Tuesday, October 7, 2008

NGÔ THẾ VINH

.



*




Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hóa. Trong khoàng 1963-1966, ông là chủ bút tờ Tình Thương của trường Đại Học Y khoa Sai-Gon. Tốt nghiệp bác sĩ năm 1968, làm Quân Y trong Lực Lượng Đặc Biệt, và Biệt Cách Dù. Sang Mỹ tu nghiệp, rồi trở về làm tại trường Quân Y. Sau 1975 bị tù 3 năm, về làm tại trường Vật Lý trị liệu. Khoảng 1983, ông sang Mỹ, là bác sĩ thường trú tại bệnh viện Đại Học New York, hiện làm việc tại một bệnh viện Nam California.
TÁC PHẨM
-Mây Bão (1963)
-Bóng Đêm (1964)
-Gió Mùa (1965)

-Vòng Đai Xanh (1971), Văn Nghệ, USA tái bản 1987.
-Mặt Trận SàGòn. Văn Nghệ, 1996.
-Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng. Văn Nghệ, CA, USA. 2000 .




Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra Anh ngữ như :
- Vòng Đai Xanh (The Green Belt ) do Nha Trang và William L. Pensinger, Raleigh, NC: Ivy House Publishing Group, 2004,
- Mặt Trận Sài Gòn ( The Battle of Saigon ) US: Xlibris Corporation, 2005).




Ở đây, chúng tôi chú trọng đến Vòng Đai Xanh và Mặt Trận Sài Gòn là hai tác phẩm đã làm tác giả nổi danh Nổi danh vì tác giả nói thẳng, nói thực, và nổi danh vì vụ án của ông. Hai tác phẩm này thuộc về chủ đề chiến tranh, đồng thời chỉ trích các phe lâm chiến. Nên nhớ lúc này chính quyền Ngô đình Diệm đã không tồn tại, sinh viên và Phật giáo tiếp tục tranh đấu, đồng thời cộng sản và các tay cơ hội chủ nghĩa trong đó phần lớn là những kẻ đã theo Diệm, Nhu và Thiệu nay trở cờ cũng hoạt động ráo riết. Tạp chí Trình Bày và Thái Độ là trung tâm của nhóm này. Một số sinh viên Y khoa , bác sĩ quân y, và y khoa hoạt động cho cộng sản. Con trai Trần Thúc Linh , sinh viên y khoa, thân cộng sản, bị cảnh sát bắt và dường như bị tra tấn mà chết tại Đại Học Y Khoa hay y tự tử?. Trong lúc này, quân Mỹ tham chiến, mặt trận cao nguyên bùng nổ. Các địa danh Dakto, Chuprong, Pleime là những điểm nóng. Cùng lúc này phong trào Fultro bùng lên đòi tự trị. Năm 1971, tác giả được giải thưởng toàn quốc về Vòng Đai Xanh, nhưng sau đó phải ra tòa vì bài ký sự Mặt Trận Sài Gòn. Tác giả bị phạt 100.000 đồng và 1 đồng danh dự cho bộ Nội vụ. Tòa án và chính quyền không muốn trừng phạt ông, nhưng cũng không thể im lặng, để cho bọn ''phản chiến'' và cộng sản tự do đánh phá, họ chỉ '' giơ cao đánh sẽ'' không như chính quyền cộng sản.
Sau 1975, đa số bỏ nước mà đi vì sợ cộng sản, còn ông, ông ''chọn ở lại'' (Mặt Trận Sai Gòn, Nguyễn Mạnh Trinh nói chuyện với Ngô Thế Vinh, 185). Như vậy, ông là người can đảm, và đã có giấc mơ hồng cho một tương lai mới. Nhưng rồi ông lại bỏ đi sang Mỹ. Châu Tâm Luân, Trương Như Tảng, Nguyễn Văn Hảo rồi cũng đi mặc dầu họ và ông có điểm khác nhau.




I. VÒNG ĐAI XANH
Tập tiểu thuyết này được viết ra khi tác giả phục vụ tại một đơn vị Biệt Cách Dù tại vùng Tây nguyên trong khoảng 1968, và được giải thưởng toàn quốc 1971. Tiểu thuyết này khác hẳn với các bộ khác là nói về cuộc chiến tranh xảy ra tại các bản thôn người thiểu số . Hay nói rõ hơn, tác phẩm này viết về mối liên lệ giữa người Thượng với quốc gia, cộng sản và Mỹ. Theo lời giới thiệu ở trang bìa sách, đây là một cuộc chiến tranh mà người ta đã bỏ quên.
Vòng Đai Xanh đề cập đến một cuộc chiến tranh bị lãng quên giữa một cuộc chiến tranh Việt Nam được nhắc nhở nhiều nhất trong lịch sử báo chí Mỹ. Theo Ngô Thế Vinh , ông viết Vòng Đai Xanh có mục đích chống lại quyển Green Beret của Robin Moore có nội dung ca ngợi những chiến sĩ Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ, còn lại là sự xuyên tạc và hạ giá người Việt cùng sự kỳ thị tệ hại của các sắc dân Kinh Thượng ở cao nguyên ( Mặt Trận SaiGòn, 10).



Nhưng đọc kỹ, chúng ta không khỏi thắc mắc. Quân cộng sản giết 600 người Thượng, ông chỉ nói sơ qua về tội ác Cộng sản. Dường như ông muốn nhấn mạnh kết tội người Mỹ nhằm mắt làm ngơ:
Có thể do Tacelosky bỏ rơi người Thượng để chứng tỏ sự bất lực của quân chính phủ với bọn Thượng tranh đấu khác. . . chính Tacelosky thí 600 mạng để chứng tỏ một điều: hạnh phúc và an ninh của người Thượng chỉ có thể bảo đảm hữu hiệu bởi những người lính Mũ Xanh Mỹ (92).



Kết tội một người, một tập thể như vậy là không đúng. Phải có một ban điều tra vụ này trước khi kết luận mặc dù đây là tiểu thuyết. Tại một nơi kia, cộng quân pháo kích làm hư hại một ngôi chùa. Vị sư trưởng làm đơn kiện vị tỉnh trưởng, bắt phải bồi thường. Tại sao cộng sản phá lại không bắt cộng sản bồi thường? Có thể ông sư là cộng sản nằm vùng, muốn gây khó khăn cho phe quốc gia. Cũng có thể ông bị cộng sản hăm dọa phải hành động theo lệnh chúng. Còn Ngô Thế Vinh thì sao?





Ta thấy ông có dụng ý chính trị, kết tội người Mỹ độc đoán và có óc thực dân. Khi người Mỹ đến Việt Nam, họ đặt căn cứ tại Tây nguyên, và họ đã hành động như ''đây là một cuộc chiến tranh của họ. Một cuộc chiến được nuôi dưỡng và giải quyết theo quan điểm quyền lợi nước Mỹ (13).
Thứ hai là ông chỉ trích Mỹ gây chia rẽ Kinh Thượng. Cộng sản gây căm thù giai cấp, một số người Mỹ có óc thực dân đã gây căm thù chủng tộc, khiến người Thượng oán thù người Kinh.
Thứ ba là kết tội Mỹ xâm lược thế giới, mưu đồ lập vòng đai xanh khắp thế giới. Họ muốn biến Cao Nguyện tự trị rồi biến thành tiểu bang Mỹ (35, 65-66). Tác giả đã nhiều lần chứng minh lính Mũ Xanh đã giúp quân chính phủ đồng minh , đồng thời giúp quân phiến loạn chống phủ hợp pháp như tại Á Căn Đinh, Miến Điện (127, 129, 170). Ông trung tá phòng Năm tố cáo vị mục sư Denman khả kính kia đứng đầu chủ trương sách động tại cao nguyên.



Bọn chúng lộ liễu lắm, mua chuộc mời bọn lãnh tụ Thượng tới nhà nói thẳng với họ là chính người Việt dù cộng sản hay không cũng tìm cách tiêu diệt dân thiểu số, bởI vậy chỉ còn một cách là đi tới cùng con đường ly khai của họ ( 64).
Chính nhân sĩ Nay Ry cho biết phe ly khai đòi hỏi một màu cờ, một quân đội riêng biệt, một quốc gia Đông Sơn ly khai (60). Ông cho thấy phe tranh đấu người Thượng đã viết đơn gửi tổng thống Mỹ, và đòi văn kiện khác có bảo đảm của tòa đại sứ Mỹ mới chịu ra thương thuyết với chính phủ '(35).




Nội dung tác phẩm còn hướng về người Việt. Viên trung tá phòng Năm tố cáo một tướng máy bay làm thủ tướng, vênh vang tuyên bố :
Khi hòa bình trở lại chỉ cần hai giờ để dẹp tan lũ phiến loạn Thượng, một lực lượng ly khai mà ông coi là không đáng kể (64).
Một sĩ quan cho rằng tướng Trị không đủ sức đương đầu với cộng sản và Mỹ. Tác giả tố cáo tướng Trị
'' mất quyền kiểm soát bà vợ, ông tướng cũng bị chìm đắm vào nhiều vụ lem lấm, từ những chiếm hữu đất đai cho tới các vụ tham nhũng về kế hoạch mở mang An Khê (96).
Tác giả nói với Klux, một giáo sư Đức về viện trợ Mỹ: ''ảnh hưởng của đồng tiền viện trợ không tới được xa'' (124)


Tác giả cũng kết tội những trí thức đội lốt Thiên chúa giáo, 'liên lạc với cộng sản'' (111) ,''làm lợi cho cộng sản'' như Hoàng Thái Trung, cũng là người trong nhóm Trình Bày mà ông quen biết, luôn lên tiếng '' bài Mỹ và bôi nhọ chủ nghĩa quốc gia'' (104). Ông chỉ trích các sinh viên do ''cộng sản giật dây''. . tự coi là ''công thần cách mạng nóng nảy và kiêu căng''(106).


Cuối cùng, người Mỹ bàn giao trại Daksut cho Việt Nam, '' là một phần trong kế hoạch rút quân danh dự được mệnh danh là Việt Nam hóa cuộc chiến'' (177). Cả hai phía người Kinh và người Thượng ''đều tự cảm thấy không có lợi lộc gì để tiếp tục cái trò chơi nhiều máu và nước mắt đó'' (175).
Kết thúc bi đát. Tác giả bị tai nạn nghề nghiệp phải nằm bệnh viện sáu tháng. Davis bị trúng đạn vào đầu mà chết. (175). Rồi Mỹ rút khỏi Việt Nam. Hickey nói:
Điều tệ hại là chúng ta -- người Mỹ, đã cư xử với họ một cách đáng hổ thẹn khi có dấu hiệu rõ ràng cuộc chiến tranh đã bị thua. Chúng ta chỉ biết đứng dậy, rời bỏ cao nguyên trong hỗn loạn, bỏ rơi lại những người bạn tốt nhất của chúng ta'' (iii).
Nói chung, tác phẩm này nhắm chống Mỹ và Việt Nam là chính.




II. MẶT TRẬN Ở SÀI-GÒN
Tập truyện ngắn này gồm 12 truyện ngắn, gồm những truyện viết trước và sau 1975.
Nhan đề là Mặt Trận Ở Sài Gòn nhưng phần lớn là các trận chiến xảy ra tại Cao nguyên và miền Trung. Một số truyện viết sau 1975 tại Việt Nam và tại Mỹ. Giống như Phan Nhật Nam, ông mô tả các trận chiến rất sôi động.. Trong tập này, Mặt trận ở Sai- Gòn là truyện đầu, được dùng làm nhan đề cho toàn tập. Truyện này mở đầu kể việc chuyển quân về Sai Gòn. Đó là chuyện hồi mậu thân (1968) , và chuyện cách đó tám tháng. Phần chính là kể về mặt trận Cao nguyên gồm các địa danh Dakto, Chuprong, Pleime, Đức Cơ. ..Trận chiến xảy ra ác liệt:

Chỉ riêng vùng Ngok Tobas, hàng tiểu đoàn quân chính phủ đã bị xóa tên. Và riêng phía địch quân , mới chỉ ở ngọn đồi 1007 - tức là căn cứ hỏa lực 7, con số ba ngàn xác phanh thây cũng chẳng phải là một ước tính lạc quan quá đáng như truyền thống đài phát thanh chính phủ. Đó là chưa kể mức sát hại của hàng trăm ngàn tấn bom do B.52 đêm ngày đổ dọc theo các ngả đường mòn xâm nhập. Và ở mùa mưa năm nay, cũng là đầu tiên trong chiến cuộc Việt Nam, và của cả thế giới, không lực Mỹ đã phải sử dụng thứ bom ''Demolition Mark'' khổng lồ 15 ngàn cân Anh với sức tàn phá của một trái nguyên tử cỡ nhỏ, để hư vô hóa hy vọng chiến thắng của địch quân (16)



Ông nói đến sự can đảm của các sĩ quan, và binh sĩ Việt Nam:
Người đầu tiên phải được tôi kể là tới là đại úy Thỏa, người chỉ huy trực tiếp ngọn đòi 1007, vóc người nhỏ nhắn, da đen sạm với vẻ mặt rắn đanh lại, đày nét phong sương gian khổ. Ông và một tiểu đoàn Biệt kích quân phải chịu đựng suốt ba mươi ngày dưới hầm sâu, trong những công sự phòng thủ dưới những cơn mưa pháo kích và nhiều đợt tấn công biển người của địch quân.. . . Kế đến cũng không thể không nhắc tới thiếu tá Bính, một phi công trẻ tuổi hào hoa nhưng vô cùng gan dạ. Trong suốt cuộc hánh quân, ông đích thân chỉ huy phi đoàn 215 trực thăng, đã yểm trợ hữu hiệu các đơn vị Biệt động quân và Nhảy Dù trong các giai đoạn phản công và tái chiếm căn cứ Hỏa lực 7. Mặc dù lưới đạn phòng không của địch dày đặc từ dưới đất, và các chiến hữu vẫn thực hiện ngày đêm hàng trăm phi xuất tải quân, và tiếp tế, đáp cả trên những hố bom mớI thả ngay giữa lòng địch quân còn nóng hổi. . .(18).



Ông cho biết hình ảnh kinh hoàng về chiến địa:
hơi thối nồng nặc, chồng chất những tử thi hai bên.Xác của những người bạn bị oanh kích lầm với thứ hỏa tiễn mũi tên xóa tan cả mặt mùi. Xác của người phi công đưọc trực thăng móc ở rừng ra, héo rũ trên dây treo như cách người ta câu về những con thú (21).
Đoạn kết của truyện này nói rõ quan điểm chính trị của tác giả và đây mớI là chủ tâm của Ngô Thế Vinh.. Ông cho rằng cuộc chiến ở Cao nguyên, miền Trung và các nơi khác không quan trọng. Vấn đề chính là ở Sài Gòn, phải cải cách xã hội tại Sài Gòn:
Từ ba mươi năm nay, đã và đang có quá nhiều anh hùng của chiến tranh trong khi lại quá thiếu vắng những chiến sĩ xã hội. Văy phải lựa chọn chiến trường nào? Rằng không phải chỉ ở chốn xa xôi biên cương mà đích thực chiến trườnhg thách đố của họ phải là Sài Gòn (25).



Từ thời xưa, các nhà xã hội học và triết gia đã nghĩ đến việc cải cách xã hội, nâng cao đời sống dân nghèo. Khổng tử chính là một nhà xã hội học, một nhà cách mạng vì Ngài chủ trương thế giới đại đồng và lo an sinh, phúc lợi cho nhân dân. Sau đó, Á Âu kim cổ nhiều triết gia đã chú trọng vấn đề này. Nhưng đó là vấn đề khó khăn, ai cũng thận trọng chứ không phải họ ngu hay mù lòa trước hố sâu xã hội. Marx cho rằng giai cấp tư bản đã bóc lột người vô sản, chỉ có giai cấp vô sản, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải quyết rốt ráo bất công xã hội và đem lại phát triển cho thế giới. Nhưng cuối cùng, chủ nghĩa cộng sản đã thất bại dù họ đã giết hết giai cấp tư bản, phong kiến và bắt nhân dân trong nước phải làm nô lệ cho cộng sản. Diệt giai cầp cũ thì giai cấp mới lại hình thành, hình thành từ trong chế độ cộng sản, tàn ác hơn phong kiến, và tư bản. Khẩu hiệu giải phóng giai cấp và công bằng xã hội đã mê hoặc nhiều người. Cuối cùng họ được gì? Chẳng qua là họ đem thân xác phục vụ cho tư sản đỏ. Ngoài ra, một vấn đề khác, chúng ta là nhược quốc, không thoát khỏi sự chi phối của ngoại bang. Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm đều là con cờ của ngoại bang. Và cải cách xã hội sao được khi còn cộng sản phá hoại?



Một số truyện viết về Sài Gòn sau 1975 và cảm nghĩ của ông. Dường như trong tập này, ông viết truyện ngắn kém, ông viết theo kiều tùy bút.. Trong Cựu Kim Sơn chưa hề giã biệt nói về chuyến đi Mỹ đến Cựu Kim sơn, và thuật lại Sài Gòn trong 30-4-1975, và chỉ trích ''nền văn hóa tham nhũng lâu đời' của Mỹ khi một số người Mỹ '' ra giá cho những tấm vé'' máy bay ra khỏi Việt Nam (88-89), và đoạn cuối là việc của một nhân vật ngày đầu đến Mỹ định cư. Ở đây ông cũng chỉ trích Mỹ, phê phán về ''thuế'' ở Mỹ. Sao ông chỉ trích thuế? Nước nào mà chẳng thu thuế nhân dân!
Giấc Mơ Kim Đồng thì ông viết lung tung. Ông ca tụng truyện Tây Bắc của Tô Hoài và cho đó là '' một câu chuyện đơn sơ cảm động'' (67), và ông khen ngợi Kim Đồng. Đến đây ta thấy ông sai lầm hoàn toàn. Ông tỏ ra thích thú các truyện cộng sản. Kim Đồng cũng như Lê Văn Tám là người giả, việc giả, và hàng giả. Bắt buộc hoặc dụ dỗ nhi đồng vào chiến tranh là một tội ác chứ không phải là một giấc mơ đẹp. Cộng sản rất tàn ác với dân thiểu số miền Bắc, họ đã thực thi chính sách giết người, phá rừng, đốn gỗ lấy tiền bỏ túi. Ngay cả gia đình Chu Văn Tấn cũng chết thảm thương dưới bàn tay cộng sản.



Ngô Thế Vinh như một con bướm tàng hình, lúc ở cụm hoa này, lúc xuất hiện ở chòm hoa khác. Lúc thì ông chỉ trích Mỹ và Việt Nam cộng hòa, khi thì ông công kích Cộng sản. Đâu là điểm? Đâu là diện? Hoặc ông là con người bất mãn tứ phương, tả xung hữu đột giữa trận tiền? Đâu là bản lai diện mục của ông? Và trong tương lai ông về đâu?





====

HOÀNG KHỞI PHONG và HAI NGƯỜI ĐỘI MŨ

*


Tên thật tác giä là Nguyễn Vinh Hiển, sinh năm 1943 tại Hải Dương, định cư tại Hoa Kỳ từ 1975. Chủ nhiệm tạp chí Văn Học, Hoa Kỳ (1989-1992).
Tác phÄm đã xuÃt bän :
Thơ
• Mặt Trời Lên ( ñại Nam Văn Hiến 1967)
• Phục Hồi Quyền Chức Làm Người (1970)
Truyrện
• Trong Hoàn Cảnh Khác (t1972)
• Ngẩng Mặt Nhìn Trăng Sáng chung với Hoàng Chính Nghĩa, Bố Cái,1978)
• Ngày N + (hồi kš, Văn Nghệ 1988)
• Thư Không Người NhÆn ( Tân Thư &Thời Văn 1991)

Hai người đội mũ (1996) là một truyện ngắn, viết về hai thương phế binh, một chàng đội mũ lưỡi trai, một chàng đội mũ tai bèo. Hai chàng cùng trú ngụ tại nghĩa trang đường Nguyễn Kim, Sài Gòn và cùng gặp nhau, chuyện trò với nhau. Chiến tranh là phi lý, là bất công, là lừa dối tàn nhẫn. Trong cuộc chiến Việt Nam, phe quốc gia thất bại, tan nhà nát cửa, phải làm thân nô lệ đã đành, mà anh chiến binh cộng sản cũng trở thành phế nhân trong khi bao tư bản đỏ sống huy hoàng. Anh thương binh cộng sản bị mù mắt, ra khỏi bệnh viện được ban Quân quản cho ở một chỗ tạm nuôi cơm ngày hai bữa. Một số thương binh bỏ ra ngoài ăn xin vì cơm trong trại quá tệ. . . Anh nhập cuộc với họ. . . Một hôm trong lúc anh vắng mặt. . .toàn thể thương binh trong trại được đưa lên xe tống về ngoài Bắc hết.. . . Nhiều năm nay, anh đầu đường xó chợ, Anh tưởng rằng đã hy sinh một phần thân thể cho chiến thắng sau cùng thì anh phải được đãi ngộ đền buì xứng đáng với phần thân thể anh bỏ lại nơi chiến trường. Mãy năm gần đây. . . anh bị công an áo vàng xua đuổi như những con chó ghẻ. Khi chiến tranh đã tàn, thì cái mũ tai bèo và một vài huân chương đeo trên ngực, làm cho anh đưọc nể nagng phần nào. . .Thế rồi càng ngày, mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Tiền tháng dành cho một thương binh chỉ ăn thôi cũng không đủ.



Tác giả đã đưa một giải pháp: cả hai là nạn nhân của chiến tranh, cả hai muốn cộng tác để sinh tồn:
Tôi với anh bạn cùng cần sống Hợp lực lại thì dễ hơn là lầm lũi một mình.
Cả hai hợp tác bằng cách anh mũ lưỡi trai hát, anh mũ tai bèo đánh đàn. Đó là một dự định. Trong thực tế, cả hai đã hợp tác bằng cách sống chung hòa bình.
Lưỡi trai và Tai bèo bây giờ ở chung trong một cái nhà mồ, nhường một cái nhà mồ cho một gia đình mới đi kinh tế về.. Không ở chung cũng chẳng được nào vì ban ngày cả hai đi kiếm ăn, cần phải có một người trông nhà, không sẽ bị người khác chiếm chỗ.



Người nào cũng thích chủ nghĩa nhân đạo và thích đoàn kết, xóa tan hận thù. Đa số nhân dân ta yêu chuộng hòa bình nhưng cộng sản thì không bao giờ muốn hòa bình. Nhưng từ bao lâu , con người đã nhân danh công bằng, tự do, dân chủ mà tàn sát con người. Quan điểm của Hoàng Khởi Phong là nhân đạo nhưng đi sâu vào thực tế Việt Nam, chúng ta không khỏi thấy nhũng điều chua chát. Biết bao giờ người Việt Nam mới trở lại quân bình, Bắc Nam mới thực sự thống nhất? Phải có ngày đó nhưng bây giờ thỉ chưa. Người cộng sản muốn một mình cai trị quốc gia, đất nước là của riêng đảng cộng sản, không bao giờ cộng sản san sẻ quyền hành cho nhân dân, cho nên đừng nghĩ đến hòa hợp, đoàn kết dân tộc, tự do, và đa dảng. Cộng sản muốn bóp cổ nhân dân, không cho nhân dân có tự do, cho nên không bao giờ có sự hòa hợp, hòa bình. Hòa bình thật sự là khi hết cộng sản, có tự do bầu cử, có hiến pháp công nhận quyền tự do của nhân dân. Những lời nói hòa hợp hòa giải chỉ là đầu môi chót lỡi cũng như Hồ Chí Minh trước đây hô hào ''Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết!'' nhưng liền lúc đó ông cho bộ hạ giết bao lãnh tụ tôn giáo, chính trị và các đảng viên các đảng phái quốc gia. Chúng ta không thể tin các lãnh tụ cộng sản, và cũng khó tin ở một số cựu chiến binh cộng sản dù họ nay đứng đối lập hay bỏ ra nước ngoài bởi vì vi trùng cộng sản đã ăn sâu tâm can tì phế họ.



Chúng ta yêu nước Việt Nam nhưng Việt Nam có ba hạng người.
*Hạng thứ nhất là cộng sản gộc
*Hạng thứ hai là đảng viên cộng sản hay dân chúng theo ý thức cộng sản
*Hạng thứ ba là dân chúng tiến bộ, sáng suốt thấy rõ dã tâm của cộng sản.



1. Hạng thứ nhất là cộng sản gộc
Họ nay thành tư bản đỏ, có vốn hàng triệu, hàng tỷ đô la Mỹ. Hạng này muốn ngồi mãi để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ sẵn sàng bỏ lương tâm, đạo lý và lý tưởng cộng sản mà họ đã tuyên truyền lúc trước. Bao lâu nay họ trộm tài sản nhân dân, tham nhũng, hối lộ, và bán nước cho Trung Quốc để cầu sự bảo hộ của Trung Quốc. Họ đã đem dân đen đi bán khắp nơi trên thế giới, để cho nam thì thành nô lệ, còn phụ nữ thì thành gái giang hồ. Cộng sản chủ trương độc tài, độc đảng để bè đảng của họ một mình hưởng lợi., không bao giờ chia phần cho nhân dân, mà trái lại là bóc lột nhân dân, cướp tài sản nhân dân và tài sản nhân dân. Vụ Dân Oan ở Hà Nội, Sai Gon và Hâu Giang là những minh chứng cho lỏng gian tham và phản quốc của cộng sản. Võ Văn Kiệt và bọn trung ương đảng dã đưa ra nghị quyết đánh phá hải ngoại. Bao nhiêu sư sải, linh mục quốc doanh hoặc bọn công an cộng sản giả danh người tu hành để kêu gọi về nguồn, cứu trợ, hòa hợp hòa giải cũng chỉ là để vơ vét tiền bạc ở hải ngọai đem vê dâng cho chủ nhân của chúng. Trong khi Hòa thượng Thích Quảng Đô, hòa thượng Thích Huyền Quang , linh mục Nguyễn Văn Lý bị giam cầm thì lại có một số tu sĩ lại được ra ngoại quốc là tại sao? Họ chính là nhũng chính là nhũng tay sai cộng sản ra ngoài để thực hiện việc thu tiền bạc cho cộng sản và tuyên truyền cho những việc lừa đảo đối trá của họ.



2. Hạng thứ hai là cán bộ hoặc dân chúng bị nọc độc cộng sản tuyên truyền .
Bọn này căm thù chính thể quốc gia và người quốc gia. Hạng này còn khinh miệt người quốc gia vì họ cho là họ là đỉnh cao trí tuệ, bách chiến bách thắng. Hạng này gồm những người dân hay đảng viên, trong đó có những thi văn sĩ như Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên. Dương Thu Hương kết tội biệt kích cộng hòa giết hại phụ nữ miền Bắc. Khi vào trong Nam bà ca tụng chủ trương kinh tế mới của cộng sản, và mai mỉa những phụ nữ son phấn, những người làm nghề sơn móng tay. . . Nay bà đã sang Pháp, và khi về Việt Nam, chắc bà cũng thấy Việt Nam bây giờ ăn mặc như thế nào. Và nếu bà sang Trung Quốc hoặc độc tin tức quôc tế thì bây giờ các nhà tư bản đỏ cũng ham các kiểu cách thời trang, thích vàng ngọc, châu báu, còn đàn ông thí thích những của hàng Âu châu tại Hoa Lục với màn ''nhất dạ đế vương''. Không biết sau bao năm mở cửa và bao lượt ra ngoại quốc, bà có bớt lòng căm thù người quốc gia, bọn tư sản, bọn Mỹ ngụy? Cha con Vũ Thư Hiên bị cộng sản bắt giam, và ông tố cáo Hồ Chí Minh làm bao việc gian ác, trong đó có vụ giết hai chị em Nông Thị Xuân nhưng Vũ Thư Hiên vẫn cho rằng Hồ chí Minh là người tốt, Đảng Đại Việt , Quốc Dân đảng là kẻ thù, và chủ nghĩa cộng sản vẫn có ý nghĩa nhân bản. Về phía nhân dân miền Bắc, khi họ đào thoát sang Hồng Kông lại tổ chức kỹ niệm ba mươi tháng tư và đánh người Nam tại đây? Tại sao từ bỏ ngục tù cộng sản mà lại kỷ niệm chiến thắng Mỹ? Phải chăng họ chỉ là những gián điệp của cộng sản gửi ra nước ngoài, hoặc họ chỉ là những kẻ đi ra nước ngoài vì kinh tế chứ không vì ý thức hệ chính trị. Nói lên điều này chúng ta phải nhìn vào thực tại chứ không phải mơ mộng hay tung sa mù như Hoàng Khởi Phong và bao nhiêu kẻ khác. Không phải riêng Hoàng khởi Phong, miền Nam cũng có nhiều người hiền lành và thông minh sau 1975 đã chủ trương hòa hợp, hòa giải, cùng anh em thân thích miền Bắc lập hợp tác xã để kinh doanh, và nhờ anh em cán bộ ngoài đó đứng tên mua nhà cửa. Không đầy vài tháng các anh em miền Nam mới thấy rõ việc hòa hợp hòa giải với anh em miền Bắc là một điều phiêu du vì tiền bạc và nhà cửa đều mất sạch. Nhiều người đi ra nước ngoài trước 30-4-75 nên không hiểu cộng sản trong đó có Hoàng KhởI Phong..



3. Hạng dân chúng tiến bộ. Hạng này cũng là nạn nhân cộng sản và cũng có liên hệ anh em, bạn bè với người quốc gia thì may ra có thể hòa họp hòa giải. Nhưng thông cảm và hòa hợp 30%, 40% , 60% hay 80%? Chỉ có thực tế mớI trả lời vấn đề này.
Có lẽ Hoàng Khởi Phong quá lạc quan mà cũng quá bí quan. Ông lạc quan khi ông chủ trương hòa hợp hòa giải, nhưng ông bi quan khi viết về thân phận người phế binh cộng sản. Có lẽ một vài người phế binh cộng sản phải ăn xin, nhưng đa số thì không đến nỗi. Cộng sản là một tổ chừc Mafia. Họ lợi dụng người chiến binh khi mạnh khỏe, và khi người chiến binh què cụt hay chết đi, họ cũng lợi dụng đưọc.Tại Sài gòn, sau 30-4, có những đoàn xe bộ đội trùm kín xe, chở nặng, trên xe các thương binh trí đại liên đứng thủ. Vùng Tân Sơn Nhất là giang sơn của phe bộ đội, mặc tình mở sóng bài, chiếu phim sex, và bia ôm, càfé ôm, công an không dám động chạm đến. Nơi đây, các thương phế binh được tận dụng. Xe lửa Việt Nam trong khoảng 1975- 1995 là phương tiện chuyên chở hàng hoá của thương phế binh đỏ, dọc ngang tung hoành, không ai dám đương cự. Như vậy thì phe bộ đội cũng ngon lành, công an là tỷ phú thì bộ đội cũng triệu phú hay chuẩn tỷ phú chảng phải chơi! Công an ăn ở thành phố, kiểm soát ngân hàng, các rạp hát, các nhà hàng, các quán cà phê , tiệm phở, còn bộ đội thì lấy núi rừng làm vương quốc riêng của họ, họ đốn gỗ xuất cảng, buôn lậu qua biên giới cũng ngon lành lắm! Có gì hiểm nguy thì đưa mấy thương phế binh lãnh đạn là xong! Dẫu sao, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quân đội là anh hùng, thì thương phế binh cũng là anh hùng chưa đến nỗi là ăn mày! Vả đa số anh hùng thường tự hào trí tuệ và bách chiến bách thắng, e không coi thằng phế binh ngụy là bạn đâu! Sự kết đoàn, sự hòa hợp của Hoàng Khởi Phong trên lý thuyết có thể là tốt nhưng đàng sau là gì? Viên thuốc bọc đường ngọt ngào là thần được hay thuốc độc? Theo kinh nghiệm thực tế thì đó là thuốc độc sản xuất từ một công ty mạo hóa.



====

“MẶT THẬT” CỦA BÙI TÍN

*




Quyển Mặt Thật của Bùi Tín ra đời năm 1994 đã đuợc nhiều người đón đọc. Thật vậy quyển sách này đã vạch ra những sai lầm, và tội ác của cộng sản làm cho người ta thấy rõ hơn, nghe rõ hơn và biết nhiều hơn về những xấu xa, tệ hại của cộng sản. Sự thực, những điều đó người quốc gia chúng ta đã nói từ lâu rồi. Nay đưọc miệng một người cộng sản cỡ Bùi Tín nói ra thì không gì quý hơn!



Tác phẩm của Bùi Tín đã là một bản cáo trạng về chủ nghĩa cộng sản. Ông đã trình bày nhiều điểm:


1- Phê bình chủ nghĩa Mac Lê : sai lầm của chủ nghĩa Mac. Bản báo cáo mật của Khrutchev tố cáo Stalin trong đại hi 1956 của Cộng đảng Liên Xô(tr.15-39). Bản tố cáo này cho chúng ta thấy năm 1934, đại hi 17 của Cng đảng Liên Xô đã bầu ra 139 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết thì trong hai năm 1937 và 1938 đã có 98 người bị tống giam và xử bắn vì là kẻ thù của nhân dân...và trong số 1956 đại biểu dự đại hội đảng lần 17, sau đó có 1.108 đại biểu bị bắt và khép tội phản cách mạng.(tr.30)
- Bệnh tôn sùng cá nhân, nịnh hót: Cộng sản Việt Nam hết ca tụng Stalin đến ca tụng Mao (tr.24-69). Bùi Tín viết :
Tinh thần sùng bái Stalin một cách mù quáng không phải chỉ có ở nhà thơ Tố Hữu. Nó luôn còn rất nặng ở ngay trong bộ chánh trị và ban chấp hành trung ương hiện tại. ..Sùng bái mặt trời phương Đông,? nể sợ thiên triều Bắc kinh, ông Hồ đã truyền cho những người lãnh đạo khác ở quanh ông, cho cả đảng cộng sản một thái độ thụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ.(tr.31, 39)


- Sai lầm trong cải cách ruộng đất và cải tạo thương nghiệp( tr.72-88). Bùi Tín đã nêu lên hậu quả của nó là tiêu diệt kinh tế nước nhà, tiêu diệt những con người khôn ngoan, tài giỏi trong kinh t ế, khoa học. Ông cho rằng cộng sản thành công trong việc phá hoại bởI vì phá hoại rất nhanh, rất dễ, còn xây dựng một quốc gia, một nền kinh tế, một lớp người thì rất khó, rất lâu. Ông nhận định rất đúng vì chủ trương chuyên chính tàn bạo của cộng sản:
Những người cổ súy đãu tranh giai cấp một cách cực đoan, sùng bái bạolực,khẩu súng, mang tư tưởng phá phách, diệt trừ.. rõ ràng không có khả năng để xây dựng nên một xã hội gồm những người tốt và đẹp..(tr.80)
- Mâu thuẫn giữa Lê Duẫn và Võ Nguyên Giáp ( tr. 187-193)
- Cộng sản bóp nghẹt tự do của nhân, đàn áp văn nghệ sĩ như vụ Nhân Văn, Giai Phẩm, tình hình các nhà văn dưới chế độ cộng sản như Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Lê Đạt, Trần Dần, Dương Thu Hương.. (tr.131-172). Bùi Tín cho đó là do cơ chế : Theo tôi, nguồn gốc mọi sai lầm ,thảm họa, bất công là do cơ chế. Đó là bộ máy, từ những học thuyết ngoại lai. Con ngườI đều là nạn nhân của cơ chế sai lầm, của cỗ máy nghiề n ấy.(tr.163)

Bùi Tín đã nói rõ tâm trạng của các văn nghệ sĩ thời đó là sợ hãi:
'Vì sợ nên phải giấu kín lòng mình.Vì sợ nên đành phải dối trá.Vì sợ nên phải đóng kịch' (tr.136)
- Cộng sản khủng bố những chiến sĩ dân chủ như Hà Xuận Tụ, Tuệ Sĩ, Nguyễn Đan Quế. . ( tr.150-159).
- Việc cộng sản trở mặt với những kẻ đã cộng tác với chúng như Trương Đình Du, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín. (tr.215-222)
- Cộng sản mắc lừa Võ Đại Tôn (tr.244-250)
-Giai cấp đặc quyề n đặc lợi tại Việ t Nam (tr.258-287) Có lẽ phần này rất đáng ta để ý vì ông đã phân tích rất kỹ.
+Đặc quyền thứ nhất là bắt cấp dưới tuân phục tuyệt đối (tr.260).
+Đặc quyền thứ hai là hưởng thụ những sản phẩm đặc biệt, tại những cửa hàng đặc biệt, trong khi dân chúng đói khổ, túng thiế u mọi thứ.(tr.261)
+Đặc quy ền thứ ba là đuợc cấp nhà cửa cao rộng trong khi quần chúng không có nơi cư trú, sống lang thang đầu đường xó chợ. Bọn cán bộ đuợc mua nhà giá rẻ, vài lượng vàng tượng trưng rồi bán cho ngoại quốc với giá hai, ba trăm cây vàng. ( tr.273-278).

+Đặc quyền thứ tư là xuất ngoại- dân chúng không có quyền xuất ngoại. Họ tranh nhau đi công tác nước ngoài đi buôn lậu, chuyển tài sản ra ngoại quốc(tr.278-295)
+Và đặc quyền thứ năm là sử dụng phưong tiện giao thông tối ưu trong đó vợ con cán bộ cao cấp đuợc đi bằng máy bay để đi nghỉ mát Đồ Sơn, vào Saigon buôn bán hay đi Đà Lạt nghỉ hè.(tr.269-270)

Trên đây, chúng tôi đã trình bày những ưu điểm của Bùi Tín. Tiếp theo, chúng tôi xin nói lên một vài điểm sai lầm của tác giả.

1. Về Hồ Chí Minh.
Bùi Tín cho rằng những lời của phe quốc gia chỉ trích Hồ Chí Minh là cực đoan. Ông cho ông là người khách quan,công bằng (tr.91) Ông cho rằng ông Hồ là một con người, không phải là một vị thánh, nên có ưu điểm, khuyết điểm, có thể có sai lầm là đ ều tự nhiên và tất yếu.(tr.91)

Lẽ tất nhiên chúng tôi xem ông Hồ là một con người, chứ không là một vị thánh. Con người có xấu có tốt ( dĩ nhiên) nhưng khốn nỗi, chúng tôi không thấy ông Hồ có cái tốt nào, mà toàn là xấu xa bậc nhất. Tội ác của Ông Hồ thất là 'trúc Nam sơn không kể hết tội ác, nước Đông hải không rửa sạch vết nhơ!
Ông Hồ có bán Phan Bi Châu không ? Ông Hồ có mạo danh trong Ngục Trung Nhật Ký không? Ông Hồ có giả danh Trần Dân Tiên không ? Ông Hồ có chủ trương giết hại Quốc dân đảng , Đại Việt không? Chúng ta không thấy họ Bùi lên tiếng để làm sáng tỏ lịch sử. Ông bênh vực ông Hồ nào là hy sinh tranh đãu, sống giản dị, dựa vào Liên Cô, Trung quốc nhưng không nô lệ.(tr.91)
Nhưng chính ông, ông đã tố ông Hồ giả tên Trần Dân Tiên để ca tụng mình, bắt dân phải gọi ông là bác, bắt các bô lão phải gọi ông là cha già dân tộc Và trong đoạn trước, họ Bùi đã nói về thái độ của Hồ Chí Minh đối với Nga Tàu nhất là trong cải cách ruộng đất, ông Hồ cúi đầu trước các chỉ thị của Trung quốc(tr.63-87). Ông lại còn chạy tội cho ông Hồ
Ông Hồ không mặn mà lắm với cải cách ruộng đất. . .Hồi ấy ông muốn để chậm lại công cuộc cải cách ruộng đất kháng chiến thắng lợi rồi hãy hay (tr.69). Ông cho là do Trường Chinh theo đuôi Mao(tr.71).
Như chúng ta đã biết, đã là cộng sản thì phải giết hại nhà giàu. Đó là quy luật, là lập trường công nông, là chính sách chuyên chánh vô sản. Đã leo lên ghế chủ tịch Đảng thì ắt là đã tu luyện thành quỷ, thành tinh! Ông Hồ là tay sai của quốc tế cộng sản, làm sao ông dám trái lệnh. Và dù đánh trước hay đánh sau, máu người vô tội vẫn phải đổ, đổ thật nhiều cho thỏa thú tính của lũ ác ôn. Cộng sản là tai họa của nhân loại, bọn cng sản là ti nhân của thiên hạ. Từ đông sang tây hễ là cộng sản dù lớn dù bé đều là ác ôn. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. . .đều là một lũ dã man tàn bạo, không thể bênh vực, không thể giảm khinh. Chúng ta phải đưa chúng ra tòa án quốc tế dù chúng đã chết tan thây! Nhất là sau vụ Nông Thị Xuân, vụ nhượng đất cho Trung Quốc, rõ ràng Hồ Chì Minh và đảng cộng sản là một lũ bán nước, hại d ân.



2. Về Marx.
Dường như Bùi Tín mâu thuẫn. Ông bênh vực Marx cho rằng Marx là một triết gia, cho đến nay vẫn đuợc quần chúng mến phục, người ta không phá tượng đài của ông như tượng đài của Lenin, Stalin (tr.19). Ông mỉa mai người Việt hải ngoại là chẳng hiểu gì Marx. Ông viết m ột cách cao ngạo và trịch thượng như giọng điệu của bọn cộng sản cao cấp khi vào Sài gòn :
Có một cách đối xử với chủ nghĩa Mac rất thịnh hành trên không ít sách báo tiếng Việt ở hải ngoại. Đó là chửi bới, phỉ báng, vứt bỏ cả gói bằng tất cả chữ nghĩa thô tục nhất, và gọi Mac là thằng già chữa hoang với người ở, đáng chặt đầu đáng đào mả để băm vằm cho hả giận. . . Phần lớn những người ấy không hiểu gì về ni dung chủ nghĩa Mac. Họ chống theo cảm tính. Họ cũng đáng thương hơn đáng ghét. (tr.18-19)
Ông ca tụng sức nghĩ, sức viết của Mac rất lớn lao, các trường đại học đều giảng về Mac. Sự thực tại các trường đại học tư bản người ta có nói đến Mac trong chính trị hay kinh tế học nhưng không phải là khen mà là để nêu lên một thứ chủ trương thô thiển, sai lầm. Có thể trong giới đại học cũng có một vài kẻ điên trăm phần trăm như triết gia Trần Đức Thảo hoặc điên 50% như triết gia J.Paul Sartre!
Ở phần sau, ông nêu lên ba khuyết điểm lớn của Mac. Sai lầm thứ nhất là duy vật lịch sử. (tr.20), sai lầm thứ hai của Mac là nôn nóng nhận định rằng chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển tột đỉnh của chủ nghĩa tư bản,và cuối cùng là Mac đề cao bạo lực và chuyên chính vô sản.( tr. 20-22)




Thật vậy, Mac thiển cận và chủ quan khi cho rằng con người đi từ cộng sản nguyên thủy lên chủ nghĩa xã h ội không sai chạy. Sự thực ngày nay chế độ quân chủ vẫn còn, và nhiều nơi con người vẫn sống trong tình trạng bộ lạc thời nguyên thủy. Cứ nhìn người thượng đóng khố xuống buôn bán với người kinh là ta thấy rằng nay vẫn còn những xã h ội thô sơ tồn tại bên xã hội văn minh, chúng không thay thế nhau, tiêu diệt nhau như Mac đã nghĩ! Và cho đến nay, cộng sản chủ nghĩa đã bành trướng rồi tàn lụi ở Liên Xô, Đông Âu, còn Mỹ, Anh, Pháp họ đâu có tiến lên xã hội chủ nghĩa đâu! Cần gì phải mất hai năm đọc sách tại thư viện Pháp mới hiểu điều này?
Còn về điểm hai, chủ nghĩa đế quốc thịnh rồi suy. Những đế quốc La Mã, Nga... đã tan rã. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành thực dân , đế quốc nhưng kinh tế của họ lại không bị diệt vong đúng như chính tác giả đã nhận định.(tr.21)
Còn diểm thứ ba quan trọng nhất. Chính ông cũng cho đó là sai lầm thì còn trách cứ ai đây ? Đặc điểm của chủ nghĩa cộng sản là bạo lực và vô sản chuyên chính. Họ học từ đâu ? Từ Mac. Quốc gia suy vong, đất nước thống khổ, thế giới chìm đám trong khói lửa là do chủ trương của Mac? Mac có tội không hỡi ông Thành Tín? Thưa ông, trong Phật giáo, ý nghiệp quan trong hơn thân nghiệp, mình nghĩ ác, dạy người làm ác tội nặng hơn người thi hành quan điểm của mình!




3. Về tương lai của Việt Nam
Ông có lý rằng trong nước và ngoài nước lực lượng dân chủ đang lên với những người cộng sản thức tỉnh như Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chánh.. .Nhưng khi ông đề cập đến cộng đồng hải ngoại thì khiến cho chúng tôi suy nghĩ.
Ông đề nghị cng đồng hải ngoại cần dứt khoát từ bỏ các kiểu hoạt động bạo lực, phá hoại bằng súng đạn, chât nổ, xâm phạm cu ộc sống làm ăn của đồng bào lương thiện (tr.338)
Ý kiến của ông làm chúng tôi ngạc nhiên. Việc ném lựu đạn , giật mìn, phá cầu.. là hành đng của cộng sản, chưa một tổ chức quốc gia nào đã làm như vậy từ trước tới nay. Đó là việc của ông và các đồng chí của ông trước 1975!! Việc đem quân về của Hoàng Cơ Minh là một việc làm quá sớm, trong đó có yếu tố cộng sản.. Tuy nhiên khi tình thế cần thiết như là khi dân chúng vùng lên chống cộng bằng vũ lực, tại sao chúng ta không tiếp tay? Lẽ nào ông muốn cho nhân dân ngồi yên để cộng sản đè đầu cỡi cổ hoài?
Ông cũng như một số “Việt kiều yêu nước”, một số cộng sản trá hình” đã kêu gọi gửi tiền về Việt Nam để ủng h ộ thiếu nhi, thương binh, bảo tồn di tích lịch sử! (tr.338-339). Tội nghiệp nhất là thiếu nhi đã bị người ta lợi dụng quá nhiều chính như ông cũng đã nói : Người ta nói phá hủy nghĩa trang Mạc Đinh Chi để làm cung thiếu nhi( nay chẳng thấy đâu) nhưng thực tế là trả thù người chết, đồng thời là để lấy vàng của các xác chết (tr.214). Ông còn bảo đảm với chúng ta :
Không lo rằng tiền quyên góp sẽ vào túi tham nhũng vì các quỹ ấy đều có cơ quan quản trị đặt đại diện ở trong nước cùng điều phối tận cơ sở.(tr.339)
Cứ gửi tiền về là c ộng sản đã có lợi rồi vì họ in tiền giấy lấy đô -la thật!
Ai làm việc trong ban quản trị đây ? Đảng viên hay không đảng viên ? Quần chúng làm sao nhận tiền nước ngoài ? M ột việc cứu trợ nạn lụt đã là khó khăn cụ thể. Các sư trong Phật giáo Thống Nhất đi cứu trợ nhưng cộng sản không cho cứu trợ, không cho liên lạc với quần chúng, cộng sản đòi đ ộc quyền giữ hàng hóa, độc quyền cứu trợ, và quần chúng nhận đưọc tiền hay không lại là việc khác! Nhận được tiền rồi dân chúng được giữ bao nhiêu hay phải nộp lại cho đảng trong tình trạng đất nước khó khăn? Ôi! Ông bạn ơi, việc đời không dễ , và dân chúng ở hải ngoại không ngu quá đâu!
Theo Bùi tiên sinh, dân Việt Nam cứ bình tĩnh:
-Duy trì phát triển kinh tế.
-Duy trì mở rnangg và đổi mới pháp luật.
-Đừng đòi tự do báo chí, cứ từ từ rồi đảng sẽ chấp thuận vì họ đã trót hứa đổi mớI!(tr.342-344)




Nói tóm lại, đừng tranh đãu gì cả, từ từ rồi cộng sản sẽ chấp nhận dân chủ đa nguyên. Đa nguyên nhưng chỉ một đảng phái duy nhất là cái Tập Hợp Dân chủ (tr.345). Đa nguyên này là đa nguyên có cộng sản với một triệu quân đi, một triệu cảnh sát, công an và một triệu đảng viên đang ngồi trên đầu trên cổ nhân dân!

Theo kinh nghiệm Việt Nam, các báo chí tung những tin tức bí mật không phải là họ có xương đồng da sắt mà là đuợc cấp trên cho phép bật mí. Những tin tức ông họ Bùi đưa ra thì cả Việt Nam và thế giớI đều biết rồi. Ông tỏ vẻ chống đối cộng sản nhưng ông không có cái dứt khoát của Nguyễn Hộ là từ bỏ đảng. Ông không thóa mạ ông Hồ, đem thâm cung bí sử của Cộng đảng nói cho nhân dân biết như tác giả Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội.
Đọc Mặt Thât, chúng ta có thể thấy công tác của Bùi Tín ở hải ngoại ngoài những công tác mật, ông còn có nhiệm vụ công khai
- Bênh vực cho Mac và ông Hồ chừng nào hay chừng nấy.
- Vận đ ộng đồng bào hải ngoại gửi tiền về làm giàu cho cộng sản.
- Kêu gọi đồng bào hải ngoại và trong nước nên nằm yên, duy trì tình trạng cũ, đừng bạo động, hãy tranh đãu ôn hòa dưới lá cờ của đảng.
- Vận động một chính phủ Liên Hiệp theo kiểu Kampuchia nếu tình hình bắt buộc để cộng sản có thể làm bình phong mà tồn tại lâu dài.






===

ĐẶC TÍNH VĂN HỌC ĐỜI NGUYỄN

*






Nhà Nguyễn là vương triều cuối cùng của Việt Nam, và văn học đời Nguyễn là một nền văn học rất lớn của nền văn học Việt Nam, bao gồm văn ïchương chữ Hán và văn chương chữ Nôm. Nhà Nguyễn tồn tại 133 năm (1802-1945), nhưng thực tế, văn học cổ điển đã ngưng lại năm 1919 vào khoa thi Hội cuối cùng, để sau đó văn học quốc ngữ và ngôn ngữ, văn tự Pháp thay thế địa vị chủ yếu trong giáo dục và hành chánh Việt Nam. Như vậy, văn học cổ điển đời Nguyễn tồn tại hơn một trăm năm nhưng đã đào tạo được một số tác giả đông đảo và xây dựng được một số tác phẩm phong phú bằng hoặc hơn văn học đời Lê đã trường trị gần 400 năm.

Văn học cổ điển đời Nguyễn có nhiều sắc thái đặc biệt. Tuy nhiên ở trong bài khảơ cứu này, chúng tôi chỉ trình bày một vài nét chính yếu, một vài nét tiêu biểu của văn học đời Nguyễn như trữ tình, lãng mạn, hiện thực, chiến đấu và trào phúng.



I.TRỮ TÌNH

Thi ca trữ tình VIệt Nam đã khởi phát từ đời Lê. Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi là một bài thơ ca tụng cảnh nhàn nhưng âm điệu và nghệ thuật trữ tình đã lên cao bậc nhất thời đại.Đến cuối đời Lê, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán, Ai Tư Vãn nối nhau tạo thành một không gian màu tím ngát của buồn thương, than khóc cho mình và thân phận con người. Tính chất trữ tình càng phát triển mạnh trong văn học đời Nguyễn. Không ai có thể phủ nhận thiên tài Nguyễn Du trong Văn tế Thập Loại Chúng sinh, Long Thành Cầm giả ca mang màu sắc nhân bản. TựÏ Tình Khúc của Cao Bá Nhạ và Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm của Đinh Nhật Thận là tâm trạng tuyệt vọng và đau khổ thật sự của hai tù nhân.
Chúng ta còn phải kể đến Nguyễn Khuyến với bài khóc bạn là một áng văn chương tuyệt diệu cả Hán và quốc âm.


已矣楊 大年
雲樹心懸懸
回憶登科後
與君晨夕聯
相敬且相愛
遭逢如宿緣
輓同年雲享進士楊上書


Dĩ hỉ Dương đại niên,
Vân thụ tâm huyền huyền.
Hồi ức đăng khoa hậu
Dữ quân thần tịch liên
Tương kính thả tương ái
Tao phùng như túc duyên.. .
(Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư)


Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lỏng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau,
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
( Khóc bạn)


Trước nay, dường như rất itù thi nhân nói về tình gia thất. Ở đời Nguyễn, tình chị em, anh em, tình bác cháu, nhất là tình vợ chồng đã có những sằc thái nổi bật. Trương Đang Quế là một tấm gương trung hậu. Ộng luôn nghï đến anh em chi em là những người đã lo lắng cho ông khi ông ra Huế thi cử:


始我出門時
爲我求學力
妻爲縫其衣
姊爲贈其食
臨行送我門
時時好安息
(長安遊)


Thủy ngã xuất môn thì
Vị ngã cầu học lực
Thê vị phùng kỳ y
Tỷ vị tặng kỳ thực
Lâm hành tống ngã moan
Thời thời hảo an tức
(Trường An du)


Lần đẩu ra khỏi nhà,
Vì học phải đi xa,
Quần áo vợ may sắm
Lương thực chị cho ta.
Chị tiễn ta ra ngõ
Chúc thuận buồm xuôi gió.
( Đi Trường An.- Nguyễn Thiên Thụ dịch, các bài thơ sau nếu do Nguyễn Thiên Thụ dịch thì sẽ không ghi tên dịch giả )


Phan Thanh Giản hai vai gánh nặng. Ông lo việc nước, ông nặng tình nhà. Ông nhớ ngày ra kinh dự thí, cả nhà quan tâm, lo lắng:


親姑年七十
老病起凭牀
聞我來吿別
無言摧衷腸


中表有二兄
聚首最相愛
弟去莫復問
舅叔我分內


新婦纔七日
代我具餐食
今我事遠遊
井臼乃之職
家別



. . . Thân cô niên thất thập
Lão bệnh khởi bằng sàng
Văn ngã lai cáo biệt
Vô ngôn tồi trung tràng



Trung biếu hữu nhị huynh
Tụ thủ tối tương ái.
Đệ khứ mạc phục vấn
Cửu thúc ngã phận nội



Tân phụ tài thất nhật,
Đại ngã cụ xan thực,
Kim ngã sự viễn du
Tỉnh cửu nãi chi chức .( Gia biệt)


Cô già tuổi bảy mươi
Đau ốm nằm liệt giường.
Nghe cháu đến cáo biệt,
Không nói lòng xót thương!


Trong họ có hai anh,
Đối đãi rất chân thành.
Việc săn sóc cậu mợ,
Em đi, xin nhờ có anh.



Vợ cưới được bảy bữa
Lo nấu nướng suốt ngày
Nay ta phải đi vắng
Mọi việc cậy nàng thay. . .
(Giã nhà - .- Nguyễn Thiên Thụ dịch)




Nghệ thuật và tình cảm của các tác giả miền Nam như Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản hoặc người Trung như Trương Đăng Quế rất chất phác, thành thật.
Một bước trưởng thành của thi ca đời Nguyễn là lối hát ả đào. Đây là một hình thức xướng ca có nguồn gốc từ đời Lê nhưng đến đời Nguyễn thành một phong trào, một phong thái văn nghệ mà nội dung là thi nhạc trữ tình, trong đó cũng có phần lãng mạn và tinh thần Lão Trang.



II. LÃNG MẠN

Lãng mạn là một khuynh hướng mạnh mẽ trong văn chương Việt Nam, đã thể hiện trong ca dao Việt Nam. Trong thi ca của Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông chúng ta đã thấy phảng phất nỗi nhớ thương về những giai nhân. Đến đời Nguyễn, tình yêu thầm lặng, kín đáo vẫn là những đóa hoa ướp thơm trang văn học.
Thơ Trịnh Hoài Đức mang tính cách lãng mạn của Đường thi:


鏡中美人
英華嫌外露
寶鏡隱嬋媛
冰玉春心照
菱花綵袖翻
月宮奔羿婦
銀漢渡天孫
塵海徑遷變
紅顏愛永存

KÍNH TRUNG MỸ NHÂN
Anh hoa hiềm ngoại lộ,
Bửu kính ẩn thuyền viên.
Băng ngọc xuân tâm chiếu
Lăng hoa thái tụ phiên
Nguyệt cung bôn Nghệ phụ
Ngân hán độ Thiên tôn
Trần hải kinh thiên biến,
Hồng nhai ái vĩnh tồn

MỸ NHÂN TRONG GƯƠNG
Hoa đẹp lộ ra ngoài
Người đẹp trong gương cười.
Lòng xuân băng ngọc hiện
Áo gấm hoa lăng tươi
Chị Hằng ở nguyệt điện,
Chức nữ qua Ngân hà
Bể trần nhiều biến chuyển,
Hồng nhan muốn đẹp hoài
( Nguyễn Thiên Thụ dịch, các bài sau cũng vậy)

Trương Đăng Quế cũng một thời lãng mạn. Bài thơ sau nay viết về một giai nhân:


推粧
香奩此日花前探
桂樹何時月裏攀
細問素娥寂無語
依依清影近人間


THÔI TRANG
Hương liêm thử nhật hoa tiền thám,
Quế thụ hà thời nguyệt lý phan?
Tế vấn tố nga tịch vô ngữ
Y y thanh ảnh cận nhân gian.


GIỤC TRANG ĐIỂM
Ngày ấy thăm hoa, tráp ngát hương
Bao giờ vin quế ở cung Hằng?
Tố Nga nghe hỏi mà không đáp,
Hình ảnh rạng ngời khắp thế gian.


Qua thơ của Tuy Lý Vương, ta thấy Ngài như vương mắc một mối tình sầu:



雨脚如麻夜復密
漫漫癡雲四野黑
燈昏欲蕊螢亂飛
幽衾潑水粟生肌
埯卷起座有所思
我思乃在勾曲之陽
(湘水湄)


Vũ cước như ma dạ phục mật,
Mạn mạn si văn tứ dã hắc,
Đăng hôn dục nhụy, huỳnh loạn phi,
U khâm bát thủy, túc sinh ky.
Yêm quyển khởi tọa, hữu sở ty,
Ngã ty nãi tại câu khúc chi dương.
(Tương thủy mi )

Mưa như sợi chỉ, đêm mênh mông,
Mây đen kịt che tối ruộng đồng.
Đèn leo lét, đóm bay tứ tung.
Chân như tẩm nước, da mọc ốc,
Xềp sách ngồi dậy, lòng vấn vương
Vấn vương đôi bờ sông Tương. . .
(Bờ sông Tương)



感君有情情能癡
嗟我有心心自知
相逢且託巫陽夢
莫向人間訴別離
(夜座吟)




. . . Cảm quân hữu tình, tình năng si,
Ta ngã hữu tâm, tâm tự tri
Tương phùng thả thác Vu dưong mộng,
Mạc hướng nhận gian tố biệt ly.
(Dạ tọa ngâm)


. . . Thương nàng có tình, tình tha thiết
Thương ta có lòng, lòng tự biết
Chỉ được gặp nhau trong giấc mơ
Trần thế xin đừng nói ly biệt
( Ban đêm ngồi ngâm)



Những tác giả và tác phẩm kể trên cũng thuộc trào lưu lãng mạn nhưng mà là lãng mạn cổ điển, tình yêu kín đáo như những trang Đường thi. Lãng main thật sự phải kể Phạm Thái là một kiện tướng. Ông đã sống rất thực trong cuộc chiến đấu cô đơn và mối tình tuyệt vọng cùng kết thúc bi thảm. Tình yêu của ông và Trương Quỳnh Như đã nở hoa, thành những bài thơ và ngưng đọng thành truyện tình Sơ Kính Tân Trang mà nội dung như là Roméo và Juliette của Việt Nam. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như là hai tác giả lãng mạn ở cuối Lê đầu Nguyễn. Phạm Thái đã yêu Trương Quỳnh Như và gửi thơ cho nàng bày tỏ tình yêu:




Từ chốn thiềm cung trộm dấu hương,
Dễ xui tao khách mối sầu vương.
Gió thông réo rắt dong đàn oán,
Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương.
Nếu đã tình duyên dun dủi phận,
Thì xin ân ái vẹn nên đường.
Phong lưu đôi lứa đà ai dễ,
Bụi tục chi cho bợn lóa gương.
Trương Quỳnh Như cũng đã gửi thư cho chàng:





TIỄN ÔNG CHIÊU LỲ VỀ QUÊ
Sắt đá lòng này đã biết chưa?
Se duyên nay mượn gió cung Đằng.
Vườn đào sực thấy oanh đưa tín,
Dặm liễu ai xui yến cách chừng.
Vàng ngọc nếu chăng cùng một ước,
Nước non thề đã có hai vầng.
Ai sang cây hỏi tri âm với,
Chớ phụ cầm thư đợi dưới trăng.




Tiểu thuyết ái tình Việt Nam đã ra đời vào triều Lê với Phan Trần, Hoa Tiên. Sau đó, Truyện KIều, Lục Vân Tiên ra đời, mang một sắc thái mới cho văn học đời Nguyễn. Nhưng đó là những bản sao truyện tình Trung Quốc. Sơ Kính Tân Trang mới là tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Phạm Thái sinh trưởng tại Việt Nam nếu ông sinh tại Anh, Pháp, có lẽ ông đã trở thành thủy tổ của trường phái lãng mạn Tây phương.






III. HIỆN THỰC


Văn chương hiện thực là văn chương nói về những sự thực trong xã hội, cho nên trước nay người ta cũng gọi là truyện xã hội, nói về bất công xã hội. Nguyễn Thiếp đời Lê là người tiên phong về khuynh hướng này trong bài nói về cảnh dân chúng đói khổ vì lụt lội ở Bắc.
Đời Nguyễn, khuynh hướng xã hội ra đời mạnh mẽ với Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương. Là những trí thức, là bậc vương giả, họ đã đi sát nông dân, hiểu rõ đời sống quần chúng. Đó là căn bản tính thiện, bác ái, từ bi, và nhân nghĩa của Nho gia, Phật gia, khác với đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx.
Cao Bá Quát viết Đạo phùng ngạ phu để nói bất hạnh của con người trong vấn đề cơm áo.

家貧藝醫卜
我來走長安
長安無病人
群醫如邱山
零丁望歸路
(道逢餓夫)


Gia bần nghệ y bốc
Ngã lai tẩu Trường An,
Trường An vô bệnh nhân,
Quần y như khâu sơn.
Linh đinh vọng quy lộ. .
( Đạo phùng ngạ phu)



Nhà nghèo làm nghề thuốc,
Lên kinh đô kiếm sống.
Kinh thành không bệnh nhân,
Thầy thuốc ế cả đống
Phải trở về từng đàn. . .
( Giữa đường gặp người đói)


Tùng Thiện vương là cành vàng lá ngọc nhưng ngài hiểu thấu dân tình. Tấm lịnh ngài th ương cäm với nổi khổ của dân nghèo và những bất công xã hộI qua các bài Bần gia và Lưu dân thán.

貧家
辛苦貧家子
年年寒復饑
枵腹蔬替飯
凍骨火為衣
遍地猶兵甲
旻天且疾威
朱門樂何事
夜飮達朝暉

BẦN GIA
Tân khổ bần gia tử
Niên niên hàn phục cơ
Hiểu trường sơ thế phạn,
Đống cốtt hỏa vi y.
Biển địa do binh giáp.
Mãn thiên thả tật oai,
Chu môn lạc hà sự
Dạ ẩm đạt triều huy.



NHÀ NGHÈO
Con nhà nghèo khổ đau
Quanh năm rét lại đói,
Bụng rỗng phải ăn rau.
Lấy lửa thay chăn gối.
Khắp đất là gươm đao,
Đầy trời là họa hại.
Vui vẻ thay nhà giàu,
Yến tiệc suốt đêm thâu.

Tuy lý vương lên tiếng tố cáo quan lai tham nhũng làm dân chúng khốn khổ:



土車謡
車轢轆轢轆.
土多折軸
不畏折軸
唯恐土覆
車一輪
人一身
愼勿遲延官場嗔
我亦父母之子王之臣




THỔ XA DAO
Xa lịch lộc! Lịch lộc!
Thồ đa chiết trục
Bất úy chiết trục
Duy khủng thổ phúc
Xa nhất luân
Nhân nhất thân
Thận vật trì diên, quan trường sân.
Ngã diệc phụ mẫu chi tử, vương chi thần.



BÀI CA XE CHỞ ĐẤT
Lộc cộc, lục cục,
Chở đất nhiều, xe gãy trục,
Gãy trục, chẳng sợ
Chỉ sợ xe đổ
Xe một cổ,
Người một thân.
Làm chậm trễ
Quan rầy la.
Ta là con của mẹ cha
Cũng là thần tử vua ta đương triều!




IV.TRANH ĐẤU

Năm 1862, thực dân Pháp đã bộc lộ dã tâm xâm chiếm nước ta. Một số rất it ra làm tay sai cho Pháp như Trương Vinh Ký, Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc nhưng tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có các nho sĩ yêu nước đã đứng lên tranh đấu cho độc lập Tổ quốc. Một số đã cầm quân đánh giặc, tham gia khởi nghĩa chống Pháp như Phan Đình Phùng, Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Thông, một số hoạt động chính trị vận động Duy Tân, Đông Du như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thức Kháng, Ngô Đức Kế. Một số bất cộng tác, hoạt động theo tinh thần bất bạo động như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Lâm. . .Lớp này ngã xuống, lớp sau tiến lên. Các bậc trí thức đời Nguyễn đã đem xương máu tranh đấu cho độc lập Việt Nam, họ đã nêu cao tinh thần bất khuất của sĩ phu Việt Nam.
Mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đình, Nguyễn Thông đã tố cáo thực dân Pháp xâm lăng và ông đã bày tỏ nỗi đau đớn khi nghe tin Nam kÿ rơi vào tay Pháp:


書懷示營田副使裴伯昌
牛渚無端作戰場
卄年江海醉爲鄕
同來故郡唯君在
慣觸危機笑我狂
朝論空聞談五利
雲帆何日下重洋
只今燕趙悲哥客
熱血填應旅鬓霜


THƯ HOÀI THỊ DINH ĐIỀN PHÓ SỨ BÙI BÁ XƯƠNG
Ngưu chữ vô đoan tác chiến trường
Trấp niên giang hải túy vi hương.
Đồng lai cố quận duy quân tại,
Quán xúc nguy cơ tiếu ngã cuồng.
Triều luận không văn đàm ngã lợi,
Vân phàm hà nhật hạ trùng dương?
Chỉ kim Yên Triệu bi ca khách,
Nhiệt huyết điền ưng lữ mấn sương

Huỳnh Thúc Kháng dịch:

Bến Nghé gây nên cuộc chiến trường,
Làng say mấy lúc lại qua thường.
Cùng về xứ cũ người càng khoẻ
Chạm mãi cơn nguy, tớ muốn cuồng.
Chầu chợ đồn rầm mối lợi lớn,
Biển khơi bao thuở cánh buồm giương?
Chỉ lưa ca khúc người Yên Triệu.
Lòng nóng sôi lòng tóc nhuộm sương.

Cùng lúc này, Nguyễn Đình Chiểu ra sức tán dưong tinh thần hy sinh anh dũng của cha con nhà họ Phan, và ca tụng tinh thần của nghĩa quân như Trương Công Định, và nghĩa quân Cần Giuộc. Đoạn sau nay viết về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân:

Trên cật một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; Trong tay cắp moat ngọn tầm vông, nào đơi sắm dao tu, nón gõ. . .
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ,trống giục, đạp rào bước tới, coi giặc cũng như không; Nào sợ thằng tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như không có. . ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng và là một văn hào yêu nước. Tác phẩm của ông là một kho tàng vĩ đại. Chúng tôi xin nêu lên một vài tác phẩm của Sào Nam Phan tiên sinh: -Bình Tây Thu Bắc (1883); -Song Tuất Lục (1886);- Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (1903);- Khuyến Quốc Dân Du Học Văn (1905);-Việt Nam Vong Quốc Sử (1905);--Việt Nam Nghĩa Liệt Sử (1907);-Ngục Trung Thư; -Tự Phán. . .

Tất cả thi ca của ông đều nhằm vài việc giải phóng dân tộc. Thơ ông đã được dịch quốc ngữ truyền bá trong Đông Kinh nghĩa Thục và khắùp nước. Bài thơ sau nay do Phan Bội Châu viết ngày mồng hai tháng giêng năm ất tị (1905) lên đường sang Nhật Bản:

生爲男子要希奇
肯許乾坤自轉移
於百年中須有我
有千載下車無誰
江山死矣生圖汭
賢聖寥然誦亦痴
願欲長風東海去
千重白浪一齊飛

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Hữu thiên tải hạ cánh vô thùy.
Giang sơn tử hỷ sanh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện dục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ýtrời.
Trong cuộc trăm năm đành có tớ
Rồi sau muôn thuở há không ai.
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn, học cũng hoải.
Đông hải xông pha nương cánh gió,
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi!
( Ngục Trung Thư. Đào Trinh Nhất dịch)

Trong Hải Ngoại Huyết Thư, Phan Bội Châu làm nhiều bài văn thơ kêu gọi canh tân và chống Pháp:

腥風馥鼻唉劍挾之無忴
忿氣闐胸罔棍雄而交屬
皇天后土其監予心不乎
會黨昆徒其聽予言 不乎

Tình phong phốc tị, ai kiếm hiệp chi vô linh
Phẫn khí điền hung, võng côn hùng chi giao chúc.
Hoàng thiên hậu thổ ký giám dư tâm phủ hồ?
Hội đảng côn đồ, kỳ thỉnh dư ngôn phủ hồ?



Gió tanh sống mũi khó ưa
Gươm sao cắp nách mà ngơ cho đành.
Hòn máu uất, chất quanh đầy ruột
Anh em ôi, xin tuốt gươm ra
Có trời, có đất có ta,
Đồng tâm thế ấy mới là đồng tâm!
(Lê Đại dịch)



Phan Bội Châu là một văn hào, một nhà cách mạng chân chính của Việt Nam.



V. TRÀO PHÚNG

Tinh thần trào phúng xuất hiện đời Nguyễn với Hồ Xuân Hương cười cợt nhân thế với nghệ thuật tượng trưng mà đậm đà nhất là biểu tượng cái giống. Nụ cười của Hồ Xuân Hương bắt nguồn từ cái dâm và tục của người Việt Nam trong kho tàng tiếu lâm. Sau đó, khi thực dân xâm chiếm nước ta, nghệ thuật trào phúng nhắm vào thực dân, bọn tay sai và hủ tục gây ra do chế độ thực dân và chính quyền tạo ra những sân khấu mới và những tên hề mới. Đại biểu cho trào lưu này là Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Huỳnh Mẫn Đạt, Kỳ Đồng, Nguyễn Thiện Kế. . . .Trào phúng ở nay là vũ khí chống lại bất công và thối nát của xã hội và chống bọn thực dân xâm lược.
Nguyễn Khuyến đã chỉ trích bọn quan lại thời Pháp thuộc:

吾惟嗜飮食
雨非吾能為
神今且如 此
於民復奚疑
(禱雨)


Ngô duy thị ẩm thực
Vũ phi ngô năng vị
Thần kim thả như thử
Ư dân phục hề nghi
( Đảo vũ)



Ta chỉ biết ăn uống,
Ta không biết làm mưa
Bao nhiêu thần bây giờ
Chỉ làm khổ dân chúng ( Cầu mưa)

Ông mượn lời vợ người phường chèo để chỉ trích vua quan thời Pháp:

俳優皇帝且不惧.
何況爾為俳優官
(優婦詞 )



Bài ưu hoàng đế thã bất cụ
Hà huống nhĩ vi bài ưu quan
( Ưu phu từ)


Vua chèo còn chẳng ra chi
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
( Nguyễn Khuyến dịch)


Trần Tế Xương lả một nhà thơ xuất sắc. Ông đem cái nghèo, cái thi hỏng của ông làm đề tài châm biếm. Ông cũng chỉ trích xã hội của ông gồm những quan lại và nho sĩ thời Phàp cai trị đất Bắc:



THẾ CŨNG ĐÒI THI
Cử nhân cậu ấm Kỷ
Tú tài con Đô Mỹ
Thi thế cũng đòi thi
Ơi khỉ ơi là khỉ!

LẮM QUAN
Ở phố hàng Song thực lắm quan,
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang.
Chồng chung, vợ chạ kìa cô Bố,
Đậïu lạy quan xin nọ chú Hàn!


Văn chương cổ điển đời Nguyễn rất phong phú, trong đó các văn nhân, các vua, các quan lại đã tích cựïc đóng góp cho văn học. Nổi bật nhất Siêu, Quát, Tùng Tuy. Thời này khác các đời trước là ai cũng có thi tập lẫn văn tập. Văn xuôi, văn bình luận đã ra đời khá nhiều. Công cuộc nghiên cứu sử học rất vĩ đãi. Trong mấy chục năm trời, các văn thần Quốc Sử quán như Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Nguyễn Thông, Cao Xuân Dục đã biên khảo nhiều bộ sử có giá trị như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Thực Lục, Quốc Triều Chánh Biên. . .



Lối hát ả đào là một nghệ thuật mớI, kết hợp thi ca và nhạc. Loại Anh hùng ca đã có từ xưa, nay lại ra đời, phản chiếu trung thành lịch sử nước nhà trong giai đoạn đen tối với Nguyễn Nhược Thị, Nguyễn Văn Giai.Văn chương triều Nguyễn mang tính cách bi và hùng mà con người và sự nghiệp của Nguyễn Du, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu và Phan Bội Châu là những khuôn mặt rạng ngời trong lịch sử dân tộc và lịch sử văn học triều Nguyễn. Các vua quan, văn nhân, thi sĩ đời Nguyễn đã sáng tác, nghiên cứu và tranh đấu anh dũng cho văn học, nghệ thuật và độc lập Việt Nam. Lịch sử muôn đời sẽ công quên công ơn và sự đóng góp lớn lao của họ.


SOME CHARACTERESTICS OF
VIETNAMESE LITERATURE UNDER
THE NGUYEN DYNASTY ( 1802-1945)
by NGUYỄN THIÊN-THỤ

Under the Nguyễn dynasty, Vietnam had two writing systems: the Sino Vietnamese and the Nom. Although the Nguyen dynasty lasted 133 years, its literature last 117 years, because the year 1919 marked the end of its fate. From this year, French colonialists cancelled the old Vietnamese education and built a new one with French and Quốc Ngữ, a kind of Romanized Vietnamese.
Vietnamese literature under the Nguyen dynasty is a great literature because of a great number of famous authors and famous works. This literature also has some characteristics such as lyricism, romanticism, realism, combat, and satire.

I. LYRICISM
Lyricism was a traditional tendency in Vietnamese literature. In the Le dynasty, Chinh Phu Ngâm (Song of a Soldier's Wife ) by Đặng Trần Côn (1710-1745), Cung Oán Ngâm Khúc ( A Plaint Inside the Royal Harem) by Nguyễn Gia Thiều (1741-1798)
and Ai Tư Vãn (Lamentation) by Queen Ngọc Hân (1771-1804) were the most famous lyric poems. In the Nguyễn dynasty, Nguyễn Du (1765-1820) wrote Văn tế thập loại chúng sinh ( Calling All Wandering Souls) which was a well known lyric poem based on Vietnamese belief and Buddhist influence:
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Bóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hòa tứ hải quần chu,
Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương.

May Buddha rescue you from life and death
And ferry you to his Pure Land of Bliss!
Let his effulgent light dispel such gloom
As clouds the mind in ignorance and sin!
The over all fours seas his peace shall reign
To soothe all griefs and purge all hatred off.
May Buddha's power send the Wheel of the Law,
Through all three realms, through all cardinal points
(Transl. by Huynh Sanh Thông)

Nguyễn Khuyến (1835- 1909) wrote Khóc Dương Khuê ( Lamentation ) in both Chinese and Nôm, and this long poem is a poetic creation. Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm ( Nostalgy ) by Đinh Nhật Thận (1815- 1866), and Tư Tình Khúc ( Expression) by Cao Bá Nha (19th century)ï are the great works of two prisoners.
Giấc thanh dạ cơn say ,cơn tỉnh,
Ngày lưu niên, khi lạnh khi nồng.
Phần du nẻo Bắc ngừng trông,
Nước non cách mấy mươi trùng xa xa.
Câu lữ cảm lệ hòa nét mực,
Chữ gia tình thấm tắt lòng son (Tự Tình khúc)

At night, I can not sleep well,
In the exile, I am not happy.
I always look toward the North,
Where my home is
It is far away by mountains and rivers
In the foreign country,
I miss my family
I sadly write about my nostalgia
( Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)

II. ROMANCISM

Romanticism is a traditional tendency in Vietnamese literature. In the Le dynasty, Phan Trần,
( Story of Phan and Trần), Hoa Tiên ( Flowered Stationery) were the famous love stories. In the Nguyen dynasty, there were a lot of love stories appeared, but Truyên Kiều (The Tale of Kieu ) by Nguyễn Du and Lục Vân Tiên by Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) were the most popular works. Some Vietnamese stories such as The Tale of Kieu, Nhị Độ Mai, ( Plumtrees Blooming Twice ) are derived from the Chinese sources, but Sơ Kinh Tân Trang ( The Comb and the Mirror ) by Phạm Thái ( 1777-1813 )was written in 1804. It is an autobiographical work, disguised account of the love affair between the author and lady Trương Quỳnh Như. Lục Vân Tiên by Nguyễn Đình Chiểu is also an autobiographical work of the author, a student, who became a blind, and lost his fiancée .
In Vietnamese poetry under the Nguyễn dynasty, we can see a number of romantic poems. Nguyễn Văn Siêu (1799- 1872) wrote a short poem:

落花辰節又逢君
何辰雲水各天涯
腸斷春風萬里賒
萍梗此囬疑夢寐
忽添驚淚落如花



Meeting you when flowers are falling
In the horizon, how long have we been wandering?
In foreign country, the spring wind makes me sad
I think that we are dreaming.
Suddenly my tears drop as flowers falling!



Tùng Thiện Vương (1819-1870) was also a romantic poet. He expressed love and sadness of a young woman:

落花辰節又逢君
何辰雲水各天涯
腸斷春風萬里賒
萍梗此囬疑夢寐
忽添驚淚落如花



FROM THE DAY YOU GO
When you leave,
I did not weave
My soul, like the moon each night
It decreases its light



III. REALISM

Realism in Vietnamese literature began in the Lê dynasty with an poem entitled Phù Thạch phùng lão ngư ( An old fisherman on the Phù Thạch river ) by Nguyễn Thiếp (1723-1804). In the Nguyễn dynasty, this movement developed with Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý vương. By influence of human love and compassion of Confucianism and Buddhism, many poets paid attention to the reality and life of poor people. Cao Bá Quát (1809- 1853) reported news from the North of Vietnam where had been in trouble time: people were killed and houses were burn by the robbers and the revolters:






怪事怪事不忍聞
自畫殺人全家去
軍吏過者顧之他
鄊里藏匿不敢語
語者十人無一生
家家灰盡成飛絮. . .

(人自北寧來言北寧事感作)



It is very strange to hear that news
They killed a whole family by day
Officials and soldiers were indifferent,
The village authorities did not dare to say!
Who speak truthfully will be killed
A lot of houses became ashes to fly away!. . .
( News from Bắc Ninh province, transl. by Nguyễn Thiên Thụ)

Although Tùng Thiện Vương was a king's relative, he took interest in poor people:


貧家
辛苦貧家子
年年寒復饑
枵腹蔬替飯
凍骨火為衣
遍地猶兵甲
旻天且疾威
朱門樂何事
夜飮達朝暉




Poor people
Poor people are unhappy
Every year cold and hungry,
They eat vegetables when
their stomachs are empty.
Fire instead of clothes in winter,
Land is full of swords
And sky disaster
Rich people are happy
Every night party and party.




IV PATRIOTISM

In 1859 the French colonialists began occupy Vietnam. Vietnamese people, especially the scholars struggled against them. A numbers of writers and poets became the generals or leaders of the revolutionary movements such as Phan Đình Phùng, Nguyễn Hữu Huân, Trương Công Định, Nguyễn Thiện Thuật and Phan Bội Châu. This war also created a new movement in literature that was the resistant literature, revolutionary literature, or patriotic literature.
Nguyễn Thông (1827- 1884) was a combatant. In 1859, the French occupied Gia Định, he followed general Tôn Thất Hiệp to fight French colonialists. In 1881, he became Chief of Education and a Chief of Agriculture of Binh Thuân province.
He was a patriot. Most of his poems expressed his love of country:

書懷示營田副使裴伯昌
牛渚無端作戰場
卄年江海醉爲鄕
同來故郡唯君在
慣觸危機笑我狂
朝論空聞談五利
雲帆何日下重洋
只今燕趙悲哥客
熱血填應旅鬓霜




LETTER TO MY FRIEND BÙI BÁ XƯƠNG
Saigon becomes a battle field,
I have been drinking.
In my countrymen, only you are still living.
Experiencing danger, I become mad.
Everywhere they discussed about negotiating.
I want to steer a cloud boat to the southern sea.
I am a stranger who lost his country and very sad.
My head became white, but my heart is burning.

Nguyễn Đình Chiểu recounted a scenery when the French attacked Gia Định:

CHẠY GIẶC
Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ chó lăng xăng chạy,
Mất ổ bay chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh khói nhuốm màu mây.
Hởi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!

AVOIDING the FRENCH INVADERS
After the market hour, the French troops fired,
In a minute, every thing changed and we failed.
The dogs quitted home and ran on the way,
Lost their nests, the frightened birds flied away.
In Bến Nghé, property became bubbles in a day
In Đồng Nai, houses were burnt to ashes quickly
Where were you? The heroes?
Why didn't you save our country?

Nguyễn Đình Chiểu praised the heroes such as Phan Thanh Giản, Phan Tòng, Trương Công Định., especially the peasants in Cần Giuộc in the fight on december, 14, 1861:
Bữa thấy bòng bong trắng lớp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khòi đen sì, muốn ra cắn cổ.. .
Nào sợ thằng tây bắn đạn to, đạn nhỏ, xô cửa xông vào, liều mình như không có. . . .
Chẳng thà thác đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; Chẳng hơn còn chịu tiếng hàng tây, ở với man di rất khổ. . .( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Seeing black French ships with white bubbles in the river, our men wanted to kill them all. . .
They didn't care of French guns, and considered their lives were nothing. . .
They wanted to die heroically like their brave ancestors, rather than to surrender the barbarians.
( Lamentation- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)
Phan Bội Châu (1867-1940 ), Phan Chu Trinh
( 1872- 1926), and Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) were the leaders of the Vietnamese Movement of Reform ( Phong trào Duy Tân ). Phan Bội Châu was a prominent revolutionist and a scholar, he wrote a lot of works in order to appeal to his compatriots to revolt against the French colonialism. The follwing poem was written in 1905 when he was on the way to Japan:

生爲男子要希奇
肯許乾坤自轉移
於百年中須有我
有千載下竟無誰
江山死矣生途芮
賢聖寥然誦亦痴
願欲長風東海去
千重白浪一齊飛 (獄中書)



I am a man, I have to achieve great success,
I try to save my country.
In this life, I have to fulfill my duty
In future, many people will continue my business.
If there is no more nation, my life will be useless.
There is no more saint, why I still study?
I will travel the stormy sea
Although thousand waves are in angry.
( Letter From the Prison- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)

In Hải Ngoại Huyết Thư ( Blood Letter From the Oversea) , he accused the French colonialism, and called on the people to join him in the struggle to free Vietnam.

腥風馥鼻唉劍挾之無忴
忿氣闐胸罔棍雄而交屬
皇天后土其監予心不乎
會黨昆徒其聽予言 不乎


I hate bad smelling,
I can not take a sword with no intention
In my heart, my anger is rising
My friends, draw your weapons,
In the Heaven and earth, we stand
And hold together with hand in hand.
(Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)





V.SATIRISM

In oral literature , there are many humorous stories whereas in Sino Vietnamese and Nôm literatures, we have no a laughing. In the Nguyễn dynasty, a number of satirical poems appeared in Sino Vietnamese and in Nôm literatures. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Lạc, Kỳ Đồng , Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Thiện Kế were the prominent satirists.
When some poets focused on the individuals just for fun, the others aimed to criticise society, especially society under the French domination. Satire in this case is the weapon to struggle against our enemies.
Nguyễn Khuyến wrote many patriotic poems, he also composed a lot of satirical poems. A lot of his satirical poems criticized people and mandarins who followed the French invaders, became their tools, and their servants. His satirical poems were also his patriotic poems. He criticized Bastille Day, the French celebrated on 14 July in Hanoi:

Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trị vui thề
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
(Hội Tây)

Relying on their strength, many women swing
Eager for money, on the grease pillars,
some men try climbing
Who displayed these games?
It is not a joy, but a shame.
( A French Festival- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)

He criticized the education and examination under the French domination which caused corruption in the administration and bad habits in society. He described the paper dolls featuring the scholars with a doctor degree in the Mid Autumn Festival in Hà nội:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh aấy m ới h ời!
Ghế tréo , l ọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
(Tiến sĩ giấy)

His body with court dress is very light,
And the price of his fame is not high.
He is great in his throne with blue parasol,
Is this a real doctor? No, it is a toy for the child.
( An unreal doctor)
Trần Tế Xương (1870-1907) was a greatest satirical poet. His poverty and his failure in examination were his poetry subjects. He criticized himself and he attacked his society, a new society corrupted by French colonialists and servants.
He satirized a chief police in Ha nam province:
Hà Nam danh giá nhất ông cò,
Trơng thấy ai ai chẳng dám ho.
(Ông Cò )



A chief of police is a very important person
in Hanam province
Seeing him, everybody keep silent by fright.
(Mr. French Police officer)



He criticized the corrupted exam of his time:
Cử nhân cậu Ấm Kỷ,
Tú tài con đô Mỹ.
Thi thế cũng đòi thi,
Ôi ! khỉ ôi là khỉ! (Thế cũng đòi thi)

Uncle Kỷ passed his licentiate
Đô Mĩ ' s son got baccalaureate.
How can they pass?
What a monkey tricks!
( What an exam !- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


The Nguyễn dynasty had a number of great authors and works. The National History Institute
( Quốc Sử Quàn) with Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Nguyễn Thông, Vũ Xuân Cẩõn, Nguyễn Trọng Hơp, after many years of research, completed their great works such as:
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,
Đại Nam Thục Lục,
Đại Nam Liệt Truyện
Đại Nam Nhất Thống Chi. . .,
There were many famous authors The Kings, generals mandarins and scholars were writers or poets. Each writer wrote both poetry and prose, in both Chinese and Nôm. Before the French domination, Vietnam was a peaceful country, therefore the majority of works were the love stories, lyrical poems, and realist works. But after the French occupied Vietnam, the combat literature and the revolutionary literature developed so much. Besides the patriotic literature, satirical literature became a kind of weapon to attack the French colonialists. We can conclude that Vietnamese literature under the Nguyễn dynasty expressed love of country, love of peace, and the struggle of Vietnamese people against the French invaders. The Vietnamese intellectuals were the vanguard force in politics, in culture and in military. They died on battle field, in the prison, or were executed on ground, but their works and their names still exist in the heart of Vietnamese people. History of Vietnamese literature was written by tears and blood of Vietnamese people through many centuries of building and protecting their country.


===

TƯ TƯỞNG ĐÔNG PHƯƠNG TRONG VĂN HỌC TÂY PHƯƠNG

Một đôi khi đọc một số tác phẩm văn học tây phương, tôi rất thích thú và cảm thấy nó rất gần gũi, mang những nét rất Đông phương. Tôi không đề cập đến các truyện dài, tôi chỉ đề cập đến một số truyện ngắn mà tôi thích thú vì tôi chỉ muốn phát biểu ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn. Tôi biết khi đọc qua đề tài này, nhiều vị sẽ bĩu môi cho ràng đông phương là đông phương, tây phương là tây phương, làm gì có chuyện tây phương giống đông phương!
Tôi biết một số vị khó tính nhưng tôi vẫn muốn phát biểu ý nghĩ của tôi ...



====


1.CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ( The Last Leaf ) của O. Henry ( 1862-1910) Mỹ
Một thiếu nữ lâm bệnh nặng, phải nằm trong bệnh viện. Bên cạnh cửa sổ là cây tường vi đang rụng dần , rụng dần những chiếc lá vàng úa . Nàng đếm từng chiếc lá còn lại. Nàng nghĩ rằng linh hồn nàng sẽ giã từ nhân thế khi chiếc lá cuối cùng rơi ! Người họa sĩ già ở trong bệnh viện khi nghe câu chuyện này đã dầm tuyết lạnh, đang đêm bí mật vẽ lên thân cây một chiếc lá. Khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn tồn tại, người thiếu nữ lấy lại lòng tin, trở nên mạnh khỏe. Còn người nghệ sĩ già vì dầm tuyết lạnh , bệnh trở nặng, chết hai ngày sau đó.
Câu chuyện mang đầy tình người. Người nghệ sĩ già là con người nghệ sĩ, và cũng là con người thánh thiện. Ông đã làm việc thiện, đã quên mình để cứu người. Ông đã thực hiện đức từ bi của Phật giáo, tính nhân ái của Nho giáo, lòng bác ái của Thiên chúa giáo. và tình huynh đệ của Hồi giáo ... Ai bảo ngưòi tây phương không chú trọng đến tính chất giáo dục ,
tính chất đạo lý trong văn học ? Và ai dám bảo quan niệm" văn dĩ tái đạo" là cổ hủ ?
Câu chuyện này cũng nói lên tác dụng của tâm. Phái duy vật cho ràng vật chất có trước, tinh thần có sau, vật chất chỉ đạo tinh thần. Phái duy tâm chủ trương tinh thần có trước, tinh thần chỉ đạo vật chất.
Phật giáo theo duy tâm phái. Phật giáo cho rằng tâm quan trọng hơn cả, mọi vật trên thế gian tồn tại là do tâm nhận thức:
Tam giới duy tâm,
Vạn pháp duy thức."
三界惟心
萬法惟識
Tâm là chủ động,
Hướng dẫn mọi lãnh vực
Lời nói và việc làm
Theo tâm chịu khổ cực
Như xe theo đường mòn. "(1)

Hai vị sư đứng trước sân chùa thấy gió rung cây phướn . Một vị nói : " phướn động " . Vị kia cãi : "Gió động". Vị sư trưởng trong chùa bước ra nói : "tâm động".
Thật vậy, vì tâm động cho nên chúng ta mới thấy gió lay, phướn động.
Chúng ta có nhiều trạng thái tâm lý. Chúng ta có tâm thiện, tâm ác, tâm bi quan,. tâm lạc quan. . .Tâm cô gái động và bi quan cho nên cô mới đặt ra mối tương quan giữa chiếc lá và linh hồn cô ! Đó là một mối tương quan sai lầm. Nhưng khốn nỗi nó lại đóng vai quyết định cho đời sống của cô. Nhiều bệnh nhân cương quyết chiến đãu với tử thần và họ đã thành công. Trái lại, nếu bệnh nhân buông xuôi thì cái chết đến rất dễ dàng. Trong y khoa, trong giáo dục , trong tình yêu ... tâm lý đóng một vai trò quan trọng. Người họa sĩ là một thấy thuốc rất gỉỏi, đã dùng tâm lý trị liệu mà cứu cô gái !





2. CÂY THÔNG GIÁNG SINH của H.C. Andersen ( 1805-1876) Đan Mạch.

Một cây thông nhỏ thấy cứ đến gần ngày giáng sinh, các chú thợ rừng đốn những cây thông đem về thành phố . Cây thông nhỏ mong ước một ngày sẽ được về thành phố , sẽ được chưng bày rực rỡ trong đêm giáng sinh. Khi cây thông lớn lên, nó được một nhóm thợ rừng mang về thành phố, được bán cho một nhà giàu, được trang hoàng lộng lẫy ở phòng khách. Nhưng qua ngày giáng sinh, cây thông bị quăng ra đường... .
Truyện này có lẽ lấy từ Ngụ ngôn của La Fontaine, truyện " Con Chuột biến thành thiếu nữ " (Souris métamorphosée en Fille). Một con chuột gặp nạn, được các thần linh cứu và cho biến thành một thiếu nữ 15 tuổi. Các thần linh muốn thiếu nữ phải lấy chồng. Nàng nói rằng nàng muốn lấy một người chồng có uy quyền nhất thiên hạ. Các thần linh bảo nàng nên lấy Mặt Trời. Nhưng nàng bảo Mặt trời bị Mây che. Mây được gọi đến nhưng nàng bảo Mây bị Gió cuốn đi. Gió được mời tới nhưng Gió bảo Gió thua Núi, Gió bị Núi chặn lại. Thần linh truyền Gió đến, gả nàng song Núi thưa Núi thua Chuột vì Chuột đào hang trong Núi..
Cây thông cũng như Chuột là những kẻ tham lam, " đứng núi này trông núi nọ", " được voi đòi tiên".
Phật giáo cho ràng con ngườì đau khổ vì Tham ,Sân, Si. Tham đứng đầu. Tham dục, Tham Ái khiến cho ta hành động để chiếm đoạt. Có hành động chính đáng, có hành động bất lương. Có hành động đưa đến thành công, có hành động đưa đến thất bại. Thành công thì vui vẻ, không thành công thì buồn khổ. Được thì hân hoan, mất thì buồn bã.
Hạnh phúc chỉ huy hoàng khi ở ngoài tầm tay. Hạnh phúc nằm trong bàn tay sẽ trở thành nhàm chán. Bãy giờ ta lại đi tìm một thứ hạnh phúc khác. Cứ thể mãi, con người trôi nổi từ đau khổ này sang đau khổ khác. Phật giáo đề ra diệt khổ. Nho giáo thì nói đến tri túc.
Nguyễn Công Trứ nói :
"Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc, "
( Biết đủ thì đủ, chờ đủ , biết bao giờ đủ ? )
Trong kho tàng văn học Việt Nam có nhiều truyện nói về lòng tham như truyện " Ăn một quả, trả một cục vàng"," Hũ vàng hóa rắn".
Câu truyện sau đây cũng nói về lòng tham.
Một thiếu nữ ngồi khóc một mình trên bờ suối. Bụt hiện lên bảo : " Tại sao con khóc ? ".Thiếu nữ thưa rằng mình quá xấu xí nên tủi thân mà khóc. Bụt bèn nói : " Con hãy xuống suối trước mặt hụp xuống một lần và chỉ một lần mà thôi."
Thiếu nữ bèn xuống suối hụp lặn một lần thì thấy quả nhiên mình mẫy, tóc tai trở nên xinh đẹp lạ thường. Quên lời Bụt dặn, nàng bèn xuống suối hụp thêm lần nữa để cho đẹp thêm. Không ngờ lần này cả người mọc lông, lại thêm chiếc đuôi dài. Nàng xấu hổ quá, chạy lên núi.
Vì thế, dân gian có câu :
Tham quá hóa khỉ "
Tham thì thâm,
Bụt đã bảo thầm,
Rằng chớ có tham !"





3. Truyện BA ẨN SĨ ( The Three Hermites ) của Léon Tolstoy (1828-1910) Nga
Một vị giám mục đến thăm một hòn đảo xa xăm. Ngài gặp ba ông già rất hiền lành, tin tưởng Thượng đế nhưng họ không hề biết kinh kệ và nghi thức tế lễ. Vị giám mục dạy họ đủ thứ. Khi vị giám mục lên thuyền trở về bỗng thấy ba ông già chạy đuổi theo thuyền trên biển cả. Họ thưa rằng họ quên hết kinh kệ và nghi thức tôn giáo, họ xin ngài dạy lại. cho họ. Vị giám mục sững sờ vì ba vị ấy đã là ba vị thánh có phép lạ . Ngài bảo họ cứ theo lề lối cũ cũng được...
Tôn giáo nào cũng đề cao những vị tu sĩ, coi họ là người thay chúa, thay thần linh... . Đạo thờ cúng tổ tiên là một đạo không có tu sĩ, vì ai cũng là kẻ thờ phụng tổ tiên, cha mẹ mình. Đức Phật đặt ra bốn hạng đệ tử : tu sĩ nam, tu sĩ nữ, cư sĩ nam, cư sĩ nữ. Nếu phân chia một cách khác, có hai hạng đệ tử : hạng xuất gia và hạng tại gia. Đức Phật gọi hạng xuât gia là" trưởng tử của Như Lai" . Và đức Phật đã coi các vị xuất gia thuộc loại ruộng tốt nhất trong ba loại ruộng:
-Ruộng hạng nhất ( nhất đẳng điền ) : tỳ kheo
-Ruộng hạng nhì ( nhị đẳng điền ) : cư sĩ
-Ruộng hạng ba ( tam đẳng điền ) : bà la môn (2)
Thực ra đó chỉ là sự phân chia theo chiếc áo, theo hình thức trần gian. Đức Phật có sự phân chia khác, theo đạo hạnh. Xuất gia mà phạm giới sao bằng tại gia mà giữ giới ? Chính đức Phật cũng nói:
" Không phải mang đại y mà tâm tham dục được đoạn diệt."(3)
Đức Phật lại nói :
Người tại gia hay xuât gia, này các tỳ kheo, theo tà hạnh, do vì tà hạnh, người ấy không phải là người phát huy chánh lý, pháp thiện.. . Ngưòi tại gia hay xuât gia theo chánh hạnh, này các tỳ kheo, do vì chánh hạnh và nhân chánh hạnh, vị ấy là người phát triển chánh lý, pháp và thiện.. ."(4)




Sau này, Đại thừa phát triển đã có quan điểm mới. Kinh Duy Ma Cật cho rằng cư sĩ Duy Ma Cật là cao hơn Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp.... Kinh Hoa Nghiêm cho rằng nhiều cư sĩ như Minh Trí, Bửu Kế, Phổ Nhẫn là cao minh hơn các vị xuất gia ở cõi trời và cõi người.
Lục tổ Huệ Năng cũng nói :
"Muốn tu hành thì ở nhà cũng được, hà tất ở chùa"(5)
Người Việt Nam có óc thực tiễn, chú trọng tâm chứ không chú trọng hình thức. Cái quan trọng là đạo hạnh. Không có đạo hạnh thì dù đầu tròn áo vuông, dù tụng kinh kệ hay, gõ mõ giỏi, cũng chẳng đi đến đâu. Trái lại, với một tâm thiện, không tham, không sân, không si rất đủ tư cách để lên Niết Bàn, cho dù không thuộc một câu kinh, không biết ngồi thiền, không biết tụng niệm.
Quan điểm thực dụng đó được diễn tả qua ca dao, tục ngữ :
" Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối"
"Tu đâu bằng tu tại gia,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu"
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa"
Nhiều truyện cổ Việt Nam cũng có tư duy giống truyện " Ba ẩn sĩ" của Leon Tolstoy. Sau đây là truyện " Ông bình vôi" :
Một sư cụ tại chùa nọ đạo cao đức trọng, được dân chúng kính nể. Trong vùng có một tên trộm, một hôm giả khóc lóc, xin vào chùa thí phát quy y. Sư cụ tội nghiệp, bèn cho vào chùa nương náu. Nửa đêm, tên trộm lấy chuông khánh, đồ đạc trong chùa rồi trốn đi..Ít lâu sau, lương tâm cắn rứt, tên trộm trở lại chùa, xin thí phát quy y.
Sư cụ bị lừa một lần nên không tin tên trộm. Sư nói :" Nếu anh thành tâm sám hối, anh hãy leo lên cây cau nhảy xuống thì sẽ thành Phật."
Tên trộm thành tâm sám hối cho nên tin lời sư cụ leo lên cây cau nhảy xuống. Lúc bấy giờ Phật ở trên cao nhìn thấy, hiểu tấm lòng thành thực của tên trộm, cho nên độ anh ta về tây phương cực lạc. Thấy vậy, sư cụ rất bực tức. Nghĩ mình tu hành trọn đời mà không thành Phật, trong khi tên trộm lại thành Phật. Sư cụ bèn leo lên cây cau nhảy xuống, không ngờ rớt xuống , đầu bể, hóa thành cái bình vôi.



Truyện này cũng như truyện " Ba ẩn sĩ " cho chúng ta thấy rằng không phải căn cứ vào chiếc áo nhà tu, không phải căn cứ vào số năm đi tu mà thành đạo, mà thành bậc thánh , mà lên thiên đường. Cái đáng căn cứ là tâm, là chữ thiện. Đi tu mà còn tham dục, còn oán hờn, ghen tị thì không bằng một người thường sống lương thiện, một tên cướp buông đao , một tên trộm thành tâm sám hối.. .

Tại sao một số tác phẩm văn học Tây phương lại mang sắc thái luân lý và triết lý Đông Phương như thế ? Có nhiều lý do:
1. Văn học là tài sản chung của nhân loại. Văn học của các quốc gia, các đại dưong có những sắc thái riêng nhưng cũng có những sắc thái chung. Nét chung đó là chân, thiện, mỹ.. .Truyện Tấm Cám ( Cô Bé Lọ Lem ) là tác phẩm chung của môt số quốc gia Đông lẫn Tây.. .
2. Từ lâu , người châu Âu đã chịu ảnh hưởng của Á Châu (Trung Đông, Ấn Độ,Trung Hoa..)
Thơ Ngụ ngôn của La Fontaine có nguồn gốc Ấn Độ, Trung Á...
3.Một số văn gia đã chịu ảnh hưởng Phật giáo : Leon Tolstoy.



-----

CHÚ THÍCH:
1.Pháp Cú
2.Tương Ưng IV, Thuyết pháp, Minh Châu
dịch,tr.315-316.
3.Trung bộ I, Mã Ấp kinh,tr.282B
4.Tương Ưng V,tr.20.
5.Pháp Bảo Đàn Kinh.


====

THẦN THOẠI VIỆT NAM

*



Thần thoại (Myth ) là những câu chuyện thiêng liêng, huyền bí nói về nguồn gốc thế giới, và thế giới được cấu tạo ra như thế nào và gồm những loài vật nào. Các vai chính trong thần thoại là các thần linh, tiên thánh. Thần thoại có lẽ được sáng tạo trong thời tiền sử, được truyền khẩu qua bao đời và được tin là thật. Nhưng cũng nhiều người không tin, họ cho đó chỉ là nhãn hiệu của các tôn giáo hay các nền văn hóa.


Truyện đời xưa là truyện đã lâu đời. Truyện thần tiên là truyện về các bậc tiên thánh như truyện Tấm Cám. Thật ra giữa truyện đời xưa và truyện thần tiên chỉ khác nhau là nhân vật chính. Thần thoại cũng giống truyện thần tiên, quái dị nhưng khác nhau ở chỗ thần thoại nói về nguồn gốc thế giới và dân tộc.
Mircea Eliade đã nghiên cưới thần thoại, và định nghĩa thần thoại là lịch sử thiêng liêng, kể lại một biến cố đã xảy ra từ thuở hồng hoang mới khai thiên lập địa . Nói một cách khác, thần thoại là lịch sử các đấng siêu nhiên (Etres surnaturels ). Và điều tất yếu, chính các đấng siêu nhiên này đóng một vai trò chính trong lịch sử và vũ trụ.Nước nào cũng có thần thoại, nhưng mỗi nước có màu sắc khác nhau tùy theo quan niệm triết lý của mỗi dân tộc.



Từ trước, người ta chỉ trích thần thoại là hoang đường. Quan niệm duy lý đã có từ thế kỷ VI với Xénophane (565-470tr.TL ) khi ông chỉ trích thi sĩ Homère và Hésiode đã làm thơ kể truyện thần thoại dân gian. Nhưng khoảng thế kỷ XX, người ta đã chú trọng đến thần thoại, và thần thoại được đem giảng dạy, nghiên cứu ở đại học. Trong các thần thoại, thần thoại La Hy được người ta chú trọng nhất, coi như đó là trung tâm của văn học, triết học của nhân loại.
Thuở ban đầu, người ta đã chú trọng đến các vấn đề triết lý, và siêu hình. Con người tự hỏi ai sinh ra vũ trụ? Ai sinh ra con nguời? Con người từ đâu đến rồi đi về đâu? Truyện Bàn Cổ của Trung Hoa đã giải thích nguyên nhân cấu tạo vũ trụ:
Hỗn mang chi sơ,
Vị phân thiên điạ.
Bàn Cổ thủ xuất,
Thủy phân âm dương.
Thiên khai ư tý,
Địa tịch ư sửu,
Nhân sinh ư dần. . .

Bàn Cổ là người đầu tiên tạo dựng nên vũ trụ, nghĩa là ông có trước trời đất. Ông sinh ra rồi mới phân ra âm dương để cho vạn vật biến hóa. Mỗi ngày ông biến đổi 9 lần, mỗi lần cao thêm 10 thước. Trời cũng cao thêm, đất cũng dày thêm chừng ấy. Ông sống mười tám ngàn năm nên trời thật cao, đất thật dày. Khi ông khóc, nước mắt ông chảy làm ngập hai sông Hoàng Hà và Dương Tử. Hơi thở của ông thành gió thổi. Khi ông vui thì trời quang mây tạnh, lúc ông giận dữ thì trới đất âm u. Lúc ông chết, thân ông rã thành năm hòn núi lớn trong thiên hạ. Hai con mắt ông làm nên mặt trời, mặt trăng. Mỡ chảy thành biển cả và sông ngòi. Tóc đâm rễ vào đất sinh thảo mộc. Sâu bọ trên xác ông làm thành loài người. Truyện này đã nói lên vũ trụ quan của Trung Quốc.


Thần thoại Ấn Độ cũng nói lên vũ trụ quan của Bà La Môn giáo. Vũ trụ ban đầu là Ngã (Atman )mang hình người. Ngã nhận thấy Ngã cô độc, buồn rầu. Ngã phân mình làm hai, thành ra người đàn ông và người đàn bà, họ giao hợp sinh con cái thành loài người. Người đàn bà tự hỏi: Chàng phân mình ra làm ta, tại sao chàng lại giao hợp với ta. Không được, ta phải ẩn đi. Nàng hóa thành bò cái, chàng hóa thành bò đực. Nàng hóa thành ngựa, dê, chàng cũng biến thành ngựa dê cùng nàng giao hợp thành ra muôn loài.
Thần thọai La Mã cũng có cách giải thích quan điểm triết lý của họ. Trời ( Ouranos ) và Đất ( Gaes) đã phối hợp mà tạo thành một loài, gọi là Titan. Các Titan có một vóc dạng phi thường và có môt sức khỏe vô song. Những Titan này là những thần linh. Có 12 Titan danh tiếng ngự trị ở Olympe:
-Zeus ( Jupiter ) là chúa tể Thiên đình, là thần Mưa, thần Mây, thần Sấm Sét.
-Aphrodite (Vénus) :nữ thần Aùi tình
-Hermes ( Mercure ), con của Zeus, thần Thương Mãi.
-Ares (Mars), con của Zeus, thần Chiến Tranh.
Ngoài ra còn có các vị thần khác như Hypérien là cha Mặt Trời, Mặt Trăng và Bình Minh; Ocean là Hải Thần; Dyonysos là Thổ Thần.



Nói chung, thần thoại có mục đích giải lý do hiên hữu của vũ trụ của muôn loài, muôn việc trong vũ trụ. Phần lớn cho thượng đế là chúa tể vũ trụ. Dưới thượng đế là các thần linh , mỗi thần linh phụ trách một vài việc. Thần Sông ( Hà Bá, Long vương )cai quản sông ngòi; thần núi ( Sơn thần ) cai quản núi rừng. Thần Mưa, thần Gió, thần Sấm Sét phụ trách việc làm mưa gió trong vũ trụ. Thần Bếp (Táo quân) trông coi việc nhà. Thần Đất (Thổ Địa ) trông coi an ninh trong vùng. Tuy cho thượng đế là thần linh tối cao, nhưng mỗi tôn giáo, mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về thượng đế, ai cũng cho là thượng đế của mình là cao cả.
Những tư tưởng về thượng đế là căn cứ vào lý nhân quả: vũ trụ tại sao tồn tại? Họ trả lời vũ trụ là do một đấng sáng tạo, là ông Trời, hay một vị thần linh nào đó như ông Bàn Cổ, tạo ra. Nhưng lý nhân quả cũng gặp vấn nạn, bế tắc. Nếu căn cứ vào lý nhân quả, thượng đế sinh vũ trụ, vậy ai sinh ra thượng đế?




Không thể truy tìm mãi, người ta bảo Thượng đế là nguyên nhân thứ nhất. Thượng đế tự sinh ra. Nếu nói như vậy thì con người và vạn vật cũng có thể do ngẫu nhiên. Nhiều triết gia cho rẳng Không sinh ra Hữu. Vậy ai sinh ra Không? Phật giáo bảo vạn vật do các nhân tụ họp mà thành. Điều này có vẻ hợp với khoa học. Gió, mưa là do không khi di chuyển. Không có thần mây, thần mưa và thần gió như trong truyện Trung Quốc.
Về thượng đế, mỗi tôn giáo có quan niệm khác nhau. Phật giáo cũng như Khổng giáo tin có thượng đế nhưng thượng đế ở Phật giáo rất đặc biệt. Phật giáo quan niệm vũ trụ liên tiếp tồn tại và di chuyển, linh hồn sau khi chết chuyển qua 6 thế giới ( lục đạo luân hồi). Trong sáu thế giới, thế giới cao nhất là thiên giới tức nơi thượng đế ở, có chư tiên, chư thánh. Thế giới bậc nhì là nhân giới. Ngoài ra có địa ngục giới, tu la giới, ngạ quỷ và súc sinh. Chúng sinh có thiện căn cao nhât sẽ trở thành thượng đế cai quản vùng trời. Có rất nhiều thiên giới, do đó có nhiều thượng đế. Nhưng thượng đế không vĩnh viễn. Sau một thời gian, thượng đế sẽ phải chuyển qua thế giới khác. Đức Phật kiếp trước cũng đã ở Thiên giới. Đức Phật không là Thượng đế mà là bậc đạo sư của nhân giới và thiên giới. Mục đích của Phật giáo là Niết Bàn chứ không phải Thiên giới. Nho giáo tin có Thượng đế nhưng Nho giáo cũng như Phật giáo chú trọng việc thựïc hành điều thiện, tu nhân tích đức chứ không cầu tha lực. Thần Linh nếu có cũng phải căn cứ vào tội và phước của mỗi người chứ không phải ai năng cúng bái là được lên Thiên Đường, hoặc dùng gươm giáo, quyền lực để mở rộng lãnh thổ thượng đế. Kinh Thư có câu:
« Hoàng thiên vô thân duy đức thị phu »

(Trời không thân riêng ai, người có đức thì được trợ giúp)
Khổng Tử nói: « hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả « ( Có tội với Trời còn cầu nguyện vào đâu được. )




Người Việt Nam cũng theo óc duy lý mà chỉ trích Thượng Đế vì Thượng đế đã bất công, đày đọa con người
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
Giết đuối người trên cạn mà chơi!
( Cung oán )
Trời ơi, trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, người mần không ra!
( Ca dao)

Nhìn chung, chúng ta cũng có thần thoại thuộc loại triết lý nhưng ít. Có lẽ tiền nhân không thích chép và thích kể loại này. Phần nhiều truyện loại này quy cho ông trời quyền quyết định mọi việc. Thí dụ truyện sau đây giải thích tại sao con người phải chết:
Ôâng Trời sai sứ giả truyền lênh như sau:
-Người già, người lột vỏ,
Rắn già, rắn bỏ vào săng ( hòm ).
Sứ giả vì quên , đọc lộn:
Rắn già rắn lột vỏ,
Người già, người bỏ vào săng.
Vì vậy mà rắn già lột vỏ mà sống, còn nguời già chết phải đem chôn.



Truyện sau đây giải thích tại sao loài vât không nói được:
Một nhà phú hộ nuôi trẻ giữ trâu bò. Mục đồng ham chơí, không dắt trâu qua cánh đồng nhiều cỏ, mà lại cột nó lại một chỗ.Trước khi ra về, mục đồng lấy mo cau quết bùn đắp ngoài bụng. Khi về nhà, phú ông thấy bụng trâu bò căng phồng, khen thằng bé giỏi, biết cho trâu bò ăn no căng bụng. Trâu bò tức mình nói:
-No chi mà no,
Trong mo ngoài đất.
Không tin thì lật ra mà coi.
Phú ông bèn lau sạch bùn, thấy bụng trậu bò lép kẹp với cái mo cau buộc ngoài.
Thằng bé bị đòn, khóc lóc thảm thiết. Oâng bụt bèn lấy nhang làm phép, châm vào miệng trâu bò. Từ đó trâu bò và loài vật không nói nữa. Nhìn kỹ miệng trâu bò, nay hãy còn những chấm đen do hương châm vào mà thành.




Nếu khoa học có mục đích giải thích các nguyên do của vạn vật và vũ trụ, thần thoại cũng có mục đích đó nhưng với phương pháp, nguyên tắc và dụng cụ khác nhau. Điểm trước hết là thần thoại xuất hiện vào buổi đầu của nhân loại, khi nhân loại chưa đạt một nền văn minh cao, còn khoa học thì xuất hiện sau. Thần thoại thì vẫn giữ màu sắc nguyên sơ trong khi khoa học tiến dần, từ thời thạch khi lên thời đại đồ đồng, và thời đại nguyên tử. Thần thoại mang hình thức chuyện cổ tích, cón khoa học theo phương pháp thực nghiệm. Nói một cách khác, thần thoại là hình thái khoa học của thời đầu tiên của nhân loại.



Nếu khoa học có mục đích giải thích các nguyên do của vạn vật và vũ trụ, thần thoại cũng có mục đích đó nhưng với phương pháp, nguyên tắc và dụng cụ khác nhau. Điểm trước hết là thần thoại xuất hiện vào buổi đầu của nhân loại, khi nhân loại chưa đạt một nền văn minh cao, còn khoa học thì xuất hiện sau. Thần thoại thì vẫn giữ màu sắc nguyên sơ trong khi khoa học tiến dần, từ thời thạch khi lên thời đại đồ đồng, và thời đại nguyên tử. Thần thoại mang hình thức chuyện cổ tích, cón khoa học theo phương pháp thực nghiệm. Nói một cách khác, thần thoại là hình thái khoa học của thời đầu tiên của nhân loại.

Thần thoại là gạch nối giữa lich sử và văn chương truyền khẩu. Đó là sáng tạo của nhân dân qua bao chặng đường lịch sử. Khi nghiên cứu văn chương truyền khẩu, chúng ta phải kể đến thần thoại là một bộ phận gần gũi với lịch sử. Thần thoại khác cổ tích. Cổ tích đã chuyện đã lâu đời truyền tụng trong dân gian. Thần thoại cũng khác truyện tiên, thánh, ma quỷ, truyện kinh dị vì các truyện này không có tính triết lý, lịch sử. Tuy nhiên giữa thần thoại và ma quái cũng có điều khó phân biệt.
Nhiều nhà nghiên cứu quá khích ca tụng thần thoại, coi thần thoại có giá trị cao hơn lịch sử. Augustin Thierre đã nhận định lịch sử thật chỉ tìm thấy trong những giai thoại truyền kỳ, đó là sử truyền tụng sống động và ba phần tư là thật hơn những cái mà ta gọi là lịch sử. Thật vậy, một số sử gia đã coi thần thoại là chân sử (histoire vraie) để phân biệt với giai thoại, ngụ ngôn là ngụy sử ( histoire fausse). Người ta cho thần thoại là chân sử vì nó nói lên nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc. Chân sử khác ngụy sử vì một bên thiêng liêng, còn một bên trần tục .



Thần thoại Việt Nam nổi bật nhất về mặt lịch sử. Về mặt này, thần thoại cho biết về:
-Nguồn gốc dân tộc: Họ Hồng Bàng.
-Lịch sử dân tộc: cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam: Phù Đổng, Hai bà Trưng, Nhất dạ trạch.
-Sinh hoạt của nhân dân Việt Nam: Phong tục: bánh chưng, dưa hấu, trầu cau.
Thần thoại hay việc thờ cúng và lễ hội là để tưởng niệm các bậc anh hùng vị quốc vong thân, có tính cách lịch sử chứ không có tính cách tôn giáo như ở các nước khác.




Thần thoại còn có giá trị nhân chủng. Nhà nhân chủng học C. Strehlow đã hỏi các thổ dân Uùc châu tại sao họ thực hiện các lễ nghi như thế, họ trả lời rằng vì tổ tiên họ đã làm như vậïy. Giống người Kai ở Nouvell-Guinée cho rằng họ phải tuân theo tục lệ tổ tiên, thần thánh của họ đã làm trước kia. Những tín đồ Hồi giáo cũng trả lời là họ phải làm theo những điều mà các thần linh đã làm ở buổi đầu tiên.


Trên đây, chúng tôi đã trình bày sơ lược về thần thoại vài quốc gia. Sau đây, chúng tôi xin nói về thần thoại Việt Nam.
Thần thoại Việt Nam đầu tiên đưọc chép lại trong hai quyển Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái.Theo Dương Quảng Hàm, Việt Điện U Linh tập có thể do một nho gia đời Lý hay đời Trần sáng tác mà Lý Tế Xuyên chỉ là kẻ nối tiếp. Việt Điện U Linh Tập gồm 27 truyện, chia làm ba mục:
1.Nhân quân: ( các vị vua, cung phi ) Sĩ Nhiếp, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, hai bà Trưng, Mị Ê. .
2. Nhân thần: ( Các bề tôi ) : Lý Ôâng Trọng, Lý Thường Kiệt, Phạm Cự Lượng. . .
3. Hạo khí anh linh: ( khí lớn linh thiêng ): thần Đồng Cổ, thần Bạch Mã, thần Tản Viên. . .
Về quyển Lĩnh Nam Chích Quái thì Dương Quảng Hàm nhận định rằng quyển này do một tác giả vô danh soạn từ trước, sau hai ông Vũ Quỳnh và Kiều Phú hiệu chính và đề tựa năm 1493. Hai quyển Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái góp nhặt những thần thoại, những cổ tích ở nước ta như truyện Hồng Bàng, bạch trĩ, dưa hấu, bánh chưng, Phù Đổng thiên vương, Lý Oâng Trọng, Chử Đồng Tử, Từ Đạo Hạnh, Không Lộ, thần Tản Viên. . .
Lê Quý Đôn thì cho rằng Việt Điện U Linh Tập do Lý Tế Xuyên soạn vào năm Khai Hựu đời Trần; còn Lĩnh Nam Chích Quái do Trần Thế Pháp soạn và Vũ Qưỳnh đề tựa.


Dẫu sao, hai tác phẩm này đã ra đời khoảng Lý, Trần ( thế kỷ XI- XV ). Chính Vũ Quỳnh đã nói:
Bản liệt truyện này làm ra, không biết làm từ đời nào,, và người nào làm, ngờ rằng các bậc hồng sinh thạc nho đời Lý, Trần thảo sáng ra, rồi các bậc hiếu cổ bác nhã ngày nay nhuận sắc lại.
Thật ra, trong hai sách trên, chỉ có một số là thần thoại, còn một số là truyện ký lịch sử hay truyện quái dị. Các nhân vật phần lớn là Việt Nam, chỉ một vài nhân vật ngoại quốc như Sĩ Nhiếp, Mỵ Ê. Về nguồn gốc truyện thì có ba:
-truyền thuyết dân gian
-Việt sử
-Truyện ký Trung Quốc.Truyện ký Trung Quốc khá nhiều như Tam Quốc Chí của Trần Thọ( thế kỷ 3 ) là xưa nhất. Sau đó là Giao Châu Ký của Triệu Xương và Giao Châu Ký của Tăng Cổn.
Đọc kỹ các thần thoại Việt Nam, chúng ta nhận thấy nhiều điểm khác với thần thoại ngoại quốc.

1. THỜI GIAN VÀ CHỦNG LOẠI
Các nhân vật trong truyện Trung Quốc và La Hy là các siêu nhân. Họ ra đời trước nhân loại. Họ là thần thánh, ở cõi trời hay cõi tiên thánh, không thuộc loài người. Còn các nhân vật trong thần thoại Viêt Nam xuất thân là người. Kinh Đương Vương, Lạc Long Quân, Aâu Cơ là giống Rồng Tiên nhưng vẫn thuộc loài người, thuộc dòng dõi Viêm Đế bên Trung Quốc. Nhân vật cổ nhất trong thần thoại Việt Nam là Kinh Dương vương trong truyện họ Hồng Bàng. Kinh Dương vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm nhâm tuất (2879 tr.TL? ). So với Bàn Cổ, Kinh Dương Vương sống sau khoảng 50 ngàn năm.




2. HÌNH DÁNG
Các vị thần linh trong thần thoại Trung Quốc, La Hy là siêu nhiên nên có hình dáng khác loài người. Nói đúng hơn, họ có hình dáng giống loài vật, nửa người nửa thú. Vua Phục Hy đầu người mình cá,bà Nữ Oa đầu người đuôi cá, Những Titan có hình dạng kỳ quái như có 50 đầu, một trăm đầu. Vì chúng có hình dung cổ quái nên cha trời ( Ouranos) muốn trừ bỏ chúng, đem chúng giam ở âm phủ (Tartare ). Những vị thần Hy Lạp như Pan, con của Hermès có đầu sừng dê. Thần Silène nửa người nửa ngựa, thần Satyre nửa người nửa dê.Ngoài ra có thần Cyclopes có nghĩa là mắt tròn vì thần có một mắt tròn to giữa trán, lại có thân hình cao to hơn ngọn núi. Những vị thần linh Aán Độ cũng có hình dáng kỳ lạ. Thần Agni có hai đầu, bảy lưỡi và bốn tay; thần Brahman có bốn cánh tay, năm đầu nhưng bị chặt đi một còn bốn; thần Shiva bán nam bán nữ, có sinh thực khí nam nằm trên sinh thực khí nữ, ba mắt, bốn cánh tay. . . Còn trong thần thoại Việt Nam không có ai có hình dáng kỳ dị. Phù Đổng thiên vương và Lý Oâng Trọng cao lớn nhưng vẫn là con người.



3. ĐẠO HẠNH
Nhìn chung, các thần linh Trung Quốc, Aán Độ và La Hy rất độc ác. Cha Trời đã bắt giam các con vì hình dung chúng xấu xí. Rốt cuộc, Cha Trời cũng bị con là Cronos giết chết. Cronos lên nắm quyền nhưng lại ăn thịt các con vì sợ chúng chiếm ngôi báu. Các thần Aán Độ đi đến đâu đốt phá đến đó. Một số thần linh phạm tội loạn luân. Cronos lấy em gái là Rhéa, và Zeus lấy Héra là em song sinh. Thần Brahman Aán Độ phạm tội dâm loạn với em gái là nàng Samdhyâ, tức vợ của Shiva. Một truyện khác kể rằng Brahman say mê con gái của mình là Ushas. Truyện Satan có nhiều bản khác nhau viết về nguồn gốc nhân loại. Milton đã theo Genesis mà viết Paradise Lost . Satan phạm nhiều tội ác: phản Thượng Đế, xúi dục Eve ăn trái cấm, hiếp dâm con gái y tên là Sin.
Các vị thần ngoại quốc phần lớn là hung thần, tàn sát dân lành, bắt phải cúng tế mạng người. Thần Moloch được dân Phénicien, Carthage thờ cúng. Dân chúng phải đem con đến cúng tế. Khi đứa trẻ bị đặt vào hai bàn tay tượng thần thì sẽ tụt vào lòng tượng thần đang nung nóng. Mỗi lần tế như vậy có đến hàng trăm trẻ con bị giết. Cha mẹ đứa trẻ không được khóc lóc hoặc tỏ lòng thương xót. Những nhà giàu có thường đi mua trẻ nhà nghèo chết thay cho con mình. Năm 307 trước Tây Lịch, thành bị vây, sợ thần thịnh nộ, các trưởng giả phải đem con ra tế. Lần này có khoảng 200 trẻ bị đốt. Người ta phải đánh trống, đánh chiêng để át tiếng la hét và kêu khóc thảm thiết của trẻ. Truyện này giống truyện Hà Bá cưới vợ của Trung Quốc. Tại một vùng nọ, dân có tục cưới vợ cho Hà Bá. Mỗi năm phải đem dâng một mỹ nhân, nghĩa là đem một cô gái khoảng 15 còn trinh bạch ném xuống sông cho Hà Bá làm vợ. Năm kia, môt vị huyện quan được đổi về trấn nhậm vùng này. Ộng được mời tham dự buổi cưới vợ này. Ông yêu cầu được xem mặt mỹ nhân. Ông chê cô này xấu quá, không xứng làm vợ Hà Bá. Ông yêu cầu một bà đồng xuống thưa với Hà Bá xin đình hoãn để chọn người đẹp hơn. Một lát sau, ông bực bội bảo bà đồng này chậm quá, đi mãi không về trình báo. Ông sai một bà đồng khác xuống thưa chuyện Hà Bá. Một bà đồng được ném xuống sông, nhưng cũng không thấy trở về. Oâng bảo các vị hương hào rằng bọn đồng cốt không biết nói năng, phải gửi một vị chức cao học rộng trong địa phương xuống bẩm báo với Hà Bá. Bọn chức sắc trong vùng sợ xanh mặt, phải quỳ xuống xin tha tội. Từ đó, việc cưới vợ cho Hà Bá mới chấm dứt!


Các vị thần linh Việt Nam hiền lành hơn, đạo hạnh hơn. Lạc Long Quân thương dân như con đẻ. Vua thường chơi thủy cung, mỗi khi dân chúng có điều gì kêu lên : « Bố đi đằng nào không đến mà cứu chúng con », vua liền về ngay.


Tuy nhiên, về phương diện tình cảm, đôi khi các nhân vật thần thoại Việt Nam cũng phạm lỗi. Đế Minh sinh Đế Nghi và Lộc Tục. Đế Nghi làm vua Trung Hoa, Lộc Tục ( Kinh Dương Vương ) làm vua Xìch Quỷ (Việt Nam ).Đế Nghi sinh Đế Lai. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái Đế Lai là anh em họ. Lĩnh Nam Chích Quái thì viết Aâu Cơ là vợ Đế Lai. Nếu theo Sử thì Lạc Long Quân lấy cháu gái, còn theo Lĩnh Nam Chích Quái thì lấy vợ của anh họ. Theo Lĩnh Nam Chích Quái, thần núi Tản Viên là một trong 50 người theo mẹ lên núi. Sơn Tinh lấy con gái Hùng Vương, như vậy là chú lấy cháu họ làm vợ, và gọi anh ruột là cha vợ hay sao?


Ngô Sĩ Liên khi bàn về chuyện này viết như sau:
Xét về ngoại sử, sách Thông Giám ( Trung Hoa) thì Đế Lai là con Đế Nghi. Cứù theo truyện chép ở đây thì Kinh Dương Vương là em Đế Nghi. Vậy mà lại dâu gia với nhau! Ấy vì đời hồng hoang, lễ nhạc chưa tỏ rõ cho nên như thế đó chăng?
Sau này về thời Lê mạt, Ngô Thời Sĩ viết Việt Sử Tiêu Aùn thì bỏ hết các thần thoại vì ông cho là hoang đường và sai lầm. Ngô Sĩ Liên cũng bỏ hết một mớ thần thoại trong các sử liệu trước, ông còn giũ lại một vài truyện quan trọng. Ngô Sĩ Liên là người ôn hòa và nhận định đúng. So với thần thoại ngoại quốc, thần thoại Việt Nam nhân bản hơn. Khoảng một, hai, ba ngàn năm trước Tây lịch, con người là bầy thú hoang, sống theo bản năng, chưa có lễ nghi luật lệ, phong tục. Lúc này chưa có giai cấp, chưa có quyền tư hữu, loài người sống tập thể trong các hang động. Khoảng năm , sáu trăm năm trước Tây lịch, một số thánh nhân mới xuất hiện như đức Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Chrisrt. . .. Thành thử, chúng ta không nên đem lễ giáo , đạo lý Khổng, Phật mà phê phán các nhân vật tiền sử. Có điều đáng nói là tại sao người ta không sáng tác những chuyện anh hùng, đạo đức mà lại viết những chuyện dâm loạn ngay trong phạm vi tôn giáo? Hay đó là sự thực mà thế nhân chỉ kể lại mà không sáng tác (Thuật nhi bất tác )?


Nói tóm lại, thần thoại Việt Nam mang tính nhân bản và dân tộc




===