Thursday, January 6, 2011

TÀI LIỆU VỀ KHOÁN



TÀI LIỆU VỀ KHOÁN






" Khoán 100 " và " khoán 10 " ở đây là cách gọi tắt của các nghị quyết số 100 và 10 của nhà nước, ban hành lần lượt vào các năm 1981 và 1988, nói về việc khoán các sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân.

KHOÁN 100


Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:

Qua tổng kết thực tiễn trên, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100.
"Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân. Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này.


Sau khi kinh nghiệm khoán của Đoàn Xá được thí điểm ở toàn huyện Đồ Sơn và Hải Phòng đem lại kết quả tích cực, Hội nghị Trung ương 9 khóa IV (tháng 12/1980) đã quyết định mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Hoàng Tùng, lúc bấy giờ trong Bộ Chính trị chỉ có Tổng bí thư Lê Duẩn và các ông Võ Chí Công, Lê Thanh Nghị và Hoàng Tùng là ủng hộ chính sách khoán. Còn lại, bao gồm cả Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương Đảng, phản đối.

Trong Hội đồng Chính phủ thì chỉ Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu ủng hộ, Chủ tịch Hội đồng Phạm Văn Đồng lưỡng lự, một số Phó Chủ tịch Hội đồng phản đối. Để cho chính sách khoán nông nghiệp có thể thực hiện được, những người ủng hộ đã phải ban hành nó dưới dạng chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì đáng lẽ phải là Nghị quyết của Bộ Chính trị.[24] Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước. Chế độ khoán này thường được gọi tắt là KHOÁN SẢN PHẨM.

Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nǎng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.
Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động.

Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.


Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước.

Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.

Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn và sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) xác nhận và thường gọi là khoán 10. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3-1989 và Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá. Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của các hợp tác xã nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm nǎng kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

" Khoán 100 " và " khoán 10 " ở đây là cách gọi tắt của các nghị quyết số 100 và 10 của nhà nc, ban hành lần lượt vào các năm 1981 và 1988, nói về việc khoán các sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân.
Lúc bấy giờ ( 1979 ), nông dân hầu như bị bắt buộc phải tham gia các hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tập đoàn sản xuất của nhà nc. Nếu ko tham gia thì trong hồ sơ sẽ có một câu dạng như " gia đình ko chấp hành đúng đường lối của Đảng và nhà nc ", và với một nhận xét như thế, thì các quyền lợi của các thành viên trong gia đình ko còn là bao nhiêu nữa. Do đó, nông dân hầu hết đều tham gia vào HTX hay TĐNG, nhưng ko năng suất, hiệu quả, đến giờ làm thì đi, hết giờ làm thì về ( hỏi các nhân chứng sống qua thời kỳ này thì rõ.

Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của nghị quyết 100 đã phản ánh đc sự đổ vỡ ko thể tránh khỏi của mô hình tập thể hoá nông nghiệp, sức lao động, tư liệu lao động của người dân.
Trong thời gian đầu, khoán 100 đã làm đổi mới bộ mặt nông thôn và tạo ra đc lượng nông sản lớn hơn ở thời kỳ trc.

Tuy nhiên cũng chỉ đc một thời gian, sau đó nó bộc lộ một số vấn đề chưa giải quyết đc ( hệ thống quan liêu trong các HTX, tính mệnh lệnh hành chính về khoán, đè lên vai ng nhận khoán v.v. ). Đây là hoàn cảnh ra đời của khoán 10, kèm theo đó là đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, từ đây chức năng kinh tế hộ gia đình dc xác lập trở lại
Cho đến năm 1988, về mặt lý luận kinh tế tập thể cùng với quốc doanh có nghĩa là CNXH. Chia ruộng, khoán cho hộ nông dân, coi kinh tế hộ là chủ thể SX



KHOÁN 10

Vậy thì tại sao lại “ra” được khoán 10? Theo tôi có ba yếu tố rất quan trọng.
Thứ nhất, trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80, nông dân là lớp người chịu nhiều cực khổ nhất. Nông dân là 80% dân số, lại sống trên toàn lãnh thổ của đất nước nên khi nông dân cực khổ, cái cực khổ bị phơi bầy không thể lấy gì mà che đậy được. Anh công nhân cũng cực khổ, nhưng ít nhất mỗi năm còn có một bộ quần áo bảo hộ; gạo thiếu thì có mì, ngô, có hạt bo bo rồi khoai sắn cấp bù. Còn anh cán bộ, các quan chức thì ngành lương thực thực phẩm nhất thiết không dám bỏ đói thì ta biết rồi. Đó là một cuộc khủng hoảng dai dẳng và nguy hiểm, dân đói quá, không có ngoại tệ để mua gạo. Tôi nhớ năm 1987 có bài báo nói 21 người bị chết đói ở Bệnh viện Thanh Hóa, Quốc hội đã chất vấn tôi về trách nhiệm để dân chết đói, có ý kiến đòi bãi chức.

Rất may mắn là ông Ban, người Mường là chủ tịch Thanh Hóa thanh minh hộ, là không có chuyện ấy. Nhưng tôi vẫn đã gặp ông Phạm Hùng bấy giờ là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và nói: “Để yên lòng dân, tôi đồng ý xin từ chức.” Ông Phạm Hùng nói: “Từ chức để yên lòng dân, nhưng anh từ chức rồi mà dân vẫn đói thì bộ trưởng mới lại từ chức à? Báo anh biết, vàng đã vét để mua 440 ngàn tấn gạo là số vàng cuối cùng dành cho lương thực. Từ chức không cứu nổi dân!” Còn ông Võ Văn Kiệt, Phó Chủ tịch HĐBT nói: “Không được (từ chức). BCT chịu trách nhiệm chứ không phải đồng chí.”

Thứ hai là các nhà lãnh đạo đất nước ta thường am hiểu nông dân nông thôn hơn các lĩnh vực khác, nên thực trạng cực khổ của nông dân kéo dài đã câu thúc nhà lãnh đạo suy nghĩ và tìm cách tháo gỡ. Do đó, sau Đại hội VI, ngay sau khi sắp xếp nhân sự xong, lãnh đạo bắt tay ngay vào tháo gỡ cái cực khổ cho nông dân.

Thứ ba là vai trò lịch sử của ông Nguyễn Văn Linh, ông Võ Chí Công là rất quyết định. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói trên TV về các khuyết tật của HTX, rồi kết luận, đại ý: Chỉ có 5% đất đai đã đem lại hơn một nửa thu nhập cho nông hộ, cứu đời sống của nông dân; sao không biến 5% thành 100%? Có trí tuệ, từ thực tiễn rút ra thành lý luận đã đành; nhưng còn phải dũng cảm lắm mới nói được như thế. Quyết sách của Nghị quyết X là vĩ mô chính trị, đụng đến hàng chục triệu hộ nông dân, đến vấn đề cơ bản của đất nước, của hệ thống lý luận; nó có thể lên, có thể đổ vỡ.
Cố nhiên chúng ta có kinh nghiệm của Chỉ thị 100/BBT. Họp bàn để ra được Chỉ thị 100 lâu hơn nhiều, khó khăn hơn nhiều khi ra Khoán 10. Để tránh cụm từ “khoán hộ” từng gieo họa cho ông Kim Ngọc và rất nhiều cấp ủy, chúng ta đã nói “Khoán đến nhóm và người lao động” để dung hòa giữa các trường phái lý luận.

Lại còn thòng một câu để nhấn mạnh: Khoán 5 khâu hay 3 khâu là tùy điều kiện mỗi nơi nhưng tuyệt đối không được khoán trắng. Nhưng sự nhân nhượng với lý luận, sự khéo léo thỏa hiệp “vừa đi vừa vịn” đã nhanh chóng bộc lộ những hạn chế của nó. Chỉ thị 100 sau 7 năm thực hiện đã như mũi tên đi hết tầm, nông dân có chăm sóc đất đai tốt hơn, nhưng vẫn sợ rồi bị lấy ra nên không dốc toàn bộ sức lực; lại có câu “bung ra” và nhiều kế hoạch (KH I, KH II, KHIII) hỗ trợ, người ta lại bỏ đất đai để chạy chợ buôn bán lòng vòng. Vì vậy mà năng suất và sản lượng lương thực lại sụt giảm, thậm chí còn sụt giảm nhiều hơn trước khi có Chỉ thị.

Vì vậy, có thể nói khi chúng ta dứt khoát hơn đối với kinh tế hộ cũng có thể lên, có thể đổ vỡ. Cho nên, Bộ Nông nghiệp vẫn run, vẫn ngại. Cho nên ông Võ Chí Công đã nói: “Để tôi chủ trì triển khai Nghị quyết!” Ông Võ Chí Công từng làm Trưởng ban Nông nghiệp TW (như một siêu bộ- VC) cũng chính là người chủ trì triển khai Chỉ thị 100. Còn cố vấn Phạm Văn Đồng thì nói: “Phải triển khai Nghị quyết X như là một ngày hội của nông dân!”

Có một đặc điểm mang nhiều ý nghĩa: Nghị quyết X có nội dung rất ngắn, chỉ ngắn như một mệnh lệnh. Lại không có các văn bản nào của Chính phủ thể chế hóa, cứ thế thực hiện, từ Đảng đến thẳng dân. Vậy mà cả nước lập tức thực hiện, không ai chống lại. Ở miền Nam còn có nơi bỏ luôn HTX, ruộng của ai góp vào lại trả cho chủ cũ. (Còn nữa)

Nông thôn cần một hệ thống tư duy:

Chỉ sau 10 tháng triển khai khoán 10, cả nước đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo (tôi không nhớ chính xác, nhưng đã dư thừa gạo và XK một lượng lớn.) Sang năm 1989 chúng ta bỏ luôn chế độ sổ gạo. TCty Lương thực phản đối, nhiều Thứ trưởng phản đối; có ông khuyên tôi: “Hãy cẩn thận, nhỡ mất mùa đói kém thì sao?”. Tôi nói chả sao, thiếu gạo thì mang tiền sang Thái Lan, một tuần sau là gạo đã cập bến. Lại có đơn kiện tôi rằng “ông này phá tan hết cả”. Thế rồi, ngay cả khi bỏ sổ gạo mà CBCNV vẫn rất phấn khởi, thóc gạo vẫn tiếp tục dư thừa rồi, có người ở ngành lương thực vẫn còn nhờ một cán bộ cấp cao (tôi không muốn nói tên vì sau đó ông đã bị bãi nhiệm do một việc khác) nói cần duy trì sổ gạo. Tôi đã nói: “Bây giờ bố tôi sống lại bảo tôi làm, tôi cũng chịu. Tôi hãi nó lắm rồi!”

Sau chế độ tem phiếu, Đảng và Nhà nước giao cho Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ NN-PTNT) dự thảo ngay Luật Đất đai, xác định rõ “đất đai là hàng hoá và có giá” với 5 quyền cơ bản. Nhiều anh nói tôi thân Trung Quốc, học TQ để ra Luật Đất đai là nhầm. Suốt từ năm 1978 đến hồi ấy, chúng ta có thông tin gì từ bên đó đâu. Mà Luật Đất đai Trung Quốc không có quyền chuyển nhượng và thừa kế, luật của ta tiến bộ hơn bên họ nhiều.


- Có được Luật Đất đai 1993 là cực kỳ quan trọng, nó tái khẳng định và bằng luật hẳn hoi là hộ nông dân được tự chủ kinh tế, chứ không còn là hộ xã viên.
- Nhờ kinh tế hộ, nền kinh tế của chúng ta bật lên, có sức mạnh của quy luật hỗ trợ, như cây lúa ngoài nước-phân-cần-giống còn có ánh sáng và khí trời. Bây giờ là lúc chúng ta cần tư duy hệ thống. Do SX nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào trời, là kỹ thuật không chính xác, không định lượng được (trừ SX trong nhà kính với công nghệ cao), không thể dựa vào lao động làm thuê. Ngay ở các nước thị trường tự do, lao động làm thuê chỉ là những cánh tay cơ bắp nối dài, cái đầu vẫn là chủ hộ…

- Xin lỗi ngắt lời ông. Như thế, ngay cả lao động của xã viên trên ruộng HTX dù chúng ta đã cấp cho nó rất nhiều tính từ, phẩm chất làm chủ nhưng thực chất, như ta vẫn thấy cảm giác làm thuê - dẫu là làm thuê cho một ông chủ tốt là tập thể?


- Tôi nghĩ rằng, một luận điểm vận vào đâu cũng đúng thì mới là khoa học. Chủ nghĩa tư bản cũng có những vấn đề của nó, không phải đúng cả, cũng không sai cả. Vì cùng là thị trường tự do và phát triển như nhau mà 17 triệu dân Hà Lan xuất khẩu 17 tỷ USD nông sản thực phẩm (4 triệu USD/ha) trong khi Nhật Bản, có phải do bao cấp quá mà trở thành nền nông nghiệp tiểu nông và già nua. Y như ta vậy. Lưu ý là người Nhật rất giỏi nông nghiệp, ta cũng giỏi nhưng khó nói là hơn họ. Nhưng kết cục là giống nhau ở chỗ tiểu nông, manh mún, chỉ những người già nua mới ở quê làm ruộng còn người trẻ, kể cả nam lẫn nữ, đều kéo nhau ra tất thành phố hoặc các khu công nghiệp.


- Trong khi, nền tảng cơ bản của SX hàng hoá nông sản là ruộng đất tập trung, cơ giới hoá để tăng năng suất lao động và hiệu quả? Nhưng luật hạn điền, hạn thời gian giao và giá đất nông nghiệp quá rẻ, quê tôi (Thái Bình) người đi kinh tế mới bán có 300.000đ một sào Bắc bộ; rẻ đến mức không muốn bán. Vâng, Luật Đất đai như bộ quần áo may sẵn, trong khi cơ thể sản xuất nông nghiệp đã to lớn mạnh mẽ hơn thời điểm nó ra đời.

- Quy luật khách quan là phải thay đổi, phải sửa luật nếu một điều luật nào đó cản trở sự phát triển. Với tư cách là Trưởng ban soạn thảo Dự luật đất đai đầu những năm 1990, tôi nhận thấy tính chất tiểu nông của Luật Đất đai 1993. Ngoài hạn điền, còn cả điều về quyền thừa kế. Bố mẹ - chủ hộ, được giao 1 mẫu ruộng, còn là một mảnh to. Thế hệ tiếp theo, có 5 người con thừa kế ngang nhau, vậy là thửa ruộng to đã biến thành 5 mảnh nhỏ; nếu thừa kế bình đẳng, vô hình chung chúng ta khuyến khích sự manh mún, là đi ngược lại quy luật SX hàng hoá. Bây giờ không như 20 năm về trước, khi Khoán 10 ra đời, cũng khác hẳn khi Luật Đất đai ra đời. Hồi ấy chúng ta chỉ cần dân no, dân đủ ăn, nay thì nông dân cần SX hàng hoá để làm giàu.

Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước đã có quá nhiều chính sách với thiện ý hỗ trợ nông dân: Trợ giá giống mới, giá cước vận chuyển phân bón, dự án tạo việc làm, dự án khuyến nông và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi…Cũng y hệt như ngày xưa chúng ta tìm trăm phương ngàn kế để cải tiến quản lý HTX, rất vất vả nhưng hiệu quả vẫn không được như ý muốn.


- Khi trao đổi với những chuyên gia có trách nhiệm về hoạch định chính sách nông nghiệp, tôi thấy những hạn chế của Luật Đất đai nhanh chóng được nhất trí nhưng có ý kiến vẫn lưu ý về lẽ công bằng, về sự chênh lệch giàu nghèo ngay tại nông thôn. Làm thế nào để SX hàng hoá vẫn phát triển mà lòng tốt của xã hội vẫn được tôn trọng?
- Bố tôi có 4 anh em trai, ba ông làm ăn tốt, ông bác suốt ngày chỉ rượu và suốt đời nghèo. Bao nhiêu biện pháp và thiện tâm giúp đỡ nhưng vẫn nghèo, tố chất kém quá, không lên được. Nếu quy định ba ông khá phải theo một ông nghèo thì cũng lại là một bất công.
- Vâng, người nông dân nghèo vẫn phải là mối quan tâm chung của toàn xã hội, nhưng như ông nói, chúng ta cần một hệ thống tư duy chứ không phải chỉ là một vài giải pháp riêng lẻ. Ông có thấy rằng đã đến lúc chúng ta cần một khoán 10 nữa cho nông thôn?
- Đúng như vậy. Con người lớn đến đâu thì áo quần phải rộng ra đến đó, không thể gò bó.
- Thưa ông, ông có nói rằng, tại Hội trường T 78 TP Hồ Chí Minh, nơi họp để ra Nghị quyết X BCT đã có rất nhiều người phát biểu nhưng các ý kiến lại rất dễ nhất trí. Vì sao như vậy, như ông nói, nó có thể thúc đẩy tiến lên, cũng có thể gây ra đổ vỡ?
- Tôi cho rằng tình thế khó khăn nó câu thúc tư duy. Mặt khác, thời cơ cũng chín muồi. Các giai đoạn “tập dượt” khoán hộ của Vĩnh Phú, “khoán chui” của Hải Phòng tuy bị phê phán nhưng nó còn đấy như một cách làm, như một đối chứng; rồi những hạn chế của Chỉ thị 100 nó cho thấy không thể nhân nhượng nửa vời.


- Dẫu sao thì tôi cũng có cảm giác rằng, vấn đề thì ai cũng biết là phải, là đúng, là có lợi cho nền kinh tế trước hết là kinh tế nông thôn, nhưng nỗi ám ảnh sợ sai, sợ trách nhiệm khiến tất cả im lặng. Cho đến khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lên tiếng?
- Cho nên, một lần nữa tôi khẳng định, vai trò lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, của Chủ tịch nước Võ Chí Công là rất quyết định đối với Nghị quyết X.
Tôi đã cảm ơn ông Nguyễn Công Tạn và nói lời tạm biệt, kịp giữ lại câu hỏi cuối cùng, rằng liệu vấn đề đã chín muồi chưa để đất nước có những đột phá để đi lên; như những năm tháng chúng ta sôi nổi đi lên từ Nghị quyết X? Có lẽ đó là câu hỏi chung, là câu tự hỏi của không riêng một ai nếu người đó quan tâm đến nông dân và nông thôn.


Chính sách hợp tác hóa nông nghiệp được đẩy mạnh để noi gương miền Bắc, mặc dù nông dân ĐBSCL chưa đồng tình. Các dạng vần đổi công được thành lập khắp nơi. Những tập đoàn sản xuất đã được hình thành theo sự ép buộc của địa phương. Khắp nơi trên đất miền Tây, nông dân vô tập đoàn mà không ra đồng ruộng, bỏ mặc đất đai cho Nhà nước muốn làm gì thì làm. Hạt gạo hợp tác hóa đứng trước nguy cơ thiếu hụt trầm trọng.
Rất âm thầm, hạt gạo của Tập đoàn Sản xuất số 9, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng (Hậu Giang lúc bấy giờ) đã được nông dân chia nhau chăm sóc thật chu đáo theo kiểu “khoán sản phẩm”. Kết quả rất phấn khởi: Bồ lúa từng hộ nông dân đầy ắp, kho của cửa hàng lương thực và cơ quan thuế của xã cũng “no” lúa của tập đoàn đóng góp. Bấy giờ hạt gạo “khoán sản phẩm” được tuyên dương hết lời trên các báo, đài truyền hình, phát thanh nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh năm 1980. Đảng và Nhà nước đã chấp nhận thành quả phấn khởi đó. “Khoán 100” ra đời năm 1981 là một chính sách mới, phù hợp xã hội Việt Nam, được nông dân hoan nghênh.


Với “khoán 100”, hạt gạo miền Tây đã gia tăng nhanh chóng trong vòng 3 năm, rồi chựng lại và có chiều hướng đi xuống, vì một số viên chức địa phương lạm quyền, tước lấy công lao đầu tư của nông dân chí cốt để đưa cho những người thân thuộc. Việc này được phát hiện, được Đảng và Nhà nước cho điều chỉnh bằng Luật Đất đai năm 1987 và “khoán 10” năm 1988. Đây thật sự là một cuộc đổi mới, làm nông dân nức lòng: Ai đã canh tác ở đâu thì được về chỗ cũ nhận khoán quyền sử dụng lâu dài, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, xăng dầu... được bán tự do không cần giấy giới thiệu dày đặc chữ ký như trước kia, không còn tình trạng giá Nhà nước và giá chợ đen mà chỉ có một giá. Hạt gạo miền Tây bây giờ sống trong thời kinh tế thị trường đã gia tăng đột ngột.

Trong vòng một năm sau, lúa của mọi nhà nông đầy ắp từ trong nhà ra đến ngoài sân mà không bán được, cơ quan thuế Nhà nước từ chối không nhận lúa thuế như trước kia nữa mà chỉ muốn nhận tiền! Đấy là những điều kiện tốt nhất để cho hạt gạo miền Tây trở lại chiến trường xuất khẩu. Chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm 1989, hơn 1,7 triệu tấn gạo được xuất khẩu, không những làm cho cả thế giới kinh ngạc, mà ngay trong nước ai nấy cũng bất ngờ. Mọi người xúm nhau hỏi Nhà nước đầu tư gì, tốn kém bao nhiêu tiền mà đạt được thành quả xuất chúng như thế; từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, chuyển sang xuất khẩu chỉ trong vòng một năm? Hạt gạo miền Tây tự hào thưa rằng cũng với đất nước này, cũng với con người này và cũng với khoa học kỹ thuật này, nhưng chỉ cần đổi mới chính sách một chút như thế, thì không cần tốn kém đầu tư tiền của bao nhiêu mà vẫn có thể chuyển bại thành thắng như vậy đó.


Sau thời gian dài chiến tranh tàn khốc, năm 1975 không còn tiếng bom rơi. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của cả hai phía chiến tuyến vì không còn chiến tranh và chết chóc. Ai cũng nghĩ đó là sự hứa hẹn sáng lạn cho tương lai đất nước. Không còn chiến tranh tàn phá có thể xây dựng đất nước trong hoà bình.
Nhưng sau 11 năm, hình như chúng ta nhận ra một điều, đất nước mình đánh ngoại xâm có vẻ giỏi hơn là xây dựng đất nước. Những thất bại trong mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, giá lương tiền của hàng chục triệu người được điều tiết theo ý chí chủ quan nhưng lại thiếu hiểu biết về qui luật thị trường.


Kinh tế đất nước đã gần rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát tăng hàng ngày, đồng bằng với đất đai phì nhiêu mà dân thiếu gạo ăn. Rất may, chúng ta đã kịp thời "Đổi mới".
Có một số mục tiêu "Đổi mới" đặt ra năm 1986, nhưng tôi yêu thích nhất mục "Trao quyền sử dụng đất (Khoán 10)" được thực hiện năm 1988. Nói nôm na là nông dân (80% dân số) có thể lựa chọn ở trong hợp tác xã hoặc ra ngoài cá thể và được làm chủ ruộng đồng của mình. Để ý đến điều này vì tôi là con nhà nông chính hiệu nên biết giá trị "người cầy có ruộng" như thế nào.


Có người lo lắng "không còn hợp tác xã sẽ mất chủ nghĩa xã hội?". Thực tế đã chỉ ra, cũng những người nông dân và đồng ruộng canh tác ấy - diện tích Việt nam không thay đổi từ mấy trăm năm rồi - dân số lại tăng 1-2 triệu hàng năm thế mà từ một nước từng đi xin bột mỳ và hạt bo bo viện trợ cho dân ăn lại trở thành quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới. Tỷ lệ 80% dân nghèo những năm 1980 nay chỉ còn dưới 20%.
Người lãnh đạo đã nhìn ra sai lầm và mạnh dạn điều chỉnh thì một dân tộc 70 triệu người được hưởng lợi. Không thấy mất gì mà chỉ "được".

“Khoán hộ của Vĩnh Phú khác với khoán 10 như thế nào?” Ông ấy cười rồi không trả lời. Tôi cũng hiểu ông ấy rất khó trả lời vì còn nhiều cái tế nhị quá. Hồi đó người ủng hộ khoán hộ cũng có nhiều, nhưng người chống khoán hộ cũng lắm. Mặc dù có nghị quyết của đảng bộ hẳn hoi nhưng có dám làm công khai đâu chính vì vậy người ta mới gọi là khoán chui.


Sau giải phóng 1975, đất nước tiến hành triệt để con đường Xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc thì thành lập hơn 600 hợp tác xã (mà chúng ta quen gọi là hơn 600 pháo đài nông nghiệp). Miền Nam thì tiến hành xoá bỏ tư bản, tư doanh, để cải tạo thành xã hội chủ nghĩa. Của cải, tài sản là của chung. Và chính sự “chung” này (mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội theo đuổi) mà chúng ta sai lầm.


Những sai lầm phải trả giá rất đắt, mà tại Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra. Những năm 80, đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Một quốc gia rừng vàng biển bạc, với 2 vựa lúa phì nhiêu là châu thổ sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long mà hơn 60 triệu dân lúc đó rơi vào nạn đói. Với nông nghiệp, trên cả nước lúc đó chỉ áp dụng mỗi một mô hình là khoán việc. Đơn vị sản xuất là tổ đội sản xuất. Khoán việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không hề thấy quyền lợi mà mình sẽ được hưởng trên cánh đồng chung. Cứ có tiếng kẻng thì xã viên đủng đỉnh ra đồng, làm cho qua chuyện, rồi có kẻng lại về.


Công điểm là cái cùm trên lưng xã viên. Mọi công sức của xã viên, từ cấy hái, chăm bón đến họp hành đều tính thành công điểm mà người ghi điểm là cán bộ thôn, xã. Cuối mỗi vụ đều dựa vào công điểm để chia hoa lợi. Đây chính là điểm sơ hở đẻ ra rất nhiều sâu mọt, quan tham ngay từ cơ sở. Kẻ ghi công điểm thì không phải lao động và có quyền ban phát công điểm cho nông dân. Còn nông dân thì một nắng hai sương nhưng chẳng được bù đắp gì vì mọi thứ đều là của chung và rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”. Chính vì vậy mà nông nghiệp lụn bại.


Năm 1986, vụ giáp hạt tháng 3, hàng chục tỉnh ở miền Bắc và miền Trung lâm vào nạn đói trầm trọng. Nhìn ra tình hình thế giới lúc đó thì chính các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang rơi vào khủng hoảng. Tình hình trở nên cực kỳ nghiêm trọng và nhiều người lúc đó nhận định: Đất nước đang đứng trước những thách thức chưa từng thấy và số phận như ngàn cân treo sợi tóc. Ông Thái Duy nhớ lại: Lúc đó vẫn còn rất một số người bảo thủ cố giữ quan điểm cũ cho rằng “khoán hộ là mất lập trường. Thà đói chứ không thể làm khoán hộ”.
Nếu lúc đó Đảng không tự tìm ra cho mình một con đường đi thì chắc chắn tình hình đất nước sẽ đi vào ngõ cụt. Từ sự bức bách đó mới có đổi mới và khoán chui lúc đó mới được công nhận bằng Nghị quyết 10. Đó là vào giữa năm 1988. Nếu tính từ khi ông Kim Ngọc áp dụng khoán hộ ở Vĩnh Phú, thời gian trôi qua đã 20 năm. Nếu ngay từ lúc ông Kim Ngọc áp dụng mô hình khoán hộ vào năm 1968 và được áp dụng trên toàn quốc thì tình hình đất nước đã khác đi rất nhiều rồi.

Khoán hộ là gì?

Vậy cái khoán hộ mà ông Kim Ngọc áp dụng rồi phải làm chui trong suốt 20 năm là gì mà gây nhiều tranh cãi đến thế? Tại Hội nghị TW lần thứ 6 (Đaị hội IV) họp tháng 9.1979 có đưa ra nghị quyết 6, điều chỉnh lại một số chủ trương và giải pháp mà trước năm 1979 vẫn còn là những điều cấm kỵ, trong đó có khoán chui.

Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất, gay go nhất vẫn là: ủng hộ hay phủ nhận khoán chui?

Con đường “khoán chui”, mà cũng là con đường để đất nước thoát khỏi khủng hoảng đói nghèo, thật may lại được một trong những vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ lúc đó ủng hộ hết mình. Đó là ông Võ Chí Công, lúc đó trên cương vị là Uỷ viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp (sau này ông Võ Chí Công là Chủ tịch nước). Trong hồi ký “Trên những chặng đường cách mạng” của ông Võ Chí Công có đoạn: “Tôi viết thưcho đồng chí Hoàng Quy (Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú, người lên thay ông Kim Ngọc đã thôi chức), đề nghị làm thí điểm đến người lao động ở xã Thô Thuỵ, Vĩnh Lạc, huyện Vĩnh Tường. Đồng chí Quy đồng ý. Đến giữa vụ đông xuân thấy kết quả ruộng khoán xanh tốt hơn nhiều, khác hẳn hợp tác xã chưa khoán. Anh em nói đây là làm “chui”, tôi trả lời lĩnh vực này là trách nhiệm của tôi, tôi không làm trái đường lối, chủ trương của Đảng, hơn nữa đây mới là thí điểm”.


Khoán hộ là cách làm khoán trực tiếp đến mỗi người lao động. Giao ruộng cho người lao động. Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác xã từ năng suất lúa mà họ thu hoạch được. Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi của người nông dân. Nếu họ chăm chỉ thì lúa sẽ tốt và hứa hẹn vụ mùa đó họ sẽ thu hoạch được nhiều cho mình hơn. Một chân lý đơn giản như vậy nhưng đã phải trải qua biết bao sóng gió...

Giữa hai thời kỳ Đổi mới: những cải cách đã qua và sắp tới (Kỳ 1)

TTCN - Cuộc góp ý sôi động trên báo chí trước thềm Đại hội Đảng còn chưa khép lại thì những luận bàn đầu tiên về dự luật Trưng cầu ý dân (1) và Bảo vệ hiến pháp (2) đã hé lộ cho chúng ta những cuộc tranh luận lớn tiếp theo.


Dường như đã đạt được đồng thuận giữa những người lãnh đạo đất nước và toàn xã hội về qui mô “toàn diện” (3) của thời kỳ Đổi mới II. Câu hỏi trung tâm cũng đã được tổng kết rất gọn và thách thức: Đổi mới II: Đổi mới thế nào? (4) Liệu sẽ có một thời kỳ đổi mới trong nhận thức xã hội, tạo ra một đồng thuận mới về tương lai của Đổi mới II?'

Bài viết này sẽ góp một cái nhìn lại về thời kỳ Đổi mới I (1986-2006), không phải qua những thay đổi định lượng (GDP, tổng đầu tư, giá trị xuất khẩu...), mà đặt chúng vào một chiều lịch sử khác: lịch sử của biến đổi thể chế.
Bài học từ lịch sử của Đổi mới I sẽ cho ta thấy sự tương tác mạnh mẽ giữa những cuộc cải cách khác nhau. Chúng trì kéo hay thúc đẩy lẫn nhau, đồng thời biến đổi cấu trúc xã hội mà trên nền đó các cuộc cải cách mới được thành hình. Các cuộc cải cách luôn nhào nặn lại tương quan của các nhóm xã hội, cấu trúc cơ hội của mỗi nhóm. Đến lượt mình, các nhóm đó lại phản ứng và thúc đẩy những mâu thuẫn lợi ích theo những hướng rất khác nhau, có khi thuận, có khi ngược với xu hướng chung. Từ việc phân tích hiện thực cuối Đổi mới I, ta sẽ nhận ra những đòi hỏi tự nhiên về những cuộc cải cách tiếp theo cho thời kỳ Đổi mới

II. Khoán 100 và khoán 10 trong nông nghiệp


Hai cuộc cải cách rưỡi:

Hai thập kỷ của thời kỳ Đổi mới I (1986-2006), nói gọn lại, gồm hai cuộc cải cách rưỡi.
Cải cách to lớn đầu tiên là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ. (WTO sẽ là bước cuối cùng ở cấp độ nhà nước đưa VN thành một thành viên bình thường trong cộng đồng quốc tế). Về mặt kinh tế, nó đã đưa lại thị trường xuất khẩu mênh mông, cho phép VN mở rộng qui mô sản xuất với tốc độ vượt xa sự phát triển của thị trường nội địa bé nhỏ.

Cuộc cải cách thứ hai là đưa thị trường trở lại hướng phát triển tự nhiên. Tiến trình này được đánh dấu bằng ba mốc lớn: Khoán 10 (năm 1988) cởi trói cho nông nghiệp, biến VN thành nước xuất khẩu gạo lớn kể từ năm 1989; Luật đầu tư nước ngoài (năm 1987) khai thông nguồn vốn bên ngoài, đem lại trên 26 tỉ USD vốn FDI đã thực hiện (5); Luật doanh nghiệp mới (năm 2000) dỡ bỏ hàng rào quan liêu với khu vực công - thương nghiệp, khiến mỗi năm có hơn hai vạn doanh nghiệp mới ra đời.


Cuộc cải cách kinh tế này kéo theo những biến đổi tương ứng trong bộ máy hành chính, tạo ra nửa cuộc cải cách thứ ba: cải cách hành chính. Được ưu ái đầu tư từ ngân sách và trợ giúp kỹ thuật từ quốc tế, bộ máy hành chính đã nhanh chóng nâng cao năng lực làm luật, cho ra đời và hoàn thiện hàng loạt các bộ luật nền tảng như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư chỉ trong vòng một thập kỷ.


Năng lực quản lý kinh tế cũng tiến bộ đáng kể, mà bài trắc nghiệm lớn nhất là vượt qua thời kỳ suy thoái sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997). Các nhà chính sách đã áp dụng các biện pháp hoàn toàn mới so với khuôn khổ lý thuyết kinh tế tập trung trước đây: chính sách kích cầu (6). Kết quả là nền kinh tế đi vào giai đoạn phục hồi kể từ năm 2000; và đến 2006, VN lại trở thành trung tâm chú ý của các nhà đầu tư quốc tế.


Nhưng cải cách hành chính mới chỉ được tính là một nửa, vì nó còn thiếu nhiều yếu tố làm nên bộ máy hành chính hiện đại: Năng lực phân phối lại thu nhập (thuế thu nhập cá nhân, chế độ ngân sách cho các cấp hành chính và các chương trình phúc lợi xã hội) còn sơ khai. Trong khi đó, các cải cách từng phần và sự chậm chạp về minh bạch hóa đã không đủ sức mạnh ngăn chặn tham nhũng.

Nhiều tàn dư của thời kỳ tập trung hóa cao độ như cơ chế chủ quản (đối với doanh nghiệp, trường đại học...), cơ chế xin - cho (trong đầu tư hạ tầng và các ngành công nghiệp “nhạy cảm”...) đã biến dị thành những mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và lũng đoạn. Tham nhũng đã và đang làm suy yếu, trì hoãn, thậm chí vô hiệu hóa nhiều mảng lớn của chương trình cải cách hành chính. Thiếu sức ép từ xã hội, việc tự cải cách của bất kỳ bộ máy hành chính nào cũng khó như việc tự túm tóc mình lôi lên.

Tại sao cải cách từ trên xuống thành công?
Trong thời kỳ Đổi mới I, Nhà nước là đầu tàu quyết định qui mô và nhịp độ của cải cách mà trọng tâm là kinh tế. Biến số quyết định là việc Nhà nước đã tìm đúng đường: cải cách thể chế theo hướng tự do hóa (thay vì gắng thoát khủng hoảng bằng cách can thiệp sâu thêm vào đời sống kinh tế, như giai đoạn 10 năm trước đó).
Tuy nhiên, lịch sử kinh tế đương đại cho thấy: ngay cả những nỗ lực cải cách thể chế sáng suốt và nghiêm túc nhất từ phía nhà nước cũng có thể bị chống đối và thất bại trước sự cản trở từ đủ mọi nhóm xã hội khác nhau.


Ít người ngờ được cuộc cải cách thị trường lao động năm 2006 của Thủ tướng Pháp Villepin nhằm giảm tình trạng thất nghiệp khủng khiếp kinh niên của lao động trẻ lại bị chống đối dữ dội từ chính thanh niên. Nhất là khi các cuộc phản kháng và bạo động loang ra trên toàn nước Pháp lại từ Trường Sorbonne, “thánh địa” của nền đại học Pháp chứ không từ các ngoại ô nghèo khó.
Có ba tham số quan trọng cho sự can thiệp thành công của Nhà nước trong thời kỳ Đổi mới I:
Một là, Nhà nước trung ương lúc đó còn mạnh và ý chí thống nhất, quyền lực chưa bị địa phương hóa và chưa bị chi phối bởi các nhóm lợi ích hùng mạnh.


Hai là, các chính sách của VN thực chất là quá trình bình thường hóa theo lộ trình phổ biến của mọi nền kinh tế đang phát triển. Nguồn kinh nghiệm dồi dào từ các nước đi trước đã cho phép quá trình “dò đá qua sông” ở VN mà không cần đến một qui hoạch tổng thể ngay từ đầu (Khoán 10 năm 1988 là sự hợp pháp hóa một thông lệ từng có ở Vĩnh Phú (1965-1967), và đã nổi lên ở An Giang (1978) và Hải Phòng (1980); Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp cũng không vượt ra ngoài thông lệ của các nước ASEAN).


Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất cho sự can thiệp thành công của Nhà nước là sự đồng thuận của xã hội về đòi hỏi sống còn về cải cách. Ngay trước cuộc Đổi mới I, các nhóm xã hội có điểm xuất phát tương đối bình đẳng: phần lớn xã hội là những người làm công ăn lương cho Nhà nước (từ nông dân hợp tác xã, công nhân, cho đến công chức, trí thức) với điều kiện sinh hoạt tồi tệ (9).
Những người dân bình thường, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi miền đã đồng thuận rộng rãi về “cởi trói”, từ bỏ mô hình kinh tế - xã hội tập trung. Vì thế, tính chính danh của Nhà nước tăng lên cùng với quá trình cải cách. Chính sự đồng thuận này là yếu tố quyết định giữ cho chính trị ổn định trong một thời gian khá dài.


Khoán 10 đã đem lại kết quả to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà.

Có 3 quyết định đã làm nên thành công của Khoán 10. Đó là: Giao quyền sử dụng đất cho nông dân; Tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho người dân kinh doanh tự do cả đầu vào, đầu ra trên thị trường; Chuyển hợp tác xã, cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức quản lý sản xuất, sang làm dịch vụ cho nông dân.


Mốc son khởi đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước được xác định là Ðại hội VI của Ðảng (tháng 12-1986). Nhưng những bước đi đầu tiên trong cải tiến cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10-1981) của Ban Bí thư T.Ư Ðảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem lại niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân.


Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế Khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao động), ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về Ðổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất...


Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thủy lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn như hiện nay...







KIM NGỌC CHA ĐẺ CỦA KHOÁN 10

Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán mười", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.

Ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1939. Năm 1954 ông là Phó Chính uỷ Quân khu Việt Bắc. Đến năm 1958 là Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sát nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú cho đến năm 1978.


Ông là người khởi xướng việc khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, và do không được người cùng thời đánh giá đúng về khoán hộ nên đã bị phê phán, phải làm kiểm điểm. Tuy nhiên, ông vẫn được tiếp tục bầu làm bí thư tỉnh uỷ và giữ chức này cho đến khi ông về hưu vào năm 1978[1].Ông mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.


Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho ông Kim Ngọc.
Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông.[2]
Năm 2009, ông được chính phủ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.


http://www.huaf.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=119&t=7194




Bí thư tỉnh ủy: Câu chuyện về khoán 10 lịch sử

Việc thực hiện khoán hộ của nông dân tỉnh Phước Vĩnh đã gây xôn xao và vang đến tận Trung ương với nhiều dư luận trái chiều, đi ngược với đường lối của Đảng và Nhà nước trên con đường tập thể hóa XHCN… Tuy nhiên Bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim vẫn kiên quyết thực hiện bằng được việc ông và các đồng chí của mình cho là đúng đắn.

Bí thư tỉnh ủy: Câu chuyện về khoán 10 lịch sử


Lấy nguyên mẫu là cố Bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim Ngọc của tỉnh Vĩnh Phúc, “cha đẻ của khoán 10”, bộ phim Bí thư tỉnh ủy tái hiệu lại một thời kỳ lịch sử cuối năm 1960 và thập niên những năm 70. Đây cũng là thời kỳ đế quốc Mỹ tăng cường ném bom ra miền bắc Việt Nam. Phước Vĩnh là một tỉnh nối liền giữa biên giới và đồng bằng, có đường tàu hỏa chạy qua, là một huyết mạch chuyên chở hàng hóa viện trợ cho chiến trường nên thường xuyên phải vừa chống trả với máy bay Mỹ vừa chăm lo sản xuất.

Hai nhiệm vụ này đều vô cùng nặng nề, quan trọng. Cho dù sản xuất được nhiều thóc gạo, nhưng do vừa phải nuôi sống những người ở hậu phương và tiền tuyến, nên năng suất liên tục giảm, khiến nhân dân phải đối mặt với nguy cơ thiếu đói. Bên cạnh đó việc mô hình HTX cấp cao bộc lộ những hạn chế của nó khi đưa vào vận hành, tạo ra một lớp người lười biếng, thụ động… cùng một số cán bộ cứng nhắc, máy móc không chịu bám sát thực tế… gây cản trở cho những việc làm của những người có trách nhiệm.

Bí thư Hoàng Kim (Dũng Nhi) trong một cảnh quay



Bí thư Hoàng Kim (Dũng Nhi) trong một cảnh quay
Trước tình hình này, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Kim đã cùng các đồng chí của ông bám sát và đi sâu tìm hiểu thực trạng của người nông dân. Khi đó một vài hợp tác xã khoán ruộng cho nông dân làm vụ xen canh. Thấy phương thức khoán đó huy động được sức người, sức của, khiến năng xuất tăng vọt, ông Kim bàn với Ban thường vụ và Ban nông nghiệp tỉnh cho làm thí điểm ở một số HTX. Từ đó, Bí thư Hoàng Kim cùng Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết 86 của Ban thường vụ về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong các HTX. Đây là một Nghị quyết đã dành được sự ủng hộ rất cao của Ban thường vụ tỉnh ủy và các huyện ủy viên.


Việc làm của nông dân tỉnh Phước Vĩnh đã gây xôn xao và vang đến tận Trung ương với nhiều dư luận trái chiều, phần lớn không đồng tình vì cho đó là đi ngược với đường lối của Đảng và Nhà nước trên con đường tập thể hóa XHCN. Tuy nhiên Bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim vẫn kiên quyết thực hiện bằng được việc ông và các đồng chí của mình cho là đúng đắn. Ông cho rằng chỉ có con đường thực hiện khoán cho hộ gia đình thì mới có thể vực dậy nền sản xuất nông nghiệp đang bị đình trệ, đem lại đời sống ấm no cho người dân.


Những việc làm tận tâm với bà con nông dân của ông đã khiến Bí thư Hoàng Kim phải trả giá bằng sức khỏe luôn đau yếu và một bản kiểm điểm vì làm sai đường lối của Đảng nhưng điều đó không làm ông nhụt chí.

Cảnh đám tang bí thư Hoàng Kim


Hai năm sau ngày về hưu, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Kim đã mất trong một cơn bạo bệnh. Đưa tiễn ông về nơi vĩnh hằng là những người đồng chí luôn sát cánh bên ông, và cả hàng ngìn nông dân đã mắc nợ ông, coi ông như một người lãnh đạo luôn gắn bó thiết tha với đồng ruộng, nặng lòng với dân, giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ông mất đi nhưng những gì ông đã làm và để lại cho hậu thế thì vẫn còn sống mãi mà đỉnh điểm là Khoán 10 lịch sử đã làm thay đổi vận mệnh đất nước.

http://vtv.vn/Article/Get/Bi-thu-tinh-uy-Cau-chuyen-ve-khoan-10-lich-su-c2b83f09b4.html


KIM NGỌC, NHÀ CẢI CÁCH

Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.
Nha cai cach Kim Ngoc cha de khoan 10
Tượng đồng nhà cải cách Kim Ngọc
Tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam 1939. Năm 1954, Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc. Năm 1958, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Từ năm 1968 đến 1978, Bí Thư tỉnh Vĩnh Phú. Kim Ngọc được coi là cha đẻ của khoán hộ mà người ta quen gọi là “khoán 10”, và đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam.

1. Thời ăn bo bo

Năm 1980, rằm tháng Giêng, tôi, anh lính binh nhì viết văn phong trào của Trung tâm huấn luyện chiến sĩ mới - Sư đoàn 411, nằm khoèo nơi trạm khách dưới chân tháp cảnh giới của người Pháp sót lại trên đồi Ga Vĩnh Yên.

Những cơn đói quằn quại ẩn trong mỗi nơ ron thần kinh, mỗi tế bào tuổi 20 khát thèm tinh bột và protein, cấu xé rùng rùng từ đầu tới chân. Tiêu chuẩn lính chiến đấu 24 kg lương thực, nhưng bữa ăn đại táo bày ra trên chiếc vung xoong quân dụng chỉ là những cục bo bo rã rời hăng mùi cứt mọt (thứ mà ở Đông Âu người ta cũng không dám cho gia súc ăn) và rúm rau muống luộc ố vàng như gốc rạ.

Gió trung du đồi sỏi khan lạnh lùa qua kẽ nứa thưa đan, tôi ngắm cánh đồng chưa kịp cấy lúa lõng bõng nước, mấp mô luống cày. Đám nông phu còm cõi, uể oải níu vai chiếc bừa đeo bám đít trâu bò gầy mõ bương đi dật dờ trong cơn mê ngủ.

Sát hàng rào kẽm gai, vạt ruộng rau muống váng phèn ám đỏ như ngấm a-xít, lơ phơ màu hoa trắng tím. Bà già trùm áo tơi lá và đứa cháu trai áo sợi quân dụng, nhưng quần lửng đùi chừa ra đôi chân như ống tre còi. Bà và cháu khua liềm làm cỏ rau muống. Bà và cháu cùng mót những cọng rau muống trụi lá, cứng dai như tay tre gai đồi sỏi. Bà và cháu trịnh trọng bỏ từng cọng rau vào chiếc rổ thưa méo miệng…

Bỗng tôi nhận được lệnh tháp tùng hai sĩ quan: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển - Trưởng Ban tuyên huấn và trung tá Phạm Quế Dương- Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn ra bên ngoài doanh trại.

Cho đến bây giờ, tôi cũng chẳng hiểu tại sao hai sĩ quan trải qua hai cuộc kháng chiến đó, giỏi tiếng Pháp, thích ô-pê-ra, chơi vi-ô-lông, rèn luyện bóng bàn lại chiếu cố đến tôi. Quân phục mới nức, hai viên sĩ quan quân hàm quân hiệu sáng chói khoác va-rơi màu cỏ, bước nhanh ra khỏi tầng hầm trại lính cũ, nghiêm trang, trịnh trọng và trầm buồn. Tôi giập gót, giơ tay lên đầu, đáng lẽ nói: Chào các thủ trưởng ạ, thì tôi lại cháu chào hai bác ạ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển cau mày.

- Cậu định làm nông dân đến bao giờ nữa đây. Gần quá tuổi quân rồi.

Trung tá Phạm Quế Dương mải nghĩ gì đó nhưng tâm vẫn dính vào vụ việc. Ông phẩy tay.

- Chậc, nước Việt ta thì có làm vua 13 đời thì cắt gân gót vẫn còn máu nông dân. Có lẽ tại chúng ta sắp đi thắp hương cho anh Kim Ngọc - một đảng viên của những đảng viên - một nông dân của những nông dân nên linh ứng chăng.

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển nhìn cấp trên đắn đo.

- Có gọi xe không anh ? Tôi sợ anh sẽ lạnh…

- Đi thăm Kim Ngọc mà đi ô tô được sao. Kim Ngọc từng xắn quần lội ruộng lầy mùa đông thăm lúa, thăm ngô quanh năm. Ta cuốc bộ. Sĩ quan bộ đội Việt thì khác gì Chủ nhiệm HTX nông nghiệp.

Tắt qua đại đội vận tải đã là Xí nghiệp nung vôi liền kề ga Vĩnh Yên. Khói than. Bụi vôi. Bụi than. Bụi từ người lính, bụi người dân tứ xứ đứng, ngồi dồn ứ hai bên đường ke thành màn sương xám tê tái lơ lửng nhấn chìm mọi vật vào âm u.

Bộ đội quân phục nhàu nhò, súng đạn lấm lem. Nông dân thì vàng ệch, bao tải, quang sọt, đòn sóc, thừng chão quấn ngang lưng. Sắn tươi, sắn khô, su hào, bắp cải, cá mắm, măng khô, chè tươi, cắp nách, bưng bê, giấu giếm đâu đó. Mùi thối rữa. Mùi tanh ngắt.

Phòng thuế, công an thi thoảng lại thổi còi choe choé đuổi bắt. Tiếng chân chạy thục mạng. Hơi thở hồng hộc. Vấp, ngã. Xin xỏ. Van lạy. Thề thốt. Đầu tàu già cỗi, oằn oại kéo theo những toa hàng han rỉ…

Ngôi nhà lè tè nhưng vẫn có cảm giác chênh vênh bởi sự đơn độc của nó. Tường trát thiếu vôi, thiếu xi nổi cát. Ngói lợp khập khiễng, lệch xô. Đống sạn cát, gạch vỡ, ngói thủng được chủ nhân tận dụng để chờ xây dựng tiếp chỗ nào đó, xếp gọn gàng phía sau nhà. Xung quanh là nước đầm Vạc đục ngầu và nghĩa địa nhấp nhô.

Con chó gié từ đâu xộc ra oẳng lên rủa ngân nga, sầu muộn.

Hai vị sĩ quan chỉnh đốn quân phục, trước khi bước qua cánh cổng khép hờ. Ven bờ rào, căng dây thép gai rỉ, ngang thân cọc tre, dăm cây xoan, dăm cây mít mới độ bén đất ấm rễ. Hàng chè để hái lá tươi vươn cao, nhưng còn mảnh mướt lả ngọn. Vườn táo lai Thiện Phiến bắt đầu trổ búp mới.

Người đàn bà trắng xanh, tầm ngoại ngũ tuần, khăn len kẻ trùm đầu, kính râm, áo len dài tay màu mận, quần lụa đen óng, đôi dép nhựa xanh ngọc. Hai cánh tay đặt trước bụng, người đàn bà từ tốn cất giọng trầm, và ấm. Nhưng sao tôi vẫn cảm được sự xa cách, hờ hững thấp thoáng nỗi buồn không thể cởi gỡ. Bà Lê Thị Liên, người bạn đời của Bí thư Kim Ngọc.

- Các ông đến thăm nhà ạ. Xin mời các ông vào.

Tiếng dép lạch xạch lướt đi chầm chậm.

Bà đi ra từ cửa ngách, nhưng lại vòng ra trước rẻo sân lát gạch, xanh rêu, có cửa gian khách. Hai cánh cửa sơn xanh, khẽ một cái đẩy tay, hai cánh cửa sơn xanh đã lật úp vào hai bên tường. Mùi hương trầm ào ra. Một bàn thờ đơn sơ. Mâm ngũ quả. Bát hương, dày đặc chân nhang. Những que hương cháy hết uốn cong cong ôm lấy bát hương y như những bông lúa cháy đen ôm gốc rạ sau vụ hỏa hoạn.

Bức chân dung Kim Ngọc trịnh trọng trong bộ vest. Tóc rẽ ngôi lệch cổ điển. Khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, hồn hậu. Đâu đó ẩn trong khoé miệng nụ cười hơi diễu cợt nhưng viên mãn.

Kim Ngọc đang chào một ai đó. Kim Ngọc đang khuyến khích một ai đó. Kim Ngọc đang chờ đợi một ai đó. Rõ ràng người trong ảnh đang rất tự tin và chẳng hề lo nghĩ bất cứ điều gì. Có vẻ như ông đã chụp ảnh trước khi đi dự hội nghị hay là chuẩn bị bước lên máy bay. Bay cao.

Tôi có cảm giác nghi ngờ về những thông tin ông xuất thân từ nông dân, am hiểu nông dân như là hiểu những vết sước trên mỗi ngón tay mình. Trông ông cứ như là cán bộ đối ngoại chuyên nghiệp.

Cởi áo khoác, hai sĩ quan nhìn quanh tìm chỗ treo áo. Tôi nhanh nhảu định đỡ áo, thì người đàn bà đã vội đón trước tôi, móc lên chiếc móc áo gắn trên tường ngoài hiên. Tôi nghĩ thầm, đó là chiếc móc áo những ngày trước bà Lê Thị Liên vẫn thường treo móc áo cho chồng. Trung tá Phạm Quế Dương nói:

- Thưa chị Kim Ngọc. Tôi quen anh nhà. Từ hồi anh làm Cục trưởng dân quân tự vệ. Còn anh Chiển vốn là chiến sĩ cũ của anh ấy. Năm ngoái anh mất, tôi ở xa. Hôm nay nhân ngày rằm, và cũng là dịp tôi được điều về nhận nhiệm vụ ở gần đây, hai chúng tôi xin chị, cho phép chúng tôi được thắp cho anh Kim Ngọc nén hương. Những mong linh hồn anh phù hộ độ trì cho đất nước. Phù hộ độ trì cho người nông dân cơm no ấm áo. Mong anh siêu thoát.

Đặt đồ cúng lên mặt bàn thờ đơn sơ. Hai viên sĩ quan dàn ngang, rập gót giơ tay chào kiểu quân sự. Tôi đứng sau nên lúng túng giây lát mới có thể lóng ngóng làm theo. Bà Lê Thị Liên bất ngờ ngẹn ngào, chắp tay đáp lễ.

Tôi lặng quan sát. Nhiều ảnh đen trắng trong khung kính. Mấy tấm bằng khen, giấy khen, huân, huy chương. Gắn dọc hai bên bức tường lồi lõm, của gian khách chật hẹp. Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế kiểu Minh triện, đơn giản, trang nhã làm bằng gỗ gụ là trau chuốt. Nước vối nóng hổi rót liền trong ấm giỏ. Đĩa kẹo chanh Hải Châu đã lọt gió, thuốc lá Tam Đảo trịnh trọng mời khách. Bà Liên nhìn sang tôi:

- Gày xanh như thế này thì đi giữ chốt làm sao. Ăn đi con…Tuổi này thì bữa cứ phải bảy bát cơm trắng, niêu cá kho, nửa rổ xề rau muống thì khoẻ như ông voi hết…

Hai thủ trưởng của tôi lảng cái nhìn đi đâu đó.

Câu chuyện rời rạc, khó ăn nhập. Toàn chuyện gạo, lúa, bo bo, thời tiết, sức khoẻ họ hàng đôi bên. Họ cứ muốn nói to một điều ấm ức nào đấy mà không tiện. Không thể kết thúc ngay câu chuyện. Nhưng để kéo dài câu chuyện thì lại không biết bám víu vào đâu.

Trong ánh mắt ba người từng trải qua hai cuộc chiến gần suốt cuộc đời, tôi thấy bao nhiêu là sự ngậm ngùi, cam chịu mà sẻ chia thông cảm. Họ vẫn còn giữ được niềm tin vững chắc vào những chân lý thuộc về lẽ công bằng. Tin vào sự thiêng gọi là tình đồng chí.

Người đàn bà nhìn lên di ảnh chồng, tĩnh lặng.

- Ông nhà cháu đã bảo với tôi rằng, ông như cây lúa trổ bông cho hạt rồi. Chỉ còn rạ với rơm. Rạ thì cày ải úp xuống cho đất ruộng thêm tơi nhuần. Rơm thì phơi khô dự trữ cho trâu bò tăng sức cày kéo mùa vụ.

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển ái ngại.

- Vĩnh Yên còn mênh mông ruộng đất. Sao anh chị không chọn điểm nào bằng phẳng, gần đường, gần chợ sinh hoạt cho tiện sinh hoạt. Đây tuy cao, nhưng là chỗ lò chum vại cũ, xung quanh hãy còn mồ mả, lối vào lầy thụt…Già cả rồi mà anh chị lại chọn chỗ chông gai để ở…

Bà Lê Thị Liên cười hồn hậu.

- Ông Kim Ngọc bảo ruộng đất rồi sẽ quí lắm. Không phải vô cớ ông cha nói tấc đất tấc vàng. Nếu thích lấy chỗ bằng phẳng đông vui thì phải xén vào ruộng đất canh tác. Ông ấy thích có vườn rộng. Mơ sẽ có một vườn táo sum suê. Muốn tự mình thực hiện khoán quản cho mình ngay trên mảnh đất mình khai hoang vỡ rậm…

Dường như hồn Kim Ngọc đã trở về. Nụ cười bỗng rạng trên gương mặt héo khô của cô sơn nữ xứ Tuyên thuở nào. Hào hứng bà bước ra hiên chỉ tay ra mấy phía vườn.

- Trước khi về hưu, ông Kim Ngọc đã nhờ mấy chú bên Xí nghiệp cơ khí Vĩnh Yên rèn nào cuốc bàn, cuốc chim, nào xẻng. Mấy ông già Sán Dìu bạn thân thuở tá điền trong Thanh Lanh mang cho mấy khúc tre đực làm cán.

Tôi và ông ấy, tự khoán mỗi ngày cuốc 4 mét vuông vườn, nhặt sạch sỏi đá, mảnh sành, mảnh vại. Đứa cháu gái con thằng cả cũng theo ông bà ra vườn. Cháu nhỏ nhưng cũng biết gom nhặt mảnh sành, mảnh vại giúp ông giúp bà. Chẳng may, tay cháu bị cứa đứt, máu chảy tóa ngón tay. Cháu cứ giơ lên trời kêu khóc sợ hãi.

Ông Kim Ngọc nhà tôi lấy vạt áo lau sơ qua bùn đất trên ngón tay cháu rồi đưa vào miệng ngậm một lúc rồi mới băng bó. Lúc sau cháu gái hỏi tại sao ông lại ngậm ngón tay đầy những máu. Ông cháu bảo rằng: Cháu là máu thịt của ông bà. Máu của cháu cũng là máu của ông bà. Tay chảy máu ngậm vào miệng mãi cũng hết chảy cháu ạ…

Gió thổi bùng mái tóc pha sương thoát khỏi vành khăn len, xoà kín mặt người đàn bà. Hình như trong khóe mắt bà có nước mắt, nhưng trên môi bà sao tôi lại thấy nụ cười rạng niềm tin.

Câu chuyện tôi nghe bập bõm ngày xưa về khoán trong nông nghiệp và số phận người đảng viên Kim Ngọc, khai sinh ra nó là đề tài lúc rầm rì lúc công khai có ở mỗi tổ đội sản xuất, ở mỗi quán nước chè, quán cà-phê trong suốt mấy chục năm, suốt từ Móng Cái đến mũi Cà Mau.

Và, cho đến thời điểm này, khi người nông dân toàn quốc, đã thừa lúa gạo xuất khẩu, họ dù không biết chữ, hay nghễng ngãng điếc lác còn biết Kim Ngọc là ai, thì dường như vẫn chưa có hồi kết câu chuyện về ông. Người ta đang hồi cố về Kim Ngọc với bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn.

Người ruột thịt xung quanh tôi phần đông là nông dân. Nên ít nhiều tôi thấm hiểu thế nào là sự biết ơn của họ với nhà cải cách Kim Ngọc. Và, chính tự thân tôi cũng muốn một lần chính thức cảm ơn ông, với tư cách là một con người với một con người.

Ông đã làm vợi bớt đi bao nhiêu là gánh nặng trách nhiệm lo toan bất lực của tôi với người thân ở làng ở xóm, vì thóc nghĩa vụ vì chỉ tiêu lợn hơi. Và, những người thân cuả tôi ở xóm ở làng cũng không còn thắc thỏm thương các con cháu ở thành phố ăn gạo hẩm, ăn sắn khô mốc.

Ở mỗi bến tàu bến xe không còn cảnh bà mẹ nông dân còng lưng van xin quản lý thị trường khi mang theo một vài cân chè khô. Những chuyện thật mà ngỡ như không có. Không ngờ phải mất khoảng thời gian tính cho một thế hệ trưởng thành, tôi mới có lý do để trở lại ngôi nhà mà nhà cải cách nông nghiệp Kim Ngọc đã sống mấy tháng cuối đời.

Tham vọng lý giải hiện tượng Kim Ngọc với vô số câu hỏi và nhiệm vụ tự đặt ra, tôi những mong điều đó khiến mình yên lòng. Và, phần nào giúp bạn đọc phác họa chân dung một ngưỡi Cộng sản, dám xác quyết hy sinh sinh mạng chính trị đang thăng tiến vì bát cơm của mỗi người nông dân.

Một người dám nói ngược chân lý chính thống nuôi dưỡng ý chí thích công to, việc lớn và lòng tự hào của cả một quốc gia đang nồng nàn, phăng phăng cuộn chảy, phấn đấu cho thế giới đại đồng.

2. Mối tình đầu của cô sơn nữ

Nha cai cach Kim Ngoc cha de khoan 10
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương thắp hương trước vong linh ông Kim Ngọc.

Với cô sơn nữ Lê Thị Liên sinh năm 1921 ở làng Sơn Nam ven sông Lô của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì buổi chiều mùa xuân năm 1943 là buổi chiều định mệnh. Người thiếu nữ, tóc dài da trắng, tính tình bộc trực, thẳng thắn con gái út của hào phú yêu nước Lê Khắc Cần từ ngoài bãi dâu ven sông Lô về nhà, treo cái cuốc lên đầu hồi tường bếp vừa buông quần, bỗng lúng túng.

Một người trai lạ đang đứng trước sân.

Người trai tầm thước, tóc ngắn, vẻ ưu tư, khắc khổ, quần áo nâu sờn mòn, đôi bàn chân trần nứt nẻ, choãi ngón bám chặt lấy mặt sân, tay khoanh trước ngực. Chiếc túi vải chàm đeo chéo hông. Đôi mắt sáng trầm. Anh ta khẽ gật đầu chào. Phong thái đàng hoàng tự chủ, cứ y như anh ta mới là chủ nhà, còn cô là khách. Người con trai ấy chính là Kim Ngọc.

Anh được Việt Minh phân công về vùng Sơn Nam, tổ chức và huấn luyện chính trị và quân sự cho lực lượng cách mạng ở đây. Cô không dám đáp lễ mà chạy ngay vào bếp hỏi mẹ.

- Bầm ơi. Hình như lại có cán bộ Việt Minh đến ở nhà mình.

- Anh Nguộc sẽ ở nhà ta lâu lâu. Con nhớ cơm nước chu đáo. Việc gì cần hỏi thì hãy hỏi, không tò mò. Người lạ thắc mắc thì bảo anh họ ở dưới quê lên tậu trâu chọi…

Vừa lúc ấy, người thanh niên ngó vào khuôn cửa bếp chập chờn ánh lửa, lễ phép.

-Thưa bá, bá cho cháu mượn con dao rựa.

Người thanh niên lặng đến gốc mít cuối vườn, dựng đống củi cảnh, xắn tay làm việc. Củi dài thì anh chặt ngắn. Củi to thì anh chẻ ba, chẻ tư. Đống củi được xếp lại chẳng mấy chốc đã cao ngang thắt lưng. Cả hai mẹ con cô, bỗng như bị thôi miên vì sự thuần thục công việc nhà nông của người thanh niên có tên Nguộc.

Từ bữa đấy, hôm nào không bận đi tuyên truyền, vận động, giác ngộ bà con quanh xóm Sơn Nam tham gia Việt Minh, anh Nguộc lại theo chân cô Liên ra cánh bãi làm cỏ hái dâu. Vốn con nhà khá giả, cô Liên tham gia việc đồng áng như một sự tuỳ hứng thích thì làm, không thích thì chơi.

Cô không quá chú tâm đến việc phải làm cỏ như thế nào, hái dâu như thế nào. Hái dâu cô vít cả ngọn dâu mà tuốt trơ trụi cả lá bánh tẻ lẫn búp non. Cô chạy ngang dọc bãi dâu, bắt cào cào châu chấu. Lá dâu tươi nhựa vương vãi kín lối đi.

Còn anh Nguộc giỏ sau lưng đầy lèn chặt tay, thì giỏ trước ngực cũng tới miệng. Dõi theo Liên chạy nhảy, Nguộc chau mày vẫy vẫy tay.

- Cô Liên lại đây tôi bảo tí.

- Có gì mà bảo tí mới lại bảo nhiều. Anh không thấy em đang bận đây à ?

- Bận cũng bỏ đấy.- Nguộc đã hơi sẵng giọng.- Cô không thể làm ăn tắc trách, cẩu thả như thế này được…

Mồ hôi mướt tóc mai, Liên hớt hơ chạy đến.

- Đây cô mở to mắt mà xem. Cô hái dâu mà như bóp cổ cây dâu thế này thì làm sao nó sống được. Làm sao có đủ lá dâu cho tằm lứa sau đây. Tằm mà chết thì có khác gì cô đốt nhà mình không ? Trông đây này, người ta phải nắm phần thân cứng, ngắt từng chiếc lá bánh tẻ một, hiểu không ?

Liên ngỡ ngàng, nhưng vì ngượng nên cố cãi cùn:

- Ơ hay, cái nhà anh Nguộc này, đây là dâu nhà em, thì em muốn hái thế nào mà chẳng được. Ai khiến anh…

Nguộc nổi nóng, giậm chân.

- Phải, cô không khiến tôi. Tôi tự khiến tôi đấy. Nhưng đã là người nông dân làm ruộng chăn tằm thì phải biết thương biết xót con giống cây của chứ. Như thế thì mới hòng có miếng mà ăn chứ. Cô không biết là bố mẹ, anh em nhà cô đã vất vả bao nhiêu mới dư chút ít đồng tiền bát gạo đóng góp cho Việt Minh không. Của riêng mà cô thịa thế này, thì mai mốt cô làm ăn chung thì sẽ ra sao đây?

Dỗi anh Nguộc, Liên bỏ ra bờ sông Lô nghịch cát. Nhìn theo cô gái, thở dài, Nguộc cúi xuống nhặt hết những lá dâu rơi vãi vào sọt của mình. Ra vẻ thế, nhưng Lê Thị Liên đã thầm cảm mến người cán bộ Việt Minh, giỏi việc huấn luyện quân sự, giảng dạy chính thông thạo, sành sỏi việc nhà nông từ lúc nào không hay.




Mùa kén ươm tơ vàng năm ấy, cô đã khâu bộ quần áo đũi và mua một đôi dép cao-su trắng tặng anh. Còn anh, chép lại những bài học chính trị trên những trang giấy trắng trong vở ghi của cô đầy đủ hơn. Biết cô ưa hình thức, anh Nguộc đã lựa khẩu súng mới nhất dành cho cô luyện tập.

Nương dâu bãi bồi ven sông Lô vào mùa cắm hom mới. Nguộc và Liên tranh thủ cuốc đất đêm trăng, bởi việc rèn luyện chiến thuật quân sự và học tập đã chật kín thời gian ban ngày. Nhưng hồi chiều, anh Nguộc nói nhỏ với cô, rằng, đêm nay có chuyện quan trọng muốn tâm sự. Nhưng trăng đã chếch đầu núi xa, mà anh Nguộc vẫn hì hụi cuốc, không đả động đến chuyện quan trọng kia.

Nhìn mồ hôi thẫm đen, ngực áo, cô linh cảm anh đang có điều khổ tâm, vướng bận. Đã mấy lần anh chống cuốc, ấp ứ định nói. Liên phải ý tứ nhắc khéo.

- Anh Nguộc, anh xem trăng đã gác núi kia kìa.
Người thanh niên bỗng run lên, bổ một nhát cuốc phập xuống lút cán. Xoa hai bàn tay lấm bụi phù sa mờ mờ bốc lên như khói trong ánh trăng.

- Tôi muốn hỏi đồng chí làm vợ. Đồng chí…Liên…Liên thấy thế nào?

Bên tai dường như vẫn còn vang tiếng mẹ cô, nhắc khéo, mươi hôm trước.

- Bầm thấy anh Nguộc là muốn thương yêu con thực lòng. Mà con thì chắc cũng mến nó rồi. Con gái mà lấy nhầm chồng thì …cuộc đời... Nhưng con lựa khéo mà hỏi han gia cảnh nhà người ta xem. Bầm nghe đâu, ở dưới quê anh Nguộc đã có vợ. Nhưng chị ta phản đối anh Nguộc đi theo Việt Minh. Con liệu bề mà dò nguồn suối lạch sông xem thế nào…



Người thiếu nữ miền sơn cước ngõ ngàng. Người thanh niên Việt Minh dập dồn nói trong hơi thở.

- Thú thực, là tôi cũng đã một lần cưới hỏi, nhưng người ta không thể cùng tôi trên con đường tôi đang đi. Nhà người ta đã trả lại lễ chạm hỏi cho nhà tôi rồi. Nhà tôi nghèo, không có bao lăm ruộng đất. Năm anh em trai đều xa làng từ nhỏ làm tá điền khắp các cửa nhà giàu.

Tôi sinh ra là để cho đất đai. Tôi yêu đất đai hơn bao giờ, tôi mê trồng lúa, trồng cây. Tôi đi theo Việt Minh là để kiếm mảnh đất cho mình. Khẩu hiệu của Việt Minh là người cày có ruộng. Mai này đất nước thoát khỏi ách Nhật- Tây, tôi sẽ về trang Sơn Nam ở rể cày ruộng chăn tằm cùng Liên…

Cô hỏi anh về cái họ Kim lạ lùng, thì anh tần ngần cho hay. Họ Kim nhà anh chính là họ Lê. Anh là con cháu nhóm những người trung thành với nhà Lê phản đối Tây Sơn nên đã phải rời kinh thành, mai danh ẩn tích…


Lê Thị Liên ngỡ ngàng, thì ra anh Nguộc là người cùng họ. Nhưng họ Lê nhà cô thì lại từ vùng Lập Thạch chuyển cư lên Sơn Nam.

Lê Thị Liên học xong lớp quân chính 3 tháng do đồng chí Song Hào giảng dạy và phụ trách vừa lúc Cách mạng tháng 8 thành công. Trong niềm vui chung, Kim Ngọc và Lê Thị Liên đính hôn. Lễ cưới ở Tân Trào, chủ hôn là đồng chí Hoàng Quốc Việt. Gia đình nhà vợ giết bò, mổ lợn khao cả trang Sơn Nam vì cưới được rể hiền là cán bộ Việt Minh.

Kim Ngọc ở nhà vợ chừng vài tháng, nhưng do công tác đòi hỏi thi thoảng mới đập đểnh đáo qua nhà vợ được mươi tối. Người vợ trẻ Lê Thị Liên cũng bị cuốn theo vào công tác đoàn thể. Vợ chồng mới cưới, nhưng hóa ra vẫn không thể sống chung một nhà. Thi thoảng hai vợ chồng gặp nhau ở đâu đó trên đường công tác. Nhưng cả hai cũng chỉ biết nhìn ngắm nhau suông. Ngủ nhà cơ sở, mỗi người ở mỗi giường.

Thấy con dâu muộn cháu, mẹ chồng đã toan bắt Kim Ngọc lấy vợ khác để có người nối dõi tông đường. Chuyện đó rồi cũng đến tai tổ chức, từ đó bà Liên được bố trí bên cạnh Kim Ngọc vui cùng cái vui, buồn cùng cái buồn để giúp đỡ và chăm sóc người bạn đời, người đồng chí cho đến tận giây phút ông hấp hối trên giường bệnh.

Năm 1947 đứa con trai đầu lòng của họ chào đời trong kháng chiến, tên là Kim Sơn, người con trai thứ là Kim Nam. Tên hai người con trai, mang tên làng Sơn Nam, nơi chứng kiến tình yêu, và tình đồng chí gắn kết hai con người chung vào một số phận đặc biệt.


Từ một cô gái con phú nông giàu có, không phải lo toan miếng cơm manh áo, bây giờ lấy Kim Ngọc, bà Lê Thi Liên bỗng nhiên phải lo toan chăm nuôi các con, kề vai bên người chồng đau yếu luôn luôn. Vậy mà bà đã vượt qua bao nhiêu cam go thử thách không lời ấy, để làm tròn bổn phận, người vợ thủy chung, người đồng chí tận tụy của Kim Ngọc. Đặng để ông không bận lòng, dồn toàn tâm huyết lo việc nước…

http://vietbao.vn/Phong-su/Nha-cai-cach-Kim-Ngoc-cha-de-khoan-10/70105187/262/

2 comments:

Ao Làng said...

Bài này tổng hợp nhiều nguồn nhỉ
Mình đang cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm của khoán 100 và khoán 10
Nhưng có vẻ hơi khó khăn nhỉ!

Ao Làng said...

Bài này tổng hợp nhiều nguồn nhỉ
Mình đang cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm của khoán 100 và khoán 10
Nhưng có vẻ hơi khó khăn nhỉ!