ĐỐI MẶT 6, 7, 8, 9, 10
ĐỐI MẶT (6)
Là một công dân, một đảng viên của đảng, tôi rất để tâm suy nghĩ về cơ chế: “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, đây là cơ chế tổng thể cho sự vận hành của đất nước do đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Hãy xem cơ chế này đã giúp ích gì cho đất nước ta.
Theo cơ chế thì đảng lãnh đạo bằng những chủ chương đường lối (ra nghị quyết) , rồi đảng tiến hành kiểm tra việc triển khai, thực hiện nghị quyết của đảng đã đề ra, những đảng viên của đảng là lực lượng tiên phong gương mẫu trong việc thi hành nghị quyết của đảng. Đảng cũng là người có quyền tuyển trọn, phân công người của đảng trực tiếp quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các chủ chương chính sách của đảng, đưa nghị quyết của đảng đi vào cuộc sống, biến nghị quyết của đảng thành hiện thực cách mạng.
Tôi thiết tưởng rằng người nghĩ ra những chủ chương chính sách đúng đắn, phải là những người hội tụ đủ những tiêu chí cần thiết, thật sự là người có tầm nhìn xa, trông rộng. Trong thực tế ở các địa phương, người cán bộ lãnh đạo đảng, ngững người làm công tác đảng nếu thống kê lên đều cho thấy là những người có trình độ thâp nhất, có năng lực hạn chế nhất so với đội ngũ cán bộ công chức cùng cấp. Phần lớn cán bộ của đảng thiếu chuyên môn, thiếu trình độ năng lực do những năm trước đây, cán bộ của đảng thường được tuyển trọn từ bộ đội phục viên, xuất ngũ. Đội ngũ này hiện vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các cơ quan của đảng. Vì vậy trong thực tế họ không thể ngang tầm với nhiệm vụ là người lãnh đạo, người tham mưu để ra các quyết sách đúng đắn được.
Đảng là người lãnh đạo, không phải là người trực tiếp tổ chức thực hiện thì việc ra nghị quyết bao giờ cũng rất hạn chế tính thực tiễn, nghị quyết bao giờ cũng mang nặng tính quan liêu, khi áp dụng có nhiều bất cập, vì vậy điều rễ hiểu lúc nào đảng cũng hô hào phải đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống, thực tế thì giữa nghị quyết của đảng và thực tiễn cuộc sống có khoảng cách rất xa, vì đảng đã không lấy thực tiễn làm xuất phát điểm, thiếu tôn trọng quan điểm thực tiễn trong xây dựng nghị quyết.
Trong thực tế tôi chưa thấy người dân nào mong mỏi, chờ đón nghị quyết của đảng đến với nhân dân, vậy mà đảng phịa ra rằng nghị quyết của đảng ra đời luôn đáp ứng lòng mong mỏi của các tầng lớp nhân dân. Nhân dân thờ ơ, chẳng cần đếm xỉa đến những nghị quyết của đảng, là bởi họ thường là người bị thua thiệt, ít được hưởng lợi từ các chính sách của đảng, trong khi đó nghĩa vụ của họ ngày càng phải gánh nặng.
Về vai trò của nhà nước: với tư cách là người quản lý vận hành theo cơ chế này, nhà nước nói chung, đặc biệt là nhà nước ở cấp địa phương và cơ sở, một mặt phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật hiện hành, nhưng mặt khác họ lại tuân thủ theo các nghị quyết của đảng cùng cấp nên đã làm cho vai trò điều hành có những han chế rất lớn, luôn bị động, thiên biến vạn hóa làm sao cho được cả đôi đằng. Cũng từ cơ chế này đã tạo ra sự nghi kị lẫn nhau giưa đảng với chính quyền là chuyện phổ biến ở các cấp, nó làm cho những người làm công tác quản lý điều hành nhà nước lúng túng, khó xử, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo, thiếu tính quyết áp, dẫn đến công việc trì trệ, tạo cơ hội tránh né, ngại va trạm. . . hậu quả là xã hội lũng đoạn, tiêu cực nẩy sinh, kỷ cương phép nước không nghiêm, vận dụng luật pháp tùy tiện.
Cuộc họp ủy ban nhân dân các cấp bao giờ cũng có sự tham dự của thường trực cấp ủy (bí thư hoặc phó bí thư thường trực) cùng cấp và tất nhiên có ý kiến phát biểu chỉ đạo, người chủ trì cuộc họp phải kết luận theo hướng đó. Cấp dưới, nhất là cấp cơ sở luôn phải hứng chịu sự chỉ đạo từ nhiều phía, hôm nay cấp ủy cấp trên đến thăm và làm việc, ngày mai thường trực hội đồng nhân dân đến kiểm ta giám sát, ngày kia ủy ban nhân dân cấp trên đến kiểm tra đôn đốc, không ít có những trường hợp mỗi người nói một nẻo.
Khẩu hiệu “nhân dân làm chủ”luôn thường trực trong cổ họng của mỗi cán bộ lãnh đạo của đảng, ta hãy xem nhân dân làm chủ được gì trong chế độ do đảng cộng sản cai trị: ai cũng biết muốn cho dân làm chủ thì điều kiện tối thiểu là phải nâng cao trình độ dân chí cho nhân dân, người dân phải được tiếp cận những thông tin khách quan, thông tin đa chiều. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, có những người kể từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi chân chưa hề tiếp nhận được một thông tin nào ngoài những thông tin chính thống do đảng cộng sản phát ra, các đài phát thanh nước ngoài bị chặn sóng, mạng internet bị chặn bởi các bức tường lửa, báo chí sách vở không đồng quan điểm của đảng bị cấm nghiêm ngặt. Đảng nắm trong tay trên 600 tờ báo chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là ca ngợi đảng, ca ngợi chế độ do đảng đang cai trị, làm hậu thuẫn cho đảng để đảng rễ bề thống trị đất nước.
Một trong những nội dung quan trọng nhất để nhân dân làm chủ là quyền tự do phát biểu chính kiến của mình. Thực tế cho thấy trong xã hội ta, đã có vô số nạn nhân do có ý kiến phát biểu không đồng hành với đường lối của đảng, họ bị sách nhiễu, bị phân biệt đối xử, bị xử lý kỷ luật với những hình thức nặng nề, thậm trí bị quy chụp cho là phản động, chống đảng, chống nhà nước, phản bội lợi ích dân tộc. . . hàng trăm người đã và đang phải chịu cảnh tù đầy bởi lý do bày tỏ quan điểm khác với chủ chương quan điểm của đảng.
Chế độ đảng trị bắt người dân phải đồng thanh ca ngợi đảng, nói tốt cho đảng, bất luận đảng đúng hay sai, muốn góp ý cho đảng phải có dịp do đảng tổ chức, phải nói đúng nơi, đúng chỗ, nói vừa phải thôi để đảng tiếp thu được. Đặc biệt không bao giờ được nói đảng sai lầm về đường lối mà chỉ có thể sai lầm ở chỗ tổ chức triển khai, về nhận thức của các cấp chưa thấu suốt đường lối của đảng. Đảng cũng chưa bao giờ nhận về mình sai lầm về đường lối.
Đặc biệt về chế độ hội, họp đảng luôn có chính sách tàn khốc để đối xử với những ai rám nhen nhóm thành lập hội, đặc biệt là việc lăm le thành lập đảng phái trong lòng xã hội mà đảng đang cai quản. Đảng cho rằng sự tồn tại và phát triển các tổ chức xã hội, các đảng phái chính trị là việc xúc phạm đến uy lực của đảng, xâm phạm đến an ninh của đảng, là nguy cơ làm cho đảng mất quyền độc tôn cai trị, vì vậy từ ngày đảng lên ngôi, không có bất cứ một tổ chức nào được ra đời, thậm trí những tổ chức, những chính đảng, chính do đảng, do lãnh tụ của đảng (Hồ chí minh) thành lập, sau khi đã vắt hết nước, đảng đã hóa vàng họ không thương tiếc vì đảng cho rằng nó trực tiếp ảnh hưởng tới an nguy của đảng cầm quyền.
Mặc dù trong hiến pháp quy định công dân có quyền biểu tình, song thực tế việc biểu tình ở Việt Nam được hiểu là nếu tổ chức biểu tình ủng hộ đảng, tán dương với đường lối, chủ chương của đảng thì việc xin phép biểu tình sẽ được chấp nhận, còn ngược lại xin phép biểu tình phản đối, không đồng tình với đảng, không có nội dung cổ vũ cho đảng thì lập tức bị dập tắt, ai cố ý tổ chức thì lập tức bị bắt tống giam, bị quy nhẹ là gây rối nơi công cộng, nặng là bạo loạn lật đổ chính quyền. Từ ngày thành lập nước đến nay tôi chưa hề thấy có cuộc biểu tình nào được gọi là ủng hộ các đường lối chính sách của đảng trừ các cuộc do chính đảng tổ chức, huy động để cổ vũ cho chính mình hòng lòe bịp dư luận.
Ai cũng biết quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tư tưởng là những quyền cơ bản của con người, những quyền đó không một ai có quyền tước đoạt họ, nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản cầm quyền thì những quyền đó ngang nhiên đảng đã tước đoạt một cách trắng trợn nhưng không ai làm gì được vì đảng có trong tay nhà nước, có quân đội, có công an, có nhà tù, có tòa án. . . đảng sẵn sàng kết tội cho bất cứ ai mà cả gan thực thi những quyền cơ bản của con người trong xã hội mà đảng đang là bề trên cai trị. Mất đi những quyền cơ bản ấy là mất đi quyền làm người, đến quyền làm người còn không có thì nói gì đến “quyền làm chủ”của nhân dân. khẩu hiệu “nhân dân làm chủ” là khẩu hiệu phỉnh nịnh, lừa bịp, mị dân.
Cơ chế: “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là chủ chương gắn kết quyền lực của đảng vào quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là chủ chương nối dài bàn tay của đảng vào các ngóc ngách trong đời sống xã hội, là cách thể hiện công lao, quyền lực của đảng, âm mưu toan tính lợi lộc của đảng. Xét cho cùng cơ chế này nó là sự ràng buộc lẫn nhau, giằng co nhau, hạn chế lẫn nhau và nó là sự níu kéo lại của sự phát triển xã hội.
Nó chỉ có tác dụng, thậm trí rất tác dụng cho việc không quy được cho bất cứ một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cả về pháp luật lẫn vật chất về những quyết sách sai lầm, về những sai phạm do cá nhân gây ra, dù đó là nghiêm trọng nhất, tất cả đều đổ đầu cho cơ chế, tất cả là tập thể chịu trách nhiệm, và chỉ cần điều chỉnh chút ít về cơ chế, chỉ cần tập thể rút kinh nghiệm là xong và thực tế đã cho thấy chưa có lãnh tụ nào của đảng bị kỷ luật, bị cách chức, bị truy tố trước pháp luật về những hành vi sai phạm của mình.
Nhân dân ta, đất nước ta đã và đang phải hứng chịu những hậu quả của cái cơ chế do những người tự xưng là “lãnh đạo tài tình, là tiên phong, là sáng suốt” đẻ ra. Đã đến lúc cần vứt nó vào sọt rác về một cơ chế lỗi thời, mang đầy tính đặc quyền, đặc lợi của chế độ độc tôn đảng trị trên đất nước ta.
ĐỐI MẶT (7)
Thư trao đổi với bạn.
Anh T quý mến!
Trước hết tôi rất cảm ơn anh đã chia sẻ với tôi những vấn đề mà chỉ có những tình bạn chân thành nhất, hiểu nhau nhất mới có được. Có thể nói tôi rất vui mừng khi nhân được thư anh bởi đã khá lâu chúng ta không gặp được nhau không phải không có dịp mà là tôi với anh có những khoảng ngăn cách theo tôi thì hết sức vô lý. Tôi cũng chia sẻ và có lời xin lỗi thời gian qua anh có gặp rắc rối khi có quan hệ, tiếp xúc với tôi, cầu mong cho anh mọi sự bình yên trong cuộc sống. Với tấm lòng của người bạn chân tình, cởi mở, tôi xin trao đổi với anh những suy nghĩ cá nhân, những kiến thức mà tôi tiếp nhận được và những thực tiễn trong đời sống xung quanh ta.
Trong thư anh nói rằng: “tôi hoàn toàn tán thành những quan điểm của anh, dân chủ hóa đất nước là tất yếu, nhưng nó phải có bước đi thích hợp. Việc ly khai đảng, quay lại chống đảng cộng sản mà tôi và anh đã gắn bó đến cả nửa cuộc đời mình thì tôi không thể. anh có thể chia sẻ cùng tôi về suy nghĩ của anh sau gần hai năm anh ly khai đảng”.
Vâng, cảm ơn anh, hiện tôi với anh ở hai trận tuyến, anh đang là đảng viên cộng sản, là người có quyền chức tuy không cao lắm nhưng cũng được nhiều người kính nể. Không riêng gì anh, nhiều người tiếc cho tôi rằng tôi đã dại bởi:
Cả gan cầm đuốc đốt trời
Trời cao chẳng tới, lửa rơi xuống mình
Theo họ và cũng có thể theo anh nữa tôi dại bởi đang yên, đang lành tuy quyền chức chưa phải là cao cho lắm nhưng cũng rất nhiều người”trân trọng”, bạn bè đông đúc, bù khú vui buồn có nhau, có những lúc thâu đêm, suốt sáng, cuộc sống chỉ cần nhìn vào đồng lương thôi thì đã ổn lắm rồi. Bây giờ thì anh thấy đấy, mọi cái đã khác hẳn. Tôi cũng hiểu anh cũng như nhiều bạn bè tôi, họ không bao giờ ghét bỏ tôi, nhưng không thể đến với tôi được bởi vì cấp ủy đảng đã quán triệt không cho chúng ta gặp nhau, và nếu cố tình sẽ bị kỷ luật. Tôi cũng biết anh nhiều lần bị nhắc nhở vì vẫn còn có quan hệ, tiếp xúc với tôi, cảm ơn anh đã an ủi tôi”thương nhau ta để trong lòng”. Riêng tôi, tôi đã tiên lượng được sau khi tôi ly khai khỏi đảng, tôi sẽ phải hứng chịu nhiều cay đắng và tôi sẵn sàng chấp nhận nó.
Việc đảng phong tỏa, ly gián, cô lập tôi là chuyện bình thường vì như anh biết đấy tất cả những gì mà đảng, nhà nước mà không quản lý được lập tức chuyển sang bài cùn là cấm. Tuy nhiên tôi không bị cô lập, bởi tôi có nhiều bạn mới, những người bạn rất đồng cảm, những người bạn sống với nhau đầy nhiệt huyết và trách nhiệm, đó là những người bạn của tôi có cùng chí hướng, có cùng mục tiêu, lý tưởng họ ở khắp mọi nơi, trong nam, ngoài bắc và cả những người bạn đang định cư ở nước ngoài, họ thường xuyên động viên thăm hỏi và luôn bên cạnh tôi.
Tôi có cả đông đảo những người nông dân lương thiện, số phận của họ chịu nhiều thiệt thòi do sự công bằng xã hội và nền dân chủ của nước nhà còn ở thời kỳ sơ khai của một xã hội văn minh. Tôi có nhiều người bạn là công nhân họ biết tôi và có những chia sẻ mà nếu tôi còn là đảng viên cộng sản như anh thì chẳng bao giờ có được cơ hội tiếp xúc với họ. Tôi có cả những người dân oan ở khắp mọi miền của đất nước luôn chia sẻ những vấn đề bức súc. . . vì vậy tôi có thể nói với anh rằng tôi không cô độc, chỉ có điều là những người bạn của tôi khác với những bạn trước đây, rất khác là chắc anh ạ. Tôi cũng cảm ơn anh đã cho tôi biết nhiều người họ coi tôi là kẻ thù không đội trời chung. Tất nhiên rồi với những người hiện họ đang được tận hưởng”quy chế tối hậu”do nhờ có thể chế của chế độ này đem lại, mà tôi lại là kẻ đang đòi dẹp nó đi để cho dân nhờ thì làm sao họ không căm thù tôi và một khi thể chế này tan dã thì bọn họ còn lấy đâu ra những bổng lộc độc quyền mà sự tận hưởng hòng xuyên suốt từ đời cha ông nối đời con cháu.
Tôi biết không riêng gì anh, rất nhiều người khác cũng vậy, họ chẳng ưa gì chế độ này, nhưng vẫn phải phục tùng, vì miếng cơm manh áo, buộc họ phải theo bởi vào thời điểm này ở địa phương chúng ta chẳng có con đường nào khác để lựa chọn. Tôi biết anh đang có những bức xúc với cơ chế của đảng cộng sản, vì nó mà bước đường thăng tiến của anh cũng gặp trở ngại, gian truân, nhưng ở vào hoàn cảnh anh, vợ anh, con anh đang phụng sự cho chế độ cộng sản và nhờ đó gia đình anh đã và đang rất ổn, nên lúc nàyhơn bao giờ hết anh vẫn phải rong ruổi bám lấy nó, bằng không anh lên tiếng công khai như tôi thì lập tức gia đình anh sẽ đảo lộn, ngay cả hạnh phúc của anh có lẽ cũng khó tồn tại, tôi chia sẻ cùng anh điều đó. Trong thư anh nói : “hiện nay cán bộ, đảng viên đố kỵ nhau đã trở thành phổ biến, mà thật lạ họ chửi chế độ như hát hay anh ạ”. vâng tình trạng cấp dưới coi thường cấp trên từ lâu đã trở thành căn bệnh khó chữa, nguyên nhân của nó chính là do cơ chế độc quyền đẻ ra bởi vì toàn bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các ngành, các cấp trong chế độ hiện hành đều do các cấp ủy đảng tiến cử, quần chúng nhân dân không hề có quyền chọn lựa, tình trạng những người thiếu năng lực, không có uy tín, những kẻ cơ hội vẫn được cất nhắc, đề bạt, nó tạo ra sự bất bình không phục nhau, coi thường nhau là tất yếu anh ạ. Đúng là chuyện trên mâm rượu, bàn trà, cán bộ, đảng viên chửi chế độ, chửi cán bộ như hát hay, trong hội nghị họ im như thóc, trên diễn đàn thì họ thao thao bất tuyệt phỉnh nịnh chế độ, đội ngũ cán bộ công chức có chút quyền chức, hàng ngày thay vì việc lo cho dân, cho nước thì họ tìm cách kiếm chác để tăng thêm thu nhập cho cá nhân, ít nhất cũng tìm cách kiếm miếng ăn để khỏi chi tiền túi ra nuôi sống mình. Hết giờ làm việc, điện thoại nổ chuông, gọi nhau đi nhậu nhẹt, sau bữa nhậu bộ mặt của của mọi người được biến đổi đỏ như gấc, miệng ngậm loại tăm nhọn hoắt hai đầu, đi lại khoan thai, thể hiện sự mĩ mãn cuộc đời và đó họ cho mình là người khôn ngoan, biết cách sống.
Vâng sau gần hai năm tôi ly khai đảng, khỏi cần nói anh biết tôi phải chịu nhiều áp lực thế nào. Nhưng tôi vẫn có thể nói với anh rằng tôi tự hào về mình bởi tôi đã vượt qua được những cái mà tưởng chừng không thể bước qua nổi, giờ thì tôi rất thanh thản, tuy có nhiều mất mát, thiệt thòi. Anh còn nhớ hồi chúng ta còn trẻ, thường say sưa tìm đọc thân thế sự nghiệp của các lãnh tụ giai cấp vô sản, đặc biệt là tuổi trẻ Các –mác, Ăng-ghen, Lê-nin, hồi đó tôi và anh đâu ngờ chỉ hơn hai chục năm sau, chủ nghĩa vô sản đã trở thành lỗi thời, kìm hãm phát triển, thậm trí nhiều người cho rằng là phản cách mạng. Thực ra ở các nước tư bản phát triển thì ý thức hệ của chủ nghĩa vô sản chưa hề có chỗ đứng trong đời sống xã hội. Tôi và anh sinh ra, lớn lên trong lòng “xã hội chủ nghĩa”, một xã hội lấy chủ nghĩa mác lê nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình, trong khi đó chúng ta không có thông tin đa chiều, cũng không có cái để so sánh như ngày nay, ta chỉ biết xã hội chủ nghĩa là tốt đẹp, tư bản là xấu xa, là thối nát, là đêm hôm trước của chủ nghĩa xã hội, bây giờ nghĩ lại thấy nó buồn cười làm sao. Nhưng có thể nói rằng tôi và anh chúng ta yêu thơ Các mác vì nó mang đầy tính mạnh mẽ, nhất là những bài thơ tình. Riêng tôi có những câu thơ của Các -mác đã trở thành phương châm hành động trong suốt cả cuộc đời tôi, đó là: “hạnh phúc là đấu tranh“ và:
“hãy cho tôi gian khổ,
đường xa ta đi đây
đặng đừng sống heo hắt
vô vị đời cỏ cây”. . .
Tôi tự hào vì tôi đang góp chút sức mình vào công cuộc dân chủ hóa đất nước. Giờ đây tôi có thể đột ngột từ giã thế giới yêu quý này, tôi cũng rất thanh thản và chẳng có gì phải ân hận vì cái trăn trở nhất của đời tôi, tôi đã vượt qua được, tôi đã quay lại để sống, làm việc đúng với lương tâm, trách nhiệm của mình mặc dầu vẫn rất tiếc cho mình về thời trai trẻ và tự trách mình hành động muộn mằn nhưng vẫn còn hơn không. Tôi đã rũ bỏ được tâm trạng ray rứt khi vẫn phải làm những gì mà mình đang ghét bỏ, những gì mà mình sắp tới chính mình phải lên án nó. Anh cũng biết đấy đã từ rất lâu rồi tôi tránh né tất cả những bài giảng, những chuyên đề nghị quyết của đảng nói về đảng, về chủ nghĩa xã hội khoa học. tôi chỉ nhận giảng những chuyên đề về đường lối phát triển kinh tế, kinh tế thị trường, nhà nước và pháp luật.
Bây giờ đảng quy tội tôi là phản bội nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tôc. . . nhưng tôi thì tôi không thừa nhận điều đó, tôi có thể tranh luận với bất cứ ai về vấn đề này. Tôi biết, anh biết, chúng ta đều biết mục tiêu tổng quát của đảng là: phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy đảng đang thừa nhận đất nước ta cùng với nền kinh tế chưa phát triển, thì vấn đề công bằng xã hội, vấn đề dân chủ vẫn còn nhiều bất cập vì vậy đảng đang hô hào mọi người phải phấn đấu để có công bằng và dân chủ trên đất nước ta. công bằng và dân chủ không thể từ trên trời rơi xuống, cũng không thể do cần cù lao động mà có, cũng không phải cứ phát triển kinh tế rồi công băng xã hội và nền dân chủ nó sẽ đến với chúng ta, mà nó chỉ có được khi chúng ta phải đứng lên đấu tranh với những hình thức thích hợp.
Dân chủ là thước đo về bản chất của chế độ văn minh hay lạc hậu, đấu tranh dân chủ chính là việc đòi hỏi bộ máy thống trị đất nước phải trao cho người dân có được những quyền cơ bản của con người, (tức là quyền làm người). Ở chế độ ta hiện nay chính là việc đòi đảng cầm quyền phải từ bỏ ngay chế độ độc tôn cai trị đất nước, vì nó chính là thủ phạm ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa đất nước, nó đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại, những việc tôi làm chính đang thực hiện mục tiêu cao cả đó.
Trong thư anh nói: “dân chủ hóa là việc làm tất yếu, nhưng đòi hỏi phải có quá trình, không thể nóng vội bởi nó sẽ gây mất ổn định. . . “, tôi nghĩ anh đã lầm, hay đúng hơn anh vẫn đang luẩn quẩn trong vòng kim cô của học thuyết đảng trị. Tôi và anh đã đứng trong hàng ngũ của đảng trên dưới ba mươi năm, từ ngày vào đảng cho đến nay, lúc nào tôi cũng thấy đảng hô hào mở rộng dân chủ, nhưng anh thấy không tôi cảm thấy càng ngày đảng càng thắt chặt, đơn cử như gần đây đảng ra quy định 19 điều đảng viên không được làm, trong đó cấm đảng viên không được tự ý ra ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của đảng, nhà nước các cấp.
Như vậy đảng một lần nữa đã thắt chặt quyền con người ngay cả với những đồng chí của mình. Đảng nói một đằng, làm một nẻo, nếu đảng có thiện chí thì đảng phải có lộ trình trong việc thực hiện dân chủ hóa đất nước, đó là yêu cầu bức thiết và chính đáng, nhưng cho đến giờ tôi chưa hề thấy có động thái nào chứng tỏ đảng có ý định mở rộng dân chủ.
Anh lo mất ổn định thì anh lại càng sai, anh hãy nhìn sang Thái Lan, nhìn sang Nhật Bản, nhìn sang các nước có nền dân chủ cao, mặc dù họ thay thủ tướng như thay áo song đất nước vẫn phát triển. Cái chính là trong đầu anh vẫn chất đầy những tố chất của một xã hội phong kiến lạc hậu, cái mà anh bất đồng với chế độ hiện thời là anh chưa thỏa mãn được về những mục tiêu cá nhân, anh cay cú vì xã hội, đảng cộng sản chưa trọng dụng anh.
Và rất tiếc rằng tôi và anh vẫn có những khác biệt rất căn bản. Thứ lỗi cho tôi vì anh biết tôi là người nói thẳng, nếu anh không phật ý, thì chúng ta trao đổi tiếp trong những thư sau.
Chúc mọi sự yên lành.
20/10/2008
ĐỐI MẶT (8)
Thư trao đổi với bạn.
Tôi rất vui mừng nhận được thư phản hồi của anh, vì thư trước tôi có quá lời với anh đôi chút, thấy anh không để bụng, tôi mừng lắm.
Đúng là tôi với anh đều xuất thân từ nông thôn, cho đến giờ chúng ta còn mang đầy đủ bản chất của người nông dân nông thôn Việt Nam, bởi vì họ hàng, anh em mình toàn là những người làm nông nghiệp, đang sinh sống ở nông thôn, thế nên tôi và anh thấu hiểu về những người nông dân khá sâu sắc, có nhiều chia sẻ với họ.
Vì thế tôi cảm thấy bị xúc phạm từ lâu lắm rồi khi mà tôi với anh còn đang ở trong “trường ròng” Nguyễn Ái Quốc. Chủ nghĩa Mác Lê-nin và “đảng ta” cho rằng giai cấp nông dân là lực lượng hèn mạt nhất trong xã hội, bởi theo họ nông dân là người cố chấp, hẹp hòi, khó tiến bộ, luôn đố kỵ.
Các-mác ví giai cấp nông dân như củ khoai tây, khi đóng bao thì vẫn thành hòn, thành cục, khi đổ ra thì tan ra mỗi cái một nơi. Bản chất của người nông dân là tư hữu, nên giai cấp này không trở thành giai cấp lãnh đạo được vì họ không có tính tổ chức cao, sản xuất manh mún, thô sơ lạc hậu, xa lạ với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại. . .
Còn các tầng lớp trí thức thì được đánh giá là ẻo lả, “lởn vởn trên áng mây trôi” thiếu lập trường quan điểm vững vàng, gió chiều nào che chiều nấy, sớm nắng, chiều mưa, sợ gian khổ, hy sinh. . . nên tầng lớp này cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội.
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp triệt để cách mạng nhất, bởi họ là người tiếp cận và vận hành nền sản xuất tiên tiến và hiện đại. Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao, mang đầy đủ bản chất cách mạng nhất. Vì thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã trở thành trung tâm, là lực lượng nòng cốt của cách mạng vô sản. Bộ phận tham mưu của giai cấp công nhân được tổ chức để lãnh đạo là chính đảng của giai cấp công nhân, đảng bao gồm những người tiên phong, những người tiên tiến nhất, những người cách mạng nhất để đại diện cho một giai cấp tiên tiến nhất.
Khẩu hiệu “liên minh công nông” do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo đã ra đời và trở thành nền tảng, và là điều kiện tiên quyết cho để đi đến thành công trong các cuộc cách mạng vô sản.
Cỡ tôi với anh chưa đủ tầm để phân tích về bản chất của từng giai cấp trong xã hội, thực tế thì chúng ta đã thừa nhận những luận điểm trên. Chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam đã có những thành công ngoạn mục trong việc kêu gọi giai cấp nông dân Việt Nam đi theo đảng, xả thân giành được chính quyền cho đảng.
Có lẽ đảng của giai cấp công nhân nước ta nhìn nhận giai cấp nông dân là kẻ hèn mọn như vậy nên từ khi giành được chính quyền, những người nông dân họ được hưởng lợi từ những thành quả cách mạng đem lại chẳng là bao, trong khi đó họ phải cam chịu số phận của mình, sẵn sàng liều mình như cẳng có khi đảng cần, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, kể cả tính mạng của mình để theo đảng.
Cuộc cách mạng cải cách ruộng đất, sự kiện đầu tiên giáng lên đầu người nông dân biết căn cơ làm ăn khá giả đôi chút liền bị quy cho là thành phần địa chủ, cường hào bóc lột đem đấu tố, bỏ tù, xử bắn. . . Cách mạng về hợp tác hóa nông nghiệp, hàng triệu gia đình nông dân phải hiến cho tập thể về những tài sản, ruộng đất, trâu bò để đảng thực hiện mục tiêu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đảng quản lý triệt để không để cho người dân ngóc đầu lên sợ rằng tư tưởng tư hữu sẵn có của nông dân trỗi dậy chống phá sự nghiệp cách mạng của đảng.
Toàn bộ đất đai nhà nước thống nhất quản lý, dù là một tấc cũng phải quản, dù có bỏ hoang cũng không ai được động đến. Thế rồi chính sách thuế nông nghiệp, chính sách lợn nghĩa vụ của mỗi hộ gia đình. . . có lẽ hà khắc chẳng kém thời phong kiến. Chưa đủ, còn hàng chục các khoản thu như quỹ an ninh, quỹ quốc phòng, quỹ dự trữ, quỹ chống lụt bão, thiên tai. . . cho đến các kiểu quyên góp, ủng hộ do đảng, nhà nước phát động.
Hầu hết chính quyền cấp xã học tập lẫn nhau, họ cấp cho mỗi hộ một quyển sổ để ghi các khoản đóng góp hàng năm, việc làm này thể hiện việc đối lưu giữa nhà nước với người dân, tất cả mọi quan hệ giữa công dân với nhà nước có đáp ứng được hay không tùy thuộc vào kết quả đóng góp thể hiện trên quyển sổ đó, đóng góp đầy đủ, chính quyền đáp ứng ngay cho việc công dân có nhu cầu xin đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử, xác nhận thân nhân, lý lịch. . . ngược lại chính quyền từ chối mọi sự giao dịch với công dân.
Thế rồi cho đến gần đây khi mà đảng hô hào tiến hành công nghiệp hóa đất nước, những tưởng người dân sẽ được mở mày, mở mặt khi mà nhà máy mọc lên trên quê hương mình, dựng ngay trên chính mảnh đất duy nhất mà cuộc sống cả gia đình dựa vào nó mà tồn tại. Thật không ngờ lại một lần nữa người dân không những không được hưởng lợi từ cuộc cách mạng này mà còn đẩy người nông dân vào đường cùng. Đất đai họ bị trưng mua với giá bèo bọt, khi chuyển đổi họ ăn lãi trắng trợn đến cả trăm lần.
Công nghiệp phát triển ngay trên mảnh đất của họ nhưng bản thân họ lại bị bần cùng hóa, ruộng đất mất, công ăn việc làm không có, người dân bàng hoàng, ngơ ngác tỏa đi khắp nơi tìm kế sinh nhai. Tôi được tiếp cận nhiều người nông dân họ than thở rằng khi họ đến bàn với dân, họ hứa sẽ tuyển toàn bộ những người hiến đất cho doanh nghiệp trong độ tuổi lao động vào làm tại nhà máy, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, chúng tôi phấn khởi lắm, sẵn sàng hiến đất cho nhà nước với giá rẻ mạt.
Nhà máy khánh thành, họ quyên ngay lời hứa với dân, một số nhà máy giả vờ tuyển dụng được vài tháng rồi đẩy con em chúng tôi ra với lý do không đủ trình độ văn hóa, không có chuyên môn. . . chúng tôi thắc mắc sao không đào tạo con em chúng tôi ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy? thì họ lờ tịt đi. Có nơi họ tuyên bố xanh rờn: doanh nghiệp chúng tôi không hưa với bà con mà là cán bộ địa phương hứa, đâu phải chúng tôi.
Người dân ngớ người ra đúng là không có chuyện người của nhà máy đến làm việc với dân mà chỉ có mấy ông cán bộ huyện, xã đến vận động nhân dân, chính mấy ông này hứa hươu hứa vượn. Cực chẳng đã một số người làm đơn khiếu nại, tổ chức biểu tình ôn hòa đề nghị đảng, nhà nước xem xét, xử lý những khuất tất, mờ ám của một số cán bộ có chức quyền của đảng, kiến nghị xem xét các quyền lợi chính đáng để người dân đỡ thiệt thòi. . . thì bị đảng quy cho là lợi dụng tự do dân chủ, bị các thế lực thù địch kích dục gây rối, mất ổn định. . . rồi thẳng tay đàn áp.
Với người nông dân, đất đai là sự sống còn của họ, mất đất là đẩy họ vào con đường cùng, họ theo đảng làm các cuộc cách mạng chính là để người dân có ruộng. Chả thế mà khi mới ra đời, đảng đã nhanh tay đưa ra khẩu hiệu”người cày có ruộng” để tập hợp, thu hút nông dân đi theo đảng làm nên cuộc cách mạng vẻ vang giành chính quyền về tay cho đảng. Thế rồi đảng tuyên bố: đất đai là công thổ quốc gia, do nhà nước quản lý, nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng, nhà nước có quyền thu hồi bất cứ lúc nào khi cần.
Xét cho cùng chế độ công hữu về đất đai chính là sự tập trung thâu tóm mọi quyền lợi về tay giai cấp thống trị, là chủ chương buộc giai cấp nông nhân, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội phải phụ thuộc vào chính đảng cầm quyền, để rồi đảng luôn nắm đằng chuôi, có quyền thao túng đất nước.
Tôi rất bức xúc, thậm trí phẫn nộ khi mà nghĩ đến người nông dân ở nước ta họ chẳng có chút quyền lợi nào cả về kinh tế, chính trị và cả về quyền làm người. Thật vậy đất đai là yếu tố cơ bản nhất về quyền lợi kinh tế đối với nông dân thì họ chẳng có bởi nó là sở hữu cái gọi là “toàn dân”do nhà nước thống nhất quản lý. Về chính trị thì họ chẳng có quyền được lựa chọn người đại biểu của mình thông qua lá phiếu phổ thông, quyền làm người cũng chẳng có được khi mà các quyền cơ bản như tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. . . luôn bị cấm nghiêm ngặt. Vậy mà đảng ra rả nói rằng người dân như được “lột xác”khi cách mạng vô sản thành công, họ nói láo như hát hay, không hề ngượng ngùng, họ coi rẻ người nông dân muôn thủa chỉ là giai cấp bị trị, còn họ luôn là người lãnh đạo, kẻ có quyền được thống trị vĩnh viễn. Sao lại bất công đến thế hả anh bạn
T thân mến!
Tức nước vỡ bờ, anh có tin không rồi một ngày không xa những người nông dân họ sẽ làm được những điều mà “đảng ta” nói là họ không thể làm được, thí dụ như một cuộc cách mạng triệt để để đưa địa vị của giai cấp nông nhân ngang tầm với giai cấp công nhân và họ cũng có được một chính đảng của họ chẳng kém gì đảng của giai cấp công nhân và các chính đảng khác chẳng hạn. Còn tôi thì tôi tin, rất tin.
Nói nhiều rồi, e rằng nói dai, nói dại. Hẹn anh thư sau sẽ trao đổi tiếp nội dung: Tình trạng giai cấp công nhân ngày nay và sự hình thành một giai cấp mới mà trong thư anh đã nêu.
Thân ái
ĐỐI MẶT (9)
Thư trao đổi với bạn.
Anh T thân quý!
Như thư trước đã hẹn, lần này xin được trao đổi với anh vài suy nghĩ cá nhân với anh về nội dung: Thực trạng giai cấp công nhân ngày nay và sự hình thành tầng lớp giai cấp mới trong xã hội ta. Trước hết tôi xin được chia sẻ với anh về sự bức xúc mà bấy lâu nay tôi vẫn nén trong lòng chưa có cơ hội nào để bộc lộ quan điểm của mình, cái mà tôi với anh và nhiều bạn bè của tôi luôn suốt ngày lên tiếng tuyên truyền bênh vực, đó là thứ học thuyết “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo xã hội”. Các giai cấp khác hiển nhiên không có được vai trò ấy.
Thú thực với anh là đã từ lâu lắm rồi tôi nghi ngờ luận điểm này và cho đến giờ tôi vẫn khẳng định quan điểm cuả tôi là đúng. Tôi cho rằng con người ta sinh ra là bình đẳng trên mọi phương diện, không có người nào sinh ra được định mệnh là người lãnh đạo, cũng chẳng có ai sinh ra là để làm tôi tớ thiên hạ. Những học thuyết mang tính định mệnh xét cho cùng chỉ là trò lừa bịp quần chúng nhân dân để mưu toan thực hiện những ý đồ cho những cá nhân hay cùng lắm là một tầng lớp người nhất định trong xã hội. Đây là học thuyết sai lầm, nếu như không muốn nói là phản động.
Anh thấy đấy chỉ cần lướt nhanh lại lịch sử nước ta cũng đã cho thấy, những người nông dân áo vải họ đã làm nên nhiều cuộc cách mạng thành công vang dội và khi nước nhà độc lập, việc chăm lo chung xây đất nước cũng rất thành công, kinh tế -xã hội phát triển, sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới. Nếu so sánh với các triều đại phong kiến ngày xưa (tuy nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng) thì thấy rằng triều đại của”đảng ta”trong việc chấn hưng đất nước chắc chắn đã thua kém xa.
Một đất nước chiếm tới trên dưới 90% là nông dân, là lực lượng to lớn, là điều kiện tiên quyết giành thắng lợi cho các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vậy mà học thuyết của cộng sản nói chung, Việt Nam nói riêng luôn khẳng định và đối xử với giai cấp nông dân là những kẻ hèn mọn, những kẻ không đồng nhất với bản chất của đảng cộng sản. Đảng cho rằng bản chất của họ là tư hữu, nó đối lập với chế độ công hữu, vì vậy nông dân luôn là đối tượng bị cải tạo để đi đúng đường hướng của đảng.
Chính từ những quan điểm như vậy, trong cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp nông dân sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của đảng, giai cấp nông dân đã không quản ngại hy sinh gian khổ, góp sức người sức của giành độc lập dân tộc, bởi lúc đó đất nước bị xâm lăng, tổ quốc bị ngoại bang chà đạp, dân tộc Việt Nam bị đô hộ, áp bức. Giành được độc lập, người nông dân có nhiều phản ứng với đảng, với chế độ, một mặt bị nhiều tác động bởi các chính sách của đảng, nhà nước làm cho nông dân phải hứng chịu, mặt khác cũng chính do sự phân biệt đối xử của đảng đối với giai cấp nông dân.
Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, ở đàng trong, Ngô đình Diệm thực hiện chính sách chính phủ bỏ tiền ra để mua lại ruộng đất của những người giàu để chia cho người nghèo. “Đảng ta” ra chính sách quy chụp cho nhiều người nông dân từ bậc trung nông trở lên thành địa chủ, cường hào rồi thẳng tay tịch thu ruộng đất của họ để chia cho người nghèo, hai cách làm khác nhau nhưng có cùng mục đích, anh thử so sánh để có đánh giá? Phải chăng chủ chương này của “Đảng ta” đã làm phân hóa giai cấp, gây căm phẫn của một tầng lớp nông dân bậc trên với đảng, nhà nước và cho đến ngày nay họ vẫn chưa nguôi lòng hận thù.
Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người nông dân luôn là đối tượng điều chỉnh trong các chính sách của đảng, nhà nước, họ luôn là người bị thiệt thòi so với các tầng lớp người khác trong xã hội bởi vậy họ cũng là người có nhiều bức xúc yêu cầu Đảng điều chỉnh nhiều chính sách đáp ứng quyền lợi chính đáng cũng như nguyện vọng của nhân dân. . .
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là Đảng phủ nhận quyền lớn nhất, quan trọng nhất của người nông dân đó là quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, Đảng đã tước bỏ quyền lợi kinh tế cơ bản của người nông dân, Đảng xác lập chế độ công hữu về đất đai để Đảng rễ bề cai trị, đẩy người nông dân vào thế phụ thuộc vào Đảng. Vì vậy muôn thủa sẽ là mâu thuẫn giữa một bên là áp đặt chế độ công hữu với một bên là đòi được trao quyền sở hữu về ruộng đất, giữa một bên là giai cấp lãnh đạo với một bên luôn được coi là giai cấp bị lãnh đạo, giữa một bên tự coi là tiên phong với một bên luôn được coi là giai cấp trì trệ, bảo thủ, chậm tiến.
Là nước nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp mới được hình thành, giai cấp công nhân chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong xã hội vì vậy vai trò của giai cấp công nhân có thể nói còn nhiều non nớt, Đảng lấy họ làm đội quân tiên phong, là lực lượng lãnh đạo xã hội là sự lựa chọn sơ cứng, rập khuôn máy móc, không phù hợp với đặc điểm cụ thể của đất nước ta. Để tô vẽ, phụ họa cho quan điểm, đường lối của mình, Đảng xây dựng củng cố địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam với tinh thần bằng mọi giá: Đảng triệt tiêu các thành phần kinh tế mà Đảng cho là đối lập với kinh tế nhà nước.
Đảng chủ chương phát triển kinh tế nhà nước thành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhà nước Đảng coi nó là con đẻ của mình nên được chính phủ ưu tiên đổ tiền của vào để cố giữ lấy nó, vực nó lên làm gương cho các thành phần kinh tế khác. Bất chấp làm ăn thua lỗ liên tiếp từ năm này sang năm khác nhưng vì đã khoác áo danh hiệu “chủ đạo” nên Đảng sẵn sàng đổ tiền của vào để nuôi báo cô, làm hậu thuẫn cho sự duy trì đường lối của Đảng. Kết quả các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng làm suy sụp nền kinh tế nước nhà.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, với lợi thế của đất nước ta là tiền thuê nhân công rẻ mạt, giá thuê mặt bằng bèo bọt do toàn bộ đất đai nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước có quyền thu hồi bất cứ ở đâu và chỉ cần đền bù theo khung giá quy định. Sự chênh lệch giá đền bù so với thị trường là khoảnh trời riêng cho việc các quan chức thỏa thuận với nhà đầu tư để chia chác. Chưa hết, nhà nước có thể miễn, giảm thuế để thu hút các nhà đầu tư đây là cơ chế nặn ra để các nhà đầu tư lại quả cho các quan tham. . . với cơ chế mềm dẻo, linh hoạt các nhà tư bản ào ạt đầu tư vào nước ta như mưa sa, Đảng kể công với dân chúng là nhạy bén, là sáng suốt là cứu tinh cho dân tộc ta. . .
Tôi thì tôi nhận thấy từ ngày mở cửa, vị trí vai trò của giai cấp công nhân ở nước ta đã và đang bị lu mờ. Vai trò tiên phong, lãnh đạo từ lâu đã không còn. Những đảng viên có quyền chức đang câu kết với các tư bản nước ngoài để tìm cách vơ vét của dân, họ giàu lên đáng sợ. Trong khi đó những người công nhân Việt Nam đang bị các ông chủ bóc lột tàn nhẫn, họ phải làm việc từ 10-12 tiếng mỗi ngày mà đồng lương thu nhập không đủ để tái sản xuất sức lao động. Tổ chức công đoàn của đảng trên thực tế đã quay lưng với người lao động vì không có tính độc lập, mọi quyền lợi vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ông chủ.
Hàng loạt các cuộc đình công của công nhân ở khắp mọi nơi đòi tăng lương, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc. . . mà Đảng đứng ra chỉ đạo bênh vực người lao động một cách chiếu lệ. Thật đau lòng, công dân trên đất nước có chủ quyền mà bị những ông chủ tây, tàu đến đây làm chủ xúc phạm danh dự, nhân phẩm thậm trí đánh đập dã man mà phải cam chịu. Tình cảnh những người công nhân ngày nay cũng chẳng khác gì người nông dân, có thể nói người lao động ở nước ta ngày nay đang bị bóc lột, đang bị phân biệt đối xử.
Trong khi đó xã hội tự hình thành một tầng lớp giai cấp mới, một giai cấp “siêu giai cấp”, nhiều người tạm goi là: “giai cấp tư bản đỏ”. Đó là những người giàu có, những người gắn nhãn hiệu đảng viên cộng sản, những người giả danh là đầy tớ trung thành của nhân dân, công bộc của dân, nguyện suốt đời phụng sự nhân dân, nguyện làm việc tại chức đến hơi thở cuối cùng. Họ quả là con người “rất tôt”hiếm thấy, bởi vì họ bon chen nhau làm đầy tớ và họ cũng kiên quyết không cho người khác có ý định thay thế vai trò đầy tớ của họ và trên cả tuyệt vời hơn nữa là họ sẵn sàng “hy sinh”không những trọn đời mình mà còn kiên quyết không cho ai cạnh chanh cái quyền đầy tớ đó để thực hiện chế độ cha truyền con nối, tiếp tục được đầy tớ cho nhân dân và mong muốn của họ là duy trì vĩnh viễn chế độ độc quyền đầy tớ cho nhân dân.
Anh T thân mến! Phàm những kẻ vô ơn, bạc nghĩa, phản trắc lại những người có công sinh thành đó là việc làm người ta ví như tự đào huyệt để chôn thân. Tôi thật kinh tởm nghĩ lại trên đài tiếng nói Việt Nam hồi đầu năm nay lên án một số cán bộ trong ngành y tế ở địa phương nào đó đã ăn chặn cả đờm bệnh nhân lao.
Thật hãi hùng anh T ạ.
Chúc anh khỏe, hẹn thư sau. /.
Thân mến
Vi Đức Hồi
ĐỐI MẶT (10)
Thư trao đổi. i.
Thân gửi anh T quý mến!
Nói về điều 4 Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã có đến hàng nghìn bài viết, bài nói trên nhiều diễn đàn trong và ngoài nước. Thư này tôi xin được trao đổi với anh một số suy nghĩ của tôi ở một khía cạnh mà tôi và anh đã nhiều lần đàm luận. Trước hết xin được đưa nguyên văn điều 4 của hiến pháp ra đây để rễ trao đổi, mặc dù anh đã quá biết: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Xin nhắc lại là tôi hoàn toàn đồng ý với anh rằng: Ở Việt Nam, việc buộc Hiến pháp thừa nhận sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với Nhà Nước và Xã Hội là việc làm quá rễ ràng, bởi vì:
1. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức xuyên suốt từ Trung ương đến tận thôn, xóm, tổ dân phố. Ở đâu có dân cư, ở đó có tổ chức Đảng để nắm dân, lãnh đạo dân. Đơn vị cấp thấp nhất là tổ Đảng. Tất cả các cuộc họp của dân dù là do Chính quyền tổ chức thì Đảng cũng luôn giữ vai trò chủ chốt, những cán bộ Đảng viên đều là người phát biểu trước để định hướng, các ý kiến của quần chúng Nhân Dân đi chệch hướng của Đảng đều được chỉnh đốn lái vào đúng quỹ đạo, vì vậy việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến Nhân Dân chỉ là hình thức. Tất cả đã được định sẵn, bởi Đảng chủ trì, Đảng phát biểu định hướng, Đảng tổng hợp mọi ý kiến, Đảng sàng, chắt lọc báo cáo lên trên. . .
2. Chỉ có một Đảng duy nhất để để đưa ra lấy ý kiến Nhân Dân, việc này khác gì việc bầu cử ở nước ta, bầu tròn là phổ biến. Đảng giải thích rằng do tính thống nhất cao nên việc bầu tròn vẫn đảm bảo nguyên tắc, bầu tròn để đảm bảo tính tập trung, tránh phân tán và đây cũng là nguyên tắc tập trung dân chủ, một trong những nguyên tắc cơ bản, riêng có của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhân đây xin được bàn về những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của “Đảng ta”bởi nhiều người còn mơ hồ về nguyên tắc này, vì nó là nguyên tắc đặc thù của Đảng.
Đó là trong hội nghị, trên diễn đàn do Đảng tổ chức hoặc Đảng cho cho phép tổ chức, mọi cá nhân được phát biểu theo quan điểm của mình, đó là dân chủ, vậy là dân chủ ở đây được hiểu là phải nằm trong không gian, thời gian nhất định, rồi cuối cùng người chủ trì tổng kết, đưa ra kết luận và đó là tập trung. Bất luận còn nhiều ý kiến khác nhau, đúng sai chưa phân giải, nhưng kết luận của người chủ trì đó đã trở thành nghị quyết, tất cả mọi người đều phải nói và hành động theo nghị quyết. Ai nói không đúng theo nghị quyết là vi phạm, ai làm trái nghị quyết là đi ngược lại chủ chương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà Nước, cao hơn nưa là phản bội lợi ích Nhân Dân, lợi ích Dân Tộc.
Với tinh thần đó, việc tán thành điều 4 hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng duy nhất được giứ quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội chẳng gặp trở ngại gì.
3. Người dân không tiếp cận được những thông tin đa chiều, nên không hề có khái niệm so sánh: Tôi khẳng định với anh rằng có những người từ ngày sinh ra cho đến nhắm mắt xuôi tay, họ chưa bao giờ được tiếp cận bất cứ thông tin nào ngoài những thông tin của Đảng được nhào nặn nhồi nhét cho dân chúng. Vì vậy họ không hề có cái gì để so sánh, để lựa chọn và đương nhiên dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tôi nhớ lại có lần đi tiếp thu nghị quyết của Đảng do Tỉnh Ủy tổ chức, một báo cáo viên Trung ương đến triển khai, trong phần liên hệ mở rộng, ông nói các thế lực thù địch đang chống phá cách mạng nước ta, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, ông nói thẳng thừng: Ở Việt Nam duy nhất chỉ có một Đảng lãnh đạo, không cho phép có sự cạnh chanh chính trị, là công dân Việt Nam buộc phải thừa nhận và tuân thủ, không cho bất cứ ai so sánh với Mỹ, Nhật, Anh, Pháp. . .
Ai ca ngợi chế độ đó thì sang đó mà ở. Đúng là tôi phải nói lời “lạy cụ”bởi cái lý luận của ông báo cáo viên cấp cao của Đảng nó như con dao pha 3 năm chưa thấy nước mà người ta gọi nó là lý luận cùn.
4. Bộ máy thông tin tuyên truyền của Đảng có sở trường tô vẽ cho mình, nào là sáng suốt, nào là tiên tiến nhất, tiên phong nhất, tuyệt đối trung thành với lợi ích dân tộc, là người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. . . Nói sở trường bởi vì họ có năng lực ca ngợi về chính họ, họ nói về bản chất của Đảng, công lao của Đảng như một cứu tinh cho nhân dân Việt Nam, họ nói như hát hay.
Cái lạ là họ không hề biết ngượng khi tự ca ngợi mình. Chưa hết, họ còn đổi trắng, thay đen như trở bàn tay, thậm trí từ là kẻ có tội sang người có công, tôi chỉ đơn cử: Ai cũng biết sau1975, cả nước đi lên “chủ nghĩa xã hội”. Đảng duy chì chế độ tập trung bao cấp (chế độ đặc trưng của chủ nghĩa Cộng Sản) , sau 10 năm đã làm cho nền kinh tế nước nhà suy sụp, trách nhiệm đó không phải ai khác chính là sự lãnh đạo của đảng.
Khi mà Đảng nhìn ra những sai lầm của mình và có sự điều chỉnh cho hợp quy luật phát triển, tức là chấp nhận sự vận hành của cơ chế thị trường (chế độ đặc trưng của chủ nghĩa Tư Bản) và lập tức nền kinh tế có phục hồi và tăng trưởng. Những tưởng Đảng phải xin lỗi nhân dân vì những sai lầm của mình vậy mà Đảng còn lớn tiếng tuyên bố với bàn dân thiên hạ Đảng đã có công khởi xướng, có công sáng suốt. . .
Đúng là chuyện kỳ. Anh thấy không? những việc tày trời như vậy Đảng còn đổi trắng thay đen được nữa là việc hướng người dân thừa nhận Đảng được quyền độc tôn cai trị đất nước đối với Đảng nó nhẹ như lông hồng Anh ạ.
Khi đã được Hiến pháp bảo hộ, yên vị nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối, Đảng bắt đầu thẳng tay thao túng đất nước ta, thể hiện trên một số lĩnh vực sau đây:
1. Đảng tiến hành lắp đặt tổ chức bộ máy của Đảng bành trướng lấn át các cơ quan Nhà Nước: Đó là nhiều ban bệ của Đảng ra đời và được tổ chức thành hệ thống đến tận cơ sở để tương ứng với các cơ quan Nhà Nước nhằm hạn chế vai trò quản lý của Nhà Nước, thâu tóm quyền lực tuyệt đối về tay Đảng. Việc làm này một mặt đảng đã tạo ra một bộ máy đồ sộ ăn bám vào dân, làm cho nền kinh tế Nước nhà ngày càng còm cõi, tất cả đổ lên đôi vai người dân, mặt khác làm cho bộ máy Nhà Nước hoạt động kém hiệu quả, thiếu chủ động, tạo ra đố kỵ nhau, mất đoàn kết nội bộ.
2. Cơ quan quyền lực của Nhân dân (Quốc Hội) , số đại biểu ngoài đảng ngày càng chiếm tỷ lệ thấp. Trên thực tế Đảng đã biến quốc hội Việt Nam thành cơ quan của Đảng bởi gần như tuyệt đối các đại biểu là Đảng viên, số ngoài Đảng là những người trung thành với lý tưởng của Đảng, là những người biết vâng lời Đảng, chính vì vậy Quốc Hội Việt Nam chỉ là cơ quan chuyển hóa nghị quyết của Đảng thành những chính sách, pháp luật làm công cụ cho sự độc tôn cai trị của Đảng.
3. Buộc giải tán hai chính Đảng, do chính Hồ chí Minh thành lập là : Đảng Dân Chủ Việt Nam và Dảng Xã Hội Việt Nam nhằm chỉ hiện hữu duy nhất một Đảng độc tôn lãnh đạo đó là Đảng cộng sản. Ai cũng biết rằng cùng với các tổ chức đoàn thể Nhân Dân, Đảng Dân Chủ Việt Nam, Đảng Xã Hội Việt Nam sát cánh cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam, chấp nhận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã không quản ngại hy sinh gian khổ để giành được độc lập dân tộc, cùng chung xây đất nước. Giành được chính quyền về tay mình, Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện chính sách tráo trở, thẳng tay hóa vàng những người anh em, đồng đội của mình với mục đích để đảm bảo trong xã hội Việt Nam không có một Đảng phái khác tồn tại làm lu mờ vai trò của Đảng Cộng Sản, là tiềm ẩn nguy cơ đến vai trò lãnh đạo của Đảng để rồi từ nay vĩnh viễn chỉ còn một Đảng duy nhất thống trị xã hội.
4. Hình thành các tổ chức các đoàn thể Nhân Dân thành khối rộng lớn, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, với mục tiêu chỉ để hậu thuẫn cho Đảng trong việc cai trị đất nước.
Thực hiện mục tiêu đó Đảng đã sẵn sàng vung tay tiền của Nhân Dân nuôi báo cô một hệ thống bộ máy được tổ chức từ Trung ương đến Cơ sở, với số lượng tương ứng với bộ máy của Đảng, Nhà Nước, mà nhiệm vụ chính chỉ là để vận động các hội viên của mình một lòng biết vâng lời Đảng, cổ vũ, động viên nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải coi Đảng là thần tựơng không có gì thay thế được, coi việc phục tùng Đảng là việc làm vinh quang, rất đáng tự hào. . .
5. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với lực lượng Vũ trang, áp đặt cho Quân Đội nhân Dân Việt Nam với nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ Đảng.
Anh có thấy lạ không? Quân Đội là của Nhân Dần, từ Nhân Dân mà ra, được Nhân Dân chăm lo, nuôi dưỡng. Nhiệm vụ hàng đầu của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, bảo vệ lợi ích của toàn Dân Tộc. Quân Đội không có nhiệm vụ phải bảo vệ bất cứ một chính Đảng nào, một Tôn Giáo nào, một Bộ Tộc nào. Giao nhiệm vụ “Quân Đội ta trung với Đảng. . . “, chứng tỏ Đảng tự đặt mình lên trên Nhân Dân, trên Dân tộc Việt Nam, đó là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được.
Một chính đảng tự cho mình là người đại diện duy nhất của Nhân Dân mà phải núp trong Hiến pháp để mà tồn tại, lấy Hiến pháp để đảm bảo cho sự đại diện của mình chứng tỏ chính Đảng này đã không tự đứng vững được trong lòng Xã hội Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam tự biết điều đó. Chính vì thế, một lãnh tụ của Đảng đã rất thật thà tuyên bố rằng: Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát.
Hiến pháp bất cứ của một quốc gia nào cũng không bao giờ để bảo vệ một chính đảng, kẻ nào cố tình lấy Hiến pháp hòng làm nơi tương thân, ẩn náu, tung hoành làm mưa làm gió, gieo giắc thảm họa cho dân tộc chắc chắn sẽ bị Nhân Dân hành xử thích đáng. Sự tồn tại của điều 4 Hiến pháp chính đang làm ô nhục cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hơn lúc nào hết chính những Đảng viên của Đảng phải là những người cần lên tiếng trước để loại bỏ nó ra.
Hẹn Anh thư sau trao đổi tiếp.
Thân ái,
Theo cơ chế thì đảng lãnh đạo bằng những chủ chương đường lối (ra nghị quyết) , rồi đảng tiến hành kiểm tra việc triển khai, thực hiện nghị quyết của đảng đã đề ra, những đảng viên của đảng là lực lượng tiên phong gương mẫu trong việc thi hành nghị quyết của đảng. Đảng cũng là người có quyền tuyển trọn, phân công người của đảng trực tiếp quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các chủ chương chính sách của đảng, đưa nghị quyết của đảng đi vào cuộc sống, biến nghị quyết của đảng thành hiện thực cách mạng.
Tôi thiết tưởng rằng người nghĩ ra những chủ chương chính sách đúng đắn, phải là những người hội tụ đủ những tiêu chí cần thiết, thật sự là người có tầm nhìn xa, trông rộng. Trong thực tế ở các địa phương, người cán bộ lãnh đạo đảng, ngững người làm công tác đảng nếu thống kê lên đều cho thấy là những người có trình độ thâp nhất, có năng lực hạn chế nhất so với đội ngũ cán bộ công chức cùng cấp. Phần lớn cán bộ của đảng thiếu chuyên môn, thiếu trình độ năng lực do những năm trước đây, cán bộ của đảng thường được tuyển trọn từ bộ đội phục viên, xuất ngũ. Đội ngũ này hiện vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các cơ quan của đảng. Vì vậy trong thực tế họ không thể ngang tầm với nhiệm vụ là người lãnh đạo, người tham mưu để ra các quyết sách đúng đắn được.
Đảng là người lãnh đạo, không phải là người trực tiếp tổ chức thực hiện thì việc ra nghị quyết bao giờ cũng rất hạn chế tính thực tiễn, nghị quyết bao giờ cũng mang nặng tính quan liêu, khi áp dụng có nhiều bất cập, vì vậy điều rễ hiểu lúc nào đảng cũng hô hào phải đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống, thực tế thì giữa nghị quyết của đảng và thực tiễn cuộc sống có khoảng cách rất xa, vì đảng đã không lấy thực tiễn làm xuất phát điểm, thiếu tôn trọng quan điểm thực tiễn trong xây dựng nghị quyết.
Trong thực tế tôi chưa thấy người dân nào mong mỏi, chờ đón nghị quyết của đảng đến với nhân dân, vậy mà đảng phịa ra rằng nghị quyết của đảng ra đời luôn đáp ứng lòng mong mỏi của các tầng lớp nhân dân. Nhân dân thờ ơ, chẳng cần đếm xỉa đến những nghị quyết của đảng, là bởi họ thường là người bị thua thiệt, ít được hưởng lợi từ các chính sách của đảng, trong khi đó nghĩa vụ của họ ngày càng phải gánh nặng.
Về vai trò của nhà nước: với tư cách là người quản lý vận hành theo cơ chế này, nhà nước nói chung, đặc biệt là nhà nước ở cấp địa phương và cơ sở, một mặt phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật hiện hành, nhưng mặt khác họ lại tuân thủ theo các nghị quyết của đảng cùng cấp nên đã làm cho vai trò điều hành có những han chế rất lớn, luôn bị động, thiên biến vạn hóa làm sao cho được cả đôi đằng. Cũng từ cơ chế này đã tạo ra sự nghi kị lẫn nhau giưa đảng với chính quyền là chuyện phổ biến ở các cấp, nó làm cho những người làm công tác quản lý điều hành nhà nước lúng túng, khó xử, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo, thiếu tính quyết áp, dẫn đến công việc trì trệ, tạo cơ hội tránh né, ngại va trạm. . . hậu quả là xã hội lũng đoạn, tiêu cực nẩy sinh, kỷ cương phép nước không nghiêm, vận dụng luật pháp tùy tiện.
Cuộc họp ủy ban nhân dân các cấp bao giờ cũng có sự tham dự của thường trực cấp ủy (bí thư hoặc phó bí thư thường trực) cùng cấp và tất nhiên có ý kiến phát biểu chỉ đạo, người chủ trì cuộc họp phải kết luận theo hướng đó. Cấp dưới, nhất là cấp cơ sở luôn phải hứng chịu sự chỉ đạo từ nhiều phía, hôm nay cấp ủy cấp trên đến thăm và làm việc, ngày mai thường trực hội đồng nhân dân đến kiểm ta giám sát, ngày kia ủy ban nhân dân cấp trên đến kiểm tra đôn đốc, không ít có những trường hợp mỗi người nói một nẻo.
Khẩu hiệu “nhân dân làm chủ”luôn thường trực trong cổ họng của mỗi cán bộ lãnh đạo của đảng, ta hãy xem nhân dân làm chủ được gì trong chế độ do đảng cộng sản cai trị: ai cũng biết muốn cho dân làm chủ thì điều kiện tối thiểu là phải nâng cao trình độ dân chí cho nhân dân, người dân phải được tiếp cận những thông tin khách quan, thông tin đa chiều. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, có những người kể từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi chân chưa hề tiếp nhận được một thông tin nào ngoài những thông tin chính thống do đảng cộng sản phát ra, các đài phát thanh nước ngoài bị chặn sóng, mạng internet bị chặn bởi các bức tường lửa, báo chí sách vở không đồng quan điểm của đảng bị cấm nghiêm ngặt. Đảng nắm trong tay trên 600 tờ báo chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là ca ngợi đảng, ca ngợi chế độ do đảng đang cai trị, làm hậu thuẫn cho đảng để đảng rễ bề thống trị đất nước.
Một trong những nội dung quan trọng nhất để nhân dân làm chủ là quyền tự do phát biểu chính kiến của mình. Thực tế cho thấy trong xã hội ta, đã có vô số nạn nhân do có ý kiến phát biểu không đồng hành với đường lối của đảng, họ bị sách nhiễu, bị phân biệt đối xử, bị xử lý kỷ luật với những hình thức nặng nề, thậm trí bị quy chụp cho là phản động, chống đảng, chống nhà nước, phản bội lợi ích dân tộc. . . hàng trăm người đã và đang phải chịu cảnh tù đầy bởi lý do bày tỏ quan điểm khác với chủ chương quan điểm của đảng.
Chế độ đảng trị bắt người dân phải đồng thanh ca ngợi đảng, nói tốt cho đảng, bất luận đảng đúng hay sai, muốn góp ý cho đảng phải có dịp do đảng tổ chức, phải nói đúng nơi, đúng chỗ, nói vừa phải thôi để đảng tiếp thu được. Đặc biệt không bao giờ được nói đảng sai lầm về đường lối mà chỉ có thể sai lầm ở chỗ tổ chức triển khai, về nhận thức của các cấp chưa thấu suốt đường lối của đảng. Đảng cũng chưa bao giờ nhận về mình sai lầm về đường lối.
Đặc biệt về chế độ hội, họp đảng luôn có chính sách tàn khốc để đối xử với những ai rám nhen nhóm thành lập hội, đặc biệt là việc lăm le thành lập đảng phái trong lòng xã hội mà đảng đang cai quản. Đảng cho rằng sự tồn tại và phát triển các tổ chức xã hội, các đảng phái chính trị là việc xúc phạm đến uy lực của đảng, xâm phạm đến an ninh của đảng, là nguy cơ làm cho đảng mất quyền độc tôn cai trị, vì vậy từ ngày đảng lên ngôi, không có bất cứ một tổ chức nào được ra đời, thậm trí những tổ chức, những chính đảng, chính do đảng, do lãnh tụ của đảng (Hồ chí minh) thành lập, sau khi đã vắt hết nước, đảng đã hóa vàng họ không thương tiếc vì đảng cho rằng nó trực tiếp ảnh hưởng tới an nguy của đảng cầm quyền.
Mặc dù trong hiến pháp quy định công dân có quyền biểu tình, song thực tế việc biểu tình ở Việt Nam được hiểu là nếu tổ chức biểu tình ủng hộ đảng, tán dương với đường lối, chủ chương của đảng thì việc xin phép biểu tình sẽ được chấp nhận, còn ngược lại xin phép biểu tình phản đối, không đồng tình với đảng, không có nội dung cổ vũ cho đảng thì lập tức bị dập tắt, ai cố ý tổ chức thì lập tức bị bắt tống giam, bị quy nhẹ là gây rối nơi công cộng, nặng là bạo loạn lật đổ chính quyền. Từ ngày thành lập nước đến nay tôi chưa hề thấy có cuộc biểu tình nào được gọi là ủng hộ các đường lối chính sách của đảng trừ các cuộc do chính đảng tổ chức, huy động để cổ vũ cho chính mình hòng lòe bịp dư luận.
Ai cũng biết quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tư tưởng là những quyền cơ bản của con người, những quyền đó không một ai có quyền tước đoạt họ, nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản cầm quyền thì những quyền đó ngang nhiên đảng đã tước đoạt một cách trắng trợn nhưng không ai làm gì được vì đảng có trong tay nhà nước, có quân đội, có công an, có nhà tù, có tòa án. . . đảng sẵn sàng kết tội cho bất cứ ai mà cả gan thực thi những quyền cơ bản của con người trong xã hội mà đảng đang là bề trên cai trị. Mất đi những quyền cơ bản ấy là mất đi quyền làm người, đến quyền làm người còn không có thì nói gì đến “quyền làm chủ”của nhân dân. khẩu hiệu “nhân dân làm chủ” là khẩu hiệu phỉnh nịnh, lừa bịp, mị dân.
Cơ chế: “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là chủ chương gắn kết quyền lực của đảng vào quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là chủ chương nối dài bàn tay của đảng vào các ngóc ngách trong đời sống xã hội, là cách thể hiện công lao, quyền lực của đảng, âm mưu toan tính lợi lộc của đảng. Xét cho cùng cơ chế này nó là sự ràng buộc lẫn nhau, giằng co nhau, hạn chế lẫn nhau và nó là sự níu kéo lại của sự phát triển xã hội.
Nó chỉ có tác dụng, thậm trí rất tác dụng cho việc không quy được cho bất cứ một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cả về pháp luật lẫn vật chất về những quyết sách sai lầm, về những sai phạm do cá nhân gây ra, dù đó là nghiêm trọng nhất, tất cả đều đổ đầu cho cơ chế, tất cả là tập thể chịu trách nhiệm, và chỉ cần điều chỉnh chút ít về cơ chế, chỉ cần tập thể rút kinh nghiệm là xong và thực tế đã cho thấy chưa có lãnh tụ nào của đảng bị kỷ luật, bị cách chức, bị truy tố trước pháp luật về những hành vi sai phạm của mình.
Nhân dân ta, đất nước ta đã và đang phải hứng chịu những hậu quả của cái cơ chế do những người tự xưng là “lãnh đạo tài tình, là tiên phong, là sáng suốt” đẻ ra. Đã đến lúc cần vứt nó vào sọt rác về một cơ chế lỗi thời, mang đầy tính đặc quyền, đặc lợi của chế độ độc tôn đảng trị trên đất nước ta.
ĐỐI MẶT (7)
Thư trao đổi với bạn.
Anh T quý mến!
Trước hết tôi rất cảm ơn anh đã chia sẻ với tôi những vấn đề mà chỉ có những tình bạn chân thành nhất, hiểu nhau nhất mới có được. Có thể nói tôi rất vui mừng khi nhân được thư anh bởi đã khá lâu chúng ta không gặp được nhau không phải không có dịp mà là tôi với anh có những khoảng ngăn cách theo tôi thì hết sức vô lý. Tôi cũng chia sẻ và có lời xin lỗi thời gian qua anh có gặp rắc rối khi có quan hệ, tiếp xúc với tôi, cầu mong cho anh mọi sự bình yên trong cuộc sống. Với tấm lòng của người bạn chân tình, cởi mở, tôi xin trao đổi với anh những suy nghĩ cá nhân, những kiến thức mà tôi tiếp nhận được và những thực tiễn trong đời sống xung quanh ta.
Trong thư anh nói rằng: “tôi hoàn toàn tán thành những quan điểm của anh, dân chủ hóa đất nước là tất yếu, nhưng nó phải có bước đi thích hợp. Việc ly khai đảng, quay lại chống đảng cộng sản mà tôi và anh đã gắn bó đến cả nửa cuộc đời mình thì tôi không thể. anh có thể chia sẻ cùng tôi về suy nghĩ của anh sau gần hai năm anh ly khai đảng”.
Vâng, cảm ơn anh, hiện tôi với anh ở hai trận tuyến, anh đang là đảng viên cộng sản, là người có quyền chức tuy không cao lắm nhưng cũng được nhiều người kính nể. Không riêng gì anh, nhiều người tiếc cho tôi rằng tôi đã dại bởi:
Cả gan cầm đuốc đốt trời
Trời cao chẳng tới, lửa rơi xuống mình
Theo họ và cũng có thể theo anh nữa tôi dại bởi đang yên, đang lành tuy quyền chức chưa phải là cao cho lắm nhưng cũng rất nhiều người”trân trọng”, bạn bè đông đúc, bù khú vui buồn có nhau, có những lúc thâu đêm, suốt sáng, cuộc sống chỉ cần nhìn vào đồng lương thôi thì đã ổn lắm rồi. Bây giờ thì anh thấy đấy, mọi cái đã khác hẳn. Tôi cũng hiểu anh cũng như nhiều bạn bè tôi, họ không bao giờ ghét bỏ tôi, nhưng không thể đến với tôi được bởi vì cấp ủy đảng đã quán triệt không cho chúng ta gặp nhau, và nếu cố tình sẽ bị kỷ luật. Tôi cũng biết anh nhiều lần bị nhắc nhở vì vẫn còn có quan hệ, tiếp xúc với tôi, cảm ơn anh đã an ủi tôi”thương nhau ta để trong lòng”. Riêng tôi, tôi đã tiên lượng được sau khi tôi ly khai khỏi đảng, tôi sẽ phải hứng chịu nhiều cay đắng và tôi sẵn sàng chấp nhận nó.
Việc đảng phong tỏa, ly gián, cô lập tôi là chuyện bình thường vì như anh biết đấy tất cả những gì mà đảng, nhà nước mà không quản lý được lập tức chuyển sang bài cùn là cấm. Tuy nhiên tôi không bị cô lập, bởi tôi có nhiều bạn mới, những người bạn rất đồng cảm, những người bạn sống với nhau đầy nhiệt huyết và trách nhiệm, đó là những người bạn của tôi có cùng chí hướng, có cùng mục tiêu, lý tưởng họ ở khắp mọi nơi, trong nam, ngoài bắc và cả những người bạn đang định cư ở nước ngoài, họ thường xuyên động viên thăm hỏi và luôn bên cạnh tôi.
Tôi có cả đông đảo những người nông dân lương thiện, số phận của họ chịu nhiều thiệt thòi do sự công bằng xã hội và nền dân chủ của nước nhà còn ở thời kỳ sơ khai của một xã hội văn minh. Tôi có nhiều người bạn là công nhân họ biết tôi và có những chia sẻ mà nếu tôi còn là đảng viên cộng sản như anh thì chẳng bao giờ có được cơ hội tiếp xúc với họ. Tôi có cả những người dân oan ở khắp mọi miền của đất nước luôn chia sẻ những vấn đề bức súc. . . vì vậy tôi có thể nói với anh rằng tôi không cô độc, chỉ có điều là những người bạn của tôi khác với những bạn trước đây, rất khác là chắc anh ạ. Tôi cũng cảm ơn anh đã cho tôi biết nhiều người họ coi tôi là kẻ thù không đội trời chung. Tất nhiên rồi với những người hiện họ đang được tận hưởng”quy chế tối hậu”do nhờ có thể chế của chế độ này đem lại, mà tôi lại là kẻ đang đòi dẹp nó đi để cho dân nhờ thì làm sao họ không căm thù tôi và một khi thể chế này tan dã thì bọn họ còn lấy đâu ra những bổng lộc độc quyền mà sự tận hưởng hòng xuyên suốt từ đời cha ông nối đời con cháu.
Tôi biết không riêng gì anh, rất nhiều người khác cũng vậy, họ chẳng ưa gì chế độ này, nhưng vẫn phải phục tùng, vì miếng cơm manh áo, buộc họ phải theo bởi vào thời điểm này ở địa phương chúng ta chẳng có con đường nào khác để lựa chọn. Tôi biết anh đang có những bức xúc với cơ chế của đảng cộng sản, vì nó mà bước đường thăng tiến của anh cũng gặp trở ngại, gian truân, nhưng ở vào hoàn cảnh anh, vợ anh, con anh đang phụng sự cho chế độ cộng sản và nhờ đó gia đình anh đã và đang rất ổn, nên lúc nàyhơn bao giờ hết anh vẫn phải rong ruổi bám lấy nó, bằng không anh lên tiếng công khai như tôi thì lập tức gia đình anh sẽ đảo lộn, ngay cả hạnh phúc của anh có lẽ cũng khó tồn tại, tôi chia sẻ cùng anh điều đó. Trong thư anh nói : “hiện nay cán bộ, đảng viên đố kỵ nhau đã trở thành phổ biến, mà thật lạ họ chửi chế độ như hát hay anh ạ”. vâng tình trạng cấp dưới coi thường cấp trên từ lâu đã trở thành căn bệnh khó chữa, nguyên nhân của nó chính là do cơ chế độc quyền đẻ ra bởi vì toàn bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các ngành, các cấp trong chế độ hiện hành đều do các cấp ủy đảng tiến cử, quần chúng nhân dân không hề có quyền chọn lựa, tình trạng những người thiếu năng lực, không có uy tín, những kẻ cơ hội vẫn được cất nhắc, đề bạt, nó tạo ra sự bất bình không phục nhau, coi thường nhau là tất yếu anh ạ. Đúng là chuyện trên mâm rượu, bàn trà, cán bộ, đảng viên chửi chế độ, chửi cán bộ như hát hay, trong hội nghị họ im như thóc, trên diễn đàn thì họ thao thao bất tuyệt phỉnh nịnh chế độ, đội ngũ cán bộ công chức có chút quyền chức, hàng ngày thay vì việc lo cho dân, cho nước thì họ tìm cách kiếm chác để tăng thêm thu nhập cho cá nhân, ít nhất cũng tìm cách kiếm miếng ăn để khỏi chi tiền túi ra nuôi sống mình. Hết giờ làm việc, điện thoại nổ chuông, gọi nhau đi nhậu nhẹt, sau bữa nhậu bộ mặt của của mọi người được biến đổi đỏ như gấc, miệng ngậm loại tăm nhọn hoắt hai đầu, đi lại khoan thai, thể hiện sự mĩ mãn cuộc đời và đó họ cho mình là người khôn ngoan, biết cách sống.
Vâng sau gần hai năm tôi ly khai đảng, khỏi cần nói anh biết tôi phải chịu nhiều áp lực thế nào. Nhưng tôi vẫn có thể nói với anh rằng tôi tự hào về mình bởi tôi đã vượt qua được những cái mà tưởng chừng không thể bước qua nổi, giờ thì tôi rất thanh thản, tuy có nhiều mất mát, thiệt thòi. Anh còn nhớ hồi chúng ta còn trẻ, thường say sưa tìm đọc thân thế sự nghiệp của các lãnh tụ giai cấp vô sản, đặc biệt là tuổi trẻ Các –mác, Ăng-ghen, Lê-nin, hồi đó tôi và anh đâu ngờ chỉ hơn hai chục năm sau, chủ nghĩa vô sản đã trở thành lỗi thời, kìm hãm phát triển, thậm trí nhiều người cho rằng là phản cách mạng. Thực ra ở các nước tư bản phát triển thì ý thức hệ của chủ nghĩa vô sản chưa hề có chỗ đứng trong đời sống xã hội. Tôi và anh sinh ra, lớn lên trong lòng “xã hội chủ nghĩa”, một xã hội lấy chủ nghĩa mác lê nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình, trong khi đó chúng ta không có thông tin đa chiều, cũng không có cái để so sánh như ngày nay, ta chỉ biết xã hội chủ nghĩa là tốt đẹp, tư bản là xấu xa, là thối nát, là đêm hôm trước của chủ nghĩa xã hội, bây giờ nghĩ lại thấy nó buồn cười làm sao. Nhưng có thể nói rằng tôi và anh chúng ta yêu thơ Các mác vì nó mang đầy tính mạnh mẽ, nhất là những bài thơ tình. Riêng tôi có những câu thơ của Các -mác đã trở thành phương châm hành động trong suốt cả cuộc đời tôi, đó là: “hạnh phúc là đấu tranh“ và:
“hãy cho tôi gian khổ,
đường xa ta đi đây
đặng đừng sống heo hắt
vô vị đời cỏ cây”. . .
Tôi tự hào vì tôi đang góp chút sức mình vào công cuộc dân chủ hóa đất nước. Giờ đây tôi có thể đột ngột từ giã thế giới yêu quý này, tôi cũng rất thanh thản và chẳng có gì phải ân hận vì cái trăn trở nhất của đời tôi, tôi đã vượt qua được, tôi đã quay lại để sống, làm việc đúng với lương tâm, trách nhiệm của mình mặc dầu vẫn rất tiếc cho mình về thời trai trẻ và tự trách mình hành động muộn mằn nhưng vẫn còn hơn không. Tôi đã rũ bỏ được tâm trạng ray rứt khi vẫn phải làm những gì mà mình đang ghét bỏ, những gì mà mình sắp tới chính mình phải lên án nó. Anh cũng biết đấy đã từ rất lâu rồi tôi tránh né tất cả những bài giảng, những chuyên đề nghị quyết của đảng nói về đảng, về chủ nghĩa xã hội khoa học. tôi chỉ nhận giảng những chuyên đề về đường lối phát triển kinh tế, kinh tế thị trường, nhà nước và pháp luật.
Bây giờ đảng quy tội tôi là phản bội nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tôc. . . nhưng tôi thì tôi không thừa nhận điều đó, tôi có thể tranh luận với bất cứ ai về vấn đề này. Tôi biết, anh biết, chúng ta đều biết mục tiêu tổng quát của đảng là: phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy đảng đang thừa nhận đất nước ta cùng với nền kinh tế chưa phát triển, thì vấn đề công bằng xã hội, vấn đề dân chủ vẫn còn nhiều bất cập vì vậy đảng đang hô hào mọi người phải phấn đấu để có công bằng và dân chủ trên đất nước ta. công bằng và dân chủ không thể từ trên trời rơi xuống, cũng không thể do cần cù lao động mà có, cũng không phải cứ phát triển kinh tế rồi công băng xã hội và nền dân chủ nó sẽ đến với chúng ta, mà nó chỉ có được khi chúng ta phải đứng lên đấu tranh với những hình thức thích hợp.
Dân chủ là thước đo về bản chất của chế độ văn minh hay lạc hậu, đấu tranh dân chủ chính là việc đòi hỏi bộ máy thống trị đất nước phải trao cho người dân có được những quyền cơ bản của con người, (tức là quyền làm người). Ở chế độ ta hiện nay chính là việc đòi đảng cầm quyền phải từ bỏ ngay chế độ độc tôn cai trị đất nước, vì nó chính là thủ phạm ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa đất nước, nó đi ngược lại với xu thế phát triển của thời đại, những việc tôi làm chính đang thực hiện mục tiêu cao cả đó.
Trong thư anh nói: “dân chủ hóa là việc làm tất yếu, nhưng đòi hỏi phải có quá trình, không thể nóng vội bởi nó sẽ gây mất ổn định. . . “, tôi nghĩ anh đã lầm, hay đúng hơn anh vẫn đang luẩn quẩn trong vòng kim cô của học thuyết đảng trị. Tôi và anh đã đứng trong hàng ngũ của đảng trên dưới ba mươi năm, từ ngày vào đảng cho đến nay, lúc nào tôi cũng thấy đảng hô hào mở rộng dân chủ, nhưng anh thấy không tôi cảm thấy càng ngày đảng càng thắt chặt, đơn cử như gần đây đảng ra quy định 19 điều đảng viên không được làm, trong đó cấm đảng viên không được tự ý ra ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của đảng, nhà nước các cấp.
Như vậy đảng một lần nữa đã thắt chặt quyền con người ngay cả với những đồng chí của mình. Đảng nói một đằng, làm một nẻo, nếu đảng có thiện chí thì đảng phải có lộ trình trong việc thực hiện dân chủ hóa đất nước, đó là yêu cầu bức thiết và chính đáng, nhưng cho đến giờ tôi chưa hề thấy có động thái nào chứng tỏ đảng có ý định mở rộng dân chủ.
Anh lo mất ổn định thì anh lại càng sai, anh hãy nhìn sang Thái Lan, nhìn sang Nhật Bản, nhìn sang các nước có nền dân chủ cao, mặc dù họ thay thủ tướng như thay áo song đất nước vẫn phát triển. Cái chính là trong đầu anh vẫn chất đầy những tố chất của một xã hội phong kiến lạc hậu, cái mà anh bất đồng với chế độ hiện thời là anh chưa thỏa mãn được về những mục tiêu cá nhân, anh cay cú vì xã hội, đảng cộng sản chưa trọng dụng anh.
Và rất tiếc rằng tôi và anh vẫn có những khác biệt rất căn bản. Thứ lỗi cho tôi vì anh biết tôi là người nói thẳng, nếu anh không phật ý, thì chúng ta trao đổi tiếp trong những thư sau.
Chúc mọi sự yên lành.
20/10/2008
ĐỐI MẶT (8)
Thư trao đổi với bạn.
Tôi rất vui mừng nhận được thư phản hồi của anh, vì thư trước tôi có quá lời với anh đôi chút, thấy anh không để bụng, tôi mừng lắm.
Đúng là tôi với anh đều xuất thân từ nông thôn, cho đến giờ chúng ta còn mang đầy đủ bản chất của người nông dân nông thôn Việt Nam, bởi vì họ hàng, anh em mình toàn là những người làm nông nghiệp, đang sinh sống ở nông thôn, thế nên tôi và anh thấu hiểu về những người nông dân khá sâu sắc, có nhiều chia sẻ với họ.
Vì thế tôi cảm thấy bị xúc phạm từ lâu lắm rồi khi mà tôi với anh còn đang ở trong “trường ròng” Nguyễn Ái Quốc. Chủ nghĩa Mác Lê-nin và “đảng ta” cho rằng giai cấp nông dân là lực lượng hèn mạt nhất trong xã hội, bởi theo họ nông dân là người cố chấp, hẹp hòi, khó tiến bộ, luôn đố kỵ.
Các-mác ví giai cấp nông dân như củ khoai tây, khi đóng bao thì vẫn thành hòn, thành cục, khi đổ ra thì tan ra mỗi cái một nơi. Bản chất của người nông dân là tư hữu, nên giai cấp này không trở thành giai cấp lãnh đạo được vì họ không có tính tổ chức cao, sản xuất manh mún, thô sơ lạc hậu, xa lạ với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại. . .
Còn các tầng lớp trí thức thì được đánh giá là ẻo lả, “lởn vởn trên áng mây trôi” thiếu lập trường quan điểm vững vàng, gió chiều nào che chiều nấy, sớm nắng, chiều mưa, sợ gian khổ, hy sinh. . . nên tầng lớp này cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội.
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp triệt để cách mạng nhất, bởi họ là người tiếp cận và vận hành nền sản xuất tiên tiến và hiện đại. Là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao, mang đầy đủ bản chất cách mạng nhất. Vì thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã trở thành trung tâm, là lực lượng nòng cốt của cách mạng vô sản. Bộ phận tham mưu của giai cấp công nhân được tổ chức để lãnh đạo là chính đảng của giai cấp công nhân, đảng bao gồm những người tiên phong, những người tiên tiến nhất, những người cách mạng nhất để đại diện cho một giai cấp tiên tiến nhất.
Khẩu hiệu “liên minh công nông” do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo đã ra đời và trở thành nền tảng, và là điều kiện tiên quyết cho để đi đến thành công trong các cuộc cách mạng vô sản.
Cỡ tôi với anh chưa đủ tầm để phân tích về bản chất của từng giai cấp trong xã hội, thực tế thì chúng ta đã thừa nhận những luận điểm trên. Chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam đã có những thành công ngoạn mục trong việc kêu gọi giai cấp nông dân Việt Nam đi theo đảng, xả thân giành được chính quyền cho đảng.
Có lẽ đảng của giai cấp công nhân nước ta nhìn nhận giai cấp nông dân là kẻ hèn mọn như vậy nên từ khi giành được chính quyền, những người nông dân họ được hưởng lợi từ những thành quả cách mạng đem lại chẳng là bao, trong khi đó họ phải cam chịu số phận của mình, sẵn sàng liều mình như cẳng có khi đảng cần, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, kể cả tính mạng của mình để theo đảng.
Cuộc cách mạng cải cách ruộng đất, sự kiện đầu tiên giáng lên đầu người nông dân biết căn cơ làm ăn khá giả đôi chút liền bị quy cho là thành phần địa chủ, cường hào bóc lột đem đấu tố, bỏ tù, xử bắn. . . Cách mạng về hợp tác hóa nông nghiệp, hàng triệu gia đình nông dân phải hiến cho tập thể về những tài sản, ruộng đất, trâu bò để đảng thực hiện mục tiêu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đảng quản lý triệt để không để cho người dân ngóc đầu lên sợ rằng tư tưởng tư hữu sẵn có của nông dân trỗi dậy chống phá sự nghiệp cách mạng của đảng.
Toàn bộ đất đai nhà nước thống nhất quản lý, dù là một tấc cũng phải quản, dù có bỏ hoang cũng không ai được động đến. Thế rồi chính sách thuế nông nghiệp, chính sách lợn nghĩa vụ của mỗi hộ gia đình. . . có lẽ hà khắc chẳng kém thời phong kiến. Chưa đủ, còn hàng chục các khoản thu như quỹ an ninh, quỹ quốc phòng, quỹ dự trữ, quỹ chống lụt bão, thiên tai. . . cho đến các kiểu quyên góp, ủng hộ do đảng, nhà nước phát động.
Hầu hết chính quyền cấp xã học tập lẫn nhau, họ cấp cho mỗi hộ một quyển sổ để ghi các khoản đóng góp hàng năm, việc làm này thể hiện việc đối lưu giữa nhà nước với người dân, tất cả mọi quan hệ giữa công dân với nhà nước có đáp ứng được hay không tùy thuộc vào kết quả đóng góp thể hiện trên quyển sổ đó, đóng góp đầy đủ, chính quyền đáp ứng ngay cho việc công dân có nhu cầu xin đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử, xác nhận thân nhân, lý lịch. . . ngược lại chính quyền từ chối mọi sự giao dịch với công dân.
Thế rồi cho đến gần đây khi mà đảng hô hào tiến hành công nghiệp hóa đất nước, những tưởng người dân sẽ được mở mày, mở mặt khi mà nhà máy mọc lên trên quê hương mình, dựng ngay trên chính mảnh đất duy nhất mà cuộc sống cả gia đình dựa vào nó mà tồn tại. Thật không ngờ lại một lần nữa người dân không những không được hưởng lợi từ cuộc cách mạng này mà còn đẩy người nông dân vào đường cùng. Đất đai họ bị trưng mua với giá bèo bọt, khi chuyển đổi họ ăn lãi trắng trợn đến cả trăm lần.
Công nghiệp phát triển ngay trên mảnh đất của họ nhưng bản thân họ lại bị bần cùng hóa, ruộng đất mất, công ăn việc làm không có, người dân bàng hoàng, ngơ ngác tỏa đi khắp nơi tìm kế sinh nhai. Tôi được tiếp cận nhiều người nông dân họ than thở rằng khi họ đến bàn với dân, họ hứa sẽ tuyển toàn bộ những người hiến đất cho doanh nghiệp trong độ tuổi lao động vào làm tại nhà máy, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, chúng tôi phấn khởi lắm, sẵn sàng hiến đất cho nhà nước với giá rẻ mạt.
Nhà máy khánh thành, họ quyên ngay lời hứa với dân, một số nhà máy giả vờ tuyển dụng được vài tháng rồi đẩy con em chúng tôi ra với lý do không đủ trình độ văn hóa, không có chuyên môn. . . chúng tôi thắc mắc sao không đào tạo con em chúng tôi ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy? thì họ lờ tịt đi. Có nơi họ tuyên bố xanh rờn: doanh nghiệp chúng tôi không hưa với bà con mà là cán bộ địa phương hứa, đâu phải chúng tôi.
Người dân ngớ người ra đúng là không có chuyện người của nhà máy đến làm việc với dân mà chỉ có mấy ông cán bộ huyện, xã đến vận động nhân dân, chính mấy ông này hứa hươu hứa vượn. Cực chẳng đã một số người làm đơn khiếu nại, tổ chức biểu tình ôn hòa đề nghị đảng, nhà nước xem xét, xử lý những khuất tất, mờ ám của một số cán bộ có chức quyền của đảng, kiến nghị xem xét các quyền lợi chính đáng để người dân đỡ thiệt thòi. . . thì bị đảng quy cho là lợi dụng tự do dân chủ, bị các thế lực thù địch kích dục gây rối, mất ổn định. . . rồi thẳng tay đàn áp.
Với người nông dân, đất đai là sự sống còn của họ, mất đất là đẩy họ vào con đường cùng, họ theo đảng làm các cuộc cách mạng chính là để người dân có ruộng. Chả thế mà khi mới ra đời, đảng đã nhanh tay đưa ra khẩu hiệu”người cày có ruộng” để tập hợp, thu hút nông dân đi theo đảng làm nên cuộc cách mạng vẻ vang giành chính quyền về tay cho đảng. Thế rồi đảng tuyên bố: đất đai là công thổ quốc gia, do nhà nước quản lý, nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng, nhà nước có quyền thu hồi bất cứ lúc nào khi cần.
Xét cho cùng chế độ công hữu về đất đai chính là sự tập trung thâu tóm mọi quyền lợi về tay giai cấp thống trị, là chủ chương buộc giai cấp nông nhân, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội phải phụ thuộc vào chính đảng cầm quyền, để rồi đảng luôn nắm đằng chuôi, có quyền thao túng đất nước.
Tôi rất bức xúc, thậm trí phẫn nộ khi mà nghĩ đến người nông dân ở nước ta họ chẳng có chút quyền lợi nào cả về kinh tế, chính trị và cả về quyền làm người. Thật vậy đất đai là yếu tố cơ bản nhất về quyền lợi kinh tế đối với nông dân thì họ chẳng có bởi nó là sở hữu cái gọi là “toàn dân”do nhà nước thống nhất quản lý. Về chính trị thì họ chẳng có quyền được lựa chọn người đại biểu của mình thông qua lá phiếu phổ thông, quyền làm người cũng chẳng có được khi mà các quyền cơ bản như tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. . . luôn bị cấm nghiêm ngặt. Vậy mà đảng ra rả nói rằng người dân như được “lột xác”khi cách mạng vô sản thành công, họ nói láo như hát hay, không hề ngượng ngùng, họ coi rẻ người nông dân muôn thủa chỉ là giai cấp bị trị, còn họ luôn là người lãnh đạo, kẻ có quyền được thống trị vĩnh viễn. Sao lại bất công đến thế hả anh bạn
T thân mến!
Tức nước vỡ bờ, anh có tin không rồi một ngày không xa những người nông dân họ sẽ làm được những điều mà “đảng ta” nói là họ không thể làm được, thí dụ như một cuộc cách mạng triệt để để đưa địa vị của giai cấp nông nhân ngang tầm với giai cấp công nhân và họ cũng có được một chính đảng của họ chẳng kém gì đảng của giai cấp công nhân và các chính đảng khác chẳng hạn. Còn tôi thì tôi tin, rất tin.
Nói nhiều rồi, e rằng nói dai, nói dại. Hẹn anh thư sau sẽ trao đổi tiếp nội dung: Tình trạng giai cấp công nhân ngày nay và sự hình thành một giai cấp mới mà trong thư anh đã nêu.
Thân ái
ĐỐI MẶT (9)
Thư trao đổi với bạn.
Anh T thân quý!
Như thư trước đã hẹn, lần này xin được trao đổi với anh vài suy nghĩ cá nhân với anh về nội dung: Thực trạng giai cấp công nhân ngày nay và sự hình thành tầng lớp giai cấp mới trong xã hội ta. Trước hết tôi xin được chia sẻ với anh về sự bức xúc mà bấy lâu nay tôi vẫn nén trong lòng chưa có cơ hội nào để bộc lộ quan điểm của mình, cái mà tôi với anh và nhiều bạn bè của tôi luôn suốt ngày lên tiếng tuyên truyền bênh vực, đó là thứ học thuyết “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo xã hội”. Các giai cấp khác hiển nhiên không có được vai trò ấy.
Thú thực với anh là đã từ lâu lắm rồi tôi nghi ngờ luận điểm này và cho đến giờ tôi vẫn khẳng định quan điểm cuả tôi là đúng. Tôi cho rằng con người ta sinh ra là bình đẳng trên mọi phương diện, không có người nào sinh ra được định mệnh là người lãnh đạo, cũng chẳng có ai sinh ra là để làm tôi tớ thiên hạ. Những học thuyết mang tính định mệnh xét cho cùng chỉ là trò lừa bịp quần chúng nhân dân để mưu toan thực hiện những ý đồ cho những cá nhân hay cùng lắm là một tầng lớp người nhất định trong xã hội. Đây là học thuyết sai lầm, nếu như không muốn nói là phản động.
Anh thấy đấy chỉ cần lướt nhanh lại lịch sử nước ta cũng đã cho thấy, những người nông dân áo vải họ đã làm nên nhiều cuộc cách mạng thành công vang dội và khi nước nhà độc lập, việc chăm lo chung xây đất nước cũng rất thành công, kinh tế -xã hội phát triển, sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới. Nếu so sánh với các triều đại phong kiến ngày xưa (tuy nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng) thì thấy rằng triều đại của”đảng ta”trong việc chấn hưng đất nước chắc chắn đã thua kém xa.
Một đất nước chiếm tới trên dưới 90% là nông dân, là lực lượng to lớn, là điều kiện tiên quyết giành thắng lợi cho các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vậy mà học thuyết của cộng sản nói chung, Việt Nam nói riêng luôn khẳng định và đối xử với giai cấp nông dân là những kẻ hèn mọn, những kẻ không đồng nhất với bản chất của đảng cộng sản. Đảng cho rằng bản chất của họ là tư hữu, nó đối lập với chế độ công hữu, vì vậy nông dân luôn là đối tượng bị cải tạo để đi đúng đường hướng của đảng.
Chính từ những quan điểm như vậy, trong cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp nông dân sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của đảng, giai cấp nông dân đã không quản ngại hy sinh gian khổ, góp sức người sức của giành độc lập dân tộc, bởi lúc đó đất nước bị xâm lăng, tổ quốc bị ngoại bang chà đạp, dân tộc Việt Nam bị đô hộ, áp bức. Giành được độc lập, người nông dân có nhiều phản ứng với đảng, với chế độ, một mặt bị nhiều tác động bởi các chính sách của đảng, nhà nước làm cho nông dân phải hứng chịu, mặt khác cũng chính do sự phân biệt đối xử của đảng đối với giai cấp nông dân.
Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, ở đàng trong, Ngô đình Diệm thực hiện chính sách chính phủ bỏ tiền ra để mua lại ruộng đất của những người giàu để chia cho người nghèo. “Đảng ta” ra chính sách quy chụp cho nhiều người nông dân từ bậc trung nông trở lên thành địa chủ, cường hào rồi thẳng tay tịch thu ruộng đất của họ để chia cho người nghèo, hai cách làm khác nhau nhưng có cùng mục đích, anh thử so sánh để có đánh giá? Phải chăng chủ chương này của “Đảng ta” đã làm phân hóa giai cấp, gây căm phẫn của một tầng lớp nông dân bậc trên với đảng, nhà nước và cho đến ngày nay họ vẫn chưa nguôi lòng hận thù.
Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người nông dân luôn là đối tượng điều chỉnh trong các chính sách của đảng, nhà nước, họ luôn là người bị thiệt thòi so với các tầng lớp người khác trong xã hội bởi vậy họ cũng là người có nhiều bức xúc yêu cầu Đảng điều chỉnh nhiều chính sách đáp ứng quyền lợi chính đáng cũng như nguyện vọng của nhân dân. . .
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là Đảng phủ nhận quyền lớn nhất, quan trọng nhất của người nông dân đó là quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, Đảng đã tước bỏ quyền lợi kinh tế cơ bản của người nông dân, Đảng xác lập chế độ công hữu về đất đai để Đảng rễ bề cai trị, đẩy người nông dân vào thế phụ thuộc vào Đảng. Vì vậy muôn thủa sẽ là mâu thuẫn giữa một bên là áp đặt chế độ công hữu với một bên là đòi được trao quyền sở hữu về ruộng đất, giữa một bên là giai cấp lãnh đạo với một bên luôn được coi là giai cấp bị lãnh đạo, giữa một bên tự coi là tiên phong với một bên luôn được coi là giai cấp trì trệ, bảo thủ, chậm tiến.
Là nước nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp mới được hình thành, giai cấp công nhân chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong xã hội vì vậy vai trò của giai cấp công nhân có thể nói còn nhiều non nớt, Đảng lấy họ làm đội quân tiên phong, là lực lượng lãnh đạo xã hội là sự lựa chọn sơ cứng, rập khuôn máy móc, không phù hợp với đặc điểm cụ thể của đất nước ta. Để tô vẽ, phụ họa cho quan điểm, đường lối của mình, Đảng xây dựng củng cố địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam với tinh thần bằng mọi giá: Đảng triệt tiêu các thành phần kinh tế mà Đảng cho là đối lập với kinh tế nhà nước.
Đảng chủ chương phát triển kinh tế nhà nước thành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhà nước Đảng coi nó là con đẻ của mình nên được chính phủ ưu tiên đổ tiền của vào để cố giữ lấy nó, vực nó lên làm gương cho các thành phần kinh tế khác. Bất chấp làm ăn thua lỗ liên tiếp từ năm này sang năm khác nhưng vì đã khoác áo danh hiệu “chủ đạo” nên Đảng sẵn sàng đổ tiền của vào để nuôi báo cô, làm hậu thuẫn cho sự duy trì đường lối của Đảng. Kết quả các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng làm suy sụp nền kinh tế nước nhà.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, với lợi thế của đất nước ta là tiền thuê nhân công rẻ mạt, giá thuê mặt bằng bèo bọt do toàn bộ đất đai nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước có quyền thu hồi bất cứ ở đâu và chỉ cần đền bù theo khung giá quy định. Sự chênh lệch giá đền bù so với thị trường là khoảnh trời riêng cho việc các quan chức thỏa thuận với nhà đầu tư để chia chác. Chưa hết, nhà nước có thể miễn, giảm thuế để thu hút các nhà đầu tư đây là cơ chế nặn ra để các nhà đầu tư lại quả cho các quan tham. . . với cơ chế mềm dẻo, linh hoạt các nhà tư bản ào ạt đầu tư vào nước ta như mưa sa, Đảng kể công với dân chúng là nhạy bén, là sáng suốt là cứu tinh cho dân tộc ta. . .
Tôi thì tôi nhận thấy từ ngày mở cửa, vị trí vai trò của giai cấp công nhân ở nước ta đã và đang bị lu mờ. Vai trò tiên phong, lãnh đạo từ lâu đã không còn. Những đảng viên có quyền chức đang câu kết với các tư bản nước ngoài để tìm cách vơ vét của dân, họ giàu lên đáng sợ. Trong khi đó những người công nhân Việt Nam đang bị các ông chủ bóc lột tàn nhẫn, họ phải làm việc từ 10-12 tiếng mỗi ngày mà đồng lương thu nhập không đủ để tái sản xuất sức lao động. Tổ chức công đoàn của đảng trên thực tế đã quay lưng với người lao động vì không có tính độc lập, mọi quyền lợi vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ông chủ.
Hàng loạt các cuộc đình công của công nhân ở khắp mọi nơi đòi tăng lương, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc. . . mà Đảng đứng ra chỉ đạo bênh vực người lao động một cách chiếu lệ. Thật đau lòng, công dân trên đất nước có chủ quyền mà bị những ông chủ tây, tàu đến đây làm chủ xúc phạm danh dự, nhân phẩm thậm trí đánh đập dã man mà phải cam chịu. Tình cảnh những người công nhân ngày nay cũng chẳng khác gì người nông dân, có thể nói người lao động ở nước ta ngày nay đang bị bóc lột, đang bị phân biệt đối xử.
Trong khi đó xã hội tự hình thành một tầng lớp giai cấp mới, một giai cấp “siêu giai cấp”, nhiều người tạm goi là: “giai cấp tư bản đỏ”. Đó là những người giàu có, những người gắn nhãn hiệu đảng viên cộng sản, những người giả danh là đầy tớ trung thành của nhân dân, công bộc của dân, nguyện suốt đời phụng sự nhân dân, nguyện làm việc tại chức đến hơi thở cuối cùng. Họ quả là con người “rất tôt”hiếm thấy, bởi vì họ bon chen nhau làm đầy tớ và họ cũng kiên quyết không cho người khác có ý định thay thế vai trò đầy tớ của họ và trên cả tuyệt vời hơn nữa là họ sẵn sàng “hy sinh”không những trọn đời mình mà còn kiên quyết không cho ai cạnh chanh cái quyền đầy tớ đó để thực hiện chế độ cha truyền con nối, tiếp tục được đầy tớ cho nhân dân và mong muốn của họ là duy trì vĩnh viễn chế độ độc quyền đầy tớ cho nhân dân.
Anh T thân mến! Phàm những kẻ vô ơn, bạc nghĩa, phản trắc lại những người có công sinh thành đó là việc làm người ta ví như tự đào huyệt để chôn thân. Tôi thật kinh tởm nghĩ lại trên đài tiếng nói Việt Nam hồi đầu năm nay lên án một số cán bộ trong ngành y tế ở địa phương nào đó đã ăn chặn cả đờm bệnh nhân lao.
Thật hãi hùng anh T ạ.
Chúc anh khỏe, hẹn thư sau. /.
Thân mến
Vi Đức Hồi
ĐỐI MẶT (10)
Thư trao đổi. i.
Thân gửi anh T quý mến!
Nói về điều 4 Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã có đến hàng nghìn bài viết, bài nói trên nhiều diễn đàn trong và ngoài nước. Thư này tôi xin được trao đổi với anh một số suy nghĩ của tôi ở một khía cạnh mà tôi và anh đã nhiều lần đàm luận. Trước hết xin được đưa nguyên văn điều 4 của hiến pháp ra đây để rễ trao đổi, mặc dù anh đã quá biết: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Xin nhắc lại là tôi hoàn toàn đồng ý với anh rằng: Ở Việt Nam, việc buộc Hiến pháp thừa nhận sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với Nhà Nước và Xã Hội là việc làm quá rễ ràng, bởi vì:
1. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức xuyên suốt từ Trung ương đến tận thôn, xóm, tổ dân phố. Ở đâu có dân cư, ở đó có tổ chức Đảng để nắm dân, lãnh đạo dân. Đơn vị cấp thấp nhất là tổ Đảng. Tất cả các cuộc họp của dân dù là do Chính quyền tổ chức thì Đảng cũng luôn giữ vai trò chủ chốt, những cán bộ Đảng viên đều là người phát biểu trước để định hướng, các ý kiến của quần chúng Nhân Dân đi chệch hướng của Đảng đều được chỉnh đốn lái vào đúng quỹ đạo, vì vậy việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến Nhân Dân chỉ là hình thức. Tất cả đã được định sẵn, bởi Đảng chủ trì, Đảng phát biểu định hướng, Đảng tổng hợp mọi ý kiến, Đảng sàng, chắt lọc báo cáo lên trên. . .
2. Chỉ có một Đảng duy nhất để để đưa ra lấy ý kiến Nhân Dân, việc này khác gì việc bầu cử ở nước ta, bầu tròn là phổ biến. Đảng giải thích rằng do tính thống nhất cao nên việc bầu tròn vẫn đảm bảo nguyên tắc, bầu tròn để đảm bảo tính tập trung, tránh phân tán và đây cũng là nguyên tắc tập trung dân chủ, một trong những nguyên tắc cơ bản, riêng có của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhân đây xin được bàn về những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của “Đảng ta”bởi nhiều người còn mơ hồ về nguyên tắc này, vì nó là nguyên tắc đặc thù của Đảng.
Đó là trong hội nghị, trên diễn đàn do Đảng tổ chức hoặc Đảng cho cho phép tổ chức, mọi cá nhân được phát biểu theo quan điểm của mình, đó là dân chủ, vậy là dân chủ ở đây được hiểu là phải nằm trong không gian, thời gian nhất định, rồi cuối cùng người chủ trì tổng kết, đưa ra kết luận và đó là tập trung. Bất luận còn nhiều ý kiến khác nhau, đúng sai chưa phân giải, nhưng kết luận của người chủ trì đó đã trở thành nghị quyết, tất cả mọi người đều phải nói và hành động theo nghị quyết. Ai nói không đúng theo nghị quyết là vi phạm, ai làm trái nghị quyết là đi ngược lại chủ chương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà Nước, cao hơn nưa là phản bội lợi ích Nhân Dân, lợi ích Dân Tộc.
Với tinh thần đó, việc tán thành điều 4 hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng duy nhất được giứ quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội chẳng gặp trở ngại gì.
3. Người dân không tiếp cận được những thông tin đa chiều, nên không hề có khái niệm so sánh: Tôi khẳng định với anh rằng có những người từ ngày sinh ra cho đến nhắm mắt xuôi tay, họ chưa bao giờ được tiếp cận bất cứ thông tin nào ngoài những thông tin của Đảng được nhào nặn nhồi nhét cho dân chúng. Vì vậy họ không hề có cái gì để so sánh, để lựa chọn và đương nhiên dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tôi nhớ lại có lần đi tiếp thu nghị quyết của Đảng do Tỉnh Ủy tổ chức, một báo cáo viên Trung ương đến triển khai, trong phần liên hệ mở rộng, ông nói các thế lực thù địch đang chống phá cách mạng nước ta, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, ông nói thẳng thừng: Ở Việt Nam duy nhất chỉ có một Đảng lãnh đạo, không cho phép có sự cạnh chanh chính trị, là công dân Việt Nam buộc phải thừa nhận và tuân thủ, không cho bất cứ ai so sánh với Mỹ, Nhật, Anh, Pháp. . .
Ai ca ngợi chế độ đó thì sang đó mà ở. Đúng là tôi phải nói lời “lạy cụ”bởi cái lý luận của ông báo cáo viên cấp cao của Đảng nó như con dao pha 3 năm chưa thấy nước mà người ta gọi nó là lý luận cùn.
4. Bộ máy thông tin tuyên truyền của Đảng có sở trường tô vẽ cho mình, nào là sáng suốt, nào là tiên tiến nhất, tiên phong nhất, tuyệt đối trung thành với lợi ích dân tộc, là người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. . . Nói sở trường bởi vì họ có năng lực ca ngợi về chính họ, họ nói về bản chất của Đảng, công lao của Đảng như một cứu tinh cho nhân dân Việt Nam, họ nói như hát hay.
Cái lạ là họ không hề biết ngượng khi tự ca ngợi mình. Chưa hết, họ còn đổi trắng, thay đen như trở bàn tay, thậm trí từ là kẻ có tội sang người có công, tôi chỉ đơn cử: Ai cũng biết sau1975, cả nước đi lên “chủ nghĩa xã hội”. Đảng duy chì chế độ tập trung bao cấp (chế độ đặc trưng của chủ nghĩa Cộng Sản) , sau 10 năm đã làm cho nền kinh tế nước nhà suy sụp, trách nhiệm đó không phải ai khác chính là sự lãnh đạo của đảng.
Khi mà Đảng nhìn ra những sai lầm của mình và có sự điều chỉnh cho hợp quy luật phát triển, tức là chấp nhận sự vận hành của cơ chế thị trường (chế độ đặc trưng của chủ nghĩa Tư Bản) và lập tức nền kinh tế có phục hồi và tăng trưởng. Những tưởng Đảng phải xin lỗi nhân dân vì những sai lầm của mình vậy mà Đảng còn lớn tiếng tuyên bố với bàn dân thiên hạ Đảng đã có công khởi xướng, có công sáng suốt. . .
Đúng là chuyện kỳ. Anh thấy không? những việc tày trời như vậy Đảng còn đổi trắng thay đen được nữa là việc hướng người dân thừa nhận Đảng được quyền độc tôn cai trị đất nước đối với Đảng nó nhẹ như lông hồng Anh ạ.
Khi đã được Hiến pháp bảo hộ, yên vị nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối, Đảng bắt đầu thẳng tay thao túng đất nước ta, thể hiện trên một số lĩnh vực sau đây:
1. Đảng tiến hành lắp đặt tổ chức bộ máy của Đảng bành trướng lấn át các cơ quan Nhà Nước: Đó là nhiều ban bệ của Đảng ra đời và được tổ chức thành hệ thống đến tận cơ sở để tương ứng với các cơ quan Nhà Nước nhằm hạn chế vai trò quản lý của Nhà Nước, thâu tóm quyền lực tuyệt đối về tay Đảng. Việc làm này một mặt đảng đã tạo ra một bộ máy đồ sộ ăn bám vào dân, làm cho nền kinh tế Nước nhà ngày càng còm cõi, tất cả đổ lên đôi vai người dân, mặt khác làm cho bộ máy Nhà Nước hoạt động kém hiệu quả, thiếu chủ động, tạo ra đố kỵ nhau, mất đoàn kết nội bộ.
2. Cơ quan quyền lực của Nhân dân (Quốc Hội) , số đại biểu ngoài đảng ngày càng chiếm tỷ lệ thấp. Trên thực tế Đảng đã biến quốc hội Việt Nam thành cơ quan của Đảng bởi gần như tuyệt đối các đại biểu là Đảng viên, số ngoài Đảng là những người trung thành với lý tưởng của Đảng, là những người biết vâng lời Đảng, chính vì vậy Quốc Hội Việt Nam chỉ là cơ quan chuyển hóa nghị quyết của Đảng thành những chính sách, pháp luật làm công cụ cho sự độc tôn cai trị của Đảng.
3. Buộc giải tán hai chính Đảng, do chính Hồ chí Minh thành lập là : Đảng Dân Chủ Việt Nam và Dảng Xã Hội Việt Nam nhằm chỉ hiện hữu duy nhất một Đảng độc tôn lãnh đạo đó là Đảng cộng sản. Ai cũng biết rằng cùng với các tổ chức đoàn thể Nhân Dân, Đảng Dân Chủ Việt Nam, Đảng Xã Hội Việt Nam sát cánh cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam, chấp nhận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã không quản ngại hy sinh gian khổ để giành được độc lập dân tộc, cùng chung xây đất nước. Giành được chính quyền về tay mình, Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện chính sách tráo trở, thẳng tay hóa vàng những người anh em, đồng đội của mình với mục đích để đảm bảo trong xã hội Việt Nam không có một Đảng phái khác tồn tại làm lu mờ vai trò của Đảng Cộng Sản, là tiềm ẩn nguy cơ đến vai trò lãnh đạo của Đảng để rồi từ nay vĩnh viễn chỉ còn một Đảng duy nhất thống trị xã hội.
4. Hình thành các tổ chức các đoàn thể Nhân Dân thành khối rộng lớn, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, với mục tiêu chỉ để hậu thuẫn cho Đảng trong việc cai trị đất nước.
Thực hiện mục tiêu đó Đảng đã sẵn sàng vung tay tiền của Nhân Dân nuôi báo cô một hệ thống bộ máy được tổ chức từ Trung ương đến Cơ sở, với số lượng tương ứng với bộ máy của Đảng, Nhà Nước, mà nhiệm vụ chính chỉ là để vận động các hội viên của mình một lòng biết vâng lời Đảng, cổ vũ, động viên nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải coi Đảng là thần tựơng không có gì thay thế được, coi việc phục tùng Đảng là việc làm vinh quang, rất đáng tự hào. . .
5. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với lực lượng Vũ trang, áp đặt cho Quân Đội nhân Dân Việt Nam với nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ Đảng.
Anh có thấy lạ không? Quân Đội là của Nhân Dần, từ Nhân Dân mà ra, được Nhân Dân chăm lo, nuôi dưỡng. Nhiệm vụ hàng đầu của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, bảo vệ lợi ích của toàn Dân Tộc. Quân Đội không có nhiệm vụ phải bảo vệ bất cứ một chính Đảng nào, một Tôn Giáo nào, một Bộ Tộc nào. Giao nhiệm vụ “Quân Đội ta trung với Đảng. . . “, chứng tỏ Đảng tự đặt mình lên trên Nhân Dân, trên Dân tộc Việt Nam, đó là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được.
Một chính đảng tự cho mình là người đại diện duy nhất của Nhân Dân mà phải núp trong Hiến pháp để mà tồn tại, lấy Hiến pháp để đảm bảo cho sự đại diện của mình chứng tỏ chính Đảng này đã không tự đứng vững được trong lòng Xã hội Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam tự biết điều đó. Chính vì thế, một lãnh tụ của Đảng đã rất thật thà tuyên bố rằng: Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát.
Hiến pháp bất cứ của một quốc gia nào cũng không bao giờ để bảo vệ một chính đảng, kẻ nào cố tình lấy Hiến pháp hòng làm nơi tương thân, ẩn náu, tung hoành làm mưa làm gió, gieo giắc thảm họa cho dân tộc chắc chắn sẽ bị Nhân Dân hành xử thích đáng. Sự tồn tại của điều 4 Hiến pháp chính đang làm ô nhục cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hơn lúc nào hết chính những Đảng viên của Đảng phải là những người cần lên tiếng trước để loại bỏ nó ra.
Hẹn Anh thư sau trao đổi tiếp.
Thân ái,
No comments:
Post a Comment