Tuesday, November 25, 2008

TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 2

===

Bùi Ngọc Tấn

Chuyện kể năm 2000

Chương 2

Cách đây khoảng nửa năm, nghĩa là cuối năm 1972, một buổi sáng hắn cùng tất cả anh em tù xếp hàng đi làm thì ông quản giáo gọi tên hắn. Tên hắn và tên một số người khác.
Ngơ ngác, không biết có việc gì, hắn đứng tách riêng ra. Những người tù khác cũng đứng tách ra. Khoảng sáu bảy người. Ai cũng cầm một cái túi hoặc một mảnh ni-lông.
Khi sân trại đã vắng ngắt, hắn cùng những người tù còn lại đến sát phòng trực, ngay cổng trại.
Những người tù kia đi ra khỏi cổng. Hắn nhìn Chắt ngơ ngác. Chắt bảo:
- Vợ lên. Vợ lên hôm qua, không biết à?
Hắn đến đứng trước mặt ông trực trại, lễ phép:
- Báo cáo ông cho tôi về buồng lấy cái túi.
Ông trực trại - vẫn ông hôm nay đến khám nội vụ hắn, tên ông là Thanh Vân, đeo lon hạ sĩ, có nước da ngăm ngăm - nhìn hắn:
- Nhanh lên!
Hắn băng qua cái sân rộng về phòng, nhún mình đu lên sàn trên, cầm mảnh ni-lông và lao ra. Những người tù được gặp người nhà đã ra hết. Hắn thở hổn hển, cố nén niềm vui, giữ cho mình vẻ mặt kính cẩn và đau khổ:
- Báo cáo ông, cho tôi ra.
Hắn nhận được câu trả lời làm hắn choáng váng:
- Quay về buồng.
- Thưa ông...
- Về! Anh không được gặp nữa. Đến vợ con anh, anh cũng còn không thiết, còn nói gì nữa.
Hắn chết lặng và biết tội của hắn: Sự chậm trễ.
- Thưa ông, tôi đã xin phép ông cho tôi về lấy mảnh ni-lông.
- Sao anh không mang ra ngay từ đầu?
- Báo cáo ông, tôi không biết người nhà tôi lên.
- Sao những phạm khác lại biết? . -
Cái ấy thì hắn chịu. Hắn ngớ ra. Đúng là những người khác biết được gia đình lên. Còn hắn không biết. Nhưng hắn có phải là tù chuyên nghiệp đâu mà có lắm bạn bè ở mọi toán, mọi chỗ, thông tin cho hắn.
Dù đã năm năm tù, hắn vẫn cứ là hắn, rụt rè, cẩn trọng, không muốn mở rộng quan hệ với anh em tù. Hắn chỉ có thể cởi mở trong giới của hắn, những người viết văn, những người làm báo.
- Báo cáo ông, không ai bảo cho tôi cả.
Ông quản giáo tỏ vẻ thương hại hắn:
- Thôi, về buồng! Anh được nghỉ làm ngày hôm nay.
Với ông, được nghỉ làm là một đặc ân rồi.
Hán hiểu. Những ngày sống trong tù hắn hiểu ràng không thể và không nên nài nỉ điều gì khi người ta đã quyết định. Cái đó chỉ có hại cho mình. Vì người ta muốn tỏ cho anh biết người ta có quyền lực, có quyền quyết định về anh, dù quyết định ấy thế nào chăng nữa. Rằng anh là một con số không, hơn nữa, một con số âm. Anh không có một chút quyền cơ bản nào, hoàn toàn nằm trong bàn tay sắt của chính quyền và phải tuyệt đối chấp hành nó.
Hắn mang miếng ni-lông gấp gọn trở về buồng gíam. Cửa buồng vẫn mở. Anh em đi làm hết. Nội vụ xếp ngay ngắn, vuông thành sắc cạnh, đặt sát vách san sát tầng trên tầng dưới, bên này bên kia, ô cao ô thấp, ô dày ô mỏng, ô cộm lên hòm xiểng, ô chỉ một mảnh chăn sợi mỏng tang. Mỗi ô nội vụ là một cuộc đời.
Hắn ngồi, rót một ca nước từ bi-đông của già Đô. Uống. Hắn nghĩ đến vợ hắn đang ở ngoài kia. Vợ hắn ở sát biển, xa lắm, lên tận chốn rừng sâu này với hắn.
Bây giờ vợ hắn gần lắm, ngay ngoài kia thôi mà hắn không được gặp. Hắn không ngờ vợ hắn lại đi tiếp tế cho hắn trong hoàn cảnh gay go như thế này. Máy bay Mỹ bắn phá khắp nơi. Máy bay Mỹ cháy ngay trên trời, hắn nhìn rõ. Phi công Mỹ nhảy dù rơi xuống trại trong, các ông cán bộ đuổi bắt được đưa về tỉnh. Ôi! Vợ hắn! Hắn đã viết thư cho vợ nói bóng nói gió rằng: Ngày về của hắn không biết đến bao giờ. Hẳn khuyên vợ hắn nên suy nghĩ kỹ, kẻo không lỡ dở. Điều đó chỉ làm cho hắn thêm yên tâm sống trong tù. Hắn càng đau khổ gấp đôi khi vợ hắn vì hắn mà huỷ hoại cuộc đời.
Thế nhưng vợ hắn không bỏ hắn. Lại còn lên thăm hắn. Hắn thương và yêu vợ thêm nhiều lần. Giờ đây càng thương. Càng đau. Người ta sẽ trả lời vợ hắn là hắn cải tạo không tốt, nên lãnh dạo trại không cho gặp. Tât cả những người không được gặp mặt đều chung một lý do như vậy.
Vợ hắn, một cô gái nhỏ xíu, một cô nữ sinh Hà Nội, cơn gió thổi cũng bay, bước vào giữa trận bão cuộc đời này mà không được chuẩn bị gì hết. Thoắt một cái, từ bình minh của cuộc đời, của tình yêu hạnh phúc, của niềm tin, nàng đã ở ngay tâm bão.
Chiều hôm qua cơn bão đã cuốn nàng từ biển đến đây Một thung lũng giữa rừng già Việt Bắc. Từ P. tàu xe lên Hà Nội, ăn đợi, nằm chở, ngủ vạ vật ở ga Hàng Cỏ... Rồi đi tàu, rồi đạp xe ba chục cây số đường rừng dến dây với niềm tin sẽ được gặp chồng.
Hắn nghĩ đến cảnh vợ hắn trở về, mang theo cả đồ tiếp tế. Lại ngần ấy đường dất. Bom đạn, cầu đò. Tàu hoả phải tăng bo. B52 bắn phá... Hắn hình dung ra được vì hắn cũng trải qua cảnh ấy trong chiến tranh.
Hắn ngồi uống nước một mình, muốn khóc mà không khóc được. Hắn thương vợ đến đứt lòng. Hắn hình dung rất rõ vợ hắn, người nhỏ nhắn, dáng đi hơi ngả ngả về phía trước. Không biết nàng có phi-dê tóc nữa không. Lâu quá rồi hắn không được gặp vợ. Kể từ khi chuyển lên trại này gần một năm rồi, vợ hắn lên thăm hắn lần này là một. Xa xôi quá. Đi thuận tàu xe cũng phải mất ba ngày. Lại đang bắn phá. Nguy hiểm lắm. Lại còn một điều nữa. Hắn đã tù lâu. ừ thì so với Nguỵ Như Cần hơn 20 năm, Nguyễn Văn Phố 18 năm với rất đông anh em Cầu Giát, Ba Làng từ năm 1956 tới nay, thì hắn còn là mới. Nhưng năm năm cũng lâu. ừ, năm năm đã gọi là lâu được chưa?
Giá hắn tù đến chín năm thì có thể nói là lâu được.
Ba lệnh như bọn Hỉn Sán, Xìn Cắm mới được nói về mình là người tù lâu. Năm năm tù không lâu, nhưng cũng đủ làm kiệt sức vợ hắn, cạn dần những cố gắng của vợ hắn.
Hắn bình tĩnh đón nhận sự cạn kiệt ấy, như mọi người tù lâu khác, như mọi người tập trung cải tạo khâc. Không thể bắt vợ phải khổ mãi về mình. Phải để cho vợ con bình thường hoá cuộc sống. Đó là sự chia sẻ trở lại của người tù với gia đình bên ngoài.
Lâu không gặp vợ, hắn yên tâm tù, bởi lẽ hắn nghĩ vợ hắn không vất vả vì hắn. Không có hắn, nàng đã khổ cực lắm rồi. Hắn quyết hoàn toàn đơn độc thích nghi với đời sống trong trại. Không mơ ước ngày về. Chịu được đói. Đói: dạ dày vơi và đói chất. Và tạt tốt Tạt nhanh như sóc. ăn được mọi thứ. Nhái, lá sắn, củ ráy đã ăn được. Tốt. Phấn đấu ăn những thứ khác mình vẫn còn sợ chưa dám ăn. Đừng hướng về những quả tắc của vợ mà hướng về trại. Như rất nhiều người tù lâu đã làm vậy.
Hắn đã xác định được thì vợ hắn lên.
Hắn hình dung vợ hắn như những lần hắn gặp trước ở trại QN. Đôi mắt nhìn hắn thương xót và đau dớn như chính nàng đang bi hành hạ. Khuôn mặt ấy đã chết hẳn nụ cười. Khuôn mặt của những người chịu đựng tai họa, gắng hết sức mình chịu đựng, đứng vững. Khuôn mặt của những người không nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng làm tất cả cho người mình yêu thương.
Nhìn khuôn mặt nàng, hắn hiểu hết những gì nàng đang gánh chịu ngoài đời. Hắn uống một ngụm nước lạnh nữa, vì hắn cảm thấy lồng ngực nóng bỏng. Và hắn nằm. Dù sao hôm nay cũng được nghỉ buổi làm. Hắn tự động viên.
Một lúc sau có tiếng chân người đi đến. Hắn vẫn nằm, bắp tay che mặt. Ai thì ai, hắn không cần. Hắn dang muốn chết.
Tiếng Chắt:
- Buồng này còn ai không nhỉ?
Chắt đến khoá cửa buồng. Hắn nhỏm dậy:
- Tôi! Có tôi ở nhà!
Chắt hai tay nắm hai cánh cửa đang định đóng lại, bước vào:
- Sao, ông ấy không cho gặp à?
Chắt đứng dưới đất, ngước mặt lên, nói chuyện với hắn, giọng thông cảm. Hắn vẫn ngồi trên sàn trên. Hắn lắc đầu:
- Vào lấy miếng ni-lông ra thì anh em đã đi hết rồi ông ấy không cho ra nữa.
- Vợ lên từ chiều hôm qua cơ mà. Lên với một người nữa.
Lại một thông tin mới. Ai? Ai lên thăm hắn nhỉ?
- Già hay trẻ?
- Khoảng ba mươi. Đàn ông.
Giọng Chắt vô tình, thản nhiên. Chắt với hai má hóp, giọng nói khàn khàn, vung vung chùm chìa khoá khổng lồ:
- Thế không có đứa nào bảo cho biết à?
- Không. Anh có trông thấy nhà tôi không?
- Có. Hôm qua bà ấy đến từ sớm. Hôm qua lên đông. Người nhà Phố, toán 12, mãi tối mịt mới đến. Gần hai mươi người cơ mà.
Chắt đi ra cửa:
- Anh ở nhà, khỏi phải khoá nhé?
- Anh bảo nhà bếp bớt lại suất cơm tôi.
Chắt bước ra. Một lúc sau thấy anh em tù nhà bếp gánh nước sôi lên đổ vào các phuy ùm ùm. Nước sôi hay nước nóng? Nước nóng thì chắc chắn hơn.
Hắn mang các thứ dụng cụ đựng nước của hắn và già Đô ra vợi vào ca, cặp lồng, bi-đông, ống bương, bát men... Hắn dặt tất cả lên sàn trên. Rồi hắn đu lên, xếp gọn vào đầ n giường. Hắn rửa mặt bằng cả một cặp lồng nước. Một cặp lồng khác vò lại khăn mặt.
Nghỉ ở nhà chỉ thích nhất khoản nước. Không phải tranh nhau, chậm chân là hết, hoặc có nghiêng thùng đi mà vét cũng chỉ được vài ca.
Khoảng mười giờ, hắn mang bát xuống nhà bếp. Anh em mang cơm các toán đã tề tựu.
Trong sân bếp gần trăm con vịt non, có con đã cắt tiết nhưng vẫn vẫy cánh lết ra một nơi, quét theo một vệt máu, những con đã nhúng nước sôi vứt riêng một góc. Một cái thùng to đầy vịt đã cắt tiết ở nách, ở gáy, ở chân, chớp chớp mắt long lanh. Nước trong thùng đỏ như máu. Một anh ấn hai tay vào quẫy lộn lũ vịt ấy. Đó là anh ta vò nước lã trước khi nhúng nước sôi.
Những con còn khoẻ vẫy cánh bắn tung toé nước máu lên mặt, lên tóc, lên người anh ta. ở trong lồng những con vịt nhép kêu hếp hếp, hếp hếp. Vịt bé quá, còn đang mọc lông. Chắc người ta bị nhỡ lứa, bị cấm đồng.
Thì ra món thịt vit ông chánh giám thị hứa hẹn là vậy.
Một anh nhà bếp rên lên:
- Thui thôi, không nhổ được đâu.
Người ta thui. Lông cháy, da ám khói. Đen xì. khét lẹt.
- Này ngồi xuống, hộ cánh này một tay.
Một anh nói với hắn. Chắt thông cảm:
- Đang buồn, vợ lên không được gặp.
Hắn nhận suất cơm. Cơm nhận riêng thế này thường được nhiều. Đầy bát hai mươi Mùi cơm trộn mì thơm ngào ngạt. Nhưng hắn không thấy đói. Hắn vẫn còn thương vợ hắn. Hắn vẫn còn đau, còn tê dại.
Ôi sao người ta lại có thể độc ác đến như vậy. Hắn không hiểu nổi. Hắn vẫn không quên ông Thanh Vân.
Chiều chiều, khi anh em tù đã bị khoá trong các buồng, ông thường đi bách bộ ngoài sân. Hai tay khoanh, ấp một quyển sách vào ngực, ông đi tư lự, nhiều khi mỉm cười một mình như một nhà thơ hay nhà triết học.
Nằm sấp trong buồng giam, nhìn qua cửa sổ ra sân, hắn thấy ông Thanh Vân thật buồn cười: ông ta cố làm cho mình thành một nhà tư tưởng. Một lần ông chậm rãi, đếm bước ngay sát cửa sổ, hắn ngã người: Qnyển sách áp vào ngực ông Thanh Vân là quyển Hoá học lớp 10. Ông ta lại đang làm ra mình là một nhà trí thức. Ông có thể là một người hiền lành, chất phác, cày ruộng giỏi, thương người, nhưng ông cố tỏ ra từng trải, có quyền lực. Chưa đủ, ông còn muốn mọi người biết là mình có tri thức, phải phục tùng mình tuyệt đối.
Hắn đã phục tùng ông Thanh Vân. Nhưng phục ông thì không. Không bao giờ. Hắn thương hại sự nghèo nàn của ông. căm giận sự độc ác của ông. Sau này khi được tự do, hắn nghĩ về ông có độ lượng hơn: ông ta cũng chỉ là nạn nhân, là sản phẩm của một hoàn cảnh, một chính sách, đang hoàn thiện mình để sống trong những điều kiện mới.
Buổi chiều, giữa lúc hắn đang nghĩ đến vợ hắn, đến đoạn đường vợ hắn đã đi được để về nhà, thì Chắt vào gọi:
- Ra, cán bộ gặp.
Lóe lên hy vọng. Hắn vội giắt vào bụng mảnh vải nhựa.
Không phải ông Thanh Vân ngồi trong phòng trực. Một ông quản giáo già, người miền Trung, da mặt thiết bì, cao lớn. Chưa một người tù nào một lần thấy ông cười. Tên ông là Quân.
- Báo cáo ông, tôi là Tuấn, có mặt.
Ông Quân nói nhạt nhẽo:
- Anh ra gặp gia đình.
Hạnh phúc bất ngờ quá. Hắn nói với ông Quân giọng lễ phép:
- Cám ơn ông. Báo cáo ông, tôi đi.
Ông Quân quay đi nhìn chỗ khác. Với ông, hắn không còn đứng đấy nữa.
Hắn đi ra, rảo bước về khu gặp mặt. Một căn nhà lưng chừng đồi, cách cổng trại hai trăm mét, lẩn trong các lùm cây, người đứng lố nhố. Hắn vừa đi vừa nhìn xem có thấy vợ hắn đang đứng đó không? Buổi chiều, nhưng còn đông, vì có những người đã được gặp mặt rồi, nhưng vẫn phải ngủ lại sáng hôm sau mới về.
Kia rồi! Vợ hắn! Đúng vợ hắn. Không phải trong suy nghĩ, trong tưởng tượng nữa mà vợ hắn bằng xương bằng thịt. Cái dáng của vợ hắn dù có lẫn trong hàng nghìn vạn con người hắn vẫn nhận ra được ngay. Hắn vấp một cái điếng người.
Tim hắn đập rộn lên. Một người đứng cạnh vợ hắn, nam giới, cao, giơ tay vẫy hắn. Bình. Người bạn thân nhất của hắn.
Hắn đi chậm lại. Hắn muốn kéo dài phút giây hạnh phúc của thời gian chờ đợi này, thời gian vượt qua quãng đường ngắn ngủi này. Anh em tù đang làm dưới ruộng khoai. Những bộ quần áo xám bạc phếch. Họ đang đứng nhìn về phía hắn, thèm khát được như hắn.
Lúc hắn bước tới chân đồi. có tiếng gọi vợ hắn và Bình vào trong nhà.
Hắn bước lên bậc cấp. Người đầu tiên hắn nhìn thấy là ông Thanh Vân. Vợ hắn và Bình ngồi ở phía cuối chiếc bàn hình chữ nhật to dài. Ông Thanh Vân ngồi đầu này.
- Báo cáo ông, tôi có mặt.
Ông Thanh Vân chỉ tay vào một cái ghế ở giữa:
- Anh ngồi xuống. Trại giải quyết cho anh được gặp chị ấy, nhưng anh không được nhận đồ tiếp tế.
Lại thế nữa. Nhưng thôi. Không đề nghị, không van xin. Đồ tiếp tế là những thứ cứu sống mình nhưng cũng không là gì cả. Điều quan trọng là được gặp vợ, hai vợ chồng đôí thoại. Được nhìn nhau. Được nhìn Bình, người bạn không bao giờ bỏ hắn.
Những câu đối thoại không biết bắt đầu từ đâu, luôn bị ám ảnh bởi sợ hết giờ. Những câu đối thoại có sự hiện diện của ông quản giáo, chỉ là những điều dối trá. Thì thôi, hãy nói cho nhau nghe những điều dối trá. Chúng ta đã học cách nghe những lời dối trá để qua đấy biết được sự thật. Ông Thanh Vân đã lại lúi húi vào quyển sách giáo khoa. Lần này là quyển Vật lý lớp 10. ông là một người vừa thâm canh, vừa quảng canh trí tuệ.
Vợ hắn lên tiếng trước:
- Anh có khoẻ không?
Hắn nhìn vợ. Nhìn thẳng vào mắt vợ. Vợ hắn cũng nhìn vào mắt hắn. Hai người nhìn nhau. Họ đọc trong mắt nhau tình yêu thương, nỗi khổ cực, sự đau đớn, niềm tin, sự phẫn uất. nỗi tuyệt vọng, lòng xót thương không bờ bến, sự khao khát bên nhau và nỗi hận không làm được cả vũ trụ nổ tung lên.
Im lặng khá lâu. Ông Thanh Vân ngẩng lên. Không nhìn lại, hắn vẫn cảm thấy cái ngẩng lên ấy.
Có lẽ ông ngẩng lên vì không thấy hắn trả lời.
- Em có khoẻ không?
- Em khoẻ, thầy mẹ khoẻ, các con khoẻ.
Ai cũng khoẻ cả, điều ấy hắn không tin.
- Sắp rét rồi, nhớ quàng khăn cho các con, kẻo chúng nó viêm họng.
- Bé Dương hay ốm lắm. Ba ngày khoẻ, bảy ngày ốm.
Dương là đứa con út. Vợ hắn đẻ khi hắn đã bị bắt, hắn chưa biết mặt.
- Em có vất vả lắm không?
Vất vả. Em phải làm thêm. Tối các con ngủ, rửa bát, giặt giũ xong, em lại lấy bàn là ra là quần áo cho mậu dịch. Anh Thân xin cho. Mỗi tháng cũng thêm được 15 đồng.
Hắn chẳng biết khuyên vợ thế nào, động viên vợ thế nào. Hắn cam chịu bất lực. Sự bất lực của một người từng làm chủ gia đình, đứng mũi chịu sào, cáng đáng mọi việc, kiếm đủ tiền nuôi vợ, nuôi con. Công việc trong nhà hắn cũng chẳng nề hà, kể cả nấu cơm rửa bát để vợ được nghỉ trong khi nuôi con mọn.
Hắn thở dài.
Hắn không muốn thở dài trước những ông quản giáo, vì hắn cho rằng tiếng thở dài của người tù sẽ đem lại niềm vui cho họ. Hắn không muốn tỏ ra mềm yếu trước mặt người khác. Nhưng lúc này tiếng thở dài là cái van xả xúp-páp an toàn. Nếu không người hắn sẽ nổ tung lên mất. Cả người hắn như một quả núi lửa, nghẹn ngào.
Họ nói chuyện về bố mẹ. về sự học hành của các con. Ôi, bố mẹ hắn giờ dây gánh vác tất cả gánh nặng con cái của hắn. Hắn thật là một thằng bất hiếu, một thằng khốn nạn. Và lũ trẻ, bao giờ gặp lại. Những đứa con gần như không bố...
- Anh đã viết đơn đi các nơi...
Bình bây giờ mới lên tiếng:
- Ngọc vẫn viết, nhưng không ai trả lời.
Hắn lặng im một lúc:
- Anh vẫn đi làm bình thường. Lên trại này có dễ chịu hơn. Thôi, em không phải lên thăm anh nữa. Còn bao việc em phải lo.
Ngọc giàn giụa nước mắt, những dòng nước mắt lặng lẽ. Hắn nhìn vợ không bằng lòng. Cái nhìn ấy muốn nói: Đừng khóc em. Có ai thương chúng mình đâu. Những giọt nước mắt của em anh không trả được.
Ông Thanh Vân rời quyển sách Vật lý lớp 10, đứng lên:
- Thôi. Hết giờ gặp. Anh Tnấn chuẩn bị về trại.
Bình cúi xnóng xách cái bọc to vẫn để dưới ghế, đặt lên bà n:
- Báo cáo đồng chí...
Đã lâu lắm mới nghe thấy tiếng "đồng chí” hắn giật mình. sợ hãi về tiếng đồng chí lạc lõng, phạm thượng ấy. . Nhưng hắn trấn tĩnh ngay. Bình không bị đi tù, Bình chỉ là người nhà tủa người tù. Bình vẫn là phóng viên báo Đảng và vần có quyền gọi ông Thanh Vân là đồng chí. Nhưng hắn vẫn sợ ông Thanh Vân xúc phạm Bình, hoặc sau này sẽ có hành động trù dập hắn...
- Báo cáo đồng chí, xin đồng chí cho anh Tuấn dược nhận chút quà gia đình đem lên.
Không được. Chúng tôi chiếu cố lắm mới cho anh Tuấn được gặp mặt hôm nay.
Vợ hắn nài nỉ. Bình nài nỉ. Hắn chưa bao giờ thấy vợ và người bạn thân thiết của hắn nài nỉ ai như vậy.
Cả hai vốn là những người tự trọng, rất tự trọng. Ông Thanh Vân cười tươi động viên:
- Thôi, chị với anh cứ mang về. Lần sau lên chúng tôi cho nhận.
Giả dối đến thế là cùng. Hắn cắn chặt răng, người run lên vì buộc phải im lặng. Hắn ghê tởm nhất thói đạo đức giả.
Bình đứng dậy. Hắn sợ Bình không giữ được bình tĩnh. Hắn nhìn Bình van vỉ. Bình hiểu cái nhìn ấy.
- Thưa đồng chí, đang lúc chiến tranh, chúng tôi vượt bao đường đất mới lên được đến đây. Cả nhà cố gắng chắt bóp dành cho anh Tuấn ít quà để anh ấy có thêm sức khoẻ cải tạo. Kẹo, bánh, vừng, ruốc, thì để làm sao được đến chuyến thăm sau. Với lại chưa biết đến bao giờ chúng tôi mới lạí lên thăm anh ấy được.
Hắn nhăn mặt. Nhăn mặt vì chữ cải tạo Bình nói.
Hắn không làm gì để phải cải tạo. Hắn không có tội gì hết. Chưa một người công an nào nói hắn mắc tội gì. Lệnh bắt hắn: tuyên truyền phản cách mạng. Hắn đã bác bỏ trong hỏi cung và không ai buộc tội hắn.
Người ta ấn cho hắn cái lệnh tập trung cải tạo với tội: Phần tử nguy hiểm cho cách mạng. Thật là biến hoá ảo thuật khôn lường.
Bình ơi! Mày không hiểu gì hết. Nếu có tội thật thì vào đây cũng không cải tạo được gì đâu. Trước đây tao cũng nghĩ như mày, nhưng bây giờ tao tin chắc như vậy. Đây chỉ là một địa ngục rợn người, với mục đích rõ ràng: làm cho người ta khiếp sợ.
Hắn vẫn ngồi, nói với Bình, trước khi ông Thanh Vân có ý kiến:
- Thôi, Bình ạ! Đừng nói nữa, vô ích. Mình ở đây mình biết: ỡ đây các ông ấy đã quyết định thì cứ vậy mà làm. Đề nghị cũng không được đâu. ở dây rất nghiêm khắc. .
Hình như mấy tiếng cuối làm ông Thanh Vân bằng lòng. ông cười, khuôn mặt bầu bĩnh, ngăm ngăm, chất phác và thoả mãn.
Ngọc đặt tay lên bọc quà, im lặng. Hắn nhìn hai người. Chưa bao giờ hắn gặp mặt mà phải ngồi xa vợ như vậy. Phải đến hơn hai mét. Chỉ vì trại này đóng cái bàn to quá. Thật sự, lúc đó hắn không cần gói quà to tướng đặt trên bàn kia. Hắn không muốn vợ hắn và Bình phải cúi mình vì hắn. Cả bốn người vẫn ngồi.
Hắn lại cảm thấy ông Thanh Vân cúi xuống quyển Vật lý. Hắn nhìn gò má đã khô nước mắt của vợ:
- Đi có vất vả lắm không?
- Có anh Bình đi cùng, ctĩng đỡ.
Hắn nhìn Bình:
- Mình chỉ còn có cậu.
Bình nói:
- Tuấn biết đấy, mình cũng chỉ có cậu...
Hai người không dám mày tao với nhau trước người cán bộ thay mặt chính quyền. Một quãng đời đã chết thấp thoáng hiện ra.
Chợt ông Thanh Vân ngẩng lên nhìn Ngọc:
- Thôi. Chị có thể để lại cho anh Tuấn một ít quà.
Một ít thôi. Khoảng một phần ba chỗ ấy.
Cả ba người dứng lên. Ngọc nhanh nhẹn giở túi vải, nhấc từng thứ để ra bàn như sợ người công an thay đổi ý định.
Hắn cầm tấm ni-lông bước lại gần vợ. Hắn nhìn bàn tay nổi gân của vợ đang xếp. Hắn lại nhìn trộm rất nhanh mái tóc của vợ hắn, rõ từng sợi tóc. Cả những chân tóc ở đường ngôi, da dầu trăng trắng.
Năm cái bánh mì. Một gói to cơm nếp (nấu sáng nay ở dây đấy. Em mượn nồi của trại), ruốc thịt (em giã ở phố), vừng (thầy mẹ giã ở quê cho anh dây). Đường (gói đường này của anh Chân), súp bò (súp bò này của anh chị Thân). Bánh quy kem (của thằng cháu Côn). Bàn chải. Thuốc đánh răng.
- Nhiều quá rồi dấy.
Ông Thanh Vân chỉ vào từng gói: " Cái này, cái này. Thế thôi". Vợ hắn vẫn rút trong túi ra những đồ tiếp tế Và bây giờ mới là những thứ quan trọng nhất, giá trị nhất: một gói to thuốc lào, một tút thuốc lá Tam Đảo, và bốn gói chè (hai gói loại 1, hai gói loại 2).
Mắt hắn sáng lên. Chỉ những người trong tù mới biết giá trị của những thứ đó. Gói thuốc lào này (nhìn sợi thuốc hắn biết của bố hắn giồng) có thể hút thoải mái nửa năm, kể cả cho đi chút ít và hút chung với già Đô. Còn thuốc lá, chè. Đó là chìa khoá vạn năng để có tất cả. Đó là ngoại tệ mạnh, là đô-la. Mọi thứ đều tính ra đơn vị "biêu" (bao thuốc lá) và “lệnh” (lạng chè). Hắn nhặt những thứ quan trọng nhất để riêng ra.
Chè, thuốc lào, thuốc lá, vừng, ruốc, đường... Những thứ gọn nhẹ nhưng giá trị, chiến đấu lâu dài được, để dành được. Gói xôi tú hụ, hắn nhìn mà buốt ruột. Bớt được mấy bữa cơm. Tha hồ phơi. Mà lâu lắm rồi không dược ăn của nếp. Từ Tết đến giờ. Mười tháng rồi. Nhưng thôi. Vợ hắn cúi gằm xuống (để tránh cái nhìn của ông quản giáo):
- Xin anh cho chồng tôi nhận mấy cái bánh mì ăn sáng.
Ông quản giáo lặng im. Vợ hắn đưa gói cơm nếp sang đống của hắn, trên mảnh ni-lông trải rộng.
- Gói xôi nữa, xin anh cho nhà tôi được nhận gói xôi.
Ông Thanh Vân lặng im. Gói xôi nằm trên mảnh ni-lông.
- Còn gói bánh kem anh cho nhà tôi được nhận nốt.
Thấy ông quản giáo im lặng, Bình tươi tắn:
- Còn mỗi hai gói kẹo cầm về nó chảy nước ra mất.
Đó là hai gói kẹo lạc xốp. Đã tưởng hết, Ngọc lại lôi từ dâu ra gói kẹo cứng nữa.
- Cái này chúng tôi định để ăn dường. Nhưng thôi, anh cho gửi nốt. Cám ơn anh.
Chưa hết. Bây giờ mới thật sự là món cuối cùng.
Ngọc giở ví, lấy ra năm đồng:
- Anh cho nhà tôi nhận để chi tiêu.
Ông Thanh Vân cười hồn nhiên. Đó là nụ cười của cậu bé nhà quê chất phác, hồn hậu, đáng yêu, độ lượng trước những trò ma lanh, vặt vãnh:
- Anh có phiếu lưu ký không?
- Dạ, có.
- Đưa đây.
Hắn móc trong túi ra tờ giấy biên nhận của trại.
Phiếu của hắn chỉ còn mỗi đồng, đã tiêu hết tháng trước: Trại phân phối mỗi người một gói chè Hà Giang và mười điếu Nhị Thanh. Hắn mua cả tiêu chuẩn của già Đô. Chả là già Đô không có tiền âm phủ .
Ông Thanh Vân nhận tiền, ghi và ký phiếu.
Thế là hắn được nhận tất cả. Từ chỗ không có dược gặp vợ, đến chỗ được gặp nhưng không được nhận quà, rồi nhận một tí quà và cuối cùng được nhận tất cả. Thật là kỳ diệu. Hắn không ngờ câu nói của hắn với Bình: "ở đây các ông ấy quyết định là cứ thế mà làm. Đề nghị không được đâu. ở đây rất nghiêm khắc” lại có tác dụng quan trọng thế.
- Anh Tuấn về trại!
Mệnh lệnh nghe cũng không đến nỗi gắt gỏng.
Hắn túm bốn góc miếng ni-lông, đứng lên. Vợ hắn đứng lên. Bình đứng lên. Vợ hắn lặng người nhìn như muốn nuốt lấy hắn.
Hắn vác quả tắc bước nhanh ra cửa, xuống các bậc cấp. Hình như Ngọc nhớ ra là mình đã quên điều quan trọng nhất. Nàng vội chạy theo mấy bước. Hắn nghe thấy vợ hắn nói phía sau:
- Anh giữ gìn sức khoẻ nhé. Em ở đây, mai mới về. Bây giờ muộn rồi. Tết này em không lên nữa đâu.
Hắn quay lại nhìn vợ lần nữa và đi về trại.
hết: Chương 2, xem tiếp: Chương 3

No comments: