Page 72
---------------------------------------------------------------
Page 111
CHƯƠNG VITRẠI GIAM XUÂN PHƯỚC:NƠI RỪNG THIÊNG NƯỚC ĐỘC …“THUNG LŨNG CỦA TỬ THẦN !”1. NGƯỜI NỮ ANH HÙNG: THÁI THỊ KIM VÂN Sau vụ đào tường trốn trại bất thành. Tôi bị cùm quyện suốt ngày đêm, bị cúp thăm nuôi, không được nhận quà gia đình đã hơn một năm, đôi chân teo nhỏ lại và gần như bại liệt, đôi mắt trở nên mờ, thân thể ốm dần. Bất ngờ một hôm có một sĩ quan an ninh đến tại cửa phòng và thông báo tôi phải chuẩn bị đồ đạc cá nhân di chuyển gấp, chưa đầy năm phút sau, họ đến mở cửa, anh em các phòng bên cạnh đến kè tôi ra xe … một chuyến đi xa chưa biết sẽ về đâu?.Chúng tôi tất cả gồm 21 người, 20 người nam và 1 nữ như sau :1. Ông Huỳnh Quang Tiên, nguyên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Công binh tỉnh Bạc Liêu.2. Ông Danh Hồng, nguyên Hạ sĩ quan Ban Quân nhạc Sư đoàn 21.3. Ông Trương Hồng Phến, nguyên Hạ sĩ quan Tiếp liệu Quân đoàn 4.4. Quách Văn Hoạch, nguyên Hạ sĩ quan Tiếp liệu Địa Phương quân tỉnh Bạc Liêu.5. Huỳnh Hữu, nguyên Sĩ quan Đà Lạt.6. Nguyễn Hồng Phúc, nguyên Sĩ quan Thủ Đức.7. Nguyễn Long Hội. 8. Thái Kim Lái.9. Trương VănNamThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù110
--------------------------------------------------------------------------------
Page 112
10. Đặng Văn Hai11. Trịnh Thanh Sơn12. Lê Văn Tài13. Võ Anh Dũng14. Lâm Văn Hoàng15. Nguyễn Văn Mạnh16. Nguyễn Thanh Xuân17. Nguyễn Thanh phong18. Huỳnh Văn Ba19. Lâm Hồng Sương20. Lý Son21. Chị Thái Thị Kim Vân, nguyên sĩ quan huấn luyện viên trường Nữ quân nhân.Điều khá trùng hợp là vụ án chính trị của tôi có 21 người, 20 nam và 1 nữ và chuyến viễn hành bị lưu đày kỳ này cũng 21 người, 20 nam và 1 nữ. Đặc biệt chuyến lưu đày biệt xứ này có chị Thái Thị Kim Vân là người được ưu ái và được sự quan tâm nhiều nhất của các anh em. Sự ưu ái quan tâm không những vì chị duy nhất là giới nữ lưu, mà mọi người còn trân trọng, khâm phục và mến mộ vì chị là một người nữ "Anh hùng” tại tỉnh Bạc Liêu. Phải nói rằng, chị có trái tim bằng thép của một “ Đấng nam tử trượng phu” hay là một “Nữ tướng hào kiệt” mới đúng. Trước đây chị từng là một Sĩ quan huấn luyện viên trường "Nữ quân nhân"về môn sử địa, quê quán Sài Gòn chị tham gia vào tổ chức“ Mặt trận Dân tộc Tự Quyết”. Với chức vụ là Chánh văn phòng Mặt trận Trung ương, chị bị kết án chung thân. Ngay khi vào tù tôi đã được nghe tiếng tăm vang lừng của chị, với tinh thần nhiệt quyết, bản lĩnh, gan dạ một tấm lòng son sắt, chị có tài hùng biện, lời lẽ đanh thép. Chị từng ứng đối trước Hội đồng xử án 2 lần, sơ và phúc thẩm khiến các vị chánh án phải đuối lý mất mặt. Tòa án có căm giận, ghét chị chứ không dám khinh thường, bao năm qua, bản thân tôi cũng nằm trong kỷ luật chỉ nghe danh chị chứ Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù111
--------------------------------------------------------------------------------
Page 113
chưa có dịp diện kiến. Chị luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh vì quyền sống, đòi hỏi yêu sách trong nhà tù, vượt hẳn tinh thần và ý chí của nhiều nam giới, tôi bị cùm quyện kéo dài bao lâu, thì tại phòng nữ kỷ luật chị cũng bị xiềng xích gông cùm, bị hành hạ đủ điều. Thậm chí chị còn bị công an đánh gãy cả hàm răng, chỉ vì chị dám hô to trước trại “ Đả đảo cộng sản". Chuyến đi xa này cũng là lần đầu tiên tôi trực tiếp, tiếp xúc hỏi thăm chị, bởi có dịp cùng chuyến viễn hành. Ngược lại chị cũng nghe nói nhiều về tôi " một ông thầy tu hay luôn xông pha vào dầu sôi lửa bỏng”sự gặp gỡ này cũng là đánh dấu kỷ niệm những năm tháng khổ sai, lưu đày biệt xứ của những người dấn thân đi cứu nước cứu dân. 2. DỪNG CHÂN HAI ĐÊM TẠI KHÁM CHÍ HÒA, GẶPĐẠI BÀNG NHƯNG BÌNH AN VÔ SỰ … Kỷ niệm hai đêm tạm nghỉ tại khu AH khám Chí Hòa Sài Gòn trên đường di chuyển lưu đày..Chuyến xe đưa 21 người chúng tôi khởi hành từ buổi sáng sớm, nhưng vì lý do thủ tục, xăng dầu, gạo thóc, vũ trang theo xe bảo vệ v.v…Cho nên từ trại cải tạo Cây Gừa đến thành Phố Sài Gòn thì trời đã sụp tối. Đèn thành phố trong những năm này có chỗ sáng chỗ tối, những doanh trại của quân đội, công an hay những cơ quan đầu não của chính quyền thì đường phố nơi ấy sáng trưng dưới ánh đèn điện, còn những nơi khác thì tối tăm, quang cảnh tiêu điều. Người đi dạo phố thưa thớt, trên các ngã đường không còn nhộn nhịp như xưa, những quán xá cũng giảm bớt. Thế nhưng trên đường phố xuất hiện những tên Việt cộng quần áo, mũ nón đủ loại của một đoàn quân ô hợp. Người ta chỉ nhìn lên hễ trông thấy các tòa nhà nào có phơi treo đủ loại quần áo lớn nhỏ kể cả loại kín đáo nhất của phụ nữ hay quần đùi, áo Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù112
--------------------------------------------------------------------------------
Page 114
thun lá của nam giới bay phất phới trước mặt tiền của ngôi nhà, thì biết đó là nếp sống “văn hóa mới”, nền “ văn minh thời thượng” của cộng sản rồi ..! Những tầng lầu cao có lá cờ đỏ sao vàng thật to hay có những khẩu hiệu thật lớn thì nơi ấy có VẸM loại to rồi, cho nên:Đất Sài Gòn chốn đô thành hoa lộngĐược nổi danh là vang bóng yêu kiềuVui bao nhiêu nay buồn thảm bấy nhiêuBởi cộng sản dùngluật điều khắc khổ ..!Xưa du lịch động cơ máy nổNay đạp xe lội bộ đi chânNền văn minh chính ủy chuyển sang Quay trở lại cả trămnăm về trước ..!Thiếu nhiên liệu, điện, than, củi, nước Bao nhu cầu thiếu trước hụt sauNhư mũi tên bắn tận trời caoKhông điểm tựa tên lao xuống đất ..!Lỡ bấy lâu lên lưng cọp vácNên cũng đành nhắm mắt xuôi tayNhảy xuống thì bị xé xác phanh thâyĐành nhắm mắt rủi may cho định số ..!Nhìn xã hội mịt mù tăm tốiBao thanh niên tấn thối lưỡng nanKẻ ăn chơi phóng túng hoang đàngKẻ bất mãn bi quan yếm thế ..!Sống gửi thân trở thành người hư phếNhư chỉ mành khác thể treo chuôngThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù113
--------------------------------------------------------------------------------
Page 115
Như cây dâu thân tầm gửi dựa nươngĐành hủy diệt như hạt sương gặp nắng ..!Kẻ ý thức biết phân tà chánhVội lên đường xa lánh chốn phồn hoa Vào mật khu quyết chiến xông phaĐể chống lại bọn gian tà bạo ác ..!Bế cửa chùa, nhà thờ, thánh thấtCó Linh mục, có Chức sắc, có nhà sưCó Mục sư, có Đại đức, có Tăng niCó con Chiên, Tín đồ trong các đạo ..!Có các tầng lớp,Thiếu thanh, Phụ lão Quyết vùnglên như sóng bão trùng dươngKẻ công khai người bí mật lên đườngTừ thành thị, núi rừng miền thôn dã ..!Sự tự nguyện do lòng dân tất cả ..!Chuyến xe họ đưa chúng tôi suốt một ngày đường, khi đến thành phố Sài Gòn là vào chiều tối thứ bảy, Công an Bạc Liêu gửi 21 người vào khám Chí Hòa để tạm nghỉ hai đêm, sáng sớm thứ hai sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Ngày chủ nhật bọn công an nhà quê Bạc Liêu ở tỉnh lẻ muốn đi cho biết chợ Lớn, Sài Gòn. Số gạo mang theo đường cho chúng tôi họ đem đi bán để lấy tiền tiêu vì ở Sài Gòn lúc bấy giờ gạo đắt đỏ lắm ! Hai mươi người đàn ông chúng tôi được gởi ở tầng trên của khu AH, nơi phòng giam của thường phạm, còn chị Thái Thị Kim Vân được gởi ở tầng trệt phía dưới các phòng dành cho nữ tù.Thông thường theo phép lịch sự của người mới đến, khi bước vào phòng giam tất cả anh em chúng tôi đều mĩm cười gật đầu chào xã giao với những người cố cựu trong phòng. Bỗng có Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù114
--------------------------------------------------------------------------------
Page 116
một chú thanh niên, tuổi chừng 20 mình trần mặc chiếc quần đùi xanh da trời, thân thể có nhiều vết xâm ra đứng ngay giữa phòng tay kéo lưng quần xuống khỏi rốn, để lộ cả hạ mao… anh ta vỗ tay ba tiếng, hai tay chống nạnh và la to "Tập thể hãy im lặng, giữ trật tự". Mọi người trong phòng liền im phăng phắc, tất cả đều ngồi thẳng lưng và họ đang trố mắt nhìn chúng tôi. Khi đợi mọi người im lặng, anh Đại bàng trẻ tuổi này nhìn thẳng vào chúng tôi và nói: “Tất cả các anh mới nhập phòng hãy nghe lệnh tôi, phải thực hiện đúng quy định của phòng đề ra. Bây giờ ngay tức khắc tôi yêu cầu tất cả các anh tự chính mình cởi quần áo ra hết, mỗi người chỉ còn duy nhất chiếc quần đùi và tất cả hãy quì gối xuống quay mặt vào tường nhanh lên". Tôi thật quá bất ngờ với câu nói đầy quyền uy và mệnh lệnh mà tôi chưa từng được nghe trong đời.Tôi tự hỏi tai của mình nghe không biết có chính xác không? Tôi dường như không mấy tin vào tai của mình nữa! Lúc ấy cả 20 người chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau chưa biết phải đối phó như thế nào? Như nóng lòng chờ đợi, anh Đại bàng trẻ tuổi này lập lại một lần nữa….. Trong lúc ấy phía trên đầu hàng ông Thiếu tá Huỳnh Quang Tiên và ông Nguyễn Long Hội quay nhìn xuống phía cuối hàng hỏi ý kiến của tôi "Theo ý Thầy Thiện Minh mình quyết định như thế nào?". Tôi quan sát toàn phòng khoảng 40-50 người đa số là ốm yếu bệnh hoạn còn chúng tôi 20 người, ngoài tôi ra thì mọi người thể lực rất sung mãn, đa số là quân cảnh, sĩ quan huấn luyện viên võ thuật, đặc biệt ông Danh Hồng người Khmer biết gồng dao chém không đứt. Bản thân tôi tuy đi đứng không vững, nhưng đôi tay có thể tự bảo vệ cho mình, nếu có sự xô xát xảy ra.Tôi suy nghĩ mình làm việc đại nghĩa này mà lại có người cư xử với mình thô bạo như vậy thì làm sao chấp nhận được! Tôi liền lên tiếng và nói to :"Tất cả 20 người chúng tôi đều là tội chính trị, đa số là án Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù115
--------------------------------------------------------------------------------
Page 117
tử hình mới giảm xuống chung thân. Chúng tôi làm chính trị để đi cứu lấy đồng bào trong đó có các anh em. Công an tạm gởi chúng tôi ở đây 1 - 2 đêm thôi, sáng thứ hai chúng tôi sẽ lên đường bị lưu đày tận miền Trung rồi! Không biết chừng nào được về và cũng không biết sống chết ra sao? Không lẽ đến đây chỉ ở tạm một vài đêm mà các anh em nỡ lòng nào cư xử với chúng tôi như thế này sao?"Khi nghe tôi nói anh Đại bàng hỏi vặn lại một lần nữa!"các anh nói các anh tội gì?" Tôi trả lời:"Tất cả chúng tôi đều là tội chính trị, âm mưu lật đổ chính quyền, hầu hết là án tử hình xuống án chung thân." Liền khi ấy anh Đại bàng vội vàng kéo lưng quần lên khỏi rốn, anh bảo một người đem chiếc áo cho anh mặc vào. Anh ta hoàn toàn thay đổi thái độ, lời nói ôn tồn nhã nhặn rất lễ phép và trân trọng như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Anh đổi cách xưng hô gọi chúng tôi bằng các bác, các chú và xưng là con anh ta nói: “con không biết, con tưởng là tội hình sự, vì khu AH này là khu giam giữ thường phạm từ trước đến nay, xin các bác, các chú tha lỗi cho”. Sau đó anh đi thẳng đến chỗ tôi đang ngồi, anh ngồi xuống nắm chân tôi vừa nói anh vừa đứng lên miệng mĩm nụ cười hiền lành " Xin thầy tha lỗi và thông cảm cho con! Thầy hơi nóng quá !” Anh Đại bàng ra giữa phòng vỗ tay ba tiếng lần thứ hai và nói:" Tôi ra lệnh cho tất cả mọi người cũ trong phòng hãy dọn chỗ nằm ra hai bên để khoảng trống chính giữa dành chỗ nằm cho các bác, các chú và ai còn dự trữ nước hãy đem hết xuống cho các bác, các chú tắm nhanh lên!”Khi chúng tôi tắm xong trong người cảm thấy tinh thần sảng khoái, khỏe khoắn vô cùng vì rửa sạch hết bụi bám đường xa trong một ngày dài mệt nhọc, lúc ấy nhà bếp khám Chí Hòa đã mang lên một thúng cơm còn nóng hổi. Nhưng thức ăn và hành lý chúng tôi hoàn toàn để hết trên xe rồi! Anh đại bàng lại tiếp tục ra lệnh lần thứ ba nữa " Ai có thức ăn mang xuống cho các bác, Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù116
--------------------------------------------------------------------------------
Page 118
các chú" thật là xúc động khi nhìn thấy mọi người rất vui vẻ và sẵn sàng mang thức ăn đến, trong đó có cả thức ăn chay cho riêng tôi nữa ! Đêm đó 20 người chúng tôi thao thức khó ngủ, mọi người trong phòng quây quần nhau tâm sự trong một không khí thân mật đầm ấm. Tôi hỏi ra dường như qui định ngồi tại chỗ, vừa được nới lõng cho toàn phòng sinh hoạt vì có sự nể nang chúng tôi, riêng tôi có 2 cháu nhỏ đến xoa bóp đôi chân bị liệt và kè dắt tôi đi tới đi lui để tập cho đôi chân được lưu thông máu huyết. Sáng sớm hôm sau là ngày chủ nhật toàn phòng sinh hoạt văn nghệ. Tôi không biết hát nhưng kể vài mẫu chuyện ngắn giúp vui. Và rồi, sự đời có hợp có tan, bữa tiệc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Đúng 4 giờ khuya rạng sáng thứ hai anh em cả phòng đều thức dậy thật sớm để tiển đưa chúng tôi, một buổi tiển đưa đầy lưu luyến và hứa hẹn. Mọi người bắt tay từ biệt và cầu chúc những câu nói tốt đẹp nhất mà người đời thường chúc tụng cho nhau. Chuyến xe bắt đầu chuyển bánh rời khỏi trai giam Chí Hòa lăn mình hướng về Đồng Nai. Suốt một ngày đường phải qua các tỉnh Đồng Nai, Long Khánh, Bình Tuy (Hàm Tân), Bình Thuận, (Phan Thiết), Ninh Thuận (Phan Rang- Phan Rí) .v.v…Và xe chở tù cũng tạm dừng nghỉ qua đêm tại trại giam Nha Trang vì trời đã tối. 20 người nam chúng tôi, mỗi người đều bị xiềng một chân chung hai xâu quyện nơi phòng dành riêng điều tra, còn chị Thái Thị Kim Vân được gởi ở phòng đan nón lá của nhà giam lao động nữ. Sáng hôm sau khi lên xe thì chi Kim Vân thông báo cho mọi người một tin vui nho nhỏ là phòng giam lao động nữ Nha Trang biếu tặng mỗi người 1 cái bánh đa và 1 chiếc nón lá đồng thời cầu chúc thượng lộ bình an .Khi xe chạy nhìn hai bên đường cảnh đồng khô cỏ cháy, nhà nhà đều phơi sắn trước sân loại khoai mì Công ngiệp H34 của Ấn Độ, họ xắt lát mỏng phơi chật hai bên Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù117
--------------------------------------------------------------------------------
Page 119
đường hoặc trước nhà dự trữ để dành ăn độn. Trên bãi cỏ xa xa, những con bò thiếu cỏ ốm lòi trơ bộ xương, cổ dài ra, bụng teo tóp lại, dáng đi chậm chạp từng bước một, đôi mắt ngờ ngạc trông rất thảm thương. Tôi chợt nghĩ, nơi đây người người còn quanh năm thiếu đói,thì làm sao con vật no đủ được..!Tôi mãi mê với cảnh vật xa lạ thì trời đã xế chiều, ánh mặt trời lùi dần sau những rặng núi Trường Sơn chỉ còn thấp thoáng một vầng màu hồng nhạt ở tận cuối chân trời xa thẳm. Trên trời, những đàn chim rừng từ phương xa lần lượt rủ nhau bay về tổ, cũng là lúc đoàn người chúng tôi trên chiếc xe tù gần đến cổng lớn trại giam. Tôi trông thấy một bảng hiệu to tướng được gắn trên hai cây cột được đúc bằng bê tông cao 7-8 mét. “Trại Cải tạo Xuân Phước” và bên trên có nhiều lá cờ ngủ sắc tôi tưởng chừng như nơi đây là hang động hay là am miếu của các vị pháp sư. Đúng ! đây là nơi mà những người đã đi qua còn sống sót đặt cho cái tên khủng khiếp “thung lũng tử thần" là nơi địangục trần gian thật vô cùng khốc liệt.Sau khi xuống xe trình thủ tục nhâp trại thì chúng tôi nhận được một tin buồn là“Nơi đây không nhận nữ tù", thế là chị Thái Thị Kim Vân phải thu xếp hành lýđể quay trở về Bạc Liêu. Là nữ giới mà phải chịu thêm một chuyến khứ hồi thật vô cùng thương cảm. Bản tính chị Vân rất kiên cường, cứng rắn nhưng trước sự chia tay này chị đến bắt tay từ giã từng người trong sự xúc động nghẹn ngào, nước mắt chị chảy nhiều, thật nhiều vì không có dịp ở gần gũi bên cạnh các anh em, trong chuyến đồng hành lưu đày biệt xứ để cùng đồng cam cộng khổ có nhau. Gần 1 năm sau anh em chúng tôi mới hay tin, công an Minh hải đã chuyển chị đến trại Hàm Tân Z30D ở Bình Thuận. Được biết chị không quen với khí hậu thời tiết nơi đây, vừa bị cưỡng bức lao động khổ sai nên chị đã mắc bệnh lao phỗi khá nặng, gia đình đã nhiều lần làm đơn yêu cầu xin bảo lãnh chị về thành phố điều trị nhưng không biết Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù118
--------------------------------------------------------------------------------
Page 120
kết qủa thế nào và từ đó đến nay biệt tăm tin tức, qua trang Hồi Ký, tôi chân thành gửi đến chị lời chúc nguyện an lành.Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù119
--------------------------------------------------------------------------------
Page 121
CHƯƠNG VIINHÂN CHỨNG SỐNG NƠI THUNG LŨNG TỬ THẦN.Từ trại cải tạo Cây Gừa tỉnh Minh Hải đi đến trại Xuân Phước, Phú Khánh (nay là tỉnh Phú Yên) nếu xe có dừng nghỉ lại đêm thì phải mất hai đêm ba ngày, đường xa hơn 1200 cây số. Trại Xuân Phước tức trại A20 gồm ba phân trại nhỏ, mỗi phân trại có thể chứa trên dưới 1000 người. Địa thế nằm dưới thung lũng, chung quanh là rừng núi âm u với dãy Trưòng sơn bao la, nơi sơn cùng thủy tận, tưởng chừng như là chỗ cuối đất cùng trời nên ít thấy bóng người. Nếu tù nhân nào đi lao động làm rộng, thỉnh thoảng sẽ trông thấy một vài người dân tộc thiểu số, ngưòi miền sơn cước họ thường mang chiếc gùi sau lưng, đi làm rẫy, kiếm củi, săn thú v. v…Tại phân trại 1, lúc bấy giờ hầu hết các phòng đều giam giữ tội xâm phạm an ninh quốc gia, trước kia trại nầy giam giữ các sĩ quan tập trung cải tạo cũ, chỉ có hai phòng dành cho thường phạm. Nơi đây khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nắng lửa mưa dầu, sơn lâm chướng khí, người tù dễ bị nhiều chứng bệnh bất thường như sốt rét kinh niên, vàng da, bại liệt, sạn thận, mù lòa, lao phổi hay tâm thần điên loạn, cuộc sống khốn khổ ăn uống đói khát, thiếu thốn đủ mọi bề, bệnh đau không đủ thuốc, quần áo không đủ mặc, gia đình ở xa xôi không khả năng thăm viếng, cho nên có đã đến đây dù chỉ một lần thôi thì đã vĩnh viễn ra đi không còn trở lại quê nhà, nếu có về được chỉ là hình ảnh gầy guộc với tấm thân tàn ma dại, chỉ làm khổ thêm gánh nặng gia đình. Xin mô tả nhà tù Xuân Phước bằng vài câu thơ sau đây:Trại Xuân Phước miền Trung Phú KhánhNhà giam tù nơi Chí Thạnh Đồng XuânĐược nổi danhlà thung lũng tử thần Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù120
--------------------------------------------------------------------------------
Page 122
Tù giải đến khắp xa gần trong nướcTrại trừng giới tập trung miền sơn cướcRừng núi đồi liên tiếp phủ vây quanhDãy Trường Sơn như một bóng khung thànhĐể trấn giữ định ranh miền Trung ViệtTỉnh Phú Khánh do hai danh từ liên hiệpTức Phú Yên ghép tiếp tỉnh khánh HòaDãyTrường Sơn không bóng một căn nhàĐồng cỏ cháy cách xa dòng suối biếcNơi nắng lửa mưa dầu thảm thiếtThú rừng thiêng trông ghê xiết chốn hoang vuTrên mây giăng phủ rừng núi âm uDưới thung lũng ba trại tù khá rộngHàng ngàn người khổ sai trong lao lý…Còn biệt giam đầy những bóng cùm gông ..!Tôi đến trại này, thì trước đây trại đã có nhiều người bỏ xác … và hiện giờ:Còn nhiều nấm mồ đã xanh cỏ mấy mùa qua.Không ai đốt nén hương cho người nằm xuống ..!Cũng không ngươì đưa tiển bãi tha ma!Những người tù còn sống kể lại, chẳng hạn đoàn tàu "Việt Nam Thương Tín" đi tỵ nạn vì một lý do nào đó xin trở về VN. Thay vì được đón tiếp vì đã quay trở về thi hàng trăm người bị bắt nhốt nơi đây. Họ đã chết dần gần hết, số người may mắn còn sống sót, đếm lại không đủ đầu ngón tay. Xuân Phước khét tiếng với khu kỷ luật gồm3 loại cùm, loại khoen tròn, loại khoen chữ Vvà loại khoen chữ V có khía hình răng cưa. Tùy theo thái độ của Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù121
--------------------------------------------------------------------------------
Page 123
người Tù mà họ ứng xử, hoặc phát cơm chan ngập nước muối, ăn vào mặn đắng không tài nào nuốt nổi. Đặc biệt trại tù xử dụng những tên gọi là Trật tự để trù dập, đánh đập, bớt nước uống, bớt cơm của tù nhân .v.v…Ở trại K1 có tên “Tân” tội hình sự là bộ đội CS, đã từng ăn gan người ở Campuchia, nên đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu trông phát khiếp, còn ở K2 thì có tên “Của” là Thượng Úy cũng tội hình sự, các tên nầy thuộc loại gian ác thâm độc,đều là Quân phạm, được Ban giam Thị chọn lựa cho làm trật tự coi tù.Trong thời gian tôi bị giam giữ taị K2, hôm nào tên Của vào chia cơm kỷ luật thì hắn ta “chửi chó mắng mèo”,“chỉ kê mạ khuyển”, dùng những lời cạnh khóe chửi bới thậm tệ những người tù Chính Trị và Tôn giáo, xúc phạm đến cả Thần Thánh.Một hôm từ nơi biệt giam K2, tôi bị bệnh nặng phải đưa về phân trại K1 để cấp cứu, trong khi sức yếu đi đứng không vững, tôi phải chống hai cây nạng mới lê lết đi từng bước. Thấy tôi đi quá chậm, tên“Của” xấc láo nầy cứ hối thúc và mắng chửi thậm tệ, hắn chạy tới đạp tôi té bổ nhào, ngã qụy bên đường không thể đứng dậy nổi. Hắn đi tìm mấy tàu lá dừa, đặt tôi nằm lên và lấy dây buộc thật chặt thân thể tôi lại, rồi kéo tôi trên đường nhiều đá sỏi, lúc nầy đầu mình, tay chân tôi bị xây xát trầy trụa rớm máu tươi, hắn còn chửi đổng nhiều câu tục tằn cho bỏ tức. May mắn lúc ấy có chiếc xe bò của tù đang chở sắn đi ngang, hắn kêu xe dừng lại và nhờ người đánh xe cùng hắn khiêng ném tôi lên xe chẳng khác gì như quăng một khúc gỗ, đã vậy mà hắn vẫn chưa chịu tháo dây, đợi xe bò kéo gần tới trại K1 hắn mới mở trói.Những tháng ngày kỷ luật tại K2, Linh Mục Nguyễn Huy Chương đã chết vì đói khát, vì bạo bệnh không được chữa trị kịp thời bởi thủ tục rườm rà và nhất là có thành kiến với tôn giáo. Có những hôm trong kỷ luật, Linh Mục Chương cùng Thượng tọa Thích Huệ Đăng tức Thầy Nguyễn Ngọc Đạt phải ngồi rửa từng hạt cơm và đếm chỉ được vài mươi hạt. Hai nhà lãnh đạo tinh Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù122
--------------------------------------------------------------------------------
Page 124
thần ngồi nhìn nhau rồi lắc đầu, vì nước muối quá mặn, thóc sạn cũng quá nhiều và thêm mấy lát khoai mì có mùi ẩm mốc; nước muối quá mặn nên ai cũng bị khát nước, khát đến khô cuống họng. Hôm nào có người trong phòng được gọi lên làm việc, khi đi ngang chỗ lò rèn ghé tạt ngồi xuống thật nhanh, uống thật nhiều nước ngâm sắt lò rèn để về phòng tiểu lại cho bạn tù uống, hoặc đi làm việc mà xin được đi tắm thì cũng uống nước thật đầy bụng để về chia sẻ với anh em.Trại Xuân Phước nầy trong thời kỳ tên Trung tá "Thân Yên" làm Giám thị là kinh khiếp nhất, hắn là tên đại ma đầu, đại thâm độc. Nếu ai được dịp tiếp xúc với những người tù đã từng ở trong thời kỳ nầy kể lại thì mới thấy rõ cái chính sách bạo tàn của CS vô lương. Ngoại trừ những tên đã từng làm Ăng ten thì mới bênh vực cho tên Thân Yên mà thôi. Ngoài ra, thời kỳ tên Trung tá Nguyễn văn Bàng về thay thế Thân yên thì có thay đổi đôi chút, nhưng Bàng là loại vỏ biền chuyên đánh giặc nên cũng thích đấm đá hơn là chính trị, hoặc dùng lời lẽ khinh mạn mạt sát tù chính trị thường ngày, kể cả thuộc cấp của ông ta. Một hôm gặp cơn mưa to, nước chảy xiết cuốn trôi một số mạ vừa mới cấy. Đội 1 chúng tôi được phân công đi dặm lúa…Tên Giám thị Bàng đứng trên bờ nhìn xuống nói: “ĐM … Đồ quân phá hoại, chúng mầy làm nhanh tay một tí” Cán bộ quản giáo Đội tên “Trúc”có ý kiến đề xuất những khó khăn của phạm nhân trong việc phơi lúa vào mùa mưa. Tên giám thị Bàng hét to trước mặt tù nhân: “Đồ mới nứt mắt mà đã mất dạy rồi, bộ muốn bênh vực cho lũ phản động hả!” tên Giám thị này chẳng giữ thể diện cho ai, kể cả sĩ quan thuộc cấp của y, muốn chửi ai thì chửi, muốn mắng ai thì mắng …Nhiều lần trước mặt tù nhân Chính trị ông ta thường rêu rao “Chúng ông sẽ nhốt cái quân phá hoại chúng bây cho đến khi nào chống đối trở thành chống gậy”quả thật câu nói nầy gần như Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù123
--------------------------------------------------------------------------------
Page 125
phổ biến trong các nhà tù được phát ra từ miệng của những tên trưởng giám ngục ác ôn. Ta có thể suy ra có lẽ họ được chỉ thị hoặc một huấn lệnh nào đó từ Trung ương Hà Nội, cho nên nói ra y hệt có một khuôn. Nhà tù Xuân Phước được tập trung về đây có đủ cả ba miền Nam,Trung, Bắc, đủ mọi thành phần, mọi giới từ những em bé còn thơ cho đến các cụ bô lão tuổi trên 80. Cho nên : Có những người thương phế binh tàn tậtCó những người đã cụt mất tay chân Có những em bé tuổi mới mười lămCó các bô lão tuổi hơn tám chụcCó đủ tôn giáo, màu da, sắc tộc Có đạo KyTô, đạo phật, đạo cao ĐàiCó đa thần, đạo Hòa Hảo, đạo Ba HaiCó Miên, Hoa, Việt, Tày, Chàm,Thượng Có ấp, xã, huyện, tỉnh, thành, bộ trưởngĐủ thành phần Tá, Tướng, Quan binhCó Giáo Sư, có Bác Sĩ, có học sinhCó đủ tầng lớp liên minh và Đảng pháiCó nhân bản, có duy dân, có cộng tồn, nhân ái Có cần lao, có Đại việt, có Quốc dân Tất cả đều là chính trị tù nhânDo luật pháp của Cộng quân xử phạtTù lao động cả luôn ngày chủ nhậtCũng có khi làm cả suốt ban đêmAi đấu tranh thì khám tối xà limBốn tiêu chuẩn, nội qui kèm là luật lệThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù124
--------------------------------------------------------------------------------
Page 126
Bởi nước sông công tù ai tính kểKhi có quyền có thế ở trong tayCó lưỡi lê có súng máy có quyền oaiCó roi điện, khảo tra ai chống đốiCó kiên giam, có biệt giam, có khám tốiCó quyện còng, cùm trói, gông xiềngCúp thăn nuôi, cúp quà phẩm, cúp lẫn tiềnPhạt kỹ luật buồng giam riêng nơi nhà trắngSự mạt sát dùng những lời nhẹ nặngHoặc roi đòn tra tấn dã manBốn, năm người đánh một tù nhânĐánh roi điện cho tan thân đổ máuKhi làm việc hoặc là tra khảoHỏi an tâm cải tạo hay khôngNếu muốn cho sự việc được an thôngThì chắc chắn phải dối lòng khi phúc đáp Bởi an tâm chỉ là công thứcAn làm sao khi cùng cực đọa đàyAn làm sao khi bản án khổ saiAn làm sao những tháng ngày xa xứ ?An làm sao khi đêm trường tư lựSuy nghĩ nhiều về hai chữ Việt Nam An tâm làm sao khi cộng sản quá gian thamVì lời nói và việc làm không thiết thực ?An tâm sao khi xa gia đình, xa quyến thuộcXa anh em, xa cốt nhục tình thâmXa vợ, xa con, xa tình nghĩa thân quenThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù125
--------------------------------------------------------------------------------
Page 127
Thiếu thốn cả tinh thần và vật chất ..!An tâm sao khi tự do đã mấtAn tâm sao khi bệnh tật đeo mangAn tâm sao khi gia cảnh cơ hànCó người còn xuống suối vàng an nghỉ ..!Chỉ an tâm khi tìm ra chân lý Chỉ an tâm, khi có chí khí lập trườngChỉ an tâm khi có lý tưởng kiên cườngNhất định thắng, con đường ta tất thắng ..1. ĐỜI SỐNG TINH THẦN VẬT CHẤT CỦANGƯỜI TÙ Ở TRẠI XUÂN PHƯỚC Tại thung lũng tử thần, đời sống của người tù thật vô cùng thiếu thốn khó khănvề tinh thần lẫn vật chất.a) Về mặt tinh thần: Người tù bị hạn chế, hay nói đúng hơn là bị cấm không được thể hiện sự tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo, không được sử dụng bút mực, giấy. Không cho mang vào các loại sách báo, kinh sách thánh hiền để người tù có thể cập nhật và nâng cao kiến thức của mình, cho dù sách báo do nhà nước VN xuất bản, người tù chỉ duy nhất được xem tờ báo nhân dân, là tờ báo tuyên truyền của Đảng cộng sản mà thôi!b) Về mặt vật chất: thì họ đày đọa ngươì tù với bản án khổ sai lưu đày biệt xứ, khi vào tù lúc mái tóc còn xanh, mãn hạn tù thì bạc cả mái đầu, cuộc sống quá khốn khổ cho nên nghĩ mà thương:Thương cho ai kiếm rau trời, …rau dại sống linh tinhĂn cỏ hôi, ăn vỏ chuối …ăn lục bình, rau trai, rau giớnThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù126
--------------------------------------------------------------------------------
Page 128
Ăn dế, cào cào, cóc …ốc, cua, nhái sốngĂn bọ hung, ăn trùng …ăn rít rắn lẫn kỳ nhôngKiếm thêm chút sắn khoai …đã cảm thấy no lòngMặc khí hậu bốn mùa …Xuân, Hạ, Thu, Đông bất kể..!Nào ghẻ chóc …thũng, sưng , bại liệtNào mù lòa …đui, điếc thác oanNào bệnh lao …sạn thận, bàng quangĐành gởi nắm …xương tàn vùng Xuân Phước ..!Có những người ở tù lâu năm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đến thăm nuôi được, lại ngặt làcó bệnh nghiện thuốc lá … nghiện thuốc mà không có tiền mua thì phải xin anh em. Nhưng, anh em đồng tù cũng chẳng ai khá giả gì, nghiện thuốc đi xin hoài cũng ngại… muốn bỏ thì bỏ không được. Nếu có bỏ được vài hôm sau hút lại thì sẽ hút tăng thêm, nên chỉ còn có kế hoạch cuối cùng là chờ đợi lúc đêm về, chuẩn bị sẵn một cái bọc ni lông, tối đến đầu giường những người có thuốc hút thường xuyên, đổ trút hết những lon gạt tàn thuốc của họ, mang về chỗ nằm của mình, rồi nhặt ra, đem để vấn hút lại. Trong tù thường gọi là "bắt dế nhũi" còn điếu thuốc nào thừa nhiều thì gọi là " bắt dế cơm"Có những người tù lâm cơn túng ngặt Nhặt thuốc tàn để hút đỡ cơn ghiền Buổi trưa hè thức trọn dưới mái hiênThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù127
--------------------------------------------------------------------------------
Page 129
Nướng bánh bột cho đỡ phiền cơn bụng đóiKhông theo Cộng chúng kêu là phản động?Yêu quê hương là có tội hay sao?Mang tội danh là âm mưu lật đổ án caoThật phi nghĩa và biết bao phi lý !Trong thời kỳ, người người vượt biên ra đi ồ ạt, nếu chẳng may bị bắt lại thì kết tội "Phản quốc, Trốn ra nước ngoài bất hợp pháp". Nếu đi thoát được sang định cư nước khác, sau nầy nếu có dịp trở về thăm quê hương thì lại được Nhà nước Việt Nam gọi một cách trân trọng là: " Việt kiều yêu nước" bởi lúc này có đô la đem về nên tên gọi cũng thanh cao. Nếu vượt biên bị bắt lại, bị cầm tù mặc dầu thời gian không lâu, nhưng nhà tan cửa nát, ít người đến thăm nuôi, ăn uống thiếu thốn, lại gặp cảnh rừng thiêng nước độc, phát sinh bệnh mà chết cũng không ít cho nên :Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi Vì sống không nổi với bạo quyền cộng sản Họ cũng yêu nước thương dân vô hạnChớ nào ai lại bội phản đồng bào ..!Cây cột trụ đèn, lòng còn những ước aoNếu có chân cột cũng kiếm tàu sang nước khácNgười vượt biển nếu chẳng may bị bắt Khép tội danh trốn bất hợp pháp bỏđi..!Nếu an toàn thoát khỏi cảnh hiểm nguySang nước khác được tự do sung túcSau về nước thăm thân bằng quyến thuộc Thăm gia đình thăm đất nước mến yêu ..!Lúc bấy giờ được Cộng sản chắt chiuThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù128
--------------------------------------------------------------------------------
Page 130
Và trân trọng ông“Việt kiều yêu nước”..!2. VƯỢT NGỤC NHẰM CƯỚP TRẠI GIẢI THOÁT TÙ NHÂN LẦN THỨ HAI BỊ THẤTBẠI Chứng kiến nơi "Thung lũng tử thần" tức nhà tù Xuân Phước sự ngược đãi tù nhân rất tàn tệ, người tù sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề, vô cùng nghiệt ngã. Hàng trăm người già yếu mắc bệnh tật nguy nàn đang sống quằn quại vật vã vì đau đớn khổ sở giống như cành khô củi mục không biết sống chết lúc nào. Những người bị tàn phế, nỗi bi quan cứ gặm nhắm từng giờ, từng phút, từng giây sức khoẻ của họ, mặc cho thời gian đưa đến đâu hay đến đó như chấp nhận cảnh nước chảy bèo trôi. Bên cạnh, hằng ngày nhiều tù nhân bị kiệt sức vì bị cưỡng bức lao động khổ sai hoặc bị đánh đập tàn bạo man rợ,tính bình quân thì tháng nào cũng có vài người chết. Có khi chết liên tục một tháng 5-3 người, đây là chuyện thường xảy ra…và: Trông thấy người khác chết Trong lòng rất xót xaNửa thương xót kẻ chếtNửa nghĩ tới phiên ta ..!Những ngày đầu mới thành lập trại này thì thật là khủng khiếp, tù nhân bệnh nặng không có thuốc chữa trị, mặc dầu có bác sĩ giỏi, bác sĩ đang cải tạo đành bó tay đứng nhìn bệnh nhân giãy chết. Bệnh nhân là những người anh em cùng cảnh ngộ như mình rất đáng thương, thương lắm nhưng biết phải làm sao? Giai đoạn đầu tù nhân chết không có quan tài, chỉ bó sơ một chiếc chiếu không được lành lặn cho lắm. Về sau mới có quan tài nhưng không đủ đinh để đóng nắp đậy, khi đưa xác đi chôn quan tài được đặt trên một chiếc xe gọi là " xe cải tiến" dùng tay đẩy đi. Khốn khó trong khi đẩy đinh bị mục, ván thùng xe rớt xuống đất, Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù129
--------------------------------------------------------------------------------
Page 131
chiếc quan tài cũng rớt theo thi hài lộ ra ngoài nằm sõng soài trên đất. Tôi nhận thấy hàng nghìn người đang sống quằn quại, đành cam chịu dưới ách áp bức cai trị hà khắc của những tên cai ngục. Thật lòng mà nói, bản thân tôi ngộ nạn hay gặp hoàn cảnh khổ tôi có thể chịu đựng được, nhưng chứng kiến nhiều người khác đau khổ tôi muốn tìm phương cách để cứu khổ ban vui chứ không thể ngồi yên được. Mặc dù biết thương người nhiều khi cũng “Chuốc vạ vào thân” hay “chuốc oán mua thù”. Vả lại, muốn tiến hành cứu người là việc rất khó khăn gian khổ và còn có thể nguy đến tính mạng của mình chứ không dễ dàng gì. Tuy nhiên một khi chí đã quyết nên phải ra tay, từ đó tôi kết hợp với một số anh em thân quen như bác sĩ Nguyễn Kim Long, chuyên khoa giải phẩu hệ tiêu hóa đang làm tại bệnh xá của trại, anh Nguyễn Đình Văn Long làm trật tự của trại và Trần Văn Long một thanh niên hiền lành đạo đức, bản lĩnh, gan dạ và trung thành. Cùng một số anh em trong trại đứng ra tổ chức cướp trại giải thoát tù nhân, chúng tôi dự định giải cứu đem đi 700 người trong số hơn 1000 người của trại. Tất cả sẽ cùng nhau hoạt động trong rừng và hợp tác đấu tranh. Nhưng sự việc bại lộ cho nên chúng tôi phải bị kỷ luật, cùm quyện tay chân ngày đêm hơn 3 năm. Trong thời gian điều tra tôi là người bị đánh đập rất dã man, tôi đã từng bị đánh tập thể gồm có các tên cán bộ an ninh của trung tâm như tên : Tri, Thi và Lâm. Họ đánh tôi bằng báng súng, bằng tay chân và 100 roi điện. Tên Tri gốc là giáo viên ở Bình Định trông vẻ mặt bên ngoài rất đạo mạo, tưởng như trí thức hiền lành, ăn nói mềm mỏng là người đánh tôi nhiều nhất. Tôi được biết tên Tri nay đã chuyển về quê làm công an tại Bình Định, nghe nói tên Lâm hiện giờ đã trở thành Giám thị trưởng trại Xuân Phước? Nếu còn đương chức thì cấp bậc của các tên Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù130
--------------------------------------------------------------------------------
Page 132
đao phủ nầy ít nhất là từ Trung tá trở lên.Tôi còn nhớ như in, có một buổi điều ra khai thác để bắt thêm người, cả ba tên đao phủ ấy tấn công tôi bằng tay chân tới tấp vào thân thể, đầu, mặt. Buộc lòng tôi phải quay lưng vào vách lá của các căn nhà được xây cất liền nhau để có thể chống đỡ chỉ một phía trước mặt. Không ngờ phía vách lá sau lưng tôi có một tên cán bộ vũ trang đang trực sẵn, hắn đã dùng họng súng dài, thúc mạnh vào lưng trúng ngay lá phổi làm tôi bị trọng thương té ngất xỉu, máu tuôn ướtđẫm cả áo quần. Sau khi tỉnh dậy, những tên hung thần nầy không cho tôi thay quần áo, tôi đành mặc áo dính máu luôn cho đến khi rách nát. Hậu quả, vết thương lá phổi của tôi đến giờ này cũng còn dây dưa chưa dứt hẳn, nó thường đau buốt và ho liên tục mỗi khi trái gió trở trời. Ngoài ra chính tên Tri đã trực tiếp đánh tôi 99 roi điện vì đếm lộn một roi, Tên trí thức lưu manh ác độc nầy dùng dây điện có ruột bằng đồng rất to khi đánh đầu dây thường quất vào hông, nách nơi chổ hiểm yếu của thân thể. Đến khi kết thúc điều tra vụ án trốn trại các tên nầy quy kết tôi tổ chức “chống phá trại giam". Viện kiểm sát tối cao làm việc lần cuối, tòa án tối cao chỉ thị tòa án lưu động tỉnh Phú Khánh mở phiên tòa công khai xét xử tại trại. Trước khi xử án tôi có làm việc với ông bào chữa viên nhân dân, là một luật sư của chế độ cũ được lưu dụng lại.Trong buổi làm việc ông ta nói với tôi: " Nếu anh bị án tử hình thì trước khi thi hành án sẽ cho gia đình, thân nhân gặp mặt lần cuối và bị kết án tử hình thì trước hết anh được quyền làm đơn xin tha tội chết trong vòng 15 ngày". Ông còn nhã ý hỏi địa chỉ gia đình tôi để thông báo trường hợp Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù131
--------------------------------------------------------------------------------
Page 133
hiện tại của tôi. Sau khi làm việc hơn ba tháng, Họ mở phòng kỷ luật cho chúng tôi ra sân tắm nắng được một tuần lễ. Sau đó cấp cho mỗi người một bộ đồ mới, để sáng hôm sau ra tòa xét xử. Phiên tòa lưu động khai mạc tôi thấy có sự tham dự của hàng trăm cán bộ, các đội trưởng và các ban trật tự của ba phân trại. Bản án tuyên phạt là " chung thân" đúng vào năm 1987, thế là cuộc đời tôi phải triền miên thêm một bản án nữa. Sau phiên tòa tôi có làmmột bài thơ để kỷ niệm như sau:TU TÙ ..!Thêm dấu chữ Tu biến chữ TùChung thân hai án ở thiên thuTay còng, chân quyện nơi u tốiCửa sắt, tường cao chốn mịt mùThân thể hình hài trông yếu kémTinh thần, trí tuệ sáng trăng thuThiên đàng, địa ngục phân hai nẻoNửa kiếp thầy tu nữa kiếp tù ..! Nửa kiếp Thầy tu nửa kiếp tùThiền môn giã biệt bước chân duTừ bi trí tuệ tình thương gọiBác ái nghĩa nhân xóa hận thù ..Ychiến ngày đêm luôn mặc giữNâu sòng kinh kệ gác công phuNước non đáp trả tròn xong nợTín, Hạnh, Nguyện, thành vẹn kiếp tu ..!Sau khi ra khỏi biệt giam, ông Huỳnh Quang Tiên cựu trung tá, kỷ sư tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn công binh tỉnh Bạc Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù132
--------------------------------------------------------------------------------
Page 134
Liêu, người cùng chuyến viễn hành lưu đày có tặng tôi một bài thơ như sau:ĐỜI ĐẠO VẸN TOÀNNhững tưởng nâu sồng biệt thế gianNào hay con tạo khéo đa đoanQuê hương nặng nợ thân tù vướngĐạo pháp thâm tình xác nặng mang ..Giữa chốn cùm gông luôn vững dạTrong cơn nước lửa vẫn bền ganTâm cao chí cả lòng son sắt ..Đạo pháp cang thường vẹn lưỡng gian( Huỳnh Quang Tiên Kính tặng)Trong thời gian ở biệt giam tăm tối chỉ có ánh sáng đêm trăng lọt qua khe cửa, tôi cảm hứng một bài thơ như sau:ÁNH TRĂNG NƠI BIỆT GIAMTrăng vào khe cửa biệt giam Âm u khám tối trăng vàng tìm ai ?Vô tình dạo bước rông dàiNgười nằm trong đó huynh đài Thiện Minh..?Mấy lời nhắn nhủ tâm tìnhHỏi xem tu sĩ còn bình thi không ?Đáp rằng bút trận xung phongCũng là pháp khí tấn công gian tà ..!Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù133
--------------------------------------------------------------------------------
Page 135
Đây là bản nhạc của Nguyễn Hồng Phúc người bạn tù tại Bạc Liêu cùng chuyến viễn hành lưu đày nơi Xuân Phước,Phú Khánh thân tặng tựa đề “Chiếc áo nâu”(bản nhạc nầy trên 20 năm ) CHIẾC ÁO NÂU ..!Viết cho anh bài ca nỗi lòng, từ nơi u tối nhớ thương người đi, từ nơi nước mắt khóc cho người mất, khóc cho tình nước khóc cho tình người, từ nơi u tối dẫn bước ra đi, đi tìm sao sáng tình yêu nhân loại …Viết cho anh tình yêu của người, từ nơi u tối đẵp xây niềm mơ, thời gian đốt cháy tuổi thơ mầm sống, bước đi ngàn bước cỏ hoa chạy dài, từ nơi u tối dẫn bước ra đi, đi tìm sao sáng tình yêu nhân loại ..Chiếc áo nâu ngày ấy, áo trắng theo thời gian, xóa đi ngày tháng tuổi thơ muộn phiền, nơi cửa trang nghiêm, con đường tôn giáo dẫn dắt anh đi!Dĩ vãng vương tầm mắt, nỗi nhớ trong niềm tin, cách xa trần thế tuổi thơ miệt mài, mưa bão quanh anh, con đường đi tới bông lúa ươm vàng ..Viết cho anh bài ca bất tận, từ nơi u tối chúng ta gặp nhau, từ nơi cõi chết hát cho cuộc sống, hát quên ngày tháng hát vơi đọa đày, từ nơi khám tối gông xích điêu linh, chờ mùa xuân đến hoa tươi đêm ngày..!Nguyễn Hồng Phúc, Bạc Liêu thân tặng(Tôi không nhớ để ghi lại dòng nhạc, chỉ nhớ lời vì nhiều năm dài có khi mai một, thiếu sót nhưng mục đích là kỷ niệm những bạn tù cùng đồng hội đồng thuyền) 3. NHỚ ƠN SINH THÀNH NHÂN LỄ VU LANThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù134
--------------------------------------------------------------------------------
Page 136
Tôi không thể bày tỏ hết nỗi tâm trạng day dứt suy tư trong lòng mình khi mùa Báo Hiếu Lễ Vu Lan hằng năm lại về. Nhân dịp Trung nguyên Rằm tháng bảy, tôi không biết làm thế nào để đền đáp được thâm ân của đấng sinh thành. Nhớ lời chư Phật, Chư Tổ đã dạy Đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên xưa kia Ngài là bậcThánh Tăng mà còn phải cầu thỉnh tứ chúng, nhờ đức chúng như hải chú nguyện cho mẹ, còn bản thân tôi nghiệp dầy, huệ cạn, chướng sâu chỉ cố công tu hành khi nhớ đến câu “ Nhất nhơn hành đạo cữu huyền thăng”mong sao tâm nguyện này thành tựu để mẹ cha được thọ hưởng những hồng ân trong cảnh an vui giải thoát. Những năm tháng lao tù tôi có viết một bài thơ nhân mùa Đông nhớ mẹ, xin tặng những ai cùng đồng tù, đồng cảnh ngộ để hoài niệm một thời lao lý mỗi khi ngồi trong song sắt nhớ đến mẹ hiền. MÙA ĐÔNG NHỚ MẸ NƠI CHỐN LAO TÙ Mùa đông gió lạnh thoi đưaCô đơn nối gót từ xưa gọi về ..Tình phụ mẫu thiết tha nồng đượmNghĩa cù lao thắm nhuộm lòng conMẹ già thân thể héo hon ..Bởi con lao lý mỏi mòn đợi trông ..!Xuân sắp đến cõi lòng thổn thứcNỗi bâng khuâng chất ngất niềm thươngÉn bay báo hiệu mùa xuânNay con là kẻ viễn phương mịt mù ..!Trong khám lạnh lao tù thống thiếtThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù135
--------------------------------------------------------------------------------
Page 137
Bao năm dài khôn xiết biệt xaTừ ly lệ chảy chan hòaĐau lòng cam chịu cách xa gia đình ..!Sao tỏ hết tâm tình phiền lụyChỉ một mình thầm nghĩ mông lungDường như dọi thấu hư cungĐể rồi tan tác não nùng biệt ly ..!Nhìn theo gió tư duy chuyện cũMà lòng con ấp ủ vấn vươngNhớ nhà nhớ lẫn con đườngNhớ về quê cũ tình thương đậm đà ..!Nhớ em dại mẹ già năm thángNỗi u buồn nào vắng trên miNắng mưa sương tuyết kể chiMẹ già bạc tóc bởi vì nhớ con ..!Lại đôi tháng lo toan tiền bạcĐến thăm nuôi giây lát gặp nhauThời gian ngắn ngủi biết baoLại rồi từ tạ làm sao bây giờ ..!Trong giấc ngủ con mơ trở lạiMái nhà xưa em vẫy tay theoEm thơ chạy đến ôm đeoMẹ thì vỗ má con yêu mẹ về ..!Khi chợt tỉnh cơn mê đã mấtVậy mà con tưởng thật mẹ ơi!Giấc mơ nhớ mãi vậy thôi ..Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù136
--------------------------------------------------------------------------------
Page 138
Sáng ngồi tư lự luận vơi mộng lành ..!Gió thổi lạnh qua mành phảng phấtCon ngồi trong song sắt nhìn raTrời đưa mây trắng xa xaNúi cao vời vợi nhớ nhà nhiều hơn ..!Én bay liệng đua vờn trước ngõNhìn xem hoa đua nở ngoài sânNgười người chuẩn bị đón xuânCòn con thì lại giam thân chốn tù ..!Trại Xuân Phước mịt mù xa cáchRừng núi đồi làm vách vây quanhMiền Trung Phú Khánh địa danhTrường Sơn một bức khung thành chắn ngang..!Vùng u tịch cư dân ít thấyChỉ đồng khô cỏ cháy hoang vuRừng thiêng nước độc âm uMưa dầu nắng lửa thân tù khổ sai ..!Với bản án miệt mài vất vảBao năm dài ròng rã trôi quaXuân này còn phải cách xaCon xin hẹn lại vậy là xuân sau ..!Lòng hiện tại biết bao mơ ướcĐốt nén hương khấn trước tổ tiênCon xin tạ lỗi trách phiềnBởi vì lao lý con hiền nào quên ..!Thôi đành chịu lênh đênh khám lạnhThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù137
--------------------------------------------------------------------------------
Page 139
Xuân năm này đồng cảnh chung vuiVui xuân nhưng dạ ngậm ngùiBởi cùng chung phận ai vui được nào ..!Thi thơ bút rạt rào khôn xiếtKỷ niệm xuân ngày tết đìu hiuXuân về nhớ mẹ rất nhiềuChúc cầu sức khoẻ mẹ yêu thọ trường ..!4. PHÒNG BIỆT GIAM TRẠI TÙ XUÂN PHƯỚC, NƠI HỘI NGỘ ĐỦ MÀU SẮC TÔN GÍAONăm 1984 tôi bị bắt giam ba năm nơi kỷ luật cho đến năm 1987 tôi bị truy tố về tội chống phá trại giam mà họ kết tội là "Âm mưu tổ chức cướp trại giải thoát tù nhân". Nhờ vậy, khi vào khu biệt giam tôi mới có dịp ở chung trong cùm với quý vị chức sắc các tôn giáo bạn như : - Ông Phan Đức Trọng lúc ấy 72 tuổi là Giáo hội trưởng giáo hội “Hòa bình chung sống” ở Tây Ninh, ông là con nuôi của Trung tướng Trần Quang Vinh Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài.-Ông Trần Văn Nhành, một tín đồ thuần thành của đạo Hòa Hảo thuần tuý.- Linh Mục Nguyễn Văn Vàngdòng Chúa cứu thế.- Linh Mục Nguyễn Quang Minhnhà thờ Vinh Sơn.- Linh Mục Nguyễn Luân ,Phan Rang.- Linh Mục Nguyễn Tấn Chức v.v…Trong lúc ấy mọi người chúng tôi quần áo bị mục nát, quần đùi không còn đủ để che thân. Linh Mục Vàng bị ghẻ mủ khắp thân thể, ngoại trừ trên mặt thì không có, ghẻ mủ dầy như dề cơm cháy khét đen, còn Linh Mục Nguyễn Quang Minh thì bị đánh trọng thương, đánh ra máu miệng, cả hậu môn chỉ vì đem vào trại vài chiếc bánh “Thánh” để rồi qua đời sau đó mấy ngày. Riêng Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù138
--------------------------------------------------------------------------------
Page 140
Linh Mục Nguyễn Luân bị bệnh phổi nặng (Ung thư phổi). Do nhiều năm trong kỷ luật ngủ không mùng, không chiếu, bản thân tôi bị lao hạch và trong phổi có nước. Mọi người sống trong không khí ô trược vì chiếc hủ vệ sinh để trực tiếp ngày đêm trong phòng, tiểu tiện tại chỗ, lâu lâu mới cho đi đổ một lần, để lâu sinh ra giòi, chân tôi bị quyện lâu ngày lở loét, tối đến giòi bò lên chỗ loét, tới sáng mới phát hiện ra…Theo quy định của trại thì mỗi ngày cho đi đổ hũ vệ sinh một lần, mỗi người được phát 2 lít nước đun sôi để uống. Nếugặp mấy anh trật tự hoặc những tên cán bộ trực trại ác cảm thì 5-7 ngày mới cho đi đổ hũ vệ sinh một lần và nước mỗi ngày họ cấp phát 4 người, chỉ có 4 lon Guygoz. Tiêu chuẩn cơm mỗi bữa ăn mỗi người chỉ hơn nữa chén kèm theo 3 lát khoai mì loại H34 ( loại mì công nghiệp Ấn Độ) chan ngập nước muối đậm đặc, nước muối nhiễu xuống nền gạch đóng trắng bọt muối, trong kỷ luật hoàn toàn thiếu chất rau tươi mọi người đều bị bệnh sưng thủng, tê bại, mờ mắt, ghẻ lở, lao phổi v.v… Mỗi lần tôi đi ra ngoài đổ hũ vệ sinh, tôi nhanh tay với hái một nắm cỏ mầng trầu hoặc loại cỏ nước mặn, loại cỏ tạp cho bò ăn. Cỏ còn có mùi phân người, tôi lén đem vào phòng lấy nước rửa sơ rồi chia nhau mỗi người một ít, để nhai ăn cho đỡ thèm rau tươi, chúng tôi ăn cỏ mà cảm thấy nó ngọt vô cùng, Nếu bị phát hiện họ không cho đem vào phòng, tôi tìm cách trả lời “ đem cỏ vào để trên mặt hũ vệ sinh để đi tiêu cho nước khỏi văng dơ”Phòng chúng tôi thỉnh thoảng vài tháng có một anh thường phạm bị kỷ luật gửi vào cùm chân 7 ngày, chiếc quần đùi của anh bạn thường phạm này qua 7 hôm tiêu tiểu tại chỗ đã bốc mùi hôi. Thế mà quý Cha, quý Thầy ai cũng thòm thèm muốn hỏi xin mà lòng tự trọng nên im lặng. Đúng 7 ngày, sau khi mãn kỷ luật anh thường phạm này ném chiếc quần đùi dơ cho bất cứ ai, thì người ấy mừng rỡ như nhận được món quà vô giá. Chúng tôi ở chung Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù139
--------------------------------------------------------------------------------
Page 141
nhau được vài tháng rồi bị chuyển đổi liên tục, họ tách riêng mỗi người ở mỗi phòng khác nhau. Một hôm Linh Mục Nguyễn Quang Minh lên tiếng yêu cầu mỗi người làm một vài câu thơ, họa lại nhau cho vui để làm kỷ niệm.THI HỌA KỶ NIỆM CỦA QÚI LINH MỤC VÀ TÔI TRONG XÀ LIM BIỆT GIAM Để giết thì giờ cũng như để kỷ niệm những ngày tháng đọa đày nơi biệt giam, linh mục Minh khởi xướng trước mấy vần thơ như sau :Vô tình hạnh ngộ gặp nhau đâyGiữa khoảng nhà lao chốn ngục đầyCám cảnh thâm tình nên tri kỷCùng nhau chia sẻ nỗi đau này ..Đến lượt tôi họa tiếp :Đau này không phải chỉ riêng taMà của toàn dân khắp mọi nhà Thông cảm sẻ chia người mỗi chút Đồng cam cộng khổ mới chan hoà ..!Sau đó tới phiên Linh mục Vàng : Chan hoà nước mắt của muôn dânĐời bị rã tan Đạo xoá dầnTu sĩ lên đường tìm đại nghĩaQuyết mong diệt sạch lũ vô thần ..!Cuối cùng tới Linh Mục Nguyễn Luân :Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù140
--------------------------------------------------------------------------------
Page 142
Vô thần diệt sạch khó gì đâuĐoàn kết liên tôn cứu họa sầu Đập rắn đập mình không thể chếtMà ta phải đập cả luôn đầu ..!Sau đó anh em chúng tôi mới thắc mắcvới Linh Mục Luân, “ tại sao lại đập rắn đập mình không chết mà lại đập đầu?” Linh Mục Luân giải thích: "Miền Nam trước đây là đầu Lân, còn miền Bắc cộng sản là đầu rắn. Đầu Lân nếu bị đập thì sẽ có đầu khác nhảy vào thay thế để múa. Mỗi khi Lân múa cần phải có đuôi mới múa được; cái đuôi là cái mình. Nếu múa Lân có đuôi mà có thêm được ông Địa cầm quạt phe phẩy hoặc có thêm ông Tề Thiên cầm thước bảng đi quyền, đặc biệt là có trống, pháo hay được chủ nhà treo tiền thưởng thì Lân múa càng hay, chứ nếu đầu Lân mà không có đuôi thì Lân không thể múa được. Miền Nam trước đây cũng vậy khi dân chúng, binh lính, sĩquan hoảng loạn, tức cái đuôi không còn nữa thì Tổng Thống ( Cái đầu ) cũng dông luôn. Còn đầu Rắn rất độc tài, nộc độc từ trong cái miệng rắn, đập cái mình không chết mà phải đập đầu mới chết vì loại rắn độc có rất nhiều đầu, rắn độc của Việt Nam từ 11 đầu trở lên thường thì số lẽ và luôn có kèm những cái đầu dự khuyết để phòng khi cần thay đổi hay có cờ rũ sẽ lên thay ngay. Còn ở đây tôi muốn nói cái đầu rắn vĩ đại của Liên Xô kìa, mỗi khi cái đầu này bị đập tức sẽ bị cáo chung trên toàn cầu thì tất cả các con rắn con ở Đông Âu tức là cái mình cũng chết theo luôn, và rồi các con rắn con ở khắp nơi trên thế giới sẽ bị phá sản chắc chắn bị khủng hoảng đường lối.Quý vị hãy xem rồi đây nó sẽ xảy ra nhưthế ấy". Trong cuộc sống tại nhà tù, tôi biết được gần như Linh Mục Luân ít được ở chung với tập thể, bởi Ngài ở biệt giam dài hạn nên chúng tôi đặt cho cái tên gọi là uỷ viên thường trực Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù141
--------------------------------------------------------------------------------
Page 143
phòng kỷ luật vô hạn định. Linh mục Luân rất cao và to trông giống như một người ngoại quốc ở phương Tây, tính tình điềm đạm, vui vẻ, ít nói và rất chậm chạp; chậm chạp chưa từng thấy. Một hôm, tôi hỏi Linh mục Luân "Thưa Cha, khi chưa bị bắt lúc còn ở bên ngoài, Cha tham gia vào tổ chức chính trị nào vậy?" Linh mục Luân mĩm cười hiền lành rồi từ từ đáp " Ồ! Tôi tham gia vào tổ chức lực lượng phản ứng nhanh". Tôi bật cười hỏi tiếp "Cha chậm chạp còn hơn ông Rùa sao lại tham gia vào lực lượng phản ứng nhanh được". Linh mục Luân đáp " Ồ! Vậy mà khi phản ứng thì nhanh lắm chứ bộ".Những tên giám ngục thấy giam hãm Ngài nơi kỷ luật quá lâu nên mời Ngài lên làm việc. Họ chỉ cần yêu cầu Linh mục viết tiêu đề là: “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamĐộc lập - Tư do - Hạnh phúc”và ký tên vào thôi! thì sẽ cho Ngài ra khỏi kỷ luật ngay. Thế nhưng Linh mục Luân lúc nào cũng viết như sau :Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt NamKhông độc lập- Không tự do - Không hạnh phúcChính vì thế, Linh mục Luân phải ở kỷ Luật cho đến ngày qua đời. Linh mục Luân thường nói với tôi rằng "Thầy Thiện Minh ơi! Mình phải viết đúng sự thật, chứ không thể viết khác được, nếu viết khác thì lương tâm sẽ hổ thẹn lắm…" Tôi và Linh mục Luân dường như có duyên với nhau cho nên hai huynh đệ thường bị kỷ luật ở hai phòng cạnh nhau. Sức khoẻ của Linh Mục càng ngày càng sa sút, tiếng nói yếu dần nhưng Ngài thường nói “Uy vũ bất năng khuất” đúng vậy!. Tinh thần Ngài lúc nào cũng dũng mãnh, hăng say, trung kiên và lập trường không bao giờ Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù142
--------------------------------------------------------------------------------
Page 144
thay đổi. Hai phòng chúng tôi ở kế bên nhau nên hàng ngày chúng tôi gọi nhau để nói chuyện, tôi gọi Linh mục Luân bằng " Li Ma" còn Linh mục Luân gọi tôi là " Mạnh Mẽ " chữ Li Ma lấy chữ đầu bằng chữ "L" tức "Luân", còn Mạnh Mẽ chữ đầu bằng "M" tức "Minh" (Thích Thiện Minh). Trong những ngày bệnh phổi tái phát (bệnh ung thư). Mặc dầu sức khoẻ Ngài quá nguy nan vì thuốc men khan hiếm, gia đình thân nhân có đến thăm nhưng không cho gặp mặt và cũng không cho nhận quà. Nhưng Linh mục Luân vẫn cố gắng đặt một bài thơ tặng tôi để làm kỷ niệm. Tôi cố học thuộc lòng bài thơ. Đócũng là lần cuối đời của Linh mục tại nhà tù Xuân Phước mà chúng tôi không còn gặp mặt nhau nữa… Tôi luôn nhớ mãi và khắc sâu hình bóng một người bạn tinh thần, bạn đồng tù, đồng cảm với bài thơ sau đây:BÀI THƠ LINH MỤC LUÂN, PHAN RANGTẶNG TÔI TRƯỚC KHI QUA ĐỜITrước kia không biết Thầy MinhĐến đây không hẹn mà mình gặp nhau Chúa Trời, Đức Phật trên caoCòn ta trong ngục kết giao nghĩa tình ..Thề nguyền một dạ tử sinhLo cho Dân Tộc, thanh bình Quốc giaTinh thần tôn giáo hài hòaMột trời, một đất xem là của chung..Bởi vì chân lý tột cùngMình tìm chân lý đi chung một đường Mấy lời nhắn nhủ yêu thươngTặng Thầy Minh nhớ tận tường ý Luân..!Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù143
--------------------------------------------------------------------------------
Page 145
CỤ PHAN ĐỨC TRỌNG, CAO ĐÀI “CHUNG SỐNG HÒA BÌNH” VỚI 40 NĂM TÙ CỦA HAI CHẾ ĐỘ.Những tháng ngày trong kỷ luật, tôi còn ghi nhận cụ Phan Đức Trọng người đạo Cao Đài là Hội trưởng giáo hội Hòa bình chung sống, một người miệt mài tranh đấu không mệt mỏi cho tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Ngay ở trại Xuân phước vì tha nhân ông đứng lên tranh đấu đòi hỏi quyền sống cho tù nhân chứ bản thân cụ không đến nổi nào. Thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm Cụ ở tù hết mấy lần, nay ở tù chế độ cộng sản cũng mấy lần, tổng cộng gần 40 năm tù, tuổi 85 mà cụ chỉ được 1 người con gái duy nhất tên Nguyệt.Tôi còn nhớ trong những năm trại Xuân Phước có những quy định gắt gao, quà thăm nuôi của gia đình mang đến hay Bưu phẩm gửi qua đường Bưu điện, nếu có những món như : Bún, mì, bột, gạo nếp, các loại gia vị hành, tiêu, tỏi v.v…Khi vào cổng nhà giam đều bị cán bộ trực trại tịch thu. Họ cho rằng nếu để người tù ăn uống có nhiều chất kích thích và nhiều chất dinh dưỡng thì sức khoẻ và tinh thần sẽ sung mãn ắt dễ sinh ra chống đối. Những thực phẩm nầy họ cấm không cho tù nhân được nhận rồi mấy tên trực trại tịch thu đem về nấu ăn ngon lành. Những hành vi nầy là thật trơ trẽn, lố bịch và vô liêm sĩ hết chỗ nói. Chứng kiến trước sự bất công, Cụ đã viết đơn đấu tranh đòi hỏi yêu sách, đòi quyền sống cho tù nhân, đòi cải thiện chế độ lao tù. Cụ sẵn sàng xin thọ nhận án tử hình thay để cho anh em được sống. Thời điểm lúc bấy giờ, ở trại thung lũng tử thần này người tù nào có gia đình tương đối ổn định đi thăm nuôi cũng chỉ nhận được vài ký khô, đường, ít thịt chỉ đủ tiêu dùng hơn nữa tháng hoặc được mươi bữa là cùng. Đường đi thăm nuôi rất xa xôi vất vả, cho dù gia đình có khá giả đi nữa cũng khoảng ba bốn tháng mới đến thăm một lần, có những người ở tù suốt 15 năm nhưng Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù144
--------------------------------------------------------------------------------
Page 146
chưa bao giờ có thân nhân thăm viếng. Vào ngày Tết, hay ngày quy định cho gia đình đến thăm nuôi, những người này mong được gọi đến tên mình dù chỉ một lần thôi mà cũng không bao giờ có được. Vào những ngày này nhìn thấy mọi người xôn xao đi thăm nuôi gặp mặt thân nhân, các anh em thiếu thăm nuôi đi ra trước mái hiên ngồi thẩn thơ mà buồn cho thân phận, có người giăng mùng nằm ngủ cho quên đi cuộc đời bất hạnh của mình. Sự sống quá khó khăn, lại còn bị sức ép của những tên giám ngục, cho nên tạo cho con người sinh ra tánh ích kỷ với nhau. Nếu chia sẻ cho người khác thì ắt mình sẽ bị thiếu đói, chính vì “những điều trông thấy” những thảm trạng trên mà ông Phan Đức Trọng làm đơn đấu tranh đòi tự do, đòi quyền sống, đòi cải thiện chế độ lao tù, đòi thay đổi chính sách thăm nuôi, quà cáp .v.v… Chính vì vậy, ông đã bị biệt giam còng tay chân suốt gần 5 năm nơi kỷ luật … Mãi cho đến khi ông giám thị Nguyễn Văn Bàng lên thay thế thì việc nhận quà thăm nuôi mới có sự thay đổi đôi chút. Tuy nhiên ông giám thị mới này vẫn có sự bó buộc khác hơn theo một hình thức mới hơn, cưỡng bức lao động nặng hơn, lưu manh hơn, hỗn xược hơn! Ông Bàng cũng là loại "Hung thần" tàn ác, hút máu biết bao người tù. Nhớ lại biết bao nấm mồ hoang mả lạnh mà cám cảnh thương tâm. Tôi không bao giờ quên được sự hung hãn, bạo tàn mất tính người của các ông hung thần hắc sát tại trại Xuân Phước. Dẫu biết rằng họ cũng là đồng bào Việt Nam ruột thịt, nhưng loại ruột thừa có nên cắt bỏ hay không? Bởi: Cùng cắt rốn chôn rau tổ quốc Giống Rồng Tiên mảnh đất của chungNhưng ruột thừa .. dùng biện pháp cuối cùng Đành phải cắt kẻo nhiễm trùng nguy hiểm ..!Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù145
--------------------------------------------------------------------------------
Page 147
E con bệnh sẽ truyền lây nhiễmVà tử thần đến kiểm gọi danhĐau lòng thay chớ ai nỡ cam đànhĐể thân thể bình sanh và tráng kiện ..!Đành ly cách hai đường hai chiến tuyếnĐường anh đi tôi thực hiện đường tôi Và nhân đạo khi thức tỉnh quay hồi Anh trở lại với khúc nôi dân tộc ..!Anh cười vui khi toàn dân bật khócBởi quê hương tang tóc chính vì anhSự thành công và thất bại sẵn dànhĐó là qui luật đấu tranh trong xã hội ..!Chim có tổ người có tông cây có cộiNước có nguồn lửa khói có người khêuKhổ nhân dân ai tác giả xin nêuAi đạo diễn toàn dân đềuthấy rõ ..!Là nhà tu, tôi phải vâng lời Phật dạy “Dĩ Đức Báo Oán” đó là tôn chỉ cao đẹp nhất của Đạo Phật vậy!Trên đây là đủ màu sắc tôn giáo đã từng chia ngọt sẻ bùi, ngậm cay nuốt đắng, chịu nhiều sự lăng nhục nơi biệt giam kỷ luật của thung lũng tử thần. Còn phải kể tới những gặp gỡ hiểu biết nhau trong tập thể của những ngày cưỡng bức lao động khổ sai, bị đày đọa hằng ngày dưới cảnh mưa dầu nắng lửa thì rất là nhiều vị. Thế nhưng hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thuận tiện dễ dàng cho phép sự trao đổi tâm tình, ngoại trừ cùng ở chung một buồng giam hay cùng lao động chung trong một dội chẳng hạn như bên Thiên Chúa giáo còn có:- Linh Mục “ Khẩu” ở Ban Mê ThuộcThích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù146
--------------------------------------------------------------------------------
Page 148
- Linh Mục “Nguyện” người rất đức độ, luôn thể hiện sự - Bác Ái với tha nhân- Linh Mục “Hiếu” Dòng Đồng Công- Linh Muc “Phạm Minh Trí”, Dòng Đồng Công.- Thầy Nguyễn Viết Huân Dòng Đồng Công và nhiều vị linh mục….đã quên tên.Các vị bên Phật giáo như:- Thượng Tọa Thích Thiện Tấn ( Huế )- Thượng Toạ Thích Thiện Tánh ( Huế)- Thượng Tọa Thích Tâm Căn ( Phan thiết)- Thượng Tọa Thích Phước Viên (Huế)Bản thân tôi ít nhiều cũng có sự giúp đỡ đùm bọc, yêu thương của Chư Huynh dệ, người mà tôi thường trao đổi tâm sự rất thân tình là Thượng tọa Thích Phước Viên. Thượng Tọa là người khiêm tốn, hòa nhã, luôn gìn giữ tư cách phẩm hạnh của kẻ xuất gia cho dù có gặp nhiều chướng duyên trên đường hành hóa….Thượng Tọa rất sâu sắc tế nhị trong giao tiếp với mọi người. Rất tiếc tôi bị chuyển về trại giam Đồng Nai nên để lại cho nhau những niềm lưu luyến, sau khi trả tự do huynh đệ chúng tôi có dịp gặp lại đôi lần ở Giáo Hội Trung ương, bởi cùng sự nghiệp “Thượng hoằng Hạ hóa” của Sứ giả Như Lai mà huynh đệ chúng tôi cùng chung một Bổn nguyện.5) Đứa em trai tên Huỳnh Hữu Nhiều thực hiện lời trăn trối cuối cùng của mẹ tôi … Trên đường đi thăm hơn ngàn cây số bị đánh cướp trên tàu hỏa, khi đến trại Ban giám thị không cho gặp mặt và cũng chẳng cho tôi nhận quà:Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù147
--------------------------------------------------------------------------------
Page 149
Là một nhà tu, tôi ý thức bản thân mình phải mang nặng những ân sâu theo Qui sơn Cảnh sách:"Phàm người xuất gia là cất bước đến chân trời cao rộng, tâm hình khác tục, nối thạnh giống thánh, hàng phục ma quân, nhằm đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi” Ân đất nước, ân phụ mẫu ( ân sư trưởng), ân Tam bảo, ân Đàn na tín thí ( đồng bào). Những ân trọng này suốt đời tôi không sao đền trả được, chưa nói đến tình huynh đệ anh chị em ruột thịt đã khổ lòng quan tâm lo lắng, san sẻ lặn lội thăm nuôi tôi trong suốt 26 năm tù. Những ngày cuối đời trong cơn hấp hối trên giường bệnh, mẹ tôi trăn trối lại với người em bên cạnh tên Huỳnh Hữu Nhiều: "Con phải hết lòng lo lắng, thăm nuôi anh con trong những ngày tháng tù đày xa xứ vì chắc mẹ không thể chờ đợi thêm được nữa…. mẹ có chết đi thì linh hồn mẹ sẽ theo phò hộ anh con bình an sớm được quay về. Nếu sau nầy anh con được trở về, thì con nói lại rằng mẹ luôn thương yêu nhung nhớ cho đến hơi thở sau cùng khúc ruột của mẹ và anh con hãy gìn giữ đạo tâm cho dù bất cứ hoàn cảnh nào ". Em tôi khắc cốt ghi tâm lời mẹ dạy và hứa trước mặt để mẹ đựơc yên lòng, từ đó em cố gắng làm ăn để có tiền đi từ Bạc Liêu đến tỉnh Phú Khánh thăm nuôi tôi 4-5 lần nhưng duy nhất chỉ gặp được một lần 15 phút. Lần đầu tiên em tôi đi thăm nuôi, trên đoạn đường dài hơn nghìn cây số, em phải dành dụm gần ba tháng, chạy xe đạp ôm mới có đủ tiền đi xe và mua quà. Đây cũng là chuyến đi lần đầu của em trên tàu hỏa, khi xe chạy tới tỉnh Phan Rang, Phan Rí thì em tôi bị đánh cướp trên xe. Một bọn 4-5 tên khoảng chừng trên 20 tuổi, trông dáng vẻ hùng hổ, tay chân thô kệch, mặt mày hung tợn, cặp mắt láo liên, hai tên trong bọn ấy đến bên em tôi, vừa nói vừa chìa 2 lưỡi lê sáng chói chĩa thẳng vào hông, chúng bảo em tôi phải đưa hết tiền bạc và đồ đạc mang theo đường cho bọn chúng, thì mới an toàn tính mạng.Em tôi trả lời : " Xin các anh thông cảm cho, đây là quà đi Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù148
--------------------------------------------------------------------------------
Page 150
thăm nuôi người tù đang cải tạo. Tôi có một người anh là Thầy tu mang tội chính trị, ở tù gần 20 mươi năm rồi, đây toàn là thức ăn chay xin các anh thương dùm". Nghe vậy, một trong số bọn chúng trả lời có vẻ dịu giọng một chút " Nếu là đồ thăm nuôi người tù đang cải tạo, thì chúng tôi không lấy, nhưng chúng tôi chỉ xin hết tiền bạc và quần áo mang theo đường của riêng anh thôi ". Em tôi thiết tha nài xin " Nếu các anh lấy hết thì làm sao tôi có đủ tiền đi xe về Bạc Liêu.” Mặc dầu em tôi bày tỏ cạn lời nhưng bọn chúng vẫn trấn lột lấy tất cả, chỉ loại trừ quà thăm nuôi, chiếc đồng hồ điện tử rẻ tiền mà bọn chúng không thấy và một ít tiền còn lại có thể mua được vài ổ bánh mì. Thế là chuyến này em tôi không còn tiền đi tàu xe trở về Bạc Liêu nữa. Có điều đáng nói là em tôi còn gặp một chuyện cay đắng, ngậm ngùi đau khổ gấp trăm lần hơn là gặp bọn cướp trấn lột trên đường. Nghĩa là sau khi bị bọn cướp trấn lột, xe còn phải mất một ngày đường nữa mới tới tỉnh Phú Khánh, khi đến ngã ba Chí Thạnh huyện Đồng Xuân thì nơi đây có nhà nghỉ tạm của trại giam Xuân Phước, em tôi phải trú ngụ gần nữa tháng để chờ đợi, khi nào trại giam có đợt cho xe tải ra rước thì mới được vào trại. Đường đi khó khăn muốn đến trại cũng phải mất nửa buổi sáng, vì gần 40-50 cây số, đường ngập nước khó đi, thời gian nửa tháng ở đây, mỗi ngày em tôi phải ăn đói uống khát, vì sáng 1 gói mì chay và chiều 1 gói, lúc mang theo đi thăm chỉ có 1 thùng mì 30 gói, nên khi thăm nuôi không còn gói mì nào cả, bởi gia đình lúc ấy quá nghèo.Khi đến trại giam, em tôi xuất trình đơn xin gặp mặt, có chữ ký của chính quyền địa phương xác nhận đầy đủ. Nhưng ban giám ngục đã từ chối không giải quyết cho gặp mặt và cũng từ chối không cho gởi quà thăm nuôi với lý do là "Tôi cải tạo rất xấu ". Một tên cán bộ giáo dục nói với em tôi rằng "Anh Huỳnh Văn Ba tức Thích Thiện Minh là tên rất ngoan cố cứng đầu, khó giáo Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù149
--------------------------------------------------------------------------------
Page 151
dục nên không thể giải quyết cho thăm”. Em tôi bật khóc nức nở, nài nĩ van xin chấp tay quỳ xuống lạy tên sĩ quan cán bộ giáo dục này và nói rằng " Vì đường rất xa gia đình nghèo túng và thời gian quá lâu không có tiền đếnthăm nuôi được cũng như gia đình nhận tin báo rằng anh tôi đã chết mấy năm rồi. Bất ngờ nay nhận được tin còn sống, nên đến thăm nuôi,nếu không cho gặp mặt, thì cũng mong quí ông cho anh tôi nhận ít quà" Nhưng họ vẫn kiên quyết không cho nhận. Em tôi lại nói" Xin các ông lấy tình người mà mở tấm lòng nhân đạo". Tên cán bộ giáo dục nói: “Tôi trả lời với anh lần cuối, chúng tôi phải chuyên chính với kẻ thù và khoan hồng nhân đạo với những người thật tâm hối cải, chúng tôi chỉ đánh những kẻ chạy đi, chứ không đánh những kẻ chạy lại, ở đây chúng tôi làm việc theo nguyên tắc chứ không có nhân đạo hay tình người, tôi đã nói rồi tôi không giải quyết gì cả”nói xong tên giáo dục bỏ đi ra…Cuối cùng em tôi đành phải quay về Bạc Liêu, với một chuyến đi về tâm trạng tột cùng đau khổ. Em tôi đem tất cả quà thăm biếu cho thân nhân của những người tù khác để khỏi mang về đường xa vất vả nặng nề… Trên đường về em tôi phải xin tài xế quá giang đi từng đoạn và nhờ sự giúp đỡ của quí bà con cô bác đi đường mới về đến Bạc Liêu. Khi về đến gia đình mẹ tôi hỏi … em tôi giấu mẹ, không dám nói thật vì mẹ đang bị bệnh khá nặng… nhưng rồi cũng không dám dối mẹ lâu… đành nói sự thật, hay tin này mẹ tôi đau buồn phát sinh bệnh nặng thêm và qua đời vào năm 1986. Xin nhắc lại, sau khi từ trại Cải tạo Cây Gừa chuyển đến trại Xuân Phước mẹ tôi nhiều lần đến gặp ban chỉ huy trại giam Cây Gừa hỏi thăm tôi, nhưng mấy tên chỉ huy thâm hiểm nầy lấp liếm không nói sự thật và hầu như công an có biết cũng không ai dám nói….Sau đó gia đình tôi nhận được tin đồn là trong tù có một nhà tu tên “Minh” bị đánh chết thực ra đó là Linh mục Nguyến Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù150
--------------------------------------------------------------------------------
Page 152
Quang Minh, hay tin nầy em trai tôi đã họa hình, lập bàn thờ cúng cơm hằng bữa, em mua 1 hũ Chao, mỗi lần cúng gắp ra một ít cho có lễ đủ 3 năm sau khi tôi ra tòa xong. Cũng may nhờ vị luật sư thông báo về gia đình, các em mới nhận được tin tôi còn sống thì lư hương đã đầy ắp cả chân nhang. Sau nầy có dịp thăm gặp tại trại Xuân Lộc em tôi có mang tấm hình họa thờ đến cho tôi, đó là ảnh chụp lúc đang làm trụ trì tại chùa Vĩnh Bình. Bức ảnh nầy có kèm trong phần phụ lục đầu tiên của tập Hồi Ký này.Thích Thiện Minh Hồi ký 26 năm ngục tù151
--------------------------------------------------------------------------------
Page 153
No comments:
Post a Comment