Thursday, February 2, 2012

TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU III


NHIỀU TÁC GIẢ
TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU
Sao Việt tại sân bay: đẹp hay rườm rà?, Thời trang, Sao Việt tại sân bay: đẹp hay rườm rà?, thoi trang sao viet, sao viet, thanh hang, ho ngoc ha, lan huong, ngoc thach, hoang thuy linh


NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tầm


XV. CHUYỆN DÀI LẤY VỢ Ở VIỆT NAM.

Chu Tất Tiến

MỘT: EM TẬP LÁI XE

Ông Tuấn trông vẫn còn “ngon cơm” ở tuổi 71, dáng đi vẫn thẳng, tuy da dẻ có đồi mồi nhưng nhìn chung không đến nỗi “già chác” như mấy ông bạn già vẫn chơi “mạt chược” ở mấy Hội người già. Mấy năm nay, lòng ông tự nhiên như bổi hổi bồi hồi, ăn ngủ không ngon. Từ độ nhìn thấy ông bạn thân, kém ông vài tuổi, về Việt Nam cưới vợ ngon lành, ông thấy mình thiếu thiếu một cái gì đó. Nhiều đêm ông thao thức, cật vấn lương tâm và trao đổi tâm sự với chính mình đến sáng. Mình đã bao nhiêu năm góa vợ, chung thủy như thế là đủ. Nay con cái đã lớn cả, thằng nào thằng nấy cũng có gia đình riêng rồi, mai mốt chả còn đứa nào ở với mình, thì ai đấm lưng, ai mang cho mình bát canh, ai trao cho mình viên thuốc lúc mình mệt mỏi, đau yếu? Về tài chánh, thì trên dưới 6 năm dành dụm, cũng đuơc một số tiền, nếu mình về Việt Nam lấy vợ, thì chắc cũng được một nàng ngon lành, không đến nỗi tệ.

Ông gọi thằng Tịch, đứa con trai cả, ly dị vợ, còn ở chung với ông.
-Tịch à! Mai mua “dé”ù cho tao “dìa Diệt Nam” chừng một tháng, mầy ở nhà, nhớ tắt điện các phòng không có người, đừng để tốn điện, nghe mầy!
Cậu con trai quay lại, nhích môi với bố:
-Chắc ba lại “dìa” kiếm một cô đào nhí? Con biết ba hổng chịu nổi cảnh ông già góa “dợ” hoài!
Ông Tuấn chặc lưỡi mà miệng múm mím cười:
-Tầm bậy, mầy! Tao dìa thăm mấy chú, mấy bác. Lâu quá, hổng gặp, thấy nhớ.
Tịch ngạo bố:
-Nhớ chú bác cái khỉ gì! Ba vẫn chửi họ là đồ bất lương, chỉ lo móc tiền “Diệt kiều” thôi mà! Nhớ mấy con nhỏ bia ôm thì có!
Ông Tuấn gắt um:
-Mầy chỉ nói tào lao. Tao đạp cho mầy mấy cái đạp bây giờ!
Rồi ông quày quả đi vào phòng, lo sửa soạn hành lý, lòng lâng lâng như con trẻ chờ quà.

Ngày tháng qua đi, ông Tuấn đã trở lại Cali với cô vợ nhỏ hơn ông gần... 50 tuổi. Cô bồ nhí này mới 36 cái xuân xanh, có cặp mắt nhỏ xíu, mỗi khi cười thì chỉ còn nhìn thấy hai đường chỉ, cặp má phúng phính hồng duyên trông rất bắt mắt. Ông Tuấn vui như trẩy hội. Không ngờ mình già mà vẫn còn duyên. Người yêu nhỏ bé của ông, cứ gọi là “vợ nhí” đi, đã mê ông như mê từ kiếp trước. Mới gặp qua giới thiệu của người cháu họ, đã đon đã, tình tứ làm mình quýnh cả lên. Nàng ngọt ngào quá, đầm thắm quá! Ôi chao! Cuộc đời mình tưởng xuống lỗ cô đơn ai dè còn có người đầu gối tay ấp, mà ấp chắc nịch ấy chứ! Em điệu nghệ chăn gối mê tơi! Ông chặc lưỡi, kệ, chắc em cũng một đời ly dị, như mình thôi, thời buổi này kiếm đâu ra gái trinh, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Mình cũng đã phải xài Viagra mà em không chê là được qúa rồi. Vậy mà thằng Kính, mới hơn sáu bó, về lấy con nhỏ trên 20, thua nó mới có 40 tuổi, cứ càu nhàu mãi:
-Mẹ kiếp! Cả đời làm nhiều chuyện ngu, nhưng không cái ngu nào bằng cái ngu lấy vợ Việt Nam!

Có lẽ tại nó vô phước! Gặp ngay con nhỏ quậy! Còn mình, hơn vợ cả nừa thế kỷ, vẫn ngon lành như thường.
Oâng Tuấn cứ mải mê với hạnh phúc cho đến khi một hôm em nũng nịu:
-Anh! Cho em đi học lái xe đi chứ! Em cũng phải đi kiếm việc phụ với anh nữa chứ! Tiền già của anh đâu đủ cho chúng mình xài!
Ông ấp úng:
-Ừa! Để anh coi...
Nghĩ tới phải chi 500 đô cho lớp học lái xe, ông tiêng tiếc. Chợt nhớ ra điều gì, ông gọi thằng Tịch:
-Mầy đang rảnh, dậy cho dì mầy lái xe nghe!

Tịch không hiểu sao từ hôm thấy ba đem dì nhỏ về, tự nhiên đâm ra bẳn gắt. Có lẽ tại dì còn kém tuổi hắn? Có lẽ dì cũng có đôi mắt lá dăm như con vợ hắn ngày trước? Hắn ậm ừ rồi cũng tính toán dậy “dì” học lái xe vào chiều Thứ Bẩy và sáng Chủ Nhật.
Mới đầu, thời gian học lái xe chỉ có thế, nhưng sau một tuần, Tịch tự nhiên tăng giờ lên. Hắn nói:
-Dì lái dở quá! Học kiểu này thì đến Tết mọi mới lái được. Tui phải hy sinh thêm giờ..

Ông Tuấn gật gật đầu. Cái thằng, cũng biết điều lắm. Tuy mồm miệng nó nói toàn là những câu khó chịu, nhưng rốt cục cũng làm nhiều chuyện tốt. Từ đó, dì được cháu kèm thêm tối thứ Sáu, rồi tối thứ Năm, thứ Tư và cả ngày Chủ Nhật...

Một buổi chiều Chủ Nhật, đi làm vài ly với ông bạn già về nhà chờ mãi không thấy dì cháu nó về, ông sốt ruột đi ra đi vào. Đến khoảng 8,9 giờ tối mà vẫn chẳng có ma nào dẫn xác về, ông lo quá, định báo cảnh sát. Nhưng bất ngờ, linh tính ông báo hiệu điều chẳng lành. Sao không thấy áo quần em vất bừa trên giá như mọi ngày? Sao thằng Tịch không gọi về báo về trễ? Ông lật đật chạy vào mở tung tủ quần áo em ra... Trời đất! Chẳng còn cái nào! Chạy qua phòng con, thấy lù lù lá thư để trên bàn... ”Chúng con xin lỗi ba! Chúng con yêu nhau rồi! Ba ở lại vui mạnh! Con, Tịch!”
Lá thư chầm chậm bay bay trên không rồi rơi xuống thảm một vài phút rồi tấm thân ông Tuấn mới rơi theo....


HAI: EM LÀ HOA HẬU


Bà Duyên buồn bực quá! Có mỗi thằng con trai mà không chịu lấy vợ cho bà bế cháu nội. Nó cứ ủng oẳng thế nào ấy! Giới thiệu con nào cũng chê. Ỷ làm lương cao mấy trăm ngàn một năm, nên cứ đòi lấy Hoa Hậu, chí ít cũng phải Á Hậu. Thôi thì đành chiều nó, cho về Việt Nam cưới vợ cho rồi. Thế là hai mẹ con lên đường về quê. Ôi chao, không ngờ Việt Nam nhiều “Hậu” quá! Nào Hoa Hậu Quận, Hậu Tỉnh, Hậu cả nước, Hậu Thành Phố, rồi Hậu Xí Nghiệp nữa. Cậu con trai của bà cứ hoa cả mắt lên. Em nào em nấy lại còn ngọt ngào như mía luộc ấy. Một điều “Dạ, thưa”, hai điều “vâng ạ!” làm hai mẹ con cứ rối rít không biết chọn Hậu nào. Cuối cùng cũng lựa được một Hậu Thành Phố, con nhà Công Giáo nữa.. Thế là nhất thiên hạ rồi! Đám cưới tưng bừng làm bà Duyên nở mặt nở mày với họ hàng. Áo gấm mặc ba bốn cái, con dâu bà thay áo, bà cũng đổi tông, con dâu đội vương miện, bà cũng mũ Hoàng Hậu. Chu choa! Bà con hai họ xầm xì “trai tài, gái sắc”. Có mấy ông Cha làm lễ nữa. Hạnh phúc phải ba, bốn đời!
Thời gian qua. Bà Duyên đã bế được hai đứa cháu nội, mà bế một mình vì mẹ nó cứ đi về Sàigòn xoành xoạch. Bà lẩm bẩm:

-Quái! Về làm gì mà về lắm thế! Mới thăm mẹ lại thăm bố!
Cậu con trai bà thì cau có:
-Em ơi! Sao em tiêu gì mà sang thế? Lần nào cũng cả chục ngàn!
Cô con dâu chỉ “hứ” một cái rồi lẩm bẩm:
-Người gì mà bần chí tử! Cho cha mẹ chứ cho ai! Từ đầu năm tới giờ mới có hai chục ngàn!
Cậu con trai gầm lên:
-Mới có hai chục ngàn! Bộ phải cả trăm ngàn một năm, cô mới cho là đủ chắc?
Cô con dâu vùng vằng:
-Không cho thì thôi! Mấy người tính sao thì tính! Tôi cứ về!
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời! Cậu con trai phải nghiến răng đưa thêm chục ngàn nữa cho cô vợ yêu quý về thăm nhà. Trong khi cô đi, cậu lén chuyển trương mục chung sang trương mục cá nhân, và lén tìm cách bán bớt một căn nhà đi, định đưa tiền cho mẹ cất.
Mới được chừng hai tuần, có điện thoại reo:
-Anh ơi! Gửi gấp về cho em ba chục ngàn nữa cho em sửa mộ ông bà!
-Cái gì! Mới đưa cho em mấy tháng trước hơn một chục sửa mộ rồi, lại sửa nữa hả? Bộ ông bà mới chết lần thứ hai hả?
Giọng oanh vàng bỗng biến thành tiếng rít của diều hâu:
-Á à! Dám nói hỗn láo thế à? Đồ chết bầm, chết đâm, chết thúi!
-Ai chết thúi! Có ông bà cô chết thúi ấy!
Cô Hoa Hậu ngoan đạo gầm lên:
-Đồ khốn nạn! Chết cha mày đi! Tao mà sang Mỹ, tao cho mày vào tù!
-Mày không cần sang! Tao bay về bây giờ!
Thế là trên chuyến bay hoả tốc về Việt Nam hôm đó, có một anh chàng gầm gầm gừ gừ, mặt mũi đỏ phừng phừng, phóng xe Taxi về đến nhà vợ là hùng hùng hổ hổ:
-Mày đưa tiền cho thằng nào? Con nào?
Rồi “đốp”, “chát”.. nháng lửa. Có tiếng kêu thét lên:
“Nó đánh chết tôi rồi!”
Như đã chờ sẵn đâu đó, vưà nghe tiếng đàn bà la lên, là hai anh Công An nhẩy vào nhanh như chớp.
-Anh Việt Kiều hành hung công dân hả? Anh có quyền hạn gì mà đánh nguời? Hả? Làm biên bản!
-Ớ...Ớ... mấy ông... tôi đã đánh cái nào đâu? Mới.. chỉ ném mấy món ly này thôi mà!
-Không nói lôi thôi! Đánh nguời là tội hình sự! Anh theo chúng tôi về Phuờng.

Anh chàng “chủ nhân” một “bi-di-nít” cỡ lớn ở Cali líu ríu theo mấy chiếc áo xanh vàng về Phuờng trong khi nguời bị “hành hung” vội phóng chiếc Dream cáo cạnh bay vào phòng khám bệnh cuả bác sĩ X.
Vài tuần sau, tại đất Mỹ, nguời chủ nhân trẻ tuổi ấy nhận đuợc thư tống đạt cuả Cảnh sát về tội hành hung vợ có thuơng tích, có chứng nhận cuả bác sĩ, cuả công an, cuả nhân chứng.. Ra toà, dù có luật sư cãi líu lo, anh vẫn phải ngồi tù một năm, trong khi đó, cô vợ trẻ đào bới xới lộn căn nhà tìm tiền, móc cho đến đồng cuối cùng trong “rê đít cà”, cuỗm luôn căn nhà, kéo mấy đưá con đi... Nguời trẻ đào hoa muốn lấy vợ Hoa Hậu đã trở thành anh “hôm lét”, hốc hác, mất dóp, thẫn thờ, đau cái bụng, tức cái đầu, giận cái thân, trở thành bệnh nhân tâm thần...


BA: NHÀ QUÊ, NHÀ TỈNH


Em Phuơng mới 18 tuổi, gốc Định Quán, làm nghề bán quán cơm cho khách du lịch. Dáng nguời cao và thanh, mắt đa tình, giọng nói tuy vẫn trọ trẹ cuả miền rừng núi, nhưng không kém phần hấp dẫn, nhất là với mấy cậu thanh niên mới về nuớc lần đầu tiên. Mỗi ngày, em chỉ đi ra đi vào niềm nở chào đón mấy anh chị, ông bà Việt kiều về thăm quê huơng, đưa “mơ nuy”, tính tiền, rồi tiện thể thì chỉ đuờng cho quý vị đi thăm thắng cảnh. Nhận chút tiền “típ” là em cám ơn rối rít.
Cậu Ngải đã trên 30, chưa vợ, có việc làm ở một cơ xuởng in tại Oát Xinh Tơn. Tuy luơng bổng không cao, nhà lại ở “se”, nhưng cái mác Việt Kiều cũng đủ le lói các em đang thèm ông chồng ở nuớc ngoài.
Gặp nhau không có ông Tơ, bà Nguyệt, chỉ có mấy đồng đô la xanh là hai bên đã như hẹn nhau từ kiếp trước.
Ngải tửng tửng hỏi:

-Em có chịu lấy anh không?
Phương nhoẻn miệng cười mím chi:
-Hổng chịu thì sao? Mà chịu thì sao?
Chàng búng tay “chóc chóc”:
-Chịu thì anh đưa em qua Mỹ. Không chịu thì em ở nhà lấy chồng... “nhà quê..”
-Hứ! Làm như ở đây toàn nhà quê không hà! Cũng “tỉnh” lắm chứ bộ!
-“Tỉnh” thì cũng không bằng anh! Chịu không?
Cô gái liếc một nhát sắc như dao cạo Gilette:
-Chị....u.....!
Thế là đám cưới liền tay. Một vài mâm cỗ có gà có vịt có heo quay. Tuy ở nhà quê, miệt vườn, có chừng hai chục người đến dnhưng cũng có ruợu tây. Tính ra chỉ khoảng trăm đô là cùng, nhưng Phương cũng đòi chú rể đưa chẵn một ngàn. Trước đó, em đòi người yêu đưa về Saigòn mua cho em chiếc xe gắn máy “cáo chỉ.” Em nói: “để chạy giao thiệp cưới!” Mải mê trước vẻ đẹp con gái con nhà quê, mượt mà, tuổi bẻ gẫy sừng trâu rừng, da thịt căng hồng, tuy nước da hơi ngăm đen, nhưng trông dòn tan, Ngải nhắm mắt mua cho em đủ thứ, kể cả chiếc phôn trả tiền trước cả năm. Mấy ngàn đô dành dụm bỗng chốc mà bay. Chàng thanh niên phải vội trở lại Mỹ để cầy tiếp, trước khi bồng vợ sang.
Về đến Mỹ, hàng đêm, chàng gọi điện thoại cho nàng, nghe em thỏ thẻ: “Anh ơi! Em cần mua cái áo nè! Cần mua cái ví nè...” Tuy sót ruột, nhưng Ngải cứ nghiến răng gửi từng trăm về. Đến khi hết, thì đành khất nợ... Giọng của em từ từ nhạt dần, bớt thỏ thẻ, rồi ngưng luôn. Gọi mãi không thấy em trả lời. Ngải đợi đến giữa đêm Việt Nam, gọi cho chắc ăn. Có lẽ em đang ngủ say..
Giọng ngái ngủ đầu dây bên kia:
-Ai...đó?
Giọng bên này, hồi hộp:
-Anh nè! Ngải nè! Em có khỏe không? Anh gọi hoài mà em không trả lời! Sốt ruột quá! Em đang làm gì đó?
Giọng bên kia bắt đầu hết ngái:
-Anh hả? Làm gì à? Em đang làm tình!
-Cái gì? Em nói cái gì?
Giọng bên kia cứng rắn, rõ ràng hơn:
-Anh không nghe kịp à? Em đang làm tình! Làm tình với bồ của em! Nghe rõ chưa! Đồ nhà quê! Tưởng mình “tỉnh” lắm hả?
Tiếng máy cúp đánh “cụp” cùng lúc với tiếng trái tim của Ngải cũng vừa thất một nhịp.

BỐN : ANH SẼ ĐƯA EM VỀ


Sang Mỹ được sáu tháng rồi mà Loan chưa thấy mặt trời. Nói cho đúng hơn, thì chưa nhìn thấy nước Mỹ ngoài căn nhà, cái vườn đầy rau húng quế, rau dấp cá, rau thơm, ngò gai. Đực, anh chồng đưa Loan sang Mỹ xong là nhốt riệt trong nhà, không cho đi đâu hết, kể cả đi chợ. Việc gì cũng có mẹ chồng lo. Bà mẹ chồng quằm quặm, đi ra đi vào, nói oang oang:
-Cái thằng phải gió! Đã đi làm cực khổ, không biết kén vợ, lại rước cái của nợ, người thì bằng cái lỗ mũi, lại chẳng biết làm ăn gì, khổ quá đi mất!

Nghe qua mà điếng người. Loan có muốn thế đâu. Tưởng lấy chồng Việt Kiều thì ấm cái thân, có chút tiền còm gửi về cho mẹ già, mai mốt biết đâu lại chẳng giầu sang như chị Lụa, chị Nga đó, năm nào cũng về quê, mang theo cả đống tiền. Nào ngờ, qua đây mới biết anh chồng là dân lười biếng, không chịu học hành chi cả, chỉ đi làm thợ phụ sửa xe gì đó, về đến nhà là lôi hũ ruợu ra uống, rồi chửi bậy tùm lum. Gọi điện thoại với bạn bè là một điều “đ.m” hai điều “đ.m”, nói chuyện tục tĩu.

Điều đau khổ nhất là hắn là một tên hung bạo, dầy vò vợ kinh khiếp lên được. Mới đầu Loan sợ quá, không chịu, thì hắn dọa đuổi về Việt Nam “cho mà chết dấp ở bên đó”, Loan cứ phải nghiến răng mà chịu hành hạ.

Được một hai tháng, Loan đã quen dần, nhưng không chịu nổi cảnh ngồi nhà, nấu cơm mà không được đi chợ, quét nhà, lau dọn như đầy tớ. Loan phải nỉ non với chồng:
-Anh! Anh! Cho em đi học, đi làm gì đi chứ! Ở nhà, em chịu hết nổi rồi.
Tên chồng hậm hực:
-Chịu không được cũng phải được. Tui tống cô về nhà luôn.
Loan ngỡ ngàng:
-Anh nói gì lạ vậy? Em có đòi hỏi gì đâu mà anh đòi tống em về nhà? Em chỉ muốn đi học gì đó để đi làm phụ anh thôi mà!
Vẫn gầm gừ như chó con, tên chồng trợn mắt:
-Không được đi đâu hết! Cô cứ ở nhà!
Nói xong, hắn bỏ vào bếp, lôi con khô mực ra, quát cô:
-Ra đây, nướng con mực cho tui nhậu đi! Đứng đực ra đó à!
Lủi thủi vào bếp, Loan thấy nước mắt cay xè chẩy dọc theo mũi.
Tên chồng nhăn nhó:

-Khóc lóc cái con mẹ gì! Không thích thì cút về nhà với mẹ!
Vội lấy tay chùi mắt, Loan cúi đầu xuống bếp, nghe trái tim mình quặn thắt. Trời ơi! Biết thế này thì ở nhà cho rồi! Bỏ anh Quân mà đi để lấy giầu sang, ai dè gặp phường hung ác. Có lẽ Trời phạt vì phụ tình anh ấy...

Loan thấy đời khốn khổ khốn nạn quá. Hóa ra số kiếp mình bị mua làm nô lệ tình dục cho Việt kiều, không khác gì mấy cô lấy chồng Đài Loan. Mà có cao giá gì đâu! Cô chỉ được có hơn 300 tiền Mỹ, đưa hết cho mẹ. Tiền đám cưới, hắn lo hết, không qua tay cô. Thêm một trăm tiền may quần áo cưới. Ngoài ra, chỉ có vài lời hứa nhăng cuội. Qua đây, suốt ngày bị nhốt trong cũi, chẳng có lấy một con chó để mà nói chuyện. Chỉ có lúc mẹ chồng ngủ ngày, Loan gọi cho bà bác ruột ở Rosemead, kể lể chút đau lòng. Bác cô chỉ biết khuyên cô nhẫn nhịn, chờ ngày tốt đẹp.

Chờ mãi chưa thấy ngày ấy, bất ngờ, một hôm, hắn đưa cho cô mấy tấm vé máy bay:
-Ngày mai, tui đưa cô lên phi trường. Về Việt Nam! Tôi chịu hết nổi cô rồi. Tối ngày khóc lóc. Mẹ tui chịu không nổi.
Loan tá hỏa tam tinh, run rẩy:

-Anh nói gì, em không hiểu!
Tên chồng vất tấm vé máy bay lên bàn:
-Có chi mà không hiểu! Về! Về bú mẹ!
Vừa đi vào phòng, hắn vừa nói với theo:
-Dọn đồ đi! Tui không có chờ đâu!

Loan muốn té xuống sàn nhà, đầu óc quay cuồng. Thôi rồi một đời con gái, trao thân gửi phận nhằm tên tướng cướp. Nước mắt nước mũi choàm ngoàm, cô gạt bằng tay áo, rồi bỗng chợt, cô muốn chết đi cho rồi! Ý tưởng muốn tự tử dâng lên ào ạt. Cô đi vào bếp, tính lấy con dao đâm vào bụng, bất ngờ, khi vừa vào đến cửa bếp, cô nhìn thấy bức tranh gỗ khắc hình con gà mà bà cô cho, Loan khựng lại. Nhìn trước nhìn sau, thấy mẹ chồng và chồng rù rì ở trong phòng, cô lén nhấc máy điện thoại lên gọi bà bác.

Chừng một tiếng sau, chờ cho tên chồng nhậu say, bà mẹ coi tuồng chưởng, cô lén ra ngoài, đi dọc theo hàng rào đến gần ngã tư, đứng chờ một lúc thì thấy chiếc xe bà bác do người anh họ chở trờ tới. Loan vội leo lên, và khi chiếc xe vọt đi khỏi mới oà lên lên khóc tức tưởi. Bà bác dỗ dành mãi mới nín. Về đến nhà thì mấy anh chị họ đang quây quần bàn tính. Việc đầu tiên là đi kiếm luật sư, kiện để lấy lại giấy tờ thông hành, và tìm cách ở lại, không thể để một tên vô lại hành hạ đã đời rồi tống về Việt Nam.

Dự tính được thi hành liền. Buổi sáng, một ông anh họ đưa cô tới luật sư. Nghe xong sự tình, ông Luật sư liền gọi cảnh sát nhờ áp tải cô về nhà lấy đồ.

Đến cửa nhà chồng, Loan còn sợ rúm người lại, nhưng ông cảnh sát giúp cô vào lấy đồ. Lúc nhìn thấy cảnh sát và Loan, người mẹ chồng rít lên:

-À, cái con trời đánh! Mày rồi biết tay bà!
Nhưng cũng phải để cho cô vào lấy đồ đạc, giấy tờ xong là đóng sầm cửa lại.

Loan phải đi khám bệnh. Đầu óc cô lảo đảo, hoang mang, sợ hãi, âu lo... Lại bất ngờ, trong khi chờ luật sư làm thủ tục cho cô ở lại, Loan nhận được trát tòa đòi cô trình diện vì “mẹ chồng cô kiện cô quấy nhiễu bằng cách dẫn cảnh sát vào nhà mà không có trát tòa!” Trời đất ơi! Đúng là con người vô lương! Loan đã hãi càng hãi thêm. Nhưng có sự khuyến khích và giúp đỡ của các anh chị họ, lo tìm luật sư ra tòa cãi giùm, cô bớt căng thẳng.

Đến ngày ra Tòa, cô thắng kiện. Bà Tòa nhìn vào mặt bà mẹ chồng nói:
-Cô này chưa hề bị luật cấm đến gần bà. Cô ta về nhà lấy đồ là chuyện hợp lý. Chỉ có bà mới là vô lý. Bà ráng chờ đến ngày tòa gọi bà ra vì tội dầy vò người khác thì mới hiểu rõ hơn.
Loan thở ra, vui mừng nhưng vẫn còn một tương lai nhiều trắc trở trước mắt. Cô muốn nhắn những người con gái khác còn đang mong lấy chồng ngoại cần phải cẩn thận hơn, kẻo sa bẫy những tên háo sắc, côn đồ, hành hạ tình dục, lợi dụng gái quê để thỏa mãn thú tính. Cầu mong cho nước Việt Nam sớm có ngày không còn nghèo khổ để không có người mong đi làm vợ nước ngoài....

NĂM: “XIN NHẬN HOA KỲ LÀM QUÊ HƯƠNG”

Ngọc sang Mỹ không cần ai bảo lãnh mà cũng ở lại được. Dĩ nhiên, Ngọc đã tốn rất nhiều tiền chi chác, nhưng không phải chi cho người ở Mỹ làm giấy hôn thú giả, mà chi cho cơ sở nơi Ngọc làm việc để được đề cử đi tham dự Hội Nghị những nhân vật xuất sắc nhất trong Công Ty X. tổ chức ngay tại Mỹ. Thật là một cơ hội bằng vàng, vì chỉ tốn có hơn ngàn đô la, cộng với lời nói ngọt ngào thốt ra từ cửa miệng một thân hình uyển chuyển, tên Ngọc đã nằm ngay đầu danh sách. Rồi đến giai đoạn làm Passport, Ngọc cũng khôn khéo làm cho tay Công An nhận giấy tờ điên đảo với cặp mắt quyến rũ cùng những lời hứa hẹn nằm sau mấy tờ giấy trăm, nên mọi việc trót lọt, chẳng gặp trở ngại nào. Chỉ có mỗi việc phải giải quyết với ông chồng già và đứa con gái là vất vả. Phải bao công lao thuyết phục, ông ấy mới chịu cho đi. Ngọc phơi phới lên đường.

Sang đến Mỹ, mới qua ngày thứ hai, Ngọc đã liên lạc được với bà chị họ, một người rất thân thiết từ khi còn nhỏ, ở ngay Cali. Mừng rỡ, bà chị phóng tới khách sạn và đưa Ngọc đi chơi một vòng. Hai chị em tâm sự ríu rít. Chuyện xưa, chuyện nay nở như bắp rang. Dần dần câu chuyện chuyển sang việc tương lai: ở lại Mỹ luôn. Nhưng làm thế nào nhỉ? Bà chị là một người làm địa ốc thành công nên không thiếu ý kiến. Bà giúp ngay một ý kiến táo bạo nhưng rất thành công. Chỉ không đầy một tuần, một cứu tinh xuất hiện. Ong Hiệp, 65 tuổi, ly dị vợ, đang sống với tiền già, đọc được trên báo vài hàng cầu cứu đã tới ngay: “Thiếu phụ, 45 tuổi, ngoại hình dễ coi, ly dị, không vướng bận con cái, mới tới Mỹ, cần người bảo trợ gấp. Nguyện sẽ đền đáp xứng đáng. Xin gọi số....” Mới gặp ông Hiệp, Ngọc có phần thất vọng, vì dáng lụ khụ của ông, nhưng nghe giọng nói vẫn còn gân guốc, Ngọc chép miệng:
-Thôi, kệ, miễn là ở lại được nước Mỹ!

Thế là Ngọc dọt luôn, bỏ hội nghị, bỏ tất cả lại sau lưng về với ông Hiệp. Hai người đưa nhau ra luật sư, hỏi ý kiến, rồi làm thủ tục đủ thứ, hôn thú, linh tinh... Nhưng, ở đời, chẳng có chuyện chi mà trót lọt, xuông xẻ, vui vẻ hoài. Ong Hiệp, tuy tên là “hiệp”, nhưng lại chẳng nghĩa hiệp chút nào. Được cô vợ trẻ trung, nẩy lửa, dịu dàng, ông mê man cà cuống, đâm ghen tuông kinh hoàng. Sau khi đưa vợ đi làm tại một “shop” may, ông chỉ phát cho mỗi ngày 2 đồng ăn trưa, không thêm không bớt. Ngày ngày ông đưa đón vợ đi về, tới nhà là khóa cửa.

Gọi là nhà, nhưng chỉ là một phòng “se” lại của người ta. Rồi nấu cơm, giặt dũ, ông không cho em liên lạc với ai hết, trừ bà chị họ, thì cho nói chuyện, còn bất cứ ai gọi điện thoại đến cũng phải qua ông. Ngọc như con chim nhốt trong lồng. Tâm tư của người thiếu phụ trẻ trung, hấp dẫn này vẫn vấn vương nhiều chuyện khác. Về ông chồng ở Việt Nam, cô đã phải làm giấy ly dị, gửi về, nhưng vẫn phải trợ cấp chút đỉnh cho con gái mới 16 tuổi. Tiền đâu mà gửi về khi mà ông Hiệp lãnh hết. Muốn có chút tiền, phải hỏi xin, rất khó khăn. Đứa con gái, có chút tiền của bà bác cho, vẫn thỉnh thoảng điện thoại cho bác nó, hỏi thăm về mẹ. Câu trả lời của Ngọc thường giống nhau:
-Con ơi! Mẹ cũng khổ lắm, không sung sướng đâu. Mẹ còn phải “cầy” nhiều năm nữa.. Mẹ nhớ con lắm! Con hiểu cho mẹ nhé!

Ngoài ra, sống với ông chồng già, lãnh trợ cấp tiền bệnh của chính phủ này, chả vui thú gì. Tiền không, tình cũng không, chỉ là cục nợ! Xem phim truyền hình thấy người ta yêu nhau mà mê... Mấy hôm nay, ông lại giở chứng, làm chuyện điên rồ, hại cả đời Ngọc. Đã tới ngày đi làm thẻ xanh, ông nhất định không đi, kiếu bệnh! Bà chị hớt hải chạy tới, nói mãi cũng không lay chuyển. Rồi, ngày hẹn qua đi. Thế là hết! Ngọc khóc lóc, giận dữ cũng chẳng ăn thua gì!
Bà chị nói:
-Nó muốn “chơi” mày đó! Nó không đưa mày đi làm thẻ xanh, là nó muốn mày trở thành di dân lậu, sẽ bị tống về nước! Hoặc nó làm mày phải lệ thuộc nó như con ở! Phải “xu” thằng già đó cho nó biết mặt!

Ngọc ú ớ:
-”Xu” cái gì bây giờ?
-Thì “xu” nó “ờ biu” mình!
-“Ờ biu” là cái gì?
-Là ...là ... nó hành hạ mình đó! Nó hại mình đó! Nói đại nó hay hiếp dâm mình khi mình không thuận...
-Trời đất! Ai lại thưa chồng hiếp dâm vợ!
-Thật mà! Mày nói với nó, nếu nó không làm lại giấy tờ cho mày làm thẻ xanh, mày sẽ “xu” nó tội bạo hành với vợ, tội hiếp dâm vợ, tội “ờ biu” vợ... Đủ thứ tội!

Chả còn cách nào khác, Ngọc đành theo kế của chị, bỏ nhà đi luôn hai ngày. Ong Hiệp cuống lên, gọi điện thoại liên miên. Bà chị thủng thẳng nói:
-Nếu ông mà không lo luật sư, lo giấy tờ cho con em tôi có thẻ xanh, nó sẽ “xu” ông thì ông chết, mất hết tiền bệnh, mất mêđikeo...
-Không...đừng làm thế! Chị nỡ nào mà cạn tào ráo máng như vậy? Tôi giúp cho cô ta ở lại Mỹ mà! Không có tôi, cô ta đã phải trở lại Việt Nam rồi!
-Vậy thì làm giấy đi...

Thế là ông Hiệp vội vàng lên INS hỏi lại việc làm thẻ xanh, mất thêm bao nhiêu thời gian và lệ phí nhờ Luật sư can thiệp...
Trong khi đó, Ngọc lại bất ngờ gặp một người bạn của người bạn cùng sở với mình, thấy tình cảnh Ngọc như vậy, thì nổi máu anh hùng, muốn nhào dô làm chuyện nghĩa hiệp. Anh Hậu cũng mới năm mươi mí, còn ngon lành, phong độ hơn ông già kia nhiều, lại cũng bị “bợ vỏ” nghĩa là “vợ bỏ”. Khi Ngọc về nhà chị, Hậu tíu tít đưa Ngọc tới lui, giúp đỡ ý kiến đủ thứ làm Ngọc thấy bâng khuâng...
Hai người chuyện trò tương đắc lắm, lấy số phôn của nhau..
Chuyện gì phải đến đã đến, sau khi thi hành thủ tục thẻ xanh, một ngày nắng ấm, Ngọc lặng lẽ xách vali đến nhà Hậu... Còn ông Hiệp, đứng dựa cửa thẫn thờ, đấm ngực trách mình nông cạn..

SÁU: “DỌT LẸ!”

Mai là cô gái nhan sắc có thừa, trông rất hấp dẫn, nhất là về phương diện ăn mặc thiếu vải. Tuy làm “thợ hớt tóc”, nhưng khi đi ra ngoài đường, mấy chàng thanh niên trầm trồ dữ dội, không ai nghĩ là em làm nghề “cầm đầu cầm cổ thiên hạ” mà tưởng là em làm gái bán bia ôm. Đai đa số đều huýt sáo, chọc ghẹo kiểu rẻ tiền, nhưng chỉ có Lành là trố mắt, thán phục kinh khủng. Tuy Lành là Việt kiều, nhưng là Việt kiều không đẹp mã, nên các cô cứ tửng tửng dạo qua nhà Lành mà không vào. Anh lại ăn nói không có duyên, nghĩ sao nói vậy người ơi, làm “át săm lơ” nên mặc cảm, không dám tấn công các cô, chỉ cười cười mím chi, vì răng của anh tám cái thì trồng răng giả mất năm, nên không dám cười mạnh miệng.
Kiếm mãi không được cô nào ưng ý, anh đành về quê kiếm vợ. Mấy thằng bạn ghẹo anh là dân “sút càng gẫy gọng”, vì chỉ có những tên “sút càng gẫy gọng” mới không kiếm được vợ ở Mỹ. Thôi, kệ mẹ nó, miễn sao có một cô vợ ngon lành rinh sang đây cho tụi nó lé mắt.

Gặp Mai trong tiệm hớt tóc, Lành mê mẩn liền. Mai thấy Lành “ngố kèn” thì làm tới. Em ghé thấp xuống mặt Lành, khoe luôn cả bộ trời cho lấp ló dưới cái áo hở cổ cố ý làm anh chàng líu cả lưỡi. Rồi em vừa hớt vừa cọ quẹt, khiến Lành chịu hết nổi, mỗi ngày phải đến ngồi chầu rìa, ngó em, đưa đầu cho em vò vần tơi bời hoa lá. Chừng một tháng, cá cắn câu xong, Lành vội vàng làm thủ tục để đưa em về Mỹ.
Năm tháng trôi qua, Lành hết đứng lại ngồi trông mong ngày Mai sang. Ngày đó cũng tới khi Mai diện bồ đồ thiếu vải một cách ác liệt tiến đến chỗ Lành:
-Anh có nhớ em hôn?
Lành run rẩy:
-Nhớ....nhớ!

Hai tay Lành rung đến nỗi tìm chiếc chìa khóa xe không thấy trong túi quần. Mai bật cười:
-Làm gì mà cuống lên thế? Bộ em đẹp lắm hả?

Lành gật đầu, mặt đỏ bừng lên:
-Đẹ...p! Em... đẹ.. p... lắm!

Cặp vợ chồng mới cưới dìu nhau ra xe, đúng ra là Mai dìu Lành thì đúng hơn. Bắt đầu từ giây phút đó, Mai đã chính thức trở thành bà chủ của Lành. Từ việc đi học “neo” cả hai đứa, đến việc nấu cơm, dọn nhà, tất tất Lành nhắm mắt làm theo lời Mai. Đến trường học, nếu có chi lầm lỗi, Lành bị Mai mắng cho nát mặt mà không dám hở môi. Có lẽ tại Mai “xếch xi” quá xá, tay chân thì nhỏ, nhưng bộ ngực thì lớn cộm, ai cũng phải liếc mắt nhìn vào. Mai có vẻ hãnh diện về cái điều ấy lắm, nên bất kể Lành là một ông chồng đứng ngay cạnh đó, Mai nhận lời khen của mấy tên bậm trợn tỉnh bơ, và nếu có dịp thì tán ngay lại liền. Hầu như gặp bất kỳ anh đàn ông nào có máu dê, Mai liền chợp thời cơ đấu hót tưng bừng đến nỗi người nào cùng học “neo” với Mai và Lành đều biết là Mai chỉ chờ cơ hội là “dọt lẹ”...

Chỉ riêng Lành không biết, hoặc biết nhưng cố gắng níu kéo, giữ vợ bằng cách ngoan ngoãn chiều vợ như chiều “bà cố nội” vậy. Chính Mai cười đểu với Lành như thế:
-Anh chiều tui như dzậy có giống chiều bà cố nội anh không?

Lành ấp úng:
-Thì...đã sao...

Sao chứ! Nhất định là có sao chứ! Vì không đầy một năm sau khi hai vợ chồng mãn khóa học “neo”, Mai đi làm và rồi người .. thiếu phụ đã “một đi không trở lại”. Mai đã “dọt lẹ” y như lời tiên đoán của mấy người cùng học chung trường ngày nào... Còn Lành làm “cô phu” đứng ngóng cửa chờ mãi không thấy em “hớt tóc ôm” ngày nào trở lại.


BẨY: CON NHỆN

Già Keng Rúp mới 65 tuổi nhưng không ai ở bên Mỹ này nghĩ rằng lão thọ hơn 70 nổi vì cái tướng bệnh hoạn, bụng to đít teo, da mặt nhăn nheo, mắt híp, đi đứng không vững vàng. Tuy đã cố làm ra vẻ trẻ trung bằng cách luôn mặc quần soọc, áo cộc tay, đi giầy thể thao, nhưng vẫn không giấu được việc kém sức khỏe vì hai cánh tay cũng như hai cẳng chân thò ra ngoài quần áo như mấy cái chân nhện. Lão làm chuyên viên tài chánh cho một cơ quan y tế ở quận Cam. Thuộc diện “bợ vỏ”, nghĩa là diện “vợ bỏ” như rất nhiều người ở đây (ngay cả mấy ông Hát Ô đã có quá khứ huy hoàng, ông chủ bà chủ mấy chục năm, cũng được ghi tên tơi bời hoa lá). Dĩ nhiên, vì là Mỹ trắng chính gốc, nên chuyện được ghi tên vào diện này lại có lẽ làm lão thích thú hơn là đàng khác. Nghe nói con gái Việt Nam khoái lấy chồng ngoại, lão mon men làm quen với những người có nhiều quan hệ ở đây để nhờ giới thiệu cho vài cô ở bển. Nhưng nhìn thấy hình tướng ấy, nhiều người không dám giới thiệu, hơn nữa, ở trên đời này, trong bốn cái ngu, thì cái ngu “làm mai” là ngu nhất.

Cho nên lão phải tự đi về bển, đóng vai Tây Ba Lô, láng cháng thế nào lại vớ được Nhạn, một em mới 18 cái xuân xanh, lại cũng dĩ nhiên là con nhà nghèo. Em làm công cho một cửa hàng bán đồ kỷ niệm. Rúp đi lang thang, tiệm nào cũng bước vào. Thấy em cười mím chi, chào khách với giọng lô can “Gút mó ninh, Sơ!” là lão cười cầu tình liền:
-Mó ninh! Biu ti!

Em Nhạn đỏ mặt, quay qua hỏi con bạn thạo tiếng Mỹ:
-Ê, Đào, ông ta nói cái gì bú tí vậy mày?

Con bạn cười sặc sụa:
-Không phải bú tí! Mà là biu ti, nghĩa là sắc đẹp! Cha già này khen mày đẹp đó!

Nhạn khoái chí:
-Cha già này biết điệu đó!

Lão Rúp thấy hai cô gái cười nghiêng ngả, thì bậm gan hơn, tiến lại gần, bồi thêm một phát tán gái:
-Du à ve ri biu ti phun! (Em đẹp quá!)

Lần này thì Nhạn hiểu hơn, mặt hơi vênh lên:
-Dét! Dét! Ai em biu ti phun! (Đúng! Đúng! Tôi đẹp đấy!)

Thế là câu chuyện bắt đầu bằng mấy tiếng Mỹ lọc cọc, lạch cạch đó rồi tiếp theo là màn mời em đi chơi. Mới đầu Nhạn từ chối vì thấy ông này gần hết gân, nhưng lũ bạn cứ chọc ghẹo mãi, lại thêm bà má, bán xôi chè ở chợ, bị kích thích vì những mối nợ lớn khó trả, và nghe nói đến thiên đàng ở Mỹ có phép lạ biến người nghèo thành kẻ giầu trong thời gian ngắn, nên tửng tửng đốc xúi con gái mãi, khiến Nhạn cũng gật đầu.

Má bảo Nhạn:
-Đời mình nghèo quá, con à! Mỗi tháng hai má con mình kiếm hộc máu cũng chỉ được vài trăm ngàn, không nổi lấy trăm đô. Mà con coi, con Lili gì đó, lấy chồng Mỹ, đi làm móng tay cũng cả chục đô rồi. Con Loan đó, trước làm đĩ, vớ được thằng chồng Mỹ, giờ làm chủ chứa, tiếp toàn cán bộ cấp cao, mỗi tháng dô cả chục ngàn đô. Mình làm trâu ngựa hết kiếp cũng không mò nổi nửa tháng tiền của nó.

Nhạn suy nghĩ mãi rồi cũng phải gật đầu, nhưng miễn cưỡng, vì thằng chả này coi bộ kẹo quá. Kỳ kèo mãi mà chả hứa chỉ đưa trước có một ngàn, rồi sẽ gửi tiền từ Mỹ về sau. Chả nói tiền lệ phí lấy vợ mắc lắm. Mới đầu, Nhạn bực mình, tức tối, cái trinh con gái gì mà rẻ quá! Có một ngàn đô thôi à! Nhưng má Nhạn thì nghĩ khác. Con coi đó, đi làm vợ Đài Loan cũng chỉ được vài trăm đô thôi, con được một ngàn là quý rồi. Mai mốt nó cưng, nó gửi về đều chi... Giờ thì nó đưa tiền làm đám cưới cũng mấy trăm đô rồi, ráng đi, con ráng chiều chuộng nó thì nó sẽ mết con, rồi muốn nạo nó bao nhiêu mà chả được. Nghe nói nó làm tài chánh gì đó, nhiều tiền lắm! Rồi má Nhạn còn ghé tai nói thầm. Con cứ làm vầy, làm vầy, nó sẽ mê con chết luôn... Nhạn đỏ cả mặt. Mà kỳ quá hà! Chuyện gì gớm ghiếc vậy! Bà má cười. Dậy đó! Đời mà con! Biết nghề thì khá! Không biết nghề thì nghèo! Bà cười hăng hắc...

Đám cưới rồi cũng diễn ra. Vui vẻ, cười đùa ầm ĩ. Nhạn có áo mới, le lói, nghĩ lại rồi đời mình cũng lên hương, nên chiều chồng hết cỡ, dù ông già đòi hỏi quái đản... Giấy tờ bảo lãnh ở Việt Nam tạm xong sau mấy tháng làm thủ tục, lão Keng về Mỹ, hứa hoàn tất giấy tờ và đón vợ sang.

Ngày tháng thoi đưa. Đã ba bốn tháng không thấy tin nhạn sang. Nhạn bắt đầu lo lắng, nhất là nhìn xuống bụng thấy hơi to to. Tiền bạc cũng chả thấy gửi về như đã hứa. Má sốt ruột, đi ra đi vào, dằn giỗi:
-Chắc tại mày không biết chiều thằng chả!

Nhạn tức muốn ói máu. Chiều như thế còn chiều cái quái gì nữa. Lão già như thú vật vậy. Nhạn muốn chắp cánh bay qua đối chất, nhưng thời gian cứ chậm rì rì. Rồi một ngày, thư cũng về. Nhìn địa chỉ Mỹ, hai mẹ con mừng quýnh. Mở ra, không biết đọc, nên đưa cho con bạn đọc giùm. Thư viết ngắn gọn:
-Cô Nhạn, rất tiếc, tôi mắc kẹt nhiều việc quá, nhất là con vợ của tôi, nó không chịu cho tôi ly dị nếu không chia tài sản cho nó. Nên tôi không cưới cô được nữa, cô thông cảm cho nhé.
Tạm biệt.
Keng Rúp.

Trời đất như quay cuồng. Cái bụng bỗng dưng đạp mạnh. Nhạn lảo đảo như bị trúng đạn, những viên đạn bọc đường bay từ bên Mỹ về đập vào trái tim của con gái Việt Nam, những con người nghèo suốt kiếp vẫn nghèo, chỉ mơ có một ngày không mang nợ.

TÁM: HẠNH PHÚC THẬT!

Anh Bẩy là một người chồng hiền lành, làm công chức ở thành phố Tustin. Một vợ hai con, một trai một gái, đứa nào cũng dễ thương. Hạnh phúc tưởng chan hòa mãi mãi nhưng bất ngờ một sáng chị Bẩy phải vào bệnh viện trong xe cứu thương. Ba tháng sau, chị qua đời vì chứng ung thư tử cung kịch phát. Cả năm trước, chị vẫn đau đau bụng dưới, lại ra máu, nhưng cứ ỷ y là kinh nguyệt không đều, nên lơ là qua đi, nhất là chị lại lo lắng quá cho chồng cho con, nên quên cả mình.

Chị là người vợ lý tưởng của mọi ông chồng, hiền thục, ít đọc sách, chỉ thích nấu cơm cho ngon, không bạn bè, không theo mùi thời mới. Lấy chồng thì theo chồng, làm vợ bình thường như mọi người, hy sinh mọi thứ cho chồng, đến nỗi, khi biết mình không còn sống bao lâu nữa, chị gọi chồng đến bên giường:
-Em biết anh không phải là người thờ vợ suốt đời, nên cho anh lấy vợ đó. Nhưng em chỉ yêu cầu anh phải lo cho con, không đuợc vì vợ mới mà quên con. Anh mà để vợ mới hành hạ con, là em về em bóp cổ anh đó!

Anh Bẩy nhăn nhó:
-Em nói gì kỳ vậy! Thôi, đừng nói bậy bạ nữa, nghỉ đi cho khỏe.

Tuy nói vậy, nhưng lòng anh bâng khuâng, mơ màng. Chưa đầy trăm ngày, anh đã nhờ người mai mối. Với số tuổi 50, còn phong độ chán, anh muốn một cô vợ trẻ trẻ ở Việt Nam. Ở Mỹ này, nhìn số lương anh, ít cô tre trẻ muốn lấy lắm. Chỉ có những bà đã “sút càng gẫy gọng” rồi mà thôi. Ước muốn của anh thành tựu mau chóng. Một anh bạn ở Việt Nam giới thiệu cho anh một cô chưa hề lấy chồng, trên 40 tuổi, đang xuân, dĩ nhiên không đẹp lắm, vì với tuổi ấy ở quê nhà là “chống ề” rồi. Cô lại là em của một ông Luật sư, cũng con nhà gia giáo. Anh Bẩy nhìn hình thích quá, cười mím chi cọp hoài. Tuy cặp mắt hơi sắc, nhưng thân hình thì ngon quá. Chao ôi! Tuyệt diệu!

Đám cưới tổ chức nhanh chóng, không rườm rà. Vé máy bay lấy cũng lẹ. Anh Bẩy đem vợ mới về nhà giới thiệu với các con:
-Đây là dì Hạnh của các con.

Hai đứa con gật đầu, cúi chào. Thằng con trai đón lấy vali của dì mang vào phòng ngủ của ba, không nói một lời. Đứa con gái lẳng lặng đi vào bếp nấu cơm. Bà dì Hạnh nhìn theo dáng hai đứa mãi, cũng không nói một lời. Còn Bẩy thì lăng xăng, lít xít bên người đẹp, chỉ trỏ, khoe nhà mới, từng căn phòng một. Đến khi đứng trong phòng hai người, dì Hạnh mới lên tiếng:
-Anh bỏ cái hình kia đi được không?

Bẩy nhìn theo tay chỏ về tấm hình của bà vợ cũ, gật gù:
-Đúng! Anh bỏ đi ngay!

Và cũng lăng xăng lít xít dọn dẹp theo ý của người yêu mới. Bà chủ mới thì đúng hơn, vì ngay từ ngày hôm sau, Bẩy phải kê dọn tới tấp, thay đổi từ tấm thảm chùi chân đến chỗ để đồ rửa bát chén. Nhưng anh vui, hạnh phúc ngập tràn. Chưa bao giờ anh hạnh phúc gối chăn như thế. Tuy chưa lấy chồng, nhưng hình như Hạnh đã học ở đâu những màn mùi mẫn quá làm anh mê man, như bay bổng lên trời. Anh thấy mình trúng số độc đắc. Tuy vất vả làm theo ý người yêu, nhưng lúc nào miệng anh vẫn mỉm cười.

Cho đến lúc Hạnh bắt đầu giở giọng dì ghẻ con chồng, anh vẫn chưa nhận thấy điều gì khác lạ. Hạnh bắt con Nga không được xài nhiều xà bông quá khi rửa bát, Hạnh bảo thằng Thanh phải lau chùi cầu tiêu mỗi tuần, con Nga đi học về không được nghe nhạc, thằng Thanh không được chơi ghêm, không ....không ...và không... Hai đứa mới đầu cố nín vì thương bố, nhưng sau chịu hết nổi, chúng lớn tiếng cãi lại. Bẩy nghe thấy hết, nhìn thấy hết, nhưng anh lặng thinh. Hạnh phúc yêu đương quá lớn nên mắt anh mờ hết, tai anh điếc đặc. Ngay cả lúc hai đứa con thân yêu cùng bỏ đi, anh cũng chẳng thấy thay đổi gì. Rồi họ hàng, bạn bè xa lánh dần. Chê trách anh bất nhân, bất nghĩa cũng chả làm anh lung lay. Căn nhà do vợ cũ anh mua cho con, giờ này thành của tư của vợ mới, anh thấy cũng chả cần tìm hiểu. Mấy đứa con máu thịt của anh lâu lâu mới gọi điện thoại về, anh cũng không nhớ mấy. Hạnh phúc thật của tôi đây rồi, tìm đâu nữa! Kệ!

Một thời gian dài. Thằng Thanh bây giờ đã lớn, có việc làm, có tiền, nhiều khi nhớ bố, người bố ngày xưa thân thiết thương con hết mực. Giận bố thì giận, nhưng thương vẫn thương. Một hôm, nhớ đến ngày sinh nhật thứ 53 của bố, Thanh muốn làm một món quà đặc biệt cho bố. Thanh gọi:
-Bố! Con thấy nhà bố thiếu cái tủ lạnh mới. Cái tủ lạnh cũ đã già quá rồi, tốn điện, con sẽ mua cho bố cái tủ lạnh mới nhé! Còn tấm thảm nhà cũng xưa, con kêu thợ đến thay cho bố.

Anh Bẩy vui mừng:
-Ừ, bố cám ơn con nhé! Con cứ làm đi! Chắc dì Hạnh thích lắm!

Không đúng! Chỉ chiều hôm sau, anh Bẩy gọi con trai:
-Con ơi! Thôi đừng làm thế nữa! Dì Hạnh không bằng lòng. Dì bảo con phải hỏi ý kiến gì trước khi quyết định. Nhà của dì mà! Con hủy đơn đặt hàng đi!

Thanh chết lặng người. Oi còn đâu ông bố ngày nào!
Còn Nga giận bố không để đâu hết, đã hai năm hơn, Nga không gọi bố một lần. Mãi cho đến khi dì Hiền bảo:
-Thôi, con đừng giận bố nữa. Bố con phải bùa mê thuốc lú rồi. Giận mãi cũng vậy thôi. Con đến thăm bố đi. Dù sao cũng máu cũng thịt..

Nga nghe lời dì mà chẩy nước mắt ra. Nga gọi bố:
-Bố ơi! Con muốn lại thăm bố! Con có nấu món canh cà ri mà ngày xưa bố thích ăn đấy!

Anh Bẩy gần như muốn nghẹn ngào:
-Ừ, đến với Bố đi! Bố nhớ con lắm!

Thế là Nga sửa soạn nồi canh cà ri định mang đi. Chợt tiếng điện thoại reo:
-Nga hả con! Thôi.. con đừng đến nữa. Dì Hạnh bảo con phải hỏi ý kiến dì trước khi con đến...

Nga bỏ rơi cái điện thoại xuống bàn. Lòng cô bé lặng đi. Có điều gì đã chết thật trong lòng rồi!

Chu Tất Tiến.
http://motgoctroi.com/Vuibuon/VBxMy/LayVoVN.htm


XVI.Trốn vợ, về Việt Nam…Chơi Gái
Không tên
14/12/2011

Có phải câu nói của các cụ ngày xưa rất đúng “Trâu già ham gặm cỏ non”? Có phải càng già, càng ngày đàn ông càng mất nết, càng già càng sanh tật, hay chỉ là tâm lý chung ai cũng giống ai của người Việt “Ông ăn chả, bà ăn nem”?

Ông Thanh là người Việt Nam trạc khoảng 70, dáng vóc trung bình, “sắc đẹp” trung bình. Mặc dù sang Mỹ từ năm 1977, ông Thanh nói tiếng Anh rất kém cỏi. Lý do là vì ông ta không chịu đi học và vì môi trường ông ta tiếp xúc toàn là người Việt Nam: ông Thanh là chủ một tiệm phở ở thành phố kế bên tôi ở với khách hàng phần đông là người Việt.

Ông Thanh không phải nấu nướng vì đã có bếp lo. Khách đến ăn luôn luôn thấy ông ta đứng ở máy tính tiền để thu tiền. Ông ta cũng không phải lấy thực đơn khách hàng hay bưng thức ăn ra, dọn thức ăn vào vì đã có một cậu con trai và một vài người làm mướn lo việc đó. Bà Sáu vợ ông ta cũng trạc tuổi, làm cùng một chuyện chồng làm. Thường thì hai người lo hai phiên sáng chiều khác nhau nhưng có những lúc cả hai người ở tiệm thì bà Sáu ra một góc bàn làm những chuyện lặt vặt như nhặt rau, thái hành, thái tỏi, và nói chuyện huyên thuyên với khách hàng. Hai vợ chồng là người đầu tiên mở nhà hàng Việt Nam khi mới sang đây, thức ăn nấu ngon miệng nên quán ăn lúc nào cũng đắt khách. Tám năm trước đây, bà Sáu hớn hở khoe cho tôi biết là mua được một miếng đất ở Vũng Tầu, mướn người xây một căn nhà trên miếng đất đó. Khi xây xong, hai ông bà sẽ về Việt Nam ở hưu luôn, giao tiệm phở này cho cậu con trai lo.

Mướn người xây mà không tin cậy vào bà con họ hàng ở Việt Nam trông nom nên ông chồng “hy sinh” về Sài-Gòn ở một thời gian ngắn hạn để lo xây xong cái nhà. Bà Sáu ở lại bên Mỹ lo quán ăn một mình. Bà vui rối rít trong thời gian ấy nói chuyện với khách hàng, gặp ai bà cũng khoe là sắp sửa về Việt Nam ở luôn với ông chồng.

Thế rồi bẵng đi một thời gian mấy năm tôi không đến nhà hàng của bà ăn. Một ngày khi vợ chồng tôi đến ăn thì không thấy ông chồng, mà mặt bà Sáu thì buồn so. Không cần hỏi chuyện, bà ấy kể cho tôi nghe là ông chồng không trở lại Mỹ, đã ở lại luôn Việt Nam: ông Thanh lấy một cô Việt Nam trẻ “bằng con ổng”, 32 tuổi. Tiền mang về Việt Nam để xây nhà thì cái nhà ông ta đã để tên cho “con nhỏ” đứng tên vì Việt Kiều không đứng tên chủ nhà được. Bà Sáu nói ông ấy chỉ trở lại Mỹ làm giấy tờ ly dị chia gia tài. Căn nhà bốn phòng hai người mua hai mươi năm nay đã trả hết nợ, bây giờ đem bán để lấy tiền chia đôi.


Một thời gian nữa trôi qua, khi tôi trở lại tiệm ăn thì bà cho tôi biết là với số tiền chia hai, bà mua một condominium nhỏ hai phòng ngủ, đủ cho một mình bà ấy ở (condominium giống như apartment. Sự khác biệt là condominium người mua làm chủ, trong khi apartment chỉ để cho mướn). Già, sống một mình không có cách gì chăm sóc vườn tược nên bà chỉ cần cái condo là đủ. Bà Sáu có vẻ chua chát về cuộc đời. Gây dựng sự nghiệp với chồng mấy mươi năm nay để rồi gần cuối cuộc đời, ông chồng về Việt Nam lấy một cô gái trẻ măng, còn bà thì sống đơn chiếc trong tuổi về chiều.

Mấy tháng trước vợ chồng tôi trở lại ăn thì tôi rất ngạc nhiên thấy ông Thanh đứng ở quầy tính tiền. Với gương mặt đã mất đi sự vui vẻ của mấy năm về trước, bà Sáu nói với tôi là “con nhỏ” ở Việt Nam sau khi xài hết tiền của ổng đem qua, lấy cái nhà mới xây, đá ông chồng ra khỏi nhà vì “nó có một thằng bồ mới cỡ bằng tuổi nó”. Hết tình yêu, cạn tiền sinh sống, ông chồng quay trở lại Mỹ, xin lỗi vợ. Bà Sáu giận lắm nhưng không dám nghĩ đến cảnh tuổi già sức yếu sống một mình nên tha thứ người chồng cũ, và do đó ông Thanh đi làm trở lại ở quán ăn. Bây giờ tuy rằng vết thương lòng của bà Sáu không thể nào hàn gắn được vì chẳng những tình yêu vợ chồng mà một phần của cải cũng đã mất, bà cố nhắm mắt mong thời gian sẽ làm cho tâm dạ nguôi ngoai vì bà không có can đảm sống một mình trong tuổi già ở Mỹ.

http://baogiaitri.com/tr%E1%BB%91n-v%E1%BB%A3-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87t-nam-ch%C6%A1i-gai/

XVII. TRẢ NỢ
TĨNH TÂM

Đời như cuộc chơi nếu không có phần tâm linh, thiêng liêng trong tình yêu, ân nghĩa

Chuyện những người đàn ông Việt kiều về nước lấy vợ với kết cục nhiều khi thật cay đắng, bi kịch pha lẫn hài hước như “con nợ” trong câu chuyện này đã quá quen thuộc.
Cuộc sống là thế, "tại anh, tại ả...", mà quan trọng là phải tự xét mình, trách mình.

Không chỉ là chuyện lấy chồng Việt kiều, hiện nay còn bao cô gái bằng mọi cách đi lấy chồng ngoại "xịn". Kết cục có thể còn u buồn, đau đớn hơn thế. Nhưng nó lại là ở phía khác, phần lớn người phụ nữ phải gánh chịu.


Và vẫn là chuyện muôn thuở, hôn nhân không tình yêu biết bao giờ mới bớt đi?

Y Trang

Đó là anh Danny, con bác Hai tôi, người được mệnh danh là "con nợ của các cô trẻ đẹp".

Tội nghiệp, anh đã trả nợ gần hết cuộc đời anh mà coi bộ vẫn chưa hết nợ!

Giờ nầy, khi tôi ngồi tào lao, tỉ tê kể chuyện mê gái trẻ đẹp của anh cho mọi người nghe chơi, thì anh đang nằm trong phòng riêng, thở dài thườn thượt nghe não ruột quá trời! Nhưng tôi nhớ ra rằng, chẳng bao lâu nữa, anh lại tiếp tục tìm kiếm những cô gái trẻ đẹp, bằng cách qua sự giới thiệu của người quen ở Việt Nam, hoặc lùng trên mạng... Rồi anh vẫn sẽ tiếp tục "đi cày". Vẫn đêm đêm chạy cái xe truck cũ kỹ não nùng, đi bỏ bánh pizza. Vẫn mải mê ki cóp chắt bóp từng tờ $1 tiền tip nhàu nát, nâng niu dành dụm tiền lương hàng tháng để cung phụng cho các cô trẻ đẹp.
* * *
Anh Danny vừa trở về căn phòng mà anh vẫn share của vợ chồng tôi ba năm nay. Có nghĩa là khi Betty, Bé Tý của anh, bông hồng nhỏ của anh, người vợ bảy tháng hăm mốt ngày của anh, kéo mấy chiếc va ly căng phồng quần là áo lượt ra khỏi nhà anh và đời anh, chất lên chiếc xe Mercedes màu mận chín mới toanh, phóng đi mất, thì anh cũng trở về ở với chúng tôi cho đỡ tốn và đỡ buồn.

Thật ra, theo tôi, Betty đáng trách nhưng cũng đáng được thông cảm. Ở Việt Nam, cô bé chỉ nhìn thấy nước Mỹ qua những hình ảnh rực rỡ tráng lệ huy hoàng của những cao ốc, những khu vui chơi giải trí Disneyland, Hollywood, sòng bài Las Vegas... mà Danny gửi về cho cô. Ừ, thì người ta thường chụp hình khi đi chơi chứ mấy ai chụp hình khi đang làm việc? Cho nên khi qua đây, cô vỡ mộng.

Những ngày đầu Danny cũng đã đưa cô đi chơi nhiều nơi, cô tha hồ được thưởng thức cuộc sống tươi đẹp của nước Mỹ. Danny cũng đưa cô đi shopping tưng bừng, cô tha hồ mua sắm những bộ quần áo, dày dép đẹp... nhưng đó chỉ là thoáng chốc trong cuộc sống. Còn đời thường thì khác nhiều. Dù sao cũng tội nghiệp cô, bởi cô còn quá trẻ con để hiểu rằng, bất kỳ ở đâu, con người ta cũng phải có làm mới có ăn, đất đai dù màu mỡ đến đâu, người ta cũng phải ra tay chăm bón thì mới đơm hoa kết quả tốt lành.

Thêm nữa, hồi Danny về Việt Nam sao khác hẳn Danny ở đây. Ở Việt Nam, Betty tự hào với gia đình, bạn bè về Danny bao nhiêu thì khi ở Mỹ, Betty xấu hổ về Danny bấy nhiêu. Kỳ lạ thay! Hồi về Việt Nam, cái gì ở Danny sao cũng thơm "mùi Mỹ", từ quần áo tới cái phong thư, từ đôi vớ tới cái khăn tắm... Và Danny, dù sáu chục tròn, trông vẫn rất "tây", rất sang trọng, rất phong độ. Vậy mà khi qua đây, Betty thấy tất cả bỗng nhạt nhoà, thậm chí đảo ngược.

Rồi tệ hại hơn nữa là khi đi học tiếng Anh, Betty càng thấy mình thật trẻ trung, gần gũi, hoà đồng, líu lo với các bạn cùng trang lứa bao nhiêu thì cảm thấy xa lạ, cách biệt với Danny già cỗi bấy nhiêu.

Có lần Danny đưa Betty tới trường, vừa mở cửa ra khỏi xe, Betty gặp ngay nhỏ bạn cùng lớp đang tung tăng đi tới, nhỏ lễ phép kính cẩn chào Danny:

- Cháu chào ông ạ!

Và cái gì đến cũng sẽ đến, khi có nhiều lời ra tiếng vào quanh Betty, nhất là đám bạn trẻ vô tư:

- Mèng ơi! Mắc mớ gì mà mầy phải ở với ông già bỏ bánh pizza!

- Betty, mầy có biết mầy rất đẹp không? Mầy còn nhiều cơ hội...

- Betty ơi, cha mầy tới rước mầy kìa!

Hồi còn ở Việt Nam, khi trở thành người yêu, rồi người vợ của Danny, hàng tháng, nhân viên dịch vụ gửi tiền tới tận nhà Betty. Cô chỉ cần ký tên là được nhận những tờ trăm đô mới toanh, thơm phức cùng những lời yêu thương mật ngọt. Tiền Mỹ mà! Tha hồ tiêu xài thoải mái. Và để chuẩn bị sang Mỹ, Betty chỉ việc đi mua sắm, đi học tiếng Anh, tập thể dục thẩm mỹ, bơi lội, đi học nhảy đầm... Dĩ nhiên cô đâu biết đó là công sức anh Danny đã hằng đêm chạy như ma rượt ngoài đường, nhiều khi phải leo lên hàng mấy chục bậc cầu thang, dù đêm đông giá rét.

Rồi khi qua đây, ngoài thời gian đầu, sau đó coi bộ Danny không còn galăng, hào phóng như xưa khiến Betty càng thất vọng. Cuối tuần, Betty muốn đi ăn phở ở tiệm, Danny bảo: "Để mai anh nấu cho cưng ăn". Tối tối, Betty thích đi la cà ở mấy quán càphê, Danny cười hề hề: "Em muốn loại càphê nào anh pha cho. Anh pha càphê còn ngon hơn ở quán nhiều!". Sáng chủ nhật, Betty thích đi chơi, Danny cứ nằm ườn trên giường, giọng ngái ngủ: "Tối qua anh về khuya quá, để anh ngủ thêm tí, chiều anh lại phải đi làm rồi!".

"Ôi! Sống như vầy thì đi Mỹ làm gì hở trời? Chán chết đi được!" - Betty than thở với mấy đứa bạn như vậy.

* * *

Ôi thôi! Còn đâu hình ảnh một anh Danny cách đây không lâu, mắt sáng long lanh, hoan hỉ khi kể về người yêu bé nhỏ xinh đẹp ở Việt Nam. Luôn hớn hở nói cười khi khoe rằng giấy tờ bảo lãnh đã xong. Và anh đã nhảy dựng lên, suýt đụng trần nhà, khi bông hồng của anh đã vượt qua được cuộc phỏng vấn gay go tại văn phòng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn!

Ôi thôi! Còn đâu hình ảnh một Danny, sau ngày về Việt Nam làm tiệc cưới trong nhà hàng lớn nhất của Sài Gòn, đi hưởng tuần trăng mật ở Nha Trang, Đà Lạt... Rồi trở lại Mỹ với phong độ của một chú rể tràn trề nhựa sống và thoả thuê hạnh phúc.

Sau đó là những ngày anh háo hức đi tìm thuê nhà. Rồi anh tất bật sắm đồ nội thất. Rồi anh mua chiếc Mercedes mới toanh, màu mận chín sẵn sàng cho Betty yêu quý. Tất cả phải mới, phải sang mới xứng đáng với cô vợ nhỏ hơn con gái anh hai tuổi. Ừ, Betty mới hăm bốn tuổi.

Nhắc tới con gái anh, hẳn phải nhắc tới người vợ trước của anh, đó là chị Mộng Mơ, đã bỏ anh cách đây ba năm. Chị Mộng Mơ đương nhiên rất đẹp (không đẹp dễ gì anh thèm lấy). Nghe có lần chị Mộng Mơ tính đi thi hoa hậu phu nhân nhưng sau đó anh đã khôn ngoan tìm mưu kế cản trở, vì nghe bạn bè nói, mầy mà để bả thành hoa hậu phu nhân là mầy trắng tay. Thế là anh là anh đã giả đò bị đau bụng tiêu chảy. Anh rên hừ hừ, thảm thiết, năn nỉ van xin chị đừng bỏ anh ở nhà một mình. Khi chị phát hiện được mưu kế của anh, mắng anh một trận tơi bời hoa lá.

Nhưng rồi sau đó, dù không trở thành hoa hậu phu nhân, chị vẫn bye bye với anh. Chị đẹp, quá đẹp, chị biết mình đẹp. Và chị thích ngắm mình càng đẹp hơn trong những bộ quần áo đẹp, xe cộ sang, nữ trang xịn, mỹ phẩm đắt tiền... Mà anh, hằng đêm chạy đi bỏ bánh pizza thì làm sao cung cấp nổi nhu cầu cao cấp của chị. Thêm vào đó, bạn bè hỏi nhau, chồng mầy làm nghề gì? Lúc đầu chị nói dối, chồng tui kỹ sư computer. Ai ngờ, oái oăm sự đời, có lần người order anh đưa bánh pizza là bạn của chị. Thế là sau đó, anh phải xách cái valy nhẹ hều ra khỏi căn nhà ở New York lạnh lẽo, đáp máy bay về miền nam Cali nắng ấm, ở với chúng tôi, cho đến ngày anh chat chit trên mạng, gặp được "Bông hồng bé nhỏ".

"Bông hồng bé nhỏ" là tên anh gọi yêu nàng. Mà quả là bông hồng đó bé nhỏ thật. Cô bé trông như một học sinh trung học, đẹp tuyệt, nhất là từ khi quen anh Danny, có nghĩa là tăng thêm những phụ tùng đẹp từ những tờ đô la anh gửi về hàng tháng. Nhìn những tấm hình cô bé gửi qua, ai cũng tấm tắc khen nhưng... kèm theo cái chép miệng: "Không biết con bé làm vợ Danny được bao lâu".

Cũng từ ngày trở thành tình nhân, rồi làm chồng của Betty, anh Danny "cày" nhiều hơn. Hàng tháng, anh vô cùng hạnh phúc đưa xấp tiền chẵn ít lẻ nhiều, nhờ tôi gửi tiền cho Betty (vì tôi làm việc trong một văn phòng gửi tiền về Việt Nam) cùng với những lời nhắn thấm đẫm tình tứ âu yếm. Nào là : "Bông hồng bé nhỏ của anh ơi, nhớ em lắm lắm lắm..." Nào: "Betty em ơi, đêm qua anh nằm mơ thấy em đang ở bên anh...", " Hun người yêu bé nhỏ của anh thật sâu..."... và còn nhiều câu nữa, sực nức yêu nhớ mà tôi thấy mắc cỡ cho anh nên không kể ra đây... Có lần tôi phải nhắc anh: "Thôi anh Đực, vừa vừa phai phải thôi, anh nhắn nhe gì mà nghe phát ớn, nghe muốn... nổi da gà!". Các bạn trong công ty tôi xuýt xoa, công nhận cái cô Nguyễn Thị Bé Tý đó có phước thiệt! Tha hồ xài tiền. Đó, lấy Việt kiều Mỹ sướng vậy, còn lấy Đài Loan, Hàn Quốc thì thê thảm cuộc đời.

Nhưng than ơi! Nàng Betty (tên Bé Tý tự chọn từ khi có người yêu là Việt kiều Mỹ) đã bỏ anh mà đi rồi. Còn việc nàng đi với ai và đi đâu có trời mới biết!

Thật ra chuyện nầy đã cũ mèm, nghe muốn nhàm tai trong cộng đồng người Việt ở đây. Và anh Danny, đã được tất cả mọi người trong gia đình cũng như họ hàng xa gần và bạn bè cảnh báo, nhưng anh không chịu nghe.

Mẹ tôi từng "tiên tri":

- Mai mốt, nó nhai bắp rang được, còn thằng Đực phải trệu trạo bắp hầm, vậy là cãi nhau. Mai mốt, nó khoái nghe nhạc giựt gân, thằng Đực thì ưa Bolero, vậy là cãi nhau. Mai mốt nó thích đi chơi, thằng Đực, ngoài giờ đi làm, thích nằm nghỉ ngơi, vậy là cãi nhau...

Chị Hai của anh Đực, giọng hiu hắt buồn:

- Khéo bay lại thất tình nữa đó Đực ơi.

Chị Ba càm ràm:

- Cái thằng toàn làm chuyện ruồi bu.

Chị Tư đe nẹt:

- Mầy không chịu nghe lời cho mầy chết!

Em trai út tôi nháy mắt:

- Chị Betty nhí nhảnh nhảy chân sáo, anh Đực lụm cụm gối mỏi chân run, làm sao chạy theo kịp.

Ông xã tôi tủm tỉm nụ cười tinh ma quỷ quái:

- Cô đó đang xuân, anh Đực... tàn xuân... Ừm... Hổng biết ảnh... còn đủ sức...

Tôi cũng góp phần để can ngăn:

- Anh Đực ơi, chị ấy nhỏ tuổi quá so với anh, thấy kỳ quá! Eo ơi... thấy ghê ghê... giống như... ông cháu... cha con...

Anh Đực phản ứng liền:

- Bộ mầy không đọc báo, coi tivi? Nhiều ông bảy tám chục còn lấy vợ hai mươi kìa.

- Nhưng đó là người nước ngoài. Còn mình là người Việt Nam. Phong tục, tập quán của người Việt mình không như vậy.

- Hồi xưa mấy ông vua già khú đế vẫn có hàng nghìn mỹ nhân tuổi đôi tám thì sao?

- Đó là chuyện đời xưa, đó là chuyện mấy ông vua. Còn chuyện anh Đực là chuyện đời nay, anh Đực cũng không phải là vua.

Ba tôi đề nghị:

- Đực nè, tao thấy ở đây single mom (người mẹ đơn thân. BT) đẹp đẹp nhốc. Mầy kiếm một cô, tuổi chừng trên bốn mươi là OK rồi. Thôi, trẻ đẹp mà làm gì hả cháu? Chừng tuổi nầy, cháu nên suy nghĩ chín chắn, kiếm ai đó hiền lành, biết điều phải trái để nương tựa nhau mà đi tiếp phần đời còn lại, Đực à!

Anh Đực giãy nảy liền:

- Tội quá đi chú Tư! Trên bốn mươi còn xơ múi gì nữa?

Cho nên anh Danny, người đàn ông vừa chẵn sáu mươi, đang gục ngã một cách vô cùng bi đát trên chốn tình trường mà không ai thèm thương xót. "Đáng đời nó, ai biểu ham sắc ham trẻ!"; "Thương cái nỗi gì thằng Đực, cái thằng suốt đời mê gái đẹp!"; "Để nó bị quật tan tác bầm dập cho trắng mắt ra!".

Và hình như chỉ có tôi đây, đứa em họ anh luôn tin cậy từ nhỏ giờ, thấy tội nghiệp, xót xa cho anh quá, bèn ngồi tẩn mẩn cà kê dê ngỗng kể chuyện mê gái trẻ đẹp của anh cho mọi người nghe chơi.

Chiều nay, 5 giờ, anh sẽ bắt đầu công việc của anh: đi bỏ bánh pizza! Anh sẽ ki cóp những đồng típ, gom lại thành từng trăm, rồi cùng với tiền lương, góp lại thành tiền nghìn, để tiếp tục tìm cô gái đẹp, để trả món nợ đời anh. Tội nghiệp!

Mẹ tôi cứ chép miệng thở dài, nói, chắc kiếp trước thằng đực lấy con gái người ta có chửa rồi bỏ rơi con gái người ta nên kiếp nầy nó phải trả. Đúng là nghiệp chướng!

Tịnh Tâm (Theo Vietbao, 19.3.2011)

http://bbqt.com/forum/index.php?/topic/7784-chuy%E1%BB%87n-v%E1%BB%81-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BA%A5y-v%E1%BB%A3/


TRUYỆN

XVIII. Thằng Chồng Việt Kiều Của Tôi !
Tác giả Vô danh

Những ai phải trải qua cay đắng mới biết giá trị đích thực của cuộc sống. Tôi cũng vậy. Hạnh phúc, tiền bạc, danh vọng, và bộ mặt đã làm tôi như quay cuồng. Cũng chỉ vì “lấy chồng Việt Kiều” và “có rể Việt Kiều” đã làm cho “thằng chồng Việt Kiều” của tôi điêu đứng và tôi suýt bỏ rơi anh ta khi mới bắt đầu qua đây. Có lẽ tôi quá cay đắng nhưng tôi đã hối hận rất nhiều. Tôi vốn ở Biên Hòa, được cho là xinh đẹp từ nhỏ. Tôi được gia đình cưng chiều nhưng không có hư đốn. Tôi vào được Đại Học Sư Phạm ngành Anh Văn và học xong.

Trong thời gian làm kiếp sinh viên, gia đình tôi đi xuống và lam lũ. Tôi trở thành sinh viên nghèo phải bươn chãi kiếm sống vì gia đình tôi không thể chu cấp mọi chi phí. Ở xóm, có nhiều người lấy chồng Việt Kiều và có tiền xây nhà cao ráo. Ai cũng nói tôi có học và có sắc tại sao không kiếm được chồng Việt Kiều cho gia đình đỡ khổ.

Cuộc sống khốn khổ như vậy khiến cho tôi nghĩ đến chuyện “lấy chồng Việt Kiều” để cưu mang gia đình. Tôi nghĩ đơn giản như vậy, chính vì đơn giản đó đã làm hại một người, đó là thằng chồng Việt Kiều của tôi. Với ý nghĩ đơn giản, tưởng rằng ở nước ngoài ai cũng ăn sung mặc sướng dễ kiếm ra tiền. Tôi có đọc sách báo thì thu nhập trung bình hàng năm của người Mỹ là 24 ngàn đô-la. Nếu thằng chồng làm 24 ngàn đô-la thì mình xin 6-7 ngàn có sao đâu.

Nhưng thánh thần ơi, đó là thu nhập, chưa tính thuế, tiền xăng, ăn uống, chi tiêu, nhà cửa, điện nước,… Cái ý nghĩ ngu xuẩn chỉ cần 6-7 ngàn mỗi năm đó lan truyền vào gia đình tôi và gia đình tôi tưởng bở và thật. Cũng chính vì tôi có sắc và có thân hình đẹp nên tôi kiếm được một thằng Việt Kiều hiền lành nhưng có chút khờ trong những Việt Kiều về thăm. Hắn hồi ở Việt Nam chỉ học tới lớp 9, sau đi làm phụ hồ, và theo gia đình đi Mỹ theo diện HO. Qua đó hắn chỉ biết đi làm. So về trình độ học vấn thì chênh lệch với tôi do đó khó nói chuyện. Tôi biết không hạp lắm nhưng giả nai để được đi Mỹ.

Tôi nhanh chóng trao sự trinh tiết cho hắn và bắt hắn phải chịu trách nhiệm và cưới. Hắn hứa cưới. Tôi ra giá là trước khi tôi qua Mỹ thì gia đình tôi cần 20 ngàn đô để xây nhà mua xe (vì nhà tôi ọp ẹp và không có xe gắn máy). Hắn trở lại Mỹ, và gởi tiền đều đều, hắn làm gì tôi không quan tâm vì tôi chẳng yêu, thấy tiền là tôi thích. Tôi cố gắng học cho xong 4 năm đại học để phòng khi không qua được Mỹ thì tôi có bằng cấp và dạy học Anh Văn cũng có tiền. Khi nhà cửa tôi xây xong, xe có 2 chiếc thì hắn về. Trông hắn tiều tụy và ốm sau 2 năm và tôi cũng vừa tốt nghiệp Đại Học. Đám cưới tổ chức linh đình. Gia đình tôi nở mặt nở mày với hàng xóm. Trong khi chờ đợi qua Mỹ, tôi học thêm đủ thứ nghề từ thêu may đến vi tính, uốn tóc đến móng tay,…

Hắn chu cấp vài trăm đô mỗi tháng. Khi đến Mỹ tôi thật sự thất vọng. Thằng chồng tôi ốm yếu và bịnh hoạn. Tôi biết sự thật là sau khi gặp tôi, hắn làm 2 việc để có tiền gởi theo yêu cầu tôi. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ được 4 giờ. Cuối tuần làm thêm. Nhà thì ở nhà mướn chứ không như tôi nghĩ là nhà riêng có bãi cỏ đẹp. Xe hơi thì xe cà tàng cũ xì chứ không bóng lộn như tôi thấy ở tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai. Tôi lúc đầu nghĩ rằng hắn lừa dối tôi để được tôi nên tôi giận quá bỏ hắn qua người dì. Hắn sụp đổ tinh thần và vào bịnh viện tôi chẳng cần quan tâm. Tôi luôn nghĩ cuộc sống của hắn ở Mỹ phải tốt, phải như thiên đường…..

Nào ngờ chỉ là dân lao động nghèo nàn không biết Anh Văn. Dì tôi nói là nếu không trở lại sống với hắn thì về Việt Nam vì nếu tôi bỏ hắn thì tôi bị trục xuất. Dì tôi không dám chứa chấp tôi sợ liên lụy. Dì tôi cho tôi
10 ngày suy nghĩ. 10 ngày đó tôi tìm hiểu cuộc sống ở Mỹ. Tôi thấy ai cũng cố gắng đi làm để có tiền chứ không dễ hái ra tiền. Khác với ở Việt Nam là làm việc ở đây dù tiền ít vẫn không bị đói. Môi trường sống tốt hơn, học hành miễn phí, có biết tiếng Anh xin làm dễ hơn,… Tôi nghĩ về thằng chồng tôi không yêu nhưng lấy chồng vì tiền.

Tôi dần dần thấy tội nghiệp hắn. Vì mê sắc đẹp tôi mà hắn phải hao tổn sinh lực làm 2 việc để có hơn 24 ngàn đô-la gởi về cho tôi trong lúc bản thân hắn chẳng có gì. Tôi dần dần động lòng trắc ẩn thằng chồng không yêu. Tôi thấy tội nghiệp quá. Đã tốn sinh lực kiếm tiền cho tôi và sau đó bị tôi bỏ đi. Tôi ứa nước mắt ân hận. Sau một tuần tôi trở lại và xin lỗi. Những giọt nước mắt hạnh phúc trong thân hình tiều tuỵ của hắn làm tôi thêm đau lòng. Tôi thề với Trời Phật tôi không bỏ hắn và sẽ lo cho hắn.

Tôi dễ dàng kiếm việc và hắn nghỉ 3 tuần dưỡng sức vì mới ra viện. Tôi ráng bươn chãi thêm việc cuối tuần để hòng giúp hắn có tiền mua xe khác và cho tôi một chiếc xe cũ nào đó vì sống ở Mỹ thiếu xe không thể xin việc làm tốt hơn. Tôi giải thích cho gia đình tôi hiểu và tôi chỉ sẽ chu cấp 100 đô mỗi tháng mà thôi. Gia đình tôi dĩ nhiên không hiểu và giận tôi và nói rằng tôi đi Mỹ bị Mỹ hoá không biết lo cho gia đình. Tôi thấy 100 đô đủ rồi, gia đình tôi kiếm thêm chứ làm sao tôi phải nuôi chồng và nuôi 6 người bên Việt Nam. Hắn từ từ hồi phục nhưng do lao lực quá nên lúc nào cũng ốm ốm và không có sung sức.

Cuộc sống tình dục vợ chồng rất thưa thớt vì hắn yếu sức. Tôi muốn có con với hắn để hắn yên lòng vì thế tôi và hắn phải nhịn 6 tháng để hòng hắn có đủ sức lực theo lời bác sĩ. Trời Phật thương tôi và tôi có thai. Hắn hạnh phúc và sức khoẻ dần dần tốt hơn. Do có vốn tiếng Anh, tôi có việc trong ngân hàng và lương khác. Hắn chỉ đi làm việc nhẹ và tôi gánh vác mọi thứ. Tôi chỉ mong hắn khoẻ mạnh trở lại chứ trong gia đình ai đi làm chính cũng vậy thôi.

Con tôi ra đời khoẻ mạnh, tôi mừng khôn xiết, người mừng vui hơn tôi là hắn.Giờ gia đình tôi ổn định. Tôi làm việc có lương gấp 3 lần chồng vì chồng chỉ lao động bình thường và khó lòng vươn lên vì trình độ bị giới hạn. Tôi dần dần có được hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, cũng như được thoả mãn tình dục do chồng tôi hồi phục được sức khoẻ. Tôi đã sai và sửa sai. Hy vọng các chị muốn lấy chồng Việt Kiều hiểu rõ hoàn cảnh của ông chồng tương lai để tránh nhiều chuyện đau lòng nơi xứ người.

http://congdongnguoiviet.fr/ChuyenCaKeToVu/0906ChuyenCaKe20H.htm

 TRUYỆN XVII <a href=

XIX. Việt kiều ở Mỹ lo chồng sập bẫy tình
Mai Trang

Mọi rắc rối của Henry Liem bắt đầu mỗi lần anh chuẩn bị về Việt Nam. Xin visa của chính phủ là chuyện dễ dàng, xin được sự cho phép của vợ mới là chuyện khó khăn nhất.

Một quán bar ở TP HCM. Ảnh: NYT.
Một quán bar ở TP HCM. Ảnh: NYT.

"Vợ tôi lúc nào cũng khó chịu mỗi lần tôi về nước", Liem, giáo viên môn triết ở San Jose City College ở California cho biết. Mỗi năm anh về Việt Nam hai lần để dạy học. "Tôi toàn để đến sát lúc đi mới nói. Thời gian cô ấy càng biết lâu, tôi càng phải chịu đựng nhiều".

36 năm sau khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Việt Nam mở rộng cửa chào đón người Việt ở nước ngoài về nước. Tuy nhiên, một cuộc "nội chiến" đang ngấm ngầm giữa những phụ nữ ở hải ngoại với chồng và bạn trai họ, những người muốn về Việt Nam chơi hoặc làm ăn. Các bà các cô lo rằng ở Việt Nam có vô số các cô gái xếp hàng để bao vây và nhắm tới túi tiền của chồng họ.

"Các cô ở Việt Nam rất dạn dĩ. Họ sẽ nhảy vào chồng của chúng tôi", Ha Tien, 38 tuổi, sở hữu công ty kế toán ở thành phố San Jose, bang California, bình luận. Vài năm trước, bạn trai bỏ cô vì kết một cô gái trong nước.

Căng thẳng về vấn đề này phổ biến trong cộng đồng người Việt đến mức các nghệ sĩ hài kịch và ca sĩ cũng đưa nó vào show của họ. Chủ đề này cũng được phụ nữ Việt ở hải ngoại quan tâm nhiều, Tien nói. Bất cứ anh đàn ông nào về Việt Nam thăm họ hàng đều bị nghĩ rằng họ chơi bời với các cô gái trẻ hấp dẫn ở nông thôn. "Ở vùng Silicon Valley này, ai cũng biết những chuyện đó", Tien nói.

Hien Nhan, chủ một quán bar ở trung tâm TP HCM, cho biết phụ nữ gốc Việt ở nước ngoài có lý do để lo lắng.

"Con gái Việt Nam ngày càng xinh đẹp", Nhan nói. Nhân viên trong bar của anh mặc quần siêu ngắn và thỉnh thoảng đụng chạm đầy ẩn ý với khách hàng. "Họ trang điểm đẹp hơn, ăn uống điều độ hơn và tập thể dục", Nhan cho hay.

Các cô này cũng không ngại yêu đương người nước ngoài dù là qua đường hay nghiêm túc. "Truyền thống xưa kia là đàn ông theo đuổi phụ nữ. Ở Việt Nam, chuyện này đã thay đổi", Liem nói.

Một chuyên gia công nghệ gốc Việt ở Silicon Valley cũng có chung ý kiến. Anh không dám tiết lộ tên thật vì sợ rằng không bao giờ được cấp "visa của vợ". "Tôi bị tán tỉnh mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ngay cả ở khách sạn khi nhận phòng. Tôi không thể nào ở lại Việt Nam quá 10 ngày. Nếu không, tôi sẽ gặp rắc rối", anh nói.

Để được sự cho phép của vợ hoặc bạn gái, các anh phải tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt, Peter Nguyen, ở San Jose, nói. Bạn anh, từng ở quá hai tuần theo thời hạn của bạn gái, khi trở lại "đồ đạc của anh ấy bị vứt ra ngoài đường". "Ở đây vui quá, có quá nhiều cám dỗ", Nguyen nói. "Những anh trên 50 tuổi cũng có thể cặp kè với các cô ngoài 20, trông không khác gì người mẫu. Chẳng ai dại gì mà bỏ qua".

Tính hay bông đùa trong văn hóa Việt Nam khiến nhiều người nước ngoài khó cưỡng nổi. "Việt Nam có nét duyên mà Singapore, Trung Quốc hay Mỹ không có được", Chung Hoang Chuong, cũng làm ở trường cao đẳng San Francisco, cho biết. "Nếu tán tỉnh một cô gái ở Việt Nam, họ sẽ cười đáp lại".

Nhiều cô gái thích "Việt kiều" - cụm từ dùng chỉ người Việt ở nước ngoài - và người ngoại quốc vì nhiều lý do, trong đó, tiền là lý do đầu tiên. "Họ có nhiều tiền hơn", Nguyen Le, sở hữu một quán cafe vỉa hè ở TP HCM, cho biết. "Họ biết thông cảm, dịu dàng và quan tâm tới chúng tôi hơn. Đàn ông nước ngoài cũng coi trọng tình yêu hơn".

Tuy thế, nhiều người cho rằng chuyện Việt kiều về nước tìm tình đã bị thổi phồng quá đáng. Có nhiều quý ông về Việt Nam với mục tiêu thực sự để thăm gia đình hoặc làm ăn.

"Chúng tôi thích vui chơi nhưng đâu có ngu ngốc gì", Khanh Tran, một giáo viên về hưu ở San Jose, nói. "Tôi vẫn còn khỏe nhưng tôi sẽ không ăn chơi bạt mạng tới mức quên vợ. Chúng tôi kết hôn được 40 năm nay rồi".

Dù thế, vợ ông từ chối cấp visa cho ông. "Còn tôi vẫn muốn quay trở lại", ông nói.

Trong khi đó, ngày càng nhiều người Việt Nam cho rằng người nước ngoài không còn hấp dẫn như trước nữa vì sự xuất hiện của tầng lớp triệu phú mới trong nước. Một số Việt kiều cũng để lại tiêng xấu vì cư xử như những tay chơi, lừa tình, sau đó mất hút về Mỹ.

Đôi khi, chính Việt kiều lại là người hứng chịu hậu quả. Một vài người đưa cô vợ mới cưới về Mỹ mới vỡ lẽ rằng các cô tưởng tượng về một cuộc sống giàu có hơn. Kết cục là mâu thuẫn nổ ra và họ phải ly dị.

Đàn ông Việt kiều không được phụ nữ ở đây cảm thông sau những cuộc phiêu lưu tình ái. "Họ thật yếu đuối và vô trách nhiệm", My Hanh, 31 tuổi ở San Jose, nói. Những người như cô cũng không ham muốn trở về nước. "Người ta đã nói rồi, chúng tôi về Việt Nam giống như chở củi về rừng vậy".

Mai Trang (theo San Jose Mercury News)

http://www.tinmoi.vn/viet-kieu-o-my-lo-chong-sap-bay-tinh-02634016.html

TRUYỆN XVIII</span><img style=

XX. Việt kiều mất giá !!!

Huỳnh Thủy Châu


Anh là một người giỏi, tốt nghiệp MBA một trường lớn, thuộc “top ten” trong lớp, nên liền sau khi ra trường, anh được một công ty lớn mướn về ngay.


Sau thời gian đi làm rồi làm, anh lên tới chức “manager” rồi có nhà cửa, thong thả rồi mới về Việt Nam ly vợ.

Cô này học cao, con nhà rất giàu, lại là con một. Thời buổi giờ chuyện đi lại từ Việt Nam qua Mỹ không khó khăn. Ba mẹ cô cho cô lấy Việt kiều cũng không e thẹn chi. Ông bà qua thăm nơi ăn chốn ở của hai vợ chồng. An tâm lắm.

Nhà anh ở trong một khu vực sang trọng, im ắng. Muốn ăn đồ Việt hay nhớ người Việt thì lái xe tới khu Việt cũng không xa. Cô cảm thấy hài lòng với cuộc sống bên đây. Cô sanh đứa đầu, rồi đứa thứ hai. Anh cho hai đứa đi hoc trường tư hết bởi lương anh cao, anh xài bạt mạng cho con, không tiếc chi hết.

Cô không xài tiền chồng. Hàng tháng, mẹ cô từ Việt Nam cho vài ngàn xài. Quen thói rồi.

Mỗi lần có ai hỏi tới, cô tự hào nói là cô lấy anh vì tình yêu, chứ không vì tiền, cũng không phải vì chiếc vé làm công dân Mỹ, hay vì anh là Việt kiều. Làm nhiều người nghe cứ thộn mặt ra, “Ừa, vậy mình lấy chồng/vợ mình là vì cái gì cà?”

Anh cũng vậy. Người biết anh thì kêu anh “chuột sa hũ nếp. Cô đó là con một. Mai mốt cái gia tài kết xù bên nhà cổ là của anh”. Anh kêu lên rằng anh tự thân một mình từ nhỏ, hồi anh đẫm đẫm vượt biên kìa. Anh không cần tiền của nhà cô. Anh lấy cô vì bản thân cô chứ không vì tiền gia đình cô.

Người ta nghe đó biết đó. Nhưng vẫn mừng cho anh không cần tiền, vì anh có một đống rồi. Dù gì thì tiền nhà cô để đó cũng cho anh, cho con anh chứ ai đâu.

Hai người sống trên nhung lụa vậy cũng 10 năm. Hai đứa con xinh như mộng vừa rành tiếng Anh, vừa giỏi tiếng Việt. Căn nhà to đùng với mảng vườn cắt xén tỉ mỉ tới từng chi tiết làm nhiều người nghiến răng ghen tị mỗi lần ghé thăm.

Cô hai con, mà lại càng ngày càng đẹp ra với những mỹ phẩm đắt tiền. Nội tiền mỹ phẩm hiệu REN cho cô một tháng không cũng sơ sơ $700. Huống chi những thứ khác.

Lúc sau này, mấy mẹ con cô còn đi học thêm tiếng Tây Ban Nha. Rồi thuê hẳn một cô giúp việc người Mễ về nhà. Vừa phụ việc, vừa giúp hai mẹ con học thêm tiếng Mễ. Vì hình như anh sắp có một project lớn bên Mễ. Chắc cả nhà sẽ qua đó sống một thời gian.

Ðùng một cái.

Ừa, đùng một cái.

Anh mất việc.

Ừa. Anh là “middle manager,” lương cao. Nên lúc công ty anh làm ăn thua lỗ, người ta cho anh đi trước. Anh choáng váng. Một mình anh, không sao. Nhưng giờ còn có gia đình, cái nhà to bốn phòng ngủ mới trả hơn 2/3. Một tháng cũng phải $5,000 tiền nhà, cộng thêm tiền rác, tiền điện nước, xén cỏ và đủ thứ hầm bà lằng khác. Thì cũng hết gần $6,500. Còn tiền học, tiền ăn, tiền xe, tiền cable, tiền điện thoại. Anh ngồi thừ ra trong văn phòng. Vừa thu dọn, vừa tính chi li ra như vậy. Mồ hôi trán mướt hết khuôn mặt rồi lan sang áo. Bết lại sền sệt một trách nhiệm quá lớn.

Anh nặng nề về thông báo với vợ. Cô thấy chồng buồn thì cô cũng buồn, nhưng không ngạc nhiên, không lo chi hết.

Cô nói, “Kinh tế thị trường mà anh. Có chi đâu. Thua keo này mình bày keo khác. Mình đi về Việt Nam. Anh với em phụ ba mẹ em cái công ty của nhà em. Anh làm cả đời ở đó, không ai dám đụng tới cọng lông chân anh huống chi đuổi anh.”

Anh nhìn vợ, lắc đầu, “Thôi. Ðể anh kiếm việc khác. Chứ về bển anh làm được cái gì.”

Cô nói, “Ai biết anh làm được cái gì. Miễn sao ba mẹ em nuôi hết gia đình mình là được rồi.”

Anh ấm ức. Anh tự làm được. Giờ chỉ cần mình chi tiêu gọn nhẹ lại chút, anh sẽ cho tụi nhỏ học trường công, rồi cho người làm nghỉ việc, trong lúc anh đi kiếm công việc khác, thì cũng ổn thôi.

Cô nói để cô lo. Cô làm một cú điện thoại cho ba mẹ cô về tình trạng gia đình. Mẹ cô hoảng hồn bay sang liền. Bà mang tiền qua. Sợ con bà khổ.

Anh thất nghiệp. Loay hoay trong nhà, đi ra đi vào, ngồi Internet gởi resume đi khắp nơi. Giờ lại thêm bà mẹ vợ ngồi thừ lừ trong nhà. Chóng hết cả mặt.

Anh không hỏi vợ giúp cho tiền. Vì làm vậy thì nhục quá. Mà thói quen ăn xài của vợ cũng không hề thay đổi. Vì cô nói, đó là tiền của gia đình cô.

Sáu tháng tiếp theo cứ thế trôi qua. Anh hết sạch tiền. Ba tháng không trả tiền nhà. Có trát nhà bank tới xiết nhà. Cô cũng không lo. Vì cô nghĩ đó là cách tốt nhất để thuyết phục anh về Việt Nam với cô.

Anh thì cứ, “Nhục. Về Việt Nam huy hoàng thì về. Về kiểu này thì nhục nhã quá.” Anh nhất định “thà ra apartment ở chứ nhất định không chịu nhục”.

Ngày xưa, thua rồi mới vượt biên. Giờ thua rồi lại chạy về à. Nhục!

Cô không nghĩ thế. Cô đơn giản hơn nhiều. Có ba mẹ làm chi là lúc nguy khốn không về nhà với ba mẹ. Về nhà thì dẫu có nhục cỡ nào cũng là nhà. Hết nhục thì lại đi. Có chi đâu.

Nhưng cô yêu anh. Thêm nữa, hai đứa con cần có cha có mẹ bên cạnh. Lúc có tiền thì nhà to. Không tiền thì nhà nhỏ. Cũng không sao.

Thế là cô theo anh ra apartment ở. Căn hộ nhỏ với ba phòng ngủ cũng thoáng mát, lại rẻ. Nên anh cảm thấy như cất một gánh nặng về tiền nhà, cũng như cái nhục lết mặt ăn bám về Việt Nam.

Thêm sáu tháng nữa trôi qua. Tiền trợ cấp thất nghiệp của anh cạn kiệt. Dạo này, cô bắt đầu bớt tiền mỹ phẩm để đóng tiền cho con trai chơi bóng đá và con gái đi học múa ba lê. Cô xin thêm tiền ở nhà phụ vô trả cái xe hàng tháng. Cô bắt đầu hậm hực và cũng cảm thấy nhục.

Vì cô cảm thấy cái nhục của chồng làm ảnh hưởng tới cuộc sống ăn xài của cô. Bạn bè bắt đầu bàn ra nói vào. Nào là “con nhỏ đó bắt đầu cực rồi. Hết thời rồi. Việt kiều giờ hết giá rồi. Bám vô Việt kiều là chết đói”. Người yêu cũ cũng bắt đầu kiếm cô hỏi thăm, “Em ơi, về với anh đi. Bỏ cái thằng Việt kiều đó mà về với anh đi cưng.”

Cô im. Trong lòng lồng lộn. Mắc chi là chồng mình cứ kêu nhục miết. Càng nhục là càng thụt vô cái vỏ bọc đàn ông của mình. Cái vỏ càng ngày càng dầy. Cái nhục càng ngày càng lớn. Càng lớn tuổi. Cái nhục càng già đi. Nặng trình trịch. Mà càng nhục thì càng khó kiếm những việc phù hợp với mình. Cứ so sánh công việc ngày xưa, giờ mình phải đi làm cái này, cái kia. Thấy nhục quá. Không dám làm. Sợ tiếng đời thị phi.

Tháng trước, một anh bạn cô ở Việt Nam qua góp vốn mở một tiệm phở /cafe/ chợ trong một khu plaza mới mở. Cô mời anh tới nhà chơi, sẵn giúp chồng cô một công việc trong tiệm. Công việc cũng phù hợp với anh. Anh sẽ phụ quản lý nhà hàng. Vì anh ở đây lâu, biết đường đi nước bước, việc giấy tờ, luật lệ anh rành. Lúc rảnh, anh phụ bưng bê vì tiệm sẽ không mướn nhiều. Thời buổi này, mọi người đều phải “chip in” một chút mới có lời. Anh nhấn nhá hai chữ “chip-in” hai ba lần như một thông điệp quan trọng. (Chip-in: hùn vô mỗi người một tay). Anh kia nói thêm, “Tôi cũng sẽ bưng bê dọn dẹp nếu cần.” Cô ngồi nghe, gật đầu đồng ý, vì cô cũng có phần hùn trong tiệm. Cái thời kinh tế đang xuống ào ào như thế. Làm gì cũng được, miễn sao có tiền thì thôi.

Nhưng...

Anh thì khác. Anh nghe tới đâu. Máu mặt nóng bừng bừng lên tới đó.

Anh gào lên, “Get out. Get out of my house. Now!” (Cút đi. Cút ra khỏi nhà tôi ngay!)

Anh kia sợ tái mặt. Vợ anh chưng hửng. Why? “Thứ thằng tôi không đi bưng bê nhá. You too. Get out. Go back to your mom.” (Cô cũng vậy. Cút đi. Về với mẹ cô đi.)

Cô nuốt nhục. Ðưa khách ra về. Cười tươi. Xin lỗi. Anh kia sau khi đã hoàn hồn cũng khách sáo, “Không sao. Lần khác vậy.”

Một tuần sau, như một ly nước tràn, cô nhờ mẹ mua ba cái vé một chiều cho cô và hai đứa nhỏ.

Về.

Về Việt Nam. Ăn bám ba mẹ. Cho bớt cái nhục. Cái nhục phải chịu đựng cái nhục vô lý của chồng mình, quá lâu.

Cô viết một cái note nho nhỏ cho anh, “Chừng nào hết nhục thì anh về với ba mẹ con em. Em vẫn yêu anh nhiều lắm.”



P.S: Người viết bài này vẫn hy vọng cho một kết thúc tốt đẹp hơn cho gia đình anh. Nước tràn ly, có hốt lại được không là tùy thuộc thái độ của anh về chữ “nhục”.
Huỳnh Thủy Châu

http://dtphorum.com/pr4/showthread.php?439-Vi%E1%BB%87t-Ki%E1%BB%81u-M%E1%BA%A5t-Gi%C3%A1-Hu%E1%BB%B3nh-Th%E1%BB%A7y-Ch%C3%A2u


TRUYỆN XVIII</span><img style=

XXI. Cái kết không có hậu của mối tình với Việt kiều
Hải Yến

Chào anh Hưng,

Tôi đã xem qua tâm sự của anh trên VnExpress.net, tôi thấy hình ảnh mình trong những cô gái mà anh đã đề cập, vì vậy tôi mạo muội viết vài dòng để tâm sự cùng anh và các bạn độc giả để có thêm “cái nhìn toàn cảnh” về các mối tình của các cô gái Việt Nam và các chàng trai Việt kiều.

Anh có hỏi, anh có lỗi gì không, anh có sai không về quan niệm hôn nhân? Theo tôi tình yêu không tự dưng đến, tình yêu cần phải kiếm tiềm và nuôi dưỡng. Vậy anh đã thiếu gì để cây tình yêu của mình chết yểu chỉ sau vài tháng?

Tôi biết, anh có tất cả điều kiện mà theo anh là “American dream” cho những người Việt xa xứ và những người Việt đang sống ở Việt Nam. Con người người ta chia theo 2 phần, phần con và phần người. Phần con người ta cần những điều mà anh đang có, nhà cao cửa rộng, người chồng có trình độ và khả năng kiếm tiền, có điều kiện thư giãn và cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Phần người, người ta cần sự chia sẻ, yêu thương, quan tâm, chăm sóc, thông cảm và tôn trọng…

Theo quan điểm của tôi, anh mới chỉ có một nửa cơ bản của “hành trình đi tìm kiếm người bạn đời” của những cô gái. Anh thử xem lại mình còn thiếu những gì sau đây không nhé.

1. Anh mong đợi gì từ các cô gái Việt Nam? Chắc hẳn là anh đã có sẵn một danh sách những điều anh mong đợi vì theo anh thì “không thể chọn vợ một cách cẩu thả”. Tôi đoán các cô gái anh chọn ắt hẳn là người có hiểu biết, có trình độ, xinh đẹp và có tâm hồn. Vậy có khi nào anh tự hỏi chính mình các cô gái ấy mong đợi gì ở anh?

2. Anh cần thử thách các cô ấy bằng tình yêu, các cô ấy ra đi không phải vì thiếu kiên nhẫn trước sự thử thách của thời gian. Các cô ấy ra đi vì thấy những điều cô ấy mong đợi không được đáp ứng (về phần người). Vì khi yêu, ai chả cần sự quan tâm chia sẻ, tình yêu xa cách về địa lý thì cần lắm sự quan tâm lẫn nhau. Anh có bao giờ chia sẻ cùng các cô ấy về cuộc sống của anh, về những vui buồn hằng ngày, về những dự định tương lai. Về phía các cô ấy, anh có bao giờ chủ động tìm hiểu các cô ấy đang nghĩ gì, đang có những lo lắng gì, anh có làm hết sức mình để các cô ấy hạnh phúc và tin vào tình yêu của anh?

3. Cũng có khi các cô ấy dừng lại để kiểm chứng một điều, anh có quan tâm đến mối quan hệ hiện tại không, nếu như có, ắt hẳn anh không dễ dàng để cô ấy dừng lại khi chưa có một lý do cụ thể. Anh không ý kiến gì mà cũng lẳng lặng để các cô ấy ra đi, vậy các cô ấy có đủ lý do để không chờ đợi anh nữa vì họ nghĩ anh chỉ chơi qua đường mà thôi.

Tôi nói những điều trên đây từ những suy nghĩ và trải nghiệm của chính mình. Nhân đây tôi muốn kể cho anh và độc giả nghe chuyện của tôi, có thể để anh hiểu thêm.

Tôi xin tự giới thiệu đôi nét về mình để anh và độc giả hiểu thêm. Tôi năm nay 31 tuổi và chuẩn bị kết hôn, ngoại hình tôi cũng tương đối dễ nhìn, tôi là cô gái độc lập về tài chính cũng như tinh thần. Tôi sống xa gia đình từ khi 15 tuổi và tốt nghiệp đại học. Tôi cũng từng trải qua nhiều mối tình, ta có, Tây có, Việt kiều có. Tôi không phải thuộc tuýp người vọng ngoại, nhưng thật sự các chàng trai ở Việt Nam không thu hút được tôi và không đáp ứng được các mong đợi cơ bản của tôi về một người bạn đời.

Trước đây tôi có quen một người bạn trai, anh ấy là Việt kiều Pháp và lớn hơn tôi 8 tuổi. Chúng tôi quen nhau do cùng chung chuyến du lịch tại Nha Trang. Theo tâm sự của anh, anh từng ly dị vợ và không còn hứng thú với phụ nữ bên đó. Những chuyến du lịch VN của anh ấy chỉ mong tìm được một người bạn đời như mong đợi, mặt dù bà con ở Việt Nam muốn mai mối cho anh, nhưng anh không thích kiểu quen biết như vậy. Vì anh ấy muốn tìm thấy cô gái của mình một cách tự nhiên.

Về lại Sài Gòn, tôi và anh cũng có hẹn hò ăn tối và tình cảm nảy sinh một cách tự nhiên. Tôi thì có tình cảm với anh chân tình, còn anh thì tôi có cảm giác chưa mặn nồng lắm, rồi anh về nước, ban đầu cũng liên hệ thường xuyên bằng điện thoại, email, chat… Tình cảm trong tôi càng lớn dần theo thời gian. Khi tôi yêu anh chân thành, tôi đã nhớ mong anh rất nhiều, vậy mà khi tôi buồn vì nhớ anh, tôi rất cần anh những lúc như thể để tâm sự để an ủi phần nào sự xa cách, nhưng cái mà tôi nhận được đó là sự hững hờ vô tâm.

Vì anh nghĩ rằng có tiền, có địa vị và là người sẽ cho tôi cuộc sống sung túc hơn thì tôi phải là người luôn quan tâm đến anh. Nếu tôi gọi cho anh đúng lúc anh ngủ, dù tôi có đang khóc vì chuyện buồn gì đó, anh cũng chẳng bận tâm, hôm sau anh lại trách tôi sao mà có chuyện gì cũng khóc lóc với anh hoài. Khi tôi cần nói chuyện với anh về một vấn đề gì đó, nhưng anh đang bận thì xin hẹn lần khác nhé, đừng có mà quấy rầy anh. Khi tôi cô đơn chờ anh online thì anh lại đi ngủ một cách hững hờ. Anh bận, anh buồn… tôi phải biết và phải hiểu điều đó. Anh không bao giờ hỏi thăm hay quan tâm đến những mong muốn của tôi.

Chính những điều đó làm tôi nghi ngờ tình cảm của anh và của tôi, tôi hỏi thẳng anh có yêu tôi không, nếu có hãy thay đổi vì tôi rất đau khổ khi thấy anh hững hờ, nếu không yêu nhau hãy chia tay… Anh ấy bảo không muốn chia tay. Dù vậy tình cảm cứ nhạt dần nhạt dần trong tôi vì tôi không còn mong đợi nơi anh nữa.

Trước khi anh ấy trở lại VN khoảng hơn một tháng, tôi đã chọn cho mình một hướng đi khác, hướng đi không còn anh. Tôi cũng không buồn nói lời chia tay vì tôi thấy không cần nói ra thì tình cảm chúng tôi cũng đã lạnh nhạt rồi.

Ngày anh trở về Việt Nam, tôi không còn mong đợi như trước đó vài tháng. Anh hẹn gặp tôi tại quán cà phê, tôi đến gặp anh với ánh mắt buồn và đó là lần cuối tôi gặp anh.

Tôi tiếc cho khoảng thời gian và tình cảm tôi dành cho anh, tôi buồn vì không hiểu mình làm sai điều gì trong tình yêu và trong mối quan hệ với anh. Tôi buồn vì anh không đến với tôi bằng tấm chân tình nhưng lại muốn tôi đến với anh bằng tất cả.

Và rồi tôi ra đi, không một lời chia tay, không một giận hờn, nhưng trong tim tôi vẫn nhói đau về những điều mình chưa hiểu: Anh cần tôi cái gì? Những gì tôi mong đợi nơi anh có quá khả năng đối với anh và với một người đàn ông không?

Giờ đây, tôi đang hạnh phúc bên người mà tôi sẽ gọi là chồng trong tương lai gần. Anh ấy là người Pháp, đang sinh sống và làm việc tại 2 nơi Việt Nam và Pháp. Tôi hạnh phúc và mãn nguyện với những gì mình đang có. Tuy nhiên, trong sâu thẳm tôi vẫn buồn về mối tình với chàng Việt kiều ấy, chúng tôi vẫn chưa nói với nhau một lời chia tay.

Hải Yến

http://duanails.com/cai-k%E1%BA%BFt-khong-co-h%E1%BA%ADu-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%91i-tinh-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-ki%E1%BB%81u/

TRUYỆN XVIII</span><img style=

XXII.Xuất Cảnh

Tác giả: Thảo Trường

Con gái lớn của tôi từ bên Mỹ về thăm, tôi mừng quá, nó mở ra cho tôi một lối thoát. Thấy tôi thất vọng đủ điều, nó nói: "Mẹ sang Mỹ ở với con. Con nay đã là công dân Mỹ rồi, có quyền bảo lãnh cho mẹ sang bên đó. Mẹ đi Mỹ một cách đàng hoàng, công khai, chính thức, không phải trốn chui trốn lủi như ngày mẹ đưa con đi trước kia, và mẹ muốn ở bao lâu cũng được, ở luôn cũng được."
Con nhỏ còn cười với mẹ:
"Sang đó mẹ muốn lấy một ông Mỹ già làm chồng nữa cũng được cợ"
Rồi con Mỹ con còn phun ra một câu tiếng Mỹ:
"Makes you think!"
Nó dịch sang tiếng ta và giảng giải cho tôi hiểu. Tôi nói:
"Má cần gì phải lấy ông Mỹ già. Má sẽ tìm người bạn trai của má, ông ấy là sĩ quan Cộng hòa xuất cảnh sang bên đó năm ngoái."

Con nhỏ rũ ra cười:
"Tưởng gì chứ các ông sĩ quan HO thì đông lắm, ngày nào các bác ấy cũng họp nhau ở các quán cà phê ngoài hiên hút thuốc bàn chuyện thế sự, như ngay xưa ở Saigon, các bác ấy thường hay họp "chợ HO" ở vườn bông trước sở ngọai kiều đường Thống Nhất, hay ở quán cà phê Thiên Nga lề đường Trần Qúi Cáp mỗi buổi sáng. À mà Má quen bác nào vậy"

Tôi chợt bẽn lẽn với con gái:
"Bạn của má ngon lành lắm."
Nó lại cười:
"Được rồi. Để coi. Makes you think!"
Con gái tôi thu xếp mọi việc xong mới trở về Mỹ giao cho văn phòng dịch vụ làm hồ sơ bảo lãnh mẹ qua đoàn tụ với con gái.


Tôi làm thủ tục ly dị với chồng nhưng ngôi nhà thì tôi không để lại cho ông ấy. Tôi mất hết của cải rồi nên tôi phải bán cái tài sản còn lại ấy đi để có tiền ăn xài. Tôi tìm đến căn nhà ở làng phế binh cũ gặp vợ chồng thợ tẩm quất mù. Tôi nghe nói vợ chồng anh kiếm được nhiều tiền để ra, muốn mua một căn nhà lớn hơn căn nhà tôn mục nát.

Đã lâu lắm rồi tôi không gặp vợ chồng anh, nay thấy họ, tôi ngạc nhiên vì cả hai vợ chồng đều sáng sủa đẹp đẽ ra. Cả vợ lẫn chồng đều mặc đồ đẹp. Anh phế binh mù đói rách ngày nào nay trông như một việt kiều về thăm quê hương. Anh ta cởi trần phơi ra bộ ngực và bờ vai nẩy nở khoẻ mạnh như cầu thủ bóng chuyền, anh mặc một chiếc quần sóc đẹp có nhãn hiệu Mỹ ở bên cạp, chân đi dép da cũng là đồ ngọai chứ không phải "dép lốp đi vào vũ trụ" như ngày xưa. Chị vợ cũng xinh đẹp nhưng bụng chị đã nhô ra, chị mặc áo kiểu V. mỏng, quần sóc trắng, đi giầy nikẹ Tôi chỉ vào bụng chị, chị cười:
"Sáu tháng rồi, chỉ ráng đi làm 2 tháng nữa là phải nghỉ đẻ."


Chị hỏi thăm vợ chồng tôi và mời tôi ngồi, thấy anh mù đứng dựa tường, tôi cầm tay anh tính dìu anh tới ghế ngồi thì chị vợ bước ngay tới gỡ tay anh ra khỏi tay tôi, nói:
"Cứ để nhà tôi tự đi đứng một mình được mà chị, anh ấy thuộc lòng tất cả rồi, chị khỏi cần dẫn dắt." Tôi hiểu ngay tâm địa người đàn bà đối diện cũng như tôi hiểu rõ hơn ai hết tâm địa tôi. Tôi nghĩ tới bàn tay của anh "chiến sĩ lái" thuở chúng tôi còn hợp tác làm ăn ở bên chiến trường Cam bốt, những lần tôi ngồi bên anh trên xe tải chuyển hàng lậu, bàn tay ấy đã xục xạo khắp người tôi, trong khi tay kia anh vẫn điều khiển bánh lái, miệng anh vẫn truyện trò.

Bàn tay anh tung hoành khắp chốn đến nỗi tôi nghĩ rằng có khi chính ông chồng tôi, có chỗ, cũng chưa có dịp sờ tới. Phải hiểu rằng đi buôn lậu, nhất là khi chuyển hàng lậu là sợ lắm, anh ta đã làm cho tôi quên đi sự sợ hãi! Rồi thời gian sau, lăn lộn trên miền đất viễn chinh, anh ta đã học được ngón nghề xoa bóp tẩm quất và tôi cũng đã có nhiều lần nằm cho anh ta ra nghề. Tôi nhìn nhận rằng anh ta giỏi nghề và rất dễ thương trong cung cách làm việc và ứng xử. Vợ chồng anh làm ăn phát đạt bằng nghề đấm bóp dạo là đúng thôi. "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Nhưng nay, bàn tay kia, tôi không còn đụng tới được nữa và cái bàn tay ấy cũng không còn cơ hội mò mẫm xục xạo vào những chốn xưa kia.

Chị vợ vào việc ngay, chúng tôi, hai người đàn bà, không có đàn ông trong việc này, bàn chuyện đổi nhà, tôi bán cho chị ngôi nhà của tôi và chị sang lại cho tôi căn nhà của chị. Sang lại là vì căn nhà chiến lợi phẩm này vợ chồng tôi được cấp phát theo chính sách "hóa giá" sau đó bán cho vợ chồng chị tá túc. Nay lại đến lúc chị có tiền mua ngôi nhà lớn hơn cần bán đi căn nhà nhỏ này thì chúng tôi lại thoa? hiệp.

Vợ chồng chị, sắp có con, sẽ dọn sang ở nhà tôi, còn tôi sẽ dọn sang ở căn nhà của vợ chồng chị. Chồng tôi sẽ ở đó. Còn tôi đi Mỹ. Vấn đề phải thương thảo trả gía là số tiền chênh lệch chị sẽ trao cho tôi sau khi trừ đi số tiền trị gía của căn nhà bẹp. Chúng tôi, cũng vẫn là hai người đàn bà, không có đàn ông, còn thỏa thuận với nhau về khoản tiền phải "bồi dưỡng" cho các chức việc trong các cơ quan nhà nước có công chuẩn thuận việc mua bán này.

Công cuộc thương thảo trải qua mấy lần gặp gỡ mới xong, khi thì tôi sang nhà chị, khi thì chị sang nhà tôi. Hôm cuối cùng làm giấy trao tiền, chị còn hỏi tôi nhường cho chị con ở trong nhà, chị cũng sắp cần tới một đứa ở. Tôi nói:
"Nó đi lấy chồng rồi còn đâu."
"Trời, còn nhỏ thế sao đã lấy chồng."
"Nhỏ gì, mười bảy, mười tám tuổi rồi. Hồi nó mới đến ở còn nhỏ xíu, nuôi ăn mấy năm lớn tồng ngồng, nẩy nở, dậy thì ra. Bố mẹ nó bán cho thương gia Đài Loan đem về nước làm vợ, được đâu hai ngàn đô la làm nhà mới rồi." "Sang bên đó làm nô lệ "sếch" chứ vợ chồng gì!"


"Tức là làm đĩ ấy hả"
"Làm vợ cho cả nhà, báo đăng thế, họ nuôi ăn đồ tầu béo bở, ở một căn phòng trên gác, đàn ông trong nhà ai cần tới thì tiếp. Có cô phải phục vụ tới 9 người, bố gìa hen xuyễn ho khù khụ thì lo đấm bóp rửa ráy lau chùi cho ông cụ, đàn con trai cường tráng thì nó ào tới xong rồi xách quần đi, lại thêm thằng cháu mới đến tuổi thành niên, cô ấy tiếp mệt nghỉ không hết việc! Mỗi tháng họ trả lương gửi tiền về cho bố mẹ cũng giống như chính sách "xuất khẩu lao động" của nhà nước ta hợp tác với nước ngoài ấy mà!"

"Thế lỡ có con thì sao, biết của ai"
"Họ không để cho có bầu, nếu lỡ có là phải phá, có bầu đẻ đái mất năng xuất lao động!"
"Tội nghiệp con bé không rõ sa vào tay nhà nào ở bên đó. Bố nó sau cách mạng, biên chế trong Mặt Trận Tổ Quốc, chỉ làm tay sai, không có đặc quyền đặc lợi gì, nhà nghèo quá phải cho con đi ở, lớn lên lại đem con đi bán. Ông ấy than với tôi người ta "đi tây đi tầu đi Nga đi Mỹ đi Hung đi Tiệp" xuất cảnh tứ tung, gửi tiền về cho gia đình mua nhà mua xe, còn ông chẳng được đi đâu, nên thấy có đường giây đưa người đi Đài Loan bèn tới nhà xin cho con gái về, để lo cho nó xuất cảnh cho bằng thiên hạ."

Giấy tờ xong, tiền bạc xong, hai bên dọn nhà qua lại. Vợ chồng anh tẩm quất chơi toàn đồ "xịn", phần nhiều là đồ dùng của khách việt kiều quăng cho khi họ về Mỹ. Nhà tôi dọn sang bên ấy toàn là "đồ cổ", nhất là mấy khoản của ông chồng tôi săn nhặt. Suốt những năm vào giải phóng Miền Nam, ông thượng úy chỉ lo thu vén nhặt nhạnh những thứ của "đế quốc" tháo chạy bỏ lại.

Từ miếng tôn, tấm vỉ sắt lót đường, cái bàn nhôm, cái ghế bành da, đến chiếc nón sắt gĩa cua, đôi giầy bốt đờ sô, cái chăn cái màn, cái muỗng cái nĩa, cái cuốc cái xẻng thậm chí còn có cả một cái vỏ trái bom napal bằng nhôm, rỗng, cưa ra dùng làm xuồng "hầm bà là hằng" dọn sang chất đầy căn nhà trệt chiến lợi phẩm chiếm được tại làng Thương Phế Binh Cộng Hòa ở Thủ Đức.

Xung quanh vách ông treo đầy rẫy những bằng khen, những huân chương kháng chiến hạng nhất hạng nhì hạng ba, huân chương chống Mỹ cứu nước. Riêng cái ghế bành da không biết ông chôm được từ đâu mang về, nhưng cứ nghe ông kể thì cái ghế bành da này là của một tướng Mỹ 2 sao, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ, ngồi điều động những đoàn "ngựa sắt bay" trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi thấy hồi mới chiếm Miền Nam loại bàn ghế này bị đám người hôi của rinh từ các căn cứ Mỹ đem ra ngoài xa lộ bán rẻ như bèo, không có sức mà hốt.

Tuy nhiên ông chồng tôi thì khoái cái ghế này lắm, trải qua năm tháng bị lôi đi bầm dập khắp chốn, khi nó về tay ông, tôi đã thấy có mấy miếng vá bằng băng keo. Ông đặt cái ghế bành da ngay chính giữa gian nhà, có lần ông đè tôi lên ghế, bấm nút cho thân ghế ngả ra, vừa làm tôi ông vừa nói "thế này mới sướng".

Tôi nằm dưới nhìn qua vai ông thấy quả bom treo trên xà nhà ngay trên đầu mình. Mai này khi thế chiến bùng nổ, nhân loại sẽ chìm trong hỏa ngục, ngày tận thế sẽ đến, nước ngập lên tới đỉnh núi. Ông sẽ bám vào chiếc xuồng vỏ bom này mà qua cơn đại hồng thủy, thoát hiểm, tồn tại, sống sót, để lưu lại cho hậu thế một bí thư đảng ủy đầu tiên cho nhân loại mới. Ghế Mỹ, bom Mỹ, nhà Ngụy, cái gia tài ấy xin để lại cho ông, những kỷ vật của một thời chinh chiến, như một vòng hoa cho người cách mạng! Còn tôi, tôi xin lạy cả nhà nhà nước, lạy cả nhà đảng, tôi đi!


Bán nhà tôi ôm được một khoản tiền lớn đủ tiêu dùng trong những ngày chờ xuất cảnh. Một hôm ông chồng tôi nói:
"Tiền bán nhà em chia cho tôi chút đỉnh tiêu xài chứ, ẵm cả coi kỳ quá, chẳng còn chút lưu tình gì."
Tôi nghe nói có lý bèn chia cho ông một khoản nhỏ, ông cầm tỉnh bơ, mở ra đếm cẩn thận rồi mới nhét vào túi. Ông nói:
"Sang Mỹ thỉnh thoảng em cũng phải gửi về cho tôi vài ba trăm đô cứu trợ nhé!"

Tôi nói:
"Cái đó chưa biết, đô la kiếm ở đâu ra mà có để gửi về, sang bên đó biết làm gì, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết."
"Cái thằng tình nhân của em nó phải bao em chứ, sĩ quan Cộng hòa sang bên ấy lãnh lương Mỹ thiếu gì tiền!"

"Ông là một thằng điếm cho vợ đi làm tiền à"
"Xin lỗi ạ! Ly dị rồi mà. Tôi biết là em sang bên đó sẽ chóng phất, em vốn thông minh, hồi xưa ở ngoài Hà nội, em học tiếng Nga dễ ợt, em nói làu làu không ai bằng, năng khiếu ấy sang Mỹ em cũng sẽ nhanh chóng thành bà Mỹ. Lại buôn lậu." "Này đừng có mà nói bậy nói bạ. Ông bảo tôi không lưu tình, ông không kể đến cái khoản tuy đã ký giấy ly dị rồi nhưng trong khi chờ đợi chưa đi, tôi cũng vẫn để ông xài tôi thoải mái, tình nghĩa đến thế còn gì."

"Em phụ tôi chứ tôi có làm gì phụ em đâu nào."
Một hôm tôi trở lại ngôi nhà cũ thấy anh mù ngồi một mình trước hàng hiên, anh vểnh tai nghe ngóng, tôi lên tiếng anh nhận ra tôi ngay:
"À chị."
"Bà ấy đâu"
"Đi nhà bảo sanh đêm qua rồi."
"Đẻ chưa"
"Không biết."
"Ở nhà một mình à"

Anh ta gật đầu rồi ngẩng mặt lên ngu ngơ nhìn. Tôi cũng nhìn xung quanh, nhà vắng không người, tôi cầm tay anh kéo vào trong nhà, cái bàn tay bữa trước tôi tưởng là đã mất chẳng còn bao giờ bắt được. Anh mù cũng chẳng để tôi phải chờ đợi hay mời mọc, anh vòng tay ôm tôi dí vào xó nhà. Hai cánh tay vòng sau lưng tôi và hai bàn tay quỉ quái bắt đầu xục xạo, những bàn tay trên xe tải đêm mưa biên cương xưa kia. Anh và tôi khụy xuống trong kẹt cửa.

Tôi quì phủ phục dưới đất nghe đường chuyển của hai bàn tay lần mò. Anh ta đẩy tôi tông vào xó cửa binh, binh, binh, u cả đầu. Mà cũng tại tôi rúc vào xó chứ anh ta mắt mù có thấy đường gì đâu. Người mù không phải chịu trách nhiệm gì về chuyện thế gian này, kẻ sáng mắt gây ra tất cả. Nhưng mà thằng mù này ghê thiệt. Anh ta vừa yêu vừa thì thầm "anh nhớ em quá".

Trước mọi người anh ta phải gọi tôi là chị xưng em, nhưng vào những lúc căng thẳng anh ta gọi tôi là em xưng anh! Rồi sau đó trật tự lại vãn hồi. Cung cách du kích chiến này khác hẳn với thái độ thong dong của chàng. Với chàng, phải có tiện nghi, có thời giờ, có phi pháo, có hỏa lực, có yểm trợ giường cao đệm êm, gối ôm gối cặp, gương soi đèn chiếu phải chính qui và hiện đại.

Thừa dịp chị ta đi đẻ, tôi liên tục lẻn đến nhà chung chạ với anh mù, dịp may hiếm có không ngờ. Sẽ chẳng được lâu. Thời cơ sẽ hết. Những bàn tay kia sẽ chẳng còn là của tôi. Nhưng tôi không ngờ chị ta đẻ dễ và về nhà sớm thế. Ngày thứ 3, tôi vừa chạy vù vào kiếm anh mới chỉ chộp được bàn tay anh thì chị ta lù lù từ trong nhà bước ra. Chị bắt quả tang tôi đang ôm tay chồng chị.

Chi kêu ré lên rồi ngã sấp xuống đất. Tôi và anh mù vực chị ta ngồi lên chiếc ghế. Chị tỉnh lại chửi tôi nát nước, nào là "con đĩ cướp chồng người", nào là "con việt cộng cái từ bắc vào nam cướp của giết người nay lại còn cướp cả thằng mù của chị", chị chửi tôi rồi quay sang chửi anh chồng "thằng việt cộng mù đứng đường vô ơn bạc nghĩa." Chị chửi rồi chị khóc. Khóc rồi lại chửi.

Chị còn nhắc tới một câu nói nổi tiếng của ông tổng thống của chị: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm". Thấy tôi đứng sớ rớ, chị hét lên:
"Con "đĩ ngựa" xéo ra khỏi nhà tao."
Tôi lùi dần ra cửa, nhìn vào tôi thấy anh ta quì xuống đất ôm lấy chân vợ. Chị đạp chồng ngã lăn ra, anh ta lại lồm cồm bò dậy, lại quì xuống ôm chân chị. Người thanh niên đẹp đẽ tuấn tú mà tôi đã quì mọp phủ phục cho anh dày xéo nay lại quì phủ phục ôm chân người đã chửi tôi là đĩ. Chị gào lên chửi anh là "quân duy vật giả dối, đồ cộng sản lưu manh!" Bị thất tình chị trở thành tay chống cộng kịch liệt.

Tôi đi nhanh ra khỏi căn nhà. Nước mắt tôi trào ra. Tôi nghĩ tới chồng tôi. Chồng tôi chửi tôi là con "đĩ ngựa" thì tôi cảm thấy sung sướng, chị ta chửi tôi "đĩ ngựa" tôi thấy nhục. Tôi có làm gì ác đâu, tôi chỉ muốn hưởng những gì làm cho tôi hạnh phúc. Tôi lại nghĩ tới chàng. Chỉ có chàng là không dùng tới những lời lẽ lăng mạ tôi.

Một tuần lễ sau chị ta bị ra máu đưa vào bệnh viện thì chết. Hôm đám tang tôi tới nhà chia buồn. Hàng xóm xúm vào giúp cho anh ta chôn cất vợ. Tôi thấy anh ta đội khăn tang, ôm một hài nhi còn đỏ hỏn nhưng người ta cũng quấn trên đầu nó một mảnh vải trắng để tang mẹ. Một bà hàng xóm nói nhỏ vào tai tôi:

"Cũng may cho bà đấy, cái nhà này xui lắm rồi, bà dọn đi nên thoát chết, chị ta ở đâu mới đến ở vài tháng đã lãnh quả thay cho bà không biết rồi bố con nó sẽ sống ra sao. Thằng bố mù, thằng con mới lọt lòng mẹ cũng mù luôn, lại không nghe được, không khóc được. Trời ơi sao khổ quá vậy!" Tôi nói:
"Thì lại nhờ đến Sở thương binh xã hội. Anh ấy là thương binh hạng nhất mà."
Nghe ra tiếng tôi anh ta mừng rỡ, nói nhỏ:
"À em chỉ có em dẫn tôi đi lên thành phố được thôi."

Tôi suỵt khẽ cho anh ta im. Tôi có thể nằm cho anh ta đấm bóp chứ tôi làm sao mà dẫn dắt anh ta đi hành nghề tẩm quất kiếm tiền được. Tôi là kẻ quen ăn quen chơi, không thích lao động. Chỉ có vợ anh ta làm được việ đó, nhưng nay chị ấy đã nằm kia.

Tôi nghe tiếng kèn bát âm réo rắt não ruột. Hồi lâu không nghe tôi nói gì anh ta hỏi:
"Em à chị còn đó không"
Tôi nói nhỏ:
"Đang lễ an táng, chuyện đó để lúc khác nói."

Tôi mở tấm khăn cúi nhìn vào hài nhi trên tay anh. Nó nằm yên không nhúc nhích. Tôi lặng lẽ rời khỏi đám tang. Tiếng kèn vẫn sụt sùi não ruột đuổi theo tôi.
Một mối tình xót xa của hai kẻ khốn cùng nhất, giữa hai chế độ, trong hoàn cảnh hậu chiến, đã kết thúc, để lại cho đời một đứa trẻ, vừa mù, vừa câm, vừa điếc!

Một ngày trước khi tôi lên máy bay xuất cảnh, bố mẹ con bé dẫn nó tới thăm vợ chồng tôi. Phải gọi là cô hay gọi là chị chứ không là con bé ngày nào nữa. Chị đã là người đàn bà từng trải dạn dầy. Ông Mặt Trận nói:
"Cháu nó từ nước ngoài dẫn chồng về thăm quê hương, tôi đưa cháu tới chào ông bà."


Họ còn cho chúng tôi quà ngoại là sâm Đài loan uống cho bổ. Tôi nhìn cô gái chợt nhớ tới những ngày bắt nó đấm bóp rồi mới cho coi TV. Lại còn không cho ngồi trên ghế mà phải ngồi dưới nền gạch bông với lũ trẻ lối xóm. Nay thì chị ấy đã khác xưa. Trong câu chuyện chị ấy kể chồng chị không phải là anh thương gia Đài loan ở Chợ lớn mà là bố của anh ấy, anh sang Việt Nam tìm người cưới về làm vợ cho bố anh ở bên đảo. Nay mọi chuyện yên vui, bố anh ấy tức chồng chị dẫn chị về thăm Việt Nam một phen.

Họ còn khoe tôi những tấm hình vợ chồng chị chụp khi đi du lịch trên núi Dương Minh San nơi có lăng Tôn Trung Sơn và giang san triều đình của Ông Bà Tưởng Giới Thạch, hình đôi vợ chồng chụp ở Lâm khẩu, ở Nhật Nguyệt đầm, ở cầu 7 góc, ở Cao hùng. Toàn hình mầu đẹp đẽ sặc sỡ.

Chị còn cho biết ông chồng chị trước năm 1975 đã từng là sĩ quan cấp cao của Đài bắc, chuyên về lý thuyết "Chủ nghĩa Tam dân" và "Lục đại chiến", sang Saigòn làm cố vấn "Chính Trị Tác Chiến" cho quân đội Cộng hòa, nay còn giữ được Bằng Tưởng Lục của Tổng cục chiến tranh chính trị do ông Trung tướng Tổng cục trưởng ký tên và đóng dấu, có chụp hình chụp ảnh lưu niệm đàng hoàng. Chồng chị biết nhiều về đường phố Saigòn và các nơi khác ở Miền nam.

Chị nói tuy ông ấy nay hơi lớn tuổi nhưng nhờ các toa thuốc của các vị hoàng đế Tầu đại bổ nên ông vẫn cường tráng lắm. Tôi cũng mừng cho chị ấy xuất cảnh lấy được chồng đàng hoàng chứ không phải đi làm đĩ hay nô lệ "sếch" như nhiều người lo ngại. Ở bên Tầu, chị tha hồ mà coi phim bộ, ngồi trên ghế bành da mà coi phim mệt nghỉ, đâu có khổ như ở bên tạ Biết đâu mai này thời cơ nó đến, ông nhà đi làm đại sứ ở Việt Nam, chị sẽ là bà đại sứ hay còn gọi là phu nhân đại sứ, vinh thân phì gia.

Chuyến bay vào giữa đêm, tối đó tôi chào chồng tôi để sửa soạn ra sân bay thì ông ấy dở chứng. Tôi điệu nghệ mời ông lần chót nhưng ông lại không chịu. Ông quì xuống ôm chặt lấy chân tôi khóc rưng rức, ông khóc thảm thiết như người ta khóc vợ chết vậy, khiến tôi cũng mủi lòng nước mắt dàn dụa. Tôi hỏi ông tại sao, ông chỉ lắc đầu không nói và lại càng khóc to hơn, ông vẫn quì phục ôm chân tôi mà hôn túi bụi từ trên xuống dưới từ dưới lên trên.

Ông hôn cuồng nhiệt như muốn ăn tươi nuốt sống con mồi. Ơ hay cái ông này, từ trước tới nay có bao giờ. Tây như thế này đâu, bây giờ sắp chia tay hai người hai ngả, đường đời vạn nẻo, thì ông lại sinh tật đổi mới! Phải chi hồi nào tới giờ ông cứ bình thường như thiên hạ, đừng bày đặt "cách mạng cách miếc", ai sao tôi vậy, ai làm kiểu nào tôi làm theo, sống kịp với trào lưu thì có gì phải đổi mới nới cũ.

Tôi quýnh quáng vì thời gian cấp bách, còn nhiều thủ tục xuất cảnh trước khi lên phi cơ, văn phòng dịch vụ đã dặn dò không được trễ. Tôi dìu ông đến chiếc ghế bành da của ông nhưng ông không ngồi lên mà vẫn cứ phủ phục dưới đất. Ôi, tại sao đàn ông họ lại cứ thích quì dưới chân đàn bà mà hôn mà khóc nhỉ Tôi bối rối không biết giải quyết ra sao, tôi cũng khóc hu hụ Ông không lên ghế bành làm tướng tư lệnh Mỹ thì tôi phải tụt xuống đất với ông, tôi cũng quì sụp với ông. Hai đứa quì dưới đất ôm nhau khóc lóc thảm thiết. Người lái xe của văn phòng dịch vụ đến đón tôi, thấy vợ chồng quì dưới đất ôm nhau khóc thì tỏ vẻ ái ngại.

Anh ta nói:
"Sửa soạn đi kẻo trễ chuyến bay, còn phải tính đến khoản lỡ dở dọc đường nữa bà chủ ạ."
Tôi quệt nước mắt:
"Xin cho chúng tôi năm phút nữa được chứ ạ." Anh ta xách túi hành lý nhỏ của tôi ra xe. Con gái tôi nó dặn dò là hãy ra đi tay không. Sang bên đó nó sẽ lo cho đủ hết, kể cả quần áo và các thứ đồ dùng lặt vặt. Nó nói hãy để lại tất cả.

Kỵ nhất là đừng có mang theo tranh sơn mài, cho không ai lấy, mà để lại thì garare nhà nó đã chật. Phải rút kinh nghiệm năm 1975 bà con miền Bắc vào thăm bà con miền Nam mang theo chiếu và bát sành ăn cơm vì nghe báo đài nhà nước nói trong ấy nghèo "không có bát mà ăn, không có chiếu mà nằm!" Bột sắn cũng đừng mang theo, quan thuế Mỹ lại tưởng lầm bạch phiến báo động tùm lum rắc rối sự đời.

Tiền bạc còn thì để lại cho bố. Khoản này tôi không nghe lời nó, tiền đô la của tôi, tôi mang đi hết. Tiền bạc thì có nặng nề gì mà ngại, chịu khó một tí sang bên đó còn có chút đỉnh dằn túi mà thuê xe xích lô đi tìm người tình.

Tự nhiên tôi hết khóc và ông chồng tôi cũng nín luôn. Cả hai đều đứng dậy. Tôi bước đến bên ông, ôm ông hôn nhẹ nhàng như tôi vẫn thấy trong phim truyện của Mỹ.
Chồng tôi đứng bất động. Khi tôi bước ra cửa, ông nói nhanh:
"Em nhớ thỉnh thoảng gửi tiền về cho tôi! "
Trên đường lên phi trường, người lái xe hỏi tôi:
"Sao bác trai không đi cùng mà ở lại"

Tôi nói:
"Ông ấy còn bận việc nhà nước, còn yêu chủ nghĩa xã hội, còn nhiệm vụ đảng, không nỡ rời bỏ quê hương."
Anh ta nói:
"Tôi làm nghề chuyên đưa người qua sông, tôi không qua sông được, nhưng vẫn mong ai qua được thì qua, qua được người nào đỡ người đó. Chúc bà thượng lộ bình an."
Thảo Trường
Trích trong "Mây Trôi" sắp xuất bản

No comments: