sưu tập
NHỮNG CON CÁO ĐỎ
22. QUẠ VÀ CÁO
23. CON CÁO VÀ CHIẾC ÁO LÔNG CỪU
24. CÁO VÀ CHIM HẢI ÂU
25. CON CÁO ĐỎ ĐUÔI VÀNG
26. CON CÁO THÍCH ĐÙA
27. CÁO VÀ GÀ
28. CON SÓI MẤT ĐUÔI
29. MƯU SÂU HỒ LY
30. CON CÁO VÀ CON THỎ TRONG MÙA ĐÔNG
31.NÀNG CÁO ĐỎ VÀ CÂY LÊ
32.CÁO VÀ VỊT TRỜI
33. GIA ĐÌNH CÁO ĐỎ ĐUÔI TRẮNG
34. ĐẠI BÀNG, CÁO, QUẠ VÀ NGƯỜI CHĂN CỪU
35 .CHIM ƯNG VÀ CÁO
36. CON CÁO VÀ CON SÓC
37. ĐÀN CÁO ĐỎ VÀ ĐÀN SÓI
38. CÁO VÀ VOI
39. CON CHỒN VÀ CON SÓI
40. ANH EM NHÀ RÙA
-Chào chú gà. Chú còn trẻ mà trông oai hùng quá. Bộ lông cánh của chú muôn màu sắc trông thật là rực rỡ, dù loài công, loài phượng cũng thua xa. Nếu như chú mà biết hát, biết ca nữa thì tài sắc song toàn.
-Hoan hô chú gà! Chú ca hay qua! Nhưng chú đậu cao quá, thiên hạ không nghe rõ tiếng ca ấm áp và oai hùng của chú. Chú đậu thấp một tý nữa thì cả thế giới đều nghe giọng ca tuyệt vời của chú.
Gà nghe nói bèn nhảy xuống thấp một chút, và cất tiếng gáy. Khi gà giương cổ, nhắm mắt để gáy thì cáo nhảy lên thộp cổ rồi cấu xé từng miếng ăn ngon lành!
Khác với con gà trong truyện, một con gà khác đang bới đất tìm dun, tìm thóc, thì ngửi thấy mùi chồn, nó vội bay lên cành cây. Con chồn chạy đến, ôn tồn bảo gà:
Con gà biết rõ lòng dạ con cáo, nên thưa rằng:
-Thưa bác, cháu rất tin tưởng lòng yêu nước, thương nòi của bác. Cháu cũng mong muốn thế giới hòa bình, chấm dứt cảnh loài vật ăn thịt loài vật. Cháu thấy đằng xa có hai bác chó đang đi đến. Cháu sẽ kêu gọi hai bác ấy đến đây để bốn chúng ta cùng nhau thành lập mặt trận Đại đoàn kết, đưa thế giới tiến lên hòa bình, thịnh vượng.
Nghe tin có hai con chó nhà đang đi đến, Cáo bèn tìm cớ rút lui:
-Hoan hô tinh thần chú gà yêu nước! Nay tôi bận công tác, để khi khác, chúng ta sẽ tiếp tục bàn việc lập Mặt trận, lập Liên Minh nhé!
-Chào bác quạ. Bác có bộ áo đen đẹp quá! Khắp thế giới không ai có.
Quạ nghe khen bèn há miệng cười sung sướng làm cho con gà con rớt xuống đất. Cáo bèn chụp con gà mang đi thẳng.
-Chú đi theo tôi thì lợi nhuận cao, ăn uống ngon lành hơn là làm nghề săn chuột. Đã mất công mà lại ăn chẳng ngon lành gì. Hơn nữa, chú phải theo tôi để tôi dạy chú công tác cách mạng đó là đánh phá loài người bóc lột theo chủ trương của Hồ đại tiên. Việc trước tiên là đánh phá kinh tế địch làm cho lương thực của địch hao hụt, ta lấy thực phẩm địch nuôi sống quân đội ta trong chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Ta phải diệt bọn tay sai của loài người, như Chó, Gà, Vịt là quân phản động, là kẻ thù của cách mạng.
-Mèo già hóa Cáo! Mèo già hóa Cáo!
Chẳng may cho Mèo, Chó chạy đến đánh đuổi mèo, Mèo bị Chó cắn mà bị trọng thương!
Trong khi Gà mẹ và Gà bố chiến đấu kịch liệt thì Cáo nhảy vào bắt một lúc hai ba chú gà con mang đi mà không gặp trở ngại nào! Cáo tuyên bố tin chiến sự ngày hôm đó :ta hoàn toàn thắng lợi, quân địch thua to! Trong cuộc hợp tác này, quả thật chỉ có Cáo là đại thắng lợi.
23. CON CÁO VÀ CHIẾC ÁO LÔNG CỪU
Một hôm con Cáo chui trong hang ra, ngẩng đầu lên thấy con chim đại bàng bay trên trời cao. Thấy con Cáo dưới đất, Đại bàng bay xuống chào hỏi:
Đại Bàng bay lên trời cao, Cáo nhìn theo và cũng sinh ra ước mong muốn được bay lên trời xanh như Đại Bàng. Đại Bàng bay lên một hồi lại hạ xuống bên cạnh Cáo:
-Tôi cất tiếng ở trên trời cao, anh có nghe rõ không?
-Có! Tôi nghe rõ lắm. Ở trên cao nhìn xuống, anh thấy trái đất như thế nào?
-Nhiều khi tôi bay cao tít thì không thấy gì.
-Tôi chẳng tin lời anh!
Lời nói của Cáo làm Đại Bàng bực mình. Đại Bàng tìm cách chơi Cáo một phen cho hả giận!
Đại Bàng bèn bảo Cáo leo lên mình Đại bàng để Đại bàng đưa Cáo đi dạo trời cao. Cáo bèn leo lên lưng Đại bàng, hai tay ôm chặt cổ Đại Bàng. Đại bàng bay vùn vụt lên trời. Cáo sợ quá nhắm tit hai mắt lại. Bay một hồi, Đại Bàng hỏi Cáo:
-Anh thấy trái đất như thế nào?
Cáo mở mắt nhìn xuống đất rồi đáp:
-Quả đất to bằng cái nia.
Đại bàng bay lên cao nữa, hỏi Cáo thấy cái gì. Cáo mở mắt nhìn rồi đáp:
- Trái đất bằng cái rổ.
Đại Bàng lại bay tít lên cao, và hỏi Cáo:
-Anh thấy gì?
Cáo đáp:
-Bằng củ hành.
Đại bàng bèn bay vút lên mây xanh và hỏi:
-Thế nào?Thấy gì?
Cáo hoa cả mắt, trả lời:
-Không thấy gì cả.
Đại Bàng bảo:
-Bây giờ tôi giao cho anh tự tìm hiểu lấy trái đất nhé!
Đại Bàng bèn nghiêng đôi cánh và nhào lộn vài vòng khiến Cáo rơi xuống đất.
May thay, Cáo rơi xuống một cái áo da cừu của một anh thợ cày quăng trên đống rơm cho nên Cáo không bị tan thịt nát xương.
Cáo bèn lấy cái áo da cừu mang vào người rồi trốn trong rừng.Nhưng một ông Báo trông thấy Cáo liền hỏi:-Mày làm sao có cái áo da cừu đẹp thế?
Cáo đáp:-Tôi nay đã thay đổi lối sống. Tôi không còn ăn cắp gà vịt của nông dân. Tôi nay làm thợ may nên đã may nhiều bộ áo ấm bằng lụa hay da thú rất đẹp. Ông có muốn tôi may cho ông chiếc áo da cừu như của tôi không?
Báo trả lời:-Mày may cho tao một cái nhé.
Cáo đáp:
-Ông mang cho tôi sáu con cừu. Da cừu thì may áo cho ông, còn thịt Cừu thì coi như ông trả công cho tôi. .
It hôm sau, Báo mang đến cho Cáo sáu con cừu chết.
Cáo mừng rỡ khen trí thông minh của mình.
Cáo nhờ Báo đưa sáu xác cừu vào trong hang, và hứa hẹn mười ngày sau sẽ may xong áo. Khi Báo ra về, cả nhà Cáo nhìn thực phẩm do Báo đem đến mà vui mừng vô hạn. Cả nhà ra sức ăn ngày, ăn đêm. Ăn xong thì vui chơi thả cửa vì không cần đi kiếm lương thực nữa.
Riêng con Báo thì không vui vẻ chút nào vì sợ con Cáo may không xong áo. Sau mười ngày, Báo đến ngoài của, la to:-Áo may xong chưa?
-Cáo trả lời:
-Ông to quá cho nên may chưa xong. Xin ông mang thêm ba con cừu nữa thì mới may đủ cho ông!
Báo bực mình, và có chút nghi ngờ, nhưng vẫn đi kiếm thêm ba con cừu nữa. Cả nhà Cáo lại chè chén no say hết ngày này qua ngày khác. Riêng Cáo bắt đầu lo lắng. Thịt cừu thì ăn gần hết song nó không biết may vá ra sao. Nó lo sợ Báo trả thù. Bây giờ thì nó phải đi kiếm ăn ở vùng khác để khỏi đối diện với Báo. Nó cũng nghĩ đến lúc gặp Báo, nó sẽ nói nó chưa may xong vì thiếu chỉ, vì kim gãy, và nó bận tu hành.. .
Nhưng Báo thì biết rõ nó bị Cáo lừa. Nó tính kế báo thù. Báo nằm nín thở và bất động trong một bụi rậm gần hang Cáo. Khi nghe bước chân Cáo về, nó xông ra vồ nhưng Cáo lủi nhanh vào hang. Báo chỉ nắm đưọc cái đuôi Cáo. Báo nói:
-Tốt thôi! Lần này tao không bắt được mày nhưng lần sau thì mày chết chắc. Tất cả con Cáo đều có đuôi, riêng mày không đuôi! Ha! Ha!
Nó bèn đi bắt một tổ chim và đặt trước hang Cáo vì loại chim này có giọng giống Báo khò khè. Nó nghĩ rằng làm như thế thì Cáo sợ mà nằm bẹp trong hang, không dám ra ngoài kiếm ăn.
Sau hơn một tuần, nhà Cáo đói lắm. Cáo mới nghi ngờ làm sao mà Báo có thể nằm hoài một chỗ mà không đi kiếm ăn. Cáo lén bò ra và khám phá ra đó là cái tổ chim. Cáo tức giận là đã bị Báo lừa dối nhưng Cáo sợ Cáo mất đuôi dễ bị Báo tìm thấy. Cáo bèn trù định kế hoạch. Một đêm vắng vẻ, Cáo ra ngoài hang, chạy khắp nơi, kêu bạn bè, họ hàng, anh em:
-Anh em ơi, tôi khám phá ra một cái vườn đầy trái nho chín.Chủ nhân ngủ say rồi, chúng ta hãy xông vào mà chén.
Khi đó có gần hai mươi con Cáo chạy đến, chúng thất vọng khi chẳng thấy gì cả. Cáo bèn bảo đồng bọn:
-Chúng ta có nhiều chỗ ăn nho, mỗi người một vườn. Cả bọn theo Cáo tản đi các nơi. Cáo bảo nhỏ:-Để tránh khỏi tranh giành, ta cột mỗi anh vào một cây nho.
Cả bọn đồng ý cho Cáo ta cột lại với cây nho chủ quyền của mình. Khi việc đã xong, Cáo chạy tới các chủ nhà hô hoán âm lên:-Bọn ăn trộm đã ăn cắp nho rồi. Mau đem giáo mác, gậy gộc mà đánh đuổi chúng! Chủ nhân và gia nhân đồng thức dậy, vác dao mác, gậy gộc đánh kẻ trộm.Bọn Cáo nghe tiếng người đến, tất cả đều hoảng sợ nhưng không chạy được vì bị cột đuôi vào cây nho. Một số liều mạng cố nhịn đau mà chạy đến mất cả đuôi trong khi một số bị bắt, một số bị chết!
Từ đó, Báo thúc thủ vì trong vùng có nhiều Cáo cụt đuôi, nó không biết đích xác con nào đã lừa dối nó. Cáo từ đó di chuyển qua chỗ khác, cùng vợ con sống thung dung.
Ngày xưa có một cặp vợ chồng Hải âu sống trên bờ hồ. Tuy sống ở hồ, tổ hạnh phúc của nó lại ở trên sườn núi khá cao. Con mái đẻ đưọc ba trứng, và chim mẹ suốt ngày lo việc ấp trứng, thỉnh thoảng mới lìa tổ để đi kiếm ăn. Sau một thời gian, ba cái trứng nở thành ba con Hải âu nhỏ, miệng kêu chim chíp suốt ngày. Mẹ Hải âu rất tự hào vì con mình xinh đẹp. Mẹ Hải âu cũng vô cùng sung sướng vì đây là gia đình đầu tiên của nàng. Nàng bận rộn suốt ngày. Hết ra hồ bắt cá lại lên núi tìm sâu bọ cho con nàng.
Một thời gian sau, ba đứa con của nàng càng lớn, nàng lại càng cực nhọc hơn để lo cho ba cái dạ dày mạnh khoẻ và tham lam của ba đứa con. Trong lúc Hải âu mẹ bận rộn hết ra hồ lại lên non tìm thực phẩm cho con thì kẻ thù truyền kiếp của Hải âu là Cáo luôn rình rập. Con Cáo nấp ở sau mỏm đá nhìn tổ chim mà thèm thuồng vô hạn. Nó quan sát mọi việc xuất nhập, khứ hồi của mẹ Hải Âu.
-Phải chờ đợi! Phải nhẫn nại. Phải im lặng kẻo chúng nghe thấy.
Khi mẹ Hải Âu bay lên cao, Cáo len lén leo qua các mỏm đá đến gần tổ chim. Cáo đã chuẩn bị sẵn. Trước đây, nó lượm được một cái túi của một nông dân bỏ quên trên cánh đồng, nay nó mang theo để bỏ ba con chim vào túi. Chim con nằm trong túi dù có kêu, chim mẹ cũng không nghe tiếng. Ba con bỏ trong túi rất tiện vì chỉ mang một lần được cả ba con.
Nhưng những tiếng kêu yếu ớt của chim con đã lọt vào tai mẹ, nó bèn bay về tổ với miệng ngậm đầy cá cho con nó. Chim mẹ bay trên cao thấy Cáo chạy thì biết là Cáo đã bắt con mình. Nó bèn bay theo Cáo. Chim mẹ than khóc:
-Làm sao ta cứu các con của ta?
Trời thì nóng bức, trái đất khô khan và bẩn thỉu, bụi bặm. Con Cáo chạy một hồi thì mệt lả. Đường núi khó khăn, trên vai túi lại nặng, trên cao chim mẹ đuổi theo, tình trạng của Cáo thất khốn đốn. Mệt quá, Cáo bỏ cái túi xuống đất, lấy đá chặn lại, rồi ngồi xuống một tảng đá để nghỉ ngơi . Mấy bữa trước Cáo đã không ngủ được, nay lại chạy liên tiếp trên đỉnh núi , Cáo liền nhắm mắt và ngủ quên. Chim mẹ theo dõi trên cao liền nhẹ nhàng bay sà xuống. Chim mẹ bảo thầm các con:
-Các con hãy im lặng. Nguy hiểm lắm. Không được kêu la gì cả!
Nghe tiếng chim mẹ, chim con rất sung sướng.Chim mẹ lật tảng đá rồi bảo các con chui ra. Nó bảo các con nhẹ nhàng đi lưọm củi và lá. Nó bỏ đá, lá và củi vào túi rồi cột lại, và đặt một tảng đá lên trên miệng túi. Làm xong các việc, Hải âu mẹ bảo hải âu con chạy theo mẹ và ẩn náu vào hốc đá. Chim mẹ liền bảo chim con:
-Các con hãy im lặng mà trốn nơi này. Mẹ sẽ chở các con về tổ từng đứa một.
Hải âu mẹ chở các con về tổ an toàn. Nàng lại tìm thấy một cái hang mới ở bên kia hồ, bèn làm một cái tổ mới ở nơi đây và nàng rất an tâm vì Cáo không thể nào vượt qua hồ mà đến tổ ấm gia đình của nó.
Cáo nằm ngủ khoảng hai hay ba giờ. Khi tỉnh dậy, Cáo nhìn mặt trời và biết mình đã ngủ rất lâu. Cáo bèn vác cái túi leo lên đỉnh núi, tìm một cái hang yên tĩnh , không ai thấy, không ai quấy phá để thưởng thức thịt hải âu non. Cáo mang cái túi thấy nhẹ hơn trước, nhưng Cáo nghĩ chắc mình đã ngủ nhiều, sức khoẻ dồi dào nên cảm thấy cái túi nhẹ đi. Những cái gai của que củi đâm vào lưng khiến cho Cáo cho rằng đó là những cáo mỏ nhọn của hải âu con.
Khi đến địa điểm thích hợp, Cáo mở túi ra xem thì thấy toàn là đá, lá và củi. Cáo ngạc nhiên không hiểu ai đã thả các con chim và bỏ đá, lá và củi vào trong túi. Cáo suy nghĩ và đoán là chim mẹ đã cứu các con.
Cáo tức giận tìm trở lại tổ cũ nhưng Cáo không thấy tổ chim nữa. Cáo nhìn kỹ trên mặt hồ và thấy chim mẹ đang bắt cá. Cáo quyết tâm báo thù nhưng nó không có cách nào qua bên kia hồ.Nó nghĩ cách vượt hồ. Nó nghĩ ra cách cứ uống hết nước hồ thì sẽ đi qua được.
Vì vậy, ngày nào Cáo cũng uống nước hồ. Sau vài tuần, Cáo mập ú lên, đi không nổi. Cáo lại tiếp tục uống khiến cho thần hình Cáo mập gấp năm, gấp sáu lần trước. Cáo tin tưởng hồ săp cạn và mình có thể bắt mẹ con hải âu mà ăn thịt ngon lành. Cáo rán sức uống. Đùng!Bụng Cáo bể làm đôi, Cáo lăn ra chết bên bờ hồ.
Nghe tiếng nổ lớn ở bên kia hồ, Hải âu mẹ bay sang xem thử sự gì xảy ra. Khi thấy Cáo chết, Hải âu mẹ vui mừng vì từ nay, các con nàng được tự do, hạnh phúc.
-Anh Gấu, đã lâu chúng ta không gặp nhau, anh dạo này sinh sống ra sao?
Gấu đáp:
-Tôi đói lắm!
Cáo đáp:
-Tôi cũng vậy. Chúng ta hợp tác với nhau, cùng nhau đi săn nhé? Chúng ta phải đoàn kết chống loài người tàn ác, bóc lột tổ tiên chúng ta.
-Gấu đáp:
-Vùng này nghèo đói lắm. Chẳng có gì. Chỉ có mấy con chim sẻ, chúng sợ tôi lắm. Thấy bóng tôi là chúng bay mất, chẳng được xơ múi gì! Cuộc sống khó khăn, vất vả lắm! Không kiếm được thức ăn, sức đấu mà tranh đấu với loài người!
Cáo đáp:
-Tôi có thể bắt lũ chim đó dễ dàng. Tôi chỉ sợ loài người, tôi căm thù loài người.
Gấu đáp:
-Tôi không sợ loài người. Nhưng tôi không thể bắt được chim sẻ. Tôi không rành nghệ thuật "vận động quần chúng"!
-Vây thì anh đợi tôi. Bọn chim sẻ sẽ đến đây trong chốc lát thôi!
Gấu chờ đợi, quả nhiên trong vài phút, Cáo đã mang về cho Gấu vài con chim sẻ. Gấu ăn ngon lành. Gấu nói với Cáo:
-Anh đã cho tôi chim sẻ, đến lượt tôi, tôi sẽ tặng bạn vài người.
Cáo chờ dài cổ thì Gấu trở lại với hai bàn tay không. Không những thế, Gấu còn bị thương nặng vì con người đã bắn mũi tên làm Gấu bị thương trầm trọng. Cáo đỡ Gấu nằm xuống, lấy lửa đốt lên nung vài viên đá cho đến khi đỏ lên. Cáo buộc chân tay Gấu lại và bảo:
-Anh hãy nằm yên để tôi sẽ rút mũi tên cho anh và trị vết thương cho anh.
Gấu nằm yên. Cáo lấy đá nung đỏ bỏ vào chỗ vết thương và ấn mạnh mũi tên vào sâu khiến Gấu chết lập tức.
Cáo nhảy múa xung quanh xác Gấu:
-Vui quá ! Vui quá! Ta có đủ thực phẩm qua mùa đông rồi!
Mùa đông vừa đến thì Cáo đã xơi hết thịt Gấu, chỉ còn xương và da. Cáo đem bỏ trôi sông. Cáo gặp Sói nâu. Hai bên chuyện trò thân mật như hai anh em cùng họ hàng. Cáo vồn vã chào:
-Chào anh! Dạo này anh có khoẻ không? Anh có đủ lương thực không?
Sói đáp:
-Đói dài! Đói khốc liệt! Đói dã man!
-Tôi đã có cách "chống đói" Anh thấy đằng kia có con sông, dưới lớp băng mỏng toàn là cá. Anh lấy đuôi làm lưỡi câu và mồi, ngồi vào các lỗ băng người ta đã đào sẵn, thả đuôi xuống, lũ cá sẽ đến ngậm đuôi anh. Anh phải ngồi yên lặng cho đến hoàng hôn thì giật đuôi lên mà bắt cá.
Ngồi đến tối thì Cáo đến. Cáo bảo:
-Được rồi. Anh hãy nhấc đuôi lên. Không ngờ Sói rán sức mà vẫn không kéo được cái đôi lên. Cáo thấy vậy cười hả hả:
-Mày mắc mưu tao rồi!
Cáo bèn rút dao đâm Sói chết, rồi tha xác Sói về hang để ăn dần dần.
26. CON CÁO THÍCH ĐÙA
Một hôm Cáo bắt được một chị Vịt trời mập mạp tại nằm ngủ bên cạnh một cái hồ. Nó cầm đôi cánh gíúp chị Vịt leo lên bờ. Nó chế riễu dáng điệu phục phịch của chị Vịt, nó bèn đừa giỡn, bắt chước tiếng kêu cạp cạp của chị. Nó bảo:
Chị Vịt bảo: - Việc này cũng dễ thôi! Tôi sẽ khoanh tay, nhắm mắt, cầu nguyện và ăn thịt anh!
-Đúng là tôi muốn nói thế!
Cáo nói xong, khoanh tay lại, cầu kinh và nhắm mắt. Khi Cáo làm như thế, Vịt vươn cánh và bay qua hơn nửa hồ. Con Cáo vừa liếm mép thèm tiếc, vừa tực giận, nói:
-Từ nay tao thề sẽ không cầu kinh nữa. Tao chỉ cầu kinh khi nào cái bụng của tao đã đầy thịt bọn bây!
-Anh có mấy trò gạt gẫm thiên hạ?
-Tôi có ba cái. Còn anh bao nhiêu?
Cáo đáp:-Tôi có hàng tá!
Gà hỏi:-Anh có trò gì hay?
Cáo đáp:-Ông nội tôi có trò nhắm một mắt rồi thét to lên một tiếng!
Con gà đáp:-Tường trò gì chứ trò đó dễ ợt, tôi làm cũng được!
Cáo bảo Gà:-Làm thử coi!
Gà nhắm một mắt và gáy to thì Cáo nhảy lên cắp cổ Gà!
Bà chủ nông trại kêu to lên:-Thả gà của tao ra! Thả gà của tao ra!
Con Gà bèn nói với Cáo:
-Anh phải nói: U a u uây! U a u uây!
Cáo nghe lạ tai, bèn hỏi:-Mày nói cái gì?
Khi Cáo há miệng hỏi, ngay lập tức , gà bay lên nóc nhà!
Rồi nhắm một mắt nó cất tiếng gáy dài!
28. CON SÓI MẤT ĐUÔI
Một ngày nọ, Sói và Chồn cùng đi với nhau, chúng nó lén trộm một cái bánh bơ sữa của một nông gia. Con Sói ỷ thế mạnh nên giành ăn gần hết, chỉ chừa chút ít cho Cáo. Cáo giận lắm không dám dùng sức tranh đoạt cũng không dám dùng lời lẽ cự lại. Nó âm thầm tìm cách báo thù. Đêm sau, cả hai lại gặp nhau. Cáo nói:-Tôi ngửi thấy mùi bánh bơ sữa thơm nức.
Cáo chỉ mặt trăng và nói:-Cái bánh đó kìa!
Sói hỏi:
-Làm sao mà lấy nó?
Cáo dẫn Sói ra sông, nơi đây nước đóng thành băng nhưng giữa giòng sông một mặt trăng to lớn rạng rỡ nằm ở đó. Cáo bảo:
-Anh để đuôi anh vào đây. Tôi đi canh người nông dân kẻo hắn tỉnh dậy đánh đuổi mình. Tôi sẽ trở lại để cùng anh ăn cái bánh bơ sữa này!
Sói nghe lời, đặt đuôi vào cái bánh trăng tròn và chờ đợi. Khoảng hơn giờ sau, Cáo chạy vào nhà nông dân, kêu to:
-Sói đến! Sói đến! Chúng ăn thịt trẻ con!
Nông dân nghe tiếng kêu la, vội vác gậy chạy ra đánh Sói. Sói sợ hãi bỏ chạy nhưng cái đuôi đã dính vào băng. Sói liều mạng giật mạnh cái đuôi khiến cho cái đuôi bị đứt lìa mà chạy thục mạng!
29. MƯU SÂU HỒ LY
Con thỏ có khả năng chịu đựng mùa đông lạnh lẽo. Nó sống đơn giản nên có thể qua được những muà đông lạnh giá nhất.Nó chỉ cần vài cọng rau, vài ngọn lá, vài chồi cây hay rễ cây là qua ngày đoạn tháng.
Một ngày đông nọ, con Thỏ gặp con Cáo. Thấy Thỏ mạp mạp, tốt tươi thì Cáo rất ngạc nhiên và hỏi:
-Tại sao anh lại béo tốt, khoẻ mạnh như thế này? Trong mùa đông tháng giá này , anh sống làm sao? Tôi thì đói quá, không kiếm được chút gì mà bỏ vào bụng.
Con Thỏ đáp:
-Tôi ấy à, tôi ăn trứng!
-Ôi chao ! Sao anh ăn sang thế? Làm sao có trứng mà xơi?
Con Thỏ đáp:
-Có khó gì đâu. Hằng ngày trên đường này, các bà nhà quê thường mang trứng ra chợ bán. Khi thấy họ đi tới, tôi giả đò nằm lăn ra vệ đường trước mắt bà như là tôi bị trúng đạn. Người đàn bà bèn bỏ thúng xuống , định nắm lấy tôi bỏ vào thúng để đem ra chợ bán. Khi mụ đàn bà định bắt tôi thì tôi cứ bò ra xa rồi lại giả nằm lăn ra đất. Khi thấy mụ đã đi khá xa cái thúng, tôi vội vàng chạy lại ôm cái thúng trứng chạy vào rừng. Thế là tôi có đủ lương thực trong năm bữa, nửa tháng..
-Tôi muốn theo anh làm như thế. Anh giúp tôi nhé!
Thỏ trả lời:
-Tôi sẽ giúp anh nếu anh có lòng tốt chia cho tôi một ít.
Cáo đồng ý.Hôm sau, cả hai cùng nhau ra đường cái, và cùng nấp sau bụi cây rậm rạp. Theo chỉ dẫn của Thỏ, Cáo lừa một bà nhà quê, bưng cả một rỗ trứng chạy vào rừng. Con thỏ chạy theo Cáo để lấy phần. Thỏ thấy Cáo chia trứng ra nhiều phần, ngạc nhiên, bèn hỏi:
-Sao nhiều phần thế?
Cáo chỉ vào các phần mà nói:
-Gia đình tôi đông người lắm. Đây là phần cha tôi. Đây là phần mẹ tôi, Đây là phần ông nội tôi. Đây là phần bà nội tội. Đây là phần ông ngoại tôi. Đây là phần bà ngoại tôi. Đây là phần anh tôi. Đây là phần em gái tôi. Và đây là phần của tôi.
Thỏ hỏi:
-Thế phần của tôi đâu?
Cáo đáp:
-Anh không có phần. Anh không có tiêu chuẩn.
Con Thỏ tức giận tìm cơ hội báo thù.
It lâu sau, Thỏ và Cáo gặp nhau. Trong khi Cáo khốn khổ thì Thỏ vẫn phởn phơ. Cáo hỏi:
-Đạo này thời tiết khắc nghiệt, anh sống ra sao?
Thỏ đáp:
-Tôi sống bằng Cá.
Cáo van nài:
-Xin anh giúp tôi có cá mà ăn cho qua ngày tháng khó khăn.
-Tôi sẵn sàng giúp anh lần nữa. Cách đây không xa, ở cạnh tòa lâu đài có một hồ cá. Dân nơi đây đục băng thành một lỗ mà câu cá. Buổi tối, tôi hay đến nơi đây. Tôi đứng trên băng, thả cái đuôi xuống câu cá. Cứ làm như vậy, mỗi lần tôi bắt được hàng chục con cá to và béo!
Cáo nói:
-Dễ thế cơ à? Cái đuôi tôi dài, chắc câu được khối cá!
Thỏ nói:
-Vậy thì tối nay mình gặp nhau tại ao cá nhé!
Đêm đó, cả hai gặp nhau tại ao cá. Thỏ bảo:
-Anh Cáo ngồi lên trên lỗ băng, bỏ đuôi xuống lỗ và chờ tôi trở lại.
Thỏ đi, Cáo ngồi chờ. Cáo thử nhắc đuôi thì thấy nặng trĩu. Cáo rất mừng nghĩ rằng đàn cá đã cắn câu! Cáo ngồi chờ và chờ mãi cho đến khi Thỏ trở lại cất tiếng hỏi Cáo:
-Tình hình ra sao, anh Cáo?
-Tôi chờ anh hoài. Tôi thấy cái đuôi tôi nặng trĩu. Anh giúp tôi kéo lên nhé!
Thỏ bảo:
-Kéo mạnh! Kéo thật mạnh!
Nhưng nó không thể kéo đuôi lên vì đuôi đã đóng băng. Con Thỏ bèn lôi trong mình ra một chiếc gậy. Y thong thả nện vào đầu mình con Cáo khiến cho Cáo phải khóc lóc, rên la.
Thỏ điềm nhiên vụt gậy và nói:
- Đây là phần cha tôi. Đây là phần mẹ tôi, Đây là phần ông nội tôi. Đây là phần bà nội tội. Đây là phần ông ngoại tôi. Đây là phần bà ngoại tôi. Đây là phần anh tôi. Đây là phần em gái tôi. Và đây là phần của tôi.
Cái gậy cuối cùng Thỏ đánh mạnh vào đầu con Cáo khiến Cáo bể đầu mà chết!
Ngày xưa, có một ông già nghèo khổ sinh được một người con trai rất là tầm thường nếu không nói là ngu dốt.Ông đặt tên là Thông với hy vọng nó sẽ thông minh, tài giỏi.
Trước khi mất, ông dặn con ông rằng:
-Cha sắp giã từ dương thế. Cha không có gì để lại cho con, chỉ có mái nhà tranh và một cây lê bên cạnh nhà.
Khi cha chết, Thông ở nhà một mình, bán mấy trái lê mà sống.Hết mùa lê, anh không biết lấy gì mà sinh sống. Lạ lùng thay, mùa lê đã hết, nhưng cây lê nhà anh cứ tiếp tục nở hoa sinh trái cho nên anh có lê bán quanh năm.
Một ngày kia, Thông ra vườn hái lê, và anh nhận thấy dường như có ai đó đã hái trộm lê của anh. Tối hôm đó, anh cầm súng ngồi dưới cây lê canh, nhưng bỗng chốc anh ngủ quên mất. Hôm sau, anh thấy rõ là có kẻ đã hái lê của anh.
Hôm sau nữa, anh cũng vác súng ngồi dưới gốc cây lê mà canh kẻ trộm nhưng anh lại ngủ quên, và cũng nhận thấy có ai đó đã hái trộm lê của anh. Hôm thứ ba, anh mang theo một cái sáo của trẻ mục đồng. Anh thổi sáo xong rồi nằm xuống. Lúc bấy giờ con Cáo Đỏ nghĩ rằng Thông đã ngủ quên bèn leo lên cây hái lê.
Thông giả bộ ngủ và anh thấy rất rõ hành động của con Cáo đỏ. Anh giơ súng ngắm bắn Cáo. Cáo đỏ vốn là một con Chồn Cái, vội la lên
-Đừng bắn! Đừng bắn. Cậu Thông ơi đừng bắn. Hãy cho tôi một rổ lê, cậu sẽ giàu sang.
Thông nói:
-Cho mày một rổ lê thì tao lấy gì mà ăn?
-Cậu đừng lo. Cậu sẽ giàu sang.
Thông bèn cho Cáo đỏ một rổ lê. Cáo bèn đem vào triều dâng vua. Cáo nói:
-Muôn tâu bệ hạ, ông chủ của hạ thần xin dâng bệ hạ một rổ lê. Xin bệ hạ vui lòng nhận cho.
Vua hỏi:
-Mùa này mà có lê ư? Chủ mày tên gì?
-Chủ của con là Bá tước Lê Viên. Chủ của con giàu lắm!
-Giàu bằng trẫm không-
-Muôn tâu bệ hạ, chủ của hạ thần giàu hơn bệ hạ!
-Vậy thì y muốn trả ơn như thế nào?
Cáo trả lời:
- Bệ hạ nhận rổ lê thế là đủ rồi. Chủ nhân của thần không đòi hỏi gì hơn. Chủ nhân của thần có mọi thứ, bệ hạ cho gì cũng không cần thiết!
Khi Con Cáo trở về, Thông buồn rầu nói:
-Mi trở về tay không thì tao đây lấy gì mà ăn?
Cáo bảo:
-Cậu đừng lo. Cứ nghỉ ngơi đi. Cậu sẽ giàu sang.
Hôm sau, Cáo lại bảo cho nó một rổ lê thứ hai.
Thông buồn bã:
-Tao cho mày thì tao lấy gì mà ăn?
Cáo bảo:
-Cậu đừng lo. Cậu sẽ giàu sang mà!
Con Cáo mang rổ lê thứ hai đến dâng vua. Vua ngạc nhiên hỏi:
- Mùa này mà có lê ư? Chủ ngươi cho ta lê, vậy chủ ngươi muốn gì?
-Muôn tâu bệ hạ, chủ nhân của thần có mọi thứ, bệ hạ không cần phải tặng gì cả.
-Vậy thì cho ta gửi lời cảm ơn chủ nhân của ngươi.
Vài hôm sau, Cáo lại xin một rổ lê. Thông buồn rầu:
-Cho ngươi rổ lê này thì ta chết đói mất!
-Cáo bảo:
-Cậu đừng lo. Cứ vui vẻ. Cậu sẽ vinh hoa, phú quý!
Cáo vào dâng rổ lê thứ ba, vua lấy làm khó nghĩ:
-Chủ nhân ngươi cho ta nhiều quá, ta biết lấy gì báo đáp tình sâu?
Cáo thưa:
-Xin gả công chúa cho chủ nhân thần.
- Ta đồng ý. Đó là vinh dự của ta vì chủ của ngươi giàu hơn ta! Nhà ngươi về trình với chủ ngươi là ta muốn gặp mặt xem sao.
-Nhà vua mời Cậu dự yến. Vậy Cậu ăn mặc tử tế, và xưng là Bá tước Lê Viên.
Cáo đến gặp thợ may đặt may một bộ quần áo sang trọng, và đến chủ xe ngựa thuê một xe ngựa đẹp. Cáo bảo Thông khi vào gặp vua chỉ nói: "Kính chào" và "Muôn tâu hoàng thượng".Mọi việc sẽ do Cáo sắp đặt sau.
Khi Thông vào triều dự đại yến, công chúa đã ngồi sẵn. Thông chào công chúa và vua rồi ngồi im lặng. Vua kêu Cáo hỏi:
-Chủ nhân ngươi sao ít nói thế?
Cáo thưa:
-Chủ nhân hạ thần nhiều tiền, nhiều ruộng nên suốt ngày cứ suy nghĩ, tính toán nên trí óc bận rộn, cho nên ít nói năng như những người khác.
Vua cũng thông cảm mà không hỏi han gì vì sợ quấy rối dòng suy tư, tính toán của Bá tước Lê Viên.
Hôm sau, Cáo xin một rổ lê nữa.
Thông bảo:
-Cô cứ làm theo ý của cô! Nhưng mà ta chắc chết đói đến nơi!
Cáo mang vào tặng vua. Vua hỏi:
-Chủ nhân ngươi muốn ta tặng gì?
-Xin đức vua phúc đáp yêu cầu của chủ nhân hạ thần.
Vua nói:
-Chủ nhân ngươi muốn cưới con gái ta lúc nào cũng được.
Cáo vui mừng báo tin cho Thông. Thông hỏi Cáo:
-Nhà ta nghèo làm sao có chỗ cho công chúa ở?
-Cáo bảo:
-Cậu đừng lo. Để tôi sắp đặt.
Ngày cưới đã đến, công chúa trở thành vợ của Thông. Hôm sau, Cáo vào triều xin vua cho phép đưa công chúa về nhà Bá tước Lê Viên. Vua cũng muốn đi xem để biết nhà bá tước giàu sang cỡ nào.
Đoàn rước dâu có hàng ngàn quân lính, các tướng quân và hiệp sĩ. Cáo xin đi trước để chuẩn bị đón tiếp. Được vua đồng ý, Cáo chạy nhanh về phía trước. Gặp một đàn bò hàng vạn con, Cáo hỏi của ai. Bọn chăn bò nói:
- Đàn bò là của đại phú gia Lưu Bình!
-Ấy đừng nói thế. Đoàn quân binh đang tiến đánh phản tặc Lưu Bình. Nếu nói tên Lưu Bình là sẽ giết sạch. Phải nói là của bá tước Lê Viên.
Đi một quảng, gặp một đàn ngựa hàng vạn con, hỏi của ai, bọn mục đồng thưa là của đại tướng Răng Vàng.
Cáo bảo:
-Quân đàng sau đang tiến đánh giặc Răng Vàng, Nếu nói là của Răng Vàng thì bọn bây bị giết sạch.Bon bây muốn sống phải nói là của bá tước Lê Viên.
Qua cánh đồng khác, có hàng vạn con heo, rồi qua cánh đồng khác có hàng vạn con cừu, Cáo bắt họ phải nói là của bá tước Lê Viên.
Khi vua đi qua và hỏi là bò, ngựa, heo, cừu của ai thì được trả lời là của bá tước Lê Viên. Nhà vua rất hài lòng và đầy tự mãn về sự giàu sang của con rể.
Khi Cáo đỏ tìm đến lâu đài của đại phú gia Lưu Bình thì lâu đài này chỉ có hai vợ chồng già sống chung với nhau. Cáo bèn hù dọa:
-Hai ông bà ơi, tai họa giáng xuống đầu hai ông bà rồi. Quân lính đang xông đến để giết ông bà đấy!
Hai ông bà nghe nói đều sợ hãi. cầu xin Cáo cứu giúp.Cáo bảo hai ông bà chui vào cái lò lớn, và bảo ngồi trong đó cho đến khi Cô bảo họ ra.
Cáo thưa:-Tất cả tôi tớ đã tản mác. Họ sẽ đến khi có lệnh của nữ chủ nhân là công chúa. Sau khi vua trở về kinh đô, Thông và công chúa ở lâu đài của đại phú ông Lưu Bình.Một hôm, Cáo lên tiếng gọi nho nhỏ:
-Ông bà Lưu Bình? Mạnh khoẻ chứ?
-Chúng tôi mạnh khoẻ.
Cáo bèn đem cành cây, củi đốt cháy hai vợ chồng Lưu Bình.
Cáo nói với hai vợ chồng Thông:
-Bây giờ hai vợ chồng ngươi được vinh hoa, phú quý. Ta chỉ yêu cầu hai vợ chồng ngươi một việc. Khi ta chết thì hãy chôn bằng một cái hòm quý và làm lễ tống táng trọng thể.
Công chúa nói:-Tôi rất yêu loài Cáo, Tôi sẽ lo chu toàn mọi việc.
Cáo bèn thử hai vợ chồng công chúa.
-Tội nghiệp thay cô Cáo đỏ. Cô đã chết rồi! Ta sẽ tìm cho cô một quan tài quý giá và làm lễ tống táng trọng thể.
Công chúa báo tin cho chồng nhưng Thông bảo:
-Loài vật mà chôn quan tài quý giá làm gì? Chỉ nắm đuôi con Cáo mà quăng qua cửa sổ là xong!
Cáo nghe như vậy, bèn nhỏm dậy, chỉ mặt Thông mắng nhiếc:
-Đồ vô ơn bạc nghĩa. Nhờ tao mà mày có vợ đẹp, tài sản và lầu đài mà mày đối xử với tao như vậy hả?
Thông van nài:
-Tôi xin lỗi. Xin cô tha thứ cho tôi! Tôi lỡ miệng, xin cô tha tội!
Cáo giận dữ: -Từ nay ta không thèm thấy mặt bọn người!
Nói xong Cáo băng qua đường biến vào trong rừng sâu.
Vịt trời vốn sinh trưởng ở phương nam tại một xứ đồng lầy nhiều muỗi, lắm đỉa và cáo. Nhân một cơn bão, gia đình nhà Vịt nương theo gió mà sang phương Bắc. Nơi đây khí hậu lạnh lẽo cho nên ít ruồi, muỗi mòng và chuột bọ. Nơi đây dân cư cũng ít cho nên việc kiếm lương thực cũng tạm đủ chứ không phải cái cảnh "mật ít ruồi nhiều", và cái cảnh " cá lớn nuốt cá bé" xảy ra hàng ngày như ở quê cũ. Có điều, nơi đây, đất khách quê người, Vịt trời thường mang lòng tư cố hương.
May sao, một hôm Vịt trời gặp Ngỗng vốn là bạn láng giềng cũ. Từ đó hai người kết thân. Ngỗng thường qua nhà Vịt thăm gia đình Vịt và tặng quà cáp nồng hậu, khiến Vịt cảm động hết sức. Ngỗng qua lại nhiều lần, trước thì nói chuyện quê hương, và những kỷ niệm quá khứ. It lâu sau, Ngỗng nói về việc đạo. Ngỗng là người có đạo tâm.Ngỗng thờ Xích Đế giáo chủ, và nhiều lần Ngỗng ca tụng giáo chủ là bậc đại trí, đại nhân. Ngỗng khuyên Vịt nên theo Xích giáo chủ để được lên nước Thiên Đàng. Ngỗng còn khuyên Vịt nên hiến cho Xích Đế vài đứa con để cầu phước cho kiếp này và kiếp sau. Ngỗng còn bảo Vịt theo Thánh giáo và cổ động cho nhiêu gà vịt theo thánh giáo. Vận động bằng đủ mọi cách dù là hăm dọa, lừa dối và mua chuộc. Phải mở rộng nước Thiên Đàng bằng mọi cách cho dù phải dùng gươm súng. Ai dụ được nhiều thì sẽ được nhiều điểm, được lên chức, được ngồi gần Thượng Đế. Vịt chồng nghe bùi tai muốn cho năm đứa con đi theo hầu Xích Đế nhưng Vịt vợ không nghe.
Vịt vợ nói:
-Ở đời chẳng mấy ai tốt. Chỉ có cha con, vợ chồng, anh em là có thể thương nhau, tin tưởng nhau. Thế mà vợ chồng còn bỏ nhau, anh em còn thù nhau huống hồ người ngoài. Thượng Đế, Phật Thánh thì tốt nhưng các sư, cha đa số thì gian tham, dâm dục, không thể tin được. Mình không thể giao con cái, tiền bạc cho ai. Anh đừng tin người ! Phật tại tâm là vậy. Đừng cầu Phật, Thánh ở đâu! Thằng cha này ban đầu lợi dụng tình quê hương sau lân la ra truyền giáo. Không biết đàng sau từ bi, bác ái của y là cái gì.
Vịt chồng nghe vợ nói thì tức giận vợ nhưng nghĩ ra vợ nói cũng hữu lý, bèn im lặng, không sốt sắng theo Xích Đế thánh giáo.
Một hôm, Ngỗng mời Vịt trời sang chơi.Hai người cùng nhậu say mèm. Uống bia quá nhiều, bụng căng, Vịt mới xin phép chủ nhân ra ngoài tiểu tiện. Vịt đứng trên một đám đất mới mà tiểu tiện thì nước chảy làm trôi đất lộ ra những đám lông vịt, lông gà. Vịt kinh sợ, bước vào nhà thì thấy Ngỗng đã biến ra một con Cáo đỏ lông xám nằm ngủ khò khò! Vịt vội vàng rút lui có trật tự và dời nhà đi chỗ khác. Từ đó, Vịt không còn gặp người bạn đồng hương thân mến ngày xưa nữa!
Một gia đình Cáo Đỏ sống gần một khu rừng núi ở Sơn Tây, gồm chồng vợ và ba con.Ngoài trời thì lạnh lắm cho nên chúng thường sống trong hang vì trong hang ấm áp và cũng rộng rãi cho lũ trẻ chơi đùa. Cáo vợ thích ngủ nướng, đuôi cuộn quanh cổ như cái khăn quàng cổ.Còn cái mũi thì chun vào giữa hai chân trước và cái đuôi. Bên cạnh nó là ba đứa con xinh xắn đang say ngủ. Bỗng nhiên, Cáo mẹ nghe cả ba con cáo con đều ngáp và rên rỉ. Cáo mẹ hỏi tại sao chúng nó ngáp, lưỡi thè ra liếm liên tiếp và rên rỉ. Cáo con đều trả lời là miệng chúng nó buồn lắm, không có cái gì để nhai chơi. Cáo mẹ bảo được rồi, mẹ sẽ bảo cha các con đi kiếm it lương thực về cho các con. Nói xong, Cáo mẹ quay sang đánh thức Cáo chồng:
-Dậy đi anh. Đi kiếm cái gì cho cả nhà bỏ vào bụng đi anh!
Định nằm thêm chút nữa nhưng vợ thúc dục quá, Cáo chồng phải vươn vai đứng dậy . Nó ngửi trong không khí rồi nói:
-Có một con thỏ đang chạy qua đây.
Nó nhỏm dậy và chạy ra ngoài . Quả nhiên, nó thấy một con thỏ đang chạy bên sườn núi. Nó chạy theo rất nhanh mà con thỏ cũng chạy rất nhanh, và phóng mình vào vách đá chật hẹp, nó không thể vào được. Nó nằm dài ra, im lặng. Nó đánh hơi. Nó ngửi thấy mùi một con chim bồ câu đang mổ mấy cái hạt dưới đất. Nó rón rén đi tới.
Nhưng bồ câu thấy nó bèn bay đi. Nó bèn thu mình ngồi im lặng trong bụi cây. Nó thấy một anh rùa đi tới. Nó nhảy ra chụp Rùa mang về cho vợ con. Nhưng Rùa rụt đầu, rụt cổ trong cái mai cứng. Cả nhà Cáo không thể nhá được Rùa, đành để cho lũ con chơi đùa bằng cách lật ngữa rùa ra, đá đi đá lại như trái banh. Chúng cũng lấy gậy đánh vào lưng rùa nhưng Rùa im lặng. Đêm đến, chờ cả nhà Cáo ngủ say, Rùa lén trốn đi. Ngày hôm đó cả nhà Cáo đói dài.
-Đi vào làng thì xa và nguy hiềm nhưng thịt gà vịt thì ngon và dễ bắt.Nó gặp một anh Dê, anh Dê hỏi:
-Chú đi đâu?
Cáo trả lời:
-Các anh làm nô lệ cho loài người tàn ác. Các anh phải tranh đấu cho tự do, ấm no và bình đẳng cho các anh và toàn thể cầm thú trong vũ trụ! Chúng tôi do Thượng Đế sai đến đây để giải phóng cho các anh.
Dê cảm động nói:
-Hoan hô các anh hùng.
Dê đưa lá dâu và cỏ mời mọc Cáo xơi nhưng Cáo từ chối. vì Cáo không ăn chay.
Cáo bảo:-Cám ơn anh Dê. Chúng tôi sống theo kỷ luật, không được xâm phạm thực phẩm, tài sản và tính mạng các động vật.
Cáo bảo Dê chỉ chỗ gà vịt ở cho Cáo đến vận động tuyên truyền. Dê tin theo, bảo Cáo leo lên lưng rồi chở cáo vào nông trang. Vừa vào đến cỗng làng, Cáo đã nghe tiếng gà gáy o o, tiếng vịt cạp cạp, và tiếng bồ câu gù gù. Cáo cũng nghe tiếng chó sủa gâu gâu . Cáo sợ lắm. Cáo bèn từ biệt Dê mà chạy dài. Cáo chạy một hồi thì đến bờ biển. Cáo thấy ngoài biển Cá nhiều lắm. Cáo thèm Cá nhưng không biết làm sao. Càng chạy thì càng đói. Mỗi lúc mỗi thêm đói! Đến một đám cỏ, Cáo mệt và đói bèn lăn ra nắm. Cáo thấy một con Ngựa. Con Ngựa kéo một cái xe nặng, trên xe có những thùng cá đầy, cái đuôi cá thòng ra ngoài, rất khêu gợi. Nó bèn chạy thật nhanh tới gần xe rồi nhảy phóc lên, ăn một vài con, rồi tha về một vài con cho vợ con ở hang. Nhưng nó vụng về gây ra tiếng động. Người chủ xe quay lại, tiện tay cầm roi ngựa, anh đánh cho Cáo một roi thừa sống thiếu chết. Cáo văng ra ngoài xe cắm đầu chạy.
Nó vẫn nghe mùi cá khắp nơi. Mùi cá trên miệng, trên lông của nó, và mùi cá trong không khí. Nó bèn nghĩ ra một kế. Nó chạy theo xe ngựa. Vượt qua xe ngựa. Chạy thật nhanh, nó gỉả đò nằm chết trước xe ngựa. Nó hy vọng người chủ xe trông thấy nó, và không cán xe qua mình nó. Quả như nó mong mỏi, người chủ xe ngựa trông thấy nó. Ông lẩm bẩm:
-Đây là con Cáo đỏ đuôi trắng đã lẻn vào ăn trộm cá, bị ta cho một roi sao lại nằm đây? Nó hay là con khác? Ồ cái bộ lông của nó đỏ tươi, cái đuôi trắng muốt, đem về may một cái áo thì đẹp lắm.
Ông dừng xe lại, bỏ Cáo vào trong xe. Cáo vừa ăn, vừa ném cá xuống đường, hết thùng này đến thùng khác. Đến một khúc quanh, xe chạy chậm lại, Cáo bèn nhảy ra, lượm Cá mang về.
Nó chạy qua xóm làng. Các con gà vịt trông thấy nó và kêu vang:
-Ngộ quá đi thôi. Con Cáo có râu! Con Cá có râu to và dài! Con Cáo mang ba con cá trên đầu và ba con cá cột vào đuôi! Chúng bay ơi, ra mà xem!
Con Chuột cũng thấy Cáo trở về. Chuột kêu to lên:
-Lạ qua, chúng bay ơi ra mà xem. Ba con cá chạy như điên mà phần dưới lại là chân cáo, Ha! Ha!
Bồ câu nói không, hai bên cãi nhau ỏm tỏi!
-Ngộ quá! Cáo không có thuyền mà đánh cá được! Thỏ suy tư như một triết gia:
-Sao mà Cáo có thuyền để đi bắt cá?
Cáo về đến nhà, trao cá cho vợ con. Ăn xong, bữa sau, Cáo bảo vợ con:
-Đi theo ta.
Cáo đưa vợ con ra đường và nhặt những con Cá mà Cáo đã ném vào các bụi cây. Ăn xong thì lăn ra ngủ say . Cứ như thế vài ngày thì hết cá ở ven đường.
Vài ngày sau, gia đình Cáo lại lâm vào cảnh đói. Không thể chịu nổi cái đói hành hạ dạ dày, Cáo vợ quyết tâm tổng động viên cả nhà vào việc săn cá như kế hoạch trước đấy của Cáo chồng.
Cả nhà Cáo nằm lăn ra đường, hy vọng một bác nông dân nào đó thấy Cáo bèn nhặt lên bỏ vào xe để cho gia đình Cáo có thể giở thủ đoạn cũ. Bất hạnh cho gia đình Cáo gặp lại bác đánh xe cũ. Bác căm giận bọn Cáo đã đánh lừa bác. Nay bác dắt theo dao súng và ba con chó săn trên xe. Khi thấy cả nhà Cáo nằm lăn ra đường, bác thả chó và cầm súng bắn. Kết quả, bác giết toàn bộ nhà Cáo đỏ!
Bầy cừu tha thẩn ăn trên đồng. Một con đại bàng không hiểu từ đâu bay tới lao xuống quắp một chú cừu mang đi. Quạ nhìn thấy thế cũng đâm thèm chén thịt. Nó nói:
- Chẳng có gì đặc biệt cả. ta cũng làm như vậy, mà còn hay hơn nữa kia. Đại bàng là đứa ngu, nó chộp con cừu non bé tí, chứ ta là ta chọn con cừu đực béo núc kia kìa.
Con Cáo ở bên cạnh cũng muốn ăn thịt Cừu, bèn bảo Quạ:
-Chú nói phải, chú bay lên tấn công con Cừu to kia, tôi sẽ cộng tác với chú.
Quạ nghe theo lời bèn bay lên cắm móng vuốt vào đám lông cừu đực, muốn cuỗm đi nhưng cuỗm sao nổi. Mà nó cũng chịu không biết làm cách nào gỡ nổi móng vuốt ra khỏi đám lông cừu.
Nguời chăn cừu bèn xông tới gỡ chân quạ ra khỏi đám lông cừu, đánh chết quạ rồi ném đi, con Cáo nép mình chạy trốn mất để mặc Quạ một mình bị tai họa.
Chim ưng và Cáo quyết định sống với nhau như bạn bè và thoả thuận ở gần nhau cho tình bạn thêm bền chặt nhờ tình láng giềng. Chim ưng xây tổ trên ngọn cây cao còn Cáo đào hang đẻ con ngay trong những bụi cây dưới đất. Nhưng có một lần, cáo đi kiếm mồi, chim ưng đang đói bay sà xuống bụi cây vồ lấy các con cáo con và cùng với các con chim ưng con của mình ăn thịt chúng.
Cáo về nhà, biết được điều gì đã xảy ra và rất đau đớn: đau vì các con của mình đã chết không bằng đau vì không trả được thù, vì các con thú rừng không tài nào bắt được chim ưng. Nó chỉ còn biết đứng từ xa mà cất tiếng nguyền rủa kẻ vong tình bội nghĩa kia. Kẻ sức yếu, thế cô thì có thể làm được gì hơn?
Nhưng rồi cũng đến lúc chim ưng phải trả giá cho tình bạn bị nó chà đạp. Một người nào đó đem dê ra đồng để hiến tế. Chim ưng bay đến con vật bị hiến và tha đi bộ lòng bốc khói của nó. Và khi nó chỉ vừa mới tha về đến tổ, một cơn gió mạnh ập đến, những dây bện tổ cũ kỹ mỏng mảnh bốc lửa cháy sáng rực. Những con chim ưng con bị cháy xém rơi xuống đất. Chúng chưa thể bay lên được. Thế là Cáo chạy ra ăn thịt chúng ngay trước mắt chim ưng.
Trời làm một trận lụt lớn. Nước dâng lên gần đến nóc nhà. Các hang hốc đều bị nước ngập. Các con cá, ếch, rắn, lươn thì đi thung dung khắp nơi. Trời mưa nên loài chim cũng lạnh lẽo vì bộ lông ướt nước mà côn trùng cũng không còn xuất hiện. Khổ nhất là loài chồn, hang bị ngập nước. Loài chuột có thể leo cây nhưng chồn đâu biết leo cây. Vì vậy loài cáo rất khốn khổ. Một chú sóc thấy cáo nguy khốn bèn kêu họ hàng xúm lại kéo cáo lên cây tạm trú.
Cáo mập ú cho nên mấy con sóc rất khó nhọc mới kéo cáo lên cây an toàn. Sóc hơ lửa cho Cáo ấm áp và đem mấy trái cây khô cho Cáo xơi tạm. Cáo rất bực bội vì thiếu rượu thịt nhưng không thể làm gì được trước cảnh sông nước mênh mông. Lỡ sẩy tay mà rơi xuống nước là đi đong một đời! Vì vậy mà Cáo phải nhẫn nhịn. Năm ngày sau nước rút. Cáo nhảy xuống cây ra đi không một lời từ giã.
Một thời gian sau, Cáo gặp lại Sóc. Sóc chào hỏi Cáo nhưng Cáo không trả lời. Cáo quát to:
-Ai quen biết chúng mày?
-Dạ thưa anh, em đã hân hạnh gặp anh trong cơn lụt năm ngoái!
-Không nhắc thì thôi, nhắc đến càng thêm giận. Mày kéo mạnh làm tao va đầu vào gốc cây mà u đầu và trầy da! Mày lại giam giữ ông, bỏ đói ông, bắt ông ăn mấy trái cây khô khốc như bò ăn rơm! Tội mày nặng lắm, tao phải trừng trị mày. Nói xong Cáo vồ Sóc ăn thịt!
37. ĐÀN CÁO ĐỎ VÀ ĐÀN SÓI
Tại một miền nọ, quạ và diều hâu rất nhiều. Chúng chuyên môn bắt gà con, vịt con. Lão cáo già bèn hô hào các loài gà, vịt hãy đoàn kết dưới sự lãnh đạo của già Hồ để chống lại diều và quạ. Diều hâu và quạ rất mạnh. Chúng ở trên trời cho nên cáo không làm gì được chúng. Vả lại, diều hâu rất mạnh, có khi chúng xực luôn cả chú chồn, nhất là những chú chồn thiếu kinh nghiệm chạy khơi khơi ngoài đồng trống trải.
Muốn chống lại quạ, chồn cầu cứu sói. Cả hai ở gần nhau, hình dáng giống nhau và chung sở thích là ăn thịt thú vật. Cả hai kết thành bạn sinh tử. Già Hồ tôn vua Sói làm anh, Hồ làm thơ ca tụng hai giống Hồ và Sói tình hữu nghị thắm thiết " vừa là đồng chí vừa là anh em"!
Từ khi có sói tham gia mặt trận, quạ và diều gặp nhiều bất lợi bèn bỏ mà đi nơi khác. Cáo nắm quyền trong vùng, bắt gà vịt, bồ câu làm nô lệ. Cáo bảo:
-Nhờ tao chiến đấu mà chúng bay được độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng bay nay phải lao động dưới quyền lãnh đạo của Hồ lão để đưa đất nước tiến lên vinh quang và giàu mạnh.
Bọn Mèo cũng bị tập đoàn Cáo gạt gẫm, tham gia mặt trân Giải Phóng, cuối cùng bị đuổi ra khỏi trung tâm quyền lực. Mèo phản đối:
-Tôi đã cộng tác với các anh trong " mặt trận đuổi Quạ diệt Diều", sao nay các anh lại đuổi chúng tôi?
Cáo đen cười mà bảo:
-Tao nói là cần mày theo tao, xách dép cho tao nhưng tao không hứa là không làm thịt mày!
Cáo xám thì trả lời thẳng:
-Chúng tao chỉ lợi dụng chúng mày thôi. Nay tao không cần chúng mày nữa! Chúng mày nên cút đi kẻo tao nổi giận thì chúng bay chết hết !
Mấy con Mèo sợ quá, vội chạy mỗi con một nơi, không còn vỗ ngực xưng là yêu nước và rống mỏ kêu gọi xuống đường biểu tình như xưa.
Sau khi bầy quạ bay đi chỗ khác, Cáo muốn làm chủ không gian để làm thịt bọn bồ câu, se sẻ, chim khuyên, chim chìa vôi, chim yến. . .
Một ngày nọ, Sói triệu tập các lãnh tụ Cáo đến thiên triều bái yết vua Sói. Sói tuyên bố Cáo từ nay phải thực hiện các điều cam kết. Cáo phải làm nô lệ cho Sói, bán tất cả đất đai, nhà cửa, hang ổ cho Sói. Cáo già run rẩy cúi đầu. Một vài Cáo phản đối thì bị vua Sói nhảy tới vồ tan xác. Đoàn Cáo trở về, kể từ đó, vợ con nhà cửa của Cáo đều thuộc về Sói. Cáo vẫn giữ chức chủ tịch và vui vẻ tuyên bố :" Cáo và Sói thực hiện đại đoàn kết, lập thế giới đại đồng, xóa tan biên giới các quốc gia".
Thật là :
"Lừa người thì bị người lừa"
Cướp của người rồi lại bị người cướp của".
"Mèo đuổi chuột nhưng rồi chó lại đuổi mèo."
Voi đang đi trong rừng, bỗng nhìn thấy cáo ngồi bên bờ suối vặt lông một con gà. Voi xông lại quát:
- Cáo! Sao mày dã man thế?
Cáo luống cuống, giả vờ bưng mặt nấc lên:
- Tao là nhà cách mạng, tao yêu nhân dân, tao phục vụ kẻ nghèo khổ, làm sao mà tao dám giết người. Đây là... vợ tao. Cô ấy mới chết hôm qua.... hu hu...
- Đồ ác thú! Vợ chết mà lại vặt lông ăn thịt. Tao phải trừng trị mày!
Cáo bí quá, càng khóc to hơn:
- Tao lo phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc nên không có dịp hưởng hạnh phúc gia đình. Làm sao mà tao không yêu quý vợ tao?Tao làm thế này là vì tao... tao... bận làm cách mạng, tao lo tu hành, chưa bao giờ nhìn thấy nàng... cởi trần cả!
-Bạn đến thăm tôi hay có việc gì?
Cáo nói:-Tôi có mối làm ăn có lợi cho bạn lắm lắm. Chúng ta phải đoàn kết hợp tác để xây dựng kinh tế và làm chủ thiên hạ.
Sói nghe nói bùi tai, bèn ký kết hiệp định hợp tác.
Cáo vạch kế hoạch tấn công nhà ông Hội đồng Thơm. Cáo đã điều nghiên tình hình nhà của hội đồng. Nhân ngày giỗ, ông Hội đồng ra lệnh cho người nhà làm bánh bơ sữa. Chiếc bánh rất to, đặt trong cái hộp sắt, thế mà vẫn tỏa mùi thơm phức. Cáo đề nghị Sói cùng mình hợp tác khuân cái hộp bánh ra ngoài đường cái mà giấu đi. Sói chấp thuận và đưa ra điều kiện là phải chia cho Sói một phần.
Cáo nói:
-Tất nhiên là anh phải được một nửa vì hai ta đã ký kết hợp tác bình đẳng, bình quyền.
Khi cả hai khuân cái hộp bánh ra đường thì Cáo bảo bánh chưa chín, phải để một thời gian một tuần nữa mới ăn được. Nếu ăn sớm thì sẽ bị bệnh mà chết. Sói đồng ý sẽ mở hộp bánh sau một tuần. Khi Sói bỏ về thì Cáo mở hộp bánh ăn dần dần.
Tuần sau, Sói đến và cương quyết đòi mở hộp bánh, Cáo phải mở hộp bánh, nhưng khi mở ra thì hộp bánh trống rỗng. Cáo làm mặt tức giận, mắng là Sói đã ăn vụng bánh. Sói nói là Sói không ăn trộm, ăn vụng. Cáo đưa ra một cách thử. Cả hai sẽ nằm dưới ánh mặt trời. Ai ăn trộm bánh bơ sữa thì bơ sữa sẽ chảy ra miệng. Sói bằng lòng và cả hai cùng nằm dưới ánh mặt trời. Nằm một hồi, Sói ngủ quên, Cáo bèn lấy cái que quệt bơ và sữa vào mũi, miệng Sói. Cáo bèn kêu ông Hội đồng ra khám xét. Sau khi khám xét, ông thấy Sói mũi miệng dính bơ sữa, bèn lấy gậy đánh Sói một trận.
Bị Cáo lừa và bị ông hội đồng đánh oan, Sói giận lằm bèn lập tức trả thù. Từ khi lừa Sói một vố lớn, Cáo tránh mặt Sói. Sói theo dõi, biết Cáo hay lui tới nhà ông Sáu Rạch Giá. Một mùa đông nọ, trời làm bão lụt, người và vật đều đói, rét. Cái rét làm tăng cơn đói. Sói bèn một hôm qua đó giả đò như ngẫu nhiên đi qua. Sói vừa đi vừa ca hát như sung sướng vui thích. Cáo ngạc nhiên hỏi:
-Anh có gì mà vui như vậy?
-Cá ngon quá, không ngờ cá lại ngon hơn gà vịt!
-Cá ở đâu mà ăn?
-Trong cái hồ của ông huyện hàm ở xóm Bắc nhiều cá lắm!
-Anh làm ơn dẫn tôi đến đó. Chúng ta cùng hợp tác thân thiện!
Đến hồ lớn, Sói chỉ lối cho Cáo vào. Xung quanh hồ là hàng rào sắt. Nhìn vào thì thấy có con cá to nổi lưng thật to. Có con quẫy mạnh làm sóng lan rộng. Sói bảo:
-Thấy chưa, cá nhiều lắm! Anh cứ leo hàng rào hoặc đào hang mà vào. Nhiều khi không cần lội ra xa mà cá đã đến bên bờ, cứ há miệng đớp no mà thôi!
Cáo đào hang mà vào. Vừa vào đến nơi thì bị lũ sấu đớp mất xác!
Lúc bấy giờ trong triều đình có hai thế lực mạnh là Sư tử và Cọp. Trong xã hội có một thế lực khác, mà người ta gọi là thế lực xã hội đen, thuộc bọn Mafia hành động. Trên cao là vua Gấu, là người tổ chức thắng lợi các chuyến buôn lậu, là vua các sòng bài, nhà lãnh đạo tài ba các cuộc đua ngựa, đua xe, đấu vật, đánh kiếm. . .Bên trên các cuộc thi đấu này là các cuộc đỏ đen cá cược, giải thưởng có khi lên đến hàng trăm cây vàng mà chỉ các đại vương, đại thần trong triều và người thân tín của vua Gấu mới biết và được phép tham dự.
Việc Thỏ thi chạy đua với Rùa cũng nằm trong kế hoạch thần sầu quỷ khốc của vua Gấu. Vua cho bộ hạ khuyến khích Thỏ thách đấu với Rùa. Vua cho người cổ võ Thỏ và hứa hẹn Thỏ ngoài giải đặc biệt còn có giải thưởng riêng của ban tổ chức. Thỏ tin tưởng thế nào cũng được ăn đơn, ăn kép.
Trước giờ xuất phát, Mèo là bạn thân của Thỏ rót một ly Bồ đào mỹ tửu để bạn tăng sức mạnh và cũng để chúc bạn thắng lợi. Quả nhiên, Bồ Đào mỹ tửu danh bất hư truyền, vừa uống khỏi cổ, Thỏ đã thấy mát rượi cả lòng và một làn khí nóng xông lên đan điền và chạy rần rần toàn thân, khiến cho Thỏ gân cốt mạnh mẽ, chạy như bay khỏi mặt đất, bỏ Rùa một quảng rất dài!
Một lát sau, cơn buồn ngủ ở đâu chạy đến khiến Thỏ như say như ngây, không điều khiển đưọc hai chân và hai mắt nhíp xuống, và Thỏ nằm vật xuống gốc cây bên vệ đường ngủ say sưa như chưa bao giờ ngủ say đến thế.
Khi tỉnh dậy thì mặt trời đã xế về non Đoài và Rùa đã đến đích, bọn người đi xem cuộc đua đã bỏ về hết!
Cáo bảo Rùa em:
-Bác Ba bất công. Con thì phải chia phần bằng nhau chứ sao lại chia đứa ít, đứa nhiều?
Bây giờ là thời dân chủ cộng hòa, mọi người bình đẳng, anh phải đi kiện mới được.
Cáo sang Rùa anh thì nói giọng khác:
-Tôi nghe Rùa em phàn nàn về anh chiếm phần gia tài nhiều hơn. Nó bảo bố bất công, anh gian tham. . .
Rùa anh nông nổi, nghe lời dèm pha của Cáo bèn sang chửi Rùa em. Rừa em bực minh chửi lại. Rốt cuộc hai bên đánh nhau u đầu vỡ trán và đưa nhau lên quan huyện xin quan phân xử. Cáo hứa hẹn với Rùa em là mình quen thân quan huyện, mình sẽ nói cho quan huyện bênh Rùa em nhưng muốn thắng lợi thì phải có tiền.
Cáo nói: -đừng lo! Tôi sẽ chu biện cho anh.
Hôm sau Cáo mặt buồn rầu bảo Rùa em rằng:
- Vụ kiện khó lắm. Quan đòi rất cao. Ngoài ra bọn nha lại cũng đòi ăn dữ dằn. Phải tốn ba trăm lạng mới xong.
Rùa em than rằng mình đã hết tiền.
Cáo nói: Tôi đã giúp anh nhiều nên cạn túi rồi. Tôi có một thằng bạn nhiều tiền lắm, mượn bao nhiêu cũng được nhưng lãi suất hơi cao.
Rùa em nghĩ rằng đã đâm lao phải theo lao, bèn làm giấy cầm bán nhà cửa, ruộng đất cho người để cầu đại thắng.
Quả nhiên, Rùa em đại thắng. Rùa em rất hân hoan. Nhưng niềm vui của Rùa Em không lâu vì người ta đến xiết nhà và tịch thu ruộng đất. Thế là cả hai anh em Rùa mất nhà, mất đất, lợi vào tay Cáo và quan huyện.
*
No comments:
Post a Comment