Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Ngày 4 tháng 1 năm 1993
Dưới sự giúp đỡ của kinh tế thị trường, mâu thuẫn đã bộc lộ ra
Trước tiên Triệu đọc cho tôi nghe một đoạn trong “Chống Duhring” của Engels: “đối với sự không hợp lý và không công bằng của chế độ xã hội hiện nay và đối với nhận thức ngày càng tỉnh ngộ rằng lý tưởng đã biến thành hoang đường, hạnh phúc đã biến thành thống khổ, chẳng qua đó là một loại tiêu chí…”
Triệu nói: không thể lên án những bất hợp lý những không công bằng của xã hội cũ về đạo nghĩa và luân lý. Ông lại dẫn lời Engels nói: “vì thế việc phân chia giai cấp đều có lý do lịch sử nào đó, và cũng chỉ là nói về một thời đại nhất định và một điều kiện xã hội nhất định. Nó lấy sản xuất không đủ làm căn cứ, nó sẽ giảm nhỏ khi sức sản xuất hiện đại phát triển đầy đủ.”
Triệu nói: sau khi thực hiện ý tưởng “chế độ công hữu” vốn có của Marx, quần chúng nhân dân sẽ trở thành chủ nhân của tư liệu sản xuất, không bị nô dịch nữa, có thể phát huy tính tích cực lớn nhất; đồng thời nhà nước lại thực hiện quản lý kế hoạch có thể lợi dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, có thể hiển thị tính ưu việt càng nhiều hơn so với chủ nghĩa tư bản, nhưng kết quả trên thực tế lại không như vậy.
Triệu cho rằng: chỉ dưới tác dụng của cơ chế kinh tế thị trường, trên cơ sở kinh tế tư hữu phát triển đầy đủ, chế độ công hữu mới có thể phát huy được hiệu quả kinh tế. Vì vậy đối với các doanh nghiệp thuộc chế độ công hữu, ngoài một số ít ngành sản xuất quan hệ đến an ninh quốc gia như ngành sản xuất cơ sở công, quốc phòng, hàng không vũ trụ v.v.. ra thì phần lớn những doanh nghiệp quốc doanh khác phải áp dụng các phương thức như hợp doanh, cổ phần hoá, cho thuê, bán, sáp nhập, phá sản v.v.. để cải tạo triệt để, đồng thời đưa các doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường. Hiện nay dưới sự lôi kéo của kinh tế thị trường mọi mâu thuẫn vốn có đều bộc lộ ra: trước tiên là các doanh nghiệp quốc doanh bị xung kích. Do trước đây các doanh nghiệp quốc doanh không phải là đơn vị kinh tế mà là đơn vị xã hội, là doanh nghiệp làm xã hội (các đơn vị cơ quan cũng làm xã hội) ôm cả việc sinh, lão, bệnh, tử của mọi nhân viên của mình cũng như cả việc kiếm công ăn việc làm cho con cái họ. Vì vậy doanh nghiệp không có hiệu quả, khi cải tạo khó khăn rất lớn, nhất là vấn đề sắp xếp nhân viên. Việc có công ăn việc làm mới cho mấy chục triệu công nhân là vấn đề xã hội lớn nhất, dễ dẫn tới động loạn xã hội.
Ông nói: thứ hai là vấn đề nông nghiệp. Từ kinh tế tiểu nông chuyển sang sản nghiệp hoá nông nghiệp nhằm thích ứng với đòi hỏi của kinh tế thị trường là một công trình rất to lớn khó khăn. Mấy năm trước đây phát sinh lạm phát là do không cung ứng đủ sản phẩm phụ nông nghiệp, vì thế Đặng Tiểu Bình đã từng cảnh cáo, nếu như kinh tế Trung Quốc có vấn đề thì là có vấn đề từ nông nghiệp. Lại thêm cơ sở nông nghiệp Trung Quốc yếu kém, bị điều kiện thiên nhiên hạn chế rất lớn.
Thứ ba, do thực hiện kinh tế thị trường, cùng tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển nhập khẩu vốn nước ngoài, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, thực hiện cổ phần hoá, phát triển chế độ công ty, tồn tại kinh tế pháp nhân, thế là xuất hiện các loại tập đoàn lợi ích kinh tế. Dự thay đổi của những loại cơ sở kinh tế đó đòi hỏi quyết sách phân tán hoá, dân chủ hoá đã làm nẩy sinh mâu thuẫn trong thể chế chính trị tập quyền cao độ về kiến trúc thượng tầng, về khách quan tất nhiên phải yêu cầu mở cửa về chính trị, chỉ áp dụng biện pháp khống chế là không được.
Ông còn nhấn mạnh: dưới điều kiện kinh tế thị trường cơ hội, giữa người và người có khác nhau, vùng ven biển và vùng trong nội địa cũng khác nhau, từ đó phát sinh mở rộng chênh lệch thu nhập, nhất là trong thể chế chính trị tập trung cao độ, trong điều kiện kinh tế thị trường hình thành trao đổi quyền tiến, đã làm cho chính phủ - cái thể chế này sản sinh hủ bại, dẫn tới đông đảo quần chúng trong xã hội phổ biến bất mãn.
Cuối cùng, ông nói: sự tích lũy những mâu thuẫn nói trên, nếu không được làm dịu đi dễ dẫn tới khủng hoảng có tính xã hội.
II. Đơn giản hoá vấn đề phức tạp, phiền phức để xử lý
Triệu nói: có một số vấn đề phức tạp mà lại phiền phức, nếu dùng biện pháp giản đơn lại có thể giải quyết được một cách đầy đủ trọn vẹn. Ví dụ như vấn đề sản xuất nông nghiệp, thời kỳ công xã nhân dân trước đây, một năm bốn mùa cán bộ xã, thôn thúc giục thu hoạch, thúc giục cấy trồng, đồng thời yêu cầu sắp xếp giống má, phân bón, thuốc trừ sâu tốt, lại còn có vấn đề ăn, chất đốt, mặc, dùng của quần chúng v.v…; hàng ngày còn phải đánh trống gõ thanh la dẫn dắt quần chúng lên núi xuống đồng để hoàn thành những nhiệm vụ do cấp trên bố trí, bận rộn vô cùng, có thể nói cán bộ xã thôn cực kỳ vất vả. Kết quả, sản lượng mỗi ngày mỗi giảm, tính tích cực của quần chúng càng ngày càng thấp. Sau khi đổi sang “chế độ khoán”, cán bộ thôn, xã chỉ quản lý sự nghiệp công, như thủy lợi, sửa chữa đường xá và sinh đẻ có kế hoạch và thúc đẩy nộp lương thực cho nhà nước v.v…, hơn nữa cũng chỉ phân phối về con số, tất cả những cái khác đều không cần quản, thế mà sản lượng ngược lại lại tăng, tính tích cực của quần chúng cũng được nâng cao. Lại như vấn đề sản xuất hàng hoá nhỏ. Trước đây chính quyền các cấp tỉnh, địa [1] , huyện để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng nhân dân về các hàng hoá nhỏ thường dùng hàng ngày đã hết năm này đến năm khác họp hành, điều tra nghiên cứu, làm kế hoạch, sắp xếp hạng mục, phân phối nguyên liệu, hợp tác tiến hành sản xuất rồi thực hiện việc điều động, cấp phát, phân phối có tính hành chính, cán bộ nhân viên công tác chính quyền các cấp đều tốn rất nhiều công sức nhưng hàng năm đều không đáp ứng nổi nhu cầu sinh hoạt thường ngày của nhân dân quần chúng, quần chúng có rất nhièu ý kiến. Sau này, áp dụng biện pháp “mở cửa”, cho phép cá thể, tư nhân tiến hành sản xuất, tiến hành kinh doanh, cho phép quần chúng ra thị trường buôn bán, trao đổi; chính quyền chỉ quản việc giữ gìn trật tự thị trường, ngăn chặn sản phẩm giả mạo, tiến hành thu thuế, còn tất cả các việc khác đều không quản. Kết quả là trong xã hội bất kỳ loại hàng hoá nhỏ thường dùng hàng ngày nào đều có hết, thị trường phồn vinh, quần chúng hài lòng.
Triệu lại nói: trong những năm tháng chiến tranh cách mạng trước đây, khi xây dựng căn cứ địa tại nông thôn, cũng có những vấn đề tương tự. Lúc bắt đầu, nông thôn dưới sự thống trị của thế lực phong kiến thực hiện phong tỏa chúng ta, chính quyền thôn đều do các nhân vật cường hào, nhân vật đại biểu tầng lớp trên nắm giữ tiến hành gây khó khăn cho chúng ta, không cung cấp lương thực; còn quần chúng cơ sở lại chưa giác ngộ, không dám tiếp cận dựa vào chúng ta; bên ngoài lại thêm bọn quỉ Nhật Bản liên tục càn quét tiến công. Vì vậy thời kỳ đó ở nông thôn chúng ta ăn, mặc đều rất khó khăn, muốn lương thực không có lương thực, muốn tiền không có tiền, càng không phải nói tới việc bổ sung quân số và nhân viên, đến nỗi khó đứng vững chân. Sau đó phát động quần chúng, thưch hiện giảm tô giảm tức trước, lại thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, thiết lập quan hệ cá nước với quần chúng, hình thành thể số phận giống nhau, là tình thế đã hoàn toàn khác hẳn; muốn lương thực có lương thực, muốn tiền có tiền, muốn người có người.
Vì vậy, Triệu nói: đối với các doanh nghiệp vừa và lớn luôn luôn gây khó khăn quấy rối chúng ta cũng nên áp dụng biện pháp tương tự, đó là: xác định rõ quan hệ quyền sở hữu quan hệ tài sản, kinh doanh tự chủ, sau khi thực hiện tự chịu lỗ lãi, tình hình nhất định cũng có thay đổi lớn. Vấn đề là hiện tại doanh nghiệp lớn và vừa làm xã hội, gánh vác quá nặng, lỗ cũng nghiêm trọng càng để thời gian dài, ba lô càng nặng.
Tôi xen vào: không những doanh nghiệp quốc doanh bị lỗ nặng mà tài sản quốc hữu bị chảy đi mất cũng rất nghiêm trọng, tỷ lệ nợ cũng rất nghiêm trọng. Hiện nay có một số doanh nghiệp quốc hữu dựa vào tài sản quốc hữu để sống, trước tiên ăn vào vốn lưu động, sau đó ăn vào tài khoản, làm cho đến nỗi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp quốc doanh càng ngày càng cao, khiến trong xã hội bất mãn mạnh mẽ.
Triệu tiếp: cải cách doanh nghiệp quốc doanh, trước tiên là đụng phải vấn đề sắp xếp nhân viên dư thừa. Ở Việt Nam, dùng biện pháp cấp phát một lần bằng tổng số tiền lương và số năm làm việc trong mấy năm cho mỗi công nhân thất nghiệp, coi là cấp tiền vốn cho họ, để cá nhân đi vào thị trường, xã hội, hoạt động kinh doanh, tự tìm lấy nghề nghiệp, chính quyền không quản nữa. Còn ở Trung Quốc dùng biện pháp nào hãy xem quyết sách của nhà đương cục. Thế nhưng do thay đổi cơ cấu nông nghiệp, sức lao động dư thừa từ nông thôn chuyển ra sẽ càng nhiều hơn. Đó là một vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Theo tôi hiểu, cái gọi là “xử lý đơn giản hoá” mà Triệu nói ở đây là để cho quần chúng có “quyền tự chủ”. Phàm là những việc của riêng quần chúng đều do quần chúng làm chủ, quản lý, Trên thực tế những loại việc này thực sự giao cho quần chúng tự làm nói chung đều được giải quyết tương đối tốt đẹp. Bởi vì như vậy có thể phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng đến độ cao nhất. Nếu như do chính quyền và cán bộ đứng ra làm chủ xử lý bao biện, coi quần chúng như vật lệ thuộc, coi họ như quân cờ thì nhất định làm không tốt. hơn nữa còn làm phức tạp hoá sự tình gây ra phiền phức.
Tôi nói: nhớ lại những năm tháng chiến tranh trước đây, căn cứ vào khi tôi làm bí thư huyện uỷ đảng cộng sản Trung Quốc, cảm thấy trong phạm vi công tác của mình bất kể là nhân, tài, vật, đều có quyền tự chủ rất lớn, tổ chức đảng cấp trên chỉ tiến hành lãnh đạo về phương châm chính sách; dưới tinh thần chỉ đạo của cấp trên, trong công tác cụ thể mọi người đều phát huy được tính tích cực và tính sáng tạo lớn nhất. Nhưng đến thời kỳ xây dựng sau khi thành lập chính quyền mới, khi tôi giữ chức giám đốc một nhà máy loại lớn, cảm thấy tình hình hoàn toàn khác hẳn. Bất kể là nhân, tài, vật, sản [xuất], cung [cấp], tiêu [thụ] đều do các bộ môn hành chính cấp trên thống nhất sắp xếp, mọi qui định, kế hoạch đều do các bộ môn cấp trên chế định, giống như hàng ngàn sợi dây xích buộc chặt anh lại, chỉ có thể trượt đi thôi, không cho phép vượt khỏi đường ray một bước, coi nhà máy doanh nghiệp hoàn toàn là một vật phụ thuốc hành chính, làm cho nhà máy càng ngày càng thu nhỏ. Nhà máy động cơ máy bay Thẩm dương nơi tôi làm việc trước đây, vốn là một con át chủ bài của Bộ Hàng không vũ trụ, sau này nghe nói người lãnh đạo chủ yếu của Bộ Hàng không rêu rao: nhà máy này trong tương lai bất đắc dĩ phải dùng sự tan rã để kết thúc. Vì thế đối với các điểm mà Triệu đã nói trên tôi có cảm xúc rất sâu.
Ngày 3 tháng 4 năm 1993
…
Phân tích của Marx về chủ nghĩa tư bản không phù hợp với sự thực
Triệu nói: Marx sống vào thế kỷ XIX, cho rằng chủ nghĩa tư bản sản sinh ra xã hội hóa và chiếm hữu tư nhân là mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ làm cho phân hóa hai cực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng từ đó gõ lên tiếng chuông mặc niệm cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng sự thực của thế kỷ XX là trong xã hội tư bản chủ nghĩa không xuất hiện sự thiếu thốn về sản phẩm vật chất, mà ngược lại sản phẩm vật chất lại phong phú vô cùng; cũng không hình thành giai cấp công nhân ngày càng bần cùng hoá và tuyệt đối bần cùng hoá, ngược lại tiêu chuẩn sống của nhân dân phổ biến được nâng cao, đã xuất hiện tầng lớp trung gian to lớn, công nhân cổ xanh giảm bớt, công nhân cổ trắng tăng lên nhiều. Sự phát triển của sự thực lịch sử không phù hợp với phân tích của Marx. Vì vậy điều này đã thuyết minh chế độ tư hữu cũng có thể làm cho sản phẩm vật chất giầu có, tiêu chuẩn sống của nhân dân được nâng cao; điều này cũng thuyết minh chế độ tư hữu cũng có thể phát triển sức sản xuất, thúc đẩy tiến bộ xã hội, thực hiện văn minh xã hội đồng thời cũng có thể các nước tư bản chủ nghĩa phối hợp với nhau trong trình độ nhất định để cùng phát triển đi tới phồn vinh. Liên minh châu Âu sắp thành lập, sự xuất hiện liên tiếp của khu vực mậu dịch tự do có tính khu vực có thể chứng thực.
Vì vậy, tôi nói xen: xem xét tăng trưởng kinh tế từ ngày nước ta cải cách kinh tế đến nay thấy, cũng chủ yếu là đến từ sự phát triển của thành phần kinh tế phi quốc hữu, mỗi năm đều tăng trưởng với tốc độ 20%.
Triệu tiếp tục: chế độ tư hữu cũng có thể mang lại phồn vinh cho xã hội, đó là điều mà Marx không dự kiến tới, mà đó lại là sự thực được thực tiễn của chủ nghĩa tư bản chứng minh. Còn sự biến đổi to lớn ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô trên thực tế lại là sự thất bại của chế độ công hữu. Vì thế sự phân chia “công hữu”, “tư hữu” không thể coi là tiêu chí giữa hình thái ý thức của chủ nghĩa xã hội và hình thái ý thức của chủ nghĩa tư bản, thế nhưng trước mắt vẫn là “khu cấm”
Tôi nói: trước đây trải qua những cuộc tranh luận nhiều năm về kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường và những thăm dò của giới lý luận đã nhận thức được kế hoạch và thị trường đều là thủ đoạn và không phải là tiêu chí cho họ “tư” họ “xã”; bây giờ giới lý luận lại đề xuất chế độ sở hữu chủ yếu cũng là thủ đoạn, sức sản xuất mới là luận điểm của mục đích, chế độ công hữu cũng không được coi là tiêu chí của chủ nghĩa xã hội nữa.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
[1]“Địa” là chữ viết ngắn của địa khu, một đơn vị hành chính ở Trung Quốc dưới cấp tỉnh trên cấp huyện, một địa khu có thể có tới năm, bẩy huyện và thành phố tương đương cấp huyện, hoặc nhiều hơn tuỳ từng địa phương. (ND)
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219
bản để in Gửi bài này cho bạn bè
====
Tôn Phượng Minh
Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng
Dương Danh Dy dịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Ngày 28 tháng 4 năm 1993
I. Phải giải quyết vấn đề chế độ sở hữu
Triệu nói: áp dụng chế độ cổ phần lấy chế độ công hữu làm chủ thể không giải quyết nổi việc cải tạo doanh nghiệp quốc hữu, bởi vì đều là chế độ công hữu, không khác gì trước đây. Chỉ cần vấn đề tự chịu lỗ lãi không giải quyết, chỉ giải quyết sự thay đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh thôi thì cũng như không, nhất thiết phải giải quyết vấn đề sở hữu. Ông cho rằng áp dụng phương thức dân doanh quốc hữu, phương thức cho thuê cũng như hợp doanh với nước ngoài để bảo đảm giữ được giá trị của tài sản quốc hữu cũng như của hợp doanh với nước ngoài là tương đối thích hợp; đương nhiên những biện pháp, phương thức khác như khoán, bán đi và cổ phần hóa cúng như chia ra thành những đơn vị hạch toán nhỏ tiến hành hạch toán độc lập v.v… cũng có thể áp dụng. Nhưng bất kể như thế nào đều phải đẩy doanh nghiệp quốc doanh ra thị trường đề phải tự chịu lỗ lãi.
Thể hội [hiểu biết] của tôi là: sở dĩ Triệu luôn luôn nhấn mạnh không tiến hành mổ xẻ lớn với doanh nghiệp quốc doanh không được, không giải quyết chế độ sở hữu, làm minh bạch quan hệ quyền tài sản không được, là dựa trên một nhận thức rõ ràng chính xác của ông, tức là: chế độ sở hữu đều đã thất bại ở Đông Âu, Liên Xô; trước đây Trung quốc thực hiện trình độ công hữu hóa cũng đã vượt quá tiêu chuẩn phát triển sức sản xuất xã hội, phải lùi trở lại, thực hiện cải tạo triệt để. Thực hiện kinh tế thị trường phải xác định rõ quan hệ quyền tài sản.
II. Bi kịch của Stalin, Mao Trạch Đông là ở chỗ không được học bù về chủ nghĩa tư bản
Triệu nói: thực tiễn loại chủ nghĩa xã hội mà Đông Âu, Liên Xô và Trung Quốc tiến hành hơn nửa thế kỷ thuyết minh, ở những nước lạc hậu, tại các nước đang phát triển sau khi cách mạng giành được thắng lợi không thể thiết lập ngay lập tức chủ nghĩa xã hội mà phải học bù về chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng: ở những nước này điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chưa đầy đủ, càng không thể nói đến chuyện đã thành thục mà miễn cưỡng xây dựng chủ nghĩa xã hội tất sẽ phát triển dị dạng, làm cho chủ nghĩa xã hội biến hình. Đó là do con người thực hiện một cách nhân tạo, đông đảo quần chúng không đồng ý, áp dụng lãn công tiêu cực, thậm chí phản đối; thế là phải sử dụng thủ đoạn cưỡng bức, thực hiện chính sách áp lực cao, thậm chí không ngần ngại dùng biện pháp trấn áp, thế là tự nhiên phải nhấn mạnh chuyên chính, tăng cường thống trị, thực hiện độc tài cá nhân và sùng bái cá nhân; đồng thời dùng phê đấu hoặc trấn áp những người bất đồng chính kiến, cũng như vậy, cá nhân Stalin và Mao Trạch Đông đã đi vào bi kịch. Triệu cho rằng bất kể là Liên Xô cưỡng bức thực hiện tập thể hoá nông nghiệp hoặc ở Trung Quốc áp dụng lực quyền uy thực hiện chế độ công xã nhân dân “một là lớn, hai là công hữu” thì sự phá hoại của chúng đối với sức sản xuất cũng đều rất lớn; số người chết cũng cực nhiều! Vì thế Gorbachev nói: thí nghiệm tiến hành chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một “bài học đau đớn” còn Yeltsin nói là “một tai họa”. Tất cả là do chưa được học bù về chủ nghĩa tư bản tạo ra.
Triệu lại nói: tạo thành hậu quả nghiêm trọng này không thể đơn giản cho rằng là sai lầm của lý luận chuyên chính vô sản, cũng không thể đơn giản qui nạp là độc hại để lại của tư tưởng đế vương phong kiến mà thực tế là miễn cưỡng thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa kiểu “utopie” gây ra. Vì vậy xem ra lý luận của đệ nhị quốc tế [1] là tương đối thực tế. Đó là chủ nghĩa tư bản càng phát triển, sức sản xuất xã hội càng nâng cao, sản xuất vật chất càng dồi dào, cũng tức là xã hội càng giầu có thì thực thi chủ nghĩa xã hội càng dễ, càng ổn thỏa. Đó là chủ nghĩa tư bản càng phát triển, thành phần xã hội chủ nghĩa sẽ càng nhiều, tức cái gọi là “chủ nghĩa xã hội lớn lên một cách hoà bình”. Trên thực tế cũng là nguyên lý của Marx. Đó là chủ nghĩa xã hội chỉ có thể sản sinh trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển cao, ngược lại lý luận của đệ tam quốc tế [2] mới là “utopia”
Triệu còn nói: cần phải khôi phục nguyên lý này của Marx, phải học bù bài học chủ nghĩa tư bản, đó là quá trình phát triển tự nhiên của xã hội loài người, nhưng điều đó bị coi là khu cấm. Nếu nêu ra vấn đề này sẽ gặp nguy hiểm phản công lại của phái cực “tả” gọi là phục hồi chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, cần nói rõ là: nguyên lý này không khôi phục thì khó dùng chân lý thu phục người.
Nghe đoạn phân tích đó của Triệu tôi cảm thấy rất sâu sắc. Đại khái là vì ông đã căn cứ vào bài học đau đớn trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong hơn nửa thế kỷ và thực tiễn hơn bốn mươi năm của Trung Quốc mà đưa ra lời kêu gọi đó. Cũng thuyết minh là ông đã thoát khỏi những trói buộc của chủ nghĩa giáo điều quốc tế, có lý luận, dũng khí tự chịu trách nhiệm.
Tóm lại, theo quan điểm của Triệu mà tôi hiểu được, thì trong giai đoạn hiện nay, muốn thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới ở Trung Quốc, dưới điều kiện lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải phát triển chủ nghĩa tư bản một cách có điều kiện, có khống chế.
III. Đi con đường cải cách tiệm tiến có kết quả tốt, ca ngợi An Chí Văn
Triệu nói: cải cách của Trung Quốc đi con đường quá độ tiệm tiến, hiệu quả là tốt, là thành công; thực hiện chế độ hai giá là không thể tránh khỏi, cái gọi là con đường mở cửa giá cả, siết chặt tiền tệ, một bước làm xong là không được. Bởi vì cơ chế thị trường còn chưa hình thành, không có cạnh tranh, doanh nghiệp quốc doanh còn ở vào địa vị lũng đoạn, mở cửa giá cả chỉ có thể làm cho lạm phát, phát sinh chấn động xã hội, chịu thiệt vẫn là đông đảo nhân dân; chỉ có mở cửa ngoài kế hoạch, khống chế trong kế hoạch áp dụng chế độ hai giá mới có thể tránh được chấn động lớn. Điều này cũng giống như trong cùng một vùng, mở cửa vùng ven biển, khống chế trong nội địa. Trước tiên thực hiện chiến lược phát triển ven biển, sau đó từng bước thúc đẩy nội địa. Nếu không mở cửa toàn diện sẽ tạo thành hỗn loạn thậm chí không thể thu dọn được.
Triệu lại nói: thực hiện chế độ hai giá tất nhiên có người sẽ lợi dụng cơ hội chênh lệch giá giữa trong kế hoạch và ngoài kế hoạch để kiếm lời, sản sinh hủ bại, điều này chỉ có thể coi là cái giá phải trả và cũng không thể tránh được. Chỉ có thể từ trong động loạn tìm được trị an.
Nói đến đây, Triệu lại so sánh với Liên Xô, cải cách của Liên Xô thất bại. Một là, đã bắt đầu từ cải cách chính trị trước, chứ không bắt đầu từ cải cách kinh tế, một khi đã loạn về chính trị là không thể thu dọn được; hai là, sử dụng “liệu pháp sốc”, đó là hoàn toàn mở cửa giá cả một bước là đạt được dự định, gây ra lạm phát, nhân dân chịu đau khổ lớn, cái giá phải trả rất lớn,
Tôi nói xen vào: cải cách của Trung Quốc đi con đường tiệm tiến không phát sinh chấn động lớn là nhờ có tham mưu An Chí Văn. Trải qua một số năm tham gia hoạt động ở Uỷ ban cải cách thể chế cùng trao đổi tiếp xúc với An Chí Văn tôi cảm thấy tư tưởng của đồng chí ấy rất thực tế, rất thực sự cầu thị, cũng rất đáng tin cậy; ông không chỉ không làm qui hoạch mục tiêu, cũng không làm thiết kế mô hình, càng không nêu chủ trương kích tiến; gây cho tôi ấn tượng là “mò đá qua sông”, cách làm của ông là dễ trước khó sau, do đó bị quấy rối nhỏ nhất, từ nơi tương đối dễ đột phá tiến hành thí điểm cải cách thành thị, chọn Sa Thị của Hồ Bắc và Thường Châu của Giang Tô để làm mà không vi phạm qui định; về mặt lãnh đạo cần phải nắm lại từ doanh nghiệp đòi quyền tự chủ, nhấn mạnh bắt đầu trao quyền xuống dưới để phát huy tính tích cực của cơ sở, điều này đã thay đổi cách làm có tính hành chính đơn thuần trước đây, tránh được con đường cũ phân quyền giữa trung ương và địa phương. Có bước đi, lại xuất phát từ những lợi ích cấp bách nhất mà doanh nghiệp, quần chúng yêu cầu, đó là cái gọi là: trao quyền, nhường lợi. Về chính sách trước tiên thực hiện chiếu cố ưu đãi với kinh tế phi quốc hữu, với kinh tế cá thể, tập thể, tư nhân, doanh nghiệp hợp doanh và đặc khu, nhằm bồi dưỡng căn cứ và chỗ đặt chân của kinh tế hàng hóa; về phương thức bắt đầu áp dụng chế độ khoán mà quần chúng dễ tiếp nhận và cũng dễ hiển thị nhất lợi ích thực. Cộng thêm nhà nước trong mặt điều tiết và khống chế đã thực hiện chế độ hai giá, thực hiện chính sách cùng kết hợp cả “điều chỉnh”, “buông”, “quản”. Và như vậy đã làm cho cải cách của Trung Quốc đi vào con đường tương đối vững chắc tiệm tiến.
Triệu nói tiếp: An Chí Văn là người xử lý vấn đề rất thận trọng, lời nói của đồng chí ấy tương đối đáng tin. Sử dụng biện pháp tiệm tiến từng bước quá độ có thể làm cho thị trường phát dục lên. Tại đó, đồng chí ấy lại nhiều lần nhấn mạnh chỉ có mở cửa ngoài kế hoạch mới có thể làm cho kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, xí nghiệp hương trấn và xí nghiệp ba loại vốn có được nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, làm cho bộ phận ngoài thể chế này phát triển được, mở rộng ra, hình thành cơ chế thị trường mới thuận tiện cho việc thúc đấy doanh nghiệp quốc hữu ra thị trường. Đồng thời đối với bộ phận trong thể chế, cũng thực hiện biện pháp buông quyền. nhường lợi, khoán, khiến cho doanh nghiệp cũng có chút quyền tự chủ, cũng nâng cao tính tích cực, cũng sống động lên.
Cuối cùng, Triệu phấn khởi nói: một khi làm được những điều đó, kinh tế sẽ tăng trưởng, đời sống nhân dân sẽ nâng cao mà lại tránh được động loạn.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
[1]Quốc tế [của các đảng] Xã hội (ND)
[2]Quốc tế Cộng sản (ND)
Nguồn: Tôn Phượng Minh, Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng, Khai phóng Xuất bản Xã, Hongkong 2007, ISBN: 9789627934219
bản để in Gửi bài này cho bạn bè
No comments:
Post a Comment