chào tôi bằng cái cười không lấy gì làm thiểu não. Tôi chưa hề nghe nói
người Việt Nam đánh đập hay chửi mắng người Pháp; nào phải người Việt
Nam tiếc kẻ đã thống trị mình; ấy là đồng bào không muốn đánh người
“dưới ngựa”, một thái độ mà thời trước gọi là quân tử, trượng phu, thời nay
gọi là có chính trị cao.
Những người Việt làm việc cho sở Mật thám Pháp trình diện quân đội Nhật trước khi
được dùng để phục vụ cho Kempeitai. Biển chữ Hán: Đông Kinh châu lược trinh cục /
Cục tình báo Bắc Kì (ảnh Thư viện Quốc gia Pháp)
Ban đầu, ở một số nhà máy, nhà thương, tụi Nhật còn giữ một số kỹ
sư, bác sĩ quản lý người Pháp. Còn tất cả các quan cai trị người Pháp đều bị
thay bằng quan cai trị người Việt Nam. Không ai lạ đâu, các quan cai trị Việt
Nam thay cho Pháp đều là những ông phó hay tay sai kế cận của quan Tây:
154
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đốc phủ, tri phủ lên làm chủ tỉnh, làm phó chủ tỉnh, các quận giữ y nguyên;
hội tề xã hoàn toàn không gì thay đổi, dưới áp lực quần chúng Nhật cũng có
thể bắt giam vài tên quan Việt Nam ác ôn khét tiếng xưa nay. Trong quân
ngũ cũng vậy; lính tây thì bị tước vũ khí nhốt vào trại; lính Việt thì được giữ
lại y nguyên, các ông quản, thầy đội thay cho sĩ quan và cò tây. Trong toà
án, bộ máy y như cũ, chỉ gỡ bọn da trắng ra, đưa da màu lên cho dầu người
da màu đó là “dân Tây”. Nói theo cách nói mác-xít, ấy là làm “đảo chánh”.
Nhật giữ gần nguyên bộ máy Nhà nước thực dân của Pháp. Để hiểu tại sao?
Đảo chánh chớ có phải là cách mạng đâu, mà ngay cả cách mạng quốc gia tư
sản đi nữa cũng đâu chắc có thay đổi gì quan trọng trong bộ máy cai trị cũ.
Bọn Nhật cầm quyền muốn thấy ít xáo trộn nhất, họ muốn cho bộ máy cũ
tiếp tục công việc phục vụ Nhật một cách đắc lực như bấy lâu nay. Buồn bã
nhất, thất vọng nhất là giáo phái Cao Đài (Tây Ninh). Từ mấy năm rồi, từ cả
chục năm rồi, họ tôn phù Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tính rằng hễ Nhật lật
Pháp thì Cường Để về Huế làm Hoàng đế nước Đại Nam thống nhất. Nào
dè, lật Pháp rồi, Nhật giữ Bảo Đại làm vua cai trị Trung và Bắc; Nhật giữ
Nam Kỳ làm đất Nhật như Đài Loan, Triều Tiên, Lưu Cầu; Nhật đặt Minoda
làm thống đốc Nam Kỳ thay thống đốc người Pháp.
Hội nghị Xứ uỷ ở Phú Lạc bàn về tình hình và nhiệm vụ sau cuộc đảo
chánh tháng 3, tôi nhớ có năm ý lớn sau đây của một nhận định thống nhất:
1. Một đế quốc đã “rót đài”, đế quốc Pháp. Đúng như đã đoán trước,
nó không còn là đối tượng đánh đổ của cuộc khởi nghĩa cách mạng sắp tới,
nhưng nó được nhận định là “nguy cơ chính”(lúc đó tôi dùng chữ khác “le
danger principal” để phân biệt với “đối tượng cách mạng”(“l’ennemi
principal”). Nhật một mình cầm quyền thống trị, hợp tác với đám tay sai bản
xứ của chúng –triều đình Huế. Nhật và tay sai bù nhìn của chúng là đối
tượng đánh đổ của cách mạng Việt Nam. Lại phải thấy trước rằng, Đồng
minh sắp toàn thắng ở châu Âu, châu Á, Nhật sắp đầu hàng, tất nhiên những
nước Anh, Mỹ, nhất là Anh sẽ ủng hộ cho Pháp trở lại làm chủ Đông
Dương, khi ấy thực dân Pháp sẽ là đối tượng đánh đổ của cách mạng. Ngay
từ bây giờ, bọn Pháp bên Pháp và tay sai của chúng ở Đông Dương đang
tích cực chuẩn bị cho việc Pháp trở lại; cho nên, ngay từ bây giờ ta nói rằng
thực dân Pháp tuy bị đánh đổ, vẫn là nguy cơ chính của cách mạng ở xứ ta.
Không thể mơ hồ được. (Về sau có người nói Xứ uỷ Nam Kỳ rút khẩu hiệu
chống Nhật, thay vào đó là khẩu hiệu lợi dụng Nhật. Không có như vậy đâu;
hoàn toàn không có; nói láo đó; khẩu hiệu của chúng tôi đã rõ từ lâu là:
“đánh đổ đế quốc Nhật, bài trừ phản động Pháp, Đông Dương độc lập muôn
năm”).
155
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
2. Nhật làm cuộc đảo chánh 9 tháng 3 không phải vì giải phóng Việt
Nam (và Miên, Lào) mà vì lợi ích của Nhật. Hành động lật Pháp của Nhật
không phải là một nghĩa cử, mà là một hành động ích kỷ, đế quốc. Các tầng
lớp đồng bào cần nhận rõ điều ấy. Lại cần phải nhận rõ rằng cái độc lập của
Nhật sẽ đem cho là độc lập giả hiệu, là một thứ nô thuộc mới, không phải là
cái độc lập mà các thế hệ người yêu nước Việt Nam và các đồng chí trong
Đảng Cộng sản đã hy sinh giành cho kỳ được. Nhân dân phải tiếp tục đấu
tranh để giành độc lập thật sự, giành thống nhất tổ quốc bằng cách đánh đổ
quân phiệt Nhật và chính quyền tay sai bản xứ của Nhật.
3. Cuộc đảo chánh 9 tháng 3 không tạo nên một cục diện chiến tranh
quyết liệt và kéo dài giữa Nhật, Pháp. Rốt cùng, không có xáo trộn chính trị
và xã hội đáng kể nếu chỉ ngó bên ngoài. Sự thật bên trong là Nhật không
nắm được bộ máy Nhà nước đang rệu rã nhanh chóng, bù nhìn tay sai cũng
không có điều kiện, uy tín và thời giờ để xây dựng, củng cố bộ máy nhà
nước, ở đó, trên không nắm được dưới, dưới không phục tùng trên, các địa
phương không biết tới trung ương, cả lũ không biết ngày mai ra sao. Tình
hình này rất thuận lợi cho cuộc hoạt động cách mạng của chúng ta, cách
mạng phải tiến tới thật nhanh như Tôn Ngộ Không làm phép cân đẩu vân,
nhanh thì được tất cả, chậm thì không được gì hết. Tình hình sẽ không chờ
đợi ta đâu.
4. Hồng quân Liên Xô đã đến gần sát Berlin. Đức phát xít sẽ sụp đổ
nay mai thôi. Đức sụp đổ rồi, Đồng minh sẽ dồn sức qua Viễn Đông và Thái
Bình Dương thì Nhật cũng không thể kháng cự lâu dài được. (Thành thực
mà nhắc lại, hồi đó tôi nghĩ rằng Nhật nhất định sẽ đầu hàng, nhưng mà
không đầu hàng sớm lắm đâu, ít nào cũng đến cuối năm 1945; tôi nghĩ rằng
Nhật thua trận trên mặt biển thì chúng sẽ dựa vào lục địa mà chờ đợi một
trận quyết chiến hết sức lớn, hết sức đẫm máu khi Mỹ đổ bộ lên đất Nhật, tôi
hoàn toàn không biết gì về vũ khí hạt nhân; tôi chắc chắn rằng mọi người
cũng chẳng hơn gì tôi. Tôi cũng tính sai rằng Liên Xô sẽ không can thiệp
sớm vào chiến tranh Viễn Đông, rằng Liên Xô sẽ trả đũa quân Mỹ, Anh về
cái tội Mỹ, Anh dây dưa quá trong việc mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu để
“chia lửa” với Liên Xô, trả đũa bằng cách để cho Anh, Mỹ, Nhật đánh nhau
lâu hơn nữa. (Sau rồi tôi mới thấy rằng tính toán của tôi nông cạn, sai, lấy
cái chủ quan –cần thì giờ để hoàn thành chuẩn bị khởi nghĩa –làm hướng
xét đoán). Trong trường hợp đổ bộ lên Trung Kỳ từ Philippines thì chúng tôi
chủ trương khởi nghĩa từng phần, thừa lúc Nhật, Mỹ đánh nhau lập chính
quyền độc lập ở bất cứ nơi nào có thể lập được. Trong tình hình thế giới khi
ấy, thì dù Mỹ có hay không có đổ bộ lên Trung Kỳ, Nhật trước sau cũng sẽ
phải đầu hàng. Nhật đầu hàng thì sẽ xảy ra tình thế cách mạng trực tiếp cho
156
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
chúng ta. Nhật đầu hàng thì quân Đồng minh, trong đó có quân Pháp, sẽ vào
Đông Dương để giải giáp quân Nhật và để giành lại Đông Dương cho chủ
cũ. Cho nên khởi nghĩa cách mạng ở Việt Nam nhất thiết phải nổ ra và thành
công trước khi (nhấn mạnh là trước khi) quân Đồng minh vào. Khi quân
Đồng minh vào mà đã có chính quyền độc lập của dân tộc Việt Nam thống
nhất an bài rồi lại được toàn dân hết lòng ủng hộ, thì họ phải thương lượng
với chính quyền cách mạng đó. Nếu ta không giành được chính quyền thì họ
sẽ không đếm xỉa đến cuộc kháng Nhật của ta đâu. Thương lượng với họ, ta
sẽ có hai cái thế mạnh, một là ta đã chống Nhật, đã ủng hộ đồng minh, hai là
ta đang nắm chính quyền và được đồng bào tín nhiệm; ta sẽ hết sức lợi dụng
mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ, Tàu. Tiếng nói của Liên Xô chắc có trọng
lượng mặc dầu Liên Xô ở rất xa Đông Dương. Chắc chắn là anh em ta ở
ngoài Bắc cũng nghĩ như vậy và cũng làm như vậy, chứ không thể khác.
5. Điều quan trọng bậc nhất là Nam Kỳ không được vắng mặt, cũng
không được phép tới trễ trong cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng sắp tới trên
toàn Việt Nam và toàn Đông Dương. Nhưng phải nhìn nhận một sự thật là:
nay ta còn yếu. Mà thì giờ chắc không còn lâu, vậy phải “chạy đua với đồng
hồ” (hồi đó trình bày ý kiến trước Xứ uỷ, tôi thường hay dùng chữ Pháp là
“course contre la montre”) để xây dựng, củng cố, phát triển Đảng thống
nhất, Mặt trận phản đế thống nhất, để xây dựng hết sức nhanh một “đạo
quân chính trị” (từ này mượn của Stalin: armée politique) rất lớn; để làm sao
trong một thời gian ngắn, cho Đảng ta trở thành Đảng mạnh nhất ở Nam Kỳ,
ở Sài Gòn, chẳng những mạnh hơn mỗi chính đảng khác mà còn mạnh hơn
tất cả các đảng thân Nhật, thân Pháp cộng lại. Phải nối liên lạc với các đảng
bộ ở Bắc, Trung, để cho cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra khắp Nam, Trung, Bắc
gần cùng một lúc với nhau.
Hội nghị Xứ uỷ vừa xong, anh em chưa kịp chia tay nhau về các tỉnh
thành, thì được tin từ Bà Rá,95 các đồng chí ta đã vượt căng, có người đã về
tới Sài Gòn. Một số anh em ở lại hoạt động trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn -
Gia Định như A (báo Lao Động); một số về tỉnh nhà của mình như Tô Ký
(Gia Định), như Ty (Bạc Liêu), Tiến cụt (Rạch Giá), Thiệt, Thế (Vĩnh Long)
v.v… cả trăm anh em (và chị em nữa) nhận công tác mà không cần phải
được giải thích, động viên. Dù sao gia đình cộng sản lớn lên một cách “đột
biến” vượt bậc. Có thể nói một cách khẳng định rằng: nếu nhóm đồng chí
vượt ngục Tà Lài bắt đầu gây dựng lại cơ sở và hệ thống, thì nhóm thoát
khỏi Bà Rá tăng cường đảng bộ chính trong lúc đảng bộ cần tăng cường
95 Bà Rá: tên ngọn núi cao 733 mét ở miền đông Nam Bộ, nay thuộc tỉnh Bình Phước
(những năm 1940 thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa), cách Sài Gòn 180 km.
157
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu

nhất, nhờ đó chúng tôi ở Nam Kỳ mới có thể đối phó kịp thời với thời cuộc
khẩn trương sau đảo chánh 9 tháng 3; chứ nếu chỉ có đường lối đúng mà
thiếu người giỏi thì cũng không làm gì nên việc được.
Hơn nữa, sau đảo chánh 9 tháng 3, số còn lại của anh em “ở ẩn” từ
1940, nay lục tục ra hoạt động. Nguyễn Văn Nguyễn hoạt động trước hết,
Nguyễn Văn Tây ra hoạt động trước đảo chánh một chút, Ung Văn Khiêm ra
hoạt động sau đảo chánh một chút. Hà Huy Giáp khi ra căng Ban Mê Thuột
thì vào Sài Gòn ngay, được chữa trị ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và hoạt
động với chúng tôi. (Bùi Công Trừng vào Sài Gòn chỉ mấy ngày trước khởi
nghĩa). Xứ uỷ Nam Kỳ từ đây không thể được than là ít và yếu nữa, mà nỗ
lực đương đầu với trọng trách một cách tin tưởng. Ba anh này, Khiêm, Tây,
Giáp (Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây, Hà Huy Giáp), hồi cuối 1930 đầu
1931 là Xứ uỷ viên Nam Kỳ trong lúc tôi bị trục xuất từ Pháp về Việt Nam,
được giao cho một việc nhỏ mà khó trong Ban Mặt trận phản đế và học sinh,
sinh viên, trí thức. Từ đó đến giờ, tôi mới lại gặp Khiêm trên đất Sài Gòn
xưa những năm trước.
158
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
6. Lo việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Nam Kỳ
và lo việc đặt lại liên lạc với miền Bắc
Triển vọng tươi sáng thật. Thế nhưng hãy còn một chấm đen trong
tình hình tổ chức của Đảng ở Nam Kỳ, hãy còn một vấn đề, một vướng mắc,
nếu không kịp giải quyết xong bây giờ thì sau sẽ có trở ngại: thống nhất
cộng sản ở Nam Kỳ và nối lại với Trung ương.
Trần Văn Giàu trước Mur des Fédérés, nghĩa trang Père Lachaise Paris, nơi 147 chiến sĩ
Công xã Paris đã bị giết chết và chôn tập thể ở chân tường.
Ảnh chụp tháng 7.1989 (NNG).
Hồi 1942, 1943, khi anh Phúc đi Long Xuyên để tổ chức Tỉnh uỷ lâm
thời ở đó thì nhóm của các đồng chí kỳ cựu của các đồng chí Nhung, Phẩm
đồng ý liền, và Tỉnh uỷ lâm thời Long Xuyên được thành lập (chính cái Tỉnh
uỷ này sẽ lãnh đạo khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng tháng Tám năm
1945). Đồng chí Nhung là người đã vào Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội hồi 1927, anh từ Ngã tư Vĩnh Long lên ở Long Xuyên và công tác ở đó
lâu rồi. Hồi 1933-1934, khi Nhung còn ở Ngã tư (Vĩnh Long), tôi đã đến
cùng anh hoạt động. Năm 1942, Nhung ở Long Xuyên thì tôi nhờ Châu Văn
Giác lên bắt liên lạc với anh. Ở Long Xuyên khi ấy có một vài đồng chí
không tán thành lập Tỉnh uỷ lâm thời với các anh Nhung, Phẩm. Nghe đâu ở
Vĩnh Xuân, Trà Ôn cũng có một nhóm đồng chí mà Phúc tìm bắt liên lạc
không được. Nghe Phúc báo cáo thì tôi sanh nghi là ở Nam Kỳ hồi 1933-
1934, còn có vài nhóm cộng sản rời rạc, chưa lập thành hệ thống. Khác với
Long Xuyên, ở Mỹ Tho, còn đồng chí cũ sau 1940, mà anh Khuy đã hợp tác
với các anh em đó lập ra Tỉnh uỷ lâm thời một cách dễ dàng, ví dụ như Chín
159
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Còn, em của Hai Giác (Hai Giác là chồng của chị Mười Tốt - Nguyễn Thị
Thập, còn gọi là Mười Thập). Giác là tử sĩ anh hùng trong cuộc khởi nghĩa
1940 ở Chợ Bưng). Chín Còn giống như Hai Giác, cao như cây tre, Tỉnh uỷ
Mỹ Tho làm việc được tốt trong tinh thần thống nhất. Tôi nghe nói chị Mười
Tốt vẫn còn có dấu hiệu hoạt động, tuy là bề ngoài chị đi buôn cám. Chị
Mười quen biết với tôi khá nhiều từ hồi 1934-1935, khi ấy tôi làm Bí thư Xứ
uỷ và chị Mười làm cán bộ cơ sở, tôi đưa chị xuống Phú Xuân, Nhà Bè đi
gánh dầu để hoạt động trong công nhân. Tôi tin rằng anh Chín Còn tham gia
Tỉnh uỷ Mỹ Tho cũng là được sự tán thành của chị dâu là Mười Tốt.
[Sau 9-3-1945, chị Mười còn ở Mỹ Tho, vậy mà theo một đoạn hồi ký
của Thép Mới (in ấn năm 1995, nhân kỷ niệm cách mạng tháng Tám), có bài
của Thép Mới nói rằng, tháng 3 năm 1945, có chị Mười và Dân Tôn Tử có
mặt ở Bắc và Trường Chinh đã trao cho họ chỉ thị: “Nhật-Pháp đánh nhau,
hành động của chúng ta”. Ôi! Chị Mười khi ấy ở Mỹ Tho và Dân Tôn Tử
(tức đồng chí Trần Văn Vi), ngày 10-3-1945, mới ra khỏi căng (trại giam)
Bà Rá thì làm sao họ đem Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng
ngày 9 tháng 3 về Nam được? Bịa như thế thì than ôi, cũng có người tin, hễ
tin như vậy thì tất phải đặt câu hỏi: “tại sao được chỉ thị của Trung ương mà
Xứ uỷ Nam Kỳ và anh Giàu không làm theo?”. Sao mà bày đặt ác thế? Ác
thế để làm gì? Bịa trắng trợn, sao mà sách ở một nhà xuất bản lớn ở Hà Nội
lại đăng? Tai hại cho lịch sử quá.]
Thành công của Dương Khuy ở Mỹ Tho trong việc lập Tỉnh uỷ cùng
với Chín Còn, em chồng chị Mười Tốt (Mười Thập) có cái để mà phấn khởi.
Riêng tôi thì, vào đầu năm 1945, tôi có đi Bà Điểm, Hóc Môn đến mấy lần.
Vùng Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm, tôi quen biết khá nhiều từ mười năm
trước. Hồi 1933, khi tôi ở Liên Xô về, cái Đặc uỷ (ngang với Tỉnh uỷ) mà tôi
tổ chức trước hết ở Nam Kỳ (trong sự cố gắng xây dựng lại hệ thống Xứ uỷ
đã bị tan vỡ từ 1932), là Đặc uỷ Vàm Cỏ Đông, gồm các cơ sở Đảng ở quận
Thủ Thừa (Tân An), quận Đức Hoà (Chợ Lớn) và quận Hóc Môn (Gia
Định). Lúc ấy, tôi công tác với anh em Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân và nhiều
đồng chí ở Bà Điểm, Hóc Môn trong khi đó chị Hai Sóc (người phụ nữ vóc
vạc lớn), chú Voi, (người thanh niên rất nhỏ thó), anh Ngữ (em của Bùi Thủ
là bạn thân của tôi hồi ở Toulouse, rồi ở Moscou), anh Đối (một tay nghề võ
có tiếng ở địa phương), anh Mười Thinh (ở tại chợ Hóc Môn) và nhiều anh
em khác mà tôi đã từng dạy học chính trị trong Khám Lớn, Sài Gòn, hồi thời
Mặt trận Bình dân. Tôi tin rằng nếu ở Nam Kỳ mà có một trung tâm chỉ huy
nào (Xứ uỷ hay Xứ uỷ lâm thời), khác với Xứ uỷ chúng tôi thì nó phải đóng
hoặc ở vùng Hóc Môn, Bà Điểm hoặc ở Mỹ Tho chứ không thể ở đâu khác.
Mà ở Sài Gòn, ở Mỹ Tho thì dứt khoát là, cho đến đầu 1945, không có Xứ
160
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
ủy, Tỉnh uỷ nào khác rồi. Chỉ còn Bà Điểm, Hóc Môn. Tôi lên đó thì được
biết rằng còn một nhóm đồng chí hoạt động ít nhiều nhưng cũng không có
Xứ uỷ Đảng Cộng sản. Tôi bàn với nhóm đồng chí đó là nên thống nhất với
chúng tôi. Nhưng các đồng chí xem chừng không muốn, họ nói với tôi là
bây giờ không tổ chức Đảng nữa mà chỉ tổ chức Việt Minh (?). Tôi lấy làm
lạ và cho rằng có cái gì mới đây, và nếu các đồng chí nói đúng thì như vậy là
“Chủ nghĩa thủ tiêu”(tôi nói tiếng Pháp là “liquidationnisme”) tức là một
màu chủ nghĩa quốc gia dân tộc chứ không phải chủ nghĩa Marx-Lenin nữa.
Chủ nghĩa Marx-Lenin nào mà lại thay Đảng bằng Mặt trận, thay Cộng sản
bằng Việt Minh? Xứ uỷ Cộng sản thì tôi hiểu ngay chứ làm sao tôi hiểu
được “Xứ uỷ Việt Minh”. Chỉ có thể có kỳ bộ Việt Minh nếu Việt Minh là
một thứ Mặt trận phản đế. Hay là các anh ấy hiểu sai, hiểu lầm những chỉ thị
nào đó của cấp trên của họ? Nếu họ hiểu sai, hiểu lầm thì sẽ là may mắn, còn
nếu như họ hiểu đúng mà đúng như vậy thì chết rồi, họ đi ngược với chủ
nghĩa Marx-Lenin rồi. (Về sau, sau cách mạng tháng Tám tôi mới hay rằng
nghị quyết của Hội nghị Trung ương năm 1941 chỉ thị phải đưa Mặt trận
Việt Minh ra hàng đầu để cho sự tuyên truyền cổ động về chủ nghĩa yêu
nước được triển khai dễ dàng, Đảng Cộng sản đứng bên trong mà lãnh đạo
một cách khéo léo, chớ tuyệt nhiên không phải lấy Việt Minh thay Đảng
Cộng sản96). Tôi trở về Phú Lạc, nhờ Bảy Trân lên Bà Điểm điều tra thêm,
Bảy Trân biết anh em, chị em Bà Điểm còn nhiều hơn tôi; Bảy Trân đi về
báo cáo cũng y như tôi đã nghe biết. Mới đáng lo chớ! Nhưng, anh em Bà
Điểm hồi đầu 1945, không có thực lực và không có hoạt động gì làm bọn tôi
ngại, chớ nếu khuynh hướng “thủ tiêu chủ nghĩa” mà mạnh, dù một chút
thôi, thì chắc là bọn tôi sẽ “đấu” dữ lắm, nghĩa là sẽ giải thích cho anh em
chớ không thoả hợp, bọn tôi chủ trương là, y như trước nay, Đảng là Đảng
Cộng sản, Đảng Marx-Lenin, còn Mặt trận có thể gọi là phản đế, dân chủ,
Việt Minh, hay dân tộc, gì cũng được.
Tôi đi Bà Điểm lần thứ hai, thương lượng cũng không kết quả gì.
96 Chủ nghĩa thủ tiêu: Vì những lí do lịch sử của Đảng xã hội Nga trước Cách mạng
tháng mười (đấu tranh giữa phe bôn-sê-vic và phe men-sê-vic), danh từ “chủ nghĩa thủ
tiêu”đã trở thành một điều cấm kỵ tuyệt đối (hao hao giống khẩu hiệu “đổi mới mà
không đổi màu”của phe bảo thủ trong ĐCSVN đầu thập niên 1990). Người ta hiểu tại
sao Trần Văn Giàu chống lại chủ trương “thay đảng bằng Việt Minh”(một cách hiểu méo
mó chủ trương Mặt trận Dân tộc Thống nhất của Nguyễn Ái Quốc, từ những người trước
đó đã được nhồi sọ về “chủ nghĩa dân tộc”mà Nguyễn Ái Quốc bị quy kết). Và cũng
hiểu thêm những khó khăn mà Hồ Chí Minh gặp phải ở Moskva khi Stalin tra hỏi tại sao
đã “giải tán Đảng cộng sản”(thực ra là rút vào vòng bí mật) và hạch sách “giữa cái ghế
của giai cấp vô sản và cái ghế của giai cấp tư sản, đồng chí chọn cái ghế nào mà ngồi?”).
161
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Tôi đi Bà Điểm lần thứ ba, sau cuộc đảo chánh Nhật độ tháng. Lần
này thì thương lượng có kết quả. Tôi nghe nói một Xứ uỷ tự gọi là “Xứ uỷ
Việt Minh” (của các anh em không muốn thống nhất với chúng tôi, vừa mới
được thành lập ở Mỹ Tho, sau khi đồng chí Trần Văn Vi ở Bà Rá về). Vi ở
trại giam Bà Rá mới về sau đảo chánh 9 tháng 3. Tôi (và nhiều anh em) biết
rõ Vi là người mưu xảo, đâm bị thóc, thọc bị gạo. Nhưng anh này quả có
tinh thần chiến đấu. Lâu nay tôi tưởng đâu anh này đã vượt căng (như bọn
tôi, căng Bà Rá tuy ở xa hơn mà không khắt khe kỷ luật như căng Tà Lài),
nhưng không; Vi từ căng về mới đây thôi, sau đảo chánh Nhật, mà khi về thì
vận động ngay lập Xứ uỷ riêng (tháng 4/1945), mặc dầu Nam Kỳ quả có Xứ
uỷ từ tháng 10/1943, có ra báo, ra sách. Thương lượng có kết quả, tôi hết sức
mừng khi hai Xứ uỷ đồng ý thống nhất với nhau. Để bắt đầu làm việc thống
nhất đó, hãy làm một việc quan trọng chung với nhau là cùng ra một tờ báo.
Tờ báo tên gì? Tôi đề nghị lấy tên là báo Giải phóng. Tại sao lấy tên Giải
phóng? Nguyên là hồi 1933-1934, khi lập ra Đặc uỷ Vàm Cỏ Đông cùng với
các đồng chí Tần, Nguyên, Năm Quảng, tôi đã cùng với các anh trong Đặc
uỷ lập ra báo Giải phóng, xuất bản hàng tháng, in xu xoa, có khi in ở Bà
Điểm, có khi in ở Tân Phong, Tân Phú. Phần nhiều các bài xã luận đều do
tôi viết. Bây giờ tôi đề nghị lấy lại tên báo Giải phóng để cho có một sự nối
tiếp truyền thống đoàn kết. Anh em đều đồng ý.
Tôi về Phú Lạc sắp đặt cuộc Hội nghị thống nhất.
Thất vọng! Tôi về rồi thì anh em trong “Xứ uỷ Việt Minh” không
đồng ý thống nhất nữa.
Tụi tôi liền mời đại biểu của “Xứ uỷ Việt Minh” xuống Trung Huyện
(Chợ Lớn) tiếp tục thương lượng. Anh em Bà Điểm phái người xuống. Họp
ở nhà cô Tám Đẹt (em gái của Bảy Trân và ở nhà vợ bé của Tư Ó –con trai
bà Chùa). Ở hội nghị thì đồng ý tất cả cũng như lần vừa rồi. Nhưng về nhà
thì không đồng ý nữa. Anh em Bà Điểm tự mình ra tờ Giải phóng riêng và
như vậy, từ nay tự gọi là phe “Giải Phóng” đối lập với phe “Tiền Phong” –
tờ báo của Xứ uỷ Nam Kỳ, của Đảng Cộng sản, bọn tôi phát hành từ cuối
1943, đầu 1944. Đó, nguồn gốc của việc “Tiền Phong”, “Giải Phóng” là như
vậy. Tôi không biết phải làm gì nữa để thống nhất.
Vào tháng 4, tháng 5 năm 1945, Hà Huy Giáp vượt ngục ở Trung vào
Nam nằm ở nhà thương tư Phạm Ngọc Thạch. Anh Giáp đồng ý với bọn tôi
là phải tổ chức Thanh niên Tiền phong; Giáp cùng chúng tôi đi giảng bài ở
một số cơ sở lớp học Công đoàn và lớp học Thanh niên trí thức. Tôi nhờ
Giáp làm cái việc thương lượng thống nhất mà tôi làm không được. Tôi nói
162
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
rõ với Giáp là: với giá đắt mấy cũng phải thống nhất, cái giá đó có thể là tôi
–Trần Văn Giàu –từ bỏ chức vụ Bí thư Xứ uỷ nếu bên kia đòi hỏi. Cũng
không thành công. Vì sao? Các đồng chí “Giải Phóng” trước hết là Vi và Dự
nói: Giàu đầu hàng Pháp năm 1935, đã bán Deschamps cho mật thám
Pháp; Giàu là tay sai của Pháp; ở Tà Lài, Giàu được Pháp biệt đãi; Pháp tổ
chức cho Giàu và đồng bọn vượt căng Tà Lài để phá cộng sản! Cho nên
Giàu lập “Xứ uỷ Tiền phong” lấy cờ vàng sao đỏ làm cờ hiệu chống lại “Xứ
uỷ Việt Minh” lấy cờ đỏ sao vàng làm cờ hiệu. Phe “Giải Phóng” báo cáo ra
Bắc cũng y như vậy: Xứ uỷ của Giàu chống Đảng! Tôi nghe đâu anh em
ngoài Bắc có gửi Bùi Lâm vào Sài Gòn điều tra tình hình hư thật thì Bùi
Lâm về đã nói y như “Giải Phóng” và nói thêm rằng “Ngay cả thằng Giáp
cũng bị thằng Giàu nó mua chuộc mất rồi”.
Nói đến việc Bùi Lâm thì, luôn thể nói luôn vụ Ngoạn. Sau này tôi
mới hay rằng, trước khi phái Bùi Lâm vào Sài Gòn để bắt liên lạc với các
đồng chí trong Nam, thì Trung ương đã phái một đồng chí tên là đồng chí
Ngoạn. Trước cách mạng tháng Tám, tôi không biết việc này, không biết
người nào hết trong số ba đồng chí đó. Nhưng cái “Xứ uỷ Giải phóng” đã
loan truyền rằng Ngoạn bị bắt ở Sài Gòn gần nơi ở của Trần Văn Giàu.
Không ai nói thẳng rằng Giàu chỉ chỗ Pháp bắt Ngoạn, nhưng họ ám chỉ
rằng Ngoạn bị bắt khi ở nhà Giàu đi ra. Hay không! Sau này tôi hỏi lại nhiều
người thì được biết rằng, Ngoạn bị bắt cuối năm 1944. Từ mấy năm nay, sau
khi vượt ngục, có ai biết nhà của tôi là ở đâu? Tôi chưa được liên lạc nào với
người của các nhóm sau này tự xưng là “Giải Phóng”. Vậy mà họ vẫn có thể
bày chuyện để sinh ra nghi vấn rằng tôi là tay sai của Pháp chỉ điểm bắt
người liên lạc của Trung ương. Khai bắt Deschamps, chỉ bắt Ngoạn là một
loại việc làm như nhau thôi!
Bịa chuyện để vu cáo như thế, không còn cái gì trắng trợn, gian ác
hơn! Họ nói có, mình nói không; lấy gì làm bằng cớ để mà cải chính? May
thay, có nhà nghiên cứu lịch sử Nam Kỳ khởi nghĩa: anh Giang, đã tìm thấy
trong kho lưu trữ Sài Gòn tư liệu gốc sau đây, xin chép nguyên văn
(photocopy):
163
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Annexe à l’envoi No7540-s du

Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
rõ với Giáp là: với giá đắt mấy cũng phải thống nhất, cái giá đó có thể là tôi
–Trần Văn Giàu –từ bỏ chức vụ Bí thư Xứ uỷ nếu bên kia đòi hỏi. Cũng
không thành công. Vì sao? Các đồng chí “Giải Phóng” trước hết là Vi và Dự
nói: Giàu đầu hàng Pháp năm 1935, đã bán Deschamps cho mật thám
Pháp; Giàu là tay sai của Pháp; ở Tà Lài, Giàu được Pháp biệt đãi; Pháp tổ
chức cho Giàu và đồng bọn vượt căng Tà Lài để phá cộng sản! Cho nên
Giàu lập “Xứ uỷ Tiền phong” lấy cờ vàng sao đỏ làm cờ hiệu chống lại “Xứ
uỷ Việt Minh” lấy cờ đỏ sao vàng làm cờ hiệu. Phe “Giải Phóng” báo cáo ra
Bắc cũng y như vậy: Xứ uỷ của Giàu chống Đảng! Tôi nghe đâu anh em
ngoài Bắc có gửi Bùi Lâm vào Sài Gòn điều tra tình hình hư thật thì Bùi
Lâm về đã nói y như “Giải Phóng” và nói thêm rằng “Ngay cả thằng Giáp
cũng bị thằng Giàu nó mua chuộc mất rồi”.
Nói đến việc Bùi Lâm thì, luôn thể nói luôn vụ Ngoạn. Sau này tôi
mới hay rằng, trước khi phái Bùi Lâm vào Sài Gòn để bắt liên lạc với các
đồng chí trong Nam, thì Trung ương đã phái một đồng chí tên là đồng chí
Ngoạn. Trước cách mạng tháng Tám, tôi không biết việc này, không biết
người nào hết trong số ba đồng chí đó. Nhưng cái “Xứ uỷ Giải phóng” đã
loan truyền rằng Ngoạn bị bắt ở Sài Gòn gần nơi ở của Trần Văn Giàu.
Không ai nói thẳng rằng Giàu chỉ chỗ Pháp bắt Ngoạn, nhưng họ ám chỉ
rằng Ngoạn bị bắt khi ở nhà Giàu đi ra. Hay không! Sau này tôi hỏi lại nhiều
người thì được biết rằng, Ngoạn bị bắt cuối năm 1944. Từ mấy năm nay, sau
khi vượt ngục, có ai biết nhà của tôi là ở đâu? Tôi chưa được liên lạc nào với
người của các nhóm sau này tự xưng là “Giải Phóng”. Vậy mà họ vẫn có thể
bày chuyện để sinh ra nghi vấn rằng tôi là tay sai của Pháp chỉ điểm bắt
người liên lạc của Trung ương. Khai bắt Deschamps, chỉ bắt Ngoạn là một
loại việc làm như nhau thôi!
Bịa chuyện để vu cáo như thế, không còn cái gì trắng trợn, gian ác
hơn! Họ nói có, mình nói không; lấy gì làm bằng cớ để mà cải chính? May
thay, có nhà nghiên cứu lịch sử Nam Kỳ khởi nghĩa: anh Giang, đã tìm thấy
trong kho lưu trữ Sài Gòn tư liệu gốc sau đây, xin chép nguyên văn
(photocopy):
163
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Annexe à l’envoi No7540-s du 27-10-1944 de S.S.Co.
ULTRA SECRET
Cochinchine
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Le 27 Octobre 1944 No 46
Exploitant les déclarations de BUI Van DU la Police Spéciale a
appréhendé au début l’après-midi du 27 Octobre le Tonkinois
NGUYEN Huu NGOAN dit NGUYEN Tien NGOAN agent de liaison
entre les organisations communistes de la Cochinchine et du Tonkin.
P.S.Saigon.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Gặp MT 279.
3. Hoạt động cộng sản. Địch bắt được Bùi Văn Dự và Nguyễn Hữu
Ngoạn ở Sài Gòn.
4. Bắt được Nguyễn Hữu Ngoạn Nhà in Giải phóng.
Dịch:
Ngày 27 tháng 10 năm 1944 Số 46
Khai thác lời khai của Bùi Văn Dự, Sở Công An Đặc Biệt trưa ngày
27 tháng 10, đã bắt tên Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Ngoạn tức Nguyễn Tiến
Ngoạn nhân viên liên lạc giữa tổ chức Nam Kỳ và Bắc Kỳ.
Có lẽ anh Lê Đức Thọ đã biết từ khá lâu tư liệu này cho nên trong
Nghị quyết của Ban tổ chức về các vấn đề đòi giải oan của tôi, không thấy
có kể vấn đề Ngoạn bị bắt. Nhưng vu cáo đồn đãi lâu ngày, có thể nào lấy
cái “im”mà giải oan được? Có cần chăng phải nói thêm rằng Bùi Văn Dự là
lãnh tụ số 2 của “Xứ uỷ Giải phóng” sau Trần Văn Vi, là người đã dẫn đầu
164
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
mấy ngàn tín đồ Hoà Hảo có vũ trang kéo vào Cần Thơ, tháng 9 năm 1945,
đòi nắm chính quyền trên 7 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Dự bị ta bắt và được
Hoàng Quốc Việt xin tha. Tập kết ra Bắc, Dự được làm một chức lãnh đạo ở
Ban thống nhất, quản lý anh chị em miền Nam tập kết!!!
Rồi từ ngày Thanh niên Tiền phong xuất hiện, phe “Giải phóng” tặng
thêm cho tôi (Giàu) một danh hiệu mới “tay sai của Nhật”, có người trong
bọn họ giải thích: “đã làm tay sai cho Pháp được thì làm tay sai cho Nhật
cũng được, chớ sao”. Cái nhóm Trần Văn Vi, Bùi Văn Dự (Giải Phóng) đi
tới mức cho người ám sát tôi bằng bất kỳ cách nào. Theo lời một người đồng
chí tên là Võ Văn Thanh con của Võ Văn Tần ở Đức Hoà, khi ấy được lệnh
của Vi hễ gặp Giàu thì có thể chém bằng mác, đâm bằng xà búp,97 giết chết
một tên ở Tà Lài đã ngày ngày cùng sếp căng đi săn bắn, kiếm thịt rừng ăn
nhậu; ở căng Tà Lài cũng như ở bót Catinat đều nằm giường ruột gà, nệm
dày một chống98!
Dựng đứng lên như vậy, mà than ôi cũng có người tin! Về sau, gặp
tôi, Thanh, cũng tên là Sáu Voi (Giám đốc Sở Lương thực Thành phố) thú
nhận kể lại cái sự ly kỳ ấy. Hoàng Quốc Việt biết chán âm mưu đó, nên ở
cuộc chỉnh huấn Việt Bắc, Việt nói với tôi, để bảo tôi “khai thiệt” rằng“anh
em để cho mình sống tới nay là may rồi” thế là Việt cũng tin và đã ghìm
rằng ở bót Catinat, Giàu nằm giường lò xo, nệm một chống; ở Tà Lài Giàu
xách súng đi săn, ăn nhậu với sếp Tây; rằng Pháp tổ chức cho bọn Giàu vượt
căng Tà Lài.
Thế là hết đường! Giữa năm 1945, sau khi phái viên đầu tiên của
chúng tôi là Lý Chính Thắng99 ra Bắc tìm Trung ương về tới Sài Gòn thì
chúng tôi được chỉ thị phái người ra Bắc họp Quốc dân đại hội. Xứ uỷ phái
Giáp và Khiêm đi Việt Bắc để dự Hội nghị Quốc dân ở Tân Trào vì hai anh
là xứng đáng đại diện, cũng vì hai anh cũng chưa làm công tác cụ thể gì, đi
xa thì không phải khó tìm người thay. Còn tôi thì ở lại “chịu trận”.
97 Xà búp: cái chĩa (có hai chìa) dùng để đâm cá
98 Giường ruột gà, nệm dày một chống: người biên tập đoán mò (sau khi tham khảo các
từ điển phương ngữ Nam Bộ không ra, và gửi “meo”tứ phương) là giường có giát
(sommier) bằng những dây lò xo nhỏ (như ruột gà), nệm (matelas) thì dày bằng một
chống tay (15 cm?!!!). Rất mong được các thức giả chỉ giáo.
99 Lý Chính Thắng: tên là Nguyễn Đức Huỳnh (1917-1946) quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh,
hoạt động ở Nam Bộ, tham gia thành ủy Sài Gòn –Chợ Lớn. Tháng 3-1945 được phái ra
Bắc để liên lạc với Trung ương, trở về kịp thời. Kháng chiến bùng nổ, ông hoạt động
trong ngành giao thông liên lạc vùng Sài Gòn. Bị giặc Pháp bắt, tra tấn, mất tại bệnh viện
Chợ Rẫy ngày 30.9.1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh ngày 25.4.1949 truy tặng Lý
Chính Thắng huân chương Độc lập hạng nhì (theo Từ điển Nhân vật Lịch sử).
165
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Chán quá sức!
Có những phút tiểu khí lên cao, tôi tự bảo là có lẽ nên giao lại hết cho
anh em mọi việc ở Nam Kỳ, ở Sài Gòn rút lui về Đồng Tháp Mười cùng vợ
với một chiếc thuyền con, một giạ100 gạo, một hũ mắm, một lu nước thả dọc
sông Vàm Cỏ Tây, đậu dưới mấy cây bần gục trên mặt nước, giết thời gian
bằng câu cá, bắt chim; hoặc tích cực hơn một chút, một thân một mình lên
Cao Miên hoạt động, trong mấy tháng học cho rành tiếng Miên, chữ Miên
rồi vào Nam Vang, lên Biển Hồ, nếu muốn làm nổi sóng, nổi gió cho mau
thì tổ chức đánh theo kiểu Giảo Kim cướp muối nhà Tuỳ, ai mà bắt mình
nổi? Làm cách mạng thì lâu dài, khó khăn, không làm giùm cho dân tộc bạn
được, chớ đánh du kích nay đây mai đó, lấy của nhà giàu chia cho nhà
nghèo, trừng trị kẻ gian ác, bênh vực người yếu hèn, thì khó gì đâu? Tôi đã
gợi ý với anh Kỉnh, gọi là “Kỉnh Ấn Độ” (vì anh này giống người Ấn); cũng
gọi là “Kỉnh bóng đèn”(vì anh này cao nghều có khả năng giơ tay lên gỡ
bóng đèn điện trên trần nhà), Kỉnh đã từng đi làm thuê trên xứ Chùa Tháp;
tôi cũng đã liên hệ với anh bạn trẻ Trang Văn Nhứt lúc ấy đang làm việc
cảnh binh ở Nam Vang. Ở lại làm gì tại cái đất Nam Kỳ này để mang tăm
mang tiếng, làm gì trầy vi tróc vẩy mà chịu hết vu cáo này đến vu cáo khác,
phải chi là vu cáo của địch thì chẳng nói làm gì, đầu này lại là vu cáo của
người cộng sản, đồng chí của mình thì ớn quá, chán quá!
Nhưng, vẫn còn những sợi dây vô hình buộc tôi lại với các bạn chiến
đấu, hoặc đã chết, hoặc đang làm việc với tôi. Người chết quả có thế lực rất
mạnh với người sống. Chú Văn râu xồm (Trần Văn Kiệt) học với tôi một
trường, một lớp, hồi ở Chasseloup Laubat,101 cùng vào Đảng Cộng sản Pháp,
cùng học ở Đại học Đông Phương, cùng ở căng Tà Lài, cùng vượt ngục; nó
chết rồi. Anh em thề thốt làm cách mạng đến thắng lợi. Bây giờ nó không
còn, tôi đang làm bí thư, một nghĩa vụ, một gánh nặng, một trách nhiệm.
Công việc cách mạng đang tiến mạnh; mà bỏ cuộc à? Biết bao nhiêu anh em
đã chết rồi nhưng hình như họ sẵn sàng chê trách, phản đối tôi. Tôi không sợ
Tây, không sợ Nhật, thì sợ gì bọn Biện Vi và Ba Dự? Nhưng mà tôi sợ con
mắt trách móc, phê phán của tụi bạn bè đã chết… Vả lại, Xứ uỷ không đồng
ý với ý định tiêu cực xin từ chức của tôi; anh em tỏ ý hoàn toàn tín nhiệm
100 Giạ: đơn vị đo lường dung tích truyền thống ở Nam Bộ, thường dùng để đong lúa gạo,
muối. Thay đổi từng vùng, chính quyền thực dân Nam Kì quy định là 40 lít, nhưng có nơi
một giạ bằng 20 lít.
101 Thời thuộc địa, Chasseloup Laubat là trường trung học dành cho nam học sinh người
Pháp, dân Tây hay con cháu những gia đình khá giả (giống Lycée Albert Sarraut ở Hà
Nội). Thời kì 1954-1975, đổi tên là Jean-Jacques Rousseau, dạy theo chương trình trung
học Pháp. Sau 1975, thành trường trung học Lê Quý Đôn.
166
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
vào tôi. Thì tôi bỏ anh em sao được, tuy rằng đi Cao Miên cũng là tiếp tục
làm cách mạng. Tôi bỗng nhớ rằng hồi cuối những năm 1920, ở Pháp, lúc đó
tôi mới vào Đảng Cộng sản Pháp, có xảy ra vụ đồng chí Pierre Sémard,102
Tổng Bí thư bị vu cáo là nhân viên sở mật thám. Bọn vu cáo tính đánh một
đòn chí tử vào đội tiên phong cách mạng ở nước Pháp. Tôi cũng có lúc nhớ
(để mà tự an ủi) đến vụ Lenin, vâng, chính Lenin, bị bọn men-sơ-vích, bọn
s.r.103 và nhiều lũ khác vu cáo là tay sai của Đức vì Lênin được phép từ Thụy
Sỹ qua nước Đức đang chiến tranh để về Nga sau cách mạng tháng Hai năm
1917. Nhưng, rốt cùng, bị lật mặt nạ chính là bọn vu cáo. Mình bị vu cáo mà
mình bỏ đi thì kẻ vu cáo tự xem là đại thắng. Mình chết đi thì xem như mình
thua cuộc. Tôi quyết định ở lại với anh em. Tôi hoạt động hăng hái hơn lúc
nào hết. Tôi thiết tha với sự thống nhất các lực lượng cộng sản ở Nam Kỳ
không phải vì “Xứ uỷ Việt Minh” hay “Xứ ủy Giải Phóng” thành lập tháng
Tư năm 1945, có cơ sở hay quần chúng; họ không có những cái đó, họ chỉ
có từng lúc liên lạc với Bắc mà tôi chưa có. Tôi thiết tha là thiết tha với sự
thống nhất của tất cả các người yêu nước cộng sản, vì Lenin từng dạy rằng
phải giữ gìn sự thống nhất đó như giữ gìn con ngươi của chính mình. Tôi
hiểu nhiều đồng chí trong đó. Tôi dốt gì mà không biết chắc rằng làm như
các anh ấy thì chẳng bao giờ có cách mạng thành công ở Nam Kỳ đâu; có
sức đâu mà làm? Thời cơ tốt thì anh em đó nhiều lắm là giành được chính
quyền ở mấy làng, ở một vài quận là cùng. Tất nhiên không phải nhất thiết
phải có các anh đó thì Xứ uỷ Nam Kỳ mới tổ chức và lãnh đạo được khởi
nghĩa cách mạng, bọn tôi không tự cao tự đại mà có ý thức sâu sắc về khả
năng của Xứ uỷ, của Đảng bộ mà chúng tôi xây dựng mấy năm nay, tiếp tục
sự nghiệp lớn của các đồng chí đi trước. Không tự phụ mà chúng tôi tự tin
lắm. Tôi (và tất cả các đồng chí cộng tác với tôi) sở dĩ hết sức thiết tha với
sự thống nhất các lực lượng cộng sản ở Nam Kỳ, bởi vì theo nguyên lý của
chủ nghĩa Marx-Lenin, Đảng Cộng sản phải là một ý chí duy nhất, không có
bè phái, không có rạn nứt thì mới thật mạnh, mới khỏi bị kẻ địch lách mũi
dao vào kẽ hở để phá phách, quần chúng khỏi hoang mang vì lẽ ông cách
mạng này nói ông cách mạng kia là xấu, là gian. Chuyện phê phán nhau giữa
Đông Dương, An Nam, hồi 1929 là một bài học lớn. May hồi đó có Nguyễn
102 Pierre Sémard (1887-1942): lãnh đạo công đoàn và cộng sản, bị phát xít Đức giết hại.
Từng giữ chức vụ tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp (1924-1928), ủy viên Ban bí thư Quốc
tế Cộng sản. Cuối thập niên 1920, có lời xì xầm ông làm cho mật thám Pháp. Buồn bực,
ông xin rút khỏi những trách nhiệm chính trị, chỉ hoạt động công đoàn.
103 men-sơ-vich, sr: cùng với bôn-sơ-vích (tiếng Nga là đa số), men-sơ-vich (thiểu số) và
S.R. (xã hội cách mạng) là những xu hướng trong đảng xã hội Nga (1905-1917). Xu
hướng bôn-sơ-vich (của Lenin) liên minh với phái tả của S.R., làm Cách mạng tháng
mười, loại trừ men-sơ-vich, rồi S.R.
167
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ái Quốc. Bây giờ Nguyễn Ái Quốc còn sống không, nếu còn thì làm sao anh
biết được mọi uẩn khúc ở Nam Kỳ? Tôi ở địa phương, chẳng gì đi nữa thì
cũng là một thầy giáo đỏ dạy hàng hai ba chục lớp về Đảng, về sự thống
nhất là nguồn sức mạnh của Đảng Marx-Lenin phân biệt với các đảng xã hội
dân chủ. Bây giờ mình thực hiện không nổi sự thống nhất thì “năng thuyết
bất thành hành”104 hay sao? Anh em “Giải Phóng” hình như có liên lạc với
Trung ương, mình thì chưa, họ báo cáo, anh em ngoài kia có hiểu cho mình
không hay là hiểu rằng bọn mình chia rẽ, bọn mình là tay sai của Pháp, của
Nhật? Chúng tôi hối hả chạy tiền gửi Lý Chính Thắng ra Bắc. Rồi tiếp tục
gửi đại biểu đi họp Quốc dân đại hội, Xứ uỷ Nam Kỳ vui mừng gửi hai đồng
chí Ung Văn Khiêm và Hà Huy Giáp ra Bắc, mong rằng hai chiến sĩ kỳ cựu
này có thể có đủ uy tín để báo cáo đầy đủ tình hình và sẽ mang về một sự
thống nhất từ bên trên xuống, khi mà ở cấp xứ chúng tôi thất bại liên tiếp
trong việc thiết yếu này. Nhưng mãi đến sau cách mạng thành công thì Ung
Văn Khiêm mới về đến Sài Gòn, cùng đi với Hoàng Quốc Việt, một ông đã
đứng về phía các bạn của Biện Vi, Ba Dự rồi!
Hãy ghi rõ điều này. Trước khi Hoàng Quốc Việt vào tới Sài Gòn,
nghĩa là sau Tổng khởi nghĩa, sau ngày độc lập (chiều tối ngày 2 tháng 9),
tôi và Xứ uỷ chúng tôi không có nhận được một chỉ thị nào hết của Trung
ương. Nếu sau 9 tháng 3, tôi được đọc một vài tài liệu về Việt Minh ấy là
tình cờ do giao thiệp cá nhân mà có. Không chỉ thị viết, không phái viên nào
đến gặp chúng tôi để chỉ thị miệng, nghe nói có vài người vào mà các anh
chị ấy không hề gặp Xứ uỷ và tôi. Sau, nghe nói có đồng chí Ngoạn vào Sài
Gòn, đồng chí ấy bị bắt thì Trần Văn Vi và Bùi Văn Dự hô lên rằng tôi chỉ
điểm bắt Ngoạn ở một địa điểm gần nhà tôi sau khi gặp tôi. Ghê chưa? Hồi
đó, tôi có nhiều nhà. Ai biết tôi ở nhà nào? Và tôi chưa hề gặp một ai từ Bắc
vào liên lạc, kể cả Bùi Lâm mà sau này tôi mới biết mặt. Chúng tôi chỉ tuỳ
sức mình, tuỳ tình hình mà liệu công việc phải làm; cho nên không thể
không có sự khác biệt giữa Xứ uỷ chúng tôi và các quyết nghị của Trung
ương, khác biệt nhiều khi quan trọng, nhưng không thể chối cãi rằng về mục
tiêu lớn của Tổng khởi nghĩa cách mạng là đồng nhất.
Bây giờ hãy trở lại mấy điều vu cáo đầu tiên, kể theo thứ tự thời gian.
Không biết tôi sanh vào cái năm gì, nhằm cái ngày nào, cái giờ nào,
mà riêng một khoảng đời chỉ vài ba năm, tôi bị liên tiếp mấy cái vu cáo, cái
nào cái nấy lớn bằng trái núi, riêng mỗi cái thừa sức đè tôi nát như tương
bầm.
104 năng thuyết bất thành hành: nói giỏi, làm không thành.
168
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Vu cáo thứ nhất: “Ông Giàu bán Deschamps cho Pháp và khai bắt
các đồng chí hồi tháng Tư năm 1934”.
Vu cáo thứ hai: “Ông Giàu và đồng bọn được Pháp tổ chức vượt ngục
Tà Lài năm 1941, để ra phá cộng sản, phá cách mạng”.
Vu cáo thứ ba: “Nhân viên liên lạc của Trung ương ở Bắc vào Nam,
đến Sài Gòn, khi ở nhà Giàu đi ra thì bị mật thám bắt!”.
Vu cáo thứ tư: “Ông Giàu là tay sai của Nhật, chủ trương lập Thanh
niên Tiền phong ở Nam Kỳ để giúp Nhật làm chiến tranh Đại Đông Á!”.
Còn một số vu cáo khác nữa. Hãy kể bốn cái vu cáo lớn đó đã. Không
phải giống như đánh một roi cá đuối vào lưng hay bị một trận đánh nhiều
roi, đau ở lúc đó rồi thôi; đầu này, bị vu cáo, nhất là vu cáo chính trị, thì tai
tiếng kéo dài, không biết đến chừng nào dứt, người ta cứ xầm xì xầm xít, rỉ
tai nhau, người nghe tin thì chưa chắc đã tin, mà không thì chẳng phải là
không, ngờ ngờ, vực vực. Ba chữ “có vấn đề” thật vô cùng tai hại. Tất nhiên
địch lợi dụng tình hình khoét sâu thêm chỗ chia rẽ tăng thêm, bày thêm ngờ
vực; dại gì mà không làm.
Tiếng đồn này dồn dập hồi đầu và giữa năm 1945, khi ấy tôi làm Xứ
uỷ Nam Kỳ, đang cùng anh em xúc tiến mạnh sự chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
Tôi thường nghĩ rằng, nếu hồi đó tôi chỉ là Bí thư của một chi bộ xã ở một
xó Đồng Tháp Mười, thì chẳng ai vu cáo tôi làm gì, có khi lại còn được khen
là chịu khó và được việc. Nhưng mà “chữ tài lại với chữ tai một vần”, “đã
mang lấy nghiệp vào thân”, tôi đứng đầu sóng ngọn gió và công việc phát
triển rất mạnh, nên bị vu cáo dồn dập. Cái thứ triết lý “tài mạng tương đố”,
“nghiệp quả” là chỉ để nghe mà chơi cho nó bớt căng thẳng chính trị, chớ có
nhằm vào đâu? Còn như điều phải chú ý, phải không thể không chú ý, là,
đáng lý trong một đảng cách mạng chân chính, tuy không nên xuề xoà che
lỗi cho nhau, hẳn không nên quen cái thói đâm nhau đàng sau lưng. Không
nên có sự vận động mờ ám hãm hại lẫn nhau. Hữu sự thì kiểm thảo, thì họp
“toà án đồng chí” mà xét xử cho đâu đó rõ ràng, chưa rõ ràng thì tạm kết
luận là chưa rõ, còn rõ thì có kỷ luật. Có đâu lại thọc gậy bánh xe, mà xe là
xe cách mạng đang tiến nhanh. Thiếu gì đất trống để ai muốn khai phá tới
đâu thì khai phá, quèo chân nhau làm gì, bôi lọ nhau làm gì, quèo chân
người ta, người ta có ngã đâu, bôi lọ người ta, hàng triệu nhân dân có mất tín
nhiệm người ta đâu, mà thường lệ, như người xưa nói, “hàm huyết phún
nhơn, tiên ô tại khẩu”, ngậm máu phun người trước dơ miệng mình. Dơ
miệng họ, tất nhiên, mà cũng lấm áo mình. Chúng tôi chẳng khi nào đi nói
xấu bất cứ một điều gì, bất cứ một ai của nhóm Giải Phóng, tuy ở đó không
169
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
phải mọi việc, mọi người đều hoàn hảo, không phải không có người cũng
đứng đầu mà có tai tiếng và tai tiếng có bằng cớ rõ ràng nữa? Mà bên Xứ uỷ
Tiền Phong có bao giờ hở môi đâu? Sao không chút nghĩ rằng, làm chuyện
vu cáo thì ít nhiều cũng là làm lợi cho quân thù, làm hại cho cách mạng?
Hoặc chính thằng Pháp nó gài bẫy cho ta mắc chân vào thì nó cười hì hì? Mà
giá thắng Giàu nó chịu đòn không nổi, nó khai cho Deschamps và anh chị
em đồng chí đi nữa, mà rồi ở trong nhà tù, nó dạy anh em học, nó tìm cách
vượt ngục và nó tiếp tục hoạt động không nản chí, thì đáng lẽ phải khuyến
khích nó chớ sao lại đâm lưng, đâm hông nó? Ích gì? Để thoả mãn cái tính
gì? Tính đó chắc hẳn không có gì là yêu nước, là cách mạng, là cộng sản.
Những người có vai trò quan trọng trong công tác mà bị địch bắt giam, tra
khảo, nhất là khi cùng bị bắt lại có đông người, mấy ai được như Trần Phú?
Mấy ai không khai, không nhận gì hết? Còn như không hề bị bắt, hoặc có bị
bắt mà không bị tra tấn, hoặc ít bị tra tấn, đối chiếu, vì lẽ này hay lẽ khác,
nên khai ít, nhận ít, thì xin chớ tự cao tự đại, lên mặt lên mày, kết án người
này người kia để đề cao mình.
Sự thật trong vụ Deschamps năm 1935 như thế nào?
Giàu có nằm bệnh viện ở bót Catinat không? Làm gì có chuyện đó?
Nếu có thì ai thấy? Kể tên một người xem! Nó ở truồng nằm xà lim Catinat
hơn 4 tháng. Ai được biệt đãi thì nói người ấy, sao lại bảo là Giàu? Lúc đó ở
xà lim Catinat có hàng chục anh em, giấu ai được? Vì sao mà Deschamps bị
bắt? Giàu có bán Deschamps không? Hồi 1935 báo La Dépêche của De
Lachevrotière105 có viết như vậy; tôi có đọc. Nhưng Tây nó viết thì tin là
đúng hay sao? Hồi đó anh em ở bót Catinat ai cũng biết, người bị bắt mà
được Tây ưu đãi không phải là Giàu. Giàu vẫn trần truồng chịu còng, chịu
muỗi trong xà lim số 4, như tất cả mọi người. Ở bót, ai ra sao, bị tra tấn tới
mức nào, khai báo cái gì, không ai giấu ai được. Qua Khám Lớn lại càng rõ
hơn. Vì hễ ai khai cho ai thì cả hai đều bị Tây đem ra cho giáp mặt với nhau.
Không một ai là người đồng chí Việt Nam trong vụ Deschamps này đã giáp
mặt với tôi tại bót hết. Sáu Vi, Mười Tốt, v.v… hai anh chị này sau thuộc
105 De Lachevrotière: Henri Chavigny de Lachevrotière (1883-1951) là nhân vật thế lực
trong giới thực dân ở Nam Kỳ. Sinh tại Sài Gòn, con một nhà quý tộc Pháp đã sống ở
thuộc địa Bắc Mỹ và Trung Mỹ trước khi tới Nam Kỳ, mẹ là một phụ nữ Việt Nam gốc
Bắc Kỳ. Chủ tờ báo Pháp ngữ La Dépêche d’Indochine (lớn nhất Đông Dương, số in
3500), chủ đồn điền cao su ở Campuchia và Nam Kỳ. Lập trường thực dân kiên định,
từng luận chiến kịch liệt với André Malraux và luật sư Paul Monin, ủng hộ Pháp trở lại
Đông Dương sau 1945. Chết trên xe hơi bỏ mui, do một quả lựu đạn ném từ một chiếc xe
hơi mang biển số ngoại giao ở Sài Gòn nên không rõ thủ phạm là “quân khủng bố”(ý nói
Việt Minh) hay “lực lượng ngoại lai”(hàm ý Mỹ lúc đó đã bắt đầu nhảy vào Việt Nam).
170
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
nhóm “Giải Phóng”. Bảy Trân, các anh Phúc, Đức, Khuy, v.v. sau này ở
trong Xứ ủy, cùng vụ Deschamps với tôi, có ai nói tôi bán Deschamps đâu,
có ai không tín nhiệm tôi đâu, chính họ bầu tôi làm bí thư Xứ uỷ đó; Châu
Văn Giáp, Phan Văn Đại, Nguyễn Hữu Thế cũng vậy, trong vụ Deschamps
có ai bảo rằng tôi đầu hàng Tây đâu, họ vẫn hợp tác chặt chẽ với tôi về sau.
Sau khi từ Catinat về Khám Lớn có kiểm điểm. Có ai tố cáo là tôi bán
Deschamps và khai bắt anh chị em đâu! Tôi có trách nhiệm gì trong vụ bắt
này không? Nói là hoàn toàn không thì đúng. Tôi không bằng Trần Phú, cái
đó thì quá rõ rồi. Báo La Lutte lúc đó cũng viết như vậy. Nhưng bảo rằng
tôi bán Deschamps, khai bắt anh em thì sai, không đúng, không đúng chút
nào. “Bán”để được cái gì? –Để được cái không được ân xá trong suốt thời
kỳ Chính phủ Mặt trận Bình dân, trong lúc hàng trăm tù chính trị và tuyệt
đại đa số anh em trong vụ Deschamps (trừ ba: Giàu, Thế, Vi) đều được về
trước khi mãn án? –Để được tống đi trại tập trung sau chín ngày mãn án về
nhà? Lên Tà Lài tôi được trăm phần trăm anh em tín nhiệm, bầu làm đại
diện. Vượt ngục, lập lại Xứ ủy, trăm phần trăm đại biểu hội nghị bầu tôi làm
bí thư. Trong số đại biểu này có bốn, năm đồng chí nguyên là trong vụ
Deschamps.
Vậy ai khai bắt Deschamps?
Có ai trong những người lãnh đạo Xứ bộ Nam Kỳ hồi 1935 “bán”
Deschamps không?
Tại sao người liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp bị bắt?
Nói người này, nói người kia thì bằng cớ ở đâu? Trong những vấn đề
loại này rất khó mà chứng minh. Nhưng cuối cùng rồi cũng vẫn có thể làm
sáng tỏ vấn đề. Tôi nghe phong phanh rằng, hồi 1952, ở Nam Bộ có cuộc
chỉnh huấn; rằng trong cuộc chỉnh huấn này có một đồng chí đã nhận hồi
năm 1935, chính mình đã khai bắt Deschamps. Hồi 1952 đó, hình như Ban
Tổ chức Trung ương Đảng có điện hỏi Xứ uỷ (hay Trung ương Cục) về vấn
đề này thì được điện trả lời rằng, khai bắt Deschamps không phải là đồng chí
Giàu mà là một đồng chí khác. Tôi không được đọc bức điện. Nhưng có mấy
đồng chí được đọc, và họ có can đảm nói lên sự thật ấy trong vài cuộc họp
hội nghị cán bộ bàn về lịch sử Đảng bộ thành phố Sài Gòn. Tôi mừng lắm,
nên có viết thơ cho người đã được đọc điện của Ban Lịch sử Đảng thành phố
Sài Gòn, người đó là Lưu Phương Thanh (Phó trưởng ban Lịch sử Đảng
thành phố Hồ Chí Minh).
Tôi xin chép lại ở đây bức thơ của Lưu Phương Thanh trả lời cho tôi:
171
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Kính gửi: Đồng chí Trần Văn Giàu
Thưa đồng chí,
Chúng tôi nhận được thơ của đồng chí hỏi về vụ Deschamps. Vì quá
bận rộn mãi tới nay mới viết thơ này trả lời đồng chí được.
Cơ quan chúng tôi không làm công tác tổ chức nên không lưu hồ sơ
thuộc về lý lịch của các đồng chí, mà chỉ lưu một số tư liệu có liên
quan đến tiểu sử một số ít đồng chí có cương vị lãnh đạo trước đây
tại thành phố để nghiên cứu.
Về vụ Deschamps chúng tôi có đọc một tư liệu hiện lưu tại văn
phòng Trung ương Đảng, trong đó có một bức điện của Xứ ủy Nam
bộ điện trả lời Trung ương hỏi, có nói rõ việc khai ra Deschamps là
một đồng chí khác chớ không phải đồng chí Trần Văn Giàu.
Chúng tôi thiết nghĩ Trung ương đã biết rõ việc này thì đồng chí
khỏi lo gì. Đảng không đánh giá sai đảng viên.
Kính chúc sức khỏe đồng chí.
Lưu Phương Thanh
Phó Ban nghiên cứu lịch sử Đảng
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
Ký tên (đóng dấu)
1.7.1983
“Đồng chí khỏi lo gì”: cám ơn đồng chí Thanh.
Về vấn đề này thì đúng là từ ấy tôi hết lo!
Nhưng trước đây không lo sao được?
Tôi định tới 75 tuổi sẽ viết một hồi ký về những năm 1940-1945, giải
quyết mấy vấn đề lịch sử cá nhân. Nhưng hồi 1980-1981, tôi bị cấp cứu tới
ba lần. Lo chết mà hàm oan chưa được giải. Cho nên tôi mới viết thư cho
Thanh. Chẳng những viết thư cho Thanh tôi còn viết thư cho Bảy Trân mà
gia đình ở Phú Lạc đã chứa chấp, bảo vệ tôi nhiều lần, mỗi lần khá lâu.
Vùng quê của Bảy Trân đã chứng kiến nhiều hội nghị tôi tổ chức; ở đó, tôi
172
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
quen tất cả, biết mọi người. Tôi bị bắt hai lần, lần tháng 10 năm 1933; lần
tháng 4 năm 1935, trước đó cũng đã lui tới ăn ở tại vùng Bảy Trân mà câu
hỏi đầu tiên của mật thám khi chúng bắt được anh là: “Anh ở đâu?”. Tôi
không lần nào làm phiền gia đình và chòm xóm của Bảy Trân khi tôi bị bắt.
Tôi nghĩ rằng Trân có thể là một nhân chứng của vụ Deschamps, trong đó
Bảy Trân và mấy anh em nhà cũng bị bắt giam. Tôi viết thư cho Trân:
“Đồng chí Trân,
Người bảy mươi tuổi hiếm có. Mà bác và tôi đều đã quá bảy mươi,
nghĩa là gần đất xa trời lắm rồi. Mấy năm nay, tôi bị cấp cứu mãi, trước khi
đi theo Cụ Hồ, Cụ Tôn tôi muốn làm rõ một vài vấn đề chính trị của cá nhân
để nhắm mắt yên ổn và để con cháu khỏi thắc mắc vì lời qua tiếng lại.
Vụ Deschamps xảy ra hồi tháng Tư năm 1935, cách đây gần 50 năm
rồi, mà vẫn còn mấy điểm mờ. Hồi trước cách mạng tháng Tám, Trân còn
nhớ, có một nhóm người nói rằng, tôi, Trần Văn Giàu, khai bắt Deschamps,
nhân viên liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp và khai bắt nhiều đồng chí
khác. Tai tiếng đến nay chưa hết.
Trân là người trong vụ Deschamps. Đồng chí biết gì về việc khai bắt
Deschamps thì xin đồng chí viết ra rõ ràng. Giàu có phải chịu trách nhiệm
việc Tây xuống tàu Félix Roussel bắt Deschamps không? Nhờ đồng chí nói
thật kỹ. Trần Văn Giàu tuy không can đảm tuyệt vời như Trần Phú, nhưng
có đến đỗi phụ bạc lòng tin của gia đình, làng xóm Bảy Trân đã đùm bọc tôi
nhiều năm không?...”
Tôi được thư trả lời sau đây của Trân (thư viết tay, bản thảo tôi còn
giữ):
“Tôi Nguyễn Văn Trân, bí danh Xồi, năm nay 77 tuổi, cán bộ hưu trí
hiện ngụ ở 468/19 Võ Di Nguy, phường 3, Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí
Minh, là một đảng viên kỳ cựu, có tham gia các phong trào cách mạng của
Đảng Cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, từ 1930, sau
khi học trường Đại học Đông Phương ở Moscou khoá 1927/30. Nay tôi còn
nhớ rõ nội vụ Complot Giàu-Dứt-Deschamps, tháng Tư năm 1935 như sau:
trước cái năm 1935, đồng chí Trần Văn Giàu ở đóng trong gia đình bà con
dòng họ tôi tại vùng Phú Lạc gần xã Đa Phước, xã An Phú và xã Phong
Đước, để công tác lãnh đạo cho Đảng Cộng sản mà tôi có nhiệm vụ bảo vệ,
bố trí chỗ ở đóng. Đồng chí Trần Văn Giàu ở vùng tôi rất lâu, bà con họ
hàng tôi ai cũng biết, và coi đồng chí Giàu như ruột thịt, cảm mến và thương
yêu như bà con trong họ. Khi vụ Deschamps đổ bể, Đảng bộ bị bắt bớ, có
173
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
một số đồng chí, thậm chí Trung ương Đảng, nghi là vụ bắt bớ đồng chí
Deschamps là do đồng chí Giàu khai báo, phản phúc. Sự thật là vô cùng oan
ức cho Giàu, mà sự bắt bớ đó do D. tức L. đi học ở Liên Xô về, do Giàu chỉ
thị tôi lên rước D. tại nhà Huỳnh Tấn Phát, kiến trúc sư ở đường Legrand de
la Liraye góc đất Thánh Tây106 Sài Gòn, đem về Phú Lạc bố trí ăn ở nơi các
nhà bà con họ hàng tôi và tham gia công tác Đảng với chúng tôi. D. đi công
tác, bị bắt, bị tra tấn, chịu không nổi mà khai báo, nên các cơ sở bị đổ vỡ,
khai bắt luôn Deschamps. D. dẫn một bầy lính kín xuống xét bắt các nhà
chứa nuôi và cộng tác gồm mẹ, dì ruột, mợ, cậu, con cậu dì và anh em ruột
tôi cả thẩy mấy chục người, không từ người nào, bị tra tấn, bị tù… Cơ sở
liên lạc tin cậy lâu nay của Đảng là chùa Cao Đài của dì Bảy tôi bị hết. Chớ
đồng chí Giàu không hề khai báo một ai, ở vùng này mặc dầu ở lâu, biết
nhiều người, cơ sở. Sau D. cũng phản tỉnh, thú nhận là anh bị tra tấn, chịu
không nổi mà khai thôi, khi Giàu ra tù vẫn tiếp tục xuống và hoạt động lại ở
vùng tôi, mọi người đều chứa chấp, nuôi dưỡng coi Giàu như ruột thịt. Cho
tới bây giờ, Giàu già, về hưu mà mọi người đều cảm phục, nhớ thương, nhắc
nhở, mời mọc về quê luôn; họ gọi Giàu là thầy Sáu Trắng…”.
Những bức thư trên, bất đắc dĩ tôi mới chép ra đây, nguyên tôi chỉ
muốn giữ làm gia bảo, nhưng bây giờ tôi sắp theo Cụ Hồ rồi, chẳng còn ai
nói rằng tôi kiếm cách để trở lại quyền vị; mà phải làm sáng điều còn tối,
nên ghi lại đó thôi. Trong công việc làm cách mạng có một số bạn vô tình
mà hiểu lầm, và, than ôi, cũng có một vài người cố ý bày chuyện, hay vẽ
thêm để hạ anh em hòng được quyền vị. Hạng ấy chẳng đáng kể, nhưng quả
là những con sâu làm sầu nồi canh!
Hai bức thư của Thanh và của Trân nói đã rõ, nhưng chưa hết.
Theo chỗ tôi (Trần Văn Giàu) biết, biết chắc lắm, thì ngay cả đồng chí
D. tức L. cũng không phải là nguyên nhân đầu tiên của việc bắt đồng chí
Deschamps và một số đồng chí Việt Nam hồi tháng 4 năm 1935. Hồi 1935,
sau khi bị bắt, trước khi bị đưa ra toà, Vi, Dựt, tôi (Giàu) và sau đó hỏi ý chị
Mười Tốt (sau này là Nguyễn Thị Thập), chúng tôi nhất trí với nhau rằng thủ
phạm vụ này là thằng thợ Sáu, cũng gọi là Sáu Nhỏ. Thợ Sáu, người Quảng
Nam, vào Sài Gòn không rõ từ hồi nào, nói là làm thợ máy và thật ra thì y
cũng biết máy ô-tô chút đỉnh. Một hôm, chúng tôi còn ở Khám Lớn (vụ
trước) thì Sáu và hai người nữa bị bắt ở Xóm Chiếu vì rải truyền đơn cộng
106 Đường Legrand de la Liraye góc đất thánh Tây: Legrand de la Liraye sau đổi thành
Phan Thanh Giản, nay thành Điện Biên Phủ; đất thánh Tây là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
nay đã trở thành công viên Lê Văn Tám.
174
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
sản, họ bị tù ba đến sáu tháng. Ai vô tù, bọn tôi cũng huấn luyện chính trị.
Vi (Trần Văn Vi tức Biện Vi) lo dạy học cho ba tay thợ mới vào. Trong ba
tay này, Sáu nhanh nhảu hơn hết, chịu huấn luyện đến nửa năm đã có thể
làm một cán bộ trung cấp. Vi và Sáu mãn tù gần cùng một lúc. Ra tù, Vi
hoạt động tại Sài Gòn, cộng tác mật thiết với Sáu. Vi làm Xứ ủy viên, Sáu
làm cán sự thành, sau đó kiêm cả liên lạc quốc tế vì nó biết nói chút ít tiếng
Pháp, tiếng Quảng Đông; hàng ngày nó đối phó là chồng chị Mười Tốt, khi
ấy làm việc ở hãng dầu Phú Xuân mà nhà thì ở Bàn Cờ. Trước khi tôi phụ
trách cả Bí thư Xứ ủy và liên lạc quốc tế (những mối liên lạc này chủ yếu do
tôi tạo lập từ khi tôi ở Moscou về Sài Gòn). Sau đó, Dựt ở Tàu về Sài Gòn,
tôi giao liên lạc quốc tế cho Dựt (1934), và Vi giới thiệu thằng Sáu Nhỏ cho
Dựt để lên xuống tàu trực tiếp với các đồng chí Pháp, Trung Quốc, chớ để
Dựt trực tiếp thì dễ lộ bí mật lắm. Công việc bình thường, tàu bè qua lại, báo
cáo chỉ thị và tài liệu gửi đều. Tôi ra nước ngoài vài tháng. Khi tôi trở về Sài
Gòn, tháng 3 năm 1935, thì Sáu Nhỏ đón tôi; có Vi có Dựt nữa. Vi bảo Sáu
Nhỏ đem tôi gửi tạm một nơi trước khi bố trí chỗ ở lâu dài. Sáu Nhỏ đem tôi
lại ở nhà anh sốp-phơ của một thằng Pháp xếp hãng rượu Bình Tây, thằng
Pháp thì ở đường bây giờ là Võ Văn Tần; sốp-phơ của nó ở Bàn Cờ, từ
đường Verdun (bây giờ là Cách mạng tháng Tám) vô không đầy một trăm
thước, một căn phố gỗ lợp ngói, nhà không có ống nước, phải xài nước
giếng. Tôi về nhà mới một buổi tối, liền đã sanh nghi, bởi vì không rõ người
bên cạnh là ai mà vách bổ kho107 cho phép người bên cạnh trông sang và
nghe nói. Không thể ở được. Tối hôm đó, tôi ngồi ngoài sân, sân không đèn
điện, chỉ có đèn trời, thấy người nhà bên cạnh ra cùng ngồi chơi mà sao anh
ta lại chọn hai chỗ ngồi lạ lùng, ngó thẳng mặt và ngó cạnh mặt. Chắc nó
nhìn theo hình chụp ở bót để xem tôi là ai, có đúng đối tượng nó phải bắt
không? Đêm ấy tôi không ngủ, đợi tới khuya, lúc có người ta đi gánh nước
thì tôi mặc quần xà lỏn, xách gàu, xách thau ra giếng. Với ý định là “giông”
với cái xà lỏn đó, lẩn vài phút trong bụi rậm của Bàn Cờ, trong xóm ngõ
quanh co như trận đồ bát quái thì thánh mà tìm ra! Nhưng, tôi vừa đặt gàu
xuống miệng giếng thì một bầy lính kín đến còng tay tôi. Bị bắt lần này khác
với hai lần trước, cò không hề hỏi tôi vậy tôi ở nhà ai, ai đem lại ở nhà đó,
chủ nhà làm gì, tên gì. Cũng không thấy Tây nó bắt chủ nhà và thằng thợ
Sáu. Thế là rõ. Mười ngày sau, Deschamps và một đồng chí Trung Quốc
(làm tàu khác) bị bắt. Thợ Sáu vẫn an toàn! Anh ta lại vào thăm tụi tôi khi
tụi tôi bị thành án. Lạ một điều, theo lời chị Bảy Huệ (sau đó là Phó trưởng
107 Vách bổ kho: vách được đóng bằng những tấm ván ngang, xếp chồng lên nhau, cạnh
dưới của tấm trên đè lên cạnh trên của tấm dưới, nhờ đó gió có thể thổi qua mà nước mưa
không hắt vào được.
175
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ban Tổ chức), thợ Sáu vẫn tiếp tục hoạt động và nhà nó lại là chỗ tá túc của
một số anh chị em ta đang công tác! Chị Bảy Huệ nói rằng, lúc đó anh chị
em đã nghi ngờ sự đi về của thợ Sáu mà không biết gì rõ hơn.
Đầu đuôi là như vậy. Tụi tôi Vi, Dựt, Giàu đều tính chắc rằng thằng
Sáu là người của Sở Mật thám gài vào. Vậy thì chuyện rải truyền đơn bên
Xóm Chiếu năm trước là một sự giả mạo, một cái bẫy. Mà tụi tôi, nhất là Vi,
không điều tra rõ lý lịch của Sáu; lại ai nấy đều thích có một anh thợ máy
trong hàng ngũ để làm công vận cho nên Sáu mau lên, lên cao, thế mới chết!
Chính nó làm ra cớ sự. Chính nó dâng Deschamps (và đồng chí Trung Quốc
mà tôi quên tên) cho Tây. Mối liên lạc mà tôi dày công đặt từ đầu 1933
bỗng bị đứt đoạn. Có lẽ theo dõi báo Tây, anh em đồng chí Đảng Cộng sản
Pháp thắc mắc về tôi, sao khỏi? Nhưng, các đồng chí ơi, có phải tại tôi đâu?
Việc đã đổ bể, bây giờ nói tại anh này thiếu cẩn thận, anh kia thiếu điều tra,
ích gì? Ngay tôi là một thằng không phải không có chút mưu trí, tại sao tôi
nghe lời Vi để cho thợ Sáu dẫn tôi lại một nhà người tôi chưa hề biết, vào
một nhà tôi chưa hề tới? Sao tôi lại ngốc đến thế? Sao tôi không về Phú Lạc,
Bàu Lăng, Chợ Gạo, thiếu gì chỗ?
Đầu đuôi như vậy. Deschamps bị bắt, không phải tại tôi, chắc chắn
cũng không phải tại Dựt mà do thợ Sáu, Sáu Nhỏ là nhân viên của Sở Mật
thám chui vào hàng ngũ của ta.
Ấy vậy mà, khi cần đạt một mục đích “chính trị”, mục đích phá hoại
hay cản trở công tác đang phát triển mạnh của Xứ ủy Nam Kỳ mà chính tôi
làm bí thư thì người ta đồn đại, báo cáo rằng “Giàu bán Deschamps”, “khai
bắt đồng chí”. Bán để được cái gì? Để không được “ân xá”suốt từ 1936-
1939 khi hàng trăm, (hàng ngàn) anh em, chị em được ra tù? Để ở hết án
không thiếu một ngày? Để khi mãn tù, ra được chín ngày thì lại bị bắt đem
đi trại tập trung?
Vu cáo ghê gớm quá! Đê hèn quá! Nhưng trong đảng bộ Nam Kỳ,
trong Xứ ủy Nam Kỳ, không ai không tín nhiệm tôi. Cho nên tôi quyết tâm
đền đáp cái nghĩa lớn ấy bằng cách dám hy sinh tất cả, suốt đời phục vụ cách
mạng, phục vụ quê hương. Nếu có những phút yếu đuối, muốn “thôi cho
rảnh”, muốn, “đi nơi khác làm ăn”, thì đó chỉ là tạm thời, thoáng qua.
Vu cáo lớn thứ hai: “Tây tổ chức vượt ngục Tà Lài của Giàu”. Lý do:
“Mọi đoàn người vượt ngục đều bị bắt lại, chỉ có Giàu và đồng bọn thoát
khỏi”.
176
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Vu cáo này được truyền ra ở Nam Kỳ sau cái vu cáo tôi vừa trình bày
ở bên trên, và trước một ít cái vu cáo rằng Giàu là tay sai của Nhật, nó phổ
biến nhất là vào giữa năm 1945, mà người ta đã xầm xì xầm xít từ đầu năm
kìa sau khi biện Vi ra khỏi căng Bà Rá và lập “Xứ ủy Việt Minh”ở Mỹ Tho
với năm, ba đồng chí mà anh ta là bí thư.
Sao lạ vậy? Vượt ngục được là nhờ Tây tổ chức! Lý do gì mà “hay”
đến thế? Trước nay, biết bao cuộc vượt ngục thành công? Tưởng đâu là
chuyện tầm phào bậy bạ của vài anh chàng nào đó không đáng quan tâm.
Thế mà, đến cuộc chỉnh huấn hồi mùa đông 1951-1952 ở Tân Trào, ông
Hoàng Quốc Việt,108 một đêm, –người ta có cái thói “hỏi cung ban đêm”–,
tôi được Việt mời lên văn phòng của ban phụ trách. Có mặt Việt, vài anh cố
vấn Tàu trẻ bân, một phiên dịch cho cố vấn, Việt hỏi tôi:
–Sao, hồi 1941 anh ra khỏi căng Tà Lài như thế nào, nói lại hết cho
chúng tôi nghe. Pháp nó tổ chức cho anh đi làm sao, kể lại cho rõ, cho đúng.
108 Hoàng Quốc Việt: tên thật là Hạ Bá Cang (1905-1992), quê Đáp Cầu, Võ Giàng, Bắc
Ninh. Học trường Kĩ nghệ Thực hành Hải Phòng, bị đuổi vì tham gia bãi khóa phản đối
thực dân kết án tử hình chí sĩ Phan Bội Châu. Thuộc thế hệ các chiến sĩ cộng sản đi “vô
sản hóa”(làm thợ nguội, thợ mỏ, thợ cơ khí). Sau khi bị đuổi khỏi nhà máy, Đảng cử ông
vào Nam Kỳ hoạt động. Ủy viên Ban chấp hành trung ương (lâm thời) tháng 10 năm
1930, bị bắt, kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo. Được trả tự do năm 1936 (nhờ Mặt
trận bình dân Pháp) nhưng buộc trở lại Bắc Kì. Bí thư Xứ ủy Bắc Kì năm 1937. Là một
trong số ít những người lãnh đạo (cùng với Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ) thoát khỏi
cuộc khủng bố và đàn áp của Pháp năm 1930-40. Năm 1941, tại Hội nghị Pắc Bó, được
cử vào Ban chấp hành Trung ương và Ban thường vụ (tương đương với Bộ chính trị ngày
nay). Sau Cách mạng tháng Tám, được cử vào Sài Gòn giải quyết những tranh chấp trong
nội bộ xứ ủy Nam Bộ. Được bầu vào Bộ chính trị tại Đại hội II (1951). Sau thất bại Cải
cách ruộng đất, chuyển sang công tác tòa án, mặt trận công đoàn.
Hoàng Quốc Việt là điển hình đảng viên từ ngày trứng nước của Đảng cộng sản, vào tù ra
khám, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, nhưng hẹp hòi, cứng rắn, thiếu trí tuệ, “không
mao-ít mà mao nhiều”. Ứng xử của ông trong “vụ Trần Văn Giàu”–qua chứng từ của
đương sự trong thiên hồi ký này –cho thấy rõ khía cạnh đó. Theo nhiều nguồn tin: tháng
năm 1941 ở Pắc Bó, Hoàng Quốc Việt đã hỏi Nguyễn Ái Quốc chứng minh thư và giấy
ủy quyền của Quốc tế Cộng sản. Điều này không có gì lạ, nếu ta biết rằng trong thập niên
30, Nguyễn Ái Quốc đã bị phê phán là “dân tộc chủ nghĩa”, “cải lương chủ nghĩa”, không
theo đúng đường lối của đảng. Nếu lúc đó, Ban chấp hành ĐCS không bị thực dân tiêu
diệt gần hết, và nếu Trường Chinh không tuân phục sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, thì
gần như chắc chắn Nguyễn đã phải chịu chung số phận của những nhà lãnh đạo phong
trào giải phóng ở hải ngoại trở về (cộng sản ở Hy Lạp năm 1945, không cộng sản ở
Algérie năm 1962), không được cho về vườn thì cũng bị vô hiệu hóa.
177
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Người Nam Bộ anh hùng, có gì nói nấy, không sợ ai, đúng nói, sai cũng nói.
Nói đi!
Nghe Việt bảo, như sét đánh bên tai! Nói thật, nếu không phải là
chỉnh huấn, nếu là ngày thường mà Việt bảo như vậy, tôi sẽ đặt cho anh một
câu hỏi: “Anh hỏi thật hay nói chơi?”. Nếu Việt trả lời “thiệt chớ”, thì tôi đã
cất cái mũ văn nhân của tôi vào túi rồi. Đó là vào năm 1952, hơn chín năm
sau cuộc vượt ngục Tà Lài, bảy năm sau khởi nghĩa tháng Tám! Như vậy là
người ta từ đó đến nay vẫn không trông thấy cái phi lý của lời vu cáo ở
nhóm “Giải Phóng” của biện Vi mà ra. Trái lại, anh em phụ trách tổ chức và
lãnh đạo vẫn ngờ vực rằng Pháp tổ chức cuộc vượt ngục Tà Lài của tôi! Trời
ơi là trời!
Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Hoàng Quốc Việt (quần áo sẫm),
viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao, tiếp phái đoàn VKSNDTC Trung Quốc.
Có cái điều khá hài kịch trong cái chuyện bịa này là Hoàng Quốc Việt
không rõ đã học của ai cái thứ khiêu khích trẻ con này: “Anh là người Nam
Bộ anh hùng, có gì nói nấy, không giấu giếm, nói cái sai của mình là một sự
can đảm; nói đi, Pháp nó tổ chức cho anh vượt ngục thế nào?”. Cái thứ
khiêu khích trẻ con còn được kèm theo sau đó một sự đe doạ; cũng không
lấy gì làm “người lớn”: “anh em người ta để cho mình sống tới nay thì may
lắm rồi! Hãy nói thật đi!”. À té ra Việt và một bọn nào đó đã có tính “khử”
tôi thật! Mà khử chưa được, hoặc còn do dự! Việt nói tới đây thì tôi đã nổi
giận xung thiên rồi. Nhưng đây là chỉnh huấn, với phương châm là thành
thật, nói theo lối Tàu khi ấy là “thực sự cầu thị”. Biết đâu người ta chẳng có
gì ác ý mà thành thật, vậy ta hãy cứ bình tĩnh mà trả lời. Tôi đáp:
178
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
“Anh Việt à!
Vượt ngục Tà Lài lần đó không phải chỉ có mình tôi, có nhiều anh em,
trong đó có cả Tô Ký, bây giờ là khu trưởng kiêm chính uỷ Khu 7, là người
trong phe “Giải Phóng”. Vậy các anh điện hỏi Tô Ký đi! Hỏi thêm Phúc,
Đức, Khuy, Tỵ, hàng chục anh em cùng ở căng Tà Lài, cùng vượt ngục,
cùng công tác và bây giờ nếu còn sống mà tôi biết là còn sống thì đều có
cương vị lãnh đạo cả. Hỏi đi thì rõ, chớ vu cáo tôi, mạt sát tôi như thế, giữa
rừng Tân Trào này, tôi thanh minh cách nào được, chỉ có “thề” mà thôi, mà
“thề” thì tin sao được?”
Việt “quần” tôi mãi tới quá nửa đêm!
Sáng hôm sau tôi ra ngồi bên bờ sông Đáy gần đó. Ngẫm nghĩ mà
cười cho đời! Mình hy sinh hết tuổi trẻ của mình (năm 1952 này tôi đã 41
tuổi) bỏ cha mẹ, vợ con, gia tài, ra đi làm cách mạng; lúc không còn mấy ai
gánh vác việc nước, việc Đảng, mình liều thân ra gánh vác và gánh vác
được, khởi nghĩa thành công, để rồi bị Hoàng Quốc Việt và những người
phụ trách tổ chức bảo rằng Pháp tổ chức cho mình vượt ngục để phá cách
mạng! Trước mình, trong lịch sử Việt Nam và thế giới, sau mình, đã có và
còn mấy người? Tôi đã học sử; tôi đã đọc vô số truyện trung nịnh, chân giả,
thì tôi còn lạ gì với cái vụ vu cáo mà tôi đang bị. Dù sao một câu hỏi từ đêm
qua lởn vởn trong đầu tôi: “Đời còn đáng sống không?”. Có chim, có cá rồi,
thì ná nơm nếu chưa nhúm bếp thì cũng dễ mọt ăn. “Đời còn đáng sống nữa
không?”. Sông Đáy109 không như sông Lô, sông Thao; nó cạn quá; mùa này
ít nước quá, xăn quần lội qua được. Vả lại, người chết là người thua, người
chịu thua, vô tình đó là chịu nhận cái bịa là cái thật. Tôi lại về trại, tiếp tục
ngồi vào tổ kiểm điểm.
Chắc là Việt đã có dịp để hỏi Tô Ký và anh em khác nữa rồi, cho nên
tôi mới được yên. Hay là “khỏi lỗ vỗ vế”110 ta có quyền vu cáo, vu cáo rồi,
thấy sai cũng không cần đính chánh đính phó gì cả, cái thói chỉnh huấn kiểu
Mao là như thế! Thảo nào mà tôi nghe Nguyễn Khánh Toàn kể lại khi chỉnh
109 Sông Đáy: chính xác hơn, là Sông Phó Đáy, chi lưu của Sông Lô ở tả ngạn. Sông Phó
Đáy chảy qua Tân Trào. Sông Phó Đáy vào Sông Lô được khoảng 2 km thì Sông Lô nhập
vào Sông Hồng (đoạn này, Sông Hồng còn được gọi là Sông Thao). Đừng nhầm Sông
Phó Đáy ở trung du Bắc Bộ này với Sông Đáy, phụ lưu của sông Hồng, tách khỏi Sông
Hồng ở gần Hà Nội rồi chảy ra Vịnh Bắc Bộ, song song với Sông Hồng. Ở đoạn vừa tách
khỏi Sông Hồng, Sông Đáy còn có tên là Sông Hát / Hát Giang.
110 Khỏi lỗ vỗ vế: câu tục ngữ đầy đủ là “dâm bôn khỏi lỗ vỗ vế”, vừa giở trò dâm dục
xong là vỗ đùi, bỏ đi, bất kể sự đời.
179
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
huấn ở Diên An có khối đồng chí kỳ cựu đâm đầu xuống giếng tự tử. Mà
giếng ở Diên An thì sâu lắm!
Chuyện vượt ngục Tà Lài rõ quá; vượt ngục vì sao, vượt ngục với ai,
vượt ngục để làm gì, tôi đã kể rõ. Không cần nói lại. Vu cáo tới mức đó, mà
xem vu cáo dễ như chơi, như đùa. Những kẻ vu cáo, khiêu khích, hăm doạ
như kiểu họ Hoàng và tay chân của ông ta thì cứ điềm nhiên như không có
trách nhiệm gì. Sau khi giải phóng được nửa nước (1954), Tào Tỵ, Tô Ký,
v.v… cựu trại viên Tà Lài đều có mặt ở Hà Nội. Sao người ta không bảo các
anh làm sáng tỏ vấn đề? Phúc ở lại trong Nam không tập kết mà vẫn liên lạc
được dễ, sao không đánh điện hỏi Phúc? Tưởng chừng như người ta cứ
muốn để lơ lửng cái vu cáo khốn nạn để cho người bị vu cáo càng khổ thì họ
càng bằng lòng, chớ họ không chịu nhận là đã nói bậy, nói láo có toa rập với
nhau. Làm gì có việc ông Giàu đi săn nai, săn heo với sếp Tây nhậu nhẹt
trong lúc anh em ở trong căng khốn cùng, làm gì có chuyện Pháp tổ chức
cho Giàu, Tô Ký, Phúc (Dương Quang Đông), Văn, Trung, Nhâm, Đức,
Giác trốn ra để phá Đảng Cộng sản? Dựng đứng lên như vậy mà có một vài
ông lớn tin mới là lạ cho. Anh em Tà Lài đến nay hãy còn sống hàng mấy
chục người, họ đã chết hết đâu?
180
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
7. “Buồn ngủ gặp chiếu manh,
hay là việc tổ chức Thanh niên Tiền phong
Sau cuộc đảo chánh Nhật 9/3, bọn tôi lần lượt đặt ra cho Xứ bộ mấy
nhiệm vụ cần kíp:
Một là, nhiệm vụ tuyên truyền; sự tuyên truyền lúc này nhằm vào mấy
đề tài lớn sau đây:
- Đảo chính 9 tháng 3 và việc Nhật tuyên bố Việt Nam
7. “Buồn ngủ gặp chiếu manh,
hay là việc tổ chức Thanh niên Tiền phong
Sau cuộc đảo chánh Nhật 9/3, bọn tôi lần lượt đặt ra cho Xứ bộ mấy
nhiệm vụ cần kíp:
Một là, nhiệm vụ tuyên truyền; sự tuyên truyền lúc này nhằm vào mấy
đề tài lớn sau đây:
- Đảo chính 9 tháng 3 và việc Nhật tuyên bố Việt Nam (Trung, Bắc)
độc lập không phải là một nghĩa cử của Nhật, mà là hành động vì lợi ích ích
kỷ của Nhật. Nhưng hành động đó, khách quan góp phần tạo ra cho nhân
dân ta một số điều kiện thuận lợi để ta đẩy cuộc vận động cách mạng giải
phóng dân tộc tới trước.
- Chính phủ Bảo Đại lập ra, dầu có gồm những nhân sĩ trí thức, “nhân
sĩ”nào đi nữa, cũng chỉ là một chính phủ bù nhìn tay sai của Nhật, chính
phủ đó, dầu các cụ Thượng có thiện chí đến đâu, cũng sẽ không làm được
việc gì cho đất nước và nhân dân đâu. Phải chống nó như chống tay sai của
đế quốc Nhật, chứ không phải ủng hộ nó, giúp sức nó; cũng không phải chờ
xem nó làm gì.
Nội các Trần Trọng Kim, từ trái sang phải: Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình
Thảo, Trần Trọng Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình
Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945,
Thư viện Quốc gia Pháp).
- Nhật cố giữ Nam Kỳ làm thuộc địa, như Triều Tiên, như Lưu Cầu,
như Đài Loan. Làm chủ Nam Kỳ thì khống chế toàn bộ Đông Dương. Nhật
181
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
không muốn một nước Việt Nam độc lập thống nhất. Nó chống lại sự thống
nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại thì thống nhất, độc lập là mục tiêu lớn
của cách mạng. Phát xít Nhật là đối tượng của cách mạng Việt Nam.
- Phe Trục sẽ hoàn toàn bị đánh bại. Cách mạng sẽ thành công trong
một loạt nước, trong đó phải có nước Việt Nam. Việt Nam phải ra khỏi cuộc
chiến tranh thế giới bằng một cuộc cách mạng thắng lợi; nếu không làm
được cách mạng thắng lợi trong thời cơ này thì ách nô lệ sẽ còn kéo dài
không biết tới bao giờ.
Hai là, nhiệm vụ tổ chức: nhiệm vụ tổ chức gồm có:
- Tổ chức Đảng mau chóng lớn mạnh, nối liên lạc hệ thống với Bắc,
Trung. Đồng thời, tập hợp tất cả các đồng chí cũ ẩn náu bấy lâu nay ở căng
mới về, ở tù mới được thả, đưa anh em vào công tác cho thích hợp với khả
năng của họ, với yêu cầu của Đảng. Cách mạng là sự nghiệp chung của toàn
Đảng, toàn dân, lúc này không ai được thoái thác, không ai được chần chừ lo
làm ăn; ai cũng phải đem hết sức lực, dùng hết thời giờ cho Đảng. (Riêng tôi
có dặn các đồng chí là lúc này mà đồng chí cũ nào không chịu hoạt động thì
kể như không còn là đảng viên nữa).
- Tổ chức hội quần chúng công, nông, binh, thanh, phụ, lão cho mạnh
nhất, rộng nhất, hoạt động nhất xưa nay (hơn cả thời kỳ Mặt trận bình dân
gấp bội), đưa ý thức chính trị, cách mạng vào mỗi đoàn thể, mỗi người. Tổ
chức mặt trận bao gồm các chánh đảng yêu nước, các cánh tôn giáo tiến bộ
và yêu nước, các hội quần chúng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đưa các tổ chức quần chúng ra hoạt động nửa công khai và công khai để cho
tổ chức và phong trào có thể phát triển nhảy vọt thì mới kịp với tình hình.
Trong tình hình này, tổ chức và phong trào mà chỉ phát triển từ từ thì sẽ hoá
ra lạc hậu, trễ tràng, bất lực. Tổ chức phải tính với con số hàng trăm ngàn,
hàng trăm vạn, chớ không phải tính với con số hàng ngàn, hàng vạn như
trước đây.
- Đặc biệt chú trọng vào Sài Gòn và ngoại ô phụ cận. Trong Sài Gòn,
thì đặc biệt chú trọng vào công vận, thanh vận, binh vận (xem đó là cái
kiềng ba chân của một phong trào cách mạng bền vững, là cái lõi của sự tập
hợp “ một đạo quân chính trị ”, lớn nhất xưa nay). Phải tổ chức tự vệ chiến
đấu mạnh mẽ, hướng tới thành những lực lượng xung kích như chỉ thị của
Lênin hồi tháng 10 năm 1917, ở Nga. Sự phát triển của tự vệ chiến đấu và
xung kích phải đồng nhịp với sự phát triển của hội quần chúng và phong trào
đấu tranh.
182
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Phải làm sao để trong một thời gian không lâu, mấy tháng thôi, ở Sài
Gòn và ngoại ô, Đảng Cộng sản (và các tổ chức yêu nước xung quanh Đảng)
trở thành mạnh hơn tất cả các chính đảng và giáo phái hợp lại; đường lối làm
cách mạng giải phóng dân tộc, lập chính quyền dân chủ cộng hoà phải chiếm
ưu thế trong tư tưởng của quảng đại đồng bào ta. Ta có điều kiện và khả
năng để đạt mục tiêu cao ấy bởi vì tình hình chiến tranh thế giới, tình hình
chính trị xã hội trong nước và tổ chức của Đảng, cũng như các đoàn thể đã
phát triển khá rồi; có thể đoán trước là thuận lợi mỗi lúc mỗi nhiều. Các
đồng chí tự tin, tin dân và nỗ lực hết mức thì làm được. Tôi giải thích hàng
chục lần ở hàng chục cấp ủy và địa phương, cố làm cho các đồng chí thấy
được nhiệm vụ phải lớn lên cực nhanh như Phù Đổng Thiên Vương, bằng
không thì sẽ không có cách mạng, cách mạng chỉ ở trên giấy mà thôi.
Nói thì dễ, thì xuôi như vậy, chớ làm cho được thì khó, rất khó.
Không ít người bảo rằng đó chỉ là ảo tưởng, mơ mộng, chuyện Phù Đổng chỉ
là một thần thoại. Nhưng số đông các đồng chí trả lời rằng: đó là thần thoại
Việt Nam; nghĩa là nhân dân Việt Nam muốn tồn tại, muốn tên nước Việt
Nam đừng bị bôi bỏ trên mặt địa cầu, thì dân Việt Nam phải thật có “phép”
Phù Đổng chớ không phải chỉ ước mong mà thôi. Nhân dân Việt Nam tới
nay vẫn tồn tại, tức hiện tượng Phù Đổng phải là một sự thật lặp đi, lặp lại
nhiều lần. Đại Việt đánh bại quân Nguyên là một hiện tượng Phù Đổng
trong lịch sử nước nhà. Vậy khó thì rất khó, nhưng làm được, chắc được.
Miễn là các đồng chí đều nỗ lực đến mức cao nhất, thì khó mấy cũng không
sao.
Khó khăn đáng sợ nhất, chưa phải là Nhật, là đại Nhật Bản với số
quân ở Đông Dương sáu, bảy hay mười vạn người có quá đầy đủ súng đạn,
thừa can đảm, thạo chinh chiến; bởi vì quân Nhật sắp thua rồi, ta đâu cần
phải đánh đồn phá luỹ của chúng nó, tuy không phải có lúc phải làm như vậy
ở nơi này, hay nơi nọ. Khó, khó khăn thực tế đáng chú ý nhất mà nhất thiết
phải vượt qua là các giáo phái ở Nam Kỳ lớn lắm, và thực ra đó là những
chánh đảng hoạt động dưới hình thức tôn giáo. Cao Đài đông hàng triệu
người, tỉnh nào cũng có, họ tập trung ở Sài Gòn đến mấy vạn làm công nhân
và làm binh lính, chính phe của Trần Quang Vinh lấy danh nghĩa là Đảng
Phục Quốc. Hoà Hảo đông hàng chục vạn người, nhiều nhất là ở Hậu Giang,
họ theo gương Cao Đài tập trung lên Sài Gòn cũng khá đông đến nhiều
ngàn. Hoà Hảo hoạt động lấy danh nghĩa là Dân Xã Đảng. Giáo phái Tịnh
độ cư sĩ, không đông bằng hai nhóm trên mà đã có hàng vạn, họ không tập
trung lên Sài Gòn, nhưng họ làm cơ sở quần chúng cho Quốc Gia Đảng
(phân biệt với đảng Quốc Gia Độc Lập). Phe Trốt-kít từ 1930 nằm im lìm,
bây giờ sau 9 tháng 3 đã bắt đầu cựa quậy lại. Đám này không có sức lực gì
183
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
đáng kể nhưng có ý đồ tập hợp tất cả các lực lượng chống cộng, chống đệ
tam. Một cánh Trốt-kít, cánh Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương nhảy ra cầm
đầu Sở Mật thám và Sở Cảnh sát Nam Kỳ dưới chế độ Nhật, tự tạo ra một
cái thế mà họ cho là thuận lợi để bảo vệ cho mấy cánh khác hoạt động. Nghe
phong phanh, họ bàn tới việc vận động lập “Mặt trận quốc gia thống nhất”.
Tất cả những tổ chức kể trên đều thân Nhật, đều được Nhật sử dụng. Từ sau
9 tháng 3, họ tăng cường hoạt động. Còn những tổ chức có năm, bảy trăm,
vài ba ngàn người thì nhiều lắm, quây quần xung quanh Sở Sen đầm
Kempeitai của Nhật.
Ta phải làm gì để trở nên mạnh cho thật nhanh, và mạnh hơn tất cả
các tổ chức trên cộng lại?
[Trước khi trả lời cho câu hỏi đó tôi muốn thêm vào đây một việc xảy
ra sau 1995, nghĩa là 50 năm sau Cách mạng tháng Tám, việc ấy liên quan
sâu xa đến việc người ta vu cáo tôi và Xứ ủy Nam Kỳ là “không chịu theo
đường lối, chỉ thị của Trung ương”, cứ theo đường lối riêng của mình. Năm
1995, Nhà xuất bản Chính trị có cho ra đời hai quyển sách về Cách mạng
tháng Tám; một quyển có tính chất tổng kết, một quyển có tính chất hồi ký.
Cả hai đều có đóng góp tốt. Trong quyển có tính chất hồi ký, người đọc
thấy có bài của Thép Mới111 nói rằng: Trung ương họp ở Đình Bảng (Bắc
111Bài của Thép Mới: Chúng tôi không có cuốn sách nay, nhưng rất có thể đây là bài đã
đăng trên báo Nhân Dân ngày 19.8.1982 mà mạng Báo Mới:
http://www.baomoi.com/Info/198-cach-mang-la-sang-tao/122/4674570.epi
đã đăng lại. Đây là đoạn liên quan:
“Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Nội, cuộc hội nghị của Ban Thường
vụ Trung ương vào đêm mùng chín tháng Ba năm 1945 đã được triệu tập từ hai hôm
trước với chương trình nghị sự chủ động bàn về chủ trương đưa phong trào lên một bước
phát triển mới, trước tình hình tiềm tàng trực tiếp là Nhật nhất định thế nào cũng hất
cẳng Pháp.
(… )
Tối mùng 9, có mặt đông đủ ở chùa làng Đồng Kỵ (thuộc Tiên Sơn, Hà Bắc ngày nay).
Chưa kịp họp thì có động, phó lý và trương tuần thấy có người lạ, đến khám xét, hội nghị
chuyển về làng Đình Bảng, cách Đồng Kỵ sáu kilômét. Khi đi đến rừng Sặt (địa điểm của
trường Đại học Thể dục, thể thao Từ Sơn ngày nay) thì súng nổ đùng đùng từ phía Hà
Nội, cách đó trên mười kilômét đường chim bay.
- Nhật - Pháp bắn nhau rồi, anh em ơi! - Đồng chí Trường Chinh reo lên như thế.
Tới nhà cơ sở ở làng Đình Bảng, đồng chí Trường Chinh gặp ngay Bí thư chi bộ xã, yêu
cầu tìm người thanh niên nhanh nhẹn đạp xe qua cầu sông Cái, sang bên Hà Nội, nắm
tình hình Nhật đảo chính Pháp. Hội nghị họp gần suốt đêm đó, thảo luận trên dự thảo chỉ
thị chi tiết mà đồng chí Trường Chinh đã chuẩn bị. Cuộc họp chốc chốc lại bị ngắt quãng
bằng những báo cáo tình hình sốt dẻo mà các "phái viên nhân dân đặc biệt" vào tận
trung tâm Hà Nội, nắm tình hình, đạp xe nhanh về báo cáo.
184
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ninh) thì đêm ấy, ở Hà Nội (9/3) Nhật đảo chánh. Trung ương ra nghị quyết
“Nhật –Pháp đánh nhau, hành động của chúng ta”; đồng chí Trường Chinh
liền đem nghị quyết đó sang nhà in Cờ Giải phóng in ra nhiều bản, một bản
trao cho đồng chí Nguyễn Thị Thập và đồng chí Dân Tôn Tử (tức Trần Văn
Vi) đem về Nam Bộ. Nếu vậy là chỉ thị rất kịp thời!... Tôi xin trễ tràng cải
chính (mà cải chính để làm gì?). 9 tháng 3 năm 1945, chị Mười Thập còn ở
Mỹ Tho (Nam Bộ), anh Vi (sau trong kháng chiến mới lấy tên là Dân Tôn
Tử còn ở căng (trại tập trung) Bà Rá! Ngày 10 tháng 3, tù nhân căng Bà Rá
mới ra khỏi căng. Thì làm gì hai đồng chí ấy đã có mặt ở Hà Nội để lãnh chỉ
thị “Nhật Pháp đánh nhau hành động của chúng ta”. Chị Mười tới tháng 7
mới ra Bắc. Dân Tôn Tử tới năm 1954 mới ra Bắc. Vậy Thép Mới lấy “tin
Chỉ thị 12-3 "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ra đời như thế đó.
Kết thúc hội nghị, đồng chí Trường Chinh về ngay làng Viên Nội bên Đông Anh, lúc đó
thuộc Phúc Yên, sửa kỹ trong hai ngày, và đưa ngay sang nhà in báo Cờ Giải Phóng,
đóng ở thôn bên cạnh in gấp mấy nghìn bản. Từ Hà Nội, đảng tổ chức hai chuyến giao
liên mang tài liệu quan trọng này vào Sài Gòn, cộng với một chuyến đặc biệt, chị Nguyễn
Thị Thập và anh Dân Tôn Tử, từ trong Nam ra, trực tiếp mang tài liệu về Nam.”
Như vậy là Thép Mới (sinh năm 1925, từ trần năm 1991) đã (chỉ) căn cứ vào tài liệu của
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Nội. Thông tin về chuyến đi của bà Nguyễn Thị Thập và
ông Dân Tôn Tử như vậy mâu thuẫn không những với hồi ký của ông Trần Văn Giàu, với
lời kể của những cán bộ lão thành Nam Bộ, mà còn mâu thuẫn với cả hồi ức của ông
Hoàng Tùng, nhiều năm là tổng biên tập báo Nhân Dân, ủy viên Ban bí thư trung ương,
thời 1945 lãnh đạo Thành ủy Hà Nội:
“Trừ mấy trường hợp, như Trần Văn Giàu. Tôi được biết Trần Văn Giàu học ở Liên Xô
về. Tôi biết có người tên là Phi Vân cũng học ở Liên Xô Về, vì hư hỏng bị đi tù ở Sơn La.
Khoảng năm 1935, ở tù cùng Phi Vân tôi hỏi Phi Vân nhận xét về Nguyễn Ái Quốc, Phi
Vân nói: “Ông này không có gì đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông
ta dân tộc chủ nghĩa, trình độ lý luận kém”. Đó là cách nhận định về Bác của mấy người
đi Liên Xô về. Trần Văn Giàu thuộc loại nói trên. Có lần Trần Văn Giàu nói với tôi năm
1932 về anh là Bí thư, sau khởi nghĩa Nam kỳ bị thất bại, anh em mình nhiều người bị
bắt, anh đứng ra lập một tổ chức Tiền Phong, coi như nòng cốt của cách mạng. Khởi
nghĩa ở Sài Gòn chính anh là người lãnh đạo. Còn ở Nam Bộ một số đồng chí của ta như
Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Thị Thập ra nắm vùng nông thôn. Ba người
này ra ngoài Bắc dự Hội nghị Tân Trào. Nguyễn Thị Thập đến không kịp. Ung Văn
Khiêm đến chỗ tôi rồi đi Tân Trào, chứ Trần Văn Giàu không được thừa nhận. Việc
phân xử Trần Văn Giàu có các lớp đàn anh đi tù ở Côn Đảo về. Họ là bậc thầy ở Nam
Bộ, là những người lãnh đạo quen thuộc của nhân dân Nam Bộ. Thế của Trần Văn Giàu
yếu đi, về sau điều Trần Văn Giàu đi Xiêm.”
(nguồn: http://www.diendan.org/viet-nam/tu-lieu-hoang-tung-1920-2010-noi-ve-ho-chiminh/?
searchterm=%22ho%C3%A0ng%20t%C3%B9ng%22 - Những kỉ niệm về Bác
Hồ)
Trích đoạn này cho thấy rõ Hoàng Tùng không ưa gì Trần Văn Giàu, do đó, khi ông nói
rằng đến ngày họp hội nghị Tân Trào (16 tháng 8.1945), bà Nguyễn Thị Thập vẫn chưa
ra tới Hà Nội, điều đó không phải nói ra để “bênh vực”Trần Văn Giàu.
185
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
tức”ở đâu? Hay là, hoặc “vô tình”hoặc “cố ý”đưa ra một “bằng cớ”là Xứ
ủy Nam Bộ, cụ thể là Trần Văn Giàu đã được chỉ thị nghị quyết của Trung
ương mà không chịu thi hành? Sự thật trăm phần trăm là mãi cho đến Tổng
khởi nghĩa, chúng tôi, Xứ ủy Nam Kỳ chưa hề tiếp được chỉ thị nào của cấp
trên cả. Sau 9 tháng 3, các nhiệm vụ đều do chúng tôi tự mình đặt ra cho
mình. Đúng, sai là một việc khác, chẳng lẽ mình ngồi chờ?]
Đặt ra nhiệm vụ nặng nề, lớn lao như thế có phải là chúng tôi chủ
quan ảo tưởng chăng?
Nếu không đủ mạnh, mạnh hơn tất cả các đảng phái khác cộng lại,
nếu ta lẹt đẹt trong vòng cô độc, không ai trông thấy lực lượng hùng hậu của
ta mà chỉ nghe tiếng tăm của ta thôi, thì, vào lúc Nhật Bản bị bại trận, khủng
hoảng chính trị xảy đến, các đảng phái quốc gia và giáo phái sẽ giành chính
quyền, chớ ta nhỏ yếu thì làm gì được? Vậy ta cấp tốc phải trở nên mạnh.
Nhưng làm cách nào để trở nên mạnh cho thật nhanh? Hội truyền bá quốc
ngữ, đoàn SET112 hoạt động công khai, nhưng sức thu hút quần chúng của
các tổ chức đó đều có giới hạn. Những hội biến tướng như tương tế, thể
thao, trợ táng, v.v… thì, lúc này không làm sao tập hợp được đông đảo nhân
dân, nhất là không làm sao xung động được phong trào, không làm sao có
sức đưa quần chúng xuống đường biểu tình theo một số khẩu hiệu chính trị
được.
Phải tìm một số hình thức tổ chức và hoạt động công khai –không
nhất thiết phải là hợp pháp –hợp với ý đồ của ta, mang tính chất động viên
chính trị cao, trước hết là cho thanh niên, động viên được hàng vạn, hàng
chục vạn, hàng triệu người dân, đưa họ xuống đường theo khẩu hiệu cách
mạng giải phóng dân tộc.
Nghĩ mãi không ra. Song chúng tôi cho rằng hễ có vấn đề đặt ra một
cách hợp lý thì tất phải có giải đáp cần thiết. (Lúc này tôi nhớ đến câu nói
của Hegel: “Những cái gì hợp lý là hiện thực” –tout ce qui est rationel est
réel).
Trong lúc bọn tôi còn đang lúng túng, thì thống đốc Nhật ở Nam Kỳ
Minoda và Tổng lãnh sự Ida mời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và kỹ sư Ngô Tấn
Nhơn đứng ra tổ chức thanh niên ở Nam Kỳ. Thạch báo cáo với Xứ ủy, bàn
riêng hơn thiệt với Hà Huy Giáp (ở Trung Kỳ mới vào) và tôi, Hà Huy Giáp
112 SET: Section d’Excursion et de Tourisme (Đoàn du ngoạn và du lịch), xem hoạt động
của các đoàn SET ở phần VII.
186
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
nằm ở nhà thương của Thạch, tại đường Chasseloup-Laubat (bây giờ là
đường Xô Viết Nghệ Tĩnh).
Tụi Nhật ở Nam Kỳ nhờ Phạm Ngọc Thạch đứng ra tổ chức thanh
niên thì cũng như ở Trung, Bắc tụi nó nhờ Phan Anh, Tạ Quang Bửu đứng ra
tổ chức thanh niên ở ngoài đó, chẳng có gì khác đâu ở trong ý đồ của Nhật.
Cái khác là ở chỗ Phạm Ngọc Thạch là đảng viên Đảng Cộng sản và
Minoda, Ida hoàn toàn không biết, không ngờ rằng đằng sau lưng Phạm
Ngọc Thạch là một Xứ ủy đang tìm kiếm một hình thức tổ chức và hoạt
động công khai của thanh niên, không phải trong phương hướng thể thao,
văn hoá đi trong đường hướng Đại Đông Á, mà trong phương hướng chính
trị yêu nước và độc lập dân tộc. Cũng phải nói thật: nếu không được anh
Giáp, anh Giàu đồng ý thì Bác sĩ Thạch chẳng chịu đứng ra tổ chức Thanh
niên Nam Kỳ theo đề nghị của Minoda và Ida đâu, mà dầu có đứng ra làm
cũng không gây ra được một phong trào rộng lớn đâu, bất quá cũng như
Phan Anh ở Bắc, ở Trung. Và, nếu việc quan trọng đó không được một đồng
chí có nhân cách, tài ba như Phạm Ngọc Thạch và các bạn thân thiết của
anh đứng ra phụ trách tập hợp thanh niên thì Xứ ủy cũng không biết lấy ai
đảm nhiệm công việc lớn lao này.
Đúng là tụi Nhật (chính khách và quân nhân) không biết, không thể
biết Thạch là cộng sản. Biết sao nổi? Thánh cũng không biết! Thạch lấy vợ
đầm (một bà đầm không có chánh kiến nào khác hơn là chánh kiến của đức
ông chồng113); có vợ đầm nên cũng là dân Tây; Thạch lại là cháu ngoại của
người hoàng tộc; anh học ở Hà Nội rồi học ở Pháp, giỏi chuyên môn (trị
bệnh lao), có nhà thương tư, làm bác sĩ cho gia đình đại tư bản số một Sài
Gòn Hui Bòn Hỏa với lương tháng trên vài ngàn đồng bạc Đông Dương
thuở ấy; riêng Thạch có nhiều đất ruộng ở Đồng Tháp Mười, ở đồng bằng
sông Cửu Long, và có gần trăm mẫu cà phê ở Dran trên đường Phan RangĐà
Lạt. Giao du rộng, chơi thân với nhiều tai to mặt lớn Pháp, rồi chơi thân
với Minoda, Ida và mấy tướng lãnh Nhật. Nghe nói Minoda cũng có vợ đầm
như Thạch. Thì ai có thể ngờ rằng cái ông bác sĩ dân Tây, cháu hoàng tộc,
lắm đất, lắm tiền này lại là cộng sản, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông
Dương? Nhật không ngờ nên mới mời.
Nhận hay không nhận?
113 Về mối tình của ông bà Phạm Ngọc Thạch, có thể tham khảo bài Ba tôi của Colette
Phạm Ngọc Thạch (Phạm Như Mai)
http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/100-nam-ngay-sinh-bac-si-pham-ngoc-thach-
7-5-1909-7-11-1968/
187
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Làm hay không làm?
Bọn tôi bàn bạc, lật ngược lật xuôi, cân nhắc lợi hại, có thể xem là kỹ.
Có thể có anh em (trước hết là nhóm “Giải Phóng”) ngờ ta làm việc không
công hay, hơn nữa, làm tay sai cho Nhật; họ vốn cô độc hẹp hòi, bệnh cô độc
hẹp hòi là bệnh mãn tính của nhiều anh em ta xưa nay; thời nào cũng có; anh
em họ không quan niệm được rằng ngay ở thời chiến ta vẫn có thể lợi dụng
công khai để mở rộng hoạt động quần chúng chống Nhật, chống thực dân,
chống chiến tranh xâm lược. Thì ta sợ gì cái đánh giá sai lầm của người cô
độc hẹp hòi? Cũng có thể là, lúc nào đó, Nhật ép buộc tổ chức thanh niên
phục vụ không nhiều thời ít cho hoạt động chiến tranh Đại Đông Á của nó.
Nhưng, nếu ta không đứng ra nắm thẳng việc tổ chức thanh niên thì Nhật
cũng lựa được người khác (thiếu gì) để làm việc đó. Khi ấy Nhật sẽ nắm
thanh niên chắc hơn, sẽ lợi dụng thanh niên nhiều hơn. Trái lại nếu ta nắm
được thanh niên một cách vững vàng thì ta sẽ có nhiều khả năng vận động
thanh niên chống lại mọi cách lợi dụng của Nhật mà Nhật không làm sao tự
tung tự tác được, nhất là lúc nó ở trong thế yếu, thế thua. Chắc hẳn có đồng
chí ít cô độc hẹp hòi hơn là Giải Phóng bảo rằng ra không nên đứng ra “bao”
cái việc tổ chức thanh niên, ta hãy chờ khi kẻ thân Nhật đứng ra tổ chức, rồi
khi ấy ta sẽ chen vào mà hoạt động, như vậy sẽ không mang tiếng, mà vẫn
theo đúng lời dạy của Lenin trong sách “Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ
nghĩa cộng sản”. Có thể trả lời cho các đồng chí ấy rằng, việc đã sẵn có
những tổ chức thanh niên của người thân Nhật lập ra thì tất nhiên ta sẽ chen
vào đó để mà hoạt động quần chúng chống bọn lãnh tụ cơ hội và phản động
(việc này thì ta đang làm đối với một số tổ chức thanh niên do Nhật lập ra
như đoàn phòng vệ Nhật Việt). Nhưng nếu có cơ hội để chính chúng ta đứng
ra tổ chức thanh niên, vạch ra phương hướng, tư tưởng chính trị, sắp xếp cơ
cấu tổ chức, bố trí các người lãnh đạo ở Trung ương và địa phương, ở các
ban, đưa hàng chục vạn thanh niên vào hàng ngũ một tổ chức công khai mà
chúng ta vẽ ra phương hướng, chúng ta điều khiển một cách khôn khéo, theo
đường lối cơ bản của ta, của cách mạng giải phóng dân tộc, thì tại sao ta chối
từ, tại sao ta không làm, tại sao ta chần chừ để cho đám tay sai của Nhật tổ
chức rồi ta mới lần hồi và lẽ tẻ chen vào ở cấp cơ sở và cấp dưới, dưới quyền
chỉ huy của những kẻ kém về mọi mặt, nhất là mặt chính trị? Làm như thế,
khác nào ta để mặc cho bọn kia thao túng?
Có thể là, trước sau rồi thì Nhật cũng biết ta (cộng sản) nắm tổ chức
thanh niên; nó có thể sẽ ra tay khủng bố, nó bắt, nó giết hết thì làm sao?
Không sợ! Khi Nhật đã vào bước suy tàn nhưng ngày nay thì nó sợ ta hơn là
ta sợ nó; nó cố không gây chuyện với nhân dân ta để còn có thể đương đầu
với địch thủ của nó là Mỹ. Vả lại, sự hoạt động của ta trong thanh niên sẽ
188
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
khôn khéo hết sức, ta chĩa mũi nhọn đấu tranh vào nguy cơ thực dân Pháp
trở lại, ta đặt vấn đề giành độc lập dân tộc, giành thống nhất Tổ quốc lên trên
hết, tất nhiên ta không công khai nói cộng sản, ta nói yêu nước là chính, thì
Nhật lấy cớ gì để khủng bố, để bắt giết; vả lại bắt giết ta có dễ đâu khi mà
phong trào nhân dân vì độc lập tự do đã lên cao trong lúc uy thế của Nhật
Bản xuống thấp, trong lúc Nhật Bản sắp phải đầu hàng? Mà cho dầu Nhật
cuối cùng biết Phạm Ngọc Thạch hoạt động theo đường lối của Đảng Cộng
sản đi nữa, thì lúc ấy đã trễ quá rồi, Nhật trở tay sao kịp? Phải đành chịu
thôi! Nói cho rõ hơn, nếu hồi 1942, 1943 mà Nhật lật đổ Pháp, tuyên bố Việt
Nam độc lập, lúc ấy uy thế Nhật lên cao, Nhật đang thắng, chiến tranh đang
mở rộng, nếu lúc bấy giờ mà Nhật mời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra tập
hợp thanh niên, làm thủ lãnh thanh niên, thì Xứ ủy chắc không tán thành
đâu. Còn như vào giữa năm 1945, Ý, Đức đầu hàng, Nhật Bản trơ trọi, chết
tới nơi, ta rất có thể và cần phải đứng ra lợi dụng công khai để huy động
hàng chục vạn, hàng trăm vạn nhân dân làm lực lượng chính trị giành chính
quyền khi thời cơ chín muồi, khi quân phiệt Nhật sụp đổ. Ở Nam Kỳ mà
không làm như vậy thì cô độc, không tranh nổi với các đảng quốc gia, và
giáo phái, tức là không có cách mạng thắng lợi. Cái điều đáng lo nhất, cần
phải tránh nhất là sự khiêu khích cực tả, đặc biệt là khiêu khích của đám
Trốtkít nhiều âm mưu nham hiểm.
Vậy cái hại không phải to lớn gì, không phải không thể trừ bỏ được.
Còn cái lợi thì khỏi cần phải giải thích cho nhau làm gì nữa. Tụi này ở Nam
Kỳ đã quen lợi dụng công khai, hợp pháp từ lâu đời rồi. Từ hồi Nguyễn An
Ninh ra báo La Cloche Fêlée, diễn thuyết ở Xóm Lách, thanh niên đảng
thành lập mà không xin phép, vận động bầu cử hội đồng thành phố và hội
đồng quản hạt, làm biểu tình hàng vạn người và hàng mấy chục cuộc rước
“lao công đại sứ” Justin Godart, ra báo Dân Chúng mà không xin phép,
v.v… trong khi tổ chức Đảng Tiền phong vẫn bí mật thì tổ chức và hoạt
động quần chúng công khai, nhờ vậy mà Đảng Cộng sản phát động được rất
nhiều phong trào rộng lớn. Bây giờ, sau 9 tháng 3 năm 1945, nảy sinh ra một
tình hình mới chứa đựng nhiều khả năng cho chúng ta một lần nữa sử dụng
công khai, hợp pháp trên một trình độ cao hơn trước thì chắc là ta sẽ đạt hiệu
quả lớn nhất xưa nay.
Bấy giờ chúng tôi thường nói với nhau: trên bầu trời, tinh tú nào lớn
nhất thì có sức hút mạnh nhất. Đảng Cộng sản và Mặt trận dân tộc phải lớn
mạnh nhất thì mới thu hút được tất cả lực lượng yêu nước vào quỹ đạo giải
phóng của mình. Muốn được vậy phải thừa cơ tổ chức một đoàn thể thanh
niên lớn mạnh, ở đó tinh thần yêu nước, thương dân, chống thực dân, tinh
189
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
thần hy sinh, đấu tranh cho độc lập thống nhất sẽ là tư tưởng chính trị bao
trùm.
Cuối cùng theo sự đề nghị của Giáp và Giàu, Xứ ủy quyết định cho
đồng chí bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra công khai tổ chức Thanh niên.
Một số đồng chí khác sẽ được phái vào tổ chức này để, khắp các tỉnh cùng
với tất cả những người thanh niên cộng sản, nhanh chóng tạo ra một đoàn
thể yêu nước rộng rãi mang tinh thần chiến đấu cao, có khả năng thu hút
mạnh, đi theo đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.
Đó là vào tháng 5 năm 1945.
Về sự lựa chọn những nhân vật đứng ra lãnh trách nhiệm tổ chức
Thanh niên ở Nam Kỳ, Xứ ủy quan niệm rằng tổ chức thanh niên trước hết
phải theo một đường lối mặt trận; bọn tôi xem tổ chức Thanh niên này như
là một cách hay để tập hợp tuổi trẻ của nhiều tầng lớp xã hội, trước hết phải
đưa vào tổ chức và hoạt động các nhà trí thức tiến bộ, có danh vọng, mà
chúng ta có thể nói chuyện được và thực thế ta đã bắt đầu nói chuyện rồi,
nhưng chưa đưa vào tổ chức. Tổ chức Thanh niên của ta đang lập nên vừa là
tập hợp thanh niên vừa là tập hợp trí thức yêu nước bằng công tác thanh
niên. Trên tinh thần đó, ban quản trị, ban chỉ đạo (đóng ở số 14 đường
Charner nay là Nguyễn Huệ) gồm:
- Lê Văn Huấn, giáo sư trường Pétrus Ký, một ông giáo sư khoa học
dạy giỏi và tính nghiêm khắc, tư cách đúng đắn, hình dạng như một pho
tượng đồng đen; thầy được xem là đại diện của tổ chức thanh niên đối với
nhà chức trách trong sự giao tiếp, hàng ngày khi cần.
- Kha Vạn Cân, kỹ sư, làm phó cho Lê Văn Huấn, là ông chủ lò nấu
sắt sớm nhất ở Nam Kỳ, một cầu thủ nổi tiếng của thành phố, thân hình hộ
pháp, cười nói vui vẻ, nội cái “tướng” ấy đã đủ gây cảm tình.
- Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ, làm tổng thư ký, đứng đầu một ban thư ký
gồm toàn nhà trí thức, nhất là những sinh viên “xếp bút nghiên”đã từng hoạt
động thanh niên mấy năm qua. Quyền hành thực tế là ở ban thư ký này.
- Nguyễn Văn Thủ, bác sĩ nha khoa, con nhà giàu rất lớn ở quận Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long, bản thân là một “cây” thể thao, làm trưởng ban thể
thao.
190
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Luật sư Thái Văn Lung (1916-1946)
- Thái Văn Lung,114 trạng sư, dân Tây, sĩ quan, phụ trách ban thanh
niên.
- Tạ Bá Tòng, sinh viên “xếp bút nghiên”, phụ trách ban xã hội.
- Huỳnh Tấn Phát, kiến trúc sư, chủ bút báo “Thanh Niên”, đẹp trai,
vui tính, diễn thuyết giỏi, nói có duyên, phụ trách ban tuyên truyền.
- Huỳnh Văn Tiểng, sinh viên “xếp bút nghiên”, tác giả nhiều vở kịch
nổi tiếng, làm tráng trưởng.
Mấy người nữa, tôi không nhớ hết, ở trong một ban lãnh đạo đầy uy
tín, có nhiều khả năng hoạt động sôi nổi. Hầu hết họ là học viên trong lớp lý
luận chính trị do tôi phụ trách, có Hà Huy Giáp và Nguyễn Văn Nguyễn
giúp sức.
Ở các tỉnh, trong ban trị sự, số trí thức tương đối ít hơn, số anh em
cộng sản “công khai” nhiều hơn, phần lớn là những đồng chí có kinh nghiệm
hoạt động hồi thời kỳ Đông Dương Đại hội và sau đó. Anh em nông dân
nhìn vào thì thấy hơi “lo”vì các ông trí thức đứng đầu hầu như khắp nơi,
nhưng rồi phấn khởi vì mọi việc thực tế đều do anh em của ta trước nay chịu
khó phụ trách, mà khó thì không phải là điều mà anh em ta ngại.
Để làm việc có tính tập thể, Thạch đề nghị đưa Tiểng và Thủ, sau đó
là Phát vào Đảng. Bọn tôi đồng ý, hoan nghênh nhiệt liệt nữa là khác. Từ
nay thì Đảng Cộng sản có cán bộ trí thức “bự” để làm trí vận. Như vậy, trí
114 Thái Văn Lung: xem tiểu sử trong Nguyên Hùng
(http://www.quansuvn.net/index.php/topic,17085.40.html
191
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
vận là thanh vận kết hợp chặt chẽ và đưa lại rất nhiều kết quả tốt đẹp. Một
bài học bắt đầu được rút ra là làm “trí vận” hay nhất là giao cho trí thức tiến
bộ, yêu nước, một số công tác thích hợp với địa vị xã hội của họ. Công tác
vận động thanh niên là ông thầy chính đã vô tình (hay là khách quan) làm
việc huấn luyện tư tưởng cho họ, lẽ tất nhiên là với sự săn sóc của Đảng, cụ
thể là của Xứ ủy và Đảng đoàn. Tôi quan niệm Đảng Cộng sản là đảng của
trí tuệ, thì Đảng phải chú ý đến trí vận, như công vận, nông vận; trí vận tất
phải đưa lại những thành tựu tương đương với các ngành vận động lớn khác.
Trong trường hợp này, đưa tầng lớp trí thức ưu tú vào đoàn thể cũng là đưa
các tầng lớp tư sản dân tộc vào phong trào chung.
Về tên của tổ chức thanh niên: chớ tưởng rằng tụi Ida đặt tên cho tổ
chức Thanh niên Nam Bộ bấy giờ. Chẳng một ai hỏi ý kiến của y về vấn đề
này. Y chỉ được thông báo, và y chẳng có gì phản đối hay hoan nghênh, nếu
có ý gì, thì đó là ý tán thành Phạm Ngọc Thạch.
Chúng tôi bàn với nhau rằng cái tên của tổ chức có tầm quan trọng
tượng trưng, tiêu biểu, in sâu vào tâm trí của đoàn viên, chớ không phải lấy
tên nào cũng được. “Thanh niên tiền tuyến” thì không nên, là rất cấm kỵ; bởi
vì chúng ta chống chiến tranh Đại Đông Á của Nhật. “Thanh niên cứu quốc”
thì tất nhiên là đúng nhất mà không lấy được, bởi vì ta đang lập một tổ chức
lợi dụng công khai, hợp pháp mà Thanh niên cứu quốc thì Nhật và bù nhìn
làm sao để cho hoạt động công khai? Thạch và hai đồng chí phát kiến tên
“Thanh niên tiền phong”, một cái tên hấp dẫn, có nghĩa là giao trách nhiệm
xung kích, đi đầu trong chiến đấu cho tuổi trẻ đầy máu nóng. Vả lại, “Tiền
Phong”là tờ báo của Xứ ủy Nam Kỳ trong bí mật, là tên của tờ báo Thanh
niên Cộng sản ở bên Pháp. Năm 1937, ở Sài Gòn ngay chúng ta cũng có tờ
Avant Garde. Chắc các bạn lâu nay trong phong trào cách mạng sẽ tán thành
cái tên “Thanh niên Tiền phong”. Vậy, tổ chức thanh niên mà Phạm Ngọc
Thạch và các bạn của anh lập ra sẽ mang tên “Thanh niên Tiền phong”, một
cái tên quyến rũ, động viên, nhiều ý nghĩa tốt, không phải “SET”, càng
không phải như “Thanh niên Ducoroy”. Phải nhắc lại rằng chúng ta đặt tên
“Thanh niên Tiền phong” mà không cần phải báo cho Minoda, Ida, không
cần chúng đồng ý hay không đồng ý. Xứ ủy đồng ý là đủ rồi.
Thanh niên Tiền phong tuyên bố mang “tinh thần mới”, theo “mục
đích mới”. Tinh thần mới, mục đích mới đó là gì? Hãy đọc lại bản “tuyên
cáo”đăng ở các báo Sài Gòn cuối tháng 5 năm 1945 thì rõ:
“Tinh thần cũ của các đoàn thanh niên trong vòng mấy năm nay là
một tình thần trưởng giả, bạc nhược, chán nản. Thật vậy, những cuộc điền
192
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
kinh, những cuộc tranh giải rất náo nhiệt, rất ồn ào, chỉ để che đậy cái
khủng hoảng bên trong và để mê hoặc quần chúng. Tinh thần cũ là tinh thần
phục tùng, nô lệ, bế tắc, rất đỗi hẹp hòi. Nói chi đến sáng kiến, tìm tòi, chiến
đấu? Tinh thần cũ là tinh thần thụ động.
Ngày nay đối với phong trào giải phóng đang bồng bột khắp thế giới,
dửng dưng lặng lẽ là chết, an phận là chết.
Phải tiêu diệt tinh thần ươn hèn ấy, để tạo nên một tinh thần mới,
chính đáng hơn, vững bền hơn.
Tinh thần mới tức là tinh thần thiết thực, khoa học, luôn luôn tìm hiểu
để vượt lên cao.
Cuộc phục hưng của dân Việt Nam sau này thành hay bại là do nơi
thanh niên. Muốn làm tròn cái xứ mạng ấy, Thanh niên Tiền phong trước hết
bẻ gãy cái ranh giới giai cấp đã chia rẽ lực lượng thanh niên… Thanh niên
Tiền phong sẽ được huấn luyện kỹ lưỡng, dự bị chu đáo cho công cuộc vĩ đại
của lịch sử, xứng đáng cho đời họ.
Hỡi thanh niên gần xa trong các đẳng cấp!
Chúng ta đang trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng. Xã hội
chúng ta đang bày ra một cảnh tượng hỗn loạn. Chúng ta không thể đứng
yên trong hoàn cảnh cũ với một tinh thần thối nát. Chúng ta phải theo đuổi
mục đích mới với một tinh thần mới. Thanh niên Tiền phong tha thiết kêu gọi
các bạn hãy kéo đến gia nhập hàng ngũ chúng tôi để cùng mạnh bước tiến
trên đường xán lạn”.
Còn những ý chưa thật rõ, nhưng mà, ta sử dụng công khai hợp pháp
thì tất cả đều rõ làm sao được? Còn thiếu từ cách mạng; nhưng mình đi tới
với tay che trán của mình, che mắt của địch, thì đương từ “cách mạng” sẽ
bộc lộ nguyên hình của mình còn gì? Từ “cách mạng” sẽ từ từ đến sau, đến
ngay khi tổ chức đã xếp, khi phong trào bắt đầu khởi động, nói cho rõ hơn,
khi sự chỉ đạo của Xứ ủy thêm chặt chẽ. Ngày chủ nhật 5 tháng 7, trong
cuộc lễ Tuyên thệ Thanh niên Tiền phong lần thứ nhất (tuyên thệ là một
sáng tạo có tác động tâm lý cao, hướng đi tới biến Thanh niên Tiền phong
thành một tổ chức yêu nước nửa quân sự), trước 25 ngàn thanh niên tập hợp
ở vườn Ông Thượng, trong đội ngũ hẳn hoi, thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong
bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra kêu gọi thanh niên, và trong lời kêu gọi đó,
anh đã nhấn mạnh vào mục đích cách mạng, tinh thần cách mạng mà mỗi
thanh niên đều phải có.
193
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
“Hỡi anh em thanh niên,
Ngày nay là một ngày long trọng của đời ta; cũng là một ngày đáng
ghi trong lịch sử sau khi nước ta chìm đắm trong mấy chục năm nay. Ngày
nay chúng ta được hân hạnh đứng dưới ngọn cờ Thanh niên Tiền phong,
giữa trời xanh, dưới mắt chứng kiến của quốc dân, đồng bào đông đảo, quỳ
gối tuyên thệ: “Tôi luôn luôn hết lòng hy sinh cho Tổ quốc”, “Tôi luôn luôn
theo luật lệ Thanh niên Tiền phong”. Mà ngày nay cũng là một ngày kỷ niệm
đau đớn trong lịch sử, vì, chính ngày này, tháng này, cách đây 60 năm, năm
1885, kinh đô Thuận Hoá thất thủ. Bọn đế quốc thực dân Pháp... đặt lên
toàn bộ giang sơn ta một cái ách đô hộ, làm cho anh hùng nước ta khó vùng
vẫy, làm cho quốc dân ta mất tinh thần đấu tranh hy sinh, làm cho nước ta
biết bao nhiêu chậm trễ trên con đường tiến hoá. Vậy ngày nay là ngày
tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong cũng là ngày kỷ niệm thất thủ giang
sơn…
Lịch sử nước ta từ xưa đến nay đều hoàn toàn là một lịch sử cách
mạng. Từ đời Hùng Vương cho đến Nguyễn Thái Học, trải qua Bà Trưng, Lê
Lợi, anh em Tây Sơn, máu anh hùng nhuộm đỏ giang sơn chỉ vì hai mục
đích: giải phóng dân tộc Việt Nam và tìm chỗ sống dưới bầu trời.
Đáp lại yêu cầu của toàn thể quốc dân, Thanh niên Tiền phong ngày
nay ra đời để bành trướng ở miền Nam một tinh thần đấu tranh cường
tráng, để giữ quyền lợi cho dân tộc ta, để đánh đổ bọn trửơng giả, bọn ích
kỷ, để cho người ngoại quốc biết rằng dân tộc Việt Nam không phải là một
dân tộc hèn mạt. Không! Dân tộc Việt Nam không bao giờ là một dân tộc
hèn mạt như bọn sâu mọt xã hội đó tỏ ra. Dân tộc Việt Nam ngày nay vẫn
còn giữ hết tinh thần tranh đấu của các vị anh hùng xưa đã từng đem lại cho
nước ta một địa vị độc lập trên trường quốc tế. Vậy anh em tráng sinh ta hãy
quên hết những chia rẽ cá nhân hay đảng phái để một lòng hy sinh phụng sự
nước nhà. Anh em tráng sinh ta hãy nhớ đến mấy nhà chí sĩ cách mạng
trong mấy chục năm vừa qua. Ta luôn luôn đừng quên mấy nhà cách mạng
ấy từ Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Đoàn Trần Nghiệp, Lý Tự Trọng,
Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, đều toàn là mấy nhà thanh niên trẻ
tuổi đã hiến cho Tổ quốc một tinh thần cứng cỏi, đấu tranh. Ta nên cúi đầu
trước bóng người xưa mà nhận lãnh từ nay một sứ mạng chiến đấu để khỏi
thẹn với non sông.
Hỡi anh em huynh trưởng! Ta là tiên tiến trong đoàn Thanh niên Tiền
phong, ta phải một lòng cương quyết để đem mối tráng sinh lên con đường
tráng sĩ.
194
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Anh em thanh niên, hãy gia nhập hàng ngũ Thanh niên Tiền phong để
đáp lại di chúc của mấy nhà chí sĩ cách mạng xưa, để giải phóng dân tộc ta,
để chống lại hết thảy các đế quốc thực dân, mà kiến thiết nền độc lập của
nước Việt Nam.
Chữ “cách mạng”, “cách mạng giải phóng dân tộc”, “giành độc lập”,
“chống lại tất cả các đế quốc” đã được công khai nêu cao, rõ ràng, không
còn gì mù mờ che lấp nữa, tinh thần của Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng,
Minh Khai, Hà Huy Tập cũng đã được tuyên dương giữa trên dưới 50 ngàn
người tuyên thệ và dự xem tuyên thệ ngày 5 tháng 7 giữa Sài Gòn. Thì bảo
Thanh niên Tiền phong là của ai? Nói là của địch sao được? Đúng là của ta
đó chớ. Bảo Thanh niên Tiền phong là của địch thì hoặc là một vu khống
trắng trợn, hoặc là một sự lầm lẫn tệ hại, một quan niệm không lấy gì làm
sáng suốt khôn ngoan, một thứ chủ nghĩa cô độc mà hằng chục năm nay
Đảng đã cực lực phản đối, phản đối cô độc thì mới đúng chớ sao lại phản đối
sự tập hợp rộng lớn để thực hiện tinh thần cao Phạm Hồng Thái, Minh Khai,
Hà Huy Tập?
Cái hôm tuyên thệ lần thứ nhất này của Thanh niên Tiền phong, chính
những kỷ niệm nhắc nhở các nhân vật lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam
là chỗ được đoàn viên Thanh niên Tiền phong và công chúng hoan nghênh
nhiệt liệt nhất. Hôm đó, tôi đội nói nỉ cũ, mặc bà ba, đi guốc vào sân ngồi
ngoài rìa xem tuyên thệ, tôi đâm lo cho thủ lĩnh Phạm Ngọc Thạch, sợ cái
đồng chí sôi nổi này vượt ra ngoài phạm vi đại đoàn kết và cách mạng dân
tộc. Nhưng mọi việc đều ổn. Người ta ra về từng đoàn trong tiếng hát “Lên
đàng”, hết sức phấn khởi. Sau đó, tôi có dịp vừa khen Thạch làm một bài
diễn văn hay, vừa căn dặn anh (sắp đi các tỉnh), khi đưa tên chị Minh Khai
thì cùng đưa tên Cô Giang, khi đưa tên Hà Huy Tập thì cùng đưa tên
Nguyễn An Ninh, cho đồng bào các giới đừng nghi ngờ gì về tính chất mặt
trận cần phải được nhấn mạnh của Thanh niên Tiền phong.
Nói đến lá cờ của Thanh niên Tiền phong, cờ vàng sao đỏ.
195
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Đoàn thể chính trị, tôn giáo nào ở Sài Gòn, ở Nam Kỳ lúc đó cũng đều
có màu cờ của họ. Cờ quẻ ly của triều đình Bảo Đại, cờ chữ vạn của Cao
Đài, cờ ngôi sao xẹt của Trốtkít, cờ điều của Hoà Hảo, v.v… Loạn
cờ! Thanh niên Tiền phong là một tổ chức lớn, tất phải có cờ của đoàn thể
mình. Vả lại, cây cờ là một sự hiệu triệu tập hợp; tập hợp mà không cờ xí gì
hết thì thiếu một cái gì lớn. Thanh niên Tiền phong lấy cờ gì bây giờ? Cờ đỏ
sao vàng từng xuất hiện trong khởi nghĩa 1940, nay là cờ Mặt trận Việt
Minh; nếu ta lấy cờ này thì không còn tồn tại công khai và hoạt động công
khai được nữa. Như vậy đã bộc lộ ngay cái mà ta không muốn bộc lộ. Phải
chế một lá cờ khác, khác mà giống, giống mà khác, cũng hai màu vàng đỏ,
cũng ngôi sao ở giữa, nhưng ở đây thì sao đỏ, ở kia là sao vàng. Sao đỏ, anh
em nói là sao cách mạng, màu đỏ là màu cách mạng, sao là hướng dẫn đúng
đường (trên huy hiệu của SET, năm nào, có con đường đỏ giữa nền xanh).
Ta lấy sao đỏ, nhưng không kẻ ác ý nào tố cáo Thanh niên Tiền phong là
cộng sản được, bởi vì nền cờ là màu vàng, màu vàng là màu dân tộc.
Cờ vàng sao đỏ như vậy có nghĩa là cách mạng dân tộc; sau này nhiều
anh em bảo khi cần thiết thì cờ vàng sao đỏ sẽ đổi thành cờ đỏ sao vàng có
sao đâu? Có thứ cờ không thể đổi được hoặc nếu đổi thì phải thủ tục nghiêm
trang như quốc kỳ của một dân tộc đã gắn bó với lá cờ ấy. Cờ tam tài của
Pháp, cờ mặt trời mọc của Nhật; cũng không đổi được nếu lá cờ biểu hiện
một bản chất như cờ đỏ búa liềm của các Đảng Cộng sản toàn thế giới. Chớ
còn như cờ đoàn thể quần chúng mà thay đổi, tên của đoàn thể có tính chất
mặt trận đó mà thay đổi tuỳ thời thế, tuỳ chủ trương thì không có gì cấm cản,
hễ có lợi cho cách mạng thì nên làm. Từ 1930 đến nay (1945) tên của Mặt
trận Xứ ta bốn lần thay đổi. Không ai cho rằng sai, trái lại người ta cho rằng
đó là uyển chuyển cần thiết.
Cờ vàng sao đỏ thực tế được thanh niên và nhân dân hưởng ứng dữ
lắm, các đồng chí không ai đặt thành vấn đề. Ngày nào Thanh niên Tiền
196
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
phong tuyên bố là thành viên của Mặt trận Việt Minh thì nó sẽ đi dưới cờ đỏ
sao vàng, như tất cả đồng bào đều theo cờ đỏ búa liềm biểu hiện cho quyền
lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng.
Hồi đó, chế cờ vàng sao đỏ, trong lòng chúng tôi không bao giờ có ý
nghĩ là phân liệt, là cạnh tranh với cờ đỏ sao vàng, càng không có ý nghĩ đối
lập. Những người xem Thanh niên Tiền phong là “của Nhật” thì mới hiểu sai
lầm quá đáng như vậy, hay là mới vu oan một cách kỳ cục như vậy. (Đến
sau này, khi Mặt trận ở miền Nam mang tên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng,
lấy cờ là nửa xanh, nửa đỏ sao vàng, thì đó là sự uyển chuyển cần thiết,
không ai thắc mắc gì).
[Có chuyện này, lạ lùng, mà có kinh nghiệm hay lý luận chính trị đến
đâu cũng không thể giải thích nổi: Ông học trò cũ của tôi là Trịnh Nhu
chuyên nghiên cứu lịch sử Đảng ở Trung ương, mới đầu những năm 90 đây
thôi, gửi cho tôi một bức thư kèm theo mấy trang sách in (tôi nhấn mạnh:
sách in typô) trong đó có đoạn viết:… Ở Nam lúc ấy (1945) có hai Xứ ủy,
một là Xứ uỷ Giải Phóng lấy cờ hiệu cờ đỏ sao vàng, hai là Xứ ủy Tiền
Phong lấy cờ hiệu là cờ vàng sao đỏ. Trịnh Nhu hỏi tôi vậy sự thật như thế
nào? Tôi buồn cười quá, cười ra nước mắt, sao mà gần 50 năm sau người ta
còn in sách bậy bạ, ngốc ngác như thế, khi mọi chuyện đã rõ. Tôi viết thư trả
lời cho Nhu: “Tôi không biết cái Xứ ủy nào gọi là Xứ uỷ Tiền Phong cả, chỉ
có hồi 1943-1945, một Xứ ủy mà tôi là bí thư, Xứ uỷ Nam Kỳ của Đảng
Cộng sản, Xứ uỷ đó có báo Tiền Phong làm cơ quan tuyên truyền và có công
khai tổ chức Thanh niên Tiền phong, đoàn thanh niên lớn này lấy cờ vàng
sao đỏ làm biểu tượng, còn cờ của Xứ uỷ Đảng vẫn là, chỉ có thể là cờ đỏ
búa liềm mà thôi. Còn cái gọi là “Xứ ủy Việt Minh” mới lập sau 9 tháng 3
thì nếu anh em đó lấy cờ Việt Minh làm biểu tượng, thì tôi không có trách
nhiệm gì”]
Vậy phải phân biệt cờ Đảng Cộng sản với cờ của Thanh niên Tiền
phong.
Đừng lập lờ đánh lận con đen, sau bao chục năm mà còn nói bậy như
vậy thì quả là có thể “cười ra nước mắt” vì làm sao mà trong hàng ngũ cách
mạng tới nay vẫn còn cái thứ anh em mình có khối óc bằng đất sét như thế?
Ai muốn đọc tài liệu gốc thì đến hỏi Trịnh Nhu, Ban Nghiên cứu Lịch sử
Đảng, Hà Nội.
197
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Về “trang phục” của Thanh niên Tiền phong, đối với Sài Gòn, không
có gì mới lạ hẳn, các tổ chức “hướng đạo” của thời Pháp đã có rồi. Mà thanh
niên bao giờ cũng thích những hình thức bề ngoài có ý nghĩa. Về mặt này
Thanh niên Tiền phong đã tiếp nối đoàn SET ở mức cao hơn. Vả lại, do
trang phục, trang bị, một đoàn viên được phân biệt rõ ràng với những người
xung quanh, được bà con chú ý, tất phải giữ danh dự cho “màu cờ, màu áo”
của mình, không dám hay là ít dám làm bậy, nói bậy, mà phải làm điều tốt
để bảo vệ danh dự của đoàn và của mình. Đoàn viên Thanh niên Tiền phong
đội nón bàng, một thứ nón mà nguyên liệu sẵn có ở các bưng Nam Kỳ, rẻ,
nhẹ và đơn giản; quần soọc màu, sơ mi tay ngắn, gọn và hùng, hùng còn ở
cuộn dây thừng đeo ở thắt lưng, bên cạnh một con dao găm bọc da, về sao
thêm một cây gậy tầm vông. Những thứ đó là khí cụ dùng hàng ngày mà lại
có ý nghĩa là Thanh niên Tiền phong sẵn sàng chiến đấu. Thanh niên Tiền
phong gặp nhau hay họp mặt thì chào nhau bằng cách đưa tay trái sè ra,
ngang vai, hô: “Thanh niên, tiến!”. Khi ấy có anh em mình đề nghị Thanh
niên Tiền phong chào kiểu nắm tay phải đưa lên ngang vai, lối chào này ta
thường thấy những năm 1936-1937, gọi là lối chào Mặt trận Bình dân chống
phát xít, nhưng, vào giữa năm 1945, ta muốn “giấu hình tích, che mũi nhọn”,
cho nên mới chế ra kiểu chào Thanh niên Tiền phong vừa kể trên, bảo với
nhau rằng tay bên trái là tay bên quả tim, làm Thanh niên Tiền phong bao
giờ cũng phải có quả tim nóng, còn tay sè thì “vả” kẻ địch rồi nắm lại để mà
“đấm” thêm!
Về kỷ luật Thanh niên Tiền phong: vào đoàn thể này phải thề trước
hết là “phục vụ Tổ quốc, đấu tranh cho độc lập dân tộc”; lời thề thứ hai là
“phục tùng kỷ luật của đoàn thể”; kỷ luật đó nếu tôi nhớ không sai là: “giữ
danh dự cho cá nhân và đoàn thể, thân ái với đồng đội, can đảm trong mọi
198
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
trừơng hợp, chống mọi sự bất công của kẻ cậy quyền thế, sẵn sàng giúp đỡ
người bị hoạn nạn, chấp nhận sự phê bình thân ái của đồng đội, phục tùng
đoàn thể”.
Những điều vừa kể do Thanh niên Tiền phong tự đặt ra cho mình,
không do Xứ uỷ áp đặt từ bên trên, Thạch và các đồng chí, các bạn của
Thạch có một khoảng tự do rộng để day trở thoả mái trong đường lối chung.
Bảo rằng lãnh đạo lỏng lẻo thì chưa chắc là đúng; bảo rằng cho phép nảy
sinh và thực thi nhiều sáng kiến thì sẽ đúng hơn. Suốt mấy tháng hoạt động
hết sức sôi nổi và đa dạng, không có một mâu thuẫn nào hết giữa Xứ ủy và
ban lãnh đạo Thanh niên Tiền phong; tôi đại diện chung cho Xứ ủy để trực
tiếp chỉ đạo cho Thanh niên Tiền phong.
Về hoạt động chính trị xã hội của Thanh niên Tiền phong.
Hoạt động của Thanh niên Tiền phong thì đa dạng và náo nhiệt trên
khắp Nam Kỳ, nhất là ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, mọi hình thức đều
nhằm vào mục đích chính trị.
- Không thể thống kê hết số cuộc tập hợp để tuyên truyền cổ động
cho chủ nghĩa yêu nước, cho ý thức độc lập, thống nhất, tự do, dân chủ; có
những cuộc năm, bảy chục ngàn; một, hai chục ngàn, còn những cuộc mấy
trăm, mấy ngàn thì vô số. Các cuộc tuyên thệ, mít-tinh, hội họp buổi chiều
hay ban đêm tại các trụ sở với các bài diễn thuyết của thanh niên, giáo sư,
cựu chính trị phạm, cộng với hết sức nhiều cuộc tuần hành với cờ xí, hàng
ngũ chỉnh tề, lời hát hùng tráng, tạo nên một không khí chính trị xã hội mà ai
cũng thấy rằng đó là dự triệu của một sự thay đổi gì rất lớn sắp diễn ra, đặc
biệt là từ khi bên cạnh hàng tám vạn Thanh niên Tiền phong còn có mười
hai vạn “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp” vốn là công đoàn.
- Một mặt lớn, có nhiều ảnh hưởng tốt, của hoạt động Thanh niên Tiền
phong là cứu đói miền Bắc. Khi ấy miền Bắc đói nặng, đói rộng; tin tức vào
Nam làm xúc động vạn ức đồng bào; đồng bào được biết là hết Pháp đến
Nhật, cả hai đế quốc đều trưng thu lúa gạo, dự trữ cho chiến tranh, thêm nạn
hạn hán, lụt lội; cảnh chết đói lan tràn, đau thương. Thanh niên Tiền phong
hô hào mọi người tham gia cứu đói: quyên góp lúa gạo, mượn các thứ
phương tiện vận tải, chuyên chở bằng thuyền, bằng xe lửa, bằng xe hai bánh,
đưa lương thực ra Bắc. Lúc ấy, không chỉ có Thanh niên Tiền phong làm
việc nghĩa này. Còn nhiều thứ tổ chức khác. Nhưng mà đoàn thể lớn nhất,
hăng hái nhất trong việc nghĩa này là Thanh niên Tiền phong. Cuộc vận
động mang tính xã hội này cũng đồng thời mang tính chính trị ngày thêm
đậm. Đó là một cách hay, đúng để giáo dục đoàn viên về lòng thương dân và
199
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
tình đồng bào trong cả nước; không có Bắc-Trung-Nam riêng rẽ, chỉ có Việt
Nam thống nhất mà thôi. Người ta còn nhớ rằng khi ấy Nhật vẫn còn trực trị
xứ Nam Kỳ, chưa thừa nhận nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một, thì việc tuyên truyền có ý thức thống nhất, lại càng có ý nghĩa chính trị,
cách mạng. Người thời bây giờ, ai cũng bất bình vô hạn đối với cái cảnh trái
ngược, trong Nam thừa lúa cho đến đỗi Pháp rồi Nhật dùng biết bao nhiêu
vạn tấn thay cho than đá làm nhiên liệu cho nhà máy đèn Chợ Quán, đi
ngang sân sau của nhà máy đèn ấy, đập vào mắt người ta những núi lúa bị
đốt thành than. Trong lúc đó thì hàng chục vạn, hàng triệu đồng bào ta ở Bắc
chết đói hay phải cầm hơi bằng củ chuối, củ dong! Anh chị em Thanh niên
Tiền phong nhận định khác với các tổ chức tư sản (thanh niên gọi là trưởng
giả) rằng then chốt của sự cứu đói là vấn đề vận tải chớ không phải vấn đề
quyên tiền; và anh chị em dồn sức vào việc vận tải gạo ra hướng Bắc đồng
thời đưa một số đồng bào xuống phía Nam vừa làm việc xã hội và củng cố
lòng yêu nước thương dân truyền thống, vừa chống lại chính sách diệt chủng
của chủ nghĩa thực dân –bọn này đã buộc dân ta phải hút thuốc á phiện,
uống rượu cồn, lại làm cho dân ta thiếu gạo, thiếu muối. Không mảy may có
ý định làm việc cứu đói để tự quảng cáo, nhưng Thanh niên Tiền phong
được đồng bào yêu mến, khen ngợi một phần nhờ không tiếc sức trẻ cho
việc dân sinh khẩn cấp này.
Lại còn vấn đề chống dịch tả. Nghe nói bệnh dịch tả từ đâu đó sang
Miên, từ Miên sang Nam Kỳ; đông người mắc phải, khắp nơi đều có chết vì
bệnh dịch tả. Thuốc không đủ, không có. Nhân dân lo sợ. Thì Thanh niên
Tiền phong nơi nơi trang bị cho mình mấy lít rượu thuốc trừ tả, theo toa dân
tộc củ gừng, củ là, v.v… nhất là ý chí cứu nạn, cứu khổ cho dân chúng lao
động thành thị và thôn quê. Xảy ra ca bệnh ở đâu thì ở đó nổi mõ một hồi,
một dùi, thanh niên xa gần chạy tới ngay, đánh gió, xoa bóp, cho uống rượu
thuốc. Vậy mà hàng trăm, hàng ngàn người được cứu sống. Người ta đồn
rằng con bệnh dịch tả sợ Thanh niên Tiền phong. Đồng bào rất cảm kích.
Trong hai công tác này, “ban xã hội” của Thanh niên Tiền phong do
Tạ Bá Tòng phụ trách đã hoạt động rất đắc lực. Chưa kể công tác truyền bá
quốc ngữ, truyền bá vệ sinh, dạy hát những bài ca yêu nước, yêu dân làm vui
thôn xóm, làm thức tỉnh nhiều người.
Cũng cần nhắc lại một chuyện nhẹ nhàng mà quan trọng của “Phụ nữ
Tiền phong” là dạy học khoa cứu thương ở các trụ sở đoàn hoặc ở những nơi
công cộng, ở nhà tư nữa, chị em học cách khiêng, cõng người bị thương, học
cách băng bó, cho thuốc v.v… Hội phụ nữ Tiền phong quyên tiền, quyên vật
để tích lũy một số phương tiện cứu thương. Rất nhiều bác sĩ, y tá trưởng
200
tham gia công tác xã hội này. Lớp học thường mở từ 7 đến 9 giờ tối, không
ai đòi tiền cả.
Về thực lực của Thanh niên Tiền phong
Đúng như dự đoán, Thanh niên Tiền phong phát triển nhanh, “nhảy
vọt” vì mục tiêu chính trị của Thanh niên Tiền phong rõ ràng, thích hợp, thu
hút; vì sự đổi mới của tinh thần tuổi trẻ; vì giải phóng dân tộc chống thực
dân; Thanh niên Tiền phong có những nhà lãnh đạo đáng kính, gương mẫu,
yêu nước chân thành, cách thức tổ chức có quy củ, sự hoạt động được đồng
bào hoan nghênh. Ở Sài Gòn, ở các tỉnh Thanh niên Tiền phong đều phát
triển nhanh, kể cả những tỉnh chưa có tỉnh ủy của Đảng Cộng sản như Bà
Rịa, Hà Tiên. Mới hơn một tháng tồn tại mà Thanh niên Tiền phong Sài Gòn
đã tổ chức được một cuộc lễ tuyên thệ cũng là một cuộc “tuần hành thị uy”
25 ngàn người có hàng ngũ chỉnh tề gần như một đạo quân không có súng
ống; khí thế cao. Phần lớn các tỉnh cũng theo gương Sài Gòn tổ chức lễ
tuyên thệ; trong lễ tuyên thệ ở tỉnh thường thường tập hợp cả vạn người,
năm, bảy ngàn là ít nhất, những diễn văn còn mạnh hơn diễn văn ở Sài Gòn.
Tỉnh hạng chót cũng tập hợp trên 10.000 đoàn viên. Giữa tháng 8 cả Nam
Kỳ, Thanh niên Tiền phong đông hơn một triệu! Một triệu trong đội ngũ hẳn
hoi, mang đồng phục, tuân theo mạng lệnh của một trung tâm chỉ đạo thống
nhất.
Từ thời ủy ban hành động, Đông Dương Đại hội (1936) tới giờ, ở
Nam Kỳ không lúc nào có nhiều hội họp, mít-tinh, tuần hành bằng lúc này,
không lúc nào cựu chính trị phạm lên diễn đàn nhiều bằng lúc này. Anh em
khắp nơi phát triển luận đề của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch về nhiệm vụ
“chống hết thảy các đế quốc” để giải phóng dân tộc, về “biến tráng sinh
thành tráng sĩ”, về gương chiến đấu cần phải noi gương của Phạm Hồng
Thái, Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hà Huy Tập và biết bao nhiêu là ý kiến tốt
đẹp mạnh mẽ khác.
“Thanh niên Tiền phong xí nghiệp”
Xuất hiện kề bên Thanh niên Tiền phong, những tổ chức Phụ nữ Tiền
phong, Phụ lão Tiền phong nữa! Đặc biệt nhất, cho nhân dân Sài Gòn, Chợ
Lớn, Gia Định, Tân Bình chú ý nhất là sự tuyên bố ra đời của “Thanh niên
Tiền phong ban xí nghiệp”.
Thế nào gọi là “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp”?
201
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Nguyên là từ 1943, chúng tôi đã lập lại cơ sở và hệ thống Công đoàn.
Sau cuộc đảo chính Nhật 9 tháng 3, Tổng Công đoàn phát triển khá mau
nhưng vẫn là một tổ chức nửa công khai; chúng tôi thấy rằng muốn phát
triển thật mau thì Tổng Công đoàn phải hoạt động công khai; mà muốn hoạt
động công khai thì phải mang một cái danh nghĩa nào đó, không phải là
Tổng Công đoàn mà thực chất Tổng Công đoàn hoàn toàn không thay đổi;
Tổng Công đoàn vẫn là tay phải của Đảng Cộng sản. Đã có “Phụ nữ Tiền
phong”thì ta có thể có “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp”, danh xưng
công khai của Tổng Công đoàn. Không phải là Tổng Công đoàn sáp nhập
vào Thanh niên Tiền phong, mà ấy là mượn danh nghĩa công khai của Thanh
niên Tiền phong mà hoạt động mạnh mẽ, rộng lớn, không cần xin phép hay
thông báo với nhà cầm quyền. Từ nay, “Thanh niên Tiền phong ban xí
nghiệp”cử một số đại biểu vào trong ban lãnh đạo của Thanh niên Tiền
phong, như Hoàng Văn Đôn, Nguyễn Lưu, Từ Văn Ri, Huỳnh Đình Hai,
v.v… còn trong ban chấp hành của Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp tức
ban chấp hành Tổng Công đoàn thì không thấy cần có đại biểu của ban lãnh
đạo Thanh niên Tiền phong, khi cần thì mới đến dự. Bên cạnh Thanh niên
Tiền phong không một ai đòi phải “có đi có lại”; ai cũng thấy rằng “Thanh
niên Tiền phong ban xí nghiệp” chỉ có thể nâng cao uy tín của Thanh niên
Tiền phong. Không một ai bảo rằng Tổng Công đoàn mang tên “Thanh niên
Tiền phong ban xí nghiệp” là Tổng Công đoàn “theo đuôi Thanh niên Tiền
phong”hay “hoà tan vào Thanh niên Tiền phong”; trái lại nhiều người thấy
ở hành động đó một cách thực hiện quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
“Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp”không mang đồng phục như Thanh
niên Tiền phong mà mặc y phục công nhân viên chức hàng ngày. Có điều là
hội họp hay diễu hành ngoài phố, Thanh niên Tiền phong xí nghiệp không
có bài hát riêng của mình mà vẫn hát “Lên đàng”như các tổ chức Thanh
niên Tiền phong. Việc tập bài “Quốc tế ca”chưa được chú ý lắm. Một nhạc
sĩ nổi tiếng hồi đó bảo tôi làm một bài thơ để anh em theo đó mà phổ nhạc
cho công nhân. Nhưng tôi bổ củi dễ hơn làm thơ, cho nên cuối cùng thì
Thanh niên có bài hát của họ, còn công nhân thì không; đêm 24 rạng 25, vài
trăm ngàn công nhân Sài Gòn tập hợp chật đường Kitchener115 từ mé sông
đến ga, mà chẳng hát lên được một bài hát nào của riêng công nhân cả, ấy là
một thiếu sót.
“Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp”đến giữa tháng 8 năm 1945
tập hợp được 120.000 đoàn viên, 324 công đoàn cơ sở; cộng với 80.000
Thanh niên Tiền phong thì “tay phải, tay trái” của Đảng, tức là công nhân và
115 Kitchener: nay là đường Nguyễn Thái Học.
202
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
thanh niên, riêng ở trong Sài Gòn đã là 200.000 rồi, chưa kể ngoại thành.
Trong số này, bọn tôi lựa lọc tổ chức non già 300 đội xung phong gồm
chừng 20.000 người có tập luyện quân sự chút đỉnh ở một số sân banh, nhằm
vào nhiệm vụ làm mũi nhọn cho những cuộc chiến đấu quyết liệt khi cần
thiết (nghĩa là nhằm vào nhiệm vụ xung kích trong một cuộc khởi nghĩa cách
mạng).
Vậy thì trong Sài Gòn khi ấy, Xứ ủy đã tập hợp được một “đội quân
chính trị” như mong muốn: Thanh niên và Công đoàn đông 200.000 người,
đó không phải con số của tờ giấy báo cáo lên cấp trên mà thực tế mọi người
đều mắt thấy trên các đường phố, trên các sân banh, trong các cuộc biểu
tình, các lần tuyên thệ.
Gần đến ngày khởi nghĩa thì “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp”
lấy lại tên Tổng Công đoàn, và Tổng Công đoàn cũng như Thanh niên Tiền
phong đều cùng lúc tuyên bố công khai là thành viên của Mặt trận Việt
Minh.
Thanh niên Tiền phong là một sự sáng tạo của phong trào nhân dân
Nam Kỳ. Nhờ đó mà Đảng Cộng sản, trong một thời gian tương đối ngắn, đã
có thể trở thành đoàn thể yêu nước có lực lượng tổ chức lớn nhất ở Sài Gòn
và toàn bộ Nam Kỳ, nghĩa là Đảng Cộng sản có một “đạo quân chính trị”
hùng hậu như mong muốn.
8. Trí vận có hiệu quả cao, cao nhất trước nay
Tôi không được nhớ trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng từ 1930
đến 1940, có cái nào chuyên bàn về vận động trí thức. Đủ các chỉ thị, nghị
quyết về vận động công, nông, binh, thanh, phụ, tự vệ, dân tộc ít người, mặt
trận phản đế. Còn về trí thức thì hình như là chưa. Hồi giữa năm 1930, bị
trục xuất từ Paris về Sài Gòn sau cuộc biểu tình của sinh viên Việt Nam
trước dinh Tổng thống đòi thả những người chiến sĩ Yên Bái bị xử tử, tôi
liền được Bí thư Xứ ủy Ung Văn Khiêm, bí danh là Huân, kết nạp ngay116
116 Kết nạp ngay: sự thực Trần Văn Giàu đã được kết nạp vào Đảng cộng sản ở Pháp từ
năm 1929, khi ông là học sinh trung học ở Toulouse. Theo thực tiễn của phong trào cộng
sản thời đó, không có lý do để ông phải được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương
khi về nước, mà chỉ cần “chuyển đảng”(tất nhiên, với điều kiện là có bằng chứng đã gia
nhập đảng Pháp). Nguyên tắc này được duy trì cho đến những năm 1950 giữa hai đảng
cộng sản Việt Nam tại Pháp: những Việt kiều đảng viên ĐCS Pháp về Hà Nội năm 1956
đương nhiên được coi là đảng viên Đảng lao động Việt Nam. Đến năm 1958, nguyên tắc
203
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
vào Đảng Cộng sản Đông Dương và trao cho nhiệm vụ vận động học sinh và
tổ chức hội phản đế. Tôi cùng làm việc với Hải Triều117 và Phan Bôi.118 Học
sinh (trung học) chưa phải là trí thức. Hồi đó ở Sài Gòn lớp học cao nhất là
lớp tú tài; mỗi niên khoá chỉ có năm, bảy người; và chỉ có một trường có cấp
ba thôi; chưa có đại học, chưa có sinh viên. Còn trong hội phản đế, có thể có
trí thức, nhưng trong phản đế có nhiều hạng người khác: tư sản, tiểu tư sản,
tín đồ tôn giáo, v.v…Vậy, công việc của tôi hồi 1930 không phải chủ yếu là
trí vận. Mà hồi đó Hải Triều, Phan Bôi, cả tôi nữa, đều đánh giá thấp khả
năng tham gia cách mạng của trí thức. Chúng tôi chỉ hy vọng kéo về mình
những thầy giáo nghèo, những viên chức nhỏ, chớ còn trí thức bự, viên chức
lớn, mấy ông Tây da vàng đó thì bọn tôi xin không chịu mất thì giờ để tới lui
tuyên truyền cách mạng cho họ. Tư tưởng đó ít nhất là sai một phần; quơ
đũa cả nắm, đánh giá quá thấp khả năng yêu nước của trí thức; đánh giá thấp
quả là không đúng mà trong thực tế thì số trí thức lớn ít lắm, càng ít tham gia
cách mạng.
Hồi 1930-1931, thành kiến đối với trí thức Tây học khá phổ biến, và
thật ra cũng không phải là không có căn cứ gì. Tụi tôi, đứa dạy trung học,
đứa viết báo, cũng có thể xem là trí thức rồi, không bự mà cũng không đến
nỗi nhỏ. Ấy thế mà lươn chê lịch nhớt,119 tụi tôi xem thường trí thức. Trong
“chuyển đảng”này mới chấm dứt (tuy nhiên, năm 1964, khi bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bị
chính phủ De Gaulle kín đáo trục xuất về miền Bắc, ông được tính “tuổi đảng”từ năm
1949, là năm ông gia nhập ĐCS Pháp). Có thể xem thêm bài Nguyễn Ngọc Giao: Quan
hệ về tổ chức giữa phong trào Việt kiều và Đảng Cộng sản Việt Nam (1945-1990), tạp
chí Thời Đại Mới, số 9, tháng 11.2006.
(http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai9/200609_NNGiao.htm)
117 Hải Triều: tên thật là Nguyễn Khoa Văn (1908-1954). Cha là nhà nho Nguyễn Khoa
Tùng từng làm nghị viên Viện dân biểu Trung Kì, mẹ là nhà văn Đạm Phương (1881-
1947). Ông là nhà lí luận của ĐCS, được biết nhiều trong cuộc luận chiến với Phan Khôi
về “Duy tâm hay duy vật”, với Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư về “Nghệ thuật vị
nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ”. Ông là người Việt Nam đầu tiên dịch bộ Tư bản
của Karl Marx. Ông hoạt động ở Huế và Sài Gòn, bị Pháp giam tù (1931-1932) và an trí
(1940-1945). Có con trai là Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ, có thời làm to.
118 Phan Bôi: tức Hoàng Hữu Nam (1911-1947), em ruột ông Phan Thanh (cả hai gọi ông
Phan Khôi là anh họ). Tham gia tổ chức truy điệu Phan Châu Trinh (1926), gia nhập An
Nam cộng sản đảng (1928), Đảng cộng sản Việt Nam (1930). Bị tù đày nhiều lần (1931-
1939 ở Sài Gòn, Côn Đảo, 1940-1943 ở Hà Giang, Sơn La, Madagascar). Sau Cách mạng
tháng Tám, làm thứ trưởng Bộ nội vụ (cụ Huỳnh Thúc Kháng làm bộ trưởng). Kháng
chiến bùng nổ, lãnh đạo ngành công an. Từ trần tại Tuyên Quang năm 1947.
119 Lươn chê lịch nhớt: Lươn và lịch đều là hai loại cá xương, da nhớt; lươn thì trơn tuột,
thân hình thon dài từ đầu đến đuôi; lịch thì phía đuôi (từ rốn trở xuống) có 2 cái vè xòa ra
như cánh quạt, như đuôi cá.
204
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
lúc đó thì nhiều đồng chí nông dân cũng có thành kiến khá nặng đối với
chính bọn tôi, xem nhẹ bọn tôi, đừng nói gì là đối với các ông trí thức “bự”:
bác sĩ, trạng sư, kỹ sư, hạng trí thức thượng lưu “tối rượu sâm banh, sáng
sữa bò”. Đâu đâu, ngoài tự do và trong nhà tù, người ta luôn luôn đụng phải
cái tư tưởng khá phổ biến là trí thức mất gốc, trí thức không kiên định, trí
thức bị văn hoá thực dân nhồi sọ. Dạo đó Trung ương Đảng đã từng nghiêm
khắc phê bình cái thứ “chủ nghĩa cộng sản ấu trĩ tả khuynh” ấy ở Nghệ Tĩnh.
Vậy mà nó đã mau hết đâu? Rồi, hồi những năm phong trào Mặt trận dân
chủ, “chủ nghĩa cô độc” lại một lần nữa bị Đảng đả phá. Ấy thế mà nó còn
sống hoài. Trong thực tế, trí thức Việt Nam tham gia phong trào trong
khoảng 1936-1939 cũng khá chớ không đến đỗi hầu như vắng mặt như trong
những năm 1930-1931. Nhưng từ chiến tranh thế giới đến giờ với sự bại trận
thảm hại của Pháp trước sức tấn công của Đức. Rồi theo đà thắng của Liên
Xô và đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta, với cuộc tuyên
truyền mạnh mẽ và tha thiết cho chủ nghĩa yêu nước, người ta nhận thấy tư
tưởng của trí thức thiên về tả hơn trước, vấn đề được đặt ra cho tụi tôi là làm
thế nào để đưa họ vào một phong trào có tổ chức của nhân dân do Đảng lãnh
đạo. Một phong trào cách mạng giải phóng dân tộc mà thiếu sự tham gia tích
cực của trí thức thì chưa phải đủ tầm rộng lớn cần thiết. Phong trào cách
mạng cần có trí thức để có thêm sức mạnh: ít nhất là những người trí thức
yêu nước có thể hô hào học sinh, thanh niên và quần chúng đông đảo chắc
chắn sẽ làm cho trí thức gần gũi dân, đi với dân. Riêng trí thức thì lẻ tẻ, yếu
sức và không mấy khi mạnh dạn, họ phải được khuyến khích ủng hộ bởi
nhân dân; trí thức cần có phong trào của nhân dân thì mới thực sự vượt qua
nổi những nhược điểm vốn có của tầng lớp xã hội mình. Nhiều lần tôi đã bàn
luận trong Xứ ủy về khả năng của trí thức; thì nhiều anh như anh Phúc, với
tôi nhắc lại rằng hồi Nguyễn Ái Quốc lập “Thanh niên”, những hội viên đầu
tiên là những trí thức thời đó, cả Tây học lẫn Nho học; như trí thức Nho học
thì có Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, cả anh Nguyễn Ái Quốc nữa; Tây học
thì có Ngô Gia Tự ở Bắc, Trần Phú, Phạm Văn Đồng ở Trung, Châu Văn
Liêm ở Nam. Thời ấy ít ai có bằng cử nhân, thì tú tài díp-lôm, bơrơvê là trí
thức rồi. Họ đều trở thành đảng viên lãnh đạo, kiên cường, không có lý do
cơ bản nào để xem rẻ trí thức. Trí thức tựa như gạch nung, riêng lẻ thì chẳng
thành gì, có hồ, xi măng thì thành tường, thành lũy, hồ xi măng là tư tưởng
yêu nước, là chủ nghĩa Marx-Lenin, là quần chúng nhân dân.
Vào năm 1943, khi bắt tay vào việc thiết thực chuẩn bị cho Tổng khởi
nghĩa ở Nam Kỳ, ở Sài Gòn, thì Xứ ủy nhiều lần đả động tới vấn đề trí thức;
sang 1944 còn bàn; đến 1945 lại bàn nữa. Nhưng chúng tôi chưa tìm ra giải
đáp của vấn đề: phải tổ chức trí thức cách nào, vào đâu, theo chương trình
205
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
hành động gì. Trong Nam, mãi đến sau cách mạng thành công chúng tôi mới
hay rằng Đảng có “Đề cương văn hoá”và “Hội Văn hoá cứu quốc”. Trước
đó, ở Nam, chúng tôi ở trong cái thế phải tự vạch lối mà tiến.
Khi bàn về trí vận, tôi thấy không một ai trong Xứ ủy xem nhẹ vấn đề.
Không biết thì có, xem nhẹ thì không. Bây giờ số trí thức Tây học ở Sài Gòn
đông hơn bất kỳ ở nơi nào khác trên đất nước ta. Cả Pháp lẫn Nhật đều ra
sức lôi kéo trí thức. Các chính đảng tư sản gồm không ít trí thức. Ngay cả
các giáo phái, hoặc tự họ “thỉnh” một số trí thức bự vào hàng ngũ để tỏ ra
mình có những nhà thông thái chớ không phải chỉ gồm những dân dốt và
đồng bào mê tín; hoặc có những ông trí thức, kể cũng lớn, tìm cách vào giáo
phái để làm “cố vấn” mà thực ra là để có lá phiếu trong các cuộc bầu cử làm
hội đồng này nọ, hay để cho nhà cầm quyền thấy “ta” có thực lực quần
chúng sau lưng. Trong cấp xứ, cấp thành không ai xem nhẹ vấn đề trí thức,
ai cũng nhận thấy rằng đây là một trận địa đấu tranh tư tưởng và đấu tranh
chính trị quan trọng. Còn làm trí vận thật sự thì phần nhiều các đồng chí đều
“ngán”trừ Bảy Trấn và tôi. Anh Oanh (Bạch Đằng lớn) giãy nảy nói: Vận
động công nhân, thủ công, dân nghèo thì tôi bảo đảm tất; còn bác sĩ, kỹ sư,
trạng sư, giáo sư thì tôi xin chịu, cái bọn i-tờ tụi tôi mà xáp gần họ sao nổi?
Họ hỏi mình bí thì mình vận ai được? Anh Khuy, bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho; tự
tin hơn: lịch sử, văn chương, khoa học, mình thua họ là tự nhiên, nhưng lý
luận cách mạng, kinh nghiệm đấu tranh thì mình có nhiều hơn họ và nói
“vận” tức là nói cái này, là nói cách mạng và đấu tranh, vậy thì ta ít học mà
cứ trí vận được chớ sao không? Nhưng ở tỉnh của Khuy, trí thức “bự” có thể
đếm chưa hết đầu ngón tay mà Khuy cũng chưa “vận” được một móng trí
thức nào. Hồi 1943-1944, chúng tôi kiểm điểm lại, thấy trong cấp ủy, trong
số cán bộ xung quanh cấp ủy, không còn ai là trí thức bự cả: các anh Thủ,
Văn (cả hai đều là kỹ sư) thì đã chết rồi. Nguyễn (nhà văn) thì chưa ra khỏi
“thảo lư”. Rốt cuộc rồi thì Trấn và tôi “bao sân”trong lúc chờ đợi thành quả
của một công việc khó khăn và lâu dài là đào tạo một số đồng chí trí thức để
họ vận động trong giới của họ. May quá, chúng tôi sớm gặp bác sĩ Phạm
Ngọc Thạch và một số anh em bấy giờ gọi là “của trời cho”.
Trước hết bọn tôi phải trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Ai là trí thức?
Người có học nào thuộc phạm trù trí thức? Vận động trí thức là vận động ai,
vận động những giới nào?”. Phải xác định phạm vi công tác, phải biết đối
tượng tuyên truyền, tổ chức. Bọn tôi xác định phạm vi trí vận là: giáo sư các
trường kể cả tiểu học, chuyên nghiệp, trung học công và tư; bác sĩ, dược sĩ,
y sĩ; trạng sư và những người làm nghề luật, toà án, kỹ sư và đốc công;
chuyên môn quản lý ở các xí nghiệp công và tư; nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo.
Bọn tôi cho rằng không đợi đến có cấp bằng đại học mới thuộc vào phạm trù
206
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
trí thức. Ai sống bằng cái trí óc, cái học vấn của mình, bao gồm các người có
bằng cấp cao, là trí thức (sau này gọi là lao động trí óc; Phạm Văn Đồng chế
ra từ “Lao động trí lực”). Trí thức thì có trí thức “bự”, có trí thức nhỏ, có trí
thức “roi roi”. Nhỏ và “roi roi”đông hơn “bự” hàng mấy chục lần, nhưng có
uy thế trong xã hội là những ông “bự”; những trí thức “bự” mà có tư cách,
tiến bộ, là tiêu biểu đại diện cho số đông trí thức. Nghe nhận thức như vậy
thì Oanh đỡ lo, vì bản thân anh đã quen biết hàng chục ông bà giáo tiểu học
rồi. Song, nói trí vận là nói vận động trí thức “bự” tiêu biểu là quan trọng
nhất bởi vì họ có nhiều uy thế trong dân; nếu ta đưa họ vào hàng ngũ của ta
được, vào phong trào của dân tộc được, thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn
người đi theo họ. Nếu một Lưu Văn Lang ủng hộ ta thì trí thức lớn nhỏ sẽ
ủng hộ ta đông lắm. Nếu các giáo sư Đặng Minh Trứ, Lê Văn Huấn, Hồ Văn
Lái đi với ta, thì hàng trăm cựu học sinh, hàng trăm phụ huynh học sinh
cũng sẽ mạnh dạn đi với ta. Lẽ cố nhiên là Đảng phải tập hợp trí thức nhỏ, vì
họ chỉ là những người “vô sản mặc sơ-mi trắng” mà thôi!
Thật không phải dễ vận động trí thức. Trí thức có nhiều ưu điểm mà
cũng có nhiều nhược điểm lắm, chưa kể đến việc rất quan trọng mà cũng
khó khăn là đấu tranh chống mọi thứ hoạt động của Pháp và của Nhật trong
mưu đồ của chúng lôi kéo trí thức. Decoux mở rộng diện vô dân Tây và
dùng một số công chức Việt Nam trả lương theo ngạch Tây; đồng tiền “hấp
dẫn” khá lắm. De Gaulle hứa hẹn tự trị cho Đông Dương, cố giữ Đông
Dương trong khối kinh tế văn hoá Pháp mà trí thức thì quen thuộc với văn
hoá Pháp. Còn Nhật thì hẹn sẽ ban độc lập cho Việt Nam, cổ vũ cho tính cao
đẳng của văn hoá Phù Tang. Có nhiều nhà trí thức Tây học vào những chính
đảng thân Nhật; như giáo sư Hồ Văn Ngà, một bạn thân của tôi, một trong số
18 người cùng tôi bị trục xuất từ Paris về Sài Gòn hồi 1930.
Trước 1945, xem như bọn tôi không làm được gì đáng kể lắm về trí
vận, trừ sự giao thiệp cá nhân và bắt đầu giúp sức cho phong trào sinh viên
học sinh thanh niên. Bây giờ đi vào công tác cụ thể, anh em phụ trách thanh
vận Sài Gòn có mấy cái “ngờ” cần phải đánh đổ thì họ mới làm việc được.
Họ bảo: “trí thức Sài Gòn “Tây”lắm! “Tây” nghĩa đen là tiêm nhiễm
sâu sắc văn hoá và tập quán Pháp; “Tây” nghĩa trắng là dân Tây. Tây da
vàng mũi xẹp ở Sài Gòn, ở Nam Kỳ đông hơn ở Bắc, Trung gấp bội; đã là
Tây thì khó thật thà yêu nước Việt Nam, đừng nói gì là trở thành cách mạng.
Họ biết địa lý, lịch sử, chính trị nước Pháp nhiều, chớ biết gì về Việt Nam
đâu? La Gaulle họ biết rõ; Văn Lang, Âu Lạc họ biết ít. Họ suy nghĩ bằng
tiếng Pháp trước rồi sau mới dịch ra tiếng ta để nói lên, nói ấp a ấp úng.
Chẳng những ở công sở, ngoài đường, họ giao tiếp với nhau bằng tiếng Pháp
207
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
mà ngay cả trong gia đình họ cũng nói tiếng Pháp với nhau. Trong các nhà
ông Văn Vĩ, Phạm Ngọc Thuần, Lưu Văn Lang, Thái Văn Lung người ta nói
toàn bằng tiếng Pháp. Nhiều nhà khác, hở môi ra là “toa”, là “moa”, nửa nạc
nữa mỡ; cho nên thầy Dương Minh Thới viết ra kịch cười “Toa toa moa
moa”một thời nổi tiếng. Đó là chưa kể rằng khá nhiều ông Tây Annam là
đạo dòng. Vậy thì làm sao tuyên truyền cách mạng cho họ được, làm sao đưa
họ ra hoạt động vì độc lập dân tộc được? May mắn thì họ sẽ tán thành một
nước Việt Nam tự trị đối với Pháp, kiểu Canada hay Australia đối với Anh.
Nếu ta hy vọng nhiều vào họ thì ta sẽ thất vọng lớn vì họ.
Thật cũng có một phần như vậy; nhưng chỉ một phần thôi. Ta sẽ phạm
sai lầm nghiêm trọng nếu ta khẳng định rằng hễ nhập quốc tịch Pháp là bỏ
Tổ quốc Việt Nam, hễ nhiễm nặng văn hoá Pháp thì mất gốc dân tộc Việt
Nam. Số người theo Tây cả hồn lẫn xác không chỉ có một vài tên, song phần
nhiều vào dân Tây trước hết là để có quyền lợi vật chất và chính trị như Tây.
Gốc dân tộc Việt Nam ở số đông vẫn còn; biết khêu lên thì nó trỗi dậy. Mấy
người dân Tây, học Tây mà không thích canh chua cá kho? Nói tới con cháu
Lạc Hồng, Bà Trưng, Hưng Đạo, Nguyễn Trãi thì họ tự hào liền. Máu Việt
Nam sẽ chảy mạnh trong mạch của họ, họ như một hạt đá qúy bọc lại trong
một cái vỏ bằng vải, bằng da, ta cứ bóc cái vỏ ấy ra thì bản chất dân tộc của
họ lại xuất hiện tươi đẹp, cần trau dồi hạt đá quý ấy. Mà Đảng ta thì có dụng
cụ, có thợ để trau dồi. Lẽ nào chúng ta lại thua cuộc vận động “đồng hoá” về
văn hoá của thực dân Pháp? Vậy chớ ngày xưa ông cha ta học Hán mà đánh
Tàu đó thì sao? Văn hoá nước ngoài, nếu qua cái bàn lọc của chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam thì trở thành vũ khí phục vụ cho sự phục hưng của dân tộc ta
một cách chắc chắn.
Không ít anh em bảo rằng: “Trí thức ‘bự’, số đông cũng là địa chủ, tư
sản. Người ta kể trường hợp kỹ sư Kha Vạn Cân là chủ lò nấu sắt đúc thép
đầu tiên ở Sài Gòn; Văn Vĩ làm giám đốc Pháp –Hoa ngân hàng; bác sĩ
Nguyễn Văn Thủ đi học bên Pháp hồi mười tuổi, con nhà địa chủ lớn vào
bậc nhất của quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long với mấy ngàn giạ lúa ruộng.
Dược sĩ Trần Văn Luân (và bao dược sĩ khác) mở tiệm bán thuốc Tây, làm
thuốc Tây khá lớn trước cửa chợ Sài Gòn. Kỹ sư ủy viên Hội đồng Kinh tế
lý tài Đông Dương Huỳnh Thiện Lộc là cháu Cả Bé có hàng chục ngàn mẫu
ruộng. Đó là chưa kể mấy thầy cử, ông tú làm cò mi, huyện, phủ, làm ông
phán rồi khẩn đất, mua ruộng, mua phố. Quan hệ với địa chủ tư sản như thế
đi cách mạng thế nào được? Làm gì có chuyện họ dám hy sinh cái chăn êm,
chiếu ấm, cái ô-tô, cái villa để đổi lấy cực khổ của đời cách mạng bao giờ?
Bỏ công vào đó như ném tiền xuống sông, vô ích hay là có hiệu quả không
tương xứng”. Nhiều đồng chí bảo như vậy, nhất là các đồng chí nông dân.
208
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Những cái đó có thật. Thật có những dây quan hệ giữa trí thức “bự”
với thực dân, địa chủ, tư sản. Ai chối cãi làm gì? Không kể tới quan hệ giai
cấp thì đâu còn là theo chủ nghĩa Marx-Lenin nữa. Song, có mấy điều cần
chú ý thêm: thứ nhất, không phải tất cả các trí thức lớn đều như vậy; nhìn
chung các ông giáo sư đều nghèo “rớt mòng tơi”. Thứ hai: có thể trông thấy,
qua kinh nghiệm lịch sử của chính quyền ở nước mình, là trong trí thức ta,
cái đặc tính “trọng nghĩa khinh tài”vốn có và có nhiều từ lâu đời, nay vẫn
còn đậm. Vì nghĩa lớn, nhiều người có thể vứt bỏ giàu sang bóc lột và an
nhàn nô lệ. Mà giải phóng dân tộc là cái nghĩa lớn nhất. Huống chi đối với
một số trí thức có chuyên môn giỏi, những ruộng vườn, nhà cửa, cửa tiệm,
chức tước kia không đến đỗi ràng buộc họ lắm đâu. Họ còn tài riêng của họ,
cái đó mới là vốn lớn nhất, ai tước họ được, thời nào cũng cần họ, họ cần gì
tô tức, lợi nhuận? Thứ ba, và điều này Mác cũng đã nhấn mạnh, nếu ở người
công nông người ta bắt đầu giác ngộ cách mạng bằng quyền lợi sinh sống
hàng ngày, thì ở tầng lớp trí thức người ta có thể giác ngộ cách mạng bằng
cái ý thức về lẽ tất yếu của lịch sử. Nói một cách khác, những người trí thức
chân chính vừa có thể đi về với cách mạng bằng tấm lòng yêu nước vốn có
và tinh thần dân tộc truyền thống, họ lại vừa có thể đi với cách mạng bằng
sự tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin, sự nhìn thấy lẽ tất yếu của lịch sử và, thật
ra, xét cho cùng, chỉ có chủ nghĩa Marx-Lenin mới thoả mãn được trí tuệ
thông minh của họ. Trí thức Việt Nam chân chính là một miếng đất dễ thấm
tư tưởng cách mạng của Đảng.
Tôi nhiều lần, nhiều nơi giải thích cho anh em như vậy. Anh em tán
thành. Chính lúc đó tôi được tiếp sức bởi phong trào sinh viên Nam Kỳ từ
Hà Nội về Sài Gòn nghỉ hè và nhất là phong trào “xếp bút nghiên”, một
phong trào có tiếng dội lớn và dài, nói lên rằng trí thức có thể đông đảo đi
vào con đường yêu nước, dám hy sinh quyền lợi, danh vọng riêng. Trường
hợp các bạn tôi ở Paris năm 1930, là một bằng chứng: chúng tôi đang học,
mà cứ đi biểu tình ủng hộ khởi nghĩa Yên Bái; bị trục xuất, sợ gì? Đường lập
thân không phải chỉ có hoạn lộ.
Anh Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân ở Phú Lạc), người đã đứng lên phát
hành một cuốn sách chống chủ nghĩa Trốtkít (1938), lưu ý tôi về một đặc
điểm tư tưởng trong giới trí thức, công chức Sài Gòn những năm 1936-1939,
ấy là ảnh hưởng chính trị của nhóm La Lutte, nhóm đệ tứ Trốtkít. Anh Trân
nói: ở Huế ảnh hưởng chính trị của đệ tứ là một con số không thật tròn. Ở
Hà Nội thực lực của đệ tứ không đáng kể. Nhưng ở Sài Gòn, không ít trí
thức, công chức bỏ phiếu cho nhóm La Lutte, lập luận kiểu La Lutte, công
kích Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phê phán Liên Xô. Trân nhắc lại rằng,
hồi 1940, lúc chúng tôi bị bắt đi Tà Lài thì một số trí thức nổi tiếng của
209
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
thành phố tập hợp xung quanh tờ Văn Lang viết một số bài chống Xô Viết.
Trân cho rằng làm trí vận ở Sài Gòn nhất định sẽ đụng phải cái trở ngại
Trốtkít.
Tôi thấy đáng chú ý tới lời căn dặn của Bảy Trân. Tôi không xem
thường đám đệ tứ; họ có học; nhưng tôi không đánh giá họ và ảnh hưởng họ
cao lắm đâu. Nói là đám đệ tứ, chứ thật ra trong ấy có ba thứ đệ tứ: Nhóm
La Lutte của Tạ Thu Thâu, nhóm Militant của Hồ Hữu Tường, nhóm
Octobre của Lư Sanh Hạnh. Họ chưa hề thống nhất thành một Đảng. Trên
thế giới cũng vậy, chưa thấy ở một nước nào mà nhóm Trốtkít thống nhất
thành một Đảng. Trốtkít chưa hề vượt quá “cơ cấu nhóm” thì làm sao làm
cách mạng? Chỉ nói cho sướng miệng. Ảnh hưởng tới trí thức công chức là
nhóm của Tạ Thu Thâu. Song, phải nhận thấy rằng một số trí thức đáng kể
đi với La Lutte, trong một thời gian dài gồm ba nhóm hợp tác với nhau:
Nguyễn Văn Tạo, Võ An Ninh, Tạ Thu Thâu. La Lutte của Thâu thừa hưởng
cái đó mà bản thân chủ nghĩa Trốtkít không làm sao có được. La Lutte viết
tiếng Pháp cứng, trí thức Sài Gòn thích cái văn ấy, một cái văn làm cho
người ta nhớ L’Annam, La Cloche Fêlée. Trí thức thích La Lutte công kích
chủ nghĩa thực dân, chắc gì họ thích cái tư tưởng “hư vô dân tộc” của Trần
Văn Thạch, cái “chủ nghĩa cô độc” của Tạ Thu Thâu mà Nguyễn An Ninh
đã phê phán mạnh mẽ? Ảnh hưởng của La Lutte đâu phải chỉ là ảnh hưởng
của chủ nghĩa Trốtkít. Nếu ta gần gũi những người ấy giải thích cho họ hiểu,
nếu bằng thực tiễn ta chứng tỏ rằng ta chân thành, rằng dân theo ta, ta có khả
năng lãnh đạo, có khả năng làm cách mạng thành công, thì họ sẽ đi với ta,
còn những kẻ thọc gậy bánh xe thì lịch sử sẽ loại chúng ra thôi. Đừng trách
sao hồi 1939,1940, có người trí thức Sài Gòn thắc mắc vì sao Liên Xô ký
hiệp ước bất tương xâm phạm với Đức rồi kéo quân sang Ba Lan thu hồi
nhiều đất mà Nga đã mất vào năm 1919. Trong những vấn đề chính trị,
ngoại giao rắc rối khi chiến tranh thế giới sắp nổ ra và bắt đầu, ngay cả một
số đảng viên cộng sản còn mù tịt, lo âu, không hiểu, dao động, thì trách gì
người trí thức bình thường? Tôi không thành kiến. Tôi quyết đến với trí thức
“bự” ở Sài Gòn cho dầu họ là dân Tây, đạo dòng, giàu có, Trốtkít, miễn là
họ sạch sẽ, thật thà, yêu nước, cầu tiến. Tôi không chủ quan đến đỗi tin rằng
mình sẽ giành toàn thể trí thức, gỡ hết trí thức Sài Gòn ra khỏi tay Pháp-
Nhật, hay là ra khỏi thái độ thờ ơ với vận mệnh nước nhà; song tôi và các
bạn của mình quyết tâm đưa số đông về “chăn chiếu” với đồng bào trong
cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Làm thì có thắng,
có bại, nhưng thành tâm và bền chí là điều tôi không thiếu. Mình yêu nước,
yêu dân, có can trường đấu tranh cho độc lập, tự do, dân chủ và mình có lý
luận cách mạng vững thì trí thức đa số sẽ đứng về phía mình.
210
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Ngay từ cuối năm 1943, trong lúc tôi để phần lớn thì giờ và nghị lực
vào việc mấu chốt là xây dựng Đảng và công vận thì tôi không quên tìm
cách trực tiếp với một số trí thức “chọn lọc”, với cái ý định khiêm tốn là xây
dựng cho nên một số đồng chí có tên tuổi, có địa vị xã hội, có tiếng tăm
chuyên môn, có tư cách đứng đắn để giao việc trí vận cho họ. Trí thức làm
trí vận mới hay, cũng như công nhân làm công vận mới tốt, chớ mình từ xa
“bỏ cần câu vào”thì khó đạt hiệu quả cao.
Tôi nhớ một chiều tối năm 1943, một thanh niên Phú Lạc, giỏi võ, chở
xe đạp tôi đến nhà bác sĩ Hồ Tá Khanh ở góc đường Pellerin-Colombert120
ngó ra vườn cây sao trước dinh toàn quyền. Tôi vào một mình. Bấm chuông.
Người nhà ra hỏi ai. Trả lời: Bạn cũ từ bên Pháp đến thăm. Cửa mở. Khanh
ngó tôi một giây rồi khẽ kêu: Giàu, anh Giàu! Lâu nay tụi mình không gặp
nhau! Khanh không thay đổi mấy, cặp mắt xếch một chút, người cao cao, ăn
nói có duyên, lịch thiệp, con của nhà chí sĩ trong Duy Tân hội (Hồ Tá Bang),
kinh doanh nước mắm ở Phan Thiết. Khanh nguyên là sinh viên y ở
Marseille, bây giờ là bác sĩ nhi khoa nổi tiếng nhất ở Sài Gòn. Anh biết tôi
vượt ngục. Hình như kỹ sư Phan Hiếu Kinh đã nói nhỏ với anh là có gặp tôi
làm thợ hồ ở Đà Lạt. Tôi tranh thủ thời giờ để sau khi hỏi thăm qua loa, nói
văn tắt về tình hình và nhiệm vụ. Khanh hỏi tới đâu, tôi trả lời đến đó. Câu
chuyện giết hết nửa giờ thì tôi xin từ giã. Khanh bảo tôi ngồi chờ một chút.
Anh đi vô buồng. Tôi hơi lo. Ông ấy đi đâu? Nếu nghe tiếng chuông tê-lêphôn
thì tôi sẽ nhảy liền. Nhưng chỉ nghe tiếng mở tủ sắt. Khanh trở ra
salon, đưa tôi một cái phong bì no nóc. Anh nói: “Đây là số tiền còn lại của
báo Văn Lang mà tôi là thủ quỹ. Văn Lang chết, tụi tôi làm tuần, làm giỗ
cho nó, ăn mãi chưa hết; nay còn bấy nhiêu đây. Thay mặt anh em, tôi trao
cho anh làm việc có ích”. Tôi cám ơn và hẹn sẽ trở lại nhưng không biết
chừng nào, chắc là còn lâu. Tháng 4 năm 1945, tôi gặp lại Khanh một lần
nữa khi Trần Trọng Kim mời Khanh làm tổng trưởng Bộ Kinh tế; khi ấy
Khanh nhắn tôi đến nhà anh để hỏi coi có nên hay không nên nhận lời mời
ấy,121 sự thật là để báo tin cho tôi rằng anh sắp ra Huế.
120 góc đường Pellerin-Colombert: góc đường Pasteur và Alexandre de Rhodes.
121 Trong một dịp phỏng vấn Trần Văn Giàu, ông khẳng định với tôi (Nguyễn Ngọc Giao)
là khi bác sĩ Hồ Tá Khanh hỏi ý kiến có nên nhận lời mời tham gia chính phủ Trần Trọng
Kim hay không, ông đã trả lời là nên. Điều này cũng tương tự như trường hợp Hoàng
Xuân Hãn: khi nhận được lời mời, ông Hoàng Xuân Hãn đã tham khảo ý kiến ông
Nguyễn Tạo, ông Tạo cũng nói là nên. Ông Hãn cho biết thêm: sau đó, ông Tạo hỏi lại
cấp trên, thì ông Trường Chinh cho là không nên, nhưng khi đó, ông Hãn đã lên đường
vào Huế rồi.
211
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Có lần tôi lại thăm giáo sư Lê Bá Cang, hiệu trưởng trường trung học
tư thục Lê Bá Cang. Cang, nhà riêng ở đường Pierre Flandin,122 gần căn nhà
xưa của báo La Cloche Fêlée. Cang cũng bị trục xuất với tôi từ Paris về Sài
Gòn, sau cuộc biểu tình trước điện Elysées hồi tháng 5 năm 1930. Vẫn anh
ấy, nhỏ thó, đen đúa, lớn tuổi mà tính vui, nói toàn tiếng Pháp. Tiếng Pháp
của anh rất là Pháp. Cang kín đáo không phát biểu ý kiến chính trị. Nhưng
khi đưa tôi ra cửa, anh cũng trao cho một phong bì dầy.
Thú vị nhất là cuộc gặp gỡ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cũng năm 1943.
Anh này chưa hề biết mặt tôi, chỉ biết tên. Tôi mặc áo Cao Đài, đi guốc vông
vào phòng khám bệnh của anh lúc gần cuối giờ khi số khách của anh đã
thưa. Tới phiên tôi được khám. Bác sĩ ngạc nhiên một cách thích thú khi tôi
cười nói rằng tôi là Trần Văn Giàu, có giấy giới thiệu của Bảy Trân. Về sau,
có người tưởng đâu rằng tôi tuyên truyền cộng sản cho Thạch. Không phải,
ông bác sĩ này đã là “cộng sản không phải đảng viên”từ lâu rồi, đâu hồi anh
còn ở bên Pháp kìa. Cho nên mấy đồng chí cộng sản Pháp ở Sài Gòn đều
quen thân với Thạch. Cái mà tôi đem lại cho Thạch có hai điều. Điều thứ
nhất là theo yêu cầu của Thạch tôi phải giải thích tại sao Liên Xô ký hiệp
ước bất tương xâm phạm với Đức quốc xã, tại sao Hồng quân Liên Xô sang
chiếm đóng miền Đông Ba Lan. Tôi đã đọc báo Văn Lang, đọc những bài
của Thạch và của các anh em khác về những vấn đề này cho nên tôi giải đáp
thắc mắc trúng hẳn những thắc mắc của họ. Điều thứ hai là tôi trình bày cho
Thạch vắn tắt mà đầy đủ và có hệ thống tình hình, nhiệm vụ, triển vọng cách
mạng Việt Nam. Xem chừng như ông bác sĩ này bằng lòng lắm. Tôi còn gặp
Phạm Ngọc Thạch mấy lần và lần nào anh cũng đặt những vấn đề lý luận và
thực tiễn. Cuối cùng tôi đề nghị Thạch vào Đảng Cộng sản Đông Dương;
anh đồng ý. Như vậy là từ đó, từ 1944,123 ở Sài Gòn chúng ta có một trí thức
cỡ “bự” trong Đảng, và có thể qua anh Thạch mà làm trí vận được. Thạch
giao du rộng và có uy tín về nghề nghiệp cũng như về nhân cách đối với trí
thức thành phố. Đáng chú ý là cả Pháp lẫn Nhật đều không nghi Phạm Ngọc
122 Đường Pierre Flandin: nay là đường Bà Huyện Thanh Quan.
123 Trong hồi ký này, Trần Văn Giàu chép là đã kết nạp Phạm Ngọc Thạch vào đảng từ
năm 1944. Tháng 8.2008, khi chúng tôi hỏi, thì ông nhớ là đầu năm 1945. Cũng dễ hiểu
là tài liệu viết không còn, trí nhớ về ngày tháng không thể chính xác. Điều chắc chắn là
ông Phạm Ngọc Thạch đã tham gia Đảng cộng sản trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng
8.1945. Có lẽ ông là trí thức duy nhất (ở tầm cỡ đó, với nhân thân đó) đã quyết định như
thế trước tháng 8-1945, mặc dầu sống ở Pháp giữa thập niên 1930, ông không thể không
biết những tội ác của Stalin qua các “vụ án Moscou”và các cuộc thanh trừng khốc liệt.
Rất tiếc rằng, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu sử học nghiêm túc nào soi sáng sự
chọn lựa của Phạm Ngọc Thạch, và rộng hơn, các hoạt động chính trị, quân sự và ngoại
giao của ông trong thời kỳ 1945-1950, trước khi ông lên Việt Bắc làm bộ trưởng Bộ y tế.
212
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
Thạch là cộng sản. Bọn tôi giữ rất kín việc đưa Thạch vào Đảng, với ý định
là giấu một con bài a-tu,124 ngày nào đó sẽ ném xuống bàn, để thắng cuộc.
Một số đồng chí bảo rằng tôi không điều tra kỹ khi nhận Phạm Ngọc Thạch
vào Đảng. Tôi có điều tra kỹ, kỹ lắm. Và bởi vì biết kỹ nên tôi thấy “con cờ
Phạm Ngọc Thạch” sẽ có lúc đắc dụng phi thường ở Sài Gòn. Pháp, Nhật
làm sao có thể nghi ngờ rằng Thạch là đảng viên cộng sản được? Sẽ đắc
dụng là vì vậy trước hết.
Phạm Ngọc Thạch (người thứ nhì, từ bên phải)
ở chiến khu Nam Bộ (cuối thập niên 1940)
Làm trí vận, bọn tôi ở Sài Gòn, ở Nam Kỳ không chủ trương lập một
tổ chức riêng, bí mật cho trí thức (và văn nghệ sĩ) như ở Bắc. Vả lại khi ấy
chúng tôi chưa biết có hội “Văn hoá cứu quốc” đã ra đời ở Bắc. Bọn tôi
muốn đặt trí thức vào trong một tổ chức quần chúng rộng lớn, hoạt động,
chiến đấu, trong đó họ đóng một vai trò quan trọng. Trí thức lớn vốn xa quần
chúng; xa quần chúng thì khó mà có tinh thần cách mạng cao, khó mà tin
tưởng vững chắc vào tiền đồ của cuộc giải phóng dân tộc bằng lực lượng của
bản thân dân tộc mình. Có hai tổ chức quần chúng ở Nam Kỳ, trong đó trí
thức có thể phát huy tác dụng của mình, là “hội truyền bá quốc ngữ” và cao
hơn, hoạt động cao hơn là đoàn Thanh niên Tiền phong. Trong hội truyền bá
quốc ngữ, các nhà trí thức đứng tên “thị chứng” cho sinh viên, học sinh, trí
thức nhỏ làm cụ thể những việc hàng ngày. Còn trong Thanh niên Tiền
phong thì trí thức (bự) trực tiếp làm việc quản trị, làm thủ lĩnh, làm tráng
trưởng, làm huấn luyện viên, làm đoàn viên thường nữa. Ở “Thanh niên Tiền
124 a-tu: tiếng Pháp atout là con chủ bài trong bộ bài tây (32 hay 52 lá bài).
213
Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
phong”do trí thức và sinh viên phụ trách, đóng vai phụ trách thực sự (chớ
không phải trên danh nghĩa như hội truyền bá quốc ngữ). Anh Thạch và các
đồng chí Tỉnh ủy có ý thức lựa chọn và đưa ra một số trí thức có tiếng tăm
và có uy tín ở các thị xã và hợp sức với cán bộ công khai (của Đảng), lãnh
đạo Thanh niên Tiền phong tỉnh. Thanh niên Tiền phong thu hút đại đa số
hay là hầu hết trí thức; trẻ tuổi, họ gia nhập đoàn; lớn tuổi, họ cảm tình và
làm cố vấn, chủ toạ các cuộc hội nghị, mít tinh biểu diễn tuyên thệ.
Khó mà quên được tên tuổi:
- Các giáo sư: Lê Văn Huấn, Đặng Minh Trứ, Phạm Thiều, Nguyễn
Văn Chì, Hồ Văn Lái v.v…
- Các bác sĩ, dược sĩ: Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Trần Kim
Quang, Trần Văn Luân, Huỳnh Bá Nhung, Đặng Văn Chung, Ngô Như Hoà,
Nguyễn Tá Vinh, Chị Lợi, Trần Nam Hưng, Bùi Sĩ Hùng, Trương Tấn Lũy,
Hồ Thế Quang, Trần Văn Đệ, Nguyễn Văn Liễng, Trần Văn Nhựt, Huỳnh
Kim Hữu, v.v.…
- Các kỹ sư và kiến trúc sư: Ngô Tấn Nhơn, Kha Vạn Cân, Phạm
Ngọc Thảo, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Ngọc, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn
Đức, Lưu Văn Lang.
- Các luật sư: Trần Công Tường, Phạm Ngọc Thuần, Thái Văn Lung,
Lê Đình Chí, Dương Trung Tín, Huỳnh Văn Lang, cả ông Tây Annam Văn
Vĩ nữa.
- Các nghệ sĩ, văn sĩ: Lưu Hữu Phước, Mỹ Ca, Nguyễn Hải Trừng,
Huỳnh Tấn, Nguyễn Hữu Ngư, Nghiêm Xuân Việt, Nguyễn Tư, Tiêu Như
Thủ, Quách Vũ, Lưu Cầu, Tạ Thanh Sơn v.v…
Đó là chỉ nói người Sài Gòn mà tôi biết hay được anh em báo cáo. Ở
lục tỉnh anh em trí thức “bự” gia nhập Thanh niên Tiền phong cũng đông. Ít
ai đứng ngoài. Những người này đến với cách mạng hơi lâu trước khi Cách
mạng tháng Tám thành công.
Xứ ủy Nam Kỳ có thể nói rằng mình đã làm cho Đảng Cộng sản tự
hào được là đã làm cho đa số trí thức Sài Gòn và Nam Kỳ đi với cách mạng,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
214


No comments: