.
*
Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hóa. Trong khoàng 1963-1966, ông là chủ bút tờ Tình Thương của trường Đại Học Y khoa Sai-Gon. Tốt nghiệp bác sĩ năm 1968, làm Quân Y trong Lực Lượng Đặc Biệt, và Biệt Cách Dù. Sang Mỹ tu nghiệp, rồi trở về làm tại trường Quân Y. Sau 1975 bị tù 3 năm, về làm tại trường Vật Lý trị liệu. Khoảng 1983, ông sang Mỹ, là bác sĩ thường trú tại bệnh viện Đại Học New York, hiện làm việc tại một bệnh viện Nam California.
TÁC PHẨM
-Mây Bão (1963)
-Bóng Đêm (1964)
-Gió Mùa (1965)
-Vòng Đai Xanh (1971), Văn Nghệ, USA tái bản 1987.
-Mặt Trận SàGòn. Văn Nghệ, 1996.
-Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng. Văn Nghệ, CA, USA. 2000 .
Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra Anh ngữ như :
- Vòng Đai Xanh (The Green Belt ) do Nha Trang và William L. Pensinger, Raleigh, NC: Ivy House Publishing Group, 2004,
- Mặt Trận Sài Gòn ( The Battle of Saigon ) US: Xlibris Corporation, 2005).
Ở đây, chúng tôi chú trọng đến Vòng Đai Xanh và Mặt Trận Sài Gòn là hai tác phẩm đã làm tác giả nổi danh Nổi danh vì tác giả nói thẳng, nói thực, và nổi danh vì vụ án của ông. Hai tác phẩm này thuộc về chủ đề chiến tranh, đồng thời chỉ trích các phe lâm chiến. Nên nhớ lúc này chính quyền Ngô đình Diệm đã không tồn tại, sinh viên và Phật giáo tiếp tục tranh đấu, đồng thời cộng sản và các tay cơ hội chủ nghĩa trong đó phần lớn là những kẻ đã theo Diệm, Nhu và Thiệu nay trở cờ cũng hoạt động ráo riết. Tạp chí Trình Bày và Thái Độ là trung tâm của nhóm này. Một số sinh viên Y khoa , bác sĩ quân y, và y khoa hoạt động cho cộng sản. Con trai Trần Thúc Linh , sinh viên y khoa, thân cộng sản, bị cảnh sát bắt và dường như bị tra tấn mà chết tại Đại Học Y Khoa hay y tự tử?. Trong lúc này, quân Mỹ tham chiến, mặt trận cao nguyên bùng nổ. Các địa danh Dakto, Chuprong, Pleime là những điểm nóng. Cùng lúc này phong trào Fultro bùng lên đòi tự trị. Năm 1971, tác giả được giải thưởng toàn quốc về Vòng Đai Xanh, nhưng sau đó phải ra tòa vì bài ký sự Mặt Trận Sài Gòn. Tác giả bị phạt 100.000 đồng và 1 đồng danh dự cho bộ Nội vụ. Tòa án và chính quyền không muốn trừng phạt ông, nhưng cũng không thể im lặng, để cho bọn ''phản chiến'' và cộng sản tự do đánh phá, họ chỉ '' giơ cao đánh sẽ'' không như chính quyền cộng sản.
Sau 1975, đa số bỏ nước mà đi vì sợ cộng sản, còn ông, ông ''chọn ở lại'' (Mặt Trận Sai Gòn, Nguyễn Mạnh Trinh nói chuyện với Ngô Thế Vinh, 185). Như vậy, ông là người can đảm, và đã có giấc mơ hồng cho một tương lai mới. Nhưng rồi ông lại bỏ đi sang Mỹ. Châu Tâm Luân, Trương Như Tảng, Nguyễn Văn Hảo rồi cũng đi mặc dầu họ và ông có điểm khác nhau.
I. VÒNG ĐAI XANH
Tập tiểu thuyết này được viết ra khi tác giả phục vụ tại một đơn vị Biệt Cách Dù tại vùng Tây nguyên trong khoảng 1968, và được giải thưởng toàn quốc 1971. Tiểu thuyết này khác hẳn với các bộ khác là nói về cuộc chiến tranh xảy ra tại các bản thôn người thiểu số . Hay nói rõ hơn, tác phẩm này viết về mối liên lệ giữa người Thượng với quốc gia, cộng sản và Mỹ. Theo lời giới thiệu ở trang bìa sách, đây là một cuộc chiến tranh mà người ta đã bỏ quên.
Vòng Đai Xanh đề cập đến một cuộc chiến tranh bị lãng quên giữa một cuộc chiến tranh Việt Nam được nhắc nhở nhiều nhất trong lịch sử báo chí Mỹ. Theo Ngô Thế Vinh , ông viết Vòng Đai Xanh có mục đích chống lại quyển Green Beret của Robin Moore có nội dung ca ngợi những chiến sĩ Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ, còn lại là sự xuyên tạc và hạ giá người Việt cùng sự kỳ thị tệ hại của các sắc dân Kinh Thượng ở cao nguyên ( Mặt Trận SaiGòn, 10).
Nhưng đọc kỹ, chúng ta không khỏi thắc mắc. Quân cộng sản giết 600 người Thượng, ông chỉ nói sơ qua về tội ác Cộng sản. Dường như ông muốn nhấn mạnh kết tội người Mỹ nhằm mắt làm ngơ:
Có thể do Tacelosky bỏ rơi người Thượng để chứng tỏ sự bất lực của quân chính phủ với bọn Thượng tranh đấu khác. . . chính Tacelosky thí 600 mạng để chứng tỏ một điều: hạnh phúc và an ninh của người Thượng chỉ có thể bảo đảm hữu hiệu bởi những người lính Mũ Xanh Mỹ (92).
Kết tội một người, một tập thể như vậy là không đúng. Phải có một ban điều tra vụ này trước khi kết luận mặc dù đây là tiểu thuyết. Tại một nơi kia, cộng quân pháo kích làm hư hại một ngôi chùa. Vị sư trưởng làm đơn kiện vị tỉnh trưởng, bắt phải bồi thường. Tại sao cộng sản phá lại không bắt cộng sản bồi thường? Có thể ông sư là cộng sản nằm vùng, muốn gây khó khăn cho phe quốc gia. Cũng có thể ông bị cộng sản hăm dọa phải hành động theo lệnh chúng. Còn Ngô Thế Vinh thì sao?
Ta thấy ông có dụng ý chính trị, kết tội người Mỹ độc đoán và có óc thực dân. Khi người Mỹ đến Việt Nam, họ đặt căn cứ tại Tây nguyên, và họ đã hành động như ''đây là một cuộc chiến tranh của họ. Một cuộc chiến được nuôi dưỡng và giải quyết theo quan điểm quyền lợi nước Mỹ (13).
Thứ hai là ông chỉ trích Mỹ gây chia rẽ Kinh Thượng. Cộng sản gây căm thù giai cấp, một số người Mỹ có óc thực dân đã gây căm thù chủng tộc, khiến người Thượng oán thù người Kinh.
Thứ ba là kết tội Mỹ xâm lược thế giới, mưu đồ lập vòng đai xanh khắp thế giới. Họ muốn biến Cao Nguyện tự trị rồi biến thành tiểu bang Mỹ (35, 65-66). Tác giả đã nhiều lần chứng minh lính Mũ Xanh đã giúp quân chính phủ đồng minh , đồng thời giúp quân phiến loạn chống phủ hợp pháp như tại Á Căn Đinh, Miến Điện (127, 129, 170). Ông trung tá phòng Năm tố cáo vị mục sư Denman khả kính kia đứng đầu chủ trương sách động tại cao nguyên.
Bọn chúng lộ liễu lắm, mua chuộc mời bọn lãnh tụ Thượng tới nhà nói thẳng với họ là chính người Việt dù cộng sản hay không cũng tìm cách tiêu diệt dân thiểu số, bởI vậy chỉ còn một cách là đi tới cùng con đường ly khai của họ ( 64).
Chính nhân sĩ Nay Ry cho biết phe ly khai đòi hỏi một màu cờ, một quân đội riêng biệt, một quốc gia Đông Sơn ly khai (60). Ông cho thấy phe tranh đấu người Thượng đã viết đơn gửi tổng thống Mỹ, và đòi văn kiện khác có bảo đảm của tòa đại sứ Mỹ mới chịu ra thương thuyết với chính phủ '(35).
Nội dung tác phẩm còn hướng về người Việt. Viên trung tá phòng Năm tố cáo một tướng máy bay làm thủ tướng, vênh vang tuyên bố :
Khi hòa bình trở lại chỉ cần hai giờ để dẹp tan lũ phiến loạn Thượng, một lực lượng ly khai mà ông coi là không đáng kể (64).
Một sĩ quan cho rằng tướng Trị không đủ sức đương đầu với cộng sản và Mỹ. Tác giả tố cáo tướng Trị
'' mất quyền kiểm soát bà vợ, ông tướng cũng bị chìm đắm vào nhiều vụ lem lấm, từ những chiếm hữu đất đai cho tới các vụ tham nhũng về kế hoạch mở mang An Khê (96).
Tác giả nói với Klux, một giáo sư Đức về viện trợ Mỹ: ''ảnh hưởng của đồng tiền viện trợ không tới được xa'' (124)
Tác giả cũng kết tội những trí thức đội lốt Thiên chúa giáo, 'liên lạc với cộng sản'' (111) ,''làm lợi cho cộng sản'' như Hoàng Thái Trung, cũng là người trong nhóm Trình Bày mà ông quen biết, luôn lên tiếng '' bài Mỹ và bôi nhọ chủ nghĩa quốc gia'' (104). Ông chỉ trích các sinh viên do ''cộng sản giật dây''. . tự coi là ''công thần cách mạng nóng nảy và kiêu căng''(106).
Cuối cùng, người Mỹ bàn giao trại Daksut cho Việt Nam, '' là một phần trong kế hoạch rút quân danh dự được mệnh danh là Việt Nam hóa cuộc chiến'' (177). Cả hai phía người Kinh và người Thượng ''đều tự cảm thấy không có lợi lộc gì để tiếp tục cái trò chơi nhiều máu và nước mắt đó'' (175).
Kết thúc bi đát. Tác giả bị tai nạn nghề nghiệp phải nằm bệnh viện sáu tháng. Davis bị trúng đạn vào đầu mà chết. (175). Rồi Mỹ rút khỏi Việt Nam. Hickey nói:
Điều tệ hại là chúng ta -- người Mỹ, đã cư xử với họ một cách đáng hổ thẹn khi có dấu hiệu rõ ràng cuộc chiến tranh đã bị thua. Chúng ta chỉ biết đứng dậy, rời bỏ cao nguyên trong hỗn loạn, bỏ rơi lại những người bạn tốt nhất của chúng ta'' (iii).
Nói chung, tác phẩm này nhắm chống Mỹ và Việt Nam là chính.
II. MẶT TRẬN Ở SÀI-GÒN
Tập truyện ngắn này gồm 12 truyện ngắn, gồm những truyện viết trước và sau 1975.
Nhan đề là Mặt Trận Ở Sài Gòn nhưng phần lớn là các trận chiến xảy ra tại Cao nguyên và miền Trung. Một số truyện viết sau 1975 tại Việt Nam và tại Mỹ. Giống như Phan Nhật Nam, ông mô tả các trận chiến rất sôi động.. Trong tập này, Mặt trận ở Sai- Gòn là truyện đầu, được dùng làm nhan đề cho toàn tập. Truyện này mở đầu kể việc chuyển quân về Sai Gòn. Đó là chuyện hồi mậu thân (1968) , và chuyện cách đó tám tháng. Phần chính là kể về mặt trận Cao nguyên gồm các địa danh Dakto, Chuprong, Pleime, Đức Cơ. ..Trận chiến xảy ra ác liệt:
Chỉ riêng vùng Ngok Tobas, hàng tiểu đoàn quân chính phủ đã bị xóa tên. Và riêng phía địch quân , mới chỉ ở ngọn đồi 1007 - tức là căn cứ hỏa lực 7, con số ba ngàn xác phanh thây cũng chẳng phải là một ước tính lạc quan quá đáng như truyền thống đài phát thanh chính phủ. Đó là chưa kể mức sát hại của hàng trăm ngàn tấn bom do B.52 đêm ngày đổ dọc theo các ngả đường mòn xâm nhập. Và ở mùa mưa năm nay, cũng là đầu tiên trong chiến cuộc Việt Nam, và của cả thế giới, không lực Mỹ đã phải sử dụng thứ bom ''Demolition Mark'' khổng lồ 15 ngàn cân Anh với sức tàn phá của một trái nguyên tử cỡ nhỏ, để hư vô hóa hy vọng chiến thắng của địch quân (16)
Ông nói đến sự can đảm của các sĩ quan, và binh sĩ Việt Nam:
Người đầu tiên phải được tôi kể là tới là đại úy Thỏa, người chỉ huy trực tiếp ngọn đòi 1007, vóc người nhỏ nhắn, da đen sạm với vẻ mặt rắn đanh lại, đày nét phong sương gian khổ. Ông và một tiểu đoàn Biệt kích quân phải chịu đựng suốt ba mươi ngày dưới hầm sâu, trong những công sự phòng thủ dưới những cơn mưa pháo kích và nhiều đợt tấn công biển người của địch quân.. . . Kế đến cũng không thể không nhắc tới thiếu tá Bính, một phi công trẻ tuổi hào hoa nhưng vô cùng gan dạ. Trong suốt cuộc hánh quân, ông đích thân chỉ huy phi đoàn 215 trực thăng, đã yểm trợ hữu hiệu các đơn vị Biệt động quân và Nhảy Dù trong các giai đoạn phản công và tái chiếm căn cứ Hỏa lực 7. Mặc dù lưới đạn phòng không của địch dày đặc từ dưới đất, và các chiến hữu vẫn thực hiện ngày đêm hàng trăm phi xuất tải quân, và tiếp tế, đáp cả trên những hố bom mớI thả ngay giữa lòng địch quân còn nóng hổi. . .(18).
Ông cho biết hình ảnh kinh hoàng về chiến địa:
hơi thối nồng nặc, chồng chất những tử thi hai bên.Xác của những người bạn bị oanh kích lầm với thứ hỏa tiễn mũi tên xóa tan cả mặt mùi. Xác của người phi công đưọc trực thăng móc ở rừng ra, héo rũ trên dây treo như cách người ta câu về những con thú (21).
Đoạn kết của truyện này nói rõ quan điểm chính trị của tác giả và đây mớI là chủ tâm của Ngô Thế Vinh.. Ông cho rằng cuộc chiến ở Cao nguyên, miền Trung và các nơi khác không quan trọng. Vấn đề chính là ở Sài Gòn, phải cải cách xã hội tại Sài Gòn:
Từ ba mươi năm nay, đã và đang có quá nhiều anh hùng của chiến tranh trong khi lại quá thiếu vắng những chiến sĩ xã hội. Văy phải lựa chọn chiến trường nào? Rằng không phải chỉ ở chốn xa xôi biên cương mà đích thực chiến trườnhg thách đố của họ phải là Sài Gòn (25).
Từ thời xưa, các nhà xã hội học và triết gia đã nghĩ đến việc cải cách xã hội, nâng cao đời sống dân nghèo. Khổng tử chính là một nhà xã hội học, một nhà cách mạng vì Ngài chủ trương thế giới đại đồng và lo an sinh, phúc lợi cho nhân dân. Sau đó, Á Âu kim cổ nhiều triết gia đã chú trọng vấn đề này. Nhưng đó là vấn đề khó khăn, ai cũng thận trọng chứ không phải họ ngu hay mù lòa trước hố sâu xã hội. Marx cho rằng giai cấp tư bản đã bóc lột người vô sản, chỉ có giai cấp vô sản, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải quyết rốt ráo bất công xã hội và đem lại phát triển cho thế giới. Nhưng cuối cùng, chủ nghĩa cộng sản đã thất bại dù họ đã giết hết giai cấp tư bản, phong kiến và bắt nhân dân trong nước phải làm nô lệ cho cộng sản. Diệt giai cầp cũ thì giai cấp mới lại hình thành, hình thành từ trong chế độ cộng sản, tàn ác hơn phong kiến, và tư bản. Khẩu hiệu giải phóng giai cấp và công bằng xã hội đã mê hoặc nhiều người. Cuối cùng họ được gì? Chẳng qua là họ đem thân xác phục vụ cho tư sản đỏ. Ngoài ra, một vấn đề khác, chúng ta là nhược quốc, không thoát khỏi sự chi phối của ngoại bang. Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm đều là con cờ của ngoại bang. Và cải cách xã hội sao được khi còn cộng sản phá hoại?
Một số truyện viết về Sài Gòn sau 1975 và cảm nghĩ của ông. Dường như trong tập này, ông viết truyện ngắn kém, ông viết theo kiều tùy bút.. Trong Cựu Kim Sơn chưa hề giã biệt nói về chuyến đi Mỹ đến Cựu Kim sơn, và thuật lại Sài Gòn trong 30-4-1975, và chỉ trích ''nền văn hóa tham nhũng lâu đời' của Mỹ khi một số người Mỹ '' ra giá cho những tấm vé'' máy bay ra khỏi Việt Nam (88-89), và đoạn cuối là việc của một nhân vật ngày đầu đến Mỹ định cư. Ở đây ông cũng chỉ trích Mỹ, phê phán về ''thuế'' ở Mỹ. Sao ông chỉ trích thuế? Nước nào mà chẳng thu thuế nhân dân!
Giấc Mơ Kim Đồng thì ông viết lung tung. Ông ca tụng truyện Tây Bắc của Tô Hoài và cho đó là '' một câu chuyện đơn sơ cảm động'' (67), và ông khen ngợi Kim Đồng. Đến đây ta thấy ông sai lầm hoàn toàn. Ông tỏ ra thích thú các truyện cộng sản. Kim Đồng cũng như Lê Văn Tám là người giả, việc giả, và hàng giả. Bắt buộc hoặc dụ dỗ nhi đồng vào chiến tranh là một tội ác chứ không phải là một giấc mơ đẹp. Cộng sản rất tàn ác với dân thiểu số miền Bắc, họ đã thực thi chính sách giết người, phá rừng, đốn gỗ lấy tiền bỏ túi. Ngay cả gia đình Chu Văn Tấn cũng chết thảm thương dưới bàn tay cộng sản.
Ngô Thế Vinh như một con bướm tàng hình, lúc ở cụm hoa này, lúc xuất hiện ở chòm hoa khác. Lúc thì ông chỉ trích Mỹ và Việt Nam cộng hòa, khi thì ông công kích Cộng sản. Đâu là điểm? Đâu là diện? Hoặc ông là con người bất mãn tứ phương, tả xung hữu đột giữa trận tiền? Đâu là bản lai diện mục của ông? Và trong tương lai ông về đâu?
====
No comments:
Post a Comment