BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM ( tiếp theo)
Tạ Chí Đại Trường
Tạ Chí Đại Trường
Tổ chức công trình chiếm đoạt sâu sát và vươn xa
Nhiều năm dài trống vắng sự kiện trong
khoảng đời Nguyễn Hoàng trên đất Thuận Hoá chứng tỏ ông còn phải loay
hoay giữ mình trong một thời gian, và có vẻ ông cũng an phận làm một ông
quan trấn nhậm cõi xa, tránh được họ Trịnh nếu tình thế không khiến ông
phải gắng công thêm. Được trao thêm đất Quảng Nam, vùng đất trọng điểm
quyền lực về sau, ông không cần phải động đến đám quan lại co rút của
triều đình như Dương Văn An đã nêu vài chứng cớ. Đám thổ hào địa phương
có người ngoi lên chức lớn như Bùi Tá Hán, dân Quảng Ngãi, đúng là “chân
thổ quan” làm đến chức tổng trấn Quảng Nam, nên thật dễ dàng hợp tác
với đại diện triều đình. Nhưng ở cấp dưới, nơi quyền lực trung ương khó
vói tới này vẫn còn rất nhiều kẻ mà chức chưởng nào trên cao cũng phải
cần tới họ.
Cho nên họ Nguyễn đã phải sống thoả hợp với đám thổ hào địa phương đó như dấu vết về sau nơi chuyện ông Khám lí Trần Đức Hoà ở phủ Hoài Nhơn (cũng là một thổ hào khác đã vào quan trường) giao thiệp với nhà hào phú nuôi (và đề cử) anh xướng ca lưu lạc Đào Duy Từ làm công thần nhà Nguyễn. Nguyễn Hoàng, lúc nhận đất Quảng Nam (1570) cũng vẫn là khuôn mặt lạ với đám cường hào đó nên gây xung đột ngay sau khi được trao quyền, bị tấn công ngay chính nơi trú đóng, phải phái tướng đi bình trị bên kia đèo Hải Vân (1571) và còn chịu đựng sự nội ứng của nhóm địa phương với quân Mạc đến tấn công nữa. Thêm một thời gian dẫn quân ra Bắc để có điều kiện so sánh với các thế lực đang tranh giành, Nguyễn Hoàng nhận ra thực lực của mình mà quay về đất cũ, truyền lại cho con ý thức li khai như ta đã thấy. Cứ thế mà, khởi đầu là Nguyễn Phúc Nguyên, họ Nguyễn tràn lấn chiếm đoạt để giữ mình, để phát triển mãi đến khi hết sinh lực.
Cho nên họ Nguyễn đã phải sống thoả hợp với đám thổ hào địa phương đó như dấu vết về sau nơi chuyện ông Khám lí Trần Đức Hoà ở phủ Hoài Nhơn (cũng là một thổ hào khác đã vào quan trường) giao thiệp với nhà hào phú nuôi (và đề cử) anh xướng ca lưu lạc Đào Duy Từ làm công thần nhà Nguyễn. Nguyễn Hoàng, lúc nhận đất Quảng Nam (1570) cũng vẫn là khuôn mặt lạ với đám cường hào đó nên gây xung đột ngay sau khi được trao quyền, bị tấn công ngay chính nơi trú đóng, phải phái tướng đi bình trị bên kia đèo Hải Vân (1571) và còn chịu đựng sự nội ứng của nhóm địa phương với quân Mạc đến tấn công nữa. Thêm một thời gian dẫn quân ra Bắc để có điều kiện so sánh với các thế lực đang tranh giành, Nguyễn Hoàng nhận ra thực lực của mình mà quay về đất cũ, truyền lại cho con ý thức li khai như ta đã thấy. Cứ thế mà, khởi đầu là Nguyễn Phúc Nguyên, họ Nguyễn tràn lấn chiếm đoạt để giữ mình, để phát triển mãi đến khi hết sinh lực.
Tình hình tổ chức cai trị tiến triển
theo với nhu cầu tồn tại và đà mở rộng đất đai. Với chúa Sãi Phúc Nguyên
là bắt đầu (1614) sắp xếp một cơ cấu hành chính trung ương theo mẫu
hình quản trị cũng từng thấy có ở vùng Trịnh Tây Việt nhỏ hẹp (1564). Đó
là việc đặt ra Tam ti (Xá sai, Tướng thần lại, Lệnh sử) mà những công
việc văn án, xử kiện, lễ tiết đều mang dáng lu mờ trước việc thu thuế,
cung cấp lương hướng cho quân binh khiến vai trò các nhân viên tướng
thần nổi bật khi ta thấy họ có mặt đến tận cấp bực đơn vị làng xã,
thuộc, nậu… Khía cạnh thu tóm tiền tài vật lực là quan trọng khiến ta
lại thấy đặt thêm các ti Nội lẹnh sử và Lệnh sử đồ gia riêng cho nhà
chúa – Nội phủ.
Các đơn vị phụ thuộc dưới Dinh vẫn là
phủ, huyện như cơ cấu của Lê nhưng thành phần cơ sở lại phức tạp hơn
nhiều, không những mang tính cách riêng biệt hay pha trộn chủng tộc mà
còn mang tính chuyên nghiệp khác nhau nữa. Có vẻ Xã có sự thuần nhất một
chừng mực về người Việt (di dân hay đồng hoá) nhưng các Thuộc được nói
đến nhiều, có nguồn gốc là tập họp các thôn, man, nậu lẻ tẻ họp lại,
nghĩa là thành phần dân chúng ở đấy, “các nơi gần núi rừng, dọc sông
biển,” không hẳn là Việt dù có thể nói được tiếng Việt. Không phải chỉ
là những người bây giờ ta gọi là “Thượng” mà còn là tập họp Chàm, thương
nhân, phần lớn là Hoa. Trên bản đồ 1774, cả vùng nửa nam Bình Định được
ghi tên 3 thuộc mà dấu vết ngày nay là bao gồm gần trọn vùng đồng bằng
trù phú. Còn dõi theo tổng số “thuộc” từng vùng do sử quan ghi năm 1726,
về “hồi quốc sơ” thì càng về nam số thuộc càng lớn: Quảng Nam nơi có
kinh đô Chàm còn để lại tên dinh “Chàm”, Kẻ Chiêm, và phố Hội An buôn
bán phồn thịnh, có tất cả 19 thuộc, trong khi Quảng Ngãi chỉ có 4 thuộc,
Quy Ninh (Vijaya cũ) lên 13, vào đến Phú Yên mà nửa sau thế kỉ XVIII
còn nữ chúa Chàm, lại vọt lên 36 thuộc. Khánh Hoà gần đây, phía đồng
biển còn thấy tập họp người Hạ / Mọi Hạ – “mọi” nhưng mang dấu vết sinh
hoạt Chàm – vùng hai phủ Bình Khang, Diên Ninh đó có đến 34 thuộc, cho
nên không lấy làm lạ là Bình Thuận có 30 thuộc. Cuộc sống xen kẽ như thế
không làm ta ngạc nhiên khi thấy Ch. Borri nói rằng có dân Việt sống
nhiều trên nhà sàn! Không hẳn là tất cả nhưng dấu vết nhà sàn dài ở Hội
An còn thấy trên một bản đồ thời kì “thuyền Châu ấn” đồng thời với Ch.
Borri, và lại còn dấu vết bằng chứng khảo cổ ngay trên đất Quảng Nam
(2001).
Đã đặt kho riêng “Nhà Đồ” năm trước thì
phải tính đến chuyện thu cái gì chứa vào đó cho nên năm 1618 có việc
“đạc ruộng (của) dân hai xứ” Thuận Quảng, lấy lí do “bọn hương lí, hào
hữu xâm chiếm mất nhiều ruộng công để làm của riêng,” nay triều đình thu
lại để lấy thuế. Lấy thuế thì phải rồi nhưng coi đó nguyên là ruộng
công – nhất là ruộng của công xã, bị chiếm đoạt thì không gì sai
hơn. Sự chiếm đoạt chắc cũng từng xảy ra theo tình thế thay đổi quyền
lực cụ thể trong vùng nhưng ruộng đó là tư điền do những “tiền hiền”
mang nông cụ, tay chân đến khai khẩn trên những vùng hoang hoá lâu ngày
nên có thu hoạch lớn lao mà lại không phải nạp thuế nhiều cho những quan
chức vốn nằm trong tình trạng nay dời mai đổi chức quyền trung ương nên
cũng không phải hạch sách quá quắt. Dấu vết cụ thể xưa thì thấy nơi lưu
bút Thuỷ thiên tự (1384) của ông thuỷ tổ họ Bùi làng Câu Lãm
(?), Quảng Trị và cũng có thể thấy qua lời tán tụng sự giàu có ở đất Ô
Châu của Dương Văn An: “Lúa ngoài ruộng, quá kì vẫn chưa thu hoạch.”
Chưa kể khi ta nhìn vào đất Gia Định ở thế kỉ sau. Cho nên việc đạc
ruộng năm 1618 là chuyện tịch thu ruộng tư làm ruộng công để thu thuế,
phân chia cho quan, dân để nắm người, chứng cớ rõ ràng muộn màng là
chuyện lấy ruộng tư làm ruộng công ở Bình Định dưới thời Minh Mạng mà
vào những năm 1950 nhiều người sống ở thành phố đã tưởng đó là một cuộc
cải cách ruộng đất, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, đang diễn ra
trên vùng bưng biền mơ ước. Việc “đo ruộng dân để định tô thuế” năm 1669
được nói rõ hơn, là “đạc những ruộng thực canh làm ruộng công… (vì) dân
gian nhiều người chiếm canh ruộng lậu mà không chịu nộp thuế.”
Đánh thuế trên ruộng đất cày cấy thì có
mẫu hình lấy từ đất Đàng Ngoài nhưng họ Nguyễn còn có dưới tay một tập
họp hỗn độn dân chúng khác chủng loại, khác nguồn gốc mà họ chiếm đoạt
hoặc thu nhận. Từ đó có các nguồn lợi khai thác từ khối rừng núi phía
tây mà họ thu thuế (thân, sản vật, lực dịch) trực tiếp từ những người,
nhóm dân sống gần khối dân đồng bằng. Thuế đánh khá nặng, theo nhận xét
của Li Tana lấy từ tài liệu Lê Quý Đôn. Tuy nhiên phải công nhận rằng
tình trạng chịu thuế nặng cùng chịu đựng những hạch sách khác không phải
chỉ dành cho dân Thượng. Người dân đồng bằng phải chịu thuế theo quy
định còn có thêm những loại “phụ thu” theo lối cung phụng truyền thống
cho cấp trên như đã thấy ở Đàng Ngoài, lại còn phải cung đốn những thứ
lặt vặt đến không ngờ như sợi mây, sợi lạt làm nhà, tiền may bao (đựng
gạo)… Cả người về hưu cũng phải nạp thuế, điều không thấy ở Đàng Ngoài.
Có lẽ vì khởi đầu là một tập đoàn chiếm đoạt trên những đám dân thất
thế, trong tình hình bức thiết phải tồn tại trước một lực lượng Trịnh
đông, mạnh hơn gấp bội nên họ Nguyễn đã thi hành một chính sách có thể
gọi là “thực dân” trên vùng đất họ quản trị, may mắn thay lại chưa có
giới hạn cạn kiệt vì còn một vùng đất lớn trống trải quyền lực ở phía
nam để dân chúng trốn chạy mà người cầm quyền sẽ đi theo thu thập tiếp.
Tất cả những cố gắng của tập đoàn Nguyễn
trước tiên là để dành cho sự tồn tại của mình cho nên tính chất quân sự
của Đàng Trong là điểm nổi bật có mang những dấu hiệu ràng buộc của địa
phương. Trên cao là Dinh (quân đội) như đã thấy. Các phủ huyện trung
gian chỉ có những người cầm đầu làm việc xử đoán kiện tụng, cần đến văn
từ mà thôi. Thuế má tận vét là để nuôi quân lính cho nên các Ti đặt ra
là thu chi lương hướng cho các Dinh. Việc thu thuế, bắt lính thường trực
đã được quy định từ Lê sơ qua các tổ chức tuyển trường, ở Đàng Trong là
6 năm một lần cho việc kiểm tra lớn, 3 năm một lần cho kiểm tra nhỏ để
điều chỉnh sự thay đổi trong khoảng thời gian nhà nước không để ý tới.
Vẫn có hạng Lánh sẵn sàng thành Lính., hạng Quân dự bị tiếp theo, hạng
Dân sau rốt, với những hạng khác, tất cả nếu không nằm trong quy định
miễn giảm thì chỉ có một việc là nạp thuế, đi xâu. Ngoài chính binh của
nhà nước còn có lực lượng địa phương, gọi là thổ binh hay thuộc binh,
trong đó có cả người miền núi, người Chàm (quân Côn Man [Mọi Gậy? Mọi
Con?] của Nguyễn Cư Trinh.) Vớí ghi chép còn lại thì nhà nước không phải
trả lương, họ chỉ khỏi đóng thuế mà thôi. Họ được sử dụng vào việc bảo
vệ an ninh ở địa phương, có tác dụng rất mạnh ở địa phương xa, nơi chính
quyền trung ương còn lỏng lẻo như ở đất Gia Định. Tuy nhiên với vị trí
mù mờ dân/lính như thế thì họ cũng có thể vừa là người giữ trị an vừa là
mầm mống của nổi loạn khi quyền bính bên trên trở nên bất lực.
Tất nhiên vẫn có cảnh lùng bắt lính
nghiệt ngã như mọi chuyện xảy ra thời xưa nhưng thân phận người lính
Đàng Trong so ra sáng sủa hơn lính Đàng Ngoài. Một tấm hình để lại của
phái đoàn J. Crawfurd cho thấy họ áo quần lành lặn, bịt khăn trùm đầu,
giống như một người dân Chàm/Ấn ngày nay, còn sử quan Nguyễn thì ghi
rằng họ có đến 4 bộ quân phục. Từ người ngoại quốc đến Lê Quý Đôn đều
nhận rằng họ ăn mặc sang trọng (lính mặc áo đỏ, áo xanh – B. Vachet sống
ở Đàng Trong 1673-83,) thứ kiểu cách bề ngoài đó đã khiến cho quan
tướng Thuận Hoá năm 1774 khinh thường quân Trịnh vì thấy kẻ thù ăn mặc
rách rưới, dáng vẻ đói khổ. Họ thuộc vào các đội chính binh tuy gồm cả
thuỷ lẫn bộ nhưng đơn vị bộ binh vẫn có tên “thuyền” chứng tỏ khuynh
hướng vận chuyển bằng đường thuỷ là nổi trội. Đây là dấu vết rõ nhất về
tính chất địa vực đã ràng buộc trong quá khứ Chàm còn lưu lại ở Đàng
Trong: Các vùng đất bị ngăn bằng những dãy núi nên chính các con sông ra
biển Đông là trục lộ nối liền thuận tiện nhất như Thích Đại Sán đã
chứng kiến khi từ Hội An đi triều kiến chúa ở Phú Xuân. Cũng từ quá khứ
thời đại cũ mà số quân tượng của Nguyễn đã nổi trội hơn của Trịnh và còn
là ưu thế kéo dài khi Tây Sơn ra Bắc.
Dù sao thì với một vùng quản trị càng
lúc càng lớn với những yêu cầu tồn tại càng lúc càng phức tạp, họ Nguyễn
không thể chỉ bằng lòng với đám thân thuộc tay chân làng xóm của mình.
Việc quản lí phải cần cả đến những văn quan cao cấp, chuyên nghiệp mà họ
không có đủ nên phải mượn bên ngoài. Đã có sẵn là lớp người Hoa đồng
văn đến buôn bán nên thương nhân Âu Tây nhận ra các ông Cai tàu đến kiểm
kê tàu của họ, hướng dẫn họ qua các quan lớn khác, vào gặp Chúa, là
những người Hoa tại chỗ đã lên quan chức. Chu Thuấn Thuỷ đến Đàng Trong
năm 1657 chứng kiến một cuộc “chiêu mộ người biết chữ (Hán)” của chúa
Hiền do một ông Cai tàu người Triều Châu thi hành ở Hội An, bắt lầm phải
một người Hoa không biết chữ mà khiến ông này lúc ra đi phải trối chết
với vợ con. Chu Thuấn Thuỷ viết kí sự chứng tỏ sự gan lì của mình không
chịu phục vụ Nguyễn, chính vì nỗi đau mất nước còn nóng hổi hơn là từ sự
cương cường hãnh diện làm một “trưng sĩ” (theo chế độ vua vời người có
danh vọng) của nhà Minh.
Ở cấp dưới, chúa Nguyễn lại cần số đông
biết chữ nên đã mở những cuộc khảo hạch nhân dịp lập tuyển trường, chắc
là cho đỡ tổn phí. Sử sách chính thức cho biết năm 1646 có mở khoa thi
lấy người biết chữ làm lại thuộc (thi Hoa văn), với số lượng đông gấp 5
lần lớp người có khả năng hơn để bổ làm quan (thi Chính đồ.) Tuy Chu
Thuấn Thuỷ huênh hoang với sở học của mình cùng sự kiêu ngạo làm thần
dân nước lớn nhưng qua những đối đáp với quan Đàng Trong, ta thấy những
người này ham hiểu biết, không thiếu kinh sách Nho học. Có lẽ vì vị trí
thông thoáng của Hội An đã khiến Đàng Trong không những có Kinh Sử uyên
áo mà cả tiểu thuyết “truyện Tàu:” Tam quốc chí diễn nghĩa, Phong thần. Ngay từ thời gian đầu đã thấy Phúc Nguyên đọcChiến quốc sách. Vì thế không lấy làm lạ là Nguyễn Hữu Dât có tập Hoa văn cáo thị (1650), và người con, Nguyễn Hữu Hào tiếp theo có truyện dài nôm Song tinh, bắt
chước theo tiểu thuyết Minh Thanh cùng thời xuất hiện ở Đàng Trong mà
không chờ đợi thời gian lâu xa. Tầm mức kiến thức chung là như thế cho
nên tuy Đàng Trong chưa mở khoa thi Tiến sĩ, người đương thời vẫn gọi
các văn chức trong triều, ở địa phương là ông Nghè – qua nghe ngóng của
người Tây phương là các Omgne (Ch. Borri 1621,) Unghe chieu (ở Nước Mặn, Gaspar Luis 1626,) on ghe bo, oũ nghe bo (ông
nghè Bộ, A. de Rhodes 1647…) cả đến Bà Nghè của cây cầu Thị Nghè (Sài
Gòn) được nhắc nhở chỉ vì ông chồng làm chức Thư kí ở phủ Tân Bình
(Trịnh Hoài Đức.) Dấu vết kiến thức sách vở tạp nhạp hấp dẫn đã chuyển
dạng thành sử kí ở phía Bắc trong Toàn thư bây giờ cũng thấy ở
Đàng Trong, vì cũng theo Chu Thuấn Thuỷ, văn chức nơi này có người tin
rằng các chuyện ở tiểu thuyết Minh Thanh là chuyện thật. Quyển “chí” của
Nguyễn Khoa Chiêm có dáng lẫn lộn của tuồng “diễn nghĩa.” Còn câu
chuyện Văn Khuông đem trả sắc phong cho Trịnh (1629) tuy chắc cũng trót
lọt qua một âm mưu lén lút nào đó nhưng lại được diễn tả như một màn đấu
trí có hồi “thiệt chiến quần nho” của Khổng Minh. Đây hẳn bắt nguồn từ
lối giương danh tự xưng Ngoạ Long của ông quân sư mới về phục vụ (1627).
Tất nhiên về tình hình quan chức cấp
dưới thì người ta có thể tiến thân bằng cách nạp tiền cho chúa. Dù sao
đây cũng là dịp cho dân Thuận Quảng (và ở các vùng xa hơn về phía Nam
theo tình hình mở rộng quyền lực) được đi vào hệ thống cầm quyền để đợi
có biến động lớn là xuất hiện trên chính trường. May mắn vượt thường là
gả con cho chúa từ những gia đình khuất lấp nhưng nhìn kĩ thì đúng là
thuộc những khu vực mang tính cách thế lực, như người đất Thế Lại phồn
vinh cung cấp Ngô Ngọc Lâm xinh đẹp giúp Nguyễn Hoàng thắng Lập Bạo.
Người vợ họ Đoàn của Phúc Lan tuy được ghi kết hợp với chúa theo kiểu
lãng mạn nhưng suy từ đấy thì cũng là người của chốn phóng túng vùng
đồng bằng Quảng Nam. Không rõ những con cháu người dân Thuận Quảng thuộc
loại “bách tính” kia có được ngoi đầu lên khỏi vị trí thấp kém mà toán
người Tống Sơn kềm kẹp không nhưng Hồ Văn Mai của đất Thừa Thiên có con
gái làm vợ chúa, được chuyển qua họ Tống, rồi được ông cháu ngoại Phúc
Chú ban lệnh cho con cháu họ Tống-mới này được miễn dao dịch (1726). Sự
chia sớt quyền hành tuy chậm chạp nhưng cũng là điều bắt buộc cho cả
người có ưu thế khiến tình hình xã hội càng lúc càng phức tạp hơn để đến
cuối cùng, nhà chúa thấy ra mối đe doạ đến với cơ nghiệp của mình qua
những người dân khuất lấp từ một vùng núi xa.
Các tập đoàn bên lề quyền lực Nguyễn uốn nắn hội nhập
Tập đoàn Nguyễn đem sức mạnh của mình từ
đất Thuận Quảng lấn tràn về phía nam theo một tiến trình vươn lên phức
tạp, vừa như một cố gắng vượt thoát áp lực của Trịnh, vừa như bởi chính
sự thừa mứa năng lực tích trữ trong cuộc chống đối với thế lực Đàng
Ngoài nên phải tìm nơi trút bỏ.
Phủ Phú Yên được chính thức thiết lập
năm 1611 đến lúc này mới đi vào vòng quyền bính của họ Nguyễn tuy đã
thấy sự hiện diện của quyền bính mới từ 1578 với vai trò của Lương Văn
Chánh vượt qua đèo Cù Mông chiếm thành Hồ (thành An Nghiệp, Tuy Hoà,)
lấy đất khai khẩn vùng đồng bằng gần đèo. Tình hình vẫn còn bấp bênh nên
năm 1629 phải trải qua một cuộc bình định khác để từ đây bắt đầu một ý
thức Nam tiến rõ rệt với việc đặt tên dinh Trấn Biên cứ mang cái tên ấy
mà đi xa dần theo đà tăng tiến quyền lực, cuối cùng dừng lại trên đất
Biên Hoà ngày nay. Ba ngàn tù binh Trịnh bắt được trong trận chiến 1648
đem rải ra từ Quảng Nam đến Phú Yên theo từng 50 người làm thành ấp,
sinh sống buổi đầu nhờ trợ cấp của chúa, từ tiền của nhà giàu trong vùng
bị buộc cho vay, đã làm tăng thêm thế lực họ Nguyễn, và cũng gây nên
mâu thuẫn với dân bản xứ còn lại, lấn át chút quyền uy lay lắt của các
ông chúa Chàm. Một công nữ của Nguyễn được gả cho Po Romé mang tên Chàm:
Bia Út (1631?) đã không giúp được sự hoà hoãn mà còn phải chịu tiếng
làm mất nước với truyện tích xúi chồng chặt cây Krek thần thánh khiến xứ
Bình Thuận đến gần đây còn truyền tụng tên Vua Mê để chê cười
ông vua “dại gái” kia. Thế là có thêm những cuộc chinh phục mới được gọi
là chống gây rối, xâm lấn, kết quả Nguyễn đặt thêm dinh Thái Khang
(1653) đến tận sông Phan Rang. Vùng đất khô cằn còn lại giúp cho các
chúa Chiêm an tâm một thời gian nữa vì Nguyễn bận nhìn vào vùng đất trù
phú ở xa hơn về phía nam.
Lúa gạo là cần thiết nuôi người nhưng
nguồn vật dụng trao đổi trong giao thương mang lại sự trù phú lại là ở
trên rừng núi, thuộc vào những tập đoàn người khác. Nói chung thì trên
văn từ vẫn dùng chữ “man” để chỉ những người này nhưng với chi tiết tiếp
xúc càng lúc càng sâu nên có sự phân biệt nhóm người ở xa, nhóm người ở
gần (với dân Việt), người ở trên núi cao: Man Cao, Man Thượng / “Mọi
hoang,” Man Hạ / “Mọi thuộc.” Tuy nhiên với chỉ danh Mọi đã dẫn, thấy
sớm nhất ở từ “Kẻ Mọi” (Ch. Borri 1621) còn sử dụng đến gần đây thì ta
biết rằng tập đoàn Nguyễn đã đem tiếng tự gọi của người Mường Thanh Hoá:
“món”/”mọi”/”người” để chỉ chung các tập đoàn vùng rừng núi mới mà họ
đến tiếp xúc. Chi tiết được biết về những người này là dân phía tây
Thuận Hoá (nói chung) với các tên có dáng chủng loại không rõ rệt, lẫn
với tên khu vực thuần Việt hay đã chuyển âm Việt Hán. Tên nguồn Viên
Kiệu cho thấy tên tập họp dân tộc Vân Kiều ngày nay. Ta nhận ra một tên
Tồi Ôi là sách “lậu” lúc bấy giờ, nay vẫn còn nằm trong xếp hạng dân tộc
học. Cũng thuộc loại này là người Sách, không hiểu vì cớ gì mà có liên
hệ sít sao với Nguyễn đến mức đã mang họ Phan, được chỉ định đóng thuế
khá nặng cho từng người, từng cụm người (“ngũ”) trong khi tên Sách hẳn
không phải chỉ một tập đoàn dân tộc theo chủng loại mà chỉ là từ tên đơn
vị hành chính rừng núi đã có từ xưa: “sách”.
Những người này liên lạc với nhau trong
sinh hoạt buôn bán trao đổi được thể hiện qua những truyện kể truyền
thuyết về những chuyến du hành đến các bộ tộc khác trong khu vực rừng
núi. Chuyến đi từ phía đồng biển, ngược qua những dòng sông suối sâu vào
trong núi, tuy có khi vượt qua biên giới nhưng thường chỉ là nơi xuất
phát của dòng chảy nằm ở thượng lưu nên được gọi chung là “nguồn”, và
thành tên những vùng kinh tế tài chính nhỏ dưới mắt chính quyền. Thuế
công đánh vào dân nguồn nặng đã đành nhưng vẫn còn thuế gọi là “tư” dành
cho quan tại chỗ, là một hình thức mua ép giá, mua trước trả sau. Lại
còn hình thức đánh thuế trên những dân buôn qua lại. Chúng ta đã thấy
mối liên hệ nguồn biển từ Lí Trần qua đèo Lao Bảo, đến nay lúc đầu cũng
vẫn là nơi khai thác nguồn lợi giao thương của Nguyễn cho nên chúa Sãi
phải giành quyền gìn giữ an ninh cho con đường này (1621) và lập dinh
Lao Bảo để trấn giữ. Có điều phía biển của khu vực này lại không thuận
tiện cho việc lập hải cảng, dù là cảng nhỏ của ngày xưa. Cảng Hồ Xá bị
bùn cát lấp nhiều lần (1668), còn Mai Xá khi thành công (1681) có ghi
luôn tên người đào cảng chứng tỏ việc mở mang phía biển ở vùng này thật
khó khăn, không thể nào vượt trên ưu thế của Hội An được.
Trong sự giao tiếp, thường người ta hay
nghĩ tới những ảnh hưởng về phía đồng bằng, về sự thay đổi ở các nơi này
mà không quan tâm đến sự thay đổi trên rừng núi. Trong tiềm thức người
ta vẫn cho dân rừng núi muôn đời cứ như cũ, chỉ là lớp người chịu đựng
bóc lột chứ không biết thừa hưởng những thành quả văn minh của thế giới
ngoài vùng. Thật ra chức việc Đàng Trong đã báo cáo với Lê Quý Đôn là
các dân Man thượng/hạ/cao phía tây Thừa Thiên trong tế lễ hay dùng trâu,
heo, cùng thanh la, đồ đồng, “các thứ (của dân miền xuôi mang lên) này
bán chạy lắm!” Chưa kể những vật phẩm khuất lấp đi từ phía Miên, Lào
lại. Vậy là cái mà ngày nay gọi là “văn hoá Cồng chiêng” không phải được
biểu diễn bằng các vật phẩm tự chế! Cũng như có thể hiểu được một chừng
mực hưởng thụ ít ra là của tầng lớp khá giả, khi người ta khai quật
được các vật dụng sành sứ cao cấp ở Lâm Đồng, không biết trong ấy có bao
nhiêu là của chúa Nguyễn “ban” cho vua Lửa, vua Nước.
Vì cách xa vùng thủ phủ nên trên đất
Quảng Nam, Gia Định chỉ ghi tên các nguồn mà hiếm thấy tên tập đoàn
người. Vùng Quảng Ngãi một thời được gọi là “tiểu Đồng Nai” vì họ Nguyễn
chiêu tập dân miền núi và lưu dân khai khẩn làm ruộng, tổng số đến 72
trại. Có lẽ dấu vết phồn thịnh, liên hệ với vùng bắc Bình Định, là các
công trình tưới tiêu bằng xe-nước mang tính chất tổ chức thật hoàn bị,
chặt chịa còn mãi đến gần đây. Những xung đột với các tập họp phía tây
Quảng Ngãi từ thế kỉ XVII, nổi bật qua thế kỉ sau với Nguyễn Cư Trinh,
lưu lại tên “Mọi Đá Vách” chung chung mà không có xác định dân tộc học.
Có vẻ chỉ thấy xác định khi gặp những tập đoàn lớn: người Đê/Rađê/Êđê
phía nam La Hai (Phú Yên – Lê Quý Đôn), người Trà Lai (Jarai) khi nhắc
đến Nam Bàn. Danh xưng này có liên quan đến sự chia cắt của Lê Thánh
Tông năm1471. Lê Quý Đôn coi đây là khu vực xưa nay bao gồm hai “nước”
Thuỷ Xá và Hoả Xá với hai “vua” Nước và “vua” Lửa.
Chính vì hai nhân vật nổi bật này mà ta có chứng dẫn đương thời độc nhất về hai tổ chức chính trị xã hội liên làng “chừng hơn 50 thôn” trên một vùng Tây Nguyên ngày xưa. Dân Jarai nơi vùng có vua Lửa vua Nước vẫn tự phụ là Jarai “gốc”. Thường hay có sự lẫn lộn giữa tên hai vua như sử quan Nguyễn ghi hai tên khác: Đôn vương (vua Nước?) và Nga vương (vua Lửa?) với sự phân vân “hình như thuộc về Hỏa quốc.” Nhưng nhiều bằng cớ cho thấy Vua Lửa ở vị thế nổi trội hơn vì liên hệ đến việc gìn giữ một cây kiếm, về mặt thần thuyết là có quyền năng bách chiến bách thắng, về mặt thế tục là vật tượng trưng cho vương quyền khiến cho các bộ tộc trong vùng phải thần phục, cung phụng cho sinh hoạt của hai Vua. Họ Nguyễn cũng không động đến tổ chức này, chỉ phái quan đến liên lạc, thu thuế, nhận chịu sự thần phục mà không can thiệp vào tin tưởng của họ, không như Odend’hal vì đòi xem kiếm của vua Lửa Euil At mà bị người Êđê giết năm 1904. Họ Nguyễn không cần biết đến cây kiếm đó nhưng lại không ngờ rằng sau rốt nó có phần tác động vào sự điên đảo của triều đình bậc Thiên vương ở Phú Xuân chỉ vì tiếng đồn nó được trao vào tay anh biện lại thu thuế nơi góc đất Tây Sơn của họ.
Chính vì hai nhân vật nổi bật này mà ta có chứng dẫn đương thời độc nhất về hai tổ chức chính trị xã hội liên làng “chừng hơn 50 thôn” trên một vùng Tây Nguyên ngày xưa. Dân Jarai nơi vùng có vua Lửa vua Nước vẫn tự phụ là Jarai “gốc”. Thường hay có sự lẫn lộn giữa tên hai vua như sử quan Nguyễn ghi hai tên khác: Đôn vương (vua Nước?) và Nga vương (vua Lửa?) với sự phân vân “hình như thuộc về Hỏa quốc.” Nhưng nhiều bằng cớ cho thấy Vua Lửa ở vị thế nổi trội hơn vì liên hệ đến việc gìn giữ một cây kiếm, về mặt thần thuyết là có quyền năng bách chiến bách thắng, về mặt thế tục là vật tượng trưng cho vương quyền khiến cho các bộ tộc trong vùng phải thần phục, cung phụng cho sinh hoạt của hai Vua. Họ Nguyễn cũng không động đến tổ chức này, chỉ phái quan đến liên lạc, thu thuế, nhận chịu sự thần phục mà không can thiệp vào tin tưởng của họ, không như Odend’hal vì đòi xem kiếm của vua Lửa Euil At mà bị người Êđê giết năm 1904. Họ Nguyễn không cần biết đến cây kiếm đó nhưng lại không ngờ rằng sau rốt nó có phần tác động vào sự điên đảo của triều đình bậc Thiên vương ở Phú Xuân chỉ vì tiếng đồn nó được trao vào tay anh biện lại thu thuế nơi góc đất Tây Sơn của họ.
Tên Nam Bàn liên hệ với Lê Thánh Tông
khiến đương thời đồng hoá người Đê là người Chàm và cho thấy mối liên hệ
của những người Tây Nguyên với vương quốc Chàm thật sâu sắc. Vợ của hai
vua Lửa, Nước “mặc áo Chiêm Thành sặc sỡ,” hai vua ngự trên một vùng
“điện vua Hồ” có voi đá, ngựa đá – có thể là khu tháp Chàm Yang Mun ở
Buôn Chu (Cheo Reo) đã nói. Danh xưng chung cho hai vua: pơtao / botao
là một tước hiệu Chàm, có nghĩa là “ngài”, “thầy” hay cũng có thể là
“vua”. Đường liên lạc với Nam Bàn được chức việc đương thời kể lại với
Lê Quý Đôn là dọc theo lối thượng đạo từ Bình Định đi về phía nam đến
Phú Yên cho nên Hoa Anh của sau năm 1471 hẳn là vùng Phú Yên, Khánh Hoà
với người Hạ ngày nay. Không nên lấy làm lạ vì trên vùng “(cánh) đồng
(của) Dàng/Yang,” di tích Đồng Dương bây giờ, vẫn còn người “Việt” họ
Trà, cũng thấy có ở Bình Định, còn chủ một số nhà lá-mái sang trọng ở
Phú Yên có họ Ma… Cho nên năm 1578, Lương Văn Chánh phản công, đánh lấy
thành Hồ, có thể là địa điểm chính của Hoa Anh, là thành còn có nữ chúa
Thị Hoả theo Tây Sơn ngày sau. Ông mộ dân khai thác vùng Cù Mông (giáp
giới Bình Định), Xuân Đài (bắc Phú Yên), có sử dụng ngườì “Xiêm”, chữ
của khu vực Nam Đông Dương chỉ người nô lệ. Tướng Văn Phong trấn thủ phủ
Phú Yên mới thành lập (1611) lại ra mặt chống đối (1629). Sử nói là
“dùng quân Chiêm Thành để làm phản” chứng tỏ có sự liên kết với bộ phận
dân Chàm – điều cũng là khả thể nếu ta nhìn ngược lại về thành phần các
“thuộc”.
Phần đất còn lại co dãn sau 1471 được
gọi là Chiêm Thành, hình như có một “kinh đô” là Bal Debare (Plei Bocon /
Caklin / Chung Mĩ, An Phước, Ninh Thuận,) thừa hưởng sự chính thống cũ,
có thể giữ được sự an bình tương đối để phát triển bình thường như một
thực thể chính trị có chứng thực của người ngoại quốc. Một nhân vật Tây
Ban Nha bị người Chàm bắt (1592) vì tội “xâm nhập lãnh thổ,” đã tả về
một vưong quốc có hải phận mà tàu thuyền bên ngoài xuôi nam bắc đều phải
ghé vào mua sản vật quý. Đến giữa thế kỉ XVII thì có nhân vật Po Romé
(1627-1651) nổi bật qua những công trình phục hồi kinh tế, xây dựng thuỷ
lợi, cố gắng vươn ra tìm viện trợ phía vùng hải đảo để hòng quân bình
lại với áp lực họ Nguyễn. Các công tích đó khiến cho nhân vật này đã trở
thành huyền thoại với dân Chàm tuy nhiên lại có dáng đe doạ họ Nguyễn,
gây phản ứng mà kết cục câu chuyện chặt cây krek là bằng cớ đi vào
truyền thuyết. Họ Nguyễn cho rằng trạn chiến chiếm và thành lập tỉnh
Khánh Hoà ngày nay là do Bà Tấm (Po Nrop) gây hấn nhưng người Hoà Lan bị
bão dạt vào Quảng Nam (1661) nghe chuyện mười năm trước, họ Nguyễn đã
nhốt một ông Dairo Thầy Cả của Chiêm Thành trong một cái đình, điều đó
chứng tỏ Po Romé có thể đã bị bắt thực sự như xác nhận của truyền
thuyết, bị bắt vì các công trình kinh dinh của ông, và việc tiến chiếm
năm 1653 chỉ là hồi kết của một giai đoạn xung đột mà thôi. Ta thấy Po
Romé đã mở rộng mối liên lạc nhiều đến các tộc người Tây Nguyên bằng hôn
nhân, tăng tiến giao tiếp hơn trước kia, liên hệ đậm nét đến mức sau
khi nước Chàm mất hẳn lại có nhiều bộ tộc Tây Nguyên giữ các “kho tàng
vua Chàm” gồm có áo mão, kiếm gươm, tiền đồng…
Ngôi tháp mang tên Po Romé ở Palei Thươn
(Hậu Sanh, Ninh Thuận) tuy chứng tỏ là dấu vết của một thời đại suy đồi
nhưng cũng là ngôi tháp to lớn của truyền thống cũ. Ngôi tháp cũng là
bằng chứng bộc lộ một sự khủng hoảng tiếp theo khủng hoảng suy yếu. Ông
đi tìm hiểu sức mạnh ở vùng hải đảo vốn dựa vào Hồi Giáo (“đi học Kabar
rup / gồng” ở Kelantan, Mã Lai,) tất có mang về một ít hơi hướng chính
thống, chưa kể đã làm cho hệ phái Hồi Giáo cũ trong nước có đà hưng
khởi. Tuy nhiên ông lại vẫn giữ lại tính chính thống Bà la môn, điều đó
đã khiến sự xung khắc của hai hệ phái vươn lên đến một mức độ mới. Tháp
thì theo khuôn khổ Ấn Giáo như thế nhưng tượng của ông lại chứng tỏ một
sự phối hợp pha trộn lạ lùng: có 4 tay như tượng Ấn, mắt xếch, nhưng có
râu ngạnh trê, đầu đội mụ chụp (fez) của người Hồi, còn cúng tế thì dưới
sự điều khiển của một ông Khù / Guru, pháp sư Ấn, cũng là Sư cả của
Chăm Bà-ni.
Chiếc tàu Pháp Galathée năm 1720 ghé vào Phan Rí nhận ra có nhiều dân Hồi Giáo nơi này. Xung đột dữ dội ở cấp độ triều đình biểu hiện trong akayet (tráng ca) Um Mưrup. Bên dưới, phái Bà ni / Bini của Hồi Giáo địa phương hoá từ lâu, được tiêm thêm lí thuyết chính thống nên không còn dáng thoả hiệp như trước mà mang tính cách tông đồ, lấn lướt phái Chăm Bà la môn lúc này rõ ràng đã nhận ra sự tàn tạ của quyền bính trên cao nên trong cung cách tự bảo vệ cũng trở nên cứng rắn hơn. Có vẻ như vật liệu “giấy” lá buông đã khiến cho việc ghi chép không còn chỉ là của tầng lớp cao như khi dùng bia đá cho nên đã thấy có những bản văn thơ dài của thế kỉ XVII, XVIII còn giữ lại về sau. Và trong tình hình khủng hoảng tôn giáo như đã kể thì các ariya (lục bát Chàm) Căm Bini, hayBini Căm vừa mang tính cách lịch sử xã hội vừa là những áng văn trữ tình không tìm thấy được cả trong đám người chiến thắng Việt vốn cứ bị vướng mắc với các tín điều Nho cứng nhắc, khô khan đến mức giả dối.
Chiếc tàu Pháp Galathée năm 1720 ghé vào Phan Rí nhận ra có nhiều dân Hồi Giáo nơi này. Xung đột dữ dội ở cấp độ triều đình biểu hiện trong akayet (tráng ca) Um Mưrup. Bên dưới, phái Bà ni / Bini của Hồi Giáo địa phương hoá từ lâu, được tiêm thêm lí thuyết chính thống nên không còn dáng thoả hiệp như trước mà mang tính cách tông đồ, lấn lướt phái Chăm Bà la môn lúc này rõ ràng đã nhận ra sự tàn tạ của quyền bính trên cao nên trong cung cách tự bảo vệ cũng trở nên cứng rắn hơn. Có vẻ như vật liệu “giấy” lá buông đã khiến cho việc ghi chép không còn chỉ là của tầng lớp cao như khi dùng bia đá cho nên đã thấy có những bản văn thơ dài của thế kỉ XVII, XVIII còn giữ lại về sau. Và trong tình hình khủng hoảng tôn giáo như đã kể thì các ariya (lục bát Chàm) Căm Bini, hayBini Căm vừa mang tính cách lịch sử xã hội vừa là những áng văn trữ tình không tìm thấy được cả trong đám người chiến thắng Việt vốn cứ bị vướng mắc với các tín điều Nho cứng nhắc, khô khan đến mức giả dối.
Với triều đình Chân Lạp thì đã có dấu
vết liên hệ của Nguyễn từ những năm 1620. Ở đấy vì có tiếp xúc trực tiếp
nên không còn chữ Chân Lạp xưa cũ nữa mà thay vào đó là tên của lớp dân
chúng: Khmer, chuyển âm thành Cao Miên (hay về sau là Cao Man vì kị huý
Thiệu Trị.) Còn đất nước, triều đình thì đã có tên Cambodia/Kambujâs mà
Lê Tắc ghi nhận từ xưa với tên chuyển âm là Giản Phố Trại, còn người Âu
đến sau thì ghi là Camboye. Tên Hán Việt kia bị quên lãng đến khi một
toán lưu dân Minh tấp vào một cù lao ở thành phố Biên Hoà ngày nay, gọi
tắt là Cù lao Phố, sau này tiếp qua một tầng sai lạc “chữ tác đánh chữ
tộ,” nó trở thành Đông Phố một cách tự nhiên! Mối liên hệ lúc đầu của
Nguyễn thì chỉ có tính cầu thân nên lại cũng có công nữ Nguyễn (Ngọc
Vạn, suy đoán theo Thái Văn Kiểm) lấy Chey Chettha (II).
Người ta vẫn thắc mắc về chủ quyền nơi
vùng rìa giáp giới Chân Lạp / Cao Miên và Chiêm Thành nhưng có thể thấy
đó là vùng ảnh hưởng lúc này lúc khác của hai vương quốc lên những tập
đoàn dân riêng biệt. Vùng Bà Rịa đến thế kỉ XX còn có nhiều người Mọi,
và nơi được ghi có người Việt đầu tiên đến: Mỗi Xuy (Hán Việt) / Mô Xoài
(thông thường) đã được nhìn ra là Mọi Xoài không phải gây nghi ngờ gì
lắm. Toán Trần Thượng Xuyên đến cù lao Phố năm 1679 trong một vùng, gần
đây còn giữ được các tên rạch Mọi, mả Mọi, núi Gò Mọi của tập nhóm nay
nhận ra là Mạ với các tên Đạ Đờng cho Đồng Nai, Đạ Glung cho sông Bé.
Tập họp này có vẻ thuần nhất nên người Tây Phương từng nhắc đến một
“Vương quốc Mạ” ở vùng này. Tên xứ Bàn Lân ghi bằng chữ Hán, nơi quan
binh Minh đến đóng, có dáng chữ blaang (cây gòn) và tên Sài Gòn sát âm,
gần với một trong hai tên Khmer cho là phát xuất ra tên Việt (Prey Kor:
rừng cây gòn) tồn tại lâu dài hơn, chứng tỏ về một vùng khá rộng mọc
loại cây còn được dùng trong lễ đâm trâu ngày nay. Đây cũng là một bằng
chứng cho thấy một khu vực nếu không là nơi cư thú thường xuyên thì cũng
là vùng du canh rộng lớn của bộ tộc người Mạ thời xưa. Cho nên danh
xưng kia không chắc là cường điệu, ít ra thì cũng mang cùng tầm mức của
“nước Stiêng” phía bắc đó, với nơi tập trung lớn: “thủ đô” Tinh Xương
trong bản đồ Taberd 1858.
Các dân tộc Tây Nguyên giữ được mối liên
lạc với người Lào, người Khmer không những qua vật phẩm trao đổi mà
theo đó còn cả những tin tưởng thần bí như cùng chia xẻ về sự thiêng
liêng của cây kiếm thần khiến có lúc vua Lửa đòi Cao Miên phải triều
cống! Tuy nhiên có vẻ người Khmer chính tông làm lúa nước đã xây đền
Angkor vẫn cứ coi các vùng đồng bằng là nơi cư trú chính của mình. Sự
lấn lướt của người Thái thành lập nước Xiêm La tiến chiếm Angkor 1431
khiến Cao Miên phải dời đô xuống “đồi Bà Pênh” / Phnom Penh 1434. Sự dời
đô không hẳn chỉ là kết quả tràn lấn của quân Xiêm nhưng có thể sự cạn
kiệt khai thác vùng Angkor đã là nguyên nhân suy yếu của họ và con đường
tiến xuống vùng Ngã Tư, với các nơi đóng đô quanh đó, là một lối thoát
đi tìm sự phồn thịnh giao thương của thời đại mới đem lại. Chey Chettha
lấy vợ Việt, vợ Lào, đã mời người Hoà Lan đến buôn bán ở Phnom Penh và
con ông ta, Riamiathipdei, Nặc Ông Chân của sử Việt, thì chuyển theo đạo
Hồi, rõ ràng là tiếp tục khuynh hướng mở rộng giao thương. Thomas
Bowyear lúc ở Phú Xuân (1695) được sứ giả Cambodge đưa đề nghị giao
thương rông rãi hơn Đàng Trong. Nhưng đến lúc này thì họ đã gặp sự bành
trướng không cản nổi của chúa Nguyễn.
Nguyễn Phúc Nguyên khi gả con cho Chey
Chettha chắc cũng chỉ làm một công việc tìm vây cánh phía nam nhưng rốt
lại nhóm người đi theo vị công nương Nguyễn (bà Hoàng Ang Cuv / Dam Sat)
đã vận động cho chúa được lập nơi thu thuế quan ở Prei Kor và Kas
Krobei (1623 – Sài Gòn và Bến Nghé). Sử quan Nguyễn im lặng về sự kiện
chỉ được dẫn xuất từ phía Cao Miên này chứng tỏ đây chỉ là “sáng kiến”
riêng theo kiểu lấy “thuế tư” của toán người kia muốn hưởng lợi từ lớp
người Việt, hẳn đã đến làm ăn vững vàng trong vùng trong khi chúa của họ
vẫn còn đang loay hoay ở Thuận Quảng. Tuy nhiên chính quyền Nguyễn đã
đặt ở Khánh Hoà 1653 thì miền hạ lưu Mekong tất phải nằm trong tầm mắt
của họ. Chiến công chiếm một phần Nghệ An của Trịnh giúp quân Nguyễn đủ
tự tin đem quân can thiệp vào nội tình phân rã của Cao Miên, nói là
chống đánh sự xâm lấn của Nạc Ông Chân mà thật ra là đứng về phía hai
người con bà hoàng Việt trong tranh chấp, đem ngôi vị cho con bà Việt:
Batumriachia (1660-1672). Đó là điểm khởi đầu Nguyễn can thiệp vào triều
chính Cao Miên, có tiếng nói trong sự phế lập ở đây, xếp đặt vua chính
là Sô / Ang Sor ở Vũng Long (Neak Luông –Trịnh Hoài Đức), vua thứ là Nặc
Nộn / Ang Non ở Sài Gòn. Con của Sô, Nặc Ông Đài (Bô Tâm – Trịnh Hoài
Đức) giết cha, đuổi Năc Nọn lấn quân đến vùng Mọi Xoài khiến Nguyễn phải
phái quân Bình Khang chiếm lại rồi tuần tự chiếm Sài Gòn, lấn sâu vào
đất Miên chiếm Lovek, Phnom Penh, xếp đặt thứ tự lại, cho Nặc Thu đóng ở
Oudong, Nặc Nộn ở Sài Gòn. Sự can thiệp rồi sẽ tiếp tục bằng những cuộc
tiến quân về sau với một tình thế phức tạp hơn vì có thêm sự trợ lực
của nhứng nhóm người Trung Hoa bỏ chạy từ đất họ.
Dân tại chỗ trên đồng bằng đúng là người
Khmer, quần tụ trên các “giồng” là những địa thế cao do tác động kiến
tạo của sông, biển. Đây là vùng Miệt Dưới vẫn thường được gọi là Khmer
Krom. Tuy nhiên ta vẫn thấy những chứng cứ cho biết di dân không phải
chỉ từ những người chuyển vùng nội địa mà còn là người từ biển khơi vào.
Dấu vết dân hải đảo chỉ thấy loáng thoáng nơi lời của Trịnh Hoài Đức
nói qua trên đất Gia Định về sau. Đó là những người Đồ Bà, được giải
thích cạn kẽ là “giống người ở biển, ở núi theo đạo Bái Nhật ở trong 36
cửa biển Mãn Thích Gia (Malacca).” Nơi chốn xuất phát và tên đạo cho ta
đoán là dân Hồi Giáo nhưng con số 36 đơn vị và tên tổng Bái Trời cũng
thấy nơi Nguyễn Hoàng đày quân Mạc năm 1572 khiến ta phải tự hỏi: Trên
vùng Cồn Tiên kia có dấu vết Hồi Giáo nào không? Còn con số 36 đơn vị
trong bia Tuý Tiên Đường Minh Hương ở Hội An nữa? Nên nhắc: Nặc Ông
Chân, người nhường Biên Hoà cho chúa Nguyễn, là một người theo đạo Hồi.
Nhưng lớp người đến ở đông đúc mà có tầm
quan trọng cho sự phát triển, là từ phương bắc với tên Đường Nhân. Sự
tụ tập thành khu vực của người Hoa thấy trên sách vở (1621) là của Ch.
Borri ở Hội An, nhận ra họ chia vùng quản trị với người Nhật. Tuy nhiên
rõ ràng là họ còn ở rất đông trên các vùng khác nên chúa Nguyễn phải lo
quản lí họ bằng cách cho lập các “xã” mà hai tên thấy đầu tiên là Thanh
Hà và Minh Hương quanh thủ đô, khoảng 1645. Sự hiện hữu đồng thời hai
tên cho thấy tên Minh Hương không phải là một trường hợp đặc biệt như ta
tưởng về sau. Chữ “hương” lúc đầu với nghĩa “mùi thơm” chứng tỏ các
người sáng lập đã thiên về ý nghĩa giá trị tinh thần hơn là gốc gác cư
trú nguyên thuỷ. Điều này cũng tương hợp với chữ “thanh” trong tên làng
kia vì hai tên xã mới này cũng thấy trên vùng Quảng Nam. Và lặp lại nửa
thế kỉ sau trên đất Gia Định với tập nhóm Minh dân chính thức lưu vong,
những người vẫn thường được coi là nguồn gốc của tên Minh Hương với chữ
“hương” có nghĩa là “làng xóm, quê quán.” Những người Hoa đó (theo cách
gọi ngày nay) vẫn tự xưng và được gọi là Đường Nhân, Hán Nhân nhưng từ
khi có một chính quyền không phải Hán mà theo văn hoá Hán đến ngự trị
thì họ giành tên Hán Nhân cho người đồng chủng, chỉ để gọi người phương
Bắc đến cư trú là Đường Nhân khi đã gom về mình đám dân Minh Hương kia.
Như đã thấy, người phương Tây thì tuy
cần thiết nhưng xa lạ, chưa kể lối sinh hoạt, tôn giáo mới đã đem lại dị
ứng, gây nghi ngờ tổn hại cho chính quyền khiến phát sinh những lệnh
bài đạo gắt gao khi tình hình chiến tranh với Đàng Ngoài không còn thấy
cấp thiết nữa. Cần Joan da Cruz, chúa Hiền phải để ông này lập nhà thờ
Đức Bà Vô Nhiễm trong khuôn viên Thợ Đúc, cho chứa chấp các giáo sĩ dòng
Tên, lưu giữ hài cốt người tử vì đạo… LM. d’Arnedo, Koffler thoát nạn
dữ vì làm Khâm thiên giám, người cho chúa Hiền, người cho Võ Vương. Tuy
nhiên những người khác không tránh khỏi vì chúa Hiền được báo cáo rằng
người bị đóng đinh là vua Bồ, cải đạo là phải mặc y phục Tây, còn Võ
Vương thì hoảng hốt vì lời sấm đổi thay. Người Nhật đã có một thời liên
lạc mật thiết với các thuyền Châu ấn, còn để lại cây cầu Nhật Bản / Lai
Viễn Kiều (1714) nhưng lại bị cắt đứt vì các lệnh cấm của chính quyền
Shogun (1636) chỉ còn một số người không chịu trở về nước mà Chu Thuấn
Thuỷ còn gặp gỡ nhờ cạy năm 1657. Chỉ có người Đường vẫn liên tục buôn
bán như từ thuở nào dù có những vấp váp giai đoạn vì biến động chiến
tranh. Lại còn tính cách đồng văn khiến họ dễ dàng xâm nhập vào quan
trường qua các cuộc thi cử từ thấp đến cao ở Đàng Ngoài, không chỉ lẩn
khuất theo danh vị “ông nghè” ở Đàng Trong mà lại còn làm chức sắc cho
Chúa, trực tiếp qua các danh vị trung gian buôn bán lớn cấp là các quan
Cai tàu vụ nơi các cảng lớn hay làm Cai đội, Tướng lại thu thập sản phẩm
người biển, núi rừng nơi các địa phương.
Sự thiết lập các chức vụ Tứ trụ đại
thần: nội tả, ngoại tả, nội hữu, ngoại hữu năm 1638 là dấu hiệu rõ nét
về sự phân chia quyền lực cho các tộc họ có thế lực đương thời như chứng
cớ của Thomas Bowyear (1695) nói về việc Quốc chúa chịu ảnh hưởng rất
mạnh của 4 ông cậu/chú/bác. Tuy nhiên sự cải cách đó cũng mang lại một
hình dáng tổ chức chính quyền trung ương sơ khởi cho họ Nguyễn. Bản thân
quyền lực phát triển đưa đến sự tự tín nhưng ý thức thành vua một cõi
hình như cũng được khích động thêm bởi một vong thần nhà Minh, Chu Thuấn
Thuỷ, người muốn xúi Nguyễn trợ giúp nên làm thay thư của chúa Hiền kêu
gọi khích động quân dân Nam Bắc trong trận tiến chiếm Nghệ An, mà trong
tờ có thể gọi là Chiếu đó, để chúa xưng là “An Nam Quốc vương.” Chu còn
hé mở cho chúa thấy nếu giúp ông một chỗ trú để phục hồi nhà Minh thì
khi thành công sẽ xin phong vương cho Nguyễn, không nệ gì việc có mặt
vua Lê! Tất nhiên là tác động các lời ấy không mạnh, không những vì
Nguyễn còn đang đối đầu với Trịnh ở Nghệ An mà còn chính sự kiêu ngạo
của Chu cũng khiến ông không được trọng nể nhiều, nơi ông đến ẩn trú.
Tình hình sẽ khác đi khi sự ngưng chiến
với Trịnh giúp Nguyễn rảnh tay phát triển cương vực, chứng tỏ uy lực của
mình trên một phần đất rộng lớn, trù phú đem lại sự sung túc cho bản
thân, nâng cao ước vọng đến mức thấy mình đủ làm chủ một nước riêng.
Người ngoại quốc đến giao thương đã nhận ra quyền lực đó nên gọi “nước
Quảng Nam” theo với tên trung tâm trú đóng của vùng buôn bán phồn thịnh
nhất mà không quan tâm tới thủ đô chính trị phía bắc đèo Hải Vân. Tất
nhiên điều đó không hợp với ý thức của người cầm đầu đã nhận ra nhiều
nguồn gốc ý hướng tập họp thành vị thế thực tế của mình. Nguyễn Hoàng
đến nơi, thấy cần có sự phối hợp với quyền lực siêu nhiên nơi mình cai
trị nên chịu hoà nhập vào đó, nhận sự che chở của Bà Chúa Xứ, chịu làm
một ông deva-raja mới. Tuy nhiên ông, và lớp người theo ông, vốn xuất
phát từ một vùng chịu ảnh hưởng Hán Việt từ lâu nên sự suy nghĩ cũng
phải chuyển hoá đi. Danh hiệu người trong xứ gọi ông được biểu hiện bằng
nền văn hoá đó nên được ghi nhận là “Thiên Vương,” và việc xây chùa mới
lên trên một nền tháp Chàm cũ mà còn mang tên vướng víu “Thiên Mụ”
chứng tỏ sự nối kết cũ mới đó. Sự xác nhận gốc rễ về sau “Nhà nước ta
phát tích tự Ô Châu” là một bằng cớ tìm cội nguồn tại chỗ.
Và sự lôi kéo về phía địa phương vẫn còn rất mạnh: Người dưới quyền ông tuy cùng xuất phát tộc đoàn, cùng văn hoá vẫn dùng chữ Thiên Vương để gọi chúa (chuyện năm 1689 với quân Mai Vạn Long) như chúa vẫn xưng với các “thuộc quốc.” Nhưng ưu thế văn hoá hướng dẫn quyền lực của chúa vào tương lai còn mạnh hơn. Chúa phải mở khoa thi lấy người làm việc biên chép sổ sách, thu thuế, thâu thái kiến thức trị nước, mà những điều này thì chỉ có trong Kinh Sử, kể cả Tam quốc chí diễn nghĩa! Cho nên cầu luỵ Chu Thuấn Thuỷ về giúp mà không nề hà cả chuyện ép buộc – mắng chửi, gông cùm, doạ giết! Người thợ Bồ lai Ấn Joan da Cruz đúc súng cho chúa, thì ghi rõ ràng là làm cho vị vua (bao gồm) “Cochinchine, Champa và Cambodge.” Nguyễn Phúc Trăn đã là Thiên vương với các tập đoàn phía nam thì cũng thấy mình có thể tiếp tục lấy danh nghĩa “An Nam Quốc vương” để viết thư (1688) cho “Nhật Bản Đại Quốc vương.” Bước tiếp là để dành cho người kế nghiệp.
Và sự lôi kéo về phía địa phương vẫn còn rất mạnh: Người dưới quyền ông tuy cùng xuất phát tộc đoàn, cùng văn hoá vẫn dùng chữ Thiên Vương để gọi chúa (chuyện năm 1689 với quân Mai Vạn Long) như chúa vẫn xưng với các “thuộc quốc.” Nhưng ưu thế văn hoá hướng dẫn quyền lực của chúa vào tương lai còn mạnh hơn. Chúa phải mở khoa thi lấy người làm việc biên chép sổ sách, thu thuế, thâu thái kiến thức trị nước, mà những điều này thì chỉ có trong Kinh Sử, kể cả Tam quốc chí diễn nghĩa! Cho nên cầu luỵ Chu Thuấn Thuỷ về giúp mà không nề hà cả chuyện ép buộc – mắng chửi, gông cùm, doạ giết! Người thợ Bồ lai Ấn Joan da Cruz đúc súng cho chúa, thì ghi rõ ràng là làm cho vị vua (bao gồm) “Cochinchine, Champa và Cambodge.” Nguyễn Phúc Trăn đã là Thiên vương với các tập đoàn phía nam thì cũng thấy mình có thể tiếp tục lấy danh nghĩa “An Nam Quốc vương” để viết thư (1688) cho “Nhật Bản Đại Quốc vương.” Bước tiếp là để dành cho người kế nghiệp.
Sự xoá bỏ nước Chiêm Thành đem lại cho
Nguyễn Phúc Chu một giải đất liền lạc lớn rộng, cùng lúc tang lễ đã hết,
cho thấy một sự đoạn tuyệt với quá khứ và một viễn vọng về tương lai,
đủ cho ông nghĩ đến một “nước”. Cho nên không có tên mang danh nghĩa cá
nhân chúa kèm theo như thường lệ mà chỉ còn một tên bao trùm: Quốc chúa
(1693). Thế mà vướng víu vẫn còn. Ông không thể lấy cấp bực lớn hơn vị
trí kề cận giúp vua (Lê): Thái phó Quốc công. Tên An Nam là từ phong cấp
của Thiên triều phương Bắc mà ông thì chưa từng được như vậy, không có
danh nghĩa nào để tuyên xưng cả. Chỉ còn một quốc danh bản xứ, được
Thiên triều ngó lơ nhưng sử dụng từ lâu nên cũng trở thành có giá trị
thực tế. Thế là xưng Đại Việt Quốc vương ghi trên bia đá, trong thư gửi
mời Thạch Liêm Hoà thượng (1694), tiếng là cầu hiền nhưng chính là để
qua các đồ đệ của ông này, làm mối liên lạc cầu phong Trung Quốc. Quả
nhiên trong tờ trình hiến kế qua loa đáp ơn cầu thỉnh của Quốc chúa, ông
hoà thượng pháp sư đã đề nghị chúa “tiến cống Trung triều để chính danh
hiệu.” Theo lời đó, năm 1702, đồ đệ Thích Đại Sán cầm đầu đi Trung Quốc
cầu phong. Tất nhiên là không được vì sự tách biệt với Đông Kinh (Lê),
ngay trong nội bộ, đã không có tính dứt khoát. Quốc chúa tiếp Thích Đại
Sán còn nhắc chuyện nhớ về Đông Kinh, ám ảnh này mở rộng đến thành cả
lời sấm “tám đời sẽ trở về…” Còn quan chức có danh như Nguyễn Quang
Tiền, cả sau sự đổi thay mạnh mẽ của Võ Vương (1744) khi viết thư cho
chúa gửi trả người Thanh về nước (1756) cũng không chịu dùng danh hiệu
An Nam Quốc vương. Và quan dưới quyền ông chúa này cũng vẫn “dâng” tôn
hiệu Thái phó quốc công (1740). Cho nên chỉ có những bước tiến ngập
ngừng. Năm 1709, Quốc chúa đúc ấn Đại Việt Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi
bảo.
Vấn đề có lẽ vẫn sẽ dằng dai nếu không
có những đe doạ dẫn đến những quyết định mạnh mẽ. Không biết từ đâu lại
có lời sấm “Đến 8 đời thì trở về Trung đô (Đông Kinh).” Không thể hiểu
theo nghĩa lạc quan là thắng Trịnh thì điều phải hiểu, và phải lo sợ là
Nguyễn sẽ mất ngôi cho Trịnh! Các giáo sĩ (Đức ông de la Baume ở Huế
1740) và thương gia hiẹn diện thì cho rằng đó là do phản ứng của các ông
sãi đối với tôn giáo mới, muốn nêu lên sự đe doạ là từ phía này. Nhưng
chính đạo Phật cũng gặp sự bài bác từ lớp văn quan đang có đà trọng dụng
khi đất nước càng phát triển, như trường hợp Nguyễn Cư Trinh với tác
phẩm Sãi vãi. Một thầy sãi bị bắt đem chém vì cho rằng các hiện
tượng núi sập, chuột phá đồng, cửa biển Tư Dung bị lấp chỉ là những cảnh
báo cho các điều sắp xảy ra còn tệ hại hơn nhiều: lửa cháy khắp nước,
loạn lạc, dân chết vì dịch lệ, đao binh… Sự huỷ diệt đó chỉ tránh khỏi
khi chính chúa Nguyễn chịu lên giàn hoả để cứu vớt dân chúng. Vấn đề
đúng có lẽ là ảnh hưởng từ sự lấn chiếm đất Cao Miên đã khiến nổi lên
mối tin tưởng thần thuyết từ phía nam đi ra, nói về sự tuần hoàn
thượng/hạ nguơn qua những cuộc đảo lộn kinh hồn. Rõ rệt là ghi nhận của
J. Koffler (1754) về lời ông đạo sĩ 80 tuổi được vời từ núi vùng phía
nam, đã quả quyết: “ Chỉ có đến 8 đời chúa thôi, không hơn, cho đến khi
núi biến thành đồng, cửa biển bị lấp, người quanh ta chết tiệt để cho
một lớp người mới đến thay thế, và vương quốc sẽ chuyền sang tay người
khác…”
Chuyện ấy thì chẳng thể nào để xảy ra
nên hệ thống đương quyền tìm cách phản ứng tích cực hơn: Lập thời mới
trước khi định mệnh buộc thay đổi. Thế là năm 1744 “bầy tôi… dâng biểu
xin chúa lên ngôi vương…” để có những đổi thay triệt để, không có bước
lùi đảo ngược. Chúa trở thành Võ Vương, đúc ấn (?), ra “chiếu” xác nhận
gốc tích mới: “Nhà nước ta phát xuất từ Ô Châu..,” bên trong nâng cấp
phong tặng cho cha ông, dựng tông miếu, đảo lộn danh xưng giới tính để
đánh lừa thần thánh, bên ngoài đưa hệ thống điều hành trung ương lên đến
cấp Bộ, hoàn bị tổ chức lãnh thổ lên đến 12 dinh, 1 trấn (Hà Tiên) với
Đô thành ở trung tâm. Công cuộc cải cách y phục để dân Đàng Trong khác
với Đàng Ngoài đưa đến sự cách biệt dứt khoát bên dưới, “bỏ hết tục xấu,
lạc hậu ở Bắc Hà để thành một nước với áo mũ văn vật rỡ ràng (Trịnh
Hoài Đức).” Nhưng rõ ràng là bên trên đã không thành công với một tổ
chức Lê-không-có-vua-Lê, cho nên rốt lại nhà Lê vẫn hiện diện với niên
hiệu của ông vua đang ở Đông Kinh. Điểm dứt khoát cuối cùng đó phải đợi
qua cuộc tranh chiến gian khổ của ông cháu lên ngôi năm 1802, và chờ vua
Thanh chuẩn nhận.
Sự phát triển quyền lực và khủng hoảng ẩn tàng
Chính thức thì người ta biết rằng hai
toán bại binh của nhà Minh dẫn đầu bởi Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài
/ Thượng Xuyên, đầu năm 1679 dẫn 3000 quân, 50 chiến thuyền đến cửa Tư
Dung xin làm thần dân đất Nguyễn. Điều dễ hiểu là Nguyễn không thể cho ở
sát bên mình một lực lượng to tớn như thế nên đã đẩy tất cả vào đất
Đồng Nai xa xôi mà họ từng thấy ruộng đồng phì nhiêu, trong lúc quyền
bính “Giản Phố Trại” hơ hỏng khiến chính Nguyễn cũng từng xoay chuyển
được hơn hai mươi năm trước. Vậy là binh Long Môn họ Dương vào ở vùng Mĩ
Tho sâu trong đất Miên, còn binh Cao Lôi Liêm họ Trần thì án ngữ khối
dân Mạ ở cù lao (Giản/Đại) Phố, Biên Hoà. Khối họ Trần được ghi nhận
nhiều biến chuyển hơn không những trong sử sách Nguyễn mà cả trong ghi
chép riêng của Trịnh Hoài Đức. Điều đó một phần có lẽ vì nhờ vị trí tiếp
giáp với khối đông dân Việt có sẵn, phải chịu sự lưu tâm của chính
quyền Nguyễn nhiều hơn nơi vùng sau này sẽ là thủ phủ của toàn đất đồng
bằng phương Nam. Khối họ Dương khuất lấp hơn vì ở xa hơn nhưng chính qua
biến động năm 1688 mà ta thấy họ vừa làm công việc buôn bán vừa là cướp
đường sông, giành giật quyền lợi, dẫn đến việc giết chủ tướng với lí do
“ăn mặc đều nhờ sản vật của Chân Lạp.” Sự can thiệp của Nguyễn tuy đưa
quân lấn sâu vào đất Miên (Lovek) nhưng vẫn dùng dằng khiến hai viên
tướng cầm quân phải bị cách chức, chứng tỏ ý thức xâm chiếm vẫn chưa
thành hình mạnh mẽ. Tuy nhiên các đoàn quân mang đi chinh phục ấy lại có
thời gian khai khẩn đất mới (Mai Vạn Long, ruộng Châu phê của Nguyễn
Cửu Vân được công nhận năm 1715,) cùng với đám dân đã có sẵn sẽ khuyến
khích những cuộc lấn chiếm sâu rộng hơn.
Sự tăng tiến quyền lực của Nguyễn trên
đất Đồng Nai lại có tác động ngược đến vùng đất Chiêm Thành. Tuy chỉ là
sự sống còn lay lắt nhưng quyền bính trên rẻo đất ấy cũng là một cản trở
mà Nguyễn phải dẹp bỏ để giữ gìn an toàn cho đám quân, dân về phía
trước càng lúc càng đông, càng tiến xa. Cho nên năm 1693 Bà Tranh (Po
Thot) bị bắt, Chiêm Thành trở thành trấn Thuận Thành cùng lúc với sự
xuất hiện của tướng Nguyễn Hữu Cảnh/Kính với những công tích lấn chiếm,
mở mang trên đất Gia Định về sau.
Chúng ta thấy trong đời Quốc chúa tổ
chức đã nhặt nhiệm hơn, việc tuyển lựa nhân viên phồn tạp hơn qua những
cuộc duyệt tuyển lớn tiếp tục thời trước, thường xuyên hơn, có kèm những
lần thi Chính đồ, Hoa văn, hay khảo sát văn chức tổ chức riêng rẽ
(1689, 1695 “thi Đình bắt đầu từ đấy,” rồi 1698, thi 1701, 1703, lệnh
năm1707 thật chi tiết cho duyệt tuyển năm sau, thi 1713). Di dân Việt,
Hoa và những trận chiến lấn chiếm đã khiến vùng trung châu Đồng Nai
thành đương nhiên là của Đàng Trong nên rốt lại cuộc kinh lí của Nguyễn
Hữu Cảnh (1689) để thành lập hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn
(Gia Định) chỉ là chuyện xếp đặt nội bộ với việc phân chia các khu hành
chính, mộ người tăng tốc cư dân, tổ chức quân đội, thu thuế, lập nên
một vùng phồn thịnh qua bao biến chuyển chiến tranh, thay đổi triều đại
mãi cho đến ngày nay. Quyền lực ở địa phương được nối kết với trung ương
qua việc tổ chức vận tải đường biển, chia khu vực trách nhiệm (1700),
thành lập bản đồ có thưởng tiền rất lớn mà cách đo đường đất lại nhờ vào
phương tiện mới: Dùng đồng hồ để tính độ xa gần. Sự thành lập các dinh
đã chận con đường ra biển của Cao Miên. Trần Thượng Xuyên đã đóng quân
sắp vượt sông Tiền (1699) cho nên lại gây mâu thuẫn với triều đình Cao
Miên, trong đó những cuộc tranh giành nội bộ dẫn đến sự cầu viện người
Xiêm mở rộng tham vọng của họ, càng làm cho Cao Miên thất thế hơn.
Nguyễn chưa kịp đi xa hơn nữa thì một
nhóm Minh lưu vong khác lại đặt một đầu cầu cho Nguyễn bước qua đến bờ
vịnh Thái Lan. Mạc Cửu (1655-1735), một tay giang hồ người Lôi Châu mới
16 tuổi đã trôi dạt đến đất Cao Miên, khéo léo được trọng dụng rồi tìm
cách kinh dinh riêng vùng Hà Tiên theo cung cách của một dân tứ chiếng
mang tham vọng lớn: Gá bạc, chiêu tập lưu dân khai khẩn ruọng đất, trao
đổi sản vật nội địa ở vùng núi Tượng kề phía sau. Tiếng là Mạc lúc đầu
chỉ lập thành 7 thôn xã nhưng trong thực tế theo các địa danh nêu ra, rõ
là ảnh hưởng cả bờ biển phía đông vịnh Thái Lan như được xác dịnh về
sau trong những cuộc xung đột của Nguyễn và Cao Miên được Mạc đứng làm
trung gian. Dù sao thì Mạc Cửu cũng không thể nào đủ sức đương cự với
hai thế lực mang tầm vóc quốc gia đang lên như Đàng Trong và Xiêm La.
Đất nước Cao Miên mà ô
Lần trốn về căn cứ cũ, ông nhìn ra được hướng liên minh phải có. Ông hẳn thấy rõ những người đồng hương với ông đang phục vụ chính quyền Nguyễn ở bên kia các nhánh sông lớn. Không rõ việc kết nối hôn nhân với Trần Thượng Xuyên xảy ra vào lúc nào nhưng rõ ràng toán Minh dân 1679 và chính quyền Đàng Trong mang tính cách đồng văn hoá đã khiến cho sự đầu phục của ông cựu Ốc nha / Okya của Cao Miên năm 1708 là thuận chiều của tình thế. Với Hà Tiên ở cuối đường đất, với Trần Thượng Xuyên đã từng đóng quân phía đông sông Hậu, đương nhiên năm 1731 Nguyễn đặt dinh Điều khiển ở Gia Định như một bộ tư lệnh phương Nam, lập châu Định Viễn, đăt dinh Long Hồ. Thêm một lần can thiệp các năm 1756-57, Nguyễn đẩy dinh Long Hồ xa thêm đến địa điểm Vĩnh Long ngày nay, đặt các đạo Tân Châu, Châu Đốc, cắt đứt khối người Miên vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng cách biệt với chính quốc của họ trước khi bị sáp nhập vào thế kỉ XIX theo triều đại mới. Nhưng không phải Nguyễn đã không chịu hệ luỵ vì sự bành trướng này.
Lần trốn về căn cứ cũ, ông nhìn ra được hướng liên minh phải có. Ông hẳn thấy rõ những người đồng hương với ông đang phục vụ chính quyền Nguyễn ở bên kia các nhánh sông lớn. Không rõ việc kết nối hôn nhân với Trần Thượng Xuyên xảy ra vào lúc nào nhưng rõ ràng toán Minh dân 1679 và chính quyền Đàng Trong mang tính cách đồng văn hoá đã khiến cho sự đầu phục của ông cựu Ốc nha / Okya của Cao Miên năm 1708 là thuận chiều của tình thế. Với Hà Tiên ở cuối đường đất, với Trần Thượng Xuyên đã từng đóng quân phía đông sông Hậu, đương nhiên năm 1731 Nguyễn đặt dinh Điều khiển ở Gia Định như một bộ tư lệnh phương Nam, lập châu Định Viễn, đăt dinh Long Hồ. Thêm một lần can thiệp các năm 1756-57, Nguyễn đẩy dinh Long Hồ xa thêm đến địa điểm Vĩnh Long ngày nay, đặt các đạo Tân Châu, Châu Đốc, cắt đứt khối người Miên vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng cách biệt với chính quốc của họ trước khi bị sáp nhập vào thế kỉ XIX theo triều đại mới. Nhưng không phải Nguyễn đã không chịu hệ luỵ vì sự bành trướng này.
Lê Quý Đôn làm việc tổ chức hành chính
cho đoàn quân Trịnh trên đất Thuận Hoá vừa chinh phục được (1776) nên
hầu hết những chi chép về công cuộc kinh dinh của họ Nguyễn ở đất Đàng
Trong đều là những số liệu gần với thời ông, nghĩa là thuộc vào thời kì
phát triển nhất của xứ này, thuộc vào thời kì các ông chúa muốn, và mới
xưng vương. Đó là kết quả của hàng trăm năm thu xếp cho nên ta không lấy
làm lạ với những con số chi tiết đến mức độ kinh ngạc về tổ chức ngụ
lộc cho các quan, về số lượng binh lính (1753), về thu chi tài chính
chính xác (kiểm kê năm 1744), về tình trạng thuế khóa, phân phối chi li…
những con số tương đương không thể thấy ở Đàng Ngoài nhiều “chữ nghĩa”
hơn. Tiếp cận được với thực tế nên Lê Quý Đôn vừa khen tổ chức hoàn bị
của Đàng Trong (sổ sách thuế má các phủ, dinh “rất là kĩ lưỡng” 1769),
vừa than thở giùm cho dân chúng “chịu sao cho thấu!” Chẳng có gì là mâu
thuẫn ở đây cả.
Chính quyền Nguyễn, như bất cứ chính quyền nào khác, phải cố sức tận vét không những chỉ cho bản thân mà còn cho nhu cầu cai trị. Càng phát triển, nhu cầu càng lớn trong tình thế càng phức tạp hơn như thời gian họ Nguyễn tiến đến giai đoạn xưng vương, lập nước. Sự cố kết qua thân tộc, địa phương “Quý Huyện” rõ ràng là cần thiết nhưng không đủ nên phải nhường quyền lợi cho những người khác, cho “bách tính,” cho dân lưu vong, kể cả cho dân phiên thuộc, “man mọi” mới về. Vì thế có những cuộc mua quan bán tước với giá rõ ràng rất cao nhưng vẫn có người mua vì lợi lộc thoát ra ngoài quyền thu của chúa cũng không ít. “Thuế khoá xứ Thuận Hoá, pháp lệnh rất phiền, nhân viên thu thúc rất nhiều… dân cùng nhà nghèo thường khổ gấp bội mà quan lại bớt xén không thể kiểm xét được” – Lê Quý Đôn. Người ta hay dẫn lời ông nói về một xã mà có tới 16, 17 Tướng thần, 20 xã trưởng nhưng đó là điều cũng khiến Lê Quý Đôn khen Nguyễn “lấy dân tra xét dân.” Kết quả còn lưu lại đến gần đây, khi người Pháp tổ chức Nam Kì, rõ ràng số nhân viên hương chức vẫn cho thấy vừa rối loạn vừa phức tạp, và thời Nguyễn, mỗi thôn (làng xã) của Cù lao Phố có đến 37 hương chức, nghĩa là toàn thể 13 thôn của vùng này có khoảng 481 người cai quản, tỉ lệ quan/dân như thế có thể lên đến 1/10!
Chính quyền Nguyễn, như bất cứ chính quyền nào khác, phải cố sức tận vét không những chỉ cho bản thân mà còn cho nhu cầu cai trị. Càng phát triển, nhu cầu càng lớn trong tình thế càng phức tạp hơn như thời gian họ Nguyễn tiến đến giai đoạn xưng vương, lập nước. Sự cố kết qua thân tộc, địa phương “Quý Huyện” rõ ràng là cần thiết nhưng không đủ nên phải nhường quyền lợi cho những người khác, cho “bách tính,” cho dân lưu vong, kể cả cho dân phiên thuộc, “man mọi” mới về. Vì thế có những cuộc mua quan bán tước với giá rõ ràng rất cao nhưng vẫn có người mua vì lợi lộc thoát ra ngoài quyền thu của chúa cũng không ít. “Thuế khoá xứ Thuận Hoá, pháp lệnh rất phiền, nhân viên thu thúc rất nhiều… dân cùng nhà nghèo thường khổ gấp bội mà quan lại bớt xén không thể kiểm xét được” – Lê Quý Đôn. Người ta hay dẫn lời ông nói về một xã mà có tới 16, 17 Tướng thần, 20 xã trưởng nhưng đó là điều cũng khiến Lê Quý Đôn khen Nguyễn “lấy dân tra xét dân.” Kết quả còn lưu lại đến gần đây, khi người Pháp tổ chức Nam Kì, rõ ràng số nhân viên hương chức vẫn cho thấy vừa rối loạn vừa phức tạp, và thời Nguyễn, mỗi thôn (làng xã) của Cù lao Phố có đến 37 hương chức, nghĩa là toàn thể 13 thôn của vùng này có khoảng 481 người cai quản, tỉ lệ quan/dân như thế có thể lên đến 1/10!
Thu hoạch nhiều từ ruộng đất thì đủ để
nuôi dân, nuôi lính, nuôi quan nhưng nguồn lợi tức rừng núi làm phát
triển cả một dòng lưu thông nguồn-đồng-biển, và ngược lại, mới chính là
nguồn tài lực mang lại sản phẩm kĩ thuật cao như đã thấy về súng đồng,
về đồng hồ trên các trạm đường… Với tình trạng giao thương đó thì nhu
cầu tiền tệ cũng phải cao mà Nguyễn dù cố gắng cũng không giải quyết
được. Dương Văn An từng than lúa thóc tràn đầy mà tiền “mắt ngỗng” –
thường vẫn bị loại bỏ, cũng không có lấy một đồng! Đàng Trong không có
đồng, Hà Tiên nhỏ bé quyền bính nhưng vì nhu cầu kinh doanh nên vẫn ráng
đúc tiền (1736), mà cho ra loại nhỏ để bớt hao hụt nguyên liệu! Khả
năng Đàng Trong cũng không đáp ứng được yêu cầu, như được thú nhận trong
thư năm 1688 của “An Nam Quốc vương” gửi cho Đại Quốc vương Nhật Bản.
Chúa Nghĩa biết Nhật đã cấm dân nước ra ngoài, không bán đồng, nhưng
chịu chia sẻ mối lợi để Hà Lan đúc tiền từ cảng Trường Kì bán đi, nên
thúc đẩy Nhật “chế thật nhiều tiền đồng để cứu nước nghèo tiền tệ.” Công
ti VOC của Hà Lan tuy đúc súng bán nhưng có lúc cũng thấy chỉ còn có
việc buôn tiền là có lợi chắc chắn mà thôi. Quốc chúa không giải quyết
được gì nhưng người kế nghiệp ra lệnh đúc tiền (1725), cũng không đủ. Do
đó, tình trạng “đói tiền” đã khiến Võ Vương đúc tiền kẽm (1746), cứ
tưởng giải quyết được vấn đề mà không ngờ là nguyên cớ lớn suýt làm tiêu
tan sự nghiệp của dòng họ.
Đất nước rộng lớn chứa nhiều chủng loại
người, nhất là dân phiêu lưu không chịu vào khuôn khổ trên một vùng còn
rất nhiều sơ hở về quyền bính ràng buộc nên rối loạn cũng là điều xảy ra
thường xuyên. Những người Hoa lưu lạc là yếu tố nhân lực chính khai
thác vùng của các chính quyền cũ yếu thế, đồng thời lại cũng là yếu tố
gây đảo lộn lớn. Chúa Nguyễn xoá vương quốc Chiêm Thành (1693) vì thấy
cản trở trên con đường liên hệ với vùng đất mới phương Nam nhưng sự
chống đối của người Chàm khiến cho vương triều lay lắt này trở lại như
cũ (1594) một thời gian để năm 1695 T. Bowyear còn được mời đến giao
thương. Sự nới lỏng này là do sự xúi giục và tham gia của lớp người
Thanh – người Hoa của triều đại mới, đến muộn phải kèn cựa giành chỗ, và
thường là thất bại. Khách buôn Lí Văn Quang tụ đảng đến hơn 300 người,
xưng là Đông Phố (phải là Giản Phố thì đúng hơn) Đại vương, mưu đánh úp
dinh Trấn biên (1747). Trên vùng Hà Tiên lại cũng thấy một âm mưu lạc
loài của những người đến muộn như nhóm Trần Thái quấy rối Mạc Thiên Tứ
(1768), dây dưa đến sự can thiệp của quân Xiêm. Trần Liên, quan Xiêm mà
rõ là gốc Thanh., đã thay mặt Xiêm cai trị, tàn phá ải địa đầu này của
Nguyễn (1773). Và rồi tiếp tục lại vẫn thấy dân phiêu lưu trong cuộc đảo
lộn cuối đời với Trung nghĩa quân Tập Đình vắn số và Hoà nghĩa quân Lí
Tài hơi bền dai hơn.
Lại cũng thấy nhân vật của tình thế mới
gây chống đối như năm 1695 ngườì lái buôn tên Linh, xưng Linh Vương, ở
Quảng Ngãi phối hợp với người Quy Ninh (Quy Nhơn) “ra vào núi rừng” họp
đảng chống đối. Họ không thành công nhưng rõ ràng đó là kẻ mở đường cho
tập họp Tây Sơn gần một thế kỉ sau, lớp người đầy đủ cơ sở để nổi dậy
thành công hơn. Lê Quý Đôn đã thấy lí do tại sao đám “giặc” làm điên đảo
họ Nguyễn lại xuất phát nơi vùng chịu áp bức nặng nhất. Còn riêng chúng
ta lại phải ngạc nhiên tại sao một đám cướp nhỏ cũng của vùng Tây Sơn
chỉ còn tên một người: Lía (một người Thanh?), không được ghi trong sử
sách, cướp bóc trên một địa điểm mà người địa phương cũng không thể chỉ
rõ nơi đâu:
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
thế mà Vè chàng Lía lại lưu truyền và cải biến thành Thơ Văn Doan đến tận xứ Gia Định xa lạ, lưu giữ cả qua thời họ Nguyễn phục hưng.
Tất cả những phức tạp đó là biểu hiện
của một “nước” Đàng Trong đang thành hình với những khuyết điểm nội tại,
còn phải vượt qua hơn phần tư thế kỉ rối loạn để chuyển biến thành một
nước Việt Nam càng phải đương cự với nhiều vấn đề của thế giới vốn chỉ
mới len lén bước vào trong thời gian này.
MỘT THẾ HỆ, TRONG VÔ THỨC, ĐI TÌM VƯỢT THOÁT KHỎI VÒNG KỀM THÚC CỦA TRUYỀN THỐNG KHU VỰC
Tại sao Tây Sơn?
Giữa hai vùng Nam Bắc đang kình chống
nhau, có vẻ nhóm Trịnh Lê phải lo âu nhiều hơn vì những rối loạn nội bộ
gay gắt nổi bật mà sử gia trong nước đến nay vẫn còn dùng nhóm từ “Phong
trào nông dân” để chỉ định, tuy rằng dấu vết lãnh tụ đã không bỏ sót
ai, từ tầm mức giặc cỏ lên tới quan chức sĩ hoạn nhỏ lớn, với cả người
hoàng tộc muốn giành lại quyền lực cho gia đình mình. Phía Đàng Trong,
như ta thấy, chỉ có sự lấn lướt về phía chính quyền, tuy vẫn gặp cản trở
nhưng cứ tưởng như chúa Nguyễn chưa có thể thấy ngay ngày suy sụp. Vậy
mà điều ấy đã xảy ra trước ở đây.
Sử gia ngày nay, để hợp với ý thức chính
thống khai triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, cũng gọi biến động làm
khuynh đảo triều chính Nguyễn, dẫn đến sự phá vỡ phân tranh trong 200
năm có hơn đó, là một cuộc khởi nghĩa nông dân, mang thêm dấu ấn của
thời hiện đại, là một cuộc Cách mạng: Cách mạng Tây Sơn. Người ngoại
quốc (thương nhân, giáo sĩ) có một chút cách biệt (John White 1819) thì
nhìn ra nguyên nhân suy sụp là ngay chính nơi tình hình phát triển quyền
lực của nhóm người cầm đầu. Đó là bước phát triển có định hướng rõ rệt,
theo tổ chức của một chính quyền Á Đông, với một sự thu xếp đòi hỏi
những chi phí lớn lao đi theo với sự bành trướng quyền lực, làm tăng
tiến kiêu ngạo bản thân, những điều vốn thường hay dẫn đến sự đổ vỡ như
thường thấy ở các tập đoàn cai trị tương tự. Tất nhiên tình hình tệ hại
trong việc cai trị ở Đàng Trong, ngay từ phủ Chúa đã bị H. Poivre (1749)
nhận ra qua lời phê phán ông chúa “tham sắc, xa xỉ, bỏ mặc việc nước
trong tay đám cận thần tham tàn” nhưng sự cải tổ của Võ Vương năm 1744
cũng là có thể coi là một cố gắng vượt-thoát-về-phía-trước. Có điều
chính sự tập trung quyền hành tột đỉnh vào một người mang ý nghĩa “vua”
lại là một nguyên cớ gây nên gãy đổ khác.
Các chúa Nguyễn không phải là người ở
địa vị vững vàng nhất như sách sử thường tô vẽ. Khi người ngoại quốc
khen các chúa đầu được dân chúng yêu mến vì cai trị khoan dung, điều đó
một phần cũng là phản ảnh một tính tình yếu mềm ngay nơi các ông này,
vốn chưa vững tin nơi địa vị phải có. Trong những cuộc tranh giành quyền
bính lúc đầu giữa anh em, các người làm chúa đã tỏ ra ngần ngại khi
phải trừng trị kẻ chống đối. Chúa Hiền kế vị mà khóc xin nhường cho ông
chú. Cho nên đến thời Quốc chúa, Thomas Bowyear (1695) đã nhận ra rằng
ông này chịu ảnh hưởng rất mạnh của bốn ông cậu/chú/bác. Điều này cũng
cho thấy việc thành lập hệ thống Tứ trụ năm 1638 là một hình thức phân
chia quyền lực của các tộc họ lớn như ta đã phân tích từ trước. Trong
thực tế thì cái thế cân bằng phân quyền này cũng rất mỏng manh. Th.
Bowyear thấy được ba ông thì hai ông Tả, Hữu (không rõ Nội hay Ngoại) đã
rất già. Và sau đó, năm 1709 lại có tranh giành, một ông Nội hữu họ
Tống Phúc làm phản, chỉ bị cách làm thứ dân, còn người anh của đồng đảng
(bị giết) thuộc dòng Nguyễn Cửu thì làm chức Nội hữu năm 1714. Điều
quan trọng mà bị lướt qua là những người muốn cướp quyền ở đây không
phải mang họ Nguyễn Phúc, họ làm chúa. Cho nên cuộc tranh giành quyền
bính sau khi Võ Vương chết không phải là điều mới xảy ra lần đầu.
Mọi biến động dẫn đến việc suy sụp triều
chúa đều được cho là tội của Ngoại tả Trương Phúc Loan đã âm mưu cải
sửa di chiếu. Tuy nhiên lời của Thực lục “(Nguyễn Phúc Luân, cha
Nguyễn Ánh) theo vai vế thì đáng được lập” cũng cho thấy không có sự xác
quyết ngay từ Võ Vương. Chúa “mềm yếu / lại cái” (Jh. White, bản chữ
Pháp: efféminé) từng đảo lộn giới tính cho các con trai của mình thì
không thể có quyết định sáng suốt được. Việc Nguyễn Phúc Thuần mới 12
tuổi lên ngôi (1765) cũng được sử quan đổ tội cho Loan nhưng vai trò
Thái giám Cửu Đức lại cho thấy là rối loạn bắt đầu từ nội cung. Mẹ
Thuần, bằng vào liên hệ con chú con bác với ông chúa mới mất, đã thấy
tham vọng giành ngôi có cơ thực hiện được khi những người lớn tuổi đua
nhau rơi rụng. Cùng phe Loan có Nội tả (1739) Nguyễn Cửu Thông, và Ngoại
hữu lại là anh của Thông: Cửu Quý. Cho nên sự thành công của tam trụ là
điều không lạ. Ông Nội hữu Trương Văn Hạnh bị gọi vào cung giết đi chỉ
là do rủi ro làm người nuôi nấng Phúc Luân theo chủ trương “đỡ gánh nặng
con cái” của Võ Vương chứ cũng không hẳn là kẻ được chỉ định phù trợ
người kế nghiệp. Loan là người cầm đầu, do có liên hệ nhiều nhất với nhà
chúa nên được đẩy lên địa vị “tể tướng” Quốc phó, nhường chức ngoại tả
cho một người hoàng tộc biếng nhác, bất lực, gắng gượng xuất hiện vào
hồi chót để cứu vớt dòng họ, rồi chết vì Hoàng tôn Dương trong hoàn cảnh
éo le làm kẻ phù trợ Tây Sơn nên chịu khuất lấp trong trang sử của nhà
mình!
Tuy nhiên sự sụp đổ của họ Nguyễn chúa
không phải chỉ vì những rối loạn cung đình này. Loạn hay trị chỉ là vấn
đề tương quan quyền lực. Họ Trịnh sau đời Trịnh Sâm xét ra còn nát bét
hơn họ Nguyễn. Không có nhóm Tây Sơn quấy đảo thì các họ Trịnh, Nguyễn
sẽ lần lượt tìm lại thế quân bình trong việc phân chia quyền lực với
nhau để lịch sử dòng họ chỉ như vừa trải qua một cơn khủng hoảng nội bộ
mà thôi. Và Nguyễn sụp đổ trước chỉ vì phải chứa chấp Tây Sơn, phải chịu
đựng một lực lượng chống đối trong vòng quyền bính của mình mà vùng đất
Quy Nhơn lại như là một điểm hội tụ đương thời của những mâu thuẫn họ
Nguyễn không giải quyết nổi.
Nhìn lại trong sự phát triển quyền lực
của Nguyễn, căn bản tổ chức tuy là theo khuôn mẫu của một chính quyền
phương Đông nhưng trong tình thế riêng biệt của vùng và của thời thế,
yếu tố thương mại đã có dáng quan trọng đến mức chứa chấp cả sự hưng
vong của dòng họ. Không phải chỉ vì nhu cầu tự vệ với Trịnh mà Nguyễn bị
buộc phải củng cố phát triển. Trong một trăm năm ngưng chiến, họ vẫn
trên đà gia tăng cường thịnh để có những toan tính dòm ngó đất Đàng
Ngoài, và chuẩn bị xưng vương lập nước. Phần đất mới chiếm ở đồng bằng
phía nam tuy còn nhỏ hẹp, vẫn đang ở thế tranh chấp nhưng cũng đã đủ
cung cấp lúa gạo cho vùng Thuận Quảng, nơi với đà khai thác không ngừng
và với dân số tăng trưởng, đã mất lần danh vị đất Hai Huyện, “tiểu Đồng
Nai,” hay bị bỏ luống vì đã có sẵn gạo đưa tới như hàm ý của Lê Quý Đôn.
Nhưng cũng vì cái thế phụ thuộc đó mà khi có biến loạn, thuyền buôn
không tới thì khủng hoảng thấy rõ như trong lời trình bày của Ngô Thế
Lân, và cao điểm là trận đói kinh hồn của dân Thuận Hoá ghi lại ở Hoài Nam khúc.
Tuy nhiên cho đến lúc này thì lúa gạo
Gia Định chủ yếu chỉ dùng cho trong nước chứ chưa phải là nguồn lợi xuất
khẩu, nếu ta nhìn vào ghi nhận của Lê Quý Đôn và liếc vào danh sách các
món hàng trên thương thuyền ngoại quốc. Cho nên lợi tức do giao thương
đem lại cường thịnh cho chúa Nguyễn chính là từ các sản vật khai thác
trên vùng Thuận Quảng cũ và phần mới chiếm được trong đời các chúa khởi
đầu. Ở đây, ngoài các sản phẩm thủ công nghiệp quen thuộc với người Âu
(đường cát, tơ lụa), cái thế khởi động thường xuyên liên tục là theo
hướng rừng-đồng-biển hay ngược lại, và phần lớn là khai thác thiên nhiên
hơn là nuôi trồng:“Ai về nhắn với nậu nguồn, Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên.” Các
lễ tục còn giữ lại cho thấy sự quan trọng của nguồn lợi rừng núi trong
khu vực: lễ Khai sơn, Đăng sơn, tục Đi nguồn… Trong liên hệ đồng biển
thì có lễ Cầu gió, lễ Cầu ngư mở mùa cá. Chính quyền Nguyễn chỉ làm việc
kiểm tra thu thuế như ta đã thấy, qua các thương nhân nội địa với các
đầu mối nhỏ ở làng xã, len lách trong các nguồn, đưa sản phẩm vào tay
những người Các lái – cái tên từ thế kỉ XVIII còn thấy đến gần
đây ở vùng “Mọi”, trong đó lớp người năng động có mối liên lạc quốc tế,
ngoài biển xa hơn, là những người Hoa, Minh dân cũ hay Thanh nhân mới.
Các tập đoàn này tất nhiên là có sự tương nhượng để cùng hưởng lợi.
Những người thợ làm xe nước Quảng Ngãi gần đây, trước khi đi lấy gỗ phải
làm lễ Đăng sơn, nạp tiền cho các cai tổng Mọi gỡ bỏ sập bẫy, còn những
người các lái, đốt than, lấy củi thì phải tế nơi các đền Bà Chúa (Xứ)
trong vùng. Có sự thoả thuận như thế nên chức quyền Pháp ở Quảng Nam vào
những năm 1930, thám hiểm vùng rừng núi phía tây đã gặp một Các lái mù
đi cáng, lặn lội mua bán quế trên dưới 20 năm! Và lại cũng như với
trường hợp lúa gạo, khi chính quyền Nguyễn yếu thế thì mối hoạ là từ
những lớp người thao túng tài sản này. Cụ thể, ở vùng núi phía tây phủ
Quy Nhơn, từ đó có tên Tây Sơn, được giữ như một chứng tích sức mạnh
kinh hồn, một biểu tượng oai hùng thời cận đại.
Từ năm 1768, Hàn lâm Nguyễn Quang Tiền
đã nghe lời đồn đất Quảng Nam (nghĩa là dài tới Phú Yên ngày nay) sẽ có
loạn trong 6 năm tới. Nhưng lời “tiên tri” đó chỉ đúng khi nói về thời
điểm bùng nổ chứ không phải về sự kết tập của các lực lượng. Năm 1770
quan quân phải dẹp loạn người Thượng trong vùng, tiếng gọi là bình Mọi
Đá Vách nhưng những biến động tiếp theo cho thấy một loạt các lái miền
xuôi đã xuất hiện, rồi sẽ liên kết hoặc đầu quân dưới cờ Tây Sơn: “tướng
giặc thượng đạo” tên Diện, Tường ở phía tây Hội An; ở Quy Nhơn, ngoài
nhóm Tây Sơn còn có Phạm Văn Sĩ, xa về Phú Yên có Chu Văn Tiếp, Nguyễn
Long. Và lại còn các người Thanh làm nòng cốt cho Trung nghĩa quân Tập
Đình, Hoà nghĩa quân Lí Tài, những tên tổ chức cho thấy số lượng người
lớn lao làm nổi bật những tay chỉ huy trong biến động. Dân chúng bình
thường không biết đến các mối giao thương “quốc tế” kia, họ chỉ lưu ý
đến sản vật thường thấy trước mắt, do đó họ chỉ giữ lại hình ảnh buôn
trầu nguồn của ông Biện Nhạc vang danh mà thôi. Nhưng ông Nhạc đó không
phải chỉ là người lái buôn tầm thường mà là con một “thổ hào,” và chính
ông đang giữ chức của triều đình, chức dù nhỏ cũng là “quan” địa phương,
trông coi việc thu thuế cả một vùng, phải giao tiếp với đủ hạng từ dân
đến cướp, từ “mọi” đến “Tàu”, Olane…
Buôn bán bình thường đến mức giàu có thì
không việc gì người ta phải nổi loạn. Khủng hoảng nền tảng cấp thời –
cũng có thể gọi là một cuộc khủng hoảng phát triển, là vì nhu cầu cần
đến tiền tệ lưu thông mà người cầm quyền không thoả mãn kịp như đã thấy,
khiến phát sinh những biện pháp dễ dãi, mang lợi lộc hấp dẫn: Nhà nước
đúc tiền kẽm, nhanh và rẻ hơn đúc tiền đồng. Võ Vương thực hiện điều ấy
từ 1746 khiến hoạ hoạn xảy ra theo lí thuyết Gresham: “… Ruọng ở Phiên
Trấn, Long Hồ không bị hạn lụt bao giờ…Thế mà từ năm Mậu tí (1768) tới
nay (1770) giá thóc cao vọt, nhân dân đói kém… không phải vì thiếu thóc
mà vì đồng tiền kẽm gây nên… Dân đua nhau chứa thóc mà không chịu chứa
tiền (kẽm).” Có lúa mà dân đói. Hành động khởi đầu của nhóm Tây Sơn lúc
xuống đồng là “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo,” trong trường hợp cụ
thể này là lấy thóc lúa tích trữ đem phân phát cho dân chúng, điều đó
minh chứng cho lập luận của Ngô Thế Lân ở trên. Dân đói, buôn bán không
được mà Các lái thì tích trữ tiền bạc giàu có nên nảy sinh tham vọng
lớn.
Và cũng không phải vì tình cờ mà cuộc
khởi loạn lại xảy ra trên một phần đất của phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam.
Lại cũng thêm một dịp để chứng minh không phải hễ đói nghèo là người ta
làm loạn, và làm loạn như thế chắc chắn sẽ dẫn đến thành công. Phủ
Quảng Ngãi “tiểu Đồng Nai” tưới ruộng bằng cả một hệ thống xe nước phức
tạp, còn lưu giữ bằng sắc của Thái Đức, kĩ thuật đó có dấu hiệu là từ
vùng Lại Giang kề cận, thuộc phủ Quy Nhơn, vùng đất hơn trăm năm trước
có ông nhà giàu nuôi công thần Đào Duy Từ đem tiến cử cho chúa Nguyễn.
Li Tana thấy An Khê liên hệ với nguồn sông Ba ở Phú Yên, là nơi có thể
so sánh với Cam Lộ trong việc giao thương sâu vào bên trong rừng núi.
Làm loạn mà không thành công thì chỉ là giặc cỏ, muốn vượt trên chừng
mực ấy thì phải có tính tổ chức nền nếp. Cho đến gần đây, người ta vẫn
dùng chữ “dân nẫu” nhạo báng, dành cho dân bốn tỉnh Nam Ngãi Bình Phú
nhưng dồn dập chỉ định quyết xác nhất lại là dân Bình Định mới (1801),
phủ Quy Nhơn cũ. Nẫu là biến dạng của chữ “nậu” chỉ một tập họp nghề
nghiệp khai thác (nậu sáp vàng, trầm hương lấy lâm sản, nậu đánh cá, nậu
làm ruộng…) vì thế mà thành đơn vị cư trú được chúa Nguyễn cải đổi
thành thôn thuộc, làng xã. Ngôn ngữ lưu giữ hành vi xã hội, dân phủ Quy
Nhơn – có thể lan một ít về phía bắc hoặc phía nam, được gọi là dân nẫu
chỉ vì hình thức tập họp nậu ở đây đậm đặc nhất, nghĩa là một thứ
dân có một nền tảng tổ chức tập đoàn chặt chịa nhất trong vùng. Đó đúng
là cơ sở quần chúng được các lãnh tụ nổi loạn ước mong, tìm kiếm.
Lại cũng có thể nghĩ thêm một yếu tố
khác nuôi dưỡng phong trào nổi loạn, ít ra là đã tạo ra sự thịnh vượng
về trước trong vùng: Sự sản xuất và tình hình thương mại của loại sản
phẩm gốm được nhà khảo cổ học lôi ra từ trong mịt mù và đặt tên là gốm
Gò Sành, phát hiện trên đất Bình Định. Đó là loại gốm khởi đầu trên đất
vương quốc Vijaya bởi nhóm người Tống lưu vong thế kỉ XIII, đã trường
tồn qua các biến loạn bằng những cách nào đó với những người kế tiếp để
sản phẩm của họ còn thấy trên thị trường thế giới có lẽ đến thế kỉ
XVIII, trên các mộ táng ở Lâm Đồng bây giờ. Việc cửa biển Nước Mặn /
Cách Thử được nhà nghiên cứu ngày nay (Đỗ Bang) cho rằng bị lấp vì
nguyên nhân thiên tạo nhưng cũng có thể chính là do biến động của con
người vào phần tư cuối của thế kỉ XVIII đang bàn ở đây. L. Barizy vẽ bản
đồ trận chiến Thi Nại (1801) cho thấy cửa Nước Mặn đã bị lấp phần ra
phía biển nhưng mươi năm trước đó người Anh đi ngang qua, thấy nó còn là
một lạch nhỏ trong khi ở Bình Nam đồ 1774 thì nó mang dòng chữ “Nước
Mặn hải môn thâm.” Không phải cửa biển thường mà là cửa biển “sâu”. Cửa
biển đó đã bị lấp vì bỏ phế không dùng đến trong một thời gian dài,
chứng cớ bị lấp vừa vặn với thời gian xảy ra biến loạn (1774-1801). Tình
trạng bỏ phế ngay từ những năm khởi đầu của Tây Sơn có thể đã làm suy
sụp gốm Gò Sành vốn sản xuất ở các vùng quanh thành Chà Bàn. Người ngoại
quốc (Chapman 1778) nhớ lại thời thịnh vượng khi trông thấy Hội An điêu
tàn, như thế thì cửa Nước Mặn ở ngay trung tâm biến động tất phải chịu
đựng ảnh hưởng nhiều hơn, nhiều đến mức không gượng lại được. Cửa Thi
Nại (thành phố Quy Nhơn ngày nay) “Thi Nại hải môn” – không có chữ
“thâm”, trên vùng nước cạn dần, lại xa hơn về phía nam của nơi sản xuất
Gò Sành. Nếu nó gượng lại được, cũng không coi đó là đường lưu thông lí
tưởng nữa. Dòng gốm Gò Sành suy tàn từ các nguyên cớ phối hợp đó chăng?
Tuy nhiên biến động lịch sử là của con
người, cho nên phong trào Tây Sơn có thành công trong việc lật đổ hai
chính quyền Nam Bắc đang ngự trị thì cũng phải từ khả năng của những
người cầm đầu: Anh em Nhạc, Lữ, Huệ. Họ là ai?
Gốc tích của những người vô danh, khuất
lấp phải chịu mịt mù đã đành nhưng thật ngược đời, những người nổi bật
cũng phải chịu mù mờ không kém. Anh em Tây Sơn quá nổi, nhất là trong
thời gian hơn nửa thế kỉ qua, nổi đến mức gần như nói tốt gì về họ cũng
là phải. Các huyền thoại tung hứng, xu phụ hướng về họ – có khi với mục
đích phục vụ cho người bây giờ, khiến cho những ý định lôi về sự thật
bình thường của con người, của lịch sử được coi như là một sự báng bổ
đáng căm ghét, làm “mang tội với dân tộc, đất nước.”
Sử quan Nguyễn, kẻ tiếp cận sít sao nhất
của vấn đề cũng chỉ tìm được chứng cớ: “Tiên tổ (Tây Sơn) người Hưng
Nguyên, trấn Nghệ An. Ông tổ bốn đời khoảng năm Thịnh Đức (1653-1657) bị
quân ta bắt được, cho ở ấp Tây Sơn Nhất… Cha là Phúc dời đến ấp Kiên
Thành… sinh ra Nhạc, Lữ, Huệ.” Chỉ có thế mà khi Hoàng Lê nhất thống chí thêm:
“… dòng dõi Hồ Quý Li, cùng ngành với Hồ Phi Phúc…” thì ông Phúc của sử
quan Nguyễn được ghép vào với Hồ Phi Phúc thành cha của anh em Tây Sơn,
không nệ rằng ông Phúc nếu có họ Hồ, khi làm cha Nguyễn Huệ tất phải
đến hơn trăm tuổi! Người đương thời, Bùi Dương Lịch, lao đao trong biến
loạn, đầu phục phe này phe nọ vì bất đắc dĩ nên có thể công bình trong
ghi chép hơn, đã xác nhận rằng “có một thổ hào… ở sách Tây Sơn trên phủ
Quy Nhơn… Cụ tổ đi lính…” Nếu trở lại với chứng cớ của Chu Thuấn Thuỷ
(1657), đúng vào lúc Nguyễn chiếm Nghệ An, thấy chúa Hiền cầu người văn
học thiết tha đến mức không nệ sự hỗn xược của Chu, thấy sử quan Nguyễn
kể về sự hấp tấp thu dụng những dân văn học bốc trời của Trịnh kéo đến
đầu hàng, thì biết không thể có chuyện bắt người họ Hồ Hưng Nguyên danh
tiếng đem về đày ở vùng nay gọi là đèo Mang / Mang Yang / Cửa Trời! Mọi
tô vẽ chỉ từ danh tiếng (về sau của) Tây Sơn, cụ thể là Bắc Bình Vương /
Quang Trung Nguyễn Huệ mà thôi. Tổ tiên ông chỉ là một người bình
thường bị quân Nguyễn “bắt theo dân” (Hoàng Lê…)
Và có thể kể thêm chi tiết của Bùi Dương Lịch: “(thổ hào) tên là Đồng Toàn, sinh Đồng Phúc, (sinh) Thư Nhạc chiếm cứ nơi hiểm yếu, xưng là trại chủ…” Có tên ông Phúc đấy. Không phải là họ Hồ kéo về trước đến Hồ Quý Li, về sau đến Hồ Xuân Hương, mà họ Đồng, cũng có thể suy đoán là lấy theo vùng đất “động”/”đồng” đầy dẫy trong xứ: đồng Cây Cầy, đồng Hươu, đồng Dài… Tên mẹ của anh em Tây Sơn là Nguyễn Thị Đồng không rõ từ nguồn gốc sách vở nào nhưng chắc là suy đoán từ họ Đồng này. Và cũng nên xác nhận thứ tự của anh em họ thật dứt khoát. Nhạc là anh Cả, có thể thấy trong xưng tụng của quân sĩ: Thượng sư / Thầy Cả, Lữ thứ 7 (“Bảy” của Bùi Dương Lịch, “Đức ông Bảy” của giáo sĩ), Huệ thứ 8 (“Đức ông Tám” của giáo sĩ.) Tám anh em, còn sống 4 người, người thứ 4 trong chứng cớ của Bùi Dương Lịch hẳn là người chị, của sử quan, đi viếng tang Huệ năm 1792. Không có anh Hai Trầu, chú Ba Thơm, thầy Tư Lữ gì ráo trọi!
Và có thể kể thêm chi tiết của Bùi Dương Lịch: “(thổ hào) tên là Đồng Toàn, sinh Đồng Phúc, (sinh) Thư Nhạc chiếm cứ nơi hiểm yếu, xưng là trại chủ…” Có tên ông Phúc đấy. Không phải là họ Hồ kéo về trước đến Hồ Quý Li, về sau đến Hồ Xuân Hương, mà họ Đồng, cũng có thể suy đoán là lấy theo vùng đất “động”/”đồng” đầy dẫy trong xứ: đồng Cây Cầy, đồng Hươu, đồng Dài… Tên mẹ của anh em Tây Sơn là Nguyễn Thị Đồng không rõ từ nguồn gốc sách vở nào nhưng chắc là suy đoán từ họ Đồng này. Và cũng nên xác nhận thứ tự của anh em họ thật dứt khoát. Nhạc là anh Cả, có thể thấy trong xưng tụng của quân sĩ: Thượng sư / Thầy Cả, Lữ thứ 7 (“Bảy” của Bùi Dương Lịch, “Đức ông Bảy” của giáo sĩ), Huệ thứ 8 (“Đức ông Tám” của giáo sĩ.) Tám anh em, còn sống 4 người, người thứ 4 trong chứng cớ của Bùi Dương Lịch hẳn là người chị, của sử quan, đi viếng tang Huệ năm 1792. Không có anh Hai Trầu, chú Ba Thơm, thầy Tư Lữ gì ráo trọi!
Nhạc làm biện lại đất Vân Đồn, tiêu lạm
tiền thuế nên túng cùng làm loạn, theo lời sử quan. Không cần phải là
người xưng tụng cuộc “cách mạng” này, người ta cũng thấy điều đó không
đúng. Tổ chức thu thuế ở Đàng Trong cho thấy tiền của rơi rớt rất nhiều
cho các thổ hào, quan lại địa phương cho nên ông Biện lại đất Vân Đồn
giàu có, giao du rộng rãi không phải là điều lạ. Chứng nhân ngoại quốc
(Jh. White) nhạn ra Yin Yac buôn bán lớn lao với người Thanh, người
Nhật. Sự giàu có ấy có vẻ không phải chỉ xây dựng từ đời Nhạc mà cả từ
người cha, theo sử quan cho biết có sự dời đổi nơi cư trú xuống đồng
bằng trung lưu sông Côn, con sông huyết mạch chuyển hàng qua cửa Nước
Mạn từ rất xa đời. Sử còn kể ra những hào phú khác từ lúc khởi đầu:
Huyền Khê, Nguyễn Thung, các toán “cướp” ở nguồn An Tượng trong vùng: Tứ
Linh, Nhưng Huy.
Theo chiều biến động thì sẽ có sự phân hoá như việc giết nhóm An Tượng, Nguyễn Thung, đuổi Tập Đình, bỏ Lí Tài nhưng nhìn vào tập họp khởi loạn thì rõ ràng là đủ thành phần: thiểu số Thượng, Thanh và người Việt đồng bằng. Vì thế khởi đầu của loạn quân mang một dáng dấp tôn giáo thần bí mà người ta dễ bỏ lơ. Nguyễn Nhạc được loan truyền thu thập cây gươm thiêng (của vua Lửa), được xưng tụng là “Thượng sư / Thầy Cả.” Người em thứ bảy cũng mang danh Pháp sư / Đại pháp sư toàn Đàng Trong (“Prêtre / Grand prêtre de toute la Cochinchine” – Jh. White) chứng tỏ có cả một hệ thống mang tính tôn giáo trong phong trào Tây Sơn. Tên Tứ Linh cũng có dáng dấp thần bí (long, li, quy, phượng.) Cho nên họ mang màu đỏ thần thánh đó trên lá cờ, sắc mũ áo, lấn lướt trải dài Nam Bắc cho đến cuối đời. Toán quân Thanh phù trợ lại là một dạng hình khác từ các hội kín Trung Quốc. Người lính Tây Sơn độc nhất được ghi lại trong sổ tay người ngoại quốc tuy dáng vẻ cứng rắn hơn nhưng lại trông như một ông Sãi Cả Chàm, như dấu hiệu liên kết còn lại từ ngày đầu với vị nữ chúa Thị Hoả trên đất Phú Yên. Và cứ thế là họ tràn xuống đồng sau hai năm chuẩn bị trên rừng mà triều chúa không hay biết vì còn bận tâm giải quyết vấn đề nội bộ, hay chỉ vì nhìn các rối loạn kia như những rắc rối trước mắt ở khắp nơi mà thôi.
Theo chiều biến động thì sẽ có sự phân hoá như việc giết nhóm An Tượng, Nguyễn Thung, đuổi Tập Đình, bỏ Lí Tài nhưng nhìn vào tập họp khởi loạn thì rõ ràng là đủ thành phần: thiểu số Thượng, Thanh và người Việt đồng bằng. Vì thế khởi đầu của loạn quân mang một dáng dấp tôn giáo thần bí mà người ta dễ bỏ lơ. Nguyễn Nhạc được loan truyền thu thập cây gươm thiêng (của vua Lửa), được xưng tụng là “Thượng sư / Thầy Cả.” Người em thứ bảy cũng mang danh Pháp sư / Đại pháp sư toàn Đàng Trong (“Prêtre / Grand prêtre de toute la Cochinchine” – Jh. White) chứng tỏ có cả một hệ thống mang tính tôn giáo trong phong trào Tây Sơn. Tên Tứ Linh cũng có dáng dấp thần bí (long, li, quy, phượng.) Cho nên họ mang màu đỏ thần thánh đó trên lá cờ, sắc mũ áo, lấn lướt trải dài Nam Bắc cho đến cuối đời. Toán quân Thanh phù trợ lại là một dạng hình khác từ các hội kín Trung Quốc. Người lính Tây Sơn độc nhất được ghi lại trong sổ tay người ngoại quốc tuy dáng vẻ cứng rắn hơn nhưng lại trông như một ông Sãi Cả Chàm, như dấu hiệu liên kết còn lại từ ngày đầu với vị nữ chúa Thị Hoả trên đất Phú Yên. Và cứ thế là họ tràn xuống đồng sau hai năm chuẩn bị trên rừng mà triều chúa không hay biết vì còn bận tâm giải quyết vấn đề nội bộ, hay chỉ vì nhìn các rối loạn kia như những rắc rối trước mắt ở khắp nơi mà thôi.
Tranh chiếm vùng quê ngoại
Từ đầu tháng 4-1773 họ tung hoành dưới
đồng bằng Phú Yên và nam Quy Nhơn, đủ thành một thế lực đánh động đến
Phú Xuân, thúc đẩy thêm tranh chấp ở đấy khiến Nội tả Nguyễn Phúc Văn
tưởng có cơ lật được Trương Phúc Loan nhưng rốt cục thất bại. Trận đánh
chiếm phủ thành Quy Nhơn (9-1773) của Tây Sơn là đòn quyết định thử
thách quyền bính họ chúa và khả năng loạn quân. Tiếng đồn liều lĩnh về
mưu mô cướp thành còn được loan truyền mãi về sau (E. Navelle 1887,)
vọng đến tai ông Tham quân Lê Quý Đôn (1776): “(Nguyễn Văn Nhạc) phá
ngục cho tù ra…” Tuy nhiên cho đến lúc này thì vẫn chưa thấy một lí
tưởng chính trị – hay một ý hướng lí tưởng cụ thể nào được thành hình.
Có thể là Giáo Hiến, người trốn chạy đến đất Kiên Thành dạy anh em Tây
Sơn, đã mang đến cho họ một ít hình ảnh về thế giới bên ngoài đồng
ruộng, rừng núi của họ nhưng không thể khiến họ hình dung ra cuộc sống
phức tạp của một triều đình đang có tranh chấp. Bởi vì, lúc đầu họ chỉ
chứng tỏ là những người nổi loạn với lời kêu gọi mơ hồ “vâng mệnh Trời
và tuân lệnh Đức Thượng sư” cứu dân… như bất cứ đám bạo loạn nào khác có
ước vọng lớn. Xuống đồng, mở rộng quyền lực, thu nhận được những nhân
vật đầu hàng hay bất mãn của triều đình thì những toan tính to lớn mới
xuất hiện ra càng lúc càng rõ rệt, và họ cũng có đủ tự tin để hướng dẫn
tình hình có lợi cho bản thân. Sự phân biệt rành rẽ “Quân Triều: quân
Quốc phó / Quân Ó: quân Hoàng tôn” phải có thời gian và địa vực mới
thành hình. Và trên đường tiến chiếm quyền lực, tuy Tây Sơn có thu được
một vài thắng lợi nhưng hẳn không ngờ kẻ giúp họ thêm một bước đi đến
thành công lại là những người họ chắc chưa từng nghe đến: quân Trịnh ở
Đàng Ngoài.
Lớp quan binh chiến thắng thuộc thế hệ
40 của Đàng Ngoài đã làm đà cho những người dưới quyền bính một ông chúa
mới (Trịnh Sâm 1767) mở rộng quyền lực đánh dẹp, không chỉ ở trung châu
mà lan ra cả vùng ngoại biên: dẹp Hoàng Công Chất ở tây bắc (1769), Lê
Duy Mật ở Trấn Ninh, lấn đất Lào (1770). Tin tức rối loạn từ Đàng Trong
đưa ra cho Trịnh Sâm thấy có cơ hội cử Hoàng Ngũ Phúc lãnh quân tiến
vào, cuối năm 1774. Quân vượt sông Gianh, thấy luỹ Trấn Ninh mở cửa đầu
hàng, rêu rao chỉ trừng trị Trương Phúc Loan nhưng rồi tiếp tục chiếm đô
thành Nguyễn, đuổi triều đình họ vào Quảng Nam, chịu kẹp giữa quân Tây
Sơn đang tiến ra. Tình thế đó khiến gây thêm phân rã. Mất quyền mất tính
chính thống, Phúc Thuần (Duệ Tông) phải chịu lập Nguyễn Phúc Dương
“Hoàng tôn” lên làm Thế tử, chia triều đình thành hai phe rõ rệt. Phúc
Thuần tự thấy trở thành người thừa nên tìm cách lên thuyền chạy vào nam,
để Phúc Dương ở lại chống cự như đúng với danh nghĩa chính thống lúc
này. Thế là Tây Sơn có cái đích trước mắt để tuyên dương với dân chúng.
Nhóm phù trợ Hoàng tôn Dương bị khuất lấp trong biến động nhưng cũng tỏ
ra hoạt động khá tích cực trong tình thế hạn hẹp của mình. Họ tìm cách
chiêu dụ một toán quân của Tây Sơn đến “rước” Hoàng tôn, gây mâu thuẫn
trong hai cánh Tập Đình, Lí Tài, còn nhân vật chính của phe Dương,
“Ngoại tả” Nguyễn Phúc Tĩnh thì đứng hẳn về phía Tây Sơn chiêu dụ binh
dân ở Quảng Ngãi. Thế lực Nguyễn yếu ớt như thế nên rốt lại trên chiến
trường Quảng Nam chỉ còn có Tây Sơn và quân Trịnh.
Trận đụng độ ở Cẩm Sa (5-1775) thắng Tây
Sơn không giúp quân Trịnh khai thác thêm thắng lợi vì thiếu ý chí chiếm
lĩnh. Quân Trịnh vốn đã là rách rưới dưới mắt quân Nguyễn, lại đến một
vùng vừa gặp đói đến nỗi “người ăn thịt người,” lính phải chết vì dịch
tể nhiều hơn vì đánh trận. Tướng lĩnh như Hoàng Ngũ Phúc thì đã già, chí
tiến thủ không còn, biểu lộ trong lời tường trình cho Trịnh Sâm trước
khi chết trên đường thu quân về Thuận Hoá. Như thế Sâm ở Đông Kinh cứ an
tâm hưởng thụ tiền của vơ vét từ kho tàng Đàng Trong, trần truồng đàn
hát trên hồ Tây, không màng đến việc quân Tây Sơn có cơ hội rảnh rang
xây dựng lực lượng đi thanh toán một triều đình đang trên đà phân rã.
Cái thế dùng dằng tôn phù Hoàng tôn
Dương giúp cho Nguyễn Huệ đánh trận Phú Yên, đầu tiên thắng quân Ngũ
Dinh của Tống Phước Hiệp, lực lượng lớn tập trung sức mạnh của phần đất
chưa suy suyển phía nam của Nguyễn. Sự kiện đó mở đầu cho những cuộc
tranh chiến dằng dai trên đất đồng bằng phương Nam, vốn cũng không phải
chỉ có các thế lực chính trong vùng dòm ngó. Chúng ta thấy đầu năm 1776,
Nguyễn Lữ đem quân đánh Gia Định dựa trên tình hình lực lượng mạnh của
Nguyễn đang dồn hết về phía Phú Yên. Cuối năm đó Nguyễn Phúc Dương trốn
từ Quy Nhơn vào, càng đem thêm chia rẽ trong họ nhà chúa. Đỗ Thanh Nhân
và Duệ Tông một bên, Lí Tài và Dương, lúc này là Tân Chính Vương phía
bên kia, là mồi ngon cho Nguyễn Huệ đem quân vào lùng diệt khiến họ
Nguyễn hoàng tộc lớp lớn chỉ còn một cậu bé 15 tuổi: Nguyễn Phúc Ánh.
Dù sao thì đó cũng là một may mắn cho họ
Nguyễn bởi vì từ nay các nhân vật thụ ơn triều cũ, các thế lực địa
phương, anh hùng thảo dã muốn dương danh trong thời biến loạn đã có thể
tập trung vào chỉ một người để phục vụ, để tôn phù theo một tương lai
đầy trắc trở, không hẳn đã thấy được sự thành công ngay trước mắt. Sau
khi các nhóm Nguyễn, trong đó có Đỗ Thanh Nhân nổi bật, chiếm lại Sài
Gòn, Nguyễn Ánh được tôn xưng làm người kế nghiệp triều chúa, không phải
chỉ với danh nghĩa tượng trưng mà là người chỉ huy toàn cục: Đại nguyên
suý Nhiếp quốc chính (1778).
Là lực lượng chính trên vùng đất chỉ
mang danh nghĩa Nguyễn chưa đầy một thế kỉ, quyền lực Nguyễn Ánh vẫn
phải chịu dấu ấn nặng nề của quá khứ và những phân hoá trong hiện tại.
Cho nên lối tổ chức Tứ trụ vẫn còn xuất hiện với khuyết điểm cũ là thực
quyền trong biến loạn lại có khuynh hướng về tay chỉ một người. Nhưng
Ngoại hữu Đỗ Thanh Nhân, với thanh thế quân Đông Sơn phù trợ bên ngoài,
vẫn không đủ sức cứu vãn thân xác (khoảng tháng 4-1781) bên trong một
triều đình tuy mới mà đầy những lực lượng cũ, vì chính ông, lúc đầu xuất
hiện trên chính trường theo Duệ Tông chạy giặc, chỉ mang một cái tên
trống trơn, không thấy kèm một danh vị nào cả (gốc chỉ là Cai đội.) Danh
xưng Đông Sơn mang ý nghĩa bùa chú, phong thuỷ để chống với danh hiệu
Tây Sơn, cũng là một biểu hiện lạc loài trong một triều chính kiểu Nho
Giáo. Rồi cũng chỉ “người mới” Chu Văn Tiếp lấy lại Sài Gòn trong tay
Tây Sơn mà không đủ sức chống cự với lực lượng Tây Sơn ào ạt tấn công
tiếp theo, quyết liệt truy đuổi đến cùng (1782, 1783, 1785). Những cuộc
trốn chạy trên đồng bằng, biển khơi, hải đảo trong một chừng mực nào đó
đã đem thanh thế Nguyễn Ánh lan toả khắp vùng, giúp thu thập các tướng
lục lâm, quân đầu hàng, cướp biển Thiên Địa Hội, Mã Lai (Vinh Li Ma.) Và
điều quan trọng có ảnh hưởng lớn về sau là việc tiếp xúc với các giáo
sĩ Thiên Chúa Giáo, nhất là với Giám mục Bá Đa Lộc.
Cái thế nhờ cậy quân Xiêm cũng là điều
không thể tránh khỏi vì họ cũng là một lực lượng đang lên, đang hướng
bành trướng về phía đông. Cho nên đến lúc Nguyễn thua thì Tây Sơn thành
một yếu tố cản trở quyền lực của Xiêm và do đó, Nguyễn lại là đồng minh
của họ. Với hồi mở đầu liên lạc với Nguyễn Hữu Thuỵ có tác động trong
việc Rama I lên ngôi (1782), với mối liên hệ lâu dài giữa Mạc Thiên Tứ
và quân Xiêm, Nguyễn Ánh được lôi vào Xiêm để được “giúp đỡ.” Thế là
quân tướng Nguyễn được trở về xứ nhưng chỉ là nương nhờ vào một lực
lượng lớn quân Xiêm dưới quyền hai tướng Tăng, Sương, cho đến khi họ tan
tác ở Rạch Gầm Xoài Mút (1-1785). Nguyễn Ánh phải lên đường lưu vong
thật sự để Tây Sơn nghĩ rằng có thể chiếm lĩnh xứ Gia Định một cách toàn
vẹn dưới quyền một người: Đức Ông Bảy Nguyễn Lữ, con người mang khuynh
hướng thần bí, chắc lúc này mới là đúng với danh hiệu “Đại Pháp sư của
toàn Đàng Trong.”
Lịch sử Tây Sơn, rốt cục là lịch sử của
một phe chiến bại cho nên hoạt động của họ chỉ được nhìn theo biến động
của phe Nguyễn thắng trận mà thôi. Do đó ta không thấy ra rõ rệt có sự
thay đổi nào của họ đã dẫn đến những trận xua đuổi quân Nguyễn, va chạm
đến các lực lượng họ chưa từng nghĩ tới như chiến thuyền Tây Phương hay
quân chính quy của Xiêm La. Mọi công tích có vẻ như dễ dàng giải thích
bằng cách trút cho ông Nguyễn Huệ tài ba của các trận chiếm đất Bắc,
thắng Đống Đa về sau. Sự thực chắc không giản dị như vậy. Đúng ra thì
quân nổi dậy cũng có những hành động khác thường mà một toán quân chính
quy của thời bình không thể nào làm được. Như Tống Phước Hiệp dẫn quân
(gồm cả) Năm Dinh đóng ở Phú Yên mà bị một chàng thanh niên 23 tuổi dẫn
các trai làng vượt đèo Cù Mông đuổi chạy về phía nam đèo Cả trong lúc
một người chỉ huy khác hẳn cũng gốc ruộng rẫy, đi rừng, hẳn cũng chừng
ấy tuổi, ở cách xa nơi cỗi gốc hàng ngàn dặm, đã đem chỉ 50 người lính
“khoẻ mạnh,” vượt trên đồng lầy, sông rạch mênh mông, xa lạ đến tận quân
dinh của Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ, đưa thư dụ hàng! Người thứ
nhất còn lại trong lịch sử, là một danh tướng, người thứ hai chỉ là Cai
đội / Đội trưởng (đội gồm 50 người) xuất hiện khuất lấp có một lần,
không tên tuổi…
Tuy nhiên qua ghi chép của kẻ chiến
thắng ta cũng có thể thấy một vài tình thế của Tây Sơn phải chịu đựng
trong phát triển. Cuộc tấn công đầu năm 1776 của Nguyễn Lữ chỉ là một
hành động lấy lương thực, để giải quyết tình hình đói kém trong vùng và
được gợi ý từ việc cướp thuyền lương ngoài khơi Quảng Nam của Mạc Thiên
Tứ gởi giúp Duệ Tông. Các cuộc tấn công theo những thời điểm tuần hoàn
có giới hạn, đánh vào rồi rút ra, chỉ để một lực lượng nhỏ đóng giữ,
chứng tỏ Tây Sơn còn phải lệ thuộc vào mùa gió và chưa đủ vững tin nơi
vùng căn bản của mình. Trong tình thế đó thì Nguyễn lại không dễ gì bị
bật gốc khỏi Gia Định.
Nguyễn Khoa Thuyên bị rượt đuổi, bỏ đất
Gia Định về đầu Lê Quý Đôn đã cho ông tham quân biết rằng đất Gia Định
có quân địa phương rất nhiều. Tính chất phức tạp về mặt thành phần chủng
tộc, về phương thức khai thác trên một vùng đồng bằng rộng lớn, hoang
vu khiến đất Gia Định vẫn là nơi bất an của bất cứ chính quyền nào – cả
về sau khi Nguyễn thống nhất. Võ Văn Lượng giàu có cá mắm, tức giận quân
Tây Sơn vào cướp, ăn không hết còn ỉa vào tài sản của mình nên tự lập
ra một thế lực Lương Sơn Bạc, nuôi dưỡng một Tống Giang của thời mới,
cung cấp cho Nguyễn Ánh một vị tướng tận trung đến lúc chết: Võ Tánh.
Cho nên ta chỉ có thể nghĩ rằng trong các năm Nguyễn xây dựng ở Gia Định
(1780-82), Tây Sơn cũng đang tập họp lực lượng ở Quy Nhơn, chờ cơ hội
tràn vào khi Nguyễn gặp rối loạn vì vụ Đỗ T
Những viên tướng Tây Sơn nổi lên lúc này
có khi không thấy xuất hiện lần thứ hai, chứng tỏ họ là những nhân vật
bất chợt của thời thế, may mắn kéo dài danh vọng thì mới rõ gốc chăn
trâu như của Nguyễn Văn Trương chẳng hạn. Cô em Chu Văn Tiếp nếu không
có anh là đại công thần của Nguyễn Ánh thì không giữ được tên Đậu và
danh tiếng Chu Muội nương (“Cô họ Chu?” “Cô em ông Chu?”)! Những Tổng
đốc Chu, Tư khấu Uy của lúc khởi đầu, những Đô đốc Long/Mưu, Đô đốc Bảo
một lần vang danh chỉ có thể hiểu được là những cựu tướng cướp, đầu nậu,
trai làng, loại “phu quét chợ, lính đẩy xe” (Phan Huy Chú)… quanh quẩn
vùng Quy Nhơn. Quyền bính đổi thay thường xuyên khiến có kẻ chạy qua
chạy lại, khuất lấp phía Tây Sơn nhưng nổi bật phía Nguyễn như Huỳnh
Đức, trốn từ đất Nghệ An xa lạ trở về được mang họ của chúa, như Nguyễn
Đức Xuyên, thân thuộc của Nguyễn Ánh, như Trương Tấn Bửu, Phó Tổng trấn
Gia Định khi Jh. White gặp năm 1819. Cho nên sự việc xuất hiện đều đạn
và lâu dài ở những chức vụ lớn của những nhân vật họ Phạm, trong đó có
Hộ giá Phạm Ngạn vì bị giết đã gây nên cuộc tàn sát kinh hồn người Hoa
trên đất Gia Định (5-1782) khiến ta nhận ra ngay từ lúc này, rằng thực
lực Tây Sơn, ngoài ba anh em, đã phải dựa vào liên hệ hôn nhân với các
họ khác, với họ Phạm để phát triển. Tình thế chênh vênh đó là một nguy
cơ tiềm ẩn dẫn đến sự sụp đổ của anh em nhà họ.
Tình hình giao tiếp giữa năm 1778 của
Nguyễn Nhạc với thương nhân Chapman cũng cho thấy Tây Sơn chưa thể kì
vọng gì vào những yếu tố thay đổi đến từ bên ngoài. Hội An bị tàn phá,
cuộc điều đình với Chapman cho thấy kiến thức của Nguyễn Nhạc không chỉ
là của anh biện lại nơi góc núi nhưng kết quả không đi đến đâu. Sức mạnh
của Tây Sơn hẳn chỉ gom góp từ lực lượng tịch thu của Nguyễn chuyển về
một tập đoàn nổi dạy đang trên đà phát triển dữ dội mà thôi. Nguyễn Nhạc
đã vào đóng trong thành Chà Bàn, tuy hoang phế nhưng cũng là một thành
luỹ, còn hơn phủ thành của Nguyễn Khắc Tuyên chỉ có nhà tranh tre lá.
Thành luỹ đó đủ cho Nguyễn Nhạc mở rộng thêm để đủ uy nghi xưng đế, lấy
niên hiệu Thái Đức (1778), lên thay thế dòng họ ông vừa tiêu diệt một
năm trước. Các cuộc lấn chiếm, truy đuổi tàn dư họ Nguyễn khiến Nguyễn
Ánh phải sống lưu vong, nương nhờ người Xiêm vốn “sợ Tây Sơn như sợ
cọp,” giúp Nguyễn Nhạc toan tính thực hiện thu hồi phần đất của phía
“ngoại” ông, phần của chúa Nguyễn đang còn trong tay quân Trịnh, như ông
đã từng thố lộ với Chapman. Ước vọng sẽ thành nhưng không ngờ lại đem
đến một lối rẽ mang cả định mệnh của họ đi theo một hướng khác.
nếu không có nguyễn hữu chỉnh?
Cuối tháng tư âl. năm Bính ngọ (1786)
quân Tây Sơn tiến phát dưới quyền Nguyễn Huệ chiếm được kinh thành Huế
ngày 14-6-1786. Đi theo quân có Hữu Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh, tướng cũ
của Trịnh.
Nguyễn Hữu Chỉnh từng được Hoàng Ngũ
Phúc sai vào Quy Nhơn phong chức cho Nguyễn Nhạc (1775) khi Phúc không
còn có ý đi xa hơn. Sự kiện nhỏ nhoi khuất lấp này lại dẫn đến hậu quả
lớn về sau chỉ vì những hình thức ngoại giao phe phái đã diễn ra giữa
những người cùng một chừng mực sinh hoạt quen thuộc với nhau. Nhờ chuyến
Tây Sơn ra Bắc, chúng ta mới được các giáo sĩ cho biết có một lớp người
Các lái phải sạt nghiệp vì biến loạn: “thuyền, thóc, tiền sạch cả,” (tiếng
Việt.) Số lượng họ không ít: có đến 3000 người ở vùng cửa Bạng xứ
Thanh. Số tiền của Hoàng Ngũ Phúc vay mượn để khởi đầu sự nghiệp hẳn là
từ những người như ông cha Nguyễn Hữu Chỉnh, buôn muối giàu có, đem ông
con đỗ Hương cống vào làm thư kí, phục vụ cho ông quan thị đã trở thành
danh tướng của Trịnh. Quan dựa vào nhà buôn để làm giàu, tăng thế lực,
thương nhân dựa vào quan để tìm danh vọng là chuyện bình thường nhưng
khuất lấp trong sử sách. Giỏi thuỷ chiến, cai quản thuỷ quân là dấu vết
dân buôn miền biển, từ đó Chỉnh có tầm mắt rộng rãi về cuộc sống. “Thiên
hạ vạn nước, lo gì không có chỗ đi,” đó là lời Chỉnh khi phải tránh vạ
quân Tam phủ lật đổ Trịnh Cán, lập Trịnh Khải, giết Hoàng Đình Bảo, chủ
ông (1782). Dưới mắt ông, trật tự cũ không có chút giá trị gì như khi
ông tha tội cho ông nghè (tiến sĩ 1775) Phan Huy Ích, “thầy đồ nói
khoác,” từng đòi bắt ông nhốt vào cái trống làm sẵn. Vì thế không lấy
làm lạ rằng khi rời bỏ xứ Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh đã tìm vào Quy Nhơn. Hai
lớp người Các lái của hai phương trời gặp nhau, Chỉnh mới có đúng chỗ
để “ngày đêm vì giặc bày mưu thiết kế.”
Nguyễn Nhạc vượt khỏi sự ngần ngại quyết
đánh Phú Xuân nhờ có Chỉnh móc nối, nắm đúng tình hình quân tướng Trịnh
để đi đến chiến thắng. Quân Tây Sơn đã đắp luỹ Thầy thêm cao để ngăn
quân Đàng Ngoài, toan tính lập lại thế phân tranh cũ nhưng cuối cùng lại
ào ạt tuôn tràn ra phía Bắc cũng vì Nguyễn Hữu Chỉnh cho rằng “Chỉnh đi
(thì ngoài đó) là cái nước trống không… tướng trễ binh kiêu, triều đình
không kỉ cương.” Nói về bản thân thì có huênh hoang nhưng nói về tình
hình chính quyền Trịnh thì không gì đúng hơn. Kiêu binh đã làm tan nát
chính quyền trung ương vì từng hãnh diện “đã lập chúa còn lập vua.” Vậy
mà lực lượng đó chỉ là một nhóm hỗn loạn không có ai cầm đầu. Quân thế
Tây Sơn tiến ra ào ạt, nỗi tức giận kẻ phản bội vẫn không làm mất lòng
người ngưỡng mộ uy danh: “Âu cũng là việc hơn đời!” Thế cho nên niềm
trung trinh bấp bênh từ lâu phải ngập ngừng giữa vua và chúa, khi bó hẹp
vào chúa Trịnh của ông quan Lí Trần Quán, đã khiến anh tuần làng quyết
định nạp chúa cho giặc, theo thực tế sống: “Quý chúa không bằng quý
thân.”
Mối lo của Hoàng Ngũ Phúc về quân Tây
Sơn đã trở thành sự thật. Quan dân Đàng Ngoài lần đầu tiên nhận ra: “Xưa
nay chưa từng nghe toán giặc nào như toán giặc này.” Viên sứ Trần Công
Xán biết ra đi là chết, chỉ mới nhìn được sức mạnh ào ạt của quân thù
nhưng những người có mức độ tiếp xúc gần gũi, lâu dài thì ngoài sợ hãi
còn có cả ngạc nhiên xen lẫn miệt thị, về một loại “người” khác. Đó là
một tập họp hỗn độn “những người Mường, Man di và các người mọi khác như
Cao Miên, Cambien (?) và Xiêm…” Quân tướng chui rúc ở các chùa, vứt lăn
lóc các tượng thần phật không ngại ngùng gì hết, bởi vì không phải thần
của họ! Các giáo sĩ thấy họ không lấy gì của người địa phương, ăn cơm
không muối, ngủ ngoài trời, không làm phiền đến dân chúng. Bùi Dương
Lịch đã ngạc nhiên thấy họ “nói năng, ăn mặc toàn khác lạ, coi thường
trời đất đến nỗi gọi nhau bằng ‘cha’.” Không có bằng cớ nào tỏ rõ hơn về
sự đụng độ của những người chung một tiếng nói mà khác sinh hoạt văn
hoá đến như thế. Cho nên cũng Bùi Dương Lịch ngậm ngùi với cảnh “nơi áo
mũ ngàn xưa thành cỏ rác”, cũng như chắc đã chứng kiến cảnh Trần Quang
Diệu, trấn thủ mới nơi xứ Nghệ của ông, bảo đem đồ cúng đổ cho chó ăn vì
“chó có ích hơn thần Xã tắc!” Chiến thắng Đống Đa sấm sét ngày sau
không kịp cho mọi người thấy sự khác biệt của một Tôn Sĩ Nghị đợi ăn Tết
rồi mới xuất quân trong lúc Quang Trung kéo quân đi vào cả đêm Trừ
tịch.
Trên cấp bực cao, ta thấy Nguyễn Hữu
Chỉnh đưa Nguyễn Huệ vào yết kiến Hiển Tông, ông vua già qua gần 40 năm
không phải lo sợ bị giết nữa mà bận tâm hơn đến việc mất ông chúa lo
chuyện nước non thay cho mình. Và cú sốc văn hoá cũng hiện ra y hệt ở
lớp người dưới. Chút danh nghĩa Phù Lê diệt Trịnh chắc không có bao
nhiêu trong đầu viên tướng chiến thắng hẳn còn nhớ chuyện Hoàng tôn
Dương mới mười năm trước. Phía triều đình có kỉ cương lâu ngày với cấp
bực chức sắc hào nhoáng thì tưởng chức Đại nguyên suý đem tuyên phong
kia là đủ làm thoả mãn người khách lạ – mà thực ra thì vua Lê cũng chẳng
còn có gì khác hơn. Cho nên ta thấy ông tướng nổi giận bởi vì chức
tước, quyền lực là tự bản thân ông làm ra, tạo nên, cướp lấy, không phải
đợi ai ban xuống. Những ngày sau, khi Thái Đức ra đến Đông Kinh, người
ta chứng kiến cảnh ông vua anh và ông quan em, ăn nói “y như anh em các
nhà thường dân.” Ngày sau, khi đã đánh nhau gần chết thế mà một người
qua đời, ông anh cả vẫn dắt em gái đi viếng tang em. Vì thế tuy không
bằng lòng với chức quan của vua Lê nhưng ông tướng lại chịu làm rể ông
già họ Lê, để xem thử gái Bắc ra sao. Chuyện chăm lo tống táng ông nhạc,
chịu lập Chiêu Thống là theo tương quan gia đình mà lại giải quyết êm
đẹp vấn đề chính trị lớn, giải quyết mối giao tiếp giữa hai triều đại,
hai Nước, mà chuyến hộc tốc ra Bắc của Nguyễn Nhạc đã tạo dịp dàn bày
với nghi lễ cụ thể. Quân Tây Sơn rút về Nam đêm 31-8-1786, không phải
chỉ vì sự hục hặc chưa thành hình của hai anh em người cầm đầu mà chính
vì danh phận đã định kia giữa Tây Sơn và Lê. Họ bỏ lại Nguyễn Hữu Chỉnh
phía sau, như cách giải quyết một hệ luỵ đã lôi cuốn anh em họ vào một
tình thế phức tạp mới nhưng không ngờ vẫn phải bị lôi cuốn vào hướng
tiến vẽ ra từ con người đầy tham vọng kia, ngay cả khi tiêu diệt được kẻ
gây phiền bực ấy.
Bởi vì chuyện bất ngờ đã nổ lớn, gây
ngạc nhiên không phải chỉ với những chứng nhân đương thời mà còn tạo
niềm hi vọng cho nhóm người tòng vong theo ông chúa trẻ đang rên rỉ than
khóc ở xứ người. Anh em Tây Sơn đánh nhau từ tháng 2-1787, dữ dội hơn
ba tháng, kéo dài đến cả năm với việc giết Nguyễn Văn Duệ từ Nghệ An đi
vòng về trấn Quảng Nam (3-1788). Người đương thời cho rằng chiến tranh
xảy ra vì việc chia không đều chiến lợi phẩm của Trịnh Lê nhưng có thể
xem như là do mâu thuẫn phát triển ở nơi hai con người đang nắm tình
thế. Vinh quang của chiến thắng trên một xứ nghèo nàn chưa đưa đến cuộc
sống cao sang để kịp đổi thay tâm tính nên Nhạc vẫn còn nhớ chức Biện
lại vừa qua, không nổi cơn lôi đình sấm sét khi dân Nghệ An không khấu
đầu lạy tâu Hoàng dế với ông mà chỉ khúm núm tôn xưng “quan lớn” thôi.
Cho nên hẳn là đúng sự thật về việc ông sai người đòi chia vàng bạc của
Huệ lấy từ Đông Kinh. Nhưng viên tướng trẻ 34 tuổi vừa chứng tỏ khả năng
đi chiếm một nước của mình, vừa được nâng lên làm rể một dòng họ cao
sang hơn 300 năm, ông ta còn nhiều tham vọng, không thể chia xẻ sự co
rút của ông anh già “cầu an, ham dật lạc,” được Chiêu Thống ngỏ ý nhường
đất mà không dám nhận. Trước khi đi đến đánh nhau, đã có tranh chấp
bằng lời lẽ gay gắt vì sự khác biệt quan điểm ấy nên lời hịch mắng anh
đã có chữ “khinh suất, can không nghe.” Rồi cuối cùng có sự chia cắt
vùng đất chiếm được, như anh em các nhà bình dân khác chia phần ruộng
tạo mãi chung. Nhạc ở giữa làm Trung Ương Hoàng đế, Lữ kém tài, cho sao
hay vậy, lãnh vùng phía nam đầy khó khăn, làm Đông Định Vương, và Huệ
làm Bắc Bình Vương trên kinh đô Phú Xuân.
Sự phân chia rõ là theo tính hình thực
tế của các thế lực nhưng lực lượng Tây Sơn yếu nhất ở Gia Định, là miếng
mồi ngon cho Nguyễn Ánh quay trở về lập căn cứ mà không phải lo đối đầu
trực tiếp với lực lượng mạnh nhất xa tận phía bắc. Nguyễn Nhạc bị em
bức bách đến phải kêu khóc cầu hoà nên mất tinh thần, không còn sức
gượng dậy để đi cứu ứng phương Nam, lo chống đánh khi Nguyễn Ánh còn
chông chênh ở Gia Định. Nguyễn Hữu Chỉnh lúc đang loay hoay ở xứ Nghệ,
tìm cách tránh né cả những tập họp nhỏ nhất tìm giết, hẳn không ngờ rằng
mình đã gây nên sự điên đảo cho Tây Sơn, ảnh hưởng cả đến hồi tàn cục
của họ.
Cái thế ứng biến để vượt lên trên tình
thế khó khăn của Nguyễn Hữu Chỉnh rõ là không thể có nơi một anh nông
dân ôm ruộng, lo xâu, hay của một ông quan kinh sử làu thông bàn chuyện
Nghiêu Thuấn. Lê không nắm quyền cả hàng trăm năm nên rời Trịnh ra là
thấy cái nước trống không, không quyền bính, không tiền bạc. Cho nên
Trịnh trở về, mà lại là loại bèo bọt nên Chỉnh chỉ dùng gia binh và một
danh nghĩa tôn xưng là chiếm được quyền hành. Rủi cho Chỉnh, là vẫn còn
có Nguyễn Huệ. Vũ Văn Nhậm được Huệ phái đi đánh, Chỉnh thua chạy về
cung than khóc: “Blời ơi, nhà Lê đã mất rồi,” bị bắt rồi bị giết, đẩy Lê
Chiêu Thống lên đường lưu vong. Tương quan Thiên triều / phiên thuộc
kéo dài nhiều trăm năm đem lại lí do nhờ cậy của Lê, và “chính nghĩa”
can thiệp của Càn Long. Thế là quân Thanh dưới quyền Tổng đốc Tôn Sĩ
Nghị với số quân thường được cho là khoảng hai mươi vạn tiến sang Đông
Kinh, lấy ngôi lại cho Lê, đẩy tập họp Tây Sơn lùi về chặn ở yết hầu Tam
Điệp, chờ tiếp viện.
Người ta đã nói nhiều, quá nhiều đến
trận chiến thắng thần tốc này, đúng ra là cả một chiến dịch mà danh xưng
gom lại mang tên Đống Đa, tiếc thay lại không xác định, chỉ vì dính
dáng tới cái gò cùng tên độc nhất còn lại, cái gò vùi lấp xác tử sĩ muộn
màng về sau. Đã vướng vào sự tranh chấp của các phe Trịnh Lê thì Nguyễn
Huệ phải lo giải quyết các vấn đề của Đàng Ngoài, đến mức độ gây xung
đột với nước lớn phương Bắc mà biến động lại cũng sẽ diễn ra y hệt như
hàng trăm năm trước, với một thế giới mà Tây phương chỉ mới mon men chen
vào.
Nguyễn Huệ xưng Đế, lấy niên hiệu Quang
Trung tiến quân ra Bắc đánh tan quân Thanh với trận chiến được coi là
quyết định xảy ra ở Ngọc Hồi ngày 5 tháng Giêng Kỉ dậu (30-1-1789). Tôn
Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín để đào thoát, tiếng đồn bại trận khiến dân chúng
bên kia đường biên giới bỏ chạy, làng xóm vắng ngắt. Chiến thắng rõ rệt
và dứt khoát khiến cho người ta thường không tìm hiểu xem chi tiết biến
chuyển, tương quan quân lực, kể cả sự tình hậu chiến như thế nào. Chỉ có
những lời tâng bốc thán phục, vẽ vời thêm cho chiến thắng, ai chen vào
một ít khác lạ thì dễ bị ghép tội không yêu nước ngay.
Trong tương quan quân số, ngày nay người
ta cũng không bằng lòng với số lượng 20 vạn của sử quan đưa ra mà đẩy
lên đến 29 vạn, con số của tranh chấp phe phía đương thời, gần với số 30
vạn của giáo sĩ. Phản ứng ngược lại của những người chống đối thì lại
nhận con số quá ít, một số lượng khá vô lí khi nghĩ đến một chiến dịch
bên ngoài biên giới. Thật ra nhìn vào thành phần quân chính quy của
tướng triều đình, phần dân binh các địa phương, thiểu số (Sầm Nghi
Đống,) quân ô hợp từ các xưởng mỏ biên giới, nhìn cách thế thu xếp một
người phu cho một người lính… thì thấy ra số lượng không nhỏ trong lúc
hiệu quả lại không thể lớn theo số quân đi. Tôn Sĩ Nghị lo đề phòng hai
ưu thế của địch là voi và hoả hổ nhưng lâm trận rõ ràng các biện pháp ấy
không có hiệu quả. Quân tượng dũng mãnh hơn Nghị tưởng. Người lính Tây
Sơn trên tấm hình còn lại đã mang súng tay, tuy không hẳn như loại ngày
nay nhưng không phải chỉ là “ống phun lửa làm cháy áo quần.”
Về phía Tây Sơn, ta cũng không thể hình
dung nổi tính chất chịu đựng của sức người phải di chuyển trên khoảng
đường rất dài trong một khoảng thời gian ngắn, để theo kịp với chân voi
trong tiến triển hành binh. Những suy đoán về cách di chuyển khéo léo
cũng không qua được việc sử dụng sức người. Chỉ có thể hiểu, là cả một
thời gian dài chiến đấu trên nhiều chiến trường Nam Bắc đã giúp quân
lính Tây Sơn có được sức chịu đựng dẻo dai để dồn lại sử dụng trong trận
chiến thắng quân Thanh năm đó. Không chỉ là người lính vô danh mà tướng
lãnh cũng gần như vô danh. Vẫn như những người của giai đoạn đầu. Những
người điều động cả một cánh quân mà chỉ xuất hiện có một lần như (Đại)
Đô đốc Bảo cầm quân thượng đạo, với một cái tên ghi nhận khác nhau như
Đô đốc Long (Ngô gia văn phái) hay Đô đốc Mưu (sử quan Nguyễn,) hay có
nhắc đến nhiều lần thì cũng không hơn là một danh hiệu, như Đô đốc Hô,
Hô hổ hầu coi hậu quân… Một hai người chỉ huy trên các chiến trường lẻ
tẻ… được nhớ như một sự tình cờ. Việc trao trả tù binh với Thanh cũng
đưa ra các tên người, nhờ đó mới còn ghi lại đầy đủ trong một vài tờ
lệnh. Tất cả chỉ vì đó là những tướng lãnh, quân nhân xuất thân từ Đàng
Trong, tàn lụi trong chiến tranh, công thì có mà danh thì không kịp,
không có cơ hội được ghi nhận. Những nhân vật ấy, qua một thời gian dài
bớt chịu đựng áp lực của tình thế thì có xuất hiện lại cũng phải qua một
hình ảnh co rút, ít đụng chạm, trình bày theo lối “diễn nghĩa” hoá, bài
chòi hoá trong những ghi chép địa phương muộn màng, không có mấy giá
trị chứng cứ lịch sử. Âu cũng là chứng cớ bình thường của một sự bất
công dành cho đời sống.
Dù sao thì chiến thắng Đống Đa cũng đem
lại một sự đổi dời dứt khoát trên danh vị bậc cao của nước An Nam đối
với nhà Thanh, trong tương quan ngoại giao của hai nước lớn nhỏ. Toán
văn thần thu nhận trên đất Bắc đã có truyền thống giao tiếp với Trung
Hoa nên giúp cho việc cầu phong của Quang Trung suôn sẻ hơn, qua giai
đoạn vấp váp ngắn ngủi ban đầu dưới sự thu xếp của toán văn thần Đàng
Trong nghênh ngang hơn. Do thế mà phái Tây Sơn Quang Trung phải đứng
trước một mâu thuẫn lớn: Bản thân quân lực thì vẫn là của Đàng Trong mà
gánh nặng tổ chức thì phải nhắm vào Đàng Ngoài, nổi bật với các văn thần
ở đấy được Quang Trung “tái tạo” (Ngô Thì Nhậm,) “đem cơ duyên” phục vụ
đời mới (Phan Huy Ích,) kết thành tập nhóm quen thuộc nâng đỡ nhau (Ngô
Thì Nhậm, Đặng Tiến Đông.) Mâu thuẫn lộ ra trong việc cải cách thi cử,
giáo dục khi phải kết hợp võ tướng ít học (Nho) và văn thần thông thạo
kinh sử Hán, trong đó ngầm chứa mâu thuẫn địa phương gây bất an thường
trực trên đất Lê Trịnh cũ, rồi sẽ luồn vào cơ cấu chính quyền Phú Xuân
trong vai trò nổi trội của Vũ Văn Dũng về sau. Tất cả đều không giúp gì
cho việc tăng tiến lực lượng Phú Xuân để đủ sức đối phó với Gia Định như
nhận định của chính Quang Trung trước khi mất.
chênh mực kĩ thuật, xung đột văn hoá, và chiến thắng sau cùng
Sử quan Nguyễn đã thấy sự tranh chiến
của anh em Tây Sơn là nguyên cớ lớn giúp cho sự phục hưng của chúa họ.
Chính các thủ hạ của Nguyễn Ánh (Tống Phúc Đạm…) lẩn lút trong nội địa
đã nhận ra tình hình thuận tiện cho công cuộc khôi phục nên nhắn Ánh trở
về nước, tạo cơ sở chiến đấu dẫn đến thành công, trước khi có viện trợ
từ bên ngoài. Những người Pháp về sau, hay những người chống đối họ
Nguyễn, đã gán cho sự trợ giúp của Bá Đa Lộc một tầm mức hiệu quả hay
một chính nghĩa không đúng với thực tế của nó.
Không phải chỉ vì thiếu chứng cớ ghi lại
mà ta không rõ về sự kiến thiết của Tây Sơn ở Gia Định. Tất nhiên là vì
thời gian làm chủ quá ngắn nhưng chính trong giai đoạn ấy cũng không
thấy có dấu vết hoạt động gì ngoài sự hiện diện của các toán chiến đấu.
Họ vẫn chỉ là một đoàn quân chiếm đóng trên những trung tâm hành chính
cũ mà căn bản nhân sự là từ Quy Nhơn đem tới, với một số nhỏ hàng quân
Nguyễn chưa đủ tin tưởng để phục vụ chủ mới, như hồi kí của Nguyễn Đức
Xuyện lộ ra một ít chi tiết. Thật cũng dễ hiểu về phía Tây Sơn. Nhạc Huệ
còn có văn thần Phú Xuân (Trần Văn Trạc, Trần Văn Kỉ…) còn có những văn
thần Trịnh Lê bỏ rơi (Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích) hay những người tuy
bất đắc dĩ nhưng đứng trước thực tế quyền bính phải đem tâm sức ra phục
vụ (Nguyễn Thiếp.) Phía Gia Định vẫn là một chiến trường chưa cần đến
văn quan nên Nguyễn Huệ bắt Hồ Đồng trong trận Đồng Tuyên (1783) đã đem
về Quy Nhơn phục vụ cho mình, sai làm hịch chửi anh mà không thấy ông
hàng thần thuộc làu kinh sách đã không theo kịp tình thế mới, mắng kẻ
địch như mắng chính ông chủ: “Không có tội nào lớn hơn là tội giết vua
(Duệ Tông)!”
(Cũng là một loại vướng víu chữ nghĩa, tuy chưa đến mức gạt
gẫm chủ tướng, như sau này Ngô Thì Nhậm chìa cho Quang Trung kí tờ sắc
phong cha mình làm Đại vương, một tước vị ở cõi thiêng của làng xóm
trong khi Lê Trịnh chỉ phong, ví dụ cho đại công thần Hoàng Ngũ Phúc,
đến bực Thượng đẳng thần mà thôi!) Cho nên khi chia đất thì dễ hiểu là
Nguyễn Lữ không có quan văn để làm việc tổ chức lãnh thổ. Nguyễn Đức
Xuyên dưới trướng Tây Sơn chỉ thấy chuyện lôi nhau ra đấu võ! Ở vùng của
thương thuyền nhộn nhịp có người Hoa còn nhớ trận tàn sát 1782 thì Đặng
Văn Chân đóng dinh trại trên đất Cầu Sơn cao ráo, yên ổn rồi ép các nhà
buôn theo lên đấy. Hành động “duy ý chí” đó tất nhiên là không mang lại
hiệu quả, nhất là khi quyền lực không bền vì chỉ năm sau là Chân phải
đem quân về cứu Nhạc đang bị ông em vây đánh. Không biết danh vị Đại
pháp sư toàn Đàng Trong có ảnh hưởng gì trong khả năng điều hành việc
nước của Nguyễn Lữ không nhưng dấu hiệu của một nơi đóng quân: Gò vãi
Lượng, có vẻ như một chứng cớ về thiên hướng thần bí của ông, không mấy
ích lợi trong tình hình thực tế. (Một chừng mực nào đó giống như việc
Bùi Đắc Tuyên ở Phú Xuân cai trị từ chùa Thuyền Lâm.) Mọi sự điều hành
quân quản dồn vào tay người thân thuộc: Phạm Văn Sâm.
Lén bỏ Vọng Các kéo vài trăm tay chân
thân tín “Công thần Vọng Các” về hòn Tre làm đà bước lên đất liền (tháng
7âl. 1787,) Nguyễn Ánh đã khai thác được một lợi thế có sẵn từ sự xung
đột ở Quy Nhơn. Nguyễn Đăng Vân, con nuôi Nguyễn Huệ bỏ chạy từ trước,
Nguyễn Văn Trương trấn thủ Long Xuyên đưa binh thuyền đón hàng, là những
người nhiệt thành lập công buổi đầu. Các tay chọc trời khuấy nước cứ
theo tình thế mà quy tụ đầu phục, có người vẫn giữ tính ưa chém giết khi
theo phe mới như Nguyễn Văn Nghĩa, có người nhẫn nhục chìu lòn mà lén
nói nên lời trách móc như Võ Văn Lượng, có người may mắn được ghép theo
dòng chúa qua hôn nhân nên phục vụ tới chết như Võ Tánh… Với tình thế đó
thì tất nhiên Nguyễn Lữ phải bỏ chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Hưng ráng từ
Phú Xuân đến ứng cứu, gặp lúc Võ Tánh tăng thanh thế cho Nguyễn Ánh nên
phải lo thoát thân trong lúc còn mùa gíó nam. Nguyễn Ánh chiếm Gia Định
ngày 7-9-1788. Phạm Văn Sâm với ảo vọng tự mình còn có thể chiếm lại
dinh trấn cũ nên không ra biển chạy về Bắc mà luồn xuống Bassac nương
nhờ dân Miên, cuối cùng găp mùa gió ngược không trốn thoát được phải đầu
hàng vào đầu năm sau.
Nguyễn Huệ vướng gánh nặng Nguyễn Hữu
Chỉnh ngay khi ông ta đã chết nên bận việc giải quyết chuyện Lê Thanh,
để cho Nguyễn Ánh rảnh tay tổ chức đất Gia Định theo một tình thế không
thể nào đảo ngược được. Và khác với Tây Sơn Nguyễn Lữ, Ánh không những
có đủ nhân lực thuận tiện để xây dựng một xứ sở trên nền móng của ông
cha để lại mà còn có cơ hội thu nhận một thành phần nhân lực mới, qua
trung gian đôn đốc của một Giám mục muốn làm một Richelieu mới, muốn đi
tìm một cơ hội rao giảng đạo Thánh trên vùng đất xa xôi này.
Các tôn giáo khi muốn dễ dàng cho việc
truyền bá thường cố sức tránh chen vào những tranh chấp phe phái ở nơi
mình đến nhưng rõ ràng là không thể tránh được, nên những nhân viên tông
đồ tích cực vẫn tìm cách chọn lựa một phe, hi vọng với sự thành công
của nó sẽ giúp đưa đẩy tôn giáo mình phát triển thuận lợi hơn. Pierre
Joseph Georges Pigneau (de) Béhaine, Pierre/Pedro nói gọn, Pe-to-(r)lo
của âm Hán chuyển qua âm Việt: Bá Đa Lộc, là một người như thế.
Từ hai trăm năm qua, những kẻ tranh
quyền trên đất Việt đều biết rằng phải tìm cách lôi kéo những người da
trắng tóc vàng đi trên các thương thuyền từ nơi xa xôi kia để lấy vũ khí
mà đàn áp kẻ địch. Tuy nhiên súng ống, kĩ thuật không phải chỉ là cục
sắt, là những vật dụng vô hồn. Ngay cả khi chuyển hoá vào trong vòng văn
hoá của mình, vua quan Nguyễn cũng thấy súng có khả năng linh thiêng
của một ông Thần đánh đấm: “thần công.” Tính văn hoá của súng trong đời
sống thế tục ở thời gian này còn thể hiện nơi sự trao đổi giữa hai lớp
người, mà cuối cùng thế nào cũng phải dẫn đến xung đột dù đã trải qua
bước đồng ý đầu tiên là thanh toán xong bằng tiền bạc, hay vật dụng có
giá trị tương đương. Súng ống phải qua tay những thương nhân da trắng,
thấy có thêm bổn phận phải chuyên chở những kẻ đi rao giảng một tôn giáo
mới mang một điểm chính yếu mà khó có người cầm quyền nào chấp nhận, đó
là sự phụng thờ, gọi là một đấng thiêng liêng nhưng vẫn thấy là một
người, một tập đoàn mới muốn đứng cao hơn các tập đoàn bản xứ họ rao
giảng, chuyển hoá. Thế là các chính quyền đứng trước một sự phân vân lựa
chọn, phải tuỳ theo tình thế mà quyết định làm sao có lợi cho mình. Các
chúa Trịnh Nguyễn đã từng ngó lơ việc rao giảng đạo Thiên Chúa khi cần
súng ống, đồng hồ, ống dòm nhưng cũng từng ra lệnh bắt linh mục, giết
giáo dân không nương tay khi thấy nguy hiểm cho địa vị của mình. Điều đó
cũng không thể xảy ra khác dưới hai chính quyền Tây Sơn, Nguyễn. Tây
Sơn trên đường thành công cũng từng cố công ve vản giáo sĩ. Những người
này đã từ chối, lẩn tránh, một phần vì không ở vào tình thế có thể đáp
ứng được đòi hỏi, phần khác vì sự khó khăn gây nên bởi sự chọn lựa phe
phái rành rẽ của ông Giám mục kia.
Bá Đa Lộc tích cực trong việc giúp
Nguyễn Ánh, ngoài tính năng động cá nhân còn vì là thành phần của Phái
đoàn Truyền giáo Paris, một tổ chức của Pháp muốn giành quyền làm Con
cưng của Giáo hội La Mã, lấn át các tập đoàn Bồ, Tây Ban Nha về trước.
“Tháng bảy (1783) nghe tin Bá Đa Lộc ở Chân Bôn (Chantaboun) vua cho
người đến mời…” Nhân vật trung gian là một giáo sĩ Việt: Hồ Văn Nghị,
người từng giúp Ánh chạy trốn, tiếp tế cơm nước trong những ngày gian
nan. Sự thật đã xảy ra sớm hơn lời xác nhận kia. Khi đó Bá Đa Lộc đã nắm
trong tay tờ tuyên bố ủy quyền của chính quyền Gia Định (18-8-1782) cho
phép ông đại diện đi cầu viện nước Pháp với những điều khoản rành rẽ.
Khôn ngoan hơn, ông còn nhận lãnh cậu Hoàng tử Cảnh mới 2 tuổi 4 tháng
làm chứng tích chính thống khiến cho các lực lượng khác thèm muốn dòm
ngó, mong ước trao đổi. Tuy nhiên đến hai năm rưỡi sau, phái đoàn cầu
viện mới xuất phát về phía Ấn Độ Dương. Có một thoả ước Versailles được
kí kết ngày 18-11-1787 nhưng chính quyền Pháp đang vướng vào giai đoạn
cách mạng nên không đủ sức trợ giúp. Chức quyền thuộc địa Pháp ở
Pondichéry (Ấn Độ) thì không có mấy cảm tình với ông Giám mục nên rốt
lại, toán người cầu viện về đến Vũng Tàu ngày 28-7-1789 chỉ được chào từ
giã bằng 15 phát đại bác, và thuyền trưởng thì tặng 2000 cân thuốc súng
làm quà cho cậu bé hoàng tử dễ thương cùng ông Giám mục tội nghiệp.
Nhưng như đã thấy, Bá Đa Lộc là người có
ý chí mạnh mẽ. Không được chính quyền giúp thì ông lấy tính cách quen
thuộc ngoại giao mà mời người. Sự thể cũng có điều dễ dàng vì tiếng tăm
cầu viện của Nguyễn Ánh đã lan cùng khắp vùng biển phía nam. Từ 1780,
Toàn quyền Macao đã bắn tiếng cung cấp vật dụng cần thiết cho Ánh. Còn
trong lúc nằm chờ ở Vọng Các, Ánh được thuyền trưởng Antonio Vicenti
Rossa đến (23-10-1786) báo đã có 56 (?) “chiến tàu” ở Goa đang chờ sẵn
để lấy lại chính quyền cho Ánh.
Xã hội Tây Phương từ nhiều thế kỉ trước
đã tạo ra một tầng lớp người phiêu lưu đi tìm quyền bính, tiền bạc ở
nước ngoài. Một số người thực hiện được, tuy có người không tránh gặp
kết cục thảm thương, nhưng tăm tiếng về khả năng của người Âu, về kĩ
thuật cao cấp của họ là điều không thể phủ nhận. Cho nên khi Bá Đa Lộc
mở lời kêu gọi là có nhiều người sẵn sàng đáp ứng. Ngay trận Ngã Bảy
1783 đã có người Bá Đa Lộc giới thiệu, Emmanuel, chống giữ tàu cho đến
chết, được ghi vào sử sách nhà Nguyễn. Vì thế trong thời gian kiến thiết
Gia Định, Nguyễn Ánh đã thu nhận được hàng loạt người đủ mọi lãnh vực:
chiến đấu, tổ chức phòng thủ, thầy thuốc, vừa đánh nhau vừa đi buôn kiếm
thêm, lôi kéo cả các ông quan của Nguyễn Ánh tham gia vào vòng trao đổi
khu vực. Tính tổng cộng những người đến rồi đi thì Gia Định từng dung
chứa khoảng 140 sĩ quan và 80 lính Pháp. Trong số phục vụ còn có người
Anh, Irlandais. Người lằng nhằng ghi chép dài dòng nhất là Ba-la-di / L.
Barizy. Ông Tín / Ô-li-vi / Alexis Olivier de Puynamel, binh nhì trên
tàu La Dyade 1788 khi trốn đầu Nguyễn Ánh ở Côn Lôn, đã xây thành Gia
Định năm 1790 mà công trình hẳn là có sự tham gia của Cai đội Thạch Oai
hầu / Le Brun. Những người thân cận về sau được mang họ chúa. Họ thay
phiên nhau điều khiển các tàu chiến đặc biệt, thân bọc vỏ đồng. Thầy
thuốc của Nguyễn Ánh là Đa-đột / Jean Marie Dayot, nguyên chủ tàu
Adélaid 1786, qua trông coi tàu Đồng Nai (1792). Lê (chắc là Nguyễn) Văn
Lăng / De Forcan coi tàu Bằng Phi (1801). Ba-nê-ô Nguyễn Văn Thắng /
Jean Baptiste Chaigneau có mặt ở Việt Nam sau rốt, thay Dayot trông coi
tàu Long Phi (1801). Nguyễn Văn Chấn / Philippe Vannier coi chiếc Phụng
Phi (1801) cùng làm quan dưới triều Nguyễn với Chaigneau.
Cũng không nên quên các ngoại nhân khu
vực khác chen chân vào vòng tranh chấp. Cũng là người Việt nhưng khác
phe, là những người văn học từ Đàng Ngoài vào đầu quân Gia Định như Đặng
Trần Thường, Nguyễn Bá Xuyến… không chừa cả những người vốn là phản
thần ở đó (1778): Nguyễn Kim Phẩm, Trần Xuân Trạch rồi sẽ đi vào miếu
Công thần của Nguyễn. Những người Miên trên vùng Gia Định, hoặc đi hẳn
vào quân lực Nguyễn Ánh như Nguyễn Văn Tồn, Diệp Mậu (có dáng lai Hoa)
coi “Xiêm binh,” phục vụ cho tới hồi tàn cuộc, được ghi trong Liệt truyện của
Nguyễn, hoặc là các lãnh tụ địa phương của triều đình Miên góp phần
“đánh mướn” trong một chiến dịch, như Cao La Hâm Sâm trong lần tấn công
cuối cùng (1800-1802). Ta thấy người Mã Lai Vinh Li Ma được ghi vào nhóm
Công thần Vọng Các dù chẳng ở Bangkok ngày nào. Các nhóm Thiên Địa Hội
lưu vong trên vùng biển phía nam cũng góp phần, nếu rủi ro thì lọt ra
ngoài thành cướp, may mắn chen vào vòng quyền bính của Gia Định thì
thành quan. Về mặt kiến thiết, xây dựng một tổ chức xã hội phương Đông
thì các nhóm Minh Hương có mặt từ trước đã đóng vai trò đáng kể như nhóm
Gia Định Tam gia mà ảnh hưởng còn dài mãi về sau, thời thống nhất, qua
sự xung đột với các võ tướng Lê Văn Duyệt, Lê Chất. Ta có thể nghĩ thêm
đến các tướng, quan Tây Sơn đầu hàng hay bị bắt rồi được thu dụng để
thấy tính chất phức tạp của quan tướng Nguyễn Ánh.
Tất nhiên trong tình hình như thế thì
không tránh khỏi mâu thuẫn xảy ra. Lính Âu hung hăng, dữ tợn, rượu chè
be bét ngay trên chiến trường. Quan lại cũng không phải là gương mẫu.
Cai cơ, cai đội đi ăn cướp. Mới vừa yên vị là các quan lo vui chơi đánh
bạc, rượu chè hát xướng. Nguyễn Đức Xuyên bị kẻ dưới quyền chê: “Thằng
hát bội, làm tướng sao nên.” Tướng cũng chẳng gan dạ gì. Tống Phúc Đạm
tổ chức dàn trận rồi ngồi dưới hầm núp, chờ đánh xong mới lên. Lê Văn
Duyệt chê Nguyễn Văn Thành nhát mà dấu vết xung đột còn ảnh hưởng đến
cái chết của ông Tổng trấn Bắc Thành về sau. Ngay đến ý định tấn công
Tây Sơn cũng gây ra những lời bàn lui: “Bình Thuận đánh dễ, giữ khó,” đó
là lời Nguyễn Văn Thành, dù Nguyễn Ánh thấy ra cái lợi chiếm được một
vùng cá muối để cung cấp lương quân. Cuộc tấn công xuân hè 1790 chiếm
Bình Thuận, chỉ mới gặp Tây Sơn của địa phương Diên Khánh mà tướng binh
Nguyễn đã rút chạy, không cứu ứng nhau dẫn đến việc tướng Tiền quân, đại
công thần Lê Văn Quân tự sát (1791).
Thật ra thì buổi đầu ra quân này gặp khó
khăn không phải chỉ vì quân tướng Nguyễn Nhạc mà còn vì sự cản trở của
chính quyền Chàm lây lất đang hưởng một chút tự trị của Tây Sơn dành cho
họ. Chưởng cơ Tá được Tây Sơn công nhận, trở nên người cầm đầu trong
chiến tuyến chống Nguyễn, phải rút lui vào rừng khi Nguyễn Ánh cử một số
người khác cho mang tên Việt và họ của mình. Mối loạn từ 1793 đến 1798
được gọi là loạn Ba Phủ do “tù trưởng” Toàn Phù cầm đầu có vẻ đã phụ
giúp Tá chống đánh quân Việt để lưu danh trong truyền thuyết về người
anh hùng Raglai tên Tamrac, khi chết đi trở thành thần, chủ của các tay
phù thuỷ Raglai bojou trong vùng. Xương cốt của ông (sọ bọc vải điều)
được lưu giữ nơi địa điểm Bumong (Đền) Tamrac gần một làng (Choah: Cà
Tráp của sử Việt?) của người Raglai, là nơi cúng tế thường xuyên mà ngày
lễ trọng là rằm tháng giêng (trước Tết Việt). Gần đó cũng có bumong của
chúa Chàm Sankah.
Phái chủ chiến lúc này là nhóm phiêu lưu
Tây Phương muốn có chiến tranh để kiếm tiền. Nhưng thuyết phục được chủ
tướng lại là ông quân sư bên cạnh vua. Bá Đa Lộc muốn đi vào vùng phía
Bắc để viếng thăm các họ đạo nơi ấy. Các giáo sĩ cũng thấy cuộc tiến
quân sẽ đem lại cơ hội rao giảng thuận lợi hơn. Bá Đa Lộc đã mang về Gia
Định một câu bé hoàng tử thuần phục khiến các giáo sĩ mừng rỡ tưởng sẽ
có được một ông vua theo đạo Chúa. Đại công thần Tống Phúc Đạm giữ thành
Diên Khánh với Hoàng tử, trở thành kẻ mộ đạo đúng mực tân tòng qua thời
gian 8, 9 tháng cùng ở với ông Giám mục. Thế là bên cạnh cuộc tranh
chiến bằng vũ khí với đối phương lại có cuộc tranh chấp tôn giáo giữa
người cùng phe, không phải là không đe dọa dẫn đến cái chết. Xung đột
nổi bật nhất là trong vấn đề “Lạy xác,” lạy ông bà mà Giáo hội La Mã cấm
(Giáo lệnh 1742 của Benoit XIV) vì cho đó là tục thờ Ma quỷ. Tức giận,
có kẻ (Trần Đại Luật) muốn “mượn gươm vua, chém đầu treo cổ ở cửa chợ,”
đòi giết Bá Đa Lộc thì Nguyễn Ánh giấu tờ tâu, viện lẽ “hiện nay đang
cần người… không nên hẹp hòi… kẻ dối trá và ngu cũng nên dùng…” Những
người chống đối cũng là người Ánh đang cần nhất: Nguyễn Đức Xuyên,
Nguyễn Văn Thành, Ngô Tòng Chu… Những tình thế phức tạp này đã khiến Ánh
tìm cách thu xếp theo một cung cách có lợi cho bản thân nhất, giúp Ánh
“lớn lên” để gây dựng sự nghiệp dẫn đến thành công.
“Đang cần người…” nên Bá Đa Lộc doạ bỏ đi nếu Ánh không tiến quân, thì quân Gia Định xuất phát, đánh thắng trận Thi Nại đầu tiên (1792). Dù quân chiếm đóng chỉ nghỉ ở đây có hai ngày thì cũng là một thời điểm để ta dừng lại lượng định tình tình chung vì địa điểm Thi Nại là nơi thử sức đầu tiên của quân Gia Định ở ngay trung tâm của kẻ thù.
Không thể biết nhiều về phía Tây Sơn
Nguyễn Nhạc trong thời gian này. Các viên tướng nổi bật trên chiến
trường từ trước đều ở cả Phú Xuân. Chỉ còn lại dấu vết ngày nay là các
bằng cấp kí niên hiệu Thái Đức (1789, 1790) cấp cho người làm xe nước ở
Quảng Ngãi. Tàu người Âu đi ngang qua Quy Nhơn tưởng đây là vùng sung
túc nhưng nhìn kĩ bằng ống dòm thì chỉ thấy có núi đồi, bãi cát xơ xác.
Họ ghé vào Đà Nẵng mà không dừng lại Quy Nhơn vì cửa Nước Mặn chỉ còn là
một con lạch nhỏ. Cửa chính là Thi Nại ở về phía nam, nơi chiến trận
xảy ra mà tin Gia Định nhận được của tù binh lại là không có phòng bị gì
nhiều. Thế là quân Nguyễn tiến ra trong thế vượt trội mà có lẽ Nguyễn
Ánh cũng chưa lường hết được.
Cơ sở kinh tế Gia Định ngay về nông
nghiệp truyền thống đã phát triển theo một hướng mới. Người Âu chê ở đấy
chỉ sản xuất lúa gạo nhưng ta thấy là các tổ chức đồn điền của nhà nước
– không kể sản xuất tư nhân, đã dư thừa để cung cấp cho các nước khác
trên đất, ngoài biển, dùng đổi lấy binh khí theo kiểu ngoại giao truyền
thống gọi là “cống sứ.” Đồn điền ở các vùng ngoài là nơi tạo ra lương
thực để tồn tại, còn đồn điền ỡ Gia Định rõ ràng đã mang tính chất sản
xuất hàng hoá. Sự khai thác sản vật có tính cách tổ chức, có chủ trương
của tư nhân thời mới được đưa lên tầm mức nhà nước, như cho dân vay làm
mùa trong sản phẩm đường mía, đã làm cho chính quyền nắm được số lượng
lớn, chắc chắn cho xuất khẩu, khác hẳn lối tom góp lẻ tẻ xưa kia. Và
điều này có thể vẫn còn được thi hành ở vùng Tây Sơn. Gia Định mở rộng
cửa buôn bán, không phải chỉ riêng ở vùng quản lí của Nguyễn mà còn sâu
trong lãnh thổ của Cao Miên với các loại hương liệu lấy từ các dãy núi
bên trong.
Chứng nhân đương thời đã thấy và thán
phục khu vực chế tạo súng đạn của Gia Định. Thuốc đạn châu Âu tinh nhạy
hơn các thứ cùng loại sản xuất bằng diêm tiêu, lưu huỳnh cũ kĩ. Súng lớn
được di chuyển bằng sức người hay bằng xe trâu bò. Thuyền chiến không
hẳn là chạy bằng máy nhưng bọc vỏ đồng, tỏ ra có sức chịu đựng sóng gió
trên biển hơn là các thuyền nan, gỗ. Vì thế Nguyễn Ánh mới tự phụ: “Thuỷ
chiến là sở trường của ta.” Kiến thức khoa học được dịch ra cho Nguyễn
Ánh đọc. Không phải sách vở về thành luỹ kiểu Vauban chỉ được dịch ra để
suy ngẫm mà Ánh còn cho thực hiện một công trình kiểu đó, phối hợp với
một số ý niệm phong thuỷ phương Đông. Trần Văn Học xây các thành cùng
loại sau khi thống nhất hẳn là từ những học hỏi này.
Bá Đa Lộc và nhóm phiêu lưu người Pháp
đã giúp Nguyễn Ánh vượt qua những ám ảnh của những ngày gian nan cũ. Thế
là nảy sinh một chiến lược hành quân mang tính tấn công theo thực tế
của khu vực, đồng thời là huấn luyện quân đội qua thực tập chiến trường.
Đó là khởi đầu của những trận “giặc mùa” đánh ra theo luồng gió nam và
rút về khi mùa gió bấc nổi, nghỉ binh chờ sang năm đánh tiếp. Toán người
Âu và sức mạnh kĩ thuật mới đem lại thành công cho Gia Định, rõ rệt khi
Dayot trên chiếc tàu đồng khai hoả cho trận chiến Thi Nại. Chiến tranh
như thế tiếp tục mang lại kinh nghiệm và tự tín cho quân Nguyễn, dẫn đến
thành công cuối cùng. Trong những ngày quyết liệt về sau, Tây Sơn đã
quân sự hoá toàn vùng thang mộc ấp căn bản của mình, “biến ấp thành đội
(quân)” nhưng sức dũng mãnh của thân xác tướng sĩ họ rõ ràng là không
đương cự nổi với quân Gia Định cứ như một cỗ máy ầm ì lăn tới.
Sự đe doạ của Gia Định đã đánh động đến
Phú Xuân làm xảy ra một toan tính quyết liệt của Nguyễn Huệ. Nguyễn Nhạc
hốt hoảng cầu viện Phú Xuân khiến cho việc ngăn cách hai thế lực mạnh
nhất trong vùng có cơ rút ngắn lại. Thật ra thì đã có những toan tính
của hai bên đánh nhau qua các thế lực trung gian, như lúc Trần Quang
Diệu thắng ở Vạn Tượng mà tiếng đồn là Tây Sơn sẽ nhân dịp đi vòng trên
vùng thượng đạo, tấn công Gia Định từ phía sau, đồng thời với thuỷ binh
đánh ập mặt trước biển. Toan tính đó không thực tế bằng những dự định
trong tờ hịch đề niên hiệu Quang Trung thứ 5 ngày 10 tháng 7 (27-8-1792)
theo đó Nguyễn Huệ kêu gọi dân hai phủ “thang mộc” Quy Nhơn, Quảng Ngãi
chuẩn bị đắp đường, sửa cầu giúp ông kéo quân thẳng vào đập nát họ
Nguyễn như đập “gỗ mục,” biến Gia Định thành “mồ chôn” kẻ địch rồi đánh
thẳng lên Cao Miên, không chừa cho họ một nơi trốn chạy nào nữa. Toan
tính không thành vì Nguyễn Huệ mất (đêm 16-9-1792).
Lịch sử Tây Sơn lúc này vẫn còn đang
trên đà của những trận chiến thì việc mất người cầm đầu, nhất là người
cầm đầu xuất sắc, tất là không tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề đến vận mệnh
chung. Lời đồn về việc Huệ bị thần (tiên tổ) họ Nguyễn vật chết chứng
tỏ thêm về sự kiện quan trọng này đã góp phần thúc đẩy cho sự thành công
ló dạng của phe Gia Định. Thật ra cái chết của Huệ cũng là bình thường
trong tình thế và xã hội lúc bấy giờ. Ch. Borri đã chứng kiến ông trấn
thủ Quy Nhơn chỉ vì quá ham mê săn bắn, bị cảm nắng mà chết thật nhanh
chóng. Còn Nguyễn Huệ “bốn lần vào Gia Định đều đi trước,” suy nhược đau
yếu vì trận Đống Đa khiến cho việc nhận phong An Nam Quốc Vương tưởng
là phải gặp trở ngại, và trong năm 1792 đang trông coi khoảng 30 000
lính Phú Xuân tập luyện hàng ngày, cuộc sống căng thẳng như thế thì chết
trẻ không phải là điều lạ. Tuy nhiên Quang Trung đã không chết bất ngờ,
ông còn gọi được Trần Quang Diệu từ Nghệ An về, trăn trối toan tính lo
cho cơ nghiệp sau khi mình chết đi. Có điều sức mạnh ông vun bồi chỉ có
thể giúp những người kế nghiệp kéo dài cuộc sống mà không thể cứu vãn
tình hình bởi vì sự suy sụp nằm ngay trung tâm quyền lực, ở cơ cấu gia
đình Nguyễn Tây Sơn.
Tính chông chênh của nhóm Tây Sơn Quang
Trung thấy đầu tiên ở nơi vị trí trú đóng. Nòng cốt của quân lực thì lấy
từ đất Quy Nhơn buôn bán mà lại đứng chân trên kinh đô của họ Nguyễn
vừa mới xưng vương. Người cầm đầu cũng thấy điều ấy nên lăm le trở về
Nghệ An, quê của tổ tông theo gia phả, để tìm sự liên kết cố cựu. Tuy
nhiên thực tế đất ấy lại không còn là của họ nữa vì những người dân đang
phải chịu tai ách của chiến tranh hơn cả lúc trước, như lời Nguyễn
Thiếp trình bày, thì không có lòng dạ nào nhận bà con với người áp bức
họ được. Quang Toản sau đó vẫn ở Phú Xuân là minh chứng.
Ý định về Phượng Hoàng Trung đô lại có
vẻ cũng là một toan tính vượt thoát, không phải chỉ mong ra khỏi đất lạ
Phú Xuân mà còn muốn thoát cả sự ràng buộc của đại gia đình Tây Sơn nữa.
Ta đã thấy họ Phạm có một người làm vợ chính thức của Nguyễn Huệ, có
những người nổi bật ngay suốt triều đại ở cả nhiều phe phía: Phạm Ngạn,
Phạm Văn Sâm, Phạm Văn Hưng, Phạm Công Trị… Trong lúc đó gia đình anh em
Nhạc, phía nội không có ai xuất sắc, hay có thể không đủ đông để quân
bình với phía thông gia. Thế mà quan điểm về tính liên kết bà con lại có
dấu hiệu đậm nét phía nữ khiến cho vai trò nhà vợ của họ lại tăng tiến
thêm. Nguyễn Huệ chết, người cầm quyền Phụ chính là ông già tám mươi Bùi
Đắc Tuyên, chỉ liên hệ với bà Phạm Hoàng hậu vì mẹ bà này có chồng
trước mang họ Bùi! Ông chồng bà Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, người
được Quang Trung gọi về trối trăn, thật ra không có bà con gì với anh em
Tây Sơn cả. Vậy mà các giáo sĩ đương thời chuyển lời xưng hô của dân
chúng đã ghi ông là “oncle maternel du roi,” theo nghĩa thông thường, là
ông dượng của Cảnh Thịnh. Thế là có xung đột giành quyền ngấm ngầm giữa
họ Phạm và họ Bùi. Tính cách gia đình “nhà quê” đó lại gây xung đột với
lớp nho sĩ Phú Xuân cũ để Trần Văn Kỉ đào khoét thêm mối mâu thuẫn địa
phương khác, xúi giục Chiêu Viễn Hầu (người Hải Dương) Vũ Văn Dũng gây
chính biến giết Bùi Đắc Tuyên và con cái khiến Trần Quang Diệu đang đánh
phương nam phải bỏ mặt trận quay về. Đổ vỡ đã thành thì hàn gắn cũng
không thể như cũ được. Tây Sơn trượt dài trên đường bại vong trong lúc
Gia Định càng tăng niềm tự tín.
Chỉ một năm sau khi Quang Trung chết, ở
Gia Định người ta vui mừng: “… kẻ thù vẫn còn nhưng lực lượng yếu kém
thấy rõ.” Nguyễn Ánh nghe quan tướng Phú Xuân đào ngũ báo cáo về tin tức
lủng củng của Tây Sơn, liền ra lệnh xuất quân. Quân thuỷ đi trước sâu
vào trong đất địch, giữ việc tiếp tế, liên lạc với bộ binh tiến theo
sau. Họ chỉ gặp sức chống cự mạnh khi vào đất Quy Nhơn. Quân Gia Định
vây thành Hoàng Đế trong ba tháng, lấn ra đến tận Quảng Ngãi nhưng rốt
cục phải rút lui vì quân Phú Xuân đã vào tiếp viện Nguyễn Nhạc. Trận
chiến gió mùa tây nam 1793 rốt lại đem về cho Nguyễn Ánh một vùng đất
rộng để Ánh xây thành Diên Khánh, cũng của Olivier vẽ ra, tuy là thành
đất nhưng rồi sẽ chứng tỏ sự vững vàng của nó trước đội quân hùng mạnh
của Tây Sơn không có vũ khí công phá tương xứng.
Quân bộ vào cứu thành Hoàng Đế có đến
17000 người, 80 thớt voi dưới quyền Thái uý Phạm Văn Hưng và các danh
tướng từng có mặt ở Đống Đa năm xưa. Đất Bắc có vẻ không giúp gì nhiều
cho Tây Sơn vì quân đóng ở đó như ở trên đất địch. Lệnh đeo tín bài để
kiểm tra người, bắt lính xảy ra dồn dập như người ngoại quốc đã dùng cả
tiếng Việt để diễn ý: “Nhà nào có mấy người thì bắt đi lính cả, nhà có 5
người thì đi cả 5(không kì già nua trẻ yếu.)” Như thế thì tính
hình hẳn là không dễ chịu đối với người dân miền Bắc để họ chân thành
phục vụ. Khi Quang Trung mất, lẹnh đeo tín bài dù được bãi bỏ, vẫn có
loạn: “xứ xứ tịnh khởi,” như lời sử quan Nguyễn ghi. Tuy nhiên quân lực
được Nguyễn Huệ tôi luyện hẳn chưa suy suyển mấy khi tiến vào Quy Nhơn
trong năm sau. Họ không đuổi theo quân Nguyễn vì phải lo thanh toán
chính quyền ở đây để đủ toàn quyền hành động cứu vãn sinh mệnh tập thể
mà chắc họ đã thấy bị đe doạ rõ rệt. Nhạc uất ức thổ huyết chết
(13-12-1793), con Nhạc, Nguyễn Bảo chỉ được hưởng lộc một huyện Phù Li
(có lẽ trọng tâm nằm trên vùng khởi nghiệp “Kiên Thành”) gọi là Tiểu
triều. Và quân Phú Xuân tấn công theo mùa gió bấc năm sau (1794) chỉ
dừng lại khi không qua được ngôi thành Diên Khánh năm này, cũng như năm
sau.
Ưu thế thuỷ quân Gia Định lại chứng tỏ
năng lực của nó trước thuỷ binh Tây Sơn tuy cũng có số lượng nhiều nhưng
rõ ràng đó chỉ là những chiếc ghe lớn. Năm 1790 khi ra Đông Kinh nhận
lễ phong, Quang Trung đã hoảng hốt thấy hàng trăm thuyền chiến Trung Hoa
cướp phá dọc biển, phải vội vã lo toan chống cự. Có vẻ ông không trị
được đám cướp biển được gọi là Tề ngôi Hải phỉ này nên liên tiếp ra chỉ
dụ chiêu hồi họ, dành cửa Bạng cho họ trú đóng, phong vương cho chủ
tướng, dùng họ cướp phá ven biển Trung Hoa làm áp lực với nhà Thanh, và
cũng làm một yếu tố trấn áp quân Gia Định để bù lại yếu kém của phe
mình. Nhưng trận chiến thắng Thi Nại 1-3-1801 là dấu hiệu rõ rệt nhất về
ưu thế thuỷ quân Gia Định. Họ đã tha hồ làm chủ măt biển, tấn công sâu
vào hậu phương địch, bỏ qua những cản trở mà bộ binh không khuất phục
được.
Thế là những rối loạn nội bộ của Tây Sơn
cứ theo nhau kéo đến. Vụ đảo chính giết Bùi Đắc Tuyên khiến Trần Quang
Diệu đang vây Diên Khánh phải bỏ về giải quyết chuyện Phú Xuân (giữa
1795.) Tướng sĩ tan rã, chán nản, có ý đầu hàng Gia Định (1797) như Lê
Chất, khi quân Gia Định tiến ra, lần đầu đe doạ Phú Xuân, thế mà Lê
Trung cũng không tìm cách ngăn cản. Tiểu triều Nguyễn Bảo gây loạn cuối
năm 1798 kéo quân Nguyễn ra chiếm thành Hoàng Đế (giữa năm 1799,) gây
thêm lục đục nội bộ Tây Sơn. Trên chiến trường bây giờ chỉ có hai con
người nổi bật, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng, nhưng họ kết hợp vì chính
sự an toàn của bản thân hơn là vì tâm ý phục vụ triều đình trên cao.
Họ đem quân vào Quy Nhơn toan tính lấy
lại nơi căn bản. Họ vây thành, bây giờ đã đổi ra tên Bình Định, có Võ
Tánh chống giữ. Chỉ có vây, vì thành đất Diên Khánh còn không hạ được
thì thành đá Bình Định làm sao thanh toán cho xong? Quân thuỷ của Vũ Văn
Dũng trấn cửa Thi Nại, không đủ sức giữ để Nguyễn Ánh dùng tàu tây tận
lực tấn công đưa đến trận thắng vang dội tận vùng biển Xiêm La. Nhưng
trên bộ quân Ánh không tiến lên được vì không qua khỏi quân Tây Sơn. Từ
lâu Nguyễn Ánh cũng biết đến hiệu quả của tượng binh nên cố sức tổ chức
binh chủng này, giao cho tướng thân cận hoàng phái là Nguyễn Đức Xuyên
điều khiển. Tuy Xuyên có lợi thế sử dụng ống dòm, từng nhờ đó đã một lần
tránh được tổn thất nhưng vẫn chưa đủ sức đương cự với quân tượng Tây
Sơn. Thế là thành Bình Định vẫn không giải toả được. Và thuỷ quân lại
thêm dịp chứng tỏ khả năng. Quân Nguyễn theo lời Võ Tánh c
Các sự kiện về sau chỉ có tính cách nối
tiếp trên đà suy sụp của Tây Sơn: Quang Toản ở Đông Kinh đổi niên hiệu
là Bảo Hưng, mang quân đánh trận cuối trên luỹ Trấn Ninh đầu năm Nhâm
tuất (1802) để cho lịch sử ghi thêm tên Bùi Thị Xuân, danh tướng chứ
không phải là bà chủ thu lúa ruộng. Toàn bộ vua quan Quang Toản đầu
hàng, tự tử, bị bắt để Nguyễn Ánh tiến vào Đông Kinh (20-7-1802). Tàn
quân Tây Sơn ở Quy Nhơn vây chết Võ Tánh nhưng thiếu lương, phải bỏ
thành, đi vòng đường thượng đạo ra Bắc cũng không cứu vãn được tình
hình. Quân tướng tan rã, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng chỉ còn có thể tỏ
khí khái của con nhà tướng khi nằng nặc đòi được diện kiến Nguyễn Đức
Xuyên, viên tướng chỉ huy tượng quân đã cùng họ tranh chiến suốt ba năm
trường mà chưa thấy mặt.
Triều đình của tập đoàn các lái Quy Nhơn
vừa bị xô đổ. Một triều đại khác lên thay thế, mang dạng vừa cũ vừa
mới. Cũ vì là tiếp tục dòng dõi của những người ngự trị trên vùng đất họ
đã có mặt trên hai trăm năm. Mới là vì cương vực lãnh thổ thuộc quyền
đã lớn rộng hơn trước cho nên chức phận không những đã cao hơn mà lại
không còn ai tranh cãi về mặt chính thống nữa, để có thể xoá tên nước cũ
từng hiện diện cả ngàn năm và đặt tên mới cho thần dân của mình.. Thế
nhưng người cầm một cánh quân ra Bắc với danh hiệu Bình Tây Tướng quân
lại là một tướng Nguỵ Tây. Phu quét chợ, lính đẩy xe, con cháu các lái
Quy Nhơn và đồng dạng, vào làm quan trong triều mới khiến “triều sĩ”
Nguyễn Viên Bắc Hà lên tiếng chống đối, không nghĩ rằng mình cũng chỉ là
kẻ đứng ngoài, mới vừa nhập bọn. Và cũng không nghĩ ra rằng ông chính
là đại diện cho một khuôn thức tổ chức mà triều mới sắp đi vào cho sít
sao hơn, đúng với tình hình chung của khu vực Á Đông lớn rộng. Bá Đa Lộc
đã chết, Hoàng tử Cảnh cũng đã chết, các ông Chaigneau, Vannier… đã có
họ Nguyễn, mang tên Thắng, tên Chấn mặc võ phục vào chầu vua, mua đất
cất nhà ở Kinh đô… cuối cùng nếu không bị đẩy ra ngoài thì cũng sẽ tan
biến trong xứ sở họ phục vụ. Sự hiện diện của những người như họ ở vùng
đất này là nguyên nhân của những đảo lộn dữ dội trong hơn ba mươi năm
qua, còn kết thúc của họ lại như là minh chứng cho sự thất bại của lớp
người họ đã góp phần đánh đổ. Nhưng cuối cùng mầm mống họ đã gieo vẫn
còn đó trong đất nước phức tạp của Gia Long, như một sự nhức nhối chờ
đợi những đổ vỡ lớn lao hơn.
Vấn đề tôn xưng quốc chủ và xác định danh vị cho đất nước thống nhất
Sử quan Nguyễn đã ghi một mạch các sự
kiện từ khi chiếm lại Phú Xuân ngày 13-6-1801 đến ngày Nguyễn Ánh vào
Đông Kinh 20-7-1802: “Giặc Tây Sơn dẹp yên, lấy hết đất An Nam, tất cả…
trấn.., phủ…” Sự xuyên suốt của văn từ như thế đã che lấp cả một tình
thế phức tạp, từ quá khứ níu kéo người trong cuộc, dù là có một viễn
vọng rộng mở trước mắt. Tây Sơn vượt khỏi sự ràng buộc của quê ngoại
cũng phải nhờ người bên ngoài lôi ra khỏi vùng đất quen thuộc. Và bây
giờ, khi thu phục kinh thành cũ, giết kẻ chống đối, Nguyễn Ánh cũng coi
là đã hoàn thành giai đoạn “phục quốc” khi loan báo cho dân Gia Định
biết mà nhắn qua Xiêm La, rằng “quân vua kéo tới, đã thu hết bờ cõi Nam
Hà”. Có điều khác với Tây Sơn, là bây giờ hang ổ kẻ thù diệt tộc của
Nguyễn Ánh lại ở trên đất cũ của Lê, chủ “nước An Nam”. Sự kiện đó như
một thôi thúc lấn chiếm dễ dàng trước mắt mà cũng là một cản trở nặng nề
trong vấn đề chính danh. Người thời bây giờ, quen với cái từ “thống
nhất” trong đầu, thấy việc tiến quân qua sông Gianh là chuyện đương
nhiên của lí lẽ nhưng điều đó không phải là đã dễ dàng giải quyết với
đương thời. Cho nên, không phải chỉ vì Trần Quang Diệu còn chiếm thành
Bình Định mà Nguyễn Ánh ngần ngại không nghe lời thuộc hạ thúc đẩy, chịu
để Quang Toản yên vị ở Đông Kinh, đủ thì giờ đổi niên hiệu, tập trung
quân lấn chiếm trên vạch ranh giới Trong/Ngoài cũ.
Khi phải tổ chức hành quân Bắc phạt,
Nguyễn Ánh còn ngần ngại ra mặt về ý nghĩa tiếp sau của việc trừ khử kẻ
thù của dòng họ: “Bắc Hà là nước cũ của nhà Lê.., sau khi bắt được tội
nhân thì đối với nhà Lê sẽ thế nào?” Những người ít vướng víu với quá
khứ cũng như danh nghĩa xa vời mà lại thấy thành công trước mắt bằng sức
mạnh của phe mình, thì thấy vấn đề thật là dễ dàng: “Lấy Bắc Hà là lấy
của Tây Sơn chứ lấy gì của Lê?” Danh nghĩa là từ chính quyền lực tạo
dựng ra cho nên, theo họ, muốn không vướng víu gì với quá khứ, muốn
không dùng niên hiệu của Lê thì hãy tạo niên hiệu riêng mà dùng, nghĩa
là hãy tự xưng đế, đăt dân chúng trước một quốc chủ mới, một thời đại
mới, cắt đứt những vọng tưởng hoài niệm quá khứ của những lớp người cũ.
Ấy thế mà vướng víu của thành kiến thật khó xoay đổi dù với một người
lập nên sự nghiệp bằng chính bản thân mình. Nguyễn Ánh vẫn đòi “để suy
nghĩ” vì theo ông, đó là “việc lớn” quá. Cho mãi đến khi kẻ thuộc hạ đùn
đẩy, ông cũng chỉ làm việc nửa vời: đặt niên hiệu Gia Long mà không có
đế vị. Điểm kết thúc này phải chờ một hành động quen thuộc trong khuôn
khổ truyền thống văn hoá chính trị cũ:cầu phong.
Quốc hiệu mới từ tên muốn có: Nam Việt,
qua tên thoả thuận cuối cùng: Việt Nam sau nhiều tranh cãi, cũng cho
thấy một tương quan thiên triều – phiên thuộc mới có quá khứ lẫn lộn,
phải dẫn đến sự điều chỉnh ngoại giao ranh ma. Sứ thần Lê Quang Định đi
Thanh đòi đặt tên nước là Nam Việt, lấy cớ rằng đó là tên đã từng “được
truyền nối 200 năm”, từ ông cha Gia Long trong công trình chinh phục hai
vùng đất người Hán ghi trong sách sử: Việt Thường (Lâm Ấp / Chiêm
Thành) và Chân Lạp. Nghĩa là một nước mới, không lệ thuộc gì vào các quá
khứ phiên thuộc cũ. Tuy nhiên sao cái tên nước của Triệu Đà lại không
chen vào trong ý nghĩ của Gia Long khi ông lần lữa với đế hiệu mà nhắc
chuyện xưa như bước phải đi tới: “Nước ta từ thời Triệu Võ đến Đinh Lê
Lí Trần đều xưng Đế”? Ý thức được sức mạnh của mình, Gia Long từng tuyên
cáo chiến thắng Thi Nại, thu phục Phú Xuân cho các nước phía đông và
nam biết. Nay với việc tiến chiếm Bắc Hà, ông còn nhận ra rằng nhà Thanh
vốn sợ Tây Sơn từ trận Đống Đa, đã “lấy làm kinh dị” khi nghe quân
Nguyễn thắng. Cho nên khi nghe triều đình Thanh không chịu tên nước mới
vì trùng với vùng đất của Triệu Đà xưa thì ông lên giọng: “Không chịu
thì không xin phong”. Sự thoả thuận đạt được không những chỉ nhờ một
cách diễn giải khéo léo của Thanh mà còn bởi thực tế Gia Long phải chịu
đựng trên phần đất mở rộng của mình.
Từ quá khứ của ông cha lúc muốn thành
lập một nước mới vẫn phải nghĩ đến sự cầu phong (Chu Thuấn Thuỷ với chúa
Hiền, Thạch Liêm Hoà thượng với Quốc chúa) Gia Long biết không thể đi
ra ngoài khuôn khổ cũ, nhưng với thực lực mới, ông chỉ muốn chuyện thực
hiện nghi lễ gói trọn nơi vùng biên giới thôi. Ấy thế mà truyền thống
giao tiếp với phương Bắc lại nằm trong tay các nhân sĩ Bắc Hà, thuộc hạ
mới của ông. Cần họ, ông đã lưu ý tha các sủng thần của Quang Trung:
Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan, Ngô Thì Nhậm dù có sự moi móc của Đặng
Trần Thường, công thần mới. Tuy nhiên người cũ không thể nào đổi mới
ngay, nên đám hàng thần không thể tán thành ý kiêu ngạo của Gia Long, mà
cũng không dám phản đối chúa, chỉ nói lửng lơ: “Chuyện (chịu nhận sắc
phong ở biên giới) ấy chưa từng có”. Sự nhu nhược vài trăm năm đã trở
thành truyền thống khiến cho Gia Long phải suy nghĩ để dằn nén trong
hành động của mình. Nhưng dù sao thì đây là lần đầu tiên vùng đất phương
Nam này giành được một tên nước có phần theo yêu cầu của chính mình chứ
không phải là An Nam của chủ nhân thuộc địa ban cấp, hay là Đại Việt
vay mượn của nước Nam Hán buông bỏ mà không bao giờ có chính danh trên
trường ngoại giao.
Thực ra hình như cái tên Việt Nam cũng lại là một dấu vết ẩn khuất hơn của quá khứ. Nếu cứ tin vào văn bản của Dư địa chí lưu
lại thì cái tên Nam Việt vốn của Triệu Đà cũng theo đà bản xứ hoá lâu
ngày mà thành tên nước trong khẩu ngữ của thần dân Lê. Thế rồi theo sự
lẫn lộn văn pháp Hán/Việt, ngược/xuôi trong đời sống, Nam Việt cũng có
thể gọi là Việt Nam như trong bản sách còn lại của ông công thần Nguyễn
Trãi. Và tất nhiên cũng được ghi nhận một chừng mực nào đó ở Đàng Trong
để Minh Mạng (4âl. 1836) gợi từ kí ức, và Gia Long có thể nói đến việc
“khôi phục danh hiệu cũ” khi đã “vỗ yên toàn cõi Việt”. Sự dàn hoà là
nằm trong tình thế: ai có cách hiểu của người nấy. “Việt Nam” của Thanh
chỉ có nghĩa là “phía nam của vùng ‘Lưỡng Việt ở nội địa’”, không thể
gây tranh cãi với lãnh địa của Triệu Đà nhưng với Gia Long thì do lẽ dẫn
trên, tên Việt Nam cũng có thể chấp thuận được. Huống hồ Càn Long lại
chêm thêm một chút phỉnh nịnh phiên thần mới: Việt Nam là tên gọi bao
gồm Việt (Thường) và (An) Nam, không những đúng với quá khứ Gia Long
trưng dẫn ông cha đã chiếm hữu mà còn đúng thêm với hiện tại bao gồm đất
nhà Lê do chính ông thâu đoạt được. Thế là khi về lại Kinh sư, ngày
17-2âl. (1803) tuyên cáo cho dân nước, cho Xiêm La, Lữ Tống, cho thuộc
quốc Chân Lạp, Vạn Tượng biết tên Việt Nam mới, đã có lệnh ngăn cấm
“không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”.
Danh nghĩa được chuẩn nhận đúng theo
truyền thống khu vực như thế mà mãi đến gần ba năm sau, Gia Long mới
xưng đế hiệu. Tại sao? Chỉ vì Di chứng sông Gianh không phải dễ dàng xoá bỏ bởi một cuộc tiến quân.
Tổ chức quốc gia và phản ứng buổi đầu
Trong chiến tranh, Nguyễn Ánh là vị chỉ
huy tối cao, đưa tính chất quân sự nổi bật xuyên suốt đến người thừa
hành nên tướng lãnh khi ra quân đều phải vào lạy chào vua và hoàng hậu
khiến cho ông nhà giàu đất Gia Định: Võ Văn Lượng, một thứ Triệu Cái
nuôi Tống Giang Phò mã Võ Tánh, phải cằn nhằn: “Ai lại làm tướng mà đi
lạy đàn bà!” Thế nhưng việc quản trị đất đai, dân chúng cho nhu cầu
tranh chiến cũng phải cần một tổ chức càng lúc càng phức tạp hơn khi
vùng lấn chiếm càng mở rộng, không những chỉ trên các khu vực của dòng
họ từng ngự trị nhưng cũng đã đổi thay bao năm dưới quyền kẻ địch, mà
thêm còn là của dòng họ khác, từng giữ vị trí trên-trước trong tiến
trình tạo dựng theo một khuôn mẫu chuẩn cho cả vùng Á Đông từ thời rất
xa.
Chiếm lại đất cũ, Nguyễn Ánh có thuận
lợi là cứ theo nếp cũ của cha ông để mỗi đơn vị chiếm được thì cứ gọi là
Dinh với các chức Lưu thủ, Cai bạ, Kí lục coi sóc. Nhưng thực tế quản
trị đi theo với đà mở rộng đất đai, dù là còn trên đất Đàng Trong cũ,
cũng làm phát xuất những vấn đề mới, huống hồ còn triển vọng nhắm vào
đất Bắc chắc chắn không vuột khỏi tay. Với tình hình đang có chiến tranh
thì tiếng nói đổi thay không phải của những ông quan từ hàn mà là võ
tướng có văn học. Nguyễn Văn Thành nổi trội trong các tướng cầm quân của
Nguyễn Ánh, không chỉ dừng lại ở chỗ đổi niên hiệu mà còn lo toan (cuối
1801) đến “việc chính trị kế tiếp lâu dài… xin sắc cho bầy tôi tìm tòi
điển cũ, châm chước bàn bạc…” Và thực tế cấp thời là việc sắp xếp, dành
một chừng mực quyền hạn cho người cầm đầu các Dinh trên đất Đàng Trong
thuộc Tây Sơn cũ để kịp ứng phó với tình thế mới. Chức Lưu thủ (và các
phụ tá hành chính) chỉ mang ý nghĩa là viên quan sai phái từ trung ương
đến địa phương để quản trị dân như một phái viên hành chính – dấu vết
quá khứ đó còn xuất hiện lại năm 1801 trên một số vùng được thu hồi. Tuy
nhiên tiếng là “chiếm lại đất cũ” nhưng thật ra bây giờ cũng là đất
địch: “Dân Nam Hà vốn thói tằn tiện, từ thời Nguỵ Tây quen chuộng xa xí,
tiêu dùng không có tiết độ… lưu tệ từ đấy sinh ra”. Vì thế phải có một
hình thức quân quản, bằng binh lực tại chỗ, như ý của Nguyễn Văn Thành
đề nghị cho các vùng từ Bình Thuận đến Quảng Bình, đặt tinh binh dưới
quyền võ tướng coi sóc để ứng biến kịp thời trong khi chờ lệnh từ trung
ương xa. Tính chất quân quản, phân quyền một chừng mực cho địa phương đó
sẽ trở thành thực tế cần thiết khi quân Nguyễn “lấy hết đất An Nam” của
Lê, nơi dù với bao nhiêu chuẩn bị dư luận, phô trương danh nghĩa cũng
vẫn là mang ý nghĩa bị chiếm đóng.
Mười bốn trấn, 47 phủ, 187 huyện, 40
châu là một thực thể mới còn nhiều khác biệt, thế là phải thành một đơn
vị riêng, một Bắc Thành với một Tổng trấn, đầu tiên giao cho Nguyễn Văn
Thành, như mọt trung ương thu nhỏ với ba cơ quan gọi là Tào: Hộ, Binh,
Hình với một chừng mực quyền hạn làm trước tâu sau. Danh vị “trấn” của
Tây Sơn lúc đầu vẫn giữ với những người quản trị mới là các tướng, quan
văn Nguyễn trong đó không thiếu những người vốn là hàng thần Tây Sơn. Lại
cũng Nguyễn Văn Thành, con người xuất sắc đủ mọi mặt, đã nghĩ ra việc
“tái huấn luyện” những người đồng liêu võ biền lớn nhỏ để họ đủ sức ứng
hợp với tình thế mới, không những là giải thoát bản thân để họ tiến bộ
mà còn củng cố cho triều đại chiến thắng tiến bước trơn tru hơn. Chính
ông đề nghị (đầu 1807): “Xin đặt kinh diên, mỗi tháng cứ các ngày 2, 12,
22 thì có quan đến giảng sách”. Gọi là “các quan văn võ từ hàng tam
phẩm trở lên đều được nghe giảng” nhưng rõ ràng đó là một hình thức bắt
buộc nhẹ nhàng. Vua học, quan học.
Thực tế quân quản ở địa phương trở thành
chấp nhận được nên đầu năm 1808 các Dinh ở Gia Định được cho đổi thành
Trấn, mở đường cho một tập họp “Thành” như phía Bắc, để nửa năm sau là
có chức Tổng trấn trao cho Lưu thủ Nguyễn Văn Nhân vốn được trông coi
gần như liên tục từ những ngày Nguyễn Ánh kéo quân Bắc phạt. Một số Dinh
ở khoảng giữa nước cũng đổi thành Trấn để có một tổ chức diện địa toàn
quốc với sự thống thuộc, lạ lùng thay lại gần giống như thực trạng Bắc,
Trung, Nam Kì sau này: Bắc Thành 11 trấn nội, ngoại, Gia Định Thành 5
trấn, và ở giữa là các trấn Thanh Hoá (nội, ngoại), Nghệ An, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Bình (Khánh) Hoà, Bình Thuận, với 4 Dinh của Kinh
Kì (Trực Lệ Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam).
Thế là cân xứng với một tổ chức quản lí
tập trung ở trung ương với kinh thành Huế bắt đầu xây cất (mùa hạ 1804)
cho hợp với đất nước mới. Đã có đủ Lục Bộ Thượng thư cuối 1809, nhưng
không có chức Tể tướng / Thừa tướng nên vai trò Chỉ huy của Gia Long vẫn
là tuyệt đối theo với quan niệm tập trung quân quyền không chia xẻ. Quy
định quan chức cũng được ban hành với thứ bậc vượt cấp là hàng nhân vật
của dòng họ vua, có khuynh hướng chung là văn được quý trọng hơn võ
nhưng trong thực tế điều hành của buổi đầu ổn định thì rõ là việc tổ
chức binh bị, chinh phạt, các võ tướng được nhắc nhở nhiều hơn hết. Hệ
thống quan chức đó được nuôi dưỡng bằng cơ sở đất ruộng do nhà nước làm
chủ nên có một hình thức quân điền bàn tính việc phân phối quyền lợi đến
cả người dân thấp kém nhất, tuy lí tưởng ấy không dễ dàng thức hiện
được. Từ tháng 10âl. 1810 bắt đầu làm địa bạ cho các tỉnh từ Quảng Bình
trở ra Bắc, công việc rồi sẽ tiếp tục và phần lớn còn giữ được đến ngày
nay như một bằng chứng hiểu biết chi li lãnh thổ chưa từng có. Cho nên
trước khi nhắm mắt (1820), Gia Long còn thấy được bản trình tấu về tổng
kết số đinh điền trong nước. Từ đà phát triển trong chiến tranh, tổ chức
làm đường thiên lí, tổ chức vận chuyển đường thuỷ dần dà ứng hợp với
vùng quản trị rộng lớn trong thời bình. Dòng lưu chuyển thương mại mở
rộng đã khiến cho hệ thống tiền tệ tạo thành không chỉ là loại đồng, kẽm
thấp giá trị được đúc dồi dào mà còn thấy các loại quý kim bạc, vàng
dưới hình thức cân lạng có tiêu chuẩn ngang giá trong ngoài.
Rõ ràng tình hình đã không chừa cho sự
ngưng nghỉ khiến cho Gia Long phải cảm thấy mệt mỏi trước nhiệm vụ mới
nên có lời dò hỏi ước mơ mà viên quan khởi cư chú nào đó khi ghi lại,
chắc đã không nhìn ra hết ý nghĩa của nó: “Nghiêu Thuấn vô vi nhi trị là
nghĩa thế nào?”
Trong việc lo toan xây dựng đất nước
mới, Gia Long chưa phải bận tâm về những phản ứng trên vùng căn bản của
mình. Ông đã từng khen: “Gia Định đất màu mỡ… binh mạnh của giàu… dùng
đấy đánh giăc Tây Sơn”, và lạc quan: “Sau vài trăm năm nữa ngày càng
thêm giàu mạnh, không thể lường được”. Cũng thật là phải, sự bất mãn của
từng người dân, người lính thì không thấu lên đến triều đình, đi vào sử
sách, nhưng thực tế họ thấy còn không gian để trốn chạy, hay ít ra là
còn chỗ để di động. Chứng nhân ngoại quốc đã thấy người “cochinchinois”
trên đất Xiêm, hay chính ngôi đền Nguyễn Hữu Cảnh trên đất Cao Miên,
chứng tỏ là họ từng có mặt đông đúc ở đấy mới xây đền nhờ ông quan
Chưởng này bảo trợ họ từ trên cõi thiêng – và càng đông theo với chiến
thắng Tây Sơn để Gia Long cũng phải bảo vua Miên đuổi về xứ! Chỉ sau
này, khi tình thế khó khăn nổi bật hơn xua bớt sự lạc quan buổi đầu,
người ta mới nói đến tình trạng đất Gia Định thừa chỗ trống cho giặc
cướp ẩn nấp, gây loạn tương đối lớn với “Chánh trấn Hậu Giang Đại tướng
quân” tên Sâm bị bắt, giết (tháng 10âl. 1809). Chiến lợi phẩm thu được
đến hồi toàn cục, đủ cho Gia Long thấy rộng tay trả nợ cho các nhà giàu
Gia Định trước kia cho vay mà không hi vọng được hoàn trả. Còn dân chúng
chịu đựng cực nhọc đã quen thì lại là dịp cho người cầm quyền thực tế
như Gia Long coi như dịp may không trở lại, bắt buộc chịu đựng tiếp
trong việc xây dựng thành trì, công sự, không màng đến lời can gián của
các quan và sự phê phán của người ngoại quốc (Jh. White 1819). Những rắc
rối mới đối với dân chúng cũng chỉ là những vấn đề cũ trên mọi chính
quyền khác thôi.
Chiến tranh cần đến nguồn lợi núi rừng
thì Nguyễn Ánh đã găp phản ứng từ nhóm được sử quan gọi là Ba Phủ
(Ch’ru?), từng có lúc cản bước Bắc tiến của quân Gia Định. Chiếm lại đất
cũ xong là Gia Long gặp lại nhóm “Mọi Đá Vách” (“Mọi Ba Tơ,” “Mọi Trà
Bồng” thuộc tộc Hrê, Sedang) sừng sỏ đến phải sử dụng danh tướng Lê Văn
Duyệt mà nếu hơi lơ là thì vẫn có hao quân, tổn tướng. Thế còn nói gì
đến cả một vùng đất “An Nam” cũ.
Vận dụng lí luận chính nghĩa từ trên lí
thuyết bậc cao cọng với thực tế quân lực chưa là đủ, Gia Long còn sử
dụng chiến thuật liên kết hôn nhân xưa cũ với hai dòng họ trước kia. Con
gái út của Lê Hiển Tông (Lê Thị Ngọc Bình) chắc cũng không còn trẻ nữa
nhưng cũng được gọi vào cung sinh ra Nguyễn Phúc Quân, Nguyễn Phúc Cự.
Bà không hưởng chức lâu dài, chết đi (8âl. 1810) được phong là Đức phi,
cũng đủ cho dân làng quê ngoại Ngọc Hân ngày nay níu lấy làm bà con, xây
đền to lớn cho xứng với vùng đất đã sản sinh đến ba (?) bà Hoàng hậu!
Dù sao cũng còn hơn một bà thứ khác, họ Trịnh, tuy cũng có con (Nguyễn
Phúc Quang) nhưng chỉ mới ở bực Mĩ nhân! Địa vị chính thống đã khác thì
họ Trịnh chỉ có thể lãnh đất thừa tự 500 mẫu, tuy vẫn không là nhỏ. Con
cháu nhà Lê, Lê Duy Hoán, ngoài phần phong cấp rộng lớn (ruộng thờ cúng
10 000 mẫu, dân 1016 người) còn thêm một quan tước triều đình như một
chứng tích thừa thải, không thể tránh khỏi hoạ diệt vong. Cả đến khi
giết Duy Hoán (1816), Gia Long cũng chỉ thay người thừa kế mà không tước
bỏ quyền lợi, danh hiệu tế tự.
Gia Long không thể cai trị đất Bắc như
trên một xứ thân thuộc. Khác biệt đầu tiên ông thấy là thuộc dấu vết bên
ngoài – “dân Bắc ăn mặc không đẹp” nhưng nhận xét đó lại cho thấy sự
nghèo nàn của vùng ông vừa chiếm được so với đất cũ của ông, một bằng
chứng mà chắc ông không biết rằng đó cũng là một nguyên nhân gây bất ổn
thường trực. Căn bản khác biệt đó sẽ làm trầm trọng thêm một tình hình
chiếm đóng không tránh khỏi. Các tướng, quan giữ những đơn vị trấn cũ
của Tây Sơn có phần là người của Tây Sơn, kể cả những người đầu hàng rất
muộn: Trương Phúc Phượng bỏ quân thượng đạo của Trần Quang Diệu, Đại đô
đốc Lê Đình Chính hàng sau khi mất Phú Xuân, có thể cả Nguyễn Văn Kiên
mà việc đầu hàng đã khiến Bùi Thị Xuân bỏ cuộc… Bởi vì càng về phần cuối
chiến cuộc, các hàng tướng này càng là những người quen thuộc của đất
Bắc, như Lê Đình Chính khi đầu hàng đã dâng bản đồ Bắc Hà nên khi xuất
quân, Gia Long đã sai triệu hỏi về tình hình ở đấy. Ở Thăng Long, cựu Tư
mã Nguyễn Văn Dụng trốn chạy với Quang Toản, bị bắt vẫn được gọi đến
hỏi về tình hình việc hộ mà ông ta từng tham gia điều hành.
Chắc vì vậy mà ta không thấy tên ông trong lần xử hình cuối cùng. Tướng lãnh Tây Sơn đầu hàng tuy bị nghi ngờ vì chạy qua chạy lại, bị tay chân Nguyễn mắng chửi nhưng nói chung không bị tận diệt như người ta có thể tưởng. Với thời gian, có người phục vụ lên đến tột đỉnh quyền hành mà nỗi truân chuyên của họ chỉ vướng luỵ chút danh hàng tướng khi thất thế, như Lê Chất, nhưng nói chung họ vẫn sống như những người khác cùng thời. May mắn nhẫn nhịn phục vụ như Nguyễn Văn Xuân, đến 80 tuổi được ông hoàng đế nổi tiếng khắc nghiệt như Minh Mạng coi là bậc huân thần đáng trọng nể! Hoạn nạn là do rủi ro trong nhiệm vụ, do kèn cựa lẫn nhau đưa nhau đến chỗ chết theo thực tế đương thời, không thể lấy công lao nào mà bù đắp được. Như Đặng Trần Thường, vạch tội nhóm sĩ phu Bắc Hà cũ khiến Gia Long đã tha tội họ mà trong tình thế cần mua chuộc công thần, cựu thần, dân chúng vùng mới chiếm đóng, đã phải đưa ra xử lại khiến Ngô Thì Nhậm bị đánh chết, nhưng cũng chính Đặng lại phải chết vì hàng thần Lê Chất, lúc lên làm Tổng trấn đủ sức nhớ thời bị mỉa mai: “Chất mà ‘bình Tây’ thì ai bình Chất?”
Chắc vì vậy mà ta không thấy tên ông trong lần xử hình cuối cùng. Tướng lãnh Tây Sơn đầu hàng tuy bị nghi ngờ vì chạy qua chạy lại, bị tay chân Nguyễn mắng chửi nhưng nói chung không bị tận diệt như người ta có thể tưởng. Với thời gian, có người phục vụ lên đến tột đỉnh quyền hành mà nỗi truân chuyên của họ chỉ vướng luỵ chút danh hàng tướng khi thất thế, như Lê Chất, nhưng nói chung họ vẫn sống như những người khác cùng thời. May mắn nhẫn nhịn phục vụ như Nguyễn Văn Xuân, đến 80 tuổi được ông hoàng đế nổi tiếng khắc nghiệt như Minh Mạng coi là bậc huân thần đáng trọng nể! Hoạn nạn là do rủi ro trong nhiệm vụ, do kèn cựa lẫn nhau đưa nhau đến chỗ chết theo thực tế đương thời, không thể lấy công lao nào mà bù đắp được. Như Đặng Trần Thường, vạch tội nhóm sĩ phu Bắc Hà cũ khiến Gia Long đã tha tội họ mà trong tình thế cần mua chuộc công thần, cựu thần, dân chúng vùng mới chiếm đóng, đã phải đưa ra xử lại khiến Ngô Thì Nhậm bị đánh chết, nhưng cũng chính Đặng lại phải chết vì hàng thần Lê Chất, lúc lên làm Tổng trấn đủ sức nhớ thời bị mỉa mai: “Chất mà ‘bình Tây’ thì ai bình Chất?”
Với thời gian thì sự xung đột sẽ diễn ra
theo với những kết hợp mới. Và kết quả thành bại, nặng nhẹ thì không
phải chỉ tuỳ thuộc vào lẽ đúng sai. Ngô Nhân Tĩnh phải chịu lép với Lê
Văn Duyệt. Kẻ nào dại dột tố cáo ông Tổng trấn Gia Định âm mưu bạo loạn
thì chỉ có chết mà thôi, tuy rằng lời tố cáo liên hệ với cựu nguỵ Lê
Chất sẽ được sử dụng sau này khi triều đình khép tội chết cho hai võ
tướng ngày thường họ vẫn sợ hãi, nể phục. Khi Nguyễn Văn Thành rời trấn,
quan dưới quyền đòi số công khố thâm lạm thì được Gia Long cho xoá nợ
nhưng khi nêu ra vấn đề an nguy của quyền bính hoàng đế với bằng chứng,
dù là mỏng manh nhưng với con người cụ thể (Lê Duy Hoán) thì vấn đề
không thể nào dễ dàng bỏ qua được. Thế rồi dù người tố cáo chỉ là kẻ
dưới quyền bất mãn rình rập, vạch được ra tội lớn, sự việc cũng có thể
vẫn không nghiêm trọng nếu không có sức nặng của hai ông đồng liêu ngang
chức Tổng trấn (Lê Văn Duyệt, Lê Chất), mang hiềm thù từ ngày còn xông
pha tên đạn, hoặc với sự ganh ghét của ngày thường, khó thể hiểu lí do
từ đâu! Các ông tướng đầy oai phong cũng không tránh khỏi sự gầm gừ của
các văn quan nhỏ nhẹ bên cạnh vua như Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng,
hay các ông quan như Nguyễn Duy Hoà nhân danh kỉ cương triều đình, núp
bóng “liệt Thánh” của vua để to tiếng kết tội, để chứng tỏ không sợ
quyền lực mà thật tình chỉ là ba hoa mồm mép, phô trương “lập trường”.
Tình thế nhốn nháo như thế khiến triều sĩ Bắc Hà Nguyễn Viên dù được
tưng trọng cũng cứ đưa đơn xin từ chức.
Cai trị đất Bắc, Gia Long cũng biết phải
dùng người địa phương. Đầu tiên là những tay chân cũ. Đặng Trần Thường
là Thượng thư ngay từ lúc lập ra các Bộ. Các chiếu cầu hiền mở cửa công
khai cho những tay chân gốc địa phương tiến cử người, như cũng Đặng Trần
Thường đã lôi kéo tác giả Truyện Kiều ra phục vụ triều mới mà
thái độ ẩn nhẫn, bất đắc dĩ khiến ông vua nhìn ra, trách móc… Không phải
chỉ là mặc cảm, mà thực tế là có quan trấn thủ mới mang tính cách võ
biền, người chiến thắng đã nọc các ông quan huyện cựu quan chức, cống sĩ
của Lê ra đánh đòn khiến Gia Long phải lên tiếng trách mắng.
Rõ ràng trên đất nước mới, phần đất cũ của Lê đã nổi bật những vấn đề rắc rối thấy ngay ở những trang sách Thực lục mà
có khi người chủ mới phải nhẫn nhịn. Chiếm đất thì phải biết số lượng
người, số tài nguyên để có thể cai trị theo thực tế, thế mà phép Bình lệ
của Phạm Công Trứ còn dai dẳng đến nỗi Tổng trấn đề nghị làm sổ mới thì
Gia Long ngần ngại, và đến khi phải thực thi, thấy ra sổ bộ 1808 có số
đinh đương thời sụt giảm so với sổ bộ xưa của Lê (193.389 / 268.990),
ông vua cũng nín lặng, cho qua. Lần đầu tiên Gia Long phải quản lí một
đồng bằng nhỏ hơn vùng ông đã biết ở phía Nam nhưng lại có các con sông
dữ hơn, hung hăng hơn. Một Nha Đê chính của Bắc thành được lập ra mà
người trưởng trông coi cũng lại là Đặng Trần Thường. Vấn đề đê đập nơi
này phải giải quyết thường xuyên, mà ý nghĩa cấp thiết của nó đã gây
lúng túng không ít cho triều mới, cũng giống như trong quá khứ. Vỡ đê
gây đói khổ, gây loạn lạc không phải chỉ vì tính cách khiếm khuyết toàn
bộ mà có khi vì tranh chấp địa phương: nơi này úng thuỷ, nơi kia cần
nước, lần đầu tiên các nhà chức trách gốc Nam biết người ta đánh nhau vì
“giành nước!”
Tính chất cai trị khó sâu sát ngay từ
buổi đầu trên một tập họp dân chúng được buông thả dài lâu qua những
chính quyền lỏng lẻo vì đổi thay, làm tăng thêm những vấn nạn tiếp nối
khiến đất Bắc đầy loạn lạc từ những đám giặc cỏ sót lại thời trước, mới
nổi hồi sau, một khi phối hợp được nhiều yếu tố thuận lợi thì thành
những quấy động lớn, kéo dài không chỉ trong thời Gia Long, khiến Minh
Mạng phải hỏi quan triều: “Sao (giỏi như) Lê Chất (mà) không bình được
Bắc Thành?” Các sử gia địa phương mang lập trường giai cấp tân thời ngày
nay thì lại coi đó là những “cuộc khởi nghĩa nông dân”, là hậu quả phải
có của một “chế độ phong kiến thời suy vong” của những tên vua phản
động, sẽ dẫn đến tình trạng bán nước tất nhiên về sau.
Dù sao thì Gia Long cũng đã xứng đáng là
người, không những mở đầu triều đại cho dòng họ mình mà còn là người
đặt căn bản cho một đất nước rộng lớn sau khi tóm thâu bằng cả sức lực,
tâm trí của mình. Khi ông chết đi, một Kinh thành đã được xây dựng bề
thế đến mức làm một người ngoại quốc kinh ngạc (1819), cho rằng từ
Madras đến Manille ông ta chưa từng thấy thành luỹ nào bề thế như thành
Huế. Sự kiến hiệu của thành trì kiểu Vauban chứng tỏ thực tế từ lúc xây
thành Diên Khánh (1793) đã làm đà cho những xây dựng liên tiếp về sau,
nhất là trên đất Bắc đầy dao động. Vài tháng trước khi xây thành Huế đã
có việc xây thành Thăng Long, như một tiền đồn mới, lại làm đề tài cho
người cũ nhớ tiếc: “Thiên niên cự thất thành quan đạo, Nhất phiến tân thành một cố cung”. Ảnh
hưởng của quá khứ chiến tranh cũng khiến Gia Long lưu tâm đến việc kiến
tạo thuyền chiến, và đúc súng đồng từ các vũ khí, quân dụng tịch thu
của Tây Sơn.
Ảnh hưởng Tây Phương còn lại mang tính
cách biểu tượng nơi các ông quan Nhị phẩm Nguyễn Văn Thắng / Chaigneau,
Nguyễn Văn Chấn / Vannier… lấy vợ, xây nhà trên đất kinh đô mong cắm rễ
trên đất mới, không màng đến quê cũ nữa. Có vẻ họ cố sức trì níu cuộc
đời được ưu đãi – vào chầu khỏi lạy, nhàn rỗi, khá dư thừa trong lúc các
đồng liêu của họ lận đận với những cuộc đánh dẹp mới, dấn thân trong
cuộc đời bấp bênh đầy nguy nan của thời hậu chiến như đã phân tích.
Chaigneau từng dâng sách (1804) có tên Thái Tây toán pháp, Thiên chỉ minh yếu luận, rõ
ràng chỉ là những sách toán, thiên văn căn bản mà lại đã được chuyển
qua chữ Hán, nghĩa là phần kiến thức cũng đã lược giản đi nhiều. Cho nên
lạc loài trong năm 1813, khi có quan chức đi Quảng Đông mua sách Macao
và “lịch Tây” về thì cũng phải cần Chaigneau dịch ra (chữ Hán? Nôm?),
lại thêm một hai tầng trung gian mù mờ nữa! Dấu vết Tây Phương lúc này
chỉ như một quá khứ níu kéo – tuy khá mạnh trong lĩnh vực vũ khí, nhưng
vẫn không đủ sức mạnh xoay đổi một đất nước ngập chìm trong những vấn đề
cũ càng lúc càng cắm sâu vào văn hoá chủ thể trong vùng.
Bộ Hoàng triều luật lệ làm xong
(1812), ba năm sau ban hành, vào mùa thu, đúng với thời gian truyền
thống xét duyệt hình án, là điểm kết thúc một thời tạm bợ lâu dài, mở ra
một khuôn khổ kỉ luật mới đem lại đỉnh cao tập trung quyền bính cho
triều đại theo với cương vực rộng mở mà cũng là nhân tố của sự chao đảo
tiếp nối. Người đời nay, hoặc với ảnh hưởng của loại luật pháp dân chủ
phương Tây, hoặc đi theo với sự luyến tiếc “thời hoàng kim Hồng Đức”
trong hồi tưởng về một Thăng Long huy hoàng nay tàn tạ, đã chê bộ “Luật
Gia Long” này bắt chước sít sao luật nhà Thanh nên có nhiều điều khoản
quá khắt khe, đại khái là thiếu “tính dân tộc”, hợp với tính chất một
ông vua cõng rắn cắn gà nhà khởi đầu và những ông vua bán nước nối tiếp.
Thật ra người ta đã làm rất kĩ như trong trong lời Tựa 1812 có chỉ rõ:
Vua “thân tự sửa chữa”, trong tờ chiếu ban bố, có nhấn mạnh là đã “tham
khảo điển cũ của bản triều, luật lệ đời Hồng Đức [‘đầy đủ nhất’ từ Lí
Trần Lê], điều luật nước Đại Thanh, cùng những điều mới định gần đây,
châm chước…” Chính vì sự “châm chước” đã kể mà sau này, khi muốn buộc
tội chết cho Nguyễn Văn Thành, người ta đã lôi ra những điều khoản cho
là ông đã bỏ vì tư ý, có thể là lấn át ý của vua! Từ đầu 1805, Nguyễn Tử
Châu đã “dâng Hình luật” để vua và triều đình đọc, xem kĩ, rất kĩ như ý
sử quan ghi lại. Thời thế đã khác, Trung Quốc không phải ở thời Đường
mà luật Hồng Đức bắt chước, chính Trung Quốc cũng đã qua thời Tống, Mông
Cổ để nhà Minh thừa hưởng uy thế quyền lực đàn áp người. Thế rồi khi
dân Mãn Châu cai trị Trung Nguyên, chỉ chịu hoà hợp với người Hán trong
chừng mực còn giữ vị thế trên trước thì những điều khoản hình luật khắt
khe xuất hiện ở đó không phải là điều lạ. Quan tướng Gia Long đang cai
trị trên một nước mà vùng đất chiếm đoạt ít ra cũng to rộng như phần căn
bản của mình, nên nếu đặt luật, sao có thể chấp nhận sự lạc hậu trong
luật xưa một khi tình hình thực tế thật hợp với bản luật khuôn mẫu có
dưới tay, trong đó có điều khoản hẳn là họ đã từng đưa ra thi hành như
trong lời chiếu cho thấy?
Cũng chính Nguyễn Văn Thành đề nghị làm
“quốc” sử, nghĩa là soạn “thực lục” của dòng họ cai trị đương thời trên
vùng đất được ghi chép cương vực trong bộ Nhất thống dư địa chí của
Lê Quang Định vừa làm xong. Thế là cũng Nguyễn Văn Thành đảm đương chức
Tổng tài đầu tiên. Không trách ông đã tỏ thái độ tự phụ, ít nhiều gì
cũng là nguyên cớ dẫn đến cái chết về sau. Và sử của “tiền” triều cũng
được nhắc nhở tới. Nguyễn Gia Cát đã dâng bộ Đại Việt sử kí hẳn là bộ Toàn thư nòng
cốt, hoặc là cơ sở gợi ý cho việc “tái bản” các bản sách còn lại ngày
nay. Triều đại mới cứ thế mà đi vào khuôn khổ cũ. Các chức điều hành
Quốc tử giám được thành lập ngay (1803) với các nhân viên mở khảo khoá
để chuẩn bị điều lệ rồi tổ chức thi Hương thực thụ. Khoá đầu (1807) với
các trường thi Nghệ An ra Bắc, lấy đỗ 26 cống sĩ, chỉ năm sau là ra làm
tri huyện ngay không phải dài cổ chờ bổ dụng. Tình hình khởi đầu như
thế, mở đường cho các sĩ tử phía Bắc đi vào quan trường, có thể đã làm
dịu tình hình xung đột Nam Bắc, ít ra là trên từng lớp cao. Kiến thức
của họ là lạc hậu, “chỉ học Đường Tống để đi thi” như Phan Huy Thực nói
nhưng cập nhật thời thế thì có toán Gia Định Tam gia với đồ đệ của họ,
hiển hiện trên triều đường như Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng…
Gia Long trong thực tế tiến chiếm quyền
hành đã từng sử dụng người của nhiều khu vực, chủng tộc. Tướng Chàm gốc
“Phiên vương” đã mang họ Nguyễn, có phần chắc là nền tảng của lớp người
Kinh Cựu trên vùng quê hương Bà Chúa (Nguyễn Thị) Thềm gần đây, hơn là
gợi từ tâm tình lãng mạn níu kéo gốc gác xa tít của thời Huyền Trân
thoáng qua chỉ một năm trên đất Chàm. Có tướng ở cấp độ Ốc nha đánh mướn
cho Nguyễn như Cao La Hâm Sâm, có tướng bình dân gần như thân thuộc như
Nguyễn Văn Tồn. Nhưng người Hoa cùng văn hoá được dễ dàng chấp nhận hơn
những người khác. Ta đã thấy tướng Thiên Địa Hội Hà Hỉ Văn chết, được
kể là Công thần Vọng Các dù ông ta chưa biết Bangkok là đâu. Cho nên
việc sử dụng nhóm người Hoa đã có truyền thống từ thời các chúa nay tăng
lên một bực, và rồi như sẽ thấy, sẽ có những biện pháp chuyển hoá người
Hoa thành người Việt theo một cung cách vừa có tính cách hành chính vừa
có sự khuyến dụ, mua chuộc. Đất nước cũng thật dễ dàng dung chứa những
người này khi các mẫu hình phương Bắc càng đến theo với giao thương, sứ
bộ mà khuôn nắn đất nước của ông vua thứ hai, mang đến sự cường thịnh đủ
để người chủ thấy cần đổi tên nước lên cấp độ cao hơn: Đại Nam.
Người nối nghiệp đúng kì vọng
Là người đưa dòng họ từ chỗ tan nát đến
chốn vinh quang, vượt trội trên cả quá khứ, Gia Long lúc qua đời ngày
19-12 Kỉ mão (đã qua năm 1820), đã chứng tỏ thêm vẫn là một tư lệnh
trong trận chiến giữ gìn “cơ nghiệp gian nan” có đà vững bền khi chọn
đúng người nối tiếp. Ông không quá lệ thuộc nguyên tắc để nhường ngôi
cho con Hoàng tử Cảnh, thuộc dòng trưởng nhưng còn nhỏ mà lại chuyển cho
người con thứ tư 29 tuổi, Nguyễn Phúc Đảm, người sẽ lấy niên hiệu Minh
Mạng, người thật đủ điều kiện để đưa cơ nghiệp của ông cha lên một tầm
mức mới.
Tất nhiên là những mối mâu thuẫn của
thời đại xuất hiện qua những giao thiệp cá nhân, trong công cuộc điều
hành quốc gia thật không giúp ông vua mới này sống dễ dàng suôn sẻ nhưng
ông quả có vừa đủ chuẩn bị để hãnh diện đảm đương việc lớn mà không
thấy phải ngại ngùng lẩn tránh. Lúc đã có quyền lực trên cao mà ông còn
nhớ những ngày sống phập phồng ở Gia Định, cả những lúc ông cha đang
trên đường chiến thắng. Sống trong chiến tranh nên tuy không phải điều
binh khiển tướng nhưng ông vẫn tiếp xúc với kĩ thuật Tây Phương qua
những người đang phục vụ cho cha ông, và điều này giúp ông đôi lúc không
chịu đóng khuôn trong đất nước ông đang sống với địa vị tột đỉnh.
Có quá khứ nằm trong thời chiến như đã
nói nên Nho Giáo của Minh Mạng là một thứ văn hoá tích cực, dấn thân mà
người đóng vai chủ tể như ông phải nêu gương trên trước. Ông hiểu rõ sự
yếu đuối của con người: “Thường tình người ta hăng hái lúc đầu, chưa
biết ngày sau có được như thế này hay không?” Mới bắt tay vào việc, ông
tự thấy mình “nhận gánh công việc khó khăn to lớn… lo lắng chỉ sợ không
làm kịp” nên ra triều sớm trong lúc nhiều quan còn chưa tới, liền quy
định giờ khắc, và được các quan khuyên cứ “vô vi” rủ áo khoanh tay để họ
(vô vi) làm thay cho! Có điều quan niệm vô vi trong hữu vi như Trịnh
Hoài Đức bày tỏ, vẫn còn vướng víu thực tế của một đất nước nông nghiệp
là chính nên Minh Mạng, trong lúc phải giải quyết những vấn đề to lớn
như việc trị thuỷ xa lạ, nan giải của đất Bắc, lại cũng quan tâm đến cả
chuyện ruộng cao ruộng thấp bên ngoài kinh thành của ông làm sao ứng hợp
được với thời tiết bất thường của trời đất. Muốn bao quát tình hình đất
nước mà không chờ báo cáo địa phương, ông cho cận thần đến tận nơi tìm
hiểu, dò xét, gây va chạm đến cả cường thần. Thị vệ Trần Văn Tình đến
Gia Định (1823) tố một quan chức ở đó khiến Lê Văn Duyệt đòi chém đầu mà
ông vua phải nín nhịn nhưng cũng Trần Văn Tình đó, lại thấy tiếp tục đi
Nam Vang (1838) để báo cáo cho vua biết tình hình rối loạn nơi có ông
Trấn Tây Tướng quân vừa được vua ban khen phong chức tột đỉnh. Có nghĩa
là ông vua phải lậm sâu vào những chi tiết cai trị sẽ ảnh hưởng đến tính
khí, càng lúc càng thay đổi theo chiều hướng độc tôn của địa vị ông,
trên một đất nước rối ren theo với đà tăng tiến tổ chức càng nhặt nhiệm
hơn.
Ông muốn chuyển tính ham học hỏi đến
người dưới nên vì cũng mới vừa lên ngôi, còn làm thầy giáo xuề xoà, ông
đã mách họ: “Thư viện Thanh Hoà chứa nhiều sách lạ bốn phương, lúc nào
rảnh việc thì cứ mượn mà xem” (không cấm đâu!) Đến nỗi, qua hồi căm thù
“Tây tặc”, ông thốt lời hối tiếc là trước kia đốt hết sách nguỵ, nay
muốn tìm xem thì không có nữa – y hệt mọi quyền bính xốc nổi trên đời
này! Không phải chỉ tìm hiểu trong sách vở, ông còn hỏi thăm tình hình
các xứ xung quanh, có loại lệch lạc không hiểu do đâu, như “người Xiêm
đánh thuế đàn bà vú dài (?)” nhưng có tin tức đúng, chỉ có điều ngược
với quan niệm cai trị của ông, đó là chuyện viên “Tổng trấn Giang Lưu Ba
(chắc không quan tâm đó là người Hà Lan) hàng năm ăn lương bằng bạc
nhiều… không cái gì là không có thuế…” Kiến thức về xứ Chân Lạp thần
thuộc của ông có chi tiết sâu sát đến mức ta tưởng mới vừa đọc sách của
G. Coedes, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ: “Khi trước Chân Lạp mạnh lớn,
nước Xiêm còn nhỏ, phàm những quần áo, chế độ đều bắt chước Chân Lạp
cả. Về sau Xiêm càng mạnh, Chân Lạp càng yếu nên bị nó ức chế…”
Có điều “trẫm xem sách (nhà Minh) nhà
Thanh, sử (nhà Minh) nhà Thanh..,” loại sách vở gần gũi đó đã làm cho
một số kiến thức của thời đại khoa học mới bị chìm lấp, không có đường
nảy nở như khi ông “làm thí nghiệm” cân đất thấy nặng nhẹ khác nhau mà
giải thích bằng thuyết âm dương ngũ hành! Sự háo hức với cái mới của ông
chỉ dừng lại ở các dụng cụ nhập cảng gây tò mò, được ông ban phát cho
các quan mà có khi họ không biết, không hề sử dụng. Cả với súng ống dẹp
loạn, hình như khá cập nhật, vậy mà các viên tướng chiến trường cũng
phải chờ chỉ dẫn, hối thúc, cả với việc chờ người điều hành đưa từ đất
Huế xa xôi.
Sự thụt thò mới cũ xảy ra với Minh Mạng –
với quan triều, thời đại nói chung, thật ra cũng có nguyên nhân khách
quan liên hệ đến vấn đề đổi thay: Văn hoá mang tính chất toàn bộ, không
thể đổi cái này mà không ảnh hưởng đến cái khác. Minh Mạng thấy cần tiếp
xúc với bên ngoài nên mở quán Thông dịch chỉ là muốn “để đáp ứng với
nước ngoài thôi”. Ông không muốn tiến xa hay mở rộng tầm tiếp xúc hơn
chỉ vì “Trẻ con biết ngôn ngữ văn tự nước ngoài… dễ bị tà thuyết hãm
hại”. Tà thuyết đó, cụ thể hẳn là đạo “Gia Tô” mà ông đang ngăn cấm vì
trái với đạo “Trâu Lỗ, giữ luân thường vua tôi, cha con” của ông. Cho
nên trước tình hình như thế, Chaigneau đi phép từ Pháp trở lại (1821)
gặp vua mới, lúc đầu vẫn xin tiếp tục phục vụ nhưng rồi cũng phải ra đi!
Có kiến thức cập thời như đã theo dõi
được tình hình chiến tranh Nha phiến, nhưng với sách vở tràn ngập lệch
hẳn về phương Bắc như thế khiến ông không thể làm gì hơn là bắt chước
họ, tuy thực tế làm chủ một phương khiến ông ngay lần đầu sai sứ tạ ơn
tuyên phong đã buộc “nhất thiết theo điển lễ nước ta”, rồi về lâu về dài
thêm tự tín, ông cũng tìm cách chê bai, như phê phán thơ Càn Long và
muốn vượt Lê Thánh Tông, chê lối tế Giao của Minh, Thanh là không hợp lí
bằng của ông! Tuy tính độc đoán làm cho quan triều khiếp sợ, nhưng giá
trị nhân bản của sách vở ông học được lại khiến ông vượt được lên chính
mình khi ông khen Nguyễn Quang Thuỳ biết tự sát để tránh nỗi nhục đầu
hàng kẻ thắng với những nhục hình kế tiếp. Ông tự cho mình nắm vững được
yếu tính văn hoá nằm trong sách vở, không lệ thuộc máy móc vào nó khi
quan triều viện dẫn sách xưa “Ba năm không đổi việc làm của cha” để phản
đối ông một cách né tránh. Dù là với bút tích của Gia Long trên giường
bệnh: “Chớ nên gây hấn ngoài biên”, hành động của ông sau đó đối với
Xiêm đã khác hẳn sự dè dặt ở đời trước. Lại còn thêm chuyện đổi tên nước
của ông cha thành Đại Nam. Thời mới, cơ hội mới cho ông biện bác: “Việc
làm của cha nếu hay thì nghìn vạn năm vẫn giữ cũng được. Nếu không hay
thì phải đổi đi mới gọi là Hiếu”. Con người phức tạp như thế là kẻ đã
đưa đất nước lên thành một cường quốc trên vùng Đông Nam Á lục địa nửa
đầu thế kỉ XIX.
Đỉnh cao của đổi thay
Cũng gần giống như ông vua của thế kỉ
XV, Minh Mạng phải trải qua một thời gian trong khoảng mươi năm để chuẩn
bị cho con đường thăng tiến của niên hiệu mình. Thời gian đó là đủ để
ông tự khẳng định khi rứt bỏ những áp lực của quá khứ phân tán địa vực,
từ những viên tướng mà quyền lực được khẳng định trong chiến tranh nên
tuy sống trong một truyền thống tuân phục quân thần mà vẫn đủ can đảm
gàn trở việc nối ngôi của ông. “Ta thấy võ biền ở triều đình ngày nay
cũng đã hơi biết giữ gìn, đã hơn những người lúc quốc sơ chưa quen lễ
phép”. Trong cái thế ghìm giữ mình mà vẫn nắm giữ nguyên tắc quân trị
của thời thế giao cho, Minh Mạng đã tiếp tục các công trình của người
cha để lại với sự ló dạng của một lớp người mới.
Đóng vai ông vua non nớt thời bình với
hai ông Tổng trấn ở hai đầu Nam Bắc tuy vẫn còn chịu sự điều động của
trung ương nhưng lại khá ngang ngạnh, có khi tiếp tục gàn trở những
quyết định của ông, đe doạ cả tay chân ông, Minh Mạng mở đầu niên hiệu
bằng công cuộc tổ chức ở trung ương mà khía cạnh chú tâm cho dòng họ là
nổi bật. Dấu vết săn sóc anh chị em của ông xuất hiện nhiều, kể cả việc
trị những người ý thế, lọng quyền. Đã có các tập họp “Quốc triều / Thiên
Nam thế hệ” được soạn thảo từ 1807 nhưng đó là chuyện ngược thời gian
về trước. Chính ông là người nghĩ ra, xếp đặt những chữ riêng biệt cho
các đời kế tiếp của thành phần thân, sơ trong hoàng tộc: đế hệ và phiên hệ, với
ý định đem dòng họ thách thức với thời gian. Một “họ” riêng biệt thoát
khỏi ý nghĩa của sự tôn trọng chung, họ Tôn Thất, cũng là do ông quyết
định, không nệ lời can ngăn của võ tướng Lê Văn Duyệt và lời nhạo báng
(lén) của một ông quan văn.
Ý tưởng viết sử dòng họ manh nha từ thời
trước nay được ông đặt nền móng cụ thể. Bổ chức quan có tên Khởi cư chú
là đi vào chi tiết sử vương triều, bắt đầu ghi chép lời nói, hành động
của ông vua. Quốc sử quán lập nên rồi sẽ thành hình những bộ Thực lục, sử
cho vương triều (bắt đầu tháng 5âl. 1821), rồi tiếp tục về sau là sử
của vương quốc mới, trong đó có sự nhường bước của dòng họ cầm quyền để
tính chất chính thống được mở rộng vững chắc hơn. Với Gia Long thì lúc
đầu còn là lời phân bua “lấy đất An Nam là lấy của Tây Sơn chứ không
phải của Lê” như đã thấy rồi lâu dần điều đó trở thành lời khẳng định
quyền lực sau những cuộc chống đối “phù Lê”, và cuối cùng như một lời
quát mắng tức giận của Minh Mạng. Với Gia Long, đã qua thời kì “nhà ta
phát xuất tự Ô Châu” để vươn lên nhận thức mới: “Nước ta từ thời Triệu
Võ đến Đinh Lê Lí Trần…” nhắm ghìm nén truyền thống của các quan triều
gốc Bắc như bày tỏ trong bộ Đại Việt sử kíđược Nguyễn Gia Cát
dâng lên. Thế rồi khi Minh Mạng tuy không chịu cách nhận thụ phong của
nhà Lê (9 lạy 3 vái), lúc rời Huế đi Thăng Long, lại để các quan bộ Lễ
bày ra lễ tế Lịch đại Đế vương: Kinh Dương Vương, Hùng Vương, An Dương
Vương, Trưng Vương, Bố Cái Đại Vương, Lí Bát Đế… Miếu Lịch đại Đế vương
xây đầu năm 1823 mang thêm tính duy văn hoá với các ông Tam Hoàng, Ngũ
Đế của Trung Hoa thêm vào nhưng một mớ hổ lốn các tiên tổ của đất nước
kể trên đã là vừa có đủ sự công nhận từ trên đỉnh cao quyền bính để đem
ông vua Hùng vào quyển sử chính thống của đời sau: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục.
Lâu dần Minh Mạng cũng thấy đất Gia Định
dưới quyền Lê Văn Duyệt không được yên lành như mình tưởng: “Dân Gia
Định không biết tích trữ, gặp mất mùa thì đành đi ăn cướp… với lại bưng
biền nhiều, có chỗ trốn núp…” (Lời cựu Tổng trấn Gia Định Nguyễn Văn
Nhân). Nhưng chính sự bất ổn ở vùng đất căn bản này lại do ở tiềm năng
chất chứa của nó nên triều đình vẫn phải nắm đủ thế chủ động để đổi
thay. Gia Định chia nhỏ thêm với những đơn vị Phủ đầu tiên để các ông
tiến sĩ thời mới như Phan Bá Đạt “thử việc hành chính”. Đất Hà Tiên
(nghĩa là phần lớn vùng phía tây sông Hậu), tuy còn leo lắt một ít ràng
buộc với dòng họ Mạc nhưng đã là đất triều đình nên có việc chia đất
huyện, phủ. Và do đó tính chất biên giới của Hà Tiên càng nổi bật khiến
Minh Mạng phải lo hoàn thành kênh Vĩnh Tế, làm rào chắn bảo vệ biên giới
cực tây, như một ý thức “không gây hấn biên giới”,
thực hiện lời dặn dò của cha. Rồi những lõm Chân Lạp bên trong như vùng
Trà Vinh, Mân Thít đặt thành phủ Lạc Hoá, vùng đất mở rộng vòng đai Hà
Tiên cứ đặt phủ huyện theo kiểu quen thuộc, cho dân mang họ cây, đá gì
cũng được miễn giống như của người Việt, đúng chủ trương “lấy mà không
lấy vậy” của Tham tri bộ Lại Nguyễn Văn Hưng. Cái khó trong hồi tiếp
theo cho đám dân tại chỗ này, là một sự đầu hàng văn hoá, khiến vẫn chỉ
có ông cựu “dịch đình nô” (một ông Lục con?) Nguyễn Văn Tồn mang một
chút họ của vua từ hồi luân lạc, kéo dài cuộc đời quan quyền vài mươi
năm rồi rốt lại, con cháu phải luỵ vì Lê Văn Khôi, biến mất trên chính
trường.
Gia Định “ruộng đất màu mỡ” không phải
chỉ của cư dân bản xứ mà còn là của di dân Thanh, của “người Mân Quảng
đến ở ngày càng nhiều, khắp chợ đầy đồng, kẻ đi buôn, người làm ruộng,
giàu có cự vạn mà suốt năm không nộp một sợi tơ, một hạt thóc nào…” Sự
hơ hỏng đó của thời kì lo tranh chiếm đã qua, nay triều đình phải lo
khép những người “Đường” này vào khuôn khổ. Việc đánh thuế đồng nhất cho
người Minh Hương toàn cõi tháng 7âl. năm 1826 dẫn đến quy
định tiếp về thể lệ thu thuế 3000 người Đường “mới phụ” ở Gia Định, xếp
đặt họ vào các Bang có bang trưởng trông coi. Những người này, trong
tình trạng quay lưng với đất cũ rồi sẽ nhìn theo những người đồng tộc đi
trước được gọi là Minh Hương, để tìm cách chuyển đổi tư thế mà hưởng
những quyền lợi trên đất mới như dân bản xứ. Thế là tháng 12-1830 có
biện pháp chuyển người Thanh thành Minh Hương.
Thật ra công cuộc “Việt Nam hoá” diễn
tiến với người Hoa mới, cũ trên đất Việt cũng chỉ là nằm trong tiến
trình đồng nhất hoá chung như khi cho người “Phiên”/“Man” mang họ Việt,
mặc áo quần Việt. Tuy nhiên ở đây không chỉ có vấn đề chủng tộc mà còn
có ý thức văn hoá chen vào. Mượn ý thức vương hoá từ phương Bắc, Minh
Mạng tự cho mình đang làm sứ mệnh đó đối với những con dân dưới quyền.
Không những ông khen dân Miên phủ Lạc Hoá “xưa là Man nay có phong hoá
trung châu” mà cả việc buộc dân Bắc Hà thay đổi áo quần (1826, 1837) dù
gây phản ứng mỉa mai, dằng dai, ông cũng cho là đã làm việc giáo hoá dân Bắc như dạy dỗ man di. Do đó ở đây, người Minh Hương là kẻ đóng vai trò điều hoà sự xung đột Nam Bắc theo khía cạnh văn hoá.
Nhà Nguyễn gồm thâu hai vùng đất có sự
chênh lệch Nho hoá thiên về phía Bắc nhưng khả năng trấn áp lại từ
phương Nam như chứng tỏ trong chiến thắng. Làm người chủ trên cao, Minh
Mạng phải lo điều hoà sự lệch lạc không phải chỉ đến từ một phía. Vào
thời bình, với sự thu dụng các tiến sĩ, cống sĩ thời Lê trong nhu cầu
kiến thức quản lí đất nước, với khoa cử mở ra liên tiếp, Minh Mạng lại
thấy giật mình: “Sau đây mấy chục năm nữa vẫn đều là người Bắc được bổ
dụng, thì người Nam làm sao làm quan được?” Ông phải nghĩ ra biện pháp
lựa chọn người Nam không cần là khoa mục mà chỉ cần siêng năng, mẫn cán
thì thôi. “Người (phía) Nam” tất nhiên không chỉ là của đất “Gia Định ít
học” mà Minh Mạng bảo phải lo đặt người dạy dỗ, nhưng với sự chuyển đổi
văn hoá cực nhọc từ các nhóm dân khác ngôn ngữ khá đông đang tập tành
làm con dân triều đình ở đấy thì tuy họ sản xuất gạo đủ nuôi cả “từ Bình
Định ra Bắc”, họ vẫn không thể múa may mồm mép trơn tru, còn nói gì đến
việc cầm cây bút lông nắn nót những lời ca tụng thánh Khổng, thầy Mạnh.
Thế mà không cần đến sự thiên vị lộ liễu, Minh Mạng đã có đông đúc ở
phía nam một lớp người hội đủ tiêu chuẩn làm con dân thời mới: lớp người
Minh Hương cũng nói thuần thục tiếng Việt, chỉ cần chuyển từ bạch thoại
thô thiển qua văn ngôn uyên áo là vác được lều chõng đi thi, không một
anh nhân sĩ Bắc Hà nào dám coi thường. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh là
kẻ tiên phong không cần bằng cấp, Phan Thanh Giản là một trường hợp
gượng ép lúc cần khoa bảng ở vùng cuối đất nước nhưng những người cùng
nguồn gốc như ông mà không lộ diện trên sách sử chắc là không ít, nếu
không kể thêm bằng cớ người cùng kí tên trên bản hoà ước gây tủi nhục
lâu dài cho ông: Phó Tổng tài Quốc sử quán, Phó sứ Lâm Duy
Hiệp/Thiếp/Nghĩa, cũng dân Minh Hương.
Trong lúc lớp người của thế hệ chiến
tranh, của thời chuyển tiếp cứ tàn dần như Trịnh Hoài Đức đã nhận ra,
thì đà củng cố tập trung quyền lực về kinh đô Huế lại được tăng tiến
mạnh mẽ theo với sự bồi đắp kiến thức trị nước nhuần nhuyễn thu nhận
thêm từ khuôn mẫu Thanh triều. Cũng nên lưu ý rằng các tổ chức tạo lập
mang thực chất ở mức độ nào là tuỳ tình hình chung đòi hỏi chúng phải
đảm đương nhiệm vụ chứ không phải chỉ thuần là danh xưng vay mượn. Cho
nên các Viện, Giám, Ti… lúc này đã bận rộn hơn một phần cũng vì vua lưu
tâm nhiều hơn. Công việc phiền tạp khiến có thêm các chức vụ “phó bộ
trưởng” là Tả, Hữu Thị lang. Có việc hiệu chính luật Gia Long (3âl.
1830) giao cho Quốc sử quán thi hành. Tổ chức gián quan lỏng lẻo được
thành hình từ khi sứ bộ 1826 mang sách vở tổ chức của Thanh, qua nghiên
cứu lâu dài để thành lập Đô sát viện (1832), thành một hệ thống xuyên
suốt đưa việc kiểm tra đến từng vùng địa phương, từng ngõ ngách ban viện
ở trung ương. Công việc phồn tạp khiến Minh Mạng phải mở rộng Thị thư
viện của vua cha, từ Văn thư phòng của ông cải đổi thành Nội các, rồi
lại đặt thêm Cơ mật viện (1833) suy từ Hội điển của Thanh, để bàn bạc những việc quân quốc trọng yếu.
Có việc cải tổ quân đội (10âl. 1829),
với hệ thống cầm đầu cao nhất là các phủ của Ngũ quân Đô thống. Lính
chia thành ban lệ, phần lớn tập trung ở Kinh đô với những thành phần
chuyển đổi đóng tại địa phương được gọi là đi “thú”, mang một hình thức
xáo trộn thành phần địa phương, chủng tộc chưa từng được ai đến nay quan
tâm đúng mức. Chưa kể đến ảnh hưởng xáo trộn vì các cuộc lưu đày nếu
không có vụ Lê Văn Khôi làm nổi bật vấn đề.
Khả năng kĩ thuật, vũ khí cũng vượt trên
tầm mức cổ điển nên dù loạn nổi tứ phương, quân triều đình vẫn đủ sức
đàn áp tận những vùng xa, sâu. Chúng ta thấy triều đình thường xuyên cấp
các nhiệt kế, phong vũ biểu, “thiên lí kính” cho các địa phương, vùng
biển để canh chừng hải phận. Có những chế tác vũ khí, thuốc nổ “kiểu
Tây” tuy không đưa ra chi tiết nhưng có vẻ là những cố gắng cập nhật
thời thế. Sáng kiến “Thuỷ hoả kí tế” được nói nhiều, nhân rộng mẫu hình,
thật ra chỉ là dùng sức nước của các nguồn sông làm chuyển hệ thống vận
hành nghiền thuốc đạn nhưng việc đó không những tiết kiệm nhân công mà
còn khiến công tác chế tác đỡ nguy hiểm hơn, nghĩa là khiến sản xuất dồi
dào hơn. Có loại súng “liên châu bắn liền 4 phát” có vẻ như là loại
súng có nòng xoay. Loại “súng nhỏ của Tây Dương – cũng gọi là ‘chưởng
tâm lôi’ / ‘sấm trong lòng bàn tay’” hình như là súng lục, mà ban phát
cho quan triều thì chứng tỏ số lượng không phải chỉ là một hai đơn vị.
Có điều quan triều như Phan Huy Thực không biết dùng kính viễn vọng phải
nhờ Minh Mạng chỉ cho thì việc bỏ một số tiền lớn – quá lớn như Minh
Mạng cũng nhận ra, để làm những thuyền máy chạy thử trên sông Hương đã
cho thấy các cố gắng này tất phải đi vào ngõ cụt.
Dù sao thì tất cả cũng chứng tỏ được một
nền tài chính dồi dào của thời đại. Minh Mạng chỉnh đốn, phát triển các
đồn điền ở Gia Định, nghe lời Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn
vùng Tiền Hải, Kim Sơn thêm ruộng cho đất Bắc cùng khốn vì lũ lụt, chiến
tranh chết người mà không bớt được nạn nhân mãn. Những nguồn mỏ khai
thác lúc được lúc không, lúc chuyển cho tư nhân thâu thuế, lúc đặt thành
quan xưởng dù sao cũng đem lại nguyên liệu cho triều đình đúc tiền,
không những với các kim loại giá hạ (đồng, kẽm) mà còn có cả tiền vàng,
tiền bạc, đúc thành thoi lượng, cân để giao dịch với bên ngoài. Bởi vì
tuy là một nhà nước nông nghiệp nhưng trong tình hình giao thương có đà
trong quá khứ, triều đình Huế tuy dè dặt với bên ngoài, chỉ mở một cảng
Đà Nẵng cho giao tiếp chung nhưng cũng thường xuyên phái các thuyền buôn
bán với các cảng Nam Dương (Batavia, Palembang), Malacca, Singapore /
“Hạ Châu” với các quy định thưởng phạt rất chặt chẽ.
Chi tiết về một chuyến “đi làm việc công
ở nước ngoài” năm 1838 có thể cho thấy sự trao đổi về trước. Phái bộ có
năm thuyền thì hai thuyền đi Jakarta, ba thuyền đi Singapore, ngoài
quan chức còn có thông ngôn, “người làm việc chuộc tội”, lái thuyền, phụ
lái, thầy thuốc, và lạ lùng là “thợ giũa ngọc” (?) Hàng bán là đường
cát, thoi đồng, ngà voi, cánh kiến, hàng mua về là kẽm, chì, diêm tiêu
(thuốc súng kiểu mới?), súng điểu thương loại mới, vải… Có việc thuê tàu
máy hơi nước, khiến thông ngôn cũng không đủ dùng nên quan chức mướn
người ngoài đi theo rồi gởi theo thuyền khác trả lại. Có vẻ với tình thế
mở rộng bên ngoài mà thiếu người như thế nên đã phải thành lập một
trường Thông ngôn nhỏ – “Quán Thông Dịch”.
Minh Mạng cũng không qua khỏi thời thế
cho nên tính chất trung ương tập quyền chỉ lên đến đỉnh cao khi hai viên
tướng sừng sỏ của vua cha mất đi, mất hẳn dấu vết trì níu quá khứ của
hai địa phương “Thành” tương đối độc lập. Lê Chất chết (7âl. 1826) trong
lúc về Bình Định chịu tang mẹ thì Bắc Thành không có một Phó Tổng trấn
mà lại là một Hiệp trấn quan văn già cả khiến cho tình hình địa phương
rối loạn nổi bật lên, nhân tiện triều thần kèn cựa, đổ trách nhiệm cho
người đã chết, mở đường cho những bới móc tội lỗi tận diệt về sau. Các
chức Quyền chưởng ấn Tổng trấn rồi Quyền Phó Tổng trấn Bắc Thành cũng
không chứng tỏ khả năng người phụ trách để sự can thiệp ở trung ương
càng phải sâu sát hơn. Đàn áp xong các cuộc nổi loạn (Lê Duy Lương, Phan
Bá Vành…) triều đình phải ra lẹnh trừng trị quan tham lại nhũng. Theo
với đà quyền lực trị an đi theo binh lực, có việc xây cất xây đắp thành
trì cho các phủ huyện miền Bắc. Từ trung châu lấn lên miền thượng đạo,
chế độ thổ ti mang dáng chuyển tiếp trên vùng Mường Ninh Bình, Thanh Hoá
(tháng 3âl. 1828) rồi được bãi bỏ, thay thế bằng chế độ lưu quan, quan
chức của trung ương phái tới (tháng 6âl. 1829), gây lí do luyến tiếc quá
khứ cho những cuộc nổi dậy tiếp theo mang danh nghĩa “phù Lê”. Tất
nhiên lúc đầu không đủ người, hay vì còn phải mua chuộc, các lưu quan
này lại là thổ ti cũ, mang danh hiệu nửa chừng “thổ tri huyện”, “thổ tri
châu” như trường hợp Nông Văn Vân, Tri châu Bảo Lạc.
Những trận đánh dẹp dẫn đến việc lượng
giá tình hình quản trị, an ninh các địa phương trong nước ở mức độ phủ,
huyện, châu (8âl. 1831) cho thấy những vùng quan trọng về mặt an ninh
phần lớn là ở về phía Bắc cho nên Phó Tổng trấn Bắc Thành được gọi về
Kinh và bắt đầu sự đổi thay lớn về chính sách cai trị không những đối
với đương thời mà còn lưu dấu đến ngày nay. Tháng 10âl. 1831 “bắt đầu hạ
lệnh cho từ Quảng Trị trở ra Bắc chia hạt, đặt quan”, thiết lập đơn vị
Tỉnh với các chức chưởng Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát… mang
nhiệm vụ mới. Tất nhiên người ta cũng hội họp làm việc phân tích thiên
về sự thuận lợi của cải cách trong thời thế mới. Nhưng như thế là, đồng
thời với cải cách, “nước Đại Việt” của nhà Lê đã thực sự bị xoá sổ tuy
lại có thêm những phản ứng mới chồng chất với các khó khăn cũ. Điều đáng
nói khác là tên tỉnh Hà Nội – danh xưng đậm đà thời Chu, Hán dính líu
với sông Hoàng Hà phía bắc xa, nay xuất hiện như một dấu vết mới mà níu
kết được truyền thống cũ để có dịp sẽ lại trỗi dậy với vai trò quan
trọng hơn.
Công việc chia tỉnh, đặt quan rộn ràng
khiến các đại thần hàng ngày hội họp, kể cả những ngày mưa lạnh, vua
phải làm thơ khuyến khích, ban phát dầu gió tây ta đủ thứ, hẳn đã vọng
đến tai ông quyền thần phía nam nên Lê Văn Duyệt dâng sớ cáo lão, xin
“các đình thần bàn xét về các trấn ở thành hạt Gia Định để kiến thiết
một thể”. Lời thỉnh cầu chưa được chấp thuận không phải vì Minh Mạng bỏ
qua cơ hội mà ông gọi là “việc lớn… lợi muôn ngàn đời vô cùng”. Triều
đình đang phải bận rộn riêng về một vùng dân chúng còn đang bối rối với
những điều khoản lạ mắt, lạ tai nên bỏ qua lời thỉnh cầu. Nhưng ông Tổng
trấn cũng không còn sống bao lâu nên ông chỉ chết sau một tháng là có
sự cải tổ theo lối mới (tháng 10âl. 1832) trên phần đất còn lại, từ
Quảng Nam vào Nam, chuyển đất Gia Định làm một thành phần trực thuộc
trung ương. Đất nước từ đây mới thật là “thu về một mối” để, đi theo với
sự kềm thúc của nền chuyên chính là một tầm mức loạn lạc ở đỉnh cao,
như một thách thức với tổ chức mới.
Sức mạnh mang hệ luỵ từ bên trong…
Lại cũng không khó khăn gì để thấy những
tập họp chống đối nhà Nguyễn không phải chỉ thuần là nông dân bị áp bức
dưới một chế độ thối nát. Lịch sử không diễn tiến giản dị như của một
vài công thức chính trị đưa ra. Ngoài những yếu tố mới mang lại do tình
thế mới, triều Nguyễn cũng gặp phải những chống đối giống như với bất cứ
những người cai trị nào khác. Lập thời mới, Gia Long, Minh Mạng cũng
phải chịu nạn “mọi Đá Vách”, tập họp những bộ lạc từng hiện diện trong
lịch sử qua cả thời Pháp thuộc, không chừa cả thời kì Việt Minh những
năm 1950. Trên đà tiến chiếm đất Lê, Nguyễn cũng va chạm với các thủ
lãnh Mường Thanh Hoá, Ninh Bình, các vùng của các quan lang họ Đinh, họ
Quách… nổi danh với các tên: Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Họ
đã từng chứa chấp Lê Duy Mật chống Trịnh, từng chống quân Tây Sơn lấn
chiếm… Cho nên không lấy làm lạ là dù không có kẻ để “phù Lê”, họ cũng
chống Nguyễn để khỏi bị lấn áp trên khu vực quyền lực truyền thống của
dòng tộc.
Gia Long muốn xoa dịu họ Lê và quần thần
cũ, đã cho Lê Duy Hoán tước Công, hưởng quyền lợi ruộng đất, dân tạo lệ
to lớn nhưng như thế cũng là nuôi dưỡng thêm một thế lực chống đối tiềm
tàng, gợi tham vọng cả từ những kẻ bên ngoài. Duy Hoán không muốn phản
loạn cũng không được, chỉ gắng gượng bù đắp trước khi chết (1816) bằng
cách lôi theo ông Tổng trấn Bắc Thành, và may mắn có người con, Lê Duy
Lương, tiếp tục chống đối, sau khi lẩn tránh đến hơn hai mươi năm, dưới
sự che chở của các quan lang Mường. Loạn tuy chỉ hơn một năm (6âl. 1833)
là bị dập tắt nhưng các thủ lãnh Mường lại tiếp tục nuôi Lê Duy Hiển,
kéo dài mệnh số đến tháng 4âl. 1837 mới bị tiêu diệt. Đất Mường cuối
cùng thấy cánh tay quyền bính của họ Nguyễn đi sâu vào tận đất đai ngàn
đời của dòng họ, và con cháu họ Lê đành phải chịu mất ân huệ dành cho
một triều đại để trở thành phận kẻ phản loạn, bị bứng khỏi đất gốc, phân
tán xa tận phía nam.
Phía đồng bằng, những chống đối mang
những dạng “quen mắt” hơn nhiều. Khi còn quyền uy, Tổng trấn Nguyễn Văn
Thành, quen thuộc với tính chất đất văn học, đã cho phổ biến bài Điểm mê kêu gọi dân chúng đừng nghe lời xúi giục làm loạn thì có bài Tố khuất như
một phản ứng trình bày thực tế người dân phải chịu đựng. Quan tham lại
nhũng là chuyện bình thường của quá khứ, của xứ sở (vụ Hoàng Công Lí
trên đất Gia Định 1820-1821). Vả lại nhìn kĩ, mức lương dành cho quan
quyền có vẻ chỉ là đủ ăn mà thôi. Thế mà Gia Long còn thấy không nên
đánh đòn các quan phạm lỗi, sợ làm nhục họ nên ra lệnh chỉ trừ lương
thôi! Và qua bao biến loạn làm lỏng lẻo quyền bính trung ương, các làng
hay nhóm làng đã nằm trong sự thao túng của các cường hào địa phương,
“chúng làm bậy thì dân đều theo” (lời Nguyễn Hữu Thận). So ra, “Cái hại
quan lại là 1, 2 cái hại hào cường là 9, 10. Quan lại ăn giấy tờ, thuế
vật (có thể) bị lộ, bị xử còn hào cường ẩn núp trong dân gian, giết cả
người, hại cả nhà mà không lộ…” Nguyễn Công Trứ đã không bịa chuyện để
thanh minh cho tầng lớp quan quyền. Trong tình thế đương thời, các quan
cai trị lại là người xa, hoặc cũng là dân “Bắc Hà” nhưng với quyền uy
dựa vào phe chiếm đóng thì không nề hà gì mà không vơ vét, cho đến khi
lộ ra vì làm ăn quá quắt, hoặc bị phát giác chỉ vì rủi ro. Đại đô đốc
Tây Sơn Lê Đình Chính về hàng mới nửa năm, được phong trấn thủ Lạng Sơn
là một trong số đó.
Ngự sử chuyên trách đạo (Nghệ) An (Hà)
Tĩnh Nguyễn Bá Nghi có vị thế địa vực khoảng giữa để đưa ra nhận xét về
sự xung đột Nam Bắc: “Người Nam thì kiêu hãnh khinh người, lời nói và
việc làm đều hay trịch thượng; người Bắc thì lấy làm tủi thân, tuy cố
gắng làm việc nhưng vẫn đem lòng bất mãn, điều qua tiếng lại dần thành
hằn học lẫn nhau…” Tình trạng đó không phải chỉ xảy ra trên cấp bực quan
quyền địa phương mà còn thấy ở trung ương nên trước kia Gia Long đã
phải phân trần với Nguyễn Du, và Minh Mạng thì từng thể hiện không những
trong lời nói về sự không phân biệt Nam, Bắc mà còn trong hành động,
như bênh vực Lê Duy Thanh (con Lê Quý Đôn) đến phải chịu đựng sự lấn
lướt của ông hàng thần (Lê Chất) lâu ngày đã trở thành quyền thần.
Về phần đám thừa hành thì nếu không
chống đối, có bị bó buộc hay tự nguyện đi vào quyền bính, họ cũng không
sốt sắng với nhiệm vụ cho lắm. Cả người cầm đầu cũng không dám giấu
trung ương (đầu 1828) điều đó: “Lính Bắc Thành chỉ có 25 000 người đều
là lười biếng, không quen việc đánh trận, một khi sai phái thì phải xen
thêm lính Kinh vệ… Người bản thổ sai bắt giặc hoăc đi đánh, thường có
tính nể nang nên khó được việc.” Có ý định về hùa phục vụ để kiếm chác
hoặc ẩn núp thì phải giả dạng phe mạnh: “(Kiểm tra đầu 1828 thấy) binh
lính ứng mộ phần nhiều mạo tên lấy các xã thôn từ Quảng Bình về Nam làm
quê quán”. Biện pháp chỉnh đốn là kiểm tra quê quán thật, chỉ lấy lính
Nam cho trấn thành mà thôi. Thế mà trong trường hợp cần thiết, khi các
quan báo cáo “lính Nam ở các tỉnh Bắc Kì sai phái có tiếng là đắc lực”,
Minh Mạng đành phải cho phép mộ thêm, và Bắc Ninh chỉ trong một tháng
(3âl. 1835) đã mộ được 1050 người! Cho nên có tình hình chung là lính
thú trên đất Bắc có riêng biệt các đơn vị Bắc, Nam mà số lượng Nam có
khi nhiều hơn Bắc như chứng tỏ lúc cải tổ tháng 9âl. 1835 (Ninh Bình
323/94, Hưng Yên 541/513, Quảng Yên 185/100). Thật ra thì “lính Nam” là
của vùng Thuận Quảng cũ đến Khánh Hoà (Bình Thuận thuộc quản trị của
thành trấn phía Nam) như khi Minh Mạng cho thấy lúc thu xếp bắt lính cho
Gia Định theo tiêu chuẩn nặng hơn (đầu 1836): “…Lấy lính Nam Kì bảo vệ
cho Nam Kì, tiếng là giữ nước thực là giữ nhà. So với lính Kinh, lính
trực, lính kì hàng năm phải đi thú lặn lội mấy ngàn dặm, đồn thú lâu hơn
hàng năm…” Chênh lệch lại có khi vì quá khứ chiến tranh, lính Nam đã có
hiểu biết kĩ thuật cao hơn lính Bắc. Cho nên Hưng Hoá (cuối 1833), Hà
Tĩnh (5âl. 1836) phải mộ 50 dân ngoại tịch từ “Quảng Bình vào nam” để
sung vào đội pháo thủ của tỉnh!
Với tình trạng như thế thì loạn nhỏ cũng
trở thành lớn khi có xộc xệch vì đổi thay tổ chức. Trước đã có bất an
trên vùng tây bắc kéo dài mười mấy năm trong đó có con của Nguyễn Gia
Phan, cựu tiến sĩ triều Lê, cựu hàng thần Tây Sơn. Vùng thượng du có Lí
Khai Ba xưng vua bị dẹp yên mùa xuân 1823. Nhưng loạn đất Bắc đánh động
đến Kinh thành là khi Lê Chất rục rịch về Bình Định để tang mẹ. Lê Duy
Lương lộ ra trên vùng thượng du Thanh Hoá (đầu 1826) rồi Vũ Đức Cát,
Phan Bá Vành vùng biển (2âl. 1826) khiến cho Thống quản biền binh Bắc
Thành bị cách, đến một năm sau loạn mới bị diệt trừ. Nhưng một loạt các
cuộc chống đối tiếp theo có thể nói là do việc cải tổ tập trung lập tỉnh
đã khiến cho những mối mâu thuẫn tiềm tàng nhỏ hơn được dịp bùng phát
dữ dội. Đó là cuộc loạn Lê Văn Khôi xuất phát từ nơi Minh Mạng vẫn còn
tin là chốn trung thành với dòng họ nhà mình.
Theo dòng thời gian ghép vào sử chính
thống, ta vẫn coi người cầm đầu cuộc biến loạn đó là LÊ VĂN Khôi nhưng
chính sử quan Nguyễn cũng nhận ra rằng chỉ vì muốn ghép tội với Tổng
trấn Lê Văn Duyệt mà họ đưa ra tên và chữ lót đó thôi. Và họ cũng không
chịu thú nhận là sự gán ghép đó còn có mục đích đẩy xa sự dính líu với
dòng vua đang ngự trị, tránh một điều có thể gọi là xấu hổ, gây nhiều
rắc rối cho đương quyền. Khôi thật ra là NGUYỄN HỰU Khôi, mang “công
tính”, họ của dòng nhà vua, được ban cho các con cháu Nguyễn Hoàng bị bỏ
rơi trên đất Bắc (1600). Những người này sau thời kì bị nghi ngờ, ở lâu
thành quen, được lên chức trong triều Chúa với danh vị bà con nhà chúa,
họ cũng khiến cho các quan Trịnh Lê sợ hãi như ai! Họ làm quan triều,
làm lưu quan đất Cao Bằng, địa phương hoá nên liên kết hôn nhân với các
dòng họ phụ đạo: Bế, Nông/Nùng, và có thể thổ tù hoá mãi mãi nếu không
có một người bà con xa xưa lên làm vua toàn cõi. Thế là một người trong
dòng, tên Khôi ở mãi tận Cao Bằng, không biết bằng cách nào lại luồn lọt
được vào nằm dưới quyền một công thần mà lòng trung thành nổi bật khiến
Gia Long được tướng Tây Sơn nào về hàng là trao cho ông ta sử dụng với
lời dặn dò không phải chỉ giữa vua và tôi.
Lê Văn Duyệt chỉ có một lần thoáng qua
trên đất Bắc khi mới tiến chiếm xong, được lệnh tuyển lính Bắc Thành
cùng với toàn bộ các quan tướng ưu tú: Lê Chất, Nguyễn Văn Trương,
Nguyễn Đức Xuyên, còn thì lo dằng dai dẹp loạn Đá Vách vùng Quảng Ngãi,
thành lập một vệ quân riêng biệt ở đấy lấy tên là vệ Minh Nghĩa. Người
trưởng trông coi vệ đó không thấy nêu tên mà sử lại ghi ông phó là
Nguyễn Hựu Khôi. Không thể nghĩ rằng ông Tổng trấn, dù nghênh ngang, lại
dám nhận một người hoàng tộc làm con nuôi của mình. Đến khi nổi loạn,
Minh Mạng không những “xuống chỉ đổi họ Khôi theo họ Lê Văn Duyệt” mà
còn tước bỏ họ cả chi của Khôi, vì lẽ “họ Nguyễn Hựu vốn là công tính,
há có giống chim muông ăn thịt cha mẹ, ô nhục dòng dõi nhà vua như thế?”
Rõ ràng ông đã không phủ nhận nguồn gốc của Khôi, cũng như khi phải bận
tâm giải quyết chuyện ông em cưng, cùng mẹ đã lấy cháu của Khôi, được
quân Phiên An giương cờ, nêu tên ông ta để lôi cuốn người theo. Cho nên
nếu không có người thừa hưởng chút hơi hướm danh vị hoàng tộc, có mối
quan hệ liên vùng Bắc Nam như Nguyễn Hựu Khôi thì sự biến ở Gia Định
tháng 5âl. 1833 không xảy ra, và đã xảy ra thì không lan khắp toàn quốc
như đã thấy.
Việc quan quyền lạm dụng tình thế tìm
kiếm lợi lộc hay bới móc nhau để tâng công cũng là chuyện thường tình.
Một khi thay đổi tổ chức, hệ thống đáng lẽ phải coi những cách thức điều
hành cũ là đương nhiên, vậy mà quan chức lại lấy tiêu chuẩn mới để xét
hình thức cũ thì tội lỗi kẻ thất thế hẳn là không để đâu cho hết. Kẽ
vạch thì lỗi nhẹ thành lỗi nặng, lỗi nặng thành không thể tha thứ được.
Người chịu nạn may mắn đã chết thì được vua xuê xoa tha tội làm ơn, như
trường hợp Bảo hộ (Chân Lạp) Nguyễn Văn Thuỵ, Thoại Ngọc hầu được thờ
kính ở Tây Nam Bộ ngày nay. Nặng nề mà còn sống thì như trường hợp một
ông Bảo hộ khác, Lưu Phúc Tường bị giết, không kể công trận dày dạn từ
thời còn truân chuyên. Ân oán bình thường khuất lấp trong chi tiết dễ
thấy thoáng qua, là sự kiện Lê Văn Khôi khi nổi dậy giết Bố chánh sứ
Bạch Xuân Nguyên, đã giết luôn cả thuộc hạ của ông ta là Nguyễn Trương
Hiệu, người từng phát giác vụ con Nguyễn Văn Thành làm thơ khẩu khí, lây
lan đến cái chết của ông Tổng trấn Bắc Thành. Sự xung đột mới cũ trở
thành bạo loạn, đã xảy ra vì gặp lúc chính quyền ở vào thế yếu nhất khi
chuyển đổi. Loạn quân phải chớp thời cơ, giành lấy phương tiện tuy còn
trong đà tập trung mà trách nhiệm thì không thuộc về ai hết. Thái Công
Triều đã bảo Lê Văn Khôi: “Nay chia đặt tỉnh hạt thì đại bác, khí giới,
thuyền mành và thuốc đạn ở Thành sẽ chia đi các tỉnh, nếu không kịp thời
nổi lên lúc này, còn đợi đến bao giờ?”
Minh Mạng biện minh cho quyết định chia
tỉnh của mình, đã thắc mắc tại sao tướng tư lệnh vùng Nguyễn Văn Quế
không đủ sức ứng phó với tình thế nhưng ông không thấy rằng từ kẻ trông
coi biền binh toàn cõi phía nam đến trở thành một ông Tổng đốc dân sự
thì quả là sự lúng túng trong thu xếp đã rõ rệt, không cần đến tình thế
như Thái Công Triều nhìn ra. Ba vệ lính bị chuyển đổi bật gốc quen, đi
theo người chỉ huy là chuyện thường. Ngay cả nhóm người Thanh, cũng
không thấy có cách nào khác hơn khi đi theo người từng chung vốn “làm
ăn” với họ. Lăng Ông hôm nay bề thế, tuy chỉ là được xây dựng từ 1937,
nhưng thật tình có chấp chứa nỗi luyến tiếc của con cháu, đồng tộc lớp
người chịu ân sủng ông Tổng trấn thời sinh tiền rồi phải vạ lây từ đó.
Chưa kể đến sự xu phụ bình thường, kẻ “phản loạn” phải khuất phục lực
lượng đe doạ ngay trước mắt trong khi uy thế triều đình thì ở xa, như
trường hợp con cháu họ Mạc Hà Tiên, con cháu ông cựu-Miên Nguyễn Văn
Tồn. Và cũng tưởng tượng ra một thời giải thoát là những người theo đạo
Gia Tô đã thấy ngột ngạt, hoang mang với những cuộc ruồng bố cấm đạo.
Tóm lại, thấy đó là cơ hội đổi đời như khi ông quan đốc vận bị can án
nằm ngục vì chở (lầm?) con cháu Tây Sơn, trở thành Phó tướng Thuỷ quân
của thời mới. Phe loạn quân có cả người con khác của Nguyễn Văn Thành,
chắc bị đày ở đó. Lính Hồi Lương, Bắc Thuận, quân đi đày từ phía Bắc xa
hẳn mong thấy tương lai rộng mở hơn khi theo ông quan gốc Bắc. Nghĩa là
vang vọng của cuộc nổi dậy không phải chỉ loanh quanh ở địa phương.
Biến động nhân rộng ra. Người Chàm bị
“Kinh hoá” khi vùng Thuận Thành đổi ra phủ Ninh Thuận, nổi dậy, cũng mở
rộng chống đối – và sẽ bị đàn áp đến tản lạc dân chúng, không còn thế để
trở về vị trí Phiên vương như xưa. Nhóm Lê Duy Lương tìm cách liên kết,
chưa thấy được hiệu quả bao nhiêu thì chính triều đình Huế trong khi
truy bức đã gây thêm rối loạn trên một vùng thượng du phía Bắc. Lệnh bắt
vợ con, thân thuộc Lê Văn Khôi ở Cao Bằng khiến Nông Văn Vân, ông tri
châu Bảo Lạc của triều đình, không thể ngồi yên, phải nổi dậy (7âl.
1833). Tuy nhiên sự chống đối không được dài lâu vì ưu thế gần như tuyệt
đối của triều đình, với cả nguồn nhân, vật lực toàn quốc theo với sự
tăng tiến khả năng tranh chiến trong đà liên hệ tuy chưa đến mức độ quốc
tế rộng rãi nhưng đã vượt ngoài biên giới như đã thấy. Nông Văn Vân
cũng có ưu thế quen thuộc địa vực như nhóm Mường Ninh Bình Thanh Hoá,
thêm với thế dựa lưng vào rừng núi của nước lớn nhưng vẫn không đủ sức
gây lực lượng mạnh nên rốt cục lại bị bỏ rơi vì quan Thanh không muốn có
tình hình bất an nơi biên giới.
Về phía loạn quân, sự thành công bột
phát của Lê Văn Khôi cũng là yếu tố làm nên thất bại ngay trong sự bành
trướng. Quân Hồi Lương, Bắc Thuận là lực lượng chính giữ Định Tường phía
tây còn trưởng quân Hồi Lương, Nguyễn Văn Trắm, người sẽ thay thế Lê
Văn Khôi đến lúc cuối cùng, lại là kẻ chống đỡ quân triều đình phía
đông. Từ những nhóm nhỏ mang tính biệt phái như thế, quân nổi dậy sẽ
thấy trơ trọi, hụt hẫng khi phát triển ra khỏi khu vực quen thuộc là
trấn thành cũ. Thái Công Triều đã ở tâm trạng như thế khi đem quân đánh
rọng ra miền Tây, đột nhiên trở giáo, không những làm mất hậu phương
rộng lớn cho Gia Định mà còn mất triển vọng liên kết với quân Xiêm đang
trên đà can thiệp. Quân rút vào cố thủ trong thành Phiên An chỉ kéo dài
cuộc sống nhờ thành trì che chở, nhờ sự tuyệt vọng nâng đỡ trong khi
quân triều đình vây khổn bên ngoài trang bị súng lớn với “thước đo bắn
đại bác mới chế”, đại bác bắn “đạn nổ mảnh”, với ống dòm loại mới mang
khả năng kĩ thuật tối đa mà sự thành công cuối cùng lại là do chiến
thuật có vẻ như gợi ý cho những người bao vây Điện Biên Phủ ngày sau:
Đào hào xâm nhập tiến sát thành rồi xung phong lần cuối (16 tháng 7âl.
1835). Chiến tranh chống nổi loạn mang lại một hình ảnh đen tối của đất
nước với một loại hình “khủng bố nhà nước” đáp ứng vượt bực đối vớ
Tuy nhiên thế thắng của triều đình không
phải chỉ là sự đàn áp của quân lực. Kiến thức tập quyền của truyền
thống được hiện đại hoá bằng những tiếp nhận từ phương Bắc qua tay một
ông vua có cá tính, đã điều hoà trong một chừng mực những mâu thuẫn địa
phương, mới cũ để sự sụp đổ không xảy ra. Đã thấy Minh Mạng cố sức giữ
quân bình cho sự khác biệt Nam Bắc vốn sâu đậm hơn vì sự kết hợp qua
chiến tranh, lại kéo dài cả trong thời bình. Ông nghiêng bên này, lệch
bên kia, không nề hà cả việc phân trần, tránh né với cường thần mà ông
biết chưa có thể trực diện đàn áp nổi. Ông mắng người là với tính cách
một ông vua có chịu đựng ràng buộc chứ không phải của một chúa tể chuyên
quyền. Thứ tinh thần Nho giáo được mang ra làm tiêu chuẩn là nhân danh
văn minh: “Buộc thay đổi áo quần là dùng Hoa hạ trị Man di…” Tiêu chuẩn
đó vấp phải thực tế bảo thủ thông thường cùng với những khó khăn của
cuộc sống để các “sĩ phu” được dịp nấp bóng đàn bà mỉa mai. Tuy nhiên
cùng trong ý nghĩa săn sóc thần dân dưới quyền không phân biệt, Minh
Mạng đã cho tận lực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội căn bản, vấn đề
cấp thiết của địa phương như việc trị thuỷ sông Hồng chẳng hạn. Với cái
“poll” do Nguyễn Công Trứ dò hỏi, từ 70 đến 80% dân chúng đồng ý phá
đê, triều đình với tính cách người quản lí mang tầm nhìn bao quát hơn,
lại thấy ý tưởng đó quả thật là phiêu lưu nên chọn giải pháp khác là
khơi dòng, đào sông mới cho thông đường nước. Và cứ thế không buông bỏ…
Thế là gồm lại, những thần dân của Minh Mạng này đều là dân “Hán”, cùng
chia xẻ niềm hãnh diện văn minh, đối ứng với bọn “Man Di” phải đàn áp,
phải cải hoá bên ngoài biên giới đang có đà mở rộng.
Chính cái khuôn khổ Nho giáo trong thực
tế trước mắt đã đưa các sĩ tử Bắc Hà vác lều chõng đi thi, vào triều
chính Nguyễn, và rồi chính tính cách nhân bản của Nho giáo đã khiến có
một lớp người mới thành tâm phục vụ triều mới không bị ràng buộc vì sự
đồng dạng địa phương xưa cũ nữa. Đánh thắng trên mặt trận Bắc không phải
chỉ có các ông tướng xuất thân cựu nguỵ như Lê Chất, Nguyễn Văn Xuân,
tướng gốc chăn voi bị vua chê “thô suất, lỗ mãng” như Phạm Văn Điển,
tướng xứ kinh kì gia nhập muộn như Tạ Quang Cự phải nhờ người viết thay
báo cáo, mà còn có tướng văn võ toàn tài như Nguyễn Công Trứ, rồi ngược
với thời kì đầu, không phải chỉ có quan Nam trị dân Bắc mà có Doãn Uẩn
xuôi ngược bắc nam, làm Án sát Vĩnh Long, xây chùa còn dấu vết đến ngày
nay, có Vũ Xuân Cẩn làm Tổng đốc Bình Phú ứng tiếp quân vụ cả hai đầu
nam bắc… Thế là sự xung đột giữa những người cùng địa phương, chức vụ
lại chuyển sang màu sắc “văn hoá” dẫn đến những kèn cựa tủn mủn, vụn vặt
hơn: Phạm Đình Hổ làm ở Quốc tử giám bị đồng sự – cũng gốc Bắc nhưng là
Tiến sĩ, coi thường vì không qua bằng cấp, Nguyễn Công Trứ cũng bị quan
triều hặc vì đã cử một hào phú làm huyện thừa – chỉ là một chức “phó” ở
huyện thôi!
… thúc đẩy sự bành trướng, vươn tầm mắt ra ngoài biên giới
Cho nên với thực lực của thời đại như
thế thì dù muốn, Minh Mạng cũng không thể tuân giữ di chúc: “Chớ gây hấn
ngoài biên giới” được. Thật ra thì trong những năm tháng đầu niên hiệu,
chính Minh Mạng đã kềm hãm ý thức gây hấn của Lê Văn Duyệt muốn vươn
đến bắt tay Miến Điện bên kia nước Xiêm La, lợi dụng sự xung đột của hai
bên để chiếm miếng mồi ngon Chân Lạp. Triều đại Rama cũng là lúc hưng
thịnh của Xiêm La. Ở phía Bắc, các tập đoàn Thái tan vỡ hay chưa kết tập
của nước Lan Xang cũng trên đà suy yếu để sử quan Nguyễn chỉ ghi chép
về các nước Vạn Tượng, Nam Chưởng đã tách biệt từ 1694. Vùng Bồn Man đã
mất danh xưng cũ trong hơn 30 năm chiếm đóng của Lê Duy Mật nên chỉ còn
là châu Trấn Ninh ngay từ thời Gia Long. Nam Chưởng / Luông Pha Bang
tương đối cách trở với triều đình Huế, vì đường thông thương cũ với
Thăng Long không còn hợp với thời mới nữa nên thấy ít chuyện liên can
xảy ra. Đất Vạn Tượng lại gần hơn với lối thông qua Cam Lộ, Quy Hợp quen
thuộc từ xưa nên sự xung đột của xứ này với Xiêm La khiến phải gây sự
động binh của Nguyễn. Từ Gia Định xa, Lê Văn Duyệt đề nghị dùng Vạn
Tượng làm vùng đệm đối với sức tràn lấn của Xiêm. Nhưng Vạn Tượng yếu ớt
lại gây hấn khiến quân Xiêm chiếm kinh thành. Quốc trưởng A Nỗ / Chao
Anu chạy trốn nương nhờ Trấn Ninh, bị giao cho quân Xiêm đã đưa mối đe
doạ đến gần Việt Nam. Triều đình Huế bắt thổ quan Chiêu Nội về giết
(1830), sáp nhập Trấn Ninh vào bản đồ, đăt thành phủ rồi cũng liên tiếp
mở thêm các phủ “trấn” mới: Tĩnh, Định, Biên, Man và Lạc Biên, đẩy phủ
Cam Lộ qua phía tây với 9 châu mới, đưa biên giới đến sát sông Mekong,
chiếm cả vùng Trung Lào ngày nay, chỉ chừa lại đất Champassak cho cháu
của A Nỗ. Tuy nhiên xung đột trực tiếp lại là ở phía nam, nơi có sự
giành giựt đất Chân Lạp suy yếu mà lại thuận tiện cho việc bành trướng
vì nằm trên đất đồng bằng quen thuộc.
Quân Xiêm dưới quyền tướng Praya Bodin,
theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi tràn qua Nam Vang, chiếm Hà Tiên, Châu
Đốc (cuối 1833) nhưng bị chận lại. Trương Minh Giảng truy sát, đưa Nặc
Chăn về Nam Vang phục hồi đất nước nhưng là bắt đầu một thời kì bảo hộ
sâu sát (tháng 7âl. 1834) của Nguyễn qua trung gian Quận chúa bù nhìn
Ang Mei / Ngọc Vân và quan lại bản xứ mang chức tước triều đình, có quân
chiếm đóng vỡ ruộng lấy lương ăn theo chế độ đồn điền để tồn tại lâu
dài, tất cả có dáng không thể nào đảo ngược được. Chân Lạp đã là “tôi
tớ” của vua thì con dân ở đó từng “có nước đến 1200 năm” tất cũng phải
được tìm hiểu cặn kẽ cho nên có lệnh sai soạn Cao Miên kỉ lược. Tiến
trình “Đại Nam hoá” tiếp theo mỗi chiến thắng cũng được thi hành trên
khắp các vùng đất nước: chức lí trưởng đặt đến tận vùng Mường, buộc
người học “chữ” (Hán, tất là qua âm Việt) không cần phải là con cháu thổ
tù, gần giống như người Pháp sau này thi hành ở Nam Kì đối với dân
Việt. Không những “Quốc vương Hoả Xá”, quan thổ tù mang thêm họ ngoài
tên mà dân Hà Tiên, Kiên Giang còn thêm những họ mới lấy từ tên thôn xã
của mình, tiếp tục cách thức lấy họ sao cho có nghĩa, có âm Việt để ghép
vào sổ đinh đóng thuế, chịu bắt xâu, đi lính.
Đất Gia Định yên giặc được tổng kiểm tra
về mặt điền thổ (4âl. 1836), xong trong ba tháng, chấm dứt các đơn vị
mơ hồ “thửa”, “khoảnh” để thành mẫu, sào đồng nhất. Công cuộc kiểm tra
lan đến Bình Thuận, Khánh Hoà thế là mang lại sự thống nhất điền địa
trên khắp cả nước. Đất nước xuyên suốt với những con đường lớn xây đắp
trên vùng Gia Định vừa bình định xong, những con đường trạm theo nhu cầu
chiến tranh nối liền với kinh kì. Theo thói quen của sử quan, không
thấy kể nhiều về những hoạt động thương mại của tư nhân, ngoài các
chuyện bất đắc dĩ về các vụ buôn bán bất hợp pháp phải kê ra, trong đó
thấy có tình trạng nghiện thuốc phiện khá lan tràn, từ trong dân chúng
lên đến chức quyền Tổng trấn Bắc Thành. Tuy nhiên việc thành lập Giao tử
vụ ở Cao Bằng tháng 10âl.1836 chứng tỏ dòng giao thương trên bộ với
Trung Quốc khá lớn đến nỗi người ta phải dùng một hình thức tiền giấy cũ
kĩ thay thế tiền đồng nặng nề. Và tất nhiên sử quan không che giấu
chuyện nhà nước đi buôn.
Chuyện đi buôn xa ra nước ngoài đã là
điều quen thuộc, tuy lúc đầu vẫn tránh né là “làm việc công”. Không thấy
chuyện triều đình đi buôn với phương Bắc – các thuyền buôn người Thanh
đã chiếm đủ dòng lưu thông này rồi. Hướng đi buôn với các xứ biển phía
Nam được ghi nhiều cho thấy tầm quan trọng của nó. Đó là nơi có những
món hàng chiến lược: thuốc súng, vũ khí, hàng xa xỉ phương Tây… Tính
cách quan trọng của hướng này còn thấy qua những ghi nhận có thuyền lớn,
như chuyến 1838 với Đào Trí Phú có vẻ như là trên tàu chạy máy hơi
nước, nếu không là loại Minh Mạng cho chạy thử trên sông Hương, lúc này
liều lĩnh đi ra ngoài biển khơi thì cũng là tàu được mua hay thuê mướn
của người Âu. Trang bị vũ khí trên tàu có vẻ cũng là loại súng bắn nổ cò
“chấn hoả pháo… súng thép của Tây Dương, bắn bằng đạn liên châu…” chứ
không phải loại nhồi thuốc đạn vào nòng rồi van vái nữa! Bởi vì tình
trạng an ninh trên biển, ngay cả dọc theo bờ Nam Bắc cũng cho thấy
thường không an toàn với các toán cướp biển đầy dẫy, đến thời gian này
phần lớn là người Trung Hoa, tồn đọng cũ mới của những kẻ chống đối nhà
Thanh, của dân phiêu lưu nhập nhoà giữa nghề đánh cá và cướp biển.
Với khả năng đi biển tương đối vượt bực
so với các triều đại trong quá khứ, sự bành trướng của Việt Nam lúc bấy
giờ không chỉ giới hạn trên đất liền mà còn có toan tính hướng ra ngoài
biển khơi. Lại cũng là thời điểm sau khi dẹp yên Gia Định, quan triều dự
định tổ chức chuyến ra xa ngoài biển Đông, hẳn là có người còn nhớ
chuyện thời các Chúa, dân địa phương Quảng Ngãi vẫn còn con cháu từng
phục vụ lúc xưa. Chuyến đi tháng 6âl. 1835, quân Nguyễn dựng đền thờ
thần Hoàng Sa trên đảo, có vẻ đã thám sát hai đảo gần nhau: “cồn Bạch
Sa, tên cũ là núi Phật Tự” (chắc vì có miếu cổ Vạn lí Ba bình, trên nhóm
Paracel phía tây, hay trên đảo Phú Lâm của nhóm Đông Bắc?), và “đá Bàn
Than” nhỏ hơn, ở phía nam. Thế rồi nửa năm sau, bộ Công đề nghị sai Phạm
Hữu Nhật làm công tác chiếm hữu rộng lớn hơn: thám sát các đảo, đo
đường nước sâu cạn, vẽ bản đồ, tính toán khoảng cách các đảo ấy với
những điểm trên đất liền, rồi lập bài gỗ đánh dấu sự hiện diện của triều
đình Nguyễn, hẳn là lan qua nhóm phía đông bắc, toàn vùng. Cuối năm
1836 chiếc tàu Anh bị đắm ở Hoàng
Tuy nhiên sự mở cửa bắt buộc của thời
thế không giúp cho Minh Mạng giải quyết được một vấn nạn càng lúc càng
gây khó khăn bức thiết cho triều đình vì không những nó mang yếu tố tự
cho là văn minh, không nhường ai mà còn dựa trên cả sức mạnh cụ thể nơi
thuyền chiến, vũ khí của những nước xa tận trời tây, sắp đóng vai chủ
lưu của thế giới hiện hành. Đó là vấn đề Thiên Chúa Giáo, hay dùng chữ
của đương thời: “đạo Gia Tô”, thay chữ xưa hơn: “Hoa Lang Đạo”. Minh
Mạng đã có kinh nghiệm về sự xung đột giành giật linh hồn Hoàng tử Cảnh ở
Gia Định mà cuối cùng phe truyền thống thắng thế, lên làm vua với cả sự
tin tưởng ở “đạo Trâu Lỗ” thần thánh, thì tất là ông không thể nhường
bước. Đã thấy một số kiến thức của nhân viên đưa về sai lạc bởi quan
điểm văn minh (như ở Nam Dương “thuế gì cũng thâu”). Với đạo Gia Tô là
“đạo kiệt hiệt hơn hết trong các đạo dị đoan” thì những thiên kiến cũ
vẫn còn đó: Giáo sĩ móc mắt người chế thuốc, bỏ bùa mê bằng “bánh
thánh”, xưng tội riêng với người nữ để gian dâm – ý chống báng này không
những là từ quan niệm nam nữ hữu biệt của Khổng Giáo mà còn có thể từ
loan truyền đâu đó về một dấu vết droit de touche trung cổ châu Âu… Dân
chúng nồng nhiệt với đạo mới, có lúc cũng bước qua thập tự, rồi trở lại
ăn năn, giáo sĩ thì tin tưởng ở nhiệm vụ tông đồ của mình với cả một hệ
thống văn minh thúc đẩy không chỉ bằng tinh thần, thế là Minh Mạng chỉ
có thể “giết!”, cũng với mức độ chân thành tin tưởng riêng của mình. Kết
quả tranh chấp nếu không thấy được trong đời ông vua thì sẽ hiện ra
trong những năm tháng tiếp theo.
Với các chiến thắng, vua đã lên đến tột
đỉnh nên tổ chức Lễ Bảo tất / “ôm đầu gối” cho công thần, đúc 9 đỉnh –
dạng Cửu đỉnh Việt hoá, bày hàng trước Thế miếu, cho tập họp các công
trình thời đại, biên chép thành sách, đổi tên nước Đại Nam không nệ lời
can tên đó không phải là mới, chưa kể lời bàn tán không phải đạo Hiếu.
Minh Mạng đuối sức, mất đi (đầu 1841) tuy đã thấy những rối loạn ở biên
giới phía tây nam nhưng hẳn vẫn vững tin về công trình xây dựng của
mình, cũng như chứng tỏ ở số lượng con cái đông đúc ông để lại với bài
thơ sắp xếp thế thứ mà khi cả triều đại sụp đổ vẫn chưa dùng hết!
CON ĐƯỜNG SUY SỤP CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI NAM
Những mảng sáng của một thời đổ vỡ
Lịch sử đánh mất chủ quyền phần rất lớn
đều nằm trong thời đại của một ông vua: Tự Đức (niên hiệu 1847-1883) cho
nên những chê trách về sau đều nhắm vào đấy khiến người ta dễ thấy chỉ
có toàn những rối loạn nội trị, lúng túng trước ngoại xâm dẫn đến suy
sụp toàn bộ. Tuy nhiên sự chiếm lĩnh thuộc địa của người Pháp kéo dài
gần nửa thế kỉ không phải chỉ vì khả năng có hạn của chính quốc mà còn
vì họ đã gặp ở Việt Nam một tổ chức quốc gia có cơ sở đến tận tầng đáy
xã hội để có những phản ứng từ trên triều đình, xuyên suốt đến dân chúng
khiến có lúc họ phải chùn bước trước những khó khăn gây lúng túng cho
những người cai trị mới. Các sự kiện chòng chéo như vậy khiến người ta
không thể bỏ qua những thành công trong giới hạn của đất nước trong giai
đoạn đổ vỡ này.
Những cải tiến tổ chức cai trị dưới thời
Minh Mạng đã tạo được một hệ thống vững vàng để sự cải đổi tên nước từ
Việt Nam sang Đại Nam không mang một tính cách huênh hoang rỗng tuếch,
để ông vua không hổ thẹn trên nền tảng tinh thần ông thụ nhận và ban
phát cho thần dân. Đất nước rộng lớn tính bằng những con số diện tích,
số người dân để đánh thuế, tuy còn xa với thực tế quyền lực bao trùm
diện địa nhưng cũng là một chỉ dấu thăng tiến. Khi Minh Mạng mới lên
ngôi (1820) số dân (đóng thuế) là 620 246 người, qua 20 năm sau đã thành
970 516 người, chênh lệch đó hẳn có phần là do hiệu quả cai trị sít sao
do tổ chức đưa lại, trên một vùng đất đã mở rộng hơn. Cứ theo đà đó mà
đến cuối đời con ông (Thiệu Trị 1847) dân tăng đến số triệu: 1 024 388 /
1 029 501. Tuy đất nước trải qua những thời kì thiên tai thuỷ hoạ trầm
trọng (1820, 1839, 1849 “người sống không còn đủ để chôn người chết”…)
nhưng có vẻ sự chịu đựng và thích ứng của dân chúng đã lên rất cao. Lấy
chứng dẫn từ một biện pháp cai trị mang tính đạo lí của nhà cầm quyền:
Đó là việc thường xuyên có những ban thưởng cho các người già 100 / hơn
100 tuổi, và trường hợp còn sống 5 đời / “ngũ đại đồng đường”. Tất nhiên
Tự Đức thừa hưởng thành quả đó: Trong 20 năm cầm quyền, Minh Mạng có 18
lần thưởng, trong khi với Thiệu Trị, tỉ lệ đó là 7/7 còn Tự Đức lên đến
73/36! Và cũng có lẽ thấy tình trạng dân đông trước mắt nên chính các
quan cho ngay vào sử cái giả định có vẻ hiện thực là quân số đời Đinh có
thể lên đến một triẹu người để ngày nay có khá nhiều sử gia hãnh diện
tán đồng!
Cũng như trên vấn đề ruộng đất, nền tảng
thịnh vượng của một quốc gia nông nghiệp. Minh Mạng trong tổ chức cai
trị ở Nam Kì sau loạn Lê Văn Khôi, đã giao cho Kinh lược sứ Trương Đăng
Quế đo đạc lại ruộng đất ở đấy khiến có sự nhất thể hoá về danh xưng với
toàn quốc mà cũng là nhân tiện biết được thực lực trong vùng. Hơn 630
075 mẫu (1836) tổng kết xong dẫn đến việc quy định thuế má một tháng
sau. Trên bước đầu chấn chỉnh đó, tiếp theo là việc khẩn hoang có thưởng
phạt (1839) để các đời sau tiếp tục. Hình trạng khẩn hoang này không
phải chỉ là đồn điền như ngày xưa với Trần, Lê mà còn phối hợp với việc
vạn động dân chúng, chứng tỏ có một tình hình sâu sát với cả những người
dân riêng biệt. Đồn điền khai thác với binh lính và tù phạm thì rõ rệt
là trên đất Trấn Tây đang được cai trị theo hướng Đại Nam hoá, hay quanh
các vùng kề cận (Hà Tiên, An Giang) như một yểm trợ cho đất chiếm giữ.
Và vì nhận ra được sự quan trọng của loại vị trí yểm trợ này mà triều
đình Huế phát triển hình thức khai khẩn ruộng đất tự phát của dân chúng
trong tình trạng đơn lẻ và tầm vóc nhỏ có trước (1840), ra thành một chủ
trương lớn có tác dụng lâu dài và mạnh mẽ trong thời Pháp mới chiếm
đóng.
Năm 1850 Kinh lược sứ Nam Kì Nguyễn Tri
Phương đề nghị cho dân nghèo toàn vùng tổ chức khai hoang để có nơi mưu
sinh. Lại cũng như mọi sáng kiến khác thường bị bài bác lúc mới đưa ra,
triều đình lúc đó thấy “chưa tiện” nhưng ông quan Chánh bàn với ông Phó
Phan Thanh Giản “lách” lệnh trên, tổ chức thành công ở hai tỉnh An
Giang, Hà Tiên. Thế là chủ trương lớn được đưa ra năm 1853, cho phép
người dân (cả người Thanh) mộ dân khai khẩn ruộng đất, ban đầu là tổ
chức đội ngũ: 50 người thành một Đội, 500 người thành một Cơ rồi sẽ
chuyển sang thành ấp, tổng của cơ cấu hành chính. Suất đội, Quản cơ sẽ
thành ấp trưởng, tổng trưởng. Năm sau (1854) Nguyễn Tri Phương báo cáo
đã thành lập 21 Cơ trong 124 ấp cho chủ trương mới, riêng tỉnh Gia Định,
theo lí thuyết là được 3 000 người nhưng tính trừ già yếu bệnh tật… thì
còn 2 515 người. Về phía Vĩnh Long thì một bản tổng kết năm 1867 cho
thấy có 6 Cơ, 109 đội nằm trong các tổng, ấp với 2 186 tráng hạng, 1 279
lính, tù trốn. Tất cả công trình đó khiến cho ông Thượng thư bộ Công
ngoài danh tiếng chống đánh xâm lược còn lưu dấu lâu dài ở phía nam với
một chức vụ nhỏ hẹp hơn: Kinh lí Đồn điền Nam Kì.
Đây là phương pháp dinh điền đã từng
được Nguyễn Công Trứ thi hành ở Bắc Kì nay tiếp tục trong điều kiện
riêng ở Nam Kì mà danh xưng chính thức của tổ chức Dinh điền sứ thì lại
thấy muọn hơn ở vùng Nam Trung Kì (1865), tất nhiên cũng với một số hình
thức có khác. Khi Ba tỉnh Miền Đông bị mất, dân chúng tị nạn ra Bình
Thuận liền được quy tụ vào tổ chức dinh điền có sẵn. Trước khi người
Pháp chiếm Ba tỉnh Miền Tây, Hà Tiên, An Giang tổ chức được 149 thôn ấp.
Thế là khi người Pháp đến, có 500 lính đồn điền giữ đồn Chí Hoà
(25-2-1861) dưới quyền Quản cơ Trần Văn Lũ. Chánh quản Nguyễn Thường
Xuân chận quân Pháp ở rạch Bảo Định tháng 4-1861. Và nổi danh dài lâu,
đến tận triều đình Huế là Quản cơ Trương Định chống đánh ở Gò Công (chết
20-8-1864), một phần cũng là được sự khuyến khích của Tự Đức, phần khác
là do có cơ sở dân chúng để tăng thêm lòng cương quyết của ông, không
chịu rút đi tị nạn như những quan viên khác. Về phía tây, người Pháp gặp
một quản cơ khác, tuy cũng là dân dinh điền nhưng mang thêm bản chất
địa phương, vượt tầm mức trung trinh Khổng Giáo thường tục: Quản cơ Trần
Văn Thành, chức sắc lớn của đạo Lành / đạo Phật Đường, một giáo phái
Phật Giáo mới, có tên văn hoa là Bửu Sơn Kì Hương. Danh tiếng can đảm
của những người chỉ huy đồn điền khiến cấp dưới thần thánh hoá họ, như
trường hợp lời đồn Tạ Tri Hiển có đến 4 lóng tay! Còn Tứ Kiệt được thờ ở
Cai Lậy (14-2-1874) có vẻ chỉ là dân dinh điền bình thường hay chức
việc cấp thấp.
Tình thế chiến tranh thúc bách khiến
triều đình Huế phải nhìn quá khu vực các châu thổ quen thuộc để đưa tầm
mắt đến khu vực rừng núi của các tộc người thiểu số. Các năm 1875, 1876
có việc thành lập Nha Sơn phòng với chủ trương khai thác ruộng đất vùng
các nguồn sâu, đồng thời cũng là để trấn áp chống đối, nghĩa là một hình
thức mở rộng quyền lực diện địa. Kết quả không nhiều nhưng ta thấy ở
Bình Thuận, Nguyễn Thông sẽ biết đến các bộ tộc vùng Langbiang nhiều hơn
các quan đồng thời, còn phía bắc thì các Sơn phòng sứ sẽ là lực lượng
chống đối người Pháp dữ dội và bền dai nhất.
Ngày nay, khi nói về tình trạng mất nước
người ta hay nhắm vào chê trách một triều đình bạc nhược, chỉ biết ngâm
nga thi phú, nhưng không thấy rằng sự bất lực dẫn đến thất bại của nó
là do nằm vào một phạm trù văn hoá khác với đối phương, cho nên sự thất
bại, tuy không tránh khỏi, cũng không làm mất một dạng hình văn minh khó
phủ nhận. Thực lục của nhà Nguyễn đã được hoàn thành với các đời vinh quang nhất. Quyển sử Việt toàn vẹn, quyển Khâm định Việt sử cương mục, được Tự Đức ra lệnh biên tập để khỏi có sự đứt đoạn sau thời mất Lê. Bộ Đại Nam nhất thống chí được hoàn thành trước khi ông mất. Và thể chế triều đại cũng đã được tập họp trong Đại Nam hội điển sự lệ. Có nghĩa là triều Tự Đức đã tập trung được những tài năng sáng giá đào tạo theo truyền thống khu vực.
Ngoài những tuyển lựa thông thường,
Thiệu Trị và Tự Đức hay mở các ân khoa, chế khoa. Người ứng trực đông
tất cũng khiến xảy ra những bất trắc nhưng đó là cả một trường thành bảo
vệ chế độ, bảo vệ đất nước dù có khi bị chê trách, có khi bị mắng chửi
thậm tệ bởi những kẻ chống đối đương thời, bởi những người về sau mạnh
mẽ lên tiếng “dạy” họ cách làm quan, cứu nước. Chính triều đình cũng gặp
khó khăn vì đội ngũ khoa bảng hay ứng viên đông nghìn nghịt ở tỉnh
thành, huyện tổng – những văn thân, hào mục, gây nên các vụ hò
reo bãi thi chống đối các hiệp ước, tổ chức các cuộc diệt trừ tả đạo làm
tình hình rối ren thêm (1864, 1874). Đạo nghĩa lấy từ kinh sách tuy có
thể bị chê bai chỉ vì không chống lại được với súng đạn nhưng nó cũng
tạo được một hình ảnh lí tưởng để người ta ôm ấp khi bị thất bại. Cứ
nghĩ một anh Tú tài mù, văn thơ triết lí thô thiển, mà được tôn vinh quá
khả năng đó, chỉ vì đã đưa nhiều nhiệt tình quăng ra giữa cả một tình
thế sôi động: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…” Lời kêu gọi đó, nhìn ở
một phía khác, là sự ngang ngược không khoan nhượng trong tinh thần Tống
Nho nhưng khi được tung ra theo đạo lí dắt dẫn ngâm nga hàng ngày:
“Trai thời trung hiếu làm đầu…” thì nó trở thành một lời kêu gọi cứu
nước hợp tình hợp lí không thể bài bác được. Tự Đức khi phải chịu những
lời chê trách tất cũng không hổ thẹn với những điểm sáng trong thời đại
của mình.
Thế suy sụp là đến từ đâu?
Trong thế kỉ XVII, XVIII, Đàng Trong và
Đàng Ngoài thoát nạn thực dân của thời kì Trọng thương tiền kĩ nghệ
không phải chỉ vì khả năng chống đỡ trong nước (quân Trịnh Tráng, chúa
Sãi, chúa Hiền) mà vì đất nước không giàu đủ để các đế quốc dốc toàn lực
làm cuộc phiêu lưu. Bồ không có ý định mà cũng không đủ sức chiếm đất.
Anh, Pháp, Hà Lan mang tính tổ chức hơn với các Công ti Đông Ấn thì lo
nhắm vào các xứ sở giàu có hơn, nằm ở vị trí chiến lược nhưng lại phân
tán quyền lực hơn: Ấn Độ, bán đảo Mã Lai, vùng quần đảo Đông Nam Á sau
này là Nam Dương, một phần Mã Lai Á. Thế rồi trong lúc Đàng Trong Đàng
Ngoài tiếp tục loay hoay tranh chiến thì Âu Mĩ bước vào thời kì kĩ nghệ.
Từ 1783, nước Pháp đã cho chạy thử tàu hơi nước thành công trên các
sông nội địa. Hoa Kì độc lập không lâu thì đã có R. Fulton làm tàu ngầm
chạy bằng cánh quạt xoắn ốc (1800) và tiếp tục thực hiện tàu thuỷ chạy
máy hơi nước trong lãnh vực công nghệ (1807).
Nguyễn Ánh chắc có “nghe nói” hay thấy
tận mắt các tiến bộ tương tự qua những người Âu phụ giúp cho mình (giáo
sĩ thả khinh khí cầu) trong khi xây dựng cơ sở thuỷ quân vĩ đại trên
sông Sài Gòn, gây kinh ngạc cho người tường thuật với Jh. Barrow nhân
chuyến đi 1792. Nhưng lúc ấy hạm đội châu Âu vẫn không khác các thương
thuyền mấy nên Gia Long đã đề ra chính sách tách biệt. Hẳn là ông tuy
có”sợ” / “kị” nhưng cứ tưởng rằng Ta không động đến người thì người
không động đến Ta, và có bị “động” đến thì vẫn đủ sức đối phó. Chứng cớ
là những thành luỹ Vauban xây cất sau chiến tranh, có lúc rất xa về sau
(Bắc Ninh 1841). Chứng cớ là vô số súng đồng, gang, sắt đúc trước, sau
chiến tranh thống nhất được đặt trên các thành luỹ, cửa biển được coi là
xung yếu, vào lúc tàu Tây đã bắn chìm thuyền đồng trong khoảnh khắc.
Người ta thường cứ cho rằng chính sách bế môn toả cảng là của các vua
đời sau nhưng rõ ràng là xướng suất bởi Gia Long, tuy lỗi không có ứng
biến là của người sau, tuy tình hình tiếp theo có làm cho chính sách ấy
cứng rắn hơn, gây nên đổ vỡ không gì cứu vãn được.
Ông vua mở đời mới không kịp biết ông
qua đời không lâu thì các chiến hạm chạy bằng hơi nước đã thay thế loại
tàu buồm, và con cháu, thần dân ông sẽ thấy các tàu chiến làm bằng sắt –
rồi bằng thép, chạy bằng hơi nước xông xáo trên các đại dương, chở theo
các khẩu súng lớn, bắn đạn nổ mảnh chứ không phải mấy cục sắt – hay đá,
bay rớt cái “ình” nữa. Lính được trang bị súng tay, nòng xoáy, không
phải mồi bằng bùi nhùi, mổ cò đá lửa. Trong trận chiến 14-4-1847 ở vịnh
Đà Nẵng, hai chiến hạm Pháp chỉ sau một giờ đã bắn chìm cả hạm đội Đại
Nam với 5 chiến thuyền đồng: Kim Bằng, Phấn Bằng, Linh Phụng, Thọ Hạc,
Vân Bằng mang các tên oai võ, linh thiêng, bắt nguồn từ niềm hãnh diện
của Gia Long! Năm 1861, Khâm sai Nam Kì nhớ lại: “Tôi vốn nghe tàu Tây
đi mau như bay, súng Tây bắn thủng được mấy thước thành đá, xa được mấy
mươi dặm, tôi vẫn chưa tin. Đến năm Thiệu Trị, tàu Tây đến Đà Nẵng, bắn
phá 5 chiếc thuyền đồng của ta chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, bấy giờ tôi
quyền chức Bố chính Quảng Nam, mới tin là thật”. Chưa thấy tận mắt, ông
không tin là phải bởi vì triều đình chọn võ quan vẫn theo lối cũ. Nói gì
tới lính và súng, quan (Phan Huy Thực, quan Khâm thiên giám) không biết
sử dụng thiên lí kính. Đó cũng là dịp cho Minh Mạng dạy bắn súng, luôn
thể bảo “coi chừng cướp cò!” Phát đại bác cho các quan xứ Bắc thì không
tìm ra người sử dụng, phải thuê người Nam! Ông quan võ của Minh Mạng đi
cáng chứ không cỡi ngựa. Giữa năm 1846, triều đình lập cả một quy định
lằng nhằng trong chi tiết về việc thi võ, sau đó mở kì thi lần đầu lấy
được 64 người đánh võ cổ truyền tốt, đến lúc bắn súng thì “phần nhiều
không được trúng cách”. Chính Thiệu Trị cũng nhận ra lí do kém cỏi:
“Mang nặng, cầm côn, múa giáo, đâm bù nhìn thì còn dễ cố sức” nhưng bắn
súng thì “điểu sang nghiêm cấm, làng xóm đất hẹp làm thế nào học tập
được?”
Dù sao thì thực tế cũng đòi hỏi phải
thay đổi. Đã thấy “thiên lí kính” (ống dòm) được phân phát nhiều hơn cho
các cửa biển. Đã thấy năm 1837 có hệ thống treo cờ hiệu truyền tin trên
biển, phức tạp nhưng mà có dáng lối sémaphore của Pháp năm 1783. Đã
thấy loáng thoáng trong tay vua quan những khẩu như là súng lục, súng
“bắn liên châu”, không hẳn là súng máy nhưng có thể là súng hai nòng,
xoay nòng… Nhưng với quan niệm “sĩ vi bách nghệ”, Minh Mạng ngờ nghệch
bảo Chaigneau coi sóc việc đóng tàu mới. Minh Mạng đã cho đóng tàu máy
chạy thử trên sông Hương, thất bại chỉ vì làm kiểu truyền thống, khiêng
tàu làm xong trên bờ đẩy xuống nước mà không biết khoét một cái âu tàu
đâu đó để di chuyển khỏi va chạm bể nồi nước như trong trường hợp này.
Dù sao thì các kĩ sư nội địa của Sở Vũ khố cũng thực hiện được một chiếc
nữa để chạy qua chạy lại trên sông Hồng (nửa đầu 1839), chắc là lợi
dụng vùng nước sâu hơn. Thấy thành công, Minh Mạng cho làm tiếp tàu khác
nhưng số tiền 11 000 quan chi phí dù bị vua chê là mắc, cũng chứng tỏ
tàu không lớn lắm. Cho nên tiếp theo tiện hơn, là các quan đó đặt mua
tàu (“tàu lớn” Yên Phi) loại second hand (7âl. 1840) nên có hư hao, phải
sửa chữa mới chạy được. Chiếc thuyền “có máy đốt lửa” Điện Phi, giá tới
280 000 quan (1843) cho thấy khả năng đất nước không đủ cho trang bị
phương tiện, vũ khí hiện đại. Đây cũng là dịp cho các quan, trước người
thời bây giờ, chứng kiến sự chênh lệch của nguồn tài chính ở hai thế
giới: “Đem những nông sản có hạn mà đổi hàng nước xa không cùng (vô
số)”. Hai năm trước đó, ngân khố Huế (12 780 000 quan) chỉ đủ để mua 45
chiếc tàu Tây kia mà thôi. Phan Thanh Giản khi đi sứ thấy đánh thuế
thuốc lá đã ngạc nhiên, vì xứ mình chỉ có hai thứ thuế thân và ruộng
đất! Chắc ông Chánh sứ cũng không biết rằng phải có một quan niệm phát
triển xứ sở khác. Ấy thế mà kiến thức về thủy chiến và kĩ thuật điều
động thật là lạc hậu, không có dáng gì là để chuẩn bị thích ứng với dụng
cụ, phương tiện mới cả. Súng mới đúc được khen là theo lối Âu Tây, đúc
thêm thì lại bằng đồng. Trách sao súng không toác nòng nên phải van vái
khi châm lửa!
Với tình trạng chung như thế thì những
cải sửa không thể có tác dụng sâu được, chưa kể là khi mới nghe qua đã
bị bài bác ngay. Ví dụ khi Viện Cơ mật và Sở Thương bạc đề nghị mở sở
buôn bán ở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Đồ Sơn thì triều đình họp bàn
thấy có năm điều lợi mà tới tám điều khó nên không tán thành! Tình hình
các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ là một chứng dẫn khác. Bởi vậy
tàu mới mua về cũng phải mướn người điều khiển, quan của triều đình chỉ
giữ chức trên cao. Kĩ thuật mới là một điều gì hoàn toàn xa lạ với họ,
làm sao họ tiếp thu nổi vào lúc đã được đào tạo hoàn thiện theo một lối
khác? Ngay từ 1819, Jh. Barrow đến Gia Định, thấy các khẩu thần công
được đặt trên các giá gỗ mục, và nghe quan Tổng trấn than phiền về tình
hình vũ khí kém cỏi của mình. Thế còn nói gì đến hơn nửa thế kỉ sau.
Pháp theo hiệp ước 1874 tặng 5 chiếc tàu máy, có người kèm theo, triều
đình cũng loay hoay không biết sử dụng làm sao. Philastre làm Đại biện ở
Huế trong những năm 1878-79, chỉ rõ: “Chính phủ An Nam nhận được 2000
khẩu súng, đó là thứ khí giới tạm dùng dược, nếu người ta chịu chăm sóc
nó. Ngay bây giờ hoặc một năm sau nữa là cùng, có lẽ không một khẩu súng
nào còn dùng được… Các tàu thuỷ cũng thế…”
Và tuy vũ khí là điều quyết định trong
tranh chiến nhưng vấn đề căn bản của xung đột – đưa đến thành bại, lại
là sự khác biệt văn hoá không thể nào vượt qua. Văn hoá vốn có tính cách
toàn thể, không thể có sự cắt đứt một thành phần nào đó mà không có sự
đổ vỡ đồng loạt. Chẳng phải đến bây giờ mới có hiện tượng domino. “Chính
phủ (Việt Nam) bị kềm hãm bởi những điều mê tín của một xã hội đã được
cấu tạo rất chặt chẽ, đối với kẻ làm đầu, những mê tín đó là những cái
cớ viện dẫn để bảo vệ những quyền lợi đã có, đối với tất cả mọi người
thì đó là khí giới phòng thủ chống lại mọi thay đổi. Mỗi người đều biết
mình có lợi gì khi thay đổi nhưng chú ý nhất là đến những gì sẽ mất và
đều không muốn bắt đầu từ đấy (P. Philastre)”.
Tính chất tiêu cực của hệ thống tuyển
chọn nhân tài lại trầm trọng thêm với tình hình mới. Kết quả thống nhất
đem đến cho Gia Long một nửa nước nặng nề kinh sách Khổng Nho, tệ hại
hơn, là của Đường Tống (lời Phan Huy Thực), với những cuộc tuyển chọn
khoa cử được Minh Mạng thúc giục cho người phía Nam bắt chước đuổi theo,
làm mờ nhạt tính cách của Đàng Trong từng riêng biệt cởi mở với những ý
tưởng khác lạ. Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên Lê Văn Đức có nhận xét rằng sĩ
tử Bắc dễ đỗ cao chỉ vì thói quen luyện thi của nếp nhà chứ không phải
vì học rộng. Minh Mạng cũng thấy ra: “Sự học của Trung Quốc quý ở chỗ
phát minh nghĩa lí, không cóp nhặt nói theo lời cũ. Cử nghiệp nước ta
xưa nay chỉ cốt học thuộc sách cũ… chuyên cần học thuộc lòng… cho là
không thế thì không đỗ được”. Thế mà một phần loại kiến thức đó càng lúc
càng trở thành chủ đạo của cả hệ thống quyền lực. Về mặt địa phương,
chúng ta đã thấy mối tin tưởng Hùng Vương đã chen vào đầu óc những con
người “phát xuất tự Ô Châu” như thế nào. Đến nỗi Minh Mạng khi hãnh diện
nhiều con, đã so sánh với người có Trăm trứng! Thành kiến do quá khứ tô
vẽ trong văn chương mơ mộng đem lại ảo tưởng hấp dẫn về một vùng đất
“Ngàn năm văn vật” để có kẻ thì nuối tiếc, người thì bẽ bàng. Tùng Thiện
Vương trong khuôn khổ Nho Giáo với kềm thúc mới, khi bước chân đến thăm
Thăng Long đã mơ màng về một Hồ Xuân Hương phóng khoáng. Còn Thiệu Trị
trong chuyến đi nhận phong đó (1842) thì lại thất vọng với những lời tán
tụng của các nhân vật đất Bắc, chép về sông Tô Lịch, về hồ Gươm, hồ Tây
trong lúc chứng
Vậy mà vì sự tương đồng với văn hoá Đông
Á, các sách vở, kiến thức thực tiễn lượm lặt từ các ông quan đi sứ vẫn
mang về cho Gia Long, Minh Mạng một lề lối tổ chức chặt chịa mà ông cha
họ chưa có. Đế quốc Đại Nam lớn rộng hơn bao giờ hết. Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường. Hơi
dóc nhưng cũng là có để tự xưng. Trong dân chúng, người Việt được gọi
là người Hán (người Hoa là Đường Nhân), còn bao nhiêu là Phiên (Miên),
là Man (Thượng; Chăm hạ cấp “phiên” vì đã mất nước). Thế là ý tưởng Di
Man thành hình để đối phó với cả những người xa, trong đầu óc từ ông vua
chễm chệ trên cao, trong cung cấm đến ông quan quay cuồng với đối văn,
đối sách, xuống thêm nữa tới đám dân chúng được nghe giảng Thập điều của
Vua. “Tiên vương kinh dinh việc nước không để lẫn người Hạ với người
Di… Người Hồng Mao gian giảo, trí trá, không phải nòi giống ta… (1824)”
Các quan không thể có lời nào khác hơn. Vua quan cho rằng nước mình tuy
phải thần phục người nhưng lại văn minh hơn cả nước Trung Hoa còn bị
ngoại di Thanh cai trị, điều tự phụ đó lây lan đến một thần dân Thiên
triều lưu vong, đứng ngoài cửa Hiển Nhân kêu cầu Thiệu Trị bảo người
Hồng Mao đừng bức hiếp Thanh triều!
Muốn có cách nhìn ngược lại có thể viện
dẫn lời Khâm sứ Rheinart (18-9-1875) về một tầng lớp thấp hơn nhưng cùng
căn bản đào tạo: “Lợi ích riêng tư, lối sống theo sở thích, sự cách li
đất nước với bên ngoài làm cho quần chúng lâm vào cảnh nghèo khó, như
thế để thoả mãn lòng tự cao của nhân sĩ, là những kẻ từng miệt mài suốt
đời học hành thứ chữ tượng ý, muốn sống trong sự tự mãn và tự đặt mình
như những vị thần cao minh trước mắt đám quần chúng vẫn đắm mình trong
ngu dốt. Người ta nghĩ rằng tiếp xúc với người Âu Tây sẽ tước mất uy tín
của các nhà bác học giả hiệu ấy, những người thích sống như kẻ cả và
dồn mọi nỗ lực để xua đuổi chúng ta”. Đối chiếu riêng trong nước, A.
Woodside ngày nay thấy rằng: “Quan chức Việt Nam xem giống như người
Trung Hoa, và dân quê Việt Nam là người Á Châu vùng Đông Nam Á”. Chắc
ông không biết rằng từ sĩ phu có quan chức lớn nhỏ đến bậc văn thân tự
phụ đọc hiểu kinh sách, họ đã sử dụng một thứ ngôn ngữ “Hán Việt” trong
giao tiếp với nhau, cách biệt với tiếng nói thông thường, cả như khi họ
nói chuyện bên trong gia đình. Phan Khôi thuật chuyện cha ông (Án sát)
khi thấy cái đầu trọc lởm chởm của Phan Châu Trinh mang từ Nhật về, đã
thốt lên: “Cửu bất kiến quân, quân dĩ trọc!” Loại ngôn từ này
đã làm phát sinh một số chuyện tiếu lâm trong dân chúng, hơi giống những
chế riễu về “tiếng Tây ba rọi” gần đồng thời.
“Trong cái xứ nô lệ của phong tục và
khép mình vào nghi lễ còn hơn Trung Hoa ấy… (G. Aubaret)”, sự mê muội
kinh sách dẫn đến những quan niệm hành động tưởng cứ như đùa. Trước trận
chiến tan tành 1847, khi còn thương thuyết, Trương Đăng Quế nói: “Nếu
họ (Pháp) khai hấn trước thì họ trái, ta phải, việc dẹp trừ không khó!” Từ trên căn bản lạc loài
Sự kiêu ngạo về văn hoá đã khiến triều
đình Huế không nghĩ ra cách dung hợp với một kẻ nội thù càng lúc càng
lớn dần, có vây cánh sừng sỏ bên ngoài mà họ không tự biết: đó là các giáo đồ Gia Tô. Thiên
Chúa Giáo nói chung, lan tràn khắp thế giới không phải chỉ bởi nương
tựa vào vài ông vua: Constantin I (La Mã), Louis IX (Pháp), Ferdinand
d’Aragon và Isabelle de Castille (Spain)… nhưng chính còn nhờ tinh thần
nồng nhiệt truyền bá tín ngưỡng của các nhân vật gọi là làm nhiệm vụ
Tông đồ, trong mức độ quá khích, có lẽ chỉ thua phái Hồi Giáo đến từ sa
mạc sỏi đá cằn cỗi hơn mà thôi. Chữ “soldat” của Alex. de Rhodes dùng
còn gây tranh cãi đến gần đây, dù có được biện minh, ít nhiều gì cũng
không xóa hết được ý nghĩa lấn lướt của “người có Đạo”, kiêu ngạo bài
bác lũ người thờ quỷ ma, trong đó có cả ông vua đang Lạy Xác. Trong hành
động vì lí tưởng cho là phải, là duy nhất, những kẻ truyền đạo khi gặp
phản ứng đã dùng chữ “bách đạo” mà không thấy trong sự lấn lướt của mình
cũng có điều phải suy nghĩ.
Chúng ta đã nói về việc dựng lên một
nhân vật tối thượng trong thiêng liêng đã va chạm đến hình ảnh nhân vật
tối thượng trong xứ sở người ta đến rao giảng. Người ta phân trần rằng
giáo sĩ không làm việc lật đổ nhưng đó là lúc Bá Đa Lộc trông chờ nơi
ông Hoàng tử Cảnh không chịu lạy ma quỷ trên bàn thờ. Với thời ông Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức dứt khoát trừ “tả đạo” thì LM. Marchand hi vọng
nơi Lê Văn Khôi (1833), còn Giám mục Pellerin, người hi vọng rồi thất
vọng với vụ Hồng Bảo (1851), đã đòi “hạ bệ Tự Đức đang trị vì mà thay
vào đó một ông vua Công Giáo, hay ít nhất có thiện cảm với tôn giáo của
người Pháp”… Và thế là chính trị và tôn giáo đã xen lẫn vào nhau, đặt
căn bản “chính nghĩa” tiếp theo cho những phe phía đi vào hành động. Tàu
biển đến làm áp lực càng lúc càng nhiều, Thiệu Trị có lúc đã nhẹ tay
với giáo sĩ (chắc cũng sợ!) – Minh Mạng cũng từng e dè với tính cách
người trên, nhưng giáo sĩ như cóc bắt bỏ dĩa, vừa thoát chết được thả ra
đã quay lại (Giám mục Lefèvre mang tội tử hình hai lần 1845, 1846 vẫn
lén trở lại Gia Định).
Sự can đảm của giáo sĩ không những được
thúc đẩy từ hậu phương xa xôi của mình mà còn thấy có căn bản càng lúc
càng vững chắc nơi đến lập nghiệp nữa. Kẻ thù thì đến từ bên ngoài nhưng
lúc này đã gieo rắc sức mạnh kết tụ ngay ở bên trong. Theo J.B.
Chaigneau thì đương thời có 300 000 giáo dân ở Bắc và 60 000 giáo dân ở
Nam. Tổ chức giáo hội vững vàng hơn: Năm 1850, có 8 Giáo khu (một ở
Miên) thì 6 Giáo khu là thuộc quyền quản trị của Hội Thừa sai Paris. Sự
can thiệp của người Pháp như thế là đã biết trước được. Có điều vì số
người theo đạo đông nên sự đùn đẩy, xua đuổi đạo lạ của chính quyền đến
lúc này không còn chỉ nhắm vào người ngoại quốc, mà là phải giáng búa
rìu xuống ngay người dân trong nước. Chống Đạo đã trở thành “bách Đạo”.
Thế là có vấn đề “tự cứu” để được Cứu rỗi, người có đạo trở thành một
lực lượng chống đối triều đình, không phải chỉ đông đảo ngùn ngụt thấy
được mà còn lẩn khuất ngay nơi ông quan thị vệ bên cạnh vua, nơi người
tôn thất chực chờ lật đổ.
Và có nhắc lại cũng không thừa, là xứ sở
của nhà Nguyễn cũng không phải là chỗ an bình. Mấy trăm năm loạn lạc,
sự thống nhất là do lối kết hợp bằng binh lực từ những vùng đã từng là
“nước”, bên trong lại có vô số tập đoàn chưa bao giờ phải khuất phục một
chính quyền trung ương nào hết. Và tuy dân Gia Định ngông nghênh,
chuyện “ép người trong làng khấu đầu lạy, tung hô”, chuyện quan huyện
trấn nhậm sâu trong thuộc địa Trấn Tây hách dịch: “Tao thì chém trước
tâu sau”, rốt lại cũng thấu tai triều đình nhưng phải nói rằng Nguyễn đã
nắm vững phần căn bản của dòng họ mình hơn ở phía Bắc. Minh Mạng lo
được việc bầu lí trưởng ở Bình Định trong lúc dân Nghẹ tha hồ cử tổng lí
cho mình. Quan ở Bắc Kì có khi phải nể nang, dựa dẫm các cường hào có
tên Cả X, Tổng Y vì như Nguyễn Hữu Thận tâu: “Dân một làng do hào mục
khu xử, chúng làm bậy thì dân đều theo”. Có thể vì thấy sức nặng ở phía
Bắc mà Gia Long lúc đầu đã muốn đóng đô ở Nghệ An nếu không có Phạm Văn
Nhân can. Cho nên mầm loạn ở Bắc vẫn dằng dai cả khi Nguyễn không phải
thêm bận tâm nống sang Cao Miên. Thế là tổng lí theo-đạo bao che người,
ngăn chận lệnh quan. Và quá khứ lịch sử lại tiếp tục nổi lên bùng cháy
từ các tàn dư nhen nhúm. Dòng dõi nhà Lê đã cho đày hết vào Nam thì ai
làm vua Lê cũng được, chỉ cần giáo sĩ gợi ý một lần (Giám mục Retord và
Tạ Văn / Lê Duy Phụng) là lần sau cứ tự động xướng suất. Tính cách chính
nghĩa lại thêm một dịp chuyển đổi chứng minh phe phía, mở đường cho
những kêu gào chống đối triều đình khi phải chịu thua thiệt, cắt đất cầu
hoà…
Như thế, tận trong sâu kín, sự xung đột
Đông Tây ở Việt Nam trong thế kỉ XIX, đã là một xung đột không có đường
hoà giải, và cái thua thật cầm chắc là về một phía dù các sử gia ngày
nay viện dẫn cuộc chiến vừa qua mà tha hồ chửi mắng những người làm mất
nước. Lịch sử địa phương của một khu vực văn hoá, phần nào cũng mang một
chừng mực của những ý tưởng toàn vùng hướng dẫn sự trưởng thành, tàn tạ
của khu vực. Trong trường hợp này của Việt Nam, thì tác động xô đẩy đưa
đến suy sụp, dứt khoát phải là đến tự bên ngoài (giống như Triều Tiên /
Cao Li với Mông Cổ, Nhạt Bản, và Trung Hoa với Hung Nô, Mông Cổ, Kim,
Thanh) bởi vì sức kềm kẹp bên trong chỉ dao động nghiêng ngả chứ không
mất tác dụng đàn áp với đám dân chúng chỉ đủ khả năng cựa quậy, than
vãn, xiêng xỏ, hay cùng lắm là trang bị giáo mác.
Sự sụp đổ tiến bước – dằng dai
Những người cầm quyền Đại Nam an tâm,
thoả mãn – chưa kể là kiêu ngạo, trong không gian lí tưởng của nền văn
hoá thụ nhận không thể thấy ngay sự suy sụp đưa đến thảm hoạ mất nước
nhưng những dấu hiệu bất cập của mô hình kiến thiết mà các ông vua đang
đeo đuổi cũng đã hiện rõ từ lâu. Khủng hoảng có thể vượt qua được thì
nâng cấp tổ chức, điều này cũng khiến cho khi có đổ vỡ thì sự kháng cự
sẽ trở nên dằng dai làm biến đổi tiến trình suy sụp.
Dấu hiệu căng nống quyền lực quá khả
năng hiện ra khi Minh Mạng muốn làm việc thực dân hoá đất Cao Miên mà
bất lực với các Ốc Nha không biết cai trị theo lối “người Hán” (làm việc
duyệt tuyển: kiểm kê người, ruộng đất, thu thuế, làm báo cáo…) trong
lúc áp lực Xiêm La bên ngoài còn mạnh, bên trong còn có cả một vùng mênh
mông dân bản xứ tận dưới biển, bao vây những khu vực đồn điền cô lập,
lẻ loi với các lưu quan của triều đình phái đến không được ông Tổng trấn
bảo vệ đủ. Trương Minh Giảng lui quân, tự tử rồi quân Huế đang ráng kéo
ngược tình hình một cách nửa vời nhờ việc quân Xiêm cũng không quản lí
nổi đất Miên, thì tiếng súng Đà Nẵng chỉ trong một tiếng đồng hồ đã báo
hiệu sự suy sụp của Đế quốc Đại Nam.
Đã nói, sự kêu gào can thiệp để cứu “dân
nước Chúa” ở Đại Nam vang vọng từ lâu cho nên tuy lẻ loi nhưng cũng có
cả sự tham dự của tàu thuyền các nước Tây Phương khác như trường hợp
chiếc tàu Mĩ Constitution xin thả GM. Lebèvre năm 1845. Tuy nhiên vai
trò của các thừa sai Hội Truyền giáo Paris ở Việt Nam đã khiến cho sự
can thiệp của nước Pháp ở đây trở thành mối liên hệ kết hợp đạo-đời
không thể phủ nhận trong suốt quá trình xâm chiếm. Không biết thấy ở văn
thư nào mà Phan Thúc Trực nói về việc xin tha giáo sĩ năm 1838 của Pháp
đã dùng câu “Chúa đạo Gia-tô đến thông vấn”, có trích lời thư xác nhận:
“Từ trước sai thầy dòng vâng mệnh Chúa đi truyền giáo…” Nước Pháp gượng
dậy qua chiến tranh cách mạng, chậm chân hơn các nước khác nhưng còn
thấy vùng Đông Dương chưa có người đặt chân để càng thấy sự thúc giục
của các giáo sĩ trở nên hấp dẫn hơn. Cuộc bắn phá 1847 một mặt cho thấy
phái bảo thủ ở Huế có bằng chứng để thúc đẩy sự đóng cửa với bên ngoài,
bài xích “tả đạo”, mặt khác lại khuyến khích giáo sĩ và giáo dân có hi
vọng trông ngóng từ bên ngoài, cả ở những phe phái chỉ tranh chiếm nội
bộ như trường hợp Hồng Bảo giành ngôi với Tự Đức (1851). Cuộc xung đột
Pháp Việt lên đến đỉnh cao khi Napoléon III quyết định hiện diện ở Đông
Dương, khởi đầu cũng lại là tiếng súng lẻ loi của tàu máy hơi nước
Catinat bắn phá Sơn Chà trong tháng 9-1856, dẫn đến quyết định đánh
chiếm Việt Nam với đoàn quân viễn chinh dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc
Rigault de Genouilly (15-7-1857).
Thế là mọi biến chuyển cứ tiếp tục thúc
đẩy nhau thành hình. Ngày 1-9-1858, tàu Pháp có sự phối hợp của lính Tây
Ban Nha từ Manille sang, bắn phá Đà Nẵng, chiếm đồn luỹ chực chờ nội
gián đạo đồ nổi dậy hưởng ứng. Thất vọng, tướng xung đột với giám mục,
lại không nghĩ ra phương cách tấn công kinh thành nên De Genouilly chỉ
để một toán quân giữ các đồn đã chiếm mà rút tàu thuyền vào Nam Kì
(9-2-1859). Ở đây sông rộng, tàu lớn tha hồ tung hoành đúng như mối lo
của Thượng thư bộ Công Trần Văn Trung cảnh báo với Tự Đức. Quân Pháp bắn
phá các pháo đài ven biển, vào cửa Cần Giờ, tiến lên Nhà Bè, theo dọc
sông tiến bức thành Gia Định, đánh phá chỉ trong hai ngày là chiếm được
(17-2-1859). Có Gia Định đủ cho người Pháp coi nhẹ Đà Nẵng, lấy làm điểm
tựa cho cuộc chinh phục Việt Nam dai dẳng, nhiều khuất khúc nhưng không
gì cản trở được trước sự bất lực của triều đình Huế với quan niệm giữ
nước lạc lõng trong thế giới mới trong lúc nội bộ c
Đến lúc này thì thái độ tự tôn chỉ còn
là vấn đề sĩ diện, sự tranh luận của triều đình Huế chỉ còn quanh vấn đề
chiến hay hoà mà thôi. Chiến thì đã thấy một toán quân nhỏ Pháp ở Đà
Nẵng, chịu đựng sự tấn công của cả binh lính trung ương Huế cũng không
bị trục xuất, xa phía nam thì “đại đồn” Chí Hoà của Nguyễn Tri Phương
cũng tan nát (25-2-1861). Tổng thống Quân vụ Lê Đình Lí trước khi tử
trận đã cho thấy tình hình bi quan: “Giặc trăm thứ khéo giỏi, đồ dùng
tinh xảo, chiếm Trà Sơn ở vị trí cao, quan sát rộng, ta ngăn núi mắc
sông, quân khí không tốt, quen thói sợ giặc, gặp giặc là chạy…” Đã kể về
nhận định của Nguyễn Bá Nghi, Tổng thống Quân vụ Nam Kì (1861), thì nên
ghi thêm chứng kiến của người dân bình thường tại chỗ trongThơ Nam Kì. (Tàu
Tây) “tàu khói máy tài, Chạy vào Tắc Nghĩa chẳng nài ngược ngang” /
“Giặc này đạn pháo nan cừ, Quan quân thầm lắc bấy chừ nan toan”. Và cũng
nên nhìn ra một thái độ bàng quan, chấp nhận bất lực của dân chúng
đương thời: Khi “Tây đăng dinh thành” thì “dân chúng khắp dành, Đem nhau
coi giặc bộ hành dầm xuân, Liếc xem giặc lạ trưng trưng, Đoái nhìn
thành thị luỵ trường hột sương (khóc!)”.
Tự Đức ra Dụ bảo sĩ phu lập nghĩa đoàn,
sai quan mộ hương dõng chống đánh (12-4-1861) với cấp bực dành cho người
cầm đầu, lấy người cả nơi xa như Khánh Hoà, Bình Định. Đó là đầu mối
xuất hiện những tập họp của Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, chung
sức với Trương Định… Tuy nhiên đúng như Nguyễn Bá Nghi dự toán tình
hình, không hoà thì sẽ mất thêm. Quân Pháp gặp khó khăn với Trung Hoa
nên de Genouilly đưa thư xin hoà (20-6-1859), chỉ đòi tự do truyền giáo,
thông thương. Bàn cãi chưa xong thì ba tháng sau, liên quan Anh Pháp kí
hoà ước với Trung Hoa, có thêm tiếp viện từ chính quốc, de Genouilly
tiếp tục đánh. Họ công phá Chí Hoà, chiếm thêm Định Tường (14-4-1861),
Biên Hoà (16-12-1861), Bà Rịa (7-2-1861), Vĩnh Long (23-3-1862). Thế là
đồng thời với những thất thế khác, hiệp ước Nhâm tuất 5-6-1862 kí nhường
ba tỉnh Miền Đông Nam Kì với vướng luỵ của người văn thần Phan Thanh
Giản (1796-1867), chịu nạn theo lịch sử nặng hơn bản thân ông phải gánh
vác.
Tội nhượng đất bị ghi ngay vào sử Nguyễn
với lời Tự Đức kết án người kí là “tội nhân của muôn đời”. Nhưng sao
Phan dám làm chuyện đó nếu không nhận ra ý hướng của triều đình đã công
nhận các vùng Pháp chiếm ở Gia Định, “sở Thủ Dầu Một, tỉnh Biên Hoà và
đất phụ cận Định Tường”, là thực tế khó thay đổi, nên “hãy tạm cho bọn
kia quản nhận cư trú”, và chính trên sự hồi tưởng đó mà sau kí kết,
người ta đã không kháng nghị ngay, lại bổ hai sứ thần đặt ở gần người
Pháp, để từ từ “năn nỉ”? Ít ra thì chính ở đây cũng là bằng chứng về sự
khác biệt trong quan niệm giao kết quốc tế giữa Pháp và Việt. Tất nhiên
làkhông phải ai cũng bằng lòng khi kí một hiệp ước nhưng người Pháp cho
rằng đã kí xong thì phải thi hành, còn phía Việt thì coi “kí” chỉ là
giải pháp tình thế như nhận định của triều đình cho thấy ở trên. Từ khác
biệt đó mà người Pháp cho là ta không giữ cam kết, còn Tự Đức thì cứ
trông chờ Phan Thanh Giản “năn nỉ”…
Phan đã biết cuộc đời làm quan gian khổ
trên đám dân chúng ngược ngạo vì cùng khổ – vốn đã tích trữ thói quen đó
từ lâu. Phan đã có kinh nghiệm làm quan giữa đám đồng nghiệp kèn cựa
nhau, cả kẻ dưới cũng xoi mói người trên từng li từng tí, hoặc dựa thế
luật pháp vua nước (như vai trò gián quan của các chức quyền Khoa đạo),
hoặc chỉ giản dị là ngông nghênh với một chút lí tưởng nho gia. Làm quan
dưới búa rìu sấm sét của ông vua tối thượng, nhìn xét công tội của
người dưới tay bằng vào những bắt bẻ lẫn nhau của các phe cánh, phán xét
công tội bằng chỉ riêng một kết quả hành động thành công hay thất bại,
không kể lớn nhỏ. Trương Minh Giảng là người duy nhất ôm gối Minh Mạng
trong lễ mừng chiến thắng Trấn Tây, thế mà khi thất bại, buồn chết [tự
tử?] lại bị mất chức tước, chịu gian truân ở cả những dịp được xin phục
hồi. Trong tình thế có ông quan (chồng Hồ Xuân Hương) chỉ tham nhũng vài
trăm quan là bị tử hình, tại sao Phan dám cả gan cắt đất Ba tỉnh dân
đông, vật lực lớn, đủ như là cắt cả Sáu tỉnh? Thế mà rốt lại chỉ bị vua
mắng, và dài dài sau đó là được nhờ cậy điều đình chuộc đất, không phải
để lập công chuộc tội mà vì dưới mắt Tự Đức không còn ai khác đủ sức làm
chuyện đó: “Phan Thanh Giản còn không biết rõ huống gì người khác!” Sự
tình dễ hiểu nếu ta nhìn ghép với người cùng kí tên mà ngày nay lại ít
bị hài tên chửi bới: Tiến sĩ Hàn lâm Lâm Duy Hiệp/Thiếp/Nghĩa, người
được phong làm Phó Tổng tài Quốc sử quán, hẳn cũng có góp ý với ông Tổng
tài về việc xin in lại (1856) “nguyên bản” Đại Việt sử kí toàn thư được coi là “bản Chính Hoà” có quyền uy văn bản gốc bây giờ.
Ông Lâm Duy Nhiều-tên kia cũng là dân
khoa bảng như ai, vậy mà làm quan lọng cọng, vụng về đến bị vua mắng vào
mặt, có lẽ chỉ vì xuất thân ở đất Nguỵ Tây. Ấy thế mà ông lại được cử
vào việc điều đình nghị hoà trong lúc các quan khác tránh né, được cử
làm việc với một người xuất thân xa cách về đường đất nhưng đồng dạng về
sinh hoạt: Cả hai đều là dân Minh Hương với kiến thức không phải chỉ là
kể lể Trình Chu, Di Hạ chết cứng trong sách vở mà còn là lối giao tiếp
thường nhật, tuy không đủ để vươn ra toàn thế giới nhưng cũng là vượt
được luỹ tre làng, ông thần gốc đa. Phan Thanh Giản có cả một khối dân
Nam Kì ngồi tại chỗ mà vẫn nhận được tin tức xa vì là nơi người ta tụ
hội về. Lâm Duy Hiệp khuất lấp hơn nhưng cũng có một quá khứ Vùng, từng
đón nhận Tống lưu vong, Minh Thanh đào tị (hẳn là có mặt ông bà của Phan
Thanh Giản), những người từng là cánh tay của anh em Tây Sơn, chưa kể
những người đương thời tiếp nối đang tranh giành ngoại thương với người
Âu bị gạt ra ngoài. Trước cuộc chiến không lối thoát, phải nói đến hoà
nghị, không thể cử ông Nguyễn Tri Phương đánh đâu thua đó tuy đã tận
lực. Những người quen giao tiếp với bên ngoài như Phan-Lâm, mang tiếng
“mãi/mại quốc” về sau, chính là người của thời cuộc, người không-có của
triều đình Huế lúc bấy giờ.
Nhưng cái thế hoà hội không phải chỉ là
chuyện đầu lưỡi nên Phan Thanh Giản len lách qua Tây đi chuộc không
thành lại còn mất thêm Ba tỉnh để ông lấy thân mình tránh quyền vua, đền
nợ nước. Tiến trình chiếm đóng Việt Nam lại có khi được thúc đẩy bởi
những can thiệp của nhóm chính quyền địa phương Pháp tại chỗ, những
người thấy rõ hiệu lực của các quyết định trong tình hình thực tế, với
những cuộc bắn phá dọc biển bao vây việc tiếp tế gạo Nam Kì cho Kinh
thành, chận các thương thuyền Thanh bán vũ khí cho Huế, cả với những
“sáng kiến” quấy đảo của các giáo sĩ như khi họ khuyến khích các nhóm
Phù Lê ở Bắc Kì với nhóm Tạ Văn Phụng… Tất cả ít nhiều gì cũng là nguyên
nhân kí kết hiệp ước nhường Ba tỉnh Miền Đông Nam Kì. Và như sẽ thấy,
thương lái J. Dupuis là yếu tố khích động cho việc tiến chiếm Bắc Kì,
không xa với việc buộc nhà Nguyễn kí các hiệp ước cuối cùng.
Khi sự bác bỏ thoả thuận Aubaret – Phan
về việc chuộc Ba tỉnh Miền Đông xảy ra thì Soái Phủ Sài Gòn đã hiểu là
tiến trình thực dân không thể đảo ngược, do đó việc tiến chiếm Ba tỉnh
Miền Tây cheo leo là kết quả thấy trước, không thể đổ thừa Phan Thanh
Giản không biết giữ, hay do bởi sự “lường gạt” trong việc tiến quân của
Pháp. Pháp từng lưu ý tới Cao Miên từ 1856, từ khi H. Mouhot thám hiểm
Siem Reap, khám phá Angkor, và với sự trung gian của Giám mục Miche, họ
kí hiệp ước bảo hộ với Norodom (Oudong 8-1863) thì không thể để ba tỉnh
đó làm ngăn cách với Nam Vang được. Khi Vial đòi lấy 3 tỉnh Miền Tây,
các quan cũng nhận ra rằng: “Ba tỉnh ấy cheo leo cũng khó giữ được”.
Trước sự lấn lướt đó, triều đình Huế bất lực lại chỉ có một chính sách
tiếp tục, là điều đình xin trả đất, hay chịu nhường đất theo lối “tay
trên” trong lúc phe mình thì lại đang ở thế dưới tay người: Pháp được
giữ 3 tỉnh Miền Tây thì trả lại Gia Định, Biên Hoà, xoá nợ, bỏ ba thương
điếm Đà Nẵng, Quảng Yên, Ba Lạt! Ngay cả khi biết Pháp có chiến tranh
với Đức, họ chỉ “đưa thư hỏi thăm” và khi biết Paris bị vây, Napoléon
III bị bắt, người ta lại có sáng kiến đề nghị quân Pháp ở Nam Kì rút về
để cứu nước, trả lại đất cho vua Đại Nam!
Và cũng không lạ khi dẫn đến chuyện đường sông Mekong. Phái đoàn Doudart de Lagrée theo lệnh Soái phủ Sài Gòn ra đi thám hiểm đường sông (1866), đã mở đầu cho việc bảo hộ Lào để lại có thêm một khu vực tranh chấp với người Xiêm, ngoài phần đất Cao Miên phía nam. Tuy nhiên qua hai năm dài phái đoàn mới đến được Vân Nam, và nhận ra rằng không thể dùng thuỷ lộ này để thông thương với Trung Hoa được. Thế là đường sông Hồng được để mắt tới, và công cuộc tiến chiếm Bắc Kì lại
Triều đình Huế lại đang ở thế lúng túng
hơn lúc nào hết. Một vùng biên giới miền đông bắc kéo dài ra biển đến
những hải đảo chằng chịt, là nơi an toàn của cướp. Cho nên các ổ giặc
biển có dung chứa cả các tướng Tây Sơn, bởi những người này, khi không
chạy trốn xa tít nơi biên giới Lào, Miến Điện thì chỉ tìm được chỗ ẩn
thân với tầng lớp Tề Ngôi, một lực lượng thuỷ quân của Tây Sơn cũ. Cướp
biển tấn công các tàu vận tải của nhà nước – hoặc được nhà nước thuê
mướn – bạo dạn tấn công trên đất liền cướp của, bắt người. Là cướp biển
không phải chỉ có các nhóm Tàu Ô cổ truyền mà còn là dân đánh cá hành
nghề mới theo mùa đói kém, theo cơ hội bất chợt. Chưa kể biển còn là nơi
các nhóm Phù Lê dễ tìm chỗ ẩn nấp khi bị truy đuổi trong đất liền.
Về phía biển, Triều đình đánh tiếng
“mướn” quân Pháp tiễu trừ (1865) hay ghi hẳn yêu cầu vào hiệp ước 1874.
Trên bộ họ phải nhờ quân Thanh sang đánh dẹp khiến Tự Đức cũng phải nhận
là nỗi nhục trong đời. Từ khi Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) tan rã,
các tàn quân của họ tràn sang phía nam, quấy rối trên các tỉnh biên giới
mà triều đình không cách nào dẹp yên được. Nổi tiếng là quân Cờ Đen của
Lưu Vĩnh Phúc, Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh và Cờ Trắng của Bàn Văn Nhị.
Triều đình tìm cách phủ dụ đầu hàng
nhưng lại là nuôi thêm những toán giặc tiềm tàng. Họ chiêu mộ phe này
diệt phe kia như dùng toán Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc chống với Cờ Vàng Hoàng
Sùng Anh, để càng luỵ thêm vì Lưu Vĩnh Phúc. Triều đình yếu thế đến mức
gặp J. Dupuis kéo Cờ Vàng về phe mình, ngang ngạnh dùng đường sông Hồng
chở vũ khí lên Vân Nam, lại không có cách nào trị được chỉ kêu cầu Sài
Gòn giải quyết. Thế mà như đã thấy, chính quyền Pháp ban đầu ở Nam Kì
phần lớn là do các tướng lãnh Hải quân nắm giữ nên hành động vẫn có chút
riêng biệt, thêm mối lợi thương mại gắn liền với J. Dupuis khiến họ
hành động cũng không như Huế mong muốn. Người được cử ra Bắc là F.
Garnier, thành viên cũ của Phái đoàn Mekong nên sự bênh vực quyền lợi
của nhà buôn kia thật không che giấu. Xung đột xảy ra, ngày 20-11-1873
Hà Nội thất thủ trước 188 binh sĩ hỗn hợp Pháp và 24 ngưới châu Á với 8
họng súng đại bác, đánh thắng 700 quân chủ lực Huế và viên tướng tài ba
nhất đương thời: Nguyễn Tri Phương. Rõ ràng quân binh Việt yếu thế không
thể chối cãi: chỉ một đại uý và 15 lính hải quân đánh thành Hải Dương,
một thiếu úy và 7 lính đánh Ninh Bình, cả hai đều đắc thắng!
F. Garnier bị Cờ Đen giết ngày
21-12-1873. Hoà ước Giáp tuất 1874 kí ở Gia Định tuy trả lại các tỉnh đã
chiếm, cho thấy Tây Ban Nha bị gạt ra ngoài, và nước Pháp công nhận chủ
quyền Việt Nam nhưng đã có những điều khoản khai mào cho việc đặt nền
bảo hộ, cho phép họ lấn ra Bắc Kì với các cửa biển mở thông lộ sông
Hồng. Họ đã không thua thiệt tí nào. Thế nhưng muốn lấn quyền trên xứ
Bắc, người Pháp không phải chỉ động tới nhà Nguyễn mà còn phải giải
quyết những tồn đọng của chính quyền Việt nơi ấy, vốn đã phức tạp hơn
những vùng khác nhiều. Nam Kì ở xa, khi bị xâm phạm thì có quan Đốc học
Nam Định Phạm Văn Nghị mộ quân tòng chinh cứu nước, bị gạt đi vẫn phải
tuân lệnh, để Nam Kì tự lo lấy nhưng khi quân Pháp ở ngay trên đất “của
mình” thì người ta không đợi lệnh triều đình nữa. Sau khi kí hoà ước
1862, nhóm Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ An nổi dậy đốt phá nhà thờ,
giết giáo dân (1866), kéo dài đến 1874. Nhóm Tú tài Nam Định cũng nổi
dậy sát tả (1868).
Tình hình dân đạo là nạn nhân cũng trở
thành phức tạp hơn với kết quả hiệp ước 1874. F. Garnier sau khi chiếm
các tỉnh châu thổ đã phong chức tước cho các người theo đạo, đến khi các
quan chức trở về nắm quyền, họ chống lại, như Hồ Văn Vạn tiếp tục chống
triều đình ngoài khơi Hải Dương, có yêu cầu Soái phủ Sài Gòn viện trợ
(bị bắt 1875). Cho nên tiếp với thành kiến có trước, việc xung đột lương
giáo thành càng lúc càng trầm trọng thêm, trong đó không phải không có
lỗi về phía dân đạo lợi dụng thời cơ. Trương Vĩnh Ký ghi lại sau “Chuyến
đi Bắc Kì năm Ất hợi (1875)” về chuyện dân đạo tàn sát gia đình Tuần vũ
Nam Định và sự đòi hỏi bồi thường quá quắt của LM. Trần Lục, người nổi
tiếng với ngôi nhà thờ Phát Diệm xây cất về sau. Ngay trong sự giao
thiệp ở bậc cao nhất cũng không có sự ổn thoả từ căn bản. Huế kí hiệp
ước trong thế yếu nên không mấy mặ
Phan Thanh Giản, những ngày cuộc tranh
chấp còn ở cấp độ đòi tự do tín ngưỡng và thông thương, đã cho Tự Đức
biết rằng người Pháp chú trọng đến Bắc Kì hơn Nam Kì vì dân đạo ở đấy
nhiều hơn, đông hơn. Thế mà tình hình cũng không thuận tiện hơn cho họ.
Việc thông thương đòi hỏi một tình hình an bình, nghĩa là vấn đề động
tới các toán giặc trên đất, dưới biển, giặc đủ thứ nguồn gốc ta, tàu mà
kiệt hiệt hơn hết là các nhóm quân thổ phỉ Trung Hoa, quân Thanh được
Huế kêu cầu bình định biên giới trước kia, nay nhân tiện cũng được Bắc
Kinh hi vọng là con cờ có sẵn để giằng co với Pháp. Con đường sông Hồng
bị chận ở Lao Kay bởi toán quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc mà triều đình có
người muốn nhờ cậy để chống Pháp, có người muốn đuổi đi. Cả hai biện
pháp đều chỉ là của tình thế bởi vì không thể nào tác động đến Lưu được
dù có lúc Tự Đức dẫn dụ trao chức quan để bứng đi.
Thế là lại xảy ra vụ chiếm Hà Nội lần
thứ hai (25-4-1882), do H. Rivière làm chủ, vượt quá sự toan tính ban
đầu của Soái phủ Nam Kì và ngay cả chính quyền Paris. Rồi cũng lăp lại
chuyện cũ, là H. Rivière bị quân Cờ Đen giết chết (19-5-1883). Giữa thời
gian đó là sự thay đổi chính sách ở ngay chính nước Pháp. Vấn đề Bắc Kì
làm Pháp đổ ba nội các chỉ trong vòng mấy tháng, đến khi J. Ferry thành
lập chính phủ (3-3-1883) thì chủ trương xâm lược Bắc Kì được tiến hành
một cách cương quyết hơn. Lần này là những đụng độ lớn dắt dẫn đến tình
hình kết thúc chiếm lĩnh toàn Việt Nam và giải quyết luôn vấn đề thiên
triều / phiên thuộc kéo dài cả ngàn năm.
Bị quân Pháp bức bách, triều đình Huế
lần này thực sự lo tìm kiếm ngoại viện với các nước khác nhưng họ không
có gì để trao đổi trong một tình thế mà nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ
cũng cho là đã muộn rồi. Họ liên lạc với Anh, Mĩ, Tây Ban Nha chỉ qua
thuộc địa Hương Cảng của Anh đã là một dấu hiệu thất thế, thế mà khi lập
được thương ước với Tây Ban Nha (1879), họ gửi người theo sứ bộ nhờ
huấn luyện thì bị Pháp chận lại ở Sài Gòn. Trước đó (1875) Ý đưa thư bàn
việc thông thương thì ông quan Thương bạc của ta lại hỏi ý kiến của
Pháp, tất nhiên bị bác bỏ ngay. Họ chỉ còn có cách quay lại đường lối
truyền thống của các triều đại Việt: Ngày 6-9-1882 được coi là thời điểm
quyết định cầu viện nhà Thanh của Cơ mật viện.
Thanh triều lúc bấy giờ vốn phải lo lắng
chuyện nội bộ và cả sự uy hiếp của các nước phương Tây nên mù tịt
chuyện phía nam. Họ chỉ biết rõ ràng về việc Pháp xâm chiếm Nam Kì qua
Từ Diên Húc, Tri phủ Thái Bình (Quảng Tây), người từng qua Lạng Sơn cuối
1870, tác giả quyển Việt Nam thực lục (1877), được thăng Bố
chánh Quảng Tây và sẽ là tổng chỉ huy đội quân viễn chinh chống đối Pháp
năm 1883. Sự lấn lướt của người Pháp đã khiến Trung Quốc lo ngại cho
vùng biên phía nam của mình nên người Thanh lấy cớ đã được Việt Nam yêu
cầu dẹp thổ phỉ, liền cho quân tiến ra ngoài biên giới để giành ưu thế.
Giữa năm 1882 quân Thanh dàn ra dọc biên
giới, 3 doanh quân Vân Nam đã vào tỉnh Hưng Hoá, đến năm 1883 thì có độ
20 ngàn quân Thanh xâm nhận thực sự với Từ Diên Húc đóng ở Bắc Ninh.
Đến đây là sự đối đầu chính thức giữa hai nước, giành nhau vùng ảnh
hưởng. Nhà Thanh muốn lấn đến Quảng Bình, có lẽ vì dư âm về nước An Nam /
Đại Việt xưa. Nhưng người Pháp với tính chất một nước công nghệ nên
giành vùng thượng du Bắc Kì vì là vùng mỏ. Do đó H. Rivière chiếm mỏ
than Đông Triều ngày 12-3-1883, lại cần phải bảo vệ nó, luôn tiện giữ
vùng lúa gạo nên cho quân hạ Nam Định (28-3-1883). Sự tranh chấp này chỉ
kết thúc với viện binh từ chính quốc Pháp đưa sang, qua những giằng co
tranh cãi nghị trường, biểu lộ nhược điểm quen thuộc của chế độ đại nghị
phương Tây vẫn còn thấy về sau khi cuộc tranh chấp mang tính toàn cầu,
lan đến những vùng xa lạ với nền văn minh ấy.
Quân Viễn chinh Pháp lần này quyết tâm
chiếm Việt Nam nên để tướng Bouet từ Nam Kì ra đánh Bắc Kì còn Đô đốc
Courbet và Tổng Đại diện Harmand thì kéo đánh thẳng vào Huế qua cửa
Thuận An (20-8-1883) nhân dịp Tự Đức băng hà, và cũng là theo ý kiến của
Thống đốc Nam Kì cùng Tổng trú sứ Huế. Triều đình Huế đang lúng túng
với việc truyền ngôi sau khi Tự Đức mất (19-7-1883) nên kí hoà ước
Harmand (25-8-1883) với những điều khoản thua thiệt nặng nề gây thêm
chống đối. Bắc Kì rối loạn hơn bao giờ hết. Đến lúc này thì Pháp chỉ có
một đối thủ là Thanh mà quân lính của họ, được trải qua những thời kì
cải tiến, đã có vũ khí mới, lại quen thuộc đường lối địa phương, thêm có
các quan Việt yểm trợ hoặc bởi tình thế, hoặc vì ý tưởng chống Pháp. Có
thêm viện binh, Courbet chiếm Sơn Tây (16-12-1883), Bắc Ninh
(13-3-1884), Hưng Hoá (12-4-1884) đem sử dụng khinh khí cầu dò la hậu
phương quân địch như phương tiện kĩ thuật mới nhất. Các chiến thắng đó
giúp lập hoà ước Founier (11-5-1884) buộc Thanh chịu dứt khoát đoạn
tuyệt với những đòi hỏi về Việt Nam. Rồi lại cũng như các cuộc chiến
khác, một hiệp ước thường không thể kết thúc cuộc chiến. Quân Pháp lại
sa lầy ở thượng du Bắc Kì vì các toán quân chưa chịu rút lui, nặng nhất
là trận Bắc Lệ (23-6-1884) khiến rúng động Paris. Quyết tâm giữ Bắc Kì
tăng lên, quân Pháp đánh thẳng vào Phúc Châu (23-8-1884), phong toả Đài
Loan nên cho dù nội các J. Ferry bị đổ vì thua ở Lạng Sơn (28-3-1885),
Pháp vẫn kí được hoà ước Thiên Tân (4-4-1885) giải quyết dứt khoát vấn
đề.
Trong tình hình hoà hoãn sau hoà ước
Fournier, Pháp yên tâm với cường quốc bệnh hoạn phương Bắc lại quay về
kí hoà ước Patenôtre (6-6-1884) điều chỉnh hoà ước Harmand cho nhẹ hơn
nhưng không tránh khỏi sự chống đối quyết liệt của phe chủ chiến mà cầm
đầu là Phụ chính Tôn Thất Thuyết để xảy ra sự biến thất thủ kinh thành
(4-7-1885). Hàm Nghi bỏ chạy ra Tân Sở (Quảng Bình), người Pháp lập Đồng
Khánh đánh dấu giai đoạn bắt đầu của quyền bính mới trên đất Việt Nam
kéo dài đến giữa thế kỉ XX vì các chuyển biến khác.
Không phải chỉ là sự suy sụp một triều đại
Cuộc chiếm đóng thành công của người Pháp không giản dị là một cuộc lật đổ một chính quyền bản xứ. Trong đà tấn công quyền bính trên cao để giành chiến thắng, họ làm đổ vỡ cả một mối tin tưởng lâu dài, dù rằng có lúc họ cũng muốn dựa trên nền tảng ấy để củng cố chính quyền mới của họ. Tất nhiên không phải tất cả đều đổ sụp một lần nhưng những biến chuyển dẫn đến suy tàn đã được khai thác và làm trầm trọng thêm trên những mâu thuẫn tiềm tàng có sẵn. Và cũng không phải tất cả đã mất hết mà có phần còn lảng vảng đâu đấy để co cưỡng, xuất hiện lại dưới dạng hình mới.
Về quan niệm quân quyền, nho sĩ Bắc Hà
không có vua Lê thì có Gia Long, người xứ xa, hơi khác nhưng điều đó
không suy suyển với quan niệm làm dân, làm người theo Kinh Sách học hỏi
để chấp nhận được, chưa kể rằng sự chấp nhận đó là điều cần thiết cho
con đường danh vọng họ đang đeo đuổi. Người Pháp đến làm lũng đoạn tinh
thần trung quân đó bởi vì sự khác biệt Lê/Nguyễn nhỏ nhít trước kia nay
trở thành to rọng vì kẻ chống đối nhân bất mãn, nhân sự suy yếu của
quyền bính trên cao, đã khai thác một khía cạnh khác của Kinh Sách để
tạo ra chính nghĩa. Với lời hô hào chống đối mới: “Phan Lâm mãi/mại
quốc, Triều đình khí dân”, người ta đã dùng ý niệm “dân” của Mạnh Tử để
thay cho một “cương” quen thuộc, đẩy lẹch hướng trung quân cũ tuy vẫn
chưa dám rời bỏ nó. Lí tưởng mới nâng cấp sự chống đối, quá khứ được
khai thác mạnh mẽ nên dù con cháu nhà Lê bị đày hết vào Nam, Tự Đức cho
về quê cũ cũng không dám nghe theo, người ta vẫn dựng lên những ông vua
Lê mới. Đến cả một anh Cai tổng (Vàng) cũng có người để phù trợ nói gì
đến số càng lúc càng đông những người trốn chui trốn nhủi vì theo đạo
mới. Không có thì tự mình làm vua Lê… Con cuốc/”quốc” ở phía bắc đèo
Ngang không còn chỉ là ý niệm nuối tiếc mà đã trở thành hiện thực chống
đối của vùng đất Bắc Hà xưa. Sự căm ghét nhà Nguyễn gần đây của các
chính trị gia xuất phát trong vùng này, được nâng cấp thù hận dưới chiêu
bài chống phong kiến, nhập nhoà trong tình cảm yêu nước hung hăng, vốn
đã có nền tảng là nguyên nhân địa-chính trị từ rất lâu đó.
Rồi khủng hoảng lại nảy ra bên trong
nhóm người nằm ở đỉnh cao chính quyền. Tự Đức yếu ớt không phải chỉ vì
bệnh hoạn như ông than thở mà còn chính vì sự khủng hoảng tiếp nhận ngôi
vị từ Thiệu Trị. Không hẳn ông lên ngôi nhờ Trương Đăng Quế như người
ta đồn đoán – kể cả việc cho ông là con ông Phụ chính, nhưng một người
mất ngôi – Hồng Bảo – từng có vị trí chính thức mà lại bị thay đổi thì
sự hoang mang tất cũng phải xảy ra. Các vua đời trước không thấy có
chuyện vừa lên ngôi thì xảy ra việc các ông quan ở Viện Cơ mật hục hặc
nhau như với Tự Đức! Ngày trước có giành quyền thì con cháu Hoàng tử
Cảnh có được các ông Tổng trấn bênh vực cũng phải bỏ cuộc vì tướng lãnh
cũng thuộc vào thế lực suy tàn do chiến tranh đã là quá khứ. Các ông
hoàng chống đối không còn tên kia chỉ thấy dạng lấp ló trong các đoàn
quân Xiêm trên đất Cao Miên mà mang tên Việt: Trấn Tây Thành. Bây giờ
giành quyền với Tự Đức, Hồng Bảo ít nhiều gì cũng có khá đầy đủ những
lực lượng gợi nhiều hi vọng hơn. Một người liên can bị tước “quốc tịch”,
mất họ vua: Tôn Thất Bật, chỉ bị hạch tội khi đã chết (1854), còn lúc
sống (trước 1852) thì đầy quyền uy của một tướng lãnh, của một “tôn
thất”. Một Đào Trí Phú bị xử lăng trì (đến nỗi con cháu sau này phải tự
cứu bằng cách hùa theo loạn ở Sơn Tây 1859), ông quan đó chuyên đi tàu
biển đem tiền về cho vua – nhân tiện cho cả mình “gia tài hàng vạn”, tội
lỗi không được kể chi tiết nhưng chắc vì lí do “thông hiểu tiếng nước
ngoài”, có liên hệ nhiều với bên ngoài mà được nhờ cậy. Đúng là hướng
của Hồng Bảo nhắm tới khi ông tính chuyện trốn đi, mong ước sự giúp đỡ
của lớp người có đạo, lớp dân mới của ông có sự yểm trợ rõ ràng của một
sức mạnh không chối cãi.
Vụ loạn Đinh Đạo và “giặc Chày Vôi”
(1866) xảy ngay ở Hoàng thành làm ông vua yếu ớt, già bệnh bớt thêm sự
kính nể, để các ngôn quan chen vào chê trách. Nhân vật chống đối quyền
vua như Đoàn Trưng mà văn thơ biện minh cho hành động của mình mang tiêu
đề “Trung nghĩa ca” còn giữ cho người sau, chứng tỏ có một thành phần
tán đồng đã không bị khuất lấp. Hình ảnh thần quyền của ông vua nói
chung bị thương tổn làm tăng sự kiêu ngạo của các đại thần khi có khủng
hoảng kế vị, trước những ông vua “có tì tích” như trường hợp Dục Đức.
Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế được Dục Đức thì cũng có đà để
giết Hiệp Hoà, người chủ trương hoà hoãn để trị cường thần. Vua không
chịu uống thuốc độc thì vạch miệng vua đổ vào, người giết vua về sau
chết trong ngục vì tội khác!
Ngay khi ngồi trên ngai, được tuân phục,
ông vua cũng vì những tình thế phức tạp mà gây sự lúng túng cho các
quan chức, phải chọn phe phía theo sự trôi nổi của tình thế xảy ra. Kí
hoà ước với Pháp, kẻ theo người chống, ai còn giữ được cái mạng hay
tiếng tăm, đôi khi chỉ là chuyện tình cờ. Nạn nhân khoa bảng đầu tiên ở
xứ Nam Kì là Đồng Tiến sĩ Phan Hiển Đạo. Ông này làm Đốc học Định Tường,
từng mộ quân chống Pháp lúc đầu, khi đất thuộc về chủ khác đã biết tìm
các tránh né ân sủng mới, nhưng về lâu về dài cũng “theo thời” để treo
cờ Tây, mặc áo quần Tây. Thế là bị ông Khâm sai Phan Thanh Giản và các
quan khác tố cáo. Nghe tin buộc tội, tuy biết chắc là triều đình không
với tới mình được nhưng ông cũng đến trước mồ cha thắt cổ để tự thanh
minh, để lại cho người sau, kẻ nào biết nhìn đời với con mắt khoan dung
hơn, thấy ra một trường hợp xung đột bi đát của hiện thực và lí tưởng.
Hoàng Kế Viêm chống Pháp không xong còn
chạy về được Huế sau trận mất Hưng Hoá để tiếp tục làm quan. Nhưng các
ông quan khác của triều đình: tuần vũ, tán tương, ngự sử… nếu không bị
quân Thanh giết thì theo thời thế lãnh quan chức Trung Quốc chống Pháp,
chết trên trạn tiền hay lưu lạc theo các toán quân lui về bên kia biên
giới, chết nơi đất khách, mở đường lưu vong như Tôn Thất Thuyết về sau.
Chút vướng víu với tổ quốc trước khi thất bại, giúp họ không phải bị
người sau hặc tội lãnh quan chức của một phe, không tránh khỏi có lúc là
phe địch. Đó là trường hợp Phan Liêm, con Phan Thanh Giản, chống Pháp,
bỏ chạy về Huế, lãnh quan chức cầm quân đánh dẹp Cần vương của thời hỗn
hợp. Có nghĩa là người Pháp đã khiến cả một hệ thống quyền lực trung
gian phải tan rã, không phải như một tình trạng thất nghiệp chính trị mà
là cả một sự mất mát ý nghĩa giá trị tồn tại.
Mầm mống Gia Tô không phải làm phân hoá
xã hội theo hai phe rành rẽ mà còn vạch ra những hướng phức tạp hơn. Có
ít nhưng vẫn có người theo đạo không rời bỏ đất nước trong cái thế hợp
tác chông chênh: Nguyễn Trường Tộ đưa bao nhiêu bản điều trần cứu nước
là điều nay đã rõ ràng nhưng công trình tham dự xây cất nhà thờ trên đất
Sài Gòn mới thuộc Pháp cũng là chứng cớ để người chống đối có cớ công
kích. Dấu vết “đạo” không được nêu ra nhưng là căn cứ sâu kín để có kẻ
bác bỏ sự thành tâm của con người không tìm được chỗ đứng kia. Chưa kể
những chứng dẫn thời sau mà người gần đây đưa ra để bào chữa “Công Giáo
không theo Tây”, từ 1874, giữa trào lưu Sát tả rầm rộ vẫn có “Nghĩa
khuyến giáo dân tân cựu ca” của Lê Di Trung khuyên giáo dân sống tuân
thủ luật đạo, đời để xây dựng đất nước, khôi phục Nam Kì (Cao Tự Thanh
1999). Có những người bị bách đạo, tự tìm được điểm hoà hợp giữa lí
tưởng cũ và mới để giữ vững niềm tin của mình. Thực lục 1839
ghi nhận có hai người lính tỉnh Nam Định, bỏ địa phương đến Huế kêu cầu:
“Ông cha chúng tôi đời đời theo đạo Gia Tô, năm ngoái chúng tôi nhảy
qua giá thập ác là do quan tỉnh bắt ép, nay vẫn xin theo đạo ấy để giữ
vững đạo làm con”. Nghĩa là, đối với những người này, đạo mới không mâu
thuẫn với truyền thống mà lại được truyền thống chữ Hiếu củng cố thêm
niềm tin, dù là phải dẫn đến cái chết.
Về phía khác, một lớp người theo đạo mới
thấy mình được dịp tạo lập công danh dễ dàng, quá dễ dàng hơn là nằm
nghiền ngẫm kinh sách. Trần Bá Lộc, “bồi” của Philastre, theo thời thế
tổ chức quân đánh dẹp, tự chế cả ấn Khánh Thuận Tổng đốc Quan phòng để
đi đánh Bình Định, Phú Yên. Lại còn có các toán lính tập, mã tà Nam Kì
tham dự chiến dịch Bắc Kì từ 1984, như phải có trong dự án 27-4-1883
trình lên Quốc hội Pháp, phối hợp 3000 lính viễn chinh có “1000 lính An
Nam”. Những người đó đã mang trong đầu óc một hình ảnh trung
thành mới, hay ít ra, đã không có ông vua trong đầu nữa. Chưa kể nhân
vật Trương Vĩnh Ký, là minh chứng về một trường hợp vượt nhiều thế kỉ
văn hoá mà chỉ qua một sự tiếp xúc dù sao cũng là còn trên vùng bên lề
(Penang, và các tiếp cận cá nhân), cả khi đến được nơi tràn ngập dòng
chính thì chỉ là nhân viên phụ thuộc một phái đoàn (Phan Thanh Giản)
điều đình thất bại. Nghĩa là với thời gian, sự mất quyền lãnh đạo ở Việt
Nam không chỉ giản dị là có một triều đại đã sụp đổ mà là có một quan
niệm quyền bính đã đi qua, với một số người, là không thể nào trở lại
được với danh nghĩa cũ nữa. Nền móng quân chủ bị lung lay đến tận gốc.
Tất nhiên là theo với thời gian thì cũng
có những yếu tố mới xen vào, nhưng cứ so sánh hai nền quân chủ
Kampuchia và Việt Nam sau 1945 thì thấy sự khác biệt do bởi sự đảo lộn
về trước. Norodom Sihanouk vẫn là thần tượng của dân chúng đến nỗi Pol
Pot còn phải nhờ cậy ông một thời gian, còn ông Bảo Đại thì khi trở lại
cũng không có chút hào quang quân quyền nào ngay trong vùng mình quản lí
– sự sa sút cũng có phần thừa hưởng từ việc cha ông bị thần dân mắng
chửi tàn tệ (Ngô Đức Kế: Ai về địa phủ hỏi Gia Long, Khải Định thằng này phải cháu ông”, Phan Châu Trinh: Thư Thất điều) mà hành động, ngược đời thay, vẫn là do chút bám víu vào oai quyền của người Pháp, nhờ họ tách rời vua với dân!
Ấy thế mà vấn đề chiến tranh, xung đột
quốc gia cũng còn phải chịu đựng những hệ luỵ của quá khứ, của tính chất
địa chính trị trong vùng. Sự xung đột văn hoá quá gay gắt không chỉ va
chạm đến sự sống còn cụ thể mà còn động đến cả tâm tình sâu kín của con
người thành tựu qua năm tháng lâu dài. Đã nói, khi còn yên vị tương đối,
Tự Đức còn thấy khổ tâm về việc mượn quân Thanh dẹp loạn biên giới.
Nhưng khi quân Thanh sang về sau (1882) dân Bắc đồn rằng “Người Thanh
đến để tranh Bắc Kì với người Pháp”, rõ ràng biểu lộ nỗi lo sợ bị chiếm
đóng thì Tự Đức gạt đi, bảo rằng đó là “Lấy lòng kẻ tiểu nhân đo bụng
người quân tử, người nước Thanh đâu có làm việc bất nghĩa như thế!”
Người báo cáo sự việc, Tuần vũ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích, sau này sẽ
lãnh quan chức Thanh đánh Pháp như lời vua dạy. Về phía khác, lời Tổng
trú sứ đầu tiên Rheinart gởi cho Thống đốc Nam Kì Thomson tất nhiên có
điều gay gắt nhưng cũng cho nhận ra được một tình thế xung đột văn hoá
giữa tiếng súng đạn và cảnh máu đổ xương tan: “Triều đình Huế chắc cũng
hối hận chuyện nội thuộc nước Tàu nhưng tôi chắc rằng họ muốn trở thành
một tỉnh của nước Tàu hơn là nhận ta bảo hộ, mặc dầu ta cho họ nhiều lợi
ích và để họ tự chủ trong việc cai trị. Người Tàu là chú hoặc anh,
chúng ta là mọi rợ. Chế độ Tàu sẽ thay đổi rất ít đến tập tục của các
quan, còn phụ thuộc ta là một điều nhục nhã còn khó chịu hơn là tự tử”.
Nhận định của Rheinart có thể làm người bây giờ nổi giận nhưng quả thực
đã có tình hình các ông quan thấm nhuần kinh sách đến có khuynh hướng
thần phục ẩn tàng, ví dụ khi trọng nể cả một anh “Tiến sĩ” Trung triều
(Thái Đình Lan, chỉ vừa đỗ Cử nhân) bị bão dạt, lang thang về xứ
(1835-36), mà lại được quan tỉnh khúm núm đưa tiễn tiền bạc cung phụng,
kể cả lúc lỡ đang phơi áo bắt rận! Nhìn từ bên ngoài như Rheinart, hay
thốt lời tự thú bên trong như Tự Đức, đã cho thấy mối tương quan Thiên
triều phiên thuộc không thể dễ dàng dứt bỏ khi người cầm quyền Việt Nam
thấy động đến sự tồn vong của mình. “Thân Tàu” là một khuynh hướng trước
khi có biện minh của lí trí xen vào. Và tuy lịch sử là của con người
làm ra nhưng những con đường mòn của quá khứ vẫn rất dễ hấp dẫn những
bước chân chuệnh choạng đang đi tìm lối.
(Lược trích từ tác phẩm Bài sử khác cho Việt Nam- tác giả tạ Chí Đại Trường)
Tạp chí Da Màu: damau.org
http://nghiencuulichsu.com/2013/08/19/bai-su-khac-cho-viet-nam/