Thursday, November 27, 2008

GÓP NHẶT CÁT ĐÁ V

===

Truyện thứ 51


Bột Đậu Nành Chua


==


Ông sư nấu ăn Dairyo, ở tại tu viện của Bankei, quyết định rằng ông sẽ chăm sóc kỹ lưỡng cho sức khỏe của vị thầy già nua của ông và chỉ dọn cho thầy món bột đậu nành tươi mà thôi, một thứ bột đậu nành trộn với lúa mì và men bia thường lên men. Bankei nhận thấy rằng mình được dọn cho ăn món bột đậu nành ngon hơn các môn sinh của mình bèn hỏi: "Ai là người nấu ăn ngày hôm nay?"

Dairyo được đưa đến trình diện thầy. Bankei hay biết rằng vì tuổi tác và thứ bậc của mình mà mình được dùng món bột đậu nành tươi mà thôi. Vì vậy ông nói với người nấu ăn: "Như thế là con cho rằng ta chẳng nên ăn chi hết." Nói vậy xong ông vào phòng ông và khóa cửa lại.

Dairyo, ngồi phía ngoài cửa, xin thầy mình tha lỗi. Bankei chẳng trả lời. Trong bảy ngày Dairyo ngồi ở bên ngoài và Bankei bên trong.

Sau chót, trong thế cùng, một đệ tử nói lớn ti?ng với Bankei: "Thầy thì có thể không sao đâu, ông thầy già ơi, nhưng anh môn sinh trẻ này ở đây thì cần phải ăn chứ. Anh ấy không có thể tiếp tục nhịn ăn mãi đâu!"

Tới lúc đó thì Bankei mở cửa ra. Ông mỉm cười. Ông bảo Dairyo: "Ta muốn được ăn cùng món ăn giống như những đệ tử khác của ta. Khi con trở nên làm thầy ta không muốn con quên điều này."



*


TRUYỆN 52 *
Ánh Sáng Của Con
Có Thể Tắt

==


Một môn sinh Tendai, một trường phái triết học Phật giáo, đi tới thiền viện của Gasan làm một thiền sinh. Khi anh sắp rời đi vào một vài năm sau, Gasan báo cho anh biết trước rằng: "Nghiên cứu chân lý về lý thuyết chỉ ích lợi như là một phương cách thâu thập những tài liệu giảng pháp . Nhưng nên nhớ rằng trừ phi con thiền định kiên trì, nếu không thì ánh sáng chân lý của con có thể tắt đi mất."




*

TRUYỆN 53 *
NgườI cho Nên Cám Ơn



==


Khi Seisetsu làm thiền sư của Engaku ở vào thời Kamakura, thầy cần dùng những cơ sở lớn hơn, vì trong những nơi thầy đang giảng dạy quá đông người. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định hiến tặng năm trăm lượng vàng gọi là ryo cho việc xây dựng một ngôi trường rộng rãi hơn. Ông mang tiền này đến cho thầy.

Seisetsu nói: "Được lắm. Tôi sẽ nhận món tiền đó."

Umezu trao cho Seisetsu túi vàng, nhưng ông không hài lòng với thái độ của ông thầy. Một người có thể sống được suốt cả năm với ba lượng, và ông thương gia lại chẳng hề được cám ơn với năm trăm lượng.

"Trong túi này là năm trăm lượng," Umezu ám chỉ.
"Ông đã nói với tôi điều đó trước đây rồi," Seisetsu trả lời.
"Cho dù rằng tôi là một thương gia giàu có, năm trăm lượng là món tiền lớn đấy," Umezu nói.
"Ông muốn tôi cám ơn ông vì cái món tiền đó hay sao đây?" Seisetsu hỏi.
"Thầy nên làm như thế chứ," Umezu đáp lại.
"Tại sao tôi phải nói vậy nh??" Seisetsu thắc mắc. "Người đem tặng nên cám ơn chứ."

*


TRUYỆN 54 *
Di ngôn và chúc thư cuối cùng

==


Ikkyu, một thiền sư nổi tiếng của thời đại Ashikaga, là con trai của hoàng đế. Khi ông còn rất nhỏ, mẹ ông đã rời bỏ cung điện và đi học Thiền trong một thiền viện. Cùng theo đường đó mà hoàng tử Ikkyu cũng đã trở thành một thiền sinh. Khi mẹ ông mất đi, bà để lại cho ông một bức thư. Bức thư viết:

Gởi Ikkyu:

Mẹ đã hoàn thành sự nghiệp của mẹ trong cõi đời này và bây giờ trở về nơi Bất Diệt. Mẹ cầu mong con trở thành một thiền sinh giỏi và ngộ ra được Phật tánh của con. Con sẽ biết được là mẹ ở trong địa ngục hoặc mẹ có luôn luôn kề bên con hay không.

Nếu con trở thành một kẻ nhận thức ra được rằng Đức Phật và người theo ngài là Bồ Đề Đạt Ma đều là những vị phục vụ của riêng con, con có thể ngưng chuyện học hỏi lại và làm việc cho nhân loại. Đức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm và trong suốt thời gian đó đã khám phá ra là không cần thiết phải nói một lời nào. Con phải biết là vì sao chứ. Nhưng nếu con không biết và tuy nhiên lại đang mong muốn được biết, thì hãy nên tránh suy tư một cách vô ích nhé.
Mẹ của con,
Không sinh, không tử.
Ngày đầu Tháng Chín.

Tái bút: Lời dạy của Đức Phật là chủ yếu nhắm vào mục đích giác ngộ những kẻ khác. Nếu con lệ thuộc vào bất cứ một phương thức nào của lời dạy đó, thì con chẳng là cái gì cả mà chỉ còn là một con côn trùng ngu dốt. Có đến 80.000 cuốn sách về Phật giáo và nếu con phải đọc tất cả kinh điển đó mà vẫn chưa nhận ra được bản tính của chính con, con sẽ không hiểu được ngay cả lá thư này. Đây là di ngôn và chúc thư của mẹ.

*


TRUYỆN 55 *
Trà Sư Và kẻ ám sát



=


Taiko, một chiến sỹ sống ở Nhật Bản trước thời đại Tokugawa, học Cha-no-yu, nghi thức uống trà, với Sen no Rikyu, một vị thầy về sự diễn tả vẻ điềm tĩnh và thoả nguyện có tính cách thẩm mỹ đó.

Chiến sỹ phụ tá của Taiko tên là Kato lại suy diễn rằng lòng đam mê nghi thức uống trà của cấp trên của anh ta là một sự sao lãng công việc quốc gia, cho nên anh quyết định hạ sát Sen no Rikyu. Anh làm bộ như đến viếng thăm xã giao v? trà sư và được mời uống trà.

V? trà sư, ông rất khéo léo trong môn nghệ thuật của mình, nhìn thoáng đã nhận ra ý định của anh chiến sỹ, vì vậy ông mời Kato bỏ kiếm ở bên ngoài trước khi bước vào phòng dự nghi lễ, giải thích rằng Cha-no-yu là biểu tượng cho chính sự bình an.

Kato không chịu nghe theo cách đó. "Tôi là một chiến sỹ," anh nói. "Tôi luôn luôn mang kiếm theo với tôi. Cha-no-yu hay không Cha-no-yu, tôi vẫn giữ kiếm."

Cũng được thôi. Hãy mang kiếm của anh vào và dùng chút trà," Sen no Rikyu ưng thuận.

Cái ấm đang sôi trên lửa than. Thình lình Sen no Rikyu lật ấm nghiêng qua. Hơi nước cháy xèo bốc lên, tỏa ra đầy khắp cả căn phòng toàn khói và tro bụi. Anh chiến sỹ giật mình chạy ra ngoài.

V? trà sư xin lỗi. "Đó là lỗi của tôi. Hãy vào trở lại và dùng chút trà. Tôi cầm kiếm của anh phủ tro bụi đây và tôi sẽ lau sạch nó rồi đưa lại cho anh."

Trong tình trạng khó khăn lúng túng này anh chiến sỹ nhận ra rằng anh không thể dễ mà hạ sát được v? trà sư, nên anh bỏ ý định.

*


TRUYỆN 56 *
Chánh Đạo



==


Ngay trước khi Ninakawa từ trần thiền sư Ikkyu đến thăm ông ta. "Tôi sẽ tiếp dẫn cho ông nhé?" Ikkyu hỏi.

Ninakawa trả lời: "Tôi đến đây một mình và tôi ra đi một mình. Ông có thể giúp đỡ được gì cho tôi đây?"

Ikkyu trả lời: "Nếu ông nghĩ rằng ông thực sự đến và đi, điều đó là vọng tưởng của ông. Để tôi chỉ cho ông thấy con đường trên đó không có đến và chẳng có đi."

Với những lời của mình, Ikkyu đã vạch ra cho thấy con đường sáng tỏ khiến Ninakawa mỉm cười và lìa đời.


*


TRUYỆN 57 *
Cửa Thiên Đường


==

Một chàng lính tên là Nobushige tìm tới Hakuin và hỏi: "Thật sự là có một thiên đường và một địa ngục hay không?"

"Anh là ai?" Hakuin hỏi.

"Tôi là một hiệp sĩ," chàng chiến sĩ trả lời.

"Anh mà là lính à!" Hakuin kêu lên. "Loại giới chức nào mà lại nhờ anh làm kẻ hộ vệ cho mình? Mặt anh trông giống như mặt của một tên ăn mày."

Nobushige nổi cơn tức giận đến độ bắt đầu rút kiếm của chàng ta ra, nhưng Hakuin nói tiếp: "Vậy là anh có một thanh kiếm! Khí giới của anh có lẽ quá cùn lụt làm sao chém được đầu của ta."

Khi Nobushige rút kiếm của chàng Hakuin ch? trích: "Cửa địa ngục mở ra đây này!"

Với những lời này chàng hiệp sĩ, nhận thức ra được phương pháp giáo huấn của thiền sư, tra kiếm vào trong bao và cúi chào.

"Cửa thiên đường mở ra đấy thôi," Hakuin nói.




*


TRUYỆN 58 *
Bắt Giữ Ông Phật Đá



==


Một người lái buôn mang năm mươi cuộn hàng bông gòn trên vai dừng chân lại nghỉ để tránh cái nóng ban ngày dưới một nơi cư trú ở đó có dựng một tượng Phật lớn bằng đá. Tại đó ông ta ngủ thiếp đi, và khi ông tỉnh giấc dậy thì hàng hóa của ông đã biến đi mất. Ông lập tức trình báo sự việc cho cảnh sát.

Một quan tòa tên là O-oka mở phiên tòa để cứu xét. "Ông Phật bằng đá đó có thể đã lấy trộm số hàng hóa," quan tòa kết luận. "Ông ta chính ra phải chăm lo cho hạnh phúc của người dân, nhưng ông đã không hoàn thành nhiệm vụ thánh thiện của ông. Hãy bắt giữ ông ?y."

Cảnh sát bắt giữ ông Phật bằng đá và khiêng tượng vào trong tòa án. Một đám đông huyên náo theo sau pho tượng, tò mò muốn hay biết xem loại phán quyết nào mà quan tòa sẽ tuyên xử.

Khi O-oka ra ngồi trên ghế thẩm phán, ông liền khiển trách đám thính giả ồn ào. "Các ngươi có quyền gì mà ra trước tòa án cười cợt và đùa bỡn như thế này? Các ngươi phạm tội khinh thường tòa án nên phải bị phạt tiền và tù giam."

Mọi người vội vàng xin lỗi. "Ta sẽ phải phạt các ngươi một khoản tiền," quan tòa nói, "nhưng ta sẽ khoan hồng khoản đó miễn là mỗi người trong đám các ngươi phải mang một cuộn bông gòn đến nạp tòa trong hạn ba ngày. Ai không thi hành lệnh này sẽ bị bắt giữ."

Một trong những cuộn hàng mà người dân mang tới liền ngay tức khắc được ông lái buôn nhận ra là của riêng ông, và do đó tên kẻ trộm đã bị khám phá ra một cách dễ dàng. Ông lái buôn thâu hồi lại hàng hóa của ông ta và các cuộn bông gòn được trả lại cho dân chúng.


*

TRUYỆN 59 *
Những Chiến Sĩ Nhân Đạo

==



Có lần một sư đoàn quân đội Nhật Bản tập trận giả và vài người trong đám sĩ quan thấy cần thiết phải đặt bộ tham mưu của họ trong thiền viện của Gasan.

Gasan bảo nhà bếp của ông: "Chỉ dọn cho các sĩ quan ăn cùng một món thanh đạm mà chúng ta ăn."

Điều này làm cho đám người trong quân đội nổi giận, vì họ thường được hưởng một sự đối đãi rất là tôn kính. Một người đến gặp Gasan và nói: "Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến sĩ, hy sinh mạng sống của chúng tôi cho đất nước chúng ta. Tại sao ông không đối xử với chúng tôi một cách tương xứng ch??"

Gasan trả lời m?t cách nghiêm ngh?: "Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là những chiến sĩ nhân đạo, nhắm mục tiêu cứu vớt tất cả chúng sinh."




*

TRUYỆN 60 *
Con Đường Hầm

==


Zenkai, con trai của một hiệp sĩ, du hành tới Edo và ở đó trở thành người hầu cận của một viên chức cao cấp. Chàng yêu bà vợ của viên chức và chuyện này bị khám phá ra. Để tự vệ, chàng hạ sát viên chức. Rồi chàng trốn đi với người vợ.

Cả hai người về sau này trở thành những tên trộm cắp. Nhưng người đàn bà tham lam quá đáng khiến cho Zenkai trở nên khinh ghét. Cuối cùng, bỏ rơi bà ta, chàng du hành tới phương xa tận tỉnh Buzen, ở đó chàng trở nên một kẻ hành khất lang thang.

Để chuộc lại dĩ vãng của chàng, Zenkai quyết định thực hiện một vài hành vi tốt đẹp trong cuộc đời chàng. Biết được rằng có một con đường nguy hiểm băng qua một dốc núi đã gây ra chuyện chết chóc và thương tích cho nhiều người, chàng quyết chí đào một con đường hầm xuyên qua núi tại chỗ đó.

Đi xin ăn vào ban ngày, Zenkai làm vi?c đào hầm vào ban đêm. Khi ba mươi năm trời đã trôi qua, đường hầm dài 2,280 bộ, cao 20 bộ, và rộng 30 bộ.

Hai năm trước khi công việc hoàn tất, anh con trai viên chức b? chàng hạ sát trước đây, nay đã là một tay kiếm điêu luyện, kiếm được ra Zenkai và tìm tới để giết chàng hầu trả thù.

"Ta sẽ nộp mạng của ta cho anh một cách tự nguyện," Zenkai nói. "Chỉ xin để cho ta làm xong công trình này. Vào ngày mà công việc hoàn tất, lúc đó anh có thể giết ta."

Do đó người con chờ đợi đến ngày. Vài tháng đã qua di và Zenkai tiếp tục đào. Anh con trai trở nên chán nản vì chẳng làm gì cả nên bắt đầu giúp để đào. Sau khi anh ta đã giúp được hơn một năm trời, anh trở nên khâm phục ý chí dũng mãnh và tư cách của Zenkai.

Cuối cùng đường hầm đã hoàn tất và mọi người có thể xử dụng được nó và qua lại an toàn.

"Bây giờ hãy chém đầu ta đi," Zenkai nói. "Công trình của ta đã xong rồi."

"Làm sao con lại có thể chém đầu của chính thầy mình được?" người thanh niên hỏi với lệ tràn trên mắt anh.

*



TRUYỆN 61 *
GUDO Và Hoàng Đế

===


Hoàng đế Goyozei đang học Thiền với Gudo. Hoàng đế hỏi: "Trong Thiền, chính tâm này là Phật. Vậy có đúng không?"

Gudo trả lời: "Nếu tôi nói đúng, thì ngài sẽ nghĩ rằng ngài hiểu mà không hiểu gì cả. Nếu tôi nói không, thì tôi lại nói ngược với một sự kiện mà nhiều người hiểu rất rõ."

Vào môt ngày khác hoàng đế hỏi Gudo: "Người giác ngộ đi về đâu khi người đó lìa đời?"

Gudo trả lời: "Tôi không biết."

"Tại sao thầy lại không biết?" hoàng đế hỏi.

"Bởi vì tôi chưa chết," Gudo trả lời.

Hoàng đế do dự hỏi thêm nữa về những điều mà tâm của ngài không thể hiểu được. Do đó Gudo đập trên sàn nhà bằng bàn tay của thầy như để làm cho hoàng đế thức tỉnh, và ngài giác ngộ!

Hoàng đế tôn kính Thiền và ông già Gudo hơn bao giờ hết sau khi ngài giác ngộ, và ngài còn cho phép Gudo đội mũ trong cung đình vào mùa đông. Khi Gudo ngoài tám mươi tuổi thầy hay ngủ thiếp đi vào giữa buổi thuyết giảng của thầy, và vị hoàng đế thường lặng lẽ lui vào một căn phòng khác để cho ông thầy kính yêu của ngài có thể hưởng sự nghỉ ngơi mà tấm thân già nua của thầy cần đến.

*



TRUYỆN 62 *
Trong Tay
Định Mệnh

--


Một võ tướng vĩ đại của Nhật Bản tên là Nobunaga quyết định tấn công kẻ địch mặc dù ông chỉ có một phần mười số người so với phe đối ngh?ch. Ông biết rằng ông sẽ chiến thắng, nhưng lính của ông lại nghi ngờ.

Trên đường đi ông ngừng lại ở một ngôi đền thờ Shinto và nói với những người của ông rằng: "Sau khi ta vào thăm đền thờ ta sẽ gieo một đồng tiền. Nếu là hình vẽ cái đầu ngửa lên, chúng ta sẽ chiến thắng; nếu là hình cái đuôi, chúng ta sẽ thua. Định mệnh nắm giữ chúng ta trong tay của nàng."

Nobunaga bước vào đền thờ và yên lặng cầu nguyện. Ông bước tới và gieo một đồng tiền. Mặt vẽ cái đầu hiện ra. Quân lính của ông hăng hái chiến đấu rồi thắng trận chiến của họ một cách dễ dàng.

"Không ai có thể thay đổi được bàn tay của định mệnh," người hầu cận của ông nói với ông sau trận chiến.

"Thật ra không đúng," Nobunaga nói, đưa ra cho thấy một đồng tiền có hai phía giống nhau, với hình vẽ cái đầu ở cả hai mặt.

*


TRUYỆN 63 *
Sát Sinh

==


Gasan một hôm dạy dỗ những đệ tử của ông: "Những ai lên tiếng chống lại sự sát sinh và những ai muốn bảo tồn cuộc sống cho mọi sinh vật có tri giác đều đúng. Thật là tốt khi bảo vệ ngay cả các súc vật và các côn trùng. Thế nhưng còn những người giết thời giờ thì sao, những người đang tàn phá tài sản thì sao, và những người hủy hoại nền kinh tế chính tr?? Chúng ta không nên bỏ qua cho những người này được. Hơn nữa, còn như người giảng pháp mà lại không hề giác ngộ thì sao? Người đó đang giết chết Phật giáo vậy."




*


TRUYỆN 64 *
Mồ Hôi Kasan

==



Kasan được mời hành lễ tại một đám tang của một vị lãnh chúa trong tỉnh.

Ông chưa hề gặp các v? lãnh chúa và các nhà quý tộc trước đó bao giờ cho nên ông bồn chồn. Khi nghi lễ khởi sự, Kasan đổ mồ hôi.

Sau đó, khi đã quay trở về rồi, ông triệu tập tất cả môn sinh của ông lại. Kasan thú nhận rằng ông chưa đủ khả năng để làm một ông thầy bởi vì ông khi tới với giới danh tiếng đã chẳng giữ nổi được cùng một tác phong như cái tác phong ông có khi ở trong chốn thiền viện vắng vẻ. Thế rồi Kasan từ chức và trở thành môn sinh của một ông thầy khác. Tám năm trời sau, đã được giác ngộ, ông quay trở về với các môn sinh trước đây của ông.




*
TRUYỆN 65 *
Chế Ngự Con Ma

==



Một cô vợ trẻ lâm bệnh và sắp qua đời. "Em yêu anh rất nhiều," nàng nói với chồng nàng, "Em không muốn rời xa anh. Đừng nên bỏ em để rồi đi tới với bất cứ người đàn bà nào khác nhé. Nếu anh làm như thế, em sẽ quay trở lại làm ma và quấy rối anh luôn mãi đấy."

Ít lâu sau cô vợ từ trần. Anh chồng tôn trọng ý muốn cuối cùng của nàng được ba tháng đầu, nhưng rồi anh gặp một người phụ nữ khác và yêu cô này. Họ hứa hôn với nhau.

Lập tức ngay sau cuộc hứa hôn có một con ma hiện ra mỗi đêm với anh chàng, phiền trách anh ta không giữ lời hứa của anh. Con ma cũng rất tài tình. Nó nói với anh đúng ngay những chuyện gì đã diễn ra giữa chính anh và người yêu mới của anh. C? mỗi khi anh tặng hôn thê của anh một món quà, con ma cũng có thể tả thứ đó ra với từng chi tiết. Nàng còn nhắc lại được ngay cả cuộc nói chuyện, và điều đó quá quấy nhiễu anh chàng đến nỗi anh không thể nào ngủ được. Có người khuyên anh chàng nên mang việc của anh đến một thiền sư sống gần làng. Mãi về sau này, trong niềm thất vọng, anh chàng đáng thương mới đi tới thiền sư để nhờ giúp đỡ.

"Vợ trước của con biến thành một con ma và biết được mọi việc con làm," ông thiền sư bình luận. "Bất cứ chuyện gì con làm hay nói, bất cứ thứ gì con tặng cho người yêu của con chị ấy biết. Chị ấy phải là một con ma rất khôn ngoan. Thật ra con nên khâm phục một con ma như v?y. Lần sau chị ấy xuất hiện, hãy thương thuyết với chị ấy. Nói với chị rằng chị biết quá nhiều con không thể dấu chị điều gì được cả, và nếu chị trả lời con được một câu hỏi, con hứa hẹn sẽ tiêu hủy chuyện hứa hôn của con và ở độc thân."

"Câu gì mà con phải hỏi nàng?" chàng thăm dò.

Thiền sư đáp lời: "Hãy bốc một nắm nhiều hột đậu nành và hỏi chị ấy xem con nắm đúng bao nhiêu hột đậu nành trong tay con. Nếu chị ấy không nói cho con rõ được, thì con sẽ biết rằng chị ấy chỉ là một phần nhỏ của trí tưởng tượng của con và sẽ không còn quấy nhiễu con nữa đâu."

Đêm hôm sau, khi con ma xuất hiện anh chàng n?nh bợ nàng và bảo nàng rằng nàng biết tất cả mọi chuyện.

"Quả đúng vậy đó," con ma trả lời, "và ta biết anh đã đi thăm cái ông thiền sư đó ngày hôm nay."

"Và vì em biết quá nhiều," anh chàng yêu cầu, "hãy nói cho ta biết có bao nhiêu hạt đậu mà ta nắm trong bàn tay này!"

Chẳng còn có một con ma nào để mà trả lời câu hỏi nữa.

*



TRUYỆN 66 *
Những Người Con Của đức Hoàng Đế



==

Yamaoka Tesshu là một phụ giáo của hoàng đế. Ông cũng còn là một bậc thầy về thuật đánh kiếm và một môn sinh học Thiền uyên thâm.

Nhà của ông là nơi trú ngụ của những kẻ lang thang vô nghề nghiệp. Ông chỉ có độc nhất một bộ quần áo, để giữ cho ông nghèo nàn mãi thôi.

Hoàng đế, nhận thấy quần áo của ông quá xác xơ, đã cho Yamaoka một ít tiền để mua vài bộ quần áo mới. Lần sau Yamaoka xuất hiện ông vẫn mặc y nguyên bộ đồ cũ.

"Quần áo mới đâu mất hết rồi, Yamaoka?" hoàng đế hỏi.

"Tôi đã mang quần áo cho những người con của đức hoàng đế rồi," Yamaoka giải thích.



*

TRUYỆN 67 *
Con Đang Làm Gì Vậy!
Thầy Đang Nói Gì vậY!


==



Trong thời đại mới rất nhiều chuyện vô ý nghia về những thiền sư và các đệ tử được người ta nói tới, và về chuyện thừa hưởng giáo lý của một ông thầy bởi các môn sinh được đặc biệt ưu đãi, khiến họ được phép tiếp tục truyền đạt chân lý tới những môn sinh của họ. Tất nhiên Thiền phải được truyền thụ theo cách thức này, từ tâm truyền qua tâm, và trong quá khứ cách phổ biến này đã được thật sự thực hiện. Sự yên lặng và đức khiêm tốn vượt trội hơn hẳn lời phát biểu và sự xác ngôn. Người được tiếp nhận một giáo lý như vậy thường giữ kín chuyện đó đến cả hai chục năm sau. Mãi cho đến lúc có một người khác vì nhu cầu riêng tư của cá nhân mình khám phá ra được rằng có vị thiền sư thật sự ở ngay cận bên mình thì mới hay biết rằng giáo lý đã được phổ biến đi, và rồi tùy trường hợp xảy ra hoàn toàn tự nhiên mà giáo pháp cứ nhu vậy được truyền tụng tiếp tục. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thiền sư không bao giờ tự nhận rằng "Ta là kẻ nối nghiệp của người này người kia." Một lời tự nhận như thế chỉ chứng tỏ ra sự hoàn toàn trái ngược lại.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một người kế v?. Tên của ông này là Shoju. Sau khi Shoju đã hoàn tất xong việc học thiền của ông, Mu-nan gọi ông vào trong phòng của ngài. "Thầy đã về già rồi," ngài nói, "và cho tới nay như ta được biết, Shoju, con là người độc nhất sẽ th?c hiện giáo pháp này. Đây là một quyển sách. Sách đã được lưu truyền xuống từ thầy này tới thầy khác đến bảy đời rồi. Thầy cũng đã thêm vào nhiều điểm theo sự thông hiểu của thầy. Quyển sách rất quý giá, và ta trao sách lại cho con để tiêu biểu cho sự kế v? của con."

"Nếu quyển sách là một vật quan trọng đến thế thì tốt hơn là thầy nên giữ lấy," Shoju trả lời. "Con đã được thụ nhận Thiền không văn tự của thầy và con thỏa nguyện với chuyện đó như vậy rồi."

"Thầy biết điều đó," Mu-nan nói. "Dù như vậy, tác phẩm này đã được lưu truyền từ thầy này qua thầy khác tới bảy thế hệ rồi, cho nên con có thể giữ lấy sách như một vật tiêu biểu là đã được tiếp nhận giáo pháp. Này đây."

Cả hai người tình cờ đang nói chuyện trước một lò than hồng. Ngay khi Shoju cầm sách vào tay ông liền giúi sách vào trong đống than ngút lửa. Ông chẳng muốn lưu giữ làm gì.

Mu-nan, ngài chưa từng bao giờ nổi giận trước đây, quát lên: "Con đang làm gì vậy!"

Shoju hét lại: "Thầy đang nói gì vậy!"

===

No comments: