IV. The Greek Gens
From prehistoric times Greeks and Pelasgians alike, and other
peoples of kindred stock, had been organized in the same organic series as the
Americans: gens, phratry, tribe, confederacy of tribes. The phratry might be
absent, as among the Dorians, and the confederacy of tribes was not necessarily
fully developed everywhere as yet; but in every case the gens was the unit. At
the time of their entry into history, the Greeks are on the threshold of
civilization; between them and the American tribes, of whom we spoke above, lie
almost two entire great periods of development, by which the Greeks of the
heroic age are ahead of the Iroquois. The gens of the Greeks is therefore no
longer the archaic gens of the Iroquois; the impress of group marriage is
beginning to be a good deal blurred. Mother-right has given way to
father-right; increasing private wealth has thus made its first breach in the
gentile constitution. A second breach followed naturally from the first. After
the introduction of father-right the property of a rich heiress would have
passed to her husband and thus into another gens on her marriage, but the
foundation of all gentile law was now violated and in such a case the girl was
not only permitted but ordered to marry within the gens, in order that her
property should be retained for the gens.
According to Grote's History of Greece, the Athenian gens, in particular,
was held together by the following institutions and customs:
1. Common religious rites, and
the exclusive privilege of priesthood in honor of a particular god, the
supposed ancestral father of the gens, who in this attribute was designated by
a special surname.
2. A common burial place (cf.
Demosthenes' Eubulides).
3. Mutual right of inheritance.
4. Mutual obligations of help,
protection, and assistance in case of violence.
5. Mutual right and obligation to
marry within the gens in certain cases, especially for orphan girls and
heiresses.
6. Possession, at least in some
cases, of common property, with a special archon (head man or president) and
treasurer.
Next, several gentes were united in the phratry, but less
closely; though here also we find mutual rights and obligations of a similar
kind, particularly the common celebration of certain religious ceremonies and
the right to avenge the death of a phrator. Similarly, all the phratries of a
tribe held regularly recurring religious festivals in common, at which a leader
of the tribe (phylobasileus), elected from the nobility (Eupatridai),
officiated.
Thus far Grote. And Marx adds:
“In the Greek gens, the savage (e.g. Iroquois) shows
through unmistakably.” He becomes still more unmistakable when we
investigate further.
For the Greek gens has also the following characteristics:
7. Descent in the male line.
8. Prohibition of marriage within
the gens except in the case of heiresses. This exception, and its formulation
as an ordinance, prove the old rule to be valid. This is further substantiated
by the universally accepted principle that at her marriage the woman renounced
the religious rites of her gens and went over to those of her husband, being
also inscribed in his phratry. This custom and a famous passage in Diccarchus
both show that marriage outside the gens was the rule, and Becker in Charicles
directly assumes that nobody might marry within his own gens.
9. The right of adoption into the
gens. This was exercised through adoption into the family, but required public
formalities and was exceptional.
10. The right to elect chieftains
and to depose them. We know that every gens had its archon; but it is nowhere
stated that the office was hereditary in certain families. Until the end of
barbarism the probability is always against strict heredity, which is quite
incompatible with conditions in which rich and poor had completely equal rights
within the gens.
Not only Grote, but also Niebuhr, Mommsen and all the other historians of
classical antiquity, have come to grief over the gens. Though they correctly
noted many of its characteristics, they always took it to be a group of
families, thus making it impossible for themselves to understand the nature and
origin of the gens. Under the gentile constitution, the family was never an
organizational unit, and could not be so, for man and wife necessarily belonged
to two different gentes. The whole gens was incorporated within the phratry,
and the whole phratry within the tribe; but the family belonged half to the
gens of the man and half to the gens of the woman. In public law the state also
does not recognize the family; up to this day, the family only exists for
private law. And yet all our histories have hitherto started from the absurd
assumption, which, since the eighteenth century in particular, has become
inviolable, that the monogamous single family, which is hardly older than
civilization, is the core around which society and state have gradually
crystallized.
Mr. Grote will also please note [Marx throws in] that though
the Greeks derive their gentes from mythology, the gentes are older than the
mythology which they themselves created with all its gods and
demigods.
Morgan prefers to quote Grote because he is not only an impressive but also
a trustworthy witness. Grote goes on to say that every Athenian gens had a name
derived from its supposed ancestor; that it was the general custom before
Solon, and even after Solon, in the absence of a will, for the property of a
deceased person to pass to the members of his gens (gennetai), and that in the
case of a murder it was the light and the duty, first of the relatives of the
murdered man, then of the members of his gens, and lastly of his phratry, to
prosecute the criminal before the tribunals: “All that we hear of the
most ancient Athenian laws is based upon the gentile and phratric
divisions.” (Grote.)
The descent of the gentes from common ancestors has caused the
“pedantic philistines,” as Marx calls them, a lot of brain-racking.
As they of course declare the common ancestors to be pure myths, they are at an
utter loss to explain how the gens originated out of a number of separate and
originally quite unrelated families; yet they have to perform this feat in
order to explain how the gentes exist at all. So they argue in circles, with
floods of words, never getting any further than the statement: the ancestral
tree is a fairy tale, but the gens is a reality. And finally Grote declares
(interpolations by Marx):
We hear of this genealogy but rarely, because it is only
brought before the public in certain cases pre-eminent and venerable. But the
humbler gentes had their common rites [this is strange, Mr. Grote!], and common
superhuman ancestor and genealogy, as well as the more celebrated [this is most
strange, Mr. Grote, among humbler gentes!]: the scheme and ideal basis
[my good sir, not ideal, but carnal, germanice fleishlich!]
was the same in all. [Quoted by Morgan, op. cit., p. 239. - Ed.]
Marx summarizes Morgan's reply to this as follows:
“The system of consanguinity corresponding to the
original form of the gens and the Greeks, like other mortals, once possessed
such a gens - preserved the knowledge of the mutual relations between all
members of a gens to each other. They learned this, for them decisively
important, fact by practice from early childhood. This fell into desuetude with
the rise of the monogamian family. The gentile name created a pedigree beside
which that of the individual family was insignificant. This name was now to
preserve the fact of the common descent of those who bore it; but the lineage
of the gens went so far that its members could no longer prove the actual
relationship existing between them, except in a limited number of cases through
recent common ancestors. The name itself was the evidence of a common descent,
and conclusive proof, except in cases of adoptin. The actual denial of all
kinship between gentiles à la Grote and Neibuhr, which transforms teh gens into
a purely fictitious, fanciful creation of the brain, is, on the other hand,
worthy of ‘ideal’ scientists, that is, of cloistered bookworms.
Because concatention of the generations, especially with the incipience of
monogamy, is removed into the distance, and the reality of the past seems
reflected in mythological fantasy, the good old Philistines concluded, and
still conclude, that the fancied genealogy created real gentes!”
As among the Americans, the phratry was a mother gens, split up
into several daughter gentes, and uniting them, often tracing them all to a
common ancestor. Thus, according to Grote,
“all the contemporary members of the phratry of
Hekataeus had a common god for their ancestor at the sixteenth
degree.”
Hence, all the gentes of this phratry were literally brother gentes. The
phratry still occurs in Homer as a military unit in that famous passage where
Nestos advises Agamemnon: Draw up people by tribes and by phratries so that
phratry may support phratry, and tribe tribe. The phratry has further the right
and the duty of prosecuting for blood-guilt incurred against a phrator; hence
in earlier times it also had the obligation of blood revenge. Further, it had
common shrines and festivals; in fact the elaboration of the whole Greek
mythology out of the traditional old Aryan nature-cult was essentially
conditioned by the phratries and gentes, and took place within them. The
phratry also had a chief (the phratriarchos) and, according to de Coulanges,
assemblies. It could pass binding resolutions, and act as a judicial and
administrative body. Even the later state, while it ignored the gens, left
certain public offices in the hands of the phratry.
Several related phratries form a tribe. In Attica there were four tribes,
each consisting of three phratries, each phratry numbering thirty gentes. Such
a rounded symmetry of groups presupposes conscious, purposeful interference
with the naturally developed order. As to how, when, and why this occurred,.
Greek history is silent; the historical memory of the Greeks only went back to
the heroic age.
As the Greeks were crowded together in a relatively small territory,
differences of dialect were less developed than in the wide American forests;
yet in Greece also it was only tribes of the same main dialect that united in a
larger organization, and even Attica, small as it was, had a dialect of its
own, which later, through its general use as the language of prose, became the
dominant dialect.
In the Homeric poems we find most of the Greek tribes already united into
small nations, within which, however, gentes, phratries, and tribes retained
their full independence. They already lived in towns fortified with walls; the
population increased with the increase of the herds, the extension of
agriculture and the beginnings of handicraft. The differences in wealth thus
became more pronounced, and with them the aristocratic element within the old
primitive democracy. The various small nations waged incessant wars for the
possession of the best land and doubtless also for booty; the use of prisoners
of war as slaves was already a recognized institution.
The constitution of these tribes and small nations was as follows:
(1) The permanent authority was the council (boule), probably
composed originally of all the chiefs of the gentes; later, when their number
became too large, of a selection, whose choice provided an opportunity of
extending and strengthening the aristocratic element. Dionysius actually speaks
of the council in the heroic age as composed of nobles (kratistoi). The
ultimate decision in important matters rested with the council. Thus in
Æschylus the council of Thebes makes what is in the circumstances the vital
decision to give Eteocles an honorable burial, but to throw out the corpse of
Polynices to be devoured by dogs. When the state was established, this council
was merged into the senate.
(2) The assembly of the people (agora). We saw among the
Iroquois how the people, men and women, stood round the council when it was
holding its meetings, intervening in an orderly manner in its deliberations and
thus influencing its decisions. Among the Homeric Greeks, this Umstand
(standing round), to use an old German legal expression, had already developed
into a regular assembly of the people, as was also the case among the Germans
in primitive times. It was convened by the council to decide important
questions; every man bad the right to speak. The decision was given by a show
of hands (AEschylus, The Suppliants) or by acclamation. The decision of the
assembly was supreme and final, for, says Schomann, in Griechische
Altertumer,
“if the matter was one requiring the co-operation of
the people for its execution, Homer does not indicate any means by which the
people could be forced to co-operate against their will.”
For at this time, when every adult male member of the tribe was
a warrior, there was as yet no public power separate from the people which
could have been used against the people. Primitive democracy was still in its
full strength, and it is in relation to that fact that the power and the
position both of the council and of the basileus must first be judged.
(3) The leader of the army (basileus). Marx makes the following
comment:
European scholars, born lackeys most of them, make the
basileus into a monarch in the modern sense. Morgan, the Yankee
republican, protests. Very ironically, but truly, he says of the oily-tongued
Gladstone and his Juventus Mundi:
“Mr. Gladstone, who presents to his readers the Grecian
chiefs of the heroic age as kings and princes, with the superadded qualities of
gentlemen, is forced to admit that ‘on the whole we seem to have the
custom or law of primogeniture sufficiently, but not oversharply
defined.’”
[Morgan, op. cit., p. 255 - Ed.]
Mr. Gladstone will probably agree that such an ambiguous law
of primogeniture may be “sufficiently, but not oversharply defined”
as being just as good as none at all.
In what sense the offices of sachem and chieftain were
hereditary among the Iroquois and other Indians, we have already seen. All
offices were elective, generally within a gens, and to that extent hereditary
to the gens. In the course of time, preference when filling vacancies was given
to the nearest gentile relation-brother or sister's son - unless there were
reasons for passing him over. The fact that among the Greeks, under
father-right, the office of basileus generally passed to the son, or one of the
sons, only proves that the probabilities were in favor of the sons succeeding
to the office by popular election; it is no proof at all of legal hereditary
succession without popular election. All that we have here is the first
beginnings among the Iroquois and Greeks of distinct noble families within the
gentes and, in the case of the Greeks, the first beginnings also of a future
hereditary leadership or monarchy. The probability is, therefore, that among
the Greeks the basileus had either to be elected by the people or at least
confirmed in his office by the recognized organs of the people, the council or
agora, as was the case with the Roman “king” (rex).
In the Iliad, Agamemnon, the ruler of men, does not appear
as the supreme king of the Greeks, but as supreme commander of a federal army
before a besieged town. It is to this supremacy of command that Odysseus, after
disputes had broken out among the Greeks, refers in a famous passage:
“Evil is the rule of many; let one be commander,” etc. (The
favorite line about the scepter is a later addition.)
Odysseus is here not giving a lecture on a form of
government, but demanding obedience to the supreme commander in war. Since they
are appearing before Troy only as an army, the proceedings in the agora secure
to the Greeks all necessary democracy. When Achilles speaks of presents –
that is, the division of the booty – he always leaves the division, not
to Agamemnon or any other basileus, but to the “sons of the
Achacans,” that is, the people. Such epithets as “descended from
Zeus,” “nourished by Zeus,” prove nothing, for every gens is
descended from a god, that of the leader of the tribe being already descended
from a “superior” god, in this case Zeus. Even those without
personal freedom, such as the swineherd Eumaecus and others, are
“divine” (dioi and theioi), and that too in the Odyssey, which is
much later than the Iliad; and again in the Odyssey the name Heros is given to
the herald Mulius as well as to the blind bard Demodocus. Since, in short,
council and assembly of the people function together with the basileus, the
word basileia, which Greek writers employ to denote the so-called Homeric
kingship (chief command in the army being the principal characteristic of the
office), only means – military democracy. (Marx.)
In addition to his military functions, the basileus also held those of
priest and judge, the latter not clearly defined, the former exercised in his
capacity as supreme representative of the tribe or confederacy of tribes. There
is never any mention of civil administrative powers; he seems, however, to be a
member of the council ex officio. It is there fore quite correct etymologically
to translate basileus as king, since king (kuning) is derived from kuni, kunne,
and means head of a gens. But the old Greek basileus does not correspond in any
way to the present meaning of the word “king.” Thucydides expressly
refers to the old basileia as patrike, i.e. derived from gentes, and says it
had strictly defined, and therefore limited, functions. And Aristotle says that
the basileia of the heroic age was a leadership over free men and that the
basileus was military leader, judge and high priest; he thus had no
governmental power in the later sense. [1]
Thus in the Greek constitution of the heroic age we see the old gentile
order as still a living force. But we also see the beginnings of its
disintegration: father-right, with transmission of the property to the
children, by which accumulation of wealth within the family was favored and the
family itself became a power as against the gens; reaction of the inequality of
wealth on the constitution by the formation of the first rudiments of
hereditary nobility and monarchy; slavery, at first only of prisoners of war,
but already preparing the way for the enslavement of fellow-members of the
tribe and even of the gens; the old wars between tribe and tribe already
degenerating into systematic pillage by land and sea for the acquisition of
cattle, slaves and treasure, and becoming a regular source of wealth; in short,
riches praised and respected as the highest good and the old gentile order
misused to justify the violent seizure of riches. Only one thing was wanting:
an institution which not only secured the newly acquired riches of individuals
against the communistic traditions of the gentile order, which not only
sanctified the private property formerly so little valued, and declared this
sanctification to be the highest purpose of all human society; but an
institution which set the seal of general social recognition on each new method
of acquiring property and thus amassing wealth at continually increasing speed;
an institution which perpetuated, not only this growing cleavage of society
into classes, but also the right of the possessing class to exploit the
non-possessing, and the rule of the former over the latter.
And this institution came. The state was invented.
Footnotes
[1] Like the Greek basileus,
so also the Aztec military chief has been made out to be a modern prince. The
reports of the Spaniards, which were at first misinterpretations and
exaggerations, and later actual lies, were submitted for the first time to
historical criticism by Morgan. He proves that the Mexicans were at the middle
stage of barbarism, though more advanced than the New Mexican Pueblo Indians,
and that their constitution, so far as it can be recognized in the distorted
reports, corresponded to this stage: a confederacy of three tribes, which had
subjugated a number of other tribes and exacted tribute from them, and which
was governed by a federal council and a federal military leader, out of whom
the Spaniards made an “emperor.”
IV
THỊ TỘC HI LẠP
Từ thời
tiền sử, người Hi Lạp, cũng như người Pelasgians và những dân đồng chủng khác, đã
được tổ chức theo kết cấu như của người châu Mĩ: thị tộc, bào tộc, bộ lạc, liên
minh bộ lạc. Bào tộc có thể không có, như ở người Doric; liên minh bộ lạc thì
có thể có nơi không có; nhưng ở mọi trường hợp, thị tộc vẫn là đơn vị. Khi
người Hi Lạp bước lên vũ đài lịch sử, họ đã ở ngưỡng cửa của thời văn minh; giữa họ với các bộ lạc châu Mĩ nói trên, có gần
trọn hai giai đoạn phát triển lớn, đó là khoảng cách mà người Hi Lạp ở thời đại
anh hùng đã bỏ xa người Iroquois. Thế nên thị tộc Hi Lạp không còn là thị tộc
tối cổ của người Iroquois nữa; vết tích của chế độ quần hôn* bắt đầu phai mờ rõ
rệt. Mẫu quyền đã nhường chỗ cho phụ quyền, nghĩa là của cải tư hữu tăng lên đã
chọc được lỗ thủng đầu tiên vào chế độ thị tộc. Lỗ thủng thứ hai là hậu quả tự
nhiên của lỗ thủng đầu. Khi đã có chế độ phụ quyền, tài sản của một phụ nữ thừa
kế giàu có phải chuyển cho người chồng, tức là chuyển cho một thị tộc khác; thì
cơ sở của mọi luật lệ thị tộc đã bị vi phạm, và trong trường hợp đó, người ta
không những cho phép mà còn bắt con gái lấy chồng trong thị tộc, để giữ tài sản
ấy trong thị tộc.
Theo Grote (“Lịch sử Hi Lạp”1), thị tộc Athens nói riêng đã dựa vào những thiết chế và tục lệ sau:
Theo Grote (“Lịch sử Hi Lạp”1), thị tộc Athens nói riêng đã dựa vào những thiết chế và tục lệ sau:
1. Những ngày lễ tôn giáo chung, và độc quyền thờ cúng một vị thần riêng biệt, được coi là ông tổ của thị tộc; với danh nghĩa đó, vị thần ấy được đặt một biệt hiệu riêng.
2. Một nghĩa địa chung (xem quyển “Eubulides” của Demosthenes).
3. Quyền thừa kế lẫn nhau.
4. Nghĩa vụ giúp đỡ, bảo vệ, hỗ trợ nhau chống lại bạo lực.
5. Quyền và bổn phận kết hôn với nhau trong nội bộ thị tộc, ở một số trường hợp nhất định, đặc biệt là gái mồ côi và phụ nữ thừa kế.
6. Một khối tài sản chung, một viên trưởng thị tộc riêng và một viên thủ quĩ riêng.
Tiếp đó, vài thị tộc hợp thành bào tộc, nhưng ít chặt chẽ hơn; tuy nhiên, cả ở đây nữa, ta cũng thấy những quyền lợi và nghĩa vụ tương tự; nhất là việc có chung các nghi lễ tôn giáo nhất định, và quyền báo thù khi có thành viên bị giết. Tương tự, mọi bào tộc của một bộ lạc đều tiến hành những ngày lễ tôn giáo định kì chung, do một trưởng bộ lạc (phylobasileus) - được bầu trong hàng ngũ quí tộc (eupatridai) - chủ trì.
Đó là điều Grote kể. Và Marx nói thêm: “Không thể nhầm được: qua thị tộc Hi Lạp, người mông muội (ví dụ người Iroquois) hiện lên rõ ràng”. Khi nghiên cứu sâu hơn, ta sẽ thấy ông càng không thể nhầm được.
Thật thế, thị tộc Hi Lạp còn có những đặc trưng sau:
7. Dòng dõi được xét theo phụ quyền.
8. Cấm
kết hôn trong nội bộ thị tộc, trừ trường hợp phụ nữ thừa kế. Ngoại lệ này, và
việc đưa nó lên thành một điều luật, chứng tỏ rằng tục lệ xưa vẫn có hiệu lực.
Điều này được chứng minh hơn nữa bởi một nguyên tắc mà mọi người đều tuân thủ;
theo đó, người đàn bà khi đã lấy chồng thì sẽ từ bỏ các lễ nghi tôn giáo của
thị tộc mình, và tham gia các lễ nghi tôn giáo của thị tộc - cũng như bào tộc -
nhà chồng. Tục lệ này, và một đoạn văn nổi tiếng của Dicaearchus, cho thấy kết
hôn ngoài thị tộc như vậy là lệ thường; còn Becker, trong tác phẩm “Charicles”2
thì thậm chí cho rằng: không ai được phép kết hôn trong thị tộc mình.
9. Quyền nhận người ngoài vào thị tộc. Việc này được thực hiện thông qua việc các gia đình nhận người ngoài làm con nuôi, nhưng phải có các nghi lễ công cộng, và cũng chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được.
10. Quyền bầu cử và bãi miễn các thủ lĩnh. Ta biết là mọi thị tộc đều có trưởng thị tộc của mình, nhưng không ở đâu qui định là chức đó được cha truyền con nối trong những gia đình nhất định. Cho đến cuối thời dã man, có thể vẫn chưa có lệ thừa kế chức vụ [một cách nghiêm ngặt]; vì lệ này không phù hợp với một xã hội mà ở đó, người giàu và kẻ nghèo đều hoàn toàn có quyền bình đẳng trong thị tộc.
9. Quyền nhận người ngoài vào thị tộc. Việc này được thực hiện thông qua việc các gia đình nhận người ngoài làm con nuôi, nhưng phải có các nghi lễ công cộng, và cũng chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được.
10. Quyền bầu cử và bãi miễn các thủ lĩnh. Ta biết là mọi thị tộc đều có trưởng thị tộc của mình, nhưng không ở đâu qui định là chức đó được cha truyền con nối trong những gia đình nhất định. Cho đến cuối thời dã man, có thể vẫn chưa có lệ thừa kế chức vụ [một cách nghiêm ngặt]; vì lệ này không phù hợp với một xã hội mà ở đó, người giàu và kẻ nghèo đều hoàn toàn có quyền bình đẳng trong thị tộc.
Không
chỉ Grote, mà cả Niebuhr, Mommsen và tất cả các sử gia cổ điển khác, đang
nghiên cứu thời cổ đại, đều không giải quyết được vấn đề thị tộc. Dù đều chỉ ra
chính xác nhiều đặc trưng của thị tộc, nhưng họ luôn coi đó là một tập đoàn gồm
nhiều gia đình, thế nên họ không thể hiểu được bản chất và nguồn gốc của thị
tộc. Trong chế độ thị tộc, gia đình không bao giờ và không thể là đơn vị tổ
chức, vì chồng và vợ nhất thiết phải thuộc hai thị tộc khác nhau. Toàn bộ thị
tộc nằm trong bào tộc, toàn bộ bào tộc nằm trong bộ lạc; nhưng gia đình thì một
nửa là của thị tộc nhà chồng, một nửa là của thị tộc nhà vợ. Chính Nhà nước, về
công pháp, cũng không thừa nhận gia đình; cho đến ngày nay, gia đình chỉ tồn
tại trong tư pháp mà thôi. Trong khi đó, từ trước tới nay, toàn bộ lịch sử của
chúng ta đều bắt đầu từ cái giả định phi lí, đã trở thành bất khả xâm phạm, đặc
biệt từ thế kỉ XVIII, rằng: gia đình cá thể - nó chưa chắc đã cổ hơn thời văn
minh - là cái hạt nhân, mà xã hội và Nhà nước dần kết tinh lại xung quanh nó.
Marx nói thêm: “tiếp đó, ông Grote cũng nên chỉ ra rằng, dù người Hi Lạp đã truy nguyên các thị tộc của họ từ thần thoại ra, nhưng chính các thị tộc đó lại cổ hơn cái thần thoại do chính họ sáng tạo ra, với các vị thần và nửa thần của nó”.
Morgan thích viện dẫn Grote vì Grote không chỉ có uy tín mà còn là một nhân chứng đáng tin. Tiếp theo, Grote nói rằng mỗi thị tộc Athens đều mang một tên riêng, lấy từ tên một vị mà họ coi là thủy tổ của họ; rằng trước thời Solon, và cả sau thời Solon nữa, khi không có di chúc, thường thì những người cùng thị tộc (gennetai) với người chết sẽ kế thừa tài sản của người này; rằng trong trường hợp xảy ra án mạng, thì trước hết là họ hàng của nạn nhân, rồi tới những người cùng thị tộc, sau cùng là những người cùng bào tộc với người bị giết, có quyền và nghĩa vụ truy tố hung thủ ra trước tòa án:
“Tất cả
những gì ta biết về các luật lệ cổ nhất của Athens đều dựa trên sự phân chia
thành thị tộc và bào tộc” (Grote)
Việc
các thị tộc có dòng dõi từ những tổ tiên chung đã gây ra nhiều điều nát óc cho
bọn “học giả philistine” (Marx). Vì dĩ nhiên là họ trình bày những tổ tiên
chung ấy như những nhân vật thần thoại thuần túy, nên họ hoàn toàn không thể
giải thích được việc thị tộc đã nảy sinh như thế nào, từ các gia đình riêng rẽ
và lúc đầu không có họ hàng với nhau; tuy rằng họ vẫn phải làm điều ấy, để giải
thích sự tồn tại của thị tộc theo cách nào đó. Thế là họ lập luận trong một cái
vòng luẩn quẩn, với những câu nói vô nghĩa, không bao giờ vượt quá phát biểu
sau: phả hệ là chuyện bịa, nhưng thị tộc thì có thật. Sau cùng, Grote nói
(những chữ trong ngoặc là của Marx):
“Chúng
ta rất ít nghe nói tới cái phả hệ đó, vì nó chỉ được nhắc đến công khai trong
các trường hợp nhất định và đặc biệt long trọng thôi. Nhưng những thị tộc ít quan trọng hơn cũng có những nghi lễ tôn giáo
chung của họ (lạ lùng thật, ông Grote ạ!), một tổ tiên siêu nhân và phả hệ
chung, cũng như những thị tộc nổi tiếng (với các thị tộc
ít quan trọng hơn thì
quả là lạ, ông Grote ạ!). Hệ thống và cơ sở ý niệm (thưa đức ông, không phải
ideal, mà là carnal, tức là “xác thịt” ạ!) của mọi thị tộc đều giống nhau” (“Xã
hội Cổ đại”, do Morgan trích dẫn)
Marx tóm tắt câu trả lời của Morgan về vấn đề này như
sau: “Chế độ thân tộc tương ứng với thị tộc ở hình thức ban đầu - mà người Hi
Lạp, cũng như các dân khác, đều từng có hình thức đó - bảo đảm cho các thành
viên của thị tộc nhận biết được những quan hệ huyết tộc giữa họ với nhau. Họ đã
biết được từ khi còn nhỏ, thông qua cuộc sống thực tế - điều này rất quan trọng
với họ. Khi gia đình cá thể xuất hiện, thì điều đó đã trở nên lỗi thời. Cái tên
thị tộc đã tạo ra một phả hệ, so với nó thì phả hệ của một gia đình chẳng quan
trọng gì. Chính cái tên thị tộc mới đảm bảo rằng những người mang nó có chung
dòng dõi; nhưng dòng dõi thị tộc đã quá xa xưa, đến nỗi những thành viên của nó
không còn chứng minh được quan hệ thân tộc thực sự giữa họ với nhau nữa, trừ
một số trường hợp có tổ tiên chung cách đây chưa lâu. Cái tên đó là bằng chứng
không thể tranh cãi được về huyết thống chung, trừ trường hợp nhận người ngoài
làm con nuôi. Ngược lại, việc thực tế phủ nhận mọi quan hệ thân tộc giữa các
thành viên thị tộc, à la Niebuhr và Mommsen - họ đã biến thị tộc thành một sản
phẩm thuần túy hư cấu và văn chương - chỉ xứng với các học giả ‘sống bằng tư
tưởng’, nghĩa là những con mọt sách chỉ ở trong phòng mình. Vì mối liên kết
giữa các thế hệ đã trôi vào quá khứ từ lâu, nhất là từ khi chế độ hôn nhân cá
thể bắt đầu xuất hiện, và vì thực tế của quá khứ đã được phản ánh trong các
hình ảnh thần thoại; nên bọn philistine xu thời đã kết luận, và vẫn luôn kết
luận rằng phả hệ tưởng tượng đã tạo ra các thị tộc có thật!”
Cũng như ở người châu Mĩ, bào tộc vốn là một thị tộc mẹ, đã tách thành vài thị tộc con, rồi hợp nhất chúng lại, và thường chỉ ra rằng các thị tộc này có tổ tiên chung. Như vậy, theo Grote, “Mọi thành viên đồng lứa của bào tộc Hekateus đều nhận một vị thần là ông tổ mười sáu đời của mình”
Vậy, những thị tộc của bào tộc đó quả đều là những thị
tộc anh em. Trong tác phẩm của Homer, bào tộc còn xuất hiện với tư cách một đơn
vị quân sự, ở một đoạn văn nổi tiếng, khi Nestor khuyên Agamemnon: hãy sắp xếp
binh sĩ theo bộ lạc và bào tộc; để bào tộc này giúp đỡ bào tộc kia, bộ lạc này
giúp đỡ bộ lạc kia3. Bào tộc cũng có quyền và nghĩa vụ báo thù cho thành viên bị
giết hại, tức là thời xưa nó cũng có nghĩa vụ trả nợ máu. Hơn thế nữa, nó còn
có những đền thờ và ngày lễ chung; thực tế là toàn bộ thần thoại Hi Lạp - từ
truyền thống thờ cúng tự nhiên của người Arya cổ mà có - đều do thị tộc và bào
tộc quyết định, cũng như đã phát sinh trong lòng thị tộc và bào tộc. Bào tộc
cũng có một thủ lĩnh (phratriarchos) và theo Fustel de Coulanges thì nó còn có
một hội đồng nữa. Hội đồng có quyền thông qua các quyết định bắt buộc, quyền xử
án và quản lí hành chính. Ngay cả Nhà nước sau này, không để ý tới thị tộc,
cũng để bào tộc đảm nhiệm một số chức năng hành chính công cộng.
Mấy bào tộc có họ hàng với nhau hợp nhất thành bộ lạc. Ở Attica trước kia có bốn bộ lạc, mỗi bộ lạc gồm ba bào tộc, mỗi bào tộc gồm ba mươi thị tộc. Sự cân đối hoàn toàn ấy giả định rằng đã có sự can thiệp cố ý vào cái trật tự được hình thành một cách tự nhiên. Can thiệp như thế nào, vào lúc nào, và vì sao, thì lịch sử Hi Lạp không nói đến; và bản thân người Hi Lạp chỉ biết đến lịch sử của họ từ thời đại anh hùng4 trở đi mà thôi.
Vì người Hi Lạp sống tập trung trên một lãnh thổ tương đối nhỏ, nên sự khác biệt giữa các thổ ngữ cũng không phát triển như ở các vùng rừng núi bao la của châu Mĩ, nhưng cũng chỉ có những bộ lạc dùng chung một thổ ngữ chính mới có thể hợp thành một chỉnh thể lớn mà thôi; và ngay cả miền Attica bé tẹo cũng có thổ ngữ riêng, sau này do được dùng phổ biến trong văn xuôi mà trở thành thổ ngữ thống trị.
Trong các bài thơ của Homer, ta thấy hầu hết những bộ lạc Hi Lạp đã liên kết thành các bộ tộc nhỏ; nhưng trong đó, thị tộc, bào tộc và bộ lạc vẫn hoàn toàn độc lập. Họ sống trong những đô thị có tường thành bao bọc, dân số tăng lên cùng với sự phát triển của chăn nuôi, trồng trọt và của nghề thủ công mới ra đời. Sự chênh lệch về của cải do đó cũng lớn hơn, cùng với sự mở rộng của thành phần quí tộc trong nền dân chủ nguyên thủy cổ xưa. Các bộ tộc nhỏ đánh nhau liên miên để chiếm những vùng đất tốt nhất, và dĩ nhiên là cả chiến lợi phẩm; việc dùng tù binh làm nô lệ đã là một thể chế được công nhận.
Mấy bào tộc có họ hàng với nhau hợp nhất thành bộ lạc. Ở Attica trước kia có bốn bộ lạc, mỗi bộ lạc gồm ba bào tộc, mỗi bào tộc gồm ba mươi thị tộc. Sự cân đối hoàn toàn ấy giả định rằng đã có sự can thiệp cố ý vào cái trật tự được hình thành một cách tự nhiên. Can thiệp như thế nào, vào lúc nào, và vì sao, thì lịch sử Hi Lạp không nói đến; và bản thân người Hi Lạp chỉ biết đến lịch sử của họ từ thời đại anh hùng4 trở đi mà thôi.
Vì người Hi Lạp sống tập trung trên một lãnh thổ tương đối nhỏ, nên sự khác biệt giữa các thổ ngữ cũng không phát triển như ở các vùng rừng núi bao la của châu Mĩ, nhưng cũng chỉ có những bộ lạc dùng chung một thổ ngữ chính mới có thể hợp thành một chỉnh thể lớn mà thôi; và ngay cả miền Attica bé tẹo cũng có thổ ngữ riêng, sau này do được dùng phổ biến trong văn xuôi mà trở thành thổ ngữ thống trị.
Trong các bài thơ của Homer, ta thấy hầu hết những bộ lạc Hi Lạp đã liên kết thành các bộ tộc nhỏ; nhưng trong đó, thị tộc, bào tộc và bộ lạc vẫn hoàn toàn độc lập. Họ sống trong những đô thị có tường thành bao bọc, dân số tăng lên cùng với sự phát triển của chăn nuôi, trồng trọt và của nghề thủ công mới ra đời. Sự chênh lệch về của cải do đó cũng lớn hơn, cùng với sự mở rộng của thành phần quí tộc trong nền dân chủ nguyên thủy cổ xưa. Các bộ tộc nhỏ đánh nhau liên miên để chiếm những vùng đất tốt nhất, và dĩ nhiên là cả chiến lợi phẩm; việc dùng tù binh làm nô lệ đã là một thể chế được công nhận.
Bấy giờ, thể chế của các bộ lạc và bộ tộc nhỏ đó là như sau:
1. Hội đồng (boule) là cơ quan quyền lực thường trực. Lúc đầu, có lẽ nó gồm tất cả các trưởng thị tộc; về sau, khi có quá nhiều trưởng thị tộc, thì là một số người được bầu ra trong số họ, đó là cơ hội để mở rộng và củng cố thành phần quí tộc. Chính Dionysius5 đã mô tả hội đồng ở thời đại anh hùng là nó bao gồm các nhà quí tộc (krastitoi). Hội đồng có quyền ra quyết định tối cao về những việc quan trọng. Aeschylus6 từng nói về việc hội đồng thành phố Thebes ra một quyết định có ý nghĩa tối hậu trong hoàn cảnh bấy giờ: đó là tiến hành an táng trọng thể cho Eteocles, nhưng lại vứt xác Polynices cho chó ăn. Khi Nhà nước xuất hiện, hội đồng này biến thành Viện nguyên lão.
2. Đại
hội nhân dân (agora). Ở người Iroquois, ta đã thấy nhân dân, cả nam lẫn nữ,
đứng xung quanh cuộc họp của hội đồng, lần lượt tham gia bàn luận, để tác động
đến quyết định của hội đồng như thế nào. Ở người Hi Lạp thời Homer, thì cái “vòng
người đứng xung quanh” (Umstand) ấy - ta dùng một từ ngữ pháp lí của tiếng Đức
cổ - đã phát triển đến mức trở thành một đại hội nhân dân thường kì, giống như
trường hợp của người Germania nguyên thủy. Đại hội này do hội đồng triệu tập để
giải quyết một số vấn đề quan trọng, và mọi người đàn ông đều có quyền phát
biểu. Quyết định được thông qua bằng cách giơ tay (xem vở “Những thiếu nữ cầu
xin” của Aeschylus) hoặc hoan hô. Quyết định của đại hội là tối cao, vì như
Schömann viết trong “Hi Lạp thời cổ”7,
“khi có
một công việc đòi hỏi sự tham gia của nhân dân, thì Homer không chỉ ra một biện
pháp nào để buộc người dân phải thực hiện nếu họ không muốn”
Vì thời
đó, khi mà mọi thành viên nam giới trưởng thành của bộ lạc đều là chiến binh,
thì vẫn chưa có một quyền lợi công cộng tách rời khỏi nhân dân, và có thể được
sử dụng để chống lại nhân dân. Nền dân chủ nguyên thủy hãy còn toàn thịnh, và
trước hết phải xuất phát từ đó để xét đoán về quyền lực và địa vị của hội đồng
cũng như của basileus.
3. Thủ lĩnh quân sự (basileus). Về điểm này, Marx bình
luận như sau: các học giả châu Âu, mà đa số đều mang thân phận đầy tớ, đã biến
basileus thành một ông vua, theo nghĩa ngày nay của từ đó. Morgan, là một người
Mĩ theo chủ nghĩa cộng hòa, phản đối việc đó. Rất mỉa mai nhưng chính xác, ông
nói về Gladstone, người có giọng văn trơn tru, và về tác phẩm “Tuổi xuân của
thế giới”8 của ông này rằng:
“Ông Gladstone, dù đã trình bày cho độc giả thấy những
thủ lĩnh quân sự của người Hi Lạp như những vua chúa và vương công, hơn nữa còn
nhét thêm vào đó những đặc trưng của các quí ông, thì vẫn buộc phải thừa nhận: về
đại thể, hình như có một tập tục hay luật lệ đầy đủ về chế độ con trưởng thừa
kế, nhưng không thật rõ ràng” (“Xã hội Cổ đại”)
Ông Gladstone có lẽ cũng đồng ý rằng, một luật lệ mơ
hồ như vậy về chế độ con trưởng thừa kế có thể là “đầy đủ, nhưng không thật rõ
ràng”; theo kiểu có cũng như không.
Ở người Iroquois và những người Indian khác, ta đã thấy
việc thừa kế các chức vụ trong thị tộc nghĩa là thế nào rồi. Những người giữ
các chức đó đều được bầu ra, phần lớn là người trong thị tộc, tức là các chức
vụ đó được thừa kế trong phạm vi thị tộc. Theo thời gian, để thay thế các chức
vụ còn khuyết, người ta ưu tiên bầu những bà con gần nhất - như anh em trai,
hay con trai của chị em gái - trừ khi có lí do gì để loại bỏ người đó. Vậy ở
người Hi Lạp, khi chế độ phụ quyền thống trị, thì việc chức vụ basileus thường được
truyền cho con trai người tiền nhiệm chỉ chứng minh rằng: có thể người con trai
đó được thừa kế thông qua một cuộc bầu cử của nhân dân; chứ không có bằng cớ về
việc thừa kế hợp pháp, không qua bầu cử. Ở người Iroquois và người Hi Lạp, những gì ta thấy chính là mầm mống đầu tiên của các
gia đình quí tộc đặc biệt trong nội bộ thị tộc; và với người Hi Lạp, còn là mầm
mống đầu tiên của việc thế tập quyền lãnh đạo, tức là chế độ quân chủ. Có thể
basileus của người Hi Lạp hoặc phải được nhân dân bầu ra, hoặc ít ra phải được
các cơ quan của nhân dân - hội đồng hoặc agora - xác nhận, cũng như trường hợp
của “vua” (rex) ở người La Mã.
Trong “Iliad”, Agamemnon - chủ tướng của các chiến sĩ - không phải là ông vua tối cao của người Hi Lạp, mà là chỉ huy tối cao của một quân đội liên minh, trước một thành thị bị bao vây. Khi bất đồng xảy ra giữa những người Hi Lạp, thì chính địa vị đó đã được Odysseus nói tới trong đoạn thơ nổi tiếng này: “Đông người chỉ huy là tai họa, hãy để một người chỉ huy thôi” v.v. (câu thơ nổi tiếng nói về vương quyền là do đời sau thêm vào). “Ở đây, Odysseus không diễn giảng về một hình thức chính quyền, mà đòi hỏi sự phục tùng đối với chỉ huy tối cao trong chiến trận. Ở người Hi Lạp, cả khi đang là một đội quân đứng trước thành Troy, thì agora vẫn được tiến hành khá là dân chủ. Khi nói về việc phân chia tặng phẩm - tức là chiến lợi phẩm - thì Achilles luôn coi đó không phải là việc của Agamemnon hay một basileus nào, mà là của ‘con cháu người Achaea’, tức là nhân dân. Những từ như “được Zeus sinh ra”, “được Zeus nuôi dưỡng” không chứng minh gì cả, vì mỗi thị tộc đều là con cháu của một vị thần; và thị tộc của người trưởng bộ lạc là con cháu của một vị thần ‘lớn hơn’, ở trường hợp này là Zeus. Kể cả những người không có quyền tự do cá nhân, như anh chăn lợn Eumaecus, cũng ‘thuộc dòng dõi thần’ (dioi et theoi); và điều này được nói tới trong “Odyssey”, tức là sau thời kì được nhắc đến trong “Iliad” rất lâu; cũng trong “Odyssey”, danh hiệu anh hùng còn được phong cho anh chàng truyền lệnh Mulius, và cho Demodocus, một người mù hát rong. Tóm lại, hội đồng và đại hội nhân dân đi kèm với basileus, và từ basileia - được các tác gia Hi Lạp dùng để chỉ cái gọi là ‘vương quyền’ trong thời Homer (đặc trưng chủ yếu của nó là quyền chỉ huy quân đội) - chỉ có nghĩa là nền dân chủ quân sự mà thôi” (Marx).
Ngoài chức năng quân sự, basileus còn có nhiệm vụ tế lễ và tư pháp nữa; các chức năng thêm ấy không thật rõ ràng, còn chức năng chính thì được người đó thực hiện với tư cách đại biểu tối cao của bộ lạc hay liên minh bộ lạc. Quyền lực quản lí dân sự thì không thấy chỗ nào nói đến cả, nhưng hình như basileus là một thành viên mặc nhiên của hội đồng. Như vậy, về mặt từ nguyên thì dịch basileus thành “vua” là rất đúng, vì từ “vua” (tiếng Anh là king, tiếng Đức là König hoặc Kuning) là do từ Kuni, Künne - nghĩa là “thủ lĩnh thị tộc” - mà ra. Nhưng basileus của Hi Lạp cổ lại hoàn toàn không phù hợp với từ “vua” hiểu theo nghĩa ngày nay. Thucydides gọi hẳn basileia thời xưa là patrike, nghĩa là “do thị tộc mà ra”, và nói rằng basileia có các quyền lực được qui định nghiêm ngặt, tức là có giới hạn. Và Aristotle cũng nói basileia ở thời đại anh hùng là quyền chỉ huy những người tự do, còn basileus là thủ lĩnh quân sự, quan tòa và tăng lữ tối cao; tức là người này không có quyền cai trị, hiểu theo nghĩa sau này của tiếng đó.1*
Vậy,
trong thể chế của Hi Lạp ở thời đại anh hùng, ta thấy tổ chức thị tộc cổ vẫn
còn sức sống. Nhưng ta cũng thấy tổ chức đó đã bắt đầu tan rã: chế độ phụ
quyền, với việc để lại tài sản cho con cái, điều này tạo điều kiện cho sự tích
lũy của cải trong nội bộ gia đình, và gia đình biến thành thế lực đối lập với
thị tộc; sự chênh lệch về tài sản ảnh hưởng tới thể chế, với việc hình thành
những mầm mống đầu tiên của quí tộc thế tập và vương quyền thế tập; chế độ nô
lệ, lúc đầu chỉ áp dụng với tù binh, nhưng đã mở ra triển vọng nô dịch hóa cả
những người cùng bộ lạc, thậm chí cùng thị tộc; chiến tranh xưa kia giữa các bộ
lạc giờ bị tha hóa thành cuộc cướp bóc có hệ thống trên đất liền và trên biển,
để chiếm đoạt gia súc, nô lệ, và báu vật, tức là nó đã trở thành một nguồn của
cải thường xuyên; tóm lại, sự giàu có được ca tụng và tôn trọng như là điều tốt
đẹp nhất, và cái trật tự thị tộc cổ bị lạm dụng để bào chữa cho việc cướp đoạt
của cải bằng bạo lực. Chỉ còn thiếu một thứ: đó là một cơ quan, không chỉ bảo
vệ những của cải mà cá nhân có được - khỏi sự xâm phạm của truyền thống cộng
sản chủ nghĩa ở chế độ thị tộc, không chỉ thần thánh hóa tài sản tư hữu - là
cái trước kia hầu như không có giá trị, không chỉ tuyên bố rằng sự thần thánh hóa ấy là
mục đích tối cao của cả xã hội loài người; mà còn khiến cả xã hội thừa nhận những hình thức kiếm chác
tài sản mới, tức là thừa nhận sự tích lũy của cải ngày càng nhanh. Nó không chỉ
kéo dài mãi mãi việc phân chia xã hội thành các giai cấp, sự phân chia này lúc
đó mới đang hình thành; mà còn kéo dài mãi mãi quyền bóc lột, cũng như quyền
thống trị, của giai cấp có của đối với giai cấp không có của.
Và cơ quan đó đã xuất hiện. Nhà nước đã được phát minh ra.
Và cơ quan đó đã xuất hiện. Nhà nước đã được phát minh ra.
Chú thích của Engels
1* Hệt như basileus Hi Lạp, thủ lĩnh quân sự ở
người Aztec cũng bị biến thành một vương công hiện đại. Lần đầu tiên Morgan đã
tiến hành một phân tích có tính lịch sử phê phán, đối với những câu chuyện mà người Tây Ban Nha kể; lúc đầu toàn
là ngộ nhận và cường điệu, về sau thì toàn là dối trá. Ông chứng minh rằng
người Mexico đang ở giai đoạn giữa của thời dã man, dù có phát triển hơn người
Indian Pueblo ở New Mexico, và thể chế xã hội của họ - trong chừng mực những
câu chuyện sai lạc kia có thể giúp ta nhận ra được - cũng phù hợp với giai đoạn
đó: có một liên minh gồm ba bộ lạc, nó nô dịch các bộ lạc khác và bắt họ cống
nạp cho mình; liên minh được quản lí bởi một hội đồng và một thủ lĩnh quân sự,
vị thủ lĩnh quân sự này đã được người Tây Ban Nha biến thành một “hoàng đế”.
Chú thích của người dịch
1 G. Grote: "A history of Greece; from the earliest period to the close of the generation contemporary with Alexander the Great"; 1846-1856.2 W.A. Becker: "Charicles: Bilder altgriechischer Sitte, zur genaueren Kenntniss des griechischen Privatlebens"; 1840.
3 Homer: "Iliad".
4 Còn gọi là thời đại Homer, khoảng thế kỉ XII-IX trước công nguyên; là thời kì mà chế độ công xã thị tộc ở Hi Lạp tan rã, thay vào đó là xã hội có giai cấp.
4 Homer: "Iliad".
5 Đây là nói tới Dionysius thành Halicarnassus.
6 Aeschylus: "Bảy tướng đánh thành Thebes".
7 G.F. Schömann: "Griechische Alterthümer"; 1855-1859.
8 W.E. Gladstone: "Juventus Mundi: The Gods And Men Of The Heroic Age"; Boston, 1869.
[Chương trước] [Mục lục] [Chương sau]
No comments:
Post a Comment