Thursday, April 24, 2014

KIM NHẬT * VỀ R II



  1.  KIM NHẬT * VỀ R    II

    “ Hai chủ tịch xe ngựa “ để “ sắc cốt “ lên bàn, xong bước ra phía sau, lấy phích nước sôi và hai cái “ phin “ lọc cà phê, để trên kệ. Thọ thản nhiên, lơ đãng đảo mắt quan sát căn nhà. Như nhà Thọ đang ở, nhà “anh Hai” cũng lợp bằng tranh, cột chôn, không phên vách, không cửa nẻo. Hai bên là tấm liếp bằng cây len đan thưa. Giữa nhà là một bàn dài. Góc trái nhà, kê một cái giường, vạc cũng làm bằng le, bốn cột chôn xuống đất. Giường trải đệm phía dưới, phía trên là tấm vải bạt màu đất. Ba lô, màn, chăn, tấm đắp xếp để ở đầu giường. Dằng lên trên ba lô là sợi thắt lưng đeo súng lục bao đen, mấy túi da đựng đạn nhỏ và cái bidon nước. Kế bên là cái nón vải rộng vành, úp lên một quyển sách đang bỏ ngõ. Cạnh giường, một cái bàn con kê cao hơn, ngổn ngang những sách, báo, giấy in, tài liệu, bao thuốc lá, bộ chung trà hạt mít, một cái lon đựng đủ thứ bút và chiếc đèn Hoa-kỳ.

    Góc phải căn nhà cũng là một cái giường, nhưng bỏ trống, có lẽ để dành cho khách. Sát tấm liếp thưa, sau chiếc bàn dài, một cái kệ hai tầng : tầng trên đựng sách báo, giấy tờ, tầng dưới sắp thành hàng những lon, hộp như Ovatine, sữa, trà, cà phê, cacao, bánh ngọt v.v... Cạnh kệ treo hai tấm bản đồ lớn, bản đồ Việt Nam và bản đồ thế giới.

    Thọ mải nhìn, đưa mắt suốt lượt nên khi “ Hai chủ tịch xe ngựa “ chìa hộp thuốc “ 555 “ mở ngõ ra trước mặt Thọ, Thọ vẫn chưa hay. Tiếng nước rơi từng giọt qua hai cái “ phin “ xuống đáy cốc vẫn đều đều. “ Anh Hai " phải nhắc Thọ :

    - Mời anh Ba !

    Thọ quay lại, cười có vẻ ngượng, rút một điếu :

    - Ở rừng yên tĩnh, không khí cũng mát mẻ quá chứ anh Hai ?

    - Dạ ! Anh chịu không khí này chứ ?

    - Dạ ! Tôi thấy thích hợp lắm.

    Bật lửa đốt thuốc cho Thọ, “ anh Hai “ nhấc phin ra, quấy sữa cho đều và lấy một hộp bánh bích-quy mở nắp, mời Thọ dùng. Hai người vừa uống cà phê vừa nói chuyện rừng xanh. Tuyệt nhiên chưa bên nào hé môi nhắc đến chính trị trong khi cốc cà phê chưa hết.

    Uống xong cốc cà phê sữa đặc, “ anh Hai chủ tịch “ xoa xoa cái trán sói, nhập đề ngay :

    - Thưa anh, trước khi bàn về công tác và đường lối chủ trương hiện tại, tôi muốn được nhắc lại cùng anh một vài tài liệu có tính cách lịch sử. Những điều này anh đã biết hết rồi. Vi vậy, tôi thành thực xin anh hiểu cho là không phải tôi muốn “ múa búa trước cửa nhà sấm " mà chỉ muốn nhắc lại những điều này để chủng mình cùng ôn lại chuyện đã qua, thống nhất với nhau về nhận xét, thống nhất về quan điểm cũng như lập trường tranh đấu. Có hiểu nhau, có cùng đứng chung ở một quan điểm đấu tranh, có cùng thống nhất về lập trường cách mạng, chúng ta mới hết lòng, hết sức xả thân cho đất nước, cho nhân dân. Chắc anh không khác tôi về ý nghĩ này ?

    - Thưa anh, không ! Thọ nói. Xin anh cứ tiếp tục trình bày quan điểm của anh, có ý kiến gì khác tôi sẽ góp.

    Thế là “ Hai chủ tịch xe ngựa “ bắt đầu thao thao bất tuyệt về “ lịch sử Việt nam trên con đường Cách mạng “ trong khoảng Pháp thuộc trở về sau. Ông ta nhắc lại thời Pháp thuộc qua những cuộc khởi nghĩa của Phong trào Cần Vương, nhóm Văn Thân, rồi VN Quốc Dân Đảng cho đến ngày phát xít Nhật đầu hàng.

    Trong phần này, tuy ông ta chưa đem quan điểm Mác xít và duy vật biện chửng pháp ra nhận xét, sợ làm “ mích lòng “ Thọ, nhưng dù muốn dù không ông ta cũng phải kết luận nguyên do nào làm các cuộc khởi nghĩa ấy thất bại. Nếu dẫn giải lập trường giai cấp, đề cập đến Cách mạng vô sản, công nông hay đem ý thức hệ ra kết luận, nói cho Thọ nghe quả là không “ chu “ chút nào. Tiều tư sản trí thức lại mới là “ cách mạng tài tử “ chứ chưa phải “ chuyên nghiệp “, phải mềm dẻo, phải nhẹ nhàng mới có kết quả. Sau này sẽ “ cải tạo “ lần lần, “ gột rửa " sạch cái “ đầu óc phản động cũ “ chừng đó hãy hay.

    Cho nên thay vì kết luận đúng theo quan điểm Mác xít : “ các cuộc khởi nghĩa ấy thất bại vì không được đại đa số nhân dân quần chúng ủng hộ vì những phong trào, những nhóm, những đảng ấy theo đuổi đường lối cách mạng “ phản động “ phi công nông, không có lập trường giai cấp, không theo đường lối cách mạng vô sản “, ông ta chỉ kết luận vắn tắt là : “ Thất bại vì xa rời quần chúng, thiếu tuyên truyền vận động rộng rãi cũng như đường lối chủ trương không thích hợp với quần chúng.”

    Nhắc đến giai đoạn Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, “ Hai chủ tịch xe ngựa “ tránh nói đến Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông ta kết luận sự thắng lợi của Mặt trận Việt Minh đưa Cách mạng đến thành công là vì mặt trận Việt Minh quy tụ được các tầng lớp quần chúng ủng hộ, là vì có chủ trương đường lối đứng đắn vả yếu tố căn bản là sự lãnh đạo tài ba của Hồ chủ tịch.

    Nghĩa là ông ta đã phủ nhận yếu tố thời cơ. Thời cơ đó là lúc Nhật đã đầu hàng đồng minh, đã bị bại trận, đã xếp giáp quy hàng.

    Rồi từ đó, Pháp chiếm lại Đông dương. Mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến, mà trong cuộc kháng chiến này, MTVM, với những cán bộ nồng cốt đều nằm trong Đảng Lao Động VN. Do đó. Đảng Lao Động được coi như là Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến thành công. Pháp thua, mới ký hiệp định Genève chia đôi đất nước tạm thời. Và cuộc cách mạng ngày nay tiếp tục là vì Mỹ - Diệm không thi hành hiệp định Genève, là vì phải chống Mỹ - Diệm biến cuộc cách mạng miền Nam trở thành chiến tranh đặc biệt.

    “ Hai chủ tịch xe ngựa “ không đá động gì đến vấn đề tập kết và tránh nhắc lại lần thứ hai về vấn đề chia cắt đất nước Việt Nam. Dĩ nhiên cái gì xấu, cái gì thuộc về trách nhiệm đối với dân tộc thi " Mỹ-Diệm " phải lãnh đủ.

    Điểm qua tình hình hiện tại, “ Hai chủ tịch xe ngựa “ kết luận :

    - Như tôi đã báo cáo với anh về quá trình của cuộc Cách mạng miền Nam trải qua nhiều thời kỳ, cao trào rồi thoái trào, bây giờ đã chấm dứt thời kỳ thoái trào. Qua mấy tháng sau “ đồng khởi “ ta đã giải phóng được nhiều nơi, vùng căn cứ ta mở rộng, thanh thế và ảnh hưởng của cách mạng như bảo tố. Chúng tôi là những người lãnh đao cuộc cách mạng này thoát qua được thời kỳ đen tối nhất thì anh nên cho phép chúng tôi được tự hào đôi chút về thành quả đó. Và ngày nay ta chiến dấu không lẻ loi. Sau lưng ta còn có một hậu phương miền Bắc vững mạnh, còn có Trung quốc vĩ đại, rồi Liên Sô và mười mấy nước Xã hội chú nghĩa anh em ủng hộ. Thời cơ đã cho phép ta công khai hóa cái tổ chức chỉ đạo cuộc cách mạng này, tuyên bố cho nhân dân trong nước và thế giới biết đến chúng ta. Sự có mặt của chúng ta đã là một thắng lợi vô cùng to lớn, làm cho kẻ thù run sợ ... Ý kiến anh thế nào ?

    Suốt cả buổi, ba bốn tiếng đồng hồ liền, Thọ chỉ biết ngồi nghe đến nhức đầu. “ Hai chủ tịch “ nói liên tục không ngừng một giây nào. Thời gian không có kẽ hở thì Thọ có muốn nói một tiếng cũng không chỗ để nói. Người ta bảo làm cách mạng là phải chịu dựng gian khổ, hy sinh. Thì trong những ngày đầu vô chiến khu, Thọ đã phải “ tiếp khách “ rồi bây giờ đây phải ngồi nghe, có nghe suốt mấy giờ liền vì lập luận chính trị thì chả là chịu đựng gian khổ hay sao ?

  2. Thọ chưa kịp trả lời thì có Trần bạch Đằng từ phía ngoài vào, gật đầu, bắt tay chào Thọ và nói với “ chủ tịch xe ngựa “ :

    - Báo cáo anh Hai đã 12 giờ rưởi rồi. Thức ăn đã dọn, mời anh Hai và anh Ba tạm ngưng công việc để dùng bữa. Chiều mình tiếp tục.

    Thọ thở phào, nhẹ nhõm. Dù sao ít ra là trong lúc này đầu óc mình nó cũng được nghỉ ngơi. Thọ vào chiến khu vì Thọ hận những ngày bị giam trong tù, Thọ hận anh em Ngô đình Diệm đã áp bức, hành hạ Thọ, đẩy Thọ vào một cái thế chống đối, phải trả thù. Thọ muốn làm nhanh, làm thật nhiều, miễn sao những việc đó hạ được anh em Diệm là toại nguyện lắm rồi. Chứ ngồi mà lý luận mãi về chính trị nó mất thì giờ vô ích, đã vậy lại còn nhức đầu, hao nước miếng, hao thuốc lá, tốn cà phê. Huống hồ, lý luận chính trị có khác gì cái bàn tay, úp xuống là trái, ngửa lên là mặt, úp ngửa mấy hồi. Mấy thằng cha nói nhiều rốt cuộc có làm được cái gì đâu, chỉ toàn những người không nói làm cho nó hưởng. Cuộc đời nó chó thế đấy.

    Thọ đứng dậy. “ Hai chủ tịch xe ngựa “ cũng đứng dậy đi ra. Trần bạch Đằng hỏi Thọ :

    - Làm một tí Mạc-ten anh Ba nhé ?

    Thọ từ chối :

    - Tôi ít uống rượu lắm anh. Cảm ơn anh, xin anh để khi khác.

    - Thôi mà ! Đằng ép. Có rượu nó mới ngon cơm. Anh uống một chút thôi. Anh em trong nhà cả mà !

    Thọ cười, im lặng. Đằng vụt chạy đi.

    Ăn cơm trưa xong về nhà “ Hai chủ tịch xe ngựa “ tự tay đi lấy võng nylon giăng xéo ở góc nhà, mời Thọ:

    - Trưa anh nằm võng này nghỉ một lúc. Bây giờ anh dùng chi ? Cacao nhé ?

    - Thôi anh, Thọ trả lời. Trà được rồi.

    Nhìn “ Hai chủ tịch xe ngựa “ pha trà, Thọ nhớ lại từ ngày theo Kiếm vào chiến khu, trên đường đi cứ phải uống trà đậm, chát như cau ngâm, khô quánh miệng. Bây giờ Thọ cũng hơi quen. Thọ không hiểu tại sao anh em họ lại có cái thú uống trà đậm đến như vậy. Mấy hôm nay mới rõ là cái thú uống này được mang từ miền Bắc, từ Hànội về, của những anh em miền Nam tập kết.

    Một anh em “ cán bộ mùa thu “ (danh từ ám chỉ những người tập kết trở về Nam) cho Thọ biết là trong những ngày tập kết ra Bắc, nhớ nhà quá, nhớ vợ con, cha mẹ, anh em cho nên ngày giờ làm việc, thường là sau giờ sinh hoạt đêm hay thứ bảy, chủ nhật, anh em tụ họp nhau kể lại chuyện nhà cửa, chuyện miền Nam. Những ngày đầu tháng, còn tiền thì ăn nhậu cho đến hết. Từ giữa tháng trở đi, hết tiền đành phải xoay ra uống trà với đường mía “ cầm tay “. Ra Bắc càng lâu càng nhớ dữ cho nên đêm nào trằn trọc không ngủ được thì dậy nấu trà. Dần dần cái vị chát đắng của trà đậm làm cho người nào cũng đâm ghiền không bỏ được. Thành ra nguồn gốc của nó là do sự ray rứt, dằn vặt nội tâm, thương nhớ mà ra.

    Thọ nâng chung trà hạt mít do “ Hai xe ngựa “ đưa cho, chiêu một ngụm. Quả là đắng thực. “ Hai chủ tịch xe ngựa “ cười :

    - Vậy chứ, ít lâu rồi anh sẽ thấy ngon.

    Ngưng một chút, “ Hai chủ tịch xe ngựa “ nói tiếp về một chuyện khác :

    - Có lẽ mấy hôm nay anh hơi mệt vì cái chuyện tiếp khách và buồn chúng tôi về việc chưa bàn công việc với ai. Điều này, chúng tôi thành thực xin lỗi anh và mong anh hiểu để không nỡ trách chúng tôi. Thực ra mấy hôm nay chúng tôi bận phải họp để giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ. Mãi đến đêm qua mới xong. Anh cũng biết là suốt mấy năm qua, trong những ngày đen tối nhất của cuộc cách mạng miền Nam, chúng ta đâu có được ai tiếp sức, chống mũi chống lái gì cũng phải tự xoay xở lấy. Là cấp lãnh đạo, chúng tôi phải nhận trách nhiệm, phải lo đến điên đầu, làm việc bất kể ngày đêm mới còn có được đến hôm nay. Bây giờ lại có được các anh tiếp sức, nhất là anh, chúng tôi mừng vô hạn và cảm ơn anh hết sức. Như anh thấy đó, cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc, người nào cũng phải có trách nhiệm, đâu phải riêng gì chúng tỏi. Nhưng bận họp giải quyết những vấn đề cấp bách thuộc nội bộ, không thể dừng được nên để anh ở nhà một mình, anh thông cảm cho. Anh có thông cảm được, tôi mới hết băn khoăn. Ngoài ra chúng tôi có lầm lỗi, khuyết điểm gì, xin anh cứ thẳng thắn phê bình, góp ý kiến để chúng tôi sửa chữa. Là anh em với nhau cùng chung lo cho đại cuộc, lo cho cách mạng thì điều này hết sức tối cần. Anh đồng ý với tôi chứ ?

    Thọ đắn đo một tí mới trả lời :

    - Tôi hiểu là các anh bận việc nội bộ. Tôi không buồn gì đâu. Các anh cứ yên tâm. Ngoài ra có gì sẽ báo ngay các anh biết mà. Bây giờ tôi chưa thấy gì cả.

    Chiều lại, vì có một số anh em ở bộ phận điện đài đến loay hoay mắc hệ thống điện thoại nên “ anh Hai chủ tịch xe ngựa “ đưa Nguyễn hữu Thọ trở về khu vực tiếp tân, vào hội trường ngồi nói chuyện và cho mời cả Trần bửu Kiếm đến.

    Tại đây, trước mặt Kiếm, “ anh Hai chủ tịch xe ngựa “ thông báo cho Thọ biết về ngày họp đại hội nhân dân là ngày 19 tháng 12-1960. Như vậy chỉ còn một tháng nữa để chuẩn bị. Và “ theo ý kiến đa số đại biểu “ thì đại hội đó sẽ mang tên là : “ Đại hội thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam “, trù liệu vào khoảng 300 đại biểu, nhưng có đủ số ấy không thì phải chờ đến chừng đó mới rõ được. Ngay cả cái ngày họp đại hội cũng vậy, vào giờ chót có thể thay đổi nếu có gặp trở ngại bất thường. “ Hai chủ tịch xe ngựa “ chỉ cho biết đó là ý kiến chung của Ban Vận động đại hội và các đại biểu chứ không đá động gì đến đó là nghị quyết của Đảng mà mọi người có bổn phận phải chấp hành.

    Ngay như chọn ngày 19-12 cũng do nghị quyết của Đảng muốn nhân ngày 19-12 là lễ kỷ niệm 14 năm ngày toàn quốc kháng chiến để nâng cao ý nghĩa thêm lên.

    Về nhân vật được đề cử vào Mặt Trận đó, “ anh Hai chủ tịch “ chỉ cho Thọ biết vài nhân vật thôi. Ông ta nói :

    - Thể theo ý kiến của Ban vận động và đa số đại biểu thì tất cả đều đồng ý cử một Ban Chủ tịch đoàn gồm có bảy người : một chủ tịch, sáu phó chủ tịch và ban Thư Ký độ năm người đại diện có uy tín nhất của các đoàn thể tôn giáo, tầng lớp xã hội. Ngoài ra độ chừng từ 30 đến 40 người nữa vào các chức vụ ủy viên phụ trách các tiểu ban.

    Thọ nóng ruột hồi hộp hỏi :

    - Như vậy trong Ban Chủ tịch đoàn sẽ gồm những ai ?

    - Chưa biết rõ anh ạ ! Còn phải chờ đại hội biểu quyết tín nhiệm. Nhưng dựa theo ý kiến chung của anh em, của đại biểu thì sẽ bầu anh vào chức vụ Chủ tịch của chủ tịch đoàn.

    Thọ phản ứng ngay :

    -Chết ! Mấy anh cho tôi xin. Tôi thấy mình không đủ khả năng và uy tín để đảm nhận chức vụ quan trọng đó. Giao tôi nhiệm vụ nào cũng xin nhận nhưng nhiệm vụ đó thì xin mấy anh đề cử người khác.

    -Về phương diện cá nhân anh thì anh không nhận thấy như vậy nhưng về phía tập thể, đại đa số đại biểu thì họ thấy không ai xứng đáng hơn anh, đầy đủ uy tín và khả năng lãnh đạo hơn anh. Riêng ý kiến cá nhân tôi, tôi hết sức tán thành, hoan nghinh về đề cử anh cả hai tay. Tôi nghĩ là khi nêu tên anh ra, tất cả sẽ bỏ phiếu cho anh 100 phần trăm. Thôi thì, tuy bây giờ chưa được đại hội chính thức bỏ phiếu đề cử, nhưng qua dư luận, qua ý kiến của Ban vận động, của đại đa số, anh nên vì đại cuộc, vì cách mạng miền Nam mà phải chuẩn bị tư thế trước để không phải ngỡ ngàng. Anh nên nghĩ đến anh em, nghĩ đến tiền đồ dân tộc mà nhận nhiệm vụ khó khăn này.
    Cập nhật tin tức kinh tế Việt Nam: www.facebook.com/dudoankinhte - dudoankinhte.wordpress.com
    Almost anything you do is insignificant, But it is very important that you do it. (Mahatma Gandhi)
  3. #13
    Nhân viên X-cà
    Tham gia ngày
    Oct 2010
    Bài viết
    5,971
    Ai đã có công gõ và đưa tác phẩm này lên net? Xin vui lòng dẫn link.
  4. #14
    Thành viên chính thức
    Tham gia ngày
    May 2010
    Bài viết
    1,793
    Thọ rất xúc động trước sự kiện này, chỉ biết làm thinh. Trần bửu Kiếm nói thêm vào :

    - Chẳng những anh mà một số anh em khác cũng đã được tập thể chọn trước như anh. Như anh bác sĩ Phùng văn Cung đấy, phó chủ tịch thứ nhứt, anh Huỳnh tấn Phát phó chủ tịch thứ hai v.v…

    Thọ hỏi Kiếm :

    - Thế còn anh và anh Hai ? Anh em đã chọn, đề cử như thế nào ?

    - Tôi ấy à ? Tôi thì anh em đề cử làm Tổng thư ký. Còn anh Hai, thì anh Hai vì bận công tác Đảng, công tác đoàn thể nhiều quá, anh Hai gánh thêm không xuể nữa nên xin anh em thông cảm và miễn cho sự đề cử.

    “ Anh Hai chủ tịch xe ngựa ” giải thích thêm cho Thọ hiểu :

    - Sau ngày thành lập Mặt Trận xong, chúng tôi còn phải tổ chức đại hội Đảng để tuyên bố ngày thành lập. Cho nên tôi rất bận, anh nghĩ có còn thì giờ đâu để tham gia công tác chính quyền. Và bây giờ theo ý kiến anh thì ngày mai có thể họp Ban Vận động Đại hội để thảo luận, kiểm điểm lại tình hình công tác chuẩn bị được chưa ?

    - Tùy anh ! Sợ mấy anh bận, chứ tôi có bận gì đâu !

    - Vậy sáng mai mình họp ! Để tôi thông báo cho các anh chị kia biết. Trong phiên họp, tôi sẽ có mấy đề nghị. Về phần anh và anh Ba (tức Trần bửu Kiếm) tôi xin đề nghị hai anh chuẩn bị ngay từ bây giờ soạn thảo cương lĩnh Mặt trận, bản tuyên ngôn, chương trình Đại hội cũng như các cơ cấu tổ chức. Phương pháp làm việc của mình là tập thể. Như vậy, ngày mai anh Ba sẽ trình bày trong buổi họp đó để các anh chị khác góp ý kiến cho đầy đủ. Anh đồng ý chứ ?

    Thọ cười nhẹ :

    - Chà ! Không biết có kịp không đây ? Thảo chương trình Đại hội và hoạch định các cơ cấu tổ chức thì có thể chứ Cương lĩnh và Bản Tuyên Ngôn phải mất nhiều ngày giờ lắm.

    Có thể nói, kế hoạch chuẩn bị cho đại hội hoàn tất từ lâu và đã thông qua trong cuộc họp Đảng bộ, do các đồng chí trong Thường Vụ của Đảng soạn thảo, nhưng trước mặt Thọ, “ anh Hai chủ tịch “ và Kiếm phải tỉnh bơ làm như chưa biết, chưa chuẩn bị. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, quyền lãnh đạo của Đảng là bất di bất dịch. Đó chỉ là vấn đề nguyên tắc, vấn đề thuôc nội bộ, Thọ không phải là người trong Đảng thì không cần phải biết làm gì. Huống hồ, Thọ lại là một nhà trí thức, nhiều suy tư, nhiều tự ái cá nhân thì lại càng phải tế nhị, kín đáo hơn.

    Kiếm nói :

    - Tôi cũng thống nhất ý kiến như anh Ba đó ! Từ bây giờ đến mai, cố gắng làm mới làm xong kế hoạch dự thảo chương trình đại hội và các cơ cấu tổ chức quanh Mặt Trận. Còn Cương lĩnh và Bản tuyên ngôn thì mình sẽ thảo sau. Ấy là chưa nói tới bản báo cáo chính trị hay tham luận đọc trước đại hội còn phải mất rất nhiều thời gian. Thôi ngày mai mình trình bày thông qua anh em từng ấy việc là đủ rồi. Còn những cái khác sẽ trình bày sau. Sẵn đây cũng xin báo cáo luôn để anh Ba rõ là kế hoạch chuẩn bị Đại hội, mình cũng đã có phân công rồi, công việc chuẩn bị đang xúc tiến khả quan. Như về phần tiếp tân, về phần tổ chức, xây cất hội trường, nhà ở, vấn đề bảo vệ, vấn đề ăn uống lương thực v.v... nói chung, rất chu đáo. Ngày mai mình sẽ được nghe, những anh em phụ trách báo cáo trong phiên họp. Có gì mình góp ý kiến thêm.

    Cả ba người đứng dậy. Thọ không giấu được sự thán phục :

    - Tôi thấy trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn gian khổ thế này má mấy anh đã chuẩn bị chu đáo đến được như vậy thì thật là phi thường. Tôi phục mấy anh sát đất.

    - Có gì là phi thường đâu anh. Cá nhân mình thì không làm gì được chứ có sức mạnh của tập thể, của tổ chức và... lý tưởng thì việc gì chả làm xong.

    Nói xong câu đó “ anh Hai “ cười, cái cười hết sức từ tốn nhưng nếu nhìn sâu vào đáy mắt, Thọ sẽ thấy đáy mắt đó còn nói nhiều hơn. " Ừ, tại anh không biết, chứ vấn đề này có gì đâu, mấy anh chỉ là những tay trí thức lơ mơ biết gì. Dùng mấy anh, chiều đãi mấy anh chẳng qua là vấn đề sách lược của Đảng, chiến thuật giai đoạn của Đảng - cần có mấy anh để tuyên truyền gây ảnh hưởng, gây uy thế cho Cách mạng, chứ mấy anh mà làm được gì cho chế độ vô sản chuyên chính ? Có mấy anh, thực sự mà nói, chỉ làm nặng nề thêm tổ chức, cản trở thêm cho công việc. Dùng được ít ra phải tẩy não tư sản trí thức, phải giáo dục mấy anh về lập trường giai cấp, căm thù giai cấp, phải biết tự căm thù oán ghét mình, lột vỏ, thoát xác thì họa may. Như mấy anh thấy đó, mấy anh chưa làm được gì, chúng tôi đã làm cả rồi, mấy anh còn phải phục, còn phải kính nể, vậy cần phải ráng cố gắng để biết vì sao. Và nếu mấy anh là kẻ thức thời, thông minh nên ngoan ngoãn nghe theo Đảng, làm theo Đảng, bởi vì, chỉ có Đảng là trên hết, đủ mọi khả năng, đủ mọi quyền uy tối thượng để lãnh đạo quần chúng, lãnh đạo mấy anh, mà đại diện cho Đảng là chúng tôi đây. Thế đủ rồi. Làm cách mạng, các anh chỉ cần biết thế “ !

    Tất cả những bản thảo, dự án kế hoạch, chương trình đại hội đều có sẵn trong “ sắc cốt “ của Trần bửu Kiếm. Nhưng để tránh mặc cảm cho Thọ, Kiếm không thể nói ra. Buổi tối, ăn cơm, trà nước xong xuôi, Kiếm đến văn phòng quản trị của Khu Tiếp Tân lấy về cho Thọ một ram giấy pelure trắng, vài “ men “ giấy ca rô và một cái bìa cứng với mấy cây bút bi xanh đỏ.

    Ngồi trước đèn ống khói, để xắc cốt trên bàn, đối diện với Thọ, Kiếm nói :

    - Ngày mai, về phần mình thì trình bày chương trình đại hội và hệ thống tổ chức của cơ quan Mặt trận từ cấp Trung ương đến cấp xã. Anh chắc chưa chuẩn bị ý kiến gì ? Còn tôi, trong thời gian lo vận động cho đại hội tôi cũng có chuẩn bị sơ sơ. Tôi đánh máy sẵn, để tôi đưa anh xem, anh thêm bớt cho nó hoàn hảo. Chớ bây giờ gấp quá, ngồi cặm cụi viết từng phần biết chứng nào mới xong,

    - Vậy thì tốt quá ! Thọ nói. Anh cho tôi xem đi.

    - Tôi đề nghị với anh phương pháp làm việc thế này cho nó khoa học hơn, là ý kiến thêm bớt của anh, ghi riêng ra một miếng giấy riêng. Ý kiến nào của tôi, anh đồng ý, anh cũng ghi riêng sau đó, sắp xếp theo thứ tự từng phần, từng vấn đề. Sau cùng thì mình thảo luận, tôi sẽ ghi chép lại những ý kiến chung để anh đỡ phải viết. Ngày mai thì anh trình bày. Bây giờ để anh yên tĩnh một mình làm việc dễ dàng hơn, tôi sang câu lạc bộ ngồi làm việc bên đó. Anh ngồi làm việc ở đây. Đúng 11 giờ tôi về và bắt đầu thảo luận. Anh đồng ý chứ ?

    - Đồng ý quá đi chứ ! Thọ cười.
    Cập nhật tin tức kinh tế Việt Nam: www.facebook.com/dudoankinhte - dudoankinhte.wordpress.com
    Almost anything you do is insignificant, But it is very important that you do it. (Mahatma Gandhi)
  5. #15
    Thành viên chính thức
    Tham gia ngày
    May 2010
    Bài viết
    1,793
    Phiên họp của Ban Vận Động Đại hội khai mạc, vào đầu “ anh Hai “ đả thông sơ sơ về phương châm lề lối làm việc, nêu mục đích yêu cầu phải đạt được trong phiên họp. Sau đó đề cập đến Nguyễn hữu Thọ theo tinh thần của nghị quyết Đảng bộ :

    - Trước đây trong hoàn cảnh gấp rút cũng như chưa lần nào họp mặt đầy đủ nên việc điều hành tạm thời, tôi, anh Phát và anh Cung phải đảm nhận. Hôm nay, ta tương đối đầy đủ hơn, tôi đề nghi nên có một vài thay đổi cho hợp lý. Như trường hợp anh luật sư Thọ, tuy từ trước tới giờ chưa họp chung với chúng ta lần nào, nhưng đã liên lạc, hội ý với Ban chỉ đạo nhiều lần. Nhân tiện hôm nay anh luật sư Thọ về đây chuẩn bị đại hội, tôi xin đề nghị kiện toàn lại Ban Chỉ Đạo. Như vậy nó vừa hợp tình, hợp lý và kết quả sẽ đạt được nhiều hơn. Các anh chị thấy sao ?

    - Đồng ý - Đồng ý thôi ! Tôi đồng ý ! Tất cả Trung ương Ủy viên của Đảng bộ và các cán bộ của Đảng nhao nhao lên làm hậu thuẩn. Còn một số ngoài Đảng quần chúng “ trơn lu “ thì bất động, chưa kịp phản ứng.

    “ Anh Hai chủ tịch xe ngựa “ nói tiếp :

    - Như vậy là tất cả chúng ta đều đồng ý. Trước đây trong Ban chỉ đạo tạm thời gồm có tôi, anh Phát, anh Cung, anh Kiếm, anh Khanh, chị Tú, anh Ky, anh Hiếu, nay xin thêm anh Thọ. Và tôi xin đề nghị để anh Thọ làm chủ tịch Ủy ban Vận động Đại hội, anh Phát anh Cung Phó chủ tịch, anh Kiếm, Tổng thư ký, còn tôi và anh Khanh, anh Ky, anh Hiếu, chị Tú là năm ủy viên thường trực.

    Từ trước “ chủ tịch xe ngựa “ coi như là Chủ tịch Ủy ban Vận động, người quyết định mọi công việc của Ủy ban. Nay có Thọ đến. Thọ, một trí thức quần chúng cũng như bác sĩ Phùng văn Cung, nhưng Phùng văn Cung già quá rồi, trên 60, tóc bạc trắng, sức lực ở đâu mà hoạt động nữa. Còn Thọ, mới ngoài bốn mươi, tăm tiếng, có nhiều người biết hơn, nhất là có chân trong Phong trào Hoà Bình năm 1954. Theo sách 1ược của Đảng cũng như đứng về chiến thuật giai đoạn, đưa Thọ là một trí thức quần chúng không đảng phái ra làm chủ tịch Ban Vận động Đại hội thì ngưòỉ ta sẽ không có cái mặc cảm “ Đảng “ lãnh đạo, gây cho đại biểu những ác cảm nặng nề hay những sự mâu thuẫn, chống đối có thể xảy ra.

    Đưa Thọ ra trình diện trước quần chúng, về phương diện tuyên truyền quả là đắc sách. Dù muốn dù không, số đại biểu được mời dự Đại hội Thành lập Mặt trận đâu phải hoàn toàn là đảng viên, nếu như vậy, Đại hội này chẳng có nghĩa gì cả, chẳng gây được tiếng vang nào, không ai thèm chú ý, trên lý thuyết thì nó chẳng hợp lý, hợp lẽ, hợp “ nguyện vọng “ chút nào thì tuyên truyền ai, vận động được ai ? Muốn có ảnh hưởng. hợp lý, đắc sách, bộ mặt của nó phải có vẻ quần chúng, đủ mọi từng lớp nhân dân tham dự. Có như vậy mới hô hào nó là một tổ chức được nhân dân quần chúng ủng hộ, mới nói nó là những nhà “ ái quốc chân chính “, mới có thể gán cho nó hằng hà sa số tên đẹp, tên hay, “ đánh trống múa lân “, “ bốc thơm “ đến tận trời mà những Me xừ ngây thơ về chính trị, nhất là nhũng người lam lũ làm ăn, cũng như những tên lưu manh trí thức hay lưu manh thành thị cứ mãi vùi đầu ăn trộm, ăn cắp để móc túi làm giàu thì biết gì, dễ “dụ” lắm.

    Đa số đại biểu được mời phải là quần chúng ngoài Đảng. Nhưng dĩ nhiên những người đó phải là những người được tuyên truyền “ giáo dục “ trước, có cảm tình với kháng chiến, có thù riêng với chế độ “ Mỹ - Diệm “ và nhất là gia đình họ có thân nhân tập kết ra Bắc, nếu không, vớ nhằm tay gián điệp nào đó, còn gì là Đại hội.

    Nghị quyết Đảng bộ đã xác định rõ vấn đề này và đưa Thọ ra trình diện trước “ quần chúng “, trước “ lịch sử “. Quần chúng, lịch sử bị bắt buộc phải chấp nhận sự có mặt của Thọ. Và dù chấp nhận hay không, Đảng cũng phải đem hết khả năng, tài hóa trang ra tô điểm để cho Thọ trở thành một vai tướng, một vai kép độc của một vở tuồng. Còn tướng hay hay tướng dở, kép độc hay tướng tồi thì đành... phó cho trời.

    Có thấy như thế, hiểu như thế ta mới thấy tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề được ghi vào nghị quyết mà tất cả mọi đảng viên đều phải triệt để chấp hành nghiêm chỉnh.

    “ Anh Hai chủ tịch xe ngựa “ đưa ra đề nghị thay đổị này toàn thể phiên họp đều đồng ý. Phe đảng viên chưa nói đã đồng rồi, cái đó rất dễ hiểu, còn phe quần chúng vì thấy ông “ Tổ “ đề nghị, ông “ Tổ “ đồng ý tự hạ bệ thì mình có nói cũng không ăn nhằm gì. Đồng ý là tốt nhất, như vậy đỡ mất thì giờ lại đắc nhân tâm.

    Thấy vấn đề trình diện Thọ và quy định thành phần Ban chỉ đạo xong xuôi một cách dễ dàng, “ anh Hai “ cười rất dễ thương, hướng về Thọ :

    - Xin mời anh Ba lên chủ tọa buổi họp.

    Thọ đứng dậy đến thay chỗ “ Hai chủ tịch “. Nhìn xấp giấy trên tay, giọng Thọ có vẻ xúc động :

    - Thưa các anh chị, tôi hết sức xúc động khi được các anh chị dành cho một cảm tình nồng hậu và sự tín nhiệm đặc biệt. So và các anh chị, tôi chỉ là kẻ đi muộn đến sau. Khả năng hiểu biết có hạn, tập tành đi vào Cách mạng thì thành tích cũng như kinh nghiệm còn thua kém các anh chị xa. Tôi chỉ mang đến đây tất cả sự tin yêu, lòng hăng hái, nhiệt thành và sự hy sinh xả thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, chống bọn xâm lược Mỹ và bè lũ Diệm-Nhu. Vì vậy trong công việc, mong được các anh chị giúp đỡ, chỉ bảo kinh nghiệm. Nếu đạt được kết quả nào đó cũng là công lao của tất cả các anh chị, của tập thề chúng ta.

    Thế là một tràng pháo tay nổ lên dòn dã, đôm đốp kéo dài. Và người vỗ tay lâu nhất, dứt sau cùng là “ anh Hai chủ tịch “. Điều đó có nghĩa là “ anh Hai “ rất hoan hô. Đảng có thể tín nhiệm được lắm. Câu nói của Thọ rất “đáng tiền”, thật không bõ cái công đề cử. Ừ, câu nói đó biểu lộ sự khiêm tốn, biết học tập rút kinh nghiệm, thấy công lao tập thể. Có như vậy, ý kiến của Đảng sau này sẽ được chấp nhận một cách dễ dàng hơn, không cần phải dùng nhiều “ nồng cốt “ để kèm cặp, không cần phải mất nhiều thì giờ tranh luận và dùng áp lực tập thể. Chỉ hơi tiếc một điều, phải Thọ phát biểu thêm một câu xác định về tư tưởng Cách mạng, động cơ thúc đẩy làm Cách mạng thì thật là toàn bích. Nhưng không sao, rồi đây được giáo dục lần về lập trường giai cấp, được học tập tư tưởng Đảng, lý luận của Đảng thì Thọ sẽ nói sau.

    Buổi họp có ba phần chính. Phần thứ nhất : Báo cáo và nhận xét công tác chuẩn bị của từng tiểu ban chuyên môn như tình hình vận động chung, công tác tổ chức, tiếp tân, công tác bảo vệ, phòng gian bảo mật. Công tác hậu cần và Dự án đại hội. Phần thứ hai : Đề án công tác tới. Phần thứ ba : Linh linh, đề nghị.

    Tình hình vận động chung trong đó có cả tình hình chính trị trong, ngoài nước, và kết quả việc vận động tham dự đại hội thuộc đủ các giới, các khu vực. Tiết mục này sẽ do “ anh Hai chủ tịch “ trình bày.

    Công tác tổ chức, tiếp tân trong đó gồm việc xây cất Hội trường, nhà khách, nhà ăn, câu lạc bộ, các bộ phận Khánh tiết, trang trí, điện ảnh, văn nghệ, Tiếp khách, đưa đón v.v… Công tác này thuộc Ban tổ chức và tiếp tân do Kiến trúc sư Huỳnh tấn Phát báo cáo.

    Công tác bảo vệ, phòng gian bảo mật gồm việc đào hầm hố chống phi pháo, kế hoạch chống biệt kích tấn công bất ngờ, việc cảnh giới vùng căn cứ và theo dõi khách, phòng gián điệp, kế hoạch di tản v.v… Việc này thuôc bộ phận quân sự an ninh do Tư Khanh trình bày.

    Công tác hậu cần là việc tổ chức bệnh xá, khám bệnh, cho thuốc, điều trị, chăm sóc, đại biểu, việc tổ chức hệ thống tiếp liệu, cung cấp thực phẩm, vật liệu ăn uống v.v…Tư Thắng phụ trách phần này.

    Còn Dự án đại hội gồm chương trình và thủ tục cần thiết như : việc chọn hiệu kỳ, quốc thiều, diễn văn khai mạc, cương lĩnh, tuyên ngôn, chính sách v.v... do Thọ báo cáo.
    Cập nhật tin tức kinh tế Việt Nam: www.facebook.com/dudoankinhte - dudoankinhte.wordpress.com
    Almost anything you do is insignificant, But it is very important that you do it. (Mahatma Gandhi)
  6. #16
    Thành viên chính thức
    Tham gia ngày
    May 2010
    Bài viết
    1,793
    Anh Hai chủ tịch xe ngựa: tướng Trần Nam Trung

    *


    Cuộc họp phải hai ngày sau mới xong. Nhiệm vụ ai nấy lo, chạy đi xuôi ngược. Riêng Thọ và Kiếm, cả hai về nhà lo việc viết diễn văn khai mạc và bản tuyên ngôn của Mặt trận, đọc vào ngày thành lập. Còn báo cáo chính trị trước đại hội thì “ anh Hai chủ tịch xe ngựa “ sẽ đảm nhiệm.

    Từ căn cứ đến khu tổ chức đại hội, cách nhau một ngày đường. Theo Phát báo cáo, công tác xây cất chỉ mới hoàn thành được phân nửa e rằng sợ không kịp ngày khai mạc. Thọ bàn với Kiếm muốn xem qua cho biết nhưng Kiếm lại ngăn. Thọ ngỡ vùng căn cứ thì yên như bàn thạch, đất của ta, trời của ta, núi rừng cây cối của ta. Ta muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, kẻ địch làm sao xâm phạm được. Kiếm thì biết quá rõ. Không nơi nào có thể gọi là bất khả xâm phạm, sống chết trong nháy mắt, lực lượng bảo vệ chỉ một dúm có nghĩa gì ? Năm ba trung đoàn, năm ba sư đoàn còn chưa ăn nhập vào đâu. Khinh địch chủ quan, thiều tinh thần cảnh giác cao độ, thất bại, thiệt hại sẽ đến ngay. Huống hồ bây giờ lỡ Thọ có việc gì thì phải hỏng hết mọi việc không ? Ngày đại hội đã đền gần. Ông trời này hết chuyện muốn rồi ư, cứ chực hòng gây khổ cho bao nhiêu người khác ?

    Nghĩ thì ngĩ vậy nhưng Kiếm đâu dám nói ra, chỉ bảo lúc này chưa thuận tiện nên chờ một dịp khác. Huống hồ công việc của Thọ, Thọ chưa làm xong. Diễn văn khai mạc đại hội là một diễn văn quan trọng. Thọ phải nắm tình hình cho thật vững, thông suốt đường lối chủ trương của Đảng, của hiện tình cách mạng, biết thật rõ những diễn biến tư tưởng của đại biểu thì Thọ mới có thể viết một bài diễn văn sâu sắc có giá trị được.

    Bây giờ, Thọ cần phải đọc, phải nghe, phải nghiên cứu ít ra là một tuần lễ mới có thể bắt tay vào việc. Rồi còn sửa tới, chỉnh lui. Nếu là Kiếm, là Phát, là “ anh Hai chủ tịch xe ngựa “ viết chỉ hai ngày là xong tất một bài diễn văn dài 15 trang đánh máy. Nhưng vì nhiều lý do, dĩ nhiên trong đó có lý do bảo vệ danh dự Thọ, không ai làm cái việc lố bịch đó, góp ý kiến thêm bớt, sửa chữa cũng đã quá nhiều lắm rồi.

    Một hôm ngồi làm việc với Kiếm, Thọ nói :

    - Anh Ba, về hệ thống hành chánh các cấp của Mặt Trận thì sao, tôi nghĩ thấy vấn đề này hơi khó...

    - Nghĩa là quy chế tổ chức, thành lập, điều hành từ Trung ương đến các tỉnh, quận, xã.

    - Phải !

    Kiếm mím môi, sờ cằm, xoa đi xoa lại mấy cọng râu thưa, đắn đo suy nghĩ. Đắn đo, không phải Kiếm không biết, không hiểu hay chưa có ý kiến gì về vấn đề này. Ngược lại Kiếm hiểu rất rõ, biết từng chi tiết nữa kia. Trong phiên họp Đảng bộ, Kiếm đã đọc tới đọc lui cũng như đã thảo luận rất nhiều. Ngay trong “ xắc cốt “ của Kiếm còn giữ một bản để lưu làm tài liệu. Nhưng nói cho Thọ nghe, trình bày cho Thọ biết dưới hình thức nào để Thọ dễ chấp nhận, là vấn đề cần suy nghĩ, đắn đo.

    Trong phiên họp Ban Vận động vừa qua, Kiếm nhận phần soạn thảo bản Tuyên ngôn và Qui chế tổ chức. Kiếm nhận phần này vì Đảng bộ đã phân công, chỉ định trước, cho nên trong phiên họp Ban Vận động Kiếm phải “ xung phong trước “ giành cho được nhiệm vụ này. Kiếm sẽ theo tinh thần Bản quyết nghị, lấy cái “ sườn “ của Đảng bộ mà xào nấu thêm gia vị để biến chất Đảng trở thành món ăn nhân dân quần chúng.

    Dùng kế hoãn binh. Kiếm hỏi ngược lại :

    - Theo ý kiến anh thì sao ?

    - Thì cũng thành lập Mặt Trận cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Mỗi nơi nó cũng có những Ban chuyên môn trực thuộc và hệ thống liên lạc chỉ đạo công tác hành chánh theo hệ thống dọc, xã lên quận, quận lên tỉnh, tỉnh lên Trung ương. Trên nguyên tắc thì như vậy, còn quy định thành phần, cách thức tổ chức, trách nhiệm của từng cấp tôi chưa có ý kiến gì rõ ràng lắm.

    - Theo tôi, Kiếm nói, trên quan điểm cách mạng, ta không chấp nhận chính quyền Mỹ Diệm là chính quyền dại diện cho nhân dân miền Nam thì ta phải xem Mặt Trận là chính quyền hợp lý và duy nhất... Hiện tại, ta chưa là chính quyền hợp pháp được mọi người và thế giới công nhận, cho nên ngoài việc đấu tranh võ trang, ta còn phải đấu tranh chính trị. Chánh trị và võ trang phải đi song song với nhau, cái này hỗ trợ, bổ sung cho cái kia. Vì thế, thắng lợi, có quật ngã được đối phương, bắt buộc mọi người phải xem ta là chính quyền hợp pháp. Trên lý thuyết, trên tinh thần, ta phải xem ta là chính quyền và bọn Diệm Nhu là ngụy quyền. Có ý thức được quan điểm đó, ta nói nhân dân là của ta, do ta kiểm soát, hệ thống hành chánh từ xã lên đến Trung ương là hệ thống Mặt Trận, thực thi chánh sách đường lối Mặt Trận. Quan điểm của ta là vậy, còn vấn đề tổ chức và thi hành chính sách đường lối Mặt Trận, vấn đề này khó đấy. Phải tiến hành từ từ theo từng giai đoạn một, tùy theo từng địa phương, tuỳ theo tình hình thắng lợi chung cả 3 phương diện chính trị, quân sự, kinh tế trong và ngoài nước mà hành động cho nó hợp lý, hợp lẽ, phù hợp với tình huống. Trong hiện tại ta coi như ta chưa có gì cả, ta phải dựa vào khối nhân dân quần chúng công nông, tranh thủ, vận động họ theo về với ta, lấy khối quần chúng đông đảo 95% dân số đó làm lực lượng hậu thuẫn. Việc này đã làm và đang làm, kết quả hết sức khả quan do Đảng tổ chức, điều khiển và lãnh đạo. Có thể nói mỗi xã đều có một chi bộ, huyện có huyện ủy, tỉnh có tỉnh ủy. Những người có khả năng lãnh đạo, tổ chức và nhất là trung thành với cách mạng không ai khác hơn là chi ủy, huyện ủy, tỉnh
    ủy, khu ủy. Anh đồng ý với tôi điểm này chứ ?

    Thọ lặng lẽ, gật đầu. Kiếm nói tiếp :

    - Theo ý kiến tôi, trước tình hình và giai đoạn này, công việc Mặt Trận phải do các cấp ủy Đảng ở địa phương đảm trách. Như Mặt Trận xã do chi ủy xã lãnh đạo, huyện do huyện ủy lãnh đạo, tỉnh do tỉnh ủy lãnh đạo, khu do khu ủy lãnh đạo. Đảng là nòng cốt lãnh đạo Mặt Trận đi theo đúng đường lối Cách mạng. Ở mỗi cấp có thể mời thêm vài quần chúng tốt có cảm tình tham gia vào Ban chỉ đạo Mặt Trận ở cấp đó. Riêng xã, huyện là cấp cơ sở, thực thi chính sách không cần phải bầu cử, họp đại hội nhân dân làm gì, chứ cấp tỉnh cấp khu phải tổ chức đại hội, mời đại biểu của mọi từng lớp tham gia. ảnh hưởng nó mới to lớn. Dĩ nhiên Ban tổ chức đại hội, lãnh đạo đại hội là cấp ủy của Đảng bộ ở đó để chịu trách nhiệm. Anh thấy có trở ngại gì không ?

    Thọ không trả lời ngay, hỏi Kiếm :

    - Vấn đề này ta có báo cáo trước Đại hội thành lập Mặt Trận Trung ương tới đây không ?

    Kiếm cười :

    - Không ! Vấn đề này là vấn đề nội bộ. Phải giữ bí mật chứ ! Ta chỉ báo về hình thức tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến xã thôi. Nghĩa là cấp tỉnh vận động tổ chức thành lập Mặt Trận cho cấp Huyện, cấp Huyện chịu trách nhiệm thành lập cấp xã và gửi báo cáo về Trung ương. Còn vấn đề tổ chức thế nào, cách thức ra sao, lãnh đạo thế nào cái đó thuộc về vấn đề kỹ thuật, vấn đề chuyên môn của nội bộ, không đá động đến.
    Cập nhật tin tức kinh tế Việt Nam: www.facebook.com/dudoankinhte - dudoankinhte.wordpress.com
    Almost anything you do is insignificant, But it is very important that you do it. (Mahatma Gandhi)
  7. #17
    Thành viên chính thức
    Tham gia ngày
    May 2010
    Bài viết
    1,793
    Thọ thở phào một tiếng. Hai tay chống cằm, mắt lim dim ngó ra sân, trán hơi nhăn lại.

    Bỗng chuông điện thoại trên bàn reo vang. Thuận tay, Kiếm xách ống nghe đặt vào tai :

    - Có, có ! Tôi, Kiếm đây !... À, tốt quá ! Tất cả đều mạnh khỏe hả ? Chúng tôi ra ngay. Cảm ơn đồng chí !

    Buông ống nói xuống. Kiếm reo lên :

    - Anh Ba ! Báo anh tin mừng, chị và các cháu đã đến, mạnh khỏe cả !

    Thọ nhổm dậy. toét miệng cười :

    - Nhà tôi và mấy cháu đến à ?

    - Dạ, bây giờ chị và các cháu đang ngồi nghỉ chân, uống nước ngoài phòng thường trực. Các đồng chí cảnh vệ vừa điện thoại cho biết. Anh sửa soạn để chúng mình cùng ra đón chị.

    Và chuông điện thoại lại reo dòn dã. Thọ nhấc điện thoại lên :

    - A lô ! Tôi đây ! Anh Hai hả anh Hai ?.. Dạ.. dạ… Thưa anh tôi cũng vừa được điện thoại của mấy anh em ngoài thường trực báo cho biết..., Dạ ! cảm ơn anh Hai.

    Thọ đặt ống nói xuống giá :

    - Anh Hai cũng vừa điện thoại báo tin và chia mừng đấy anh Ba. Kể ra anh Hai hay tin cũng nhanh. Hay thật !

    Kiếm cười, muốn nói một câu :

    - Anh được tin chậm đấy, anh Hai còn biết trước anh nữa kia, nhưng Kiếm kịp ngưng lại. Kiếm cài lại cúc áo, dẹp giấy tờ vào “ xắc cốt “. Thọ cho giấy tờ vào ngăn kéo :

    - Thôi, anh Ba ở nhà, một mình tôi đi được rồi, phiền anh quá !

    - Ồ ! Chẳng có gì đâu. Tôi cùng đi với anh cho vui.

    Kiểm đẩy xe đạp ra đường trước, nhìn sang nhà bác sĩ Phùng văn Cung, thấy hai ông bà đang ngồi uống nước nói chuyện với Trần bạch Đằng và chị Ba Tú, Kiếm nói to lên :

    - Có chị Ba Thọ và mấy cháu vừa lên tới ở phòng thường trực. Tôi với anh Ba đi đón đây.

    Vậy là cả bốn người cùng ra khỏi nhà. Thấy Thọ và đồng chí cần vụ riêng của Thọ đẩy xe, súng các bin quàng qua cổ, đi ra vừa tới đường, Ba Tú lên tiếng trước :

    - Chị Ba lên hả anh Ba ?

    - Dạ !

    - Xin chia mừng với anh !

    Vợ chồng Cung và Đằng cũng rối rít chia mừng. Đằng nói :

    - Cho tôi đi đón chị với !

    Thêm Ba Tú :

    - Tôi nữa !

    Cả đoàn năm người, năm chiếc xe đạp do anh cần vụ dẫn đầu phây phây chạy ra phòng thường trực.
    Đêm hôm đó, một cuộc tiếp tân ở nhà Thọ xảy ra và kéo dài đến 10 giờ đêm mới chấm dứt. Và Kiếm cũng vác đồ đạc tản cư nơi khác vì bây giờ Thọ đã có người “ nói chuyện cho vui “ và nhất là về phép lịch sự, Kiếm không thể ở như vậy được.

    Vợ Thọ đến, dĩ nhiên thường vụ Đảng bộ phải hội ý để giải quyết vấn đề gia đình cho Thọ yên tâm. Về phía vợ Thọ việc này không khó. Hai giải pháp trước kia : hoặc là sống chung với Thọ tại chiến khu, hoặc là sang Nam Vang ở để vấn đề an ninh được bảo đảm hơn. Nhưng theo thói thường mà xét thì chiều hướng sống chung với Thọ ở chiến khu có lý hơn. Còn con của Thọ, sau một thời gian ngắn sống chung dĩ nhiên phải giải quyết vấn đề học hành, tương lai mai hậu cho nó để cha mẹ nó yên tâm.

    Mặt khác, sau này nó còn là người đóng góp công sức vào cuộc cách mạng và còn thể hiện được chính sách của Mặt Trận để tuyên truyền. Như vậy, con của Thọ sẽ được gửi ra miền Bắc, ra Hànội vào học trường Miền Nam.

    *

    Việc chuẩn bị cho Đại hội thành lập Mặt Trận xem như hoàn tất trước hạn định. Đến chiều tối ngày 18-12-60, số đại biểu ở các nơi về tham dự chỉ non trăm người, tức không đầy một phần ba số đại biểu dự định. Nhưng với số đại biểu non trăm người đó, hai phần ba đều là các bí thư tỉnh ủy, khu ủy viên hoặc các cấp ủy khác của các nơi từ Quảng trị đến Cà mau. Một phần ba còn lại trong số đó có cả Việt kiều ở Miên, ở Lào, ở Thái về, nhưng xem kỹ lại thì đó là cán bộ miền Bắc đến hoạt động công tác cơ sở ngoại kiều. Còn lại bao nhiêu, hầu hết là những người kháng chiến cũ.

    Kỳ hạn đến, số đại biểu chưa đạt phân nửa yêu cầu, làm Thường vụ Trung ương Cục đâm ra bối rối, chưa biết phải quyết định ra sao ? Cứ họp hay nên dời lại vài ngày, hy vọng số đến trễ có thể đông thêm. Phe thì tán thành dời lại ít hôm, phe thì cương quyết họp, thi hành đúng theo nghị quyết Đảng bộ.

     Nhưng trên thực tế lại khác. Sau Hiệp định Genève, Pháp vẫn còn cài lại hàng mấy trung đoàn Biệt động quân để hoạt động phá hoại và một số tổ chức bí mật khác, làm chính quyền miền Bắc mất ăn mất ngủ mấy năm liền. Chính quyền miền Bắc phải áp dụng tất cả mọi biện pháp như kiểm tra nhân khẩu, phân phối thực phẩm theo phiếu kíểm tra, kiểm tra thành phần, cưỡng bách lao động, cưỡng bách vào đoàn thể, phát triển màn lưới công an nhân dân và triệt để đàn áp, thanh trừng mọi thành phần trung, phú nông, địa chủ, tiểu tư sản, trí thức tư sản v.v... thực hiện chế độ vô sản chuyên chính mới phục hồi lại sự an ninh, kiểm soát chặt chẽ như ngày nay.

    Ở miền Nam, việc cài lại các lực lượng quân sự, bán quân sự hay những tổ chức chính trị được tổ chức chu đáo, có hệ thống, có kế hoạch quy mô hơn nhiều. Hệ thống đó tổ chức từ xã lên huyện, lên tỉnh, lên khu đến Trung ương, và từ Trung ương đến Hà-nội. Riêng về các lực lượng quân sự, bán quân sự tuy cài lại nhưng trong giai đoạn đầu chỉ làm công tác chính trị, dân vận xây dựng cơ sở quần chúng. Súng ống, vũ khí đạn dược đem chôn dấu chờ khi có lệnh mới. Chính quyền miền Nam cũng biết rõ như vậy, nên giống như Hà-nội, Sàigòn cũng áp dụng mọi biện pháp để thanh toán cho kỳ hết những lực lượng, những tổ chức này. Nhưng chính quyền Diệm Nhu giao trọng trách gần như hoàn toàn cho Công an Cảnh sát, mật vụ mà nhẹ về chính trị cũng như giáo dục. Cho nên vào những năm cực thịnh của chính quyền Diệm Nhu (1957-1958) nhìn chung thì thấy hầu như mọi cơ sở của Cộng sản để lại Miền Nam đều tan vỡ hết. Thực sự mọi hoạt động của họ không phải tan vỡ hoàn toàn mà chỉ rút lui triệt để vào bí mật, tạm thời ngưng hoạt động để gầy dựng lại cơ sở đó thôi.

    “Đồng chí Trường Sơn” kiểm điểm lại tình hình đó để nhắc lại việc dù sự có mặt của Ủy hội Quốc tế chỉ là một trò chơi vô thưởng vô phạt. Nhưng dù khinh thường hay không khinh thường Hiệp định Genève, về mặt pháp lý và công luận thế giới không thể xem thường, không thể vi phạm Hiệp định một cách trắng trợn, công khai thế nào cũng được. Bây giờ muốn phát động lại phong trào đấu tranh vũ trang tại Miền Nam thì về mặt pháp lý, muốn cho danh chánh ngôn thuận, cũng như che dấu được sự chỉ đạo chiến tranh của Miền Bắc và tất cả cơ cấu tổ chức của Miền Nam “ không do Miền Bắc điều khiển “ thì phải tạo cho nó một bộ mặt có vẻ Nhân dân quần chúng đặc hiệu Miền Nam, với những nhân vật miền Nam “ ngây thơ “ và có vẻ “ ô hợp “ mới có thể lường gạt được pháp lý và công luận thế giới. Vì những lý do đó, cần phải công bố gấp cái “ Mặt trận “ mà Đảng đã tạo nên.

    Giai đoạn hiện tại là giai đoạn khởi đầu của cuộc chiến tranh đặc biệt, lấy vũ trang làm hậu thuẩn cho việc xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở Đảng, lấy chiến thuật du kích làm căn bản, phá hoại, khuấy rối, lật đổ chính quyền các cấp của địch để làm nền tảng cho Cách mạng, phô trương thanh thế Cách mạng, hạ uy thế địch để buộc địch và thế giới chấp nhận sự có mặt của cuộc cách mạng do “ Mặt trận Giải phóng “ lãnh đạo (chứ không phải do Đảng Lao động, do Hànội !) Sau đó củng cố cơ sở, phát triển du kích tiến lên chủ lực chính quy, tiêu hao rồi tiêu diệt sinh lực địch, chuẩn bị tổng công kích cướp chính quyền trên tay địch.

    Vì những lý do ảnh hưởng về chính trị cũng như pháp lý không thể chối bỏ được của hiệp đinh Genève, những nhân vật của Đảng, của Miền Bắc không thể có mặt một cách công khai, mà phải hết sức bí mật.

    “ Đồng chí Trường Sơn “ giải thích về trường hợp của mình :

    - Như trường hợp tôi, các đồng chí thấy đấy. Phải tuyệt đồi giữ bí mật, phải hết sức cảnh giác. Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao độ mới bảo vệ được thực lực của Đảng. Từ nay các đồng chí chỉ biết Bí danh tôi là Trường Sơn, tên bên ngoài để gọi, để xưng hô. giới thiệu với mọi người là Sáu Vi. Cái tên Nguyễn chí Thanh xem như là quá khứ, không thuộc về hôm nay nữa.

    Vậy là kể từ đó mọi người chỉ biết có anh Sáu Vi, tức Trường Sơn qua những Báo cáo đảng, qua những bài Bình luận trên tờ báo của Đảng ( “ Tiền Phong “ ), của quân đội ( “ Quân Giải Phóng “), của Mặt trận (“ Giải phóng “, “ Cứu quốc “) được phát hành toàn Miền. Đôi khi để thay đổi không khí, bút hiệu Trường Sơn trên báo còn được thêm vào hai chữ “ Hạ sĩ “ tức Hạ sĩ Trường Son cho nó có vẻ văn nghệ đôi chút.

    Về trường hợp của 4 tướng Trần Lương, Trần văn Trà, Lê trọng Tấn và Trần Độ, anh Sáu Vi cho biết thêm là cũng vì lý do chính trị và nguyên tắc cảnh giác Cách mạng, nên các đồng chí đó chưa thể vào Nam ngay được. Danh sách của các ủy viên trong Mặt trận vẫn không thay đổi chỉ trừ ủy viên Quân sự, trước đây chỉ định Trần công Khanh nhưng bây giờ, vào phút chót Bộ chính trị chỉ định Trần Lương thay vào đó dưới cái tên mới Trần nam Trung. Vì vậy ngày mai, Trần công Khanh sẽ thay mặt cho ủy viên quân sự Trần nam Trung báo cáo về tình hình quân sự trước đại hội. Bởi nhu cầu hiện tại đòi hỏi, đồng chí Trần công Khanh chỉ là đại tá, không thể đảm trách nổi công tác quân sự trước mắt.

No comments: