Tuesday, February 12, 2013

ORIGINS OF THE FAMILY I

 

 

Frederick Engels
Origins of the Family, Private Property, and the State 


Introduction

After Marx’s death, in rumaging through Marx’s manuscripts, Engels came upon Marx’s precis of Ancient Society – a book by progressive US scholar Lewis Henry Morgan and published in London 1877. The precis was written between 1880-81 and contained Marx’s numerous remarks on Morgan as well as passages from other sources.
After reading the precis, Engels set out to write a special treatise – which he saw as fulfilling Marx’s will. Working on the book, he used Marx’s precis, and some of Morgan’s factual material and conclusions. He also made use of many and diverse data gleaned in his own studies of the history of Greece, Rome, Old Ireland, and the Ancient Germans.
It would, of course, become The Origin of the Family, Private Property and the State – the first edition of which was published October 1884 in Hottingen-Zurich.
Engels wrote The Origin of the Family, Private Property and the State in just two months – beginning toward the end of March 1884 and completing it by the end of May. It focuses on early human history, following the disintegration of the primitive community and the emergence of a class society based on private property. Engels looks into the origin and essence of the state, and concludes it is bound to wither away leaving a classless society.
Engels: “Along with [the classes] the state will inevitably fall. Society, which will reorganise production on the basis of a free and equal association of the producers, will put the whole machinery of state where it will then belong: into the museum of antiquity, by the side of the spinning-wheel and the bronze axe.”
In 1890, having gathered new material on the history of primitive society, Engels set about preparing a new edition of his book. He studied the latest books on the subject – including those of Russian historian Maxim Kovalevsky. (The fourth edition, Stuttgart, 1892, was dedicated to Kovalevsky.) As a result, he introduced a number of changes in his original text and also considerable insertions.
In 1894, Engels’s book appeared in Russian translation. It was the first of Engels’s works published legally in Russia. Lenin would later describe it as “one of the fundamental works of modern socialism.”


I. Stages of Prehistoric Culture



MORGAN is the first man who, with expert knowledge, has attempted to introduce a definite order into the history of primitive man; so long as no important additional material makes changes necessary, his classification will undoubtedly remain in force.
Of the three main epochs – savagery, barbarism, and civilization – he is concerned, of course, only with the first two and the transition to the third. He divides both savagery and barbarism into lower, middle, and upper stages according to the progress made in the production of food; for, he says:
Upon their skill in this direction, the whole question of human supremacy on the earth depended. Mankind are the only beings who may be said to have gained an absolute control over the production of food.... It is accordingly probable that the great epochs of human progress have been identified, more or less directly, with the enlargement of the sources of subsistence.
[Morgan, op. cit., p. 19. -Ed.]
The development of the family takes a parallel course, but here the periods have not such striking marks of differentiation.


I. Savagery

(a.) LOWER STAGE. Childhood of the human race [Australopithecus]. Man still lived in his original habitat, in tropical or subtropical forests, and was partially at least a tree-dweller, for otherwise his survival among huge beasts of prey cannot be explained. Fruit, nuts and roots served him for food. The development of articulate speech is the main result of this period. Of all the peoples known to history none was still at this primitive level. Though this period may have lasted thousands of years, we have no direct evidence to prove its existence; but once the evolution of man from the animal kingdom is admitted, such a transitional stage must necessarily be assumed.[A]
(b.) MIDDLE STAGE. Begins with the utilization of fish for food (including crabs, mussels, and other aquatic animals), and with the use of fire. The two are complementary, since fish becomes edible only by the use of fire. With this new source of nourishment, men now became independent of climate and locality; even as savages, they could, by following the rivers and coasts, spread over most of the earth. Proof of these migrations is the distribution over every continent of the crudely worked, unsharpened flint tools of the earlier Stone Age, known as “palaeoliths,” all or most of which date from this period. New environments, ceaseless exercise of his inventive faculty, and the ability to produce fire by friction, led man to discover new kinds of food: farinaceous roots and tubers, for instance, were baked in hot ashes or in ground ovens. With the invention of the first weapons, club and spear, game could sometimes be added to the fare. But the tribes which figure in books as living entirely, that is, exclusively, by hunting never existed in reality; the yield of the hunt was far too precarious. At this stage, owing to the continual uncertainty of food supplies, cannibalism seems to have arisen, and was practiced from now onwards for a long time. The Australian aborigines and many of the Polynesians are still in this middle stage of savagery today.[B]
(c.) UPPER STAGE. Begins with the invention of the bow and arrow, whereby game became a regular source of food, and hunting a normal form of work. Bow, string, and arrow already constitute a very complex instrument, whose invention implies long, accumulated experience and sharpened intelligence, and therefore knowledge of many other inventions as well. We find, in fact, that the peoples acquainted with the bow and arrow but not yet with pottery (from which Morgan dates the transition to barbarism) are already making some beginnings towards settlement in villages and have gained some control over the production of means of subsistence; we find wooden vessels and utensils, finger-weaving (without looms) with filaments of bark; plaited baskets of bast or osier; sharpened (neolithic) stone tools. With the discovery of fire and the stone ax, dug-out canoes now become common; beams and planks arc also sometimes used for building houses. We find all these advances, for instance, among the Indians of northwest America, who are acquainted with the bow and arrow but not with pottery. The bow and arrow was for savagery what the iron sword was for barbarism and fire-arms for civilization – the decisive weapon.[C]


2. Barbarism

(a.) LOWER STAGE. Dates from the introduction of pottery. In many cases it has been proved, and in all it is probable, that the first pots originated from the habit of covering baskets or wooden vessels with clay to make them fireproof; in this way it was soon discovered that the clay mold answered the purpose without any inner vessel.
Thus far we have been able to follow a general line of development applicable to all peoples at a given period without distinction of place. With the beginning of barbarism, however, we have reached a stage when the difference in the natural endowments of the two hemispheres of the earth comes into play. The characteristic feature of the period of barbarism is the domestication and breeding of animals and the cultivation of plants. Now, the Eastern Hemisphere, the so-called Old World, possessed nearly all the animals adaptable to domestication, and all the varieties of cultivable cereals except one; the Western Hemisphere, America, had no mammals that could be domesticated except the llama, which, moreover, was only found in one part of South America, and of all the cultivable cereals only one, though that was the best, namely, maize. Owing to these differences in natural conditions, the population of each hemisphere now goes on its own way, and different landmarks divide the particular stages in each of the two cases.
(b.) MIDDLE STAGE. Begins in the Eastern Hemisphere with domestication of animals; in the Western, with the cultivation, by means of irrigation, of plants for food, and with the use of adobe (sun-dried) bricks and stone for building.
We will begin with the Western Hemisphere, as here this stage was never superseded before the European conquest.
At the time when they were discovered, the Indians at the lower stage of barbarism (comprising all the tribes living east of the Mississippi) were already practicing some horticulture of maize, and possibly also of gourds, melons, and other garden plants, from which they obtained a very considerable part of their food. They lived in wooden houses in villages protected by palisades. The tribes in the northwest, particularly those in the region of the Columbia River, were still at the upper stage of savagery and acquainted neither with pottery nor with any form of horticulture. The so-called Pueblo Indians of New Mexico, however, and the Mexicans, Central Americans, and Peruvians at the time of their conquest were at the middle stage of barbarism. They lived in houses like fortresses, made of adobe brick or of stone, and cultivated maize and other plants, varying according to locality and climate, in artificially irrigated plots of ground, which supplied their main source of food; some animals even had also been domesticated – the turkey and other birds by the Mexicans, the llama by the Peruvians. They could also work metals, but not iron; hence they were still unable to dispense with stone weapons and tools. The Spanish conquest then cut short any further independent development.
In the Eastern Hemisphere the middle stage of barbarism began with the domestication of animals providing milk and meat, but horticulture seems to have remained unknown far into this period.[D] It was, apparently, the domestication and breeding of animals and the formation of herds of considerable size that led to the differentiation of the Aryans and Semites[E] from the mass of barbarians. The European and Asiatic Aryans still have the same names for cattle, but those for most of the cultivated plants are already different.
In suitable localities, the keeping of herds led to a pastoral life: the Semites lived upon the grassy plains of the Euphrates and Tigris [Mesopotamia], and the Aryans upon those of India and of the Oxus and Jaxartes, of the Don and the Dnieper. It must have been on the borders of such pasture lands that animals were first domesticated. To later generations, consequently, the pastoral tribes appear to have come from regions which, so far from being the cradle of mankind, were almost uninhabitable for their savage ancestors and even for man at the lower stages of barbarism. But having once accustomed themselves to pastoral life in the grassy plains of the rivers, these barbarians of the middle period would never have dreamed of returning willingly to the native forests of their ancestors. Even when they were forced further to the north and west, the Semites and Aryans could not move into the forest regions of western Asia and of Europe until by cultivation of grain they had made it possible to pasture and especially to winter their herds on this less favorable land. It is more than probable that among these tribes the cultivation of grain originated from the need for cattle fodder and only later became important as a human food supply.
The plentiful supply of milk and meat and especially the beneficial effect of these foods on the growth of the children account perhaps for the superior development of the Aryan and Semitic races. It is a fact that the Pueblo Indians of New Mexico, who are reduced to an almost entirely vegetarian diet, have a smaller brain than the Indians at the lower stage of barbarism, who eat more meat and fish.[F] In any case, cannibalism now gradually dies out, surviving only as a religious act or as a means of working magic, which is here almost the same thing.
(c.) UPPER STAGE. Begins with the smelting of iron ore, and passes into civilization with the invention of alphabetic writing and its use for literary records [beginning in Mesopotamia in around 3000 B.C.E.]. This stage (as we have seen, only the Eastern Hemisphere passed through it independently) is richer in advances in production than all the preceding stages together. To it belong the Greeks of the heroic age, the tribes of Italy shortly before the foundation of Rome, the Germans of Tacitus and the Norsemen of the Viking age.[G]
Above all, we now first meet the iron plowshare drawn by cattle, which made large-scale agriculture, the cultivation of fields, possible, and thus created a practically unrestricted food supply in comparison with previous conditions. This led to the clearance of forest land for tillage and pasture, which in turn was impossible on a large scale without the iron ax and the iron spade. Population rapidly increased in number, and in small areas became dense. Prior to field agriculture, conditions must have been very exceptional if they allowed half a million people to be united under a central organization; probably such a thing never occurred.
We find the upper stage of barbarism at its highest in the Homeric poems, particularly in the Iliad. Fully developed iron tools, the bellows, the hand-mill, the potter’s wheel, the making of oil and wine, metal work developing almost into a fine art, the wagon and the war-chariot, ship-building with beams and planks, the beginnings of architecture as art, walled cities with towers and battlements, the Homeric epic and a complete mythology – these are the chief legacy brought by the Greeks from barbarism into civilization. When we compare the descriptions which Caesar and even Tacitus give of the Germans, who stood at the beginning of the cultural stage from which the Homeric Greeks were just preparing to make the next advance, we realize how rich was the development of production within the upper stage of barbarism.
The sketch which I have given here, following Morgan, of the development of mankind through savagery and barbarism to the beginnings of civilization, is already rich enough in new features; what is more, they cannot be disputed, since they are drawn directly from the process of production. Yet my sketch will seem flat and feeble compared with the picture to be unrolled at the end of our travels; only then will the transition from barbarism to civilization stand out in full light and in all its striking contrasts. For the time being, Morgan’s division may be summarized thus:
Savagery – the period in which man’s appropriation of products in their natural state predominates; the products of human art are chiefly instruments which assist this appropriation.
Barbarism – the period during which man learns to breed domestic animals and to practice agriculture, and acquires methods of increasing the supply of natural products by human activity.
Civilization – the period in which man learns a more advanced application of work to the products of nature, the period of industry proper and of art.



Editorial Footnotes

The intent of these footnotes are both to help the modern reader critically assess this work in face of recent scientific evidence and to show how effective Engels' dialectical method was that many of his conclusions remain true to this day. The following chapters do not have editorial footnotes because they are not needed as much as they are in this chapter (and this editor is not as knowledgable on those other subjects!). It should be noted that Engels predominant focus on European cultures is due to his lack of data on other cultures. These notes were written by MIA volunteer Brian Baggins (July, 2000).
A In 1880, the evidence for this was astoundingly scarce, yet Engels’ conclusions (most importantly articulate, not modern, but not ape speech) remain correct to this day. Throughout the 20th-century, groundbreaking new archeological finds opened up our understanding of this period. These characteristics are descriptive of the first human genus: Australopithecus (the first fossil evidence was found in 1924 at Taung, SA) who came into existance 5-6 million years ago on the content of Africa, and became extinct in the Early Pleistocene period (1.6 million to 900,000 years ago). These humans primarily were dependent on fruits, roots, etc. but likely supplemented this as scavengers. They did not live in caves or dwellings of their own choosing, but were primarily jungle dwellers, likely residing in trees.
B Engels here describes the practices of homo erectus, and again his conclusions are lucid despite the lack of much evidence in his 19th century. Collection of their own food was predominant, the use of fire is widely accepted, they hunted animals to some extent, and most importantly these practices allowed for the migration of humanity. One million years ago homo erectus left Africa and settled in the Middle East (which was later the cradle of civilization, not surprising considering it was the great crossroads of human migration), splitting up with migrations from Southern Europe to throughout Southern Asia (the extent of the ice caps had not yet reseeded so settlement of the northern regions was not yet possible).
Engels does however make two mistakes in his conclusions: cannibalism was very likely nonexistent (its practice in human history is questionable) and Polynesians and Australians are not homo erectus, but homo sapiens.
C Characteristics descriptive of homo sapiens, i.e. modern human beings, who first emerged 100,000 years ago, and who very likely had their origins in Africa (it is thought that the homo erectus became extinct throughout the world, and homo sapiens emerged from the genus of homo erectus that had survived in Africa).
D The data of the 1880s has been proved partially inaccurate. While it is true that the Mesopotamians domesticated animals around the same time they were also the first farmers in world history (in around 10,000 B.C.E.). The exact sequence is unknown.
E It is important to point out Engels’ coupling of Aryans and Semites. Information on Mesopotamia was limited to biblical text until the mid-19th century — it was not until the 1850s onwords when archeology began to explore and gain historical evidence in Mesopotamia. This coupling therefore is likely a combination of both biblical text (referring to the biblical peoples Aryans and Semites instead of the region Mesopotamia) and contemporary archeological work (the data of his conclusions).
Another facet of this combination was Engels lack of prejudice. By the 19th-century Aryans were thought to be a unique human race and were cited as scientific evidence of racial superiority (even later this would evolve into the theory that the Germans were the most “pure” Aryans). This popular theory would not be disapproved by anthropologists until the 20th century. The fact that Engels couples them together evidences a noteworthy lack of the prevailent racism of the time.
F The theory that the larger brain is more intelligent was disproven by the end of the 19th century. Intelligence can be generally compared by brain size relative to body size. Because the Pueblo Indians were smaller humans, naturally their brains were smaller. The same is true for Africans, who are larger and so their brains are larger.
G This is mistaken. The Mesopotamian (3500-1000 B.C.E.), Egyptian (3000-500 B.C.E.), Harrapan (2500-1000 B.C.E.), & Chinese (2000 B.C.E. – 1800 C.E.) civilizations long preceded the Europeans in this stage: the Greeks were the first in Europe at around 500 B.C.E.

II. The Family

 

1. The Consanguine Family, The First Stage of the Family

Here the marriage groups are separated according to generations: all the grandfathers and grandmothers within the limits of the family are all husbands and wives of one another; so are also their children, the fathers and mothers; the latter’s children will form a third circle of common husbands and wives; and their children, the great-grandchildren of the first group, will form a fourth. In this form of marriage, therefore, only ancestors and progeny, and parents and children, are excluded from the rights and duties (as we should say) of marriage with one another. Brothers and sisters, male and female cousins of the first, second, and more remote degrees, are all brothers and sisters of one another, and precisely for that reason they are all husbands and wives of one another. At this stage the relationship of brother and sister also includes as a matter of course the practice of sexual intercourse with one another. [2] In its typical form, such a family would consist of the descendants of a single pair, the descendants of these descendants in each generation being again brothers and sisters, and therefore husbands and wives, of one another. [3]
The consanguine family is extinct. Even the most primitive peoples known to history provide no demonstrable instance of it. But that it must have existed, we are compelled to admit: for the Hawaiian system of consanguinity still prevalent today throughout the whole of Polynesia expresses degrees of consanguinity which could only arise in this form of family; and the whole subsequent development of the family presupposes the existence of the consanguine family as a necessary preparatory stage.



Footnotes


[1] Bachofen proves how little he understood his own discovery, or rather his guess, by using the term "hetaerism" to describe this primitive state. For the Greeks, when they introduced the word, hetaerism meant intercourse of men, unmarried or living in monogamy, with unmarried women, it always presupposes a definite form of marriage outside which this intercourse takes place and includes at least the possibility of prostitution. The word was never used in any other sense, and it is in this sense that I use it with Morgan. Bachofen everywhere introduces into his extremely important discoveries the most incredible mystifications through his notion that in their historical development the relations between men and women had their origin in men's contemporary religious conceptions, not in their actual conditions of life.
[2] In a letter written in the spring of 1882, Marx expresses himself in the strongest terms about the complete misrepresentation of primitive times in Wager's text to the Nibelangen: “ Have such things been heard, that brother embraced sister as a bride?” To Wagner and his “ lecherous gods” who, quite in the modern manner, spice their love affairs with a little incest, Marx replies: “ In primitive times the sister was the wife, and that was moral.”

[3] NOTE in Fourth edition: A French friend of mine who is an admirer of Wagner is not in agreement with this note. He observes that already in the Elder Edda, on which Wagner based his story, in the Œgisdrekka, Loki makes the reproach to Freya: In the sight of the gods thou didst embrace thine own brother." Marriage between brother and sister, he argues, was therefore forbidden already at that time. The OEgisdrekka is the expression of a time when belief in the old myths had completely broken down; it is purely a satire on the gods, in the style of Lucian. If Loki as Mephisto makes such a reproach to Freya, it tells rather against Wagner. Loki also says some lines later to Niordhr: “ With thy sister didst thou breed son.” (vidh systur thinni gaztu slikan mog) Niordhr is not, indeed, an Asa, but a Vana, and says in the Ynglinga saga that marriages between brothers and sisters are usual in Vanaland, which was not the case among the Asas. This would seem to show that the Vanas were more ancient gods the Asas. At any rate, Niordhr lives among the OEgisdrekka is rather a proof that at the time when the Norse sagas of the gods arose, marriages between brothers and sisters, at any rate among the gods, did not yet excite any horror. If one wants to find excuses for Wagner, it would perhaps be better to cite Goethe instead of the Edda, for in his ballad of the God and the Bayadere Goethe commits a similar mistake in regard to the religious surrender of women, which he makes far too similar to modern prostitution.






TRANSLATION

NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,

CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU,

VÀ CỦA NHÀ NƯỚC

Nhân có những công trình nghiên cứu của Lewis H. Morgan

Đây là một tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Marx. Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan, Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Người cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau; chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung.

Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mĩ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.

Sau khi đọc bản tóm tắt, Người nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất; và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx. Khi viết cuốn này, Engels đã đưa vào nhiều tài liệu bổ sung, lấy từ các nghiên cứu của bản thân mình về lịch sử Hi Lạp - La Mã, lịch sử Ireland thời cổ, lịch sử người Germania thời cổ, v.v.

Năm 1890, với việc những tài liệu về lịch sử xã hội nguyên thủy đã phong phú hơn, Engels bắt đầu chuẩn bị cho bản in mới, cũng là bản in thứ 4 của cuốn này. Người đã nghiên cứu các sách báo mới nhất, đặc biệt là các tác phẩm của M.M. Kovalevsky, nhà khoa học người Nga; và đã thêm vào nhiều điểm sửa chữa, bổ sung. Bản in này được xuất bản năm 1891, và sau đó không còn sửa đổi gì nữa.

Bản dịch này dựa theo bản dịch tiếng Anh của bản in năm 1891. Các đoạn không có trong bản in năm 1884 sẽ được đặt vào ngoặc vuông []. Các chú thích khác sẽ được ghi ở cuối chương.

Tác giả: F. Engels
Năm viết: 1884
HTML Markup: Vanya
Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh, có tham khảo một số tài liệu khác

Các lời tựa
Chương I: Những giai đoạn tiền sử của văn minh

1. Thời mông muội

2. Thời dã man


Bổ sung đặc biệt cho chương I
Chương II: Gia đình

1. Gia đình huyết tộc

2. Gia đình punalua

3. Gia đình đối ngẫu

4. Gia đình cá thể


Kết luận
Chương III: Thị tộc Iroquois
Chương IV: Thị tộc Hi Lạp
Chương V: Sự hình thành Nhà nước Athens
Chương VI: Thị tộc và Nhà nước ở La Mã
Chương VII: Thị tộc của người Celt và người Germania
Chương VIII: Sự hình thành Nhà nước ở người Germania
Chương IX: Dã man và văn minh



NHỮNG GIAI ĐOẠN TIỀN SỬ CỦA VĂN MINH
Morgan là người đầu tiên, với kiến thức uyên thâm, đã nỗ lực đưa ra một trật tự xác định về lịch sử nguyên thủy của loài người; chừng nào chưa có thêm những tài liệu mới, khiến việc sửa đổi trở nên cần thiết, thì cách phân chia của ông - không nghi ngờ gì - vẫn còn nguyên giá trị.

Trong ba thời đại chính - mông muội, dã man và văn minh - thì dĩ nhiên Morgan chỉ quan tâm tới hai cái đầu, và bước quá độ sang cái thứ ba. Ông chia hai cái đầu thành các giai đoạn thấp, giữa và cao; tùy theo những bước tiến đã có được trong việc sản xuất lương thực (hay sản xuất tư liệu sinh hoạt nói chung), vì như ông nói: “Sự khéo léo của con người về mặt đó quyết định trình độ thống trị tự nhiên của họ. Có thể nói là chỉ con người mới đạt tới mức hoàn toàn làm chủ được việc sản xuất lương thực. Những thời đại lớn trong sự phát triển của loài người rất có thể đều ít nhiều gắn liền với việc mở rộng nguồn sinh sống”1
Gia đình cũng phát triển song song với nó, nhưng các dấu hiệu đặc trưng để phân định thời kì thì không có được.
I. Thời mông muội
1. Giai đoạn thấp. Thời thơ ấu của loài người. Con người thời đó vẫn sống trong môi trường ban đầu của mình, là những khu rừng nhiệt đới hay cận nhiệt đới; họ sống trên cây, ít nhất cũng là một bộ phận, phải thế thì mới sống sót được, khi mà các loài thú dữ lớn vẫn còn. Họ ăn các thứ quả, vỏ và củ. Tiếng nói có âm tiết phát triển là kết quả chủ yếu của thời kì này. Tất cả các dân mà lịch sử từng biết tới đều không còn ở cấp độ nguyên thủy đó nữa. Thời kì ấy có thể kéo dài hàng nghìn năm, nhưng ta vẫn không có bằng chứng trực tiếp nào về sự tồn tại của nó; nhưng một khi đã thừa nhận là con người tiến hóa từ giới động vật, thì nhất thiết phải thừa nhận trạng thái quá độ đó.

2. Giai đoạn giữa. Bắt đầu với việc dùng cá (tôm, cua, ... và các loài thủy sinh nói chung) làm thức ăn, và việc sử dụng lửa. Hai việc này đi đôi với nhau, vì chỉ có dùng lửa thì cá mới trở nên ăn được. Nhờ nguồn thức ăn mới đó, con người đã hết phụ thuộc vào khí hậu và địa phương; ngay ở thời mông muội, họ cũng có thể tỏa đi gần như khắp nơi trên mặt đất, dọc theo bờ sông bờ biển. Chứng tích của những cuộc di cư đó là những công cụ đá - còn thô sơ và chưa được mài sắc, có ở đầu thời đồ đá cũ - được tìm thấy rải rác trên các lục địa. Việc di cư tới các vùng mới, việc không ngừng phát triển óc sáng tạo, việc làm ra lửa nhờ cọ xát; đều đã giúp con người tìm ra các nguồn thức ăn mới: các loại củ có chất bột, nướng trong tro nóng hoặc trong các lò đào dưới đất. Nhờ việc phát minh ra các vũ khí đầu tiên là gậy và giáo đá, nên đôi khi cũng có cả thịt thú rừng. Nhưng các bộ lạc sống hoàn toàn bằng săn bắt, như các sách từng nói tới, thì không bao giờ có; vì kết quả của săn bắt là rất bấp bênh. Vì không thường xuyên đảm bảo được nguồn thức ăn, nên việc ăn thịt người hình như đã phát sinh ở giai đoạn này, và còn được duy trì rất lâu. Các dân bản xứ ở Australia và nhiều dân ở Polynesia vẫn đang ở trong giai đoạn giữa của thời mông muội.

3. Giai đoạn cao. Bắt đầu với việc phát minh ra cung tên, vì đó mà thịt thú rừng chính thức trở thành một nguồn thức ăn, và săn bắn trở thành một công việc thường ngày. Cung tên hồi đó đã là một công cụ rất phức tạp, việc phát minh ra nó cho thấy con người, qua thời gian, đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và tăng cường trí thông minh; vì thế, cũng đã biết tới nhiều phát minh khác. Trên thực tế, ta thấy rằng các dân đã biết làm cung tên nhưng chưa biết làm đồ gốm (Morgan coi đó là bước chuyển lên thời dã man) đều đã bắt đầu định cư ở làng mạc, và đã phần nào làm chủ việc sản xuất tư liệu sinh hoạt; ta thấy chậu gỗ và các dụng cụ từ gỗ, việc dệt vải - từ các thứ sợi lấy ở vỏ cây - bằng tay (chưa có khung cửi), các sợi đó (hoặc là sợi liễu gai) cũng dùng để đan rổ, các công cụ đá đã được mài sắc (thuộc về thời đồ đá mới). Với lửa và cây rìu đá, việc làm thuyền độc mộc đã trở nên phổ biến; các cột và ván (dùng để dựng nhà) cũng được chế ra. Những bước tiến ấy, ta có thể thấy ở người Indian ở Tây Bắc nước Mĩ; họ đã biết tới cung tên, nhưng chưa biết làm đồ gốm. Cung tên với thời mông muội là thứ vũ khí quyết định; cũng như thanh kiếm sắt với thời dã man, và khẩu súng với thời văn minh.
II. Thời dã man
1. Giai đoạn thấp. Bắt đầu từ khi đồ gốm xuất hiện. Có thể chứng minh là trong nhiều trường hợp, và có thể là tất cả các trường hợp, những chiếc bình gốm đầu tiên bắt nguồn từ việc trát đất sét bên ngoài những chiếc bình làm từ vỏ cây, để chúng không bắt lửa. Theo cách đó, người ta sớm nhận ra rằng chỉ đất sét là đủ, không cần cái bình ban đầu làm cốt nữa.

Tới lúc này, chúng ta có thể coi tiến trình phát triển trên là phù hợp với mọi dân tộc, ở một thời kì nhất định, không phụ thuộc vào nơi họ sống. Nhưng khi thời dã man bắt đầu, chúng ta đã đi tới giai đoạn mà sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa hai bán cầu bắt đầu có ý nghĩa. Yếu tố đặc trưng của thời dã man là việc thuần dưỡng, chăn nuôi các loài vật; và việc trồng trọt các thứ cây. Ở bán cầu Đông, tức là thế giới cũ, có hầu hết các loài động vật có thể thuần dưỡng; và tất cả các loại ngũ cốc có thể trồng trọt, chỉ trừ một thứ. Còn ở bán cầu Tây không có một loài thú nào có thể thuần dưỡng, trừ đà mã (llama), loài này lại chỉ có ở một vùng của Nam Mĩ thôi; và cũng chỉ có một loại ngũ cốc có thể trồng trọt, dù có thể coi là loại tốt nhất, ấy là ngô. Vì những khác biệt về điều kiện tự nhiên, nên từ đây dân cư trên hai bán cầu phát triển theo những con đường khác nhau, và những mốc dùng để phân chia giai đoạn cũng khác nhau.

2. Giai đoạn giữa. Bắt đầu với việc thuần dưỡng gia súc ở phía Đông; còn ở phía Tây là việc trồng các giống cây - nhờ có nước tưới - để làm thức ăn, và việc dùng gạch sống (adobe, loại gạch không được nung, chỉ được phơi ngoài nắng) và đá để xây nhà. Chúng ta bắt đầu từ phía Tây, vì chưa có dân nào ở đó vượt qua được giai đoạn này, trước khi người châu Âu tới xâm lược.

Khi tìm ra người Indian ở giai đoạn thấp của thời dã man (bao gồm mọi bộ lạc ở miền Đông Mississippi), thì người ta thấy họ đã biết trồng ngô, có thể là cả bí, dưa và vài thứ cây khác; từ đó thu được một lượng thực phẩm đáng kể. Họ sống trong những ngôi nhà gỗ, tại các làng có hàng rào bao quanh. Các bộ lạc ở miền Tây Bắc, nhất là khu vực sông Columbia, vẫn ở giai đoạn cao của thời mông muội; không biết làm đồ gốm, cũng không biết trồng cây gì cả. Nhưng, khi người châu Âu tới, người Indian ở New Mexico (gọi là pueblo), người Mexico, các dân ở Trung Mĩ và người Peru đều đã ở giai đoạn giữa của thời dã man. Họ sống trong các ngôi nhà xây bằng gạch sống và đá, trông giống các pháo đài. Họ trồng ngô và các thứ cây khác - đó là nguồn thức ăn chính - tùy theo địa phương và khí hậu, trong các khu vườn được tưới nước; họ thuần dưỡng vài con vật: người Mexico nuôi gà tây và vài loại gia cầm khác, người Peru nuôi đà mã. Họ cũng biết làm đồ kim loại, nhưng không phải đồ sắt; vì thế họ vẫn không thể bỏ được các vũ khí và công cụ đá. Cuộc xâm lược của thực dân Tây Ban Nha đã làm gián đoạn mọi sự phát triển độc lập sau đó của họ.

Ở phía Đông, như đã nói, giai đoạn này bắt đầu với việc thuần dưỡng các gia súc để lấy sữa và thịt, nhưng hình như rất lâu sau đó họ mới biết trồng trọt. Việc thuần dưỡng, chăn nuôi và sự hình thành các đàn gia súc khá lớn đã tạo ra sự khác biệt giữa người Arya và Semite với những người dã man khác. Người Arya châu Âu và châu Á gọi tên các gia súc giống nhau, nhưng hầu hết các thứ cây trồng lại có tên gọi khác nhau.

Sự xuất hiện các đàn gia súc đã dẫn tới cuộc sống du mục ở những nơi phù hợp cho việc đó: với người Semite là các đồng cỏ ở vùng Lưỡng Hà; với người Arya là các đồng bằng ở Ấn Độ, hay ở ven các con sông như Oxus và Jaxartes2, hoặc là Don và Dnepr. Việc thuần dưỡng động vật có lẽ được thực hiện trước tiên là ở rìa của các vùng đồng cỏ ấy. Vì thế, với những thế hệ sau thì các bộ lạc du mục hình như đã nảy sinh ở những nơi không chỉ khác hẳn nguồn cội của loài người; mà còn gần như không thể ở được đối với những tổ tiên của họ ở thời mông muội, và với cả những người ở giai đoạn thấp của thời dã man. Nhưng một khi đã quen với cuộc sống du mục trên các đồng cỏ ven sông, thì những người đó, đang ở giai đoạn giữa của thời dã man, lại không bao giờ nghĩ tới việc vui lòng trở lại những khu rừng mà tổ tiên họ từng sống. Ngay cả khi bị đẩy về phía Bắc và phía Tây, những người Arya và Semite cũng không thể tiến vào vùng rừng rậm ở miền Tây châu Á và châu Âu, cho đến khi họ có thể chăn nuôi gia súc - đặc biệt là giúp chúng qua được mùa đông - trên các vùng đất kém thuận lợi đó, nhờ trồng trọt ngũ cốc. Hẳn nhiên là ở các bộ lạc đó, việc trồng ngũ cốc đã phát sinh từ nhu cầu thức ăn cho gia súc, và về sau mới trở thành nguồn thức ăn quan trọng cho cả con người.

Vì có rất nhiều thịt và sữa làm thức ăn, đặc biệt là tác dụng rất có lợi của chúng đối với sự phát triển của trẻ em, nên người Arya và Semite đã phát triển hơn những dân khác. Thật thế, những người Indian ở New Mexico (hay pueblo, như ta đã biết) - vốn gần như chỉ ăn rau, có bộ não nhỏ hơn bộ não của những người Indian ở giai đoạn thấp của thời dã man - vốn ăn nhiều thịt và cá hơn. Dù sao thì việc ăn thịt người lúc này cũng mất dần đi, và chỉ được duy trì như một hành vi tôn giáo hoặc ma thuật, mà hai cái đó thì cũng như nhau.

3. Giai đoạn cao. Bắt đầu bằng việc nấu quặng sắt, và chuyển qua thời văn minh với việc tìm ra các chữ cái, rồi sử dụng chúng để ghi lại các tác phẩm văn học (như ở Lưỡng Hà, tầm 3000 năm trước công nguyên). Chỉ diễn ra một cách độc lập ở bán cầu Đông, như ta đã biết, giai đoạn này ghi nhận nhiều tiến bộ trong sản xuất hơn tất cả các giai đoạn trước đây cộng lại. Người Hi Lạp ở thời đại anh hùng; các bộ lạc ở Ý, ít lâu trước khi La Mã ra đời; người Germania thời Tacitus; người Norse thời Viking3; họ đều ở vào giai đoạn này.

Trước hết, lần đầu tiên ta thấy chiếc lưỡi cày sắt, do gia súc kéo; việc trồng trọt trên các cánh đồng rộng, tức là nền nông nghiệp qui mô lớn, nhờ đó mà được thực hiện; vì thế, một nguồn thức ăn gần như vô hạn - so với các điều kiện trước kia - đã được tạo ra. Nó dẫn tới việc phát quang đất rừng để trồng trọt và chăn nuôi, mà những việc này cũng không thể làm trên qui mô lớn nếu không có rìu sắt và mai sắt. Dân số cũng tăng nhanh, trở nên đông đúc trên một khu vực nhỏ. Nửa triệu người khi đó đã đoàn kết lại dưới sự chỉ đạo từ trung ương, trước khi có nông nghiệp; tức là lúc đó phải có những tình thế rất đặc biệt, chưa từng xảy ra trước kia.

Đỉnh cao của giai đoạn này được miêu tả trong các tác phẩm của Homer, nhất là trong “Iliad”. Các công cụ sắt đã rất phát triển, cái bễ lò rèn, cối xay tay, bàn quay của thợ gốm, việc chế ra dầu ăn và rượu vang, nghề kim khí phát triển tới mức trở thành một nghệ thuật, xe ngựa chở hàng và chiến xa, việc đóng thuyền bằng cột và ván, bước đầu của nghệ thuật kiến trúc, các thành phố có thành lũy - với tháp canh và lỗ châu mai - bao bọc, thiên sử thi của Homer và toàn bộ thần thoại; đó là các di sản chính mà người Hi Lạp đem từ thời dã man sang thời văn minh. Khi so sánh họ với người Germania, qua mô tả của Caesar và Tacitus, là những dân đang ở buổi đầu của giai đoạn này; thì chúng ta sẽ thấy sản xuất đã tiến bộ đến thế nào ở giai đoạn cao của thời dã man.

Bức phác họa về sự phát triển của nhân loại, từ thời mông muội và dã man tới bước đầu của thời văn minh, mà tôi vẽ ra theo ý kiến của Morgan, có khá nhiều đặc trưng mới; hơn nữa chúng lại là không thể tranh cãi được, vì đều được trực tiếp rút ra từ quá trình sản xuất. Bức phác họa của tôi có vẻ lờ mờ và nhợt nhạt, nếu so với bức tranh sẽ hiện ra ở cuối chuyến đi của chúng ta; chỉ khi đó, bước chuyển từ thời dã man sang thời văn minh mới hoàn toàn được đưa ra ánh sáng, cùng với những mâu thuẫn nổi bật của nó. Bây giờ, có thể tóm tắt cách phân chia của Morgan như sau: Thời mông muội - con người chủ yếu chiếm hữu những sản vật tự nhiên sẵn có, những sản phẩm của họ phần lớn là các công cụ trợ giúp cho việc chiếm hữu trên. Thời dã man - loài người đã biết thuần dưỡng động vật và trồng trọt, cũng như biết cách sản xuất ra các sản vật tự nhiên bằng hoạt động của mình. Thời văn minh - con người biết đưa ngày càng nhiều cải tiến vào việc sản xuất, thời đại của công nghiệp thực sự và nghệ thuật.
Bổ sung đặc biệt cho chương I
(Phỏng dịch theo “Editorial Footnotes” của bản tiếng Anh đăng trên marxists.org)
Phần này nhằm giúp người đọc đánh giá tác phẩm này một cách có phê phán, nhất là khi so sánh với các bằng chứng khoa học mới; nó cũng cho thấy phương pháp biện chứng của Engels đã có hiệu quả đến thế nào: nhiều kết luận của Người đến nay vẫn còn đúng. Các chương sau sẽ không có phần này, vì không cần thiết. Cũng cần nói thêm: Engels tập trung hơn vào các nền văn minh ở châu Âu, vì Người thiếu tư liệu về các nền văn minh khác.

1) Ở năm 1880, các bằng chứng về giai đoạn thấp của thời mông muội là hết sức ít ỏi, nhưng các kết luận của Engels (quan trọng nhất là về tiếng nói) đến nay vẫn chính xác. Trong suốt thế kỉ 20, các phát hiện mới, gây chấn động của khảo cổ học, đã mở rộng hiểu biết của chúng ta về giai đoạn này. Các đặc trưng được mô tả trong nguyên văn là của giống người đầu tiên: Australopithecus (“vượn phương Nam”), xuất hiện cách đây 5-6 triệu năm ở lục địa Phi, và tuyệt chủng cách đây 90-160 vạn năm. Họ chủ yếu ăn các loại quả, củ, có thể cả xác động vật. Họ vẫn sống leo trèo là chính, dù không chủ định như vậy.

2) Trong phần nói về giai đoạn giữa của thời mông muội, Engels mô tả đời sống của loài homo erectus (“người đứng thẳng”), và dù thiếu các bằng chứng về giai đoạn đó ở thời của mình, Người lại đúng. Việc hái lượm thức ăn chiếm ưu thế, ngoài ra là việc săn bắt động vật, lửa được dùng phổ biến, và quan trọng nhất: các hoạt động này cho phép con người di cư. Cách đây 1 triệu năm, homo erectus rời lục địa Phi, định cư ở Trung Đông (đó chính là cái nôi của nền văn minh sau này, và không có gì lạ khi coi đó là giao lộ vĩ đại trên con đường di cư của loài người); rồi tách ra, đi tới Nam Âu và Nam Á (tiến lên phía Bắc khi đó là không thể, vì Trái Đất đang trong kỉ băng hà).
Tuy nhiên, Engels đã sai lầm ở hai điểm: thứ nhất, việc ăn thịt người khi đó rất có thể là không có (sự tồn tại của nó đến nay vẫn là một câu hỏi); thứ hai, những dân ở Polynesia và Australia không phải là homo erectus, mà chính là homo sapiens (“người thông minh”, tức loài người ngày nay).

3) Phần “giai đoạn cao của thời mông muội” chính là nói về homo sapiens, xuất hiện cách đây 10 vạn năm, nhiều khả năng là ở châu Phi (homo erectus được cho là đã tuyệt chủng trên toàn cầu, chỉ có một nhánh ở châu Phi là sống sót, và homo sapiens nảy sinh từ đó).

4) Dữ liệu của những năm 1880, về việc trồng trọt và chăn nuôi của con người, đã bị chứng minh là có phần không đúng. Chừng 1 vạn năm trước Công nguyên (sớm nhất trong lịch sử), người Lưỡng Hà đã bắt đầu thuần dưỡng động vật, cùng lúc với việc trồng trọt. Các sự kiện chính xác, về việc này, đến nay còn chưa rõ.

5) Điều quan trọng trong phần “giai đoạn giữa của thời dã man” là Engels đã gắn liền người Arya và người Semite. Cho tới giữa thế kỉ 19, thông tin về người Lưỡng Hà vẫn chỉ giới hạn trong kinh thánh; đúng ra là tới năm 1850, khi khảo cổ học bắt đầu tìm ra và thu thập các bằng chứng lịch sử ở Lưỡng Hà. Việc gắn liền này của Engels có thể là kết hợp của cả kinh thánh (chỉ nói về người Arya và Semite, chứ không nói về vùng Lưỡng Hà) và các công trình khảo cổ đương thời (được Người dùng làm tư liệu).
Một khía cạnh khác ở đây chính là tính khách quan của Engels. Ở thế kỉ 19, Arya được coi là một giống người độc đáo, và là một chủng tộc ưu thế (so với các chủng tộc khác), dựa trên các bằng chứng khoa học; về sau, nó còn biến thành một thuyết coi người Đức chính là người Arya thuần chủng nhất. Cái thuyết phổ biến đó đã không bị các nhà nhân loại học bác bỏ cho đến tận thế kỉ 20. Việc gắn người Arya với người Semite cho thấy Engels đã tiến xa hơn nhiều so với thời của mình về mặt này.

6) Thuyết cho rằng “não lớn hơn thì thông minh hơn” đã bị bác bỏ vào cuối thế kỉ 19. Mức độ thông minh nói chung được so sánh bằng tỉ lệ giữa kích cỡ não và kích cỡ cơ thể. Vì người Indian Pueblo có tầm vóc nhỏ, nên não của họ mới nhỏ; tương tự, người châu Phi nói chung là cao lớn, và não của họ cũng lớn.

7) Thực ra, người Hi Lạp chỉ tiến đến giai đoạn cao của thời dã man sớm nhất châu Âu. Người Lưỡng Hà, người Ai Cập, người Harappa (trên lưu vực sông Ấn), người Trung Quốc đều đã ở giai đoạn đó sớm hơn người Hi Lạp nhiều. Engels đã nhầm ở đây.

Chú thích của người dịch

1 "Xã hội Cổ đại".
2 Đây là tên gọi cũ của các sông Amu Darya và Syr Darya.
3 Ở bản in năm 1884, đoạn “người Germania thời Tacitus; người Norse thời Viking” được ghi là “những người Germania thời Caesar (hay như chúng ta thích nói hơn, là thời Tacitus)”.

[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]
           

No comments: