Tuesday, September 20, 2011

LỤC CHÂU HỌC X


PHỤ LỤC
TIỂU SỬ TÁC GIẢ VÀ ĐỜI SỐNG VIẾT VĂN, VIẾT BÁO, TÌNH HÌNH ẤN LOÁT - PHÁT HÀNH
Tìm biết tiểu sử tác giả còn khó hơn tìm biết tác phẩm vì dù sao tác phẩm cũng đã có đó, nhưng tiểu sử đời sống viết văn viết báo của các tác giả, thật khó biết được vì chưa có hoặc có rất ít tài liệu liên hệ. Chúng tôi nghĩ rằng miền Nam sống văn chương nhiều hơn làm văn học, nghĩa là chú trọng thưởng thức hưởng thụ việc đọc tác phẩm hơn là suy nghĩ về văn chương một cách phê phán có hệ thống tạo ra một sinh hoạt song song với sinh hoạt sáng tác và thưởng thức văn chương, sinh hoạt nghiên cứu lý luận, phê bình, văn học và văn học sử... Sinh hoạt này có thể trở thành sinh hoạt trí thức của một giới, thuộc một thế giới riêng trên sách báo và trong giáo dục, sư phạm. Chính vì thế mà có trường hợp một tác phẩm văn chương ai cũng biết chỉ vì đã được đọc trong sách báo văn học, hoặc đã phải học trong giờ văn học sử ở trường, mà có thể chưa hề đọc chính tác phẩm mặc dầu tác phẩm và tác giả không có gì đặc sắc... Trái lại có trường hợp tác phẩm thật nổi tiếng một thời, được rất nhiều người thuộc các giới đọc, nhưng bây giờ lại chẳng ai biết tới, bị bỏ quên, bỏ qua chỉ vì tác phẩm, tác giả đó không được nói đến trong sinh hoạt văn học. Đây là trường hợp của nhiều tác phẩm, tác giả thời kỳ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở miền Nam.
Giới thiệu tác phẩm thì cũng phải giới thiệu tác giả và điều kiện viết văn viết báo. Đi tìm con cháu tác giả, thì hoặc không biết ở đâu, hoặc đã đi xa, hoặc còn một, hai người nhưng chẳng biết gì về nội, ngoại của mình. Chúng tôi tìm ra một cháu nội Trương Duy Toản, chỉ còn giữ một tấm hình chụp ông nội bên Tây hồi 1913 và một câu đối của ông nội viết, ngoài ra không còn gì, cũng không biết gì về đời sống của ông nội. Chỉ còn cách tìm đọc lại các báo cũ, may ra tìm được chút ít tiểu sử, nhưng những bài phê bình tác phẩm thì thật hiếm, kể như không có. Tìm về phía hồ sơ hành chánh của Pháp, có thể nắm chắc được chút ít về lý lịch của một vài người là viên chức (chẳng hạn trong cuốn Souveraibset notabilites d'Indochine, editins du Gouv.gén.de l'Indochine, Ideo. Hanoi 1943.
Trong tập đầu này, chúng tôi giới thiệu một số tài liệu kiếm ra được để tham khảo, hy vọng sau này có thêm nhiều tài liệu khác mới dám nghĩ đến làm việc kiểm tra, chú thích.
TRẦN CHÁNH CHIẾU
VỊ Đốc PHỦ SỨ CÓ QUỐC TỊCH PHÁP NHƯNG KHÔNG BÁN NƯỚC, BÁN DÂN (NGUYỄN BÁ THẾ - ĐUỐC NHÀ NAM - 20-8-1971).
Đã từng có hàng quan lại Nam Triều bỏ chức lo cứu nước, điển hình là cụ Nguyễn Thượng Hiền, đã từng có thành phần Hội đồng dân cư do thực dân Pháp tổ chức mà không xu phụ kẻ cướp nước, đứng hẳn về phía nhân dân chống lại họ quyết liệt để đánh đuổi họ đi. Điển hình là cụ Nguyễn Thần Hiến. Đến như có vị Tri phủ mang quốc tịch Pháp hẳn hoi tỏ lòng yêu nước đến cao độ có ai dám tin chăng? Thế mà lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Duy Tân cứu quốc đã có một người như thế đấy. Xin thưa: Cụ Trần Chánh Chiếu có tên Pháp là Gilbert tục gọi Gilbert Chiếu hay Đốc Phủ Chiếu hoặc Phủ Chiếu.
Cụ Nguyễn Thượng Hiền bỏ chức Đốc học dấn thân cứu quốc không lạ. Cụ Nguyễn Thần Hiến không vì cái chức Hội Đồng bù nhìn mà bán thân cho quỉ rồi hy sinh cho Tổ Quốc đến chết rục trong tù đáng kính phục biết bao mà không lạ. Nhưng được thực dân Pháp ưu đãi mà không đầu phục chúng, có quốc tịch Pháp mà không vong bản, nghe tiếng gọi dân mà đứng lên đáp lời sông núi, trường kỳ tranh đấu, thật sự hy sinh - chuyện cụ Trần Chánh Chiếu vừa là chuyện lạ, lại là chuyện đáng cảm động, cảm phục, nhất là trong thời buổi nhá nhem, biết bao trò mập mờ đánh lận con đen đã diễn, tiểu truyện Cụ Trần Chánh Chiếu càng đáng được đề cao, để soi đường cho những ai còn lạc lối, để thức tỉnh hàng trí thức gia nô. Trần Chánh Chiếu hiệu Quang Huy lại có các bút hiệu khác là Kỳ Lân Các, Mộng Trần, Nhựt Thăng.
Ông xuất thân là sinh viên Collège d'adran, lúc ở Rạch Giá, nhà có của nên được đưa lên Sài Gòn học bậc Trung học. Ra trường, ông được bổ dạy ở trường làng xã Vĩnh Thanh Vân (Rạch Giá) ít lâu ông nghỉ dạy. Lại được các thân hào nhân sĩ trong tỉnh cử làm xã trưởng. Lãnh chức xã trưởng nhưng ông là một xã trưởng đặc biệt nhất không một xã trưởng nào sánh được. Vì ông giỏi Pháp văn, bặt thiệp, quảng giao, cư xử theo đường lối tân học nên uy tín của ông khiến mọi người phần kính tể. Ông làm xã trưởng trong một tỉnh lẻ miền Tây mà ông có cung cách như thị xã trưởng ở đô thành. Ông mang dây tam tài như xã tay Sài Gòn, xài con dấu tròn chứ không dùng con dấu hình quả trám như thông lệ.
Ông khinh bỉ họ Trần ra mặt, gặp Trần Bá Thọ ông gọi mỉa mai là "Phước Tân" (Phước Tân có nghĩa là cháu ông Phước con ông Lộc, nhưng lại có nghĩa theo diện số đề 36 hoặc 40 thì là "con chó").
Lại một lần khác, bút chiến với các cây bút nặc mùi bợ của báo "Nông cổ mín đàm) của ông P.Canavaggio làm chủ nhiệm, Lương Khắc Ninh làm chủ bút, ông châm biếm đám người liếm giày thực dân toan tâng công với chủ, bằng 2 câu lục bát:
Nực cười rắn bọ nuốt voi
Cóc kia lấp lững lại đèo trèo thang.
Bởi thế ông bị bọn gia nô căm hận ông thấu xương tủy. Trả thù ông, gã Trần Bá Thọ méc với ông Outrey quyền Thống Đốc Nam Kỳ rằng Gilbert Chiếu làm phản. Rồi gã lại nhờ báo Cochinchine libérale của Jules Adrien Marx tố cáo việc "Minh Tân Công Nghệ" là cơ sở kinh tài của nhóm Phủ Chiếu, là trụ sở mật của hội kín mưu đồ đánh đuổi Pháp.
Dựa vào lời thóc mách của tên điểm chỉ của Đốc Phủ Thọ ấy, thực dân bắt giam Trần Chánh Chiếu vào khoảng tháng Avril 1909, đồng thời khám xét sổ sách những cơ sở do ông đứng tên thành lập.
Nhưng thực dân không làm gì được ông, vì ông đã tổ chức rất khéo không để lộ một hình thức gì để thực dân có cớ mà đàn áp. Lại nữa ông là "dân Tây" thạo luật nên không bị giam lâu ngày, 21-4-1909 ông được trả tự do.
Được phóng thích, ông thừa biết thực dân đã ghìm ông rồi, từ đó không hoạt động công khai, nhưng ông không đầu hàng, không bó tay trước cảnh ngộ khó khăn vẫn âm thầm tiếp tay với các đồng chí đẩy mạnh mọi công tác cần thiết. Để thực dân bớt dòm ngó, ông mở một hiệu buôn khác mang bảng hiệu là "Quang Huy" (theo bút hiệu của ông) ở số 54 đường Viénot Saigon. Ông lại vờ chuyên tâm vào việc soạn sách, xuất bản sách. Chính ông đã có sáng kiến in một tập sách nhan đề là "Gia phổ" (có gạch thêm tiếng Pháp là Lioret de Famille) các trang đầu sách có một trang in hình gốc đa lớn rườm rà cành lá để gia chủ điền tên họ những người trong thân tộc từ gốc cho đến cành lá theo như thể thức tông chi. Lại dành thêm 2 trang để gia chủ ghi thêm những điều cần thiết. Phần sau sách thì trình bày từng bài ngắn về công dân giáo dục và những điều phổ thông thường thức.
Ông lại gom những bài báo của ông và các bạn đồng chí xuất bản thành từng tập sách mỏng nhan là "Minh Tân tiểu thuyết" (hai chữ tiểu thuyết của ông dùng có nghĩa như bài xã luận trong sách báo hiện nay chứ không phải như danh từ tiểu thuyết bây giờ). Từ năm 1915 - ông cho xb bộ sách "Văn ngôn tạp giải" lần lượt in từng tập mỏng bán giá 0đ50, trọn bộ 20 tập bán 5đ, có đóng bìa bán 6đ.
Tài cao nhân cách chẳng tầm thường, ông được viên Chánh chủ Tỉnh Rạch Giá xin cho ông theo quốc tịch Pháp, rồi ít lâu được thăng thưởng hàm đốc phủ. Như ai thì đã tha hồ lên mặt, muốn gì mà chẳng được, chỉ cần quên mất hai chữ liêm sĩ đi quên luôn cả giống nòi thì tha hồ nắm quyền sanh sát trong tay. Nhưng Trần Chánh Chiếu nào phải con người vong bản nên bao nhiêu sự mua chuộc của thực dân không đánh đổ được tâm hồn yêu nước của ông. Từ cuối năm 1906 ông đã bắt liên lạc được với các nhà ái quốc trong Nam như Nguyễn Thần Hiền, Nguyễn Quang Diệu, Nguyễn An Khương, hiểu rõ về phong trào Đông Du đang diễn tiến ngoài Trung và lan rộng vào Nam. Ông cùng các đồng chí hưởng ứng tham gia hoạt động rất can đảm. Cụ thể ông cho người con trai là Jul Tiết - sung vào hàng thanh niên xuất dương du học. Tích cực phục vụ Đảng Cách mạng cứu quốc do Cụ Phan Bội Châu lãnh đạo tại Hương Cảng. Chính cụ cũng có sang Hương Cảng diện kiến cụ Sào Nam và chấp nhận cho Jul Tiết sang hầu cận Kỳ ngoại hầu Cường Để tại Đông Kinh. Hơn nữa ông còn lãnh nhiệm vụ phân phát tuyên truyền phẩm ở ngoại quốc gửi về nhà các bản sách Kỷ niệm lục, Hải ngoại huyết thư, Lưu cầu huyết lệ thư, v.v...
Nhất là khoảng giữa năm 1907 sau khi tiếp xúc với cụ Mộng Vũ Bão Chi Nhuận lãnh sứ mạng của cụ Cường Để từ Nhật về tuyên truyền trong Nam. Trần Chánh Chiếu càng sát cánh với các đồng chí hoạt động mạnh hơn lên. Bấy giờ ông đã rời Rạch Giá lên Sài Gòn để tiện xúc tiến công cuộc dự định, vả lại ông cũng là một Luật sư trong Tòa án Sài Gòn.
Rập theo qui củ của các đồng chí ngoài Trung Bắc mở hiệu buôn, lập một trường học để đẩy mạnh phong trào Đông Du của Duy Tân.
Cụ Nguyễn An Khương lập nên khách sạn Chiêu Nam lầu tại Sài Gòn để kinh tài giúp quỹ cách mạng vừa làm trụ sở mật đưa rước thanh niên xuất dương du học. Cụ Trần Chánh Chiếu cũng đứng ra tổ hợp thành lập "Minh Tân công nghệ" với khẩu hiệu "Động vị binh, tinh vị thương" động thì tất cả công nhân trong nhóm Minh Tân sẽ là chiến sĩ đứng lên dưới cờ nghĩa, Tịnh thì im hơi giấu tiếng lo việc kinh tài. Ông lại lập Minh Tân khách sạn, hãng xà bông Can Can (con vịt), tiệm "Mộng Tiền Trà" ở Sài Gòn và lập "Duy Tân lữ quán" ở Mỹ Tho.
Đồng thời ông hăng say viết sách, viết báo, ông soạn quyển Hương Cảng nhân vật, kể cuộc du lịch của ông sang Hương Cảng, về Pháp văn, ông gởi bài trên báo Le Moniteur des provinces, về Việt văn ông viết rất nhiều trên tờ "Lục Tỉnh Tân Văn".
Nguyên tờ "LTTV" do người Pháp là Pierre Jeantet làm chủ xuất bản từ ngày 2-11-1907. Ông Jeantet đứng tên chủ nhiệm, nhưng thật sự không ngó ngàng gì đến tờ báo, chỉ lo việc quản lý kinh doanh, bộ biên tập sau đó ông giao lại cho cụ Trần Chánh Chiếu điều khiển. Nhân đó Trần Chánh Chiếu ngấm ngầm dùng tờ LTTV làm cơ quan tuyên truyền chống Pháp và khuyến khích nhân dân rất đắc lực. Ông viết rất nhiều, những bài báo của ông toàn là bài chứa chan tinh thần yêu nước. Ông đã biến cái lợi khí của địch tờ LTTV của người Pháp làm lợi khí của mình để tuyên truyền chống địch.
Ngày 17-10-1907 trên báo LTTV có bài "Lê Tài Vân" của ông, kể chuyện một ông cha ác nghiệt để gián tiếp chỉ trích sự tàn bạo của chế độ thuộc địa, sự ngu xuẩn ác độc của Nam Triều.
Số báo ngày 12-10-1907, ông có bài "Thượng bất chánh, hạ tắc loạn" thẳng thắn cảnh cáo nhà cầm quyền Pháp. Rồi đến bài "Khi những nhân vật thượng đẳng khởi nghĩa" bản sắc tranh đấu của ông thêm biểu lộ rõ rệt.
Đặc biệt hơn là số báo ngày 13-1-1908, ông viết bài "Sự hổ tướng phù trợ giữa đồng bào và bàn về nghĩa hổ tương phù trợ", rồi ngày 23-1-1908 viết bài "Dân tộc đoàn kết và thời dân", ông công khai lên tiếng gọi dân và can đảm khen ngợi vụ tàn sát đồn lính Pháp xảy ra tại Rạch Giá.
Thái độ của ông đã làm cho các nhà đương cuộc Pháp khó chịu tìm cách ngăn trở ông. Ông không nao núng gì vẫn cứ theo lương tâm, theo lý tưởng mà hành động. Không nói công khai được trên báo, thì ông xoay ra hoạt động ngầm. Khách sạn "Nam Trung" cũng do ông và các đồng chí thành lập theo dụng đích của nó là một diễn đàn và một ước hội. Một Ủy Ban Cách mạng đã thành lập tại đây một cách bí mật gồm có các nhân vật trong ngành công chức hồi đó như; Nguyễn Hán Văn, thơ ký tòa bố Cần Thơ, Đặng Thúc Liêng, Thơ ký Tòa Bố Sa Đéc, xã đinh ở Vĩnh Long, cai tổng Võ Văn Thiện ở Mỹ Tho.
Ông có nhiệt tâm có chí hy sinh cao cả nên lôi cuốn được mọi người mọi giới theo về với ông chung sức lo đại cuộc nước nhà. Thật ra thì ông có quốc tịch Pháp, lúc ban đầu ai cũng nghi ngại ông - giở trò đối lập cuộc với chính quyền nếu tin theo lời ông thì chẳng khỏi mắc bẫy, nhưng dần dần thấy rõ nhiệt tâm của ông, những người có tâm huyết đều cảm động không ngần ngại gì nữa sẵn sàng cùng ông dấn thân trên đường báo quốc... Tánh ông rất ngay thẳng thường mạnh dạn đả kích những phường xu nịnh, bán nước buôn dân. Dù là kẻ quyền thế đến đâu khi ông bất bình ông vẫn nói thẳng không kiêng nể gì cả. Có lần ông đến tiếp xúc với tri phủ Trần Bá Thọ (con Tổng Đốc Trần Bá Lộc), ông khuyên họ Trần nên chuộc lỗi lầm xưa bằng cách hãy tán gia tài giúp đỡ cho các hợp đoàn cứu quốc. Trần Bá Thọ cười lạt bảo ông: Tri thần Tin bất tri bệ hạ (ý chỉ biết có chính phủ Pháp, không biết nói tới vua mình).
Dưới nhan sách "Văn ngôn tạp giải" có gạch thêm hàng chữ Pháp "Recueil du langage fleuri" in tại nhà in Moderne S.Montegut ở Sài Gòn, ấy là bộ sách giải nghĩa các danh từ mới trong mọi lãnh vực sử địa khoa học chính trị tông giáo. Dù ông rất khéo làm ra vẻ không quan tâm đến chính trị nữa, ông vẫn bị liệt vào hạng tình nghi luôn luôn thực dân cho người theo dõi ông. Biết như thế một số đông thân hữu dần dần tránh xa ông vì sợ bị liên lụy. Chỉ còn những bạn có gan ruột vẫn thường lui tới với ông như: Huỳnh Sành Điền, Đặng Thúc Liêng, Đốc Phủ Báu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Văn Sánh, Đỗ Văn Y.
Vượt mọi chướng ngại cụ Trần Chánh Chiếu vẫn thi gan với thực dân trong sự chống đối, cụ vẫn âm thầm hoạt động cho các tổ chức cách mạng. Cụ hoàn toàn hy sinh thân mạng tài sản cho đại cuộc nước nhà đến nỗi tiền bạc hao hụt, nhà buôn bị khánh tận. Trong sóng gió cụ vẫn hiên ngang đương đầu với sóng dữ gió cuồng không sờn lòng nản chí.
Đến năm 1917 cụ lại bị tòa quân sự ra lịnh bắt giam lần nữa, vì nghi cụ ủng hộ Phan Phát Sanh tức Phan Xích Long trong vụ võ trang quần chúng nổi loạn phá khám Sài Gòn. Thật nguy cho cụ, nhưng vẫn tánh cang trường có Pháp tịch có tài biện báo hùng biện chẳng bao lâu cụ thoát khỏi nguy nan. Thực dân thả cụ ra lần nữa và lần này canh chừng cụ gắt gao hơn. Chúng cố tình khủng bố khiến cho không ai dám gần cụ nữa để cô lập cụ. Cụ luống than dài, thân xác dần dần suy yếu vì bao nỗi ưu tư tàn phá tỉa mòn sức khỏe, nhưng tinh thần cụ vẫn kiên cường, ý chí vẫn kiên trung sắt đã. Bạn sinh tử với cụ lúc bấy giờ chỉ còn Nguyễn Thành Úc người tỉnh Long Xuyên là vẫn sát cánh với cụ. Đời cụ, luôn luôn theo đúng phương châm mà cụ đã đề ra trong mỗi bài báo cụ viết: Vì quốc dân, với quốc dân, vì Tổ quốc, với tổ quốc".
Những lúc thất bại, cụ thường than thở với các bạn đồng chí "Có lẽ sau này rồi trời cũng giúp cho nước ta độc lập chứ chẳng không".
Cho đến năm 1917, giữa lúc cụ đang bịnh, có cuộc đầu phiếu bầu cử thân sĩ Nam kỳ. Hai người Pháp tranh nhau là luật sư Monin và quyền thống đốc Nam kỳ Outrey. Cụ Trần Chánh Chiếu có Pháp tịch đứng về phe ủng hộ Monin. Cụ gượng bịnh ra xe đi bỏ thăm cho Monin, có Nguyễn Thành Úc đi theo săn sóc cho cụ. Bầu xong cụ về đến nhà cầm tay Nguyễn Thành Úc mà nói một câu lịch sử: C'est ma dernière cartouche. Đấy là phát đạn cuối cùng của tôi, không bao lâu thì cụ mất.
Thương tiếc Trần Chánh Chiếu hai câu thơ sau đây của ông Phương Hữu thật hay tuyệt:
Quốc tịch mang danh dân Phú Lảng
Thâm tâm vẫn máu họ Hùng Vương.
Tấm gương của cụ Trần Chánh Chiếu thật đáng để cho những ai thuộc hàng tịch dám vong tổ hãy soi lấy mà suy hầu tự kiểm, tự phê.
TÔI BIẾT GILBERT CHIẾU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
ĐẶNG VĂN CHIỂU
LỜI TÒA SOẠN: Từ trước đến giờ, nhiều người hay nói đến Gilbert Chiếu, nhưng đều do tài liệu của sách vở báo chí để lại.
Hôm nay, ông Đặng Văn Chiểu, một nhà báo kỳ cựu nhất ở Nam bộ, một lớp với Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Kim Đính, từng giao thiệp với G. Chiếu, biết rõ lịch sử của ông, sẵn lòng viết cho độc giả Thân Chung một đoạn đời của Gilbert Chiếu. Chúng tôi xin nhường lời cho ông Đặng Văn Chiểu.
Khi còn học trường Chassloup Laabat, tôi có viết và xuất bản tập thơ nhan đề "Một cuộc trăm năm". Bạn học tôi là Trần Quang An, cháu kêu Gilbert Chiếu bằng bác ruột, có đem thơ ấy cho ông xem, ông bèn biểu An chủ nhật rủ tôi ra nhà ông chơi. Lúc ấy ông làm chủ báo "LTTV", khi gặp nhau trong một căn phố đường Lagrandieré, mới lần đầu, tôi đã thích nghe ông nói chuyện và càng tới lui chuyện vãn, thương mến một ngày một thân như ruột thịt bà con.
Ông G. Chiếu, tướng người chắc chắn mà thấp, đầu hớt trụi, mặt trắng trẻo, nói năng nhỏ nhẹ khôn ngoan. Trong lúc lai vãng chuyện trò, một hôm ông có ra đề cho tôi một bài báo. Việc đó theo thời ấy khó nói lắm. Tôi ngồi ngẫm nghĩ... đề chơi trên giấy mấy chữ nho "Á sử khắc huỳnh liên" nghĩa là thằng câm nhay vị hoàng liên là vị thuốc đắng, nhăn mặt mà biết nói nỗi gì. Ông Phủ Chiếu dòm thấy câu đó cười ngất. Năm 1914, chợ Sài Gòn khai thị, cuộc bán buôn xung quanh còn thưa thớt. Chiều chiều ông buồn hay dẫn tôi ra tiệm trà nói chuyện chơi. Bữa nọ ông Nguyễn Kim Đính có mướn được tờ "NCMĐ" của ông Heloury, có đến xin ông Chiếu giúp bài vở, ông bèn khuyên Ô.Đính tìm tôi. Rồi từ đấy tôi với ông Đính càng tới lui học hỏi với ông Chiếu. Ông ???, chủ tờ LTTV viết thơ trách móc ông Chiếu vì chuyện ông có ăn thua với tờ NC của chúng tôi, đương nhiên ông không thèm trả lời, cũng không để chân đến báo quán LTTV nữa.
Tôi khuyên lơn ông, ông nói: "Làm giặc còn chưa sợ, thứ đồ tầm phào đó sợ gì" kịp đến khi giặc 1914 - 1918, ông Chiếu sau một thời gian về ở nghỉ trong xóm cầu Rạch Bần đường Huỳnh Quang Tiên, ra lập tiệm buôn bán bên hông chợ Sài Gòn. Ông vì thấy bao nhiêu mối lợi đều do ngoại quốc tóm thâu, nội Sài Gòn mà vỏn vẹn có 5, 6 hiệu buôn VN, nên ra mở tiệm làm gương, chớ nghề thương mại không làm ông chiếu cố lắm.
Lúc đó, tôi cổ động lập được cuộc buôn bán ở Trà Ôn, ông Chiếu hay tin vui mừng khôn xiết.
Lại xảy ra phong trào tẩy chay khách trú, ông Nguyễn Phú Khai chủ nhiệm báo "???" mở hội kinh tế mời tôi. Trước khi đi hội tôi ghé thăm ông Chiếu thì ông bịnh, lấy làm tiếc vì không hoạt động gì đặng. Ông lại chỉ trên bàn tôi xem cuốn "Văn hoa từ điển" ông viết đặng hai phần. Về chuyện "Tẩy chay" ông Chiếu nói: Bổn phận làm người trí thức phải lo mở mang cho người Đông Dương, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chớ chưa ắt xúi giục người ta làm một việc gì mà chắc mễm thành công liền cho đặng. Vua "Nhựt bổn" biến nước Nhật trở thành văn minh là nhờ đã tới thời kỳ nước Nhựt văn minh, chớ như Charlemanne chúa tể nước Lang Sa xưa kia hết công lo giáo hóa nước này mà rồi lúc ấy Pháp cũng không tẩy hóa đặng bao nhiêu, người mình còn phải cần nhiều ngày giờ nữa mới trông đủ sức cạnh tranh với thiên hạ.
Thật vậy cuộc tẩy chay hô hào inh ỏi, rờ rà như lửa cháy rân tới bây giờ bạc tiền vẫn phần nhiều trong tay khách trú.
Từ ấy đến nay tính lại đã quá 3 chục năm trời. Bây giờ hỏi thiệt VN đặng mấy người có sự nghiệp to tát. Chắc chắn không chỉ được gọi là đại tư bản chẳng phải năm bảy trăm ngàn hay một hai triệu của những ai nhờ cơ hội tới gần đó mà dám kêu là nhà giàu.
Người hay lo lắng cho đời như ông G. Chiếu, gặp lúc dân ta chưa đặng mở mang trong thơ của ông có câu: "Đồng bào kêu gọi đã mòn hơi...". Rồi qua một đời ông tiền bạc của cải không có chi để lại. Đến đỗi những lời lẽ luận bàn trong báo, những cuốn "Hương Cảng nhân vật", Hoàng Tổ Anh hàm oan cũng bị chìm đắm trong thời gian.
Vì cuộc hoạt động quốc sự ngày trước bị thất bại, nên ông G. Chiếu mấy năm trở về già ít hay nhắc nhở đến. Nào hội Duy Tân Công ty, nào nhà ngủ Minh Tân khách sạn, ông chẳng hề hở môi.
Một hai khi, ông vui hay nhắc thuở xuân xanh ông đi Rạch Giá làm ăn, làm việc Tòa Bố, làm xã trưởng, v.v...
Tôi nhớ lúc ông đương hô hào cổ động đồng bào Duy Tân người ta cầu cơ có hai bài thơ này:
Việc đời càng nghĩ lại càng hay
Ngặt nỗi thiên cơ chẳng dám bầy
Rắn núp dưới hang xem ngựa chạy
Khỉ ngồi trên ngọn ngó gà bay
Đông Tây thỏn mỏn trời phơi xác
Nam Bắc ê hề đất chở thay
Nhơn vật mười phần hao tám chín
Thần tiên thấy vậy cũng chau mày
Chau mày cho kẻ ở trong trần
Danh lợi lo hoài chẳng xét thân
Hội Phật đăng tiên trồng vắng mặt
Nhà binh cửa Tướng thấy chen chơn
Cơ trời hành phạt coi ??? lắm
Trời đất chuyển xây thấy cũng gần
Ai biết lỗi xưa mau trở gót
E cho quá bước khó ăn năn
2 bài thơ này người ta đăng đi đăng lại trong các báo nhiều lần đến nỗi tôi thuộc lòng.
Thần Chung tờ 170. Thu 7/8 th 10/49
SÀIGÒN
GILBERT CHIẾU VÀ TỔ CHỨC DUY TÂN Ở NAM KỲ
Chúng tôi giới thiệu mấy tư liệu về phía Pháp liên quan đến G. Chiếu và tổ chức Duy Tân ở Nam Kỳ.
1 - Điện Tín toàn quyền Klobukowski gởi Bộ Thuộc Địa.
2 - Trích những chỗ liên quan đến G. Chiếu trong các báo cáo của Toàn quyền giữ Bộ Thuộc Địa.
Những tài liệu này chụp lại phiên bản tồn trữ ở Văn khố "Hành chánh Đông Dương" đường Oudinot Paris.
3 - Những chi tiết liên quan đến vụ án G. Chiếu trích trong Les Scociétes secrètes en terre D'annam của G. Coulet, Saigon 1926, Imp Commerceale, ardisc. Conlet đã biên soạn cuốn sách này đưa vào hồ sơ của Công an, hầu hết nói về những hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ, nên rất có giá trị về tư liệu, chỉ tiếc một điều là những bài thơ văn, điều lệ tịch thu được Conlet không để nguyên văn mà dịch ra tiếng Pháp, nên bây giờ chúng ta rất khó hy vọng kiếm ra được nguyên văn quốc ngữ hay chữ nho...
Điện tín - Hanoi, 7/11/1908, Bộ Thuộc Địa Paris
451 - về Hanoi thư 6 tháng 11, sẽ tiếp tục kinh lý thứ hai sau. Trả lời số 275 vụ bắt giữ G. Chiếu là một vụ được thông báo trong các bức điện 442, 443. Tên Annam này, có quốc tịch Pháp đã bị bắt giam vì đã đóng một vai trò tích cực trong việc định tổ chức khuynh đảo Nam kỳ và vì các hành vi gian quấy khác. Klobukowski.
Báo cáo Toàn Quyền Đông Dương gửi Bộ Thuộc Địa
(Hanoi, 21/4/1909)
Ở Nam Kỳ, tôi không thấy có gì đặc biệt ??? trị, ngoài việc kết thúc vụ án G. Chiếu ??? nổi bật hơn những điểm chính của vụ án ??? Pháp của G. Chiếu và các phụ tá của y ??? nhiều người Tàu mà tên tuổi đã được biết ??? Kamput, đã có những liên lạc rất liên tục ???.
Báo cáo Toàn Quyền Đông Dương giữ ???
Báo cáo này chỉ trình bày ảnh hưởng ??? Châu và vụ G. Chiếu cho thấy Nhật đã ??? chống Pháp ở Nhật và các thuộc địa như ???.
... "Những cảm tưởng đã ghi nhận được ??? tôi xác tín thêm: Thật rõ ràng những ??? Phan Bội Châu, kẻ gây rối loạn người ??? đã có thể diễn ra công khai ở Tôkyô và ??? gặp bất cứ lúc nào một cản trở nhỏ bé gì ???.
Vụ Gilbert Chiếu ở Nam Kỳ 1908:
Ở Nam Kỳ, tuyên truyền chống Pháp mang một tính chất riêng biệt do sự thúc đẩy của một người Annam, có quốc tịch Pháp và là viên chức cũ của Pháp, tên là Gilbert Nguyễn Chánh Chiếu (1) Nam kỳ là đất trù phú hơn cả trong ba xứ Annam, cho nên mục tiêu không hẳn là tạo ra những xáo trộn lẻ tẻ, không ích lợi thiết thực, cho bằng thu được nhiều tiền giúp Cường Để bằng cách làm sao duy trì được việc nhắc nhở người lưu đày luôn luôn sống đặng trong lòng người dân Nam kỳ.
Từ ngày 17/10/1907, Gilbert Chiếu đã đăng trong báo "Le Moniteur des provinces" một bài khuyến khích canh nông nhưng thực ra bài này che dấu dưới nhan đề hiền lành, cả một lời kêu gọi đích thực nổi loạn. Trong tờ "Lục Tỉnh Tân văn" vừa ra sau đó, một bài khác nhan đề Lê Tân Văn trong đó nước Pháp được tượng trưng bởi một nhân vật một người cha hư hoại, Lê Thi Vân, hành hạ các con nuôi của mình để thỏa mãn những nết xấu xa của mình. Rồi, ngày 12 tháng chạp, trong một bài báo khác: Khi những kẻ ở trên nổi loạn, tác giả đã kêu gọi bất luận luật pháp chống lại nền hành chánh Pháp. Sau cùng ngày 13 tháng giêng dưới nhan đề "Tình liên đới giữa đồng bào và đàm luận về tình liên đới", tờ báo phô trương ca tụng chiến công của mấy kẻ trộm cắp định tàn sát toán lính gác người Pháp ở một đồn canh trong tỉnh Rạch Giá Nam kỳ.
Vì những bài tuyên truyền bằng chữ viết, công khai làm cho nhà cầm quyền Pháp lo ngại nên Gilbert Chiếu không đăng những bài như vậy trong Lục Tỉnh Tân Văn nữa, một tờ báo mà ông là chủ biên, nhưng ông lại thành lập ở Chợ Lớn một hội thương mại lấy tên là Minh Tân Công Nghệ, sản xuất xà bông. Ở Sài Gòn, ông mở khách sạn Nam Trung, còn ở Mỹ Tho, ông mở khách sạn Minh Tân. Nhà máy cũng như khách sạn chỉ là những trụ sở trá hình để những người đồng đảng với Gilbert Chiếu đến đọc để biết một cách thật an toàn tất cả những sách báo cách mạng mà Gilbert Chiếu có sứ mệnh phổ biến. Đặc biệt người ta có thể đọc ở những nơi đó cuốn Kỷ niệm lục của Phan Bội Châu và cuốn Sùng bái giai nhơn.
Gilbert Chiếu sử dụng cả nhà Bưu điện để giữ những bản toàn văn hay trích bài thơ "Hương cảng nhân vật" kể lại chuyến đi Hồng Kông của ông để gặp Cường Để. Trong tập văn này, chính Gilbert Chiếu đã nói với người đọc "Tất cả những ai đi Hồng Kông du lịch đều xin viết thơ cho chúng tôi cả chúng tôi sẽ lo mọi sự cần thiết". Thực ra, nhờ những món tiền quyên được ở các tỉnh hoặc do bán những huy hiệu chức tước của ??? annnam tương lai, nhiều thanh niên ham muốn học hỏi đã được Gilbert Chiếu đưa sang Hồng Kông để đi Nhựt Bổn, ở đó họ sẽ được Phan Bội Châu đón nhận.
(1) Chắc tác giả nhớ sai.
Ở đây thấy rõ bản chất những cố gắng của GILBERT CHIẾU cung cấp học sinh cho Phan Bội Châu, quyên góp tiền bạc, duy trì bằng những hội họp bí mật và phổ biến các bài văn đả kích chống đối, phân phát các huy hiệu chức tước, lòng tin của người Annam càng ngày đông để phục hồi được những truyền thống quốc gia đã bị người Pháp tiêu diệt. (trang 12 - 13, lời nói đầu).
VỤ ÁN GILBERT CHIẾU: Tòa án Mỹ Tho xử vụ Gilbert Chiếu và đồng bọn 91 người năm 1909.
Hồ sơ nhan đề: "Gilbert Chiếu et consorts, ordonnance de non lieu prise an cabinet d'instruction de Mỹ Tho (Cochinchine) le 21 du mois d'A vril 1909 par le juge d'instruction Delacroix, document joint aux inculopes (91).
Aff. 0/09 et 0/0223. Chúng tôi chưa tìm ra được hồ sơ này.
Trong cuốn sách Conlet thường nhắc đến Gilbert Chiếu, chúng tôi trích dẫn những trang đó.
- Phong trào thiếu tiền, nhất là từ sau vụ Gilbert Chiếu (trang 15).
- Tịch thu được điều lệ của "Việt Nam Quang Phục" ở một trụ sở tổ chức của Gilbert Chiếu (trang 138).
- Việc phân phát các tước hiệu rất được coi trọng, vì "Niềm tin vào một trật tự mới sẽ được thực hiện thật là mãnh liệt đến nỗi các chức vụ do Cường Để phân phát các bằng sắc cấp những tước hiệu Tổng Ti và đại biểu đã được đón nhận một cách thật nghiêm chỉnh và ở khách sạn Minh Tân, một buổi họp đặc biệt đã được tổ chức đề cao rao những chức vụ do Cường Để chỉ định; trong số những người được vinh hạnh trên, có nhà sư Lão sư, lãnh tụ tôn giáo của phong trào, Nguyễn Văn Kiên, Giám Đốc hãng Minh Tân, Lưu Đình Ngoạn địa chủ giàu có tỉnh Vĩnh Long. Cũng nên lưu ý trong lúc xảy ra những biến cố ở Hà Nội, những chức tước, huy hiệu tương tự do Cường Để thiết lập đã được phân phát cho những kẻ âm mưu" (trang 228).
- Ngày 7-10-1909, bản dự thảo một tài liệu để gởi đi, bắt được tại nhà Dương Minh Thanh, một người trong số những cổ động của Gilbert Chiếu, đây là bản dự thảo liên quan đến Hội Duy Tân, sau này trở thành Minh Tân, nhằm mục đích chuyên trách giữ thanh niên Annam đi Nhật và để học ở Nhật, tất cả đều miễn phí (trang 284).
- "Ở Mỹ Tho và Sài Gòn, Gilbert Chiếu lập khách sạn - Minh Tân và Nam Trung" để cho những đồng đảng có thể tụ họp và trao đổi thông báo cho nhau mà không e ngại gì. Ở Sài Gòn Nguyễn An Khương cũng lập khách sạn Chiêu Nam Lầu cùng một mục đích với khách sạn Nam Trung của Gilbert Chiếu.
- Ở làng Dương Điềm (Mỹ Tho) Nguyễn Văn Lương phụ trách tuyên truyền cho Gilbert Chiếu, vào tháng 7 năm 1908 đã xác định vai trò và ích lợi của những hội do Gilbert Chiếu thành lập như sau: "Những ai ghi tên sẽ được an tâm trong trường hợp người Nhật xâm lược xứ này" (trang 285).
- "Bão Quốc nhơn hiệp thương xã chương trình" do nhà in ở Tokyo làm, đã bắt được ở làng Trương Loan (trang 288).
- Vụ án Gilbert Chiếu xử năm 1908 ở Nam kỳ đã cho thấy ở các khách sạn Minh Tân tại Mỹ Tho và Nam Trung tại Sài Gòn, những sách báo chống đối kịch liệt do các người yêu nước Annam lưu vong hay di dân làm ra đã được đọc và bình luận như thế nào. Gilbert Chiếu vừa cho phổ biến những tư tưởng bài pháp, vừa chuẩn bị khởi nghĩa bằng 5 phương thức khác nhau, phương thức thứ hai là: Phân phát những tác phẩm của Phan Bội Châu cuốn "Kỷ niệm lục" là cuốn sách được đọc ở khách sạn Minh Tân, cuốn "Sùng bái giai nhân" đã được phân phát ở khách sạn Minh Tân do tay nhà nho Cả Trần làm việc cho Gilbert Chiếu.
"Một người tên là Hương Hào Trí ở Bình Trân (Gò Công) thú nhận đã nhận từ tay Nguyễn An Khương, quản lý lục tỉnh Tân Văn một loạt những bài thơ chống Pháp, đánh maý chữ, đã học thuộc lòng và đọc lên một số đoạn lúc điều tra. Một vài ngày sau, ông ta nhận được một thơ của Gilbert Chiếu dặn phải đốt những gì đã gởi cho anh ta. Trong số những người chúng tôi điều tra được đã nhận tài liệu từ tay Nguyễn An Khương, có người tên Quốc ở Trà Vinh - được viên thẩm phán điều tra yêu cầu giải thích nội dung bản văn người đó nhận được, đã trốn khỏi làng.
- ... Xét rằng một bản dự thảo thông tri ngày 7 tháng 10 năm 1907 liên quan đến hội Duy Tân, sau trở thành Minh Tân đã tìm thấy tại nhà một người cổ động của Gilbert Chiếu, tên là Dương Minh Khanh, phụ trách tuyên truyền chống Pháp, trong đó có nói ông phủ (1) đã tổ chức hội để giáo dục người Annam làm cho họ thông minh hơn, và mục đích theo đuổi là làm cho họ thành công trong việc làm ăn, và nếu người nào được tiếp xúc muốn biết rõ các chi tiết liên quan đến hội, thì người đó cứ việc đến tại nơi sẽ chỉ cho biết để được am hiểu mọi sự thực.
... chúng tôi ghi nhận sự kiện này liên hệ đến việc giáo dục quần chúng bằng trí nhớ: "Trong một nghi lễ kỷ niệm ở làng Lạc Bình (Tân An) tại nhà bà Cả Nhân, nhà nho Dương Minh Thành đã ngâm to tiếng bài thơ chống Pháp của Phan Bội Châu đã học thuộc lòng và dân làng liền ghi chép ngay sau đó bài thơ để học thuộc lòng (trang 295).
(Chỉ thị Gilbert Chiếu)
ĐẶNG THÚC LIÊNG (1867 - 1945)
MỘT BẬC TIÊN PHONG TRONG LÀNG BÁO SÀI GÒN
(Theo Thông số 31. 15/4/1960 Saigon).
Đặng Công Thắng
Ai cũng biết cụ Đặng Thúc Liêng là một nhà Nho tiên phong trên trường văn trận bút trong thời kỳ người Pháp mới sang chiếm cứ "Nam kỳ Lục tỉnh". Cụ đã sống đồng thời với các cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương v.v... và đã chủ trương những tờ báo đầu tiên bằng Việt ngữ tại Sài Gòn.
Chúng tôi rất hoan hỉ đăng sau đây bài truy niệm của người con Thứ nam của cụ, ông Đặng Công Thắng, giáo sư Anh văn ở Học viện The Pelyglote House. N.V.
Cụ Đặng Thúc Liêng, ba tôi sanh năm Đinh Mão, 1867, nhằm lúc nước nhà Đại Nam bị Pháp thực dân xâm lấn.
Lúc còn thơ ấu tên đặt là Huẩn; đến 18 tuổi lấy biệt hiệu Trúc Am. Từ 30 tuổi đến sau mới lấy tên Đặng Thúc Liêng, biệt hiệu Lục Hà Tẩu và bút tự Mộng Liêm.
Thân sanh của cụ là cụ Án sát Đặng Văn Duy, người Gia Định. Họ Đặng xưa kia đã rất lâu kiểm soát cả mười tám làng vườn trầu ở miệt Củ Chi, Hóc Môn bây giờ là ấp Tân Phú Trung, thuộc tỉnh Bình Dương.
Năm 1862, quân Pháp vào đánh Gia Định; vua Tự Đức sai Án sát Đặng Văn Duy về chống cự tại Chí Hòa; vì ông Án sát là người có uy tín và đạo đức với bà con ở Gia Định và Tây Ninh, được dân chúng ở đây ủng hộ, nên vua Tự Đức chắc chắn ông sẽ được phần thắng địch. Nhưng mà nhiệt tâm và cảm tử suông cũng không phương nào ăn nổi chiến cụ và binh thuật tối tân của Pháp. Sau bốn tháng trường chống giữ đồn Chí Hòa, quân ta đành cam thất bại.
Chiếu công trạng quân nhung, kể luôn hai chục lính và một viên quan Ba Pháp (1) bị dõng sĩ của ông Đặng Văn Duy hạ sát, nên tài đức của ông được vua Tự Đức châu phế và sắc tứ; rồi bổ nhậm ông làm Án sát tỉnh Bình Thuận. Qua mấy năm sau, ông Đặng Văn Duy đi công cán nhiều nơi trong toàn cõi Trung kỳ, hằng mưu đồ khởi nghĩa. Nhưng ảnh hưởng chánh sách cầu hòa của Nguyễn Trường Tộ và Phan Thanh Giản chận đứng cuộc bạo động mà ông Đặng Văn Duy đã toan tính khơi ngòi.
<<1. Đến bây giờ cái mồ kim tự tháp của viên quan Ba Pháp vẫn còn nằm bên tay trái đường Sài Gòn - Tây Ninh, khoảng 10 cây số, cách chợ Bà Quẹo 1.000 thước.>>
Đặng Văn Duy cùng nhiều tri kỷ, xoay qua việc cổ động cho phong trào duy tân, xuất dương du học.
Bấy giờ nhiều bậc chí sĩ Trung Nam thường nhóm họp trong tư dinh của ông Án Đặng Văn Duy, nhờ đó mà Đặng Văn Huẩn hấp thụ được rất nhiều những tư tưởng ái quốc cứu dân mà các cụ gieo trong đầu óc thông minh của Đặng Văn Huẩn. Vì vậy, Huẩn cố học cho hiểu biết, chớ không màng đến khoa cử, phải suy tán tinh thần. Lắm sĩ phu nhiệt thành thật học bấy giờ không còn trông mong gì đến triều đình hủ bại ở Huế nữa. Vậy, Huẩn còn thiết gì đến quan trường? Sau đó, ông Án Đặng Văn Duy chết tại Bình Thuận.
Sau khi đem linh cữu của thân phụ từ Bình Thuận về an táng nơi mộ phần quê nhà ở làng Tân Phú Trung, Gia Định, Đặng Văn Huẩn toan tính ra đời với biệt hiệu Trúc Am.
HAI NGƯỜI CON CỦA PHAN THANH GIẢN: PHAN TÔN VÀ PHAN LIÊM.
Năm ấy, 1886, Trúc Am non 19 tuổi, chí khí nam nhi bồng bột nhờ thêm lò tuyên huấn của hai con của Cụ Phan Thanh Giản, là ông Phan Tôn và Phan Liêm. Hai ông này học vấn cao thâm, nghe theo di chúc của thân phụ, hai ông triệt để bài Pháp. Hai ông đáng bực chú của Huẩn, thương mến Huẩn và dạy cậu thêm mọi điều hay với các pho sách Hán tự quý giá mà cụ Phan Thanh Giản cẩn thận từ bên Trung Quốc đem về. Sách ấy mở rộng trí não hơn loại sách mà kẻ ham mê khoa mục phải nhai mãi trong nước ta ngày xưa.
Được cơ hội giáo hóa thuận tiện và uy tín thanh cao nhà họ Phan, cậu ấm Huẩn chẳng bao lâu thành một tân nho sĩ lỗi lạc. Phương châm cứu quốc đã sẵn của nhà; bấy giờ chỉ cần gia giảm là đem ra dùng được.
Ngoài văn học Hán tự, Đặng Văn Huẩn còn thông thạo y dược và trọn bộ Kinh Dịch. Làm thầy thuốc để sanh nhai và gây cảm tình hữu nghị. Làm thầy bói theo gót Trạng Trình - để suy luận thời cơ mà liệu lượng bề tấn thủ. Hai yếu tố ấy luôn luôn giúp cho Trúc Am thành công và bảo tồn thể thống của môn đồ Khổng Mạnh đến hơi thở cuối cùng.
Sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp đẩy qua Algérie, cuối năm 1884, tranh ngôi tiếm vị xảy ra liên miên trong Hoàng cung Huế. Rốt cuộc Pháp chọn Đồng Khánh mà đưa lên ngôi, vào năm 1885.
Chánh phủ Pháp đặc phái Paul Bert sang làm Khâm sứ Bắc kỳ. Paul Bert vốn là nhà bác học thiên về xã hội chủ nghĩa mới nảy nở bên Pháp với đệ tam cộng hòa. Paul Bert nhờ cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký phụ tá.
Paul Bert đã nhờ Pétrus thuyết phục vua Đồng Khánh trong kế hoạch duy tân: Pháp sẽ chiếm trọn Nam kỳ làm một tỉnh hoàn toàn thuộc Pháp như Corse và Algérie. Từ Nha Trang đến Nam Quan, nước Đại Nam sẽ được hưởng chủ quyền thật sự.
Chánh sách mới của Pháp ấy được nhiều sĩ phu tán thành. Trong đám sĩ phu ấy - đứng đầu có hai cụ Phan Tôn và Phan Liêm - tích cực ủng hộ Đồng Khánh. Vua bèn cho người đi học bên Pháp, theo phá Đoàn Phan Liêm. Đến Pháp rồi, phái đoàn bị buộc phải học tiếng Pháp mới theo dõi khoa học khác được. Phan Liêm đề nghị nhờ thông ngôn giảng nghĩa, mới được mau chóng. Nếu phải học tiếng Pháp, thì chừng nào thành tựu với khoa học? Được chấp thuận, đề nghị ấy sanh ra hiệu quả dị kỳ: Phan Liêm trở thành kỹ sư khoáng sản trong vòng sáu tháng. Về nước ít lâu Phan Liêm hết thấy ánh sáng nữa. Nhưng mà cụ vẫn đi từ Trung ra Bắc mà tìm ra than đã ở Nông Sơn và Hòn Gay mà sau này Pháp tiếp tục khai thác. Đến đâu, cụ bảo người cộng sự mô tả địa thế, cỏ cây, màu mè đất cát mà họ khoan đào dưới đất chục thước. Cụ đoán ra ngay có mỏ gì hay là không.
Vua Đồng Khánh lại bày ra Thông Thương Nha, nhờ cụ Phan Tôn lãnh đạo, Phan Tôn bèn phái Đặng Thúc Liêng sang Hương Cảng để mở trụ sở mậu dịch với nước Trung Hoa. Từ 1887 đến 1888 công cuộc tiến hành đáng kể lắm. Nhưng còn gặp trở ngại của bọn quan liêu hủ bại ở miền sông Hương nữa.
Trúc Am Đặng Thúc Liêng về Sài Gòn hỏi ý kiến Pétrus Ký, rồi mới trở ra Huế gặp Phan Tôn để phúc trình công cán. Lần này Trúc Am có sẵn một kế hoạch thương mại hiệu quả phát sanh từ chỗ đàm luận với tay buôn sành bên Tàu và bên Anh. Trúc Am chủ trương cho nhiều người qua Hương Cảng và Anh quốc hấp thụ ngôn ngữ và khoa học Anh, vì Trúc Am đã nhận thức cái thế lực bá chủ hoàn cầu do người Anh tăng cường mãi mãi với đại đội thương thuyền và chiến hạm vô địch.
Rủi thay Paul Bert, mới công tác sáu tháng ở Bắc kỳ, đã vướng bịnh kiết lỵ, phải cấp tốc về Pháp. Bọn thực dân Pháp gay cấn với Pétrus Ký và toan hãm hại cụ; cho nên cụ bỏ về ẩn dật trong Chợ Quán, Chợ Lớn. Qua năm 1889 Đồng Khánh, vì yếu đuối mà lo lắng nhiều quá, hết máu, phải lìa trần!
Trong hoàn cảnh thê thảm ấy, ông Trúc Am Đặng Thúc Liêng nghĩ rằng cơ hội may mắn cho Đại Nam đã hết. Bây giờ phải tùy sức cá nhân mà gỡ rối tới đâu hay đó.
PÉTRUS KÝ GIỚI THIỆU
Trúc Am bèn trở về Gia Định tạm trú một ít lâu; rồi ra ngồi tiệm thuốc Bắc của một người Tàu quen thuộc, vì Trúc Am nói tiếng Quảng Đông rặc ròng.
Bạn bè của Trúc Am thêm nhiều. Nhờ Pétrus Ký giới thiệu, môn đồ của cụ như Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương v.v... quyến luyến với Trúc Am.
Một năm sau, một quan cai trị Pháp tên là Landes muốn học chữ Hán và nghe ý kiến của một cố vấn Việt Nam trâm anh tuấn tú là Trương Minh Ký, đầu phòng Thông ngôn, bèn tiến cử Trúc Am. Ba phen Trúc Am từ chối, bởi vì có lập tâm tẩy chay Pháp rồi. Nhưng Trương Minh Ký khuyên nhủ rằng ông Landes có tư tưởng cấp tiến và muốn khảo cứu văn hóa Đại nam; ra làm thầy của quan cai trị Pháp không phải nô lệ của Pháp như bọn Tôn Thọ Tường đâu. Trúc Am chấp thuận, mong rằng nhờ dịp này mà làm thêm nhiều việc ích lợi khác.
Ông Landes quý mến Trúc Am vô cùng, nhờ tư cách liêm sỉ và tự trọng của nhà nho đắc đạo. Sau này nhiều quan cai trị đồng chí với ông Landes cũng tôn kính Trúc Am trong địa vị sư huynh. Đến năm 1892, Trúc Am từ hẳn chức vụ đó mà ra đàn ngôn luận. Gia Định báo, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Trung nhựt báo, Lục tỉnh Tân Văn v.v... đến Đồng Pháp Thời báo, Thần Chung (của Diệp Văn Kỳ) và tờ báo do Thúc Liêng chủ nhiệm, Việt Dân báo (1933 - 1937) là chỗ dụng văn của Trúc Am Đặng Thúc Liêng.
Đặng Thúc Liêng, Trúc Am, năm 1890, đổi biệt hiệu ra là Mộng Liêm.
Ban đầu, trong các thi văn của Mộng Liêm ta đều thấy những tiếng chuông cảnh tỉnh, khêu gợi, so sánh và nhen nhúm lại lò lửa nho giáo và máu trung nghĩa cổ truyền của dân tộc Đại Nam.
Trong một loạt bài đăng vào Nông Cổ Mín Đàm, Mộng Liêm điều hòa Khổng học với tư tưởng cấp tiến đề cao trong sách vở của Voltaire, Jean Jacques Ronsseau, Lineoln, v.v... mà học giả cải cách Trung Hoa đã dịch ra chữ Hán. Mộng Liêm lần lượt viết ra những ký ức của mình về cuộc bút đàm thảo luận triền miên với các văn hào cách mạng như Khương Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên, Hồ Hán Dân, và cộng sự viên của Thương Vụ Ấn Thơ Quán ở Thượng Hải.
Trước kia, nhờ lắm lần ra Bắc, về Nam, Mộng Liêm đã kết chặt dây thân ái tâm giao, đồng chí với những mấm già cách mạng đủ khuynh hướng nhưng nhằm một mục tiêu tranh thủ độc lập, tự do. Các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Duy Tốn và rường cột của đoàn thể Đông Kinh Nghĩa Thục đều khắn khít với Đặng Thúc Liêng.
Thanh tra liền hạ lịnh ngưng chức và giam Thọ như một tên tướng cướp hèn mạt. Rồi giải Thọ về Sài Gòn, cho ở tù vài tháng, rồi đã đít nó luôn. Cha của Thọ, là Tổng đốc Trần Bá Lộc, kể lể bao nhiêu công trạng Việt gian của mình để chuộc tội cho con, mà chẳng được. Lý do: bên phe của Mast, dân chủ xã hội đã phúc trình và yêu cầu trừ khử bọn sâu mọt để trấn tỉnh nhân tâm, theo lời đề nghị của Liêng. Ít năm sau, Thọ phát điên vì thất chí. Rồi, một ngày nọ, chàng lấy súng lục tự tử trong biệt thự ở quận lỵ Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho.
Sau năm 1905, Nhựt Bổn thắng Nga Hoàng. Vinh diệu cho người Á Đông ấy làm cho chí sĩ Việt Nam bồng bột và mong mỏi sự cứu trợ của Phù Tang. Phong trào Đông Du phôi thai, và bành trướng chủ ý hướng về Tokyo (Đông Kinh).
Hơn 100 thanh niên tuấn tú do đồng chí của Liêng và Chiếu tình nguyện xuất dương, trong bầu không khí hăng say hy vọng phục vụ tổ quốc. Họ đã ở đó gần hai tháng. Nhựt, vừa mới lên chân, lại ký kết với Pháp một điều ước trung lập. Tức thời thủ tướng Ito hạ lịnh trục xuất thanh niên Việt Nam. Các ông này tản lạc qua Tàu hay là Tây và phần nhiều ở luôn đó mưu đồ cách mạng: một số ít người như Nguyễn Háo Vĩnh và Trương Công Thoại trở về nước lo kinh dinh thương mãi tà nghị luận chính trị công khai, gây sôi nổi trong những năm sau 1920. Học sinh Việt Nam vừa bị ngược đãi bên Nhựt thì Liêng và bốn mươi đồng chí bị thực dân Pháp tống giam trong khám đường ở tỉnh lỵ Mỹ Tho, vào tháng năm dương lịch 1905.
Bị đảng cấp tiến của cựu tham biện Pháp, Landes và Mast, đệ tử của Liêng trước đây, can thiệp chính phủ thuộc địa buộc lòng phải phóng thích Liêng và bốn mươi đồng chí, sau bốn tháng giam cầm.
Mới có 39 tuổi đầu mà lại còn thừa nhựa sống và học thức uyên thâm, Đặng Thúc Liêng đã rõ càn khôn cấn chấn... và thảo lại kế hoạch xuất xứ... Bấy giờ Liêng quây theo nghề y dược mà lập một tiệm thuốc Bắc đặt hiệu là "Phước Hưng Đông" trú tại đầu cầu sắt làng Vĩnh Phước, thành phố Sa Đéc, một thời gian sau, Liêng phó thác tiệm ấy, vài chục mẫu vườn đất và năm đứa con thơ cho người vợ hiền, nhũ danh là Nguyễn Thị Nhơn. Xách va ly đi chơi và làm thuốc, khi thì Liêng dạo khắp lục tỉnh, khi thì thăm viếng cố đô Huế và Hà Nội.
Đến năm 1923 trên tờ Trung Lập báo, Đồng Tháp thời báo và Công Luận biệt hiệu Lục Hà Tẩu của Đặng Thúc Liêng đã xuất hiện sau bút hiệu Mộng Liêm mà tuyên truyền tiếp tục những lý tưởng xưa kia với nội dung và thể tài mới mẻ.
Đồng chí đắc lực với Đặng Thúc Liêng là cụ Trần Chánh Chiếu. Nhà chí sĩ này có học thức tân tiến, nhiều của cải và làm chánh tổng ở Rạch Giá. Cụ Chiếu lại nhập Pháp tịch, lấy tên là Gilbert. Là dân Pháp, Gilbert Chiếu hoạt động dễ dàng vì được hưởng tự do dân chủ của Pháp. Tương đắc với nhau trong những ngày dài, đêm quạnh tại nhà riêng của Gilbert ở Rạch Giá và của Mộng Liêm ở Sa Đéc, hai đồng chí mới nghĩ ra một đường lối thoát: kinh tế và lý tài. Vì phải làm giàu cho nước nhà trước hết để khỏi bị ngoại quốc lũng đoạn thương trường, nhứt là Chệt và Chà và, kẻ cho vay thắt họng, bọn con buôn tráo trở.
Kế hoạch được thực hành dưới nhãn hiệu Minh Tân Công Nghệ, một Công ty kinh dinh công thương kiểu mẫu đầu tiên. Hoạt động ráo riết, Minh Tân Công Nghệ đặt trụ sở tại một căn phố ở đường Charner (nay là Nguyễn Huệ, ngang hãng xe Renault); sản phẩm nhứt của công ty là xà bông hiệu Con Vịt, được đồng bào nhiệt liệt hoan nghinh. Kế đó Mộng Liêm toan lập một xưởng chế tạo diêm quẹt tại tỉnh lỵ Mỹ Tho. Hiển nhiên, vì hai hóa phẩm rất thông dụng đã làm giàu cho ngoại kiều, cho nên bọn này cương quyết phản động. Nhưng họ phá hoại ít hơn bọn Việt gian do Đốc phủ Trần Bá Thọ cầm đầu. Thọ là con duy nhất của Tổng đốc Trần Bá Lộc khát máu đã chém giết và đập quét hàng vạn dân Việt Nam. Thọ luôn luôn âm mưu hãm hại Đặng Thúc Liêng và Gilbert Trần Chánh Chiếu. Năm 1902, Thọ đổi về làm tri phủ quận Tân Bình, Sa Đéc; quen thói tàn bạo và đa dâm Thọ hay bắt con gái mà cưỡng bức. Thọ lại ở gần Đặng Thúc Liêng, vì ông này đã lập nghiệp nơi quê vợ ở tại làng Tân Qui Đông tỉnh Sa Đéc. Thọ rình mò hành vi của Liêng và toan gài bẫy Liêng. Cụ này mới từ chức chủ bút của tờ Lục Tỉnh Tân Văn do ông huyện Nguyễn Văn Của xuất bản, ở tại góc đường Catinat (nay là Tự Do, tức là Phòng Thông Tin bấy giờ). Sẵn dịp có tham biện Pháp tên là André Mast yêu cầu, Liêng bèn nhận lãnh làm giáo sư cho quan cai trị ấy. Hai thầy trò vận động đổi về Sa Đéc. Trong khi Mast có oai quyền trong tỉnh thì Liêng, với chức cố vấn, lại được thêm thế lực. Nhờ đó mà Liêng thi ân bố đức triệt để. Thọ bực bội lắm! Nhưng Thọ chẳng biết làm gì.
Ngày nọ, nghe tin Thọ cưỡng đoạt vợ người giữa tiệc cưới ở làng Tân Dương, tức khắc Liêng đề nghị với tham biện Mast điện tín về Phủ Thống đốc Nam kỳ mời một thanh tra Pháp xuống dò xét cái tồi bại của Phủ Thọ. Vừa hỏi xong khẩu cung của Thọ,
VĂN NGHỆ VÀ TƯ DƯỠNG TINH THẦN
Trong các giới Việt Nam, 50 năm về trước, đi tới đâu mà chẳng nghe cái tật hào hoa phong nhã của cụ Đặng Thúc Liêng, "ông già Ba Tri số 2" nối nghiệp cho "ông già Ba Tri số 1" đã ra Huế làm náo động triều đình để xin ân xá cho thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa bị vua bắt tội. Trong giới tài tử phong lưu, mãi mãi có tiếng ngâm:
"... Họ đồn Đặng Thúc Liêng chơi quá lố
"... Có hay không? - Giả ngộ đó mà thôi!
... Gẫm bao lâu sống sót trên đời?
Nhịn hóa dại, chửi đi, kẻo uổng!
Nhưng trách nhiệm chớ nên bỏ luống,
Đức tài hèn đem cống hiến nhân dân.
Làm sao cũng giữ tinh thần
Có giải trí ăn, mần mới giỏi!"
Sau khi chấn chỉnh hát bội trong cái rạp hát mà Liêng rủ tri âm lập ra ở làng Vĩnh Phước, tỉnh Sa Đéc, Liêng mới sáng kiến áp dụng nghệ thuật đờn ca Trung Nam mà diễn kịch, sau này gọi là hát cải lương.
Kết quả là anh André Nguyễn Văn Thận bắt chước lối cải lương ấy trong gánh hát xiếc của anh cũng lập ra ít năm sau tại thành phố Sa Đéc. Rồi đó, nối đuôi là các gánh hát của Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho, Văn Hí Bạn, Huỳnh Kỳ (chỗ đào tạo chị Bảy Phùng Há) v.v... kể ra chẳng hết.
Thuở trước, người Việt trong ba kỳ coi nhau tợ người dưng kẻ lạ. Đến năm 1926 Bắc kỳ bị vỡ đê nên đói khát. Cụ Liêng lãnh một phần lớn đi quyên tiền để cứu tế, và thảo ra "Quốc Văn Hồn" ??? văn đọc ở nhiều chỗ đô hội cho đồng bào nghe. Đại khái cụ Liêng nêu văn hóa nước nhà, viết bằng tiếng Việt thông dụng cho ba kỳ và những thời cuộc lịch sử và giải thích nhằm mục đích nhấn mạnh vào tình tương thân tương ái của con cháu Lạc Hồng.
Thi văn, tuồng, truyện và luận thuyết của Đặng Thúc Liêng đã in ra và phát hành buổi xưa ấy rất nhiều. Nhưng, trải qua các biến cố gần đây, phần lưu trữ tại nhà chúng tôi đã bị bà Hỏa thổi tiêu mất hết.
Năm 1931, thân phụ chúng tôi xin được phép xuất bản tờ báo hàng ngày nhan đề "Việt Dân báo".
Khởi đầu từ năm 1930, phong trào quật khởi của thanh niên Việt Nam càng tăng gia, cho nên chính phủ thuộc địa càng thắt chặt xiềng xích, nới rộng ngục thất và trại giam. Trong Nam kỳ hội kín do Nguyễn An Ninh lãnh đạo hoạt động ráo riết, có những phần tử khuynh cực tả tham gia như Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Thạch, đã dùng báo Pháp giữ La Lutte và Việt ngữ, là tờ Tranh Đấu làm cơ quan tuyên truyền. Nguyễn An Ninh là con trai lớn của bác Nguyễn An Khương ở Hóc Môn, một đồng chí của thân phụ tôi. Từ ngày 16 tháng 3 năm 1925, sau khi bị đuổi khỏi trung học Chasseloup Lambat, Saigon (tức là trường Jean Jacques Rousseau ở đường Hồng Thập Tự bây giờ) vì cái tội đưa báo "La Cloche fêlée" (Cái Chuông Rạn Nứt) của anh Ninh viết bằng chữ Pháp cho bè bạn ở ban tú tài xem, anh Ninh thích tôi lắm. Cộng sự với tờ La Cloche Fêlée của anh và cụ luật sư Phan Văn Trường, tôi được cơ hội tấn bộ về văn chương Anh Pháp bổ thêm vào một mớ Hán học của thân phụ tôi tập truyền.
Trên diễn đàn Việt Dân báo tôi chẳng ngớt công kích đảng lập hiến của lãnh tụ thân Pháp là Bùi Quang Chiêu, bấy giờ có tờ La Tribune Indochinoise làm cơ quan phản động, chống đối hãm hại thanh niên cách mạng. Nhờ uy tín của Đặng Thúc Liêng, nhiều bực lão thành cách mạng ủng hộ chúng tôi. Những hoạt động từ năm 1930 của Đặng Thúc Liêng đều có tôi nài nỉ thúc giục.
Đến năm 1941 Nhựt Bổn chiếm cứ Việt Nam; tay sai của chúng cố gắng o bế các phần tử cách mạng để kể nể cho chúng thỏa mãn cái mộng xâm lăng Đông Nam Á. Biết rõ thâm tâm độc hiểm của thần dân Thiên Hoàng Hiro Hito, thân phụ tôi giả vờ bệnh tật để tránh trò lợi dụng ấy.
Về phương diện xã hội khác, Đặng Thúc Liêng đã dày công sáng lập Việt Nam Y Dược Hội năm 1934, nhằm mục đích bảo vệ lương y và dược sĩ Đông Phương đã nhiều phen điêu đứng.
Cuối năm 1944, để tránh nạn bom tàn khốc ném xuống Saigon Chợ Lớn mỗi ngày, thân phụ chúng tôi cùng gia đình về quê ngoại tôi, ở làng Tân Qui Đông, châu thành Sa Đéc. Dưỡng nhàn một ít lâu, chúng tôi lo tổ chức ổ kháng chiến chống Nhựt sau ngày đảo chánh, 9 tháng 3 dl, 1945. Một đêm, mồng 10 tháng 7 dương lịch, cụ Đặng Thúc Liêng về nhà nằm liệt vì cảm mạo rất nặng. Tuổi già, sức yếu, cụ tạ thế đúng ngọ ngày 16 tháng 8 dương lịch 1945, và tạm thời an táng ở làng Tân Qui Đông, quận lỵ Sa Đéc. Cụ để lại cho con mấy pho kinh sử và một gương nho nhã, quí báu ngàn lần hơn tài sản của Thạch Sùng. Hiện giờ cụ còn lại ba người con: hai chị tôi lo tu dưỡng và kẻ chép truyện này còn mang lắm nợ văn chương.
ĐẶNG THÚC LIÊNG
ĐUỐC NHÀ NAM 24-9-71
Người vẫn một thời khét tiếng "Muôn trùng non nước từng làm khách, Mười tám thôn vườn trầu ấy quê nhà".
Kể đến tiểu truyện cụ Đặng Thúc Liêng, trước hết phải nói về cái tên của cụ cho khỏi ai thắc mắc. Đúng theo mặt chữ Hán tên của cụ là Liên tức Hoa Sen, nhưng ông Chánh Lục Bộ thời ấy tức Ủy viên hộ tịch theo thuật ngữ học, đã ghi vào sổ bộ với cái tên Liên có sai chính tả. Trường hợp ấy cũng là trường hợp cụ Nguyễn Chánh Sắt mắc phải, đúng ra là Sắc nhưng Ủy viên hộ tịch ghi là Sắt, thế là phải chịu cho khỏi lôi thôi rắc rối về mặt thủ tục giấy tờ, nhưng đã có người họ Phan tên Khôi khét tiếng là "Thiết diện vô tư" như Bao Hắc Tử đời Tống khi đóng vai "Ngự sử trên đàn văn". Ông ấy đã chỉnh cụ Đặng Thúc Liêng về cái tên... bắt thông ấy một mách tơi bời. Khiến nên trong làng văn truyền làm giai thoại và rồi lại có một người họ Lê tên Lương Phụng hiệu Tùng Lâm tục gọi là ông Cử Tùng Lâm lại cũng xắn tay áo cầm bút làm thơ chọc cụ Đặng Thúc Liêng chơi, mà 2 câu thúc kết thật để đời:
Đời ông chẳng giận hờn ai hết
Chỉ giận Phan Khôi một chữ G.
Chúng tôi nhắc lại chuyện trên, thật không dám bất kính với cụ Đặng Thúc Liêng mà chỉ vì chuyện đã rồi, chuyện đã trở thành giai thoại nên phải nói ra để minh oan cho cụ đã bị Phan Khôi sửa lưng ác quá. Lối chỉ tại ông Ủy viên hộ tịch thuở ấy mà thôi. Cụ Đặng Thúc Liêng cũng là một chí sĩ đáng kính, cụ là bạn thân của Trần Chánh Chiếu, cả hai đều nặng lòng ưu ái quốc gia như nhau. Nhất là lại cũng đứng trên một chiến tuyến chống trả với đốc phủ Trần Bá Thọ. Chỉ một việc ấy đã nói lên can trường khí phách của cụ rồi, huống là cụ còn nhiều ưu điểm khác rất đáng được đề cao nhắc nhở.
Đặng Thúc Liêng sinh năm Đinh Mão 1869, tức là chào đời trong lúc Nam Kỳ Lục Tỉnh bị thực dân Pháp gần nuốt hết. Thuở sơ sinh ông vốn tên là Huẩn (chữ Huẩn này chúng tôi ghi đúng theo tài liệu của ông Đặng Công Thắng, thứ nam của cụ Đặng Thúc Liêng một bậc tiên phong trong làng báo Sài Gòn, tạp chí Phổ Thông số 31). Từ năm 30 tuổi đến sau ông mới lấy tên Đặng Thúc Liêng tự Mộng Liên hiệu Trúc Am biệt hiệu Lục hà Tẩu.
Ông là con cụ án sát Đặng Văn Duy, người tỉnh Gia Định, dòng dõi họ Đặng này đã từ lâu có uy tín lớn nơi vùng 18 thôn vườn trầu ở miệt Củ Chi Hóc Môn (nay là Ấp Tân Phú Trung thộc tỉnh Bình Dương).
Thân sinh ông trong cơn quốc biến cũng đã từng hết hoạt động chống xâm lăng, khi ông chào đời mang tên Đặng Văn Huẩn thân sinh ông rất kỳ vọng nơi ông, nên đào luyện cho ông một căn bản học vấn nặng về thực dụng hơn hủ văn. Ít lâu thân phụ ông mất tại Bình Thuận ông cùng gia quyến đưa linh cữu về an táng nơi mộ phần quê nhà ở làng Tân Phú Trung Gia Định.
Năm Bính Tuất 1886, ông 19 tuổi chí khí đã khác thường, chịu ảnh hưởng của các bậc nghĩa liệt chống xâm lăng, ông cũng rắp tâm vẫy vùng cứu quốc, ông sinh vì đại nghĩa, nhất là được gần gũi với hai người con của cụ Phan Thanh Giản và Phan tôn và Phan Lưu lòng ông càng cả quyết dấn thân báo quốc.
Hai người con của cụ Phan thấy ông có chí khí thương mến dạy bảo thêm cho ông. Được hấp thụ tinh hoa các pho sách quí của cụ Phan Thanh Giản, khi xưa mang từ Trung Quốc về, kiến thức ông càng thêm uyên bác. Tâm chí kiên trung hiệp với sở học lỗi lạc ông giao tiếp và đã được các sĩ phu trọng vọng.
Chẳng những uyên thâm về văn học ông còn làu thông y học tinh chuyên dịch lý, do đó ông sinh nhai với nghề thầy thuốc đồng thời cũng dùng khoa lý số để kết nạp anh tài khắp nơi. Bấy giờ vua Đồng Khánh triệu dụng hai con cụ Phan về kinh nhận chức Phan Tân đưa Đặng Thúc Liêng theo. Ít lâu ông cùng với Phan Tân phụng mạng sang Hương Cảng mở trụ sở mậu dịch với nước Trung Hoa ông được dịp xuất ngoại học hỏi thêm lòng càng phấn chấn. Chính ông đưa đề nghị xin triều đình tuyển thanh niên xuất ngoại du học hấp thụ khoa học tây phương và rèn luyện sinh ngữ Anh. Nhưng đề nghị và kế hoạch của ông bị xếp lại. Vì tình thế biến chuyển, thực dân Pháp chỉ tạm thi hành chính sách ngu dân, nên lúc nào cũng cố tình bóp nghẹt mọi kế hoạch lợi cho người Việt.
Liệu chừng không làm gì được theo chí mình, Đặng Thúc Liêng trở về Gia Định ngồi chẩn mạch cho thân chủ một tiệm thuốc Bắc, do bạn thân ông là một người Tàu sáng lập. Ông nói tiếng Quảng Đông không khác gì người Trung Hoa chính tông nên rất được giới Hoa Kiều mến chuộng. Há chỉ an phận sống như thế thôi sao? Nặng lòng ái quốc ông vẫn tìm các sĩ phu có tài mà giao du, để liệu cơ hội giúp nước. Ông hằng tiếp xúc với các cụ Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương, nhưng thâm tâm không dám mở lời gì với các cụ ấy.
Giữa lúc ông băn khoăn tìm đường, bỗng có viên chức Pháp cao cấp tên là Landes đến nhờ ông dạy chữ Hán, do sự giới thiệu của Trương Vĩnh ký, ông từ chối đôi ba phen, rồi lại vẫn phải nể lời Trương Vĩnh Ký mà tạm làm thầy dạy công chức Pháp, nào là Landes, Mast, toàn nhân viên cao cấp.
Tuy nhiên ông vẫn ái ngại, nên chẳng bao lâu ông không nhận dạy người Pháp nào nữa. Ông sống hẳn với nghề thầy thuốc, chuyên tâm đọc thêm các sách tân văn học. Khi tiếp xúc với Trần Chánh Chiếu, ông mừng đã gặp tri kỷ, cùng nhau ngầm hoạt động cho phong trào Đông Du và Duy Tân.
Năm 1909 ông bị bắt một lượt với Trần Chánh Chiếu và một số người bị tình nghi gần 40 người, tống giam trong khám đường ở tỉnh lỵ Mỹ Tho. Trong khám ông cảm tác bài thơ: "Chim lồng cá chậu"
"Nhằm lồng như nội chậu như sông
Chim cá lo chi chốn chậu lồng
Nhảy nhót ba ngày đường một khoáng
Múa men gang tấc thể trời không
Nào phương bó buộc tay kinh ngạc
Có thể khoa khoang cách hội hồng
Vật đủ tánh linh trên máy tạo
Để lồng nuôi phụng, chậu nuôi rồng."
Sau 4 tháng giam cầm ông được phóng thích do sự can thiệp của hai công chức cao cấp Pháp là Landes và Mast có học với ông trước kia.
Ra tù ông vẫn cùng Trần Chánh Chiếu tiếp tục dấn bước trên con đường đã vạch. Nhưng tạm gác chính trị qua một bên, ông và Gilbert Chiếu chuyên chú về mặt kinh tài. Hoạt động ráo riết không bao lâu "Minh Tân công nghệ" được thành lập, ấy là một công ty kinh doanh công thương kiểu mẫu đầu tiên đặt trụ sở tại căn phố đường Charner. Sản phẩm được hoan nghênh nhất của Công ti là xà bông Can Can hiệu con vịt.
Đặng Thúc Liêng lại toan lập một xưởng chế tạo diêm quẹt tại tỉnh Mỹ Tho, kế hoạch đang tiến hành thì ông bị các tay tư bản - ngoại kiều âm mưu phá quấy. Ông không nản chí, dù không mở mang được những cơ sở lớn, ông cũng đã hợp sức với các đồng chí gây dựng nên khá nhiều xí nghiệp ngầm giúp cho phong trào Đông Du và Duy Tân được những số tiền to, công đóng góp của ông cho cách mạng thật không nhỏ.
Chẳng những đối phó với các thế lực ngoại kiều trong việc tranh thương, ông cùng Trần Chánh Chiếu lại còn chống tránh quyết liệt với đám gia nô vong bản cơ đốc phủ Trần Bá Thọ, con Tổng Đốc Lọc - trùm xám Cái Bè, nguyên khi ông về lập nghiệp nơi quê vợ ở tại làng Tân Quí Đông, tỉnh Sa Đéc gặp nhằm lúc Than Bá Thọ dời về làm tri phủ Tân Bình Sa Đéc. Đốc phủ Thọ hung bạo giống tính cha, lại hoang dâm, làm nhiều điều tồi bại. Đặng Thúc Liêng thì ngay thẳng đạo đức. Hai cá tính trái ngược nhau, lại ở gần nhau trong một tỉnh, thế bất tương dung. Đôi bên gườm nhau, chỉ chờ cơ hội hạ nhau. Nhất là đốc phủ Thọ đã sẵn ác cảm với Trần Chánh Chiếu và Đặng Thúc Liêng, cứ bực xem Đặng Thúc Liêng như cái gai trong con mắt gã, không sao chịu được, nhưng muốn nhổ đi lại không phải dễ, vì họ Đặng lúc ấy sẵn có hai tay gọi là Landes và Mat luôn luôn nhớ nghĩa sư đệ mà che chở cho.
Theo tài liệu của ông Đặng Công Thắng trong tạp chí Phổ Thông số 31 ngày 15-4-1960: "Ngày nọ, nghe tên Đốc phủ Thọ cưỡng đoạt vợ người giữa tiệc cưới ở làng Tân Dương, tức khắc Đặng Thúc Liêng đề nghị với tham biện Mast gởi công điện về phủ Thống Đốc Nam Kỳ mời một Thanh Tra Pháp xuống dò xét sự bỉ ổi của Phủ Thọ. Vừa hỏi xong khẩu cung của Trần Bá Thọ, thanh tra liền hạ lịnh ngưng chức và giam Thọ như một tên tướng cướp hèn mạt. Rồi giải Thọ về Sài Gòn, giam vài tháng rồi cách chức luôn. Thân sinh của Thọ là Tổng Đốc Lộc kể công trạng đã giúp Pháp để chuộc tội cho con, mà chẳng được, lý do bên phe của tham biện Mast dân chủ xã hội đã phúc trình và yêu cầu trên khử bọn sâu mọt để trấn tỉnh nhân tâm theo lời đề nghị của Đặng Thúc Liêng.
Ít năm sau, Thọ phát điên vì thất chí, rồi ngày nọ hắn lấy súng lục tự tử trong biệt thự ở quận lỵ Cái Bè tỉnh Mỹ Tho.
Xem việc hạ Trần Bá Thọ, đủ thấy can trường khí phách của cụ Đặng Thúc Liêng, phải biết rằng thế lực của cha con Tổng Đốc Lộc vào thuở ấy ai mà chẳng khiếp đảm! Thế nhưng Trần Chánh Chiếu đã gọi Đốc Phủ Thọ là "Phước Tân" và Đặng Thúc Liêng đã can trường giao đấu với đám hùm xám ấy, bất chấp mọi thù oán, mọi tai họa có thể xảy ra, kể cũng đáng khâm phục. Huống chi "Sát nhất miền cứu vạn thử", ân đức ấy đối với dân chúng tưởng cũng chẳng phải là nhỏ.
Con người cụ Đặng Thúc Liêng có khí phách, có thừa tâm lực, nên đã làm nổi những việc khó ai làm được.
Khoảng năm 1910, cụ Đặng Thúc Liêng mở một hiệu thuốc Bắc ở đầu cầu sắt làng Vĩnh Phước thành phố Sa Đéc mang bảng hiệu "Phước hưng đông". Chính trong thời gian ẩn cư Sa Đéc, cụ lại liên tâm đến việc phát triển ngành ca kịch sân khấu. Cụ hiệp với các bạn đồng điệu xây cất một rạp hát ở làng Vĩnh Phước, rồi lo chấn chỉnh nghệ thuật hát bội đồng thời đưa ra sáng kiến áp dụng nghệ thuật dân ca mới trên sân khấu gọi là hát "cải lương" dần dần lan rộng và phát triển thêm lên mãi cho đến ngày nay.
Do sự khởi xướng của cụ Đặng Thúc Liêng, kết quả là ông André Nguyễn Văn Thân bắt chước lối cải lương ấy trong gánh hát xiếc của ông lập ra ít năm sau tại thành phố Sa Đéc. Rồi đó, nối đuôi là các gánh hát của Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho, Văn hí ban, Huỳnh Kỳ v.v... Và bởi có thành tích về nghệ thuật ca kịch, nên khoảng năm 1918 cụ và một số đông văn nghệ sĩ, được phủ toàn quyền mời viết tuồng hát cổ động quốc trái. Không từ chối được cụ và Nguyễn Viên Kiều, Hồ Biểu Chánh ???
Bấy giờ trong giới phong lưu, tài tử truyền nhau một bài ca trù bỡn cợt:
Họ đồn Đặng Thúc Liêng chơi quá lố
Có hay không? Giả bộ đó mà thôi
Gẫm bao lâu sống sót trên đời?
Nhơn hóa dại, chơi đi kẻo uổng
Nhưng trách nhiệm chớ nên bỏ luống
Đức tài rèn đem cống hiến nhân dân
Làm sao cũng giỏi tinh thần
Có giá trị ăn mền mới giỏi
Bài ca trù truyền miệng trên đây vừa biện hộ lại vừa nhắc khéo cụ Đặng Thúc Liêng chớ quên đi nhiệm vụ thuở nào, chớ vùi thân trong cuộc vui chơi sa đọa mà bỏ mất phong độ đáng yêu kính thuở dấn thân cứu quốc.
Cụ Đặng Thúc Liêng, há đành tâm làm một thầy tuồng trong gánh hát Bầu Rô kể như chấm dứt cuộc đời chính trị rồi sao? Nếu thế chắc chúng tôi không dám liệt tên cụ vào hàng ngũ chí sĩ và chắc chúng tôi cũng không cần viết nhiều về cụ. Không, cụ Đặng Thúc Liêng không hẳn nỗi tệ ôm chân thực dân. Chẳng qua thời thế bất ổn cụ tạm náu mình một lúc thế thôi mà cách náu mình đắc sách nhất là cụ giả ngu giả ngốc. Cần danh ư: Cụ có cần chi phải ôm chân thực dân để vinh thân phỉ gia. Cứ cái tài y dược của cụ vẫn đủ xây cất nhà gạch nhà lầu. Cụ vẫn thường khiêm tốn tỏ ra không màng danh lợi thì câu chuyện theo gánh Bầu Rô rõ là chuyện làm tầm phào để che mắt thực dân chứ không phải cụ phản bội quốc dân không đành lòng nào bán rẻ lương tâm khí tiết.
Chỉ vì tình thế lúc ấy không hoạt động gì cho cách mạng được nữa lại đang bị theo dõi khủng bố nên cụ phải giả mù sa mưa trong một lúc, nhất là khi Trần Chánh Chiếu mất rồi, công ty Minh Tân và các xí nghiệp khác đã dần dần bị khánh tận. Cụ Đặng Thúc Liêng cảm thấy buồn khổ trong tình trạng cô lập. Cụ giải khuây qua giọng hát tiếng đàn đã rõ tâm sự của cụ biết bao sầu não. Ngoài việc soạn tuồng cụ còn viết trên đàn ngôn luận cây bút của cụ vẫn là cây bút sóng gió.
Trước khi cụ đã từng viết ở Gia Định báo, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Trung nhựt báo, Lục Tỉnh Tân văn, sau này cụ viết ở các báo Đồng Tháp thời báo, Thần Chung (của Diệp Văn Kỳ). Trong một loạt báo đăng vào "N.C.M.Đ" cụ đã phát huy tân văn hóa qua sự điều hòa Khổng học với ??? Cấp Tiến đề cao trong các tác phẩm của Âu Tây, do các học trò Trung Hoa phiên dịch ra Hán văn, mà cụ thần thái được đem truyền bá ra. Cụ lại lần lượt viết thiên hồi ký, trình bày về cuộc bắt đàm thảo luận giữa cụ với các văn hào cách mạng Trung Hoa như Khương Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tân Văn, Hồ Hán Dân và cộng sự viên của Thường Vụ ấn thư quán ở Thượng Hải.
Có thể nói Đặng Thúc Liêng đã đem tâm huyết, tân học hỗ trợ cho phong trào Duy Tân ở trong Nam phổ biến đắc lực hơn hết, và về mặt kinh tài, để giúp đỡ phong trào Đông Du, chính vụ và các cụ Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu cũng đứng đầu ???
Nếu muốn cầu an, cụ cũng có thừa điều kiện để an nhàn, vì tại Sa Đéc (quê vợ) của cụ có qui mô đủ để cụ sống sung túc suốt đời nhưng tiếng gọi của hồn nước, tiếng nói của lương tâm và lòng hăng say tranh đấu, không để cho cụ sống một cuộc đời tiêu ma chí khí. Cho nên, cụ đã lên đường và hằng dấn thân hoạt động cho văn học, cho tiền đề dân tộc. Cụ phó thác tiệm thuốc Phước Hưng Đông và sản nghiệp ở Sa Đéc cho người vợ hiền là Nguyễn Thị Nhơn trông nom khăn gói theo ??? gió đưa.
Cụ trở lên Sài Gòn gia nhập làng báo. Ngoài tên tự là Mộng Liêm Trúc Am mà từng ký dưới các bài báo bây giờ cụ lại có bút hiệu là Lục hà tẩu (ông lão quê mùa đã rong chơi khắp non sông) trên các báo Công Luận, Trung Lập. Khoảng năm 1926 ở Bắc Việt bị nạn lụt đê vỡ dân chúng đói khổ. Trong Nam xót nghĩa đồng bào tình dân tộc, cụ Đặng Thúc Liêng cũng là người quyên góp nhiều nhất trong cuộc kêu gọi lạc quyên cứu trợ. Chính cụ lãnh một phần lớn đi quyên tiền cứu tế và thảo bài "Quốc văn hóa" đi diễn thuyết ở nhiều nơi. Từ năm 1930 phong trào quật khởi của thanh niên Việt Nam càng tăng gia. Con cụ là Đặng Công Thắng cùng sát cánh với Nguyễn An Ninh trên tờ "Cloche Fêlée". Xưa kia cụ và Nguyễn An Khương vốn là đồng chí rồi, đến giai đoạn tre tàn măng mọc, con cụ và Nguyễn An Ninh cũng đứng chung trên một chiến tuyến, chống thực dân còn gì đẹp cho bằng. Nhân dân trẻ nổi lên hoạt động lòng vẫn thấy phấn khởi và tràn đầy nhiệt huyết, vẫn chưa chịu ngồi yên. Năm 1931, cụ xin phép được xuất bản tờ "Việt dân báo", có cơ quan ngôn luận trong tay, cụ và con Đinh Công Thắng chẳng ngớt công kích Đảng lập hiến của lãnh tụ thân Pháp là Bùi Quang Chiêu.
Về phương diện xã hội khác, cụ đã dày công sáng lập "VN Y Dược Hội" trong năm 1934 nhằm mục đích bảo vệ Đông y dược sĩ càng ngày càng bị Tây y chèn ép. Cụ sáng lập Hội y dược thì còn gì bằng tên tuổi cụ về phương diện đông y lúc ấy ai mà không kính nể uy tín cụ, cụ bảo đảm cơ sở phát triển mạnh. Năm 1944, cụ lại hiệp với Lê Phát Vinh xuất bản tuần báo "Đông Phong", nhưng bấy giờ tình hình đất nước đã gay go đến cực điểm. Quân Đội Nhật đã có mặt ở Đông Dương, người Nhật toan nắm lấy một số đông chính khách và phần tử cách mạng VN. để làm hậu thuẫn cho Nhật về sau. Biết rõ kế hoạch ấy, Đặng Thúc Liêng dè dặt không làm con cờ của ngoại bang trên cán cờ quôc tế. Cụ giã bệnh để tránh trò lợi dụng ấy. Đến cuối năm 1945, để tránh nạn bom tàn khóc của quân đội Đồng Minh ném xuống Sài Gòn - Chợ Lớn, cụ đưa gia đình về quê ngoại làng Tân Quí Đông Châu Thành Sa Đéc. Tại nhà cụ ở Sa Đéc, cụ có hai câu đối liễu bạch chí:
1/ - "Vạn trùng sơn hãi tằng vi khách
Thập bát phù viên biệt hữu gia"
(Muôn trùng non nước từng làm khách,
Mười tám thôn vườn trầu (Củ Chi, Hóc Môn) riêng có cảnh nhà)
2/ - "Thập tam kinh văn tự lại xứ
Ngũ đại châu sự thôi phiến tâm".
(Mười bài kinh văn (y khoa) từng học bởi,
Năm châu thời sự ở trong lòng).
Lúc về quê trong thời kỳ đất nước biến chuyển mạnh với mớ tuổi cao, cụ Đặng Thúc Liêng đã mỏi mòn sức khỏe, sang năm 1945, cụ cảnh giác hơn nữa. Đến ngày 25-8-45, khoảng giữa Ngọ cụ tạ thế thọ 76 tuổi, an táng tại làng Tân Quí Đông Sa Đéc. Đời cụ là một tấm gương hoạt động cần học. Về chính trị với tấc lòng nhiệt thành yêu nước với bao thành tích đã nêu cụ xứng đáng vào hàng ngũ chí sĩ. Về văn hóa, cụ nghiễm nhiên là một ký giả tiền bối, một học giả tiền phong trong sự vận động phát huy tân văn hóa. Cụ còn để lại đời khá nhiều tác phẩm giá trị về văn hóa, y học và kinh tế:
1/ - Tâm quyển giải
2/ - Tâm bổn mê thương
3/ - Quốc văn hồn
4/ - Nhân hòa thiền hội
5/ - Canh hoang biến pháp
6/ - Chủng mạnh tân biên
7/ - Trù: Diễn thuế dĩ bội nông bổn
8/ - Tư lưỡng học sĩ phục nhân tâm
9/ - Cao hoàng đế diễn ca
10/ - Trương Vĩnh Ký hành Trạng
11/ - Lập hội Thuyết.
12/ - Quai giảo nghị
13/ - Hán văn thi tập
14/ - Việt âm thi tập
15/ - Trí y tiện dụng.
MẠNH TỰ TRƯƠNG DUY TOẢN
(Lược tóm bài "Hồi ký của Ngọa Long" từ 1927 đến 1937, 10 năm làng báo Sài Gòn, đăng trên Đuốc Nhà Nam từ 22/9/1969)
Cụ Toản cộng tác với tờ "Trung Lập" song song với tờ Impartial de Henry de Lachevrotière chủ trương, làm chủ bút số 2, chủ bút số 1 là Nguyễn Phú Khai, nguyên là Chủ nhiệm "La Tribune indigène" giỏi Pháp văn mà không thạo tiếng Việt, nên thường viết bài bằng Pháp văn rồi cụ Toản dịch ra. Tờ báo này bán chạy vì toàn lo chuyện thể thao và đăng truyện "Cái nhà bí mật" của Phú Đức, cụ là "Thanh niên tài hoa của đất Long Hồ, Hán học và Tây học đầy bầu lưng gió túi trăng và cụ đã gia nhập phong trào Chiêu Nam Lầu do Nguyễn An Khương lãnh đạo". Có người cho rằng phong trào Chiêu Nam Lầu ở Sài Gòn là chi nhánh của phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, là một phong trào Duy Tân nhằm mục đích đưa thanh niên thiện chí của ta xuất ngoại. Đặc biệt cụ Mạnh Tự ngày còn là một thanh niên đồng chí cách mạng đã từng theo sát Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ra nước ngoài.
Trở về Sài Gòn, sau ngày phong trào bị tan rã, cụ Mạnh Tự trốn tránh mãi cho đến ngày Phan Bội Châu bị đưa về an trí ở Bến Ngự, tình hình lắng dịu, cụ mới dám ra mắt dưới sự che chở của nhà cách mạng có thế lực như cụ G. Chiếu và nhân vật được nhà cầm quyền Pháp nể nang là Nguyễn Văn Của.
Thật sự ngay từ năm 1919, người ta đã thấy cụ có mặt trong bộ biên tập "Thời báo" do Hồ Văn Lang, tức Cường Sĩ Thất Lang làm chủ bút tờ này cũng là một cơ quan ngôn luận hô hào mạnh mẽ cho phong trào tẩy chay các chú năm 1919.
Một nhân vật nồng cốt của phong trào tẩy chay là cụ Huỳnh Công Thanh, người VN đầu tiên lập tiệm cà phê để tranh thương với Huê Kiều tại Sài Gòn, đã ca ngợi tờ Thời Báo: "Còn trời, còn nước, còn non, còn tờ Thời Báo thì còn tẩy chay", sau đó, tờ này bị Tây đóng cửa và cụ Mạnh Tự sang làm cho tờ "Trung Lập", là tờ chỉ nói về thể thao, không hưởng ứng phong trào cổ động dùng đồ nội hóa nên có dư luận trách cụ là "Mạnh Tự điên". Sau đó, cụ làm chủ báo "Sài Thành" với những người cộng tác: Bút Trà, Bùi Thế Mỹ v.v... sống cho đến năm 1935.
Năm 1936, cụ chủ trương tờ "Dân Quyền" lúc đó phong trào Đông Dương đại hội. Tờ này theo sát phong trào bày tỏ nguyện vọng hoặc chỉ trích phê phán nên bị đóng cửa, mặc dầu tờ báo này đứng tên một người Pháp: Cendsieux. Sau đó, cụ thuyết phục Cendsieux đứng ra xin tái bản dựa vào luật báo chí 1881. Tờ báo ra được một số, bị tịch thu và Cendsieux bị truy tố ra Tòa Tiêu hình.
"Thực là điều không ai dè cụ Mạnh Tự lại được làm ông chủ bút duy nhứt của tờ báo xuất bản tự do, mặc dầu chỉ sống có một ngày."
1956 - 1957, cụ Mạnh Tự được ông Huyện N. đưa về tại một nhà vườn bên Thanh Đa an dưỡng và chết cuối năm 1957, an táng tại Vĩnh Long.
Theo Ngọc Long, trước 1917, tất cả tuần báo, nhật báo đều do người Pháp đứng tên, trừ Trương Vĩnh Ký và Diệp Văn Cương ra tờ "Phan yêu báo". Theo luật báo chí 20/7/1881, chỉ cần làm tờ khai trước 24 giờ là hợp pháp, nhưng ngày 30/12/1898, Phủ toàn quyền qui định muốn ra báo quốc ngữ phải xin phép, đáng lẽ không áp dụng cho Nam Kỳ, nhưng thực tế vẫn cho cả Đông Dương. Nhân dịp tờ Công Luận ở Madagascar đã cho xuất bản theo luật 1881, bị tịch thâu truy tố, đưa ra Tòa, chống án tận Paris và Tòa phá án bác bỏ án của Tòa Madagascar, báo được ra lại. Anh em trong hội "Amicale des Journalistes annamites de Cochinchine" dựa vào tiền lệ trên để nói với cụ Mạnh Tự thuyết phục Cendsieux đứng ra xin tái bản gà chịu in báo. Tờ báo vẫn bị tịch thâu, đưa ra tòa, Cendsieux được trắng án nhưng báo không t
iếp tục ra được.
TRƯƠNG DUY TOẢN
Lược tóm bài của Nguyễn Bá Thế trong "Tinh Hoa nòi Việt, chiến sĩ trên đường Duy Tân cứu quốc". Đuốc Nhà Nam 8-6-1971. Sài Gòn.
Bí thư của Cường Để, người khăng khăng một tiết: "Gan sắt khư khư, súng đạn tàn bạo khó đem rúng ép". Trương Duy Toản, Đỗ Văn Y, Lâm Tỷ và ban thanh niên miền Nam được Cường Để tín nhiệm.
Trương Duy Toản sinh năm 1885, lúc lớn lên đọc các áng văn Duy Tân của các chí sĩ miền Bắc, lén lút phổ biến trong Nam, nhất là bài khuyên thanh niên du học của Phan Bội Châu. Năm 1912, hưởng ứng phong trào Đông Du, cụ bí mật ra nước ngoài. Đầu tiên sang Tàu rồi qua Nhật gia nhập nhóm học sinh lưu vong. Cụ thông thạo cả Pháp văn và Hán văn lúc ở Sài Gòn đã có chân trong việc thành lập "Chiêu Nam Lầu" của Nguyễn An Khương. Cụ cùng Nguyễn Hán Vĩnh, Đỗ Văn Y, Lâm Tỷ, Lâm Cầu hoạt động tại Hương Cảng hỗ trợ việc giao dịch giữa các Đảng và cách mạng trong và ngoài nước.
Năm 1913, Cường Để kín đáo về nước, bị kẹt, phải nhờ bọn Lâm Tỷ, Lâm Cầu quyên tiền được hai ngàn đồng thời đó mới thoát, rồi Cường Để đi Âu Châu có 3 người theo. Toản giỏi tiếng Pháp, Y biết tiếng Đức, Lâm Tỷ thạo tiếng Anh. Khởi hành từ Tân Gia Ba định đi Anh nhưng đến Pháp lại đổi ý. Cường Để ủy nhiệm cho Trương Duy Toản tiếp xúc với Phan Châu Trinh ở Pháp, nhưng lúc đó Phan Châu Trinh không có chân trong Đảng phái nào, trước sau mọi sự làm theo ý mình, khi Trương Duy Toản gặp cụ đề nghị hợp tác thì Phan Châu Trinh trả lời: Anh là tay sai của Pháp sai đến dò xét tôi phải không? Anh đừng hòng lừa được tôi, hãy cút đi cho mau".
Trương Duy Toản minh oan, Phan Châu Trinh vẫn không chịu, sợ mắc mưu Pháp hoặc vì không tin Cường Để, khi ra khỏi nhà Phan Châu Trinh, lại bị Tây bắt vì nghi liên lạc với Phan Châu Trinh.
Trương Duy Toản bị giải về Sài Gòn, ngồi tù đến năm 1917 mới được thả ra. Biết mình còn bị theo dõi, nên ông về ẩn dật trong một căn phố nhỏ ở đường Mamiger nay là Mạc Đỉnh Chi. Có vợ, con trai duy nhất 10 tuổi: Trương Duy Khánh (ký giả Thiệu Võ), rồi người ta thấy ông theo Cao Đài, phái Tiên Thiên.
Đến năm 1922, xem chừng Tây bớt theo dõi ông, ông xoay ra hoạt động văn hóa không thiết gì đến chính trị nữa và Tây cũng tạm để ông yên.
Năm 1923, ông nhận làm chủ bút tờ "Trung Lập". Bộ biên tập gồm: Vân Phi, Trần Văn Chính, giữ mục Thiên hạ đồn rất ăn khách và Phú Đức đăng truyện "Cái nhà bí mật".
1926 làm chủ bút tờ "Sài Thành", tuy có tự do hơn lúc làm "Trung Lập" nhưng vẫn bị kiểm duyệt, cắt bỏ... tâm sự của ông đã được Thượng Tân Thị Phan Quốc Quang cảm thông trong một bài thơ xuân.
Ông Trương Duy Toản báo Sài Thành
Vùng vẫy theo đời, buổi cạnh tranh
Bút mực đã khô, gan lại héo
Tình người nghĩ lại bắt buồn tanh
Năm 1936, tờ Sài Thành bị đóng cửa - ông chủ trương tờ Dân Quyền. Như vậy ông tham gia ba phong trào đắc ý.
1/ - Phong trào tẩy chay Hoa Kiều hồi năm 1919, cộng tác với "Thời Báo" của Hồ Văn Lang.
2/ - Phong trào tẩy chay Chà, Bombay hồi làm tờ "Trung Lập", nhân vụ tên thương gia Chà ở đường Vannier (Ngô Đức Kế) làm nhục một đàn bà Việt là khách hàng, vợ một công chức, bằng cách đụng cán dù trên đầu; tờ "Đông Pháp thời báo" hưởng ứng làm mạnh hơn đề xướng thành phong trào tẩy chay Chà-Bombay, hô hào dùng đồ nội hóa.
3/ - Phong trào dân quyền lúc làm tờ "Dân Quyền" đẩy mạnh phong trào Đông Dương đại hội cùng với tờ "Việt Nam" của Nguyễn Phan Long...
Sau vụ làm báo với Cendsieux, ông rút lui khỏi văn đàn và theo phái Tiên Thiên Cao Đào do Ngô Văn Chiêu tìm ra.
Ông về ở tại Gia Định (khu Hàng Xanh) sau dời về Long Hồ (Vĩnh Long) và mất tại đó. Vì ông tu theo giáo phái Cao Đài nên được liệm ngồi trong một cỗ quan tài hình bát giác dựng đứng.
Tâm sự ông được bộc lộ qua bài thơ Vịnh tai bèo do ông làm:
Đầm rộng ao sâu dốc tánh trần
Bèn thả bạn tác với hồng lâu (một loại thủy quái)
Sớm bùn nhơ bẩn không chân rễ
Nhìn nước bập bình luống khổ thân
Tan hợp nghĩ thôi càng lắm nỗi
Dọc ngang hỏi thử đã bao lần
Trong tâm lóng lánh kìa chi đó
Giọt máu trời ban chút đặc ân.
ANH NHÂN TÂN CHÂU Ông NGUYỄN CHÁNH SẮT (1809 - 1947)
Một nhà văn tiền phong của miền Nam - Việt Long Giang - Phổ thông tạp chí số 142 - 15-1-1965 Sài Gòn.
1 - THÂN THẾ: Cụ sanh năm 1869 tại Vĩnh An Hà, xã Long Phú (Tân Châu) con ông Nguyễn Văn Tài và bà (không rõ tên) xuất thân trong một gia đình bần nông, vì đó, song thân cụ mới ký thác cụ cho ông Nguyễn Văn Bửu và bà Đặng Thị Nghiêm, người cùng xã nuôi làm dưỡng tử. Thuở nhỏ cụ học với cụ Tú tài Trần Hữu Thường. Bấy giờ, nhằm thời kỳ Pháp thuộc dưỡng phụ cụ nhận thấy đeo đuổi theo Hán học không hạp thời, nên cho cụ học sang qua Việt ngữ và Pháp văn tại trường Tiểu học Châu Đốc. Sau khi đỗ văn bằng sơ học Pháp Việt (Certificat d'Etudes primaisus francos indigènes) thì cụ cũng vừa đúng tuổi trưởng thành (thuở đó có nhiều anh trên 20 tuổi, hoặc có vợ con mà vẫn còn học lớp nhất). Dưỡng phụ cụ, vì muốn có cháu bồng bế cho vui nhà vui cửa, nên bắt buộc cụ thôi học để lo đôi bạn cho cụ là bà Văng Thị Yên, người đồng thôn với cụ. Khi lập gia thất xong, thì lần lượt dưỡng phụ và dưỡng mẫu cụ đều qua đời. Sau hai kỳ ma chay, cặp vợ chồng son trẻ này lâm vào cảnh túng bấn. Đã vậy ông bà lại có một mụn con. Bà phải đi mua bưng bán bộ nuôi chồng, còn cụ trông nom nhà cửa và chăn con. Tuy nhiên rất hiếu học, lúc nào cụ cũng ôn nhuần lại Hán văn, nhất là Pháp văn và Việt ngữ.
2 - SỰ GẶP GỠ GIỮA ĐÔI BẠN PHÁP VIỆT:
Đồng thời có ông quan tư De Combert nhận thấy Tân Châu là một trung tâm tằm tơ, do đó ông bỏ vốn lập cơ sở sấy kén, tục gọi "lò sấy" chính là phần đất của sở tằm tang Tân Châu hiện nay.
Tỉnh thoảng ông đi dạo vào con kinh lịch sử "Vĩnh an Hòa", nhiều lần qua lại, ông để ý thấy một vị thơ sinh vừa đưa con vừa đọc sách. Ông tò mò dừng chơn làm quen với cụ Nguyễn. Khi được biết người bạn mới đương rèn luyện Pháp văn, nên ông rất hài lòng và khen ngợi vô cùng. Từ đó những lúc nhàn rỗi ông thường lai vãng nơi đây để giao thiệp với kẻ bần sĩ đáng mến này; cùng lúc ông biếu sách, khuyến khích và chỉ bảo thêm. Tình đôi bạn Pháp Việt càng ngày càng khắn khít.
Chẳng bao lâu công việc làm ăn của ông thất bại, lại cũng đúng lúc nhà cầm quyền Pháp gọi ông đảm nhiệm một chức vụ quan trọng ở ngoài Côn Nôn. Nhằm cơ hội này, ông mời cụ cộng sự với chức thông ngôn.
Đã có học chữ Tàu, lại vốn thông minh, nay ra hoang đảo này, cụ được sự chỉ bảo tận tâm về Hán học của nhà nho làm cách mạng chống Pháp bị đày ra đây để trả món nợ thù Tây. Ai dè chính Côn Nôn, dưới trời nước bao la, là cái lò đào tạo cụ thành một thầm nho, rất có ích cho nền cổ học nước ta sau này.
Được một thời gian, bất ngờ ông Combert lâm bạo bịnh, vì vậy cụ đưa chủ về Sài Gòn điều trị nhưng không may ông này từ trần và an táng tại đất Thánh Tây ở Thủ Đô V.N.
Sau đó cụ trở lại chốn ngàn năm lưu danh là mồ chôn những nhà ái quốc VN, thu xếp việc nhà rồi vào đất liền. Bấy giờ ông bà đã có 4 mặt con, vì thế sự sanh sống trong gia đình cụ thật là chật vật. Để bảo vệ vợ yếu con thơ, khi cụ giúp việc cho sở Canh Nông, lại làm cho Sở Công Chánh. Rồi lần lần nhờ sự hoạt động sau này mà cụ trở thành một nhà văn tiền phong của miền Nam.
3- HOẠT ĐỘNG VỀ VĂN HÓA
M. Nguyễn Chánh Sắt, né en 1869 à Long Phú (Châu Đốc, cochinchine s'est signalé surtout par sa grande activité dans la diffusion de la littérature chinoise traditionelle (traduction en "quốc ngữ") de nombreuse livres de théâtre classique, auteur d'un cours de morale "Huấn từ cách ngôn" à l'usage des écoles élémentaires indigènes. Professeur de caractères chinois, dans l'enseignement libre, puis dès 1906 consacra entièrement au journalisme de langue locale (diplôme de) mérite avec mention honorable - Exposition coloniale de Marseille 1906.
Lors du 4en emprunt national en 1918 Nguyễn Chánh Sắt alors directeur du journal "Nông cổ mín đàm" apporta sa collaboration au gouvernent. Il fut des hommes les plus actifs de la troupe théâtrâles sur la suggestion de M. Albert Sarraut alors gouvernement général de l'Indochine, organisa des tournées de propagande dans toute cochinchine en faveur de l'emprunt national.
En 1920, délégué à la Foire de Hanoi, il fit une conférence économique à l'Hôtel des colonies. En 1921, assenseur à la cour criminelle le Saigon. En 1933 un incendie ayant détruit plus de 20 paillotes près de l'ambulance de Tân Châu, il a pu recuellir presque 500 piastres en faveur des sinistrés, nommé Huyện honoraire en 1936). Đoạn Pháp văn này trích trong quyển Souverains er Notabilités d'indochine Ed. du gouvernement général de l'indochine. Ideo Hanoi 1943.
Tạm dịch: Nguyễn Chánh Sắt, sinh năm 1869 tại Long Phú (Châu Đốc - Nam Kỳ) cụ nổi danh nhất là sự hoạt động lớn lao của cụ trong việc truyền bá văn chương Hán học cổ truyền (dịch ra quốc ngữ nhiều sách - hát bội), tác giả cuốn luân lý cách ngôn dùng trong các trường tư thục. Rồi đến năm 1906, cụ hoàn toàn là nhà viết báo bằng tiếng bản xứ, cụ được trường thưởng bằng Danh dự Bao tưởng trong cuộc triển lãm thuộc địa ở Marseille năm 1906. Ngoài vụ sổ quốc trái lần thứ 4 năm 1918 lúc bấy giờ cụ hiệp tác với Chánh phủ Pháp đứng ra lãnh Chủ Nhiệm nhật báo "Nông cổ mín đàm" (lúc làm chủ bút cụ thường mang bí danh - Bá Nghiêm - Du Nhiên Tử - Vĩnh An Hà), cụ là một tay hoạt động rất đắc lực trong Ban hát bội là ban hát do sự khuyến dụ của A. Sarraut, lúc bấy giờ toàn quyền Đông Dương, tổ chức những cuộc kinh lý tuyên truyền ủng hộ về vé số quốc trái trong toàn xứ Nam Kỳ.
Đến năm 1920, cụ được cử làm đại diện Hội chợ Hà Nội. Cụ diễn thuyết về kinh tế ở nhà hàng thuộc địa. Năm 1921, cụ làm hội thẩm tại tòa đại hình Sài Gòn. Đến năm 1933, một trận hỏa hoạn thiêu hủy những tác phẩm của cụ đã xuất bản trước kia:
A/ - LOẠI TIỂU THUYẾT:
1 - Gái trả thù cha (trinh thám tiểu thuyết - 4 quyển)
2 - Tài mạng tương đố (Tâm lý tiểu thuyết - 2 quyển)
3 - Nghĩa hiệp kỳ duyên (1 quyển - Tuần báo Nhân loại có tái đăng)
4 - Lòng người nham hiểm (xã hội tiểu thuyết)
5 - Trinh hiệp lưỡng mỹ (nghĩa hiệp tiểu thuyết)
B - LOẠI SÁCH DỊCH:
1 - Tam tự kinh
2 - Huấn tự cách ngôn
3 - Tam quốc
4 - Tống nhạc phi
4 - TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG
Vào lối năm 1920, để hưởng thú điền viên, cụ trở về nguyên quán cất một ngôi nhà ngói, vách gạch, gần đình Long Phú, thuộc đất công thổ (chính là nền trường trung học bán công Tân Châu hiện nay). Tuy về cố hương, nhưng cụ vẫn vừa viết báo, vừa hoạt động về nông nghiệp và thủy lợi. Chẳng may trong vụ kinh doanh này xảy cho cụ một vụ án mạng do bạn bè của cụ gây ra tại kinh Thần Nông (Tân Châu). Nhờ cụ khéo dàn xếp nên vụ án đó được ổn thỏa, mặc dù sống dưới thế hệ của văn minh Pháp, song cụ vẫn giữ vững nề nếp nho phong, vì đó cụ rất đứng đắn trong lối phục sức, khi ra đường lúc nào cụ cũng mang quốc phục. Về Tân Châu với tài lẫn đức, cụ được quan dân kính mến. Vì thế, quí vị trong "Ban Quân Tự" đình Long Phú đồng công cử cụ làm chức "Hương Quan". Bài vị cụ hiện còn tại Đinh Trung Long Phú. Ông bà sinh tất cả 9 người con.
1 - Bà Nguyễn Thị Truyện (1)
2 - Cố Nguyễn Văn Đực
3 - Bà Nguyễn Thị Sứ
4 - Cố Nguyễn Thị Kinh
5 - Cố Nguyễn Thị Điển
6 - Cố Nguyễn Thị Nga
7 - Cố Nguyễn Thị Mão
8 - Cố Nguyễn Thị Nguyệt, tự cô giáo Minh (2)
<<(1) Bà là hiền thê của ông Trần Thái Nguyên, đốc phủ hồi hưu ở 40 đại lộ Bạch Đằng (Gia Định). Chính bà thuật lại tiểu sử của cụ cho tôi viết trong dịp bà về Tân Châu làm mộ cho song thân bà vào năm 1963.
(2) Chính bà giáo này giúp ông rất nhiều trong việc viết văn và làm báo, vì đó khi bà qua đời ??? >>
9 - Cố Nguyễn Chánh Nhân
10 - Bà Nguyễn Thị Tỵ (dưỡng nữ) hiền thê ông Phạm Văn Gỉ.
Cụ từ trần vào ngày 18 tháng 4 âm lịch năm Đinh Hợi (6-6-1947) thọ được 78 tuổi.
Bà mất ngày 24 tháng 8 âm lịch năm Ất Dậu (29-9-1945). Phần mộ ông bà hiện nay an táng tại Sở đất của ông tọa lạc giữ Long Đức Tự - và ấp Tân Sinh Long An A, xã Long Phú, tục gọi đường Chùa và cũng là nơi mà cách nay 25 năm (1939-1984) đã xảy ra vụ dậy giặc của ông Đạo Tưởng ở Tân Châu.
Cụ Nguyễn khóc con
1 - Xốn xang bứt rứt mấy canh gà
Thương nhớ vong nhi lụy nhỏ sa
Một giấc nghỉ ngơi an phận trẻ
Ngàn năm đau đớn tủi thân già
Bơ vơ hai cháu đành không mẹ
Hủ hể mình con nỡ bỏ cha
Tạo hóa bất nhân theo khuấy mãi
Khiến người cắt ruột tệ chi mà.
2 - Chi mà đau đớn lắm trời ôi!
Cái nghĩa cha con đã phủi rồi
Tủi nỗi trẻ thơ sao vắn vỏi
Thương bầy cháu ngoại chịu mồ côi
Chim đà mất mẹ buồn ngơ ngác
Tre phải khóc măng thảm dập dời
Thắt thẻo ruột tằm dò chín khúc
Chi mà đau đớn lắm trời ơi!
3 - Trời ôi sao nỡ hại người lành
Cái nghĩa cha con hạ đứt đành
Băm tám tuổi xanh sao vắn số
Bảy mươi đầu bạc ngẩn ngơ hình
Gia đình vẫn tưởng già nương cậy
Thơ xả hết mong trẻ giúp mình
Sách vở mấy trương còn để đó
Từ đây huê các phải buồn tanh
4 - Buồn tanh thao thức trót năm canh
Vắng dạng tai nghe giọng trống thành
Trước cửa vật dờ hồn núi giã
Bên tường thỏ thẻ tiếng chim oanh
Ém mình ngâm vịnh làm khuây dạ
Thấy cháu ngây thơ phút động tình
Bé tí chắc chiu đau đớn trẻ
Bao dành độc địa hỡi cao xanh.
5 - Ông xanh bao nở chẳng thương tình
Hiếu nghĩa sao mà lại ghét ganh
Phải biết ẩn xuân phần vắn số
Đã tầm Hậu nghệ thuốc trường sinh
Bồi hồi sáu khắc sầu không xiết
Thổn thức năm canh nhắc chẳng đành
Nhắc trẻ biết đâu tầm được thấy
Chỉ mình quanh quẩn mấy khuôn hình.
6 - Mấy khuôn hình trẻ vẽ trong nhà
Nhìn tới di dung giọt đượm sa
Nét đứng dáng ngồi còn phưởng phất
Lời ăn tiếng nói đã phui pha
Trông vào trẻ sắt lòng chua xót
Đoái lại phòng van dạ thiết tha
Thương nhớ ai buồn khó tả ???
Sụt sùi chan chứa tấm lòng ta
7 - Lòng ta khắc khoải trót đêm tròn
Thổn thức năm canh mải nhớ con
Thắm thiết lòng già nằm chẳng trọn
Mơ màng dáng trẻ ngủ sao ngon
Xưa còn tin tức trông lóm lóm
Nay vắng dạng hình khóc nỉ non
Ước gặp Nam Tào ta hỏi thử?
Cớ sao mạng số lại thon don.
8 - Thon don phận trẻ dễ an nào
Cực nổi cha già thảm xiết bao
Mẹ yếu một thân sầu ủ rủ
Con thơ hai đứa khóc nghêu ngao
Cửa nhà thiếu kẻ lo săn sóc
Vườn tược không người giữ trước sau
Uất ức bên lòng nằm chẳng tiến
Một mình trằn trọc trót canh thâu
9 - Trót canh thâu chẳng thấy con mình
Một giấc ngàn năm đã bặt hình
Sao nở chia phui tình cốt nhục
Bao đành phân rẻ mối thâm tình
Ngẩn ngơ tuổi cháu còn suy ấu
Ngan ngán thân già nổi tử sanh
Cợt cả một may mà xế bóng
Bớt thờ hai mục nổi linh đinh
10 - Linh đinh phận trẻ biết đâu mà
Nơi trước sau đây dạ xót xa
Ngày tháng bơ vơ không bỏ mẹ
Sớm khuya bận bịu có ông bà
Nảo nùng tiếng dế lòng ngao ngán
Vắn vơi hỏi vẻ dạ thiết tha
Đoái lại cảnh tình thêm bát ngát
Xốn xang bứt rứt mấy canh gà.
TIỂU SỬ CỤ HỒ BIỂU CHÁNH
Tộc danh Hồ Văn Trung (1885 - 1958) (do tác giả tự thuật)
A - Lúc thiếu niên:
Sanh ngày mùng 1 tháng 10 dương lịcn năm 1885 tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công, trong một gia đình nghèo, nhưng có nội tổ hồi trước đứng lập làng nên có bản vị Tiền Hiền thờ trong đình Thần và thân phụ được tham dự trong ban Hội Tề Hương chánh lần lên tới chức Hương chủ và Chánh bái.
Từ 8 tới 12 tuổi học nhấp nhem chữ Nho với thầy giáo dạy trong làng. Đến 13 tuổi, nhờ cha mẹ dời về ở chợ Giồng ông Huề mới bắt đầu học quốc ngữ và chữ Pháp tại trường Tống Vĩnh Lợi rồi xuống trường tỉnh Gò Công học tiếp 3 năm thi đậu học bổng. Được vào trường trung học Mỹ Tho học 2 năm (1902 và 1903) rồi được lên trường trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn học thêm 2 năm nữa. Cuối năm 1905 thi đậu bằng Thành Chung gọi là Diplôme de fin d'études.
B - Trong Hoạn trường:
Năm 1906 thi đậu được cấp bằng làm ký lục ngạch hành chánh Nam phần, trong 15 năm đầu có tùng sự tại dinh Hiệp Lý, văn phòng Thống đốc Nam Kỳ, tòa bố Bạc Liêu, Cà Mau, Long Xuyên và Gia Định mỗi chỗ ít năm.
Năm 1920 đổi về văn phòng Thống đốc Nam Kỳ lại.
Cuối năm 1921 thi đậu Tri huyện nhì hạng.
Năm 1927, thăng tri phủ tam hạng được bổ nhiệm chức chủ quận Càn Long (tỉnh Trà Vinh). Năm 1932 thăng Tri phủ nhứt hạng đổi làm chủ quận Ô Môn (tỉnh Cần Thơ) tới cuối năm 1934, đổi xuống quận Phụng Hiệp, rồi qua năm 1935 xin đổi về Sài Gòn lãnh chức Phó chủ sự Phòng Ba, kiểm soát ngân sách các tỉnh và thành phố.
Đến năm 1936, thăng chức Đốc phủ sứ.
Đến nửa năm này làm việc đủ 30 năm nên gửi đơn xin hưu trí. Chính phủ Pháp cho hồi hưu kể từ đầu tháng giêng năm 1937 nhưng lấy cớ không có người thay thế, nên cầm ở lại làm việc cho đến năm 1939, thế giới chiến tranh bùng nổ lên, chính phủ làm giấy trưng dụng nên phải ở làm tới mùng một tháng bảy năm 1941 mới được thôi.
Chỉ thong thả được có một tháng vì ngày mùng bốn tháng tám năm 1941 bị quan toàn quyền cấp bằng làm Nghị viện Hội đồng Liên Bang Đông Dương (con seil Fédéral Indochinois) rồi ngày 26 tháng đó lại còn bị kiêm chức Nghị viện thành phố Sài Gòn với chức vụ Phó đốc Lý, coi bộ đời về người Á Đông nữa.
Cuối năm 1941 hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn sáp nhập thành địa phương Sài Gòn Chợ Lớn cũng bị bắt làm Nghị viện cho Ban Quản trị và cũng coi bộ đời về người Á Đông ở Sài Gòn đến tháng ba năm 1945. Nhựt Bổn đoạt chính quyền mới thôi luôn được.
Nhưng năm 1946, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lãnh chức Thủ tướng, lập Chánh phủ tự trị Nam kỳ, người có mời đến và cậy làm cố vấn. Phải giúp cho người từ tháng 6 năm đó đến tháng 11, người bực tức vì bị gạt nên quyên sinh, mới được thong thả trở về Gò Công, là chốn cố hương mà dưỡng nhàn, an phận già cả.
Làm công bộc trót 35 năm, chánh phủ Pháp có ban những Huy chương kể sau đây:
- Khuê bài danh dự bằng bạc 18-12-1920
- Kim tiền 06-04-1921
- Monisaraphon 16-08-1924
- Ordre Royal du Dragon de l'Annam 25-03-1927
- Ordre Royal du Cambodge 22-09-1927
- Chevalier de la Ligion d'Honneur 09-08-1941
C - Trong văn giới:
Từ đầu thế kỷ thứ 20, nhà nước cho lập trường dạy học chữ quốc ngữ khắp các làng. Trong 5 năm thứ chữ ấy được phổ thông sâu rộng trong dân gian. Năm 1906, ra khỏi nhà trường, nhận thấy các ấn quán ở Sài Gòn mướn người dịch truyện Tàu và thơ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ đặng in mà bán. Từ thành thị ra thôn quê, nhân dân đua nhau mua mà đọc. Có vài tờ tuần báo cũng được người ta chú ý.
Thầm nghĩ, người mình mà biết chuyện bên Tàu không bổ ích cho bằng biết truyện trong nước mình. Tính viết chuyện văn vần cho đăng vào mấy tờ tuần báo để đồng bào đọc thử. Viết khó khăn hết sức vì thiếu Nho học nên tìm không ra lời mà tả tứ ý cho người ta thông cảm được. Phải học chữ Nho. Trót ba năm, nhờ vài ông bạn lớn tuổi ban đêm làm ơn dạy dùm cho đọc được sách Tàu.
Năm 1910 lựa những chuyện hay trong "tình sử" và "kim cổ kỳ quan" dịch ra quốc văn nhan đề "Tân soạn cổ tích" đặng tập viết cho xuông. Cũng viết theo thể văn "thượng lục hạ bát" thành một chuyện dài nhan đề "U tình Lục" chuyện tình của người trong nước mình. Hai quyển này được mấy bạn hùn tiền in thử thì không ai chê.
Lúc đó cụ Trần Chánh Chiếu cho xuất bản quyển "Hoàng Tố Anh hàm oan" là tiểu thuyết đầu tiên trong lục tỉnh, truyện tình tả nhân vật trong xứ và viết theo điệu văn xuôi. Đọc quyển văn này cảm thấy viết truyện dùng văn xuôi để cảm hóa người đọc hơn, bởi vậy năm 1912, đổi xuống làm việc tại Cà Mau mới viết thử quyển "Ai làm được" là quyển tiểu thuyết thứ nhất viết văn xuôi tại Cà Mau.
Đổi lên Long Xuyên năm sau, viết quyển thứ nhì, cũng văn xuôi, nhan đề "Chúa Tàu kim qui" phỏng theo quyển "Le comte de Monte - Cristo" của Alexandre Dumas, viết điệu phiêu lưu, nghi có lẽ dễ hấp dẫn hơn.
Kể thế giới chiến tranh thứ nhứt bùng nổ, công việc đa đoan không viết tiểu thuyết được nữa, chỉ viết mấy hài kịch nho nhỏ cho mấy thầy hát đặng kiếm tiền giúp cho chiến sĩ Việt Nam ngoài mặt trận Âu Châu.
Năm 1917, hội Khuyến học Long Xuyên xuất bản tập nguyệt san "Đại việt tạp chí" cậy lãnh viết giúp về khoa kinh tế lý tài.
Năm 1918, đổi về Gia Định, phụ bút cho mấy tờ báo: Quốc dân diễn đàn, Nông cổ mín đàm, Công luận báo, Lục tỉnh Tân văn, Đông Pháp thời báo.
Năm 1922 vì kiểm duyệt gắt gao, nghỉ viết báo bổ ích, mới bỏ mà chấn chỉnh lại 2 quyển tiểu thuyết viết hồi 1912 tại Cà Mau và 1913 tại Long Xuyên cho xuất bản và viết thêm 8 quyển mới nữa.
Từ năm 1927 tới năm 1932 làm chủ quận Càn Long viết thêm 8 quyển mới, cộng trước sau dưới 18 quyển.
Ở Cần Thơ 3 năm nhằm lúc khủng hoảng kinh tế, nhân dân nghèo khổ, phận sự chủ quận đa đoan, không thể ngồi viết tiểu thuyết được.
Đầu năm 1935, được trở về Sài Gòn. Từ đó tới năm 1943 viết tiếp được 23 quyển tiểu thuyết mới nữa. Trong khoảng này có viết được 4 tuồng hát bội và 3 tuồng hát cải lương.
Từ năm 1942 tới năm 1944, làm giám đốc chủ nhiệm tập bán nguyệt san "Đại Việt tạp chí" và tờ "Nam kỳ tuần báo".
Năm 1945 tản cư ở Gò Công trót 9 năm viết thêm được 22 quyển tiểu thuyết mới nữa, trong số này có viết 4 bộ theo điệu trường giang đại hải, mỗi bộ phải phân in ra 4 - 5 quyển mới dứt. Đến ngày nay cộng chung cả thảy trước sau được 63 bộ tiểu thuyết.
Cũng trong khoảng đời thảnh thơi đó, có khảo cứu về văn học về luận lý, về lịch sử, về tôn giáo đông tây, mà biên ra làm nhiều tập để lại cho con cháu nhỏ xem mà mở rộng kiến thức khỏi phải kiếm thầy.
Hiện thời già yếu, ngồi lâu mệt mỏi, đi đứng không vững, nhưng lúc nào khỏe cũng ráng viết ít tập ký ức về đời sống cực nhọc và lưu lại cho con cháu trong nhà, hoặc mấy sấp nhỏ noi dấu mà thủ phận thuận lời thính thiên, an lạc với đạo thanh cần cho khỏi luốc lem, khỏi hối ngộ.
24-12-1957
Trích trong "Cay đắng mùi đời" In lần thứ 9 - Nhà XB Sông Kiên Sài Gòn 1961.
NGUYỄN PHÚC BỬU ĐÌNH
ĐUỐC NHÀ NAM 15-9-1971
Nguyễn Bá Thế
Cành vàng lá ngọc mà cam sống khổ nhục trong tự do, không cúi đầu trước bạo lực quyền ngu xuân, đi đày Côn Đảo, hai phen vượt ngục.
Khoảng năm 1930, bạn đọc Phụ Nữ Tân Văn hầu hết đều say mê tiểu thuyết đăng từng kỳ nhản là "Mảnh trăng thu" rồi kế tiếp là bộ "Cậu Tám Lọ". Tác giả chỉ ký tên bằng hai chữ tắt B.Đ và sau này có xuất bản thành sách cũng được hoan nghênh nhiệt liệt. B.Đ là ai? Cớ sao như thế, sao lại giấu tên? Khiêm nhượng chăng? Hay vì một lẽ riêng gì. Cả hai câu hỏi trên đây đều đúng phần nào. Tác giả quả có khiêm nhường - giấu tên, nhất là vì một lẽ riêng, cả tác giả và nhà báo đều đồng ý chỉ ghi tắt như thế thôi. Lẽ riêng ấy chỉ vì tác giả là chính trị phạm đang bị đày ngoài Côn Đảo và xây dựng tác phẩm ngoài Đảo, lén lút gửi về đăng báo trong Nam.
Người ấy Nguyễn Phúc Bửu Đình vốn là một vị hoàng thân, hai chữ B.Đ chính là tên thật viết tắt bý danh, Bửu Đình theo hệ phái trong Hoàng tộc. Ông vốn là tằng tôn nam của hoàng thân Tinh Gia con dòng thứ 41 của vua Minh Mạng và vai Bác của Bảo Đại. Trong Hoàng tộc, Nguyễn Phúc, nếu đã có một Cường Để xuất dương vận động cứu quốc thì một ông hoàng khác đáng được đề cao nữa là Nguyễn Phúc Bửu Đình can trường khí phách của ông còn vượt xa hơn Cường Để. Mang nặng trong tâm sự ý chí cách mạng, ông đã can đảm đơn độc đứng lên chống đối chánh sách ngu dân của cường quyền bảo hộ và khẳng khái chỉ trích lề lối phong kiến, cổ hủ của chính quyền bù nhìn Nam Triều. Do đó tên tuổi ông đáng được liệt vào hàng ngũ chí sĩ để cho quốc gia dân tộc nhớ ơn luyến tiếc mến thương.
Thân phụ ông ý chí cũng can trường khiến hoàng gia lấy làm khó chịu đầy đi làm quan ở một tỉnh nhỏ. Theo cha đi phương xa rời khỏi chốn hoàng thành cung điện vàng son, dù tuổi còn trẻ ông vẫn dửng dưng không một chút nào lưu luyến cuộc sống vương giả mà bệ rạc tinh thần ấy. Ông tuyệt đối không chịu mặc áo vàng - vàng của hoàng gia mà cũng không khâu lưng gối sống theo nếp sống kiểu xa đài các của hàng vương tôn quí phái. Ngay từ thuở bé, ông đã chịu sống hòa mình với dân chúng bình dân.
Lúc lên năm, lên sáu, ông được gởi học nơi trường tiểu học Phan Thiết, đến năm 14 tuổi ông được trở về Huế vào học trường Quốc học.
Hoàng gia vẫn có ý uốn nắn ông vào khuôn khổ, nhưng ông vẫn ương ngạnh bất khuất, ông thẳng thắn lên tiếng chê lối sống của những hình nộm, những động tác chỉ làm răm rắp tuân theo sự giựt dây điều khiển của người khác.
Ít lâu sau, ông vâng mạng song thân kết hôn với Nguyễn Thị Hiếu, con gái vị trưởng xã ở Gò Công, ông giảm bớt hoạt động chính trị nhưng túi lòng vẫn sốt sắng lo việc ích quốc lợi dân. Tại Sở Bưu Điện, ông rất được lòng anh em bầu ông làm Tổng Thư Ký Hợp ái hữu nhân viên Bưu Điện VN. Đáp lại lòng tín nhiệm của anh em, ngày 1-1-1926 chính ông đứng ra lãnh đạo cuộc đình công của nhân viên Bưu Điện. Nhà cầm quyền ra tay đàn áp, ông bị đổi lập tức lên vùng núi.
Không quen khí hậu mới ma thiêng nước độc, ông ngã bệnh về Chợ Lớn điều trị hơn hai tháng. Vừa ra nhà thương ông lại bị hăm dọa đổi đi nơi xa hơn nữa, ông phản đối và từ chức. Nỗi căm hờn đã tràn ngập lòng, ông không còn đè nén được nữa, dấn thân hoạt động chính trị mạnh mẽ những việc làm có tính cách chống đối quyết liệt của ông khiến nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều nóng mặt. Chiều 23-2-1927 ông bị bắt đưa ra "Hội Đồng Tôn nhân phủ" xét xử. Hôm sau dân chúng Huế biểu tình phản đối binh vực ông.
Một mặt trấn an, một mặt đàn áp dẹp xong đám biểu tình, Hội Đồng Tôn nhân phủ tái nhóm xử phạt B.Đ. 9 năm khổ sai đày đi Lao Bảo đồng thời bị khai trừ khỏi Hoàng tộc, không được mang tên hiệu Hoàng gia nữa, đổi gọi là Tạ Đức.
Tại Lao Bảo bị ngược đãi tàn tệ, ông tuyệt thực phản đối, dân chúng Huế xôn xao định biểu tình để đòi trả tự do cho ông, nhà cầm quyền càng căm ghét đưa ông ra Côn Đảo cho dứt hết các chuyện lộn xộn và cố tình bỏ xác ông ngoài ấy.
Ngoài đảo ông được đối xử tử tế hơn. Viên quản đốc là ???, sau đổi người khác là Bouvier đều gọi ông là Monsieur Le Prince (ông Hoàng) dùng ông làm Thư ký cho họ, ông thu hết nghị lực cố gắng sống cho qua giai đoạn gian truân, ông có mấy vần thơ trào phúng đề tựa núi.
Hỏi vợ con ôi chớ có phiền
Thế này là sung sướng hơn tiên
Cơm ngày hai bữa quân đem tới
Đêm gác 10 giờ lính đổi phiên
Ngoài cửa quân binh năm bảy cậu
Trong phòng tuần sát một vài tên
Buồn vui sân bạc vài câu chuyện
Mừng có Lư Thoa thật bạn hiền
Trong thơ ông nói đến tên Lư Thoa tức J.J. Rousseau, là ông hàng nuôi tử trong dân chủ cách mạng chính trong giai đoạn bị đày ngoài đảo ông đã sáng tác hai quyển tiểu thuyết có tiếng là: Mảnh trăng thu và Cậu Tám Lọ, lần lượt gởi lén vào Sài Gòn đăng trên tuần báo "Phụ Nữ Tân Văn" ký dưới tên tắt B.Đ như chúng tôi đã nói ở trên.
Nhờ khéo thu phục được cảm tình của một nữ công chức trên đảo nên ông đã được người nữ công chức ấy tìm cách chuyển các trang bản thảo vào đất liền một cách an toàn. Ông đã thổn thức say sưa viết trong những đêm dài vô tận, thân xác bị lưu đày mà tâm hồn vẫn phảng phất ở quê hương mang nặng tình dân tộc và tình đất nước.
Ngoài hai tiểu thuyết kể trên, ông còn sáng tác một tập thơ nhan đề "Giọt lệ tri âm" đã thất lạc và một xấp bản thảo viết dở dang một truyện dài khác, nhan đề "Chuyến đi" (Về sau mấy mươi trang bản thảo "Chuyến đi" vẫn do người nữ công chức trên đảo còn giữ được, tìm đến chuyển trao cho ông Thiếu Sơn để tùy nghi sắp đặt cống hiến bạn đọc thưởng thức. Cảm mến tinh thần Bửu Đình, ông Thiều Sơn trao lại xấp bản thảo ấy cho ông Huỳnh Hoài Lạc, chủ nhiệm nhật báo Chuông Mai đăng tải trên Chuông Mai, dưới nhan sách đổi lại là "Buổi đầu".
Chẳng những ông được cảm tình của các nhân viên chính quyền trên đảo mà lại còn được các hạng tù nhân yêu kính. Dù thế nào ông vẫn không quên thân phận là chính trị phạm bị lưu đày, ông há chịu an phận với đời sống trên đảo sao? Huống chi ông đã biết rằng người ta cố ý giam chết cuộc đời ông ngoài Côn Đảo không có ngày về, ông đành chịu bó tay sao? Người tranh đấu không bao giờ quên nghĩ tới tự do. Thế nên hai lần ông đã vượt ngục Côn Nôn. Lần thứ nhứt vào ngày 15-10-1930, ông cùng với 13 bạn đồng cảnh ngộ kết bè vượt ngục ở khoảng Hòn Tre lớn toan trốn về Sài Gòn đất liền nhưng trốn không thoát, trong khi còn bềnh bồng trên mặt biển có một người đói lả chết thì một chiếc tàu ngoại quốc bắt gặp. Họ cứu tất cả những người còn sống, lên tàu cho ăn uống, rồi họ hỏi lý lịch biết là người VN, thuyền trưởng tàu ngoại quốc liền chở luôn tới Tân Gia Ba giao cho sứ quán Pháp.
Ông và các bạn khác khai với ngoại quốc là những người đánh cá lâm nạn. Tới sứ quán Pháp, nhân viên ở đây cho điều tra kỹ, vỡ lẽ là tù vượt ngục, họ bắt giải ông và đồng bọn trả về Côn Đảo vào tháng 12 năm 1930.
Giám Đốc Bouvier trách ông: Tôi đã làm gì cho ông hoàng phải buồn?
Ông đáp: Tôi làm bổn phận tôi.
Cố nhiên ông không khỏi bị trừng trị theo chế độ lao tù, ông ôm hận nuốt thảm sầu, tâm tư vẫn cưu mang tái diễn cảnh vượt ngục thà tự do hay là chết. Đến tháng 10-1931, ông thi hành ý định vượt ngục lần thứ hai với hai đồng bạn. Cùng thả bè ra đi từ Hòn Tre lớn, ông cương quyết liều mạng lần cuối cùng, hoặc tự sát nếu chẳng may bị bắt lại trả về nơi địa ngục trần gian ấy.
Trước lúc ra khơi, ông làm một tấm bảng bằng tre lấy vỏ và viết một bài thơ để lại cho Bouvier:
Mấy lời nhắn nhủ chú Bu-vê
Tháo củi từ nay thẳng một bề
Chim hồng cát cánh bay bay bổng
Một vùng trời thấm nước non quê
Theo tài liệu của ông Đặng Văn Nhâm: "Vài tháng sau cuộc vượt ngục này có công điện của Bảo Đại đánh ra ân xá cho Bửu Đình, nhưng người đâu còn nữa, người đã an thân giữa sóng bể đại dương đem theo một hoài bão chưa thành, về sau có tin đồn, người trốn ở Thái Lan và đã quy y trong chùa. Nhưng theo lời ông Bửu Kính là em người và bà Bửu Đình ở Gò Công cùng với cô con gái lớn thì quả thật người đã không còn nữa".
Theo tài liệu của ông Thiếu Sơn.
"Lâu nay ông trốn thoát, có người nói ông về tới Thái Lan, có người nói hồi bắt đầu kháng chiến ông có về tham gia mà chết ở ngoài khu chết bóng chứ không chết tên, nhưng bà Bửu Đình hiện ở Gò Công cùng với người con gái duy nhất đã có lần kiếm thăm tôi (Thiếu Sơn) thì cho rằng ông chưa chết. Chết hay chưa chết, điều đó không quan trọng, nếu ông chưa chết thì rồi ông cũng phải chết như tất cả mọi người. Điều đáng kể là ông đã sống trong sạch, hiên ngang, đau khổ nhưng bất khuất.
Từ trước đến nay đã có 3 cây bút sáng giá viết về Bửu Đình.
1 - Ông Đặng Văn Nhâm bài "Bửu Đình" đăng ở tạp chí "Phổ thông" số 15 ngày 13-7-1959.
2 - Ông Nguyễn Vỹ, bài "Nhà cách mạng Bửu Đình" đăng ở tuần báo Ngày mới.
3 - Ông Thiều Sơn, bài "Bài học Bửu Đình" đăng ở nhật báo Thần Chung, cả ba ông Thiều Sơn, Nguyễn Vỹ và Đặng Văn Nhâm đều dành cho Bửu Đình những cảm tình rất đậm đà. Ông Đặng Văn Nhâm ghi:
Bửu Đình, anh linh, khí phách của ông, ta tưởng chừng như còn phảng phất dưới đây... người chết đi chẳng những để lại cho chúng ta những văn phẩm giá trị như "Mảnh trăng thu", "Cậu Tám Lọ" mà còn để lại cho ta bao nỗi niềm thương xót sâu xa.
Ông Thiều Sơn ??? tỏ cảm tình về B.Đ
"Ông sở trường về tiểu thuyết, bây giờ đọc lại người ta chê là xưa, nhưng lớp người xưa như chúng tôi lấy làm thích thú về những nhân vật điển hình phần nhiều đều là những mẫu người lý tưởng hoặc là anh hùng, hào kiệt, hoặc là liệt nữ, chinh phu, những người sống chung với tất cả mọi người nhưng luôn luôn để tâm hồn, tình cảm vươn lên tới những đỉnh tuyệt vời của lý tưởng. Phải có những người như thế mới khiến cho ta không thất vọng và còn tin tưởng ở nhân loại. Có thể người ta chê B.Đ là không tưởng, nhưng không ai dám cho ông là tầm thường.
Ông hoàng B.Đ không có ngai vàng, không có quyền thế, chưa thi ân bố đức cho ai, lại bị bôi sổ trong hoàng tộc, nhưng ông vẫn có uy tín đối với những người đã gần ông, hiểu ông, kính trọng ông và sẵn sàng tận tụy với ông.
Ông mất ngôi vua, nhưng đã ngự trị trong lòng người, rất nhiều người, mặc dù tôi (Thiều Sơn) chưa dám nói là lòng dân tộc, ông chưa phải là người đứng trong thiên hạ mà cùng tranh đấu cho mình, cho người. Ông chưa phải là điển hình của dân tộc nhưng ít nhất ông cũng bảo vệ danh dự cho hoàng gia.
Trên địa hạt văn chương, cũng cần cho ông một chỗ ngồi xứng đáng.
Bửu Đình, văn sĩ, chiến sĩ cách mạng, Đặng Văn Nhâm, tạp chí Phổ thông số 15 ngày 13-7-1959.
Thời kỳ ở Sài Gòn.
"Người vào Sài Gòn, thi đỗ vào làm công chức Sở Bưu điện, người vừa đi làm cho Sở để kiếm tiền, vừa viết báo để nuôi chí hướng. Trước tiên, người cộng sự với tờ "Công Luận báo" dưới biệt hiệu là "Hà Trị". Về sau người đứng ra tự tổ chức một tờ báo khác lấy một tên là "Nam Kỳ kinh tế báo".
Bửu Đình dùng tờ báo chỉ trích những thối nát của Nam Kỳ và chính sách cai trị của thực dân "Người hết lời thóa mạ bọn quan chức, mũ cao áo rộng của triều đình Huế mà đa số là hàng chú, bác ruột thịt. Người đặt tên cho bọn ấy là "những thằng hề" và cương quyết phản đối tội khi quân do nhà vua đã gán cho người chỉ trích Bảo Đại (lúc ấy còn đang du học tại Pháp để sau về nước làm vua). Bằng một giọng văn khinh khi chế giễu. Người đã dám dùng chữ thằng vua thay cho chữ thiên tử. Quả là ngạo mạn và can đảm ít có ở thời ấy.
Thái độ khẳng khái của B.Đ - trả lại bằng sắc Khải Định phong đề ngày 16-8-1925 với những lời ghi: Ta đã tìm được một nơi thanh tịnh để an thân, ta hài lòng lắm! Ta không còn muốn liên lạc gì với triều đình Huế, không nhận huân chương, chức tước. Ta đã cố quên thời thơ ấu của ta đi. Ta không ước gì hơn được sống mãi như thế này, chẳng cần đỉnh đai, chức tước".
Viên Giám đốc Bưu điện Nam kỳ Malpuch ghi vào hồ sơ lý lịch của Bửu Đình: "Kiêu ngạo, ghét đời, nhân viên này gây ảnh hưởng chán nản lệ luật cho các bạn đồng chức, quan hệ đến vấn đề tranh vị của Vương Triều. Bửu Đình cho ngành hiện có quyền thống trị như là đã soán nghịch, trầm vị... nguyên văn "Arrogant, aigu, cet agent exerce une influence demoralisaude de ses collègues. Il s'agit d'une querelles dynastrique, Bửu Đình considère la branche régnante comme usurpextrice".
- Bửu Đình, dưới bút hiệu "Hà Trị" vẫn xuất hiện trên 2 tờ báo lớn ở Nam kỳ "L'essor indochinois" và "Tân thế kỷ", ngoài ra thường đi diễn thuyết ở Nam kỳ và Trung kỳ, ngày 20-2-1927, một ngày tốt, Bửu Đình đứng đầu một đám đông văn sĩ ở Huế hô hào chúc mừng năm mới cụ Phan Bội Châu, nhà cách mạng lão thành Việt Nam, đã được viên toàn quyền Varenne ân xá. Sau đó chiều 23-2-1927, Bửu Đình nhận được thư mời của "Tôn nhân phủ", đến nơi người được một vị quan cao cấp của triều đình - mà cũng là cậu ruột báo cho biết từ giờ phút này người đã bị mất tự do.
Bốn câu thơ để lại cho Bouvier, ghi khác bản của Thế Nguyên.
Mấy lời nhắn chú Bouvier
Đó ở, đây đi thẳng một bề
Chim đã sổ lồng mong thẳng cánh
Trời cao biển rộng, nước non quê
- Chú thích: Trong bài có chụp một đoạn bản viết tay "Cậu Tám Lọ".
ĐIỀU KIỆN ẤN LOÁT, PHÁT HÀNH
Chúng tôi muốn tìm hiểu trong thời kỳ đầu này, tình hình ấn loát (nhà in) phát hành (nhà xuất bản, tiệm sách) mối quan hệ những người cầm bút v.v... Dưới đây là một vài hiểu biết bước đầu ghi nhận được.
TÌNH HÌNH NHÀ IN
Ngay từ lúc mới sang, nhà in là một trong mấy thứ cần thiết ưu tiên hàng đầu mà người Pháp thiết lập: "Một nhà thương, một khách sạn cho quân toàn quyền, những nhà ở cho quân đội, viên chức, nhà thờ và nhà in", những công trình trên được Bonard thực hiện trong một năm rưỡi (tháng 11/1861 đến 30-4-1863). Đây là nhà in nhà nước, mang nhiều tên khác nhau. Lúc đầu là Imprimerie impériale (thời quân chủ) sau đó là Imprimrie, Coloniale Impriemerie du Gouvernement... Theo "Sách quan chế" của Huỳnh Tịnh Của (bản in nhà nước 1888) nhà in nhà nước in cho cả Đông Dương, các cơ quan địa phương trả tiền, nhưng vẫn hao hụt và nhà in chịu thiệt nên đề nghị quỹ Đông Dương phải chịu chung phí tổn. Không phải nhà in, chỉ in những thứ của nhà nước, mà cũng in những thứ của tư nhân nữa.
Trong các biên bản của Hội Đồng quản hạt, thường đăng những quy chế về tổ chức điều hành lương bổng của nhân viên nhà in. Lương ăn theo lương bên Pháp cộng thêm phụ cấp thuộc địa, thâm niên, chẳng hạn lương giám đốc 1.698 đồng (kể cả ba khoản) người sửa chữ in 455đ20, 145đ60; ba nhân viên á đông hạng nhất 240đ mỗi người, 8 thợ 144đ mỗi người, gác cửa 120đ. Lương thợ nhà in bằng lương một cử nhân luật sư có người trong Hội đồng đã nhận xét; thế mà có người vẫn bất mãn, làm loạn và bị đuổi về Pháp.
Nhà in thứ hai được thành lập sớm nhất là nhà in Tân Định - (Imprimerie de la Mission). Theo Louvet (3) người sáng lập ra Nhà in nhà chung này là linh mục Eveillard (cố Sơn). Muốn mở mang trường phải có sách học, trong túi ông chỉ có 2, 3 nghìn quan, ông vận động xin mua máy, chữ, giấy từ Pháp gởi qua. Lúc đầu Nhà in chỉ là một căn nhà tranh được dựng bên chủng viện (hiện nay là số 6 đường Đinh Tiên Hoàng). Khó khăn hơn cả là tìm ra thợ và nhất là đào tạo họ. Hai trẻ mồ côi 13 - 15 tuổi của nhà "Sainte Enfance" do mấy dì phước trao cho là những người thợ tập sự đầu. Nhà in dọn về bên nhà thờ Tân Định có chừng 30 thợ. Nhà in xuất bản các sách đạo và sách học, cho các trường Công giáo từ 15 năm nay được khoảng 50 cuốn. Do đó có thể phỏng đoán nhà in được thành lập vào khoảng năm 1870 (4). Đó là hai nhà in đầu tiên ở Sài Gòn. Sau đó nhiều người Pháp tư nhân theo nhau mở nhà in, nhà xuất bản, có lẽ vì coi đây là một nghề kinh doanh có lời... Chúng tôi chưa rõ những nhà in tư của người Pháp bắt đầu từ bao giờ, nhưng căn cứ vào mục lục kê khai sách của Trương Vĩnh Ký theo nhà in có lẽ hai nhà in C.Guillant et Martinon và Rey et Curiol là sớm hơn cả vào quãng 1880. Sau đây là danh sách một số nhà xuất bản, nhà sách, nhà in mà chúng tôi sưu tầm được Joseph Linage, Libraire - Edireur. B. Gastaldy, editeur.
<<(1) A. BAUDRIT. GUIDE HISTORIQUE DES RUES DE SAIGON. 1. edit, S.I.L.I Saigon 1943, tr. 23.
(2) Procesverbaux du Conséil colonial, année 1885. Séance du 21-1-1885 tr. 125-126.
(3) La Cochinchine religieuse. tome II. Paris Challamel Hiné. 1885. tr. 456.
(4) Một kê khai tạm thời những sách xuất bản của nhà in Tân Định từ 1920 trở về trước là 162 cuốn đủ loại, trong số này có nhiều truyện nôm, văn học dân gian như Nhị Độ Mai, Lục sức tranh công, Truyện đời xưa, xem thêm tài liệu riêng về Nhà in Tân Định.>>
- Editeur Renoux (hiệu thuốc Tây kiêm nhà xuất bản)
- C. Guilland et Martinon
- Rey et Curol
- Imprimente Claude et Cie
- Imprim. Auguste Bosc
- Imprimerie Saigonnaise
- Imprimerie Nouvelle et libraire A.Portail
- Imprimerie Moderne. LN.Heloury et S.Montegout
- Imp. F.H. Schneider (có cả ở Hà Nội)
- Imp. Commerciale C.Ardin
- Imp. Messard du Rey
- Imp. Monderne J.Testelin
- Imp.H.Blaquière
Theo thống kê của nhà cầm quyền Pháp năm 1901, Nam Kỳ có 2.551.986 người. Riêng Sài Gòn 3.000 Pháp kiều, 24.640 người Annam gốc Nam Kỳ, 723 gốc Trung Bắc, Chợ Lớn 124 Pháp Kiều, 33.932 người Annam gốc Nam kỳ, 352 gốc Trung Bắc (2) nghĩa là Sài Gòn, Chợ Lớn trên 5 vạn người mà có trên dưới 20 nhà in cho phép chúng ta nghĩ rằng nghề in phải là một nghề kinh doanh có lời và phát đạt. Do đó nghề in ở miền Nam kể là có rất sớm và một đội ngũ tay nghề thợ được đào tạo trong các nhà in của người Pháp đã ra một truyền thống vẫn còn thấy ảnh hưởng cho đến nay. Nhà in nhiều vậy nhưng có gì mà in? Chúng tôi xin giới thiệu quảng cáo của hai nhà in Claude et Cie và Rey Rey et Curiol đăng trong "Báo Nam Kỳ năm 1989"
<<(2) Xem Etat de la Cochinchine Francaise 1903.>>
Nhà in mới, cùng nhà hàng bán sách
Ông Claude et Cie
Ở tại trường Catinat số 119, 121, 123, 125, 127, in các thư giấy nhà nước, giấy sổ buôn bán chữ quốc ngữ cùng chữ Annam giấy thơ, thiệp cung hỉ, trắng hay là đỏ, thiệp mời ăn cưới và thiệp mời đi đám xác, làm con dấu bằng da thung, đóng sách có mạ vàng, cách chắc chắn, bán đủ đồ dùng trong nhà làm việc nhà và nhà trường lại có bán thơ tiếng quốc ngữ.
Quảng cáo sách: 20 cuốn sách của Trương Vĩnh Ký (Báo Nam kỳ 1989)
10 cuốn của nhà in Tân Định.
Nhà in cùng nhà hàng bán sách lớn hơn hết Rey Curiol et Cie, ở tại đường Catinat và d'omray, lập ra hơn ba chục năm nay, in các thứ giấy nhà nước, giấy sổ buôn bán, chữ quốc ngữ cùng chữ Annam có in Nhựt Trình Nam kỳ, giấy thơ, thiệp cung hỷ trắng hay là đỏ, thiếp mời ăn cưới và thiếp mời đi đám xác, làm con dấu bằng da thung, đóng sách có mạ vàng, cách chắc chắn và tốt lắm. Bán đồ dùng trong nhà làm việc và đồ nhà trường, nhà vẽ. Giá tiền rẻ hơn hết.
(Quảng cáo sách của Trương Vĩnh Ký, Paulus Của, nhà in Tân Định).
Nhà in do người Việt thành lập cũng có rất sớm. Nhà in sớm hơn cả có lẽ là nhà in Phát Toàn. Theo cụ Vương Hồng Sến trong Sài Gòn năm xưa (tr.171), Đinh Thái Sơn gốc Nghệ An, đạo gốc sơ cẩm đạo, vào Nam từ thuở nhỏ học nghề đóng sách tại nhà in Tân Định, rồi nhờ Trương Vĩnh Ký giới thiệu lãnh đóng sách cho kho sách nhà nước. Để nhớ ơn bố vợ, ông lấy tên bố vợ đặt tên nhà in đồng thời cũng là nhà sách, kèm thêm nghề sửa xe máy, đèn manchon, nhận mua hàng dùm cho thân chủ ở Lục Tỉnh. Nhà sách - Phát Toàn sau nhượng lại cho Nguyễn Văn Viết.
Nguyễn Liên Phong, viết: "Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca" Đinh Thái Sơn đi Phát Toàn editeur Sài Gòn, Phát Toàn libraire - imprimeur. 55 - 57 rue dórmay 1909 đã dành một trang để kể lai lịch ông chủ nhà in xuất bản sách cho mình như sau:
"Nhà lầu thờ Đức Chúa Trời, tên kêu Tân Định thiệt nơi chỉnh tề
Người trong họ, ở tứ bề, Nhà in Cha Thượng cất kề dựa bên
Lập thành cơ chỉ vững bền, bán ra sách vở giúp nên các tràng
Đinh Thái Sơn người Nghệ An, gốc dòng khoa mụt rõ ràng tra manh
Vào Nam kỳ thuở xuân xanh, theo Lê Bá Đảnh học hành lập thân
Ai dè thời sự phân vân, vào trường Tân Định tập dần công phu
Bốn năm lao khó cần cù, học nghề đóng sách luyện tu nghiệp thành
Rồi ra ở tại Bến Thành, nhờ ô-gức-Bốc (Auguste Bosc) tất tình làm công.
Mỗi chiều phận sự vẹn xong, mỗi ngày hai cắt cũng không đa phiền
Lần hồi sau cũng khá tiền, cám ơn nhạc phụ đức hiền phối duyên
Ăn chung mà lại làm riêng, ít nhiều thâu góp nhọc siêng tháng ngày.
Bày làm vốn nhỏ đầu tay, năm trăm đồng bạc dựng gầy thiểu đa
Dốc lòng bền chí trát ma, nhờ ông Vĩnh Ký ơn ra bảo toàn
Xin dùm đóng sách cho quan, tại nơi kho sách bạc ngàn hóa sanh
Ngày nay phấn chấn thân danh, vợ con sung túc lập thành qui mô
Lưu truyền vĩnh viễn cơ đồ, cội cây nguồn nước dám mô quyên ???
Hiệu đề Phát Toán một khi, đem tên cha vợ tác ghi để đời
Cho người hay biết nơi nơi, bàn thanh ngọc thuận rạng ngời gia thinh (tr.39)
Nhà in Phát Toán - Đinh Thái Sơn
Ông Đinh Thái Sơn được triều đình Đại Nam sắc tứ kim khánh nhựt diện. Trong bữa tiệc mừng, ông Nguyễn Chánh Sắt thay mặt báo NCMĐ đã phát biểu: "... Vả chăng thầy Đinh Thái Sơn này người quán Nghệ An, vẫn là con nhà khoa mục, noi dấu trâm anh, nhưng mà gặp lối chẳng may lúc mới 12 tuổi rủi gặp cơn binh cách, thiên hạ phân vân, nên phải lưu lạc vào đất Sài Gòn, ở ngụ nơi Tân Định. Lúc ấy nhơn tình ai ai cũng vậy, hễ thấy kẻ thất thời thì chí cho khỏi khi hạt dẻ đui, nhưng mà thấy Đinh Thái Sơn cũng bền lòng phẩn nhục, nhắm mắt đưa chân, xin vào nhà in mà học nghề đóng sách, lần lần hè lại thu qua, nghề nghiệp đặng tinh, mới xin vào làm công nơi nhà in của ông Bock, một ngày hai, ba cắc bạc mà lần lựa với đời. Song nhờ tính người tiện tặng, làm đặng bao nhiêu cứ hom hỉnh bấy nhiêu, lần hồi tự tiêu thành đa mới có dư ra chút đỉnh. Lại may nhờ lịnh nhạc của thầy, thấy vậy thì thương, kêu về gả con là thím Năm bấy giờ đây, lại giúp thêm chốn liếng, thầy nhờ đó mới ra mướn một căn phố ngang trước nhà thờ Tân Định mà lập một nhà đóng sách nho nhỏ. Lúc ấy tôi vẫn còn giúp việc tại phòng Canh nông, thầy thường tới lui lãnh sách nơi bureau tối đem về mà đóng, cho nên tôi với thầy quen biết nhau là từ ngày ấy.
May nhờ Hoàng Thiên bất phụ, vả lại làm người ở đời, hễ hữu chí thì sự cảnh thành cho nên trong việc làm ăn của thầy rất mau tiến bộ, bằng đầu còn nhỏ sau hóa ra to, lần lần mở mang ra cuộc kinh dinh rất nên cả thể! Thiệt là bạch thủ xuất thân mà làm đặng như vậy, cũng là ít có..."
Ông Ba Lê: "... ấy vậy ông Đinh Thái Sơn là người thất học, mà rèn luyện bền chí, lao khổ kiệm cần, tự lập ngày nay thành một nhà in rộng lớn, tuy không hơn song chả kém các nhà in của người ngoại quốc hay bổn xứ, thợ thầy đông, nghề nghiệp giỏi, trong tiệm có sắm đủ các máy lớn nhỏ, các thứ chữ Tây - Nam mỗi ngày lãnh in nhựt báo và thơ tuồng, truyện sách cùng là sổ bộ giấy tờ cho nhiều Sở, nhiều Ty, càng ngày càng không ngớt việc nổi tiếng xa gần, cho nên triều đình Đại Nam mới thưởng Kim Khánh như vậy." (Trích NCMĐ số ra ngày 7-11-1911).
Phát Toán sang tên cho Nguyễn Văn Của
Nhà in và nhà bán sách hiệu: Imprimerie - Librairie de l'Union 157 Rue Catinat Sài Gòn. Nông cổ mín đàm số 26/91 - 1918 có lời rao: Xin chớ lầm, (nhà Imprimerie de l'Union là của M.Lê Văn Nghi và Đinh Thái Sơn dit Phát Toán làm chủ, bán lại cho Nguyễn Văn Của. Ông Lê Văn Nghi đi làm ruộng, ông Phát Toán ra lập một tiệm sách tại đường Espagné không làm nhà in nữa.
Chúng ta biết rõ hơn hoạt động của nhà in này và năm thành lập trong một đơn của ông chủ nhà in gởi Hội Đồng quản hạt ngày 24-8-1909 đề xin nhà nước mua sách của nhà xuất bản.
Người thuyết trình giới thiệu bức thơ xác nhận ông Đinh Thái Sơn là người đầu tiên ở Nam Kỳ lập một nhà xuất bản với vốn hoàn toàn tư riêng và đã in nhiều sách bằng tiếng Annam có ích cho việc dạy luân lý trẻ con, đề nghị chấp thuận việc mua. Hội đồng đồng ý (1).
<<(1) Procès - Verbaux du Conseil Colonial. Année 1909, tr.154.>>
"Tôi trân trọng kính xin quí vị lưu ý đến nhà in và nhà sách mà tôi đã thành lập năm 1879 tại Sài Gòn. Dụng cụ ấn loát đủ loại trị giá trên 40.000 đồng và cho đến ngày nay, tôi là người Annam duy nhất làm kỹ nghệ này mà không nhờ cậy đến bất cứ một hùn vốn nào. Từ 13 năm cơ sở này được thành lập đến nay. Nhà nước cũng không hề cấp cho tôi một khoản tài trợ nào. Cho nên ngày hôm nay, tôi thành kính xin quí vị mua giúp tôi một số sách bằng tiếng Annam mà tôi vừa là người xuất bản vừa là chủ nhằm mục đích khuyến khích những cố gắng của tôi. Tên sách và giá tiền được kê khai trong một danh sách đính kèm. Những sách này có thể dùng trong các trường Quận và xã ở Nam kỳ.
Bằng cách mua tất cả những sách này, nhà cầm quyền thuộc địa vừa giúp đỡ tôi phần nào, vừa làm cho người Annam hiểu rằng mình biết đánh giá đúng những cố gắng và việc làm của con cái mình bằng cách thưởng công chúng khi chúng tỏ ra xứng đáng".
Ngoài nhà in Phát Toán, hai nhà in nổi tiếng khác là Josoph Nguyễn Văn Viết và Nguyễn Văn Của (Imp.de l'Union).
- Các nhà in khác: Imp. Nam Tài, Imp. Bảo tồn, Imp Huỳnh Kim Danh.
- Nhà in xưa nay (do Nguyễn Hán Vĩnh quản lý), Imp. Phạm Văn Thanh, Tín Đức thư xã v.v...
Ở dưới tỉnh, cũng có một vài nơi có nhà in, hoạt động quy mô nhỏ.
Nhà In Văn Võ Văn (Bến Tre) vào khoảng 1925.
Nhà in của Nữ lưu thư quán ở Gò Công
- Nhà In An Hà, Imp. de l'Orient ở Cần Thơ
- Nhà in Hồng Lạc ở Sóc Trăng (1927)
- Ở Chợ Lớn, có nhà xuất bản in chữ nho, chữ nôm như hiệu Quang Thanh Nam, xuất bản thơ tuồng, thi phú bằng chữ nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Trần Trà Hơn... nhưng vì phải mua chữ bên Trung Hoa do thợ người Tàu khắc, và vì thợ Tàu không hiểu chữ nôm - nên khắc sai lầm rất nhiều và do đó in cũng sai... (2)
<<(2) Theo Phan Văn Hùm, Luận Tùng. Tủ sách Tân Việt Hà Nội, tr. 16-??? không thấy đề năm xuất bản.>>
Theo Lục Tỉnh tân văn số 3 ngày 28-11-1907, có đăng tin dự định lập một "Công Ty Nhà in" gồm 1500 phần hùn, mỗi phần 24 đồng, để có một số vốn 36.000 đồng. "Hội này lập ra là có ý mua một cái nhà in để mà in nhựt trình.
"Hội này lập ra là có ý mua một cái nhà in để mà in nhựt trình, cùng là sách vở và in công việc cho quan làng, và người mua bán sách nói đủ việc cơ xảo, bán giá rẻ cho mọi người, lớn, nhỏ, già, trẻ, nghèo, giàu đều đọc được. Mỗi cái của Công ty này ở tại "Quán Lục Tỉnh Tân Văn" số 6, đường Amiral Krantz Sài Gòn".
Ông Piere Jeantet làm chánh Tổng Lý, ông Trần Nhựt Thăng tức là G. Chiếu làm phó Tổng Lý, ông Nguyễn An Khương làm tư hóa, giữ bạc. Điều lệ gồm 12 khoản do ba vị nói trên đứng tên lược soạn và kêu gọi "Ba tôi cúi xin lục châu đồng tâm hiệp lực mà giúp sức với chúng tôi đặng cho giáo hóa lê thứ. Đã được trả nợ nước non mà lại có lời, ấy là danh lợi lưỡng toàn".
Nhưng dự định không thành vì không thâu đủ được phần hùn. Phải chăng người ở Lục Tỉnh không thấy được các lợi kinh doanh của nghề in như người ở Sài Gòn?
Nghề in ở Sài Gòn phát đạt vì sách báo in ra, nhất là thơ truyện phổ biến khắp Lục tỉnh, cuốn "Chuyện đời xưa" của Trương Vĩnh Ký in đến lần thứ bốn ngay trong thời ông còn sống. Tình trạng cạnh tranh giữa các nhà in ngoài cách chính đáng, chắc hẳn cũng có nhiều cách không chính đáng nên mới có lời tác giả và nhà xuất bản in trên bìa nhắc người đọc coi chừng sách giả nếu không có chữ ký của tác giả. Tình trạng lạm dụng nặng đến nỗi nhà in Nguyễn Văn Viết phải làm một cuộc "phá giá" về tiểu thuyết như lời rao đăng, trên Phụ Nữ Tân Văn số 32 tháng 12-1929, tr.21 "Tiểu thuyết bán rẻ mạt". Nhà in và nhà bán sách của tôi lập ra trót đã 30 năm rồi, trong khi khắp cả 3 kỳ đồng bào chư quân tử, ai ai cũng từng biết là một nhà bán đủ hết các thứ thơ, tuồng, truyện sách rất hay, rất có giá trị, vì phần nhiều truyện sách xuất bản tại nhà in của tôi đây, đều do nơi tay mấy ông Trần Phong Sắc, Nguyễn Chánh Sắt, và Nguyễn An Khương v.v... đều là những người trước thuật có tiếng ở Nam kỳ này, viết và dịch ra, thiệt rất được lòng công chúng hoan nghênh, vì văn từ mấy ông ấy rất giản dị, rất thanh nhã, ai ai cũng đều vui đọc, vui xem".
Nhưng vì có chuyện lạm dụng, thương mại hóa như rút ngắn, lại những đoạn không cần thiết và in thành nhiều tập mỏng để bán rẻ bán dễ hơn nên ông chủ nhà in cho in lại bán chỉ lấy tiền in, tiền giấy thôi. Bộ Tiết Nhơn Quí 2 đồng, chỉ bán 0đ40...
Những sách biên khảo, giáo khoa vẫn khó bán, nên thường các soạn giả hay làm đơn xin Hội Đồng quản hạt Nam kỳ trợ giúp tiền in hoặc mua một số sách báo cho các trường học.
Chẳng hạn Trương Vĩnh Ký xin Hội đồng mua hai tự điển Annam Pháp và Pháp-Annam (1)
<<(1) Procès Verbaux du Conseil Colonial, 18-12-1893.>>
Hội đồng chỉ nhận mua ít tự điển Pháp-Annam. Một đơn khác của Trương Vĩnh Ký đề nghị mua 2.000 "Minh Tâm bửu giám" Le Pécieux Miroir du Coeur, bị bác vì không cần cho các trường, chỉ mua 500 cuốn (1). Huỳnh Tịnh Của xin trợ cấp mua tự điển và trả tiền chi phí soạn thảo trong 5 năm là 2.000 quan. Một Ủy duyệt xét được Hội đồng quản hạt thành lập gồm có: M.Naville Rossigneux, Therede, Trương Vĩnh Ký. Tất cả đều nhìn nhận giá trị của công trình biên soạn nhưng không đồng ý nhau về phương thức trợ cấp in tại nhà in Rey et Curiol:
<<(1) ???>>
6.400 đ - 1.000 cuốn
8.000đ - 2.000 cuốn
11.500đ - 3.000 cuốn
Chủ tịch Hội đồng chỉ muốn tặng tác giả một số sách, không muốn trợ cấp thẳng bằng tiền. Mongeot nói không thể được vì sách tặng tác giả không thể bán được. Rút cục Hội đồng chấp thuận bỏ tiền in 1.000 cuốn và trợ cấp 1.000 đồng cho tác giả trả công cho những cộng tác viên. Trong tiểu luận Cao học ngữ học của Nguyễn Văn Y về "Huỳnh Tịnh Của và công trình biên soạn bộ Đại Nam Quốc âm tự vị" (2), có nêu nghi vấn đây là một công trình của cá nhân ông Của hay của một tập thể. Ông Y đã dựa vào sự kiện bộ Tự Điển không nhất trí về một số vấn đề chính tả, từ ngữ được sử dụng hoặc định nghĩa không giống nhau trong suốt cuốn Tự Điển chứng tỏ nhiều người làm và nhất là chứng từ của một nhà văn đương thời Nguyễn Kỳ Sắt viết trong Nam nữ giới chung "Chữ quốc ngữ" số 1, 28 Mars, 1930, xuất bản tại Chợ Lớn, tr.5. "Các ông còn hậu sanh... Nghe tiếng Ông Paulus Huỳnh Tịnh Trai (ông Đốc phủ Của) chớ chưa biết tài ngài năm 1889 Thượng Thơ đổi lại là Directiondu - Service local, tôi vào làm việc tại Phòng thông ngôn, tùng quyền ngài phụ dịch tờ Gia Định báo với ngài, ngài đây là hữu danh vô thiệt, một tay tôi với thầy Huỳnh Mai Liễu cháu ruột ngài làm thông Phán (sau thầy đổi lên Thủ Dầu Một) làm gần hết cuốn tự vị quốc ngữ đó. Mạnh tôi tôi viết, mạnh M.Liễu, M.Liễu viết, chữ c. cũng được, chữ t. cũng hay, có g. hay là không g. tự do, ngài trông về tới nhà thì ngài lập vo, gọn bân như Triệu Tử Long cầm kích, còn việc học chữ Annam của ngài, thì nói cho chí lý ngài hơn tôi chừng vài chục chữ".
<<2. Trường ĐH Văn khoa Saigon, bản in ???>>
- Biên bản của Hội đồng quản hạt chấp thuận trợ cấp cho Huỳnh Tịnh Của cho thấy soạn giả đã được hai hạng cộng tác viên: một số nhà nho, một số thông dịch viên tiếng Pháp cung cấp cho soạn giả những giải thích về giá trị các từ chứng tỏ cuốn tự vị của Huỳnh Tịnh Của là một công trình tập thể và ông chỉ là người đứng tên.
Biên bản Hội đồng quản hạt ngày 11-10-1909, xét đơn của Nguyễn Liên Phong xin nhà nước mua 4.000 cuốn Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca để bù chi phí ấn loát và để làm sách dùng trong các trường, không chấp thuận trợ cấp.
Biên bản hội đồng quản hạt ngày 25-8-1909, xét đơn của Nguyễn Chánh Sắt, chủ bút Nông cổ mín đàm, xin nhà nước mua 2.000 cuốn "Cours de Morale" (Huấn tử cách ngôn) để dạy trong các trường. Hội đồng nhận xét sách dùng nhiều chữ Nho quá, con nít khó hiểu, may ra chỉ cha mẹ chúng mới hiểu, ngoài ra sách không đáp ứng một nhu cầu, thực tế vì Cours de morale có khá nhiều rồi nên chỉ chấp thuận mua 600 cuốn, và trợ cấp 300 đồng.
Nhưng thực ra trợ cấp của Chánh phủ không phải là điều thiết yếu vì người cầm bút và người in sách thời kỳ này vẫn chủ yếu sống nhờ vào chính việc làm của mình. Chúng tôi ít nghe nói đến đời sống "lầm than" của ngành in xuất bản, viết văn viết báo, trừ Trương Vĩnh Ký vào cuối đời (1). Trái lại có những người sống rất sung túc như Phú Đức, tác giả của những cuốn truyện bán chạy như "Châu về hiệp phố" in 5.000 cuốn, 0đ30 một bản, rồi tái bản. Số lượng sách in, số lượng sách tái bản cho thấy số lượng độc giả lúc đó ở khắp miền Nam như thế nào. Chúng tôi xin trích dẫn vài đoạn chứng từ của Ngọa Long về đời sống của nhà văn mà chính Phú Đức cũng đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn điểm 5 "Nghề viết văn viết báo giúp tôi đời sống đầy đủ vật chất lẫn tinh thần" (Trích báo Đuốc Nhà Nam ngày 19-4-1970) (2).
<<(1) Nhật ký chép tay ghi ngày 7-3-1892. "Số thì vậy (đoạn trước có nói một thầy coi tướng cho ông) mà chưa thấy chi là thong thả. Việc nợ nần nương náu còn mê mê, tính phương này thế kia cũng chẳng ra chi, cứ bứt râu ông nọ giắt cầm mụ kia" (Hồ sơ P.Ký lưu trữ ở Thư viện KHXH miền Nam (Viện khảo cổ cũ).>>
Ngay từ đầu năm 1925 với huê lợi của bản quyền "Cái nhà bí mật" bán cho một nhà xuất bản và huê lợi của "Châu về hiệp phố" trên tờ Trung Lập không kể đồng lương giáo học và huê lợi riêng vì Phú Đức là con nhà giàu, người ta đã thấy nhà văn Phú Đức bỏ xe mô tô và bắt đầu lái "xì gà".
Nói "xì gà" tức là một loại xe hơi cỡ nhỏ, hai chỗ ngồi loại xe thể thao hay xe đua, có đầu nhọn đít dài như điếu "xìgà" mà nhân vật Hoàng Ngọc Ẩn và Hiệp Liệt trong CVHP đã dùng làm say mê tánh hiếu kỳ của bạn đọc. Ở đây chỉ chính tác giả Phú Đức đã thực hiện. Ông cũng sắm được một chiếc "xì gà" y như vậy và để chiều chiều cho lạng một vòng Catinat qua chợ Sài Gòn trước khi về Gia Định, cho thiên hạ coi chơi.
Bạn đọc tiểu thuyết "Châu về hiệp phố" hồi đó cũng đã quen gọi chiếc xe thể thao hiệu "Amibka" của Phú Đức là điếu "xì gà". Hiệp Liệt và người lái xe ngồi trên xe đó là... Hoàng Ngọc Ẩn chớ còn ai.
Vì chỉ có việc vừa chép vừa sửa lại một vài "bổn củ" để đưa đăng lên một vài tờ báo, với một giá phải chăng, mỗi tờ mỗi tháng trả cho ông vài ba ngàn, tính ra mỗi tháng ông kiếm được trên 10 ngàn, sánh với đồng lương của một Tổng Thư ký Tòa soạn hồi này không quá mức 2.000 - Quả ông Phú Đức là một ký giả, đúng hơn là một nhà văn "đẻ bọc điều". Cũng vì vậy mà trong khoảng thời gian này, ông Phú Đức còn được làng báo tặng thêm cho cái bổn danh là tiểu thuyết gia bổn củ soạn lại. Tuy toàn là bổn củ soạn
Thế là ấn quán địa phận ở Tân Định đã có từ năm 1874 tới nay 1945 là 71 năm chẵn và người sáng lập chính là Cố Sơn (R.P.Eveillard).
Trong một vuông đất rộng lớn, Cha Sơn đã tạo lập nào nhà thờ họ, nhà in, nhà nguyện, kho sách, nhà ngũ học trò, nhà cơm, nhà bếp, nhà chơi, nhà lầu cha ở v.v... Thật là một công trình vĩ đại đầy lao khổ Cha đã để lại cho địa phận bên bì đến rày, đã trải bảy mươi đời cha Giám đốc, tiếp tay nhau mà coi sóc mở mang thêm, in được nhiều thứ sách vở, làm ích biết bao nhiêu cho địa phận này và các nơi khác trong việc truyền giáo.
Ban đầu Cha Sơn chỉ sắm có hai cái máy in nhỏ, thứ máy ép cho nên hồi trước in sách vở phải khó khăn phiền phức lắm, giấy phải thấm nước trước phơi cho ráo mình, đoạn lăn mực trên khuôn mà ép, hết tờ này đến tờ khác rồi mặt này mới đổi khuôn trở thành mặt kia.
Đến sau cha sắm thêm được một máy in lớn quay tay thì lúc ấy chưa có hơi điện.
Nhơn công làm việc trong nhà in thì tiện chính cha dùng các thầy dòng Thánh Phanxicô và những trẻ mồ côi ở trong nhà in mà làm việc, ở ăn theo luật dòng tu.
Đến sau tuy đã tan dòng Phanxicô, song các trẻ mồ côi nhà in vẫn còn giữ những khuôn phép bề ngoài tương tự như trước là: có giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, giờ đọc kinh, xem lễ, viếng mình Thánh Chúa và tập hát xướng v.v... mỗi lần bắt đầu làm việc và khi bãi việc đều có đọc kinh theo luật nhà. Mỗi tuần có Cha hay thầy dắt đi dạo hai lần: thứ tư và chúa nhựt.
Tại nhà in, có một Cha phó và một thầy giảng giúp cha Giám đốc coi sóc học trò, mỗi năm Cha Giám đốc cũng mời một cha khác đến giảng cấm phòng cho học trò.
Nhà in nuôi những trẻ mồ côi (gọi là học trò) tập rèn cho chúng biết phương thế làm ăn, nên nghề nghiệp, nhứt là cốt đào tạo cho chúng nên người giáo hữu tốt, chừng lớn khôn thì cha Giám đốc lo đôi bạn cho, đứa nào muốn ở lại làm việc tại nhà in thì cũng có tiền lương, bằng muốn kiếm sở khác thì tự ý.
Ngày 15 Septembre 1883, Cha Sơn qua đời, mọi việc nhà in giao lại cho cố Thượng (R.B.Génibrel) thay thế, vì Đức Cha đã sai Cha Thượng khi ấy ở Phú Hiệp về nhà In Tân Định trước mấy tháng để giúp đỡ Cố Sơn trong lúc bịnh hoạn già yếu.
Trong họ làm lễ an táng Cố Sơn rất long trọng và xác người an táng trước bàn thờ ông Thánh Giuse tại nhà thờ Tân Định là chính nhà thờ ngài đã xây dựng, về sau Đức Cha G.B.Tòng đã xây tháp làm mặt tiền lại, nới rộng hàng ba và trao đổi lại cho ra nguy nga lịch sự. Cha Sơn qua đời đến nay được 62 năm chẵn, mà những di tích ngài để lại còn vẹn vẻ oai nghi, thật là một công trình bất hủ.
Năm sau, Đức Cha Mỹ (Mgr.Colombert) cử Cố Thượng (Génibrel) làm chính Giám đốc nhà in địa phận thế cho Cố Sơn qua đời. Cha Thượng lên làm Chánh Giám đốc, ngài cũng cứ nối chí của Cha cựu làm cho nhà in càng ngày mở mang bành trướng thêm. Trong vòng 30 năm trời (1884 - 1914) ngài rất tận tụy với nghề nghiệp, sắm thêm máy in lớn nhỏ, mua nhiều thứ chữ, Ngài đã hiệp với cha già Tôma Đoan mà dọn một quyển tự vị lớn rất quí hóa cho đời ấy là quyền "Grand Dictionnaine Annamite Francais a vec caractères chinois" xuất bản lần thứ nhất - năm 1894 và một quyển tự vị nhỏ "Petit Dictionnaire Annamite - Francais" mà hiện thời vẫn còn thông dụng.
Cha Thượng làm Giám đốc nhà in cho đến năm 1902 là năm Cha Đức (R.Moreau) đổi đi, thì Đức Cha Mão (Mrg.Mossard) lại cử người - kiêm luôn làm Bổn sở họ Tân Định nữa. (Năm 1911, Cha Du (R.G.Guillon) dưỡng bệnh bên Pháp trở qua, thì Đức Cha sai đến Tân Định giúp cha Thượng coi sóc nhà in, và khi ấy cha Matthêu Đức sắp sửa đòi đi coi họ Thạnh Thông Tây.
Cuối tháng Mai năm 1914, Cha Thượng qua đời tại Tân Định. Biết bao nhiêu người mến thương tiếc ngài, tài đức và lương nhơn từ, lòng quảng đại của Cha. Nhà Chung và trong họ lo cuộc tỗng táng cha cách xứng đáng (Đến năm 1943 các quan địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn xét thấy công khó của Cha dọn mấy quyển tự vị thì có đặt tên Ngài cho một con đường ở xóm Tân Định để tỏ sự ngưỡng mộ một người tài đức làm ích cho học giới).
Qua tháng Juin năm ấy Đức Cha cử Cha Du làm cha sở Tân Định và đổi cha Ròng (R.G.Masseron) ngoài Phan Thiết về làm Giám đốc nhà in.
Cha Ròng về coi nhà in thì ngài xin lãnh bài sanh ý (patente) - theo luật thương mại, để lãnh thêm đồ in ngoài cách chánh thức, vì từ trước nhà in Tân Định chỉ in sách vở về phần đạo mà thôi. Đến năm 1914 cha Ròng về mới lãnh đồ ngoài làm mới kịp, vả lại cha là một đấng linh mục rất thông thạo trong nghề và hoạt động lắm.
Cha Ròng đã hiệp tác với thầy giáo là em cha Matthêu Đức, mà dọn quyển tự vị "Nouveau Dictionnaire Francais Annamite" rất thiết dụng cho người ta, quyển tự vị ấy cha Thượng đã bắt đầu dọn nhưng vì già yếu bệnh hoạn phải bỏ dở.
Khi Cha Ròng phải đổi về Pháp coi việc nhà Hội giảng đạo tại Marseille thì tháng Mars 1918 Cha Du Bổn sở họ Tân Định qua làm Giám đốc nhà in cho tới Mars 1919, ngài qua đời và Cha Matthêu Đức, Hạnh Thông Tây về Nhà in thế đỡ.
Đức Cha cử Cha Gabirie Long, bổn sở Đất đỏ về làm Giám đốc Nhà in thế vị Cha Du.
Từ cuối Mars 1919, Cha Gabirie Long nối tiếp công việc coi sóc nhà in cho đến 14 Octobre 1926, Đức Thầy Jaidôrô Đượm đổi ngài ra làm chánh sở họ Baria thế cha GB.Tòng về làm bổn sở họ Tân Định.
Trong vòng 8 năm làm Giám đốc nhà in, Cha Long đã tận tình nhiệm vụ hết lòng thương yêu học trò nhà in, ngài còn xuất tiền riêng ra lập một ban nhạc Tây (Crchestre) mua sắm đờn, quyên kèn trống bên Tây, mướn thầy dậy tập cho học trò thành thuộc, giúp đánh thổi khi có lễ trọng ở nhà thờ, hoặc hôm nào có cuộc lễ như: Vinh qui, lễ vàng, lễ bạc, hôn phối, ... ai muốn rước nhạc nhà in cũng được. Cha Long đã tác thành cho nhiều học trò nhà in thạo nghề, sau ra làm kế sinh nhai đặng.
Vả chăng cha Long là cựu thầy đờn nhạc ở trường Latinh, nên ngài rất thạo và hạp nghề này. Năm 1923, Cha G.B.Tòng diễn tuồng Thương khó tại Tân Định, thì cũng nhờ bọn nhạc này giúp.
Khi Cha Long đổi đi Baria thì đức Cha Phao Lô Đoàn Quang Đạt, bổn sở Bố mia về coi nhà in Tân Định dưới quyền G.B.Tòng.
Đời Cha Phaolô Đạt coi nhà in, thì không còn nuôi trẻ ăn và ở luôn như trước nữa, mỗi đứa làm việc Cha phải phát lương cho mà ăn sắm mặc lấy: những lề luật phải giữ bề ngoài như xưa cũng bãi hết. Sáng ngày bắt đầu 7 giờ 30 vô làm việc cho đến 11 giờ trưa, chiều 2 giờ 30 đến 5 giờ nghỉ.
Trong vòng 7 năm coi ấn quán, Cha Phaolô Đạt đã sắm thêm được 3 cái máy in lớn kim thời chạy điện (một cái Marinomi-Voirin và 2 cái Capdevielle) rất tiện lợi mau chóng. Đức Cha Jaidôrô Đượm (Mrg.dumortier) đã thân hành làm phép 3 cái máy ấy. Cha Phaolô Đạt cũng mua một máy cắt lớn chạy bằng điện hiện nay còn dùng.
Tháng Novembre 1933, đức Cha Jsidôrô chọn cha Long về làm bổn sở họ Tân Định và cha Phaolô Đạt đi nhận chánh sở Baria thế cho cha Long, thì đức cha cử Cha Giacôbê Huỳnh Công Quận chủ nhiệm báo Nam Kỳ địa phận kiêm luôn chánh giám đốc nhà in cho đến khi ngài qua đời. Ngày 5 Avril 1943, hưởng thọ 78 tuổi làm việc tông đồ 47 năm.
Trong vòng 10 năm coi sóc Nhà in tuy tuổi già sức yếu lại thêm gặp lúc khủng hoảng chiến tranh, vật liệu mắc mỏ, ấn quán và thiện báo không được thạnh phát gì, nhưng cha già cũng qui cóp - đặng số tiền mà cho hy vọng độc nhất của ngài là muốn xây dựng nhà in lại, vì nhà in đời Cố Sơn sáng lập từ năm 1847 đến nay đã cũ kỹ lắm. Song rất tiếc cha cha Quận, ý nguyện chưa đặng thành đạt, mà sự chết chẳng chờ đợi ngài.
Vậy từ Arvil 1945 đến nay, thì Cha Phaolô Vàng đảm nhận ấn quán và báo Nam Kỳ địa phận.
CÁC CHA GIÁM ĐỐC NHÀ IN ĐỊA PHẬN Ở TÂN ĐỊNH TỪ KHI SÁNG LẬP ĐẾN BÂY GIỜ.
1 - Cha Eveillard sáng lập từ 1874 đến 1883: 9 năm
2 - Cha Génibrel 1884 - 1914: 30 năm
3 - Cha Masseroy 1914 - 1918: 4 năm
4 - Cha Guillow 1918 - 1919: một năm
5 - Cha Gabirie Long 1919 - 1926: 8 năm
6 - Cha Phaolô Đạt 1926 - 1933: 6 năm
7 - Cha Giacôbê Quận 1933 - 1943: 10 năm
8 - Cha Phaolô Vàng 1943 - 19
(TRÍCH TÀI LIỆU DO HỌ ĐẠO TÂN ĐỊNH CUNG CẤP)


No comments: