Saturday, May 8, 2010

NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU XLIX

NGUYỄN THIÊN THỰ
sưu tầm






TRUYỆN HÀI XHCN

tập 49


MỤC LỤC

901.KÊU GỌI TÒNG QUÂN
902.GỌI BẰNG GÌ?
903. BIẾU VÀ PHÊ
904. CÁC BÀI THI
905.BÀI TRỪ THAM NHŨNG
906. ADAM VÀ EVE
907.LÊ NIN VÀ LÊ DUẨN
908.TRIẾT LÝ MÁC LÊ
909.LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA CÔNG AN
910. CẦU CẦN THƠ
911. BIA ÔM
912. TINH THẦN TỰ GIÁC
913.THĂM LĂNG BÁC
914. THIÊN LÔI XUỐNG TRẦN
915. LIÊN XÔ VĨ ĐẠI
916. BÁC TÔN VÀ CHÁU NỘI
917. THẰNG CÁO
918. TÂM TƯ MỘT TÊN TRỘM
919. THI TUYỂN NHÂN VIÊN
920. ƯỚP XÁC TÔN ĐỨC THẮNG



901.KÊU GỌI TÒNG QUÂN


Một nhạc sĩ theo cộng sản, rất tích cực trong việc ca tụng đảng, ca tụng chiến tranh. Cũng như phần đông đảng viên, ông phải sáng tác để ca tụng các chính sách của đảng như nộp thuế nông nghiệp, và kêu gọi tòng quân. Ông đã làm một bản nhạc kêu gọi nam nữ đi lính và được đài cộng sản hát ngày đêm và đảng khen ngợi, ban huy chương.
Bài này có câu:
Đoàn quân giải phóng quân một lần ra đi,
Lòng có mong chi mau ngày trở về. . .
Ra di ra di bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui. . .
Khi mặt trận Giải phóng nổi lên, ông cũng dược lệnh sáng tác một bài kêu gọi tòng quân.
Ông làm một bài, nội dung:
. . . Ra đi, rồi sẽ trở về. . . .
Lần này, ông bị đưa ra kiểm thảo. Ông bị tay chính ủy vốn là nông dân i- tờ chỉ trích:
-Đồng chí làm nản lòng chiến sĩ. Chưa ra trận mà đồng chí viết '' không mong ngày trở về'' và '' chết chóc'' khiến cho thanh niên sợ hãi, không dám xung phong đi bộ đội.
Tay khác nói:
- Tư tưởng đồng chí quá bi quan. Chưa chiến đãu mà đã nói đến chết và lui bước.
Bọn nịnh thần đua nhau chỉ trích. Họ bảo:
-Bài ca mới đây, đồng chí kêu gọi '' ra đi rồi trở về''. Chưa đi mà muốn trở về, tức là không hăng hái chiến đãu! Không có ý chí hy sinh cho lý tưởng cộng sản.

Những tên khác hùng hổ la hét:
-Tư tưởng của mày quá lệch lạc, làm cho chiến sĩ hoang mang. Mày là tên phản động, tên gián điệp chui vào hàng ngũ đảng để phá hoại đảng!
Ông nhạc sĩ bực mình hết sức, lòng tự bảo:
'' Nếu có lệnh kêu gọi tòng quân lần thứ ba, để vừa lòng mọi người, có lẽ ông phải viết : ''Ra đi không trở về . . . rồi sẽ trở về... . . Trở về rồi không trở về. . . Không trở về rồi trở về !''



902.
GỌI BẰNG GÌ?

Tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đàn ông, con trai đi lính hết. Chỉ còn lại các ông già bà lão và các cán bộ ''then chốt'' phải ở nhà lãnh đạo đảng. Các đồng chí lãnh đạo này muốn cưỡng bức ai tùy thích, không ai dám nói. Có nhiều anh đi bộ đội xa nhà sáu bảy năm nay trở về thấy vợ có bầu, hay có con với người khác bèn xin ly dị, nhưng chi bộ đảng không cho, mà còn phê bình anh là phong kiến.
Một anh đi bộ đội về thăm nhà cũng lâm vào trường hợp này. Anh buồn rầu bỏ về đơn vị. Các bạn đồng đội thấy anh không vui nên chờ lúc vắng cấp chỉ huy, bèn hỏi riêng anh:
-Tại sao ở quê vào, đồng chí lại có vẻ buồn?
-Tôi có chuyện khó xử các đồng chí ạ.
- Chuyện gì?
- Tôi đi vào miền Nam chống Mỹ, vợ tôi ở nhà với cha mẹ tôi. Một hôm mẹ tôi đi chợ phiên, vợ tôi bỏ cơm không ăn, kêu đau bụng, bỏ vào buồng nằm, và kêu rên khủng khiếp. Bố tôi vào hỏi thăm, vợ tôi ôm bụng lăn lộn. Vợ tôi lấy chai dầu gió đưa cho bố tôi. Vợ tôi kéo áo lên cho bố tôi xoa dầu vào ngực, rồi tuột quần xuống cho bố tôi xoa dầu vào bụng. Trong cơn vật vã, vợ tôi ôm chặt lấy bố tôi và kết quả sinh ra một thằng cu. Vậy tôi phải gọi nó bằng con hay bằng em? (Theo Hoàng Lại Giang)


903. BIẾU VÀ PHÊ

Một anh cán binh cộng sản từ miền Bắc hồi kết, công tác ở R. Đảng cho phép các cán binh được về thăm gia đình. Gia đình anh cán này ở Sài Gòn, là một gia đình tư sản, có nhà lầu, xe hơi. Anh được phép về thăm nhà. Đảng cho một cán bộ về cùng anh để theo dõi rồi báo cáo mọi việc. Cả hai ghé lại một vùng an toàn tại Thủ Dầu Một, liên lạc với cơ sở địa phương, cơ sở cho liên lạc đem tin về Sài Gon rước mẹ anh cán lên thăm con. Trong khi chờ đợi, được bao nhiêu tiền, anh đem ra quán ăn hủ tiếu, uống la-de cho hết, vì tin tưởng má anh sẽ tiếp tế tiền bạc cho anh ta. Trước đó, anh cán đã viết một lá thư thăm mẹ và kê khai một trang dài các món hàng cần thiết, nào dược phẩm, thuốc hút, đồng hồ, bút máy, bút bi, giấy , quần áo, áo len, và một cái radio.. . .
Trước khi anh cán ra đi, viên chính trị viên đại đội dặn:
- Gia đình đ/c cho gì thì đ/c phải từ chối vì trong này, đảng và Mặt trận đã lo đầy đủ cho đồng chí! Đồng chí không nên xin xỏ khiến cho đồng bào nghĩ xấu về cách mạng và đảng!

Gặp lại mẹ anh, anh rất vui mừng. Bà mẹ ôm con khóc một hồi rồi trao cho con mấy giỏ ny lông đựng đầy là quần áo, thuốc men, thịt hộp, cá hộp, bánh trái, cà phê, sữa, đồng hồ. Bà lại còn trao cho con một bó bạc toàn tiền 500 đồng. Bà nói:
-Nghe tin con về, má mừng quá, không kịp thu tiền nhà, tiền hàng và ra ngân hàng lãnh tiền. Con cầm tạm ba trăm ngàn xài đỡ!

Anh cán bộ xưa nay chưa bao giờ có một món to như thế, anh mừng lắm, nhưng chợt nhớ lời chính trị viên đại đội, anh lấy khoảng vài chục ngàn rồi trả lại cho mẹ. Anh nói:
-Con ở trong khu nhờ đảng, mọi thứ có đầy đủ, xin má mang về.

Buổi chiều, anh trở về đơn vị, đem tặng viên đại đội trưởng và lão chính trị viên đại đội mỗi người một cây bút Parker mà anh biết các ông này xưa nay vẫn khát khao. Buổi tối, sau khi đã nghe báo cáo mật của cơ sở và của đồng chí cán binh đi theo về Thủ Dầu Một, chính trị viên tập họp đại đội, kiểm thảo anh trước hàng quân. Anh bị tên chính trị viên lên lớp:
-Gia đình đồng chí là tư sản bóc lột nhân dân và làm tay sai cho đế quốc, thuộc thành phần phi sản xuất, là kẻ thù của nhân dân. Đ/c biết như thế mà cứ nhận tiền bạc, lương thực và các thứ của kẻ thù giai cấp. Đồng chí lại thích hưởng thụ, thích ăn nhậu, là tàn dư của tiểu tư sản và phong kiến, thực dân. Như vậy là đ/c a tòng với kẻ địch, chưa phân biệt bạn và thù.Yêu cầu đ/c viết kiểm điểm rồi nộp cho tôi!

Nhìn thấy trên túi áo của tên chính trị viên có cây bút máy anh vừa tặng, anh tức tối nhưng rán nhẫn nhục, anh vội thanh minh:
-Tôi luôn theo đảng, căm thù bọn tư sản bóc lột. Tôi cũng nghe lời của đồng chí, từ bỏ những ân huệ của gia đình, tôi đã trả lại số tiền ba trăm ngàn của mẹ tôi cho để dứt khoát đi theo đảng.
Viên chính trị viên kêu lên thảng thốt:
-Ba trăm ngàn cơ à? Gần trăm cây vàng cơ à? Uổng quá!
Thấy mình hớ, anh chính trị viên nói chữa:
-Sao đồng chí không mang về cho đảng?


Còn lại mấy chục ngàn, anh phải móc ra cúng cho đảng để được yên thân! Câu chuyện này được đảng phổ biến làm tài liệu học tập , dạy đảng viên phải có thái độ dứt khoát với gia đình tư sản và địa chủ bóc lột. Nhưng các anh em bộ đội lại thích thú cười với nhau mà bảo:
Lập trường, quan điểm ngất trời,
'' Biếu thờì cứ nhận, phê thời cứ phê''
(Theo Kim Nhật)


904. CÁC BÀI THI TRONG NHÀ TRƯỜNG XHCN


Các giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.




Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài làm của một học sinh lớp 9: “… Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức… Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)…”



Đề 6: Trong “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
Một bạn nam đã viết: “Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: “Đánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta”…”

Đề 7: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ, điển hình như bài “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân
Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết: “… Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết… Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có.....



"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật. "
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?


- Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu:
Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.

-Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu:
"Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.


“Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các “ứng cử viên” khác để trở thành vợ Tràng…”.


Đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu lại biến thành thơ tình hấp dẫn vì học sinh cứ hồn nhiên: “Việt Bắc tượng trưng cho người vợ hiền chung thủy nhớ chồng, cán bộ chính là người chồng ra đi chiến đấu vì dân vì nước”.


..Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ (...) đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".



Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo..." (HNS 1420).


Lời bình của nhà báo XHCN:
Còn rất nhiều bài thi có những sự nhầm lẫn và thể hiện những sự hiểu biết nông cạn của thí sinh mà chúng tôi không thể kể hết trong khuôn khổ một bài báo. Điều này cho thấy, khi thực hiện một kỳ thi nghiêm túc, những yếu kém về kiến thức lịch sử trong học sinh mới được bộc lộ. Qua đây có thể nhận ra một thực trạng đã đến mức "báo động đỏ" trong việc dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường hiện nay.



905.BÀI TRỪ THAM NHŨNG

Sau một thời gian dài xuống trần tham quan, Đoàn Điều tra của Thiên Đình về viết một bản báo cáo đầy đủ, trung thực và khách quan. Đọc đi đọc lại, Ngọc Hoàng vẫn còn bán tín bán nghi, liền giao Thiên Lôi đi xác minh với tư cách là “Đặc mệnh thanh tra” có nhiệm vụ “Tái kiểm tra” xem có đúng như trong báo cáo.
Sau một thời gian đi thực tế, Thiên Lôi trở về ra mắt Ngọc Hoàng :
- Muôn tâu Ngọc Hoàng vạn tuế! Dưới hạ giới ngày nay, những tên tham nhũng, ăn hối lộ, móc ngoặc là có thật. Dạ thưa, Báo cáo của Đoàn thanh tra quả là không sai, chỉ có điều…còn chưa đủ.
- Chưa đủ ở chỗ nào? Nhà ngươi cứ nói!
- Dạ muôn tâu, điều mà Báo cáo chưa nói hết là trong đám tham nhũng không có ai là “ông chủ”, “bà chủ” cả mà chỉ toàn là “đầy tớ” không hà…!

Nghe tới đây, Ngọc Hoàng liền phán :
- Nhà ngươi hãy mau mau trở về hạ giới giúp các “ông bà chủ” tiểu trừ tham nhũng ngay!
Trước lúc lên đường, Thiên Lôi được Ngọc Hoàng trao cho một lưỡi tầm sét với quyền "tiền đả hậu tấu", bất kể thường dân, hoàng thân quốc thích hay thượng thư nhất nhị phẩm triều đình đều có quyền đánh hay chém tùy ý.

Vừa xuống tới nơi, chiếu theo danh sách mà Ngọc Hoàng trao cho, Thiên Lôi liền giơ tầm sét bổ liền mấy cái vào đầu mấy tên tham nhũng. Nhưng lạ thay không thấy tên nào xây sát gì cả. Nhìn lại, Thiên Lôi mới vỡ lẽ vì tên tham nhũng nào cũng có cái ô quá bự…
Thiên lôi đành trở về trời để báo cáo Ngọc Hoàng và thỉnh thị đường lối.


- Ờ…ờ! Tại sao nhà ngươi không chờ lúc bọn tham nhũng đi không mang theo ô mà đánh?
Vâng lệnh Ngọc Hoàng, Thiên Lôi lại xuống hạ giới một lần nữa. Vừa thấy mấy tên tham nhũng bước vào nhà hàng sang trọng, Thiên Lôi nghĩ bụng lần này thì chắc ăn rồi. Chờ cho mấy tên tham nhũng yên vị và bắt đầu ăn nhậu để ra tay, nhưng vừa giơ lưỡi tầm sét lên thì bị một tên tham nhũng miệng đang nhai nhồm nhoàm, lấy tay ngăn lại, nói :
“Này, Thiên Lôi, nhà ngươi không biết Luật “Trời đánh còn tránh bữa ăn” sao?

Nghe vậy, Thiên Lôi sợ mất chức vì phạm Luật Trời liền thu lưỡi tầm sét đi chỗ khác. Đang chán nản, Thiên Lôi gặp một tên tham nhũng khác đang chăm chú mở một bao thư to bự, có vẻ nặng, liền vung tầm sét giáng xuống đầu. Nhưng lần này cũng bị tên tham nhũng ngăn lại và nói : “Thiên Lôi, nhà ngươi không thấy ta đang ăn của hối lộ sao? Mà đã gọi là ăn thì ăn nhậu hay ăn hối lộ cũng vậy chứ. Ta mà tâu lên Ngọc Hoàng thì nhà ngươi mất chức vì phạm luật đó, chứ chả chơi”.
Nghe đến đây, Thiên Lôi sợ quá liền xách lưỡi tầm sét dông thẳng về Trời tâu lại với Ngọc Hoàng.
Nghe Thiên Lôi “báo cáo” xong, Ngọc Hoàng thở dài mà nói rằng : “Cái luật ấy đặt ra đã lâu lắm. Ta có lỗi chậm sửa đổi. Thôi, lần này nhất định ta sẽ cho sửa lại…”.



906. ADAM VÀ EVE

Trong một hội nghị báo cáo khoa học thế giới, người Trung Hoa nói rằng Trung Hoa là nước đầu tiên lên không gian, thám hiểm mặt trăng. Thính giả là những nhà khoa học khắp thế giới lên tiếng chất vấn. Đại biểu Trung Quốc trả lời:
-Đời Đường vua Minh Hoàng đã lên thăm Hằng Nga, và được xem chị Hằng và đoàn ca vũ Thiên Đình biểu diễn khúc Nghê thường.

Mọi người vỗ tay khen ngợi. Đại biểu Việt Nam lên báo cáo, khoe rằng Adam va Eve là người Việt Nam, là thủy tổ của loài người. Khi các đại biểu yêu cầu Việt Nam chứng minh, cán bộ cộng sản đáp:
-Việt Nam là giòng dõi Adam và Eve vì từ thành phố đến thôn quê phần đông dân không mặc quần áo vì trước đây đảng bán mỗi năm hai thước vải, có khi quên bẵng mất, năm sáu năm mới bán vải một lần. Nay tại thành phố, từ ngày đổi mới, chúng ta có thể tìm thấy con cháu Adam và Eva ở ngoài đường hoặc trong khách sạn, nhất là trong các quán bia ôm, karaoké ôm, càphê ôm . . . Xin mời quý vị tham quan Việt Nam để thấy bản báo cáo của chúng tôi là đúng sự thật!


907.LÊ NIN VÀ LÊ DUẨN

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin, tại một cơ quan nọ ở Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo đua nhau ca tụng Lê Nin vĩ đại. Sau một hồi ba hoa chính choè, viên đảng ủy hỏi:
- Việt Nam vả Liên Xô là anh em, vậy ở đây ai là bà con của Lê Nin?

Một tay công nhân đi Liên Xô về vốn là nịnh thần, lên phát biểu:
-Thưa đồng chí bí thư, toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đều là con cháu Lê Nin.
Viên bí thư đảng ủy trả lời:
-Đồng chí trả lời chung chung, không cụ thể. Thế các đồng chí có biết ai là bà con của Lê Nin ở Việt Nam không?

Thấy mọi người ngơ ngác, viên bí thư trả lời:
- Các chí không biết à? Người đó là Tổng bí thư Lê Duẩn kính yêu của chúng ta!


908.TRIẾT LÝ MÁC LÊ

Tại một trường chính trị cao cấp, giáo viên thao thao bất tuyệt về chủ nghĩa Mác bách chiến bách thắng. Cuối khóa kiểm tra bài, giáo viên hỏi các học viên:
-Đồng chí hiểu thế nào về câu nói của Mác: giai cấp tư bản đang ở trên bờ vực thẳm!
Học viên trả lời:
- Thưa giáo viên, em nhất trí với Mác là giai cấp tư bản đang ở trên bờ vực thẳm ngó xuống giai cấp vô sản ở dưới đáy vực thẳm!
Giáo viên hỏi một học viên khác:
-Anh hiểu như thế nào câu nói của Lê Nin: Giai cấp vô sản không những đã bắt kịp mà còn vượt qua giai cấp tư bản?
Học viên trả lời:
- Thưa đồng chí giáo viên, tôi hiểu là giai cấp vô sản tiến nhanh, tiến mạnh nhanh gấp trăm lần giai cấp tư bản trong cuộc chạy đua xuống hố sâu!




909.LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA CÔNG AN

Sau 1986, Việt Nam mở cửa, các thông tín viên ngoại quốc được đi khắp nơi. Họ ra tham quan Côn Đảo. Một hôm họ lái ca nô dạo quanh đảo, chợt thấy ba người bơi lội dưới biển, bị cá mập đuổi theo. Họ nghĩ rằng đấy là ba tù nhân vượt ngục, rồi bị cá sấu rượt. Họ nghe mấy tù nhân kêu cầu cứu, rồi thấy một tàu công an chạy tới, kéo ba tù nhân lên.

Các phóng viên ngoại quốc xúm lại, ca tụng lòng nhân đạo của công an Việt Nam, đã không trừng phạt tù nhân, mà còn tích cực cứu người. Họ hứa hẹn sẽ biểu dương tấm lòng tốt của công an Việt Nam trên báo chí quốc tế. Sau khi các thông tín viên ngoại quốc bỏ đi, bọn công an cất tiếng cười hô hố. Chúng nói:
-Bọn phóng viên ngoại quốc có mắt cũng như mù. Thế mà họ tự hào là cái gì cũng biết!
Tên chỉ huy ra lệnh:
- Mình đã cắt được một số vi cá nhưng chưa đủ chỉ tiêu trong ngày. Bắt ba tên khác xuống biển làm mồi câu tiếp!



910. CẦU CẦN THƠ

Sau vụ cần Cần Thơ sập, các ông lớn bèn đưa một vài viên chức cắc ké ra tòa. Nay đầu năm 2010, cầu lại xây xong. Một số đảng viên trong tỉnh khen ngợi cầu to đẹp hơn xưa. Họ ca tụng những người đã bị kết tội làm sập cầu là anh hùng đã làm cho cầu vĩ đại hơn trước. Họ vận động quần chúng ký tên xét lại vụ án. Đảng theo ý kiến của nhân dân, đốt hồ sơ cũ, tha các tội nhân và phong cho họ là "anh hùng lao động"!


911. BIA ÔM

Cán ta chiều nào cũng đi nhậu nhẹt đến khuya mới về, và bị vợ cằn nhằn.
Một hôm, chồng chở vợ đi chợ, chồng hỏi vợ:
- Khi ngồi xe, bà ôm tôi, bà có thích thú gì không?
- Thích cái con khỉ gì, chẳng qua chỉ để an toàn cho khỏi té thôi
- Thấy chưa? Bà cứ nói tôi đi bia ôm này nọ nhưng thực tế chẳng có khác gì , chỉ là uống say quá thì cần ôm một cái gì cho khỏi ngả thôi.


912. TINH THẦN TỰ GIÁC

Thời ở chiến khu, các cán bộ, binh sĩ , sinh viên, hoc sinh đều học tập đạo đức Bác Hồ. Bác hy sinh cuộc đời cho dân tộc, không lấy vợ; bác sống nghèo khổ, gia tài của bác chỉ có đôi dép râu và bộ bà ba nâu. Chính bác cũng viết sách chỉ trích bệnh quan liêu, tham ô của đảng viên.

Trong một cuộc học tập chính trị, cán Ngốc bị phê bình là có óc tư hữu và tham ô. Cán Ngốc bảo rằng mình có óc tư hữu nhưng không có tội tham ô.
Tối đó, thủ trưởng gọi anh lên, bảo anh nên khai báo thành thật. Cán Ngố liền nói rằng nhà anh là tư sản, trước khi lên chiến khu, mẹ anh có cho hai lạng vàng tùy thân.
Đồng chí thủ trưởng bảo:
-Đồng chí nên giao cho tôi bảo quản thì đồng chí không bị truy bức nữa.
Cán Ngốc bèn lấy hai lạng vàng của mẹ cho giao cho thủ trưởng cho nên sau đó anh được tuyên dương là học viên xuất sắc nhất, có tinh thần tự giác rất cao!

913.THĂM LĂNG BÁC

Một thương gia ngoại quốc tới Hà Nội để lo việc kinh doanh.Thương gia đó mãi lo các thủ tục giấy tờ, cho đến lúc gần phải lên đường về nước, mà lúc ấy đã năm, sáu giờ chiều, các cơ quan đã đóng cửa, mới nhớ ra mình đã quên một điều khá quan trọng là phải đi thăm lăng Hồ chủ tịch. Ông bèn than thở cùng các nhân viên khách sạn, thì được họ mách nuớc : Đừng lo! Ông cứ dúi cho họ vài đô la là xong !

Ông khách ngoại quốc nghe lời bèn chỉnh tề y phục ra thăm lăng Bác. Đến nơi thì hết giờ du khách thăm viếng, cửa lăng đã đóng. Ông khách bèn gặp người gác cổng và nói: " Tôi rất kính yêu bác Hồ vĩ đại, nay vì quá bận việc nên tới trễ, xin đồng chí vui lòng cho tôi vào thăm bác.' Đồng chí gác cổng mặt sắt đen sì, xua đuổi khách :" Hết giờ làm việc, mai đến! " Ông khách sực nhớ lời khuyên của nhân viên khách sạn, bèn rút ra 5 đô la trao cho đồng chí bảo vệ. Đồng chí bảo vệ liền đổi thái độ hỏi :
"Ông muốn vào trong hay muốn tôi lôi bác ra đây cho ông xem ?"


914. THIÊN LÔI XUỐNG TRẦN

Ngọc hoàng thượng đế được các vị thần linh ở Việt Nam liên tiếp báo cáo rằng dân chúng Việt Nam dưới ách cộng sản rất cực khổ. Ngài bèn sai thiên lôi xuống điều tra.Thiên lôi xuống trần, thấy nhiều nhà cao cửa rộng bèn hỏi đồng chí công an đứng gác đường : 'Đây là nhà của ai? Công an đáp : Nhà của đầy tớ nhân dân.' Thiên lôi nghĩ rằng đầy tớ mà ở nhà cao cửa rộng thế này thì dân chúng đâu có khổ !'

Thiên lôi bèn trở về báo cáo thượng đế rằng ở nước Việt Nam dân chúng rất sung sướng, hạng nghèo khổ nhất mà cũng được ở nhà lầu, đi xe hơi, ăn sung mặc sướng.Thượng đế nghe xong bèn bỏ qua hồ sơ Việt Nam, và cho rằng các vị thần linh Việt Nam báo cáo sai lầm. Nhưng tiếp theo đó, Ngọc hoàng thượng đế lại được báo cáo rằng sau 1975, dân chúng Việt Nam bị bỏ đói, bị cầm tù rất nhiều.

Ngọc hoàng thượng đế lại sai thiên lôi xuống điều tra lần nữa. Thiên lôi đi khắp nơi, thấy công an đứng đầy đường bèn hỏi:' Nhà tù ở đâu ? Viên công an trả lời : Ở nước chúng tôi nhân dân sống rất tự do, hạnh phúc, không hề có nhà tù.

Thiên lôi bèn bỏ đi nơi khác. Gặp một thường dân, thiên lôi hỏi:'Nhà tù ở đâu?'
Người dân nhìn trước nhìn sau, không thấy ai bèn chỉ vào số 4 Phan đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Thiên lôi lại gần, thì không thấy có bóng tù nhân, mà chỉ thấy vài đàn bà dắt trẻ con xách giỏ vào ra. Thiên lôi bèn hỏi người qua đường đây là cơ quan nào, thì được đáp, đây là tòa tỉnh trưởng Gia Định. Thiên lôi đi quanh thì thấy có bảng đề ' Công ty dịch vụ Bình Thạnh ', 'Trung tâm thể dục thể thao '.

Mặt tiền số 4 Phan đăng Lưu là những gian hàng báo chí, gian hàng photocopy, gian hàng điện khí kim loại... . đối diện với Chợ Bà Chiểu. Thiên lôi tức bực không hiểu tại sao dân chúng dưới trần lại ăn nói lộn xộn như vậy. Ngài bèn rảo lên vùng Ngã Ba Ông Tạ , thấy nơi đây chợ búa tấp nập, bèn hỏi nhà tù ở đâu. Ngưòi dân ngó trước ngó sau rồi chỉ vào Đồng Lợi. Thiên lôi lại gần, thấy bảng đề Khách sạn Đồng Lợi .

Thiên lôi lấy làm thắc mắc lẽ nào mà tù nhân lại ở khách sạn ? Thiên lôi bèn ra miền Trung, đến một nơi thấy có một nơi đề bảng : Trường học tập cải tạo. Thiên lôi đứng xa quan sát, thấy học sinh ở đây toàn là người lớn tuổi.Thiên lôi thấy có người đi qua bèn hỏi: Đây là chỗ nào ?

Người ấy đáp : Trường học tập cải tạo.Thiên lôi hỏi thêm: Ai học ở đây ? Người ấy đáp : "Các ngụy quân, ngụy quyền Sàigon."
Thiên lôi bèn trở về tâu trình rằng ở Việt Nam không có nhà tù mà chỉ có trường học. Nền giáo dục ở Việt Nam tốt nhất thế giới. Ở các nước Âu Mỹ, người ta cưỡng bách giáo dục bậc trung học vào lứa tuổi 16, còn ở Việt Nam cưỡng bách giáo dục cả bậc đại học, và cả người già 60, 70 tuổi . Ngụy quân, ngụy quyền cũng được nhà nước ưu đãi, cho vào trường để học tập tốt, lao động tốt...


915. LIÊN XÔ VĨ ĐẠI

Một xứ thuộc liên bang Xô Viết ở gần biển định bán một khu rừng của họ cho Nhật Bản. Họ tính giá rẻ với mục đich dụ người Nhật tham rẻ mà vào đầu tư. Cái mà họ tính toán là người Nhật sẽ làm một con đường tráng nhựa từ biển lên núi, và công việc làm đường, đốn cây và chuyên chở sẽ mất vài năm, phí tổn khoảng mấy trăm tỷ rúp. Ngoài ra công nhân Liên xô một số sẽ có công ăn việc làm, và cán bộ Liên Xô sẽ có dịp cắt cổ mổ bụng bọn tư bản.

Ký hợp đồng xong thì tàu Nhật Bản đến đậu ngoài khơi, máy bay trực thăng Nhật thả những ống tròn và ráp lại thành một đuờng ống dài từ biển lên núi. Người Nhật cho máy đốn cây xuống và cho máy nghiền tất cả thành bột, và hút bột ấy qua ống dài về tàu. Trong hơn một tháng thì công việc xong xuôi, họ lên tàu về nước. Họ không đắp dường, không thuê người Liên Xô và chẳng cần liên hệ với viên chức Liên Xô.



916. BÁC TÔN VÀ CHÁU NỘI

Bác Tôn có một đứa cháu nội rất ngoan ngoản và thông minh. Bác Tôn rất yêu cháu, thường bế cháu vào lòng. Một hôm thằng cháu bảo ông:

-Ông nhắm mắt lại đi!
Bác Tôn nhắm mắt. Thằng bé nói tiếp:
- Ông buông hai tay đi!
Bác Tôn ngạc nhiên hỏi:
-Cháu định chơi trò gì thế?
- Cháu muốn được tự do, hạnh phúc.
-Sao vậy?Ai bảo cháu thế?

-Cháu nghe ngoài đường người ta bảo khi nào khi nào bọn cộng sản già nhắm mắt, buông xuôi tay thì dân ta mới được tự do, hạnh phúc!


917. THẰNG CÁO

Trước 1945 và trong giai đoạn 1945-1954, đảng cộng sản kêu gọi "Vô sản các nước hãy đoàn kết lại". Các công nhân, nông dân, người nghèo, nhà văn, nhà giáo đều nghĩ mình thuộc giai cấp vô sản nên hăng hái đi theo đảng và Bác. Trong khi Cải Cách ruông đất , các đoàn đội Cải Cách đã giải tán các cơ quan hành chánh và đảng địa phương mà lập ra cơ quan hành chánh và đảng uỷ mới. Những trí thức, quan lại, phú nông, địa chủ , cường hào. . . đều bị loại ra khỏi hàng ngũ nhân dân. Một vài bần cố nông được đưa ra lãnh đạo đảng và uỷ ban nhân dân.

Các ông thợ rèn, thơ mộc, thợ nề, các nông dân , các bà buôn thúng bán bưng, các nhà văn, nhà giáo nghèo đều không được vào đảng, vì họ không thuộc giai cấp vô sản. Bấy giờ cộng sản mới giở sách Mác ra giảng giải cho họ hiểu:" Chỉ có những tay thợ giỏi làm việc trong các hãng xưởng tư bản mới gọi là công nhân, là giai cấp vô sản".
Các anh chị, ông bà mới biết mình mắc điếm, cùng nhau chửi rủa :'"Tiên sư thằng Cáo! Chúng mày lừa ông!"


918. TÂM TƯ MỘT TÊN TRỘM


Một tên trộm bị bắt rồi bị công an đánh một trận nên thân, sau đó được thả ra, vì nhà tù không còn chỗ chứa cho tội ăn cắp vặt. Viên công an lên giọng đạo đức bảo y:
-Sao mày không kiếm một nghề nuôi thân mà đi ăn cắp, ăn trộm? Mày không biết :"Nhất nghệ tinh nhất thân vinh à?"
-Vinh gì mà vinh!Tôi là tay mở khóa bậc nhất mà vẫn bị tóm thì làm sao mà quang vinh?

Cũng vì trận đòn đó mà tên trộm mở mắt. Y
suy nghĩ mình ngu dại lại đi ăn trộm cho bị bắt, bị đánh đau. Y quyết tâm làm một siêu trộm chứ không cam tâm làm một tên trộm cắc ké.

Nhân dân ta có câu:
"Muốn xanh cỏ, đỏ ngực thì đi bộ đội,
Muốn làm cố nội thì đi công an!"

Vì có người bác họ làm công an ở huyện bên cạnh, y năn nỉ xin theo và được chấp thuận. Ban đầu làm ở huyện , sau nhờ sáng kiến cho du côn trà trộn vào đám biểu tình đánh đập nhân dân không tiếc tay trong các vụ dân oan , Phật giáo, Hòa Hảo và Thiên chúa giáo nên càng ngày y càng lên cao như diều. Y đã được vinh thăng đại úy rồi thiếu tá công an.

Y thấy bấy giờ nhiều người học hành chẳng là bao mà cũng thạc sĩ, tiến sĩ. Y bèn quyết chí học tập. Y bèn theo khóa bổ túc văn hóa, sau ba tháng thì tốt nghiệp trung học. Anh bèn ghi tên lớp chuyên tu, năm sau thì tốt nghiệp đại học. Anh bèn đem gia sản cho vấn đề hậu đại học. Sau một năm anh trở thành Thiếu tướng tiến sĩ công an.

Thiên hạ có thơ:
Ai bảo công an là vũ phu?
Công an chẳng phải là đồ ngu!
Tra tấn, chém giết là chuyện nhỏ,
Tiến sĩ, thạc sĩ khó chi mô!


919. THI TUYỂN NHÂN VIÊN

Một công ty tại Hà Nội treo bảng tuyển chọn nhân viên. Hàng ngàn học sinh, sinh viên nam nữ chen lấn nhau vào phỏng vấn.
Ban giám khảo đặt ra một câu hỏi, và các thí sinh tuần tự vào trả lời.
Ban giám đốc hỏi:
-Nếu anh/ chị thấy một gói tiền và một gói đạo đức thì anh/chị lượm gói nào?

Một thí sinh nam đáp:-Tôi lượm gói tiền.
-Tại sao?
-Vì ai cũng cần tiền.
Thí sinh thứ hai đáp:
-Tôi lượm tiền.
-Tại sao?
-Vì mình thiếu cái nào thì cần cái đó.
Anh được cho ra về và bảo hãy chờ xem thông báo.

Anh thứ ba đáp:
-Tôi lấy gói đạo đức.
-Tại sao?
-Vì đạo đức rất cần thiết.
Anh được cho ra về, và bảo đợi vài ngày xem kết quả.

Thí sinh thứ tư là một cô gái, đáp:
-Tôi lượm gói tiền nhưng tôi la lên cho mọi người biết là tôi lấy gói đạo đức.
Kết quả cô gái thứ tư được làm bí thư riêng cho giám đốc, còn người thứ hai làm thủ kho.



920. ƯỚP XÁC TÔN ĐỨC THẮNG

Bác Tôn đức Thắng là người miền Nam, tánh tình chơn chất, không có thế lực cho nên Hồ Chí Minh mới đưa làm phó chủ tịch bù nhìn. Mùa hè, trong phủ chủ tịch, bác thường đi chân đất, các đồng chí bộ trưởng bèn hỏi sao bác không đi dép, bác cười hì hì mà rằng: - Tao đi chân đất cho mát chân!

Tuổi già cho nên nhiều khi bác lẫn. Một lần, hội họp với các bô lão, bác Tôn cầm giấy, đeo kính rồi long trọng đọc '' Các cháu thiếu nhi thân mến'', khiến cho cả hội trường ngơ ngác. Bác bèn nói:
- ''Đ.M. Tôi nhầm! Đây là bài nói chuyện với các cháu."

Các phụ lão vui vẻ cười thông cảm. Tuổi chín mươi tuổi, bác Tôn hấp hối, bộ chính trị cấp tốc họp để chuẩn bị tang lễ. Tổng bí thư Lê Duẩn dặn người thư ký riêng của bác phải túc trực bên giường bệnh, hể bác dối dăng điều gì thì phải ghi chép rồi trình cho bộ chính trị.

Trường Chinh nói:
Bác Tôn là người cao niên nhất trong đảng. Khi cách mạng tháng mười bùng nổ, bác là người đầu tiên treo lá cờ đỏ trên Biển Đen. Để tưởng thưởng thành tích này, nhà nước Liên Xô đã lấy tên bác Tôn mà đặt tên một con đường ở Mạc Tư Khoa, là trái tim của giai cấp vô sản thế giới. Tôi đề nghị bộ chính trị quyết định ướp thi thể bác và xây lăng kỷ niệm.

Bộ chính trị nhất trí ý kiến của Trường Chinh. Trong phòng, bác Tôn tỉnh lại, hỏi:
'' Ngoài kia họp gì thế?
Anh thư ký trình bày rằng Bộ chính trị quyết định ướp xác bác như đã ướp xác bác Hồ. Bác nghĩ sao?
Bác Tôn thều thào:
-Uớp cái con c. ấy!
Nói xong, bác thở hắt rồi mất. Anh thư ký vội báo tin cho bộ chính trị. Lê Duẩn hỏi:
-Bác có dối dăng điều gì không
- Thưa đồng chí Tổng bí thư, tôi có hỏi về việc ướp xác của bác, bác dặn là ướp cái con c.. . bác, rồi mất, không dặn gì thêm.
Các ủy viên bộ chinh trị bối rối, không hiểu vì sao bác Tôn lại dặn ướp'' cái ấy.''
Trường Chinh tỏ vẻ thông thái giải thích:
-Bác dặn như vậy là có ngụ ý sâu sắc. ''Cái ấy'' tượng trưng cho sức sinh sản của nòi giống, được nhiều nước trên thế giới đúc tưọng và thờ phụng. Chúng ta phải tôn trọng ý nguyện cuối cùng của bác. Cái khó là phải xây một cái lăng to lớn như lăng Hồ Chủ tịch, lại phải có quân đội canh gác, mà chỉ đặt một cái ấy bên trong.

Phạm Văn Đồng phát biểu:
- Chúng ta có thể cho chế tạo một cái hộp bằng pha lê rất lớn, rất dày, có hình cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng, rồi đặt '' cái ấy'' của bác vào. Tôi sẽ chỉ thị mấy nhà sử học viết bài giải thích ý nghĩa lớn lao của việc ướp xác và trưng bày'' cái ấy''.
Bộ trưởng công an Phạm Hùng nói:
-Ý kiến của đồng chí thủ tướng rất hay. Tôi sẽ ra lệnh tập trung cải tạo những phần tử chống đối và xuyên tạc.Trong một ngày, tôi sẽ tập trung đạt chỉ tiêu 50 ngàn tên phản động.

Tổng bí thư Lê Duẩn nói:
-Chúng ta đã nhất trí việc ướp ''cái ấy'' của bác Tôn. Nhưng về địa điểm, ta nên đặt ''cái ấy'' tại chỗ nào?
Phạm văn Đồng đề nghị:
-Bác Tôn là người Nam Bộ, vậy ta nên để bác tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi nghe bộ trưởng Nội Thương báo cáo rằng dân chúng đến mua hàng tại cửa hàng Bách Hóa Tổng Hợp Thành phố Hồ chí Minh, khi ra về đều nói : ''chẳng có con c. gì cả.'' Nay đặt ''cái ấy'' tại cửa hàng thì dân chúng sẽ không còn kêu ca vào đâu được nữa.
Các bộ trưởng vổ tay khen ngợi ý kiến thâm thúy của thủ tướng
( Theo Nguyễn Chí Thiện, Hỏa Lò, 274).



****

No comments: