Thursday, February 2, 2012

DU LỊCH VIỆT NAM IV

DU LỊCH VIỆT NAM IV
SƠN TRUNG
sưu tập

VIỆT KIỀU


BÀI I
Về Quê Ăn Tết

Lê Phan

Bất cứ một người Việt nào hiện đang sống ở hải ngoại khi nói đến về quê ăn Tết hẳn lại nghĩ ngay đến quê nhà ở Việt Nam. Hình ảnh ngày Tết quê hương là hình ảnh của ký ức, vô cùng đầm ấm và đẹp đẽ. Nhưng nhiều khi chúng ta bị ký ức đánh lừa.

Thật khó quên những ngày Tết của thời xa xưa cũ. Chỉ những màu sắc cũng đủ làm chúng ta ngây ngất. Tết ở Sài Gòn có thể thiếu cái lạnh nhưng được thay thế bằng những bông mai vàng chen lẫn dưa hấu đỏ. Chợ hoa Nguyễn Huệ xinh đẹp nhưng hiền hòa không hào nhoáng và những hàng bánh mứt của chợ Sài Gòn được bày biện như những tác phẩm nghệ thuật.



Và chính những hình ảnh đó đã khiến nhiều người Việt tìm về quê ăn Tết.

Tôi đã gặp nhiều người tìm về quê ăn Tết và mỗi người đều trở ra với một niềm thất vọng.

Một ông bạn kể lại là mỗi năm đi xem chợ hoa Phước Lộc Thọ lại nhớ đến chợ hoa Nguyễn Huệ. Ông bạn tôi bảo là ở chợ hoa Phước Lộc Thọ những loại cây hoa thật đẹp nhưng vẫn làm cho ông nhớ chợ hoa năm nào vì hoa Cali khác hoa Sài Gòn. Ông thèm cành mai vàng thật sự. Hoa Lan đẹp thật nhưng hoa Lan không thay được cho những chậu cúc đủ loại. Ngay cả đến chậu quất Cali cũng không giống chậu quất quê hương.

Sau nhiều năm ao ước, năm ngoái ông tìm về Sài Gòn ăn Tết và vỡ mộng. Chợ hoa Nguyễn Huệ nay đã trở thành Ðường hoa Nguyễn Huệ. Lòe loẹt, quê mùa, nửa tây nửa ta, phần trưng bày cây cảnh được mệnh danh là đường hoa Nguyễn Huệ làm ông sững sờ. Còn đâu chợ hoa ngày xưa mà ông thèm muốn. Dĩ nhiên Sài Gòn vẫn có chợ hoa, nhưng chợ hoa Nguyễn Huệ mà ông yêu mến đã không còn nữa.

Bà chị chồng tôi kể lại là năm trước cũng đem con cái về ăn Tết ở Việt Nam. Bà đã cố lập chương trình để sao cho đến ngày 30 Tết về đến Hà Nội. Tối Giao Thừa, bà cùng mấy cô con gái và gia đình tìm ra đường tính theo dân Hà Nội đi lễ. Vừa ra đến đường, cảnh rối loạn của một thành phố không biết đến kỷ luật giao thông đã làm bà hoảng sợ. Mấy mẹ con đứng tần ngần mãi không dám qua đường. Sau cùng, một ông đứng tuổi, giọng nói thanh tao của người Hà Nội cũ, thấy thương tình chỉ bảo "Các bà cứ đi, họ sẽ tránh. Còn cứ chờ thì chẳng bao giờ sang đường được đâu."

Ðánh bạo, mấy mẹ con dắt díu nhau qua đường, chờ chực mãi mới đón được một cái taxi để đến chùa Trấn Quốc. Ngôi chùa cổ kính nằm bên hồ Tây không đông khách bằng Phủ Tây Hồ nhưng cũng chật người. Mặc dầu lúc đó vừa quá nửa đêm sang năm mới, vườn cây cảnh của chùa đã bị vặt sạch, trông tiêu điều như mới trải qua một cơn bão. Hỏi ra mới biết khách thập phương đã "hái lộc" trụi hết. Buồn rầu mẹ con trở về khách sạn. Sáng mồng một, đường sá vắng hoe, không người đi lại. Thành phố bẩn thỉu dơ dáy nhưng trống trơn, chỉ có những người phu vệ sinh đang thâu dọn bãi chiến trường. Ði quanh quẩn không tìm được đến một tiệm phở, mẹ con bà chị chồng tôi đành trở về khách sạn. Cái Tết quê hương trở thành một cơn ác mộng. Và ngày Tết lại càng làm cho họ cảm thấy mình chỉ là người khách lạ chứ không phải trở về quê hương.

Một người bạn khác cũng thèm nhớ hàng năm vẫn theo mẹ đi lễ lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Năm vừa qua bà bạn đã tìm về Sài Gòn để viếng Lăng Ông đêm Giao Thừa. Hồi xưa, người đi lễ 1ã đông, bây giờ người đi lễ còn đông hơn nữa. Hương khói nghi ngút ngập trời, đoàn người như nước lôi cuốn người ta không sao cưỡng được. Ngoài nhang đèn, số người làm ăn kinh doanh còn mang theo nhiều lễ vật hậu hĩnh để cầu tài lộc.

Con heo quay nằm trên mâm xung quanh đầy tiền giấy cúng sao khó coi quá. Chen chúc một hồi, bạn tôi cũng bị đoàn người đẩy vào đến cửa lăng. Ngạc nhiên nhìn cánh cổng sơn phết lại sao màu mè hơn ngày xưa. Vào đến bên trong, đoàn người đi vào nhập vào đoàn người đi ra, mạnh tay mỗi người tha hồ bẻ cây cối. Bên trong lăng, nơi xin xăm người ta đứng vòng trong vòng ngoài, người nọ lạy người kia vái, tiếng xúc xăm ồn ào nhức óc. Xăm xin xong lại phải ra ngoài nhờ thầy giải đoán. Hàng loạt các ông thầy chực sẵn, lăm le chỉ bảo. Sợ quá, bà bạn tôi bỏ ra sau để thắp nén hương trên phần mộ của Tả Quân và Phu nhân rồi vội vã bỏ về.

Một người bạn nữa lại thèm những món ăn ngày Tết ở quê nhà. Ông ta cứ cả quyết là miếng mứt mãng cầu ở Sài Gòn ngon hơn, không ngọt lự như mứt ở Cali. Ông còn khẳng định dưa đỏ thì chỉ có dưa đỏ ở Việt Nam mới ngọt và mát rượi. Ông nhớ đến đòn bánh tét, đĩa dưa lỗ tai heo, miếng củ kiệu và những con tôm ngọt lịm để nhâm nhi ba xị ngày Tết. Ông chê những thứ này ở Cali không ngon bằng. Năm nay ông tìm về Việt Nam ăn Tết. Khám phá đầu tiên của ông là dưa đỏ Việt Nam bây giờ thua dưa đỏ Cali vì bón phân hóa học quá nên xốp mà không ngọt. Dưa tai heo không giòn, củ kiệu có vẻ như có mùi hóa chất còn con tôm khô cho đĩa đồ nhắm giờ đây trông cũng đỏ đẹp như xưa nhưng cắn vào thì lạt nhách.

Trong khi đó hồi năm 2005 tôi có dịp ghé Cali ăn Tết. Bầu không khí nhộn nhịp không thua gì ngày Tết quê hương. Tiếng pháo nổ giòn khác hẳn với sự im lặng của cái Tết Việt Nam vì ngày nay pháo bị cấm. Chợ hoa Phước Lộc Thọ vui vẻ, ồn ào, không khác gì chợ hoa Nguyễn Huệ. Trong khi đang đi ở chợ hoa, tôi gặp một gia đình từ Âu Châu sang Cali ăn Tết. Ông bà này kể lại là sau khi về Việt Nam vỡ mộng quá, bây giờ cứ vài năm lại tìm sang Little Saigon để hưởng cái Tết quê hương. Ông tâm sự "Ðây mới thực là quê hương của chúng mình. Bên đó bây giờ đã trở thành xứ lạ. Từ thức ăn, tiếng nói, đến phong tục tập quán, ngay cả cách chưng diện, lối đối xử, họ khác mình quá rồi, về bển chỉ thêm buồn. Ấy là chưa kể cứ mỗi lần thấy lá cờ đỏ vẫn còn đứng tim."

Quả dúng là vậy.
Lê Phan
http://hoiquanphidung.com/content.php?491-V%E1%BB%80-QU%C3%8A-%C4%82N-T%E1%BA%BET-c%E1%BB%A7a-L%C3%8A-PHAN

BKBĐD 171

BÀI II
Học Làm Người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
Chu Thập.
Quê hương thì ai cũng nhớ cũng thương. Dù chùm khế ngọt có héo đi, dù cây đa cũ bên đò xưa có thay đổi, dù con sông bờ ruộng có bị lấp đi...quê hương ấy vẫn cứ sống mãi trong ký ức và tiềm thức của tôi. Nhà văn Sơn Nam đã có lý để viết: “phong sương mấy độ qua đường phố, hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”. Sau 30 năm xa cách, tôi cũng trở về Việt nam với tâm trạng ấy và ra đi cũng với tâm trạng ấy. Tôi không thể nào không thương nhớ quê hương. Nhưng tôi không sợ bị kết án là vong bản để nói rằng tôi không thể nào hòa nhập trở lại vào cuộc sống ở quê hương. Sau đúng một tháng đi “xâm nhập thực tế” từ Nam chí Bắc, bằng mọi phương tiện di chuyển thượng vàng hạ cám từ máy bay đến taxi, xe đò, xe buýt, xe ôm, xe xích lô, thuyền bè, tiếp xúc với hầu hết mọi giai cấp xã hội, tôi vẫn chưa thấy mình “tốt nghiệp” từ trường học làm người Việt nam XHCN. Tôi vẫn cảm thấy lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình.

Suốt một tháng sống ở quê hương, theo lời ông bà dạy, tôi đã bắt đầu lại bài học vỡ lòng là “học ăn”. Trong trường XHCN hiện nay, đây là môn khó nuốt nhứt đối với tôi. Về Việt nam để ăn cho thỏa thích là chuyện có thể hiểu được đối với nhiều người Việt hải ngoại. Ai mà chẳng thèm các món đặc sản ở quê hương. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về khoản này. Hàng ăn ở Việt nam không thiếu. Thật không ngoa để nói rằng cả nước Việt nam hiện nay là một “hàng ăn”.


Trên vỉa hè và ngay cả trên đường phố, dọc theo những con lộ ở thôn quê, chỗ nào cũng có tiệm cà phê và quán ăn. Đó là chưa kể những gánh hàng rong. Đồ ăn, món nhậu và thức uống được dọn ngay trước mặt mình vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Đầu thập niên 80, mới đến Pháp, tôi thực sự thất vọng và cảm thấy bơ vơ trong xã hội mới: đi tìm một hàng quán là chuyện trần ai. Giá cả thì lại làm cho những người tỵ nạn chân ướt chân ráo phải dội ngửa. Đó là chưa kể ngày chúa nhựt: phố xá đóng cửa im thin thít. Có đói thì cũng đành phải bóp bụng mà kéo lê từng bước mỏi mệt đến hằng bao cây số may ra mới tìm được một tiệm ăn bình dân.


Đến Ý tôi lại càng bực mình hơn: cứ từ hai giờ trưa đến bốn giờ chiều, mọi quán sá đều đóng cửa. Mặc cho du khách có réo gọi, người ta vẫn cứ tỉnh bơ ngủ trưa đã.


Ở Việt nam XHCN hiện nay thì trái lại, muốn ăn cái gì cũng có, muốn ăn giờ nào cũng được, muốn ngồi ăn ở đâu cũng chẳng ai cười. Có lần trên một chuyến taxi, tôi nêu thắc mắc với người tài xế: tại sao ở VN người ta “ăn nhậu” liên tục như thế? Anh trả lời rằng đa số người Việt nam hiện nay sống rất hiện sinh. Anh giải thích rằng người Việt nam ăn nhậu xả láng là vì không muốn nghĩ đến ngày mai và cũng chẳng có ngày mai mà nghĩ.


Kiếm được đồng nào xài đồng đó. Đó là chủ trương sống của rất nhiều người Việt nam hiện nay. Không chỉ có những cán bộ phì nộn, ăn mặc bảnh bao hay các đại gia và giai cấp nhà giàu mới mới ăn nhậu, xem ăn nhậu như thủ tục đầu tiên, người dân lao động, những kẻ ăn không ngồi rồi cũng ăn nhậu và ăn nhậu suốt ngày, suốt đêm.

Sau một tháng về thăm Việt nam, đứng lên bàn cân, tôi sụt ký thấy rõ vì không muốn và không dám ăn một cách “thỏa thích” như mọi người. Tôi thực sự cảm thấy ái ngại mỗi khi bước vào một nhà hàng sang trọng. Giá cả không quá cao nếu so với Úc và các nước văn minh. Nhưng trong một đất nước mà thu nhập bình quân của một người lao động phổ thông vẫn còn ở mức dưới 5 Mỹ kim một ngày thì một bữa ăn trong một nhà hàng giá đến vài chục Mỹ kim, chưa kể tiền bia rượu, thì đây hẳn là một cách tiêu xài xa xỉ chỉ dành riêng cho giới nhà giàu mới trong xã hội.


Tôi không thấy thoải mái để bước vào các nhà hàng sang trọng . Cơm đường cháo chợ thì ê hề. Nhưng ngặt một nỗi, vì đã lỡ học cái thói vệ sinh của các nước văn minh cho nên có thèm nhỏ rãi tôi cũng đành ăn hàm thụ. Trong những ngày đầu, bị tào tháo rượt một lần, tôi tởn tới già. Cùng lắm, muốn ăn món tủ, nhà tôi đành phải mua rau cỏ về nhà rửa sạch với thuốc rửa rau mà chúng tôi mang theo từ Úc, rồi đem ra nhà hàng ăn thay vì ăn rau của họ trước con mắt khó chịu của người xung quanh.


Ngoài ra, xuất xứ của các thứ thịt cá được dọn ra trong các hàng quán cũng khiến tôi nghi ngại. Những con thú chết vì bệnh thay vì đem chôn được xẻ thịt ra bán trong chợ là chuyện có thật được chính báo chí Việt nam phanh phui. Thịt quay treo lủng lẳng trên đường phố đầy bụi bậm và ngày này sang ngày khác là chuyện mà tôi thấy trước mắt mỗi khi xuống đường. Ngay chợ Đồng xuân, nhà tôi đã vô tình chứng kiến cảnh người ta xẻ thịt bò ngay trên nền chợ lầy lội nước.

Tựu trung, các hàng ăn ở Việt nam kinh doanh bằng mọi giá, bất kể các tiêu chuẩn vệ sinh và chuẩn mực đạo đức. Xét cho cùng, nếu ăn uống là thể hiện của văn hóa một đất nước, thì điều được gọi là “văn hóa ẩm thực” của Việt nam hiện nay cũng nói lên sự dối trá và lừa gạt vốn tràn lan trong xã hội. Muốn có chỗ ăn ngon, sạch, đúng giá thì chỉ có nước nhờ người quen mách bảo.


Tôi thấy mình chưa thuần thục trong bài “học ăn” ở Việt nam. Sang đến chuyện “học nói” thì tôi lại càng thấy mình “ngọng” hơn. Cả nước Việt nam không chỉ là một “hàng ăn” mà còn là một khu triển lãm các khẩu hiệu. Từ thành thị đến thôn quê, từ các đường phố sang trọng đến các con hẻm tồi tệ bẩn thỉu, ở bất cứ ngõ ngách nào, du khách cũng có thể đọc được những khẩu hiệu. Từ việc ca tụng đảng cộng sản Việt nam quang vinh đến nếp sống văn minh, xem ra người Việt nam xã hội chủ nghĩa sống bằng khẩu hiệu hơn với thực tế.


Quả thực, đi đâu tôi cũng thấy “mưa sa trên mầu cờ đỏ” và bơ vơ trong rừng khẩu hiệu. Lạc lõng hơn nữa khi mở các kênh truyền hình chính của Việt nam. Cái giọng Bắc hoàn toàn khác với giọng Bắc “năm mươi tư” không thể không làm cho tôi nghe đau lỗ tai. Phải nói thật sự có một “Nước Bắc” xâm chiếm Miền Nam Việt Nam và áp đặt không chỉ ý thức hệ mà còn cả văn hóa, ngôn ngữ và giọng nói.

Trước 75, trong miền Nam làm gì có chiếc xe “ô tô”, “ điện ô tô” hay “xe con” hay làm gì có chuyện “đảm bảo”. Tôi thấy rõ chuyện “thực dân mới” ấy trên chuyến bay từ Hà nội về Sài Gòn. Thông thường các cô tiếp viên của các hãng không dân dụng Á châu đều có một sắc đẹp đủ để đại diện cho đất nước của mình.

Nhưng trong chuyến bay của hãng Jetstar từ Hà nội vào SàiGòn hôm đó, tôi hoàn toàn thất vọng về cô tiếp viên trưởng. Với “nhan sắc của một người đàn ông không đẹp trai”, nếu cô được chọn làm tiếp viên trưởng của chuyến bay thì chắc chắn cô chỉ có thể là “con ông cháu cha” mà thôi. Tôi lại càng nghĩ rằng tôi không đoán sai điều đó, bởi vì khi cô mở miệng nói với hành khách bằng tiếng “Nước Bắc” thì tôi chẳng hiểu gì “sốt”. Đến khi cô “dịch” sang Anh ngữ thì tôi lại càng “điếc” và không biết cô nói tiếng nước nào.
Nói như thế không có nghĩa là tôi giỏi và nói tiếng Anh rành đến độ quên tiếng mẹ đẻ. Thật ra, vấn đề tiếng Việt của tôi ở Việt nam không phải là “nói” cho bằng là “hiểu” cái lối nói “xa lạ” hiện nay của nhiều người Việt nam. Không kể đến chuyện người ta cho vào bảo tàng viện hai tiếng “xin lỗi” và “cám ơn”, cái cách ăn nói cộc lốc, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ, thiếu cả văn minh... của người Việt nam XHCN vừa làm cho tôi đau lỗ tai vừa làm cho tôi đau lòng.

Đau lòng thực sự bởi vì cái lễ giáo và nét đẹp của cách nói năng được nhào nặn từ bao thế hệ đã hầu như hoàn toàn bị xóa bỏ. Tôi rất sợ vào chợ để mua hàng. Tôi sợ khi phải sờ đến một món hàng và hỏi một câu, mặc dù đã cố gắng để tỏ ra lịch sự hết sức có thể. Tôi sợ là bởi vì lúc nào mình cũng có thể được đáp trả bằng một tràng câu nói như chửi vào mặt.
Quả thật, một tháng có lẽ chưa đủ để tôi “học nói” lại trong Việt nam XHCN hiện nay. Sau chuyện “học ăn, học nói”, tôi lướt qua chuyện “học gói học mở” để đi thẳng vào một chuyện tối quan trọng trong những ngày sống ở Việt nam: đó là chuyện “học đi”. Tôi còn nhớ: cách đây vài năm, nhân một cuộc họp APEC được tổ chức tại Hà nội, một nữ phóng viên Phi luật tân tháp tùng phái đoàn chính phủ Phi, đã ghi lại hai nhận xét mà cô cho là tâm đắc nhứt trong chuyến thăm Việt nam: một là con trai Việt nam không đẹp, hai là: ai muốn tự tử cứ “đi bộ” băng qua các đường phố ở VN.
Cả hai điều, tôi đều thấy đúng cả. Tuần cuối cùng ở Sài Gòn, không biết làm gì, tôi bắt xe buýt đi Thủ Đức, Biên Hòa. Tại đây tôi được dịp nhìn thấy làng đại học của Miền Nam Việt nam. Có cả một trường đại học quốc tế (International University) mà tôi không biết của nước nào. Nhưng phải nói là nhận xét của cô phóng viên người Phi thực là chính xác: trong đám nam sinh viên, rường cột và tương lai của đất nước, chen chúc trên xe buýt hay đi bộ đến trường, tôi chỉ nhìn thấy những tấm thân ốm o, còm cõi, nhỏ bé và những gương mặt thiếu sức sống và sự tỏa sáng. ( Ôi ! Thật là nhục nhã cho các đấng Sinh viên VN !!! )


Nhưng trở lại với bài “học đi” mà tôi đã cố gắng học trong những ngày lê bước ở Việt nam. Phải nói ngay rằng người Việt nam XHCN hiện nay rất ít đi bộ. Không cần phải nhìn cách tôi ăn mặc hay nghe tôi nói chuyện mà chỉ cần thấy tôi đi bộ hay băng qua đường là biết rõ tôi không phải là người Việt nam XHCN. Ở Việt nam, cứ bước ra khỏi nhà thì hầu như ai cũng cỡi xe gắn máy hay ít nhứt trèo lên xe ôm.


Tôi không biết mình có quá chủ quan không khi nói rằng có lẽ không nơi nào trên thế giới có nhiều xe gắn máy cho bằng Việt nam, không có nơi nào trên thế giới bị ô nhiễm cho bằng các đường phố ở Việt nam và dĩ nhiên cũng không có nơi nào trên thế giới “nguy hiểm” cho khách bộ hành cho bằng VN. Quả thật, nếu muốn tự tử một cách dễ dàng, chẳng cần phải nhảy cầu, trầm mình xuống sông, rơi từ cao ốc, uống thuốc ngủ hay thắt cổ: chỉ cần hiên ngang băng qua đường ở VN cũng đủ để đi thẳng vào thế giới khác ngay.


Ở Việt nam luật đi đường nào cũng có, nhưng chẳng ai tuân giữ và khách bộ hành là hạng người rẻ nhứt trong xã hội. Ở Việt nam, công an giao thông đứng đầy đường, nhưng không phải để hướng dẫn về giao thông mà chỉ để được người lái xe “hối lộ” hay “mãi lộ” theo đúng nghĩa. Hôm giỗ cụ Nguyễn Trung Trực, bị kẹt trong một rừng người hỗn loạn thiếu điều đạp lên nhau tại Rạch giá, tôi không sao tìm thấy bóng một cái “áo vàng”.



Tôi vẫn nhớ mãi chuyến đi từ Vũng Tầu ra Nha Trang. Tài xế của chuyến xe, như anh tự giới thiệu, một người Thanh Hóa đã từng là công an. Nói chung, những tài xế người “Nước Bắc” có lối lái xe phải nói là “mất dạy” và lối nói năng cũng “mất dạy” hơn tài xế Miền Nam. Suốt chuyến đi, vì ngồi sau lưng anh, tai tôi bị tra tấn vì những câu văng tục liên hồi của anh. Nhưng được bộ nhớ của tôi ghi nhận kỹ nhứt là lúc anh trả lời cho một hành khách muốn xuống trước đồn công an gần một cổng trường tiểu học. Anh nói: “Làm gì có đồn công an gần một trường học. Chẳng có thằng ngu nào lại đi xây một trường học bên cạnh một đồn công an, bởi vì làm như thế thì trẻ con sẽ phải làm chó trước khi kịp“học làm người”.



Tôi đã học được rất nhiều bài học trong một tháng đi “thực tế” ở Việt nam. Nhưng bài “học đi bộ” thì tôi đành bỏ cuộc. Mỗi lần băng qua đường mà còn lành lặn, tôi xem như một phép lạ. Theo tôi, lối giao thông ở Việt nam thể hiện đúng cách sống của người Việt nam XHCN hiện nay: ở đâu người ta cũng có thể luồn lách và tránh né miễn là được việc và dĩ nhiên được việc cho bản thân mình trước đã. Người khác có sống chết ra sao cũng mặc kệ. Về thăm lại quê hương tôi thấy buồn nhiều hơn vui. Phải nhìn nhận, sau 30 năm “xây dựng” xã hội chủ nghĩa, có một số dấu hiệu của phát triển: nhiều cao ốc hơn, nhiều đường sá hơn, cuộc sống vật chất và tiện nghi có khá hơn. Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong "con-người" Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ lại. Nghĩ như thế mà buồn cho quê hương!

vietluanonline.com/.../HoclamnguoiXHCN.html
BKBĐ 193

BÀI III

Về Việt Nam, Lại Muốn Qua Mỹ
Tác giả: Trần Đông Thành

Tôi qua Mỹ với hai bàn tay trắng. Một cách nói tếu hơi châm biếm của người bạn là “Qua Mỹ với cái quần xà lỏn”. Tài sản xuất ngoại chỉ có chừng đó. Nghèo nàn và rách rưới. Mà cũng không có vải dư để mà rách nữa. Chỉ vỏn vẹn một mảnh quần vải ú đen bạc phếch!



Trong lúc đó tôi phải chống chọi với mọi xâm thực của xã hội. Mướn nhà, học nghề, học Anh văn, giữ gìn sức khỏe. Trong thời gian 4 năm lưu lạc xứ người tôi đã làm qua các việc ngoài cái nghề khỏ đầu trẻ chuyên nghiệp như giao pizza, cắt cỏ, bỏ báo mercury, rửa chén nhà hàng, bán xăng..làm đủ mọi nghề và sau đó để dành được số tiền kha khá trong nhà bank. Tiền ký thác nhà băng có hai lẽ: một là dành tiền để phòng khi thất nghiệp có tiền thanh toán tiền mướn nhà, ăn uống, hai là có số tiền đúng tiêu chuẩn làm đơn bảo lảnh má tôi còn ở Việt Nam không có việc làm chỉ trông đợi tiền tôi gửi về trang trải nợ nần.


Một năm chờ đợi duyệt xét đơn má tôi được phái đoàn Mỹ chấp thuận cho phép qua Mỹ viện ODP. Mẹ con tôi rất sung sướng được đoàn tụ sau bao năm xa cách tưởng rằng không bao giờ gặp lại.
Ở Việt Nam qua Mỹ má tôi chỉ đem theo một bộ quần áo cũ kỹ nhiều chỗ rách mạn lại. Má tôi cho biết đây là bộ quần áo làm vườn hồi ba tôi còn sống. Và một cái nón lá má còn giữ 30 năm kỹ niệm đội che nắng che mưa lúc ra đồng làm việc không bị cảm nắng nhức đầu sổ mũi.


Trên đời này xét thấy không còn hạnh phúc nào bằng khi tôi có mẹ sống bên cạnh trong một mái ấm gia đình yên vui. Dầu công việc trong sở có nhọc nhằn và khó khăn tới đâu nhưng khi nghỉ tới mẹ, nhớ tới mẹ, tôi cảm thấy vui vẻ yêu đời, tích cực làm việc. Mọi ý nghỉ đen tối cực nhọc xua đi chỉ có hình ảnh tươi vui của mẹ hiền và những cử chỉ âu yếm hiền lành sống mảnh liệt trong trí óc và sự mong muốn của tôi.


Ngày nghỉ việc tôi đưa mẹ đi du lịch chỗ này chỗ nọ, không để khoảnh khắc rảnh rổi cho mẹ khỏi suy nghĩ vẩn vơ. Mẹ từ tâm rất thương mến bà con xóm giềng, bà hay kể tên những gia đình nghèo không cơm ăn áo mặc ở quê nhà để giúp đở kẻ khốn cùng, mẹ nói “Miếng khi đói bằng gói khi no”. Biết ý mẹ có tình tương thân tương ái” với đồng bào nghèo khó, tôi tiện tặn để dành tiền xếp vào bao thư đưa cho mẹ thoải mái làm việc thiện cho mẹ vui. Đóng phí tổn mở đài SABN cho mẹ xem tin tức Việt Nam. Mẹ thích nghe chuyện Tàu tôi mua về một chồng sách, nào Thủy Hử, Tam Quốc Chí, Xuân Thu Oanh Liệt, Đông Chu Liệt Quốc…mỗi tối tôi và con tôi thay phiên đọc cho mẹ nghe, mẹ con bình luận chuyện xưa tích cũ rất trìu mến và thú vị.


Bên ngoài, gia đình tôi có vẻ sung túc, ấm no đó là vì tôi khéo che dấu một sự thật bên trong. Tôi chỉ là người thợ xây cất nhà cửa làm công cho một người bạn. Đồng lương rất khiêm nhường. Có mẹ qua đoàn tụ tôi mừng nguyện làm bất kể giờ giấc, ngày tháng miễn là có nhiều tiền âm ấp vô túi mẹ là tôi sung sướng nhất đời. Không ngại công chuyện làm, vất vả tới đâu cũng quyết tâm làm cho bằng được. Việc khó cũng ráng học hỏi cho đến cùng để làm được. Mọi công việc làm hoàn tất tốt đẹp vì vậy anh chủ nhân thưởng công mỗi tuần.


Nhưng ở đời mình muốn không qua trời muốn. Thời bây giờ kinh tế Mỹ suy sụp nạn thất nghiệp càng ngày càng gia tăng tôi cũng bị ảnh hưởng theo. Không gia chủ thuê thợ sửa nhà. Tôi bị nghĩ việc cả tuần mỗi tháng. Những lúc đó tiền lương kiếm sống thiếu hụt nhưng tôi không dám than, rán xoay xở bạn bè và tiền dành dụm khi đau yếu lấy ra đưa cho mẹ dằn túi cho vui vẻ.


Phần tôi chịu đựng bao điều cay đắng không dám hở môi sợ mẹ buồn. Nhưng thật ra điều lo sợ của tôi cũng không tránh khỏi tình cảnh “Mẹ tôi bị buồn rồi”. Hàng ngày tôi đi làm xa nhà, mẹ ở nhà không có việc gì làm. Hết dọn dẹp nhà cửa đến lau chùi bàn ghế. Coi TV rồi xem báo. Một mình ở nhà, mẹ tôi đi ra đi vào thẩn thờ. Mở cửa trông ngóng con về nhưng có nhiều ngày phải làm cho hết việc, tôi biền biệt tới khuya mới về. Bạn già dề nghị ghi tên sinh hoạt trong hội người già mẹ tôi lại không biết lái xe nên không đi xa được. Láng giềng không có người đồng bào ta, ra đường chỉ thấy Mỹ, Mễ. Một diều tệ hại là bên cạnh nhà tôi lại là bà già Mỹ cực kỳ khó tánh, không thân thiện. Gặp mặt má tôi chào hỏi bà lại nhìn qua chỗ khác vẻ làm ngơ.


Mẹ tôi than phiền:
-Má cảm nghỉ bà Mỹ kế bên nhà mình không ưa nhà mình. Có lẽ mình là người Việt Nam? Asian.
Tôi bào chửa cho mẹ đổi ý:
-Không hẳn thế đâu má. Ở Mỹ người ta có luật nghiêm cấm kỳ thị màu da, chũng tộc đó má.
Nhưng mẹ xác định:
-Mặt bà ấy lúc nào cũng đâm đâm như mình ăn hết của của bà ta vậy.
-Nhưng đa số người Mỹ họ đều tốt phải không má?
Mẹ cười:
-Mong được như thế!
Một tối nọ mẹ tôi thố lộ tâm tư:
-Con lãnh má qua Mỹ 2 tháng nữa là đầy 3 năm, má thấy nhớ các em của con ở quê nhà quá! Má muốn nói với...


Tôi cướp lời:
-Má muốn về Việt Nam?
Mẹ tôi vẻ mặt hớn hở:
-Con đoán đúng ý má. Thiện à, má về Việt Nam nhen con!
Tự nhiên tôi nghĩ điềm không tốt:
-Má về thì được rồi nhưng bao giờ má qua lại Mỹ?


Mẹ tôi hân hoan:
-Một tháng má trở qua con đừng lo.
Tôi ngần ngừ:
Má về con lo giấy máy bay cho má về nhưng con nghe nói trong đài má đi quá 6 tháng nước ngoài thì thơì gian thi quốc tịch bị triển hạn
Tôi doạ:
-Má mới có thẻ xanh mà đi ra khỏi Mỹ 6 tháng trở lên sẽ gặp nhiều khó khăn với sở Di trú khi trở lại Mỹ lắm đó!
-Con yên chí!
Nói cho qua chuyện. Về Việt Nam hơn một tháng rồi mẹ tôi vẫn chưa về lại Mỹ.
Tôi đã gởi 4 thư nhắc nhở ngày tháng ghi trong giấy máy bay round trip để về lại Mỹ, đến bây giờ đã trể 10 ngày, mẹ vẫn còn lưu luyến với con cháu bà con ở quê nhà.


Mẹ viết thư trả lời bày tỏ lòng sung sướng:
-Má về Việt Nam được má mừng lắm con ơi! Như má nói với con là ở Mỹ má buồn lắm. Ở Mỹ dù tự do nhưng buồn lắm! Tiếng Mỹ nói không thông….Không có việc gì làm để tránh buồn chán. Chung quanh không bạn bè thân thích. Chỉ một đài TV SABN nói tiếng Việt Nam nhưng có mấy tin nhạo đi nhạo lại, chán chết. Ăn rồi ngủ. Ngủ rồi ăn. Chán quá!


Đọc thư có mấy hàng chử mà má tôi nhắc đi nhắc lại một cách ngán ngẩm “buồn” với “chán”. Má tôi ca tụng khung cảnh huy hoàng ở Việt Nam:
-Mỗi sáng má xìa ra vài chục cho thằng Bê con Bé, con Xinh con Tốt con của chị hai con. Rồi con Tám, thàng Ích, Dậu, cu Tí, cháu đích cu Ngọc; chúng nó bu lại như ve reo mùa hè. Vui lắm!... Tuần rồi má đưa tụi nhỏ đi Cấp tắm biển vui ghê!. Má cũng vui nữa con ơi!
Mẹ kể trong thư ở Việt Nam mẹ vui lắm. Thư nhiều chử “Vui” điệp ngữ, đọc thư tôi liên tưởng nguồn vui của mẹ mà vui lây, từ đó tôi có ý định để má ở lại quê nhà cho mẹ khuây khỏa. Mẹ vui là tôi vui. Tôi luôn luôn chìu ý mẹ…. Chị Sáu Hoa, tư Tụi, bảy Trà..nhiều, nhiều người nữa mẹ không kễ hết, bà con mình gặp mẹ họ mừng vui như đi xem hội…


Vậy mà một năm sau mẹ tôi viết thư qua tả cảnh tình như một bài tường thuật xã hội:
-“Má học một bài học nhớ đời “Có tiền có tất cả”…..Bây giờ má tiếc đã về Việt Nam không chịu trở lại Mỹ….Con cháu, má có tiền khi ở Mỹ về thì chúng rà theo nườn nượt. Về quê ở lâu xài hết tiền chúng ít bén mảng đến… Hàng xóm cũng ít thân mật, lơ là với má vì họ xét đoán má cũng “nghèo” như họ… nhiều khi đi chợ đụng mặt họ không muốn chào hỏi má xã giao ….Má rất tiếc đã lấm chọn con đường về Việt Nam để sống!”
“….Giờ này má mới sáng mắt ra ở Mỹ tuy buồn mà cơm ăn áo mặc, nhàn nhã coi TV nghe ra dô có đầy đủ tin tức nóng hổi chớ đâu như Việt Nam bưng bít dân chúng mù mịt…Ở Mỹ dù chung đụng với người ngoại quốc nhưng nhà ai nấy ở...


Đọc thư chưa xong tôi biết má tôi đang tâm trạng buồn “khung cảnh” ở Việt Nam con cháu thờ ơ vì không vòi vỉnh được tiền bà ngoại, bà nội lúc ở Mỹ mới về, bà con lảnh đạm, thiếu cảnh tay bắt mặt mừng vì không nhờ vả gì được nữa.
Tôi còn nhớ lời thư của má nào bà Sáu TV biếm nhẻ “Tưởng con mẹ Phén giàu có gì ở Mỹ cho cam, đi Mỹ 2, 3 năm về nhà con mẻ cũng nghèo rớt mồng tơi. Hứ! Vậy mà hoang hoang là Việt kiều! Xí!”


Thư sau má tôi cầu cứu SOS:
“Con làm sao giúp má trở lại Mỹ để má sống cho yên cuộc đời còn lại. Bi giờ má mới thấy sự hy sinh của con rất lớn. Con lo cho má từ A đến Z”.
Tôi chảy nước mắt khi đọc xong thư má vì hiện thời tôi đang thất nghiệp, lâm vào hoàn cảnh tiền bạc khó khăn, phải ở nhà share phòng với một người bạn thân. Không tiền lo dịch vụ di trú đưa mẹ tôi sang Mỹ lần thứ hai.


Đọc thư, bạn cảm xúc muốn giúp đở tôi:
-Má mày ý muốn qua Mỹ trở lại thì hảy giúp cho bà. Tao còn việc làm sẽ ứng tiền lo giấy tờ giúp mày.
Tôi mừng muốn khóc đang trong tình trạng chết đuối nắm được tấm ván:
-Cám ơn mày! Cám ơn mày! Má con tao nhớ ơn mày suốt đời! Mày cứu sống má tao lần thứ hai!
*
Tại phi trường San Francisco nhân viên an ninh đã từ chối không cho má tôi ra cổng, họ dẫn giải pháp luật sở Di trú của United States of America như sau:
-Bà có green card đi ra ở nước ngoài quá một năm không có xin re-entry permit chúng tôi không thể nhận bà vào nước Mỹ. Xin lỗi bà!
Thương mẹ hiện tình về và đi tiến thối lưỡng nan tôi khóc mướt, còn má tôi vừa khóc vừa năn nỉ nhân viên INS, một biến cố tang thương tại phi trường trông như cá lạc lỏng trên bờ đê cạn nước, không tìm được chỗ nương thân và từ nay, mẹ tôi không bao giờ được may mắn có cơ hội qua Mỹ lần thứ hai.
Trần Đông Thành


Trúc Quỳnh, một CTV lâu năm của NCTG


Hôm nay, tôi lại góp thêm vài câu chuyện cười ra nước mắt cóp nhặt được sau những chuyến đi.

BÀI IV
Người Việt ở Sài Gòn

*Tại chợ Bến Thành

Lần đầu tiên cầm tiền Việt Nam, chồng tôi chưa kịp nhận diện giá trị tiền. Lúc hai vợ chồng vừa xuống khỏi taxi đến chợ Bến Thành thì một người đàn ông tật nguyền một chân chống nạng đến xin tiền. Chồng tôi rút luôn gần hai trăm ngàn ra đưa. Tôi giật mình: - Ối! Sao lại cho nhiều thế?Lúc tôi quay sang nhìn thì người đàn ông “tật nguyền” ấy - chắc nghĩ tôi sẽ giật lại số tiền đó hay sao mà nhanh như chớp, hai tay nhấc hai cái nạng, vác lên vai, co hai chân chạy thẳng. Ha ha ha. Chồng tôi lúc đầu choáng, xong lăn ra cười. Đến giờ mỗi khi nhắc lại vẫn cứ cười.

* Tại quầy lễ tân Khách sạn Riverside Sài Gòn

- Anh chị cho xem giấy kết hôn? - Chúng tôi không mang theo. Thế anh không thấy vợ chồng chúng tôi mang cùng họ trong hộ chiếu và cùng đến từ Đan Mạch à? - Nhưng đây là khách sạn 4 sao.

Tất cả khách sạn 4-5 sao đều yêu cầu như vậy. - Chúng tôi xưa giờ toàn ở khách sạn 5 sao, hôm nay hết phòng nơi khác mới đến khách sạn 4 sao của anh để ở đấy chứ. Có thấy nơi nào quy định vậy đâu? - Không, khi một người Việt đi với một người nước ngoài thì bắt buộc xuất trình giấy kết hôn. - Thế người yêu đi với nhau cũng không được à? - Không, vì có thể là gái mại dâm. - Thế anh nói vợ tôi là gái à? - Vâng, không có giấy kết hôn thì bị coi là vậy.(Kết quả sau đó: Suýt choảng nhau!!!)

* Ngoài đường

Hai vợ chồng tôi về Việt Nam chơi, mấy người chạy xe ôm cứ mời đi không ngớt (mà thiệt lạ, người ta mặc váy mà cứ mời đi xe ôm thì ngồi kiểu gì nhỉ??!). Tôi luôn miệng trả lời không, lấy lý do là vì thích đi bộ ngắm phố phường hơn. Nhóm xe ôm bám nhì nhằng cả 15 phút không được, mới buông giọng: “Xời ơi, keo gì mà keo thế? Nói cho cô em biết, cô em lấy chồng Tây thì phải chia sẻ cho đồng bào một chút, nhá?”.

* Trong công viên nước

Hai vợ chồng và mấy đứa cháu đi công viên nước chơi, tôi đang chơi bóng dưới hồ tạo sóng với cháu gái thì một gã bơi đến:- Em ơi, sao em lại đẹp quá vậy? Mà người vừa nãy đứng cùng em là chồng em hả? Ôi, sao em lại lấy chồng Tây, anh là người Việt Nam, cũng đâu đến nỗi nào. Em bỏ nó, em lấy anh đi, nhé em! Mặc tôi ngó lơ, hắn cứ “bao vây” bằng những hành động và lời nói cợt nhả như thế dưới bể bơi hàng chục phút đến khi tôi không chịu nổi phải trèo lên bờ.


* Người Việt ở Hà Nội *

Tại khu phố cổ, lúc 10 giờ đêm Hai vợ chồng dắt cô cháu gái đi chơi, nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng đẹp quá, tôi ghé vào định mua cho cháu thì:- Ê ê, mười giờ đêm rồi, có biết phải mua gì chưa? Chắc chắn mua thì hẵng vào, nhá! - bà chủ cửa hàng chua một chất giọng còn mạnh hơn cả… giấm. - Chưa coi hàng chất lượng ra sao, sao biết chắc mua hay không hả cô? - tôi hỏi lại.Nghe vậy, bà chủ nhảy lên, tưởng muốn chạm nóc nhà.- Chắc thì hẵng vào, muộn rồi, không thì… xéo… cút xéo thẳng, đừng vào nhá.Hết hồn!


* Người Việt ở Hạ Long

Tôi ngủ dậy muộn trên tàu du lịch ở vịnh Hạ Long, lúc nhìn xuống thấy có 2 cô gái trẻ trên hai chiếc thuyền (chợ nổi) treo bán đủ thứ bánh kẹo đang trò chuyện rất to. Không biết tôi là người Việt Nam, một cô chỉ vào chồng tôi, cười hả hê nói:- Này, lúc nãy tao mới bán cho ông Tây kia cái hộp bánh 220 ngàn đấy, lãi hẳn 200 ngàn mày ạ, hí hí hí. - !!!


*Người Việt ở Sapa

Chồng tôi vào chợ Sapa hỏi mua giúp tôi một chai nước tẩy sơn móng tay. Hai bà bán hàng nói với nhau (rất to): “Nhớ xé cái mác giá đi, trên đó ghi có 2 ngàn à”. “Ừ! Thế nói nó giá bao nhiêu nhỉ. Năm chục ngàn nhỉ?”. “Ừ!”. - Fifty thousand Dong! (Năm chục ngàn) - bà ta nói với chồng tôi. Tôi đứng đó, bật cười:- Chứ không phải cái lọ đó giá chỉ 2 ngàn thôi sao hả chị? Tẽn tò!


* Người Việt ở Pháp

Trong nhà hàng Cây Ớt – Quận 13, Paris Hai vợ chồng chọn được 5-6 món, hào hứng ngồi chờ. Bàn bên cạnh là hai thực khách Pháp. Chủ nhà hàng mang ra một nồi thịt kho tộ, một đĩa xào (giống tôi đã đặt) nhưng lại bỏ lên bàn của hai vị khách Pháp. Có lẽ vì là người nước ngoài nên họ không biết, bắt đầu cắm cúi ăn. 5 phút sau, dường như phát hiện ra sự nhầm lẫn, bà chủ liền chạy ra, không nói câu nào, giựt mạnh nồi thịt kho và đĩa xào từ bến đó bỏ sang bàn tôi.

Mặc kệ hai vị khách kia miệng đang há, tay đang cầm đũa cắm vào nồi thịt. - Này chị ơi, nhầm lẫn thì làm lại chứ bắt chúng tôi ăn thừa à? - tôi hỏi. - Nhầm có mấy phút mà làm sao? - Không, chị phải làm lại chứ. Khách người ta ăn vào rồi còn gì. - Không. Chi mà khó tính dữ vậy. Nhầm có chút xíu mắc chi tôi làm lại - mặt bà chủ cau có.

- Vậy chị cho tính tiền nước đi, chúng tôi không ăn nữa - tôi chán nản nói. Hai vợ chồng chủ quán mang hóa đơn xuống bàn, rồi nói với nhau: - Lần sau nhớ mặt hai đứa này, đừng cho vào nhá. - Cũng chẳng ai muốn đến nữa đâu chị ơi - tôi lắc đầu cười méo mó. - Đến có mà tao tát vào mặt, nhá! - bà chủ tru tréo như còi xe lửa. Ôi, nghe muốn xỉu. Còn bạn thì sao? Bạn đã gặp những chuyện tương tự như vậy bao giờ chưa?

Trúc Quỳnh, từ Đan Mạch - Viết tặng NCTG
http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3123
BKBĐD 200
BÀI V
Chiêu chặt chém du khách hải ngoại sạch túi có một không hai

alt

Du khách chật kín bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa - (Ảnh: Internet)

Sau khi chuyện khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị lên án và tẩy chay vì lối phục vụ “chặt chém” quá quắt khiến du khách bức xúc tột độ, rất nhiều người đi du lịch đã chia sẻ những câu chuyện bị “chặt chém”, “hành hạ” khó tin của mình ở các địa điểm du lịch khắp mọi miền đất nước. Nhức nhối nhất: Đồ ăn, khách sạn Một thành viên trên diễn đàn tttvnol chia sẻ câu chuyện đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) của mình như sau: “Tôi mua dừa tươi, đã mặc cả rất kỹ. Họ nói 100.000 đồng/quả, tôi mặc cả xuống còn 30.000 đồng/quả và họ đồng ý bán.

Khi thanh toán tiền cho 2 quả dừa, họ nói 130.000 đồng khiến tôi tưởng họ nhầm, Nhưng không phải, vì họ nói tôi mới mặc cả cho quả thứ nhất, quả thứ hai chưa đả động gì đến. Tôi hoảng quá, không mua nữa thì họ chửi đến phát ngại, mà mua thì ấm ức không chịu nổi”.


Như thấy mình trong câu chuyện này, các thành viên khác cũng ào ào tuôn ra những chuyện bức xúc mình từng gặp phải. Có du khách cho biết còn bị “thịt” ở Sầm Sơn theo cách rất chi là bất ngờ, như kiểu đánh úp khách: “Biết là khu này hay chặt chém, chúng tôi đã mặc cả rất kỹ giá của từng món ăn rồi ghi ra giấy, bắt chủ quán ký vào, sau đó mới ngồi xuống ghế. Ăn uống xong đứng dậy thanh toán, cả hội gần chục người choáng nặng khi em nhân viên cho biết nhà hàng thu thêm 20.000 đồng tiền ghế ngồi/khách; 20.000 đồng tiền gia vị, chanh ớt cho cả nhóm; 100.000 đồng tiền phục vụ; 50.000 đồng tiền vệ sinh, dọn dẹp rác rưởi, vv…


Chúng tôi đôi co một hồi thì họ bảo quy định ở đây là thế. Vì không muốn lằng nhằng, cãi nhau mất vui, chúng tôi đành ngậm ngùi thanh toán, trong lòng bức xúc khôn tả”. Một khách du lịch đi Sầm Sơn bức xúc thuật lại: “Tôi đặt 2 triệu để chắc chắn là có phòng, với giá phòng toàn 500.000 đồng, cao gấp đôi giá ở Hà Nội. Đến sát ngày đi, khách sạn gọi điện hỏi đoàn chúng tôi ăn gì nhưng cả đoàn đã thống nhất sẽ ăn tự do, đến nơi thấy gì ngon, thích thì ăn. Chủ khách sạn cho biết quy định của là đã thuê phòng là phải ăn đồ ăn của khách sạn.

Thấy quy định quá vô lý, chúng tôi không đồng ý thì bà ấy cho biết sẽ không cho thuê nữa vì như thế là không tuân thủ quy định khách sạn. Cuối cùng vì đã quá sát ngày nên tất cả muối mặt chịu đựng, nếu không thì không còn chỗ mà ở”. Từ các địa điểm du lịch nổi tiếng ở như Hạ Long, Cát Bà, Chùa Hương, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu đến các khu vực nổi tiếng “vừa vừa” trong cả nước đều từng khiến du khách hoảng hốt vì mức độ 'chặt chém', nhất là vào cao điểm mùa du lịch, và đặc biệt xảy ra nhiều ở các khu du lịch miền Bắc và miền Trung. Một du khách từng đi Vũng Tàu khốn khổ kể lại: “Vợ chồng tôi đặt phòng trước rồi, 900.000 đồng/đêm.


Cả hai hí hửng đến thì khách sạn thông báo không còn phòng vì có người gọi hủy phòng.


Vợ chồng tôi cãi nhau với chủ khách sạn thì họ không những không giải thích mà đuổi ra luôn. Trời thì mưa, cả hai phải vật vờ đi tìm khách sạn, nhớ lại vẫn không thể nào chấp nhận nổi cách phục vụ như thế”. Chưa kể sau đó, hai vợ chồng du khách này chỉ ăn “cơm bình dân” với các món bình thường như cơm trắng, tôm nhỏ (4 con), canh rau nhưng bị “móc ví” mất 800 ngàn! Nhiều khách du lịch đi chơi cuối cùng mua thêm cái bực vào thân vì khách sạn quảng cáo là 3 sao, giá cũng 3 sao nhưng thực tế thì chất lượng chưa nổi 1 sao!


Tại Đà Lạt, có không ít người mếu máo cho biết mình mất hết cả tiền bạc, nữ trang, mỹ phẩm xịn chỉ vì gửi chìa khóa cho lễ tân. Đến khi phát hiện thì không thể nào chứng minh được là khách sạn lấy, vì quy định của khách sạn là khách phải gửi các đồ có giá trị, mất là họ không chịu trách nhiệm! Những “quái chiêu” khiến khách phát hoảng Khốn đốn nhất là những dịch vụ 'quái chiêu' khiến du khách phát ốm.

Trên các diễn đàn, nhiều người đọc những câu chuyện du khách bị “chăn” xong mà không thể nhịn nổi cười, đặc biệt là chuyện thuê ngựa để chụp ảnh, thuê ngựa để cưỡi thử ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Đi du lịch, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác Một du khách thuật lại: “Tôi đưa con gái và vợ đi Sầm Sơn, con gái thấy ngựa đẹp nên cứ đòi xem. Y như rằng một thanh niên mời chào chụp ảnh, giá 20 ngàn đồng/bức. Thế là chụp xong 2 kiểu, tay thanh niên vỗ vào mông con ngựa khiến nó lồng lên làm vợ chồng tôi hốt hoảng. Khi dừng lại nó đòi 120 ngàn cho 6 kiểu, vì trong lúc ngựa phi, nó đã chụp thêm 4 kiểu! Không trả là không xong với nó”.

Cũng liên quan đến con ngựa, có du khách cay đắng móc ví, muốn khóc mà không khóc được vì tức. Khi cả đoàn du lịch đi ra hòn Trống Mái chơi, một thanh niên ngỏ ý mời một phụ nữ trong đoàn cưỡi ngựa thử với giá 5 ngàn đồng. Hí hửng trèo lên và chạy một đoạn rồi xuống ngựa, cậu ta hét “500 ngàn” với lý do 5 ngàn tính cho 1 bước chân ngựa, còn chạy vài vòng như thế phải trên 100 bước, tính 500 ngàn là còn rẻ (!?)

Cãi nhau một hồi, cuối cùng người phụ nữ vẫn phải ngậm đắng rút ví 300 ngàn đồng trả cho kẻ “ăn cướp” trắng trợn. Chưa hết, hiện nay ở các khu du lịch cứ ra đến cửa là có “ma cô”, “cò mồi”. Vì thế, đã có không ít bậc phụ huynh khốn đốn vì chúng toàn lừa dắt trẻ con ra chỗ kín cho ăn kẹo, trong khi đó một kẻ khác sẽ chạy ra thông báo cho bố mẹ chúng biết là lũ trẻ đang ở đâu. Sau đó, hai “kẻ cướp” đường hoàng “xin được bồi dưỡng”, ít nhất cũng phải 200 ngàn đồng! Một địa danh du lịch nổi tiếng là Đà Lạt cũng không ít lần khiến du khách xanh mặt.

Một thành viên trên webtretho từng đi du lịch ở đây kể lại: “Lúc cả nhà đi thăm thắng cảnh có một thợ ảnh cứ bám theo dỗ ngọt. Mới đầu đi chơi thì bảo cứ chụp rửa ra cái nào đẹp mới lấy tiền, sau đó thì cứ theo khách suốt cả ngày chụp ảnh các nơi cho tới khi khách về khách sạn. Rồi hắn bảo cái nào đẹp sẽ phóng to cỡ của tờ giấy A4, tôi không đồng ý nhưng cứ làm.


Tối đến khách sạn thông báo tiền chụp ảnh gần 4 triệu cho cả ngày đi chơi bao gồm cả ảnh nhỏ và ảnh to. Thật quá đáng hết mức”. Anh Văn Hùng ở Hà Nội từng đi du lịch tại Sầm Sơn thuật lại câu chuyện khá bức xúc. Nhóm bạn 4 người của anh đi du lịch ở đây, biết là sẽ bị 'chặt chém' không thương tiếc nên đã mặc cả trước với mọi thứ.

Đến ngày cuối, cả nhóm hý hửng vì mình quá kinh nghiệm, không bị 'chém' gì. Để 'tổng kết' thành tích này, nhóm đã đi hát karaoke ở ngay gần bãi biển. Trước khi vào hát, chủ quán đòi 500 ngàn cho 1 giờ hát, nhóm mặc cả xuống được 200 nghìn 1/giờ. Sau khi hát xong 1 giờ, đến lúc thanh toán tiền, chủ quán đòi 800 nghìn đồng. Cả nhóm ngớ người ra thanh minh là đã mặc cả từ đầu là 200 nghìn, nhưng chủ quán lúc này 'mặt lạnh như tiền' tuyên bố xanh rờn: 200 nghìn là 1 người, 800 nghìn là 4 người!
N.Anh

alt

Copyright © 2005 - 2012 NĐCLNH Úc Châu. Designed by bluestarphoto.com.au

http://vietvungvinh.com/2011/index.php?option=com_content&view=article&id=1049:chieu-chat-chem-du-khach-hai-ngoai-sach-tui-co-mot-khong-hai&catid=35:ban-co-biet&Itemid

BKBĐD 202


BÀI VI. Mời xem để lưu ý khi về Việt Nam Du Lich....


Tôi đưa 6 người bạn đi ăn buffet ở phố, mỗi phần ăn là 110.000 đồng. Xem hóa đơn tính tiền thấy ghi 880.000đ, hỏi ra thì họ nói tính lộn, vì chỉ có 7 người kể cả tôi !

Lúc đó mới bắt họ trả lại tiền. Chắc là đã có bao nhiêu dân có tiền hay việt kiều đưa thân nhân đi ăn uống bị lừa kiểu này, thấy ăn gian ngon lành quá nên nó cứ làm tới. Việc này xảy ra từ 2007, từ đó đến nay chắc nhiều nạn nhân mắc lừa mà không biết ! Các bạn nào về San Jose, đi ăn tiệm Vũng Tàu cũng nên để ý kiểm lại hóa đơn, chính tôi đã "bị" tính thêm, khi hỏi thì nó nói đã đưa lộn biên lai !

Quán ăn VN gian lân: Các ban du lich VN cẩn thận Du lich VN cẩn thận Su luu manh gian lan khap noi, an uong cung bi gian lan ke ca nhung nha hang kha lon. Dien hinh chinh toi la nan nhan : 1 lan vao quan Ngoc Suong o duong Suong Nguiyet Anh, an xong tinh tien minh liec qua hoa don thay ghi 1 goi 555 gia 75000dong, ma ca ban 8 nguoi khong ai biet hut thuoc, tu do minh kiem tra lai chi uong 10 lon bia tinh 16 lon, 2goi dau phong tinh 8 goi... Lan 2 o quan Tibs duong Hai Ba Trung uong 4 lon bia tinh 14 lon....Ngoai ra trong menu ghi mon an A la 110,000dong luc ghi trong hoa don 160.000dong.....
Cac ban co the pho bien nhung manh loi gian lan cho ban be khi ve du lich VN. Anh bạn trên nói sự thật vì chúng tôi cũng vừa về từ Việt Nam hôm 15 tháng 1. Qúi vị và các bạn nên hỏi giá trước hoặc coi giá tiền ở thực đơn, nếu không sẽ bị họ tính tiền gian lận...Dưới đây là những trường hợp chúng tôi gặp phải:

Nhà hàng CƠM NIÊU SÀI GÒN ở đường Tú Xương, sau khi ăn xong ngoài tiền thức ăn có một mục gọi là PHÍ DỊCH VỤ, thật ra là không nhiều lắm nhưng chúng tôi thắc mắc muốn hỏi cho ra lẽ, hỏi những người phục vụ có phải là tiền tip tính luôn hay là tiền thuế thì họ nói không phải, chưa thỏa mãn với câu trả lời chúng tôi bảo kêu quản lý ra nói chuyện.

Quản lý của tiệm ra trả lời : " Đó là tiền đóng vào cho sự xây cất và sửa đổi tiệm và tiền may đồng phục cho nhân viên". Chúng tôi nói chuyện sửa chửa, tu bổ cho nhà hàng của anh và phí tổn may quần áo cho nhân viên của anh tại sao chúng tôi phải trả?

Chúng tôi ra về sau khi chỉ trả vừa đúng tiền thức ăn và cho riêng người phuc̣ vụ thôi. Đừng bị họ lợi dụng, chúng tôi nghỉ phần lớn là họ nghỉ Việt kiều chắc gạt dể hơn....

Tiệm miế́n gà, phở gà CÁT TƯỜNG ở đường Thủ khoa Huân. Hai người ăn hai tô miến gà, một dĩa xôi gà và hai ly sửa đậu nành. Người tính tiển tính là 340,000, nhưng thấy sao mà mắc quá cho buổi ăn sáng bèn bảo người đó tính lại từng món với từng giá tiền...thì giá cả như vậy:miến gà mỗi tô 40,000 thì hai tô là 80,000, dĩa xôi gà là 40,000, cọng thêm hai ly sửa đậu nành mỗi ly 12,000 vị chi là 144,000 đồng.

Tên tính tiền mặt mày xanh như tàu lá vì đã bị khám phá ra sự bịp bợm cứcãi chối, cãi chày là hắn nói giá tiền như vậy từ đầu...., chúng tôi cả hai người đều nghe và cảm thấy có sự khác thường nên mới bảo tính lại...quí vị và các bạn nên cản thận, dù là số tiền không lớn nhưng cứ bị chém đều như vậy thì chắc sẽ thâm lũng nhiều thời gian dài.

QUÁN CƠM MINH ĐỨC ở đường Tôn thất Tùng. Trước khi ăn nên hỏi giá hoặc coi giá ở thực đơn nếu không các bạn sẽ bị chém thảm thiết lắm
đó....dĩa rau xào cho ba người ăn thì giá là 40,000 nhưng nếu bạn
không để ý hóa đơn thì bạn đã bị chặt gấp đôi thành 80,000 rồi. bữa
cơm trưa bình dân cho ba người đáng lý chỉ có 240,000 gồm món canh,
món mặn, món xào và nước uống thì đã thành gấp đôi 480,000. Có lẽ là
họ thấy mình dể dãi nên lợi dụng cùng tưởng không ai để ý nên chặt
thoải mái......hề...hề....
Đó là những kinh nghiệm để thêm vào cho quí vị và các bạn nếu có du lịch về thăm quê hương nên cẩn thận vì mọi sự đã thay đổi không cònnhư ngày xưa nửa...

NTH Úc châu
http://groups.yahoo.com/group/GoiDan/message/122363

BÀI VII
Việt kiều về quê ăn Tết nên tránh gì?

Phi Khanh


Về quê ăn Tết, đó là nỗi mong chờ của nhiều người xa quê, nhất là những người sống ở nước ngoài, sau một thời gian dài bôn ba nơi đất khách.

Ðược về nhà, thăm lại mảnh vườn xưa, thắp ông bà một nén nhang, uống với bạn bè một ly rượu, thăm hỏi nhau mấy tiếng, chúc nhau vài câu năm mới...
Ðiều đó trở thành tiếng gọi thôi thúc tâm hồn mỗi độ năm hết, Tết về. Nhưng, với những Việt kiều, về thăm quê hương, đôi khi trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi bởi gặp chuyện không may, chuyện trớ trêu, cười ra nước mắt. Có những trường hợp mà Việt kiều nên tránh trong dịp Tết để khỏi phải đau đầu vì chuyện về quê.

Thời gian gần đây, người ăn xin đểu (hoàn cảnh không khó khăn gì nhưng lại tạo ra kịch bản éo le để lay động lòng trắc ẩn người khác hoặc tạo ra đường dây ăn xin để thu lợi) xuất hiện nhiều ở các bến xe, nhất là các bến xe lớn hoặc các trạm chờ xe buýt.

Thường, trên các chuyến xe, hay xuất hiện hai mẹ con ẵm nhau, tay bình tay quai lỉnh kỉnh, lên xe chừng 10 phút thì đứa bé (chừng 3 tháng tuổi) khóc thét lên, người mẹ la lên rằng đứa bé bị bệnh nặng, cần vào bệnh viện, cần xuống xe gấp mà hết tiền, nhờ mọi người giúp đỡ...

Thường thì mọi hành khách thấy thương tình, góp tay cho tiền hai mẹ con họ. Nhưng hành khách không hề hay biết mình bị lừa, đây là chiêu lừa đảo mọc lên nhan nhản trong những ngày giáp Tết, đứa bé đó chưa chắc đã là con của người đàn bà kia, vì có cả một đường dây dịch vụ cho thuê trẻ nít để ẵm đi ăn xin.

Và hơn nữa, nếu chịu khó theo dõi, người đàn bà đó xuống xe xong, sẽ đón xe khác và ‘thao tác’ y như trên chiếc xe ban đầu để kiếm tiền, ngày mai lại chọn tuyến đường khác để làm ăn.
Ðương nhiên, làm người, thấy người khác lâm vào khốn đốn mà không giúp thì e rằng ray rứt không yên, nhưng khi giúp, chịu khó quan sát, nếu đến đoạn đường vắng, mà có hai mẹ con đòi xuống xe, đứa bé khóc thét lên (vì bị véo vào lưng) và xảy ra xin tiền thì nên cẩn thận, vì nếu người thương con thật sự, họ sẽ nhờ nhà xe đưa con họ đến bệnh viện gần nhất, không ai ẵm đứa bé bệnh nhảy xuống đường vắng làm gì, điều này bất minh, nên cẩn thận!

Trường hợp vào quán nhậu, nên cẩn thận với các cô gái trẻ lân la làm quen, ngồi uống vài ly, sau đó cùng nhậu, nói chuyện rôm rả rồi rủ đi chơi, dạo phố, tìm thắng cảnh đẹp và tìm phòng trọ qua đêm.

Phải hết sức cẩn thận với loại người này, vì đây là dạng gái mồi chài của những tú ông thứ thiệt. Nói là tú ông thứ thiệt bởi các tú ông này vốn là chồng của những cô gái này, do ham mê cờ bạc, xúi hoặc ép vợ mình đi làm chuyện bất lương, lừa người có tiền, đặc biệt mồi chài Việt kiều vào nhà trọ rồi tú ông xuất hiện, bắt quả tang, với đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn giữa tú ông và cô gái mồi chài, hù dọa và tống tiền...

Ðây là chiêu khá tinh vi, vì khi đi chơi với khách, cô gái có đầy đủ giấy tờ tùy thân, vào thuê phòng, cô gái đứng ra bảo lãnh cho khách, làm cho khách có niềm tin, chủ quan... Và đến khi sự việc xảy ra, anh chồng tú ông cũng căn cứ trên chứng minh nhân dân trên nhà trọ đối chiếu với giấy đăng ký kết hôn của anh ta mà quát tháo, hù dọa...

Vố này đau tức ngực cho những ông ham vui, vì có mất hết tiền cũng không dám hé răng, nếu báo với công an thì khác nào tự tố mình vi phạm luật.
Khi đi đường, nên hết sức cẩn thận, những phụ nữ có thói quen dùng trang sức nên gói kĩ, cất vào nơi an toàn, không nên đeo trong người, vì rất có thể bị cướp giật bất kỳ giờ nào, đặc biệt có người còn bị chặt đứt cánh tay hoặc bị giật ngã xuống đường, chấn thương sọ não vì đeo tư trang.
Túi xách, an toàn nhất là không nên bỏ hộ chiếu, số tiền lớn hoặc vàng bạc trong đó. Vì đã có rất nhiều người bị cướp giật trắng tay khi bước vào Việt Nam.

Tuyệt đối không nói chuyện điện thoại di động lúc chạy xe gắn máy, nếu cần thiết phải nghe thì nên dừng xe vào lề đường để nói chuyện. Ðã nhiều người bị giật điện thoại trong lúc chạy xe gắn máy, ngã nhào và phải đi cấp cứu.

Khi đi taxi cần lưu ý, phải coi kỹ tên hãng taxi, bảng số xe trước khi bước lên xe, khi lên xe rồi, phải coi đồng hồ tính tiền nhảy như thế nào, nếu đi chừng 1 km mà thấy nó nhảy trên 15,000 đồng thì phải hỏi ngay tài xế giá thành mỗi km, trường hợp tài xế không trả lời hoặc trả lời cao quá thì nên yêu cầu dừng xe, thanh toán tiền và xuống xe ngay tức khắc, đừng để đi chừng vài km phải trả vài chục đô la và thậm chí còn bị đe dọa. Quan trọng nhất là phải coi tên của hãng taxi có ghi trên thành xe hay không và đèn chụp trên mui taxi có hay không, nếu không có hai thứ đó thì đừng lên chiếc taxi đó.


Trường hợp ông H., một người quen thân của tôi, hiện định cư tại tiểu bang California, Mỹ, năm ngoái về quê ăn Tết, nhậu quá chén với mấy người bạn già, khi rời quán nhậu, đi tìm xe ôm, gặp một thanh niên lịch sự đứng bên đường, hỏi ông có đi xe ôm không, ông lên xe. Ði một đoạn, hỏi thăm mấy câu, ông H. kể thật mình vừa đi nhậu với mấy bạn già về, anh thanh niên nhận người quen, nói là con trai ông T. - bạn của ông H., mời ông H. đi uống cà phê.


Uống xong ly cà phê, ông H. không biết gì nữa, cứ đi theo anh thanh niên này như bị bỏ bùa (theo ông H. thì rất có thể là đã bị bỏ bùa), khi về đến đầu làng, anh thanh niên bỏ ông H. xuống xe đi bộ, tỉnh lại, ông H. phát hiện ra mình mất toàn bộ số tiền gần 3,000 đô la và giấy tờ, dở khóc dở cười...
Còn rất nhiều chuyện mà Việt kiều về nước nên đề phòng để khỏi rước họa vào thân. Ðương nhiên, về quê là nhóm lại chút lửa ấm quê nhà, là chia sẻ câu chuyện tha hương với người ở lại, là gắn kết thêm chút tình đất, tình người... Nếu đề phòng quá thì e rằng sẽ khó mà sống vui, ăn Tết mất hết ý vị. Nhưng nếu không đề phòng, thì e rằng còn ốt dột gấp bội lần!
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1101176

BÀI VIII.

NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ


Hôm nay, tôi lại góp thêm vài câu chuyện cười ra nước mắt cóp nhặt được sau những chuyến đi.

Người Việt ở Sài Gòn

*Tại chợ Bến Thành

Lần đầu tiên cầm tiền Việt Nam, chồng tôi chưa kịp nhận diện giá trị tiền. Lúc hai vợ chồng vừa xuống khỏi taxi đến chợ Bến Thành thì một người đàn ông tật nguyền một chân chống nạng đến xin tiền. Chồng tôi rút luôn gần hai trăm ngàn ra đưa. Tôi giật mình: - Ối! Sao lại cho nhiều thế?Lúc tôi quay sang nhìn thì người đàn ông “tật nguyền” ấy - chắc nghĩ tôi sẽ giật lại số tiền đó hay sao mà nhanh như chớp, hai tay nhấc hai cái nạng, vác lên vai, co hai chân chạy thẳng. Ha ha ha. Chồng tôi lúc đầu choáng, xong lăn ra cười. Đến giờ mỗi khi nhắc lại vẫn cứ cười.

* Tại quầy lễ tân Khách sạn Riverside Sài Gòn

- Anh chị cho xem giấy kết hôn? - Chúng tôi không mang theo. Thế anh không thấy vợ chồng chúng tôi mang cùng họ trong hộ chiếu và cùng đến từ Đan Mạch à? - Nhưng đây là khách sạn 4 sao.

Tất cả khách sạn 4-5 sao đều yêu cầu như vậy. - Chúng tôi xưa giờ toàn ở khách sạn 5 sao, hôm nay hết phòng nơi khác mới đến khách sạn 4 sao của anh để ở đấy chứ. Có thấy nơi nào quy định vậy đâu? - Không, khi một người Việt đi với một người nước ngoài thì bắt buộc xuất trình giấy kết hôn. - Thế người yêu đi với nhau cũng không được à? - Không, vì có thể là gái mại dâm. - Thế anh nói vợ tôi là gái à? - Vâng, không có giấy kết hôn thì bị coi là vậy.(Kết quả sau đó: Suýt choảng nhau!!!)

* Ngoài đường

Hai vợ chồng tôi về Việt Nam chơi, mấy người chạy xe ôm cứ mời đi không ngớt (mà thiệt lạ, người ta mặc váy mà cứ mời đi xe ôm thì ngồi kiểu gì nhỉ??!). Tôi luôn miệng trả lời không, lấy lý do là vì thích đi bộ ngắm phố phường hơn. Nhóm xe ôm bám nhì nhằng cả 15 phút không được, mới buông giọng: “Xời ơi, keo gì mà keo thế? Nói cho cô em biết, cô em lấy chồng Tây thì phải chia sẻ cho đồng bào một chút, nhá?”.

* Trong công viên nước

Hai vợ chồng và mấy đứa cháu đi công viên nước chơi, tôi đang chơi bóng dưới hồ tạo sóng với cháu gái thì một gã bơi đến:- Em ơi, sao em lại đẹp quá vậy? Mà người vừa nãy đứng cùng em là chồng em hả? Ôi, sao em lại lấy chồng Tây, anh là người Việt Nam, cũng đâu đến nỗi nào. Em bỏ nó, em lấy anh đi, nhé em! Mặc tôi ngó lơ, hắn cứ “bao vây” bằng những hành động và lời nói cợt nhả như thế dưới bể bơi hàng chục phút đến khi tôi không chịu nổi phải trèo lên bờ.


* Người Việt ở Hà Nội *

Tại khu phố cổ, lúc 10 giờ đêm Hai vợ chồng dắt cô cháu gái đi chơi, nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng đẹp quá, tôi ghé vào định mua cho cháu thì:- Ê ê, mười giờ đêm rồi, có biết phải mua gì chưa? Chắc chắn mua thì hẵng vào, nhá! - bà chủ cửa hàng chua một chất giọng còn mạnh hơn cả… giấm. - Chưa coi hàng chất lượng ra sao, sao biết chắc mua hay không hả cô? - tôi hỏi lại.Nghe vậy, bà chủ nhảy lên, tưởng muốn chạm nóc nhà.- Chắc thì hẵng vào, muộn rồi, không thì… xéo… cút xéo thẳng, đừng vào nhá.Hết hồn!


* Người Việt ở Hạ Long

Tôi ngủ dậy muộn trên tàu du lịch ở vịnh Hạ Long, lúc nhìn xuống thấy có 2 cô gái trẻ trên hai chiếc thuyền (chợ nổi) treo bán đủ thứ bánh kẹo đang trò chuyện rất to. Không biết tôi là người Việt Nam, một cô chỉ vào chồng tôi, cười hả hê nói:- Này, lúc nãy tao mới bán cho ông Tây kia cái hộp bánh 220 ngàn đấy, lãi hẳn 200 ngàn mày ạ, hí hí hí. - !!!


*Người Việt ở Sapa

Chồng tôi vào chợ Sapa hỏi mua giúp tôi một chai nước tẩy sơn móng tay. Hai bà bán hàng nói với nhau (rất to): “Nhớ xé cái mác giá đi, trên đó ghi có 2 ngàn à”. “Ừ! Thế nói nó giá bao nhiêu nhỉ. Năm chục ngàn nhỉ?”. “Ừ!”. - Fifty thousand Dong! (Năm chục ngàn) - bà ta nói với chồng tôi. Tôi đứng đó, bật cười:- Chứ không phải cái lọ đó giá chỉ 2 ngàn thôi sao hả chị? Tẽn tò!


* Người Việt ở Pháp

Trong nhà hàng Cây Ớt – Quận 13, Paris Hai vợ chồng chọn được 5-6 món, hào hứng ngồi chờ. Bàn bên cạnh là hai thực khách Pháp. Chủ nhà hàng mang ra một nồi thịt kho tộ, một đĩa xào (giống tôi đã đặt) nhưng lại bỏ lên bàn của hai vị khách Pháp. Có lẽ vì là người nước ngoài nên họ không biết, bắt đầu cắm cúi ăn. 5 phút sau, dường như phát hiện ra sự nhầm lẫn, bà chủ liền chạy ra, không nói câu nào, giựt mạnh nồi thịt kho và đĩa xào từ bến đó bỏ sang bàn tôi.

Mặc kệ hai vị khách kia miệng đang há, tay đang cầm đũa cắm vào nồi thịt. - Này chị ơi, nhầm lẫn thì làm lại chứ bắt chúng tôi ăn thừa à? - tôi hỏi. - Nhầm có mấy phút mà làm sao? - Không, chị phải làm lại chứ. Khách người ta ăn vào rồi còn gì. - Không. Chi mà khó tính dữ vậy. Nhầm có chút xíu mắc chi tôi làm lại - mặt bà chủ cau có.

- Vậy chị cho tính tiền nước đi, chúng tôi không ăn nữa - tôi chán nản nói. Hai vợ chồng chủ quán mang hóa đơn xuống bàn, rồi nói với nhau: - Lần sau nhớ mặt hai đứa này, đừng cho vào nhá. - Cũng chẳng ai muốn đến nữa đâu chị ơi - tôi lắc đầu cười méo mó. - Đến có mà tao tát vào mặt, nhá! - bà chủ tru tréo như còi xe lửa. Ôi, nghe muốn xỉu. Còn bạn thì sao? Bạn đã gặp những chuyện tương tự như vậy bao giờ chưa?

Trúc Quỳnh, từ Đan Mạch - Viết tặng NCTG
http://congdongnguoiviet.fr/XaHoi2/1112NguoiVietXauXiH.htm

No comments: