HO CHI MINH A LIFE
WILLIAM DUIKER
Trong một cuộc hội nghị tháng 11, TW đã ra nghị quyết hy vọng là Pháp có thể dành độc lập cho Đông dương để đổi lấy những lợi ích kinh tế. Paris thì lại nghĩ khác và không muốn đàm phán gì trước khi chủ quyền của Pháp được phục hồi. Cuối tháng 9, De Gaul điện cho Leclerc “Việc của ngài là khôi phục lại sự cai trị của Pháp và tôi rất lấy làm tiếc là ngài vẫn chưa làm điều đó” . Trong khi đó, Leo Pignon và Alessandri lại coi Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh, tin cậy và đáng đàm phán. Cedile cũng điện từ Sài gòn cho rằng có nhiều phần tử ôn hoà trong chính phủ và nên đàm phán. Ngày 10/10 Paris điện cho Alessandri đề nghị thương lượng với Hà nội về các vấn đề trên toàn Đông dương. Hai ngày trước đó, Jean Sainteny trở lại Việt nam với tư cách đại diện toàn quyền cho Pháp tại Bắc bộ và Bắc Trung bộ, sau chuyến đi sang Ân độ thăm tướng D’Argenlieu để xin từ chức vì bất mãn, bị từ chối.
Sainteny ở trong toà nhà Ngân hàng Đông dương. Sainteny gặp Hồ Chí Minh
lần đầu tiên vào giữa tháng 10 cùng với một quan chức thực dân cũ là
Pignon. Hồ đi cùng với bộ trưởng văn hoá Hoàng Minh Giám. Mặc dù là
người đàm phán cứng rắn và yêu nước Pháp, Sainteny rất kính trọng Hồ và tự đáy lòng, ông này cảm thấy Hồ thân Pháp.
Nhiệm vụ của Saiteny là thuyết phục để Hồ đồng ý cho quân Pháp quay trở
lại Bắc bộ, đổi lấy việc Pháp sẽ thương lượng để đuổi Tưởng đi. Tại lúc
đó, tướng Leclerc đang có 8000 quân ở Nam bộ từ Sư đoàn số 2 đã nổi
tiếng trong chiến dịch Normandy. Pháp không dễ dàng tràn vào bằng vũ lực
bởi ngoại trừ sự chống đối của Việt minh, còn có hơn 30000 quân Tưởng
đang thong thả “giải giáp” quân Nhật. Sainteny đã cảnh báo chính phủ
Pháp “tuyệt đối chưa dùng vũ lực, vì sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ”.
Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã thành thật thú nhận là ông không yêu cầu độc
lập ngay lập tức. Ông đồng ý để Pháp quay lại với một chân trong liên
hiệp Pháp nếu Pháp đồng ý độc lập trong vài năm tới. Nhưng mọi việc
không dễ dàng, rắc rối đầu tiên là câu chữ, Hồ đề nghị phải dùng chữ
“Independence” trong văn bản cuối cùng, trong khi đó De Gaul không chịu
chấp nhận. Leclerc, sau khi đi thăm tướng Mountbatten về, định hoà giải
bằng cách đề nghị Paris có một thể chế phù hợp cho Đông dương sau chiến
tranh ( ông này dùng chữ “Autonomie”), liền bị De Gaul chửi mắng thậm tệ
“Nếu tôi mà nghe mấy thứ nhảm nhí này thì đế quốc Pháp đã tiêu vong lâu
rồi. Hãy đọc thật kỹ câu chữ trong tuyên bố tháng 3 của Pháp về Đông
dương”.
Vấn đề gây tranh cãi thứ hai là quy chế của Nam bộ, Hồ Chí Minh muốn gộp
chung cả vào đàm phán nhưng Saiteny cho rằng dân chúng ở thuộc địa cũ
của Pháp này phải được tự do lựa chọn thể chế cho mình. Cả hai tranh cãi
liên miên mấy tuần liền trong căn phòng mịt mù khói thuốc. Sainteny hút
tẩu sang trọng, còn Hồ hút đủ thứ thuốc Tàu, Mỹ và Gaulois Pháp. Thỉnh
thoảng Hồ xin nghỉ để hội ý với chính phủ mình, hoặc xin ý kiến “Cố vấn”
Vĩnh Thuỵ.
Thái độ của Hồ Chí Minh với Bảo đại làm Sainteny và nhiều người khác
ngạc nhiên. Hồ bao giờ cũng tỏ ra rất lễ phép. Hồ còn mắng cán bộ của
mình đã gọi là “ông cố vấn” mà không phải là “thưa Ngài”. Có lần Hồ còn
đề nghị Bảo đại làm người đứng đầu nhà nước trong tương lai. Như cố vấn
tối cao, Bảo Đại dự tất cả các cuộc họp chính phủ và cảm thấy như ở nhà,
kể cả trong quan hệ với những kẻ cứng rắn như bộ trưởng tuyên truyền
Trần Huy Liệu, trước đây đa số thời gian là sống ở Nga hoặc trong tù.
Thoạt tiên Bảo Đại có cảm tình với Hồ so với mấy tay đối lập bám đít
Tưởng. Ông chủ tịch yếu đuối và mềm dẻo này , thích nói chuyện văn thơ
hơn chính trị và có vẻ giống một nhà nho hay thầy đồ hơn là điệp viên
của Quốc Tế Cộng Sản hay chủ tịch nước. Dần dần Bảo Đại cũng nhận ra bộ
mặt thật của Hồ và chính phủ. Khi nghe tin Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi
bị bắt, Bảo Đại đã phản đối và đề nghị thả. Hồ ậm ừ nói rằng nhân dân sẽ
không hiểu (hai ông này đều bị thủ tiêu). Khi xung đột giữa các phe
phái tăng cao, Bảo Đại được cử đi Thanh hoá lánh nạn. Trở về, ông được
bầu vào đại biểu quốc hội và thỉnh thoảng theo Hồ đi thăm thú để nhân
dân thấy rằng ông vẫn còn sống.
Trong những tuần đầu 1946, dưới vỏ bọc của chính phủ liên hiệp mới, Hồ
Chí Minh nối lại các cuộc thương lượng với Sainteny. Cũng quãng thời
gian đó, Kenneth Landon, chuyên gia về các vấn đề châu á của vụ Đông Nam
Á Bộ ngoại giao Mỹ đến Hà nội để tìm hiểu tình hình. Sainteny hứa với
Landon rằng chính phủ Pháp sẽ tìm cách hoà giải với Việt nam. Nhưng Hồ
lại không lạc quan khi trao đổi riêng với Landon. Hồ nghi ngờ sự thành
thật của chính phủ Pháp và khẳng định quyết tâm sắt đá của Việt Nam
giành lại độc lập. Hồ nhờ Landon chuyển bức thư cho tổng thống Truman
kêu gọi Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt nam, trong
bối cảnh Mỹ đang chuẩn bị trao trả lại độc lập cho Philippines.
Những nghi ngờ của Hồ đối với Pháp xem ra là có cơ sở. Tại Paris, bộ ngoại giao Pháp thông báo cho đại sứ Mỹ Jefferson Caffery rằng Pháp sẽ “thoáng” trong đàm phán, tuy nhiên vấn đề độc lập hoàn toàn của Việt nam chưa được xét đến lúc này. Trong báo cáo sau đó cho Washington, Caffery nhận xét: chính sách về Đông dương của chính phủ Pháp đang bị một số viên tướng thủ cựu lũng đoạn.
Tuy nhiên tình hình biến chuyển theo chiều hướng có lợi cho đàm phán. Paris cần một số tiến bộ tại Hà nội để hỗ trợ cho cuộc đàm phán với Tưởng ở Trùng khánh về việc quân Pháp sẽ thay thế quân Tưởng ở Bắc bộ. Chính phủ xã hội mới của Felix Guin thay thế De Gaul cũng tỏ ra mềm mỏng hơn. D’Arengenlieu quay về Pháp để xin ý kiến chính phủ mới, không quên dặn Leclerc chưa vội nhượng bộ với chữ “Independence”. Ngày 14/2,Leclerc điện về Paris “đang có cơ hội để chính phủ Pháp ra tuyên bố ủng hộ việc dùng chữ Độc lập cho toàn Đông dương, nhưng có giới hạn, trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp”. Đáng tiếc là D’Argenlieu, một người bảo thủ được mệnh danh là “bộ óc thông minh nhất của thế kỷ 12” đã không chấp nhận ý tưởng này.Trước khi từ chức, De Gaul cũng cử bộ trưởng Max Andre sang thăm dò thái độ của Hồ. Theo Pháp, Hồ sẵn sàng chấp nhận sự quay lại của Pháp với một số điều kiện.
Mặt khác, Hồ phải đối diện với nhiều sức ép bên trong về việc không được nhượng bộ Pháp. Báo chí đối lập ra sức đả kích vụ Hồ đàm phán với Pháp, đòi giải tán chính phủ “của bọn phản bội” đang bán đứng quyền lợi dân tộc cho Pháp. Hồ càng khó thoả hiệp trong bối cảnh Pháp càng ngày càng đẩy mạnh chiến tranh tại phía Nam. Tháng 11/1945, mặc dù bị Việt Minh bao vây, Pháp vẫn chiếm thành phố nghỉ mát Nha trang. Vài tuần sau, quân của tướng Alessandri vượt biên giới tại Lai châu, bắt đầu chiến dịch đóng cửa biên giới, cắt đứt liên hệ của Việt Minh với Nam Trung hoa. Khoảng giữa tháng 2/46 Pháp cảnh báo Việt Nam phải thoả hiệp nhanh vì hiệp định Hoa-Pháp sắp được ký. 18/2, Sainteny điện về Paris thông báo Hồ đã nhượng bộ không dùng chữ “Independence” mà chỉ cần Pháp “công nhận những nguyên tắc tự trị của Việt nam, trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp”. D’Argenlieu đồng ý trên nguyên tắc.
Ngày 20/2, hãng Reuters công bố những điều khoản của hiệp định Trùng khánh sắp được ký kết, cho phép quân Pháp vào thay thế quân Tưởng. Paris cũng lệnh cho Leclerc chuẩn bị đổ bộ ra Hải phòng. Hà nội rối loạn. Những phần tử đối lập, vốn đang tức việc Hồ đàm phán với Pháp, kêu gọi tổng bãi công và đòi Hồ từ chức, lập chính phủ mới do “Công dân” Vĩnh Thuỵ đứng đầu. Hai bên đã đụng độ ở khu vực quanh hồ Hoàn kiếm. Ngày 22/2, Hồ trả lời phỏng vấn, không bình luận về tin đồn về hiệp định Hoa-Việt. Trên thực tế, chính phủ tích cực chuẩn bị chiến tranh, thành lập thêm các đơn vị dân quân tự vệ, bắt đầu sơ tán trẻ em và người già khỏi thành phố.
Sainteny, đã đồng ý với nguyên tắc tự trị của Việt Nam (nhưng không nhắc đến từ độc lập), lại nêu yêu cầu mới, đòi hỏi chính phủ Việt nam phải có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân chúng mới có thể đứng ra ký hiệp định. Hồ cũng chỉ đạo đẩy nhanh kỳ hạn họp quốc hội lần thứ nhất mới được bầu tháng giêng, lập ra chính phủ liên hiệp. Nhưng Việt quốc được Tưởng ủng hộ, kiên quyết đòi đa số trong chính phủ. Có vẻ như có lúc Hồ đã mất hy vọng. Theo Bảo đại, sáng 23/2, Hồ bất thình ***h đến thăm và đề nghị Bảo đại ra nắm quyền.
“Thưa ngài, tôi không biết làm gì hơn. Tình hình căng thẳng. Tôi hiểu rõ người Pháp không muốn nói chuyện với tôi. Tôi không thuyết phục được đồng minh ủng hộ. Cả thế giới bảo tôi đỏ quá. Tôi đề nghị ngài hy sinh một lần nữa và ra nắm chính quyền”.
Những nghi ngờ của Hồ đối với Pháp xem ra là có cơ sở. Tại Paris, bộ ngoại giao Pháp thông báo cho đại sứ Mỹ Jefferson Caffery rằng Pháp sẽ “thoáng” trong đàm phán, tuy nhiên vấn đề độc lập hoàn toàn của Việt nam chưa được xét đến lúc này. Trong báo cáo sau đó cho Washington, Caffery nhận xét: chính sách về Đông dương của chính phủ Pháp đang bị một số viên tướng thủ cựu lũng đoạn.
Tuy nhiên tình hình biến chuyển theo chiều hướng có lợi cho đàm phán. Paris cần một số tiến bộ tại Hà nội để hỗ trợ cho cuộc đàm phán với Tưởng ở Trùng khánh về việc quân Pháp sẽ thay thế quân Tưởng ở Bắc bộ. Chính phủ xã hội mới của Felix Guin thay thế De Gaul cũng tỏ ra mềm mỏng hơn. D’Arengenlieu quay về Pháp để xin ý kiến chính phủ mới, không quên dặn Leclerc chưa vội nhượng bộ với chữ “Independence”. Ngày 14/2,Leclerc điện về Paris “đang có cơ hội để chính phủ Pháp ra tuyên bố ủng hộ việc dùng chữ Độc lập cho toàn Đông dương, nhưng có giới hạn, trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp”. Đáng tiếc là D’Argenlieu, một người bảo thủ được mệnh danh là “bộ óc thông minh nhất của thế kỷ 12” đã không chấp nhận ý tưởng này.Trước khi từ chức, De Gaul cũng cử bộ trưởng Max Andre sang thăm dò thái độ của Hồ. Theo Pháp, Hồ sẵn sàng chấp nhận sự quay lại của Pháp với một số điều kiện.
Mặt khác, Hồ phải đối diện với nhiều sức ép bên trong về việc không được nhượng bộ Pháp. Báo chí đối lập ra sức đả kích vụ Hồ đàm phán với Pháp, đòi giải tán chính phủ “của bọn phản bội” đang bán đứng quyền lợi dân tộc cho Pháp. Hồ càng khó thoả hiệp trong bối cảnh Pháp càng ngày càng đẩy mạnh chiến tranh tại phía Nam. Tháng 11/1945, mặc dù bị Việt Minh bao vây, Pháp vẫn chiếm thành phố nghỉ mát Nha trang. Vài tuần sau, quân của tướng Alessandri vượt biên giới tại Lai châu, bắt đầu chiến dịch đóng cửa biên giới, cắt đứt liên hệ của Việt Minh với Nam Trung hoa. Khoảng giữa tháng 2/46 Pháp cảnh báo Việt Nam phải thoả hiệp nhanh vì hiệp định Hoa-Pháp sắp được ký. 18/2, Sainteny điện về Paris thông báo Hồ đã nhượng bộ không dùng chữ “Independence” mà chỉ cần Pháp “công nhận những nguyên tắc tự trị của Việt nam, trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp”. D’Argenlieu đồng ý trên nguyên tắc.
Ngày 20/2, hãng Reuters công bố những điều khoản của hiệp định Trùng khánh sắp được ký kết, cho phép quân Pháp vào thay thế quân Tưởng. Paris cũng lệnh cho Leclerc chuẩn bị đổ bộ ra Hải phòng. Hà nội rối loạn. Những phần tử đối lập, vốn đang tức việc Hồ đàm phán với Pháp, kêu gọi tổng bãi công và đòi Hồ từ chức, lập chính phủ mới do “Công dân” Vĩnh Thuỵ đứng đầu. Hai bên đã đụng độ ở khu vực quanh hồ Hoàn kiếm. Ngày 22/2, Hồ trả lời phỏng vấn, không bình luận về tin đồn về hiệp định Hoa-Việt. Trên thực tế, chính phủ tích cực chuẩn bị chiến tranh, thành lập thêm các đơn vị dân quân tự vệ, bắt đầu sơ tán trẻ em và người già khỏi thành phố.
Sainteny, đã đồng ý với nguyên tắc tự trị của Việt Nam (nhưng không nhắc đến từ độc lập), lại nêu yêu cầu mới, đòi hỏi chính phủ Việt nam phải có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân chúng mới có thể đứng ra ký hiệp định. Hồ cũng chỉ đạo đẩy nhanh kỳ hạn họp quốc hội lần thứ nhất mới được bầu tháng giêng, lập ra chính phủ liên hiệp. Nhưng Việt quốc được Tưởng ủng hộ, kiên quyết đòi đa số trong chính phủ. Có vẻ như có lúc Hồ đã mất hy vọng. Theo Bảo đại, sáng 23/2, Hồ bất thình ***h đến thăm và đề nghị Bảo đại ra nắm quyền.
“Thưa ngài, tôi không biết làm gì hơn. Tình hình căng thẳng. Tôi hiểu rõ người Pháp không muốn nói chuyện với tôi. Tôi không thuyết phục được đồng minh ủng hộ. Cả thế giới bảo tôi đỏ quá. Tôi đề nghị ngài hy sinh một lần nữa và ra nắm chính quyền”.
Bảo Đại từ chối, nhưng sau khi tham khảo ý kiến các cố vấn đã nhận lời.
Nhưng Hồ Chí Minh lại đổi ý. Chiều đó, Hồ gặp lại Bảo Đại
“Thưa ngài, hãy quên những điều tôi nói lúc sáng. Tôi không có quyền từ bỏ những trách nhiệm của mình lúc khó khăn. Trả lại quyền lực cho ngài là sự hèn nhát của tôi. Xin ngài hãy tha lỗi cho phút yếu mềm và ý định chuyển gánh nặng trách nhiệm cho ngài. Tôi có kế hoạch từ chức chẳng qua vì sự chống đối quyết liệt của phe đối lập với hiệp định mà tôi đang thảo luận với Pháp.”
Cái gì đã làm Hồ thay đổi ý định? Chỉ biết là ngày hôm sau, thấy các bên thông báo là đã thoả thuận được thành phần chính phủ liên hiệp. Hai bộ quan trọng nhất là Nội vụ và Quốc phòng được trao cho các phần tử trung lập. Việt minh và các đảng khác chia nhau 8 ghế còn lại. Theo Võ Nguyên Giáp, Hồ đã nhờ Tiêu Văn, vốn rất ghét Pháp, thuyết phục phe đối lập thoả hiệp để có thể thành lập chính phủ chống Pháp.
D’Argenlieu quay lại Sài gòn ngày 27/2. Cùng ngày, ông đồng ý bản hiệp định khung do Sainteny đề nghị, công nhận Việt nam là “Nhà nước tự do, có quốc hội, quân đội và tài chính riêng” nhưng không chấp nhận quyền tự trị của Việt Nam trong đối ngoại cũng như sự thống nhất về chính trị và lãnh thổ giữa 3 miền. Tuy nhiên vấn đề thống nhất có thể giải quyết thông qua trưng cầu ý dân. Cùng ngày tại Trùng khánh, Pháp đồng ý bỏ yêu cầu về các lãnh thổ hải ngoại tại Quảng châu và Thượng hải và sẵn sàng ký hiệp định Hoa Việt. Tất cả đã sẵn sàng để quân Pháp quay trở lại Bắc bộ. Paris tức tốc điện cho Leclerc: “Hãy giương buồm lên”
Ngày 2/3, Quốc hội họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn. Cả toà nhà tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Hơn 300 đại biểu, khách mời và phóng viên tham dự. Trong bộ quần áo kaki nổi tiếng Hồ Chí MInh bước lên diễn đàn đề nghị quốc hội chấp nhận 70 đại biểu của Việt quốc và Đồng Minh Hội đang phải đợi ở phòng chờ. Sau khi được chấp nhận, Hồ tuyên bố khai mạc quốc hội đại diện cho toàn thể dân tộc Việt nam và đại diện cho chính phủ liên hiệp lâm thời xin từ chức. Quốc hội đã nhất trí bầu Hồ Chí MInh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch mặc dù ông này cáo ốm không đến dự. Hồ Chí MInh tuyên bố thành lập Uỷ ban dân tộc kháng chiến đấu tranh cho độc lập hoàn toàn của dân tộc và Hội đồng cố vấn quốc gia do Bảo Đại làm chủ tịch.Cùng ngày hạm đội Pháp chở đạo quân của tướng Leclerc rời Sài gòn nhằm hướng Hải phòng thẳng tiến.
Ngày 5/3 Hồ Chí MInh triệu tập lãnh đạo đảng họp tại Hương canh ngoại ô Hà nội (sau khi TƯ đã họp ngày 24/2) để đánh giá tình hình và đề ra chiến lược thích hợp. ý kiến rất khác nhau. Một số đòi đánh ngay lập tức, số khác thì đề nghị theo Tàu chống Pháp... Đánh giá là lực lượng vũ trang Việt minh còn quá yếu, Hồ Chí Minh khẳng định cần phải hoà hoãn bằng mọi giá. Có lúc Hồ phải hét lên: “Moi người quên lịch sử rồi sao? Mỗi khi bọn Tàu đến, chúng ở lại hàng ngàn năm. Tây thì bất quá ở vài năm rồi cũng sẽ phải cuốn xéo”. Sau này khi nói chuyện với nhà sử học Pháp Paul Mus, Hồ dùng từ còn kinh hơn: ”Thà ngửi c. Tây một lúc, còn hơn ăn c. Tàu cả đời” (1). Cuối cùng quan điểm của Hồ thắng thế. Nghi quyết cuộc họp nêu rõ: “Vấn đề bây giờ không phải là đánh hay không. Mà là biết ta và biết người, đánh giá đúng tình hình để có hành động thích hợp. Tình hình hiện tại phức tạp hơn nhiều so với lúc xảy ra Cách mạng Tháng 8. Khi đó, các lực lượng đối lập hoặc không muốn hoặc không thể ngăn cản. Bây giờ, được Tưởng giúp sức, chúng sẵn sàng manh động chống chính phủ. Lúc đó, đồng minh đang lộn xộn, chúng ta có thể khai thác những mâu thuẫn. Bây giờ mâu thuẫn đã tạm thời lắng xuống. Lực lượng tiến bộ do Liên Xô lãnh đạo thì ở xa, chẳng cách nào giúp được cách mạng Việt Nam. Bởi vậy “chiến đấu đến cùng” chẳng khác gì tự làm yếu và cô lập mình”. Nghị quyết cũng nêu rõ, hoà hoãn với Pháp sẽ làm cho chính phủ bị chửi là bán nước, giúp Pháp củng cố lực lượng tấn công miền bắc. Nhưng hoà hoãn với Pháp sẽ làm Tưởng suy yếu, kéo theo bọn cơ hội dân tộc chủ nghĩa. Hoà hoãn cũng giúp chính phủ có thời gian chuẩn bị đầy đủ các điều kiện lâu dài cho cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Cuối cùng nghị quyết yêu cầu Pháp phải công nhận các quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt nam.
***************
(1):
Xem “Jours passes aupres Oncle Ho” in Avec l’Oncle Ho (NXB Ngoại ngữ, 1972) p 352
“Thưa ngài, hãy quên những điều tôi nói lúc sáng. Tôi không có quyền từ bỏ những trách nhiệm của mình lúc khó khăn. Trả lại quyền lực cho ngài là sự hèn nhát của tôi. Xin ngài hãy tha lỗi cho phút yếu mềm và ý định chuyển gánh nặng trách nhiệm cho ngài. Tôi có kế hoạch từ chức chẳng qua vì sự chống đối quyết liệt của phe đối lập với hiệp định mà tôi đang thảo luận với Pháp.”
Cái gì đã làm Hồ thay đổi ý định? Chỉ biết là ngày hôm sau, thấy các bên thông báo là đã thoả thuận được thành phần chính phủ liên hiệp. Hai bộ quan trọng nhất là Nội vụ và Quốc phòng được trao cho các phần tử trung lập. Việt minh và các đảng khác chia nhau 8 ghế còn lại. Theo Võ Nguyên Giáp, Hồ đã nhờ Tiêu Văn, vốn rất ghét Pháp, thuyết phục phe đối lập thoả hiệp để có thể thành lập chính phủ chống Pháp.
D’Argenlieu quay lại Sài gòn ngày 27/2. Cùng ngày, ông đồng ý bản hiệp định khung do Sainteny đề nghị, công nhận Việt nam là “Nhà nước tự do, có quốc hội, quân đội và tài chính riêng” nhưng không chấp nhận quyền tự trị của Việt Nam trong đối ngoại cũng như sự thống nhất về chính trị và lãnh thổ giữa 3 miền. Tuy nhiên vấn đề thống nhất có thể giải quyết thông qua trưng cầu ý dân. Cùng ngày tại Trùng khánh, Pháp đồng ý bỏ yêu cầu về các lãnh thổ hải ngoại tại Quảng châu và Thượng hải và sẵn sàng ký hiệp định Hoa Việt. Tất cả đã sẵn sàng để quân Pháp quay trở lại Bắc bộ. Paris tức tốc điện cho Leclerc: “Hãy giương buồm lên”
Ngày 2/3, Quốc hội họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn. Cả toà nhà tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Hơn 300 đại biểu, khách mời và phóng viên tham dự. Trong bộ quần áo kaki nổi tiếng Hồ Chí MInh bước lên diễn đàn đề nghị quốc hội chấp nhận 70 đại biểu của Việt quốc và Đồng Minh Hội đang phải đợi ở phòng chờ. Sau khi được chấp nhận, Hồ tuyên bố khai mạc quốc hội đại diện cho toàn thể dân tộc Việt nam và đại diện cho chính phủ liên hiệp lâm thời xin từ chức. Quốc hội đã nhất trí bầu Hồ Chí MInh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch mặc dù ông này cáo ốm không đến dự. Hồ Chí MInh tuyên bố thành lập Uỷ ban dân tộc kháng chiến đấu tranh cho độc lập hoàn toàn của dân tộc và Hội đồng cố vấn quốc gia do Bảo Đại làm chủ tịch.Cùng ngày hạm đội Pháp chở đạo quân của tướng Leclerc rời Sài gòn nhằm hướng Hải phòng thẳng tiến.
Ngày 5/3 Hồ Chí MInh triệu tập lãnh đạo đảng họp tại Hương canh ngoại ô Hà nội (sau khi TƯ đã họp ngày 24/2) để đánh giá tình hình và đề ra chiến lược thích hợp. ý kiến rất khác nhau. Một số đòi đánh ngay lập tức, số khác thì đề nghị theo Tàu chống Pháp... Đánh giá là lực lượng vũ trang Việt minh còn quá yếu, Hồ Chí Minh khẳng định cần phải hoà hoãn bằng mọi giá. Có lúc Hồ phải hét lên: “Moi người quên lịch sử rồi sao? Mỗi khi bọn Tàu đến, chúng ở lại hàng ngàn năm. Tây thì bất quá ở vài năm rồi cũng sẽ phải cuốn xéo”. Sau này khi nói chuyện với nhà sử học Pháp Paul Mus, Hồ dùng từ còn kinh hơn: ”Thà ngửi c. Tây một lúc, còn hơn ăn c. Tàu cả đời” (1). Cuối cùng quan điểm của Hồ thắng thế. Nghi quyết cuộc họp nêu rõ: “Vấn đề bây giờ không phải là đánh hay không. Mà là biết ta và biết người, đánh giá đúng tình hình để có hành động thích hợp. Tình hình hiện tại phức tạp hơn nhiều so với lúc xảy ra Cách mạng Tháng 8. Khi đó, các lực lượng đối lập hoặc không muốn hoặc không thể ngăn cản. Bây giờ, được Tưởng giúp sức, chúng sẵn sàng manh động chống chính phủ. Lúc đó, đồng minh đang lộn xộn, chúng ta có thể khai thác những mâu thuẫn. Bây giờ mâu thuẫn đã tạm thời lắng xuống. Lực lượng tiến bộ do Liên Xô lãnh đạo thì ở xa, chẳng cách nào giúp được cách mạng Việt Nam. Bởi vậy “chiến đấu đến cùng” chẳng khác gì tự làm yếu và cô lập mình”. Nghị quyết cũng nêu rõ, hoà hoãn với Pháp sẽ làm cho chính phủ bị chửi là bán nước, giúp Pháp củng cố lực lượng tấn công miền bắc. Nhưng hoà hoãn với Pháp sẽ làm Tưởng suy yếu, kéo theo bọn cơ hội dân tộc chủ nghĩa. Hoà hoãn cũng giúp chính phủ có thời gian chuẩn bị đầy đủ các điều kiện lâu dài cho cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Cuối cùng nghị quyết yêu cầu Pháp phải công nhận các quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt nam.
***************
(1):
Xem “Jours passes aupres Oncle Ho” in Avec l’Oncle Ho (NXB Ngoại ngữ, 1972) p 352
Cùng ngày 5/3, hạm đội Pháp của Leclerc tiến vào vịnh Bắc bộ. Bất ngờ
Saiteny nhận được điện từ Sài gòn thông báo, Tưởng từ chối cho Pháp đổ
bộ nếu không có những nhượng bộ nữa. Uỷ ban kháng chiến quốc gia cũng ra
lời kêu gọi chuẩn bị đứng lên bảo vệ đất nước. Quân Pháp lên bờ chắc
chắn sẽ vấp phải sự kháng cự của cả Việt nam lẫn Tưởng. Leclerc hoảng
quá, yêu cầu Sainteny phải làm mọi cách để thoả thuận với các bên, kể cả
“hứa những điều mà sau này sẽ vứt đi”. Cuối ngày hôm đó, Sainteny gặp
Hồ. Cảm nhận được cuộc đàm phán Hoa - Pháp đang gặp khó khăn, Hồ thừa cơ
đòi thêm chữ “independence” và toàn vẹn lãnh thổ. Sainteny hứa sẽ tổ
chức trưng cầu ý dân 3 miền về việc thống nhất nhưng kiên quyết từ chối
dùng từ “Independence”. Cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu.
Sáng hôm sau, hạm đội Pháp tiến vào vịnh Hải phòng. 8h30, tàu đổ bộ Pháp được hạ xuống cửa sông Cấm. Quân Tưởng trên bờ nổ súng. Sau chừng 15 phút suy nghĩ, quân Pháp đã bắn trả. Đạn vãi như mưa trên đường phố Hải phòng đến tận 11h. Kết quả, một số tàu Pháp bị hư hại, một kho đạn của Tưởng bốc cháy dữ dội. Tại Hà nội, tình hình lại tiến triển thuận lợi. Sau khi tư vấn với các đồng chí, Hồ quyết định nhượng bộ. Hoàng Minh Giám được phái đến biệt thự của Sainteny thông báo Việt Nam đồng ý những điều kiện của Pháp, thay chữ “indepedence” bằng chữ “Free state”. Khoảng 4h chiều, tại toà biệt thự trên Lý Thái Tổ đối điện với Bắc bộ phủ, toàn văn bản hiệp định đã được công bố trước các đại diện Việt nam, Pháp và một số nhà quan sát khác. Hiệp định thừa nhận Việt nam dân chủ cộng hoà “là một quốc gia tự do, có chính phủ, quốc hội, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp”. Pháp cũng đồng ý việc tiến hành trưng cầu ý dân ở cả ba miền để thống nhất đất nước. Đổi lại Việt nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào Bắc bộ thay thế quân Tưởng. Hồ Chí Minh ký trước rồi đưa cho thứ trưởng quốc phòng Vũ Hồng Khanh (Việt quốc) ký tiếp theo. Sau lễ ký, đáp lại sự hài lòng ra mặt của Sainteny, Hồ Chí Minh phát biểu:
“ông đã thắng, ông biết rằng tôi muốn nhiều hơn thế. Nhưng tôi hiểu rằng không thể có mọi thứ ngay một lúc”. Sau đó Hồ bình thản lại ngay, quay sang nói với Pignon và Sainteny: “Tôi có một điều an ủi, đó là tình bạn giữa chúng ta”. Ban chấp hành TƯ họp sau lễ ký bàn cách tuyên truyền về hiệp định. Hoàng Quốc Việt được cử đi Sài gòn, Hoàng Minh Giám đi Huế, Võ Nguyên Giáp đi Hải phòng để giải thích về nội dung bản hiệp định.
Tin về bản hiệp định được loan trên các báo ngay sáng hôm sau và được dân chúng đón nhận với sự thờ ơ chen lẫn ngạc nhiên và giận dữ. Tình hình ở thủ đô khá căng thẳng. Các báo đối lập gọi Hồ là Việt gian. Đảng quyết định tổ chức một cuộc mít tinh của quần chúng trước cửa nhà hát lớn lúc 4h chiều để ủng hộ chính phủ. Phe đối lập đã cài người vào để gây kích động, một kẻ giấu mặt thậm chí đã ném một quả lựu đạn, may mà quên rút chốt. Giáp vừa mới quay về từ Hải phòng, lên diễn đàn giải thích nội dung hiệp định và kêu gọi mọi người bình tĩnh giữ vững trật tự. Giáp so hiệp định này với hiệp định Brest Litovsk mà Lê nin đã ký với Đức năm 1918, tuy có nhượng bộ một phần lãnh thổ Nga nhưng cuối cùng dẫn đến độc lập hoàn toàn. Tiếp theo một số diễn giả, Hồ xuất hiện trên ban công:
Đất nước chúng ta được tự do từ tháng 8/1945. Nhưng đến giờ, chưa có một cường quốc nào công nhận điều đó. Bản hiệp định này mở đường cho việc công nhận quốc tế và nâng cao vị thế của Việt nam trên thế giới. Chúng ta đã trở thành một dân tộc tự do. Quân Pháp sẽ rút khỏi Việt nam. Đồng bào cần phải bình tĩnh, giữ gìn kỷ luật, củng cố khối đoàn kết dân tộc. Tôi, Hồ Chí Minh, đã cùng với các đồng chí của mình chiến đấu suốt đời vì độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không thể phản bội đất nước của mình.
Sự chân thành và xúc động trong phát biểu của Hồ đã gây ấn tượng. Buổi mitting kết thúc trong tiếng hô vang dậy “Hồ Chí Minh muôn năm”.
Sáng hôm sau, hạm đội Pháp tiến vào vịnh Hải phòng. 8h30, tàu đổ bộ Pháp được hạ xuống cửa sông Cấm. Quân Tưởng trên bờ nổ súng. Sau chừng 15 phút suy nghĩ, quân Pháp đã bắn trả. Đạn vãi như mưa trên đường phố Hải phòng đến tận 11h. Kết quả, một số tàu Pháp bị hư hại, một kho đạn của Tưởng bốc cháy dữ dội. Tại Hà nội, tình hình lại tiến triển thuận lợi. Sau khi tư vấn với các đồng chí, Hồ quyết định nhượng bộ. Hoàng Minh Giám được phái đến biệt thự của Sainteny thông báo Việt Nam đồng ý những điều kiện của Pháp, thay chữ “indepedence” bằng chữ “Free state”. Khoảng 4h chiều, tại toà biệt thự trên Lý Thái Tổ đối điện với Bắc bộ phủ, toàn văn bản hiệp định đã được công bố trước các đại diện Việt nam, Pháp và một số nhà quan sát khác. Hiệp định thừa nhận Việt nam dân chủ cộng hoà “là một quốc gia tự do, có chính phủ, quốc hội, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp”. Pháp cũng đồng ý việc tiến hành trưng cầu ý dân ở cả ba miền để thống nhất đất nước. Đổi lại Việt nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào Bắc bộ thay thế quân Tưởng. Hồ Chí Minh ký trước rồi đưa cho thứ trưởng quốc phòng Vũ Hồng Khanh (Việt quốc) ký tiếp theo. Sau lễ ký, đáp lại sự hài lòng ra mặt của Sainteny, Hồ Chí Minh phát biểu:
“ông đã thắng, ông biết rằng tôi muốn nhiều hơn thế. Nhưng tôi hiểu rằng không thể có mọi thứ ngay một lúc”. Sau đó Hồ bình thản lại ngay, quay sang nói với Pignon và Sainteny: “Tôi có một điều an ủi, đó là tình bạn giữa chúng ta”. Ban chấp hành TƯ họp sau lễ ký bàn cách tuyên truyền về hiệp định. Hoàng Quốc Việt được cử đi Sài gòn, Hoàng Minh Giám đi Huế, Võ Nguyên Giáp đi Hải phòng để giải thích về nội dung bản hiệp định.
Tin về bản hiệp định được loan trên các báo ngay sáng hôm sau và được dân chúng đón nhận với sự thờ ơ chen lẫn ngạc nhiên và giận dữ. Tình hình ở thủ đô khá căng thẳng. Các báo đối lập gọi Hồ là Việt gian. Đảng quyết định tổ chức một cuộc mít tinh của quần chúng trước cửa nhà hát lớn lúc 4h chiều để ủng hộ chính phủ. Phe đối lập đã cài người vào để gây kích động, một kẻ giấu mặt thậm chí đã ném một quả lựu đạn, may mà quên rút chốt. Giáp vừa mới quay về từ Hải phòng, lên diễn đàn giải thích nội dung hiệp định và kêu gọi mọi người bình tĩnh giữ vững trật tự. Giáp so hiệp định này với hiệp định Brest Litovsk mà Lê nin đã ký với Đức năm 1918, tuy có nhượng bộ một phần lãnh thổ Nga nhưng cuối cùng dẫn đến độc lập hoàn toàn. Tiếp theo một số diễn giả, Hồ xuất hiện trên ban công:
Đất nước chúng ta được tự do từ tháng 8/1945. Nhưng đến giờ, chưa có một cường quốc nào công nhận điều đó. Bản hiệp định này mở đường cho việc công nhận quốc tế và nâng cao vị thế của Việt nam trên thế giới. Chúng ta đã trở thành một dân tộc tự do. Quân Pháp sẽ rút khỏi Việt nam. Đồng bào cần phải bình tĩnh, giữ gìn kỷ luật, củng cố khối đoàn kết dân tộc. Tôi, Hồ Chí Minh, đã cùng với các đồng chí của mình chiến đấu suốt đời vì độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không thể phản bội đất nước của mình.
Sự chân thành và xúc động trong phát biểu của Hồ đã gây ấn tượng. Buổi mitting kết thúc trong tiếng hô vang dậy “Hồ Chí Minh muôn năm”.
Nhưng các lãnh đạo đảng thì thực tế hơn. Hai ngày sau, ủy ban thường vụ ra nghị quyết với tên gọi “Hoà để tiến”, nêu rõ “Tổ quốc đang lâm nguy, thoả thuận với Pháp cho chúng ta thêm thời gian bảo toàn lực lượng, củng cố vị trí để có thể nhanh chóng tiến tới độc lập hoàn toàn”. Võ Nguyên Giáp quay lại Hải phòng để đàm phán với Leclerc về các điều khoản quân sự quy định trong hiệp định tạm thời. Nguyễn Lương Bằng được cử lên Thái nguyên để chuẩn bị căn cứ kháng chiến, Hoàng Văn Hoan được cử đi Thanh hoá cũng với mục đích đó. Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ thông báo về việc ngừng bắn, nhưng kêu gọi giữ vững kỷ luật và chuẩn bị. Tại Paris, bản hiệp định được chào đón tích cực. Bộ trưởng thuộc địa Marius Moutet trình lên chính phủ và được phê duyệt về nguyên tắc. Thủ tướng Pháp Bidault còn gọi đây là mô hình để giải quyết tình hình ở các nước thuộc địa khác. Trong nước, các phần tử đối lập vẫn đòi chính phủ tìm kiếm sự ủng hộ của Tưởng hoặc Mỹ. Cố vấn Vĩnh Thuỵ xin và được phép đi Trùng khánh để trực tiếp kêu gọi Tưởng Giới Thạch giúp đỡ.
Ngày 18/3, 1200 quân Pháp trên 200 xe quân sự, chủ yếu là của Mỹ, tiến qua cầu Paul Doumer vào nội thành Hà nội trong sự hân hoan của kiều dân Pháp. Quân Tưởng đã rút khỏi thành phố trước đó mấy ngày. Dân Việt nam nhìn thấy đội quân được trang bị tối tân của Pháp đều choáng váng: “Chúng ta thua mất rồi, họ mạnh quá”. Trong khi Leclerc thừa biết rằng 1 sư đoàn khó có thể bình định được giải đất này. Chiều đó, Leclerc, Sainteny, Pignon cùng một số sĩ quan khác đến Bắc bộ phủ để chào Hồ Chí Minh và các thành viên chính phủ. Mặc dù Hồ và Leclerc nâng cốc chúc mừng tình hữu nghị Việt Pháp, không khí trong phòng họp cũng nặng chẳng kém gì ngoài phố. Tối đó, Hồ mở tiệc chiêu đãi. Một trong những khách mời danh dự là thiếu tá Frank White, đại diện mới của OSS. White được xếp ngồi ngay cạnh Hồ làm cho nhiều sĩ quan có cấp cao hơn cùng dự buổi tiệc đó cảm thấy khó chịu. Bản thân White cũng lúng túng. Nhưng Hồ nói: “nếu không nói chuyện với anh thì tôi nói chuyện với ai”. Theo White, không khí rất khách sáo. Bên Pháp thì chẳng có gì mà nói, quân Tàu do Lư Hán đứng đầu thì “say khướt”. Tuy nhiên Hồ cũng bi quan về sự quan tâm của Mỹ tới Đông dương. Sự thực là Truman cũng chẳng buồn động đến lá thư do Hồ gửi kêu gọi Mỹ ủng hộ Việt nam độc lập theo các điều khoản của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Khi nghe tin về hiệp định Việt Pháp, ngoại trưởng Mỹ James Byrnes nói “thế là Pháp đã hoàn thành việc thâu tóm Đông dương”. Sau khi Churchil đọc bài diễn văn nổi tiếng về “bức màn sắt” tại Fulton, Missouri, quan tâm hàng đầu của Mỹ là chủ nghĩa cộng sản thế giới, chứ không phải việc công nhận Việt nam là “quốc gia tự do” trong khối liên hiệp Pháp.
Ngày 22/3, một cuộc diễu binh chung được tổ chức gần khu thành cổ Hà nội để hâm nóng “tình hữu nghị Việt Pháp”. Xe của Pháp toàn do Mỹ sản xuất, máy bay Spitfire thì của Anh. Đám đông thì bên nào vỗ tay quân bên đấy. Ngày hôm sau Leclerc rời Hà nội, bàn giao lại cho tướng Valluy. Tuy không có những giao tranh lớn, đã xảy ra đụng độ khi quân Pháp chiếm một số công sở và chỉ chịu rút sau khi nhân dân tổng bãi công.
Khi trao đổi với Sainteny, thống sứ Pháp là D’Argenlier ngỏ lời muốn gặp Hồ Chí Minh trực tiếp. Hồ nhận lời ngay vì thấy đây là cơ hội để có thể đàm phán chính thức tiến tới phê duyệt hiệp định sơ bộ càng nhanh càng tốt. Ngày 24/3, Hồ đội một chiếc mũ rộng vành, cùng với Giám và bộ trưởng ngoại giao mới Nguyễn Tường Tam, lên chiếc thuỷ phi cơ Catalina, bay đến Hạ long gặp D’Argenlier trên chiến hạm Emile Bertin. Sau khi xem những chiến hạm của D’Argenlier biểu dương lực lượng, hai bên trao đổi trong cabin của đô đốc. Hồ muốn phê chuẩn hiệp định ngay lập tức. D’Argenlier ngược lại, muốn các đại diện khác của Pháp làm quen với những điều khoản căn bản của hiệp định trước. D’Argenlier đề nghị tổ chức một cuộc họp trù bị dự kiến ở Đà lạt và sau đó sẽ đàm phán tiếp tục ở đó. Hồ đồng ý họp trù bị, nhưng sợ D’Argenlier sẽ kiểm soát tình hình ở Đà lạt, nên đề nghị chuyển địa điểm đàm phán sang Pháp, hy vọng có thể dùng uy tín cũ ảnh hưởng đến ý kiến của công chúng Pháp vốn đang rất dao động từ sau chiến tranh. Sainteny and Leclerc lại vào hùa với Hồ, cho rằng như thế Hồ sẽ đỡ bị sức ép của phe đối lập và quân Tưởng. Cuối cùng D’Argenlier cũng đồng ý. Cuộc gặp gỡ này là một bài tập hữu ích cho Hồ. Nó giúp ông được đối diện với một tay thực dân lõi đời như D’Argenlier và đã đứng vững trong cuộc nói chuyện. Trên đường về, Hồ chia sẻ với thuộc cấp của D’Argenlier là tướng Salan: “Nếu đô đốc nghĩ rằng hạm đội của ông ta làm tôi sợ thì ông ấy lầm to. Những chiến hạm to đùng đấy làm sao bơi ngược vào các cửa sông của chúng tôi được.”
Hội nghị trù bị được tổ chức tại Đà lạt vào giữa tháng 4/1946. Đoàn Việt
nam gồm có Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Trường Tam đã không thuyết phục
được D’Argenlier thảo luận về tình hình Nam bộ lúc đó đang có giao tranh
dữ dội mặc dù đã có lệnh ngừng bắn. Mâu thuẫn cũng phát sinh khi bàn về
vị trí tương lai của Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp. Đoàn Việt Nam
cho rằng Việt Nam sẽ là một quốc gia có chủ quyền trong Liên hiệp. Pháp
thì cho rằng Liên Hiệp Pháp là một nhà nước liên bang, mỗi quốc gia tự
do cần phải nhượng bộ phần lớn chủ quyền cho cơ chế liên bang và thống
sứ do Paris bổ nhiệm. Giáp quay về Hà nội rất thất vọng. Hồ an ủi, hai
bên dù sao đã hiểu nhau hơn, các vấn đề khác biệt không phải là quá đối
kháng và có thể thoả hiệp trong cuộc đàm phán sắp tới tại Pháp.Năm ngày
sau, D’Argenlier bay ra Hà nội định thuyết phục Hồ hoãn chuyến đi với
lý do cuộc vận động tranh cử ở Pháp đang đến hồi cao trào. D’Argenlier
còn doạ hình như sắp tới sẽ thành lập Nhà nước Nam bộ tự trị, hoàn toàn
đi ngược lại với những gì đã quy định trong hiệp định tạm thời giữa Hồ
và Sainteny. Hồ quyết định không nhượng bộ.
Ngày 30/5/1946, hơn 50,000 dân đã đội mưa đến khuôn viên Đại học Đông dương để tiễn phái đoàn chính phủ đi Pháp đàm phán hoà bình. Phái đoàn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Hồ không có trong thành phần đàm phán chính thức mà tham gia với tư cách “Khách mời danh dự” của chính phủ Pháp. Cùng đi có Salan. Hồ thề trước đám đông sẽ phục vụ quyền lợi Tổ quốc và nhân dân Việt nam, kêu gọi nhân dân tuân thủ các yêu cầu của chính quyền khi Hồ vắng mặt và tôn trọng người ngoại quốc. Sáng hôm sau, cả đoàn khởi hành từ Bắc bộ phủ, sang sân bay Gia lâm và cất cánh trên 2 chiếc Dakota. Tất cả đều mặc âu phục trừ Hồ vẫn chiếc áo khoác kaki và đi giày đen.
Paris chỉ thị cho phi công bay lòng vòng, bảo đảm phái đoàn chỉ đến Pháp khi kết quả bầu cử đã ngã ngũ. Chặng nghỉ đầu tiên là ở Calcuta (sau khi dừng tại Miến điện). Ra đón đoàn có Lãnh sự Pháp và đại diện chính quyền Anh. Cả hội được bố trí ở khách sạn Great Eastern hai ngày đi ngắm cảnh. Ngày thứ 4 đi Agra thăm Taj Mahal, sau đó đi Karachi, Iraq, đến Cairo ngày thứ bảy và ở lại đó 3 ngày. Trước khi rời Ai cập, Hồ nhận được tin D’Argenlier đã lập nhà nước Nam bộ tự trị và được chính phủ Pháp công nhận. Hồ yêu cầu Salan hành động để đừng biến Nam bộ thành “Alsace-Lorraine mới” có thể dẫn đến cuộc chiến tranh Trăm năm.
Cuộc bầu cử ở Pháp ngày 2/6 đã đánh đổ chính phủ xã hội của thủ tướng Guin. Trong khi chính phủ mới đang được thành lập, không rõ ai sẽ đứng ra tiếp đón chính thức phái đoàn. Paris đành phải lái chuyến bay đến bãi biển Biarritz trên vịnh Biscay. Các quan chức địa phương đã ra đón và đưa Hồ đến khách sạn Carlton ngay bờ biển, còn các thành viên khác được mời đến chỗ ít sang trọng hơn. Sau đó các thành viên khác được đưa đến Paris, còn thủ tướng bảo thủ mới bầu Georges Bidault phái Sainteny đến hầu chuyện Hồ mấy ngày ở Biarritz cho đến khí chính phủ mới được thành lập xong. Hồ rất lo lắng về diễn biến tình hình Paris và đặc biệt ở là Đông dương. Có vẻ như D’Argenlier đang làm mọi cách để phá hoại hiệp định sơ bộ giữa Hồ và Sainteny. Sainteny ra sức trấn an Hồ là quốc hội Pháp sẽ không công nhận Nam bộ nếu không có kết quả trưng cầu ý dân. Saiteny cố gắng làm cho Hồ khuây khoả. Thỉnh thoảng hai người đến thăm biệt thự của em gái Sainteny tại Hendaye, ở đó Hồ chơi đùa hàng giờ với cháu gái của Sainteny trên bãi biển. Hồ còn đi xem đấu bò ở biên giới Tây ban nha, thăm tu viện Lourdes. Khi ăn trưa tại làng đánh cá nhỏ Biristou, Hồ đã để lại dòng lưu niệm: “Đại dương và biển cả không thể chia cắt những người anh em gắn bó với nhau”. Có hôm, họ dành cả ngày đi đánh cá trên biển ở St-Jean de Luz. Hồ có vẻ thích thú, tự câu được mấy con cá ngừ và tán ngẫu với thuyền trưởng. Khi bàn đến phong trào ly khai xứ Basque ở trong vùng, Hồ nhấn mạnh: “Riêng khoản này tôi có kinh nghiệm hơn anh, tôi e rằng người anh em Basque nên nghĩ rất kỹ trước khi hành động”. Vào những năm sau này, thỉnh thoảng Hồ có nhắc lại đây là một trong những ngày hạnh phúc nhất của đời ông.
Hồ còn dành một số thời gian cho việc nhà nước. Ông vào vai “Bác Hồ” tiếp các đại diện Việt kiều, công đoàn và phóng viên báo Nhân đạo. Hồ quan tâm đến mọi thứ, mọi người, cư xử hết sức giản dị và nhũn nhặn. Nhưng cũng có lúc Hồ tỏ ra cứng rắn. Khi được một đảng viên xã hội Pháp thông báo là Việt minh đã ám sát phần tử Troskit Tạ Thu Thâu tại Sài gòn, Hồ đã khóc “người yêu nước vĩ đại” nhưng sau đó nói thêm “Tất cả những người đi sai đường đều sẽ bị loại bỏ”.
Ngày 22/6 Hồ và Sainteny bay đến Paris qua vùng đồng bằng sông Loa tuyệt đẹp. Sainteny kể lại, khi máy bay chuẩn bị hạ cánh “ Hồ Chí Minh tái mặt, mắt chớp liên tục, thậm chí cổ họng nghẹn lại, không nói được nên lời”. Khi máy bay chạy chậm trên đường băng, Hồ cầm tay Sainteny: “Hãy ở gần tôi. Đông người quá”
Ngày 30/5/1946, hơn 50,000 dân đã đội mưa đến khuôn viên Đại học Đông dương để tiễn phái đoàn chính phủ đi Pháp đàm phán hoà bình. Phái đoàn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Hồ không có trong thành phần đàm phán chính thức mà tham gia với tư cách “Khách mời danh dự” của chính phủ Pháp. Cùng đi có Salan. Hồ thề trước đám đông sẽ phục vụ quyền lợi Tổ quốc và nhân dân Việt nam, kêu gọi nhân dân tuân thủ các yêu cầu của chính quyền khi Hồ vắng mặt và tôn trọng người ngoại quốc. Sáng hôm sau, cả đoàn khởi hành từ Bắc bộ phủ, sang sân bay Gia lâm và cất cánh trên 2 chiếc Dakota. Tất cả đều mặc âu phục trừ Hồ vẫn chiếc áo khoác kaki và đi giày đen.
Paris chỉ thị cho phi công bay lòng vòng, bảo đảm phái đoàn chỉ đến Pháp khi kết quả bầu cử đã ngã ngũ. Chặng nghỉ đầu tiên là ở Calcuta (sau khi dừng tại Miến điện). Ra đón đoàn có Lãnh sự Pháp và đại diện chính quyền Anh. Cả hội được bố trí ở khách sạn Great Eastern hai ngày đi ngắm cảnh. Ngày thứ 4 đi Agra thăm Taj Mahal, sau đó đi Karachi, Iraq, đến Cairo ngày thứ bảy và ở lại đó 3 ngày. Trước khi rời Ai cập, Hồ nhận được tin D’Argenlier đã lập nhà nước Nam bộ tự trị và được chính phủ Pháp công nhận. Hồ yêu cầu Salan hành động để đừng biến Nam bộ thành “Alsace-Lorraine mới” có thể dẫn đến cuộc chiến tranh Trăm năm.
Cuộc bầu cử ở Pháp ngày 2/6 đã đánh đổ chính phủ xã hội của thủ tướng Guin. Trong khi chính phủ mới đang được thành lập, không rõ ai sẽ đứng ra tiếp đón chính thức phái đoàn. Paris đành phải lái chuyến bay đến bãi biển Biarritz trên vịnh Biscay. Các quan chức địa phương đã ra đón và đưa Hồ đến khách sạn Carlton ngay bờ biển, còn các thành viên khác được mời đến chỗ ít sang trọng hơn. Sau đó các thành viên khác được đưa đến Paris, còn thủ tướng bảo thủ mới bầu Georges Bidault phái Sainteny đến hầu chuyện Hồ mấy ngày ở Biarritz cho đến khí chính phủ mới được thành lập xong. Hồ rất lo lắng về diễn biến tình hình Paris và đặc biệt ở là Đông dương. Có vẻ như D’Argenlier đang làm mọi cách để phá hoại hiệp định sơ bộ giữa Hồ và Sainteny. Sainteny ra sức trấn an Hồ là quốc hội Pháp sẽ không công nhận Nam bộ nếu không có kết quả trưng cầu ý dân. Saiteny cố gắng làm cho Hồ khuây khoả. Thỉnh thoảng hai người đến thăm biệt thự của em gái Sainteny tại Hendaye, ở đó Hồ chơi đùa hàng giờ với cháu gái của Sainteny trên bãi biển. Hồ còn đi xem đấu bò ở biên giới Tây ban nha, thăm tu viện Lourdes. Khi ăn trưa tại làng đánh cá nhỏ Biristou, Hồ đã để lại dòng lưu niệm: “Đại dương và biển cả không thể chia cắt những người anh em gắn bó với nhau”. Có hôm, họ dành cả ngày đi đánh cá trên biển ở St-Jean de Luz. Hồ có vẻ thích thú, tự câu được mấy con cá ngừ và tán ngẫu với thuyền trưởng. Khi bàn đến phong trào ly khai xứ Basque ở trong vùng, Hồ nhấn mạnh: “Riêng khoản này tôi có kinh nghiệm hơn anh, tôi e rằng người anh em Basque nên nghĩ rất kỹ trước khi hành động”. Vào những năm sau này, thỉnh thoảng Hồ có nhắc lại đây là một trong những ngày hạnh phúc nhất của đời ông.
Hồ còn dành một số thời gian cho việc nhà nước. Ông vào vai “Bác Hồ” tiếp các đại diện Việt kiều, công đoàn và phóng viên báo Nhân đạo. Hồ quan tâm đến mọi thứ, mọi người, cư xử hết sức giản dị và nhũn nhặn. Nhưng cũng có lúc Hồ tỏ ra cứng rắn. Khi được một đảng viên xã hội Pháp thông báo là Việt minh đã ám sát phần tử Troskit Tạ Thu Thâu tại Sài gòn, Hồ đã khóc “người yêu nước vĩ đại” nhưng sau đó nói thêm “Tất cả những người đi sai đường đều sẽ bị loại bỏ”.
Ngày 22/6 Hồ và Sainteny bay đến Paris qua vùng đồng bằng sông Loa tuyệt đẹp. Sainteny kể lại, khi máy bay chuẩn bị hạ cánh “ Hồ Chí Minh tái mặt, mắt chớp liên tục, thậm chí cổ họng nghẹn lại, không nói được nên lời”. Khi máy bay chạy chậm trên đường băng, Hồ cầm tay Sainteny: “Hãy ở gần tôi. Đông người quá”
Sân bay Bourger quả thật hôm đó rất đông. Cờ Việt nam và cờ Pháp tung
bay trong gió. Đón Hồ Chí Minh tận sân bay là Maurius Moutet, bộ trưởng
hải ngoại, cũng là bạn cũ của Hồ thời sau Thế chiến I. Sau vài nghi lễ
ngoại giao, Hồ được bố trí đưa về căn phòng suit (- cao cấp), khách sạn
Royal Monceau phố Hoche. Hình ảnh lãnh tụ du kích loay hoay xoay xở với
những đồ vật sang trọng của căn phòng khắc đậm trong trí nhớ của
Saiteny. Sainteny còn nghi ngờ là thể nào Hồ cũng ngủ trên thảm sàn chứ
không phải trên giường.
Chính phủ Bidault đến tận ngày 26 mới chính thức nhậm chức, bởi thế đàm phán chỉ có thể bắt đầu vào tháng 7. Hồ loanh quanh thăm thú những chỗ trước đây, ra rừng Boulogne rồi đến ngõ Compoint. Hồ còn đề nghị Sainteny đưa đến bãi biển Normandy nơi đồng minh đổ bộ. Hồ ngủ tại biệt thự của Sainteny ở gần đó và dậy rất sớm để tán gẫu và hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của các nông dân Pháp.
Hồ còn phải tiếp đón vô số khách khứa, dưới sự chỉ đạo của vụ trưởng lễ tân Jacques Dumaine. Nhưng nói chung là Hồ làm đơn giản, mời tất cả những người muốn phỏng vấn đến ăn sáng với ông từ 6h sáng và ăn mặc bình thường. Kể cả tại tiệc chiêu đãi tân thủ tưởng Bidault tối 4/7, Hồ cũng chỉ cài kín cổ chiếc áo kaki của mình cho trang trọng, tuy nhiên vẫn diện đôi dép cao su. Trong một bữa tiệc do Sainteny tổ chức tại nhà riêng, Hồ đã gặp lại Albert Sarraut. Ông này kêu lên: “Cuối cùng thì tôi cũng tóm được ngài, tôi đã phải tốn gần cả đời để theo đuổi ngài” rồi ôm chầm lấy rất thân thiết. Saraut chỉ quan tâm không biết trường A. Saraut ở Hà nội có còn không? Hồ cũng xin gặp De Gaule nhưng không được vì Charle “Lớn” không thích can thiệp vào công việc của chính phủ sau khi ra nghỉ hưu ở Colombey. Lạ nhất là Leclerc lại tìm cách tránh Hồ mặc dù cả hai có vẻ rất thân nhau ở Đông dương. Sainteny cho rằng các hoạt động của Leclerc tại Đông dương bị các giới chức quân sự Pháp phê phán dữ dội nên ông này tránh đổ thêm dầu vào lửa. Cũng có thể là Leclerc cho rằng Hồ đã lừa mình khi khăng khăng khẳng định là chính phủ Việt Nam không chuẩn bị chiến tranh.
11h sáng 2/7, ôtô cùng với Dumaine đón Hồ đến khách sạn Matignon dự lễ tiếp đón chính thức của Bidault. Trong bài phát biểu khai mạc, Bidault xin lỗi về sự chậm trễ tiến hành đàm phán hoà bình và nhắc đến tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc. Ông này miêu tả Khối Liên hiệp Pháp mới sẽ thấm đẫm tính nhân đạo và hy vọng hai bên sẽ đàm phán chân thành và trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau. Đáp lời, Hồ nhắc lại Paris là cái nôi của những lý tưởng cao cả của cách mạng Pháp năm 1789. Hồ dự đoán đàm phán sẽ khó khăn nhưng sẽ thành công nếu cả hai bên đều “không làm với người khác những điều mà không muốn người khác làm với mình”. Ngày hôm sau, Hồ đi bộ trên đại lộ Champ-Elysees, đặt hoa tại mộ chiến sĩ vô danh cạnh Khái hoàn môn, kéo theo một đám đông người tò mò. Hồ nói đùa “Họ muốn xem Charlie Chaplin của châu á như thế nào.” Hồ cũng đến điện Versailles nơi ông đã trao “Bản kiến nghị” cho lãnh đạo các nước đồng minh thắng trận sau Thế chiến I, thăm mộ Napoleon tại điện Les Invalides và thăm tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ du kích bị Đức hành hình trên núi Valerian ở Monmartre.
Chính phủ Bidault đến tận ngày 26 mới chính thức nhậm chức, bởi thế đàm phán chỉ có thể bắt đầu vào tháng 7. Hồ loanh quanh thăm thú những chỗ trước đây, ra rừng Boulogne rồi đến ngõ Compoint. Hồ còn đề nghị Sainteny đưa đến bãi biển Normandy nơi đồng minh đổ bộ. Hồ ngủ tại biệt thự của Sainteny ở gần đó và dậy rất sớm để tán gẫu và hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của các nông dân Pháp.
Hồ còn phải tiếp đón vô số khách khứa, dưới sự chỉ đạo của vụ trưởng lễ tân Jacques Dumaine. Nhưng nói chung là Hồ làm đơn giản, mời tất cả những người muốn phỏng vấn đến ăn sáng với ông từ 6h sáng và ăn mặc bình thường. Kể cả tại tiệc chiêu đãi tân thủ tưởng Bidault tối 4/7, Hồ cũng chỉ cài kín cổ chiếc áo kaki của mình cho trang trọng, tuy nhiên vẫn diện đôi dép cao su. Trong một bữa tiệc do Sainteny tổ chức tại nhà riêng, Hồ đã gặp lại Albert Sarraut. Ông này kêu lên: “Cuối cùng thì tôi cũng tóm được ngài, tôi đã phải tốn gần cả đời để theo đuổi ngài” rồi ôm chầm lấy rất thân thiết. Saraut chỉ quan tâm không biết trường A. Saraut ở Hà nội có còn không? Hồ cũng xin gặp De Gaule nhưng không được vì Charle “Lớn” không thích can thiệp vào công việc của chính phủ sau khi ra nghỉ hưu ở Colombey. Lạ nhất là Leclerc lại tìm cách tránh Hồ mặc dù cả hai có vẻ rất thân nhau ở Đông dương. Sainteny cho rằng các hoạt động của Leclerc tại Đông dương bị các giới chức quân sự Pháp phê phán dữ dội nên ông này tránh đổ thêm dầu vào lửa. Cũng có thể là Leclerc cho rằng Hồ đã lừa mình khi khăng khăng khẳng định là chính phủ Việt Nam không chuẩn bị chiến tranh.
11h sáng 2/7, ôtô cùng với Dumaine đón Hồ đến khách sạn Matignon dự lễ tiếp đón chính thức của Bidault. Trong bài phát biểu khai mạc, Bidault xin lỗi về sự chậm trễ tiến hành đàm phán hoà bình và nhắc đến tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc. Ông này miêu tả Khối Liên hiệp Pháp mới sẽ thấm đẫm tính nhân đạo và hy vọng hai bên sẽ đàm phán chân thành và trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau. Đáp lời, Hồ nhắc lại Paris là cái nôi của những lý tưởng cao cả của cách mạng Pháp năm 1789. Hồ dự đoán đàm phán sẽ khó khăn nhưng sẽ thành công nếu cả hai bên đều “không làm với người khác những điều mà không muốn người khác làm với mình”. Ngày hôm sau, Hồ đi bộ trên đại lộ Champ-Elysees, đặt hoa tại mộ chiến sĩ vô danh cạnh Khái hoàn môn, kéo theo một đám đông người tò mò. Hồ nói đùa “Họ muốn xem Charlie Chaplin của châu á như thế nào.” Hồ cũng đến điện Versailles nơi ông đã trao “Bản kiến nghị” cho lãnh đạo các nước đồng minh thắng trận sau Thế chiến I, thăm mộ Napoleon tại điện Les Invalides và thăm tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ du kích bị Đức hành hình trên núi Valerian ở Monmartre.
Cuộc đàm phán chính thức bắt đầu từ ngày 6/7 tại cung Fontainebleau cổ
kính. Đoàn Pháp do Max André (đã được De Gault cử sang Đông dương hồi
tháng Giêng) lãnh đạo. D’Argenlier đã đề nghị bay về Paris làm trưởng
đoàn nhưng Bidault từ chối vì sợ phản ứng của Việt nam và công chúng
Pháp. Thành phần chính trị tương đối hỗn hợp gồm cả đảng viên Đảng CS
Pháp (FCP), đảng Xã hội và đảng Nhân dân cộng hoà (MRP) của Bidault.
Tình hình Việt nam trước đàm phán xấu đi nhanh chóng. Ngày 1/6, chính quyền Nam bộ do Nguyễn Văn Thịnh lãnh đạo đã nhậm chức ở Sài gòn. Tại Hà nội, quân Pháp chiếm toà nhà Thống sứ, biểu tượng quyền lực ở Đông dương. Chỉ sau khi bị phía Việt nam phản đối kịch liệt, Valluy mới chịu rút ra và tổ chức canh gác chung cùng với quân đội Việt nam đợi kết quả đàm phán ở Paris. Phạm Văn Đồng đã đả kích những hành động này của Pháp ngay trong phiên khai mạc. Hai bên cũng thống nhất được nội dung gồm 3 phần: vị trí Việt nam trong Liên hiệp Pháp, quan hệ với các nước thứ ba và thống nhất 3 miền. Tuy nhiên các bên vẫn giữ nguyên ý kiến như tại Hội nghị tháng Tư ở Đà lạt. Người Pháp đặc biệt khó chịu khi nói đến chuyện Nam bộ, đòi rút tất cả các quân của miền Bắc trước khi có ngừng bắn, họ cũng đưa ra một định nghĩa rất hẹp cho khái niệm “quốc gia tự do”. Một số còn tỏ thái độ coi thường bằng cách thường xuyên vắng mặt tại các cuộc họp. Đoàn Việt Nam hy vọng sự ủng hộ từ FCP và may ra thì từ cả đảng Xã hội. Báo chí hai đảng này đều có thái độ ủng hộ Hồ Chí Minh rõ rệt.
Trước đó đoàn đại biểu quốc hội cũng đã đến Pháp và nối lại quan hệ với FCP. Tuy vậy, mặc dù nhiều đảng viên FCP có thiện chí với ước vọng của Việt Nam, lãnh đạo đảng FCP tỏ ra nghi ngờ trước động thái giải tán Đảng CS Đông Dương (ICP) hồi tháng 11 năm ngoái. FCP cũng đang bị cuốn vào làn sóng khôi phục tinh thần dân tộc chủ nghĩa sau chiến tranh tại Pháp. Sainteny đã biết thái độ của FCP khi ông trình bản hiệp định sơ bộ lên Maurice Thorez, một thợ mỏ được đôn lên phó thủ tướng. Thorez duyệt bản hiệp định và nói thêm: “Nếu Việt nam không tuân thủ những điều khoản này, hãy để nòng súng nói chuyện hộ chúng ta”.
Hồ không tham gia vào cuộc đàm phán chính thức mà lợi dụng tất cả các cơ hội bằng uy tín và sự cuốn hút của mình để tìm kiếm sự ủng hộ cho sự nghiệp của Việt nam. Có người gọi những hoạt động này là “Chiến dịch làm duyên” của Hồ. Hồ gặp đại diện tất cả các đảng phái chính trị, nói chuyện với tất cả các nhà báo và trí thức nổi tiếng. Hồ còn đề nghị ông bạn cũ là Thorez giúp ảnh hưởng đến chính phủ Pháp. Không rõ Thorez trả lời thế
nào.
Do không có thông tin từ các cuộc hội đàm, xem ra công chúng thì ủng hộ Việt nam còn phe bảo thủ chống lại. Không khí khá nóng trong xã hội Pháp. Ngày 12/7 Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp báo để trình bày quan điểm của chính phủ mình. Hồ nhấn mạnh, Việt Nam tìm kiếm độc lập dân tộc và không tán thành phương án liên bang. Tuy nhiên Việt Nam sẵn sàng chấp nhận độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hồ tuyên bố các tỉnh Nam bộ là một phần không thể tách rời của Việt nam và không thể đàm phán riêng rẽ. Hồ hứa sẽ bảo vệ tất cả các tài sản và quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông dương, bảo đảm quyền ưu tiên cho Pháp khi Việt nam cần sự trợ giúp của nước ngoài. Khi một phóng viên Mỹ hỏi, có phải Hồ là cộng sản? Hồ thừa nhận là học trò của Marx, tuy nhiên cho rằng chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi một nền công nghiệp phát triển do đó không có điều kiện xây dựng ở Việt Nam. Ai mà biết được bao giờ giấc mơ thế giới đại đồng của Marx được thực hiện. 2000 năm trước Jesus cũng đã dạy ta phải yêu kẻ thù của mình, bây giờ có thấy ở đâu đâu?
*************
FCP : Đảng CS Pháp
ICP : Đảng CS Đông Dương
Tình hình Việt nam trước đàm phán xấu đi nhanh chóng. Ngày 1/6, chính quyền Nam bộ do Nguyễn Văn Thịnh lãnh đạo đã nhậm chức ở Sài gòn. Tại Hà nội, quân Pháp chiếm toà nhà Thống sứ, biểu tượng quyền lực ở Đông dương. Chỉ sau khi bị phía Việt nam phản đối kịch liệt, Valluy mới chịu rút ra và tổ chức canh gác chung cùng với quân đội Việt nam đợi kết quả đàm phán ở Paris. Phạm Văn Đồng đã đả kích những hành động này của Pháp ngay trong phiên khai mạc. Hai bên cũng thống nhất được nội dung gồm 3 phần: vị trí Việt nam trong Liên hiệp Pháp, quan hệ với các nước thứ ba và thống nhất 3 miền. Tuy nhiên các bên vẫn giữ nguyên ý kiến như tại Hội nghị tháng Tư ở Đà lạt. Người Pháp đặc biệt khó chịu khi nói đến chuyện Nam bộ, đòi rút tất cả các quân của miền Bắc trước khi có ngừng bắn, họ cũng đưa ra một định nghĩa rất hẹp cho khái niệm “quốc gia tự do”. Một số còn tỏ thái độ coi thường bằng cách thường xuyên vắng mặt tại các cuộc họp. Đoàn Việt Nam hy vọng sự ủng hộ từ FCP và may ra thì từ cả đảng Xã hội. Báo chí hai đảng này đều có thái độ ủng hộ Hồ Chí Minh rõ rệt.
Trước đó đoàn đại biểu quốc hội cũng đã đến Pháp và nối lại quan hệ với FCP. Tuy vậy, mặc dù nhiều đảng viên FCP có thiện chí với ước vọng của Việt Nam, lãnh đạo đảng FCP tỏ ra nghi ngờ trước động thái giải tán Đảng CS Đông Dương (ICP) hồi tháng 11 năm ngoái. FCP cũng đang bị cuốn vào làn sóng khôi phục tinh thần dân tộc chủ nghĩa sau chiến tranh tại Pháp. Sainteny đã biết thái độ của FCP khi ông trình bản hiệp định sơ bộ lên Maurice Thorez, một thợ mỏ được đôn lên phó thủ tướng. Thorez duyệt bản hiệp định và nói thêm: “Nếu Việt nam không tuân thủ những điều khoản này, hãy để nòng súng nói chuyện hộ chúng ta”.
Hồ không tham gia vào cuộc đàm phán chính thức mà lợi dụng tất cả các cơ hội bằng uy tín và sự cuốn hút của mình để tìm kiếm sự ủng hộ cho sự nghiệp của Việt nam. Có người gọi những hoạt động này là “Chiến dịch làm duyên” của Hồ. Hồ gặp đại diện tất cả các đảng phái chính trị, nói chuyện với tất cả các nhà báo và trí thức nổi tiếng. Hồ còn đề nghị ông bạn cũ là Thorez giúp ảnh hưởng đến chính phủ Pháp. Không rõ Thorez trả lời thế
nào.
Do không có thông tin từ các cuộc hội đàm, xem ra công chúng thì ủng hộ Việt nam còn phe bảo thủ chống lại. Không khí khá nóng trong xã hội Pháp. Ngày 12/7 Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp báo để trình bày quan điểm của chính phủ mình. Hồ nhấn mạnh, Việt Nam tìm kiếm độc lập dân tộc và không tán thành phương án liên bang. Tuy nhiên Việt Nam sẵn sàng chấp nhận độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hồ tuyên bố các tỉnh Nam bộ là một phần không thể tách rời của Việt nam và không thể đàm phán riêng rẽ. Hồ hứa sẽ bảo vệ tất cả các tài sản và quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông dương, bảo đảm quyền ưu tiên cho Pháp khi Việt nam cần sự trợ giúp của nước ngoài. Khi một phóng viên Mỹ hỏi, có phải Hồ là cộng sản? Hồ thừa nhận là học trò của Marx, tuy nhiên cho rằng chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi một nền công nghiệp phát triển do đó không có điều kiện xây dựng ở Việt Nam. Ai mà biết được bao giờ giấc mơ thế giới đại đồng của Marx được thực hiện. 2000 năm trước Jesus cũng đã dạy ta phải yêu kẻ thù của mình, bây giờ có thấy ở đâu đâu?
*************
FCP : Đảng CS Pháp
ICP : Đảng CS Đông Dương
Tại Sài gòn, D’Argenlier bắt đầu các hành động nhằm gây ảnh hưởng đến
cuộc đàm phán. Ngày 23/7, có tin đồn là D’Argenlier dự kiến sẽ tổ chức
hội nghị tại Đà lạt ngày 1/8 để thành lập liên bang Đông dương gồm Nam
bộ, Nam Trung bộ, Tây nguyên, Lao, Cambodia. Phạm Văn Đồng lập tức bỏ
cuộc họp, phía Pháp phải hứa trình chính phủ xem xét. Việt minh cũng
tiến hành một loạt các cuộc tấn công vào các quyền lợi của Pháp. Ngày
26/7, Hồ Chí Minh đến Fontenebleau và thuyết phục được 2 bên ngồi lại
bàn đàm phán. Nhưng không được bao lâu. Ngày 1/8, D’Argenlier vẫn tiến
hành hội nghị Đà lạt, đoàn Việt Nam sau khi chính thức phản đối, không
được chính phủ Pháp trả lời, đã rời bàn họp. Hồ lại phải nhờ đến ông bạn
cũ Moutet để tìm ra công thức nối lại đàm phán. Moutet cho rằng đàm
phán với Hồ vẫn là tốt hơn cả, trên tinh thần hiệp định sơ bộ 6/3. Tuy
nhiên hai bên phải giảm cường độ phê phán, tuyên truyền và khiêu khích.
Moutet dự đoán là Việt Minh sẽ thắng trong bất cứ cuộc bầu cử tại Nam
bộ nếu pháp luật ở đó không được khôi phục. Cuối tháng 8, các cuộc đàm
phán được nối lại. Tuy nhiên phía Pháp kiên quyết không chịu chấp nhận
độc lập của Việt Nam cũng như định chính xác ngày trưng cầu ý dân tại
Nam bộ, ngày 10/9 đoàn Việt nam bỏ bàn họp. Ba ngày sau, họ lên tàu về
nước để Hồ Chí Minh ở lại một mình.
Khi đàm phán rơi vào bế tắc, Sainteny đã đề nghị Hồ Chí Minh về nước để dẹp những tư tưởng chống Pháp ở trong nước, nhưng Hồ không thể ra về “tay trắng” và quyết định ở lại. Chính phủ Pháp gây sức ép bằng cách không trả tiền tại Roayl Monceau. Hồ chuyển đến nhà người quen là Raymond Aubrac tại Soysy-sous-Montmorency và tiếp tục tiếp khách, trả lời phỏng vấn. Hồ kêu gọi Moutet “đừng để tôi rời Pháp trong tình trạng này, hãy trang bị cho tôi chống lại những kẻ muốn tiêu diệt tôi, ông sẽ không phải tiếc”.
Ngày 11/9, Hồ tổ chức họp báo nhấn mạnh Việt Nam muốn tìm kiếm thoả thuận. Hồ cho rằng những mâu thuẫn hiện tại cũng như mâu thuẫn trong gia đình, dự đoán có thể ký hiệp định trong 6 tháng và hứa sẽ ổn định tình hình tại Đông dương. Cùng ngày Hồ gặp đại sứ Mỹ Jefferson Caffery tại đại sứ quán. Caffery trong báo cáo về Washington đã nhận định rằng Hồ Chí Minh rất có tư cách và đúng mực trong nói chuyện, dự định lôi kéo Mỹ vào đàm phán để gây sức ép với Pháp. Ngày hôm sau, Hồ gặp George Abott, bí thư thứ nhất sứ quán Mỹ sau này là tổng lãnh sự Mỹ tại Sài gòn. Hồ nhắc lại chuyện hợp tác với Mỹ trong chiến tranh, bày tỏ sự ngưỡng mộ với Rousevelt, kêu gọi Mỹ giúp đỡ kinh tế cho Việt nam vì Pháp quá nghèo không thể làm gì được. Cuối buổi, Hồ nhắc khéo về chuyện Mỹ có thể sử dụng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho mình.
Một số chuyên gia châu á của Bộ ngoại giao Mỹ cũng tỏ ra lo ngại. Abott Low Moffat của vụ Đông Nam Á trong một bức thư gửi thứ trưởng phụ trách các công việc Viễn đông John Carter Vincent đã cảnh báo: “tình hình đã trở nên nghiêm trọng” ở Đông dương do Pháp vi phạm hiệp định 6/3. Người Việt rất phẫn nộ về các hành động của Pháp dẫn đến Pháp sẽ sử dụng vũ lực để tái chiếm Đông dương. Moffat khuyến cáo bộ ngoại giao nên “bày tỏ Mỹ hy vọng Pháp sẽ tuân thủ các điều khoản của hiệp định 6/3, ổn định trật tự và bảo đảm quyền lợi của các dân tộc phụ thuộc”. Tất nhiên chính phủ Truman chẳng dại gì mà dây với Pháp vào thời điểm chính trị nhạy cảm này của nước Pháp. Thêm nữa, có tin báo chính phủ Hà nội chẳng qua là công cụ của Kremlin để mở rộng ảnh hưởng sang châu Á. Tháng 8, tổng lãnh sự Charles Reed nhận được điện phải tìm hiểu tương quan giữa cộng sản và không cộng sản trong chính phủ, cũng như đường lối của Hồ và các đồng chí. Reed đã thông báo cho Washington rằng người Việt Nam đều tin là Mỹ ủng hộ Pháp, bằng chứng là lính Pháp cưỡi xe Jeep chạy trên đường, khí tài quân sự mà Pháp sử dụng được lấy từ kho quân dụng của Mỹ ở Manila nên vẫn còn nguyên phù hiệu của quân đội Mỹ. Bộ ngoại giao đã báo cho Nhà trắng về tình hình này, nhưng Truman quyết định không can thiệp.
Khi đàm phán rơi vào bế tắc, Sainteny đã đề nghị Hồ Chí Minh về nước để dẹp những tư tưởng chống Pháp ở trong nước, nhưng Hồ không thể ra về “tay trắng” và quyết định ở lại. Chính phủ Pháp gây sức ép bằng cách không trả tiền tại Roayl Monceau. Hồ chuyển đến nhà người quen là Raymond Aubrac tại Soysy-sous-Montmorency và tiếp tục tiếp khách, trả lời phỏng vấn. Hồ kêu gọi Moutet “đừng để tôi rời Pháp trong tình trạng này, hãy trang bị cho tôi chống lại những kẻ muốn tiêu diệt tôi, ông sẽ không phải tiếc”.
Ngày 11/9, Hồ tổ chức họp báo nhấn mạnh Việt Nam muốn tìm kiếm thoả thuận. Hồ cho rằng những mâu thuẫn hiện tại cũng như mâu thuẫn trong gia đình, dự đoán có thể ký hiệp định trong 6 tháng và hứa sẽ ổn định tình hình tại Đông dương. Cùng ngày Hồ gặp đại sứ Mỹ Jefferson Caffery tại đại sứ quán. Caffery trong báo cáo về Washington đã nhận định rằng Hồ Chí Minh rất có tư cách và đúng mực trong nói chuyện, dự định lôi kéo Mỹ vào đàm phán để gây sức ép với Pháp. Ngày hôm sau, Hồ gặp George Abott, bí thư thứ nhất sứ quán Mỹ sau này là tổng lãnh sự Mỹ tại Sài gòn. Hồ nhắc lại chuyện hợp tác với Mỹ trong chiến tranh, bày tỏ sự ngưỡng mộ với Rousevelt, kêu gọi Mỹ giúp đỡ kinh tế cho Việt nam vì Pháp quá nghèo không thể làm gì được. Cuối buổi, Hồ nhắc khéo về chuyện Mỹ có thể sử dụng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho mình.
Một số chuyên gia châu á của Bộ ngoại giao Mỹ cũng tỏ ra lo ngại. Abott Low Moffat của vụ Đông Nam Á trong một bức thư gửi thứ trưởng phụ trách các công việc Viễn đông John Carter Vincent đã cảnh báo: “tình hình đã trở nên nghiêm trọng” ở Đông dương do Pháp vi phạm hiệp định 6/3. Người Việt rất phẫn nộ về các hành động của Pháp dẫn đến Pháp sẽ sử dụng vũ lực để tái chiếm Đông dương. Moffat khuyến cáo bộ ngoại giao nên “bày tỏ Mỹ hy vọng Pháp sẽ tuân thủ các điều khoản của hiệp định 6/3, ổn định trật tự và bảo đảm quyền lợi của các dân tộc phụ thuộc”. Tất nhiên chính phủ Truman chẳng dại gì mà dây với Pháp vào thời điểm chính trị nhạy cảm này của nước Pháp. Thêm nữa, có tin báo chính phủ Hà nội chẳng qua là công cụ của Kremlin để mở rộng ảnh hưởng sang châu Á. Tháng 8, tổng lãnh sự Charles Reed nhận được điện phải tìm hiểu tương quan giữa cộng sản và không cộng sản trong chính phủ, cũng như đường lối của Hồ và các đồng chí. Reed đã thông báo cho Washington rằng người Việt Nam đều tin là Mỹ ủng hộ Pháp, bằng chứng là lính Pháp cưỡi xe Jeep chạy trên đường, khí tài quân sự mà Pháp sử dụng được lấy từ kho quân dụng của Mỹ ở Manila nên vẫn còn nguyên phù hiệu của quân đội Mỹ. Bộ ngoại giao đã báo cho Nhà trắng về tình hình này, nhưng Truman quyết định không can thiệp.
Quyết định của Hồ Chí Minh ở lại Paris sau khi cả đoàn đàm phán đã về
nước đã gây nên tranh luận lớn. Một số nhà quan sát Pháp cho rằng Hồ
muốn ăn vạ chính phủ Pháp những điều mà Hồ không thoả thuận được trên
bàn đàm phán. Một số cho rằng lời kêu gọi tới Moutet là không chân thành
vì cuối cùng Hồ đã ra lệnh cho chính phủ tiến hành chiến tranh chống
Pháp, mà nếu có chân thành thì đã chắc gì Hồ bảo được đám thuộc cấp cũng
như kiểm soát được tình hình lộn xộn ở Đông dương. Đúng thế, ở Việt
nam, và thậm chí ngay trong giới Việt kiều ở Pháp, tinh thần chống Pháp
đang lên cao và Hồ chịu sức ép to lớn trước bất kỳ thoả hiệp nào.
Saiteny thì tin rằng Hồ chân thành, bằng chứng là Hồ đã bỏ nhiều công
sức để xoa dịu lòng căm thù Pháp trong dân chúng. Bidault thì cho rằng
Hồ chỉ diễn “tình hữu nghị” còn trên thực tế đã chỉ đạo Hà nội chuẩn bị
chiến tranh.
Bidault không phải là không có lý, Trong một cuộc phỏng vấn Hồ ngày 11/9, phóng viên Newyork Times David Schoenbrun đã hỏi thẳng: “Liệu ông có nghĩ chiến tranh là không thể tránh khỏi?”. Hồ đã trả lời “Chắc chắn chúng tôi sẽ phải chiến đấu. Người Pháp ký hiệp định và vẫy cờ chào đón tôi. Nhưng tất cả chỉ là để che mắt”. Khi David cho rằng bắt đầu cuộc chiến tranh mà thiếu quân đội và vũ khí thì thật là vô vọng, Hồ đã phản đối: "Không, không vô vọng. Đó sẽ là một cuộc chiến gay go và quyết liệt nhưng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một vũ khí mạnh chẳng kém những cỗ đại bác: đó là tinh thần dân tộc! Đừng có đánh giá thấp điều đó. Người Mỹ chắc hẳn phải nhớ là một đám nông dân chân đất Mỹ đã đánh thắng quân đội hoàng gia Anh như thế nào ". David cho rằng đó là chuyện xưa rồi. Còn bây giờ vũ khí đã phát triển đến mức quyết định. Hồ nhấn mạnh, vũ khí lúc nào cũng có thể mua được, và tinh thần anh dũng của con người mới là quyết định, như các du kích Nam tư đã đánh thắng phát xít Đức. “Hàng triệu cây tầm vông sẽ mọc lên sau lưng quân thù” và đây sẽ là cuộc chiến Giữa hổ và voi. Nếu hổ đứng yên, chắc chắn voi sẽ dẫm bẹp. Nhưng hổ nấp trong rừng và sẽ xuất hiện ban đêm, cắn một miếng rồi lại biến mất vào rừng sâu. Dần dần voi sẽ chảy hết máu mà chết. Đó sẽ là cuộc chiến tranh Đông dương .
Do vẫn có hy vọng là Đảng CS Pháp - FCP sẽ lên nắm quyền ở Pháp, Thorez đã thuyết phục Hồ hoãn tiến hành các hoạt động quân sự để tìm biện pháp ngoại giao. Ngày 14/9 ngay trước khi đi gặp Moutet, Hồ đã cảnh cáo Sainteny là nếu không đạt được thoả thuận, chắc chắn chiến tranh sẽ xảy ra. “Mỗi người các ông bị giết, các ông sẽ giết 10 người của chúng tôi. Nhưng các ông mới là người bỏ cuộc trước”. Trong cuộc gặp Hồ đã đề nghị hai bên cùng chịu trách nhiệm về tình hình ở Nam bộ, nhưng Moutet từ chối, cho rằng Việt nam tham gia vào uỷ ban theo dõi tình hình là vi phạm chủ quyền của Pháp. Moutet đề nghị ký bản Ghi nhớ (modus vivendi) để tránh cho đàm phán đổ vỡ hoàn toàn. Bản ghi nhớ kêu gọi ngừng bắn tại Nam bộ từ ngày 30/10 và nối lại đàm phán vào tháng Giêng 1947. Hồ không đồng ý và rời bàn đàm phán lúc 11h đêm, tuyên bố sẽ trở về Đông dương vào thứ hai 16/9. Sau nửa đêm, Hồ liên lạc lại với Moutet. Hai bên đồng ý về nguyên tắc là đại diện VN được uỷ quyền hợp tác với D’Argenlier để tiến tới hoà bình tại Đông dương. Hồ đã đồng ý ký bản Ghi nhớ. Bản Ghi nhớ là tất cả những gì Hồ có được sau 2 tháng đàm phán tại Fontenableau. Saiteny nhớ lại mẩu giấy “nóng bỏng” đó đã được soạn thảo vội vã ngay trong phòng làm việc của ông và cho Hồ “ít hơn nhiều cái mà ông ta hy vọng”. Tại Đông dương, người Pháp thở phào, còn người Việt cảm thấy bị làm nhục. Hồ đã nói với
Sainteny khi cuộc họp kết thúc lúc 3h sáng: “Tôi đã ký vào bản án tử hình của tôi”
Bidault không phải là không có lý, Trong một cuộc phỏng vấn Hồ ngày 11/9, phóng viên Newyork Times David Schoenbrun đã hỏi thẳng: “Liệu ông có nghĩ chiến tranh là không thể tránh khỏi?”. Hồ đã trả lời “Chắc chắn chúng tôi sẽ phải chiến đấu. Người Pháp ký hiệp định và vẫy cờ chào đón tôi. Nhưng tất cả chỉ là để che mắt”. Khi David cho rằng bắt đầu cuộc chiến tranh mà thiếu quân đội và vũ khí thì thật là vô vọng, Hồ đã phản đối: "Không, không vô vọng. Đó sẽ là một cuộc chiến gay go và quyết liệt nhưng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một vũ khí mạnh chẳng kém những cỗ đại bác: đó là tinh thần dân tộc! Đừng có đánh giá thấp điều đó. Người Mỹ chắc hẳn phải nhớ là một đám nông dân chân đất Mỹ đã đánh thắng quân đội hoàng gia Anh như thế nào ". David cho rằng đó là chuyện xưa rồi. Còn bây giờ vũ khí đã phát triển đến mức quyết định. Hồ nhấn mạnh, vũ khí lúc nào cũng có thể mua được, và tinh thần anh dũng của con người mới là quyết định, như các du kích Nam tư đã đánh thắng phát xít Đức. “Hàng triệu cây tầm vông sẽ mọc lên sau lưng quân thù” và đây sẽ là cuộc chiến Giữa hổ và voi. Nếu hổ đứng yên, chắc chắn voi sẽ dẫm bẹp. Nhưng hổ nấp trong rừng và sẽ xuất hiện ban đêm, cắn một miếng rồi lại biến mất vào rừng sâu. Dần dần voi sẽ chảy hết máu mà chết. Đó sẽ là cuộc chiến tranh Đông dương .
Do vẫn có hy vọng là Đảng CS Pháp - FCP sẽ lên nắm quyền ở Pháp, Thorez đã thuyết phục Hồ hoãn tiến hành các hoạt động quân sự để tìm biện pháp ngoại giao. Ngày 14/9 ngay trước khi đi gặp Moutet, Hồ đã cảnh cáo Sainteny là nếu không đạt được thoả thuận, chắc chắn chiến tranh sẽ xảy ra. “Mỗi người các ông bị giết, các ông sẽ giết 10 người của chúng tôi. Nhưng các ông mới là người bỏ cuộc trước”. Trong cuộc gặp Hồ đã đề nghị hai bên cùng chịu trách nhiệm về tình hình ở Nam bộ, nhưng Moutet từ chối, cho rằng Việt nam tham gia vào uỷ ban theo dõi tình hình là vi phạm chủ quyền của Pháp. Moutet đề nghị ký bản Ghi nhớ (modus vivendi) để tránh cho đàm phán đổ vỡ hoàn toàn. Bản ghi nhớ kêu gọi ngừng bắn tại Nam bộ từ ngày 30/10 và nối lại đàm phán vào tháng Giêng 1947. Hồ không đồng ý và rời bàn đàm phán lúc 11h đêm, tuyên bố sẽ trở về Đông dương vào thứ hai 16/9. Sau nửa đêm, Hồ liên lạc lại với Moutet. Hai bên đồng ý về nguyên tắc là đại diện VN được uỷ quyền hợp tác với D’Argenlier để tiến tới hoà bình tại Đông dương. Hồ đã đồng ý ký bản Ghi nhớ. Bản Ghi nhớ là tất cả những gì Hồ có được sau 2 tháng đàm phán tại Fontenableau. Saiteny nhớ lại mẩu giấy “nóng bỏng” đó đã được soạn thảo vội vã ngay trong phòng làm việc của ông và cho Hồ “ít hơn nhiều cái mà ông ta hy vọng”. Tại Đông dương, người Pháp thở phào, còn người Việt cảm thấy bị làm nhục. Hồ đã nói với
Sainteny khi cuộc họp kết thúc lúc 3h sáng: “Tôi đã ký vào bản án tử hình của tôi”
Kỳ lạ là sau khi ký kết thoả thuận, Hồ Chí Minh cũng có vẻ không vội
vàng gì quay về Việt nam. Hồ từ chối chiếc máy bay do chính phủ Pháp bố
trí, lấy cớ là sức khoẻ yếu và đề nghị được đi tàu thuỷ. Trong khi
Sainteny đang lưỡng lự, Hồ liên lạc thẳng với bộ trưởng hàng hải và được
đồng ý lên tàu Dumont D’Urville khởi hành từ Toulon. Ngày 16, Hồ và
Sainteny lên tàu đi Toulon. Tại Montelimar, Hồ đã xuống tàu và gặp đoàn
đại biểu sinh viên Việt Nam để giải thích về Bản ghi nhớ và khuyên sinh
viên cố gắng học tập. Tại Marseill, Hồ cũng làm tương tự, mặc dù trong
đám đông có nhiều tiếng kêu “Việt gian”. Ngày 18/9 Hồ đến Toulon và lên
tàu về nước. (Đoàn Việt nam cũng khởi hành từ đây 4 ngày trước đó trên
tàu Pasteur). Cùng đi với Hồ là một số trợ lý và 4 sinh viên mới kết
thúc năm học trở về Việt nam. Sáng ngày 19/9, con tàu mang cờ đỏ sao
vàng do thuyền trưởng Gerbaud chỉ huy nhổ neo nhằm hướng Địa trung hải
thẳng tiến.
Ngay ngày đầu, Hồ đã điện về Hà Nội để giải thích những điều khoản của Bản ghi nhớ. Hồ cũng gửi điện cảm ơn Moutet và hy vọng ông này sẽ giúp đỡ thực hiện hiệp định. Vài ngày sau, Hồ nhận được điện của Bidault và lập tức trả lời, cảm ơn về lòng hiếu khách, nhưng cũng nhận xét rằng nhân dân Việt nam không hài lòng về Bản ghi nhớ. Theo Hồ, đó cũng là chuyện thường tình “Tôi đã làm tất cả và chắc đã thành công, nếu những người bạn Pháp áp dụng những quyền tự do dân chủ tại Nam bộ, chấm dứt những khiêu khích vũ trang, trả lại tự do cho tù nhân và tránh dùng những từ ngữ xúc phạm. Tôi hy vọng vào sự hỗ trợ tích cực của ông để tiến hành công việc vì lợi ích của hai dân tộc”.
Ngày 22/9, tàu cập bến Port Said, cửa ngõ phía bắc của kênh Suez. Hồ gửi thư trả lời một phụ nữ Pháp kêu gọi ông đừng để xảy ra chiến tranh. Hồ nói Việt nam cũng như Pháp rất ghét đổ máu, nhưng cũng như dân Pháp, dân Việt mong muốn độc lập và thống nhất. Nếu Pháp công nhận những ước vọng chính đáng đó, Pháp sẽ chiếm được trái tim của cả dân tộc Việt nam. Điểm đến tiếp theo là cảng Djibuti thuộc Pháp, Hồ đã xuống tàu đến thăm Thống sứ. Sau đó tàu đến Ceylon, Colombo và Hồ được các đồng chí của Gandhi và Nehru chào đón.
Tàu đi chậm vì thỉnh thoảng phải dừng lại vài ngày để duy tu hoặc bắn vài loạt đại bác để hoàn thành nhiệm vụ tuần tiễu. Hồ sống đơn giản, chỉ có một bộ quần áo để thay và tự giặt lấy. Lúc rỗi rãi Hồ tán gẫu với các thuỷ thủ và sinh viên, dĩ nhiên là không quên công tác tuyên truyền. Một sinh viên cùng đi nhớ lại, Hồ đã nói: “Chúng ta không có gì, không có máy móc, nguyên liệu và cả thợ lành nghề. Bù lại chúng ta có sông núi, biển khơi và những con người mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo”. Có người hỏi Hồ khi thuyền trưởng cho tàu thử pháo: “Họ thử thần kinh ông đấy, ông có sợ không?” Hồ đã cười phá lên. Đối với thuyền trưởng Gerbaud thì Hồ là một người “thông minh nhưng lý tưởng hoá, hiến dâng đời mình cho sự nghiệp mà ông ta tưởng tượng ra”
Ngày 18/10, tàu đến vịnh Cam ranh. D’Argenlier và tướng Morliere (người thay thế Sainteny, đại diện cho Pháp với chính phủ Hà nội) đón tiếp Hồ trên chiến hạm Suffren, lần thứ hai trong vòng 7 tháng, Hồ được xem diễu binh của hải quân Pháp. Hồ và D’Argenlier bàn về việc triển khai Bản ghi nhớ. D’Argenlier nhất trí hợp tác với đại diện của Việt nam để ngưng bắn, D’Argenlier cũng bày tỏ sự phản đối trước những hành động khủng bố diễn ra gần đây. Mặc dù 2 bên không thống nhất được về việc rút quân miền bắc ra khỏi miền nam, cuộc gặp đã kết thúc vui vẻ. D’Argenlier báo cáo về Paris, tất cả phụ thuộc hành động của chính phủ Việt Nam khi Hồ về đến Hà nội. 2 ngày sau, Dumont d’Urville vào cửa Cấm trong sự chào đón của đám đông hát Tiến quân ca và Marseillaise (theo đề nghị của Hồ). Tối hôm đó, Hồ chiêu đãi các đồng chí và báo cáo sơ bộ tình hình đàm phán 4 tháng qua. Sáng hôm sau Hồ lên tàu hoả về Hà nội và được đưa về Bắc bộ phủ nơi đã có hơn 100,000 người tụ tập chào đón.
Ngay ngày đầu, Hồ đã điện về Hà Nội để giải thích những điều khoản của Bản ghi nhớ. Hồ cũng gửi điện cảm ơn Moutet và hy vọng ông này sẽ giúp đỡ thực hiện hiệp định. Vài ngày sau, Hồ nhận được điện của Bidault và lập tức trả lời, cảm ơn về lòng hiếu khách, nhưng cũng nhận xét rằng nhân dân Việt nam không hài lòng về Bản ghi nhớ. Theo Hồ, đó cũng là chuyện thường tình “Tôi đã làm tất cả và chắc đã thành công, nếu những người bạn Pháp áp dụng những quyền tự do dân chủ tại Nam bộ, chấm dứt những khiêu khích vũ trang, trả lại tự do cho tù nhân và tránh dùng những từ ngữ xúc phạm. Tôi hy vọng vào sự hỗ trợ tích cực của ông để tiến hành công việc vì lợi ích của hai dân tộc”.
Ngày 22/9, tàu cập bến Port Said, cửa ngõ phía bắc của kênh Suez. Hồ gửi thư trả lời một phụ nữ Pháp kêu gọi ông đừng để xảy ra chiến tranh. Hồ nói Việt nam cũng như Pháp rất ghét đổ máu, nhưng cũng như dân Pháp, dân Việt mong muốn độc lập và thống nhất. Nếu Pháp công nhận những ước vọng chính đáng đó, Pháp sẽ chiếm được trái tim của cả dân tộc Việt nam. Điểm đến tiếp theo là cảng Djibuti thuộc Pháp, Hồ đã xuống tàu đến thăm Thống sứ. Sau đó tàu đến Ceylon, Colombo và Hồ được các đồng chí của Gandhi và Nehru chào đón.
Tàu đi chậm vì thỉnh thoảng phải dừng lại vài ngày để duy tu hoặc bắn vài loạt đại bác để hoàn thành nhiệm vụ tuần tiễu. Hồ sống đơn giản, chỉ có một bộ quần áo để thay và tự giặt lấy. Lúc rỗi rãi Hồ tán gẫu với các thuỷ thủ và sinh viên, dĩ nhiên là không quên công tác tuyên truyền. Một sinh viên cùng đi nhớ lại, Hồ đã nói: “Chúng ta không có gì, không có máy móc, nguyên liệu và cả thợ lành nghề. Bù lại chúng ta có sông núi, biển khơi và những con người mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo”. Có người hỏi Hồ khi thuyền trưởng cho tàu thử pháo: “Họ thử thần kinh ông đấy, ông có sợ không?” Hồ đã cười phá lên. Đối với thuyền trưởng Gerbaud thì Hồ là một người “thông minh nhưng lý tưởng hoá, hiến dâng đời mình cho sự nghiệp mà ông ta tưởng tượng ra”
Ngày 18/10, tàu đến vịnh Cam ranh. D’Argenlier và tướng Morliere (người thay thế Sainteny, đại diện cho Pháp với chính phủ Hà nội) đón tiếp Hồ trên chiến hạm Suffren, lần thứ hai trong vòng 7 tháng, Hồ được xem diễu binh của hải quân Pháp. Hồ và D’Argenlier bàn về việc triển khai Bản ghi nhớ. D’Argenlier nhất trí hợp tác với đại diện của Việt nam để ngưng bắn, D’Argenlier cũng bày tỏ sự phản đối trước những hành động khủng bố diễn ra gần đây. Mặc dù 2 bên không thống nhất được về việc rút quân miền bắc ra khỏi miền nam, cuộc gặp đã kết thúc vui vẻ. D’Argenlier báo cáo về Paris, tất cả phụ thuộc hành động của chính phủ Việt Nam khi Hồ về đến Hà nội. 2 ngày sau, Dumont d’Urville vào cửa Cấm trong sự chào đón của đám đông hát Tiến quân ca và Marseillaise (theo đề nghị của Hồ). Tối hôm đó, Hồ chiêu đãi các đồng chí và báo cáo sơ bộ tình hình đàm phán 4 tháng qua. Sáng hôm sau Hồ lên tàu hoả về Hà nội và được đưa về Bắc bộ phủ nơi đã có hơn 100,000 người tụ tập chào đón.
Cho đến giờ, các nhà sử học vẫn băn khoăn là tại sao Hồ Chí Minh không
trở về nước ngay. Lý do Hồ viện ra với chính phủ Pháp là sức khoẻ là
không thể chấp nhận được vì Hồ chưa bao giờ để sức khoẻ của mình ảnh
hưởng đến các mục đích chính trị. Một số người cho rằng, Hồ dành thời
gian để Giáp tranh thủ diệt bớt bọn đối lập, tập trung quyền lực để
chuẩn bị chiến tranh. Số khác thì nghĩ Hồ muốn những phản ứng tức thời
về Bản Ghi nhớ lắng xuống đã. Sainteny thì đoán là Hồ sợ bị ám sát.
Nhiều năm sau này, Hồ thừa nhận với các đồng chí ở Hà nội, đó là một
trong những lo ngại lớn nhất của ông. Ông còn thêm vào “đi tàu thuỷ để
xem nhiều sự thay đổi cũng hay”
Không hề nghi ngờ gì là Võ Nguyên Giáp đã sử dụng thời gian Hồ vắng mặt để tăng cường sự quản lý của Đảng với chính phủ. Đầu hè, Pháp đề nghị được tổ chức diễu binh nhân ngày 14/7. Theo tin tình báo, Giáp được biết là các phần tử đối lập sẽ tổ chức khiêu khích quân Pháp để phá vỡ đàm phán. Giáp từ chối Pháp vì lý do an ninh và ngày hôm sau tổ chức đột nhập trụ sở Việt quốc, phát hiện ra phòng tra tấn và một số tù nhân, cùng với kế hoạch bắt cóc con tin Pháp. Cuộc tấn công này đã chặn đứng âm mưu chống chính phủ nhưng đã làm sự căng thẳng giữa hai bên lên cao dẫn đến Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam rút khỏi chính phủ. Quan hệ giữa chính phủ Viẹt Nam và Pháp cũng không lấy gì làm tốt. Mặc dù Morliere là người khá ôn hoà, sau khi hội nghị Fontenebleau thất bại, các cuộc đụng độ giữa người Pháp và người Việt xảy ra như cơm bữa. Mỗi lần lại thấy Morliere ra tối hậu thư để tìm thủ phạm nên nhân dân gọi ông này là “Tướng tối hậu thư”.
Cuộc chiến Nam bộ, đương nhiên là làm xấu thêm tình hình. Trần Văn Giàu bị phê phán vì những hành động tàn bạo được thay bằng Nguyễn Bình. Ông này trông võ biền, một mắt chột sau cặp kính đen. Đặc biệt ghét Pháp. Đã tham gia Quốc dân đảng từ cuối những năm 20, sau đó biến mất và đột ngột xuất hiện lại ở Việt bắc vào cuối thế chiến II tham gia Việt minh. Có thiên tài quân sự và mặc dù không phải là đảng viên vẫn được trao trách nhiệm tổng chỉ huy quân kháng chiến ở Nam bộ từ tháng 1/1946. Bình đã tổ chức những khu căn cứ du kích lớn ở phía bắc Sài gòn (sau này được biết đến như là chiến khu D), Đồng tháp mười và trong rừng U minh để từ đó quấy phá quân Pháp. Tuy nhiên Bình đã bỏ qua lời dặn của Hồ phải tránh vũ lực và tập hợp được đông đảo dân chúng. Bình đã đưa những hành động khủng bố lên tầm cao mới, đăch biệt là vụ ám sát Huỳnh Phú Sổ “mad bonze”, người sáng lập ra giáo phái Hoà Hảo.
Không hề nghi ngờ gì là Võ Nguyên Giáp đã sử dụng thời gian Hồ vắng mặt để tăng cường sự quản lý của Đảng với chính phủ. Đầu hè, Pháp đề nghị được tổ chức diễu binh nhân ngày 14/7. Theo tin tình báo, Giáp được biết là các phần tử đối lập sẽ tổ chức khiêu khích quân Pháp để phá vỡ đàm phán. Giáp từ chối Pháp vì lý do an ninh và ngày hôm sau tổ chức đột nhập trụ sở Việt quốc, phát hiện ra phòng tra tấn và một số tù nhân, cùng với kế hoạch bắt cóc con tin Pháp. Cuộc tấn công này đã chặn đứng âm mưu chống chính phủ nhưng đã làm sự căng thẳng giữa hai bên lên cao dẫn đến Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam rút khỏi chính phủ. Quan hệ giữa chính phủ Viẹt Nam và Pháp cũng không lấy gì làm tốt. Mặc dù Morliere là người khá ôn hoà, sau khi hội nghị Fontenebleau thất bại, các cuộc đụng độ giữa người Pháp và người Việt xảy ra như cơm bữa. Mỗi lần lại thấy Morliere ra tối hậu thư để tìm thủ phạm nên nhân dân gọi ông này là “Tướng tối hậu thư”.
Cuộc chiến Nam bộ, đương nhiên là làm xấu thêm tình hình. Trần Văn Giàu bị phê phán vì những hành động tàn bạo được thay bằng Nguyễn Bình. Ông này trông võ biền, một mắt chột sau cặp kính đen. Đặc biệt ghét Pháp. Đã tham gia Quốc dân đảng từ cuối những năm 20, sau đó biến mất và đột ngột xuất hiện lại ở Việt bắc vào cuối thế chiến II tham gia Việt minh. Có thiên tài quân sự và mặc dù không phải là đảng viên vẫn được trao trách nhiệm tổng chỉ huy quân kháng chiến ở Nam bộ từ tháng 1/1946. Bình đã tổ chức những khu căn cứ du kích lớn ở phía bắc Sài gòn (sau này được biết đến như là chiến khu D), Đồng tháp mười và trong rừng U minh để từ đó quấy phá quân Pháp. Tuy nhiên Bình đã bỏ qua lời dặn của Hồ phải tránh vũ lực và tập hợp được đông đảo dân chúng. Bình đã đưa những hành động khủng bố lên tầm cao mới, đăch biệt là vụ ám sát Huỳnh Phú Sổ “mad bonze”, người sáng lập ra giáo phái Hoà Hảo.
Bốn tháng đi xa, chắc chắn làm Hồ Chí Minh phải nhìn nhận tình hình với
con mắt khác. Một mặt các đồng chí đã giúp ông củng cố quyền lực dễ bề
đưa ra các chính sách. Mặt khác những hành động đấy sẽ thu hẹp sự ủng hộ
của đông đảo nhân dân mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp trong những
ngày sau Cách Mạng Tháng 8, sẽ đặt Hồ vào thế khó để thống nhất dân tộc
trong cuộc chiến tranh dự kiến. Các đồng chí của Hồ như Giáp, Đồng,
Việt, Chinh cũng lợi dụng khoảng thời gian này để thể hiện mình nhiều
hơn trong Đảng. Nhiều người không tin là có thể hoà hoãn với Pháp mà
phải nhanh chóng chuẩn bị chiến tranh. Trong bài diễn văn kỷ niệm 1 năm
quốc khánh, Trường Chinh đã áp đặt tầm nhìn của mình cho cách mạng Việt
nam, phê phán xu hướng “thoả hiệp không nguyên tắc”, không tin tưởng vào
quần chúng, nhấn mạnh rằng chúng ta không sợ quân thù mà chỉ sợ “sai
lầm của các đồng chí của chúng ta”. Mặc dù không ai dám phê bình Hồ công
khai, rõ ràng là Hồ sẽ phải mất công hơn nhiều để thuyết phục các đồng
chí của mình.
Đối với nhân dân, đặc biệt phía bắc, Hồ vẫn được coi là người mang những khát vọng của dân tộc. Ngày 23/10 Hồ tuyên bố với dân chúng, dù tình hình rất khó khăn nhưng nhất định Việt nam sẽ là một nước độc lập và thống nhất. Do Hồ thường từ chối nói về quá khứ mà chỉ nhận mình là “người yêu nước già” nên ít người biết được Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc. Chị Hồ là Nguyễn Thị Thanh tình cờ nhận ra ảnh của em trên báo đã ra tận Hà nội thăm Hồ tại Bắc bộ phủ. Anh trai Hồ là Khiêm cũng lên thăm và được tiếp đón tại một căn nhà ngoại ô. Cả Thanh và Khiêm đều sống ở Kim liên, Khiêm chết năm 1950, Thanh chết 4 năm sau đó.
Việc đầu tiên của Hồ khi về đến Việt Nam làm họp ngay Ban thường vụ để phân tích tình hình và định ra kế hoạch hành động. Hai vấn đề chủ chốt là có đồng ý ngày ngừng bắn 30/10 và đối phó với phe đối lập. Hồ đề xuất triệu tập họp quốc hội để thông qua hiến pháp tiến tới thành lập chính phủ mới thay thế cho chính phủ liên hiệp đã bị yếu đi rất nhiều sau khi những người như Hải Thần từ chức.
Phiên họp quốc hội ngày 28/10 thật khác xa không khí thống nhất dân tộc của kỳ họp 7 tháng trước. Có tổng cộng 291 đại biểu trong số 444 đại biểu được bầu tham dự. Trong số 70 đại biểu chỉ định chỉ có 37 người đến. Khi một đại biểu đứng lên hỏi những người còn lại đâu, ông này được trả lời là cả lũ đã bị bắt theo yêu cầu của uỷ ban thường vụ quốc hội vì những tội hình sự. Trước đó vài ngày, hàng trăm nhân vật đối lập đã bị bắt, đã xảy ra xung đột vũ trang làm nhiều người chết trong đó có hai nhà báo. Tình hình khá căng thẳng. Các đại biểu ngồi thành 3 khối: bên trái là các đại biểu Đảng CS Đông Dương - CIP, đảng xã hội và đảng dân chủ đeo cà vạt đỏ. Trung tâm là các đại biểu Việt minh không cộng sản, bên phải là các đại biểu Việt quốc và Đồng minh hội. Sang ngày thứ hai, chính phủ xin từ chức và ba ngày sau quốc hội phê duyệt danh sách chính phủ mới do Hồ Chí Minh đệ trình. Danh sách chính phủ mới chỉ còn 2 phần tử ngoài Việt minh, trái ngược lại những gì Hồ hứa khi rời Paris là sẽ mở rộng thành phần chính phủ. Giáp giữ chân bộ trưởng Quốc phòng, Đồng bộ trưởng Kinh tế. Hồ là chủ tịch kiêm thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao. Mặt trận liên hiệp với các đảng dân tộc tan vỡ. Có thể do các đảng dân tộc công khai đối lập chính phủ buộc ICP không thấy sự cần thiết phải thoả hiệp. Cũng có thể phe cứng rắn như Chinh, Việt, Liệu đang thắng thế (bằng chứng là mấy tuần sau, Chinh công bố một bài báo phê phán chủ trương cách mạng từng giai đoạn của Hồ).
Mấy ngày sau, quốc hội dự thảo Hiến pháp mới, mặc dù bị Chinh phê phán, rõ ràng là nội dung bản Hiến pháp rất ôn hoà và đáp ứng mong ước của đại đa số dân chúng. Chương về tổ chức chính trị nhấn mạnh bảo đảm các quyền tự do dân chủ và nhu cầu liên kết rộng rãi để chống lại việc khôi phục chế độ thực dân Pháp. Chương kinh tế bảo đảm quyền tư hữu và không đả động gì đến việc thành lập xã hội phi giai cấp. Người Pháp hẳn phải rất thất vọng khi bản Hiến pháp tuyên bố nền độc lập hoàn toàn cho Việt nam mà chẳng thấy đả động gì đến liên bang Đông dương hoặc khối Liên hiệp Pháp cả. Quốc hội đã phê duyệt Hiến pháp và uỷ quyền cho chính phủ quyết định ngày đưa vào hiệu lực. Ngày 14/11 Quốc hội giải tán, chỉ còn 242 đại biểu, trong đó chỉ có 2 thuộc phe đối lập
Đối với nhân dân, đặc biệt phía bắc, Hồ vẫn được coi là người mang những khát vọng của dân tộc. Ngày 23/10 Hồ tuyên bố với dân chúng, dù tình hình rất khó khăn nhưng nhất định Việt nam sẽ là một nước độc lập và thống nhất. Do Hồ thường từ chối nói về quá khứ mà chỉ nhận mình là “người yêu nước già” nên ít người biết được Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc. Chị Hồ là Nguyễn Thị Thanh tình cờ nhận ra ảnh của em trên báo đã ra tận Hà nội thăm Hồ tại Bắc bộ phủ. Anh trai Hồ là Khiêm cũng lên thăm và được tiếp đón tại một căn nhà ngoại ô. Cả Thanh và Khiêm đều sống ở Kim liên, Khiêm chết năm 1950, Thanh chết 4 năm sau đó.
Việc đầu tiên của Hồ khi về đến Việt Nam làm họp ngay Ban thường vụ để phân tích tình hình và định ra kế hoạch hành động. Hai vấn đề chủ chốt là có đồng ý ngày ngừng bắn 30/10 và đối phó với phe đối lập. Hồ đề xuất triệu tập họp quốc hội để thông qua hiến pháp tiến tới thành lập chính phủ mới thay thế cho chính phủ liên hiệp đã bị yếu đi rất nhiều sau khi những người như Hải Thần từ chức.
Phiên họp quốc hội ngày 28/10 thật khác xa không khí thống nhất dân tộc của kỳ họp 7 tháng trước. Có tổng cộng 291 đại biểu trong số 444 đại biểu được bầu tham dự. Trong số 70 đại biểu chỉ định chỉ có 37 người đến. Khi một đại biểu đứng lên hỏi những người còn lại đâu, ông này được trả lời là cả lũ đã bị bắt theo yêu cầu của uỷ ban thường vụ quốc hội vì những tội hình sự. Trước đó vài ngày, hàng trăm nhân vật đối lập đã bị bắt, đã xảy ra xung đột vũ trang làm nhiều người chết trong đó có hai nhà báo. Tình hình khá căng thẳng. Các đại biểu ngồi thành 3 khối: bên trái là các đại biểu Đảng CS Đông Dương - CIP, đảng xã hội và đảng dân chủ đeo cà vạt đỏ. Trung tâm là các đại biểu Việt minh không cộng sản, bên phải là các đại biểu Việt quốc và Đồng minh hội. Sang ngày thứ hai, chính phủ xin từ chức và ba ngày sau quốc hội phê duyệt danh sách chính phủ mới do Hồ Chí Minh đệ trình. Danh sách chính phủ mới chỉ còn 2 phần tử ngoài Việt minh, trái ngược lại những gì Hồ hứa khi rời Paris là sẽ mở rộng thành phần chính phủ. Giáp giữ chân bộ trưởng Quốc phòng, Đồng bộ trưởng Kinh tế. Hồ là chủ tịch kiêm thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao. Mặt trận liên hiệp với các đảng dân tộc tan vỡ. Có thể do các đảng dân tộc công khai đối lập chính phủ buộc ICP không thấy sự cần thiết phải thoả hiệp. Cũng có thể phe cứng rắn như Chinh, Việt, Liệu đang thắng thế (bằng chứng là mấy tuần sau, Chinh công bố một bài báo phê phán chủ trương cách mạng từng giai đoạn của Hồ).
Mấy ngày sau, quốc hội dự thảo Hiến pháp mới, mặc dù bị Chinh phê phán, rõ ràng là nội dung bản Hiến pháp rất ôn hoà và đáp ứng mong ước của đại đa số dân chúng. Chương về tổ chức chính trị nhấn mạnh bảo đảm các quyền tự do dân chủ và nhu cầu liên kết rộng rãi để chống lại việc khôi phục chế độ thực dân Pháp. Chương kinh tế bảo đảm quyền tư hữu và không đả động gì đến việc thành lập xã hội phi giai cấp. Người Pháp hẳn phải rất thất vọng khi bản Hiến pháp tuyên bố nền độc lập hoàn toàn cho Việt nam mà chẳng thấy đả động gì đến liên bang Đông dương hoặc khối Liên hiệp Pháp cả. Quốc hội đã phê duyệt Hiến pháp và uỷ quyền cho chính phủ quyết định ngày đưa vào hiệu lực. Ngày 14/11 Quốc hội giải tán, chỉ còn 242 đại biểu, trong đó chỉ có 2 thuộc phe đối lập
Trong khi quốc hội họp, hai bên cũng đã thử cố gắng tuân thủ điều khoản
ngừng bắn của Bản ghi nhớ vào ngày 30/10, nhưng không ăn thua.
D’Argenlier đề phòng Việt minh bất ngờ tấn công mình ở miền Bắc và miền
Trung, đã chuẩn bị kế hoạch thay thế Hồ Chí Minh bằng một chính phủ ôn
hoà hơn. Từ tháng 9, Pháp đã liên lạc với Bảo đại khi đó đang ở HongKong
về khả năng ông này trở lại chính trường. Vào giữa tháng 11 D’Argenlier
cũng đã chỉ thị Valluy chuẩn bị phương án tấn công nhanh cho trường hợp
đàm phán đổ vỡ.
Với nguy cơ chiến tranh đã cận kề, Đảng cũng ra sức chuẩn bị vũ khí qua cảng Hải phòng để trang bị cho quân đội vì trên thực tế biên giới đường bộ đã bị quân Pháp phong toả. Hải phòng trở thành điểm nóng trong đàm phán giữa hai bên, nhất là vấn đề hải quan vì thuế nhập khẩu vốn là nguồn thu nhập chính của chính phủ thuộc địa trước đây. Được D’Argenlier bật đèn xanh, đầu tháng 11, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan Hải phòng mặc cho phía Việt nam ra sức phản đối. Ngày 20/11, quân Pháp bắt một tàu Trung quốc chở xăng lậu được nghi là cho mục đích quân sự và kéo vào bờ. Các dân quân Việt nam đã nổ súng và Pháp lập tức đáp trả. Cuộc bắn nhau lan nhanh khắp thành phố trước khi được dập tắt bằng một lệnh ngừng bắn. Hai ngày sau, Valluy ra lệnh cho quân Pháp chiếm thành phố. Ngày 23/11, Pháp nã pháo vào khu phố Tàu đòi Việt minh phải hạ vũ khí. Hàng trăm thường dân chết, hàng ngàn người bị thương. Hơn 2000 quân Pháp tràn vào khu vực và vấp phải sức kháng cự mãnh liệt, trước khi Việt minh bỏ trận địa vào ngày 28/11.
Sự cố Hải phòng ngay lập tức được James O’Sullivan báo về Nhà trắng. Ông này nói mặc dù Việt minh khai hoả trước nhưng thái độ của Pháp là không thể chấp nhận được. Đại sứ Mỹ tại Pháp Caffery được lệnh bày tỏ sự không hài lòng với chính phủ Pháp. Phía Pháp trưng ra bằng chứng là chính phủ Hồ nhận chỉ thị từ Moscow. Từ Sài gòn, lãnh sự Mỹ là Charles Reed cũng cảnh báo là nếu Nam bộ rơi vào tay Việt minh, thì Lào và Cambodia sẽ nguy hiểm. Đây là một trong những phát biểu đầu tiên của một quan chức về cái sau này được gọi là “học thuyết domino”
Với nguy cơ chiến tranh đã cận kề, Đảng cũng ra sức chuẩn bị vũ khí qua cảng Hải phòng để trang bị cho quân đội vì trên thực tế biên giới đường bộ đã bị quân Pháp phong toả. Hải phòng trở thành điểm nóng trong đàm phán giữa hai bên, nhất là vấn đề hải quan vì thuế nhập khẩu vốn là nguồn thu nhập chính của chính phủ thuộc địa trước đây. Được D’Argenlier bật đèn xanh, đầu tháng 11, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan Hải phòng mặc cho phía Việt nam ra sức phản đối. Ngày 20/11, quân Pháp bắt một tàu Trung quốc chở xăng lậu được nghi là cho mục đích quân sự và kéo vào bờ. Các dân quân Việt nam đã nổ súng và Pháp lập tức đáp trả. Cuộc bắn nhau lan nhanh khắp thành phố trước khi được dập tắt bằng một lệnh ngừng bắn. Hai ngày sau, Valluy ra lệnh cho quân Pháp chiếm thành phố. Ngày 23/11, Pháp nã pháo vào khu phố Tàu đòi Việt minh phải hạ vũ khí. Hàng trăm thường dân chết, hàng ngàn người bị thương. Hơn 2000 quân Pháp tràn vào khu vực và vấp phải sức kháng cự mãnh liệt, trước khi Việt minh bỏ trận địa vào ngày 28/11.
Sự cố Hải phòng ngay lập tức được James O’Sullivan báo về Nhà trắng. Ông này nói mặc dù Việt minh khai hoả trước nhưng thái độ của Pháp là không thể chấp nhận được. Đại sứ Mỹ tại Pháp Caffery được lệnh bày tỏ sự không hài lòng với chính phủ Pháp. Phía Pháp trưng ra bằng chứng là chính phủ Hồ nhận chỉ thị từ Moscow. Từ Sài gòn, lãnh sự Mỹ là Charles Reed cũng cảnh báo là nếu Nam bộ rơi vào tay Việt minh, thì Lào và Cambodia sẽ nguy hiểm. Đây là một trong những phát biểu đầu tiên của một quan chức về cái sau này được gọi là “học thuyết domino”
Cuối tháng 11, bộ ngoại giao Mỹ cử Moffat vụ trưởng vụ Đông Nam á sang
Đông dương để đánh giá tình hình và tìm hiểu bản chất của chính phủ Hà
nội. Moffat là người công khai ủng hộ độc lập của Việt nam và được uỷ
quyền thông báo với Việt Nam là Mỹ ủng hộ hiệp định 6/3 và có thể bảo
được chính phủ Pháp. Moffat cũng dự kiến sẽ khuyên Hồ Chí Minh không
dùng vũ lực và thoả hiệp trong vấn đề Nam bộ. Moffat đến Sai gon ngày
3/12 và ra Hà nội ngày 7/12.
Sullivan cho rằng Hồ đang “cực kỳ cô đơn” và thông tin công khai về chuyến viếng thăm của Moffat sẽ làm tăng uy tín của Hồ. Mặc dù rất ốm do lao phổi trở lại, Hồ vẫn mời Moffat đến Bắc bộ phủ. Hồ khẳng định mình không phải là cộng sản mà chỉ đấu tranh vì độc lập, kêu gọi Mỹ ủng hộ và nhắc lại đề nghị cho Mỹ sử dụng Cam ranh. Do không chuẩn bị trước vấn đề này, Moffat “không nói được câu nào” như về sau ông này điều trần trước Thượng viện Mỹ. Moffat khẳng định rằng Mỹ không thể có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam nếu Việt nam không thoả thuận được với Pháp về thể chế. Trong báo cáo sau khi rời Đông dương, Moffat nhận định chính phủ Hà nội đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản và có thể có quan hệ với Nga - Xô và Trung cộng. Tuy nhiên ông này cũng thấy sự khác biệt giữa những phần tử ôn hoà xung quanh Hồ và các phần tử cứng rắn như Giáp. Moffat kết luận, hiện tại cần có sự hiện diện của Pháp để không những chống ảnh hưởng của Nga mà đề phòng Trung Quốc tấn công. Moffat đề nghị Mỹ ủng hộ thoả thuận trước khi tình hình tiếp tục xấu đi cho Pháp. Nhà sử học Pháp Philippe Devillers cũng nhận thấy sự chia rẽ trong lãnh đạo Việt minh giữa Hồ và những phần tử hiếu chiến hơn như Giáp, Việt. Bản thân Hồ cũng thường xuyên kêu gọi Pháp và các nước phương Tây giúp ông củng cố quyền lực với đối thủ. Nhưng cũng có người bi quan cho rằng đó là đòn của Hồ sử dụng để gây sức ép với Pháp.
Nhận xét của Moffat về quan hệ của Hà nội và Nga có vẻ không đúng, thực tế thì Hồ và các đồng chí của mình chỉ có thể biết được tình hình Nga xô qua Đảng CS Pháp - FCP. Báo cáo của Moffat cùng với cuộc nội chiến đang nóng lên ở Trung quốc đã dẫn Bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết luận “Sự có mặt của Pháp ở khu vực là quan trọng, không chỉ để ngăn ảnh hưởng của Nga- Xô mà còn bảo vệ Việt nam và Đông nam á khỏi đế quốc Trung Quốc”.
Ngày 13/11 D’Argenlier đi Pháp xin thêm quân để có thể tiến hành tiến công phủ đầu. Không ngờ chính phủ Pháp vẫn đang hy vọng hoà hoãn. Bidault đang chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho đảng Xã hội mới thắng cử, hứa là sẽ có thêm quân nhưng cũng cảnh báo rằng Đông dương không thể giữ được chỉ bằng quân sự. Trong khi đợi chính phủ mới được thành lập, Sainteny được bổ nhiệm thay thế cho Morliere. Saiteny đến Sài gòn ngày 23/11, chỉ vài giờ sau sự cố Hải phòng. Đợi ở đó vài ngày cho tình hình lắng xuống, ngày 2/12 Sainteny ra Hà nội với chỉ thị của D’Argenlier trong túi: “Danh dự quân sự đã được bảo vệ, uy tín của Pháp đang tăng, không nên làm tình hình căng thẳng thêm dồn chính phủ của Hồ vào những hành động cùng quẫn. Tôi cho rằng ông không nên ở trong dinh Thống sứ, dễ bị coi là hành động khiêu khích và quay trở lại phương pháp thống trị cũ” . Valluy cũng ủng hộ hoà hoãn, cho rằng “có thể Hồ không muốn chiến tranh”
Sullivan cho rằng Hồ đang “cực kỳ cô đơn” và thông tin công khai về chuyến viếng thăm của Moffat sẽ làm tăng uy tín của Hồ. Mặc dù rất ốm do lao phổi trở lại, Hồ vẫn mời Moffat đến Bắc bộ phủ. Hồ khẳng định mình không phải là cộng sản mà chỉ đấu tranh vì độc lập, kêu gọi Mỹ ủng hộ và nhắc lại đề nghị cho Mỹ sử dụng Cam ranh. Do không chuẩn bị trước vấn đề này, Moffat “không nói được câu nào” như về sau ông này điều trần trước Thượng viện Mỹ. Moffat khẳng định rằng Mỹ không thể có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam nếu Việt nam không thoả thuận được với Pháp về thể chế. Trong báo cáo sau khi rời Đông dương, Moffat nhận định chính phủ Hà nội đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản và có thể có quan hệ với Nga - Xô và Trung cộng. Tuy nhiên ông này cũng thấy sự khác biệt giữa những phần tử ôn hoà xung quanh Hồ và các phần tử cứng rắn như Giáp. Moffat kết luận, hiện tại cần có sự hiện diện của Pháp để không những chống ảnh hưởng của Nga mà đề phòng Trung Quốc tấn công. Moffat đề nghị Mỹ ủng hộ thoả thuận trước khi tình hình tiếp tục xấu đi cho Pháp. Nhà sử học Pháp Philippe Devillers cũng nhận thấy sự chia rẽ trong lãnh đạo Việt minh giữa Hồ và những phần tử hiếu chiến hơn như Giáp, Việt. Bản thân Hồ cũng thường xuyên kêu gọi Pháp và các nước phương Tây giúp ông củng cố quyền lực với đối thủ. Nhưng cũng có người bi quan cho rằng đó là đòn của Hồ sử dụng để gây sức ép với Pháp.
Nhận xét của Moffat về quan hệ của Hà nội và Nga có vẻ không đúng, thực tế thì Hồ và các đồng chí của mình chỉ có thể biết được tình hình Nga xô qua Đảng CS Pháp - FCP. Báo cáo của Moffat cùng với cuộc nội chiến đang nóng lên ở Trung quốc đã dẫn Bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết luận “Sự có mặt của Pháp ở khu vực là quan trọng, không chỉ để ngăn ảnh hưởng của Nga- Xô mà còn bảo vệ Việt nam và Đông nam á khỏi đế quốc Trung Quốc”.
Ngày 13/11 D’Argenlier đi Pháp xin thêm quân để có thể tiến hành tiến công phủ đầu. Không ngờ chính phủ Pháp vẫn đang hy vọng hoà hoãn. Bidault đang chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho đảng Xã hội mới thắng cử, hứa là sẽ có thêm quân nhưng cũng cảnh báo rằng Đông dương không thể giữ được chỉ bằng quân sự. Trong khi đợi chính phủ mới được thành lập, Sainteny được bổ nhiệm thay thế cho Morliere. Saiteny đến Sài gòn ngày 23/11, chỉ vài giờ sau sự cố Hải phòng. Đợi ở đó vài ngày cho tình hình lắng xuống, ngày 2/12 Sainteny ra Hà nội với chỉ thị của D’Argenlier trong túi: “Danh dự quân sự đã được bảo vệ, uy tín của Pháp đang tăng, không nên làm tình hình căng thẳng thêm dồn chính phủ của Hồ vào những hành động cùng quẫn. Tôi cho rằng ông không nên ở trong dinh Thống sứ, dễ bị coi là hành động khiêu khích và quay trở lại phương pháp thống trị cũ” . Valluy cũng ủng hộ hoà hoãn, cho rằng “có thể Hồ không muốn chiến tranh”
o ốm, Hồ Chí Minh không đón được Sainteny tại phi trường mà tiếp ông này
vào ngày hôm sau, đúng ngày Pháp đổ thêm quân vào cảng Đà nẵng. Tuy
nhiên Hồ đã được Hoàng Minh Giám tư vấn về thái độ hoà hoãn của Pháp.
Hai bên không bàn chuyện gì nghiêm túc mà chỉ xoay quanh sức khoẻ của Hồ
và chuyến đi từ Pháp về Việt nam. Mấy ngày sau, Sainteny mất luôn liên
lạc với Hồ nên cứ bán tin bán nghi không biết Hồ có còn kiểm soát được
tình hình nữa không? Mặc dù ghi nhận lo ngại của Hồ về sự thay đổi bất
chợt nhưng Sainteny đã yêu cầu Hồ phải khai trừ những phần tử cực đoan
khỏi chính phủ, bằng không Pháp sẽ dùng các biện pháp “cảnh sát”.
Sainteny chia sẻ quan điểm của mình với Sullivan nhưng ông này tỏ ra bi
quan: “Nếu ông muốn đuổi Việt minh đi thì e rằng sẽ mất thời giờ hơn
nhiều”
Quãng giữa tháng 12, Hồ điện cho Blum- Thủ tướng mới của Pháp nêu ra những giải pháp cụ thể để giải quyết căng thẳng. Nhưng rõ ràng là Hồ đã không hy vọng vào các giải pháp chính trị. Tháng 10, Đảng CS Đông Dương - ICP thiết lập Uỷ ban quân sự để có thể bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội, cử chính uỷ cho từng đơn vị, lập cơ sở đảng tại tất cả các vùng quân sự. Văn Tiến Dũng, người sau này sẽ là tổng tư lệnh cuộc tiến công vào Sài gòn, chỉ đạo toàn bộ việc này. Theo tin tình báo Pháp, quân Việt minh nay được đổi thành Quân đội Nhân dân Việt nam - VPA có khoảng 60,000 quân ở phía Bắc được tổ chức thành 35 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh, cộng với khoảng 12.000 quân ở Nam bộ. Về vũ khí VPA có khoảng 35.000 khẩu súng trường, 1000 tiểu liên và 55 pháo. Việt minh đang tích cực chuẩn bị căn cứ, các quân xưởng ở Tân trào, Việt bắc và sơ tán các cơ quan chính phủ đến đó khi chiến tranh xảy ra. Đa số quân Việt Minh được bố trí ở ngoại ô, trong thành phố chỉ có khoảng 10,000 dân quân và thanh niên xung phong. Quân Pháp có vài ngàn lính lê dương, đóng chủ yếu trong thành và các điểm quan trọng như Dinh Thống sứ, nhà Ga, cầu Doumer- Long Biên và sân bay Gia lâm. Giáp nhận định là có thể giữ Hà nội được trong vòng 1 tháng để các cơ quan có thời gian rút ra chiến khu. Ngày 6/12, Hồ kêu gọi quân Pháp rút lui về các vị trí trước ngày 20/11 nhưng không được đáp lại. Trả lời phỏng vấn báo Pháp vào ngày hôm sau, Hồ nói “chúng tôi bị áp đặt chấp nhận cuộc chiến này, chúng tôi thà đấu tranh chứ không hy sinh sự tự do của mình”
Cũng lúc đó, tướng Valluy hiểu rằng Hồ không hề có ý định loại các phần tử cực đoan ra khỏi chính phủ. Valluy xin chỉ thị được hành động ngay sau khi quân tăng viện đến, nếu để đến sang năm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của Pháp. Nhưng thủ tướng Blum có vẻ chưa muốn dùng đến quân sự. Ngày 12/12, Blum tuyên bố sẽ xem xét việc công nhận độc lập của Việt nam. Ba ngày sau, Hồ trao cho Sainteny bức thư gửi thủ tướng Pháp với những đề nghị cụ thể. Sainteny điện vào Sài gòn nhờ chuyển sang Paris. Không rõ là các nhà lãnh đạo khác của Việt nam có thực sự hy vọng gì vào tuyên bố của Blum? Còn Giáp trong hồi ký của mình cho rằng Blum chỉ là công cụ của tư bản Mỹ và Pháp. Rõ ràng là Blum không lựa chọn một bộ trưởng cộng sản nào và tiếp tục bổ nhiệm D’Argenlier làm Đại diện toàn quyền ở Đông dương. Tuy nhiên nội các mới của Blum đã không quyết định được có tăng viện cho D’Argenlier hay không và có nên tiến hành những hành động quân sự tức thời hay không. Valluy, cũng như D’Argenlier quyết tâm duy trì sự có mặt của Pháp ở Việt nam đã quyết định cần phải khiêu khích để Việt nam khởi xướng những hoạt động thù địch đặt Paris vào sự đã rồi. Valluy ra lệnh cho Morliere phá huỷ các chiến luỹ trên đường phố. Khi nhận được điện của Hồ do Sainteny chuyển vào, Valluy đã tự bình phẩm thêm vào là phải tiến hành các hoạt động quân sự vào trước cuối năm. Bức điện chỉ được
chuyển đến Paris vào ngày 19, khi đã quá muộn.
Quãng giữa tháng 12, Hồ điện cho Blum- Thủ tướng mới của Pháp nêu ra những giải pháp cụ thể để giải quyết căng thẳng. Nhưng rõ ràng là Hồ đã không hy vọng vào các giải pháp chính trị. Tháng 10, Đảng CS Đông Dương - ICP thiết lập Uỷ ban quân sự để có thể bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội, cử chính uỷ cho từng đơn vị, lập cơ sở đảng tại tất cả các vùng quân sự. Văn Tiến Dũng, người sau này sẽ là tổng tư lệnh cuộc tiến công vào Sài gòn, chỉ đạo toàn bộ việc này. Theo tin tình báo Pháp, quân Việt minh nay được đổi thành Quân đội Nhân dân Việt nam - VPA có khoảng 60,000 quân ở phía Bắc được tổ chức thành 35 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh, cộng với khoảng 12.000 quân ở Nam bộ. Về vũ khí VPA có khoảng 35.000 khẩu súng trường, 1000 tiểu liên và 55 pháo. Việt minh đang tích cực chuẩn bị căn cứ, các quân xưởng ở Tân trào, Việt bắc và sơ tán các cơ quan chính phủ đến đó khi chiến tranh xảy ra. Đa số quân Việt Minh được bố trí ở ngoại ô, trong thành phố chỉ có khoảng 10,000 dân quân và thanh niên xung phong. Quân Pháp có vài ngàn lính lê dương, đóng chủ yếu trong thành và các điểm quan trọng như Dinh Thống sứ, nhà Ga, cầu Doumer- Long Biên và sân bay Gia lâm. Giáp nhận định là có thể giữ Hà nội được trong vòng 1 tháng để các cơ quan có thời gian rút ra chiến khu. Ngày 6/12, Hồ kêu gọi quân Pháp rút lui về các vị trí trước ngày 20/11 nhưng không được đáp lại. Trả lời phỏng vấn báo Pháp vào ngày hôm sau, Hồ nói “chúng tôi bị áp đặt chấp nhận cuộc chiến này, chúng tôi thà đấu tranh chứ không hy sinh sự tự do của mình”
Cũng lúc đó, tướng Valluy hiểu rằng Hồ không hề có ý định loại các phần tử cực đoan ra khỏi chính phủ. Valluy xin chỉ thị được hành động ngay sau khi quân tăng viện đến, nếu để đến sang năm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của Pháp. Nhưng thủ tướng Blum có vẻ chưa muốn dùng đến quân sự. Ngày 12/12, Blum tuyên bố sẽ xem xét việc công nhận độc lập của Việt nam. Ba ngày sau, Hồ trao cho Sainteny bức thư gửi thủ tướng Pháp với những đề nghị cụ thể. Sainteny điện vào Sài gòn nhờ chuyển sang Paris. Không rõ là các nhà lãnh đạo khác của Việt nam có thực sự hy vọng gì vào tuyên bố của Blum? Còn Giáp trong hồi ký của mình cho rằng Blum chỉ là công cụ của tư bản Mỹ và Pháp. Rõ ràng là Blum không lựa chọn một bộ trưởng cộng sản nào và tiếp tục bổ nhiệm D’Argenlier làm Đại diện toàn quyền ở Đông dương. Tuy nhiên nội các mới của Blum đã không quyết định được có tăng viện cho D’Argenlier hay không và có nên tiến hành những hành động quân sự tức thời hay không. Valluy, cũng như D’Argenlier quyết tâm duy trì sự có mặt của Pháp ở Việt nam đã quyết định cần phải khiêu khích để Việt nam khởi xướng những hoạt động thù địch đặt Paris vào sự đã rồi. Valluy ra lệnh cho Morliere phá huỷ các chiến luỹ trên đường phố. Khi nhận được điện của Hồ do Sainteny chuyển vào, Valluy đã tự bình phẩm thêm vào là phải tiến hành các hoạt động quân sự vào trước cuối năm. Bức điện chỉ được
chuyển đến Paris vào ngày 19, khi đã quá muộn.
Ngày 17, các chiến xa bắt đầu xô đổ các chiến luỹ, lính lê dương đứng
đầy từ thành cổ ra đầu cầu Doumet - Long biên dọc đường đến sân bay.
Ngày hôm sau, Pháp ra tối hậu thư cấm được xây các công sự trên đường
phố, ngay buổi trưa hôm đó, lại ra tiếp tối hậu thư từ ngày 20, quân
Pháp sẽ bảo đảm trật tự an ninh trên đường phố. Sáng ngày 19, Pháp yêu
cầu Việt nam ngưng tất cả các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, giải tán
các đơn vị dân quân và chuyển giao toàn bộ việc bảo đảm an ninh cho
Pháp. Tình hình rất giống ở Hải phòng, khi trung tá Debes ra hết tối hậu
thư này đến tối hậu thư khác trước khi ném bom Hải phòng. Ngày 18, Hồ
Chí Minh chỉ thị chuẩn bị tấn công các cơ sở của Pháp vào ngày 19. Cùng
ngày, sợ thư gửi qua Sainteny không tới được Paris, Hồ đã điện thẳng cho
Blum - Thủ tướng Pháp. Sáng 19, Hồ viết một bức thư cho Sainteny nhờ
Hoàng Minh Giám chuyển hộ, nội dung viết: “Tình hình đã trở nên rất
nghiêm trọng, trong lúc chờ đợi quyết định từ Paris, tôi hy vọng là ông
sẽ cùng với ông Giám tìm được giải pháp để cải tiến tình hình hiện tại”.
Theo giọng văn mà đoán thì rõ ràng Hồ cũng chẳng đợi trả lời một cách
nghiêm túc. Chưa kể sáng hôm đó, Sainteny đã gửi cho Hồ một bức thư dài
phản đối Việt minh nổi loạn giết chết và làm bị thương mấy người Pháp,
đòi phải trừng trị ngay lập tức kẻ phạm tội. Do đã đồng thuận để Valluy
khiêu khích, Sainteny hẹn gặp Giám sang sáng hôm sau. Khi được Vũ Kỳ báo
tin Sainerny từ chối gặp Giám, ngay lập tức Hồ triệu tập họp uỷ ban
thường vụ gồm Võ Nguyên Giáp , Lê Đức Thọ và Trường Chinh. Uỷ ban đã
nhận xét trong hoàn cảnh hiện tại, không thể tiếp tục nhượng bộ và quyết
định toàn dân kháng chiến. Uỷ ban cũng xem xét lời kêu gọi của Hồ gửi
toàn thể đồng bào mới được Hồ dự thảo lúc trưa. Giáp được giao chỉ huy
các hoạt động quân sự. Thời điểm tiến công được xác định là 8h tối. Sau
đó Uỷ ban giải tán.
Buổi tối hôm đó 19/12. Sainerny đang chuẩn bị rời nhiệm sở về nhà riêng. Cũng như mọi người Sainteny biết rằng cuộc chiến đã có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đồng hồ tại bệnh viên Yersin điểm 8h, Sainteny nói với đồng nghiệp “Thế là không phải hôm nay rồi, tôi đi về nhà đây”. Đúng lúc Sainteny đang chuẩn bị bước vào xe, một tiếng nổ lớn phát ra. Điện tắt phụt, toàn thành phố chìm vào bóng tối. Sainteny chạy vội về nhà, lên chiếc xe bọc thép chạy thẳng vào thành. Được một đoạn, chiếc xe trúng mìn. Sainteny bị thương nặng nằm trong vũng máu trong gần 2h giữa các đồng đội quằn quại hấp hối.
Theo đúng kế hoạch, Việt minh đã đặt mìn nhà máy điện. Các đội dân quân tấn công các cơ sở của Pháp, còn biệt động thì thâm nhập vào tư dinh trong khu phố Tây. Giáp có 3 sư đoàn bố trí ở ngoại ô phía tây nam và cạnh Hồ Tây, nhưng quyết định không sử dụng. Quân Pháp bị bất ngờ lúc ban đầu nhưng nhanh chóng giành lại thế chủ động. Gần đến nửa đêm Pháp đã kiểm soát hầu hết những điểm trọng yếu. Một cánh quân tấn công Bắc bộ phủ suýt bắt được Hồ. Cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất bắt đầu.
Sự kiện 19/12 gây nên phản ứng dữ dội tại Pháp. Đa số cho rằng Việt minh đã tấn công khiêu khích các lợi ích và công dân Pháp. Nhưng nhìn kỹ có thể thấy vai trò của Pháp cũng rất quan trọng. Mặc dù, chính phủ Paris còn đang lưỡng lự trong việc có tiến hành chiến tranh không, thì các tướng Pháp ở Đông dương đã tự cho mình quyền hành động. Valluy cho rằng Hồ không thể hoặc không muốn kiểm soát các phần tử cực đoan trong chính phủ, nên đã quyết định ra tay trước khi lực lượng Pháp tại khu vực yếu đi. Tối hậu thư 17/12 đòi hỏi chuyển quyền kiểm soát an ninh trật tự ở thành phố cho Pháp rõ ràng là đã được tính toán để khiêu khích Việt minh. Liệu Hồ có thực sự muốn tránh chiến tranh hay chỉ “động tác giả” để có thêm thời gian chuẩn bị chiến tranh? Thực ra cũng chẳng cần trả lời. Là học trò của Tôn Tử, Hồ tin rằng chiến thắng đẹp nhất là chiến thắng không cần vũ lực. Để đạt được nó, ngoại giao và tuyên truyền là các vũ khí sắc bén làm chia rẽ và giảm năng lực chiến đấu của đối thủ. Đến ngày 19/12, Hồ và các đồng chí của mình hiểu rằng, không thể thoả hiệp được nữa. Vấn đề phải được quyết định trên chiến trường.
Buổi tối hôm đó 19/12. Sainerny đang chuẩn bị rời nhiệm sở về nhà riêng. Cũng như mọi người Sainteny biết rằng cuộc chiến đã có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đồng hồ tại bệnh viên Yersin điểm 8h, Sainteny nói với đồng nghiệp “Thế là không phải hôm nay rồi, tôi đi về nhà đây”. Đúng lúc Sainteny đang chuẩn bị bước vào xe, một tiếng nổ lớn phát ra. Điện tắt phụt, toàn thành phố chìm vào bóng tối. Sainteny chạy vội về nhà, lên chiếc xe bọc thép chạy thẳng vào thành. Được một đoạn, chiếc xe trúng mìn. Sainteny bị thương nặng nằm trong vũng máu trong gần 2h giữa các đồng đội quằn quại hấp hối.
Theo đúng kế hoạch, Việt minh đã đặt mìn nhà máy điện. Các đội dân quân tấn công các cơ sở của Pháp, còn biệt động thì thâm nhập vào tư dinh trong khu phố Tây. Giáp có 3 sư đoàn bố trí ở ngoại ô phía tây nam và cạnh Hồ Tây, nhưng quyết định không sử dụng. Quân Pháp bị bất ngờ lúc ban đầu nhưng nhanh chóng giành lại thế chủ động. Gần đến nửa đêm Pháp đã kiểm soát hầu hết những điểm trọng yếu. Một cánh quân tấn công Bắc bộ phủ suýt bắt được Hồ. Cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất bắt đầu.
Sự kiện 19/12 gây nên phản ứng dữ dội tại Pháp. Đa số cho rằng Việt minh đã tấn công khiêu khích các lợi ích và công dân Pháp. Nhưng nhìn kỹ có thể thấy vai trò của Pháp cũng rất quan trọng. Mặc dù, chính phủ Paris còn đang lưỡng lự trong việc có tiến hành chiến tranh không, thì các tướng Pháp ở Đông dương đã tự cho mình quyền hành động. Valluy cho rằng Hồ không thể hoặc không muốn kiểm soát các phần tử cực đoan trong chính phủ, nên đã quyết định ra tay trước khi lực lượng Pháp tại khu vực yếu đi. Tối hậu thư 17/12 đòi hỏi chuyển quyền kiểm soát an ninh trật tự ở thành phố cho Pháp rõ ràng là đã được tính toán để khiêu khích Việt minh. Liệu Hồ có thực sự muốn tránh chiến tranh hay chỉ “động tác giả” để có thêm thời gian chuẩn bị chiến tranh? Thực ra cũng chẳng cần trả lời. Là học trò của Tôn Tử, Hồ tin rằng chiến thắng đẹp nhất là chiến thắng không cần vũ lực. Để đạt được nó, ngoại giao và tuyên truyền là các vũ khí sắc bén làm chia rẽ và giảm năng lực chiến đấu của đối thủ. Đến ngày 19/12, Hồ và các đồng chí của mình hiểu rằng, không thể thoả hiệp được nữa. Vấn đề phải được quyết định trên chiến trường.
11. Hổ và Voi
Ba ngày sau sự biến ở Hà nội, ngày 22/12, chính phủ Việt nam ra thông báo, cuộc chiến sẽ được tiến hành qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng phản công và Pháp sẽ phải chịu những hậu quả cay đắng. Các cơ sở của chính quyền được rút lên Việt bắc. Những đơn vị chiến đấu vẫn tiếp tục bám trụ tại khu phố cổ và kháng cự quyết liệt. Valluy đã đề xuất ném bom huỷ diệt nhưng Morlieres đã phản đối và vẫn quyết định dùng bộ binh. Phải đến tận giữa tháng 1/1947, quân Pháp mới đến được chợ Đồng xuân. Các đơn vị Việt minh rút lên phía bắc qua chân cầu Long biên, để lại những dòng chữ viết bằng than trên tường: “Chúng tôi sẽ quay lại”. Trong hồi ký của mình, lãnh sự Mỹ O’Sullivan đã ghi nhận “Sự dũng cảm và ngoan cường chưa từng thấy của quân Việt nam”, chẳng khác gì quân Nhật trong cuộc chiến Thái bình dương. Khoảng 100 lính Pháp và 40 thường dân châu Âu chết, hai trăm người khác mất tích. Tại các khu vực khác, tình hình cũng tương tự, Việt minh tìm cách kìm chân quân Pháp trong thành phố để rút lực lượng về nông thôn. Khi Pháp bắt đầu tiến ra ngoại ô sẽ gặp phải cảnh “vườn không, nhà trống”.
Tuy nhiên, có vẻ như Hồ Chí Minh chưa muốn từ bỏ những nỗ lực tìm kiếm hoà bình. Ngay trong ngày đánh nhau đầu tiên, Việt minh đã rải truyền đơn thông báo với “nhân dân Pháp” về nguyện vọng của chính phủ được sống hoà bình trong khối liên hiệp Pháp. Cuộc chiến đã xảy ra vì “những tên thực dân phản động đã đánh mất danh dự nước Pháp, chia rẽ hai dân tộc”. Chỉ cần Pháp công nhận Việt nam độc lập và thống nhất, sự hợp tác sẽ được khôi phục ngay lập tức. Ngày hôm sau, đài Việt minh kêu gọi nối lại đàm phán. Ngày 23/12, Hồ viết thư cho Moutet và Leclerc đề nghị hai bên gặp nhau, khi hai vị này vừa lên đường sang Đông dương để thị sát tình hình. Mấy ngày sau, Hồ chính thức đề nghị ngừng bắn và tổ chức hội nghị hoà bình mới tại Paris trên tinh thần hiệp định HoChiMinh-Sainteny tháng 3/1946. Pháp thì chưa vội kết thúc đánh nhau. Ngày 23, thủ tướng Blum phát biểu trước quốc hội: “Chúng ta đang phải đối mặt với việc dẹp loạn. Tôi tuyên bố, binh lính Pháp đang chiến đấu, kiều dân Pháp đang sinh sống và các bạn bè Pháp ở Đông dương có thể yên tâm vào sự kiên quyết của chính phủ”. Kết luận, Blum để ngỏ khả năng đàm phán: “chúng tôi sẽ khôi phục lại cuộc đàm phán bị phá vỡ để có được một nước Việt nam tự do trong liên bang Đông dương tự do trong Liên hiệp Pháp. Nhưng đầu tiên, trật tự phải được khôi phục”. Ngay cả một người được coi là “sứ giả hoà binh” như Moutet cũng phát biểu với báo chí hôm Noel khi ông ta đến Sài gòn: “cần phải có chiến thắng quân sự trước khi có bất cứ cuộc đàm phán nào. Tôi rất tiếc nhưng những gì mà Việt minh đã làm phải bị trừng trị”. Moutet cũng không tìm cách liên lạc với người bạn cũ là Hồ mà suốt ngày chỉ trò chuyện với các quan chức Pháp ở Lào và Cambodia.
Về phần mình, ngày 3/1, Hồ đã viết thư cho Moutet, nhưng bức thư đã không đến được nơi. Tướng Leclerc có quan điểm mềm dẻo hơn. Một mặt ông cho rằng một đòn giáng trả đối với cuộc tấn công của Việt minh là cần thiết, nhưng giải pháp cuối cùng phải là giải pháp chính trị. Pháp không thể khuất phục dân tộc 24 triệu dân với tinh thần dân tộc ngất trời bằng vũ lực. Leclerc lo ngại về việc Moutet không chịu gặp Hồ. Trước khi rời Việt Nam ngày 9/1, Leclerc nhận xét: “Có quá nhiều người tưởng là có thể xây chiếc cầu nối giữa Việt nam và Pháp bằng súng đạn”. Tuy nhiên Leclerc cho rằng cần phải thay chủ nghĩa dân tộc quá khích của Việt minh bằng một hình thức ôn hoà hơn. Muốn vậy, vị thế của quân Pháp trên chiến trường càng mạnh càng tốt.
Quan điểm của Leclerc tương đối trùng với Blum. Vì thế khi trở lại Pháp,
Blum đã đề nghị Leclerc làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông
dương thay D’Argenlier quá cứng và bị cho là góp phần gây nên tình trạng
hỗn loạn hiện nay. Trong lúc Leclerc còn đang suy nghĩ thì Blum bị
Ramadier thay thế. Thủ tướng mới lên lưỡng lự chưa dám quyết việc tăng
quân cho Đông dương, lại thêm De Gaul rỉ tai, nên Leclerc đã quyết định
từ chối. Ramadier bổ nhiệm Emile Bollaert, được một nhà ngoại giao Mỹ
miêu tả là “năng động và có năng lực nhưng chưa được nhiều người biết
đến”.
Bollaert đến Đông dương vào đầu tháng 3 và ngay lập tức rơi vào tình huống khó xử. Được sự ủng hộ của D’Argenlier, các quan chức thực dân địa phương đáng ráo riết tìm cách qua mặt Việt minh và thoả thuận với Bảo đại, lúc đó đang ở Hồng kong đánh bạc và chơi gái. Mặc dù chưa có kết quả cụ thể nhưng phương án này cũng có một số người hâm mộ tại cả Đông dương và Pháp. Trong khi đó Việt minh vẫn được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng, và Hồ Chí Minh được thừa nhận như nhà lãnh đạo của dân tộc. Trước khi rời Paris, Leclerc cũng đã tư vấn Bollaert “đàm phán bằng mọi giá”. Đám thuộc cấp của Bollaert gồm chánh văn phòng Pierre Messmer và cố vấn Paul Mus, cũng tán đồng việc đàm phán với Việt minh. Tuy nhiên với hơn 1000 quân Pháp đã chết hoặc mất tích, tâm lý của dân Pháp Đông dương là chống Việt minh. Bảo đại coi như là phương án khả dĩ nhất. Nhưng Bảo đại khó đối trọng được với Hồ Chí Minh trong lòng dân. Mặc dù có một số quan chức cũ ủng hộ, đại đa số nhân dân không ưa gì lối sống của ông Cựu hoàng này. Càng nghi ngờ về khả năng của ông có thể thống nhất được những lực lượng đối lập manh mún.
Hồ Chí Minh vẫn kiên trì duy trì quan hệ mong manh với Pháp. Ngày 23/4, bộ trưởng ngoại giao Hoàng MInh Giám chuyển cho Bollaert thư của Hồ đề nghị ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để vãn hồi hoà bình. Đang nghi hoặc, lại được một số quân sư thông báo rằng quân Pháp đang kiểm soát tình hình trên chiến trường, Bollaert đưa ra một loạt các điều kiện mà thực chất là đòi Việt minh đầu hàng trước khi đàm phán. Paul Mus được giao nhiệm vụ này nhờ mối quan hệ cũ với Hồ. Ngày 12/5, Mus đã gặp Giám ở ngoại ô Hà nội sau đó là gặp Hồ gần Thái nguyên. Hồ lắng nghe rất lịch sự rồi trả lời: “Trong khối Liên hiệp Pháp, không có chỗ cho kẻ hèn nhát. Nếu tôi chấp nhận những điều kiện này, tôi sẽ là một người như vậy”. Hồ hiểu rằng Pháp không thể nuốt trôi việc phải từ bỏ các thuộc địa của mình. Cuối tháng, Hồ ra lời kêu gọi kháng chiến mới, tuyên bố Pháp đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được cho hoà bình.
Bollaert đến Đông dương vào đầu tháng 3 và ngay lập tức rơi vào tình huống khó xử. Được sự ủng hộ của D’Argenlier, các quan chức thực dân địa phương đáng ráo riết tìm cách qua mặt Việt minh và thoả thuận với Bảo đại, lúc đó đang ở Hồng kong đánh bạc và chơi gái. Mặc dù chưa có kết quả cụ thể nhưng phương án này cũng có một số người hâm mộ tại cả Đông dương và Pháp. Trong khi đó Việt minh vẫn được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng, và Hồ Chí Minh được thừa nhận như nhà lãnh đạo của dân tộc. Trước khi rời Paris, Leclerc cũng đã tư vấn Bollaert “đàm phán bằng mọi giá”. Đám thuộc cấp của Bollaert gồm chánh văn phòng Pierre Messmer và cố vấn Paul Mus, cũng tán đồng việc đàm phán với Việt minh. Tuy nhiên với hơn 1000 quân Pháp đã chết hoặc mất tích, tâm lý của dân Pháp Đông dương là chống Việt minh. Bảo đại coi như là phương án khả dĩ nhất. Nhưng Bảo đại khó đối trọng được với Hồ Chí Minh trong lòng dân. Mặc dù có một số quan chức cũ ủng hộ, đại đa số nhân dân không ưa gì lối sống của ông Cựu hoàng này. Càng nghi ngờ về khả năng của ông có thể thống nhất được những lực lượng đối lập manh mún.
Hồ Chí Minh vẫn kiên trì duy trì quan hệ mong manh với Pháp. Ngày 23/4, bộ trưởng ngoại giao Hoàng MInh Giám chuyển cho Bollaert thư của Hồ đề nghị ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để vãn hồi hoà bình. Đang nghi hoặc, lại được một số quân sư thông báo rằng quân Pháp đang kiểm soát tình hình trên chiến trường, Bollaert đưa ra một loạt các điều kiện mà thực chất là đòi Việt minh đầu hàng trước khi đàm phán. Paul Mus được giao nhiệm vụ này nhờ mối quan hệ cũ với Hồ. Ngày 12/5, Mus đã gặp Giám ở ngoại ô Hà nội sau đó là gặp Hồ gần Thái nguyên. Hồ lắng nghe rất lịch sự rồi trả lời: “Trong khối Liên hiệp Pháp, không có chỗ cho kẻ hèn nhát. Nếu tôi chấp nhận những điều kiện này, tôi sẽ là một người như vậy”. Hồ hiểu rằng Pháp không thể nuốt trôi việc phải từ bỏ các thuộc địa của mình. Cuối tháng, Hồ ra lời kêu gọi kháng chiến mới, tuyên bố Pháp đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được cho hoà bình.
Hy vọng đàm phán của Hồ Chí Minh bây giờ chỉ có thể dựa vào sự can thiệp
của Mỹ (mà Hồ và các đồng chí của mình không hề có thông tin). Trên
thực tế, ngay sau khi sự kiện Hà nội, thứ trưởng Dean Archeson đã gọi
đại sứ Pháp Henry Bonnet lên bày tỏ sự không hài lòng và đưa ra đề nghị
Mỹ có thể trung gian hoà giải. Pháp thẳng thừng từ chối, nói dẹp loạn
xong mới có thể đàm phán. Vài tuần sau, George Marshall được điều từ
Trung quốc về thay James Byrnes ở chức ngoại trưởng. Marshall đã ra sức
tìm cách hoà giải Quốc -Cộng nhưng thất bại, cuối năm 1946, nội chiến
vẫn đã nổ ra. Marshall đã gửi một bức điện bày tỏ quan điểm chính thức
đầu tiên của Washington cho đại sứ Caffery tại Paris. Mỹ công nhận chủ
quyền của Pháp ở Đông dương và không muốn can thiệp, nhưng “chúng ta
không thể nhắm mắt làm ngơ, các bằng chứng cho thấy Pháp (chủ yếu ở Sài
gòn) ít hiểu biết về đối phương, vẫn còn cố bám lấy mô hình và cách suy
nghĩ thực dân lạc hậu”. Ngay sau đó, Marshall lại cho thấy sự lưỡng lự:
“Chúng ta không quên rằng Hồ có những mối quan hệ trực tiếp với cộng sản
và không muốn mô hình thực dân lại được thay thế bằng một tổ chức mới
do Kremlin kiểm soát”. Cuối cùng Marshall cũng chẳng đưa được ra giải
pháp nào, ngoài việc khuyên Pháp nên để ngỏ quan hệ và “hào phóng” hơn
trong việc tìm giải pháp. Đó cũng là thái độ điển hình của Mỹ cho đến
khi Truman rời nhiệm sở.
Cuối tháng 2, Marshall chỉ thị cho Sullivan tìm gặp các lãnh đạo Việt minh nếu có điều kiện. Chẳng phải đợi lâu, tháng 4, lãnh đạo Thanh niên tiền phong là Phạm Ngọc Thạch, mới được thăng chức thứ trưởng ngoại giao, đã liên lạc với cộng đồng doanh nhân Mỹ tại Thái. Thạch còn bí mật gặp gỡ đại tá William Law, tham tán quân sự tại đại sứ quán Mỹ. Thạch cũng trả lời bằng văn bản một số câu hỏi của Law và đại sứ F. Stanton. Về mặt chính trị, Thạch nói, mục đích của chính phủ là dân tộc chứ không phải cách mạng thế giới. Về kinh tế, chính phủ sẽ “tôn trọng việc phát triển quyền tự trị của tư bản cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài để tái thiết đất nước”. Thạch cũng dự đoán, nếu không thoả thuận được Việt Nam sẽ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh du kích có thể kéo dài đến 6 năm. Cùng thời điểm, Hồ trả lời phỏng vấn một nhà báo Mỹ phủ nhận chính phủ của ông ta theo những nguyên lý của Marx. Hồ còn hỏi, tại sao không thể áp dụng mô hình Philippin và Ấn độ cho Việt nam
Các động thái này của Việt nam, cùng với việc Giám được bổ nhiệm làm ngoại trưởng đã làm các quan chức bộ ngoại giao Mỹ chú ý. Sullivan đề nghị được trực tiếp gặp Thạch ở Băng kok vì cho rằng Hồ là người “rất giả dối”. Marshall đồng ý, giao luôn nhiệm vụ tìm hiểu ảnh hưởng của Moscow đến Việt nam sâu đến mức nào. Nhưng cuộc gặp đã không bao giờ diễn ra. Stanton thông báo Thạch bất ngờ rời Băng Kok, 2 ngày sau Marshall cũng đề nghị huỷ vì Thạch đã đi mất và sợ phản ứng của Pháp. Ngày 8/5, Giám chính thức kêu gọi Mỹ công nhận chính phủ Việt nam để “nâng cao uy tín của mình và ổn định tình hình trong khu vực”. Thạch gửi một thông điệp nữa đề nghị giúp đỡ về chính trị, kinh tế, văn hoá và trung gian hoà bình. Marshall đặt câu hỏi cho bộ máy ngoại giao của mình ở Hà nội, Sài gòn và Paris: quan điểm thực sự của Hồ là gì? Những nhân vật hiếu chiến đáng ngờ như Chinh, Việt liệu sẽ có vai trò gì trong một chính thể Việt nam độc lập? Các phần tử không cộng sản có biết về thiên hướng cộng sản của Việt minh không? Họ có làm việc được cùng nhau không? Và cuối cùng là VNDCCH liệu có chấp nhận “quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách hợp lý”? Sullivan đánh giá một cách thận trọng “tuy có ảnh hưởng cộng sản nhưng khó đủ để lái Việt nam vào phía Liên xô, mặc dù hiển nhiên là có xu hướng như vậy”. Sullivan nhấn mạnh việc Hồ ngần ngừ không công nhận mình là Nguyễn Ái Quốc vì Hồ muốn thương thảo với phương Tây. Sullivan kết luận: Hồ mong muốn nhận được hỗ trợ và sẽ lái các chính sách của mình theo nguồn hỗ trợ đó. Các nhận xét khác thì bi quan hơn. Charles Reed miêu tả Hồ là một tay “cơ hội” và “sẵn sàng xây dựng một quốc gia cộng sản, kể cả khi nhân dân không mấy người quan tâm đến cộng sản là gì”. Đại sứ Mỹ tại Paris Caffery cũng cho rằng, tuy nhân dân Việt nam không ưa lắm chủ nghĩa cộng sản, “ít nghi ngờ là Hồ có những quan hệ mật thiết với cộng sản”.
Cuối tháng 2, Marshall chỉ thị cho Sullivan tìm gặp các lãnh đạo Việt minh nếu có điều kiện. Chẳng phải đợi lâu, tháng 4, lãnh đạo Thanh niên tiền phong là Phạm Ngọc Thạch, mới được thăng chức thứ trưởng ngoại giao, đã liên lạc với cộng đồng doanh nhân Mỹ tại Thái. Thạch còn bí mật gặp gỡ đại tá William Law, tham tán quân sự tại đại sứ quán Mỹ. Thạch cũng trả lời bằng văn bản một số câu hỏi của Law và đại sứ F. Stanton. Về mặt chính trị, Thạch nói, mục đích của chính phủ là dân tộc chứ không phải cách mạng thế giới. Về kinh tế, chính phủ sẽ “tôn trọng việc phát triển quyền tự trị của tư bản cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài để tái thiết đất nước”. Thạch cũng dự đoán, nếu không thoả thuận được Việt Nam sẽ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh du kích có thể kéo dài đến 6 năm. Cùng thời điểm, Hồ trả lời phỏng vấn một nhà báo Mỹ phủ nhận chính phủ của ông ta theo những nguyên lý của Marx. Hồ còn hỏi, tại sao không thể áp dụng mô hình Philippin và Ấn độ cho Việt nam
Các động thái này của Việt nam, cùng với việc Giám được bổ nhiệm làm ngoại trưởng đã làm các quan chức bộ ngoại giao Mỹ chú ý. Sullivan đề nghị được trực tiếp gặp Thạch ở Băng kok vì cho rằng Hồ là người “rất giả dối”. Marshall đồng ý, giao luôn nhiệm vụ tìm hiểu ảnh hưởng của Moscow đến Việt nam sâu đến mức nào. Nhưng cuộc gặp đã không bao giờ diễn ra. Stanton thông báo Thạch bất ngờ rời Băng Kok, 2 ngày sau Marshall cũng đề nghị huỷ vì Thạch đã đi mất và sợ phản ứng của Pháp. Ngày 8/5, Giám chính thức kêu gọi Mỹ công nhận chính phủ Việt nam để “nâng cao uy tín của mình và ổn định tình hình trong khu vực”. Thạch gửi một thông điệp nữa đề nghị giúp đỡ về chính trị, kinh tế, văn hoá và trung gian hoà bình. Marshall đặt câu hỏi cho bộ máy ngoại giao của mình ở Hà nội, Sài gòn và Paris: quan điểm thực sự của Hồ là gì? Những nhân vật hiếu chiến đáng ngờ như Chinh, Việt liệu sẽ có vai trò gì trong một chính thể Việt nam độc lập? Các phần tử không cộng sản có biết về thiên hướng cộng sản của Việt minh không? Họ có làm việc được cùng nhau không? Và cuối cùng là VNDCCH liệu có chấp nhận “quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách hợp lý”? Sullivan đánh giá một cách thận trọng “tuy có ảnh hưởng cộng sản nhưng khó đủ để lái Việt nam vào phía Liên xô, mặc dù hiển nhiên là có xu hướng như vậy”. Sullivan nhấn mạnh việc Hồ ngần ngừ không công nhận mình là Nguyễn Ái Quốc vì Hồ muốn thương thảo với phương Tây. Sullivan kết luận: Hồ mong muốn nhận được hỗ trợ và sẽ lái các chính sách của mình theo nguồn hỗ trợ đó. Các nhận xét khác thì bi quan hơn. Charles Reed miêu tả Hồ là một tay “cơ hội” và “sẵn sàng xây dựng một quốc gia cộng sản, kể cả khi nhân dân không mấy người quan tâm đến cộng sản là gì”. Đại sứ Mỹ tại Paris Caffery cũng cho rằng, tuy nhân dân Việt nam không ưa lắm chủ nghĩa cộng sản, “ít nghi ngờ là Hồ có những quan hệ mật thiết với cộng sản”.
Bollaert đã khá chân thành khi đề nghị các điều kiện hoà bình với Việt
minh, bởi vậy khi bị từ chối, ông này vẫn tiếp tục tìm kiếm các phương
án khác. Lúc đó, bộ trưởng chiến tranh Paul Coste-Floret vừa tuyên bố
sau chuyến thị sát Đông dương: “Vấn đề quân sự ở Việt Nam đã chấm dứt,
chúng ta đã kiểm soát hoàn toàn tình hình”. Được cổ vũ bởi tình hình
chiến trường, Bollaert bắt đầu xem Việt minh chỉ là một trong nhiều
những nhóm Việt nam đòi độc lập mà ông ta cần đàm phán. Nhận xét của
Coste-Floret không phải không có lý. Việt minh không giữ được lâu thế
trận họ có hồi đầu chiến tranh do ham đánh chính quy dẫn đến tổn thất
lớn, thiếu vũ khí, thiếu phương pháp lãnh đạo chiến tranh du kích, đánh
giá sai sự ủng hộ của nông dân. Các chính sách tàn bạo của Nguyễn Bình ở
Nam bộ đã đẩy cả Cao đài và Hoà hảo sang phía Pháp.
Thừa thắng Valluy đề nghị tấn công vào sào huyệt của Việt minh, bắt sống Hồ Chí Minh và chỉ khi đó mới bắt đầu đàm phán. Valluy đề nghị tăng quân lên đến trên 100,000 quân. Tại Paris lúc đó cũng không có phong trào phản chiến nào đáng kể. Có điều mọi người đều cho rằng cuộc chiến Đông dương chẳng qua cũng là cuộc cãi vã vớ vẩn ở góc nào đó của thế giới. Chính phủ Pháp đang nhức đầu với Madagascar và chỉ đồng ý tăng viện tí chút cho Valluy. Ông này phải chấp nhận lập kế hoạch tấn công với ít quân hơn rất nhiều so với yêu cầu.
Tháng 8, Việt minh gửi một thông điệp hoà bình rõ ràng bằng cách thay 2 vị trí bộ trưởng quan trọng: Bộ nội vụ và Bộ quốc phòng của Tôn Đức Thắng và Võ Nguyên Giáp bằng những phần tử ôn hoà hơn. Valluy và Bollaert được triệu về Paris để tư vấn. Tháng 9, Bollaert đưa ra đề nghị Việt nam thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp nhưng không nhắc gì đến độc lập hoàn toàn. Ngày 15/9, Giám trả lời: không thể có tự do nếu không nền độc lập hoàn toàn. Ba ngày sau, Bảo Đại tuyên bố chấp nhận đàm phán với Pháp nhưng cũng đặt điều kiện là phải có độc lập và thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất mới được thành lập ở HongKong, cũng vội vã tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Bollaert. Dân Sài gòn đồn ầm lên là Hồ Chí Minh đi đêm với Bảo đại.
7/10/1947, quân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt bắc. Do thiếu quân nên thay vì đánh cả từ hai phía bắc và nam, Pháp sẽ tấn công vào trung tâm và giành quyền kiểm soát toàn bộ thung lũng sông Hồng từ Hà nội đến Lào cai. Chiến dịch mang tên Léa do Salan chỉ huy, dự kiến sẽ tiến hành trong 3 tuần. Đầu tiên quân Pháp nhảy dù xuống Bắc cạn chiếm chỉ huy sở. Hai cánh quân một từ phía bắc, một sử dụng chiến xa từ phía tây Lạng sơn sẽ kẹp Việt minh ở giữa và hội quân ở Bắc cạn. Quân Pháp tiến nhanh nhưng Hồ và các đồng chí đã kịp chạy vào rừng đến một căn cứ khác. Trên bàn làm việc của Hồ còn điếu thuốc đang cháy dở và một số văn bản trình ký cho Hồ. Quân Pháp tiếp tục càn quét khu vực nhưng rất ít khi gặp Việt minh. Salan tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ đường lên Cao bằng, tuyến phòng thủ cuối cùng của Việt minh đã bị phá huỷ. Việt minh bây giờ chỉ còn là: “những nhóm thổ phỉ bị cô lập, chỉ có thể tiến hành những hoạt động khủng bố”.
Có lẽ đây là một trong những nhận định sai lầm nhất trong toàn bộ cuộc chiến. Vì thực ra cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Không nghi ngờ gì là Việt minh đã phải rút lui nhưng các lãnh đạo Việt minh đã thay đổi chiến lược chiến tranh. Họ giải tán những đơn vị chính quy của mình thành những nhóm tuyên truyền vũ trang theo mô hình trước cách mạng tháng 8, từ bỏ những trận đánh “thông thường” tập trung vào chiến tranh du kích, thành lập những uỷ ban hành chính kháng chiến tại mỗi làng biến làng xã thành đơn vị phòng thủ và chỉ cung cấp quân cho trung ương khi cần thiết.
Thừa thắng Valluy đề nghị tấn công vào sào huyệt của Việt minh, bắt sống Hồ Chí Minh và chỉ khi đó mới bắt đầu đàm phán. Valluy đề nghị tăng quân lên đến trên 100,000 quân. Tại Paris lúc đó cũng không có phong trào phản chiến nào đáng kể. Có điều mọi người đều cho rằng cuộc chiến Đông dương chẳng qua cũng là cuộc cãi vã vớ vẩn ở góc nào đó của thế giới. Chính phủ Pháp đang nhức đầu với Madagascar và chỉ đồng ý tăng viện tí chút cho Valluy. Ông này phải chấp nhận lập kế hoạch tấn công với ít quân hơn rất nhiều so với yêu cầu.
Tháng 8, Việt minh gửi một thông điệp hoà bình rõ ràng bằng cách thay 2 vị trí bộ trưởng quan trọng: Bộ nội vụ và Bộ quốc phòng của Tôn Đức Thắng và Võ Nguyên Giáp bằng những phần tử ôn hoà hơn. Valluy và Bollaert được triệu về Paris để tư vấn. Tháng 9, Bollaert đưa ra đề nghị Việt nam thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp nhưng không nhắc gì đến độc lập hoàn toàn. Ngày 15/9, Giám trả lời: không thể có tự do nếu không nền độc lập hoàn toàn. Ba ngày sau, Bảo Đại tuyên bố chấp nhận đàm phán với Pháp nhưng cũng đặt điều kiện là phải có độc lập và thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất mới được thành lập ở HongKong, cũng vội vã tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Bollaert. Dân Sài gòn đồn ầm lên là Hồ Chí Minh đi đêm với Bảo đại.
7/10/1947, quân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt bắc. Do thiếu quân nên thay vì đánh cả từ hai phía bắc và nam, Pháp sẽ tấn công vào trung tâm và giành quyền kiểm soát toàn bộ thung lũng sông Hồng từ Hà nội đến Lào cai. Chiến dịch mang tên Léa do Salan chỉ huy, dự kiến sẽ tiến hành trong 3 tuần. Đầu tiên quân Pháp nhảy dù xuống Bắc cạn chiếm chỉ huy sở. Hai cánh quân một từ phía bắc, một sử dụng chiến xa từ phía tây Lạng sơn sẽ kẹp Việt minh ở giữa và hội quân ở Bắc cạn. Quân Pháp tiến nhanh nhưng Hồ và các đồng chí đã kịp chạy vào rừng đến một căn cứ khác. Trên bàn làm việc của Hồ còn điếu thuốc đang cháy dở và một số văn bản trình ký cho Hồ. Quân Pháp tiếp tục càn quét khu vực nhưng rất ít khi gặp Việt minh. Salan tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ đường lên Cao bằng, tuyến phòng thủ cuối cùng của Việt minh đã bị phá huỷ. Việt minh bây giờ chỉ còn là: “những nhóm thổ phỉ bị cô lập, chỉ có thể tiến hành những hoạt động khủng bố”.
Có lẽ đây là một trong những nhận định sai lầm nhất trong toàn bộ cuộc chiến. Vì thực ra cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Không nghi ngờ gì là Việt minh đã phải rút lui nhưng các lãnh đạo Việt minh đã thay đổi chiến lược chiến tranh. Họ giải tán những đơn vị chính quy của mình thành những nhóm tuyên truyền vũ trang theo mô hình trước cách mạng tháng 8, từ bỏ những trận đánh “thông thường” tập trung vào chiến tranh du kích, thành lập những uỷ ban hành chính kháng chiến tại mỗi làng biến làng xã thành đơn vị phòng thủ và chỉ cung cấp quân cho trung ương khi cần thiết.
Từ khi quay lại Việt bắc tháng 12/46, Hồ Chí Minh lại trở lại với nếp sống cũ tưởng đã kết thúc khi lên làm chủ tịch tháng 9/45. Hồ có 8 người giúp việc, bao gồm cả vệ sĩ, giao liên và cấp dưỡng, ở trong một căn nhà sàn được chia làm 2. một bên là phòng của Hồ, bên kia vừa là bàn họp, phòng ăn và ký túc xá. Mọi người còn nuôi được một con chó săn, nhưng sau đó bị hổ vồ mất. Hồ ăn uống đơn giản, cơm rau chấm nước mắm, thỉnh thoảng được bổ sung thêm ít thịt băm xào với ớt, muối, sả, gọi đùa là “thịt Việt minh”. Nhiều khi thiếu lương thực, cả nhóm phải tự đào khoai, trồng sắn, trồng rau trên triền núi. Giường ngủ của Hồ chỉ là cái màn và mấy bộ quần áo để sẵn. Khi có lệnh phải di chuyển, chỉ trong mấy phút là tất cả đã sẵn sàng. Hồ mang mấy quyển sách và tài liệu trong một cái cặp, một người thư ký được phân chuyên trách chiếc máy chữ. Hồ luôn dành thời gian để rèn luyện sức khoẻ, đặc biệt thích chơi bóng chuyền. Khi đội bạn lợi dụng cứ nhằm chỗ Hồ mà bỏ nhỏ thì ông thường rất khoái trá: “các chú đánh được Bác rồi”. Khi vượt suối, luôn có người bên cạnh Hồ. Tuy nhiên, theo một kẻ đào ngũ kể lại thì sức chịu đựng và dẻo dai của Hồ hơn đa số các đồng đội trẻ của ông. Hồ thường đùa: “ Bác là máy bay bà già cổ lỗ, còn các chú là phản lực”. Cuộc sống rồi cũng dần dần ổn định hơn, quanh nhà có vườn hoa, vườn rau, sân bóng chuyền, xà kép, xà đơn. Hồ còn mua các dụng cụ âm nhạc của đồng bào điạ phương và thỉnh thoảng tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ cho dân địa phương, giảng giải cho họ về cuộc sống dưới xuôi, phát thuốc chữa bệnh. Cuộc sống bình yên kết thúc mùa thu 1947, khi chiến dịch Léa bắt Hồ phải sơ tán.
Sau chiến dịch Léa, cuộc xung đột rơi vào giai đoạn mà một nhà bình luận quân sự Pháp miêu tả là “sa lầy”. Do ít quân, Valluy đành tập trung ở khu vực châu thổ để Việt minh có cơ hội lập khu giải phóng ở miền Trung kéo dài 200 dặm từ Faifo (Hội an) tới Mũi Varella (Phan thiết???). Tại Nam bộ, quân của Nguyễn Bình bị đẩy tít vào rừng sâu. Quân Pháp tiếp tục hành quân bình định những khu vực mới chiếm đóng để cô lập đối phương. Việt minh còn phải đương đầu ở phía Nam với một số nhóm du kích muốn trở thành “lực lượng thứ ba” giữa Việt minh và Pháp. Trong bối cảnh, chiến dịch Léa không “đánh giập đầu” được Việt minh, các phần tử dân tộc quan tâm đến mặt trận chính trị và vai trò của Bảo đại. Tháng 12, Bảo đại gặp Bollaert tại Hạ long, không được kết quả lắm vì Bollaert không chịu làm rõ những quyền gì sẽ được chuyển giao cho nước Việt nam tương lai. Bảo đại ngần ngừ đã định ký vào tuyên bố chung, nhưng lại thôi vì thấy Mặt trận dân tộc thống nhất phản đối mạnh quá.
Tháng 3/1948, Bảo gặp đại diện Mặt trận tại HongKong và đồng ý chỉ định Nguyễn Văn Xuân, người Nam bộ, công dân Pháp làm thủ tướng cho chính phủ lưu vong để có thêm con bài mặc cả với Pháp. Sau một hồi suy nghĩ, Bollaert đồng ý đàm phán với chính phủ tạm thời này. Tháng 6, hai bên gặp lại tại Hạ long và thống nhất thành lập Quốc gia liên hiệp Việt nam, trên nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt nam trong khối liên hiệp Pháp. Tuy nhiên cũng chẳng có gì quy định rõ ràng ý nghĩa của chữ “độc lập” cũng như quyền hạn của quốc gia này. Cũng không rõ việc thành lập Quốc gia này có thể ảnh hưởng gì đến cuộc chiến Việt minh - Pháp hiện tại.
Tháng 1/1948, Việt minh tuyên bố kết thúc giai đoạn “phòng ngự” để chuyển sang “cầm cự “. Lãnh đạo Đảng cho rằng cần phải huy động nhân dân Lào, Cambodia vào cuộc chiến để phân tán quân Pháp. Một tài liệu của Đảng đã viết: “Nếu người Anh coi sông Ranh là tuyến phòng ngự thứ nhất của họ trong thế chiến 2 thì Việt nam cũng coi Mekong ở vị trí tương tự”. Trường Chinh đã viết trong một bài báo năm 1947: “Nếu địch đánh phía trên, ta sẽ đánh chúng từ phía dưới. Nếu chúng đánh ở miền Bắc, ta sẽ trả lời ở miền Trung hoặc Lào, Cambodia. Nếu địch thò chân vào căn cứ , ta sẽ đánh vào thắt lưng và hậu phương chúng cắt đường tiếp viện”. Các cán bộ đảng ở địa phương được chỉ thị liên lạc với Lao Issara và Khme Issarak và tìm cách lái các tổ chức này theo Việt nam. Tuy nhiên, chỉ thị nói tiếp, cần phải rất cẩn thận, không để cho bạn bất mãn vì sự thống trị của Việt nam.
Bóng mây đen duy nhất che phủ hy vọng của Việt minh là việc Mỹ sẽ nhảy vào cuộc chiến thông qua viện trợ trực tiếp cho Pháp ở Đông dương nếu Hiệp định Elysee được phê chuẩn. Việt minh cần phải có đồng minh mới có thể đứng vững được. Nga thì ở xa và có vẻ không quan tâm gì, có vẻ như Trung cộng là lựa chọn duy nhất. Quan hệ với Đảng CS Trung Quốc - CCP mới được khởi động lại từ mùa xuân 1947. Hồ Chí Minh và Chu An Lai có điện qua điện lại cho nhau, trao đổi thông tin. Tại vùng biên giới, các đơn vị của hai bên cũng đã hợp tác với nhau lập ra Trung đoàn độc lập, chủ yếu là người Tày, Nùng, đánh Pháp ở vùng biên giới. Tại Trung quốc, Bát lộ quân đang thắng thế và tiến xuống phía Nam. Pháp lo lắng. Salan (thay Valluy chỉ huy Quân viễn chinh Pháp ở Đông dương - FEF) đề nghị mở các cuộc tấn công để củng cố biên giới trước khi cộng sản thắng thế ở Trung quốc.
Trong đề nghị xin quân để mở cuộc tiến công mới, Salan đã không tiếc lời
chỉ trích chính phủ thờ ơ. Ngay lập tức tháng 4 năm đó, lấy cớ Salan
còn trẻ và thiếu kinh nghiệm Paris đã cử tướng Blaizot sang thay. Leon
Pignon cũng được cử sang thay Bollaert. Hai ông này không thống nhất
được với nhau về kế hoạch quân sự tấn công lên Việt bắc. Để hoà giải,
tháng 5/1949 Paris cử tướng Revers sang thị sát. Ông này có ý kiến khá
bi quan về cả 2 lĩnh vực quân sự lẫn chính trị, không tin tưởng gì chính
phủ tham nhũng của Bảo đại. Revers cũng đề nghị chức danh Cao uỷ Pháp
phải quyết cả chính trị lẫn quân sự. Nhưng ông cũng nghi ngờ về thắng
lợi quân sự, theo ông khả thi nhất là cải thiện tình hình để dễ đạt được
thoả thuận. Revers gợi ý quân Pháp củng cố vùng Bắc bộ cho đến khi Mỹ
đưa quân tham chiến trực tiếp. Do không đủ quân rải khắp biên giới,
Revers đề xuất chỉ bảo vệ đoạn từ Lạng sơn đến Thất khê và rút quân khỏi
các vùng biên giới khác.
Mùa xuân 1949, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - PLA vượt sông Dương tử, tiến về phía Nam. Cộng sản chuẩn bị lập chính phủ ở Bắc kinh. Tưởng đang lập kế hoạch di tản sang đảo Đài loan. Các nguồn tình báo bắt đầu thông báo về sự có mặt của PLA tại biên giới. Có tin cho rằng, PLA đã chiếm Móng Cái vào cuối tháng 3, sau đó mới rút đi. Cũng có tin cho rằng Giáp đã ký thoả thuận về hợp quân tại vùng biên giới vào tháng 4. Một nguồn tin Mỹ nói đài phát thanh của Việt minh thông báo PLA đã đến biên giới và đang hỗ trợ “một cách quan trọng” cho Việt minh. Tại một cuộc họp gần Vĩnh Yên vào thời điểm này, Hồ đã tuyên bố chuẩn bị để mở cuộc tấn công trên biên giới thông đường với Trung quốc. Việc Trung cộng thắng thế
hiển nhiên là tin tức tốt lành cho Việt minh. Nhưng Hồ cũng thừa hiểu rằng, bất kỳ một sự “a dua” công khai nào với Trung quốc sẽ tạo cớ để Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt nam và làm lợi cho những lực lượng đối lập thù địch. Tháng 3/1949, Hồ phủ nhận là đã có một thoả thuận với Trung quốc, nói rằng đó là “tin đồn của bọn thực dân”. Khi trả lời một phóng viên Mỹ cũng trong tháng đó, Hồ nói Việt nam sẽ tự giành được độc lập, còn luận điệu Quốc Tế cộng sản “khống chế Việt minh” là “trò tuyên truyền của Pháp”. Tháng 8/1949, Hồ tuyên bố, mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng dân chủ mới của Trung Quốc là Trung Quốc, dân chủ mới ở Việt Nam sẽ là của Việt Nam. Việc Pháp công nhận Quốc gia Liên hiệp của Bảo đại cũng là thách thức mới. Washington bây giờ không còn phải đoán ý Pháp nữa và sẽ có thể
quyết định dính líu trực tiếp tới chiến tranh Đông dương. Tháng 6/49, Hồ thừa nhận với một phóng viên Indonesia là Việt minh có thể vẫn muốn đàm phán với Pháp trên cơ sở độc lập và thống nhất dân tộc.
Tuy nhiên những thắng lợi cuối cùng của Bát lộ quân vào mùa hè năm đó đã thuyết phục các lãnh đạo Đảng là có thể thành công bằng con đường quân sự. Ngày 9/7, Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Bảo đại là “bù nhìn của bọn xâm lược”. Tình báo Pháp thu nhặt được một số thông tin về việc Giáp ra lệnh cho quân sĩ chuẩn bị chuyển sang Tổng phản công.
*********************
PLA - Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Mùa xuân 1949, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - PLA vượt sông Dương tử, tiến về phía Nam. Cộng sản chuẩn bị lập chính phủ ở Bắc kinh. Tưởng đang lập kế hoạch di tản sang đảo Đài loan. Các nguồn tình báo bắt đầu thông báo về sự có mặt của PLA tại biên giới. Có tin cho rằng, PLA đã chiếm Móng Cái vào cuối tháng 3, sau đó mới rút đi. Cũng có tin cho rằng Giáp đã ký thoả thuận về hợp quân tại vùng biên giới vào tháng 4. Một nguồn tin Mỹ nói đài phát thanh của Việt minh thông báo PLA đã đến biên giới và đang hỗ trợ “một cách quan trọng” cho Việt minh. Tại một cuộc họp gần Vĩnh Yên vào thời điểm này, Hồ đã tuyên bố chuẩn bị để mở cuộc tấn công trên biên giới thông đường với Trung quốc. Việc Trung cộng thắng thế
hiển nhiên là tin tức tốt lành cho Việt minh. Nhưng Hồ cũng thừa hiểu rằng, bất kỳ một sự “a dua” công khai nào với Trung quốc sẽ tạo cớ để Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt nam và làm lợi cho những lực lượng đối lập thù địch. Tháng 3/1949, Hồ phủ nhận là đã có một thoả thuận với Trung quốc, nói rằng đó là “tin đồn của bọn thực dân”. Khi trả lời một phóng viên Mỹ cũng trong tháng đó, Hồ nói Việt nam sẽ tự giành được độc lập, còn luận điệu Quốc Tế cộng sản “khống chế Việt minh” là “trò tuyên truyền của Pháp”. Tháng 8/1949, Hồ tuyên bố, mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng dân chủ mới của Trung Quốc là Trung Quốc, dân chủ mới ở Việt Nam sẽ là của Việt Nam. Việc Pháp công nhận Quốc gia Liên hiệp của Bảo đại cũng là thách thức mới. Washington bây giờ không còn phải đoán ý Pháp nữa và sẽ có thể
quyết định dính líu trực tiếp tới chiến tranh Đông dương. Tháng 6/49, Hồ thừa nhận với một phóng viên Indonesia là Việt minh có thể vẫn muốn đàm phán với Pháp trên cơ sở độc lập và thống nhất dân tộc.
Tuy nhiên những thắng lợi cuối cùng của Bát lộ quân vào mùa hè năm đó đã thuyết phục các lãnh đạo Đảng là có thể thành công bằng con đường quân sự. Ngày 9/7, Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Bảo đại là “bù nhìn của bọn xâm lược”. Tình báo Pháp thu nhặt được một số thông tin về việc Giáp ra lệnh cho quân sĩ chuẩn bị chuyển sang Tổng phản công.
*********************
PLA - Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Giữa tháng 8, chính phủ Việt minh chính thức kêu gọi chính quyền mới ở
Trung Quốc giúp đuổi quân Pháp. Hồ Chí Minh cử hai đại diện đi Bắc kinh
để chào mừng Mao và nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến thắng này đối với
nhân dân châu Á. Sau đó ít lâu, Hồ quyết định đích thân sẽ đi Bắc kinh
để thắt chặt mối quan hệ. Hai đại biểu Việt minh đến vào giữa tháng 10.
Chính phủ mới ra mắt vào ngày 1/10 tại quảng trường Thiên An Môn và đang
suy nghĩ về vai trò tương lai của mình trên trường quốc tế. Mặc dù Mao
tuyên bố “sẽ nghiêng” về Liên xô nhưng Mỹ vẫn còn đại diện ngoại giao và
vẫn hy vọng tránh được cuộc khủng hoảng ngoại giao. Quan điểm chính
thống của Trung Quốc được Lưu Thiếu Kỳ phát biểu tại đại hội Công đoàn
toàn quốc vào tháng 10. Lưu nói, Trung Quốc sẽ giúp đỡ phong trào giải
phóng dân tộc tại châu á, đặc biệt là Đông dương và Malaysia. Ngày
25/11, báo chí Trung Quốc đăng “Việt nam và Trung quốc trên tuyến đầu
chống chủ nghĩa đế quốc”. Đến lúc đó, tất cả các nước cộng sản đều đã
công nhận ngoại giao Trung Quốc. Tháng 12/1949, dưới ảnh Stalin, Mao, và
Hồ, Trường Chinh đã đọc báo cáo tại hội nghị công đoàn, tuyên bố Việt
nam đi theo chế độ mới của Trung Quốc về chính trị và tư tưởng. Hồ gửi
thư đến hội nghị nhấn mạnh “công nhân sẽ là giai cấp lãnh đạo xã hội”
Giữa tháng 12, Mao lên đường đi Matxcova, mà chưa có kế hoạch gì cụ thể với đề nghị của Việt minh ngoài việc Lưu đã nói chuyện để gửi Luo Quibo, một cán bộ bộ tổng tham mưu sang Việt Nam 3 tháng để nắm tình hình. Ngày 24/12, khoảng 1 tuần sau khi Mao đi, Lưu triệu tập bộ chính trị để bàn về tình hình Đông dương và đưa ra chiến lược. Ngày hôm sau, Lưu điện cho lãnh đạo Việt nam là sẽ gửi đoàn đại biểu sang đánh giá tình hình và cũng mời chính thức phía Việt nam sang thăm Trung quốc. Trước khi Lưu nhận được điện trả lời, đoàn Việt Nam đã lên đường đi bộ xuyên rừng. Mặc dù Bắc kinh được thông báo trưởng đoàn là cục trưởng hậu cần Trần Đăng Ninh, thực chất Hồ chính là người dẫn đầu đoàn. Hồ vẫn mặc bộ kaki thường ngày, sử dụng bí danh là Định. Đoàn rời Tuyên quang ngày 30/12, đến Jingxi ngày 16/1/1950 và được PLA hộ tống đến Nam ninh. Tại đây, Hồ được tin Trung quốc đã công nhận ngoại giao Việt nam dân chủ cộng hoà, 4 ngày sau khi DRV tuyên bố tại Băng kok là đại diện duy nhất của nhân dân Việt nam. Nghỉ ngơi một chút, cả đoàn lên tàu đến cảng Vũ hán trên sông Dương tử. Vài ngày sau, đoàn đến Bắc kinh và được xếp ở Trung Nam Hải, khu biệt thự ở phía tây cấm thành. Hồ được gặp lại bạn cũ là Hoàng Văn Hoan, từ châu Âu đến dự Đại hội công đoàn nhưng bị muộn.
Trưởng đoàn đón tiếp Hồ là tướng Chu Đức, đồng đội của Mao, để bàn về các nội dung quân sự chắc chắn sẽ được đề cập đến. Mao cũng gửi điện về hỏi thăm và chúc mừng DRV gia nhập hệ thống XHCN. Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn, Lưu đề nghị với đại sứ Nga Roshin là Hồ cần được gặp trực tiếp Stalin để báo cáo tình hình. Không ngờ Stalin đồng ý. Ngày 3/2, Hồ cùng với Ninh và Chu Ân Lai lên tàu đi Matxcova. Hoan ở lại để chuẩn bị mở đại sứ quán.
********************
PLA - Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
DRV: Việt Nam dân chủ cộng hòa
Giữa tháng 12, Mao lên đường đi Matxcova, mà chưa có kế hoạch gì cụ thể với đề nghị của Việt minh ngoài việc Lưu đã nói chuyện để gửi Luo Quibo, một cán bộ bộ tổng tham mưu sang Việt Nam 3 tháng để nắm tình hình. Ngày 24/12, khoảng 1 tuần sau khi Mao đi, Lưu triệu tập bộ chính trị để bàn về tình hình Đông dương và đưa ra chiến lược. Ngày hôm sau, Lưu điện cho lãnh đạo Việt nam là sẽ gửi đoàn đại biểu sang đánh giá tình hình và cũng mời chính thức phía Việt nam sang thăm Trung quốc. Trước khi Lưu nhận được điện trả lời, đoàn Việt Nam đã lên đường đi bộ xuyên rừng. Mặc dù Bắc kinh được thông báo trưởng đoàn là cục trưởng hậu cần Trần Đăng Ninh, thực chất Hồ chính là người dẫn đầu đoàn. Hồ vẫn mặc bộ kaki thường ngày, sử dụng bí danh là Định. Đoàn rời Tuyên quang ngày 30/12, đến Jingxi ngày 16/1/1950 và được PLA hộ tống đến Nam ninh. Tại đây, Hồ được tin Trung quốc đã công nhận ngoại giao Việt nam dân chủ cộng hoà, 4 ngày sau khi DRV tuyên bố tại Băng kok là đại diện duy nhất của nhân dân Việt nam. Nghỉ ngơi một chút, cả đoàn lên tàu đến cảng Vũ hán trên sông Dương tử. Vài ngày sau, đoàn đến Bắc kinh và được xếp ở Trung Nam Hải, khu biệt thự ở phía tây cấm thành. Hồ được gặp lại bạn cũ là Hoàng Văn Hoan, từ châu Âu đến dự Đại hội công đoàn nhưng bị muộn.
Trưởng đoàn đón tiếp Hồ là tướng Chu Đức, đồng đội của Mao, để bàn về các nội dung quân sự chắc chắn sẽ được đề cập đến. Mao cũng gửi điện về hỏi thăm và chúc mừng DRV gia nhập hệ thống XHCN. Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn, Lưu đề nghị với đại sứ Nga Roshin là Hồ cần được gặp trực tiếp Stalin để báo cáo tình hình. Không ngờ Stalin đồng ý. Ngày 3/2, Hồ cùng với Ninh và Chu Ân Lai lên tàu đi Matxcova. Hoan ở lại để chuẩn bị mở đại sứ quán.
********************
PLA - Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
DRV: Việt Nam dân chủ cộng hòa
Từ cuối thế chiến 2, Liên Xô có vẻ như chẳng quan tâm gì lắm đến số phận
của cách mạng Việt nam. Trong một phát biểu nổi tiếng tháng 9/1947, một
người thân cận của Stalin là Andrey Zhdanov đã tuyên bố ủng hộ cuộc đấu
tranh của các dân tộc bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc, ngụ ý là
Liên Xô ủng hộ tất cả các lực lượng dân tộc tư sản đấu tranh đòi độc lập
tại các thuộc địa. Nhưng sang đầu 1948, Liên Xô lại thay đổi thái độ,
tỏ ra cực đoan hơn. Trong tuyên bố của mình tại Hội nghị thanh niên
Calcuta, Nga đã chỉ thị cho các đảng cộng sản từ bỏ liên hiệp với các
đảng dân tộc, để tự giành chính quyền. Chính sách thiển cận này đã trở
thành thảm hoạ tại Đông ấn thuộc Hà lan khi cuộc khởi nghĩa của cộng sản
bị dìm trong máu. Các đảng dân tộc trong khu vực cũng thẳng tay loại
cộng sản ra khỏi các mặt trận liên hiệp. Chính sách thù địch đối với các
lực lượng tư sản dân tộc này chính là quan điểm của Stalin, qua những
bài học rút ra từ cuộc hợp tác Quốc-Cộng tại Trung quốc. Từ lâu Stalin
cũng đã nghi ngờ sự trung thành của Hồ, nhất là thái độ cầu thân của Hồ
với Mỹ trong những tháng sau cuộc chiến Thái bình dương. Stalin càng
nghi ngờ hơn khi ICP đùng đùng tuyên bố tự giải tán. Năm 1947, Nga công
nhận ngoại giao Indonesia của Sukarno nhưng lờ đi Việt nam vì cho rằng
Việt Nam khó có thể thắng được Pháp.
Trong những năm đầu của cuộc chiến, Việt Minh cũng chẳng có quan hệ trực tiếp gì với Liên Xô. Cho đến năm 1949, đoàn đại biểu cộng sản Pháp, được cho là do Liên Xô chỉ đạo, đến thăm Đông dương để đánh giá tình hình. Tháng 8 năm đó, Hồ gửi thư trực tiếp cho Stalin, cám ơn Nga đã giúp đỡ CCP và hỗ trợ cho Liên đoàn lao động quốc tếc. Thái độ của Stalin được thể hiện rõ trong chuyến thăm của Hồ. Trong hồi ký của mình, Nikita Khrushchev, miêu tả thái độ của Stalin với Hồ là “khiêu khích và xúc phạm”. Ngày 14/2, Hồ tham dự lễ ký hiệp ước hữu nghị Xô - Trung và đề nghị Stalin ký hiệp ước tương tự với Việt nam. Stalin chối phắt, lấy cớ là chuyến đi của Hồ là chuyến đi bí mật. Khi Hồ đề nghị kiếm một chiếc trực thăng lượn vài vòng rồi hạ xuống đâu đó với nghi lễ đàng hoàng, Stalin đã trả lời: “người phương đông các ông thật giàu trí tưởng tượng!”. Hồ Chí Minh đã làm mọi cách để lấy lòng vị chủ nhà độc đoán. Tan một cuộc họp, Hồ đã tiến tới xin chữ ký của Stalin trên cuốn tạp chí “Liên xô đang xây dựng”, Stalin đã ký, nhưng sau đó lại ra lệnh cho trợ lý thu hồi lại vì lỡ ký nhầm. Khi đã thu lại được cuốn tạp chí, Stalin đã đem ra đùa với các đồng chí của mình: “ Hồ chắc vẫn đang đi tìm cuốn tạp chí, nhưng ông ta làm sao tìm được”.
**********************
ICP : Đảng CS Đông Dương
CCP : Đảng CS Trung Quốc
Dù sao những cố gắng của Hồ Chí Minh cũng có được kết quả, ngày 30/1/1950, Nga- xô tuyên bố công nhận ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên Stalin chưa bao giờ hết nghi ngờ về tư tưởng chính thống của Hồ. Nhiều nguồn tin Việt nam kể rằng trong một cuộc gặp gỡ giữa hai bên năm 1952, Stalin đã đưa ra 2 chiếc ghế và nói: “đồng chí Hồ, một chiếc là dành cho người dân tộc chủ nghĩa, một cho người quốc tế chủ nghĩa, đồng chí sẽ ngồi ghế nào?”, Hồ đã trả lời: “Tôi muốn ngồi trên cả hai”
Tại sao Stalin lại quyết định công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa mặc dù vẫn còn nghi ngờ Hồ? Theo các nguồn Trung quốc, cuộc đàm phán với Mao là nguyên nhân chính. Sau hiệp định Yalta, Liên Xô chiếm một vùng lớn đất đai của Trung Quốc mà Mao rất muốn đòi lại. Stalin sợ rằng Trung Quốc có thể vì tức giận mà đi theo Mỹ nên tìm cách xúi giục Trung Quốc theo đường lối cực đoan gây gổ với Mỹ, chặn đường quan hệ Trung Mỹ. Trong một cuộc gặp tay ba tại Matxcova, Stalin đã khuyến khích Mao cầm đầu cách mạng tại châu Á. Stalin hứa với Hồ: “ Sẽ quan tâm đến Việt nam như Trung Quốc. Các đồng chí có thể tin vào chúng tôi, đặc biệt bây giờ, sau chiến tranh, chúng tôi có vô khối nhu yếu phẩm, phương tiện và sẽ chuyển cho các đồng chí qua đường Trung Quốc. Tuy nhiên vì điều kiện địa lý tự nhiên, Trung Quốc mới là người đỡ đầu chính. Trung Quốc thiếu gì, chúng tôi sẽ cung cấp”. Mao hùa theo: “Cái gì Trung Quốc có mà Việt Nam cần, chúng tôi sẽ cung cấp”.
Ngày 17/2, Hồ cùng với Chu và Mao lên tàu về Bắc kinh. Cả hai đều đã giành được một phần lợi ích, nhưng không phải dễ dàng. Sau này Mao kể lại: “lấy được cái gì đó từ Stalin chẳng khác gì giằng miếng thịt ra khỏi miệng hổ” . Ngày 3/3 tàu về đến BắcKinh. Mao mở tiệc chiêu đãi Hồ tại Trung Nam Hải với tất cả các quan chức cao cấp của Trung Quốc tham dự. Trong cuộc đàm phán chính thức sau đó, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý đảm nhận an ninh tại biên giới và cho phép Việt Nam mở lãnh sự tại Nam ninh và Côn minh. Hồ chỉ định Hoàng Văn Hoan làm đại sứ đầu tiên tại Trung Quốc và quyết định chuyển trụ sở hải ngoại của Đảng đang ở Bangkok về Trung Quốc. Ngày 11/3, Hồ lên đường về nước.
Hồ có thể hài lòng về chuyến đi của mình. Ông đã giành được sự công nhận ngoại giao của hai cường quốc XHCN chính và lời hứa sẽ giúp đỡ về quân sự và kinh tế. Việt minh sẽ không phải chiến đấu đơn độc. Trung Quốc cũng có lợi. Mao rất tin rằng chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ lúc nào dọc biên giới Trung Quốc không chỉ ở Triều tiên. Có được Việt Nam làm lá chắn phía nam là cực kỳ quan trọng.
Hồ Chí MInh đã không nhầm khi lo rằng việc chơi thân với L.Xô và Trung Quốc sẽ làm cho Mỹ phải có hành động. Liên tiếp hai sự kiện Trung Quốc và L.Xô công nhận ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ. Trước đó năm 1949, quyết định của Pháp lựa chọn Bảo đại để đối trọng với Việt minh làm Mỹ không hài lòng. Các quan chức Mỹ cho rằng vị cựu hoàng này không có cá tính và không được nhân dân ủng hộ. Có tin đồn là Mỹ đã tiếp cận Hồ CHí Minh liên minh với Bảo đại, thậm chí là hai bên đã gặp nhau. Hồ lập tức lợi dụng luôn, trả lời phỏng vấn của phóng viên Mỹ Harold Isaacs: "Tôi đã bảo tôi không phải là cộng sản, Việt Nam dân chủ cộng hòa không phải là vệ tinh của L.xô mà là chính phủ đoàn kết dân tộc rộng rãi". Chắc là những tin đồn này có ít phần sự thật.
Mặc dù Dean Archeson không ưa gì Bảo đại, nhưng ông này còn nghi Hồ hơn, nhất là thái độ “cộng sản dân tộc” kiểu Tito. Dean nói: “cộng sản hay dân tộc chủ nghĩa chỉ có ý nghĩa hàn lâm. Tại các nước thuộc địa, tất cả cộng sản đều là những người dân tộc. Khi lên nắm chính quyền, những quan điểm cực đoan Stalin của họ mới lộ ra”. Cuộc cãi vã trong bộ ngoại giao Mỹ về việc có công nhận Bảo đại hay không kéo dài cho đến cuối năm 1949. Dean Archison, vốn là một người châu Âu, không muốn làm Pháp giận dữ. Raymond Fosdick, thành viên chủ chốt của nhóm cố vấn tổng thống về chính sách châu á thì cho rằng thí nghiệm Bảo đại không có nhiều cơ may thành công. Tuy Hồ cũng không phải là lựa chọn hấp dẫn, nhưng nếu nhìn vào quan hệ lịch sử phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam , có cơ may là Mỹ sẽ có lợi thế hơn bây giờ. Quan điểm của Fosdick tất nhiên là chìm ngỉm ở một thành phố mà chiến tranh lạnh đã gõ cửa. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Truman bị đả kịch liệt vì không làm gì để ngăn chặn làn sóng đỏ. Tháng cuối cùng năm 1949, Mỹ vẫn chưa quyết hy vọng là Pháp sẽ trao nhiều quyền tự quyết hơn cho Việt nam. Nhưng đầu năm 1950, tình hình biến chuyển, Trung Quốc chính thức giúp đỡ Việt nam đã làm thay đổi cán cân lực lượng. Đầu tháng 2, Mỹ công nhận chính phủ Bảo đại. Anh và một số nước châu Âu theo đuôi ngay nhưng đa số các nước châu á lại đứng ngoài. Ngày 10/3 Truman quyết định viện trợ quân sự 15 triệu Đôla cho Đông dương và 10 triệu đôla cho Thái lan. Nhà trắng cũng bắt đầu lên kế hoạch cử đoàn cố vấn sang Đông dương để xác định làm thế nào có thể quản lý chương trình một cách hữu hiệu.
Đoàn đại biểu Trung Quốc do Luo Guibo đến biên giới Việt nam ngày 26/2/1950 và được Võ Nguyên Giáp cùng với Hoàng Văn Thái nghênh đón và đưa về căn cứ địa Việt bắc. Trường Chinh, lãnh đạo đảng khi Hồ đi vắng cũng đã tiếp đoàn. Ba tuần sau khi Hồ lên đường, Chinh đã chủ trì Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 để bàn kế hoạch tổng phản công. Chinh phấn khích tuyên bố, với sự thành lập của nước Trung hoa mới “chúng ta đã không bị cô lập, đã mở được đưòng ra thế giới. Đằng sau chúng ta là một đồng minh hùng mạnh”. Ngày 21/2, đảng kêu gọi tổng động viên: tất cả ra tiền tuyến, tất cả cho chiến tranh nhân dân, tất cả cho chiến thắng. Giáp cũng có bài phát biểu dài tại hội nghị. Giáp nhấn mạnh mặc dù tình hình thế giới đang diễn biến có lợi cho ta và ta nhất định sẽ thắng, nhưng quân Pháp vẫn chiếm ưu thế trên toàn cục. Cuộc tổng phản công sẽ không phải là một chiến dịch đơn lẻ mà là một chuỗi các trận tấn công trên nhiều điểm khác nhau của Đông dương, đẩy cán cân lực lượng dần dần nghiêng về Việt minh.
Trung Quốc bắt đầu viện trợ thiết bị quân sự cho Việt nam vài tháng sau đó. Đoàn cố vấn Trung quốc (CMAG) do tướng Vi Quốc Thanh chỉ huy cũng đã đến Việt bắc và bắt đầu huấn luyện chiến lược, chiến thuật cho Quân đội nhân dân Việt nam (VLA). Trước khi đi, đoàn đã được Lưu Thiếu Kỳ dặn dò: “Nếu các đồng chí không giúp được đuổi kẻ thù ra khỏi Đông dương, thì Trung Quốc cũng sẽ gay go”. Những đơn vị chính quy đầu tiên của Việt nam cũng được gửi sang Vân nam huấn luyện vào tháng 4/1950. Thiết bị quân sự, chủ yếu là chiến lợi phẩm của Nhật và Mỹ được chở theo đường biển từ cảng Yulin, phía nam đảo Hải nam. Hai bên thoả thuận là Trung Quốc sẽ không đưa quân tham chiến trực tiếp trừ khi Việt minh bị đe doạ tiêu diệt. Bắc kinh cũng yêu cầu giữ kín để tránh làm xấu quan hệ với Pháp. Nhưng lo lắng này bằng
thừa vì Pháp đã được thông tin đầy đủ về chuyến đi của Hồ và những hậu quả của nó. Đến tháng 9/1950 đã có khoảng 20,000 quân được huấn luyện và trang bị ở Trung Quốc. Đa số họ được biên chế vào sư đoàn 308. Hai trường chính trị được mở tại Nam ninh và Kaiyuan ở Vân nam, mỗi khoá 6 tháng. Luo và Vi thường xuyên gặp gỡ với lãnh đạo Việt minh.
Việt minh cũng không che dấu tầm quan trọng của mối quan hệ với Trung Quốc. Tháng 8, khi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Andrew Roth, Hồ thừa nhận ảnh hưởng của Trung Quốc và phong trào giải phóng Việt nam đang chuyển mình theo mô hình của Trung Quốc. Phong trào học tập kinh nghiệm kháng Nhật, chống Tưởng của PLA được phát động rộng khắp ở Việt bắc. Tài liệu được dịch, in và phân phối cho tất cả sĩ quan, binh lính. Các lớp học được mở thường xuyên để thảo luận làm cách nào áp dụng những kinh nghiệm đó vào điều kiện Việt nam. Tất nhiên là Việt minh chỉ giả vờ là mới “bất ngờ” phát hiện ra cái hay của Trung cộng. Ngay từ lời kêu gọi kháng chiến năm 1946, Hồ đã xác nhận là Việt nam sẽ áp dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Mao. Đầu năm sau, Trường Chinh đã viết bài ngắn Kháng chiến nhất định thắng lợi , trích dẫn rất nhiều từ những bài viết của Mao về chiến tranh du kích. Bản thân bút danh của Chinh cũng thể hiện sự ngưỡng mộ cách mạng Trung quốc (tên của một chiến dịch nổi tiếng của Bát lộ quân). Tuy nhiên Chinh cũng đã chỉ ra một số điểm không thể áp dụng:
Việt nam nhỏ hơn và không có khả năng xây dựng vùng giải phóng rộng lớn như ở phía bắc Trung Quốc trong cuộc chiến kháng Nhật. Việt nam cũng sẽ phải đặc biệt chú trọng đến mặt trận ngoại giao mà các đồng chí Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm.
***********
PLA: Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
CMAG: Đoàn cố vấn Trung quốc
VLA: Quân đội nhân dân Việt nam
Trong những năm đầu của cuộc chiến, Việt Minh cũng chẳng có quan hệ trực tiếp gì với Liên Xô. Cho đến năm 1949, đoàn đại biểu cộng sản Pháp, được cho là do Liên Xô chỉ đạo, đến thăm Đông dương để đánh giá tình hình. Tháng 8 năm đó, Hồ gửi thư trực tiếp cho Stalin, cám ơn Nga đã giúp đỡ CCP và hỗ trợ cho Liên đoàn lao động quốc tếc. Thái độ của Stalin được thể hiện rõ trong chuyến thăm của Hồ. Trong hồi ký của mình, Nikita Khrushchev, miêu tả thái độ của Stalin với Hồ là “khiêu khích và xúc phạm”. Ngày 14/2, Hồ tham dự lễ ký hiệp ước hữu nghị Xô - Trung và đề nghị Stalin ký hiệp ước tương tự với Việt nam. Stalin chối phắt, lấy cớ là chuyến đi của Hồ là chuyến đi bí mật. Khi Hồ đề nghị kiếm một chiếc trực thăng lượn vài vòng rồi hạ xuống đâu đó với nghi lễ đàng hoàng, Stalin đã trả lời: “người phương đông các ông thật giàu trí tưởng tượng!”. Hồ Chí Minh đã làm mọi cách để lấy lòng vị chủ nhà độc đoán. Tan một cuộc họp, Hồ đã tiến tới xin chữ ký của Stalin trên cuốn tạp chí “Liên xô đang xây dựng”, Stalin đã ký, nhưng sau đó lại ra lệnh cho trợ lý thu hồi lại vì lỡ ký nhầm. Khi đã thu lại được cuốn tạp chí, Stalin đã đem ra đùa với các đồng chí của mình: “ Hồ chắc vẫn đang đi tìm cuốn tạp chí, nhưng ông ta làm sao tìm được”.
**********************
ICP : Đảng CS Đông Dương
CCP : Đảng CS Trung Quốc
Dù sao những cố gắng của Hồ Chí Minh cũng có được kết quả, ngày 30/1/1950, Nga- xô tuyên bố công nhận ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên Stalin chưa bao giờ hết nghi ngờ về tư tưởng chính thống của Hồ. Nhiều nguồn tin Việt nam kể rằng trong một cuộc gặp gỡ giữa hai bên năm 1952, Stalin đã đưa ra 2 chiếc ghế và nói: “đồng chí Hồ, một chiếc là dành cho người dân tộc chủ nghĩa, một cho người quốc tế chủ nghĩa, đồng chí sẽ ngồi ghế nào?”, Hồ đã trả lời: “Tôi muốn ngồi trên cả hai”
Tại sao Stalin lại quyết định công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa mặc dù vẫn còn nghi ngờ Hồ? Theo các nguồn Trung quốc, cuộc đàm phán với Mao là nguyên nhân chính. Sau hiệp định Yalta, Liên Xô chiếm một vùng lớn đất đai của Trung Quốc mà Mao rất muốn đòi lại. Stalin sợ rằng Trung Quốc có thể vì tức giận mà đi theo Mỹ nên tìm cách xúi giục Trung Quốc theo đường lối cực đoan gây gổ với Mỹ, chặn đường quan hệ Trung Mỹ. Trong một cuộc gặp tay ba tại Matxcova, Stalin đã khuyến khích Mao cầm đầu cách mạng tại châu Á. Stalin hứa với Hồ: “ Sẽ quan tâm đến Việt nam như Trung Quốc. Các đồng chí có thể tin vào chúng tôi, đặc biệt bây giờ, sau chiến tranh, chúng tôi có vô khối nhu yếu phẩm, phương tiện và sẽ chuyển cho các đồng chí qua đường Trung Quốc. Tuy nhiên vì điều kiện địa lý tự nhiên, Trung Quốc mới là người đỡ đầu chính. Trung Quốc thiếu gì, chúng tôi sẽ cung cấp”. Mao hùa theo: “Cái gì Trung Quốc có mà Việt Nam cần, chúng tôi sẽ cung cấp”.
Ngày 17/2, Hồ cùng với Chu và Mao lên tàu về Bắc kinh. Cả hai đều đã giành được một phần lợi ích, nhưng không phải dễ dàng. Sau này Mao kể lại: “lấy được cái gì đó từ Stalin chẳng khác gì giằng miếng thịt ra khỏi miệng hổ” . Ngày 3/3 tàu về đến BắcKinh. Mao mở tiệc chiêu đãi Hồ tại Trung Nam Hải với tất cả các quan chức cao cấp của Trung Quốc tham dự. Trong cuộc đàm phán chính thức sau đó, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý đảm nhận an ninh tại biên giới và cho phép Việt Nam mở lãnh sự tại Nam ninh và Côn minh. Hồ chỉ định Hoàng Văn Hoan làm đại sứ đầu tiên tại Trung Quốc và quyết định chuyển trụ sở hải ngoại của Đảng đang ở Bangkok về Trung Quốc. Ngày 11/3, Hồ lên đường về nước.
Hồ có thể hài lòng về chuyến đi của mình. Ông đã giành được sự công nhận ngoại giao của hai cường quốc XHCN chính và lời hứa sẽ giúp đỡ về quân sự và kinh tế. Việt minh sẽ không phải chiến đấu đơn độc. Trung Quốc cũng có lợi. Mao rất tin rằng chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ lúc nào dọc biên giới Trung Quốc không chỉ ở Triều tiên. Có được Việt Nam làm lá chắn phía nam là cực kỳ quan trọng.
Hồ Chí MInh đã không nhầm khi lo rằng việc chơi thân với L.Xô và Trung Quốc sẽ làm cho Mỹ phải có hành động. Liên tiếp hai sự kiện Trung Quốc và L.Xô công nhận ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ. Trước đó năm 1949, quyết định của Pháp lựa chọn Bảo đại để đối trọng với Việt minh làm Mỹ không hài lòng. Các quan chức Mỹ cho rằng vị cựu hoàng này không có cá tính và không được nhân dân ủng hộ. Có tin đồn là Mỹ đã tiếp cận Hồ CHí Minh liên minh với Bảo đại, thậm chí là hai bên đã gặp nhau. Hồ lập tức lợi dụng luôn, trả lời phỏng vấn của phóng viên Mỹ Harold Isaacs: "Tôi đã bảo tôi không phải là cộng sản, Việt Nam dân chủ cộng hòa không phải là vệ tinh của L.xô mà là chính phủ đoàn kết dân tộc rộng rãi". Chắc là những tin đồn này có ít phần sự thật.
Mặc dù Dean Archeson không ưa gì Bảo đại, nhưng ông này còn nghi Hồ hơn, nhất là thái độ “cộng sản dân tộc” kiểu Tito. Dean nói: “cộng sản hay dân tộc chủ nghĩa chỉ có ý nghĩa hàn lâm. Tại các nước thuộc địa, tất cả cộng sản đều là những người dân tộc. Khi lên nắm chính quyền, những quan điểm cực đoan Stalin của họ mới lộ ra”. Cuộc cãi vã trong bộ ngoại giao Mỹ về việc có công nhận Bảo đại hay không kéo dài cho đến cuối năm 1949. Dean Archison, vốn là một người châu Âu, không muốn làm Pháp giận dữ. Raymond Fosdick, thành viên chủ chốt của nhóm cố vấn tổng thống về chính sách châu á thì cho rằng thí nghiệm Bảo đại không có nhiều cơ may thành công. Tuy Hồ cũng không phải là lựa chọn hấp dẫn, nhưng nếu nhìn vào quan hệ lịch sử phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam , có cơ may là Mỹ sẽ có lợi thế hơn bây giờ. Quan điểm của Fosdick tất nhiên là chìm ngỉm ở một thành phố mà chiến tranh lạnh đã gõ cửa. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Truman bị đả kịch liệt vì không làm gì để ngăn chặn làn sóng đỏ. Tháng cuối cùng năm 1949, Mỹ vẫn chưa quyết hy vọng là Pháp sẽ trao nhiều quyền tự quyết hơn cho Việt nam. Nhưng đầu năm 1950, tình hình biến chuyển, Trung Quốc chính thức giúp đỡ Việt nam đã làm thay đổi cán cân lực lượng. Đầu tháng 2, Mỹ công nhận chính phủ Bảo đại. Anh và một số nước châu Âu theo đuôi ngay nhưng đa số các nước châu á lại đứng ngoài. Ngày 10/3 Truman quyết định viện trợ quân sự 15 triệu Đôla cho Đông dương và 10 triệu đôla cho Thái lan. Nhà trắng cũng bắt đầu lên kế hoạch cử đoàn cố vấn sang Đông dương để xác định làm thế nào có thể quản lý chương trình một cách hữu hiệu.
Đoàn đại biểu Trung Quốc do Luo Guibo đến biên giới Việt nam ngày 26/2/1950 và được Võ Nguyên Giáp cùng với Hoàng Văn Thái nghênh đón và đưa về căn cứ địa Việt bắc. Trường Chinh, lãnh đạo đảng khi Hồ đi vắng cũng đã tiếp đoàn. Ba tuần sau khi Hồ lên đường, Chinh đã chủ trì Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 để bàn kế hoạch tổng phản công. Chinh phấn khích tuyên bố, với sự thành lập của nước Trung hoa mới “chúng ta đã không bị cô lập, đã mở được đưòng ra thế giới. Đằng sau chúng ta là một đồng minh hùng mạnh”. Ngày 21/2, đảng kêu gọi tổng động viên: tất cả ra tiền tuyến, tất cả cho chiến tranh nhân dân, tất cả cho chiến thắng. Giáp cũng có bài phát biểu dài tại hội nghị. Giáp nhấn mạnh mặc dù tình hình thế giới đang diễn biến có lợi cho ta và ta nhất định sẽ thắng, nhưng quân Pháp vẫn chiếm ưu thế trên toàn cục. Cuộc tổng phản công sẽ không phải là một chiến dịch đơn lẻ mà là một chuỗi các trận tấn công trên nhiều điểm khác nhau của Đông dương, đẩy cán cân lực lượng dần dần nghiêng về Việt minh.
Trung Quốc bắt đầu viện trợ thiết bị quân sự cho Việt nam vài tháng sau đó. Đoàn cố vấn Trung quốc (CMAG) do tướng Vi Quốc Thanh chỉ huy cũng đã đến Việt bắc và bắt đầu huấn luyện chiến lược, chiến thuật cho Quân đội nhân dân Việt nam (VLA). Trước khi đi, đoàn đã được Lưu Thiếu Kỳ dặn dò: “Nếu các đồng chí không giúp được đuổi kẻ thù ra khỏi Đông dương, thì Trung Quốc cũng sẽ gay go”. Những đơn vị chính quy đầu tiên của Việt nam cũng được gửi sang Vân nam huấn luyện vào tháng 4/1950. Thiết bị quân sự, chủ yếu là chiến lợi phẩm của Nhật và Mỹ được chở theo đường biển từ cảng Yulin, phía nam đảo Hải nam. Hai bên thoả thuận là Trung Quốc sẽ không đưa quân tham chiến trực tiếp trừ khi Việt minh bị đe doạ tiêu diệt. Bắc kinh cũng yêu cầu giữ kín để tránh làm xấu quan hệ với Pháp. Nhưng lo lắng này bằng
thừa vì Pháp đã được thông tin đầy đủ về chuyến đi của Hồ và những hậu quả của nó. Đến tháng 9/1950 đã có khoảng 20,000 quân được huấn luyện và trang bị ở Trung Quốc. Đa số họ được biên chế vào sư đoàn 308. Hai trường chính trị được mở tại Nam ninh và Kaiyuan ở Vân nam, mỗi khoá 6 tháng. Luo và Vi thường xuyên gặp gỡ với lãnh đạo Việt minh.
Việt minh cũng không che dấu tầm quan trọng của mối quan hệ với Trung Quốc. Tháng 8, khi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Andrew Roth, Hồ thừa nhận ảnh hưởng của Trung Quốc và phong trào giải phóng Việt nam đang chuyển mình theo mô hình của Trung Quốc. Phong trào học tập kinh nghiệm kháng Nhật, chống Tưởng của PLA được phát động rộng khắp ở Việt bắc. Tài liệu được dịch, in và phân phối cho tất cả sĩ quan, binh lính. Các lớp học được mở thường xuyên để thảo luận làm cách nào áp dụng những kinh nghiệm đó vào điều kiện Việt nam. Tất nhiên là Việt minh chỉ giả vờ là mới “bất ngờ” phát hiện ra cái hay của Trung cộng. Ngay từ lời kêu gọi kháng chiến năm 1946, Hồ đã xác nhận là Việt nam sẽ áp dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Mao. Đầu năm sau, Trường Chinh đã viết bài ngắn Kháng chiến nhất định thắng lợi , trích dẫn rất nhiều từ những bài viết của Mao về chiến tranh du kích. Bản thân bút danh của Chinh cũng thể hiện sự ngưỡng mộ cách mạng Trung quốc (tên của một chiến dịch nổi tiếng của Bát lộ quân). Tuy nhiên Chinh cũng đã chỉ ra một số điểm không thể áp dụng:
Việt nam nhỏ hơn và không có khả năng xây dựng vùng giải phóng rộng lớn như ở phía bắc Trung Quốc trong cuộc chiến kháng Nhật. Việt nam cũng sẽ phải đặc biệt chú trọng đến mặt trận ngoại giao mà các đồng chí Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm.
***********
PLA: Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
CMAG: Đoàn cố vấn Trung quốc
VLA: Quân đội nhân dân Việt nam
Nhưng ảnh hưởng Trung Quốc không dừng lại ở lĩnh vực quân sự mà lan sang các vấn đề đối nội và tổ chức Đảng. Từ hội nghị 8 tại Pacbo năm 1941, đảng chủ trương ưu tiên đấu tranh chống đế quốc theo kế hoạch mà Hồ đã du nhập từ những năm 1920. Giai đoạn đầu là giải phóng dân tộc, đảng sẽ phải thu mình để đoàn kết dân tộc và tránh sự can thiệp của các thế lực chống cộng bên ngoài. Sau đó mới dần chuyển sang cách mạng XHCN. Bây giờ, các đồng chí Trung quốc nghĩ khác và tư vấn tổ chức lại đảng theo mô hình Trung Quốc, khi mà giai đoạn một sẽ chuyển ngay sang giai đoạn hai là cách mạng xã hội phản phong. Những ảnh hưởng của quá trình này thể hiện rõ nét trong Hội nghị toàn quốc lần thứ 3, khi đảng quyết định sẽ nhấn mạnh hơn vấn đề giai cấp trong mặt trận thống nhất, cũng như đưa đảng trở lại công khai. Hành động này sẽ gộp Việt Nam dân chủ cộng hòa vào cùng một phe với chính phủ mới của Trung Quốc cũng như những “nền dân chủ nhân dân” ở Đông Âu, tuy nhiên chắc chắn sẽ làm việc đạt được thoả thuận với Pháp trở nên phức tạp cũng như giúp Mỹ có cớ can thiệp trực tiếp.
Vai trò của Hồ trong việc chuẩn y thay đổi đường lối này đến đâu là một câu hỏi lớn? Đặc biệt trong bối cảnh Hồ vắng mặt tại Hội nghị 3. Từ những năm 20, quan điểm rõ ràng của Hồ là cách mạng hai giai đoạn. Trong giới cộng sản quốc tế và ngay cả giữa các đồng nghiệp cũng luôn luôn có sự nghi ngờ về lòng trung thành của Hồ với những quan điểm giáo điều của Bắc kinh và Matxcova. Suốt mùa đông 1949-1950, nhiều bài báo dựa trên thông tin của bọn đào ngũ đã đưa tin về việc Stalin ra lệnh thay thế Hồ bằng Chinh vì Hồ
không chịu tuân lệnh Matxcova. Cũng có tin đồn là đoàn đảng CS Pháp do Léo Figueres đến Việt bắc tháng 3/1950 để khôi phục lại vai trò lãnh đạo của đảng như đội tiên phong của cách mạng Việt nam. Có thể cho rằng Hồ không hào hứng lắm trong việc chấp nhận đường lối mới, nhưng Hồ thừa hiểu rằng sự can thiệp của Mỹ là không thể tránh khỏi và chỉ có dựa vào L.xô và Trung cộng, Việt minh mới có thể chiến thắng. Như mọi khi, Hồ sẵn sàng điều chỉnh và biến hoàn cảnh mới thành có lợi cho mình. Với nghệ thuật “lay động” các ân nhân bằng cách như nuốt lấy từng lời khuyên cũng như kinh nghiệm của họ, Hồ đã gửi thư ca ngợi chính phủ mới ở Trung Quốc và thừa nhận là đảng và chính phủ mình chẳng có cách nào khác là học theo mô hình các đồng chí Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ bắt đầu thử nghiệm tập thể hoá nông nghiệp vào cuối năm 1950.
Từ mùa xuân năm 49, các nhà chiến lược của đảng đã chỉ ra rằng phải kiểm
soát được biên giới, mở đường tiếp tế từ Trung Quốc mới có thể nói đến
chuyện tổng phản công. Về phần mình tướng Pháp là Blaizot quyết định bỏ
phía bắc Lạng sơn và tập trung kiểm soát vùng từ Lạng sơn đến vịnh Bắc
bộ. Tuy nhiên cho đến hè năm 50, kế hoạch này cũng chưa được triển khai
đến nơi đến chốn. Kết quả là quân Pháp bị căng ra trên một tuyến những
đồn cô lập dọc đường 4 từ Móng cái đến Cao bằng.
Vào tháng 4/1949 Việt Minh quyết định sẽ tấn công cánh tây trước, nhưng đến tháng 7/1950, Ban thường vụ lại quyết định chuyển sang cánh phía đông, có đường thâm nhập đồng bằng sông Hồng dễ dàng hơn. Hồ Chí Minh phát biểu, chỗ này “dễ giữ khi rút, dễ đánh khi tấn công”. Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm chỉ huy chiến dịch. Trung Quốc cử tướng Trần Canh, chuyên gia gỡ rối của Bát lộ quân đến Việt bắc để giúp Việt minh lên kế hoạch. Hồ dặn Giáp “ Chiến dịch này cực kỳ quan trọng. Chúng ta không được thua!” và hứa sẽ trực tiếp thị sát chiến trường cùng với Trần Canh. Giữa tháng 9, hơn 8000 quân Việt minh tấn công Đông khê. Tình báo Pháp kinh ngạc thấy Việt Minh lần đầu tiên được tổ chức thành trung đoàn, có sử dụng bazoka, súng phóng lựu và tiểu liên. Quân Pháp rối loạn và rút chạy để lại hàng trăm xác chết và hàng chục ngàn tấn vũ khí. Quân ứng viện từ Cao bằng lên cũng chịu số phận tương tự. Tướng Marcel Carpentier chỉ huy quân Pháp trên mặt trận đã ra lệnh rút khỏi tất cả các đồn dọc tuyến biên giới, trừ Móng cái. Tại Hà nội, cao uỷ Léon Pinon rất phẫn nộ và miêu tả Carpentier là “bị động và chỉ biết phòng thủ...rõ ràng là không có khả năng lãnh đạo tối cao” và thay thế ông này. Tuy nhiên mọi việc đã quá muộn. Đến cuối tháng 10, toàn bộ khu biên giới rộng lớn phía bắc châu thổ sông Hồng đã về tay Việt minh. Người Pháp hoảng loạn, thông báo hơn nửa dân Hà nội theo Việt minh và chuẩn bị sơ tán anh em bà con khỏi Hà nội. Các tướng Pháp không bao giờ có thể lừa dối mình về chiến thắng quân sự cuối cùng được nữa. Donal Heath, vừa mới đến Sài gòn với tư cách đại diện của Mỹ tại Quốc gia liên hiệp cũng cảnh báo rằng tình hình ở Bắc bộ là bi đát. Ông này cho rằng, chính phủ liên hiệp thì vừa lười biếng vừa không được dân ủng hộ, Bảo đại thì thiếu động cơ và cũng không có khả năng lãnh đạo. Heath cũng dự báo là Trung Quốc sẽ không can thiệp trực tiếp trừ khi Việt minh bị đe doạ tiêu diệt.
Vai trò của cố vấn Trung Quốc trong chiến dịch biên giới cũng gây tranh cãi sau này. Hoàng Văn Hoan cho rằng, chính Trần Canh đã tư vấn Hồ đánh Đông khê và chỉ bao vây Cao bằng, cố vấn Trung Quốc cũng được Hồ bố trí vào tất cả các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Giáp thì kiên quyết rằng chính ông đã tự lực đi đến quyết định đánh Đông khê, và sau đó cả Trần Canh lẫn Hồ đều đã phê duyệt kế hoạch này. Dù sự thật thế nào đi nữa, sau chiến dịch, Trần Canh được rút về và điều sang mặt trận Triều tiên. Trước khi về, Canh đã viết một báo cáo phê phán khá gay gắt khả năng chiến đấu của Việt minh. Theo Canh, lính Việt Minh thì không có kỷ luật, không có kinh nghiệm chiến đấu và chưa sẵn sàng cho những trận đánh lớn, chỉ huy Việt Minh thì không nắm được khả năng của lính, hay giấu những tin tức xấu.
Các nhà chiến lược của Việt MInh thì đang phấn khởi với kết quả tốt hơn mong đợi của chiến dịch biên giới và bàn đến việc tổng phản công vào trung tâm của châu thổ sông Hồng. Mặc dù Hồ vẫn thận trọng phê phán mấy viên tướng nóng đầu là tổng phản công, cũng như phụ nữ có mang, phải đủ ngày đủ tháng mới có thể tiến hành, không khí lạc quan vẫn bao trùm. Giáp dự kiến trong năm sau sẽ tấn công tại 3 điểm đồng bằng: phía bắc tại Vĩnh Yên, phía đông tại Mạo kê và phía nam dọc theo sông Đáy. Nếu thành công sẽ bắt đầu giai đoạn 2 tấn công thẳng vào thủ đô. Đài phát thanh Việt minh dự báo năm sau Hồ sẽ ăn Tết tại Hà nội. Trung Quốc hứa sẽ cung cấp đầy đủ vũ khí và các phương tiện chiến tranh. Nếu Đảng không lạc quan tếu trong những dự báo của mình, có vẻ như cuộc chiến đã đến hồi kết.
Vào tháng 4/1949 Việt Minh quyết định sẽ tấn công cánh tây trước, nhưng đến tháng 7/1950, Ban thường vụ lại quyết định chuyển sang cánh phía đông, có đường thâm nhập đồng bằng sông Hồng dễ dàng hơn. Hồ Chí Minh phát biểu, chỗ này “dễ giữ khi rút, dễ đánh khi tấn công”. Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm chỉ huy chiến dịch. Trung Quốc cử tướng Trần Canh, chuyên gia gỡ rối của Bát lộ quân đến Việt bắc để giúp Việt minh lên kế hoạch. Hồ dặn Giáp “ Chiến dịch này cực kỳ quan trọng. Chúng ta không được thua!” và hứa sẽ trực tiếp thị sát chiến trường cùng với Trần Canh. Giữa tháng 9, hơn 8000 quân Việt minh tấn công Đông khê. Tình báo Pháp kinh ngạc thấy Việt Minh lần đầu tiên được tổ chức thành trung đoàn, có sử dụng bazoka, súng phóng lựu và tiểu liên. Quân Pháp rối loạn và rút chạy để lại hàng trăm xác chết và hàng chục ngàn tấn vũ khí. Quân ứng viện từ Cao bằng lên cũng chịu số phận tương tự. Tướng Marcel Carpentier chỉ huy quân Pháp trên mặt trận đã ra lệnh rút khỏi tất cả các đồn dọc tuyến biên giới, trừ Móng cái. Tại Hà nội, cao uỷ Léon Pinon rất phẫn nộ và miêu tả Carpentier là “bị động và chỉ biết phòng thủ...rõ ràng là không có khả năng lãnh đạo tối cao” và thay thế ông này. Tuy nhiên mọi việc đã quá muộn. Đến cuối tháng 10, toàn bộ khu biên giới rộng lớn phía bắc châu thổ sông Hồng đã về tay Việt minh. Người Pháp hoảng loạn, thông báo hơn nửa dân Hà nội theo Việt minh và chuẩn bị sơ tán anh em bà con khỏi Hà nội. Các tướng Pháp không bao giờ có thể lừa dối mình về chiến thắng quân sự cuối cùng được nữa. Donal Heath, vừa mới đến Sài gòn với tư cách đại diện của Mỹ tại Quốc gia liên hiệp cũng cảnh báo rằng tình hình ở Bắc bộ là bi đát. Ông này cho rằng, chính phủ liên hiệp thì vừa lười biếng vừa không được dân ủng hộ, Bảo đại thì thiếu động cơ và cũng không có khả năng lãnh đạo. Heath cũng dự báo là Trung Quốc sẽ không can thiệp trực tiếp trừ khi Việt minh bị đe doạ tiêu diệt.
Vai trò của cố vấn Trung Quốc trong chiến dịch biên giới cũng gây tranh cãi sau này. Hoàng Văn Hoan cho rằng, chính Trần Canh đã tư vấn Hồ đánh Đông khê và chỉ bao vây Cao bằng, cố vấn Trung Quốc cũng được Hồ bố trí vào tất cả các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Giáp thì kiên quyết rằng chính ông đã tự lực đi đến quyết định đánh Đông khê, và sau đó cả Trần Canh lẫn Hồ đều đã phê duyệt kế hoạch này. Dù sự thật thế nào đi nữa, sau chiến dịch, Trần Canh được rút về và điều sang mặt trận Triều tiên. Trước khi về, Canh đã viết một báo cáo phê phán khá gay gắt khả năng chiến đấu của Việt minh. Theo Canh, lính Việt Minh thì không có kỷ luật, không có kinh nghiệm chiến đấu và chưa sẵn sàng cho những trận đánh lớn, chỉ huy Việt Minh thì không nắm được khả năng của lính, hay giấu những tin tức xấu.
Các nhà chiến lược của Việt MInh thì đang phấn khởi với kết quả tốt hơn mong đợi của chiến dịch biên giới và bàn đến việc tổng phản công vào trung tâm của châu thổ sông Hồng. Mặc dù Hồ vẫn thận trọng phê phán mấy viên tướng nóng đầu là tổng phản công, cũng như phụ nữ có mang, phải đủ ngày đủ tháng mới có thể tiến hành, không khí lạc quan vẫn bao trùm. Giáp dự kiến trong năm sau sẽ tấn công tại 3 điểm đồng bằng: phía bắc tại Vĩnh Yên, phía đông tại Mạo kê và phía nam dọc theo sông Đáy. Nếu thành công sẽ bắt đầu giai đoạn 2 tấn công thẳng vào thủ đô. Đài phát thanh Việt minh dự báo năm sau Hồ sẽ ăn Tết tại Hà nội. Trung Quốc hứa sẽ cung cấp đầy đủ vũ khí và các phương tiện chiến tranh. Nếu Đảng không lạc quan tếu trong những dự báo của mình, có vẻ như cuộc chiến đã đến hồi kết.
12. Nơi đó, Điện biên phủ
Có vẻ như Hồ Chí Minh không thể ăn Tết ở Hà nội. Mặc dù Việt Minh đã có những khởi đầu khá thuận lợi. Những đơn vị Việt minh chân đất từ trong rừng đã tràn vào Vĩnh yên theo chiến thuật “biển người” của Trung Quốc. Nhưng tướng Jean de Lattre de Tassigny, được bổ nhiệm 19/12/1950 làm cao uỷ kiêm tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông dương không phải là người dễ bị bắt nạt. Như một anh hùng thời chiến và là người tự tin, De Lattre lập tức hành động. Ông này ngay lập tức huỷ lệnh sơ tán thân nhân Pháp ra khỏi Hà nội, tập trung quân dự bị và ra lệnh cho các phi cơ ném bom napalm của Mỹ xuống Vĩnh yên. Những người lính Việt Minh lần đầu tiên chứng kiến những hiệu quả khủng khiếp của napalm đã hoảng hốt bỏ chạy. Một người trong số họ kể lại : "Sư đoàn của chúng tôi bắt đầu tấn công từ sáng. Từ xa xuất hiện 3 con chim én. Đến gần thì ra 3 chiếc máy bay. Chúng nghiêng cánh và mở ra cánh cửa địa ngục. Ngọn lửa khủng khiếp lan xa hàng trăm mét trùm lên đội hình. Lửa napalm rơi từ trên trời xuống. Một chiếc máy bay nữa cũng sà tới. Một quả bom rơi ngay sau lưng và tôi cảm thấy hơi nóng chạy khắp người. Tất cả bỏ chạy và tôi không thể ngăn họ. Lửa ăn tất cả mọi thứ xung quanh, không để bất cứ một chỗ nào cho ai trốn."
Theo báo cáo của tình báo Mỹ, khoảng 3500 đến 4000 quân Việt minh bị giết trong tổng số 10,000 quân tấn công. Pháp mất khoảng 400 lính và 1200 bị thương. Các cuộc tấn công Mạo khê và sông Đáy còn ít có hiệu quả hơn và cuối cùng Việt minh đành phải rút quân về núi. Sức ép lên Hà nội đã giảm đáng kể. De Lattre thú nhận là quyết định “ngừng di tản Hà nội” của ông ta là quyết định mò mẫm và chỉ có mục đích lấy lại tinh thần quân lính. Thay vì mở đường đến Hà nội, cuộc tiến công đã trở thành một thất bại cá nhân thảm hại cho nhà chiến lược quân sự của Hồ là Võ Nguyên Giáp. Tại hội nghị lãnh đạo đảng vào giữa tháng 4, Hồ đã đề nghị tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho trận đánh mới. Các nguồn tin chính thức ngừng sử dụng khẩu hiệu: “Chuẩn bị chuyển sang tổng phản công”. Đài phát thanh của Việt Minh nhắc đi nhắc lại là chỉ đánh lớn khi chắc thắng. Hồ cũng nhấn mạnh việc phải sử dụng các kỹ năng chiến tranh du kích để trường kỳ kháng chiến. Các cố vấn Trung Quốc tỏ thái độ vô can “không phải tôi”, bằng cách báo cáo kêu ca lên thượng cấp (sau khi sự việc đã diễn ra), rằng quân Việt Minh thiếu kinh nghiệm cho những trận đánh lớn như vậy. Giáp thừa nhận khuyết điểm khi đưa quân thiếu kinh nghiệm ra đối đấu với quân đội được trang bị tốt hơn trong những trận đánh cổ điển. Chưa kể quân Việt Minh nhiều lúc còn chưa thật kiên quyết và dũng cảm.
Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng đến chiến lược chiến tranh. Những cán bộ mặc áo đại cán kiểu Mao, luôn mồm khẩu hiệu cách mạng bắt đầu ồ ạt kéo vào, tư vấn cho Việt minh cách cai trị cũng như phương thức cư xử hợp lý. Mặc dù Lưu Thiếu Kỳ đã không ngừng dặn dò các đồng chí của mình trước khi đi là không được áp đặt các phương pháp Trung Quốc, không phải cán bộ nào cũng tuân theo lời khuyên đó. Các sĩ quan và cán bộ Việt Nam vốn luôn cảnh giác với những láng giềng phương Bắc của mình, tất nhiên là chẳng thích thú gì. Đáng kể nhất là phong trào “chỉnh huấn, chỉnh phong”, đào tạo lại về tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Những cuộc tự phê bình thường xuyên trở thành làm nhục và xúc phạm. Nhiều cán bộ Việt Minh, vốn chưa hiểu biết nhiều về Max, tham gia kháng chiến vì lòng yêu nước chứ không phải vì tư tưởng, trở thành đối tượng cho các cuộc đấu tranh giai cấp của các đồng chí ngèo hơn của mình. Georges Baoudarel, đảng viên cộng sản Pháp, hoạt động trong Việt minh lúc đó, miêu tả không khí tại một số đơn vị căng thẳng đến mức phải thu dao cạo râu và để đèn suốt đêm vì sợ số cán bộ này tự tử. Tất cả các đơn vị đều có thêm chức danh chính trị viên, trong trường hợp mâu thuẫn với chỉ huy, anh này có quyền quyết định.
Những chính sách cực đoan thân Mao này có hai hiệu quả xấu: trước mắt là
mất các cán bộ ôn hoà, gây chia rẽ trong Đảng, lâu dài sự sợ hãi sẽ
giết chết tính sáng tạo của các nhà văn và nghệ sĩ. Pháp cũng nhận được
vô số tài liệu nói về sự mâu thuẫn giữa Việt Minh và các cố vấn Trung
Quốc. Nhiều kẻ đào ngũ đã thừa nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao là
nguyên nhân khiến họ rời bỏ hàng ngũ. Nhiều cán bộ trung và cao cấp bị
thanh trừng theo yêu cầu của Trung Quốc. Theo một nguồn tin của Pháp,
tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân Việt Minh tại Nam bộ đã phản ứng quyết
liệt với sự can thiệp của Trung Quốc và đã bị điều ra Trung ương để “cải
tạo”. Việt minh nói Bình bị quân Hoàng gia Khơ me giết tại biên giới
Campuchia trên đường ra Việt bắc. Cũng có tin rằng thực ra ông này bị
bắt và đã lựa chọn “chết trên chiến trường” thay vì bị xử tại hậu
phương.
Mao cũng bắt đầu có ảnh hưởng tại nông thôn. Trước đây, chính sách nông nghiệp của Hồ chủ yếu tập trung vào việc giảm tô và chỉ tịch thu đất của những người cộng tác với Pháp và Bảo đại, lôi kéo tầng lớp địa chủ ủng hộ kháng chiến. Chính sách mới đặt mục đích thủ tiêu những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của địa chủ tại các làng, xã. Lãnh đạo Đảng như Trường Chinh cho rằng nếu không động viên được sự ủng hộ của dân nghèo, mục đích của cách mạng khó mà đạt được. Các cố vấn Trung Quốc sẵn kinh nghiệm còn nóng hổi của cuộc cải cách ở Trung Quốc cũng ép Việt Nam phải “làm việc” với các phần tử phong kiến ở làng quê một cách kiên quyết hơn.
Sự kiện quan trọng nhất đánh dấu sự dịch chuyển thiên tả của chính phủ là Đại hội II của đảng được tiến hành vào giữa tháng hai năm 1951 tại Tuyên quang. Hơn 200 đại biểu đại diện cho khoảng nửa triệu đảng viên đã về dự. Đại hội đã công khai thừa nhận sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Trường Chinh phát biểu: Việt nam sẽ áp dụng “chuyên chính dân chủ nhân dân” của Trung Quốc chứ không phải “chuyên chính vô sản” của Nga. Việt minh, được thành lập từ năm 1941, được đổi tên thành Mặt trận Liên Việt và thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đảng CS Đông Dương cũng được đổi tên thành Đảng lao động Việt nam. Đảng thừa nhận sự khác biệt trong tình hình 3 nước đông dương và mỗi nước có thể có con đường khác nhau. Hai nước còn lại sẽ thành lập Đảng nhân dân cách mạng và sẽ lập liên minh với Đảng CS Đông Dương. Mặc dù nguồn tin của Đảng sau này nói rằng, quan điểm Liên bang Đông dương được nêu lên từ đại hội I năm 1935 bị chính thức xoá sổ tại Đại hội này, một tài liệu chính thức của Đại hội đã viết: “Sau này nếu điều kiện cho phép, 3 đảng cách mạng sẽ tập hợp thành một đảng duy nhất, đảng của Liên bang Việt-Lào-Miên”. Dấu ấn của Hồ là tương đối rõ qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của phản đế so với phản phong, cách mạng hai giai đoạn (dù thời gian trung chuyển có thể rất ngắn), và áp dụng tư tưởng cách mạng trong những điều kiện cụ thể của từng nước. Việc đảng được gắn tên với Việt nam cũng thể hiện quan điểm dân tộc mà Hồ theo đuổi từ giữa những năm 20. Tuy nhiên cũng khó phủ nhận là những kết quả chính của đại hội là chịu ảnh hưởng của Bắc kinh. Thuật ngữ “dân chủ mới” cũng chính là cái mà Trung Quốc áp dụng cho chính thể của mình. Đưa Đảng ra công khai và chấp nhận chuyển từ cách mạng dân tộc sang cách mạng XHCN hiển nhiên là để giải toả những nghi ngờ của Trung Quốc và L.Xô về màu sắc Max của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam.
Mao cũng bắt đầu có ảnh hưởng tại nông thôn. Trước đây, chính sách nông nghiệp của Hồ chủ yếu tập trung vào việc giảm tô và chỉ tịch thu đất của những người cộng tác với Pháp và Bảo đại, lôi kéo tầng lớp địa chủ ủng hộ kháng chiến. Chính sách mới đặt mục đích thủ tiêu những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của địa chủ tại các làng, xã. Lãnh đạo Đảng như Trường Chinh cho rằng nếu không động viên được sự ủng hộ của dân nghèo, mục đích của cách mạng khó mà đạt được. Các cố vấn Trung Quốc sẵn kinh nghiệm còn nóng hổi của cuộc cải cách ở Trung Quốc cũng ép Việt Nam phải “làm việc” với các phần tử phong kiến ở làng quê một cách kiên quyết hơn.
Sự kiện quan trọng nhất đánh dấu sự dịch chuyển thiên tả của chính phủ là Đại hội II của đảng được tiến hành vào giữa tháng hai năm 1951 tại Tuyên quang. Hơn 200 đại biểu đại diện cho khoảng nửa triệu đảng viên đã về dự. Đại hội đã công khai thừa nhận sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Trường Chinh phát biểu: Việt nam sẽ áp dụng “chuyên chính dân chủ nhân dân” của Trung Quốc chứ không phải “chuyên chính vô sản” của Nga. Việt minh, được thành lập từ năm 1941, được đổi tên thành Mặt trận Liên Việt và thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đảng CS Đông Dương cũng được đổi tên thành Đảng lao động Việt nam. Đảng thừa nhận sự khác biệt trong tình hình 3 nước đông dương và mỗi nước có thể có con đường khác nhau. Hai nước còn lại sẽ thành lập Đảng nhân dân cách mạng và sẽ lập liên minh với Đảng CS Đông Dương. Mặc dù nguồn tin của Đảng sau này nói rằng, quan điểm Liên bang Đông dương được nêu lên từ đại hội I năm 1935 bị chính thức xoá sổ tại Đại hội này, một tài liệu chính thức của Đại hội đã viết: “Sau này nếu điều kiện cho phép, 3 đảng cách mạng sẽ tập hợp thành một đảng duy nhất, đảng của Liên bang Việt-Lào-Miên”. Dấu ấn của Hồ là tương đối rõ qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của phản đế so với phản phong, cách mạng hai giai đoạn (dù thời gian trung chuyển có thể rất ngắn), và áp dụng tư tưởng cách mạng trong những điều kiện cụ thể của từng nước. Việc đảng được gắn tên với Việt nam cũng thể hiện quan điểm dân tộc mà Hồ theo đuổi từ giữa những năm 20. Tuy nhiên cũng khó phủ nhận là những kết quả chính của đại hội là chịu ảnh hưởng của Bắc kinh. Thuật ngữ “dân chủ mới” cũng chính là cái mà Trung Quốc áp dụng cho chính thể của mình. Đưa Đảng ra công khai và chấp nhận chuyển từ cách mạng dân tộc sang cách mạng XHCN hiển nhiên là để giải toả những nghi ngờ của Trung Quốc và L.Xô về màu sắc Max của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam.
Tất nhiên là ít người ở Việt Nam hiểu Mao và các đồng chí của ông ta hơn Hồ Chí Minh. Hồ cần sự ủng hộ của Trung Quốc để có thể hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Nhưng Hồ cũng thừa hiểu là những kỹ thuật kiểu tập trung quyền lực của đảng, cải tạo tư tưởng và đàn áp tàn bạo các phần tử chống đối chưa chắc đã thành công dưới ánh nắng mặt trời của Đông dương thuộc Pháp. Linh tính chắc chắn cũng mách bảo Hồ chống lại những chính sách có thể đẩy hàng loạt cán bộ nòng cốt của Việt Minh sang tay kẻ thù. Giới quan sát bấy giờ hiển nhiên không bỏ qua những lo lắng của Hồ. Tin đồn lan nhanh là mặc dù vẫn được bầu là chủ tịch Đảng, đại hội đánh dấu sự thất bại của Hồ và ảnh hưởng của ông đối với cách mạng Việt Nam. Một báo Sài gòn còn đưa tin là Giáp đã ra lệnh thủ tiêu Hồ. Ban chấp hành TƯ có 29 thành viên (chủ yếu là thành viên cũ từ trước Chiến tranh Thế Giới II). Bắt chước mô hình L.xô, đại hội bầu ra Bộ chính trị gồm 7 thành viên và một thành viên dự khuyết. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh được coi là “Tứ trụ” của Đảng. Báo Nhân dân ra tháng 3 đã đăng tiểu sử sơ bộ của các cán bộ và gọi Chinh là kiến trúc sư , còn Hồ là linh hồn của cách mạng Việt nam.
Sau thất bại tại chiến dịch đồng bằng sông Hồng của Giáp, tình hình chiến trường trở nên giằng co. Đến năm 1951 thì các trận đánh chỉ chủ yếu ở phía Bắc. Tại miền Nam, sau cuộc tiến công dở chừng mùa hè 1950, Việt minh thay đổi chiến thuật. Lợi dụng điều kiện kinh tế khó khăn, Nguyễn Bình tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh tại Sài gòn còn được gọi là “Những ngày đỏ”. Tuy nhiên nhiều thành phần ôn hoà đã không tham dự vì những bạo lực thái quá của đoàn biểu tình. Thủ tướng mới của Bảo đại là Nguyễn Văn Tâm vốn có biệt danh là “hổ Mái Lai” khi còn phụ trách cảnh sát, đã đàn áp dữ dội. Đến tháng 8 thì có thể nói bộ máy Việt Minh tại Sài gòn đã bị tan rã. Ban Chấp Hành Trung ương Mặt Trận liên Việt - VWP quyết định thành lập TƯ Cục miền Nam (COSVN) để chỉ đạo cuộc chiến. Giáp và các đồng chí của mình cũng bắt đầu gây sức ép ở Lào, Campuchia và vùng miền núi Tây bắc, kéo căng lực lượng Pháp để tìm điểm tiến công. Hoà Bình là một thị xã phía Nam châu thổ sông Hồng và quân Pháp tin rằng đây là điểm nối giữa Việt bắc và các vùng phía nam cung cấp quân lương cho trung ương. Hồ đã từng nói: “Những cánh đồng lúa chính là chiến trường”. Các đơn vị Pháp đã chiếm Hoà bình tháng 11/1951 và ngay lập tức chịu sự tấn công ác liệt của Việt minh. Nhà sử học Bernard Fall đã gọi đây là những cái “cối xay thịt”. Tháng 2/1952 quân Phâp bắt đầu rút lui. Trong khi trận đánh đang diễn ra, De Lattre phải về Pháp chữa bệnh và đã chết vì ung thư vào tháng Giêng. Bao nhiêu lạc quan gắn với sự năng động của viên tướng này tan biến. Đại sứ quán Mỹ ở Sài gòn thông báo, các phần tử dân tộc càng ngày càng tin rằng Việt minh sẽ chiếm Hà nội vào mùa hè. Chuỗi lô cốt phòng thủ được xây theo lệnh của De Lattre nhanh chóng trở thành phòng tuyến Maginot. Việt Minh hoặc là đi vòng qua hoặc chiếm từng cái một. Cuối
năm 1952, các đơn vị Việt minh đã có thể di chuyển tự do trên những cánh đồng xung quanh Hà nội. Hơn một nửa số làng tại châu thổ đã có chính quyền kháng chiến.
Cũng mùa thu năm đó, Việt Minh mở mặt trận sâu trong vùng Tây bắc, nơi có những thung lũng hẹp lọt thỏm trong những dãy núi trập trùng. Pháp đã chiếm vùng này từ những ngày đầu cuộc chiến. Kế hoạch của Việt Minh được hình thành từ mùa xuân, do các chuyên gia Trung quốc đề xuất, nhằm mục tiêu tạo thế để đánh vào Thượng Lào. Tháng 9, Hồ Chí Minh bí mật đi Bắc kinh để tư vấn với Trung Quốc và đi Matxcova dự Đại hội 19 đảng CS Liên xô. Kế hoạch tấn công Nghĩa lộ được phê duyệt vào cuối tháng 9. Hồ quay về Việt nam vào tháng 12. Giữa tháng 10, 3 sư đoàn Việt Minh tấn công Nghĩa lộ. Quân Pháp bỏ luôn Sơn la và lùi về cố thủ tại Nà sản và Lai châu. Việt Minh tập trung tấn công Nà sản nhưng chịu thất bại nặng nề và bỏ cuộc. Đầu năm sau, Việt Minh tiến sang Bắc Lào, giải phóng Sầm nưa và uy hiếp Luang Prabang, tiếp tục kéo dãn quân Pháp rồi quay về Việt bắc.
Từ năm 1947, trong suốt thời gian kháng chiến, hành tung của Hồ tỏ ra khá bí ẩn đối với thế giới bên ngoài. Một số tin rằng Hồ đã chết vì những bệnh kinh niên mắc từ trước đó. Có kẻ lại đồn Hồ đã bị đưa đi đày ở Trung Quốc vì chống lại sự ảnh hưởng của Quân giải phóng nd Trung Quốc -PLA . Mãi đến tháng 7/1952, mật thám Pháp mới tin là Hồ vẫn còn sống qua tấm ảnh của báo Humanite. Cuối cùng tháng 3/1953, phóng viên tờ Daily Worker là Joseph Starobin đã gặp và phỏng vấn Hồ tại một địa điểm bí mật và thông báo cho toàn thế giới biết.
Trong vùng giải phóng, ngược lại, người ta thấy Hồ ở khắp nơi. Trên chốt tiền tiêu, trên cánh đồng, trong các cuộc họp... Hồ không mệt mỏi động viên khích lệ nhân dân hy sinh để kháng chiến. Mặc dù đã trên 60, mỗi ngày Hồ đều có thể đi bộ được hơn 30 dặm đường rừng. Theo thông tin của một số kẻ đào ngũ thì tinh thần trong khu giải phóng có vẻ đi xuống. Việt minh bắt buộc phải đưa ra chế độ lao động công cộng cưỡng bức. Trí thức thì bất mãn vì những đợt tự phê bình và tẩy não, thuế cao và bom đạn thường xuyên của Pháp cũng làm cho dân nơm nớp lo sợ. Tuy đa số cơ chấp nhận tất cả những khó khăn đó như cái giá phải trả để giành lại độc lập từ Pháp, chiến tranh kéo dài ngốn rất nhiều nhân lực và vật lực. Trong khi các cơ sở ở thành phố hầu như không còn hoạt động. Đảng quyết định phải giành lại dân nghèo nông thôn.
Tháng 3/1953, học tập kinh nghiệm Trung Quốc trong cao trào của cuộc nội chiến, Việt Minh ra nghị quyết cải cách ruộng đất: giảm tô và tịch thu ruộng đất của những địa chủ bất hợp tác. Các toà án xã, do những nông dân quá khích lập ra, tổ chức đấu tố và phân phối lại ruộng đất. Trong một số trường hợp, kẻ bị kết tội “phản bội” nhân dân bị thủ tiêu ngay tại chỗ. Dương Văn Mai Elliott đã miêu tả lại bi kịch của chính gia đình mình:
Họ tổ chức các phiên toà kiểu Kangaroo, khéo léo ngụy trang dưới cái gọi là “nguyện vọng của dân”. Chừng một chục những kẻ nghèo nhất, chịu đựng nhiều nhất, căm thù địa chủ nhất được chọn sẵn và huấn luyện trước những điều cần phải tố cáo trước toà. Trong lúc đó, đám đông đứng sau kích động “đả đảo bọn địa chủ”... để tăng không khí thù địch. Nếu bị kết tội chết, địa chủ sẽ bị xử ngay tại chỗ, nếu không sẽ bị dẫn đi. Toàn bộ tài sản, ruộng đất, nhà cửa, đồ đạc, công cụ sẽ bị tịch thu và chia lại cho những người
nghèo.
Đảng hy vọng là sẽ kéo được nhiều nông dân nghèo tham gia vào kháng chiến thông qua những chính sách như vậy. Đài Việt Minh suốt ngày trích đọc bức thư của một bà lão nông dân gửi Hồ: “Trước đây, tôi và các con không có cơm ăn, áo mặc... từ cuối năm 1952, nông dân đã vùng lên chống lại bọn địa chủ bẩn thỉu. Chúng tôi không bao giờ quên ơn cụ”. Tuy nhiên, đối với một số đồng chí quân sự cực đoan, có vẻ các biện pháp mạnh vẫn chưa đủ để cho dân nghèo không ruộng đất (khoảng 15% dân số) ra trận. Tháng 11/1953, tại Hội nghị Nông nghiệp toàn quốc, Trường Chinh đã đề xuất luật cải cách mới, thực chất là tịch thu tài sản và ruộng đất của toàn bộ giai cấp địa chủ. Chắc chắn là Hồ sẽ chống lại tất cả những biện pháp nào quá cứng rắn làm mất sự ủng hộ của kháng chiến của những người ôn hoà. Nhưng nhu cầu cấp bách về nhân lực tham gia kháng chiến đã thắng. Tại kỳ họp quốc hội kháng chiến vài tuần sau Hội nghị nông nghiệp, Hồ phát biểu:" chính phủ đã quá nuông chiều địa chủ mà quên mất quyền lợi của nông dân nghèo". Luật cải cách mới được thông qua quy định ngặt nghèo về giảm tô cũng như tịch thu của cải của tất cả địa chủ. Những địa chủ được coi là tiến bộ sẽ được bồi thường bằng trái phiếu chính phủ. Những kẻ được coi là bóc lột sẽ bị trừng phạt. Lần đầu tiên từ sau Xô viết Nghệ - Tĩnh, Đảng quyết định phát động đấu tranh giai cấp ở nông thôn, quyết tâm tiêu diệt giai cấp phong kiến, hòng giành sự ủng hộ của nông dân
Tháng Giêng 1953, tổng thống thứ 34 của Mỹ Dwight D. Eisenhower tuyên thệ nhậm chức. Ông này thắng cử trên cương lĩnh “giải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản” cho rằng đảng Dân chủ nhu nhược dẫn đến mất Trung Quốc và giằng co ở Triều tiên. Tuy nhiên Eisenhower không quan tâm nhiều đến Đông dương, chỉ nhắc đến đôi chút trong thông điệp Liên bang, cho rằng chiến tranh Triều tiên “là một phần của cuộc xâm lăng đã được tính toán của kẻ thù mà hiện cũng đang gây sức ép tại Đông dương, Malaixia và quần đảo Formosa”. Khi gặp thủ tướng Pháp là Rene Mayer cuối tháng 3, Eisenhower chỉ đồng ý tăng viện trợ nếu Pháp quyết tâm giành thắng lợi toàn diện cuối cùng.
Về phía Pháp, sau khi tướng Salan thay de Tassigni, hy vọng vào thắng lợi quân sự đã tan biến. Pháp cần viện trợ Mỹ để cải thiện tình hình chiến trường trước khi bước vào đàm phán. Nhiệm vụ thuyết phục Washington được giao cho Henry Navarre, nguyên tham mưu trưởng quân đội Pháp ở NATO, mới được bổ nhiệm làm chỉ huy quân viễn chinh tại Đông dương. Việc đầu tiên ông này làm là vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng (Kế hoạch Navarre) nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường tại Đông dương. Mỹ thì luôn nghi ngờ và Navarre bị cho là quá cẩn thận và thậm chí không quyết đoán. Đầu tháng 8/1953 tạp chí Life đăng bài phê phán kịch liệt những nỗ lực của Pháp và kết luận:" cuộc chiến coi như là tàn". Tuy nhiên Mỹ cũng chẳng có nhiều cửa để lựa chọn và Eisenhower đã ký hiệp định viện trợ cho quân viễn chinh Pháp FEF tháng 9/1953. Tại Paris , cũng không có nhiều người ủng hộ Navarre. Dân chúng thì la ó, cho rằng chính phủ đã đổi máu Pháp lấy đô la Mỹ. Bản thân chính phủ cũng từ chối chuyển 11 tiểu đoàn từ châu Âu sang Đông dương theo yêu cầu của Navarre.
Tháng 11/1953, Navarre cho quân nhảy dù chiếm lại Điện Biên Phủ làm bàn đạp chống lại các cuộc tấn công của Việt minh vào Thượng Lào và Luangprabang. Tin này đến đúng lúc các tướng Việt minh đang chuẩn bị trình bản kế hoạch tấn công Lai châu, cách Điện Biên Phủ 30 dặm về phía Bắc. Trước đó, hồi đầu năm, các nhà hoạch định chính sách của Đảng đã yêu cầu giới quân sự tìm kiếm những điểm yếu trong tuyến phòng ngự của Pháp tại Lào, Campuchia và Tây bắc. Giáp cũng đã từng đề xuất tấn công tại vùng châu thổ nhưng đã bị các cố vấn Trung Quốc được Hồ Chí MInh ủng hộ, gạt đi. Cú mạo hiểm của Navarre mở ra cơ hội cho Việt MInh tái chiếm Điện Biên Phủ sẽ trực tiếp tác động đến tinh thấn quân Pháp, tạo tiền đề cho những cuộc tấn công khác. Mặt khác Việt Minh sẽ lần đầu tiên bị đặt vào thế phải tấn công trực diện một cứ điểm cố thủ của quân Pháp. Ngày 6/12, được những cố vấn Trung Quốc khích lệ, lãnh đạo Việt minh quyết định chuyển hướng tấn công sang Điện Biên Phủ. Ba sư đoàn mới được thành lập được chuyển đến trận địa, trong khi các đơn vị khác tấn công nghi binh ở Bắc Lào, kéo dãn quân Pháp.
Tại sao các lãnh đạo Trung Quốc lại khuyến khích đồng minh của mình nhảy vào một trận đánh hứa hẹn sẽ là một cuộc đụng độ lớn? Mặc dù Trung Quốc có những lợi ích riêng của mình như bảo vệ vùng biên giới phía nam, cuộc chiến ở Điện Biên Phủ chắc chắn sẽ đòi hỏi một khối lượng viện trợ quân sự lớn cả về chất lẫn về lượng. Và chưa rõ liệu pháo binh Việt Minh có thể hạn chế hoặc cắt hẳn đường tiếp tế không vận của Pháp? Trong bối cảnh quốc tế lúc đó, có vẻ như Trung Quốc đang thay đổi quan điểm. Tiếp theo hiệp định ngừng bắn tại Triều tiên tháng 7/1953, giới lãnh đạo không muốn đẩy cao căng thẳng với phương Tây, dành nguồn lực cho kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế. Mao có vẻ như lờ đi dự báo của chính mình về cuộc chiến tranh tất yếu với chủ nghĩa đế quốc. Đến tháng 10, Chu Ân Lai đã phát biểu với đoàn đại biểu India những ý tưởng đầu tiên của “5 nguyên tắc chung sống hoà bình” sau này. Ngoại trưởng Hoa kỳ, John Foster Dulles cũng đã tỏ ra mềm mỏng khi đề nghị đàm phán để giải quyết vấn đề Đông dương trong phát biểu trước American Legion vào tháng 9. L.Xô cũng sốt sắng, thủ tướng mới lên hồi tháng 3 Malenkov đề nghị triệu tập hội nghị 5 cường quốc để giảm căng thẳng quốc tế. Trung Quốc đồng ý ngay. Có vẻ như Trung Quốc quyết định đánh bạc. Chiến thắng của Việt minh tại Điện Biên Phủ có thể sẽ đẩy cao căng thẳng, dẫn đến nguy cơ Mỹ can thiệp trực tiếp. Mặt khác, chiến thắng cũng sẽ kích động phong trào phản chiến tại Pháp, đặt tiền đề cho đàm phán hoà bình theo những điều kiện có lợi cho Việt minh và Trung quốc.
Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình phản ứng thận trọng trước thái độ của các nước lớn. Hồi đầu kháng chiến, khi Việt Minh rõ ràng là yếu hơn rất nhiều so với quân Pháp, Hồ luôn luôn kêu gọi đàm phán.Khi đã rõ ràng là Pháp không thể giành chiến thắng quân sự, các lãnh đạo Việt Minh tỏ ra không mấy mặn mà với hoà giải. Tháng 3/1950, khi nói chuyện với đảng viên Pháp Leo Figueres, Hồ nhấn mạnh “lãnh đạo Đảng tìm kiếm những giải pháp chính trị nhưng chắc chắn sẽ không thoả hiệp”. Trường Chinh còn quyết liệt hơn, phát biểu trong dịp kỷ niệm thành lập VNDCCH năm đó, ông này cho rằng: “Cần phải đả phá những tư tưởng thoả hiệp về việc đàm phán hoà bình với kẻ thù”. Cuối năm 1952, VNDCCH lờ đi những tín hiệu hoà giải của Paris. Đến tận tháng 9/1953, hãng TASS còn dẫn lời Hồ cho rằng hoà bình chỉ có thể đạt được bằng thắng lợi hoàn toàn.
Vậy mà, mấy tuần sau, lãnh đạo Đảng đã thay đổi thái độ, chuyển sang đồng tình với L.Xô và Trung Quốc. Hồ trả lời phỏng vấn tạp chí Expresen là chính phủ của mình sẵn sàng tham gia hội nghị quốc tế về hoà bình và sẽ xem xét các đề nghị của Pháp. Theo các nhà ngoại giao Mỹ ở Sài gòn, sự thay đổi đột ngột này làm cho những phần tử dân tộc không cộng sản ở Sài gòn hết sức “lúng túng, thậm chí sợ hãi”.
Tại hội nghị Berlin đầu năm 1954, các cường quốc đã quyết định triệu tập Hội nghị hoà bình Geneva vào tháng 4, và mặc dù Eisenhower không thích, chương trình nghị sự bao gồm cả vấn đề Đông dương. Tháng 3, phái đoàn Việt nam sang Bắc kinh để tham khảo ý kiến. Ngay sau đó, Hồ đích thân đi Bắc Kinh và Matxcova để thảo luận chiến lược thương thuyết chung. Từ kinh nghiệm đàm phán về Triều tiên, Trung Quốc cảnh báo các đồng chí Việt nam phải “thực tế” trong những đòi hỏi của mình.
Hai ngày sau khi hội nghị Geneva được công bố, mật thám Pháp phát hiện các đơn vị Việt minh ở Thượng lào đang tiến về Điện biên phủ. Đến đầu tháng 3 thì Pháp đã không còn nghi ngờ gì về một trận đánh lớn sẽ xảy ra ở đây. Để có thể những điều kiện thuận lợi trên bàn đàm phán, viện trợ quân sự của Trung Quốc được đổ vào ào ạt trong vài tháng. Khoảng 200 xe tải, 10000 thùng dầu, 1700 tấn lương thực, 3000 khẩu súng, 60,000 viên đạn đại bác. (Theo một nguồn tin khác từ Trung Quốc, trong suốt giai đoạn 1951-1954, Trung Quốc đã đổ vào Việt nam 116.000 khẩu súng bộ binh, 4.630 khẩu đại bác, trang bị cho 5 sư đoàn bộ binh, một sư đoàn công binh, một trung đoàn phòng không, một trung đoàn cận vệ). Chu Ân Lai gửi thư cho các cố vấn Trung Quốc: “Chúng ta phải có những chiến thắng ấn tượng trước khi bước vào đàm phán, tương tự như ở Triều tiên”. Hồ Chí Minh cũng ra lời kêu gọi: “Đây là chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà còn về chính trị, không những ảnh hưởng trong nước mà còn tác động đến tình hình thế giới. Toàn đảng, toàn quân, toàn dân phải đoàn kết dành thắng lợi cuối cùng”.
Để chống lại 16.000 quân Pháp tại Điện Biên Phủ, Việt minh đã tập hợp được 33 tiểu đoàn gồm khoảng 50.000 quân, chiếm lĩnh các sườn núi bao quanh thung lũng. Việt minh còn có lực lượng hậu cần 55.000 người và gần 100.000 dân công. Lực lượng dân công này chủ yếu là nữ từ các tỉnh miền Trung , vượt qua vùng đồng bằng sông Hồng. Mỗi người mang khoảng 30 pounds lội bộ 10 dặm mỗi đêm trên các con đường rừng. Hàng hoá chủ yếu là lương thực và đạn được. Ngoài ra còn có các khẩu pháo lớn do Nga viện trợ, được tháo ra và khênh tay về từ biên giới cách đó hơn 200 dặm.
Trong giai đoạn thăm dò, Việt Minh áp dụng chính sách “biển người” của Trung Quốc và chịu thương vong rất lớn. Cuối tháng Giêng, bộ tư lệnh Việt minh sau khi tham khảo với Bắc Kinh, đã quyết định chuyển sang chiến thuật “đánh chắc, thắng chắc”. Quân Việt Minh đào hàng trăm km giao thông hào tiến từ từ nhưng vững chắc bao vây các cứ điểm Pháp. Trên những sườn đồi bao quanh thung lũng, các khẩu sơn pháo được tháo và vận chuyển bằng tay từ biên giới, có thể di chuyển theo các đường hầm dần dần kiểm soát hoàn toàn sân bay. Các đồ tiếp tế Pháp được thả dù bay lung tung cả sang bên Việt minh, đa số quân tăng viện chết trước khi tiếp đất. Giữa tháng 3, Pháp quay sang kêu cứu Mỹ. Tướng Paul Ely bay đi Washington đề nghị Mỹ tăng cường khẩn cấp hỏa lực không quân. Tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Arthur Radford và phó tổng thống Nixon tỏ vẻ ủng hộ ý tưởng này của Pháp. Tuy nhiên tổng thống Eisenhower, đã quá ngán ngẩm vì tình trạng giằng co trong cuộc chiến Triều tiên, không muốn tham chiến một mình Ông này đòi hỏi tìm kiếm liên minh quốc tế và đặt điều kiện Pháp phải trao trả lại độc lập cho 3 nước Đông dương. Ngoại trưởng Dulles được phái sang London và Paris, nhưng chẳng nơi nào chấp nhận các điều kiện của Mỹ.
Đầu tháng Năm, quân Việt minh đã tiến sát những căn cứ cuối cùng. Theo nguồn tin Trung quốc, các nhà hoạch định chiến lược Việt nam không dám mở trận tấn công cuối cùng vì sợ Mỹ can thiệp và thương vong quá lớn, phải nhờ Bắc kinh động viên họ mới dám quyết định tấn công vào ngày 6/5. Ngày 7/5, tướng Giáp miêu tả “quân ta tấn công từ mọi hướng, chiếm chỉ huy sở và bắt sống toàn bộ quân Pháp tại Điện biên phủ”. Pháp đã thất bại toàn diện, 1500 quân chết, 4000 bị thương, còn lại bị bắt sống, chỉ có 70 lính Pháp chạy thoát. Việt minh mất khoảng 25,000 người, trong đó 10,000 trực tiếp trong các trận đánh.
Một ngày sau Điện biên phủ thất thủ, hội nghị hòa bình về Đông dương được khai mạc tại Geneva với sự tham gia của Pháp, VNDCCH, Anh, Liên xô, Trung quốc, Mỹ, đại diện của chính phủ Bảo đại và chính quyền Hoàng gia Lào, Campuchia. Lãnh đạo đoàn VNDCCH, được Hồ Chí Minh cảnh báo là sẽ không có đàm phán dễ dàng, có vẻ hơi run, tuy nhiên họ cũng cảm thấy đây là cơ hội cho “bước ngoặt của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước”
Đoàn Pháp mở đầu hội nghị kêu gọi thỏa thuận và tập kết quân đội hai bên tại những địa điểm do ủy ban quốc tế kiểm soát. Cũng như năm 1946, Phạm Văn Đồng cầm đầu đoàn Việt nam. Đồng chấp nhận ngừng bắn trước khi có một giải pháp chính trị. Nhưng Bộ chính trị đòi hỏi hơn thế. Đồng yêu cầu công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông dương, rút hết quân Pháp và tiến hành bầu cử tự do. Việt minh còn đòi hỏi các lực lượng kháng chiến là Pathet Lào và Khơ me đỏ cũng phải được tham gia hội nghị.Như một cử chỉ hữu nghị, Đồng nhất trí xem xét về khả năng tham gia khối liên hiệp Pháp trên cơ sở tự nguyện và xác nhận các quyền lợi kinh tế và chính trị của Pháp tại 3 nước Đông dương.
Người Pháp không có nhiều thế để đàm phán. Các nguồn tin tình báo cho rằng Hà nội sẽ thất thủ. Người Mỹ cũng bi quan, tại hội nghị của Hội đồng An ninh quốc gia, giám đốc CIA Allen Dulles cho rằng Việt minh có thể dùng 5000 xe quân sự để chở quân từ Điện biên phủ về Hà nội trong 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên Việt minh lại có vấn đề với các đồng minh của mình. Mặc dù đã họp trước để thống nhất chiến lược đàm phán, cả L.Xô và Trung quốc đều cho thấy sẽ không ủng hộ vô điều kiện những đòi hỏi của Việt minh cũng như không muốn tài trợ để Việt minh tiếp tục cuộc chiến. Cả hai đều lo ngại sẽ dây vào việc đối đầu với Mỹ. Chu Ân Lai và Molotov thống nhất với nhau là nên chia Việt nam thành 2 vùng, một do Việt Minh kiểm soát, vùng kia cho quân của Bảo đại và những nhà tài trợ.
Chu cũng đề nghị không mời Pathet Lào và Khơ me đỏ, khuyến cáo Việt minh nên chấp nhận chính phủ Hoàng gia trung lập tại những nước này. Để thuyết phục Đồng đồng ý, Chu thỏa hiệp cho Pathet Lào cũng được tập kết cùng với Việt minh. Nhiều năm sau này, Việt nam cho rằng Trung quốc cố tình thiết kế để lùa Lào và Campuchia vào vòng ảnh hưởng của mình. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào, cũng có thể đoán được là Trung quốc chẳng thích có một liên bang Đông dương. Tuy nhiên, nhiều khả năng, mong muốn chính của Chu lúc đó là đề phòng đàm phán đổ vỡ và Mỹ có thể thành lập các căn cứ quân sự tại Lào và Campuchia. Được L.Xô ủng hộ, Chu thuyết phục được Đồng gật đầu dù là miễn cưỡng.
Xong việc Lào, Campuchia, tất cả quay ra mổ xẻ những chi tiết liên quan đến Việt nam. Trong cuộc đàm phán quân sự riêng với Pháp, Việt minh muốn vùng tập kết của mình phải ít nhất bao gồm toàn bộ châu thổ sông Hồng và Hà nội, Hải phòng. Pháp thì không muốn mất Hà nội nhưng biết cũng chẳng thể nào giữ được đành tìm cách đổi chác lấy quyền kiểm soát ở miền Nam và thời gian để di tản khỏi Bắc bộ. Còn lại việc lớn là xác định đường ranh giới tập kết và làm thế nào có thể kiểm soát việc thực thi hiệp định. Việt minh muốn vĩ tuyến 13, Pháp thì muốn đẩy lên sát với Bắc bộ. Việt minh chỉ muốn các bên tự dàn xếp, Pháp (được Mỹ thầy dùi) thì muốn có ủy ban kiểm soát quốc tế dưới danh nghĩa Liên hợp quốc.
Khi Việt Minh và Pháp đang tranh luận câu chữ thì Chu Ân Lai bay về Bắc kinh để tư vấn Mao và chính phủ. Trên đường đi, Chu ghé thăm Nehru. Ông này đang cảm giác bất ổn khi thấy khả năng cả Đông dương sẽ rơi vào tay cộng sản và như thế sẽ chịu ảnh hưởng của Bắc kinh. Chu phải thuyết phục Nehru là Lào, Campuchia sẽ trung lập, còn Việt nam sẽ chia làm 2 miền, và chủ nghĩa cộng sản không phải là thứ để “xuất khẩu”. Cuối cùng cả hai nhất trí ủng hộ 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình là cơ sở cho các quan hệ quốc tế ở châu Á và thế giới. Chu còn dừng lại ở Rangoon để gặp thủ tướng Myanma U Nu, rồi bay thẳng đến Lưu châu gặp Hồ và Giáp tại trụ sở cũ của tướng Trương Phát Khuê. Chu thuyết phục được Hồ nhượng bộ tại Geneva để tránh việc Mỹ can thiệp trực tiếp. Hai bên thống nhất chọn vĩ tuyến 16 và chấp nhận chế độ trung lập ở Lào, Campuchia nếu có vùng tập kết riêng cho Pathet Lào. Đổi lại Chu cam kết sẽ viện trợ thương mại và kinh tế cho VNDCCH thông qua hiệp định ký ngày 7/7. Các nguồn chính thức của Việt nam đưa tin rất hai mặt. Báo Nhân dân viết: “hòa bình ở Đông dương không thể chỉ do một bên quyết định”
Sau khi báo cáo tình hình tại Bắc kinh, Chu quay trở về Geneva để thống nhất chi tiết. Khó khăn nhất vẫn là đường giới tuyến. Phương án cuối cùng là vĩ tuyến 17. Để thuyết phục Đồng, Chu đã phải dỗ dành, cần phải giữ thể diện cho thủ tướng Pháp Mendes, còn “khi quân Pháp rút hết, toàn bộ Việt nam là của các đồng chí”. Hiệp định cuối cùng được ký ngày 21/7. Hiệp định sẽ do ủy ban quốc tế gồm Ba lan, Ấn độ, Canada giám sát. Ngoài ra còn có Tuyên bố chính trị kêu gọi hợp tác giữa chính phủ hai miền và tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau 2 năm.
Ngay sau lễ ký kết, đã có nhiều việc diễn tiến không thuận lợi cho Hồ và các đồng chí. Mỹ không chấp nhận những điều khoản của hiệp định và Tuyên bố chính trị, sợ rằng nếu tổng tuyển cử sẽ dẫn đến khả năng cộng sản thắng lợi hoàn toàn. Bảo đại cũng không nhất trí, viện cớ việc chia cắt đất nước đi ngược với ý nguyện của nhân dân. Vài ngày sau khi hội nghị kết thúc, ngoại trưởng Mỹ Dulles họp báo tuyên bố Mỹ ủng hộ việc xây dựng các quốc gia không cộng sản tại Nam Việt nam, Lào và Campuchia. Nhiều thành viên của phái đoàn Việt nam cũng hậm hực vì cho rằng các đồng minh Nga, Trung đã phản bội họ nếu không thì đã có thể “một phát thống nhất ngay đất nước”. Tâm trạng này lan rộng cả ở trong nước, đến nỗi Hồ phải viết trong báo cáo chính trị cho trung ương: "Một số đồng chí, đang say chiến thắng, muốn đánh nhau bằng mọi giá, đến cùng. Họ không thấy cây mà không thấy rừng. Thấy Pháp rút quân mà không thấy Mỹ đang đến. Họ chỉ biết quân sự mà coi nhẹ ngoại giao. Họ không biết rằng muốn đạt được mục đích, chúng ta phải chiến đấu cả trên chiến trường và trên bàn hội nghị. "
Hồ cho rằng, cuộc kháng chiến của cả 3 dân tộc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bây giờ là lúc phải thay đổi chiến lược vì Mỹ đang tìm cách phá hiệp định và tìm cớ để can thiệp. Khẩu hiệu “kháng chiến đến cùng” phải được thay bằng “hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ” để cô lập Mỹ (đang trở thành kẻ thù chính của các nước Đông dương) trên trường quốc tế. Hồ thừa nhận rằng, chia cắt đất nước là cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình, nhưng cho rằng vùng tập kết chỉ là tạm thời:"Vì phải phi quân sự và thay đổi miền, một số vùng tự do sẽ lại rơi vào tay giặc. Nhân dân ở đấy sẽ bất mãn, một số sẽ thất vọng và theo kẻ thù. Chúng ta phải nói với nhân dân rằng, những thử thách mà họ đang phải gánh chịu là vì lợi ích chung lâu dài của đất nước. Đến vinh quang cuối cùng, cả dân tộc sẽ biết ơn họ".
Việc chấp nhận thỏa hiệp đương nhiên là có ảnh hưởng của Chu qua cuộc hội kiến ở Lưu châu. Tuy nhiên nó cũng thống nhất với những gì Hồ đã thể hiện trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Thái bình dương. Hồ hiểu rằng, độc lập và thống nhất của Việt nam không thể thực hiện riêng rẽ mà phải xét đến những thay đổi phức tạp đang diễn ra trên trường quốc tế.
No comments:
Post a Comment