A+ A-
- Cỡ chữ 16
- Cỡ chữ 18
- Cỡ chữ 20
- Cỡ chữ 24
- Cỡ chữ 28
- Cỡ chữ 30
- Cỡ chữ 34
- Cỡ chữ 37
Rắn Hồng
Nhã Ca
Tháng Bẩy năm Quí Mùi (1883), đời vua Hiệp Hòa, hải quân Pháp do tướng Courbet và Toàn quyền Harmand chỉ huy tiến đánh cửa Thuận An. Trong ba ngày, từ 15 tới 18 tháng 7, thành Trấn Hải vỡ. Quan trấn thành là Lê Sỹ cùng Lê Chuẩn tử trận. Hai ông Lâm Hoành và Trần Thúc Nhẫn thì nhẩy sông tự tử.
Trận chiến thất thủ Trấn Hải Đài đưa tới việc triều đình Huế phải ký hòa ước Quí Mùi 23 tháng 7, dâng trọn nước Nam cho người Pháp, chỉ được sử sách ghi sơ lược như trên. Riêng ngư dân Cửa Thuận, hơn nửa thế kỷ sau, còn bảo nhau: đêm đêm, nhìn lên Trấn Hải Đài, vẫn thấy quan trấn thành Lê Sỹ cưỡi một con "hồng xà" đôn đốc ba quân xáp chiến với giặc trên bờ thành.
Sao ông Lê Sỹ không cưỡi ngựa hồng mà lại cưỡi rắn hồng?
Cô bé Mi Ki, từng sống thời thơ ấu ngay trong khu Trấn Hải Đài, nói:
"Đâu thấy con ngựa nào. Chỉ toàn rắn là rắn. Chính mệ Ủy cũng gọi rắn là ngựa hồng của mệ."
Mệ Ủy từng là "bạn già" của cô bé. Thời ông Lê Sỹ đã có mệ. Thời Pháp, thời Nhật, thời Việt Minh lên rồi lính Tây trở lại, đều có mệ cả. Có hồi cô bé còn nghe người ta nói mệ Uỷ chính là rắn, con rắn biết lột vỏ sống đời, vì mệ sống lâu cả trăm tuổi.
...
Nhà mệ Ủy nằm sát phía bờ ngoài của thành lũy bao quanh Trấn Hải Đài. Ngay cạnh nhà, có cây bồ đề mọc chòi lên bờ thành. Cây cũng cổ thụ lắm, rễ đâm từ trên thân xuống từng chùm, quấn quít, quằn quại, nhìn xa như một ổ rắn khổng lồ.
Căn nhà tuy cũ kỹ, thấp, tối, nhưng có những cột gỗ lim chạm trổ hình rồng phượng. Cột to bằng cả vòng tay người lớn ôm. Bên này câu liễn, bên kia câu đối sơn son thiếp vàng. Bàn thờ lớn, chiếm hết căn giữa, bày chi chít bài vị, trùm một loạt khăn đỏ khăn vàng, lâu đời rồi, cái sờn cái rách. Nhà cửa tối tăm nhưng loại này khi xưa, cũng là hạng giàu có, quan gia chi đây.
Mệ Ủy sống với một người con trai cũng đã già, tóc râu điểm muối tiêu, nhưng dáng người vạm vỡ, mặt vuông, hồng hào, có nét uy nghiêm mà cũng có nét phúc hậu. Có năm, đoàn hát bội về diễn tích Quan Công, dân làng đi coi, chê: Để cho anh Ủy đóng Quan Công mới là hợp. Người con trai tên Ủy, không thấy có vợ con, người trong làng lớn nhỏ gì cũng gọi là anh Ủy, còn bà già, gọi là mệ Ủy. Có phải là dân các Mệ trong nội ra không? Liên hệ gì giòng dõi hoàng tộc mà kêu bằng mệ. Đâu ai biết!
Làng Thuận An là một dải đất bao quanh phá, sông, biển. Cả vùng đất ẩm, chỉ duy nhất một ngọn đồi Trấn Hải Đài cao ráo. Chim chóc cũng nhiều, làm tổ trên các cành cao cành thấp, trứng chim cun cút, thứ chim lủi trong bụi như gà, không bay cao. Các loài chim, trứng chim là thức ăn bỗ dưỡng cho rắn. Thôi thì đủ loại rắn, cắc kè, thằn lằn, làm như hàng trăm ngàn loài bò sát đều dồn lên khu đồi Trấn Hải.
Suốt cả con đường rộng dẫn tới làng, hai bên đều đất đồi hoang soai soải, chỉ duy nhứt có căn nhà của mệ Ủy, không hiểu sao lại lọt vào đây.
Dân làng đồn rằng, ông Lê Sĩ chết vào giờ thiêng nên linh lắm. Dân chài ra biển từ nửa khuya, nhìn lên, thấy trên cửa thành ông Lê Sĩ cưỡi con hồng xà đốc quân xáp chiến, hai bên quân lính đánh nhau, còn nghe cả tiếng binh khí va chạm chát chát. Đó là những đoàn quân đã thành ma, đến giờ thiêng thì sống lại. Có thể vì ông Lê Sĩ cưỡi con Hồng Xà, nên dân làng không dám giết rắn, nhất là rắn trong cổ thành. Nhưng mệ Ủy thì khác. Dân làng kháo nhau là bà ta ăn thịt rắn mà sống!
Mệ Ủy là khắc tinh của loài rắn. Không biết từ bao lâu và bằng cách nào, mệ Ủy bắt rất nhiều rắn, nhốt vào những lồng kín, giao hàng cho một số ghe chài từ các nơi ghé nhận.
Người ta đồn, mệ Ủy đã bắt được một con hồng xà, mình thon, nhỏ mà dài hơn thước, trên lưng, chạy từ cổ tới đuôi một lằn dài đỏ hồng như lửa than cháy sáng. Đúng là loại rắn quí ông Lê Sỹ cưỡi thay chiến mã. Vậy mà mệ Uỷ vẫn lột da, bằm thịt, nấu nướng bằng được. Dọn lên, hai mẹ con cùng ăn. Mệ Uỷ ăn thì không sao, nhưng anh Ủy ăn xong, trợn trắng mắt, ngã vật xuống. Lúc cứu tỉnh thì anh méo miệng, đơ lưỡi, ú ớ mà không phát ra tiếng người được nữa. Càng ngày người anh càng rút nhỏ lại, và nằm liệt một chỗ.
Từ đó, vào những đêm trăng sáng, có bóng người cao lêu khêu, trắng toát, xõa tóc cầm chiếc thanh la đi quanh bờ thành mà gõ. Đó là mệ Ủy, bà gõ thanh la cho con hồng xà đực có vồng lửa than hồng trên lưng phải ngóc đầu lên, bò ra cho bà bắt. Mệ Ủy quả quyết hồng xà có cặp. Máu thịt con mái trong người anh Uỷ đang... động đực. Chỉ cần lấy máu con hồng xà đực là Mệ sẽ cứu được anh Ủy. Rắn thì vẫn vô số đó. Nhưng không thấy con hồng xà đực. Phải làm cho nó bà trở nên điên loạn, giữa đêm trăng bà thường kêu la:
"Ngựa hồng ta đâu. Bớ ngựa hồng..."
Vậy là con rắn hồng đã biến thành ngựa hồng. Chiếc thanh la cùng gào lên với mệ Uỷ. Nhưng đêm thì vẫn đui vẫn điếc.
. . .
Trấn Hải Đài nằm trên ngọn đồi cao, phía trước nhìn xuống cái vịnh nhỏ, phía sau, đồi trườn soai soải dẫn tới một khúc sông cụt. Tiếp nữa là bãi cát và rừng đương xanh rì, nối liền hai làng Thái Dương Thượng, Thái Dương Hạ, xuống tận làng Eo, làng Hà, làng Trài, chạy dọc song song với con đê cao ngăn sóng mùa bão lụt. Qua con đê, là bãi cát trắng phau, soải dài đón những đợt sóng liếm láp ngày đêm.
Pháp đi, Nhật tới. Trấn Hải Đài không còn là đồn binh mà thành Sở Công Chánh. Có hồi chiến tranh lộn xộn, sở công chánh rút về thành phố Huế. Cả một Trấn Hải Đài mênh mông, chỉ còn để lại gia đình một nhân viên ở lại trông coi. Ông chồng được gọi là thầy Thông, vì ông ta làm thông ngôn thời Pháp, cả thời Nhật, và là một trắc họa viên của Sở Công Chánh. Ông bà Thông có hai con, một trai, một gái. Mi Ki chính là đứa con gái, hồi đó mới chừng năm sáu tuổi. Cả nhà, chỉ có bốn mạng kể trên, hàng ngày sống trong khu thành Trấn Hải đầy rắn.
Cả làng không có lấy một trường tiểu học, đa số người già, có chút đỉnh chữ Nôm cũng không dùng làm gì giữa lúc giao thời này. Cho nên đơn trương, khai sanh, khai tử, các thứ giấy cho thủ tục hành chánh, dân làng Thuận An thời đó đều nhờ thầy Thông giúp. Dứt liên lạc với Sở một thời gian lâu, gia đình thầy Thông vẫn sống khá sung túc. Giúp dân làng nay giấy mai tờ, tuy thầy Thông không chịu nhận thù lao, nhưng dân làng biết ơn lắm. Đi chài về có con cá ngon, đem "kỉnh" thầy Thông, lưới được mớ tôm cá còn nhảy nhảy, cũng nhớ tới ơn nghĩa.
Đất đai trong Trấn Hải Đài mênh mông, có khu dùng trồng bắp, có khu trồng khoai lang, khoai mì, rau cải. Quanh bờ thành, ngoài những cổ thụ rậm ri, còn chen vào những cây ăn trái, nhãn, thanh trà, ổi, cây hồng quân nên hoa lợi quanh năm.
Vậy là trong bờ thành, chỉ có gia đình thầy Thông. Ngoài thành, chỉ có nhà Mệ Ủy. Năm con bé Mi Ki lên sáu thì mệ Ủy đã ngót chín mươi.
Sống trong Trấn Hải Đài, con bé gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Bước ra khỏi nhà, là con bé thấy rắn. Có rắn hổ, rắn mai, rắn đeo kính, rắn học trò, rắn lồng, rắn màu xanh, màu vàng, màu lục. Leo lên lầu, mở cửa ra phía sau có một rừng thông, xuống bực cấp, đôi khi trợt chân vì đạp phải một con rắn đang khoanh tròn, ngóc đầu nhìn. Leo lên một ngáng cây muốn coi trộm tổ chim, đã thấy tổ chim còn toàn vỏ và lúc nhúc trong ổ không biết bao nhiêu rắn con.
Có bữa, rắn khoanh tròn chắn trước cửa, không ai dám đi ra, người nhìn rắn, rắn nhìn người, có khi rắn bò đi, có khi nằm ỳ tỉnh queo. Riết rồi người với rắn như đã quen hơi nhau, con bé Mi Ki bắt cả rắn con chơi, cho đeo qua vòng tay, nựng nịu, trìu mến. Những con rắn con màu hồng, non nẻo, miệng nhỏ chút xíu chưa biết mổ, cũng quấn quít hơi người. Lần nào con bé đùa giỡn với rắn con chán cũng thả xuống bậc thang cho rắn con nằm. Quay đi một lát, trở lại không thấy, rắn mẹ đã tha con về ổ. Người không hại rắn, rắn không thù người. Con bé đạp nhằm rắn hoài nhưng chưa bao giờ bị rắn cắn.
Ngược lại, có một vài người dân làng bạo gan, men theo đường hào dưới thành, bám rễ cây leo lên trộm cắt tranh, hái trái, đào củ, có người đã bị rắn cắn mà bỏ mạng.
Con đường dẫn ra cửa thành hai bên trồng toàn cây bạc hà cao vút, lúp xúp phía dưới là hai hàng cây sả. Sả vừa bán có tiền, mọc như cỏ dại, không phải chăm sóc mà còn kỵ rắn, coi như là một ranh giới đường đi giữa người với rắn không bên nào phạm bên nào. Thiệt vậy, đi trên con đường dẫn ra cửa Đài, con bé Mi Ki chưa bao giờ thấy một con rắn nào nằm chặn đường như ở các nơi khác.
Con bé thường một mình cố chạy cho hết con đường, tới hai cánh cửa sắt. Đu lên cửa, có thể nhìn thấy con đường dài dẫn tới làng. Dưới đó, có người ta, có nhà cửa, có chợ, có đình làng, và trẻ con, nhiều trẻ con lắm. Con bé cứ đu trên cánh cửa, nhìn ra mà thòm thèm, mơ ước. Đồ chơi của con bé là cái bong bóng lợn không bao giờ dám thổi căng vì sợ nứt bể và da rắn lột lượm ở bờ bụi, khi rắn lột da để lại, con bé hay quấn vài vòng nơi cổ và thả lòng thòng trước ngực.
Thình lình một vật gì trơn ướt, lành lạnh quấn sau cổ con bé. Rắn. Con bé la lên, vùng vẫy. Vòng da rắn lột bị bứt ra, rơi nằm ụ dưới đất. Con bé ngoái cổ lại. Không phải rắn mà là một bà già. Chính là mệ Ủy.
Chưa bao giờ con bé mặt đối mặt với bà già này. Ba má thường dặn khi gặp mệ Ủy thì phải tránh đi. Con bé hỏi tại sao, người lớn nói tại vì bà điên, nguy hiểm lắm.
Bà có dễ sợ như người lớn nói không? Có, coi mặt mũi bà nhăn nhúm, tóc tai rũ rượi mà cặp mắt dài, nhỏ, nhìn hiêng hiếng, coi giống như mắt một loài rắn nào mà con bé đã gặp qua. Móng tay mệ để dài, cong quắp lại như móng con diều hâu mà anh trai của con bé đang tập vẽ, hay vẽ trên giấy.
Có nên bỏ chạy không? Chạy cũng không kịp nữa. Bà già điên đã đứng sát bên cạnh, đôi mắt nhìn con bé như loài rắn biết thôi miên người. Con bé đơ người lại, muốn kêu, muốn la, làm như cái lưỡi bị trụt rồi, không kêu ra tiếng.
"Đừng sợ. Mệ không mần chi con mô."
Chết cha. Bàn tay có những ngón nhọn hoắt đưa ra, có móc vô cổ con bé không? Con bé nhảy xuống khỏi bậc cửa đang đu. Mấy cái móng tay lùa nhẹ lên mái tóc tơ mịn, đỏ hoe vì dang nắng của con bé.
"Con dễ thương chi lạ. Có phải con Mi Ki không?"
Con bé mặt tái xanh như tàu lá chuối, cố gắng gật đầu. Bà già lấy trong túi áo ra mấy cái kẹo đập gói trong miếng giấy súc đen điu.
"Mệ cho con nì."
Ba dặn, không được lấy gì của ai cho nếu không được ba má cho phép. Con bé thích thứ kẹo đập này lắm, nó làm bằng đường với bột, trộn gừng. Ngậm trong miệng lâu tan lắm, vừa ngọt vừa thơm mùi gừng quyện với mùi đường vừa cháy tới, ngon rít cả răng. Bà già điên vẫn nhét vô tay con bé.
"Cầm đi, mệ thương."
Lưỡi con bé đã trở lại bình thường, nó nói:
"Con sợ ba má con đập chết. Ba má con chưa gật đầu, con không dám mô."
Mấy cái móng tay nhọn lại lùa vô mái tóc con bé.
"Con giỏi. Mệ cho thì lấy, mệ cho ba má con không la mô. Ba má con nể mệ lắm, con hỏi coi thì biết."
Mi Ki có biết rồi. Ba bị bịnh suyển, người ta nói ăn cháo nấu hột đủ đủ tía một vài lần thì hết. Ba nói mệ Ủy nói không dứt hết được, nếu mệ Ủy không cho thêm một thứ lá gì đó. Ba nghe theo, bệnh suyển dứt hẳn.
Không biết học nghề thuốc hồi nào mà mệ Ủy có tài chữa bệnh. Con nít sài đẹn, ghẻ lở, người lớn bị đinh râu hay mụt nhọt, hoặc bịnh thúi tai, thúi mũi, mệ Ủy chỉ có một thứ thuốc là thứ bột màu xám tro. Ghẻ lở thì xức, đau bụng thì hòa với nước uống, thúi tai thì bỏ thuốc vô tờ giấy bản quấn như loa kèn, một đầu nhọn nhét vô lỗ tai, một đầu miệng loa thì đốt, khói theo ống loa chui vô trong lỗ tai. Anh con bé bị đau má chàm bàm, mệ Ủy cũng thoa thứ bột đó lên giấy, quấn lại và đốt xông lỗ tai, bịnh lành lẹ lắm. Người ta nói thứ thuốc của mệ Ủy chỉ là mấy cái vỏ rắn lột xác bỏ lại, đem sao chín, tán thành bột cùng với những lọai lá gì không ai biết. Mệ cũng có một thứ thuốc gia truyền gì đó, bằng lá, giã nhỏ xoa vào người, nên mới bắt rắn dễ dàng.
Có người nói mệ Ủy có tà trong người, biết thôi miên rắn. Nhưng từ ngày anh Ủy bị nằm liệt giường, mệ Ủy không thèm chữa bịnh cho ai nữa. Hồi trước chưa bị bịnh nằm một chỗ, anh Ủy cũng hay vô Đài giúp ba má đốn cái cây, sửa khoảng tường vôi bị vỡ... Hồi đó, mệ Ủy cũng chưa thấy dễ sợ như bây giờ.
Nhưng cửa khóa, móc cài phía trong, làm sao người đàn bà này vào bên trong được. Con bé thắc mắc mà không dám hỏi.
Tối hôm đó con bé đem hai cái kẹo đập đưa cho má coi. Hỏi ai cho, con bé nói là của mệ Ủy. Má nói, hai kẹo này ăn được, còn nếu mệ cho thứ khác thì phải hỏi người lớn, chớ không tự tiện ăn.
Nhưng mấy lần sau, cũng chỉ là kẹo đập. Con bé thấy không cần hỏi má nữa, coi như đã được phép. Nó ăn ngon lành. Đôi khi bà già điên còn lấy lá dừa thắt cho con bé những con vật như con châu chấu, con bọ dừa, con chim, và thắt được cả con rắn dài chừng hai gang tay rất đẹp. Mấy thứ này chỉ chơi, không ăn, con bé cũng không phải hỏi má.
Một già một trẻ, dần dà thân thiết. Người ngoài cửa thành, người trong cửa thành, chơi với nhau như đôi bạn.
"Bữa nay mình chơi chi."
"Đánh thẻ. Nẻ ô làng".
Bữa nào, mệ Ủy vô được trong cửa Đài bằng ngả nào không biết thì kéo nhau lên trên cửa thành. Chỗ này có bàn thờ ông Tướng giữ thành, có khoảng đất lát gạch bằng phẳng, đẹp đẽ thì chơi "căn cù u chịu, thượng hạ cấm câu, bể đầu ráng chịu." Mệ Ủy cũng chưa bể đầu, con bé Miki cũng không. Nhưng căn rớt xuống hào thì mất nhiều lắm. Lâu lâu, con bé thấy mệ Ủy, cũng không biết xuống dưới bằng cách nào, lượm đem lên trả lại một đống để chơi tiếp.
Nhưng rồi, không chỉ một già một trẻ bày trò chơi để qua thì giờ, mà dần dà, mụ Ủy rủ con bé đi lòng vòng quanh thành. Thường ngày, khi chơi đùa với con bé, mệ Uỷ hiền lành, có khi cười đùa tung tăng giống con bé. Nhưng có một lần mệ làm nó kinh hoảng.
Lần đó đang đi, mệ Uỷ dưa con bé tới cửa cái hầm dê. Đây là nơi con bé sợ nhất. Ba có lần kể khi quân Pháp chiếm thành, quân Nam và trai tráng trong làng bị lùa hết vào cái hầm dê đó để giết. Máu từ trong hầm chẩy ra đọng vũng ở cửa, lụt tới mắt cá chân. Chỉ nghe vậy thôi là con bé hết hồn, chưa bao giờ dám bén mảng tới đó.
Lôi con bé lại hầm dê, chẳng thèm chơi đùa gì, mệ Uỷ ngồi xụp xuống ngay khoảnh đất bên cửa hầm. Mệ ngồi lâu lắm, bất động. Rồi bỗng mệ quì lết trên nền đất, hướng vào trong hầm lạy lấy lạy để. Vừa lạy vừa la:
"Tui lạy ôn. Tui lạy ôn. Nó thật là con của ôn mà. Ôn sống khôn thác thiêng phù hộ tui cứu nó, chỉ đường cho tui đi bắt con hồng xà. Tui lạy ôn trăm lạy, ngàn lạy...
Mệ Uỷ lạy mãi, lạy mãi. Bỗng thình lình mệ bật dậy, túm lấy cổ tay con bé lôi nó chạy như bay. Khi con bé được mệ Uỷ buông ra, cả hai đã trở về cây bồ đề gần nhà mệ Uỷ. Nhìn gốc cổ thụ rễ cây lòng thòng, quấn quít như ổ rắn, mệ Uỷ lầm bầm:
"Ở đây. Nhứt định nó ở đây."
Con bé sợ hãi lùi ra xa mà ngó. Còn mệ Ủy, mệ lao tới gốc cây, rút trong người ra một cây sắt nhọn, mệ đâm loạn xạ vào mớ rễ cây quấn chùm chằng chịt. Mệ già rồi mà sao mạnh quá vậy, mệ đâm hoài, đâm không biết mệt.
"Rắn hồng. Rắn hồng. Rắn hồng..."
Rắn hồng ở đâu? Con bé chỉ thấy những rễ cây màu xám đất buông xuống từ thân cây, từ các cành nhánh lơ lửng trên cao. Không biết ở bên trong những chùm rễ kia, có ổ rắn nào không? Con bé sợ quá, chỉ muốn quay đầu chạy.
Sau này, nghe con bé kể lại chuyện hôm ấy, ba trầm ngâm giây lát rồi bảo:
"Mụ lạy "ông dôn" đó. Dôn mụ là Cai binh của quan trấn thành, bị Tây lùa giết trong hầm dê. Nghe kể hồi nớ mụ còn tuổi đôi hai, đang mang thai anh Uỷ."
"Ông dôn" tiếng địa phương có nghĩa là ông chồng.
Từ mùa thu năm đó, con bé không còn ở gần mệ Ủy nữa. Tháng Tám 45, Việt Minh về làng. Uỷ Ban Cách Mạng tiếp thu Trấn Hải Đài làm trụ sở. Gia đình thầy Thông bị đuổi ra ngoài, đi ở thuê một căn nhà nhỏ gần cầu Thương Cuộc, cây cầu gẫy bỏ không nằm ở khúc sông sâu nhất. Nhe nói nhiều cô gái thất tình hay chửa hoang đã nhảy sông tự tử ở đây, biến thành ma ra, mỗi đêm trăng thường hiện lên xõa tóc ngồi khóc.
Cầu nằm gần con đường làng, có cây đa rất lớn, xung quanh chất đầy bình vôi cũ. Các bà già ăn trầu cau, khi chết, con cháu thường đem bình vôi của người quá cố đặt dưới cây đa dâng tặng thần cây.
Nhờ cách mạng Mùa Thu, con bé Mi Ki không còn bị quản thúc chặt chẽ với cái thế giới đầy rắn rít bên trong Trấn Hải Đài. Nhà ra ngoài ở, con bé phải vào đội thiếu nhi, phải đi học hát, học múa, cả ngày, cả đêm, vui lắm.
Bọn con nít như Mi Ki được tập họp thành đội thiếu nhi cứu quốc. Thanh niên phụ nữ được hội họp suốt đêm, nhảy sôn-đố-mì. Tối nào dân làng cũng tụ tập ở bãi đất trống của khu chợ gần Phá Tam Giang để coi Hội Phụ Nữ diễn kịch, kịch nào cũng riễu mấy thằng Tây thực dân khát máu.
Mệ có nghề mới là bán bánh rán thịt. Mệ có một cái xe bằng gỗ, thấp, có bốn bánh. Chiếc xe kéo này do anh Ủy khi còn khỏe mạnh làm cho mệ. Giờ đây, mệ sắp bánh rán chiên dòn vô trong cái thúng, trên những miếng lá chuối rồi ủ bằng bao bố. Khi thanh niên, phụ nữ họp nhảy sôn-đố-mì, hay sau khi màn kịch ông Tây thực dân bị các anh du kích Việt Minh bắt trói, quỳ lạy, thì dân làng cười thôi là cười, vì vai đóng ông tây vào phút cuối lúc nào cũng rớt mũ giấy, rơi râu bắp, lòi ra mặt một chị bán cá hay vợ ông chủ tịch mới được bầu. Cười xong là đói bụng phải ăn. Những chiếc bánh rán thịt rắn của mệ Ủy vừa dòn vừa thơm phức, hạp khẩu lắm.
Trò nam nữ sôn đố mì đêm đêm quả là cách mạng thật. Độc lập tự do có khác, mấy cô tha hồ cho cái bụng phồng lên mà không còn sợ cảnh bị gọt đầu bôi vôi dẫn đi rêu rao khắp làng như thời phong kiến trước. Đêm đêm tha hồ tạp vô nhau.
Nhưng cũng trong đêm, nhiều nhà có tí máu mặt ở Cửa Thuận bị đập cửa, những kẻ tình nghi Việt Gian bị bịt mắt đưa đi. Sau những đêm sôn đố mì, sáng ra trên đường làng thường có cảnh thây người bị cưa ba khúc, đầu bị chặt rời bỏ vô một cái nón rách kèm theo tờ giấy ghi bản án tràng giang đại hải. Chẳng hiểu chữ nghĩa đâu ra mà lắm vậy. Dân Cửa Thuận thời này, cả những kẻ vừa bị chặt đầu, vốn ít người biết đọc.
Trấn Hải Đài nay đã là cơ sở cách mạng. Cũng giống thời Tây mới chiếm thành, cái hầm dê trong thành nghe đâu lại là nơi tập trung bọn Việt gian để hành hình tập thể.
Chẳng hiểu Việt Minh làm gì trong Trấn Hải Đài. Trụ sở Uỷ Ban Cách Mạng, đặt ở cái Lầu nghỉ mát của Vua hồi xưa ở sau rừng dương. Chính từ đây, phong trào đòi nợ địa chủ được phát động.
Giàu nhứt trong làng, có trâu, có ruộng, có chục ghe chài cho mướn là ông Hội Thượng. Kế đó, địa chủ thứ hai phải kể là Ông Trùm Trít, có lưới bán, lưới cho thuê, buồm, giây cột, chèo gỗ để phục vụ ngành chài lưới.
Chẳng hiểu vì sao mệ Uỷ bỗng trở thành người dẫn đầu đám bần cố nông đi hỏi tội địa chủ. Con nít trong làng không thiếu mặt, bu coi, sắp một dãy dài phía sau như đi hội làng.
Nhà ông Hội Thượng có sân lớn để phơi lúa. Đoàn người phá cổng rào, tràn vào trong sân. Một người la:
"Địa chủ hút máu nhân dân."
"Hút máu nhân dân"
Một chục người la, một trăm người la. Con nít chen chúc nhau, vừa la vừa chọi đá vô hai cánh cửa đóng im ỉm.
"Kéo đầu thằng địa chủ ra đây."
Anh du kích vác súng, nhưng không lấy xuống, vẫn trên vai, mỉm cười:
"Cách mạng sẽ không tha cho bọn hút máu nhân dân, ăn trên đầu trên cổ nhân dân."
Một ông hô:
"Phá cửa. Bắn nát đầu địa chủ bóc lột hãm hiếp..."
Không đợi dứt câu, nhiều người đồng thanh la:
"Hãm hiếp."
Bà thợ Rèn là người la lớn nhất. Trước đây, dân làng còn nhớ, chính bà ta đi đêm, chắc cũng đi nhảy sôn-đố-mì, bị hiếp nằm bất tỉnh sau đồng. Nhờ ông Hội Thượng đã kịp thời cho thuốc thang mà qua cơn. Còn anh Còm, làm nghề lưới, có con giữ trâu cho ông Hội Thượng, đã nghịch đu sừng trâu, bị té xóc chút xíu lòi ruột, ông Hội Đồng cũng thuê ghe cho đem lên nhà thương Huế cứu sống.
"Giết nó. Bà con ơi, giết nó."
"Xông vô."
Hô xông, hô giết ầm ĩ cả buổi vẫn không bắt được ai. Cả nhà ông Hội đã im như thóc, cửa chính đóng kín mít. Anh du lích làm ra vẻ hiền hòa:
"Cách mạng sẽ có cách để tên địa chủ này phải tự kể tội mình ra với nhân dân. Xin đồng bào trở về, chỉ cần để một vài người ở đây canh chừng, đừng để nó trốn đi..."
Mệ Ủy xung phong:
"Để tui. Tui nằm vạ ở cửa coi nó đi đằng trời. Nó sẽ không dám mở cửa..."
Nói là làm. Mệ Uỷ từ từ nằm dài ra sân, cởi cái quần đắp ngang người và phần dưới thì tênh hênh, chỉ thấy toàn da là da bọc xương, nhăn nhúm!
Người lớn cười, vỗ tay, con nít xúm trong xúm ngoài, coi, háo hức, hăm hở. Có đứa con nít nghịch, con tới gần, cúi xuống, sờ một cái:
"Có chi mô nà. Trụi lủi, nhớp quá."
Thằng nữa:
"Thúi hoắc. Mụ ni ba năm chưa tắm bây hè."
Người lớn kéo bọn con nít ranh ra. Nhưng đám đông vẫn đứng hoài, con nít thì vỗ tay la ó rầm trời.
Mệ Ủy không chỉ cởi quần hóng gió cho mát đâu. Mệ bắt đầu chửi, đào xới từ tông tích họ hàng nhà ông Hội. Sao mà mệ nhớ tên từ ông cố, ông sơ, tam họ tứ đại nhà ông Hội, kêu, chửi từng tên vanh vách, đào từ mồ cụ sơ, cụ Cố cho tới đứa cháu nội vừa chết non. Anh em, họ hàng ai ra sao, thằng nào léng phéng với con mụ nào trong làng, có con rơi con rớt, thằng nào nghèo mà nhờ làm việc thất đức mà xây nhà xây cửa, xây mồ xây mả cha ông. Ông Hội là nhiều tội nhứt, kể cả tội trời đánh không tha là đã làm cho một cô gái trong làng chửa hoang, không nhìn, cô gái ăn tim trái mạt sát mà chết.
Ngoài độn cát, chỉ mọc có mỗi thứ cây là cây mạt sát, trái hình thoi, tròn như trái cau, ở giữa có một đường tim màu vàng nhạt. Ăn trái không sao, nhưng đụng vào giải tim thì chỉ mươi phút sau là tắt thở.
Còn bà Hội, theo bài chửi của mệ Ủy, là một co gái đi mót lúa, bị tên địa chủ ác ôn đè cho năm lần bảy lượt ngoài ruộng mà phình bụng, bỏ làng trốn đi. Ba năm sau, cô ta bồng thằng con trai về, vô thẳng sân nhà ông Hội mà chửi, thề độc thề địa nếu không nhận, bà vặn cổ thằng con rồi tự tử chết cho cả nhà ông tuyệt tử tuyệt tôn. Bà làm ma ở ngay cái cây trước nhà để canh cho trong nhà không có một con đàn bà một đứa con nít nào vô lọt. Lấy vợ vì kẹt, ông Hội cũng có thêm hai ba nàng hầu.
Mệ Uỷ càng chửi càng hăng, toàn chuyện lạ tai chưa hề nghe nhưng khi nghe rồi thì cũng nhập vô người. Một bà:
"Mệ Ủy chửi đúng quá. Chuyện ni tui cũng có nghe."
Một bà già:
"Tui có chộ bữa nớ, chuyện xẩy ra trong sân nhà ni chớ mô."
"Thằng địa chủ ni nhứt dịnh phải trả nợ máu."
"Nợ máu."
"Bắn cái đùng."
"Đâm mù làm thằng chột."
"Lắt dái luôn cho rồi."
Bọn con nít được dịp nói tục cho sướng miệng.
Đám đông thay nhau, về rồi tới, tới rồi về, lúc nào cũng có người chạy rần rật ngược xuôi, bu coi mệ Ủy nằm vạ.
Ba ngày, mệ bất kể thằng con trai sống chết. Có người tới kể cho anh Ủy nghe. Tuy không nói được, nhưng anh ứa nước mắt. Anh vẫn thương mẹ anh vô cùng.
Sang ngày thứ tư thì đám đông kéo qua nhà ông Trùm Trít. Mệ cũng nằm vạ kiểu lột quần hóng mát. Người lớn con nít vẫn còn nô nức chờ. Nhưng chỉ tới chiều tối hôm đó là trời mưa. Vậy là hết chuyện!
Mùa mưa, rồi lụt lội, kéo dài mấy tháng trời. Cách mạng đụng mưa cũng xìu. Dân nghèo phải đem sắn khoai, mắm trữ trong lu ra ăn. Của nhà giàu, nhờ công lao mệ Ủy nằm vạ mà thu được thì lọt đi đâu mất, dân chỉ vỗ tay là sướng rồi. Nhiều người trong làng tự nhiên mất tích. Lâu lâu mưa xối, bỗng thấy một cái đầu, một cái chân, bàn tay người lòi ra khỏi cát. Ngoài sông, lâu lâu lại có vài ba xác nổi lên, tấp vào bờ.
Ngoài mệ Uỷ, ngay từ hồi còn trong Trấn Hải Đài, con bé còn có hai người bạn già, đó là ông Trùm Gà, ông Trùm Vịt ở tận Doi, chỗ miếng đất cụt doi ra sông. Hai anh em ruột chỉ làm nghề chài trên sông, không đi biển.
Chính ỏ doi đất lấn ra sông này, con bé đã nhìn thấy mệ Ủy giao những cái lồng bịt vải kín mít xuống ghe cho các lái buôn. Ông Trùm Gà cười, miệng móm xọm, chỉ còn một chiếc răng đung đưa, nói: "Rắn đó."
Thời đầu cách mạng mùa thu, có bữa con bé Mi Ki theo hai ông Trùm đi coi mấy xác người vừa bị Việt Minh về xử tử đêm trước, khi thấy cái đầu người bị cắt treo trên cây, con bé bỗng sợ quá khóc ré lên. Ông Trùm Gà vội bịt mắt con bé, bồng nó lên, đem ra sau Sáo, chỗ doi đất mà người ta rào sáo là tre, từng hàng dưới nước để lùa cá.
"Đừng sợ. Đừng sợ có Ôn nì. Có ôn."
Con bé nép đầu vào ngực ông già. Ông có cái mùi hoai hoai, của làn da đồi mồi dơ, của thuốc rê, quần áo cũ rách, hòa với cái mùi già nua, mùn mục, nhưng với con bé đã thành cái mùi thân thuộc.
Thấy con bé thút thít lâu quá, ông Trùm Vịt bỏ con bé vô cái thúng lớn trét chai, bơi ra giữa sông bằng hai cái chèo ngắn. Còn ông Trùm Gà cũng ngồi trên cái thúng trét chai dân Thuận An thường dùng thay xuồng nhỏ, tay cầm hai cái dùi gỗ, gõ gõ: lóc cóc, lóc cóc. Cá nhảy vô, cá lùa vô... Ông Trùm Gà hát bài đám tang cá voi của dân làng mỗi khi có đám cá Ông....
"Hai con cá phướn dẫn đường
Ông tấp vô sau
Ới ông ơi, trời sầu đất thảm
Gió mưa sụt sùi
Ới Ông ơi, Ông đi mô mà bụng tui đau ruột tui thắt
Ông ui là ông ui, hu hu hu hu....
Ê!
Bà nớ ơi,
răng bà nằm chảng hảng chàng hang
Tui giận tui xâu mũi mô mũi nấy
bằng cái đùi chống cựa (chống cửa)....
Bài hát bằng cái giọng ngọng líu ngọng lo của ông Trùm Gà, vừa thảm thương vừa tục tĩu. Con bé hồi đó làm sao hiểu hết, nhe răng cười. Biển mặn gió muối nhuộm da con bé đen ròn, nắng phơi tóc con bé vàng hoe. Lóc cóc, lóc cóc. Cá lớn cá nhỏ...lóc cóc, lóc cóc...Một con rắn nước lội lăng quăng, ông trùm Gà đưa cái vợt vớt lên. Con rắn nước nhỏ, dài, mình xám, cổ hồng nhạt vùng vẫy muốn thoát. Ông trùm Gà cầm đầu con rắn, cái nọc thè ra. Ông nhứ nhứ để cho cái nọc con rắn mổ mổ tới trước và ông chơi với nó một hồi xong thả xuống nước. Con rắn lại bơi loăng quăng. Ông tiếp tục hát.
"Vè vè vè ve, nghe tui kể cái vè nói ngược
Con chim làm tổ dưới nước
Con cá làm tổ trên cây
Người thác đi cày, người sống nằm dưới lỗ
Thuyền thì chạy bộ, ngựa chạy dưới sông
Một bầy chim cưỡng vẫy vùng dưới nước
Ba mươi đời nói ngược ai đã dễ nghe
Con voi ấp trứng sau hè
Con gà cao vành đễ cượi (cưỡi)
Con heo ăn cỏ Đồng Hới
Con chim ăn cám trong chuồng
Tháng ba múc nước lên nguồn
Tháng tư đem bè chở lụt
Thợ Rèn nấu xôi cúng Bụt
Thầy tu đập sắt cả ngày
Thợ mộc múa hát vỗ tay
Vợ ông Ba lục đục vác gươm đi hầu
Ông Ba ở nhà têm trầu đãi khách
Ngoài đồng che phên che phách
Trong nhà cắt cấy ùa ùa
Con tôm ăn cả con cua
Một bầy cá nhám nhảy ùa lên ăn
Ăn rồi đạp trốt mèo săn
Con chuột ngoẳng ngoảng muốn ăn con mèo
Bao giờ cám lại ăn heo
Chuột lại ăn mèo cỏ lại ăn trâu
Gà con tha quạ diều hâu
Gà con tha cả ghe câu lên trời...
Bài vè vẻ vè ve cứ thế, ông Trùm Vịt hát mãi, hát mãi, trở đi trở lại cho tới khi con bé nghẹo đầu, trong cơn mơ giữa giòng sông, nghe tiếng nước vỗ róc rách, róc rách, nghe tiếng gõ lóc cóc, lóc cóc và cá nhảy, cá nhảy... Con bé cũng mơ thấy giữa đàn cá có một con rắn nước, nhiều con rắn nước, bơi và nhảy theo. Rồi hồ cá mặt trăng, đàn cá trắng bóc, nhỏ li ti, nổi lên từng về đớp đớp ánh trăng vàng rực lóng lánh trên mặt nước... Mặt nước vỡ, ánh trăng vỡ, vì một con rắn nước đang lăng quăng bơi lội.
Con rắn nước màu hồng. Có phải là nó không, con ngựa hồng mệ Ủy đang tìm kiếm?
. . .
Rồi cách mạng mùa Thu tàn nhanh. Việt Minh rút ra bưng. Quân Pháp trở lại. Suốt mấy năm Trấn Hải Đài hoang tàn. Ngày bị Tây hành, lo trốn tránh không làm ăn gì được, đêm, mấy ông Việt Minh về giết chóc, thu thuế nên dân làng đói nhăn răng.
Trong Trấn Hải Đài có rắn, có cây củ, không phải nuôi, không phải trồng. Nhiều lối đi dưới hào thành, nhiều chỗ tường thành bị đục đẽo, lấy đá, hoặc làm đường bí mật cho trộm đạo. Duy nhứt cây bồ đề cổ thụ vẫn trơ trơ, không ai dám đụng.
Dân làng đồn, kẻ trộm giỏi nhứt, bạo gan nhứt làng là chú Nốt, đã dám cầm búa chặt rễ cây. Búa quặt lại chém một nhát chính ngay giữa trán, vết thương không phạm sâu, nhưng cứ làm mủ hoài, rịt đủ thứ thuốc cũng không lành mà còn biến dạng như cái đầu rắn ngóc lên mới ghê. Về sau nghe lời bà đồng, đem nhang đèn, bánh trái đặt dưới gốc cây mà khấn, dập đầu chịu tội. Lúc cúng có một con rắn từ trên cây bò xuống, bò ngang qua mâm lễ vật, rồi biến vào trong bụi cỏ tranh. Mấy ngày sau, vết thương chú Nốt khép miệng. Từ đó, không còn ai dám đụng tới cây bồ đề cổ thụ nữa.
Anh Ủy bệnh đã đến hồi hết thuốc chữa. Mỗi ngày anh lên cơn cỡ chục lần, lần nào cũng như con rắn, trợn mang phùng mắt, phun phì phì, cả thân hình lúc thường thì cứng đơ, lúc lên cơn thì quằn quại như muốn bò muốn trườn. Da thịt anh nổi vảy như da rắn.
Mỗi khi nhìn con trai lên cơn, mệ Ủy nghiến răng, gầm lên. Mệ nhất quyết phải tìm cho ra con hồng xà có lằn than đỏ cháy trên lưng. Trong làng có người trêu ngươi mệ, nói, con rắn bữa bò qua mân lễ vật anh Nốt cúng, đúng y như con rắn mệ kiếm tìm.
"Có vồng than hồng cháy trên lưng?"
"Có."
"Nhỏ và dài?"
"Y rứa."
"Mình vàng bụng trắng."
"Thì chộ rứa."
Vậy là mệ Uỷ lại lấy cây roi bằng đuôi cá đuối quất túi bụi vào đám rễ cây bồ đề, vừa quất vừa nguyền rủa.
Trời đã qua đông, xuân tới. Cây cỏ trong Trấn Hải Đài tuy bị phá tán cũng vẫn đâm chồi, nẩy nở tươi tốt. Nhưng bịnh tình anh Ủy thì đã tới phút cuối rồi. Mệ Ủy nấu cháo rắn cho anh. Cháo đút vô miệng thì trào ra. Anh phun phì phì một cái, tắt thở.
"Con bỏ mạ mà đi răng đành con ơi..."
Người ta phải trói mệ lại mới bỏ được anh Ủy vô hòm. Trong căn nhà cột gỗ lim, thấp, tăm tối, đã từ lâu rồi có hai cỗ quan tài gỗ, mệ Ủy sắm lúc còn tiền bạc dư giả, có lúc sa cơ lỡ vận, cũng không chịu bán mà ăn.
"Mệ nớ điên chi mà điên, mới tàng tàng thôi chơ khôn tổ cha".
Người làng cười cười khi nói về Mệ. Nhưng khi anh Ủy chết rồi thì mệ Ủy điên thật. Mệ thường quấn con rắn chết lòng thòng nơi cổ, vừa đi vừa ca hát dù giọng khào khào không ra hơi.
Một ngày nọ, dân làng nhìn thấy mệ cầm cái mác đứng trên thành, chặt tán loạn vào đám rễ cây bồ đề. Mệ ôm mớ rễ nhỏ chặt được đem về nhà. Người làng rình coi, thấy mệ chất đống rễ lên chiếc giường trước đây anh Ủy nằm bệnh, rồi mệ đi quanh, la lối:
"Hồng xà, trả con cho ta. Trả con cho ta... Úm ba la xi ma ta la, úm ba la...rắn hồng biến ngựa hồng chở con ta...Úm ba la xi ma ta bà cô la..."
Đêm đó, căn nhà bốc cháy. Mệ Ủy chạy ra ngoài, xõa tóc, tay cầm thanh la, tay cầm dùi gõ. Mệ không la tiếp cứu chữa lửa, mà chăm chăm nhìn ngọn lửa hừng hực chờ đợi.
"Bắt nó lại. Rắn hồng. Ngựa hồng..."
Bất chợt, mệ Uỷ la. Một con rắn từ đám lửa quăng mình lên tường thành, biến mất. Mệ Ủy chạy theo. Người ta giữ mệ lại. Có thể đó chính là con hồng xà đực cháy đỏ một vồng lửa trên lưng mà mệ vẫn lùng xục. Căn nhà không cứu chữa được, cột kèo gỗ lim, chiếc hòm còn lại, tất cả cháy ra tro. Mệ Ủy quả quyết bầy rắn hồng không cháy, thoát được. Mệ phải đi tìm chúng.
Chỗ ở sau cùng của mệ Ủy là ngay dưới hai cánh cửa thành khép kín với một ổ khóa câm lặng, không có mắt nhìn, không có tiếng nói. Một chiếc chiếu trải nằm, một cái chăn đắp và bị lát rách đựng mớ quần áo cũ người ta cho. Ban ngày, mệ đi từng nhà, đứng ngoài sân chìa tay xin, không hé miệng, cứ đứng hoài khi nào có cho đồ ăn mới đi. Ai cho chi ăn nấy, con nít nghịch bỏ lá, bỏ đất cát vào, cũng nhai, cũng nuốt.
Anh Uỷ mồ yên mả đẹp. Mệ Uỷ không còn sức phá phách. Cây bồ đề vẫn không ai dám đụng tới, những chùm rễ ngày càng chằng chịt hơn, bò đến cả mấy bậc cấp gần cột cờ, nơi có bệ thờ ông Lê Sỹ.
Con bé Mi Ki không còn lần nào được trở vô thăm lại Trấn Hải Đài. Năm đó, gia đình ông Thông rời Thuận An về Huế. Con bé chỉ được phép đi từ giã ông Trùm Gà, Trùm Vịt. Hai ông già khọm và một đứa bé nhỏ nhít ôm nhau.
"Con nhớ mấy Ôn."
"Hôn hóc. Hóc chi dị rứa. Bữa mô hai Ôn lên Huế thăm Miki."
Khóc dị lắm. Nhưng mắt hai ông trùm đỏ hoe. Hai ông cho con bé mấy cái vỏ ốc, dặn:
"Khi mô dớ biển thì kê lỗ tai vô sát mà nghe, có tiếng sóng biển nơi tề, sóng biển cũng có mà tiếng nước rào cũng có cho coi. Hí, dớ hí."
Hai ông trùm Gà trùm Vịt thiệt thà không biết nói dối.
Khi đã lớn, qua tuổi mười ba, mấy con ốc vẫn nằm trên bàn học. Nhớ Thuận An, nhớ hai ông Trùm, cô bé ghé sát tai vào vỏ ốc, nghe được tiếng sóng biển, tiếng sông nước rì rào.
Con bé nhớ khoảng sân rộng lát xi măng với hai cây sầu đông rất già, cành lá rậm rạp che bóng rợp không cho nắng chiếu xuống. Nhớ cái hầm dê ngập máu dân làng Thuận An, nhớ Vọng Hải Đài trên lầu ba, leo lên đó thì có thể nhìn thấy thuyền bè cả chục dặm xa ngoài mặt biển. Nhớ những ổ rắn con lúc nhúc, mềm, trơn, mầu hồng non xinh xắn, nhớ những con rắn không biết tên gì nằm khoanh tròn ở bậc cấp lim dim phơi nắng mà con bé chỉ cần tránh qua một bên là bước đi, không sợ bị cắn mổ.
Mười tám tuổi, những ngày lễ nghỉ học, đèo nhau bằng xe đạp về Thuận An tắm bể, Miki có vô làng thăm. Lính đã đóng trong Trấn Hải Đài, không cho vô. Ra sáo thăm hai ông Trùm, chỉ thăm hai cái mộ cát lúp xúp. Hai cô bạn ấu thơ là Kệ với Thụy đã lớn, vẫn nghèo. Có ra biển tìm, gói theo mấy củ khoai luộc, con khô mực nướng. Có vô làng ngủ đêm với hai cô bạn.
Đêm hè, trải chiếu nằm ở sân quay về phía bờ. Nước sông rì rào, rì rào nhắc. Nhớ ngoài Doi, Sáo, hai cái miệng cười méo mó của hai ông Trùm. Rồi ở sông, phía cầu Thương Cuộc có tiếng động, lắng nghe. Bên tai, Kệ cười khúc khích:
"Ma ra đó."
"Ừ, con ma ra nó nhảy lên cầu, ngồi khóc đó tề. Mở mắt là chộ liền."
Thụy gắt gỏng:
"Tầm bậy nữa đi. Lớn rồi mà còn sợ ma, tin chuyện ma nữa"
Mi Ki, chỉ chờ có dịp đó ôm chặt lấy hai đứa bạn nhà quê. Cô biết rất rõ, tiếng động đó chỉ là tiếng cá quẫy giỡn trăng trong đêm.
Quên, có hỏi mệ Ủy đâu không thấy. Kệ nói:
"Chết lâu rồi, cũng trên trăm tuổi lận."
Thụy:
"Rứa mà bữa đưa đám mệ Ủy đông quá sức. Nghe nói lúc đậy nắp áo quan có con rắn học trò bò vô nằm khoanh tròn dưới quan tài. Bởi nghe đồn rứa nên người ta ùn ùn đi coi."
"Ủa, mệ ủy có nhà."
"Về sau có. Cháu mệ đâu ở xa tìm tới, dựng lại cho mệ cái nhà tranh nhỏ ở trên miếng đất nớ."
"Mệ có đi bắt rắn nữa không?"
"Không biết."
"Có đi tìm mấy con ngựa hồng...à rắn hồng không?"
"Cũng không nghe noái đến mi nờ. Thằng cháu đó ở luôn với mệ, nghe noái cháu xa lắc mà thảo lắm. Thằng nớ mê con Lệt ở dưới làng Eo, năm ngoái mới cưới nhau, chừ ở cái túp nhà tranh nớ chớ mô."
Kệ:
"Rứa mà cái mụ Xoài đã tra rụi rồi mà còn tòe loe toét loét nói mệ Ủy bị rắn cắn chết. Rắn mô? Trong Đài lính ở, có con rắn mô còn sống sót cũng trốn chui trốn nhủi bây nờ."
Thiệt kỳ. Vậy ra chuyện hồi thơ ấu của ba đứa là chuyện cổ tích?
....................
Đó là chuyện con bé Mi Ki thời ở làng Thuận An. Lớn lên, tôi lại rất sợ rắn. Trường tổ chức đi trại ở Đồi Thiên An, tôi đã không dám bước vô những lùm cỏ vì sợ đạp nhằm rắn. Con bé Mi Ki đứng đâu đó, trước mặt, sau lưng, trong đầu, cười nhạo. Hình như chỉ có những con rắn của con bé ở Trấn Hải Đài Thuận An, mới là rắn hiền, rắn thân, rắn bạn. Còn những con rắn nơi khác, những con người nơi khác, như chính tôi, thật khó tin cậy nhau.
Đã xa quá xa, có thể không bao giờ còn nhìn thấy Trấn Hải Đài nữa. Ở Hoa Kỳ, sau mấy trận lụt vừa qua, tôi đọc báo thấy biển đã nuốt chửng mất khu rừng dương làng Hòa Duân. Lầu nghỉ mát nhà vua nay đã không còn . Con đê đã vỡ. Một phần Thuận An đã không còn. Một cửa biển mới đã mở ra, dài cả cây số. Chẳng biết Trấn Hải Đài bây giờ ra sao. Những con rắn hồng của mệ Ủy xa xưa có còn không?
Mệ Ủy chết, hai ông Trùm chết, ông Cửu Thượng, ông Trùm Trít chết. Nhiều người chết lắm, tôi biết. Nhưng rắn lột xác sống đời mà. Chúng đâu cả rồi? Sao từ lâu, ngay trong những giấc mơ, tôi cũng không thấy chúng?
Việt Báo Xuân Tân Tỵ 2001
Tháng Bẩy năm Quí Mùi (1883), đời vua Hiệp Hòa, hải quân Pháp do tướng Courbet và Toàn quyền Harmand chỉ huy tiến đánh cửa Thuận An. Trong ba ngày, từ 15 tới 18 tháng 7, thành Trấn Hải vỡ. Quan trấn thành là Lê Sỹ cùng Lê Chuẩn tử trận. Hai ông Lâm Hoành và Trần Thúc Nhẫn thì nhẩy sông tự tử.
Trận chiến thất thủ Trấn Hải Đài đưa tới việc triều đình Huế phải ký hòa ước Quí Mùi 23 tháng 7, dâng trọn nước Nam cho người Pháp, chỉ được sử sách ghi sơ lược như trên. Riêng ngư dân Cửa Thuận, hơn nửa thế kỷ sau, còn bảo nhau: đêm đêm, nhìn lên Trấn Hải Đài, vẫn thấy quan trấn thành Lê Sỹ cưỡi một con "hồng xà" đôn đốc ba quân xáp chiến với giặc trên bờ thành.
Sao ông Lê Sỹ không cưỡi ngựa hồng mà lại cưỡi rắn hồng?
Cô bé Mi Ki, từng sống thời thơ ấu ngay trong khu Trấn Hải Đài, nói:
"Đâu thấy con ngựa nào. Chỉ toàn rắn là rắn. Chính mệ Ủy cũng gọi rắn là ngựa hồng của mệ."
Mệ Ủy từng là "bạn già" của cô bé. Thời ông Lê Sỹ đã có mệ. Thời Pháp, thời Nhật, thời Việt Minh lên rồi lính Tây trở lại, đều có mệ cả. Có hồi cô bé còn nghe người ta nói mệ Uỷ chính là rắn, con rắn biết lột vỏ sống đời, vì mệ sống lâu cả trăm tuổi.
...
Nhà mệ Ủy nằm sát phía bờ ngoài của thành lũy bao quanh Trấn Hải Đài. Ngay cạnh nhà, có cây bồ đề mọc chòi lên bờ thành. Cây cũng cổ thụ lắm, rễ đâm từ trên thân xuống từng chùm, quấn quít, quằn quại, nhìn xa như một ổ rắn khổng lồ.
Căn nhà tuy cũ kỹ, thấp, tối, nhưng có những cột gỗ lim chạm trổ hình rồng phượng. Cột to bằng cả vòng tay người lớn ôm. Bên này câu liễn, bên kia câu đối sơn son thiếp vàng. Bàn thờ lớn, chiếm hết căn giữa, bày chi chít bài vị, trùm một loạt khăn đỏ khăn vàng, lâu đời rồi, cái sờn cái rách. Nhà cửa tối tăm nhưng loại này khi xưa, cũng là hạng giàu có, quan gia chi đây.
Mệ Ủy sống với một người con trai cũng đã già, tóc râu điểm muối tiêu, nhưng dáng người vạm vỡ, mặt vuông, hồng hào, có nét uy nghiêm mà cũng có nét phúc hậu. Có năm, đoàn hát bội về diễn tích Quan Công, dân làng đi coi, chê: Để cho anh Ủy đóng Quan Công mới là hợp. Người con trai tên Ủy, không thấy có vợ con, người trong làng lớn nhỏ gì cũng gọi là anh Ủy, còn bà già, gọi là mệ Ủy. Có phải là dân các Mệ trong nội ra không? Liên hệ gì giòng dõi hoàng tộc mà kêu bằng mệ. Đâu ai biết!
Làng Thuận An là một dải đất bao quanh phá, sông, biển. Cả vùng đất ẩm, chỉ duy nhất một ngọn đồi Trấn Hải Đài cao ráo. Chim chóc cũng nhiều, làm tổ trên các cành cao cành thấp, trứng chim cun cút, thứ chim lủi trong bụi như gà, không bay cao. Các loài chim, trứng chim là thức ăn bỗ dưỡng cho rắn. Thôi thì đủ loại rắn, cắc kè, thằn lằn, làm như hàng trăm ngàn loài bò sát đều dồn lên khu đồi Trấn Hải.
Suốt cả con đường rộng dẫn tới làng, hai bên đều đất đồi hoang soai soải, chỉ duy nhứt có căn nhà của mệ Ủy, không hiểu sao lại lọt vào đây.
Dân làng đồn rằng, ông Lê Sĩ chết vào giờ thiêng nên linh lắm. Dân chài ra biển từ nửa khuya, nhìn lên, thấy trên cửa thành ông Lê Sĩ cưỡi con hồng xà đốc quân xáp chiến, hai bên quân lính đánh nhau, còn nghe cả tiếng binh khí va chạm chát chát. Đó là những đoàn quân đã thành ma, đến giờ thiêng thì sống lại. Có thể vì ông Lê Sĩ cưỡi con Hồng Xà, nên dân làng không dám giết rắn, nhất là rắn trong cổ thành. Nhưng mệ Ủy thì khác. Dân làng kháo nhau là bà ta ăn thịt rắn mà sống!
Mệ Ủy là khắc tinh của loài rắn. Không biết từ bao lâu và bằng cách nào, mệ Ủy bắt rất nhiều rắn, nhốt vào những lồng kín, giao hàng cho một số ghe chài từ các nơi ghé nhận.
Người ta đồn, mệ Ủy đã bắt được một con hồng xà, mình thon, nhỏ mà dài hơn thước, trên lưng, chạy từ cổ tới đuôi một lằn dài đỏ hồng như lửa than cháy sáng. Đúng là loại rắn quí ông Lê Sỹ cưỡi thay chiến mã. Vậy mà mệ Uỷ vẫn lột da, bằm thịt, nấu nướng bằng được. Dọn lên, hai mẹ con cùng ăn. Mệ Uỷ ăn thì không sao, nhưng anh Ủy ăn xong, trợn trắng mắt, ngã vật xuống. Lúc cứu tỉnh thì anh méo miệng, đơ lưỡi, ú ớ mà không phát ra tiếng người được nữa. Càng ngày người anh càng rút nhỏ lại, và nằm liệt một chỗ.
Từ đó, vào những đêm trăng sáng, có bóng người cao lêu khêu, trắng toát, xõa tóc cầm chiếc thanh la đi quanh bờ thành mà gõ. Đó là mệ Ủy, bà gõ thanh la cho con hồng xà đực có vồng lửa than hồng trên lưng phải ngóc đầu lên, bò ra cho bà bắt. Mệ Ủy quả quyết hồng xà có cặp. Máu thịt con mái trong người anh Uỷ đang... động đực. Chỉ cần lấy máu con hồng xà đực là Mệ sẽ cứu được anh Ủy. Rắn thì vẫn vô số đó. Nhưng không thấy con hồng xà đực. Phải làm cho nó bà trở nên điên loạn, giữa đêm trăng bà thường kêu la:
"Ngựa hồng ta đâu. Bớ ngựa hồng..."
Vậy là con rắn hồng đã biến thành ngựa hồng. Chiếc thanh la cùng gào lên với mệ Uỷ. Nhưng đêm thì vẫn đui vẫn điếc.
. . .
Trấn Hải Đài nằm trên ngọn đồi cao, phía trước nhìn xuống cái vịnh nhỏ, phía sau, đồi trườn soai soải dẫn tới một khúc sông cụt. Tiếp nữa là bãi cát và rừng đương xanh rì, nối liền hai làng Thái Dương Thượng, Thái Dương Hạ, xuống tận làng Eo, làng Hà, làng Trài, chạy dọc song song với con đê cao ngăn sóng mùa bão lụt. Qua con đê, là bãi cát trắng phau, soải dài đón những đợt sóng liếm láp ngày đêm.
Pháp đi, Nhật tới. Trấn Hải Đài không còn là đồn binh mà thành Sở Công Chánh. Có hồi chiến tranh lộn xộn, sở công chánh rút về thành phố Huế. Cả một Trấn Hải Đài mênh mông, chỉ còn để lại gia đình một nhân viên ở lại trông coi. Ông chồng được gọi là thầy Thông, vì ông ta làm thông ngôn thời Pháp, cả thời Nhật, và là một trắc họa viên của Sở Công Chánh. Ông bà Thông có hai con, một trai, một gái. Mi Ki chính là đứa con gái, hồi đó mới chừng năm sáu tuổi. Cả nhà, chỉ có bốn mạng kể trên, hàng ngày sống trong khu thành Trấn Hải đầy rắn.
Cả làng không có lấy một trường tiểu học, đa số người già, có chút đỉnh chữ Nôm cũng không dùng làm gì giữa lúc giao thời này. Cho nên đơn trương, khai sanh, khai tử, các thứ giấy cho thủ tục hành chánh, dân làng Thuận An thời đó đều nhờ thầy Thông giúp. Dứt liên lạc với Sở một thời gian lâu, gia đình thầy Thông vẫn sống khá sung túc. Giúp dân làng nay giấy mai tờ, tuy thầy Thông không chịu nhận thù lao, nhưng dân làng biết ơn lắm. Đi chài về có con cá ngon, đem "kỉnh" thầy Thông, lưới được mớ tôm cá còn nhảy nhảy, cũng nhớ tới ơn nghĩa.
Đất đai trong Trấn Hải Đài mênh mông, có khu dùng trồng bắp, có khu trồng khoai lang, khoai mì, rau cải. Quanh bờ thành, ngoài những cổ thụ rậm ri, còn chen vào những cây ăn trái, nhãn, thanh trà, ổi, cây hồng quân nên hoa lợi quanh năm.
Vậy là trong bờ thành, chỉ có gia đình thầy Thông. Ngoài thành, chỉ có nhà Mệ Ủy. Năm con bé Mi Ki lên sáu thì mệ Ủy đã ngót chín mươi.
Sống trong Trấn Hải Đài, con bé gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Bước ra khỏi nhà, là con bé thấy rắn. Có rắn hổ, rắn mai, rắn đeo kính, rắn học trò, rắn lồng, rắn màu xanh, màu vàng, màu lục. Leo lên lầu, mở cửa ra phía sau có một rừng thông, xuống bực cấp, đôi khi trợt chân vì đạp phải một con rắn đang khoanh tròn, ngóc đầu nhìn. Leo lên một ngáng cây muốn coi trộm tổ chim, đã thấy tổ chim còn toàn vỏ và lúc nhúc trong ổ không biết bao nhiêu rắn con.
Có bữa, rắn khoanh tròn chắn trước cửa, không ai dám đi ra, người nhìn rắn, rắn nhìn người, có khi rắn bò đi, có khi nằm ỳ tỉnh queo. Riết rồi người với rắn như đã quen hơi nhau, con bé Mi Ki bắt cả rắn con chơi, cho đeo qua vòng tay, nựng nịu, trìu mến. Những con rắn con màu hồng, non nẻo, miệng nhỏ chút xíu chưa biết mổ, cũng quấn quít hơi người. Lần nào con bé đùa giỡn với rắn con chán cũng thả xuống bậc thang cho rắn con nằm. Quay đi một lát, trở lại không thấy, rắn mẹ đã tha con về ổ. Người không hại rắn, rắn không thù người. Con bé đạp nhằm rắn hoài nhưng chưa bao giờ bị rắn cắn.
Ngược lại, có một vài người dân làng bạo gan, men theo đường hào dưới thành, bám rễ cây leo lên trộm cắt tranh, hái trái, đào củ, có người đã bị rắn cắn mà bỏ mạng.
Con đường dẫn ra cửa thành hai bên trồng toàn cây bạc hà cao vút, lúp xúp phía dưới là hai hàng cây sả. Sả vừa bán có tiền, mọc như cỏ dại, không phải chăm sóc mà còn kỵ rắn, coi như là một ranh giới đường đi giữa người với rắn không bên nào phạm bên nào. Thiệt vậy, đi trên con đường dẫn ra cửa Đài, con bé Mi Ki chưa bao giờ thấy một con rắn nào nằm chặn đường như ở các nơi khác.
Con bé thường một mình cố chạy cho hết con đường, tới hai cánh cửa sắt. Đu lên cửa, có thể nhìn thấy con đường dài dẫn tới làng. Dưới đó, có người ta, có nhà cửa, có chợ, có đình làng, và trẻ con, nhiều trẻ con lắm. Con bé cứ đu trên cánh cửa, nhìn ra mà thòm thèm, mơ ước. Đồ chơi của con bé là cái bong bóng lợn không bao giờ dám thổi căng vì sợ nứt bể và da rắn lột lượm ở bờ bụi, khi rắn lột da để lại, con bé hay quấn vài vòng nơi cổ và thả lòng thòng trước ngực.
Thình lình một vật gì trơn ướt, lành lạnh quấn sau cổ con bé. Rắn. Con bé la lên, vùng vẫy. Vòng da rắn lột bị bứt ra, rơi nằm ụ dưới đất. Con bé ngoái cổ lại. Không phải rắn mà là một bà già. Chính là mệ Ủy.
Chưa bao giờ con bé mặt đối mặt với bà già này. Ba má thường dặn khi gặp mệ Ủy thì phải tránh đi. Con bé hỏi tại sao, người lớn nói tại vì bà điên, nguy hiểm lắm.
Bà có dễ sợ như người lớn nói không? Có, coi mặt mũi bà nhăn nhúm, tóc tai rũ rượi mà cặp mắt dài, nhỏ, nhìn hiêng hiếng, coi giống như mắt một loài rắn nào mà con bé đã gặp qua. Móng tay mệ để dài, cong quắp lại như móng con diều hâu mà anh trai của con bé đang tập vẽ, hay vẽ trên giấy.
Có nên bỏ chạy không? Chạy cũng không kịp nữa. Bà già điên đã đứng sát bên cạnh, đôi mắt nhìn con bé như loài rắn biết thôi miên người. Con bé đơ người lại, muốn kêu, muốn la, làm như cái lưỡi bị trụt rồi, không kêu ra tiếng.
"Đừng sợ. Mệ không mần chi con mô."
Chết cha. Bàn tay có những ngón nhọn hoắt đưa ra, có móc vô cổ con bé không? Con bé nhảy xuống khỏi bậc cửa đang đu. Mấy cái móng tay lùa nhẹ lên mái tóc tơ mịn, đỏ hoe vì dang nắng của con bé.
"Con dễ thương chi lạ. Có phải con Mi Ki không?"
Con bé mặt tái xanh như tàu lá chuối, cố gắng gật đầu. Bà già lấy trong túi áo ra mấy cái kẹo đập gói trong miếng giấy súc đen điu.
"Mệ cho con nì."
Ba dặn, không được lấy gì của ai cho nếu không được ba má cho phép. Con bé thích thứ kẹo đập này lắm, nó làm bằng đường với bột, trộn gừng. Ngậm trong miệng lâu tan lắm, vừa ngọt vừa thơm mùi gừng quyện với mùi đường vừa cháy tới, ngon rít cả răng. Bà già điên vẫn nhét vô tay con bé.
"Cầm đi, mệ thương."
Lưỡi con bé đã trở lại bình thường, nó nói:
"Con sợ ba má con đập chết. Ba má con chưa gật đầu, con không dám mô."
Mấy cái móng tay nhọn lại lùa vô mái tóc con bé.
"Con giỏi. Mệ cho thì lấy, mệ cho ba má con không la mô. Ba má con nể mệ lắm, con hỏi coi thì biết."
Mi Ki có biết rồi. Ba bị bịnh suyển, người ta nói ăn cháo nấu hột đủ đủ tía một vài lần thì hết. Ba nói mệ Ủy nói không dứt hết được, nếu mệ Ủy không cho thêm một thứ lá gì đó. Ba nghe theo, bệnh suyển dứt hẳn.
Không biết học nghề thuốc hồi nào mà mệ Ủy có tài chữa bệnh. Con nít sài đẹn, ghẻ lở, người lớn bị đinh râu hay mụt nhọt, hoặc bịnh thúi tai, thúi mũi, mệ Ủy chỉ có một thứ thuốc là thứ bột màu xám tro. Ghẻ lở thì xức, đau bụng thì hòa với nước uống, thúi tai thì bỏ thuốc vô tờ giấy bản quấn như loa kèn, một đầu nhọn nhét vô lỗ tai, một đầu miệng loa thì đốt, khói theo ống loa chui vô trong lỗ tai. Anh con bé bị đau má chàm bàm, mệ Ủy cũng thoa thứ bột đó lên giấy, quấn lại và đốt xông lỗ tai, bịnh lành lẹ lắm. Người ta nói thứ thuốc của mệ Ủy chỉ là mấy cái vỏ rắn lột xác bỏ lại, đem sao chín, tán thành bột cùng với những lọai lá gì không ai biết. Mệ cũng có một thứ thuốc gia truyền gì đó, bằng lá, giã nhỏ xoa vào người, nên mới bắt rắn dễ dàng.
Có người nói mệ Ủy có tà trong người, biết thôi miên rắn. Nhưng từ ngày anh Ủy bị nằm liệt giường, mệ Ủy không thèm chữa bịnh cho ai nữa. Hồi trước chưa bị bịnh nằm một chỗ, anh Ủy cũng hay vô Đài giúp ba má đốn cái cây, sửa khoảng tường vôi bị vỡ... Hồi đó, mệ Ủy cũng chưa thấy dễ sợ như bây giờ.
Nhưng cửa khóa, móc cài phía trong, làm sao người đàn bà này vào bên trong được. Con bé thắc mắc mà không dám hỏi.
Tối hôm đó con bé đem hai cái kẹo đập đưa cho má coi. Hỏi ai cho, con bé nói là của mệ Ủy. Má nói, hai kẹo này ăn được, còn nếu mệ cho thứ khác thì phải hỏi người lớn, chớ không tự tiện ăn.
Nhưng mấy lần sau, cũng chỉ là kẹo đập. Con bé thấy không cần hỏi má nữa, coi như đã được phép. Nó ăn ngon lành. Đôi khi bà già điên còn lấy lá dừa thắt cho con bé những con vật như con châu chấu, con bọ dừa, con chim, và thắt được cả con rắn dài chừng hai gang tay rất đẹp. Mấy thứ này chỉ chơi, không ăn, con bé cũng không phải hỏi má.
Một già một trẻ, dần dà thân thiết. Người ngoài cửa thành, người trong cửa thành, chơi với nhau như đôi bạn.
"Bữa nay mình chơi chi."
"Đánh thẻ. Nẻ ô làng".
Bữa nào, mệ Ủy vô được trong cửa Đài bằng ngả nào không biết thì kéo nhau lên trên cửa thành. Chỗ này có bàn thờ ông Tướng giữ thành, có khoảng đất lát gạch bằng phẳng, đẹp đẽ thì chơi "căn cù u chịu, thượng hạ cấm câu, bể đầu ráng chịu." Mệ Ủy cũng chưa bể đầu, con bé Miki cũng không. Nhưng căn rớt xuống hào thì mất nhiều lắm. Lâu lâu, con bé thấy mệ Ủy, cũng không biết xuống dưới bằng cách nào, lượm đem lên trả lại một đống để chơi tiếp.
Nhưng rồi, không chỉ một già một trẻ bày trò chơi để qua thì giờ, mà dần dà, mụ Ủy rủ con bé đi lòng vòng quanh thành. Thường ngày, khi chơi đùa với con bé, mệ Uỷ hiền lành, có khi cười đùa tung tăng giống con bé. Nhưng có một lần mệ làm nó kinh hoảng.
Lần đó đang đi, mệ Uỷ dưa con bé tới cửa cái hầm dê. Đây là nơi con bé sợ nhất. Ba có lần kể khi quân Pháp chiếm thành, quân Nam và trai tráng trong làng bị lùa hết vào cái hầm dê đó để giết. Máu từ trong hầm chẩy ra đọng vũng ở cửa, lụt tới mắt cá chân. Chỉ nghe vậy thôi là con bé hết hồn, chưa bao giờ dám bén mảng tới đó.
Lôi con bé lại hầm dê, chẳng thèm chơi đùa gì, mệ Uỷ ngồi xụp xuống ngay khoảnh đất bên cửa hầm. Mệ ngồi lâu lắm, bất động. Rồi bỗng mệ quì lết trên nền đất, hướng vào trong hầm lạy lấy lạy để. Vừa lạy vừa la:
"Tui lạy ôn. Tui lạy ôn. Nó thật là con của ôn mà. Ôn sống khôn thác thiêng phù hộ tui cứu nó, chỉ đường cho tui đi bắt con hồng xà. Tui lạy ôn trăm lạy, ngàn lạy...
Mệ Uỷ lạy mãi, lạy mãi. Bỗng thình lình mệ bật dậy, túm lấy cổ tay con bé lôi nó chạy như bay. Khi con bé được mệ Uỷ buông ra, cả hai đã trở về cây bồ đề gần nhà mệ Uỷ. Nhìn gốc cổ thụ rễ cây lòng thòng, quấn quít như ổ rắn, mệ Uỷ lầm bầm:
"Ở đây. Nhứt định nó ở đây."
Con bé sợ hãi lùi ra xa mà ngó. Còn mệ Ủy, mệ lao tới gốc cây, rút trong người ra một cây sắt nhọn, mệ đâm loạn xạ vào mớ rễ cây quấn chùm chằng chịt. Mệ già rồi mà sao mạnh quá vậy, mệ đâm hoài, đâm không biết mệt.
"Rắn hồng. Rắn hồng. Rắn hồng..."
Rắn hồng ở đâu? Con bé chỉ thấy những rễ cây màu xám đất buông xuống từ thân cây, từ các cành nhánh lơ lửng trên cao. Không biết ở bên trong những chùm rễ kia, có ổ rắn nào không? Con bé sợ quá, chỉ muốn quay đầu chạy.
Sau này, nghe con bé kể lại chuyện hôm ấy, ba trầm ngâm giây lát rồi bảo:
"Mụ lạy "ông dôn" đó. Dôn mụ là Cai binh của quan trấn thành, bị Tây lùa giết trong hầm dê. Nghe kể hồi nớ mụ còn tuổi đôi hai, đang mang thai anh Uỷ."
"Ông dôn" tiếng địa phương có nghĩa là ông chồng.
Từ mùa thu năm đó, con bé không còn ở gần mệ Ủy nữa. Tháng Tám 45, Việt Minh về làng. Uỷ Ban Cách Mạng tiếp thu Trấn Hải Đài làm trụ sở. Gia đình thầy Thông bị đuổi ra ngoài, đi ở thuê một căn nhà nhỏ gần cầu Thương Cuộc, cây cầu gẫy bỏ không nằm ở khúc sông sâu nhất. Nhe nói nhiều cô gái thất tình hay chửa hoang đã nhảy sông tự tử ở đây, biến thành ma ra, mỗi đêm trăng thường hiện lên xõa tóc ngồi khóc.
Cầu nằm gần con đường làng, có cây đa rất lớn, xung quanh chất đầy bình vôi cũ. Các bà già ăn trầu cau, khi chết, con cháu thường đem bình vôi của người quá cố đặt dưới cây đa dâng tặng thần cây.
Nhờ cách mạng Mùa Thu, con bé Mi Ki không còn bị quản thúc chặt chẽ với cái thế giới đầy rắn rít bên trong Trấn Hải Đài. Nhà ra ngoài ở, con bé phải vào đội thiếu nhi, phải đi học hát, học múa, cả ngày, cả đêm, vui lắm.
Bọn con nít như Mi Ki được tập họp thành đội thiếu nhi cứu quốc. Thanh niên phụ nữ được hội họp suốt đêm, nhảy sôn-đố-mì. Tối nào dân làng cũng tụ tập ở bãi đất trống của khu chợ gần Phá Tam Giang để coi Hội Phụ Nữ diễn kịch, kịch nào cũng riễu mấy thằng Tây thực dân khát máu.
Mệ có nghề mới là bán bánh rán thịt. Mệ có một cái xe bằng gỗ, thấp, có bốn bánh. Chiếc xe kéo này do anh Ủy khi còn khỏe mạnh làm cho mệ. Giờ đây, mệ sắp bánh rán chiên dòn vô trong cái thúng, trên những miếng lá chuối rồi ủ bằng bao bố. Khi thanh niên, phụ nữ họp nhảy sôn-đố-mì, hay sau khi màn kịch ông Tây thực dân bị các anh du kích Việt Minh bắt trói, quỳ lạy, thì dân làng cười thôi là cười, vì vai đóng ông tây vào phút cuối lúc nào cũng rớt mũ giấy, rơi râu bắp, lòi ra mặt một chị bán cá hay vợ ông chủ tịch mới được bầu. Cười xong là đói bụng phải ăn. Những chiếc bánh rán thịt rắn của mệ Ủy vừa dòn vừa thơm phức, hạp khẩu lắm.
Trò nam nữ sôn đố mì đêm đêm quả là cách mạng thật. Độc lập tự do có khác, mấy cô tha hồ cho cái bụng phồng lên mà không còn sợ cảnh bị gọt đầu bôi vôi dẫn đi rêu rao khắp làng như thời phong kiến trước. Đêm đêm tha hồ tạp vô nhau.
Nhưng cũng trong đêm, nhiều nhà có tí máu mặt ở Cửa Thuận bị đập cửa, những kẻ tình nghi Việt Gian bị bịt mắt đưa đi. Sau những đêm sôn đố mì, sáng ra trên đường làng thường có cảnh thây người bị cưa ba khúc, đầu bị chặt rời bỏ vô một cái nón rách kèm theo tờ giấy ghi bản án tràng giang đại hải. Chẳng hiểu chữ nghĩa đâu ra mà lắm vậy. Dân Cửa Thuận thời này, cả những kẻ vừa bị chặt đầu, vốn ít người biết đọc.
Trấn Hải Đài nay đã là cơ sở cách mạng. Cũng giống thời Tây mới chiếm thành, cái hầm dê trong thành nghe đâu lại là nơi tập trung bọn Việt gian để hành hình tập thể.
Chẳng hiểu Việt Minh làm gì trong Trấn Hải Đài. Trụ sở Uỷ Ban Cách Mạng, đặt ở cái Lầu nghỉ mát của Vua hồi xưa ở sau rừng dương. Chính từ đây, phong trào đòi nợ địa chủ được phát động.
Giàu nhứt trong làng, có trâu, có ruộng, có chục ghe chài cho mướn là ông Hội Thượng. Kế đó, địa chủ thứ hai phải kể là Ông Trùm Trít, có lưới bán, lưới cho thuê, buồm, giây cột, chèo gỗ để phục vụ ngành chài lưới.
Chẳng hiểu vì sao mệ Uỷ bỗng trở thành người dẫn đầu đám bần cố nông đi hỏi tội địa chủ. Con nít trong làng không thiếu mặt, bu coi, sắp một dãy dài phía sau như đi hội làng.
Nhà ông Hội Thượng có sân lớn để phơi lúa. Đoàn người phá cổng rào, tràn vào trong sân. Một người la:
"Địa chủ hút máu nhân dân."
"Hút máu nhân dân"
Một chục người la, một trăm người la. Con nít chen chúc nhau, vừa la vừa chọi đá vô hai cánh cửa đóng im ỉm.
"Kéo đầu thằng địa chủ ra đây."
Anh du kích vác súng, nhưng không lấy xuống, vẫn trên vai, mỉm cười:
"Cách mạng sẽ không tha cho bọn hút máu nhân dân, ăn trên đầu trên cổ nhân dân."
Một ông hô:
"Phá cửa. Bắn nát đầu địa chủ bóc lột hãm hiếp..."
Không đợi dứt câu, nhiều người đồng thanh la:
"Hãm hiếp."
Bà thợ Rèn là người la lớn nhất. Trước đây, dân làng còn nhớ, chính bà ta đi đêm, chắc cũng đi nhảy sôn-đố-mì, bị hiếp nằm bất tỉnh sau đồng. Nhờ ông Hội Thượng đã kịp thời cho thuốc thang mà qua cơn. Còn anh Còm, làm nghề lưới, có con giữ trâu cho ông Hội Thượng, đã nghịch đu sừng trâu, bị té xóc chút xíu lòi ruột, ông Hội Đồng cũng thuê ghe cho đem lên nhà thương Huế cứu sống.
"Giết nó. Bà con ơi, giết nó."
"Xông vô."
Hô xông, hô giết ầm ĩ cả buổi vẫn không bắt được ai. Cả nhà ông Hội đã im như thóc, cửa chính đóng kín mít. Anh du lích làm ra vẻ hiền hòa:
"Cách mạng sẽ có cách để tên địa chủ này phải tự kể tội mình ra với nhân dân. Xin đồng bào trở về, chỉ cần để một vài người ở đây canh chừng, đừng để nó trốn đi..."
Mệ Ủy xung phong:
"Để tui. Tui nằm vạ ở cửa coi nó đi đằng trời. Nó sẽ không dám mở cửa..."
Nói là làm. Mệ Uỷ từ từ nằm dài ra sân, cởi cái quần đắp ngang người và phần dưới thì tênh hênh, chỉ thấy toàn da là da bọc xương, nhăn nhúm!
Người lớn cười, vỗ tay, con nít xúm trong xúm ngoài, coi, háo hức, hăm hở. Có đứa con nít nghịch, con tới gần, cúi xuống, sờ một cái:
"Có chi mô nà. Trụi lủi, nhớp quá."
Thằng nữa:
"Thúi hoắc. Mụ ni ba năm chưa tắm bây hè."
Người lớn kéo bọn con nít ranh ra. Nhưng đám đông vẫn đứng hoài, con nít thì vỗ tay la ó rầm trời.
Mệ Ủy không chỉ cởi quần hóng gió cho mát đâu. Mệ bắt đầu chửi, đào xới từ tông tích họ hàng nhà ông Hội. Sao mà mệ nhớ tên từ ông cố, ông sơ, tam họ tứ đại nhà ông Hội, kêu, chửi từng tên vanh vách, đào từ mồ cụ sơ, cụ Cố cho tới đứa cháu nội vừa chết non. Anh em, họ hàng ai ra sao, thằng nào léng phéng với con mụ nào trong làng, có con rơi con rớt, thằng nào nghèo mà nhờ làm việc thất đức mà xây nhà xây cửa, xây mồ xây mả cha ông. Ông Hội là nhiều tội nhứt, kể cả tội trời đánh không tha là đã làm cho một cô gái trong làng chửa hoang, không nhìn, cô gái ăn tim trái mạt sát mà chết.
Ngoài độn cát, chỉ mọc có mỗi thứ cây là cây mạt sát, trái hình thoi, tròn như trái cau, ở giữa có một đường tim màu vàng nhạt. Ăn trái không sao, nhưng đụng vào giải tim thì chỉ mươi phút sau là tắt thở.
Còn bà Hội, theo bài chửi của mệ Ủy, là một co gái đi mót lúa, bị tên địa chủ ác ôn đè cho năm lần bảy lượt ngoài ruộng mà phình bụng, bỏ làng trốn đi. Ba năm sau, cô ta bồng thằng con trai về, vô thẳng sân nhà ông Hội mà chửi, thề độc thề địa nếu không nhận, bà vặn cổ thằng con rồi tự tử chết cho cả nhà ông tuyệt tử tuyệt tôn. Bà làm ma ở ngay cái cây trước nhà để canh cho trong nhà không có một con đàn bà một đứa con nít nào vô lọt. Lấy vợ vì kẹt, ông Hội cũng có thêm hai ba nàng hầu.
Mệ Uỷ càng chửi càng hăng, toàn chuyện lạ tai chưa hề nghe nhưng khi nghe rồi thì cũng nhập vô người. Một bà:
"Mệ Ủy chửi đúng quá. Chuyện ni tui cũng có nghe."
Một bà già:
"Tui có chộ bữa nớ, chuyện xẩy ra trong sân nhà ni chớ mô."
"Thằng địa chủ ni nhứt dịnh phải trả nợ máu."
"Nợ máu."
"Bắn cái đùng."
"Đâm mù làm thằng chột."
"Lắt dái luôn cho rồi."
Bọn con nít được dịp nói tục cho sướng miệng.
Đám đông thay nhau, về rồi tới, tới rồi về, lúc nào cũng có người chạy rần rật ngược xuôi, bu coi mệ Ủy nằm vạ.
Ba ngày, mệ bất kể thằng con trai sống chết. Có người tới kể cho anh Ủy nghe. Tuy không nói được, nhưng anh ứa nước mắt. Anh vẫn thương mẹ anh vô cùng.
Sang ngày thứ tư thì đám đông kéo qua nhà ông Trùm Trít. Mệ cũng nằm vạ kiểu lột quần hóng mát. Người lớn con nít vẫn còn nô nức chờ. Nhưng chỉ tới chiều tối hôm đó là trời mưa. Vậy là hết chuyện!
Mùa mưa, rồi lụt lội, kéo dài mấy tháng trời. Cách mạng đụng mưa cũng xìu. Dân nghèo phải đem sắn khoai, mắm trữ trong lu ra ăn. Của nhà giàu, nhờ công lao mệ Ủy nằm vạ mà thu được thì lọt đi đâu mất, dân chỉ vỗ tay là sướng rồi. Nhiều người trong làng tự nhiên mất tích. Lâu lâu mưa xối, bỗng thấy một cái đầu, một cái chân, bàn tay người lòi ra khỏi cát. Ngoài sông, lâu lâu lại có vài ba xác nổi lên, tấp vào bờ.
Ngoài mệ Uỷ, ngay từ hồi còn trong Trấn Hải Đài, con bé còn có hai người bạn già, đó là ông Trùm Gà, ông Trùm Vịt ở tận Doi, chỗ miếng đất cụt doi ra sông. Hai anh em ruột chỉ làm nghề chài trên sông, không đi biển.
Chính ỏ doi đất lấn ra sông này, con bé đã nhìn thấy mệ Ủy giao những cái lồng bịt vải kín mít xuống ghe cho các lái buôn. Ông Trùm Gà cười, miệng móm xọm, chỉ còn một chiếc răng đung đưa, nói: "Rắn đó."
Thời đầu cách mạng mùa thu, có bữa con bé Mi Ki theo hai ông Trùm đi coi mấy xác người vừa bị Việt Minh về xử tử đêm trước, khi thấy cái đầu người bị cắt treo trên cây, con bé bỗng sợ quá khóc ré lên. Ông Trùm Gà vội bịt mắt con bé, bồng nó lên, đem ra sau Sáo, chỗ doi đất mà người ta rào sáo là tre, từng hàng dưới nước để lùa cá.
"Đừng sợ. Đừng sợ có Ôn nì. Có ôn."
Con bé nép đầu vào ngực ông già. Ông có cái mùi hoai hoai, của làn da đồi mồi dơ, của thuốc rê, quần áo cũ rách, hòa với cái mùi già nua, mùn mục, nhưng với con bé đã thành cái mùi thân thuộc.
Thấy con bé thút thít lâu quá, ông Trùm Vịt bỏ con bé vô cái thúng lớn trét chai, bơi ra giữa sông bằng hai cái chèo ngắn. Còn ông Trùm Gà cũng ngồi trên cái thúng trét chai dân Thuận An thường dùng thay xuồng nhỏ, tay cầm hai cái dùi gỗ, gõ gõ: lóc cóc, lóc cóc. Cá nhảy vô, cá lùa vô... Ông Trùm Gà hát bài đám tang cá voi của dân làng mỗi khi có đám cá Ông....
"Hai con cá phướn dẫn đường
Ông tấp vô sau
Ới ông ơi, trời sầu đất thảm
Gió mưa sụt sùi
Ới Ông ơi, Ông đi mô mà bụng tui đau ruột tui thắt
Ông ui là ông ui, hu hu hu hu....
Ê!
Bà nớ ơi,
răng bà nằm chảng hảng chàng hang
Tui giận tui xâu mũi mô mũi nấy
bằng cái đùi chống cựa (chống cửa)....
Bài hát bằng cái giọng ngọng líu ngọng lo của ông Trùm Gà, vừa thảm thương vừa tục tĩu. Con bé hồi đó làm sao hiểu hết, nhe răng cười. Biển mặn gió muối nhuộm da con bé đen ròn, nắng phơi tóc con bé vàng hoe. Lóc cóc, lóc cóc. Cá lớn cá nhỏ...lóc cóc, lóc cóc...Một con rắn nước lội lăng quăng, ông trùm Gà đưa cái vợt vớt lên. Con rắn nước nhỏ, dài, mình xám, cổ hồng nhạt vùng vẫy muốn thoát. Ông trùm Gà cầm đầu con rắn, cái nọc thè ra. Ông nhứ nhứ để cho cái nọc con rắn mổ mổ tới trước và ông chơi với nó một hồi xong thả xuống nước. Con rắn lại bơi loăng quăng. Ông tiếp tục hát.
"Vè vè vè ve, nghe tui kể cái vè nói ngược
Con chim làm tổ dưới nước
Con cá làm tổ trên cây
Người thác đi cày, người sống nằm dưới lỗ
Thuyền thì chạy bộ, ngựa chạy dưới sông
Một bầy chim cưỡng vẫy vùng dưới nước
Ba mươi đời nói ngược ai đã dễ nghe
Con voi ấp trứng sau hè
Con gà cao vành đễ cượi (cưỡi)
Con heo ăn cỏ Đồng Hới
Con chim ăn cám trong chuồng
Tháng ba múc nước lên nguồn
Tháng tư đem bè chở lụt
Thợ Rèn nấu xôi cúng Bụt
Thầy tu đập sắt cả ngày
Thợ mộc múa hát vỗ tay
Vợ ông Ba lục đục vác gươm đi hầu
Ông Ba ở nhà têm trầu đãi khách
Ngoài đồng che phên che phách
Trong nhà cắt cấy ùa ùa
Con tôm ăn cả con cua
Một bầy cá nhám nhảy ùa lên ăn
Ăn rồi đạp trốt mèo săn
Con chuột ngoẳng ngoảng muốn ăn con mèo
Bao giờ cám lại ăn heo
Chuột lại ăn mèo cỏ lại ăn trâu
Gà con tha quạ diều hâu
Gà con tha cả ghe câu lên trời...
Bài vè vẻ vè ve cứ thế, ông Trùm Vịt hát mãi, hát mãi, trở đi trở lại cho tới khi con bé nghẹo đầu, trong cơn mơ giữa giòng sông, nghe tiếng nước vỗ róc rách, róc rách, nghe tiếng gõ lóc cóc, lóc cóc và cá nhảy, cá nhảy... Con bé cũng mơ thấy giữa đàn cá có một con rắn nước, nhiều con rắn nước, bơi và nhảy theo. Rồi hồ cá mặt trăng, đàn cá trắng bóc, nhỏ li ti, nổi lên từng về đớp đớp ánh trăng vàng rực lóng lánh trên mặt nước... Mặt nước vỡ, ánh trăng vỡ, vì một con rắn nước đang lăng quăng bơi lội.
Con rắn nước màu hồng. Có phải là nó không, con ngựa hồng mệ Ủy đang tìm kiếm?
. . .
Rồi cách mạng mùa Thu tàn nhanh. Việt Minh rút ra bưng. Quân Pháp trở lại. Suốt mấy năm Trấn Hải Đài hoang tàn. Ngày bị Tây hành, lo trốn tránh không làm ăn gì được, đêm, mấy ông Việt Minh về giết chóc, thu thuế nên dân làng đói nhăn răng.
Trong Trấn Hải Đài có rắn, có cây củ, không phải nuôi, không phải trồng. Nhiều lối đi dưới hào thành, nhiều chỗ tường thành bị đục đẽo, lấy đá, hoặc làm đường bí mật cho trộm đạo. Duy nhứt cây bồ đề cổ thụ vẫn trơ trơ, không ai dám đụng.
Dân làng đồn, kẻ trộm giỏi nhứt, bạo gan nhứt làng là chú Nốt, đã dám cầm búa chặt rễ cây. Búa quặt lại chém một nhát chính ngay giữa trán, vết thương không phạm sâu, nhưng cứ làm mủ hoài, rịt đủ thứ thuốc cũng không lành mà còn biến dạng như cái đầu rắn ngóc lên mới ghê. Về sau nghe lời bà đồng, đem nhang đèn, bánh trái đặt dưới gốc cây mà khấn, dập đầu chịu tội. Lúc cúng có một con rắn từ trên cây bò xuống, bò ngang qua mâm lễ vật, rồi biến vào trong bụi cỏ tranh. Mấy ngày sau, vết thương chú Nốt khép miệng. Từ đó, không còn ai dám đụng tới cây bồ đề cổ thụ nữa.
Anh Ủy bệnh đã đến hồi hết thuốc chữa. Mỗi ngày anh lên cơn cỡ chục lần, lần nào cũng như con rắn, trợn mang phùng mắt, phun phì phì, cả thân hình lúc thường thì cứng đơ, lúc lên cơn thì quằn quại như muốn bò muốn trườn. Da thịt anh nổi vảy như da rắn.
Mỗi khi nhìn con trai lên cơn, mệ Ủy nghiến răng, gầm lên. Mệ nhất quyết phải tìm cho ra con hồng xà có lằn than đỏ cháy trên lưng. Trong làng có người trêu ngươi mệ, nói, con rắn bữa bò qua mân lễ vật anh Nốt cúng, đúng y như con rắn mệ kiếm tìm.
"Có vồng than hồng cháy trên lưng?"
"Có."
"Nhỏ và dài?"
"Y rứa."
"Mình vàng bụng trắng."
"Thì chộ rứa."
Vậy là mệ Uỷ lại lấy cây roi bằng đuôi cá đuối quất túi bụi vào đám rễ cây bồ đề, vừa quất vừa nguyền rủa.
Trời đã qua đông, xuân tới. Cây cỏ trong Trấn Hải Đài tuy bị phá tán cũng vẫn đâm chồi, nẩy nở tươi tốt. Nhưng bịnh tình anh Ủy thì đã tới phút cuối rồi. Mệ Ủy nấu cháo rắn cho anh. Cháo đút vô miệng thì trào ra. Anh phun phì phì một cái, tắt thở.
"Con bỏ mạ mà đi răng đành con ơi..."
Người ta phải trói mệ lại mới bỏ được anh Ủy vô hòm. Trong căn nhà cột gỗ lim, thấp, tăm tối, đã từ lâu rồi có hai cỗ quan tài gỗ, mệ Ủy sắm lúc còn tiền bạc dư giả, có lúc sa cơ lỡ vận, cũng không chịu bán mà ăn.
"Mệ nớ điên chi mà điên, mới tàng tàng thôi chơ khôn tổ cha".
Người làng cười cười khi nói về Mệ. Nhưng khi anh Ủy chết rồi thì mệ Ủy điên thật. Mệ thường quấn con rắn chết lòng thòng nơi cổ, vừa đi vừa ca hát dù giọng khào khào không ra hơi.
Một ngày nọ, dân làng nhìn thấy mệ cầm cái mác đứng trên thành, chặt tán loạn vào đám rễ cây bồ đề. Mệ ôm mớ rễ nhỏ chặt được đem về nhà. Người làng rình coi, thấy mệ chất đống rễ lên chiếc giường trước đây anh Ủy nằm bệnh, rồi mệ đi quanh, la lối:
"Hồng xà, trả con cho ta. Trả con cho ta... Úm ba la xi ma ta la, úm ba la...rắn hồng biến ngựa hồng chở con ta...Úm ba la xi ma ta bà cô la..."
Đêm đó, căn nhà bốc cháy. Mệ Ủy chạy ra ngoài, xõa tóc, tay cầm thanh la, tay cầm dùi gõ. Mệ không la tiếp cứu chữa lửa, mà chăm chăm nhìn ngọn lửa hừng hực chờ đợi.
"Bắt nó lại. Rắn hồng. Ngựa hồng..."
Bất chợt, mệ Uỷ la. Một con rắn từ đám lửa quăng mình lên tường thành, biến mất. Mệ Ủy chạy theo. Người ta giữ mệ lại. Có thể đó chính là con hồng xà đực cháy đỏ một vồng lửa trên lưng mà mệ vẫn lùng xục. Căn nhà không cứu chữa được, cột kèo gỗ lim, chiếc hòm còn lại, tất cả cháy ra tro. Mệ Ủy quả quyết bầy rắn hồng không cháy, thoát được. Mệ phải đi tìm chúng.
Chỗ ở sau cùng của mệ Ủy là ngay dưới hai cánh cửa thành khép kín với một ổ khóa câm lặng, không có mắt nhìn, không có tiếng nói. Một chiếc chiếu trải nằm, một cái chăn đắp và bị lát rách đựng mớ quần áo cũ người ta cho. Ban ngày, mệ đi từng nhà, đứng ngoài sân chìa tay xin, không hé miệng, cứ đứng hoài khi nào có cho đồ ăn mới đi. Ai cho chi ăn nấy, con nít nghịch bỏ lá, bỏ đất cát vào, cũng nhai, cũng nuốt.
Anh Uỷ mồ yên mả đẹp. Mệ Uỷ không còn sức phá phách. Cây bồ đề vẫn không ai dám đụng tới, những chùm rễ ngày càng chằng chịt hơn, bò đến cả mấy bậc cấp gần cột cờ, nơi có bệ thờ ông Lê Sỹ.
Con bé Mi Ki không còn lần nào được trở vô thăm lại Trấn Hải Đài. Năm đó, gia đình ông Thông rời Thuận An về Huế. Con bé chỉ được phép đi từ giã ông Trùm Gà, Trùm Vịt. Hai ông già khọm và một đứa bé nhỏ nhít ôm nhau.
"Con nhớ mấy Ôn."
"Hôn hóc. Hóc chi dị rứa. Bữa mô hai Ôn lên Huế thăm Miki."
Khóc dị lắm. Nhưng mắt hai ông trùm đỏ hoe. Hai ông cho con bé mấy cái vỏ ốc, dặn:
"Khi mô dớ biển thì kê lỗ tai vô sát mà nghe, có tiếng sóng biển nơi tề, sóng biển cũng có mà tiếng nước rào cũng có cho coi. Hí, dớ hí."
Hai ông trùm Gà trùm Vịt thiệt thà không biết nói dối.
Khi đã lớn, qua tuổi mười ba, mấy con ốc vẫn nằm trên bàn học. Nhớ Thuận An, nhớ hai ông Trùm, cô bé ghé sát tai vào vỏ ốc, nghe được tiếng sóng biển, tiếng sông nước rì rào.
Con bé nhớ khoảng sân rộng lát xi măng với hai cây sầu đông rất già, cành lá rậm rạp che bóng rợp không cho nắng chiếu xuống. Nhớ cái hầm dê ngập máu dân làng Thuận An, nhớ Vọng Hải Đài trên lầu ba, leo lên đó thì có thể nhìn thấy thuyền bè cả chục dặm xa ngoài mặt biển. Nhớ những ổ rắn con lúc nhúc, mềm, trơn, mầu hồng non xinh xắn, nhớ những con rắn không biết tên gì nằm khoanh tròn ở bậc cấp lim dim phơi nắng mà con bé chỉ cần tránh qua một bên là bước đi, không sợ bị cắn mổ.
Mười tám tuổi, những ngày lễ nghỉ học, đèo nhau bằng xe đạp về Thuận An tắm bể, Miki có vô làng thăm. Lính đã đóng trong Trấn Hải Đài, không cho vô. Ra sáo thăm hai ông Trùm, chỉ thăm hai cái mộ cát lúp xúp. Hai cô bạn ấu thơ là Kệ với Thụy đã lớn, vẫn nghèo. Có ra biển tìm, gói theo mấy củ khoai luộc, con khô mực nướng. Có vô làng ngủ đêm với hai cô bạn.
Đêm hè, trải chiếu nằm ở sân quay về phía bờ. Nước sông rì rào, rì rào nhắc. Nhớ ngoài Doi, Sáo, hai cái miệng cười méo mó của hai ông Trùm. Rồi ở sông, phía cầu Thương Cuộc có tiếng động, lắng nghe. Bên tai, Kệ cười khúc khích:
"Ma ra đó."
"Ừ, con ma ra nó nhảy lên cầu, ngồi khóc đó tề. Mở mắt là chộ liền."
Thụy gắt gỏng:
"Tầm bậy nữa đi. Lớn rồi mà còn sợ ma, tin chuyện ma nữa"
Mi Ki, chỉ chờ có dịp đó ôm chặt lấy hai đứa bạn nhà quê. Cô biết rất rõ, tiếng động đó chỉ là tiếng cá quẫy giỡn trăng trong đêm.
Quên, có hỏi mệ Ủy đâu không thấy. Kệ nói:
"Chết lâu rồi, cũng trên trăm tuổi lận."
Thụy:
"Rứa mà bữa đưa đám mệ Ủy đông quá sức. Nghe nói lúc đậy nắp áo quan có con rắn học trò bò vô nằm khoanh tròn dưới quan tài. Bởi nghe đồn rứa nên người ta ùn ùn đi coi."
"Ủa, mệ ủy có nhà."
"Về sau có. Cháu mệ đâu ở xa tìm tới, dựng lại cho mệ cái nhà tranh nhỏ ở trên miếng đất nớ."
"Mệ có đi bắt rắn nữa không?"
"Không biết."
"Có đi tìm mấy con ngựa hồng...à rắn hồng không?"
"Cũng không nghe noái đến mi nờ. Thằng cháu đó ở luôn với mệ, nghe noái cháu xa lắc mà thảo lắm. Thằng nớ mê con Lệt ở dưới làng Eo, năm ngoái mới cưới nhau, chừ ở cái túp nhà tranh nớ chớ mô."
Kệ:
"Rứa mà cái mụ Xoài đã tra rụi rồi mà còn tòe loe toét loét nói mệ Ủy bị rắn cắn chết. Rắn mô? Trong Đài lính ở, có con rắn mô còn sống sót cũng trốn chui trốn nhủi bây nờ."
Thiệt kỳ. Vậy ra chuyện hồi thơ ấu của ba đứa là chuyện cổ tích?
....................
Đó là chuyện con bé Mi Ki thời ở làng Thuận An. Lớn lên, tôi lại rất sợ rắn. Trường tổ chức đi trại ở Đồi Thiên An, tôi đã không dám bước vô những lùm cỏ vì sợ đạp nhằm rắn. Con bé Mi Ki đứng đâu đó, trước mặt, sau lưng, trong đầu, cười nhạo. Hình như chỉ có những con rắn của con bé ở Trấn Hải Đài Thuận An, mới là rắn hiền, rắn thân, rắn bạn. Còn những con rắn nơi khác, những con người nơi khác, như chính tôi, thật khó tin cậy nhau.
Đã xa quá xa, có thể không bao giờ còn nhìn thấy Trấn Hải Đài nữa. Ở Hoa Kỳ, sau mấy trận lụt vừa qua, tôi đọc báo thấy biển đã nuốt chửng mất khu rừng dương làng Hòa Duân. Lầu nghỉ mát nhà vua nay đã không còn . Con đê đã vỡ. Một phần Thuận An đã không còn. Một cửa biển mới đã mở ra, dài cả cây số. Chẳng biết Trấn Hải Đài bây giờ ra sao. Những con rắn hồng của mệ Ủy xa xưa có còn không?
Mệ Ủy chết, hai ông Trùm chết, ông Cửu Thượng, ông Trùm Trít chết. Nhiều người chết lắm, tôi biết. Nhưng rắn lột xác sống đời mà. Chúng đâu cả rồi? Sao từ lâu, ngay trong những giấc mơ, tôi cũng không thấy chúng?
Việt Báo Xuân Tân Tỵ 2001
Trương Củng :sưu tầm
Nguồn: Đặc Trưng
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 6 năm 2005
No comments:
Post a Comment