*
Từ khi có máy in và nhà in, và luật về tác quyền, các tác phẩm mới giữ được tính chất nguyên thủy của nó.Còn trước đó, việc phóng tác, sửa chữa là một hành động phổ biến trong văn chương chữ nghĩa. Sự thực, các tác phẩm ngày nay cũng đã biến thái, dù nhiều dù ít. Các ông sắp chữ, những người sửa bản in, và những người xuất bản một số đã vô tình hay cố ý sữa chữa trái với nguyên bản của tác giả. Những thi tập của Tản Đà, những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đã không còn nguyên trạng như khi còn nằm trên báo, hay trong ấn bản đầu tiên. Nhất là trong xã hội chủ nghĩa, nhà xuất bản đã sửa chữa những tác phẩm mới và cũ để phù hợp với chủ trương, đường lối đảng.
Trải qua bao cuộc chiến tranh và thay đổi, nay ta không còn có được những thủ bút của Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Ngay cả những tác giả hiện đại cũng không còn những ấn bản đầu tiên của mình. Người ta may ra có thể tìm thấy những thủ bản, những ấn bản Việt Nam tại thư việân La Mã, Paris và Đông Kinh, hoặc tại thư viện tư nhân tại Việt Nam.
Sau khi Nguyễn Du viết xong truyện Kiều, người ta chuyền tay nhau đọc rồi đem khắc bản gỗ và bán tại các cửa hàng sách.Một số trong đó có vua Tự Đức tự động sửa chữa truyện Kiều . Phong trào cùng đọc, cùng sửa chữa này càng lan rộng, khiến truyện Kiều không còn giữ nguyên trạng thái đầu tiên khi ra khỏi nhà Nguyễn Du. Người ta thêm, bớt, sửa chữa và đem khắc in. Kết quả ngày nay chúng ta đã thu lượm được nhiều bản gỗ truyện Kiều và nhiều bản quốc ngữ khác nhau. Chưa kể sự khác nhau là do phiên âm chữ nôm khác nhau. Về quốc ngữ, chúng ta thấy có bản của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, BùØi Kỷ và Trần Trọng Kim. . . Một nhà văn tiền chiến đã cho rằng bản Bùi Kỷ và Tản Đà chú thích là hay nhất. Ở đây, chúng tôi không chú ý việc tìm hiểu và phê phán bản nào hay nhất, mà chỉ đi tìm nguyên bản truyện Kiều, nghĩa là đi tìm bản gốc của Nguyễn Du. Sau khi tìm được bản này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược vài nét.
Trong văn học, nghệ thuật cũng như trong lịch sử, người ta chú trọng những ấn bản đầu tiên, những tác phẩm thật vì nó là chân diện mục của tác giả, nó có giá trị của sự thực, còn các ấn bản khác thường là bị thay đổi, hay bị giả mạo. Trong phạm vi tôn giáo và triết học cũng vậy. Đâu là những lời thuyết giảng của đức Phật thời tại thế? Những Kinh Thánh đã được sửa chữa nhiều lúc và nhiều nơi, vậy đâu là chân lý? Công việc phục nguyên rất khó khăn.
Tại Việt Nam, người ta đã đem bản Trần Trọng Kim ra giảng dạy vì Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ là những nhà văn, nhà giáo nghiêm túc. Hơn nữa, Trần Trọng Kim lúc bấy giờ có địa vị và uy tín lớn trong ngành giáo dục.Và lý do thứ ba, có lẽ lúc này bản của Trần Trọng Kim được nhiều người đọc nhất. Bây giờ, theo đúng nguyên tắc khảo cứu, chúng ta thử tìm đâu là bản chính của truyện Kiều nghĩa là đi tìm đứa con đẻ của Nguyễn Du , dù nó xấu xí, quê mùa, chứ không phải những đứa lai tạo rất đẹp, rất xinh. Sau, các nhà biên khảo, chú thích, gặp bản nào là làm việc với bản ấy, dường như chẳng ai quan tâm đi tìm chân bản của Nguyễn Du.
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ trong lời Tựa Truyện Thúy Kiều viết rằng:
Hiện nay tập nguyên văn của tác giả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ thấy hai bản khác nhau ít nhiều,là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản triều đã chữa lại.Bản Phường là bản của ông Phạm Quý Thích đem khắc in ra trước hết cả.Oâng hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường ( nay đổi là làng Lương Đường),phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem.Chắc cũng có sửa đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vì vậy chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại thì chúng tôi phu lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém.Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên văn đi. Chủ ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không phải muốn cho hay hơn (vi).
Theo Trần Trọng Kim, như vậy là khoảng 1925
( lúc Trần Trọng Kim viết bài tựa này cho ấn bản thứ nhất, Việt văn thư xã, Vĩnh Hưng Long thư quán, Hà Nội, 1925) có hai bản Kinh và bản Phường. Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay cũng nói như vậy.
Theo Trần Văn Giáp trong Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm II, có 28 văn bản thuộc 6 loại như sau:
1. Kim Vân Kiều : văn nôm
2. Kim Vân Kiều, văn nôm , có chú giải và phê bình.
3.Kim Vân Kiều, dịch nguyên văn chữ nôm ra chữ Hán.
4.Các sáng tác lấy truyện Kiều làm đề tài.
5.Các thơ văn đề vịnh các nhân vật truyện Kiều
6. Các bản truyện Kiều viết bằng văn xuôi chữ Hán.
Riêng các bản truyện Kiều chữ nôm ( loại 1 và 2), chúng ta có đến 12 bản, trong đó có một bàn viết tay, và một bản nôm in năm 1963. Tình trạng những quyển này khá bi đát vì một số rách nát, mất đầu mất đuôi. Tên truyện cũng khác nhau:
- 6 bản mang tên Kim Vân Kiều truyện,
- 2 bản mang tên Kim Vân Kiều tân truyện
- 1 bản Kim Vân Kiều Quảng Tập Truyện
- 1 bản Kim Vân Kiều Hợp Tập.
- 1 bản mang tên Đoạn Trường Tân Thanh.
- 1 bản Kim Vân Kiều truyện chú.
Về bản Kiều của Phạm Quý Thích (1760-1825) khắc in thì ý kiến quần chúng và các nhà biên khảo truyện Kiều đều đồng ý rằng bản này là ra đời sớùm nhấùt nhưng tiếc rằng nay đã tuyệt bản. Chúng ta phỏng đoán quyển này phải ra đời trước 1825 là năm Phạm Quý Thích từ trần, cho nên năm 1830, Nguyễn Văn Thắngở trong tù đã đọc truyện Kiều và viết Kim Vân Kiều án. Sau Phạm Quý Thích, tại Hàng Gai có bốn năm truyện Kiều được khắc in và phổ biến trong quần chúng ( Trần Văn Giáp, 136). Các nhà Liễu Văn Đường, Thịnh Mỹ Đường, Quan Văn Đường, Phúc Văn Đường là những nhà khắc mộc bản nổi tiếng. Tất cà bản Kiều tại Hàng Gai, Hà Nội đều gọi chung là bản Phường. Theo bài Tổng từ của vua Tự Đức, bản Kiều của Hoa Đường ( Phạm Quý Thích) đã tuyệt bản trước 1871.
Trong tài liệu củaTrần Văn Giáp kể trên, các bản in cũ, thuộc loại 2 ( chú giải và phê bình), chúng ta nhận thấy những chi tiết và tên tuổi:
- Kim Vân Kiều tân truyện, ký hiệu VNB8, do Phúc Văn Đường tàng bản, in năm Khải Định mậu ngọ (1918).
- Kim Vân Kiều Quảng Tập Truyện, Ký hiệu VNV71; VNV 147; VNV208, do Liễu văn đường tàng bản, khắc in đời Khải Định (1924)
- Đoạn Trường Tân Thanh, ký danh AB 12, do Kiều Oánh Mậu in, sau khi tham khảo bản Kinh và bản Phường, có thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích, có khảo dị giữa bản kinh và bản phường, có Vũ Trinh và Nguyễn Lượng phê bình, Kiều Oánh Mậu chú thích, in đời Thành Thái (1902) và bài tựa viết năm1898 của Đào Nguyên Phổ. Nguyên năm 1895, Đào Nguyên Phổ vào Huế học Quốc Tử Giám, được một người họ ngoại nhà vua tặng một bản Kiều, nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh, sau ông mang bản này ra Hà Nội giao cho Kiều Oánh Mậu ( Trần Văn Giáp,133-138).
Theo Tân Khắc lệ ngôn trong Đoạn Trường Tân Thanh của Kiều Oánh Mậu, trước đó đã có bốn năm bản do Hàng Gai khắc, và được gọi là bản Phường (136).và Kiều Oánh Mậu tham khảo bản Kinh và bản Phường (Trần Văn Giáp,135), như vậy trước Kiều Oánh Mậu đã có nhiều bản Phường.
Theo địa phương, chúng ta gọi là bản Kinh và bản Phường, và các nhà biên khảo cũng ghi chú như vậy, song ít nhất có bốn năm bản Phường, vàlúc bấy giơ ít nhất có hai bản kinh là bản của Đào Nguyên Phổ và bản của Kiều Oánh Mậu.
Sau khi Kiều Oánh Mậu in truyện Kiều, đã có một bản Kiều nhan đề Kim Vân Kiều truyện chú, do vô danh chú, in năm ất tị Thành Thái (1905) tại huyện Chương Mỹ, Hà Đông, và bản Kim Vân Kiều tân truyện, ký hiệu VNB8, do Phúc Văn Đường tàng bản, in năm Khải Định mậu ngọ (1918). Vậy đầu thế kỷ XX, tại đất Bắc có it nhất 7 bản Kiều.
Bản Kim Vân Kiều của Phạm Quý Thích có trước, sau đó mới truyền vào Huế, các bậc đế vương và văn nhân tài tử sinh lòng yêu thích và cho khắc in.
Có lẽ năm 1830 người ta đã in truyện Kiều tại Huế vì lúc này vua Minh Mạng có bài Tổng thuyết. Đến năm 1871, vua Tự Đức viết bài Tổng từ, sửa chữa truyện Kiều và cho khắc in. Phải chăng bản này đã đưọc đem tặng Đào Nguyên Phổ? Hoặc bản Đào Nguyên Phổ là một bản khác? Vậy ít nhất, tại Huế ta thấy có hai bản Kinh.
Bản liệt kê của Trần Văn Giáp chỉ có một số , chứ không có nhiều các bản Kinh và bản Phường bởi vì trong thư viện không có, hoặc đã tuyệt bản. Theo nhiều nhà nghiên cứu, bản Hoa Đường, và bản Kinh của Đào Nguyên Phổ đã mất tích.Nhưng trong Truyện Kiều, Trần Trọng Kim đã dùng bản Kinh và bản Phường để làm khảo dị. Vậy là trong tủ sách dân chúng và các nhà trí thức, vẫn còn bản Kinh và bản Phường, Kiều Oánh Mậu và Trần Trọng Kim tỏ ra rất khoa học khi làm khảo dị, và không tự ý thêm bớt sủa chữa. Nhưng hai ông cũng như những nhà biên khảo về sau không nói rõ bản Phường nào, bản kinh nào vì có nhiều bản Phường và nhiều bản Kinh.
Và qua sự tìm hiểu này, chúng ta thấy những bản trên đều đã được sửa chữa, và cùng mang một kiếp giang hồ trôi nổi của Thúy Kiều bạc mệnh, và đó cũng là số phận long đong, và sự hóa thân của truyện Kiều:
1. Nguyễn Du sáng tạo: nguyên bản.
2. Phạm Quý Thích theo nguyên bản, rồi sửa chữa: bản Phường
3. Các vua Nguyễn theo bản Phạm Quý Thích, sửa chữa và ấn hành: bản Kinh.
Trong các bản truyện Kiều, theo thiển kiến, quyển Kim Túy Tình Từ là nguyên bản của truyện Kiều. Quyển này do Phạm Kim Chi sưu tập và chú thích, Nguyễn Thành Điểm xuất bản tại Sài gòn năm 1917. Sau này, giáo sư Thuần Phong Ngô Văn Phát tức thi sĩ Tố Phang đã tái bản khoảng1970 - 1973, có lẽ đó là tài liệu giảng dạy của ông tại Đại Học Cần Thơ. Cùng một lúc, Phủ Quốc VụÏ Khanh, Sài gòn được sự giúp đỡ của bác sĩ Phạm Kim Lương, thứ nam của ông Phạm Kim Chi đã ấn hành năm 1972 trong tủ sách Văn Hóa Tùng Thư . Quyển này ra đời rất sớm vào bình minh của văn chương quốc ngữ song không được chú ý vì cái tên Kim Túy Tình Từ nghe lạ hoắc. Và có lẽ cũng vì cái tâm lý kỳ thị mà các sĩ phu đất Bắc trước 1945 đã không để ý đến các tác phẩm xuất bản tại Nam Kỳ cho dù tác giả của nó là người của đất Thăng Long ngàn năm văn vật! Buồn cười nhất làkhoảng cuối 1974, trên tạp chí Bách Khoa, một người ( tôi đã quên bút hiệu) có lẽ có ân oán giang hồ với Thuần Phong đã viết bài mạt sát Thuần Phong và quyển này, cho rằng Thuần Phong là kẻ ăn chơi trác táng, và quyển này là sách khiêu dâm ( Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề). Người đó không biết rằng Thuần Phong là người tái bản, ông chỉ sao y bản chánh của người xuất bản là Phạm Kim Chi và những chú thích là chính của Nguyễn Du.
Người ta đã không xem kỹ, dù chỉ là xem trang bìa, lại hung dữ hồ đồ kết tội Thuần Phong, mà tờ báo Bách Khoa cũng thuộc loại khá lại đăng những bài như vậy!
Chúng tôi cho rằng quyển Kim Túy Tình Từ là chân bản vì quyển này vốùn ở trong tủ sách của gia đình Nguyễn Du.
Trong Lời báo dẫn, Phạm Kim Chi viết:
Tôi nhân vì việc quan, có ra ở ba năm tại Hà Tịnh, là quê quán ông Nguyễn Du Đức hầu.May gặp dịp đươc làm quen với cháu nhà ông ấy, là ông tấn sĩ Mai, mượn đặng bổn chánh '' Kim Túy Tình Từ'' có chú dẫn điển tích rõ ràng''
Phạm Kim Chi được tiến sĩ Nguyễn Mai là cháu của Nguyễn Du cho mượn sách, và cho phép in sách. Cụ Nghè còn vui vẻ viết bài tựa bằng chữ Hán vào tháng giêng năm Duy Tân thứ 9 ( 1915 ) cho quyển truyện Kiều của Phạm Kim Chi. Lời tựa này sau được Huỳnh Thúc Mậu dịch quốc ngữ đặt vào đầu sách. Trong bài tựa này, mở đầu, cụ Nghè viềt về tiểu sử Nguyễn Du, và việc viết truyện Kiều, sau nói về ông Phạm Kim Chi là phán sự toà muốn khắc in truyện Kiều, và đây là bản ''gia truyền'' mà ông thường đọc hằng ngày (11). Ta thấy quyển Kim Túy Tình Từ đã được gia đình Nguyễn Du gọi là'' bổûøn gia truyền'', còn ông Phạm Kim Chi gọi là ''bổn chánh''.
Bản này có điểm đặc biệt nữa là do Nguyễn Du chú thích bằng Hán văn, sau đó Phạm Kim Chi chú thích thêm và dịch những chú thích của Nguyễn Du như lời giới thiệu của Phạm Kim Chi bổn chánh '' Kim Túy Tình Từ'' có chú dẫn điển tích rõ ràng''.
Như trên đã trình bày, truyện Kiều của Nguyễn Du được thế nhân sửa chữa và khắc in tự do. Ngay tên sách cũng khác nhau.:
Kim Vân Kiều truyện
Kim Vân Kiều Tân Truyện
Đoạn Trường Tân Thanh
Xem bản liệt kê trên, ta thấy phần lớn đều ghi là Kim Vân Kiều truyện, Ngay quyển DTTT ký danh AB12 của Kiều Oánh Mậu hàng cuối cùng cũng ghi Kim Vân Kiều chung, cộng 1628 liên (Trần Văn Giáp, 136).
Bản Kim Vân Kiều truyện ký hiệu VNB60 trên trang sách có ghi bút lông hàng chữ:
Kim Vân Kiều truyện, bản Bắùc Quốc Thanh Tâm Tài Nhân Lục. Tiên Điền diễn xuất quốc âm danh Kim Vân Kiều Truyện, phụng Minh Mạng ngự lãm, cải vi Đoạn Trường Tân Thanh (Trần Văn Giáp, tr.135). Như vậy, lúc đầu tên truyện là Kim Vân Kiều, sau cải là Đoạn Trường Tân Thanh, do lệnh của vua Minh Mạng và các bản Kinh đều theo đóø màgọi là Đoạn Trường Tân Thanh .
Trong khi đó, Trần Trọng Kim viết ngược lại:
Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan lả ''Đoạn Trường Tân Thanh''. Sau nghe đâu ông Phạm Quý Thích đổi lại là ''Kim Vân Kiều Tân Truyện''(vi).
Phải chăng Trần Trọng Kim sai lầm?
CòØn tên Kim Túy Tình Từ ? Tại sao xưa nay không nghe ai nói đến Kim Túy Tình Từ ? Phải chăng do Phạm Kim Chi đặt ra? Trong tài liệu này, ta không thấy Nguyễn Mai nói đến bốn chữ Kim Túy Tình Từ, mà chỉ nói truyện Kim Trọng và Thúy Kiều.
Nguyễn Thạch Giang đã nghiên cứu Kim TuÙy Tình TừØ, và cho biết có bản chép tay của gia đình cụ Nghè Mai, mà ông gọi là bản Tiên Điền. Trong Truyện Kiều do ông khảo đính và chú thích, Hà Huy Giáp đề tựa, ông đã cho biết tháng 10 năm 1962, ông đã vào Tiên Điền, gặp hậu duệ của Nguyễn Du. Lúc này cụ Nghè Mai đã mất, cụ Lê Liêu ở chung cùng nhà đã cho mượn bản Kiều chép tay. Theo ông Nguyễn Châu, cháu xa đời của Nguyễn Du, thì sinh thời cụ Nghè Mai hay đọc quyển này (96-97). Như vậy, quyển này và quyển Phạm Kim Chi cùng một gốc. Rất tiếc là ông Nguyễn Thạch Giang không nói đến cái tên Kim Túy Tình Từ là do Nguyễn Du đặt hay Phạm Kim Chi sáng tạo. Theo sự khảo cứu của Nguyễn Thạch Giang, quyển của Phạm Kim Chi và bản chép tay Tiên Điền rất giống nhau. Ông viết:
Đối chiếu, so sánh giữa hai bản, kết quả như sau:
1.Cả hai bản đều có 3.256 câu. Những câu của bản Kinh và những câu khác hẳn các bản Kiều khác chép ở trong bản Phạm Kim Chi, thì ở bản Tiên Điền cũng ghi đúng như thế. Giữa hai bản có 12 câu là khác nhau một đôi chỗ về cách phiên âm hay cách nhận nhầm mặt chữ, nhưng đều có nghĩa cả.
2. Phần chú thích, bản Phạm Kim Chi đã phiên âm và dịch ra đầy đủ, không bỏ sót một chi tiết nào của bản Tiên Điền
3. Đáng chú ý hơn cả là 563 chữ của Nguyễn hầu liệt truyện, cả hai bản hoàn toàn giống nhau (96-98).
Việc so sánh của Nguyễn Thạch Giang cho ta tin chắc bản quốc ngữ của Phạm Kim Chi cùng với bản nôm chép tay Tiên Điền là chung một nguồn gốc. Dẫu sao, bản này cũng như bản Tiên Điền cũng là bản chép lại sau này chứ không phải là thủ bản của Nguyễn Du vì có thêm phần Nguyễn hầu liệt truyện của Đại Nam Chánh Biên Liệt Truyện. Mà Chánh Biên Liệt Truyện Sơ Tập, quyển 20, mục 17 trong đó có tiểu sử Nguyễn Du được viết xong năm Thành Thái nguyên niên 1889 ( chưa rõ năm khắc in), tức sau khi Nguyễn Du mất khoảng 69 năm. So sánh Nguyễn hầu liệt truyện với tiểu sử Nguyễn Du trong Đại Nam Chánh Biên Liệt Truyện thì giống nhau 90%. Có thể người nhà Nguyễn Du đã tham khảo Liệt Truyện mà viết ra. Trong khi chờ đợi những kết quả mới, chúng ta tạm xem bản Tiên Điền và bản Phạm Kim Chi là gần nguyên tác của Nguyễn Du nhất.
Theo Nguyễn Thạch Giang, sự khác biệt giữa các bản quốc ngữ và bản nôm không là bao nhiêu. Sự khác biệt chính yếu là khác biệt giữa bản Kinh và bản Phường.Ông viết:
Vậy theo đó giữa bản Kinh và bản Phường có gì khác nhau? Sự khác nhau chủ yếu là về mặt chữ nghĩa hàm ý tu từ. Có chỗ chỉ khác nhau một hai chữ, có chỗ khác nhau cả câu và có chỗ khác nhau cả một đoạn. Do đó mà số câu không đồng đều nhau; Tổng số câu của bản Kinh theo lời chú đã nói là 3.258 câu, và tổng số câu của bản Phường tiêu biểu là 3.254 câu(89).
Trần Trọng Kim khi so sánh bản Phường vànguyên bản của Nguyễn Du đã nhận định:
Chắc cũng có sửa đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vì vậy chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy.
Sau đây, chúng tôi thử nghiên cứu bản Phạm Kim Chi và bản Trần Trọng Kim qua một ngàn câu thơ phần đầu để xem xétsự khác biệt của hai bản này.
Bỏ qua những khác biệt nhỏ nhặt về cách đọc chữ Hán và phát âm địa phương như lạc/nhạc; chưn/chơn/chân; tính/tánh; tỏa/ khóa; vưng/ vâng; phũ phàng/ phụ phàng; kim thoa/kim xoa; rời/ dời; vưng/ vâng; xa xôi/xa xuôi v. v.. chúng ta có kết quả như sau:
TRÂN TRỌNG KIM - PHẠM KIM CHI
1. Số câu 3524 - 3526
2. Khác một vài chữ
SỐCHỮ Câu TTK PKC
2 37 Êm đềm Yêm niềm
1 50 vàng vó rắc bủa rắc
1 77 nếp tử nhiếp tử
3 78 Vùi nông một nấm Bụi hồng một nắm
1 95 khấn khứa khấn vái
2 96 Sụp ngồi đặt cỏ Sụp ngồi vài gật
2 102 Lại càng đứng lặng Lại còn đứng sững
1 160 Đố lá Đỏ lá
1 178 rộn dồn
2 186 Tựa ngồi Dựa nương
1 195 mái mé
1 272 dẫy đầy
2 319 Bậc mây dón bước Thang mây nhơn bước
1 321 Giữ ý Dỡ ý
1 325 Rũ mòn gầy mòn
2 351 Thỉ chung Năm trong
2 359 gắn bó vừa gắn
1 365 nông sờ nông trờ
3 374 biện dâng, xa đem cần dưng, quỳ đem
2 497 Hoa hương Ngọc lan
1 502 Dẽ cho Để cho
1 529 Cửa sài Cửa ngoài
3 582 Giọt liễu, gối mai Khung cửi, gói mai.
1 585 Ai buộc Bay buộc
2 586 Đàn dập Đan rậm
1 614 dặn nhủ
2 616 Vạ gió họa bốc
1 633 Thêm tức Đương tức
2 651 Búa rìu Phủ cân
2 782 Thấm áo, tơ chia Thấm đá, tóc chia
2 803 Đêm thu Điểm sầu
1 818 chọn soạn
2 863 Nỗi mình Đánh liều
1 872 Mở tiệc Gánh tiệc
1 911 Dặm khách Cõi khách
2 925 Lơi lả Bả lả
1 938 Đổi hoa Đũa hoa
2 945 Vẩn, bài Vượt, bày
1 948 Như màu Những màu
1 952 sang lạy thì lạy
1 967 Vô nghĩa Vô sỉ
2 972 Nhập gia Vào nhà
1 995 Rỉ rằng Biểu rằng
66 chữ
3. Khác nhau một câu.
CÂU TTK PKC
357 Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ Quạt vàng, khăn gấm,sẵn khi
414 Có người tướngsĩ đoán ngay một lời Cứ trông tướng pháp lắm thầy chê bai.
4. Khác nhau nhiều câu (khác một đoạn).
TTK
351. Đem tin thúc phụ từ đường
Bơ vơ lữ thấn, tha hương đề huề
Liêu Dương cách trở sơn khê,
Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang.
PKC
Mở xem thủ bút nghiêm đường,
Nhắn rằng: thúc phụ xa đàng mạng chung.
Hãy còn ký táng Liêu Đông,
Cố hương khơi diễn ngàn trùng sơn khê.
Rày đưa linh sấn về quê,
Thế nào con cũng phải về hộ tang.
TỔNG KẾT:
Toàn quyển: Bản TTK ít hơn 2 câu.
Số chữ khác biệt trong 1000 câu: 108/7.000; tỷ lệ 1,2%
Khác nhau toàn câu : 6/1000; tỷ lệ 0,6%
Công cuộc tìm kiếm cho thấy bản Phạm Kim Chi và bản chép tay của gia đình Nguyễn Du ở Tiên Điền là một. Và qua sự khảo sát số câu, số chữ giữa bản Phạm Kim Chi và Trần Trọng Kim- Bùi Kỷ, ta thấy giữa hai bản sự khác biệt rất nhỏ, khoảng 1% Suy rộng ra, nguyên tác và các bản khác cũng không có sự khác biệt là bao. Sự khác biệt chính là từ ngữ, là do phiên âm khác nhau, cách đọc tiếng Việt và tiếng Hán khác nhau và do lỗi chính tả trong bản quốc ngữ. Cũng có thể là do chép sai, đọc sai bản nôm. Việc sửa chữa các câu, các đoạn nếu có cũng rất it. Dẫu sao, sự sửa chữa từng chữ, tùng câu cũng chỉ là cách hành văn, cách tu từ có mục đích làm cho rõ hơn, đẹp hơn. Như đoạn trên, nguyên bản 6 câu sửa thành bốn câu và lời lẽ hay hơn nguyên bảøn. Có thể nói rằngø giá trị của các bản vẫn một chín, một mười. Một điều đáng chú ý là các chữ khác nhau của bản này có thể giống với bản khác. TấÁt cả như có một sự liên lạc và thân thuộc.
=====
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Đào Duy Anh. Khảo Luận về Kim Vân Kiều.Quan Hải
Tùng Thư, Huế, 1943.
Nguyễn Du. Truyện Thúy Kiều. Bùi Kỷ, Trần Trọng
Kim hiệu đính. Tân Việt, Sàigòn, 1973.
Nguyễn Du. Truyện Kiều. Nguyễn Thạch Giang hiệu
đính. ĐH&THCN, Hà Nội, 1973.
Nguyễn Du Kim Túy Tình Từ. Phạm Kim Chi chú
thích. Nguyễn Thành Điểm, Sàigòn, 1917.
Nguyễn Du. Kim Túy Tình Từ. Thuần Phong xuất bản,
Saigon. 1971?.
Nguyễn Du. Kim Túy Tình Từ. Phủ QVK, Saigon,
1972.
Trần Văn Giáp. Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm 2
quyển, KHXH, Hà NộÄi, 1984-1990.
Trần Văn Giáp. Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam,
2quyển. KHXH, Hànội, 1971
(DÒNG VIỆT # 18, 2005, CALIFORNIA, .206-220)
====
No comments:
Post a Comment