Đời tư Mao Trạch Đông: Phần IV. 1965-1976 – Chương 87
Posted: 26/12/2012 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh, Lý Chí Thỏa, Nguyễn HọcTags: Mao Trạch Đông
Lý Chí Thỏa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Phiên họp Bộ chính trị dự định ngày 15-2-1975.
Chiều hôm trước tôi thăm Chu Ân Lai trong Bệnh viện 305, báo cáo tóm tắt cho ông về những kết quả xét nghiệm Mao và sự bất đồng nảy sinh trong vụ tiêm truyền glucose. Trạng thái sức khoẻ của Chu chưa ổn định, tôi tin ông không có ý định tham gia cuộc họp.
Thật ra Chu Ân Lai muốn dự phiên họp. Toàn thể Bộ chính trị, các nhà lãnh đạo cần phải biết về bệnh tật của Mao. Chu hỏi tôi đã chuẩn bị bản báo cáo để trình Bộ chính trị chưa, nhắc nhở cần chuẩn bị đối đáp với những câu hỏi nham hiểm của Giang Thanh. Ông khuyên, tốt nhất đừng lôi chuyện bất đồng trong chuyện tiêm glucose. Tình hình hiện tại cũng quá phức tạp rồi.
Nhóm bác sĩ đến Đại lễ đường của Hội nghị Đại biểu toàn quốc khoảng sau hai giờ chiều 15-2. Bộ chính trị đang họp. Uông Đông Hưng đến gặp trước để thảo luận bài phát biểu của chúng tôi. Dự kiến mở đầu bằng bài phát biểu của tôi về tình trạng chung sức khoẻ của Mao. Sau đó Ngô Thế sẽ nói về vấn đề tim và phổi, còn Hoàng Khắc Vĩ nói về bệnh teo cơ cục bộ. Trương Tiểu Thiết báo cáo về vấn đề đục thuỷ tinh thể, Lý Tuấn Đễ trình bày về chụp điện X-quang, chỉ rõ chi tiết trạng thái tim và phổi. Chúng tôi mang theo biểu đồ, phiếu theo dõi, mô hình để làm “giáo cụ trực quan”. Trong phần kết luận tôi đưa ra phương án điều trị do các bác sĩ đề xuất.
Uông một lần nữa nhắc đến tầm quan trọng của cuộc họp, nhấn mạnh, mặc dù ốm nặng, nhưng Chu Ân Lai vẫn có mặt, yêu cầu chúng tôi nói to hơn, vì Đặng Tiểu Bình nghễnh ngãng và lần đầu tiên được biết về tình trạng sức khỏe của Mao.
Khi chúng tôi đi vào phòng họp, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh ngồi ở giữa chiếc bàn dài, xung quanh là các Uỷ viên Bộ chính trị. Người ta yêu cầu nhóm bác sĩ ngồi ở đầu bên kia của bàn. Tôi cảm thấy, chúng tôi đang đứng trước vành móng ngựa của một phiên toà.
Chúng tôi đã từng thảo luận với nhau về sức khoẻ của Mao hàng ngày và nhiều lần tới mức tôi đọc bản báo cáo trôi chảy. Chúng tôi trình bày các hiện tượng y học, số liệu thống kê về những bệnh nhân khác mắc bệnh teo cơ cục bộ, để cho các Uỷ viên Bộ chính trị tự rút ra các kết luận riêng đối với thời hạn sống của Mao. Không ai dám đề cập thẳng tới cái chết của Chủ tịch. Khi Hoàng Khắc Vĩ bắt đầu giải thích chứng teo cơ, liệt một bên là gì, hầu như tất cả các Uỷ viên Bộ chính trị bối rối, không hiểu.
Giang Thanh bắt đầu tung ra một loạt câu hỏi:
– Các đồng chí nói, đây là bệnh hiếm gặp. Thế Chủ tịch mắc nó như thế nào? Lấy gì làm bằng chứng?
Chúng tôi không trả lời nhiều câu hỏi của Giang Thanh. Không ai biết cái gì gây ra bệnh hoại tử tế bào thần kinh vận động trong vỏ não. Hoàng Khắc Vĩ kiên nhẫn trả lời bằng cách dẫn ra các bệnh tương tự để mọi người có thể hiểu vấn đề dễ dàng hơn. Ông mất gần hai giờ giải thích. Khi người nghe không hiểu về liệt thanh quản và cơ liên sườn, Hoàng Khắc Vĩ so sánh các cơ với thớ cơ sườn trong tảng thịt lợn. Diêu Văn Nguyên khiển trách coi đó là sự xúc phạm tới Chủ tịch.
Hoàng Khắc Vĩ do quá sợ hãi, ngừng giữa chừng, bắt đầu lắp bắp và không thể nói tiếp được.
Chu Ân Lai xen vào. Ông cám ơn công lao chúng tôi. Sau đó đề nghị thảo luận phương pháp chữa bệnh.
Người ta nhường lời cho tôi. Tôi giải thích, chúng tôi có thể phẫu thuật chữa đục thuỷ tinh thể ngay bây giờ, nhưng đầu tiên muốn áp dụng trên bệnh nhân khác có độ tuổi và tình trạng sức khoẻ gần giống Chủ tịch trước. Khi tôi nói về ống truyền thức ăn qua mũi, Giang Thanh xen ngang:
– Ống truyền thức ăn qua mũi đưa nó vào tận dạ dày. Tôi biết kiểu này rồi, rất đau đớn. Không rõ điều này có phải các đồng chí muốn hành hạ Chủ tịch hay không?
Đặng Tiểu Bình gạt đi, đưa ra dẫn chứng, một trong các nguyên soái cách mạng cao tuổi nhất, Lưu Bá Thừa, sống bằng ống truyền thức ăn trong vài năm, điều ông quan tâm, liệu Mao có đồng ý phương án này hay không.
Tôi trả lời rằng Mao không đồng ý.
Đặng yêu cầu đừng ép, phải kiên nhẫn giải thích, chờ sự đồng ý của ông. Giống như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp, ông khó tin không có khả năng chữa bệnh cho Chủ tịch. Khi nghe tất cả những lời giải thích, Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho chúng tôi cố gắng hết sức mình, giao cho Uông Đông Hưng trách nhiệm tìm kiếm các thiết bị và thuốc thang cần thiết. Cuối cùng ông nói:
– Đảng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các đồng chí.
Chu Ân Lai đế thêm vào những lời này, còn Đặng một lần nữa nhắc lại “Đảng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các đồng chí”. Các uỷ viên khác Bộ chính trị nói chung không phản ứng gì đến báo cáo của các bác sĩ. Giữ im lặng, họ muốn tách khỏi trách nhiệm. Tuy nhiên những lời cám ơn làm chúng tôi yên lòng, chúng tôi rời toà nhà với một chút vững tâm. Nhưng chuyện này vẫn chưa kết thúc. Bất kỳ một uỷ viên Bộ chính trị nào cũng có thể quy kết chúng tôi đã làm một cái gì đó không phải như thế, sự cám ơn xoá bỏ, thay bằng lời buộc tội. Bất cứ ai trong số chúng tôi có thể bị trục xuất nếu như người ta nghi vấn về chính trị.
Tháng Ba năm ấy, không lâu sau cuộc họp Bộ chính trị, Giang Thanh và phe nhóm Thượng Hải, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên phát động chiến dịch tấn công Đặng Tiều Bình và các vị lão thành cách mạng. Lần này, họ đưa ra đấu tố “chủ nghĩa kinh nghiệm”, có nghĩa, dùng “kinh nghiệm chống lại nguyên lý cơ bản” làm mục tiêu tấn công. Trong bài đăng báo của Diêu Văn Nguyên, “Nền tảng xã hội của Nhóm chống đảng Lâm Bưu”, Diêu dẫn chứng, đưa ra danh sách hàng loạt những người theo chủ thuyết kinh nghiệm và danh sách kẻ thù. Đây là đòn tấn công trực tiếp các nhà lãnh đạo cựu trào trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, xuất thân từ nông dân nghèo khổ, ít học, trưởng thành trong cách mạng, với bề dầy kinh nghiệm chính trị trong nhiều năm cống hiến. Họ được đảng và nhà nước công nhận những đóng góp, hy sinh, chịu đựng gian khổ trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trường Xuân Kiều, thuộc thế hệ trẻ kém họ hàng chục tuổi, tham gia cách mạng sau, được coi như những thành phần trí thức, có trình độ học vấn, nhưng thiếu bề dầy kinh nghiệm. Từ ngữ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở giới chóp bu ngày càng bí hiểm, hầu hết người dân Trung Quốc chẳng thể hiểu nổi chiến dịch mới nhằm mục đích gì và cho ai.
Đó là cuộc đấu tranh giữa thế hệ trẻ trong cán bộ đảng, được cất nhắc sau đợt thanh lọc của Cách mạng văn hoá với những người cựu trào được phục hồi, giờ đây đang trở lại nắm quyền lực. Bóng dáng đầu tiên là Chu Ân Lai bệnh tật và sau đấy Đặng Tiểu Bình, người mới được phục chức chưa lâu.
Sức khỏe Mao giờ đây không cho phép ông can thiệp công việc hàng ngày với những âm mưu liên miên của bà vợ đòi chiếm quyền lực. Nhưng khi biết về cuộc tấn công vào chủ nghĩa kinh nghiệm, ông không ủng hộ.
Vào tháng Tư, Chủ tịch tuyên bố, chủ nghĩa giáo điều cũng xấu như chủ nghĩa kinh nghiệm, vì rằng cả hai đều xa rời chủ nghĩa Marx- Lenin, và do vậy, đây chính là chủ nghĩa xét lại. Giang Thanh và phe cánh, chính là những người theo chủ nghĩa giáo điều, Mao quyết định trừng phạt họ.
Trong cuộc họp Bộ chính trị ngày 3- 5-1975 Mao còn đi xa hơn. Ông mấp máy môi đọc để Trương Ngọc Phượng ghi thành văn bản đưa cho Nancy Tang và Vương Hải Dung.
– Các đồng chí chỉ ghét chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng không ghét chủ nghĩa giáo điều – Mao viết, phê bình Giang Thanh và phe cánh.
Ông nhắc lại cánh Vương Minh, chiếm ưu thế trong đảng trong suốt 4 năm liền, cánh này giương cao ngọn cờ Quốc tế cộng sản để doạ dẫm Đảng cộng sản Trung Quốc và gạt ra những người bất đồng chính kiến.
– Tất cả các đồng chí cần tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin, tuyệt đối không được tin chủ nghĩa xét lại. Hãy đoàn kết, thống nhất, đừng chia rẽ. Hãy thành thực, đừng sa vào âm mưu vào các cuộc vận động ngầm. Đừng tạo ra “Bè lũ Bốn tên”… Tôi thấu hiểu, ai phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chính bản thân người đó đứng ở phía chủ nghĩa kinh nghiệm.
Sau sự nhúng tay của Mao, vị thế của Đặng Tiểu Bình trong Bộ chính trị được vững hơn. Uông Đông Hưng nói với tôi, Đặng thường phê bình Giang Thanh và phe cánh, ông đã thắng trong trận chiến đấu vì chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong thời gian đó Đặng chưa muốn gạt vợ Mao và phe cánh bà ta, dù rằng Giang luôn luôn muốn tống khứ ông. Uông kinh ngạc, tại sao Đặng không sử dụng quyền hành của mình tống khứ mụ.
Đặng và Chu Ân Lai đều là những người thông minh, lão làng. Cả hai biết rằng, khi phê bình Giang và phe cánh, Mao chỉ muốn hạn chế quyền lực của họ. Khang Sinh đang ốm bẹp trên giường vì bệnh ung thư, khi biết Mao không hài lòng Giang, ông hiểu, Chủ tịch chuẩn bị gạt vợ ra rìa. Trong suốt cuộc đời mánh khóe của Khang, y bắt đầu chiến dịch vu cáo, bóp méo, tố cáo Giang Thanh và Trương Xuân Kiều phản bội đảng từ những năm 1930, sẵng sàng đứng ra làm nhân chứng. Khang Sinh gặp Nancy Tang, Vương Hải Dung, người liên lạc giữa Mao và Bộ chính trị yêu cầu chuyển tới Mao lời tố cáo này. Nhưng hai cô lại gặp Chu Ân Lai trước. Sau đó họ nói với tôi, Chu khuyên đừng vội vàng, vì Mao khi phê bình vợ và những người cùng phe, ông hoàn toàn không muốn trừ khử họ. Khang Sinh dùng hai người phụ nữ để khích bác, buộc Mao quay lại bảo vệ vợ. Nếu phải ra làm nhân chứng, Khang Sinh lập tức chối, thề không hề nói những chuyện động trời ấy. Nancy Tang và Vương Hải Dung sẽ bị tội, trở thành nạn nhân của họ.
Đặng Tiểu Bình tiếp tục tiến bước, lấy lý do thực hiện chỉ thị của Chủ tịch, học tập tư tưởng Marx-Lenin chống chủ nghĩa xét lại, tạo ra sự thống nhất, ổn định, phát triển kinh tế. Nhưng sự tấn công từ phía Giang Thanh và phe cánh vẫn tiếp tục. Mao Viên Tân, trở thành phát ngôn viên của nhóm Thượng Hải, cảnh báo Mao rằng, Đặng Tiểu Bình có ý định phủ nhận Cách mạng văn hoá và không phê phán tư tưởng xét lại của Lưu Thiếu Kỳ. Uông Đông Hưng tin, dưới ảnh hưởng những lời xúc xiểm Mao Viên Tân, Chủ tịch bắt đầu lo ngại Đặng Tiểu Bình. Mao là người đa nghi, dễ dàng ngả theo ý kiến khác. Chính vì vậy, bất cứ chuyện gì phát sinh, ông phải gặp Mao đầu tiên. Trong khi Mao Viễn Tân được tin cậy, Nancy Tang, Vương Hải Dung bị gạt ra ngoài.
Từ tháng 9-1975, hai người phụ nữ này mất đặc quyền gặp Chủ tịch, Mao Viễn Tân đã thay thế họ làm người liên lạc giữa Mao với Bộ chính trị. Bắt đầu thời điểm này, những cuộc đả kích nhằm vào Đặng Tiểu Bình tăng lên, tình hình chính trị trở nên căng thẳng, không thể đoán trước.
Sau cuộc họp tháng hai của Bộ chính trị, chúng tôi đã mời thêm hai bác sĩ nhãn khoa vào đội cấp cứu, Đường Dư Chí và Quang Phác Thoả từ Bệnh viện Quang Minh, Bắc Kinh. Cả hai người đều giỏi đông và tây y. Các bác sĩ mắt cũng vẫn không thể quyết định chữa đục thuỷ tinh thể cho Mao như thế nào. Các chuyên viên Bệnh viện Quang Minh đề nghị điều trị theo phương pháp cổ truyền Trung Hoa vừa đơn giản, vừa nhanh, kéo dài mươi phút, chỉ cần dùng một chiếc kim đặc biệt, đẩy thuỷ tinh thể bị đục sang một bên, không cần phải mổ lấy đi. Phương này nhanh, không gây đau đớn, khác hẳn phương pháp Tây phương phải mổ lấy phần tinh thể đục.
Tôi ủng hộ phương pháp đơn giản, lý do e những cuộc mổ xẻ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây choáng nhẹ. Nhưng bác sĩ theo phái Tây phương phản đối, lý do, như vậy phần đục thuỷ tinh thể vẫn còn, chẳng qua đẩy sang một bên, như vậy sau này vẫn phải mổ lần nữa. Nhưng họ đâu có như tôi, lo những tác động của phương pháp Tây phương ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ chung của Mao.
Các bác sĩ mắt đi vào ngõ cụt. Chúng tôi quyết định xin ý kiến Bộ chính trị và kiểm tra phương pháp bằng cách chữa cho 40 người già bị bệnh đục thuỷ tinh thể đồng thời mắc chứng đau tim. Cán bộ nhân viên Bắc Kinh tìm kiếm người bệnh, họ hầu hết là người nông dân già cả, nghèo khổ, không nơi nương tựa, sống ở nông thôn. Tất cả những người này muốn được phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể, nhưng lại quá nghèo, tự thân không cho phép làm điều đó. Không ai và không khi nào nói với họ rằng, họ là vật thí nghiệm phục vụ công việc bảo vệ sức khỏe cho Chủ tịch. Chúng tôi xếp họ trong nhà khách chung. Một nửa nhóm bệnh nhân được chữa bằng phương pháp điều trị cổ truyền Trung Quốc, nửa nhóm còn lại được phẫu thuật thuỷ tinh thể Tây phương. Khi kết thúc điều trị, chúng tôi sẽ gửi báo cáo tổng kết cho Mao. Ông sẽ tự quyết định phương pháp nào ông thích.
Mao vẫn ở Hàng Châu dưới sự chăm sóc của của Hồ Thư Đông. Trương Ngọc Phượng cuối cùng đã chinh phục được Hồ. Bác sĩ Hồ bắt đầu tiêm cho Chủ tịch hàng ngày từ 800 đến 1.000 phân khối dung dịch đường glucose đẳng trương 5%, cho thêm vào đó một liều steroid. Nhưng ông rất lo, không biết sẽ có phản ứng gì xảy ra, ông gọi điện cho tôi và Ngô Thế xin ý kiến chỉ đạo. Tôi vẫn phản đối tiêm truyền glucose, hơn nữa chúng tôi không ở Hàng Châu, không theo dõi, không thử máu, nước tiểu làm sao dám góp ý kiến. Cả tôi và Ngô Thế không đưa ra một ý kiến cụ thể nào.
Khi quay trở lại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư, Mao vẫn còn tiếp tục truyền dung dịch glucose. Tôi khuyên Hồ Thư Đông làm xét nghiệm máu, khi có kết quả trong tay sẽ khuyên Mao ngừng truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Ngô Thế ủng hộ tôi. Cả hai chúng tôi lo sợ những biến chứng có thể xảy ra do truyền dịch kéo dài. Nhưng Trương Ngọc Phượng vẫn yêu cầu, bác sĩ Hồ thoả hiệp bằng cách giảm lượng thuốc, tiêm truyền cách nhật.
Giữa tháng Năm, Trương Ngọc Phượng đọc qua trong một tạp chí “Tài liệu tham khảo” viết rằng có hai bác sĩ Trung Quốc đã điều trị thành công bệnh tim cho một nhà lãnh đạo cao cấp Rumani. Cô ta muốn họ về nhóm bác sĩ chúng tôi. Khi Châu Tăng Nhị, giám đốc Đại học Y khoa Tĩnh Xuyên, và Đào Hoàng Lê chủ nhiệm khoa Nội Bệnh viện Bắc Kinh từ Bucharest trở về, tôi mời họ đến chỗ chúng tôi.
Nhưng nhà lãnh đạo Rumani bị viêm bán cấp màng tim do nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh. Bệnh tim của Mao hoàn toàn khác. Hai ông không giúp gì hơn các chuyên viên tim mạch trong đội Hồi sức cấp cứu sẵn có của chúng tôi. Tuy vậy, Mao vẫn muốn gặp họ.
Ngày 10-6-1975 tôi dẫn họ đến gặp Chủ tịch. Khi chúng tôi đi vào phòng, Trương Ngọc Phượng và Mao đang cãi nhau về cái gì đó. Nhìn thấy chúng tôi, Mao bắt đầu khoa chân múa tay một cách tức giận, nhưng chúng tôi không thể hiểu được ông. Chỉ có Trương Ngọc Phượng hiểu, cô ta giải thích nguyên nhân to tiếng như sau.
Hai ngày trước, Mao giận cô vì ông muốn Trương Ngọc Phượng đọc tài liệu, nhưng cô vắng mặt do có chút việc riêng. Đến khi quay về, cô nhìn thấy mẩu giấy Mao viết: “Trương Ngọc Phượng, cút đi”.
Trương cãi lại, la lên, cô sẽ đi ngay bây giờ, nếu Mao không dám cho cô đi, ông chỉ là con chó. Mao vẫn tức, nói:
– Tôi đã nóng, nhưng Trương Ngọc Phượng còn nóng hơn, dám chửi lại cả tôi.
Trương Ngọc Phượng phân trần, không biết cả hai bác sĩ đều thấy mọi chuyện xảy ra từ đầu đến đuôi, còn hai bác sĩ, lần đầu tiên đến gặp Chủ tịch, nghe thấy chuyện hai người cãi nhau, chỉ biết há hốc miệng, chết lặng, đứng ngây người ra nhìn.
Mao yêu cầu hai bác sĩ kể về công việc của họ ở Rumani. Các bác sĩ nói, kinh nghiệm của họ không có ích gì, vì bệnh của Chủ tịch hoàn toàn khác, nhưng Mao muốn họ vào nhóm chúng tôi.
Cả tôi cũng muốn điều này, nhưng họ do dự, không muốn. Họ nhấn mạnh rằng, với số lượng bác sĩ hiện có, trình độ và kinh nghiệm tay nghề rất cao đủ khả năng thành lập một bệnh viện, họ không muốn tham gia, bởi vì, hàng ngũ các bác sĩ phục vụ Mao thuộc lớp thượng thặng về tay nghề.
Ngô Thế tán thành ý kiến của họ, vì đội cấp cứu đã quá đầy đủ các chuyên viên các khoa. Nhưng tôi vẫn yêu cầu Châu Tăng Nhị và Đào Hoàng Lê tham gia. Với tôi, càng nhiều bác sĩ chữa cho Chủ tịch, càng ít khả năng sau này họ buộc tội chúng tôi là bọn phản cách mạng, “kẻ giết người trong chiếc áo choàng trắng”.
Nhưng chúng tôi phải tiếp tục giữ vững đoàn kết. Tất cả những tranh luận, bàn bạc, bất đồng ý kiến trong điều trị phải giữ kín, hoặc phải tháo gỡ mọi bất đồng. Nếu Trương Ngọc Phượng hay Giang Thanh hoặc bọn thóc mách biết về những vụ bất đồng của chúng tôi, chắc hẳn họ sẽ lợi dụng, buộc tội ở phe này hay phe kia, có âm mưu phản cách mạng.
Ngô Thế rất hiểu, làm việc chặt chẽ với nhau, luôn luôn thống nhất những phương án điều trị trong toàn đội. Nếu một hay hai bác sĩ trong đội chưa tán thành, chúng tôi sẽ thảo luận, bàn bạc đưa đến thống nhất ý kiến. Đội Hồi sức được bổ xung thêm bác sĩ Tô Đức Long, Chủ nhiệm khoa Thần kinh Bệnh viện Hoà Sơn, Thượng Hải, một chuyên viên dày dạn kinh nghiệm điều trị chứng teo cơ và liệt một bên.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Tags: Mao Trạch Đông
Tags: Mao Trạch Đông
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Phiên họp Bộ chính trị dự định ngày 15-2-1975.
Chiều hôm trước tôi thăm Chu Ân Lai trong Bệnh viện 305, báo cáo tóm tắt cho ông về những kết quả xét nghiệm Mao và sự bất đồng nảy sinh trong vụ tiêm truyền glucose. Trạng thái sức khoẻ của Chu chưa ổn định, tôi tin ông không có ý định tham gia cuộc họp.
Thật ra Chu Ân Lai muốn dự phiên họp. Toàn thể Bộ chính trị, các nhà lãnh đạo cần phải biết về bệnh tật của Mao. Chu hỏi tôi đã chuẩn bị bản báo cáo để trình Bộ chính trị chưa, nhắc nhở cần chuẩn bị đối đáp với những câu hỏi nham hiểm của Giang Thanh. Ông khuyên, tốt nhất đừng lôi chuyện bất đồng trong chuyện tiêm glucose. Tình hình hiện tại cũng quá phức tạp rồi.
Nhóm bác sĩ đến Đại lễ đường của Hội nghị Đại biểu toàn quốc khoảng sau hai giờ chiều 15-2. Bộ chính trị đang họp. Uông Đông Hưng đến gặp trước để thảo luận bài phát biểu của chúng tôi. Dự kiến mở đầu bằng bài phát biểu của tôi về tình trạng chung sức khoẻ của Mao. Sau đó Ngô Thế sẽ nói về vấn đề tim và phổi, còn Hoàng Khắc Vĩ nói về bệnh teo cơ cục bộ. Trương Tiểu Thiết báo cáo về vấn đề đục thuỷ tinh thể, Lý Tuấn Đễ trình bày về chụp điện X-quang, chỉ rõ chi tiết trạng thái tim và phổi. Chúng tôi mang theo biểu đồ, phiếu theo dõi, mô hình để làm “giáo cụ trực quan”. Trong phần kết luận tôi đưa ra phương án điều trị do các bác sĩ đề xuất.
Uông một lần nữa nhắc đến tầm quan trọng của cuộc họp, nhấn mạnh, mặc dù ốm nặng, nhưng Chu Ân Lai vẫn có mặt, yêu cầu chúng tôi nói to hơn, vì Đặng Tiểu Bình nghễnh ngãng và lần đầu tiên được biết về tình trạng sức khỏe của Mao.
Khi chúng tôi đi vào phòng họp, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh ngồi ở giữa chiếc bàn dài, xung quanh là các Uỷ viên Bộ chính trị. Người ta yêu cầu nhóm bác sĩ ngồi ở đầu bên kia của bàn. Tôi cảm thấy, chúng tôi đang đứng trước vành móng ngựa của một phiên toà.
Chúng tôi đã từng thảo luận với nhau về sức khoẻ của Mao hàng ngày và nhiều lần tới mức tôi đọc bản báo cáo trôi chảy. Chúng tôi trình bày các hiện tượng y học, số liệu thống kê về những bệnh nhân khác mắc bệnh teo cơ cục bộ, để cho các Uỷ viên Bộ chính trị tự rút ra các kết luận riêng đối với thời hạn sống của Mao. Không ai dám đề cập thẳng tới cái chết của Chủ tịch. Khi Hoàng Khắc Vĩ bắt đầu giải thích chứng teo cơ, liệt một bên là gì, hầu như tất cả các Uỷ viên Bộ chính trị bối rối, không hiểu.
Giang Thanh bắt đầu tung ra một loạt câu hỏi:
– Các đồng chí nói, đây là bệnh hiếm gặp. Thế Chủ tịch mắc nó như thế nào? Lấy gì làm bằng chứng?
Chúng tôi không trả lời nhiều câu hỏi của Giang Thanh. Không ai biết cái gì gây ra bệnh hoại tử tế bào thần kinh vận động trong vỏ não. Hoàng Khắc Vĩ kiên nhẫn trả lời bằng cách dẫn ra các bệnh tương tự để mọi người có thể hiểu vấn đề dễ dàng hơn. Ông mất gần hai giờ giải thích. Khi người nghe không hiểu về liệt thanh quản và cơ liên sườn, Hoàng Khắc Vĩ so sánh các cơ với thớ cơ sườn trong tảng thịt lợn. Diêu Văn Nguyên khiển trách coi đó là sự xúc phạm tới Chủ tịch.
Hoàng Khắc Vĩ do quá sợ hãi, ngừng giữa chừng, bắt đầu lắp bắp và không thể nói tiếp được.
Chu Ân Lai xen vào. Ông cám ơn công lao chúng tôi. Sau đó đề nghị thảo luận phương pháp chữa bệnh.
Người ta nhường lời cho tôi. Tôi giải thích, chúng tôi có thể phẫu thuật chữa đục thuỷ tinh thể ngay bây giờ, nhưng đầu tiên muốn áp dụng trên bệnh nhân khác có độ tuổi và tình trạng sức khoẻ gần giống Chủ tịch trước. Khi tôi nói về ống truyền thức ăn qua mũi, Giang Thanh xen ngang:
– Ống truyền thức ăn qua mũi đưa nó vào tận dạ dày. Tôi biết kiểu này rồi, rất đau đớn. Không rõ điều này có phải các đồng chí muốn hành hạ Chủ tịch hay không?
Đặng Tiểu Bình gạt đi, đưa ra dẫn chứng, một trong các nguyên soái cách mạng cao tuổi nhất, Lưu Bá Thừa, sống bằng ống truyền thức ăn trong vài năm, điều ông quan tâm, liệu Mao có đồng ý phương án này hay không.
Tôi trả lời rằng Mao không đồng ý.
Đặng yêu cầu đừng ép, phải kiên nhẫn giải thích, chờ sự đồng ý của ông. Giống như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp, ông khó tin không có khả năng chữa bệnh cho Chủ tịch. Khi nghe tất cả những lời giải thích, Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho chúng tôi cố gắng hết sức mình, giao cho Uông Đông Hưng trách nhiệm tìm kiếm các thiết bị và thuốc thang cần thiết. Cuối cùng ông nói:
– Đảng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các đồng chí.
Chu Ân Lai đế thêm vào những lời này, còn Đặng một lần nữa nhắc lại “Đảng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các đồng chí”. Các uỷ viên khác Bộ chính trị nói chung không phản ứng gì đến báo cáo của các bác sĩ. Giữ im lặng, họ muốn tách khỏi trách nhiệm. Tuy nhiên những lời cám ơn làm chúng tôi yên lòng, chúng tôi rời toà nhà với một chút vững tâm. Nhưng chuyện này vẫn chưa kết thúc. Bất kỳ một uỷ viên Bộ chính trị nào cũng có thể quy kết chúng tôi đã làm một cái gì đó không phải như thế, sự cám ơn xoá bỏ, thay bằng lời buộc tội. Bất cứ ai trong số chúng tôi có thể bị trục xuất nếu như người ta nghi vấn về chính trị.
Tháng Ba năm ấy, không lâu sau cuộc họp Bộ chính trị, Giang Thanh và phe nhóm Thượng Hải, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên phát động chiến dịch tấn công Đặng Tiều Bình và các vị lão thành cách mạng. Lần này, họ đưa ra đấu tố “chủ nghĩa kinh nghiệm”, có nghĩa, dùng “kinh nghiệm chống lại nguyên lý cơ bản” làm mục tiêu tấn công. Trong bài đăng báo của Diêu Văn Nguyên, “Nền tảng xã hội của Nhóm chống đảng Lâm Bưu”, Diêu dẫn chứng, đưa ra danh sách hàng loạt những người theo chủ thuyết kinh nghiệm và danh sách kẻ thù. Đây là đòn tấn công trực tiếp các nhà lãnh đạo cựu trào trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, xuất thân từ nông dân nghèo khổ, ít học, trưởng thành trong cách mạng, với bề dầy kinh nghiệm chính trị trong nhiều năm cống hiến. Họ được đảng và nhà nước công nhận những đóng góp, hy sinh, chịu đựng gian khổ trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trường Xuân Kiều, thuộc thế hệ trẻ kém họ hàng chục tuổi, tham gia cách mạng sau, được coi như những thành phần trí thức, có trình độ học vấn, nhưng thiếu bề dầy kinh nghiệm. Từ ngữ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở giới chóp bu ngày càng bí hiểm, hầu hết người dân Trung Quốc chẳng thể hiểu nổi chiến dịch mới nhằm mục đích gì và cho ai.
Đó là cuộc đấu tranh giữa thế hệ trẻ trong cán bộ đảng, được cất nhắc sau đợt thanh lọc của Cách mạng văn hoá với những người cựu trào được phục hồi, giờ đây đang trở lại nắm quyền lực. Bóng dáng đầu tiên là Chu Ân Lai bệnh tật và sau đấy Đặng Tiểu Bình, người mới được phục chức chưa lâu.
Sức khỏe Mao giờ đây không cho phép ông can thiệp công việc hàng ngày với những âm mưu liên miên của bà vợ đòi chiếm quyền lực. Nhưng khi biết về cuộc tấn công vào chủ nghĩa kinh nghiệm, ông không ủng hộ.
Vào tháng Tư, Chủ tịch tuyên bố, chủ nghĩa giáo điều cũng xấu như chủ nghĩa kinh nghiệm, vì rằng cả hai đều xa rời chủ nghĩa Marx- Lenin, và do vậy, đây chính là chủ nghĩa xét lại. Giang Thanh và phe cánh, chính là những người theo chủ nghĩa giáo điều, Mao quyết định trừng phạt họ.
Trong cuộc họp Bộ chính trị ngày 3- 5-1975 Mao còn đi xa hơn. Ông mấp máy môi đọc để Trương Ngọc Phượng ghi thành văn bản đưa cho Nancy Tang và Vương Hải Dung.
– Các đồng chí chỉ ghét chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng không ghét chủ nghĩa giáo điều – Mao viết, phê bình Giang Thanh và phe cánh.
Ông nhắc lại cánh Vương Minh, chiếm ưu thế trong đảng trong suốt 4 năm liền, cánh này giương cao ngọn cờ Quốc tế cộng sản để doạ dẫm Đảng cộng sản Trung Quốc và gạt ra những người bất đồng chính kiến.
– Tất cả các đồng chí cần tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin, tuyệt đối không được tin chủ nghĩa xét lại. Hãy đoàn kết, thống nhất, đừng chia rẽ. Hãy thành thực, đừng sa vào âm mưu vào các cuộc vận động ngầm. Đừng tạo ra “Bè lũ Bốn tên”… Tôi thấu hiểu, ai phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chính bản thân người đó đứng ở phía chủ nghĩa kinh nghiệm.
Sau sự nhúng tay của Mao, vị thế của Đặng Tiểu Bình trong Bộ chính trị được vững hơn. Uông Đông Hưng nói với tôi, Đặng thường phê bình Giang Thanh và phe cánh, ông đã thắng trong trận chiến đấu vì chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong thời gian đó Đặng chưa muốn gạt vợ Mao và phe cánh bà ta, dù rằng Giang luôn luôn muốn tống khứ ông. Uông kinh ngạc, tại sao Đặng không sử dụng quyền hành của mình tống khứ mụ.
Đặng và Chu Ân Lai đều là những người thông minh, lão làng. Cả hai biết rằng, khi phê bình Giang và phe cánh, Mao chỉ muốn hạn chế quyền lực của họ. Khang Sinh đang ốm bẹp trên giường vì bệnh ung thư, khi biết Mao không hài lòng Giang, ông hiểu, Chủ tịch chuẩn bị gạt vợ ra rìa. Trong suốt cuộc đời mánh khóe của Khang, y bắt đầu chiến dịch vu cáo, bóp méo, tố cáo Giang Thanh và Trương Xuân Kiều phản bội đảng từ những năm 1930, sẵng sàng đứng ra làm nhân chứng. Khang Sinh gặp Nancy Tang, Vương Hải Dung, người liên lạc giữa Mao và Bộ chính trị yêu cầu chuyển tới Mao lời tố cáo này. Nhưng hai cô lại gặp Chu Ân Lai trước. Sau đó họ nói với tôi, Chu khuyên đừng vội vàng, vì Mao khi phê bình vợ và những người cùng phe, ông hoàn toàn không muốn trừ khử họ. Khang Sinh dùng hai người phụ nữ để khích bác, buộc Mao quay lại bảo vệ vợ. Nếu phải ra làm nhân chứng, Khang Sinh lập tức chối, thề không hề nói những chuyện động trời ấy. Nancy Tang và Vương Hải Dung sẽ bị tội, trở thành nạn nhân của họ.
Đặng Tiểu Bình tiếp tục tiến bước, lấy lý do thực hiện chỉ thị của Chủ tịch, học tập tư tưởng Marx-Lenin chống chủ nghĩa xét lại, tạo ra sự thống nhất, ổn định, phát triển kinh tế. Nhưng sự tấn công từ phía Giang Thanh và phe cánh vẫn tiếp tục. Mao Viên Tân, trở thành phát ngôn viên của nhóm Thượng Hải, cảnh báo Mao rằng, Đặng Tiểu Bình có ý định phủ nhận Cách mạng văn hoá và không phê phán tư tưởng xét lại của Lưu Thiếu Kỳ. Uông Đông Hưng tin, dưới ảnh hưởng những lời xúc xiểm Mao Viên Tân, Chủ tịch bắt đầu lo ngại Đặng Tiểu Bình. Mao là người đa nghi, dễ dàng ngả theo ý kiến khác. Chính vì vậy, bất cứ chuyện gì phát sinh, ông phải gặp Mao đầu tiên. Trong khi Mao Viễn Tân được tin cậy, Nancy Tang, Vương Hải Dung bị gạt ra ngoài.
Từ tháng 9-1975, hai người phụ nữ này mất đặc quyền gặp Chủ tịch, Mao Viễn Tân đã thay thế họ làm người liên lạc giữa Mao với Bộ chính trị. Bắt đầu thời điểm này, những cuộc đả kích nhằm vào Đặng Tiểu Bình tăng lên, tình hình chính trị trở nên căng thẳng, không thể đoán trước.
Sau cuộc họp tháng hai của Bộ chính trị, chúng tôi đã mời thêm hai bác sĩ nhãn khoa vào đội cấp cứu, Đường Dư Chí và Quang Phác Thoả từ Bệnh viện Quang Minh, Bắc Kinh. Cả hai người đều giỏi đông và tây y. Các bác sĩ mắt cũng vẫn không thể quyết định chữa đục thuỷ tinh thể cho Mao như thế nào. Các chuyên viên Bệnh viện Quang Minh đề nghị điều trị theo phương pháp cổ truyền Trung Hoa vừa đơn giản, vừa nhanh, kéo dài mươi phút, chỉ cần dùng một chiếc kim đặc biệt, đẩy thuỷ tinh thể bị đục sang một bên, không cần phải mổ lấy đi. Phương này nhanh, không gây đau đớn, khác hẳn phương pháp Tây phương phải mổ lấy phần tinh thể đục.
Tôi ủng hộ phương pháp đơn giản, lý do e những cuộc mổ xẻ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây choáng nhẹ. Nhưng bác sĩ theo phái Tây phương phản đối, lý do, như vậy phần đục thuỷ tinh thể vẫn còn, chẳng qua đẩy sang một bên, như vậy sau này vẫn phải mổ lần nữa. Nhưng họ đâu có như tôi, lo những tác động của phương pháp Tây phương ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ chung của Mao.
Các bác sĩ mắt đi vào ngõ cụt. Chúng tôi quyết định xin ý kiến Bộ chính trị và kiểm tra phương pháp bằng cách chữa cho 40 người già bị bệnh đục thuỷ tinh thể đồng thời mắc chứng đau tim. Cán bộ nhân viên Bắc Kinh tìm kiếm người bệnh, họ hầu hết là người nông dân già cả, nghèo khổ, không nơi nương tựa, sống ở nông thôn. Tất cả những người này muốn được phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể, nhưng lại quá nghèo, tự thân không cho phép làm điều đó. Không ai và không khi nào nói với họ rằng, họ là vật thí nghiệm phục vụ công việc bảo vệ sức khỏe cho Chủ tịch. Chúng tôi xếp họ trong nhà khách chung. Một nửa nhóm bệnh nhân được chữa bằng phương pháp điều trị cổ truyền Trung Quốc, nửa nhóm còn lại được phẫu thuật thuỷ tinh thể Tây phương. Khi kết thúc điều trị, chúng tôi sẽ gửi báo cáo tổng kết cho Mao. Ông sẽ tự quyết định phương pháp nào ông thích.
Mao vẫn ở Hàng Châu dưới sự chăm sóc của của Hồ Thư Đông. Trương Ngọc Phượng cuối cùng đã chinh phục được Hồ. Bác sĩ Hồ bắt đầu tiêm cho Chủ tịch hàng ngày từ 800 đến 1.000 phân khối dung dịch đường glucose đẳng trương 5%, cho thêm vào đó một liều steroid. Nhưng ông rất lo, không biết sẽ có phản ứng gì xảy ra, ông gọi điện cho tôi và Ngô Thế xin ý kiến chỉ đạo. Tôi vẫn phản đối tiêm truyền glucose, hơn nữa chúng tôi không ở Hàng Châu, không theo dõi, không thử máu, nước tiểu làm sao dám góp ý kiến. Cả tôi và Ngô Thế không đưa ra một ý kiến cụ thể nào.
Khi quay trở lại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư, Mao vẫn còn tiếp tục truyền dung dịch glucose. Tôi khuyên Hồ Thư Đông làm xét nghiệm máu, khi có kết quả trong tay sẽ khuyên Mao ngừng truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Ngô Thế ủng hộ tôi. Cả hai chúng tôi lo sợ những biến chứng có thể xảy ra do truyền dịch kéo dài. Nhưng Trương Ngọc Phượng vẫn yêu cầu, bác sĩ Hồ thoả hiệp bằng cách giảm lượng thuốc, tiêm truyền cách nhật.
Giữa tháng Năm, Trương Ngọc Phượng đọc qua trong một tạp chí “Tài liệu tham khảo” viết rằng có hai bác sĩ Trung Quốc đã điều trị thành công bệnh tim cho một nhà lãnh đạo cao cấp Rumani. Cô ta muốn họ về nhóm bác sĩ chúng tôi. Khi Châu Tăng Nhị, giám đốc Đại học Y khoa Tĩnh Xuyên, và Đào Hoàng Lê chủ nhiệm khoa Nội Bệnh viện Bắc Kinh từ Bucharest trở về, tôi mời họ đến chỗ chúng tôi.
Nhưng nhà lãnh đạo Rumani bị viêm bán cấp màng tim do nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh. Bệnh tim của Mao hoàn toàn khác. Hai ông không giúp gì hơn các chuyên viên tim mạch trong đội Hồi sức cấp cứu sẵn có của chúng tôi. Tuy vậy, Mao vẫn muốn gặp họ.
Ngày 10-6-1975 tôi dẫn họ đến gặp Chủ tịch. Khi chúng tôi đi vào phòng, Trương Ngọc Phượng và Mao đang cãi nhau về cái gì đó. Nhìn thấy chúng tôi, Mao bắt đầu khoa chân múa tay một cách tức giận, nhưng chúng tôi không thể hiểu được ông. Chỉ có Trương Ngọc Phượng hiểu, cô ta giải thích nguyên nhân to tiếng như sau.
Hai ngày trước, Mao giận cô vì ông muốn Trương Ngọc Phượng đọc tài liệu, nhưng cô vắng mặt do có chút việc riêng. Đến khi quay về, cô nhìn thấy mẩu giấy Mao viết: “Trương Ngọc Phượng, cút đi”.
Trương cãi lại, la lên, cô sẽ đi ngay bây giờ, nếu Mao không dám cho cô đi, ông chỉ là con chó. Mao vẫn tức, nói:
– Tôi đã nóng, nhưng Trương Ngọc Phượng còn nóng hơn, dám chửi lại cả tôi.
Trương Ngọc Phượng phân trần, không biết cả hai bác sĩ đều thấy mọi chuyện xảy ra từ đầu đến đuôi, còn hai bác sĩ, lần đầu tiên đến gặp Chủ tịch, nghe thấy chuyện hai người cãi nhau, chỉ biết há hốc miệng, chết lặng, đứng ngây người ra nhìn.
Mao yêu cầu hai bác sĩ kể về công việc của họ ở Rumani. Các bác sĩ nói, kinh nghiệm của họ không có ích gì, vì bệnh của Chủ tịch hoàn toàn khác, nhưng Mao muốn họ vào nhóm chúng tôi.
Cả tôi cũng muốn điều này, nhưng họ do dự, không muốn. Họ nhấn mạnh rằng, với số lượng bác sĩ hiện có, trình độ và kinh nghiệm tay nghề rất cao đủ khả năng thành lập một bệnh viện, họ không muốn tham gia, bởi vì, hàng ngũ các bác sĩ phục vụ Mao thuộc lớp thượng thặng về tay nghề.
Ngô Thế tán thành ý kiến của họ, vì đội cấp cứu đã quá đầy đủ các chuyên viên các khoa. Nhưng tôi vẫn yêu cầu Châu Tăng Nhị và Đào Hoàng Lê tham gia. Với tôi, càng nhiều bác sĩ chữa cho Chủ tịch, càng ít khả năng sau này họ buộc tội chúng tôi là bọn phản cách mạng, “kẻ giết người trong chiếc áo choàng trắng”.
Nhưng chúng tôi phải tiếp tục giữ vững đoàn kết. Tất cả những tranh luận, bàn bạc, bất đồng ý kiến trong điều trị phải giữ kín, hoặc phải tháo gỡ mọi bất đồng. Nếu Trương Ngọc Phượng hay Giang Thanh hoặc bọn thóc mách biết về những vụ bất đồng của chúng tôi, chắc hẳn họ sẽ lợi dụng, buộc tội ở phe này hay phe kia, có âm mưu phản cách mạng.
Ngô Thế rất hiểu, làm việc chặt chẽ với nhau, luôn luôn thống nhất những phương án điều trị trong toàn đội. Nếu một hay hai bác sĩ trong đội chưa tán thành, chúng tôi sẽ thảo luận, bàn bạc đưa đến thống nhất ý kiến. Đội Hồi sức được bổ xung thêm bác sĩ Tô Đức Long, Chủ nhiệm khoa Thần kinh Bệnh viện Hoà Sơn, Thượng Hải, một chuyên viên dày dạn kinh nghiệm điều trị chứng teo cơ và liệt một bên.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Đời tư Mao Trạch Đông: Phần IV. 1965-1976 – Chương 88
Posted: 28/12/2012 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh, Lý Chí Thỏa, Nguyễn HọcTags: Mao Trạch Đông
Lý Chí Thỏa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Đến cuối tháng Bẩy, các bệnh nhân mổ đục thuỷ tinh thể đã kết thúc. Kết quả được tổng kết gửi Mao tự lựa chọn. Ông chọn phương pháp cổ truyền Trung Quốc, theo ông, ít nguy hiểm, không đau đớn và nhanh gọn.
Phòng thay quần áo của bể bơi chuyển thành phòng tiếp khách rất rộng, chúng tôi quây lại một khu tạo thành phòng mổ. Điền Dư Chí và Quan Phác Thoả được giao việc phẫu thuật. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đến để quan sát quá trình phẫu thuật.
Mao cảm thấy lo, các bác sĩ giải thích tỷ mỉ họ sẽ làm gì và làm như thế nào. Cuối cùng Chủ tịch bớt lo, thậm chí còn nói đùa, đời nhà Nguyên (1279-1368) nhà thơ Thư Đông, bị mù đã viết câu thơ:
“Ngoảnh về đông nam
Có dòng Ô Giang,
Sứ sở Giang Tây
Ngắm dòng Châu Giang
Uốn vòng Hồ Bắc
Cảnh vật muôn màu
Sao chẳng thấy đâu”.
Mao nói:
– Sau cuộc phẫu thuật này, mắt tôi sẽ lại nhìn thấy.
Phẫu thuật mắt bên phải của Mao kéo dài 12 phút, sau khi băng kín bên mắt mới mổ, Chủ tịch nói, nếu mọi việc ổn thoả, sau hai tháng nữa ông sẽ đề nghị các bác sĩ cũng làm như thế cho nốt mắt bên trái.
Sau mười ngày, tháo băng. Mao rất vui, “Tôi lại có thể trông thấy thiên nhiên và mặt trời – Ông nhắc đi nhắc lại – nhưng nhìn không rõ lắm”. Các bác sĩ giải thích, họ chỉ làm sáng lại phía thuỷ tinh thể bị mờ, nhưng vẫn chưa làm gì cả để phục hồi thị lực, yêu cầu Chủ tịch tạm thời dùng kính để tăng sức nhìn. Mao đồng ý đeo kính, nhưng từ chối đo thị lực. Chúng tôi đem một số cặp kính để ông lựa chọn. Giờ đây ông có thể tự đọc những văn bản, tài liệu.
Tới giữa tháng 10 năm 1975, khi Mao định mổ mắt trái, tình hình chính trị lại nguy ngập thêm. Nhóm Giang Thanh không ngừng tay, vẫn ra sức tấn công Đặng Tiểu Bình. Như Uông Đông Hưng dự đoán, họ muốn không những chỉ hất cẳng Đặng Tiểu Bình, còn muốn tử hình ông ta nữa. Giang rất ít khi gặp trực tiếp Mao, nhưng thông qua Mao Viên Tân, Trương Ngọc Phượng chuyển thông tin cho Giang. Không ai biết Chủ tịch nghĩ gì, kể cả Uông Đông Hưng, còn tôi ít có điều kiện gặp ông. Chúng tôi biết ông rất bận rộn, lại hay cáu kỉnh, đến nỗi không dám làm bất cứ điều gì, chỉ sợ ông nổi khùng, rồi cách chức Đặng. Uông không cho phép nhắc chuyện mổ đục thuỷ tinh thể, chữa bệnh tế bào thần kinh vận động nữa.
Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực của các nhà lãnh đạo chóp bu vẫn giữ kín, tôi không dám nói chuyện này với các bác sĩ trong đội, chỉ lấy lý do, Chủ tịch hiện nay rất bận, tất cả phải chờ đợi, khi nào thuận lợi mới mổ tiếp mắt trái.
Đội y tế chúng tôi và chuyện giành chính trị đụng độ nhau. Nhiệm vụ đội y tế lấy công tác bảo vệ sức khỏe Chủ tịch làm hàng đầu, trọng tâm, nhưng phải chịu lùi bước vì Mao quá bận. Uông rất lo, các bác sĩ có thể làm Chủ tịch bực mình, chuyện chính trị có thể rối tung lên, vì thế Uông ra lệnh các bác sĩ trở về bệnh viện cũ làm việc, khi nào cần sẽ thông báo sau. Chỉ có Hồ Thư Đông, hai bác sĩ tai mũi họng, một chuyên khoa gây mê hồi sức ở lại Trung Nam Hải, sẵn sàng cấp cứu. Tôi vẫn ở nhà khách của Văn phòng Tổng hợp, nơi tôi làm cố vấn chỉ đạo mổ thuỷ tinh thể.
Cuối tháng Mười sức khỏe Mao xấu đi rất nhanh. Ông bắt đầu khạc ra nhiều đờm, rất khó thở, lượng nước tiểu giảm đột ngột, dưới 500 phân khối/ngày. Nhưng ông vẫn không cho chúng tôi khám xét, tôi biết do thông qua các y tá chăm sóc ông hàng ngày. Việc tiểu tiện giảm, biểu hiện ông có thể bị tổn thương ở tim, phổi và thận. Tôi yêu cầu ngừng truyền dung dịch glucose vì không những không tác dụng mà còn có hại. Tôi muốn mời một số bác sĩ khám cho ông.
Uông Đông Hưng triệu tâp các bác sị trở về gấp, bác sĩ chủ nhiệm khoa nội Bệnh viện Bắc Kinh, Đào Hoàng Lý chuyển vào Trung Nam Hải ở.
Tình hình rất căng thẳng. Hồ Thư Đông, hồi trước ủng hộ tiêm glucose, bối rối, lo âu nhất. Ông muốn xin ra khỏi Nhóm 1, nhưng người ta không giải quyết. Một đêm, sau khi uống thuốc ngủ, ông đánh rơi mẩu thuốc lá xuống mền chăn. Lửa bốc lên, Hồ bị bỏng nặng. Người ta chở ông vào Bệnh viện Bắc Kinh, nằm điều trị ở đó cho đến khi Mao qua đời. Hồ Thư Đông đã thành công trong việc thoát trách nhiệm điều trị của Chủ tịch bằng con đường ấy.
Sau cuộc ra đi độc đáo của Hồ Thư Đông, tôi chuyển vào Trung Nam Hải. Tôi muốn ba bác sĩ thần kinh học cùng theo dõi Mao. Tuy nhiên Trương Ngọc Phượng không đồng ý, cho rằng các bác sĩ ấy vô tích sự, còn Trương Diêu Tự im, không can thiệp.
Chuyện Trương Ngọc Phượng nhúng tay điều khiển chăm sóc sức khỏe của Mao là điều thậm ư vô lý, không thể chấp nhận được. Chủ tịch đang ốm nặng, cần sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt, cần các chuyên viên giỏi trong trường hợp khẩn cấp. Tôi bảo Trương Diêu Tự, sẽ viết tường trình yêu cầu đưa các bác sĩ vào Trung Nam Hải, nếu không đồng ý, đề nghị ông viết xác nhận vào bản tường trình của tôi. Chỉ sau khi Trương Diệu Tự xin ý kiến Uông mới được giải quyết.
Tới lúc này Mao hăng hái xem phim. Mao và Trương Ngọc Phượng xem phim Đài Loan và Hong Kong trong buồng làm việc, còn đối với nhân viên Nhóm Một người ta dựng một màn ảnh lớn chỗ bể bơi cũ. Các bác sĩ được mời đến xem phim và đôi khi rất khó từ chối. Trương Diêu Tự muốn tất cả phải có mặt. Nhưng việc chiếu phim kéo dài đến hai ba giờ sáng, trong Chủ tịch đang lâm bệnh không một bác sĩ nào thường trực.
Chiến dịch chống Đặng Tiểu Bình lan rộng. Tháng Tám, phó bí thư Uỷ ban cách mạng Đại học Thanh Hoa, Lưu Bình, viết thư gửi cho Mao, phê bình Chí Cương bí thư Uỷ ban và phó bí thư khác, Tạ Thanh Nhị, về thái độ lơ là công việc và tha hoá trong cuộc sống. Lưu Bình đưa thư cho Đặng, yêu cầu chuyển đến Mao. Đặng lại giao bức thư cho Văn phòng Bí thư chuyển cho Mao.
Mao bảo vệ Chí Cương và Tạ Thanh Nhị, nói, cả hai người này kiên định đi theo đường lối cách mạng của ông. Nhưng về sau bức thư này được sử dụng như một phương tiện giáng một đòn vào Đặng Tiểu Bình. Mao đánh giá bức thư của Lưu Bình như sự công kích ông và buộc tội Đặng trong sự dàn cảnh với Lưu Bình. Sự kiện ở Thanh Hoa, Mao nói, không phải trường hợp duy nhất, phản ánh đấu tranh nội bộ, không được giải quyết bằng Cách mạng văn hoá.
Tháng Mười, Mao họp với Mao Viễn Tân, ông rất quan tâm đến ý kiến của người cháu về Đặng Tiểu Bình. Nội dung cuộc nói chuyện giữ bí mật, nhưng chủ yếu đề cập tới những người lãnh đạo cao cấp của đảng, đụng chạm đến Đặng. Mao Viên Tân phê phán các quan chức đảng đã thoái hoá cách mạng phục vụ lợi ích riêng, nhà cửa khang trang, có xe hơi và tài xế riêng, cần vụ, lương cao bổng lộc nhiều, rồi lên tiếng phê phán nội bộ đảng đang hình thành tầng lớp tư sản mới. Họ phải trở thành mục tiêu đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mới. Mao chấp nhận quan điểm của Viên Tân đối với Cách mạng văn hoá, nhận xét rằng phong trào này đã phá huỷ trong cùng một lúc và sẽ dẫn đến nội chiến.
Mao phê bình đích danh Đặng Tiểu Bình vì sự lơ là đấu tranh giai cấp, vì lời của Đặng coi mèo nào cũng tốt nếu bắt được chuột, không quan trọng phân biệt mèo đen hay mèo trắng. Mao nói, Đặng, một trong những đảng viên đã ra nhập tầng lớp tư sản mới trong đảng. Đặng từ chối thi hành các chỉ thị và báo cáo lên cấp trên, không tham khảo ý kiến với Bộ chính trị, Quốc vụ viện và thậm chí với Mao. Đặng cho rằng chiến dịch chính trị nhằm chống các cán bộ lão thành của đảng là sai lầm, ám chỉ Trần Độc Tú, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu. Đặng đã từng nói, Cách mạng văn hoá làm hại sinh viên, bắt họ bỏ học. Mao buộc tội Đặng đã không nghiên cứu nghiêm túc Chủ nghĩa Marx-Lenin. Nhưng Mao không tin Đặng có ý sổ toẹt thành tựu Cách mạng văn hoá, nhưng cho rằng người ta không dám tố cáo vì sợ Đặng.
Theo Mao, vấn đề quan trọng ở đây do lề lối làm việc và phong cách lãnh đạo, nhưng vẫn tin Đặng có thể sửa chữa, ông chưa có ý định hạ bệ.
Lại thêm một chiến dịch mới được phát động, chiến dịch chống phái hữu và chống sự những phán xét mới cuộc Cách mạng văn hoá. Mục tiêu chính vẫn lại là Đặng Tiểu Bình.
Tới lúc này Mao yếu đến mức không thể đứng được. Nửa thân bên phải liệt đã quá rõ, thường xuyên phải dùng bình oxygen. Mao từ chối đưa thức ăn qua đường ống, vì thế ông xuống cân nhanh chóng. Chủ tịch nằm nghiêng bên trái, nuốt từng thìa nước thịt hầm đổ vào miệng. Toàn thân ông thay đổi, trừ mái tóc vẫn đen.
Cơ thể Mao thiếu dinh dưỡng, nhóm bác sĩ đồng ý giải pháp tiêm dung dịch đạm amino-acids nhập từ Mỹ và Nhật Bản. Trương Ngọc Phượng phản đối: “Các bác sĩ luôn bắt bệnh nhân phải uống tất cả các loại thuốc mới. Vì sao họ lại không thử nó trước vào bản thân mình?”
Vương Thế và Đào Hoàng Lý choáng người. Họ đã cống hiến cả đời mình cho nghề y khoa, đã điều trị biết bao các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tại Bệnh viện Bắc Kinh, nhưng không ai và chưa có ai bao giờ lại bắt họ phải thử thuốc trên thân thể bác sĩ. Hai bác sĩ nói đùa, cứ theo suy luận này, liệu người ta có bắt họ phải phẫu thuật trước, trong trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn phải là người phải tiêm thử dung dịch đạm amoni-acids trước. Vì thuốc này nhập ngoại số lượng hạn chết vì rất đắt, chỉ dành riêng cho Chủ tịch.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Đến cuối tháng Bẩy, các bệnh nhân mổ đục thuỷ tinh thể đã kết thúc. Kết quả được tổng kết gửi Mao tự lựa chọn. Ông chọn phương pháp cổ truyền Trung Quốc, theo ông, ít nguy hiểm, không đau đớn và nhanh gọn.
Phòng thay quần áo của bể bơi chuyển thành phòng tiếp khách rất rộng, chúng tôi quây lại một khu tạo thành phòng mổ. Điền Dư Chí và Quan Phác Thoả được giao việc phẫu thuật. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đến để quan sát quá trình phẫu thuật.
Mao cảm thấy lo, các bác sĩ giải thích tỷ mỉ họ sẽ làm gì và làm như thế nào. Cuối cùng Chủ tịch bớt lo, thậm chí còn nói đùa, đời nhà Nguyên (1279-1368) nhà thơ Thư Đông, bị mù đã viết câu thơ:
“Ngoảnh về đông nam
Có dòng Ô Giang,
Sứ sở Giang Tây
Ngắm dòng Châu Giang
Uốn vòng Hồ Bắc
Cảnh vật muôn màu
Sao chẳng thấy đâu”.
Mao nói:
– Sau cuộc phẫu thuật này, mắt tôi sẽ lại nhìn thấy.
Phẫu thuật mắt bên phải của Mao kéo dài 12 phút, sau khi băng kín bên mắt mới mổ, Chủ tịch nói, nếu mọi việc ổn thoả, sau hai tháng nữa ông sẽ đề nghị các bác sĩ cũng làm như thế cho nốt mắt bên trái.
Sau mười ngày, tháo băng. Mao rất vui, “Tôi lại có thể trông thấy thiên nhiên và mặt trời – Ông nhắc đi nhắc lại – nhưng nhìn không rõ lắm”. Các bác sĩ giải thích, họ chỉ làm sáng lại phía thuỷ tinh thể bị mờ, nhưng vẫn chưa làm gì cả để phục hồi thị lực, yêu cầu Chủ tịch tạm thời dùng kính để tăng sức nhìn. Mao đồng ý đeo kính, nhưng từ chối đo thị lực. Chúng tôi đem một số cặp kính để ông lựa chọn. Giờ đây ông có thể tự đọc những văn bản, tài liệu.
Tới giữa tháng 10 năm 1975, khi Mao định mổ mắt trái, tình hình chính trị lại nguy ngập thêm. Nhóm Giang Thanh không ngừng tay, vẫn ra sức tấn công Đặng Tiểu Bình. Như Uông Đông Hưng dự đoán, họ muốn không những chỉ hất cẳng Đặng Tiểu Bình, còn muốn tử hình ông ta nữa. Giang rất ít khi gặp trực tiếp Mao, nhưng thông qua Mao Viên Tân, Trương Ngọc Phượng chuyển thông tin cho Giang. Không ai biết Chủ tịch nghĩ gì, kể cả Uông Đông Hưng, còn tôi ít có điều kiện gặp ông. Chúng tôi biết ông rất bận rộn, lại hay cáu kỉnh, đến nỗi không dám làm bất cứ điều gì, chỉ sợ ông nổi khùng, rồi cách chức Đặng. Uông không cho phép nhắc chuyện mổ đục thuỷ tinh thể, chữa bệnh tế bào thần kinh vận động nữa.
Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực của các nhà lãnh đạo chóp bu vẫn giữ kín, tôi không dám nói chuyện này với các bác sĩ trong đội, chỉ lấy lý do, Chủ tịch hiện nay rất bận, tất cả phải chờ đợi, khi nào thuận lợi mới mổ tiếp mắt trái.
Đội y tế chúng tôi và chuyện giành chính trị đụng độ nhau. Nhiệm vụ đội y tế lấy công tác bảo vệ sức khỏe Chủ tịch làm hàng đầu, trọng tâm, nhưng phải chịu lùi bước vì Mao quá bận. Uông rất lo, các bác sĩ có thể làm Chủ tịch bực mình, chuyện chính trị có thể rối tung lên, vì thế Uông ra lệnh các bác sĩ trở về bệnh viện cũ làm việc, khi nào cần sẽ thông báo sau. Chỉ có Hồ Thư Đông, hai bác sĩ tai mũi họng, một chuyên khoa gây mê hồi sức ở lại Trung Nam Hải, sẵn sàng cấp cứu. Tôi vẫn ở nhà khách của Văn phòng Tổng hợp, nơi tôi làm cố vấn chỉ đạo mổ thuỷ tinh thể.
Cuối tháng Mười sức khỏe Mao xấu đi rất nhanh. Ông bắt đầu khạc ra nhiều đờm, rất khó thở, lượng nước tiểu giảm đột ngột, dưới 500 phân khối/ngày. Nhưng ông vẫn không cho chúng tôi khám xét, tôi biết do thông qua các y tá chăm sóc ông hàng ngày. Việc tiểu tiện giảm, biểu hiện ông có thể bị tổn thương ở tim, phổi và thận. Tôi yêu cầu ngừng truyền dung dịch glucose vì không những không tác dụng mà còn có hại. Tôi muốn mời một số bác sĩ khám cho ông.
Uông Đông Hưng triệu tâp các bác sị trở về gấp, bác sĩ chủ nhiệm khoa nội Bệnh viện Bắc Kinh, Đào Hoàng Lý chuyển vào Trung Nam Hải ở.
Tình hình rất căng thẳng. Hồ Thư Đông, hồi trước ủng hộ tiêm glucose, bối rối, lo âu nhất. Ông muốn xin ra khỏi Nhóm 1, nhưng người ta không giải quyết. Một đêm, sau khi uống thuốc ngủ, ông đánh rơi mẩu thuốc lá xuống mền chăn. Lửa bốc lên, Hồ bị bỏng nặng. Người ta chở ông vào Bệnh viện Bắc Kinh, nằm điều trị ở đó cho đến khi Mao qua đời. Hồ Thư Đông đã thành công trong việc thoát trách nhiệm điều trị của Chủ tịch bằng con đường ấy.
Sau cuộc ra đi độc đáo của Hồ Thư Đông, tôi chuyển vào Trung Nam Hải. Tôi muốn ba bác sĩ thần kinh học cùng theo dõi Mao. Tuy nhiên Trương Ngọc Phượng không đồng ý, cho rằng các bác sĩ ấy vô tích sự, còn Trương Diêu Tự im, không can thiệp.
Chuyện Trương Ngọc Phượng nhúng tay điều khiển chăm sóc sức khỏe của Mao là điều thậm ư vô lý, không thể chấp nhận được. Chủ tịch đang ốm nặng, cần sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt, cần các chuyên viên giỏi trong trường hợp khẩn cấp. Tôi bảo Trương Diêu Tự, sẽ viết tường trình yêu cầu đưa các bác sĩ vào Trung Nam Hải, nếu không đồng ý, đề nghị ông viết xác nhận vào bản tường trình của tôi. Chỉ sau khi Trương Diệu Tự xin ý kiến Uông mới được giải quyết.
Tới lúc này Mao hăng hái xem phim. Mao và Trương Ngọc Phượng xem phim Đài Loan và Hong Kong trong buồng làm việc, còn đối với nhân viên Nhóm Một người ta dựng một màn ảnh lớn chỗ bể bơi cũ. Các bác sĩ được mời đến xem phim và đôi khi rất khó từ chối. Trương Diêu Tự muốn tất cả phải có mặt. Nhưng việc chiếu phim kéo dài đến hai ba giờ sáng, trong Chủ tịch đang lâm bệnh không một bác sĩ nào thường trực.
Chiến dịch chống Đặng Tiểu Bình lan rộng. Tháng Tám, phó bí thư Uỷ ban cách mạng Đại học Thanh Hoa, Lưu Bình, viết thư gửi cho Mao, phê bình Chí Cương bí thư Uỷ ban và phó bí thư khác, Tạ Thanh Nhị, về thái độ lơ là công việc và tha hoá trong cuộc sống. Lưu Bình đưa thư cho Đặng, yêu cầu chuyển đến Mao. Đặng lại giao bức thư cho Văn phòng Bí thư chuyển cho Mao.
Mao bảo vệ Chí Cương và Tạ Thanh Nhị, nói, cả hai người này kiên định đi theo đường lối cách mạng của ông. Nhưng về sau bức thư này được sử dụng như một phương tiện giáng một đòn vào Đặng Tiểu Bình. Mao đánh giá bức thư của Lưu Bình như sự công kích ông và buộc tội Đặng trong sự dàn cảnh với Lưu Bình. Sự kiện ở Thanh Hoa, Mao nói, không phải trường hợp duy nhất, phản ánh đấu tranh nội bộ, không được giải quyết bằng Cách mạng văn hoá.
Tháng Mười, Mao họp với Mao Viễn Tân, ông rất quan tâm đến ý kiến của người cháu về Đặng Tiểu Bình. Nội dung cuộc nói chuyện giữ bí mật, nhưng chủ yếu đề cập tới những người lãnh đạo cao cấp của đảng, đụng chạm đến Đặng. Mao Viên Tân phê phán các quan chức đảng đã thoái hoá cách mạng phục vụ lợi ích riêng, nhà cửa khang trang, có xe hơi và tài xế riêng, cần vụ, lương cao bổng lộc nhiều, rồi lên tiếng phê phán nội bộ đảng đang hình thành tầng lớp tư sản mới. Họ phải trở thành mục tiêu đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mới. Mao chấp nhận quan điểm của Viên Tân đối với Cách mạng văn hoá, nhận xét rằng phong trào này đã phá huỷ trong cùng một lúc và sẽ dẫn đến nội chiến.
Mao phê bình đích danh Đặng Tiểu Bình vì sự lơ là đấu tranh giai cấp, vì lời của Đặng coi mèo nào cũng tốt nếu bắt được chuột, không quan trọng phân biệt mèo đen hay mèo trắng. Mao nói, Đặng, một trong những đảng viên đã ra nhập tầng lớp tư sản mới trong đảng. Đặng từ chối thi hành các chỉ thị và báo cáo lên cấp trên, không tham khảo ý kiến với Bộ chính trị, Quốc vụ viện và thậm chí với Mao. Đặng cho rằng chiến dịch chính trị nhằm chống các cán bộ lão thành của đảng là sai lầm, ám chỉ Trần Độc Tú, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu. Đặng đã từng nói, Cách mạng văn hoá làm hại sinh viên, bắt họ bỏ học. Mao buộc tội Đặng đã không nghiên cứu nghiêm túc Chủ nghĩa Marx-Lenin. Nhưng Mao không tin Đặng có ý sổ toẹt thành tựu Cách mạng văn hoá, nhưng cho rằng người ta không dám tố cáo vì sợ Đặng.
Theo Mao, vấn đề quan trọng ở đây do lề lối làm việc và phong cách lãnh đạo, nhưng vẫn tin Đặng có thể sửa chữa, ông chưa có ý định hạ bệ.
Lại thêm một chiến dịch mới được phát động, chiến dịch chống phái hữu và chống sự những phán xét mới cuộc Cách mạng văn hoá. Mục tiêu chính vẫn lại là Đặng Tiểu Bình.
Tới lúc này Mao yếu đến mức không thể đứng được. Nửa thân bên phải liệt đã quá rõ, thường xuyên phải dùng bình oxygen. Mao từ chối đưa thức ăn qua đường ống, vì thế ông xuống cân nhanh chóng. Chủ tịch nằm nghiêng bên trái, nuốt từng thìa nước thịt hầm đổ vào miệng. Toàn thân ông thay đổi, trừ mái tóc vẫn đen.
Cơ thể Mao thiếu dinh dưỡng, nhóm bác sĩ đồng ý giải pháp tiêm dung dịch đạm amino-acids nhập từ Mỹ và Nhật Bản. Trương Ngọc Phượng phản đối: “Các bác sĩ luôn bắt bệnh nhân phải uống tất cả các loại thuốc mới. Vì sao họ lại không thử nó trước vào bản thân mình?”
Vương Thế và Đào Hoàng Lý choáng người. Họ đã cống hiến cả đời mình cho nghề y khoa, đã điều trị biết bao các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tại Bệnh viện Bắc Kinh, nhưng không ai và chưa có ai bao giờ lại bắt họ phải thử thuốc trên thân thể bác sĩ. Hai bác sĩ nói đùa, cứ theo suy luận này, liệu người ta có bắt họ phải phẫu thuật trước, trong trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn phải là người phải tiêm thử dung dịch đạm amoni-acids trước. Vì thuốc này nhập ngoại số lượng hạn chết vì rất đắt, chỉ dành riêng cho Chủ tịch.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Đời tư Mao Trạch Đông: Phần IV. 1965-1976 – Chương 89
Posted: 31/12/2012 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh, Lý Chí Thỏa, Nguyễn HọcTags: Mao Trạch Đông
Lý Chí Thỏa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Chu Ân Lai từ trần. Mao chưa lần nào thăm Chu ở bệnh viện, vì bản thân ông cũng ốm nặng. Nhưng cuối tháng 11-1975 Mao chỉ thị tôi đến thăm Chu. Thủ tướng vẫn nằm ở Bệnh viện 305. Đầu tiên tôi gặp các bác sĩ phụ trách điều trị của ông hỏi thăm tình hình trước. Chu Ân Lai, mắc ba bệnh ung thư, đường tiết niệu, ruột kết và phổi. Điều đáng ngạc nhiên, ba bệnh ung thư này độc lập, không liên quan đến nhau, cũng không phải do tế bào di căn từ khối ung thư khác gây nên.
Chu Ân Lai gày gò, nhỏ thó nhưng vẫn còn giữ vẻ đẹp lão. Mái tóc đen chải cẩn thận đã ngả màu muối tiêu, vẫn bộ quần áo kiểu Mao quen thuộc. Chu không chịu nằm bẹp trên giường, tôi gặp ông ngồi trên ghế sofa trong phòng tiếp khách của bệnh viện. Ông có vẻ buồn rầu.
Tôi nói với thủ tướng, Chủ tịch lo ngại về sức khoẻ của ông. Chu cám ơn, quay sang hỏi chúng tôi đã tìm được thuốc chữa bệnh teo cơ cục bộ được chưa. Tôi kể ngắn gọn về sức khoẻ của Chủ tịch, nhưng không trả lời câu hỏi. Chu đề nghị tôi chuyển đến Mao lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất. “Xảy ra như thế, chính tôi không thể làm được điều gì – ông nói – hãy chăm sóc sức khỏe Chủ tịch”.
Chu yếu đến nỗi thậm chí không đủ sức giơ tay để bắt khi tôi từ biệt. Lúc ấy khoảng bảy giờ chiều ngày 29-11-1975. Đấy là lần cuối cùng tôi gặp ông.
Chu Ân Lai qua đời ngày 8-1-1976.
Ở Nhóm Một, sự kiện Chu qua đời không có phản ứng nào đáng kể. Thậm chí Uông Đông Hưng cũng im lặng. Tất cả chúng tôi biết Chu sắp chết, đã chuẩn bị đón nhận điều này từ lâu, cuộc đối đầu giữa Giang Thanh với thủ tướng chấm hết. Với tôi, cái chết của Chu thật bất ngờ. Điều làm tôi lo ngại nhất cuộc đấu đá tranh giành quyền lực vẫn tiếp diễn. Giang Thanh và phe cánh đã chiến thắng. Những cuộc đả kích Đặng Tiểu Bình trở nên liên tiếp cho đến khi ông quyền lực phải bị tước bỏ, ông bị đình chỉ công tác, trong khi bản thân Mao cũng sắp qua đời.
Những bác sĩ trong đội hồi sức cấp cứu của Mao, đã từng điều trị Chu Ân Lai, muốn đến bệnh viện viếng người quá cố. Khi tôi đề đạt đề nghị của họ cho Trương Diêu Tự, ông từ chối thẳng thừng. Các bác sĩ không được phép kéo đến chỗ Chu, không được đeo băng tang đen. Tôi hỏi ai ra quyết định, Trương nghiêm mặt, nói, thực hiện theo chỉ thị cấp trên, nhưng không biết lý do vì sao. Ông doạ, các bác sĩ sẽ bị làm phiền nếu cứ đòi hỏi điều này.
Cuộc sống trong Nhóm Một vẫn như thường lệ. Đêm đêm vẫn xem phim tại khu bể bơi cũ. Tết Nguyên đán sắp đến nơi, Trương Ngọc Phượng muốn tổ chức liên hoan đón tết vui vẻ, cô đề nghị Trương Diêu Tự dựng cây pháo bông phía ngoài tư dinh Mao. Để lấy lòng cô, Trương Diêu Tự đồng ý. Nhưng khi những tiếng nổ bắt đầu, cảnh vệ và lính sư đoàn Bảo vệ Trung ương chạy ào tới. Đã từ lâu, Trung Nam Hải có lệnh cấm đốt pháo, vì tiếng pháo nổ nghe như tiếng súng, gây trở ngại công tác an ninh. Trương Diêu Tự lại quên không báo cáo kế hoạch đốt pháo. Rất nhiều người hiếu kỳ nghe tiếng pháo nổ và ngọn lửa sáng rực đã chạy tới xem. Rồi chẳng mấy chốc lan ra tin đồn, Mao chủ tịch mừng cái chết của Chu bằng cách bắn pháo hoa.
Mọi người quan tâm ai sẽ thế chỗ của Chu Ân Lai. Với uy thế Giang Thanh và phe cánh đang lên, trong khi Đặng Tiểu Bình lâm vào thế bất lợi, nhiều người tin chức thủ tướng sẽ về tay Vương Hồng Văn. Nhưng tất cả mọi người ngã ngửa, bất ngờ khi Mao tiến cử Hoa Quốc Phong chức vụ Quyền thủ tướng, kiêm phó chủ tịch đảng thứ nhất. Bộ chính trị họp từ ngày 21 đến 28-1-1976 thông qua sự bổ nhiệm Hoa Quốc Phong. Ngày 3-2-1976, tuyên bố chính thức Hoa Quốc Phong, thủ tướng Quốc vụ viện.
Giống như mọi người, tôi thật sự bất ngờ, tin rằng đây chính là nước cờ thật sắc sảo, khôn ngoan, kể cả Uông Đông Hưng cũng tin như thế. Như vậy, Mao chủ tịch vẫn còn rất minh mẫn. Việc bổ nhiệm trở thành sự khinh bỉ, sỉ nhục đối với Giang Thanh và phe cánh. Các quan chức cao cấp chia làm hai phái – phái già từ khi tham gia cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Chủ nghĩa kinh nghiệm) và phái những người cực đoan trẻ hơn (chủ nghĩa giáo điều), Mao không muốn giao quyền lãnh đạo cho người thuộc hai phe đó. Vì thế ông chọn người làm thủ tướng, không thuộc phe phái nào. Ít người biết tên tuổi Hoa Quốc Phong, người đã từng giữ chức lãnh đạo huyện Tương Đàm, quê hương Mao, sau đó được bầu bí thư tỉnh uỷ Hồ Nam. Ông trong số những người gọi là “cán bộ năm 38”, những người tham gia cách mạng ngay sau lúc bắt đầu chiến tranh chống Nhật 1938. Uông Đông Hưng rất vui với sự lựa chọn của Mao. Uông cũng dự đoán, Hoa Quốc Phong sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu tấn công mới của Giang Thanh và phe cánh, bởi vì ông không phải người cùng hội cùng thuyền của họ.
Nhưng Uông đã lầm. Thay vì điều này người ta tăng sức ép lên Đặng Tiểu Bình. Đầu tháng Ba, một văn bản ghi lại cuộc nói chuyện giữa Mao và Mao Viên Tân, trong đó người cháu Mao phản ứng kịch liệt về Đặng Tiểu Bình, tài liệu này được phân phát phổ biến trong đảng. Tôi có cảm tình với Đặng. Ông là nhà lãnh đạo sắc sảo, có năng lực, tôi tin ông, người duy nhất sẽ đưa đất nước tới phú cường sau khi Mao và Chu Ân Lai qua đời.
Dân chúng xem việc Mao phê phán Đặng là không công bằng. Người ta lại phê phán việc tang lễ đối với Chu Ân Lai không đầy đủ, thiếu đúng mức đối với chức vụ của một đương kim thủ tướng tạ thế.
Giữa tháng Ba sắp sửa đón ngày lễ Thanh Minh, lễ tưởng nhớ những người đã khuất sẽ được tổ chức ngày 4-4 dương lịch, người dân Bắc Kinh đổ về tụ tập dưới Tượng đài Anh hùng cách mạng trên Quảng trường Thiên An Môn, họ đeo băng tang để tưởng nhớ Chu Ân Lai. Phong trào được phát động kín đáo, đám đông tăng dần lên từng ngày. Chưa bao giờ đất nước Trung Hoa chứng kiến sự biểu lộ tình cảm của nhân dân đối với người anh hùng như thế kể từ khi chính quyền cộng sản lên cầm quyền từ năm 1949.
Tôi rất đồng tình và ủng hộ phong trào, cảm phục lòng dũng cảm của người Bắc Kinh. Tất cả chúng tôi hiểu, những người biểu tình muốn bày tỏ một điều gì lớn hơn thông qua lễ tưởng niệm Chu Ân Lai. Họ biểu lộ sự phản đối Giang Thanh và phe cực đoan, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Tôi muốn đến quảng trường, vừa để ủng hộ, vừa muốn biết mọi diễn biến ra sao, nhưng Uông Đông Hưng và Trương Diêu Tự khuyên nên tránh xa, chớ dính dáng việc này mang vạ vào thân. Ở đó chắc chắn có nhiều mật vụ, sẽ xuất hiện ảnh tôi trong hồ sơ đen theo dõi của họ, lúc ấy còn lâu tôi mới được giải oan. Thậm chí nếu tôi muốn đi đến đó theo công việc, cũng cần phù hiệu đặc biệt cắm trên xe hơi.
Cuối tháng Ba, tôi thường xuyên đến Bệnh viện Bắc Kinh vì công việc cho Chủ tịch, nên phải đi qua quảng trường. Quảng trường đầy kín hàng chục ngàn người, từng nhóm hát hò, diễn thuyết, đọc thơ. Hàng nghìn lá cờ tung bay trước gió. Băng tang phủ đầy các con đường từ Tượng đài Anh hùng ở trung tâm quảng trường đến đại lộ Trường An, ngay trước Thiên An Môn. Trông thật ấn tượng đầy khí thế. Người lái xe của tôi cám ơn số phận vì đã có điều kiện chứng kiến sự kiện như thế. Anh ta cũng như tôi đã bị cấp trên cảnh cáo không được đến quảng trường. Mỗi lần xe qua, anh muốn lái chầm chậm và đến sát để quan sát kỹ hơn, nhưng tôi bảo, tốt nhất nên quay về. Về sau, tôi biết số xe của tôi đã bị ghi sổ. Cảnh sát không tiến hành điều tra, vì biển số xe thuộc Cục Bảo vệ Trung ương.
Ngày tiếp ngày, trên quảng trường đám đông tụ tập càng đông, trong ngày lễ kỷ niệm, Giang Thanh và các đồ đệ của bà bị tấn công mạnh mẽ. Chiều tối ngày 4-4-1976 lễ Thanh Minh, đám đông lên đến cả trăm nghìn người. Bộ chính trị cấp tốc họp tìm cách giải quyết. Họ cho rằng, ban đầu những người biểu tình hoà bình, trong trật tự, nhưng bị lợi dụng nằm trong kế hoạch của bọn phàn cách mạng xúi giục. Mao vắng mặt trong phiên họp, Mao Viên Tân làm người liên lạc. Khi Mao Viên Tân trình văn bản cuộc họp, Chủ tịch đồng ý cách giải quyết. Ngay đêm hôm đó, người ta ra lệnh tịch thu băng tang, cờ, biểu ngữ cùng các khẩu hiệu từ quảng trường và bắt “bọn phản cách mạng”.
Ngày hôm sau, ngày 5-4-1976, cuộc biểu tình hoà bình biến thành bạo lực. Những người biểu tình nổi giận đánh nhau với cảnh sát và quân đội. Quân tiếp viện được đưa tới, 9 giờ đêm, hơn mười nghìn cảnh sát và năm tiểu đoàn lực lượng an ninh đã phong toả quảng trường, đánh đập và bắt những người bỉểu tình không chịu giải tán.
Giang Thanh ngồi cả ngày trong toà nhà Quốc vụ viện ở phía tây quảng trường, quan sát đám đông bằng ống nhòm. Cũng chiều hôm đó, tôi ở trong phòng khách, lúc 11 giờ đêm Giang Thanh đến thông báo cho Mao về sự trấn áp “bọn phản cách mạng” đã thành công – thắng lợi lớn thuộc về phe Giang Thanh. Tôi không hiểu Giang nói cái gì với Chủ tịch. Nhưng tôi cảm thấy cuộc biểu tình Thiên An Môn là một phong trào nổi dậy tự phát của quần chúng, không phải do một “nhúm nhỏ” bọn phản cách mạng nổi dậy như Giang Thanh và phe cánh tuyên bố. Mao thường nói, lực lượng quân đội không được sử dụng để chống lại quần chúng nhân dân. Bây giờ quần chúng lại trở thành kẻ thù của những người cộng sản và họ đem quân đội ra đàn áp.
Giang Thanh rời phòng làm việc Mao với vẻ đắc chí, mời chúng tôi đến chỗ bà dự liên hoan, ăn mừng sự kiện bằng rượu Mao Đài, lạc rang và thịt lợn quay. “Chúng ta đã chiến thắng – bà ta nói – Hãy cạn chén! Tôi trở thành cái dùi cui sẵn sàng giáng đòn vào bọn phản cách mạng”. Đây là một cảnh khó chịu nhất tôi phải chứng kiến trong đời.
Bộ chính trị họp một lần nữa vào sáng ngày 6-4, tiếp theo là việc bắt bớ hàng loạt. Hơn 30 ngàn lính quân cảnh được lệnh tuần tra quảng trường và các khu vực lân cận, hàng chục tiểu đoàn lính đặt trong tình trạng báo động. Mao Viên Tân đưa quyết định này cho ông bác của mình, Mao đã tán thành kế hoạch đó.
Hôm sau Mao Viên Tân trao cho Mao Trạch Đông một bài bình luận đăng trong tờ “Nhân dân Nhật báo”, lên án bọn gây rối loạn là bọn phản cách mạng, lúc đó có mặt Uông Đông Hưng, ông nói cho tôi biết, Mao tin cuộc biểu tình do bọn phản cách mạng gây rối, ngay giữa Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trái tim của cả nước. Nhà cửa xe cộ bị đốt phá, Mao cho rằng có bàn tay của Đặng Tiểu Bình. Một lần nữa Đặng lại bị mất chức phó thủ tướng và phó chủ tịch đảng, nhưng không bị khai trừ khỏi đảng. Mao đưa Hoa Quốc Phong làm thủ tướng chính thức và giữ chức phó chủ tịch đảng thứ nhất. Mao Viên Tân đưa đề nghị của Chủ tịch tới Bộ chính trị để thông qua. Đài phát thanh Nhân dân thông báo, Đặng Tiểu Bình bị cách chức, Hoa Quốc Phong giữ chức thủ tướng thay Chu Ân Lai.
Chiều tối hôm ấy, Uông Đông Hưng chủ trì cuộc họp của Nhóm Một và đội cấp cứu. Ông loan báo nghị quyết của Bộ chính trị, phân phát tài liệu phát động chiến dịch phê phán Đặng Tiểu Bình và các thế lực mưu toan phủ nhận kết quả Cách mạng văn hoá. Khi cuộc họp kết thúc, Uông đề nghị tôi, Trương Diêu Tự và một vài sĩ quan an ninh ở lại. Ông khuyên chúng tôi nên thận trọng, giữ mồm giữ miệng, Uông trao tôi nhiệm vụ truyền đạt ý kiến cho các bác sĩ của nhóm. Uông là người cùng chí hướng với Đặng Tiểu Bình, mối nguy hiểm cũng đang đe doạ sinh mạng ông. Tôi xem lời khuyên này như một lời khuyên chúng tôi đừng lan truyền mối quan hệ của ông với những nhà lãnh đạo cũ bị thanh trừng.
Các bác sĩ, không có thời giờ bàn tán về chính trị. Họ có cả núi việc phải làm, tìm mọi cách tập trung chăm sóc sức khỏe cho Mao. Còn Chủ tịch vẫn phớt lờ sự yêu cầu khám xét cho ông. Bằng chứng duy nhất về trạng thái sức khoẻ của ông là xét nghiệm nước tiểu do y tá phục vụ ông cung cấp. Chúng tôi mượn dụng cụ xét nghiệm hiện đại, tối tân nhất của Bệnh viện 305 về để phục vụ công tác xét nghiệm. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm được cho Mao, tăng lượng nước tiểu bài tiết từ 500 phân khối lên 800 phân khối/ngày, ngoài ra chúng tôi không thể làm được gì hơn.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Tags: Mao Trạch Đông
Tags: Mao Trạch Đông
Tags: Mao Trạch Đông
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Chu Ân Lai từ trần. Mao chưa lần nào thăm Chu ở bệnh viện, vì bản thân ông cũng ốm nặng. Nhưng cuối tháng 11-1975 Mao chỉ thị tôi đến thăm Chu. Thủ tướng vẫn nằm ở Bệnh viện 305. Đầu tiên tôi gặp các bác sĩ phụ trách điều trị của ông hỏi thăm tình hình trước. Chu Ân Lai, mắc ba bệnh ung thư, đường tiết niệu, ruột kết và phổi. Điều đáng ngạc nhiên, ba bệnh ung thư này độc lập, không liên quan đến nhau, cũng không phải do tế bào di căn từ khối ung thư khác gây nên.
Chu Ân Lai gày gò, nhỏ thó nhưng vẫn còn giữ vẻ đẹp lão. Mái tóc đen chải cẩn thận đã ngả màu muối tiêu, vẫn bộ quần áo kiểu Mao quen thuộc. Chu không chịu nằm bẹp trên giường, tôi gặp ông ngồi trên ghế sofa trong phòng tiếp khách của bệnh viện. Ông có vẻ buồn rầu.
Tôi nói với thủ tướng, Chủ tịch lo ngại về sức khoẻ của ông. Chu cám ơn, quay sang hỏi chúng tôi đã tìm được thuốc chữa bệnh teo cơ cục bộ được chưa. Tôi kể ngắn gọn về sức khoẻ của Chủ tịch, nhưng không trả lời câu hỏi. Chu đề nghị tôi chuyển đến Mao lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất. “Xảy ra như thế, chính tôi không thể làm được điều gì – ông nói – hãy chăm sóc sức khỏe Chủ tịch”.
Chu yếu đến nỗi thậm chí không đủ sức giơ tay để bắt khi tôi từ biệt. Lúc ấy khoảng bảy giờ chiều ngày 29-11-1975. Đấy là lần cuối cùng tôi gặp ông.
Chu Ân Lai qua đời ngày 8-1-1976.
Ở Nhóm Một, sự kiện Chu qua đời không có phản ứng nào đáng kể. Thậm chí Uông Đông Hưng cũng im lặng. Tất cả chúng tôi biết Chu sắp chết, đã chuẩn bị đón nhận điều này từ lâu, cuộc đối đầu giữa Giang Thanh với thủ tướng chấm hết. Với tôi, cái chết của Chu thật bất ngờ. Điều làm tôi lo ngại nhất cuộc đấu đá tranh giành quyền lực vẫn tiếp diễn. Giang Thanh và phe cánh đã chiến thắng. Những cuộc đả kích Đặng Tiểu Bình trở nên liên tiếp cho đến khi ông quyền lực phải bị tước bỏ, ông bị đình chỉ công tác, trong khi bản thân Mao cũng sắp qua đời.
Những bác sĩ trong đội hồi sức cấp cứu của Mao, đã từng điều trị Chu Ân Lai, muốn đến bệnh viện viếng người quá cố. Khi tôi đề đạt đề nghị của họ cho Trương Diêu Tự, ông từ chối thẳng thừng. Các bác sĩ không được phép kéo đến chỗ Chu, không được đeo băng tang đen. Tôi hỏi ai ra quyết định, Trương nghiêm mặt, nói, thực hiện theo chỉ thị cấp trên, nhưng không biết lý do vì sao. Ông doạ, các bác sĩ sẽ bị làm phiền nếu cứ đòi hỏi điều này.
Cuộc sống trong Nhóm Một vẫn như thường lệ. Đêm đêm vẫn xem phim tại khu bể bơi cũ. Tết Nguyên đán sắp đến nơi, Trương Ngọc Phượng muốn tổ chức liên hoan đón tết vui vẻ, cô đề nghị Trương Diêu Tự dựng cây pháo bông phía ngoài tư dinh Mao. Để lấy lòng cô, Trương Diêu Tự đồng ý. Nhưng khi những tiếng nổ bắt đầu, cảnh vệ và lính sư đoàn Bảo vệ Trung ương chạy ào tới. Đã từ lâu, Trung Nam Hải có lệnh cấm đốt pháo, vì tiếng pháo nổ nghe như tiếng súng, gây trở ngại công tác an ninh. Trương Diêu Tự lại quên không báo cáo kế hoạch đốt pháo. Rất nhiều người hiếu kỳ nghe tiếng pháo nổ và ngọn lửa sáng rực đã chạy tới xem. Rồi chẳng mấy chốc lan ra tin đồn, Mao chủ tịch mừng cái chết của Chu bằng cách bắn pháo hoa.
Mọi người quan tâm ai sẽ thế chỗ của Chu Ân Lai. Với uy thế Giang Thanh và phe cánh đang lên, trong khi Đặng Tiểu Bình lâm vào thế bất lợi, nhiều người tin chức thủ tướng sẽ về tay Vương Hồng Văn. Nhưng tất cả mọi người ngã ngửa, bất ngờ khi Mao tiến cử Hoa Quốc Phong chức vụ Quyền thủ tướng, kiêm phó chủ tịch đảng thứ nhất. Bộ chính trị họp từ ngày 21 đến 28-1-1976 thông qua sự bổ nhiệm Hoa Quốc Phong. Ngày 3-2-1976, tuyên bố chính thức Hoa Quốc Phong, thủ tướng Quốc vụ viện.
Giống như mọi người, tôi thật sự bất ngờ, tin rằng đây chính là nước cờ thật sắc sảo, khôn ngoan, kể cả Uông Đông Hưng cũng tin như thế. Như vậy, Mao chủ tịch vẫn còn rất minh mẫn. Việc bổ nhiệm trở thành sự khinh bỉ, sỉ nhục đối với Giang Thanh và phe cánh. Các quan chức cao cấp chia làm hai phái – phái già từ khi tham gia cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Chủ nghĩa kinh nghiệm) và phái những người cực đoan trẻ hơn (chủ nghĩa giáo điều), Mao không muốn giao quyền lãnh đạo cho người thuộc hai phe đó. Vì thế ông chọn người làm thủ tướng, không thuộc phe phái nào. Ít người biết tên tuổi Hoa Quốc Phong, người đã từng giữ chức lãnh đạo huyện Tương Đàm, quê hương Mao, sau đó được bầu bí thư tỉnh uỷ Hồ Nam. Ông trong số những người gọi là “cán bộ năm 38”, những người tham gia cách mạng ngay sau lúc bắt đầu chiến tranh chống Nhật 1938. Uông Đông Hưng rất vui với sự lựa chọn của Mao. Uông cũng dự đoán, Hoa Quốc Phong sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu tấn công mới của Giang Thanh và phe cánh, bởi vì ông không phải người cùng hội cùng thuyền của họ.
Nhưng Uông đã lầm. Thay vì điều này người ta tăng sức ép lên Đặng Tiểu Bình. Đầu tháng Ba, một văn bản ghi lại cuộc nói chuyện giữa Mao và Mao Viên Tân, trong đó người cháu Mao phản ứng kịch liệt về Đặng Tiểu Bình, tài liệu này được phân phát phổ biến trong đảng. Tôi có cảm tình với Đặng. Ông là nhà lãnh đạo sắc sảo, có năng lực, tôi tin ông, người duy nhất sẽ đưa đất nước tới phú cường sau khi Mao và Chu Ân Lai qua đời.
Dân chúng xem việc Mao phê phán Đặng là không công bằng. Người ta lại phê phán việc tang lễ đối với Chu Ân Lai không đầy đủ, thiếu đúng mức đối với chức vụ của một đương kim thủ tướng tạ thế.
Giữa tháng Ba sắp sửa đón ngày lễ Thanh Minh, lễ tưởng nhớ những người đã khuất sẽ được tổ chức ngày 4-4 dương lịch, người dân Bắc Kinh đổ về tụ tập dưới Tượng đài Anh hùng cách mạng trên Quảng trường Thiên An Môn, họ đeo băng tang để tưởng nhớ Chu Ân Lai. Phong trào được phát động kín đáo, đám đông tăng dần lên từng ngày. Chưa bao giờ đất nước Trung Hoa chứng kiến sự biểu lộ tình cảm của nhân dân đối với người anh hùng như thế kể từ khi chính quyền cộng sản lên cầm quyền từ năm 1949.
Tôi rất đồng tình và ủng hộ phong trào, cảm phục lòng dũng cảm của người Bắc Kinh. Tất cả chúng tôi hiểu, những người biểu tình muốn bày tỏ một điều gì lớn hơn thông qua lễ tưởng niệm Chu Ân Lai. Họ biểu lộ sự phản đối Giang Thanh và phe cực đoan, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Tôi muốn đến quảng trường, vừa để ủng hộ, vừa muốn biết mọi diễn biến ra sao, nhưng Uông Đông Hưng và Trương Diêu Tự khuyên nên tránh xa, chớ dính dáng việc này mang vạ vào thân. Ở đó chắc chắn có nhiều mật vụ, sẽ xuất hiện ảnh tôi trong hồ sơ đen theo dõi của họ, lúc ấy còn lâu tôi mới được giải oan. Thậm chí nếu tôi muốn đi đến đó theo công việc, cũng cần phù hiệu đặc biệt cắm trên xe hơi.
Cuối tháng Ba, tôi thường xuyên đến Bệnh viện Bắc Kinh vì công việc cho Chủ tịch, nên phải đi qua quảng trường. Quảng trường đầy kín hàng chục ngàn người, từng nhóm hát hò, diễn thuyết, đọc thơ. Hàng nghìn lá cờ tung bay trước gió. Băng tang phủ đầy các con đường từ Tượng đài Anh hùng ở trung tâm quảng trường đến đại lộ Trường An, ngay trước Thiên An Môn. Trông thật ấn tượng đầy khí thế. Người lái xe của tôi cám ơn số phận vì đã có điều kiện chứng kiến sự kiện như thế. Anh ta cũng như tôi đã bị cấp trên cảnh cáo không được đến quảng trường. Mỗi lần xe qua, anh muốn lái chầm chậm và đến sát để quan sát kỹ hơn, nhưng tôi bảo, tốt nhất nên quay về. Về sau, tôi biết số xe của tôi đã bị ghi sổ. Cảnh sát không tiến hành điều tra, vì biển số xe thuộc Cục Bảo vệ Trung ương.
Ngày tiếp ngày, trên quảng trường đám đông tụ tập càng đông, trong ngày lễ kỷ niệm, Giang Thanh và các đồ đệ của bà bị tấn công mạnh mẽ. Chiều tối ngày 4-4-1976 lễ Thanh Minh, đám đông lên đến cả trăm nghìn người. Bộ chính trị cấp tốc họp tìm cách giải quyết. Họ cho rằng, ban đầu những người biểu tình hoà bình, trong trật tự, nhưng bị lợi dụng nằm trong kế hoạch của bọn phàn cách mạng xúi giục. Mao vắng mặt trong phiên họp, Mao Viên Tân làm người liên lạc. Khi Mao Viên Tân trình văn bản cuộc họp, Chủ tịch đồng ý cách giải quyết. Ngay đêm hôm đó, người ta ra lệnh tịch thu băng tang, cờ, biểu ngữ cùng các khẩu hiệu từ quảng trường và bắt “bọn phản cách mạng”.
Ngày hôm sau, ngày 5-4-1976, cuộc biểu tình hoà bình biến thành bạo lực. Những người biểu tình nổi giận đánh nhau với cảnh sát và quân đội. Quân tiếp viện được đưa tới, 9 giờ đêm, hơn mười nghìn cảnh sát và năm tiểu đoàn lực lượng an ninh đã phong toả quảng trường, đánh đập và bắt những người bỉểu tình không chịu giải tán.
Giang Thanh ngồi cả ngày trong toà nhà Quốc vụ viện ở phía tây quảng trường, quan sát đám đông bằng ống nhòm. Cũng chiều hôm đó, tôi ở trong phòng khách, lúc 11 giờ đêm Giang Thanh đến thông báo cho Mao về sự trấn áp “bọn phản cách mạng” đã thành công – thắng lợi lớn thuộc về phe Giang Thanh. Tôi không hiểu Giang nói cái gì với Chủ tịch. Nhưng tôi cảm thấy cuộc biểu tình Thiên An Môn là một phong trào nổi dậy tự phát của quần chúng, không phải do một “nhúm nhỏ” bọn phản cách mạng nổi dậy như Giang Thanh và phe cánh tuyên bố. Mao thường nói, lực lượng quân đội không được sử dụng để chống lại quần chúng nhân dân. Bây giờ quần chúng lại trở thành kẻ thù của những người cộng sản và họ đem quân đội ra đàn áp.
Giang Thanh rời phòng làm việc Mao với vẻ đắc chí, mời chúng tôi đến chỗ bà dự liên hoan, ăn mừng sự kiện bằng rượu Mao Đài, lạc rang và thịt lợn quay. “Chúng ta đã chiến thắng – bà ta nói – Hãy cạn chén! Tôi trở thành cái dùi cui sẵn sàng giáng đòn vào bọn phản cách mạng”. Đây là một cảnh khó chịu nhất tôi phải chứng kiến trong đời.
Bộ chính trị họp một lần nữa vào sáng ngày 6-4, tiếp theo là việc bắt bớ hàng loạt. Hơn 30 ngàn lính quân cảnh được lệnh tuần tra quảng trường và các khu vực lân cận, hàng chục tiểu đoàn lính đặt trong tình trạng báo động. Mao Viên Tân đưa quyết định này cho ông bác của mình, Mao đã tán thành kế hoạch đó.
Hôm sau Mao Viên Tân trao cho Mao Trạch Đông một bài bình luận đăng trong tờ “Nhân dân Nhật báo”, lên án bọn gây rối loạn là bọn phản cách mạng, lúc đó có mặt Uông Đông Hưng, ông nói cho tôi biết, Mao tin cuộc biểu tình do bọn phản cách mạng gây rối, ngay giữa Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trái tim của cả nước. Nhà cửa xe cộ bị đốt phá, Mao cho rằng có bàn tay của Đặng Tiểu Bình. Một lần nữa Đặng lại bị mất chức phó thủ tướng và phó chủ tịch đảng, nhưng không bị khai trừ khỏi đảng. Mao đưa Hoa Quốc Phong làm thủ tướng chính thức và giữ chức phó chủ tịch đảng thứ nhất. Mao Viên Tân đưa đề nghị của Chủ tịch tới Bộ chính trị để thông qua. Đài phát thanh Nhân dân thông báo, Đặng Tiểu Bình bị cách chức, Hoa Quốc Phong giữ chức thủ tướng thay Chu Ân Lai.
Chiều tối hôm ấy, Uông Đông Hưng chủ trì cuộc họp của Nhóm Một và đội cấp cứu. Ông loan báo nghị quyết của Bộ chính trị, phân phát tài liệu phát động chiến dịch phê phán Đặng Tiểu Bình và các thế lực mưu toan phủ nhận kết quả Cách mạng văn hoá. Khi cuộc họp kết thúc, Uông đề nghị tôi, Trương Diêu Tự và một vài sĩ quan an ninh ở lại. Ông khuyên chúng tôi nên thận trọng, giữ mồm giữ miệng, Uông trao tôi nhiệm vụ truyền đạt ý kiến cho các bác sĩ của nhóm. Uông là người cùng chí hướng với Đặng Tiểu Bình, mối nguy hiểm cũng đang đe doạ sinh mạng ông. Tôi xem lời khuyên này như một lời khuyên chúng tôi đừng lan truyền mối quan hệ của ông với những nhà lãnh đạo cũ bị thanh trừng.
Các bác sĩ, không có thời giờ bàn tán về chính trị. Họ có cả núi việc phải làm, tìm mọi cách tập trung chăm sóc sức khỏe cho Mao. Còn Chủ tịch vẫn phớt lờ sự yêu cầu khám xét cho ông. Bằng chứng duy nhất về trạng thái sức khoẻ của ông là xét nghiệm nước tiểu do y tá phục vụ ông cung cấp. Chúng tôi mượn dụng cụ xét nghiệm hiện đại, tối tân nhất của Bệnh viện 305 về để phục vụ công tác xét nghiệm. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm được cho Mao, tăng lượng nước tiểu bài tiết từ 500 phân khối lên 800 phân khối/ngày, ngoài ra chúng tôi không thể làm được gì hơn.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Đời tư Mao Trạch Đông: Phần IV. 1965-1976 – Chương 90
Posted: 02/01/2013 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh, Lý Chí Thỏa, Nguyễn HọcTags: Mao Trạch Đông
Lý Chí Thỏa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Đào Hoàng Lý trực cùng tôi ngày 11-5-1976, khi Dư Dương Tú, cô y tá giàu kinh nghiệm, giỏi nhất của chúng tôi phóng đến, mặt hoảng hốt, thở hổn hển, báo tin, Chủ tịch đang vã mồ hôi, lên cơn khó thở cấp. Chúng tôi hối hả tới chỗ Mao, nghi ông lên cơn đau tim đột ngột. Trương Ngọc Phượng ngăn chúng tôi lại, nhưng không có thời giờ chờ cô ta cho phép.
Mao bất tỉnh nhưng chưa chết, không phản đối khi các bác sĩ bắt tay vào việc cấp cứu. Chúng tôi đo điện tim, hồi sức cấp cứu. Một cú điện thoại từ Trung Nam Hải gọi đến khu nhà H, nơi đội y tế ở, sẽ có một nhân viên y tế đến bổ xung. Mao lên cơn đau tim đột ngột do nhồi máu cơ tim, một phần nhỏ trong tâm thất bị hoại tử do thiếu oxygen, ông đã từng bị nhịp ngoại tâm thu và rối loạn nhịp tim. Các y tá Minh Thanh Nhung, Lý Liên Thi, báo cáo, cơn bệnh xuất hiện ngay sau khi Chủ tịch tiếp thủ tướng Lào, Kaysone Phomvihane, đúng lúc ông đang cãi vã với Trương Ngọc Phượng.
Người ta thông báo ngay cho Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều về tình trạng của Chủ tịch. Trong lúc họ trên đường tới tư dinh Mao, chúng tôi vẫn tiến hành cấp cứu. Tình trạng của Mao rất nguy kịch. Ba Uỷ viên Bộ chính trị thống nhất, Mao cần nghỉ ngơi hoàn toàn. Bộ ngoại giao thông báo cho các đại sứ quán Trung Quốc trên toàn thế giới biết, Mao sẽ không tiếp khách nước ngoài trong một thời gian.
Chúng tôi bực bội Trương Ngọc Phượng, việc cãi cọ của cô với Mao làm tăng bệnh tim. Hoa Quốc Phong nhắc nhở, Chủ tịch rất già, ốm đau, khuyên cô nên mềm mỏng, kiên nhẫn. Trương Ngọc Phượng vùng vằng, tức giận. Vương Hồng Văn cố động viên, nói:
– Cô Tiểu Trương ơi, làm ơn chăm sóc tốt Chủ tịch, chúng tôi sẽ cám ơn cô nhiều.
Theo quyết định của Hoa Quốc Phong, bốn Uỷ viên Bộ chính trị – Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng và ông – phải có mặt thường xuyên chỉ đạo nhóm bác sĩ. Họ ra lệnh cho chúng tôi thông báo cho Hoa Quốc Phong trong bất kỳ trường hợp diễn biến nguy kịch nào. Trương Xuân Kiều đề nghị không chuyển cho Mao các văn kiện của Bộ chính trị. Dù rằng sức khoẻ đã yếu đi, Mao vẫn nhận và xem qua tất cả các đề án giải quyết, người ta cần sự đồng thuận của ông. Hoa Quốc Phong và Vương Hồng Văn đồng ý ngừng chuyển tài liệu. Chủ tịch cần yên tĩnh, nghỉ ngơi hoàn toàn. Lần đầu tiên Mao mất quyền kiểm soát đối với Bộ chính trị. Quyền lực của ông giảm đi. Phái Giang Thanh chiếm ưu thế.
Chúng tôi đã chặn đứng cơn nguy kịch, nhưng tình trạng sức khỏe vẫn tiếp tục xấu. Chứng loạn nhịp tim vẫn còn, lượng nước tiểu giảm, chỉ còn nửa lít một ngày. Chứng liệt các cơ vùng họng phát triển đến mức hầu như ông không thể nuốt được nữa. Người ta tiếp tục nuôi ông bằng nước thịt bò và gà hầm, nhưng số lượng vào dạ dày giảm đi rất nhiều.
Ngày 15-3-1976, nhóm bác sĩ được triệu tập họp khẩn cấp của Ban thường vụ Bộ chính trị, chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc điều trị. Chúng tôi đề xuất, do Mao không nhận đủ nước và dinh dưỡng tình trạng rất nguy hiểm, đề nghị cho ăn qua đường mũi.
Vương Hồng Văn hỏi, liệu Mao có thể truyền dung dịch glucose được không. Truyền dung dịch có thể được, nhưng đưa một lượng nước cần thiết, sẽ gây tim làm việc quá tải. Trương Xuân Kiều nhắc, không ai có thể ép Mao đút ống nuôi dưỡng qua đường mũi, cần phải thuyết phục để ông đồng ý. Người duy nhất có thể thuyết phục, Trương Ngọc Phượng. Bộ chính trị cho gọi cô ta đến họp, Hoa Quốc Phong muốn cô lắng nghe ý kiến bác sĩ sau đó thuyết phục Chủ tịch.
Trương Ngọc Phượng từ chối họp, lý do, rất bận chăm sóc Chủ tịch, hơn nữa cô không phải bác sĩ. Các Uỷ viên Bộ chính trị lúng túng, không biết giải quyết ra sao. Cuối cùng Vương Hồng Văn hứa nói chuyện với cô ta.
Cuối cuộc họp, Hoa Quốc Phong muốn xem việc nuôi qua đường mũi và đề nghị giải thích thiết bị của nó. Ông nghĩ rằng nếu bốn Uỷ viên Bộ chính trị, lo về sức khoẻ Mao, thử áp dụng vào chính bản thân mình, họ sẽ dễ khuyên Chủ tịch sử dụng chúng. Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng và Trương Xuân Kiều quyết định đến ngày hôm sau sẽ thử. Tất cả mọi người Nhóm Một cũng phải thử đút ống cho chính bản thân, để sau đó thuyết phục Mao.
Cuộc họp vừa giải tán, Vương Hồng Văn tìm tôi. Ông tìm được một thuốc mới cho Mao – ngọc trai biển. Vương Hồng Văn có đem theo vài viên ngọc trai biển cực kỳ quý hiếm từ Thượng Hải, muốn tôi dùng thử cho Mao.
Tôi đờ người ra. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm mổ đục thủy tinh thể trên các bệnh nhân khác, để xác định phương pháp điều trị nào được dùng cho Mao, chứ không thể lấy Chủ tịch làm vật thí nghiệm. Tôi đề nghị tổ chức hợp hai nhóm Thượng Hải và Bắc kinh, làm thí nghiệm kiểm tra tác dụng tốt xấu của ngọc trai. Uông Đông Hưng chỉ trích tôi không tin Vương Hồng Văn, phó chủ tịch đảng. Nhưng tôi không tiến hành thử nghiệm, nên Mao cũng không điều trị bằng ngọc trai.
Trong số bốn Uỷ viên Bộ chính trị đồng ý thử ống truyền thức ăn qua mũi, chỉ có mỗi Hoa Quốc Phong làm. Uông Đông Hưng từng dùng nó khi điều trị chảy máu dạ dày. Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều lấy lý do đang bận họp.
Hoa Quốc Phong thấy khó chịu một chút, hơi buồn nôn khi đưa ống xông qua lỗ mũi và qua họng, nhưng không đau. Hoa sẽ mô tả cảm giác với Chủ tịch. Trương Ngọc Phượng, người duy nhất trong Nhóm Một không cho thử ống xông vào bản thân. “Tôi không phải bệnh nhân – Cô ta nói – cớ gì mà tôi phải tham gia việc này. Nó chẳng giúp gì được tôi cả? Ngoài ra, thậm chí tôi đồng ý, Chủ tịch vẫn có thể từ chối cơ mà”.
Trương Ngọc Phượng té ra nói đúng. Mao không đồng ý. Ông không cho phép khám bệnh, chỉ đồng ý cho đo nhịp tim thôi.
Đêm 30-5-1976, Mao bỗng nhiên vã mồ hôi như tắm, bất tỉnh nhân sự. Các bác sĩ được gọi đến khẩn cấp, chúng tôi dùng ống xông đưa qua mũi. Nhưng trước khi chúng tôi kịp bắt đầu ghi điện tim, Mao tỉnh lại, tức thời dứt ống ra. Một bác sĩ ngăn ông, Mao giơ nắm đấm, sau đó ra lệnh tất cả ra khỏi buồng.
Tôi ở lại, vẫn không hiểu vì sao ông ngất. Tôi cho rằng có thể đường huyết trong máu giảm do thiếu dinh dưỡng hay tái phát nhồi máu cơ tim. Tôi muốn xét nghiệm máu, ông đồng ý cho lấy máu ở vành tai vài giọt, số lượng không đủ để làm sinh hoá kiểm tra toàn bộ, chỉ đủ định lượng đường trong máu. Đường huyết quá thấp, nhưng kết quả này chỉ giúp được đôi chút về tình hình bệnh của ông.
Tôi đề nghị đo điện tâm đồ. Chúng tôi cần phải tiên đoán có những đợt đau tim cấp nữa hay không. Sau nài nỉ, Mao cho phép đặt điện cực lên ngực ông. Chúng tôi nối nó với máy ghi được điều khiển bằng vô tuyến đặt ở phòng tiếp khách. Ba bác sĩ điện tim thay ca nhau theo dõi điện tâm đồ, sẵn sàng cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ.
Chúng tôi bây giờ đến lượt “chiến đấu” với những buổi chiếu phim liên miên. Tôi tin rằng, những buổi xem phim, có ngày hai buổi, như vậy không có lợi cho sức khỏe của Chủ tịch vốn dĩ đang ốm, không những ông phải ra khỏi giường mà còn nhiều cảnh bạo lực trong phim, như Nhật xâm lược gây xúc động ảnh hưởng nhịp tim. Những bộ phim khác như The Sound of Music, Love Story… không có vấn đề gây cấn, nhưng đi lại, xem quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến bệnh tim của ông.
Trương Ngọc Phượng muốn Mao xem phim. Tôi không biết lý do gì Giang Thanh lại không muốn Chủ tịch xem phim. Theo Giang Thanh, ánh sáng mạnh chiếu vào mắt Mao, vì thế ông hỏng mắt, không khí không trong lành nên ông ngạt thở. Bà đề nghị chồng ngừng xem phim.
Uông Đông Hưng ủng hộ xem phim, ngoài việc cho rằng phim tác động tốt đến Mao, ông ta còn muốn chống những gì Giang Thanh đề xuất. Uông yêu cầu chúng tôi, với tư cách bác sĩ, có lời khuyên bằng văn bản về việc xem phim. Chủ tịch bị đau ốm, ông nói, Chủ tịch cần phải giải trí. Có thật không thể cho phép ông ta xem phim được không?
Khi tôi báo cáo, theo quan điểm chung của bác sĩ, Mao cần phải nghỉ và phim ảnh làm cho bệnh ông nặng thêm, tim có thể biến chứng, Uông Đông Hưng khó chịu. Ngô Thế lo giữa tôi và Uông có thể bên bờ vực khủng hoảng, khuyên đừng có bao giờ gây khó chịu cho Uông, chúng tôi cần sự ủng hộ của ông. Các bác sĩ đầu hàng, thế là Mao và Trương Ngọc Phượng tiếp tục xem phim.
Mao vẫn không an tâm chuyện gì đó. Hễ nằm trên giường lâu một chút ông kêu nóng, người ta chuyển ông sang sofa, được một lúc lại đòi quay về giường. Giang Thanh đề nghị đóng một cái giường thứ hai, Mao có thể chuyển từ giường này sang giường kia hay ngược lại. Chúng tôi kê giường thứ 2, nhưng Mao quá yếu, không thể tự đi, phải cần vài người hỗ trợ. Còn tôi rất lo, ông có thể ngã và gãy tay hoặc chân lúc ấy càng rách việc.
Ngày 26-6-1976 Mao lại bồn chồn và cáu kỉnh hơn bình thường, hết chuyển giường này sang giường kia lại ngược lại rồi sang sofa. Tôi ngờ đây là dấu hiệu sắp xảy ra triệu chứng xấu hơn. Chiều đó chúng tôi cùng với Đào Hoàng Lý thuyết phục Trương Ngọc Phượng cố gắng giữ cho lãnh tụ được yên. Ông vẫn loạn nhịp tim, có dấu hiệu thiếu máu vành tim. Chúng tôi lo sợ cơn nhồi máu cơ tim lần thứ hai. Trương Ngọc Phượng không nghe lời, nói, Chủ tịch vẫn như mọi lần thôi.
– Chẳng có gì xảy ra cả – Cô ta nói một cách tự tin – Tôi không tin có điều gì ghê gớm xảy ra.
Lúc 7 giờ tối, Mao uống thuốc ngủ, nằm trên giường. Nhưng vẫn có một cái gì đó làm ông bồn chồn. Ông sang chiếc giường thứ hai, sau đó sang sofa. Sau mười phút ông lại quay về giường. Và tại thời điểm này chiếc máy đo theo dõi làm việc của tim hiện trên màn hình sau tường bên ghi nhận được những cơn nhồi máu cơ tim tiếp theo.
Đào Hoàng Lý và tôi chạy vội đến chỗ Mao. Lát sau Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng tới. Tất cả các bác sĩ cũng tập hợp. Cơn đau này nặng hơn 2 cơn đau trước, lan toả hầu hết các vùng tim. Chúng tôi làm việc đến bốn giờ sáng, khi áp huyết Mao cuối cùng ổn định. Chúng tôi lại đặt ống xông qua mũi, lần này Mao không rứt nó ra.
Chúng tôi tăng lượng nhân viên y tế trong mỗi một ca và lập bảng chế độ trực ban. Tám y tá, năm bác sĩ, kể cả một bác sĩ kiểm tra điện tim, thường xuyên bên cạnh phòng Mao. Bốn Uỷ viên Bộ chính trị chia thành hai ca. Hoa Quốc Phong và Trương Xuân Kiều trực từ trưa đến nửa đêm. Vương Hồng Văn và Uông Đông Hưng, từ nửa đêm đến trưa hôm sau. Tôi chịu trách nhiệm chung tất cả các ca trực, báo cáo các Uỷ viên Bộ chính trị tình hình sức khỏe của Chủ tịch trong ca trực 12 giờ trước đó.
Giang Thanh từ Điếu Ngư Đài về Trung Nam Hải, nghỉ tại Khu Xuân Liên, mới được sửa chữa và hiện đại hoá vào năm 1974. Nhưng không gánh vác việc chăm sóc người ốm, chỉ thỉnh thoảng đảo qua liếc nhìn ông chồng.
Trương Ngọc Phượng hay sai phái các y tá, luôn luôn để ý đến họ. Trương Diêu Tự ủng hộ Trương Ngọc Phượng. Tôi phản đối. Các y tá phải thực hiện các mệnh lệnh của bác sĩ, người không phận sự cấm không được can thiệp. Tôi thuyết phục Trương Diêu Tự không nên dung túng những thói can thiệp vô lý của Trương Ngọc Phượng. Y tá đưa thuốc cho Chủ tịch uống, bất cứ ai trái y lệnh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi thường xuyên cãi nhau với Trương Diêu Tự vì thói thích gí mũi vào chuyện chuyên môn của tôi. Ông ta buộc tôi tội không phục tùng “tổ chức” của ông. Có lần ông tuyên bố, chỉ vì sợ Chủ tịch, người ông sợ nhất, nên chưa tính sổ với tôi. Tôi cũng đốp lại, những quy định về an ninh, có hiệu lực trong thời gian mười năm, quy định cấm ông bắt tôi thi hành các mệnh lệnh của ông về y tế. Chúng tôi cãi nhau cho tới khi Mao chết. Tôi nghĩ, khi Chủ tịch chết, Trương Diêu Tự sẽ tìm cách trả thù.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Đào Hoàng Lý trực cùng tôi ngày 11-5-1976, khi Dư Dương Tú, cô y tá giàu kinh nghiệm, giỏi nhất của chúng tôi phóng đến, mặt hoảng hốt, thở hổn hển, báo tin, Chủ tịch đang vã mồ hôi, lên cơn khó thở cấp. Chúng tôi hối hả tới chỗ Mao, nghi ông lên cơn đau tim đột ngột. Trương Ngọc Phượng ngăn chúng tôi lại, nhưng không có thời giờ chờ cô ta cho phép.
Mao bất tỉnh nhưng chưa chết, không phản đối khi các bác sĩ bắt tay vào việc cấp cứu. Chúng tôi đo điện tim, hồi sức cấp cứu. Một cú điện thoại từ Trung Nam Hải gọi đến khu nhà H, nơi đội y tế ở, sẽ có một nhân viên y tế đến bổ xung. Mao lên cơn đau tim đột ngột do nhồi máu cơ tim, một phần nhỏ trong tâm thất bị hoại tử do thiếu oxygen, ông đã từng bị nhịp ngoại tâm thu và rối loạn nhịp tim. Các y tá Minh Thanh Nhung, Lý Liên Thi, báo cáo, cơn bệnh xuất hiện ngay sau khi Chủ tịch tiếp thủ tướng Lào, Kaysone Phomvihane, đúng lúc ông đang cãi vã với Trương Ngọc Phượng.
Người ta thông báo ngay cho Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều về tình trạng của Chủ tịch. Trong lúc họ trên đường tới tư dinh Mao, chúng tôi vẫn tiến hành cấp cứu. Tình trạng của Mao rất nguy kịch. Ba Uỷ viên Bộ chính trị thống nhất, Mao cần nghỉ ngơi hoàn toàn. Bộ ngoại giao thông báo cho các đại sứ quán Trung Quốc trên toàn thế giới biết, Mao sẽ không tiếp khách nước ngoài trong một thời gian.
Chúng tôi bực bội Trương Ngọc Phượng, việc cãi cọ của cô với Mao làm tăng bệnh tim. Hoa Quốc Phong nhắc nhở, Chủ tịch rất già, ốm đau, khuyên cô nên mềm mỏng, kiên nhẫn. Trương Ngọc Phượng vùng vằng, tức giận. Vương Hồng Văn cố động viên, nói:
– Cô Tiểu Trương ơi, làm ơn chăm sóc tốt Chủ tịch, chúng tôi sẽ cám ơn cô nhiều.
Theo quyết định của Hoa Quốc Phong, bốn Uỷ viên Bộ chính trị – Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng và ông – phải có mặt thường xuyên chỉ đạo nhóm bác sĩ. Họ ra lệnh cho chúng tôi thông báo cho Hoa Quốc Phong trong bất kỳ trường hợp diễn biến nguy kịch nào. Trương Xuân Kiều đề nghị không chuyển cho Mao các văn kiện của Bộ chính trị. Dù rằng sức khoẻ đã yếu đi, Mao vẫn nhận và xem qua tất cả các đề án giải quyết, người ta cần sự đồng thuận của ông. Hoa Quốc Phong và Vương Hồng Văn đồng ý ngừng chuyển tài liệu. Chủ tịch cần yên tĩnh, nghỉ ngơi hoàn toàn. Lần đầu tiên Mao mất quyền kiểm soát đối với Bộ chính trị. Quyền lực của ông giảm đi. Phái Giang Thanh chiếm ưu thế.
Chúng tôi đã chặn đứng cơn nguy kịch, nhưng tình trạng sức khỏe vẫn tiếp tục xấu. Chứng loạn nhịp tim vẫn còn, lượng nước tiểu giảm, chỉ còn nửa lít một ngày. Chứng liệt các cơ vùng họng phát triển đến mức hầu như ông không thể nuốt được nữa. Người ta tiếp tục nuôi ông bằng nước thịt bò và gà hầm, nhưng số lượng vào dạ dày giảm đi rất nhiều.
Ngày 15-3-1976, nhóm bác sĩ được triệu tập họp khẩn cấp của Ban thường vụ Bộ chính trị, chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc điều trị. Chúng tôi đề xuất, do Mao không nhận đủ nước và dinh dưỡng tình trạng rất nguy hiểm, đề nghị cho ăn qua đường mũi.
Vương Hồng Văn hỏi, liệu Mao có thể truyền dung dịch glucose được không. Truyền dung dịch có thể được, nhưng đưa một lượng nước cần thiết, sẽ gây tim làm việc quá tải. Trương Xuân Kiều nhắc, không ai có thể ép Mao đút ống nuôi dưỡng qua đường mũi, cần phải thuyết phục để ông đồng ý. Người duy nhất có thể thuyết phục, Trương Ngọc Phượng. Bộ chính trị cho gọi cô ta đến họp, Hoa Quốc Phong muốn cô lắng nghe ý kiến bác sĩ sau đó thuyết phục Chủ tịch.
Trương Ngọc Phượng từ chối họp, lý do, rất bận chăm sóc Chủ tịch, hơn nữa cô không phải bác sĩ. Các Uỷ viên Bộ chính trị lúng túng, không biết giải quyết ra sao. Cuối cùng Vương Hồng Văn hứa nói chuyện với cô ta.
Cuối cuộc họp, Hoa Quốc Phong muốn xem việc nuôi qua đường mũi và đề nghị giải thích thiết bị của nó. Ông nghĩ rằng nếu bốn Uỷ viên Bộ chính trị, lo về sức khoẻ Mao, thử áp dụng vào chính bản thân mình, họ sẽ dễ khuyên Chủ tịch sử dụng chúng. Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng và Trương Xuân Kiều quyết định đến ngày hôm sau sẽ thử. Tất cả mọi người Nhóm Một cũng phải thử đút ống cho chính bản thân, để sau đó thuyết phục Mao.
Cuộc họp vừa giải tán, Vương Hồng Văn tìm tôi. Ông tìm được một thuốc mới cho Mao – ngọc trai biển. Vương Hồng Văn có đem theo vài viên ngọc trai biển cực kỳ quý hiếm từ Thượng Hải, muốn tôi dùng thử cho Mao.
Tôi đờ người ra. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm mổ đục thủy tinh thể trên các bệnh nhân khác, để xác định phương pháp điều trị nào được dùng cho Mao, chứ không thể lấy Chủ tịch làm vật thí nghiệm. Tôi đề nghị tổ chức hợp hai nhóm Thượng Hải và Bắc kinh, làm thí nghiệm kiểm tra tác dụng tốt xấu của ngọc trai. Uông Đông Hưng chỉ trích tôi không tin Vương Hồng Văn, phó chủ tịch đảng. Nhưng tôi không tiến hành thử nghiệm, nên Mao cũng không điều trị bằng ngọc trai.
Trong số bốn Uỷ viên Bộ chính trị đồng ý thử ống truyền thức ăn qua mũi, chỉ có mỗi Hoa Quốc Phong làm. Uông Đông Hưng từng dùng nó khi điều trị chảy máu dạ dày. Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều lấy lý do đang bận họp.
Hoa Quốc Phong thấy khó chịu một chút, hơi buồn nôn khi đưa ống xông qua lỗ mũi và qua họng, nhưng không đau. Hoa sẽ mô tả cảm giác với Chủ tịch. Trương Ngọc Phượng, người duy nhất trong Nhóm Một không cho thử ống xông vào bản thân. “Tôi không phải bệnh nhân – Cô ta nói – cớ gì mà tôi phải tham gia việc này. Nó chẳng giúp gì được tôi cả? Ngoài ra, thậm chí tôi đồng ý, Chủ tịch vẫn có thể từ chối cơ mà”.
Trương Ngọc Phượng té ra nói đúng. Mao không đồng ý. Ông không cho phép khám bệnh, chỉ đồng ý cho đo nhịp tim thôi.
Đêm 30-5-1976, Mao bỗng nhiên vã mồ hôi như tắm, bất tỉnh nhân sự. Các bác sĩ được gọi đến khẩn cấp, chúng tôi dùng ống xông đưa qua mũi. Nhưng trước khi chúng tôi kịp bắt đầu ghi điện tim, Mao tỉnh lại, tức thời dứt ống ra. Một bác sĩ ngăn ông, Mao giơ nắm đấm, sau đó ra lệnh tất cả ra khỏi buồng.
Tôi ở lại, vẫn không hiểu vì sao ông ngất. Tôi cho rằng có thể đường huyết trong máu giảm do thiếu dinh dưỡng hay tái phát nhồi máu cơ tim. Tôi muốn xét nghiệm máu, ông đồng ý cho lấy máu ở vành tai vài giọt, số lượng không đủ để làm sinh hoá kiểm tra toàn bộ, chỉ đủ định lượng đường trong máu. Đường huyết quá thấp, nhưng kết quả này chỉ giúp được đôi chút về tình hình bệnh của ông.
Tôi đề nghị đo điện tâm đồ. Chúng tôi cần phải tiên đoán có những đợt đau tim cấp nữa hay không. Sau nài nỉ, Mao cho phép đặt điện cực lên ngực ông. Chúng tôi nối nó với máy ghi được điều khiển bằng vô tuyến đặt ở phòng tiếp khách. Ba bác sĩ điện tim thay ca nhau theo dõi điện tâm đồ, sẵn sàng cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ.
Chúng tôi bây giờ đến lượt “chiến đấu” với những buổi chiếu phim liên miên. Tôi tin rằng, những buổi xem phim, có ngày hai buổi, như vậy không có lợi cho sức khỏe của Chủ tịch vốn dĩ đang ốm, không những ông phải ra khỏi giường mà còn nhiều cảnh bạo lực trong phim, như Nhật xâm lược gây xúc động ảnh hưởng nhịp tim. Những bộ phim khác như The Sound of Music, Love Story… không có vấn đề gây cấn, nhưng đi lại, xem quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến bệnh tim của ông.
Trương Ngọc Phượng muốn Mao xem phim. Tôi không biết lý do gì Giang Thanh lại không muốn Chủ tịch xem phim. Theo Giang Thanh, ánh sáng mạnh chiếu vào mắt Mao, vì thế ông hỏng mắt, không khí không trong lành nên ông ngạt thở. Bà đề nghị chồng ngừng xem phim.
Uông Đông Hưng ủng hộ xem phim, ngoài việc cho rằng phim tác động tốt đến Mao, ông ta còn muốn chống những gì Giang Thanh đề xuất. Uông yêu cầu chúng tôi, với tư cách bác sĩ, có lời khuyên bằng văn bản về việc xem phim. Chủ tịch bị đau ốm, ông nói, Chủ tịch cần phải giải trí. Có thật không thể cho phép ông ta xem phim được không?
Khi tôi báo cáo, theo quan điểm chung của bác sĩ, Mao cần phải nghỉ và phim ảnh làm cho bệnh ông nặng thêm, tim có thể biến chứng, Uông Đông Hưng khó chịu. Ngô Thế lo giữa tôi và Uông có thể bên bờ vực khủng hoảng, khuyên đừng có bao giờ gây khó chịu cho Uông, chúng tôi cần sự ủng hộ của ông. Các bác sĩ đầu hàng, thế là Mao và Trương Ngọc Phượng tiếp tục xem phim.
Mao vẫn không an tâm chuyện gì đó. Hễ nằm trên giường lâu một chút ông kêu nóng, người ta chuyển ông sang sofa, được một lúc lại đòi quay về giường. Giang Thanh đề nghị đóng một cái giường thứ hai, Mao có thể chuyển từ giường này sang giường kia hay ngược lại. Chúng tôi kê giường thứ 2, nhưng Mao quá yếu, không thể tự đi, phải cần vài người hỗ trợ. Còn tôi rất lo, ông có thể ngã và gãy tay hoặc chân lúc ấy càng rách việc.
Ngày 26-6-1976 Mao lại bồn chồn và cáu kỉnh hơn bình thường, hết chuyển giường này sang giường kia lại ngược lại rồi sang sofa. Tôi ngờ đây là dấu hiệu sắp xảy ra triệu chứng xấu hơn. Chiều đó chúng tôi cùng với Đào Hoàng Lý thuyết phục Trương Ngọc Phượng cố gắng giữ cho lãnh tụ được yên. Ông vẫn loạn nhịp tim, có dấu hiệu thiếu máu vành tim. Chúng tôi lo sợ cơn nhồi máu cơ tim lần thứ hai. Trương Ngọc Phượng không nghe lời, nói, Chủ tịch vẫn như mọi lần thôi.
– Chẳng có gì xảy ra cả – Cô ta nói một cách tự tin – Tôi không tin có điều gì ghê gớm xảy ra.
Lúc 7 giờ tối, Mao uống thuốc ngủ, nằm trên giường. Nhưng vẫn có một cái gì đó làm ông bồn chồn. Ông sang chiếc giường thứ hai, sau đó sang sofa. Sau mười phút ông lại quay về giường. Và tại thời điểm này chiếc máy đo theo dõi làm việc của tim hiện trên màn hình sau tường bên ghi nhận được những cơn nhồi máu cơ tim tiếp theo.
Đào Hoàng Lý và tôi chạy vội đến chỗ Mao. Lát sau Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng tới. Tất cả các bác sĩ cũng tập hợp. Cơn đau này nặng hơn 2 cơn đau trước, lan toả hầu hết các vùng tim. Chúng tôi làm việc đến bốn giờ sáng, khi áp huyết Mao cuối cùng ổn định. Chúng tôi lại đặt ống xông qua mũi, lần này Mao không rứt nó ra.
Chúng tôi tăng lượng nhân viên y tế trong mỗi một ca và lập bảng chế độ trực ban. Tám y tá, năm bác sĩ, kể cả một bác sĩ kiểm tra điện tim, thường xuyên bên cạnh phòng Mao. Bốn Uỷ viên Bộ chính trị chia thành hai ca. Hoa Quốc Phong và Trương Xuân Kiều trực từ trưa đến nửa đêm. Vương Hồng Văn và Uông Đông Hưng, từ nửa đêm đến trưa hôm sau. Tôi chịu trách nhiệm chung tất cả các ca trực, báo cáo các Uỷ viên Bộ chính trị tình hình sức khỏe của Chủ tịch trong ca trực 12 giờ trước đó.
Giang Thanh từ Điếu Ngư Đài về Trung Nam Hải, nghỉ tại Khu Xuân Liên, mới được sửa chữa và hiện đại hoá vào năm 1974. Nhưng không gánh vác việc chăm sóc người ốm, chỉ thỉnh thoảng đảo qua liếc nhìn ông chồng.
Trương Ngọc Phượng hay sai phái các y tá, luôn luôn để ý đến họ. Trương Diêu Tự ủng hộ Trương Ngọc Phượng. Tôi phản đối. Các y tá phải thực hiện các mệnh lệnh của bác sĩ, người không phận sự cấm không được can thiệp. Tôi thuyết phục Trương Diêu Tự không nên dung túng những thói can thiệp vô lý của Trương Ngọc Phượng. Y tá đưa thuốc cho Chủ tịch uống, bất cứ ai trái y lệnh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi thường xuyên cãi nhau với Trương Diêu Tự vì thói thích gí mũi vào chuyện chuyên môn của tôi. Ông ta buộc tôi tội không phục tùng “tổ chức” của ông. Có lần ông tuyên bố, chỉ vì sợ Chủ tịch, người ông sợ nhất, nên chưa tính sổ với tôi. Tôi cũng đốp lại, những quy định về an ninh, có hiệu lực trong thời gian mười năm, quy định cấm ông bắt tôi thi hành các mệnh lệnh của ông về y tế. Chúng tôi cãi nhau cho tới khi Mao chết. Tôi nghĩ, khi Chủ tịch chết, Trương Diêu Tự sẽ tìm cách trả thù.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Đời tư Mao Trạch Đông: Phần IV. 1965-1976 – Chương 91
Posted: 04/01/2013 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh, Lý Chí Thỏa, Nguyễn HọcTags: Mao Trạch Đông
Lý Chí Thỏa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90], [91]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Ngày 17-6-1976, Hoa Quốc Phong triệu tập đội cấp cứu tới họp với Bộ chính trị, tiến hành ngay trong buồng khách bể bơi cũ. Trải qua ba tuần lễ sau cơn nhồi máu cơ tim lần thứ hai ở Mao, trạng thái sức khoẻ ông được ổn định, nhưng tính mạng vẫn bị đe doạ. Bệnh viêm phổi chưa hết, chức năng bài tiết của thận rất kém, khả năng nhồi máu cơ tim tái phát rất cao. Thay mặt đội cấp cứu, tôi báo cáo tỉ mỉ tình trạng bệnh tật của Chủ tịch với Bộ chính trị, nhấn mạnh, khó tiên lượng tình hình diễn biến tiếp theo.
Khi chúng tôi kết thúc báo cáo, Giang Thanh vặn, làm thế nào biết Mao đã bị hai lần nhồi máu cơ tim, và có thể bị nữa. Bà ta buộc tội chúng tôi thổi phồng sự nghiêm trọng của bệnh tật để lẩn trốn trách nhiệm non nớt tay nghề trong điều trị cho ông. Giang chỉ xác nhận, Mao bị viêm phế quản, phổi không viêm, còn thận càng chưa bao giờ bị bệnh. Giang phát biểu:
– Các anh chỉ được cái đưa ra những điều khủng khiếp, hù doạ người khác. Tôi nghĩ, các anh chưa chịu cải tạo đúng mức. Trong xã hội tư sản, bác sĩ là ông chủ, y tá là đầy tớ. Chính vì thế Mao chủ tịch thường dạy, chỉ có thể tin 1/3 những gì mà bác sĩ nói ra.
Đội cấp cứu choáng váng, y tá cúi đầu, xấu hổ.
Hoa Quốc Phong phát biểu bênh chúng tôi, nhấn mạnh, các bác sĩ đã làm việc rất tích cực, cố gắng hết sức mình. Ông, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều túc trực theo ca kíp suốt ngày đêm, theo dõi công việc cấp cứu. Ông hiểu những gì chúng tôi đã làm và hài lòng sau ba tuần trôi qua, chưa thấy cơn nguy kịch tiếp theo. Hoa Quốc Phong muốn chúng tôi cố gắng gấp đôi, sẵn sàng hồi sức cấp cứu trong bất kể tình huống nào. Hoa Quốc Phong nói:
– Chúng tôi không rành về y học, vì thế chúng tôi yêu cầu các đồng chí điều trị Chủ tịch bằng các cách tốt nhất. Trung ương đảng cám ơn các đồng chí.
Chúng tôi cám ơn Hoa Quốc Phong về sự ủng hộ. Cả đội cấp cứu rất lo chuyện Giang Thanh buộc tội. Giang phát biểu, chúng tôi cải tạo chưa tốt, tác phong làm việc của bác sĩ như tác phong giai cấp tư sản, ngầm chỉ chúng tôi thuộc bọn phản cách mạng, như vậy, chúng tôi sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Đội cấp cứu giải thích thế nào Giang cũng bỏ ngoài tai. Cái giá phải trả quá lớn của các bác sĩ phục vụ Stalin đang ám ảnh trong đầu chúng tôi.
Sau cuộc họp, Uông Đông Hưng trong phiên thường trực, tôi lo ngại trao đổi với ông chuyện Giang Thanh. Ông cũng lo.
– Giang Thanh ngày càng trở nên vênh váo hơn – Uông nói – Bà ta thường xuyên phê bình ai đó trong cuộc họp Bộ chính trị. Đầu tháng trước, trong cuộc họp Quốc vụ viện, Giang Thanh tấn công Hoa Quốc Phong. Ông cũng không chống đỡ được đòn của bà ta. Uông Đông Hưng muốn biết liệu tôi có đề cập tới việc loại bỏ Giang Thanh ngay từ bây giờ trong khi Mao đang ốm hay không.
Tôi thận trọng. Mao tuy ốm, nhưng vẫn còn sống, còn sắc khí, vẫn tỉnh táo. Dù mù mắt trái, ông còn nhìn rõ bằng mắt phải. Không có việc quan trọng to nhỏ gì qua khỏi mắt ông. Không thể loại bỏ Giang Thanh nếu thiếu sự đồng ý của ông. Ông ta chưa lần nào đề cập tới điều này. Mao chắc chắn không muốn thanh trừng vợ ông.
– Hãy chờ đến khi Mao chết – Tôi nói với Uông.
– Nhưng sau khi Chủ tịch chết sẽ rất khó – Uông trả lời.
– Không hẳn thế đâu…
Uông bảo, ông và Hoa Quốc Phong đã bàn đến tình huống bắt giam vợ Chủ tịch. Hoa Quốc Phong không tin tìm được cơ hội sơ hở của Giang, nếu Giang Thanh chạy mất, phe cánh mụ sẽ náo loạn, đối phó vất vả hơn. Uông Đông Hưng kể, ông hứa với Hoa Quốc Phong dù có phải đi đến cùng trời cuối đất, cũng phải loại bỏ Giang Thanh bằng được.
Vương Hồng Văn đến, nhưng chúng tôi đã kết thúc cuộc nói chuyện. Tôi báo báo về sức khoẻ của Chủ tịch cho Vương và đi ra.
Vài ngày sau, sức khỏe Mao khá lên đôi chút. Do thuốc và dinh dưỡng đưa qua ống xông vào thẳng dạ dày, đã đem lại một số kết quả, sức ông khá hơn, tim đập khỏe hơn.
Đêm 27 rạng 28-6-1976, tôi bị giữ lại ở phòng khách muộn hơn thường lệ vì phải báo cáo tóm tắt cho Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng trực ca đêm. Quay về đến chỗ ở khu nhà H, đã gần ba giờ sáng. Thông thường tôi ngủ trong phòng bé tí ngay sát buồng của Mao, bây giờ mệt lử cò bợ, tôi nằm vật xuống đánh một giấc.
Một tiếng động rất mạnh đánh thức tôi dậy. Tất cả toà nhà chao đảo. Sau của kính, bầu trời đỏ rực. Một trận động đất. Các bác sĩ và y tá chạy vào gọi tôi. Nhưng tôi mệt lử, vẫn nằm trên giường. Điện thoại réo. Uông Đông Hưng thét từ đầu giây bên kia:
– Nhanh lên! Trận động đất lớn lắm. Vì sao đồng chí còn nằm trong nhà hả?
Tôi gọi một nhân viên y tế và vội vã chạy đến phòng Mao.
Khi bắt đầu động đất, Dư Dương Tú, Minh Thanh Nhung, Lý Liên Thi và Trương Ngọc Phượng đang ở chỗ Mao. Giường của ông bị xê dịch. Toà nhà bị chấn động, nứt vỡ hở cả sắt trên trần. Một phần bê tông bị rời ra, treo lơ lửng đe doạ bất cứ lúc nào cũng có thể rơi. Trận động đất đánh thức Mao dậy, nghe thấy tiếng động ầm ầm, ông biết động đất đã sảy ra.
Cần chuyển Mao đến nơi an toàn nhất. Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn cùng nhau bàn định cố chọn nơi an toàn. Vương Hồng Văn đề nghị, cái trại nằm trong vườn Hồng ngoại ô phía tây Bắc kinh, được Chu Ân Lai xây cho Mao đầu năm 1972. Nhưng Mao không thích chỗ ấy. Uông Đông Hưng khuyên về toà nhà 202, xây theo tiêu chuẩn chống động đất. Từ bể bơi nó nối với hành lang. Mao đồng ý sự lựa chọn của chúng tôi. Đưa ông lên chiếc giường bệnh viện có bánh xe, chúng tôi đẩy giường theo hành lang đến chỗ mới, thiết bị chuyển theo sau.
Chỗ mới quả là chắc chắn, rộng rãi hơn chỗ cũ, chúng tôi dễ dàng sắp đặt mọi thiết bị cấp cứu trong phòng. Các bác sĩ làm việc ở đây được dễ dàng hơn nhiều.
Trận động đất thứ hai xảy ra vào buổi tối, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Nhưng khu nhà 202 vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng gì..
Bác sĩ làm việc suốt ngày đêm, sức khoẻ Mao được ổn định, nhưng vẫn nặng. Sau dư chấn, Trương Ngọc Phượng quay lại chiếu phim. Mao quá ốm không thể ra xem được, nhưng Vương Hồng Văn bê một máy chiếu phim, một TV màn ảnh rộng nhập từ Hong Kong. Người ta hứa, ngày sẽ chiếu hai buổi, nhưng khi nào Chủ tịch lại sức. Trương Diêu Tự, Trương Ngọc Phượng và một vài nhân viên Nhóm Một mất tăm khi chúng tôi cần giúp. Khi Giang Thanh đi qua ngó ông chồng, họ vội vàng giấu thiết bị máy chiếu. Chuyện chiếu phim gây cho đội cấp cứu một ấn tượng xấu, trong thời gian nhóm bác sĩ làm việc kiệt sức, cô nhân viên của Chủ tịch vẫn thảnh thơi. Điều này ảnh hưởng xấu tới tâm lý các bác sĩ, tôi gặp Uông Đông Hưng phản ảnh.
– Họ xem phim – Uông không quan tâm – Các đồng chí, những thày thuốc, hãy cứ điều trị cho người bệnh, quan tâm đến chuyện khác làm gì. Xem phim có gì sai trái đâu?
Nhưng việc xem phim lại cản trở công việc của chúng tôi. Một lần khán giả còn rút cả ổ cắm của máy tiếp dinh dưỡng rồi cắm phích máy chiếu vào. Đáp lại sự phàn nàn của chúng tôi, Trương Diêu Tự trả lời, các bác sĩ còn có việc phải làm, Nhóm Một – thì không, dỗi dãi biết làm gì. Trương Diêu Tự thậm chí giao cả chuông để khi cần thiết, rung chuông gọi họ tới giúp.
Lại thêm một nguồn gây rắc rối. Giang Thanh vẫn chưa buông tha Đặng Tiểu Bình, muốn mang cho Mao những tài liệu liên quan tới sự bất đồng với ông. Vì Chủ tịch khó đọc, Giang yêu cầu bác sĩ trực nhật phải chép lại lên giấy chữ to. Khi tôi phản đối, nói các bác sĩ có nhiều việc phải làm, bà ta cay nghiệt bảo:
– Đồng chí để ông ấy đọc báo cáo của tôi, Chủ tịch sẽ khoẻ lên ngay ấy mà.
Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng cố khuyên Giang Thanh đừng mang thêm các tài liệu khác đến nữa, nhưng Giang phớt lờ ý kiến.
Giang Thanh e sợ có thể cũng mắc căn bệnh giống như ở Mao. Bà muốn nhóm bác sĩ khám bà thường xuyên hơn. Tôi muốn từ chối vì đội cấp cứu quá nhiều việc, e không kham nổi, nhưng Uông và Trương Diêu Tự ủng hộ ý kiến Giang Thanh.
Giang Thanh hoàn toàn khoẻ mạnh. Uông Đông Hưng ngờ rằng yêu cầu của bà ta là một mánh khóe. Giang Thanh mơ ước sau khi Mao qua đời, sẽ có một nhóm bác sĩ riêng cho mình, muốn tìm hiểu ai trong số các bác sĩ giỏi nhất sẽ lựa chọn.
Ngày 28-8-1976, chuẩn bị chuyến đi thăm cầu Đại Hải, Giang Thanh yêu cầu cấp cho bà một hai bác sĩ tháp tùng lấy trong nhóm bác sĩ của Mao. Bà cho rằng đám bác sĩ của Chủ tịch là quá nhiều.
Giang Thanh bỏ ý định chỉ khi tôi nói rằng mỗi một bác sĩ thực hiện một vai trò nhất định việc thay thế họ là không thể được.
Mao lại có vấn đề đáng lo ngại. Ông chỉ thở được bình thường khi nằm nghiêng bên trái, chân tay run rẩy liên tục, rối loạn nhịp tim tăng lên.
Chúng tôi thay đổi thuốc, cách điều trị, tình hình khá lên đôi chút, nhưng sức khoẻ nói chung rất nguy kịch.
Năm giờ sáng ngày 2-9-1976, Mao lại lên cơn nhồi máu cơ tim, lần này nghiêm trọng hơn hai lần trước. Đội cấp cứu hồi sức hối hả làm việc. X-quang cho thấy viêm phổi tăng lên, lượng nước tiểu giảm xuống 300 phân khối một ngày. Dự trữ sinh lực cạn kiệt.
Vài lần hồi tỉnh, Mao hỏi liệu tính mạng của ông có nguy hiểm lắm không. Ông đang nằm giữa ranh giới sống và chết, nhưng tôi làm ông tin sẽ hồi phục sức khỏe. Trách nhiệm tôi buộc phải nói dối. Không một ai dám nói Chủ tịch sẽ qua đời bất cứ lúc nào.
Ba ngày sau, ngày 5-9-1976, sức khoẻ Mao vẫn nguy kịch. Hoa Quốc Phong gọi Giang Thanh đang đi công cán quay về. Bà ta vào toà nhà 202 vài phút, bỏ đi, không thèm hỏi một cầu về tình hình sức khỏe của chồng, rồi kêu mệt trở về khu Xuân Liên. Các bác sĩ không thể chịu được với con người nhẫn tâm như thế. Uông Đông Hưng đã tìm ra lời giải thích thoả đáng. Mao là vật cản cuối cùng trên đường Giang Thanh đi tới quyền lực tuyệt đối. Bà nóng lòng chờ cái chết của ông.
Chiều ngày 7-9-1976, sức khỏe Mao suy sụp hoàn toàn. Mao có thể chết bất cứ lúc nào. Giang Thanh nghe tin vội đến khu nhà 202. Mao vừa chợp mắt, cần nghỉ, nhưng Giang muốn dựng ông dậy, xoa bóp lưng, tứ chi cho ông bằng thứ bột nào đấy. Tôi không đồng ý, cố giải thích, Chủ tịch vừa mới chợp mắt, không được đánh thức, bụi của thứ bột trắng kia có thể ảnh hưởng tới phổi Chủ tịch. Nhưng Giang ra lệnh cho y tá trực thực hiện lời Giang dặn. Sau đó gặp gỡ từng người trong đội cấp cứu bắt tay, bảo:
– Bây giờ các đồng chí sung sướng nhé!
Mãi sau này tôi mới hiểu ý ngầm câu nói của Giang Thanh. Chúng tôi hẳn là sướng, vì Mao chẳng mấy chốc sẽ chết, Giang sẽ nắm quyền lực.
Giang Thanh quay trở lại cũng ngay chiều hôm đó để lấy các tài liệu bà chuyển cho ông từ mấy hôm trước. Chúng tôi bận rộn về Chủ tịch đến nỗi không ai có thể giúp bà tìm kiếm. Bà tức giận, có ai đó đã ăn cắp tài liệu.
Sáng hôm sau, 8 tháng 9, Giang Thanh lại đến. Bà nói chúng tôi cần phải thay đổi tư thế nằm của Mao, vì ông nằm khá lâu phía trái. Bác sĩ trực ban nói rằng Mao chỉ có thể thở trong tư thế như vậy, nhưng bà ta vẫn bắt đảo chiều người ông. Mao ngừng thở, mặt ông tái xanh. Giang Thanh rời khỏi phòng, còn chúng tôi kéo vội máy tim phổi nhân tạo và đo điện tim.
Chủ tịch đã tỉnh lại. Hoa Quốc Phong yêu cầu Giang Thanh không quấy rầy công việc của bác sĩ nữa.
Nhưng điều này không còn cần thiết.
Lúc 0.10 ngày 9-9-1976, trái tim Mao ngừng đập. Điện tâm đồ chỉ đường thẳng tắp.
Chủ tịch qua đời.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90], [91]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Ngày 17-6-1976, Hoa Quốc Phong triệu tập đội cấp cứu tới họp với Bộ chính trị, tiến hành ngay trong buồng khách bể bơi cũ. Trải qua ba tuần lễ sau cơn nhồi máu cơ tim lần thứ hai ở Mao, trạng thái sức khoẻ ông được ổn định, nhưng tính mạng vẫn bị đe doạ. Bệnh viêm phổi chưa hết, chức năng bài tiết của thận rất kém, khả năng nhồi máu cơ tim tái phát rất cao. Thay mặt đội cấp cứu, tôi báo cáo tỉ mỉ tình trạng bệnh tật của Chủ tịch với Bộ chính trị, nhấn mạnh, khó tiên lượng tình hình diễn biến tiếp theo.
Khi chúng tôi kết thúc báo cáo, Giang Thanh vặn, làm thế nào biết Mao đã bị hai lần nhồi máu cơ tim, và có thể bị nữa. Bà ta buộc tội chúng tôi thổi phồng sự nghiêm trọng của bệnh tật để lẩn trốn trách nhiệm non nớt tay nghề trong điều trị cho ông. Giang chỉ xác nhận, Mao bị viêm phế quản, phổi không viêm, còn thận càng chưa bao giờ bị bệnh. Giang phát biểu:
– Các anh chỉ được cái đưa ra những điều khủng khiếp, hù doạ người khác. Tôi nghĩ, các anh chưa chịu cải tạo đúng mức. Trong xã hội tư sản, bác sĩ là ông chủ, y tá là đầy tớ. Chính vì thế Mao chủ tịch thường dạy, chỉ có thể tin 1/3 những gì mà bác sĩ nói ra.
Đội cấp cứu choáng váng, y tá cúi đầu, xấu hổ.
Hoa Quốc Phong phát biểu bênh chúng tôi, nhấn mạnh, các bác sĩ đã làm việc rất tích cực, cố gắng hết sức mình. Ông, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều túc trực theo ca kíp suốt ngày đêm, theo dõi công việc cấp cứu. Ông hiểu những gì chúng tôi đã làm và hài lòng sau ba tuần trôi qua, chưa thấy cơn nguy kịch tiếp theo. Hoa Quốc Phong muốn chúng tôi cố gắng gấp đôi, sẵn sàng hồi sức cấp cứu trong bất kể tình huống nào. Hoa Quốc Phong nói:
– Chúng tôi không rành về y học, vì thế chúng tôi yêu cầu các đồng chí điều trị Chủ tịch bằng các cách tốt nhất. Trung ương đảng cám ơn các đồng chí.
Chúng tôi cám ơn Hoa Quốc Phong về sự ủng hộ. Cả đội cấp cứu rất lo chuyện Giang Thanh buộc tội. Giang phát biểu, chúng tôi cải tạo chưa tốt, tác phong làm việc của bác sĩ như tác phong giai cấp tư sản, ngầm chỉ chúng tôi thuộc bọn phản cách mạng, như vậy, chúng tôi sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Đội cấp cứu giải thích thế nào Giang cũng bỏ ngoài tai. Cái giá phải trả quá lớn của các bác sĩ phục vụ Stalin đang ám ảnh trong đầu chúng tôi.
Sau cuộc họp, Uông Đông Hưng trong phiên thường trực, tôi lo ngại trao đổi với ông chuyện Giang Thanh. Ông cũng lo.
– Giang Thanh ngày càng trở nên vênh váo hơn – Uông nói – Bà ta thường xuyên phê bình ai đó trong cuộc họp Bộ chính trị. Đầu tháng trước, trong cuộc họp Quốc vụ viện, Giang Thanh tấn công Hoa Quốc Phong. Ông cũng không chống đỡ được đòn của bà ta. Uông Đông Hưng muốn biết liệu tôi có đề cập tới việc loại bỏ Giang Thanh ngay từ bây giờ trong khi Mao đang ốm hay không.
Tôi thận trọng. Mao tuy ốm, nhưng vẫn còn sống, còn sắc khí, vẫn tỉnh táo. Dù mù mắt trái, ông còn nhìn rõ bằng mắt phải. Không có việc quan trọng to nhỏ gì qua khỏi mắt ông. Không thể loại bỏ Giang Thanh nếu thiếu sự đồng ý của ông. Ông ta chưa lần nào đề cập tới điều này. Mao chắc chắn không muốn thanh trừng vợ ông.
– Hãy chờ đến khi Mao chết – Tôi nói với Uông.
– Nhưng sau khi Chủ tịch chết sẽ rất khó – Uông trả lời.
– Không hẳn thế đâu…
Uông bảo, ông và Hoa Quốc Phong đã bàn đến tình huống bắt giam vợ Chủ tịch. Hoa Quốc Phong không tin tìm được cơ hội sơ hở của Giang, nếu Giang Thanh chạy mất, phe cánh mụ sẽ náo loạn, đối phó vất vả hơn. Uông Đông Hưng kể, ông hứa với Hoa Quốc Phong dù có phải đi đến cùng trời cuối đất, cũng phải loại bỏ Giang Thanh bằng được.
Vương Hồng Văn đến, nhưng chúng tôi đã kết thúc cuộc nói chuyện. Tôi báo báo về sức khoẻ của Chủ tịch cho Vương và đi ra.
Vài ngày sau, sức khỏe Mao khá lên đôi chút. Do thuốc và dinh dưỡng đưa qua ống xông vào thẳng dạ dày, đã đem lại một số kết quả, sức ông khá hơn, tim đập khỏe hơn.
Đêm 27 rạng 28-6-1976, tôi bị giữ lại ở phòng khách muộn hơn thường lệ vì phải báo cáo tóm tắt cho Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng trực ca đêm. Quay về đến chỗ ở khu nhà H, đã gần ba giờ sáng. Thông thường tôi ngủ trong phòng bé tí ngay sát buồng của Mao, bây giờ mệt lử cò bợ, tôi nằm vật xuống đánh một giấc.
Một tiếng động rất mạnh đánh thức tôi dậy. Tất cả toà nhà chao đảo. Sau của kính, bầu trời đỏ rực. Một trận động đất. Các bác sĩ và y tá chạy vào gọi tôi. Nhưng tôi mệt lử, vẫn nằm trên giường. Điện thoại réo. Uông Đông Hưng thét từ đầu giây bên kia:
– Nhanh lên! Trận động đất lớn lắm. Vì sao đồng chí còn nằm trong nhà hả?
Tôi gọi một nhân viên y tế và vội vã chạy đến phòng Mao.
Khi bắt đầu động đất, Dư Dương Tú, Minh Thanh Nhung, Lý Liên Thi và Trương Ngọc Phượng đang ở chỗ Mao. Giường của ông bị xê dịch. Toà nhà bị chấn động, nứt vỡ hở cả sắt trên trần. Một phần bê tông bị rời ra, treo lơ lửng đe doạ bất cứ lúc nào cũng có thể rơi. Trận động đất đánh thức Mao dậy, nghe thấy tiếng động ầm ầm, ông biết động đất đã sảy ra.
Cần chuyển Mao đến nơi an toàn nhất. Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn cùng nhau bàn định cố chọn nơi an toàn. Vương Hồng Văn đề nghị, cái trại nằm trong vườn Hồng ngoại ô phía tây Bắc kinh, được Chu Ân Lai xây cho Mao đầu năm 1972. Nhưng Mao không thích chỗ ấy. Uông Đông Hưng khuyên về toà nhà 202, xây theo tiêu chuẩn chống động đất. Từ bể bơi nó nối với hành lang. Mao đồng ý sự lựa chọn của chúng tôi. Đưa ông lên chiếc giường bệnh viện có bánh xe, chúng tôi đẩy giường theo hành lang đến chỗ mới, thiết bị chuyển theo sau.
Chỗ mới quả là chắc chắn, rộng rãi hơn chỗ cũ, chúng tôi dễ dàng sắp đặt mọi thiết bị cấp cứu trong phòng. Các bác sĩ làm việc ở đây được dễ dàng hơn nhiều.
Trận động đất thứ hai xảy ra vào buổi tối, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Nhưng khu nhà 202 vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng gì..
Bác sĩ làm việc suốt ngày đêm, sức khoẻ Mao được ổn định, nhưng vẫn nặng. Sau dư chấn, Trương Ngọc Phượng quay lại chiếu phim. Mao quá ốm không thể ra xem được, nhưng Vương Hồng Văn bê một máy chiếu phim, một TV màn ảnh rộng nhập từ Hong Kong. Người ta hứa, ngày sẽ chiếu hai buổi, nhưng khi nào Chủ tịch lại sức. Trương Diêu Tự, Trương Ngọc Phượng và một vài nhân viên Nhóm Một mất tăm khi chúng tôi cần giúp. Khi Giang Thanh đi qua ngó ông chồng, họ vội vàng giấu thiết bị máy chiếu. Chuyện chiếu phim gây cho đội cấp cứu một ấn tượng xấu, trong thời gian nhóm bác sĩ làm việc kiệt sức, cô nhân viên của Chủ tịch vẫn thảnh thơi. Điều này ảnh hưởng xấu tới tâm lý các bác sĩ, tôi gặp Uông Đông Hưng phản ảnh.
– Họ xem phim – Uông không quan tâm – Các đồng chí, những thày thuốc, hãy cứ điều trị cho người bệnh, quan tâm đến chuyện khác làm gì. Xem phim có gì sai trái đâu?
Nhưng việc xem phim lại cản trở công việc của chúng tôi. Một lần khán giả còn rút cả ổ cắm của máy tiếp dinh dưỡng rồi cắm phích máy chiếu vào. Đáp lại sự phàn nàn của chúng tôi, Trương Diêu Tự trả lời, các bác sĩ còn có việc phải làm, Nhóm Một – thì không, dỗi dãi biết làm gì. Trương Diêu Tự thậm chí giao cả chuông để khi cần thiết, rung chuông gọi họ tới giúp.
Lại thêm một nguồn gây rắc rối. Giang Thanh vẫn chưa buông tha Đặng Tiểu Bình, muốn mang cho Mao những tài liệu liên quan tới sự bất đồng với ông. Vì Chủ tịch khó đọc, Giang yêu cầu bác sĩ trực nhật phải chép lại lên giấy chữ to. Khi tôi phản đối, nói các bác sĩ có nhiều việc phải làm, bà ta cay nghiệt bảo:
– Đồng chí để ông ấy đọc báo cáo của tôi, Chủ tịch sẽ khoẻ lên ngay ấy mà.
Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng cố khuyên Giang Thanh đừng mang thêm các tài liệu khác đến nữa, nhưng Giang phớt lờ ý kiến.
Giang Thanh e sợ có thể cũng mắc căn bệnh giống như ở Mao. Bà muốn nhóm bác sĩ khám bà thường xuyên hơn. Tôi muốn từ chối vì đội cấp cứu quá nhiều việc, e không kham nổi, nhưng Uông và Trương Diêu Tự ủng hộ ý kiến Giang Thanh.
Giang Thanh hoàn toàn khoẻ mạnh. Uông Đông Hưng ngờ rằng yêu cầu của bà ta là một mánh khóe. Giang Thanh mơ ước sau khi Mao qua đời, sẽ có một nhóm bác sĩ riêng cho mình, muốn tìm hiểu ai trong số các bác sĩ giỏi nhất sẽ lựa chọn.
Ngày 28-8-1976, chuẩn bị chuyến đi thăm cầu Đại Hải, Giang Thanh yêu cầu cấp cho bà một hai bác sĩ tháp tùng lấy trong nhóm bác sĩ của Mao. Bà cho rằng đám bác sĩ của Chủ tịch là quá nhiều.
Giang Thanh bỏ ý định chỉ khi tôi nói rằng mỗi một bác sĩ thực hiện một vai trò nhất định việc thay thế họ là không thể được.
Mao lại có vấn đề đáng lo ngại. Ông chỉ thở được bình thường khi nằm nghiêng bên trái, chân tay run rẩy liên tục, rối loạn nhịp tim tăng lên.
Chúng tôi thay đổi thuốc, cách điều trị, tình hình khá lên đôi chút, nhưng sức khoẻ nói chung rất nguy kịch.
Năm giờ sáng ngày 2-9-1976, Mao lại lên cơn nhồi máu cơ tim, lần này nghiêm trọng hơn hai lần trước. Đội cấp cứu hồi sức hối hả làm việc. X-quang cho thấy viêm phổi tăng lên, lượng nước tiểu giảm xuống 300 phân khối một ngày. Dự trữ sinh lực cạn kiệt.
Vài lần hồi tỉnh, Mao hỏi liệu tính mạng của ông có nguy hiểm lắm không. Ông đang nằm giữa ranh giới sống và chết, nhưng tôi làm ông tin sẽ hồi phục sức khỏe. Trách nhiệm tôi buộc phải nói dối. Không một ai dám nói Chủ tịch sẽ qua đời bất cứ lúc nào.
Ba ngày sau, ngày 5-9-1976, sức khoẻ Mao vẫn nguy kịch. Hoa Quốc Phong gọi Giang Thanh đang đi công cán quay về. Bà ta vào toà nhà 202 vài phút, bỏ đi, không thèm hỏi một cầu về tình hình sức khỏe của chồng, rồi kêu mệt trở về khu Xuân Liên. Các bác sĩ không thể chịu được với con người nhẫn tâm như thế. Uông Đông Hưng đã tìm ra lời giải thích thoả đáng. Mao là vật cản cuối cùng trên đường Giang Thanh đi tới quyền lực tuyệt đối. Bà nóng lòng chờ cái chết của ông.
Chiều ngày 7-9-1976, sức khỏe Mao suy sụp hoàn toàn. Mao có thể chết bất cứ lúc nào. Giang Thanh nghe tin vội đến khu nhà 202. Mao vừa chợp mắt, cần nghỉ, nhưng Giang muốn dựng ông dậy, xoa bóp lưng, tứ chi cho ông bằng thứ bột nào đấy. Tôi không đồng ý, cố giải thích, Chủ tịch vừa mới chợp mắt, không được đánh thức, bụi của thứ bột trắng kia có thể ảnh hưởng tới phổi Chủ tịch. Nhưng Giang ra lệnh cho y tá trực thực hiện lời Giang dặn. Sau đó gặp gỡ từng người trong đội cấp cứu bắt tay, bảo:
– Bây giờ các đồng chí sung sướng nhé!
Mãi sau này tôi mới hiểu ý ngầm câu nói của Giang Thanh. Chúng tôi hẳn là sướng, vì Mao chẳng mấy chốc sẽ chết, Giang sẽ nắm quyền lực.
Giang Thanh quay trở lại cũng ngay chiều hôm đó để lấy các tài liệu bà chuyển cho ông từ mấy hôm trước. Chúng tôi bận rộn về Chủ tịch đến nỗi không ai có thể giúp bà tìm kiếm. Bà tức giận, có ai đó đã ăn cắp tài liệu.
Sáng hôm sau, 8 tháng 9, Giang Thanh lại đến. Bà nói chúng tôi cần phải thay đổi tư thế nằm của Mao, vì ông nằm khá lâu phía trái. Bác sĩ trực ban nói rằng Mao chỉ có thể thở trong tư thế như vậy, nhưng bà ta vẫn bắt đảo chiều người ông. Mao ngừng thở, mặt ông tái xanh. Giang Thanh rời khỏi phòng, còn chúng tôi kéo vội máy tim phổi nhân tạo và đo điện tim.
Chủ tịch đã tỉnh lại. Hoa Quốc Phong yêu cầu Giang Thanh không quấy rầy công việc của bác sĩ nữa.
Nhưng điều này không còn cần thiết.
Lúc 0.10 ngày 9-9-1976, trái tim Mao ngừng đập. Điện tâm đồ chỉ đường thẳng tắp.
Chủ tịch qua đời.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Đời tư Mao Trạch Đông: Phần V – Các sự kiện sau cùng – Chương 92
Posted: 06/01/2013 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh, Lý Chí Thỏa, Nguyễn HọcTags: Mao Trạch Đông
Lý Chí Thỏa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90], [91], [92]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Ngay lập tức cuộc đấu đá khốc liệt giành quyền lực bắt đầu.
Tôi chuyển đến Đại lễ đường Quốc vụ viện nơi thi hài Mao quàn, văn phòng chính đặt tại phòng Hạ Nam. Tôi là phó đội trưởng đội đặc biệt đảm trách việc ướp thi hài Chủ tịch. Uông Đông Hưng còn ở lại trong toà nhà, phụ trách các biện pháp an ninh. Cái gì xảy ra ngoài bức tường Trung Nam Hải, tôi không biết. Thật ra, đôi khi Uông Đông Hưng cũng cho tôi biết những sự kiện gần đây. Hoa Quốc Phong nhiều lần nói với Uông và ông sẽ đến tôi để trao đổi tin tức.
Tôi được người ta nói cho biết, quan điểm các uỷ viên Bộ chính trị nhanh chóng quay lại chống Giang Thanh và phe cánh. Lúc Mao còn sống, Giang Thanh tận dụng sự tôn kính vĩ đại của chồng. Khi bà đến họp Bộ chính trị, mọi người đứng dậy, trong phòng im phăng phắc. Người ta dành chỗ ngồi tốt nhất, nuốt lấy từng lời phát biểu của bà. Không ai dám phản đối vợ Chủ tịch. Trong phiên họp đầu tiên của Bộ chính trị sau khi Mao qua đời, sự kính trọng, không còn như thế nữa. Khi Giang Thanh vào, không ai để ý, dù chỉ một một cử chỉ nhỏ nhất. Những người có mặt vẫn tiếp tục ghi chép làm việc riêng hoặc đọc một cái gì đó, không ai tỏ vẻ đứng dậy hoặc nhường chỗ. Khi Giang Thanh cất lời, không ai lắng nghe, phòng họp ồn ào trao đổi chuyện riêng. Bầu không khí Bộ chính trị thay đổi đột ngột.
Tình thế của tôi vẫn rất bấp bênh. Giang Thanh nghe được sự nghi ngờ của tôi về việc thi hài Mao được bảo quản vĩnh viễn rất khó khăn. Cùng với Mao Viên Tân, Giang Thanh không tham gia thảo luận việc tang lễ và ướp thi hài. Uông Đông Hưng tin, đây nằm trong âm mưu của Giang chống Hoa Quốc Phong. Nếu sự ướp xác không thành, bà sẽ quy trách nhiệm đổ lên đầu Hoa Quốc Phong.
Tôi cũng có thể chịu trách nhiệm vì tôi phó đội chuyên trách bảo quản thi hài Mao, còn Lưu Thân Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Ủy Ban ướp xác lại thuộc phe Giang, nếu sơ sẩy chuyện gì Giang sẽ chĩa mũi dùi vào tôi. Số phận nghiệt ngã vẫn lơ lửng, chưa biết ra sao, nên tôi rất căng thẳng.
Giữa đêm 23 tháng 9, và sau đó, lúc 4 giờ chiều ngày 25 tháng 9 Giang Thanh gặp nhóm bác sĩ ở Trung Nam Hải. Tang lễ Mao được tổ chức từ tuần trước, nhưng các nhân viên y tế vẫn còn chưa được phép quay về bệnh viện của mình. Giang Thanh mời chúng tôi cùng nghiên cứu Tuyển tập Mao Trạch Đông và không quên nửa kín nửa hở khoe rằng phần lớn các bài viết sau Thế chiến thứ II thật ra do bà viết.
Giang Thanh cảm nhận quan điểm của các uỷ viên Bộ chính trị có chiều hướng chống Giang tăng lên. Giang kể cho chúng tôi nghe chuyện Trương Học Lương, vị tướng đã bắt cóc Tưởng Giới Thạch năm 1936, ép buộc những người Quốc gia và Cộng sản phải hợp tác. Tưởng được giải thoát, bắt giam Trương quản thúc tại gia, sau đó đưa sang Đài Loan, nhưng vẫn bị giam lỏng. Giang Thanh, nói, người ta cho phép viên tướng đi vào nhà hàng, rạp chiếu bóng và nhà thờ, nhưng chỉ có người bạn gái cũ, tiểu thư Triệu Tư, người duy nhất có quyền nói chuyện với ông. “Chẳng lẽ đây là cuộc sống?” Giang Thanh thở dài, bóng gió lo sợ về sự đày ải có thể xảy ra sau này.
Giang Thanh nói rằng bà biết cách loại bỏ những người “xét lại” trong số chóp bu cao nhất của đảng. “Tôi tìm thấy cách gạt bỏ họ – bà nói – nhưng hiện thời không thể kể cho đồng chí được”.
Ngay đêm ấy, 25-9, tôi kể tất cả những gì nghe được cho Uông Đông Hưng.
Uông biết những người phe cánh Giang Thanh đã chuyển vũ khí và đạn dược cho vệ binh Thượng Hải, còn bí thư đảng uỷ Đại học Thanh Hoa, Chí Cương liên hệ chặt chẽ với Mao Viên Tân. Chí Cương, Uỷ viên Sư đoàn bảo vệ trung ương của Uông Đông Hưng, phụ trách Đại học Thanh Hoa thời kỳ quân quản. Uông nghe tin Mao Viên Tân, tư lệnh vệ binh vùng Trần Dương, tổ chức một sư đoàn có trang bị vũ khí chuẩn bị kéo về Bắc kinh. Uông bảo: “Đây là cách Giang Thanh hy vọng gạt được những người đối kháng”. Uông sợ một cuộc đảo chính do Giang Thanh và phe cánh sẽ tiến hành sớm.
Uông Đông Hưng sẵn sàng những hoạt động chống đảo chính. Uông kể cho tôi, Hoa Quốc Phong có ý định chống Giang Thanh và phe cánh, nhưng từng bước một. Hoa Quốc Phong e ngại hiện thời chưa đủ uy quyền trong đảng và chưa nắm được quân đội. Nhưng khi bắt đầu nghe thông báo vệ binh ở Thượng Hải và Bắc Kinh đã được vũ trang, Mao Viên Tân sẵn sàng chuyển quân từ vùng đông-bắc về, Uông thúc Hoa Quốc Phong, người kế tục sự nghiệp Mao, thảo luận với nguyên soái Diệp Kiếm Anh. Nguyên soái đồng ý chấp nhận lãnh đạo quân đội. Uông Đông Hưng chuẩn bị lực lượng thuộc Sư đoàn Cận vệ Trung ương, bắt giữ những phần tử ở Trung Nam Hải còn Diệp Kiếm Anh đưa danh sách cho Ngô Trung – Tư lệnh sư đoàn Bắc Kinh – trước khi cuộc vây ráp, bắt bớ bắt đầu. Vệ sĩ của Diêu Văn Nguyên thuộc Sư đoàn bảo vệ Bắc Kinh bắt Diêu nhanh chóng, thuận tiện hơn sư đoàn 8341 của Uông Đông Hưng, cho nên sự hợp đồng tác chiến rất cần thiết khi có lệnh bắt Diêu Văn Nguyên.
Uông yêu cầu tôi tuyệt đối giữ bí mật, cấm không được kể cho ai về kế hoạch, phải cẩn thận hết sức, vẫn phải làm việc, cư xử như bình thường hàng ngày. “Nếu Giang Thanh bảo đồng chí làm một cái gì đó – cứ làm” – Uông khuyên và yêu cầu không gặp ông tại văn phòng. Nếu cần, ông sẽ tự tìm tôi.
Tôi căng thẳng, lo lắng trước cuộc chiến đối đầu giữa hai phe, nhưng tin phe Uông sẽ thành công. Lực lượng của Uông hoàn toàn làm chủ tình thế Trung Nam Hải, không một lực lượng quân sự nào được phép tiến vào đây. Uông thông minh, lanh lợi, tháo vát, tôi tin chắc ông rất cẩn thận, tính toán kỹ lưỡng và sẽ thắng.
Trước khi đội cấp cứu giải tán về các cơ sở bệnh viện, các nhân viên y tế muốn chụp ảnh chung với Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng, bốn uỷ viên Bộ chính trị, những người đã từng thức đêm túc trực bên giường bệnh Mao chủ tịch. Uông đồng ý chụp ảnh, nhưng tạm thời chưa cho phép họ đi, yêu cầu sẵn sàng chuẩn bị công việc mới.
Qua đó một vài ngày. Tôi cảm thấy tình hình căng thẳng tăng lên đột biến. Lúc 11 giờ sáng ngày 4 tháng 10, Trương Ngọc Phượng xuất hiện khu nhà H, nơi ở của nhân viên y tế, báo cho chúng tôi đến gặp Giang Thanh sau bữa trưa ở Đồi Than, phía bắc Tử Cấm Thành. Đồi Than đóng cửa, không cho nhân dân đến thăm viếng trong thời gian Cách mạng văn hoá, nhưng Giang Thanh vẫn thường ghé qua. Chúng tôi hái một ít táo ở đó, rồi sau đấy đến một khách sạn nổi tiếng “Phượng Sơn” ở công viên Bắc Hải để nghiên cứu Tuyển tập Mao Trạch Đông.
Sau nửa giờ, đã hái được hơn một chục giỏ táo. Giang Thanh đến nhưng không tham gia hái táo, khi đang vui vẻ thưởng thức táo, Giang tới góp vui, mời chúng tôi vào nhà hàng Phượng Sơn nghiên cứu học tập cuốn Mao tuyển. Thoạt đầu, Giang nói, dự kiến gặp chúng tôi ngày 9-10, nhưng khi nghe tin đội cấp cứu sắp giải thể, quyết định gặp gỡ mọi người sớm hơn, trước khi chia tay. Bà bảo, vẫn còn chưa chọn được bác sĩ cho tổ bảo vệ sức khỏe riêng, hôm nay hy vọng trao đổi với bác sĩ, y tá chọn ra một tổ y tế phục vụ sức khỏe cho cá nhân bà. Chúng tôi nghe bài phát biểu trên trời dưới đất, không biết trả lời ra sao, đành im lặng. Bà phê phán chúng tôi quá dè dặt, rồi kể lại cuộc gặp gỡ trước đây với công nhân Nhà máy sản xuất máy kéo 7-2, công nhân vui vẻ, hoạt bát sẵn sàng ở lại sau ca làm việc để họp hành thảo luận. “Bọn xét lại làm sao có thể làm người công nhân phấn khởi đến như vậy. Có đúng thế không các đồng chí?” Giang hỏi chúng tôi. Chả ai biết trả lời như thế nào, nên vẫn im lặng.
Giang Thanh bắt đầu so sánh Đặng Tiểu Bình với Ngô Xương Quế (1612-1678) đời nhà Minh, đã đưa người Mãn Thanh cai trị Trung Quốc. Đặng cũng bán nước cho ngoại bang, Giang nói, liên hệ tới việc xuất khẩu dầu mỏ và sợi. Đặng cho phép bán vải bông thô, nhưng Giang Thanh cho rằng, có khả năng thu được một số tiền lớn nếu sản xuất ra vải, trong khi bông sợi đã nhuộm. Sau đó Giang Thanh buộc tội ngài phó chủ tịch đảng đã bị mất chức trong việc nghĩ ra trò tra tấn Mao trong thời gian ông lâm bệnh. Đặng đã gửi cho Chủ tịch những tài liệu để đọc, khi mắt ông đã yếu. Đặng nói Mao cư xử y như Stalin trong những năm cuối đời.
– Xung quanh đây vẫn còn những thằng hệt như Đặng – Giang Thanh bóng gió – Số phận của chúng chỉ đếm được từng ngày mà thôi.
Tôi ngờ rằng Giang Thanh và phe cánh đang chuẩn bị đảo chính.
Khi chúng tôi trở về Trung Nam Hải, Uông bảo chúng tôi đứng theo hàng dưới mái Lục Quang Đình để chụp ảnh làm kỷ niệm. Hoa Quốc Phong mời Giang Thanh chụp chung, và thông báo, có cuộc họp của Bộ chính trị kế tiếp. Giang khó chịu, cằn nhằn tại sao Hoa không báo sớm và cho biết nội dung cuộc họp.
Ảnh chụp gồm đội cấp cứu y tế, đứng vây quanh Hoa Quốc Phong, Giang Thanh, Vương Hồng Văn. Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng. Chụp xong, Uông kéo tôi ra nói nhỏ, tối nay đến gặp ông.
Tôi đến Uông vào khoảng 11 giờ đêm, kể cho Uông về cuộc nói chuyện của Giang Thanh với các bác sĩ. Uông tin Giang Thanh và phe cánh chuẩn bị hành động, lực lượng Uông không thể trì hoãn được nữa. Uông và các lực lượng ủng hộ nếu càng chần chừ, khả năng bị lộ càng dễ và thất bại càng lớn.
Trong khi chúng tôi thảo luận, sáng ngày 5-10, Hoa Quốc Phong thông báo triệu tập cuộc họp Bộ chính trị vào lúc 10 giờ đêm ngày 6 tháng 10. Cuộc họp tổ chức trên đồi Mùa Xuân nằm ở phía ngoại ô tây bắc thủ đô. Các Uỷ viên Bộ chính trị vẫn không hề biết Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh quyết định bắt Giang Thanh và những kẻ thân tín. Việc bắt giam cần phải được làm trước khi cuộc họp được ấn định. Sau khi bắt, Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh sẽ đến đồi Mùa Xuân báo cáo Bộ chính trị về “việc đã rồi”, đề nghị Bộ chính trị ủng hộ. Nếu Uỷ viên Bộ chính trị nào không đồng ý, cũng bắt giam luôn.
Uông đề nghị tôi trả các bác sĩ về nơi công tác cũ, chỉ cần một tổ y tế 3 đến 4 bác sĩ là đủ. Uông muốn khi bắt đầu chiến dịch vây bắt, Trung Nam Hải còn lại càng ít người càng tốt.
Cuộc gặp gỡ của chúng tôi kết thúc lúc ba giờ sáng, các nhân viên y tế chuẩn bị xong, ngày mai tôi sẽ giải tán đội, ai về cơ sở của người đó.
Nhưng khoảng 9 giờ sáng hôm sau, trước khi tôi gặp anh chị em trong đội cấp cứu, Trương Ngọc Phượng đến, bảo, Giang Thanh muốn chúng tôi đi hái táo ở Đồi Than lần nữa.
Chúng tôi đi ngay, hái táo khoảng hai, ba tiếng đồng hồ, đến khi Giang Thanh xuất hiện, cũng hái dăm quả, đưa chúng tôi vào nhà hàng Phượng Sơn, nổi tiếng các món ăn hoàng gia. Sau đó để chúng tôi tự nghiên cứu cuốn Mao Tuyển.
Đang giữa buổi học, Uông Đông Hưng giận dữ gọi tôi về. Tôi buộc phải thanh minh, Giang Thanh ra lệnh trước khi tôi có thể giải thể đội y tế về cơ sở. Uông ra lệnh tôi chuyển ngay các y tá về cơ sở của họ. Các bác sĩ và Giang Thanh phải trở về Quốc vụ viện, nơi chúng tôi một lần nữa phải báo cáo về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Mao. Lần báo cáo trước, ngày 22-9, bị gián đoạn, giờ đây 4 uỷ viên Bộ chính trị từng theo dõi quá trình điều trị, cộng thêm Giang Thanh sẽ dự nghe báo cáo. Cuộc họp, theo tôi dự đoán, kế sách của Hoa Quốc Phong tung ra để lừa, chuẩn bị kế hoạch vây bắt.
Cuộc họp trong Quốc vụ viện bắt đầu, Giang Thanh lại lên tiếng tại sao không báo trước. Hoa Quốc Phong giải thích, đầu phiên họp nghe báo cáo giải trình cho một số ít uỷ viên sau đó mới có cuộc họp toàn thể. Cuộc họp được được đảm bảo tối mật. Trong khi họp, không một bí thư, thư ký, bảo vệ, hoặc bất cứ ai được phép vào phòng.
Hoa Quốc Phong khai mạc phiên họp, nói đã qua hai mươi sáu ngày từ khi Chủ tịch qua đời, nhưng Bộ chính trị vẫn chưa được nghe báo cáo chính thức về các sự kiện diễn ra và các phương pháp điều trị. Ông trao nhiệm vụ cho năm Uỷ viên Bộ chính trị, những người biết hơn những người khác trong khi điều trị Mao, nghe báo cáo ngắn gọn của bác sĩ. Sau đó năm người này viết nhận xét về bản báo cáo và trình lên để toàn thể uỷ viên Bộ chính trị xem xét.
Tôi đọc bản báo cáo, bản đã đọc từ ngày 22-9. Tôi chưa kịp đọc hết, Giang Thanh đứng dậy.
– Đồng chí Quốc Phong – bà nói – tôi không được khoẻ lắm. May mắn, có cả bốn đồng chí túc trực quanh Chủ tịch có mặt ở đây. Tôi xin phép cáo từ.
Giang Thanh với dáng loạng choạng như say rượu đi ra cửa. Khi nhìn thấy, tôi gọi người gác đến đỡ Giang, nhưng không ai được phép bước vô phòng. Tôi chạy ra đỡ bà, nhìn thấy Uông lắc đầu ra hiệu. Nhưng quá muộn, Giang Thanh giả đò ốm, Uông bực mình thấy tôi đỡ Giang. Sau này, Uông kể, Hoa Quốc Phong nghi tôi ủng hộ Giang Thanh nên mới hành động như thế, cả hai không hài lòng. Tôi thanh minh, tôi hành động “như bình thường”, đúng như Uông dặn. Cuối cùng ông đồng ý, tôi hành động như thế là tốt, không để cho Giang một chút lý do nghi ngờ.
Tôi kết thúc báo cáo, nhưng chẳng ai nêu câu hỏi chất vấn.
Cuối cuộc họp, Trương Ngọc Phượng xuất hiện. Giang Thanh đề nghị các bác sĩ quay về nhà hàng “Phượng Sơn”. Chúng tôi vẫn chưa kết thúc nghiên cứu Tuyển tập Mao chủ tịch. Cuộc họp tạm hoãn.
Sáng sớm ngày 6-10-1976, tôi cùng với các bác sĩ, những người chưa giải tán, rà soát hồ sơ bệnh án điều trị Mao để trình Bộ chính trị. Trương Diêu Tự đến, báo, Giang Thanh muốn chụp ảnh với tất cả đội y tế. Điều này không thể, các y tá đã giải tán về các cơ sở cũ, chỉ còn một ít bác sĩ lại đang bận. Tôi khuyên Trương Diêu Tự hỏi Uông Đông Hưng, nhưng Uông, lúc ấy, vẫn chưa dậy. Tôi đề nghị Trương Diêu Tự đích thân liên lạc và mời họ. Ông từ chối. Tôi hỏi Bộ y tế, cơ quan cử các y tá, để đưa họ vào Trung Nam Hải. Cuối cùng chúng tôi chụp ảnh với Giang Thanh. Sau này bức ảnh được coi như bằng chứng, các nhân viên y tế là những người cùng phe với Giang Thanh. Trương Diêu Tự, người bày trò, đã từ chối thú nhận chính ông ra lệnh chụp ảnh. Và chỉ khi có sự can thiệp của Uông Đông Hưng mới có thể xoá sự nghi ngờ.
Lúc 8 giờ tối cùng ngày, Hoa Quốc Phong triệu tập ở Trung Nam Hải, tại phòng Hoài Nhân các Uỷ viên Bộ chính trị, những người được giao việc xuất bản các tác phẩm của Mao, gồm Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn và Giang Thanh. Người ta thông báo cho họ, cần thảo luận cụ thể kế hoạch xuất bản tập 5 Tuyển tập của Chủ tịch, sau đó họ sẽ trình bày phương án xuất bản cho tất cả uỷ viên Bộ chính trị trên đồi Mùa Xuân.
Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh với Uông Đông Hưng và các sĩ quan bộ phận của ông đã đến phòng Hoài Nhân khá lâu trước thời gian ấn định. Uông bí mật ở phòng bên cạnh.
Trương Xuân Kiều đến đầu tiên. Người ta ra lệnh bảo vệ và bí thư, thư ký phải ở bên ngoài. Trên đường vào phòng họp Hoa Quốc Phong tuyên bố bắt giam Trương Xuân Kiều. Trương Xuân Kiều không tỏ ý chống cự.
Ngay sau đó, Vương Hồng Văn xuất hiện. Khi Hoa Quốc Phong tuyên bố bắt, Vương kháng cự, nhưng các sĩ quan của Uông Đông Hưng nhanh chóng giải quyết. Vương Hồng Văn gần như đột quỵ sau khi bị trói nghiến.
Gần đến mười giờ, vẫn chưa thấy Diêu Văn Nguyên. Uông Đông Hưng phát lệnh điều liên quân thuộc Sư đoàn bảo vệ Trung ương và quân Sư đoàn Bắc Kinh bắt Diêu tại nhà riêng.
Giang Thanh cũng không đến, vẫn ở trong tư dinh Xuân Sen. Việc đi bắt giao cho Trương Diêu Tự, khi Trương dẫn tiểu đội thuộc sư đoàn Bảo vệ đến, tuyên bố bắt giam, Giang Thanh nói:
– Té ra mày cũng đến đây à! Từ lâu tao đã đợi ngày này đấy!
Trong thời gian bắt bớ, tôi ở phòng mình. Ở Trung Nam Hải vẫn yên ắng. Không ai biết ở đó có cái gì xảy ra. Chỉ đến sáng hôm sau, một người bạn làm việc ở bộ phận bảo vệ trung ương thông báo cho tôi về cuộc bắt bớ. Người ta cũng quản thúc cả Mao Viên Tân, bí thư thứ nhất Uỷ ban cách mạng Đại học Thanh Hoa, Chí Cương, và Tạ Thanh Nhị phó bí thư, và nhiều người khác trong phe cánh Giang Thanh.
Đội vũ trang của Uông Đông Hưng chở Bè Lũ Bốn Tên vào chính tổ hợp địa đạo, nơi bảo quản thi hài Mao, do quân thuộc sư đoàn 8341 canh gác. Ngay sau khi hoàn thành việc bắt giam, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng và Diệp Kiếm Anh đi đến đồi Mùa Xuân thông báo cho toàn thể Uỷ viên Bộ chính trị. Bộ chính trị nhất trí thông qua vụ việc.
Tuy Bộ chính trị đã thông qua quyết định, nhưng tin về bắt Bè lũ bốn tên vẫn còn nằm trong bí mật khá lâu. Hôm sau tôi quay về nhà. Lần đầu tiên sau hơn một năm, tôi được ngủ trong chiếc giường riêng của mình. Khi tôi kể cho Lý Liên, Giang Thanh và những người thân tín của Giang bị bắt giam, vợ tôi thật sự sốc, nhưng sau đó vui mừng khôn xiết. Vợ tôi hy vọng những mối đe dọa chúng tôi bao lâu nay, cuối cùng đã hết và cuộc sống sẽ lại trở lại bình thường.
Nhưng tôi lúc này không được quá lạc quan. Một người đàn bà, trong suốt những năm dài luôn gây phiền toái cho tôi, cuối cùng, đã ngồi trong tù. Nhưng một vài Uỷ viên Bộ chính trị, chẳng hạn như Hứa Thế Hữu, vẫn tin Mao chết một cái chết tức tưởi, nghi ngờ bị ám hại và bản báo cáo của các bác sĩ nếu bị bóp méo, chưa được Bộ chính trị thông qua, vẫn làm tôi lo ngại. Do vậy trong thời gian sau cùng tôi lại thêm những kẻ thù mới, tàn bạo, dã man hơn. Trương Diêu Tự có lần đã đe, nếu tôi không bị chính tay Mao tống cổ, ông ta cũng cố sức làm điều này. Mao đã chết, Trương Diêu Tự vẫn còn, giờ có quyền lực lớn hơn. Mặc dù Uông Đông Hưng che chở tôi bằng lòng tin khi ông dám kể dự kiến bắt “bè lũ bốn tên”, nhưng quan hệ của tôi với ông cũng không còn mặn mà như xưa. Bây giờ uy quyền của Uông đã tăng lên, ông chẳng cần gì ở tôi nữa.
Lý Liên, tôi và các con ăn mừng sự quật đổ “bè lũ bốn tên” tại một khách sạn ấm cúng và nổi tiếng “Hồng Bình” ở Bắc Kinh trên đại lộ Trường An. Nhưng tôi vẫn lo về an toàn tính mạng của mình.
Một năm sau, cho đến cuối năm 1977 lại bắt đầu phát động chiến dịch mới. Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, dù cập bậc khác nhau lần lượt bị tống đi cải tạo Trường Cán bộ 7-5. Tôi vẫn còn làm Giám đốc Bệnh viện 305, có nghĩa tôi thuộc Cán bộ chủ chốt, Trương Diêu Tự không bỏ lỡ cơ hội trả đũa. Khi Trương Diêu Tự đưa ra, tôi đứng đầu Bệnh viện 305, phải đi cải tạo lao động khổ sai, tôi chẳng có lý do gì từ chối. Uông Đông Hưng không đứng ra can thiệp giúp tôi. Họ tống tôi đi lao động khổ sai ở vùng ngoại ô hẻo lánh ở tỉnh Giang Tây, lúc ấy tôi đã 57 tuổi.
Tôi ở Giang Tây hơn một năm, sống và làm việc như một nông dân địa phương.
Ở Bắc Kinh vẫn tiếp diễn đấu đá. Tháng 12 năm 1978, nắm được quyền lực, Đặng Tiểu Bình thải hồi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng. Đặng cũng không tha thứ bộ phận cảnh vệ trung ương tội đã không bảo vệ ông trong thời gian Cách mạng văn hoá. Đặng cũng không bao giờ quay về ở Trung Nam Hải. Sau khi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng bị thanh trừng, mở ra con đường cho tôi quay về Bắc Kinh. Tôi trở về nhà vào tháng giêng 1979, tiếp tục giữ chức Giám đốc Bệnh viện 305.
Nhưng lại có tin đồn, tôi, người gần gũi, thân thiết với Uông Đông Hưng. Người ta thúc ép tôi kết tội công khai Uông, kể lại tất cả những gì tôi biết, hiện tại và quá khứ của ông. Nếu Uông Đông Hưng bị khép tội chính trị thì tôi cũng thế.
Đến lúc ấy, người ta bắt đầu đánh giá vai trò công tội của Mao trong lịch sử Trung Quốc, đương thời tôi khá gần gũi Chủ tịch. Nếu Mao mắc sai lầm, như vậy tôi cũng có lỗi. Ai đó đã diễn giải rằng, bác sĩ riêng của Chủ tịch có ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến bệnh nhân. Họ ra sức buộc tội các bác sĩ đã bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ tốt cho Mao, vì thế Chủ tịch mới sống thọ và nắm quyền lâu đến như thế. Nhưng những người ủng hộ Mao, họ không buộc tội tôi về bảo vệ sức khỏe tốt cho Chủ tịch.
Cuộc đấu đá giành quyền lực không dịu đi, các vấn đề xoay quanh cái chết của Mao, vẫn chưa được giải quyết. Các nhà lãnh đạo, theo dõi công việc của nhóm bác sĩ, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều, đã bị loại khỏi chức vụ, không còn lại ai, những người đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi. Tháng 12 năm 1979 tôi viết một bức thư cho Đặng Tiểu Bình đề nghị cho tôi thôi trách nhiệm trong bệnh viện. Tôi rất thất vọng, chán nản không thể tiếp tục làm việc được ở đó được nữa. Người ta bổ nhiệm tôi chức Phó chủ tịch Hội Y Học Trung Quốc, một chức vụ ngồi chơi xơi nước, nhưng lương cao.
Khi chính sách “mở cửa” do Đặng Tiểu Bình đề ra, tôi loé lên hy vọng chạy ra nước ngoài. Vì thế không có gì ngạc nhiên, mùa hè năm 1988 tôi viết đơn đề nghị cho phép vợ chồng tôi thăm hai con trai ở Hoa Kỳ. Triệu Tử Dương, Tổng bí thư đảng cộng sản, với chính sách mở cửa rộng rãi, đơn của tôi được chấp nhận. Nhưng nếu xét đúng ra, việc xuất cảnh của tôi cực kỳ khó. Ví thử các cơ quan hữu trách được thông báo đầy đủ hơn, chẳng bao giờ họ chấp nhận cho tôi xuất cảnh.
Tôi đi Mỹ cùng Lý Liên. Những năm đầy lo âu, sợ hãi làm sức khỏe vợ tôi giản dần. Từ tháng 2-1988, sức khoẻ của vợ tôi đã suy yếu, khi còn ở Trung Quốc tuy có điều trị nhưng kết quả không khả quan. Tháng 8-1988 tôi đưa vợ và đứa cháu nội Lý Linh đến Chicago, nơi vợ chồng con trai tôi đang sống. Chúng tôi hy vọng, trong điều kiện nền y tế tiên tiến ở Hoa kỳ, Lý Liên có thể được cứu sống. Nhưng việc điều trị không thành công. Lý Liên mất ngày 12-1-1989 do viêm thận mạn tính.
Các bạn bè ở Trung Quốc thường gợi ý tôi viết về cuộc đời của mình, những năm tháng ở cạnh Mao. Điền Gia Anh, lúc đương thời, biết tôi viết nhật ký, đã yêu cầu tôi viết từ năm 1960. Năm 1977, khi Diệp Kiếm Anh gặp với tôi ở Bệnh viện 305, cũng cổ vũ tôi xuất bản cuốn nhật ký của mình. Diệp tin, trong hai mươi hai năm phục vụ Mao, đã tích luỹ được nhiều tư liệu, sẽ đóng góp lớn vào kho tư liệu của lịch sử hiện đại Trung Hoa. Nhiều chủ bút các báo và tạp chí đề nghị tôi viết gửi cho họ. Nhưng lần nào tôi cũng từ chối. Tôi không thể in ra được ở Trung Quốc, khi nói sự thật, còn lừa dối, bẻ cong ngòi bút, tôi không muốn.
Chỉ có Lý Liên cuối cùng khuyên được tôi cần thiết phải viết tất cả và cho xuất bản. Trong khi chờ đợi những ngày cuối cùng trong bệnh viện, trước khi bị hôn mê, vợ tôi một lần nữa tha thiết yêu cầu tôi viết cuốn sách, dành cho con cái, cháu chắt, cho các thế hệ tương lai, hiểu những năm tháng của đời tôi làm việc trong cung đình Mao Trạch Đông. Tôi đã trả giá cuốn sách này bằng cả cuộc đời. Ước mơ của tôi thành một bác sĩ phẫu thuật thần kinh chưa bao giờ được thực hiện. Hy vọng của tôi về cuộc sống mới đối với nhân dân Trung Quốc đã tan vỡ. Cuộc sống của gia đình tôi bị huy hoại, giờ đây Lý Liên đã ra đi. Năm 1990, khi Cục bảo vệ Trung ương yêu cầu trưng dụng căn nhà của tôi, tôi không đồng ý. Năm 1992, dù vậy, họ vẫn tịch thu. Tôi viết bức thư phản đối gửi tới Dương Thượng Côn – Chủ tịch nước, Dương Đức Trung – Chủ nhiệm Ban bảo vệ Trung ương, Trần Minh Trương – Bộ trưởng Bộ Y tế, và Triệu Tử Dương – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng không nhận được một chữ nào trả lời.
Tôi cống hiến cả cuộc đời, sự nghề nghiệp cho Mao và Trung Quốc, nhưng giờ đây chỉ là kẻ không nhà, vô gia cư, không quê hương, vị khách không được hoan nghênh ở một đất nước mà tôi đã sinh ra.
Tôi viết quyển sách này theo ý nguyện của Lý Liên với tất cả lòng thương mến, yêu quý, cũng như với những ai bị mất tự do. Tôi muốn quyển sách là một bằng chứng, cuốn ghi chép nhắc nhở lại những hậu quả tàn khốc dưới chế độ độc tài của Mao, những mẩu chuyện kể ra để biết những người tốt, có tài năng sống dưới chế độ Mao đã buộc phải bán lòng tin, hy sinh lý tưởng để sống sót được đến ngày hôm nay.
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Đã đăng: Lời nói đầu, chương [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55], [56], [57], [58], [59], [60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81], [82], [83], [84], [85], [86], [87], [88], [89], [90], [91], [92]
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Ngay lập tức cuộc đấu đá khốc liệt giành quyền lực bắt đầu.
Tôi chuyển đến Đại lễ đường Quốc vụ viện nơi thi hài Mao quàn, văn phòng chính đặt tại phòng Hạ Nam. Tôi là phó đội trưởng đội đặc biệt đảm trách việc ướp thi hài Chủ tịch. Uông Đông Hưng còn ở lại trong toà nhà, phụ trách các biện pháp an ninh. Cái gì xảy ra ngoài bức tường Trung Nam Hải, tôi không biết. Thật ra, đôi khi Uông Đông Hưng cũng cho tôi biết những sự kiện gần đây. Hoa Quốc Phong nhiều lần nói với Uông và ông sẽ đến tôi để trao đổi tin tức.
Tôi được người ta nói cho biết, quan điểm các uỷ viên Bộ chính trị nhanh chóng quay lại chống Giang Thanh và phe cánh. Lúc Mao còn sống, Giang Thanh tận dụng sự tôn kính vĩ đại của chồng. Khi bà đến họp Bộ chính trị, mọi người đứng dậy, trong phòng im phăng phắc. Người ta dành chỗ ngồi tốt nhất, nuốt lấy từng lời phát biểu của bà. Không ai dám phản đối vợ Chủ tịch. Trong phiên họp đầu tiên của Bộ chính trị sau khi Mao qua đời, sự kính trọng, không còn như thế nữa. Khi Giang Thanh vào, không ai để ý, dù chỉ một một cử chỉ nhỏ nhất. Những người có mặt vẫn tiếp tục ghi chép làm việc riêng hoặc đọc một cái gì đó, không ai tỏ vẻ đứng dậy hoặc nhường chỗ. Khi Giang Thanh cất lời, không ai lắng nghe, phòng họp ồn ào trao đổi chuyện riêng. Bầu không khí Bộ chính trị thay đổi đột ngột.
Tình thế của tôi vẫn rất bấp bênh. Giang Thanh nghe được sự nghi ngờ của tôi về việc thi hài Mao được bảo quản vĩnh viễn rất khó khăn. Cùng với Mao Viên Tân, Giang Thanh không tham gia thảo luận việc tang lễ và ướp thi hài. Uông Đông Hưng tin, đây nằm trong âm mưu của Giang chống Hoa Quốc Phong. Nếu sự ướp xác không thành, bà sẽ quy trách nhiệm đổ lên đầu Hoa Quốc Phong.
Tôi cũng có thể chịu trách nhiệm vì tôi phó đội chuyên trách bảo quản thi hài Mao, còn Lưu Thân Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế, chủ tịch Ủy Ban ướp xác lại thuộc phe Giang, nếu sơ sẩy chuyện gì Giang sẽ chĩa mũi dùi vào tôi. Số phận nghiệt ngã vẫn lơ lửng, chưa biết ra sao, nên tôi rất căng thẳng.
Giữa đêm 23 tháng 9, và sau đó, lúc 4 giờ chiều ngày 25 tháng 9 Giang Thanh gặp nhóm bác sĩ ở Trung Nam Hải. Tang lễ Mao được tổ chức từ tuần trước, nhưng các nhân viên y tế vẫn còn chưa được phép quay về bệnh viện của mình. Giang Thanh mời chúng tôi cùng nghiên cứu Tuyển tập Mao Trạch Đông và không quên nửa kín nửa hở khoe rằng phần lớn các bài viết sau Thế chiến thứ II thật ra do bà viết.
Giang Thanh cảm nhận quan điểm của các uỷ viên Bộ chính trị có chiều hướng chống Giang tăng lên. Giang kể cho chúng tôi nghe chuyện Trương Học Lương, vị tướng đã bắt cóc Tưởng Giới Thạch năm 1936, ép buộc những người Quốc gia và Cộng sản phải hợp tác. Tưởng được giải thoát, bắt giam Trương quản thúc tại gia, sau đó đưa sang Đài Loan, nhưng vẫn bị giam lỏng. Giang Thanh, nói, người ta cho phép viên tướng đi vào nhà hàng, rạp chiếu bóng và nhà thờ, nhưng chỉ có người bạn gái cũ, tiểu thư Triệu Tư, người duy nhất có quyền nói chuyện với ông. “Chẳng lẽ đây là cuộc sống?” Giang Thanh thở dài, bóng gió lo sợ về sự đày ải có thể xảy ra sau này.
Giang Thanh nói rằng bà biết cách loại bỏ những người “xét lại” trong số chóp bu cao nhất của đảng. “Tôi tìm thấy cách gạt bỏ họ – bà nói – nhưng hiện thời không thể kể cho đồng chí được”.
Ngay đêm ấy, 25-9, tôi kể tất cả những gì nghe được cho Uông Đông Hưng.
Uông biết những người phe cánh Giang Thanh đã chuyển vũ khí và đạn dược cho vệ binh Thượng Hải, còn bí thư đảng uỷ Đại học Thanh Hoa, Chí Cương liên hệ chặt chẽ với Mao Viên Tân. Chí Cương, Uỷ viên Sư đoàn bảo vệ trung ương của Uông Đông Hưng, phụ trách Đại học Thanh Hoa thời kỳ quân quản. Uông nghe tin Mao Viên Tân, tư lệnh vệ binh vùng Trần Dương, tổ chức một sư đoàn có trang bị vũ khí chuẩn bị kéo về Bắc kinh. Uông bảo: “Đây là cách Giang Thanh hy vọng gạt được những người đối kháng”. Uông sợ một cuộc đảo chính do Giang Thanh và phe cánh sẽ tiến hành sớm.
Uông Đông Hưng sẵn sàng những hoạt động chống đảo chính. Uông kể cho tôi, Hoa Quốc Phong có ý định chống Giang Thanh và phe cánh, nhưng từng bước một. Hoa Quốc Phong e ngại hiện thời chưa đủ uy quyền trong đảng và chưa nắm được quân đội. Nhưng khi bắt đầu nghe thông báo vệ binh ở Thượng Hải và Bắc Kinh đã được vũ trang, Mao Viên Tân sẵn sàng chuyển quân từ vùng đông-bắc về, Uông thúc Hoa Quốc Phong, người kế tục sự nghiệp Mao, thảo luận với nguyên soái Diệp Kiếm Anh. Nguyên soái đồng ý chấp nhận lãnh đạo quân đội. Uông Đông Hưng chuẩn bị lực lượng thuộc Sư đoàn Cận vệ Trung ương, bắt giữ những phần tử ở Trung Nam Hải còn Diệp Kiếm Anh đưa danh sách cho Ngô Trung – Tư lệnh sư đoàn Bắc Kinh – trước khi cuộc vây ráp, bắt bớ bắt đầu. Vệ sĩ của Diêu Văn Nguyên thuộc Sư đoàn bảo vệ Bắc Kinh bắt Diêu nhanh chóng, thuận tiện hơn sư đoàn 8341 của Uông Đông Hưng, cho nên sự hợp đồng tác chiến rất cần thiết khi có lệnh bắt Diêu Văn Nguyên.
Uông yêu cầu tôi tuyệt đối giữ bí mật, cấm không được kể cho ai về kế hoạch, phải cẩn thận hết sức, vẫn phải làm việc, cư xử như bình thường hàng ngày. “Nếu Giang Thanh bảo đồng chí làm một cái gì đó – cứ làm” – Uông khuyên và yêu cầu không gặp ông tại văn phòng. Nếu cần, ông sẽ tự tìm tôi.
Tôi căng thẳng, lo lắng trước cuộc chiến đối đầu giữa hai phe, nhưng tin phe Uông sẽ thành công. Lực lượng của Uông hoàn toàn làm chủ tình thế Trung Nam Hải, không một lực lượng quân sự nào được phép tiến vào đây. Uông thông minh, lanh lợi, tháo vát, tôi tin chắc ông rất cẩn thận, tính toán kỹ lưỡng và sẽ thắng.
Trước khi đội cấp cứu giải tán về các cơ sở bệnh viện, các nhân viên y tế muốn chụp ảnh chung với Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng, bốn uỷ viên Bộ chính trị, những người đã từng thức đêm túc trực bên giường bệnh Mao chủ tịch. Uông đồng ý chụp ảnh, nhưng tạm thời chưa cho phép họ đi, yêu cầu sẵn sàng chuẩn bị công việc mới.
Qua đó một vài ngày. Tôi cảm thấy tình hình căng thẳng tăng lên đột biến. Lúc 11 giờ sáng ngày 4 tháng 10, Trương Ngọc Phượng xuất hiện khu nhà H, nơi ở của nhân viên y tế, báo cho chúng tôi đến gặp Giang Thanh sau bữa trưa ở Đồi Than, phía bắc Tử Cấm Thành. Đồi Than đóng cửa, không cho nhân dân đến thăm viếng trong thời gian Cách mạng văn hoá, nhưng Giang Thanh vẫn thường ghé qua. Chúng tôi hái một ít táo ở đó, rồi sau đấy đến một khách sạn nổi tiếng “Phượng Sơn” ở công viên Bắc Hải để nghiên cứu Tuyển tập Mao Trạch Đông.
Sau nửa giờ, đã hái được hơn một chục giỏ táo. Giang Thanh đến nhưng không tham gia hái táo, khi đang vui vẻ thưởng thức táo, Giang tới góp vui, mời chúng tôi vào nhà hàng Phượng Sơn nghiên cứu học tập cuốn Mao tuyển. Thoạt đầu, Giang nói, dự kiến gặp chúng tôi ngày 9-10, nhưng khi nghe tin đội cấp cứu sắp giải thể, quyết định gặp gỡ mọi người sớm hơn, trước khi chia tay. Bà bảo, vẫn còn chưa chọn được bác sĩ cho tổ bảo vệ sức khỏe riêng, hôm nay hy vọng trao đổi với bác sĩ, y tá chọn ra một tổ y tế phục vụ sức khỏe cho cá nhân bà. Chúng tôi nghe bài phát biểu trên trời dưới đất, không biết trả lời ra sao, đành im lặng. Bà phê phán chúng tôi quá dè dặt, rồi kể lại cuộc gặp gỡ trước đây với công nhân Nhà máy sản xuất máy kéo 7-2, công nhân vui vẻ, hoạt bát sẵn sàng ở lại sau ca làm việc để họp hành thảo luận. “Bọn xét lại làm sao có thể làm người công nhân phấn khởi đến như vậy. Có đúng thế không các đồng chí?” Giang hỏi chúng tôi. Chả ai biết trả lời như thế nào, nên vẫn im lặng.
Giang Thanh bắt đầu so sánh Đặng Tiểu Bình với Ngô Xương Quế (1612-1678) đời nhà Minh, đã đưa người Mãn Thanh cai trị Trung Quốc. Đặng cũng bán nước cho ngoại bang, Giang nói, liên hệ tới việc xuất khẩu dầu mỏ và sợi. Đặng cho phép bán vải bông thô, nhưng Giang Thanh cho rằng, có khả năng thu được một số tiền lớn nếu sản xuất ra vải, trong khi bông sợi đã nhuộm. Sau đó Giang Thanh buộc tội ngài phó chủ tịch đảng đã bị mất chức trong việc nghĩ ra trò tra tấn Mao trong thời gian ông lâm bệnh. Đặng đã gửi cho Chủ tịch những tài liệu để đọc, khi mắt ông đã yếu. Đặng nói Mao cư xử y như Stalin trong những năm cuối đời.
– Xung quanh đây vẫn còn những thằng hệt như Đặng – Giang Thanh bóng gió – Số phận của chúng chỉ đếm được từng ngày mà thôi.
Tôi ngờ rằng Giang Thanh và phe cánh đang chuẩn bị đảo chính.
Khi chúng tôi trở về Trung Nam Hải, Uông bảo chúng tôi đứng theo hàng dưới mái Lục Quang Đình để chụp ảnh làm kỷ niệm. Hoa Quốc Phong mời Giang Thanh chụp chung, và thông báo, có cuộc họp của Bộ chính trị kế tiếp. Giang khó chịu, cằn nhằn tại sao Hoa không báo sớm và cho biết nội dung cuộc họp.
Ảnh chụp gồm đội cấp cứu y tế, đứng vây quanh Hoa Quốc Phong, Giang Thanh, Vương Hồng Văn. Trương Xuân Kiều và Uông Đông Hưng. Chụp xong, Uông kéo tôi ra nói nhỏ, tối nay đến gặp ông.
Tôi đến Uông vào khoảng 11 giờ đêm, kể cho Uông về cuộc nói chuyện của Giang Thanh với các bác sĩ. Uông tin Giang Thanh và phe cánh chuẩn bị hành động, lực lượng Uông không thể trì hoãn được nữa. Uông và các lực lượng ủng hộ nếu càng chần chừ, khả năng bị lộ càng dễ và thất bại càng lớn.
Trong khi chúng tôi thảo luận, sáng ngày 5-10, Hoa Quốc Phong thông báo triệu tập cuộc họp Bộ chính trị vào lúc 10 giờ đêm ngày 6 tháng 10. Cuộc họp tổ chức trên đồi Mùa Xuân nằm ở phía ngoại ô tây bắc thủ đô. Các Uỷ viên Bộ chính trị vẫn không hề biết Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh quyết định bắt Giang Thanh và những kẻ thân tín. Việc bắt giam cần phải được làm trước khi cuộc họp được ấn định. Sau khi bắt, Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh sẽ đến đồi Mùa Xuân báo cáo Bộ chính trị về “việc đã rồi”, đề nghị Bộ chính trị ủng hộ. Nếu Uỷ viên Bộ chính trị nào không đồng ý, cũng bắt giam luôn.
Uông đề nghị tôi trả các bác sĩ về nơi công tác cũ, chỉ cần một tổ y tế 3 đến 4 bác sĩ là đủ. Uông muốn khi bắt đầu chiến dịch vây bắt, Trung Nam Hải còn lại càng ít người càng tốt.
Cuộc gặp gỡ của chúng tôi kết thúc lúc ba giờ sáng, các nhân viên y tế chuẩn bị xong, ngày mai tôi sẽ giải tán đội, ai về cơ sở của người đó.
Nhưng khoảng 9 giờ sáng hôm sau, trước khi tôi gặp anh chị em trong đội cấp cứu, Trương Ngọc Phượng đến, bảo, Giang Thanh muốn chúng tôi đi hái táo ở Đồi Than lần nữa.
Chúng tôi đi ngay, hái táo khoảng hai, ba tiếng đồng hồ, đến khi Giang Thanh xuất hiện, cũng hái dăm quả, đưa chúng tôi vào nhà hàng Phượng Sơn, nổi tiếng các món ăn hoàng gia. Sau đó để chúng tôi tự nghiên cứu cuốn Mao Tuyển.
Đang giữa buổi học, Uông Đông Hưng giận dữ gọi tôi về. Tôi buộc phải thanh minh, Giang Thanh ra lệnh trước khi tôi có thể giải thể đội y tế về cơ sở. Uông ra lệnh tôi chuyển ngay các y tá về cơ sở của họ. Các bác sĩ và Giang Thanh phải trở về Quốc vụ viện, nơi chúng tôi một lần nữa phải báo cáo về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Mao. Lần báo cáo trước, ngày 22-9, bị gián đoạn, giờ đây 4 uỷ viên Bộ chính trị từng theo dõi quá trình điều trị, cộng thêm Giang Thanh sẽ dự nghe báo cáo. Cuộc họp, theo tôi dự đoán, kế sách của Hoa Quốc Phong tung ra để lừa, chuẩn bị kế hoạch vây bắt.
Cuộc họp trong Quốc vụ viện bắt đầu, Giang Thanh lại lên tiếng tại sao không báo trước. Hoa Quốc Phong giải thích, đầu phiên họp nghe báo cáo giải trình cho một số ít uỷ viên sau đó mới có cuộc họp toàn thể. Cuộc họp được được đảm bảo tối mật. Trong khi họp, không một bí thư, thư ký, bảo vệ, hoặc bất cứ ai được phép vào phòng.
Hoa Quốc Phong khai mạc phiên họp, nói đã qua hai mươi sáu ngày từ khi Chủ tịch qua đời, nhưng Bộ chính trị vẫn chưa được nghe báo cáo chính thức về các sự kiện diễn ra và các phương pháp điều trị. Ông trao nhiệm vụ cho năm Uỷ viên Bộ chính trị, những người biết hơn những người khác trong khi điều trị Mao, nghe báo cáo ngắn gọn của bác sĩ. Sau đó năm người này viết nhận xét về bản báo cáo và trình lên để toàn thể uỷ viên Bộ chính trị xem xét.
Tôi đọc bản báo cáo, bản đã đọc từ ngày 22-9. Tôi chưa kịp đọc hết, Giang Thanh đứng dậy.
– Đồng chí Quốc Phong – bà nói – tôi không được khoẻ lắm. May mắn, có cả bốn đồng chí túc trực quanh Chủ tịch có mặt ở đây. Tôi xin phép cáo từ.
Giang Thanh với dáng loạng choạng như say rượu đi ra cửa. Khi nhìn thấy, tôi gọi người gác đến đỡ Giang, nhưng không ai được phép bước vô phòng. Tôi chạy ra đỡ bà, nhìn thấy Uông lắc đầu ra hiệu. Nhưng quá muộn, Giang Thanh giả đò ốm, Uông bực mình thấy tôi đỡ Giang. Sau này, Uông kể, Hoa Quốc Phong nghi tôi ủng hộ Giang Thanh nên mới hành động như thế, cả hai không hài lòng. Tôi thanh minh, tôi hành động “như bình thường”, đúng như Uông dặn. Cuối cùng ông đồng ý, tôi hành động như thế là tốt, không để cho Giang một chút lý do nghi ngờ.
Tôi kết thúc báo cáo, nhưng chẳng ai nêu câu hỏi chất vấn.
Cuối cuộc họp, Trương Ngọc Phượng xuất hiện. Giang Thanh đề nghị các bác sĩ quay về nhà hàng “Phượng Sơn”. Chúng tôi vẫn chưa kết thúc nghiên cứu Tuyển tập Mao chủ tịch. Cuộc họp tạm hoãn.
Sáng sớm ngày 6-10-1976, tôi cùng với các bác sĩ, những người chưa giải tán, rà soát hồ sơ bệnh án điều trị Mao để trình Bộ chính trị. Trương Diêu Tự đến, báo, Giang Thanh muốn chụp ảnh với tất cả đội y tế. Điều này không thể, các y tá đã giải tán về các cơ sở cũ, chỉ còn một ít bác sĩ lại đang bận. Tôi khuyên Trương Diêu Tự hỏi Uông Đông Hưng, nhưng Uông, lúc ấy, vẫn chưa dậy. Tôi đề nghị Trương Diêu Tự đích thân liên lạc và mời họ. Ông từ chối. Tôi hỏi Bộ y tế, cơ quan cử các y tá, để đưa họ vào Trung Nam Hải. Cuối cùng chúng tôi chụp ảnh với Giang Thanh. Sau này bức ảnh được coi như bằng chứng, các nhân viên y tế là những người cùng phe với Giang Thanh. Trương Diêu Tự, người bày trò, đã từ chối thú nhận chính ông ra lệnh chụp ảnh. Và chỉ khi có sự can thiệp của Uông Đông Hưng mới có thể xoá sự nghi ngờ.
Lúc 8 giờ tối cùng ngày, Hoa Quốc Phong triệu tập ở Trung Nam Hải, tại phòng Hoài Nhân các Uỷ viên Bộ chính trị, những người được giao việc xuất bản các tác phẩm của Mao, gồm Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn và Giang Thanh. Người ta thông báo cho họ, cần thảo luận cụ thể kế hoạch xuất bản tập 5 Tuyển tập của Chủ tịch, sau đó họ sẽ trình bày phương án xuất bản cho tất cả uỷ viên Bộ chính trị trên đồi Mùa Xuân.
Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh với Uông Đông Hưng và các sĩ quan bộ phận của ông đã đến phòng Hoài Nhân khá lâu trước thời gian ấn định. Uông bí mật ở phòng bên cạnh.
Trương Xuân Kiều đến đầu tiên. Người ta ra lệnh bảo vệ và bí thư, thư ký phải ở bên ngoài. Trên đường vào phòng họp Hoa Quốc Phong tuyên bố bắt giam Trương Xuân Kiều. Trương Xuân Kiều không tỏ ý chống cự.
Ngay sau đó, Vương Hồng Văn xuất hiện. Khi Hoa Quốc Phong tuyên bố bắt, Vương kháng cự, nhưng các sĩ quan của Uông Đông Hưng nhanh chóng giải quyết. Vương Hồng Văn gần như đột quỵ sau khi bị trói nghiến.
Gần đến mười giờ, vẫn chưa thấy Diêu Văn Nguyên. Uông Đông Hưng phát lệnh điều liên quân thuộc Sư đoàn bảo vệ Trung ương và quân Sư đoàn Bắc Kinh bắt Diêu tại nhà riêng.
Giang Thanh cũng không đến, vẫn ở trong tư dinh Xuân Sen. Việc đi bắt giao cho Trương Diêu Tự, khi Trương dẫn tiểu đội thuộc sư đoàn Bảo vệ đến, tuyên bố bắt giam, Giang Thanh nói:
– Té ra mày cũng đến đây à! Từ lâu tao đã đợi ngày này đấy!
Trong thời gian bắt bớ, tôi ở phòng mình. Ở Trung Nam Hải vẫn yên ắng. Không ai biết ở đó có cái gì xảy ra. Chỉ đến sáng hôm sau, một người bạn làm việc ở bộ phận bảo vệ trung ương thông báo cho tôi về cuộc bắt bớ. Người ta cũng quản thúc cả Mao Viên Tân, bí thư thứ nhất Uỷ ban cách mạng Đại học Thanh Hoa, Chí Cương, và Tạ Thanh Nhị phó bí thư, và nhiều người khác trong phe cánh Giang Thanh.
Đội vũ trang của Uông Đông Hưng chở Bè Lũ Bốn Tên vào chính tổ hợp địa đạo, nơi bảo quản thi hài Mao, do quân thuộc sư đoàn 8341 canh gác. Ngay sau khi hoàn thành việc bắt giam, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng và Diệp Kiếm Anh đi đến đồi Mùa Xuân thông báo cho toàn thể Uỷ viên Bộ chính trị. Bộ chính trị nhất trí thông qua vụ việc.
Tuy Bộ chính trị đã thông qua quyết định, nhưng tin về bắt Bè lũ bốn tên vẫn còn nằm trong bí mật khá lâu. Hôm sau tôi quay về nhà. Lần đầu tiên sau hơn một năm, tôi được ngủ trong chiếc giường riêng của mình. Khi tôi kể cho Lý Liên, Giang Thanh và những người thân tín của Giang bị bắt giam, vợ tôi thật sự sốc, nhưng sau đó vui mừng khôn xiết. Vợ tôi hy vọng những mối đe dọa chúng tôi bao lâu nay, cuối cùng đã hết và cuộc sống sẽ lại trở lại bình thường.
Nhưng tôi lúc này không được quá lạc quan. Một người đàn bà, trong suốt những năm dài luôn gây phiền toái cho tôi, cuối cùng, đã ngồi trong tù. Nhưng một vài Uỷ viên Bộ chính trị, chẳng hạn như Hứa Thế Hữu, vẫn tin Mao chết một cái chết tức tưởi, nghi ngờ bị ám hại và bản báo cáo của các bác sĩ nếu bị bóp méo, chưa được Bộ chính trị thông qua, vẫn làm tôi lo ngại. Do vậy trong thời gian sau cùng tôi lại thêm những kẻ thù mới, tàn bạo, dã man hơn. Trương Diêu Tự có lần đã đe, nếu tôi không bị chính tay Mao tống cổ, ông ta cũng cố sức làm điều này. Mao đã chết, Trương Diêu Tự vẫn còn, giờ có quyền lực lớn hơn. Mặc dù Uông Đông Hưng che chở tôi bằng lòng tin khi ông dám kể dự kiến bắt “bè lũ bốn tên”, nhưng quan hệ của tôi với ông cũng không còn mặn mà như xưa. Bây giờ uy quyền của Uông đã tăng lên, ông chẳng cần gì ở tôi nữa.
Lý Liên, tôi và các con ăn mừng sự quật đổ “bè lũ bốn tên” tại một khách sạn ấm cúng và nổi tiếng “Hồng Bình” ở Bắc Kinh trên đại lộ Trường An. Nhưng tôi vẫn lo về an toàn tính mạng của mình.
Một năm sau, cho đến cuối năm 1977 lại bắt đầu phát động chiến dịch mới. Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, dù cập bậc khác nhau lần lượt bị tống đi cải tạo Trường Cán bộ 7-5. Tôi vẫn còn làm Giám đốc Bệnh viện 305, có nghĩa tôi thuộc Cán bộ chủ chốt, Trương Diêu Tự không bỏ lỡ cơ hội trả đũa. Khi Trương Diêu Tự đưa ra, tôi đứng đầu Bệnh viện 305, phải đi cải tạo lao động khổ sai, tôi chẳng có lý do gì từ chối. Uông Đông Hưng không đứng ra can thiệp giúp tôi. Họ tống tôi đi lao động khổ sai ở vùng ngoại ô hẻo lánh ở tỉnh Giang Tây, lúc ấy tôi đã 57 tuổi.
Tôi ở Giang Tây hơn một năm, sống và làm việc như một nông dân địa phương.
Ở Bắc Kinh vẫn tiếp diễn đấu đá. Tháng 12 năm 1978, nắm được quyền lực, Đặng Tiểu Bình thải hồi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng. Đặng cũng không tha thứ bộ phận cảnh vệ trung ương tội đã không bảo vệ ông trong thời gian Cách mạng văn hoá. Đặng cũng không bao giờ quay về ở Trung Nam Hải. Sau khi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng bị thanh trừng, mở ra con đường cho tôi quay về Bắc Kinh. Tôi trở về nhà vào tháng giêng 1979, tiếp tục giữ chức Giám đốc Bệnh viện 305.
Nhưng lại có tin đồn, tôi, người gần gũi, thân thiết với Uông Đông Hưng. Người ta thúc ép tôi kết tội công khai Uông, kể lại tất cả những gì tôi biết, hiện tại và quá khứ của ông. Nếu Uông Đông Hưng bị khép tội chính trị thì tôi cũng thế.
Đến lúc ấy, người ta bắt đầu đánh giá vai trò công tội của Mao trong lịch sử Trung Quốc, đương thời tôi khá gần gũi Chủ tịch. Nếu Mao mắc sai lầm, như vậy tôi cũng có lỗi. Ai đó đã diễn giải rằng, bác sĩ riêng của Chủ tịch có ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến bệnh nhân. Họ ra sức buộc tội các bác sĩ đã bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ tốt cho Mao, vì thế Chủ tịch mới sống thọ và nắm quyền lâu đến như thế. Nhưng những người ủng hộ Mao, họ không buộc tội tôi về bảo vệ sức khỏe tốt cho Chủ tịch.
Cuộc đấu đá giành quyền lực không dịu đi, các vấn đề xoay quanh cái chết của Mao, vẫn chưa được giải quyết. Các nhà lãnh đạo, theo dõi công việc của nhóm bác sĩ, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều, đã bị loại khỏi chức vụ, không còn lại ai, những người đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi. Tháng 12 năm 1979 tôi viết một bức thư cho Đặng Tiểu Bình đề nghị cho tôi thôi trách nhiệm trong bệnh viện. Tôi rất thất vọng, chán nản không thể tiếp tục làm việc được ở đó được nữa. Người ta bổ nhiệm tôi chức Phó chủ tịch Hội Y Học Trung Quốc, một chức vụ ngồi chơi xơi nước, nhưng lương cao.
Khi chính sách “mở cửa” do Đặng Tiểu Bình đề ra, tôi loé lên hy vọng chạy ra nước ngoài. Vì thế không có gì ngạc nhiên, mùa hè năm 1988 tôi viết đơn đề nghị cho phép vợ chồng tôi thăm hai con trai ở Hoa Kỳ. Triệu Tử Dương, Tổng bí thư đảng cộng sản, với chính sách mở cửa rộng rãi, đơn của tôi được chấp nhận. Nhưng nếu xét đúng ra, việc xuất cảnh của tôi cực kỳ khó. Ví thử các cơ quan hữu trách được thông báo đầy đủ hơn, chẳng bao giờ họ chấp nhận cho tôi xuất cảnh.
Tôi đi Mỹ cùng Lý Liên. Những năm đầy lo âu, sợ hãi làm sức khỏe vợ tôi giản dần. Từ tháng 2-1988, sức khoẻ của vợ tôi đã suy yếu, khi còn ở Trung Quốc tuy có điều trị nhưng kết quả không khả quan. Tháng 8-1988 tôi đưa vợ và đứa cháu nội Lý Linh đến Chicago, nơi vợ chồng con trai tôi đang sống. Chúng tôi hy vọng, trong điều kiện nền y tế tiên tiến ở Hoa kỳ, Lý Liên có thể được cứu sống. Nhưng việc điều trị không thành công. Lý Liên mất ngày 12-1-1989 do viêm thận mạn tính.
Các bạn bè ở Trung Quốc thường gợi ý tôi viết về cuộc đời của mình, những năm tháng ở cạnh Mao. Điền Gia Anh, lúc đương thời, biết tôi viết nhật ký, đã yêu cầu tôi viết từ năm 1960. Năm 1977, khi Diệp Kiếm Anh gặp với tôi ở Bệnh viện 305, cũng cổ vũ tôi xuất bản cuốn nhật ký của mình. Diệp tin, trong hai mươi hai năm phục vụ Mao, đã tích luỹ được nhiều tư liệu, sẽ đóng góp lớn vào kho tư liệu của lịch sử hiện đại Trung Hoa. Nhiều chủ bút các báo và tạp chí đề nghị tôi viết gửi cho họ. Nhưng lần nào tôi cũng từ chối. Tôi không thể in ra được ở Trung Quốc, khi nói sự thật, còn lừa dối, bẻ cong ngòi bút, tôi không muốn.
Chỉ có Lý Liên cuối cùng khuyên được tôi cần thiết phải viết tất cả và cho xuất bản. Trong khi chờ đợi những ngày cuối cùng trong bệnh viện, trước khi bị hôn mê, vợ tôi một lần nữa tha thiết yêu cầu tôi viết cuốn sách, dành cho con cái, cháu chắt, cho các thế hệ tương lai, hiểu những năm tháng của đời tôi làm việc trong cung đình Mao Trạch Đông. Tôi đã trả giá cuốn sách này bằng cả cuộc đời. Ước mơ của tôi thành một bác sĩ phẫu thuật thần kinh chưa bao giờ được thực hiện. Hy vọng của tôi về cuộc sống mới đối với nhân dân Trung Quốc đã tan vỡ. Cuộc sống của gia đình tôi bị huy hoại, giờ đây Lý Liên đã ra đi. Năm 1990, khi Cục bảo vệ Trung ương yêu cầu trưng dụng căn nhà của tôi, tôi không đồng ý. Năm 1992, dù vậy, họ vẫn tịch thu. Tôi viết bức thư phản đối gửi tới Dương Thượng Côn – Chủ tịch nước, Dương Đức Trung – Chủ nhiệm Ban bảo vệ Trung ương, Trần Minh Trương – Bộ trưởng Bộ Y tế, và Triệu Tử Dương – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng không nhận được một chữ nào trả lời.
Tôi cống hiến cả cuộc đời, sự nghề nghiệp cho Mao và Trung Quốc, nhưng giờ đây chỉ là kẻ không nhà, vô gia cư, không quê hương, vị khách không được hoan nghênh ở một đất nước mà tôi đã sinh ra.
Tôi viết quyển sách này theo ý nguyện của Lý Liên với tất cả lòng thương mến, yêu quý, cũng như với những ai bị mất tự do. Tôi muốn quyển sách là một bằng chứng, cuốn ghi chép nhắc nhở lại những hậu quả tàn khốc dưới chế độ độc tài của Mao, những mẩu chuyện kể ra để biết những người tốt, có tài năng sống dưới chế độ Mao đã buộc phải bán lòng tin, hy sinh lý tưởng để sống sót được đến ngày hôm nay.
HẾT
Lý Chí ThoảNguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa