Tuesday, October 7, 2008

NGUYỄN BÁCH KHOA PHÊ BÌNH NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

*




Nguyễn Bách Khoa tên thật là Trương Tửu, quê ở Bồ Đề, tỉnh Bắc Ninh, là một vùng ngoai ô Gia Lâm, cách sân bay Gia Lâm một cây số, mẹ mất sơm, cha là một nhà nho. Nguyễn Bách Khoa không có anh em trai, chỉ có một người chị lấy chồng thợ bạc. Ông học hết tiểu học (1930), rồi vào trường Bách Nghệ Hải phòng, là một trường như trung học Kỹ Thuật Cao Thắng tại Sài gòn trước 1975. Ông học nghề tiện sau bỏ học đi làm báo, tự học, thích đọc Nguyễn Văn VĨnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, tham gia đệ tứ quốc tế, bạn của Nguyễn Vỹ và Lê Văn Siêu, cộng tác với tạp chí Đông Tây của Hoàng Tích Chu, tuần báo Le Cygne ( Bạch Nga) của Nguyễn Vỹ, Loa, Phổ Thông BáÙn Nguyệt San, Tao Đàn ở Hà Nội. Ôâng lãnh đạo nhóm Hàn Thuyên , quy tụ các nhà văn đệ tứ, đệ tam quốc tế và không đảng phái như Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Âu, Lương Đức Thiệp, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tế MỸ, Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, Nguyễn Đổng Chi, Đồ Phồn, Vy Huyền Đắc và Nguyễn Tuân. Ông đã viết nhiều tiểu thuyết, và nhiều sách phê bình văn học như Kinh Thi Việt Nam, Nguyễn CôÂng Trứ, mà dặc biệt là hai quyển Nguyễn Du và Truyện Kiều và Văn Chương Truyện Kiều




Ông vốn là một nhà Mac xit đệ tứ, nhưng sau 1945 ông theo cộng sản đệ tam phục vụ trong hàng ngũ cộng sản Việt Nam nên không bị giết như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu. Sau 1954, ông về Hà Nội, được làm giáo sư đại học, nhưng sau đó ông theo nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, bị đuổi ra khỏi đại học và chịu mọi thù hận khác của chủ nghĩa mà ông say mê tôn thờ. Ông phải sống bằng nghề đông y châm cứu tại số 53 Hàng Gà, Hà Nội, mất ngày 17-12-1999, thọ 86 tuổi. Trong thời gian này, ông chịu bao nhọc nhằn như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, tuy gian khổ mà đày tự hào, không van xin qùy lạy như Đào Duy Anh và những người khác. Ông là một tay phê bình văn học khét tiếng thời tiền chiến, đăc biệt là phê bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều. VÌ vậy, ở đây, tôi muốn trình bày một vấn đề mà đã một thời làm chấn động văn học giới.
Đây là lần đầu tiên, một nhà nghiên cứu văn học áp dụng lý thuyết Mac xít vào việc nghiên cứu văn học Việt nam. Ông đồng thời với Đặng Thai Mai, cái khác biệt là họ Đặng nghiên cứu lý luận Mac xít trong van hoc, còn Nguyễn Bách Khoa phê bình tác giả và tác phẩm. Ông đi trước cả Trường Chinh và Tố Hữu trong việc phê bình theo đường lối Mác xit.



Trong khi phê bình Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa xây dựng cơ sở trên lý luận Marxist, đề cập nhiều lãnh vực triết học, khoa học, kinh tế, xã hội và chính trị, nhưng ở đây, tôi chỉ chú trọng đến những gì liên quan đến Nguyễn Du và truyện Kiều., như là ba yếu tố chính của chủ nghĩa Marx: giai cấp, xã hội và duy vật biện chứng pháp.


Quyển Nguyễn Du và Truyện Kiều viết xong năm 1941, Hàn Thuyên xuất bản năm 1941, nhà xuất bản Thế giới , Hà NoÄi in lần thứ hai năm 1951, 243 trang khổ bỏ túi , nội dung phê bình Nguyễn Du. Quyển Văn Chương Truyện Kiều do Hàn Thuyên xuất bản 1942 , Thế Giới, Hà Nội, in lần thứ ba năm 1953, dày 166 trang khổ bỏ túi, chủ đích phê bình truỳện Kiều.. Trong cả hai quyển, nhất là quyển Văn Chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa mang hào khí ngất trời, tự hào rằng trên trời dưới đất chỉ riêng ông đã nắm trọn vẹn vũ khí triết học Marx để phê bình truyện KIều một cách khoa học, trong khi các hào kiệt đương thời như Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Dương Quảng Hàm. . . đều sai lầm , chẳng hiểu chất thơ là cái gì, nghệ sĩ là gì, nghệ thuật là gì, luân lý là gì (vìii,ix).
Ông viết:: 'Các lời phê bình Truyện Kiều từ trước đến nay tố cáo cái chủ quan lầm lẫn của các người phê bình hơn là giải thích cái tinh hoa của của tác phẩm bị phê bình (17).




I. GIAI CẤP.
Trong quyển Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa nhắm đả kích ''đẳng cấp nho sĩ'' (14) , '' đẳng cấp văn thân''(22), ''đẳng cấp sĩ phu'' (29) của Nguyễn Du. Ông kết luận: '' Đẳng cấp Nguyễn Du điêu tàn, huyết tộc diêu tàn''(38). Và ''Truyện Thúy Kiều đã kết tinh được cá tính ấy một cách mỹ mãn cũng như nó đã kết tịnh được đẳng cấp tính Nguyễn Du và phản chiếu xã hội đương thời với Nguyễn Du'' (76)..

Mác gọi là giai cấp (class) còn Nguyễn Bách Khoa thì gọi là đẳng cấp. ( Chúng ta không rõ thâm ý của ông như thế nào). Lê Văn Siêu thì bảo là ông dùng đẳng cấp chứ không dùng giai cấp để qua mặt kiểm duyệt (Văn Hoc Thời Kháng Pháp ).
Trước Mác, giai cấp là một từ ngữ rất phổ biến nhưng rất mơ hồ. Tự điển Thanh Nghị ghi: ''Giai cấp là bậc thứ của con người trong xã hội''.
Trong Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh định nghĩa:''Hạng người trong xã hội (social classe)''.



Quyển Oxford Advanced' Learner's Dictionary của A.S. Hornby định nghĩa giai cấp ( class) là một nhóm người cùng địa vị xã hội vàkinh tế.
Định nghĩa này được coi là đúng nhất.
Trước đây, Nguyễn Công Trứ viết:
''Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên'. Liệt kê này cũng không rõ ràng. Sĩ nông công thương là bốn nghề, hay là bốn loại người, hay bốn giai cấp?
TạÏi Aán Độ, trước thời Phật ra đời đã có bốn giai cấp là Bà La môn ( giáo sĩ), quý tộc ( Sát Đế Lợi), bình dân (tỳ xá) và nô lệ ( Thủ Đà La) . Bà La môn và SÁt đế LợÏi là giai cấp thống trị còn tỳ xá và thủ đà la la giai cấp bị trị. Bốn giai cấp này không ngồi chung với nhau, và đời đời nối tiếp giai cấp của mình. Sự thật, bốn giai cấp này là do tín ngưỡng hoặc do truyền thống, vì những người giàu có và chức tước cao vẫn bị khinh miệt vì giai cấp thấp hèn. SưÏ cao thấp của giai cấp ở đây là do thiện quả hay ác báo của đời trước chứ không phải do tiền bạc, địa vị xã hội.
Tại Anh quốc, sau đệ nhị thế chiến nảy sinh nhiều giai cấp như là giai cấp thượng lưu, trung lưu và và hạ lưu, giai cấp thợ thuyền có kỹ xão, thợ thuyền không kỹ xão cùng giai cấp nông dân. Rồi còn hạng trẻ con lao động khoảng 14 tuổi, rời ghế nhà trường để mưu sinh, và trẻ con thượng lưu, được đi học, và vào đại học. Xe cộ, trường học, các rạp hát đều có những phân biệt giai cấp. Nhưng chính phủ Anh đã có những biện pháp làm giảm hố ngăn cách trong xã hội như là công bằng về y tế, giáo dục, thuế má. . .



Ngày nay, người ta chia ra tám giai cấp trong xã hội công nghiệp, và sau đây là bốn giai cấp đầu:
1. Thượng lưu bậc nhất:
Những giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp, trong đó có các giám đốc, các nhân viên hành chánh và sĩ quan cao cấp quân đội và cảnh sát, các bác sĩ, giáo sư, luật sư. . .
2. Thượng lưu bậc hai
Gồm những người thuộc ngành nghề chuyên môn như y tá, ký giả, nghệ sĩ, nhạc sĩ, sĩ quan quân đội và cảnh sát bậc trung.
3. Nghề nghiệp trung gian: thư ký, tài xế xe vận tải.
4. Nhân viên thường: nông dân, nhà xuất bản, tài xế taxi, người lau cửa, thợ sơn, người trang trí nhà cửa. . .

Trong Văn Chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã phân chia xã hội Việt Nam thành nhiều giai cấp: -phong kiến - tư sản - tiểu tư sản.(17)
Trong Kinh Thi Việt Nam, ông cho sĩ nông, công thương là bốn đẳng cấp (101). Chưa có một tài liệu nào cho biết có bao nhiêu tiền bạc thì gọi là tư sản, và tiểu tư sản. Tại Việt Nam, những người biï gọi là trí thức tiểu tư sản phần đông là người nghèo, và những người cha ông làm đại thần trong triều nhưng đến đời họ thì nghèo xác xơ. Vậy họ là giai cấp thống trị hay giai cấp bị trị?
Nói tóm lại, giai cấp, giàu, nghèo, xấu đẹp là những từ ngữ rất mơ hồ, phức tạp, chúng ta viết tiểu thuyết, làm thơ thì đuợc nhưng đem áp dụng vào chính trị để phân biệt bạn thù thì rất nguy hiểm, hoặc đem vào phê bình văn học lại càng sai lạc vì bản chất không rõ ràng của giai cấp. Chính Nguiyễn Bách Khoa đã lúng túng và lầm lẫn khi xếùp hạng tư sản và tiểu tư sản. Chẳng hạn ông xêp loại Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Vũ Đình Long, Nguyễn Triệu L:uật, Nguyễn Tường Tam . . . là tư sản (42), Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu. . . là tiểu tư sản (48). Chúng ta không hiểu ông căn cứ vào đâu để làm việc phân loại này? Trong giai cấp phong kiến, vua là giai cấp thống trị, bách quan là giai cấp bị trị. Trong một huyện, quan huyện là giai cấp thống trị, còn các thầy thừa thì thuộc giai cấp bị trị, nhưng khi ra ngoài quần chúng, các thầy đề lại là giai cấp thống trị. Người có một triệu thì giàu hơn người có mười vạn, nhưng người có một ngàn lại được coi là giàu hơn kẻ chỉ có một xu. Vậy ai giàu? Ai nghèo, ai tu sản, ai vô sản?
Hơn nữa, giai cấp nhiều khi chỉ là một hình ảnh, một danh từ, một lực lượng không thực. Marx đề cao giai cấp vô sản , giai cấp công nhân là lực lưọng cách mạng tiên tiến, là giai cấp lãnh đạo. Tại Việt Nam, trong thời kháng chiến, họ kêu gọi các công nhân, nông dân tham gia lực lượng chiến đấu. Những bác thợ mộc, thợ rèn, thợ hồ đều cho mình thuộc về giai cấp lãnh đạo cho nên rấùt phấn khởi đem thân tranh đấùu. Nhưng khi thành công, sắp lại cỗ bàn, mới biết mình chỉ là công nhân làm ăn cá thể. Theo Marx, chỉ những công nhân làm việc trong những nhà máy lớn của tư bản thì mới gọi là công nhân, là giai cấp công nhân, là giai cấp vô sản. Ngày trước, họ dùng những tên đầu trộm đuôi cươp như Trần Quốc Hoàn, nay thì những người như vậy được gọi là vô sản lưu manh, bị tống vào trại giam. Lenin cướp chính quyền tại Nga, lập nên đảng cộng sản nhưng tại Nga lúc này, giai cấp vô sản cũng không được là bao, đa số là nông dân. Tại Trung Hoa, Việt Nam giai cấp thợ thuyền rất ít, gần như là không có. Thành thử lực lượng vô sản là không có nhưng vì nhu cầu chính trị, người ta cứ hô hào giai cấp công nhân lãnh đạo, công nhân tiên tiến trong khi thực tế không có giai cấp công nhân hay rất ít công nhân thuộc hạng vô sản theo quan diểm củqa Marx. Giai cấp cốt cán là giai cấp vô sản đã không có thì giai cấp tư bản, tiểu tư sản đều là những danh từ không thực ở tại nhiểu quốùc gia. Mao Trạch Đông ngay thẳng và thông minh hơn HồÀ Chí Minh, đã cãi lại Marx và Lenin và cho rằng nông dân mới là lực lượng cách mạng.
Một khi đã không có giai cấp vô sản, giai cấp tư sản và tiểu tư sản thì những khái niệm ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ tư sản , ý thức hệ tiểu tư sản là không có thực, là hồ đo, sáo rỗng, vô ý thức và mơ hồ khi áp dụng cho văn học Việt Nam , nhất là khi phê bình, nghiên cứu Nguyễn Du và truyện Kiều. Nguyễn Bách Khoa chỉ là con vẹt khi dùng các khái niệm ý thức hệ và đẳng cấp theo Marxism.
Marx đề cao giai cấp vô sản và hết sức ca tụng giai cấp này và kếtá tội tư bản là bóc lột. Giai câùp tiểu tư sản, phong kiến cũng bị đồng hóa là kẻ thù của vô sản.Vì thiếu công minh, vì thiên lệch chủ quan, Marx đã tổng quát hóa giai cấp . Tất cả mọi người thuộc giai cấp phong kiến, tư sản, tiểu tư sản là lạc hậu, phản động còn mọi người thuộc giai cấp vô sản là tiên tiến, là trí tuệ đỉnh cao.. Nhận định này đưa đến sự chôn sống tập thể nhân loại, và bỏ tù hàng ngàn, hàng vạn con người vô tội. Đây là một nhận định sai lầm vì rất nhiều trường hợp, cá nhân đóng một vai trò quan trọng, cá nhân không chịu trách nhiệm về các ''tội tổ tông''. Vì nhận định này, Nguyễn Bách Khoa đi đến việc kết tội giai cấp phong kiến, đẳng cấp quý tộc và con người Nguyễn Du đều xấu. Nguyễn Bách Khoa kết tội Nguyễn Du và đẳng cấp quý tộc lúc này''thờ vua thờ chúa, bỏ nước ghét dân'' (55) khi Nguyễn Khản diệt trừ kiêu binh, và một số trung thần nhà Lê trong đó có Nguyễn Du tôn phù Lê Chiêu Thống.Ông cho kiêu binh là nhân dân vậy thì khi dân chúng vây bắt kiêu binh, họ là nhân dân hay ai? Ông bênh vực Quang Trung, kết tội Nguyễn Du chống Tây sơn. Sự thực thì Quang Trung cũng như Nguyễn Nhạc khi lên ngôi vua là đã giã từ giai cấp nông dân và đã trở thành giai cấp phong kiến! Trong Văn Chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa cho rằng Nguyễn Du thuộc giai cấp thất bại, điều này cũng sai. Triều đại nào cũng có những thành công và thất bại. Ta không thể nói phong kiến đời Lê thất bại vì Lê LợÏi đã thành công trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, và các vua qua triều đại sau như Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một xã hội và một nền văn hóa tốp đẹp. Các triều đại sau suy đồi cũng là lẽ tất nhiên của quy luật thịnh suy bỉ thái, nhưng nhà Lê không bóc lột dân chúng, không gây ra cảnh núi xương sông máu như các triều đại ở thế kỷ XX.
Lại nữa, Nguyễn Du đã đứng trong triều Nguyễn, đứng về phe Gia Long nên không thể nói Nguyễn Du thất bại và giai cấp sĩ phu thất bại. Dù Nguyễn Du mang mặc cảm hàng thần lơ láo, so với nhiều người, ông vẫn là kẻ được ưu đãi. Vả lại ta không thể nói giai cấp quý tộc lúùc này thất bại, vì có ba lớp quý tộc, ba lớp sĩ phu. Lớp theo Tây sơn dĩ nhiên bị thất bại, bị tiêu diệt, nhưng dẫu sao họ đã chiến thắng quân Thái và quân Thanh. Và lớp cựu thần nhà Lê cũng đuợc tân chúa vỗ về, không vinh hoa phú quý thì cũng không bị hành hạ nhục nhã.Phe quý tộc theo Nguyễn Ánh tất nhiên là đại thắng lợi! Xã hội của vua Gia Long là một thành công về khai mở giang sơn miền Nam, là một vết son lớn trong lịch sử mà những tay Marxit vìõ thiên kiến đà phủ nhận, nhưng sau này người Nga đã hết sức ca tụng Nguyễn Ánh. ? Truyện Kiều ra đời vào triều Nguyễn thế mà Nguyễn Bách Khoa lại cứ cột vào triều Lê là một triều đại có nhiều biến cố để buộc tội Nguyễn Du và giai cấp quý tộc, kẻ thù giai cấp vô sản! Hơn nữa, Nguyễn Bách Khoa luôn nói đến ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ tư sản, và ý thức hệ tiểu tư sản nhưng ý thức hệ đó chỉ là một mớ danh từ trống rỗng vì đẳng cấp nào thì cũng chỉ có hai con đường là yêu hay ghét truyện Kiều.
Nói tóm lại. Nguyễn Bách Khoa luôn tự hào là phương pháp khoa học nhưng sự thực phương pháp của ông chủ quan, thiên kiến, tuỳ tiện và không khoa học.




II. XÃ HỘI
Người cộng sản quan niệm con người là sản phẩm của xã hội. Nguyễn Bách Khoa viết: '' Cái gọi là bản thể của con người chỉ là nhữngản vật của những tương quan xã hội (69).
Nguyễn Bách Khoa cũng như những nhà Marxist cho rằng xã hội ảnh hưởng đến cá nhân con người. Ông viết: ''tất cả tình cảm, tư tưởng năng khiếu sáng tác của cá nhân đều do xã hội, do đẳng cấp cung cho cả'' (162). Và dù tài năng xuất chúng đến đâu, một nghệ sĩ cũng không vượt ra ngoài được thời đại (162). Từ đó, họ kết tội những ai sống trong xã hội phong kiến, tư bản đều là những con người xấu là kẻ thù của giai cấp vô sản. Nguyễn Du thuộc đẳng cấp sĩ phu cho nên Nguyễn Bách Khoa chê bai ông đủ điểu. Có rất nhiều vấn đề về quan điểm này.
Chúng ta cũng đồng ý xã hội có ảnh hưởng đến con người nhưng đôi khi con người tạo ra xã hội, chính anh hùng tạo thời cuộc. Chính các nhà tư tưởng như J.J Rousseau, Montesquieu tạo ra cách mạng Pháp 1789 và xây dựng thể chế dân chủ tại nhiều nước. Chính Marx, Engels, Lenin tạo ra chủ nghĩa cộng sản và đem lại khủng bố và chết chóc cho toàn cầu.
Con người thoát khỏi cái vỏ giai cấp của mình và vượt ra ngoài thời đại và giai cấp của mình. Marx, Engels, Lenin, Mao Trạch Đông , Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp xuất thân giai cấp tư bản và phong kiến đã theo chủ nghĩa cộng sản. Con người là vật thể xã hội, mang tính xã hội nhưng nó cũng mang đặc tính cá nhân, nhất là trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Chính cái cá nhân này đưa tới hứng khởi và óc sáng tạo trong khi tập thể hay xã hội bóp nghẹt sáng tạo. Trong văn nghệ Việt Nam, Nhất Linh khác Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng khác Nguyễn CÔng Hoan, Xuân Diệu khác Quách Tấn, Trần Dần khác Tố HữÕu. Trong chính trị cũng vậy. Trostky khác Stalin; Đặng Tiểu Bình, Chu An Lai khác Mao Trạch Đông




Nếu cho rằng thiên tài do xã hội cống hiến thì tại sao xã hội có nhiều người mà một mình Nguyễn Du thành công về truyện Kiều?
Hơn nữa, con người có tự do, có tinh thần độc lập và tư chất riêng, không liên hệ đến đẳng cấp hay xã hội. Và xã hội là một thực trạng đa nguyên, không thể lấy cái áo xã hội, tôn giáo, đẳng cấp để đánh giá một người hay một tập thể. Trong hàng vạn sĩ phu ở thế kỷ 19, tại sao một mình Nguyễn Du nổi bật một văn tài mà Truyện Kiều là một tuyệt tác qua bao thế hệ? Không thể bảo giai cấp phong kiến của triều Nguyễn đầu hàng, bán nước vì Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đã anh dũng chiến đấu. Trong khi hàng triệu tư bản lo làm giàu, tại sao Marx, Engels lại ủng hộ giai cấp vô sản? Như vậy có phải việc kết tội toàn thể phong kiến, tư bản là một điên rồ, tàn bạo hay không? Như vậy việc dùng đẳng cấp để phê phán Nguyễn Du là một sai lầm, dùng quan điểm xã hội để bêu xấu con người cũng là một điều quá đáng..




Tuy nhiên, trong lý luận, đôi khi ông mâu thuẫn, ông cho rằng cá nhân cũng có những yếu tố quyết định. Trong công trình sáng tác nghệ thuật ,ông đề cập đến bốn nguyên nhân chính mà trong đó có hệ thống biểu tưộng của xã hội và cá thể tâm lý của nghệ sĩ (110).. Ông cũng nói đến'' biệt tài của cá nhân nghệ sĩ ''(114) trong việc hình thành tác phẩm. Như vậy, những quan điểm xã hội, giai cấp nhiều khi chỉ là phù phiếm, là dao to búa lớn không cần thiết.



Một điều đáng nêu lên là các nhà phê bình Marxistø cho rằng văn chương phản ánh xã hội, họ luôn dùng tác phẩm để chứng minh xã hội phong kiến và tư bản là thối nát, suy tàn, phải nhường chỗ cho chủ nghĩa cộng sản,. Sự thực văn chương là một tác phẩm tưiởng tượng, không phải là những trang sử có giá trị. Những hình ảnh trong phim cowboys là tưởng tượng, không phải xã hội Mỹ là bắn giết như thế. Không thể đem những truyện gã bán tơ, quan huyện tham ô, và đem truyện Thúc sinh chơi bời, và các ổ nhền nhện của Tú Bà, Bạc Bà để cho rằng triều Lê, triều Nguyễn phong kiến thối nát. Mặt khác, nhiều khi xã hội và chính trị hoàn toàn khác nhau. Xã hội nào mà chẳng có tham ô, hủ hóa, trộm cướp và mãi dâm? Nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới nhưng vẫn có nhiều tệ nạn xã hội. Không phải vì những vụ bắt cóc, giết người và hãm hiếp mà mà bảo nước Mỹ đang dẫy chết!




III. BIỆN CHỨNG PHÁP
Trong Văn Chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đề cao Biện Chứng Pháp, cho rằng đây là phương pháp tuyệt diệu để phân tích, phê bình văn học.
''Những việc mổ xẻ, giải thích, phân tích ấy, ta chỉ có thể làm được mỹ mãn. . . khi nào ta lĩnh hội và khéo biết áp dụng biện chứng pháp duy vật. Chỉ có dùng biện chứng pháp duy vật mới có thể hiểu được chất thơ kia,thưởng thức được cái đẹp kia, cảm thông được linh hồn kia đánh giá được thiên tài kia (83).
Ông khẳng định:
Không công nhận những kết quả rực rỡ của khoa học hiện tại , không tán thành và áp dụng biện chứng pháp duy vật, cứ khư khư cố chấp ôm lấy những quan niệm đã lỗi thời về linh hồn, về thiên tài về cái đẹp, về nghệ thuật: đó là thái độ của những người phản động (81).




Thực ra biện chứng pháp (dialectic) chỉ là một trong những phương pháp lý luận, phương pháp tìm hiểu và thử nghiệm chân lý . Biện chứng pháp có từ thời Socrate. qua Hégel rồi đến Marx. Marx đặt tên cho môn lý luận của ông là Duy vật biện chứng pháp (dialectical matérialism) . Thuyết này cho rằng các sự kiện chính trị và lịch sử sinh ra là do những mâu thuẫn của các lực lượng xã hội tạo ra bởi nhu cầu của con người.


Phan Văn Hùm trước đây đã viết về biện chừng pháp, ông đem thí dụï quả trứng và hạt thóc để nói về sự diễn biến của các vật trong quá trình hình thành. Nhưng quả trứng và hạt thóc thì quá trình phát triển và chu kỳ hoạt động của nó quá rõ rệt, còn hiện tượng xã hội và chính trị thì không như thế. Nếu biện chứng pháp quả thần sầu quỷ khốc như lời quảng cáo, Marx đã không thất bại khi nhận định:
-tư bản đang dẫy chết, giai cấp vô sản đào mồ chôn tư bản. Sự thật nay cộng sản đã chết và một số đang tồn tại bằng đồng tiền tư bản.
-Xã hội cộng sản giàu mạnh gấp mười tư bản. Sự thật nơi nào có cộng sản là mất tự do và nghèo đói.
-Xã hội chủ nghĩa thành công ở Đứùc và phát triển toàn thế giới. Sự thức nước Nga là một nước kỹ nghệ lạc hậu đã làm bá chủ thế giới cộng sản, và cộng sản chỉ mạnh ở các nước thuộc địa và nghèo.




Biện chứng pháp đã chứng tỏ nhiều sai lầm khủng khiếp, e còn tệ hơn những môn tử vi, chỉ tay hay nhân tướng học. Môn bói toán chỉ làm cho chủ nhân mất vài trăm bạc Việt Nam hay một con gà trong khi biện chứng pháp và triết học Marx gây ra sông máu núi xương .
Marx lại cho rằng xã hội mới tốt hơn xã hội cũ nhưng thực tế xã hội cũ nhiều khi lại tốt hơn xã hội mới, và cái mới không thay thế cái cũ, trái lại cái mới non yểu, chết trước cái cũ. Xã hội và cuộc đời là những sự kế tiếp không ngừng. Xã hội đi trước đặt nền tảng cho xã hội sau. Hégel đặt nền tảng cho Marx, và Marx thừa kế Hégel chứ không hủy diệt Hégel. Không phải tư bản giết phong kiến, và cộng sản chôn sống tư bản như Marx nhận định. Tư bản ra đời từ phong kiến vì tiền bạc, vốn liếng và khoa học của buổi đầu tư bản là của những nhà giàu của chế độ phong kiến. Chính con cái của những tư bản hoặc phong kiến đã tạo ra cộng sản còn giai cấp công nhân không có một vai trò tích cực trong lịch sử ngoại trừ việc cầm súng và xông vào chỗ chết. Các giai cấp ra đời không phải là điều tất yếu vì trong khi cộng sản dấy lên và chinh phục một nửa thế giới, phong kiến và tư bản vẫn tồn tại. Phong kiến không ngăn cản sự phát triển của tư bản vì tại Anh quốc và Nhật bản, chế độ dân chủ vẫn còn và hai nước vẫn là hai quốc gia tư bản hùng mạnh. Vậy chúng ta không cần phải mạt sát phong kiến, kết tội đẳng cấp quan lại, phong kiến hay sĩ phu của Nguyễn Du.
Quan điểm giai cấp đấu tranh chỉ tạo thêm hận thù, nghèo đói và mất tự do.. Truyện Kiều được quần chúng ưa thích vì Nguyễn Du là một thiên tài đã sáng tác nên những vần thơ trác tuyệt làm rung động lòng người. Giai cấp có ảnh hưởng đến thiên tài nhưng cũng có thể là không vì giai cấp quý tộc và sĩ phu thì rất nhiều nhưng có mấy Nguyễn Du. Mỗi khoa học có một phương pháp riêng. Đừng đem thuật lãnh đạo chính trị vào văn học. Đừng muợn oai hùm của khoa học mà run nhát khỉ. Đừng cao ngạo mà cho rằng ta có thể đặt ra nguyên tắc, định luật cho mọi khoa học! Nguyễn Bách Khoa cổ võ cho thuyết Mac xit và duy vật biện chứng pháp nhưng khi áp dụng vào văn học, ông đã thất bại.



Nguyễn Bách Khoa nói vòng vo, lý thuyết ồn ào mà thực tế ông nói rất ít về văn chương truyện Kiều. Quyển Văn Chương Truyện KIều dày 166 trang nhưng chỉ ở phần thứ ba gồm 40 trang cuối mới thực sự nói đến văn chương truyện Kiều.
Bàn về cái hay của truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa viết: ''Truyện Kiều là một ấn tượng.đậm đà về sựï bị thua.''(129), .. . Một xã hội như thế, một đẳng cấp như thế,. . .cũng ký sinh, cũng thất bại, cũng đầu hàng chế độ, cũng hận mênh mông, sầu mênh mông- làm gì mà không sản ra được một tập thơ như tập Đoạn Trường Tân Thanh (145)



Bàn về chất thơ, trong Văn Chương Truyện Kiều, ông cũng cho rằng thơ Kiều hay là do giai cấp phong kiến là suy đồi, buồn thảm. Ông viết:
''Tóm lại, chất thơ là ý thức kết tinh của một cơ cấu sinh lý và tâm lý đang ở vào trạng huống suy đồi. noÙ là sự trầm muộn thê thảm (87)
Điều này cũng nói lên một Nguyễn Bách Khoa lúng túng. Té ra xã hội xấu xa lại đẻ ra những tuyệt phẩm hay sao? Nguyễn Bách Khoa cũng không giải thích tại sao một xã hội thật bại, suy đồi, trầm buồn lại sinh ra những tác phẩm có giá tri?



Nguyễn Bách Khoa lại mâu thuẫn khi nói về thơ Đọan Trường Tân Thanh. Ông cho rằng cái hay của Kiều chính là lục bát, nhưng ông lại bảo rằng '' ta phải nhận thấy ngay cái cốt cách ốm yếu của nó. . . Đoạn thơ lục bát nào tuyệt diệu là đoạn thơ tiếng bằng hơn hẳn tiếng trắc một dầu một với. Câu thơ lục bát nào mà du dương thánh thót ấy là tiếng bằng đã uy hiếp hẳn tiếng trắc - nếu không phải là quân bình (154). Nhận định này cho thấy Nguyễn Bách Khoa chẳng hiểu gì về thơ và âm nhạc. Các thi sĩ không dùng nhiều vần trắc vì sợ khổ độc. Hơn nữa, trong quyển Kinh Thi Việt Nam, ông viết:'' Hẳn ai cũng thừa biết cái điệu thơ thích dụng nhất cho người Việt Nam ta là lối lục bát. Lối này được coi như hình thức thi ca thiên bẩm riêng của dân Việt Nam đã có sẵn từ khi lập quốc ( 212). Điều này cho thấy Nguyễn Bách Khoa lúc muốn đề cao nông dân thì ca tụng ca dao là tài hoa, hào hùng, lúc muốn kết tội thi sĩ tư sản hay phong kiến thì cho rằng lục bát lãng mạn, yếu kém, ru ngủ, rên rỉ. . .
Nếu cho rằng truyện Kiều là sản phẩm của xã hội phong kiến thất bại, thối nát tại sao lại được đa số quần chúng yêu thích? Còn nói truyện Kiều hay là nhờ thể diệu lục bát nhưng nhiều tác giả làm thơ lục bát mà không hay bằng Kiều như các truyện Hoàng Trừu, Lý Công Cúc Hoa, Phạm Công Cuc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông?



Ông cho rằng có ba yếu tố cấu thành giá trị truyện Kiều:
-một ấn tượng đậm đà về sự thua thiệt (129).Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là những con người thua thiệt.
-Buổi chiều và đêm trăng là hai bề dọc và bề ngang của thế giới truyện Kiều (136).
-Thất bại và sầu oán là chất sống thâm thiết của những cuộc đời ''đêm trăng ấy'' (139).
Ba yếu tố mà ông nêu lên thực ra chỉ là hai vì sự thất bại và đêm trăng đã được trình bày trong hai điều trước..
Ông có nhiều sai lầm và thiếu sót. Điều thứ nhất, ông không giải thích tại sao sự thua thiệt, sự sầu oán lại tạo ra cái hay cho truyện Kiều? Tại sao giai cấp phong kiến, đẳng cấp nho sĩ thất bại, trầm buồn lại tạo ra kiệt tác Đoạn Trường Tân Thanh? Tai sao buổi chiều và đem trăng lại tạo ra cái đẹp của truyện Kiều?
Ông sai lầm khi cho rằng truyện Kiều hay đẹp là do lục bát vì có nhiều người làm lục bát rất dở. Hơn nữa, lục bát chỉ là hình thức chứ không phải chất thơ như ông đã nêu lên là phải đi tìm chất thơ, và cái hay, cái đẹp của thơ. Hơn nữa, sự giải thích về tả cảnh, tả tình, tả người, dùng chữ, dùng điển của Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh (60-62 ) sâu hơn là cách trả lời qua loa của ông về hình thức lục bát.
Ông chỉ trích thuyết 'tài mệnh tương đố' (57) nhưng thuyết này cũng có mục đích giải thích về sự thua thiệt. Họ có khác gì ông đâu, chỉ khác nhau là thuyết tài mệnh tương đố mang màu sắc duy tâm, khác với chủ trương duy vật!
Trong khi ông khi ngợi về buổi chiều và ánh trăng của truyện Kiều thì Đào Duiy Anh, Trần Trọng Kim cũng ca ngợi nghệ thuật tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du. Ông cũng như họ chứ có gì nổi bật hơn đâu! Việc ông làm chỉ ồn ào về lý thuyết t màphần nội dung thì quá đơn sơ và nghèo nàn.



Trước đây, Vũ Ngọc Phan phê bình Truơng
Tửu rất đúng:
Trương Tửu phê bình tỈ mỈ kỹ càng, nhưng phầøn nhiều ông nhận xét không đúng. Sự sai lầm này do ở ông dùng những lời to tát quá để phát biểu ý kiến về những cái hết sức nhỏtrong một quyển sách. Có thể nói ông dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà! Trương TưÛu phê bình theo một thiên kiến, nên ông không công bình. Ông đã từng khen những văn sĩ trong Tự Lực VĂn Đoàn bằng những chữ' rất lớn' trong báo Loa, rồi bây giờ theo một khuynh hướng chính trị của ông lại dìm họ xuống đất đen, bảo họ đã' tạo ra một loạt thiếu niên nam nữ trụy lạc từ thể chất đến linh hồn (NVHD III,1126)

Dẫu sao, công trình của Nguyễn Bách Khoa đã nhắc cho ta những điều phi lý và hàm hồ của một giai đoạn lịch sử cuồng điên.

====

No comments: