Thursday, February 2, 2012

TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU II


NHIỀU TÁC GIẢ

TUYỂN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT KIỀU







NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tập


GIA HỘI 2012

VIII. NGỌC LAN

14/09/2011 00:45

Vì sao đàn ông Việt kiều thích về Việt Nam lấy vợ ?

WESTMINSTER (NV) - “Không phải ở Mỹ tôi không làm quen được bạn gái ở Mỹ mà là vì tôi sợ họ,” Thịnh Phạm, ngoài 30 tuổi, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Well Fargo tại Irvine, bắt đầu câu chuyện.

Lấy nhà thờ Ðức Bà làm cảnh, một cô dâu ở Việt Nam chụp hình ngoại cảnh ở Sài Gòn. Có nhiều lý do khiến đàn ông ở Mỹ về Việt Nam tìm vợ, trong đó có cả yếu tố “trúng gió” cú sét ái tình vì phụ nữ Việt Nam đẹp. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Gtty Images.

“Ðiều gì khiến anh sợ?” Phóng viên Người Việt hỏi.

“Sợ tính tình, sợ tính đi shopping và sợ cả suy nghĩ của họ về vai trò làm vợ, làm mẹ,” Thịnh cười cho biết.

Chính vì “nỗi sợ” này mà Thịnh Phạm đã phải nhờ người mai mối và trở về Việt Nam tìm kiếm “một nửa của mình.”

Thịnh Phạm chỉ là một trong số hàng ngàn người đàn ông Việt Nam đang sống tại Mỹ trở về quê nhà để cưới vợ mỗi năm. Và lý do của Thịnh cũng chỉ là một trong số nhiều lý do để có sự xuất hiện ngày càng nhiều của những những cô dâu từ bên kia đại dương hiện diện tại Hoa Kỳ.

Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2,981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3,000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.

Tại sao lại có hàng ngàn hàng ngàn người phải lội ngược nửa vòng trái đất để tìm kiếm một nửa của mình, cho dù điều đó có thể quá phiêu lưu?

Thịnh Phạm, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Well Fargo tại Irvine, Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hãng IBM, Lâm Nguyễn, cư dân Garden Grove, làm nghề buôn bán nhà, Minh Lý, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, là những người có kinh nghiệm trong chuyện về Việt Nam cưới vợ, và họ kể cho báo Người Việt nghe lý do.

Cưới vợ ở Việt Nam vì sợ con gái ở Mỹ

Thịnh Phạm kể, anh đã làm quen với nhiều cô bạn gái Việt Nam tại Mỹ, “có cô lớn lên ở đây, có cô mới sang 5, 6 năm, học hành thì chưa thấy đến đâu mà hội nhập ăn chơi thì rất lẹ.”

Sang Mỹ khi vừa học xong trung học, Thịnh Phạm cho rằng ít nhiều anh “vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng gia đình truyền thống Việt Nam, tuy không cố chấp, cổ hủ kiểu người Việt Nam.” Anh nghĩ “khi quen làm bạn gái thì vui vẻ, ok, nhưng khi đã là vợ chồng thì vợ phải sanh con, cùng chồng chăm sóc gia đình.”

Tuy nhiên, những người bạn gái Thịnh từng quen biết đều có những điều kiện đưa ra khi họ quyết định đám cưới. Người thì “không thích nấu cơm, chỉ muốn đi ăn ngoài.” Người thì “không thích có con.” Người lại nêu thẳng suy nghĩ “ở đây thứ nhất đàn bà, thứ hai con nít, thứ ba là chó, còn đàn ông sau cùng.”

“Vậy tôi cưới vợ về để làm gì?” Người kỹ sư IT này tự hỏi.

Chuyện e ngại tính tình, cách suy nghĩ của nhiều cô gái tại Mỹ cũng là điều khiến Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hãng IBM, quyết định về Việt Nam cưới vợ sau nhiều cuộc hò hẹn không thành tại Hoa Kỳ.

Tuấn dè dặt trước khi kể chuyện bản thân mình, “Ðương nhiên ở đâu cũng có người vầy người khác. Ở Mỹ cũng có rất nhiều cô gái tốt, biết điều, nhưng có lẽ vì tôi không may mắn để gặp được họ.”

“Nửa vời, nửa nạc nửa mỡ” là điều Tuấn Phan nhận xét về những cô gái Việt ở Mỹ mà anh chàng kỹ sư này từng quen biết.

Tuấn nói trong sự ngán ngẩm, “Nhiều cô sang đây, học theo tư tưởng ‘độc lập, tự do’ của Mỹ, nhưng lại hiểu một cách lệch lạc, như hễ có chuyện gì hai người chưa đồng ý với nhau thì cứ nói ‘tôi là như vậy, tôi không phụ thuộc anh, anh thích không thích thì thôi.’ Các cô quên rằng cho dù là tự do ở Mỹ đến mức nào cũng cần có sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Ðiều gì mình chưa hòa hợp thì tìm cách giải quyết, chứ đâu mà cứ lúc nào cũng sẵn sàng vùng lên như đi đánh giặc vậy.”

Cả hai người này đều cùng có đánh giá, “Nhiều cô mới lớn tính tình ích kỷ lắm. Họ muốn đàn bà cái gì cũng phải là nhất, đòi hỏi nhiều, kiểu chỉ biết nhận chứ chẳng hề biết cho đi, taker chứ không bao giờ là giver. Các cô muốn mình là nhất, nhưng có bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì cho người yêu, cho chồng để mà đòi hỏi những điều như vậy chưa?”

Với những lý do như vậy, Thịnh Phạm quyết định “về Việt Nam kiếm cô nào tính tình còn Việt Nam thì cưới, cho hợp với mình.” Tuấn Phan cũng nhìn nhận chuyện anh về Việt Nam cưới vợ là “một quyết định sáng suốt.”

Cưới vợ ở Việt Nam vì bị “trúng gió”

Trong khi Thịnh Phạm hay Tuấn Phan vì “sợ các cô ở Mỹ” mà quyết định về Việt Nam tìm “bạn trăm năm,” thì Lâm Nguyễn, ngoài 50, đang làm nghề kinh doanh địa ốc, cho rằng mình cưới vợ vì “bị trúng gió.”

Lâm Nguyễn cho biết ông không hề có ý định về Việt Nam cưới vợ, “tôi về Việt Nam vì tôi có business bên đó.” Trước khi về Việt Nam, ông Lâm đang có một người vợ thứ hai ở Mỹ, sau khi đã ly dị người vợ đầu.

Tuy nhiên, “Việt Nam là ' Disneyland for men.' Anh nào lần đầu về Việt Nam chơi mà không 'tớn lên'?” Ông Lâm Nguyễn nói một cách chậm rãi, như thể vừa nói vừa nghiền ngẫm điều mình nói ra là chân lý.

Theo ông Lâm, “người đàn ông nào đang ở Mỹ gặp phải những áp lực về công việc, gia đình đổ vỡ thì Việt Nam là phương thuốc chữa stress hiệu nghiệm nhất.”

Mặc dù không hề mảy may nghĩ đến chuyện cưới vợ ở Việt Nam vì đã nhìn thấy nhiều cuộc hôn đổ vỡ của bạn bè, người quen, thế mà sau những cuộc “ăn chơi, gái gú,” ông Lâm “đã bị trúng gió nặng.” Kết quả là ông này một lần nữa ly dị người vợ ở Mỹ để có thể chính thức cưới một cô gái ông quen tại Việt Nam.

“Tôi vẫn chưa hiểu tại sao các ông về Việt Nam thì lại ‘trúng gió’ mà điều đó lại không xảy ra ngay tại Mỹ hay những nước khác?” phóng viên Người Việt hỏi.

“Có gì đâu là khó hiểu,” ông Lâm nói một cách điềm nhiên. “Chuyện rất đơn giản là người mình nói tiếng mình, nói ra cái gì hiểu liền cái đó. Các cô gái Việt Nam mà đàn ông tìm thấy trong vũ trường, quán bar, karaoke cô nào cũng đẹp, cũng nhỏ nhẹ, dễ thương.”

“Và như một nghề nghiệp thôi, họ đã sống bằng nghề ăn chơi thì họ phải professional trong nghề ăn chơi. Vậy thôi.” Ông Lâm nói thêm.

Thịnh Phạm cũng đồng ý với ông Lâm Nguyễn rằng “Việt Nam là Disneyland for men.”

“Ðàn ông ai cũng có máu dê nhưng chừng mực và đến mức nào là tùy người.” Thịnh nói. “Ở đây, một vụ 'sex' từ $500 đến $1,000, trong khi ở Việt Nam thì quá rẻ. Xã hội Việt Nam hiện nay lại dường như cũng khuyến khích điều đó nên chuyện nhiều người dễ rơi vào tay các cô hay mê mệt các cô gái đó cũng là chuyện bình thường.” Thịnh Phạm tiếp tục.

Cưới vợ Việt Nam vì không có điều kiện cưới vợ ở Mỹ

Khác những người đàn ông nói trên, ông Minh Lý, nhân viên của một công ty quét dọn ở Santa Ana, về Việt Nam cưới vợ vì “không có cơ hội cưới vợ ở Mỹ.”

Người đàn ông này đã gần 50, sống cùng mẹ. “Tôi đi làm ca đêm, sáng ra về nhà chỉ có lăn ra ngủ, chẳng có mấy bạn bè để chơi bời, cũng ít tiếp xúc với ai.” Ông Minh thổ lộ.

“Tôi sang Mỹ khi tuổi đã lớn nên tôi phải đi làm như trâu với đồng lương tối thiểu. Không có người phụ nữ nào muốn lấy một người như tôi. Lương tôi chỉ vừa đủ cho tôi sống, làm sao tôi có thể chu cấp thêm cho một phụ nữ quen sống ở Mỹ?” Người đàn ông nói tiếp.

Theo lời ông, nếu ông cưới vợ ở Mỹ, người phụ nữ đó cũng sẽ chẳng thấy thích thú gì với công việc làm của ông. “Nếu một người phụ nữ đã không tôn trọng công việc mình làm thì cô ta cũng sẽ không tôn trọng mình. Vậy thì cưới vợ làm gì khi không có sự tôn trọng trong đó?” Ông Mình nhìn tôi hỏi.

Vậy là chỉ còn cách nhờ người thân ở Việt Nam mai mối cho ông một cô làm nghề cắt tóc ở Vĩnh Long.

Sau nhiều lần nói chuyện qua điện thoại, ông Minh cùng mẹ ông thu xếp trở về Việt Nam tính chuyện cưới hỏi. Ðương nhiên, ông không nói thẳng cho vợ ông biết công việc ông đang làm là gì, chỉ nói “đi làm hãng.”

“Hiện giờ vợ tôi đã có bầu, còn đang ở Vĩnh Long, tôi đang lo thủ tục bảo lãnh cổ sang đây.” Ông Minh Lý cho biết.

Ông Cường Nguyễn cũng vì không thể tìm được ý trung nhân tại Mỹ, phải nhờ họ hàng ở Việt Nam mai mốt giúp.

Cường cho biết ông từng làm qua nhiều nghề, “hết nhà hàng, làm chợ, rồi cố gắng học hành chút đỉnh, hiện giờ thì đang làm việc cho chính phủ với mức lương vừa đủ sống.” Sau vài cuộc tình không thành ở Mỹ, ông được bà con giới thiệu cho một cô làm thợ may công nghiệp ở Ðồng Nai.

Việc cưới hỏi của ông Cường diễn ra khá chóng vánh. Hiện tại, vợ ông cũng đã sang Mỹ hơn một năm, đang chờ đến ngày sanh nở.

http://yume.vn/nhinhi2/article/vi-sao-dan-ong-viet-kieu-thich-ve-viet-nam-lay-vo.35D56F39.html
IX. Hôn nhân “xuyên đại dương”
và những bi kịch đau lòng
Không tên
( 4:00 PM | 05/08/2011 )

Phiên bản “xây lâu đài trên cát” vẫn như dòng chảy thuận chiều, họ dấn thân để mong đổi lấy một cuộc đổi đời, nhưng thật ra là khởi đầu cho biết bao bi kịch mà người trong cuộc chỉ còn biết… ngậm đắng nuốt cay.

Những cuộc hôn nhân dạng “chồng Đài – vợ Việt” thường không có tình yêu và cũng không cần tình yêu, nên hệ lụy luôn… chực chờ.

Hôn nhân ’xuyên đại dương’ và những bi kịch đau lòng - Tin180.com (Ảnh 1)
Ảnh minh họa: Họa sĩ LEO

Trước đây, người viết bài này có quen biết với gia đình bà M. ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ), họ có cô con gái út tên T. khoảng 12 tuổi. Bẵng đi một thời gian khá lâu, bà M. đến tìm để nhờ chỉ giúp thủ tục xuất cảnh cho con gái mình. Đọc qua hồ sơ, biết cháu gái tên T. năm nay tuổi đã 19 và vừa kết hôn với một người Đài Loan gấp hơn hai lần số tuổi của cô. Khi nghe người viết bài này thông tin cặn kẽ về mặt trái của những cuộc hôn nhân tương tự, bà M. cứ nài nỉ: “Chú ráng giúp cho cháu”

Còn cô T. thì kể: Đường dây mai mối có chân rết ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gặp mẹ cô với những lời hứa hẹn, sau đó T. được đưa đến nhà bà B. (vốn gốc dân Cần Thơ) ở TP.HCM, tại đây còn có 8 cô gái khác cũng đến từ các tỉnh miền Tây. Gần một tháng sau, tất cả được đưa đến một khách sạn bậc trung để phía “đối tác” chọn lựa như một món hàng. Khi “trúng tuyển”, T. lặng lẽ theo ông ta đi làm thủ tục kết hôn, trở thành vợ chồng, mẹ cô được nhận 500 USD từ tay người mai mối mà không hề biết họ đã nhận bao nhiêu tiền để dàn xếp cuộc hôn nhân này. Tại tiệc cưới tổ chức vội vàng với chừng 30 thực khách, mẹ của T. nhắn nhủ chàng rể nhớ đưa vợ về thăm bà, nào ngờ nhận được câu trả lời thẳng thừng: “Đi tới, đi lui tốn kém lắm”. Đã hơn 3 tháng trôi qua, T. có điện về nhà một lần và chỉ khóc nức nở, mẹ của cô cũng không biết gì thêm về số phận đứa con gái mà chính bà đẩy đưa đem thân làm dâu xứ người.

Nhưng phiên bản “xây lâu đài trên cát” vẫn như dòng chảy thuận chiều, họ dấn thân để mong đổi lấy một cuộc đổi đời, nhưng thật ra là khởi đầu cho biết bao bi kịch mà người trong cuộc chỉ còn biết… ngậm đắng nuốt cay. Trường hợp của N. ở cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt) phải qua 3 lần trung gian mai mối, một ngày kia cô khăn gói lên Sài Gòn chờ người “bạn đời” chưa từng diện kiến. Được chủ nhà trang bị cho vài bộ đồ “vía”, bao luôn cơm ăn, đến khi lấy chồng Đài Loan mới khấu trừ. Cuối cùng, N. được “chấm đậu”, mẹ cô nhận vỏn vẹn… 400 USD.

Hôn nhân ’xuyên đại dương’ và những bi kịch đau lòng - Tin180.com (Ảnh 2)
Một đám cưới tập thể các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan (Ảnh do gia đình cung cấp)

Tháng 1, N. rời Việt Nam, nhưng chỉ 1 tháng 23 ngày sau cô hoảng hốt quay về vì không thể nào chịu đựng được cảnh: chồng hành hạ, cha chồng… quấy rối tình dục!? Câu chuyện “đấu tranh” để được trở về Việt Nam của N. nghe mà… cười ra nước mắt: Do bất đồng ngôn ngữ, nên lúc đầu “ra dấu đến mỏi tay” cũng không ai hiểu, rồi N. cầm dao đòi tự sát cũng không ai can; cũng may là từ khi đến sinh sống ở vùng nông thôn Đài Loan, N. bị ghẻ ngứa toàn thân nên ông chồng có ý sợ, mới đồng ý cho cô về. Về đến sân bay Tân Sơn Nhất, N. không có lấy một đồng xu dính túi để… hồi gia.

Trường hợp của M. sau đây xem ra “gọn” hơn vì cô đã được mai mối “tiếp thị” từ trước, thông qua các kiểu hình chụp thẳng, chụp nghiêng, đứng, ngồi đủ kiểu. Chàng rể từ Đài Bắc bay sang và hẹn gặp tại khách sạn để “chấm phúc khảo”, mẹ của M. nhận được 8 triệu đồng tiền Việt Nam. Đúng một ngày sau khi đặt chân đến nhà chồng, cô được bố trí lao động quần quật từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối không có cả thời gian nghỉ trưa, M kể: “cực hơn ở đợ”, còn vật chất “chỉ… ngày 2 bữa cơm”. Chịu không nổi, M. khóc lóc xin về thăm mẹ rồi tức tốc “một đi không trở lại”, thoát nạn về Việt Nam nhưng đâu đã hoàn toàn tự do, vì về mặt pháp lý, M. vẫn đang là… gái có chồng.

Bi đát hơn cả là trường hợp của H. (ở xã Tân Thuận), gặp phải ông chồng Đài Loan bị bệnh thiểu năng. Sau ngày tháng đoạn trường nơi đất khách, cô cũng tìm về được quê hương, nhưng với ánh mắt chê cười của bà con lối xóm, cha mẹ cô đổ lỗi cho nhau và kết cục người cha bỏ đi đâu không rõ!? Năm lần bảy lượt đến tìm, H. mới chịu thổ lộ đôi chút về nỗi tủi nhục khi đem thân làm vợ nơi xứ người chỉ vì ảo vọng chọn con đường tắt để thoát phận nghèo. Nhìn căn nhà rách tả tơi mà cô đang sống cùng người mẹ già yếu, tôi nghe lòng quặn thắt. Vậy mà vẫn như những con thiêu thân, chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp của xã này, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 30 cô gái tiếp tục lao vào những cuộc hôn nhân tương tự…

Hôn nhân ’xuyên đại dương’ và những bi kịch đau lòng - Tin180.com (Ảnh 3)
Cù lao Tân Lộc ở Cần Thơ, nơi được gọi vui là “đảo Đài Loan” vì có nhiều cô gái lấy chồng người xứ Đài. (Ảnh:Tiến Thùy)

Bi kịch lấy chồng Đài Loan còn dài, ngoài một số trường hợp cố lặng im thì vẫn còn đây tiếng kêu thương của: X.,V.,Y. ở xã Tân Bình (Phụng Hiệp), của K. ở Tân Phú Thạnh (Châu Thành), của O. ở Vĩnh Tường (Vị Thủy), v.v… Người viết bài này không có ý dọa dẫm để “cấm vận” gái Việt lấy chồng nước ngoài, mà muốn chỉ ra rằng: tỷ số 90% các cuộc hôn nhân “xuyên đại dương” mà chàng rể đều là người Đài Loan thì đâu phải là tín hiệu bình thường.

Càng không phải ngẫu nhiên khi những "chiếc vòi" mai mối lùng sục đến nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhắm vào những cô gái quê có thu nhập thấp, học vấn thì hầu như “số không”, để nhử… "miếng mồi" phú quý.

Rõ ràng, đằng sau chiếc bẫy ngọt ngào là sự rẻ rúng cùng những hệ lụy nhãn tiền.

Chồng ngoại kiểu ấy: Ai ơi… xin đừng!


"http://tin180.com/thegioi/viet-nam-va-the-gioi/20110805/hon-nhan-xuyen-dai-duong-va-nhung-bi-kich-dau-long.html"
http://tin180.com/thegioi/viet-nam-va-the-gioi/20110805/hon-nhan-xuyen-dai-duong-va-nhung-bi-kich-dau-long.html

X. Ra đi bằng mọi giá
Written by Song Chi Blog
Monday, 31 October 2011 15:29

Sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, hai miền Bắc Nam thống nhất được một thời gian không lâu, thì người Việt Nam-chính xác là người miền Nam bắt đầu bỏ nước ra đi. Hàng trăm ngàn rồi hàng triệu người, vượt biên theo đường biển và cả đường bộ qua biên giới Campuchia. Nhưng chủ yếu là đường biển. Cao điểm là giai đoạn 1979-1982.

Thế giới chứng kiến một trong những cuộc di dân lớn nhất trong thế kỷ XX và có lẽ, cả trong lịch sử nhân loại. Hai chữ “boat people”-thuyền nhân cũng ra đời từ đó. Cứ trung bình một người đến được bờ thì một người bỏ xác ngoài biển khơi làm mồi cho cá, chưa kể những người chết vì bị đói, kiệt sức trong những ngày con thuyền lang thang trên biển hoặc bị hải tặc đánh đập, cướp bóc, hãm hiếp… Hành trình kinh khủng của những người bỏ nước ra đi tìm tự do, chấp nhận thà chết còn hơn ở lại đã đánh động lương tâm của cả thế giới.

Không thiếu những cá nhân, tổ chức phi chính phủ, thậm chí những quốc gia trước đó hết lời ủng hộ, ca ngợi “cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến thắng to lớn” của những người cộng sản Bắc Việt đã giật mình tỉnh ngộ. Còn nói như nhà văn Dương Thu Hương: Danh từ “Thuyền nhân” sẽ mãi mãi vĩnh định trong tất cả các cuốn tự điển của nhân loại, để ghi nhận khả năng độc ác và sự man rợ của con người đối với con người, một hiện tượng được liệt kê sau các lò thiêu Do Thái của Đức và quần đảo Goulag của Nga. Ở các nước châu Âu, nơi cuộc chiến tranh chống Mỹ được nêu lên như bằng cớ về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt, thì tiếp theo đó, danh từ “Thuyền nhân” trở thành biểu tượng của thần tượng sụp đổ, của tội ác bị lộ diện, nói cách khác: mặt trái của tấm mề đay.

(“Để gọi tên sự vật một cách rõ ràng”, DVC online) 36 năm sau ngày thống nhất đất nước. Người Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi, không phải bằng con đường vượt biển như trước nhưng bằng muôn ngàn cách khác nhau. Một, đi bằng con đường “xuất khẩu lao động”. Từ nhiều năm nay, theo chính sách xuất khẩu lao động nhằm mục đích vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, vừa thu được ngoại tệ về cho quốc gia, nhà nước Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với nhiều quốc gia khác nhau để đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước đó.

Con số người lao động Việt Nam rời nước ra đi làm thuê lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp, việc đưa người đi lao động ở nước ngoài trong điều kiện còn những kẽ hở về luật pháp như lâu nay đã dẫn đến tình trạng nô lệ lao động mới và nạn buôn người để bóc lột sức lao động. Vào cuối tháng 6.2010, Hoa Kỳ đã đưa VN vào danh sách những quốc gia cần phải quan tâm theo dõi về nạn buôn người. Và nếu trong vòng hai năm mà Hoa Kỳ xét thấy VN vẫn không thực hiện những thay đổi đáng kể thì VN sẽ tự động bị rớt xuống hạng ba tức là hạng chót về tình trạng buôn người và lúc đó sẽ tự động bị chế tài theo luật chống buôn người của Hoa Kỳ.

Tổ chức CAMSA, Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu đã từng giúp đỡ rất nhiều người VN là nạn nhân của nạn buôn người lao động này. Khi tôi có dịp đến Berlin, Praha, Warsaw…tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc với rất nhiều người VN ra đi theo con đường xuất khẩu lao động. Hầu hết đều vì nghèo quá, ở VN làm công nhân, nông dân, làm thuê đủ việc cũng không đủ sống nên phải cầm cố nhà cửa ruộng vườn lấy tiền nộp cho các công ty tuyển dụng người lao động ở VN, chấp nhận đi làm thuê ở xứ người, chấp nhận bị bóc lột tàn tệ để kiếm chút tiền trả nợ, sau đó dành dụm gửi về nuôi gia đình.

Phía sau mỗi người là một câu chuyện đời, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều mang những nỗi buồn nhiều hơn vui. Thỉnh thoảng lại đọc thấy thông tin từ báo chí, cho thấy người lao động VN đi làm thuê ở khắp nơi, trong muôn ngàn nỗi cực nhọc. Khi một chiếc tàu cá của Hàn Quốc bị chìm ở Bắc Cực ngày 12.12.2010, trong số 42 thủy thủ được cho là đã chết, cũng có 11 thủy thủ là người VN.

Khi chiến sự nổ ra tại Lybia, cũng có hàng trăm người lao động VN đang làm việc tại đó được di tản gấp về nước, trong nỗi vui mừng được an toàn trở về, là nặng trĩu lo âu vì công việc bỏ nửa chừng, nợ nần chồng chất chưa trả được v.v… Hai, đi bằng con đường hôn nhân. Báo chí VN đã đăng tải bao nhiêu câu chuyện buồn về những người con gái VN đi lấy chồng xa xứ. Từ câu chuyện hàng trăm cô gái trẻ xếp hàng cho mấy người đàn ông Hàn Quốc chọn như chọn những món hàng. Những dòng quảng cáo lấy vợ Việt giá rẻ mang đầy tính xúc phạm trên một số tờ báo của Singapore, Trung Quốc…

Những cuộc hôn nhân gấp gáp sáng xem mặt chiều cưới tối vào khách sạn, những cuộc hôn nhân như đôi đũa lệch giữa một bên là những cô thôn nữ tuổi đôi mươi, căng đầy sức sống bên cạnh những ông chồng Đài chồng Hàn tuổi già gấp đôi, chân đi khập khiễng hoặc có tiền sử về tâm thần… Và những bi kịch chết người. Như câu chuyện cô Huỳnh Mai, bị chồng là người Hàn Quốc đánh gãy 18 xương sườn chết năm 2007. Cô Thạch Thị Hoàng Ngọc bị người chồng có tiền sử tâm thần đánh chết khi mới sang Hàn Quốc được một tuần vào tháng 7.2010. Cô dâu họ Hoàng bị chồng bị người chồng họ Im đâm tổng cộng 53 nhát dao chết tháng 5.2011.

Cô Trần Thị Lan, 22 tuổi, người Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, đã nhảy lầu tự vẫn ngày 6.2.2008, đúng vào chiều 30 Tết, khi mới sang nhà chồng chưa đầy một tháng. Cô Hà Cẩm Tú tự tử bằng khí than ngày 7.7.2011 tại Ðài Loan sau 7 năm định cư tại đây v.v…

Hay bài viết “Hàng trăm cô dâu Việt tại TQ bị mất tích bí ấn” trên trang VietnamNet 22.8.2011 cho biết: Cảnh sát Trung Quốc đang tiến hành điều tra vụ mất tích bí ẩn của hơn 100 cô dâu Việt, những người được tin là đã bị bán sang Trung Quốc để làm vợ. Theo tin từ Tân Hoa Xã, những phụ nữ này sống tại một ngôi làng hẻo lánh ở huyện Hồ Nam (Trung Quốc). Cảnh sát địa phương và thân nhân những phụ nữ này cho biết sau khi họ biến mất, một số ông chồng đã nhận được điện thoại yêu cầu họ trả một khoản tiền chuộc nếu không vợ của họ sẽ bị bán đi lần nữa.

Tuy nhiên, các nhà chức trách địa phương không đưa ra bình luận gì về vụ việc trên cũng chưa có thông tin nào đề cập tới thời gian những người phụ nữ này biến mất. Và còn biết bao nhiêu cô dâu Việt khác nữa đang sống tủi nhục, cô đơn nơi xứ người, trong khi con số may mắn được hạnh phúc từ những cuộc hôn nhân xa xứ, gấp gáp vội vàng, là rất hiếm hoi?

Vì sao những cô gái Việt Nam tuổi đời còn rất trẻ, xinh xắn và khỏe mạnh, phần lớn chưa từng kết hôn bao giờ lại chấp nhận lấy chồng một cách lạ lùng, liều lĩnh như vậy? Câu trả lời đơn giản: chỉ vì nghèo, vì hy vọng sẽ có một đời sống tốt đẹp hơn và có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Ôi cái giá rẻ mạt cho một cuộc đời con gái-nhiều gia đình sau khi trừ đi chi phí đám cưới chỉ còn cầm được vài ba triệu bạc tiền VN!

Các cô gái ở nông thôn ít học thì chấp nhận lấy chồng theo con đường môi giới kiểu như vậy, ở phía Nam thì thường là lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, còn phía Bắc, những tỉnh, thành sát biên giới thì phụ nữ thường lấy chồng người Trung Quốc.

Trong khi đó các cô gái ở các thành phố lớn, có nhan sắc, có ít chữ, nếu có nghĩ đến việc lấy chồng ngoại thì thường là nhắm đến các nước Mỹ và phương Tây. Tất nhiên, vẫn có những cuộc hôn nhân thật sự vì tình nhưng nhìn chung, lấy chồng ngoại kiều hay việt kiều, là một trong những con đường để được đi định cư ở một nước khác.

Ba, ra đi bằng con đường du học. Khi đời sống của một bộ phận người dân VN trở nên khá hơn, ngày càng nhiều gia đình cho con đi du học tự túc ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là các quốc gia có đời sống kinh tế phát triển, có nền giáo dục chất lượng cao như Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand, Pháp, Đức…Nếu như trước đây phần lớn học sinh VN đi du học sau khi đã tốt nghiệp phổ thông trung học thì bây giờ cha mẹ cho con đi học ngày càng sớm, từ khi mới lớp 9, lớp 10.

Hết tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế, bây giờ lại đến tị nạn giáo dục. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, theo thống kê mới nhất từ báo cáo thường niên Open Doors 2009 của Viện Giáo dục Quốc tế IIE, với gần 13 ngàn sinh viên hiện đang du học tại Mỹ, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ nhiều nhất trên thế giới.http://thangtien.de/index.php?option=com_content&view=article&id=11432:ra-i-bng-mi-gia&catid=157:nhan-quyn&Itemid=321

Và có bao nhiêu phần trăm trong số những du học sinh đó sau khi học xong sẽ trở về nước hay hầu hết sẽ tìm cách kiếm việc hoặc kết hôn với người bản xứ/người có quốc tịch tại nước đó để được ở lại? Đó là chưa kể những con người vẫn phải ra đi vì lý do tị nạn chính trị, những người tìm cách nhập cư lậu vào các quốc gia phát triển bằng nhiều con đường khác nhau, chấp nhận sống không giấy tờ, bất hợp pháp trên xứ người với nguy cơ có thể bị bắt, bị trục xuất tống khứ về nước bất cứ lúc nào. Có một dạo phóng sự truyền hình trên BBC về “Người Rơm”-người Việt nhập cư trái phép vào nước Anh đã gây xôn xao dư luận nước Anh và thế giới, khiến các đảng phái chính trị ở Anh phải tranh cãi về việc có nên trục xuất người Rơm hay ân xá và hợp pháp hóa giấy tờ cho họ có điều kiện được đóng góp và hội nhập với xã hội Anh. Ở Ba Lan, mới đây, ngày 26.8.2011, Tổng thống Komowski đã ký ban hành luật ân xá, hợp pháp hóa việc cư trú của người nước ngoài đang sinh sống bất hợp pháp ở Ba Lan, luật này theo đánh giá là sẽ tác động đến hơn 20.000 người Việt ở Ba Lan.

Có thể nói không ngoa rằng bây giờ đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới, từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi…cũng đều có thể bắt gặp người VN. Câu hỏi đặt ra là vì sao suốt 36 năm sau khi chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã thống nhất và hòa bình, vậy mà rất nhiều người VN vẫn phải bỏ nước ra đi bằng mọi giá? Vì sao cái mảnh đất yêu thương cong cong hình chữ S với nhiều người đã trở thành một nơi xa thì thương nhớ cồn cào nhưng vẫn không thể ở, không thể sống nổi?
Song Chi Blog
http://thangtien.de/index.php?option=com_content&view=article&id=11432:ra-i-bng-mi-gia&catid=157:nhan-quyn&Itemid=321

XI.Lũ muộn
Truyện ngắn Nguyễn Hữu Hoàng:

Ông Tự uể oải vươn vai một cái rồi chậm rãi đi qua cửa nhà chòi ra bãi cát mé sông. Cát nóng bỏng lạo xạo dưới bàn chân trần. Ông lội xuống dòng nước chảy lờ đờ, tới chỗ ngang ống quyển, khom người chúm hai bàn tay vục một bụm nước úp vào mặt. Rồi một bụm nữa. Nước nhỏ giọt trên chòm râu, nhỏ xuống bộ ngực trần đen đúa, xương xẩu. Nước mát làm ông thấy khoan khoái. Ông ngước nhìn lên phía tây, nơi có những ngọn núi xanh thẳm, lững lờ chòm mây trắng, miệng lẩm bẩm :

– Qua tiết lập đông rồi mà chẳng thấy động tĩnh gì. Chừng nào ông trời mới chịu đổ nước về.

Ông vừa lểu thểu về chòi vừa nghĩ tới bữa cơm chiều. Cả tháng nay ông phải chắt chiu, tính toán từng bữa ăn, sao cho cầm cự tới khi lũ về. Nước cạn kiệt. Trên khúc sông quen thuộc, ban ngày, ông thả lưới, quăng chài, lặn bắn miệt mài, ban đêm, bơi sõng đi soi đến bét mắt mà vẫn không đủ đắp đổi bữa ăn. Con sông ngày càng ít cá. Đã vậy, có kẻ còn dùng xung điện. Rồi thuốc cỏ, thuốc trừ sâu từ các chân ruộng chảy xuống. Con cá nào sống sót, trốn bặt vào hang, hốc trong các hầm chảo gai góc…

751786c9 8a0d 4f15 aaf4 656795fa12be Truyện ngắn Nguyễn Hữu Hoàng: Lũ muộn

Ông Tự mong lũ đến mỏi con mắt. Vì khi lũ về, cá tràu, rô, trê … trồi ra vẫy vùng. Lại thêm cá trôi, diếc, chép, mương, chốt…ở các lòng hồ, khe suối chốn đại ngàn xuôi theo con nước bạc. Cá ở vùng hạ bạn ngược dòng… Chỉ cần nhìn luồng nước chảy, chọn vị trí thả nhá kéo, có khi, chỉ một lát, lờ cá đã đầy nóc. Nước rặt là mùa thu hoạch. Tha hồ bủa lưới. Cá no mồi béo núc. Tối đến, chỉ cần một trận mưa, ếch giao hoan kêu ồm ộp khắp cánh đồng. Chịu khó đội đèn bin đi soi một chặp, cũng kiếm được kha khá.

Ông lại góc bếp, loay hoay nhóm lửa nướng lòi cá rô muối. Xong, ông ngồi nhắm rượu. Ông nhâm nhi từng ngụm. Men rượu làm người ông nóng phừng. Ông thừ người ra nghĩ ngợi. Lại buồn. Ông Tự chưa cưới vợ. Chẳng có đứa con gái nào chịu lấy ông bởi không kham nổi cuộc sống phập phù nơi sông nước. Biết làm sao được. Ông đã gắn bó máu thịt với nghề chài lưới và tìm được trong công việc bao niềm vui thú riêng. Ông còn nhớ, sau ngày giải phóng, một anh cán bộ bước vào căn nhà chòi, lạ lẫm ngó chung quanh, săm soi từ cái bếp đến chỗ ngủ. Anh ta bảo với ông :

– Trường hợp của anh, chúng tôi cũng đã họp bàn rồi. Anh thuộc thành phần cơ bản được chiếu cố. Chúng tôi bố trí anh chân bảo vệ hợp tác xã nông nghiệp thị trấn. Thế sẽ tốt hơn cho anh. Không lẽ, anh cứ sống lẻ loi cả đời ở bến sông này à ? Một cuộc sống không ánh điện, không hội hè…Còn mùa lũ, anh xoay trở thế nào trong cái nhà chòi trơ trọi này ?

Ông Tự ầm ừ cho xong chuyện. Đâu lại vào đấy. Lũ nhỏ. Có hề hấn gì ? Lũ lớn, nước lụt tràn bờ. Ông lấy ít vật dụng cần thiết bỏ lên sõng, mà thực ra đồ đạc ông có nhiều nhặng gì đâu, chèo thẳng vào nhà người quen ở nơi cao ráo ven thị trấn ở tạm vài hôm. Căn nhà chòi bị lũ trôi, ông dựng lại, tốn ít tranh tre là xong. Anh cán bộ đến mấy lần nữa cũng không lay chuyển được ông cũng đành thôi. Hồi ấy, xảy ra một chuyện đã làm xáo trộn cuộc sống bình lặng của ông. Một đêm khuya, trăng rất sáng. Ánh trăng vàng trên mặt sông. Ông trằn trọc không chợp mắt được, ra trước hiên ngồi hóng mát. Bỗng có tiếng chân người đi vội dọc theo bờ sông. Ai ra sông giờ này ? Linh tính báo cho ông biết có chuyện bất thường. Thêm một kẻ chán đời chăng ? Ông Tự nhổm dậy bước sải theo. Quả nhiên, đến chỗ vực nước sâu, người kia nhảy ùm xuống nước. Không chần chừ, ông cởi áo nhảy ào theo, bơi như con rái cá, vừa bơi vừa quan sát. Định được vị trí, ông thận trọng lặn xuống, quờ tay tìm kiếm. Đụng được mái tóc. Một cô gái. Ông xoắn tay nắm chùm tóc trên trán, kéo giật đầu cô gái ra sau, cố sức đưa lên mặt nước.

Cô ta giãy giụa yếu ớt rồi xuôi tay, bất động. Ông vừa bơi vừa kéo cô ta vào bãi cát gần đấy. Bằng những động tác hết sức thuần thục, ông xốc nước, hô hấp nhân tạo. Ông từng cứu được không ít người thoát chết chỗ cái vực đó bất chấp lời nguyền thế mạng luôn ám ảnh người dân chài. Cô gái nấc lên, miệng, mũi ói trào nước. Ông thở phào, bế thốc cô gái rảo bước về chòi, đặt cô nằm trên chiếc chiếu. Người cô run lên cầm cập. Ông quơ vội bộ quần áo khô còn lành lặn vắt trên cây sào phơi đồ thay gấp cho cô rồi lấy tấm mền đắp lên người. Ông quày quả nhóm lửa. Ngọn lửa bùng lên, hơi nóng lan tỏa. Ông bưng lò lửa lại, đỡ cô gái ngồi dậy sưởi. Gương mặt cô trắng nhợt nhạt, môi tím tái. Mắt thất thần, sợ hãi. Lát sau, cô gái chợt nói :

– Sao anh lại cứu tôi ?

– Bởi số cô chưa tới lúc chết.

– Tôi không muốn sống nữa.

– Cô nên nghĩ kĩ lại đi. Muốn chết là ý nghĩ bậy nhất trên đời.

– Còn nghĩ gì nữa. Giá mà anh biết, tôi…tôi…không còn dám nhìn ai nũa? Thật quá xấu hổ nhục nhã !

– Xấu hổ nhục nhã nhất là trốn tránh cuộc sống. Cô biết không, ngay con cá, con tôm tôi bắt được, nó giãy giụa đến khi kiệt sức mới chịu chết.

Cô gái ôm mặt khóc, tiếng khóc tức tưởi mỗi lúc một lớn. Ông quấn một điếu thuốc rê châm lửa hút. Cô ta khóc được là đỡ rồi. Giọt nước mắt sẽ làm nhẹ bớt nỗi đau. Chờ cho tiếng khóc cô gái dịu đi, ông nhỏ nhẹ :

– Giờ cô chợp mắt một tí, gần sáng hãy về. Mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Cô gái mệt mỏi nằm xuống. Mắt cô khép lại. Hơi thở đều đều. Giấc ngủ đến với cô thật nhanh chóng. Bấy giờ ông mới nhìn kĩ cô gái. Trông cô thật đẹp. Sóng mũi thẳng, hàng mi cong cong, làn môi e ấp… Ông bồi hồi cầm bàn tay cô ve vuốt… trong ông bỗng dâng trào một cảm giác rạo rực. Mặt ông nóng bừng như bị thiêu đốt bởi sự thèm muốn của phần đàn ông đang thức dậy. Nhưng…Nhìn nỗi đau khổ còn đọng trên gương mặt nhợt nhạt…Nỗi đau khổ đã dẫn cô quyết định ra bến sông để tự vẫn…Ông buông bàn tay cô gái, kéo tấm mền dém kĩ cho cô rồi bước ra ngoài, tới chỗ cái sõng đang neo gần đó, leo nhanh lên sõng, tháo dây cột, chèo thẳng ra giữa dòng. Bóng ông khuất dần trong trăng.

Ít hôm sau, lúc gần trưa, ông bơi sõng đi giở lưới bắt cá về, vừa bước lên sàn nhà, ông Tự ngỡ ngàng không tin vào mắt mình nữa. Cô gái ngồi trên võng. Nụ cười của cô làm sáng cả căn chòi. Cô ta nhanh nhảu :

– Anh cho em ở tạm thời gian nhé. Bây giờ, em không có nhà, chưa biết đi đâu.

Ông Tự hồ hởi :

– Cô ở bao lâu cũng được. Cứ xem đây là nhà mình. Chỉ e nó tuềnh toàng quá, không biết cô có chịu được không ?

Cô gái đứng dậy, tới gần ông, đột ngột áp mặt vào vai ông nghẹn ngào :

– Em tên Phương Nhi. Được anh cưu mang là may mắn cho em rồi. Ngoài anh ra, em không biết trông cậy vào ai nữa.

Phương Nhi kể vắn tắt cho ông nghe cô bị một gả sở khanh lừa gạt. Khi cô có mang, hắn đã tàn nhẫn bỏ rơi. Gia đình cô từ bỏ…Giọng cô rắn rỏi :

– Em sẽ bắt đầu lại cuộc sống mình. Con em không có tội gì. Nó phải được ra đời.

Phương Nhi đem đến cho đời ông niềm hạnh phúc mà ông chưa từng có được. Nhiều đêm nằm bên cô, nghe tiếng muỗi vo ve và tiếng nước chảy róc rách quen thuộc, ông cứ ngỡ là giấc mơ. Rồi Phương Nhi sinh một bé gái. Cô nói với ông :

– Em đặt con bé tên Phận. Em không bao giờ quên cái số phận nghiệt ngã đã đưa đẩy mẹ con em đến với anh, để mình có nhau trong cuộc đời này.

Bé Phận ra đời thêm nhiều chi phí. Ông phải lặn sâu hơn, phơi nắng nhiều hơn để kiếm thêm con tôm, con cá. Ông cật lực xoay trở đến mướt mồ hôi. Một đêm mưa gió mịt mù, gió lùa vào khe trống bức vách lạnh căm căm. Phương Nhi Thao thức đến quá nửa đêm. Ông hỏi. Cô thở dài :

– Em không đành lòng thấy anh vì mẹ con em mà lặn lội bươi chải vất vả mãi được. Vừa rồi, em vào thị trấn liên hệ với một người bà con ở xa nhờ tìm giúp việc làm. Người ấy vừa nhắn tin bảo em vào gấp không khéo lỡ mất cơ hội. Em đi một chuyến xem thử thế nào. Nhờ anh nuôi giùm bé Phận. Tìm được công việc ổn định, em sẽ về đón con.

Ông Tự biết không thể giữ Phương Nhi ở với mình. Sự ràng buộc giữa ông với cô lỏng lẻo đến mức có thể tan biến bất cứ lúc nào. Cô sinh ra ở thị thành và chỉ thích hợp với cuộc sống nơi đô hội. Ông nơm nớp sợ mất cô. Điều lo lắng đó đã đến. Phương Nhi nói tiếp :

– Em không thể tiếp tục sống như thế này được. Mong anh hiểu cho em.

Ông Tự vẫn im lặng. Nghĩ tới căn nhà chòi không còn tiếng cười tiếng nói của cô, lòng ông quặn thắt. Phương Nhi không nói gì nữa. Cô cũng buồn lắm. Nhưng không thể khác được. Cô đi vào một chiều mưa tầm tã. Ông ẵm Bé Phận đứng dưới mái hiên nhìn theo. Hạt mưa tạt vào mắt ông cay xè. Từ đó, ông chăm chút nuôi bé Phận. Tiếng nói bi bô của con bé làm căn nhà chòi bớt trống vắng. Bữa cơm rau, bữa cháo cá, bàn tay xù xì, thô ráp của ông nuôi Phận lớn lên. Con bé hỏi về má nó. Ông nói má nó đi làm ăn xa. Có lần, con bé nắm tay ông lay lay, miệng nằng nặc :

– Ba ơi ! Má bỏ ba con mình rồi phải không ?

Ông phải vỗ về :

– Không đâu. Má không bỏ ba con mình đâu. Má sẽ về thôi.

5a2d846c 4da3 42eb a078 9f255daf4ed0 Truyện ngắn Nguyễn Hữu Hoàng: Lũ muộn

Năm ấy khô hạn cháy đất. Đồng ruộng nứt nẻ. Nắng hạn kéo dài qua tiết đông chí. Cuộc sống của ông càng thêm túng bấn. Đồng bạc kiếm được quá khó khăn. Có ngày, ông phải vào trong chợ gánh nước đổ cho mấy mụ hàng cá kiếm ít tiền lẽ mua đỡ bát gạo Vậy mà, đi học về, con bé thường mếu máo khóc nào là bạn học chọc vì cái áo cũ rách toạc vai không ai vá, không có tiền mua sách vở, cô giáo hối thúc nộp các khoản nhà trường thu …Ông chỉ còn biết ôm nó vào lòng :

– Con nín đi. Rồi ba lo đầy đủ tất cả cho con.

Con bé bệu bạo hỏi :

– Chừng nào hở ba ?

Ông chép miệng :

– Chờ con lũ về con ạ. Chắc cũng không lâu nữa đâu.

Trán ông Tự hằn sâu thêm nếp nhăn. Hai cha con im lặng lắng nghe tiếng sấm phía đầu nguồn. Mắt con bé xôn xao.

* * *

Phương Nhi đi bặt một hơi mười năm trời. Rồi cô cũng trở về. Cô về khi cái nắng hạn và nỗi chờ mong con lũ đã làm kiệt quệ sức chịu đựng của ông Tự. Cô hỏi về cuộc sống của ông, về bé Phận…Nghe ông kể, mắt cô đỏ hoe. Nén xúc động, cô nói :

– Em đã có chồng. Chúng em sắp đi định cư ở nước ngoài. Mãi gần đây, em mới kể cho anh ấy nghe về quá khứ lầm lỗi, về bé Phận. Anh ấy cao thượng bỏ qua tất cả và bảo em về đón bé Phận cùng đi. Em đã bỏ con bơ vơ ngần ấy thời gian. Giờ em sẽ chăm lo, bù đắp cho nó. Cho em xin lỗi vì không thể cùng anh sống hết cuộc đời này. Anh đã khổ nhiều với mẹ con em. Ơn anh sâu nặng, đời này mẹ con em không sao trả nổi.

Có cái gì nghèn nghẹn nơi cổ họng. Sự việc quá đột ngột làm ông sững người. Ông đã mất Phương Nhi, giờ sẽ mất luôn bé Phận, đứa con gái nhỏ nhắn mà ông rất đỗi yêu thương? Chẳng lẽ nó không còn quấn quýt bên ông nữa ? Ông sẽ sống thế nào khi không còn có nó ? Sao số phận trớ trêu với ông như vậy ? Nhưng, sống với ông thì con bé phải tiếp tục chuỗi ngày cơ cực, thiếu đói deo dắt triền miên. Tương lai con bé sẽ về đâu ? Con bé cần có mẹ. Không ai yêu thương và chăm lo cho con bằng người mẹ. Sống với Phương Nhi, ông tin rằng một cuộc sống khác tốt đẹp hơn mở ra với con bé.

Thấy ông Tự tư lự, Phương Nhi lo lắng chắp tay lên ngực thổn thức :

– Anh thương em thì để mẹ con em được ở bên nhau. Em xin anh đấy. Anh cho em cơ hội để làm tròn trách nhiệm người mẹ đối với con.

Phương Nhi mở cái xắc lấy một xấp tiền đặt lên cái bàn tre xiêu vẹo, giọng run rẩy :

– Em có chút ít biếu anh trà nước. Mong anh nhận cho em vui.

Ông vội cầm xấp tiền dúi lại vào tay cô :

– Đừng làm thế. Cầm lấy mà nuôi con bé. Dẫn nó đi mà nuôi dạy nó cho nên người nghe.

Con bé đi hái rau về. Nó lạ lẫm ngó Phương Nhi rồi chạy đến bên ông dò hỏi. Ông vuốt nhẹ mái tóc nó, nói nhỏ nhẹ :

– Má con đó. Má về với con rồi. Con đến với má đi.

– Má đây con! Phương Nhi xúc động kêu lên.

– Má ! Má ơi !

Bé Phận thả rỗ rau xuống sàn, chạy tới ôm chặt Phương Nhi. Cô bế con bé lên. Hai mẹ con khóc sướt mướt. Phương Nhi hôn lên má lên tóc nó. Con bé áp mặt vào ngực mẹ, rủ rỉ :

– Má ở lại với con, với ba nghen.

Ông Tự lên tiếng :

– Má con không ở được. Con đi với má. Má sẽ lo cho con đầy đủ. Khi nào rảnh, hai má con sẽ về thăm ba.

Bé Phận phụng phịu không chịu. Ông phải dỗ mãi nó mới xiêu lòng.

– Má hứa đi má. Má con mình về thăm ba nghen.

– Ừ, má hứa.

Ngay trong chiều hôm đó, con bé theo mẹ nó ra đi. Bóng hai mẹ con liêu xiêu trên bờ sông. Con bé vừa đi chốc chốc ngoái nhìn lại. Ông không chịu nỗi cái nhìn ấy, quay mặt nhìn ra dòng sông. Dòng nước chảy vấp váp len lỏi qua các bờ cát như đang khắc khoải chờ đợi đến nao lòng cơn chuyển dạ phía đầu nguồn…

* * *

Cái thị trấn nhỏ bé giờ đã trở thành thị xã lớn sầm uất. Nhịp sống ồn ào, gấp gáp đã cuốn phăng đi nhiều thứ. Một buổi sáng ảm đạm, mấy chiếc ô tô bóng loáng chạy vào con đường đê rồi dừng lại. Lố nhố bóng người bước xuống xe. Những người đàn ông bệ vệ xun xoe chung quanh hai người phụ nữ ăn mặc sang trọng, dáng vẻ quí phái : một già, một trẻ. Người phụ nữ trẻ tuổi ngoài ba mươi, gương mặt lanh lợi. Hai người phụ nữ là Việt kiều từ Úc về, họ là những doanh nhân đang đầu tư nguồn vốn lớn cho một dự án biến vùng bãi bồi ven sông thành khu du lịch, vui chơi giải trí cao cấp với khách sạn hiện đại…Nhóm người đi bộ dọc theo bờ sông, đến chỗ có mô đất bằng, mọc đầy cỏ dại. Hai người phụ nữ đã đến đây nhiều lần từ hôm trở về nước. Người phụ nữ lớn tuổi tựa vào người phụ nữ trẻ. Cả hai cứ nhìn đăm đắm mô đất bằng ấy như muốn nhớ lại một điều gì trong kí ức. Người phụ nữ lớn tuổi thở dài, buồn bã :

– Phận này, má con mình còn nợ mảnh đất này một lời hứa đấy.

Người phụ nữ trẻ lặng im. Mắt rớm lệ. Một gã trong nhóm trỏ mặt sông phía trước nói với người phụ nữ trẻ :

– Thưa cô, theo thiết kế thì nhà hàng thủy tạ xây chỗ này. Cô thấy có được không ?

Người phụ nữ trẻ thờ ơ nhìn theo ngón tay gã vừa chỉ. Cô không trả lời. Chợt có tiếng sấm rền phía đầu nguồn, cô ngước mặt trông lên những đám mây đen vần vũ, giăng mờ mấy chỏm núi phía tây, bất giác nói một mình :

– Sắp có lũ rồi !

Những người đàn ông đứng bên cạnh dù cố săn đón nhưng không ai hiểu được ý người phụ nữ trẻ trong câu nói ấy.

Nguyen Huu Hoang


XII. Bi hài chuyện Việt kiều - hào quang tỏa sáng
08/05/2009 - 15:53
Bảo Vũ

Dưới mắt một số người trong nước, Việt kiều thuộc thành phần dư tiền lắm của và hễ đã là Việt kiều thì tiền bạc chỉ là ‘chuyện nhỏ như con thỏ’.


Bi hài chuyện Việt kiều - hào quang tỏa sáng

Bi hài chuyện Việt kiều - hào quang tỏa sáng

Chuyện tiêu xài của Việt KiềuTrong suy nghĩ của nhiều người, đã là Việt Kiều là phải luôn rủng rỉnh tiền bạc, tiêu xài 'vô tư' và ăn chơi 'tới bến'. Chính vì vậy, cái giá của mác 'Việt Kiều' đôi lúc xem ra không hề nhỏ chút nào.

Dưới mắt một số người trong nước, Việt kiều thuộc thành phần dư tiền lắm của và hễ đã là Việt kiều thì tiền bạc chỉ là ‘chuyện nhỏ như con thỏ’. Trong vòng hào quang ‘con thỏ’ đó, một số Việt kiều cũng ‘nổ tới bến’ và làm điêu đứng bao người, hẳn nhiên trong đó có nhiều đàn bà con gái.

Nói tới chuyện ‘nổ’ thì đủ loại người có thể ‘nổ’, từ dân ‘cu li cày sâu cuốc bẫm’ tới loại bằng cấp ‘đeo lủng lẳng’ đầy mình, từ cụ già gần đất xa trời vẫn muốn về Việt Nam để hưởng thụ kiểu ‘trâu già gặm cỏ non’ cho tới đám thanh niên thiếu nữ choai choai.

Trong mục Phong trần Quán, báo Ngày Nay, xuất bản tại Hoa Kỳ hôm 15 tháng 2 năm 2009 có bài thơ về chuyện Việt kiều hồi hương: “Trông xa cứ tưởng bác già/Lại gần mới biết chỉ là chú thôi/Cầm tay đích thực anh rồi/Vật nhau xuống nệm là tôi với mình”.

Việc Việt kiều vung tiền như nước và chuyện rượu ngoại, giá mỗi chai vài ba trăm đô, chảy như suối trên bàn tiệc, bàn nhậu là điều nhiều người đã biết. Thực ra, giá chai rượu nhiều khi đâu tới vài ba trăm đô nhưng chẳng lẽ còn hỏi tới hỏi lui về cái ‘biu’ đặt trên đĩa bạc do em tiếp viên ‘thơm như múi mít’ trịnh trọng và lễ phép bưng ra bằng hai tay thì ‘mất mặt bầu cua’ quá. Còn gì là uy tín Việt kiều - ‘khúc ruột xa nghìn dặm’. Chai rượu vài ba trăm chứ vài ba nghìn cũng trở thành chuyện vô nghĩa nếu như ‘múi mít’ không chỉ đứng xa xa để tỏa hương mà lại còn lăn vào ‘khúc ruột’.

Đó là chuyện ‘ăn’ và ‘ăn nằm’, mà phải ăn, nằm ở đâu kia mới là Việt kiều, chứ những chỗ xoàng xĩnh, quê mùa, thấp kém thì chẳng xứng chút nào với tư cách cao vời vợi của Việt kiều. Về chuyện ở thì mỗi ngày bỏ vài chục đô trên giường ngủ ở khách sạn để ‘boa’ cho người dọn phòng đối với những Việt kiều xài sang cũng đâu nhằm nhò gì.


Về lại Úc, Mỹ, Pháp …v.v chịu khó cày ‘ô vơ tai’ (overtime - làm ngoài giờ) kiếm lại mấy hồi. Vòng hào quang Việt kiều còn tỏa sáng đến độ có Việt kiều nọ đi đâu cũng có 4, 5 vệ sĩ đi kèm. Khi xuống xe, gặp lúc trời mưa, dưới dù che của vệ sĩ, Việt kiều oai phong, đường bệ tiến vào nhà hàng, cả tiểu đội gái đẹp vây quanh và kèm sát bên là dàn vệ sĩ hộ tống. Thật là vinh hiển cho đời Việt kiều, cho bõ những ngày lầm lũi ‘đi sớm về khuya một mình’ nơi đất khách quê người. Thực ra chuyện vệ sĩ cũng chỉ là chuyện cá biệt chứ việc ăn xài vung vít, ‘nổ văng miểng tùm lum’ là chuyện ‘thường ngày ở huyện’. Mà ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam, chẳng nơi nào là không có huyện.

Người người nổ - nhà nhà nổ

Dù bom đạn đã chấm dứt từ lâu ở Việt Nam nhưng vì tình trạng ‘lựu đạn’ nổ lung tung, nổ vô tội vạ như vậy nên có những Việt kiều về nước bị ‘lây miểng lựu đạn’ văng từ các vị Việt kiều ‘áo gấm về làng’. Những Việt kiều nạn nhân này phân bua mấy cũng chẳng ai nghe trước câu hỏi người thân hoặc quen trong nước đôi khi đặt ra “sao anh A, chị B, bác C xài tiền như thế mà anh (chị, bác, cháu, con) lại nói là ở nước ngoài người ta kiếm tiền cũng khó khăn và phải dành dụm dữ lắm?”

Nói của đáng tội, nào chỉ có Việt kiều mới biết nổ. Hay nói cho văn vẻ, chữ nghĩa, nổ đâu chỉ là thuộc tính của Việt kiều.

Có một phái đoàn nọ từ trong nước sang Úc công tác. Sau những ngày làm việc ở Melbourne, ‘thổ công’ đưa đoàn đi câu cá tại trại nuôi cá trout (cá hồi). Sau màn câu cá, làm cá và ăn uống tại chỗ, khi đoàn ra về, anh ‘thổ công’ người Melbourne bỗng ngẩn người lúc thấy người trong đoàn cho tiền tip (tiền boa) lên tới 200 đô Úc (khoảng 143 đô Mỹ).

Có lẽ nhờ vậy, từ chủ trại cho tới nhân viên kéo nhau ra lưu luyến vẫy chào đoàn khách sộp từ Việt Nam. Có thể ngoài tình cảm lưu luyến nhờ xúc tác của đồng đô la, họ cũng muốn tiện thể chiêm ngưỡng dung nhan các ‘ông, bà già Noel Việt Nam’. Anh ‘thổ công’ ngẩn người vì lẽ ở Úc, nói chung người ta không có lệ cho tiền tip. Ngay như cả bên Mỹ, tiền tip chỉ độ 10 hoặc 20% tổng số tiền chi ra. Tiền cá ngày hôm đó cũng chỉ khoảng bằng số tiền tip mà đoàn khách Việt Nam đã chi một cách hào phóng.

Nghe chuyện Việt Kiều áo gấm về làng nhiều người cũng tự an ủi bằng câu “Thôi kệ. Hơi đâu suy nghĩ nhiều. Xun xoe bộ dạng cho lắm, tắm cũng ở truồng”.

Thế nhưng lại có người tắc lưỡi dí thêm: “Nói thế đâu được. Sự đời nhiều khi không đơn giản như vậy”.
Quanh năm suốt tháng, tối ngày sáng đêm, chẳng lẽ lúc nào cũng tắm. Còn phải đi nhà hàng nữa chứ.

Nói ở truồng lúc nào và chỗ nào nghe còn có lý chứ vào nhà hàng mà cũng ở truồng thì coi sao được.

Kỳ quá!

http://www.bayvut.com.au/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BAc/bi-h%C3%A0i-chuy%E1%BB%87n-vi%E1%BB%87t-ki%E1%BB%81u-h%C3%A0o-quang-t%E1%BB%8F-s%C3%A1ng


XIII.Chuyện lấy chồng Việt Kiều của tôi
11/10/2011 //
Không tên

Tối nào tôi cũng khóc, khóc cho cái ngu si của mình. Khóc cho sực kém hiểu biết, khóc cho không biết yêu thương chồng.Nhà tôi và bà con đay nghiến tôi, có người nói: “lấy chồng Việt Kiều như mày ngu quá”. Bà con hay người ngoài tôi bỏ ngoài tai nhưng buồn hơn là chính mẹ tôi.


 Tôi uống thuốc tự tử và để lại mảnh giấy: “Không ai thương tôi cả, chỉ  biết làm tiền từ tôi và tôi lại làm tiền từ chồng tôi để cho họ. Khi tôi  thất bại họ dìm tôi xuống giếng đến khi tôi chết mới hả dạ. Có ai thông  cảm cho tôi vì lỗi của tôi và lỗi của họ. Tôi thất bại tại vì ai. Mẹ  tôi không dạy cho tôi thương yêu chồng mà chỉ dạy cho tôi bòn rút tiền  chồng.”</p> <p>Rồi tôi được cứu kịp. Khi tôi tỉnh thì khóc và người ta chích thuốc  mê cho tôi để tôi đừng quá xúc động. Tỉnh lại lần nữa thì thấy mẹ tôi  khóc và mẹ tôi nói: “Tao ân hận. Tao có lỗi! Tao sẽ làm hết sức để trả  lại cho nó”.</p> <p>Bạn bè thương tôi nên giúp tôi có việc làm tốt hơn hiện tại và làm nơi chẳng ai biết về tôi.</p> <p>Những lúc đi xe đạp dưới trời nắng nóng và bụi bặm mà tôi nhớ đến  anh, chồng cũ của tôi mà khóc. Không biết anh ở bên Mỹ sống ra sao? Vết  thương lòng của anh có lành bớt chưa?</p> <p>Tôi không có đi chiếc Honda Future mà anh đã từng gởi tiền mua cho  tôi mà tôi để lại cho nhà. Tôi đi xe đạp cho dù đường xá có cực khổ. Tôi  phải tự dấn thân vào cực khổ để cảm nhận anh cực như thế nào cho tôi  sướng một thời. Tôi thề tôi không đụng đến xe đó. Má tôi dùng hằng ngày  và thỉnh thoảng nhìn tôi khóc khi tôi đi về với ướt đẫm mồ hôi.</p> <p>Má tôi có lần nói: “Tao không dùng đến, có đi tao cũng đi xe đạp như  mày”. Rồi chiếc xe nằm ở góc phòng khách đóng bụi. Vài ngày tôi chùi mà  nhớ tới anh da diết.</p> <p>Chuyện 5 năm trước như thế này:</p> <p>Tôi đòi hỏi quá nhiều cho tiệc cưới, anh ở bên Mỹ năn nỉ bớt nhiều  thứ mà tôi đâu có nghe. “Lấy chồng Việt Kiều” mà cho nên nên phải cho  “xứng” với chữ “Việt Kiều” không thì thiên hạ cười thúi đầu. Mẹ tôi đi  đâu cũng khoe tôi là “dâu Việt Kiều” rồi ăn diện từ những đồng tiền do  anh gởi.</p> <p>Rồi tôi qua Mỹ.</p> <p>Căn nhà đơn sơ trông thiểu não, chiếc xe anh đi đã 15 tuổi đời. Anh  hứa sắm sửa lại để cho sang trọng nhưng anh không làm. Tôi bực mình lắm.  Rồi phòng cho hai vợ chồng không đẹp, chỉ tường trắng và chiếc giường  nệm mà thôi chứ không có giường 4 cột cầu kỳ với hoa và đăng ten.</p> <p>Ngày ngày anh đi làm về tôi đòi anh chở đi shopping. Mỗi ngày tôi mua  cái áo, hay cái quần,… Anh nhăn nhó nói khi cần thì mua. Tôi lại nghĩ ở  Mỹ mà không mua sắm thì uổng đời.</p> <p>Tôi học lái xe rồi tôi ép anh mua cho tôi chiếc Camry. Anh nói không  thể kham nổi cho dù anh la kỹ sư nhưng phải trả tiền nhà, điện nước,  xăng, chợ, shopping cho tôi,… Tôi trừng mắt: “nhà phải trả sao? chứ  không phải anh nói em anh mua nhà rồi đón em qua?”. Anh giải thích ở đây  không ai mua nhà trả hết như ở Việt Nam mà phải trả góp.</p> <p>Tôi xem mấy hóa đơn trả tiền nhà, tiền này tiền nọ,…. rồi tiền hàng  tháng anh phải bỏ ra 300-400 để tôi gởi về mẹ (chưa kể tiền Tết, tiền ho  cảm, tiền dịp này dịp kia). Tôi thấy anh sao nghèo quá. Lương 80 ngàn  mỗi năm, thuế rồi trả này trả kia sao nghèo quá. Rồi cưới tôi, tôi đòi  hỏi, tiền nợ thẻ tín dụng chưa trả hết nên phải trả lãi cao.</p> <p>Tôi thất vọng quá vì lấy nhằm Việt Kiều nghèo. Kỹ sư Mỹ gì đâu mà  nghèo quá. Thằng bạn tôi ở VN kỹ sư mà nó mua hai căn nhà 3 tỉ, còn hơn  anh. Anh là Việt Kiều thua nó sao? Nó sắp mua xe 800 triệu, còn anh đi  xe cũ không dám mua xe Camry ở Mỹ chỉ có 400 triệu.</p> <p>Tôi tức quá. Tại sao tôi lấy nhầm chồng Việt Kiều nghèo.</p> <p>Anh chở tôi đi thăm mấy người bạn. Nhà cửa người ta rộng, xe người ta ngon. Sao chồng mình cái gì cũng bèo.</p> <p>Anh giải thích là người ta làm ngon, ít người như những người đó. Hai  vợ chồng ở đây, làm lâu, hai thu nhập tích cóp được như vậy. Còn anh  thì một thu nhập mà con phải nuôi tôi để tôi hội nhập, rồi phải cho tiền  hàng tháng gia đình tôi.</p> <p>Tôi như nổi điên lên vì tức anh nghèo. Tôi và anh bắt đầu cãi nhau to  tiếng và anh luôn xuống nước và xin lỗi. Anh đi làm thêm vào ngày thứ  Bảy chủ nhật để trả góp cho tôi chiếc Camry mà chạy.</p> <p>Anh ngày một ốm và xơ xác. Cuộc sống tình cảm và tình dục cũng nghèo nàn. Tôi và anh ít quan tâm nhau.</p> <p>Một hôm anh nói: “Nhà băng mình lủng rồi, mình cần tiết kiệm hơn.”  Tôi lại la nạt anh: “Ý anh nói em tiêu hoang rồi lủng băng chứ gì. Anh  nghèo mà đòi cưới vợ làm sao mà sống?” Anh nói nhỏ nhẹ: “Anh đã tiết  kiệm cho chính anh, em thấy không, anh di làm rồi về, không tiêu xài một  cắt. Từ khi em qua anh có mua cái áo, cái quần gì không? Cà phê không  đi uống ngoài, không nhậu nhẹt, …. Em nghĩ lại xem”.</p> <p>Thế rồi anh xiết tiền cho tôi tiêu xài. Tôi tức lên. Tôi tâm sự một  cách phiến diện cho bạn bè tôi. Ai cũng bảo anh là bần tiện, là kiết lỵ,  nên bỏ anh cho rảnh nợ. Con gái đi lấy chồng Việt Kiều mà chẳng hưởng  gì cũng uổng.</p> <p>Tôi và anh to tiếng nhau cãi nhau. Anh lại đi làm thêm vào buổi chiều  tối. Thế là tôi ít khi gặp anh hơn vì khi tôi ngủ anh mới về tới nhà.</p> <p>Có anh khác ve vảng tôi. Thấy đi xe Mẹc tôi thèm. Ảnh hứa sẽ cho tôi  chiếc Mẹc hay chiếc Bi nếu tôi thích. Tôi hiểu ảnh muốn tôi bỏ chồng mà  theo ảnh.</p> <p>Một lần ảnh rủ tôi đi shop nhưng tôi nghĩ tôi có chồng không đi chơi  riêng được. Cuối cùng tôi bị khuất phục. Đi shop sang trọng làm tôi cảm  thấy sướng, ảnh mua cho tôi tất cả tôi muốn. Xe Mẹc thiệt là ngon. Tôi  cảm thấy sung sướng khi đi với ảnh.</p> <p>Chồng tôi biết và hai vợ chồng cải lộn nhau.</p> <p>Rồi tôi bỏ chồng. Chồng đưa giấy ly dị ra toà. Tôi bị kêu vài lần  không ra. Toà gởi giấy cuối cùng là tôi không ra trình là mất quyền lợi.  Tôi thấy không tiếc khi bỏ chồng và tôi lại nhờ luật sư. Tôi đòi hỏi gì  chồng cũng chịu. Chồng thiểu não và đầu hàng vô điều kiện với sự đòi  hỏi của tôi.</p> <p>Chồng tôi ra đi khỏi căn nhà và trắng tay với số nợ hơn 100 ngàn. Tôi  thì được anh ta cho mượn tiền trả dứt nhà băng nên nhà thuộc về tôi.  Rồi tôi bán nhà theo anh ta để được hưởng sự sung sướng.</p> <p>Nhưng tôi lầm và bị anh ta lừa. Anh ta không chịu cưới tôi làm vợ như  đã hứa. Anh ta bắt đầu xem thường và chữi tôi. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi  từ từ nhận biết là anh ta từng lừa đảo nhiều cô vợ mới từ Việt Nam sang  để có tiền.</p> <p>Tôi tức tốc chạy ra nhà băng thì tôi chỉ còn có ít trăm. Tôi đã tiêu  tiền bán nhà hết lúc nào không hay. Tôi nhớ là mấy thẻ nhà băng và tín  dụng của tôi do anh quản lý. Tôi hiểu ra sự thật về con người lường gạt  này.</p> <p>Khi tôi chạy về nhà anh ta hòng gom hết tất cả những gì có thể mà  trốn đi thì anh ta đã đứng trước nhà liệng cho tôi giấy tờ và ít bộ đồ  và nói:</p> <p>- Chơi với mày đủ rồi, mày lo biến đi. Mày dám bỏ chồng theo trai ai  mà dám cưới dám chứa mày. Mày đừng hòng tố tao vì vì không ai binh vực  mày vì mày là đứa khốn nạn bỏ chồng. Hồ sơ ly dị của mày thì không tòa  nào dám binh vực. Mày có khôn hồn thì biến ngay đừng có gặp tao và kiếm  tao.</p> <p>Tôi gần như muốn xỉu vì cảm thấy nhục nhã cho bản thân vì cái từ “bỏ  chồng theo trai”. Nó đánh sâu vào tâm trí và lòng tự trọng của tôi. Mà  tôi có tự trọng đâu. Nếu có tôi đâu có bỏ chồng. Tôi đau quá mà không  thể khóc. Tim tôi nhói quặng như muốn bể ra. Tôi hiểu không thể đụng đến  hắn. Tôi lượm giấy tờ và bọc quần áo bước đi.</p> <p>Tôi muốn đâm đầu vào xe đang chạy để chết nhưng không dám. Tôi bơ vơ biết dựa vào đâu? Nhà không, xe không, việc làm không.</p> <p>Tôi lại tìm đến chồng cũ tôi. Chồng cũ tôi nhìn tôi xót xa mà không  nói lời nào, điều này khiến tôi đau buồn hơn. Anh không nói gì cả. Tôi  nói la muốn mượn tiền anh đi về VN trong nay mai, đi về càng sớm càng  tốt.</p> <p>Rồi anh cũng nói: “Anh không có tiền, nhà băng quản lý thu nhập anh. Em tìm đến mẹ anh mượn đi.”</p> <p>Làm sao tôi có mặt mũi nào đến mẹ anh. Anh nói anh phải đi làm xa và  sẽ không về nhà một tháng. Anh khoá cửa lại bước đi. Tôi lại bơ vơ không  bến đậu và muốn chết. Tôi biết anh sẽ tạm ở nhà khác vì không muốn tôi  phải năn nỉ hoài.</p> <p>Tôi chỉ còn một cái phao là mẹ anh. Mẹ anh không nói gì nhưng dẫn tôi  đón xe buýt ra ngoài chỗ bán vé máy bay. Lần đầu tiên đi xe buýt trên  nước Mỹ tôi không quen. Mẹ anh nói: “Những năm đầu chồng con cự khổ đi  xe buýt để đi học đi làm. Đâu phải nước Mỹ phải quỳ lạy dâng hiến cho kẻ  mới đến mọi thứ”.</p> <p>Tôi đau lòng lắm. Tôi khóc nức nở. Đúng rồi: “Người mới đến là cái  quái gì mà nước Mỹ phải quỳ xuống mà dâng hiến mọi thứ. Ai cũng phải cố  gắng học hành làm việc để có cuộc sống tốt hơn”.</p> <p>Mẹ anh nói: “Mẹ nói cho con biết vậy chứ không có ý móc con đâu. Mẹ  chưa có dịp trò chuyện với con, cho con biết cuộc sống ở Mỹ.”</p> <p>Khi tôi biết thì muộn rồi. Mẹ anh xưng “mẹ” với tôi làm tôi hận chính  tôi hơn bao giờ hết. Có khi nào tôi thăm mẹ anh một cách đàng hoàng  chân thành đâu? Chỉ có vài lần ghé sang mẹ anh một chút rồi đi vì tôi  không muốn nói chuyện với mẹ anh. Bây giờ chỉ có mẹ anh mới giúp tôi.</p> <p>Vé máy bay thì có hôm sau nhưng đến 1200 đô la. Lúc trước tôi “theo  trai” thì 1200 đô la nhỏ lắm. Bây giờ tôi thấy lớn kinh khủng, làm sao  tôi có thể trả cho mẹ anh? Lúc này tôi mới hiểu những khoản nợ anh phải  có để cưới tôi qua đây.</p> <p>Mẹ anh hiểu và nói: “Khi nào con trả cũng được. Mẹ không có tiền trả  bill này một lần, mẹ sẽ trả dần dần và phải chịu lãi 14% là ít nhất cho  credit card. Mẹ sẽ copy từng cái bill gởi về cho con. Con sẽ hiểu là nợ  credit card rất nguy hiểm”.</p> <p>Khi tôi hiểu thì tôi không còn ở đây.</p> <p>Mẹ anh dắt tôi mướn motel để tôi ở qua đêm để ngày mai về. Mẹ anh còn dặt người trực gọi taxi giùm tôi vào ngày mai.</p> <p>Tôi ở lại trong phòng motel trống trải và cô đơn. Tôi thấy thời gian trôi thật chậm …. Tôi nghĩ lại và thấy hối hận.</p> <p>Và bây giờ…</p> <p>Cứ mỗi tháng tôi gởi cho mẹ anh tiền theo bản copy của bill gởi về vì  tôi cũng không có nhiều hơn để trả hết bill một lần. Tôi ráng tích cóp  mà gởi mẹ anh hàng tháng. Nay 8 tháng qua mà chưa bớt nợ bao nhiêu. Tôi  lại hiểu anh trong hoàn cảnh khốn cùng bên đó, anh phải trả nợ quá lớn  cho sự khốn nạn của tôi. Đáng lẻ ra anh phải hưởng thụ nhưng lấy tôi anh  trở nên khốn khó cho dù anh là kỷ sư.</p> <p>Tôi nhìn chiếc xe Future mà chính anh gởi tiền về cho tôi mua để tôi đi cho đúng kiểu “vợ Việt Kiều”.</p> <p>Hôm sau tôi gọi người tới bán xe. Tôi dành hết tiền đó gởi cho mẹ anh  để trả xong tiền vé máy bay, tiền motel. Mẹ anh gởi trả lại tiền dư.</p> <p>Xóm tôi không còn nhìn tôi với cặp mắt lạ kỳ. Không ai còn giễu cợt  tôi nữa. Tôi thấy những ánh mắt ái ngại và thông cảm cho tôi hơn. Đáng  lẽ ra tôi hạnh phúc bên anh nhưng không được.</p> <p>Bây giờ tôi mới cảm thấy yêu quý anh. Khi tôi thật sự biết thương anh thì anh và tôi không thể nào đến bên anh.</p> <p>Tôi đi làm và đi làm. Về nhà đọc sách và xem phim. Tôi cố gắng đơn  giản mọi thứ trong cuộc sống để trải nghiệm cuộc sống hết sức đơn giản  của anh để anh dư ra gởi tiền về theo sự đòi hỏi của tôi. Tôi khốn nạn  quá.</p> <p>Thế là tôi khóc và khóc nhiều. Tội nghiệp cho anh quá. Anh quen tôi làm chi để đến nông nổi như thế này.</p> <p>Thời gian dài sau, chừng 2 năm sau nữa, cũng gần 8 năm rồi. Tôi già  úa, tôi chẳng muốn quen ai và chẳng ai muốn quen đứa “bỏ chồng theo  trai” như tôi. Tôi cam phận. Thỉnh thoảng tôi nhớ anh và trách bản thân  mình rồi khóc.</p> <p>Mẹ tôi già cả và cũng ân hận lắm. Ba tôi còm cõi nhăn nheo và trở nên  ít lời sau khi tôi về. Có lẽ ba tôi cảm thấy nhục lắm. Mấy đứa em tôi  thì cũng lập gia đình và đi xa hết.</p> <p>Và rồi anh cũng về VN có ghe thăm tôi. Tôi biết anh còn thương tôi  nhưng vết thương lòng quá lớn. Còn tôi khi biết thương anh thì anh ở một  khoảng cách xa. Anh rủ tôi đi dạo phố, nói chuyện bâng quơ. Anh nói anh  không còn nợ nữa vì cố làm trong thời gian qua và có bà con giúp đỡ.  Bây giờ chỉ trả một ít cho bà con nữa là xong.</p> <p>Tôi hỏi anh về VN làm gì. Anh nói: “kiếm vợ”.</p> <p>Tôi nghe như muốn xỉu và muốn chết. Nghĩa là tôi biết ghen. Nhưng mà tôi đâu còn là vợ anh mà ghen.</p> <p>Anh kể là tình cờ vào một forum trên Internet trò chuyện. Một bạn tôi  nhận ra anh. Hai người trao đổi rồi duyên bén cũng 2 năm rồi.</p> <p>Tôi điếng người và bật khóc. Dĩ nhiên bạn tôi biết rõ anh và tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã quá.</p> <p>Nhìn ánh mắt anh, anh còn thương tôi nhiều. Cho dù anh có mở lời nối  lại cuộc sống vợ chồng với anh thì tôi không dám. Tôi không muốn anh  thấy tôi mà vết thương lòng cứ âm ỉ ri rỉ trong thâm tâm của anh. Cho dù  tôi có thay đổi nhưng làm sao mà xoá nhoà vết thương của anh?</p> <p>Mấy tháng sau, tôi nhận được thiệp cưới anh. Anh và bạn tôi đến thăm  tôi. Tôi thấy họ có vẻ hạnh phúc lắm. Bạn tôi có vẻ hiểu cuộc sống ở Mỹ  hơn tôi. Bạn tôi đã chuẩn bị mọi kỹ năng sống để qua Mỹ bắt tay vào làm  để cùng anh xây đắp tổ ấm. Khác với tôi hoàn toàn là tôi phá đi tổ ấm.</p> <p>Mẹ tôi ra sau bếp mà khóc. Tôi đau lòng lắm. Lỗi cũng ở mẹ tôi một phần.</p> <p>Ngày cưới của anh tôi không thể đi dự. Còn mặt mũi nào để gặp nhiều  bạn bè. Tôi muốn chết đi nhưng không thể. Mẹ tôi luôn sát bên tôi trong  ngày này vì sợ tôi làm chuyện bậy.</p> <p>Thời gian sau, bạn tôi qua Mỹ.</p> <p>Tôi tò mò gọi điện cho mẹ anh hỏi tình hình. Mẹ anh không hé răng  điều gì vì sợ tôi khóc. Chỉ nói bâng quơ chuyện tếu lâm. Tôi biết anh và  bạn tôi sẽ hạnh phúc vì bạn tôi biết chuyện, còn tôi là một đứa hư hỏng  và ngu ngốc.</p> <p>Tôi lại khóc, khóc hơn bao giờ hết…</p></div></div><a href=


Tôi uống thuốc tự tử và để lại mảnh giấy: “Không ai thương tôi cả, chỉ biết làm tiền từ tôi và tôi lại làm tiền từ chồng tôi để cho họ. Khi tôi thất bại họ dìm tôi xuống giếng đến khi tôi chết mới hả dạ. Có ai thông cảm cho tôi vì lỗi của tôi và lỗi của họ. Tôi thất bại tại vì ai. Mẹ tôi không dạy cho tôi thương yêu chồng mà chỉ dạy cho tôi bòn rút tiền chồng.”

Rồi tôi được cứu kịp. Khi tôi tỉnh thì khóc và người ta chích thuốc mê cho tôi để tôi đừng quá xúc động. Tỉnh lại lần nữa thì thấy mẹ tôi khóc và mẹ tôi nói: “Tao ân hận. Tao có lỗi! Tao sẽ làm hết sức để trả lại cho nó”.

Bạn bè thương tôi nên giúp tôi có việc làm tốt hơn hiện tại và làm nơi chẳng ai biết về tôi.

Những lúc đi xe đạp dưới trời nắng nóng và bụi bặm mà tôi nhớ đến anh, chồng cũ của tôi mà khóc. Không biết anh ở bên Mỹ sống ra sao? Vết thương lòng của anh có lành bớt chưa?

Tôi không có đi chiếc Honda Future mà anh đã từng gởi tiền mua cho tôi mà tôi để lại cho nhà. Tôi đi xe đạp cho dù đường xá có cực khổ. Tôi phải tự dấn thân vào cực khổ để cảm nhận anh cực như thế nào cho tôi sướng một thời. Tôi thề tôi không đụng đến xe đó. Má tôi dùng hằng ngày và thỉnh thoảng nhìn tôi khóc khi tôi đi về với ướt đẫm mồ hôi.

Má tôi có lần nói: “Tao không dùng đến, có đi tao cũng đi xe đạp như mày”. Rồi chiếc xe nằm ở góc phòng khách đóng bụi. Vài ngày tôi chùi mà nhớ tới anh da diết.

Chuyện 5 năm trước như thế này:

Tôi đòi hỏi quá nhiều cho tiệc cưới, anh ở bên Mỹ năn nỉ bớt nhiều thứ mà tôi đâu có nghe. “Lấy chồng Việt Kiều” mà cho nên nên phải cho “xứng” với chữ “Việt Kiều” không thì thiên hạ cười thúi đầu. Mẹ tôi đi đâu cũng khoe tôi là “dâu Việt Kiều” rồi ăn diện từ những đồng tiền do anh gởi.

Rồi tôi qua Mỹ.

Căn nhà đơn sơ trông thiểu não, chiếc xe anh đi đã 15 tuổi đời. Anh hứa sắm sửa lại để cho sang trọng nhưng anh không làm. Tôi bực mình lắm. Rồi phòng cho hai vợ chồng không đẹp, chỉ tường trắng và chiếc giường nệm mà thôi chứ không có giường 4 cột cầu kỳ với hoa và đăng ten.

Ngày ngày anh đi làm về tôi đòi anh chở đi shopping. Mỗi ngày tôi mua cái áo, hay cái quần,… Anh nhăn nhó nói khi cần thì mua. Tôi lại nghĩ ở Mỹ mà không mua sắm thì uổng đời.

Tôi học lái xe rồi tôi ép anh mua cho tôi chiếc Camry. Anh nói không thể kham nổi cho dù anh la kỹ sư nhưng phải trả tiền nhà, điện nước, xăng, chợ, shopping cho tôi,… Tôi trừng mắt: “nhà phải trả sao? chứ không phải anh nói em anh mua nhà rồi đón em qua?”. Anh giải thích ở đây không ai mua nhà trả hết như ở Việt Nam mà phải trả góp.

Tôi xem mấy hóa đơn trả tiền nhà, tiền này tiền nọ,…. rồi tiền hàng tháng anh phải bỏ ra 300-400 để tôi gởi về mẹ (chưa kể tiền Tết, tiền ho cảm, tiền dịp này dịp kia). Tôi thấy anh sao nghèo quá. Lương 80 ngàn mỗi năm, thuế rồi trả này trả kia sao nghèo quá. Rồi cưới tôi, tôi đòi hỏi, tiền nợ thẻ tín dụng chưa trả hết nên phải trả lãi cao.

Tôi thất vọng quá vì lấy nhằm Việt Kiều nghèo. Kỹ sư Mỹ gì đâu mà nghèo quá. Thằng bạn tôi ở VN kỹ sư mà nó mua hai căn nhà 3 tỉ, còn hơn anh. Anh là Việt Kiều thua nó sao? Nó sắp mua xe 800 triệu, còn anh đi xe cũ không dám mua xe Camry ở Mỹ chỉ có 400 triệu.

Tôi tức quá. Tại sao tôi lấy nhầm chồng Việt Kiều nghèo.

Anh chở tôi đi thăm mấy người bạn. Nhà cửa người ta rộng, xe người ta ngon. Sao chồng mình cái gì cũng bèo.

Anh giải thích là người ta làm ngon, ít người như những người đó. Hai vợ chồng ở đây, làm lâu, hai thu nhập tích cóp được như vậy. Còn anh thì một thu nhập mà con phải nuôi tôi để tôi hội nhập, rồi phải cho tiền hàng tháng gia đình tôi.

Tôi như nổi điên lên vì tức anh nghèo. Tôi và anh bắt đầu cãi nhau to tiếng và anh luôn xuống nước và xin lỗi. Anh đi làm thêm vào ngày thứ Bảy chủ nhật để trả góp cho tôi chiếc Camry mà chạy.

Anh ngày một ốm và xơ xác. Cuộc sống tình cảm và tình dục cũng nghèo nàn. Tôi và anh ít quan tâm nhau.

Một hôm anh nói: “Nhà băng mình lủng rồi, mình cần tiết kiệm hơn.” Tôi lại la nạt anh: “Ý anh nói em tiêu hoang rồi lủng băng chứ gì. Anh nghèo mà đòi cưới vợ làm sao mà sống?” Anh nói nhỏ nhẹ: “Anh đã tiết kiệm cho chính anh, em thấy không, anh di làm rồi về, không tiêu xài một cắt. Từ khi em qua anh có mua cái áo, cái quần gì không? Cà phê không đi uống ngoài, không nhậu nhẹt, …. Em nghĩ lại xem”.

Thế rồi anh xiết tiền cho tôi tiêu xài. Tôi tức lên. Tôi tâm sự một cách phiến diện cho bạn bè tôi. Ai cũng bảo anh là bần tiện, là kiết lỵ, nên bỏ anh cho rảnh nợ. Con gái đi lấy chồng Việt Kiều mà chẳng hưởng gì cũng uổng.

Tôi và anh to tiếng nhau cãi nhau. Anh lại đi làm thêm vào buổi chiều tối. Thế là tôi ít khi gặp anh hơn vì khi tôi ngủ anh mới về tới nhà.

Có anh khác ve vảng tôi. Thấy đi xe Mẹc tôi thèm. Ảnh hứa sẽ cho tôi chiếc Mẹc hay chiếc Bi nếu tôi thích. Tôi hiểu ảnh muốn tôi bỏ chồng mà theo ảnh.

Một lần ảnh rủ tôi đi shop nhưng tôi nghĩ tôi có chồng không đi chơi riêng được. Cuối cùng tôi bị khuất phục. Đi shop sang trọng làm tôi cảm thấy sướng, ảnh mua cho tôi tất cả tôi muốn. Xe Mẹc thiệt là ngon. Tôi cảm thấy sung sướng khi đi với ảnh.

Chồng tôi biết và hai vợ chồng cải lộn nhau.

Rồi tôi bỏ chồng. Chồng đưa giấy ly dị ra toà. Tôi bị kêu vài lần không ra. Toà gởi giấy cuối cùng là tôi không ra trình là mất quyền lợi. Tôi thấy không tiếc khi bỏ chồng và tôi lại nhờ luật sư. Tôi đòi hỏi gì chồng cũng chịu. Chồng thiểu não và đầu hàng vô điều kiện với sự đòi hỏi của tôi.

Chồng tôi ra đi khỏi căn nhà và trắng tay với số nợ hơn 100 ngàn. Tôi thì được anh ta cho mượn tiền trả dứt nhà băng nên nhà thuộc về tôi. Rồi tôi bán nhà theo anh ta để được hưởng sự sung sướng.

Nhưng tôi lầm và bị anh ta lừa. Anh ta không chịu cưới tôi làm vợ như đã hứa. Anh ta bắt đầu xem thường và chữi tôi. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi từ từ nhận biết là anh ta từng lừa đảo nhiều cô vợ mới từ Việt Nam sang để có tiền.

Tôi tức tốc chạy ra nhà băng thì tôi chỉ còn có ít trăm. Tôi đã tiêu tiền bán nhà hết lúc nào không hay. Tôi nhớ là mấy thẻ nhà băng và tín dụng của tôi do anh quản lý. Tôi hiểu ra sự thật về con người lường gạt này.

Khi tôi chạy về nhà anh ta hòng gom hết tất cả những gì có thể mà trốn đi thì anh ta đã đứng trước nhà liệng cho tôi giấy tờ và ít bộ đồ và nói:

- Chơi với mày đủ rồi, mày lo biến đi. Mày dám bỏ chồng theo trai ai mà dám cưới dám chứa mày. Mày đừng hòng tố tao vì vì không ai binh vực mày vì mày là đứa khốn nạn bỏ chồng. Hồ sơ ly dị của mày thì không tòa nào dám binh vực. Mày có khôn hồn thì biến ngay đừng có gặp tao và kiếm tao.

Tôi gần như muốn xỉu vì cảm thấy nhục nhã cho bản thân vì cái từ “bỏ chồng theo trai”. Nó đánh sâu vào tâm trí và lòng tự trọng của tôi. Mà tôi có tự trọng đâu. Nếu có tôi đâu có bỏ chồng. Tôi đau quá mà không thể khóc. Tim tôi nhói quặng như muốn bể ra. Tôi hiểu không thể đụng đến hắn. Tôi lượm giấy tờ và bọc quần áo bước đi.

Tôi muốn đâm đầu vào xe đang chạy để chết nhưng không dám. Tôi bơ vơ biết dựa vào đâu? Nhà không, xe không, việc làm không.

Tôi lại tìm đến chồng cũ tôi. Chồng cũ tôi nhìn tôi xót xa mà không nói lời nào, điều này khiến tôi đau buồn hơn. Anh không nói gì cả. Tôi nói la muốn mượn tiền anh đi về VN trong nay mai, đi về càng sớm càng tốt.

Rồi anh cũng nói: “Anh không có tiền, nhà băng quản lý thu nhập anh. Em tìm đến mẹ anh mượn đi.”

Làm sao tôi có mặt mũi nào đến mẹ anh. Anh nói anh phải đi làm xa và sẽ không về nhà một tháng. Anh khoá cửa lại bước đi. Tôi lại bơ vơ không bến đậu và muốn chết. Tôi biết anh sẽ tạm ở nhà khác vì không muốn tôi phải năn nỉ hoài.

Tôi chỉ còn một cái phao là mẹ anh. Mẹ anh không nói gì nhưng dẫn tôi đón xe buýt ra ngoài chỗ bán vé máy bay. Lần đầu tiên đi xe buýt trên nước Mỹ tôi không quen. Mẹ anh nói: “Những năm đầu chồng con cự khổ đi xe buýt để đi học đi làm. Đâu phải nước Mỹ phải quỳ lạy dâng hiến cho kẻ mới đến mọi thứ”.

Tôi đau lòng lắm. Tôi khóc nức nở. Đúng rồi: “Người mới đến là cái quái gì mà nước Mỹ phải quỳ xuống mà dâng hiến mọi thứ. Ai cũng phải cố gắng học hành làm việc để có cuộc sống tốt hơn”.

Mẹ anh nói: “Mẹ nói cho con biết vậy chứ không có ý móc con đâu. Mẹ chưa có dịp trò chuyện với con, cho con biết cuộc sống ở Mỹ.”

Khi tôi biết thì muộn rồi. Mẹ anh xưng “mẹ” với tôi làm tôi hận chính tôi hơn bao giờ hết. Có khi nào tôi thăm mẹ anh một cách đàng hoàng chân thành đâu? Chỉ có vài lần ghé sang mẹ anh một chút rồi đi vì tôi không muốn nói chuyện với mẹ anh. Bây giờ chỉ có mẹ anh mới giúp tôi.

Vé máy bay thì có hôm sau nhưng đến 1200 đô la. Lúc trước tôi “theo trai” thì 1200 đô la nhỏ lắm. Bây giờ tôi thấy lớn kinh khủng, làm sao tôi có thể trả cho mẹ anh? Lúc này tôi mới hiểu những khoản nợ anh phải có để cưới tôi qua đây.

Mẹ anh hiểu và nói: “Khi nào con trả cũng được. Mẹ không có tiền trả bill này một lần, mẹ sẽ trả dần dần và phải chịu lãi 14% là ít nhất cho credit card. Mẹ sẽ copy từng cái bill gởi về cho con. Con sẽ hiểu là nợ credit card rất nguy hiểm”.

Khi tôi hiểu thì tôi không còn ở đây.

Mẹ anh dắt tôi mướn motel để tôi ở qua đêm để ngày mai về. Mẹ anh còn dặt người trực gọi taxi giùm tôi vào ngày mai.

Tôi ở lại trong phòng motel trống trải và cô đơn. Tôi thấy thời gian trôi thật chậm …. Tôi nghĩ lại và thấy hối hận.

Và bây giờ…

Cứ mỗi tháng tôi gởi cho mẹ anh tiền theo bản copy của bill gởi về vì tôi cũng không có nhiều hơn để trả hết bill một lần. Tôi ráng tích cóp mà gởi mẹ anh hàng tháng. Nay 8 tháng qua mà chưa bớt nợ bao nhiêu. Tôi lại hiểu anh trong hoàn cảnh khốn cùng bên đó, anh phải trả nợ quá lớn cho sự khốn nạn của tôi. Đáng lẻ ra anh phải hưởng thụ nhưng lấy tôi anh trở nên khốn khó cho dù anh là kỷ sư.

Tôi nhìn chiếc xe Future mà chính anh gởi tiền về cho tôi mua để tôi đi cho đúng kiểu “vợ Việt Kiều”.

Hôm sau tôi gọi người tới bán xe. Tôi dành hết tiền đó gởi cho mẹ anh để trả xong tiền vé máy bay, tiền motel. Mẹ anh gởi trả lại tiền dư.

Xóm tôi không còn nhìn tôi với cặp mắt lạ kỳ. Không ai còn giễu cợt tôi nữa. Tôi thấy những ánh mắt ái ngại và thông cảm cho tôi hơn. Đáng lẽ ra tôi hạnh phúc bên anh nhưng không được.

Bây giờ tôi mới cảm thấy yêu quý anh. Khi tôi thật sự biết thương anh thì anh và tôi không thể nào đến bên anh.

Tôi đi làm và đi làm. Về nhà đọc sách và xem phim. Tôi cố gắng đơn giản mọi thứ trong cuộc sống để trải nghiệm cuộc sống hết sức đơn giản của anh để anh dư ra gởi tiền về theo sự đòi hỏi của tôi. Tôi khốn nạn quá.

Thế là tôi khóc và khóc nhiều. Tội nghiệp cho anh quá. Anh quen tôi làm chi để đến nông nổi như thế này.

Thời gian dài sau, chừng 2 năm sau nữa, cũng gần 8 năm rồi. Tôi già úa, tôi chẳng muốn quen ai và chẳng ai muốn quen đứa “bỏ chồng theo trai” như tôi. Tôi cam phận. Thỉnh thoảng tôi nhớ anh và trách bản thân mình rồi khóc.

Mẹ tôi già cả và cũng ân hận lắm. Ba tôi còm cõi nhăn nheo và trở nên ít lời sau khi tôi về. Có lẽ ba tôi cảm thấy nhục lắm. Mấy đứa em tôi thì cũng lập gia đình và đi xa hết.

Và rồi anh cũng về VN có ghe thăm tôi. Tôi biết anh còn thương tôi nhưng vết thương lòng quá lớn. Còn tôi khi biết thương anh thì anh ở một khoảng cách xa. Anh rủ tôi đi dạo phố, nói chuyện bâng quơ. Anh nói anh không còn nợ nữa vì cố làm trong thời gian qua và có bà con giúp đỡ. Bây giờ chỉ trả một ít cho bà con nữa là xong.

Tôi hỏi anh về VN làm gì. Anh nói: “kiếm vợ”.

Tôi nghe như muốn xỉu và muốn chết. Nghĩa là tôi biết ghen. Nhưng mà tôi đâu còn là vợ anh mà ghen.

Anh kể là tình cờ vào một forum trên Internet trò chuyện. Một bạn tôi nhận ra anh. Hai người trao đổi rồi duyên bén cũng 2 năm rồi.

Tôi điếng người và bật khóc. Dĩ nhiên bạn tôi biết rõ anh và tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã quá.

Nhìn ánh mắt anh, anh còn thương tôi nhiều. Cho dù anh có mở lời nối lại cuộc sống vợ chồng với anh thì tôi không dám. Tôi không muốn anh thấy tôi mà vết thương lòng cứ âm ỉ ri rỉ trong thâm tâm của anh. Cho dù tôi có thay đổi nhưng làm sao mà xoá nhoà vết thương của anh?

Mấy tháng sau, tôi nhận được thiệp cưới anh. Anh và bạn tôi đến thăm tôi. Tôi thấy họ có vẻ hạnh phúc lắm. Bạn tôi có vẻ hiểu cuộc sống ở Mỹ hơn tôi. Bạn tôi đã chuẩn bị mọi kỹ năng sống để qua Mỹ bắt tay vào làm để cùng anh xây đắp tổ ấm. Khác với tôi hoàn toàn là tôi phá đi tổ ấm.

Mẹ tôi ra sau bếp mà khóc. Tôi đau lòng lắm. Lỗi cũng ở mẹ tôi một phần.

Ngày cưới của anh tôi không thể đi dự. Còn mặt mũi nào để gặp nhiều bạn bè. Tôi muốn chết đi nhưng không thể. Mẹ tôi luôn sát bên tôi trong ngày này vì sợ tôi làm chuyện bậy.

Thời gian sau, bạn tôi qua Mỹ.

Tôi tò mò gọi điện cho mẹ anh hỏi tình hình. Mẹ anh không hé răng điều gì vì sợ tôi khóc. Chỉ nói bâng quơ chuyện tếu lâm. Tôi biết anh và bạn tôi sẽ hạnh phúc vì bạn tôi biết chuyện, còn tôi là một đứa hư hỏng và ngu ngốc.

Tôi lại khóc, khóc hơn bao giờ hết…

Em đau khổ

http://baogiaitri.com/chuy%E1%BB%87n-l%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%93ng-vi%E1%BB%87t-ki%E1%BB%81u-c%E1%BB%A7a-toi/


XIV.MẸ TÔI

Đặng Thị Hồng

Thấm thoát ba tuần lễ về thăm quê hương Việt Nam sắp chấm dứt. Ngày mai mẹ tôi và tôi lên máy bay về Mỹ. Cuộc thăm viếng này đã đem lại cho chúng tôi nhiều niềm vui, đồng thời cũng gợi lại nhiêu kỷ niệm buồn.

Gặp lại bạn bè, bà con, được ăn những bữa cơm thanh đạm với bát canh cua, vài quả cà pháo và tình cảm chân thành của họ dành cho chúng tôi là món quà vô giá. Đi qua căn nhà cũ, nơi mẹ đã đổ bao mồ hôi và nước mắt xây dựng, nuôi nấng, dạy dỗ tám chị em chúng tôi, tôi không khỏi bùi ngùi. Căn nhà tuy có thay đổi chút ít, tôi vẫn hình dung được mẹ với nụ cười thương yêu khi cho chúng tôi đi học về. Sự vắng mặt của bố tôi khiến cho trách nhiệm của mẹ tôi càng nặng nề nhưng nhờ nhẫn nại và chịu khó, mẹ đã giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn.

Bây giờ ngồi đây, trong cái khách sạn đã gợi lại cho mẹ và tôi một kỹ niệm đau lòng. Nhìn mẹ tôi đang ngồi trầm ngâm bện cạnh cửa sổ nhìn xuống đường, tôi biết mẹ đang buồn lắm. Dĩ vãng lần lượt hiện rõ ra trong trí tôi.

Bốn mươi năm về trước hồi tôi là một con bé mười tuổi. Một buổi tối cuối mùa đông, mẹ dẫn tôi đến đây, cái khách sạn này, để xem những lời đồn về bố ngoại tình với cô vũ nữ có đúng không. Sự nghi ngờ của mẹ đã được trả lời bằng một sự phũ phàng. Bố và cô vũ nữ ngất ngưởng, tay trong tay lả lơi, tình tứ. Tôi thấy tay mẹ bám mạnh vào vai tôi. Tôi phải loạng choạng mấy bước mới lấy lại thăng bằng. Khi ngước lên, tôi bắt gặp cặp mắt ngỡ ngàng của bố. Tôi thấy ông tiến lên vài bước rồi thụt lại quay vào. Mẹ tôi òa lên khóc, dắt tôi thất thểu về nhà. Tôi không hiểu tại sao mẹ lại đem tôi đi theo. Có phải vì bố cưng tôi nhất? Mẹ muốn dùng sự có mặt của tôi để thức tỉnh bố chăng?
Về đến nhà, bác Tằm người đã cho mẹ tin tức về cô vũ nữ muốn biết tại sao mẹ không đối chất với bố và người tình của ông thì mẹ chỉ nói làm như vậy chỉ vạch áo cho người xem lưng. Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Mẹ tôi sinh trưởng trong một gia đình nề nếp. Ông ngoại là ông huyện.Bà ngoại là một người đàn bà rất đảm đang. Ông bà ngoại rất yêu mẹ vì mẹ ngoan và đẹp. Lớn lên mẹ yêu bố. Bố đẹp trai, bay bướm lại là nhân viên cao cấp của bộ thể thao thời bây giờ. Mối tình của bố mẹ không được ông bà ngoại hưởng ứng nhưng vì thương con nên ông bà đành phải chìu mẹ.

Những năm đầu làm vợ, mẹ đã được sống trong hạnh phúc. Chị tôi, hai ông anh rồi tôi lần lượt ra đời. Chúng tôi chỉ cách nhau có một tuổi. Tính bố hào hoa thích ăn chơi nhảy nhót. Tiền lương của bố chỉ đủ để đãi bạn bè. Nuôi chúng tôi phần lớn nhờ vào tiền hồi môn và sự giúp đỡ khéo léo của bà ngoại. Bà ngoại biết hoàn cảnh của con nên lúc nào đến thăm là cụ lại mang đến vài bao gạo, vài cân cá khô, tôm khô và một bao thư lì xì cho các cháu.

Rồi hiệp định Genève ra đời, chia đôi đất nước. Bố mẹ và chúng tôi di cư vào Nam. Gia đình chúng tôi ở trong một căn nhà rất nhỏ gồm một phòng khách, một phòng ngủ và một nhà bếp. Phòng khách ban đêm trở nên phòng ngủ của chị em chúng tôi. Việc làm của bố không được như xưa. Không có sự giúp đỡ của ông bà ngoại, gia đình chúng tôi trở nên túng quẫn. Mẹ tôi kiếm cách nuôi chúng tôi bằng nghề nấu cơm tháng. Bố thấy vậy lại càng ít về nhà, lấy cớ đi làm ăn. Dăm thì mười họa ông về chơi, ở lại một vài ngày rồi lại đi. Bốn đứa em tôi sinh ra trong hoàn cảnh đó. Mới đầu tôi còn mong bố về vì nhớ bố.

Trong đám anh chị em tôi, bố thương tôi nhất. Bố bảo tôi giống mẹ, nhiều tình cảm và dễ tha thứ. Tôi nhiều tình cảm thì có lẽ đúng nhưng dễ tha thứ? Bố đi vắng hoài làm sao bố hiểu tôi được. Từ ngày mẹ và tôi bắt gặp bố quả tang trong tay cô vũ nữ, bố không về nhà nữa. Bố xấu hổ trước sự im lặng của mẹ chăng? Chúng tôi chỉ còn có mẹ để nương tựa. Mẹ là rường cột, mái ấm che chở cho chúng tôi. Ngoài giờ học tôi phải giúp mẹ trong bếp, nấu cơm phần để các anh tôi trao cho từng nhà. Mẹ dạy từ ba giờ sáng nhặt rau, vo gạo để sửa soạn cho hai bữa cơm trưa va chiều cho khách. Nhiều khi bắt gặp mẹ nước mắt ràn rụa, tôi đưa mắt dò hỏi thì mẹ lặng đi, đổ tại khói, tại hành làm cay.

Cuộc sống của mẹ con chúng tôi cứ như vậy lặng lẽ trôi đi. Chị tôi đã lập gia đình. Hai ông anh tôi đã vào quân đội. Sau khi lấy được bằng tú tài hai, tôi quyết định đi làm để giúp mẹ và các em. Sự khổ cực đã làm mẹ tôi già trước tuổi. Nhìn mẹ tôi caœm thấy xót xa. Xót xa cho thân phận của một người đàn bà. Tuy bị phụ bạc mẹ vẫn không quên bố, vẫn hy vọng bố sẽ ăn năn trở về với mẹ.

Tôi lấy chồng được một tháng thì miền nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Anh rể tôi tôi là sĩ quan hải quân và anh đã thu xếp để gia đình hai bên cùng lên tàu đi tị nạn. Hôm sửa soạn hành lý để ngày mai lên đường, tôi thấy mẹ khóc khi nhìn ngắm mấy tấm hình cưới của mẹ và bố. Thấy vậy tôi nảy ra ý định lam sứ giả hòa bình.

Không có thì giờ để suy nghĩ thiệt hơn tôi hỏi ý kiến các anh chị em trong nhà rồi đến thăm bố tôi, báo cho ông biết rằng chúng tôi đã có chỗ trên tàu nếu ông quyết định đi với mẹ và chúng tôi. Ngày lên tàu, bố tôi đến đúng hẹn trước sự vui mừng của anh em tôi và sự ngạc nhiên của mẹ. Cảnh bến tàu ồn ào, vô trật tự. Tiếng khóc, tiếng từ biệt của kẻ ở lại ngươi ra đi giống như một đám tang tập thể. Tôi ngồi cạnh mẹ tôi và chị tôi. Bố tôi ngồi cạnh các em tôi. Em út tôi, lâu quá mới gặp lại bố, cứ ngây mắt ra nhìn. Khi tàu sưœa soạn nhổ neo, bố tôi đứng phắt dậy, không nói năng gì ông nhảy lên bờ. Tôi nhìn lên, thấy cô vũ nữ chạy tới, ôm chầm lấy bố tôi với nụ cười đắc thắng. Tôi lặng người đi, không ngờ bố tôi lại có thể tàn nhẫn như vậy.

Đây là lần thứ nhìn ông đã dầy xéo lên trái tim của mẹ tôi, đã làm nhục chúng tôi... Nhìn những đôi mắt ngơ ngác của các em và nỗi thất vọng của anh chị tôi, tôi thấy mình có tội vô cùng. Tôi là người đã tạo nên cảnh đau lòng này. Mục đích của tôi là đem bố về với mẹ nhưng tôi đã lầm. Bố tôi đã mất hết lương tri. Tôi cúi gầm mặt xuống, không dám nhìn mẹ tôi, chỉ lí nhí "Mẹ ơi! Tha thứ cho con!"

Định cư ở Mỹ được bảy năm, tôi nhận được thư của bố tôi. Tôi ngạc nhiên không hiểu sao ông lại chọn tôi. Ông vẫn tưởng tôi là đứa con nhiều tình cảm chăng? Ông lầm rồi, trước mắt tôi ông đã chết không những một lần mà hai lần. Cuộc sống của ông với cô vũ nữ vui hay buồn thì cũng chả liên hệ gì đến tôi. Tôi để nguyên lá thư trên bàn, lăn lóc cả tuần không mở ra đọc. Con gái tôi mới sáu tuổi, không biết gì về bố tôi cả. Nhìn thấy cái thư có dán tem lạ, nó hỏi "Thư của ai vậy mẹ?" "Thư của ông ngoại ở Việt Nam gửi qua" tôi đáp.
Con bé lại tiếp tục "Sao mẹ không mở ra đọc coi ông ngoại nói gì?" Không muốn con tôi hỏi thêm lôi thôi, tôi mở thư ra đọc.
Bố ngần ngại rất lâu trước khi viết thư cho con. Bố biết bố có tội với mẹ con và các con nhiều lắm. Tội đó bố có ăn năn sám hối mười đời cũng không hết. Mẹ con có khỏe không? Các con vẫn bình thường chứ? Bác Hiên, bạn thân cuœa bố mẹ ngày xưa liên lạc với bố, nói là các con học hành ngoan, đã ra trường, rất có hiếu với mẹ. Bố mừng và cám ơn các con.

Bố bây giờ đang ở trong chùa, lo việc công quả. Cô Hằng và bố đã xa nhau ba năm nay. Chúc con và gia đình bình an.

Bố của con.

Bố nhắc đến cô Hằng, cô vũ nữ với nụ cười đắc thắng và thân hình uốn éo như rắn, làm tim tôi nhói lại. Làm sao tôi quên được. Làm sao tôi quên được sự nhục nhã mà mẹ đã phải chịu đựng bao năm trời ròng rã. Làm sao tôi quên cái mặc cảm của một đứa con bị ruồng bỏ. Tôi bỏ bức thư vào ngăn kéo, định bụng sẽ kể lại cho mẹ và anh chị tôi khi có dịp gặp nhau.

Ba tháng sau khi nhận được thư của bố tôi, tôi được tin ông đã qua đời. Thư do một vị tăng trong chùa, nơi bố tôi tá túc trong những năm cuối cùng của cuộc đời ông, gửi đến. Thư noi là bố tôi mất vì bị bịnh phổi. Nhà chùa cũng cố gắng lo cho bố tôi nhưng thiếu phương tiện tài chánh nên thuốc thang không đầy đủ.

Cái chết đột ngột của ông làm tôi bàng hoàng, hối hận. Tôi tự trách mình không liên lạc ngay với ông. Tôi tự an ủi sở dĩ bố tôi không đá động gì bệnh tật của ông trong lá thư gửi cho tôi có lẽ vì ông không muốn chúng tôi thương hại ông. Ông tự nghĩ ông không xứng đáng nhận sự giúp đỡ của chúng tôi vì ông đã không làm bổn phận người chồng, người cha. Tôi không ngờ lá thư mà tôi tôi không muốn mơœ ra đọc đó lại là bức thư cuối cùng của bố tôi.

Thấy tôi thẫn thờ, mẹ tôi nhắc, "Sao con không đi sửa soạn đi! Trễ rồi! Mình còn phải đi mua sắm vài món quà. Tối nay phải đi ăn tiệc từ giã nữa." Tôi giật mình, ngại ngùng, không biết mơœ đầu ra sao. Liếc cái ví để trên bàn cạnh giường ngũ, bức thư của bố mà tôi vẫn luôn luôn đem theo nằm gọn ghẽ trong đó, tôi không nén được tiếng thở dài. Tôi nhìn mẹ ngập ngừng:
- Con muốn đề nghị với mẹ điều này nhưng con sợ mẹ không bằng lòng..
- Thì cứ nói đi, mẹ nghe.
Mẹ tôi khuyến khích.
- Con muốn đi thăm mộ bố. Mẹ nghĩ sao?
Mẹ nhìn tôi, đôi mắt hiền của mẹ long lanh:
- Mẹ cũng muốn vậy nhưng cứ sợ con còn giận bố. Thôi, nghĩa từ là nghĩa tận con ạ. Vả lại, mẹ già rồi. Biết đâu về thăm quê hương lần này lại chả là lần cuối.

Biết mẹ nói như vậy để biện hộ cho việc đi thăm mộ bố, để che đậy tình cảm của mình nhưng tôi chỉ lặng yên. Tôi biết mẹ tôi vẫn còn yêu bố tôi, một tình yêu mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu nổi.

Ngồi trong xe trên đường đi thăm bố tôi, mẹ ngâm bài thơ mà mẹ ưa thích nhất. Đó là bài "Dại Khờ" của nhà thơ Xuân Diệu.

Người ta khổ vì thương không phải cách
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
Có kho tàng nhưng tặng chẳng tùy nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngã
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lỏng không kìm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.

Những mắt cạn cũng cho rằng sân chúa,
Những tim không mà tưởng tượng trần đầy.
Muốn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây,
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

Nguời ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương người ta giữ gươm đao,
Không muốn chữa, không chịu lành thù độc.

Mẹ tôi ngâm xong bài thơ thì taxi chở chúng tôi ngừng ngay trước của nghĩa trang. Đi quanh co mãi mới tìm được mộ của bố tôi. Mộ ông nằm cô đơn cạnh cây phượng già cằn cỗi. Trên và chung quanh mộ cỏ hoang mọc cao gần đến thắt lưng, che hết tấm bia nhỏ dựng ở trên đầu. Lâu lâu một cơn gió thổi đến, xua nhẹ vài con bươm bướm đậu trên cành cỏ may mong manh.
Trời mới vào xuân nên còn mát, nắng còn nhẹ. Tôi đứng yên lặng nhìn bác giữ nghĩa trang lúi húi cắt cỏ, làm sạch tấm mộ cho bố tôi, bâng khuâng, tự hỏi không biết đến bao giờ mới trởlại thăm. Chỉ tiếc rằng khi bố tôi đã thức tỉnh, muốn trở lại với mẹ và chúng tôi thì đã quá trễ.
Bên tôi, mẹ tôi một tay cầm nén nhang, một tay lau nước mắt, không biết mẹ khóc bố hay mẹ khóc cho chính mình. Riêng tôi, tôi cầu mong là mẹ tôi đã trả xong nghiệp chướng.


No comments: