NHIỀU TÁC GIẢ
TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU
NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tập
LII. I am đàn bà
Y Ban
I am đàn bà
Hai đứa con nhà chủ cũng tầm tuổi Sáng, Láng nhà thị. Nhìn thấy chúng, thị nhớ con nấc nghẹn thở. Một tuần đầu thị được bà chủ huấn luyện sử dụng các thiết bị trong nhà. Thị cũng chẳng ngờ mình lại sáng dạ thế. Thị học được hết cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị gia đình. Toàn những thứ tối tân chứ có phải thường đâu. Bà chủ còn dạy cách lau dọn nhà, cách nấu ăn. Đặc biệt là cách chăm sóc ông chủ nằm liệt gường, cách thay quần thay áo, cách lau mặt, cách cho ăn... Sau một tuần huấn luyện, thấy thị nhanh nhẹn, bà chủ có vẻ bằng lòng lắm, bèn để thị ở nhà một mình chăm sóc ông chủ.
Một lát nguôi ngoai đi thị lại bật cười:
Có xáo thì xáo nước trong. Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.
Nhưng “cu” là ông chủ, là người đàn ông thực thụ chứ đâu phải là thằng Đức mới sinh bị treo lên cây, mà thị được phép sờ nắn vào cái chỗ đấy. Người đàn ông thực thụ thì thị chỉ biết mỗi có bố cu nhà thị. Nói thực chứ, làm vợ kém một năm nữa là tròn mười lăm năm, đã có 3 mặt con với nhau mà nào thị dám sờ mó cái chỗ đó của chồng. Thì cũng nhì nhằng vậy thôi, chứ ngượng chết đi được... Nhìn thì chả sao, đằng này tay phải mó vào kỳ cọ. Mà không kỳ cọ thì sao sạch sẽ được. Rồi hăm ra, lở loét tội lắm. Thôi thì... Thị giấu mặt phía sau lưng ông chủ, thò tay vào háng ông chủ kỳ. Thần hồn nát thần tính, tay thị kỳ lia lịa mà chả biết là đang kỳ chỗ nào. Thì chỗ đấy cả, sạch là được.
Bố cu nhà thị chỉ mới hu hi sốt, bỏ cơm ăn cháo mà thị đã thấy thương lắm, chăm sóc cho thật chu đáo. Còn người đàn ông xa lạ này, không họ hàng thân thích máu mủ gì nhưng thị đã chăm sóc cho một năm nay rồi. Thế là đã được một năm rồi đấy. Một năm nay người đàn ông được thị cho ăn uống, tắm rửa, hát ru, xoa bóp, nói chuyện... thì có khác gì người thân đâu. Như thằng cu Đức, chỉ có mấy phút ôm nó vào ngực mà nó đã luôn hồi thành kiếp người, để nó thành con thị. Khi nó ốm nó đau thì nỗi lo của thị cũng không hề khác gì ba đứa kia. Khi nó khoẻ mạnh, lúc nó cười thì thị cũng vui chẳng khác gì với ba đứa kia. Nay cái người đàn ông xa lạ kia cũng như người ruột thịt của thị.
Khi còn chiến tranh thì có nhiều người đi ra khỏi làng. Đi bộ đội ấy mà. Có người không phải đi bộ đội cũng xung phong vì thích đi khỏi làng. Đi nhiều lắm nhưng về ít thôi. Họ hy sinh. Có bà mẹ Gái ở đầu làng có chồng và 5 con trai đi bộ đội cả. Họ hy sinh tất mẹ Gái ở một mình cô quạnh. Mẹ được cả làng đùm bọc.
Nhà có bát canh ngon cũng mang biếu mẹ. Khi đất nước hoà bình mẹ Gái được nhà nước phong tặng mẹ anh hùng, được nhà nước xây nhà cho. Có nhiều người đến thăm mẹ lắm. Mẹ còn được lên cả tivi. Mỗi lần lên tivi thì ngực mẹ đeo những cái lấp lánh. Ngưòi làng bảo là vàng đấy. Người làng cũng không hay đến nhà mẹ như xưa. Làng chị người ta cũng khái tính lắm. Người ta hay bảo thấy người sang bắt quàng làm họ.
Nhưng cái chính là người ta ngại những cái lấp lánh trên ngực mẹ. Người ta bảo vàng thì phải tránh xa ra. Rồi mẹ Gái chết. Trên ngực mẹ người ta vẫn đeo những cái lấp lánh. Bỗng một hôm mộ của mẹ bị đào lên. Chuyện động giời. Ở làng chị từ xửa xưa không bao giờ có chuyện động giời như vậy. Lâu sau người ta bắt được một tên bán vàng giả. Hỏi cung hắn khai hắn đã đào trộm mộ mẹ Gái để lấy những cái lấp lánh trên ngực mẹ mà hắn tưởng là vàng.
Những người bắt hắn cả cười chê hắn ngu dốt quá, không biết thế nào là huân chương thế nào là vàng. Hắn bị bỏ tù mấy năm vì tội ngu dốt đó. À, con gái làng chị cũng có người phải bán xới đấy. Mẹ chị bảo không được dùng từ ra đi, cái ngữ đấy phải dùng từ bán xới, cái giống đàn bà đi hoang. Cái chị đấy hơn chị một tuổi, xinh gái lắm.
Chồng chị ấy chết mấy năm rồi mà bỗng dưng lại có chửa đẻ ra thằng cu rất đẹp. Cả làng dè bỉu, chửi bóng chửi gió, thấy mặt chị ấy đâu là gọi con chó hoang. Chị ấy cắn răng chịu đựng chờ người đàn ông của chị ấy nhận vợ nhận con nhưng người đàn ông ấy đã không dám nhận, thế là chị ấy phải bế con đi khỏi làng. Chị ấy cũng gan dạ lắm, chứ mà chị thì có lẽ chị cắn lưỡi mà chết mất.
Như hôm trước ấy, khi tắm cho ông chủ, lúc chị kỳ cọ đến cái chỗ nhạy cảm đó, nó cứ phồng to nên rồi cứng nhắc. Thị đã đỏ mặt tía tai chạy ra khỏi nhà tắm. Nhưng đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì thị đã không cưỡng được cảm xúc của chính thị, khiến thị cứ nắm chặt tay vào cái con giống con má. Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó vào người thị mà không được. Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm.
Thị cũng chỉ biết rủa mình đến thế thôi. Thị ân hận vì mình đã làm cái việc xấu xa ấy, thị khóc. Thị khóc nhiều lắm. Khóc mụ mị cả người. Khóc đến muốn chết thì thị sợ. Thị sợ phải chết nơi đất khách quê người. Thị sợ chết thì không ai mang tiền về cho chồng thị xây nhà và các con thị không có ai chăm sóc. Thế là thị ngưng khóc nhưng tim thị vẫn đau ràn rạt. Thị muốn nói, thị muốn được chia sẻ, thị muốn thanh minh. ở cái đất này thì có ai nghe thị nói đây, vả người ta có nghe thì người ta có hiểu nổi thị nói gì không? Thị đã là người câm suốt từ khi đặt chân đến đất này. Chỉ có một người thị có thể chút bỏ những tâm sự. Người đấy có nghe được thị nói gì không, thị không cần biết. Thị cần phải nói với người ấy để trút bỏ nỗi lòng.
Thị bật khóc nức nở. Thị úp mặt vào ngực ông chủ khóc ồi ồi: Cu ơi, chị có tội với cu quá. Chị còn mặt mũi nào mà nhìn các con chị, nhìn chồng chị nữa đây. Chị không muốn sống nữa, nhưng chị cũng không thể chết. Chị cũng không thể biết được tại sao chị lại hành động như thế. Cu có hiểu được cho chị không? Chị cũng là con người mà. Chị sợ bà chủ biết lắm. Bà chủ mà biết thì bà đuổi chị, không trả chị tiền nữa thì chị chết mất. Chị chỉ còn mấy tháng nữa là được về nhà rồi.
Thiên hạ sẽ thấy được bàn tay ông chủ vuốt tóc thị, nắm tay thị và nhưng giọt nước mắt của ông chủ như thế nào? Một căn bệnh mà y học đã phải bó tay, vậy mà thị lại làm được. Những giải thưởng cao quí của nhân loại đã được trao cho những người tìm ra cách chữa các bệnh hiểm nghèo là gì? Không, thị không cần giải thưởng cao quí đó. Thị chỉ muốn về với chồng với con. Thị chỉ muốn đừng trừ tiền công lao động mà thị tích cóp được. Thị chỉ muốn thiên hạ hiểu cho được những nỗi thống khổ của những người đàn bà nghèo phải rời bỏ quê hương đi làm ăn. Thị chỉ muốn thiên hạ hiểu cho những nỗi thống khổ của đàn bà. Thị chỉ muốn thiên hạ nhận ra sự tốt đẹp của đàn bà để tha thứ lỗi lầm cho họ.
Vô danh
Ở làng quê xã Trung Nhứt (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) này, Hà được xem là cô gái may mắn hơn cả vì lấy được tấm chồng tử tế ở Đài Bắc (Đài Loan), có nghề nghiệp ổn định và yêu thương vợ hết mực. Hà theo chồng, thường xuyên gọi điện và gửi tiền về nhà, rồi bỗng dưng ngưng đến 2 năm sau, một ngày nọ gia đình chồng dẫn cô về Việt Nam trả lại.
Cả nhà xót xa. Khi ra đi là một cô gái 20 tuổi xinh đẹp, trẻ trung ngời ngời sức sống, lúc về Hà thành một người xấu xí, già nua, biểu hiện tâm thần, luôn co rúm vào góc phòng nói huyên thuyên một mình. Gia đình tìm cách chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi.
Năm trước, chồng cô từ Đài Loan sang năn nỉ bố mẹ vợ được đưa cô đi chữa bệnh song bị từ chối. Cả nhà đưa Hà vào Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ chữa trị, trong khi vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu tại sao con mình trở nên điên loạn.
Ở xã của Hà, có 5 người lấy chồng Đài Loan nhưng đều ly dị và bỏ về. Tất cả họ đều trở nên u uất, trầm cảm. Nhiều người bỏ địa phương đi đâu không rõ.
Tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ, có không ít bệnh nhân nữ từng xuất ngoại lấy chồng. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng đều về nước với căn bệnh tâm thần sau những tháng ngày đày đọa ở xứ người.
Trong số đó có Màu, năm nay đã xấp xỉ 30. Năm 2001, Màu 18 tuổi, cùng hơn 10 cô giá trẻ đẹp khác trong xã qua môi giới được xem mắt và lấy chồng Đài Loan. Bà mẹ của Màu vẫn còn nhớ rõ, sau một đám cưới tập thể chóng vánh tại TPHCM, người môi giới đưa cho gia đình bà 1 triệu đồng là tiền của gia đình chú rể trả sau khi trừ các chi phí, rồi đưa cô đi theo chồng.
—–
21 ngày sau, người mẹ nhận được một cuộc điện thoại lên sân bay đón con. Lúc tỉnh táo, Màu nhớ lại: “Một buổi trưa, người mai mối đến nhà chồng tại thành phố Cao Hùng (Đài Loan) bảo em thu xếp đồ đạc rồi đưa thẳng ra sân bay. Em chẳng biết đi đâu nữa, tỉnh dậy thì đã ở Việt Nam rồi”.
Mẹ Màu kể, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, cô con gái chỉ còn mặc độc mỗi bộ quần áo cũ nát, không có đồ đạc gì mang theo. Người phụ nữ ngày xưa dẫn mối đưa cô sang Đài Loan dúi vào tay gia đình 100.000 đồng rồi bỏ đi thẳng. Màu không còn nhận ra cha, mẹ hay người thân nữa. Gia đình đưa cô đến Bệnh viện tâm thần Cần Thơ khám bệnh, kết quả: Màu bị bệnh tâm thần phân liệt.
Năm đầu tiên, bệnh tình của cô rất nghiêm trọng. Sau khi xuất viện về nhà, cô gái vẫn còn hoảng loạn đập phá hết đồ đạc, nửa đêm bỏ đi lang thang. Người nhà phải dùng xích sắt trói cô vào chân giường.
—–
Màu bây giờ bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể nhưng vẫn lúc tỉnh lúc mê. Cô nói đùa nếu bây giờ sang Cao Hùng vẫn có thể tìm được nhà chồng. “Nói chơi thôi chứ em sợ lắm. Nghĩ về ngôi nhà đó là em sợ” – Màu sửa ngay. Chồng cô lớn hơn vợ 20 tuổi, làm nghề gì cô không biết, đi từ sáng sớm, tối mịt mới về.
Màu ở chung với mẹ chồng và một ông anh chồng hành nghề ăn xin mình đầy ghẻ lở. Mỗi bữa ăn, bà mẹ chồng bắt cô uống một lọ thuốc màu đen có mùi hăng hắc, cô không uống là bị đánh. "Em chẳng biết là thuốc gì, hỏi cũng không được nên cứ thế làm theo" – Cô cho biết. Mẹ chồng nhốt cô trong nhà không cho đi đâu cả, người vợ cũng không thấy được mặt chồng mình. Màu sống như thế được 21 ngày thì đâm ra hoảng loạn, rồi phát điên.
Mẹ bệnh nhân này nuốt nước mắt tâm sự: “Nhà nghèo quá, mong nó đi lấy chồng gửi tiền về giúp gia đình, ai ngờ chuốc họa vào thân”. Từ năm 2001, mỗi tháng phải đưa Màu đến bệnh viện khám và thuốc men chữa trị hết 300.000 đồng. Gia đình không có ruộng đất, phải đi làm mướn và vay thêm tiền chữa bệnh, đến nay đã mang nợ vài chục triệu đồng.
Tai họa ập đến lần nữa sau khi Màu trở về nước. Năm 2003, tưởng con gái đã lành bệnh, gia đình tháo chiếc xích ở chân cô. Một đêm, cô gái bỏ đi, bảo là lên Cần Thơ làm ăn. Vài ngày sau, người nhà tìm thấy Màu đi lạc ở tận Đồng Tháp. Chín tháng sau đó, cô sinh ra một đứa trẻ không cha. Gia đình túng quẫn càng thêm gánh nặng, cha mẹ Màu còng lưng nuôi đứa con bệnh và đứa cháu nhỏ.
Vài năm trước, Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ cũng tiếp nhận một bệnh nhân là người đi lấy chồng Đài Loan trở về. Thương, ở ấp Xáng Mới (xã Thạnh Xuân, Châu Thành A, Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng mất trí nhớ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn.
Cô phải mất 3 năm điều trị đặc biệt mới qua được hiểm nghèo, nhờ có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của người bây giờ là chồng cô. Hết bệnh, hai người lấy nhau rồi dắt díu nhau lên TPHCM làm ăn. Đến giờ, Thương vẫn chưa thôi ám ảnh về những ngày tháng đắng cay tủi nhục nơi đất khách, trong kiếp làm vợ chồng ngoại.
Bác sĩ Lê Hoàng Vũ (Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ) cho biết bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca bệnh giống như Hà và Màu. Những cô gái lấy chồng nước ngoài thường rơi vào hoàn cảnh bị ép buộc, bị đặt vào một môi trường xa lạ, không người trò chuyện, dẫn đến lạc lõng dần dần sinh ra trầm uất. Người không được chia sẻ thông cảm thì dễ bị rối loạn tâm thần cấp. Nếu thêm tình trạng ngược đãi nữa thì khả năng trở nên điên loạn là điều dễ hiểu.
Y sĩ Lương Hiền Thành, cũng ở Bệnh viện tâm thần Cần Thơ, thì khẳng định hiện tượng các cô gái lấy chồng Đài Loan bị bệnh thần kinh trở về là không ít. "Chỉ những trường hợp bị nặng, người nhà mới đưa vào bệnh viện. Còn có hàng trăm trường hợp khám và điều trị tại các phòng mạch tư do sợ lộ chuyện" – Y sĩ này nói.
http://www.buonchuyen.info/tin-tuc-thuong-nhat/mac-benh-dien-vi-lay-chong-dai-loan-16667.html
Vô Danh
Đoàn Nhật Linh trong ngày cưới. |
Hàng chục nghìn cô gái làm dâu xứ người đang bị hành hạ, ngược đãi ngày đêm. Không ít cô bị chồng trói dán miệng, khiêng bán cho tú bà; bị chồng dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay rồi nhúng vào nước muối, lấy ná thun bắn vào mi mắt và lấy dao cứa chằng chịt vào lưng.
Trên báo chí Đài Loan thường xuyên có những bài phản ánh nhiều trường hợp nàng dâu Việt bị hành hạ thậm tệ. Điển hình như vụ việc xảy ra ngày 23/6. Cảnh sát Đài Loan đã phát hiện 2 thanh niên đang chở cô Vũ Thanh Thảo, 21 tuổi, hai chân bị trói chặt bằng dây, hai tay bị quấn băng keo trói quặt ra sau và miệng cũng bị dán kín băng keo đi bán cho ổ mại dâm.
Theo lời khai của Thảo, cô nhập cảnh theo diện lấy chồng Đài Loan đã hơn 1 năm, nhưng chồng tên gì cô cũng chẳng biết. Cô chỉ nhớ người ta gọi chồng mình là A Minh. Cách đây một tháng, cô gặp hai thanh niên này ở Đào Viên. Lúc đó, hai thanh niên này hứa hẹn sẽ dẫn cô đi Chiayi và giúp cô kiếm việc làm. Khoảng 5h chiều ngày 22/6, họ chở cô về miền Nam Đài Loan và nghỉ qua đêm ở một nhà trọ thuộc Gia Nghĩa.
Chiều 23/6, trước khi chở cô rời khỏi nhà trọ, họ đã trói gô tay chân cô và dùng băng keo dán miệng cô lại. Sau đó, cô thấy có 2 thanh niên khác bàn chuyện với họ. Một lúc sau, hai người kia lắc đầu rồi bỏ đi. Cô không hiểu họ bàn chuyện gì với nhau, nhưng cô nghi rằng họ có ý bàn chuyện đem bán cô.
Theo lời khai của Tiêu Chí Hào, một trong số 2 thanh niên, lúc đầu họ rủ nhau đi về Gia Nghĩa nghỉ mát. Nhưng vì cô này quá "ồn ào", lại còn mắc nợ họ một số tiền chưa trả nên khi thấy những bảng quảng cáo về những dịch vụ mại dâm, họ mới có ý bán cô cho những ổ mại dâm đó với giá 60.000 đài tệ. Theo giao kèo, họ sẽ giao người và lấy tiền tại vùng Shuey-Shang. Nhưng rồi người mua chê cô... không đẹp và sợ rằng cô sẽ "cứng đầu" phản kháng nên cuộc mua bán bất thành.
Tuy nhiên, gã thanh niên đi cùng là Hà Kiến Huân lại chối bay chối biến. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra vì tình nghi đằng sau hai thanh niên này còn có đồng bọn và những người chủ chốt khác, chuyên tổ chức buôn bán người cho những ổ mại dâm. Dĩ nhiên, không loại trừ trường hợp các cô gái bị chính chồng mình mang đi bán. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì truyền hình Đài Bắc có hẳn một chương trình quảng cáo cô dâu Việt Nam, như một dạng rao bán hàng hóa của các công ty môi giới. Hiện hai tội phạm đang bị giam giữ để chờ điều tra và xét xử.
Theo bản tin của nhật báo Quả táo (Đài Loan) và tờ Newpaper (Singapore), hiện ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẫn nộ đã được báo chí nước ngoài tường thuật cặn kẽ. Nạn nhân bị hành hạ, đọa đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man thời các bạo chúa ngày xưa là một cô dâu Việt Nam tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.
Đoàn Nhật Linh trong ngày bị ném ra đường. |
18 tuổi, cô gái xinh đẹp có đôi mắt to tròn và nụ cười lúng liếng hân hoan lấy chồng Đài Loan tên Liu Cheng-Chi (Lưu Chánh Kỳ), 39 tuổi. Trong ngày cưới, cô dâu cười rạng rỡ, gia đình Linh đều "nở mày nở mặt" với bà con xóm giềng vì chú rể không chỉ có tiền mà mặt mũi cũng bảnh bao, tử tế. Tháng 4/2002, Linh theo chồng sang Đài Loan và bắt đầu một cuộc đời tủi nhục.
Thực tế, chồng Linh - ông Lưu Chánh Kỳ vẫn sống chung với vợ cũ là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như), 34 tuổi. Dù đã có với nhau một đứa con gái, nhưng vì bà Lâm Lệ Như hay bị sẩy thai, không sinh được con trai nối dõi nên vợ chồng họ bàn nhau ly hôn giả, để Lưu Chánh Kỳ sang Việt Nam tìm vợ để sinh con trai và để có người giúp việc không công.
Từ khi bảo lãnh Linh sang Đài Loan, Lưu Chánh Kỳ bắt đầu một cuộc sống trác táng, hằng đêm Lưu cùng lúc ngủ chung một giường với cả hai vợ, một vợ giả ly dị và một vợ vừa mới cưới. Ban ngày, Linh phải làm tất cả mọi việc trong nhà để phục vụ cả nhà như một ôsin. Đêm, Linh thường xuyên bị cả vợ chồng Lưu cưỡng bức phải "chơi trò dâm loạn 3 người trên một giường". Thế vẫn chưa đủ. Ba tháng sau đó, vợ chồng Kỳ - Lưu mới bắt đầu giở trò hành hạ Linh dã man bằng nhục hình.
Tất cả giấy tờ của Linh từ hộ chiếu đến thẻ cư trú đều bị Lưu Chánh Kỳ cất giữ và cấm cô không được liên lạc với bất cứ một ai. Hắn còn giam Linh vào một căn hộ biệt lập trên tầng 4 của ngôi nhà trên đường Thủy Cảnh, thành phố Đài Trung. Mỗi ngày cô chỉ được ăn 1 bữa và chỉ được đi vệ sinh 1 lần trong ngày.
Vì ăn chơi trác táng, Chánh Kỳ được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiểu. Nghi ngờ Linh từng làm tiếp viên quán rượu nên đã lây bệnh cho mình, Kỳ và vợ thẳng tay dùng những hình thức tra tấn "tù" dã man để cưỡng bức Linh phải ký vào giấy xác nhận mình đã từng làm gái mại dâm, thường xuyên ăn nằm với khách ở khách sạn, bị nhiễm trùng đường tiểu nên đã truyền bệnh cho ông ta.
Linh thường xuyên bị hai người trói lại, bà Lâm giữ chặt lấy người cô để chồng mình dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay của Linh, rồi nhúng những ngón tay rỉ máu của cô vào nước muối. Chưa đã, hắn còn dùng gậy đánh đập Linh dã man, dùng dao chém vào lưng cô, rạch những vết thương ngang dọc trên lưng cô. Thậm chí, họ còn bắt cô nhắm mắt lại rồi lấy ná thun bắn thun vào mắt cô. Suốt 7 tháng liên tục bị hành hạ, từ một cô gái thanh xuân tràn đầy sức sống cô gầy guộc còn da bọc xương, từ 48 kg cô còn 20 kg.
Tháng 2/2003, Linh không còn đi đứng nổi khi trên người đầy những vết thương tứa máu. Vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết. Cả hai khiêng cô lên xe, chở đến một bãi vắng của Nhà máy Phát điện ở ngoại ô Đài Trung rồi vứt cô xuống. Sức tàn, lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất ức dồn nén khiến Linh cố lê lết đến một quán ăn gần đó để xin ăn. Cảnh sát nhận được tin báo đã đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Sau hơn 1 năm điều trị và được chăm sóc đặc biệt, Đoàn Nhật Linh đã bình phục.
Trước cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ đã phủ nhận hoàn toàn hành vi phạm tội ngược đãi của mình. Thậm chí, Lưu Chánh Kỳ còn giả bị tâm thần để "thoát tội". Sau khi cơ quan điều tra giám định cả vợ lẫn chồng đều không hề bị tâm thần, ngày 9/6 vừa qua, Công tố viện Đài Trung đã quyết định khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội "ngược đãi người khác như nô lệ" với mức án đề nghị là 7 năm tù.
Theo ông Peter Chen, cảnh sát viên đặc trách về ngoại vụ tại thành phố Đài Trung, 1/10 trong số 384 nàng dâu từ Việt Nam đang là nạn nhân của những vụ bạo hành trong gia đình, bị chồng đánh đập hay bóc lột tàn nhẫn. Đa số đã lập gia đình với những nông dân nghèo hay những công nhân lao động không có giáo dục hoặc ở dưới mức tiểu học, một số khác phải lập gia đình với những người khuyết tật...
(Theo Thanh Niênhttp://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2004/07/3b9d4694/
Thứ bảy, 15 Tháng 10 2011 00:00
Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở? Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn.
Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi“. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều.
Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em“.Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi“.
Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó. Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa.
Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu“.Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô.
Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về.
“Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn.
Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi“. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh“. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà“.
Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình. Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát.
Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng.
“Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng“. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn“. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa.
Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác.
Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi“. Ken tiếp tục kể. “Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi.
Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen“.
Lùi1 of 2Tiếp theo
Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kinh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười.
Tôi gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở?
Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác.
Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi“. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều. Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày.
“Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em“.
Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi“. Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó.
Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu“.
Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô. Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về.
“Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi“.
Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh“. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà“.
Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình.
Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng.
“Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng“. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn“. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa.
Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác. Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này.
“Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi“. Ken tiếp tục kể. “Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen“.
Có nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê. Đài Loan bên trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường.
Bên cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa. Và là những người tàn tật.
“Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em“. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó. Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết“.
Buổi chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kinh nước đen. Hai anh em không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có thể vào quốc tịch. Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn.
Có đứa sợ ba má nó chưởi là không biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi. Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kinh này, riết rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới“.
Tôi nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc trưa. Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14 người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm.
Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kinh hôi thối cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.
Chủ nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu.
“Kim đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó“. Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim.
Khác với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình trước tòa.
“Chủ em là giám đốc một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“. Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế hết đêm này tới đêm khác.
Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao. Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng ổng cũng không nghe“.
Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim rùng mình. Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng… tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.” Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không thành câu. Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra“.
Chủ nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên.
Quán Bình Minh là một tiệm nhỏ. Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…”. Linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng“. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha“. Cô nhìn linh mục cười.
Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu. Chuyện cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh.
Trang, tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe…”. Linh mục nhìn tôi cười hiền: “Tụi nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi“.
Buổi chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã ngắt lời: anh cần tôi giúp gì? Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam. Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ con.
Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con; những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn. Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô. Một dịch vụ không cần nhiều nhân viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn… Tôi nói nhiều, nói không kịp dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn, bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó.
Tôi rời Đài Loan mang theo mùi nước kinh nồng thối, mang theo những buổi tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười.
Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi.
Tôi rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của đời tôi.
Vũ Đông Hà (danlambao)
LVI. Lấy chồng Hàn Quốc, chuyện không dễ dàng
Lê Huy Khoa
Từng có một cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc hỏi tôi rằng tại sao trong phim họ lãng mạn, họ yêu nhau tha thiết và đối xử với nhau như vậy, mà thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại.
Gần đây, báo chí cập nhật nhiều về việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và phát sinh nhiều vấn đề ngoài mong đợi của mọi người, và thậm chí là có cả những việc đau lòng đã xảy ra. Là người từng sống tại Hàn Quốc, từng tiếp xúc và xử lý những vụ việc như vậy, tôi xin được đưa ra một số thông tin tham khảo, giúp cho các bạn trẻ Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc cần phải lưu ý, cũng như cho tất cả người Việt Nam chúng ta có một cái nhìn tổng thể và chính xác, toàn diện về sự việc này.
Tôi biết sẽ mất lòng nhiều người, tôi cũng rất khó khăn mới có thể nói ra được những điều này, nhưng quả thật, sẽ không thể không nói một cách chính xác về thực trạng hiện nay để từ đó giúp các bạn có ý định lấy chồng Hàn Quốc có một cái nhìn chuẩn xác trước khi đi đến quyết định cho mình.
Thạch Thị Hồng Ngọc, cô dâu bị chồng người Hàn Quốc đánh chết. Ảnh do gia đình cung cấp. |
Ngày 11/8, báo chí Hàn Quốc đưa tin số cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc và giữ số lớn trong số các nước người Hàn Quốc kết hôn với tỷ lệ là 27,2% với con số là 32.311 người. Có nghĩa là 4 cặp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì có một người Việt Nam. Việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc không phải là mới, từ những thập niên 90 đã có khá nhiều gia đình như vậy và vấn đề chỉ phát sinh khi ồ ạt các cô dâu Việt Nam sang Hàn Quốc.
Về tổng thể, Hàn Quốc tuy là một đất nước tiên tiến, nhưng về văn hóa gia đình, họ lại là một xã hội mang đậm chất truyền thống và rất đặc trưng Hàn Quốc. Cùng nền văn hóa Á Đông và nhiều điểm tương đồng trong tư duy, khiến rất nhiều đàn ông Hàn Quốc tìm đến Việt Nam vì họ cho rằng phụ nữ Việt Nam "dễ bảo" hơn so với phụ nữ Trung Quốc vốn có tư tưởng bình đẳng giới rất rõ ràng.
Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm lớn nếu chỉ dựa vào những yếu tố ban đầu đó, trong thực tế, sự khác biệt là rất lớn và cần phải nỗ lực nhiều để có thể vượt qua. Những người Hàn Quốc đã sống ở Việt Nam đều cho rằng văn hóa gia đình Việt Nam phát triển quá nhanh và có chiều hướng Âu hóa nhiều hơn Hàn Quốc, cũng có nghĩa là người Hàn Quốc còn giữ rất nhiều yếu tố truyền thống trong quan hệ chồng vợ, quan hệ cha con và anh em với nhau, và như vậy cô dâu Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong quan hệ gia đình khi sinh hoạt tại Hàn Quốc.
Trong gia đình, người Hàn Quốc chặt chẽ, trên dưới phân cấp rõ ràng, tôn trọng lễ giáo và thậm chí ít nhiều vẫn còn nét mà ta cho rằng phong kiến. Chỉ một ví dụ đơn giản là phụ nữ Hàn Quốc sáng phải dậy từ sáng sớm để nấu cơm sáng cho chồng đi làm, trong khi Việt Nam, rất nhiều người chọn cách ăn sáng ở bên ngoài. Những phụ nữ nước ngoài không thích ứng được điều này, rất khó tồn tại ở Hàn Quốc với tư cách là người vợ tốt.
Hoặc một ví dụ đơn giản, đó là không biết cách chào hỏi gia đình nhà chồng thế nào cho đúng kiểu Hàn Quốc khi vào nhà cũng đã là một vấn đề lớn hơn chúng ta tưởng, vì người Hàn Quốc rất trọng lễ nghĩa, trong con mắt họ, con dâu vào nhà nhưng nói không ra lời, chào hỏi cũng không biết cách chào, nấu cơm kiểu Hàn Quốc cũng không biết thì làm sao có thể làm vợ tốt.
Sáng ngày 17/8, báo chí Hàn Quốc đưa tin một cô dâu chống cằm nhìn bố chồng và bị đuổi khỏi nhà cũng là một ví dụ rất cụ thể. Về cách nhìn nhận, người Hàn Quốc luôn chú trọng ấn tượng ban đầu vì vậy hình ảnh ban đầu nếu không đẹp, sẽ rất có ít cơ hội sửa chữa trong định kiến của họ.
Bản thân tôi cũng từng chứng kiến và giúp đỡ xử lý không ít những vụ việc như vậy trong thời gian tôi ở Hàn Quốc. Nên nhớ, văn hóa gia đình Hàn Quốc mang nặng tính nho giáo truyền thống, nghiêm ngặt thậm chí nghiêm khắc, trọng lễ nghĩa, kỷ luật, người Hàn Quốc luôn tự hào và cho rằng dân tộc mình là dân tộc "thuần nhất" và "là đất nước của lễ nghĩa phương Đông".
Không chỉ trong gia đình, xã hội Hàn Quốc là xã hội không dễ cho người nước ngoài hòa nhập như chúng ta tưởng. Tôi từng chứng kiến cảnh những người Hàn Quốc trong tàu điện đứng dậy bỏ đi khi một người da đen đến ngồi bên cạnh họ. Cách đâu không lâu, một vị giáo sư người Ấn Độ đã phải khởi kiện vì bị người khác phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Hàn Quốc là đất nước có thể duy nhất trên thế giới mà người Trung Quốc tồn tại ít hoặc khó tồn tại, ở Hàn Quốc, không có khái niệm khu vực dành cho người nước ngoài hoặc một tập thể cộng đồng người nước ngoài hòa nhập dễ dàng như châu Âu.
Hãy thử tưởng tượng rất nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của thế giới đều thất bại khi tham gia vào thị trường Hàn Quốc, thương hiệu máy điện thoại Nokia, Motorola đều không thành công tại Hàn Quốc như ở Việt Nam, Trung Quốc hay trên thế giới, những thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều rất khó để chen chân vào thị trường Hàn Quốc là vì sao? Một tập đoàn còn thế, huống hồ gì một cá thể, tuy so sánh khập khiễng nhưng để nói rằng hòa nhập vào cộng đồng người Hàn Quốc là có nhiều điều kiện để thực hiện nhưng không đơn giản, đặc biệt là hòa nhập vào một gia đình.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nguyên nhân, một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là việc kết hôn của những phụ nữ Việt Nam với người Hàn Quốc ngay từ ban đầu đều không phải xuất phát từ những yếu tố không tự nhiên. Mà yếu tố đầu tiên đó chính là thiếu thông tin về đối tượng.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc không phải là câu chuyện mới lạ. Bắt đầu từ những năm 1995, khi nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đã tìm hiểu và lập gia đình với những người Hàn Quốc. Rồi làn sóng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam và cũng nhiều người Hàn Quốc đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ 2 của mình. Hai đối tượng này không thông qua môi giới. Vấn đề xuất hiện nhiều hơn gần đây đa số là do số lượng tăng đột biến và chủ yếu qua môi giới. Và chủ yếu, vấn đề xuất phát từ đây.
Có thể nói rằng nhiều đàn ông Hàn Quốc khi lấy vợ Việt Nam qua môi giới, không ít người trong số họ đều có khó khăn nhất định về kinh tế hoặc một lĩnh vực nào đó khiến họ không thể kết hôn với người trong nước. Có thể là khó khăn về tài chính, có thể là quá nhiều tuổi, có thể là tái hôn, có những vấn đề về tâm sinh lý, thể chất, việc làm, nhưng những thông tin này thì cô dâu Việt Nam có thể nói là không bao giờ biết chính xác nếu tìm hiểu qua môi giới. Sự chờ đợi giúp đỡ cha mẹ tại Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc về vật chất là điều không nên chờ đợi nhiều, vì bởi vì chính bản thân họ cũng không phải là những đối tượng dư giả về kinh tế.
Hơn nữa, xã hội truyền thống Hàn Quốc đàn ông làm chủ đạo kinh tế trong gia đình, phụ nữ thường ở nhà trông coi việc nhà và vai trò của phụ nữ thấp hơn nhiều so với đàn ông, nhiều khi họ ít có quyền quyết định việc hệ trọng như ở Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là họ không thể gửi tiền về giúp cha mẹ mình vì không đi làm và cũng không có quyền quyết định trong việc này. Rất nhiều bậc phụ huynh gả con cho người nước ngoài và chờ đợi được hỗ trợ về kinh tế nhưng họ hoàn toàn không biết gì về con rể tương lai của mình, rồi từ đó tạo thành một áp lực với cả cô dâu và chàng rể.
Xem tiếpLê Huy Khoa
Ngày còn nhỏ, tôi mê mẩn diễn viên Hàn Quốc với Jang Dong Gun trong “Người mẫu”, Bae Yong June trong “Bản tình ca mùa đông”, thậm chí nghẹn thở khi nhìn thấy Ah Jae Wook của “ước mơ vươn tới một ngôi sao”,... Tôi có thể ngồi hàng giờ chấm nước mắt khi nhân vật chính Kim Nam Joo đột nhiên bị mù...
Cho tới khi việc học hành trở nên quá khó khăn, tôi bỏ học, ở nhà phụ mẹ bán hàng cơm. Bố tôi chạy xe ôm, một ngày chỉ chở vài chuyến, bố chủ yếu ngồi hút thuốc lào và uống chè cả ngày.
Là một gia đình sống giữa trung tâm thành phố lớn tấp nập, nhưng cuộc sống của chúng tôi chẳng còn từ nào để nào miêu tả ngoài hai chữ: CHẬT VẬT.
Cuộc sống cứ êm đềm trôi như thế, gia đình tôi làm không đủ ăn, cãi vã, mệt mỏi trong căn nhà tối tăm, tạm bợ trong một cái ngách bẩn thỉu của một chung cư cũ.
Chị Hằng- người chị họ bên nội tôi, nghèo túng không kém, đã nghĩ ra cách giải quyết cho chính bản thân và cho chính gia đình đổ nát có người bố bị điên của chị: Lấy Chồng Hàn Quốc. Đó là một người đàn ông hơn bốn mươi, chỉ cao được gần mét rưỡi, chị cắn răng chịu đựng khi sánh bước cùng gã trong hội trường đám cưới lộng lẫy nhất thành phố. Tôi nhìn chị, như có một nhát dao găm vừa đâm vào tim tôi. Ngoảnh mặt, tôi nhìn đứa em gái ruột của mình đang vật lộn hàng tháng với tiền học phí. Bất chợt, miệng tôi nhếch một nụ cười đắng, nước mắt lăn dài.
Chị Hằng sinh con gái đầu lòng, thật may mắn khi nó giống bố. Mẹ chồng chị có vẻ hài lòng. Chồng chị là một gã kẹt sỉ và không tin tưởng vợ mình. Gã không cho chị giữ tiền, kiểm tra từng hóa đơn chị mua đồ, không cho chị đi làm, chi li từng chút một. Với gã, chị chẳng khác gì một cái máy đẻ.
... Tôi còn nhớ rõ ánh mắt mở lớn của đứa em giá bên họ ngoại khi tôi thông báo sẽ đi lấy chồng Hàn Quốc. Nó cứ đứng đó, nhìn tôi, không nói lời nào nhưng rõ ràng ánh mắt nó muốn nói với tôi rằng: “Chị điên sao?”
- Lan Anh à...- Tôi buồn rầu nói với nó-... chị biết em lo cho chị...- Con bé khẽ gật đầu, định mở miệng khuyên ngăn nhưng tôi chặn lời nó lại, mắt cay cay.- Em nhìn nhà chị đi.- tôi đưa tay dang ra, để con bé nghiêm túc đánh giá sự bần hàn của gia đình mình.- Em ăn cơm ở nhà chị bao nhiêu ngày, chẳng phải bát cơm em ăn bị ruồi bâu đó sao? Khi em ngủ trưa thì bị những con muỗi to bằng ruòi đốt kín mình mẩy đó sao? Lần nào em cũng nghe tiếng cãi chửi, đánh vợ của hàng xóm, ngửi mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên đúng không?...- Mũi tôi cay xè, giọng thoát ra thành từng tiếng nấc.- Chị đã sóng như vậy hai mươi lăm năm trời... Chị không chịu nổi nữa rồi... Gia đình chị cũng không chịu nổi nữa rồi... Cũng như chị Hằng, chị cần cứu chính bản thân mình và cả gia đình này...
Mắt nó đỏ, con bé đưa tay gạt tràng nước mắt đang trực trào ra, nhìn lại tôi, đứng thẳng người. Nó mới mười lăm tuổi, nhưng lúc nào cũng mạnh mẽ như thế. Tuy khác hoàn cảnh của tôi, nhưng nó cũng đã đau đớn quá nhiều. Có điều, ông Trời cho tôi một cơ hội để giải thoát, còn nó thì không...
Chị Hằng giới thiệu cho tôi một người làm bác sĩ Đông Y và nói trước rằng anh ta béo. Khi chat trên mạng xem mặt nhau qua webcam, tôi đánh phấn để che đi vết nám trên má, còn anh ta dũng kĩ thuật vi tính để bản thân trông gầy hơn...
Tôi đi học tiếng Hàn, thuộc lòng những câu tình cảm theo khuôn mẫu như: “Anh đi làm về có mệt không?”, “Anh đi công tác làm em nhớ lắm”, “Em yêu anh”, “Tivi bố mẹ em hỏng rồi, hay chúng mình gửi tiền về Việt Nam tặng bố mẹ cái mới nha?”,...
Thế rồi tôi lên Hà Nội làm giấy tờ, chỉ chi phí đi lại thôi cũng khiến tiền dành dụm của bố mẹ tôi cạn kiệt dần...
Tháng 5 năm 2008, chồng tôi- Joo Sang Yong về Việt Nam. Tôi đã sửng sốt. Đó là cả một tấn thịt di động! Anh ta ngồi lên khiến xe máy tôi chòng chành trực đổ, hạ mông xuống chiếc ghế cổ của dì tôi khiến nó khẽ nứt! Ác mộng! Ác mộng thực sự! Tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong...
Ngày đám cưới, tôi xúng xính trong bộ váy cưới trắng muốt của một tiệm áo cưới nổi tiếng, kiêu ngạo gõ guốc tại nơi lộng lẫy nhất thành phố, không thèm đếm xỉa đến con mắt những kẻ nghèo hèn nhìn mình mà mơ ước. Cái cảm giác ấy, lần đầu tiên được ngẩng cao đầu hãnh diện ấy khiến cả bố mẹ và em gái tôi cũng không giấu nổi niềm sung sướng.
Đêm tân hôn, tôi hít thở sâu và nhắm mắt, chẳng dám ngó tảng thịt đó. Bặm môi, tôi tự an ủi mình rồi mọi chuyện sẽ qua...
Ba ngày sau, chồng tôi về Hàn Quốc, hẹn về làm nốt giấy tờ rồi đón tôi sang. Qua vài lần chat, khuôn mặt mẹ chồng tôi có xuất hiện mấy lần. Lan Anh bảo tôi rằng ánh mắt bà ta chẳng khác gì phù thủy rồi khẽ rùng mình. Trong khi tất cả mọi người đều mừng cho tôi vì bề ngoài bà có vẻ cởi mở, dễ tính. Tôi bối rối nhìn gương mặt sợ hãi của Lan Anh, bất giác lo sợ cho chính cái tương lai mờ mịt đang chờ mình phía trước...
Bốn tháng sau, tại sân bay Nội Bài, gia đình cùng người thân đều tới tiễn tôi mặc dù chuyến bay khởi hành lúc hai giờ đêm. Tất cả ôm lấy tôi mà khóc, nước mắt nhòe nhoẹt trên gương mặt họ và cả tôi. Nhưng riêng Lan Anh thì không, đôi mắt em ráo hoảnh cạn khô, em chỉ đơn giản ôm tôi thật chặt rồi nói nho nhỏ: “Mạnh khỏe và may mắn nhé...” Tới giờ, lời nói của em vẫn còn văng vẳng bên tai tôi. Phải, sức khỏe và may mắn, đó là tất cả những gì tôi cần nơi xứ người, khi bỏ mọi thứ sau lưng, xách va li tới một mảnh đất hoàn toàn xa lạ... Cái ngày ấy, tôi đâu có biết hiện tại sẽ như thế này...
***
Cuộc sống ở Hàn Quốc tiện nghi và sung sướng hơn nhiều ở Việt Nam, điều đau đớn duy nhất là tôi chẳng có ai quen biết ở bên.
Lễ cưới được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, bàn chân tôi đau nhức, mỏi nhừ, đầu óc choáng váng bởi những lần quỳ lạy làm lễ với bề trên và vô vàn việc khác tới mức tôi nghĩ mình sẽ ngất. Đối với tôi, hôm đó chính xác là khổ sở và thảm họa.
Tôi sống cùng bố mẹ chồng được hai tháng ở Busan còn chồng tôi làm việc ở Seoul, cứ cuối tuần lại về. Tôi được cho đi học chữ cùng đứa con gái sáu tuổi của anh chồng. Khi ở nhà, mẹ chồng tôi dạy tôi nấu các món ăn Hàn rất khó khăn vì tiếng Hàn của tôi thì kém, dân Busan lại nói tiếng địa phương rất khó nghe nên phần lớn tôi chẳng hiểu bà nói gì. Được vài tháng, tôi chuyển lên Seoul sống cùng chồng. Anh vác tấn thịt đi làm từ sáng cho tới đêm, ăn nhiều gấp bốn lần người bình thường, khi về nhà chỉ ngủ là chính.
Một năm qua đi, bà mẹ chồng ngày càng trở nên khắc nghiệt với tôi bởi mãi mà tôi chưa có thai. Tâm trí tôi chợt bị ám ánh bởi việc đó. Một ngày, bà lôi xềnh xệch tôi tới bệnh viện khám. Kết quả khiến tôi dở khóc dở cười. Tôi bình thường, nhưng chồng tôi thì bị vô sinh.
Bà mẹ chồng tôi dường như không chịu nổi sự thật đó, bà đổ mọi trách nhiệm lên đầu tôi! Giờ đây khi phần nào đã nghe thấu tiếng Busan, tôi lại ước mình giá như bị điếc còn hơn. Bà mỉa mai tôi mọi lúc, không cho tôi đi học tiếng Hàn nữa, không cho tôi ra ngoài cả kể có là đi chợ mua thức ăn, gọi tôi từ Seoul về Busan để giám sát, sợ tôi ngoại tình hoặc ăn cắp tiền của con trai bà. Thậm chí, bà cấm tất cả mọi người trong nhà trò chuyện với tôi, kể cả trẻ con. Đối với những người hàng xóm, phải vất vả lắm tôi mới thân với họ, bà nói xấu tôi đủ mọi điều, nói tôi là đứa con dâu hư đốn khiến họ cũng dần lảng tránh tôi... Bà ta cô lập tôi hoàn toàn! Tôi đột nhiên trở thành tù nhân trong nhà chồng mình!!
Cho đến một ngày, cuối cùng tôi cũng không chịu nổi nữa, viết đơn li dị, kéo lê hành lí dời nhà trong màn đêm mưa giăng khắp lối. Nhiệt độ dưới mười độ C khiến một cô gái tới từ một đất nước nhiệt đới như tôi bị ốm. Đứng trú dưới mái hiên trạm xe buýt, tôi ngẩng đầu ngó ánh đèn điện vàng vọt đang trải ra trên con đường vẫn tấp nập xe. Seoul tràn ngập ánh đèn nhấp nháy sáng cùng những cửa hiệu, quán bar, club,... trác táng bập bùng suốt đêm ngày. Seoul với hơn hai mươi triệu dân và giờ tôi đang đứng cô độc một mình, đồng thời cũng là đứa con gái hai bảy tuổi vừa li dị chồng, thất nghiệp, vô gia cư, không một xu dính túi,...
Nước mắt dâng trào và sống mũi tôi cay.
Bấu víu tại nơi đất khách quê người...
Mạnh khỏe, may mắn... Liệu tôi có gì trong hai thứ ấy???
Freesia Phan
23giờ33phút, 15/2/2011
Viết vào một ngày gió rét không tên
Nguồn:http://freesiaphan.wordpress.com
Vô Danh
Thông tin ban đầu cho biết người chồng tên Lim Chae Won, 37 tuổi, đã dùng dao đâm chết vợ mình là người VN. Theo TTXVN, ngay chiều 24-5, Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc đã cử đại diện đến Cheong Do để chứng kiến việc khám nghiệm tử thi, phối hợp với chính quyền sở tại lo việc hậu sự cũng như xác minh nhân thân, quê quán của nạn nhân.
Theo đó, nạn nhân tên Hoàng Thị Nam, 23 tuổi, quê xã Thắng Hải, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chị Nam kết hôn với ông Lim vào tháng 4-2010, sang Hàn Quốc ngày 3-8-2010 và mới sinh con trai được 19 ngày. Báo cáo khám nghiệm tử thi của cảnh sát địa phương cho biết chị Nam bị chồng đâm tổng cộng 53 nhát dao và chết ngay tại nhà riêng.
Cảnh sát đã tìm thấy hung khí cách nhà riêng của hai vợ chồng chị Nam khoảng 200m. Đêm qua, PV Tuổi Trẻ đã có một cuộc trao đổi với bà Kang Hye Suk, đại diện Trung tâm nhân quyền phụ nữ di trú Tae Gu. Bà Kang đã có mặt tại hiện trường và cho biết: ”Việc khám nghiệm tử thi đã kết thúc và kết quả từ cảnh sát cho thấy người chồng sử dụng đến hai con dao để đâm chết vợ mình”. Bà Kang nói: “Chúng tôi được biết Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc đã liên lạc với gia đình của nạn nhân tại VN.
Theo thông tin Đại sứ quán cho hay thì đã liên lạc được với cha mẹ của nạn nhân và đang làm thủ tục cấp visa cho cha mẹ nạn nhân sang Hàn Quốc nhận thi thể con gái”. Cũng theo bà Kang, Lim Chae Won không có tiền sử mắc bệnh tâm thần. Ông ta là một người làm việc bình thường. Và cháu bé, con trai của họ, hiện đang được chăm sóc tại một trại trẻ mồ côi trong khu vực. Báo chí Hàn Quốc hôm qua đã đưa nhiều thông tin về vụ án này.
Tờ Yeonhap ở Cheong Do cho biết: Hàng xóm trình báo với cảnh sát rằng sau khi gây án, ông Lim đã ra ngoài, đến nhà hàng xóm đá chân vào cửa và la lên “Tôi giết người rồi”. Sau khi nghe trình báo về vụ việc, cảnh sát khu vực đã bắt Lim tay cầm hung khí đang đi loanh quanh khu vực căn hộ. Cảnh sát cũng cho hay tại hiện trường, thi thể người vợ chảy máu lênh láng, bên cạnh là đứa con trai 19 ngày tuổi đang nằm khóc.
Được biết sau khi đến Hàn Quốc, ban đầu nạn nhân sống tại nhà chồng, nhưng từ ngày 5-10 đến 22-11-2010 thì đến sống ở khu Simthow (nơi dành cho những người vợ nước ngoài bị ngược đãi). Người đại diện Simthow cho biết sau đó ông Lim đến đón vợ và hai người ở với nhau trong một căn nhà thuê. Cảnh sát còn cho biết thêm bước đầu Lim khai nhận trong lúc vợ chồng cãi nhau, chị Nam đề cập đến chuyện ly hôn và y đã nổi nóng đánh vợ rồi dùng dao đâm chết vợ.
Tối qua, tin từ PV TTXVN tại Seoul cho biết: chiều cùng ngày, ông Park Hae Yun, cục trưởng Cục Nam Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao và thương mại Hàn Quốc, đã đến Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc chia buồn. Quan chức trên nhấn mạnh Chính phủ Hàn Quốc rất lấy làm tiếc về vụ việc và khẳng định sẽ tiến hành điều tra, xác minh, thông báo kết quả cho phía VN. Hiện nay, cộng đồng người VN ở Hàn Quốc khá đông.
Trước những vụ việc xảy ra đối với phụ nữ VN lấy chồng Hàn Quốc gần đây, trong các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo các cấp của VN đã đề nghị phía Hàn Quốc tăng cường biện pháp bảo vệ công dân VN tại Hàn Quốc. Đáp lại đề nghị này, Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ đạo thành lập tổ công tác gồm đại diện các bộ, ngành liên quan nhằm rà soát, chấn chỉnh và lành mạnh hóa hoạt động môi giới kết hôn quốc tế, bảo vệ cô dâu người nước ngoài và tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này.
N.TUYỀN - H.ĐIỆP - OANH K
Võ Đắc Danh
Về Cà Mau, tình cờ đi dự một đám cưới, đám cưới tổ chức tại gia đình chú rể ở vùng quê nhưng có dịch vụ lo trọn gói: che rạp, nấu ăn, nhân viên phục vụ, đờn ca tài tử. Chúng tôi ngồi nhắc lại chuyện xưa, đám cưới được chuẩn bị trước một ngày, đám con trai được phân công nhau, nhóm đi mượn cây lá che rạp, nhóm đi đốn tàu cau, đủng đỉnh, bẹ chuối về trang trí, nhóm đi mượn bàn ghế, nhóm gánh nước, nhóm bửa củi. Đám con gái thì lo làm phụ bếp cho mấy bà già, nhóm lặt rau, nhóm gọt củ cải, nhóm nhổ lông vịt...
Chiều tối, gọi là đêm nhóm họ, con trai con gái quây quần lại, ăn nhậu lai rai và đờn ca vọng cổ. Một đám cưới Việt - Hàn. Ảnh: New York Times Nhắc lại chuyện xưa, một anh bạn ngậm ngùi nói: “Cái thời ấy đã hết rồi, bây giờ cái gì cũng có dịch vụ, vả lại thanh niên bây giờ đâu còn những sinh hoạt giống như tụi mình ngày xưa, con trai thì lớp đi làm công nhân, lớp thì lang thang đi làm thợ hồ tứ xứ, con gái bây giờ cũng bỏ quê mà đi, lên Sài Gòn làm công nhân cũng có, ra chợ bán bia ôm cũng có, đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan cũng có. Làng xóm bây giờ, đến người chết cũng thuê dịch vụ lo chôn cất...
Rồi câu chuyện bắt đầu chuyển sang đề tài lấy chồng ngoại, trong đó có câu chuyện về anh Phong – một người bạn cũ của chúng tôi. Cách nay ba mươi năm, Phong làm công nhân cho một nhà máy giấy, rồi nhà máy giấy phá sản, Phong thất nghiệp.
Từ một nông dân không ruộng đất, làm xong nghĩa vụ quân sự, Phong đi làm công nhân rồi bị thất nghiệp, bị đẩy sang “lớp nghèo thành thị”. Và rồi như một ngả rẽ vô tình, ba mươi năm sau Phong gả đứa con gái đầu lòng sang Đài Loan, con gái Phong sinh được đứa con trai, được chồng thương yêu hết mực. Chú rể ấy đã rước cha vợ sang Đài Loan và cấp cho mảnh đất làm rẫy.
Bây giờ, Phong đã trở thành ông chủ nhỏ ở xứ người. Kết thúc câu chuyện của Phong, chị Hà chen vào bằng giọng nuối tiếc pha chút giận hờn: “Bởi vậy, tui tức cho con gái tui, nó đã trúng tuyển rồi mà lại vặn nài bẻ ống, nó không biết thương cha thương mẹ. Phải nó nghe lời tui thì bây giờ tui đâu có khổ thế này...”.
Tôi quen chị Hà cách nay gần ba mươi năm. Thời con gái, chị thuộc hạng hoa khôi của xứ Cái Tàu. Dòng họ chị ngày xưa cũng có tiếng là khá giả. Ông Tư Khương, ông cố chị khẩn hoang hơn 1.000 công ruộng ở bìa rừng U Minh, ông đào một con kinh dài hơn hai cây số, phân đất ra mười lô chia cho mười người con, mỗi người 100 công. Riêng ông nội chị Hà là con trai út, được hưởng thêm 30 công đất hương hoả.
Ông nội chị Hà lại sinh ra mười người con, ông chia đều cho mỗi người 13 công đất. Ba chị Hà sinh ra chín người con, 13 công đất không thể chia đều cho con cái, ông chỉ chia phần đất thổ cư, còn lại gần mười công ruộng, ông dành cho người con trai út với điều kiện là phải phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà. Con kinh Đứng mà ông Tư Khương đào hơn hai cây số ngày xưa, đến đời ông nội chị Hà có mười ngôi nhà, mỗi nhà cách nhau hơn 200 mét, toàn nhà “chữ đinh”. Bây giờ đến đời chị Hà, nó đã mọc lên hàng trăm căn nhà lá ọp ẹp chen chúc nhau.
Thế hệ của chị Hà, tức cháu cố của ông Tư Khương, và thế hệ con chị Hà, tức cháu sơ của ông Tư Khương giờ phân chia tứ tán, có người trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, doanh nghiệp, công nhân, viên chức, lớp nghèo thành thị... nhưng phần lớn vẫn là “những nhà nông không đất”. Tôi còn nhớ cách nay gần ba mươi năm, anh Quang từ một vùng quê lân cận kéo một đám thợ đến xây nhà cho ba chị Hà, suốt ngày chị Hà quần quật với ba bữa cơm cho đám thợ hồ. Và đám cưới của chị Hà với anh Quang đã xảy ra khi ngôi nhà vừa xây xong mấy tháng.
Anh Quang không rước dâu vì nhà anh quá nghèo, em đông, lại mồ côi cha, nhà không đủ chỗ chứa một cô dâu. Ba chị Hà cũng không bắt rể vì nhà ông cũng không có chỗ chứa thêm chàng rể. Sẵn có đất đai, dừa nước, tràm, tre, trúc... chị Hà với anh Quang cất một căn nhà nhỏ dưới bờ kinh, hai phần nền đất, một phần lót sàn, chị Hà mở cái tiệm tạp hoá nho nhỏ, vừa làm cái bến đò ngang đưa rước học sinh qua lại, anh Quang tiếp tục đi làm thợ hồ.
Vài năm đầu, họ sống khá ổn định, nhưng rồi sáu đứa con lần lượt ra đời. Bây giờ – chị kể – đứa con gái lớn tốt nghiệp đại học kinh tế, đi làm trên tỉnh, đã có chồng con, ba đứa con trai kế đều bỏ học sớm, theo anh Quang làm thợ phụ, một đứa đã có vợ con, còn hai đứa con gái, đứa út đang học lớp chín, đứa chị học hết cấp 3, không có khả năng vào đại học, đang thất nghiệp ở nhà.
“Cách nay mấy tháng, tui đưa nó lên Sài Gòn dự tuyển lấy chồng Đài Loan, nó không chịu, tôi thuyết phục mãi nó chịu đi, lên đó nó được chọn ngay vòng đầu, tui mừng quýnh, ai dè khi đi phỏng vấn nó bị đánh rớt. Tôi hỏi nó tại sao, nó nói người ta hỏi vì sao lấy chồng Đài Loan, nó nói tại má nó ép chớ nó không muốn. Anh nghĩ coi có tức không, tui khóc muốn hết nước mắt... mình chỉ mong cho con có cơ hội đổi đời, nhưng nó lại không biết nhìn xa trông rộng”.
Tôi hỏi vì sao con bé không chịu lấy chồng Đài Loan, chị Hà nói: “Nó thương một thằng trong xóm nhưng tui không chịu, không phải tui chê người ta nghèo, nhưng tui nói với con, mình đã nghèo đã khổ, lấy một thằng chồng không nghề, không vốn, không ruộng đất, suốt ngày lêu têu ăn nhậu rồi sinh con ra lấy gì nuôi, lấy gì cho con ăn học, cuộc đời này đừng có mơ mộng “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. (còn tiếp) Võ Đắc Danh
Kỳ 2: Ảo vọng phương xa SGTT.VN
- Hàng chục cô gái ngồi theo vòng tròn hoặc hình chữ U, một hoặc hai chàng trai Đài Loan hay Hàn Quốc rảo tới rảo lui, xem mặt, xem tướng từng cô, giống như người ta lựa rau, lựa cá. Khi chọn được một cô vừa ý, anh ta ra hiệu cho người môi giới và dắt cô gái đi làm thủ tục kết hôn. Sau đám cưới, gia đình nhà gái được chú rể cho năm ba triệu đồng gọi là tiền thuê xe, tiền khách sạn và các chi phí từ quê lên Sài Gòn làm đám cưới.
Những cô gái xếp hàng tại các cuộc môi giới lấy chồng Hàn Quốc, bị công an phát hiện. |
Đó là diễn biến của một cuộc hôn nhân giữa cô dâu Việt với chú rể Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Trong cuộc hôn phối này, thường thì người môi giới và luật sư đóng vai trò chính. Họ hưởng lợi bao nhiêu không ai biết. Mới đây, Công an thành phố Cần Thơ khởi tố một vụ án sau khi bắt quả tang một cán bộ ngành tư pháp nhận hối lộ 500 USD để làm thủ tục kết hôn cho chú rể Hàn Quốc với cô dâu Việt.
Anh này khai nhận rằng, mỗi một bộ hồ sơ kết hôn với người nước ngoài, luật sư hoặc người môi giới trả cho anh từ 500 đến 900 USD. Con số này cho thấy rằng, số tiền của chú rể ngoại quốc bỏ ra để “mua” một cô dâu Việt không phải ít, nhưng người hưởng lợi trước hết là công ty môi giới nước ngoài đến những người môi giới ở Việt Nam, luật sư và cán bộ ngành tư pháp, cuối cùng thì “đàng gái” chỉ được năm ba triệu đồng gọi là chi phí đi lại để gả con.
Tổng hợp số liệu từ các sở tư pháp cho thấy, từ năm 2006 đến nay, đồng bằng sông Cửu Long có đến 70.000 cô gái lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. Và, theo điều tra mới đây của sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Long thì trong 3.000 cô gái Vĩnh Long hiện đang làm dâu ở hai xứ sở này thì chỉ có 10% là tìm được hạnh phúc, có nghĩa là 2.700 cô gái Vĩnh Long đã và đang gặp bất hạnh ở quê chồng, trong đó có hơn 200 cô đã về nước, mỗi cô mang về một bi kịch khác nhau.
Trong lá đơn xin ly hôn gởi TAND tỉnh Vĩnh Long, chị Trần Thị Ngọc Nga trình bày: năm 2007, qua một người môi giới, chị lên Sài Gòn tham dự cuộc tuyển chọn cô dâu, kết quả là chị được kết hôn với ông H.S.Y và theo ông về thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan sinh sống. Nhưng chỉ một tuần sau, một người đàn ông lạ đến rước chị về làm việc trong một tiệm massage. Biết mình bị lừa, chị tìm cách bỏ trốn nhưng cuối cùng cũng phải trở lại nhà chồng, nhưng chồng chị không đón nhận mà đưa chị trở lại tiệm massage. Chị cắn răng làm việc một thời gian rồi lại bỏ trốn, nhờ cảnh sát Đài Loan giúp đỡ, đưa
chị về nước. Trong cảnh không tiền, một hãng hàng không cho chị nợ vé máy bay nhưng với điều kiện giữ chị lại sân bay Tân Sơn Nhất, gọi điện về cho gia đình mang tiền lên trả.
Cô Bảo Linh ở Bình Minh cũng vừa trốn thoát trở về, cô kể: ở quê không có việc làm, theo bạn bè lên Sài Gòn làm tiếp viên cho một quán karaoke, thu nhập thì ít mà cay đắng thì nhiều. Buồn chán và bế tắc, cứ nghĩ lấy chồng ngoại là sang, lại theo bạn bè đi xếp hàng cho người ta lựa. Được trúng tuyển, lòng cô chập chờn sung sướng với một giấc mộng đổi đời.
Nhưng khi đặt chân đến nhà chồng mới hay rằng chồng cô đã có hai đứa con riêng, nhà cửa cheo leo ở một vùng nông thôn hoang vắng. Sáng sớm thức dậy cô phải chăm sóc cho hai đứa con chồng trước khi chúng đến trường, dọn dẹp nhà cửa xong, cô phải cùng chồng ra đồng làm cỏ, bón phân, tưới rẫy và trông coi cả một đàn bò hàng chục con. Mặc dù sinh ra, lớn lên giữa vùng đất miệt vườn nổi tiếng trồng cây ăn trái nhưng chưa bao giờ Linh biết lao động chân tay, giờ đây, bỗng dưng trở thành nông dân giữa xứ người, trở thành mẹ của hai đứa con ngỗ nghịch, trở thành dâu của người mẹ chồng luôn luôn hà khắc.
Cứ mỗi lần nghịch ý hai đứa con ghẻ, chúng “tâu” với bà nội là Linh phải ăn đòn. Cuối cùng Linh phải trốn về nước, tiếp tục cuộc đời “kỹ nữ” ở Sài Gòn. Con số trên 200 nàng dâu xa xứ trở về Vĩnh Long chỉ là con số mà người ta biết được, bởi phần lớn các cô trở về đều âm thầm bỏ xứ đi Hải Phòng, Sài Gòn “làm ăn” hoặc đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, trong khi những cô gái quê khác tiếp tục theo đường dây môi giới lên Sài Gòn để xếp hàng ra mắt các chàng trai ngoại với giấc mộng đổi đời. Ở Trà Ôn có một cái cù lao nhỏ nằm trên nhánh sông Tiền mà mới đây người ta đặt cho nó cái tên là “Đảo Đài Loan”, ở đây có 60 hộ dân thì đã có trên 30 hộ trở thành “thông gia” với Đài Loan và Hàn Quốc.
Nhưng theo chị Út Anh cho biết thì đa số đã trở về! Chị Anh tự cho mình là người may mắn vì chị có ba đứa con gái lấy chồng sang Đài Loan, chỉ một đứa trở về, hai đứa còn lại đang sống hạnh phúc, một đứa làm nhân viên nhà hàng với mức thu nhập hàng tháng tương đương 12 triệu đồng Việt Nam, một đứa lấy chồng nông dân, nhà có hai vườn cau, chị nói ở nông thôn Đài Loan mà có vườn cau là thuộc hàng khá giả.
Chị tự hào vì hai đứa con gái biết làm dâu, hai chàng rể hiếu thảo, năm nào cũng mời cha mẹ vợ sang du lịch một chuyến. Chính những chuyến đi này đã giúp cho chị có nhiều thông tin về thực trạng cô dâu Việt ở xứ Đài, chị nói lấy chồng ngoại là nhắm mắt đánh liều, ai có phước thì được phần, ai vô phước thì mất phần. Xưa nay, ai cũng xem hôn nhân là chuyện quan trọng nhất của đời người, người ta hiểu nhau, yêu nhau rồi mới cưới nhau mà chưa chắc gì có hạnh phúc, huống chi mình đưa thân cho người ta lựa chọn, mà được chọn cũng chẳng qua nhìn cái dáng bên ngoài, vậy là thành vợ thành chồng.
Chuyện bất đồng ngôn ngữ là cái bất lợi đầu tiên, rồi phong tục tập quán, tính ăn nết ở khác nhau thì làm sao mà dễ hoà hợp được. Cũng đừng vội trách bên chồng ngược đãi, bởi con gái xứ mình cũng lắm chuyện lôi thôi, thậm chí có cả sự mưu toan lợi dụng, mánh khoé đủ trò... Ngay đứa con gái thứ ba của chị, vừa sang bên ấy mấy tháng thì nói dối với chồng là về quê làm đám gả đứa em út, anh chồng tưởng thiệt chuẩn bị quà cáp, tiền bạc theo vợ về quê, về tới Sài Gòn, vô khách sạn được vài tiếng đồng hồ thì nó trốn mất, bỏ anh chồng bơ vơ giữa xứ lạ quê người. Võ Đắc DanhKỳ cuối: Nhật ký làm dâu xứ người.
Hai mẹ con bà Huỳnh Kim Anh và Trần Thanh Lan sống trong căn nhà chỉ 10 mét vuông trong con hẻm nhỏ ở phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Học xong lớp 6 thì Lan bỏ học, ngày ngày gánh khoai mì nướng đi bán trong khu phố.
Không chịu nổi cảnh nghèo, năm 22 tuổi, Lan theo bạn lên Sài Gòn dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Không muốn xa con, bà Kim Anh ngăn cản, Lan nói: “Không lẽ suốt đời cứ sống như thế nầy, mẹ cho con đi, nếu may mắn được lấy chồng Hàn, con sẽ về mua đất cho mẹ xây nhà, sẽ gởi tiền về nuôi mẹ”. Sau hơn hai tháng, qua nhiều vòng tuyển chọn, không được chàng trai nào để ý, Lan buồn chán muốn bỏ về, nhưng ngặt nỗi không có tiền trả nợ cho môi giới nên đành phải tiếp tục cầu may.
Không biết đến vòng tuyển chọn thứ mấy thì “vận may” đã đến với Lan: Ông Ha Jang Su đã gật đầu với số phận của cô. Tiệc cưới diễn ra trong chớp nhoáng và sau đó bà Kim Anh nhận được một phong bì từ chàng rể với số tiền là 3 triệu đồng.
Tiễn con ra sân bay về quê chồng, bà Kim Anh trở về sống quạnh hiu trong căn chòi nhỏ và ngày ngày ngóng đợi điện thoại của con. Nhưng rồi 25 ngày sau, bà nhận được điện thoại từ lãnh sự quán Hàn Quốc báo tin : Lan đã nhảy lầu tự tử ! Ba tuần sau, trong khi bà nằm liệt giường chưa ngồi dậy nổi thì có một cuộc điện thoại từ trạm xe khách bảo bà mang giấy chứng minh ra nhận hàng. Hỡi ơi, đó là số tiền 48 triệu đồng và một hộp gỗ chứa mớ tro hài cốt của Lan, được gởi từ lãnh sự quán Hàn Quốc !
Sau khi sức khỏe bình phục, bà Kim Anh quyết định sang Hàn Quốc để tìm hiểu sự thật về cái chết của con. Trong những vật chứng mà cảnh Sát Hàn Quốc trao lại cho bà, có một quyển nhật ký viết trên tập học trò của Lan ghi lại 25 ngày làm dâu trong nước mắt. Ngày 17-1: Suốt buổi sáng, mẹ chồng tôi cứ chửi mắng tôi. Bà còn lấy cây muỗng gõ vào cái hộp đựng đồ ăn dằn mặt tôi... Chồng tôi vẫn ngồi đó. Hai người nói gì tôi không hiểu. Ngày 18-1: Như thường lệ, ăn sáng xong, tôi đưa chồng tôi đi làm. 8 giờ, mẹ chồng tôi bắt tôi học tiếng Hàn Quốc.
Tôi ra dấu cho bà hiểu: Tôi đã ký đơn ly dị nên chờ ngày về Việt Nam. Bà lấy cây viết ra chỉ vào cuốn tập ý nói, tôi không được ở đây. Tôi khóc. Bà ta ra dấu, Hàn Quốc không được khóc... Mỗi khi thấy bà ta vô phòng là tôi phát sợ không dám lại gần. Trời nắng, tôi kéo màn lại cũng bị bà ta la... 19 giờ, Tôi không biết bà ta nói gì với chồng tôi, ổng vào phòng kéo tay tôi ra ngoài. Ổng lấy hai tay nhấn vào vai tôi buộc quỳ xuống xin lỗi bà ta. Chưa hả giận, chồng tôi còn đánh và nhéo vào mặt tôi nữa.... 19 giờ 50, cả nhà đang ăn tối. Bà ta nói với chồng tôi chuyện gì. Bất ngờ, chồng tôi đánh vào mặt tôi. Bà ta tiếp tục diễn tả, chồng tôi lấy 2 ngón tay định móc mắt tôi...
Tôi khóc, chồng tôi không cho. Tôi ăn vội chạy vào phòng. Ngày 29-1: Ăn tối xong, tôi định đi vào phòng nhưng bị bà ta ngăn lại. Chồng tôi đang xem tivi đi đến gần tôi đưa hai bàn tay ra dấu định quấu vào mặt tôi. Sau đó, anh ta lấy ngón tay bóp lỗ mũi tô imuốn ngẹt thở. Tôi cố nhịn nhưng sao không cầm được nước mắt. Tôi khóc nhớ ngoại nhớ mẹ, nhớ dì...
Họ ra dấu bảo tôi câm. Mẹ ơi... Ngày 23-1: Mối nguy hiểm đang tăng lên từng ngày. Không chỉ tôi vối bà ta mà thêm chồng tôi nữa. Sau buổi ăn sáng, bà ta tiếp tục chửi tôi. Thấy chưa hả giận, bà đến gần tôi và ngửi bộ quần áo tôi đang mặc. Bất ngờ, bà ta la gầm lên rồi cầm cái ca múc nước định đánh tôi nhưng không làm như vậy. Chồng tôi nghe theo cầm chai nước hoa xịch khắp người tôi... Tôi không được nói, không được khóc. Họ không cho tôi tắm rửa, gội đầu...
Tôi có miệng cũng như câm... Họ chỉ biết chửi bới, đánh đập những điều mà họ không hài lòng. Họ khinh tôi sao họ lại cưới tôi. Ngày 27-1: ... 19 giờ 50 phút, chồng tôi đi làm về. Chẳng hiểu bà ta nói gì với chồng tôi, ổng nóng giận chạy vào phòng. Tôi cố ra giấu cho chồng hiểu nhưng bất lực. Tấm hình cưới của tôi cũng bị bà ta và chồng tôi đập trước mặt tôi. Tôi ước ly dị xong, về Việt Nam tôi sẽ trả lại cho họ tất cả. Tuy nhà tôi nghèo thiệt nhưng đừng xem thường tôi.
Tôi cầu mong mình sớm trở về Việt Nam. Ngày nào tôi còn ở đây là tôi sống trong nỗi sợ hãi, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với tôi nữa. Ngày 28-1: Khoảng 8 giờ 50 phút, bà ta đang ở ngoài vườn nhìn tôi la hét, giận dữt. Tôi không hiểu nhưng nói đại oke. Nếu tôi biết tiếng Hàn Quốc, họ sẽ không ăn hiếp tôi đâu. Tôi chịu cực, vất vả quen nên tôi không ngại chỉ sợ họ bắt nạt tôi. Tôi khóc nhiều vì tức và không nói được nên mới khóc...
Từ lúc có chồng lên sân bay sang Hàn Quốc, tâm hồn của tôi không còn niềm vui nữa. Tôi lo gia đình, lo cho tương lai sẽ ra sao... Khi hồ sơ ly dị xong, tôi sẽ trở về Việt Nam gặp lại gia đình, tôi mừng lắm. Tôi sẽ ôm mà khóc với ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi... Tôi sẽ gặp lại bạn bè trong xóm. Tôi sẽ nói như thế nào để họ hiểu tôi. Tôi không sợ bạn bè không hiểu tôi. Tôi chỉ sợ mẹ tôi biết sự thật, mẹ tôi sẽ đau buồn mà sinh bệnh... Hàng ngày, tôi chỉ biết im lặng chờ ngày về Việt Nam. Ngày 29-1: ... Khi tôi đang nằm trên giường, bà mẹ chồng đi vào phòng tay cầm con dao để trước ngực. Bà ta ngồi xuống giường yêu cầu tôi ngồi dậy.
Tôi sợ hãi và bắt đầu khóc. Bà ta đánh vào người tôi buộc tôi nín.... Một lát sau, bà ta lại vào phòng và đi khắp phòng. Chồng tôi nằm trên giường xem cuốn nhật ký của tôi. Bất ngờ, chồng tôi ném cuốn sổ trúng vào gót chân của tôi. Tôi khóc vì đau. Hắn tức giận lấy hai ngón tay bóp mũi tôi đến ngẹt thở. Cả hai người quát tháo buộc tôi phải câm lặng. Họ cư xử với tôi thật thậm tệ như một con vật. Họ đâu biết rằng, những lần họ nhéo mặt, bóp mũi tôi thì vài ngày sau mặt tôi mới hết sưng, mũi tôi mới hết đau..."
Tôi định gởi mấy trang nhật ký của Lan cho chị Hà va viết mấy dòng khuyên chị không nên giận, không nên trách đứa con gái của mình. Nhưng chị vừa gọi điện cho tôi, mời tôi về dự đám gả con gái chị - người con trai hàng xóm mà nó đã yêu. Qua điện thoại, tôi vẫn nghe chị thở dài: “Duyên của con thì biết làm sao, tôi chỉ lo cho tương lai của nó, thằng chồng không nghề, không vốn, không ruộng đất, suốt ngày lêu têu ăn nhậu rồi sinh con ra lấy gì nuôi”. Nghe xong, tôi cũng chỉ biết thở dài như chị .
Võ Đắc Danh
Trần Thị Nguyên
Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn. Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án. “Ô nhục”, “món hàng mất giá”, “khinh rẻ”… là những từ thường dùng nhất để nói về chúng tôi. Chúng tôi đã khiến bao người Việt trong hay ngoài nước cảm thấy xấu hổ! Tôi và nhiều cô dâu khác không được học hành tới nơi tới chốn, nhưng cũng còn khá hơn nhiều chàng trai làng khác. Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ. Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.
Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi? Một đám cưới Việt – Hàn. Ảnh: New York Times Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được “chấm”, chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy. Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam!
Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường. Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là “nỗi ô nhục quốc thể” từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở.
Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi? Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi. Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà “ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy.” Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”? Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư.
Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được. Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi? Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.
Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam. Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?
Trần Thị Nguyên
Video Clip Phụ Nữ Việt Nam Bán Thân cho đàn ông Nam Hàn – dưới XHCN-(Không dùng từ này)
Chào quý vị trưởng thượng. Quý Thầy Cô, cùng quý ACE, nhân đọc được bài viết trên đây của chị Trần thị Nguyên, Lúa 9 có vài câu tâm tình cùng chị. Xin được phổ biến rộng rải. Cảm ơn.
Trả lời câu hỏi ” Tại sao gọi chúng tôi là nỗi nhục quốc thể ?” của chị Trần Thị Nguyên / cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan.
Đọc qua bài viết của tác giả Trần thị Nguyên, tôi xin gửi lời chúc mừng chị. Vì chị không nằm trong những trường hợp cô dâu Đài Loan bất hạnh khác, mà theo tôi nghĩ chị biết thừa hoàn cảnh nào. Theo ý kiến riêng thì tôi nhận thấy chuyện cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan/ Hàn Quốc là những mẩu chuyện đau lòng của dân tộc Việt nam, đáng quan tâm.
Đau cho những ai nằm trong hoàn cảnh nghèo muốn thoát ra cảnh nghèo đói ấy để có cơ hội giúp đỡ thân nhân gia đình, thứ nhất là tự-cứu-mình, sau đó là tỏ-lòng-hiếu-thảo với mẹ cha. Một gương hy sinh ngàn đời đáng khâm phục của người phụ nữ Việt.
Hoàn cảnh dưới thời CHXHCN khiến các cô gái ấy không còn sự chọn lựa nào khác để làm ra tiền nên đã cởi trần truồng trơ mình chịu cho họ rờ nắn như một món hàng, mua rồi nếu không vừa ý chú rễ có quyền đổi lấy món hàng khác. Thử hỏi, người Việt khắp nơi có vơ đũa cả nắm không, khi buông câu nói: ” Đây là một nỗi nhục quốc thể”.
Không nhục quốc thể sao được, khi không những chỉ có các cô gái Miền Tây không mà thôi, mà nhan nhãn các cô gái xa xôi Miền Bắc, cũng tìm mọi cách để hóa trang là một massage salon làm gái ngay thủ đô Hà Nội, hoặc giả sang hải ngoại sinh sống, bằng cách này hay cách khác, miễn là thoát khỏi cái nghèo, thoát khỏi XHCN VN !! Họ chạy chọt để có tiền đóng thật nhiều cho dịch vụ để cuối cùng sa vào mạng lưới lừa đảo, tưởng sang bên này sẽ kiếm thật nhiều tiền dè đâu bị bắt làm điếm hoặc trồng cần sa cho các tổ chức có sẵn. Người chủ chẳng ai khác hơn là người đồng hương Việt nam như mình. Người Việt với nhau mà còn không thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau, ngược lại rút tỉa hút tận xương tủy trên thể xác đàn bà Việt
Tình người dưới thời đại XHCN tại VN hiện nay như thế không gọi là nỗi nhục quốc thể thì gọi là gì ? Ta có hãnh diện là phụ nữ Việt Nam không ? Đâu là con cháu Bà Trưng, Bà Triệu ?
Lắm hoàn cảnh thật thương tâm tại hải ngoại của cô gái miền Bắc, nhưng các cô không hề hé răng sợ tai tiếng về tới tai gia đình, cha mẹ, cũng chẳng thay đổi được tình thế, nên các cô cắn răng chịu đựng, bên Đức có cô vì uất ức nên nhảy lầu tự vẩn chết!
Người viết bài trên đây, ký tên Trần thị Nguyên, viện lý do là cô bất bình với thành kiến không hay ho về các cô dâu lấy chồng Đài Loan/ Hàn quốc ? Có thể trường hợp của cô là một trong những trường hợp may mắn. Không phải cô VN nào lấy chồng Đài Loan/ Hàn Quốc đều bị đau khổ dày vò coi rẻ, một mình phải phục vụ tình dục cho cả mấy tên đàn ông trong gia đình, mà những người đàn ông này các cô gái xinh đẹp Đài Loan không bao giờ ghé mắt tới !! Tại vì có những trường hợp thương tâm mà tin tức được phổ biến trên hệ thống Internet, nên độc giả có cái nhìn không mấy thiện cảm với những dịch-vụ-mai-mối trung gian làm giàu trên xác thịt cô gái VN, đồng hương mình.
Người ta không trách các cô dâu lấy chồng Đài Loan / Hàn Quốc, mà người ta chỉ trách cái guồng máy đã đẩy nhân dân VN đến cảnh nghèo đói, cha mẹ bán con, các cô gái phải bán thân làm điếm để thoát cảnh nghèo nàn.
Nếu không gọi là quốc nạn thì gọi là gì ?
Thậm chí có những cha mẹ đã đem bán con gái của mình còn thơ dại vào ổ mãi dâm bên Cam Bốt, cũng vì chữ ” giải quyết nạn nghèo đói ” mà ra nông nổi !
Chuyện nhiều đàn ông Miền Tây say xỉn rượu chè, cờ bạc, đánh vợ hà hiếp bỏ bê con cái, mọi sự đổ lên vai người phụ nữ, chuyện này tôi tin 100% vì tôi xuất thân cũng từ Miền Tây. Chúng ta, những ai đã sống tại Việt nam trước 75 thì đều thấy rõ sự khác biệt giữa hai nền xã hội: Trước và Sau biến cố 30.04.75, sẽ thấy những tệ nạn xã hội, nó mới nhan nhãn xuất hiện sau 75 kể từ khi đảng cs nắm quyền tại Miền Nam Việt Nam mà thôi.
Thử hỏi tại sao trong thời chiến tranh Nam Bắc toàn dân chúng ta cũng nghèo nhưng không cha mẹ nào đi bán con gái vào động thổ Cam Bốt ? Không có các dịch vụ buôn người trắng trợn cho Sextourismus ? Không có cảnh đàn ông bê tha rượu chè để không còn tinh thần sáng suốt tranh đấu cho một lý tưởng quốc gia dân tộc.
Đó có phải là một chính sách nhà nước ngầm làm tê liệt bộ não có thể nổi lên chống lại đảng, là mối nguy hiểm nên mật vụ công an phải ru ngủ dập tắt nó ngay từ đầu.
Với tôi những tệ nạn chúng ta nêu ra đây chỉ là quá hạn hẹp trong trang giấy này, nếu kể ra nữa tôi e rằng cái dân trí của những người dân quê hiền lành mộc mạc sẽ sáng hẳn lên và: chị Trần Thị Nguyên sẽ đùng đùng quay về VN biểu tình chống đảng (Không dùng từ này), chỉ vi đảng là nguyên do chính đưa đến sự bất công, tham nhũng, thối nát thay vì xã hội đạo đức của Việt Nam với 4000 năm văn hiến.
Có lẽ vì chưa hiểu rõ nguyên nhân sâu xa nên các chị cứ cho rằng đảng (Không dùng từ này) đã ban bao ân huệ cho mình. Nếu như các cô dâu Việt nam lấy chồng Đài Loan/Hàn Quốc đều được may mắn như chị Trần thị Nguyên thì đâu có gì để than van !
Võ thị Trúc Giang / Lúa 9
24.04.2011
http://www.bentrehome.net/forums/lofiversion/index.php?t2933.html