Wednesday, January 22, 2014

VIỆT NAM MÁU LỬA V

ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ CỦA PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1947-1951
Chính phủ Pháp quyết định thương thuyết cới Cựu Hoàng Bảo Đại.
Mặc dầu ngày 21 tháng 11.1947, Thủ Tướng Ramadier phải nhường chỗ cho ông Schuman và ở Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại. Ông Coste Floste thay ông Moute. Cao Ủy Bollaert cũng đã đi đến một kết quả cụ thể đầu tiên đánh dấu việc liên minh Việt-Pháp, ký kết Hạ Long ngày 5 tháng 6.1948.
Các chính đảng ở Pháp rất xung đột ý kiến đối với việc ký kết ở Hạ Long.
- Đảng cộng sản phản đối và công kích Thỏa Hiệp, nhất định cho rằng Thỏa Hiệp không thể mang lại được hòa bình ở Việt Nam. Muốn hòa bình, chính phủ phải điều đình với cụ Hồ chí Minh.
- Đảng Xã Hội (S.F.I.O.) lưỡng lự, không dứt khoát thái độ, vừa không muốn thương thuyết với Việt Minh, vừa không muốn bỏ rơi cụ Hồ.
- Đảng Liên Hiệp Quốc Dân (R.P.F.) đồng ý việc thương thuyết với Cựu Hoàng Bảo Đại và tỏ ý muốn Cựu Hoàng chờ đợi khi nào đảng đó lên trực tiếp lãnh đạo chính quyền ở Pháp rồi hãy nói chuyện.
- Đảng Cộng Hòa Bình Dân (M.R.P) với các ông Schuman, Bidault, Coste Floret giữ chức Thủ Tướng, Ngoại Giao, Pháp Ngoại, rất tán thành mọi đàm phán với Cựu Hoàng nhưng chỉ muốn Cựu Hoàng đồng ý tất cả những điều khoản do Pháp đề ra.
- Riêng phe cực hữu muốn hoàn toàn dùng võ lực theo phương pháp bình trị của Galliéni thuở trước, đặt lại mọi quyền hành mà nước Pháp đã mất từ sau ngày Nhật Bản lật đổ hệ thống cai trị ở Đông Dương.
Ngày 19 tháng 8.1948, Quốc Hội Pháp chấp thuận nguyên tắc căn bản Thỏa Hiệp Hạ Long với 347 phiếu thuận (180 phiếu chống).
Người ta nhận thấy gần hai phần ba số Nghị Sĩ tại Quốc Hội Pháp đã nghiêng về giải pháp thương thuyết với phe Quốc Gia ở Việt Nam do Cựu Hoàng Bảo Đại làm đại diện.
Cao Ủy Bollaert hết nhiệm kỳ.
Tân Thủ Tướng André Maric cử ông Léon Pignon sang thay, (10.1948, Thượng Sứ Pognon, nguyên Cố Vấn chính trị của Đô Đốc D’Argenlieu, một trong những người đã tỏ ra chống Việt Minh nhất).
Lợi dụng thế chủ động chiến trường do quân đội Pháp cố tạo ra mọi điều kiện thuận tiện trên phạm vi chính trị để giải quyết vấn đề Việt Nam.
Ngày 8 tháng 3.1949, sau nhiều cuộc trao đổi quan điển ở Lâu Đài Thorene, ở Paris, Hiệp Ước Élysée ra đời.
Những Giác Thư trao đổi giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Đại đã xác định và chi tiết hóa bản ký kết ở Hạ Long những giá trị của Hiệp Ước vẫn còn trong phạm vi hình thức, vẫn chưa làm ngừng cuộc đổ máu và vẫn chưa hẳn làm thỏa mãn nhiều người Quốc Gia Việt Nam tuy Bản Hiệp Ước cũng đã làm khó chịu những người thuộc phe cực hữu của Pháp.
Thực ra muốn làm vừa lòng tất cả các chính đảng Pháp cũng khó, vì nội tình chính trị của Pháp rất lủng củng từ sau ngày giải phóng Paris.
Nội Các Pháp đã phải thay đổi tới 9-10 lần, kể đến tháng 3 năm 1949:
- Nội Các De Gaulle 5.9.45-9.9.45.
- Nội Các F. Gouin 26.1.46-11.6.46.
- Nội Các G. Bidault 23.6.46-28.11.46.
- Nội Các L. Blum 16.12.46-16.1.47 (Nội Các đầu tiên nền Đệ Tứ Cộng Hòa).
- Nội Các Ramadier đến 22.10.47.
- Nội Các Ramadier (lần thứ hai) đến 19.11.47.
- Nội Các Schuman đến 19.7.48.
- Nội Các A. Marie đến 28.8.48.
- Nội Các H. Queuille bắt đầu từ tháng 9.1948.
Trong khi chính phủ Pháp cần tiền để phục hưng quốc gia thì chiến trường Việt Nam đã thu hút của ngân sách Pháp mất mỗi ngày hơn một tỷ Phật Lăng, chưa kể dòng máu của thanh niên Pháp từng giờ phải tiêu hao trên đất Việt.
Cuộc giao thiệp Pháp-Việt chính thức đánh dấu bằng Hiệp Ước Élysée vừa được ít tháng thì một sự kiện mới đã xảy ra làm lay chuyển thế quân bình thế giới: Chính phủ nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông thành lập ở Bắc Kinh.
Tháng 12.1949, một bức điện văn của Mao Trạch Đông, Chủ Tịch Tân Trung Hoa đã đem đến chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa của cụ Hồ chí Minh một thế mạnh.
Nội dung bức điện văn như sau:
‘’…Trung Hoa và Việt Nam là hai nước cùng chiến đấu chống đề quốc. Sự thắng lợi của hai dân tộc trong cuộc tranh đấu giành tự do chắc chắn sẽ làm cho tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta mỗi ngày thêm mật thiết.
Tôi cầu mong và chúc hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam chặt chẽ liên kết lâu dài…’’.
Giây liên hệ giữa Trung Cộng với Việt Minh đã khiến chính phủ Pháp phải lo nghĩ đến tương lai của Việt Nam, một quốc gia mà Pháp đang tốn hơi sức bù đắp xây dựng.
Ngày 1 tháng…1950, chính phủ Việt Minh lại có thể mạnh hơn nữa khi vị chúa đỏ hoàn cầu, Staline, Chủ Tịch cường quốc Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Sô Viết, tuyên bố công nhận chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa do cụ Hồ chí Minh lãnh đạo. Rồi một loạt các nước tân dân chủ Đông Âu, Ba Lan, Hung-gia-lợi, Lỗ, Bảo, Thiệp Khắc và Bắc Cao Ly cũng đồng thanh công nhận chính phủ của vụ Hồ (4.2.1950).
Để cán cân được ngang bằng, các cường quốc tự do Hoa Kỳ, Anh-cát-lợi rồi tiếp đến Bỉ, Lục-xâm-bảo, Ý, Úc và nhiều nước ở Nam Mỹ cũng tuyên bố công nhận chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Nước Pháp trên phương diện tinh thần, đã bắt đầu không chiến đấu một mình.
‘’…Trước cuồng vọng đang đe dọa, xâm lăng hoàn cầu, hiện nay mới chỉ có mỗi một quân đội chiến đấu, quân đội Pháp ở Đông Dương.
Lời nói của Đại Tướng De Gaulle ngày 12.2.1950 tại Paris đã giải thích rõ ràng ý nghĩa mới mẻ trận đánh ở Việt Nam của quân đội Pháp.
Đối với Quốc Gia Việt Nam, chính phủ Pháp chỉ còn có việc thi hành và thực hiện mọi điều khoản đã ký kết trong Hiệp Ước mùng 8 tháng 3 năm 1949.
Quốc Gia Việt Nam Độc Lập sẽ có quân đội riêng, sẽ tự giải quyết lấy tương lai của mình…
Nhưng, chính phủ Pháp lại một phen nữa khủng hoảng (Như thường lệ). Các Bộ Trưởng thuộc nhóm Xã Hội đồng từ chức Nội Các Bidault lại cải tổ (2.1950) được thêm bốn tháng thì đổ hẳn.
Vấn đề Việt Nam, một vấn đề khá trong đại đối với Pháp do đó cứ bị chập chừng và rút lại, đến tháng 6.1950, ‘’câu chuyện’’ Việt Nam thình lình bị kém hẳn sự chú ý vì một cuộc chiến tranh mới, ghê gớm hơn, có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh thế giới đã bùng nổ: Chiến tranh Cao Ly.
Chiến cuộc Cao Ly tuy mới bắt đầu nhưng ý nghĩa và tính cách rõ ràng có những đặc điểm của một trận chiến tranh quốc tế đã làm cả hoàn cầu phải rung động.
Nền chính trị ở Pháp cũng bị ảnh hưởng lây, đã lủng củng lại lủng củng thêm.
Một Nội Các mới thành lập, Thủ Tướng H. Queuille ra giữ quyền chính lần thứ hai (7.1950). Nội Các Queuille đã đặt thêm một Bộ rất mới để giao thiệp riêng với các quốc gia Việt, Mên, Lào. Bộ Quốc Gia Liên Kết, do ông Paul Reynaud trông giữ.
Nhưng nhiều rắc rối bên trong và bên ngoài đã khiến Nội Các Queuille mới thành lập được ba ngày lại đổ nhào lôi theo cả ông Bộ Trưởng Paul Reynaud khỏi ghế Quốc Gia Liên Kết.
Ngày 11 tháng 7, Nội Các R. Pleven ra trình diện. Ông Pleven, một đảng viên của nhóm Dân Xã kháng chiến (U.D.S.R.) Thủ Tướng chính phủ thứ 8 của nền Đệ Tứ Cộng Hòa thứ 12 của nước Pháp sau ngày được giải phóng.
Nội Các Plven được Quốc Hội chuẩn y thêm một ngân sách phụ cho chiến trường Đông Dương 9.500.000.000 Phật Lăng.
Một chính khách mới được chỉ định phụ trách Bộ Quốc Gia Liên Kết, ông Letourneau, đảng viên của khối Cộng Hòa Bình Dân, đồng chí của các ông Schuman, Bidault, Coste Floret, những người đã từng tỏ ý hoàn toàn tán thành việc thuận để Bộ Tư Lệnh Pháp ở Đông Dương có thể tăng cường thêm nỗ lực, thu hồi thêm đất đai và ảnh hưởng cho vùng Quốc Gia kiểm soát. Nhưng 15 ngày sau khi Quốc Hội Pháp ưng thuận số ngân khản phụ đó, trận Cao-Bắc-Lạng của Việt Minh đã khoét ngay một lỗ hổng lớn trên chiến trường Bắc Việt, đảo lộn thế quân sự ở Đông Dương khiến chính phủ Pháp phải cấp tốc cử ngay một vị chỉ huy mới sang cứu vãn tình thế: Đại Tướng De Lattre de Tassigny.
Qua những năm 1947-1950, các chính trị gia của Pháp chỉ mới giải quyết được nền Độc Lập Việt Nam trên hình thức giấy tờ.
Từ ký kết Hạ Long đến Hiệp Ước Élysée lúc nào chính sách của Pháp đối với Việt Nam cũng vẫn mơ hồ, không dứt khoát khiến cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam chỉ có thể tiến rất chậm chạp trong phạm vi quyết định của chính phủ Pháp.
Thái độ chờ thời của một số những người Quốc Gia và thái độ lạnh nhạt của dân chúng Việt Nam tỏ ra chính phủ Pháp chưa đem lại được điều gì thực tế và mới mẻ trên lãnh thổ Việt Nam.
Bước sang năm 1951, những cấp bách chiến trường đã bắt buộc Pháp vẫn phải nghĩ nhiều điều biện pháp quân sự vì không thể nào nói chuyện chính trị xuông trong cái đà chiến thắng của Việt Minh sau Thu Đông Cao-Bắc-Lạng.
TỪ TRẬN VĨNH YÊN ĐẾN TRẬN ĐÁNH XỨ LÀO
Sau chiến dịch Hoàng văn Thụ và Lê hồng Phong (1950), mượn đà thắng lợi, Tướng Võ nguyên Giáp tiếp tục hạ lệnh tiến quân:
- Uy hiếp Việt Trì, tấn công vùng Phong Thổ.
- Tấn công vùng Bắc Phủ Lạng Thương, Tiên Yên và Mong Cáy.
Mục Đích: Chọc thủng hành lang Đông Tây của quân đội Pháp, lấy bàn đạp tiến vào đồng bằng, làm rối loạn hệ thống giao thông vùng Chũ Phủ Lạng Giang.
Hà Nội hoang mang, xôn xao lo lắng. Nhưng Đại Tướng De Lattre đã sang tới nơi và quả quyết:
‘’…Chúng ta nhất định sẽ không nhường thêm một tấc đất, hơn nữa chúng ta sẽ lấy lại đất…’’
Với những lời tuyên bố mạnh mẽ, cứng cõi, Đại Tướng De Lattre đã gây được tin tưởng trong lòng mọi người, nâng cao tinh thần quân sĩ từng bị lung lay trước sức tiến quân rầm rộ của đối phương.
Ngày cuối tháng Chạp 1950, cuộc hành binh Bécassine đã quét quân đội Võ nguyên Giáp ra khỏi vùng giữa sông Đáy sông Chẩy, đẩy lui áp lực địch trên đường số 3, số 2 và giải nguy cho Thị Trấn Việt Trì.
Mùa chiến dịch lại bắt đầu.
Trong khi ở Sài Gòn, (9.1.1951) Đại Tướng De Lattre tiếp đón các nhân vật Anh qua thăm Đông Dương, Đại Tướng Harding, Tổng Chỉ Huy quân đội Anh ở Viễn Đông và ông Esler Dening của Viễn Đông Vụ Bộ Ngoại Giao Anh, thời ở Bắc Việt, 40 tiểu đoàn thiện chiến của Việt Minh dưới quyền điều khiển trực tiếp của Tướng tổng tham mưu trưởng Hoàng văn Thái, dàn thành trận thế uy hiếp mặt trận Trung Du.
Trận thế ‘’vận động trận địa chiến’’ dài trên 140 cây số, suốt Lục Nam đến Việt Trì (13.1.1951) qua các Tỉnh Bắc Giang-Bắc Ninh-Phúc Yên-Vĩnh Yên.
Lần đầu tiên bộ tổng tham mưu Việt Minh thí nghiệm lối đánh mới, dàn trận công khai giữa đồng bằng, áp dụng chiến thuật ‘’bể người’’ ồ ạt tấn công, tiến quân theo từng ‘’đợt sóng’’ đằng sau có trọng pháo yển hộ.
Chiến thuật ‘’hy sinh người’’ đó đã được quân đội Bắc Cao Ly-Trung Cộng thực hành liên tiếp trên chiến trường Cao Ly.
Quân đội Việt Minh, dựa lưng vào chân rặng núi Tam Đảo, tung ra trận đánh ‘’lúa gạo’’ ở vùng Tam Dương, Đồi Cọ hy vọng uy hiếp mặt Tây-Bắc Hà Nội.
Nhưng các Binh Đoàn Lưu Động của Đại Tướng De Lattre đã sẵn sàng.
Những trận xung kích ác liệt bắt đầu.
Quân đội hai bên giáp la-cà, lẫn lộn vào nhau, huyết chiến.
Hậu tuyến của quân đội Việt Minh liên miên bị những đoàn phi cơ thay nhau đến oanh tạc. Hàng chuỗi bom ‘’xăng đặc’’ (napalm) thả xuống bể người đang cuồn cuộn.
Hết đợt nọ tới đợt kia, làn sóng Việt Minh không kể tới bom đạn liền chết tràn vào trận tuyến Pháp. Nhưng ở đó họ đã chạm phải vách đá kháng cự quá kiên cố của quân đội Pháp nên phải rút lui, rã rời ra từng mảng.
Đến lượt quân đội Pháp trỗi dậy phản công và đẩy dồn quân đội của Tướng Võ nguyên Giáp về chân núi Tam Đảo.
Trận thử lửa Vĩnh Yên đã làm Việt Minh tan mộng ‘’Tổng phản công’’ và phải nhận định lại khả năng quân sự của mình. Rút kinh nghiệm. Chiến tranh ở rừng núi là một vấn đề chiến tranh ở đồng bằng lại là một vấn đề khác!
Thắng lợi của quân đội Pháp ở Vĩnh Yên đã cứu vãn được tình thế. Quân lính Pháp nức lòng phấn khởi, thêm mến phục tài năng của vị chỉ huy vô địch: Đại Tướng De Lattre.
Lợi dụng thời gian yên tĩnh. Đại Tướng De Lattre gấp rút hoàn bị việc xây dựng hệ thống pháo lũy bê tông và thành lập thêm một số Sư Đoàn Dã Chiến (DML-Division de marche Indochinoise). Mỗi sư đoàn dã chiến gồm nhiều binh đoàn lưu động (Groupe des groupements mobiles).
Sau ít ngày nghỉ ngơi để hàn gắng lại vết thương quân đội Việt Minh lại bầy một keo khác.
Lần này Việt Minh cẩn thận hơn, nép mình vào khu núi non hiểm trở miền rừng mỏ để tránh nạn oanh tạc, khởi những trận tấn công uy hiếp đường Liên Tỉnh Đông Triều-Phả Lại (RP.18 ngày 24.3.1951)
Ngày 29.3.1951, một số trung đoàn của mặt trận Trung Du (Trung đoàn Bắc-Bắc, trung đoàn Hồng Quảng, trung đoàn Chũ) nổ súng vào vùng Mạo Khê Mỏ.
Đại Tá Sizaire, người đã từng chỉ huy Trung Đoàn bộ binh thuộc địa thứ 21 (21e R.I.C. Lạng Sơn năm 1947) được lệnh thành lập cấp tốc một binh đoàn lưu động tới giải vây Đông Triều và Mạo Khê.
Sau hai đợt tấn công mãnh liệt của Việt Minh (29 và 30.3.1951), Mạo Khê vẫn vững vàng tuy bị thiệt hại.
Qua trận Mạo Khê Mỏ, các tiểu đoàn Việt Minh lại phân công nhau áp đảo những đồn Hoàng Xá-Bến Tắm Hà Chiểu (4 và 5.4.1951).
Sau 12 ngày chiến trận, vùng Đông Triều lại im tiếng súng.
Thế quân bình giữa hai bên quân đội đã tỏ ra rõ rệt tương đương.
Bài học Đông Triều đem kinh nghiệm lần thứ hai cho nghề ‘’vận động chiến’’ mới chập chững của quân đội họ Võ.
Rồi lại tới trận thứ ba nhắm đánh Tỉnh lỵ Ninh Bình bên bờ sông Đáy. (30.5.1951)
Ần núp trong dẫy núi đá vôi, Việt Minh khởi trận tấn công chiếm Ninh Bình, một trận đánh khốc liệt đã đem lại tang tóc cho gia đình Đại Tướng De Lattre: Trung Úy Bernard de Lattre bị tử trận sau khi đã kháng cự một cách anh dũng.
Ninh Bình trong tám ngày dưới bóng cờ Việt Minh đã được quân đội tiếp viện Pháp phản công chiếm lại (8.6.1951).
Ngày 14.6, Việt Minh quặt sang áp đảo Đồn Yên Cư Hạ gây thêm sự thiệt hại cho quân đội Pháp và đó cũng là trận cuối cùng chấm dứt chiến dịch mùa Xuân của Việt Minh.
Đại Tướng De Lattre mới chân ướt chấn ráo sang Việt Nam đã phải đương đầu ngay với ba trận đánh phủ đầu của Võ nguyên Giáp (Vĩnh Yên-Đông Triều-Ninh Bình) và trong số binh sĩ tử trận, Đại Tướng cũng đã phải góp phần máu: Trung Úy Bernard de Lattre.
Nhưng, dưới tài điều khiển của Đại Tướng, quân đội Pháp không những đã bẻ gẫy được hai cánh tay khổng lồ của Việt Minh định vươn về Đồng Bắng Bắc Việt (Vĩnh Yên-Đông Triều), và phá tan mưu mô của địch ở đồng lúa Ninh Bình mà còn đủ sức trả đòn lại quân đội Việt Minh trên chiến trường toàn quốc:
– Trận đánh Méduse tại vùng ‘’đầu rắn’’ (Tête de vipere-Ninh Giang) giải phóng được 600 làng và 300.000 dân quê 1-3 tháng 5.1951.
- Trận Reptile tiếp liền theo (9.5.1951) phá tan lực lượng địa phương quân Việt Minh vùng Kẻ Sặt.
- Những trận Citron-Mandarine bình định lại khu Thái Bình.
- Trận đánh Chợ Cháy (Hà Đông) hồi tháng 6.
- Cuộc hành binh Aquarium (tháng 4.1951) tổng càn quét khu Đồng Tháp Mười (Việt Nam).
Ngoài những trận đánh có tính cách càn quét và tiêu diệt lực lượng du kích của Việt Minh kể trên, quân đội Pháp còn lấy lại được một vùng giữa Cần Thơ-Rạch Giá (Nam Việt) rộng tới 200.000 mẫu tây với chừng 100.000 dân chúng.
Ngược lại ngoài chiến trường chính ở Bắc Việt, Việt Minh cũng phát triển ở các chiến trường phụ trên khắp lãnh thổ để gây thanh thế:
- Nam Việt: Trung đoàn của đất Đồng Nai đánh úp vùng Thủ Dầu Một-Sa Đéc (do quân đội Hòa Hảo chống giữ).
- Trung Việt: Sư đoàn 325 tăng cường hoạt động ở khu Đèo Hải Vân. Phía Nam Trung Việt. Việt Minh đánh chiếm Đèo An Khê, Cao Nguyên Cheo Reo, phá tan sức chiến đấu của bộ đội Pháp ở Kontum đồng thời tập trung quân ở giữa ranh giới Trung-Nam.
Khấy động mặt trận Cao Mên, quân đội Issarak-Việt Minh tấn công vùng đất đỏ, đốt phá đồn điền cao xu và uy hiếp đường mạch máu chính của Quốc Gia Cao Mên: Soatrieng-Battambang.
Sau chiến dịch ‘’Thóc Lúa’’ (Vĩnh Yên-Ninh Bình) của Việt Minh, hai bên quân đội thi nhau mở những trận đánh nho nhỏ để tiêu diệt sinh lực đối thủ cướp lại đất đai và dân chúng.
Rồi tới trận Hòa Bình.
Để tỏ cho Việt Minh biết quân đội Pháp vẫn giữ phần chủ động chiến trường, Đại Tướng De Lattre mở một cuộc hành binh vĩ đại đột ngột tiến vào khu vực Hòa Bình (9.11.1951).
Từ cơ sở chỉ huy đóng ở Ngã Ba Thá (một đồn trên sông Đáy cuối địa phận Huyện Thanh Oai) Tướng De Linarès trực tiếp điều khiển cuộc tiến quân.
Trận Hòa Bình mở đầu bằng cuộc tấn công khu Chợ Bến (Mỹ Đức) với sự tham dự của nhiều binh đoàn lưu động.
- Một binh đoàn thiết giáp cùng với đội xung phong Pháp-Việt do Đại Tá Castries chỉ huy đánh phía Bắc Chợ Bến.
- Phía Tây, bên kia bờ sống Đáy, một binh đoàn do Đại Tá Dodelier chỉ huy.
- Chính giữa, thẳng vào Chợ Bến, Đại Tá Clément dẫn đầu một binh đoàn lưu động tiến vào liên lạc với một Tiểu Đoàn Nhẩy Dù từ không trung tỏa xuống và được đoàn quân áo đen xung phong của Vandenbergh trợ sức.
- Phía Nam Chợ Bến, Tiểu Đoàn Mường của Đại Tá Vanuxem uy hiếp Dục Khẻ (Chùa Hương) đã khiến trung đoàn 64 của Liên Khu 3 phải rút lui vào dẫy núi đá vôi.
Trận Hòa Bình được sửa soạn rất kỹ lưỡng và bất ngờ đã làm quân đội Việt Minh không kịp thời gian chuẩn bị kháng cự và phải vội vã chạy tản mác vào rừng núi lẩn trốn.
Sau trận đánh mào đầu ở Chợ Bến hoàn toàn thắng lợi, trận đánh chiếm Tỉnh lỵ Hòa Bình chính thức bắt đầu ngày 13 tháng 11.1951.
16 Tiểu Đoàn Pháp-Việt tấn công tiến chiếm chớp nhoáng dưới quyền đích thân điều khiển của Đại Tướng Salan trên chiến địa cùng với một số Tướng Tá cao cấp:
- Tướng Allard phụ trách việc giao thông, chuyển vận quân đội, vũ khí.
- Tướng Leblanc phụ trách việc chiến giữ Trung Hà.
- Đại Tá De la Bollardiére trông coi mặt Nam Tỉnh Hòa Bình cùng với Tiểu Đoàn Mường của Đại Tá Vanuxem.
- Đại Tá Clémen phụ trách việc giao thông liên lạc giữa các mặt trận.
Với một quân lực hùng hậu như trên, quân đội Pháp đã thôn tính Hòa Bình một cách quá dễ dàng. Bộ Tư Lệnh Pháp hy vọng rằng việc chiếm đóng Hòa Bình sẽ bắt buộc quân đội Việt Minh phải tới giáp chiến và Hòa Bình sẽ trở nên ngọn đèn để đoàn ‘’thiêu thân’’ Việt Minh quàng tới.
Về phía quân đội Pháp, cuộc chiếm đóng Hòa Bình gây được nhiều thắng lợi:
- Trên phương diện quân sự, làm chủ được chiến trường, xây pháo lũy kiên cố rồi dữ địch tới để tiêu diệt.
- Trên phương diện chính trị, gây lại niềm tin tưởng cho dân Mường.
- Trên phương diện kinh tế, chặn được đường giao thông quan trọng của Việt Minh qua đường số 6 tiếp vận cho Khu 4.
Không thể để mất một căn cứ quan trọng đã giữ từ sau Thu Đông 1950, quân đội Việt Minh nhất quyết giáp chiến.
Đầu tháng Chạp, những đơn vị của các sư đoàn 304, 308, 312 xuất hiện bao vây kín khu lòng chảo Hòa Bình và khu Chợ Bến, rồi những trận kịch chiến ghê hồn tiếp diễn:
- Xóm Suôi, Tu Vũ, Ba Vì, La Phù, Đá Chông, Yên, Cư, Xóm Phèo, Đồng Bến, Đèo Kếm, Thị Xã Hòa Bình…
Tất cả đã là những chiến trường đẫm máu, một bên cố thủ, một bên công phá, bất phân thắng bại.
Lợi dụng lúc quân đội Pháp phần lớn đang chiến đấu ở Hòa Bình, Việt Minh tung các đơn vị của hai sư đoàn 320 và 316 đi xâu vào hậu tuyến quân đội Pháp xâm nhập miền Đồng Bằng do Quân Đội Việt Nam trông giữ.
Nhận rõ ảnh hưởng tai hại gây nên do sự len lõi xâm nhập đồng bằng của các đơn vị Việt Minh, Đại Tướng Salan ra lệnh rút khỏi Hòa Bình (tháng 2.1952) để cứu gỡ miền đồng ruộng Bắc Việt.
Bỏ Hòa Bình, Việt Minh sẽ dễ dàng chuyển vận vũ khí quân nhu vào Liên Khu 4 để tăng cường sư đoàn 325 của họ. Tuy hiển như vậy nhưng quân đội Pháp vẫn phải quay về để đối phó cấp tốc ngay với một hiểm họa đang phô bầy trước mắt, những đơn vị của hai sư đoàn 320, 316 đang tung hoành quấy rối tại khắp vùng Đồng Bằng.
Chiến cuộc Hòa Bình đã kết thúc sau hơn ba tháng trời đầy rẫy những trận xung đột nẩy lửa, gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên quân đội.
Nhưng trận Hòa Bình mới diễn tới nửa chừng, toàn thể quân đội Liên Hiệp Pháp đã phải chịu một tang chung đau đớn. Sự vắng mặt vĩnh viễn của Đại Tướng De Lattre de Tassigny. Đích thân chỉ huy mặt trận Hòa Bình được ít ngày. Đại Tướng trở về Pháp và mất ngày 11 tháng 1 năm 1952.
Sau những trận thử lửa cuối cùng trên đường số 6 và Hòa Bình (cuối năm 1951) quân đội Việt Minh đã nghiên cứu lại đường lối chiến thuật. Nhận thấy trận địa chiến và vận động chiến đối chiếu với lực lượng quá mạnh của quân đội Pháp chỉ mang lại thiệt hại và hy sinh vô ích, Việt Minh quay về với lối đánh du kích đã lành nghề của họ.
Hai sư đoàn 320 và 316 có nhiệm vụ đi sâu vào đồng bằng Bắc Việt, tổ chức các cơ sở kháng chiến địa phương, dìu dắt đám dân quân du kích, huấn luyện tác chiến cho tân binh để chuẩn bị giai đoạn chiến lược đồng thời quấy rối, công phá những vị trí phòng ngự lẻ loi của quân đội Pháp-Việt.
Hoạt động dữ dội, liên tiếp của du kích Việt Minh đã biến vùng Đồng Bằng Bắc Việt trở nên mục tiêu quan trọng số một cho Bộ Tổng Tham Mưu Pháp.
Từ tháng 7 năm 1951, thanh niên Việt Nam đã bắt đầu từng lớp một ra đầu quân (Dụ Động Viên tháng 7 của Quốc Trưởng Bảo Đại) nhờ đó Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đã lớn mạnh và được đảm đương nhiệm vụ chống giữ hậu tuyến trong khi quân đội Pháp tiến chiếm Hòa Bình.
Nhưng tân quân của Quốc Gia Việt Nam chưa phải là đối thủ đáng gờm của quân đội Việt Minh cho nên lợi dụng lúc những binh đoàn thiện chiến của Tướng Salan và De Linarés còn đang mắc bận ở Hòa Bình, các đơn vị của sư đoàn 320 lẩn lút kéo nha vào vùng đồng ruộng Thái Bình đồng thời các đơn vị của sư đoàn 316 cũng từ mạn Vĩnh Phúc tuôn xuống.
Binh đội Pháp từ Hòa Bình rút về chưa kịp nghỉ ngơi đã phải tham dự ngay những cuộc hành quân tảo thanh xua đuổi quân du kích Việt Minh ra khỏi Đồng Bằng.
Từ trung tuần tháng 2.1952, Đại Tướng De Linarès, Tư Lệnh Bắc Việt đã liên tiếp mở những trận cán quét:
- Trận Grachin (15.2.1952) giữa khi sông Hóa và sông Trà Lý, chặn đánh sư đoàn 320.
- Trận Sable (19.2.1952) miền Nam Vĩnh-Phúc Yên cùng một lúc với trận Bissextile tại Kẻ Sặt dưới quyền điều khiển của Tướng Cogny để ngăn sư đoàn 316.
Giữa hai đầu ‘’Crachin’’ và ‘’Sable Bissextile’’ cuộc hành quân Poisson càn quét khu vực Bần-Yên- Nhân gây thiệt hại lớn cho những đội địa phương quân Việt Minh miền ruộng nước.
- Trận Amphibie (11.3.1952) mở đầu cho cuộc hành binh lớn: Trận Mercure (26.3.52) đại phá vùng ven bể Thái Bình. Đại Tá Vanuxem chỉ huy toán quân Mường, phối hợp với Tiểu Đoàn Dã Chiến (Bataillon de marche du ler chasseur) đội công binh tiền tuyến (Genie d’Assaut) và pháo binh, không quân, thủy quân chiến đóng cửa bể Diêm Hô (vùng Thụy Anh, Diêm Điền thuộc Thái Bình), phá tan những đơn vị của sư đoàn 320, thiệt hại nhất là trung đoàn 48. Trong một vùng rộng trên 200 cây số vuông, quân đội Pháp ra sức ‘’nhặt nhạnh’’ đám quân chính quy Việt Minh vừa mới len lõi đến.
- Trận Amphibie Mercure vừa kết liễu, cuộc hành binh Doromadaire lại tiếp theo ở vùng Thanh Miện, Phủ Cừ (28.4.52) thuộc Hải Dương-Hưng Yên.
Thế mà từ đầu tháng Giêng cho đến tận tháng 6 năm 1952, quân đội Pháp cũng không kém phần hoạt động.
Mặt trận miền Nam, trong khoảng từ tháng Giêng tới tháng 2.1952, đã liên tiếp có những cuộc hành binh ‘’Gió Lốc’’ (Tourbillon I-II-III-VI) dưới quyền điểu khiển của Tướng Baillit (phụ tá Tướng Bondis, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Pháp ở Nam Việt). Quân đội Pháp đã xục xạo khắp khu Đồng Tháp Mười, dọc đường Mỹ Tho-Sa Đéc…bằng 6-7 tiểu đoàn cộng với 3 đoàn Thủy Binh xung phong (Dinassau) có chiến xa lội nước Crabe và tàu đổ bộ nhỏ trợ chiến (LCT-Landing Craft Infantry)…
- Trận Brigade (tháng 3.1952) bao vây và tiêu hao lực lượng đoàn binh của Đại Tá Trình Minh Thế (Cao Đài ly khai) tại miền Nam Tỉnh Tây Ninh.
- Trận Barnabé (13.6.1952) càn quét vùng Suối Kỳ (Tây Bắc Tỉnh Tây Ninh).
Tình hình Nam Việt được tương đối yên ổn hơn vì trong đó quân lực Việt Minh không mạnh như ngoài Bắc.
Mặt trận miền Trung, quân đội Pháp cũng phải luôn luôn tuần tiễu và mở những cuộc hành binh để áp đảo binh lực đối phương.
- Trận Cybèle (14.2.1952) cán quét khu vực Đồng Hới.
- Trận Carême (24.2.1952) vĩ đại hơn, có cả chiến đấu hạm Gracieuse tham dự. Dưới quyền điều khiển của Đại Tá Moissenet (Tư Lệnh Lục Quân khu Bắc Trung Việt-Zone Mord FTCV) cuộc hành binh này đã đẩy lui được quân đội Việt Minh vào sâu trong rừng núi và giải phóng khu vực Cầu Hai (Quảng Nam), Dang Key, PlaidJama (Darlac)…
- Cái ‘’đinh’’ nhọn nhất và khó chịu nhất ở mặt trận miền Trung mà quân đội Pháp của Tướng Leblanc cần phải nhổ là sư đoàn Bình-Trị-Thiên (sư đoàn 325)
Sư đoàn 325 gồn những phần tử tinh nhuệ đã từng chiến đấu ở khu Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên từ năm 1947.
Ở trong một vùng phải chiến đấu dữ dội và dai dẳng nhất, có phần hơn cả ở Trung Du Bắc Việt, sư đoàn 325 đã trưởng thành trong khói lửa và mạnh hơn nữa từ khi Việt Minh được thông thương dễ dàng suốt từ Trung ra Bắc. Nhờ những chuyến tiếp vận quân nhu, vũ khí, sư đoàn 325 đã trở nên một sư đoàn trang bị tối tân không kém những sư đoàn có tiếng của các Đại Tá Hoàng minh Thảo (304) và Vương thừa Vũ (303).
Tháng 3 năm 1952, quân đội Pháp có Quân Đội Việt Nam trợ lực đã mở một cuộc tảo thanh quét Đèo Mỹ Lợi ở Phú Vang, tìm đuổi trung đoàn 101 thuộc sư đoàn 325.
- Trận quy mô đầu tiên đánh trung đoàn 101 là cuộc hành binh Quadrille trong tháng 7 tại Đông-Nam Kinh Thành Huế.
- Trận Sauterelle (tháng 8.1952) nối tiếp và dữ dội hơn đã khiến những tiểu đoàn 333, 319, 436, 328 của trung đoàn 101 (sư đoàn 325) bị một vố nặng nề.
Tóm lại, trên chiến trường toàn quốc, từ sau cuộc lui quân Cao-Bắc-Lạng, quân đội Pháp không những đã ngăn chận được những cuộc tấn công như nước lũ của Việt Minh định tiến vào khu vực do chính phủ Quốc Gia kiển soát mà còn tảo thanh và diệt trừ được những đơn vị chính quy và dân quân du kích hoạt động trong phạm vi lãnh thổ đã bình trị.
Đó là kết quả của tất cả mọi cố gắng hy sinh của quân đội Liên Hiệp Pháp và do tài năng điều khiển sáng suốt của cố Thống Chế de Lattre de Tassigny.
Sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Không Quân, Thủy Quân với Lục Quân đã giúp ích rất lớn trong mọi cuộc hành binh hoặc phòng thủ.
KHÔNG QUÂN
Với những phi đội Junker, Dakota, B-26, Bearcat, Hellcat, Privatcers, Không Quân Pháp đã reo rắc kinh khủng liên tiếp cho quân lính Việt Minh, gây một trạng thái tâm lý bất an, bắt buộc họ luôn luôn phải ẩn núp trốn tránh.
Nhờ không quân, những Binh Đoàn Nhẩy Dù (G.L.A.P-Groupement léger Aero porte) đã dễ dàng thi hành nhiệm vụ tấn công phối hợp.
Nhờ không quân, những đồn canh lẻ loi đã được ứng cứu đắc lực mỗi khi bị tấn công và những binh đoàn chiến đất cũng được hộ vệ, yểm trợ ráo riết mỗi khi phải chạm súng với đối phương.
THỦY QUÂN
Từ 1950, Bộ Tham Mưu Quân Đội Pháp ở Đông Dương đã có một binh chủng trợ lực trên chiến trường: Sư đoàn Thủy Quân Viễn Đông (D.N.E.O-Division Navale d’Extrème-Orient) dưới quyền chỉ huy của Phó Đô Đốc Rebuffel.
Đó là một đơn vị thủy quân đặc biệt tổ chức ngoài hệ thống Hải Quân.
Lực lượng của đơn vị thủy quân đó có chiếc chiến đấu hạm Savorgnan de Brazza, tầu chỉ huy, và vài chục chiếc tầu chiến nhỏ đủ các loại (Croiseur, Escorieur, Patrouilleur, Tender Aviation) với 3 đội Thủy Binh xung phong (Dinassau-Division navale d’Assaut).
Đơn vị thủy quân này đã phá hoại được của Việt Minh ở ven bờ bể (1951) hàng 6.000 thuyền vận tải súng ống, lương thực, bắt tù hàng ngàn ‘’thủy binh’’ Việt Minh và vài trăm vụ buôn lậu khí giới, thuốc men…
Riêng chiến đấu hạm Savorgnan de Brazza cũng đã gây được nhiều thành tích. Trọng tải 2.500 tấn, dài 103 thước tây, rộng 12 thước, 3.810 mã lực, chiếc Savongnan de Brazza có một hỏa lực khá mạnh:
- 3 đại bác nòng 138 ly.
- 4 đại bác liên thanh ‘’Bofor’’ nòng 20 ly
- 2 ống phóng lựu đạn
- 4 bách kích pháo.
Dưới tầu co 9 sĩ quan, 136 hạ sĩ, thợ máy và lính thủy điều khiển súng.
Chiến đấu hạm Savorgnan de Brazza xuất trận từ tháng 2 năm 1946 tham dự chiến đấu ở Hải Phòng và ở Hạ Long, Cát Bà. Đầu năm 1947, dự trận chiếm Tourane. Xuân 1951, dự trận Mao Khê, Đông Triều, yểm hộ cho các dân ven sông Đá Bạch vùng Bến Tắm và ở đường hàng tỉnh số 18 (Bắc Việt).
Ngoài mọi hoạt động của đơn vị thủy quân nói trên, chiến trường Đông Dương còn được sự tham dự của chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Arromanches.
Trong khoảng cuối năm 1951 và đầu năm 1952, mẫu hạm Arromanches, với một đội 20 khu trục cơ Hellecats và một đội 12 phóng pháo cơ Helldivers, đã ra công phá hủy đường số 3, nhất là khúc Bắc Cạn-Thái Nguyên, bỏ bom hạng nặng xuống những vùng Chợ Mới, Dốc Đu, Giáng Tiên, Bờ Đậu, Mơ Bạch v.v…
Mẫu hạm Arromanches đã dự trận sông Đà (trận Hòa Bình-11.1.52) và trận Catapulte đánh vùng Hà Tĩnh-Đô Lương.
Tổng cộng nỗ lực của mẫu hạm Arromanches trong thời gian kể trên:
- Phi cơ xuất trận 1.270 lần.
- Thả 700 tấn bom.
- Bắn 800 phát hỏa tiễn (roqueltes) không kể hàng chục vạn phát đại liên tưới trên vùng Việt Minh.
Ngoài những thành tích trên chiến địa, cố Thống Chế De Lattre còn thu hoạch được một thắng lợi khác: Việc phát triển tổ chức Quân Đội Việt Nam.
Công cuộc đó ngày một thêm tiến bộ, Quân Đội Việt Nam sẽ lớn mạnh và một ngày kia có thể sẽ thay thế được quân đội Liên Hiệp Pháp trên khắp chiến trường.
PHÁO LŨY NÀ SẢN (11.1952)
Với tất cả những cuộc hành binh càn quét mãnh liệt như Crachin, Sable, Bissextile, Poisson, Amphibie, Mercure, Polo, Turco, Kangourou, Antilopes v.v…trong khoảng Xuân-Hạ năm 1952 ở vùng Đồng Bằng Bắc Việt, với tất cả những trận ném bom dữ dội tàn phá Quốc Lộ số 1, số 2, số 3, số 4, Lạng Sơn, Chợ Mới, Chợ Chu v.v…của lực lượng không quân, thủy quân, Bộ Tham Mưu Quân Đội Pháp ở Bắc Việt đã bắt buộc quân đội Việt Minh phải tạm thời bỏ ý định xâm nhập miền đồng lúa.
Bộ tham mưu Việt Minh chuyển mục tiêu và nhòm ngó xứ Thái.
Theo quan niệm chiến lược của những người cộng sản Việt Nam, vùng xứ Thái ở Bắc Việt cùng với vùng Thượng Lào sẽ là căn cứ địa tốt nhất của quân chủ lực cộng sản trên chiến trường Đông Dương.
Cuộc hành binh đánh xứ Thái của Việt Minh đã thi hành một nhiệm vụ Đông Dương.
Cuộc hành binh đánh xứ Thái của Việt Minh đã thi hành một nhiệm vụ thuộc về chiến lược.
Địa thế xứ Thái rất rộng lớn, đầy rẫy núi non hiểm trở, rừng hoang rậm rạp với vài thị trấn lẻ loi như Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sơn La.
Dân chúng trong vùng phần lớn là người thiểu số: Thái trắng, Thái đen, Thái đỏ (gọi theo mầu quần áo mặc), Mèo, Nhằng v.v…
Người Việt chỉ có một số rất nhỏ buôn bán ở các tỉnh lỵ.
Từ đầu tháng 10 năm 1952, quân đội Việt Minh đã tập trung lực lượng trong những vùng Phú Thọ, Yên Bái và ở phía Bắc Trung Việt: Thanh Hóa.
Bộ tham mưu quân đội Việt Minh hoàn toàn đã áp dụng đúng những nguyên tắc chiến thuật của ông Trùm Mao Trạch Đông trong mọi cuộc hành quân tập trung sức mạnh ào ạt, rầm rộ tiến đánh.
- Ở hậu tuyến, địa phương quân phân phối lưu động tuần phòng canh gác.
Bỏ mặc phần lớn của sư đoàn 320 và đám dân quân du kích quần thảo nhau với quân đội Pháp ở Đồng Bằng, bỏ mặc hậu tuyến của mình cho bộ đội địa phương non nớt chống giữ, các sư đoàn thiện chiến của Võ nguyên Giáp tập trung mũi dùi chọc thủng thẳng vào xứ Thái.
Bắt đầu ngày 11 tháng 10.1952, bộ đội Việt Minh tấn công rải rác quanh co cho đến ngày 14, bất thình lình cùng một lúc, cả ba sư đoàn 308, 312, 316 đồng loạt nổ súng vào các Đồn Tú Lễ, Nghĩa Lộ, Văn Uyên, làm lay chuyển sức chống giữ của quân đội Pháp. Đồng thời trung đoàn 148 của cơ quan kháng chiến Liên Tỉnh Sơn La-Lai Châu đánh ngược lên tấn công uy hiếp Phong Thổ-Quỳnh Nhai ngăn cản cuộc lui quân về Lai Châu của các Đồn đóng ở đó.
Từ phía tả ngạn sông Hồng Hà. Sư đoàn sắt 308 vượt sông bao vây Nghĩa Lộ.
Đồn Nghĩa Lộ được bố trí rất vững vàng, chia làm hai nấc: Đồn trên và Đồn dưới. Quân đội ở Đồn trên có thể kiểm soát được một vùng rộng lớn, yểm hộ cho các Đồn nhỏ bao bọc chung quanh do đó Nghĩa Lộ có thể ví như ‘’Đồn mẹ’’ của cả một khu vực.
Nhưng, nói chung, Đồn Nghĩa Lộ rất khó chống giữ vì đã nằm trong một khu vực lòng chảo.
Quân đội trong Đồn, với một đại bác 105 ly, nhiều bách kích pháo và đại liên, với sự cộng tác của các đội phi cơ Helleats, Helldivers, Privatcers của hải quân và không quân, đã đẩy lui được nhiều đợt tấn công kinh hồn của sư đoàn 308.
Phối hợp với cuộc bao vây Nghĩa Lộ, các đơn vị của sư đoàn 321, 316 ào ạt công phá Sầm Nứa, Kho Nhoi và chiếm đóng vùng Mường Hét, Mường Hun (18.10.52) trên bờ sông Mã.
Trước sức tấn công quá mãnh liệt, ba tiểu đoàn Pháp-Thái đành phải rút lui để sư đoàn 308 chiến được Nghĩa Lộ.
Thắng lợi của quân đội Việt Minh đã làm lung lay cả hệ thống phòng thủ xứ Thái của quân đội Pháp, đã uy hiếp trực tiếp con đường giao thông tối cần thiết: Đường Liên Tỉnh số 41 nối liền Thị Xã Lai Châu và Sơn La.
Những trận truy kích bắt đầu.
Quân đội Việt Minh săn đuổi ráo riết đám quân Pháp-Thái đã rút lui khỏi Nghĩa Lộ. Những trận hỗn chiến kinh khủng tiếp diễn ở Luân Châu, Tuần Giao, ở khu Vạn Yên.
Bộ tham mưu Việt Minh không bận tâm đến những thua thiệt tại Đồng Bằng do các trận hành binh tảo thanh Amphibie Mercure (Thái Bình) quyết tâm tập trung lực lượng dồn đánh xứ Thái khiến Bộ Tham Mưu Pháp phải thi hành một kế hoạch mới: Thu dồn mọi lực lượng ở Nghĩa Lộ, Sơn La và các đồn lẻ vào một pháo lũy mới thành lập tại trường bay Nà Sản.
Quân đội Pháp theo kế hoạch ‘’dim thu hình’’ cấp tốc đắp xây hệ thống phòng ngự chung quanh Nà Sản để có thể chịu đựng và ngăn chặn cuộc tiến quân của quân đội Việt Minh.
Nà Sản là một thung lũng có 24 ngọn đồi bao bọc chung quanh và có nhiều đặc điểm quân sự:
- Vị trí trọng yếu giữa các đường tiến binh từ mặt Đông và Bắc qua mặt Tây-Nam xứ Thái. Quân đội chiếm đóng Nà Sản có thể dễ dàng uy hiếp cạnh sườn quân đội địch.
- Căn cứ chiến lược trên đường liên Tỉnh số 41.
- Bãi Nà Sản có thể dùng làm sân bay cho những loại phi cơ vận tải hạng lớn.
- Những ngọn đồi bao bọc Nà Sản trở nên những bức thành thiên tạo gây nhiều trở lực cho mọi cuộc tấn công của đối phương.
- Bộ Tham Mưu Pháp có thể dễ dàng thành lập một cầu hàng không từ Hà Nội tới Nà Sản để chuyển vận lương thực, quân nhu, vũ khí cho đạo binh chống giữ hoặc mang quân tới ứng cứu rất nhanh chóng.
Hơn nữa, chiếm đóng Nà Sản, quân đội Pháp có thể bất thần đổi thế phòng ngự ra thế tấn công nếu xét hoàn cảnh thuận tiện. Như vậy căn cứ Nà Sản sẽ luôn luôn là một mối lo ngại cho quân địch.
Nói chung, quân đội Pháp ngoài việc đã bảo tồn được chủ lực, không bị thất tán trước hỏa lực mạnh gấp bội của địch thủ mà lại còn khiến địch phải luôn luôn chuẩn bị đề phòng ngay trong kế hoạch tiến binh, lo sợ những trận phản công bất ngờ có thể xuất phát từ căn cứ Nà Sản.
Về phía Việt Minh, sau chiến thắng Nghĩa Lộ quân đội của Tướng Võ nguyên Giáp đã lưỡng lự ít ngày trước khi vùng sang đánh Thị Trấn Điện Biên Phủ.
Không thể đối chọi với lực lượng đối phương quá mạnh, quân đội giữ Điện Biên Phủ được lệnh rút lui về hợp tác với quân đội chống giữ Nà Sản.
Thôn tính xong Điện Biên Phủ, kho thóc gạo miền biên giới xứ Lào, quân đội Việt Minh mon men tới gần chiến lũy Nà Sản, hy vọng lấy số đông ào ạt áp đảo được đạo binh phòng ngự.
Trong sáu tuần lễ, quân đội Pháp chống giữ Nà Sản đã chịu đựng những cuộc tấn công liên tiếp của địch, hết đợt nọ đến đợt kia. Ba trận xung phong ác liệt nhất của Việt Minh liền trong mấy đêm đã phải tan vỡ trước hàng rào giây thép gai và chiến lũy bê tông kiên cố của Nà Sản.
Dũng cảm của quân đội Pháp đã thắng được hy sinh cuồng tín của Việt Minh.
Trận đánh xứ Thái chấm dứt.
Kiểm điểm lại, về phương diện chiến lược, Việt Minh đã thắng thêm một keo nữa sau trận Cao-Bắc-Lạng (1950)
Một vùng đất đai rộng lớn đã lọt vào hệ thống chính trị và quân sự của Việt Minh.
Những khả năng tiềm tàng của vùng dân tộc thiểu số sẽ lại bị Việt Minh khai thác để phục vụ cuộc chiến đấu vì đảng của họ.
Trên phương diện chính trị, quân đội Pháp đã để mất ít nhiều ảnh hưởng đối với các dân tộc thiểu số miền Tây-Bắc Bắc Việt mặc dầu các vị đại diện Thái vẫn tỏ ý chí cương quyết hợp tác với Liên Quân Việt-Pháp để chiến đấu đến khi toàn thắng (Hội Đồng Thái tháng Giêng 1953).
Quân đội Pháp một mặt cố thủ ở Nà Sản, một mặt phản công Việt Minh tại vùng Nam Định với những trận đánh Artois Normandie và nhất là cuộc hành binh Bretagne đã khiến Việt Minh phải thua thiệt nặng nề.
Trận đánh Nghĩa Lộ của Việt Minh tại xứ Thái cũng được sự yểm hộ của quân đội họ tại các miền Quảng Yên (Duyên Hải Bắc Việt), và Cao Nguyên ở Nam Trung Việt.
Trận xứ Thái chấm dứt ngày 6 tháng 2 năm 1953 để tuần tự bước sang một chiến dịch mới, một chiến dịch đã làm cả thế giới phải chú ý đến chiến sự Đông Dương: Trận đánh xứ Lào.
TRẬN ĐÁNH XỨ LÀO (3.1953)
Trận đánh xứ Lào đã được bộ tư lệnh Việt Minh chuẩn bị ráo riết từ năm 1950 bằng cách phái nhiều cán bộ quân sự chính trị sang gây lực lượng cho đạo quân thứ năm và nhất là từ khi mặt trận Liên Minh Dân Tộc Việt-Mên-Lào được thành lập (Việt Minh-Pathét Lào-Khmer Issarak).
Công cuộc chuẩn bị càng rõ rệt hơn trong trận đánh xứ Thái và chiếm đóng Điện Biên Phủ, một đồn tiền tuyến sát biên giới Lào.
Bộ tư lệnh Việt Minh cải tổ và tăng cường pháo lực, thành lập thêm một trung đoàn pháo binh nặng với những cỗ trọng pháo 105 ly thuộc quyền điều khiển của sư đoàn pháo binh 351. Mỗi trung đoàn bộ binh được phụ lực thêm một tiểu đoàn phòng không gồm 18 khẩu đại liên 12,7 và 13,2 v.v…
Ở Bắc Trung Việt, sư đoàn 304 của Đại Tá Hoàng minh Thảo cũng đã tập trung quân lực, sẵn sàng chờ lệnh.
Về phía Pháp, Bộ Tổng Chỉ Huy cũng đã đoán biết được phần nào ý định táo bạo của quân đội Võ nguyên Giáp từ ba, bốn tháng trước.
Ngày 17 tháng 3.1952, quân đội Pháp mở trận tấn công vào Hòa Bình để thăm dò động tĩnh và tiếp theo là cuộc hành binh Hautes Alpes đánh vào địa phận Bắc Thanh Hóa, đe dọa căn cứ địa của sư đoàn 304.
Bộ Tư Lệnh Pháp tung ra cuộc hành binh Hautes Alpes cốt để trì hoãn cuộc tiến binh sang Lào của Việt Minh và lợi dụng thời gian đó, chuyển vận quân đội bằng phi cơ sang Cánh Đồng Chum (Plaine des Jarres) thành lập một trung tâm kháng chiến, che chở Thành Phố Vientiane (20.3.52).
Bộ tham mưu Việt Minh nhất quyết mở cuộc xâm chiếm đất Lào.
Hơn 40.000 quân sĩ thiện chiến của Việt Minh, qua một thời gian nghỉ ngơi sau trận xứ Thái đã lao mình vào trận đánh, tiến quân bằng nhiều ngã vào đất Lào.
- Sư đoàn 316 và một phần sư đoàn 305 tràn qua đồng lũng Nậm Hou tiến về Thủ Đô Luang Prabang, nơi có cung điện của Quốc Vương Ai Lao.
- Cánh quân của hai trung đoàn chủ lực địa phương 148, 136 kéo sang uy hiếp những Đồn Mường đóng rải rác ở tuyến xứ Lào mạn Đông Bắc.
- Sư đoàn 112 tràn qua Sầm Nứa thẳng tiến uy hiếp khu vực Cánh Đồng Chum.
- Sư đoàn 304 chèo đèo vượt suối chiếm đóng Nồng Hét, tiến đánh dọc đường ‘’Hoàng Hậu Astrid’’, một đường trọng yếu và hiểm trở thẳng từ phía Bắc Trung Việt tới trung tâm xứ Lào.
Đồng thời Võ nguyên Giáp phái 4 trung đoàn tới kìm giữ quân lực của Pháp trong pháo lũy Nà Sản và chặn con đường Liên Tỉnh số 41 (Sơn La-Lai Châu).
Quân đội Việt Minh lại tăng cường hoạt động trên khắp chiến trường Đông Dương để buộc quân đội Pháp phải luôn luôn chuẩn bị đối phó.
Ở Đồng Bằng Bắc Việt, các trung đoàn chủ lực của Liên Khu 3 bất thần xâm nhập đánh phá Tỉnh Kiến An và quấy rối trong Tỉnh Nam Định.
Ở Trung Việt, Nam Việt, Cao Mên, Việt Minh phát triển chiến tranh mìn ngăn cản đường giao thông của quân đội Pháp-Việt và Pháp-Mên.
Trong khi đó, tình hình quân sự ở Lào ngày thêm nguy ngập.
Quân đội Việt Minh đã tiến sát gần tới Thủ Đô Luang Prabang.
Các đồn điền ở phía Bắc Thủ Đô như Mường Ngôi, Mường Khoa lần lượt rơi vào tay quân đội Việt Minh sau những trận công hãm và tấn công đẫm máu.
Trong khu rừng rậm hoang vu của đất Lào đã xẩy ra những cuộc săn đuổi luẩn quẩn, ráo riết và kịch liệt giữa quân đội Pháp và quân đội Việt Minh.
Khó khăn chính của quân đội Pháp ở Ai Lao là sự thiếu đường giao thông chuyển vận. Trong mọi cuộc hành binh khác, quân đội Pháp dễ dàng thắng điểm quân đội Việt Minh phần lớn nhờ việc sử dụng được phương tiện giao thông nhanh chóng. Trái lại trung tâm kháng chiến ở Lào không thể nào liên lạc với các căn cứ quân sự Pháp ở Việt Nam bằng đường bộ. Bộ Tư Lệnh Pháp bắt buộc phải thành lập một cầu hàng không giữa Hà Nội và Cánh Đồng Chum để cứu vãn tình thế.
Nhiều tiểu đoàn Lê Dương và Bắc Phi Châu do đường hàng không đã tới Thủ Đô Luang Prabang đã hợp sức với quân đội Lào chống giữ Kinh Thành.
Một hàng rào giây thép gai và một hệ thống phòng ngự được thành lập cấp tốc bao tròn lấy Thành Phố Luang Prabang, sẵn sàng chờ đợi quân đội Việt Minh.
Ở Cánh Đồng Chum, một cảnh tượng Nà Sản thứ hai đã xuất hiện. Hàng chục tiểu đoàn Pháp-Việt cùng với trên một vạn binh sĩ Lào ra sức xây dựng pháo lũy, quyết sống chết gìn giữ trung tâm Ai Lao.
Quân đội Việt Minh vẫn tiến đều đều, theo sau có hàng vạn dân công chuyển vận lương thực, đạn dược.
Nhưng trận Ai Lao đang làm rầm rộ dư luận thế giới và khiến những người quan tâm đến thời cục phải hồi hộp lo âu thì bỗng nhiên quân đội Việt Minh ngừng tiến và lặng lẽ rút lui (9.5.1953) sau khi đã tiến đến sát châu thành Luang Prabang.
Từ Cánh Đồng Chum và Luang Prabang, quân đội Pháp lập tức phản công chiếm lại Xiêng Khuang, những đường Mường Ngòi, Mường Khoa, vùng Tho Thom, Ban Ban và truy kích quân đội Việt Minh, đuổi họ đến vùng đồi núi quê hương của dân tộc Mèo (PakSungSop).
Cuộc hành binh ma chơi của Việt Minh đã hiện, biến một cách lạ lùng, nhưng đứng riêng về mặt quân sự, người ta đã nhận thấy các lãnh tụ Việt Minh tỏ ra rất tiến bộ trong kỹ thuật chỉ huy chiến trường.
Bộ tổng tư lệnh Việt Minh đã đủ can đảm tổ chức một cuộc hành binh ‘’Viễn chinh’’ xa căn cứ địa hàng trăm cây số. Từ kỹ thuật chỉ huy một vài trung đoàn trên một mặt trận nhỏ họ đã tiến đến đủ sức chỉ huy, phối hợp, điều động hàng 4, 5 sư đoàn gồm 4, 5 vạn binh sĩ đủ các binh chủng: Bộ binh, pháo binh, công binh và thêm hàng vạn dân công để chuyển vận lương thực.
Chủ lực quân của Việt Minh đã rút khỏi đất Lào nhưng một vài đại đội đã lẩn lút ở lại để gây mầm du kích, tăng cường tổ chức và huấn luyện tác chiến cho những đội quân Neo Lao Issare mới thành lập.
Về mặt tuyên truyền, Việt Minh đã đạt được phần nào kết quả trong việc hư trương thanh thế cho ‘’chính phủ lưu vong’’ Phathet Lào của Souphanuvong.
Cuộc hành binh đánh Lào của Việt Minh không những chỉ riêng Pháp với các quốc gia liên kết phải lo ngại mà cả chính phủ Thái Lan cũng không yên tâm, đã cấp tốc chuyển quân lên gìn giữ biên thùy và một mặt sửa soạn nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp hộ.
Từ Thu-Đông năm 1950, bộ tư lệnh Việt Minh tương đối đã giữ được phần chủ động về phương diện chiến lược trên chiến trường toàn quốc. Nào đánh Vĩnh Yên, Đông Triều, Ninh Bình, Nghĩa Lộ và đánh Ai Lao.
Tất cả những cuộc tấn công của quân đội Pháp đều chỉ nằm trong hệ thống hành binh phòng ngự.
Đầu tháng 5.1953, Đại Tướng Salan, Tổng Chỉ Huy Quân Đội Pháp ở Đông Dương, người đã có công nhất và ở lâu nhất trên chiến trường Đông Dương, hết nhiệm kỳ được đổi về Pháp.
Chính phủ Pháp cử Đại Tướng Navarre sang thay thế.
Người ta còn nhớ tới những lời tuyên bố thành thực của cố Thống Chế De Lattre de Tassigny khi mới đặt chân đến Thủ Đô Sài Gòn hồi tháng Chạp năm 1950:
‘’…Tôi sẽ tôn trọng nền Độc Lập mà nước Pháp đã đem lại cho các Quốc Gia Liên Kết.
Tôi tin cậy vào sự phát triển và tiến bộ của quân đội các nước Liên Kết nhất là quân đội măng trẻ của Việt Nam.
Tôi sẽ nỗ lực cố gắng tái tạo Hòa Bình trên lãnh thổ của các Quốc Gia Liên Kết, cố tâm xây đắp một nền an ninh lâu bền trong nội bộ và gây một liên hệ mật thiết với các nước láng giềng…’’
Nhưng sự nghiệp chưa hoàn bị thì Thống Chế đã từ trần. Thống Chế mất giữa lúc trận đánh ở Hòa Bình đang lâm vào một giai đoạn dữ dội nhất, dưới quyền điều khiển của Đại Tướng R. Salan.
Nền Độc Lập của Việt Nam dù đã được bao cường quốc long trọng thừa nhận, các hiệp ước, thỏa ước, dù đã ký kết xong xuôi, bao cuộc hội nghị quan trọng đã khai mạc mà vấn đề Việt Nam vẫn bị lơ lửng chưa được giải quyết dứt khoát.
Vì đâu ? Vì tình trạng nội bộ Pháp vẫn là vai trò chính trên chiến trường Việt Nam. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam chưa thể một mình đủ sức cáng đáng nhiệm vụ chống giữ cộng sản.
Quân đội Pháp bó chân ở Đông Dương, chính phủ Pháp bị lúng túng trong kế hoạch tăng cường quân đội phòng thủ chính quốc, lại thêm phải gửi quân đội gia nhập Khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.
Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (1950) đã giao kết thành lập một tổ chức quân đội hỗn hợp gồm các quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Gia Nã Đại, Ái-nhĩ-lan, Pháp, Bỉ, Lục-xâm-bảo, Ý, Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha v.v…
Người ta lại còn dự định thành lập Khối Cộng Đồng Phòng Thủ Âu Châu để có thể tự vệ một cách đắc lực hơn nữa chống họa xâm lăng cộng sản.
Tình hình quốc tế từ khi xẩy ra chiến tranh Cao Ly lại hết sức căng thẳng. Hết chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng, từ chiến tranh trong bóng tối đến chiến tranh tâm lý, rồi người ta tố cáo nhau sử dụng chiến tranh vi trùng, rồi người ta đe dọa nhau bằng chiến tranh nguyên tử, khinh khí…
Viễn tượng ghê gớm của ngần ấy thứ chiến tranh bắt buộc mọi quốc gia đều phải lo chuẩn bị đề phòng giữ mình và riêng nước Pháp cũng mong giải quyết chóng váng chuyện Việt Nam để có thể rảnh tay đối phó với thời cuộc biến chuyển bất thần.
Đầu tháng 4 năm 1952, Hội Đồng Nội Các Pháp quyết định ủy nhiệm ông Letourneau, Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Liên Kết sang Đông Dương lãnh đạo Cao Ủy Phủ tạm thay thế nhiệm vụ của cố Thống Chế De Lattre.
Ông Letourneau tuyên bố sẽ thực hiện những hứa hẹn của nước Pháp trên giải đất Việt Nam và sẽ chú ý hợp tác với tất cả những ai thành thực cộng sự trong trận ‘’chiến đấu chung’’ chống ‘’kẻ thù chung’’.
Một tháng sau Nội Các Trần Văn Hữu nhường chỗ cho Nội Các Nguyễn Văn Tâm.
Nhưng trong khi đó, ở chính nước Pháp, mỗi đảng phái vẫn khư khư giữ lập trường riêng của mình về cách thức giải quyết vấn đề Việt Nam. Không may cho số phận Việt Nam, những lập trường đó lại tương phản nhau kịch liệt.
- Đảng cộng sản nhất định đòi:
Hồi hương ngay quân đội viễn chinh.
Trả Việt Nam cho cụ Hồ chí Minh.
- Đảng Xã Hội lưỡng lự nước đôi:
Không chiếm đóng, không rời bỏ.
Mở cuộc thương thuyết giữa Quốc Trưởng Bảo Đại với cụ Hồ chí Minh.
Đàm phán với các cường quốc và cả với Trung Cộng để giải quyết vấn đề Việt Nam.
- Đảng Cấp Tiến bi quan:
Khó lòng mà thương thuyết được với Việt Minh.
Khó lòng mà rời bỏ Đông Dương.
- Đảng Liên Hiệp Quốc Dân Pháp:
Thương thuyết với Việt Nam là đầu hàng.
Muốn tránh khỏi một ‘’Munich’’ ở Á Đông chỉ có một giải pháp: Liên minh thành lập một mặt trận ở Đông Nam Á.
- Đảng Cộng Hòa Bình Dân:
Chính phủ Pháp phải cố gắng làm mở rộng phạm vi cuộc thương thuyết ở hòa hội Bàn Môn Điếm (Cao Ly) để có thể có một thanh toán chung ở Thái Bình Dương.
Nếu không, phải tính tới một Hiệp Ước phòng thủ Thái Bình Dương, rút quân đội về, chú trọng Âu Châu hơn là Á Châu…
Những lập trường ‘’Mặt Trăng-Mặt Trời’’ của các đảng phái Pháp đã ảnh hưởng nặng nề tới những quyết định của chính phủ Pháp.
Do đó, cuộc bang giao Việt-Pháp đã tiến hành quá chậm chạp mặc dầu có nhiều động cơ thúc đẩy chính phủ Pháp phải thực hiện mau chóng nền Độc Lập của Việt Nam:
- Việc thế giới cộng sản công nhận chính phủ Việt Minh.
- Chiến cuộc Cao Ly và viễn tượng một trận chiến tranh thế giới lần thứ ba.
- Quân đội Võ nguyên Giáp giữ vai chủ động trên chiến trường ở Đông Dương.
- Công sản thành lập một chính phủ Thái Độc Lập ở Tỉnh Vân Nam, một lo ngại mới cho số phận những người Thái ở Việt Nam, Ai Lao, Thái Lan, Diến Điện.
- Quốc Vương Sihanouk phản đối sự chậm chạp trong việc trao trả mọi quyền hành cho Cao Mên v.v…
Chiến tranh ở Đông Dương đã gây thang tóc cho bao gia đình Pháp rất nhiều.
Hàng vạn binh sĩ và hàng ngàn sĩ quan Pháp đã bỏ mình nơi chiến địa, trong đó có những Tướng Tá cao cấp như:
- Các Tướng R. Marchand, B. Chanson, Harteman.
- Các Đại Tá: Dessert, Dèbes, Guffles, Destremau, De Sairigné, De La Baume, Edon, Erulin, Blanckaert v.v…
Từng ấy xương máu hy sinh chưa hàn gắn đủ lỗ hổng chính trị ở Đông Dương thì tháng 5.1953, Thủ Tướng Mayer lại tung ra một quyết định như sét đánh làm lung lay thương tổn tình giao hảo Việt-Pháp: Quyết định phá giá đồng bạc Đông Dương.
Sự thực, đồng bạc Đông Dương với giá 17 Phật Lăng (theo giá Hối Đoái Cục trước ngày 9.5.1953) đã gây ra nhiều vụ buôn lậu khổng lồ, tổ chức rất khoa học, thu lợi được hàng trăm triệu:
- Trước hết người ta mua Mỹ kim ở Pháp (Giá chợ đen 400 Phật Lăng 1 Mỹ kim) rồi tìm cách sang Đông Dương bán lại (Giá chợ đen 1 Mỹ kim là 50 đồng Đông Dương tức là 850 Phật Lăng). Như thế mỗi Mỹ kim lại được 350 Phật Lăng.
Nếu không bán Mỹ kim ở Đông Dương, người ta đem sang bán ở Hồng Kông với giá một Mỹ kim ăn 12 đô la Hồng Kông (12 đô la Hồng Kông đổi được 52 đồng bạc Đông Dương).
- Một cách khác con buôn dùng Phật Lăng mua tiền Đông Dương với giá rẻ ở thị trường ngoại quốc (8,50 Phật Lăng là 1 đồng Đông Dương) rồi đem tiền đó về Đông Dương tìm cách chuyển ngân theo giá Hối Đoái Cục, sang Pháp. Như vậy, 8,5 Phật Lăng từ Pháp ra đi trong vòng một tháng lúc về đã biến thành 17 Phật Lăng.
Cách tổ chức cho đồng tiền ‘’du lịch’’ hay nói đúng hơn ‘’phiêu lưu mạo hiểm’’ vòng quanh như thế đã giúp phần nào cho cộng sản (Trung Cộng và Việt Nam) những chỉ tệ cần thiết để mua ngoại quốc, đã làm giầu riêng cho một số con buôn, đồng thời làm lũng đoạn nền tài chính ốm yếu dở của Pháp.
Để chấm dứt tình trạng chênh lệch nguy hại đó, Thủ Tướng R. Mayer đã quyết định phá giá đồng bạc không cần hỏi qua ý kiến những chính phủ của các Quốc Gia Liên Kết, không đếm xỉa đến hàng chục triệu con người mà đời sống bị lệ thuộc chặt chẽ vào giá trị lỏng lẻo của đồng bạc ở xứ họ.
Quyết định một chiều của vụ phá giá đồng bạc thực ra không có lợi cho Pháp.
- Hại trước tiên là dân chúng ở Đông Dương đâm ra nghi ngờ lòng thành thực của chính phủ Pháp. Từ hành động kinh tế đến hành động chính trị.
Chỉ cần có một khả năng nhận xét trung bình, người dân cũng cảm thấy rõ mức độ lệ thuộc về tài chính của các Quốc Gia Liên Kết đối với nước Pháp.
Một chính khác Pháp đã sáng suốt nhận định rằng: ‘’Yếu tố chính trị thứ nhất để gây lại Hòa Bình là phải thắng được sự nghi ngờ của người Việt Nam đối với Pháp…’’
Quyết nghị của Thủ Tướng Mayer đã trái ngược hẳn với tinh thần câu nói đó và làm phí phạm bao nỗ lực của các chính khách Pháp-Việt đang cố gắng tạo một tâm lý tín nhiệm trong dân chúng Việt Nam.
- Hại thứ nhì là đối phương dùng quyết định phá giá đồng bạc làm lợi khí tuyên truyền tăng mức độ cuồng tín cho quân đội họ và dễ dàng chọc thêm những lỗ hổng mới trong hàng ngũ quốc gia của các chính phủ Liên Kết.
Người ta đã giải thích rằng những vụ buôn lậu đồng bạc chỉ riêng lợi cho Việt Minh, giúp họ thành công trong việc võ trang các sư đoàn mới thành lập.
Người ta đã quên không tính đến hàng chục triệu dân chúng đang sống điêu đứng trong vùng Việt Minh, đang phải nai lưng đóng góp sức lao động để tăng gia sản xuất. Người dân đã phải nhịn ăn, nhịn mặc, vùi đầu sản xuất ra gạo, ra đường, ra thuốc phiện, góp mồ hôi, máu và nước mắt để đổi lấy quân nhu vũ khí trang bị cho quân đội Việt Minh.
Sức lao động của con người mới là chỉ tệ chính và chắc chắn nhất cho Việt Minh.
Người ta nêu những bằng chứng tỏ ra Việt Minh đã đặt nhiều phái đoàn ở Vọng Các (Thái Lan), ở Hồng Kông, ở Áo Môn để thu Mỹ kim, mua khí giới. Điều đó đúng, nhưng chưa phải đấy là những hoạt động quyết định được vấn đề trang bị của quân đội Võ nguyên Giáp.
Sự thực đã chứng tỏ rõ ràng như sau:
Từ 1947 đến cuối năm 1949, ngoại thương cục mới chỉ do một cán bộ trung cấp không tên tuổi phụ trách và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp. Trong giai đoạn chiến lược ấy (giai đoạn phòng ngự) bộ đội Việt Minh mới chỉ thạo bắn súng trường, thạo đánh mìn và ‘’vũ khí trắng’’ (mã tấu, mác búp da v.v…)
Sau trận Tô Vũ năm 1948, rút kinh nghiệm về khả năng sử dụng trọng pháp của bộ đội, Việt Minh bắt đầu mở nhiều cuộc luyện quân (phong trào luyện quân lập công 1948-1949) để tiến tới sử dụng được vũ khí tối tân.
Cuối năm 1949, khi Mao Trạch Đông đã thành công trên lục địa Trung Hoa, bộ tư lệnh Việt Minh được cải tổ và thêm ngay một tổng cục quan trọng, mới mẻ: Tổng cục hậu cần dưới quyền điều khiển của Trần đăng Ninh, một lãnh tụ cộng sản.
Nhiệm vụ khẩn yếu của tổng hậu cần là tổ chức ngay một cục vận tải giao phó cho Nguyễn văn Thiện, cán bộ khu ủy cộng sản phụ trách.
Cục vận tải chuyên việc tiếp nhận và chuyển vận những quân nhu vũ khí do Mao Trạch Đông viện trợ.
Tính chất quan trọng của ngoại thương cục mất dần, chỉ còn giữ một nhiệm vụ phụ trong công tác trang bị toàn quân.
Bộ đội Việt Minh khi đến tuổi trưởng thành đã may mắn gặp dịp đại thắng của quân đội Trung Cộng bên kia biên giới, và cũng nhờ đó, được vũ trang đầy đủ.
Chỉ tệ Mỹ kim do những vụ buôn lậu đồng bạc Đông Dương cung cấp, chỉ giúp được một phần nhỏ trong vấn đề trang bị quân đội của Việt Minh.
Tóm lại, quyết định phá giá đồng bạc của Thủ Tướng R. Mayer là một việc làm hơi nông cạn, không khôn khéo, chỉ nhìn theo góc cạnh thuần túy về tài chánh (riêng cho nước Pháp) mà quên lãng mục tiêu chung: Xây dựng tòa nhà Liên Hiệp Pháp.
<—Chương 3b —-> Chương 3 (tiếp theo)

No comments: